- Trung Quốc : Đằng sau vụ tai tiếng sex, video và tham nhũng tại Trùng Khánh (RFI) - Không hẹn mà gặp, nhật báo Pháp Libération và đồng nghiệp Indonesia The Jakarta Post đều chú tâm đến tệ nạn tham nhũng.
- Xuất khẩu Hàn Quốc gặp khó khăn vì đồng yen phá giá (RFI) - Hàng xuất khẩu của Hàn Quốc kém hấp dẫn khi đồng won tăng giá so với đơn vị tiền tệ của Nhật.
- Về lại con đường Tơ Lụa để tìm hiểu cội nguồn của khẩu vị (RFI) - Vì sao chúng ta thích món ăn hay món ăn kia ?
- Tang lễ cựu hoàng Sihanouk bắt đầu tại Cam Bốt (RFI) - Hôm nay, 01/02/2013, Cam Bốt bắt đầu tang lễ cựu hoàng Norodom Sihanouk, qua đời vào tháng 10 năm ngoái tại Bắc Kinh.
- Đối lập Ai Cập duy trì cuộc biểu tình chống tổng thống Morsi (RFI) - Một ngày sau khi các đảng phái chính trị Ai Cập cam kết từ bỏ bạo lực để tiến hành đối thoại, phe đối lập vẫn kêu gọi người dân xuống đường ...
- Chính quyền Miến Điện bị tố cáo dùng chất phốt pho trấn áp biểu tình (RFI) - Theo một cuộc điều tra độc lập về vụ trấn áp cuộc biểu tình phản đối dự án khai thác mỏ đồng ở Monywa, phía bắc Miến Điện, thì lực lượng an ninh của nước ...
- HRW tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp những ai chỉ trích chính quyền (RFI) - Trong bản báo cáo năm 2013 về tình hình nhân quyền trên thế giới công bố ngày 01/02/2013, tổ chức Human Rights Watch nhận định : Chính ...
- Bắc Triều Tiên ngụy trang lối vào đường hầm ngầm ở căn cứ thử hạt nhân (RFI) - Thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap, ngày 01/02/2013, đưa tin : Bắc Triều Tiên đã ngụy trang lối vào đường hầm ngầm tại một căn cứ ở phía đông ...
- Hillary Clinton giã từ Bộ Ngoại giao Mỹ (RFI) - Sau bốn năm đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ, ngày 01/02/2013 bà Hillary Clinton chính thức rời khỏi chức vụ Ngoại trưởng để nhường chỗ cho ông John Kerry.
- Miến Điện đón làn gió tự do sáng tác (RFI) - Hàng chục nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của thế giới và của Miến Điện tham gia vào liên hoan văn học quốc tế đầu tiên tại nước này, diễn ra tại ...
- Mỹ tái khẳng định: Úc là trụ cột chính trong chiến lược châu Á (RFI) - Trong cuộc họp báo qua điện thoại, ngày hôm nay, 01/02/2013, từ trụ sở Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, (PACOM) ở Hawai, đô đốc Samuel Locklear ...
- Thủ tướng Nhật Bản sẽ ra một tuyên bố mới về đệ nhị thế chiến (RFI) - Ngày hôm nay, 01/02/2013, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo ông dự tính có một tuyên bố mới liên quan đến chiến tranh thế giới lần ...
- Tin tặc Trung Quốc tấn công báo tài chính Mỹ Wall Street Journal (RFI) - Sau New York Times, đến lượt tờ Wall Street Journal tố cáo tin tặc Trung Quốc đột nhập vào các máy tính cá nhân của các cộng tác ...
- Đài Loan : Kinh tế đi xuống, Thủ tướng từ chức (RFI) - Thủ tướng Đài Loan Trần Xung ngày 01/02/2013 cho biết ông đã từ chức « vì lý do sức khỏe », sau khi nội các của ông bị chỉ ...
- Cựu thị trưởng thành phố New York Ed Koch qua đời (VOA) - Một trong những thị trưởng ăn nói thẳng thắn nhất trong lịch sử thành phố New York, ông Ed Koch, đã qua đời ở tuổi 88
- Phe đối lập Ai Cập lên kế hoạch biểu tình phản đối (VOA) - Liên minh đối lập chính của Ai Cập, Mặt trận Cứu quốc, đang tiến hành kế hoạch tổ chức một cuộc tuần hành chống chính phủ hướng đến dinh tổng thống ở Cairo
- Thượng viện Mỹ thông qua dự luật nâng mức nợ trần (VOA) - Thượng viện Mỹ phê chuẩn dự luật tạm ngưng áp dụng mức trần nợ, tức là giới hạn về số tiền mà chính phủ liên bang có thể vay để thanh toán các khoản nợ
- 2 người chết trong vụ nổ bom đại sứ quán Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) - Một vụ nổ vừa xảy ra bên ngoài đại sứ quán Hoa Kỳ ở Ankara, giết chết ít nhất 2 nhân viên an ninh
- HRW: Việt Nam leo thang đàn áp nhân quyền (VOA) - Phúc trình Toàn cầu 2013 của HRW nói trong năm vừa qua, Việt Nam tiếp tục tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam cầm dài hạn và không cho tiếp xúc với luật sư hay gia đình
- 18 người chết trong vụ đánh bom tự sát ở Pakistan (VOA) - Một kẻ đánh bom liều chết đã nhắm mục tiêu vào một nhà thờ Hồi giáo Shia, giết chết ít nhất 19 người và làm bị thương hơn 30 người
- Phó Tổng thống Biden cảnh báo Iran (VOA) - Phó Tổng thống Biden cảnh báo Iran rằng các hoạt động ngoại giao sẽ không kéo dài vô tận
- Bangladesh rút lại yêu cầu xin Ngân hàng Thế giới tài trợ xây cầu (VOA) - Bangladesh rút lại yêu cầu của nước này xin Ngân hàng Thế giới tài trợ cho một dự án xây cầu bị vướng vào những cáo buộc tham nhũng
- Một thành viên ban nhạc Pussy Riot bị giam phải nhập viện (VOA) - Cơ quan quản lý nhà giam của Nga cho hay một trong hai thành viên của nhóm nhạc nữ Pussy Riot đã được đưa vào bệnh viện
- Các ca sĩ tham gia chương trình ASIA 71 có thể bị cấm hát ở Việt Nam (VOA) - Chính quyền TPHCM đang xét đến chuyện cấm biểu diễn đối với một số ca sĩ hải ngoại đã tham gia trong chương trình văn nghệ Asia 71 với chủ đề '32 năm kỷ niệm'
- Campuchia chuẩn bị hỏa táng thi hài cựu Quốc vương Sihanouk (VOA) - Hàng trăm ngàn người Campuchia kéo ra đông nghẹt các đường phố của thủ đô Pnom Penh hôm nay để theo dõi các nghi thức an táng cố Quốc vương Norodom Sihanouk
- Bà Clinton sẽ thôi chức Ngoại trưởng Mỹ hôm nay (VOA) - Hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thôi giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Thượng nghị sĩ John Kerry sẽ tuyên thệ nhậm chức để thay thế bà
- Giám sát bí mật làm lu mờ phiên xử các nghi can khủng bố 11/9 (VOA) - Vụ án kéo dài nhiều năm sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 nhằm đưa Khalid Sheik Mohammed và 4 đồng bị cáo ra trước ánh sáng công lý đã có biến chuyển kỳ quặc
- Các nhà hoạt động Hàn Quốc tiếp tục phản đối Triều Tiên (VOA) - Các nhà hoạt động Hàn Quốc xuống đường tuần hành tại Seoul để phản đối việc Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba
- Ông Chuck Hagel bị chất vấn dữ dội (VOA) - Nhân vật được Tổng Thống Barack Obama chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng hôm qua đã bị chất vấn gay gắt tại quốc hội Hoa Kỳ về các vấn đề Iran, Israel
- Nổ lớn tại trụ sở công ty dầu khí Mexico, 25 người chết (VOA) - Một vụ nổ làm rung chuyển một trong các tòa nhà cao nhất ở Mexico City, giết chết 25 người và làm bị thương hơn 100 người khác
- 26 người thiệt mạng trong vụ nổ làm sập cầu ở Trung Quốc (VOA) - Ít nhất có 26 người thiệt mạng và khoảng 15 người bị thương sau khi một chiếc xe tải chở pháo bông phát nổ ở miền trung Trung Quốc, khiến một chiếc cầu bị sập
- TQ nói Philippines 'đi ngược thỏa thuận' (BBC) - Trung Quốc lại phản đối việc Philipines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa trọng tài quốc tế, gọi đó là 'đi ngược thỏa thuận' hai bên.
- Sứ quán Mỹ ở Ankara bị tấn công (BBC) - Vụ đánh bom xảy ra ngoài đại sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Ankara, giết chết kẻ mang bom và nhân viên bảo vệ người Thổ Nhĩ Kỳ.
- Tin tặc TQ cũng phá Wall Street Journal (BBC) - Sau New York Times nay báo Mỹ Wall Street Journal cũng nói tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào máy tính của họ.
- HRW: 'VN đàn áp có hệ thống' (BBC) - Tổ chức giám sát nhân quyền HRW chỉ trích chính phủ Việt Nam 'đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do'.
- 'Kinh nghiệm VN ảnh hưởng Hagel' (BBC) - Người được đề cử chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói kinh nghiệm chiến đấu tại Việt Nam tác động quyết định dùng vũ lực.
- 'Đô thị VN phát triển theo phong trào’ (BBC) - Phê phán đô thị Việt Nam phát triển 'theo phong trào',Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nêu định hướng xây dựng 'lấy con người là trung tâm'.
- Quán cà phê Barbie đầu tiên ở Đài Bắc (BBC) - Quán cà phê Barbie đầu tiên mới mở ở Đài Bắc, được trang trí toàn màu hồng, còn nhân viên phục vụ mặc đồng phục váy ren xòe.
- Nga lo ngại vụ 'Israel bắn vào Syria' (BBC) - Nga lo ngại trước tin về ‘cuộc không kích của Israel’ nhắm vào mục tiêu tại Syria, nói như vậy là ‘vi phạm Hiến chương LHQ'
- New York Times nói họ 'bị tin tặc TQ phá' (BBC) - Trong bốn tháng qua, các tin tặc từ Trung Quốc 'liên tiếp' xâm nhập vào trang mạng tờ New York Times, theo tuyên bố mới nhất của báo.
- Dân Dương Nội 'quyết tử giữ đất' (BBC) - Trong những ngày giáp Tết, sự phản kháng của người dân mất đất lại bùng lên dữ dội tại Dương Nội, Hà Nội.
- Sếp một chaebol Hàn Quốc bị tù 4 năm (BBC) - Lãnh đạo của chaebol lớn thứ ba Nam Hàn lãnh 4 năm tù vì tội biển thủ ngân quỹ để đầu tư cá nhân
- Lợi nhuận của Facebook sụt giảm mạnh (BBC) - Facebook cho biết lợi nhuận sụt giảm mạnh một phần do chi tiêu gia tăng cho nghiên cứu và phát triển.
- Y Ban với bằng khen và tin 'đạo văn' (BBC) - Hội nhà văn vẫn muốn trao bằng khen và tiền cho nhà văn Y Ban giữa lúc hai người trong Ban chấp hành nói bà 'đạo văn'.
- 'Độc quyền khiến Đảng chủ quan' (BBC) - Một hội thảo chẩn bệnh nói về thói 'tự mãn, độc quyền thay chân lý' trong bộ máy chính trị Việt Nam nhưng các kiến nghị được báo Đảng đưa tin ít ỏi.
- Ban Nội chính bắt đầu hoạt động (BBC) - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chính thức hoạt động.
- 'St Petersburg, thành phố của tôi' (BBC) - BBC giới thiệu St Petersburg, từng có tên Lenigrad, một thành phố đang đi tìm bản sắc riêng ở nước Nga.
- Sẽ phá tàu chiến Mỹ mắc cạn ở Palawan (BBC) - Một số chuyên gia cho rằng có thể phải phá chiếc tàu dò mìn USS Guardian của Mỹ bị kẹt ở vùng biển Philippines.
- Công an xô xát với nông dân Dương Nội (BBC) - Công an ở Ban Tiếp Dân Hà Nội vừa có vụ xô xát giật biểu ngữ của nông dân Dương Nội đi đòi đất.
- 'St Petersburg, thành phố của tôi' (BBC) - BBC giới thiệu St Petersburg, từng có tên Lenigrad, một thành phố đang đi tìm bản sắc riêng ở nước Nga.
- Kiện TQ, Philippines muốn điều gì? (BBC) - Kế hoạch của Manila là chính thức quốc tế hóa, đa phương hóa việc giải quyết tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.
- Nguyễn Bá Thanh 'lên cao' trên mạng Google (BBC) - Tên của vị tân Trưởng Ban nội chính Trung ương ở Việt Nam được tìm kiếm nhiều một cách 'đột biến' trên Google thời gian qua.
- Tranh luận về giới hạn đối kháng ở VN (BBC) - Một số nhà nghiên cứu Việt Nam tranh luận khi báo cáo thường niên của tổ chức Human Rights Watch.
- Nhìn khác về Trung Nguyên và Starbucks (BBC) - Đặng Lê Nguyên Vũ phải đơn độc đối đầu với sự quy hàng tự giác những giá trị ảo giác đến từ phương Tây?
- Tiến sỹ Mỹ gọi Phạm Duy là 'Đại vương' (BBC) - Tiến sỹ Eric Henry, người vừa dịch hồi ký của Phạm Duy sang tiếng Anh, gọi ông là 'Đại vương' nhạc phổ thông.
- Cư dân mạng cảnh giác với WeChat (BaoMoi)
- TPO – Sau khi xuất hiện những thông tin về dùng WeChat vô tình công
nhận "Đường Lưỡi Bò" của Trung Quốc, nhiều bạn trẻ cảnh giác với ứng
dụng của Trung Quốc này.
WeChat gửi thông báo khẩn cấp cho mọi smartphone có cài phần mềm này.
- Tàu chiến Trung Quốc rầm rập vào Biển Đông (BaoMoi) - Một hạm đội tàu chiến của Lực lượng Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) vừa mới tiến vào vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông để “thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và tập trận”, nguồn tin quân sự địa phương hôm nay (1/2) tiết lộ.
- Miền Bắc vẫn có rét đậm, rét hại trước và sau Tết (BaoMoi) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, trong tháng 2/2013, các tỉnh phía Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây gió mạnh trên Biển Đông, vẫn có khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ (nhiệt độ trung bình ngày tại các tỉnh đồng bằng xuống dưới 15 độ C).
- Thủ tướng Abe: Phái công chức dân sự ra Senkaku thường trú giữ đảo (BaoMoi) - (GDVN) - Shinzo Abe cho biết ông đang xem xét việc biệt phái các công chức dân sự Nhật Bản ra thường trú dài hạn tại nhóm đảo Senkaku để củng cố chủ quyền của Nhật Bản đối với vùng biển đảo này trước các động thái ngày một leo thang từ Trung Quốc.
- Tư lệnh Hải giám TQ không tha Philippines, ’hỏa lực mồm’ im (BaoMoi) - (Phunutoday) - "Tư lệnh" Hải giám Trung Quốc đổ lỗi cho Philippines, tránh né ra tòa, dàn "hỏa lực mồm" bỗng nhiên im bặt, 3 chiến hạm Trung Quốc nghênh ngang kéo pháo qua mặt Nhật Bản... là tin tức thời sự chính ngày 1/2.
- Trung Quốc tiếp tục “né” ra tòa cùng Philipines (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trung Quốc hôm qua (31/1) lại một lần nữa khẳng định quan điểm phản đối việc Philippines đưa tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra phân xử tại Tòa án trọng tài quốc tế theo Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
- Trung Quốc rải ‘lợi ích’ khắp châu Á (BaoMoi) - Sau khi lôi kéo Đài Loan nhằm khống chế Trường Sa, Trung Quốc tiếp tục vươn cánh tay đến Brunei, đương kim Chủ tịch ASEAN nhằm gia tăng sức mạnh và tầm áp chế trong các tranh chấp trên Biển Đông.
- Mỹ không mở căn cứ mới ở châu Á (BaoMoi) - Chuyển trọng tâm quân sự sang châu Á không có nghĩa là Mỹ sẽ tăng các căn cứ quân sự ở khu vực này, mà là củng cố và hiện đại hóa cho quân đội các nước đồng minh.
- Chuck Hagel: Trung Đông và Biển Đông là mối quan tâm hàng đầu (BaoMoi) - Theo Reuters, hôm 31/1, trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện để được phê chuẩn vào vị trí bộ trưởng Quốc phòng, cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Chuck Hagel phải đối mặt với những chất vấn dồn dập từ dưng các nghị sĩ đồng viện cũ về các vấn đề quân sự, chiến tranh của đất nước.
- WeChat sợ hãi (BaoMoi) - Mấy ngày qua, dư luận trong nước liên tục đưa tin về việc WeChat có chứa bản đồ đường lưỡi bò, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
- Nhật - Ấn tạo trục chiến lược hải quân trước Trung Quốc (BaoMoi) - Trong cuộc đối thoại đầu tiên về hàng hải tổ chức ở New Delhi ngày 29/1, Ấn Độ và Nhật Bản đã thống nhất một số nội dung quan trọng trong an ninh hàng hải. Theo đó, chính quyền New Delhi sẽ tăng cường hiện diện hải quân trên Biển Đông và Hoa Đông nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
- WeChat đính chính nhưng vẫn bị lạnh lùng tẩy chay (BaoMoi) - Không ít người dùng hoài nghi với ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- WeChat đính chính nhưng vẫn bị lạnh lùng tẩy chay (BaoMoi) - Đại đa số người dùng quyết tâm quay lưng với ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- "Tư lệnh" Hải giám Trung Quốc lại "dọa" Philippines (BaoMoi) - (GDVN) - "Trung Quốc sẽ không chủ động gây sự trên biển, nhưng có ai đó xâm phạm và thách thức lợi ích biển của Trung Quốc, Trung Quốc quyết không tha."
- Hai tàu khu trục Trung Quốc tuần tra Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Hai tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc đang tiến hành tuần tra chiến đấu ở khu vực xung quanh bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough Shoal, thuộc Biển Đông.
- Tin vắn quốc tế ngày 1/2 (BaoMoi) - Hôm 30/1, Trung Quốc tuyên bố hải quân nước này sẽ có cuộc tập trận trên Thái Bình Dương, bất chấp những bất đồng với Nhật Bản trong việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, chính quyền Tokyo đã quyết định nâng hạn mức ngân sách dành cho quốc phòng để đối phó với những hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông.
- Trung Quốc tìm mọi cách né Tòa án Quốc tế (BaoMoi) - Trung Quốc hôm qua (31/1) đã một lần nữa khẳng định lập trường phản đối đến cùng việc Philippines đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra giải quyết tại tòa án quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
- WeChat TQ ‘bẫy’ người Việt về chủ quyền Biển Đông (BaoMoi) - TPO–Từ những nghi ngờ được cảnh báo về Wechat là "phần mềm gián điệp", nay cộng đồng mạng phát hiện WeChat đang gài bẫy người dùng “xác nhận” chủ quyền phi lý trên Biển Đông mà phía Trung Quốc tự vẽ ra.
- WeChat TQ ‘gài bẫy’ người Việt Nam về chủ quyền Biển Đông (BaoMoi) - TPO–Từ những nghi ngờ được cảnh báo về Wechat là "phần mềm gián điệp", nay cộng đồng mạng phát hiện WeChat đang gài bẫy người dùng “xác nhận” chủ quyền phi lý trên Biển Đông mà phía Trung Quốc tự vẽ ra.
- Trung Quốc "né" ra tòa cùng Philippines (BaoMoi) - Ngày 31.1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhắc lại lập trường phản đối kiên quyết của Trung Quốc trước việc Philippines đưa tranh chấp biển Đông ra Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc.
- Vì sao cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều chèo kéo Indonesia? (BaoMoi) - Mỹ và Trung Quốc đều sức chèo kéo Indonesia do vị trí địa chính trị và vai trò điều hòa của nước này trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.
- Toàn là số âm (BaoMoi) - Vụ “con tàu ma” trôi dạt trên biển Đông được các ngư dân Thanh Hóa kéo vào bờ nghe cũng rùng mình.
- Xuân về trên vùng biển Đông Nam (BaoMoi) - QĐND - Từ 25 đến 30-1, Tàu VH 785 đưa Đoàn công tác Vùng 4 Hải quân (Quân chủng Hải quân) cùng 20 phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đến tặng quà, chúc Tết quân-dân các đảo gần bờ. Tham gia cuộc hành trình này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân ghi lại khoảnh khắc vào Xuân của biển trời Đông Nam Tổ quốc.
- Trung Quốc từ chối ra tòa án Liên Hiệp Quốc (BaoMoi) - Ngày 31/1, sau một tuần Philippines đưa tranh chấp Biển Đông và đường lưỡi bò phi pháp ra tòa án Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức lên tiếng phủ nhận các yêu cầu trên.
- Dân mạng nổi sóng tẩy chay đường lưỡi bò (BaoMoi) - "Những gì liên quan đến đường lưỡi bò của Trung Quốc thì phải kiên quyết tẩy chay".
- Trung Quốc phản đối đưa tranh chấp ra tòa quốc tế (BaoMoi)
- TPO - Trung Quốc liên tục nhắc lại tuyên bố phản đối việc Philippines
đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra tòa án Liên Hợp Quốc,
Chinadaily đưa tin.
Bãi cạn Hoàng Nham/ Scarborough .
- Dân mạng nổi sóng tẩy chay đường lưỡi bò (BaoMoi) - TT - "Những gì liên quan đến đường lưỡi bò của Trung Quốc thì phải kiên quyết tẩy chay".
- Hồng Lỗi tránh né ra tòa, dàn "hỏa lực mồm" bỗng nhiên im bặt (BaoMoi) - (GDVN) - Khẩu khí của Hồng Lỗi đối với Manila cũng bỗng dưng trở nên "mềm mỏng" hơn trước. Ngày 18/6 năm ngoái, Hồng Lỗi đăng đàn cao giọng tuyên bố: "Philippines nên cẩn trọng trong phát ngôn và hành động"
- Khúc quanh mới của cuộc chiến pháp lý (BaoMoi) - SGTT.VN - Mỹ bày tỏ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Thái Lan, Singapore, Việt Nam cũng đã có những tuyên bố hậu thuẫn Manila.
- Weninvitesforeign talents to work in China (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao on Thursday invited more foreign talents to work in China, pledging better conditions for them.
- Chinese to invest more in EU: survey (Washington Post) - Chinese investors generally see the European Union as being open to foreign investment, and are willing to increase investment there.
- Smog affected more than 800m people: report (Washington Post) - The Chinese Academy of Sciences estimated that the recent smog across China has affected more than 800 million people, China Central Television reported on Thursday.
- Demand for oil to rise 4.8% (Washington Post) - As China's economy gradually rebounds, its demand for oil will rise at a modest rate of 4.8 percent to 514 million metric tons this year, and imports will continue to grow, the CNPC Economic and Technology Research Institute said on the same day.
- China's first luxury cruise liner ready to make waves (Washington Post) - China's first luxury cruise liner, the Henna, left the southern resort island province of Hainan for her maiden voyage on Saturday, marking what experts say is a major breakthrough for the cruise industry.
- Sanya crushed by Spring Festival tourist rush (Washington Post) - Sanya may be the country's most popular resort during the coming Spring Festival, but the city's infrastructure is not yet ready for the booming tourism.
- Deals signed for yuan loans (Washington Post) - The first batch of cross-border yuan loans agreements were signed after the Chinese government approved the Qianhai area in Shenzhen to test a freer yuan.
- Nation's wind farms heading offshore (Washington Post) - China's wind farms are moving offshore, with the largest project going into commercial use in coastal Jiangsu province.
- Learning etiquette in a global context (Washington Post) - Fashion consultant Jiang Zaozao didn't feel confident when dining at Western restaurants until recently.
- Toy makers feel pinch of decrease in exports (Washington Post) - Traditional toy makers in China say they are being hit hard on two fronts: a dramatic fall in exports and a huge rise in the popularity of electronic toys.
- The journey home begins for millions (Washington Post) - Every year, at this time, millions of Chinese embark on the world's biggest travel rush - the trek home.
- National Museum hosts exhibition with works from Met (Washington Post) - The National Museum of China is hosting an exhibition with 130 works from New York's Metropolitan Museum of Art.
- Spring Rush delivers poor fast food (Washington Post) - Spring Rush delivers poor fast food
- Paralyzed man gets new ventilator (Washington Post) - The paralyzed man who has been breathing with the help of a respiratory bag and a home-made ventilator for seven years is getting a new "lung".
- Photos: Spring Festival around the world (Washington Post) - The 2013 Lunar New Year, or Spring Festival, will begin on February 10 and marks the start of the Year of the Snake.
- ALS patient gives birth to baby boy (Washington Post) - A woman with Lou Gehrig's disease gave birth to a baby boy Wednesday morning at a hospital in Beijing.
- Guizhou comes in from the cold (Washington Post) - Political advisers called for central heating systems to be installed in urban Guizhou province.
- Fictional truth to power (Washington Post) - The former secretary of an official executed for corruption has won acclaim with his novels about the dark side of politics. Why officialdom still sells
- Hot debate on how to keep South warm (Washington Post) - Govt-backed heating services to the south were urged. The question is: Whereto find an energy source, and who will bear the costs of putting the heating facilities in place? Guizhou comes in from the cold
- Li urges more mutualtrust with US (Washington Post) - Vice-Premier Li Keqiang called for more trust between China and the United States while meeting a visiting US congressional delegation on Thursday.
- Rural development remains a top priority (Washington Post) - Efforts will be intensified to accelerate the country's agricultural modernization and enhance developmental vitality in the sector, a central policy document said.
- Chinese navy fleet to start training in West Pacific Ocean (Washington Post) - A Chinese navy fleet will conduct a training exercise in the Pacific after sailing through islands off the country's coast, the defense ministry said Wednesday.
- Premier underscores inflation issue (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao on Wednesday stressed that issues regarding consumer prices should never be underestimated, though the country's inflation has remained moderate.
- 12 dead in NE China mine accident (Washington Post) - Death toll rose to 12 Wednesday afternoon from a coal mine accident in Northeast China's Heilongjiang province, local authorities said.
- Pollution top for new Beijing leaders (Washington Post)
- Lawmakers and advisers renewed calls to tackle environmental and
traffic issues, both major sources of public concern, as Beijing elected
new leadership.
Air quality a hot topic in Shanghai
- China willing to consolidate trust with ROK (Washington Post) - China is willing to further consolidate mutual trust with the Republic of Korea and work together to maintain peace and stability in Northeast Asia, said a senior Chinese leader.
- Living Buddha takes on a new political role (Washington Post) - From the acne scars on his cheeks to the soft moustache on his upper lip, youth manifests itself on the face of the Living Buddha in saffron robes.
- China to prioritize strategic ties with Russia (Washington Post) - The new Chinese leadership will prioritize the development of the comprehensive strategic partnership between Russia and China, a senior Chinese leader said on Monday.
Ra mắt trang web Cùng Viết Hiến Pháp
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt nam 1992 đã gây nên sự chú ý rộng rãi
trong người dân. Trang Cùng viết Hiến pháp này ra đời nhằm tạo thêm một
không gian đối thoại cho tất cả những người quan tâm đến việc sửa đổi
Hiến pháp, để họ có thể cùng thảo luận về chủ đề này một cách nghiêm túc
và dân chủ.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia. Hiến pháp phải chứa đựng
những nguyên tắc làm nền tảng cho việc xây dựng thể chế chính trị, tổ
chức và vận hành của nhà nước, bảo vệ những quyền cơ bản của người dân.
Một bản hiến pháp tốt là bước đầu tiên để đảm bảo cho các công dân cùng
nhau xây dựng một cuộc sống hoà bình, tự do, một xã hội dân chủ và công
bằng, cái mà xét cho cùng, chính là lý do cho sự tồn tại của mọi thiết
chế xã hội. Tuy đều có hoặc đều dựa vào nền tảng triết học này, hiến
pháp của các nước đã ra đời trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, đã
bị chi phối bởi những hệ thống quyền lợi, những sức mạnh chính trị khác
nhau, và rốt cuộc chúng đã có những dấu ấn khác nhau lên lịch sử phát
triển của mỗi nước. Để hiểu Hiến pháp 1992 và tham gia tích cực vào việc
sửa đổi nó, thiết nghĩ cần tham chiếu các bản Hiến pháp Việt nam đã
từng có trước đó, cũng như những bản Hiến pháp đã có dấu ấn trong lịch
sử thế giới.
Cùng viết Hiến pháp sẽ đăng, hoặc đăng lại những bài viết phân tích về
những nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt nam 1992, về
bối cảnh ra đời, dấu ấn lịch sử của những hiến pháp quan trọng trên thế
giới, và sẽ đặc biệt quan tâm đến những yếu tố làm nên sức sống và sức
mạnh của một bản hiến pháp, như một hệ qui chiếu trong một thế giới luôn
luôn vận động, chứ không chỉ đơn thuần như một công cụ cho công tác
quản lý nhà nước.
Cùng viết Hiến pháp khuyến khích đối thoại giữa các tác giả, và với độc
giả. Cùng viết Hiến pháp đề cao tinh thần tôn trọng trong đối thoại, tôn
trọng người viết, tôn trọng người đọc, tôn trọng ngữ pháp tiếng Việt.
Cùng viết Hiến pháp khuyến khích tranh luận thẳng thắn dựa trên lý lẽ và
dẫn chứng, không lấy phẫn nộ làm phương pháp tranh luận, không nhận
đăng những ý kiến có tính qui kết vô căn cứ, có tính thoá mạ, vu khống
hoặc lạc đề.
Cùng viết Hiến pháp chủ trương hạn chế nội dung trong phạm vi những vấn
đề liên quan trực tiếp đến Hiến pháp và việc xây dựng một nhà nước pháp
quyền. Các vụ việc cụ thể nếu được nêu sẽ khoanh định dưới dạng thức học
thuật để nghiên cứu tính hợp lý và nhất quán của Hiến pháp và pháp
luật. Cùng viết Hiến pháp không tham gia vào việc bình luận, phán xét
đúng sai trong những vụ việc cụ thể.
Cùng viết hiến pháp ra đời ngày 1/2/2013 để tạo ra một không gian đối
thoại dân chủ về việc sửa đổi Hiến pháp, và sẽ được duy trì ít nhất đến
ngày 31/03/2013 để phục vụ việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi
Hiến pháp 1992. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là bước khởi đầu tạo điều kiện
cho những đối thoại thẳng thắn về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam.
Nhóm khởi xướng
Ngô Bảo Châu
Đàm Thanh Sơn
Nguyễn Anh Tuấn
Ban Biên Tập: Nguyễn Đăng Dung, Bùi Đức Lại, Khương Duy, Nguyễn Ái Cần.
Tiêu Dao Bảo Cự - Đọc “Bên thắng cuộc” để tìm sự đồng thuận cho hiện tại và tương lai
Cuốn sách Bên thắng cuộc của
tác giả Huy Đức vừa mới ra đời đã tạo thành một hiện tượng, nhiều người
tìm đọc, giới thiệu cho nhau, ngợi ca và phê phán. Một cơn sốt trong dư
luận như thế này là điều hiếm có từ một cuốn sách khá khô khan.
Về bản thân cuốn sách Bên thắng cuộc
Nội dung của Bên thắng cuộc
không phải là vấn đề mới. Lịch sử Việt Nam sau 1975, ai đã từng trưởng
thành trong giai đoạn này mà không sống trải, chiêm nghiệm hay nghe,
biết ít nhiều về những gì đang trào sôi trên đất nước và ảnh hưởng đến
từng số phận con người. Cái mới ở chỗ tác giả đã tập trung vào một số
chủ đề nổi cộm với cách trình bày sáng sủa, đầy ắp tư liệu để cung cấp
cho người đọc một cái nhìn tổng thể, sinh động và liên tục.
Có người nói cuốn sách không trình bày
được toàn bộ sự thật về giai đoạn lịch sử này. Điều ấy tất nhiên và đòi
hỏi đó là một yêu cầu vô lý. Ai, cuốn sách nào có thể trình bày được như
thế? Không ai cả, nếu không phải là hàng trăm cuốn sách và một độ lùi
lịch sử vài ba chục năm nếu tình hình thuận lợi, không còn độc đảng toàn
trị, độc quyền viết lịch sử.
Có người ở ngành lịch sử trong nước
than: ước gì chúng tôi có thể có tư liệu và tự do để viết như Huy Đức,
một người làm báo. Người viết sử chính thức trong hệ thống chỉ được phép
sử dụng tư liệu chính thống và viết theo quan điểm chính thống. Làm sao
có sự thật lịch sử.
Có người còn nói về thể loại, cho rằng Bên thắng cuộc
không phải là sách lịch sử, không có giá trị. Sao lại phải gọt chân cho
vừa giày? Thiếu gì sách lịch sử “đúng kiểu” mà lại chẳng có bao nhiêu
lịch sử trong đó. Tác phẩm làm ra các thể loại chứ không phải thể loại
làm ra tác phẩm. Điều này đúng không phải chỉ cho lịch sử mà còn trong
văn học nghệ thuật. Thí dụ có nên tranh cãi tiểu thuyết và truyện ngắn
cần phải có cốt truyện hay không. Đơn giản là cuốn Bên thắng cuộc viết về đất nước thời kỳ sau 1975 và giá trị của nó ở chỗ mang lại điều gì có ích cho người đọc.
Bên thắng cuộc có nhiều điều
mới và không mới, đúng và không đúng, đối với người này người khác.
Chuyện “tuẫn tiết”, tù cải tạo, vượt biên, không thể nào Huy Đức biết
được nhiều, đầy đủ và thấm thía bằng những người trong cuộc, nhất là khi
nhiều người trong số họ sau khi ra nước ngoài đã viết bút ký, hồi ký về
chuyện của mình và những người đồng cảnh. Cũng những chuyện đó và nhiều
chuyện khác, thế mạnh của Huy Đức là người có hiểu biết, có tư liệu đặc
biệt của bên thắng cuộc mà nhiều vấn đề đến nay vẫn chưa được phổ biến
công khai. Những cuộc phỏng vấn, chuyện trò cá nhân, các hoàn cảnh và
tâm tình riêng tư của giới lãnh đạo được đưa vào không phải là những
“chuyện vặt vãnh” mà chính là giúp soi rọi thêm tình hình, vì lịch sử
không chỉ là những sự kiện khô khan, những con số, ngày tháng, chủ
trương chính sách mà do con người cụ thể tác động, nhất là những người
nắm quyền lực.
Có những vấn đề tuy đã chú ý tập trung
nhưng Huy Đức cũng không thể nào giới thiệu đầy đủ như chuyện “cởi” và
trói” thời Nguyễn Văn Linh, chỉ riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật
và báo chí. Tác giả đã không đề cập cơn sóng phản kháng đòi tự do dân
chủ cuồn cuộn trong giới văn nghệ và báo chí ở nhiều tỉnh Miền Trung,
Tây Nguyên, Miền Nam, kể cả trong một số báo Đảng và những hệ lụy sau
đó. Đây chỉ là một nhận xét, dĩ nhiên không thể đòi hỏi quá nhiều ở tác
giả trong một cuốn sách viết toàn diện về một thời kỳ dài phức tạp như
thế.
Giá trị nội dung của bản thân Bên thắng cuộc,
chính là lịch sử, hay hoàn cảnh đất nước từ sau 1975, được tái hiện một
cách công phu, tập trung, với tư liệu phong phú, có thể tin cậy, một
cách tương đối khách quan, bằng bút pháp trong sáng của một nhà báo có
tâm, có nghề, được chuẩn bị một cách có ý thức và khoa học qua nhiều năm
tháng, với ý chí và ý định rõ rệt muốn mang lại sự thực cho một giai
đoạn lịch sử hiện tại, đáng lý rõ rệt thì lại quá mù mờ.
Các nguồn tư liệu riêng và chung phong
phú, với hàng nghìn chú thích nghiêm túc (cuốn I có 608 chú thích, cuốn
II có 654 chú thích), không chỉ về những vấn đề sau 1975 mà còn ngược về
quá khứ nhiều năm trong những sự kiện liên quan, cho thấy sự làm việc
cẩn trọng, cần mẫn của tác giả. Có thể đã có những sai sót đây đó nhưng
có lẽ do vô tình chứ không phải cố ý của tác giả.
Vì mục đích nói về bên thắng cuộc nên
những tư liệu đưa ra cũng chủ yếu của bên này. Có những tư liệu chứng tỏ
sự dối trá rõ rệt và đó là dối trá của nhà cầm quyền chứ không phải là
dối trá của người trích dẫn, như ta có thể thấy khi tác giả đưa ra những
tư liệu trái ngược chung quanh chuyện cải tạo. Thí dụ một trích dẫn
trên báo Tin Sáng mô tả “không khí trong các trại cải tạo từa
tựa như một trại hè” trước khi giới thiệu một lá thư của người chồng là
sĩ quan đang cải tạo gởi cho vợ. Người đọc có thể thấy dụng ý mỉa mai
của tác giả chứ không phải đồng tình khi cố ý đưa ra trích dẫn đó một
cách khách quan và đặt trong bối cảnh bi đát của toàn bộ chuyện cải tạo.
Những cách đọc Bên thắng cuộc
Bên thắng cuộc chắc chắn là một
cuốn sách đáng để đọc, nội dung của nó không tranh luận, tranh cãi với
ai nhưng vừa mới ra mắt đã tạo nên nhiều dư luận ngược chiều, tranh
luận, tranh cãi đến mức cực đoan và chắc chắn chuyện này còn tiếp diễn.
Đây là hiệu ứng thành công và đáng mừng của một tác phẩm.
Trừ một số bài viết dù ở bên này hay bên
kia, có nhận định một cách khách quan, phần lớn các bài viết chống cuốn
sách ở cả hai phía thắng và thua cuộc (kể cả việc biểu tình chống dù
chưa đọc sách), đều chứng tỏ “hội chứng chính nghĩa” của cuộc chiến
trước đây đến nay vẫn chưa chấm dứt mà còn tiếp diễn một cách gay gắt
khi sự ra đời của cuốn sách kích động lên.
Dĩ nhiên có một số sự kiện lịch sử trước
và sau 1975 vẫn chưa được soi sáng đầy đủ và chưa có nhận định thống
nhất từ nhiều phía do tính chất mù mờ phức tạp của lịch sử và quan điểm,
chính kiến của người trong cuộc. Tuy nhiên tâm trạng rõ rệt của những
người chống cuốn sách vẫn là phe ta, đường lối chính sách của phe ta có
chính nghĩa, ai nói khác đi đều là thứ phản bội, tội đồ của dân tộc.
Chính điều này đã góp phần làm lịch sử “giẫm chân tại chỗ” khi đáng lý
phải vùng vẫy thoát ra khỏi vũng bùn của máu và nước mắt.
Về tựa đề Bên thắng cuộc và tên hai phần của cuốn sách (Giải phóng và Quyền bính), có lẽ tác giả Huy Đức đã nghiền ngẫm sâu xa và sự lựa chọn có sức gợi nhiều ý nghĩa.
Bên thắng cuộc vì sau
1975 đất nước thuộc về bên thắng cuộc, bên phải chịu tránh nhiệm trước
dân tộc và lịch sử, hiện tại và mai sau. Tác giả là người đã trưởng
thành, làm việc và chiêm nghiệm trong bộ máy cai trị, có cái nhìn cận
cảnh từ bên trong, hi vọng có thể đưa ra một tiếng nói về sự thật, khác
với tiếng loa đồng ca một chiều đinh tai nhức óc như hình chụp dùng làm
bìa cho tác phẩm.
Giải phóng nhưng những
điều diễn ra sau đó với cải tạo, vượt biên, đánh tư sản, ngăn sông cấm
chợ… lại không hề mang ý nghĩa giải phóng. Ngược lại thực tế đã chứng
minh nhân dân Miền Nam và cả nước lại đi vào vòng trói buộc, vào cảnh
trì trệ thay vì cất cánh như đáng ra phải có sau khi đã “thống nhất đất
nước, quy giang sơn về một mối”. Chưa kể đến gợi ý trong lời mở đầu của
tác giả, đây là Miền Bắc giải phóng Miền Nam hay ngược lại.
Quyền bính bộc lộ bản
chất của một tập đoàn khi đã nắm được quyền lực cai trị. Trình độ kém
cỏi trong xây dựng đất nước thời bình, bệnh giáo điều, chủ quan duy ý
chí và kiêu ngạo cộng sản; sự quyết đoán của những cá nhân lãnh đạo
không đủ tầm và tâm; các cuộc đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực;
“lỗi hệ thống” mang tính bao trùm mà những cá nhân dù có thiện chí và ý
chí cũng không sao xoay chuyển…
Trong Quyền bính không phải
không có những điều tích cực nói về những người lãnh đạo và những người
cộng sản. Sinh ra và trưởng thành trong nô lệ và chiến tranh, nhiều
người không được học hành. Họ thường xuất thân là nông dân nghèo, làm
thuê, ở đợ rồi “tham gia cách mạng”. Không được học hành không phải lỗi ở
họ. Tuy nhiên sau đó họ đã học trong trường đời và đấu tranh cách mạng,
với ý chí kiên cường, chịu đựng gian khổ và chấp nhận hi sinh lớn lao.
Khi ở vai trò lãnh đạo, nhiều người cũng đã hết sức ưu tư về tình hình
đất nước, khiêm tốn học hỏi, lắng nghe các trí thức chuyên gia để tìm ra
những quyết sách đúng. Tác giả cũng đã không giấu thiện cảm đối với một
số người, đặc biệt đối với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Đội ngũ các chuyên gia và các trí thức
tham mưu cũng đã ra sức tìm tòi cái mới của thời đại, học hỏi các nước
láng giềng và phương Tây, tham mưu cho lãnh đạo thoát khỏi bế tắc. Nổi
bật là vấn đề kinh tế thị trường, cho dù vẫn còn “cái đuôi định hướng xã
hội chủ nghĩa”, sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến, đa phương hóa,
từng bước đi vào hội nhập toàn cầu. Kết quả dù quá chậm nhưng đất nước
đã không rơi vào vực thẳm.
Tuy nhiên mọi cố gắng đó đều chỉ đạt
thành tựu rất thấp, không tương xứng với năng lực của một dân tộc không
kém cần cù và thông minh so với bất cứ dân tộc nào khác, sau khi đất
nước đã thống nhất. Nguyên nhân chính là “lỗi hệ thống”, bắt nguồn từ sự
độc tài đảng trị, bám chặt giáo điều cổ hủ vì sợ “chệch hướng xã hội
chủ nghĩa” và sự vận hành của guồng máy đã đè bẹp mọi cá nhân có ý muốn
cưỡng lại, cho dù họ ở cấp cao nhất như Võ Văn Kiệt, Trần Xuân Bách,
Trần Độ…
Bên cạnh đó, vì liên minh ý thức hệ và
muốn có chỗ dựa để giữ vững độc quyền lãnh đạo, những người cộng sản cầm
quyền đã lọt vào gọng kềm của Trung Quốc, trở thành một mối họa lớn cho
dân tộc. Đảng Cộng sản rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, loay
hoay giữa hai nguy cơ “mất nước hay mất Đảng”.
Tác giả Bên thắng cuộc không
minh nhiên nói ra những điều trên nhưng qua những gì được trình bày một
cách khách quan, chi tiết, cả chiều rộng và chiều sâu, người đọc có thể
cảm nhận rất rõ thông điệp nào đã được gởi đi từ cuốn sách.
Cho dù những điều trên là đúng như thế,
tác giả có phải là một kẻ nói xấu Đảng, phản bội đất nước như một số báo
chí trong nước quy chụp, hay là một tên cộng sản tay sai tuyên truyền
cho Nghị quyết 36 như một số người ở hải ngoại quy kết? Thật nực cười
khi có hai kết luận trái ngược nhau như thế về cùng một cuốn sách và một
tác giả.
Lịch sử đã qua và đang đi qua từng ngày.
Phải nhận rõ quá khứ nhưng càng phải thấy rõ hơn bước đi cho hiện tại
và tương lai. Hận thù hay kiêu căng về quá khứ để tranh phần chính nghĩa
không ích lợi gì cho số phận và tương lai dân tộc. Thực tế lịch sử,
những người cộng sản đã là bên thắng cuộc và cũng thực tế họ đang đưa
đất nước vào nguy cơ. Vấn đề là phải làm gì có hiệu quả để giải quyết
nguy cơ trước mắt và kiến tạo tương lai chứ không phải nguyền rủa nhau.
Đọc Bên thắng cuộc chính là cơ hội để mọi người nhìn lại toàn bộ tình hình một cách tỉnh táo.
Trong những ngày tháng gần đây không ít
người thuộc nhiều thành phần, trước hết là trí thức và đảng viên có
lương tri thực sự lo cho dân tộc đã đặt ra những vấn đề cấp thiết, đặc
biệt mới nhất trong Lời kêu gọi thực thi quyền con người và Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992:
Dân chủ hóa đất nước, chống độc tài đảng trị, giải quyết nguyên nhân
của mọi nguyên nhân đưa đến tham nhũng, kinh tế suy thoái, văn hóa, đạo
đức xã hội trên đà băng hoại, trước mắt cấp bách là chống Trung Quốc xâm
lược.
Đây là nhiệm vụ của toàn dân tộc không
trừ bất kỳ ai, kể cả Đảng Cộng sản cầm quyền nếu Đảng muốn còn tồn tại
dù có cầm quyền hay không. Ai phá hoại nhiệm vụ này mới là kẻ phản bội
tổ quốc.
Đà Lạt 31/1/2013
© 2013 Tiêu Dao Bảo Cự & pro&contra
Khủng hoảng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên thế giới
Giới thiệu: Bản tiếng Việt dưới đây
dựa trên một cuộc phỏng vấn ông Ian Bremmer, chủ tịch công ty tham vấn
về địa chính trị Eurasia Group, được thực hiện tại Davos, Thụy Sĩ bởi
tạp chí Business Insider. Bài phỏng vấn với văn nói được viết lại thành
một bài bình luận. Nhưng nội dung không thay đổi.
Hình (U.S. Department of Energy): Bản đồ tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản. |
Trung Quốc và Nhật Bản xem ra sắp bước vào một cuộc chiến súng đạn về
một vài hòn đảo nhỏ mà hai bên đang tranh chấp. Sự căng thẳng giữa hai
nước đang gia tăng bất kể những hòn đảo và là một mối lo ngại quốc gia
lớn lao đối với Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới.
Chuyện gì sẽ xẩy ra với Trung Quốc và Nhật Bản?
Vấn đề to lớn là quan hệ, cân bằng sức mạnh giữa hai nước này đã thay đổi và đang thay đổi một cách đột ngột, gây ấn tượng sâu sắc – thật sự và rất mạnh mẽ, không có lợi cho Nhật Bản.
Từ những phối cảnh về an ninh, chính trị, và kinh tế nẩy sinh ra những vấn đề lớn lao cho Nhật Bản. Hiện nay sau cùng Nhật Bản đã có một nhà lãnh đạo [Shinzo Abe] có khả năng tại chức một thời gian. Ông ta không những có khuynh hướng quốc gia dân tộc mà còn có khuynh hướng ngày càng ủng hộ dân chủ. Ông đã là thủ tướng trước đây và là một người thực tiễn hơn, nhưng nếu chúng ta gặp ông, ông nói về sự mong muốn thành lập một liên minh các nước dân chủ tại Á châu [và] hướng nhiều hơn về Ấn Độ, Úc châu, và Tân Tây Lan. Ông [xứng đáng với biệt hiệu] là Ông Chuyển Hướng trước khi vấn đề chuyển hướng trở thành một thời trang.
Nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản bước vào một lãnh vực mà Hoa Kỳ đã hành động vì lo ngại về thử thách của Trung Quốc ở trong vùng. Nhìn từ phối cảnh của chính sách ngoại giao, đây là một cố gắng chiến lược đơn thuần lớn nhất mà chánh quyền Obama đã cam kết.
Chúng ta phải nghĩ rằng Trung Quốc sẽ xem tất cả những thứ này là những hành động khiêu khích. Câu hỏi thật sự là chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để phản ứng tới mức nào trong cách leo thang? Đây có phải là trường hợp xung đột giữa Nga – Georgia hay không? Đúng một chút. Chúng ta đang chọc con gấu phải không? Tôi không có câu trả lời về vấn đề này, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó không tốt.
Tôi có một vài điểm vắn tắt sau đây:
Trước hết, trái với Ông Hồ Cẩm Đào, Ông Tập Cận Bình có quyền hành đối với quân đội. Ông củng cố trực tiếp được nhiều những thứ như Ban Thường Vụ xung quanh. Ông ta là một nhân vật mạnh mẽ hơn, cá tính mạnh mẽ hơn, và dược lòng trung thành của Quân Đội nhiều hơn. Như vậy, nếu muốn leo thang, ông có thể cảm thấy thoải mãi hơn và tự tin rằng ông có thể tăng, giảm mà không mất khả năng kiểm soát. Điều này nguy hiểm cho Nhật Bản.
Nếu chúng ta cũng nhìn vào cách Trung Quốc tiến hành về vấn đề này trước đây: cho phi cơ bay sát địa phận trước những cuộc bầu cử, hầu như là Trung Quốc không muốn Ông [Shinzo] Abe đắc cử, [nhưng] họ chắc chắc không phiền hà nếu Ông Abe thắng. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc bài Nhật là màn kịch Trung Quốc đóng dễ dàng. Nó cho phép Trung Quốc giải tỏa một số việc nếu không sẽ gây ra bất mãn và như vậy tạo ra những khó khăn cho chính phủ Trung Quốc.
Một điểm chót về vấn đề này. Khi chúng ta nhìn vào vấn đề Trung Quốc – Nhật Bản, so với tất cả những lãnh thổ khác trong vùng – chúng ta nói về Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam – với tất cả những nước trong vùng Biển Hoa Nam, Trung Quốc có một nền kinh tế lớn hơn bất cứ nền kinh tế nào của những nước này, nhưng Trung Quốc cũng lại có những cộng đồng dân Trung Quốc ở hải ngoại chế ngự nền kinh tế địa phương. Họ là những doanh nhân, và với thời gian điều này làm cho Trung Quốc thoải mái. Những doanh nhân này biết chuyện gì xẩy ra bên trong nước, tạo ra sự minh bạch. Nhưng điều này cũng có nghĩa là với thời gian, Trung Quốc thật sự cảm thấy như thể là nếu họ chỉ cần xây dựng một quan hệ kinh tế, an ninh sẽ được bảo đảm.
Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng chính trị, họ sẽ có ảnh hưởng an ninh song phương. Tất cả Trung Quốc có thể làm được là nắm chắc rằng Hoa Kỳ không có khả năng để tạo ra những liên hệ đa phương ở trong vùng.
Đối với trường hợp Nhật Bản, điều này không đúng. Không có người Trung Quốc có ảnh hưởng thương mại quan trọng trong nước Nhật. Họ rất mơ hồ về cách thức hệ thống hoạt động. Nhật Bản lớn hơn nhiều, do đó, nếu chúng ta là Trung Quốc, chúng ta nghĩ làm thế nào để có thể thay đổi cán cân theo chiều hướng có lợi cho chúng ta. Khi chúng ta trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi chúng ta xây dựng một quân lực lớn mạnh hơn, vấn đề của chúng ta là Nhật Bản.
Một quốc gia mà chúng ta chuẩn bị để xông xáo tới – bây giờ tạm gọi là quyết đoán – nhưng sau này có thể là xông xáo – là Nhật Bản. Tất cả những yếu tố cấu trúc này thật sự làm tôi lo ngại. Không có gì để nghi ngờ rằng những liên hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn quan trọng. Không có gì phải thắc mắc rằng Hoa Kỳ chắc chắn không muốn thấy tranh chấp giữa nước đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ có thể cố gắng tới mức nào để ngăn chặn cuộc tranh chấp này với một tiền đề là Hoa Kỳ và Nhật Bản có quan hệ mật thiết; Tôi không rõ nếu cuộc tranh chấp sẽ không trở thành nghiêm trọng hơn. Nếu tôi phải đánh cuộc ngay bây giờ, tôi nghĩ rằng sẽ có tình trạng sẽ leo thang nghiêm trọng trong năm 2013.
Tôi nghĩ cho đến nay, Trung Quốc – Nhật Bản là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên căn bản tranh chấp trực tiếp song phương trong những năm sắp tới.
Sẽ có chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản ?
Chuyện gì sẽ xẩy ra với Trung Quốc và Nhật Bản?
Vấn đề to lớn là quan hệ, cân bằng sức mạnh giữa hai nước này đã thay đổi và đang thay đổi một cách đột ngột, gây ấn tượng sâu sắc – thật sự và rất mạnh mẽ, không có lợi cho Nhật Bản.
Từ những phối cảnh về an ninh, chính trị, và kinh tế nẩy sinh ra những vấn đề lớn lao cho Nhật Bản. Hiện nay sau cùng Nhật Bản đã có một nhà lãnh đạo [Shinzo Abe] có khả năng tại chức một thời gian. Ông ta không những có khuynh hướng quốc gia dân tộc mà còn có khuynh hướng ngày càng ủng hộ dân chủ. Ông đã là thủ tướng trước đây và là một người thực tiễn hơn, nhưng nếu chúng ta gặp ông, ông nói về sự mong muốn thành lập một liên minh các nước dân chủ tại Á châu [và] hướng nhiều hơn về Ấn Độ, Úc châu, và Tân Tây Lan. Ông [xứng đáng với biệt hiệu] là Ông Chuyển Hướng trước khi vấn đề chuyển hướng trở thành một thời trang.
Nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản bước vào một lãnh vực mà Hoa Kỳ đã hành động vì lo ngại về thử thách của Trung Quốc ở trong vùng. Nhìn từ phối cảnh của chính sách ngoại giao, đây là một cố gắng chiến lược đơn thuần lớn nhất mà chánh quyền Obama đã cam kết.
Chúng ta phải nghĩ rằng Trung Quốc sẽ xem tất cả những thứ này là những hành động khiêu khích. Câu hỏi thật sự là chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để phản ứng tới mức nào trong cách leo thang? Đây có phải là trường hợp xung đột giữa Nga – Georgia hay không? Đúng một chút. Chúng ta đang chọc con gấu phải không? Tôi không có câu trả lời về vấn đề này, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó không tốt.
Tôi có một vài điểm vắn tắt sau đây:
Trước hết, trái với Ông Hồ Cẩm Đào, Ông Tập Cận Bình có quyền hành đối với quân đội. Ông củng cố trực tiếp được nhiều những thứ như Ban Thường Vụ xung quanh. Ông ta là một nhân vật mạnh mẽ hơn, cá tính mạnh mẽ hơn, và dược lòng trung thành của Quân Đội nhiều hơn. Như vậy, nếu muốn leo thang, ông có thể cảm thấy thoải mãi hơn và tự tin rằng ông có thể tăng, giảm mà không mất khả năng kiểm soát. Điều này nguy hiểm cho Nhật Bản.
Nếu chúng ta cũng nhìn vào cách Trung Quốc tiến hành về vấn đề này trước đây: cho phi cơ bay sát địa phận trước những cuộc bầu cử, hầu như là Trung Quốc không muốn Ông [Shinzo] Abe đắc cử, [nhưng] họ chắc chắc không phiền hà nếu Ông Abe thắng. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc bài Nhật là màn kịch Trung Quốc đóng dễ dàng. Nó cho phép Trung Quốc giải tỏa một số việc nếu không sẽ gây ra bất mãn và như vậy tạo ra những khó khăn cho chính phủ Trung Quốc.
Một điểm chót về vấn đề này. Khi chúng ta nhìn vào vấn đề Trung Quốc – Nhật Bản, so với tất cả những lãnh thổ khác trong vùng – chúng ta nói về Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam – với tất cả những nước trong vùng Biển Hoa Nam, Trung Quốc có một nền kinh tế lớn hơn bất cứ nền kinh tế nào của những nước này, nhưng Trung Quốc cũng lại có những cộng đồng dân Trung Quốc ở hải ngoại chế ngự nền kinh tế địa phương. Họ là những doanh nhân, và với thời gian điều này làm cho Trung Quốc thoải mái. Những doanh nhân này biết chuyện gì xẩy ra bên trong nước, tạo ra sự minh bạch. Nhưng điều này cũng có nghĩa là với thời gian, Trung Quốc thật sự cảm thấy như thể là nếu họ chỉ cần xây dựng một quan hệ kinh tế, an ninh sẽ được bảo đảm.
Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng chính trị, họ sẽ có ảnh hưởng an ninh song phương. Tất cả Trung Quốc có thể làm được là nắm chắc rằng Hoa Kỳ không có khả năng để tạo ra những liên hệ đa phương ở trong vùng.
Đối với trường hợp Nhật Bản, điều này không đúng. Không có người Trung Quốc có ảnh hưởng thương mại quan trọng trong nước Nhật. Họ rất mơ hồ về cách thức hệ thống hoạt động. Nhật Bản lớn hơn nhiều, do đó, nếu chúng ta là Trung Quốc, chúng ta nghĩ làm thế nào để có thể thay đổi cán cân theo chiều hướng có lợi cho chúng ta. Khi chúng ta trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi chúng ta xây dựng một quân lực lớn mạnh hơn, vấn đề của chúng ta là Nhật Bản.
Một quốc gia mà chúng ta chuẩn bị để xông xáo tới – bây giờ tạm gọi là quyết đoán – nhưng sau này có thể là xông xáo – là Nhật Bản. Tất cả những yếu tố cấu trúc này thật sự làm tôi lo ngại. Không có gì để nghi ngờ rằng những liên hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn quan trọng. Không có gì phải thắc mắc rằng Hoa Kỳ chắc chắn không muốn thấy tranh chấp giữa nước đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ có thể cố gắng tới mức nào để ngăn chặn cuộc tranh chấp này với một tiền đề là Hoa Kỳ và Nhật Bản có quan hệ mật thiết; Tôi không rõ nếu cuộc tranh chấp sẽ không trở thành nghiêm trọng hơn. Nếu tôi phải đánh cuộc ngay bây giờ, tôi nghĩ rằng sẽ có tình trạng sẽ leo thang nghiêm trọng trong năm 2013.
Tôi nghĩ cho đến nay, Trung Quốc – Nhật Bản là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên căn bản tranh chấp trực tiếp song phương trong những năm sắp tới.
Sẽ có chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản ?
Hình (Getty Images): Siêu thị Jusco với vốn đầu tư Nhật Bản tại Qingdao, Trung Quốc bị đập phá và hôi của. |
Tôi nghĩ rằng hai nước đang có chiến tranh rồi. Tôi nghĩ rằng cuộc chiến
vi tính chống các ngân hàng Nhật đã gia tăng rất nhiều. Tôi nghĩ chúng
ta nhìn vào những cuộc biểu tình chống Nhật Bản do chính phủ rõ ràng
khuyến khích và ảnh hưởng trực tiếp đối với đầu tư của Nhật tại Trung
Quốc. Chiến tranh ngày nay được điều khiển bằng những phương tiện khác.
Chúng ta có thể chắc chắn không nói rằng những kẻ này là bạn. Câu hỏi là
họ là kẻ thù hay là vừa là bạn vừa là kẻ thù?
Nhìn vào nhóm 20 quốc gia (G-20), liên hệ song phương tệ nhất trong bất cứ hai nước nào trong G-20 hiện nay là Trung Quốc – Nhật Bản. Tôi nghĩ điều này rõ ràng. Nhân tiện đây, mười năm trước là trường hợp Nga – Nhật Bản. Vào thời điểm đó cũng liên hệ đến tranh chấp lãnh thổ. Nhật Bản thật sự đã phải làm việc vất vả để cải thiện liên hệ này.
Vì nhiều lý do tình trạng trước đây dễ dàng hơn nhiều. Chúng ta không có vấn đề văn hóa. Nga thấy Nhật có khả năng trả tiền và tất cả những thứ như vậy. Trường hợp Trung Quốc – Nhật Bản vô cùng khó khăn hơn.
Tôi có nghĩ rằng hai nước sẽ trực tiếp đối đầu nhau không? Đây không phải là trường hợp Nga xâm chiếm Georgia với xe tăng, nhưng chúng ta có thể chắc chắn thấy những cuộc giao tranh nhỏ trên lãnh thổ tranh chấp. Sự kiện này có khả năng lôi cuốn sự có mặt nhiều hơn của Hoa Kỳ trong vùng. Nguy hiểm là điều này có thể làm cho quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc trở nên tồi tệ.
Nếu ở trong đúng tình trạng này, những gì sẽ xẩy ra? Một phi cơ Nhật sẽ bắn đạn lửa vào một phi cơ Trung Quốc. Phi cơ Trung Quốc phản ứng lại và bắn rơi phi cơ Nhật. Cái gì sẽ xẩy ra?
Trước hết chúng ta sẽ thấy bang giao giữa hai nước bị cắt đứt. Dĩ nhiên những đại sứ sẽ bị triệu hồi tức khắc. Không phải là hoàn toàn đoạn tuyệt, nhưng đây là việc đầu tiên xẩy ra. Chúng ta sẽ thấy [những hoạt động] bài Trung Quốc và [những hoạt động] bài Nhật ở khắp nơi. Chúng ta sẽ thấy một vài trường hợp liên hệ đến bạo lực.
Nhìn vào nhóm 20 quốc gia (G-20), liên hệ song phương tệ nhất trong bất cứ hai nước nào trong G-20 hiện nay là Trung Quốc – Nhật Bản. Tôi nghĩ điều này rõ ràng. Nhân tiện đây, mười năm trước là trường hợp Nga – Nhật Bản. Vào thời điểm đó cũng liên hệ đến tranh chấp lãnh thổ. Nhật Bản thật sự đã phải làm việc vất vả để cải thiện liên hệ này.
Vì nhiều lý do tình trạng trước đây dễ dàng hơn nhiều. Chúng ta không có vấn đề văn hóa. Nga thấy Nhật có khả năng trả tiền và tất cả những thứ như vậy. Trường hợp Trung Quốc – Nhật Bản vô cùng khó khăn hơn.
Tôi có nghĩ rằng hai nước sẽ trực tiếp đối đầu nhau không? Đây không phải là trường hợp Nga xâm chiếm Georgia với xe tăng, nhưng chúng ta có thể chắc chắn thấy những cuộc giao tranh nhỏ trên lãnh thổ tranh chấp. Sự kiện này có khả năng lôi cuốn sự có mặt nhiều hơn của Hoa Kỳ trong vùng. Nguy hiểm là điều này có thể làm cho quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc trở nên tồi tệ.
Nếu ở trong đúng tình trạng này, những gì sẽ xẩy ra? Một phi cơ Nhật sẽ bắn đạn lửa vào một phi cơ Trung Quốc. Phi cơ Trung Quốc phản ứng lại và bắn rơi phi cơ Nhật. Cái gì sẽ xẩy ra?
Trước hết chúng ta sẽ thấy bang giao giữa hai nước bị cắt đứt. Dĩ nhiên những đại sứ sẽ bị triệu hồi tức khắc. Không phải là hoàn toàn đoạn tuyệt, nhưng đây là việc đầu tiên xẩy ra. Chúng ta sẽ thấy [những hoạt động] bài Trung Quốc và [những hoạt động] bài Nhật ở khắp nơi. Chúng ta sẽ thấy một vài trường hợp liên hệ đến bạo lực.
Hình (Reuters): Ngoại Trưởng Nhật Fumio gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ |
Hilary Clinton trong lần viếng thăm Washington vào giữa tháng 1, 2013.
Hoa Kỳ tuyên bố không ủng hộ bất cứ một hành động đơn phương nào về cuộc
tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Có thể sẽ có một số người gốc Nhật sống tại Trung Quốc sẽ bị đánh đập và giết chết. Việc đánh phá các cơ sở của Nhật Bản tại Trung Quốc được xem như không chịu đựng nổi. Những công ty Nhật sẽ phải rời khỏi Trung Quốc hàng loạt.
Tình trạng xấu đủ. Đây là những điều thật chắc chắn xẩy ra nếu có kiểu đương đầu như vậy. Câu hỏi đặt ra là hai bên có thể quay ngược trở lại được không?
Về viễn cảnh quân sự, tôi nghi ngờ hai nước muốn như vậy. Hoa Kỳ lập tức sẽ biểu dương sức mạnh. Đây hiển nhiên sẽ là một báo động cao nhất cho cả hai phe, nhưng cũng sẽ có nhiều biện pháp để tạo sự tin cậy giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thử bảo đảm cuộc tranh chấp quân sự giữa Nhật – Trung Quốc không bị vượt ra khỏi khả năng kiềm chế.
Bây giờ hãy nhớ rằng Nhật Bản chi tiêu vào khoảng 1% tổng sản phẩm nội địa về quốc phòng. Nhật Bản không tự bảo vệ như chúng ta. Điều này làm cuộc sống dễ dàng hơn khi nghĩ về tình trạng tồi tệ có thể gặp phải, nhưng không có nguy hiểm về chiến tranh – xung đột quân sự trực tiếp – tình trạng này làm cho hai bên tin tưởng rằng việc leo thang là có thể xẩy ra.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nếu có xung đột – Đông và Tây Đức – người ta nói tới Thế Chiến Thứ III. Nhưng ở đây không ai nói như thế. Một phần bởi vì Nhật quá yếu. Một phần vì Nhật, Trung Quốc, và Hoa Kỳ có quá nhiều quyền lợi kết nối với người Trung Quốc.
Nhưng nếu Hoa Kỳ biểu dương lực lượng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản? Hoa Kỳ sẽ phải làm như thế vì Nhật Bản là đồng minh của chúng ta. Hoa Kỳ cũng có những quyền lợi tại Trung Quốc. Chúng ta đã chọn phe. Nếu nhìn vào lời tuyên bố của Bà Hillary Clinton về điểm này, chúng ta rõ ràng đã lựa chọn phe: “Chúng ta không muốn dính líu vào cuộc xung đột này, nhưng hãy để cho chúng ta làm sáng tỏ một cách rất tường tận rằng chúng ta ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản.” Chúng ta dành cho Nhật Bản những hòn đảo này. Họ là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Chúng ta cam kết về điều đó.
Chúng ta có những quyền lợi to tát tại Trung Đông trong lãnh vực năng lượng. Những quyền lợi này đang giảm xuống với thời gian. Do Thái là đồng minh của chúng ta. Điều này làm chúng ta gặp khó khăn. Đây là rõ ràng là một tình trạng tương tự, nhưng Trung Quốc rất quan trọng đối với chúng ta về phương diện kinh tế hơn bất cứ nước nào tại Trung Đông.
Hoa Kỳ có đánh nhau với Trung Quốc hay không?
Nếu Trung Quốc quyết định lấy những đảo này, chúng ta có bảo vệ Nhật Bản hay không? Chúng ta có đánh nhau với Trung Quốc hay không?
Tôi nghĩ rằng xác suất của kịch bản này quả thật rất thấp, chính vì Hoa Kỳ dính líu vào việc này. Thật vậy, trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị hành động gây gỗ không thỏa hiệp với Nhật Bản, tôi không tin rằng Trung Quốc sẵn sàng để hành động như vậy với Hoa Kỳ.
Việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc xung đột Trung-Nhật sẽ có những ảnh hưởng kinh tế gián tiếp không thể tránh được. Nó sẽ có tác động trên quan hệ thương mại Trung-Mỹ, và chắc chắn sẽ làm cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên lạnh nhạt hơn nhiều. Nó cũng sẽ làm cho tiềm năng hợp tác mới mẻ về Syria không đáng kể qua thời gian. Bắc Hàn và nhiều nơi khác chúng ta cần sư hợp tác sẽ trở thành khó khăn hơn nhiều.
Đây là hai cường quốc quan trọng nhất thế giới hiện nay.
Tôi nghĩ xác suất về việc Trung Quốc xung đột quân sự trong vùng với Hoa Kỳ đang bảo vệ Nhật Bản quả thật rất thấp. Đối với tôi đây là lối cổ võ sự sợ hãi mà thôi.
Tôi nghĩ rằng đối với cuộc đụng độ quân sự lẻ tẻ, vấn đề tiềm tàng nằm ở trong cuộc xung đột kinh tế nghiêm trọng thực sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là điều thực sự đúng hiện nay, nó có thể xẩy ra ngày mai.
Có thể sẽ có một số người gốc Nhật sống tại Trung Quốc sẽ bị đánh đập và giết chết. Việc đánh phá các cơ sở của Nhật Bản tại Trung Quốc được xem như không chịu đựng nổi. Những công ty Nhật sẽ phải rời khỏi Trung Quốc hàng loạt.
Tình trạng xấu đủ. Đây là những điều thật chắc chắn xẩy ra nếu có kiểu đương đầu như vậy. Câu hỏi đặt ra là hai bên có thể quay ngược trở lại được không?
Về viễn cảnh quân sự, tôi nghi ngờ hai nước muốn như vậy. Hoa Kỳ lập tức sẽ biểu dương sức mạnh. Đây hiển nhiên sẽ là một báo động cao nhất cho cả hai phe, nhưng cũng sẽ có nhiều biện pháp để tạo sự tin cậy giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thử bảo đảm cuộc tranh chấp quân sự giữa Nhật – Trung Quốc không bị vượt ra khỏi khả năng kiềm chế.
Bây giờ hãy nhớ rằng Nhật Bản chi tiêu vào khoảng 1% tổng sản phẩm nội địa về quốc phòng. Nhật Bản không tự bảo vệ như chúng ta. Điều này làm cuộc sống dễ dàng hơn khi nghĩ về tình trạng tồi tệ có thể gặp phải, nhưng không có nguy hiểm về chiến tranh – xung đột quân sự trực tiếp – tình trạng này làm cho hai bên tin tưởng rằng việc leo thang là có thể xẩy ra.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nếu có xung đột – Đông và Tây Đức – người ta nói tới Thế Chiến Thứ III. Nhưng ở đây không ai nói như thế. Một phần bởi vì Nhật quá yếu. Một phần vì Nhật, Trung Quốc, và Hoa Kỳ có quá nhiều quyền lợi kết nối với người Trung Quốc.
Nhưng nếu Hoa Kỳ biểu dương lực lượng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản? Hoa Kỳ sẽ phải làm như thế vì Nhật Bản là đồng minh của chúng ta. Hoa Kỳ cũng có những quyền lợi tại Trung Quốc. Chúng ta đã chọn phe. Nếu nhìn vào lời tuyên bố của Bà Hillary Clinton về điểm này, chúng ta rõ ràng đã lựa chọn phe: “Chúng ta không muốn dính líu vào cuộc xung đột này, nhưng hãy để cho chúng ta làm sáng tỏ một cách rất tường tận rằng chúng ta ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản.” Chúng ta dành cho Nhật Bản những hòn đảo này. Họ là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Chúng ta cam kết về điều đó.
Chúng ta có những quyền lợi to tát tại Trung Đông trong lãnh vực năng lượng. Những quyền lợi này đang giảm xuống với thời gian. Do Thái là đồng minh của chúng ta. Điều này làm chúng ta gặp khó khăn. Đây là rõ ràng là một tình trạng tương tự, nhưng Trung Quốc rất quan trọng đối với chúng ta về phương diện kinh tế hơn bất cứ nước nào tại Trung Đông.
Hoa Kỳ có đánh nhau với Trung Quốc hay không?
Nếu Trung Quốc quyết định lấy những đảo này, chúng ta có bảo vệ Nhật Bản hay không? Chúng ta có đánh nhau với Trung Quốc hay không?
Tôi nghĩ rằng xác suất của kịch bản này quả thật rất thấp, chính vì Hoa Kỳ dính líu vào việc này. Thật vậy, trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị hành động gây gỗ không thỏa hiệp với Nhật Bản, tôi không tin rằng Trung Quốc sẵn sàng để hành động như vậy với Hoa Kỳ.
Việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc xung đột Trung-Nhật sẽ có những ảnh hưởng kinh tế gián tiếp không thể tránh được. Nó sẽ có tác động trên quan hệ thương mại Trung-Mỹ, và chắc chắn sẽ làm cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên lạnh nhạt hơn nhiều. Nó cũng sẽ làm cho tiềm năng hợp tác mới mẻ về Syria không đáng kể qua thời gian. Bắc Hàn và nhiều nơi khác chúng ta cần sư hợp tác sẽ trở thành khó khăn hơn nhiều.
Đây là hai cường quốc quan trọng nhất thế giới hiện nay.
Tôi nghĩ xác suất về việc Trung Quốc xung đột quân sự trong vùng với Hoa Kỳ đang bảo vệ Nhật Bản quả thật rất thấp. Đối với tôi đây là lối cổ võ sự sợ hãi mà thôi.
Tôi nghĩ rằng đối với cuộc đụng độ quân sự lẻ tẻ, vấn đề tiềm tàng nằm ở trong cuộc xung đột kinh tế nghiêm trọng thực sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là điều thực sự đúng hiện nay, nó có thể xẩy ra ngày mai.
The Japan-China Crisis Is The Most Significant Geopolitical Tension In The World
Ian Bremmer
Ian Bremmer
Business Insider
24-1-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
© Đàn Chim Việt
'Độc quyền khiến Đảng chủ quan'
Một hội thảo ‘xây dựng Đảng’
ở Việt Nam đã tạo diễn đàn chẩn bệnh cho hệ thống chính trị
hiện hành nhưng chỉ được báo chí của Đảng đưa tin mờ nhạt.
Giới trí thức của Đảng tại Việt Nam bắt đầu nói lên những điều dư luận nêu từ lâu nay
Cùng lúc, một bài trên trang Bấm VietnamNet
cũng về hội thảo ‘Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước
ta’ (31/1) ở Hà Nội lại cho thấy những đánh giá phê phán thẳng
thắn về tình trạng suy yếu nội bộ của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Theo trích dẫn của trang VietnamNet, tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý đã nói về tình trạng “lộng quyền, coi thường pháp luật” của một bộ phận đảng viên cộng sản hiện nay.
Ông Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói:
"Hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ."
Ông Thắng chỉ ra vai trò hạn chế của Mặt trận Tổ quốc:
"Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện."
Tiến sỹ Mạch Quang Thắng cũng nói về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ Đảng:
"Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên,"
Ông Thắng cũng nói sự suy yếu trong quyền lãnh đạo "còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm".
Còn Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, thì cảnh báo trong tham luận gửi đến hội thảo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
"Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo."
Ông Huyên cũng nói đến thói lười học và đầu óc thủ cựu kéo lùi đà tiến của Việt Nam:
"Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ."
"Tất cả dẫn đến hạn chế tầm tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, không theo kịp xu thế vận động, thậm chí còn bảo thủ làm kìm hãm tốc độ phát triển của xã hội."
Một cán bộ khác, Tiến sỹ Tống Đức Thảo từ Viện Chính trị học thì đề nghị Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.
Còn đại biểu Trần Đình Nghiêm cho rằng "nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực".
Cũng về hội thảo, trang cpv.org.vn của Bấm Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đăng tin khá chung chung.
Nhắc đến nhu cầu điều chỉnh vai trò của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội cho phù hợp "với từng giai đoạn cách mạng", bài báo chỉ gói lại các đề nghị sắc bén của diễn giả như sau:
"Các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta, đó là: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, củng cố tổ chức bộ máy..."
Các vai trò của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc sẽ được định hướng lại nhưng không có đột phá
Ngoài ra, tin về kiến nghị của một số đại biểu cho rằng cần nhanh chóng ra Luật về Đảng cũng không được nhắc tới trong bài trên trang cpv.org.vn.
Học viện Xây dựng Đảng, cơ quan tổ chức hội thảo, được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009, trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam cho đến hết tháng 3 năm nay.
Cùng lúc, trên thế giới một trào lưu dân chủ và tự do thông tin đang bùng nổ, thách thức mọi mô hình, hệ thống chính trị - kinh tế kiểu cũ, kể cả ở các nước Phương Tây, Trung Đông và châu Á.
Tại Trung Quốc, cũng tuần này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, ông Ôn Gia Bảo đăng bài trên báo Đảng nói về nhu cầu 'xây dựng nhà nước pháp quyền' để giải quyết các vấn nạn như tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, lạm phát.
Trong lúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam và các cường quốc Phương Tây tiến triển mạnh, nhu cầu thúc đẩy thay đổi chính trị đang trở thành vấn đề nội tại của nước này hơn là một sự can thiệp từ bên ngoài dù vẫn có chỉ trích về tình hình nhân quyền và hạn chế thông tin của Hà Nội.
(BBC)
Theo trích dẫn của trang VietnamNet, tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý đã nói về tình trạng “lộng quyền, coi thường pháp luật” của một bộ phận đảng viên cộng sản hiện nay.
Ông Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói:
"Hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ."
'Tự mãn, độc quyền thay chân lý'
Một quan chức Đảng khác từ cùng Học viện, tiến sỹ Mạch Quang Thắng thì nói về nguyên nhân và hệ quả của độc quyền là “không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh” trước Đảng cầm quyền hiện nay.Ông Thắng chỉ ra vai trò hạn chế của Mặt trận Tổ quốc:
"Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện."
Tiến sỹ Mạch Quang Thắng cũng nói về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ Đảng:
"Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên,"
Ông Thắng cũng nói sự suy yếu trong quyền lãnh đạo "còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm".
Còn Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, thì cảnh báo trong tham luận gửi đến hội thảo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
"Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo."
"Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân..."
TS Mạch Quang Thắng
Ông Huyên cũng nói đến thói lười học và đầu óc thủ cựu kéo lùi đà tiến của Việt Nam:
"Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ."
"Tất cả dẫn đến hạn chế tầm tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, không theo kịp xu thế vận động, thậm chí còn bảo thủ làm kìm hãm tốc độ phát triển của xã hội."
Một cán bộ khác, Tiến sỹ Tống Đức Thảo từ Viện Chính trị học thì đề nghị Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.
Còn đại biểu Trần Đình Nghiêm cho rằng "nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực".
Cũng về hội thảo, trang cpv.org.vn của Bấm Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đăng tin khá chung chung.
Nhắc đến nhu cầu điều chỉnh vai trò của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội cho phù hợp "với từng giai đoạn cách mạng", bài báo chỉ gói lại các đề nghị sắc bén của diễn giả như sau:
"Các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta, đó là: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, củng cố tổ chức bộ máy..."
Vẫn còn giằng co
Kết luận của hội nghị là "nâng cao vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc" chứ không đồng ý với các kiến nghị nhằm để nhân dân trực tiếp giám sát hoặc bầu chọn cán bộ Đảng ra nắm các vị trí chính quyền.Các vai trò của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc sẽ được định hướng lại nhưng không có đột phá
Ngoài ra, tin về kiến nghị của một số đại biểu cho rằng cần nhanh chóng ra Luật về Đảng cũng không được nhắc tới trong bài trên trang cpv.org.vn.
Học viện Xây dựng Đảng, cơ quan tổ chức hội thảo, được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009, trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam cho đến hết tháng 3 năm nay.
Cùng lúc, trên thế giới một trào lưu dân chủ và tự do thông tin đang bùng nổ, thách thức mọi mô hình, hệ thống chính trị - kinh tế kiểu cũ, kể cả ở các nước Phương Tây, Trung Đông và châu Á.
Tại Trung Quốc, cũng tuần này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, ông Ôn Gia Bảo đăng bài trên báo Đảng nói về nhu cầu 'xây dựng nhà nước pháp quyền' để giải quyết các vấn nạn như tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, lạm phát.
Trong lúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam và các cường quốc Phương Tây tiến triển mạnh, nhu cầu thúc đẩy thay đổi chính trị đang trở thành vấn đề nội tại của nước này hơn là một sự can thiệp từ bên ngoài dù vẫn có chỉ trích về tình hình nhân quyền và hạn chế thông tin của Hà Nội.
(BBC)
Bùi Tín - Những câu nói ấn tượng
Four blank white speech bubbles |
Những ngày đầu năm, các mạng thông tin tự do ở trong nước truyền đi
những lời nói độc đáo của những con người bình thường trước tình hình
hiện tại của đất nước. Những lời nói nổi bật ấy có giá trị như những câu
châm ngôn sâu sắc, dễ hiểu, dễ nhớ, đi thẳng vào lòng người.
«Chín tháng tù, như một giấc ngủ trưa! Ra tù tôi quyết đấu tranh tiếp». Đây là câu nói của bà Trần Thị Hài, 62 tuổi, ở Bình Dương, tại phiên tòa tỉnh Bình Dương ngày 27/12/2012 sau khi bà bị tuyên án 9 tháng tù giam vì cái mà nhà cầm quyền gọi là «tội gây rối loạn trật tự trị an». Bà từng sát cánh cùng các chiến sỹ yêu nước chống bành trướng Bùi Minh Hằng và Phương Bích trong các cuộc tập trung xuống đường năm 2011 và tháng 9/2012. Mạng Dân Làm Báo truyền đi ảnh của bà chụp trước sứ quán Trung Quốc năm 2011 ở Hà Nội với vẻ mặt kiên nghị khi hô các khẩu hiệu:« Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam».
«Thưa cô, em không thể!» là câu nói của Lê Vũ Cát Đằng, nữ sinh viên năm thứ hai khoa xã hội – nhân văn trường Đại học Quốc gia Sài Gòn. Theo tường thuật của nhà báo Hoàng Thanh Trúc trên mạng Dân Làm Báo, Lê Vũ Cát Đằng đã hai lần trả lời như vậy với cô giáo của em. Trước hết khi cô biết em có suy nghĩ độc lập, trái với giáo án, cô khuyên em nên đọc sách ở thư viện nhiều hơn nếu không muốn bị mất danh hiệu đoàn viên CS ưu tú và sau này khó vào đảng CS. Em trả lời cô rằng em «cũng muốn tin như thế, nhưng không thể!», rằng em phải tự tìm ra sự thật và khi đã tìm ra sự thật thì em không thể nói khác được.
Vẫn theo nhà báo Hoành Thanh Trúc, khi cô giáo ra đầu đề cho một luận văn:« Em nghĩ gì nhân kỷ niệm 37 năm ngày Toàn thắng của sự nghiệp chống đế quốc Mỹ xâm lược 30/4/1975», em Cát Đằng đã viết một điện thư dài gưỉ cô giáo với chính kiến của em là Hoa Kỳ không phải là đế quốc, cũng không có dã tâm xâm lược nước ta, tuy chiến tranh giữa 2 bên là có thật và đáng tiếc. Em dựa vào một tài liệu được Giáo sư Đặng Lương Mô, từng đậu tiến sỹ điện tử ở Nhật, hiện là cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Vi mạch ICDREC của Đại học Quốc gia Sài Gòn, cho biết nhân dân Nhật Bản trong cuộc một trưng cầu ý kiến đã chọn 12 nhân vật kiệt xuất có công lớn với đất nước Nhật Bản từ sau khi chiến tranh kết thúc, trong đó có 11 người Nhật là nhà lý luận, nhà kinh tế, nhà học giả, nhà phát minh, nhà kinh doanh… cùng 1 người nước ngoài duy nhất là Thống tướng Douglas MacArthur, tư lệnh 40.000 quân chiếm đóng Nhật Bản.
Em Cát Đằng nhắc đến công lao của tướng MacArthur trước con mắt của toàn dân Nhật là đã duy trì hòa bình, ổn định, trật tự xã hội sau chiến tranh, giúp nước Nhật chuyển hẳn sang khôi phục kinh tế với tốc độ cao, tạo nên phép lạ thần kỳ của Nhật Bản, rút ngắn chế độ chiếm đóng từ 10 năm xuống 6 năm. Tướng MacArthur đã chủ trương duy trì Nhật hoàng Hiro Hito nhằm ổn định tình hình, tránh xáo trộn đất nước, để Nhật Bản trở thành một cường quốc dân chủ hiến định ở châu Á. Em lập luận rằng một quân đội được cả dân Nhật và dân Nam Triều Tiên quý trọng, biết ơn, coi vị tướng tư lệnh như một người hùng của mình, quân đội ấy không thể là quân đội đế quốc đi xâm lược nơi khác được. Em cũng muốn tin những điều cô và nhà trường dạy, nhưng theo sự thật, em không thể !
Vào đúng lúc nền giáo dục đang cần đổi mới thật sự, lời nói ngay thẳng có chiều sâu suy tư của em sinh viên ở Sài Gòn này có giá trị như một tuyên ngôn về đường lối giáo dục khai phóng, lấy độc lập suy luận của sinh viên làm phương hướng, chống nhồi sọ, độc đoán, học thuộc lòng làm cơ sở.
«Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của kẻ làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân». Đây là lời tuyên bố của nữ nghệ sỹ điện ảnh ưu tú Kim Chi khi được yêu cầu lập hồ sơ thành tích để đưa lên thủ tướng chính phủ xét khen thưởng. Cô Kim Chi từng đóng nhiều phim lớn như Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng Mười. Trong một bức thư gửi Hội Điện ảnh Việt Nam, cô Kim Chi, vợ của nghệ sỹ nổi danh Nguyễn Hồng Sến đã mất, giải thích vì sao cô từ chối nhận khen thưởng từ thủ tướng: vì đồng bào vẫn còn quá nghèo khổ, đất nước quá lạc hậu, bất công xã hội tràn lan. Cô cho biết đây là quyết định theo lương tâm của một công dân và cô không ngại gì nếu thư của cô được công bố rộng rãi. Cô cũng bày tỏ cảm tình với các cuộc xuống đường chống bành trướng, bảo vệ biển đảo của đất nước.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về bà Trần Thị Hài, về cô sinh viên Lê Vũ Cát Đằng cũng như về nữ nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi trên các mạng Dân Làm Báo, Anh Ba Sàm và Dân Luận. Điều rất lý thú là 2 vợ chồng bà Trần Thị Hài là đảng viên đã tự nguyện bỏ đảng, cô Cát Đằng là một đoàn viên Thanh niên Cộng sản, và nghệ sỹ Kim Chi là đảng viên Cộng sản, được xã hội quý mến sâu sắc, được tuổi trẻ Bắc Nam ngưỡng mộ.
Chắc chắn đảng bộ cộng sản các trường đại học và cao đẳng cũng như đảng bộ Hội điện ảnh Việt Nam sẽ không bỏ qua các trường hợp trên đây, vì các đảng bộ và đảng ủy phải chiụ trách nhiệm lãnh đạo các đoàn thanh niên CS tương đương.
Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam thường xuyên nhắc đến tình trạng nhạt đảng, giảm niềm tin, bỏ sinh hoạt đảng, chuyển từ trung thành sang đối lập của không ít trí thức đảng viên, kể cả đảng viên cấp cao, và kêu gọi cần tranh thủ những đối tượng này để «giáo dục để cải tạo», còn đối với những kẻ cứng đầu thì Bộ Chính trị khẳng định là phải cương quyết loại bỏ, không để lây lan nguy hiểm.
Ba phụ nữ tuổi tác khác nhau trong ba lĩnh vực hoạt động khác nhau đã có những câu nói, lời phát ngôn ngay thẳng như những tuyên ngôn, xuất hiện trên mạng lưới thông tin khi năm 2013 mới khởi đầu, khi năm Quý Tỵ sắp tới, cho chúng ta tin rằng năm mới sẽ mang lại những lực lượng khỏe khoắn mới, nghị lực mới cùng những tuyên ngôn mới trong cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ cho toàn dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cải cách ruộng đất ngược
Không hiểu sao càng ngày tôi lại càng có cảm nhận rằng rất nhiều vụ
cưỡng chế, tịch thu đất đai đang diễn ra ở Việt Nam chỉ là phong trào
"Cải cách ruộng đất ngược" mà thôi. Tôi gọi nó là ngược bởi vì những gì
diễn ra trong những năm của thập kỷ 50 của thế kỷ trước là nhằm mục đích
tịch thu đất của người giầu để chia cho người nghèo. Mặc dù có rất
nhiều sai phạm, thậm chí có thể gọi là tội ác, gây tang thương cho nhiều
gia đình nhưng mục đích chính vẫn nhằm để người cầy có ruộng. Giờ đây
phần lớn những cuộc cưỡng chế đã và đang diễn ra, cho dù không phải là
chỉ đạo trực tiếp từ TW nhưng các chính quyền địa phương đã sử dụng nó
nhưng một công cụ để thực hiện cái gọi là "tịch thu đất của người nghèo
để gom cho một số người giầu" và hoàn toàn không vì lợi ích chung cho
đất nước. Chính quyền địa phương bao giờ cũng dùng lực lượng an ninh như
cánh tay sắt để đạt bằng được mục đích của mình kể cả sự tàn bạo không
thể chấp nhận được ở một thế chế luôn vỗ ngực cho mình là dân chủ. Hơn
thế nữa các tập đoàn tư bản cá nhân, cổ phần hóa đều sử dụng chính quyền
địa phương đưa lực lượng an ninh cưỡng chế dân lành mặc dù những dự án
này hoàn toàn không phải là các dự án nhà nước. Đây là việc làm phạm
pháp, không thể chấp nhận được.
Trong những lần về Việt Nam làm việc về các dự án tài trợ nước sạch của
chính phủ Czech cho các vùng khó khăn ở Việt Nam thì đoàn chúng tôi, 3
người, hai cậu bạn người Czech và tôi đã có điều kiện đi gần hết các
miền của Tổ Quốc. Bọn tôi choáng về số lượng các sân golf ở các tỉnh mà
có một điều ngược đời là tỉnh càng nghèo thì số lượng sân golf càng
nhiều, càng hiện đại và diện tích sân golf càng lớn. Lãnh đạo tỉnh nào
khi gặp gỡ chúng tôi đều rất tự hào khoe về những sân golf của tỉnh mình
và có những tỉnh đang cố gắng để có sân golf lớn nhất và hiện đại nhất
Đông Nam Á. Bọn tôi, những người làm về tài nguyên và môi trường nên lúc
đầu đã không khỏi ngạc nhiên về những vị trí của những sân golf như
vậy, những vị trí mà dân Việt Nam mình gọi là đắc địa. Sau những lần đi
các tỉnh và nhìn thấy thực trạng như vậy thì một cậu bạn tôi, chủ tịch
hội đồng quản trị và đồng thời là một chuyên gia có tầm cỡ về đất đai,
môi trường mới hỏi tôi về giá đất ở Việt Nam. Sau khi biết được những
cái giá giời ơi, đất hỡi như vậy thì cậu chàng phán ngay cho một câu:
Tao hiểu rồi và cậu giải thích là càng nhiều sân golf và càng to thì địa
phương càng có nhiều tiền vì đặc thù của sân golf là người ta có thể
rút tiền vô tội vạ mà khó ai có thể kiểm soát được. Điểm thứ hai, quan
trọng hơn là từ đất nông nghiệp thì các chủ đầu tư sẽ rất dễ dàng chuyển
sân golf thành đất thổ cư và đó là những mỏ vàng khổng lồ cho những
nhóm quyền lợi. Càng ngày tôi càng thấy nhận xét của cậu ta là đúng và
giờ đây trên các sân golf ở Việt Nam đang thi nhau mọc lên những villa
đắt tiền, không phải ai cũng có thể mua được. Chúng tôi đã được tận mắt
nhìn thấy những cánh đồng bỏ hoang nhiều năm trong khi người nông dân
không có đất trồng trọt chỉ vì chúng là đất dự án. Họ đã phải bán với
cái giá rẻ như bèo để rồi sau một thời gian những người sở hữu mới có
thể bán đi hoặc nhượng lại với cái giá ngất ngưởng gấp nhiều lần cái giá
ban đầu mà không phải bỏ thêm bất kỳ một đồng xu nào cả hoặc rất ít.
Nền kinh tế Việt Nam tồn tại được là do các khoản vay mượn từ nước ngoài
chứ hoàn toàn không thể tự thân vận động được. Một ngày nào đó, khi đất
không còn để bán, khi tài nguyên cạn kiệt, nghành công nghiệp vẫn chỉ ở
bước sơ khai ban đầu và nông nghiệp đang chết dần chết mòn cùng với
những khoản nợ khổng lồ đè nặng trên vai thì xã hội Việt Nam sẽ ra sao?
Tôi nhớ mãi câu nói của chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khi phóng viên hỏi
về những vụ cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng biên giới phía Bắc
trong vòng 50 năm với cái giá tượng trưng. Ông ta đã nói rằng sau 50
năm nữa thì đó sẽ là việc của con cháu và chúng nó sẽ phải lo. Không
hiểu đó cũng là suy nghĩ ngầm của những người lãnh đạo từ địa phương đến
trung ương không? Nếu đúng như vậy thì buồn cho một đất nước từng có
những nguồn tài nguyên phong phú với những con người cặm cụi làm việc cả
cuộc đời nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo và thậm chí càng nghèo.
Các hệ thống truyền thông Việt Nam giờ đây không còn nói đến Việt Nam
"rừng vàng, biển bạc" và Sài Gòn sẽ vĩnh viễn không bao giờ được gọi là
"hòn ngọc của Viễn Đông" nữa. Thời đó đã qua lâu rồi.
Czech Republic, 12.03.2012
Phú Hòa
(Blog Phi Vũ)
Tên Nguyễn Bá Thanh bỏ xa Nguyễn Tấn Dũng
Tên của ông Nguyễn Bá Thanh, tân Trưởng Ban Nội chính Trung ương được
tìm kiếm nhiều một cách 'đột biến' trên Google thời gian qua.
Theo thống kê của Google Trends, một công cụ đo lượng tìm kiếm của một
từ hoặc cụm từ qua Google, tên ông Thanh bắt đầu được tìm nhiều lên kể
từ tháng 12, thời điểm Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm
ông làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Cụm từ "Nguyễn Bá Thanh" trong thời gian từ tháng 12 tới tháng Một nhảy
vọt lên mức cao nhất (Điểm A trên đồ thị) trong nhiều năm trở lại đây
dưới ảnh hưởng của việc nhiều báo trong nước đồng loạt đăng bài ca ngợi
ông này, theo ghi nhận trên Google Trend đến cuối ngày 1/2/2013.
Nếu như hồi tháng Bảy, khi gõ "Nguyễn Bá Thanh" vào Google chỉ hiển thị
ra khoảng 3,1 triệu kết quả thì vào đầu tháng Hai, con số này là trên
7,3 triệu, tăng 135% chỉ trong vòng 6 tháng.
Biểu đồ hiển thị lượng tìm kiếm "Nguyễn Bá Thanh" trên Google |
Một lãnh đạo Việt Nam nữa mà tên được tìm nhiều 'đột biến' trên Google Trend nữa là thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng.
Biểu đồ của Google Trends cho thấy tên ông Dũng được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào thời điểm tháng Mười năm ngoái.
Đây là thời điểm diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6.
Trong thời gian này, nhiều tin đồn rộ lên trên mạng xã hội và các trang
blog xung quanh việc ông Dũng có thể không giữ được chức vụ vì
các sai phạm xảy ra ở tập đoàn kinh tế nhà nước.
Biểu đồ hiển thị lượng tìm kiếm cụm từ "Nguyễn Tấn Dũng" trên Google |
Tuy nhiên sau khi hội nghị này bế mạc ngày 6/10 với lời tuyên bố quyết
định 'không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị' của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì lượng truy cập tên vị thủ tướng cũng đã
giảm xuống hẳn. Trong tháng 12, lượng tìm kiếm cụm từ "Nguyễn Tấn Dũng"
giảm xuống chỉ còn 1/3 so với tháng 10.
Một điều đáng chú ý là ngay khi lượng tìm kiếm cụm từ "Nguyễn Tấn Dũng"
giảm xuống, cụm từ "Đồng chí X", một thuật ngữ Chủ tịch nước Việt Nam
ông Trương Tấn Sang dùng để ám chỉ 'đồng chí trong Bộ Chính trị không
bị thi hành kỷ luật' nói trên trong bài phát biểu trên VTV1 ngày 7/10,
lại bắt đầu tăng vọt về lượng tìm kiếm trên Google và cho đến hiện nay
vẫn không ngừng tăng.
Tính đến thời điểm đầu tháng Hai, nếu gõ "Đồng chí X" vào Google sẽ hiển thị ra khoảng 99 triệu kết quả tìm kiếm.
Cụm từ "Đồng chí X" chỉ trong ba tháng đã mang lại 99 triệu kết quả tìm kiếm trên Google |
Các cụm từ liên quan
Điều thú vị là những người gõ tên tân Trưởng Ban Nội chính Trung ương
vào Google, cũng thường xuyên tìm tên thủ tướng đương nhiệm.
Kết quả là cụm từ "Nguyễn Tấn Dũng" trở thành từ liên quan hàng đầu của
"Nguyễn Bá Thanh" trong 12 tháng qua, theo thống kê của Google Trends.
Ông Thanh là người đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích công khai sai phạm của các tập đoàn Nhà nước mà thủ tướng Dũng đứng đầu.
Tuy nhiên gần đây nhất, chính ông Dũng cũng là người đã chỉ đạo điều
tra vụ sai phạm gây thiệt hại 3400 tỷ đồng tại Đà Nẵng, nơi ông Thanh
làm Bí thư thành ủy.
Các cụm từ được tìm liên quan đến "Nguyễn Bá Thanh" (trái) và "Nguyễn Tấn Dũng" (phải) |
Một tên nữa cũng hay được tìm trên Google kèm với ông Thanh, đó là "Trần Văn Thanh", Giám đốc công an thành phố Đà Nẵng.
Ông Trần Văn Thanh được biết đến là người đã tố cáo ông Nguyễn Bá
Thanh, lúc đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhận hối lộ số tiền tổng cộng
4,4 tỷ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam
ở Đà Nẵng.
Ông này sau đó bị lãnh án 18 tháng tù treo vì tội "lợi dụng quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân."
Về phía thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những người hay tìm tên ông trên
Google cũng thường xuyên tìm kiếm "Trương Tấn Sang", "Nguyễn Phú Trọng"
- các lãnh đạo trong Đảng Cộng sản mà giới quan sát cho rằng đang đối
đầu với ông Dũng trong một cuộc xung đột quyền lực.
Ngoài ra, cụm từ "Nguyễn Tấn Dũng" cũng hay đi kèm với "Nguyễn Thanh Phượng" - con gái ông và "biệt thự".
(BBC) Việt Nam: Leo thang đàn áp những người phê phán chính quyền
Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét trong bản Phúc trình Toàn
cầu 2013, chính quyền Việt Nam đang đàn áp các quyền tự do ngôn luận,
lập hội và nhóm họp ôn hòa một cách có hệ thống, đồng thời trấn áp những
người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, phanh phui các vụ tham
nhũng của giới quan chức hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho
chế độ độc đảng.
Trong bản phúc trình dài 665 trang của mình, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá tiến bộ về nhân quyền tại hơn 90 quốc gia trong năm vừa qua, có kèm theo phần phân tích về tác động của Mùa xuân Ả-rập.
Trong năm 2012, các nhà hoạt động vẫn bị chính quyền tùy tiện bắt giữ, giam giữ cách ly trong thời gian dài mà không được tiếp xúc với nguồn trợ giúp pháp lý hoặc gia đình, bị tra tấn và xét xử tại các phiên tòa có chỉ đạo chính trị với các mức án tù nặng nề vì đã vi phạm các điều luật về an ninh quốc gia hoặc các điều khoản hình sự khác có nội dung mơ hồ.
“Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước nữa trong năm 2012, khi chính quyền theo đuổi chính sách cứng rắn để đối phó với những biểu hiện bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đang ngày một gia tăng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Trong lúc một quốc gia láng giềng, đồng thành viên ASEAN là Miến Điện đang trải qua những thay đổi sâu sắc, chính quyền Việt Nam càng thể hiện rõ nét sự tương phản, qua các chính sách lạc hậu, các hành vi đàn áp những nhà hoạt động, kìm hãm sự phát triển của đất nước.”
Trong năm ngoái, có sự gia tăng chưa từng thấy của các tiếng nói phê phán nhằm vào Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu liên tiếp nhiều đợt công kích từ nội bộ giới lãnh đạo và Quốc hội, dẫn đến ý kiến công khai kêu gọi ông Dũng từ chức do đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đưa ra trong tháng Mười một. Những tiếng nói phê phán xuất hiện giữa lúc một số đại gia và cán bộ doanh nghiệp nhà nước nhiều quan hệ quyền thế bị bắt vì tình nghi tham nhũng và các tội phạm kinh tế khác, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rớt xuống mức thấp nhất trong 13 năm, và đang có một cuộc đấu đá nội bộ giữa ông Dũng với các lãnh đạo cao cấp khác, trong đó có Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Các blogger và nhiều người khác tham gia đóng góp tiếng nói phê phán quan chức và chính sách nhà nước, để rồi nhiều người bị bắt và xử tù. Tính đến cuối năm 2012, có ít nhất 40 nhà hoạt động bị kết án và xử nhiều năm tù theo các điều 79 (lật đổ), 87 (phá hoại đoàn kết), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 89 (phá rối an ninh) và 258 (xâm phạm lợi ích nhà nước) của bộ luật hình sự, cho thấy sự gia tăng đáng kể so với năm 2011. Ngoài ra, có thêm ít nhất 31 người khác bị bắt và tạm giam chưa xét xử, tính đến hết năm 2012.
Chính quyền cố gắng khống chế tự do internet bằng dự thảo Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, với các quy định cấm đăng tải những nội dung bị coi là chống nhà nước hay đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước hay quảng bá các ý tưởng “phản động” trên mạng internet. Chính quyền tiếp tục ngăn chặn đường truy cập đến các trang mạng nhạy cảm về chính trị, và yêu cầu các chủ đại lý internet phải theo dõi và lưu trữ thông tin về các hoạt động trên mạng của khách hàng. Trong tháng Chín, ông Dũng ra lệnh phải siết thêm một bước nữa, yêu cầu Bộ Công an điều tra các blog và trang mạng không vừa ý chính quyền, và trừng phạt những người đã lập ra các trang này.
“Việc các nhà tài trợ và những ai quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam phóng tay chi những khoản tài trợ khổng lồ và đầu tư to lớn mà không hề sử dụng vị thế của mình để yêu cầu chấm dứt đàn áp đã kéo dài quá lâu,” ông Adams nói. “Cứ mỗi ý kiến công khai phê phán về tình hình nhân quyền Việt Nam được một chính phủ nước ngoài đưa ra, lại có hàng chục phái đoàn sang thăm để tạo cơ hội chụp hình và quảng bá cho một chính quyền vốn có thành tích tồi tệ về nhân quyền.”
Gia tăng đàn áp
Chỉ dấu cho thấy xu hướng đàn áp đang gia tăng, nhằm đối phó với những tiếng nói bất đồng chính kiến ngày càng nhiều, là một loạt các vụ xử án trong năm 2012 dẫn đến án tù cho những người chỉ thực thi các quyền tự do cơ bản của mình, được nêu chi tiết trong Phúc trình Toàn cầucủa Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Đơn cử, vào tháng Ba, Mục sư Tin lành bất đồng chính kiến Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù với tội danh “phá hoại khối đoàn kết dân tộc.” Hai nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Hồ Thị Huệ và Nguyễn Bích Thủy phải nhận mỗi người hai năm tù vì tham gia biểu tình phản đối trưng thu đất đai ở tỉnh Tây Ninh.
Trong các vụ án điểm khác vào tháng Ba, tháng Năm và tháng Chín, năm nhà hoạt động Công giáo – Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Thanh, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn bị kết án từ 2 năm 6 tháng đến 4 năm tù mỗi người vì phát tán các truyền đơn ủng hộ dân chủ. Trong một phiên xử chớp nhoáng vào ngày 24 tháng Chín, tòa án kết tội ba blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam là Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) vi phạm điều 88 bộ luật hình sự và xử họ lần lượt là 12, 10 và 4 năm tù (sau đó mức án của Phan Thanh Hải được giảm xuống còn ba năm). Chính quyền cũng vận dụng điều 88 để dập tắt tiếng nói của các nhà vận động nhân quyền và blogger khác. Vào tháng Mười, hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) bị kết án lần lượt là sáu năm và bốn năm tù, vì đã viết các ca khúc phê phán chế độ.
Năm 2012 kết thúc với một cú đòn nặng nề nữa giáng vào nhân quyền: việc bắt giam luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân ở Hà Nội vào ngày 27 tháng Chạp với cáo buộc trốn thuế có vẻ có động cơ chính trị, vì trước đó ít ngày ông viết một bài phê bình vai trò lãnh đạo được trao cho Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Đất đai vẫn là vấn đề nóng bỏng, khi nông dân và cư dân nông thôn phải đối mặt với nạn trưng thu đất đai tùy tiện của quan chức chính quyền và các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.
“Mâu thuẫn về đất đai liên tiếp dẫn đến các vụ xung đột bạo lực giữa người dân và các lực lượng an ninh, và nếu chính quyền không giải quyết các khiếu tố của người dân một cách thỏa đáng, việc các xung đột xã hội tiếp tục bùng nổ là điều không thể tránh khỏi,” ông Adams nói.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng bày tỏ quan ngại về nạn tra tấn và các hình thức ngược đãi khác của công an. Theo số liệu của báo chí do nhà nước kiểm soát, có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ, chỉ tính riêng trong chín tháng đầu năm 2012, trong đó có những người bị đánh đến chết. Công an sử dụng bạo lực quá mức cần thiết để đối phó với các cuộc biểu tình đông người. Ví dụ như, vào ngày mồng 5 tháng Tám, chính quyền sử dụng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà Nội để phản đối cách ứng xử của chính quyền Trung Quốc về chủ quyền ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Nghị định 92 của Chính phủ ban hành ngày mồng 8 tháng Mười một có tác dụng tăng cường kiểm soát tự do tôn giáo qua việc đặt ra những quy định mới về điều kiện cho các nhóm tôn giáo được công nhận chính thức, như phải chứng minh chưa từng vi phạm an ninh quốc gia trong quá khứ. Chính quyền thường hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, yêu cầu về đăng ký, và bằng hành động sách nhiễu và đe dọa các nhóm không được công nhận hoặc có nghi vấn chính trị, trong đó có các nhóm Phật giáo, Tin lành, Công giáo và các cộng đồng tín ngưỡng khác.
“Phải coi năm 2012 vừa qua như một hồi chuông thức tỉnh những người, ví dụ như chính phủ Nhật Bản, vẫn làm ăn bình thường với chính quyền Việt Nam trong lúc các công dân Việt Nam thường xuyên bị kết các mức án tù nhiều năm chỉ vì đơn thuần bày tỏ ý kiến của mình,” ông Adams phát biểu.
Trong bản phúc trình dài 665 trang của mình, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá tiến bộ về nhân quyền tại hơn 90 quốc gia trong năm vừa qua, có kèm theo phần phân tích về tác động của Mùa xuân Ả-rập.
Trong năm 2012, các nhà hoạt động vẫn bị chính quyền tùy tiện bắt giữ, giam giữ cách ly trong thời gian dài mà không được tiếp xúc với nguồn trợ giúp pháp lý hoặc gia đình, bị tra tấn và xét xử tại các phiên tòa có chỉ đạo chính trị với các mức án tù nặng nề vì đã vi phạm các điều luật về an ninh quốc gia hoặc các điều khoản hình sự khác có nội dung mơ hồ.
“Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước nữa trong năm 2012, khi chính quyền theo đuổi chính sách cứng rắn để đối phó với những biểu hiện bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đang ngày một gia tăng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Trong lúc một quốc gia láng giềng, đồng thành viên ASEAN là Miến Điện đang trải qua những thay đổi sâu sắc, chính quyền Việt Nam càng thể hiện rõ nét sự tương phản, qua các chính sách lạc hậu, các hành vi đàn áp những nhà hoạt động, kìm hãm sự phát triển của đất nước.”
Trong năm ngoái, có sự gia tăng chưa từng thấy của các tiếng nói phê phán nhằm vào Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu liên tiếp nhiều đợt công kích từ nội bộ giới lãnh đạo và Quốc hội, dẫn đến ý kiến công khai kêu gọi ông Dũng từ chức do đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đưa ra trong tháng Mười một. Những tiếng nói phê phán xuất hiện giữa lúc một số đại gia và cán bộ doanh nghiệp nhà nước nhiều quan hệ quyền thế bị bắt vì tình nghi tham nhũng và các tội phạm kinh tế khác, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rớt xuống mức thấp nhất trong 13 năm, và đang có một cuộc đấu đá nội bộ giữa ông Dũng với các lãnh đạo cao cấp khác, trong đó có Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Các blogger và nhiều người khác tham gia đóng góp tiếng nói phê phán quan chức và chính sách nhà nước, để rồi nhiều người bị bắt và xử tù. Tính đến cuối năm 2012, có ít nhất 40 nhà hoạt động bị kết án và xử nhiều năm tù theo các điều 79 (lật đổ), 87 (phá hoại đoàn kết), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 89 (phá rối an ninh) và 258 (xâm phạm lợi ích nhà nước) của bộ luật hình sự, cho thấy sự gia tăng đáng kể so với năm 2011. Ngoài ra, có thêm ít nhất 31 người khác bị bắt và tạm giam chưa xét xử, tính đến hết năm 2012.
Chính quyền cố gắng khống chế tự do internet bằng dự thảo Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, với các quy định cấm đăng tải những nội dung bị coi là chống nhà nước hay đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước hay quảng bá các ý tưởng “phản động” trên mạng internet. Chính quyền tiếp tục ngăn chặn đường truy cập đến các trang mạng nhạy cảm về chính trị, và yêu cầu các chủ đại lý internet phải theo dõi và lưu trữ thông tin về các hoạt động trên mạng của khách hàng. Trong tháng Chín, ông Dũng ra lệnh phải siết thêm một bước nữa, yêu cầu Bộ Công an điều tra các blog và trang mạng không vừa ý chính quyền, và trừng phạt những người đã lập ra các trang này.
“Việc các nhà tài trợ và những ai quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam phóng tay chi những khoản tài trợ khổng lồ và đầu tư to lớn mà không hề sử dụng vị thế của mình để yêu cầu chấm dứt đàn áp đã kéo dài quá lâu,” ông Adams nói. “Cứ mỗi ý kiến công khai phê phán về tình hình nhân quyền Việt Nam được một chính phủ nước ngoài đưa ra, lại có hàng chục phái đoàn sang thăm để tạo cơ hội chụp hình và quảng bá cho một chính quyền vốn có thành tích tồi tệ về nhân quyền.”
Gia tăng đàn áp
Chỉ dấu cho thấy xu hướng đàn áp đang gia tăng, nhằm đối phó với những tiếng nói bất đồng chính kiến ngày càng nhiều, là một loạt các vụ xử án trong năm 2012 dẫn đến án tù cho những người chỉ thực thi các quyền tự do cơ bản của mình, được nêu chi tiết trong Phúc trình Toàn cầucủa Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Đơn cử, vào tháng Ba, Mục sư Tin lành bất đồng chính kiến Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù với tội danh “phá hoại khối đoàn kết dân tộc.” Hai nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Hồ Thị Huệ và Nguyễn Bích Thủy phải nhận mỗi người hai năm tù vì tham gia biểu tình phản đối trưng thu đất đai ở tỉnh Tây Ninh.
Trong các vụ án điểm khác vào tháng Ba, tháng Năm và tháng Chín, năm nhà hoạt động Công giáo – Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Thanh, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn bị kết án từ 2 năm 6 tháng đến 4 năm tù mỗi người vì phát tán các truyền đơn ủng hộ dân chủ. Trong một phiên xử chớp nhoáng vào ngày 24 tháng Chín, tòa án kết tội ba blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam là Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) vi phạm điều 88 bộ luật hình sự và xử họ lần lượt là 12, 10 và 4 năm tù (sau đó mức án của Phan Thanh Hải được giảm xuống còn ba năm). Chính quyền cũng vận dụng điều 88 để dập tắt tiếng nói của các nhà vận động nhân quyền và blogger khác. Vào tháng Mười, hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) bị kết án lần lượt là sáu năm và bốn năm tù, vì đã viết các ca khúc phê phán chế độ.
Năm 2012 kết thúc với một cú đòn nặng nề nữa giáng vào nhân quyền: việc bắt giam luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân ở Hà Nội vào ngày 27 tháng Chạp với cáo buộc trốn thuế có vẻ có động cơ chính trị, vì trước đó ít ngày ông viết một bài phê bình vai trò lãnh đạo được trao cho Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Đất đai vẫn là vấn đề nóng bỏng, khi nông dân và cư dân nông thôn phải đối mặt với nạn trưng thu đất đai tùy tiện của quan chức chính quyền và các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.
“Mâu thuẫn về đất đai liên tiếp dẫn đến các vụ xung đột bạo lực giữa người dân và các lực lượng an ninh, và nếu chính quyền không giải quyết các khiếu tố của người dân một cách thỏa đáng, việc các xung đột xã hội tiếp tục bùng nổ là điều không thể tránh khỏi,” ông Adams nói.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng bày tỏ quan ngại về nạn tra tấn và các hình thức ngược đãi khác của công an. Theo số liệu của báo chí do nhà nước kiểm soát, có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ, chỉ tính riêng trong chín tháng đầu năm 2012, trong đó có những người bị đánh đến chết. Công an sử dụng bạo lực quá mức cần thiết để đối phó với các cuộc biểu tình đông người. Ví dụ như, vào ngày mồng 5 tháng Tám, chính quyền sử dụng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà Nội để phản đối cách ứng xử của chính quyền Trung Quốc về chủ quyền ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Nghị định 92 của Chính phủ ban hành ngày mồng 8 tháng Mười một có tác dụng tăng cường kiểm soát tự do tôn giáo qua việc đặt ra những quy định mới về điều kiện cho các nhóm tôn giáo được công nhận chính thức, như phải chứng minh chưa từng vi phạm an ninh quốc gia trong quá khứ. Chính quyền thường hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, yêu cầu về đăng ký, và bằng hành động sách nhiễu và đe dọa các nhóm không được công nhận hoặc có nghi vấn chính trị, trong đó có các nhóm Phật giáo, Tin lành, Công giáo và các cộng đồng tín ngưỡng khác.
“Phải coi năm 2012 vừa qua như một hồi chuông thức tỉnh những người, ví dụ như chính phủ Nhật Bản, vẫn làm ăn bình thường với chính quyền Việt Nam trong lúc các công dân Việt Nam thường xuyên bị kết các mức án tù nhiều năm chỉ vì đơn thuần bày tỏ ý kiến của mình,” ông Adams phát biểu.
(HRW)
* Bài do HRW Asia <asia@hrw.org> gửi tới TTHN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét