Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Cập nhật tin ngày 25/3/2013

Tô Văn Trường - Trách nhiệm chính trị là gì?

Nhiều thập niên qua, hầu như không có chính sách nào của Đảng và Nhà nước được vạch ra có thể đi ngay vào cuộc sống, vì nhiều khi có quyết định trước của Đảng, chằng những về phương hướng mà cả về nội dung khá cụ thể, rồi từ đó qua thủ tục của Nhà nước trở thành pháp luật. Trong khi đó, cuộc sống có lối đi riêng của nó. Đổi mới ở Việt Nam cách đây 27 năm là một minh chứng.
         
Chỉ nói riêng về lề lối chính sách và cán bộ mọi việc đều do cơ quan lãnh đạo của Đảng (Ban chấp hành trung ương hoặc Bộ Chính trị) quyết thì sau đó Quốc hội đều thông qua vì tới 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên và nguyên tắc trong Đảng là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương (gọi là nguyên tắc tập trung dân chủ). Những kỳ họp Ban chấp hành Trung ương thường ra Nghị quyết về một số vấn đề thuộc đường lối, chính sách phát triển. Bộ Chính trị cũng có những Nghị quyết về từng lĩnh vực, các đảng viên đang nắm quyền lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đưa các Nghị quyết ấy thành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện. Việc bố trí cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nhà nước (ở cả ba hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp) đều do Đảng quyết định (Ban chấp hành Trung ương hoặc Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định tùy theo chức danh). Nếu có bầu ở Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân  thì chỉ là hợp thức hóa quyết định của Đảng.
         
Về chính sách mỗi nước áp dụng khác nhau dựa vào mức độ quan trọng cũng như khả năng thực thi của từng lĩnh vực. Ở Newzland thì chính sách được đánh giá xem xét lại mỗi quý. Nếu có kiến nghị gì thì việc trước tiên phải có kiểm nghiệm trước khi trở thành chính sách. Ví dụ như nâng giá thịt cho nông dân thì phải thực nghiệm trước khi áp dụng cho cả nước. Nhóm chính sách bao gồm các nhà kinh tế và những người ra quyết định thiết lập một nghiên cứu được tài trợ trong 7 năm mới được nghiệm thu năm 2011 cho vùng Lake Taupo. Sau đó, tổ chức hội thảo tổng kết gồm cả các nhà khoa học và nông dân, những người tham gia trực tiếp để đạt được sự đồng thuận cao về chính sách. Ở Phần Lan, chính sách được thiết lập rất dân chủ và cầu tiến, mục đích chính là vì hạnh phúc của người dân. Ngay việc rất nhỏ có nên mở rộng thư viện ở Helsinki hay không, nhà cầm quyền tổ chức xin ý kiến nhân dân từ năm ngoái để cho kế hoạch xây dựng năm 2015. Ai đến thư viện cũng thấy giấy các màu trưng bày các ý kiến góp ý và kiến nghị của dân. Các văn bản để có hiệu lực đều phải được kiểm nghiệm, xem xét đánh giá trước khi ban hành.
         
Về chính sách kinh tế ở Việt Nam có thể nói cũng không giống ai. Trong phạm vi bài viết này, thử làm phép so sánh một số điểm chủ yếu giữa Việt Nam và Mỹ. Nước Mỹ kinh tế tư nhân là chủ yếu nên Nhà nước sử dụng các chính sách thuế và thông qua ngân sách đầu tư công. Ngoài ra, FED điều hành vĩ mô theo các tín hiệu thị trường giúp ổn định các quan hệ vĩ mô và Chính phủ có thể thông qua các chương trình trợ giúp một số ngành bị khủng hoảng ví dụ điển hình mới đây như ngành ô tô. Mọi chương trình trợ giúp đều phải thông qua Quốc hội và được phản ánh qua ngân sách. Chính quyền không được chi vượt ngân sách. Chính phủ cũng không được lấy tiền từ một khoản nào đó (Line of Appropriated Item) trong ngân sách được thông qua để chi vào khoản khác. Ở Việt Nam, chính quyền luôn chi vượt ngân sách, không có ý thức và chịu trách nhiệm về các khoản chi. Ở Mỹ, muốn chi ở khoản này thì phải ra ngân khố xem xét xem có nằm đúng trong danh mục đó thì mới chịu ký. Nếu ai vi phạm luật dù là quan chức cấp cao cũng phải vào tù. Bộ trưởng và ngay cả Tổng thống cũng không được ra lệnh chi không đúng vì đó là vi phạm luật.
Riêng về khoa học và công nghệ, Chính phủ Mỹ đầu tư rất tập trung cho các chương trình mũi nhọn và có hợp tác với các tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận lập cơ sở rộng rãi không thiên vị cho tư nhân đầu tư. Mỹ chủ yếu chi thông qua các quỹ nghiên cứu như Tổ chức khoa học quốc gia, Viện quốc gia về sức khỏe và 21 phòng thí nghiệm quốc gia. Các chương trình nghiên cứu trên cơ sở “đặt hàng” của Chính phủ, sau khi được Quốc hội phê duyệt sẽ thông qua các tổ chức nói trên thực hiện. Các Bộ cũng có nghiên cứu riêng, với các mục đích cụ thể. Các đề tài cấp cho các Trường đại học và các Viện nghiên cứu được thông báo công khai rộng rãi để có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng có những chương trình như điện gió được Chính phủ khuyến khích bằng cách giảm thuế sau khi được Quốc hội thông qua.
Do có nhiều đảng nên một chính sách của  Mỹ bị cọ xát và điều chỉnh liên tục ở các buổi điều trần tại Hạ và Thượng viện để phản ánh yêu cầu của đại đa số trên cơ sở luật pháp không thiên vị và kỳ thị. Các văn bản của Mỹ thường dưới dạng luật được Quốc hội Hạ viện & Thượng viện thông qua và cụ thể hoá bởi các văn bản dưới luật của các bộ và bang . Ở Mỹ ngân sách là luật, không ai được vi phạm.
         
Thực tế ở Mỹ và ở nhiều nước khác, quá trình đề ra chương trình mục tiêu và chính sách không chỉ là quá trình vận động cạnh tranh của các Đảng chính trị, trong đó thường có hai Đảng lớn nhất là Đảng cầm quyền và Đảng đối  lập chính (kể số Đảng chính trị cả to và nhỏ̉ thì Hoa Kỳ có hơn 100 Đảng, nước Anh có hơn 80 Đảng vv…). Tham gia rất tích cự́c vào quá trình vận động cạnh tranh đó còn có rất nhiều tổ chức của xã hôị dân sự và còn có dân, từng người dân.
         
Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang, còn Việt Nam không phải là một nhà nước liên bang, mà là một nhà nước thống nhất. Hai loại nhà nước ấy khác nhau nhiều.̃ Từ khi soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ đến nay, luôn luôn có tranh chấp giữa quyền của chính quyền liên bang và quyền của chính quyền bang. Các bang đều đấu tranh mở rộng quyền của bang, hạn chế quyền của liên bàng. Trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ gần đây nhất, ứng cử viên của Đảng Cộng hoà nhấn mạnh và đòi mở rộng quyền của các bang, còn người thắng cử Obama thì nhấn mạnh và đòi mở rộng quyền của Liên bang. Vì là liên bang nên chính  quyền các bang có nhiều độc lập hơn các tỉnh ở Việt Nam. Tiểu bang có Hiến pháp riêng, luật riêng, ngân sách riêng miễn là không vi phạm Hiến pháp và luật liên bang. Chi tiêu của liên bang cho tiểu bang phải được thực hiện đúng như liên bang đã quyết. Tất nhiên các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp vv… trong chương trình tranh cử chính là mục tiêu cần hoàn thành và luôn bị phe đối lập soi. Đây là điểm khác biệt cơ bản với ta. Những chi tiêu về tăng trưởng hay hỗ trợ thất nghiệp không có giá trị gì trong thực tế, đó chỉ là ý muốn/tuyên truyền mà ứng cử viên dùng để tranh cử. Quốc hội cũng chẳng ra Nghị quyết về vấn đề này. Mọi điều phải được phản ánh qua ngân sách. Vì vậy ở Mỹ gọi đó là Appropriation Bills tức là luật ngân sách. Bill có nghĩa là luật. Tuy nhiên, ở Mỹ việc thiết lập chính sách không phải mọi thứ đã hoàn hảo, bởi vậy Mỹ vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các luật sư có đất “dụng võ”!
         
Từ chính sách và trách nhiệm trước dân, ở Việt Nam nhìn lại một dự án cụ thể như cảng tỷ đô Lạch Huyện, Hải Phòng càng thấy rõ ý đồ của lãnh đạo lấn át tất cả đạo lý và khoa học. Thời gian qua, trên công luận nhiều tờ báo chính thống và tạp chí khoa hoc cũng đã đề cập đến bất cập của dự án nói trên. Tôi được biết sáng ngày 6/2/2013 Bộ giao thông mới phát tài liệu báo cáo cập nhật sửa đổi đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án cảng Lạch Huyện thì ngay buổi chiều cùng ngày đã tổ chức mời Hội đồng họp thông qua. Nhiều thành viên Hội đồng chắc chắn chẳng kịp đọc, hoặc không dự họp cũng là điều dễ hiểu. Dự án cảng “tỷ đô” còn ngổn ngang biết bao bất cập cả về tầm nhìn quy hoạch, lãng phí về kinh tế, tác động lớn đến môi trường xã hội, và chưa có chủ trương của Quốc hội! Giáo sư Nguyễn Lang cũng phản ánh với lãnh đạo Mặt trân Tổ quốc Việt Nam là không hiểu vì sao mà dự án còn đến 20 điểm lớn phải sửa đổi mà lại vội vã đưa ra Hội đồng để thông qua.
Đất nước đang trong giai đoạn khủng hoảng về kinh tế, nợ công đại vấn đề, nợ xấu báo động đỏ, biết bao cuộc sống của người dân còn khốn khổ trong khi chính sách đầu tư công mắc nhiều sai lầm (chưa kể đến tham nhũng). Hệ thống cảng ở nước ta hầu hết đang thua lỗ trầm trọng, không rút ra các bài học kinh nghiệm, lại tiếp đầu tư lớn cho cảng nước sâu Lạch Huyện. Muốn thông qua báo cáo ĐTM thì cần gì phải bày đặt kiểu họp “đánh úp” như thế, cứ lấy ý chí lãnh đạo mà phê duyệt. Công luận có quyền đặt ra câu hỏi vì sao 2 ông Bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & môi trường Nguyễn Minh Quang lại cố tình thúc ép Hội đồng thẩm định thông qua báo cáo ĐTM? Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng công khai nói là “chịu trách nhiệm chính trị”, nhưng cụ thể cái “trách nhiệm chính trị” đó là gì? Ra sao? Đến đâu? Nặng - nhẹ thế nào?... Thì không ai hiểu nổi! Ngay đến hình thức kỷ luật thấp nhất theo quy định của Điều lệ Đảng cũng không có. Nó chỉ là một khẩu khí rất chung chung, dễ êm xuôi, tự biện minh cho nhanh qua chuyện, cuối cùng không ai chịu trách nhiệm gì cả, rồi cũng chẳng sao! Nếu nói đó là chỉ đạo của Chính phủ thì phải công khai cho Hội đồng và người dân được biết danh tính để họ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Dân, trước Quốc hội, chịu trách nhiệm về pháp luật, chứ không phải là chịu trách nhiệm chính trị! Các hiện tượng dựa dẫm vào "lãnh đạo tập thể", tranh công, đổ lỗi, ngâm giấm vụ việc rồi "hòa cả làng" cũng từ cái 'trách nhiệm chính trị' vô thưởng vô phạt đó mà ra.
Tô Văn Trường
(Blog Bùi Văn Bồng)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (sửa sai?): Quân đội là của nhân dân, vì nhân dân

(TTHN) - Bài báo này đăng trên TTXVN đến nay vừa tròn một năm, khi đó Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tai đây, Tổng Bí thư khẳng định" Quân đội là của nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, chỗ dựa hết sức tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.".

Vậy tại sao trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp lại ghi rằng "Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45): Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế."?

Xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với tổ quốc
Trong không khí toàn Đảng, toàn quân và dân đang tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, ngày 27/3, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cùng dự có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong toàn quân lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất; đánh giá cao kết quả công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội đã đạt được thời gian qua. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương với các đại biểu. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò, vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, cũng như vai trò đặc biệt quan trọng của những người làm công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, trước hết là Tổng cục Chính trị. 
Tổng Bí thư khẳng định đây là công tác xây dựng con người, xây dựng tổ chức. Quân đội là của nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, chỗ dựa hết sức tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Công tác xây dựng Quân đội về chính trị là linh hồn, có ý nghĩa quyết định; chính trị cao nhất là bảo vệ cho được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền thống nhất quốc gia, bảo vệ cho được thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Cùng với các binh chủng, công cụ nhạy bén như báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, cần làm tốt công tác cán bộ, chăm lo đào tạo bồi dưỡng, cơ chế chính sách... 
Đánh giá cao Tổng cục Chính trị cũng như toàn bộ hệ thống làm công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, thời gian qua đã bám sát và triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao,  Tổng Bí thư cho rằng đây là nền tảng, là yếu tố cơ bản, nòng cốt để xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, là người bạn thân thiết, tin cậy của nhân dân; tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối chiến lược quân sự, các chính sách về xây dựng quân đội, triển khai những công việc trong Quân đội, phối hợp với với các lực lượng hữu quan để làm tốt công tác chính trị, công tác Đảng, tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ. 
Tổng Bí thư mong muốn, cán bộ, chiến sỹ Tổng cục Chính trị tiếp tục nhận thức đầy đủ hơn nữa, sâu sắc hơn nữa vai trò của công tác Đảng, công tác chính trị, không chỉ trong Quân đội mà trong toàn hệ thống chính trị, trong xã hội; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; kiên định lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, giữ vững phẩm chất đạo đức... trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường; khai thác phát huy các thế mạnh, truyền thống Quân đội Nhân Nam anh hùng, là “bức tường thép” bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc. 
Tổng Bí thư mong cán bộ, chiến sỹ Tổng cục Chính trị tiếp tục gương mẫu đi đầu, làm nòng cốt, chỗ dựa vững chắc để triển khai công tác Đảng, công tác chính trị, kể cả công tác dân vận; làm tốt hơn nữa công tác phối hợp, đưa các phong trào hoạt động ngày càng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Tổng cục Chính trị cần gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, làm đến đâu chắc đến đó, tạo được chuyển biến mạnh mẽ trên thực tế. 
Ghi nhận các kiến nghị của cán bộ, chiến sĩ Tổng cục Chính trị về chế độ, chính sách thu hút, đãi ngộ cán bộ quân đội nhằm thực hiện tốt hơn công tác nghiên cứu lý luận, tư tưởng chính trị và công tác Đảng, Tổng Bí thư giao Văn phòng Trung ương tổng hợp, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu giải quyết.
Tại buổi làm việc, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã báo cáo với Tổng Bí thư một số kết quả nổi bật của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội từ sau Đại hội XI của Đảng đến nay; nhấn mạnh công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội là một bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội; là công tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là công tác vận động quần chúng của Đảng trong Quân đội nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội. 
Thượng tướng Ngô Xuân Lịch cho biết tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng; ở đâu có hoạt động của bộ đội, ở đó có hoạt động của công tác Đảng, công tác chính trị. 
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổng cục Chính trị đã nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, bám sát nhiệm vụ quân sự-quốc phòng và tình hình thực tiễn; chủ động tiến hành toàn diện các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ; góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ quân sự-quốc phòng; góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. 
Tổng cục Chính trị cũng thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật, bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động của Quân đội. Với chức năng là đội quân công tác, Tổng cục Chính trị đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đoàn thể các địa phương thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện tốt công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội.
Các tổ chức quần chúng thường xuyên được củng cố, kiện toàn, có sự đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, thu hút được đông đảo hội viên, đoàn viên tham gia; góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện ở từng cơ quan, đơn vị. Công tác đối ngoại quân sự được triển khai tích cực và chủ động. 
Hoạt động khoa học xã hội và nhân văn quân sự, nghiên cứu khoa học đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Nội bộ cơ quan Tổng cục ngày càng vững mạnh, tương xứng với vị trí, vai trò, chức năng của cơ quan tham mưu chiến lược về công tác xây dựng Đảng và công tác chính trị cho Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương. 
Cũng tại cuộc làm việc, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ các vấn đề Tổng Bí thư nêu ra; kiến nghị tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác giáo dục lý luận chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng trong hệ thống học viện, nhà trường toàn quốc nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế trong nhận thức về mục tiêu, lý tưởng cách mạng…; ban hành các chính sách đặc thù để thu hút cán bộ đến công tác ở nơi khó khăn, gian khổ và thu hút nguồn lực chất lượng cao, người tài vào phục vụ quân đội. 
Tổng Bí thư đã gợi mở một số vấn đề cần thảo luận, làm rõ: so với các cơ quan khác trong hệ thống chính trị, công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội có đặc thù gì, thuận lợi và khó khăn ra sao?
Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ Quân đội, Tổng cục Chính trị có chủ trương và kinh nghiệm gì mới trong chỉ đạo triển khai nhiệm vụ được giao? Sự phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan liên quan đến công tác Đảng, công tác chính trị trong và ngoài Quân đội đã mang lại kinh nghiệm gì? 
Việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Tổng cục Chính trị có vận dụng sáng tạo gì để Đảng bộ Quân đội - một Đảng bộ lớn, quan trọng của Đảng thực sự gương mẫu đi đầu trong toàn quốc. 
Điểm lại những kết quả đã đạt được trên các mặt công tác, những mặt còn hạn chế và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, cả về công tác xây dựng con người, công tác tham mưu về đường lối, nhiệm vụ quân sự quốc phòng, công tác đối ngoại của quân đội..., Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Quân đội Nhân Nam luôn trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội, luôn đoàn kết thống nhất, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao, dù ở nơi khó khăn gian khổ nhất, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc./.
(TTXVN, VietNam+)
  • Lãnh đạo tôn giáo Miến Điện kêu gọi chấm dứt bạo động (RFI) - Trong một thông cáo chung được công bố trên nhật báo New Light of Myanmar số đề ngày 24/03/2013, lãnh đạo bốn tôn giáo tại Miến Điện kêu gọi người dân kềm chế, đòi chính quyền bảo đảm an ninh cho cả người Hồi giáo và Phật giáo ở Meiktila, chấm dứt xung đột tôn giáo.
  • Chủ tịch phe đối lập Syria từ chức (VOA) - Ông Khatib được chọn đứng đầu liên minh đối lập chỉ mới 4 tháng trước, một hành động rõ ràng nhằm hợp nhất phe đối lập đầy bè phái
  • 'Kẻ thù của Điện Kremli' chết ở Anh (VOA) - Người ta phát hiện tỷ phú Berezovsky, 67 tuổi, một người hay phê phán Điện Kremli, chết trong căn biệt thự của ông ở Ascot, cách phía tây London 40km
  • Ngoại trưởng Mỹ thăm Iraq bất ngờ (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang có mặt tại Baghdad để thảo luận với Thủ tướng Nouri al-Maliki và các giới chức Iraq về an ninh của Iraq và bất ổn tại Syria
  • Chủ tịch Bình Phước mất chức (BBC) - Tin cho hay ông Trương Tấn Thiệu vừa chính thức phải thôi chức vụ Chủ tịch UBND và Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Phước.
  • 'Ông Nguyễn Đình Lộc bị sức ép' (BBC) - Giáo sư Huệ Chi, đồng chủ trì trang Bauxite nói cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc chịu sức ép khi trả lời VTV về "Kiến nghị 72."
  • 'Nên bớt quyền hành Chính phủ' (BBC) - LS Ngô Ngọc Trai cho rằng nên đặt Chính phủ dưới sự kiểm soát Quốc hội để hạn chế lạm quyền và chính sách sai.
  • Quân đội vì đảng hay vì dân? (BBC) - Ý kiến về sửa hiến pháp đặt câu hỏi về tính chung thành của quân đội và lực lượng vũ trang nên dành cho Đảng hay nhân dân.
  • Sài Gòn từng nhìn cuộc xâm chiếm Hoàng Sa thế nào? (BaoMoi) - Có lẽ câu chuyện chiếm các hòn đảo trên Biển Đông, như họ đang chiếm giữ bây giờ, thực tế chỉ bắt đầu khi Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, với tư cách là một nước trong phe Đồng Minh, giải giáp quân đội Nhật chiếm đóng trên đó.
  • Nhật Bản đóng mới 6 tàu ngầm phòng thủ Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Giới truyền thông Nhật Bản cho hay, Bộ Quốc phòng nước này vừa lên kế hoạch đóng mới 6 tàu ngầm và đào tạo 400 thủy thủ tàu ngầm để tăng cường phòng thủ Senkaku, đối phó với hoạt động bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Hoa Đông.
  • TQ tuần tra trái phép Trường Sa,là mối đe dọa khu vực (BaoMoi) - (Phunutoday) - Mỹ và Hàn ký thỏa thuận ứng phó lập tức với các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng, Trung Quốc là mối đe dọa của Nhật, tàu chiến Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động ở Trường Sa của Việt Nam… là thời sự chính ngày 24/3.
  • Chầm chậm sông Tiền (BaoMoi) - Trong suốt chiều dài gần 300 cây số trước khi đổ vào lòng Biển Đông ở các cửa Cung Hầu, Cổ Chiên, Hàm Luông, Cửa Đại, Cửa Tiểu, sông Tiền đã để lại vô vàn những dấu ấn đặc biệt trên vùng đồng bằng rộng lớn Nam bộ.
  • Chiến hạm trá hình của Trung Quốc ở Trường Sa (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Tàu Ngư chính 312 chính là chiến hạm Đông Do 621 thuộc biên chế hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc tiến hành tuần tra trái phép trên Biển Đông bắt đầu từ ngày 24/3, chủ yếu ở quần đảo Trường sa của Việt Nam.
  • Hạm đội Nam Hải tuần tra trái phép trên lãnh thổ Việt Nam (BaoMoi) - Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc ngày 23/3 đưa tin, bắt đầu từ ngày 23/3, biên đội 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải đang tập trận trên Biển Đông đã tiến hành hoạt động tuần tra khu vực quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam. Đây là một trong vô số những hành động xâm phạm lãnh hải có tính toán đầy khiêu khích của Trung Quốc đối với nước ta trong suốt nhiều năm qua, không có dấu hiệu hạ nhiệt.
  • Philippines kêu gọi ASEAN hỗ trợ trong tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Theo GMA đưa tin hôm 23/3, Đại sứ Elizabeth Buensuceso - đại biểu mới của Philippines tại ASEAN - đã thảo luận với Tổng thư ký Lê Lương Minh tại Indonesia về vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông (được nước này gọi là Tây Philipiines).
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất (BaoMoi) - TP - Tại công viên Biển Đông - Đà Nẵng, CLB Vì Biển xanh tổ chức hàng loạt hoạt động: trưng bày bức tranh voọc chà vá Sơn Trà thu thập từ dấu vân tay của hàng nghìn khách du lịch và người dân, bán đồ lưu niệm làm từ vật liệu tái chế nhằm gây quỹ từ thiện, tổ chức vẽ tranh bảo vệ môi trường.
    Bức tranh voọc chà vá thu thập từ 1 nghìn dấu vân tay.
    Anh: H. V .
  • TQ ‘chiếm dần’ Nam Á (BaoMoi) - Các nguồn tài nguyên mà Nam Á gọi mời được coi là nguồn lực tương lai cho sự phát triển của Trung Quốc. Nước này chú tâm rất lớn vào những phần của thế giới hứa hẹn các tài nguyên năng lượng chưa bị kiểm soát.
Bản tin tiếng Anh


  • Tencent shifts attention to smartphones (Washington Post) - Tencent Holdings Ltd, China's biggest Internet company, is shifting its focus from personal computers to smartphones, following trends in changing user activities.
  • Wal-Mart to close two stores in China (Washington Post) - Wal-Mart Stores Inc said on Friday that it will close two stores in China next month, one of which is located in Wuxi city and the other in Shenzhen.
  • Coastal resort embraces surging Russian tourists (Washington Post) - Russian tourists are flocking to China's southernmost costal resort of Sanya in Hainan province as they seek tropical beaches and get away from their country's winter chill.
  • Overseas boom for builders (Washington Post) - Overseas business by Chinese contractors registered double-digit growth in 2012, with the total value of their new contracts reaching $156.5 billion.
  • Wuxi court declares Suntech bankrupt (Washington Post) - Suntech, one of the world's biggest solar panel manufacturers, was declared bankrupt on Wednesday, ringing alarm bells in the nation's solar industry.
  • New York's Guggenheim gets a shot in the arm (Washington Post) - New York's Guggenheim Museum will receive a $10 million grant from the Hong Kong-based Robert H.N. Ho Family Foundation to commission art from the Chinese mainland, Hong Kong, Taiwan and Macao.
  • Social networks bad for sleep (Washington Post) - Online social networks, chatting services and gaming are keeping young people up at night and disturbing their sleeping patterns.
  • Something in the air (Washington Post) - For centuries incense has been used in China to heal, relax, inspire and as an aid in meditation.
  • Tuned in, toned up (Washington Post) - Five new works by international composers that were inspired by a visit to China signify a new approach to cultural exchanges.
  • Old lessons for young students (Washington Post) - Many primary schools in Putian opened Puxian Opera classes to enrich school life and promote the local culture from the Tang Dynasty (AD 618-907).
  • Xi hopes China, Russia to boost military ties (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Saturday said he hoped China and Russia to strengthen exchanges and cooperation between the military forces of the two countries.
  • New ship patrols South China Sea (Washington Post) - A fishery inspection ship set off on its maiden voyage from Guangzhou to patrol the South China Sea on Friday, according to the Regional Bureau of South China Sea Fishery Management of the Ministry of Agriculture.
  • Friendship comes gift-wrapped (Washington Post) - With President Xi Jinping beginning a visit to Russia, the best evidence of this friendship are the national gifts exchanged between leaders of the two countries.
  • Li stresses trust is key element (Washington Post) - China and the United States should boost trust and expand areas of common interests despite any differences, Premier Li Keqiang said during a meeting with US Treasury Secretary Jacob Lew on Wednesday.
  • Tanzania visit 'testifies' to bonds (Washington Post) - President Xi Jinping's visit to Tanzania since taking office demonstrates how much Beijing cares about its relationship with the country and the African continent.

Nên bớt quyền hành Chính phủ

Chính phủ Việt Nam phạm nhiều sai lầm trong thời gian qua là do tự chuyên?
Gần đây dư luận bàn luận nhiều về việc các cơ quan thuộc Chính phủ ban hành ra những quy định pháp luật vô lý xâm phạm tới đời sống xã hội dân sự - nguyên nhân ở đây là do cơ quan hành pháp được thực hiện quyền lập pháp, tức là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật gồm nghị định, thông tư.
Có thể loại bỏ được những quy định bất công vô lý nếu trước khi ban hành văn bản được đưa ra bàn thảo ở Quốc hội. Khi đó các đại biểu đứng ở những góc độ khác nhau sẽ chỉ ra được tác hại của quy định và những hệ quả xấu nếu chính sách được thông qua.
Ở một quốc gia pháp quyền sẽ không bình thường nếu cơ quan hành pháp được thực hiện quyền lập pháp. Điều này không chỉ tạo ra bức bối khó chịu trong đời sống dân sự mà nó còn là nguyên nhân đưa đến lạm quyền, sai lầm trong chính sách. Câu hỏi đặt ra là tại sao Đảng lãnh đạo vẫn để tình trạng này diễn ra mà không có biện pháp chấn chỉnh?
Bỏ qua Quốc hội
Đảng lãnh đạo đất nước bằng chủ trương đường lối, Nhà nước sẽ chuyển hóa những nội dung lãnh đạo của Đảng thành luật pháp triển khai trong đời sống. Do phạm vi Đảng lãnh đạo rộng lớn gồm cả những vấn đề lớn nhỏ và thời gian quanh năm nên nếu chỉ có Quốc hội hoạt động định kỳ được quyền lập pháp thì sẽ không đủ đáp ứng đòi hỏi luật hóa chính sách của Đảng. Vì đó Đảng đã trao thêm quyền lập pháp cho Chính phủ là cơ quan hoạt động thường xuyên.
Chính phủ trở thành cơ quan chấp hành trực tiếp của Đảng, nhiều hoạt động của Chính phủ được triển khai trực tiếp từ các nghị quyết Đảng. Có những chủ trương chính sách Chính phủ triển khai không dựa trên bất cứ văn bản nào của Quốc hội về cùng vấn đề.
Ví dụ: Chủ trương cho thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành được Chính phủ triển khai trực tiếp từ Nghị quyết trung ương 3 khóa IX của Đảng. Trong nhiều năm Chính phủ thành lập một loạt tập đoàn, tổng công ty kinh doanh đa ngành mà Quốc hội không có bất cứ một nghị quyết nào nói về vấn đề này.
Chỉ đến năm 2009 khi được báo cáo hoạt động kinh doanh của tập đoàn có biểu hiện lệch lạc Quốc hội mới có Nghị quyết chấn chỉnh yêu cầu: tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh đa ngành nhưng phải xác định và tập trung cao vào ngành sản xuất, kinh doanh chính, lựa chọn kỹ lưỡng nội dung hoạt động trong các ngành khác mà doanh nghiệp có tiềm năng, lợi thế. Quy định thật cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn, quy mô một tập đoàn, tổng công ty nhà nước được đầu tư sang các ngành, lĩnh vực khác. Chấn chỉnh kịp thời các lệch lạc trong thời gian vừa qua.
Có ý kiến cho rằng Chính phủ nên tách ra khỏi sự kiểm soát của Quốc hội
Một thực tế rõ ràng lâu nay Chính phủ gần như vượt thoát ra khỏi vai trò là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Trong Hội thảo về Hiến pháp do Văn phòng chính phủ tổ chức gần đây, có ý kiến cho rằng Chính phủ không cần là cơ quan chấp hành của Quốc hội và đề xuất bỏ đi nội dung Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội trong Hiến pháp.
Nếu đồng ý theo những ý kiến này thì phải sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ưu và khuyết điểm
Điều thuận lợi khi Chính phủ là cơ quan chấp hành trực tiếp của Đảng là mọi chủ trương chính sách được Chính phủ triển khai mau chóng vì vốn dĩ Chính phủ là cơ quan chấp hành, không phải cơ quan bàn luận.
Mặc dù Đảng lãnh đạo Quốc hội nhưng khi đưa chính sách ra Quốc hội thì vẫn có thể phát sinh ý kiến trái chiều, nguyên nhân là Quốc hội có cả đại biểu là người ngoài Đảng hoặc những đại biểu có vị trí khoảng cách quá xa nên không song trùng về nhận thức và hành động với lãnh đạo. Trong khi đó đứng đầu các cơ quan Chính phủ đều là các ủy viên Trung ương nên dễ dàng quán triệt đường lối chính sách của lãnh đạo Đảng.
Nhược điểm lớn của việc này là ở chỗ Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc cá nhân lãnh đạo, cấp dưới phục tùng cấp trên, do vậy ít có trường hợp cấp dưới có ý kiến đề xuất khác biệt với lãnh đạo, chỉ ra cái sai của lãnh đạo.
Trong khi đó đại biểu Quốc hội do dân bầu không có mối bận tâm nào khác ngoài ý chí và nguyện vọng của cử tri, họ mạnh dạn nói hết ra những mặt trái của chính sách, nhờ vậy ngăn ngừa được những chính sách bất công vô lý.
Lấy ví dụ, nếu chủ trương cho tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành được đưa ra bàn luận ở Quốc hội sẽ xuất hiện những câu hỏi: Đa ngành là bao nhiêu ngành? Các ngành nghề liên quan tới nhau như thế nào? Giới hạn mức đầu tư cho mỗi ngành ra sao?
Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng
Chính phủ chỉ chấp hành theo đường lối của Đảng là đủ?
Trường hợp Vinashin có ngành nghề kinh doanh chính là công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ và vận tải biển thì có liên hệ gì với những ngành: đầu tư xây dựng khu đô thị và nhà ở; chế biến kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản, chế tạo cung ứng các thiết bị nuôi trồng thủy sản; sản xuất bia, rượu, nước giải khát?...
Trường hợp Vinalines ngành nghề chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và cung ứng các dịch vụ hàng hải, thì có liên hệ gì đến những ngành: vận tải hành khách bằng ôtô; kinh doanh bất động sản và hạ tầng giao thông; dịch vụ du lịch, du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; dịch vụ vui chơi giải trí; kinh doanh cửa hàng miễn thuế, mua bán rượu, thuốc lá?...
Bằng việc công khai trả lời rõ những vấn đề chưa rõ ràng tại Quốc hội, sẽ dự liệu trước được những phát sinh trong tương lai. Các tập đoàn có lẽ đã không đầu tư dàn trải vô tội vạ mà giờ đây Chính phủ đang vất vả yêu cầu thoái vốn, Vinashin và Vinalines có lẽ đã không gây hệ quả quá xấu thiệt hại tới hàng trăm nghìn tỷ như đã xảy ra.
Chính phủ cần ở đúng vai trò là cơ quan thực hiện chính sách chứ không phải cơ quan ban hành chính sách. Khi vài người có quyền ban hành chính sách sẽ dễ bị các nhóm lợi ích thao túng, nhóm lợi ích không thể thao túng chi phối được vài trăm đại biểu Quốc hội.
Lâu nay, cùng là văn bản quy phạm pháp luật nhưng Luật của Quốc hội trước khi thi hành còn phải qua khâu kiểm tra và được ký công bố bởi Chủ tịch nước, còn nghị định và thông tư thì không. Đây cũng là nguyên nhân góp phần dẫn đến những chính sách sai lầm do bỏ sót khâu kiểm tra phòng ngừa.
Trong tương lai sẽ phải loại bỏ nghị định, thông tư khỏi danh mục các văn bản quy phạm pháp luật. Trước mắt có thể loại bỏ ngay thông tư, còn nghị định trước khi triển khai thi hành phải qua Chủ tịch nước ký duyệt.
Chính phủ có thiếu quyền?
Nhiều chính sách của Chính phủ không tính đến tâm tư nguyện vọng của người dân?
Cần xác nhận thực tế rằng có những chính sách các cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện không dựa vào bất kỳ chủ trương nào của Đảng hoặc Quốc hội về cùng vấn đề.
Có thể kể ra hàng loạt thông tư do các Bộ ban hành chứa đựng những quy định bất công vô lý mà Đảng và Quốc hội không hề có chủ trương như thế. Gần đây trong khi kinh tế suy thoái đời sống nhân dân lao động vốn đã nhọc nhằn, các Bộ không biết khoan sức dân còn ban hành ra những quy định gây bức xúc làm tiêu hao sinh khí nhân dân.
Đây có thể xem như một sự tha hóa quyền lực do quá nhiều quyền, vừa hành pháp vừa lập pháp. Vấn đề này cần thay đổi sớm để tốt cho dân, tốt cho Đảng.
Trong khi góp ý sửa đổi Hiến pháp có ý kiến cho rằng quyền hạn hiến định cho thủ tướng Chính phủ còn bó hẹp, cần tăng thêm. Không rõ theo những ý kiến đó Thủ tướng Chính phủ còn thiếu quyền nào để bổ sung?
Lấy ví dụ về quyền hạn của thủ tướng Chính phủ: Để tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, tổng bí thư đã phải thai nghén đề án trong bao lâu, thuyết phục bao nhiêu người, thông qua bao nhiêu hội nghị? Trong khi đó chỉ bằng hai quyết định của cá nhân Thủ tướng đã lập ra hai ban gồm Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm thuộc Chính phủ, và Ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015, hai Ban này có nhiệm vụ quyền hạn chưa chắc đã thua kém Ban Nội chính và Ban Kinh tế của Đảng.
Việc lập ra các Ban này hẳn là tốn kém nguồn nhân vật lực quốc gia, nếu việc lập các Ban giúp cho hoạt động của Chính phủ tốt hơn thì cũng cần kiến nghị Chính phủ lập thêm ra Ban công nhân và Ban nông dân, bởi lẽ những vấn đề của công nhân hay nông dân cũng rất bức thiết, rất cần được Chính phủ quan tâm giải quyết.
Trụ sở Vinalines
Nếu Quốc hội kiểm soát Chính phủ chặt chẽ hơn thì sẽ không có những sai phạm như ở Vinalines?
Tình trạng nghèo đi của kinh tế đất nước như hiện tại nguyên do không phải là Chính phủ thiếu quyền để giải quyết, mà do nhiều quyền mà không bị kiểm soát. Vì nhiều quyền và không bị kiểm soát nên đã phát sinh ra những chủ trương chính sách bất công sai lầm phung phí nguồn lực đất nước.
Chính phủ cần soát xét lại danh mục thứ tự các vấn đề ưu tiên thực hiện để nhân dân khỏi quên mất đây là chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Tăng quyền Quốc hội
Trong hệ thống hiện tại Đảng và Chính phủ đang nắm giữ nhiều quyền, xu hướng tương lai cần san sẻ bớt cho Quốc hội. Đảng cần giúp nâng cao vai trò của Quốc hội, buộc Chính phủ trong khi là cơ quan chịu sự lãnh đạo của Đảng thì vẫn là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Làm việc đó chế độ sẽ có được chất kháng sinh trong cơ thể kháng ngừa những chính sách sai lầm có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh mệnh của Đảng và tồn vong của chế độ.
Sẽ là sai khi nghĩ rằng chỉ những chủ trương lớn mới đưa ra Quốc hội quyết định, đúng ra cả những chủ trương nhỏ cũng cần đem ra Quốc hội vì chủ trương nào khi thực hiện cũng sử dụng tiêu hao nguồn nhân lực vật lực Quốc gia. Quốc hội đại diện cho dân chúng sẽ cân nhắc sử dụng nguồn lực vào việc gì cho thích đáng bởi lẽ đất nước còn nghèo cần hết sức tiết kiệm.
Dự thảo Hiến pháp cần giữ nguyên nội dung Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, đưa lại nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, rà soát loại bỏ quy định trao cho Chính phủ quyền lập pháp. Hiến pháp cần tăng quyền cho Quốc hội bằng cách tăng thời gian họp của Quốc hội lên hơn 2 kỳ một năm, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, đầu tư tài chính để mỗi đại biểu có được đội ngũ văn phòng giúp việc cố vấn. Các Đại biểu Quốc hội cần nắm bắt phát huy những quyền hạn đã có để tận tâm thực hiện trách nhiệm trước cử tri, tránh thờ ơ với vai trò của mình.
LS. Ngô Ngọc Trai
* Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một luâṭ sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Nam Định.
  (BBC)

Nguyễn Huy Canh - Nên gọi là Kiến nghị 71″ từ đây?

Đại diện 72 nhân sĩ trí thức
Trước thực trạng bên trong đảng có nhiều biến đổi và suy thoái nghiêm trọng ;và trong bối cảnh đất nước, thế giới hiện đang có nhiều biến đổi sâu sắc: quyền lực chính trị của mỗi một quốc gia ngày càng có xu hướng “nhân dân hóa”, tôi cho rằng việc giữ nguyên vẹn điều 4HP là biểu hiện của một nhãn quan chính trị bảo thủ.
Góp ý xây dựng HP92 sửa đổi, đảng đã có một tư tưởng cởi mở, nhân văn và dân chủ với một tuyên bố “không có vùng cấm” trong việc góp ý này. Tinh thần “khai sáng”đó cho tôi một phát biểu về điều 4 cần phải được chỉnh sửa theo hướng dân chủ: quyền lực chính trị phải được trao trả lại cho nhân dân, và đảng cần“tái cấutrúc” lại bản thân mình theo hướng chỉ là một tổ chức chính trị, một chính đảng trước khi trở thành đảng cầm quyền do nhân dân trao cho bằng lá phiếu…
Với tư tưởng đó, tôi đã không kí tên vào Kiến nghị 72 và phụ lục dự thảo HP 2013. Kiến nghị 72 đã trình bày về một thể chế chính trị đa đảng phái (thể hiện rõ ở điều 9 của Dự thảo) mà với tôi thì nhìn thấy tính không tưởng của nó cũng như một sự nguy hiểm chính trị với giả định nó được diễn tiến vào lúc này.
Không tán thành với Kiến nghị 72, nhưng tôi luôn trân trọng tư tưởng và đạo đức chính trị của các nhân sĩ, trí thức đã dày công xây dựng nên nó. Bởi nó thể hiện mong muốn về một chế độ dân chủ và quyền lực minh bạch; bởi nó là một thái độ chính trị nghiêm túc, một phản ứng vào chế độ đảng chủ đang bộc lộ nhiều khuyết tật: bè phái, tham nhũng, chuyên quyền và một lối sống xa hoa; bởi nó là một mong muốn cho nhân dân và đất nước đi lên, hòa cùng nhịp sống với thế giới tiến bộ.
Tôi trân trọng, ngưỡng mộ về văn hóa, đạo đức chính trị của những tác giả đã xây dựng nên nó. Tôi quan niệm rằng, tác giả không phải là những người trực tiếp soạn thảo ra nó. 72 vị nhân sĩ trí thức đứng tên chính là cha đẻ của Kiến nghị 72, là ngọn cờ cho hàng chục nghìn tư tưởng và trái tim nhiều cảm hứng của nhân dân hướng theo…
Vì sự trân trọng ấy mà tôi sửng sốt, thất vọng… khi người trưởng đoàn của nhóm kiến nghị, ông Nguyễn Đình Lộc lại trối phắt rằng vị trí trưởng đoàn của ông là không có ý nghĩa, và rằng ông không phải là người tham gia soạn thảo nên nó trong buổi trả lời phỏng vấn được phát trên VTV1 ngày 22/3.
Là một chính trị gia đã nhiều tuổi, chẳng nhẽ ông không hiểu được rằng ông đã nằm trong phạm trù nhóm 72, là 1/72 nhân cách tạo nên linh hồn của kiến nghị 72 dù ông không tham gia chấp bút? Nếu ông hiểu điều sơ đẳng đó thì ông không thể biến một việc làm, một thái độ chính trị đầy nghiêm túc có tính dấn thân của mình trước đó thành trò hề  được. Ông đã xúc phạm mình, và hơn thế đã phản bội lại niềm tin cùng chí hướng của nhóm 72 đã cùng ông tạo dựng lên những tư tưởng đó, cũng như với hơn chục nghìn người trong nhân dân đã tin tưởng theo ông. Người ta có dư luận con cái ông bị sức ép của nhà đương cục.   Nếu đúng như thế, ông phải rút đi chữ kí đầu tiên của mình và xin lỗi nhân dân mới là sòng phẳng. Tôi không tin vào cái bi kịch đó. Với tôi, ông là một kẻ mơ hồ, nửa vời, phản trắc.
Kiến nghị 72 dù với tất cả những hạn chế trong kĩ thuật thiết kế của nó, dù rằng nó còn nhiều ảo tưởng chính trị, nhưng nó cũng đã có thể được xem như là biểu hiện mong muốn về một thể chế dân chủ đa nguyên cho đời sống chính trị VN. Với ý nghĩa ấy, kiến nghị 72 đã là một cảm hứng, một biểu tượng, một phạm trù trong dòng chảy nhận thức của lịch sử chúng ta. Để cho trọn vẹn một biểu tượng , với hiện tượng Nguyễn Đình Lộc, tôi muốn rằng nhóm 72 nhân sĩ trí thức hãy nên gọi nó là kiến nghị 71 từ đây…
Nguyễn Huy Canh
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Cãi nhau mà làm gì?

1. Sự kiện và truyền thông:
Câu chuyện thầy bói xem voi cho ta một chiêm nghiệm thú vị về lĩnh vực sự kiện và truyền thông. Mỗi thầy bói đã truyền thông cho mọi người biết con voi nó thế nào? Thầy thì cho rằng con voi như cái quạt nan, thầy cho như cái cột đình, thầy cho như cái chổi xuề,….và tất nhiên các thầy đều nói thật. Hoàn toàn các thầy không có động cơ gian dối chi phối. Vậy tại sao một con voi mà có nhiều hình dạng vậy? Bỡi vì mỗi thầy có một cách “nhìn” và cảm nhận khác nhau.

Con voi là một sinh vật hữu hình, tuy bị truyền thông chưa đúng nhưng con người vẫn biết các thầy muốn nói đến cái gì, và con voi đầy đủ như thế nào. Nếu “con voi” là một “vật” vô hình, rộng lớn như hiện tượng xã hội thì người ta chỉ có thể cảm nhận nó qua truyền thông và sự suy luận logic, kết nối các vấn đề mà thôi. Do vậy, nếu một bên có ưu thế truyền thông mạnh thì có thể tác động lên nhận thức xã hội. Xã hội có thể lầm tưởng rằng đó là cả “con voi”. Ví dụ một thế lực muốn bêu xấu “con voi”, họ chỉ cần zoom thật gần ống kính truyền thông vào đít “con voi”, và truyền thông hình ảnh đó phủ khắp xã hội. Khi đó cả xã hội sẽ ngộ nhận mà cho rằng “con voi” là một cái gì đó rất xấu xí, ghê tởm. Họ đâu biết rằng dù đó là sự thật chân thực nhưng là một phần vô cùng nhỏ của “con voi”.

Một số khác lại thấy “con voi” ở góc độ khác và xảy ra tranh cãi. Ai cũng có cái lý của mình, khó mà bác bỏ. Trong một xã hội mà thông tin bị kiểm soát, dân trí thấp thì sẽ dẫn đến mất phương hướng, không biết nên tin ai, theo ai. Xã hội không tập trung được sức mạnh để giải quyết vấn đề.

2. Động cơ của con người:

Con người là một sinh vật có lý trí, luôn có động cơ trong hành động. Động cơ nào thúc đẩy con người hành động thì vô vàn: vì miếng ăn, vì tiền, vì tình yêu, vì lý tưởng, vì sự ngây thơ trong sáng,….Chỉ riêng chuyện này mà nhiều người cãi nhau bất tận và nguyên nhân cãi nhau có thể cũng vì động cơ khác nhau. Ví dụ người CS cho rằng họ muốn lãnh đạo đất nước là vì động cơ yêu nước, muốn mang lại hạnh phúc cho muôn dân, trong khi người chống đối thì cho rằng động cơ lãnh đạo là muốn bảo vệ quyền lợi, bổng lộc phe nhóm. Đó, cuộc đời vô cùng phức tạp.

Suy khi chiêm nghiệm, tôi cho rằng động cơ chính thúc đẩy con người hành động là quyền lợi. Cũng vì quyền lợi mà cuộc sống không có kẻ thù mãi mãi hay tình bạn mãi mãi.

Tôi từng tham gia nhiều cuộc tranh luận và nhận thấy rằng tranh luận với người ngộ nhận, chưa hiểu biết hay tự ái bao giờ cũng dễ chịu hơn tranh luận với người bị động cơ quyền lợi thúc đẩy. Họ tranh luận bằng mọi giá, miễn sao bảo vệ quyền lợi của mình là được. Nhiều khi rất phi lý và chày cối. Nếu phải tranh luận với người mà họ buộc phải nói, phải bảo vệ điều đó cho một “ông chủ” cao hơn đứng sau cánh gà, trong khi ông chủ có quyền đập bể nồi cơm gia đình họ bất cứ lúc nào thì khổ nữa. Bảo đảm dù bạn có dùng đến nguyên lý Einstein, bạn không thuyết phục được họ. Đơn giản họ chỉ là lưỡi gỗ. Âu, cũng là vì nồi cơm mà họ phải làm thế.

Tranh cãi với những đối tượng như vậy chỉ tốn công sức mà thôi, nếu có thắng thì cũng không vì thế mà chân lý được thực thi. Chúng ta cần phải thông minh hơn, tìm kiếm giải pháp khác.

3. Bài học từ Nga

Nước Nga sau khi Xô Viết sụp đổ, tình hình hết sức rối ren. Các vị nhân sĩ trí thức suốt ngày tranh luận nhau: thế nào là dân chủ, thế nào là một bản hiến pháp tốt, nên có câu nào, nên bỏ câu nào,….Trong khi một nhóm nhỏ âm thầm thâu tóm hoặc bán rẻ mạt đống tài sản quốc doanh đang suy sụp. Cả xã hội, ít ai chú đến vấn đề này, họ mãi cãi nhau chuyện cao đẹp hơn. Cuối cùng họ cũng có bản hiến pháp, có bầu cử, có tranh cử tự do,….nhưng dân chủ thì mãi không đến với họ. Đơn giản là ai giữ “nồi cơm”, người đó có quyền. “Nồi cơm” của cả dân tộc rơi vào tay một nhóm nhỏ. Bản hiến pháp đẹp rõ ràng không mang lại được dân chủ.

Dân tôc Nga vĩ đại nhưng lẩn quẩn vì có nhiều trí thức lớn mà có ít trí thức thực tế. Dân tộc nào có nhiều trí thức lớn nhưng không thực tế thì luôn lạc lối vì mơ mộng. (Nhiều trí thức ủng hộ CNCS thuộc trí thức lớn nhưng “ngây thơ” trước thực tế cuộc đời).

Tình hình nước Nga lúc đó đúng là “muôn dân không nhìn ra thế trận. Trí thức sa đà chuyện cãi nhau”.

 4. Kết luận:


Thời gian rồi, trên diễn đàn nóng chuyện góp ý sửa đổi hiến pháp của 72 vị nhân sĩ trí thức, các vị đã làm rất bài bản theo một qui trình mà công dân được quyền làm. Lương tâm trí thức buộc họ phải lên tiếng. Họ còn vận động được hơn 10.000 chữ ký ủng hộ qua mạng để gia tăng trọng lượng tiếng nói, gây sự chú ý của dư luận. Phương pháp này cũng như các quá trình điều tra dư luận xã hội khác, luôn có độ chính xác ở một mức nhất định.
Phát hiện sự hạn chế, chính quyền đã dùng cơ quan truyền thông khổng lồ, zoom vào “đít con voi”. Công chúng thì hoang mang, không biết đâu là thực vì dân, đâu là ảo vì động cơ khác? Phát biểu vừa rồi của ông trưởng đoàn trên VTV còn làm cho nhân tâm phân tán hơn nữa. (Lực lượng đã yếu lại còn phan tán thì dân chủ mãi còn nơi chân trời xa xăm).
Không phải tự nhiên mà nhà cầm quyền lại mở hội “góp ý sửa đổi hiến pháp” lúc này. Tình hình Việt Nam hiện nay gần giống như Xô Viết năm xưa. Các tập đoàn kinh tế nhà nước thi nhau sụp đổ, quá trình bán đổ bán tháo là khó tránh khỏi. Nhiều đại gia quốc tế chuyên “ăn xác chết doanh nghiệp” đã đổ dồn về Việt Nam. Nhiều thương vụ đã được xác lập. Nồi cơm của muôn dân có thể được bán đi rất rẻ mạt, miễn có chút tiền qua cơn hoạn nạn này.
Gameshow “góp ý sửa đổi hiến pháp” có thể là một chiêu thức của giới cầm quyền nhằm đánh lạc hướng dư luận, kéo trí thức vào một cuộc tranh luận bất tận để rảnh tay thâu tóm nốt phần nồi cơm còn lại của dân.
Các vị trí thức hãy dùng trí tuệ của mình để hướng dẫn dân nghèo cách thức giữ lại được nổi cơm, không bị bọn cá mập trong nước hoặc bọn kền kền ngoài nước cướp mất. Đừng mãi sa đà cãi nhau, quên mất nồi cơm.
Giữ được nồi cơm cho muôn dân thì không lo gì dân chủ không đến! Dân có tiền, chắc chắn dân có quyền!
@ Nguyễn Văn Thạnh
* Bài viết thể hiện một góc nhìn khác của tác giả về thời cuộc. Tác giả có tham gia ký tên vào bản kiến nghị 72.
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Hà Nội áp dụng thủ đoạn “vừa đàm vừa đánh” với dân

KN27
Đàm đàm, đánh đánh, đánh đánh đàm, kết hợp ba thứ quân, bốn quả đấm thép … được chính quyền sử dụng với Mỹ ngày xưa, nay lại được các quan Hà Nội đem ra sử dụng đối phó với dân Dương Nội (Hà Đông).
Ba thứ quân: Đảng, Chính quyền, Doanh nghiệp.
Bốn quả đấm thép: Công an, Dân phòng, Lưu manh, Tuyên truyền.
Vụng về diễn trò “đối thoại” với dân ngày 14/3/2013. Khi dân đến, các quan đánh phủ đầu ngay. Dưới sự chủ trì của Vũ Hồng Khanh (phó chủ tịch UBND TP Hà Nội), Phạm Chí Công (phó chánh văn phòng UBND TP Hà Nội) đã tuyên bố: “Bất kể nhà báo nào, bất kể ai đều dưới sự chỉ đạo và chịu sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền”.
Vậy Đảng và chính quyền của các ông đã chỉ đạo những gì? Kết luận số 1078/KL-TTCP ngày 4/5/2012 đưa ra 6 nội dung thì chúng tôi thấy có 5 nội dung là hoàn toàn sai sự thật. Và chúng tôi phản đối kịch liệt Kết luận này ngay từ khi ban hành. Đơn thư khiếu nại được gửi tới Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Mặt trận TQVN …
Với một vụ việc khiếu nại phức tạp và kéo dài mà trong buổi đối thoại, chính quyền khống chế chỉ cho 7 người dân vào “đối thoại” và hạn chế thời gian chỉ vẻn vẹn trong 2 tiếng.
Vẫn thái độ coi dân như cỏ rác, cố tình đưa vào chương trình “đối thoại” những nội dung không liên quan nhằm giăng bẫy người dân. Như vậy, chính quyền đã có ý đồ biến cuộc đối thoại thành thế trận phục kích người dân và khiến nó không đạt được kết quả (thủ đoạn này vốn được Hà Nội sử dụng nhiều, nhưng nay đã quá cũ và bị người dân bắt vở). Toàn bộ những nội dung mà nhân dân bức xúc bấy lâu không được các quan ngó ngàng giải quyết. Lập tức, người dân đã tố cáo Vũ Hồng Khanh ngay tại buổi “đối thoại” – (xem video clip cuối bài).

Ông Vũ Hồng Khanh đối thoại với dân Dương Nội ngày 14/03/2013

Dưới dự chỉ đạo của Khanh và Thành ủy, ngay trong ngày, quả đấm thép đầu tiên được chính quyền tung ra. Các báo nhớn bé, truyền hình đủ loại đưa ngay tin bài rằng Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cùng Thanh tra CP đã quan tâm giải quyết hết bức xúc của bà con, giải tỏa bao vấn đề tồn đọng bấy lâu …Thật tởm lợm.
Ngày 21/3, bà con nông dân Dương Nội kéo đi nhiều cơ quan, trong đó có Truyền hình Hà Nội, báo Kinh tế đô thị nhằm phản đối việc đưa tin sai sự thật. Trong những ngày tới bà con sẽ tiếp tục đi đến nhiều cơ quan tuyên truyền khác nữa, có thể sẽ dựng lều phản đối báo Kinh tế đô thị, báo Hà Nội Mới, báo An ninh thủ đô (toàn những cái lỗ cống bấy lâu chuyên són ra những chất xú uế hại nước, hại dân).
Để gỡ thế bí và kết hợp với quả đấm “Tuyên truyền”, chính quyền bồi tiếp quả đấm thứ hai có tên “Lưu manh”. Ngày 22/3/2013, trong khi bà con Dương Nội đang tá túc tại khu lều canh giữ đất thì bị bọn đầu gấu cầm dao kiếm đến đánh. Một người dân bị chúng đánh thương nặng. Thật lạ là ngay sau đó, Công an quận “tử tế” đột xuất đã đưa người dân bị đánh đi khám nghiệm và cho về. Cũng thật lạ là ngay sau đó Công an mang tới một phong bì 2 triệu để bồi dưỡng, thuốc men cho người dân bị đánh. Hiện nay phần hình ảnh, clip bà con quay được lúc đánh dân sẽ đưa lên sau.
Thế đấy. Đàm, đánh. Đánh đàm, kết hợp ba thứ quân, bốn quả đấm thép … được chính quyền sử dụng với Mỹ ngày xưa, nay lại được các quan Hà Nội đem ra sử dụng  đối phó với chính nhân dân mà họ luôn dẻo mồm xưng tụng rằng họ là “đày tớ”. Ngày nay, thủ đoạn “đàm, đánh” được những kẻ cựu công an ngồi ghế chính quyền như “bóng mượt” Vũ Hồng Khanh đưa lên đến mức đỉnh cao nghệ thuật, có sự kết hợp tinh vi truyền thống với hiện đại, học thuyết lý luận kết hợp với hành xử lưu manh côn đồ.
24/03/2013
Cầu Nhật Tân   
(Blog Cầu Nhật Tân)

Tin tặc : Một đại học Trung Quốc nổi tiếng bị tố cáo hợp tác với quân đội

Trường Đại học Giao Thông (Thượng Hải) đã hợp tác với quân đội Trung Quốc về 'an ninh trên mạng'. Ảnh ngày 13/03/2013
Trường Đại học Giao Thông (Thượng Hải) đã hợp tác với quân đội Trung Quốc về 'an ninh trên mạng'. Ảnh ngày 13/03/2013 (Reuters)

Theo tiết lộ của hãng thông tấn Pháp AFP, một nhóm chuyên gia thuộc trường đại học Giao Thông đã cùng với đơn vị 61398 của quân đội Trung Quốc nghiên cứu về các vấn đề an ninh trên mạng. Các công trình nghiên cứu chung đã được tiến hành từ năm 2007.

Bản tin của AFP đề ngày 24/03/2013 cho biết một nhóm chuyên gia về bảo mật thông tin kỹ thuật của trường đại học nổi tiếng Giao Thông tại Thượng Hải, từ năm 2007, đã hợp tác và cùng nghiên cứu với đơn vị 61398 của quân đội Trung Quốc trong lĩnh vực « an ninh trên mạng », trong đó bao gồm cả những kỹ thuật « xâm nhập hệ thống giám sát » các máy tính và phương thức đánh giá các kế hoạch tấn công. Cụ thể là xác định đối thủ tấn công hệ thống máy vi tính như thế nào.

Vẫn theo AFP, nhiều công trình nghiên cứu chung giữa đại học Thượng Hải với Quân đội Trung Quốc đã được phổ biến trên mạng. Đương nhiên không một bài nghiên cứu nào mô tả rõ kế hoạch hay mục tiêu tấn công của Trung Quốc.

Đại học Giao Thông tại Thượng Hải là một trong những cơ sở giáo dục danh tiếng bậc nhất của Trung Quốc, từng đào tạo nhiều thế hệ lãnh đạo và các doanh nhân nổi tiếng của nước này. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân từng là một trong những sinh viên của trường.

Tháng trước, một hãng bảo mật tin học Hoa Kỳ đã tố cáo một đơn vị quân sự Trung Quốc đứng đằng sau hàng loạt các vụ tấn công tin học nhắm vào nhiều tập đoàn Mỹ. Những cáo buộc trên mở ra một cuộc đấu khẩu dữ dội giữa Washington và Bắc Kinh.Tuần trước, tổng thống Barack Obama đã đề cập đến vấn đề tin tặc với tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Về phần mình Trung Quốc đã bác bỏ mọi cáo buộc từ phía Mỹ. Thậm chí Trung Quốc còn khẳng định quân đội nước này là nạn nhân của các nhóm tin tặc xuất phát từ Hoa Kỳ.

Theo tiết lộ của nhật báo Washington Post hồi tháng Giêng vừa qua, để đối phó với đe dọa tin tặc, bộ Quốc phòng đã quyết định tăng nhân sự trong ngành lên gấp 5 lần trong những năm sắp tới.
Thanh Hà (RFI)

Cờ Trung Quốc dán trên hàng Việt Nam và nỗi sợ về một căn "bệnh lạ"

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 25 tháng ba năm 2013

Không phân biệt nổi cờ Trung Quốc và cờ Việt Nam; không biết cái gọi là Tây Sa và Nam Sa thực chất là Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam...thì chính là sự "mù văn hoá" một cách tai hại nhất và khó tha thứ nhất.
Một hộp nho bên ngoài có dán nhãn made in Vietnam, nhưng bên trong lại có dán cờ Trung Quốc bị phát hiện tại siêu thị BigC the Garden (Mỹ Đình, Hà Nội)

Ảnh của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi vừa được in trang trọng trên bìa cuốn sách viết về...nhà bác học Lê Quý Đôn.
Sự nhầm lẫn chết người này được ông Nguyễn Minh Nhật, giám đốc NXB trẻ xin lỗi: "Chúng tôi thật lấy làm xấu hổ về điều này. Ban giám đốc NXB Trẻ cùng toàn bộ nhân viên cúi đầu nhận lỗi và xin lỗi bạn đọc".
Lời xin lỗi của ông Nhật chân thành và cầu thị, tuy nhiên, có một điều mà ông cần phải kiểm tra ngay là họa sĩ trình bày và người  trực tiếp biên tập cuốn sách đó, có mắc một căn "bệnh lạ" hay không?
"Bệnh lạ" này cũng lại vừa "bùng phát dữ dội" tại đại siêu thị Big C.
Những chùm nho xuất xứ Việt Nam dán cờ Trung Quốc đã được phát hiện nằm đàng hoàng trên giá của siêu thị này.
Giống như đang ăn một bát canh ngon, bỗng lợm giọng khi thấy dưới đáy bát một con đỉa nằm co quắp - đó chính là cảm giác của cả triệu người Việt, khi nhìn thấy cái quốc kì láng giềng ngự trên hàng hoá nước mình.
Trước đó, căn "bệnh  lạ" cũng lần lượt tấn công những người biên soạn SGK trong đó bản đồ in thiếu Hoàng Sa, Trường sa và SGK in quốc kì Trung Quốc; tấn công những người có liên quan của Viettinbank Ninh Bình trong vụ tặng quả địa cầu toàn chữ Trung Quốc, ngang nhiên gọi Hoàng Sa, Trường Sa là Nam Sa và Tây Sa; tấn công người duyệt mua những chiếc đèn lồng Trung Quốc xuyên tạc chủ quyền; "bệnh lạ" cũng tấn công người đưa nhầm hình ảnh du lịch Trung Quốc vào trong gian hàng của Việt Nam trong triển lãm du lịch quốc tế...
"Bệnh lạ" gì mà nguy hiểm như vậy?
Đó chắc chắn không phải căn bệnh lạ về da đang gây chết người ở huyện Ba Tơ Quảng Ngãi, mà y học đang bó tay.
Đó cũng không phải là căn bệnh "phỉ nhổ" chính cái nguồn gốc máu đỏ da vàng của mình, của hai ông chủ ở Mũi Né và phố cổ Hà Nội, khi quyết liệt từ chối bán hàng cho người Việt.
Căn "bệnh lạ" ấy chính là bệnh "mù văn hoá".
Việc nhầm ảnh Nguyễn Trãi và Lê Quý Đôn, mức độ nào đó có thể tha thứ được, nếu đó là sự nhầm lẫn về mặt kỹ thuật. Nhưng sẽ là không thể tha thứ nếu người làm sách về Lê Quý Đôn mà lại không hề biết mặt Lê Quý Đôn. "Mù văn hoá" là thế.
Sự "mù văn hoá" ấy sẽ càng đau đớn hơn, nếu cũng chính những - người - không - biết - mặt - danh - nhân - Việt ấy, lại có thể dễ dàng nhớ từng chi tiết gương mặt của Tào Tháo, Khổng Minh, Lưu Bị của nước khác.
Không phân biệt nổi cờ Trung Quốc và cờ Việt Nam; không biết cái gọi là Tây Sa và Nam Sa thực chất là Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam...thì chính là sự "mù văn hoá" một cách tai hại nhất và khó tha thứ nhất.
Nhưng căn "bệnh lạ mù văn hoá" ấy, muốn chữa thì cũng không mất quá nhiều thời gian. Chỉ cần tìm hiểu, cải thiện cái phông văn hoá và nâng cao lòng tự hào dân tộc, là chữa được.
Sẽ không còn gì để chữa nếu bệnh "mù văn hoá" một ngày nào đó biến thành bệnh "nô dịch về văn hoá".
Từ chương trình phim truyện trên tivi đến nhiều vật dụng trong nhà; từ tấm áo manh quần mặc trên người đến chiếc giày chiếc dép; từ thực phẩm trong bữa ăn đến cái tăm xỉa răng...của người Việt hôm nay, buồn thay, tất cả đều thấp thoáng bóng dáng của Trung Quốc.
Thôi thì đành bắt chước người xưa, ngửa mặt lên trời mà than rằng: Chẳng đáng lo lắm ư?

(GDVN)

Ông Nguyễn Đình Lộc 7 năm về trước là người thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, 
nguyên Bộ trưởng Tư pháp
NLG - Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc,  nguyên Bộ trưởng Tư pháp: Là Đảng tiên phong thì phải tự làm trong sạch và đẩy lùi tệ nạn (tư liệu) (*)
* Qua theo dõi công tác chuẩn bị Đại hội cũng như diễn biến những ngày họp Đại hội toàn quốc của Đảng vừa qua, ông thấy những đổi mới gì?
- Kể từ Đại hội 6, rồi qua các kỳ Đại hội 7, 8, 9... đến nay thì mỗi kỳ đều có những đổi mới nhất định. Ngay tại Đại hội này, cũng đã thấy những đổi mới đáng mừng, có xu hướng dân chủ hóa và công khai rõ nét.
                    
Ngay từ hôm khai mạc, Đại hội cũng đã được công khai hóa cho toàn dân, báo chí được thông tin, tường thuật từng phiên họp, các buổi thảo luận, các tham luận được trích đăng trên báo chí, truyền hình. Đáng chú ý nữa là việc bầu Tổng bí thư. Trước đây tôi dự 2 Đại hội 8 và 9 thì đều không đặt vấn đề tham khảo ý kiến của đại biểu. Kỳ này có điều đó là mới, đáng được coi như một đột phá trong khâu lựa chọn nhân sự của Đảng. Hơi tiếc vì có nhiều ý kiến cho rằng chức vụ Tổng bí thư nên do Đại hội trực tiếp bầu nhưng Đại hội này vẫn chưa làm được; mới chỉ là thăm dò thôi. Cái này liên quan đến Điều lệ nhưng Điều lệ có thể sửa đổi và có thể sửa ngay tại Đại hội này. Tôi nghe nói có một đổi mới nữa, nếu đúng thì rất là mừng. Đó là sẽ có danh sách 2-3 ứng cử viên cho chức vụ Tổng bí thư. Như thế là dân chủ.
                 
* Ông quan niệm như thế nào về đổi mới phương thức hoạt động, lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới?
                 
- Theo tôi nhận thức, một trong những nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chính là dân chủ hóa sự lãnh đạo của Đảng. Đương nhiên, muốn dân chủ hóa thì trước tiên chúng ta cũng phải thực hiện cho được điều Bác Hồ di chúc: "Trong Đảng phải thực hiện cho được dân chủ rộng rãi". Chúng ta có thể thực hiện một bước mạnh hơn nữa là thăm dò ý kiến đảng viên về chức danh trong Đảng. Quyền quyết định vẫn là của Đại hội nhưng trên cơ sở thu thập ý kiến; và qua đó, đo được sự tin cậy, tín nhiệm của đồng chí đó trong con mắt của hàng triệu đảng viên và nhân dân.
Chúng ta hy vọng, bằng sự khách quan, công tâm cùng tinh thần trách nhiệm, các đại biểu dự Đại hội sẽ lựa chọn ra những người xứng đáng với yêu cầu phát triển của đất nước, với nhu cầu lãnh đạo mới của đất nước, đủ khả năng giải quyết các vấn đề bức xúc để đất nước phát triển nhanh hơn nữa. Tôi nghĩ, những năm 80, do có sai lầm về chủ trương của Đảng khiến đất nước lâm vào khủng hoảng, lòng tin của người dân vào Đảng lúc đó có sự suy giảm. Đó là điều đáng tiếc nhưng trong tình hình lúc đó là điều khó tránh. Nhưng tại sao đến giờ, sau 20 năm đổi mới, trình độ phát triển của ta  so với trước đây là một trời một vực mà lòng tin của người dân vẫn suy giảm? Từ đầu Đại hội, nhiều đại biểu đã nói đến "sự tồn vong của Đảng". Đây rõ ràng là thời điểm đầy thử thách để Đảng phải đổi mới, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân (Ông Nguyễn Đình Lộc)
                 
Khi nói đến dân chủ hóa trong Đảng, chúng ta phải nhớ Đảng ta là Đảng cầm quyền, là nói đến quyền lực Nhà nước và quyền lực đó là của nhân dân, quyền lực do nhân dân trao cho Đảng. Người trao quyền phải biết ai là người sẽ lãnh đạo mình, ai sẽ thay mặt mình nắm những vị trí chủ chốt trong bộ máy Nhà nước, trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Rồi đây Ban chấp hành Trung ương sẽ có 160 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng thì không phải hầu hết làm công tác Đảng thuần túy mà một bộ phận rất lớn sẽ làm công tác Nhà nước, làm công tác đoàn thể. Nếu chúng ta rút kinh nghiệm để dân chủ hóa, thì những người được đưa vào danh sách Trung ương, chứ không chỉ Bộ Chính trị và cả Tổng bí thư, cũng phải được thăm dò ý kiến của nhân dân.
               
Tại sao chúng ta không làm việc đó? Điều đáng mừng là Báo cáo chính trị trước Đại hội có nhấn mạnh một ý rất quan trọng là "chúng ta xây dựng một xã hội dân chủ", nhưng dân chủ có nội dung của nó, có phương thức thực hiện của nó. Mà một nội dung cơ bản ở  đây là công khai hóa, minh bạch hóa, cả về phương thức lãnh đạo và nhân sự. Không nên để cho đảng viên, người dân phải ngóng, chờ đến khi có kết quả Đại hội mới biết ai là người lãnh đạo mình. Tại Đại hội này, nhân đây tôi cũng có góp ý là đại biểu chỉ đọc tham luận không thôi là chưa đủ. Phải có không khí tranh luận như Quốc hội đã thực hiện được qua nhiều khóa vừa qua. Cách lên diễn đàn, đọc tham luận là cách QH làm trong những năm 60.
                
* Theo ông, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong thời kỳ mới phải được đổi mới thế nào?
            
- Công tác kiểm tra của Đảng chỉ là một phần thôi. Đã có những đoàn thanh tra, kiểm tra xuống cơ sở, ví dụ như xuống PMU 18, nhưng tại sao vẫn vui vẻ ra về? Đảng sinh ra từ xã hội, nên cũng có những vấn đề, có tệ nạn. Nhưng là Đảng tiên phong thì phải tự làm trong sạch và đẩy lùi được chúng. Đó là việc rất khó nhưng cũng không phải là quá khó nếu phát huy dân chủ, công khai, minh bạch hóa... Điều làm mất uy tín của Đảng chính là nói chống tham nhũng mạnh mẽ nhưng chưa làm được bao nhiêu.
* Bộ máy lãnh đạo của Đảng phải trẻ hóa, nhưng tại Đại hội này, cũng có một số đại biểu cho rằng có những người ứng cử tuy quá tuổi nhưng ở địa phương đó chỉ có đồng chí đó là xứng đáng...
                  
- Cái này không thể cứng nhắc được. Thay đổi là cần, "tre già, măng mọc", tạo điều kiện cho lớp trẻ nhưng không nên máy móc. Cái cần nhất vẫn phải là chọn được người có đủ tâm, đủ tầm... đó mới là cơ bản.
23/04/2006
Mạnh Quân (thực hiện)
http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200616/146285.aspx
----------------
(*) - TS. Nguyễn Đình Lộc, sinh ngày 13/9/1935, quê quán ở xã  Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An), Tiến sĩ Luật học, Phó Chủ tịch  Hội Luật ga Việt Nam; nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp (1992- 2002); Đại biểu Quốc hội khoá VII (1981-1987), Khóa IX (1992-1997), Khóa X (1997-2002), Khóa XI (2002-2007), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XI (2002-2007).
(Thanh niên)

Một thẩm phán Ba Lan được chọn đại diện cho Trung Quốc trong vụ Manila kiện Bắc Kinh về Biển Đông

Quang cảnh một phiên xử tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển
Quang cảnh một phiên xử tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS)

Nếu có một sự kiện quốc tế mà chính quyền Bắc Kinh không tài nào ngăn cản được, thì đó là việc Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét đơn của Philippines khiếu nại Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền quá đáng tại vùng Biển Đông. Sau khi Manila chính thức nộp đơn kiện, và bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, tiến trình thành lập ủy ban trọng tài Liên Hiệp Quốc để cứu xét vấn đề này đã bắt đầu chuyển động, với bước gần đây nhất là việc chỉ định một thẩm phán đại diện cho bên bị đơn là Trung Quốc.

Theo trang mạng Rappler.com của Philippines, một quan chức cao cấp trong chính quyền Manila đã tiết lộ vào hôm nay, 24/03/2013, là thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak vừa được đề cử đại diện cho Trung Quốc trong tiến trình tài phán về tranh chấp lãnh thổ ở vùng Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Chánh án Toà án Quốc tế về Luật Biển ITLOS, ông Shunji Yanai người Nhật Bản, đã quyết định chọn ông Pawlak trong tuần, sau khi Trung Quốc đã không đề nghị người đại diện cho họ trong thời hạn 60 ngày do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS quy định.

Theo UNCLOS, các bên trong một vụ khiếu nại có 60 ngày kể từ lúc đơn kiện được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, để chọn người đại diện cho mình trong ủy ban trọng tài. Bên nguyên đơn là Philippines đã chính thức khởi động thủ tục hôm 22/01/2013 vừa qua, và đã chọn ngay thẩm phán người Đức Rudy Wolfrum để đại diện cho mình. Phía Trung Quốc thì đã chính thức bác bỏ vụ kiện, do đó đã từ chối tìm người đại diện cho họ.

Vấn đề là theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, thủ tục trọng tài vẫn được tiến hành bất chấp phản đối của bên bị đơn, do đó Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã tiến hành chỉ định thẩm phán đại diện cho bên Trung Quốc. Trong vòng 30 ngày tới đây, chánh án Yanai sẽ phải cử thêm 3 thành viên còn lại trong ủy ban trọng tài, và kể từ lúc đó thủ tục tài phán sẽ có thể bắt đầu.

Sinh năm 1933, thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak về công tác tại ITLOS từ năm 2005. Ông là tác giả nhiều quyển sách và bài viết về luật quốc tế và về bang giao quốc tế, trong đó có những công trình về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Nhật Bản và Trung Quốc. Trong lãnh vực luật biển, thẩm phán Pawlak là tác giả của hai bài viết : « Thẩm quyền của Toà án quốc tế về Luật Biển » (bằng tiếng Ba Lan, với bản tóm tắt tiếng Anh), công bố năm 2009, và « Những suy nghĩ về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới trên biển », viết năm 2011.
Trọng Nghĩa (RFI)

Phó Thủ tướng Trung Quốc: Nhà nước cần giảm kiểm soát kinh tế

Phó Thủ tướng Trung Quốc hôm Chủ nhật kêu gọi thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, trong đó cần phải giảm bớt sự kiểm soát của nhà nước, giữa lúc Trung Quốc đối phó với mức sản xuất thặng dư và cơ chế tài chính có nhiều rủi ro.

Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, Ủy viên Bộ chính trị, cảnh báo nếu không thay đổi, kinh tế Trung Quốc trong những năm tới sẽ gặp tăng trưởng kém chất lượng.

Kinh tế Trung Quốc năm ngoái tiến chậm nhất trong 13 năm qua, do xuất khẩu yếu kém và lãi suất cao, khiến các nhà phân tích cảnh báo giai đoạn tăng trưởng hai con số của GDP sẽ không còn nữa, và cần có nhiều thay đổi sâu rộng.

Phát biểu trước một hội nghị doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ nói rằng thay đổi là một công việc cực kỳ quan trọng, các lĩnh vực cần thay đổi là các thiết chế chính quyền, cơ chế đăng ký hộ khẩu, và các chuẩn mực bảo vệ môi trường.

Ông Trương cũng tìm cách trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, bảo rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục mở cửa cho các công ty nước ngoài.

Trước sự chống đối của các nhóm lợi ích, các nhà phân tích nói rằng các thay đổi của Trung Quốc có nhiều phần chắc sẽ tiến hành một cách từ từ.
Nguồn: Reuters, NY Times
VOA

Cuộc cách mạng nối tiếp lý tưởng Cách mạng tháng 8

Bản “Kiến nghị 72″ đăng trên Bô-Xit ngày 19/1/2013, “Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do” đăng trên danlambaovn.blogspot.com, “Bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp” của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Lời tuyên bố của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chính là 1 cuộc cánh mạng, nối tiếp lý tưởng của Cách mạng tháng 8/1945.
Cách mạng tháng 8, một cuộc cách mạng bị phản bội bởi ĐCS VN.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 là cuộc nổi dậy quật khởi, hào hùng của lòng yêu nước Việt Nam. Sau 80 năm trời nô lệ Thực dân Pháp, chứng kiến sự bất lực trước ngoại xâm của tầng lớp quí tộc phong kiến nhà Nguyễn, nhân dân Việt Nam đã nhất tề nổi dậy khi tin Phát Xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
Có phải 5 nghìn đảng viên ĐCS VN với gậy tre, giáo, mác …đã kìm được lính Hiến binh Nhật Bản trong các trại lính của họ? Chỉ cần nhớ rằng chính những đạo quân tinh nhuệ Pháp đã bị những lính Nhật thiện chiến này bắt làm tù binh vài tháng trước đó, trong cuộc đảo chính Nhât-Pháp nổi tiếng (9/3/1945). Vậy thì có phải những lính Hiến binh này cấm trại, khi 5000 người cộng sản vũ khí thô sơ tuần hành ngoài đường phố không?
Không, Hiến binh Nhật Bản án binh bất động là hoảng sợ trước sức mạnh kinh thiên, động địa của hàng chục ngàn người Việt Nam yêu nước tại các thành phố lớn, liên tục xuống đường, thét vang : Việt Nam độc lập muôn năm.
Lý tưởng cao cả của Cách mạng tháng 8 là Phản Đế, Phản Phong, đem dân quyền, dân chủ cho người dân nô lệ Việt Nam, là xây dưng một nhà nước kiểu mới, hiện đại dựa trên thể chế tam quyền phân lập tiến bộ, là xây dựng 1 đất nước dân chủ tiên tiến, hòa nhập với thế giới, sánh vai các nước tiên tiến của thế giới.

Cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám
Lý tưởng này thể hiện rất rõ trong bản Tuyên ngôn độc lập, trong Hiến pháp VN 1946.
Hai văn kiện này, 1 do Hồ Chí Minh chấp bút, 1 do ông ta trực tiếp điều hành dự thảo. Hồ Chí Minh là người cộng sản được đào tạo bài bản, lâu dài ở Matxcova. Sự kiện Hồ Chí Minh không dám, dù chỉ 1 câu, viết về lý tưởng cộng sản, trong 2 văn kiện trên, chứng tó ông ta không thể viết khác được. Lòng yêu nước Việt Nam năm 1945 là không chấp nhận, xa lạ với CNCS.
Tuy là người phát ngôn chính lý tưởng của dân tộc Việt Nam trong cuộc Cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh lại là người trực tiếp điều hành ĐCS VN phản bội những lý tưởng cao đẹp của CM tháng 8, phản bội những mong mỏi tích tụ ngàn năm của dân tộc Việt Nam : xây dựng 1 quốc gia tiến bộ của những con người Việt Nam yêu tự do.
Trong gần 80 năm trời nô lệ chính dân tộc mình, ĐCS VN đã từng bước phản bội lý tưởng của Cách mạng Tháng 8.
Hôm nay, xóa bỏ mọi mặt nạ dân chủ giả dối, ĐCS VN đã chính thức phản bội mọi thành tựu Phản Phong của Cách mạng Tháng 8 lịch sử.
Bắt đầu từ 1980, Hiến pháp Việt Nam do ĐCS VN soạn thảo đã ghi điều 4, một điều luật áp đặt lên dân tộc Việt Nam sự toàn trị phong kiến, buộc nhân dân Việt Nam sau bao xương máu hi sinh vì độc lập, tự do trở lại thành người dân nô lệ của ĐCS VN:
Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
Ngày hôm nay, bằng trò hề mị dân Góp ý xây dựng Dự thảo sửa đổi HP 1992, ĐCS VN muốn chính thức ghi họng súng vào hiến pháp với điều khoản:
Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)( Bản dự thảo sửa đổi HP năm 1992,
“Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.”
Đièu khoản này chính là chĩa họng súng của Quân đội nhân dân Việt Nam vào ngực dân tộc Việt Nam.
Đây là sự khiêu khích, thách thức ý muốn xây dựng một đất nước dân chủ tiên tiến. Đây là sự dọa dẫm tanh mùi máu, dọa những người con yêu nước của dân tộc Việt Nam: họ sẽ phải đối diện với họng súng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, mà người cầm súng chính là anh em ruột thịt của họ.
Phải đểu cáng lắm mới ghi những dòng dọa dẫm này trên giấy trắng, mực đen vào Hiến pháp. ĐCS VN đã cướp công xương máu một cách hoàn toàn của dân tộc Việt Nam trong những năm qua. ĐCS VN nói rằng: những ai muốn bàn về quyền lực của họ, phải nói chuyện với họng súng vô tình.
Họ đem biển máu ra dọa dẫm những người Việt Nam yêu nước.
Thực chất là, ĐCS VN đã trở lại qui luật bạo lực phong kiến : “Được làm vua, thua làm giặc”. Muốn có quyền lực, người dân phải “nổi can qua”.
Không, máu Việt Nam do sự xúi dục đê tiện của ĐCS VN đã đổ quá nhiều vì 1 chủ nghĩa quái gở : CN Mác-LêNin.
Chúng ta không mắc lừa sự khiêu khích này.
Hôm nay, những chữ ký vào “Tuyên bố công dân tự do, “Kiến nghị 72″ ..đang nêu cao lý tưởng của một cuộc cách mạng đã bị ĐCS VN phản bội.
Hôm nay, những thiếu niên chứng kiến không khí Cách mạng Tháng 8 như nhạc sĩ Tô Hải đang viết tiếp trang mới của lịch sử.
Hôm nay, những lớp con cháu của những người đã làm nên Cách mạng tháng 8 vinh quang, đang bảo vệ lý tưởng Độc Lập, Tự do, Dân chủ … bằng chữ ký của mình.
Chúng ta đang bảo vệ lý tưởng của 1 cuộc cách mạng, mà dân tộc Việt Nam tự hào, mà ĐCS VN đang phản bội.
© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt

Đạo lý và lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội

Tôi nhập ngũ vào quân đội khi còn ở tuổi thiếu niên. Nói đúng hơn, khi đó tôi đi theo cách mạng, theo Đảng vì phải chứng kiến bao tội ác dã man của giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai gây ra cho đồng bào ta, trong đó có quê hương và gia đình tôi. Những năm tháng trong quân ngũ, được đồng đội, đơn vị và quân đội rèn luyện, giúp đỡ, tôi đã trưởng thành, trở thành đảng viên của Đảng khi vừa tròn 18 tuổi, trở thành người chỉ huy, cùng đơn vị tham gia giải phóng quê hương, góp phần làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 toàn thắng.
Với tôi, Đảng là cuộc sống, là niềm tin, là lý tưởng phấn đấu để góp phần mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, mang lại công bằng, dân chủ, xóa bỏ áp bức, bất công trong xã hội… Bởi vậy, trong chiến đấu, tôi và đồng đội đã gạt bỏ tình cảm riêng tư, hạnh phúc cá nhân, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh góp phần làm nên chiến thắng.
Mãi mãi chúng tôi tự hào về điều đó và luôn tâm niệm rằng, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước thống nhất, hòa bình hôm nay, không bao giờ được quên ơn biết bao đồng đội đã ngã xuống, đã đổ bao xương máu. Và trong số họ nhiều người, nếu nay còn sống, sẽ giỏi hơn mình và có thể đóng góp cho Tổ quốc nhiều hơn mình! Biết bao các anh, các chị đã ngã xuống khi còn tuổi thanh xuân, đã hy sinh cho Đảng mà không một đòi hỏi, không một hối tiếc, bởi vì họ đã coi lý tưởng của Đảng là lý tưởng của mình, sự nghiệp của Đảng là sự nghiệp của mình...
Từ những suy nghĩ của riêng mình, suy rộng ra của toàn quân cũng như vậy. Không có Đảng thì không có Quân đội nhân dân Việt Nam, vì quân đội ta do Đảng sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; không có Đảng và Bác Hồ thì không có quân đội ta. Năm 2014, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẽ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2014), 25 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân (22-12-1989/22-12-2014). Trước đây, trong chiến đấu, chúng tôi thường nói nôm na: “Đảng là mẹ và chúng con quyết nguyện theo mẹ; Bác Hồ là cha và chúng con nguyện theo cha. Khi Đảng và Bác bảo đi, chúng con đi, bảo đánh chúng con đánh... và bảo thắng, chúng con phải quyết giành chiến thắng”.
Lịch sử là như vậy, mong rằng một số cá nhân đừng lấy suy nghĩ hôm nay để “đo lường và phán xét” những gì đã qua, mà hãy trân trọng lịch sử. Nếu không như vậy làm sao chúng ta đánh thắng hết tên đế quốc này đến tên đế quốc khác giàu, mạnh hơn ta gấp nhiều lần, để làm nên sự tích thần kỳ, ghi vào lịch sử dân tộc những trang vàng vẻ vang nhất. Tôi chưa có dịp đi nước ngoài nhiều, nhưng khi gặp bạn bè quốc tế, họ luôn bày tỏ sự cảm phục chân thành, bởi ít có dân tộc nào làm được như dân tộc Việt Nam, đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Là người Việt Nam, ai không tự hào về điều đó?
Thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là thắng lợi của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó quân đội có vai trò quan trọng. Chính vì vậy mà quân đội ta đã viết nên và tô thắm truyền thống "Trung với Đảng, hiếu với dân"; " Trung với nước, hiếu với dân". Có Đảng, quân đội ta mới có sức mạnh, không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên lịch sử.
Thế nhưng gần đây, có những ý kiến, kiến nghị muốn Quân đội nhân dân Việt Nam thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Đã có nhiều ý kiến phê phán, phản bác quan điểm sai trái đó, đã lý giải đầy đủ tính tất yếu khách quan về sự lãnh đạo của Đảng với quân đội. Tôi không lý giải thêm mà chỉ muốn nói về đạo lý. Đối với thế hệ chúng tôi và những lớp người đi trước, Đảng, Bác Hồ, nhân dân là cha, là mẹ; Quân đội nhân dân Việt Nam là con của Bác, của Đảng, của dân. Đạo lý người Việt Nam không cho phép ai từ bỏ cha mẹ. Bất kỳ ai đòi quân đội từ bỏ sự trung thành với Đảng, với Bác Hồ là đều trái đạo lý, trái lịch sử. Chúng tôi, những người đã trải qua, hoặc đang trong quân ngũ, mang đạo lý của dân tộc, không chấp nhận quan điểm đó.
Đất nước đang đứng trước những vận hội, thời cơ và cả những khó khăn, thách thức. Những chiến sĩ chúng tôi không ngại những thách thức khách quan, vì nếu Đảng ta đoàn kết, thống nhất thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua. Điều chúng tôi trăn trở, lo lắng chính là sự "tự diễn biến, tự chuyển hóa", phân hóa chia rẽ trong nội bộ Đảng. Mong rằng, lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công" sẽ được mọi cấp, mọi ngành, mọi người thấm nhuần, chung tay xây dựng. Cần kiên quyết đấu tranh loại bỏ những quan điểm, tư tưởng làm suy yếu Đảng, tách Đảng với quân đội; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống.
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn
(Báo QĐND)

Đào Tuấn - Thầy lang “buôn thịt lừa” và 66 cây vàng hồi môn

Không hề hài hước khi cư dân mạng đề nghị “thưởng đột xuất” cho những tên trộm. Thậm chí, đề nghị báo chí gọi đó là “những tên trộm nhân dân”.
8 năm trước, Hà Nội lên cơn sốt sau khi một “thầy thuốc đông y kiêm nhà sư”, ông Lê Quốc Hồ khai báo mất trộm 2,5 tỷ USD.
Đây là những tài sản được cho là đã bị mất trong vụ trộm: 2,5 tỷ USD đựng trong 13 chiếc vali và… 80 chiếc thùng các-tông (kích thước 80 cm x 40 cm x 40 cm). Ngoài ra, mất thêm một chiếc vali đựng vàng, bạc, đồ trang sức, đá quý, trong đó có “500 viên kim cương (14-15 ly)”, 5 viên “ngọc tỷ truyền quốc, mỗi viên to bằng quả trứng vịt!”, “4 pho tượng cổ bằng đồng đen (cao 50 cm) được đúc từ thời Lý – Trần”.
Ghê nhất phải là “xác nhận” mà ông sư này nói với các PV: 2,5 tỷ bị mất là “một phần nhỏ” trong tài sản 55,2 tỷ USD của ông.

Ngôi nhà trông xuềnh xoàng nhưng của cải bên trong không hề tuềnh toàng...
Tất nhiên, chẳng có ai thành “con lừa” của thầy lang hết. Đúng 1 ngày sau, Công an Long Biên, bằng một nghiệp vụ quá ư đơn giản “nhìn thẳng và hỏi thẳng”, xác nhận, nói kiểu dân gian, đây là một vụ “buôn thịt lừa”. Thời nay, chẳng ai mất trộm mà lại be khoe khoang, kể lể cả những gì chưa mất. Chưa nói quan chức có chót mất trộm không khéo phải ngậm bồ hòn làm ngọt, khi danh chính ngôn thuận đố ai chứng minh đó là tài sản từ “mồ hôi nước mắt”.
Khi đọc những dòng chữ này, hẳn bạn đọc nghĩ liền đến vụ mất trộm không ít gay cấn, hấp dẫn của vị Giám đốc sở Tài chính Kon Tum.
Sau một chuyến du lịch dài ngày, nữ gia chủ- một Trưởng phòng Tổ chức Cục Thuế, phu nhân của Giám đốc Sở Tài chính Kon Tum Đặng Xuân Thọ- trở về, theo VietNamNet, bà “hoảng hốt đến ngất xỉu” sau khi biết số của chìm của nổi bị bọn trộm khoắng bằng sạch. Ngay lập tức, bà phi báo công an, nhưng khai rằng “Không hề mất gì”.
Một tuần sau, bà Trưởng phòng khai báo lại. Lần này báo mất 5 lượng vàng. Một tháng sau, công an tóm gọn băng trộm. Bọn này, rất thật thà, khai đã trộm 63 cây vàng. Ngoài ra, còn một cơ số nhẫn đeo tay tổng cộng 15 chỉ, 1 sừng bò tót và một... khẩu súng điện.
Ấy thế mà một bức ảnh trên báo cho thấy ngôi nhà của ông giám đốc Sở, mang tính chất “chiếc áo” cho số tài sản khổng lồ này nom giản dị thanh bạch như “thảo lư” của những vị quan thanh liêm xưa.
Hình như những tên trộm giờ đây đang đóng vai trò một vụ “cháy nhà”, để lòi ra ối thứ mà khi phóng bút ký soẹt soẹt vào những bản kê khai tài sản sạch sẽ, các quan chức hay quên. Chưa kể đến những đặc quyền, kiểu tàng trữ sừng tê và vũ khí nữa. Vừa tháng trước, một trưởng BQL cấp huyện khai báo bị trộm khoắng tiền vàng dollar trị giá 2 tỷ.
Rồi thì trộm cắt khóa cổng đàng hoàng ẵm đi một chiếc Corrola Altis của trưởng Ban Phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai.
Sáng nay, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Kon Tum cho biết sẽ kiểm tra lại việc kê khai tài sản của ông Đặng Xuân Thọ, Giám đốc Sở. “Nếu ông Thọ không kê khai tài sản này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sẽ có đề nghị xử lý theo quy định”.
Ông Thọ sẽ nói gì về số tài sản này?
“Tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào”- như lời con trai một vị Bí thư tỉnh ủy?
“Tiền doanh nghiệp gửi để qua tết nộp ngân sách”- như khai nhận của vị Trưởng BQL cấp huyện?
Hay của hồi môn? Hay tài sản ông bà để lại?
Dù có khai gì thì có lẽ chẳng ai, kể cả chính vị GĐ Sở, tin rằng đó là số tiền từ lương, tách rời chữ “bổng”, hoặc chữ “lậu” khi mà sự không chính danh đã xuất hiện ngay từ lời khai báo “không mất gì”.
Bây giờ, có một câu hỏi cần được đặt ra: Các Giám đốc, Chủ tịch có bao nhiêu tài sản? Câu trả lời này đừng mong sẽ tìm thấy trong những bản kê khai. Vậy thì, ngoài số đã bị mất, các trưởng ban, trưởng phòng còn lại những gì? Cũng chẳng ai biết trừ phi họ lại tiếp tục mất trộm.
Không hề hài hước khi cư dân mạng đề nghị “thưởng đột xuất” cho những tên trộm. Thậm chí, đề nghị báo chí gọi đó là “những tên trộm nhân dân”.
Đào Tuấn
 

Hồ Chí Minh báo mộng

Hình minh họa
- Trời! Cha! Tôi kinh ngạc khi bỗng nhiên một ông già xuất hiện ngay trước mặt. Cha có phải Hồ Chí Minh không?
- Đúng, ta là Hồ Chí Minh đây, ông già nghiêm nghị trả lời. Có phải suốt mấy tuần qua con đang vật vã vì ĐCSVN ngoan cố không nghe lời góp ý của nhân dân phải không?
- Vâng, thưa cha. Con sẽ nói hết các ưu tư của con và muốn hỏi cha nhiều điều... May quá, gặp cha ở đây.
Hồ Chí Minh mỉm cười, vuốt râu rồi thanh thản nói:
- Ta biết con định hỏi về vấn đề gì rồi. Đừng ngại. Trở về bên kia thế giới, ta được những thầy của một nền văn minh ngoài Trái đất và mạnh hơn nền văn minh Trái đất rất nhiều lần dạy giỗ, ta đã ngộ ra nhiều điều...
- Thưa cha, con xin lỗi đã ngắt lời cha nhưng con nóng lòng qua muốn hỏi cha ngay. Con đã chứng minh học thuyết Mác - Lênin sai lầm từ cấp độ các tiên đề sao cha lại cùng với các đồng chí của cha mang nó vào Việt Nam?
Hồ Chí Minh mỉm cười độ lượng và pha chút tinh quái:
- Cha muốn kiểm tra kiến thức của con nên con hãy chưng minh cho cha một cách ngắn gọn học thuyết Mác - Lênin sai xem sao...
- Thưa cha, con sẽ chứng minh một cách ngắn gọn thế này. Bất cứ học thuyết nào cũng có một số hữu hạn các tiên đề. Những tiên đề này chính là các huyệt đạo của học thuyết đó. Để chứng minh một học thuyết sai ta chỉ cần chứng minh một tiên đề của học thuyết đó sai là đủ đánh gục học thuyết đó !Học thuyết Mác-Lênin cũng như vậy, con chỉ cần chứng minh Quy luật Giá Trị Thặng Dư (xin được viết tắt như sau QLGTTD) của Mác là sai thì toàn bộ học thuyết của ông ta bị đổ nhào! Con nói thế có đúng không thưa cha?
- Hoàn toàn chính xác! Để bác bỏ Mác chỉ cần đánh tan huyệt đạo đó - Quy luật Giá Trị Thặng Dư chứ đâu cần đọc 56 cuốn sách Mác - Lênin toàn tập, HCM mỉm cười hài lòng.
- Vâng, cảm ơn cha, con xin tiếp tục. Trong quyển Tư Bản nổi tiếng của Mác, ông ta trình bầy QLGTTD mà có thể tóm tắt như sau:
T – H – T’
Trong đó T là lượng tiền mà nhà Tư Sản dùng để mua máy móc, mua nguyên vật liệu, thuê công nhân... để làm ra một lượng hàng hóa H. Nhà Tư Sản bán lượng hàng hóa H được một lượng tiền nào đó. Sau khi nộp tiền thuế, tiền khấu hao thiết bị, tiền lương Công Nhân... nhà Tư Sản còn lại lượng tiền T’ > T. Hiệu số T’-T được Mác gọi là Giá trị Thăng Dư (GTTD).
Mác đặt câu hỏi: “Tại sao lại có tiền dôi ra (GTTD) như vậy?” và Mác tự trả lời là: “GTTD mà nhà Tư Sản có được là do bóc lột sức lao động của Công Nhân mà có”. Từ đó Mác kêu gọi giai cấp Công Nhân vùng lên đánh đổ giai cấp Tư Sản...
Ngay sau đây con sẽ chỉ ra cái sai chết người của Mác:
Mác rút ra Quy luật GTTD khi coi LOÀI NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ NHƯ NHAU! Hay nói cách khác là Mác coi loài người là các con Rô-bốt được sản xuất cùng một lò!
Thực tế đã chứng minh rằng sự phân bố trí tuệ ở loài người là không đồng đều. Trong Xã hội có người giỏi cái này, có người giỏi cái kia.
Mác đã rút ra Quy luật GTTD khi không tính đến TÀI NĂNG của nhà Tư Sản. Đó là tài năng Quản Lý, tài năng Tổ Chức, tài năng Công Nghệ... của ông chủ Tư Sản đã góp vào một phần rất lớn để sinh ra GTTD đó. Ví dụ nhà tỷ phú Bin-ghết có tài năng Công Nghệ Thông tin và tài năng quản lý mà hàng triệu người mới có 1. Chính tài năng này đã góp chủ yếu để tạo nên GTTD chứ không phải ông ta hoàn toàn bóc lột nhân viên hãng Microsoft.
Ở Việt Nam trong dân gian cũng có câu: “Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại” hay “Một người lo bằng kho người làm” để nói lên vai trò to lớn của trí tuệ trong việc sản xuất ra của cải vật chất!
Tóm lại Quy Luật GTTD của Mác hoàn toàn sai do đó mọi luận thuyết rút ra từ quy luật này như Đấu tranh Giai Cấp, Chuyên chính Vô Sản, Cải cách ruộng đất, Đánh tư sản, Cải tạo Công thương nghiệp v.v... đều vất vào sọt rác!
Thưa cha, con đã chứng minh xong.
Hồ Chí Minh gật gù, thong thả nói:
- Con chứng minh QLGTTD sai như vừa trình bầy là hoàn toàn chính xác và do vậy đã đánh gục được CN Mác-Lênin.
- Thế tại sao cha còn mang nó vào Việt Nam? Cha có biết không, chúng con phải chiến đấu vô cùng gian khổ mà cho đến nay vẫn chưa loại bỏ được nó. Bọn mafia VN dùng nó để viết Hiến Pháp, dùng nó để mê hoặc quân đội, công an, dùng nó để vơ vét tiền của của nhân dân vào túi...
- Câm mồm ngay!
Một tiếng hét rất to. Cả tôi và HCM đều quay lại phía tiếng hét. TBT Nguyễn Phú Trọng cùng một viên sỹ quan cấp tướng, hai tay cầm hai quả trùy tiến đến ngay sát chỗ chúng tôi. Nguyễn Phú Trọng chỉ tay vào mặt tôi và nói:
– Thằng này thoái hóa tư tưởng! Mày đã ký cả vào bản Kiến Nghị 72 và vào Lời Tuyên Bố của các công dân tự do!!! Thưa Bác, sao Bác lại gặp nó! Nó là một thằng đặc biệt nguy hiểm, nhỡ nó ám sát Bác thì sao?
- Ông Trọng ạ, tôi ôn tồn nói, vừa rồi tôi đã chứng minh cho HCM nghe rằng: Chủ Nghĩa Mác - Lênin đã sai từ các tiên đề cơ bản nhất...
- Chúng tao nghe thấy hết rồi, Nguyễn Phú Trọng cắt ngang lời tôi. Mày bây giờ lại làm cho Vị Cha Già HCM cũng “tự diễn biến” phải không?
- Ông hãy tỉnh ngộ đi ông Trọng, tôi hét lên, cái CN Mác-Lê đã sai lè lè ra rồi sao các ông còn giữ lại làm gì? Hãy vất bỏ nó đi và đi theo nhân dân Việt Nam đi! Tôi quay sang phía viên sỹ quan và nói - Tôi không sợ chết nên tôi phải nói thật với ông rằng Quân đội Nhân dân VN chỉ Trung với Nước Hiếu với Dân chứ không phải Trung với Đảng ông hiểu chưa!!! Ông thử hỏi Hồ Chí Minh xem!
Nguyễn Phú Trọng liếc mắt nhìn Hồ Chí Minh một cách nham hiểm rồi ra lệnh cho viên tướng:
- Hãy giết cả hai! Trọng hét lên.
Viên sỹ quan chần chừ hất đầu về phía Hồ Chí Minh như muốn hỏi Trọng: “Đây là Hồ Chí Minh cơ mà?”. Trọng hiểu ý và nói đanh thép:
- Hồ Chí Minh mà thoái hóa tư tưởng cũng phải giết. Chúng ta sẽ vu cho Đỗ Xuân Thọ giết ông ta rồi tự sát!!!
....
Viên sỹ quan vung trùy lên...
Quả trùy bên tay phải của viên sỹ quan giáng vào đâu Hồ Chí Minh, quả bên tay trái giáng vào đầu tôi với sức mạnh của hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cộng lại
...
Tôi choàng tỉnh, người vã hết mồ hôi... Trời vẫn tối đen như mực nhưng phía trời Đông bình minh đang lên...
Văng vẳng bên tai tôi lời của Hồ Chí Minh từ cõi xa xăm: “Con đã thấy chưa, vì lợi ích của bọn Mafia trong ĐCSVN chúng có thể làm mọi thứ kể cả giết ta...”
Hà Nội, 5 giờ sáng ngày 24/3/2013
Đỗ Xuân Thọ
(Dân luận)

Nguyễn Chí Đức - Ông Nguyễn Đình Lộc hãy tự sát chính trị để chuộc lại phần nào danh dự cho chính mình

Tối qua, ngồi lai rai với một số anh em cựu biểu tình viên chống Tàu 2011-2012, bỗng nhiên chúng tôi nhìn thấy hình ảnh ông Nguyễn Đình Lộc trên bản tin truyền hình VTV. Tuy ngồi xa xa chỉ thấy hình ảnh mà không nghe rõ tiếng nhưng với dự cảm lạ, tôi đã nhận xét với anh-em rằng “kiểu này là chia để trị rồi“. Đơn giản thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông do chính quyền Cộng Sản (CS) quản lý liên tiếp đả kích, châm chọc những người ký tên trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (Kiến Nghị 72), cũng như đánh phá 1 số website/blog đăng tải kiến nghị này. Bỗng nhiên lại xuất hiện hình ảnh ông Lộc lù lù trên truyền hình thì tôi linh tính chuyện bất thường là điều dễ hiểu.
Quả nhiên, tối về xem lại bản tin thời sự này thì đúng như điều như tôi dự đoán.
Cho dù ông Lộc trả lời rất chỉn chu, xác nhận đúng việc ông đã làm trong chừng mực nhưng với sắc thái trả lời lấm lét, nhất là thái độ cười khẩy vai trò “trưởng đoàn” mà 71 người nhân sĩ-trí thức đầu tiên đã kỳ vọng và trao cho ông thì việc gây ra luồng dư luận không vui là điều dễ hiểu. Cộng đồng mạng trong đó có tôi trong buổi tối hôm qua rất bức xúc nhưng khi bình tâm lại có thể hiểu dù sao ông Lộc vẫn còn là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) và ông phải tuân lệnh đảng bất luận bài viết, lời nói đi ngược lại với lương tâm của chính mình, đi ngược lại niềm tin gửi gắm của hàng chục nghìn người cùng kí tên cũng như dư luận quan tâm đến chính trị. Điều này góp thêm minh họa sống động vì sao cuộc Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc năm xưa xảy ra kinh hoàng, gây vết thương lòng cho dân tộc Việt Nam và vết đen không thể tẩy xóa cho ĐCSVN. Bởi vì điều lệ đảng, chỉ thị-nghị quyết của đảng cấp trên là tối thượng, tuyệt đối phải thi hành bất chấp đạo lý, truyền thống dân tộc.
Tôi có thể hiểu việc ông Lộc làm nhưng tôi không thông cảm cho ông ta. Độc giả có đồng ý điều này hay không?
Không rõ tâm trạng của ông Lộc lúc này thế nào? Cũng không rõ những người đứng sau hậu trường sắp đặt câu chuyện để ông ta lên phát biểu trên truyền hình có hả hê hay đang chờ đợi phản ứng của dư luận nhằm có biện pháp đối phó tiếp theo?
Nhưng tôi có thể đoan chắc một điều: không đợi cho việc dấy lên việc tham gia góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 thì những người quan tâm đến chính trị, đa số những người bình dân nhất trong xã hội đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng Sản; khát khao về dân chủ, tự do, nhân quyền thậm chí mong muốn đổi tên/giải tán ĐCSVN là có thật và đang tăng dần lên theo năm tháng. Đó là sự thật và tôi cam đoan đó là sự thật!
Tôi không có nhu cầu truy tìm động cơ sự việc bi hài này, chẳng hạn như ông Lộc bị CS nắm bài tẩy, bị dí súng vào đầu, bất mãn một vấn đề cá nhân nào đó hay chính ông Lộc là “siêu chim mồi“? Những chuyện này với tôi và đa số mọi người đã ký tên vào tuyên bố này, kiến nghị kia liên quan đến sửa đổi Hiến Pháp 1992 không thay đổi lập trường. Vì việc góp sức cùng kí tên vào Kiến Nghị 72 nói riêng và các tuyên bố khác nói chung là tôi và những người có cùng suy nghĩ chỉ khiêm tốn muốn góp một giọt nước trong biển cả nhằm vun lại thành cơn sóng gột rửa những rác rưởi, thối nát đang làm băng hoại, khốn đốn dân tộc Việt Nam bấy lâu nay.
Ông Nguyễn Đình Lộc tay xách cặp cùng một số nhân sĩ-trí thức bị cảnh vệ ngăn chặn trước đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn. Ảnh blog xuandienhannom.
Tôi từng là người CS như ông nên tôi hiểu chỉ cần 1 lần xuống đường biểu tình chống Tàu nếu bị công an bắt và thẩm vẩn coi nhưng không bao giờ tổ chức CS tin đồng chí của mình nữa. Chưa nói trong quá khứ, CS luôn kiểm tra chéo những ai hoạt động tình báo cho chính quân đội CS bất luận có công trạng cho chế độ như thế nào, theo dõi ngầm những Việc Cộng là tù binh trong chiến tranh Nam-Bắc khi được trao trả về quê hương bản quán. Ngay cả trong giai đoạn chiến tranh biên giới với Tàu 1979, các đảng viên mà đi học bên Tàu hay có xu hướng thân Tàu cũng được chọn lọc để theo dõi, giám sát.
Giờ phút nay tôi cũng đoan chắc một điều ông Lộc không bao giờ được ĐCSVN coi trọng mà chỉ được sử dụng như công cụ, phương tiện có tính thời vụ nhằm đánh phá những lực lượng tiến bộ của dân tộc. Hiển nhiên, lúc này Ông không còn chỗ đứng được trân trọng trong hàng ngũ những người tốt muốn cải tạo xã hội. Trừ phi Ông không quan tâm đến chuyện thị phi, đến việc thao thức với tiền đồ dân tộc mà muốn sống bình lặng như bạt ngàn các cán bộ, công chức về hưu khác thì chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Nhưng nếu ông Lộc muốn sửa chữa sai lầm, góp chút tàn lực nhằm thức tỉnh những người tốt trong hàng ngũ CS thì tôi kính đề nghị ông Lộc công khai tuyên bố trên các phương tiện truyền thông rằng:
“Tôi Nguyễn Đình Lộc bắt đầu từ giờ phút... xin long trọng tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam!”
Kinh mong ông Lộc gia nhập vào “HỘI HUYNH ĐỆ LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI”. Tôi xin ủng hộ nhiệt liệt và vận động cho Ông trở thành Chủ Tịch kiêm Huynh Trưởng mà hiện nay trong thâm tâm tôi muốn vun vào cho ai đó đang huặc từng công tác trong các nghành công an/quân đội/tuyên giáo dám công khai “chối Đảng”.
Lời văn của tôi có thể trúc trắc nhưng suy nghĩ, tấm lòng của tôi là thành thật muốn giúp ông Lộc thoát khỏi tình trạng khó xử hiện nay nếu như Ông còn muốn có một tiếng nói nhằm thức tỉnh cho những người CS đang ở lại vì lý do nào đó.
Nguyễn Chí Đức
(Blog Donghailongvuongmoi)

Mỹ, Trung, Nga: chính sách ngoại giao của ba cường quốc

America-US-China
America-US-China
Ba cường quốc Mỹ – Trung – Nga đã từng một thời tạo thế chân vạc trong Chiến Tranh Lạnh. Sau khi Bức Màn Sắt bị sụp đổ tới phiên Hoa Kỳ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong một khoảng thời gian ngắn vào cuối thế kỷ 20, nhưng đến nay hai đối thủ còn lại đều tái phục hồi vai trò chủ động của mình trong nhiều diễn biến quốc tế. Tương quan lực lượng tuy thay đổi so với quá khứ nhưng cả ba quốc gia đều quen thuộc với các tính toán chiến lược nhằm gây lợi cho mình và tạo thiệt hại đến đối phương.
Điều đáng ngạc nhiên là Nga-Hoa vào thế kỷ thứ 20 vốn kêu gọi phát huy cách mạng vô sản ra toàn cầu, nhưng đến nay lại theo chính sách duy lợi nhuận (mercantile) của thị trường tự do và chủ trương không can thiệp vào nôi tình nước khác. Trong khi đó Âu-Mỹ là các nước tư bản tiên tiến hàng đầu, nhưng nền kinh tế của khối này hiện phát triển chậm đi so với hai cường quốc cộng sản và hậu cộng sản nói trên. Ngược lại Tây Phương lại đứng ra cổ vỏ cho phong trào dân chủ tự do tại nhiều khu vực như Bắc Phi và Miến Điện.
Cho dù giữa các nước đều tích cực trao đổi mậu dịch nhưng kế hoạch về an ninh của mỗi quốc gia đều bị đối phương nghi ngờ như âm mưu kềm chế lẩn nhau. Trong lúc Mỹ – Hoa có tầm nhìn xa của hai cường quốc dẫn đầu thì trái lại Nga không có được nhận thức rỏ rệt về vai trò của mình trong thế kỷ thứ 21. Tuy nhiên chính sự thiếu sót này đã giúp cho Mạc Tư Khoa có những tính toán đoản kỳ khiến bàn cờ thế giới càng thêm phức tạp.
Nga
Nga có những ưu thế về (1) tài nguyên thiên nhiên (2) công nghiệp quốc phòng (3) chiếc ghế trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ngược lại, Mạc Tư KHoa cũng phải đối đầu với ba thử thách về (a) dân số ngày càng giảm (b) nạn độc tài và tham nhũng (c) nền công nghiệp thua kém quốc tế ngoại trừ trong hai lãnh vực năng lượng và vũ khí. Tổng thống Putin biết khai thác khéo léo các lợi thế của nước Nga nhưng lại yếu kém trong việc giải quyết những vấn nạn nội bộ.
Nga là nguồn cung cấp dầu hoả và khí đốt hàng đầu đến Trung Quốc, Âu Châu và cả Nhật Bản và Nam Hàn. Tuy là nguồn lợi kinh tế chính yếu nhưng Mạc Tư Khoa sẽ không ngần ngại xử dụng như con bài chiến lược khi cần thiết.
Giá dầu khi nhảy vọt thường do khủng hoảng ở Trung Đông, hoặc nền kinh tế toàn cầu phát triễn nhanh khiến nhu cầu năng lương tăng theo. Đây lại dịp để Nga thu thêm lợi tức từ bán dầu, cho nên Mạc Tư Khoa có lý do để dùng lá phiếu phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn chận các biện pháp dứt khoát để kéo dài tình trạng bất ổn tại Trung Đông. Bên cạnh đó Nga còn phải bênh vực các khách hàng mua vũ khí tại Trung Đông, cũng như hậu thuẩn những nước như Iran và Syrie nhằm ngăn chận thế lực của Tây Phương.
Nga khai thác tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc – ASEAN – Ấn Độ để bán vũ khí cho mọi phía. Nga vận động khối BRIC (bao gồm Brazil – Nga – Hoa – Ấn) để tìm đối trọng với thế lực Âu Mỹ trong nhiều lãnh vực về kinh tế, chính trị, mậu dịch và tiền tệ.
Hai nước Nga – Hoa tạm gác qua các tranh chấp biên gới ngày nào mà Mạc Tư Khoa còn bán, và Bắc Kinh còn mua khí đốt và dầu hoả. Nga xuất cảng vũ khí để giúp Hoa Lục tăng cường khả năng quân sự đối với Mỹ – Nhật, nhưng đồng thời vẫn chuẩn bị hai vũ khí năng lượng và nguyên tử làm lá bài tẩy phòng khi Bắc Kinh trở mặt.
Nga lợi dụng tranh chấp hải phận giữa Nhật – Trung Quốc – Nam Hàn để chiếm giữ vài quần đảo của Nhật. Mạc Tư Khoa xây đường dẫn khí đốt trực tiếp sang Tây Phương chạy theo hai con đường vòng Bắc và Nam Âu, chủ đích nhằm cô lập các lân bang như Ba Lan, Georgia để biến dần thành khu vực sân nhà giống như đối với Liên Bang Xô Viết trước đây.
Vấn đề tương lai là Nga sẽ thay đổi thế nào trong giai đoạn hậu Putin? Tổng thống nước Nga hiểu rất thấu về các nhu cầu (1) xây dựng dân chủ (2) duy trì ổn định cho kinh tế (3) tăng cường tính cạnh tranh trong công nghiệp. Nhưng trước mắt ông chỉ theo đuổi những biện pháp để cũng cố uy quyền nên không ai rỏ nước Nga sẽ đóng vai trò nào về lâu dài trong thế kỷ 21.

Trung Quốc
Hoa Lục nhanh chóng nhảy vọt thành siêu cường hạng nhì và có thể qua mặt Mỹ trong vài chục năm tới đây. Tham vọng của Bắc Kinh không phải để duy trì trật tự toàn cầu hiện giời mà phải vẽ lại một bản đồ thế giới mới cho phù hợp với quyền lợi của Trung Quốc.
Mục tiêu của Bắc Kinh rất đơn giản là nhằm thực hiện Giấc Mơ Trung Quốc, trong đó nếu Hoa Lục không trở thành trung tâm vũ trụ thì ít ra cũng phải là một trong hai hay ba tâm điểm quan trọng nhất của thế giới. Trái với Nga vốn đi theo cơ hội chủ nghĩa thì Hoa Lục dù theo chính sách duy lợi nhuận nhưng lại có tầm nhìn rất dài hạn.
Nhà lãnh đạo lão thành Lý Quang Diệu nhận xét rằng Hoa Lục sẽ cố tránh chiến tranh với Mỹ. Nếu cần họ sẽ chấp nhận đứng ngang hàng với Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ 21 để có thêm thời gian chuẩn bị vươn lên hạng nhất trong thế kỷ 22!
Người viết không khỏi thán phục chính sách mềm dẽo và táo bạo của Đảng Cộng Sản Trung Hoa từ năm 1949 với hai thành quả nổi bật: (1) loại trừ được Liên Bang Xô Viết vốn là mối đe doạ sống còn từ bên ngoài, và (2) mở cánh cửa cho tư bản nước ngoài đầu tư đẻ canh tân hoá đất nước. Trong Chiến Tranh Lạnh họ đã liên kết với Mỹ để kềm chế Liên Xô thì nay họ hợp tác với Nga để tạo khó khăn cho Mỹ và Nhật.
Hai sự kiện vào năm 2001 (khủng bố tấn công vào Hoa Kỳ), và 2007 (khủng hoảng kinh tế bắt đầu tại Âu-Mỹ) là các món quà bất ngờ cho Bắc Kinh: Hoa Kỳ bận rộn đối phó với Hồi Giáo cực đoan nên không chú trọng vào vùng Đông Á, đây là thời cơ để Trung Quốc phát huy thanh thế ở Thái Bình Dương.
Ngày xưa Thành Các Tư Hản tung vó ngựa để chinh phục thế giới thì nay Trung Quốc tràn ngập địa cầu với … hàng hoá giá rẻ, cộng thêm hiện diện của cộng đồng gốc Hoa tài giỏi và chiụ khó ở khắp nơi nơi. Nhiều quốc gia dù nhìn thấy tham vọng chiến lược của Bắc Kinh nhưng không thể nào cắt đứt quan hệ thương mại với Hoa Lục. Thêm vào đó Trung Quốc tiếp tục tăng cường nhanh chóng uy thế quốc phòng và của đồng Nhân Dân Tệ cho phù hợp với vị trí của một siêu cường.
Nhiều sáng kiến để liên kết trong khối BRIC và Hợp Tác Thượng Hải được xem như nổ lực nhằm cạnh tranh với các định chế quốc tế thành hình bởi Tây Phương. Tuy nhiên thế giới hiểu rỏ ý đồ của Bắc Kinh (lấy Trung Quốc làm tâm điểm) nên các tổ chức này khó lòng được nhiều nước chấp nhận thay thế cho các cơ chế như WTO, World Bank và IMF.
Một trật tự thế giới mới do Hoa Lục thống trị rất dễ hình dung: thu hút công nghệ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ mọi lục địa; chế biến, sản xuất và bán hàng hoá ra khắp thế giới . Lợi nhuận sẽ bơm vào đầu tư, quốc phòng, chính sách tiền tệ và các nhà cầm quyền thân thiện với Bắc Kinh để bảo vệ cho guồng máy hoạt động không bị trở ngại.
Bốn mối lo tâm phúc của Bắc Kinh về chiến lược gồm (1) tránh chiến tranh với Mỹ (2) bảo vệ con đường vận chuyển dầu hoả quá dài từ Trung Đông vòng qua Nam và Đông Á (3) không trở thành mục tiêu của phong trào Hồi Giáo cực đoan một khi sự hiện diện của người Hoa ngày càng rỏ nét (4) bảo vệ một khu vực trái độn không cho phép thành hình một nước dân chủ tự do sát biên giới với Hoa Lục.
Hoa Kỳ
Đà tuột dốc của Hoa Kỳ từ vị trí siêu cường duy nhất thế giới vào đầu năm 2000, đến nay lại sa sút trong nhiều thử thách triền miên từ nội bộ ra đối ngoại thật là nhanh chóng không thể ngờ trước.
Thế giới chỉ trong 10 năm thay đổi từ đơn cực sang đa cực, nơi đó không còn một nước nào dù Mỹ hay Hoa nắm lấy vai trò thống trị. Nhịp độ rất gấp rút khiến nhiều nước cảm thấy chao đảo và tìm đến Hoa Kỳ như một cây cổ thụ để nương tựa. Tuy nhiên nước Mỹ – cũng giống như Trung Quốc – phải giải quyết nhiều mâu thuẩn nội bộ xong mới có khả năng can thiệp ra ngoại quốc một cách lâu dài.
Điều bất ngờ khác là khối dân chủ tư bản Tây Phương bao gồm Âu-Mỹ-Nhật đều mất tính cạnh tranh trước các nước đang trổi dậy ngày càng lớn mạnh. Nhiều sách vở đã phân tích về một thế giới hậu Hoa Kỳ (post-American) hay một cuộc xoay chuyển trọng tâm hành tinh từ Tây sang Đông (tetonic shift from West to East).
Sự trì trệ về kinh tế – chính trị của Âu – Mỹ – Nhật khiến mô hình dân chủ tư bản của Tây Phương mất đi ít nhiều sức hấp dẫn: nếu mục tiêu của xã hội dân chủ nhằm khai phóng cá nhân để dược tự do sáng tạo và mưu cầu hạnh phúc, thì khi áp dụng mô thức này đã giúp các khối lợi ích tranh giành quyền lợi làm xã hội bị phân hoá.
Cụ thể ngày này mỗi lần Hoa Kỳ (hay IMF) khuyến cáo các nước đang mở mang đừng lạm chi phung phí ngân sách thì nhiều chính phủ phê bình ngược lại rằng chính Tây Phương cũng không khá gì hơn.
Khác với quá khứ, mối đe dọa ngày hôm nay cho Mỹ không đến từ bên ngoài do chủ nghĩa Phát Xít (Đức Quốc Xã) hay Cộng Sản (Liên Bang Xô Viết) mà bắt nguồn từ trong chính mô hình xã hội dân chủ của Hoa Kỳ khiến nhà nước bị trì trệ không giải quyết được nhiều vấn nạn. Trường hợp này cùng đồng thời đang xảy ra tại Âu Châu và Nhật Bản.
Cho đến những năm gần đây Hoa Kỳ tưởng chừng không cách nào thoát khỏi cuộc chiến kéo dài và tốn kém với khối Hồi Giáo cực đoan do nhu cầu nhập cảng dầu hoả từ Trung Đông. Nhưng bất ngờ có phát minh đột phá về kỷ thuật khai thác dầu hỏa từ đá phiến giúp Mỹ có triển vọng trở thành một quốc gia xuất cảng năng lượng trước năm 2020. Điều này có nhiều ý nghĩa sâu xa về ngoại giao.
Do trở thành nước sản xuất dầu khí hàng đầu nên Mỹ có thể giảm nhẹ hiện diện tại các vùng Hồi Giáo ở Trung Đông và Trung Á nhằm giới hạn xung đột. Cho dù không thể nào bỏ quên khu vực này nhưng Hoa Kỳ có thêm thời gian để theo đuổi một chính sách ngoại giao dài hạn (hoặc chờ các xáo trộn lắng dần). Trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng lệ thuộc vào nhập cảng năng lượng nên sẽ phải ra mặt bảo vệ quyền lợi của mình, và dễ trở thành mục tiêu mới của phong trào Hồi Giáo cực đoan.
Một cuộc khủng hoảng giá dầu sẽ giúp cho Mỹ (và Nga) thêm lợi lộc, trong khi Trung Quốc – Ấn Độ – Tây Âu – Nhật Bản – Nam Hàn – v.v… gặp nhiều khó khăn, nhờ đó mà Hoa Kỳ có thể tăng cường uy thế chính trị trên trường quốc tế.
Thái độ hung hăng của Bắc Kinh đối với Biển Đông tạo cơ hội để Hoa Kỳ công khai chuyển trọng tâm chiến lược sang Thái Bình Dương và cũng cố quan hệ với các đồng minh lâu đời như Ấn Độ – Singapore – Úc – Nhật – Nam Hàn. Cho dù không một nước nào (kể cả Hoa Kỳ) muốn thành hình một liên minh chống Trung Quốc nhưng sự kết nối này cũng đủ để tạo áp lực không nhỏ đến Bắc Kinh.
Nhu cầu ổn định tại Trung Đông và Đông Á khiến Trung Quốc ngày càng thấy cái giá nặng nề phải trả để tiếp tục hậu thuẫn Iran và Bắc Hàn, nhưng Bắc Kinh không có biện pháp nào để thay đổi chính sách.
Kết luận
Hoa Kỳ hiện có vài lợi điểm trên chiến lược toàn cầu, nhưng các ưu thế này vẫn còn dựa trên nhiều yếu tố rất mong manh như triển vọng khai thác năng lượng từ đá phiến, và chương trình giảm bớt hiện diện ra khỏi Nam Á và Trung Đông không đưa đến những xáo trộn bất ngờ và dây chuyền.
Trái lại Trung Quốc tiếp tục dựa vào đà tiến của mậu dịch, và trong cuộc tranh chấp tại Đông Á thì Hoa Lục là nước ở gần trong khi Mỹ ở xa. Bắc Kinh có thể tập trung vào khu vực lân cận trong khi Hoa Kỳ bị phân tán từ Đông sang Tây.
Nước Nga dưới thời Putin theo cơ hội chủ nghĩa, thì sau năm 2020 sẽ thay đổi thế nào không ai rõ.
Các thế trận cho dù rất mù mờ nhưng dần thành hình. Có lẻ phải đợi thêm 10 năm nửa mới dần rỏ nét.
Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt

Vinasun và “hội chứng lãng quên” của Mai Linh

Tháng 3/2013, Vinasun Taxi ra thông báo tuyển dụng 500 nhân viên lái taxi tại các đô thị như: TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Trong khi đó, ai cũng biết người hùng một thời Mai Linh đang kỳ khốn đốn.
Trước đó từ nửa cuối năm 2012, sau thời gian dài thuộc quyền kiểm soát của Taxi Mai Linh, 4 địa điểm đón khách tại các khách sạn Legend, Movenpick, Riverside và bệnh viện FV ở TP.HCM đã rơi vào tay Vinasun. Với những vị trí mới này, Vinasun đã nâng số điểm đón khách lên con số gần 900, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, nhà ga, sân bay, bệnh viện...
Từ nhiều năm qua, Vinasun đã bám sát các mặt trận này để tăng trưởng thị phần taxi tại TP.HCM.Vào thời điểm này, Vinasun đang ở thế thượng phong, cho dù nhiều năm qua thị phần vẫn tạm đứng thứ 2 sau Mai Linh. Ngay trong năm 2011, được coi là năm không nhiều thuận lợi với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực vận tải, doanh số của Vinasun vẫn đạt gần 2.274,3 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế đạt hơn 132 tỷ đồng.
Và năm 2012, doanh thu của công ty này ước đạt 2.700 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu 2.590 tỷ đồng đã được đại hội cổ đông thông qua. Điều này cho thấy, Vinasun đang ăn nên làm ra, hoàn toàn tương phản với những gì ở Mai Linh.
Theo đó, tập đoàn Mai Linh hiện có 28.000 lao động, nợ bảo hiểm xã hội khoảng 38,7 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2012, tổng nợ phải trả của Mai Linh lên tới 2.279 tỷ đồng, gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn khoảng 1.000 tỷ đồng.

Vinasun đang ăn nên làm ra, hoàn toàn tương phản với những gì ở Mai Linh
Lãng quên những gì đã giúp mình nổi tiếng và USP
Tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu Vinasun và Mai Linh chính là hai chiến lược phát triển thương hiệu mà Mai Linh và Vinasun đã lựa chọn để đi suốt thời gian gần đây. Trong khi Vinasun kiên trì với chiến lược: Một chào bán độc nhất - USP (Unique Selling Proposition) thì Mai Linh chạy theo chiến lược mở rộng kinh doanh đa ngành.
Năm 2008, ông Hồ Huy, chủ nhân của Mai Linh đã từng tự hào nói với báo giới rằng: "Nhắc đến thương hiệu Mai Linh, người ta thường nghĩ đến taxi. Điều này mới chỉ đúng chứ chưa đủ".
Thời điểm đó, kinh doanh taxi và vận tải hành khách là lĩnh vực mang lại hiệu quả nhất của Mai Linh, chiếm 70% tổng doanh thu của tập đoàn này. Cụ thể là dịch vụ taxi, vận tải tuyến cố định, Mai Linh Express, xe cho thuê và vận chuyển khách du lịch. Trong đó, vận tải hành khách là lĩnh vực chủ lực, luôn được ưu tiên nhất trong mọi kế hoạch phát triển của Mai Linh.
Và Mai Linh khi đã lập kỷ lục với 4.000 taxi các loại, vẫn có kế hoạch phát triển lên 10.000 xe taxi và 1.000 xe tốc hành cũng như đầu tư hệ thống quản lý điều hành vận tải bằng công nghệ định vị vệ tinh GPS.
Tuy nhiên ngay năm 2008, Công ty này cũng đã bung ra các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, thương mại, đào tạo dạy nghề, du lịch, xây dựng, tư vấn quản lý... Mai Linh còn là cổ đông góp vốn vào dự án BOT cầu Phú Mỹ, Công ty Đầu tư Viettel Mai Linh và ký hợp tác toàn diện với Viettel, Vinaconex, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Đầu tư phát triển. Và Mai Linh đã từng coi phát triển đa ngành là niềm tự hào với mục tiêu chính: "Tất cả vì khách hàng".
Đỉnh điểm, Mai Linh đã sở hữu đến gần 60 công ty đa ngành theo dạng mẹ con, chưa kể các công ty "cháu" trên toàn quốc. Điều này đã làm gia tăng nhanh chóng chi phí đầu tư và quản lý của Mai Linh.
Sau 4 năm, niềm tự hào lại trở thành nguyên nhân chính làm suy yếu thương hiệu Mai Linh, thậm chí đẩy công việc làm ăn của công ty này vào đường cùng. Trong khi đó,Vinasun xây dựng thương hiệu, tập trung vào công việc duy nhất là kinh doanh taxi và nâng cấp chất lượng dịch vụ liên tục.
Ngay vào năm 2003, khi các đối thủ (trong đó có Mai Linh) đã chiếm phần lớn thị phần Vinasun này đi vào thị trường ngách khi đầu tư vào dòng xe chất lượng cao nhằm cung cấp cho người tiêu dùng dịch vụ tốt hơn với các xe Toyota Jace, kế đó là Innova J và Innova G. Thị trường này cũng chỉ tập trung vào 3 địa phương tạo ra doanh số lớn nhất mà chi phí thấp nhất là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và rất lâu sau đó mới mở tại Đà Nẵng.
Năm 2008 - thời điểm được coi là khủng hoảng kinh tế - Vinasun đầu tư mua thêm 1.052 xe Toyota. Nhưng do dùng đòn bẩy tài chính hiệu quả từ việc lấy vốn chủ sở hữu thông qua giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư kết hợp với huy động một khoản nợ vay có cân đối nên Vinasun đã có những bước đi vững chắc.
Hiện nay, công ty này đang có 4.500 xe taxi, chiếm đến 45% thị phần, đồng thời Vinasun cũng là công ty taxi duy nhất ở Việt Nam hiện tại đã niêm yết trên thị trường chứng khoán (mã chứng khoán VNS) với 680 cổ đông và tổng tài sản lên đến 1.800 tỷ đồng.
Sau 10 năm, Vinasun đang có dự định mua lại một số đối thủ cạnh tranh trong năm 2013, đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng thị trường tại Cần Thơ và sau đó có thể vươn ra miền Bắc. Khi giá trị thương hiệu của Vinasun taxi đạt đỉnh cao thì Mai Linh lại suy yếu vì căn bệnh mà giới kinh doanh thế giới gọi là "Lãng quên những gì giúp mình nổi tiếng - FWMTF - Forgot what made them famous syndrome)
Điều gì sẽ diễn ra khi "thay chủ, đổi ngôi"?
Mai Linh là thương hiệu nổi trội đầu tiên trên thị trường vận tải taxi, vận may của Mai Linh chính là công ty này có đủ thời gian để thiết lập tên tuổi trong tâm trí khách hàng.
Ban đầu, chính Mai Linh đã đi theo chiến lược USP. Tuy nhiên, kinh doanh đa ngành đã làm thương hiệu Mai Linh trở nên suy yếu vì đánh mất yếu tố riêng biệt.
Hiện nay, vấn đề đáng quan tâm chính là Vinasun sẽ giải bài toán của Mai Linh như thế nào? Bởi khi đã là "người dẫn đầu" sẽ luôn phải là người định hướng cho các bước phát triển kinh doanh mới khi bản thân ngành kinh doanh taxi ở Việt Nam vốn là ngành có tỷ suất lợi nhuận không cao và chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Thứ hai, cho dù đã có sự tập trung và tạo ra sự khác biệt, Vinasun sẽ luôn phải đối diện với việc vừa phải liên tục tạo ra những nét khác biệt mới, lại vừa phải phù hợp với khách hàng.
Bởi vậy, các nhà quan sát cho rằng, Vinasun sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi thực sự tiếp nhận ngôi "vua" từ Mai Linh trong thời gian tới. Căn bệnh "Lãng quên những gì giúp mình nổi tiếng - FWMTF" của Mai Linh là lời nhắc nhở quý báu cho Vinasun trong tương lai.
(Doanh Nhân) 

Viễn cảnh Hà Nội: Doanh nghiệp giữa người nghèo ở đô thị vào năm 2035

Thủ đô của Việt Nam đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Cái nhìn và cảm nhận về thành phố đang đổi khác, người dân ngày càng nâng cao sở thích và nhu cầu của mình. Điều này đặt ra những rủi ro và thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt. Do vậy, những lựa chọn của các nhà quy hoạch thành phố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của Hà Nội, một đô thị hiện đại và toàn diện.

Hanoi_market
Hình minh họa
Một khảo sát của Cơ quan Quan sát Hiện trạng châu Á chỉ ra rằng các dịch vụ y tế, trường học, cơ hội nghề nghiệp và các dịch vụ tài chính hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghèo. Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này là cực kỳ cấp bách do áp lực dân số gây ra bởi sự di cư của người dân nông thôn ra thành thị. Các chính sách hiện hành sẽ không mang lại hiệu quả: việc giải tán các khu ổ chuột và hạn chế trợ cấp của chính phủ là phương án tạm thời để đẩy bớt lượng người nhập cư vào thành phố, tuy nhiên, những giải pháp đó không phù hợp với vai trò của thành phố.

Để trang bị cho các nhà hoạch định một khung chính sách, chúng tôi đã đưa ra bốn viễn cảnh cho Hà Nội, được xây dựng tập trung theo hai vấn đề chính:

1)    Tốc độ di cư từ nông thôn ra thành thị và hậu quả của nó đối với cơ sở hạ tầng đô thị.

2)    Phương pháp cung cấp dịch vụ cho người nghèo tại thành phố.

Cả hai vấn đề này đã được thảo luận tại bản tin số 18 của chúng tôi về vấn đề trao quyền cho người nghèo tại Hà Nội. Sự kết hợp của những yếu tố này đưa ra bốn viễn cảnh khác nhau:

Viễn cảnh 1: Tăng trưởng toàn diện có kiểm soát
Viễn cảnh 2: Tăng cường khả năng tự chủ
Viễn cảnh 3: Cải thiện thông qua loại trừ  
Viễn cảnh 4: Sự cố không thể tránh khỏi

Viễn cảnh 1: Tăng trưởng toàn diện có kiểm soát

Để đơn giản hóa việc so sánh các viễn cảnh này, ba tiêu chuẩn sau sẽ được sử dụng để đánh giá các kết quả khác nhau: tốc độ tăng trưởng kinh tế (P), tính toàn diện của nền kinh tế (I), và chất lượng cuộc sống của nhóm có thu nhập thấp nhất (QoL).

Tốc độ di cư nhanh chóng từ nông thôn ra thành thị thúc đẩy cơ sở hạ tầng đô thị bắt kịp với mức độ dân số. Ngoài ra, chiến lược phối hợp trao quyền sẽ cho phép người nghèo tham gia vào quá trình phát triển Hà Nội thành một đô thị năng động với một nền kinh tế mạnh mẽ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớn. Sự tồn tại của các trung tâm đào tạo chính phủ và phi chính phủ đồng thời sẽ đảm bảo cho các doanh nhân nhỏ học hỏi được kỹ năng cần thiết để phát triển doanh nghiệp của họ.

Mức độ dân số được kiềm chế sẽ tạo thuận lợi cho việc kiểm soát cạnh tranh và mang lại biên lợi nhuận lớn hơn cho các thương nhân nhỏ như người bán rong, chủ ki ốt, tài xế. Việc tiếp cận đào tạo thực tế, ngay cả đối với những người ít học cũng sẽ tăng cơ hội việc làm cho các nhóm thu nhập thấp nhất. Với khả năng chi trả các dịch vụ cơ bản, nhóm này sẽ đạt được hội nhập và vốn xã hội cao hơn trong khu vực.

“Người nghèo” sẽ có được mức độ hòa nhập tốt về xã hội cũng như kinh tế. Tuy nhiên, những lợi ích này đi kèm với sự đánh đổi một lượng người sẽ bị từ chối nhập cư vào thành phố. Ngoài ra, các yêu cầu điều chỉnh chính sách cũng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế do sự chuyển hướng từ mục tiêu tăng trưởng GDP nghiêm ngặt.

Biện pháp chính sách:

Viễn cảnh này đòi hỏi giải pháp để khai thác và kiểm soát xu hướng đô thị hóa nhanh chóng, một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Một chính sách mà đã được thông qua tại Lào, đang tạo ra các thành phố cấp hai ở các bộ phận khác nhau của đất nước nhằm đánh lạc hướng sự chú ý vào các thủ đô lớn. Việc cải cách chính sách để thu hút doanh nghiệp vào các thị trấn nhỏ, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các khu vực kém phát triển có thể mang lại kết quả cho biện pháp này.

Viễn cảnh này cũng đòi hỏi sự đầu tư lớn vào đào tạo kỹ năng và xây dựng năng lực cho người nghèo ở đô thị ngoài việc tạo ra một môi trường kinh doanh hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small-Medium Enterprises). Về câu chuyện thành công trong các chương trình đào tạo kỹ năng lớn, các nhà hoạch định có thể lấy cảm hứng từ chính sách học nghề và các chương trình tái đào tạo ở Mỹ và các hệ thống phúc lợi ở châu Âu. Trong ngắn hạn, việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ cơ bản cho người nghèo ở đô thị vẫn được yêu cầu trong khi chờ tỷ lệ người tham gia các chương trình đào tạo tăng lên.

Viễn cảnh 2: Tăng cường khả năng tự chủ

Ở viễn cảnh này, các nhà quy hoạch thành phố nắm bắt hai xu hướng. Họ coi tốc độ di cư nhanh chóng từ nông thôn ra thành thị như một cơ hội để phát triển thành phố thành một thị trường sôi động và là động cơ tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức công cộng nhận thấy sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người nghèo ở đô thị, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phụ thuộc. Các chương trình mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập xã hội của người di cư từ nông thôn ra thành thị vào nền kinh tế và hỗ trợ trên diện rộng đối với các sáng kiến ​​đào tạo và làm việc với người nghèo sẽ được thực thi. Chiến lược phát triển của thành phố sẽ dựa vào các doanh nhân, doanh nghiệp xã hội và ở phạm vi rộng rộng hơn cho các cơ hội đào tạo giá cả phải chăng hoặc miễn phí cho người nghèo tại Hà Nội. Thay vì cung cấp tận tay, sự hỗ trợ cho người nghèo đô thị sẽ tập trung nâng cao năng suất và sự tự chủ. Trong khi các khu nhà ổ chuột và điều kiện sống nghèo nàn có thể là tạm thời, theo thời gian sẽ được cải thiện nhờ mức thu nhập gia tăng của người nghèo. Chất lượng cuộc sống sẽ thấp hơn một chút do tác động của sự đông đúc, ô nhiễm môi trường và điều kiện sống khó khăn, tuy nhiên sẽ có những cải tiến khi cơ sở hạ tầng bắt kịp với xu hướng dân số.

Biện pháp chính sách:

Để có thể chuyển từ một khuôn mẫu truyền thống – phân phối dịch vụ kém, loại trừ xã ​​hội cao và hạn chế cơ hội đối với người nghèo đô thị sang một viễn cảnh với khả năng tự chủ cao, các nhà hoạch định chính sách Hà Nội phải tạo nên một bước đột phá mới, bởi vì mô hình này trước đây chưa được áp dụng.

Các nhà quy hoạch phải cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nhân nhỏ, họ đại diện cho sự thay đổi từ mô hình tăng trưởng kinh tế do các doanh nghiệp lớn chi phối. Điều này có thể gây rắc rối với các doanh nghiệp lớn, do đó mà hậu quả chính trị cũng phải được giải quyết.

Việc trao sự tự chủ cho các nhóm thu nhập thấp hơn không phải đơn giản mà cũng không dễ dàng, vì nó yêu cầu thiết lập và mở rộng các cơ hội đào tạo và thúc đẩy các doanh nghiệp xã hội tuyển dụng số lượng lớn người di cư. Khía cạnh này có thể mô phỏng các mô hình tại Bangladesh, nơi các doanh nghiệp xã hội đang phát triển mạnh và tạo ra nguồn việc làm lớn cho người nghèo.

Viễn cảnh 3: Cải thiện thông qua loại trừ

Viễn cảnh thứ ba là làm chậm lại việc di cư từ nông thôn ra thành thị thông qua các chính sách kiểm soát và loại trừ. Điều này sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống cho người dân gốc Hà Nội, khi đảm bảo được mật độ dân số và sự cạnh tranh thấp nguồn tài nguyên khan hiếm. Tuy nhiên, điều này sẽ ngày càng cách ly người nghèo đô thị ra khỏi cộng đồng. Những yếu kém trong việc cung cấp dịch vụ sẽ được giải quyết thông qua việc mở rộng dịch vụ trực tiếp và các chương trình phúc lợi xã hội. Các dịch vụ của chính phủ như chăm sóc sức khỏe, điện và nước sẽ được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, cùng với các dịch vụ cung cấp của tổ chức phi chính phủ cho các lĩnh vực còn lại. Trong ngắn hạn, điều này sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân của thành phố, đặc biệt là người nghèo. Tuy nhiên, việc duy trì những thành quả này đặt một gánh nặng lên ngân sách công của nhà nước.

Nhìn chung, chất lượng cuộc sống có thể chấp nhận đối với các nhóm thu nhập thấp. Dù người nghèo tại Hà Nội có thể sẽ tồn tại mà không cần những dịch vụ này, nhưng họ vẫn phải chịu đựng sự loại trừ xã hội và trở nên ngày càng phụ thuộc vào chính phủ, và không có triển vọng thực sự của việc cải thiện sinh kế. Hệ thống bảo vệ toàn diện xã hội đã làm giảm đi một số tác động tiêu cực, nhưng sẽ không giải quyết được sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội đang gia tăng trong thời hạn lâu dài. Cuối cùng, với sự ưu tiên vào các doanh nghiệp lớn và các mô hình phát triển kinh tế truyền thống, tăng trưởng kinh tế sẽ cao, nhưng không được toàn diện và dẫn đến sự phân tầng xã hội.

Biện pháp chính sách:

Đây là mô hình phát triển tương tự như mô hình tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc. Di cư từ nông thôn ra đô thị sẽ bị hạn chế với các tiêu chí chặt chẽ và trở ngại quan liêu để giải quyết bên trong phạm vi thành phố. Tuy nhiên, tình hình tại Trung Quốc cho thấy điều đó có nguy cơ sẽ tạo ra một lớp lớn người di cư bất hợp pháp.

Giải pháp kinh tế sẽ tiếp tục tập trung vào đầu tư quy mô lớn và một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn. Chính phủ sẽ sẵn sàng đầu tư vào cung cấp dịch vụ trực tiếp và mở rộng khả năng tiếp cận và chất lượng cho nhóm di cư.

Viễn cảnh 4: Sự cố không thể tránh khỏi

Viễn cảnh cuối cùng sẽ thành sự thật nếu quá trình đô thị hóa nhanh chóng tiếp tục và chính phủ duy trì cách cung cấp dịch vụ truyền thống tại Hà Nội. Đây là viễn cảnh “kinh doanh như cũ” và “không có gì mới”, nhấn mạnh sự không bền vững của các chính sách trong bối cảnh của các xu hướng, vấn đề và quỹ đạo chính hiện nay. Những thách thức hiện tại như điều kiện sống đô thị nghèo nàn, thiếu thốn dịch vụ và loại trừ kinh tế sẽ xấu đi theo thời gian khi sự phát triển cơ sở hạ tầng đấu tranh để theo kịp với sự gia tăng dân số. Tắc nghẽn và sự cố thường xuyên về cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, vệ sinh môi trường, và giáo dục chuyển hướng cung cấp dịch vụ tư nhân dành cho các cư dân giàu có của Hà Nội. Điều kiện sống trong các khu phố nghèo hơn sẽ xấu đi và khu định cư ổ chuột sẽ hình thành. Các dịch vụ công cộng cho người nghèo sẽ trở nên khó tiếp cận và chất lượng thấp do ảnh hưởng tình trạng quá tải.

Nhìn chung, chất lượng cuộc sống sẽ thấp giữa các nhóm thu nhập khác nhau, thậm chí với cả những người giàu có hơn do tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm cao hơn và tỷ lệ tội phạm gia tăng. Thành phố sẽ ngày càng phân cách về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Trong trung hạn, nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng cao, nhưng cuối cùng vấn đề cơ sở hạ tầng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng của thành phố. Về bản chất, viễn cảnh này là vấn đề của hầu hết các siêu đô thị hoạch định kém như Mexico City, Jakarta, hay Manila.

Biện pháp chính sách:

Chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy hiện đại hóa đô thị, thường là tập trung vào các nhóm ít giáo dục và chịu thiệt thòi. Ảnh hưởng của dân số đông đúc sẽ được giải quyết “sau khi xong việc” một cách dứt khoát thông qua giải phóng mặt bằng và chỉnh đốn các khu ổ chuột. Cung cấp dịch vụ sẽ chuyển dịch theo hướng thương mại hóa hơn nữa để cải thiện cơ sở hạ tầng vốn đang thiếu thốn và chất lượng thấp của thành phố.

Hướng tới một kết quả mong muốn

Rõ ràng là các nhà hoạch định đang phải đối mặt với áp lực to lớn để đưa ra quyết định có thể thay đổi quỹ đạo phát triển hiện tại của Hà Nội. Trong số bốn viễn cảnh trên thì viễn cảnh thứ tư là không được mong muốn nhất. Ba viễn cảnh còn lại có ưu và nhược điểm riêng. “Tăng trưởng có kiểm soát và toàn diện” làm suy giảm tiềm năng phát triển của thành phố, “tăng cường khả năng tự chủ” đòi hỏi nỗ lực nhiều nhất từ ​​chính phủ, trong khi “cải thiện thông qua loại trừ” có thể gây thêm phức tạp về mặt chính trị.

Việc lựa chọn giữa các viễn cảnh yêu cầu các buổi đối thoại ở phạm vi rộng và sự hợp tác chiến lược với các bên liên quan, bao gồm cả người nghèo. Thật không may, tiếng nói của người nghèo đô thị thường ít có trọng lượng đối với việc lựa chọn con đường phát triển trong tương lai. Chúng tôi hy vọng rằng những viễn cảnh này phần nào tác động đến công chúng và khởi đầu cho một cuộc đối thoại mới để quyết định tương lai mà các nhà hoạch định chính sách và người dân Hà Nội hình dung cho chính mình.

Tiêu chuẩn để đánh giá viễn cảnh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Một mô hình phát triển tập trung vào năng suất tối đa và tốc độ tăng trưởng GDP nhanh chóng thường dẫn đến các yếu tố bên ngoài không mong muốn như sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội cao hơn, suy thoái môi trường hoặc khai thác tài nguyên. Việc chọn lựa các phương án thay thế toàn diện là có thể, nhưng không được làm chậm tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần phải có một tiêu chí quan trọng khi phản ánh về các biện pháp chính sách trong tương lai.

Tính toàn diện

Trong bối cảnh cải thiện sinh kế cho người nghèo đô thị, tính toàn diện của nền kinh tế cho các nhóm thu nhập thấp nhất là rất quan trọng. Họ cần phải có một cấu trúc hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh và đào tạo và cơ hội việc làm đủ để tự thoát khỏi nghèo đói. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng dựa vào “thuyết khuếch tán lợi ích” sẽ không thành công.

Chất lượng cuộc sống cho các nhóm thu nhập thấp nhất

Điều kiện sống cho người nghèo đô thị trong các siêu đô thị đang phát triển nhanh chóng ở các nước đang phát triển là rất khắc nghiệt. Mô hình cứ điểm lịch sử cho thấy mức độ loại trừ dịch vụ rất cao và mức độ phát triển con người rất thấp, đặc biệt là ở các khu ổ chuột. Tiêu chí này được liên kết và bổ sung vào các tiêu chí toàn diện, nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi các gói biện pháp chính sách khác nhau.

 
nguyen nghia chuyển ngữ, CTV Phía Trước 

© Bản tiếng Việt TC Phía trước
 

25 điểm tương đông giữa Chavez và Putin

Ảnh minh họa.
Mặc dù tất cả những kẻ độc đoán đều có chung một khuôn cơ bản, nhưng sự tương đồng giữa Tổng thống Chavez và Vladimir Putin đặc biệt đáng nổi bật. Sau đây là 25 điểm tương đồng giữa hai người:
1. Cả hai xuất thân trong gia đình có thu nhập thấp. Thuở thiêu niên, Chavez bán kẹo trên hè phố để bù thêm vào thu thu nhập của gia đình. Ptutin mô tả trong tiểu sử tự thuật của mình: “Con người Đệ nhất” ông ta lớn lên như thế nào trong một căn hộ chung cư không có nước nóng và thường xuyên phải đuổi chuột ở lối ra vào chung cư – và một lần, một con chuột cống to đuổi ông ta chạy.
2. Cùng nắm quyền năm 1999, cả hai nhà lãnh dạo này đều may mắn nhờ giá dầu thế giới tăng cao trong những năm 2000. Tổng doanh thu từ dầu của Venezuela dưới thời Chavez khoảng 1 nghìn tỉ (trillion) đô-la Mỹ. Dưới thời Putin, doanh thu từ dầu cho đến nay khoảng 2 nghìn tỉ. Cả hai sử dụng nguồn thu đồi dào này để mua sự ủng hộ chính trị cho bản thân từ mọi thành phần trong một đất nước mà người dân hoàn toàn quen lệ thuộc vào Nhà nước.
3. Chavez quốc hữu hóa ExxonMobil, Chevron và các công ty dầu nước ngoài khác. Putin quốc hữu hóa Yukos. Khi sự kiểm soát của nhà nước đối với khu vực dầu mỏ ở cả hai nước tăng lên, vốn đầu tư, sản lượng đều sụt giảm, và thất thoát vốn càng tăng. Ở cả hai nơi, sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế đều trên 50%.
4. Trong suốt thời gian cai trị của hai người, cả hai dân tộc đều bị... “lời nguyền dẩu mỏ”, trong đó nạn giật gấu vá vai thống trị nền kinh tế, các khu vực phi dầu mỏ mất khả năng cạnh tranh, và hầu hết của cải được phân chia lại, phung phí hoặc bị đánh cắp chứ không sinh thêm ra.
5. Khoảng thời gian hầu hết những năm 2000, Chavez trợ giá dầu cho Cuba trị giá khoảng 3 tỉ USD mỗi năm. Putin cũng cho Belarus khoản trợ giá dầu khoảng 3 tỉ USD cùng khoảng thời gian này. Khoản trợ giá giúp kinh tế Cuba và Belarus khỏi chìm.
6. Như một chế độ khép kín, hai quốc gia giàu có dầu mỏ này ít khi minh bạch tài chính nên nạn tham nhũng biển thủ cao ngất ngưởng dưới sự cai trị của hai người. Venezuela đứng 165 trong bảng xếp hạng tham nhũng của Minh bạch Quốc tế (Transparency International) năm 2012, còn Nga là 133.
7. Số lượng công chức quan liêu ở mỗi nước đều tăng gấp đôi. Năm 2012, Venezuela xếp thứ 180, Nga 112 trong bảng Chỉ số Thuận lợi Kinh doing của Ngân hàng Thế giới.
8. Cả hai nhà lãnh đạo có chung sở thích là thuyết âm mưu. Chavez nói rằng Hoa Kỳ định ám sát ông ta mấy lần, ngay cả cái chết (vì ung thư) của ông ta cũng được gán cho là do tình báo Mỹ đã cấy gene gây ung thư cho ông ta. Chavez cũng nói Quỹ Quốc gia vì Dân chủ của Mỹ âm mưu cuộc đảo chính bất thành năm 2002, và nạn thường xuyên mất điện cũng do CIA. Trong khi đó, Putin, những nhà phân tích thân Kremlin và truyền thông Nga do Nhà nước kiểm soát thổi vào tai mọi người rằng Mỹ đang phát động cách mạng màu ở Nga bằng việc cấp tiền cho các tổ chức phi chính phủ, các lãnh tụ đối lập và những người phản đối ông ta.
9. Cả hai người tự đắc là đã đứng lên chống lại Mỹ bằng những lời lẽ bốc lửa và mị dân. Trong khi phát biểu tại Liên Hiệp Quốc năm 2006, Chavez ví Tổng thống Bush là “quỷ” và “bục diễn giả vẫn còn bốc mùi trứng thối” sau khi ông Bush phát biểu ngày hôm trước. Chavez còn gọi Mỹ là “sự đe dọa lớn nhất đối với hành tinh của chúng ta”. Trong khi đó, Putin ví chính sách đối ngoại của Mỹ với Quốc xã Đệ tam trong diễn văn Ngày Chiến thắng 2007, gọi Mỹ là “ông chủ duy nhất” trên đấu trường quốc tế trong diễn văn tại Munich 2007 và gọi Mỹ là “ăn bám” vào kinh tế thế giới trong phát biểu năm 2011.
10. Cả hai đều là trung tá.
11. Thể hiện là một con người mạnh mẽ, Chavez là mẫu hình ‘Thủ lĩnh’ (caudillo) cho Mỹ Latinh, Putin là hình mẫu ‘Thủ lĩnh’ (vozhd) kiểu Nga.
12. Chavez thiết lập chavismo, một lý thuyết chính trị dựa trên phúc lợi xã hội, vai trò Nhà nước mạnh trong nền kinh tế, và chủ nghĩa tự do chống Mỹ. Putin tạo ra Chủ nghĩa Putin, xây dựng trên tư bản nhà nước, chính phủ đồ sộ dựa trên cấu trúc quyền lực thang bậc và nhà nước độc đảng, chống Mỹ và phát triển mạnh giới an ninh mật vụ (Siloviki).
13. Cả hai đều dùng những kẻ có tư duy cũ mòn và mất nhuệ khí làm cơ sở chính trị. Chavez tán tỉnh người nghèo, thất nghiệp và thất học bằng luận điệu chống chủ nghĩa đế quốc và sự bá chủ thế giới của Mỹ. Putin kêu gọi người Nga, những người đang cay cú mất vị trí siêu cường và thất bại trong Chiến tranh Lạnh và những kẻ đang nuối tiếc Liên Xô. Putin cố nâng tinh thần của họ bằng việc khuyếch trương tinh thần đại Nga và khuấy động tâm lý chống Mỹ.
14. Thái độ chống Mỹ của cả hai đều đạo đức giả. Chavez bán 1 triệu thùng dầu mỗi năm cho Mỹ, tức là 10% số dầu Mỹ nhập khẩu hàng năm. Tay chân thân tín trong bộ máy của Putin thì mua những ngôi nhà xa hoa ở New York, Florida và California, và gửi con đến học tại các trường đại học của Mỹ.
15. Chavez nói người Venezuela bị bần cùng hóa bởi những chính sách tân tự do của những năm 1990. Putin đổ lỗi nạn nghèo khổ của đất nước cho sự thối nát và những cải cách kinh tế tự do và việc tư nhân hóa của “những năm 1990 hoang dã”.
16. Cả hai rất khoái chí đóng vai Robin Hood. Chavez “dân chủ hóa thu nhập dầu mỏ” bằng việc quốc hữu hóa các tài sản nước ngoài và lấy tiền đó mua nhà cho không người nghèo. Trong buổi đối thoại hàng năm trên điện thoại tháng 12/2009, Putin nói một phần số tiền mà Yukos đã “đánh cắp của nhân dân” đã được Nhà nước dùng để mua nhà mới và sửa nhà cũ (?).
17. Cả hai đều níu chặt vào não trạng pháo đài bị bao vây. Chavez nói, “Venezuela đã quen tự bảo vệ mình… và quen chiến đấu chống đế quốc. Chúng ta phải sẵn sàng chống quân xâm lược (Mỹ)”. Trong bài phát biểu tại sân vận động Luzhniki nhân Ngày Những người Vệ quốc, Putin nói, “trận đánh của nước Nga vẫn tiếp tục,” ám chỉ Mỹ can thiệp vào nội tình nước Nga. Putin kết thúc diễn văn bằng câu “Chúng ta sẽ chết để bảo vệ Moscow như những người anh em của chúng ta đã làm!” là câu nói của Mikhail Lermontov, ngầm ví cuộc chiến của Nga chống Mỹ với chiến tranh chống Pháp năm 1812.
18. Cả hai đảm bảo Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các nguồn thông tin chính. Nga xếp thứ 142 trong bảng Chỉ số xếp hạng Tự do Báo chí năm 2011-2012, trong khi Venezuela là 120 (khá hơn một chút - ND).
19. Chavez trục xuất Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Putin trục xuất USAID.
20. Chavez có chương trình “Chào Tổng thống”, chương trình TV hàng tuần, mỗi buổi kéo dài 6 tiếng. Putin tổ chức họp báo quốc tế mở rộng và đối thoại hàng năm, mỗi buổi kéo dài 4 tiếng.
21. Sự nổi tiếng của cả hai vị xây dựng trên thói sung bái cá nhân. Khẩu hiệu thông dụng của những ủng hộ viên của Chavez là “Có Chavez, có mọi thứ; không có Chavez chẳng có gì”. Trong chiến dịch bầu cử tổng thống 2012, những ủng hộ viên của Putin biểu tình dưới khẩu hiệu: “Nếu không Putin thì còn ai?”.
22. Nhiều ủng hộ viên của Chavez nói ông ta đươc Chúa phái xuống để giúp người nghèo. Còn Giáo chủ Kirill năm 2012 gọi thời kỳ Putin là “sự kì diệu của Chúa”.
23. Chavez là tay độc tài phóng túng, còn Putin là một Nga hoàng tốt bụng, và cả hai được coi là cha của dân tộc mình.
24. Chavez hát các ca khúc Mỹ Latinh, cưỡi xe tăng và máy bay lên thẳng. Còn Putin hát "Blueberry Hill", cưỡi mô tô Harley-Davidson với nhóm “Sói đêm” và lái MiG-29.
25. Chavez sáng chế “nền dân chủ Bolivar”. Putin sáng chế “dân chủ có chủ quyền”.
Trong tất cả những điểm tương đồng giữa hai người, có một sự khác biệt rõ rệt: Chavez đã rời bỏ sân khấu chính trị – mặc dù ngoài ý muốn – trên đỉnh cao của sự nổi tiếng. Nhưng Putin vẫn còn bám níu vào quyền lực và đã ăn lạm quá mức sự nổi tiếng của mình, mà đỉnh điểm là 2007. Theo một thăm dò của Trung tâm Levada ngày 13/2, uy tín của Putin rơi xuống mức thấp chưa từng thấy. Chỉ còn 32% người nói sẽ bỏ phiếu cho Putin nếu bầu cử hôm nay.
Nếu xu hướng này tiếp tục và nếu Putin vẫn một mực muốn ở lại năm năm hoặc 11 năm nữa, thì sự khác biệt nữa giữa Chavez và Putin sẽ xuất hiện: Chavez sẽ được nhớ bởi nhiều người Venezuela thu nhập thấp như một anh hùng dũng cảm chống Mỹ và cho hàng triệu người thoát nghèo, trong khi Putin sẽ được nhớ đến như một Leonid Brezhnev, kẻ bám víu lấy quyền lực quá ngưỡng với sự đình đốn kinh tế kéo dài và sự cô lập toàn cầu.

Nguồn: M.B./Thời báo Moscow
(BVN)

Phía Sài Gòn từng nhìn cuộc xâm chiếm Hoàng Sa thế nào?

Có lẽ câu chuyện chiếm các hòn đảo trên Biển Đông, như họ đang chiếm giữ bây giờ, thực tế chỉ bắt đầu khi Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, với tư cách là một nước trong phe Đồng Minh, giải giáp quân đội Nhật chiếm đóng trên đó.

Tuanvietnam xin giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu bản đồ Nguyễn Đình Đầu, liên quan tới quá trình xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Lợi dụng giải giáp quân Nhật, Trung Quốc bắt đầu chiếm Biển Đông

Theo nghiên cứu của ông, các thế hệ cầm quyền ở Trung Hoa lục địa đã bắt đầu quá trình chiếm hữu Biển Đông từ bao giờ?

Có lẽ câu chuyện chiếm các hòn đảo trên Biển Đông, như họ đang chiếm giữ bây giờ, thực tế chỉ bắt đầu khi Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, với tư cách là một nước trong phe Đồng Minh, giải giáp quân đội Nhật chiếm đóng trên đó. Và, từ đó, để hợp pháp hoá việc chiếm hữu, họ đã cho vẽ trên bản đồ cái "đường lưỡi bò".

Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 có dính đến Á Đông, bởi Nhật Bản ở Á Châu trong phe trục, nên ở Á Châu phe Đồng Minh đã kéo Trung Quốc (Trung hoa Dân quốc), tuy là nước lớn nhưng non yếu, tham gia liên minh kháng Nhật. Chính vì vậy, Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch trở thành một trong 5 cường quốc, sau khi Chiến tranh Thế giới Thứ Hai kết thúc, thuộc bên chiến thắng.

Trước đó, khi Pháp xâm chiếm nước ta, họ đã điều đình với triều đình Nhà Thanh để quốc gia phương Bắc này thôi không coi Việt Nam là nước phải triều cống. Đổi lại, Nhà Thanh đã lợi dụng đòi cắt một số phần đất ở phía Bắc của chúng ta. Tuy rằng hiện nay chúng ta vẫn công nhận cái biên giới lịch sử do Pháp và Nhà Thanh quyết định với nhau, nhưng phải khẳng định rằng khúc đó mất khá nhiều.

Tại sao ông lại đoan chắc như vậy?

Tôi đã nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc này, mà ta quen gọi là Nam Tiến. Đặc biệt là từ 1611, khi Nguyễn Hoàng đặt ra phủ Phú Yên. Cho đến 1698, các Chúa Nguyễn nâng diện tích nước mình lên gấp đôi.

Nhưng chính trong thời gian nội chiến, khoảng 300 năm, nước mình rất là phát triển. Nghiên cứu các bản đồ đó với các bản đồ sau này, nước ta thời đó to hơn nước ta trên bản đồ Đông Dương của người Pháp. Chúng ta phải tôn trọng biên giới lịch sử, nhưng trước khi có biên giới lịch sử ấy, nước ta to hơn nhiều.

Đến năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng, phe Đồng Minh phân công quân đội Tưởng Giới Thạch giải giáp quân đội Nhật ở bắc vĩ tuyến 16, còn Anh ở nam vĩ tuyến 16. Tưởng Giới Thạch nhân cơ hội đó thực hiện mưu đồ chiếm các hòn đảo trên Biển Đông, bởi vì tham vọng chiếm lãnh thổ trên đất liền không thực hiện được.


Nhà nghiên cứu bản đồ Nguyễn Đình Đầu. Ảnh: Huỳnh Phan
Lý do?

Lúc đó, người Pháp đã thoả thuận với người Anh để quay trở lại Đông Dương, và tiếp tục chiến tranh.

Sau cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, nước Việt Nam đã bị tạm chia làm 2 phần, theo Hiệp định Geveva 1954. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà quản lý. Trong khoảng thời gian đó, việc thực thi chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hoà như thế nào?

Ngay từ đầu, ông Ngô Đình Diệm có ý thức rất lớn về lãnh thổ, lãnh hải. Ngay khi lên cầm quyền, năm 1956 ông Ngô Đình Diệm đã thực hiện ngay việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, thay thế cho Chính phủ Bảo Đại. Ông cho quân đội khai thác phân chim ở Hoàng Sa. Cùng năm đó, quân đội Sài Gòn cũng đến đóng ở Trường Sa.

Hãy quay ngược lại thời kỳ chiến tranh chống Pháp, khi cụ Hồ Chí Minh còn ở An toàn khu, có một hội nghị quốc tế ở San Fransisco vào năm 1951. Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại, do Pháp bảo trợ, là Trần Văn Hữu công bố Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Không có nước nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Tức là chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa được công nhận theo luật pháp quốc tế.

Đến đầu năm 1973, hiệp định Paris được ký, để Mỹ rút quân, và thực hiện hoà giải hoà hợp dân tộc. Năm sau, Trung Quốc chiếm nốt nhóm đảo Hoàng Sa của quần đảo này. Rồi sự kiện đầu năm 1988, khi họ lại tiếp tục dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa thì chắc anh rõ rồi, tôi không phải nhắc lại nữa.

Tôi từng nghĩ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa cho Bắc Việt Nam

Hồi năm 1974, trong Sài Gòn nhìn nhận cuộc xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc như thế nào?

Riêng tôi, tôi nghĩ là Trung Quốc chiếm hộ rồi trao lại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiều người trong Nam vẫn nghĩ những người cộng sản Trung Quốc và những người cộng sản miền Bắc là anh em với nhau, giữa những người cộng sản với nhau tình thương còn hơn giữa những người cùng một nước, tức là tình đồng chí còn cao hơn tình đồng bào.

Thế đến bao giờ thì ông mới ngã ngửa ra rằng Bắc Kinh họ cướp Hoàng Sa không phải cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà?

Khá lâu. Giải phóng xong rồi, dân chúng vẫn không được thông tin công khai là Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Chỉ đến khi xảy ra hiệp định hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô, và cuộc chiến biên giới phía Bắc đầu năm 1979, thì lúc đó tôi mới hiểu rõ mối quan hệ phức tạp giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Lúc bấy giờ tôi mới hiểu thực ra Trung Quốc đã quay lại chủ nghĩa Đại Hán ngày xưa. Tức là họ lại muốn bành trường.

Tôi có nói chuyện với một số cựu phóng viên chiến trường Mỹ, trong đó có một người quen của ông là Mike Morrow (một trong hai sáng lập viên của Dispatch News Service - hãng tin đầu tiên phanh phui ra vụ thảm sát Mỹ Lai - TG). Họ đều nói rằng chỉ khi Mao Trạch Đông bắt tay Nixon ở Thượng Hải, họ mới thực sự tin rằng cuộc chiến tranh do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành là để thống nhất đất nước, chứ không phải là một cuộc chiến tranh được uỷ nhiệm bởi Liên Xô và Trung Quốc.

Hồi đó, thấy báo chí đưa tin về cái bắt tay lịch sử này, ông có suy nghĩ gì không?

(Cười) Tất nhiên, hồi 1972, tôi cũng có một mối lo ngại nào đó, nhưng mơ hồ thôi. Nhưng đến ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hoà thì có một sự việc khiến tôi thấy nghi ngờ mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Anh còn nhớ cái vai trò nho nhỏ của tôi trong những ngày đó chứ gì?

Vâng ạ. Ông đã được Tổng thống Dương Văn Minh cử vào trại David để thương thảo chuyện ngừng bắn với phía bên kia.

Sáng 30.4.1975, tôi và ông Huyền (Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền) đến gặp ông Dương Văn Minh tại Phủ Thủ tướng tại số 5 đường Lê Duẩn bây giờ. Lúc đó, Tướng Pháp Francois Vanussème, Tuỳ viên Quốc phòng và An ninh của Toà Đại sứ Pháp tại Sài Gòn, cũng có tới gặp ông, và hỏi rằng liệu có thể giữ được trong vài ngày không, bởi đã có đường dây liên lạc với Bắc Kinh, ngay tại toà đại sứ Pháp, để người Trung Quốc can thiệp, ngăn cản Bắc Việt giải phóng Sài Gòn.

Ông Minh đã trả lời rằng "ngày xưa đã bán đất cho Mỹ, nay lại còn bán đất cho Trung Cộng nữa à?"

Ảnh minh họa

Tôi muốn khẳng định lại là ông chứng kiến chuyện đó, hay nghe ông Dương Văn Minh kể lại?

Tôi có mặt ở đó mà.

Trong tay của ông, những bản đồ của Trung Quốc không có phần Hoàng Sa và Trường Sa trên đó được vẽ vào thời gian nào?

Khoảng từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20. Ngay chính Đô đốc Trịnh Hoà dong buồm đi về cũng nói rằng đây là nước Giao Chỉ, biển này là biển Giao Chỉ.

Tôi có trong tay đầy đủ bản đồ mới dám tuyên bố công khai như vậy chứ. Đây là chuyện khoa học mà.

Nghe nói có hai lần ông tổ chức triển lãm bản đồ cổ, trong đó có những bản đồ cổ về Biển Đông?

Đúng vậy. Tôi tổ chức triển lãm mang tính khoa học, để cho mọi người biết là cho đến đầu thế kỷ 20, điểm cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ là đảo Hải Nam.

Trung Quốc lợi dụng cách gọi của phương Tây

Gần đây, trên báo chí, ông có khẳng định lại là nguyên gốc của từ "Đông Dương" không phải là "Indochine", như cách người Pháp giải thích. Xin ông giải thích rõ ràng hơn.

Đông Dương chính là Biển Đông. Trong bản đồ Trung Quốc vẽ về Việt Nam, vẽ năm 1842, thì đề là Đông Dương Đại Hải. Trước nữa thì có những bản đồ gọi Biển Đông là Đông Hải, Giao Chỉ Hải, hay Giao Chỉ Dương. Như ông cha mình gọi người phương Tây là người Tây Dương (Biển Tây), còn Việt Nam là Đông Dương (Biển Đông).

Nhưng khi người Pháp sang đô hộ Việt Nam, họ không nói tới biển, mà nói tới đất. Từ đó người ta không hiểu Đông Dương là Biển Đông nữa, mà Đông Dương là gồm 3 nước Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia. Người Pháp lại không dịch Đông Dương là Biển Đông nữa mà dịch là Indochine (tức là Ấn Độ - Trung Quốc), tức là vùng tiếp giáp giữa hai nền văn hoá lớn này.

Chính cái cách dùng từ của người Phương Tây rất là tai hại, khiến cho ông Tàu ông ấy lợi dụng. Chẳng hạn, ông ấy bảo rõ ràng Tây bảo Biển Đông là Biển Trung Hoa, rồi cụ thể hơn là Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).

Thực ra, những người phương Tây đầu tiên gọi Biển Đông là Biển Giao Chỉ phía Trung Hoa (Cochichine Sea), suốt mấy thế kỷ liền. Trong đó, Giao Chỉ là chủ từ, còn gần Trung Hoa là túc từ, để chỉ cho rõ Giao Chỉ nằm ở đâu. Sau đó, chữ Giao Chỉ bị ăn bớt đi và chỉ còn chữ Trung Hoa (China Sea).

Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.

Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam.

Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.

Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.

Tại sao Giao Chỉ lại phiên sang tiếng Tây là Cochi?

Hình như bắt đầu từ người Nhật Bản nghe mang máng, rồi gọi Giao Chỉ là Cochi. Mã Lai cũng có địa danh Cochi, rồi Ấn Độ cũng có một thành phố tên là Cochin. Và thế là để phân biệt, họ gọi Việt Nam là Cochichine (Giao Chỉ phía Trung Quốc) để phân biệt, với hàm nghĩa cả nước Việt Nam.

Thế rồi, sau đó, họ gọi Đàng Trong (mới đến Phú Yên) là Cochichine. Đến thời Pháp Thuộc Cochichine có nghĩa là Nam Kỳ, Trung Kỳ là An Nam, còn Bắc Kỳ là Tonkin.

Đến bao giờ thì chữ Cochi bị mất đi trong bản đồ Tây Phương?

Thế kỷ 19, nhưng lác đác thôi. Vẫn còn có những bản đồ đề đó là biển Hoàng Sa - Trường Sa, gọi chung là Paracel Sea. Trong trên một trăm bản đồ tôi có đều ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tôi phỏng đoán có khoảng 1000 bản đồ cổ như vậy chứ không phải ít.

Chữ Indochine xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Bán đảo Đông Dương bao gồm 5 nước là Việt Nam, Lào Căm-pu-chia, Miến Điện và Mã Lai. Còn Đông Dương thuộc Pháp thì chỉ còn ba nước.

Xin cảm ơn ông.
Huỳnh Phan
(Tuần VN)

Ba ngày của blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại Paris

Ngày 12 tháng 3 vừa qua, blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã có mặt ở Paris để nhận giải thưởng Công Dân Mạng (Netizen) do Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới và Tập đoàn Google Pháp trao tặng.
Hiện blogger Huỳnh Ngọc Chênh vẫn còn ở Paris để gặp gỡ báo chí, bạn bè. Thông tín viên Tường An ghi nhận những chuyện bên lề cũng như cảm nhận của ông Huỳnh Ngọc Chênh trong ba ngày đầu đến Pháp như sau.
Ngày 7 tháng 3, RSF thông báo blogger Huỳnnh Ngọc Chênh đã thắng giải Công Dân Mạng (The Nettizen/Le prix Net Citoyen) năm 2013. Ngày 8/3 RSF gửi vé máy bay sang cho ông Chênh. Sáng ngày 9/3 ông Chênh đến lãnh sự quán Pháp ở TP HCM xin visa thì người gác cổng không cho vào. Trở về nhà, ông email cho tòa lãnh sự Pháp. Trưa hôm đó, ông trở lại, bà Phó tổng lãnh sự quán Pháp đã ra tận cổng đón ông và dẫn vào trong. Vài giờ sau, blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã cầm trong tay chiếc hộ chiếu với visa dẫn đường đến giải thưởng Công Dân Mạng 2013.
Nhưng với tấm gương của các bloggers khác, có visa trong tay cũng chưa hẳn là đã thoát cửa hải quan. Ông Huỳnh Ngọc Chênh thuật lại sự hồi hộp của mình trên đường đến phi trường Tân Sơn Nhất:
“Tôi yên lặng lên máy bay và không báo cho mọi người biết, chỉ có một người là cô bạn gái đưa tôi ra phi trường, hai người yên lặng đi. Cô hồi hộp cô đứng bên ngoài để xem tôi có qua được cửa an ninh hay không mà có lẽ cô hồi hộp hơn tôi mặc dù cô nói trước là tin tưởng chuyến này tôi sẽ đi được.
Tôi đi qua cửa an ninh thì anh chàng nhân viên an ninh cầm hộ chiếu tôi lên xem, và sau đó thì chỉ hỏi là tôi ở đâu và đóng dấu bình thường như tất cả mọi người, thì tôi nghĩ rằng tôi đã không có trong danh sách bị chặn như các bloggers trước đây, và qua đây rồi thì tôi mới vừa nghe tin sáng nay có 1 blogger mới ra đi cũng bị chặn lại, là một cô gái, tôi xin dấu tên. Như vậy là tôi rất may mắn được đi chuyến này.”
Tưởng rằng lẳng lặng đi rồi cũng sẽ lẳng lặng đến như một cuộc độc hành, nhưng đã có nhiều bất ngờ chờ sẵn cho blogger Việt Nam đầu tiên của giải Netizen: Một bất ngờ ấm cúng đến từ những tình người Paris và một bất ngờ lạnh lẽo đến từ bầu trời Pháp quốc.
“Không ngờ là khi xuống phi trường Charles de Gaulle thì tưởng đâu mình cũng sẽ lặng lẽ ra đi với một người của RSF, không ngờ là có rất nhiều bạn bè của Paris đã đang chờ sẵn ở đó, mặc dù là sáng sớm; từ Paris lên phi trường CDG thì phải đi từ sáng sớm thì mới tới, đó là bất ngờ lớn cho tôi.
Tôi không ngờ là đông người đón như vậy và biết được tôi đã đi qua bên này, và bất ngờ thứ hai nữa là khi ra khỏi sân bay thì thấy tuyết đang rơi mà mọi người nói rằng, lần đầu tiên trong 40 năm mà có tuyết rơi vào tháng 3 . Tôi thích lắm, định sờ vào tuyết mà mọi người không cho vì sợ lạnh mà đưa ngay vào xe chở về Paris ngay buổi sáng đó.”

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại phi trường Charles de Gaulle
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại phi trường Charles de Gaulle - Photo by Tường An, RFA
Ngày đầu tiên
Ngay ngày đầu tiên là ông đã rất bận rộn, từ khách sạn nơi ông tạm trú đến văn phòng của RSF không xa, và tuy không phải là lần đầu tiên đến Pháp, nhưng với ông tiếp xúc với một đội ngũ trẻ trung của RSF vẫn đem cho ông nhiều cảm xúc mới lạ. Cái lạ đầu tiên mà ông gặp phải đến từ chiếc thang máy của Paris:
“Vừa kịp bỏ đồ ở khách sạn là phải chạy qua văn phòng của RSF, ấn tượng đầu tiên của tôi là cái thang máy quá nhỏ! Bởi vì đây là tòa nhà xây từ xa xưa, không có thang máy; ở Paris người ta vẫn giữ lại những tòa nhà xây cất cách đây hàng trăm năm, bây giờ mới làm thêm thang máy, thang máy nhỏ lắm! Đi ít người vào mới đi được nhưng mà rất vui! Và khi bước vào văn phòng của RSF thì thấy choáng ngợp với cái phòng rộng rãi sáng sủa và bao nhiêu người rất trẻ ngồi làm việc ở đó và rất nhiều cô gái Pháp rất đẹp.
Tôi không ngờ một tổ chức đông người và trẻ trung như vậy, một tổ chức rất uy tín trên thế giới mà lại điều hành bởi những người rất trẻ mà trong đo cô Lucie, giám đốc bên truyền thông cũng còn rất trẻ. Mọi người đón tiếp tôi rất là nồng nhiệt, xem tôi như người ở chiến trường trở về làm cho tôi cảm thấy nôn nao và cảm thấy trách nhiệm rất nhiều. Mình không ngờ là mọi người nhiệt tình với mình đến như vậy.
Sau đó thì rất nhiều cuộc phỏng vấn của radio, của báo, của RSF, hình như sáng đó là 3 cuộc phỏng vấn và làm cho đến 2-3 giờ chiều mới xong, và được vợ chồng anh Bùi Xuân Quang đưa trở về lại khách sạn bằng tàu điện ngầm và ngoài trời thì rất lạnh.
Hai anh chị đi với tôi từ hồi sáng cho tới giờ, anh thì làm phiên dịch cho tôi nhưng chị chỉ đi theo chơi thôi; chị rất vất vả để đi theo tôi, tôi rất cảm động vì tình cảm này. Sau được biết chị là con gái của Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Y Tế dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim thì tôi lại thêm phần xúc động.
Hôm đó, về tới khách sạn thì đã chiều rồi, trời bắt đầu lạnh nhiều, và tôi không dám ra ngoài nữa chỉ nằm khách sạn và lấy mì gói ra ăn, xem lại mails, blog… cho tới khi đi ngủ.”
Ngày thứ hai
Ngày đầu tiên chấm dứt với một tô mì gói, một mình trong khách sạn. Sáng hôm sau, thức dậy trong bầu trời đầy tuyết của Paris, ngày bão tuyết đầu tiên của tháng 3 trong vòng 40 năm nay. Lần đầu tiên trong đời chạm vào những bông tuyết giá lạnh, người viết blog Huỳnh Ngọc Chênh nghĩ gì?
“Khi tôi thức dậy thì trời đã hưng hửng sáng, tôi thật bất ngờ khi mở cửa sổ ra thấy tuyết rơi trắng xóa, hôm qua tuyết chỉ rơi lất phất ở Charles De Gaule, Paris không có, nhưng sáng nay thì tuyết rơi trắng xóa. Thích quá, tôi vận áo quần vào và chạy ra ngoài móc tuyết vọc chơi, và chụp một số tấm hình chung quanh khách sạn đó. Lần đầu tiên thấy tuyết và vào một quán café ngồi để nhìn tuyết, lúc đó quán còn vắng vì trời còn sớm, sau đó thì người vào quán café càng ngày càng đông đúc và Paris lúc đó đã thức dậy.”
Ngày thứ hai ở Paris là một ngày quan trọng và cũng có một chương trình rất bận rộn chờ đón ông. Những cuộc gặp gỡ, phỏng vấn,v.v… Chiều đến, cùng với nhân viên RSF đi đến trụ sở văn phòng Google, nơi phát giải thưởng, với ông, đó là một ngày bận rộn với nhiều, thật nhiều cảm xúc:
"Sáng ở Việt Nam thì thường tôi rảnh rỗi, ngồi uống café, ngồi chơi rồi ngẫm nghĩ để viết một cái gì đó, đó là ở Sài Gòn, nhưng qua Paris thì không còn thì giờ đó nữa. Sáng đó uống café xong thì tất bật lo chuẩn bị mọi việc cho buổi chiều đến văn phòng RSF để chuẩn bị cho buổi lễ phát thưởng. Trước buổi lễ phát thưởng thì có nhiều cuộc phỏng vấn, tiếp xúc và phải nói chuyện với rất nhiều người, được gặp ông Tổng thư ký của RSF, sau đó là ông chủ tịch RSF, mọi người chào đón tôi như người từ phương xa về, chưa biết nhau, nhưng lần đầu tiên gặp nhau cũng như là thân tình lắm rồi.
Tôi nghĩ có lẽ một buổi lễ đơn giản với vài người của RSF và một vài người bạn ở Paris đi với tôi để cùng dự lễ đó tại trụ sở của Google, và toàn bộ nhân viên của RSF cùng với tôi và các bạn không lên xe hơi đi như kiểu ở Việt Nam mình mà toàn bộ kéo nhau xuống tàu điện ngầm giữa trời bão tuyết.
Tuyết hôm đó rất mạnh và gây ra rất nhiều tai nạn, và nhiều người ngại rằng buổi lễ không tổ chức được, thế nhưng rồi buổi lễ vẫn tổ chức được, và trước khi vào hội trường thì tôi được mời vào phòng riêng trao đổi với ông Tổng Giám đốc RSF và ông Benjamin, trưởng đại diện RSF khu vực Đông Nam Á, người đã đề cử cho tôi vào cái giải này và một vài quan chức của Pháp, cho nên ngồi đó rất lâu.

huynh-ngoc-chenh-250.jpg
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (T) nhận giải thưởng NETIZEN năm 2013 từ Tổng giám đốc RSF, Christophe Deloire, vào ngày 12 Tháng 3 năm 2013 tại Paris. AFP photo.
Khi mời tôi ra hội trường thì tôi choáng ngợp trước cái hội trường, rộng lớn và gần khoảng 500 người đã ngồi sẵn đó; có một cái ghế đề sẵn tên tôi và ông chủ tịch RSF, mọi người lúc đó ngồi sẵn hết rồi, chỉ có tôi và ông chủ tịch lúc đó mới vào.
Tôi có bị trục trặc đôi chút vì bài phát biểu của tôi có chỉnh sửa lại đôi chút vào giờ chót, người thông dịch phải làm việc thêm tí nữa cho nên vào hơi trễ. Và tôi choáng ngợp khi bao nhiêu ống kính, có đến gần 20 ống kính, vừa máy chụp hình, vừa máy quay phim chóa lên mình, không ngờ mình quan trọng đến như vậy.
Từ mấy mươi năm nay, tôi đi làm báo, tôi chụp hình, tôi viết về tất cả mọi người, từ những người quan trọng cho đến những người tôi cần phải phỏng vấn, thì lần đầu tiên mình thấy mình trở thành người rất quan trọng. Bao nhiêu người xúm lại chụp ảnh, ánh đèn nhóa lên khắp nơi, mình không ngờ mình được cái vinh dự to lớn như vậy.
Rồi sau đó lễ phát thưởng đã diễn ra, RSF cũng như Google, những nhân viên của họ làm việc rất tốt, họ vào buổi lễ một cách rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng, đĩnh đạc, không chút trịnh trọng như những buổi lễ ở Việt Nam nhưng mà đã dấy lên cái không khí rất là háo hức cho mọi người.
Trước hết có một đại diện Google lên nói về thể thức bầu chọn, bởi vì đây là lần đầu tiên bầu chọn trên internet, theo thông báo thì đã có khoảng 40.000 người tham gia bầu chọn và tôi đã được bầu chọn. Sự việc tôi được bầu chọn đó có lẽ là do quan tâm của tất cả mọi người đối vói tình hình các bloggers trong nước, và phong trào chung của các anh em nhân sĩ trí thức cũng như các bạn trẻ trong nước, nên tôi đã nhận được một số phiếu rất nhiều vượt qua được tất cả các bạn khác để nhận được giải thưởng này."
Hơn 20 năm làm báo, nhưng lần đầu tiên nhận được một giải thưởng có tầm cỡ quốc tế. Bài diễn văn được soạn thảo rất kỹ lưỡng của ông đã gây nhiều xúc động cho mọi người trong ngày trao giải, nhất là báo chí Pháp, lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với 1 blogger từ một nước được coi là kẻ thù của internet.
"Trao giải thưởng thì không khác ở Việt Nam, cũng bắt tay, chụp hình. Nhưng không khí tổ chức thì rất tự nhiên, rất gần gũi và thân thiện, và cũng gây được cái sôi nổi trong hội trường làm cho người ngồi bên dưới cũng như kẻ bước lên trên thấy gần gũi, không có sự cách biệt.
Sau đó thì tôi phát biểu, sau này nghe anh thông dịch cũng như các bạn ở Paris nói lại là bài diễn văn đó gây xúc động cho mọi người. Sau bài phát biểu của tôi thì các quan chức trong RSF cũng như Google còn ưu ái, thân thiện với tôi nhiều hơn nữa, và cảm kích những hoạt động của anh em bloggers trong nước cũng như các thân hào nhân sĩ đang đấu tranh cho chuyện thay đổi Hiến pháp và người ta hiểu rõ Việt Nam hơn.
Tôi nhớ người dẫn chương trình là ông Tổng thư ký của RSF đã nói rằng, chúng ta cũng không ngờ là chúng ta du lịch qua Việt Nam thấy một đất nước vô cùng xinh đẹp, thấy phong cảnh, bờ biển ai cũng thích thú, nhưng không ngờ là che dấu sau cái xinh đẹp đó bao nhiêu là cái khó khăn, hạn chế tự do ngôn luận.
Trong số 150 người bị giam cầm trên thế giới vì đấu tranh cho tự do ngôn luận, đấu tranh cho Nhân quyền thì Việt Nam có khoảng 30 người mà ông Chênh đã chưa kể ra đầy đủ trong bài diễn văn này, thì tôi rất cảm động về sự quan tâm đó của ông Tổng thư ký RSF, chứng tỏ ông rất quan tâm đến tình hình Việt Nam."
Ngày thứ ba
Ngày 12 tháng 3, phải nói là  một ngày đầy "biến động" trong cuộc đời blogger Huỳnh Ngọc Chênh. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ông vẫn rất trầm tỉnh, giữ một thái độ vừa phải trước những gì xảy ra chung quanh. Ngày thứ ba, ngày cuối cùng mà RFS chính thức mời ông. Những ngày còn lại là những ngày ông gặp gỡ bạn bè và những báo chí chưa kịp tiếp xúc. Sáng hôm sau, thức dậy ở nhà một người bạn, ông lại có một thêm một ấn tượng khác của đời sống Paris:
"Ấn tượng lớn nhất là máy tính để bàn của anh chị Bùi Xuân Quang theo kiểu Pháp, kiểu gõ chữ theo kiểu Pháp, tôi đã không làm được gì hết và lo cập rập đi để kịp cuộc hẹn phỏng vấn của kênh France 24 và RFI-Pháp ngữ. Đó là hai kênh radio rất quan trọng của Pháp.
Điều lý thú là họ đã nghe qua bài phát biểu của tôi, họ thích thú và họ tìm đến để phỏng vấn. Họ hỏi rất nhiều về hệ thống báo lề dân mà tôi có nói đến, chuyện các nhân sĩ trong nước làm kiến nghị đòi thay đổi Hiến Pháp… Họ rất quan tâm đến các vấn đề đó."
Ba ngày ngắn ngủi mà tưởng chừng như thiên thu vừa qua đã để lại trong lòng blogger Huỳnh Ngọc Chênh những dấu ấn không thể nào quên, từ những hoa tuyết rơi rơi đón ông ở phi trường Charles de Gaulle, chiếc khăn choàng ấm tình người của một người bạn mới quen, cho đến nét rạng rỡ của một người phóng viên rất trẻ khi vội chạy theo ông xin chữ ký.
Đó là hành trang cho ông mang theo đời, rời Paris để trở về một quê hương đầy bất trắc cho những người viết blogs.
Tường An, thông tín viên RFA
2013-03-24

TQ sẽ vượt Mỹ vào năm 2016?

Tuy nhiên, cũng theo OECD, Trung Quốc cần cải cách ở nhiều lĩnh vực để đảm bảo đà phát triển bền vững.

Báo cáo khảo sát của OECD cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi sau đình trệ gần đây.
Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2016?
Tổ chức này nói để đảm bảo cho tăng trưởng trong tương lai dài, "cần phải có đà cải cách mới."
Theo tổ chức này, quá trình thành thị hóa, sở hữu quốc doanh và sáng tạo là những khu vực chính cần cải cách.
Tuy nhiên, OECD cũng nói Trung Quốc đã chống chọi với khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn những nước thành viên khác của OECD.
Những khuyến cáo khác của OECD còn bao gồm:
  • Nới lỏng giới hạn dòng vốn và tăng hạn ngạch đầu tư.
  • Cho phép tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái.
  • Đẩy mạnh quyền sở hữu trí tuệ của những phát minh ở trong và ngoài nước.
  • Giảm sở hữu nhà nước ở một số khu vực.
  • Thực hiện quyền sở hữu tài sản đối với người ở nông thôn cũng giống như với người ở thành thị
  • Khai thác tốt hơn các nguồn đầu tư vào khu vực năng lượng có thể hồi phục.
  • Đưa ra các chính sách khác nhau nhằm giảm ô nhiễm và đạt các mục tiêu về môi trường.
Giá bất động sản Trung Quốc đang gây nhiều quan ngại về một bong bóng mới trên thị trường này
Rủi ro trước mắt
Mặc dù cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi, OECD vẫn cảnh báo những rủi ro trước mắt.

Về môi trường bên ngoài, sự đình trệ của kinh tế toàn cầu vẫn là rủi ro lớn nhất của Trung Quốc, theo khảo sát của OECD cho thấy.

Trong lúc đó, tại thị trường trong nước, những rủi ro trước mắt nằm ở giá bất động sản, vốn đang gây quan ngại rằng bong bóng bất động sản mới có thể hình thành, cùng với việc chi tiêu không rành mạch của các ngân hàng và chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, các vấn đề khác như khoảng cách thu nhập và một xã hội đang lão hóa đang trở thành vấn đề về dài hạn.

Tuy nhiên, OECD khẳng định các vấn đề này có thể được giải quyết nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành cải cách ở những khu vực quan trọng trong tương lai gần.
(BBC)

Bình Nhưỡng nếu còn khiêu khích, Mỹ sẽ chủ động tấn công

Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tùy thuộc vào mức độ gây hấn, khiêu khích của Bắc Triều Tiên và tình huống cụ thể, Mỹ có thể chủ động tấn công vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên.
Hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc ngày 24/3 đưa tin, quân đội Mỹ và Hàn Quốc vừa ký kết vào một bản kế hoạch hợp tác chống lại "những hành động gây hấn" của Bắc Triều Tiên.
Bản kế hoạch hợp tác tác chiến được ký giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc tướng Jung Seung-jo và tướng James Thurman, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc và nó đã có hiệu lực ngay lập tức.
Kế hoạch bao gồm các thủ tục tham vấn ý kiến và hành động cho phép liên quân Mỹ - Hàn ứng phó lập tức với các mối đe dọa và "hành vi khiêu khích" từ Bình Nhưỡng, đại diện Bộ tư lệnh liên hợp cho hay.

Pháo binh Triều Tiên tập trận trong lúc tình hình bán đảo liên tục căng thẳng
Pháo binh Triều Tiên tập trận trong lúc tình hình bán đảo liên tục căng thẳng
Mỹ và Hàn Quốc đã bàn bạc về kế hoạch này từ năm 2010 khi Triều Tiên phóng ngư lôi bắn chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc và pháo kích hòn đảo Yeonpyeong ở Hoàng Hải khiến 48 thủy thủ và 2 dân thường Hàn Quốc thiệt mạng.
Sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quân sự Mỹ - Hàn càng trở nên khẩn trương và bức thiết trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên "sau một loạt hành động khiêu khích từ Bình Nhưỡng", Yonhap cho biết.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc khẳng định, mối đe dọa quân sự từ Bắc Triều Tiên là có thật. "Chúng tôi sẵn sàng trả đũa nghiêm khắc các hành động khiêu khích của Triều Tiên như bản kế hoạch này", tướng Jung Seung-jo nói, "kế hoạch này cho phép quân đội Hàn Quốc và Mỹ phản ứng mạnh mẽ hơn so với 2 kế hoạch riêng biệt."
Theo kế hoạch mới, quân đội Hàn Quốc được thiết lập để đóng một vai trò tích cực hơn trong bất kỳ chiến dịch nào chống lại các "hành động khiêu khích" của Bắc Triều Tiên ngay từ giai đoạn đầu.
Trước đó quân đội Hàn Quốc chịu trách nhiệm đối phó với bất kỳ hành động "gây hấn" nào từ Bình Nhưỡng và Mỹ chỉ điều động lực lượng tham gia khi một cuộc chiến tranh bùng nổ trên bán đảo.
Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tùy thuộc vào mức độ gây hấn, khiêu khích của Bắc Triều Tiên và tình huống cụ thể, Mỹ có thể chủ động tấn công vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên.
Nếu các "hành động khiêu khích" của Bình Nhưỡng leo thang, Mỹ sẽ điều quân tiếp viện từ trong cũng như ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm các căn cứ ở Nhật Bản và các nơi khác dưới quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương.
Hiện tại Mỹ đang duy trì khoảng 28.500 quân tại Hàn Quốc, một "di sản" của chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình.
(GDVN)

Nợ công 71,7 tỉ USD: Nhìn Síp để giật mình

Theo tờ The Economist, bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh số nợ công hơn 800 USD.
The Economist, một tờ báo uy tín ở Anh vừa cho hay nợ công của toàn cầu liên tục tăng mạnh. Trong đó, nợ công của Việt Nam ở mức trên 71,7 tỉ USD, tương đương 49,4% GDP. Cũng trong tuần qua, truyền thông xôn xao câu chuyện Cộng hòa Síp để nợ công lên tới trên 85% GDP, dẫn đến nhiều hệ lụy. Đây chính là bài học kinh nghiệm để nhìn lại nợ công Việt Nam.
“Cần có sự quan tâm, kiểm soát chặt chẽ ngay từ bây giờ về nợ công, tránh sự cố xảy ra như các nước châu Âu từng gặp phải” - PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khuyến cáo.
“Trong giới hạn” nhưng chưa chắc “an toàn”
. PV: Theo ông, con số nợ đến 71,7 tỉ USD có khiến chúng ta cần phải giật mình?
+ PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Với con số trên, tôi cho rằng nợ công Việt Nam hiện vẫn nằm trong tầm kiểm soát, giới hạn cho phép của Quốc hội. Tuy nhiên, đây cũng là con số khá cao. Do vậy, ta không thể chủ quan, để đến khi vay nợ đụng trần rồi mới tính. Trong nợ công của chúng ta, hiện có nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp (DN) vay và cuối cùng là nợ của địa phương. Trong đó, nợ của Chính phủ là lớn nhất.
Một điểm cần quan tâm nữa là có khoảng 60% nợ công là vay nước ngoài, chủ yếu là vay dài hạn với lãi suất thấp 1%-2%. Nợ thì phải trả trong khi nguồn trả của chúng ta thì lại đang gặp nhiều khó khăn. Thực tế, ngân sách năm nào cũng bội chi ở mức 5% GDP. Năm 2012 chúng ta bội chi 140.000 tỉ đồng và theo kế hoạch năm 2013, có thể bội chi ở mức 160.000 tỉ đồng, tương đương 4,8% GDP. Như vậy, bản thân chúng ta không có dư, năm nào cũng thâm hụt. Vì vậy chủ yếu chúng ta vẫn phải vay những khoản mới để trả cho những khoản vay cũ.
. Con số nợ của các DN có đè lên gánh nặng của Chính phủ không, thưa ông?
+ Nợ công bảo lãnh cho các DN vay thì chủ yếu là bảo lãnh cho các DNNN. Hiện số tiền vay bảo lãnh cho DN chiếm khoảng 12% nợ công. Đây là con số khá lớn. Việc bảo lãnh này cũng đã gây ảnh hưởng nhất định, nếu các DN này không có khả năng thanh toán thì Chính phủ cũng phải trả. Như vậy, việc bảo lãnh cần phải cẩn trọng, chặt chẽ hơn nữa. Ngoài ra, phải tránh tình trạng các địa phương gây ra những khoản nợ lớn, cuối cùng đè lên nợ quốc gia.
Nói chung nợ của chúng ta chỉ có thể nói là trong giới hạn cho phép chứ tôi không khẳng định là an toàn, vì sự an toàn rất bấp bênh, giống như người nợ ít nhưng khi bị thất nghiệp thì số nợ dẫu ít ấy cũng sẽ trở thành gánh nặng.
Đa số các khoản vay được Việt Nam đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhưng việc đầu tư này lại quá dàn trải dẫn đến thất thoát, lãng phí.
Phải có trách nhiệm với tương lai
. Hiện dù các khoản nợ của chúng ta vay chỉ với lãi suất 1%-2% nhưng tương lai ta sẽ trả nợ những khoản này ra sao?
+ Mỗi năm, có những khoản nợ đến hạn và Chính phủ lấy tiền thu ngân sách để trả nợ. Ước tính khoản nợ phải trả mỗi năm có khi lên đến 100.000 tỉ đồng, tương đương gần 5 tỉ USD. Như tôi nói ở trên, chúng ta vẫn phải vay nợ mới để trả nợ cũ, cộng thêm tiền lãi nên số nợ cứ ngày càng lớn.
Do đó, các khoản nợ vay cần phải được sử dụng một cách hiệu quả và có khả năng tái tạo ngoại tệ để trả nợ. Chính phủ cần phải tính đến điều này chứ không thể cứ thấy vay lãi suất thấp nên thoải mái vay. Chúng ta không trả hôm nay thì vài năm sau chúng ta vẫn phải trả. Do đó chúng ta phải có trách nhiệm với các thế hệ và cũng phải để dành cho tương lai con cháu chúng ta còn có thể tiếp cận với nguồn vay đó nữa. Vấn đề là phải giữ được uy tín chứ không thể cứ cố vay cho đến mức đụng trần rồi mình không vay nữa, đến lúc đó thế hệ sau sẽ vay ở đâu?
. Nhưng hiệu quả của đầu tư công thời gian qua lại chưa cao khiến dư luận lo lắng lẫn bức xúc?
+ Đa số các khoản vay được chúng ta đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng thời gian qua, việc đầu tư này lại quá dàn trải dẫn đến thất thoát, lãng phí. Hiện Chính phủ cũng đã nhìn thấy những khúc mắc đó và đang tái cơ cấu đầu tư công. Vấn đề là triển khai đề án tái cơ cấu đầu tư công đó như thế nào để đảm bảo đi vào hiệu quả, tránh lặp lại những khuyết điểm trước đây đã gặp.
Tóm lại, cần phải nhìn vào bài học thực tiễn rút ra từ quản lý nợ công của các nước châu Âu để đừng chủ quan ở mức nợ của mình.
. Thời gian qua dư luận quan tâm nhiều đến cuộc khủng hoảng tài chính của Cộng hòa Síp, phải chăng mọi “rắc rối” cũng bắt nguồn từ việc để nợ công quá cao?
+ Chúng ta vốn đã biết bất cứ một nền kinh tế nào để nợ công quá cao, phải đi cầu cứu các tổ chức nước ngoài thì sẽ gặp những hậu quả nghiêm trọng. Khi đó, các chính sách về kinh tế sẽ bị một “bàn tay” của nước ngoài can thiệp.
Vấn đề của Cộng hòa Síp gặp phải cũng là do họ đã để nợ công quá cao. Từ câu chuyện của quốc đảo này, tôi cho rằng đây cũng là sự cảnh báo để Việt Nam không chủ quan về khoản nợ của mình. Cho dù bên cho vay ra điều kiện dễ dàng, lãi suất thấp thì đó vẫn là một khoản nợ nên cần được cân nhắc khi sử dụng những đồng vốn đó. Thà là không vay chứ không thể vay rồi sử dụng không hiệu quả, hết sức nguy hiểm. Nói như vậy để mọi người cùng có sự cảnh tỉnh chứ không nên có tâm lý hoang mang. Tới đây, cụ thể là từ năm nay, chúng ta phải phấn đấu tiết kiệm chi để giảm dần bội chi ngân sách, trước đây bội chi trên 5% thì giờ cần kiểm soát ở mức dưới 5%. Cần phấn đấu đến năm 2015 giảm dần bội chi ngân sách xuống còn 4,5% và sau đó tiến tới đến một mức cân bằng ngân sách.
. Xin cảm ơn ông.

Khủng hoảng trong nợ, Síp phải cầu cứu Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các tổ chức này đưa điều kiện: Muốn được cứu trợ 10 tỉ euro, Síp phải huy động được 5,8 tỉ euro từ các nguồn.
Giữa tháng 3, Chính phủ Cộng hòa Síp đã đưa dự luật đánh thuế tiền gửi ở mức 6,75% đối với số tiền tiết kiệm 20.000 euro đến 100.000 euro, 9,9% đối với số tiền tiết kiệm cao hơn. Chỉ sau một ngày, hệ thống máy rút tiền của Síp đã cạn kiệt do người dân đổ xô đi rút tiền. Hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán phải tạm thời đóng cửa.
Ngày 19-3, Quốc hội Síp đã thẳng thừng bác bỏ dự luật trên. Các nghị sĩ quốc hội, trong đó chủ tịch quốc hội đã xem đó là hành động “tống tiền”.
TS
(PLTP) 

Nhà báo Lê Phương Dung - Đệ nhất Phu nhân Trung Quốc

Tân Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và vợ là bà Bành Lệ Viên từ lâu đã được báo chí phương Tây dự đoán sẽ là " gia đình Obama " của phương Đông. Không phải là một người phụ nữ sau lưng chồng, bà Bành còn biết đến bởi một ca sĩ quân đội, có thể còn " nổi tiếng " hơn cả ông Tập Cận Bình theo cách gọi vui.
Bà Bành sinh ngày 20 tháng 11 năm 1962, trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tốt nghiệp và lấy bằng thạc sĩ tại Học viện âm nhạc Bắc Kinh, một Học viện danh tiếng của Trung Quốc.
18 tuổi, bà Bành đã gắn chặt đời mình với nghiệp cầm ca, tài năng xuất chúng, cùng với những sự thành công, đã đưa bà trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Hiện tại bà là Giám đốc nghệ thuật của đội quân nhạc Quân đội nhân dân giải phóng.

Bà Bành Lệ Viên biểu diễn tại lễ kỉ niệm 10 năm Hồng Kông được trả về Trung Quốc, 30/6/2007.
Bà Bành Lệ Viên biểu diễn tại lễ kỉ niệm 10 năm Hồng Kông được trả về Trung Quốc, 30/6/2007.
Bà Bành gặp ông Tập Cận Bình lần đầu vào năm 1986, lúc đó bà đã là ca sĩ hát dân ca rất nổi tiếng, còn ông Tập cũng đã có một đời vợ. " Vào khoảng khắc nhìn thấy ông ấy, tôi đã thất vọng. Không chỉ vì ông trông rất nhà quê, mà còn già. Tuy nhiên, những lời nói đầu tiên của ông đã thu hút tôi ".
Khi đó, ông Tập Cận Bình đã hỏi bà một câu hỏi rất thông minh về các kỹ thuật giọng khác nhau." Lúc đó tôi rất cảm động ", bà kể lại. " Ông ấy có một trái tim đơn giản nhưng sâu sắc ". Họ kết hôn một năm sau đó và có một cô con gái.
Bà Bành Lệ Viên từng phát biểu: " Nếu tôi không có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tôi chắc hẳn không thể không thể duy trì một hình tượng toả sáng trước công chúng thế này ". Những bài hát của bà Bành Lệ Viên như: Ca khúc " Núi cao sông dài ". Ca khúc " Ánh trăng của Trung Quốc ". Ca khúc " Chim Yến "...luôn được công chúng Trung Quốc đón nhận.
Hiện tại, bà Bành đang đeo hàm Thiếu tướng, vị tướng trẻ nhất của Trung Quốc. Bà cũng là nghệ sĩ có bằng thạc sĩ thanh nhạc đầu tiên của Trung Quốc.
Năm 2011, bà là đại sứ thiện chí về bệnh lao và HIV/AIDS của tổ chức Y tế thế giới WHO.
Tháng 1/2012, bà Bành Lệ Viên được nhận Giải thưởng nghệ thuật Trung Quốc ( CAA ) do Học viện nghệ thuật quốc gia Trung Quốc trao tặng cho 23 cá nhân có sự nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực của mình.
Với nụ cười trên môi và trang phục đen giản dị cùng chiếc túi sách lịch lãm. Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viên lập tức thu hút sự chú ý quốc tế khi đặt chân đến Matxcơva trong chuyến công du nước ngoài chính thức của chồng - Chủ tịch Tập Cận Bình.
Sự xuất hiện của bà trên vũ đài thế giới nhấn mạnh mong muốn của Trung Quốc gửi đi một hình ảnh theo phong cách Tổng thống phương Tây của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Những người đã gặp hay quen biết bà đều nói rằng bà Bành là một phụ nữ hoạt bát và vui vẻ, mặc dù bà " được lệnh " là phải đứng sau lưng chồng, sau khi ông Tập Cận Bình trở thành Phó chủ tịch năm 2008 để được chuẩn bị tiếp nhận quyền lực nhà nước.
Nhưng bà sẽ có cơ hội nổi bật khi tham gia chuyến công du Nga và ba nước châu Phi của tân Chủ tịch Trung Quốc, một chuyến đi kéo dài một tuần, khi Bắc Kinh cố gắng " làm mềm đi " hình ảnh Trung Quốc ở nước ngoài.
Bà Bành Lệ Viên được ca ngợi vì những việc làm từ thiện trong nước, trong đó chăm sóc trẻ em bị HIV/AIDS, trong chuyến công du quốc tế lần này bà có thể đến thăm các cơ sở từ thiện ở nước ngoài.
Bà Bành cũng " xác nhận " khi trả lời phỏng vấn trên một Tạp chí của nhà nước năm 2007 rằng ông Tập Cận Bình là một người có lối sống đạm bach, siêng năng và thực tế.
Trong trào lưu cởi mở, gần đây truyền thông Trung Quốc cũng đăng chia sẻ của bà Bành về chồng: " Khi ông ấy về nhà, tôi chưa bao giờ nghĩ ông ấy là một lãnh đạo. Trong mắt tôi, ông ấy chỉ là người chồng ".
Cầu chúc cho chuyến công du đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình cùng đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên thành công, tốt đẹp.
Rất trân trọng
Nhà báo Lê Phương Dung
(VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét