Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Tin chủ nhật ngày 24/3/2013

Chính trị – Xã hội

Tàu chiến Trung Quốc tuần tra phi pháp hàng loạt đảo ở Trường Sa - Thanh Niên
Trung Quốc, tàu cá, Việt Nam
Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt  -TP – Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.==>>
Điều tra vụ tàu cá ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca bin - Dân Việt
Cờ Trung Quốc dán trên hàng Việt Nam và nỗi sợ về một căn “bệnh lạ”  (GDVN) – Không phân biệt nổi cờ Trung Quốc và cờ Việt Nam; không biết cái gọi là Tây Sa và Nam Sa thực chất là Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam…thì chính là sự “mù văn hoá” một cách tai hại nhất và khó tha thứ nhất.
An toàn trụ biển  (DV)
‘Nội soi’ tham vọng khu trục hạm Trung Quốc (TP)
TQ ‘chiếm dần’ Nam Á (VNN)  —Lời mời cao hơn mâm cỗ (TN)   —-Philippines đề nghị chọn trọng tài xử lý tranh chấp Biển Đông(GDVN)   —-Hoàn Cầu: Hải quân, Không quân, Tên lửa phải hậu thuẫn Cảnh sát biển  (GDVN)  —-Khả năng biển của Trung Quốc trong mắt học giả  (TN)  —Nga – Trung hợp tác trong nghi kỵ (PLTP)
Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Người bị truy tố có quyền chọn trợ giúp pháp lý (TN)

‘Nên bớt quyền hành Chính phủ’ (BBC) -LS Ngô Ngọc Trai cho rằng nên đặt Chính phủ dưới sự kiểm soát Quốc hội để hạn chế lạm quyền và chính sách sai.

Có phải phát biểu bị lợi dụng?  (RFA) – Truyền hình nhà nước đêm 22 tháng 2 đã phát hình buổi vận động góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó có phần phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc.
‘Ông Nguyễn Đình Lộc bị sức ép’ (BBC/ PV GS NGuyễn huệ Chi)
Nguyễn Đình Lộc trở cờ  (Trương duy Nhất)-Tôi không thích cách “thông cảm” của giáo sư Nguyễn Huệ Chi dành cho ông Lộc. Hành vi  đào ngũ của vị “trưởng nhóm 72” đáng bị dư luận phỉ nhổ. Trong chiến tranh, loại người này đáng đem xử bắn.
Nguyễn Ngọc Già – Qua sự việc ông Nguyễn Đình Lộc chứng tỏ ĐCSVN cùng đường! (Danluan)
BÀN VỀ CHỮ “DŨNG” CỦA MỘT BẬC QUÂN TỬ. (Hailua)
NGHĨ VỀ TRẢ LỜI VTV CỦA ÔNG NGUYỄN ĐÌNH LỘC (Nguyễn Trọng Tạo)
Việt Nam gia tăng áp lực lên những người khởi xướng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp (RFI)
Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN,*ĐỐI VỚI ĐIỀU 4,  -ĐỐI VỚI ĐIỀU 4, KHÔNG THỂ NHÂN NHƯỢNG, MÀ PHẢI DỨT KHOÁT LOẠI BỎ  -(Sơn Trung)
Vụ ‘Kiến Nghị 72:’ Ông Trưởng Đoàn nay phủ nhận vai trò (NV)   —-Sĩ khí cũng “đổi màu” (DLB)   —-Đôi lời biện bạch của Ngờ Đờ Lờ (DLB)
Cần quy định rõ vai trò của sinh viên trong Hiến Pháp (TP)
Sau hơn 15 phút nỗ lực, thân nhân và một số người dân mới có thể cứu thoát bé gái ra khỏi chiếc máy ép. Bé gái khóc thét trong trạng thái rất hoảng loạn
Bé gái bị máy ép mía lột da đầu,người dân đứng nhìn (ĐV)====>>>
Cụ già mù lòa bị giật 150 tờ vé số - (NLĐO)    —-Lời kể chi tiết bị công an đánh (LĐ)
Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông (RFA) -Thêm một trường hợp tử vong ngay tại đồn công an dù nạn nhân là người khỏe mạnh trước khi bị đưa vào đó. Vụ việc được ghi nhận tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.   —-Hệ thống Nhà tù Côn Đảo là Di tích quốc gia đặc biệt (TN)
Về việc công an được quyền nổ súng (RFA) -Trong mấy ngày qua, công luận tiếp tục xôn xao và phản ứng mạnh mẽ về việc Bộ Công An đề xướng biện pháp công an được quyền nổ súng “nếu thấy” nghi can “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”.
Anh Ngô Duy Quyền nói về hành vi côn đồ của CA Thái Bình.(RCTM)
Trao đổi với ông Nguyễn Tăng Lũy về buổi tiếp kiến Cao Ủy Nhân Quyền LHQ tại Geneve. (RCTM)
Thư ngỏ của nhà toán học Nguyễn Hữu Hoàn gửi đại biểu QH VN – (RCTM)
Báo cáo láo thành quen…(RFA)   —‘Cù lao bạc tỷ’ xơ xác vì nợ nần (VNN)
Chấn chỉnh tình trạng xe khách gây tai nạn nghiêm trọng (ND)
Người sáng lập đội bóng rổ Saigon Heat (VOA) –  Ông Connor Nguyễn: Thông qua Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia, chúng tôi đang làm việc và kêu gọi Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế hỗ trợ phát triển bóng rổ cho Việt Nam.
Cố vấn của Merkel: Putin dẫn dắt Nga theo hướng xấu  –Gazeta Wyborcza – Lê Diễn Đức dịch (RFA)

Trung Quốc Mộng và Hồng Lâu Mộng ( Lê anh Thư/Trần đông Đức RFA)
Ân Huệ và Triều Tiên (Trần đông Đức -RFA)
NGẪM VỀ VĂN NGHỆ SỸ-TRÍ THỨC (Mai xuân Dũng ) -Ở Việt Nam hiện nay, các “văn nghệ sĩ – trí thức” phải tự làm hồ sơ và đơn “xin” để được nhà nước “phong tặng” cho các “danh hiệu cao quý” : Nghệ Sĩ Ưu Tú, Nghệ Sĩ Nhân Dân, Nhà Giáo Ưu Tú, Nhà Giáo Nhân Dân …
Từ chuyện nay nhớ chuyện xưa, Học giả Nguyễn Hiến Lê trong Hồi Ký của mình có kể rằng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, chính quyền có nhiều lần trao tặng cho Ông Kỷ Niệm Chương và Phần Thưởng ( bằng hiện kim ) để ghi nhận công lao đóng góp cho nền Văn Hóa nước nhà, và mời Ông cộng tác trong Bộ Quốc Gia Giáo Dục, nhưng Ông đã từ chối vì còn bất mãn với một số chính sách của chế độ, chính quyền cũng đành thôi mà cũng không gây khó dễ gì …
Vậy nó mới có cái khác ” bán nước-bóc lột Nhân dân-đồi trụy…” với “văn minh văn hóa XHCN tốt đẹp- Vì Nhân dân…” chớ- Không làm sao phân biệt được.
Đây mới chính là sự suy thoái, thưa ông Tổng bí thư (Nguyễn Thông) –    Tôi tự hỏi “cớ sao lại ra nông nỗi này?”.
Dồn dập trong thời gian gần đây, trên báo chí truyền thông có quá nhiều tin tức về những vụ việc đau lòng xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa những người ruột thịt: bị chồng hành hạ, người vợ cột con vào mình nhảy xuống sông tự tử; mang công mắc nợ, chồng ép vợ và con uống thuốc trừ sâu cùng chết; con trai giận dỗi, đổ xăng đốt sống cả bố, vợ, con 6 mạng người; vợ đầu độc chồng, cha mẹ giết con ruột, anh chị em ruột hại nhau; bán người yêu như bán rau… Sự bất an, nguy hiểm, tàn bạo, táng tận lương tâm đã mò vào tận từng gia đình, nơi được coi là tế bào xã hội, là pháo đài cố thủ của đạo đức. Nguy lắm thay. Đáng sợ lắm thay……
……Vừa qua ngày 20.3 toàn thế giới hưởng ứng kỷ niệm Ngày hạnh phúc thế giới. Liên Hiệp Quốc không phải không có lý khi ra hẳn một nghị định về ngày hạnh phúc, bởi con người ta sinh ra và sống ở trên đời, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đem lại hạnh phúc thực sự, chúng ta đang có quá nhiều việc phải làm, nhưng trước hết hãy xóa đi những bi kịch, nỗi đau nhân tình mà con người và xã hội đang oằn lưng gánh chịu.
Đây mới chính là sự suy thoái, thưa ngài tổng bí thư.
Hãy cứu lấy con người. Có ai nghe tiếng kêu cứu không….
Khi Bao Công cũng khóc tiếng Mán (Đào Tuấn ) – Các Chánh án của chúng ta thật là “hồn nhiên thật thà”. Trước thì Chánh án tiền nhiệm tuyên bố bất hủ: “Ở Việt Nam án dân sự muốn xử thế nào cũng được”. Và giờ thì có những bản án “Tòa án (cũng) không thể giải thích”.
Cái ống hút của ngài Bộ trưởng (Đào Tuấn ) –   Hồi Jack Lew nhậm chức, dân Mỹ bị ta thán chữ ký của ông “xấu tệ hại”, như “soắn ống hút”. Nhưng đó là những chiếc ống hút dùng để uống trà đá, để thực hiện lời hứa cắt giảm chi phí công, chứ không phải dùng để ký các chính sách tận thu.
Phạm Vũ Lửa Hạ – Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại súc vật (DĐTK)
RẮN TRƯỜNG TÔ LỘT XÁC (Minh Diện -Buivanbong)
BIẾT BAO GIỜ TÌM RA CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM ? XIN ĐĂNG TẢI THÔNG TIN TÌM VIỆC LÀM ĐỂ MƯU SINH VÀ TIẾP TỤC CON ĐƯỜNG (Bùi Hằng ) -
Tôi 50 tuổi- sức khỏe đảm bảo- không bệnh tật ốm đau
Cần tìm việc làm bán thời gian sau 5 giờ chiều <Sau giờ đi Kiện >
Khả năng: Làm được và làm tốt mọi công việc như Sổ sách bán hàng- nấu bếp gia đình hay nhà hàng- bán hàng- rửa chén bát- bốc vác- trông trẻ- trông người bệnh -Chạy xe ôm …vv và …vv
Tuyệt đối tránh không làm bất cứ việc gì tiếp tay cho Tà Quyền và ĐỘC TÀI và bọn gian ác . Không có khả năng làm những việc ĐÊ TIỆN – Bất chính như lường gat- Vu Khống- Làm đĩ- Ăn cắp- cướp đoạt như kiểu công an, chính quyền hay làm
Đặc biệt có khả năng CHỈ MẶT VẠCH TÊN những kẻ Bán nước hại dân và làm cho chúng vừa Điên cuồng vừa Lo Sợ…

Công an, dân quân lại tiếp tục uống máu dân ! (XuanVN)  - LB : Đây quả thật là hành vi của một đám cướp có trang bị súng quân dụng, không biết là chúng được tuyển dụng từ tổ chức băng đảng mafia nào mà côn đồ và ngang ngược như thế  ? đến bọn giặc Tàu ngoài biển kia cũng chưa ác thú và dã man bằng lũ này.
Bí thư Phú Trọng cần được giám định tâm thần ! (XuanVN)
” Trên khoán dưới cống nộp “  (XuanVN)  -  Trật tự đô thị “múa gậy” chặn xe vì… chỉ tiêu 50 triệu
TÁI CẤU TRÚC CÁI ĐẦU LÃNH ĐẠO (Sonthithu) -  Lý: Sao dạo này người ta ” tái cấu trúc” nhiều thứ thế, ông  nhỉ ?  /Sự: Có những “tái ” gì mà ông bảo là nhiều ?  /Lý: Tái cấu trúc nên kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc ngân hàng,…  /Sự: Ừ nhỉ, nhưng cái cần nhất thì người ta không “tái”!  /Lý: Cái gì ?  /Sự: Cái đầu lãnh đạo !
CỤ CẢ LÚ CHÍNH DANH (Sonthithu)
CHÍNH PHẢI !(Sonthithu) - Anh bảo anh là “đạo đức”, là “văn minh”, là “tài tình”, là “sáng suốt”, là “đỉnh ca…

Quyền công dân trong thực tế ở Việt Nam (Danluan)

Đỗ Anh Tuấn – Góp ý cho Dự thảo sửa đổi(Danluan)

Hoa Kỳ coi thúc đẩy dân chủ là chìa khoá trong chính sách Châu Á, chỉ trích Việt Nam “thụt lùi” về nhân quyền(Danluan)

Kỳ Duyên – Dinh cơ cựu chủ tịch tỉnh và chuyện ‘hoa hồng’(Danluan)

Thơ Trần Huỳnh Duy Thức * Nguyên Tác và Phiên Bản Tiếng Đức(Danluan)

Vũ Như Cẩn – Đồng Chí Kim con(Danluan)

Quốc Nạn 30-04-1975 Bùi Văn Đỗ (VB)

“GIẢI PHÓNG MIỀN NAM” – Trí Nhân Media -  Tiến sĩ Lê Hiển Dương, Hiệu Trưởng của Đại học Đồng Tháp là tác giả của bài viết ” Giải Phóng: Nỗi Kinh Hoàng Của Người Dân Nam Việt” vào năm 2010.

CAMSA – “Thế lực thù địch“ lại lập thêm chiến công! -(Gocomay) -

Pháp y Vĩnh Phúc đã làm xấu mặt bác Cả Trọng? (Goccomay) –  Ở bài này ,Goccomay tập họp hình ảnh và Video vụ Vĩnh yên,Vĩnh phúc và nhiều vụ chết ở đồn CA.

Lãng phí trong xây dựng từ 10-20% (TT)
Đề nghị truy tố nhiều giám đốc buôn bán lậu hàng nghìn m3 gỗ (TT)  –Đình chỉ lãnh đạo CSCĐ lạm quyền (TN)  –Thẩm tra việc kê khai tài sản của Giám đốc Sở Tài chính Kon Tum (TN)
Giải pháp giảm tải của Bộ Y tế: Bệnh viện lo mất tiền (TT)
Không thể không lo  (TN) -Thời gian gần đây có nhiều vụ việc đau lòng xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa những người ruột thịt: vợ cột con vào mình nhảy xuống sông vì bị chồng hành hạ, chồng ép vợ và con uống thuốc trừ sâu cùng chết do nợ nần, con trai bực chuyện gia đình đổ xăng đốt cả nhà 6 mạng người, vợ đầu độc chồng, cha mẹ giết con, anh chị em ruột hại nhau
Hậu quả cho sự “ca ngợi xúi dục dùng bạo lực cách mạng…..” thì nó cách mạng-Có gì lạ đâu!!!- Còn cái này là đấu tranh giai cấp giữa Vô Sản với Bọn chủ tư sản….như hồi cải cách ruộng đất và đánh tư sản- Giành lấy của cải về tay Nhân Dân…
Đập phá tan hoang trạm quản lý bảo vệ rừng -TP – Ngày 22/3, Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Nam Ban đã có văn bản đề nghị UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) và Công an huyện điều tra xử lý các đối tượng ngang nhiên đập phá trạm quản lý bảo vệ rừng tại TK 243 (thuộc xã Phi Tô) và khủng bố đe dọa tính mạng cán bộ viên chức của đơn vị.   —Doanh nghiệp “kêu trời” vì nạn trộm cắp   (TNO)
Danh nhân & nhân danh  -TP – Sẽ xét trao danh hiệu “Danh nhân” cho các… danh nhân. Đó là ý tưởng gây bất ngờ trong tờ trình vừa được Bộ Nội vụ đề xuất với Thường vụ Quốc hội tại phiên thảo luận lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi,
Sài Gòn chông chênh văn và báo -TP – Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu nhận xét: văn chương Sài Gòn bị cuốn đi theo đời sống báo chí và thương mại đến mức nếu người ta không đủ bản lĩnh thì từ nhà văn sớm hay muộn cũng trở thành nhà báo.
PCI 2012 – Còn lắm nỗi lo (TVN) - Báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012” dựa trên kết quả điều tra hơn 8.000 doanh nghiệp tư nhân và hơn 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được công bố hôm 14-3 cho thấy hai tình hình đáng lưu ý
Khắp hành tinh hưởng ứng Giờ Trái đất (VNN)    —-Hà Nội đẹp lạ trong Giờ Trái đất (VNN)  —Phố núi sáng lung linh trong giờ trái đất (VNN)
‘Chết’ vì ham đặc sản  (VEF) -Đầu tư mấy trăm triệu đồng để tìm kiếm cơ hội làm giàu, nhiều nông dân đang đối mặt với nguy cơ thui chột vốn, thậm chí đã nghĩ đến bước bán nhà bán đất trả nợ.
Luật ngầm trong “cỗ máy buôn lậu” (VEF)
Đình chỉ lãnh đạo CSCĐ lạm quyền  (TN) -Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Bộ Công an vừa quyết định tạm đình chỉ công tác Ban Chỉ huy Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 3 (đóng tại xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết, Bình Thuận).
Người tung Video CSGT Thanh Hóa lên mạng rất “dũng cảm” (GDVN) – >>>“Mời nhân dân quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông” >>>CSGT và người dân chỉ mặt nhau khẩu chiến
Lật rừng tìm thảo dược  (TN) -Vùng dược liệu Bắc Tây nguyên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngàn lượt người đang đổ xô vào rừng sâu tìm kiếm.
Tan nát rừng xanh (NLĐ) -Mỗi năm, Tây Nguyên mất hơn 25.700 ha rừng tự nhiên. Chỉ tính riêng năm 2012, khu vực này đã xảy ra gần 2.000 vụ phá rừng trái phép
Hạn chế khen thưởng theo kiểu “đến hẹn lại lên”  (PL)- Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại Hội nghị phát động phong trào thi đua năm 2013 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 23-3.
Những bác sĩ quên mình chiến đấu với bệnh lao  (VnEx)7 năm nay, xe ôm là phương tiện đi lại chính của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, kể từ sau lần anh bị chẩn đoán nhiễm lao màng não thể kháng thuốc, phải nhập viện và trở thành bệnh nhân trong chính bệnh viện của mình.

KHI CHÚNG TA Ở TƯ THẾ SẴN SÀNG  (Hailua)   -(Chút cảm xúc sau khi đọc bài viết: TRỢ GIÚP TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM KHÔNG THỂ COI LÀ CÓ TỘI- Ts. Nguyễn Thanh Giang)
MỘT CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC (FB Ba Sàm). “Dẫu biết rằng đây là cuộc chiến không cân sức, giống như trứng chọi với đá, nhưng chúng tôi quyết không bỏ cuộc, bởi tôi tin rằng việc làm của chúng tôi là đúng và cần thiết cho đất nước VN. Tôi tin rằng có rất nhiều người Việt Nam yêu sự thật, chuộng tự do, đang âm thầm hay công khai ủng hộ chúng tôi. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thắng, dẫu trên con đường này còn nhiều chông gai trước mặt”.
- Nguyễn Đình Lộc – “cậu học trò U80” (Ba Sàm). “… tôi không muốn bình luận những lời nhận xét nặng nề về ông, do người ta không nhận ra những đoạn video bị cắt xén, lắp ghép rất sống sượng, không nghĩ về tình huống một vị cựu quan chức với bản tính hiền lành như thế, mà phải đối đầu với một cỗ máy khổng lồ có đủ thứ thủ đoạn đê hèn.
Trong thời buổi nhiễu nhương này, xin mọi người hãy thật cẩn thận, thật tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin. Có quá nhiều trò mèo đã được bày ra để bẫy mọi người. Riêng cá nhân tôi – BTV – và ABS đã học được thêm nhiều bài học kể từ khi blog Ba Sàm bị hack, họ bịa đặt khá nhiều thông tin, sử dụng kế ly gián BTV với ABS, ngoài ra, họ còn ly gián chúng tôi với độc giả, ly gián chúng tôi với bạn bè và người thân của mình. Và sau khi đã khẳng định với độc giả rằng những người điều hành blog Ba Sàm không liên quan tới bất kỳ đảng phái, tổ chức nào, chúng tôi đã chọn sự im lặng, để dành thời gian và sức lực tiếp tục công việc của mình đang làm, đi tiếp con đường mình đang đi.

THÔNG BÁO ĐẶC BIỆT

TỪ VÀI BA TUẦN NAY, BLOG JBNGUYENHUUVINH.WORDPRESS.COM ĐÃ KHÔNG THỂ TRUY CẬP ĐƯỢC TỪ VIỆT NAM CŨNG NHƯ BỊ CHẶN, BỊ TẤN CÔNG LIÊN TỤC BẰNG DDOS. ĐIỀU NÀY ĐÃ BUỘC NHÀ CUNG CẤP MẠNG LÀ WORDPRESS PHẢI NGĂN CHẶN VIỆC TRUY CẬP ĐỂ TRÁNH TẤN CÔNG
DO BLOG JBNGUYENHUUVINH.WORDPRESS.COM  KHÔNG THỂ TRUY CẬP ĐƯỢC NÊN BLOG ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN SANG ĐỊA CHỈ MỚI:
https://jbnguyenhuuvinh1962.wordpress.com
MONG MỌI NGƯỜI CẢM THÔNG.
J.B NGUYỄN HỮU VINH
Người đàn ông có cái bướu nặng 90 kí-lô -Nguyễn Tài Ngọc -(Boxitvn)  -Suy ngẫm về ngành y tế và chế độ ưu việt của ta gấp ngàn lần tư bản?
Xem bài này để thấy bồ tát đang sống giữa chúng sinh, hay thiên thần đang bên người cùng khổ.
Tô Văn Trường

25 điểm tương đồng giữa Chavez và Putin  -Michael Bohm -Nhất Phương dịch -(Boxitvn)

Không có gì phải ngạc nhiên -Tô Văn Trường -(Boxitvn)

Cãi nhau mà làm gì? -Nguyễn Văn Thạnh -(Boxitvn)

Phan Chu Trinh: Mười điều bi ai của Dân Tộc Việt Nam (Danluan)

Đỗ Xuân Thọ – Hồ Chí Minh báo mộng  -(Danluan)

Hà Hiển – Một câu hỏi dành cho Đài Truyền hình Việt Nam(Danluan)

Tiền Phong – Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt(Danluan)

Nòng Nọc – Bàn về chữ “Dũng” của một bậc quân tử(Danluan)

Nguyễn Văn Thạnh – Thói hư tật xấu người Việt là do lỗi hệ thống(Danluan)

Hoàng Nhất Phương – Django Unchained – Hành Trình Tìm Kiếm Tự Do(Danluan)


Ngôi nhà thân mẫu Nguyễn Thị Minh Khai đang bị lãng quên? (Nguoiduatn)   —-Bộ trưởng Thăng vi hành xem đổi mũ bảo hiểm - VTC
Giá đổi mũ “xịn” chẳng khác nào đi mua mũ mới (Songmoi)
Khoa học đi đâu: cơn ác mộng khi có quá nhiều nhà khoa học?  (Songmoi) -Số lượng giáo sư, phó giáo sư cả nước hiện có khoảng 9.000, số tiến sỹ của chúng ta hiện có khoảng 24.000. Có lẽ nhiều nhất Đông nam Á. Biết làm gì với họ bây giờ ?
   
Biếm hoạ về bệnh lạ. Tác giả : Sa Tế                                                   
Các nhà khoa học của Bộ Y tế từng có đề xuất ngực lép không được đi xe máy, bị phản đối mạnh mẽ như ý tưởng gần đây 6 ngón không được lái xe.

Lại tốn thêm một Tổ chỉ đạo chỉ vì các địa phương lề mề? (Songmoi)

Quyền nổ súng: từ phim ảnh tới thực tế, từ lợi đến hại (Songmoi) -  …….Vậy nên, nổ súng là chuyện vạn đại bất đắc dĩ. Nếu các ngành chức năng suy nghĩ không thấu đáo, chỉ quan tâm tới sự thuận tiện trước mắt của ngành mình mà không tính đủ đến lợi ích xã hội, thì chuyện gì sẽ đến là điều không dễ lường.
 Và vì thế, khi xem phim hành động trên ti vi, nhất là phim hành động Mỹ, điều cần lưu ý là việc nổ súng trong phim chỉ diễn ra trong một khung cảnh xã hội và pháp luật đặc thù. Có lẽ, ti vi cũng nên chiếu phim hành động với những lưu ý kèm theo. Không có thì người xem, khi xem quá nhiều, lại cứ tưởng ở đâu người ta cũng dễ nổ súng như trong phim, rồi cũng đòi hỏi cảnh sát được quyền nổ súng như thế ở ngoài đời, thì rồi đây không biết có còn ai dám ra đường hay không.====>>>
Nếu bên dưới không giải quyết hãy viết thư cho Bí thư tỉnh ủy (TN)
Khoán phạt 50 triệu/tháng: đình chỉ, kiểm điểm tổ công tác CA phường (TT) – Bà con “nên” đọc “Ý Dân”  phản ảnh ở bài viết này.
Giáo sư về Bạc Liêu công tác được hỗ trợ 500 triệu đồng (TT)
Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam  (RFA) -Sau một thời gian im ắng tàu Trung Quốc lại bắn trực tiếp vào một tàu cá Việt Nam khi chiếc tàu này đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Quân đội vì đảng hay vì dân? (BBC)

Kinh tế


Cạn vốn, Petrolandmark vứt nhà thô bỏ chạy (BĐS)===>>>
Xe ga Air Blade 125 rớt giá thê thảm - VnMedia   —Lạm phát của Việt Nam giảm trong tháng ba (RFA)
Xe buýt Sài Gòn, càng bù càng lỗ (NV)
Một cân cà phê Việt = một ly cà phê ngoại (TP)
Đưa năng lực nhà thầu lên mạng: Hết thời bỏ giá rẻ, làm ẩu không ai hay? (BĐS)
Miễn 100% tiền thuê đất đầu tư vào khu công nghệ cao (PLTP)
Hàng rởm Trung Quốc: Pin dự phòng bằng cát  (VnEx)
Cảng nghìn tỷ hoang vắng (VnEx) -Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước và Hữu Phú ở TP HCM rơi vào tình cảnh vắng lặng, không khai thác hết công suất dù đã hút hàng trăm đến cả nghìn tỷ đồng chỉ vì thiếu đường vào cảng.
‘Nhiệt kế chứng khoán’ sẽ đóng băng?   (Songmoi) -Nếu giới điều hành quản lý vẫn xem thị trường chứng khoán là nhiệt kế cho sức khỏe của nền kinh tế, thì có vẻ quan niệm này đang trở nên sai lầm, ít ra trong ngắn hạn.

Thế giới

Tân và cựu Giáo Hoàng gặp nhau, cùng nhau cầu nguyện (VOA)
Ba sự cố kỹ thuật “sau ánh hào quang” J-15 của Trung Quốc - ANTĐ
Trung Quốc tham gia tập trận lớn nhất thế giới   (NLĐO) – Tờ Japan Times ngày 24-3 dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay Trung Quốc sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC diễn ra vào mùa hè năm 2014.
Triều Tiên sẵn sàng tấn công chớp nhoáng (TN)  —Bình Nhưỡng tố Nhật kích động đối đầu (PLTP)
TT Obama rời Jordan, kết thúc chuyến công du Trung Đông(VOA)  —-TT Obama hối thúc quốc hội biểu quyết để chấm dứt bạo động súng ống(VOA)
Mỹ bình thản trước tin ông Tập Cận Bình thăm Nga (DV)
Phe Taliban ở Pakistan dọa giết ông Musharraf(VOA)   —Phe Taliban dọa sẽ ám sát cựu tổng thống Musharaf (RFA)
Tổng Thống Israel Peres: Mỹ Sẽ Đánh Iran Nếu Cần (VB)   —Đối Lập Syria Chiếm 6 Thị Xã Gần Cao Nguyên Golan (VB)
Cảnh sát Anh điều tra cái chết của một doanh nhân Nga(VOA)  –Phát hiện tỷ phú Berezovsky chết tại nhà (BBC)
Philippine mơ thành trung tâm cờ bạc châu Á (VEF)
Lái buôn vũ khí ẩn mình (TN) -Không nhiều người biết Thụy Điển, đất nước nổi tiếng yên bình ở Bắc Âu, là một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu vũ khí.
Công chúa Campuchia tranh cử thủ tướng (NLĐ)   —Nước Pháp đối diện với nạn… dốt chữ! (PLTP)

Tín đồ Kytô khắp thế giới cử hành Lễ Lá (VOA)
Nga quyết định buông tay Síp (Songmoi)  —Người Mỹ ngày càng ít sử dụng ôtô(Songmoi)   —Ngoại trưởng Mỹ thăm Iraq bất ngờ (VOA)
Đài Loan công khai tài sản quan chức cấp cao(Songmoi)
Philippines kêu gọi ASEAN hỗ trợ trong tranh chấp Biển Đông(Songmoi)   —Một thẩm phán Ba Lan được chọn đại diện cho Trung Quốc trong vụ Manila kiện Bắc Kinh về Biển Đông  (RFI)

Bom nổ giết 17 binh sĩ Pakistan giữa lúc ông Musharraf trở về (VOA)

Tài phiệt chống đối Putin chết bí ẩn tại London(Songmoi)  —Tìm chất độc trong nhà Berezovsky (BBC)
Tổ chức Hồi giáo lên án bạo động ở Miến Điện (VOA)  —Lãnh đạo tôn giáo Miến Điện kêu gọi chấm dứt bạo động  (RFI)
‘Kiểu lấn chiếm biển của TQ đe dọa khu vực’ (VNN)- Ngày 24/3, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc là “mối đe dọa” không chỉ với Nhật Bản mà với toàn khu vực.
Chủ tịch Trung Quốc đi Châu Phi sau chuyến thăm Nga (VOA)

Một đại học Trung Quốc bị tố cáo hợp tác với quân đội mở chiến dịch tấn công tin học nhắm vào Hoa Kỳ  (RFI)

Phim Trung Quốc chưa ra khỏi châu Á(Songmoi)  —Dân Trung Quốc ngưỡng mộ Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên (RFI)
Thái Lan bác tin đồn đảo chính  -TTO – Văn phòng Thủ tướng Thái Lan vừa lên tiếng bác bỏ hàng loạt tin đồn gây sốc trong tuần qua khiến thị trường chứng khoán nước này chao đảo.

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học


HS Nghèo Đi Xe Ngựa, HS Giàu Lo Du Học (VB)-   Học sinh tiểu học ngồi xe ngựa kéo trường trường ở ngoại ô Hà Nội hôm 21-3-2013. Nhiều nơi tại các tỉnh xa, học sinh đi học phải bơi qua sông, hay đi qua những chặng cầu tre, đường núi. Đặc biệt, một vấn đề mới cho thấy nhiều bậc cha mẹ đang chạy để cho con du học nhằm “trốn nhập ngũ,” vì quy định mới từ Bộ Giaó Dục & Đào Tạo  cho biết, ngay cả học sinh thi đỗ Đaạ Học trong nước “vẫn có khả năng phải hoãn để thực hiện nghĩa vụ quân sự,” theo tin VietnamNet. Dư luận từ các đại gia nêu trên cho thấy khả năng có thể bùng nổ chiến tranh giưã TQ và TN là có thể khó tránh khỏi. (Photo AFP/Getty Images)===>>>
Bộ GD&ĐT chưa công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013- (GD&TĐ)  —–Thực trạng học tín chỉ của sinh viên Việt - Kênh 14
Hỏi đáp Y học: Thuốc trụ/kháng sinh (VOA)
Nghệ sĩ Ngọc Giàu : « Nghề nào cũng phải học tập suốt đời » (RFI)  –Thương nhớ Xích Lô (NV)   —-“Sao cô giáo viết sai chính tả nhiều thế?” (TT)

<<<===Nhớ xe Lam Sài Gòn xưa  (DV) -Xe lam bắt nguồn từ tên gọi của dòng sản phẩm Lambretta của Italia, là một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu, dành cho người lao động bình dân.
Nhiều chính sách cho người giỏi (TN) -
Người thật sự GIỎI cũng có thể họ không cần nhiều ưu đãi của Xã hội- Nhưng họ muốn người “điều hành xã hội” biết tôn trọng họ thực sự ,xem họ là Cần Thiết cho xã hội và xã hội biết họ ….chứ không phải là thứ để sai khiến và lợi dụng….cho những mưu đồ đen tối và lợi ích cá nhân hay một nhóm nào đó- Người GIỎI không phải là những con lừa hay ngựa….Cho nên Đế quốc Mỹ sanh sau đẻ muộn mà phát triển như vũ bão….,số 1 Thế giới là do giới cầm quyền biết đánh giá cũng như tôn trọng Người Giỏi,không phân biệt Giai cấp,xuất thân….không xúi giục Giai cấp này chống hay tiêu diệt Giai cấp khác…không chơi kiểu “chế độ quân chủ phong kiến kiểu mới”…Dù chưa là trăm phần trăm,nhưng họ vẫn có ưu điểm về Tự do Dân chủ nên phát triển tốt.
Ra mắt ‘Phê như con tê tê’ (TP)   —-Sài Gòn: Còn đâu không gian tiệm nước! (TVN)  —Bộ trưởng GD: Không khuyến khích học thêm để đỗ ĐH (VNN)
Du học Anh phải có điểm IELTS bao nhiêu? (NLĐ)
Không cần đại sứ, quốc hoa, quốc phục – chỉ cần văn hóa  (PLTP) -Chúng ta chạy đua theo nhiều cái nhất, nào là chùa lớn nhất, cây cầu dài nhất… mà không biết để làm gì. Du khách nước ngoài đến Huế, Hội An là vì yếu tố lịch sử và văn hóa đặc sắc chứ không phải vì nó là ngôi chùa lớn nhất, to nhất.
Nhạc Việt quẩn quanh và thiếu chất (PLTP)
Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT  -iOne.net  —Bác tin đồn ’6 môn thi tốt nghiệp 2013′ - VietnamNet
Khoa học đi đâu: cơn ác mộng khi có quá nhiều nhà khoa học? (SM)
  Panô ‘Không sao nhãng ngược đãi bạo lực trẻ em’ (VnEx)
Vụ người Việt bị chặt xác ở Bangkok: Hung thủ khai giết người để tự vệ (TN)
 
 
 
 
Khám phá ổ nhóm dùng xe máy đi mượn để cướp giật tài sản (CAND)  —-Xe BMW lao xuống sông Tô Lịch - Kênh 14    —Giúp bạn trai cướp tiệm áo cưới để… cưới mình  (ĐV)
Một nữ sinh lớp 8 suýt bị bạn chat lừa bán sang Campuchia (TT)   —Bảo vệ đột nhập phòng giám đốc trộm nhiều tài sản (TN)  —Sẽ xử lý nghiêm vụ ‘quan’ xã bị tố dùng bằng giả (TP)  —Tai nạn kinh hoàng, 3 mẹ con chết thảm (VNN)
Quen sống vàng son, đại gia sốc khi ‘nhập trại’ (VNN)  —-Đại gia U70 nhừ đòn vì hám “của lạ” (VNN)   —Vấn nạn mất cắp của hàng không Việt (VNN)
10 clip ‘nóng’: Nữ sinh bị lái ô tô buýt đạp khỏi xe  (VNN) - Nữ sinh bị lái ô tô buýt đạp khỏi xe, người đàn ông TQ đánh con nhỏ dã man, cô gái xinh đẹp và bức ảnh ‘ngày tồi tệ nhất’,… là những clip “nóng” nhất tuần qua.
Showbiz lại chao đảo chuyện mua-bán dâm  (VNN)  —Mới chữa bệnh tâm thần về, chém cháu ruột 8 tuổi trọng thương (NLĐ)
Khó phạt chú rể thuê (TN) -Việc tổ chức đám cưới giả, trong đó cho thuê cả chú rể, là trái với pháp luật nhưng không thể bị xử phạt nếu không gây hậu quả nghiêm trọng
Hà Nội: Taxi hất tự quản phường lên nắp capo  (NLĐO)- Bị nhắc nhở vì dừng đỗ xe không đúng quy định, Tạ Huy Hùng (SN 1990) đã phóng xe lao thẳng vào người 1 tự quản phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, hất lên nắp capo rồi phóng chạy.
Nữ công nhân nằm chết giữa khu đất trống (PLTP)    —-Bức tranh giang hồ đất cảng – Bài 5: Quỷ kế tàn khốc của giang hồ (PLTP)  —Xe khách lật đè chết cụ bà đạp xe ven đường (VnEx)   —-Người đi đường đuổi bắt hai tên cướp (VnEx)  —- Cùng chồng hạ sát người bạn nước ngoài (VnEx)
Sập bẫy 900 nghìn mua thuốc ‘gia truyền’ cho mẹ (VnEx)    —Chồng phát hiện vợ treo cổ tại cầu thang  (DV)  —Mò ốc, 3 học sinh chết đuối (TN)
Lẻn vào nhà hàng xóm, giở trò với bé gái - Dân Việt
Tạm giữ 4 cán bộ, đảng viên đánh bạc (TN)   –‘Vợ con chết hết trên cầu Cần Thơ rồi’ (VNN)

Quân đội vì đảng hay vì dân?

Quân đội Việt Nam
Quân đội Việt Nam trung với đảng hay trung với dân trước?

Một thay đổi căn bản trong Bản dự thảo Hiến pháp 1992 là quy định lực lượng vũ trang hay quân đội ‘phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân’. Đây cũng là điểm làm nhiều người chỉ trích, phản đối.

Trong số những ý kiến phản đối có Kiến nghị của 72 nhân sỹ, trí thức. Kiến nghị 72 này ‘yêu cầu bỏ quy định quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản’.

Trên báo chính thống, có bài viết của Bảo Cầm đăng trên Thanh Niên ngày 20/02/2013, với tựa đề ‘Tổ quốc và nhân dân phải được đặt lên hàng đầu’. Bài viết đã trích dẫn một cựu quan chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói rằng ‘dứt khoát không thể quy định’ quân đội phải ‘tuyệt đối trung thành với Đảng’ được.

Trong khi đó một số báo chí của Đảng cho rằng những yêu cầu buộc quân đội ‘phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân’ là ‘phản lịch sử’, ‘phi thực tiễn’ và thậm chí ‘phản động’.

Hai chế độ, hai nhiệm vụ

Chắc không cần phải có nhiều kiến thức về chính trị, về quân đội mới có thể nhận ra rằng tại những quốc gia dân chủ, đa đảng – hay những nước ‘tư bản’ theo cách gọi của một số quan chức, báo chí Việt Nam – như Anh, Pháp và Mỹ, chuyện ‘đảng này’ lên nắm quyền và và đảng kia mất quyền là chuyện bình thường.
"Và việc đảng này lên, đảng kia xuống không tùy thuộc vào quân đội. Chuyện họ lên hay xuống hoàn toàn phụ thuộc vào việc họ có được lòng dân hay không"

Và việc đảng này lên, đảng kia xuống không tùy thuộc vào quân đội. Chuyện họ lên hay xuống hoàn toàn phụ thuộc vào việc họ có được lòng dân hay không. Vì vậy, ở những quốc gia đó dù bất cứ đảng nào lên nắm quyền, vai trò và nhiệm vụ của quân đội không thay đổi. Nói cách khác quân đội không buộc phải trung thành với bất cứ một đảng phái chính trị, cá nhân nào.

Một ví dụ điển hình về sự trung lập của quân đội là việc Tổng thống Barack Obama, một người thuộc Đảng Dân chủ, chọn hai người thuộc – hay từng làm việc dưới thời các tổng thống – đảng Cộng hòa làm Bộ trưởng Quốc phòng, cũng như việc hai người này đồng ý giữ chức vụ ấy.

Năm 2008, khi ông lên làm tổng thống, ông Obama đã chọn ông Robert Gates làm Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Gates từng phục vụ nhiều năm dưới thời các tổng thống của Đảng Cộng hòa và đã nắm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 2006, dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Và mới đây, sau khi tái đắc cử, Tổng thống Obama đề cử ông Chuck Hagel, một cựu Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, làm Bộ trưởng Quốc phòng và đã được Thượng nghị viện Mỹ phê chuẩn.

Không chỉ tại các nước dân chủ như Anh, Pháp hay Mỹ mà ở những quốc gia châu Á đã và đang dân chủ hóa – như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines – quân đội cũng trở nên trung lập, không phụ thuộc hay buộc phải bảo vệ một đảng phái hay cá nhân nào.

Trái lại, ở những quốc gia không dân chủ, đa đảng, cá nhân hay chế độ nắm quyền thường buộc quân đội và các guồng máy an ninh khác phải trung thành, bảo vệ mình vì họ không thể cai trị lâu dài nếu không có sự trung thành, bảo vệ đó. Và khi một chế độ tồn tại được chỉ vì nhờ vào quân đội, chứ không phải dựa vào dân, chế độ ấy thường là độc tài, độc đảng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thuộc đảng Cộng hòa

Có nhiều ví dụ để chứng minh điều đó.

Những nhà độ độc tài tại Iraq trước đây hay tại các nước Bắc Phi và Ả-rập gần đây là những ví dụ điển hình. Họ nắm quyền được nhiều năm không phải vì uy tín của mình mà nhờ vào việc sử dụng quân đội cũng như những lực lượng, công cụ an ninh khác.

Bắc Hàn dưới quyền cai trị của gia đình họ Kim, hay Liên Xô hoặc các nước ở Đông Âu dưới thời chế độ Cộng sản cũng là những ví dụ khác. Những chế độ đó duy trì được quyền lực trong nhiều thập kỷ phần lớn nhờ vào quân đội, an ninh.

Bảo vệ Tổ quốc, nhân dân

Chỉ cần lướt qua vai trò của quân đội tại các nước dân chủ, đa đảng và ‘nhiệm vụ’ của họ tại các quốc gia độc tài, độc đảng như vậy, ít hay nhiều có thể hiểu tại sao có nhiều người ‘yêu cầu bỏ quy định quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản’. Có thể nói khi đưa ra đòi hỏi đó, các nhân sỹ, trí thức và tất cả ai đồng ý với kiến nghị đó đều muốn Việt Nam tiến tới dân chủ hay ít ra muốn Đảng Cộng sản không chuyên chính, độc tài và thực sự vì dân hơn.

Cũng như ở bất cứ quốc gia nào, Việt Nam sẽ không thể có dân chủ thực sự nếu quân đội buộc phải trung thành với Đảng Cộng sản hay bất cứ đảng phái nào, trước cả Tổ quốc và nhân dân. Đổi lại, khi biết đặt quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân lên trên hay không còn sợ mất quyền lực, quyền lợi, chắc chắn Đảng Cộng sản cũng không cần buộc ai phải trung thành hay bảo vệ mình.

Việc giới quân sự tại Miến Điện quyết định từ bỏ quyền lực – và nhờ vậy đất nước này mới có thể tiến hành những cởi mở về dân chủ – là một trường hợp cụ thể cho thấy khi lãnh đạo bằng các phương tiện dân sự và biết dựa vào dân, chứ không phải bằng sức mạnh quân đội, một đảng phái hay một chế độ có thể chính danh tiếp tục nắm quyền vì được người dân của mình và cộng đồng quốc tế ủng hộ.
"Có người còn chỉ ra rằng chính cái tên ‘Quân đội Nhân dân’, chứ không phải ‘Quân đội Đảng Cộng sản’, đã nói lên được rằng quân đội phải bảo vệ Tổ quốc và vì nhân dân, chứ không phải để trung thành, bảo vệ Đảng Cộng sản"
Trái lại, chuyện các nhà độc tài tại các nước Bắc Phi và Ả Rập bị lật đổ ít nhiều cho thấy duy trì quyền lực bằng sức mạnh và sự trung thành của quân đội không phải lúc nào cũng là một giải pháp tốt nhất cho việc duy trì chế độ.

Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ ở quốc gia nào, việc một đảng buộc quân đội phải trung thành với mình, bảo vệ mình trước cả tổ quốc và nhân dân, đảng ấy chắc chắn không được người dân hoàn toàn và thực sự tín nhiệm.

Để biện luận cho việc quy định quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng, một số nhà lý luận cho rằng điều đó là phù hợp với ‘lịch sử’ và đúng với ‘tư tưởng Hồ Chí Minh’. Nhưng nhiều người đã lên tiếng phản đối suy luận này vì họ hiểu rằng ngay từ đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nói quân đội phải ‘trung với nước, hiếu với dân’, chứ không đề cập gì đến chuyện phải trung với Đảng.

Dù bối cảnh, nội dung, thời điểm của câu nói ấy như thế nào – như ông Hoàng Thoái được trích dẫn trong bài viết trên Thanh Niên nêu ra – không ai có thể phủ nhận bốn bản Hiến pháp của Việt Nam ‘đều chỉ ghi quân đội phải trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân’.

Có người còn chỉ ra rằng chính cái tên ‘Quân đội Nhân dân’, chứ không phải ‘Quân đội Đảng Cộng sản’, đã nói lên được rằng quân đội phải bảo vệ Tổ quốc và vì nhân dân, chứ không phải để trung thành, bảo vệ Đảng Cộng sản.

Quân đội Việt Nam
Quân đội diễu hành trước lăng Hồ Chí Minh trong một dịp kỷ niệm 10/10 giải phóng thủ đô
Nói vậy, thiết nghĩ cũng nên nhắc lại rằng Thư chúc Tết Quý Tỵ 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không hề nhắc tới Đảng Cộng sản, công lao của Đảng hay kêu gọi ‘đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước’ bảo vệ Đảng.

Trái lại, ông nhắc mọi người Việt Nam phải ‘khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân’, ‘bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ’ đã ‘kiên cường chiến đấu’ và ‘hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình’.

Và cùng lúc, ông kêu gọi mọi người ‘quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu quý’.

Do vậy, những lời kêu gọi quân đội phải đặt Tổ quốc, đất nước và nhân dân trước bất cứ đảng phái nào không ‘phi lịch sử’, ‘phi thực tiễn’ hay ‘phản động’ như một số người nhận định, suy diễn.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một trí thức công giáo, đang làm nghiên cứu sinh tại Global Policy Institute, London.

Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC Việt ngữ từ London

Biện chứng về Điều 4 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam

 

Thanh Niên XHCN  (Danlambao)Hiện nay dưới sự lãnh đạo sáng suốt của “đảng ta” đất nước đã đạt được những thành tựu rực rỡ tuy còn một số hạn chế khách quan, đặc biệt về phương diện ngoại giao ta đã đang xây dựng một ”khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa nhân dân tiến bộ thế giới” vững mạnh với người láng giềng đã 1000 năm đô hộ, lấn chiếm biên giới, bắt cóc, giết một số ngư dân ta vì hiểu lầm, chiếm hết vùng biển nước ta chỉ vì “chưa tìm được tiếng nói chung”…
 
*
 
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 
 
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. - (Trích điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ)
Theo biện chứng, hủy bỏ điều 4 hiến pháp là sự thật hiển nhiên đúng. Cụ thể, nếu có một hay một số đảng khác thì đó chỉ là một nền để làm rõ hơn sự ưu việt tiến bộ (như Đảng cộng sản đã khẳng định) của “đảng ta” vì các đảng khác chỉ là một nhóm lợi ích, đại diện cho một nhóm người nhỏ bé với lợi ích cho nhóm hoặc những nhóm đó nên tất nhiên không tìm được sự ủng hộ của toàn dân tộc như “đảng ta”. Đây cũng chính là một cơ hội tuyệt vời cho bọn “phản động trong và ngoài nước được sự hỗ trợ của các thế lực thù địch” sáng mắt ra không còn ọ ẹ về tính cách mạng, sự lãnh đạo sáng suốt của “đảng ta” đã được nhân dân cả nước “tin yêu như một phần máu thịt của dân tộc”. Hơn thế nữa, đây là một cơ hội lớn cho các thế lực thù địch đặc biệt là “đế quốc Mỹ” nhìn thấy sự dân chủ, sự ưu việt của đất nước XHCN, tự hào với bạn bè năm châu về sự tin yêu tuyệt đối của tất cả các dân tộc Việt nam với “đảng ta”.
Do hoàn cảnh khách quan trước đây điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, hậu quả chiến tranh nặng nề (chúng ta đã tạo nên một khái niệm mới về chiến tranh giải phóng dân tộc: là cuộc chiến giữa những người trong cùng đất nước theo những thể chế chính trị khác nhau. Miền nam theo chế độ cộng hòa được sự bảo hộ của Mỹ; miền bắc theo chế độ cộng sản được sự viện trợ của Xoviet – sau chiến tranh dân ta đã đồng lòng chung sức dưới sự lãnh đạo “sáng suốt của đảng ta” cày chết mẹ chết cha để trả nợ viện trợ vũ khí, khí tài, lương thực bằng cách xuất bán nông sản trả nợ cho Xoviet sau này là Nga), ta không thèm chơi (đây không có cấm vận cấm vét gì cả) với các nước Đế quốc độc ác, nên kinh tế trì trệ lạc hậu phần lớn là lỗi của quần chúng nhân dân kiến thức hạn hẹp, “đảng ta” chỉ “chủ quan duy ý chí”.
Hiện nay dưới sự lãnh đạo sáng suốt của “đảng ta” đất nước đã đạt được những thành tựu rực rỡ tuy còn một số hạn chế khách quan, đặc biệt về phương diện ngoại giao ta đã đang xây dựng một “khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa nhân dân tiến bộ thế giới” vững mạnh với người láng giềng đã 1000 năm đô hộ, lấn chiếm biên giới, bắt cóc, giết một số ngư dân ta vì hiểu lầm, chiếm hết vùng biển nước ta chỉ vì “chưa tìm được tiếng nói chung”. Xin nói thêm là sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của “đảng ta” và Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng cộng sản anh em, Tập Cận Bình, điện đàm các vấn đề đã được làm sáng tỏ đó là một số phần tử quá khích “có yếu tố nước ngoài” kích động biểu tình chống lại sự đoàn kết hữu nghị anh em của hai nước đã được “đảng ta” chỉ đạo lực lượng công an giải quyết gọn, đặc biệt được sự chỉ đạo đồng ý của người anh em báo chí ta được phép gọi chính xác tàu thuyền tấn công ngư dân là tàu thuyền nước bạn China, chính thức bỏ từ “tàu lạ”, khuyến cáo ngư dân đánh bắt “at your own risks”.
Về quốc nội “đảng ta” đã có thành công vượt bực cho ra hàng loạt PMU, Vinashin, Vinalines, Petrolimex, Vietnam airlines,… đầu tư rất hiệu quả. Chúng ta đã đầu tư rất có lãi điển hình như Vietnam Airlines, Petrolimex đầu tư hàng tỷ USD có lãi ròng hàng năm hàng chục ngàn USD, các tập đoàn làm ăn thua lỗ là do trình độ quản lý còn hạn chế do môi trường kinh doanh quốc tế không thuận lợi nhưng hậu quả đã được nhân dân ta đồng lòng gánh chịu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định điều đó vì “đảng ta” giao thì làm thôi chứ thiệt dân hại nước (lợi cho một số người) không có trách nhiệm của ai cả (tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc chính phủ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ chính phủ). Bên cạnh đó chúng ta đã lập được một số kỷ lục quốc tế như đường cao tốc đắt nhất (giá lao động thuộc nhóm rẻ nhất), nhanh hỏng nhất, nhiều lãnh đạo có bằng cấp mua nhiều nhất,… Chúng ta cũng mạnh mẽ lên án các đánh giá không khách quan trung thực của các tổ chức quốc tế đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định “tham nhũng là tất yếu của nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH” qua bài diễn thuyết hết sức thuyết phục trẻ em.
Tóm lại ngày càng khẳng định thêm sự lãnh đạo của “đảng ta” được nhân dân cả nước đồng lòng kiên định yêu “đảng ta”, yêu Chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần biện chứng và sự thật chân lý như trên, điều 4 hiến pháp là một cái cớ để bọn phản động và các thế lực thù địch chọc ngoáy, xuyên tạc sự lãnh đạo sáng suốt của “đảng ta”  Với tinh thần nhiệt huyết với đất nước, dân tộc, “yêu đảng yêu chủ nghĩa xã hội” đúng với tinh thần giáo dục chính trị đã được “đảng ta” giáo dục từ ngày tiểu học, thanh niên tiên tiến xã hội chủ nghĩa, tôi mạnh dạn yêu cầu và kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân cùng đồng sức chung lòng hủy bỏ điều 4 hiến pháp, cùng chung làm rạng danh sáng ngời “đảng ta”  lý tưởng xã hội chủ nghĩa muôn năm!
Đôi dòng tâm huyết!
_________________________________________
TB: Tôi cực lực phản đối cách gọi China hay Tàu là “Trung Quốc”. Đó là hậu quả của ngàn năm đô hộ, của tư tưởng đại hán của bọn dã tâm Tàu từ xưa đến nay luôn dã tâm thôn tính các quốc gia lân cận theo bọn chúng là quốc gia trung tâm của thế giới. Bằng chứng là các nước phương tây gọi Tàu là xứ sở gốm sứ, China, trong khi các nước từng bị Tàu đô hộ luôn bị ám ảnh bởi “tung-khửa”. Với tinh thần phản đối dã tâm bành trường của bọn Tàu, tôi tha thiết yêu cầu quý Blog phổ biến điều này đến toàn thể người Việt Nam trên toàn thế giới!

Tiếp nối bài Việt Nam sau nụ cười của Tập Cận Bình

Tôi Yêu Việt Nam (Danlambao) – Tác giả Phạm Trần trình bày tình hình chính trị rất sâu sắc và chính xác trong bài Việt Nam sau nụ cười của Tập Cận Bình , cho ta thấy một viễn ảnh rất đen tối của Việt Nam: Trung Quốc với sức mạnh quân sự và kinh tế lớn mạnh đang củng cố lại mặt trận ngoại giao để cô lập thêm Việt Nam.
Đứng trước quyền lợi kinh tế trước mặt, một thị trường to lớn của Trung Quốc, so với một thị trường nhỏ bé của Việt Nam, Liên Xô sẽ chọn ai? Tiếp tục mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam hay lờ đi để Trung Quốc từ từ thôn tính Việt Nam?
Trung Quốc đang từ từ an bày và đặt thế giới trong trình trạng đã rồi. Ai là người sẽ đứng ra can thiệp cho Việt Nam và họ sẽ được gì?
Trung Quốc đã xâm chiếm biển đảo của ta, thiết lập thành phố Tam Sa và cơ sở hạ tầng kiên cố ở đó. Việt Nam đã phản ứng thế nào? Thế giới đã làm gì để giúp Việt Nam? Việt Nam đã phản ứng yếu ớt bằng lời lẽ ngoại giao rỗng tuếch và thế giới cũng chẳng nói gì nhiều.
Nhà nước và ĐCSVN đã không còn ý chí chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, do đó đã mất tư cách lãnh đạo. Họ đã công khai tuyên bố Quân Đội Nhân Dân là quân đội của ĐCSVN và giành quyền lãnh đạo quân đội này nhưng họ quên rằng dòng máu Việt, khi Tổ Quốc lâm nguy, sẽ đánh thức lòng yêu nước của Quân đội, trong giờ phút trọng đại sẽ đứng về phía Nhân dân, như viên sĩ quan xe tăng đã đã đứng về phía Yelsin làm cho toàn bộ Liên Bang Xô Viết sụp đổ.
Vận mệnh Việt Nam đang nằm trong tay người Việt Nam yêu nước trong và ngoài nước. Chúng ta phải nắm lấy vận mệnh này, dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn trước mắt. Các vị anh hùng của dân tộc ta đã xuất hiện, những người đấu tránh bất khuất trước bạo quyền cộng sản. Sẽ còn rất nhiều người nữa xuất hiện. Chúng ta đã chứng kiến tấm gương anh dũng của nhiều vị anh hùng cứu nước trong các cuộc chiến tranh trong lịch sử. Dân tộc ta đã sản sinh nhiều vị anh hùng như thế. Và họ đã xuất hiện để lãnh đạo dân tộc ta đưa Việt Nam đến bờ tự do dân chủ thật sự. Và chỉ có một Việt Nam dân chủ không cộng sản mới đủ sức, đủ uy tín, huy động lực lượng và tài trí của toàn dân để gìn giữ và phát triễn đất nước. Hãy hi vọng ngày này không còn xa.
danlambaovn.blogspot.com

'Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực'

Ông Đoàn Văn Vươn
Ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ từ tháng 01/2012 và có thể bị xử với tội danh "mưu sát"

Ở nơi mà công lý không được thiết lập thì bạo lực tất yếu nảy sinh, như là bản năng sinh tồn của con người được kéo dài từ thời động vật hoang dã.

Thế giới hoang dã được thiết lập trật tự dựa trên sức mạnh của bạo lực, một phần của cuộc cạnh tranh sinh tồn.

Trong cùng một loài, do đặc điểm tương tự nhau về nhu cầu thức ăn, nơi cư trú, và bạn tình khiến chúng phải cạnh tranh nhau, vì nguồn lực là hữu hạn.

Không có trọng tài phân xử, không có nguyên tắc cho cuộc chơi, chúng chỉ có thể tự phân xử bằng trận chiến, mà kẻ chiến thắng sẽ có được điều mình muốn, và kẻ thất bại chấp nhận những quyền lợi thấp hơn. Nhưng không có sự tiêu diệt giữa đồng loại.

Loài người tiến hóa hơn tất cả các sinh vật khác trên trái đất về nhu cầu và trí tuệ. Trận chiến giữa con người với nhau có thêm vũ khí, có tính tổ chức, thậm chí cả danh nghĩa cho cuộc chiến. Vì thế nó tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến của các sinh vật khác.

Nhu cầu của các sinh vật khác là hữu hạn. Nó chỉ cần ăn no đủ, có một chỗ trú thích hợp, và có đủ bạn tình để đáp ứng nhu cầu giao phối – truyền giống hữu hạn.

Nhu cầu của con người thì vô hạn, không chỉ ăn no mà còn muốn ăn của ngon vật lạ. Không chỉ có chỗ ở, mà còn muốn biệt thự, lâu đài ở khắp nơi. Không chỉ đủ bạn tình để giao phối mà còn để chiếm hữu, thậm chí là hàng ngàn cung tần mỹ nữ!

Nhu cầu vô hạn thì bạo lực cũng vô hạn. Không chỉ dừng lại ở phân xử thắng thua để giải quyết nhu cầu trước mắt, cuộc chiến bạo lực của con người bị đẩy đến mức tiêu diệt lẫn nhau.

'Hậu quả thiếu công lý'

"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm"

Mới đây thôi, thế kỷ 20 đã chứng kiến vô vàn cuộc chiến tranh. Chỉ hai cuộc Thế chiến, và hai cuộc “cách mạng” của hai nước lớn mà bản chất là thanh trừng kiểu tiêu diệt nhau đã khiến hàng trăm triệu người chết.

Thế chiến I là nguyên nhân của Thế chiến II chỉ sau hai thập kỷ, bởi đòi hỏi bồi thường chiến tranh của bên thắng cuộc đã làm kiệt quệ bên thua cuộc, khơi dậy chủ nghĩa sô vanh và khát vọng trả thù của bên thua cuộc.

Kết thúc Thế chiến II, nước Mỹ - buộc phải tham chiến vì bị tấn công - là một đại biểu của bên chiến thắng đã không đòi bồi thường chiến tranh từ những kẻ thất bại, thậm chí còn rót tiền vào công cuộc Tái thiết châu Âu và Nhật Bản. Hận thù giữa họ chấm dứt, và hòa bình giữa họ sau gần 7 thập kỷ vẫn được duy trì một cách chắc chắn.

Sự khác biệt về hậu quả giữa hai cuộc Thế chiến cho thấy rằng, sử dụng bạo lực để chà đạp và cưỡng đoạt thì sẽ bị đáp trả bởi bạo lực, và vòng xoáy ấy không bao giờ chấm dứt. Nhưng sử dụng bạo lực để vãn hồi trật tự, vì tự do, hòa bình và thịnh vượng chung thì bạo lực thậm chí được ca ngợi, vì đó chính là bảo vệ công lý.

Công lý chính là thứ khiến con người vượt lên trên động vật, nó giúp con người giải quyết tranh chấp mà không cần dùng đến bạo lực như động vật.

Công lý là giá trị chung cho hòa bình và thịnh vượng trong lòng các dân tộc văn minh. Và nó đang trên đường trở thành giá trị chung giữa các dân tộc, để con người thoát khỏi việc tự hủy diệt mang tính loài.

Thiếu công lý thì hòa bình chỉ là tạm thời, và thịnh vượng chung chỉ là giấc mơ.

Vụ Đoàn Văn Vươn
Công an, quân đội và chính quyền Hải phòng trong vụ cưỡng chế đất đai đối với gia đình ông Vươn

Mọi nhà nước thế tục đều tuyên bố rằng mình nắm quyền là vì công lý, vì lợi ích của nhân dân. Nhưng thực tế không đơn giản như thế.

Nhà nước trong hình thức tổ chức của nó là hệ thống các thể chế: quốc hội xây dựng luật và duyệt định hướng chính sách; chính quyền là cơ quan công quyền thực thi chính sách; tòa án được ủy quyền để bảo vệ luật pháp và công lý. Mối quan hệ giữa chúng với nhau được định hình trong hiến pháp.

Nhưng trong trong tính hiện thực của nó, nhà nước nằm trong tay các cá nhân đang nắm quyền: tổng thống Mỹ lúc này là Obama, vị Chánh án Tòa án tối cao Mỹ đương nhiệm là John Roberts…

Khi các thể chế đủ mạnh và đối trọng, kiểm soát lẫn nhau, vai trò của cá nhân là thứ yếu, và nhà nước cai trị bằng luật pháp. Luật pháp chính là hiện thân của công lý ở thời điểm đó. Nếu có điều nào đó bị coi là bất công, sẽ có quy trình cho việc sửa chữa để luật pháp đến gần hơn với công lý.

Khi các thể chế yếu hoặc được đặt sai lệch, như cơ quan công lý đặt dưới cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền lại bị dẫn dắt bởi cá nhân lãnh đạo, đó là lúc luật pháp chỉ để trang trí. Vì cơ quan công lý không còn bảo vệ công lý nữa, mà phải bảo vệ cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền thì phải bảo vệ cá nhân nắm quyền. Công lý bị đánh mất, còn cá nhân lãnh đạo thì tha hồ trục lợi.

Vì nhu cầu của con người là vô hạn, nên sự trục lợi cũng vô hạn. Mà đã vượt qua giới hạn thông thường thì không tránh khỏi việc sử dụng bạo lực, nhân danh quyền lực nhà nước. Và hệ quả là sự phản kháng bằng bạo lực cũng khó tránh khỏi của kẻ bị tước đoạt một cách bất công.

'Nạn nhân hay tội phạm?'

"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn"

Vụ Tiên Lãng là một ví dụ, khi chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã không hành xử vì công lý trong vụ cưỡng chế đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Gác lại việc chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam đã gần với công lý hay chưa, thì việc thu hồi đất đã là trái với công lý.

Nó không chỉ trái với luật pháp hiện hành – như kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà còn tước đoạt niềm tin của dân chúng với nhà nước khi chính quyền Tiên Lãng lật lọng với lời hứa - đã được ghi vào biên bản hòa giải của Tòa án nhân dân Hải Phòng - về việc cho gia đình ông Vươn tiếp tục thuê đất nếu rút đơn, để rồi tổ chức cưỡng chế đất, thậm chí phá hoại tài sản công dân bằng bạo lực sau khi ông Vươn rút đơn.

Khi tổ chức đại diện cho công lý chà đạp lên công lý là lúc con người ta quay về với ứng xử bản năng của loài vật: dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm. Trong ngôn ngữ pháp lý, tình huống của gia đình ông Vươn được gọi là “phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, khi bị đối xử một cách bất công có hệ thống và không lối thoát.

Tìm cách sửa chữa những bất công, với việc xét xử gia đình ông Vươn một cách công bằng, và sửa chữa những khiếm khuyết về thể chế đã dẫn đường cho sai phạm của chính quyền huyện Tiên Lãng là cách để nhà nước giành lại niềm tin từ dân chúng rằng mình bảo vệ công lý và sẽ theo đuổi công lý. Vì chỉ có công lý mới chấm dứt được vòng xoáy của bạo lực.

Trái lại, nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn.

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện là nhà báo tự do, sinh sống ở Sài Gòn, từng làm việc tại báo Thể thao & Văn hóa và Báo điện tử Vietnamnet.


Hồng Ngọc
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Sài Gòn
  • Dân Trung Quốc ngưỡng mộ Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên (RFI) - Lịch sự, tươi cười và đã là người nổi tiếng, phu nhân của tân Chủ tịch nước Tập Cận Bình hôm nay 23/03/2013 đã chinh phục người Trung Quốc chỉ trong vài giây đồng hồ, khi cùng ông lần đầu tiên chính thức viếng thăm Matxcơva.
  • Bài 56 : Cuộc hẹn với Fabio (RFI) - Như mọi người, Lưu Quang rất bồn chồn, lo lắng về những gì sẽ diễn ra trong nhứng ngày tới : Nadia phải giả dạng làm khách hàng để tiếp xúc với Fabio, ...
  • Hơn 150 nước tham gia « Giờ Trái đất » (RFI) - Tắt đèn để tiết kiệm năng lượng vì Trái đất. Chiến dịch « Giờ Trái đất » - một giờ không ánh sáng vì Trái đất không bị hâm nóng - năm nay thu hút hơn 150 quốc gia.
  • Lần đầu tiên hai vị Giáo hoàng gặp nhau (RFI) - Ngày 23/03/2013, tân Giáo hoàng Phanxicô và người tiền nhiệm Giáo hoàng danh dự Benedicto 16 đã ăn trưa với nhau tại nhà nghỉ mùa hè của Giáo hoàng ở Castel Gandolfo, phía Nam thủ đô Roma của Ý. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Công giáo, hai vị Giáo hoàng gặp nhau.
  • Chypre : Kế hoạch B cứu nguy kinh tế (RFI) - Ngày 23/03/2013 chính quyền Chypre tiếp phái đoàn quốc tế tại Nicosie, trình kế hoạch huy động nhiều tỉ euro để đổi lấy gói cứu trợ của châu Âu. Chypre đang phải chạy đua với thời gian, vì còn không đầy 48 giờ nữa thì các ngân hàng nước này có nguy cơ cạn tiền, do Ngân hàng Trung ương châu Âu ngưng cung ứng.
  • Nước ngọt, nguyên nhân gây xung đột ? (RFI) - 4 tỷ người trên trái đất không có nước ngọt để dùng 24 giờ trên 24 ; 3 tỷ không có máy nước trong nhà. Theo dự phóng của Liên Hiệp Quốc thì đến năm 2020 nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại ;
  • 35 người Miến Điện chết cháy trong một trại tỵ nạn Thái Lan (RFI) - Ngày 22/03/2013, một trận hỏa hoạn dữ dội đã bùng lên vào giữa buổi chiều tại trại tỵ nạn Mae Surin, thuộc tỉnh Mae Hong Son, giáp biên giới với Miến Điện. Theo thông báo mới nhất của bộ Nội vụ Thái Lan, 35 người thiệt mạng và khoảng một trăm người bị thương.
  • Bạo động tôn giáo, Miến Điện điều quân đội tới Meiktila (RFI) - Sau ba ngày bạo động giữa người Phật giáo và Hồi giáo làm cho ít nhất 20 người chết, quân đội Miến Điện hôm nay 23/03/2013 đã kiểm soát được Meiktila tại miền trung.Thành phố này vẫn đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp.
  • Trung Quốc gia tăng tuần tra và diễn tập trên Biển Đông (RFI) - Theo Tân Hoa Xã ngày 22/03/2013, tàu Ngư chính 312, được mô tả là « tàu ngư chính tổng hợp lớn nhất của Trung Quốc » đã rời Quảng Châu, lần đầu tiên khởi hành tới quần đảo Nam Sa ( tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam ) trên Biển Đông để « thi hành công vụ ».
  • Phe Taliban ở Pakistan dọa giết ông Musharraf (VOA) - Truyền thông Tây phương đưa tin rằng Taliban đã chuẩn bị sẵn một đội đánh bom liều chết để giết ông Musharraf, là người dự kiến sẽ về nước vào ngày Chủ nhật này.
  • Người sáng lập đội bóng rổ Saigon Heat (VOA) - Ông Connor Nguyễn: Thông qua Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia, chúng tôi đang làm việc và kêu gọi Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế hỗ trợ phát triển bóng rổ cho Việt Nam.
  • TT Obama kết thúc chuyến công du Trung Đông (VOA) - Trong một thỏa hiệp do TT Barack Obama điều giải, Thủ tướng Israel đã xin lỗi Thổ Nhĩ Kỳ về vụ đột kích trên biển giết chết 9 người Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010.
  • LHQ điều tra nhân quyền ở Bắc Hàn (BBC) - Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc vừa thông qua quyết định điều tra vi phạm nhân quyền ở Bắc Hàn, chủ yếu ở các trại tù chính trị.
  • TQ sẽ vượt Mỹ vào năm 2016? (BBC) - Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2016.
  • Chủ tịch Bình Phước mất chức (BBC) - Tin cho hay ông Trương Tấn Thiệu vừa chính thức phải thôi chức vụ Chủ tịch UBND và Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Phước.
  • 'Ông Nguyễn Đình Lộc bị sức ép' (BBC) - Giáo sư Huệ Chi, đồng chủ trì trang Bauxite nói cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc chịu sức ép khi trả lời VTV về "Kiến nghị 72."
  • Truyền thông TQ làm gì ở châu Phi? (BBC) - BBC phân tích về cách tiếp cận của truyền thông Trung Quốc tới châu Phi, nhằm chứng tỏ sức mạnh mềm và chính trị của mình.
  • Quân đội vì đảng hay vì dân? (BBC) - Ý kiến về sửa hiến pháp đặt câu hỏi về tính chung thành của quân đội và lực lượng vũ trang nên dành cho Đảng hay nhân dân.
  • TQ ‘chiếm dần’ Nam Á (BaoMoi) - Các nguồn tài nguyên mà Nam Á gọi mời được coi là nguồn lực tương lai cho sự phát triển của Trung Quốc. Nước này chú tâm rất lớn vào những phần của thế giới hứa hẹn các tài nguyên năng lượng chưa bị kiểm soát.
  • Tàu Trung Quốc "tuần tra quanh quần đảo Điếu Ngư" (BaoMoi) - Theo Tân Hoa Xã, Vụ Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, ngày 23/3, tàu "Ngư chính 206" của nước này đã "tiếp tục các cuộc tuần tra định kỳ ở vùng lãnh hải quanh quần đảo Điếu Ngư".
  • Giải mật cuộc đối đầu tàu ngầm Xô - Mỹ ở Biển Đông (BaoMoi) - Mùa hè năm 1972, tàu ngầm Guardfish (SSN-612) đang triển khai ở biển Nhật Bản khi mà các sự kiện trên thế giới đã đẩy vị thuyền trưởng, trung tá hải quân David C.Minton III và thủy thủ đoàn của ông tham gia vào một cuộc phiêu lưu để đời.
  • BigC lại để lọt Nho có dán cờ Trung Quốc (BaoMoi) - Sự vụ bày bán quần áo thương hiệu motviet có logo in “sót” Hoàng Sa, Trường Sa tại siêu thị BigC vừa tạm lắng, thì khách hàng lại phát hiện siêu thị này bày nho Made in Việt Nam, nhưng lại dán cờ Trung Quốc bên trong.
  • TQ leo thang ở Biển Đông, gây áp lực với Triều Tiên (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc đang leo thang gây hấn trên Biển Đông, cắt nguồn cung xăng dầu để gây áp lực với Bắc Triều Tiên, Triều Tiên muốn đội đặc nhiệm tấn công với “tốc độ sấm chớp”...là tin tức thời sự chính ngày 23/3.
  • BigC bán nho Việt dán cờ Trung Quốc (BaoMoi) - Tối 15/3, anh Đỗ Trung Long (ở Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã dẫn gia đình đi mua sắm tại siêu thị BigC the Garden (Mỹ Đình, HN). Sau khi mua một số đồ thiết yếu, thấy vợ nói đã lâu không được ăn nho, anh liền tìm mua. Tuy nhiên, anh phát hiện trong đĩa hộp thì dán cờ Trung Quốc, còn ngoài vỏ lại niêm yết giá có dòng chữ Made in Việt Nam.
  • Báo Nhật: Senkaku căng thẳng vì Thủ tướng quá nhút nhát (BaoMoi) - Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc, Đài Loan ngày càng “làm già” ở Senkaku/Điếu Ngư chính là sự “nhút nhát” quá mức của cựu Thủ tướng Yoshihiko Noda khi chỉ đạo hải quân Nhật chỉ được phép theo dõi tàu chiến Trung Quốc từ khoảng cách trên 28 km.
  • Tỉnh Hải Nam "đòi" đo vẽ vùng cơ sở ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Giới chức tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa ngang nhiên tuyên bố trong năm 2013 sẽ khởi động dự án đo vẽ vùng cơ sở ở biển Đông và tăng tốc phát triển cái gọi là hạng mục khung không gian địa lý “Kỹ thuật số Tam Sa”.
  • Sự nhầm lẫn khó hiểu (BaoMoi) - Hơn tuần nay, dư luận xã hội và báo chí rất bức xúc trước việc liên tiếp sách của hai nhà xuất bản dành cho trẻ em Việt Nam đều in nhầm cờ Trung Quốc. Đó là cuốn “Phát triển trí thông minh cho trẻ”, sách tham khảo của nhà xuất bản Dân Trí.
  • VN và Singapore đề cao an toàn hàng hải ở biển Đông (BaoMoi) - TT - VN và Singapore nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông, việc thực hiện Tuyên bố sáu điểm của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN về vấn đề biển Đông, Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc nhân kỷ niệm 10 năm ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
  • Thế giới 24h: Bình Nhưỡng mô phỏng đánh Seoul (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ tuyên bố không loại trừ hành động quân sự đối với Iran; Trung Quốc lo ngại Nhật, Mỹ bàn kế hoạch quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột ở Điếu Ngư/ Senkaku... là những tin nóng.
  • Philippines giám sát tàu Trung Quốc ở biển Đông (BaoMoi) - Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hải quân nước này sẽ “tuần tra chủ quyền” ở biển Đông để kiểm tra xem liệu tàu Trung Quốc có xâm phạm đường biên giới trên biển trong khi tiến hành tập trận hải quân hay không.
  • Mỹ, Nhật lên kế hoạch quân sự chống Trung Quốc (BaoMoi) - Nhật Bản và Mỹ được cho là đang cùng nhau phác thảo một kế hoạch chống lại bất kỳ hành động quân sự nào của phía Trung Quốc nhằm chiếm giữ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh.
  • Ảnh hiếm: Hạm đội Thái Bình Dương ở Cam Ranh (BaoMoi) - TPO - Một số hình ảnh độc về thực hiện nhiệm vụ tại Biển Đông trong thành phần binh đoàn 17, hạm đội Thái Bình Dương hải quân Liên Xô (hạm đội Thái Bình Dương - Nga ngày nay).
  • Bộ trưởng đưa giải pháp khó hiểu về sách in cờ TQ (BaoMoi) - Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận, nhiều đại biểu lo ngại về tình trạng in ấn mắc nhiều lỗi nghiêm trọng. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông gần đây liên tiếp xuất hiện các sách in cờ Trung Quốc, in bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Tàu đổ bộ Trung Quốc diễn tập chiếm đảo trên Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Các phương tiện truyền thông Trung Quốc vừa đăng những hình ảnh đầu tiên về cuộc tập trận đổ bộ lớn của 4 tàu hải quân nước này trên Biển Đông, trong đó có sự xuất hiện của tàu đổ bộ đệm khí mới nhất Type 726.
  • Indonesia lên kế hoạch cho diễn tập hải quân đa quốc gia trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch mời lực lượng hải quân của các nước trong và ngoài khối ASEAN, tham gia cuộc diễn tập hải quân chung như là một phần trong những nỗ lực, nhằm cải thiện sự ổn định trên vùng biển Đông Nam Á, nơi hiện vẫn đang có tranh chấp chủ quyền trên biển giữa một số quốc gia trong khu vực.
Bản tin tiếng Anh


  • Coastal resort embraces surging Russian tourists (Washington Post) - Russian tourists are flocking to China's southernmost costal resort of Sanya in Hainan province as they seek tropical beaches and get away from their country's winter chill.
  • Overseas boom for builders (Washington Post) - Overseas business by Chinese contractors registered double-digit growth in 2012, with the total value of their new contracts reaching $156.5 billion.
  • Wuxi court declares Suntech bankrupt (Washington Post) - Suntech, one of the world's biggest solar panel manufacturers, was declared bankrupt on Wednesday, ringing alarm bells in the nation's solar industry.
  • Shale gas to spark equipment boom (Washington Post) - China's shale gas development will bring business opportunities to the related equipment manufacturing industry with a market value of 3 billion yuan this year.
  • Harder push likely on yuan, says HSBC (Washington Post) - HSBC Holdings PLC expects China to push harder for the yuan's convertibility and trading freedom as part of nation's goal to make yuan a global reserve currency.
  • Social networks bad for sleep (Washington Post) - Online social networks, chatting services and gaming are keeping young people up at night and disturbing their sleeping patterns.
  • Something in the air (Washington Post) - For centuries incense has been used in China to heal, relax, inspire and as an aid in meditation.
  • Tuned in, toned up (Washington Post) - Five new works by international composers that were inspired by a visit to China signify a new approach to cultural exchanges.
  • Old lessons for young students (Washington Post) - Many primary schools in Putian opened Puxian Opera classes to enrich school life and promote the local culture from the Tang Dynasty (AD 618-907).
  • Cherry blossoms still in bloom (Washington Post) - Cherry blossoms in full bloom at Moshan, a scenic spot in Wuhan, capital of Central China's Hubei province, March 18, 2013.
  • New ship patrols South China Sea (Washington Post) - A fishery inspection ship set off on its maiden voyage from Guangzhou to patrol the South China Sea on Friday, according to the Regional Bureau of South China Sea Fishery Management of the Ministry of Agriculture.
  • Friendship comes gift-wrapped (Washington Post) - With President Xi Jinping beginning a visit to Russia, the best evidence of this friendship are the national gifts exchanged between leaders of the two countries.
  • Li stresses trust is key element (Washington Post) - China and the United States should boost trust and expand areas of common interests despite any differences, Premier Li Keqiang said during a meeting with US Treasury Secretary Jacob Lew on Wednesday.
  • Tanzania visit 'testifies' to bonds (Washington Post) - President Xi Jinping's visit to Tanzania since taking office demonstrates how much Beijing cares about its relationship with the country and the African continent.
  • Core interests at heart of new US ties (Washington Post) - President Xi told US Treasury Secretary Jacob Lew in Beijing that he wants to build a new type of relationship with US centered on core interests.
  • Top legislature has younger leaders (Washington Post) - A younger generation of elites from different political parties, ethnic groups and professional backgrounds are now taking to the center stage of the legislative leadership in China.

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Một nghi vấn về Trường Sa

"...So với những thiệt hại mà Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã gây ra cho đất nước, việc Mạc Đăng Dung dâng đất cầu hòa hồi thế kỷ 16 chẳng thấm vào đâu..."
Tháng 3 này là tròn 25 năm ngày hải quân Trung Quốc đánh chiếm nhiều đảo đá ở Trường Sa làm 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng. Đây là dịp để đặt ra một câu hỏi lớn và nghiêm trọng: Trung Quốc đã thực sự lấn chiếm Trường Sa hay đã có thỏa hiệp?
Thỏa hiệp có thể chỉ là một thỏa hiệp ngầm không thành văn tự, mà có thể cũng không cần được nói ra một cách minh bạch để ai đó có thể ghi lại nguyên văn trong một báo cáo hay một hồi ký. Nó có thể là sự hiểu ngầm giữa hai bên sau nhiều trao đổi.
Đàng nào thì câu hỏi cũng rất nghiêm trọng. Nếu câu trả lời là Trung Quốc đã thực sự đánh chiếm Trường Sa thì có lý do gì để Việt Nam chủ trương "giữ nguyên trạng" trên Biển Đông như lời ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và hơn thế nữa còn trân trọng tình hữu nghị "4 tốt, 16 chữ vàng"?
Còn nếu ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận, dù là thỏa thuận ngầm, nhượng cho Trung Quốc một phần Trường Sa thì họ đã mang một tội vô cùng lớn. Không phải chỉ là tội phản trắc đối với các chiến sĩ hải quân đã hy sinh tính mạng. Cũng không phải chỉ là tội làm mất một số đảo đá mà còn là, và nhất là, tội đã làm mất quyền lợi vô cùng lớn của Việt Nam trên Biển Đông. Trước năm 1988 Trung Quốc không có mặt tại Trường Sa, chỉ sau khi đã lấy được một số đá của Việt Nam họ mới có lý cớ để vẽ ra cái lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông. Tình trạng này đặt Việt Nam trong thế phải mãi mãi tranh chấp với Trung Quốc trên một vùng biển đáng lẽ ra đương nhiên là của mình.

Đảo Gạc Ma
Trước mọi thảo luận chúng ta có thể khẳng định hai điểm.
Một là, đối với các chiến sĩ hải quân đã chiến đấu tại Trường Sa ngày 14/03/1988, nhất là đối với 64 người đã hy sinh, Trung Quốc đã lấn chiếm thực sự và họ đã chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Sự hy sinh của họ phải được ghi nhận trọn vẹn. Nhưng họ có thể không biết những tính toán của ban lãnh đạo cộng sản.
Hai là chắc chắn ít ra đã có sự chấp nhận, dù là miễn cưỡng, để Trung Quốc chiếm một số đá trong vùng của Việt Nam để có mặt tại Trường Sa. Bằng cớ là Trung Quốc đã đưa hải quân đến Trường Sa ngay từ đầu năm 1988 và trong hai tháng 1 và 2 đã chiếm nhiều đá trong khu vực thuộc Việt Nam nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn không có phản ứng nào. Nếu họ dừng lại ở đó thì đã không có vấn đề gì. Hải chiến chỉ đã xảy ra ngày 14/03/1988 khi Trung Quốc tấn công ba đảo đá mà hải quân Việt Nam đang trấn giữ : Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin.
Các diễn biến tại Trường Sa đã xảy ra như thế nào? Theo những tài liệu của chính quyền Việt Nam thì từ đầu năm 1988 hải quân Trung Quốc đã đến vùng Trường Sa của Việt Nam. Ngày 31/01 họ chiếm đá Chữ Thập phía Bắc đảo Trường Sa Đông, ngày 18/02 chiếm đá Châu Viên, ngày 26/02 chiếm đá Ga Ven sâu trong khu vực Việt Nam ngay kế bên đảo Nam Yết, ngày 28 chiếm đá Tư Nghĩa (Hughes) kế cận và ở giữa hai đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Chính quyền Việt Nam hoàn toàn không có phản ứng nào dù những đá này đều là những đá mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền và thuộc hải phận Việt Nam tính từ các đảo mà Việt Nam đã có chủ quyền từ lâu. Sự im lặng này không thể có giải thích nào khác hơn là một sự chấp nhận, nếu không phải là một thỏa hiệp từ trước.
Đầu tháng 3, Trung Quốc lại tăng cường thêm lực lượng hải quân lên đến 12 tàu chiến. Ngày 14/03 hải quân Trung Quốc tiến đánh các đá Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin, bắn chìm ba tàu HQ-604, HQ-505 và HQ-605 đang trấn giữ. Lực lượng quá chênh lệch đã khiến hải quân Việt Nam không gây được một thiệt hại nào cho phía Trung Quốc. Điều lạ là dù đã đánh bại hoàn toàn lực lượng phòng vệ Việt Nam, Trung Quốc chỉ chiếm đá Gạc Ma, được coi là có vị trí quan trọng nhất, mà không chiếm hai đá Len Đao và Cô Lin. Ngày 23/03 họ chiếm thêm đá Xu Bi. Mãi đến ngày 31/03, vào lúc trận chiến đã chấm dứt hẳn từ hai tuần rồi, một lực lượng nhỏ của hải quân Việt Nam mới được điều động đến nơi nhưng cũng tránh đụng độ với tàu Trung Quốc.
Những sự kiện quá không bình thường trong biến cố này buộc người ta phải đặt câu hỏi phải chăng giữa lãnh đạo hai bên đã có thỏa hiệp.
Tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn không có phản ứng nào, kể cả lên tiếng phản đối, trong suốt hai tháng đầu năm 1988 khi Trung Quốc tuần tự chiếm đóng đá này rồi đá khác trong khu vực của mình? Cũng nên biết là chính quyền cũng như các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn im lặng trước cũng như sau biến cố này, chỉ có bộ ngoại giao ra một tuyên bố phản đối có lệ ngày 14/03. Rồi thôi.
Tại sao Trung Quốc mặc dù đã đánh bại hoàn toàn hải quân Việt Nam lại chỉ chiếm đá Gạc Ma chứ không chiếm hai đá Len Đao và Cô Lin? Sau này bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng họ lấy làm tiếc rằng đã có sự "hiểu lầm" để xảy ra đụng độ chứ họ không có ý định đánh chiếm những đảo và đá mà Việt Nam có đóng quân (dầu vậy họ vẫn giữ Gạc Ma). Như vậy nếu "hiểu đúng" thì họ có thể chiếm các đá khác mà không xảy ra đụng độ ? Người ta càng có thêm lý do để tin rằng đã có thỏa hiệp.
Câu hỏi lớn nhất là tại sao không quân Việt Nam đã không tham chiến dù chỉ cách Trường Sa một giờ bay và có thừa khả năng tiêu diệt nhanh chóng toàn bộ lực lượng hải quân Trung Quốc có mặt tại trận lúc đó mà không chịu một thiệt hại nào? Trường Sa nằm ngoài tầm hoạt động của không quân Trung Quốc, các tàu chiến Trung Quốc tại đó cũng quá sơ sài để có thể đương đầu với máy bay chiến đấu. Lý do chỉ có thể là vì không quân Việt Nam đã nhận được lệnh cấm tham chiến và lệnh này chỉ có thể đến từ ông Lê Đức Anh, lúc đó vừa là bộ trưởng quốc phòng vừa là cánh tay mặt của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nên lấn át cả ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch về mặt đối ngoại. Mặt khác Trung Quốc cũng phải tin là không quân Việt Nam sẽ không can thiệp mới dám hành động như thế.
Tất cả những sự kiện trên đây đã quá đủ để tin là giữa hai chính quyền đã có thỏa hiệp để Trung Quốc chiếm một phần Trường Sa, nhưng bối cảnh quan hệ Việt Trung vào lúc đó còn hỗ trợ hơn nữa cho giả thuyết này.
Cần nhớ lại là chiến thắng 30/04/1975 đã khiến Đảng Cộng Sản Việt Nam hân hoan đến mức gần như mất trí. Họ tin mình là thiên tài, chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng, phong trào cộng sản do Liên Xô lãnh đạo sắp thành công đến nơi, chủ nghĩa tư bản đang giãy chết. Họ đặt điều kiện để cho phép Mỹ được bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Lúc đó họ đã đứng hẳn về phía Liên Xô trong cuộc xung đột giữa hai đàn anh, quan hệ của họ đối với chế độ cộng sản Trung Quốc đã chuyển sang thế kình địch. Trong Đại hội IV cuối năm 1976 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Trung Quốc không gửi phái đoàn sang tham dự. Dầu vậy Đảng Cộng Sản Việt Nam bất chấp Trung Quốc. Đại hội IV đã là đại hội liên kết toàn diện và tuyệt đối với Liên Xô, thách thức cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Tháng 11-1978, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gia nhập khối COMECON và ký hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô; tháng sau quân Việt Nam tràn qua Campuchia và đánh gục chế độ thân Trung Cộng Khmer Đỏ. Tháng 02/1979 Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Mặc dầu bị thiệt hại nặng, chế độ cộng sản Việt Nam huênh hoang là đã chiến thắng; họ hoàn toàn tin tưởng vào hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô. Năm 1980, một hiến pháp mới của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được ban hành với lời nói đầu coi "bọn bá quyền Trung Quốc" là kẻ thù. Năm 1982, tại đại hội đảng lần thứ 5, các phần tử bị coi là thân Trung Quốc bị thanh trừng, trong đó có cả Nguyễn Văn Linh. Bản điều lệ đảng cũng được sửa đổi để tuyên chiến với Trung Quốc.
Sự thức dậy đã rất kinh hoàng. Liên Xô sụp đổ thay vì toàn thắng. Tháng 04/1984, Trung Quốc tung đợt tấn công thứ 3 kéo dài hơn ba tháng vào Việt Nam, với cao điểm là trận Lão Sơn được Trung Quốc coi là một chiến thắng lịch sử của họ, trong đó báo chí Trung Quốc cho biết là ba quân đoàn của họ đã đánh gục ba sư đoàn Việt Nam. Hà Nội cầu cứu Liên Xô để chỉ được trả lời rằng Liên Xô đã kiệt quệ và Việt Nam nên cố gắng để thương thuyết với Trung Quốc. Lúc đó Liên Xô đang sa lầy thê thảm tại Afghanistan, Brezhnev đã chết và Andropov đang cố gắng hòa giải với Trung Quốc. Trong cơn hoảng loạn tuyệt vọng đó, ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã âm thầm lấy quyết định đầu hàng, và đối sách với Trung Quốc đã thay đổi hẳn từ tháng 07/1984. Xấc xược nhường chỗ cho khúm núm, thách thức nhường chỗ cho van xin. Hà Nội khẩn khoản xin hòa và Trung Quốc đắc thắng làm cao. Năm 1985, Nguyễn Văn Linh, người đã thất sủng vì thân Trung Quốc, được đưa trở lại bộ chính trị và làm thường trực ban bí thư, năm sau lên làm tổng bí thư. Trung Quốc chỉ chấp nhận nói chuyện với những cấp lãnh đạo Việt Nam do họ chọn. Trong cuốn Hồi Ức và Suy Nghĩ của ông Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao đặc trách quan hệ Việt Trung, tiết lộ : "Từ năm 1980 đến năm 1988 ta đã ngót hai mươi lần đề nghị đàm phán, Trung Quốc chỉ làm ngơ". Đúng ra là từ 1984, vì trước đó Việt Nam không sợ Trung Quốc.
Còn 1988? Đó là năm Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa. Có mọi xác xuất Trường Sa đã là cái giá mà chế độ cộng sản Việt Nam phải trả để được bình thường hóa quan hệ đối với Trung Quốc. (Theo Trần Quang Cơ thì phải nói là để được lệ thuộc Trung Quốc mới đúng). Người ta có quyền và phải tin như thế vì chỉ hai tháng sau, ngày 25/05/1988, bộ chính trị họp và ra Nghị Quyết 13 khẳng định phải "phấn đấu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mọi vấn đề khác đều có thể giải quyết sau". Các nghị quyết chiến lược của bộ chính trị đều được chuẩn bị rất lâu trước khi công bố. Tháng 9, hiến pháp Việt Nam được tu chỉnh để bỏ đoạn coi Trung Quốc là kẻ thù. Thật là kỳ diệu, Trung Quốc không còn là kẻ thù sau khi đã đánh chiếm Trường Sa! Cũng kể từ đó đàm phán giữa hai bên đã tăng vận tốc để nhanh chóng tiến đến tình hữu nghị "4 tốt, 16 chữ vàng".
Cho dù có những dữ kiện hội tụ đến đâu đi nữa thì cho đến khi các hồ sơ được mở ra và các nhân chứng có đủ mạnh dạn để nói hết những điều họ biết, đây cũng chỉ mới là một giả thuyết, dù là một giả thuyết gần như chắc chắn đúng, nhất các tiết lộ lẻ tẻ của những người trong cuộc ngày càng xác nhận chính ông Lê Đức Anh đã ra lệnh cho không quân không được can thiệp.
Điều hoàn toàn chắc chắn là đụng độ đã chỉ xảy ra và bộ ngoại giao Việt Nam đã chỉ lên tiếng phản đối vì Trung Quốc đánh vào ba đá Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin ngày 14/03/1988. Nếu Trung Quốc chỉ chiếm những đá khác, như họ đã làm trong hai tháng trước đó, thì tất cả đã êm suôi. Như thế thì phải kết luận rằng đàng nào ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng đã chấp nhận để Trung Quốc lấy một số đá của Việt Nam để hiện diện tại Trường Sa. Sự kiện này đặc biệt nghiêm trọng vì nếu không có sự hiện diện này thì Trung Quốc hoàn toàn vắng mặt tại nửa phía Nam của Biển Đông và không có lý cớ gì để tuyên bố Biển Đông là vùng "quyền lợi cốt lõi" của họ. Trận hải chiến chung quanh Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao không cần thiết cho Trung Quốc và có thể chỉ là một dàn dựng, do phía Việt Nam yêu cầu, có mục đích cho phép ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam biện luận trước nhân dân Việt Nam rằng Trung Quốc đã đánh chiếm Trường Sa chứ không phải họ đã dâng đảo. Một lần nữa không nên để cây che khuất rừng, điều nghiêm trọng nhất và vô cùng tai hại cho Việt Nam là Trung Quốc đã có mặt tại Trường Sa để có lý cớ đòi quyền lợi trên phần lớn Biển Đông, và điều này ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã chấp nhận. Họ phải chịu trách nhiệm.
Nước ta là một dải bờ biển. Biển là tài sản lớn nhất của chúng ta. Tài sản đó đang bị đe dọa vì chủ trương đầu hàng Trung Quốc của ban lãnh đạo đảng cộng sản. Không phải là không có chọn lựa nào khác. Một chọn lựa khác, hiển nhiên cho quyền lợi dân tộc, là thẳng thắn bắt tay với Hoa Kỳ, Châu Âu và các nước dân chủ để được các thị trường lớn, các nguồn đầu tư, các cơ hội chuyển giao kỹ thuật và đồng thời được bảo vệ bởi công pháp quốc tế để có thể có quan hệ hợp tác lành mạnh với Trung Quốc. Ban lãnh đạo cộng sản đã từ khước chọn lựa hiển nhiên đó bởi vì nó đòi hỏi phải từng bước dân chủ hóa, nghĩa là sau cùng từ bỏ độc quyền chính trị. Đối với họ, giữ độc quyền chính trị là mục tiêu duy nhất, quyền lợi dân tộc nếu có cũng chỉ đi rất sau quyền lợi của Đảng. Trường Sa chỉ là một thí dụ.
Hai người có trách nhiệm lớn nhất trong chọn lựa phục tùng Trung Quốc, mà sự nhượng bộ tại Trường Sa là hệ quả, là Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh. Họ là hai người quyền lực nhất lúc đó và cũng là hai người quả quyết nhất trong chủ trương này. So với những thiệt hại mà họ gây ra cho đất nước, việc Mạc Đăng Dung dâng đất cầu hòa hồi thế kỷ 16 chẳng thấm vào đâu. Nhưng họ cũng đã chỉ hành động như mọi lãnh tụ cộng sản Việt Nam khác. Trước họ, Hồ Chí Minh, qua Phạm Văn Đồng, đã ký công hàm nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc để được viện trợ trong cuốc nội chiến. Sau họ, Lê Khả Phiêu đã ký hiệp định nhường cho Trung Quốc hàng ngàn kilômét vuông trên đất liền và hàng chục ngàn kilômét vuông trên biển để được yên thân.
Các lãnh tụ cộng sản đều được đào tạo và sàng lọc như nhau qua các thế hệ theo cùng một khuôn mẫu Stalin, một khuôn mẫu khủng bố trong đó quyền lực là tất cả và tổ quốc vắng mặt. Từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đến Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng qua Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, họ có thể xung đột với nhau, thậm chí căm thù nhau nhưng họ đều giống nhau trên ít nhất hai điểm: họ đều đặt quyền lực của đảng lên trên hết và trước hết và đều chống dân chủ. Lợi ích dân tộc nếu có cũng chỉ là thứ yếu. Họ có thể làm những điều khó tưởng tượng để giữ lấy quyền lực. Họ đều tin rằng nhân dân Việt Nam thù ghét họ và sẽ bỏ phiếu sa thải họ nếu được chọn lựa tự do. Nguyễn Minh Triết đã chỉ phát biểu lập trường chung của ban lãnh đạo cộng sản khi ông ta nói "bỏ điều 4 là ta tự sát". Họ không thể liên kết với các nước dân chủ bởi vì như thế cái giá phải trả cuối đoạn đường là dân chủ. Não trạng đó buộc họ phải phục tùng Trung Quốc, không phải để có chỗ dựa mà chủ yếu là để được nhẹ tay trong thế cô lập tuyệt vọng. Dù trong thâm tâm không ai thực sự yêu Trung Quốc.
Phải hiểu não trạng này để ý thức rằng không thể hy vọng có dân chủ chỉ bằng những yêu cầu và kiến nghị. Người ta có thể ủng hộ Đảng Cộng Sản vì quyền lợi cá nhân nếu muốn nhưng không nên ngộ nhận bản chất của nó. Đảng Cộng Sản không phải là một đảng yêu nước.

Hình ảnh cuộc chiến ở đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988

 Nguyễn Gia Kiểng
(tháng 03/2013)
(Thông luận)

Đức Thành - Ai xóa bỏ Đảng?

Đảng, Nhà nước kêu gọi toàn dân đóng góp ý kiến xây dựng sửa đổi Hiến pháp, tất nhiên xảy ra những ý kiến đóng góp trái chiều. Những ý kiến trái chiều thể hiện sinh động một sự dân chủ trong xây dựng, góp ý sửa đổi Hiến pháp. Chúng ta nên chấp nhận những ý kiến trái chiều này để xem xét một cách khách quan những mặt ưu khuyết điểm để mà vận dụng vào bản Hiến pháp mới. Nếu có thời gian công sức thì tìm hiểu kỹ động cơ mục đích rồi hàm lượng chất xám trong các ý kiến trái chiều đó sẽ thấy họ là những người nặng lòng với dân tộc đất nước và với đảng CSVN chứ không phải như một số bình luận trên truyền thông nhà nước hiện nay.
Dưới đây là những điểm cơ bản, chứng minh cho việc này. Xin lấy bản kiến nghị 7 điểm được 72 nhân sĩ trí thức đầu tiên ký và đã trình ủy ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp của Quốc hội cùng bản Hiến pháp do nhóm luật gia có uy tín soạn thảo được giới thiệu để tham khảo làm đại diện cho các ý kiến đóng góp trái chiều này.
Thứ nhất: Trong bản hiến pháp được giới thiệu để tham khảo không hề có một điều khoản nào đòi hạ thấp vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Nhưng hiện nay các phương tiện truyền thông nhà nước lại đang dùng một số chuyên gia hưởng lương bổng lợi lộc của đảng công kích lại các ý kiến trái chiều rằng nhóm 72 người đầu tiên ký bản Kiến nghị 7 điểm đó đang chống phá đảng, hạ thấp uy tín vai trò lãnh đạo của đảng. Những chuyên gia ấy quy chụp rằng “kêu gọi đa nguyên đa đảng” là hô hào đòi “xóa bỏ ĐCSVN”.
Ai cũng biết Việt Nam hiện nay chưa có đảng phái nào ngoài ĐCS được thành lập chứ đừng nói nhiều đảng. Vậy nếu những ý kiến trái chiều đòi đa đảng là “xóa ĐCS” thì là ý kiến hàm hồ, qui chụp nhằm mục đích chia rẽ dân tộc. Trong bản hiến pháp được giới thiệu để tham khảo chỉ nêu yêu cầu có dân chủ về lập đảng và sự bình đẳng giữa các đảng phái (điều 9). Một nhà nước thực sự dân chủ thì đương nhiên phải có tự do chính kiến , tự do đảng phái và như thế là đa đảng. Các đảng phái cùng bình đẳng cạnh tranh về sách lược, cương lĩnh để canh tân phát triển đất nước. Qua chiến lược cạnh tranh cương lĩnh ấy, nhân dân sẽ xem xét ại có đường lối đứng đắn phù hợp với xây dựng, phát triển đất nước tin tưởng giao phó quyền lực. Như thế thì không thể đổ lỗi cho các ý kiến đóng góp trái chiều rằng “lợi dụng góp ý để chống phá đảng”
Thứ hai: Điều 6 của bản hiến pháp được giới thiệu để tham khảo thực chất là làm tăng sức mạnh quân đội (nỗ lực duy trì hòa bình quốc tế) nhằm chủ động hơn trong việc đối phó với các nguy cơ xâm lăng từ bên ngoài. Việc đặt lực lượng vũ trang vào vị trí trung lập, chỉ phụng sự tổ quốc nhân dân, không tham gia đảng phái là nhằm triệt tiêu những tổ chức đảng phái lợi dụng quân đội tấn công uy hiếp những bộ phận dân chúng có ý kiến trái tai với đảng và nhà nước.
Thứ ba: Trong 72 người ký tên đầu tên vào bản Kiến nghị 7 điểm quá nửa là đảng viên cộng sản nên họ không có lý do gì để phủ nhận vai trò của đảng. Họ đề nghị đa đảng chứ không hề phủ nhận vai trò của đảng, hơn nữa mọi người đều trân trọng quá khứ vinh quang của ĐCSVN nhưng lại rất hoài nghi sức mạnh của đảng, cách thức điều hành đất nước, cũng như việc gìn giữ biển đảo và cách thức xử lý các vần đề bức xúc hiện nay.
Thứ tư: Các ý kiến trái chiều muốn đưa đa sở hữu đất đai nhằm đảm bảo bình đẳng hơn trong vấn đề sở hữu cũng là nhằm triệt tiêu các bất bình đẳng đang có xu hướng tăng.
Hiện nay các ý kiến phản bác lại các đóng góp trái chiều đều là những người đang nhận bổng lộc của đảng, nhưng xem kỹ các ý kiến phản bác họ đều chỉ đưa ra những ý chung chung như Việt Nam “chưa có nhu cầu tư hữu hóa đất đai”, “chưa có nhu cầu đa đảng” hoặc “thống nhất ở đây là thống nhất về mục đích xây dưng đất nước”, “thống nhất nhưng có sự phân công”, v.v. do đó các ý kiến phản bác này được truyền thông đưa tin đều không có tính thuyết phục gây nên mối hoài nghi lớn trong đại bộ phận nhân dân.
Để rộng đường dư luận nhằm tạo điều kiện trao đổi thẳng thắn tìm tiếng nói chung để đưa ra bản hiến pháp mang tiêu chí tiến bộ của thời đại mong rằng Đảng, Nhà nước hãy tôn trọng lắng nghe những đóng góp chân thành trí tuệ nhất của mọi tầng lớp, mọi thành phần dân cư, đừng nên vội vã dùng truyền thông mạt sát, phỉ bang, chụp mũ những ý kiến đóng góp trái chiều mà gây thêm mâu thuẫn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Đức Thành
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Kế hoạch B cho hơn ba triệu đảng viên ĐCSVN

 
Để làm chủ tương lai, con người thường hình dung ra những viễn cảnh và lập phương án sao cho phù hợp với những biến đổi của cuộc sống. Sẽ chẳng có ai là chưa bao giờ chuẩn bị trước những phương án cho mình, nhất là khi họ dự tính trong tương lai có những biến đổi khách quan và chủ quan với nhiều bất lợi.
Theo thống kê của Tạp chí Xây dựng Đảng thì hiện nay Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) có 3.636.158 đảng viên. Trong số này thực ra chỉ có khoảng vài trăm ngàn đảng viên ĐCSVN là đang có thực quyền. Thực quyền ở đây là muốn nói đến khía cạnh đảng viên đó có cơ hội “kiếm chác” được từ vị trí công tác của mình, ví dụ như có cơ hội tham nhũng, mua quan bán chức, thao túng tài chính vv…
Trong bối cảnh Việt Nam đang có vô vàn nguy cơ xáo trộn xã hội, thậm chí rơi vào tình trạng mất nước như thời kỳ Bắc Thuộc trước đây, hiện nay cá nhân các đảng viên ĐCSVN đang có những phương án gì để đối phó với những biến động có nhiều khả năng xảy đến trong một tương lai không xa?
Trước hết, và dễ nhìn thấy nhất, đó chính là việc các quan chức đảng viên ĐCSVN (nhất là cấp trung ương) đang lo cho con cái đi du học Phương Tây hay Mỹ, và sau đó tìm mọi cách xin ở lại làm việc và định cư lâu dài, hoặc ít nhất cũng chuẩn bị sẵn một chỗ sinh sống và làm việc có thời hạn để có thể tạm cư tại nước ngoài cho con cái trong lúc đất nước có biến…
Mặt khác, từ nhiều năm qua, các quan chức lắm tiền nhiều của đã tuồn ngoại tệ và vàng ra nước ngoài, ký gửi tại các ngân hàng có độ an ninh tốt như của Thụy Sĩ, Hoa Kỳ. Như vậy một khi đến nước phải “nhảy” thì các ngài quan đảng chỉ việc xách cặp lên máy bay là xong. Tuy nhiên phương án này chỉ là tạm, vì nếu sau này muốn truy xét và thu lại số tài sản của quốc gia mất mát do quan chức tham nhũng cũng không khó khăn gì trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.
Biểu tượng búa liềm gỉ sét chỉ mang lại bất công và bất bình đẳng Gỡ bỏ nó chính là việc gỡ bỏ chế độ độc tài CS
Vậy còn khoảng trên dưới ba triệu đảng viên trong số 3.636.158 đảng viên không nắm quyền, hoặc không có thực quyền, bao gồm cả các công chức, viên chức và cán bộ hưu trí thì sao? Ta hãy giả sử như trong tương lai gần, có một cuộc cách mạng xảy ra theo kiểu một cuộc đảo chính quân sự dẫn đến Việt Nam trở thành một nước đa đảng. Và chắc chắn là cái “đa đảng” đó cũng sẽ dưới quyền kiểm soát và thao túng của kẻ nổi loạn, vì chắc chắn những kẻ làm binh biến sẽ cho rằng mình xứng đáng được ngồi ghế cao nhất bởi họ đã có công xóa bỏ chế độ Cộng Sản…
Tình huống trên nếu xảy ra thì cũng không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Một khi chính quyền được giành giật, tranh giành theo lối trấn áp nội bộ thì sẽ chỉ hứa hẹn một tương lai là đất nước sẽ tiếp tục rơi vào tay những kẻ độc tài mới. Đối với những người am tường thời sự chính trị quốc tế thì họ sẽ không mấy thích thú với mô hình nhà nước hậu Cộng Sản theo cung cách Boris Yeltsin hay ngày nay là Vladimir Putin ở nước Nga. Mặc dù, dù sao thì chế độ chính trị đó cũng đã có những điểm tiến bộ hơn chế độ độc tài Cộng Sản “thuần chủng” trước đó.
Vậy tại sao đứng trước cơ hội ngàn năm có một, trên dưới ba triệu đảng viên ĐCSVN lại không đứng lên làm chủ tình hình? Nếu như có hàng triệu đảng viên ĐCSVN cùng sát cánh tạo nên một thế trận nhân dân, buộc nhà cầm quyền hiện nay phải trao trả quyền lực về tay nhân dân trong đó có bản thân mỗi đảng viên ĐCSVN thì đó là điều tuyệt vời nhất! Tại sao lại nó đó là một điều tuyệt vời nhất? Bởi vì lúc đó sẽ không có chuyện “quyền lực sang tay” tức là xã hội tạm thời không có chính quyền (dù là chính quyền lâm thời), mà chỉ có hội đồng cách mạng.
Trường hợp trên xảy ra chính là điều kiện thuận lợi nhất để người Việt Nam mời các cơ quan quốc tế vào giám sát quá trình hình thành nhà nước mới thông qua tổng tuyển cử tự do. Và như vậy sẽ không có chuyện những thế lực nào đó ỷ sức mạnh quân sự để thao túng quyền lực thông qua bầu cử trá hình (điều này vẫn xảy ra trong chế độ độc tài). Đó chính là con đường ngắn nhất để hình thành nên một nhà nước mới thực sự của dân, do dân và vì dân.
Theo quan sát từ thực tế, tiếng nói có hiệu lực và nếu đó là những lời hiệu triệu quốc dân đồng bào, thì tiếng nói của các cựu quan chức Cộng Sản, những cựu tướng tá là chiến binh thời trước năm 1975 nay đã về hưu, vẫn có sự thuyết phục rất lớn trong xã hội. Người ta tin lời những con người ấy chính là vì quá khứ của họ khá trong sạch trong vấn đề tham nhũng – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thối nát toàn diện của xã hội Việt Nam hôm nay.
Vấn đề là ở chỗ, mặc dù đã quá chán ngán bộ máy cầm quyền hiện nay, một bộ phận lớn các đảng viên ĐCSVN tuy trong lòng đã bất đồng, nhưng họ vẫn loanh quanh dền dứ trong việc xuất đầu lộ diện ra mặt đấu tranh. Tình trạng này chính là hậu quả của hiện tượng tâm lý rất đỗi bình thường: Họ chưa hình dung ra cái gì sẽ diễn ra tiếp sau, khi cách mạng thành công. Đây chính là lúc họ cần hiểu sâu sắc vấn đề để tự định ra phương án B cho bản thân.
Có lẽ vấn đề chính là quyền lợi của các đảng viên ĐCSVN và các cựu quan chức thời hậu Cộng sản. Như đã biết, tại Hà Nội hồi cuối năm 2012 đại tá tiến sĩ Trần Đăng Thanh đã đưa ra một thuyết lý tạm gọi là “thuyết sổ hưu” để ngầm đe dọa các cán bộ đảng viên ĐCSVN nói riêng và công chức nói chung. Nghe bài giảng của ông Thanh người ta phì cười, nhưng phải khẳng định rằng, ông ta đã đánh trúng… tim đen của không ít người.
Quyền lợi là cuộc sống, cụ thể là đời sống. Nếu ta quên quyền lợi bản thân thì quả là thần kinh của ta có chút vấn đề. Trở về với chuyện chính trị đấu tranh thay cũ đổi mới sẽ thấy, các đảng viên ĐCSVN hiện nay đang lo lắng về quyền lợi của họ một khi có chính biến xảy ra và xuất hiện một nhà nước mới quyền lợi của họ sẽ như thế nào? Và họ có bị trả thù hay không?
Về mặt quyền lợi thì sẽ vô cùng đơn giản. Một khi đã hình thành một nhà nước với mô hình chính thể hoàn toàn mới thì việc đầu tiên cần phải nhắc đến, đó chính là chính sách đãi ngộ. Lúc đó chính những cựu đảng viên ĐCSVN sẽ lại là người xây dựng chính sách tiền lương, chế độ hưu trí và những hỗ trợ bảo hiểm khác cho mọi tầng lớp nhân dân trong đó có bản thân họ. Tình trạng xảy ra sau mỗi cuộc cách mạng bạo lực là các cựu quan chức viên chức của chế độ cũ sẽ bị truất phế các khoản chi bảo hiểm. Nhưng trong cách mạng mềm thì lại hoàn toàn khác.
Ta hãy xem, tại các nước Đông Âu thời hậu Cộng Sản, hầu hết các chính sách về tiền lương hưu trí hay các loại trợ cấp bảo hiểm khác đều vẫn được giữ nguyên. Có được điều này là do tại các quốc gia đó, khi cách mạng mềm nổ ra và chế độ độc tài sụp đổ xuống, công sức làm nên và quyết định thắng lợi của cách mạng đều có sự đóng góp không nhỏ của các đảng viên ĐCS, đặc biệt là sự đóng góp trí tuệ của hàng ngũ công an, an ninh, quân đội và các thành phần trong ĐCS vốn đã quá chán ngán chế độ đương quyền. Vậy “thuyết sổ hưu” của đại tá trần Đăng Thanh là hoàn toàn không cần thiết…
Một vấn đề khác, đúng hơn là một câu hỏi được đặt ra là, liệu sau một cuộc cách mạng mềm, các cựu quan chức, các cựu đảng viên ĐCSVN có bị trả thù hay không? Đây là một câu hỏi mang tính quyết định còn mạnh hơn cả chuyện “sổ hưu” vì nó là sự an nguy trực tiếp của mỗi đảng viên ĐCSVN. Chúng ta đã biết ĐCSVN đã từng gây ra bao tội ác từ Cải cách Ruộng đất 1953 – 1957 và trong chiến tranh Nam - Bắc (1954 – 1975), như vậy họ có nguy cơ lớn là sẽ bị nhân dân xử tội, trả thù.
Nhưng một khi nhà nước pháp quyền dân chủ ra đời thì sẽ không có chỗ cho các hành vi trả thù theo ý thức hệ xảy ra, vì sao? Bởi một nhà nước dân chủ sẽ không cho phép bất cứ hành vi trả thù nào tồn tại, vì bản chất của mọi cuộc trả thù đều là thấp hèn. Hiện tượng trả thù, thậm chí là các cuộc tắm máu thường chỉ xảy ra sau những cuộc chiến tranh tàn khốc. Tuy vậy, chính những người xây dựng xã hội mới phải lập tức tạo giá trị, uy tín cho luật pháp mới. Và nhu cầu ổn định xã hội nhanh rất cần để tránh các thế lực độc tài mới trỗi dậy. Mọi hình thức trả thù cá nhân đều đi ngược lại những nhu cầu cấp thiết kể trên. Mọi dân tộc khôn ngoan đều không làm công việc cực kỳ ngu ngốc và phi dân chủ là trả thù cá nhân…
Ta lại đem so sánh bối cảnh Việt Nam hôm nay và Đông Âu hay Nam Phi thời trước sẽ thấy, tất cả những nhân tài và các lực lượng lao động trong xã hội sau cách mạng đều được trọng dụng. Riêng đối với Nam Phi - một nước có nạn phân biệt chủng tộc Apartheid hoành hành dữ dội nhất – thì sau khi họ giành được độc lập, đã không hề có cuộc trả thù nào xảy ra. Ta hãy thử hình dung xem, người nô lệ bị chủ nô coi như súc vật hình người, và người da đen bị coi như loài hạ đẳng. Thế nhưng mặc dù vẫn còn những mặc cảm nhất định, xã hội Nam Phi do Nelson Mandela làm tổng thống đã không có bất kỳ cuộc trả thù nào nhằm vào người da trắng.
Không ai khác, nếu muốn trả thù và đáng làm như vậy thì chính là ông Nelson Mandela vì bản thân ông là một cựu tù thế kỷ với tổng cộng 27 năm trong lao tù. Nhưng khi lên làm tổng thống Nam Phi, ông Nelson Mandela đã sử dụng cách công bằng bình đẳng với người da trắng, dùng họ theo đúng nhu cầu và năng lực làm việc. Nhiều vị trí cấp bộ trưởng của Nam Phi đều là người da trắng mặc dù người da trắng chỉ chiếm 9,2% dân số, đặc biệt ông này còn dùng cả người da trắng làm vệ sĩ cho bản thân mình.
Sẽ là không cần thiết phải suy tư khi lo lắng về những cuộc trả thù trong tương lai ở Việt Nam. Vì ngay như tại Rumania, khi chế độ độc tài của Caussecu bị lật đổ thì chỉ riêng tên độc tài này bị nhân dân xử tội, còn các vị trí khác đều vô can. Hay như gần đây tại Libya, khi Gadafi bị bắn chết thì cũng là lúc khép lại sự trả thù. Thế nhưng đối với những trường hợp đặc biệt phạm tội ác chống lại loài người như Milosevic hay Sadam Husen thì rõ ràng là phải bị xét xử theo đúng công pháp quốc tế. Tất nhiên đây không hề là những cuộc trả thù.
Đặc biệt, đây là thời khắc quan trọng để trên dưới ba triệu đảng viên ĐCSVN đang không có thực quyền, giành lại những lợi ích rất lớn cho họ. Khi làm nên sự đổi đời, những cán bộ đảng viên ĐCSVN có lương tri sẽ  chấm dứt sự giày vò cắn rứt trong lương tâm khi cứ phải bịt tai nhắm mắt trước nghịch cảnh. Họ cũng sẽ được chấm dứt cảnh bắt buộc phải dối trên gạt dưới để tồn tại, họ sẽ tạo cơ hội vươn lên rất xa cho con cháu mình và toàn xã hội... Sự ấm no và thăng tiến sẽ trở thành quyền của tất cả mọi người dân. Nhưng sẽ là rất đáng tiếc nếu mỗi cá nhân họ không tự nhận ra trách nhiệm của mình với lịch sử. Đây chính là lúc họ có thể làm nên lịch sử mà chẳng cần phải lo về quyền lợi của bản thân họ về sau.
Nguồn: Blog Tấn Hà

Dấu hiệu đất nước sẽ phải thay đổi

Bỏ đi hoặc Lên tiếng

Thí dụ chúng ta đến ăn ở một cửa hàng mà thấy thức ăn thì dở, nhân viên thì không thèm nghe khách nói, và ruồi nhặng tùm lum, quý vị sẽ làm gì? Nhiều khi phải cố nuốt cho xong bữa. Nhưng bình thường thì người ta sẽ quyết định, hoặc từ nay cạch đến già không đến đây ăn nữa, hoặc mời chủ tiệm ra, lên tiếng than phiền hay là phản đối.

Nhà kinh tế Albert Hirschman, mới qua đời cuối năm 2012, đã viết một cuốn sách bàn về các “phản ứng” của người tiêu thụ, với nhan đề là: “Exit, Voice and Loyalty” (Bỏ đi, Lên tiếng và Thủy chung); với tựa nhỏ: “Responses to Decline in Firms, Organizations, and States” (Phản ứng trước sự Suy đồi của các Xí nghiệp, Tổ chức, và Quốc gia).

Cuốn sách in năm 1970, đến năm 1989 bỗng được nhắc nhở lại trong thế giới chính trị học. Vì nhiều người thấy hiện tượng “Bỏ đi hoặc Lên tiếng” cũng diễn ra ở Ðông Ðức. Mô hình của Hirschman có thể giải thích sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Cộng Hòa Dân Chủ Ðức.

Trong cuốn sách trên, Hirschman trình bày hai cách phản ứng của con người khi bất bình với một xí nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ không xứng đáng, hay với một tổ chức và quốc gia không đáp ứng những ước vọng của tham dự. Thứ nhất là chỉ “bỏ đi” mà không cần nghĩ tới nó nữa; người tiêu thụ đi mua hàng nhãn hiệu khác; dân một nước đi di cư. Thứ nhì là “lên tiếng” ở ngay trong tổ chức để mong nó thay đổi; hoặc đề nghị chính quyền thực hiện các chính sách đúng lòng dân. Những người muốn thủy chung thường không nghiêng về giải pháp bỏ đi, họ ở lại và cố gắng cải thiện.

Hirschman nhận xét hành động bỏ đi thường là quyết định có tính chất cá nhân; còn việc lên tiếng thường có tính tập thể, vì công ích hơn là tư lợi. Ông phân tích tác động của hành động bỏ đi trên khuynh hướng lên tiếng, và ngược lại. Khi biết có thể đi ăn ở tiệm phở khác được thì khách hàng chẳng cần phải lên tiếng chê hàng phở nấu dở. Cũng vậy, khi người dân một nước có thể di cư sang nước khác dễ dàng thì họ cũng không quan tâm đến việc đòi hỏi chính quyền phải đưa ra những chính sách hợp ý dân hơn. Cả hai lựa chọn đều thể hiện khát vọng tự do, cho nên các chế độ phủ nhận quyền tự do của dân có thể nới rộng hoặc thắt chặt hai chính sách cùng một lúc; và việc thả lỏng trong phạm vi này có thể kích động nhu cầu đòi phải nới rộng trong phạm vi khác. Cũng giống như khi một xí nghiệp biết khách hàng có thể chọn mua của xí nghiệp khác thì họ cũng sẵn sàng hỏi ý kiến người tiêu thụ để tự cải tiến dịch vụ hay sản phẩm.

Trong trường hợp các nước cộng sản, thả lỏng cho người dân di cư, hoặc chính quyền nấp đằng sau việc tổ chức di cư, là một cách để giảm bớt số tiếng nói phản kháng có thể cất lên. Nhưng hai lựa chọn bỏ đi hay lên tiếng tác động nhau khiến cho chính sách thả lỏng di dân khiến cho nhiều người lên tiếng mạnh mẽ hơn. Như tại Ðông Ðức trước năm 1989, hai loại hành động của người dân chán ghét chế độ cộng sản đã hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Sau khi chính phủ Hungary (cộng sản) mở cửa biên giới với nước Áo (tự do và trung lập) vào đầu Tháng Năm 1989, hàng ngàn người Ðông Ðức (cộng sản) đã qua Hungary để tìm đường sang Áo, rồi từ đó vào tị nạn tại Tây Ðức (tự do). Ðến cuối Tháng Chín, đã có hơn 30,000 người theo con đường đó, khiến chính quyền cộng sản phải đóng cửa biên giới với Hungary; nhưng người dân vẫn biết cách tìm đường chui mà đi.

Người dân Ðông Ðức được tự do bỏ đi trong một thời gian, chính hành động này thay đổi cả cách họ nhìn thế giới và nhìn chế độ đang cai trị họ. Một khi cảm thấy được tự do hơn để lựa chọn giữa hai đường Bỏ đi (Abwandern), hay Lên tiếng (Widersprechen), người ta bỗng dưng thấy tự do là một điều đáng mơ ước, thấy trên thế giới này con người có thể còn rất nhiều thứ để lựa chọn nếu được tự do. Người dân bình thường chưa hề nghĩ tới việc bỏ đi hay là lên tiếng cũng chịu ảnh hưởng trước quyết định của những người khác. Tự nhiên, ai cũng ý thức được “tư cách người lớn” của mình, không ai chấp nhận sống dưới sự chỉ huy ngặt nghèo của một chế độ coi dân chúng như trẻ con nữa. Nhiều người quyết định không bỏ đi mà phải lên tiếng. Vì công ích chứ không phải vì mình. Mỗi ngày họ càng đông hơn. Họ đánh thức cả một dân tộc.

Năm 1990, Hirschman trở lại Berlin, sống một năm ở quê hương mà ông đã phải bỏ ra đi năm 18 tuổi. Suy nghĩ về mô hình cũ của mình, ông nhận thấy các biến cố đưa tới sự sụp đổ của Bức Tường cho chúng ta một bài học: Hành động Bỏ đi có thể tác động tác trên hành động Lên tiếng, vì có nhiều người bỏ đi nên càng thêm có nhiều người lên tiếng, chính vì nhiều người bỏ đi nên cường độ lên tiếng càng mạnh mẽ hơn! Cả hai loại quyết định đó đã hỗ trợ lẫn nhau đưa tới cảnh chế độ cộng sản sụp đổ.

Có thể dùng mô hình “Exit, Voice and Loyalty” của Hirschman để nhận định về tình trạng nước ta hay không? Chế độ cộng sản ở Việt Nam trước đây 30 năm từng cho tổ chức những vụ “vượt biên bán chính thức” để thu tiền “bán bến.” Nhiều cán bộ cộng sản đã làm giầu nhờ chủ trương này; nhưng đó cũng là một cách để giảm bớt số người “lên tiếng,” khi mở ra cho họ con đường “bỏ đi.” Những người đang “lên tiếng” chống chế độ bây giờ cũng được khuyến khích “bỏ đi” trước khi họ tạo thêm ảnh hưởng.

Ngày nay, còn những người thuộc loại “có của” cũng mới được thả cho “bỏ đi.” Bởi vì nếu còn ở trong nước nhiều người sẽ có ngày phải “lên tiếng” đòi những quyền tự do họ cần được hưởng. Có nhiều lý do khiến những người có tiền có của sẽ tới lúc cũng muốn “lên tiếng.” Thứ nhất, họ thấy rằng tài sản mình tạo ra chỉ được bảo đảm nếu xã hội sống trong luật pháp. Người ta sẽ sở phải tiếp tục sống với bọn cường hào tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm; như đã xẩy ra trong cảnh anh Nguyễn Tuấn Anh mới chết oan khuất ở Vĩnh Phúc. Ðến mạng người mà chúng còn không kiêng nể thì thử hỏi có cái gì khác được an toàn trong một đất nước do đám này “lãnh đạo?” Nhưng người ta cũng còn những nhu cầu tự do khác, ngoài quyền được sống trong luật pháp rõ ràng. Bởi vì chỉ có pháp luật công minh khi người dân được tự do, ít nhất là được tự do lên tiếng. Nhu cầu tự do này sẽ đẩy tới nhu cầu tự do khác. Cứ như thế, sẽ nguy hiểm cho chế độ.

Những người muốn lên tiếng hoặc phải bỏ đi thường là những phần tử ưu tú trong một xã hội. Một cửa hàng mà gặp được khách “sành ăn” thì có thể được nghe họ lên tiếng để giúp mình nấu nướng ngon hơn. Khi đám khách đó lên tiếng thì chủ tiệm phải biết cảm ơn. Còn nếu họ chỉ bỏ đi ăn tiệm khác, thì cửa hàng sẽ cứ làm thức ăn như cũ, không khá hơn được. Sẽ có ngày bị cạnh tranh đến sập tiệm.

Trong một quốc gia, những người hay lên tiếng cũng giống như đám khách sành ăn; thường là loại công dân có khả năng, biết cái hay khác cái dở, biết việc đúng khác việc sai. Họ cũng phải là những người có lý tưởng, không chỉ nghĩ tới quyền lợi và sự an vui của riêng mình mà còn lo cho đồng bào. Khi một quốc gia mất những thành phần có khả năng và có lý tưởng thì tai hại cho tương lai.


Khi những người có triển vọng lên tiếng mà lại bỏ đi thì chế độ sẽ kéo dài được lâu hơn. Nhưng phải nhớ lại trường hợp Ðông Ðức để thấy rằng khi số người bỏ đi và số người lên tiếng cùng gia tăng thì hai hiện tượng xã hội này sẽ thúc đẩy lẫn nhau, không thể tránh được. Số người lên tiếng lên cao còn tác động tới lòng Chung thủy (Loyatlty) của những người khác. Những người tính bỏ đi cũng có thể nghĩ lại, vì lòng “chung thủy” sẽ được khơi dậy. Trong tâm lý người Việt Nam, đó là tình tự sâu bền đối với quê hương, đất nước. Vì lòng yêu nước, nhiều người không thể nào chọn con đường “bỏ đi,” nếu nhìn thấy hy vọng có thể “lên tiếng” để cải thiện cuộc sống, cho mình và cho người chung quanh.

Nước ta hiện nay có rất nhiều người lên tiếng. Một nhạc sĩ 90 tuổi như Tô Hải đã ngậm miệng gần suốt đời, chịu không nổi nữa. Cô Trịnh Kim Tiến bắt buộc phải lên tiếng, và chắc chắn cô sẽ không chịu bỏ đi. Bà Phạm Thị Lài và con gái đã lên tiếng bằng những hành động bất đắc dĩ. Những người ít nói mãi cũng phải bật miệng lên tiếng. Nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên thấy phải nói thẳng tại sao ông không đồng ý với ông Nguyễn Phú Trọng. Bao nhiêu người lên tiếng như vậy, còn đông hơn số các nhà trí thức Ðông Ðức lên tiếng trước năm 1989. Ðó là dấu hiệu đất nước sẽ phải thay đổi.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Những vấn đề cần làm minh bạch xung quanh dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện) (1)

Bài 1: MẤY NÉT TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Trên cơ sở quy hoạch nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) đến năm 2010 và hướng phát triển đến năm 2020, cảng cửa ngõ Lạch Huyện - Hải Phòng (đã được đổi thành cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng) là một dự án mang tầm chiến lược của ngành hàng hải Việt Nam.
Với mục tiêu (đã điều chỉnh) sẽ đón được các loại tàu chở container 4000 - 6000 TEU*, tàu chở hàng tổng hợp trọng tải 50.000 DWT** (chở đầy) và loại tàu 100.000 DWT (giảm tải), chủ đầu tư hy vọng, sau 5- 10 năm nữa, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng QTHP) bốc xếp mỗi năm 30 - 35 triệu tấn và tương lai, lên tới cả một, hai trăm triệu tấn!
Thai nghén từ chục năm nay, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) từng trông cậy vào Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thành lập công ty cổ phần, gọi vốn đầu tư để xúc tiến kế hoạch triển khai dự án.
Theo quyết định số 3793 QĐ-BGTVT ngày 22/12/2008 do Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng ký, cảng Lạch Huyện trong giai đoạn khởi động chỉ đón tàu 30.000 DWT (đầy tải) và 50.000 DWT (giảm tải). Vốn đầu tư hợp phần A - bao gồm 18 km luồng tàu có chiều sâu chạy tàu 13,3 m, cao độ đáy luồng 10,3 m, vũng quay tàu có đường kính 560 m. Công trình bảo vệ cảng và luồng tàu sẽ xây 3900 m đê chắn sóng (cao độ đỉnh đê + 5,5 m) và 5700 m đê chắn cát cùng với các công trình phụ trợ như 630 m đường sau cảng. Chi phí đầu tư hợp phần A hơn 4.660 tỷ đồng từ vốn ngân sách vay nguồn ODA.

clip_image001
Cảng Hải Phòng



Hợp phần B sẽ xây dựng 2 bến cho tàu container loại 4000 TEU hoặc tàu tổng hợp trọng tải 50.000 DWT, tuyến mép bến dài 600 m cùng với các hạng mục kho bãi, nhà xưởng, bãi chứa container, cổng cảng, nhà điều hành, cấp nước, cấp điện… mua sắm thiết bị bốc xếp hiện đại. Vốn đầu tư hợp phần B hơn 2.919 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư (giai đoạn khởi động) là 7.579 tỷ đồng.
Vốn của hợp phần B giao cho Vinalines tự huy động qua hợp tác liên doanh liên kết.
Bộ Tài nguyên Môi trường đã có quyết định số 2231- QĐ- BTNMT ngày 31/10/2008 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cảng Lạch Huyện
Tuy nhiên, kế hoạch triển khai xây dựng dự án năm 2009 và đưa vào khai thác năm 2013 đã bị phá vỡ vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Vinashin vỡ nợ dẫn tới sụp đổ làm mất một đối tác quan trọng của dự án.
Mặt khác, Bộ GTVT ra quyết định trong lúc chưa xác định rõ cả hai nguồn vốn ngân sách và vốn tự đầu tư thể hiện sự nóng vội, cẩu thả trước một dự án mang tầm cỡ quốc gia.
Chính vì vậy, phải chờ tới hơn hai năm sau, ngày 15/3/2011 ông Hồ Nghĩa Dũng đã ký quyết định số 476 QĐ- BGTVT, phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - giai đoạn khởi động.
Trong khoảng thời gian này, Bộ GTVT đã tìm được nguồn vốn vay cơ chế đặc biệt (STEP) của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để thực hiện hợp phần A và JICA cũng chính thức giới thiệu 3 nhà đầu tư Nhật Bản là Mitsui OSK lines Ltd, Nippon Yusen KK và Itochu Corp. sẽ hợp tác với Vinalines thành lập Liên doanh đầu tư xây dựng hợp phần B theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo Tuyên bố chung Tokyo tại Hội nghị lần thứ nhất giữa Thủ tướng Nhật Bản và các nước khu vực sông Mekong ngày 6/11/2009.
Quyết định điều chỉnh nhằm mục tiêu tiếp nhận tàu container, tàu tổng hợp trọng tải 50.000 - 100.000 DWT và bốc xếp mỗi năm 6 triệu tấn (5,5 triệu tấn hàng container và 0,5 triệu tấn hàng tổng hợp) giai đoạn đến 2015.
Để thực hiện mục tiêu này, hợp phần A gồm luồng tàu một chiều, rộng 160 m, chiều sâu 14 m, cao độ luồng chạy tàu thiết kế (đến năm 2015) là –13m và đến năm 2020 là –14m. Vũng quay tàu có đường kính 660 m. Bùn đất nạo vét sẽ đổ phía sau đê chắn sóng của khu vực cảng Lạch Huyện và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ.
Đê chắn sóng dài 3230 m, cao trình đỉnh đê +6,5 m và đê chắn cát dài 7.600 m, cao trình đỉnh đê +2 m.
Ngoài các công trình đường bãi, khu cơ quan quản lý nhà nước… người ta sẽ xây thêm 1 bến công vụ trị giá 217 tỷ đồng.
Hợp phần B vẫn xây 2 bến container nhưng chiều dài sẽ là 750 m và xây dựng 1 bến xà lan chở container loại 100 TEU. Tổng diện tích sử dụng đất cho toàn dự án là 898 ha, trong đó cho Hợp phần A là 848,7 ha, cho Hợp phần B là 49,5 ha.
Tổng mức đầu tư của dự án điều chỉnh là 25.228 tỷ đồng. Hợp phần A do nhà nước đầu tư là 16.993 tỷ đồng hơn ( đã bao gồm thuế VAT) trong đó vốn đối ứng phía Việt Nam là hơn 488 tỷ .
Hợp phần A giao cho Cục Hàng hải Việt Nam, cụ thể là Ban Quản lý dự án Hàng hải 2 làm chủ đầu tư.
Hợp phần B do liên doanh nhà đầu tư thực hiện là 8.234 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện: Khởi công trong năm 2012 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2015.
Thế là, sau hơn 2 năm, chi phí xây dựng dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đã tăng hơn 3,6 lần kể từ khi ông Hồ Nghĩa Dũng ký quyết định lần đầu vào cuối năm 2008 và quyết định điều chỉnh lần hai vào tháng 3/2011.
Song song với dự án xây dựng cảng Lạch Huyện, một dự án lớn đã và đang được triển khai, đó là dự án xây dựng đường ôtô Tân Vũ - Lạch Huyện do Bộ GTVT giao cho Tổng cục Đường bộ VN (Ban QLDA2) làm chủ đầu tư.
Đường Tân Vũ - Lạch Huyện dài 15,3 km, bao gồm 10,19 km đường và 5,44 km cầu vượt biển. Điểm đầu phía quận Hải An giao cắt với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và điểm cuối là cảng Lạch Huyện. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tốc độ 80 km/h. Dự kiến sau 30 tháng thi công sẽ hoàn thành dự án.
Theo thiết kế ban đầu, cầu Tân Vũ có 6 làn xe nhưng Bộ GTVT ra quyết định số 2531 QĐ-BGTVT ngày 30/10/2012 điều chỉnh lại còn 4 làn xe, sơ đồ kết cấu nhịp và móng, mố trụ cầu cũng thay đổi nên tổng mức đầu tư hiện tại là 11.850 tỷ đồng (gồm 37,557 tỷ Yên vay vốn đặc biệt của Nhật Bản và 1.800 tỷ đối ứng của Việt Nam). So với thiết kế cũ, chi phí giảm được 1300 tỷ đồng.
Như vậy, cộng chung cả 2 dự án, tổng mức đầu tư đã xấp xỉ 37.000 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD nhưng “theo kinh nghiệm” rút ra từ hàng loạt các công trình giao thông, vốn đầu tư còn tăng thêm 20 - 25% nữa mới “tạm đủ”, nghĩa là cả 2 dự án sẽ lên tới 1,8 - 1,9 tỷ USD.
Nhấn mạnh tính cấp bách của dự án, lãnh đạo Bộ GTVT nhiều lần đưa ra tiến độ khởi công trong khi báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được thông qua nên Cục Hàng hải Việt Nam vẫn phải triển khai đấu thầu, chọn thầu các gói thầu (5)- Rà phá bom mìn và gói thầu (1)- Chọn nhà tư vấn, đồng thời mời gói thầu số (6), dự định hoàn tất trong quí 2/2012 nhưng tới tháng 7 mới phát hành được hồ sơ. Đây là gói thầu có giá trị tới 3.361 tỷ đồng, quy trình công nghệ phức tạp, bao gồm nhiều hạng mục như tường cừ chắn đất sau bến, tôn tạo xử lý nền… phải hoàn thành thì mới triển khai được các hạng mục của hợp phần B.
Cho đến nay, các nhà thầu gói 5 đã cơ bản hoàn thành việc rà phá bom mìn trên diện tích 1.000 ha mặt biển và 21,4 ha trong đất liền nhưng nhà thầu gói 6 vẫn chưa chọn được vì giá bỏ thầu vượt cao hơn giá trần “mấy chục phần trăm”. Bộ GTVT đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
Ở dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện cũng đang vướng mắc tương tự như dự án cảng Lạch Huyện nên chưa có thể ấn định cụ thể ngày khởi công, mặc dù Bộ GTVT đã “sốt ruột” tới cực điểm!
Mặt khác, vì Vinalines mấy năm nay làm ăn sa sút, thua lỗ nặng nề nên Chính phủ và Bộ GTVT yêu cầu Vinalines phải thoái vốn ở một số công ty, ngành nghề mà Vinalines đã đầu tư vào. Trong dự án cảng QTHP, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho Vinalines “rút” khỏi liên doanh góp vốn xây dựng hợp phần B và chọn Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thay thế. Cho đến nay, Liên doanh chưa chính thức thành lập vì còn nhiều điều khoản chưa thống nhất khi tiếp cận vốn vay để đầu tư Hợp phần B.
Đã gần hết quí I/2013, dự án “cảng tỷ đô” chưa hết truân chuyên vì chủ đầu tư đã bộc lộ quá nhiều khiếm khuyết trong quá trình chuẩn bị dự án mặc dù họ vẫn tự cho rằng dự án cảng Lạch Huyện đã được “nghiên cứu bài bản, nghiêm túc, có chất lượng để đi đến việc xác định địa điểm quy hoạch xây dựng và phương án đầu tư xây dựng cảng”… như Bộ GTVT đã ghi trong thông cáo báo chí phát hành ngày 6/6/2012.
Bài tiếp theo sẽ đưa ra những lỗ hổng quan trọng để thấy rõ hơn sự “bài bản” và “nghiêm túc” của Bộ GTVT trong dự án này như thế nào?!
Chú thích:
* TEU là viết tắt của cụm từ twenty-foot equivalent units; một container loại 20 feet được qui đổi là 1 TEU.
** DWT là viết tắt của cụm từ deadweight tonnage. Đây là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn. Ví dụ, nói con tàu có trọng tải 50.000 DWT nghĩa là tàu này có khả năng an toàn khi chuyên chở 50.000 tấn trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt... trên tàu.
Lê Trung Thành
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Cách chức chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước

Ông Trương Tấn Thiệu
Ngày 22-3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã họp phiên bất thường công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Theo đó, ông Trương Tấn Thiệu thôi giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ (2010-2015), thôi giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ (2011-2016). Đồng thời, Ban Bí thư Trung ương cũng chỉ định Thiếu tướng Nguyễn Văn Trăm, Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu 7, giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ (2010-2015).
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, trước đó, ông Thiệu đã bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng. Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, với cương vị phó bí thư Tỉnh ủy, bí thư Ban Cán sự, chủ tịch UBND tỉnh, ông Thiệu nhiều lần vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy chế làm việc của Tỉnh ủy. Ông còn thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong quá trình lãnh đạo, quản lý; ký một số quyết định có nội dung trái quy định của pháp luật. Trong đó có một số vụ việc làm thất thu ngân sách, gây hậu quả nghiêm trọng.
(PLTP)

Nhân viên BigC dán cờ Trung Quốc lên hàng Việt

Tại sạp bán nho của siêu thị Big C the Garden (Mỹ Đình, HN), khách hàng đã phát hiện những hộp nho bên ngoài niêm yết giá có dòng chữ ghi Made in Vietnam, nhưng bên trong lại dán cờ… Trung Quốc.
Tối ngày 15/3, anh Đỗ Trung Long ở Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội đã dẫn gia đình đi mua sắm tại siêu thị Big C the Garden (Mỹ Đình, HN) và quyết định chọn mua một hôp nho Việt Nam.  Tuy nhiên,  anh Long đã hết sức bất ngờ khi vừa ngồi xuống chọn thì anh phát hiện loại nho trong đĩa hộp, ngoài vỏ hộp đựng lại niêm yết giá có dòng chữ ghi Made in Việt Nam nhưng bên trong thì lại dán cờ Trung Quốc.

Ảnh minh họa
Nho bán tại siêu thị Big C the Garden (Mỹ Đình, Hà Nội) bên ngoài nhãn in made in Vietnam, nhưng bên trong lại dán cờ Trung Quốc
Không biết nêu hiểu đây là nho Việt Nam hay là nho Trung Quốc, anh Long đã đến quầy lễ tân phụ trách bán hàng hoa quả để mong nhận được sự trợ giúp, tuy nhiên nhân viên bán hàng của Big C the Garden đã khẳng định “đây là nho Việt Nam trồng, làm gì có chuyện dán cờ Trung Quốc?”.
Trao đổi với báo chí, Bà Nguyễn Thanh Huyền, trưởng phòng truyền thông của Big C Hà Nội khẳng định, sự việc trên là có thật. “Tuy nhiên đây là do lỗi của nhân viên khi đóng hàng đã sơ ý dán cả cờ Trung Quốc vào. Sau khi kiểm tra phát hiện thấy sự việc trên chúng tôi đã yêu cầu gỡ bỏ”.
“Còn đây là nho của Việt Nam hay Trung Quốc thì qua kiểm tra, chúng tôi khẳng định đây là nho Việt Nam”, bà Huyền cho biết thêm.
Trao đổi với báo chí về sự việc trên, sáng ngày 22/3, ông Nguyễn Thái Dung, PTGĐ Big C Thăng Long (Hà Nội), xác nhận: “Tôi đã biết thông tin về sản phẩm nho Việt Nam có dán cờ Trung Quốc. Tuy nhiên, để thông tin chi tiết hơn, chúng tôi đã giao cho phòng truyền thông chiều nay sẽ có thông cáo trả lời báo chí sau”.
Trong khi đó, nhiều người nghe thông tin này thì đang bán tín bán nghi rằng, liệu có khả năng nho Trung Quốc dán nhãn made in Việt Nam?
(VnMedia) 

Nhà báo Lê Phương Dung - Đôi điều cùng cựu BT Tư pháp Nguyễn Đình Lộc

 Nhà báo Lê Phương Dung
"Cọp chết để da, người ta chết để tiếng ". Nhân câu nói của @ Người đưa thư, tôi cũng xin góp chút " cổ phần ". Người xưa có câu ngạn ngữ: " Hổ tử lưu bì ": Cọp chết để da. Khi con cọp chết đi có thể để lại bộ xương cho người ta nấu cao, gọi là cao hổ cốt. Nhưng người ta không chú trọng đến bộ xương mà lại để ý đến bộ da của nó. Cọp chết đi chẳng còn để lại được gì và chỉ để lại bộ da của nó, chắc chắn bộ da này quý lắm.

Suy từ cái chết của con cọp, người ta liên tưởng đến cái chết của con người. Con người chết đi không để lại được gì, vì toàn thân sẽ trở thành bụi đất. Vậy khi con người chết đi có thể để lại được gì không? Như cọp chết để lại bộ da quý hiếm của nó? Chắc chắn không để lại đượ gì ngoài danh thơm tiếng tốt. Cho nên người ta mới nói: CỌP CHẾT ĐỂ DA, NGƯỜI CHẾT ĐỂ TIẾNG là như vậy.

Ở các làng quê Việt Nam, chúng ta hay được nghe những tiếng ru hời trẻ nhỏ, của các bà, các mẹ... Vang lên thánh thót trong giấc trưa hè. Những tiếng ru đó thường được dựa trên những bài ca dao, dễ hát, dễ thuộc và cũng có ý nghĩa giáo dục đạo đức trong đó, tuy nhiều bài có ý nghĩa rất xa xôi. Ví dụ:

Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào, ông hãy xào măng
Có xào thì xáo nước trong
Đừng xào nước đục, đau lòng cò con.


Tại sao tác giả câu ca dao lại mượn lời con cò khuyên ngư ông " hãy xào nước trong, đừng xào nước đục "? Phải chăng chữ " nước trong " muốn diễn tả cái thanh danh, cái danh thơm tiếng tốt của con người ? Và " nước đục " muốn diễn tả tiếng xấu của con người ? Như vậy, có lẽ
tác giả có ý muốn nói: con người ta ai cũng muốn để danh thơm tiếng tốt của mình cho hậu thế, không ai muốn để lại tiếng xấu. Nếu ai chết đi mà để lại tiếng xấu thì làm đau lòng cho con cháu. Vì thế người ta mới mong: " Người chết, nết còn ".

Khi sống ở đời, người ta phải cố gắng sống thế nào cho mình có danh thơm, tiếng tốt. Mặc dù phải chịu hi sinh, thiệt thòi. Có nhiều câu tục ngữ nói lên ý tưởng này như:

- Tốt danh hơn tốt áo.
- Ăn một miếng, tiếng một đời
- Đói miếng hơn tiếng đời


" Sinh, Lão, Bệnh, Tử " là điều không thể tránh khỏi trong một kiếp người. Người ta ai cũng phải chết, kẻ trước, người sau, nhưng khi chết đi, phải có gì để lại cho hậu thế, không lẽ chỉ ra đi với " hai tay buông xuôi ". Ai cũng ước mong: " Chữ rằng hổ tử lưu bì. Làm người
phải để danh gì hậu lai ". Vì vậy, khi rời " cõi tạm ", con người không đem theo được cái gì
ngoài một nắm xương khô, nhưng rồi nắm xương khô đó cũng hoá thành cát bụi. Người ta chỉ có thể để lại cái danh, tức là danh dự của bản thân mình mà thôi thưa ông Nguyễn Đình Lộc!

Trên thế giới này đã có biết bao nhiêu bậc vĩ nhân, những anh hùng cái thế, những nhân vật làm nên lịch sử, tất cả đã qua đời. Họ cũng để lại cái danh trong lịch sử. Cái danh có thể tốt, mà cũng có thể xấu. Người đời vẫn còn nhắc đến tên họ với thái độ trân trọng hay khinh bỉ:

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.


Chắc thi sĩ Trần Tế Xương cũng đồng tình với quan niệm trên: Nếu mọi người sinh ra đã là người đúng nghĩa, thì sao ông lại dám chúc tết với những câu:

Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trong đời
Vua quan sĩ thứ người trong nước
Sao được cho ra cái giống người.


Tôi mạo muội Cụ chép lại ra đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.

Kính chúc Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc mạnh khoẻ, đừng để " sảy chân, sảy miệng ", khi đã ở ngoài ngưỡng của tuổi " xưa nay hiếm ", như thế nữa ạ.

Trân trọng.

Nhà báo Lê Phương Dung
* Bài do tác giả gửi tới TTHN

Giáo sư Tương Lai: Ông Nguyễn Đình Lộc "không minh bạch rõ ràng, gây hiểu lầm"

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72.

Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Nay trong một cuộc phỏng vấn ngắn phát trên Chương trình Thời sự VTV1 tối thứ Sáu 22/3/2013, ông bác bỏ vai trò đại diện của mình, nói rằng tư cách trưởng đoàn chỉ được trao cho ông vào phút chót vì "tín nhiệm".

Ông nói: "Phải nói rằng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn".

"Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia."

Ông Nguyễn Đình Lộc giải thích: "Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia".

Ông nói thêm: "Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó... Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi!"

Ông Nguyễn Đình Lộc trong chương trình Thời sự 22/3
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp
'Có nghiên cứu'

Tuy nhiên, ông cựu bộ trưởng thừa nhận là ông có đọc và nghiên cứu bản kiến nghị gồm bảy điểm trước khi cầm bút ký.

Kiến nghị 72 này đề cập tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với sáu điểm khác.

Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong một phát biểu hôm 25/2, dường như đã ngầm ám chỉ tới bản kiến nghị này khi gọi các quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội.... là "suy thoái đạo đức". - Ông Nguyễn Đình Lộc

Ông Nguyễn Đình Lộc ký số 33 trong danh sách 72 người chủ xướng Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp

Ông Nguyễn Đình Lộc nói trên VTV: "Tất nhiên thì trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ."

"Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kỹ."

Đối với bản Kiến nghị do nhóm 72 nhân sỹ trí thức, mà ông là một, khởi xướng, ông nói không tham gia soạn thảo dù "tất nhiên tôi có tham gia ý kiến".

Ông cũng bác bỏ liên quan tới một văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 hiện đang được lưu truyền trên các trang mạng, được cho là phát triển từ Kiến nghị 72.

Ngay sau khi chương trình Thời sự với phỏng vấn nói trên được phát sóng, các mạng xã hội nhanh chóng tràn ngập ý kiến chỉ trích ông Lộc về điều mà một số người gọi là "bất nhất" và "đào ngũ".

Có người đặt nghi vấn là cuộc phỏng vấn đã bị cắt xén, chỉnh sửa.

BBC đã tìm cách liên lạc với ông Nguyễn Đình Lộc, nhưng không được.

Hại uy tín

Giáo sư Tương Lai, một trong 72 vị nhân sỹ trí thức khởi xướng Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, nhận xét rằng phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV "không minh bạch rõ ràng, gây hiểu lầm".
"Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức." - Giáo sư Tương Lai

"Những điều ông ấy nói có đúng một phần, nhưng một số chỗ lại không chính xác."

Vị giáo sư, người cùng có mặt với cựu bộ trưởng Lộc và 13 vị khác tại Văn phòng Quốc hội hôm 4/2, cho hay "không có việc ép ông Lộc nhận vị trí trưởng đoàn, mà ông vui vẻ nhận lời và làm tròn công việc một cách xuất sắc".

"Ông ấy phát biểu rất hay, cả khi mở đầu lẫn khi kết thúc, rất mộc mạc, cô đọng. Sau đó chúng tôi vui vẻ ra về."

"Thực ra, trưởng đoàn hay không trưởng đoàn không quan trọng, quan trọng là tất cả chúng ta đều là công dân tâm huyết với mệnh tình đất nước," Giáo sư Tương Lai nói với BBC từ TP HCM.

Ông cũng nhấn mạnh: "Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức".

Trong khi không loại trừ "có thể đã có áp lực lên ông Lộc", Giáo sư Tương Lai cho rằng cách trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc "có hại cho bản thân ông ấy, cho danh dự và uy tín của ông", nhưng không có ảnh hưởng gì tới nội dung bản Kiến nghị.

"Đó là tâm huyết của người dân, lãnh đạo thông minh thì cần nắm lấy thời cơ, chọn giải pháp để đưa đất nước ra khỏi tình trạng hiện nay."

Bản Kiến nghị 72 gần đây đã bị tấn công trên các luồng thông tin chính thống. Báo Đại Đoàn Kết hôm 9/3 đăng bài nói một cuộc điều tra của báo này cho thấy nhiều chữ ký ủng hộ bản kiến nghị này là "ngụy tạo".
(BBC)

Các con của ông Nguyễn Đình Lộc đã bị chính quyền "thăm hỏi rất dữ"

Ông Nguyễn Đình Lộc trong chương trình Thời sự 22/3
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì trang mạng Bauxite Việt Nam nói với BBC có thể cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã chịu sức ép khi đưa ra các bình luận của ông về "Kiến nghị 72," trong đó về sự kiện ông nhận làm "trưởng đoàn" ở phút cuối.
Theo Giáo sư Huệ Chi, "con cái của ông Lộc" đã bị chính quyền "thăm hỏi rất dữ và cũng rất lo lắng."
Trong khi nhấn mạnh không theo dõi chương trình thời sự trực tiếp của VTV1 hôm 22/3/2013, Giáo sư cho rằng hành động của TS Lộc, nếu đúng như báo đài của nhà nước đã phản ánh, là "thông cảm được" và ông không tin ông Lộc "là người tráo trở, hay lật lọng", tuy một số ý kiến phản ứng tỏ ra "buồn" sau phát biểu của ông Lộc với truyền hình nhà nước.
Giáo sư Huệ Chi cũng nhấn mạnh, theo những gì ông biết, ông Lộc "không phủ nhận" việc đã ký vào 'Kiến nghị 72' và cũng "không rút chữ ký" và ông cũng tin rằng hành động của ông Nguyễn Đình Lộc không gây "ảnh hưởng gì" tới 'Kiến nghị 72' cũng như tới phong trào tìm kiếm dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
(BBC)

Ông Nguyễn Đình Lộc nói về Kiến nghị 72

Ông Nguyễn Đình Lộc trong chương trình Thời sự 22/3
ÔNg Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72.

Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Nay trong một cuộc phỏng vấn ngắn phát trên Chương trình Thời sự VTV1 tối thứ Sáu 22/3/2013, ông bác bỏ vai trò đại diện của mình, nói rằng tư cách trưởng đoàn chỉ được trao cho ông vào phút chót vì "tín nhiệm".

Ông nói: "Phải nói rằng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn".

"Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia."

Ông Nguyễn Đình Lộc giải thích: "Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia".

Ông nói thêm: "Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó... Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi!"

'Có nghiên cứu'

Tuy nhiên, ông cựu bộ trưởng thừa nhận là ông có đọc và nghiên cứu bản kiến nghị gồm bảy điểm trước khi cầm bút ký.

Kiến nghị 72 này đề cập tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với sáu điểm khác.

Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong một phát biểu hôm 25/2, dường như đã ngầm ám chỉ tới bản kiến nghị này khi gọi các quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội.... là "suy thoái đạo đức".

Ông Nguyễn Đình Lộc
Ông Nguyễn Đình Lộc ký số 33 trong danh sách 72 người chủ xướng Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp

Ông Nguyễn Đình Lộc nói trên VTV: "Tất nhiên thì trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ."

"Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kỹ."

Đối với bản Kiến nghị do nhóm 72 nhân sỹ trí thức, mà ông là một, khởi xướng, ông nói không tham gia soạn thảo dù "tất nhiên tôi có tham gia ý kiến".

Ông cũng bác bỏ liên quan tới một văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 hiện đang được lưu truyền trên các trang mạng, được cho là phát triển từ Kiến nghị 72.

Ngay sau khi chương trình Thời sự với phỏng vấn nói trên được phát sóng, các mạng xã hội nhanh chóng tràn ngập ý kiến chỉ trích ông Lộc về điều mà một số người gọi là "bất nhất" và "đào ngũ".

Có người đặt nghi vấn là cuộc phỏng vấn đã bị cắt xén, chỉnh sửa.

BBC đã tìm cách liên lạc với ông Nguyễn Đình Lộc, nhưng không được.

Hại uy tín

Giáo sư Tương Lai, một trong 72 vị nhân sỹ trí thức khởi xướng Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, nhận xét rằng phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV "không minh bạch rõ ràng, gây hiểu lầm".
"Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức.
Giáo sư Tương Lai

"Những điều ông ấy nói có đúng một phần, nhưng một số chỗ lại không chính xác."

Vị giáo sư, người cùng có mặt với cựu bộ trưởng Lộc và 13 vị khác tại Văn phòng Quốc hội hôm 4/2, cho hay "không có việc ép ông Lộc nhận vị trí trưởng đoàn, mà ông vui vẻ nhận lời và làm tròn công việc một cách xuất sắc".

"Ông ấy phát biểu rất hay, cả khi mở đầu lẫn khi kết thúc, rất mộc mạc, cô đọng. Sau đó chúng tôi vui vẻ ra về."

"Thực ra, trưởng đoàn hay không trưởng đoàn không quan trọng, quan trọng là tất cả chúng ta đều là công dân tâm huyết với mệnh tình đất nước," Giáo sư Tương Lai nói với BBC từ TP HCM.

Ông cũng nhấn mạnh: "Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức".

Trong khi không loại trừ "có thể đã có áp lực lên ông Lộc", Giáo sư Tương Lai cho rằng cách trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc "có hại cho bản thân ông ấy, cho danh dự và uy tín của ông", nhưng không có ảnh hưởng gì tới nội dung bản Kiến nghị.

"Đó là tâm huyết của người dân, lãnh đạo thông minh thì cần nắm lấy thời cơ, chọn giải pháp để đưa đất nước ra khỏi tình trạng hiện nay."

Bản Kiến nghị 72 gần đây đã bị tấn công trên các luồng thông tin chính thống. Báo Đại Đoàn Kết hôm 9/3 đăng bài nói một cuộc điều tra của báo này cho thấy nhiều chữ ký ủng hộ bản kiến nghị này là "ngụy tạo".
(BBC)

Đoan Trang - Giọt nước mắt của lề phải

Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được phủ một lớp hào quang.
Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm…
Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi.
Người ta cũng có thể nghĩ nhà báo Việt Nam là một lũ cừu, cứ sểnh ra là viết sai, viết láo, viết không có lợi cho tình hình chung, làm phương hại tới quan hệ giữa Việt Nam và một quốc gia nào đó.
Người ta còn nghĩ nhà báo Việt Nam là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Không đếm được có bao nhiêu lời mạt sát “lề phải” trên mạng: “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”…
Tuy nhiên, không thể tóm gọn diện mạo của cả làng báo Việt Nam trong một vài tính từ tích cực hay tiêu cực nào. Vì họ có tất cả những gương mặt ấy, khía cạnh ấy. Và dù thế nào đi nữa, trong đội ngũ các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng (cách gọi khác của từ “đàn cừu”), vẫn luôn có những nhà báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được đến cho độc giả.
Tôi kính phục họ - những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. Thật tiếc là, dẫu vô cùng muốn viết về họ, nhưng ngay cả lúc này, tôi vẫn cứ phải giấu tên các nhà báo ấy, để họ ở yên trong trận tuyến của họ - vì lẽ mọi lời nói ám chỉ đến họ đều có thể trở thành thông tin chỉ điểm.
“Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này…”
Họ trước hết là những người rất thông minh, sắc sảo. Và chúng ta đều hiểu là, một người có đầu óc thông minh, sắc sảo, biết xét đoán và biết phản biện, sẽ không bao giờ chấp nhận sự định hướng, lừa mị, bưng bít. Không thể che mắt họ bằng lối nhồi sọ của thế kỷ trước.
Họ cũng “phản động” chẳng kém bất kỳ nhà báo tự do, blogger lề trái nào. Nhưng trong hoàn cảnh của họ, họ không thể thoải mái viết bài phê phán, chỉ trích rồi đưa lên mạng tùy thích. Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu.
Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận?
Không có họ, ai đưa những phát ngôn “đỉnh cao trí tuệ” trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói “bất hủ”, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà?
Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận.
Không có họ, ai viết về mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ “trên thiên đình”, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng.
Cũng có những lúc lề trái và lề phải “phối hợp tác chiến” một cách rất hoàn hảo. Hình ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu tình mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả bình luận: “Báo Thanh Niên đã góp sức để người dân thể hiện lòng yêu nước một cách an toàn – và quý báo cũng… an toàn!”.
Họ cũng ra đi. Ra đi nhiều lắm. Cứ sau mỗi vụ tờ báo nào đó bị xử lý, rất có thể là lại có hàng loạt người “bay”. Nhất là với cái thứ văn hóa đổ vấy của người Việt Nam, khi một loạt bài được “trên” biểu dương, thì lãnh đạo tòa báo hưởng, mà khi loạt bài bị “đánh” thì chỉ có thằng đánh máy, con sửa mo-rát là chết, mà lại là chết trong âm thầm, không ai hay biết.
Cũng nhiều người tự động bỏ đi, vì chán ngán, vì bế tắc. Một trong những người ấy đã gửi tôi một dòng tin nhắn mà không bao giờ tôi quên được: “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”. (1)
Vì nhân dân
Năm 2009, trong một bài về “Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975”, tôi đã viết: “… nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt”. Đó thực chất là điều tôi muốn nói về báo chí Việt Nam sau năm 1975. Tôi không biết trong cuộc chiến thầm lặng chống lại sự bưng bít, bóc trần cái xấu, thúc đẩy sự minh bạch, bao nhiêu nhà báo đã lau nước mắt.
Chiều 2/8/2011. Ngày ấy, ở Hà Nội diễn ra hai sự kiện: phiên xử phúc thẩm TS. Luật Cù Huy Hà Vũ và cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, với nội dung thông báo kết quả điều tra vụ “đạp mặt người biểu tình”.
Cảm giác “lạnh người” khi nghe tin ấy: Bộ Công an tổ chức họp báo ngay tại Thành ủy Hà Nội (giữa trung tâm thủ đô) để thông báo kết quả điều tra, và trước đó, tin đồn ít nhiều rằng đã có những cuộc tiếp xúc, điều đình giữa công an và người biểu tình bị đạp mặt – anh Nguyễn Chí Đức. Chúng tôi đều hiểu rằng, không có lý gì mà công an tự tin đến thế. Chắc là sẽ có một diễn biến gì đó…
3 giờ chiều, từ ngoài đường, tôi gọi điện cho bạn (vừa ở cuộc họp báo ra):
- Tình hình sao rồi mày?
- Xong rồi. Họ bảo tay Đức chống đối, ngồi bệt xuống đất, nên công an phải khiêng lên xe đưa về đồn. Ông Đức cũng bảo không bị ai đánh, viết tường trình nói rõ thế rồi.
- Còn cái clip kia?
- Không xác định được có phải là giả không.
- Thế bây giờ mày định…?
- Thì về viết bài, có thế nào viết như thế chứ còn định gì. So what? (thế thì sao)
- So what cái cục cứt! – chưa bao giờ tôi thô lỗ như thế trên điện thoại di động. – Mày định thế nào? Mày muốn cứ thế mà tương vào bài à? Mày không hỏi Chí Đức lấy một câu à?
- Mày muốn gì? Có giỏi thì mày viết đi, viết xem có đăng được không?
Hai người chửi nhau một trận nảy lửa trên điện thoại.
- Đừng có vô lý thế. Mày phải hiểu là không thể khác được. Trong trường hợp này tao chỉ có thể làm hết sức mình là phản ánh lại đúng sự việc qua lời của công an, và sẽ ghi rõ là “theo kết luận điều tra”. Thông tin được chừng nào tới người đọc tốt chừng ấy. Mày viết theo kiểu đa chiều, lấy ý kiến Chí Đức, xem có đăng được không? Sao cáu kỉnh vô lý thế? Có phải lỗi của tao không?
Đến lượt tôi ngồi bệt xuống đất, tay run bắn lên vì giận. Phải, chính tôi mới là kẻ vô lý. Tại sao tôi lại gầm lên trên điện thoại, lại văng tục với bạn tôi – nhà báo mà tôi nể phục, quý trọng, nhà báo mà tôi vẫn thường yêu mến bảo: “Như John Lennon và Paul McCartney, hai ta song kiếm hợp bích”. Tại sao tôi lại nói bạn như thế, trong khi cả hai đều hiểu ai là những kẻ phải chịu trách nhiệm về tất cả chuyện này.
Bất cứ người làm báo chuyên nghiệp nào cũng hiểu quá rõ rằng, “trung thực, khách quan, công bằng” là các nguyên tắc đạo đức hàng đầu; và nếu ở một nền truyền thông đa chiều như phương Tây, thì sau khi dự một cuộc họp báo của cơ quan công an như thế, việc tiếp theo phóng viên phải làm là phỏng vấn “phía bên kia”, tức là nạn nhân Nguyễn Chí Đức, để xem anh có ý kiến như thế nào, có thực anh đã viết tường trình khẳng định mình không bị đạp mặt hay không.
Nhưng báo chí nước mình nó khác, khác ghê lắm. Mà chẳng riêng báo chí, nói chung là cái nước mình nó khác. Video clip ghi lại hình ảnh vụ đạp mặt không được thừa nhận một cách thản nhiên. Cuộc họp báo của cơ quan công an, tổ chức tại Thành ủy Hà Nội, không có mặt Nguyễn Chí Đức, cũng không mời bất cứ một ai trong số những người đã ký kiến nghị đề nghị xử lý nghiêm vụ đạp mặt công dân. Kết luận chỉ hàm ý đơn giản là Nguyễn Chí Đức ăn vạ. Hỡi ôi, cả một hệ thống xông vào vùi dập một công dân! Và chúng tôi đã chẳng thể làm gì để bảo vệ công dân ấy.
Nhưng bạn tôi nói đúng. Chúng tôi không làm khác được. Trong một nền báo chí được định hướng chặt chẽ, sát sao. Trong một nền truyền thông nơi “quyền bình luận” của nhà báo bị triệt tiêu sạch sẽ – đừng hỏi vì sao báo chí (lề phải) Việt Nam bao năm qua không có nổi một cây viết bình luận cho ra hồn; phóng viên, nhà báo đâu có cái quyền ấy; nó là quyền của lực lượng “chống âm mưu diễn biến hòa bình” kia. Trong một nền truyền thông nơi báo chí bị coi như công cụ, nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Thì người làm báo phải lựa chọn. Hoặc là im lặng để cố gắng đưa được thông tin tới bạn đọc chừng nào tốt chừng ấy. Hoặc ra đi.
Và trong cuộc chiến lặng thầm đưa thông tin tới bạn đọc, nhiều nhà báo chỉ còn biết gạt nước mắt, thở dài mỗi khi bị hiểu nhầm, bị nghe chửi (oan) là “lưỡi gỗ”, “chó lợn”, “ngu xuẩn”… Đôi khi, họ làm tôi nhớ đến một câu hát buồn:
“Many times I’ve been alone,
and many times I’ve cried.
Many ways you’ve never known,
but many ways I’ve tried…” (2)
Ngước mắt nhìn trời…
Năm 2011 khép lại bằng một vài sự kiện, trong đó có chuyến về nước của GS. Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt. Một trong những nhà báo thầm lặng mà tôi cũng rất yêu mến, khi tôi hỏi “có theo sự kiện này không”, đã trả lời: “Khi thất vọng với mặt đất thì là lúc nên nhìn lên trời”.
Dẫu là một câu nói đùa, nhưng nó đúng. Nhìn lên trời cũng là một cách để bớt ức chế với mặt đất. Nếu không ngước mắt nhìn trời, họ – những nhà báo vẫn cố gắng bám trụ với nghề, chấp nhận cay đắng, chấp nhận sự định hướng của một lực lượng mà năng lực truyền thông hẳn nhiên là thua xa họ – sẽ không chịu nổi bao nhiêu bụi bặm, rác rưởi.
Thôi thì chúng ta có thể hy vọng rằng, mọi việc được làm trên thế giới này đã được tiến hành bằng hy vọng.
Đoan Trang
-----------------
Ghi chú:
1. Tiểu thuyết “Suối nguồn” (The Fountainhead, 1943) của Ayn Rand.
2. Ca khúc “Con đường dài và khúc khuỷu” (The Long and Winding Road, 1970) của “The Beatles”.
3. “Everything that is done in the world is done by hope” (Martin Luther).
(phamdoantrang.com)

Danlambao 24/3/2013

Sĩ khí cũng “đổi màu”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)Hãy biết ơn ai đó đã làm tinh thần ta tổn thương, vì nhờ họ mà ta trở nên cứng rắn hơn. Hãy biết ơn ai đó đã lừa dối ta, và mọi người, vì nhờ họ mà ta nhìn đời bằng con mắt từng trải hơn. Hãy biết ơn ai đó đã làm ta và mọi người cảm thấy nhục, vì nhờ họ mà ta khôn ngoan và biết chịu đựng hơn. Hãy biết ơn họ vì họ cho ta và mọi người nhớ mặt, để biết họ là ai…

Không thể biện minh

Sẽ đến một thời điểm mà sự hai mang, hai mặt không còn có thể được chấp nhận nữa…
Đoan Trang…Hành động của ông Nguyễn Đình Lộc khi trả lời chương trình Thời sự 19h của VTV hôm 22/3 cũng vậy, không có gì biện minh cho ông được. Điều duy nhất mà tôi có thể khẳng định theo hướng có lợi cho ông, đó là, từ góc nhìn của một phóng viên, tôi biết phóng sự này của VTV có sự cắt và ghép hình ảnh, lời (ít nhất là sử dụng nhiều hình chèn). Nhưng điều đó chỉ thuần tuý là kỹ thuật, chứ về căn bản, không ảnh hưởng gì đến suy nghĩ, đến thông điệp mà ông Lộc truyền tải đến khán giả, thông điệp ấy là “Tôi không liên quan đến bản Kiến nghị Hiến pháp của ‘một số người’ nào đó”

Xin đừng nói việc làm của các đồng chí ta là những trò khỉ

Viết gửi đến những bạn bè 
đã quá chán ngán với đảng phái, phe nhóm và trò chơi chính trị.
 
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Facebooker Đồng Phụng Việt viết “Khi “Hiến pháp” không còn nguyên nghĩa và được “chế tạo, sử dụng” như một thứ áo khoác, có lẽ không ngoa nếu gọi đó là “trò khỉ”. Riêng với Hiến pháp, đảng đã có năm lần chơi… “trò khỉ” và hình như đảng toan giở “trò khỉ” thêm một lần nữa…” (1)
Xin đừng nói vậy!
Thứ nhất, như thế có thể bị xem là phản động, là tuyên truyền chống phá chế độ, là tiết lộ bí mật của đảng về chuyện khỉ. Không thể nào khỉ được khi đảng ta đã thành người từ sau cái buổi “thuở anh chưa ra đời, trái đất còn nức nở, nhân loại chửa thành người… của đồng chí Tố Hữu, khi đảng ta lừng danh thế giới với thành tích kỷ lục về sửa đổi hiến pháp. 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Không thể nào khỉ đến 5 lần mà vẫn vinh quang cai trị 90 triệu con người!

Đôi lời biện bạch của Ngờ Đờ Lờ

Kính thưa: Quý công dân VN và bà con thôn dân Danlambao
Đúng ra mình cũng không định viết bài minh oan này, nhưng không viết không được, mình tức lắm, oan cho mình quá, như oan Thị Kính, tức đếch chịu được.
Cái bà Hoài nào đấy lại bảo là mình rụt rè, ngập ngừng, ánh mắt gian xảo tránh nhìn vào máy quay… Này mình nói cho cái bà ấy vểnh tai ra mà nghe nhé! Mình trước đây chẳng gì cũng là Bộ trưởng Tư Pháp chứ ít gì, cũng đường đường một đống chứ bộ. Chẳng qua mình rụt rè, lảng tránh máy quay là vì cái điều mình phát biểu nó hơi hơi “nhạy cảm” một chút chứ mình đâu có sợ gì mà phải biêu riếu mình là đầu cúi gập xuống như sợ đối mặt với dư luận, nghe thật kỳ hết biết! Nếu mình sợ mình đã không lên TiVi phải vậy hông, đúng là nhiều chiện đồồồ… đồ buôn dưa lê.

Như lời tạ tội

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Đúng theo “biện chứng pháp” dậu đổ bìm leo, trong cảnh ngộ đảng ta đang xiêu xiêu trước trận cuồng phong ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi HP 1992, ông “bác” tức tiên sư (của) đảng “được” chiếu cố hơi bị nhiều hơn bao giờ. Làm thế nào để phục hồi danh dự cho bác?

Tuyên truyền xám và Quyền lực Thứ Tư

Nguyên Anh (Danlambao) – Tuyên truyền xám phải cần nhiều nguyên tắc, kịch bản và hòa nhịp, một người nói không ai tin nhưng nhiều người cùng nói để người nghe bắt đầu hoang mang giao động và dần tin đó là sự thật! Còn với quyền lực thứ tư thì không cần điều đó, nó chỉ dựa vào nguyên tắc chủ đạo là sự thật, đối với sự thật thì dù tuyên truyền xám cố gắng đến đâu cũng không thể nào thắng được!

Việt Nam mị dân qua lá bài phản đối Trung Quốc!

Thất Lĩnh (Danlambao) – Vào ngày 22.3, tàu ngư chính 312 của Trung Quốc thực hiện chuyến tuần tra phi pháp đến Trường Sa. Trước đó, không lâu thì hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt tại vùng biển gần đảo Trường Sa thì bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Cả hai lần bộ ngoại giao Việt Nam đều lên tiếng phản đối nhưng cái cách phản ứng lập đi lập lại rất yếu ớt ấy khiến nhiều người nghi ngờ: Lãnh đạo cộng sản Việt Nam có thực lòng phản đối Trung Quốc hay chỉ là đòn gió đánh lạc hướng dư luận.

Thương về những người lính năm xưa

Nguyên Thạch (Danlambao) – Lại sắp đến Tháng Tư Đen, tháng của tang thương và uất hận, tháng của khổ đau, của nước mắt dạt dào. Tháng của chia lìa, ly tán, hư hao, bẻ súng gãy gánh trong niềm đau bức tử. Hôm nay, những ngày của cuối tháng Ba, nhân đọc bài Người tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy địa phương quân thuộc quân lực VNCH, người đã bị trả thù trong ngục tù cộng sản hơn 34 năm, chợt nhớ đến và thương về những người lính năm xưa…

Suy nghĩ về sáng kiến của tiến sỹ Phan Xuân Dũng

Ông Bút (Danlambao) – Người ta nói thời đại Hồ Chí Minh, ra ngõ gặp anh hùng, thời đại Trọng Lú ra ngõ đụng tiến sỹ! Thật ra thời đại HCM, cũng không thiếu trí thức. Như mới “giải phóng” Sài Gòn, cán bộ tiếp quản bệnh viện Từ Dũ, Chợ Rẫy, cán bộ hỏi mấy ông bà lao công: Các anh, các chị làm lao công bao lâu rồi? Họ đáp: 15, 20, 25 năm, cán bộ than phiền: “Làm lao công những 15, 20, 25 năm, mà chưa lên bác sỹ à!?Mỹ, Ngụy bóc lột thậm tệ!”

Tôi sẽ lãnh lương hưu ở đâu?

Vũ Đình Quyến (Danlambao) – Ngày 30-04-75 ở bệnh viện Cộng Hòa nơi mà các thương bệnh binh VNCH được nằm điều trị, ngày mà anh em phía “bên thắng cuộc” hân hoan chiến thắng trên danh nghĩa giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hàng ngàn thương binh VNCH họ đã bị xua đuổi lê lết trên các vỉa hè, lề đường trên mình còn mang những vết thương mâng mủ đang rỉ máu. 38 năm qua không biết số phận họ (nếu còn sống) họ sẽ được ai giúp và chắc hẳn là chật vật lắm!
Câu chuyện sau đây được đàm thoại trên điện thoại của một người cháu hiện đang cư trú tại nước ngoài có thân nhân là người chú (Cụ là một cán bộ đường sắt đã hưu trí tính đến ngày 30-04-75 cụ được 26 tuổi đảng).

Hoa Kỳ coi thúc đẩy dân chủ là chìa khoá trong chính sách Châu Á, chỉ trích Việt Nam “thụt lùi” về nhân quyền

WASHINGTON, 21/3/2013 – Thứ Năm vừa qua, chính quyền Obama đã bày tỏ quan ngại về sự “thụt lùi” của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, đồng thời khẳng định thúc đẩy các quyền tự do cá nhân là chìa khoá trong chính sách của Mỹ ở Châu Á.

Danlambao 23/3/2013

Những cú phỉnh lừa trên đất Việt

Nguyễn Tâm Linh (Danlambao) – Chuyện xảy ra hư hư thật thật… bạn biết thấu đáo? Tin tức đó đây được giới truyền thông lâu lâu xì hơi, cách nào chúng ta am hiểu hết đầu đuôi, gốc ngọn? Thỉnh thoảng nghe tin nầy tin nọ được giải mật, toàn chuyện đã rồi! Biết được, thêm ấm ức trong lòng? Kẻ tị nạn CS, người sống xa quê nhà, nghe… càng thấy chua xót thêm!
“Khi thấy cảnh người nghèo khó trong xứ bị áp bức, công lý và lẽ phải bị chà đạp, thì đừng ngạc nhiên, vì người có quyền được người có quyền hơn che chở, và các người cầm quyền luôn bênh vực lẫn nhau”.

Khi Nhân Dân mất Niềm Tin

Charlie Nguyễn (Danlambao)Khi được hỏi bí quyết gì đã giúp cuộc đấu tranh bất bạo động được thành công, Mahatma Gandhi trả lời “Để đem lại sự thay đổi mà chúng ta muốn trên Thế giới này, chính chúng ta phải là nhân tố của thay đổi đó.” Đúng thế, để đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam, chúng ta phải là nhân tố của tự do dân chủ – nghĩa là chúng ta cần sống và hành động như những Con người Tự Do; chúng ta cần thể hiện quyền dân chủ của mình ở mọi lúc mọi nơi. Nhìn thoáng qua thì lời nói của Gandhi thật đơn giản, nhưng đem vô thực hành thì khó lắm. Để thực hiện lời nói đó, mỗi người chúng ta phải là một Nguyễn Văn Lý, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Nguyễn Đức Kiên… những con người ưu tú của sự hy sinh và can đảm.

Đảng tự động xuống cấp

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Khẩu hiệu “Mừng Đảng, mừng Xuân” đỏ au khắp phố phường, đường quê, hang cùng ngõ tận từ ngày “tám mươi ba năm có đảng, 68 năm có nước…” (của nhà báo lão thành TTXVN 79 tuổi Nguyễn Thanh Hà) sẽ được thay thế bằng “Mừng Quân đội, mừng Điều 4, mừng Đảng, mừng Xuân” trong những năm tới.

Thông báo khẩn về tình trạng sức khỏe của Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tuấn Nam

Nguyễn Bắc Truyển (Danlambao) – Hôm nay, 22/3/2013, theo gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết, trại giam Xuân Lộc đã liên lạc với con gái ông Cầu là cô Nguyễn Thị Anh Thư liên quan về sức khỏe của ông Cầu, hiện nay ông có triệu chứng suy tim, máu không lên não, hai mắt hầu như không còn nhìn thấy.

CSVN: Ăn cả ba đầu

Phan Châu Thành (Danlambao) – Hôm nay đọc báo thấy ông Thanh nghi ngờ B Ruồi, đại khái: “NHNN xử lý tái cơ cấu nợ chết không khéo ăn cả hai đầu”, bạn tôi cười khẩy: “Hai đầu gì, cái bọn CSVN nầy luôn ăn ba đầu, bốn đầu, ăn cả mọi đầu chứ!”
Rồi hắn ta tiếp: “Này nhé, hai đầu thì rõ rồi: các NHTM và các doanh nghiệp. Đầu thứ ba B Ruồi ăn là ghi công của NHNN với chính phủ, và đồng chí X tất nhiên sẽ thổi phồng công đó ầm ĩ lên. Đó là ăn tiếng, không phải miếng. Rồi thầy trò X và B-Ruồi sẽ dung tiếng ăn được đó để ăn đầu thứ tư: kể công với đảng CS của chúng rằng đã giữ ổn định thị trường tài chính, ổn định nền kinh tế, tức là ổn định chính trị cho đảng – đó là công to nhất rồi!”

Cuộc chạy đua

Trần Sơn (Danlambao) – Phải nói luôn, đây là cuộc rượt theo của bộ máy tuyên truyền lề đảng về việc lấy số lượng chữ ký ủng hộ Hiến pháp “cuội”, trước nguy cơ toàn dân ủng hộ Kiến Nghị 72Tuyên Bố Công Dân Tự Do ngày càng gia tăng dồn dập.
Ban đầu, với kế hoạch “nhăng cuội”, bên đảng định giở trò mèo 3 tháng. Không tuyên truyền nhiều, không thực sự triển khai số lượng tài liệu về tận cơ sở, không tổ chức lấy ý kiến thực sự cầu thị, bài bản chi tiết. Mấy con vẹt gắn mác Tờ sờ chưa được huy động lên báo, đài, TV tấu hài không nhiều… như giai đoạn hiện nay.

Biện chứng về Điều 4 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam

Thanh Niên XHCN  (Danlambao)Hiện nay dưới sự lãnh đạo sáng suốt của “đảng ta” đất nước đã đạt được những thành tựu rực rỡ tuy còn một số hạn chế khách quan, đặc biệt về phương diện ngoại giao ta đã đang xây dựng một ”khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa nhân dân tiến bộ thế giới” vững mạnh với người láng giềng đã 1000 năm đô hộ, lấn chiếm biên giới, bắt cóc, giết một số ngư dân ta vì hiểu lầm, chiếm hết vùng biển nước ta chỉ vì “chưa tìm được tiếng nói chung”…

Tiếp nối bài Việt Nam sau nụ cười của Tập Cận Bình

Tôi Yêu Việt Nam (Danlambao) – Tác giả Phạm Trần trình bày tình hình chính trị rất sâu sắc và chính xác trong bài Việt Nam sau nụ cười của Tập Cận Bình , cho ta thấy một viễn ảnh rất đen tối của Việt Nam: Trung Quốc với sức mạnh quân sự và kinh tế lớn mạnh đang củng cố lại mặt trận ngoại giao để cô lập thêm Việt Nam.

Đảng là cuộc sống của em!!!

Tiếp vụ bé 3 tháng tuổi đã phải theo mẹ vào trại giam ở Hà Nội
Sau khi bắt giam bị án Quách Thị Nhâm (SN 1982; trú tại Hòa Bình) cùng con của bị án mới hơn 3 tháng tuổi bằng một lệnh truy nã bất thường, một số cán bộ Công an quận Hà Đông lại tiếp tục có hành vi xâm phạm đến quyền của cháu bé con của bị án Quách Thị Nhâm.

Về vấn đề sửa đổi Hiến pháp

Chu Chi Nam (Danlambao) – Gần đây dư luận trong và ngoài nước, nhất là giới trí thức tả cũng như hữu, lên tiếng nhiều về việc sửa đổi hiến pháp hiện hành của Việt Nam. Nay tôi xin có một vài ý kiến. Đồng ý vấn đề sửa đổi hiến pháp là quan trọng, vì nó là luật căn bản của một quốc gia. Nhưng tôi không tin tưởng nhiều vào việc này, vì một số lý do sau đây:

Việt Nam đã mất nước?

Dân đọc báo (Danlambao) – Muốn tìm câu trả lời rõ ràng trong những mờ ảo của thống kê, báo cáo, dự án… ở Việt Nam thì nên nhìn qua Trung Quốc. Vì cũng cùng một mô hình chính trị và kinh tế nên khi Trung Quốc vướng phải lỗi lầm gì thì Việt Nam cũng đã, đang và sẽ vấp phải.

Nạn hôi của và nạn lạm quyền

Sự kinh khủng của nạn hôi của:
Thanh niên quê tôi rất hiền lành. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng gây ra những vụ đánh nhau tập thể dẫn đến chết người. Nạn nhân bị đám đông đánh hội đồng dẫn đến chết, rất dã man.
Nguyên nhân là do không ai nghĩ mình là hung thủ nên cùng hành động dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trong vụ việc như vậy cơ quan điều tra cũng khó qui được trách nhiệm gây chết người cho ai để tòa có thể xử tử hình.

Gia tăng khả năng đàn áp dân lành?: Trần Đại Quang quay sang chú Kim Dong Ủn!

Chuyên gia nước ngoài huấn luyện Cảnh sát cơ động Việt Nam
Trung Kiên (Dân trí) – Kỹ năng vận động đội hình chiến đấu chống bạo động, các tình huống đối kháng 1 đánh 5, đánh 7, đánh bắt các đối tượng có súng, kỹ năng bắn súng… là những gì cảnh sát Việt Nam được chuyên gia Triều Tiền truyền đạt trong khóa huấn luyện kéo dài hơn 3 tháng.

Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt

Bài này trên Tiền phong cùng nhiều báo đã đăng bị đ/c Tạp dũa nên rút xuống mất mẹ hết rồi!!!!- Đúng là một thứ “báo chí có định hướng theo Trung cộng”. Chỉ mấy “Lề Dân” chép thì còn y.

Songmoi.vn vẫn còn bài và hình chép từ Tienphong: TẠI ĐÂY

ttxcc: Ông TBT Trọng đâu- gọi đường dây nóng hỏi đ/c Tạp xem sao kỳ dzậy???- Bạn dàng 14-6 chó gì kỳ?

Tienphong

TP – Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.
Bắn vào tàu của ngư dân Việt
Ngày 22/3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở.
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông – gồm 9 ngư dân – đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.
Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.
Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.
Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu.
Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui.
Hiện trường tàu cá lúc trở về trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ… Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý.
Đuổi bắt ngày càng gắt gao
Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc phá tài sản và cướp cá.<br /><br /><br /><br />
            Ảnh: Thanh Trung ” src=”<a href=http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=302446&Width=400&#8243; />
Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc phá tài sản và cướp cá. Ảnh: Thanh Trung .
Chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.
Chuyến biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với 9 ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp.
Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền.
Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. “5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới” – ngư dân Thạch kể.
Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn. Thuyền trưởng Phải còn nhớ, hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263.
Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam.
Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại.
Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề.
Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung.
Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản.
Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17/3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu.
Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá – thành quả 17 ngày đêm đánh bắt – bị hốt đổ sang tàu tuần tra.
Xót vì mất của, nhưng thuyền trưởng Bùi Văn Trung còn xót ruột hơn, khi từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đều xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.
THANH TRUNG
> Nhật muốn đóng tàu lớn cho ngư dân miền Trung
> Yêu cầu Trung Quốc không cản trở tàu cá Việt Nam

Những việc làm “trái khoáy”

LTS: Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thời gian qua, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong cả nước đã thể hiện trách nhiệm của mình, đóng góp nhiều ý kiến tích cực, xây dựng, góp phần bổ sung, làm rõ nhiều nội dung mới, tiến bộ của dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến tích cực, cũng đã xuất hiện những biểu hiện, việc làm không phù hợp của một số cá nhân, nhóm người, nếu không có biện pháp ngăn chặn sẽ ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết và trái với tinh thần của việc đóng góp xây dựng Hiến pháp. Tác giả LƯƠNG HẢO CHIÊN đã gửi đến bài viết bày tỏ bức xúc về những việc làm “trái khoáy” mà theo tác giả cần quan tâm ngăn chặn. Báo Đồng Nai trân trọng giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.
Từ đầu năm 2013 đến nay, bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được gửi lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Được biết, việc lấy ý kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 9-2013 để đông đảo người dân có điều kiện nghiên cứu và đóng góp vào dự thảo.
Rõ ràng, đây là một đợt sinh hoạt chính trị rất sâu rộng trong phạm vi cả nước. Qua đó, mọi tổ chức, mọi công dân sẽ có dịp thể hiện chính kiến và trách nhiệm đối với đất nước. Việc tổ chức lấy ý kiến cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đời sống chính trị ngày càng được dân chủ hóa, quyền làm chủ của nhân dân đối với những sự kiện trọng đại của quốc gia đã và đang được tôn trọng và phát huy trong thực tế.
Vì vậy, chỉ chưa đầy 3 tháng triển khai, đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội trong cả nước đã sôi nổi đóng góp hàng triệu lượt ý kiến, thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình đối với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Bên cạnh rất nhiều ý kiến cơ bản đồng ý với nội dung dự thảo và đề xuất những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa, cũng có những ý kiến chưa hoặc không đồng ý với một vài nội dung nào đó của dự thảo. Thiết nghĩ đây là việc bình thường trong đóng góp ý kiến, bởi vì nếu như bản dự thảo đã hoàn hảo thì đâu có cần lấy ý kiến nữa. Chắc chắn tất cả các ý kiến đóng góp sẽ được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và sau đó là Quốc hội nghiên cứu, trao đổi, đối thoại làm rõ thêm những ý kiến đóng góp, tiếp thu theo tinh thần gạn đục khơi trong để bản Hiến pháp sửa đổi được chính thức thông qua và ban hành sẽ thể hiện đến mức cao nhất ý chí, nguyện vọng của đại đa số công dân, phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam và tiến trình phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, thật đáng để cho đông đảo những người có lương tri cảm thấy bức xúc, là trong quá trình đóng góp ý kiến đã bắt đầu xuất hiện một số việc làm mà không cần suy nghĩ nhiều cũng thấy ngay đó là những việc làm “trái khoáy”.
Nổi cộm nhất, là ở một vài nơi đã có người bày tỏ ý kiến của cá nhân mình hoặc của một nhóm nhỏ (ở đây chưa nói ý kiến đó đúng hay không đúng), nhưng lại mạo xưng rằng đó là ý kiến của hàng ngàn người với chữ ký và địa chỉ cụ thể. Đến khi những người có tên tuổi, địa chỉ cụ thể đó được hỏi lại, thì mới tá hỏa ra rằng cá nhân mình đã bị người ta mạo xưng vô tội vạ. Thật ra đây không đơn thuần là việc làm “trái khoáy”; nói cho chính xác thì nó là hành động lừa dối, lợi dụng dân chủ xâm phạm đến tự do về đời tư của người khác!
Một dạng “trái khoáy” khác là ý kiến đóng góp chỉ đại diện cho một số ít người trong một tổ chức (chẳng hạn, lãnh đạo một tổ chức nào đó) nhưng lại thổi phồng lên rằng đây là ý kiến thể hiện nguyện vọng của tất cả mọi người trong tổ chức đó! Kiểu thổi phồng “trái khoáy” này quả thật là đáng nực cười. Bởi vì, những nhân vật tự cho rằng ý kiến của mình thể hiện nguyện vọng hàng ngàn, thậm chí hàng vạn, hàng triệu người khác, đã vô hình trung áp đặt ý kiến cá nhân mình, nhóm mình (dẫu mình có to đến đâu, quan trọng đến đâu đi nữa) cho rất, rất nhiều người khác. Thử hỏi quý vị đó có thực tâm hiểu gì về “dân chủ”, về “chính kiến cá nhân” không?!
Thêm nữa, lại có một vài tổ chức, một vài người, cùng với việc đóng góp ý kiến còn mạnh dạn - “mạnh dạn” hay là “mạnh miệng” đây?! - quả quyết tự nhận rằng ý kiến của mình là “rất thiết thực, chính xác, sâu sắc” v.v và v.v...!!! Ô hay, nếu ý kiến quý vị đã “hay ho” đến mức như vậy thì cần gì phải lấy ý kiến của những người khác nữa?! Xin những vị tự khen một cách “trái khoáy” đó hãy học lại bài học về đức tính khiêm tốn; xin hãy nhớ “khiêm tốn” cũng là một đòi hỏi tất yếu của “tinh thần dân chủ” đấy. Tự cho mình hơn hẳn mọi người thì còn gì là “dân chủ” nữa hở trời?!
Một kiểu “trái khoáy” khác cũng cần được nói đến, đó là: Có tổ chức hoặc cá nhân, sau khi đóng góp ý kiến lại gửi những ý kiến đóng góp đó đến nhiều người khác trong hoặc ngoài hệ thống của mình, yêu cầu người ta phải đồng tình với ý kiến của mình. Đã có người, ít nhiều cũng ở vị trí cấp trên, sau khi phổ biến ý kiến còn yêu cầu những người bên dưới phải vỗ tay đồng tình. Kiểu “trái khoáy” này toát lên hai vấn đề: Một là những người này chẳng hiểu gì nguyên tắc sơ đẳng về dân chủ trong sinh hoạt chính trị nên mới lợi dụng tổ chức mà mình có quyền chi phối để làm cái chuyện lôi kéo, gò ép người khác phải đồng tình với chính kiến của mình; hai là người ta không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng trong việc đóng góp ý kiến thì mối quan hệ ở đây chỉ là mối quan hệ dọc giữa người xin ý kiến với người góp ý (trong trường hợp này là quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992), và mối quan hệ đó phải bình đẳng giữa các tổ chức, các công dân. Sao lại có thể lôi kéo, ép buộc người khác đồng tình với ý kiến của mình nhỉ?! “Dân chủ” ở đâu, ta?!
Mong rằng những kiểu, dạng “trái khoáy” nêu trên cần phải được dư luận xã hội đấu tranh, phê phán mạnh mẽ để việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 diễn ra thật sự dân chủ và lành mạnh, mặt khác nếu như việc làm đó không phù hợp với pháp luật thì Nhà nước cũng cần phải xem xét có biện pháp chế tài để không làm nhiễu loạn lòng dân.
Tháng 3-2013
Lương Hảo Chiên
(Báo Đồng nai)

Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Nhà nước gia tăng áp lực lên những người khởi xướng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
Băng ghi hình cuộc phỏng vấn nói trên ngay sau khi được chiếu đã gây ra nhiều tranh cãi, vì trong đó ông Nguyễn Đình Lộc, một trong 72 người ký tên đầu tiên vào kiến nghị, nói rằng ông không hề tham gia soạn thảo bản kiến nghị đó, cũng như bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà các nhân sĩ trí thức đề nghị. Có nhiều người lên án ông Nguyễn Đình Lộc, nhưng cũng có những nghi vấn cho rằng cuộc phỏng vấn đã được cắt xén lắp ráp, sắp xếp lại, như đài truyền hình Việt Nam đã từng làm trước đây.
Dầu sao, đối với tiến sĩ Nguyễn Quang A, cũng là một trong những người đầu tiên ký kiến nghị, đoạn phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc được chiếu vào lúc chính quyền đang tìm mọi cách gây áp lực cũng như làm mất uy tín nhóm 72 nhân sĩ trí thức, đồng thời cố truy xem ai là những người soạn thảo bản kiến nghị. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Quang A trước hết đưa ra một số nhận xét về bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp :
Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Hà Nội
23/03/2013
Thanh Phương (RFI)

Quyền công dân trong thực tế ở Việt Nam

Quyền công dân là quyền lợi rất quan trọng đối với người dân một đất nước, quyền này luôn được ghi nhận một cách trang trọng trong bản Hiến pháp mỗi quốc gia. Liệu giữa lý thuyết và thực tế ở Việt Nam có khoảng cách nào không, các công dân ở quốc gia này đã nhìn nhận và suy nghĩ như thế nào về các quyền của mình?
Tác động của chính quyền
Khi bàn luận về quyền công dân tức đã đề cập đến vấn đề người dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhằm tác động không chỉ đến cơ quan dân cử mà còn qua các đơn vị nhà nước khác.
Được hỏi có suy nghĩ như thế nào về quyền công dân, ông Nguyễn Lân Thắng, một facebooker nổi tiếng trong cộng đồng cư dân mạng Việt Nam cho chúng tôi biết:
“Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi, từ trước đến nay, có rất nhiều người khi có những bức xúc, khi có các vấn đề thì lúc ấy người ta mới đặt câu hỏi. Chứ tự quyền công dân cũng giống như quyền con người, đây là các quyền tồn tại hết sức là tự nhiên. Thế cho nên để định nghĩa về quyền công dân, tôi nghĩ là sẽ tìm được rất nhiều ý kiến. Nhưng trước hết, quyền công dân là những quyền của chúng ta có ý kiến và có tham gia với nhà nước ở trong một xã hội.
Đó là sự lựa chọn của mỗi người, tùy theo trình độ nhận thức, tùy theo quan điểm… Và thậm chí là tùy theo sự tác động của chính quyền đối với người dân. Bởi vì có những người trong lòng có suy nghĩ cụ thể, nhưng người ta không dám phát biểu lên những ý kiến của mình, vì họ lo sợ những sự đàn áp.”
Quyền công dân được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó trước cùng một sự việc, các công dân sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Cũng câu hỏi được hiểu như thế nào về quyền công dân, ở góc độ khác, một phụ nữ không tiện nêu tên ở Hà Nội cho biết:
“Thực ra đối với tôi hay có lẽ, đối với rất nhiều người dân ở Việt Nam, khái niệm quyền công dân cũng rất là mơ hồ. Bởi vì cũng chẳng có ai được dạy trong trường phổ thông hay ở đâu đó; hay được phổ biến trên phương tiện truyền thông về quyền công dân là gồm những thứ gì. Cho nên chúng tôi chỉ biết là chúng tôi phải có một cái quyền rất chung chung thôi, chứ còn nói một cách chặt chẽ thì khó phát biểu được quyền công dân – nó là cái gì.
Trong Hiến pháp có nói một vài những cái quyền, nhưng cái quyền ở trong Hiến pháp đấy có gọi là quyền công dân hay không; hay ngoài ra nó còn có những quyền gì khác nữa thì chúng tôi cũng không được biết một cách rõ ràng.”

000_Hkg8090526-305.jpg
Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012.
Một khái niệm trừu tượng
Quyền công dân trong thực tế được thể hiện qua nhiều hình thức cụ thể, như: quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền cư trú, quyền đi lại, quyền được biểu tình.v.v. Nếu không được áp dụng vào đời sống thường nhật, quyền công dân chỉ còn là một khái niệm trừu tượng. Sự việc này đồng nghĩa với trạng thái giá trị dân sự cơ bản của con người bị trắng trợn tước đoạt. Liên hệ với một hoạt động bày tỏ quyền công dân, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết thực tế đang diễn ra ở Việt Nam, như sau:
“Giữa quyền công dân và quyền biểu tình, thì quyền biểu tình chỉ là một phần nhỏ trong quyền công dân thôi. Ở Việt Nam, quyền biểu tình hoàn toàn đang bị nhà nước ngăn cấm bằng rất nhiều hình thức; từ biện pháp đe dọa cho đến việc ban hành những văn bản trái với Hiến pháp, để ngăn chận một trong các quyền công dân đó.”
Xem ra các quyền hiến định của người dân có vẻ bị hạn chế bởi các văn bản pháp luật có giá trị thấp hơn Hiến pháp. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi được người phụ nữ Hà Nội ẩn danh tiếp tục cho ý kiến:
“Tôi thấy là từ xưa nay ở Việt Nam, người dân đều quen như thế rồi. Không mấy ai giở quyển Hiến pháp ra để mà đọc. Cho dù là có đọc đi chăng nữa thì cũng không hiểu rằng là đem kiến thức đấy ra áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, liệu phỏng có hiệu quả gì hay không. Cho nên không có mấy ai vận dụng đến Hiến pháp.
Gần đây người ta cũng nói nhiều đến Hiến pháp, đến quyền và nói nhiều đến những quốc luật. Nhưng như mọi người cũng nhìn thấy là các cơ quan, các bộ ngành đưa ra những luật nọ luật kia. Chẳng hạn như vừa rồi, đội mũ bảo hiểm dởm ra ngoài đường thì sẽ bị phạt; hoặc ngày trước có lần quy định ngực lép thì không được đi xe máy; hay gần đây, những anh công an bụng phệ thì không được đứng đường để làm giao thông… Những quy định như thế, thực ra chẳng ai hiểu là vậy thì chúng có hợp với những quyền của họ hay quyền của công dân hay không.”
Hiện tượng lạm quyền nảy sinh trong xã hội xuất phát từ nguyên nhân thiếu tôn trọng pháp luật của nhiều cơ quan chức năng, song mặt khác, sự tồn tại của hiện tượng này còn là hệ quả của tình trạng thiếu hiểu biết về chính trị xã hội từ không ít người dân hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Lân Thắng, nguyên nhân không chỉ đơn giản là như vậy:
“Điều này là hoàn toàn chính xác. Ngay như tôi là một người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, gia đình tôi có bố mẹ đều là đảng viên. Lớn lên, tôi được đi học ở Việt Nam, từ tiểu học lên đến đại học. Tất cả những điều mà trong những năm gần đây, ở Việt Nam nảy ra những tranh luận và thảo luận các vấn đề chính trị xã hội, dần dần tôi mới được biết. Những người không có điều kiện học rộng thì chắc chắn khó có những hiểu biết về chuyện ấy.
Bởi vì toàn bộ các phương tiện truyền thông, báo chí là do nhà nước kiểm soát. Họ không bao giờ đề cập các vấn đề tranh luận về chính trị xã hội, không bao giờ đưa ra các tranh luận về chủ đề chính trị xã hội. Người ta chỉ có được thông tin khi có sự trao đổi, tranh luận; có sự bàn bạc. Thế bây giờ một chủ đề bị nhà nước ngăn cản việc trao đổi, làm sao mà mọi người dân có thể có thông tin, có hiểu biết về vấn đề đó được.”
Thừa nhận hiện tượng lạm quyền xảy ra trong xã hội, một phần xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân. Người phụ nữ ẩn danh Hà Nội còn cho biết cảm nghĩ về những áp lực thường trực trong cuộc sống thực tế như sau:
“Sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn rất là ít. Bởi vì một thời gian rất là dài trong đời sống hằng ngày, các cơ quan nhà nước cứ đưa ra các quy định một cách tùy tiện, người dân thì cứ cam chịu nghe theo. Thành ra người dân nghĩ rằng, dù có viện vào luật nào thì cũng không đem lại hiệu quả gì. Nên người dân không có thói quen là kiểm tra xem những điều quy định đó có phù hợp hay không.”
Một khi người công dân không nhận thức rõ được quyền của mình thì sẽ khó tránh được tình trạng bị các cơ quan công quyền thao túng. Trong quá trình quản trị xã hội, ngoài chức năng điều tiết vận hành các hoạt động quốc gia, cơ quan công quyền còn phải có trách nhiệm thực hiện và bảo vệ quyền của các công dân.
Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2013-03-22

Có phải phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc bị lợi dụng?

nguyen-dinh-loc-305.jpg
Truyền hình nhà nước đêm 22 tháng 3 đã phát hình buổi vận động góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó có phần phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc.
Ông Lộc đã phát biểu rằng ông không tham gia soạn thảo bản kiến nghị 7 điểm mặc dù làm trưởng đoàn giao bản kiến nghị này cho Ủy Ban Pháp Luật Quốc hội vào ngày 4 tháng Hai vừa qua. Sự phủ nhận này gây một cơn lốc giận dữ trong cộng đồng mạng tại Việt Nam.
Trong Chương trình Thời sự VTV1 vào tối thứ Sáu 22/3/2013 người dân ngạc nhiên khi ông cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trả lời về việc người dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp. Ông Lộc trong những ngày gần đây rất nổi tiếng vì từng làm trưởng đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức đến số 37 đường Hùng Vương để trao kiến nghị 7 điểm và bản Dự thảo sửa đối Hiến pháp năm 2013 cho Ủy Ban Pháp luật của Quốc Hội.
Khi được phóng viên truyền hình hỏi vai trò của mình trong bản kiến nghị, ông Nguyễn Đình Lộc đã trả lời như sau:
“Phần tôi thật ra đóng vai trò thì nói về trưởng đoàn nghe có vẻ to lắm nhưng chỉ đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn thành ra giao cho cái gọi là trưởng đoàn còn trước đấy tôi không tham gia tôi không soạn thảo. Vì tôi là nguyên là bộ trưởng Bộ Tư pháp nên các đồng chí ấy, các bạn có vẻ tín nhiệm tôi cao thôi chứ còn thật ra tôi không tham gia vào xây dựng văn bản ấy, cho nên bây giờ có người cứ bảo tôi thế này tôi thế kia nhưng nếu tôi làm thì tôi nhận thôi nhưng tôi không làm cái đó. Chính anh em họ làm mà hôm ấy mình chỉ là người đến đấy họ trao làm trưởng đoàn để mà trao cái quyết định thế thôi.
Tức nhiên trước khi trao thì phải đọc chứ. Tôi cũng có nghiên cứu và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng muốn sửa một số chỗ nhưng các đồng chí bảo: Không, cái này công bố trên mạng rồi bây giờ mình sửa thì không nên. Thật ra đến lúc đó mới trao cho tôi sau, trước đấy không trao đổi kỹ tôi nói rằng là cũng có lúc người khác trao nhưng hôm cuối cùng gặp nhau thì bảo cứ để ông Lộc ông ấy trao. Như tôi đã nói việc viết những văn bản ấy tôi không tham gia, tất nhiên tôi có tham gia ý kiến nhưng tôi không phải là người viết đâu. Còn cái dự thảo gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia cũng không phải là người thành lập ký vào chỗ bảy điểm còn Dự thảo Hiến Pháp sửa đổi  năm 2013 thì tôi không hề viết cái đó.”
Khi chương trình được phát sóng cư dân mạng đã thông tin cho nhau về cuộc phỏng vấn này và không ít người cho rằng ông Lộc đã phản bội lại những đồng chí của ông, ít nhất là mười bốn người cùng đi với ông để trao bản kiến nghị 7 điểm và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

Hạ uy tín

trithuc-250.jpg
Nhóm đại diện nhân sĩ trí thức khởi xướng kiến nghị 72 và dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013.
Để làm rõ hơn về bài phỏng vấn này chúng tôi đã liên lạc được với ông Nguyễn Đình Lộc và ông thẳng thắn cho biết là chương trình này không có sự biên tập nào đối với những phát biểu của ông. Để chứng minh, ông nói thêm về việc ông có tham gia soạn thảo kiến nghị 7 điểm hay không:
“À không, thì cái đó nó cũng rõ thôi. Thật ra thì cái bản ấy tôi không tham gia viết, nhưng hôm ấy hôm cuối cùng gặp nhau thì một số đồng chí bảo tôi, đề nghị ông Lộc bởi ổng chuyên về pháp luật cho nên để ổng làm trưởng đoàn để mà đi trao thôi chứ việc mà viết thì tôi không viết đâu. Thật ra cũng có những chỗ tôi định đề nghị là có thể sửa được không nhưng anh em bảo cái ấy đã đưa lên mạng rồi không nên sửa nữa. Đấy là ý kiến chung chứ không riêng một người nào đâu, nói chung ấy là ý kiến chung.”
Khi chúng tôi mang câu chuyện có nguồn tin cho rằng ông đã có ý định rút tên ra khỏi bản kiến nghị và nhân tiện hỏi ông có ân hận gì khi tham gia vào bản kiến nghị hay không, ông cho biết:
“Cái việc hôm ấy đã làm xong rồi thì rút hay không rút làm gì nữa? Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu? Chuyện gì mà ân hận nhỉ? Quốc hội kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến thì chúng tôi góp ý kiến thôi có gì đâu mà ân hận? Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo, đem trình Quốc hội thì Quốc hội quyết chứ. Khi tham gia thì mọi người đều có quyền tham gia nhưng mà ý kiến tham gia thì không phải mọi thứ đều bắt buộc phải nghe. Phải nói đó là ý kiến chung chứ không phải một người, hôm ấy có mười mấy người cơ mà, rồi sau này tham gia thêm.”
Để sáng tỏ hơn những gì nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói trước công chúng, chúng tôi phỏng vấn Giáo sư Tương Lai, người có mặt từ đầu trong danh sách 72 người và cũng có mặt tại buổi trao kiến nghị 7 điểm cùng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 cho Ủy Ban Pháp luật Quốc hội vào ngày 4 tháng Hai. Giáo sư Tương Lai cho biết:
“Ở trên mạng đã có một vài phê phán cho rằng ông Nguyễn Đình Lộc trở cờ này nọ tôi cho nhận định như thế là rất vội vã và không đúng. Có mấy điều mà tôi nghĩ là ông Lộc ông ấy nói đúng. Bởi vì chính tôi cũng được vinh dự tham gia vào đoàn đại biểu mang kiến nghị đến 37 Hùng Vương. Khi chuẩn bị đến bấy giờ mọi người bảo anh Lộc làm trưởng đoàn thì anh Lộc rất vui vẻ và cùng đi, vì vậy anh ấy nói ra là cũng bình thường vì chúng tôi nghĩ rằng đã tham gia vào việc đưa kiến nghị thì ai làm trưởng đoàn cũng thế thôi. Nhưng vì anh Lộc nguyên là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp thì anh ấy làm trưởng đoàn nó có cái hay của nó. Cho nên chúng tôi nghĩ chẳng có vấn đề gì mà phải rắc rối, cho nên anh Lộc anh nói như vậy là đúng.”
Riêng về điều mà ông Nguyễn Đình Lộc khẳng định là không hề tham gia soạn thảo bản Dự thảo Hiến Pháp 2013 Giáo sư Tương Lai nhận xét:
“Điều thứ hai anh ấy nói cũng đúng. Anh ấy nói không tham gia soạn thảo bản Hiến pháp 2013, tôi nghĩ điều đó có thể cũng đúng. Theo chỗ tôi biết việc soạn thảo đó xem như là một tư liệu tham khảo kèm theo bản kiến nghị 7 điều mà chúng tôi đã ký tên vào thì bản Hiến pháp năm 2013 là do một số chuyên gia về luật soạn thảo nhưng trong đó hình như không có anh Lộc, vì vậy điều anh nói là cũng đúng.”
Còn việc thứ ba thì sao? Ông Nguyễn Đình Lộc đã làm cư dân mạng bức xúc khi nói rằng khi ông đưa ý kiến thì mọi người nói rằng kiến nghị 7 điểm đã được đưa lên mạng nên không thể sửa, Giáo sư Tương Lai một lần nữa xác nhận:
“Anh ấy nói khi soạn thảo bản kiến nghị 7 điểm thì anh ấy có tham gia và có ý kiến và về cuối thì cũng có một vài ý kiến cần phải sửa nhưng quả thật lúc bấy giờ đã đưa lên mạng rồi không sửa kịp nữa. Điều đó cũng là đúng.
Như cá nhân tôi được các anh ấy cho tham gia góp ý kiến về bản kiến nghị thì đến phút cuối tôi cũng đề nghị là nên chỉnh sửa thế nào để khi người ta xem người ta dễ hiểu hơn. Tôi cũng nói quyết liệt lắm. Cuối cùng ý kiến của tôi cũng có thể được chấp nhận một phần nào và chúng tôi cùng sửa. Còn anh Lộc có thể anh cũng là người không gay gắt thấy xong thì anh cũng cười thế thôi.”
Mặc dù những phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp đều được giáo sư Tương Lai xác nhận là đúng nhưng những băn khoăn của Giáo sư là những câu nói không mạch lạc và thiếu thuyết phục của ông Lộc có thể làm hại chính bản thân của ông, Giáo sư Tương Lai nói:
“Theo tôi người ta có thể khai thác những ý nói không thật rõ ràng của anh Lộc để người ta làm mất uy tín của anh ấy, đây là điều mà bản thân anh Lộc phải rút kinh nghiệm thôi. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về chính mình. Cái cách anh ấy nói không rành rọt dứt khoát khiến người ta có thể khai thác và người ta nói ông này bị ép buộc, hoặc thế này thế kia điều đó sẽ rất hại uy tín cho một người từng là Bộ trưởng và nhất là một trí thức chân chính.
Từ phát biểu không rành rọt của ông nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, của nhà luật gia, nhà trí thức Nguyễn Đình Lộc người ta có thể bẻ quẹo đi thì điều đó rất có hại cho uy tín của cá nhân anh Lộc. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân mình còn áp lực hay không áp lực thì tôi không được biết để bản thân anh Lộc sẽ nói mà thôi.”
Vu khống, trù dập
Kêu gọi nhân dân góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên Đài truyền hình VTV. Screen capture.
Khi được hỏi liệu những phát biểu này có làm mất đi phần nào uy tín của kiến nghị 7 điểm hay không, Giáo sư Tương Lai cho biết:
“Bản thân của vấn đề này chẳng mảy may ảnh hưởng gì đến ý nghĩa sâu xa và trực tiếp của kiến nghị 7 điểm mà chúng tôi đã ký vào và đến tận nơi ban soạn thảo trao kiến nghị đó. Việc làm này là quang minh chính đại theo yêu cầu chung của Quốc hội đưa ra cho toàn dân.
Cuộc thảo luận công khai gần đây do ông Uông Chu Lưu phó chủ tịch Quốc hội chủ trì những anh em từng tham gia soạn thảo kiến nghị 7 điểm nói trên đã được mời và mọi người đã trình bày ý kiến này một cách rất thẳng thắn. Ý kiến của Giáo sư Hoàng Tụy, của Giáo sư Chu Hảo, ý kiến của TS Nguyễn Quang A … Anh Chu Hảo cho tôi biết từ hôm kia là chỉ tập trung vào bàn lời nói đầu của Hiến pháp mà thôi. Anh Chu Hảo đã thay mặt cho nhóm soạn thảo kiến nghị 7 điểm trình bày toàn văn đoạn chúng tôi kiến nghị phải sửa lời nói đầu như thế nào. Rõ ràng đây là một việc làm quang minh chính đại theo yêu cầu của những người chủ trương nhân dân góp ý kiến vào Hiến Pháp, thì chúng tôi làm!”
Những tấn công dồn dập bằng mọi cách, mọi phương tiện sẵn có đối với kiến nghị 72 của truyền thông đại chúng, đặc biệt là hệ thống VTV1 của nhà nước đã làm người dân thật sự thất vọng. Vừa kêu gọi góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp lại vừa trù dập, vu khống, bôi bẩn những người góp ý vì không phù hợp với ý muốn của Đảng. VTV1 gọi là tranh luận nhưng những người được mời lên chỉ nói chung một thứ ngôn ngữ và do đó không khí tranh luận được xem như không có. Giáo sư Tương Lai nhận xét việc này thông qua sự việc VTV1 phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc:
“Dùng xảo thuật ngôn từ để ăn gian trong thảo luận, tệ hơn nữa là quy kết hăm dọa để vu vạ, hãm hại người khác là hành vi khó nhận diện và luận tội hơn nhiều so với tham nhũng, ăn cướp, giết người. Thế mà có khi những việc làm thiếu lương thiện như vậy lại gây ra tai họa cho xã hội không kém nặng nề. Không phải vô cớ mà người xưa nói: “Một lời nói một đọi máu”. Không bao giờ có một cuộc thảo luận đúng nghĩa nếu người tham gia thiếu lương thiện. Và càng cần sự lương thiện trân trọng từ mọi người nhất là những người nắm quyền phát ngôn, những cái miệng có gang có thép trên các phương tiện thông tin đại chúng.”
Mặc dù đa số cư dân mạng giận dữ với thái độ của ông Lộc nhưng không ít người cho rằng ông Nguyễn Đình Lộc có phải là nạn nhân hay không chưa ai dám cả quyết nhưng những gì ông nói bị đưa vào một chương trình mà chủ đích hạ nhục kiến nghị 72 quá lộ liễu khiến tính chính danh của một hệ thống truyền thông cấp quốc gia bị lệch lạc như chính nội dung mà nó đưa ra.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-23

Lỗ Trí Thâm - Nguyễn Đình Lộc và điều 4 Hiến Pháp

Việc ông Nguyễn Đình Lộc lên TV xin rút khỏi kiến nghị của nhóm 72 tôi cho cái hay nhiều hơn cái dở.
Nhận thức của con người cần có quá trình, và luôn luôn thay đổi, và tất nhiên theo từng mức độ nhận thức cá nhân. Trong môi trường dân chủ, tôn trọng nhận thức của từng cá nhân, đó là điều tối thiểu cần thiết.
Ông Lộc làm trưởng đoàn đưa kiến nghị lên, nay ông chính thức phủ nhận điều đó là quyền cá nhân của ông. Ông hoàn toàn có quyền đó, bởi vì việc kiến nghị của ông không bị ràng buộc bởi một văn bản pháp lí nào.
Nhưng ông là người hèn.
Hèn không phải là vì ông rút lui, mà kiểu cách ông trình bày việc rút lui.
Nếu ông là người đàng hoàng, ông có toàn quyền tuyên bố “Tôi đã nghĩ lại, nay tôi xin rút lại những việc mình đã làm”.
Nhưng ông đã hành xử như một đứa trẻ mới đi học mẫu giáo khi bị cô giáo bắt quả tang đang ăn trộm gói xôi của bạn.
    “Tôi làm trưởng đoàn, àaa a nhưng tôi không biên soạn. Người ta bảo tôi làm trưởng đoàn, nhưng à à...tôi thực sự không tham gia”
Thật là đáng kinh ngạc khi một người đã từng là bộ trưởng, và nhất là tiến sĩ luật lại nó hành xử như vậy về một bản kiến nghị về Hiến Pháp.


Nhưng vẫn đề chính ở đây tôi muốn nói là vấn đề khác.
Điều gì sẽ xảy ra khi “điều 4” trong tổ chức “nhóm nhân sĩ 72” qui định rõ ông Lộc là trưởng đoàn mãi mãi lãnh đạo toàn diện tổ chức đó.
Lúc đó chỉ cần một cá nhân ông Lộc thay đổi là có thể biến ước vọng định hướng của toàn nhóm theo hướng có lợi riêng cho ông Lộc.
Việc điều 4 của Hiến Pháp qui định một tổ chức chính trị, ở đây là đảng CSVN, mãi mãi là lực lượng lãnh đạo duy nhất của đất nước cũng có hậu quả tương tự.
Khi lợi ích của tổ chức chính trị đó phù hợp với lợi ích của đất nước thì không cần có điều khoản nào cả vẫn cứ gắn bó với toàn dân, như cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhưng khi lợi ích của đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích bè nhóm mâu thuẫn nhau thì tất nhiên tổ chức đó bảo vệ mình trước tiên, chà đạp lên những lợi ích khác của dân tộc.
Và những gì từ năm 75 cho đến nay đã thấy rõ điều đó, không cần phải nhắc lại.
Vậy nên, ghi lại điều 4 vào Hiến Pháp là điều đầy rủi ro cho dân tộc.
Quyền lợi, mục tiêu của dân tộc thì không thay đổi, Dân tộc trường tồn mãi mãi nhưng một tổ chức chính trị có thể thay đổi, có thể (và đã và đang thái hoá) sẽ là gánh nặng của đất nước.
Cho nên, bỏ điều 4 không phải là mang màu sắc chính trị, phe nhóm, quốc gia hay cộng sản, quốc nội hay hải ngoại mà là có tính lí trí của lịch sử.
(Dân luận)

Nguyễn Đình Lộc – “cậu học trò U80”

Tôi cũng không muốn đi sâu mổ xẻ trò gian trá, bẩn thỉu quá lộ của thứ truyền thông có “định hướng” thời nay, đánh lừa được không ít người nhẹ dạ, đã từng được thực hiện không biết bao nhiêu lần. Rõ nhất là vụ cắt xén lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt mấy năm trước. Gần đây là trò lắp ghép hình ảnh với lời lẽ thóa mạ những trí thức danh tiếng tham gia biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Và tối qua là màn “phỏng vấn” ông Nguyễn Đình Lộc.
Chính thế, nên tôi không muốn bình luận những lời nhận xét nặng nề về ông, do người ta không nhận ra những đoạn video bị cắt xén, lắp ghép rất sống sượng, không nghĩ về tình huống một vị cựu quan chức với bản tính hiền lành như thế, mà phải đối đầu với một cỗ máy khổng lồ có đủ thứ thủ đoạn đê hèn.
Tôi cũng chưa muốn vạch ra trò “Kẻ tung, người … vồ lấy”, khi mà chuyện mới tối qua thôi, thì sớm nay đã có ngay kẻ như reo lên khoái trá, làm bộ ngây ngô lớn tiếng “la làng”.
Nguyễn Hữu Vinh
Tôi phải mạn phép ông và các quý độc giả để dùng cái biệt danh nghe là lạ, mà có vẻ khiếm nhã vậy, chứ không phải là “cựu/nguyên bộ trưởng Tư pháp”, bởi một lý do sẽ kể ngay dưới đây.
Sau những ngày tất bật, sôi động quanh bản Kiến nghị 72 và cùng đoàn đại biểu trực tiếp trao nó cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Nguyễn Đình Lộc đột nhiên bảo tôi: “Vinh bày cho mình vi tính với nhé?
Ngạc nhiên, vui và thú vị, đó là những cảm giác của tôi ngay từ ban đầu. Tôi liền kể cho ông về các blogger U90 như Tô Hải, Lê Hiền Đức. Dù sao thì họ cũng là “dân đen”, còn cựu quan chức cao niên, cao cấp tới hàm bộ trưởng như ông mà quyết “xóa mù vi tính” thì quả là chuyện hiếm có.
Thế hệ của Nguyễn Đình Lộc, khi làm tới chức bộ trưởng vào những năm 90’ thế kỷ trước, thì máy tính ở các cơ quan nhà nước chủ yếu được dùng như máy chữ, có chăng chỉ hơn là khả năng lưu trữ và in ấn được nhiều thôi.
Thứ khiến cho Nguyễn Đình Lộc lâu nay ít quan tâm tới thế giới mạng có lẽ một phần còn bởi cả một kho sách khổng lồ choán khắp 4 bức tường, cùng trên, dưới gậm 4 chiếc bàn làm việc của ông, không phải chỉ sách báo về luật pháp, mà là đủ cả mọi lĩnh vực.
Giờ thì tôi bắt đầu làm … gia sư, học trò là một cựu bộ trưởng. Các bác cao niên nghe kể cũng vui lây, động viên: “Công của cậu vậy là lớn lắm đó nhé!
Thế là, dẫu có bận bịu mấy đi nữa, tôi cũng vẫn quyết tranh thủ thì giờ vài ngày lại ghé qua nhà ông 1-2 tiếng.
Nhà “học trò” Nguyễn Đình Lộc cách trung tâm thủ đô 10 cây số, ở trong một ngõ nhỏ sâu hun hút, rẽ trái, rẽ phải mấy lần mới tới. Hai ông bà già ngày ngày lặng lẽ bên nhau. Bà bị chứng vôi hóa đốt sống cổ, thỉnh thỏang đau, phải nằm bất động, nhưng vẫn chợ búa, nấu nướng, chăm sóc ông từng li từng tí; vậy mà còn phải đáp 4 chuyến ô tô buýt đi, về mỗi ngày tới nhà con gái chăm sóc cháu ngoại mới sinh.
Có lẽ rất cảm thông với bà, ông tự tay pha nước, gọt trái cây … mời “gia sư”. Có hôm, bà đi chợ, ông lại quên, khóa cửa bên trong làm bà về không mở được, thế là ông vội xuýt xoa xin lỗi thật tình cảm, mặc dù bà cũng chỉ hơi càu nhàu.
Vốn ngại “ăn cơm khách”, lại thêm nhiều việc bấn bíu, nên phải vài bận tôi từ chối khéo lời mời ở lại ăn cơm. Thế nhưng từ chối mãi cũng không đành; lại thêm một dịp hiểu cuộc sống của hai ông bà.
Bài học được bắt đầu từ “A, B, C”, vào Internet và đọc các blog, trang báo điện tử. Cảm giác thích thú của ông khi được lặn ngụp vào cả một bể thông tin nhiều chiều khổng lồ, một cách rất nhanh chóng, đã giúp tôi thêm gắng kiên nhẫn, hướng dẫn từ cách dùng bàn phím, con chuột ra sao, cho đến những giải thích liên quan “thế giới mạng”.
Còn điều thích thú với tôi là về một vị quan chức một thời mà sao lại có thể nhũn nhặn, khiêm nhường, không chút giấu dốt, … đến lạ. Nếu như ta xem lại toàn bộ các video buổi tiếp xúc trao bản Kiến nghị 72, chắc sẽ thấy phía sau con người dung dị ấy là một thái độ kiên định, vì sự tiến bộ xã hội.
Còn nhiều chuyện, nhỏ có, lớn có, liên quan tới ông mà tôi muốn viết ra, nhưng quả tình, lúc này chỉ muốn có vài dòng như trên thôi, để đem tới chút gợi mở cho những ai vừa mới theo dõi đoạn phỏng vấn ông trên VTV tối qua rồi buồn, bực, nghi vấn … đủ cả.
Tôi cũng không muốn đi sâu mổ xẻ trò gian trá, bẩn thỉu quá lộ của thứ truyền thông có “định hướng” thời nay, đánh lừa được không ít người nhẹ dạ, đã từng được thực hiện không biết bao nhiêu lần. Rõ nhất là vụ cắt xén lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt mấy năm trước. Gần đây là trò lắp ghép hình ảnh với lời lẽ thóa mạ những trí thức danh tiếng tham gia biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Và tối qua là màn “phỏng vấn” ông Nguyễn Đình Lộc.
Chính thế, nên tôi không muốn bình luận những lời nhận xét nặng nề về ông, do người ta không nhận ra những đoạn video bị cắt xén, lắp ghép rất sống sượng, không nghĩ về tình huống một vị cựu quan chức với bản tính hiền lành như thế, mà phải đối đầu với một cỗ máy khổng lồ có đủ thứ thủ đoạn đê hèn.
Tôi cũng chưa muốn vạch ra trò “Kẻ tung, người … vồ lấy”, khi mà chuyện mới tối qua thôi, thì sớm nay đã có ngay kẻ như reo lên khoái trá, làm bộ ngây ngô lớn tiếng “la làng”.
Còn “gợi mở” của tôi là gì? Đó là những người dân có cùng mục đích tranh đấu cho tự do dân chủ của mình hãy ráng cảm thông hơn với nhau, biết tự đặt mình vào địa vị người khác để thấu hiểu, làm được việc gì có ích cho dân tùy theo hoàn cảnh, khả năng của mình thì càng tốt. Bên cạnh đó, họ rất cần tỉnh táo, cảnh giác với những màn gian trá, gây chia rẽ, mà không dễ lúc nào cũng có thể vạch mặt ngay được.
Một khi không phải chỉ có lớp trẻ, mà cả những “cậu học trò” già như Nguyễn Đình Lộc quyết tìm đến với biển thông tin, tri thức tự do, thì chúng ta còn có thể tin tưởng, hy vọng vào tương lai. Và những trò hèn hạ kia, cho dù có đạt được kết quả tức thời tới đâu đi nữa, cũng chỉ như “châu chấu đá xe”, cỗ xe đang băng tới một xã hội văn minh, hòa cùng phần còn lại của thế giới.
N.H.V.
© Ba Sàm

Trấn áp kẻ chống người thi hành công vụ: Không cần nổ súng

Trấn áp kẻ chống người thi hành công vụ: Không cần nổ súng 
Trong thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến dự thảo nghị định quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, theo đó cho phép nổ súng trực tiếp vào người có hành vi chống người thi hành công vụ. 
Trên báo chí cũng như trên các diễn đàn mạng hiện đã có hàng nghìn ý kiến theo các chiều hướng khác nhau, ủng hộ cũng như không ủng hộ. Báo Lao Động xin giới thiệu góc nhìn của CTV Nguyễn Hữu Minh về vấn đề này.

Đôi lời mở đầu

Xét về tính pháp lý, nghị định này cần được tham chiếu với Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Nghị định số 25/2012/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã được ban hành. Theo ý kiến riêng của tác giả, có lẽ nếu ban hành dưới hình thức thông tư hướng dẫn của Bộ Công an sẽ phù hợp hơn là một nghị định khi Nghị định 25 đã có hiệu lực.

Xét về tính cấp thiết của công tác đảm bảo an ninh trật tự nhất là tại những địa bàn nóng, việc quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ, cũng như trách nhiệm của những lực lượng thực thi pháp luật là điều vô cùng cần thiết. Nhiều ý kiến hiện nay lo ngại việc lạm quyền của công an khi sử dụng súng tuy cũng có cơ sở, nhưng khi là công dân, mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, nếu người nào vi phạm, người nào lạm quyền, người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngoài ra, nếu nhìn rộng ra một số nước trên thế giới, ví dụ tại Liên bang Nga, thì trong 3 năm cho đến 2010 đã xảy ra gần 9 triệu vụ phạm pháp, chỉ có 1.500 vụ trong đó các lực lượng thi hành công vụ phải sử dụng súng, có 27 vụ gây chết người. Nếu so sánh với những vụ đánh nhau, gây mất trật tự công cộng, những đối tượng côn đồ sử dụng những vật dụng sẵn có trong tay như dao làm bếp, gạch, gậy gộc… thì con số tử vong là hơn 20.000 người.

Tâm lý của người cán bộ thực thi luật pháp (cảnh sát, công an, kiểm lâm, hải quan…) khi được trao quyền, trao vũ khí có khả năng sát thương cũng hết sức căng thẳng khi phải cân nhắc hành động “bóp cò” hay không. Ngoài ra, với một số lực lượng mà môi trường làm việc có tính đặc thù như lực lượng CSGT thường ở các tuyến giao thông đông người, việc cho phép sử dụng súng nhằm vào người chống thi hành công vụ nhưng đôi khi do sơ suất, không làm chủ được tình huống có thể dẫn đến việc “bắn nhầm” vào người tham gia giao thông khác cũng là một bài toán khó cho người được trao quyền, trao vũ khí có khả năng sát thương cao.

Bắt người bằng thiết bị bán dẫn lưới.

Cũng cần phải tránh việc nhầm lẫn khái niệm của một bộ phận nhân dân cũng như chính người thừa hành công vụ: Người thừa hành công vụ không phải là “công lý trên đường phố”. Một người có tội hay không có tội phải do cơ quan tư pháp xác định thông qua hệ thống tòa án.

Với lực lượng thực thi pháp luật, nếu như chúng ta xem trong các bộ phim nước ngoài, cảnh sát thường truy đuổi kẻ xấu qua các đường phố, bắn hỏng và đâm đổ nhiều xe cộ, tài sản công, vật dụng... trước khi bắt được nghi phạm. Cũng như vậy, tại Việt Nam, nhiều vụ truy đuổi kẻ phạm tội cũng gây ra nhiều thiệt hại cho chính người truy đuổi như lực lượng cảnh sát, các “hiệp sĩ phòng, chống tội phạm” và khiến cả người dân bị liên lụy.

Phải chăng, để dung hòa giữa trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng thực thi pháp luật với sự an toàn về tính mạng cũng như tài sản của công dân, chúng ta cũng nên học hỏi các lực lượng thực thi pháp luật trên thế giới bằng một giải pháp trung gian khi tình huống chưa cấp thiết đến mức phải sử dụng súng?

Đi tìm sự lựa chọn thay thế

Một định nghĩa của vũ khí không gây sát thương (Non lethan weapon) là vũ khí, các thiết bị và đạn dược được thiết kế và sử dụng chủ yếu để khống chế đối tượng là người hoặc trang thiết bị, phương tiện ngay lập tức, nhưng giảm thiểu được khả năng thương vong hoặc tử vong cho đối tượng, giảm thiểu những thiệt hại không mong muốn về tài sản, môi trường cũng như con người xung quanh. Nó là sự dung hòa giữa mục tiêu phải khống chế đối tượng và tính nhân văn (con người, tính mạng con người là quan trọng nhất) của lực lượng thực thi pháp luật. Việc áp dụng những loại vũ khí không gây sát thương trong công tác thực thi pháp luật là một cách nhìn nhận và xử lý tích cực cho cả người thi hành công vụ lẫn đối tượng cần bị kiểm soát hành vi.

Một người cảnh sát khi đứng trước đối tượng say rượu, mắc bệnh tâm thần hay người đang bị ảnh hưởng bởi ma túy, chất gây nghiện sẽ hoàn toàn có thể rơi vào thế bị động khi chỉ có còng tay và chiếc dùi cui, thậm chí kể cả khi được trang bị bình xịt hơi cay hay dùi cui điện, vì khi đó đối tượng hoàn toàn không kiểm soát được hành vi cá nhân. Nếu người cảnh sát được trang bị súng, được phép bắn khi những đối tượng đó tấn công quyết liệt theo quy định về “chống người thừa hành công vụ”, chắc chắn họ cũng khó có thể quyết định nổi hành vi “bóp cò” và dễ bị gây thương tích bởi đối tượng đang trong trạng thái “mất nhân tính tạm thời”. Hoặc khi người cảnh sát đứng trước một vụ người trong trạng thái kích động đòi tự tử, nếu chỉ dựa vào những công cụ sẵn có và sự thuyết phục, chưa chắc có thể ngăn chặn được hành vi tự tử của đối tượng.

Khi đó, với hiệu lực của những loại vũ khí không gây sát thương mang tính khống chế hành vi đối tượng, người thi hành công vụ sẽ giảm thiểu được trách nhiệm pháp lý trong các vụ kiện, giảm được áp lực tâm lý khi xử lý vụ việc, giảm thương tích xảy ra cho cả bản thân lẫn đối tượng cần phải khống chế và cải thiện rất nhiều hình ảnh trước cộng đồng cho các cơ quan thực thi pháp luật.

Hiện nay, trong các lực lượng thực thi pháp luật của nước ta đã sử dụng khá rộng rãi một số loại vũ khí không gây sát thương (tạm thời đang được sử dụng dưới tên gọi là công cụ hỗ trợ) như dùi cui điện, bình xịt hơi cay, súng bắn đạn caosu, đạn hơi cay. Tuy nhiên, khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị tác động bởi những loại vũ khí này vẫn có thể xảy ra.

Trên thế giới đã có nhiều tranh cãi về khả năng sát thương cũng như khả năng hiệu dụng của súng sốc điện (dùi cui điện) và bình xịt hơi cay. Theo nghiên cứu của The American Civil Liberties Union, hầu hết các loại vũ khí không gây sát thương được cảnh sát sử dụng dựa trên nguyên tắc gây đau đớn để khuất phục nghi phạm cần phải bắt giữ, tuy nhiên có một số người, đặc biệt là những người bị mắc một số chứng bệnh tâm thần, những người bị mất cảm giác đau thì dùi cui điện hay bình xịt hơi cay hầu như vô dụng. Thống kê sử dụng cho thấy, dùi cui và đạn caosu có hiệu quả với khoảng 70% số vụ việc phải sử dụng, bình xịt hơi cay có hiệu quả trong khoảng 85% số vụ việc phải sử dụng. Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, từ năm 2001 đến 2008 tại nước Mỹ có hơn 460 ca tử vong do nghi phạm bị khống chế bởi Taser (hoặc dùi cui điện).

Vũ khí laser Glare Mout La 9P sử dụng cho thủy quân lục chiến Mỹ.

Trong những năm gần đây, nhiều báo chí trong và ngoài nước đã công bố về một số loại vũ khí không gây sát thương công nghệ cao như: Hệ thống khống chế hành động - Active Denial System (ADS), hệ thống tấn công âm thanh - Acoustic Hailing Devices (AHD) với khả năng gây ra các tổn thương về thính giác cho các nạn nhân; hệ thống Phân tán âm thanh và ánh sáng - Distributed Sound and Light Array (DSLA)… Căn cứ vào nguyên lý hoạt động có thể chia vũ khí không gây sát thương công nghệ cao thành một số loại sau.

Sử dụng xung năng lượng. Nguyên lý hoạt động: Một chùm photon được hoạt hóa mắt thường không nhìn thấy sẽ ion hóa không khí trên đường đi của nó, hình thành một trường có khả năng dẫn điện từ người bắn đến đối tượng. Sau đó, người ta phóng tiếp một xung điện cao áp không đủ làm chết người, nhưng đủ để làm rối loạn hệ thống thần kinh điều khiển các bắp thịt của đối tượng. Hình thức thứ hai là phát ra các xung ánh sáng từ một loạt các bóng đèn led siêu công suất cao khác nhau về màu sắc và thời gian. Hiệu ứng ánh sáng nhấp nháy nhiều màu sắc này sẽ khiến mục tiêu cảm thấy choáng váng và buồn nôn. Khi đối tượng ngã xuống vì sốc, lực lượng an ninh có thể dễ dàng tiếp cận họ và giải quyết tình huống nhanh chóng và an toàn. Hiệu quả: Đối tượng tự nhiên cảm thấy bất lực, không thể điều khiển nổi tay chân và ngã xuống, nằm bất động trong vài giây. Tuy vậy, khi ngừng phóng xung, đối tượng lại cảm thấy bình thường, đi đứng được như mọi người. Ưu điểm của phương pháp này là không để lại bất kỳ di chứng nào.

Sử dụng âm thanh tần số ngoài ngưỡng nghe của người. Nguyên lý hoạt động: Gồm 1 ống kim loại bên trong chứa các đĩa tinh thể áp điện. Khi có dòng điện chạy qua cụm tinh thể này sẽ phóng ra một chùm sóng âm thanh cực mạnh, có tiếng kêu chói tai, tần số từ 6.000 đến 10.000 Hz và cường độ có thể đạt đến 140 decibel. Hiệu quả: Đạn âm thanh gây đau đớn cho vùng tai trong, làm đối tượng bị “điếc tạm thời” và loạng choạng, sững sờ trong nhiều phút sau đó. Tuy vậy, do công suất âm thanh có hạn nên vùng tai trong không bị tổn thương kéo dài và cũng không gây nên bất cứ một tác hại nào khác. Các âm thanh này được xem là có tác dụng gây buồn nôn, thậm chí ở cường độ mạnh còn làm cho người ta nôn thốc nôn tháo.

Sử dụng điện từ. Nguyên lý hoạt động: Sử dụng sóng vi ba như lò vi sóng. Hiệu quả: Tạo cho đối tượng cảm giác bị bỏng, giống như khi ta vô ý chạm vào một bóng đèn đang cháy sáng. Nhưng cảm giác này chỉ đơn thuần là tác động của vi sóng vào đầu dây thần kinh cảm nhiệt nằm trong lớp biểu bì ngoài của da mà thôi, còn trong thực tế thì da đối tượng không hề bị bỏng. Thoát khỏi chùm vi sóng, cảm giác đau đớn lập tức biến mất.

Đáng tiếc là đa phần những loại vũ khí không sát thương này đều đang rất đắt tiền và cồng kềnh, thậm chí vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, thường lắp trên các phương tiện cơ giới, không phù hợp với tính chất sử dụng cá nhân cho các lực lượng thực thi pháp luật tại Việt Nam.

Chúng tôi nhận thấy có một số loại tương đối phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, kể cả về giá thành.

1. Thiết bị bắn lưới sử dụng áp suất cao từ bình khí CO2 16G:

Từ thực tế sử dụng lưới đánh cá chống đua xe của Công an Thanh Hóa, chúng tôi đã tìm hiểu về những thiết bị có tính năng tương đương, nhưng đảm bảo an toàn cho chính người thi hành công vụ không phải lao ra đường ném lưới như trong thời gian vừa qua. Thiết bị này rất “hòa bình”, phù hợp để khống chế hành vi của đối tượng, thậm chí người dân cũng có thể tự trang bị trong nhà để tự vệ mà không gây sát thương, vì hoàn toàn không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, hay Nghị định số 25/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Thiết bị Shooting Net rất hữu ích cho lực lượng cảnh sát hoặc nhân viên bảo vệ khi không cần phải sử dụng vũ lực và dễ dàng hơn nhiều để bắt các nghi phạm, hạn chế tối đa những vụ kiện cáo về đánh người gây thương tích. Lực lượng thi hành pháp luật sẽ không cần phải sử dụng đến súng, súng điện hoặc chiến đấu với một cái dùi cui. Thường thì 95% trường hợp những tên trộm sẽ bỏ trốn được nếu như nhân viên bảo vệ hoặc cảnh sát chỉ được trang bị dùi cui, nhưng bây giờ họ sẽ bắt được kẻ trộm bằng thiết bị này mà không làm hại đối tượng.

Phạm vi hiệu quả để bắt đối tượng: 3 – 20m; Phạm vi không gian tác động của lưới: 16m²; kích thước sản phẩm: 118mm (đầu loa chứa lưới) x 48mm (đường kính thân) x 338mm (chiều dài cán); trọng lượng sản phẩm: 1,03kg; kích thước đóng gói: 46cm x 32cm x 20cm; trọng lượng cả bao bì: 4,3kg; số lượng đầu lưới: 4; bình khí CO2 nén 16g; giá bán lẻ: Tại thời điểm tháng 3.2013: khoảng 800USD.

Giá thành bán lẻ một “viên đạn lưới” khoảng 110USD, tuy đắt hơn một viên đạn K54, K59 hay AK hiện đang được trang bị trong lực lượng thực thi pháp luật ở nước ta, nhưng lại rẻ hơn rất nhiều nếu tính những “chi phí phụ trội” khi một viên đạn sát thương bay ra khỏi nòng súng, như công tác điều tra, giám định pháp y, cứu chữa nạn nhân hoặc các chi phí phát sinh do các hành vi pháp lý khác đem lại. Với độ an toàn của dây, lưới thậm chí người sử dụng có thể bắt sống được cả lợn rừng.

2. Đèn pin gây choáng, nôn mửa:

Đây là một thiết bị nghiêng về tính chất chế ngự hành vi được phát triển bởi Công ty Intelligent Optical Systems, nó cung cấp một giải pháp làm mất phương hướng đối phương bằng công nghệ phát quang diode với tần số biến thiên. Thiết bị này đem lại hiệu quả chế áp hành vi tương đương mà không gây ra thiệt hại về người như phương pháp sốc điện.

Ông John Farina, giám đốc điều hành của công ty giới thiệu thiết bị này như một công nghệ mang tính chất quốc phòng, phi sát thương “mục đích của dự án này ngay từ đầu để tạo ra một sản phẩm mang tính chất bất bạo động, không gây chết người. Đối tượng bị tác động sẽ mất phương hướng, nhức đầu, có cảm giác ói mửa nhưng không gây hại cho thị giác”.
Cấu trúc đèn pin gây nôn mửa.

Dự án này được Bộ An ninh nội địa của Mỹ tài trợ 1 triệu USD để nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tế. Thiết bị này đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ dưới tên gọi INCAPACITATOR LED vào ngày 2.11.2007 với mô tả là thiết bị cầm tay có tính năng vô hiệu hóa những đối tượng có hành vi bạo lực bằng ánh sáng diode biến thiên.

Giá bán hiện tại của thiết bị này khoảng 250USD/sản phẩm, nhưng nếu những cơ quan thi hành luật pháp của nước ta muốn nhập khẩu thì phải có chấp thuận từ Bộ An ninh nội
địa Mỹ.

3. Vũ khí không gây sát thương sử dụng lasers công suất cao:

Theo nghị định thư về lasers gây mù trong Công ước Liên Hợp Quốc về vũ khí thông thường có nêu: “Việc sử dụng vũ khí laser như một chức năng chiến đấu duy nhất, gây mù vĩnh viễn đối phương đều bị cấm”. Sau khi Mỹ ký phê chuẩn nghị định thư này vào năm 1995 dưới thời Tổng thống Clinton, Lầu Năm góc đã buộc phải hủy bỏ một số chương trình phát triển vũ khí laser công suất lớn nên hiện nay, những loại vũ khí laser đang được sử dụng trong quân đội cũng như lực lượng thực thi luật pháp của Mỹ hoàn toàn được xếp vào diện vũ khí không gây sát thương.

Nhà sản xuất vũ khí laser không sát thương cho quân đội Mỹ là Công ty B.E.Meyer hiện có 4 dòng sản phẩm là GLARE MOUT, GLARE MOUT PLUS, GLARE ENFOCER và GLARE LA-9/P cung cấp cho các lực lượng từ lục quân cho đến thủy quân lục chiến Mỹ, từ mức công suất output 125mW đến 250mW. Sản phẩm này có hiệu quả ngăn chặn đối tượng có hành vi tấn công bạo lực, làm mất phương hướng tức thời từ phạm vi 300m trong ánh sáng ban ngày và lên tới 4km nếu sử dụng vào ban đêm.

Thiết kế của sản phẩm thường để lắp lên rail 22mm của các loại súng thông thường như là một thiết bị ngăn chặn trước khi lực lượng thực thi pháp luật phải nổ súng, hoặc lắp trên thiết bị đế chuyên dụng như một loại súng laser chuyên biệt. Nhờ có nó, quân đội Mỹ đã hạn chế được rất nhiều thương vong cho dân thường cũng như khống chế những thành phần quá khích trong chiến tranh Iraq hay Lybia vừa qua.

Giá bán lẻ của thiết bị này từ khoảng 1.200 – 3.500USD tùy theo công suất và các option cộng thêm. Nếu như các lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu sẽ cần phải có sự chấp thuận từ Bộ Quốc phòng Mỹ.

Ngoài ra, còn có nhiều thiết bị, vũ khí không gây sát thương khác, phù hợp với thực tế sử dụng của các lực lượng thi hành pháp luật Việt Nam, chúng tôi sẽ đề cập và giới thiệu trong những chuyên đề sau.

Tuy hiện nay Việt Nam vẫn đang vướng mắc với lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ từ năm 1984, nhưng với những thiết bị phi sát thương mang tính chất đảm bảo an ninh trật tự, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể được sử dụng, đảm bảo tính an toàn cho tính mạng của người dân cũng như cho lực lượng thi hành pháp luật; đảm bảo quyền công dân và quyền được xét xử đúng người, đúng tội, chịu trách nhiệm trước pháp luật của những người vi phạm pháp luật.
(Lao động)

Khi Bao Công cũng khóc tiếng Mán

8 
Các Chánh án của chúng ta thật là “hồn nhiên thật thà”. Trước thì Chánh án tiền nhiệm tuyên bố bất hủ: “Ở Việt Nam án dân sự muốn xử thế nào cũng được”. Và giờ thì có những bản án “Tòa án (cũng) không thể giải thích”.
Trả lời chất vấn của ĐBQH Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) về 1198 trường hợp khó thi hành do án tuyên không rõ ràng, Chánh án Trịnh Hòa Bình đã liệt kê tới 3 diện loại: Án tuyên nhưng chưa thi hành được; Bản án phải giải thích mới có thể thi hành và có thể giải thích. Và loại thứ 3, thật khó tin, đó là những bản án mà bản thân “Tòa án không thể giải thích được”.
Các Chánh án của chúng ta thật là “hồn nhiên thật thà”. Trước thì Chánh án tiền nhiệm tuyên bố bất hủ: “Ở Việt Nam án dân sự muốn xử thế nào cũng được”. Và giờ thì có những bản án “Tòa án (cũng) không thể giải thích”.
Nhưng đó không phải là một vài vụ cá biệt. Cũng không phải là chưa có tiền lệ. Theo số liệu mà chính Chánh án Trương Hòa Bình công bố, thực ra phải viết đúng là thừa nhận thì: Năm 2010, con số những bản án tuyên mà “Tòa án không thể giải thích được” là 1770 trường hợp. Năm 2011, số vụ “Bao Công cũng phải khóc ròng” là 1702 . Và năm 2012, vẫn còn đến 1198 trường hợp “thẩm phán cũng không hiểu mình tuyên gì”.
Mỗi bản án, dù đó là một vụ ly hôn, một trường hợp tranh chấp đất đai, hoặc trường hợp hậu quả pháp lý nặng nề nhất là tống một tội phạm vào tù, bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: Nhân danh nước cộng hòa…
Nhưng nếu ngay chính những phán quan, ngồi lạnh lùng trong những pháp đình thâm nghiêm còn không hiểu nổi bản án do chính mình tuyên thì làm sao bản án đó được thực thi trong thực tế, làm sao những đương sự, những bị cáo có thể “tâm phục khẩu phục”.
Hôm qua, Chánh án đã 1 lần nói lời cảm ơn “đồng bào, các vị ĐBQH và báo chí” đã phản ánh những tiêu cực của tòa. Ông cũng 3 lần “xin nhận trách nhiệm”, trong đó có lời xin lỗi về những bản án tuyên không rõ ràng.
Một trong 3 giải pháp “đột phá”, Chánh án Trương Hòa Bình có đề cập đến việc chú trọng đào tạo đội ngũ thẩm phán “vừa hồng vừa chuyên”. Theo ông, một tòa công sở trị giá 3 triệu USD sẽ được đầu tư để “xây dựng cơ sở vật chất khang trang” cho việc đào tạo thẩm phán.
Nhưng xin nhận trách nhiệm là không đủ, bởi đó là những sai phạm không thể xuê xoa bằng những lời xin lỗi nói cho có.
Tòa công sở 3 triệu USD cũng là cần thiết, nhưng dường như những bản án “Tòa án cũng không thể giải thích”, không đơn thuần chỉ là chuyện trình độ của các phán quan. Bởi án “không thể giải thích”, về bản chất cũng là loại án “giải thích thế nào cũng được”.
Nếu như Chánh án không nhìn thấy, dù chỉ tí ti trong đó có vấn đề đạo đức thì còn lâu án không thể giải thích, hoặc giải thích thế nào cũng được, mới có thể chấm dứt.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại súc vật


Trong Animal Farm của George Orwell, chương 2 có nhắc tới BẢY ĐIỀU RĂN (THE SEVEN COMMANDMENTS) dành cho các trại viên như sau:
  1. Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù. (Whatever goes upon two legs is an enemy.)
  2. Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn. (Whatever goes upon four legs, or has wings, is a friend.)
  3. Không con vật nào được mặc quần áo. (No animal shall wear clothes.)
  4. Không con vật nào được ngủ trên giường. (No animal shall sleep in a bed.)
  5. Không con vật nào được uống rượu. (No animal shall drink alcohol.)
  6. Loài vật không được giết hại lẫn nhau. (No animal shall kill any other animal.)
  7. Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng. (All animals are equal.)
Bảy điều răn này, hay còn được giới phê bình gán cho cái tên mỹ miều “Hiến pháp”, dần dà thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Nhiều lần sửa đổi nhưng tựu chung cũng chỉ phục vụ ý đồ và sở nguyện của đám lợn chóp bu. Cần có những phương châm súc tích, mạnh mẽ và dễ nhớ để đáp ứng nhu cầu của cách mạng, bởi vậy điều 1 và điều 2 gộp thành “Bốn chân tốt, hai chân xấu!” (Four legs good, two legs bad). Theo đề xuất của Tuyết Tròn (Snowball), nhân vật về sau bị lãnh tụ Nã Phá Luân (Napoleon) thanh trừng, cách ngôn mới này được viết to hơn, chồng lên bảy điều ban đầu. Và khẩu hiệu hừng hực hào khí đấu tranh giai cấp này được hô vang liên tu bất tận trong những lần hội họp. (Chương 3)
Tuyên bố bình đẳng phải hiểu một cách tương đối, và ứng dụng linh hoạt tùy theo diễn biến của cách mạng. Khi Nã Phá Luân chuyển từ chuồng heo vào nhà chính và ngủ trên giường cho xứng với vai trò lãnh tụ, có điều tiếng là đồng chí ấy vi phạm điều 4. Tức thì có chỉnh huấn rằng điều ấy đúng ra là “Không con vật nào được ngủ trên giường có trải dra” (No animal shall sleep in a bed with sheets, Chương 6). Khi Tuyết Tròn cùng đồng bọn bị chụp mũ phản bội và bị xử tử, để dập tắt nghi ngờ lãnh tụ vi phạm điều 6, lập tức có huấn thị rằng điều này nguyên thủy là “Loài vật không được giết hại lẫn nhau nếu không có lí do” (No animal shall kill any other animal without cause), chỉ tại đám súc vật ít chữ đọc thiếu mấy từ cuối (Chương 8). Cũng trong Chương 8 có chuyện tay sai của lãnh tụ vi phạm điều 5, cả trại được nhắc rằng điều đó thực ra là: “Không con vật nào được uống rượu đến say xỉn” (No animal shall drink alcohol to excess).
Nhưng rốt cuộc, lần sửa đổi cuối cùng (Chương 10), chỉ còn vỏn vẹn một câu trên bức tường: “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC” (ALL ANIMALS ARE EQUAL, BUT SOME ANIMALS ARE MORE EQUAL THAN OTHERS).
Khi quyền bính đã thâu tóm trong tay, kẻ súc sinh cần chi tới hiến pháp với hiến chương. Từ 7 điều răn ban đầu chỉ còn lại 1 điều, dư sức chi phối đời sống cả Trại súc vật. Và luôn tâm niệm rằng bỏ điều duy nhất thực sự có ý nghĩa đó là “tự sát”.
(Ghi chú: Những câu trích tiếng Việt lấy từ bản dịch Trại súc vật của Phạm Minh Ngọc, còn phần tiếng Anh ở đây.)
Tháng 3 23, 2013
Phạm Vũ Lửa Hạ

Chữa bệnh không cần thuốc: Chữa đau răng và sỏi thận

Theo yêu cầu của bạn đọc Hồng Phi xin giới thiệu cách chữa bệnh không cần thuốc: Chữa đau răng và sỏi thận. Mời bạn đọc cùng thử áp dụng. Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất hiệu quả:

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét