Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Tin thứ Bảy, 02-02-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2
- Thơ Phạm Xuân Nguyên: Nơi máu của người lính “không thể nào tan được”! (DT). - Mang tết đến nhà giàn (SGGP).  - “A lô, Trường Sa xin nghe!” (QĐND). - Xuân giữa biển trời (ANTĐ). =>
Thêm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (TT).  - Tặng tài liệu liên quan đến chủ quyền VN (TN)
Hiến pháp cần thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo (TN). Nghe sướng! Nhưng đọc vô thì có được vài ba dòng, lại là tin lấy từ TTXVN. Tại sao Thanh niên, một tờ báo duy nhất của trung ương có trụ sở chính đóng tại TPHCM, mà một hội nghị quan trọng như vậy lại không tham gia, không có nổi một bản tin riêng?  - Đền đáp những chiến sĩ đảo xa (Nguyễn Thông).
- Sự lãnh đạo của Đảng – nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi sự nghiệp quốc phòng (QĐND). “Cần có những định chế cụ thể để Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương, Tổng bí thư – Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước – Thống lĩnh các LLVT trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo đối với Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam như đối với các ban của Đảng ở Trung ương, bảo đảm cho Đảng không chỉ luôn nắm vững quyền lãnh đạo đối với quân đội, mà còn thường xuyên trực tiếp kiểm soát chặt chẽ việc chỉ huy quân đội’.
- CTN Trương Tấn Sang: ‘Sức mạnh của chúng ta là dám đánh, biết đánh và biết thắng’ (QĐND/ VNE).
Philippines quyết tâm tạo ra sự răn đe tại Biển Đông (TTXVN). - TQ nói Philippines ‘đi ngược thỏa thuận’ (BBC). - Hạm đội Nam Hải tập trận gần Scarborough (TN). - Tàu chiến Trung Quốc vào biển Đông tập trận (PLTP). - Tàu chiến Trung Quốc rầm rập kéo ra Biển Đông (PT). - Trung Quốc biên chế thêm 1 tàu khu trục mới cho hạm đội Đông Hải (GDVN).  - Lộ ảnh TQ ngày đêm hoàn thành đóng tầu khu trục (ĐV).
Tại sao Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc? (PT). - Philippines “lách luật” đón tàu ngầm hạt nhân Mỹ ghé cảng Subic (GDVN).
- Trung Quốc tìm cách cô lập ông Abe (NLĐ).  – Thủ tướng Nhật Bản sẽ ra một tuyên bố mới về đệ nhị thế chiến (RFI). – Thủ tướng Nhật quyết sửa hiến pháp “hoà bình” để bảo vệ lãnh hải (Sống mới). – Khủng hoảng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên thế giới (ĐCV).
1<- Mỹ tái khẳng định: Úc là trụ cột chính trong chiến lược châu Á (RFI).
- Trung Quốc rải ‘lợi ích’ khắp châu Á (Sống mới).
Singapore: Muốn ngăn xung đột Biển Đông, ký COC càng sớm càng tốt (GDVN).
“Sự hiếu chiến của Trung Quốc nguy hiểm hơn Iran”(VnMedia).
- Thư gửi ông Vượng – Giám đốc TT bảo trợ Xã hội II Hà nội, nơi đang giam giữ Lê Anh Hùng (Nguyễn Tường Thụy).
- Song Chi: Những kẻ đi vay nợ của dân tộc vẫn chưa hề biết dừng lại… (RFA’s blog).
- HRW tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp những ai chỉ trích chính quyền (RFI). – HRW: Việt Nam leo thang đàn áp nhân quyền (VOA). Ông Phil Robertson: “Chúng ta thấy một xu hướng nhân quyền tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng tại Việt Nam…  Điểm đáng chú ý trong năm qua là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị kết án, càng có nhiều phiên xử hàng loạt, và các bản án nặng nề cũng gia tăng nhằm đàn áp mạnh tay quyền tự do ngôn luận của công dân”.
- World Report 2013: Việt Nam (HRW).  – Việt Nam: Leo thang đàn áp những người phê phán chính quyền (HRW). “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước nữa trong năm 2012… Trong lúc một quốc gia láng giềng, đồng thành viên ASEAN là Miến Điện đang trải qua những thay đổi sâu sắc, chính quyền Việt Nam càng thể hiện rõ nét sự tương phản, qua các chính sách lạc hậu, các hành vi đàn áp những nhà hoạt động, kìm hãm sự phát triển của đất nước”.
Cách nhìn quá lỗi thời, sai lệch (QĐND). Thú vị là tác giả bài này đã nhanh nhảu vớ lấy những bình luận có lợi cho (chế độ) mình trong bài của BBC được đăng cùng ngày:
Tranh luận về giới hạn đối kháng ở VN (BBC). Đọc những nhận xét khác nhau của các chuyên gia, học giả mới rõ thêm tụi Tây, Mẽo cũng phát mệt vì cái nền chính trị lắt léo, có khi thì “ông chẳng bà chuộc” ở xứ này. 
- Hãy nói ‘Không” với “người cộng sản chính hiệu”, nghệ sĩ Kim Chi! (RFA’s blog).  – Các ca sĩ tham gia chương trình ASIA 71 có thể bị cấm hát ở Việt Nam (VOA). “Cấm DVD của ASIA được xem ở Việt Nam như là vô tình giúp cho người dân hiếu kỳ thêm và phải tìm đến DVD này để xem và hiểu được sự thật tình trạng nhân quyền bên nước Việt Nam. Cấm xem nghĩa là họ đang sợ một điều gì đó…”
BẢN LĨNH TRÍ THỨC, VĂN NGHỆ SĨ (Bùi Văn Bồng).
- Không cấp phép cho nghệ sĩ chống đối ! (NLĐ). “Dù hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hay bất cứ lĩnh vực nào, khi đã là công dân Việt Nam hoặc là kiều bào ở nước ngoài thì nên đề cao lợi ích dân tộc, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng nền văn hóa, tôn trọng đường lối, chính sách của Đảng và phục vụ lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân”. Không phục vụ lợi ích dân tộc cũng không sao, nhưng không “tôn trọng đường lối, chính sách của đảng” thì chắc chắn không được cấp phép biểu diễn.
- Xem đây, mới học lớp 1 đã bị bắt phải “tôn trọng đường lối, chính sách của đảng” rồi đây nè: Học sinh lớp 1 bị bắt ký cam kết ‘không tham gia biểu tình’ (DLB).
- MỘT THOÁNG HOÀNG TIẾN (Thùy Linh).
- CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT NGƯỢC (Phi Vũ). “Giờ đây phần lớn những cuộc cưỡng chế đã và đang diễn ra, cho dù không phải là chỉ đạo trực tiếp từ TW nhưng các chính quyền địa phương đã sử dụng nó nhưng một công cụ để thực hiện cái gọi là ‘tịch thu đất của người nghèo để gom cho một số người giầu’ và hoàn toàn không vì lợi ích chung cho đất nước. Chính quyền địa phương bao giờ cũng dùng lực lượng an ninh như cánh tay sắt để đạt bằng được mục đích của mình kể cả sự tàn bạo không thể chấp nhận được ở một thế chế luôn vỗ ngực cho mình là dân chủ”.
- Nông dân Văn Giang khẳng định quyền làm chủ trên mảnh đất của mình (Cầu Nhật Tân). – Công an xô xát với nông dân Dương Nội (BBC).  – Bước đường cùng (Phi Vũ). “Khi Nguyễn Công Hoan viết quyển tiểu thuyết ‘Bước đường cùng’, ông hẳn nghĩ rằng chỉ có người dân Việt dưới sự bóc lột của thực dân và địa chủ phong kiến mới có xảy ra cảnh oái oăm, cay đắng đến cùng cực như vậy… Ngày xưa bị ăn cướp, bóc lột bởi thực dân, phong kiến và tầng lớp địa chủ cường hào ác bá, ngày nay bị ăn cướp bởi những kẻ mang danh Cộng Sản, đã ăn cướp của người dân trắng trợn hơn, tàn nhẫn hơn và không còn một chút nhân tính nào cả”.
- Cướp ngày tại Quận 9, công an cướp đất thuê cho doanh nghiệp (TT&VH/ Xuân VN). – Đây bọn cường hào TP HCM (Xuân VN).
H3- 7 nội dung đổi mới cơ bản của Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) (VnMedia).
- “Bà con công giáo góp phần phát triển đất nước” (DT). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn =>
- Hơn 50 giám mục, linh mục đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp CSVN (Người Việt).  – Tổ cha nó! Điều 4 tồn tại để làm gì, để tiếp tục duy trì cái bộ máy đảng vô dụng ăn hại à? (DĐCN).   – Cạnh tranh để ngày càng trong sạch (VNN). “Một đảng cầm quyền nên chấp nhận cạnh tranh, chính là chấp nhận sự tự rèn luyện để ngày càng trưởng thành, trong sạch và vững mạnh. Nhân dân sẽ giúp loại bỏ những phần tử suy thoái tư tưởng, thoái hóa biến chất, tham nhũng”. - Đất nước đã đang tang thương, bên bờ vực nội thuộc Tàu cộng (DĐCN).
- Đỗ Như Ly: Thư gửi toàn thể Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (BoxitVN).
Công khai thông tin để giám sát trong Đảng hiệu quả (TN).
Bảo vệ Hiến pháp như bảo vệ Tổ quốc (PLTP).
- Độc giả méc, tối qua đã điểm, một trang web của nhóm: Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn, mới ra đời. Mời bà con xem bài giới thiệu: Cùng viết Hiến pháp (HP). “Cùng viết hiến pháp ra đời ngày 1/2/2013 để tạo ra một không gian đối thoại dân chủ về việc sửa đổi Hiến pháp, và sẽ được duy trì ít nhất đến ngày 31/03/2013 để phục vụ việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là bước khởi đầu tạo điều kiện cho những đối thoại thẳng thắn về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”.
Chúng tôi đã đưa trang này vào bên danh mục blog/web bên tay phải. Hiện bài vở hầu như lấy từ báo … nhà nước. Mời xem luôn bức thư và bài viết của một trí thức gửi từ Đại học Harvard gửi tới những người khởi xướng trang Cùng viết HP: 1590. Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề (BS).
- Nguyễn Anh Tuấn: Nên viết hoa từ Nhân Dân trong Hiến pháp (VHNA). Đề nghị quan trọng!
- Trí thức Hà Nội mong được tạo điều kiện phản biện (VNN). Buồn là không thấy người đại diện của thành phố trả lời “mong muốn” này ra sao. Chắc phải chờ ông báo cáo xin chỉ đạo của ông Bí thư thành ủy. Buồn thứ hai là ở các vị trong giới trí thức, văn nghệ thủ đô, khi vận nước đang nguy ngập đến vậy mà cái tính “sĩ” nó vẫn còn nặng hơn.
- CÔNG KHAI ĐỘC ĐOÁN, CHUYÊN QUYỀN (Bùi Văn Bồng). - ‘Độc quyền khiến Đảng chủ quan’ (BBC). “Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo”. 
Bàn tiếp câu chuyện sáng qua về việc liệu có bên nào trong giới chóp bu biết nắm lấy cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của Dân, thông qua việc mở rộng quyền tự do dân chủ, trong cuộc “chỉnh đốn” mà hóa ra chủ yếu là tìm cách “chỉnh nhau” rồi “đốn hạ”.
Trước hết, trở lại bài viết của blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức hồi tháng 9/2012: Bẫy việt vị của Thủ tướng, trong đó đề cập tới những “đòn phép” dân chủ đưa ra nhằm cứu nguy cho bản thân ra sao. Một mặt, ông thủ tướng ngầm ra lệnh cấm biểu tình ở Hà Nội; mặt khác, cũng chính ông bất ngờ đưa ra đề nghị sớm có luật biểu tình. Sau đó ông lại đăng đàn “trả lời chất vấn” bằng một bài chuẩn bị sẵn rất mạch lạc, mạnh mẽ về Biển Đông nhưng bị ngờ là nhằm tránh búa rìu dư luận về Vinashin, ngân hàng. Kế đến là những màn “rỉ tai” những câu chuyện như thể có nhóm “thân Tàu” đang tính kế hại Thủ tướng. Chỉ có chiêu cuối cùng đã không được tung ra: “Nhóm ‘13’ hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền”.
Không thấy bài phát biểu đó, nhưng mới đây – 25/1/2013, “Nhóm 13” này, được gọi là “các chuyên gia kinh tế”, bất ngờ xuất hiện qua VTV-Thời sự và vài bản tin báo chí. Cuối buổi làm việc, trong câu chuyện tâm tình giữa bữa cơm thân mật tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng cũng đã thổ lộ những tâm tư mong muốn làm sao phải dứt khoát mở rộng hơn quyền tự do dân chủ cho người dân, thông qua một số vấn đề rất cụ thể hiện nay, thì chế độ này mới hòng tránh khỏi bị lật đổ. Đã có người trong nhóm cho rằng, quả tình, nhìn các gương mặt trong giới chóp bu chính trị hiện nay, chỉ có ông là người đủ bản lĩnh, điều kiện để đi đầu nắm lấy thứ vũ khí tối thượng đó – lòng Dân.
Nghe có vẻ buồn cười khi một người được cho là đang mất lòng dân nhất mà có thể sẽ lại được lòng dân nhất. Nhưng sẽ là thực tế, rất nghiêm chỉnh khi nó mang ý nghĩa như một sự “sám hối”, không còn là thủ đoạn chính trị nữa.
Tuy nhiên, có thể là đã muộn với ông thủ tướng. Trước hết, do đã có một thời gian quá dài ông không biết tạo ra một “đối trọng” trong hàng ngũ phụ tá của mình, vừa có kẻ “rắn”, mưu mô thủ đoạn, nhưng cũng phải có những người có tài trí nhất định, biết khuyên giải ông làm những điều tử tế cho dân. Vậy mà chỉ thấy có một, còn lực lượng thứ hai, có thể tìm trong Ban tư vấn của thủ tướng từ thời ông Phan Văn Khải, thì ông đã vội vã giải tán ngay sau khi nhậm chức. Khi “nước đến chân” ông mới vời tới “Nhóm 13″, một mô hình lỏng lẻo, nặng tính hình thức, làm sao cứu nguy nổi. Điều quan trọng không kém, là giữa lúc những sức ép cải cách thể chế chính trị, dân chủ hóa thông qua sửa đổi Hiến pháp đã trở nên rất mạnh mẽ, đúng cơ hội hiếm có, làm cho những người bảo thủ nhất cũng phải suy tính lại, thì chắc khó có thể chịu cho ông nắm lấy ngọn cờ này để thoát hiểm ngoạn mục một lần nữa.
Vậy thì liệu có thể nào chính những người “kiên định lập trường” nhất sẽ nắm lấy ngọn cờ cải cách này hay không? Dẫu “muốn” thì với bản lĩnh xưa nay đã rõ, họ có làm nổi không, có “qua mắt” được đám “bạn vàng” ở Bắc Kinh không? Nếu “không” thì chỉ còn một cách cuối cùng … Xin được bàn tiếp vào sáng mai – ngày 3/2.
- Hà Sĩ Phu: Lai rai Câu đối Tết (BoxitVN).
- Có bố già thế giới ngầm nào của Thế giới đứng tên sở hữu tài sản không? (VLB). – Thầy trò nhà Ếch sợ đến cả ông bà Táo!
3<- Nguyễn Bá Thanh ‘lên cao’ trên mạng Google (BBC). Còn “Cụm từ ‘Đồng chí X’ chỉ trong ba tháng đã mang lại 99 triệu kết quả tìm kiếm trên Google”. - Những kỳ vọng và thách thức dành cho ông Nguyễn Bá Thanh (GDVN). - Những chia sẻ sau ngày đầu tiên hoạt động của Ban Nội chính Trung ương.
- Nông dân đi tù vì cãi cán bộ xã (TP). – Kinh vãi… 4: Xử kiểu này đã răn đe được chưa, khối anh sợ chứ?!? (PCTN).
- Diễn biến sau những lá đơn tố cáo cô Nguyễn Thị Thanh Thủy (Nguyễn Tường Thụy).
Đồng Nai: Một học viên cai nghiện tử vong sau khi bỏ trốn bị bắt trở lại (PLTP). - THỰC HƯ VỀ NHỮNG BẤT THƯỜNG TẠI MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN – BÀI 2: “Mượn” bệnh viện để hợp thức hồ sơ?
- Lee Howell – Các hệ thống đang gặp rủi ro (Phạm Nguyên Trường). – Ngân hàng Việt nam: Hổ đã thuần hóa? (Economist/ Gốc sân).
- Lê Xuân Khoa: Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản (Ba Sàm). “Ưu điểm lớn nhất của Việt Minh là khả năng tuyên truyền vận động quần chúng. Việt Minh đã khéo che dấu được lai lịch cộng sản dưới hình thức một mặt trận đoàn kết toàn dân với mục tiêu duy nhất là chống Pháp để đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc… Đó cũng là một trong những lý do khiến chính phủ Trần Trọng Kim không dám chống lại Việt Minh và vua Bảo Đại sẵn sàng thoái vị”. - Thái Kim Đỉnh: Lệ thần Trần Trọng Kim (1883 – 1953): Học giả & Chính khách (VHNA).
- Hai bài viết về Bên Thắng Cuộc của một nhà báo “tự do” và một “không tự do” (pro&contra/ CAND/ Ba Sàm).  – TÂM TƯ CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN VỀ VIỆC “ĐÁNH” HUY ĐỨC VÀ BÊN THẮNG CUỘC (TSYG). “Đã có nhiều bác vung tay đấm. Nhưng em xin nói thật, tuy là người trong đội ngũ nhưng chính em còn cảm thấy các cú đánh ấy không thuyết phục được mấy người. Có cú thì đánh cho gọi là có đánh, cú khác thì bị coi là đánh dưới thắt lưng Huy Đức… Theo em, để tăng cường chất lượng các bài viết mà em tạm gọi là “đánh Huy Đức”, ta phải thay đổi phương pháp chứ không thể cứ lấy cái cách qui chụp đã lỗi thời làm chiêu chủ đạo được”.
- Về Hiệp định Paris: Cờ Bay trên Cổ Thành (DLB).  – Về Hiệp định Paris: Điển hình của sự rút quân có trách nhiệm (WP/ DLB). - Mậu Thân 1968 – 45 năm nhìn lại – Bài 3: Nghi binh Khe Sanh (PLTP). – Lại Khởi công xây dựng khu tưởng niệm liệt sĩ tết Mậu Thân 1968 (VOH).
- TƯỚNG GIÁP VÀ CUỘC CHIẾN VIỆT – TRUNG 2-1979 (TNM). – CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CHIẾN TRƯỜNG – ĐỊA DƯ VÀ ĐỊA HÌNH (Gió-o/ TNM).
- Tìm mộ lính Thủy Quân lục chiến (Việt Nam Cộng hòa) (NQ&TD). – Nghĩa trang chiều cuối năm (Bùi Văn Bồng).
- Còn ung dung chán! (LĐ). - Đằng sau sự quan tâm (PT).
- Kéo dài tuổi nghỉ hưu: Không nên có luật riêng (PLTP).
Bổ nhiệm sai, Chủ tịch huyện bị kỷ luật đảng (DV). - Kỷ luật đảng đối với Chủ tịch UBND H.Ea Kar, Đắk Lắk (TN). - Clip: Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện ủy đánh bạc (GDVN).
- Quái đản (Lê Khả Sỹ). – VÔ CẢM (Nguyễn Duy Xuân).
4
‘Tiếp tục tấn công để tội phạm ở TP HCM phải khiếp sợ’ (VNE).  - Cảnh sát cơ động Bộ CA chỉ rút khi TP.HCM yên bình (VNN). Trung tướng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên lực lượng CSCĐ của Bộ Công an đang được tăng cường hỗ trợ TP.HCM trấn áp tội phạm => 
- Cấm khuyến mại cho rượu, có cấm khuyến mại bằng rượu (Sống mới).
Ấn Độ lo ngại đập thượng nguồn (TN).
- Bài điểm sách cho cuốn “China’s Silent Army: The Pioneers, Traders, Fixers and Workers Who are Remaking the World in Beijing’s Image”, nói về lao động nhập cư TQ và thương gia Tàu: China’s second coming (Spectator).
- Trung Quốc : Đằng sau vụ tai tiếng sex, video và tham nhũng tại Trùng Khánh (RFI). “… chiến dịch chống tham nhũng ‘rộng lớn’ mà ông Tập Cận Bình tung ra chỉ có tác động rất là tương đối. … mục tiêu chỉ là nhằm giảm sự bực tức của dư luận trước cảnh giàu sang khả nghi của các viên chức cao cấp, nhưng không đi đến việc đặt lại bản chất chế độ”.Hổ và ruồi (Nguyễn Tường Thụy).
- Tin tặc TQ cũng phá Wall Street Journal (BBC). – Tin tặc Trung Quốc tấn công báo tài chính Mỹ Wall Street Journal (RFI).
- Cay RadeMacher: Cơn bão trên Thiên An Môn (hết) (Phan Ba).
- Miến Điện đón làn gió tự do sáng tác (RFI). – Chính quyền Miến Điện bị tố cáo dùng chất phốt pho trấn áp biểu tình (RFI).
- Các nhà hoạt động Hàn Quốc tiếp tục phản đối Triều Tiên (VOA). – Bắc Triều Tiên ngụy trang lối vào đường hầm ngầm ở căn cứ thử hạt nhân (RFI). - Quân đội Triều Tiên nhận lệnh sẵn sàng (TN). - Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu tập trận chung ở Hoàng Hải (PT). - Máy bay do thám Mỹ theo dõi Triều Tiên (SGGP).
- Một thành viên ban nhạc Pussy Riot bị giam phải nhập viện (VOA).

- Đảm bảo quyền sử dụng đất đối với người nghèo (SGGP). – Tranh chấp đất đai: Một vấn đề nan giải của Việt Nam (RFA). – Thương binh kêu cứu vì bị cưỡng chế đất (RFA). “Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định gì ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi“.
- Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2 (ĐĐK).  – Đừng để có cũng như không (Nguyễn Thông). “Để tình trạng vô pháp luật trở thành bình thường trong xã hội, trong đời sống hằng này thì cái kết sẽ như thế nào, ai cũng rõ”.
- Một bản dịch khác ngoài bản đã điểm sáng nay: Ngành ngân hàng Việt Nam ‘cần cuộc đại tu’ (TCPT).
KINH TẾ
- Cơ quan quản lý kinh tế, thị trường, thuế … Đừng để có cũng như không (TN).
- Thị trường BĐS Hà Nội vỡ trận: Khởi động làn sóng bán phá giá (Sống mới).
- Ẩn số Phương Nam trong vụ Sacombank (VEF). - Tái cấu trúc Công ty Phương Nam: Ba ngân hàng góp vốn (TP). - “Heo đất” lo! (PLTP). - Nhiều DN lại nói không với cổ tức (ĐTCK).
- Vấn nạn chuyển giá – món nợ khó trả của ngành thuế (Sống mới). - Mạnh tay chống chuyển giá (TN). - Chống chuyển giá ở TPHCM gặp nhiều khó khăn (SGGP).
5
<- Giá lúa gạo xuống đáy ngay trước Tết (RFA). Thường thường vô thu hoạch rộ mà chính phủ có kế hoạch tạm trữ thì giá lúa giảm dữ lắm … cứ khi tạm trữ xong nông dân hết lúa rồi thì giá cao,… Giá gạo tăng giá lúa tăng thì nông dân hết lúa, lúc đó Hiệp hội Lương thực nhà xuất khẩu ra nước ngoài có lợi nhuận, họ bỏ túi chứ nông dân mình có được gì đâu”. Mở cửa cho DN xuất khẩu gạo vào thị trường tập trung (PLTP).
- Phan Gi Nhìn khác về Trung Nguyên và Starbucks (BBC).
Vụ ông già 73 tuổi có thai và câu chuyện về Coca Cola Việt Nam (GDVN). - Cụ ông 73 tuổi có thai 16 tuần là do lỗi đánh máy ! (TN).
Haprosimex bán cả nhà máy có trả hết nợ? (TP).
Nhiều ca sỹ, diễn viên thu nhập cao, nộp thuế thấp (TP).
- Đài Loan: Kinh tế đi xuống, Thủ tướng từ chức (RFI). Bọn Đài Loan chơi đểu thủ tướng nhà mình? Hay là thủ tướng bên đó không phải như thủ tướng nhà ta, 51 năm “đang theo đĩ”, í lộn, “đi theo đảng”, nên dễ dàng từ chức?
- Xuất khẩu Hàn Quốc gặp khó khăn vì đồng yen phá giá (RFI).
- Mỹ: Thất nghiệp tăng, nhưng chính phủ tin rằng kinh tế đang cải thiện (VOA).

- Về vụ điều tra trợ cấp với ngành tôm Việt Nam: Hành động phi lý, gây hoang mang cho sản xuất (DV). – Xuất khẩu tôm năm 2013: Nhiều khó khăn phía trước (ĐĐK).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CÓ NÊN BỎ TRUYỀN THUYẾT ÂU CƠ – LẠC LONG QUÂN RA KHỎI CHÍNH SỬ HAY KHÔNG? (VC+).
284. VỀ SỰ HÌNH THÀNH BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM (Hà Văn Tấn/ VSK).
Phát hiện mặt trống đồng Đông Sơn tại Hà Tĩnh (TN). - Một nông dân phát hiện mặt trống đồng quý hiếm (DV). - Tìm thấy đoạn thành thời Lê (TN).
- Trần Mạnh Hảo: Ai ném đá vào Hội nhà văn hay chính hội nhà văn đã ném đá vào nền văn học Việt Nam, ném đá vào lịch sử Việt Nam và bạn đọc? (Nguyễn Tường Thụy).
- Tiễn một người vừa nằm xuống đã lại sắp lên đường…  (PN Today).  – Nhạc sĩ Phạm Duy đã khép lại một cuộc đời tài hoa và… (RFA’s blog). – Tại sao Phạm Duy “dinh tê” về Hà Nội? (Đào Hiếu). – Người hát rong lớn của thế kỷ đã về cõi vĩnh hằng (BS Ngọc).
- Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện – Một nhân cách sáng (TTXVN).
- ĐÀO BÁ ĐOÀN: KHÔNG THỂ “SẮP ĐẶT” ĐỂ TRỞ THÀNH VĨ NHÂN.  - “TRẠNG NGUYÊN ĐÀO SƯ TÍCH CUỘC ĐỜI VÀ GIAI THOẠI” – LẠI MỘT VỤ ĐẠO VĂN TRẮNG TRỢN (VC+).
- THƠ CÓ GÌ QUAN TRỌNG KHÔNG?  –   VỀ MỘT VĂN HÓA THƠ (Nguyễn Trọng Tạo).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 33) (Nhật Tuấn).
- Một Người Hiểu Chậm (RFA’s blog).
???????????????????????????????Mùa lễ hội 2013: Không mời lãnh đạo không đúng quy định về dự (DV). - Hà Nội: Lần đầu tổ chức Lễ hội ông Công – ông Táo (VnMedia). =>
Táo quân 2013 bị “thổi còi”: Cục NTBD nói “có”, VTV nói “chưa” (DV).  - Sẽ cấp phép Đĩa Táo quân nếu chỉnh sửa (TP).
- Sớ cuối năm (Người Buôn Gió). - “Ông đồ” xuống phố (LĐ).
- Đâu phải con chẳng muốn về (Trăng Thề) (DLB).
- Trưng bày bộ sưu tập độc đáo về đèn cổ Việt Nam (TTXVN).
- Rùa Hồ Gươm sẽ trở thành báu vật quốc gia? (PN Today/ Infonet).
Phủ nhận nét thuần Việt, mất nhiều hơn được (TT).
- Video: Hoàng-Kim Cung, America’s U.S. Miss 2010-2011 Farewell  (HKCung).
- Ảnh thiếu nữ miền sơn cước hồn nhiên tắm tiên (KT/ Infonet).
Anh hùng Hồ Giáo – Kỳ 6: Yêu như Hồ Giáo (TN).
- 850 năm ngày xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris (RFI).
- Về lại con đường Tơ Lụa để tìm hiểu cội nguồn của khẩu vị (RFI).
- ‘St Petersburg, thành phố của tôi’ (BBC).
“Đội tuyển còn yếu trong tranh chấp bóng bổng” (PLTP).

- LUÂN HOÁN VẼ TÔI (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 -2020″ (GD&TĐ).
- Cập nhật: Chỉ tiêu tuyển sinh 2013 của 63 trường ĐH, CĐ (GDVN). - Lưu ý khi ĐKDT vào các trường khối CAND năm 2013 (GD&TĐ). - Khuynh hướng giáo dục đại học năm 2013 (TN).
7<- Những câu hỏi đau đáu gửi Bộ trưởng (VnMedia).
Cảnh cáo Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk (TN).
Trường có chương trình nước ngoài không được tiếp nhận trẻ dưới 5 tuổi (GD&TĐ). - Làm thế nào để giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ? (DT).
Những quyết sách thiếu thuyết phục – Kỳ 4: Bỏ quên vị thế người thầy (TN). - Đau đầu thưởng tết giáo viên (TT).
- Nữ sinh giành giải nhất Văn quốc gia ủng hộ trường Lương Thế Vinh(GDVN).
- Bi hài teen thuê ‘bố mẹ’ đi họp phụ huynh (Infonet/ ĐV). Có vẻ như bài viết hơi cường điệu.
Một nông dân chế tạo xe xúc lật (TP).
- Vụ nổ tàu con thoi Columbia: 10 năm nhìn lại (Tin mới).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chia quà cho các em thơ Đồng Nghê – Đà bắc – Hòa Bình   –   Lời cám ơn từ Đồng Nghê! (Thành). – “Hên quá, có gạo ăn Tết rồi!” (DT).
- Giới tính thai nhi: Cần là biết! (NLĐ).
- Ít việc, lao động bỏ phố về quê sớm (DT). - Không lương thưởng Tết chẳng dám về quê (TP).
Kinh hoàng bánh mốc, thịt cá bốc mùi tại siêu thị (VnMedia). - Phát hiện khô mực xé sợi đốt cháy khét như ni lông (TN). - Nghi ngờ hơn 1,3 tấn sợi mực khô giả  (ANTĐ/ NLĐ). “Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 1.360 kg mực khô sợi đã thành phẩm nghi vấn được làm bằng nhựa…”
Phát hiện vịt thương phẩm nhập lậu từ Trung Quốc (TP).
Mốt xài ‘thực phẩm quê’ (PT).
- Đại gia xuất ngoại trốn nợ, tư dinh “biến” thành nhà hàng (DT). - Nhiều chủ doanh nghiệp thành đạt chết đột ngột (VnMedia). - Bị thất hứa cho 100 triệu, chính kiều nữ đâm đại gia 11 nhát (NLĐ).
8- Giải cứu bé 9 tháng tuổi bị bắt bán sang Trung Quốc (TTXVN). Có báo đưa hình này đã che mặt cháu bé đi =>
Nở rộ dạy đánh bạc bịp (TN).
- Tôi đi thuê chú rể… 160 triệu đồng (Infonet).
- Đi tour với người điếc (Trương Duy Nhất).
- Ngôi mộ rộng 200m vuông, giá 5 tỷ đồng ở Hòa Bình (DV).
- Nỗi oan của “Thị Ngô” (Nguyễn Thông). “Có lần, những người nông dân tâm sự rằng điều họ sợ nhất không phải là thiên tai, cũng không phải là dịch bệnh. Thứ họ sợ nhất là những tin đồn thất thiệt được đưa lên báo. Bởi tin đồn sẽ rất nhanh chóng biến ‘cái lông gà’ trở thành ‘chuyện 5 ả gà mái’ trong trí tưởng tượng và đa nghi chưa bao giờ thiếu sáng tạo của người Việt”.
- Rắn hổ chúa thống trị rừng Tam Đảo (VNE).  – Kinh hoàng rắn chúa trên dãy Tam Đảo (NNVN/ DT).
- Mỹ: Chú mèo nổi tiếng nhờ lông mày dị thường (Khám phá).
- Cứu sống bé trai mặt chẻ làm hai (NLĐ).
- Mỹ: Cụ bà 105 tuổi vẫn được cấp bằng lái ô tô (ANTĐ/ DT).
26 người thiệt mạng trong vụ nổ làm sập cầu ở Trung Quốc (VOA).
Những chuyện chưa kể về “người con gái của Ấn Độ” (LĐ).

- Máu đã đổ! (SK&ĐS).
QUỐC TẾ
Thêm dầu vào lửa (TN). - Syria kiện Israel về vụ không kích (PT).
- Đối lập Ai Cập duy trì cuộc biểu tình chống tổng thống Morsi (RFI). – Phe đối lập Ai Cập lên kế hoạch biểu tình phản đối (VOA). – Đụng độ tại Dinh tổng thống Ai Cập (BBC). Những người biểu tình cáo buộc vị tổng thống theo đường lối Hồi giáo cực đoan Mohammed Morsi là đã phản bội cuộc nổi dậy năm 2011”. 2 năm sau “Mùa xuân Ảrập” – Bất ổn hơn (SGGP).
- Sứ quán Mỹ ở Ankara bị tấn công (BBC). – 2 người chết trong vụ nổ bom đại sứ quán Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA).
- Bà Clinton sẽ thôi chức Ngoại trưởng Mỹ hôm nay (VOA). – Hillary Clinton giã từ Bộ Ngoại giao Mỹ (RFI). – Thượng viện Mỹ thông qua dự luật nâng mức nợ trần (VOA). – Ông Chuck Hagel bị chất vấn dữ dội (VOA).  – Chuck Hagel: Trung Đông và Biển Đông là mối quan tâm hàng đầu (Sống mới). – Phó Tổng thống Biden cảnh báo Iran (VOA). - Chuck Hagel vất vả điều trần (TN).
- Giám sát bí mật làm lu mờ phiên xử các nghi can khủng bố 11/9 (VOA).
- Bangladesh rút lại yêu cầu xin Ngân hàng Thế giới tài trợ xây cầu (VOA).
- 18 người chết trong vụ đánh bom tự sát ở Pakistan (VOA).
9<- Tên lửa của Nga vừa phóng đã lao xuống Thái Bình Dương (Sống mới).
- Nổ lớn tại trụ sở công ty dầu khí Mexico, 25 người chết (VOA).
- Sẽ phá tàu chiến Mỹ mắc cạn ở Palawan (BBC).
Tang lễ cựu hoàng Sihanouk bắt đầu tại Cam Bốt (RFI). - Campuchia chuẩn bị hỏa táng thi hài cựu Quốc vương Sihanouk (VOA).
Thủ tướng Nhật muốn thay đổi Hiếp pháp (PT).
- Sếp một chaebol Hàn Quốc bị tù 4 năm (BBC). – Thêm một đại gia Hàn bị tống giam vì “ăn bẩn” (Sống mới).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 01/02/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 01/02/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 01/02/2013; + Tài chính tiêu dùng – 01/02/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 01/02/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 01/02/2013; + Thể thao 24/7 – 01/02/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 01/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 01/02/2013; + Thời sự 12h – 01/02/2013; + Thời sự 19h – 01/02/2013.

1584. BÊN TRONG NƯỚC NGA CỦA PUTIN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 29/01/2013

BÊN TRONG NƯỚC NGA CỦA PUTIN

(Tạp chí Time)
Khi vị tng thngvà là cựu điệp viên ủy ban an ninh quốc gia (KGB) - đang tht chặt sự kim soát của mình, thì những người dân thường ở Nga vật lộn đ sng dưới tình trạng an ninh theo kiểu Liên Xô trước đây.
Một thiết bị theo dõi có thể được gắn trên chiếc bàn ăn sáng, có thể là bên trong hoa trang trí tại khách sạn Holiday Inn ở Mátxcơva. Nó vừa đủ nhỏ hay được giấu kỹ tới mức Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt không hề hay biết. Như nhiều nhà ngoại giao đi qua Nga, ông chỉ đơn giản cho rằng chính phủ này đang theo dõi ông.

Bildt đã đến Mátxcơva vào tháng 5/2011 để dự một hội nghị về nhân quyền, và trong thời gian nghỉ theo lịch trình của mình, ông đã dùng bữa sáng cùng với Alexei Navalny, nhà lãnh đạo một phong trào đối lập của Nga. Họ ngồi tại chiếc bàn ở một trong những phòng ăn của khách sạn và nói về hoạt động chính trị đối lập, về phong trào phản kháng, về tham nhũng. Gần một năm sau đó, một cuốn băng ghi lại cuộc trò chuyện đó đã được tiết lộ cho những tờ báo Nga khổ nhỏ. Nó không chứa đựng bất cứ điều gì sai trái. Nhưng nó là một cách thức thuận tiện để phương tiện truyền thông đại chúng do nhà nước điều hành bôi nhọ Navalny như một gián điệp cho thế lực nước ngoài – cũng nghiêm trọng như một lời lăng mạ người ta có thể nhận được ở nước Nga của Putin.
Việc theo dõi ở Mátxcơva, giống như tuyết rơi dày và giao thông tắc nghẽn, thường được coi là một thực tế cuộc sống, chính vì thế Bildt không ngạc nhiên khi cuốn băng xuất hiện. (Một vài tháng sau đó, vào đầu tháng 8/2012, Nalvany đã tìm thấy một chiếc máy truyền tín hiệu âm thanh được đặt trong những chiếc ván gỗ ghép chân tường ở văn phòng ông và một chiếc máy quay rất nhỏ chĩa thẳng vào chiếc bàn làm việc của ông từ phía sau một lỗ nhỏ trên trụ cửa). Bildt đã nói với tác giả bài báo này vào tháng 9: “Anh phải thừa nhận những việc này đang diễn ra. Điều tôi thấy lạ là nhà nước sẽ đưa những thứ như vậy ra công khai”.
Trong khoảng thời gian gần một năm từ khi thu âm đến khi công khai cuốn băng này, dường như có một sự thay đổi trong tính toán chính trị của việc theo dõi. Việc các nhà ngoại giao nước ngoài ở Mátxcơva bị theo dõi có thể gây tổn hại đến hình ảnh của Nga, nhưng nếu điều đó đồng nghĩa với một cơ hội làm bẽ mặt phe đối lập, thì rủi ro này hiển nhiên là đáng giá. Đối với Bildt, việc này phản ánh một kiểu trơ tráo mới trong chiến thuật của các cơ quan tình báo Nga: Vâng, chúng tôi đang theo dõi ông – nhưng giờ đây chúng tôi không quan tâm liệu có ai đó biết được điều đó hay không.
Dưới thời Vladimir Putin, người đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ 3 của mình với tư cách là Tổng thống Nga vào tháng 5/2012, thông điệp đó đang bị chỉ trích ở trong nước. Vào ngày 21/9, Đuma Quốc gia, Hạ viện Nga, đã bỏ phiếu thông qua một sự sửa đổi luật pháp mà có thể khiến các cuộc gặp giống như cuộc gặp gỡ giữa Navalny với Bildt trở thành hành động phản quốc. Sự sửa đổi này do Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB), cơ quan đã kế nhiệm KGB sau khi Liên Xô sụp đổ, đệ trình lên Đuma. Một trong những phó giám đốc cơ quan này, Yuri Gorbunov, đã lập luận rằng định nghĩa theo pháp luật về tội phản quốc cần phải vượt ra ngoài tội tiết lộ các bí mật quốc gia cho các chính phủ nước ngoài, cần phải buộc tội bất cứ ai cung cấp “những sự tư vấn hay sự trợ giúp khác” mà có thể cho phép những người nước ngoài gây tổn hại cho “trật tự hiến pháp” của Nga – có nghĩa là chế độ cầm quyền.
Sau khi nghe bài diễn văn dài 2 phút của Gorbunov, tất cả 449 thành viên của Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ sự sửa đổi này. Một cách ngẫu nhiên, việc bỏ phiếu tán thành này đã khép lại một năm kể từ khi Putin tuyên bố ý định của ông điều hành đất nước trong nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là tổng thống. Đó là một đòn quyết định. Trong quá trình 12 tháng đó, Cremli đã chứng tỏ rằng 6 năm cầm quyền sắp tới của Putin sẽ không được đánh dấu bằng sự thỏa hiệp hay sự dân chủ hóa. Thay vào đó, tiếng đạp cửa của các sĩ quan lại trở nên quen thuộc với các nhà hoạt động xã hội của Nga mà nhà của họ cũng như họ hàng của họ hiện nay thường xuyên bị khám xét bất ngờ. Các điều luật mới được ban hành nhằm vào các nhóm nhân quyền, các nhà báo và những người phản kháng chống đối. Sau phiên tòa xét xử kéo dài 1 tuần lễ, 3 thành viên thuộc nhóm nhạc Pussy Riot bị kết án 2 năm tù vì đã trình diễn một bài hát thô thiển chống Putin trong một thánh đường ở Mátxcơva. Mặc dù bản án dành cho một người trong số họ được hoãn thi hành do kháng án, hai người còn lại trong nhóm nhạc đã phải thi hành án trong các nhà tù khắc nghiệt của Nga, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế về vụ xét xử họ. Điều không đáng ngạc nhiên chút nào – Nga đã bắt đầu biến phương Tây, và đặc biệt là Mỹ, thành một con quỷ theo những cách chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh.
Sự thay đổi này phần nào là kết quả từ ảnh hưởng ngày càng tăng của các đặc vụ an ninh như Gorbunov, người đã tuyên bố vào ngày hôm đó ở Đuma rằng “…các tổ chức quốc tế được sử dụng một cách tích cực như là Vỏ bọc cho hoạt động tình báo” – mặc dù ông không đưa ra bất cứ ví dụ hay bằng chứng nào hỗ trợ cho tuyên bố của mình. Đuma mất 5 phút để thông qua hai phiên điều trần cuối cùng về sự sửa đổi này vào ngày 24/10, khiến các nhà lãnh đạo phe đối lập và các nhóm nhân quyền của Nga hoảng sợ. Andrei Soldatov, một chuyên gia FSB đã viết trên trang Facebook của mình vào ngày bỏ phiếu rằng: “Đây là khởi đầu của sự kết thúc”. Ông chỉ ra rằng sự sửa đổi này sẽ cho phép FSB tiến hành theo dõi không hạn định bất cứ người dân Nga nào có mối liên hệ với người nước ngoài.
Hãy gọi đó là sự quay trở lại gốc rễ của Putin. Vào. những năm 1980, khi Liên Xô suy tàn nhanh chóng, Putin phục vụ như một đặc vụ KGB cấp thấp ở Đông Đức. Một thập kỷ sau, ông được cất nhắc từ hàng ngũ công chức điện Cremli lên lãnh đạo FSB và ông chắc chắn vẫn giữ những mối quan hệ của mình trong các cơ quan an ninh khi ông được đề bạt lên vị trí tổng thống. Ngay từ đầu, nhiều cố Vấn thân cận nhất của ông là các cựu chiến binh thuộc KGB. Nhưng ban đầu ảnh hưởng của những nhân vật này bị phe cánh đầy quyền lực gồm những người có tư tưởng tự do ở Cremli kiềm chế – phần lớn là những người lưu nhiệm có tư tưởng cải cách từ Chính quyền Boris Yeltsin – những người ít nhất vẫn giữ lời hứa thực hiện các cuộc cải cách, nếu không thì là sự thực hiện của họ. Nhưng kể từ mùa Thu năm 2011, khi Putin tuyên bố nỗ lực của mình để có được, nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là tổng thống, các nhà cải cách đã bị gạt sang một bên, và những người bảo thủ trở thành lực lượng nòng cốt. Hiện nay, tự nhận thấy mình ở phe đối lập đã sẵn sàng chiến đấu, những người có tư tưởng tự do như Alexei Kudrin, người đã phục vụ trong hơn 11 năm với tư cách là Bộ trưởng Tài chính của Putin, thừa nhận rằng Nga đang hướng tới một con đường đáng sợ. Kudrin nói với tác giả hồi tháng 9/2012, khoảng 1 năm sau khi rút khỏi chính quyền: “Kịch bản tồi tệ nhất đã được chọn. Kịch bản của sự đàn áp”.
Định nghĩa tội phản quốc
Trong một bài diễn văn ông đọc vào ngày 12/9, khoảng một tuần trước khi Đuma đưa việc sửa đổi pháp lý ra bỏ phiếu, Putin đã lập luận rằng Nga đang can dự vào “một trận chiến mở rộng” với các thế lực nước ngoài về “những giá trị tinh thần và đạo đức” của quốc gia này. Vũ khí trong cuộc chiến này là “những cuộc tấn công bằng tuyên truyền được sắp đặt kỹ lưỡng” từ bên ngoài, và nếu Nga không chống lại chúng, thì chúng có thể dẫn đến “sự sụp đổ cuối cùng, việc mất chủ quyền và những cuộc chiến huynh đệ tương tàn”. Vị tổng thống trước đây và hiện tại trình bày về mối đe dọa này bằng thuật ngữ của người theo chính thể chuyên chế. Ông nói: “Những nỗ lực của họ nhằm tác động đến thế giới quan của toàn thể các quốc gia nhằm bắt họ phải theo ý muốn của mình, ép buộc họ phải chấp nhận hệ thống giá trị và quan điểm của mình là một thực trạng tuyệt đối, giống như một trận chiến tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Trong thời điểm diễn ra bài diễn văn này, ai là đối thủ trong suy nghĩ của Putin đã trở nên rõ ràng. Đội ngũ phát triển thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ (USAID) ngày hôm đó bị ra lệnh phải sắp xếp hành lý và ra khỏi nước Nga vào cuối tháng. Cơ quan này đã dành 2 thập kỷ và khoảng 2,7 tỷ USD vào phát triển xã hội dân sự của Nga, tài trợ mọi thứ từ các nhà quan sát cuộc bầu cử đến các chương trình y tế, và việc nước này trục xuất họ là sự sỉ nhục tồi tệ nhất về mặt ngoại giao mà Mátxcơva dành cho Oasinhtơn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Sự sỉ nhục này dường như là có suy tính trước. Như một học giả người Nga đã miêu tả: “Putin đã công khai dâm chân lên chiếc áo khoác của Obama”.
Mátxcơva dường như được xây dựng hướng tới một quyết định như vậy kể từ khi chiến dịch tái tranh cử của Putin bắt đầu. Phong trào chống đối của quần chúng, chủ yếu từ tầng ‘lớp trung lưu thành thị, đã phát triển rất nhanh vào mùa Đông năm 2011 nhằm phản đối việc Putin trở lại Cremli. Sau cuộc biểu tình đường phố lớn đầu tiên vào tháng 12/2011, Putin đã cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra “tín hiệu” kích động các cuộc biểu tình chống lại ông. Chủ nghĩa bài Mỹ đã nhanh chóng trở thành chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông và được tiếp tục sau khi Putin được bầu lên vào tháng Ba. Một trong những mạng lưới ủng hộ chính phủ, NTV, đã chứng tỏ một khả năng phi thường khi dự đoán mọi động thái của Đại sứ Mỹ Michael McFault đến mức ông dường như nghi ngờ rằng mình bị theo dõi. McFaul đã viết trên trang Tweeter vào tháng 3/2012: “Liệu họ có quyền đọc e-mail và nghe điện thoại của tôi chăng?”
Những sự ngờ Vực của McFaul, mà NTV đã phủ nhận, nhằm vào một khía cạnh theo dõi có một không hai ở Nga – khả năng của chính phủ trong việc phối hợp hành động giữa phương tiện truyền thông đại chúng do nhà nước điều hành và cơ quan lập pháp, cũng như cơ quan hành pháp và tình báo. Sự hợp tác có tổ chức này dường như là rõ rệt vào đầu tháng 10/2012, khoảng 1 tuần sau cuộc bỏ phiếu thông qua việc sửa đổi luật về tội phản quốc, khi NTV trình chiếu một bộ phim tài liệu cáo buộc nhiều nhà lãnh đạo phe đối lập tội phản quốc. Bộ phim bao gồm những cảnh phim thu được từ một chiếc camera theo dõi khác cho thấy Sergei Udaltsov, người lãnh đạo các cuộc phản kháng chống Putin, cùng với một vài chiến hữu của ông từ phe đối lập ngồi quanh một chiếc bàn. Lời thuyết minh của NTV vang lên, chuyển sang cảnh một vụ nổ: “Rất có thể là họ đang âm mưu một cuộc tấn công khủng bố”. Trong cảnh cuối bộ phim, người dẫn chuyện yêu cầu một cảnh sát phải điều tra Udaltsov và các nhà hoạt động cộng sự của ông về tội phản quốc. Chắc chắn là đủ, trưởng công tố đã sớm bắt tay vào việc, đệ trình nhũng lời cáo buộc hình sự “xúi giục tình trạng náo động trong dân chúng” nhằm vào Udaltsov và hai nhà hoạt động khác từ phe chống đối thuộc Mặt trận cánh Tả của ông. Tất cả họ đã phủ nhận những lời cáo buộc này, nhưng nếu việc sửa đổi luật phản quốc được thông qua đúng lúc, thì họ có thể là những người đầu tiện bị buộc tội theo đạo luật mới.
Một trong những người bị cáo buộc, nhà tổ chức công đoàn từ Mặt trận cánh Tả có tên Leonid Razvozzhayev, đã chạy trốn sang thủ đô Kiép của Ucraina vào ngày 16/10, một ngày trước khi những lời buộc tội chính thức được đưa ra nhằm vào ông. Ở Kiép, ông đã xin tị nạn chính trị tại cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, khi ông bước ra ngoài văn phòng cơ quan này để đi uống cafe, ông đã bị 4 người đàn ông bắt cóc, nhét vào một chiếc xe tải và chở qua biên giới Nga. 3 ngày sau đó, ông đã xuất hiện tại nhà tù Lefortovo của Mátxcơva, sau khi rõ ràng là đã ký vào bản thú tội dài 10 trang về việc “tổ chức tình trạng náo động trong dân chúng”. Theo tuyên bố ông đưa ra với các nhà hoạt động nhân quyền ở trong tù – như đã được các nhà nhân quyền đó chuyển lại cho tạp chí Time một cách độc lập – lời thú tội có được là do tra tấn. Ông nói rằng mình đã bị giam giữ trong một tầng hầm trong gần 3 ngày mà không được ăn uống gì, bị đe dọa ám sát vợ và con trai của mình và buộc phải đọc lời thú tội trước một chiếc máy quay. 4 người đàn ông bắt giữ Razvozzhayev ở tầng hầm đó chưa bao giờ lộ mặt, nhưng ông nói rằng khi có được lời thú tội của ông, họ đã giao ông cho cảnh sát Nga, những người đã tống ông vào tù. Mặc dù LHQ yêu cầu có một cuộc điều tra vụ bắt cóc ở Kiép, các nhà điều tra của Nga đã phủ nhận phiên bản câu chuyện mà Razvozzhayev kể lại, nói rằng ông đã tự nộp mình cho cảnh sát ở Mátxcơva và tự nguyện thú nhận “nói ra những điều ấp ủ từ lâu”.
Valeri Borschev, một trong những nhà hoạt động nhân quyền đã gặp Razvozzhayev trong tù, nói rằng vụ xử ông đánh dấu một sự thay đổi về mô hình trong nước Nga của Putin. Ông nói: “Những gì chúng ta đang chứng kiến là một sự quay trở lại những biện pháp đàn áp được hoàn thiện dưới thời Stalin”, về phần Udaltsov, ông cũng nghĩ rằng mình sẽ sớm bị bắt giữ. Ông đã nói với tôi trên điện thoại vào ngày 16/10, một ngày trước khi ông bị kết án: Việc họ theo dõi là trái hiến pháp. Họ không có quyền quay phim tôi trong phòng họp đó. Tôi không bị điều tra vì bất cứ việc gì”. Udaltsov cho biết “việc xới tung văn phòng của mình để tìm những chiếc máy ghi âm đã trở thành “một phần thói quen hàng ngày của tôi hiện nay. Nhưng anh không thể kiểm tra từng nơi mà anh họp. Cuối cùng anh chỉ bắt đầu giả định rằng họ đang theo dõi tại mỗi thời khắc”.
Tình dục, những lời nói dối và cuốn băng video
Dần dần quay trở lại việc theo dõi thời Stalin là một phần trong di sản của người trong một thời gian dài đứng đầu cơ quan an ninh của Putin, Nikolai Patrushev, mà ảnh hưởng của ông đang gia tăng kể từ khi Putin trở lại. Trong gần 9 năm ông làm việc với tư cách giám đốc FSB, quan điểm pháp lý về “chủ nghĩa cực đoan” được mở rộng đáng kể, gộp cả những kẻ khủng bố, các nhà hoạt động có tư tưởng tự do, các nhà lãnh đạo công đoàn và các tác giả chỉ trích Cremli. Theo cuốn sách lịch sử được xuất bản gần đây về FSB, “Tầng lớp quý tộc mới”, mà Soldatov là đồng tác giả, những người trực tính từ tất cả các nhóm này được đưa vào một cơ sở dữ liệu gồm các công dân có thể bị nhà nước giám sát. Soldatov nói: “về cơ bản, cơ sở dữ liệu này bao gồm bất cứ người nào tích cực chống đối chế độ này”. Vào năm 2008, khi Putin chuyển sang tiếp quản vai trò Thủ tướng do nhiệm kỳ tổng thống theo hiển pháp có giới hạn, Patrushev tiếp quản Hội đồng An ninh, một cơ quan giám sát tất cả các cơ quan hành pháp và tình báo của Nga. Nhiệm kỳ của ông trùng khớp với một cuộc đại nhảy vọt trong việc theo dõi của chính phủ. Theo dữ liệu do Tòa án tối cao đưa ra, ngay cả khi từ năm 2007 đến năm 2011 tỷ lệ tội phạm chính thức giảm, số các vụ nghe trộm điện thoại và các biện pháp theo dõi khác đã tăng vọt 75%, đạt tới mức kỷ lục vào năm 2011 là 465.000 vụ.
Alexei Filatov, một trung tá đã nghỉ hưu của FSB, khẳng định rằng mức đỉnh điểm này chung quy lại có được là nhờ thiết bị hiện đại, chứ không phải là việc kiểm soát quá tích cực. Ông nói với tôi: “Chúng tôi hiện nay có khả năng kỹ thuật hơn rất nhiều. Không phải là chúng tôi trước đây không có nhu cầu (tiến hành theo dõi), mà chúng tôi không có các phương tiện để thực hiện điều đó”. Hệ thống được sử dụng để tiến hành theo dõi ở Nga được biết đến là SORM, chặn các cuộc đàm thoại và trao đổi qua Internet, và hiện có 7 cơ quan chính phủ có thể sử dụng nó một cách hợp pháp – thậm chí cả Cục nhà tù. Mặc dù mỗi thiết bị nghe lén đòi hỏi phải có lệnh của tòa án một cách chính thức, Filatov thừa nhận rằng: “tương đối thường xuyên, kỹ thuật này được sử dụng không phải với mục đích chống khủng bố hay tội phạm”. FSB đã không trả lời những yêu cầu bình luận lặp đi lặp lại.
Hãy lấy ví dụ vụ Vladimir Ryzhkov. Là một chính trị gia chuyên nghiệp và là cựu luật sư, Ryzhkov đã giúp lãnh đạo các cuộc phản kháng chống Putin vào mùa Đông năm 2011 và ngay lập tức đã trở thành mục tiêu của các cuốn video theo dõi bị rò rỉ. Cuốn video đầu tiên cho thấy ông ở trong một quán cà phê tại Mátxcơva thảo luận những chiến lược cho cuộc biểu tình với một luật sư khác, Gennadv Gudkov. Gudkov nói với tác giả: “Chúng tôi đã lên kế hoạch cho cuộc gặp đó qua điện thoại chỉ nửa tiếng trước đó. Vì vậy họ không chỉ ghi âm điện thoại của chúng tôi mà họ còn có một đội cơ động sẵn sàng theo dõi ở quán cà phê”. Từ đây mọi việc chỉ trở nên khó chịu hơn. Vào tháng 2/2012, một cuốn video đã được đăng lên mạng từ một chiếc camera rõ ràng là được đặt trong nhà hay văn phòng của Ryzhkov. Nó cho thấy ai đó rất giống Ryzhkov có hành vi quan hệ tình dục với một người phụ nữ trên ghế trường kỷ. Ryzhkov tuyên bố những hành động tình dục đó được ghép vào “cuốn video giả tạo, được chắp ghép”, mặc dù ông tin rằng một số cảnh phim được quay từ chiếc camera giấu kín. Ông nói: “Tôi bị theo dõi mọi lúc. Anh mong đợi điều gì? Đất nước này được cai trị bởi một sĩ quan của KGB, vì vậy KGB là những gì chúng ta đang đối phó”.
Và sau đó là Alexander Lebedev. Khi các cuộc phản kháng mùa Đông nổ ra, ông đã trở thành triệu phú người Nga duy nhất đứng về phía phe đối lập, thậm chí còn tài trợ cho các dự án chống tham nhũng của Navalny. Kết cục ông đã phải trả giá đắt cho điều đó. Vào tháng 7, một đoạn video được dựng lên xuất hiện trên Internet quay cảnh Lebedev cùng với một vài gái mại dâm, thường là hai người cùng một lúc, tại một căn phòng hạng sang trong khách sạn Ukraina ở Kiép. Ngay dù bản thân Lebedev sở hữu khách sạn này, dường như có hai chiếc camera giấu kín được đặt trong căn phòng đó, một chiếc ở phòng khách và chiếc còn lại đối diện với chiếc giường. Chúng thu lại những hình ảnh chẳng khác nào cảnh khiêu dâm nếu như người biên tập không quyết định làm mờ đi bộ phận nhạy cảm của Lebedev. Lebedev, một người đã kết hôn, thừa nhận rằng những cuốn băng đó là chân thực. Lebedev đã nói với tác giả vào tháng 9: “ở đây điều đó không đáng ngạc nhiên. Người ta chấp nhận rằng đó là những luật lệ, rằng các đối thủ là một con mồi có thể bị theo đuổi một cách chính đáng, ngay cả khi nó xâm phạm đời tư của họ, tài sản cá nhân của họ”. Kể từ khi các cuốn băng được tiết lộ, Lebedev đã quyết định bán toàn bộ tài sản của ông ở Nga và chuyển tiền ra nước ngoài: “Ở đây tôi đang tự đâm đầu vào tường”.
Trong khi đó, Nalvany đã đi đến chấp nhận sự theo dõi liên tục ở cự ly gần như một rủi ro nghề nghiệp dành cho phe đối lập. Chiếc khung cửa văn phòng ông vẫn được tháo rời một phần, để lộ ra một lỗ nhỏ nơi ông phát hiện ra chiếc camera giấu kín hồi tháng 8/2012. Ông nói với tác giả, liếc về những chiếc dây camera thò ra từ khung cửa: “Dĩ nhiên là nó khiến cho anh mắc chứng hoang tưởng”. Kể từ khi Putin quay trở lại ghế tổng thống, căn hộ của Navalny, nơi ông sống cùng với vợ và hai đứa con, đã bị khám xét 2 lần; sau đó là cuộc khám xét ở nhà máy liễu gai của cha mẹ ông. Cho đến mùa Thu, Navalny đã từ bỏ việc tìm kiếm các máy ghi âm ở văn phòng của mình. Ông không tìm thấy một thiết bị nào: “Tôi chỉ làm việc với giả thuyết rằng công nghệ của họ mạnh hơn của chúng tôi tới mức không có cách nào chống lại họ. Nếu họ muốn, họ sẽ nghe trộm qua cửa sổ, qua những ổ cắm điện, qua các bức tường. Chúng tôi phải học cách sống với điều đó”.
***
Tạp chí Der Spiegel (Đức) – số 47/2012
Tng thng Nga Vladimir Putin đã áp đảo các lãnh đạo của phe đối lập bằng những biện pháp theo kiểu Xôviết. Nhưng ông sẽ không thể ngăn chặn được sự hiện đại hóa xã hội Nga bằng phương pháp trên. Một phong trào cơ sở hiện đang hình thành tại đất nước này.
Trong bóng các tòa tháp của điện Cremli ở một hòn đảo trên sông Moskva, một nước Nga mới đang lấp đầy những khoảng trống bị bỏ lại bởi phiên bản cũ: các quán càphê dành cho giới nghệ sĩ, các hộp đêm và văn phòng biên tập của các tổ chức truyền thông trên Internet đã dọn sang những tòa nhà cũ của nhà máy sản xuất sôcôla “Tháng Mười đỏ”. Nhà máy này, được quốc hữu hóa sau Cách mạng tháng Mười và có tên mới là “Nhà máy sản xuất đồ ngọt số 1”, giờ đây là điểm hẹn cho tầng lớp trẻ giàu có ở Mátxcơva, các nghệ sĩ và những cô gái nổi tiếng của thủ đô.
Vào ngày đó, Hội đồng Điều phối mới của lực lượng đối lập đang tổ chức cuộc họp đầu tiên trong một quán bar mà trước đây từng là kho chứa cacao của nhà máy. Những người bồi bàn đã xếp những chiếc ghế tựa dài thành hình chữ nhật và có hai micro ở trong phòng. Một micro cho các đại biểu, cái còn lại cài lên ve áo của Alexei Navalny, một luật sư và blogger nổi tiếng.
Chính trị gia đối lập này vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Điều phối gồm 45 thành viên cách đây vài tuần. Navalny lãnh đạo một nhóm với nhiều thành phần đa dạng: một nhà thơ người Do Thái, một phần tử cực đoan cánh hữu, một nhà kinh tế theo trường phái tự do và Sergei Udalzov, một người theo chủ nghĩa Stalin mới và từng kêu gọi nước Nga quay trở lại thời kì Liên bang Xôviết vào năm 2004.
Nhóm này thống nhất với nhau trước hết vì một mục tiêu: buộc Tổng thống Vladimir Putin phải rời khỏi điện Cremli và đưa ra một hình thức dân chủ trực tiếp để đáp lại mô hình dân chủ theo kiểu làng Potemkin của Putin với những đảng phái do điện Cremli kiểm soát.
Cuộc bầu chọn Navalny thành Chủ tịch Hội đồng Điều phối đã diễn ra trên mạng Internet. Người đứng thứ hai là nhà văn Dmitrii Bykov và người giành vị trí thứ ba là cựu đại kiện tướng cờ vua quốc tế Garry Kasparov. Kênh truyền hình “Dozhd” của phe đối lập trước đó đã tổ chức các buổi tranh luận trên truyền hình cho các ứng cử viên, theo phong cách các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Navalny cho biết: “ủy ban của chúng tôi có chức năng phối hợp nỗ lực của hàng triệu người dân đang chờ đợi sự thay đổi. Đây là một điều chưa từng có tại đất nước này”.
Điều này hoàn toàn đúng. Trong hàng chục năm qua, phe đối lập tại Nga thể hiện bản thân như là một khối đầy chia rẽ, cứng rắn về mặt ý thức hệ và hay đả kích lẫn nhau. Trong Hội đồng Điều phối mới được bầu này còn bao gồm cả cựu đại tá KGB Gennady Gudkov, người bị loại khỏi Đuma (Hạ viện Nga) và Kseniya Sobchak, một phụ nữ tóc vàng có giao thiệp rộng trong giới thượng lưu và là con gái cựu thị trưởng thành phố St. Petersburg, một trong số những người bảo trợ cho Putin.
Sobchak, xinh đẹp, giàu có và không quan tâm đến chính trị trong nhiều năm, cho đến khi cô tham gia các cuộc biểu tình phản kháng lớn vào tháng 12/2011. Cô đứng thứ tư trong cuộc bầu chọn trên Internet. Bạn trai của cô, chính trị gia đối lập tự do Ilya Yashin, đứng thứ năm. Nhưng gần đây, cặp đôi này ít thu hút sự chú ý nhờ những phát ngôn chính trị, mà được công chúng quan tâm nhiều hơn nhờ vào bộ ảnh hấp dẫn trên tạp chí “Hello!”, một phiên bản của tờ People ở Nga. Trong bộ ảnh này, cả hai tạo dáng trong khách sạn 5 sao Royal Mansour ở Marrakesh, chơi cờ vua, tay ôm ấp nhau, mặc áo captan (áo dài có thắt ngang lưng) của người Maroc và trên tay cầm máy tính bảng iPad.
Bộ ảnh này lập tức củng cố thêm quan điểm của nhiều người Nga rằng “nhũng người thuộc tầng lớp trên đều giống nhau cả và đang tận hưởng sự xa hoa”. Điều này cho thấy rõ vấn đề tiếp theo của phe đối lập mới: Cho đến nay, họ vẫn không thành công trong việc kết nối sự phản kháng chính trị của tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Mátxcơva với sự bất mãn xã hội tại các khu vực nông thôn. Người lao động và nông dân vẫn luôn ủng hộ Putin.
Tuy nhiên, hội đồng mới được bầu này đã đánh thức những hi vọng không chỉ ở trong nước mà còn vượt biên giới nước Nga. Liệu đây có phải là sự thật khi phe đối lập ở Nga, vốn thường bị chia rẽ, đang trở thành một mặt trận đoàn kết? Liệu họ có đủ khả năng tạo thành một mối đe dọa cho Putin? Liệu cuộc họp đầu tiên của các đối thủ của Putin có thể là giờ khắc khai sinh cho một chính quyền đối lập, là hạt nhân cho một quốc hội hợp pháp được bầu do ý dân?
Cơ cấu của hội đồng với đại diện từ nhiều thành phần khác nhau của xã hội có thể là một bằng chứng cho những hi vọng trên, nhưng các con số lại nói lên điều ngược lại. Chỉ có 81.808 người tham gia cuộc bầu chọn qua mạng Internet, chưa bằng một phần nghìn của con số 142 triệu người Nga trên cả nước. Tờ “Moskovsky Komsomolets”, một tờ báo thường ủng hộ phe đối lập ở Mátxcơva, đã viết đầy nhạo báng: “Đây có lẽ không phải là một kết quả tồi đối với người dân đảo Xâysen”.
Các nhà lãnh đạo quan trọng của phe đối lập như cựu Thủ tướng Mikhail Kasyanov hay đại biểu Đuma theo cánh tả Ilya Ponomarev đã nhanh chóng tẩy chay cuộc bầu chọn này, trước hết là vì Navalny. Ponomarev cho biết: “Navalny có một chương trình kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới, lấy cảm hứng từ các nhà tư tưởng của học thuyết chính trị đầu sỏ. Thế giới quan của ông ta mang đậm chất chủ nghĩa dân tộc. Nếu Navalny lên nắm quyền, tình hình có thể còn tồi tệ hơn dưới thời Putin”.
Đã xảy ra một cuộc tranh cãi vào cuối buổi họp của hội đồng tại nhà kho chứa cacao củ. Chính trị gia cộng sản Udalzov muốn tổ chức một cuộc biểu tình mới trên quy mô lớn, thay vì “nói luyên thuyên về quy chế”. Thành viên trẻ nhất của hội đồng, Maxim Kaz, lại phản đối đề xuất này. Người đàn ông 27 tuổi này không quan tâm nhiều đến các cuộc biểu tình và cho rằng chủ đề này nên được loại khỏi chương trình nghị sự. Udalzov đáp trả: “Vậy thì hãy biến đi”.
Sau đó, Udalzov và Navalny đã tham dự một cuộc mít tinh trước tòa nhà Lubyanka, trụ sở cơ quan tình báo của Putin. Họ bị cảnh sát bắt giữ và lại được thả ra sau vài giờ. Kaz coi đây là những trò chơi vô nghĩa thường thấy. Rồi Kaz phải đi ngay, vì anh còn có một buổi phỏng vấn trên truyền hình về sự cần thiết phải có các con đường dành riêng cho xe đạp tại các thành phố lớn.
Vài ngày sau, với mái tóc dài và mặc chiếc jean rộng lùng thùng, Kaz lái chiếc xe SUV của mình vào một cái sân nhỏ của một tòa nhà chung cư tại quận Shchukino phía Tây Bắc Mátxcơva. Sau khi bỏ 3 khóa học đại học khác nhau, Kaz trở thành nhà vô địch chơi bài xì tố (poker) của Nga và được coi là một ngôi sao trẻ của phe đối lập không thuộc nghị viện.
Sự nghiệp chơi bài đã giúp Kaz trở nên độc lập. Công ty của Kaz tìm kiếm những tay chơi bài tài năng, cho họ vay tiền lệ phí tham gia các cuộc thi lớn và đáp lại, công ty sẽ nhận được một phần trong số tiền thắng giải của người chơi. Kaz kiếm được gần 250.000 euro/năm, đủ để giữ đầu óc tỉnh táo cho các kế hoạch chính trị trong tương lai.
Kaz đã có một bài diễn văn gây được nhiều sự chú ý trong một cuộc biểu tình lớn phản đối Putin. Vào ngày 4/3/2012, khi Putin được bầu làm Tổng thống Nga lần thứ ba, Kaz giành được một ghế trong ủy ban quận Shchukino, một thành lũy của đảng Nước Nga thống nhất của Putin. Quận Shchukino cũng là nơi đặt trụ sở của Viện nghiên cứu Kurchatov, cái nôi của bom nguyên tử Xôviết. Các con phố tại đây vẫn còn mang tên những vị tướng từ thời Xôviết.
Kaz đến muộn, 14 đại biểu khác đang chờ anh trong hội trường số 103 của tòa nhà cơ quan hành chính quận. Anh ngồi bắt chéo hai chân trên một cái ghế. Vị chủ tịch, một phụ nữ sinh năm 1941, lập tức nhắc nhở anh về kỉ luật: “Để chân xuống, đồng chí Kaz!” “Địa ngục trong thành phố”, Kaz viết như vậy trên trang Twitter của mình bằng điện thoại iPhone.
Cuộc chiến giữa nước Nga mới và nước Nga cũ cũng là một cuộc xung đột thế hệ. Đối thủ chính của Kaz ở quận Shchukino là Sergei Yeremeyev, lãnh đạo chính quyền quận, năm nay 59 tuổi. Yeremeyev từng làm việc trong một nhà máy sản xuất vũ khí bí mật trong thời kì Xôviết, giờ đây ông là một phần trong “cấu trúc quyền lực thẳng đứng” đáng sợ của Putin, một hệ thống đảm bảo ảnh hưởng của điện Cremli tới tận cấp địa phương. Hệ thống này ít có tính dân chủ và chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa phong kiến. Yeremeyev được chỉ định bởi quận trưởng, người đến lưọt mình được Thị trưởng Mátxcơva bổ nhiệm. Đến lượt Thị trường thành phố lại được Tong thống Nga chỉ định. Không ai trong số họ được người dân trực tiếp bầu ra, nhưng họ lại nắm giữ quyền lực đáng kể. Cơ chể này được áp dụng trên toàn bộ nước Nga.
Ngân sách quận Shchukino vào khoảng 200 triệu euro. Nhưng theo Kaz, những người được bầu làm đại diện của nhân dân chỉ có thể sử dụng 2% ngân sách.
Kaz hiện đang dành nhiều thời gian bàn bạc về ngân sách dành cho nhà trẻ và nâng cấp các tòa nhà. Anh còn nghiên cứu kĩ lưỡng các hoạt động của lãnh đạo chính quyền quận Yeremeyev. Liệu có phải là tham nhũng không, khi Kaz chỉ nhận được sự đồng ý của ủy ban quận cho những dự án xây dựng đã được khởi công?
Kaz đã học cách viết đơn kiến nghị và nghiên cứu các bộ luật. Anh nói: “Chúng ta phải hiểu được hệ thống này để có thể thay đổi được nó”. Kaz đã thuyết phục cơ quan quản lý quận Shchukino mua ghế băng đặt ở công viên để những người về hưu có thể ngồi đó nghỉ ngơi. Anh còn quay phim các buổi họp của Hội đồng quận và đăng tải chúng lên Internet.
Nhưng Kaz đạt được thành công lớn nhất của mình vào năm ngoái, khi các quan chức của thành phố định chuyển vỉa hè hai bên phố Tverskaya thành nơi đỗ xe. Kaz tìm 50 người tình nguyện thống kê trong một ngày xem có bao nhiêu tài xế được hưởng lợi từ chỗ để xe này và ngược lại bao nhiêu người đi bộ phải chen qua các phương tiện giao thông. Kết quả cuối cùng rõ ràng đến nỗi thành phố nhanh chóng áp dụng một quy định cấm dừng xe dọc theo con phố.
Đây là những chiến thắng nhỏ mà Kaz nói đến khi ngồi trong nhà hàng McDonald trên quảng trường Pushkin, tay bốc khoai tây chiên từ một cái khay. Đây là một cách thức mới và khác biệt để gây khó khăn cho điện Cremli. Về lâu dài, phương thức này có thể trở thành một mối đe dọa cho Putin hơn bất cứ một Hội đồng Điều phối nào.
Kaz muốn ứng cử vào Hội đồng thành phố Mátxcơva vào năm 2013. Anh nói: “Chúng ta phải hình thành một đối trọng chống lại những người thuộc thế hệ trước và phe bảo thủ, một phe cải cách giúp đưa các nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền”.
Theo nhà xã hội học Natalya Subarevich, một phong trào cơ sở mới với thành phần chủ yếu là thanh niên sống tại các thành phố hiện đang hình thành. Nhà chính trị học Dmitry Oreshkin cho biết: “Putin sẽ không thể ngăn chặn được sự thay đổi từ bên dưới”. Ông giải thích rằng trong khi các biện pháp của Putin đến từ thời Xôviết, xã hội Nga hiện đã chuyển sang giai đoạn hậu Xôviết.
Cách Mátxcơva cả nghìn km về phía Nam, một cô gái 25 tuổi đã hướng dẫn cho mọi người cách thức làm suy yếu sự thống trị của đảng Nước Nga thống nhất của Putin. Irina Oleinikova là mũi nhọn dẫn dầu một phong trào phản kháng tại địa phương và tham gia một liên minh với đảng Cộng sản. Trong cuộc bầu cử cấp địa phương tại thành phố nhỏ Kuleshovka, Oleinikova đã đánh bại đối thủ từ đảng Nước Nga thống nhất, người lớn gấp đôi tuổi cô nhưng chỉ nhận được lượng phiếu bằng một nửa so với của Oleinikova. Cô hiện là thị trường trẻ nhất nước Nga.
Thành phố Kuleshovka với 14,000 dân nằm trên vùng thảo nguyên của châu thổ sông Don. Ở khu Vực ngoại ô là tàn tích của nhà máy liên hợp sản xuất đồ ăn cho trẻ em lớn nhất cả nước dưới thời Xôviết. Một số nét đặc trưng của thời kì Xôviết ít nhất vẫn còn tồn tại trong cơ quan quản lý của thành phố. Nhân viên tiếp tân tỏ vẻ khó chịu với khách đến thăm, giống như thời Leonid Brezhnev già cỗi vẫn còn thống trị đất nước những năm 1980 và trong văn phòng vẫn trưng bày những chiếc cúp thể thao màu mè.
Vị nữ thị trưởng mới với vòng eo nhỏ, mặc chiếc váy bó sát với khuy cài màu vàng, đã yêu cầu được xem hồ sơ cá nhân của các nhân viên và danh sách các bất động sản mà thành phố làm chủ. Người tiền nhiệm của cô đã cho tiêu hủy càng nhiều hồ sơ bị buộc tội càng tốt. Oleinikova giờ đây muốn có được cái nhìn tổng quát về những gì còn tồn tại. Vị thị trưởng 25 tuổi này trước hết có hai mục tiêu trong những tuần đầu tiên sau khi nhậm chức: Thứ nhất, cô muốn đẩy nhanh tốc độ liên lạc nội bộ bằng việc lắp đặt một hệ thống điện thoại hiện đại. Thứ hai, cô lên kế hoạch giành lại quyền sử dụng bất động sản của thành phố từ tay Hội đồng tỉnh. Cô nói: “Nhũng sự thay đổi lớn bắt đầu từ những việc nhỏ. Chúng tôi chính là nhà nước”.
Con đường tới chức vụ cao nhất thành phố của Oleinikova bắt đầu vào tháng 4/2011, khi hơn 200 người dân giận dữ đã chặn một nhóm công nhân đang chặt cây ở bìa khu rừng sồi nổi tiếng tại trung tâm thành phố. Oleinikova cũng rất yêu quý khu rừng này, nơi gợi cho cô nhớ tới những chuyến picnic với cha mẹ hay những trò chơi cô thường chơi khi còn là học sinh.
Khi cảnh sát kéo tới để bắt giữ thủ lĩnh nhóm biểu tình, nữ luật sư và nhà xã hội học này buộc họ phải lập biên bản 29 cây sồi khỏe mạnh đã bị chặt hạ. Từ lúc đó, Oleinikova trở thành thủ lĩnh phong trào biểu tình. Hóa ra thị trưởng thành phố chỉ cho phép chặt gốc những cây được cho là ốm yếu, nhưng một doanh nghiệp muốn tiến hành một dự án xây dựng tại đây. Đây rõ ràng là một thỏa thuận ngoài lề.
Irina Oleinikova cho biết: “Mọi người đang bắt đầu đấu tranh cho quyền lợi của chính mình”. Và những gì xảy ra tại Kuleshovka giờ cũng đang diễn ra trên khắp nước Nga.
Tại thành phố láng giềng Bataysk, người dân mới đây đã kiện những gian lận trong bầu cử lên tòa án. Tại thị trấn Usinsk ở phía Bắc nước Nga, một tổ chức môi trường đang đấu tranh chống lại tình trạng ô nhiễm của sông Pechora do một tập đoàn khai thác dầu mỏ gây ra. Và tại thành phố St. Petersburg, một nữ luật sư trẻ tuổi đã tư vấn và đại diện miễn phí cho những lao động nữ bị sa thải do họ mang thai. Có tới hàng chục nghìn tổ chức phi chính phủ lớn nhỏ đang hoạt động tại Nga, bất chấp những bộ luật mới hà khắc hơn.
Liệu tất cả những sự việc trên có phải là dấu hiệu cho một sự thay đổi từ bên dưới, một sự chuyển đổi mô hình trong 1.000 năm lịch sử nước Nga, mà trong đó dân chúng luôn chờ đợi một Sa hoàng mạnh mẽ? Liệu đây có phải là thời kì mà những kẻ thống trị nước Nga cố gắng bám lấy quyền lực cho tới khi các cuộc nổi loạn cuốn họ đi. Lúc này còn quá sớm để trả lời những câu hỏi trên một cách dứt khoát, nhưng có một điều rõ ràng rằng mọi thứ đang thay đổi.
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược tại Mátxcơva đã đề cao sự phối hợp của xã hội Nga từ nhiều năm qua. Đây là viện nghiên cứu duy nhất đã dự đoán được những cuộc biểu tình trên quy mô lớn vào mùa Đông năm 2011.
Chủ tịch trung tâm nghiên cứu Mikhail Dmitriev cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự chia rẽ ngày một tăng giữa người dân và chính phủ”. Dmitriev cũng là người hoạch định chính sách kinh tế của Tổng thống Putin trong giai đoạn chuyển giao sang thiên niên kỉ mới. Ông nhận định rằng điện Cremli đã sai lầm khi coi sự sụt giảm số người tham gia các cuộc biểu tình và sự mất uy tín của các thủ lĩnh phe đối lập như Navalny hay cựu Phó Thủ tướng Boris Nemtsov là một chiến thắng.
Đối với nhà kinh tế này, sự nhạy cảm của người Nga được phản ánh qua các số liệu thống kê. Ông nhớ rất rõ các dãy số chứng minh cho thành công mà các cải cách ban đầu của Putin đem lại. Ông cũng quen thuộc với những số liệu cho thấy nước Nga đã thành công trong việc loại trừ nạn nghèo đói nghiêm trọng, khi người dân phải sống ở mức dưới 2 euro/ngày. Ông cũng có thể chỉ ra những chỉ số cho thấy sự phát triển của tầng lớp trung lưu: cứ 100 người Nga thì lại có tới 180 chiếc điện thoại di động được đăng kí. Và người Nga giờ đang chi gấp đôi so với người Mỹ cho thức ăn cho mèo.
Dmitriev nói: “Tất cả những điều trên cho thấy những thay đổi sâu sắc. Giờ đây, khi người dân đã có đầy thức ăn trong tủ lạnh và có tiền để đi du lịch nước ngoài, họ muốn có sự chắc chắn về mặt luật pháp và nhiều tiếng nói hơn trong lĩnh Vực chính trị.” Và có lẽ họ cũng muốn cả một sự thay đổi từ bên dưới./.

1585. NGA-TRUNG VÀ HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO CỦA MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 29/01/2013

NGA-TRUNG VÀ HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO CỦA   MỸ

TTXVN (Niu Yoóc 27/11)

“Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ mới đây cho biết mặc dù Nga và Trung Quốc là hai cường quốc duy nhất có khả năng phát động một cuộc tấn công nước Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo quy mô lớn, nhưng không nước nào quan tâm đến các nỗ lực của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ do Bắc Kinh và Mátxcơva nhận định Mỹ không thể phát động một cuộc tấn công như vậy. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc thường xuyên lo ngại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi ích và khả năng chiến lược của hai nước.

Mátxcơva và Bắc Kinh sợ rằng BMD của Oasinhtơn sẽ làm suy yếu các phương tiện răn đe và dẫn đến phá hủy một trong những công cụ chủ yếu của hai nước nhằm hạn chế chính sách đối ngoại của Mỹ bằng cách hạn chế các đòn tấn công trả đũa mạnh mẽ của Mỹ. Khả năng tấn công mạnh mẽ bằng các loại vũ khí hạt nhân và thông thường của Mỹ đang làm gia tăng mối quan tâm đó của Nga và Trung Quốc, bởi vì các loại vũ khí đó sẽ giúp Mỹ gia tăng khả năng của một đòn tấn công phủ đầu phá hủy các tên lửa hạt nhân của Nga và Trung Quốc. Mặc dù BMD của Mỹ khó có thể đối phó với một đòn tấn công hạt nhân toàn diện của Nga và Trung Quốc, nhưng nhiệm vụ đó sẽ dễ dàng hơn cho Mỹ nếu khả năng trả đũa hạt nhân của Mátxcơva và Bắc Kinh bị suy yếu nghiêm trọng bởi một đòn tấn công đầu tiên của Mỹ đã phá hủy các tên lửa trong hầm chứa cũng như các hệ thống kiểm soát và chỉ huy chiến lược. Trước khả năng phát động một đòn tấn công phủ đầu của Mỹ, mối lo ngại chủ yếu của các nhà hoạch định chính sách của Nga và Trung Quốc sẽ không phải là một cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ, mà ngược lại các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể cảm thấy được khích lệ để can thiệp các nước khác mà không quan tâm đến những phản ứng của Mátxcơva và Bắc Kinh. Tại Hội nghị an ninh Munich năm 2007, chính Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng nếu lực lượng hạt nhân của Nga không thể ngăn chặn sức mạnh của quân đội Mỹ nữa, lúc đó Oasinhtơn sẽ tự do áp đặt ý chí đơn phương của họ đối với các nước khác mà không lo sợ bị trả đũa quân sự hiệu quả. Thiếu tướng Trần Châu thuộc Học viện Khoa học Quân sự của quân đội Trung Quốc cũng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ “phá vỡ sự cân bằng chiến lược toàn cầu” bằng cách phá hoại một nguồn sức mạnh quan trọng của Trung Quốc. Hơn nữa, Bắc Kinh và Mátxcơva sợ rằng Chính phủ Mỹ đã và đang sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa để mở rộng và làm sâu sắc hơn các liên minh an ninh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quôc và Nga. Nga phản đối Mỹ triển khai BMD ở Đông Âu cũng như Nam Cápcadơ và coi các kế hoạch triển khai đó như một biện pháp để củng cố và mở rộng NATO. Tương tự, Trung Quốc cũng phản đối chương trình hợp tác BMD của Mỹ với Nhật Bản và sắp tới có khả năng với Hàn Quốc và Đài Loan, và coi việc triển khai đó như một công cụ để Oasinhtơn thúc đẩy mối liên kết giữa các liên minh song phương của Mỹ trong khu vực.
Để hạn chế sự yếu kém của các tên lửa đạn đạo trước đòn tấn công đầu tiên của Mỹ, Nga và Trung Quốc đã chi các nguồn lực đáng kể nhằm phát triển và triển khai các tên lửa cơ động cũng như các tên lửa được phóng từ tàu ngầm. Nhưng các hệ thống phòng thủ thụ động này không thể chống lại BMD hiệu quả. Bên cạnh việc nhận thấy các hệ thống phòng thủ tên lửa như một nỗ lực của Oasinhtơn để tăng cường mạng lưới liên minh tại Đông Á, Trung Quốc cũng thấy các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm phá hủy chiến lược chống thâm nhập chống tiếp cận khu vực của quân đội Trung Quốc. Chiến lược này của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các tên lửa được trang bị các đầu đạn thông thường nhằm ngăn chặn quân đội Mỹ can thiệp vào một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong tương lai. Nhưng không giống Mátxcơva, Bắc Kinh cương quyết không hạn chế kho vũ khí tên lửa của họ và bác bỏ các ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ tham gia hiệp ước Nga-Mỹ. Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung cấm Mỹ và Nga sở hữu các tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp có tầm bắn từ 310-3.410 dặm. Kho vũ khí tên lửa của Trung Quốc bao gồm các hệ thống tên lửa tầm ngắn để đe dọa Đài Loan không được tuyên bố độc lập và ngăn chặn lực lượng Mỹ cũng như quân đội của các nước thù địch khác hoạt động gần lãnh thổ Trung Quốc đại lục; các tên lửa tầm trung sẽ củng cố ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Đông Á; và tên lửa tầm xa để ngăn chặn Mỹ can thiệp vào các nỗ lực của Trung Quốc trong việc đạt được hai mục tiêu đầu tiên. Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục dựa vào xuất khẩu công nghệ tên lửa đến các nước đồng minh như Pakixtan, Iran, Bắc Triều Tiên và nhiều nước khác để tăng thu nhập và mở rộng ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh. Đồng thời, Bắc Kinh ít tuyên bố mang tính chất đe dọa khi phản ứng trước các sáng kiến BMD của Mỹ hơn Mátxcơva-nước nhiều lần tuyên bố sẽ phát động các cuộc tấn công đánh đòn phủ đầu đầu tiên chống Ba Lan, Ucraina và các nước khác có bố trí BMD của Mỹ. Có lẽ Trung Quốc đã được hưởng lợi vì nhận thấy mối đe dọa của Nga chỉ cảnh báo các nước láng giềng thắt chặt quan hệ quốc phòng với nhau ở mức độ nào. Ngược lại, các quan chức Trung Quốc không hề đe dọa tấn công Nhật Bản, Ấn Độ hay Hàn Quốc nhằm lôi kéo các nước này không ủng hộ chính sách BMD của Oasinhtơn và không đẩy họ gần hơn với Mỹ để tránh tăng nguy cơ hình thành thế bao vây ngăn chặn xung quanh Trung Quốc.
Không giống châu Âu-nơi chương trình BMD của Mỹ được NATO ủng hộ và coi đây như một sáng kiến liên minh tập thể, các sáng kiến BMD của Mỹ ở châu Á đang được thúc đẩy chủ yếu trên cơ sở các hiệp ước an ninh song phương. Hơn nữa, Trung Quốc có vẻ lạc quan hơn các đối tác Nga vì cho rằng họ có thể phát triển các khả năng thâm nhập BMD hiện đại và các hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn đầu của họ. Không như các quan chức Nga thường mô tả tất cả các chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia đều có khả năng gây mất ổn định, Trung Quốc chỉ yêu cầu Mỹ thận trọng trong quá trình phát triển và triển khai hệ thống BMD và điều đó cho thấy rằng Bắc Kinh muốn bảo vệ chương trình phòng thủ tên lửa giai đoạn đầu của họ. Mặc dù kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng thủ tên lửa đang phát triển của Mỹ hơn các hạm đội tàu chiến được trang bị các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Nga, nhưng các quan chức Trung Quốc không ủng hộ đề nghị mang tính chất thăm dò của Nga liên quan đến hợp tác chặt chẽ hơn trên lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Vì vậy, đến nay các đại diện của Trung Quốc và Nga rất hạn chế đưa ra các tuyên bố chung về khả năng BMD của họ, mặc dù về nguyên tắc Nga quyết định bán các hệ thống phòng không hiện đại S- 400 cho Trung Quốc. Các nhà phân tích Trung Quốc chính thức giải thích rằng họ đang cân nhắc giá trị của việc hợp tác với Nga, nhưng lại sợ rằng cuối cùng Mátxcơva có thể từ bỏ Trung Quốc để tiến tới một thỏa thuận riêng với BMD về vấn đề này như năm 2001. Họ cũng sợ rằng Trung Quốc thiếu tất cả các thiết bị phòng thủ tên lửa có thể cung cấp cho Mỹ đế đổi lấy việc hợp tác BMD. Mặc dù hợp tác với Nga hoặc hành động một mình, Trung Quốc có khả năng tiếp tục tìm kiếm các khả năng BMD của họ. Năm 2010, Bắc Kinh thông báo Trung Quốc đã thử nghiệm một hệ thống BMD giai đoạn đầu và nhiều chuyên gia Trung Quốc cho biết họ đang tranh luận về việc Trung Quốc có nên phát triển hệ thống BMD hoàn thiện hơn không. Phân tích các tài liệu kỹ thuật của Trung Quốc cho thấy hiện nay Bắc Kinh không những đang quan tâm phát triển các biện pháp trả đũa thụ động và chủ động đối với BMD, mà cả các khả năng chống vệ tinh và BMD. Nhưng hợp tác về BMD lớn hơn giữa Trung Quốc và Mỹ hoặc Trung Quốc và Nga cũng có thể diễn ra. Thực tế, hợp tác như vậy nằm trong các mối quan tâm của Trung Quốc: Các khả năng tấn công hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ và Nga khó có thể đồng ý cắt giảm hơn nữa lực lượng chiến lược của họ, từ đó có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc lớn hơn các hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ. Tương tự, việc xây dựng quân đội Trung Quốc đang khuyến khích Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phát triển các loại vũ khí tấn công tầm xa cũng như các hệ thống phòng thủ hiện đại hơn. Mặc dù hiện nay các nỗ lực phòng thủ tên lửa của Mỹ là vấn đề gây chia rẽ giữa Nga và Trung Quốc, nhưng BMD có thể là cơ sở cho các cách tiếp cận hợp tác an ninh khu Vực trong tương lai./.

1586. Cựu chủ tịch Quốc hội bàn chuyện sửa Hiến pháp

Đôi lời: Một bài phỏng vấn hơn hai năm trước của TuanVietNam với cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nhưng rất phù hợp với tình hình hiện tại, khi “Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” kêu gọi toàn dân tích cực góp ý sửa đổi Hiến pháp. Và đây là ý kiến của một “công dân loại I”, đã nêu lên rất nhiều điểm mà đông đảo người dân quan tâm.
TuanVietNam

Cựu chủ tịch Quốc hội bàn chuyện sửa Hiến pháp

Thu Hà
16-06-2010
NguyenVaAn
Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước – Cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An.
LTSTuần Việt Nam xin giới thiệu lại cuộc trò chuyện với cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về việc tu chính Hiến pháp 1992 sắp tới.
- Thưa ông, tại phiên Thảo luận ở hội trường về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và điều chỉnh chương trình 2010 hôm 9/6, hầu hết các ĐBQH phát biểu đều đề nghị sửa ngay một số điều của Hiến pháp 1992. Từng đảm nhiệm trọng trách người đứng đầu cơ quan lập pháp, ông chia sẻ sự quan tâm như thế nào về vấn đề này?
Cựu Chủ tịch  QH Nguyễn Văn An: Tôi rất quan tâm, vì sửa đổi Hiến pháp là một sự kiện trọng đại của toàn dân. Tôi vừa hy vọng, lại cũng vừa lo, vừa băn khoăn trăn trở, vì không biết sửa đổi lần này có đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân không?
Dân phúc quyết
- Vì sao ông có tâm trạng như vậy?
Tôi có tâm trạng như vậy là do kinh nghiệm cuộc sống mách bảo. Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân, toàn dân có được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ tham gia ý kiến và phúc quyết hay không?
Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi hy vọng là như vậy.
Nếu nhân dân không được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì chúng ta lại bỏ lỡ mất cơ hội vô cùng quan trọng.
Kinh nghiệm các lần sửa đổi Hiến pháp trước đây là như vậy. Chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi song chưa đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân, nhân dân chưa có quyền phúc quyết Hiến pháp mà lẽ ra quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền đương nhiên của người dân dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Chính vì thế mà tôi lo, tôi băn khoăn, trăn trở.
- Thưa ông, tôi hiểu rằng lần sửa đổi sau luôn phải đảm bảo tính kế thừa và hoàn thiện tốt hơn lần trước chứ ạ?
Về nguyên tắc là như vậy. Song không phải lúc nào, không phải cái gì cũng như vậy.
Sửa đổi nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu
- Có vẻ vẫn hơi chung chung, mong ông nói rõ hơn về việc này?
Vâng. Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác.
Sửa đổi như vậy là nhiều lần rồi, song dân chưa được phúc quyết lần nào. Hiến pháp 1946 quy định dân phúc quyết Hiến pháp song dân cũng chưa được phúc quyết vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó.
Còn Hiến pháp sửa đổi 1959 lại quy định Quốc hội có quyền lập Hiến và lập Pháp. Thay đổi quan trọng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bất khả kháng là đất nước trong tình trạng chiến tranh và chia cắt hai miền Nam – Bắc; rồi chịu ảnh hưởng của mô hình cộng hòa Xô Viết,…
Tuy vậy chúng ta cần hiểu bản chất của thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa là quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.
Cho nên, không thể đặt Hiến pháp ngang hàng với các bộ luật khác do Quốc hội thông qua. Hiến pháp là bộ luật cơ bản, luật gốc, luật mẹ được Quốc hội lập hiến thông qua và nhân dân phúc quyết nên rất ổn định, đặc biệt là những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, như thể chế chính trị, ai là chủ đất nước, quyền của người chủ đất nước là những gì; ai là nguyên thủ quốc gia, quyền của nguyên thủ quốc gia là những gì?; vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước…
Thứ hai, tôi cho rằng các lần sửa đổi Hiến pháp sau này có một vài vấn đề cốt lõi lại xa rời hoặc lại không rõ ràng bằng Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ba vấn đề cốt lõi
- Sự xa rời và không rõ ràng như ông vừa nói thể hiện ở những điểm cụ thể nào?
Có nhiều vấn đề, ở đây tôi chỉ đề cập tới 3 vấn đề cốt lõi:
Đầu tiên, Hiến pháp phải làm rõ AI LÀ CHỦ ĐẤT NƯỚC? NGƯỜI CHỦ ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ? Với câu hỏi này, có thể nhiều người sẽ nói ngay rằng Dân làm chủ chứ ai. Đúng. Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước đều khẳng định như vậy. Quốc hiệu của Việt Nam đã ghi rất rõ: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Thể chế chính trị là Dân chủ Cộng hòa, khác hoàn toàn với Quân chủ.
Do vậy, người chủ đất nước không phải là Vua nữa mà chính là Dân (không phân biệt thành phần, giới tính, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo…).
Song quy định cụ thể về quyền làm chủ trực tiếp của người dân thì còn quá ít, nhất là quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thì các Hiến pháp sửa đổi sau này lại ghi khác hoàn toàn với Hiến pháp năm 1946:
Điều 21 của Hiến pháp 1946 quy định: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều 32 và Điều 70″.
Điều 32 của Hiến pháp 1946  quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tống số nghị viện đồng ý”.
Điều 70 của Hiến pháp 1946 quy định: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây… Khi được nghị viên ưng chuẩn, phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.
Những quy định trên đây của Hiến pháp 1946 có nghĩa rằng quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.
Hiến pháp 1946 không có một điều nào, một ý nào quy định quyền lập Hiến thuộc về Quốc hội.
Các Hiến pháp sửa đổi sau này laị quy định Quốc hội có quyền lập Hiến:
Điều 43, 44 và 50 của Hiến pháp 1959 ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, là cơ quan duy nhất “có quyền lập Pháp”, có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”.
Điều 6 của Hiến pháp 1980 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
Điều 82 của Hiến pháp 1980 và Điều 83 của Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất  có quyền lập Hiến và lập Pháp”…
Chúng ta nhận thấy ngay rằng đã có sự thay đổi rất lớn, rất cơ bản về quyền lập Hiến từ Dân đã được chuyển sang Quốc hội.
Câu hỏi đặt ra là ai có quyền chuyển quyền đó? Câu trả lời rõ ràng là chỉ có Dân mới có quyền đó. Song Dân chưa có văn bản nào chuyển quyền lập Hiến của Dân sang Quốc hội cả, mà là do chính Quốc hội tự quyết định giao quyền lập Hiến cho mình.
Có thể nói đơn giản thế này: Ai là người có quyền tối hậu trong lập Hiến thì người đó là người chủ đích thực của đất nước. Từ chỗ Dân làm chủ trực tiếp trong lập Hiến, chuyển sang chỗ Dân làm chủ gián tiếp thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Dân. Như vậy có thể nói, từ Dân làm chủ đích thực chuyển sang Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ.
Đó là sự thay đổi, sự xa rời rất lớn, rất cơ bản về người chủ đích thực của đất nước.
Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, người ta gọi như thế là vừa đá bóng, vừa thổi còi.
Dân làm chủ có nghĩa là Dân phải quyết trực tiếp thể chế quốc gia, tức là Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, rồi Dân giao cho Nhà nước và giám sát Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) quản lý đất nước theo Hiến pháp và những quyết định đó của Dân. Như vậy Dân mới làm chủ đích thực.
Đây là vấn đề xa rời bản chất dân chủ của nhà nước, cả về pháp lý, cả về thực tiễn. Như trên đã nói, do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân bất khả kháng, vì vậy, chúng ta đã chuyển từ Dân chủ thành Quốc hội chủ. Song về thực chất thì Quốc hội cũng còn nhiều hình thức.
Hiện nay khoảng 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Do vậy mà nhiều người cho rằng, về hình thức thì Quốc hội quyết, song thực chất là Đảng quyết . Quyết định của Quốc hội chỉ là quyết định mở rộng trong nội bộ  Đảng. Như vậy là từ Dân chủ đầy đủ chuyển sang Quốc hội chủ một phần, Dân chủ một phần, song cả Dân và Quốc hội đều còn nhiều hình thức nên nhiều người cho rằng Đảng mới thực quyền. Thực tế đó cho thấy, quyền của Dân – của người làm chủ còn bị phân tán quá lớn.
Nói cho dễ hiểu, ai làm chủ đất nước thì người đó phải có hai điều kiện, hai quyền thực chất tối thiểu là:
a/ – Bầu cơ quan đại diện cao nhất cho mình (Quốc hội) để bầu cử ra các cơ quan Nhà nước,
b/ – Phúc quyết Hiến pháp để giao quyền của Dân cho các cơ quan Nhà nước thực thi.
Chúng ta nói nhiều về Dân chủ, rằng nhân dân ta là người chủ đích thực của đất nước, rằng nhà nước ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân,… song những quyền tối hậu của người Dân thì lại chưa được quy định cụ thể và đầy đủ trong các Hiến pháp sửa đổi sau Hiến pháp 1946.
Ngay Hiến pháp 1946 tuy đã qui định rất rõ quyền lập Hiến thuộc về nhân dân, song cũng không thực hiện được trong thực tiễn vì lý do bất khả kháng là chiến tranh đã nổ ra ngay sau đó.
Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, nhân dân ta là người chủ đất nước, song Nhà nước ta chưa một lần nào hỏi ý kiến Dân với tính chất là trưng cầu dân ý cả. Nhân dân ta chủ yếu mới làm chủ gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện như Quốc hội và HĐND các cấp, nhân dân mới làm chủ trực tiếp trong bầu cử trưởng thôn, bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp. Như vậy chưa đúng với quyền và nghĩa vụ của người Dân trong thể chế Dân chủ Cộng hòa trong điều kiện hòa bình  và thống nhất đất nước như hiện nay.
Nếu Dân được phúc quyết Hiến pháp thì Hiến pháp chính là văn bản pháp lý quan trọng nhất của Dân trao quyền lực của Dân cho Nhà nước.
Ngược lại, nếu Dân chưa được phúc quyết Hiến pháp thì cũng có nghĩa là Dân chưa trao quyền lực của Dân cho Nhà nước bằng một văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp.
Sửa đổi Hiến pháp lần này cần giao lại quyền phúc quyết cho dân như Hiến pháp 1946 đã quy định cho đúng với bản chất của thể chế cộng hòa hoặc dân chủ cộng hòa, hoặc cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
- Vấn đề cốt lõi thứ hai ở đây là gì?
Đó là việc xác định: AI LÀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA? VÀ NGƯỜI ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ?
Vấn đề này Hiến pháp 1946 ghi rất rõ, và Nhà nước ta khi đó thực hành cũng rất tốt.
Các Hiến pháp sửa đổi sau này lại không rõ ràng bằng Hiến pháp 1946, và trong thực hành cũng rất lúng túng.
Theo quy luật tự nhiên, đàn chim bao giờ cũng có chim đầu đàn, đàn trâu bao giờ cũng có trâu đầu đàn, dàn nhạc phải có nhạc trưởng,… Với một quốc gia cũng vậy, quốc gia nào cũng phải có một nguyên thủ.
Về quy định này, tại Điều 49 của Hiến pháp 1946 ghi cụ thể về quyền của Chủ tịch Nước như sau:
a, Thay mặt cho Nước…
b, Giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc…
c, Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng….
d, Chủ tịch Hội đồng Chính phủ …
……………….
h, Ký hiệp ước với các nước….
Và Điều 50 của Hiến pháp 1946 cũng ghi: “Chủ tịch Nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc”.
Những quy định của Hiến pháp 1946 rất ngắn gọn, rõ ràng rằng Chủ tịch Nước là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Nhà nước về đối nội, đối ngoại; thống lĩnh các lực lượng vũ trang; và cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp là Chính phủ.
Nói cho dễ hiểu, nguyên thủ quốc gia phải có ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu như sau:
a, Thay mặt cho Nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại,
b, Đứng đầu cơ quan hành pháp,
c, Thống lĩnh lực lượng vũ trang,
Các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) đều giảm nhẹ vai trò của Chủ tịch Nước, không rõ thực chất quyền của một nguyên thủ quốc gia. Điều đó không phải lỗi của vị Chủ tịch nước nào, mà chẳng qua là do các Hiến pháp sửa đổi sau này quy định như vậy:
Điều 6 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người thay mặt cho Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về đối nội và đối ngoại”.
Điều 65 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ trang trong toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng”, song thực chất Tổng Bí thư mới là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang.
Điều 66 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ”. Quy định như vậy là làm giảm nhẹ hẳn vai trò của Chủ tịch Nước trong cơ quan hành pháp so với Hiến pháp 1946.
Như vậy, các Hiến pháp sửa đổi sau này đều quy định không rõ ràng và không tập trung quyền của Chủ tịch nước bằng Hiến pháp 1946. Rõ ràng không có ai hội đủ ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu của một nguyên thủ quốc gia như Hiến pháp 1946.
Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương thống lĩnh lực lượng vũ trang song về pháp lý lại không thay mặt cho nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, cũng không đứng đầu cơ quan hành pháp.
Thủ tướng Chính phủ đứng đầu Chính phủ nhưng lại không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp và cũng không thống lĩnh lực lượng vũ trang.
Chủ tịch Nước thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng trong thực tiễn lại không thống lĩnh lực lượng vũ trang, cũng như không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay rằng quyền lực của một nguyên thủ quốc gia lại bị phân tán làm ba nơi, do ba người nắm giữ. Tức là ta có ba người thực thi quyền của một nguyên thủ trong điều hành thực tiễn, như thế có phân tán quyền của nguyên thủ quốc gia không? Tôi cho là quá phân tán.
Tới đây, chúng ta phải sửa đổi bổ sung Hiến pháp làm sao để chỉ có một nguyên thủ quốc gia, tập trung quyền hành pháp vào người đứng đầu để điều hành đất nước có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Việc không rõ nguyên thủ quốc gia, không rõ con chim đầu đàn, không rõ nhạc trưởng, hậu quả thế nào thật dễ hiểu, dễ thấy.
- Và vấn đề cốt lõi thứ ba?
Đó là VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. Phân công phải hướng tới cân bằng tương đối, phải rõ ràng, rành mạch; kiểm soát phải có chế tài, phải chặt chẽ, hiệu lực.
Phân công phải cân bằng thì mới có khả năng kiểm soát hiệu lực, kiểm soát hiệu lực nằm ngay trong sự phân công công bằng.
Nhìn lại lịch sử của thể chế quân chủ cho thấy, quyền lực tập trung vào nhà Vua, mà quyền lực bao giờ cũng có xu hướng lạm quyền, thoái hóa… Do đó mà triều đại nào lên, lúc đầu thường là được lòng người, sau lại thoái hóa, lại bị triều đại sau thay thế. Những sự thay thế đó thường diễn ra khi triều đại cũ đã quá thối nát, quá cản trở sự phát triển của xã hội và thường bị thay thế bằng bạo lực.
Chính vì thế mà thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa đã áp dụng sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực để chống độc quyền, hạn chế sự lạm quyền và khi cần thì thay thế ê kíp cầm quyền một cách chủ động, kịp thời, thông qua tranh cử nghị viện.
Quyền lực dưới thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa không tập trung vào một người hay một lực lượng,  cơ quan nào, mà phân công tương đối cân bằng cho ba cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp (Quốc hội – Chính phủ – Tòa án): Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, và Tòa án là cơ quan xét xử cao nhất.
Nghiên cứu kỹ các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) thì thấy rằng những quy định để cân bằng và kiểm soát quyền lực lại không được rõ ràng và cân bằng như Hiến pháp 1946.
Ví dụ, Quốc hội có quyền lập Hiến, điều đó có nghĩa rằng quyền lực của Quốc hội vượt trội quá lớn so với các cơ quan hành pháp và tư pháp. Quốc hội có quyền phân công quyền lực cho cả các cơ quan hành pháp và tư pháp, và cho cả chính mình.
Đúng ra, quyền lập Hiến phải là quyền của Dân chứ không phải của Quốc hội. Do đó mà quyền của Dân cũng bị phân tán và yếu thế, không đúng với quyền của người làm chủ.
Hoặc quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ở ba nơi, điều đó cũng có nghĩa là quyền lực của cơ quan hành pháp quá yếu thế so với cơ quan lập pháp.
Còn quyền lực của cơ quan tư pháp thì sao? Trong thực tiễn thì nó yếu thế hơn các cơ quan lập pháp và hành pháp và còn bị chi phối trong xét xử.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, phân công quyền lực không cân bằng, không rõ ràng thì sự kiểm soát sẽ không có hiệu lực và hiệu quả. Tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, cơ hội là những biểu hiện của sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực rõ ràng nhất. Nó cũng là hậu quả của sự phân công và kiểm soát quyền lực chưa được cân bằng như quy định của Hiến pháp 1946.
Cân bằng và kiểm soát quyền lực là một cơ chế cực kỳ quan trọng trong Hiến pháp nhằm tránh sự lạm quyền và thoái hóa mà trong thể chế quân chủ chuyên chế đã bất lực. Tất nhiên không thể nói tuyệt đối được, vì thể chế nào cũng phải thông qua con người cụ thể. Nhưng có một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực cho ba cơ quan Nhà nước, sẽ tốt hơn rất nhiều so với cơ chế tập trung quyền lực vào một ông vua, hoặc vào bất kỳ một lực lượng, một cơ quan nào khác.
Cân bằng và kiềm soát quyền lực là một sự tiến bộ về khoa học và nghệ thuật cầm quyền, là một bước tiến của văn minh nhân loại về quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, sửa đổi bổ sung Hiến pháp lần này phải quan tâm để làm rõ ràng hơn, hoàn thiện tốt hơn sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực Nhà nước.
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng, Hiến pháp 1946 và các Hiến pháp được sửa đổi bổ sung sau này của Việt Nam không theo một khuôn mẫu nào của thế giới, có đúng vậy không?
Theo tôi, nói công bằng hơn thì chỉ có các Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung sau này (1959, 1980, 1992) là theo khuôn mẫu của cộng hòa Xô Viết, nó không gần với những khuôn mẫu chung của thế giới và có một số quy định cốt lõi lại xa rời với Hiến pháp 1946.
Riêng Hiến pháp 1946 vẫn nằm trong ba hình thức phổ biến của thế giới có nền thể chế cộng hòa hoặc dân chủ cộng hòa:
a, Thể chế cộng hòa Tổng thống: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia.
b, Thể chế cộng hòa đại nghị: Tổng thống hoặc Thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.
c, Thể chế cộng hòa lưỡng tính: Tổng thống hoặc Chủ tịch Nước là nguyên thủ quốc gia.
Hiến pháp 1946 của nước ta nằm trong loại hình tổ chức thứ ba. Các Hiến pháp sửa đổi, bổ sung sau này có một số vấn đề hệ trọng lại xa rời, hoặc không rõ ràng bằng Hiến pháp 1946, ví dụ như vấn đề cân bằng và kiểm soát quyền lực, vấn đề tập trung quyền của nguyên thủ quốc gia, vấn đề dân phúc quyết Hiến pháp,…
Như vừa rồi tôi đã nói, thực ra lịch sử của Nhà nước nói chung mới có hai loại thể chế: Thể chế Quân chủ và thể chế Dân chủ. Mỗi thể chế đó cũng có những quá trình vận động và có những khác biệt tùy theo sự phát triển, điều kiện và con người lịch sử cụ thể.
Cũng có thể Hiến pháp ghi nền thể chế là Cộng hòa hay Dân chủ Cộng hòa, song thực chất vẫn là chuyên chế, không phải là quân chủ chuyên chế mà là tập thể chuyên chế. Đó là sự biến tướng, tiếm quyền. Tức là về mặt hình thức có thể là Cộng hòa hay Dân chủ Cộng hòa, song về thực chất vẫn có thể là chuyên chế.
- Tóm lại, ông muốn gửi gắm điều gì trong lần sửa đổi Hiến pháp sắp tới?
Tôi muốn gửi gắm nhiều điều, muốn được trở lại rất nhiều điểm tiến bộ, hiện đại của Hiến pháp 1946. Đó là những vấn đề về: Dân chủ, Cộng hòa, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Trên đây tôi chỉ nhấn mạnh có ba vấn đề:
1/-  Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, để cho đúng nghĩa với thể chế Dân chủ Cộng hòa, Dân là chủ đích thực của đất nước.
2/-  Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp.
3/-  Phân công và kiểm soát quyền lực cần được cân bằng hơn, nhằm phòng ngừa sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và cơ hội trong hệ thống chính trị.
Tôi hy vọng tới đây, nhân dân ta sẽ được hưởng quyền và làm nghĩa vụ của người chủ đích thực của đất nước là: Tham gia ý kiến và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này.
- Xin cám ơn ông!
Thu Hà
Nguồn: TuanVietNam

1587. TỔNG THỐNG BARACK OBAMA CHUẨN BỊ CHO NHIỆM KỲ THỨ HAI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm,  ngày 31/01/2013

TNG THỐNG BARACK OBAMA CHUẨN BỊ CHO NHIỆM KỲ TH HAI

(Tạp chí TIME số 31/12/2012 – 7/1/2013)
Vào ngày 12/12/2012, Tổng thống Barack Obama đã trò chuyện với Richard Stengel, Radhika Jones, Michael của tạp chí TIME về Lincoln, cần sa, Trung Đông và khoảnh khắc Hawaii.
Nếu chúng ta ngồi đây vào thi điểm bốn năm tới và ngài nhìn lại di sản của mình vi tư cách một Tng thống của đảng Dân chủ hai nhiệm kỳ, ngài sẽ muốn mọi ngưi nói gì về hai nhiệm kỳ của ngài?

Tôi coi dự án 8 năm này là một dự án mà về phương diện trong nước liên quan đến giáo dục, năng lượng, chính sách thuế, sản xuất, nghiên cứu và khoa học, chúng ta đã loại bỏ một số vấn đề đang diễn ra cản trở sự tăng trưởng của mình, chúng ta tái khẳng định ý tưởng rằng nếu bạn làm việc chăm chỉ ở đất nước này, bạn có thể thành công. Và chúng ta cũng đã điều chỉnh những thay đổi về nhân khẩu học, và những thay đổi về văn hóa cũng như công nghệ đang diễn ra, và có thể kết hợp chúng với một số ưu điểm kiểu cũ như làm việc chăm chỉ, kỷ luật và trách nhiệm – tất cả theo một cách cho phép chúng ta thành công và phát triển mạnh mẽ, và không chỉ cho một số ít ở thượng tầng, mà cho nhiều người.
So sánh năm 2012 vói năm 2008, các cuộc tiếp xúc cử tri cho thấy những người nghĩ rằng chính phủ cần phải làm nhiều hon so với chính phủ đã làm quá nhiều đã giảm một chút. Ngài lý giải điều đó như thế nào?

Vâng, tôi không lập luận ủng hộ chính phủ phải làm nhiều hơn; tôi lập luận ủng hộ chính phủ làm nhiều hơn nữa những điều đúng đắn. Vì vậy, tôi đã không lập luận ủng hộ bản thân việc chi tiêu nhiều hơn của chính phủ. Tôi nghĩ điều đó có ý nghĩa đối với chúng ta là chi tiêu ít hơn cho chiến tranh và nhiêu hơn nữa cho nghiên cứu và phát triển. Trong các lĩnh vực như năng lượng, tôi đã không lập luận ủng hộ bản thân việc chi tiêu nhiều hơn; tôi lập luận rằng chi 4 tỷ USD trợ cấp cho ngành công nghiệp dầu lửa vốn đã trưởng thành và rất có lợi nhuận là điều không có ý nghĩa đối với chúng ta. Chúng ta nên sử dụng số tiền đó để tài trợ cho năng lượng sạch của tương lai.
Chúng ta đã dành rất nhiều thời gian trong những năm gần đây buộc mọi cơ quan quay trở lại và nhìn xem các quy định hiện hành trong văn bản là gì. Và nếu những quy định đó không có tác dụng, hãy loại bỏ chúng.
Mặt khác, với khoa học và kiến thức tốt hơn mà chúng ta có hiện nay, có thể có một số quy định mới có ý nghĩa. Và, chắc chắn là, khi nói đén ngành tài chính hoặc ngành chăm sóc y tế, tôi nghĩ rằng chúng ta đã học được một bài học từ năm 2007 và 2008 rằng thiếu các quy định thông minh có thể cũng gây thiệt hại như có quá nhiều quy định.
Ngài đã tập hợp một nhóm lại để xem bộ phim Lincoln ở đây. Tôi tự hỏi ngài cảm nhận như thế nào khi xem bộ phim đó?
Một phần những gì Lincoln dạy chúng ta là việc theo đuổi những lý tưởng cao nhất và một mục đích đạo đức sâu sắc đòi hỏi người ta cũng phải can dự và để tay mình vấy bẩn. Và có những đánh đổi và có những thỏa hiệp. Và điều khiến cho ông trở thành một cá nhân nổi bật cũng như một tổng thống nổi bật đến vậy là năng lực của ông ấy trong việc cân bằng ý tưởng rằng có một số chân lý vĩnh cửu với thực tế là chúng ta đang sống trong hiện tại, và hiện tại đầy lộn xộn và khó khăn. Và bất cứ điều gì chúng ta làm sẽ phần nào không hoàn hảo. Và vì vậy những gì chúng ta cố gắng làm chỉ là điều chỉnh theo đúng hướng.
Trong cuộc tái tranh cử của ngài, ngài đã tạo ra một loại liên minh điều hành mới. Liên minh đó sẽ kéo dài được bao lâu?
Tôi nghĩ một số người cho rằng năm 2008 là không bình thường; tất cả mọi người hứng khởi với ý tưởng Tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên, nhưng một khi sự hứng khởi đó dịu bớt, bằng cách nào đó chúng ta sẽ quay trở lại các kiểu bỏ phiếu cũ. Điều đó đã không tỏ ra đúng là như vậy, và chúng ta không nghĩ nó sẽ đúng là như vậy.
Có những sự thay đổi về thái độ cũng đã tạo nên liên minh mới này. Đối với tất cả những sự phân hóa mà người ta thấy được trong hoạt động chính trị của chúng ta – nhiều điều trong số đó là có thực và mạnh mẽ – sự thật là chúng ta đã dần trở thành một đất nước đa dạng, khoan dung hơn đón nhận những sự khác biệt về con người, tôn trọng những người không giống với chúng ta. Đó là một điều hết sức tốt đẹp. Nhân thể đây, đó là một phần những gì sẽ khiến Mỹ tiếp tục là một nước lãnh đạo trong thế kỷ 21 – bởi vì thế giới đang thu hẹp lại, và một trong những vốn quý lớn nhất của chúng ta là thực tế rằng chúng ta có người dân từ khắp mọi nơi muốn đến đây bởi họ biết đây là một xã hội mở, họ biết rằng họ sẽ được đánh giá dựa nhiều hơn vào tài năng, kỹ năng và cam kết của họ với một lý tưởng và tín ngưỡng, chứ không phải vào việc họ xuất thân từ bộ tộc nào hay họ thờ đấng tối cao nào. Đây là một điều gì đó mà chúng ta nên lấy làm cảm kích.
Tôi có một vài câu hỏi về chính sách vượt ra ngoài sự thay đổi đó. Một trong những sự kiện lớn đã xảy ra vào thời điểm bầu cử là tại bang Oasinhtơn và Colorado, việc sử dụng cần sa để tiêu khiển đã được hợp pháp hóa. Liệu một người sử dụng cần sa để tiêu khiển theo đúng luật tiểu bang có nên là một ưu tiên của cơ quan hành pháp liên bang?
Không. Và tôi nghĩ điều Bộ Tư pháp đã liên tục khẳng định là bộ này có nguồn lực hữu hạn. Chúng ta phải tập trung vào các mối đe dọa đến sự an toàn, các mối đe dọa đến tài sản. Khi đề cập đến việc thực thi luật ma túy, những tên trùm buôn bán ma túy, nhũng kẻ đang tấn công con em chúng ta, nhũng kẻ đang can dự vào bạo lực – mới là đối tượng mà chúng ta phải chú trọng.
Một trong những điều khác đang được thảo luận mà tôi nghe được khi ngài suy tính về một nhiệm kỳ thứ hai là ý tưởng cải cách tư pháp hình sự. Những mục tiêu của ngài trong lĩnh vực đó là gì?
Khi đề cập đến tội phạm bạo lực, tôi có xu hướng khá bảo thủ, khá nguyên tắc. Quan điểm của tôi là khi anh cưỡng hiếp, giết hại, tấn công ai đó, anh đã đưa ra một sự lựa chọn; xã hội có tất cả các quyền để không chỉ chắc chắn rằng anh phải trả giá cho tội ác đó, mà trong một số trường hợp còn khiến anh không thể tiếp tục có hành vi bạo lực.
Nhưng có một bộ phận lớn trong số tù nhân đó, một bộ phận vô cùng lớn trong hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta, có liên quan tới những tội phạm phi bạo lực. Và nó đang có một tác dụng vô hiệu hóa đối với các cộng đồng. Toàn bộ những người được trở về với cộng đồng không thể có được một công việc hợp pháp vì một án tù. Và nó ngốn một lượng lớn các nguồn lực. Nếu bạn nhìn vào các ngân sách tiểu bang, một phần lý do học phí tăng lên trong các trường đại học công lập trên cả nước là bởi vì ngày càng nhiều nguồn lực dành để chi trả cho các nhà tù, và chỉ còn ít tiền hơn để cung cấp cho các trường cao đẳng và đại học.
Tôi nghĩ rằng chúng ta phải tìm hiểu xem chúng ta đang làm điều gì đúng đắn để không chỉ đảm bảo rằng xu hướng giảm bớt bạo lực vẫn tiếp tục, mà còn có hàng triệu cuộc sống đang bị hủy hoại hoặc làm cho méo mó bởi vì chúng ta đã không suy tính một cách thấu đáo tiến trình của chúng ta.
Điều đó có nghĩa là kết án thay thế?
Có khả năng là vậy. Bạn không thể đánh cược sự an toàn công cộng; mặt khác, chúng ta đang ở trong một thời kỳ hạn chế về tài chính ở cấp tiểu bang, liên bang và địa phương. Điều có ý nghĩa đối với chúng ta chỉ là đặt ra một số câu hỏi khó khăn.
Khi những cô con gái của ngài ngày càng trương thành, chúng đang làm thay đổi cách ngài suy nghĩ vế chính sách theo những cách thức khác nào?
Đối với bất kỳ bậc phụ huynh nào, khi bạn chứng kiến những đứa con của mình trưởng thành, bạn được nhắc nhở rằng tất cả mọi thứ bạn làm phải tính đến tương lai của chúng. Bạn hy vọng rất nhiều rằng chúng sẽ sống lâu hơn bạn; thế giới sẽ tốt đẹp hơn cho chúng khi bạn không còn ở bên. Bạn bắt đầu suy nghĩ về những đứa con của chúng. Và như vậy, chẳng hạn, về một vấn đề như biến đổi khí hậu, tôi nghĩ rằng về phần đất nước này và thế giới, đặt ra một số câu hỏi rất khó khăn về những gì chúng ta đang để lại phía sau có tác động đối với bạn.
Có cảm giác rằng chúng ta phải có được quyền này, và ít nhất là cho chúng một cơ hội chiến đấu. Theo cùng một cách thức với tư cách là người cha người mẹ, bạn nhận ra rằng bất kể bạn làm điều gì, con cái bạn sẽ có những thách thức – bởi vì đó là hoàn cảnh của con người – nhưng bạn không muốn chúng phải giải quyết những thứ vốn là kết quả từ sự lựa chọn tồi của bạn. Chúng ta phải suy nghĩ về điều đó với tư cách toàn thể xã hội.
Nếu nhìn ra ngoài biên giới nưc Mỹ, những nơi nào khiến ngài phải bận tâm và ngài hy vọng “tôi sẽ làm cho những nơi này tốt hơn trong vòng bốn năm tới”?

Chúng ta đang giúp định hình và cơ cấu hình hài của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng bởi đó sẽ là khu vực của tăng trưởng, dân số, và trung tâm của lực hút ngày càng gia tăng: Và có mong muốn thực sự về vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực đó. Đó phải là một vai trò lãnh đạo thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy, và chúng ta nên hy vọng vào thành công của Trung Quốc. Một nước Trung Quốc ổn định qua thời gian đang chuyển mình thành một xã hội mở cửa, dân chủ hơn sẽ thực sự tốt cho chúng ta về mặt kinh tế và chính trị, từ góc độ an ninh. Ấn Độ – cũng vậy.
Hiện nay, Trung Đông đang trải qua thời kỳ quá độ của chính mình. Tôi – có thể là theo tự nhiên – chỉ lạc quan một cách thận trọng về việc chúng ta có thể chứng kiến một Trung Đông – và Bắc Phi – tự do hơn, mở cửa hơn, và thành công hơn về kinh tế. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta đang trải qua một giai đoạn quá độ không suôn sẻ. Chúng ta nhìn thấy điều này ở Ai Cập. Rõ ràng là đang có những biến động đầy bi thảm ở Xyri.
Tuy nhiên, xu thế sẽ là Trung Đông phải bắt kịp với thế kỷ 21, những người trẻ tuổi ở đó sẽ trông đợi việc có tiếng nói trong tương lai của mình. Họ sẽ muốn được hội nhập vào nền kinh tế thế giới bởi vì họ sẽ nhận ra rằng từ đó cơ hội và của cải sẽ tới, từ việc tham gia một hệ thống thị trường mở.
Một phần vấn đề to lớn khác là sự chuyển đổi và năng lượng sẽ tạo ra những hậu quả địa-chính trị khổng lồ. Nước Mỹ sẽ trở thành một nhà xuất khẩu ròng về năng lượng nhờ các công nghệ mới và những gì chúng ta đang làm với khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Trong nhiệm kỳ bốn năm lần thứ nhất của tôi, chúng ta đã giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ từ nước ngoài từng năm một; hiện nay con số này đã giảm xuống dưới 50%. Chúng ta có thể duy trì được những xu thế này. Tôi nghĩ điều đó sẽ mang lại cho chúng ta khả năng tự do hành động để nói chuyện với Trung Đông theo kiểu mà chúng ta muốn nhìn thấy và thế giới mà chúng ta muốn thấy.
Tôi đã nghe nói về việc ngài viết nhật ký, nhưng chưa bao giờ nghe ngài nói về điều đó. Ngài có đang viết nhật ký hay không?
Tôi sẽ nói với bạn rằng trong bốn năm đầu tiên, tôi đã không siêng năng như tôi đáng ra phải như vậy. Có nhiều thứ mà tôi đã quên là tôi sẽ phải hỏi mọi người. Có những khoảng thời gian nhạt nhoà. Vì vậy, tôi đã không có ý thức về việc ghi nhậtký trong bốn năm qua như tôi đã từng làm khi còn trẻ. Và tôi sẽ có việc phải làm bù trong bốn năm tiếp theo.
Nhưng mục đích của một cuốn nhật ký là gì?
Ồ, tôi không có nhiều thời gian để viết như trước đây, nhưng trong cuộc đời tôi, viết lách đã là một sự rèn luyện quan trọng để làm rõ những gì tôi tin tưởng, những gì tôi nhìn thấy, những gì tôi quan tâm, những giá trị sâu lắng nhất của tôi là gì; quá trình biến một mớ suy nghĩ lộn xộn thành các câu chữ mạch lạc giúp bạn đặt ra những câu hỏi khó khăn hơn.
Và trở lại với Lincoln, có thể một phần lý do ông ấy là vị tổng thống yêu thích của tôi là vì ông đồng thời là một trong những người viết lách giỏi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng bạn thấy đấy, sức mạnh của việc viết lách của ông phát triển và định hình các chính sách của ông. Ông ấy phải suy nghĩ nhiều vấn đề. Ông ấy nghĩ thế nào về chế độ nô lệ? Ông ấy nghĩ thế nào về sự hợp nhất? Ông ấy nghĩ thế nào về Hiến pháp? Ông ấy nghĩ thế nào về vai trò của ý kiến quần chúng? Lincoln khi còn là một luật sư ở Springfield, Illinois không giống như Lincoln với tư cách người diễn thuyết ở Gettysburg. Họ là những con người khác nhau. Và một phần lý do là bởi vì ông ấy có khả năng chắt lọc các cuộc tranh luận đặc biệt này và những lực lượng xung đột này thành một tầm nhìn rõ ràng về việc nước Mỹ là gì và nên trở thành như thế nào. Tôi cũng không viết giỏi được như ông ấy – điều này là rõ ràng.
Trong thi gian tranh cử, tôi đã tình cờ gặp một người từng làm việc cho ngài, nay là thị trưởng của một thành phố lớn của Mỹ, và tôi nói với ông ta “Điều gì đã xảy ra đối vói Tổng thống trong cuộc tranh luận thứ nhất?” Rahm đã nói: “Ông ấy đã có một khoảnh khắc Hawaii”. Điều đó có nghĩa là gì?
Điều mà ông ấy có thể nhắc tới – ông ấy và tôi, một vài lần khi chúng tôi ở trong Phòng Bầu dục, các ngân hàng có vẻ như sắp đổ vỡ, cuộc chiến Ápganixtan đang dữ dội, ngành công nghiệp ô tô đang ở trên bờ vực sụp đổ, chúng tôi ngồi ở đây vào cuối ngày và chúng ta có những ảo tưởng nhỏ nhoi về việc đưa gia đình mình chuyển đến Hawaii và mở một lán bán áo phông ở Bờ Bắc, chúng tôi sẽ chỉ bán áo phông và có thể cả nước giải khát, và ngồi ở đó ngắm nhìn các con sóng. Có thể đó là điều mà ông ấy ám chỉ.
Hãy xem, một phần lý do giải thích tại sao cuộc tranh luận đầu tiên thực sự đã trở thành một kiểu huyền thoại trong tâm trí của các học giả chính trị là vì chúng tôi chỉ đơn giản đã không làm hỏng nhiều thứ vào lần này. Đó thực sự là một chiến dịch tranh cử vận hành tốt. Chúng tôi đã không mắc nhiều lỗi. Nhưng một phần lý do là trên thực tế hình thức tranh luận đặc biệt đó chưa bao giờ là thế mạnh của tôi. Tôi không tiếp cận với hầu hết các cuộc trao đổi tương tác với mọi người để cố gắng sỉ nhục họ hoặc cho thấy họ ngu ngốc thế nào. Và đó là cách người ta ghi điểm trong những chương trình này. Đó là một sự dàn dựng rất giả tạo. Đó là rạp hát.
Nhưng điều chủ yếu là tôi đã không truyền đạt hiệu quả tới người dân Mỹ trong cuộc tranh luận đó rằng điều gì đang lâm nguy, và do đó, điều quan trọng với tôi là phải nhắc nhở bản thân mình rằng dù hình thức cuộc tranh luận đó giả tạo tới mức nào, bất cứ khi nào tôi có 60 đến 70 triệu người đang theo dõi, thì tôi phải chắc chắn rằng họ hiểu được điều gì đang lâm nguy. Liệu chúng ta có thoả mãn với một nước My đang trở nên bất bình đắng hơn, trong đó sự kêt họp giữa toàn cầu hoá và công nghệ đang tạo ra sự chia rẽ ngày càng rộng hơn giữa một số người làm đặc biệt tốt và đại đa số người dân phải chứng kiến những triển vọng của mình tiêu tan? Liệu chúng ta có tin vào một nước Mỹ nói rằng một số người có tính chất Mỹ hơn những người khác, đáng giá hơn những người khác hoặc có giá trị hơn những người khác? Hay liệu chúng ta có tin tưởng vào một nước Mỹ nơi mà Bản tuyên ngôn thực sự có nghĩa như những gì viết trong đó: Chúng ta khắng định một chân lý hiển nhiên rằng tất cả mọi người nam – nữ, đồng tính, không đồng tính, da đen, da trắng, khuyết tật, không khuyết tật – sinh ra đều bình đẳng?
Trong chính sách đối ngoại của chúng ta, liệu chúng ta có tin tưởng vào kiểu nhà nước đồn trú và vai trò lãnh đạo của chúng ta phụ thuộc vào việc hăm dọa và bắt nạt các nước khác phải khuất phục theo ý muốn của chúng ta, hay chúng ta có nghĩ rằng vai trò lãnh đạo của chúng ta bị chi phối phần nào bởi các giá trị và lý tưởng của chúng ta?
Như vậy, có một loạt câu hỏi, nhỏ nhặt, tầm thường và gây bực dọc, lố bịch không kém so với chiến dịch tranh cử ở vài thời điểm, đã xuất hiện – người dân Mỹ đã đưa ra quyết định. Nhưng tôi nghĩ sự lựa chọn của họ được đưa ra ít liên quan đến tôi mà liên quan nhiều hơn đến họ, liên quan nhiều hơn đến người mà họ đã nhìn thấy bản thân mình sẽ trở thành như vậy. Theo ý nghĩa đó, năm 2012 có thể là một chiến thắng làm hài lòng hơn năm 2008 – bởi vì năm 2008 chỉ toàn là niềm vui, phấn khởi – ít nhất đó là cách mà người dân nhớ về nó. Điều đó có vẻ giống như một khoảnh khắc ánh sáng bỗng lóe lên, tất cả các sức mạnh này hội tụ lại với nhau. Vì vậy, tôi nghĩ rất dễ để cho rằng có thể năm 2008 là không bình thường, và tôi nghĩ năm 2012 là một chỉ dấu, không, đây không phải là một năm bất thường.
Chúng ta đã trải qua một thời kỳ rất khó khăn. Người dân Mỹ thất vọng một cách hoàn toàn đúng đắn về tốc độ của sự thay đổi, nền kinh tế vẫn đang chật vật, vị tổng thống mà chúng ta bầu lên này là không hoàn hảo, nhưng bất chấp tất cả những điều đó, đây là người mà chúng ta muốn. Đó là một điều tốt đẹp./.

1588. THẾ GIỚI CÓ NÊN KỲ VỌNG VÀO ÊKÍP MỚI CỦA OBAMA?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm,ngày 31/01/2013

THẾ GIỚI CÓ NÊN KỲ VỌNG VÀO ÊKÍP MỚI CỦA OBAMA?

TTXVN (Niu Yoóc 28/1)

Ngày 22/1, “Tạp chí Chính trị Thế giới” đăng bài của tác giả Richard Weitz, nhà phân tích cấp cao và giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị – Quân sự của Viện Hudson và chuyên gia của tổ chức Wikistrat của Mỹ, trong đó nhận định Tổng thống Barack Obama sẽ bắt đầu nhiệm kỳ hai bằng cách tạo ra một ê kíp an ninh quốc gia mới. Hiện nay, gần như tất cả các vị trí chủ chốt của Nội các mới của Tổng thống Obama sẽ được Thượng viện thông qua trong những ngày tới, trong đó có Thượng nghị sĩ John Kerry đúng đầu Bộ Ngoại giao, cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel lãnh đạo Bộ Quốc phòng và ông trùm chống khủng bố của Nhà Trắng John Brennan phụ trách Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tuy nhiên, thế giới không thể trông chờ “ê kíp bạn bè” mới của Chính quyền Obama bởi vì:
Mặc dù một số nhà phân tích và chuyên gia ở Mỹ mô tả “ê kíp bạn bè” mới của Tổng thống Obama đại diện cho xu thế hướng nội, nhưng những sự kiện thế giới không thể cho phép nhận định như vậy. Cũng như trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Obama có thể đối mặt với khoảng cách giữa các mục tiêu ưu tiên và chiến lược: chú trọng châu Á và xây dựng lại sức mạnh quân sự cũng như kinh tế của Mỹ, nhưng các tình huống bất ngờ xảy ra ở trong và ngoài nước đã làm đảo lộn sự quan tâm và đe dọa chương trình trong nước của ông Obama. Một trong những bằng chứng thể hiện rõ sự thay đổi phương hướng của Chính quyền Obama là châu Phi. Châu Phi không nhận được sự quan tâm nhiều như lục địa đen này từng mong đợi dưới Chính quyền Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng những sự kiện gần đây ở Angiêri, Mali và nhiều nơi khác ở châu Phi sẽ thay đổi xu hướng này. Số lượng các nhóm chiến binh Hồi giáo ở châu Phi, trong đó một số nhóm có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức buôn lậu và al-Qaeda, ngày càng tăng từ Xômali ở khu vực Sừng châu Phi đến Mali. Tất cả các nhóm chiến binh Hồi giáo đều tận dụng các khu vực quản lý yếu kém và bắt đầu phối hợp các kế hoạch, tổ chức huấn luyện và buôn lậu các loại vũ khí. Khi Lầu Năm Góc rút lực lượng khỏi Ápganixtan, sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Phi sẽ tăng nhưng chú trọng duy trì lực lượng chuyên gia và cố vấn quân sự. Năm 2013, Mỹ sẽ triển khai khoảng 100 nhóm nhân viên huấn luyện ở 30 nước châu Phi. Phần lớn nỗ lực huấn luyện của lực lượng Mỹ nhằm ngăn chặn các hoạt động khủng bố và các vụ bạo loạn nổi lên tại các nước châu Phi vốn yếu kém về an ninh và kinh tế. Đây là một nhiệm vụ khả thi, giá trị và tổn thất thấp cho Mỹ, đặc biệt nếu các nước đồng minh châu Âu sẵn sàng nắm vai trò lãnh đạo các chiến dịch can thiệp quân sự cần thiết như Pháp và Anh từng thực hiện tại Libi và hiện Pháp đang tiếp tục đi đầu ở Mali, về lý thuyết, châu Âu có thể ủng hộ nhiệm vụ chống khủng bố của Mỹ tại châu Phi, bởi vì các mạng lưới buôn bán ma túy và tội phạm xuyên quốc gia đã và đang phát triển đến châu Âu. Nhưng thực tế, các đồng minh châu Âu của Mỹ đang gặp nhiều khó khăn về ngân sách như Mỹ. Do đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu dường như chỉ hành động đủ để giữ cho đồng euro tồn tại nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề cơ bản của đồng tiền chung, cũng như, các chính trị gia Mỹ tiếp tục tìm cách giải quyết thâm hụt ngân sách của Mỹ. Nhưng các đồng minh xuyên Đại Tây Dương của Mỹ đã hành động song song chứ không hợp tác hiệu quả về vấn đề chống khủng bố.
Bên cạnh những thách thức tại châu Phi, châu Âu và xu hướng trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Chính quyền Obama, các nhà hoạch định kế hoạch an ninh quốc gia Mỹ không thể bỏ qua các mối đe dọa tiềm tàng tại Trung Đông. Hơn một năm sau khi Mỹ rút quân khỏi Irắc, Bátđa xuất hiện những căng thẳng chính trị đáng lo ngại. Thủ tướng Irắc Nouri al-Maliki bắt giữ đối thủ người Sunni và đàn áp phe đối lập chính trị, từ đó dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ và thúc đẩy xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng trên cả nước. Trong khi đó ảnh hưởng của Mỹ đối với Bátđa giảm đáng kể sau khi rút Mỹ rút quân vào tháng 12/2011, thay vào đó Nga và Trung Quốc đang trở thành nguồn cung cấp các loại vũ khí chủ yếu và động lực thúc đẩy xuất khẩu năng lượng của Irắc. Ngoài ra, ảnh hưởng của Iran tại Irắc vẫn mạnh. Hơn nữa, Xyri đang có nguy cơ tan vỡ và bạo lực sẽ lan sang các nước láng giềng Libăng, Gioócđani và Irắc. Quá trình chuyển đổi chính trị tại Ai Cập, Tuynidi và Libi vẫn đang diễn ra. Chính phủ Yêmen dường như đã vượt qua quá trình chuyển đổi chính trị để ngăn chặn hiệu quả chi nhánh al-Qaeda, nhưng quân sự hóa ngày càng tăng của những người biểu tình hòa bình tại Baranh có thể đe dọa một căn cứ hải quân quan trọng của Mỹ ở vùng Vịnh. Iran sẽ tiếp tục là vấn đề đau đầu cho Chính quyền Obama nhiệm kỳ hai. Các cuộc đàm phán của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tại Téhéran mới đây đạt được tiến bộ rất ít, từ đó để lại nguy cơ năm 2013 có thể là một năm chiến tranh. Khả năng cuộc bầu cử tổng thống Iran dự kiến trong tháng 6/2013 không thể giải quyết những mâu thuẫn phe phái nội bộ ở Téhéran, từ đó khiến các cuộc đàm phán ngày càng bế tắc. Thắng lợi của liên minh cánh hữu của Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu trong cuộc bầu cử ngày 22/1 sẽ tăng sức ép buộc ông Obama phải xem xét các lựa chọn quân sự chống chương trình hạt nhân của Iran. Mặc dù các biện pháp cấm vận quốc tế của Chính quyền Obama đạt được thành công lớn trong việc gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Iran và tập hợp cộng đồng quốc tế chống các hoạt động hạt nhân của Téhéran, nhưng tất cả các biện pháp cấm vận đó không làm chậm khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Téhéran. Một bài toán quan trọng khác buộc Tổng thống Obama phải tìm lời giải ở khu vực Trung Đông là tìm cách đưa Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi các mối quan hệ với Iran, làm cho nước này gần gũi hơn với Ixraen và khôi phục sự cân bằng địa chính trị tự nhiên của Ancara. Mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Mỹ đã cải thiện trên nhiều lĩnh Vực trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, nhưng mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Ixraen tiếp tục căng thẳng. Nếu hai đồng minh mạnh nhất của Mỹ ở Trung Đông hợp tác với nhau sẽ giúp Oasinhtơn giảm bớt gánh nặng kinh tế và quân sự trong khu vực. Trong khi đó, trên mặt trận trong nước cái gọi là thỏa thuận “vách đá tài chính” tuy đã hoãn lại nhưng không giải quyết được cuộc khủng hoảng ngân sách của Mỹ. Cho dù Tổng thống và Quốc hội giải quyết vấn đề đó như thế nào, kế hoạch chi tiêu quốc phòng của Lầu Năm Góc vẫn phải giảm đáng kể trong những năm tới.
Bất chấp tất cả những thách thức trên, lôgích của chính sách trở lại châu Á và chiến lược quốc phòng mới của Mỹ sẽ tiếp tục được triển khai. Nhưng để thực hiện điều đó, Chính quyền Obama phải giải quyết một số vấn đề cơ bản nhằm thu hẹp khoảng cách giữa mục đích nhằm phương tiện quốc phòng và tạo đà tốt hơn cho Mỹ để tránh được những khó khăn bên trong và bên ngoài. Những vấn đề này bao gồm xác định mục tiêu an ninh quốc gia cuối cùng của Mỹ trong một trật tự toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng; làm sao thực hiện tốt nhất các mục tiêu và vai trò thích hợp của Lầu Năm Góc trong nỗ lực này. Chỉ khi đó, Mỹ mới có thể xác định chi phí bao nhiêu để đạt được các khả năng cần thiết và phải chấp nhận mức độ rủi ro trong việc dựa vào các nước đồng minh. Nhưng thế giới không nên hy vọng khi Chính quyền Obama đứng trước nhiều mối đe dọa lớn ở trong và ngoài nước trong nhiệm kỳ hai./.

1245. Bẫy việt vị của Thủ tướng

“Không có một vị thủ tướng nào thừa kế một cơ ngơi có thể ngồi mát ăn bát vàng như Nguyễn Tấn Dũng … Nhưng, ngôi nhà tưởng là vững chãi ấy đã bị đốt cháy chỉ hơn một năm rưỡi sau đó.” Nhưng … “Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.”
Blog Osin

Bẫy việt vị của Thủ tướng

Huy Đức
07-09-2012
Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào.

Kinh doanh đa ngành
Ý tưởng thành lập tập đoàn không chỉ đến từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cần có đủ thông tin để phân biệt mô hình tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng với mô hình tập đoàn áp dụng từ những người tiền nhiệm.
Năm 1994, khi những nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân chững lại vì bị các nhà lý luận “cánh tay phải” của ông Đỗ Mười như Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Nguyễn Đức Bình, coi là chệch hướng. Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ, 1-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký hai quyết định thành lập tổng công ty 90, 91. Trong đó, quyết định 91 có nói đến “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh”.
Ý tưởng thành lập tập đoàn là từ ông Đỗ Mười với quan niệm nền kinh tế cần những quả đấm thép. Nhưng cả ông Kiệt và nhiều ủy viên bộ chính trị đều tán thành. Lúc ấy, hơn một nửa ủy viên bộ chính trị đã được đưa tới Hàn Quốc tham quan và gần như ai cũng choáng ngợp mô hình Cheabol của họ.
Nhưng, từ 1994 cho đến 2005, chưa có tập đoàn nào được thành lập theo quyết định 91. Cuối nhiệm kỳ thứ II, Thủ tướng Phan Văn Khải cho lập 3 tập đoàn: Ngày 26-12-2005, tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Ngày 09-01-2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông; Ngày 15-5-2006, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin.
Thủ tướng Phan Văn Khải thừa nhận, ông là người quyết định cho Vinashin vay 700 triệu USD từ tiền bán trái phiếu chính phủ. Ông Khải cho rằng, Việt Nam, một nước có hơn 3000 km bờ biển không thể không phát triển ngành vận tải biển. Suy nghĩ về tiềm lực biển của ông Phan Văn Khải không sai nhưng đầu tư bằng tiền cho quốc doanh không phải là một cách làm tốt. Nhưng, sự sụp đổ của Vinashin bắt đầu từ khi tập đoàn này được phép kinh doanh đa ngành.
Trước Đại hội Đảng lần thứ X, ông Nguyễn Tấn Dũng được giao làm Tổ trưởng biên tập báo cáo kinh tế của Ban chấp hành Trung ương trước Đại hội. Ông đòi ghi vào báo cáo chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh đa ngành. Các thành viên trong tổ phản đối vì điều này ngược với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước xác lập từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Thay vì tiếp thu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết ra giấy, buộc các thành viên trong tổ phải ghi vào Báo cáo kinh tế nguyên văn: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”.
Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng ngày 27-6-2006. Ngày 29-8-2006, ông cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô tập đoàn; Ngày 30-10-2006 ông cho thành lập thêm Tập đoàn Công nghiệp Cao su… Tốc độ thành lập tập đoàn có chững lại sau khi ông Võ Văn Kiệt khuyến cáo tính ít hiệu quả của mô hình này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 26-7-2007.
Ông Võ Văn Kiệt mất gần 11 tháng sau đó và từ đó cho đến năm 2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy con số tập đoàn từ 5 lên tới 13. Nhưng, không phải số lượng các tập đoàn mà số lượng ngành nghề mà các tập đoàn này được làm mới là nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp nhà nước và nền kinh tế đến bên bờ vực. Rất nhiều tập đoàn có ngân hàng, công ty tài chính và chúng ta có thể nhìn thấy đất của Vinashin ở sâu trong đất liền và hầu như không có tỉnh nào không có một tòa PetroLand mọc lên dưới thời Đinh La Thăng.
Đại nhảy vọt
Không có một vị thủ tướng nào thừa kế một cơ ngơi có thể ngồi mát ăn bát vàng như Nguyễn Tấn Dũng: Tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp; lần đầu tiên Việt Nam có dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đô la; đặc biệt, chính phủ Phan Văn Khải đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam chỉ cần làm thủ tục kết nạp là trở thành thành viên WTO. Nhưng, ngôi nhà tưởng là vững chãi ấy đã bị đốt cháy chỉ hơn một năm rưỡi sau đó.
Thoạt tiên, khu vực kinh tế nhà nước được Nguyễn Tấn Dũng sử dụng như một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng. Ông Phan Văn Khải nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ trong 4 năm. Ngay trong năm 2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.
Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức Thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007. Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 38,7% trong năm 2007. Kết quả, lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gần như hốt hoảng. Những cú shock được áp dụng sau đó đã làm cho nền kinh tế trở nên vô phương cứu chữa.
Đầu quý I-2008, khi con số lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng, thay vì chẩn bệnh để có phương thuốc đúng, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã buộc các ngân hàng nâng mức dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%, các ngân hàng nháo nhào tìm kiếm thêm 20.000 tỷ khiến lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%.
Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỉ đồng. Áp lực tiền bạc của các ngân hàng lên tới 40.000 tỉ đồng đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Sự chênh lệch về lãi suất đã khiến cho các tổng công ty nhà nước rút tiền, đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần.
Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỉ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại. Nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này, rút về. “Cơn khát” tiền mặt toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng trong những ngày này có khi lên tới trên 40%.
Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng chấp nhận lãi suất cho vay 24 – 25%. Các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ đã làm cho lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Ngày 25-3-2008, ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỉ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm.
Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng, “đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng” vì VN-index đã xuống đến đáy. Nhưng, những ngày sau đó, VN-index liên tục lập đáy mới: Ngày 25-3-2008, 492 điểm; Ngày 5-12-2008, 299 điểm.
Chính những “đại gia” gần gũi thủ tướng nhất lại “chết” đau thương nhất vì họ đã từng được vay tiền dễ dàng, có dự án dễ dàng, kể cả các dự án trong khu vực chuẩn bị sáp nhập về Hà Nội. Từ năm 2008, mỗi năm các đại gia này đã phải chịu lãi suất 24-25%/ năm chưa kể những khoản lót tay, trong khi giá trị các dự án chỉ có thể bán được phân nửa so với thời 2007. Thay vì tìm một lối thoát cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tài chính ngân hàng, giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc nợ lại là một cơ hội kiếm tiền cho nhiều đại gia thân hữu mới.
Tham nhũng chưa phải là vấn đề lớn nhất dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng rất nỗ lực để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng. Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải đã sát cánh nhiều năm với Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp. Hơn 500 loại giấy phép [con] đã bị Thủ tướng Phan Văn Khải bãi bỏ. Khi ông Khải rời nhiệm sở, Tổ công tác tiếp tục đề nghị bãi bỏ thêm hàng trăm giấy phép con. Nhưng, thay vì ra quyết định, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải tán Ban nghiên cứu và để cho các loại giấy phép lại mọc lên như nấm.
Có lẽ một người được coi là bảo thủ như ông Đỗ Mười cũng không thể nào ngờ có ngày “hậu duệ” của mình lại ký lệnh tái độc quyền nhà nước đối với vàng. Nhà nước đã từng độc quyền vàng, những người sở hữu từ 2 chỉ trở lên từng bị coi là bất hợp pháp. Ngày 24-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký Quyết định 139, cho phép tư nhân mở tiệm vàng với điều kiện chỉ cần ký quỹ 5 lượng. Chỉ sau hai tháng cả nước có tới 400 tiệm vàng. Quyết định của ông Đỗ Mười được đưa ra như là một giải pháp cộng hưởng để chống lạm phát.
Trong suốt 23 năm tồn tại của Quyết định 139 nền kinh tế chưa bao giờ đổ tội lạm phát cho vàng. Vậy mà bất lực trước khủng hoảng kinh tế, ngày 25-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định 24, giành lấy quyền sản xuất vàng miếng cho nhà nước và buộc doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải có vốn trên 100 tỷ đồng.
Lẽ ra ông Trương Đình Tuyển phải từ chức đứng đầu nhóm 13 người tư vấn sau khi một quyết định như thế ra đời. Bỏ qua các động cơ trục lợi, Nghị định 24 là vi hiến vì nó làm cho vàng miếng không phải SJC của người dân tự nhiên mất giá. Đặc biệt, nó đi ngược lại các cam kết WTO mà ông Tuyển đóng vai trò quyết định trong đàm phán.
Bẫy việt vị
Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: “Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình”. Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là “gây rối Thủ đô”, là có “các thế lực chống đối trong và ngoài nước”.
Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những “tác phẩm báo chí” bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.
Mấy tháng sau, trong khi chính quyền Thủ đô bị kiện và phải mang một gương mặt xấu trong mắt dân chúng, ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội “sớm có luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp”.
Cũng thời gian đó, trong khi chính phủ đang đứng trước nguy cơ bị truy vấn bởi món nợ tới hạn không trả được của Vinashin và nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã việt vị Quốc hội khi đăng đàn nói về biển đảo. Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho dân chúng tạm quên đi những vết thương kinh tế do ông gây ra khi trở thành chính trị gia đầu tiên của Hà Nội nói “Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974”. Ngay cả Bộ chính trị cũng bị bất ngờ. Ông Dũng đã bí mật soạn bài diễn văn này, diễn đi diễn lại nhiều lần trước khi xuất hiện ngày 25-11-2011 trong phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp.
Sau bài phát biểu ấy, nhằm chuẩn bị dư luận chống đỡ những đợt kiểm điểm trong nội bộ, thông tin bắt đầu được rỉ tai, “phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng”. Nhóm “13” hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền.
Sau khi các đại gia gần gũi ông như Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, bị bắt; Trầm Bê ở trong tầm ngắm…, những ai nghĩ rằng ông Dũng đang hoảng sợ rất có thể sẽ mắc bẫy việt vị. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.
Nguồn: Blog Osin

Chính trị – Xã hội

TQ nói Philippines ‘đi ngược thỏa thuận’ (BBC) –  Trung Quốc lại phản đối việc Philipines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa trọng tài quốc tế, gọi đó là ‘đi ngược thỏa thuận’ hai bên.  —Mỹ tái khẳng định: Úc là trụ cột chính trong chiến lược châu Á (RFI)
Petrotimes  Tàu chiến Trung Quốc rầm rập kéo ra Biển Đông   —-Hải quân Trung Quốc tuyên bố tập trận tại bãi cạn tranh chấp với Philippines -Songmoi.vn   —–Tàu chiến Trung Quốc tiến vào Biển Đông - VnExpress
Hạm đội hải quân TQ tiến vào Biển Đông -VietnamNet - Một hạm đội tàu hải quân Trung Quốc đã tiến vào Biển Đông – vùng biển mà Bắc Kinh đang có tranh chấp căng thẳng với một số quốc gia Đông Nam Á – để…
Nơi máu của người lính “không thể nào tan được”!- (Dân trí) – Khi Trung Quốc không ngừng lăm le xâm lấn biển Đông, khi mà mùa xuân sắp gõ cửa mỗi căn nhà thì hiếm có từ nào gần gũi và thiêng liêng như…
Báo Giáo dục Việt Nam  -Ấn Độ sẽ thận trọng đánh giá việc TQ xây đập ở sông Yarlung Tsangpo
Hiến pháp cần thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo  (TN)
HRW: Việt Nam leo thang đàn áp nhân quyền (VOA)  —HRW tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp những ai chỉ trích chính quyền (RFI)
Phát triển ưu tiên, thêm tiền vào túi (RFA)    —-Thương binh kêu cứu vì bị cưỡng chế đất(RFA)   —Ông Đoàn Văn Vươn khó được tại ngoại ngày Tết(RFA)
Bắt đầu lấy ý kiến dân về dự thảo Luật Đất đai (RFA)  —Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nói về vụ Việt Nam bắt giữ và phóng thích ông(VOA)
Bay trên Google (BBC) -Tên ông Nguyễn Bá Thanh được tìm nhiều đột biến trên mạng.
‘Độc quyền khiến Đảng chủ quan’ (BBC) -Một hội thảo chẩn bệnh nói về nạn ‘tự mãn, độc quyền thay chân lý’ trong bộ máy chính trị Việt Nam nhưng các kiến nghị được báo Đảng đưa tin ít ỏi.
Các ca sĩ tham gia chương trình ASIA 71 có thể bị cấm hát ở Việt Nam (VOA)
Bảo Thy bị “ném đá” vì mập mờ ủng hộ Wechat có “đường lưỡi bò” (KT)    —  Nói không với sản phẩm truyền thông số “lưỡi bò” - Lao Động   —–Thêm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa - Tuổi Trẻ
Không lương thưởng Tết chẳng dám về quê -Tiền Phong  —- Công nhân chen chúc, chầu chực rút tiền bên máy ATM - Dân Trí
Pháp luật & Xã hội -Giáp Tết, cán bộ UBND phường “bận”, mặc kệ công trình xây dựng gây ô nhiễm khu …   — Tranh chấp tại Dự án Văn Phú lại bùng phát - Đầu tư CK
Con đường đau khổ “tra tấn” dân (VNN) -Người dân ngụ bên đường Bà Hom (P.13, quận 6, TP.HCM) rất lo lắng khi tết Nguyên Đán đang cận kề mà tuyến đường vẫn chưa được hoàn thành khiến họ phải sống chung với bụi và nguy cơ tai nạn giao thông luôn rình rập.
Đến dưa muối cũng chạy theo mốt Hàn (TVN)   —Ba triệu đồng đổi ờ 2 USD lì xì Tết (VEF)    —-Đột nhập “trung tâm heo lậu” (VEF)
Đừng để có cũng như không  (TN)  -Cơ quan quản lý, cơ quan chức năng được lập ra để làm gì? Câu trả lời đã nằm ngay trong bản thân câu hỏi. Trong bộ máy hành chính – quản lý nhà nước từ trên xuống dưới, hầu như lĩnh vực nào của xã hội cũng có sự tham gia của các cơ quan chức năng – quản lý. Chỉ tiếc một điều, nhiều khi có mà cũng như không.

F.K. – Nên chăng, kí Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp? (Danluan)

Phú Hòa – Cải cách ruộng đất… ngược(Danluan)

Ai ném đá vào Hội Nhà Văn hay chính Hội Nhà Văn ném đá vào nền văn học Việt Nam, ném đá vào lịch sử Việt Nam và bạn đọc?(Danluan)

Học bạ cuối nhiệm kỳ cho “trò” Hillary -Marvin KalbLê Văn lược thuật -DCVOnline
Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [4] » - (ĐCV) – Tiếng kêu thảng thốt: Việt Nam tôi đâu? Việt Nam tôi đâu? Giờ đây Việt Nam Còn hay đã mất mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta… của nhạc sĩ Việt…

Tường thuật các cuộc gặp trao đổi của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ với 2 phái đoàn Ngoại giao Pháp và CHLB Đức tại Thanh Minh Thiền viện (DĐCTM)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 1.2.2013
Hai Phái đoàn Ngoại giao Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức đến gặp gỡ trao đổi với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện – Nhiều nhân sĩ trên thế giới đề cử Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ Giải Nobel Hòa bình năm 2013
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Tổng Lãnh Sự Pháp
Fabrice Mauriès và ông Jean-Philippe Gavois
thuộc Đại sứ Quán Pháp, Hình PTTPGQT  ====>>>
Cơn bão trên Thiên An Môn (hết) -(Phan Ba ) >>>Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 6)>>>Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 5)>>>Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 4>>>Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 3) >>>>Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 2) >>>Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 1)
Chiến tranh Việt Nam trên báo Spiegel- Phan Ba -  Trang này tập hợp tất cả các bài viết về Chiến tranh Việt Nam đã đăng trên báo Der Spiegel do Phan Ba dịch, theo thứ tự thời gian.
Những tội phạm dũng cảm (phần 1) -Phan Ba – phần 2, hết -  Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 và tổng quan về cuộc chiến cho tới thời điểm đó.
Đánh thế đ nào được Huy Đức. Anh xin nghỉ đi, ở nhà em nuôi :) (Nguyễn tường Thụy)
Chương trình Tết ấm áp chia sẻ thương yêu -(Nguyễn tường Thụy)
tet am ap
Thư gửi ông Vượng – Giám đốc TT bảo trợ Xã hội II Hà nội, nơi đang giam giữ Lê Anh Hùng (Lê Dũng -Nguyentuongthuy)- Có kèm bản tiếng Anh.
“BÊN THẮNG CUỘC” ĐANG VIẾT LẠI LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TỪ MỐC 30/04/1975 (Oanh Yến Thị Phạm -Huynhngocchenh)

Lời bình tác phẩm “Có 500 năm như thế” của một giáo sư sử học Mỹ  (HNC) -bản dịch trình bày song ngữ của TS Vũ Thị Phương Anh, ĐH Quốc Gia TP.HCM.

Chuyện bình thường của một xã hội không bình thường(Trần kinh Nghị)

TƯỚNG GIÁP VÀ CUỘC CHIẾN VIỆT-TRUNG THÁNG 2-1979 (PVĐ)
TÂM TƯ CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN VỀ VIỆC “ĐÁNH” HUY ĐỨC VÀ BÊN THẮNG CUỘC. (TSYG)
HÀI HƯỚC: BÊN THẮNG CUỘC VÀ SỰ TỤNG CA CỦA NHỮNG MỊT MÙ (TSYG)
DƯƠNG THU HƯƠNG * CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN (Sontrung)
CHUYỆN ĐỘC TÀI (Sonthithu)

Kinh tế

Xuất khẩu Hàn Quốc gặp khó khăn vì đồng yen phá giá  (RFI)
Giá lúa gạo xuống đáy ngay trước Tết (RFA)   —-Năm giải pháp ổn định vàng của NHNN(RFA)
Ẩn số Phương Nam trong vụ Sacombank  (VEF.VN) – Mối quan hệ Eximbank và Sacombank đã rõ khi dự định sáp nhập được công bố. Tuy nhiên, trong cả vụ thâu tóm trước đây và sáp nhập sắp tới, người ta không thể bỏ qua nghi vấn về vai trò của Phương Nam.
Nhiều dự án BĐS siêu sang “đắp chiếu” (BĐS)
Sức mua thấp tại mùa cao điểm  (TN)    —Nâng giá sàn gạo xuất khẩu (TN)

Thế giới

Hoa Kỳ cảnh báo các vụ tấn công mạng từ Trung Quốc(RFA)   —Mỹ không nhất thiết phải lập căn cứ ở Châu Á(RFA)   —-Mỹ nghiên cứu biện pháp trước các cuộc tấn công trên mạng của Trung Quốc(VOA)    —-Tin tặc TQ báo thù (BBC)   —Tin tặc Trung Quốc tấn công báo tài chính Mỹ Wall Street Journal  (RFI)
Bà Clinton sẽ thôi chức Ngoại trưởng Mỹ hôm nay(VOA)     — Hillary Clinton giã từ Bộ Ngoại giao Mỹ  (RFI) —Đô đốc Mỹ cảnh báo đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên(VOA)   —2 người chết trong vụ nổ bom đại sứ quán Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ(VOA)  —-Phó Tổng thống Biden cảnh báo Iran(VOA)
Miến Điện: Báo Myanmar Express bị kiện tội hacking(RFA)   —Cảnh sát Miến Điện dùng Phosphore giải tán người biểu tình(RFA)   —Miến Điện đón làn gió tự do sáng tác (RFI)
Ai Cập: Người biểu tình đụng độ cảnh sát bên ngoài dinh tổng thống  (VOA)   —Phe đối lập Ai Cập lên kế hoạch biểu tình phản đối(VOA)   —Đụng độ tại Dinh tổng thống Ai Cập (BBC)  —Đối lập Ai Cập duy trì cuộc biểu tình chống tổng thống Morsi (RFI)
Human Rights Watch tố cáo chính sách đàn áp xã hội dân sự của chính quyền Nga (RFI)
Campuchia chuẩn bị lễ hoả táng Cựu Hoàng Sihanouk(RFA)   —-Kim Jong-un hút thuốc khi tới thăm bệnh viện -VietnamNet
Kẻ bắn Giáo hoàng năm 1981 đổ thừa Iran (TN)   —Tàu sân bay Ấn Độ trục trặc vì thiết bị Trung Quốc (NLĐ)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

850 năm ngày xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris (RFI)
Về lại con đường Tơ Lụa để tìm hiểu cội nguồn của khẩu vị (RFI)

Sao Việt catse cao, xài hàng hiệu nhưng trốn thuế (VNN)   —-Ly kỳ săn quà tết khủng biếu sếp (VEF)   —Quái đản thú vui giải đen cuối năm bằng gái trinh  (VNN)   —Điều tra vụ thiếu hụt hơn 106 tấn titan (TN)
Tiền Phong  Nồm ẩm trước Tết, nguy cơ ngộ độc gây ung thư cao   —-Bị côn đồ đánh, nhân viên xe buýt nguy kịch tính mạng - Lao Động
“Giả nai” lấy chồng ngoại bị trục xuất về nước - Người Lao Động    —Nở rộ dạy đánh bạc bịp - Thanh Niên    —16 học viên cai nghiện trốn trại, 1 người tử vong (TN)
Xe dù lộng hành (NLĐ)     —Trung Quốc: Nổ xe pháo bông làm sập cầu cao tốc, 5 người chết (NLĐ)   —Nghi ngờ hơn 1,3 tấn sợi mực khô giả (NLĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét