Điệp Viên TQ Khắp Nơi
Có thể tin rằng gián điệp Trung Quốc đang hiện diện khắp nơi. Không chỉ là vô hình như các mã độc điện toán hàng ngày quậy phá, mà cũng có thể là những tuyệt sắc giai nhân trong các bộ sường sám thời trang quanh ta.
Có rất nhiều bản tin cho thấy dấu hiệu đó, của một nước Trung Quốc trỗi dậy từ kinh tế, quân sự, và đương nhiên là cả tình báo.
Một thời xa xưa có thể là một Hồ Tập Chương hóa trang làm Hồ Chí Minh. Nhưng thời này tất nhiên là khác, có thể là gián điệp TQ đã mua chuộc ngay chính ở những cấp cao nhất như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi mượn tay ông Dũng đánh chìm liên tục từ Vinashin tới Vinalines để rồi Biển Đông sẽ trống trải và VN sẽ ngập nợ.
Hay cũng đáng nghi rằng Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã bị điệp viên TQ gài bẫy vì cố ý bao che cho trùm tham nhũng, mà chỉ gọi là đồng chí X. bằng cách giấu tên như thế, và rồi giả vờ móc ông Thành Ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội nhằm giao vùng biển Quảng Nam Đà Nẵng cho những kẻ không nghĩ xa hơn nổi việc tăng doanh thu ngành du lịch nơi này.
Thậm chí cũng có thể ngờ vực Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã bị tình báo TQ móc nối, khi ông Trọng đóng vai khờ trước dư luận quốc tế với những câu nói nhẹ dạ như có 4 mặt trận chống cộng đã hình thành -- nguyên văn, khi ông quy chụp là dân Việt đang bị “kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị” trong một hội nghị ngày 27/02/2012, hay như khi ông thăm Cuba tháng 4-2012 và ra bản "Tuyên bố chung nhấn mạnh: Hai bên khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp cao cả, lâu dài, đòi hỏi sự kiên định, ý chí, sáng tạo và phải được xây dựng trên cơ sở điều kiện lịch sử và văn hóa cụ thể của mỗi nước."
Nghĩa là, khi nói kiểu “giả vờ ngu xuẩn” như ông Nguyễn Phú Trọng hẳn chỉ có gián điệp TQ mới đóng vai này nổi như thế.
Đó là trên cấp cao. Còn ở đời thường thì sao?
Hãy nhìn sang Nhật để biết gián điệp TQ tấn công không hở tay.
Nhật báo Japan Daily Press nói rằng theo Sở Cảnh Sát Quốc Gia Nhật Bản, trong năm ngoái có tổng cộng 1,009 trận tấn công tin tặc cố ý vào mạng email của các viện, sở và công ty Nhật Bản.
Về phía Hoa Kỳ, báo Businessweek và Washington Post mấy ngày qua kể chuyên tin tặc tấn công khắp mọi các mạng Hoa Kỳ, kể cả năng lượng, taì chánh, tin học, ngành không gia và kỹ nghệ xe hơi.
Như thế cũng là để trộm bí mật kỹ nghệ, chứ không chỉ là nhằm riêng vào đột kích các cơ sở quân đội Mỹ như một công tác quốc phòng.
Nhật Báo Taipei Times của Đài Loan trong ấn bản ngày 7-2-2013 kể rằng Bộ Quốc Phòng Đài Loan xác nhận với báo chí là có một phó đô đốc hải quân đang bị điều tra vì bị nghi liên hệ một hồ sơ gián điệp làm lộ bí mật Hải Quân Đài Loan.
Bản tin nói rằng Đô Đốc Hsu Chung-hua, tư lệnh Hải Đội Tác Chiến 146 đơn vị có căn cứ ở Magong, Penghu, đã bị đổi sang nhiệm vụ mới vì liên hệ tới một vụ phản gián dò ra năm ngoái sau khi Trung Tá Chang Chih-hsin, nguyên Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị thuộc Sở Hải Dương Học Hải Quân, bị bắt.
Hải Đội Tác Chiến 146 có loại tàu chiến Chengkung-class trang bị nhiều vũ khí tối tân, trong đó có phi đạn diệt hạm siêu thanh Hsiung Feng III.
Các nhà phân tích tin là Chang có thể đã làm lộ hồ sơ mật về hoạt động của tàu ngầm Đài Loan.
Và cũng tuần lễ đầu tháng 2-2012, Tướng Bộ Binh Wu Chin-chun, người được xem là phụ tá tin cậy của Bộ Trưởng Quốc Phòng Đài Loan Kao Hua-chu, đã tạm thời bị đổi nhiệm vụ trong khi bị điều tra về có thể liên hệ tới một hồ sơ gián điệp.
Cũng cần nhắc rằng vào tháng 1-2011, Tòa Án Quân Sự Tối Cao đã tuyên án chung thân đối với Tướng Bộ Binh Lo Hsien-che vì chuyển hồ sơ mật cho TQ từ năm 2004 sau khi bị móc nối mỹ nhân kế ở Thái Lan.
Một trường hợp lạnh gáý khác: Một kỹ sư Hoa Kỳ sang Singapore làm việc, và cái chết của ông đang bị nghi ngờ là do điệp viên Trung Quốc ám sát khi thấy có thể lộ khi thất bại trong việc móc nối ông chuyển kỹ thuật tối tân về radar cho nhà nước Bắc Kinh.
Báo USA Today hôm 28-2-2013 kể rằng, những hồ sơ trong đĩa cứng điện toán của Shane Todd có một kế hoạch chia sẻ với một công ty Trung Quốc các thiết bị tối tân có thể tăng tín hiệu radar quân sự và thiết bị gây nhiễu sóng.
Todd đã lo ngại rằng công ty của anh tại Singapore đang lợi dụng anh để giúp TQ nắm kỹ thuật nhạy cảm và sẽ gây hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Anh nói thế với nhiều người bạn, và hài lòng vì tìm được việc làm khác ở Hoa Kỳ, theo lời mẹ anh là bà Mary Todd.
Nhưng 2 ngày sau khi anh hoàn tất việc làm và tháng 6-2012 và sau tiệc chia tay với bạn hữu, bạn gái của anh khám phá anh đã chết, xác lủng lẳng treo ở cửa phòng tắm.
Gia đình Todd đang yêu cầu chính phủ Mỹ điều tra vụ mà họ nghi là gián điệp TQ ám sát công dân Mỹ để bưng bít vụ móc nối con ông làm gián điệp thất bại.
Shane Todd thời đi học từng là một võ sĩ đấu vật xuất sắc và cũng giỏi nổi tiếng về khoa học. Anh tốt nghiệp năm 2005 bằng kỹ sư thiết kế điện từ University of Florida, rồi học lên, lấy xong Tiến Sĩ ở UC Santa Barbara.
Năm 2010, anh chọn 1 việc làm ở Singapore vì muốn phiêu lưu. Anh làm ở công ty Institute of Microelectronics (IME), một viện nghiên cứu của chính phủ Singapore, nghiên cứu về chất bán dẫn mới. Nhưng cuôc điều tra của báo Financial Times nói rằng công trình của Todd có ứng dụng mà TQ đang muốn tìm, vì có thể gây rối làn sóng radar kẻ địch và nhiễu sóng viễn thông.
Ba mẹ anh tìm thấy trong đĩa cứng máy điện toán của anh trong căn chung cư Singapore một bản sơ thảo hợp đồng cho IME chia sẻ khám phá của Todd với công ty viễn thông Huawei cuả TQ, theo lời Colin Humphreys.
Công ty Huawei được biết là hoạt động cho Sở Tình Báo Trung Quốc.
Dân biểu Mike Rogers, chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, nói rằng Huawei có liên hệ với Sở Tình báo và cả Sở Quân Báo TQ, và là “một đe dọa nghiêm trọng” cho an ninh Hoa Kỳ.
Mary Todd nói, rằng con bà kể là “đi tới Singapore là sai lầm lớn nhất đời con... Đó là cuôc nói chuyện giữa hai mẹ con trước khi con tôi chết.”
Cảnh sát Singapore mô tả hiện trường anh chết không đúng, và, ba mẹ anh kể, xác của Todd có dấu hiệu vùng vẫy dữ dội và giảo nghiệm viên nói là chết vì bị xiết cổ.
Chứng cớ trong máy điện toán của anh trong chung cư cho thấy có chứng cớ từ máy của anh đã chuyển một hồ sơ kỹ thuật quân sự cho một công ty TQ đươc in là liên hệ tới tình báo TQ.
Bộ Ngoại Giao Mỹ im lặng.
Câu hỏi cần nêu lên rằng: khi gián điệp của TQ đã gài được vào viện nghiên cứu khoa học của chính phủ Singapore để rồi móc nối anh Shane Todd (nhưng thất bại, mới thủ tiêu anh này), tại sao chúng ta không nghĩ rằng gián điệp TQ cũng có thể đã gài được vào một số viện hàn lâm khoa học tại Việt Nam, để rồi những điệp viên này đưa ra lời cố vấn về khai thác bauxite, về làm xe lửa cao tốc, về Vinashin và Vinalines để đánh VN kiệt quệ về kinh tế, hầu dễ móc nối cán bộ hơn và sẽ mai phục cho những cơ hội trở cờ sau này.
Phải chăng là có những kịch bản như thế, hỡi các cô gián điệp xinh đẹp từ Bắc Kinh sang để gài bẫy các quan chức Việt?
Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương: Không thể làm ngơ với trường hợp Hoàng Hữu Phước
"Tôi tin và hy vọng
các tổ chức quản lý anh Hoàng Hữu Phước đều sẽ vào cuộc, không thể làm
ngơ với trường hợp này. Ngoài những tổ chức như Mặt trận Tổ quốc TPHCM,
Đoàn Đại biểu TPHCM thì Ban Công tác Đại biểu Quốc hội cũng cần phải vào
cuộc", ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương.
Vụ việc ông Hoàng Hữu Phước đăng bài
“Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ” (Tứ đại ngu) trên blog công
kích Nhà sử học Dương Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư
luận suốt gần 1 tháng qua.
Ông Phước đã xin lỗi ông Quốc, nhưng vấn đề đặt ra là với tư cách là ĐBQH, đại diện cho cử tri cả nước thì ông Hoàng Hữu Phước có phải chịu hình thức kỷ luật gì không? PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương.
Ông Phước đã xin lỗi ông Quốc, nhưng vấn đề đặt ra là với tư cách là ĐBQH, đại diện cho cử tri cả nước thì ông Hoàng Hữu Phước có phải chịu hình thức kỷ luật gì không? PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương.
- Thưa ông Vũ Quốc Hùng, là một cán
bộ đã từng có nhiều năm công tác tại Ban Kiểm tra Trung ương và giữ vị
trí quan trọng tại cơ quan này, ông đánh giá thế nào về lối hành xử của
ĐBQH Hoàng Hữu Phước?
Ông Vũ Quốc Hùng: Thứ
nhất, tôi nhìn nhận vấn đề ở góc độ đơn giản nhất là cách cư xử giữa con
người với con người, thì việc đem nhau lên các diễn đàn trên mạng để
nói, mà lại dùng những ngôn từ có ý xúc xiểm như vậy thì đã là không thể
chấp nhận được.
Tôi đọc báo thấy có nói anh Hoàng Hữu
Phước đã xin lỗi anh Dương Trung Quốc, như vậy là anh Phước cũng đã nhận
ra cái sai của mình. Tuy nhiên, khi đã để xảy ra sự việc như vậy thì
không chỉ xin lỗi là cho qua, bởi anh ta đang là ĐBQH, là người đại diện
cho tiếng nói và nguyện vọng của cử tri cả nước. Nói và làm phải hướng
tới lợi ích chung của cử tri, chứ không thể mang quan điểm cá nhân của
mình, cái tôi đặt lên trên cả cử tri.
Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền phải
xem xét lại tư cách đại biểu của anh Hoàng Hữu Phước. Anh ta là ĐBQH, là
đại diện cho cử tri cả nước (trong đó có cả tôi) chứ không chỉ đại diện
cho cử tri ở khu vực anh ta ứng cử ở TPHCM.
Theo tôi thì những cơ quan như là Đoàn
ĐBQH TPHCM, Mặt trận Tổ quốc TPHCM và Ban Công tác Đại biểu của Quốc hội
phải có chính kiến, phải bày tỏ thái độ rất rõ ràng về vấn đề này. Tôi
hy vọng nếu các cơ quan quản lý anh Phước ở phía địa phương không bày tỏ
chính kiến thì các cơ quan của Quốc hội phải lên tiếng, không thể làm
ngơ, không thể coi như không có chuyện gì. Mặc dù anh Hoàng Hữu Phước đã
xin lỗi, nhưng cũng chỉ có thể ghi nhận ở một khía cạnh nào đó, chứ
không thể coi như không có điều gì xảy ra.
Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương. |
- Sau vụ việc này, đã xuất hiện hai
luồng ý kiến khác nhau: Một phía cho rằng ông Phước cần phải bị xem
xét đến việc miễn nhiệm tư cách ĐBQH; còn ở phía ngược lại thì cho
rằng phê bình, khiển trách là cần thiết, nhưng miễn nhiệm tư cách ĐBQH
thì hơi nặng. Ông ủng hộ quan điểm nào?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi
tin và hy vọng các tổ chức quản lý anh Hoàng Hữu Phước đều sẽ vào cuộc,
không thể làm ngơ với trường hợp này. Ngoài những tổ chức như Mặt trận
Tổ quốc TPHCM, Đoàn Đại biểu TPHCM thì Ban Công tác Đại biểu Quốc hội
cũng cần phải vào cuộc. Về phía anh Phước, xin lỗi là một hành động tốt,
nhưng không thể vì thế mà bỏ qua tất cả sự việc này. Cần phải nhìn xa
hơn, là nếu trong tương lai có một ĐBQH khác cũng hành xử như vậy thì
sao? 500 ĐBQH là đại diện cho nhân dân, để thực hiện nguyện vọng, ý chí
của dân, do đó phát ngôn và hành động phải có chừng mực, phải đặt cái
chung lên trên hết.
Anh Hoàng Hữu Phước là ĐBQH đại diện cho
toàn dân, trong đó có tôi. Với tư cách là một cử chi, tôi không chấp
nhận đại biểu này, mặc dù anh ta đã xin lỗi, có thể tha thứ được, nhưng
đó là ở khía cạnh cá nhân, còn nhìn đại cục thì không thể bỏ qua.
- Khi vụ việc này xảy ra, rất nhiều
ĐBQH đương nhiệm và cựu ĐBQH đã lên tiếng, trong đó bà Nguyễn Thị Hoài
Thu - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội bày tỏ
rằng, đoàn ĐBQH TP.HCM phải báo cáo lên Uỷ ban Thường vụ QH chứ không
thể không báo cáo… Còn bà Nguyễn Thị Nương – Trưởng Ban Công tác đại
biểu của QH nói: Bao giờ có báo cáo lên Thường vụ QH mà cơ quan này yêu
cầu Ban Công tác Đại biểu Quốc hội xem xét việc đó ảnh hưởng đến uy tín
của ĐB Dương Trung Quốc như thế nào... thì mới vào cuộc.
Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi: Đoàn
Đại biểu QH TPHCM có báo cáo lên các cơ quan cấp trên của Quốc hội như
thế nào về việc này? Ông Trần Du Lịch – Phó Trưởng Đoàn ĐBHQH TPHCM trả
lời: Đây không phải là việc của Đoàn nhưng vì ông Hoàng Hữu Phước là một
thành viên của Đoàn và vấn đề này ảnh hưởng đến Đoàn nên chúng tôi phải
mời tới để làm rõ. Theo quy chế, chúng tôi không phải làm báo cáo cho
Thường vụ Quốc hội. Ông có bình luận gì về những quan điểm trái chiều
này?
Ông Vũ Quốc Hùng: Theo
tôi, Đoàn ĐBQH TP.HCM nên có chính kiến rõ ràng hơn, và cả Mặt trận Tổ
quốc TPHCM cũng vậy, vì tổ chức này giới thiệu anh Hoàng Hữu Phước ra
ứng cử. Tất nhiên, để đánh giá một con người thì không nên chỉ qua một
sự việc lần này, mà phải đánh giá tổng thể. Nếu anh Phước là người có
nhiều mặt tốt, có nhiều đóng góp cho dân, cho nước thì cần ghi nhận; còn
nếu anh ta không có đóng góp gì cho nhân dân, đất nước thì nên cho
nghỉ.
Bài viết của ông Hoàng Hữu Phước làm "nổi sóng" dư luận nhiều ngày qua. |
- Trước đó, trả lời trên một tờ báo,
ông Phước có nói rằng “Trước đây có những lời phát biểu, những ý kiến
của ông Quốc mà tôi không đồng tình thì sau đó tôi cũng viết bài để làm
cho rõ hơn những chính kiến đó. Nhưng tất cả những bài đó đều viết trống
không, không có tên cụ thể dù nội dung là viết về ông Quốc... Nhưng lần
này tôi lại nêu đích danh ông Quốc và về phương pháp như vậy là hoàn
toàn sai”. Ông suy nghĩ gì về phát biểu này của ông Phước và liệu rằng
vụ việc này có ảnh hưởng không tốt tới các ĐBQH khác?
Ông Vũ Quốc Hùng: Nói
xấu người khác, nói mà không nêu thẳng tên khi đang thực hiệm nhiệm vụ ở
một vị trí mà cử tri tin tưởng giao cho thì đó là hành vi thiếu tư cách
ĐBQH. Quốc hội là nơi đại biểu đóng góp ý kiến, hướng tới mục tiêu lớn
của đất nước, chứ không phải nơi cãi vã, anh
Cam kết thực hiện chương trình hành động sau khi trúng cử:
- Dám đề đạt ý kiến, dám thực hiện và chịu trách nhiệm về các lời hứa. Lời nói luôn đi đôi với việc làm, và việc làm luôn tốt hơn lời nói. Phải nêu nhiều vấn đề để làm được nhiều hơn mới đáp ứng được các yêu cầu cấp bách của đất nước và dân tộc.
- Luôn giữ gìn danh dự quốc gia, danh dự Quốc hội và tư cách người Đại biểu Quốc hội; trau dồi tu dưỡng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu tại Điều 3, Chương I, Luật Bầu cử Quốc hội; tận tụy phục vụ cử tri và nhân dân.
Ông Hoàng Hữu Phước được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM giới thiệu ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đơn vị bầu cử số 1: Quận 1, quận 3, quận 4. Bầu cử ngày 22/5/2011.
Nguồn: Sở Nội vụ TP.HCM
ĐBQH thì cũng là con người, nhưng đó là
những con người được chọn lọc. Trên thực tế, cũng cónhững thông tin
không hay nhằm vào anh Hoàng Hữu Phước, vì vậy nhân dịp này cũng là để
tránh điều tiếng không hay cho một ĐBQH, để nhân dân tin tưởng tuyệt đối
vào quy trình bầu cử thì nên kiểm tra để công bố cho toàn dân được
biết.
Như vậy, nên xem lại tiêu chuẩn ĐBQH, từ
đó đánh giá lại quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu, giới thiệu đưa
anh Hoàng Hữu Phước trở thành ĐBQH. Xem lại quy trình ấy có đúng không?
Kết quả thu được qua những quy trình ấy đã đúng chưa? Nếu chưa có tiêu
chí về tiêu chuẩn đại biểu quốc hội thì phải đưa ra bộ quy chế về đạo
đức, phẩm chất của ĐBQH.
- Nếu ở vào vị trí của ĐBQH Dương Trung Quốc, ông sẽ xử lý tình huống này thế nào?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi
cũng sẽ ứng xử như anh Dương Trung Quốc, đó là cách cư xử đúng mực và
điều đó sẽ được cử tri ủng hộ. Tất nhiên là ở vào vị trí ấy thì tôi cũng
buồn chứ, buồn vì một người cũng ở vị trí ĐBQH như mình lại có những xử
sự không thiện chí. Người quân tử thì làm việc gì cũng phải tường minh.
Nếu không phải là một ĐBQH thì một công dân bình thường cũng không thể
hành xử như vậy, không được phép phỉ báng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của người khác.
Việc xem xét tư cách ĐBQH của anh Hoàng
Hữu Phước và xử lý thế nào là quyền của Quốc hội, nhưng rõ ràng các tổ
chức, các cơ quan chức năng khác cần phải vào cuộc.
Trân trọng cảm ơn ông!
Bộ Công an vào cuộc điều tra Page Facebook "Nhật ký yêu nước"
Chiều muộn ngày hôm qua (3/4), giữa hàng loạt các thông tin được chia sẽ
"nhiễu loạn" trên facebook. Mà đặc biệt là Fanpage Nhật ký yêu nước.
Trong đó trang này đã đăng tải một số bài viết đề xuất "phát động" đa
Đảng, chiến tranh Biển Đông. Tuyên truyền cố ý đưa Việt Nam vào một cuộc
chiến tranh, nội chiến và ý đồ ngu dân.
Theo nhận định của Tổng cục An ninh Bộ Công an, đối tượng tung tin bịa đặt có thể không chỉ nhằm mục đích tuyên truyền đơn thuần mà còn nhằm mục đích phá hoại An Ninh Quốc Gia trên thế giới mạng. Thiếu tướng Trình Văn Thống - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II - cho hay: “Tổng cục An ninh II, Bộ Công an đang chỉ đạo điều tra xác minh truy tìm thủ phạm và những thành viên tích cực tham gia hoạt động tại trang mạng xã hội này ”.
Trang Nhật ký yêu nước |
TỔNG CỤC CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
CỤC CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.
CẢNH BÁO
CỤC CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.
CẢNH BÁO
Việc tham gia các diễn đàn thảo luận nhằm tuyên truyền nhằm lật đổ nhà nước CHXHCN Việt Nam là hành vi phạm pháp luật,
Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Cơ quan công an sẽ lưu lại log truy cập, địa chỉ IP, GPS. qua trang này để tập hợp xử lý!
Mọi thông tin tố giác tội phạm có liên quan xin gửi về:
Cục Cảnh sát PCTP sử dụng Công nghệ cao, số 47 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: C50@canhsat.vn - Điện thoại: 069.21161 hoặc 069.21154
-----------------------------------------------------------------------
Các bạn chia sẽ thông tin này cho bạn bè dislike hoặc tránh tham gia trang mạng này.
Link : http://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1?fref=ts
(NTDLB)
Phật tử Thailand tức giận vì tượng Phật ở VN
Báo Thái Lan cho hay hình ảnh bức tượng Phật ôm trong lòng một phụ nữ khỏa thân, chụp được ở Việt Nam, đã gây tức giận trên các mạng xã hội.
Báo Bangkok Post nói bức hình thoạt tiên được đăng tải trên
Facebook và nhanh chóng được các công dân mạng Thai Lan chia sẻ
và thảo luận. Hình ảnh này được cho là chụp ở Việt Nam,
nhưng không rõ địa điểm nào.
Hình ảnh được cho là chụp ở Việt Nam |
Một netizen người Thái lên tiếng trên diễn đàn mạng, nói người
nặn bức tượng này là quỷ dữ và muốn thóa mạ Phật giáo.
Người khác thì kêu gọi trên Facebook rằng chính phủ Thái cần
truy tìm bức tượng này và hủy nó ngay lập tức vì nó là
báng bổ Đức Phật mà các tín đồ Phật giáo hằng thờ phụng
và kính trọng.
Trên bức hình, Đức Phật ôm trong lòng người phụ nữ khỏa thân
để tóc dài trong tư thế tương tự như quan hệ phối ngẫu từng
được mô tả trong các ấn phẩm cổ của Ấn Độ, Bhutan, Nepal hay
Tây Tạng.
Hiện chưa rõ ai tung hình ảnh này lên internet.
Đầu tuần trước, một khách sạn có tên là Moulin de Broaille ở
vùng Bourgogne của Pháp đã khiến nhiều người Thái tức giận
khi in hình Đức Phật trên nắp đậy toilet. Đại sứ quán Pháp
tại Bangkok đã phải gửi thư kiến nghị tới quản lý của khách
sạn này.
(BBC) Đảng Cộng sản Việt Nam không đứng trên Nhà nước và pháp luật
Hiện nay, trong khi nhân dân ta đang đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp năm
1992, coi đây là một dịp để củng cố và phát triển nền dân chủ XHCN ở
Việt Nam thì trên một số trang mạng trong và ngoài nước, một số người
lại coi đó là cơ hội để áp đặt vào xã hội ta những quan điểm tư sản về
dân chủ, nhân quyền.
Theo họ thì nhất thiết phải "loại bỏ Điều 4 (Hiến pháp năm 1992) khẳng
định vai trò lãnh đạo Nhà nước, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam", để
"chuyển đổi một Nhà nước “độc đảng” sang Nhà nước “đa đảng” tại Việt
Nam...".
Những lập luận của họ xung quanh vấn đề này không có gì mới. Cái mới ở
đây chính là người ta đã chọn thời điểm toàn dân đang đóng góp vào Dự
thảo Hiến pháp năm 1992 để mở một "chiến dịch" rầm rộ trên các trang
mạng điện tử vừa tuyên truyền xuyên tạc, vừa phủ nhận lịch sử Đảng Cộng
sản và lịch sử cách mạng Việt Nam, rồi nói như "đinh đóng cột" rằng, "sự
thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi”.
Những người tỉnh táo, có cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, công
bằng thì lập luận, chứng cứ của họ không có tính thuyết phục.
Về nội dung và quy trình xây dựng Hiến pháp, hiện nay trên thế giới đang
tồn tại nhiều hình thức Nhà nước với nhiều chế độ chính trị (cộng hòa
dân chủ nhân dân; xã hội chủ nghĩa; quân chủ nghị viện; cộng hòa đại
nghị; cộng hòa lưỡng thể; tôn giáo...) vì thế mà nội dung và quy trình
xây dựng hiến pháp cũng khác nhau. Nói cách khác không có nội dung và
quy trình xây dựng Hiến pháp "mẫu" chuẩn cho các dân tộc.
Xây dựng Hiến pháp là công việc, là chủ quyền của mỗi quốc gia dân tộc.
Học hỏi các quốc gia, dân tộc khác là đương nhiên, nhưng không thể sao
chép một cách thuần túy hiến pháp của Nhà nước thuộc chế độ chính trị
này sang Nnhà nước thuộc chế độ chính trị khác. Kể cả những Nhà nước có
chung chế độ chính trị cũng không thể "rập khuôn" hiến pháp của nhau
được, vì lịch sử, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí, đời sống kinh
tế-xã hội mỗi nước một khác.
Còn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong
Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (văn bản cũ và sửa đổi) hoàn toàn có căn cứ
lịch sử, chính trị và pháp lý. Về mặt lịch sử, với 3 sự kiện trọng đại:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành độc lập dân tộc; kháng chiến chống
thực dân cũ, thực dân mới thắng lợi và khởi xướng công cuộc đổi mới đều
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Chế độ đa đảng bắt nguồn từ những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nói đơn
giản, chế độ đó là kết quả của sự chia sẻ quyền lực giữa các lực lượng
chính trị tham gia cách mạng. Cũng có thể nói đó là một cách phân bổ
quyền lực nhằm tránh khủng hoảng chính trị, tái diễn xung đột bạo lực.
Như vậy là chế độ đa đảng chỉ là sự phản ánh tương quan lực lượng chính
trị, chứ không phải là "sự lựa chọn khôn ngoan của lực lượng chính trị
chiến thắng" như họ đang rêu rao.
Hơn một nửa thế kỷ qua, cho dù cũng còn những vấp váp, bất cập, thậm chí
sai lầm, khuyết điểm, nhưng con đường cách mạng do Đảng Cộng sản Việt
Nam xác lập là hoàn toàn đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt Nam không có quyền
lợi gì ngoài quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Tình trạng suy thoái ở
một bộ phận cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nêu
ra không phải là điều Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn. Điều này đã
được Đảng nghiêm khắc chỉ ra và đang nỗ lực sửa chữa.
Về mặt pháp lý, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 dựa trên nguyên tắc pháp quyền
và nền dân chủ XHCN do nhân dân ta xây dựng. Điều 4, quy định: “Đảng
Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức
của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Điều 4, chỉ
là sự phản ánh thực tiễn lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản
Việt Nam trên một nửa thế kỷ qua. Điều 4 trước hết là trọng trách của
Đảng trong việc bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta; là tiền đề,
điều kiện để Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không nên nhầm lẫn trách nhiệm của đảng viên phải thực hiện các nghị
quyết của đảng với các cơ quan Nhà nước thực hiện các quyết định của cơ
quan, tổ chức, chính quyền cấp trên, do các đảng viên của đảng lãnh đạo.
Đảng Cộng sản Việt Nam không đưa ra các quyết định buộc Quốc hội và
Chính phủ phải thực hiện. Nghĩa là, Đảng Cộng sản Việt Nam không đứng
trên Nhà nước và pháp luật.
Vì những lý do khác nhau, những người lợi dụng cơ hội đóng góp ý kiến
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hòng thực hiện một cuộc đảo chính mềm - thay
đổi nội dung căn bản của Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là ảo tưởng.
Phương Anh- Ngọc Vân
(Báo QĐND)
Ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu AHLL vũ trang
Nhiều đảng viên nguyên là cán bộ, chiến sĩ từng sống và chiến đấu với
ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, tố cáo ông
Mãn khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân.
Ông Lê Văn Uyên- Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền giai đoạn
1967-1975 cho biết, năm 2010, khi ông Mãn được phong tặng danh hiệu
AHLLVTND, ông và hàng loạt người từng chiến đấu với ông Mãn đã rất bức
xúc. Phải đến cuối năm 2012, khi có trong tay bản thành tích tự khai
của ông Mãn, ông Uyên và những đảng viên khác mới có cơ sở tố cáo.
Cùng với ông Uyên, các ông Hồ Văn Nghĩa (Trưởng ban An ninh huyện Phong
Điền giai đoạn 1969-1973), Hoàng Văn Phận (Trung đội trưởng Công binh
lực lượng vũ trang huyện Phong Điền 1969-1973), Hoàng Tiến Dũng (Đội
phó Lực lượng vũ trang huyện Phong Điền 1967-1975), Hoàng Phước Sum
(Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền 1970-1975), đại diện cho hàng chục
cán bộ, chiến sĩ từng sống, chiến đấu với ông Mãn đã ký đơn khiếu nại.
Các đảng viên nguyên là cán bộ, chiến sĩ từng chiến đấu với ông Mãn tố cáo hành vi khai man thành tích của ông này. |
Theo ông Uyên, năm 1967, ông Mãn mới thoát ly thì không thể có chuyện
năm 1964 ông này “được phân công bảo vệ các đồng chí lãnh đạo tỉnh về
đồng bằng” và năm 1966 “diệt gọn một tiểu đội biệt kích Mỹ gồm 6 tên”.
Địa điểm “diệt biệt kích Mỹ” mà ông Mãn khai cũng không ai biết. Theo
bản khai thành tích của ông Mãn, năm 1968, ông chuyển qua tiểu đoàn
trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ giải phóng Huế và được phong tặng Dũng
sĩ diệt Mỹ và huy hiệu “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. Tuy
nhiên, theo ông Uyên, ông Mãn không có mặt trong tiểu đoàn vũ trang nói
trên và cũng không được nhận những danh hiệu, huy hiệu đó.
Ngày 28.2, tiếp xúc với phóng viên, ông Hồ Xuân Mãn cho rằng, các đảng
viên gửi đơn tố cáo lên Thường vụ Tỉnh ủy thì cơ quan trên phải trả
lời. Hiện Thường vụ Tỉnh ủy chưa làm việc với ông về nội dung tố cáo và
nếu ông trả lời phóng viên sẽ không khách quan.
Theo bản khai của ông Mãn, năm 1969, ông được phân công về Huyện đội
Phong Điền và trực tiếp bám trụ địa bàn xã Phong An, giữ chức vụ xã đội
trưởng, kiêm trưởng công an xã. Nhưng theo những người khiếu nại, từ
năm 1969 đến tháng 3.1971, ông Mãn ra Quảng Bình học tập và khi về
không hề giữ chức trưởng công an xã.
Ông Mãn khai từ 1969 đến 26.3.1975, ông tổ chức đơn vị đánh gần 100
trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân
sự. Theo tố cáo, từ 1969 đến tháng 11.1971, ông Mãn ở Quảng Bình và làm
cần vụ nên không thể tổ chức đánh trận. Mặt khác, từ 1972 - 1975, các
xã Phong An và Phong Sơn chỉ đánh hơn 20 trận chứ không có chuyện đánh
tới 100 trận...
Ngoài ra, những người tố cáo còn đưa ra một số dẫn chứng nói rằng, ông
Mãn đã kê khai thành tích có yếu tố “cướp công” đồng đội. Ngày 5.2.
2013, những người tố cáo ông Mãn đã gửi đơn đến Tỉnh ủy Thừa Thiên -
Huế và nhiều cơ quan cấp T.Ư đề nghị xóa tên ông Mãn khỏi danh sách
AHLLVTND. Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế,
cơ quan này đã nhận được đơn khiếu nại và sẽ kiểm tra, xử lý theo quy
định.
Theo những người đứng đơn tố cáo, họ tố cáo vụ việc là vì trách nhiệm
của đảng viên, vì danh dự của quân đội, của Đảng. Mặt khác, trong quá
trình làm đơn, họ đã nghiên cứu kỹ Luật Khiếu nại Tố cáo. Một số luật
sư cũng khẳng định việc khiếu nại , tố cáo của những đảng viên trên
hoàn toàn đúng luật.
Nhóm P.V Dân Việt
Nguyễn Nghĩa - Bàn về biệt danh “lú” của Tổng Trọng
Không biết ai là người đầu tiên tặng biệt danh “Trọng lú” cho Nguyễn Phú Trọng.Vietnam Communist Party's newly elected
Nhân dân Hà Nội, hay những người đồng chí đảng viên cùng sinh hoạt chi bộ với Phú Trọng.
Chắc hẳn vị tiến sĩ khoa học Mác-Lênin vì mải mê, say sưa học thuyết
này, nên cứ lú lẫn liên tục các khái niệm triết học, chữ tác thì đánh ra
chữ tộ nên bị gọi là lú.
Nhưng thôi nguồn gốc xuất phát của biệt danh “Trọng lú” không còn quan
trọng nữa, vì bài này dành để bàn về chữ lú, hay nghệ thuật lú của ông
Trọng. Nghĩa là chính tổng Trọng cố tình mời thiên hạ đặt cho mình chữ
lú. Ông ta tâm đắc điều này.
Trước hết bàn về văn học.
Những ai đã đọc các tác phẩm văn học của Honoré de Balzac, hẳn đọc chuyện tình tỉnh lẻ ” Eugenia Grandet”.
Trong chuyện, ông Grandet, 1 tay triệu phú ki kiết tỉnh lẻ đã thất bại
trong 1 vụ làm ăn với 1 nhà buôn người do thái. Trong những lần tiếp
xúc, tay nhà buôn do thái cứ ậm ờ, như lãng tai, như hơi điếc. Grandet
cười thầm trong bụng và coi thường anh chàng buôn khù khờ này. Kết quả
của cuộc giao dịch là Grandet lỗ vốn lúc nào không hay.
Thế nhưng mất tiền lại có được bài học. Từ đấy Grandet cũng cứ ậm ờ, như
hơi lãng tai, như hơi bị điếc trong các giao thiệp biznes.
Đấy là chuyện văn học Châu Âu.
Cái nghệ thuật người khôn phải giả làm người ngu thì Châu Á ta đã biết
từ hai nghìn năm trước với những lời khuyên của Lão Đam/ Lão Tử/.
Chung qui chỉ có là: Nếu anh là người khôn ngoan, thông minh thì anh phải giả bộ làm người ngu khờ.
Càng thông minh, thì càng phải tỏ ra cho thiên hạ biết anh là ngu khờ.
Các âm mưu của anh, phải giữ kín trong bụng.
Như thế mới là người giỏi, người khôn.
Thực tế thì những lời khuyên của Lão Đam cũng dễ hiểu.
Thời phong kiến, quyền lực trong tay vua.
Nỗi lo sợ nhất của ông vua là người tài giỏi mà không phục vụ cho mình.
Những người dân nô lệ bình thường khác, do thân phận hèn kém, những bản
tính ghen tị của súc vật được nuôi dưỡng.
Như vậy, người tài, trên thì bị nhà vua theo dõi, dưới thì bị chúng sinh ghen tị.
Nếu ngưới tài không muốn phục vụ vua, lại không muốn bị thường dân chèn
ép thì phải luôn có chiếc vỏ khù khờ, ngốc nghếch mới hòng thoát các
kiếp nạn tai ương, mà giữ mạng sống của mình.
Hiện nay thì khác rồi. Người càng tài, càng thông minh thì càng phải làm
rõ cái tài, cái thông minh ra, mới hòng có kết quả. Thậm chí phải quảng
cáo hơn lên nữa cái tài, cái thông minh của mình.
Thời đại hiện nay là thời đại của chân thật, của văn minh lên ngôi.
Cái “lú” của ông Trọng là cứ kinh điểm Mác-Lê Nin mà lú. Cứ lú như vậy,
cứ khì khì ” Mác nói”, khà khà “Lê Nin viết” mà leo lên chức TBT thì lú
cũng đáng lắm chứ.
Đầu tiên, sau khi học ở LX về, ông Trọng cứ lú lẫn Mác sinh sau Lê Nin nên được giao Tổng biên tập tạp chí Cộng sản.
Rồi khi làm Chủ tịch Quốc Hội, ông ta lại lú lẫn quên vấn đề Bôxits Tây
Nguyên là vấn đề lớn. Mà Hoàng Sa và Trường Sa cũng cho là những vấn đề
nhỏ.
Ông Trọng cứ lú lẫn chuyện quốc gia đại sự thành các chuyện nhỏ như con
thỏ là thường xuyên. Có đảng viên cho rằng đây là tài lú của ông Trọng,
không mất lòng phe phái nào. Vì thế khi ông tụng niệm Mác, Lê trong bầu
cử tại Đại hội Đảng vừa qua thì các ủy viên TW ĐCS VN thích quá:
Mày cứ tụng Mác Lê, cho chúng ông nhận phong bì là được.
Chuyện lú của tổng Trọng thì còn nhiều, chẳng hạn: trước Hội nghị 6, ông
ta kêu gọi phê và tự phê mạnh vì đây là vấn đề sống còn của Đảng CS VN.
Sau Hội nghị 6, mọi việc cứ như không có gì xẩy ra, thì ông ta giải
thích : Không có chủ trương kỷ luật ai vì sợ trả thù.
Nghĩa là trước thì đòi làm to chuyện” sống còn của đảng” Sau thì lú lẫn
cho qua, không quan trọng vì không có chủ trương kỷ luật ai hết.
Cứ lú lẫn thế là hòa cả làng.
Những điều tôi viết trên chẳng chứng minh cho cái cố ý lú của tổng Trọng là gì?
Ai chưa tin thì đọc đoạn tin mới:
Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 vừa qua đã phát đi những ý kiến sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng:
“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò
lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền
phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta
đang có những quan điểm đấy!
Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?
Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Xem xong đoạn tin nay, tôi nghĩ ngay đến đòn đểu của ĐCS TQ thời “Trăm
hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” những năm 50 thế kỷ trước.
TBT ĐCS VN bắt đầu sợ rồi, bắt đầu dọa dẫm rồi.
Ở đoạn phát biểu trên, Tổng Trọng có 2 điều lú lẫn:
1. Chính Trưởng ban dự thảo Sửa đổi HP phát biểu: góp ý cho Dự thảo, không không có vùng cấm.
Ông Trọng đã lú lẫn quên điều này.
2. Bây giờ đã là 2013, chứ không phải những năm 50, 60 của thế kỷ trước
mà dọa dẫm “suy thoái”, “xử lý”. Từ những năm 50 của thế kỷ trước tới
hôm nay, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ông Trọng đã lú lẫn về thời gian.
Kể ra nếu ta nói rằng ĐCS VN toàn những thằng ngu và “Trọng lú” là người
khôn nhất, nên leo tới chức TBT, thì tôi cho là ta đánh giá sai ĐCS VN.
Thực tế họ là những kẻ ranh ma. Mồm thì cứ lú, nhưng tay cứ nhận phong
bì. Càng lú lẫn lắm thì cơ hội nhận nhiều phong bì càng cao. Khi nhận,
họ đếm kỹ lắm.
Bây giờ, tôi hiểu rằng, nhờ cái “lú” này mà ông Trọng leo lên chức TBT
của đảng. Ông càng lú nhiều, càng tụng Mác-LêNin cho to, thì các ủy viên
TW càng yên tâm lập đề án, yên tâm nhận phong bì…
Bây giờ thì xin bàn nghiêm túc về dọa dẫm ” có ai muốn phi chính trị hóa quân đội không” của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Trong chiến tranh, từ cổ tới kim, tinh thần quân lính, bộ đội là yếu tố
có tính quyết định cuộc chiến. Từ thời Chiến quốc, tướng Ngô Khởi đã nằm
ngủ cùng binh lính, hút mủ tại vết thương ở chân cho 1 binh lính…tất cả
cũng nhằm động viên tinh thần chiến đấu của binh lính.
Các đảng cộng sản, theo học thuyết Mác-Lê-Mao đặc biệt coi trọng bạo
lực. Để động viên tinh thần binh lính, họ đặt ra chức chính trị viên kèm
bên các chức “trưởng” trong các đơn vị quân đội. Chính trị viên động
viên binh lính chiến đấu chống kẻ thù của giai cấp vô sản, chống đế
quốc, chống thực dân…
Trong các cuộc chiến tranh với Pháp, với Mỹ, vai trò của các chính trị viên được pháp huy, tỏ ra có kết quả.
Hôm nay kẻ thù của dân tộc Việt Nam là Trung Quốc.
Trung Quốc lại biết tụng niêm Mác-Lê nên ĐCS VN không biết cư xử thế nào. Họ lẫn lộn thù thành bạn.
Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Lịch đã luôn miệng khấu đầu tri ơn TQ.
Quân đội Nhân dân VN anh hùng, nếu lúc này trở thành công cụ riêng của ĐCS VN, sẽ là quân đội thảm bại trước TQ.
Trận chiến tại những ngọn đồi quanh cao điểm 1509 Hà Giang 1984 đã cho ta kết quả.
Văn Tiến Dũng trực tiếp điều hành từ Bộ tổng tư lệnh.
Khi còn phụ tá, tham mưu cho Tướng Giáp, ông Dũng là 1 tướng giỏi.
Khi trực tiếp đánh nhau với TQ, ông Dũng đã là tướng tồi.
Văn Tiến Dũng và Bộ tư lệnh đã để cho gián điệp TQ lọt vào đánh cắp kế
hoạch trận chiến. 3770 chàng trai Việt anh hùng đã chết thảm bởi vì sự
phản bội của nhóm sĩ quan thân TQ trong BTL.
Rồi đây, các cuộc chiến với TQ cũng sẽ như vậy.
Những chàng trai Việt thông minh dũng cảm sẽ chết oan uổng vì sự phản bội của những Phùng Quang Thanh, những Nguyễn Xuân Lịch…
Như vậy, cái lú hôm nay của Nguyễn Phú Trọng không còn là 1 biệt danh nữa.
Cái lú của Trọng đã mang mầu tanh của máu, đã mang mối nhục của bại trận, của mất nước.
Nguyễn Phú Trọng và ĐCS VN đáng được lên án, với đúng những tội danh của nó.
© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt
Ðã có 3,300 'công dân tự do' ký tên đòi tuyển cử lập hiến ở Việt Nam
Phong
trào ký tên đòi tổ chức tuyển cử lập hiến để Việt Nam có được dân chủ
và tiến bộ nhân quyền thật sự đang dâng lên nhanh chóng như thủy triều.
Giáo
dân Công Giáo tại giáo xứ Ngọc Long ký kiến nghị đòi bỏ điều 4 Hiến
Pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. (Hình: Nữ Vương Công Lý)
Buổi sáng ngày Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013 tức buổi tối ngày 4 tháng 3,
2013 tại Việt Nam đã có 3,300 người khắp nơi thuộc đủ mọi thành phần xã
hội ký tên vào bản “Lời tuyên bố công dân tự do.” Không những họ đòi
xóa bỏ cái bản Hiến Pháp sắp được chế độ độc tài đảng trị và tham nhũng
cùng cực tại Hà Nội sửa đổi mà còn đòi tổ chức một chính quyền chuyển
tiếp để bầu cử lập hiến, thay thế cho guồng máy cai trị đang bị đảng
CSVN dựa vào lực lượng công an đàn áp để thao túng.
Ngày 25 tháng 2, 2013, đài truyền hình VTV phát lời phát biểu của ông
Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đả kích là “suy thoái đạo đức”
đối với những người ký kiến nghị kêu gọi chế độ Hà Nội bỏ điều 4 Hiến
Pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN.
Nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên, 30 tuổi, ký giả tờ Gia Ðình và Xã Hội, lập
tức viết trên blog và facebook nói ông Trọng “không có tư cách” để phê
phán như vậy.
Không những thế, nhà báo trẻ tuổi Nguyễn Ðắc Kiên (30 tuổi) còn đưa
ra những lời đòi hỏi gói vắn tắt trong 5 điểm gồm “1: tổ chức một hội
nghị lập hiến, lập một Hiến Pháp mới; 2: đa nguyên đa đảng; 3: không chỉ
ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính
thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa
phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc
gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của
nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc; 4: phi
chính trị hóa quân đội; 5: khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên
và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế.”
Bởi vì theo quan điểm của ông, “Tôi khẳng định, mình đang thực hiện
quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này
mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận
và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho,
nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó.”
Ngày hôm sau, 26 tháng 2, 2013, ký giả Nguyễn Ðắc Kiên bị tờ báo đuổi
việc vì đã dám chỉ trích tổng bí thư đảng CSVN cũng như phủ nhận sự
thống trị của đảng này.
Dân
chúng Tunisia biểu tình phẫn nộ ngày 27 tháng 12, 2010 ở thành phố
Tunis sau cái chết của Sidi Bouzid (tự thiêu chống tham nhũng và cảnh
sát hung ác). Các cuộc biểu tình liên tục, lan ra khắp nước đã dẫn đến
sự sụp đổ không những nhà cầm quyền thối nát, độc tài tại nước này, mà
sau đó là tại Ai Cập. (Hình: Fethi Belaid/AFP/Getty Images)
Bài viết của ký giả Nguyễn Ðắc Kiên được truyền đi rộng rãi và nhanh
chóng trên Internet qua các mạng xã hội và trang tin tức, báo chí thế
giới. Lập tức, ngày 27 tháng 2, 2013 một nhóm người đã soạn thảo “Lời
tuyên bố công dân tự do” và kêu gọi mọi người ký tên đòi chế độ Hà Nội
trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân bằng cách tổ chức cuộc bầu
cử lập hiến để có một bản Hiến Pháp dân chủ và không dành đặc quyền
thống trị cho đảng cộng sản, tách quân đội ra khỏi đảng phái phe nhóm.
Mọi người có thể tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com.
Trước “Lời tuyên bố công dân tự do,” 72 trí thức, đảng viên đảng CSVN
và nhân sĩ nổi tiếng ở Việt Nam đã công bố một bản kiến nghị 7 điểm kêu
gọi chế độ Hà Nội bỏ điều 4 Hiến Pháp, trả lại các quyền tự do thật sự
cho người dân, trả quyền tư hữu đất đai cho dân. Cho tới ngày Chủ Nhật, 3
tháng 3, 2013 đã có hơn 3,300 ký tên trên kiến nghị này.
Trước áp lực của dân chúng, chế độ Hà Nội chỉ tổ chức các cuộc “lấy ý
kiến” do nhà cầm quyền cộng sản điều động, trong đó, đóng vai “quần
chúng nhân dân” chỉ là đảng viên cán bộ nhà nước và những tổ chức núp
dưới danh nghĩa các đoàn thể ngoại vi của Ðảng CSVN. Các cuộc họp này
rồi sẽ được chế độ Hà Nội tổng kết coi như “nhân dân” góp ý đồng thuận
theo cái bản Hiến Pháp mới vẫn do đảng CSVN độc quyền thao túng, vẫn là
đảng cử dân bầu, vẫn là cực kỳ tham nhũng và lạc hậu.
Làn sóng cách mạng chống độc tài “Mùa Xuân Ả Rập” đã xảy ra ở một số
quốc gia Bắc Phi Châu và Trung Ðông khởi nguồn từ các cuộc biểu tình
chống bất công tham nhũng ở Tunisia ngày 18 tháng 12, 2010. Khi mọi
người cùng kéo nhau ra đường bày tỏ sự cương quyết đòi hỏi thay đổi thể
chế thối nát thì guồng máy công an thay vì đàn áp lại chạy trốn và tan
rã.
(Người Việt)
Chủ khu du lịch Đại Nam khởi kiện nhà báo Minh Diện
Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty
Du lịch Đại Nam, cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm
phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác.
Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự
người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn
Phương Hằng mà kể cả một số cá nhân.Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người
nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp
nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc
sống bình yên của người khác”.
Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng
Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Chuyện nhà ông Huỳnh Uy Dũng – Ân oán còn lâu”.
Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh doanh của Khu du lịch Đại Nam.
Võ Đức Phúc (Dân Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét