Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Lượm tin tức

Nguyễn Long Việt - Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề

Bởi việc quy định Điều 4, rõ ràng là những cuộc bầu cử dân chủ đều vô nghĩa. 14 người trong Bộ chính trị quyết định mọi chức danh, từ việc bao nhiêu ghế, ông nào trúng đại biểu quốc hội, ông nào làm thủ tướng… từ đó sinh ra độc tài, lạm quyền, tham nhũng…

Người có quyền chỉ “sợ trách nhiệm trước người giao quyền cho họ”, và việc nếu họ có được quyền lực không phải từ dân thông qua các cuộc bầu cử dân chủ thì họ cũng sẽ không chịu trách nhiệm trước dân, mà họ chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng (theo nghĩa hẹp hơn, trước những người lãnh đạo Đảng đã “cơ cấu” cho họ).

Việc không quy định Điều 4 là việc trước sau gì cũng phải làm, là xu thế chung của bất kì quốc gia dân chủ nào. Không quy định Điều 4, xây dựng chế độ chính trị đa đảng không phải là xóa bỏ sự hoạt động của Đảng Cộng sản VN, mà khi ấy những người có tài, có đức trong xã hội sẽ trở thành những lãnh đạo do dân chọn. Và đó cũng là con đường mà những người có tài, tâm trong Đảng ra tranh cử. Chứ không phải như việc có vị trí nhờ “cơ cấu” của Đảng thông qua “mối quan hệ, chạy chức chạy quyền” như hiện nay.


Nếu không xóa bỏ được Điều 4, mặc nhiên Đảng CS lãnh đạo thì những góp ý sửa đổi Hiến pháp chỉ như là thay chút nước sơn, chứ không phải là thay cái cột sống.

Chỉ khi đa đảng, mọi vấn đề mới được tháo gỡ, nền tảng đầu tiên để xây dựng nhà nước. Thông qua các cuộc cạnh tranh chính trị, người dân sẽ chọn những người, Đảng có chính sách tốt cho dân tộc, nhân dân. Các đảng phái đối lập tồn tại để phản biện lại các chính sách của đảng cầm quyền, và truyền tải tới người dân.

Hiện nay, những tiếng nói phản biện chỉ là đơn lẻ, không đủ sức mạnh để phản biện chính sách do vậy thường bị chính quyền sách nhiễu. Cái quan trọng nhất của phản biện là trong Nghị trường, quyết định tới việc thông qua chính sách. Chỉ khi đó, các quyền lợi của các đảng “chạm với quyền lợi của dân” mới được thông qua.

Bởi khi đó, nhân dân sẽ giám sát những cuộc phản biện minh bạch, và người Nghị sỹ sẽ phải chịu trách nhiệm với dân thông qua cơ chế giải trình.

Ở Việt Nam hiện nay, tuy có 3 hệ thống cơ quan quyền lực đại diện cho 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng 3 quyền này lại tập trung trong tay Đảng, mà cao nhất là Bộ chính trị. Các lãnh đạo chủ chốt của 3 cơ quan đều là Đảng viên.

 Người làm thẩm phán ở các quốc gia dân chủ không được tham gia đảng phái nào, thì ở Việt Nam, tuy không quy định trong văn bản luật nhưng trên thực tế họ thương là đảng viên. Và cơ chế thủ trưởng chế vẫn còn tồn tại thông qua cách thức bổ nhiệm thẩm phán. Như vậy, Đảng là người “vừa đá bóng, vừa cầm còi”.

Trong khi ở các nước dân chủ, thẩm phán có quyền ra lệnh trát bắt các chính trị gia nếu vi phạm pháp luật, thì ở Việt Nam, giả sử phát hiện ra một lãnh đạo sai phạm (lãnh đạo là Đảng viên), các cơ quan tư pháp bị tước mất quyền tiến hành các thủ tục tố tụng áp dụng đối với những người khác, mà thay vào đó là việc Đảng tiến hành các quy trình riêng của mình (như họp để kỷ luật…), từ đó sẽ sinh ra bao che.

Ngoài ra, khi có ý kiến của Đảng thì các cơ quan tư pháp (Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án) họp “liên ngành” để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng. Nếu lãnh đạo Đảng cho phép tiến hành tố tụng, hay đưa ra phương hướng xử lý thì các cơ quan này sẽ phải theo. Và phiên tòa chỉ như những “vở kịch”.

Cái khó cho Việt Nam?

Nhiều người cứ nhầm tưởng hoặc “xuyên tạc” rằng Singapore cũng giống Việt Nam, một Đảng lãnh đạo.

Ở Singapore, Đảng Nhân dân hành động (People’s Action Party) được quyền lãnh đạo nhờ nhân dân bầu ra từ cuộc bầu cử dân chủ (chiến thắng trong các nhiệm kỳ, từ 1963 nhờ các chính sách) chứ không phải là do Đảng, hay Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị quyết định như ở Việt Nam. Cũng giống như trong gia đình đông con, thằng A được quyền quản lý gia đình bởi nó tài năng, chính sách tốt, vì lợi ích chung, chứ không phải là nhà có con một như Việt Nam.

Ở Việt Nam, thành quả cách mạng có được cũng nhờ đa đảng (Việt Nam đa đảng đến năm 1988), cho đến khi đó, những người lãnh đạo luôn theo đuổi, hy sinh cho lý tưởng (mặc dù có không ít sai lầm), chỉ đến khi Lê Duẩn chèn ép, và sau này Nguyễn Văn Linh dẹp bỏ đa đảng thì chế độ một Đảng mới sinh ra độc tài, tham nhũng, lạm quyền. Cũng như, trong thời kỳ đó, do hoàn cảnh chiến tranh nên mặc dù đa đảng, nhưng vẫn chưa có dân chủ thực sự.

Và cái quan trọng nhất của chế độ đa đảng là thẩm phán độc lập, không theo đảng phái nào. Một khi, kể cả Lý Hiển Long phạm tội, tòa District cũng có thể ra trát bắt. Một điều khác biệt với VN, quan tòa là đảng viên, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo tôi, đa đảng là vấn đề mấu chốt, quyết định sự lớn mạnh của quốc gia, chống lại độc tài. Đa đảng là điều kiện cần.

Một khi, chưa xuất hiện đa đảng thì sẽ không có Aung San Suu Kyi, cũng khó xuất hiện Thein Sen như ở Myanmar để tiến tới dân chủ. Bà Aung nếu ở VN, chỉ có thể là những cá nhân phản biện nhỏ lẻ như Luật sư Lê Quốc Quân hay blogger Huỳnh Thục Vy mà thôi. Mọi phản biện từ cá nhân nhỏ lẻ đều bị dập từ trứng nước.

Nguyễn Long Việt, PHD Candidate, Harvard Law School

(ABS)

Hồ Anh Hải - Có nên đưa vấn đề sự lãnh đạo của Đảng vào Hiến pháp hay không ?

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là đảng cầm quyền duy nhất ở nước ta trong ngót 70 năm qua, từng dẫn dắt nhân dân ta lập bao chiến công hiển hách được cả thế giới biết tới. Hiện nay Đảng đang nhấn mạnh vấn đề sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Tại hội nghị phổ biến Nghị quyết IV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói : « Vào thời điểm này chúng ta càng cần phải khẳng định mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng. »
Nhưng làm thế nào để thực hiện mục tiêu đó ? Có người nghĩ một cách đơn giản là cứ giữ được Điều 4 Hiến pháp thì sẽ khẳng định được vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Vì thế nghe ai bàn chuyện bỏ Điều 4 là họ nghi ngờ ngay động cơ của người đó. Điều 4 bị coi là rất nhạy cảm, ai cũng tránh động chạm đến vì sợ bị chụp mũ « Chống Đảng, chống nhà nước XHCN ». Ý kiến có động cơ tốt, nội dung tốt cũng bị xếp xó, báo chí chẳng dám đăng sợ vạ lây.
Nhưng vì đây là vấn đề có liên quan tới vận mệnh của dân tộc và của ĐCSVN, nên chúng ta nhất thiết phải bàn cho ra nhẽ và thống nhất nhận thức về Điều 4. Điều này có vị trí cực kỳ quan trọng trong Hiến pháp nước ta, không thể bỏ qua.
Hiến pháp là bộ luật gốc có hiệu lực pháp lý cao nhất trong một nước. Mỗi điều văn có đánh số thứ tự trong Hiến pháp đều là một điều luật có tính cưỡng chế chứ tuyệt đối không phải là một sự giải trình vô thưởng vô phạt. Khi Điều 4 Hiến pháp đã nói ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, thì điều đó có nghĩa là :
- Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đảng viên đều được giữ vai trò lãnh đạo cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội;
- Toàn thể bộ máy nhà nước và xã hội, nghĩa là toàn dân tộc, đều nhất thiết phải tuân theo sự lãnh đạo của ĐCSVN, ai không tuân theo là vi hiến và sẽ bị xử lý (Điều 123).
Điều 4 được đưa vào Hiến pháp nước ta năm 1980, nhằm xác lập vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với nhà nước và xã hội. Đây là lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam có điều khoản này ; được biết là học từ Điều 6 Hiến pháp Liên Xô Brê-giơ-nep 1977. Rất tiếc là cho tới nay Quốc hội chưa có văn bản nào chính thức giải thích lý do việc làm đó.
Bài này thử tìm hiểu tính hợp hiến của vấn đề đưa vào Hiến pháp các quy định về vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền. Đây chỉ là thảo luận về lý thuyết, không nhằm vào bất cứ đảng phái cụ thể nào.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa đảng là một nhóm người kết với nhau để hoạt động đối lập với những người hoặc nhóm người khác mục đích với mình. Từ đây có thể rút ra kết luận :
- Đảng chỉ là một thiểu số ;
- Mỗi đảng có một mục đích riêng, tức có lợi ích riêng của mình ;
- Do hoạt động đối lập với các đối tượng khác trong xã hội nên hoạt động của đảng phải được giữ kín, không thể công khai.
Hiến pháp là sản phẩm đúc kết trí tuệ nền văn minh của dân tộc, nó phải được xây dựng trên nền tảng những đạo lý muôn thủa không ai có thể bác bỏ của nhân loại (như dân chủ, tự do, bình đẳng), có vậy nó mới thiêng liêng và có hiệu quả lâu dài, tốt nhất là mãi mãi, hết sức tránh làm lại và hãn hữu lắm mới có bổ sung. Khi đưa một điều văn vào Hiến pháp, phải xem xét hậu quả có thể xảy ra sau đây vài chục, thậm chí cả trăm năm. Hiến pháp phải phục vụ lợi ích của dân tộc, không được phục vụ lợi ích của một nhóm người. Dân tộc tồn tại mãi mãi cùng đất nước ; nhóm người hoặc đảng phái thì có thể biến đổi và không tồn tại mãi được.
Lịch sử thế giới và Việt Nam cho thấy đảng phái nào cũng xử lý công việc đất nước theo lợi ích của mình; lợi ích đó có nhất trí với lợi ích dân tộc hay không thì tùy thuộc vào tính chất của đảng ; nhưng không ai có thể biết trước sự thay đổi tính chất, phẩm chất của các đảng phái. Có nước tự xưng là Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng thực tế lại thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối hệt như chế độ phong kiến, thậm chí còn hà khắc hơn, khiến hàng triệu dân chết đói trong khi lãnh đạo vẫn phè phỡn. ĐCS Trung Quốc thời Mao Trạch Đông ra sức giúp Việt Nam còn ĐCS thời Đặng Tiểu Bình thì lại đem quân xâm lược Việt Nam. Tính chất ĐCSTQ thay đổi đến mức chúng ta là hàng xóm cũng bị bất ngờ.
Hầu như đảng nào cũng do một người quyết định. Lãnh tụ khác thì đảng sẽ khác. ĐCS Liên Xô thời Lê-nin, Xta-lin, Brê-giơ-nep rất khác nhau. Chủ tịch ĐCS Trung Quốc Mao Trạch Đông cho phép bắt giam và hành hạ Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ đến chết mà không qua xét xử… Vì thế « đảng trị » chính là « nhân trị », trái với « pháp trị » là xu thế tiến bộ Hiến pháp ta đã áp dụng (Điều 2 : nhà nước pháp quyền).
Trong lịch sử thế giới chưa từng có đảng hoặc lãnh tụ nào mãi mãi không mắc sai lầm, nhất là khi họ cầm quyền, hậu quả gây thiệt hại cho nhân dân.
ĐCS Trung Quốc cuối thập niên 50 từng làm hơn 30 triệu dân chết đói nhưng đảng vẫn yên vị lãnh đạo và tiếp tục phát động Cách mạng Văn hóa làm cả xã hội đại loạn, hàng trăm triệu dân bị thiệt hại về mọi mặt. Nhưng Hiến pháp nước này lại quy định nhân dân phải ủng hộ Đảng và lãnh tụ tối cao. Cán bộ ở cơ sở đều biết dân chết đói như rạ nhưng không dám báo cáo lên cấp trên vì sợ làm mất uy tín chính trị của lãnh đạo.
ĐCS Liên Xô sau nhiều năm cầm quyền đã suy thoái nặng nhưng theo Điều 6 Hiến pháp 1977 vẫn được giữ đặc quyền lãnh đạo. Hậu quả là trong khi đang nắm quyền lực mạnh nhất thế giới của một siêu cường thì Đảng tan rã, Nhà nước sụp đổ, xã hội rối loạn, tài sản công do nhân dân lao động làm ra trong hơn 70 năm bị tầng lớp tư bản mới chiếm đoạt. Rốt cuộc, nhân dân, dân tộc gánh chịu hết mọi hậu quả bi thảm ; khi họ tỉnh ngộ đòi xóa bỏ Điều 6 thì đã quá muộn, đất nước rơi vào vực thẳm. 
Từ những sự thực lịch sử kể trên có thể rút ra một kết luận : việc dùng Hiến pháp cho phép một đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước vô thời hạn mà không quy định khi nào thì tước bỏ đặc quyền ấy, là một sai lầm về pháp lý tiềm ẩn nguy cơ đem lại kết cục bi thảm cho đất nước. Một dân tộc khôn ngoan không thể trao số phận mình vô thời hạn vào tay một nhóm người không do mình định kỳ bầu ra và vì thế không thể nào giám sát được mọi hành vi của họ.
Nhân dân có thể giám sát cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, vì Quốc hội do dân định kỳ bầu ra và có quyền bãi miễn bất cứ đại biểu nào mất lòng dân. Với Chính phủ cũng thế, dân có quyền « đuổi Chính phủ » như Bác Hồ từng nói. Nhưng với đảng cầm quyền thì dân không thể làm được như vậy. Đảng bàn những vấn đề chủ trương chính sách và vấn đề nhân sự, sao có thể công khai cho « dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra »
Người Trung Quốc từng nếm bài học chua xót về việc đưa vào Hiến pháp những yếu tố bất định như đảng phái và cá nhân. Năm 1970 Trung ương ĐCS Trung Quốc thông qua Dự thảo Hiến pháp mới thay cho Hiến pháp 1954, trong đó có một điều viết « Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân là ủng hộ Chủ tịch Mao Trạch Đông và bạn chiến đấu thân thiết của Người là Phó Chủ tịch Đảng Lâm Bưu, ủng hộ ĐCSTQ ». Hiến pháp chưa kịp công bố thì không lâu sau đó Lâm Bưu ám sát Mao bất thành phải trốn ra nước ngoài rồi chết vì máy bay rơi. Kết cục Hiến pháp phải bỏ câu « ủng hộ Chủ tịch Mao và Phó Chủ tịch Lâm » và sau khi Lâm chết 4 năm mới ban hành. Năm 1980, khi làm Hiến pháp mới, Ban lãnh đạo ĐCS Trung Quốc dứt khoát bỏ hết từ « Đảng cộng sản » và tên bất cứ lãnh tụ nào trong các điều khoản thuộc chính văn Hiến pháp.
Trung Quốc và Liên Xô từng có Lâm Bưu, En-xin. Ai dám bảo đảm Việt Nam mãi mãi không thể có những kẻ cơ hội như vậy ? Khi họ giành được quyền lãnh đạo đảng thì số phận dân tộc sẽ ra sao ? Xưa nay có đảng nào nội bộ không phát sinh bè phái, tranh giành quyền lãnh đạo đảng ?
Việc làm Hiến pháp phải vô cùng thận trọng. Lịch sử sẽ lên án tất cả những cách làm vô trách nhiệm mà các nhà lập pháp phạm phải. Không thể vì sợ cấp trên, sợ bị vu vạ « Chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội » mà chấp nhận những thỏa hiệp vô nguyên tắc, đặt lợi ích vĩnh viễn của dân tộc xuống hàng thứ yếu. Có một nguyên tắc duy nhất cao nhất mà Hiến pháp nhất thiết phải tuân theo : đó là đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
Phải chăng đã có thể kết luận : việc đưa vai trò của bất cứ đảng cầm quyền nào vào Hiến pháp cũng là không phù hợp lợi ích lâu dài của dân tộc và do đó là không hợp hiến và sẽ không được lòng dân ?
Rất mong được mọi người cùng thảo luận vấn đề nói trên và vạch ra các chỗ sai trong bài này.
Hồ Anh Hải
(Quê Choa)

Nên chăng, kí Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp?

602858_432371126835570_1114183618_n.jpg 
Phải phản bác bản Hiến pháp hiện hành theo cách nào? Về việc này, giữa những người yêu nước và mong muốn sự đổi thay vẫn đang có bất đồng lớn.
Tuần trước, tôi gửi Dân Luận một bài ngắn về phong trào "biểu tình ảnh" để ủng hộ bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của các trí thức Việt Nam. Thực ra, lúc ban đầu, tôi tính gửi bài này cho một trang lề trái khác. Không may cho tác giả, anh Tổng biên tập gửi hồi âm cáo lỗi, rằng "bài không phù hợp với chủ trương chung của trang". Anh tổng, cũng như nhiều người bạn mà tôi rất quí trọng về trình độ tư tưởng và kinh nghiệm đấu tranh, cho bản Kiến nghị lần này là vô nghĩa, và vô lí.
Nói chính xác hơn, các bạn tôi tẩy chay mọi hoạt động nằm trong khuôn khổ đóng góp cho việc sửa đổi bản Hiến pháp hiện hành của chế độ. Lập luận của họ dựa trên một nguyên tắc đúng: Hiến pháp - bản "hợp đồng chung sống" của người dân một nước - phải thực sự là kết quả từ đồng thuận của toàn dân. Muốn thế, Hiến pháp phải được hình thành bằng một tiến trình đóng góp ý kiến, trao đổi, biểu quyết và giám sát dân chủ hoàn toàn.
Nếu áp dụng tiêu chuẩn này, thì bản Hiến pháp hiện hành, mà việc sửa đổi đang đặt ra, quả thực không đủ tư cách.
Trước tiên, cơ quan soạn thảo và biểu quyết Hiến pháp rõ ràng không ổn. Lúc này, chẳng còn ai lạ lẫm với bản chất "đảng cử dân bầu" của Quốc hội Việt Nam. Đó là Quốc hội của kẻ cầm quyền, do kẻ cầm quyền, và vì kẻ cầm quyền. Cơ quan bù nhìn này không kiếm đâu ra cái tư cách đại diện cho nguyện vọng của đông đảo dân chúng. Như vậy, màn kịch "sửa đổi Hiến pháp" mà nó dựng lên chắc chắn chỉ phục vụ nhu cầu sinh tồn của kẻ cai trị. Vậy khi tình nguyện tham gia vở diễn, chúng ta sẽ làm lợi cho ai? Góp sức thay đổi đất nước, hay góp sức tô trát cho tính chính danh của kẻ cầm quyền?
Sao chúng ta - những người dân chủ - phải phung phí danh dự của mình vào một màn kịch xin-cho, mà không mạnh dạn mở mồm để đòi lại cho bản thân cái quyền lập hiến chính đáng?
Nghĩ vậy, nên các bạn tôi quyết khước từ mọi hoạt động "góp ý dự thảo". Họ tuyên bố: "Nhu cầu và cũng là mục tiêu tranh đấu ngày hôm nay là Giành lại Quyền làm chủ Hiến Pháp, chứ không phải là góp ý sửa đổi bản Hiến Pháp mà một đảng nắm quyền tùy tiện dựng lên". Đôi lúc, trong cuộc trao đổi thân mật, tôi nghe một anh em thuộc phái tẩy chay góp ý mắng những vị kí tên vào bản Kiến nghị là “ảo tưởng”, là “hèn”.
Theo tôi, nhận xét vậy thì oan quá.
Sau ngày bản Kiến nghị được tung ra, tôi có trao đổi với một số vị trong nhóm trí thức khởi thảo. Trái với hiểu lầm của những người tẩy chay Kiến nghị, không ai trong số các vị này còn mảy may hi vọng vào thiện chí của chính quyền, tính chính đáng của Quốc hội Việt Nam, hay triển vọng dân chủ hóa của màn kịch “góp ý”. Và mọi người dễ dàng đồng ý với nhau trên một điểm: bản Kiến nghị sẽ vô dụng trong việc thay đổi Hiến pháp 1992. Việc sửa đổi chỉ có thể mang lại một Hiến pháp tồi, vì bộ máy cầm quyền đã hết thuốc chữa.
Nhưng họ vẫn thảo bản Kiến nghị, vẫn nỗ lực vận động lấy chữ kí. Vì sao?
Trong thực tế, giữa những người ủng hộ và tẩy chay bản Kiến nghị không tồn tại một khoảng cách quá xa. Những người ủng hộ mà tôi từng trao đổi, không khác những người tẩy chay, đều chọn mục tiêu tranh đấu lâu dài là “giành lại quyền làm chủ Hiến pháp”. Trong suy tính của họ, việc soạn thảo và phổ biến bản Kiến nghị cũng chính là một bước chân ngắn trên chặng đường dài đến cái đích trên. Và chiến thuật họ đang dùng, theo tôi, không phải không có lí.
Chúng ta đều muốn "đấu tranh để giành lại quyền làm chủ Hiến pháp" cho toàn dân tộc. Nhưng ai tham gia cuộc đấu tranh ấy, khi tuyệt đại đa số người Việt còn chưa từng đọc, và chưa thấy cần thiết phải đọc dù chỉ một chữ trong bản Hiến pháp hiện nay? Trong tổng dân số hiện tại, số người Việt hiểu công dụng của Hiến pháp, và có đủ thông tin để hiểu rằng phải thay đổi Hiến pháp đang chiếm mấy phần? Trong giới trí thức Việt Nam, bao nhiêu người có đủ kiến thức và suy tư để biết sơ sơ về những nội dung cần đưa vào Hiến pháp mới? Quan trọng không kém, bao nhiêu phần trăm thanh niên Việt Nam có đủ lòng can đảm và hiểu biết để dấn thân tranh đấu cho cuộc đổi thay quí giá này?
Tôi tin rằng với mỗi câu hỏi nêu trên, con số trong câu trả lời đều nhỏ hơn 1% của tập thể được xem xét. Như vậy là quá nhỏ. Và trên chặng đường "giành lại quyền làm chủ Hiến pháp", dân tộc ta có thể ví với một cỗ xe còn thiếu cả tài xế lẫn xăng. Với mức độ chuẩn bị như thế, chúng ta thậm chí chưa thể khởi hành. Bởi vậy, nếu được hô lên trong thời điểm hiện nay, khẩu hiệu "đấu tranh để giành lại quyền làm chủ Hiến pháp cho nhân dân" sẽ chỉ rơi vào những đôi tai điếc.
Việc cần làm lúc này là chuẩn bị. Chúng ta cần chuẩn bị khẩn cấp một đồng thuận dân tộc về bản hợp đồng chung sống mới của nước Việt Nam. Để đạt được đồng thuận ấy, cần khơi dậy, trong xã hội còn đang câm nín, càng nhiều càng tốt các cuộc thảo luận sôi nổi về những điểm trọng yếu của bản hợp đồng. Đó là vấn đề đa đảng, đa nguyên, sự độc lập chính trị của quân đội và công an, hay chuyện sở hữu đất... Để làm quần chúng - kể cả "quần chúng trí thức" - biết nhiều hơn, nghĩ nhiều hơn, và dám mở miệng rộng hơn để công khai phát biểu quan điểm. Và theo như tôi thấy, đó chính là điều mà bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp đã làm được cho đến hôm nay.
Trong mắt nhóm trí thức khởi thảo, bản Kiến nghị là cách tận dụng cơ hội hiếm hoi để được nói một cách đồng thanh, công khai, hợp lệ, và để động viên người khác cùng nghĩ, cùng nói với mình.
Sau 1975, đây là lần đầu tiên quần chúng Việt Nam chứng kiến lập trường dân chủ, đa đảng, đa nguyên được phát biểu công khai bởi một tập thể đông đảo các nhân sĩ, trí thức và cựu công chức như thế. Họ đã góp sức mở đường, để những người đi sau có thể bước thêm mạnh dạn. Tôi đã chứng kiến hiệu quả của phong trào Kiến nghị trong giới sinh viên. Gần đây, tôi thường dành thì giờ để đăng bài vở về việc sửa đổi Hiến pháp lên trang tin Facebook mà mình tham gia quản lí (độc giả trang phần lớn là người trẻ), và theo dõi thành quả của mình. Với anh em thanh niên, bản Kiến nghị này là một sự gợi mở và động viên lớn. Lần đầu tiên trong đời, nhiều bạn bắt gặp và quan tâm đến vấn đề đa đảng. Với nhiều bạn khác, chữ kí trên bản Kiến nghị là lần lên tiếng đầu tiên. Trong các cuộc thảo luận sôi nổi, những người tham gia đều tìm thấy cơ hội bồi đắp nhận thức của mình. Tôi tin rằng từ điểm khởi đầu khiêm tốn của cuộc chuyện Hiến pháp hôm nay, sẽ có nhiều thanh niên tìm hiểu sâu hơn, để nay mai nhập cuộc tranh đấu.
Chỉ có một điều làm tôi tiếc hùi hụi. Sẽ tốt hơn nhiều, nếu thay vì gửi Kiến nghị, nhóm trí thức công bố một bản Đề nghị cho hợp tư cách đường hoàng của người công dân.
Giá các bác làm thế, thì bài viết này có lẽ đã không cần!
(Dân luận)  

Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An về làm Phó trưởng ban Nội chính Trung ương

Theo công bố cho đến nay, Ban Nội chính Trung ương có 2 Phó trưởng ban là ông Phạm Anh Tuấn và ông Phan Đình Trạc.
Theo Tuổi trẻ ngày 2/2, Bộ Chính trị vừa có quyết định điều động ông Phan Đình Trạc - ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An - làm Phó trưởng Ban Nội chính trung ương.

Ông Trương Tấn Sang và ông Phan Đình Trạc (phải)
Ông Phan Đình Trạc sinh ngày 25/8/1958, quê xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu; chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh Nhân dân (ngành điều tra tội phạm); Lý luận chính trị: Cử nhân.
Trước khi được bầu làm Bí thư tỉnh uỷ, ông Trạc là Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Trưởng ban Nội chính Trung ương là ông Nguyễn Bá Thanh, 2 phó trưởng ban - theo công bố đến nay - là các ông Phạm Anh Tuấn và ông Phan Đình Trạc.
Ông Phạm Anh Tuấn là tiến sĩ luật. Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ, tháng 12/2008 sang làm phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Tiền Phong ngày 1/2 dẫn lời ông Phạm Anh Tuấn cho biết, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm 1 trưởng ban và 3 phó ban.
Dự kiến ngày 4/2 tới Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng sẽ chính thức ra mắt.
(Tuổi trẻ)

P. Ban Nội chính TW: Đảng sẽ làm nhiệm vụ chống tham nhũng thay cho chính quyền

“Thành uỷ, tỉnh uỷ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng là phải hơn Ban chỉ đạo cấp tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng hiện nay”, ông Phạm Anh Tuấn nói.
Chiều tối 1/2, trao đổi với Giáo dục Việt Nam về ngày làm việc đầu tiên của Ban Nội chính Trung ương, ông Phạm Anh Tuấn – Phó Trưởng ban này cho hay:
“Trong chiều ngày 1/2 – ngày đầu tiên Ban Nội chính Trung ương hoạt động, Ban Nội chính Trung ương đã có buổi chuyển giao 22 cán bộ, công chức của Vụ Nội chính và Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Trung ương Đảng về Ban.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh


Trước đó, về mặt tổ chức nhân sự, ngày 31/1, đã chuyển 86 cán bộ, nhân viên của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sang Ban Nội chính Trung ương. Như vậy về mặt cơ học, Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ, công chức không tính lãnh đạo Ban”.

Ông Tuấn chia sẻ: “Cũng trong ngày đầu, toàn Ban tập trung cao độ cho phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vào ngày 4/2. Đó cũng chính là ngày chính thức ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cũng là ngày ra mắt cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương”.

Khi được hỏi về lý do không lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng, ông Phạm Anh Tuấn giải thích: “Không phải là chúng ta không tổ chức việc phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh mà để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị có giao nhiệm vụ này trực tiếp cho các Thành uỷ, tỉnh uỷ.

Điều này thể hiện rằng Thành uỷ, tỉnh uỷ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng phải hơn Ban chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố về phòng chống tham nhũng như trong thời gian vừa qua”.

Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, quyết định thành lập Ban Nội chính các Thành uỷ, tỉnh uỷ là quyết định của Bộ Chính trị. Và Ban Nội chính các Tỉnh, Thành uỷ cũng làm việc với tư cách là cơ quan tham mưu cho Thành uỷ, Tỉnh uỷ về những chủ trương chính sách lớn trong lĩnh vực nội chính.

Đồng thời là cơ quan thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về công tác phòng, chống tham nhũng. Ở đây không có chỗ trống, không bị ngắt quãng trong công tác phòng, chống tham nhũng. “Đây là một bước tiến chứ không phải bước lùi trong công tác phòng, chống tham nhũng”, ông Phạm Anh Tuấn khẳng định.
6 nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương

Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Cũng trong nhóm này, Ban Nội chính có nhiệm vụ đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.

Thứ hai là hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN giao.

Thứ ba là nhiệm vụ thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Thứ tư, Ban Nội chính Trung ương sẽ tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp, bao gồm cả việc bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp, thẩm phán TAND Tối cao.

Thứ năm, Ban Nội chính Trung ương thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.

Thứ sáu, Ban sẽ thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
(GDVN)
 

Những kỳ vọng và thách thức dành cho ông Nguyễn Bá Thanh

Sau hơn 1 tháng Bộ Chính trị ra quyết định, bắt đầu từ ngày 1/2, Ban Nội chính Trung ương với Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh đã chính thứ nhận nhiệm vụ với nhiều thách thức và công việc rất quan trọng sẽ phải thực hiện... Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương; Quyết định số 159-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương.
Bộ Chính trị cũng ban hành các Quyết định số 655-QĐNS/TW về việc phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ,  giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Đảng tin, dân kỳ vọng
Ngay sau khi các quyết định này được công bố rộng rãi đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự ủng hộ và đặt niềm tin vào một lãnh đạo được đánh giá “dám nói, dám làm, thẳng thắn, quyết liệt”.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh
Hoan nghênh quyết định tái lập Ban Nội chính, nguyên Phó Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng khi trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam cũng bày tỏ niềm tin tưởng đối tân trưởng  Nguyễn Bá Thanh.
“…Ở TP. Đà Nẵng, đồng chí Thanh đã làm tốt rồi thì khi ra Hà Nội cũng sẽ làm tốt công việc của một Trưởng ban để Ban Nội chính trở thành nòng cốt trong việc phòng, chống tham nhũng.
Việt Nam đã có nhiều Nghị quyết về phòng, chống tham nhũng. Công tác phòng và chống phải được thực hiện song song với nhau. Phòng là để cán bộ không sa vào nạn tham nhũng, còn chống là khi cán bộ đã đánh mất mình thì phải được xử lý một cách triệt để”, ông Hùng nói.
Cũng đánh giá về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Đình Hương cũng cho rằng, dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh, công tác phòng chống tham nhũng của ta sẽ có những khởi sắc.
“Ông Thanh là con người cụ thể, thiết thực, không nói chung chung. Ông ấy ở Đà Nẵng kiểm tra cán bộ rất sát, nhân viên có thể không biết nhưng từ phó giám đốc trở lên là ông kiểm tra công việc rất chặt chẽ, giao việc nào phải làm việc đó, làm hay không làm được, vì sao, không lơ mơ được.
Tôi cho rằng ông là một tướng lĩnh ra trận để chỉ huy, đánh đông dẹp bắc thì rất giỏi. Nếu so với nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa thì ông là Triệu Tử Long”, ông Hương so sánh.
Còn ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện Trưởng Viện Lịch sử Đảng Việt Nam cũng cho rằng: “Nhìn ở các địa phương tôi thấy ông Nguyễn Bá Thanh là người đứng đầu có trách nhiệm.
Từ lãnh đạo một địa phương như vậy, tôi có niềm tin là Nguyễn Bá Thanh sẽ làm tốt công việc của mình ở cương vị Trưởng ban Nội chính. Một lãnh đạo có tầm trí tuệ, có trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, với công việc mình được giao và một lòng vì dân thì dù ở vị trí nào cũng thành công”.
Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Vũ Oanh cũng bày tỏ: “Tôi biết anh Nguyễn Bá Thanh từ lâu, đó là người dám nói, dám làm. Anh ấy đã làm được nhiều việc cho Đà Nẵng: xây dựng được một thành phố Đà Nẵng sạch đẹp và phát triển mạnh.
Anh ấy ra Hà Nội là một điều tiếc cho Đà Nẵng nhưng tôi hi vọng việc này sẽ phát huy tác dụng trong công tác phòng chống tham nhũng. Anh ấy là người có nhiều suy nghĩ mới”.
Cùng với những ý kiến bày tỏ niềm tin của nhiều bậc lão thành, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Đà Nẵng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đều bày tỏ sự vui mừng và đặt những kỳ vọng vào tân trưởng ban Nguyễn Bá Thanh.
Độc giả Bùi Ngọc Hưng cho biết: “Những lời khen ngợi ông do chính những người dân lao động Đà Nẵng dành tặng cho ông! Kể từ đó, tôi luôn tìm hiểu về con người ông, về những việc ông làm và những câu nói của ông trong nghị trường.
Tôi thật khâm phục ông! Sự điều động vừa qua thể hiện sự quyết đáp vô cùng sáng suốt của Đảng ta. Tôi nghĩ ông sẽ làm tốt và sẽ gánh vác nhiều trọng trách quan trọng hơn nữa! Việt Nam cần những người lãnh đạo như ông”.
Mặc dù, tỏ ý tiếc nuối khi nghe tin Bí thư Nguyễn Bá Thanh sẽ ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới nhưng đa phần người dân Đà Nẵng đều dành tặng những lời chúc, niềm hy vọng vào việc ông Thanh sẽ đạt được những dấu ấn mới ở cương vị được Đảng, Nhà nước giao đảm nhận này.
Không ít thách thức, khó khăn đang chờ…
Bên cạnh niềm vui, tin tưởng, nhiều lãnh đạo, người dân cũng nêu lên những thách thức, khó khăn trong công việc ở cương vị mới mà ông Thanh sẽ phải vượt qua.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc khi trả lời PV Báo GDVN cũng đã nêu ra ba thách thức trực tiếp với tân Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh.
“Thứ nhất là về thể chế hoạt động để tổ chức có thể thực thi công việc của mình được tốt.
Thứ hai là đội ngũ nhân sự để thực hiện sứ mệnh này. Cá nhân ông Nguyễn Bá Thanh là một yếu tố tốt nhưng còn cả một hệ thống tổ chức bây giờ được lập lại là một vấn đề không đơn giản. Đội ngũ cán bộ trong ban phải là những người “tinh nhuệ”, dám nghĩ, dám làm.
Thứ ba là quy định thẩm quyền của Ban Nội chính Trung ương được thể chế hóa như thế nào để có thể phát huy được hiệu quả trong điều kiện mới trên tinh thần thượng tôn pháp luật chứ không phải được thực hiện bằng các văn bản khác. Đó cũng là ba thách thức trực tiếp”, ông Phúc nói.
Trong khi đó người tiền nhiệm của ông Thanh, ông Phạm Quốc Anh, nguyên quyền Trưởng ban Nội chính Trung ương, hiện là Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam lại cho rằng: “Đồng chí Nguyễn Bá Thanh tuy đã gặt hái được nhiều thành tích ở Đà Nẵng nhưng đây là trong lĩnh vực xây dựng đô thị. Khi chuyển sang đấu tranh với tự bản thân, nội bộ cán bộ đảng viên thì đây là lĩnh vực hoàn toàn mới. Cho nên bản thân đồng chí Nguyễn Bá Thanh cũng gặp rất nhiều khó khăn”.
Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Vũ Oanh lại quan ngại về việc: “Nhưng tôi có một điều ngại rằng trong bối cảnh hiện nay, nạn tham nhũng đang hoành hành, nếu không được sự giúp đỡ đắc lực từ các cán bộ khác trong Ban Nội chính Trung ương thì một mình đồng chí Thanh cũng chẳng thể làm gì và như thế thì sẽ thui chột nhân tài”.
Còn độc giả Đinh Thành Trung cũng nhắn gửi: “Bác Thanh ra Hà Nội nhận nhiệm vụ ở cương vị mới vô cùng quan trọng và đầy thách thức. Mong rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tập thể, nhân dân ủng hộ để bác Thanh làm việc một cách chí công vô tư, không khoan nhượng cho bất cứ hành vi phạm tội nào. Vì tiêu cực nó tinh vi và xảo quyệt, tôi mong rằng Bộ Chính trị và Ban Bí thư hết sức tiếp lửa và lắng nghe nhiều hơn nữa từ tân Trưởng ban Nội chính”.
Không ít ý kiến của nhân dân cũng bày tỏ sự quan ngại, lo lắng cho việc ông Nguyễn Bá Thanh chỉ “tay trần” nhưng sẽ phải bắt những con “sâu độc”, sâu có nọc nguy hiểm chết người, đang nấp ở trong nhiều lớp vỏ, lại được che chắn chằng chịt bởi gai, bụi.
Quyết liệt và thẳng thắn
Dù chưa ra Hà Nội nhận công tác chính thức, nhưng trong hơn 1 tháng được xem là những ngày cuối trên cương vị lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh vẫn thể hiện rõ quan điểm, phong cách làm việc thẳng thắn, quyết liệt, “nói đi đôi với làm”.
Ông điểm mặt, chỉ rõ những tệ quan liêu, làm việc tắc trách, vấn nạn tham nhũng còn đang nhức nhối. Và khi đề cập đến vấn đề Ngân hàng, ông Thanh chỉ rõ: "Tham ô, tham nhũng, lấy tiền ngân hàng ra là như thế đấy. Không có ú ớ gì nữa, không có "vô tình" gì nữa hết. Ổng nâng lên để rồi người vay cho lại mấy tỉ liền, nên ổng nhắm mắt định giá khống. Nên bây giờ mới xảy ra nợ xấu ngân hàng, cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ có ít đâu. Chừ ôm cục đất đó khóc, không biết làm chi hết!".
Với tư cách Trưởng Ban Nội chính TƯ, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái (của lĩnh vực ngân hàng - PV), cho "hốt liền", không nói nhiều. Cho nên một số ông giờ đang ngồi run. Mấy cái đó ông lãnh đạo kiểu gì? Ông có phải học sinh mẫu giáo đâu, ổng quá trời lãi nhưng vẫn cố tình làm như thế để kiếm chác. Đó là ăn mà còn phá nữa nhưng chả ai nói gì!".
Khi nhắc chuyện mấy ngày qua, dư luận xôn xao về kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm đất đai ở Đà Nẵng với con số được công bố trên 3.400 tỉ đồng, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Chuyện này cứ bình tĩnh giải trình lại với thanh tra, giải trình lại với cơ quan chức năng để hiểu và thông cảm với điều kiện của thành phố như vậy”.
Từ ngày 2/1,  Ban Nội Chính Trung ương chính thức đi vào hoạt động,  sự kiện đang được rất nhiều người dân trên cả nước quan tâm chú ý.
Những niềm tin, sự kỳ vọng vẫn tiếp tục được gửi tới tân Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh, như bà Bùi Thị An – Đại biểu QH TP. Hà Nội chia sẻ: “Tôi hy vọng đồng chí Nguyễn Bá Thanh với những kinh nghiệm trong đó bao gồm cả những thành công và cả sự va vấp trong quá trình lãnh đạo Nhân dân và Đảng bộ Đà Nẵng vững mạnh sẽ tiếp tục phát huy trên cương vị mới. Đó là người có bản lĩnh và sẽ thể hiện được khả năng của mình trong tầm vĩ mô hơn”.
Cũng như độc giả Bùi Hải đã viết: “Thanh “Thượng phương bảo kiếm” ấy, nếu có, đó chính là bản – thân – ông, chứ không phải một công cụ nào khác. Kinh nghiệm, sự dày dạn, sự cứng cỏi của ông chính là đế kiếm.
Sự sắc sảo, quyết liệt đến cùng, có phương pháp khoa học trong đấu tranh chống tham nhũng của ông, sẽ là lưỡi kiếm sắc bén.
Một thanh kiếm thật vua ban, dù là bảo vật, thì càng dùng nhiều sẽ càng mẻ, cùn, hỏng. Sức bền vật liệu luôn có giới hạn.
Nhưng thanh kiếm làm bằng tài năng, đạo đức, ý chí, phương pháp khoa học của con người, thì rất có thể, càng dùng nhiều càng sắc bén. Sức mạnh đạo đức, ý chí, niềm tin, uy tín thì ngày càng lan tỏa và nhân lên”.
(GDVN)

Ngành ngân hàng Việt Nam ‘cần một cuộc đại tu’

Ngan hang nha nuoc 

Thời gian tốt đẹp sẽ không quay lại cho đến khi nào những tác động của ngành ngân hàng tại nước này được xử lý

Ngan hang nha nuocViệc bắt giữ những người tài phiệt trong ngành ngân hàng là điều mà nhiều người trong thế giới giàu có muốn thấy. Nhưng ở Việt Nam thì việc này đang trở thành một sự kiện bình thường. Ngày 23 tháng Một vừa qua, chính phủ thông báo rằng họ đã bắt giữ ông Phạm Thành Tân, giám đốc Ngân hàng Agribank – một trong những lớn nhất Việt Nam. Đây là vụ bắt giữ thứ năm liên quan đến các giám đốc điều hành cấp cao của Agribank trong nhiều tháng qua; trong khi đó bốn nhân vật bị bắt trước đây đang đối mặt với các cáo buộc tham ô, trộm cắp tổng cộng khoảng 7 triệu USD.

Hồi tháng Tám năm 2012, Việt Nam cũng đã bắt giữ một người đứng đầu Ngân hàng Thương mại Á châu (ACB). Sự kiện này đã làm thị trường chứng khoán sụt giảm và người dân đổ xô rút tiền ồ ạt trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, việc bắt ông Tân thì thị trường hầu như không có phản ứng gì trong sáu tháng qua. Có thể các nhà đầu tư đã quen với những tin xấu từ ngành ngân hàng nên họ chẳng màng quan tâm thêm nữa.

Năm năm trước, Việt Nam được đề cao như một con hổ gợi cảm nhất châu Á. Tuy nhiên, trong vài năm qua thì tăng trưởng đã bị chậm lại. Các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước, cùng với vụ bùng nổ bong bóng bất động sản, đã làm cho lĩnh vực này vốn đã bị quản lý yếu kém và các ngân hàng hoạt động kém minh bạch trở nên tồi tệ hơn. Nhiều người đã gặp rắc rối vì cho vay thiếu thận trọng trong khoảng thời gian còn hoạt động tốt, và thường các khoản vay này được cấp cho những người thân cận trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền. Cho đến thời điểm này, các giám đốc điều hành bị bắt giữ đang đối mặt với các cáo buộc liên quan đến tham nhũng, quản lý yếu kém, hoặc trong trường hợp của ông Tân thì bị cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cuộc khủng hoảng của các ngân hàng hiện đang được cảm nhận rộng rãi. Việc thắt chặt tín dụng đã khiến con số doanh nghiệp phá sản lên đến mức kỷ lục trong vòng hai năm qua. Jonathan Pincus, kinh tế gia ở thành phố Hồ Chí Minh lập luận rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng “sẽ hạn chế tăng trưởng nghiêm trọng trong một thời gian dài trừ khi nó được xử lý nghiêm túc”.

Sau nhiều năm gìm số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, các cơ quan có thẩm quyền ít nhất đã thừa nhận tính nghiêm trọng của nó. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hồi năm ngoái đã nâng ước tính tỷ lệ tổng nợ xấu của các ngân hàng lên 8,8%, mức cao nhất ở Đông Nam Á. Nhưng vì sự thiếu minh bạch trong ngành ngân hàng, nhiều nhà phân tích nghĩ con số thực tế có thể cao gấp hai lần. Ngân hàng Standard Chartered đã ước tính tổng nợ xấu tại Việt Nam có thể lên đến 15-20%.

Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng thu nhỏ lại ngành ngân hàng. Chín ngân hàng yếu kém khác đã được khuyến khích sáp nhập hoặc tiếp quản bởi những các ngân hàng lớn hơn, và một số ngân hàng đã đồng ý. Nhưng việc này cần phải củng cố thêm. Hiện vẫn còn khoảng 40 ngân hàng địa phương, và nhiều người nghĩ rằng con số này nên gộp xuống khoảng 25.

Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng vực dậy các ngân hàng có thành tích hoạt động tốt với vốn đầu tư nước ngoài. Và họ đang có một số thành công, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện Nhật Bản đã tận dụng đồng yen mạnh để mua với giá tương đối rẻ hơn, và cùng một lúc nhằm đa dạng hóa cổ phần tại châu Á của họ. Ngày 27 Tháng Mười hai vừa qua, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ đã thông báo rằng họ đã mua 20% cổ phần tại VietinBank tổng cộng 743 triệu USD. Vụ mua bán này chỉ diễn ra sau khi Mizuho mua 15% cổ phần tại Vietcombank tổng cộng 567 triệu USD hồi tháng Chín năm 2011.

Để khuyến khích chương trình này, Ngân hàng Nhà nước đã đệ trình một nghị định dự thảo lên cho chính phủ và đề nghị cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chiếm lên 30% vốn cổ phần trong các ngân hàng trong một số trường hợp nhất định, thay vì 20% như hiện nay. Một số các nhà đầu tư nước ngoài khác có thể sẽ thận trọng hơn. Ngành ngân hàng hiện đang cần một cuộc đại tu, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống này. Minh bạch trong các bản báo cáo là điều kiện cần thiết; cần giảm việc sở hữu chồng chéo như hiện nay; và kế toán phải được đưa lên tầm tiêu chuẩn quốc tế. Chính phủ đang có kế hoạch thiết lập một công ty quản lý tài sản, hoặc quản lý các “ngân hàng xấu”, nhằm tiếp nhận các phần còn lại trong tổng nợ xấu của ngành ngân hàng. Đặc biệt, không ai biết chính xác là ai sẽ phải bỏ tiền ra mua lại các khoản vay vô dụng này. Nhưng như Phạm Hồng Hải thuộc HSBC ở Việt Nam đã lập luận, “không có cách nào khác để khắc phục vấn đề này ngoại trừ bước qua một giai đoạn gian khổ”.

Ngày 2 tháng 02, 2013

Thanh Ngân chuyển ngữ - The Economist
© Bản tiếng Việt TC Phía trước

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Hà Nội lập tổ chuyên trách lấy ý kiến góp ý Hiến pháp (Infonet) nhưng lại “yêu cầu Công an Hà Nội đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước … Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu Công an thành phố chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.” Như vậy là thông tin liên quan tới nhiệm vụ các anh công an chiếm tới non nửa bản tin này rồi.
- Chiều nay có độc giả méc trang web Cùng viết Hiến pháp, của Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Anh Tuấn. Ngó vô trang, thấy nội dung không khác báo … nhà nước bao nhiêu. Câu hỏi đặt ra cho 3 người khởi xướng này là: liệu có đưa thông tin, bài vở đóng góp đa chiều không? Trong khi đó, mấy bữa nay độc giả của trang BS đã thắc mắc sao chưa thấy GS Ngô Bảo Châu ký tên vào bản Kiến nghị 7 điểm về Hiến pháp 2013.
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Phát hiện khẩu súng thần công thứ 9 trên đầm Thị Nại (TT). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
“Giáo dục – nền tảng của hòa bình và chìa khóa khai sáng nhân loại” (VEN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Kiểm tra VSATTP: Rầm rộ ra quân, nhưng nơi cần lại không đến! (PNTĐ).   - Hà Nội thèm gà sạch, Yên Thế trúng đậm (VEF). QUỐC TẾ
Syria kiện Israel lên Liên Hợp Quốc sau vụ không kích (VOV).  - Thêm một “tin vịt” về vợ chồng Tổng thống Syria (LĐ).  - Bốn bên họp bàn về chuyển tiếp chính trị ở Syria(TTXVN).

Chính tri – Xã hội

TQ nói Philippines ‘đi ngược thỏa thuận’ (BBC)  -Trung Quốc lại phản đối việc Philipines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa trọng tài quốc tế, gọi đó là ‘đi ngược thỏa thuận’ hai bên.
Khúc quanh mới của cuộc chiến pháp lý  (SGTT) -  Mỹ bày tỏ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế. Thái Lan, Singapore, Việt Nam cũng đã có những tuyên bố hậu thuẫn Manila.  —–Trung Quốc dùng thủy điện chặn dòng ở Ấn Độ  (SGTT)  —-Trung Quốc phản đối đưa tranh chấp biển Đông ra tòa (NLĐO)
Tàu chiến Trung Quốc rầm rập vào Biển ĐôngVnMedia - Một hạm đội tàu chiến của Lực lượng Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) vừa mới tiến vào vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông để “thực hiện…   —-Tư lệnh Hải giám TQ không tha Philippines, ’hỏa lực mồm’ im - Phunutoday.vn
Trung Quốc rải ‘lợi ích’ khắp châu Á - Songmoi.vn   —  Trung Quốc tiếp tục xâm lấn lãnh thổ Việt Nam (Dantri)
Trung Quốc né đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa LHQ  -Vietnam Plus   —Trung Quốc tìm mọi cách né Tòa án Quốc tế - VnMedia   —“Tư lệnh” Hải giám Trung Quốc lại “dọa” Philippines - (GDVN)
Kiện Trung Quốc ra tòa, Philippines muốn điều gì? (GDVN)    —-Hai tàu khu trục Trung Quốc tuần tra Biển Đông - Phunutoday.vn   —-WeChat TQ ‘gài bẫy’ người Việt Nam về chủ quyền Biển Đông - Tiền Phong   —-  WeChat sợ hãi -GenK - Mấy ngày qua, dư luận trong nước liên tục đưa tin về việc WeChat có chứa bản đồ đường lưỡi bò, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc lên kế hoạch khai thác dầu khí Biển Đông -Tiền Phong  —Trung Quốc phát đạt giữa Tây Ban Nha khốn khó (TVN)
HRW: ‘Việt Nam đàn áp có hệ thống’ (BBC)-  Phúc trình thường niên của HRW chỉ trích chính phủ Việt Nam ‘đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do’.  >>>>Tranh luận về giới hạn đối kháng ở VN
Hơn 50 giám mục, linh mục đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp CSVN (NV)   —Giới hạn đối kháng (BBC) –  Các vụ bắt giữ ở Việt Nam mang tính hệ thống hay không?
‘Độc quyền khiến Đảng chủ quan’ (BBC) –  Một hội thảo chẩn bệnh nói về nạn ‘tự mãn, độc quyền thay chân lý’ trong bộ máy chính trị Việt Nam nhưng các kiến nghị được báo Đảng đưa tin ít ỏi.

Ông Nguyễn Quốc Quân thách thức VN trưng bằng chứng ‘nhận tội’ (VOA)====>>>>
TS Nguyễn Quốc Quân trả lời RFA ngay khi về đến Mỹ (RFA)  —VN không đủ chứng cứ buộc tội ông Nguyễn Quốc Quân? (RFA)
Hoa Kỳ “hài lòng” về việc chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Quốc Quân (RFI)
TS Quân về đến Mỹ, mang theo thông điệp đấu tranh dân chủ trong tù (NV)
Phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm về việc CSVN phải trả tự do và trục xuất TS Nguyễn Quốc Quân. (RCTM)
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với Tết Quý Tỵ (RFA)   —Đắc Lắc: Một người bị giam oan kiện đòi bồi thường 18 tỷ đồng(RFA)
Dân Dương Nội ‘quyết tử giữ đất’ (BBC) – Trong những ngày giáp Tết, sự phản kháng của người dân mất đất lại bùng lên dữ dội tại Dương Nội, Hà Nội.   —Công an xô xát với nông dân Dương Nội  (BBC/nghe)   —Dân Dương Nội khiếu kiện đất trước Tết (BBC/Nghe)
Phỏng vấn dân oan Dương Nội – Hà Nội về việc cưỡng chế đất đai. (RCTM)   —Ông Đoàn Văn Vươn khó được tại ngoại  (DV)
“Tôi tin ông Nguyễn Bá Thanh sẽ vượt qua khó khăn để thành công”- (GDVN)   —Ban Nội chính bắt đầu hoạt động (BBC)   —Lãnh đạo Việt Nam muốn tăng tuổi nghỉ hưu để giữ ghế (NV)   —Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần cân nhắc kỹ (NLĐ)
Vị đắng cô đơn? (BBC) –  Đặng Lê Nguyên Vũ phải đơn độc đối mặt trước sự đầu hàng.
Y Ban với bằng khen và cáo buộc ‘đạo văn’ (BBC) – Hội nhà văn vẫn muốn trao bằng khen và tiền cho nhà văn Y Ban.
Nữ sinh gốc Việt đoạt giải Hoa hậu toàn quốc Hoa Kỳ  (RFA)  —-Nhiều ca sĩ của Trung tâm Asia có thể bị cấm trình diễn ở Việt Nam(RFA)
Dân Việt đổ tiền mua nhà ở ngoại quốc (NV)
Hãy nói ‘Không” với “người cộng sản chính hiệu”, nghệ sĩ Kim Chi! (Lê diễn Đức -RFA)
Một Người Hiểu Chậm (Tưởng năng Tiến -RFA) -   Hệ thống chính trị thế nào thì hệ thống giáo dục tương ứng như vậy.”
Những kẻ đi vay nợ của dân tộc vẫn chưa hề biết dừng lại… (Song Chi -RFA) -Năm 2013 chỉ vừa mới kết thúc tháng Một nhưng chúng ta đã kịp chứng kiến tình trạng tiếp tục gia tăng đàn áp, tiếp tục vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà nước VN. Hàng loạt vụ bắt bớ, xét xử, kết án không tuân theo bất cứ một quy ước tối thiểu nào của bất cứ một quốc gia nào có tôn trọng luật pháp, tôn trọng con người, đối với những người yêu nước và bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Hàng loạt vụ đối xử cực kỳ hà khắc, vô văn hóa, phi nhân đối với những người bị bắt, bị tạm giữ hoặc đang thi hành những bản án có tính chất chính trị. ….
Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở (Nguyễn hưng Quốc -VOA)Xã hội dân sự chỉ mới manh nha tại VN từ giữa thập niên 80, khi chính phủ và đảng cầm quyền công bố chính sách đổi mới
Những câu nói ấn tượng  (Bùi Tín -VOA) –  Những ngày đầu năm, các mạng thông tin tự do ở trong nước truyền đi những lời nói độc đáo của những con người bình thường trước tình hình hiện tại của đất nước. Những lời nói nổi bật ấy có giá trị như những câu châm ngôn sâu sắc, dễ hiểu, dễ nhớ, đi thẳng vào lòng người.
Cái giá cho sự hoang toàng (Trần vinh Dự -VOA) – Cách đây khoảng một năm, một chủ doanh nghiệp bất động sản tìm đến công ty tôi để nhờ tư vấn. Là một doanh nhân trẻ mới có 35 tuổi, anh ăn mặc sành điệu, đi xe BMW, và hút thuốc lá bằng tẩu làm từ ngà voi.

Chuyện làm tình nguyện ở Mỹ (Cá Vàng -VOA)

Nhà văn Hoàng Tiến: ‘Im lặng là đồng lõa với cái ÁC’ (Đinh quang Anh Thái -Nguoiviet) -  ….Hỏi ông về đất nước, ông nói, Việt Nam bây giờ đang chuyển mình một cách vật vã, “trước sau gì cũng phải tiến lên nhưng vất vả lắm.” Và ông nhấn mạnh, ông phải tham gia đấu tranh cho những việc mà ông cho là đúng. “Nhà nước vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền công dân, chú phải có ý kiến, và chú chấp nhận bị đe dọa, bị bắt bớ. Nhiều người cùng lên tiếng thì đất nước mới tiến lên được,” ông nói…..
“Rèn binh, chỉnh cán sẵn sàng quyết chiến quyết thắng” (VNN) -“Thời bình nhưng phải quan tâm rèn binh, chỉnh cán cho tốt, sẵn sàng quyết chiến và quyết thắng”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn.
Cấm bớt các lệnh… cấm (TVN) -Bộ Tư pháp phải tăng cường kiểm soát, hạn chế việc ban hành các quy định mang tính chất “cấm”, hạn chế bất hợp lý như vậy.  —-Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền (VNN)   —Kỷ luật Chủ tịch huyện vì sai phạm bổ nhiệm người thân (VNN)   —-Khiển trách một chủ tịch huyện, cảnh cáo một hiệu trưởng cao đẳng (TN)   —Không dễ loại công chức ‘cắp ô’ (VNN)   —Xóa tình trạng bao biện, làm thay (VNN)
Tiến tới nên để dân bầu trực tiếp lãnh đạo nhà nước (TN)  —Hôm nay lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo luật Đất đai  (SGTT)
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Còn bất cập trong quy định về quyền công dân (DDDN)
“Nằm im” cho bà con đón Tết, Sông Tranh nhé!” (TVN)   —-Khách hàng dự án 52 Lĩnh Nam ráo riết đòi nhà (BĐS)   —-Cư dân Saigon Pearl phản đối phí chung cư  (SGTT)

Công nhân sắm quà tết: teo tóp theo lương thưởng   SGTT.VN – Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng trăm ngàn doanh nghiệp khó khăn. Câu chuyện công nhân không có lương tháng 13, không thưởng tết… giờ đây không còn lạ.==>>>
Đìu hiu bến chợ hoa bình đông (Ảnh) -  SGTT.VN – So với mọi năm ghe chở hoa tết ở miền Tây về đậu tấp nập, năm nay chỉ lưa thưa ba, bốn chiếc. Còn khách loe ngoe vài người vào chiều muộn của ngày cuối tuần.
Dân Trí  -Trên 1 triệu người thiếu việc làm trên cả nước  —–Dân Trí  Ít việc, lao động bỏ phố về quê sớm
Nhân viên thẳng tay ‘tẩn’ sếp vì bị nợ lương (DV) –  Thuê xã hội đen đòi nợ, đe dọa kiện cáo thậm chí là vác ghế phang thẳng vào người sếp là những câu chuyện bi hài xung quanh việc đi đòi lương ngày cận Tết.
VTV lên tiếng vụ Táo Quân 2013 (VNN) - Trước luồng thông tin cho rằng ê kíp thực hiện Táo Quân 2013 bán vé thu lợi nhuận trong các buổi ghi hình vừa qua người phát ngôn Đài THVN – ông Nguyễn Hà Nam khẳng định với VietNamNet không có chuyện đó.
Hà Nội thèm gà sạch, Yên Thế trúng đậm  (VEF.VN) – Gà thải loại được ngăn chặn, nhu cầu của thị trường tăng… khiến dân nuôi gà đồi Yên Thế kiếm được hàng trăm triệu dịp Tết.
Cúm chết người đang lây lan (NLĐ) -Một ổ cúm gia cầm vừa được phát hiện tại Tây Ninh. Nhiều khả năng nguồn bệnh là do chim trời mang đến
Hà Nội: thêm 300 cảnh sát, cấm nhiều tuyến đường trong dịp tết  (SGTT)
Không cấp phép cho nghệ sĩ chống đối ! (NLĐ) -Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, khi trả lời phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 31-1
VOV Online  -Trí thức Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992   —-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Hội đồng Giám mục Việt Nam - Chinhphu.vn   —-24h.com.vn  -Bộ CA sẽ rút quân chống cướp khi dân an tâm
Vụ Dương Chí Dũng – Liệu còn có ai nữa không?   (Dân trí) – “Liệu còn ai nữa hay không?” là câu hỏi đầy lo sợ trước sự đổ bể của các “vina” mà đi kèm luôn là hàng trăm ngàn tỉ đồng. “Liệu còn ai nữa không?” cũng là câu hỏi liệu còn ai bao che, tiếp tay cho ông Dương Chí Dũng mà chưa bị phát hiện?   >>  Vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn: Thêm một công an tiếp tay bị bắt giữ  >>  Bắt được Dương Chí Dũng – Ai mừng, ai lo?
Hà Nội: 29 điểm bắn pháo hoa mừng Tết Nguyên đán (DDDN)    —Hà Nội đang chỉ đạo xử lý 23 chủ đầu tư có đất “bỏ hoang” (DDDN)
Công ty Sonadezi Long Thành: Thất tín với nông dân (LĐ)
Chiếc quan tài không có nắp -Ngô Thị Hồng Lâm – Boxitvn

Nhật Bản có thể đóng cửa nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới vì lý do an ninh M.L. -Theo finmarket.ru -Boxitvn
Cuối năm bàn về nuôi dạy con trẻ và chất lượng con người của xã hội ta -Lưu Hà Sĩ Tâm-Boxitvn

Nguyễn Vạn Phú – Từ đất mà ra (Danluan)

Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn – Cùng viết Hiến pháp(Danluan)

Tiêu Dao Bảo Cự – Đọc “Bên thắng cuộc” để tìm sự đồng thuận cho hiện tại và tương lai(Danluan)

F.K. – Khi phong trào đối lập… “tự phê”(Danluan)

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền – Việt Nam: Leo thang đàn áp những người phê phán chính quyền(Danluan)

<p>Ngay từ đầu, chiến sự đã diễn ra vô cùng ác liệt trong thế giành giật một mất một còn. Khói lửa ngút trời. Tiếng loa điện, tiếng” href=”http://danluan.org/tin-tuc/20130131/cau-nhat-tan-danh-an-kien-bac-chi-la-mot-phan-cua-chuyen-an-chinh-tri-bao-ve-che-do”>Cầu Nhật Tân – Dân Dương Nội kiên cường bẻ gãy đợt phản công mới(Danluan)

Nguyễn Ngọc Già – Vinh danh thiết thực các chiến sĩ chống bọn thế lực thù địch(Danluan)

Nhị Linh – Hồ Thị Thu Hồng là một nhà báo giỏi(Danluan)

Nhân sĩ ở Việt Nam đòi chấm dứt Nhà nước độc đảng(Danluan)

Khủng hoảng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên thế giới » - (ĐCV) – Giới thiệu: Bản tiếng Việt dưới đây dựa trên một cuộc phỏng vấn ông Ian Bremmer, chủ tịch công ty tham vấn về địa chính trị Eurasia Group, được thực hiện tại Davos,…
Lee Howell – Các hệ thống đang gặp rủi ro » - (ĐCV) – Không có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường diễn ra thường xuyên, và những vụ sụp đổ tài chính mang tính mang tính hệ thống là…
Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [3] »  - (ĐCV) – II. Thắng mà thành lệ thuộc Đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Cộng Sản Trung Quốc có một mối duyên nợ. Duyên nợ đó là chủ nghĩa Marx-Lenin, là Quốc Tế Vô…
Mali: một trật tự thế giới mới tại Châu Phi (Nguyễn Văn Huy) -Thongluan -“…Tại sao các đồng minh lại chậm hỗ trợ Pháp? Tinh thần tương trợ của NATO và sự liên đới của Liên Hiệp Châu Âu ở đâu? Một sự thật ít ai nhắc tới, đó là các quốc gia phương Tây, đồng minh của Pháp, muốn cảnh cáo tổng thống François Hollande đã không tôn trọng những cam kết của Pháp tại Afghanistan…
Thông điệp Mali (Tổ Quốc)- Thongluan – “…thông điệp dứt khoát và quả quyết nhất đến từ Mali là một chế độ dân chủ dù tồi dở, như chính quyền Mali, vẫn còn có thể cải tiến và do đó vẫn đáng được bảo vệ chống lại âm mưu thiết lập một chế độ toàn trị. Các chế độ độc tài còn lại không thể sống sót trong một thế giới ngày càng ghê tởm chúng…”
TƯỚNG GIÁP VÀ CUỘC CHIẾN VIỆT – TRUNG 2-1979 * -Trần Hồng Tâm  (Trinhanmedia)

CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CHIẾN TRƯỜNG – ĐỊA DƯ VÀ ĐỊA HÌNH  -Edward C. O’Dowd – Marine Corps University, Quantico – Ngô Bắc dịch – (Trinhanmedia)

Việt Nam: Leo thang đàn áp những người phê phán chính quyền  (X-Cafevn) –  “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước nữa trong năm 2012, khi chính quyền theo đuổi chính sách cứng rắn để đối phó với những biểu hiện bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đang ngày một gia tăng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Trong lúc một quốc gia láng giềng, đồng thành viên ASEAN là Miến Điện đang trải qua những thay đổi sâu sắc, chính quyền Việt Nam càng thể hiện rõ nét sự tương phản, qua các chính sách lạc hậu, các hành vi đàn áp những nhà hoạt động, kìm hãm sự phát triển của đất nước.”

Vietstudies:


Kinh tế

ASEAN, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (RFA)   —Hai thách thức trên thị trường tiền tệ năm 2013  (SGTT)
Sacombank chìm trong những cuộc lật đổ (VEF)   —Ra tết, lãi suất lại tăng?(VEF)   —Thắng lớn cuối năm, dân chứng khoán thèm thưởng tết(VEF)
Bị siết nợ bất động sản vẫn phải nộp Thuế TNCN (BĐS)    —-Đình chỉ cây xăng tự nâng giá (TN)   —Giá vàng giảm hơn 200.000 đồng/lượng (TN)
Hàng Tết loạn giá (NLĐ) -Không khí mua sắm dịp cận Tết năm nay dù không sôi động bằng những năm trước, sức mua cũng chưa tăng mạnh nhưng người dân đã cảm nhận giá cả hàng hóa đang nhảy múa   —-Sức mua hàng tết: Chờ đến phút 89! (PL)
Những tài sản còn bỏ lại của đại gia thủy sản Phương Nam - VnExpress  —Đại gia xuất ngoại trốn nợ, tư dinh “biến” thành nhà hàng  (Dantri)  —7 ngân hàng “chia xác” đại gia thủy sản Phương Nam (Dantri)
Khách hàng mất Tết vì “sập bẫy” dự án Thượng Đình Plaza  (Dân trí)
Thị trường BĐS: Cuộc đuổi bắt giá  (DDDN) -Năm 2013, giá bất động sản sẽ còn giảm sâu, nhưng ngay cả như vậy, người có nhu cầu vẫn chưa xuống tay mua. Thiếu niềm tin, thị trường tiếp tục băng giá!
Giá vàng giảm mạnh còn 45,4 triệu đồng/lượng  (DĐDN) Mặc dù đã giảm khoảng 200.000 đồng/lượng, song tính đến ngày hôm nay (2/1/2013) giá vàng SJC trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 3,7 triệu đồng.   —Không nên mua tranh vàng với dân  (DDDN)   —Đừng lẫn quản lý với kinh doanh vàng! (DDDN)
Lĩnh vực sản xuất đình trệ khi nhu cầu xuất khẩu yếu đi (DDDN)   —Chủ tịch Agribank: ‘Làm ngân hàng mà không cho vay, lấy gì ăn’  (DDDN)
Nghi vấn nhiều doanh nghiệp buôn lậu xăng dầu(DDDN)     —Giáp Tết, nhiều loại hoa cùng cây cảnh vẫn “ế ẩm”(DDDN)   —-Cận Tết, vé máy bay vẫn… ế(DDDN)
Starbucks dự kiến mở hàng trăm cửa hiệu tại Việt Nam (VnEc)   —  Mờ ảo tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế (VnEc)

Thế giới

Sứ quán Mỹ ở Ankara bị tấn công (BBC) – Vụ đánh bom xảy ra ngoài đại sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Ankara, giết chết kẻ mang bom và nhân viên bảo vệ người Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Quốc: 14 người biểu tình bị buộc tội xách động bạo lực(RFA)    — Trung Quốc kết án nặng nề 2 người Tây Tạng vì tội « xúi giục » tự thiêu (RFI)—–Trung Quốc kết án 2 người Tây Tạng ‘xúi giục’ các vụ tự thiêu (VOA)—-Mối đe dọa của hacker ở Trung Quốc ngày càng tăng (VOA)  —Tin tặc Trung Quốc tấn công báo tài chính Mỹ Wall Street Journal  (RFI)
Tin tặc TQ cũng phá Wall Street Journal (BBC)   —-Tin tặc tấn công báo Mỹ từng tiết lộ tài sản kếch xù của lãnh đạo Trung Quốc (RFI)   —Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Châu Âu  (RFI)
Ông Trần Quang Thành kêu gọi Mỹ gây áp lực với Trung Quốc (VOA)  —TQ thử nghiệm trao đổi khí carbon trong lúc lo ngại về ô nhiễm gia tăng (VOA)
Đài Loan : Kinh tế đi xuống, Thủ tướng từ chức (RFI)  —-Ðài Loan kêu gọi chia sẻ tài nguyên ở Biển Hoa Ðông (VOA)
Canh bài “phóng hỏa tiễn – thử hạt nhân” của Bắc Hàn.  (RFA)   —-Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên: Chớ thử nghiệm hạt nhân (VOA)
Triều Tiên ngụy trang bãi thử hạt nhân  (Dân trí)
Miến Điện: Báo Myanmar Express bị kiện tội hacking(RFA)    —Cảnh sát Miến Điện dùng Phosphore giải tán người biểu tình(RFA)   —Thêm một thắng lợi cho báo chí Miến Điện(RFA)  —Miến Điện bãi bỏ vụ kiện một tờ báo về tội vu khống  (RFI)
Lào chính thức gia nhập WTO(RFA)   —-Syria phản đối việc Israel oanh kích(RFA)   —Dân Israel đề phòng vũ khí hóa học (NV)
TNS Chuck Hagel sẽ là tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ?(RFA)  —-Tranh cãi dữ dội trong buổi phê chuẩn chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (VOA)   —Tân ngoại trưởng Mỹ dưới bóng của Hillary Clinton  (RFI)
‘Kinh nghiệm VN ảnh hưởng Hagel’ (BBC) -Người được đề cử chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói kinh nghiệm chiến đấu tại Việt Nam tác động quyết định dùng vũ lực của ông.
Chuck Hagel và vị trí quan trọng trong chính quyền Mỹ  (Nguoiviet) -Cựu thượng nghị sĩ Cộng Hòa tiểu bang Nebraska, ông Chuck Hagel, điều trần trước Ủy Ban Quân Lực Thượng Viện hôm Thứ Năm theo thủ tục để có thể được chấp nhận vào chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng.
Tổng Thống Mali bác bỏ đàm phán với phe Hồi giáo (VOA)  —Quân đội Pháp tiến vào thành phố lớn cuối cùng ở miền bắc  (RFI)
Thủ tướng Nhật Bản sẽ ra một tuyên bố mới về đệ nhị thế chiến (RFI)   —Nhật Bản: Chiến lược ‘an ninh dân chủ kim cương’ đối phó với Trung Quốc (RFI)
Trung Quốc tìm cách cô lập ông Abe (NLĐ) -Trung Quốc đang chơi trò ngoại giao tâm lý để nhiều người nghĩ rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị cô lập ngay cả trong nước
Human Rights Watch tố cáo chính sách đàn áp xã hội dân sự của chính quyền Nga (RFI)
Châu Âu phá vỡ một mạng lưới lớn đưa người nhập cư lậu  (RFI)   —WHO kêu gọi mọi người bớt ăn muối (VOA)
Khỉ tấn công ngôi làng ở Indonesia, 7 người bị thương (NV)  —Nổ lớn ở tòa nhà cao nhất thủ đô Mexico, hàng ngàn người sơ tán (TN)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế (VNN)    —Giới hạn học sinh học trường quốc tế: Bất hợp lý, dễ phát sinh tiêu cực (NLĐ)—Nhịn đói đến trường (TN)
Chân dài sinh viên đắt khách dịp Tết(VNN)    —Sinh viên làm đẹp ‘bằng mọi giá’(VNN)
Hội An được bầu là điểm đến hấp dẫn nhất thế giới(VNN)    —-Lần đầu phát hiện mặt trống đồng Đông Sơn ở Hà Tĩnh  (TNO)

“Tôi đâu có ép buộc mình giành giải thưởng”   -SGTT.VN – Đến Việt Nam sau lần lỡ hẹn bảy năm trước, giáo sư Harold W. Kroto chia sẻ với phóng viên SGTT rằng, chính niềm đam mê khoa học đã dẫn ông đến giải Nobel Hoá học chứ không phải vì ông đặt ra mục tiêu đó.====>>>
Thủ tục đăng ký hồ sơ ĐH có gì thay đổi? (NLĐ)   —-Liên thông: Đi học… như không! (NLĐ)
Thực phẩm chức năng cũng có thể gây hại  (Dantri) -Trường hợp bà H.K.L. (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, tạm trú Đồng Nai) bị hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì nhiễm độc) nghi do phản ứng dị ứng sau khi uống thực phẩm chức năng như một cảnh báo: uống thực phẩm chức năng cũng có thể gây hại cho sức khỏe.  >>  Lột da lưng do uống thực phẩm chức năng giải độc


Loạt ảnh thiếu nữ hồn nhiên tắm tiên “nóng” cộng đồng mạng (Kienthuc) -
Những kiểu chết thảm của đại gia Việt(VNN)  —Nữ sát thủ giết đại gia chè khai gì? (VNN)   —Chân dung nữ sát thủ giết đại gia(VNN)—-Bồ nhí giết đại gia chè Thái Nguyên bằng 11 nhát dao (TN)
Bị thất hứa cho 100 triệu, chính kiều nữ đâm đại gia 11 nhát (NLĐ)
Sốc học sinh 15 tuổi đã giao cấu nhiều lần (VNN)  —Bật mí chuyện “lên đỉnh” nhiều lần trong một lần “yêu” (VNN)  –Bi kịch gia đình vì “cậu nhỏ” không vâng lời(VNN)   —Tiết lộ gây sốc của… “dê xồm” công sở (VNN)
Ngôi mộ rộng 200m2, giá 5 tỷ đồng ở Hòa Bình (VNN)    —Bắt băng nhóm chuyên móc túi trên xe khách (TN)   —Bắt đối tượng bắt cóc trẻ em định trốn sang Trung Quốc (TN)
Anh rể chém em vợ đứt lìa cánh tay(TN)    —Hơn 100 xe đâm vào nhau vì đường trơn ở Trung Quốc(TN)   —Xe máy bị cháy rụi trên cầu Bình Triệu 2 (TN)   —-Bị đánh vỡ hộp sọ vì… hô cướp? (NLĐ)
Người dân vây chủ hụi ở UBND xã  (TNO) Đến khoảng 8 giờ 30 sáng nay, hàng chục người vẫn còn tập trung trước UBND xã Long Thành Trung (Tây Ninh) để vây chủ hụi Nguyễn Văn Thanh vì sợ ông này lại bỏ trốn lần nữa.
Lãnh án vì cãi nhau với “quan” xã  (NLĐ)  -Đến trụ sở UBND xã để đề nghị giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo việc lấn chiếm đất đai ở địa phương rồi xảy ra cãi vã với “quan” xã, 2 người dân đã bị phạt 9-12 tháng tù giam
Ngày 31-1, hàng trăm người dân đã đến trụ sở TAND huyện Lương Tài – Bắc Ninh để theo dõi phiên xử phúc thẩm vụ án “Gây rối trật tự công công” xảy ra trên địa bàn xã Bình Định, huyện Lương Tài do TAND tỉnh tổ chức. Khi chủ tọa Vũ Công Đồng tuyên không chấp nhận đơn kháng cáo, y án sơ thẩm đối với hai bị cáo Trần Thị Hà (12 tháng tù giam) và Phạm Văn Quy (9 tháng tù giam), rất đông người dân đã tỏ thái độ bất bình……
Sản xuất nước mắm bằng hóa chất (NLĐ)    —Rau, củ, quả Trung Quốc… ế hàng (NLĐ)   —Nửa đêm giết vợ rồi uống thuốc sâu tự sát(NLĐ)   —-Bắt người đàn ông mang theo mình súng ám sát chuyên dụng(NLĐ)
Hiếp dâm 2 bé hàng xóm trong tuần(NLĐ)   —2 xe khách đâm nhau, 3 người bị thương nặng(NLĐ)
Chiêu dụ khách của gái đứng đường Sài Gòn dịp Tết  -Zing - Năm hết Tết đến, tệ nạn mại dâm trên địa bàn TP.HCM rất phức tạp, những bánh xe son phấn của các cô gái bán thân tất bật, họ tranh thủ “cày” kiếm kha khá…
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét