Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Tin ngày 28/2/2013 - Tiếp tục phản biện về Hiến pháp và phát biểu của TBT

  • Tiệm ăn Trung Quốc treo bảng cấm: Dân Việt Nam và Philippines phẫn nộ (RFI) - Một tờ thông báo với nội dung khiêu khích, được dán trước cửa nhà hàng ở Bắc Kinh, cấm chó và các khách hàng là công dân các nước tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc vào, đã gây ra một làn sóng phẫn nộ tại Việt Nam và Philippines. Hãng tin Pháp AFP hôm nay 27/02/2013 ghi nhận như trên.
  • Nhà ngoại giao « phẫn nộ » Stéphane Hessel qua đời (RFI) - Stephane Hessel, tác giả cuốn « Hãy phẫn nộ – Indignez vous », được bán tới hàng triệu bản và là nguồn cảm hứng của phong trào phản kháng tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã qua đời rạng sáng nay, 27/02/2013, tại Pháp, thọ 95 tuổi.
  • Thượng viện Mỹ thông qua việc bổ nhiệm lãnh đạo quốc phòng (RFI) - Sau nhiều tuần lễ thảo luận căng thẳng trước sự phản đối gay gắt của đảng Cộng hòa, mãi đến hôm qua 26/02/2013, Thượng viện Mỹ cuối cùng đã bỏ phiếu thông qua việc bổ nhiệm cựu nghị sĩ Chuck Hagel vào chức vụ bộ trưởng Quốc phòng theo đề nghị của Tổng thống Obama.
  • Châu Âu chấn động vì kết quả bầu cử Ý (RFI) - Kết quả bầu cử Ý gây chấn động trong toàn khối Liên hiệp châu Âu. Hầu hết các báo Pháp đều chạy tít lớn trên trang nhất. Le Monde đăng tựa : "Nước Ý chống khắc khổ cảnh báo châu Âu". Báo Le Figaro bi quan hơn : "Ý không thể tìm được lãnh đạo đang làm châu Âu hốt hoảng". Tờ báo công giáo La Croix nhận định "Khủng hoảng tại Ý, châu Âu lo lắng".
  • Ý bế tắc chính trị : Tương lai châu Âu càng u ám (RFI) - Nước Ý từ hôm qua 26/02/2013 đang lâm vào ngõ cụt : Không có đảng nào chiếm được đa số áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội. Tình hình này làm cho châu Âu lo ngại về khả năng khủng hoảng tái diễn tại khu vực đồng euro, và thị trường tài chính cũng đã có những phản ứng tiêu cực.
  • Tổng thống Pháp thăm Nga để giải tỏa quan hệ hai bên (RFI) - Hôm nay, 27/02/2013, Tổng thống Pháp François Hollande tới thủ đô Matxcơva, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức nước Nga. Mục tiêu chuyến công du là nhằm giải tỏa những bế tắc trong quan hệ hai nước do những bất đồng trên hồ sơ Syria.
  • Phát biểu của tổng bí thư đảng về góp ý Hiến pháp Việt Nam bị chỉ trích (RFI) - Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02 vừa qua, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, việc đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
  • Một nhà hoạt động môi trường Thái Lan bị ám sát (RFI) - Hôm nay, 27/02/2013, cảnh sát Thái Lan hứa hẹn sẽ đưa ra ánh sáng vụ ám sát một trưởng thôn đã tố cáo việc đổ rác thải độc hại bất hợp pháp. Vụ này đã làm cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền phẫn nộ. Hôm thứ Hai 25/02, ông Prajob Nao Opas đã bị sát hại giữa thanh thiên bạch nhật, tại Chachoengsao phía tây Bangkok, khi ông đang chờ sửa xong chiếc xe hơi.
  • Một luật sư Trung Quốc đòi công khai bí mật quốc gia về ô nhiễm mặt đất (RFI) - Hôm nay, 27/02/2013, luật sư Đổng Chính Vĩ (Dong Zhengwei) cho AFP biết là đã yêu cầu phải công khai bí mật quốc gia về về ô nhiễm mặt đất, một việc mà lâu nay Bộ Môi trường Trung Quốc vẫn từ chối. Trong khi đó dân chúng ngày càng lo ngại về tình trạng môi trường đang xuống cấp trầm trọng.
  • Hơn 100 giải Nobel kiến nghị đòi Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba (RFI) - Theo AFP, hôm nay 27/02/2013, trên 140 nhân vật được giải Nobel trên toàn thế giới đã gửi tới chính quyền Trung Quốc bản kiến nghị yêu cầu trả tự do cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình năm 2010. Ông Lưu Hiểu Ba đang phải thụ án 11 năm tù vì tội « lật đổ chính quyền », kể từ năm 2009.
  • Bị sa thải, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố vẫn đấu tranh cho dân chủ (RFI) - Hôm qua, 26/02/2013, tờ "Gia Đình và Xã hội" ra thông báo đã sa thải nhà báo Nguyễn Đắc Kiên sau khi nhà báo này viết bài trên blog chỉ trích tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trả lời AFP hôm nay, 27/02/2013, nhà báo Nguyễn Đức Kiên tuyên bố anh sẽ “tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam”.
  • Hỏi đáp Y học: Đau ruột thừa (VOA) - Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời câu hỏi của thính giả Nguyễn Anh Tuấn ở Ðồng Nai về đau ruột thừa
  • EU quan ngại về bế tắc bầu cử ở Ý (VOA) - Pháp và Tây Ban Nha bày tỏ quan tâm về vụ bế tắc trong cuộc bầu cử quốc hội tại Ý, kết quả này có thể phương hại tới sự tin tưởng vào đồng euro
  • Mỹ có tân bộ trưởng quốc phòng (VOA) - Thượng viện Hoa Kỳ đã chấp thuận người được Tổng thống Barack Obama chọn làm bộ trưởng quốc phòng, đó là ông Chuck Hagel
  • 'Chưa ai tiếp xúc ông Lê Quốc Quân ' (BBC) - Gia đình và luật sư đều chưa được tiếp xúc hai anh em Lê Quốc Quân và Lê Đình Quản, hiện đang bị cáo buộc tội ‘trốn thuế’.
  • 'Sẽ đưa bauxite ra Quốc hội' (BBC) - Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm nói với báo trong nước rằng ông sẽ đưa vấn đề bauxite ra chất vấn trong kỳ họp tới.
  • Lenin 'biết thở' ở Moscow (BBC) - Một bảo tàng ở Moscow bỗng đông khách hẳn nhờ có tượng lãnh tụ cộng sản một thời bằng sáp biết nằm thở như người đang ngủ.
  • Philippines phản đối Trung Quốc tuần tra biển Đông (BaoMoi) - Tờ The Inquirer vừa dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 26.2 tuyên bố: “Philippines cực lực phản đối các cuộc tuần tra của Trung Quốc trong vùng biển của Philippines tại biển Tây Philippines (biển Đông - NV)”.
  • Vietinbank thu hồi quả địa cầu xuất xứ Trung Quốc (BaoMoi) - Qua thông tin phản ánh của các cơ quan báo chí về việc Vietinbank Ninh Bình tặng khách hàng quả địa cầu điện tử xuất xứ Trung Quốc, trên quả địa cầu có những thông tin không chính xác về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (bằng tiếng Trung Quốc), Vietinbank Ninh Bình đã có thông báo về vấn đề này.
  • Mỹ ở Biển Đông: Vì sao nói khác, làm khác? (BaoMoi) - (Dân trí) - Khi giới chức Mỹ được yêu cầu bình luận về các cuộc tranh chấp biển đảo ở tây Thái Bình Dương, họ đồng loạt khẳng định chính quyền Obama không đứng về bên nào nhưng phản đối mọi hành động dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Liệu có đơn giản như vậy?
  • Giữa căng thẳng, TQ sẵn sàng triển khai tàu sân bay (BaoMoi) - Hôm nay, con tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã neo đậu tại một cảng quân sự ở Thanh Đảo, phía đông nước này. Theo giới quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy tàu sẵn sàng hoạt động giữa bối cảnh căng thẳng Trung - Nhật leo thang xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
  • Trung Quốc dùng phao nổi “vây” Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này đặt phao nổi gần các quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông để “quan sát tình hình thời tiết trên biển”.
  • Mỹ - Nhật chơi trận giả, Trung Quốc 'bé cái lầm'? (BaoMoi) - TPO - Việc Tổng thống Obama không đề cập vấn đề Senkaku/Điếu Ngư trong khi hội đàm với Thủ tướng Nhật, buộc ông Shinzo Abe phải “tiu nghỉu” về nước, khiến giới truyền thông TQ vô cùng hả hê. Nhưng sự thực ra sao?
  • Nhật - Trung khẩu chiến vì 'phao theo dõi tàu ngầm' (BaoMoi) - Những ngày qua Trung Quốc tiến hành đặt các phao hàng hải tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và tuyên bố nhằm để giám sát điều kiện biển, trong khi Nhật Bản cho rằng để do thám tàu ngầm.
  • Trung Quốc phản pháo vụ thả phao gần Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO)- Tân Hoa Xã hôm 26-2 dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết việc đặt phao ở các vùng biển quanh khu vực quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) là nhằm phục vụ quan sát khí tượng trên biển.
  • Philippines: Trung Quốc hãy hành xử có trách nhiệm! (BaoMoi) - (GDVN) - Những hoạt động gọi là "tuần tra hàng hải" của phía Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không có vai trò gì trong việc xác nhận tính hợp pháp của "đường lưỡi bò", ngược lại nó là bằng chứng chứng minh Trung Quốc đang vi phạm trắng trợn các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Bản tin tiếng Anh


  • ZTE plans to target top tier (Washington Post) - ZTE Corp hopes to discard its often-used tag of "low-end mobile phone vendor" by increasing its production of mid to high-end smartphones this year.
  • 4G network to lead the world (Washington Post) - China Mobile Communications Corp plans to deploy the world's biggest 4G LTE network in China this year, covering more than half a billion people.
  • WeChat makes inroads abroad (Washington Post) - Tencent Holding Ltd is seeing a shift in the demographics of the user base of its WeChat messaging application, as international users start to adopt the mobile service.
  • No let-up in lure of luxury lines (Washington Post) - Millions of Chinese females still want to buy luxury items in 2013, but they are now more likely to question the real value of brands.
  • Dial C-H-I-N-A for smartphone growth (Washington Post) - Three Chinese companies were ranked among the world's top five smartphone vendors in the fourth quarter of last year, making China a strong competitor to traditional manufacturing countries.
  • Flower power backs Zhangzhou growth (Washington Post) - Whether by good fortune or good management, the city of Zhangzhou seems to have realized that flowers, like eggs, should not all be put into one basket.
  • Traffic jam music to driver’s ears (Washington Post) - The 300-meter long road at an ecological park in Changge city, Central China's Henan province is reportedly the country's only "musical road".
  • Tall tales tell kids all about history (Washington Post) - The newly released Comprehensive World's History in Stories series for young readers is the first of its kind written from a Chinese perspective.
  • Fashionistas grab handbags you might live in (Washington Post) - When a fashionable woman strides into the street of big cities in China, it's becoming quite likely that her bag is a small tower, an opera house or a modern office building.
  • Tapestries of history (Washington Post) - The art of embroidery was an important part of a woman's education in China, at least until a few generations ago.
  • Stitches from time (Washington Post) - Embroidery is part of the Chinese cultural fabric, and there are many schools with unique stitches, designs and characteristics from various regions.
  • Vehicle pile-up kills 3, injures 13 in C China (Washington Post) - More than 40 vehicles were involved in a pile-up on the Beijing-Hong Kong-Macao expressway near Luohenan station in Luohe city, Henan province, at 7:40 am Wednesday.
  • Hu stresses peaceful cross-Straits ties (Washington Post) - President Hu Jintao on Tuesday stressed that the peaceful development of cross-Straits relations is in accord with the overall interests of the Chinese nation.
  • Technology used to combat graft (Washington Post) - China has improved the way it deals with corruption and is increasingly using technology to combat graft, but experts say preventing the technology from being abused must also be taken into consideration.
  • Magazine chief serving soul to NPC (Washington Post) - Peng Changcheng, director of editorial board of the magazine Reader, prepares proposals on improving the education of teenagers and their psychological wellbeing.
  • Deputy to be voice of bus drivers, passengers (Washington Post) - Newly elected as deputy to the congress, Zhang Huiping is collecting opinions from colleagues and passengers in order to come up with proposals for improving transportation.

Phát biểu của tổng bí thư đảng về góp ý Hiến pháp Việt Nam bị chỉ trích

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Reuters)
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Reuters)

Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02 vừa qua, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, việc đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu như trên trong khuôn khổ một cuộc họp nội bộ của Đảng, nhưng phát biểu đó lại được phát trong chương trình thời sự của đài truyền hình VTV1 tối hôm đó, rồi sau đó được phổ biến rộng rãi trên mạng.

Trong bối cảnh mà chính quyền đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thậm chí còn nói là không có điều gì cấm kỵ, kể cả Điều 4 Hiến pháp, phát biểu nói trên của tổng bí thư đảng đã gặp nhiều chỉ trích.

Ngoài nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên “Gia đình và Xã hội”, đã phản bác và bị sa thải, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đã có bài viết tựa đề “ Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng bí thư!”. Trong bài này, ông Võ Văn Tạo viết :” Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng muốn giữ độc quyền đảng trị, thực chất chỉ cốt duy trì quyền uy chính trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến chất.”

Về phần giáo sư Hoàng Xuân Phú cũng viết trên trang blog của ông một bài phản bác phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đăc biệt là câu ông Trọng nói: “ Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì đó là cái gì?”, một câu mà giáo sư Phú cho là có tính chất “miệt thị”, là một điều “trầm trọng”, nhất là vì Hiến pháp 1992 của Việt Nam có ghi rõ là: “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Trong hội thảo về “Tác nghiệp báo chí trong việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo chính sách”, diễn ra ngày hôm nay, vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải do chỉ trích tổng bí thư đã trở thành chủ đề nóng. Phát biểu tại hội thảo này, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ở Vĩnh Phúc hết sức “phi lý” và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã có bài phản bác rất chặt chẽ, nên đã bị trả đủa bằng cách sa thải. Ông Nguyễn Quang A kêu gọi giới báo chí Việt Nam phải lên tiếng bảo vệ cho đồng nghiệp của mình.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, về mặt pháp lý, ông Nguyễn Phú Trọng bình đẳng với những công dân khác và ông Nguyễn Quang A cho rằng với phát biểu như trên, tổng bí thư đảng đang “cản trở” quyền góp ý của dân được ghi rất rõ trong Điều 4 hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thật ra thì tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu với tư cách lãnh đạo đảng với các đảng viên địa phương, chứ không phải nói chuyện với nhân dân. Nhưng phát biểu nói trên phản ánh một điều, đó là tuy kêu gọi người dân góp ý bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận những ý kiến đi ngược lại với quan điểm chính thống, nhất là những ý kiến đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng được quy định trong Điều 4.

Ông Trọng đã kêu gọi các đồng chí của ông phải “lãnh đạo” việc góp ý kiến về Hiến pháp, bởi lẽ ngày càng có nhiều người, kể cả một số nguời trong hàng ngũ Đảng, nhân dịp này đòi phải trả lại quyền phúc quyết Hiến pháp cho dân, đòi tam quyền phân lập để tránh lạm dụng quyền lực, thậm chí gián tiếp đòi đa đảng.

Trong những ngày qua, báo chí chính thức của Việt Nam cũng đã liên tục đăng những bài viết để phản bác những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là “hợp lý, hợp tình”.

Thanh Phương (RFI)

Đảng cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp

Ông Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước” trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp.

Ông Hùng là lãnh đạo chóp bu thứ hai, sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi ngăn chặn “lợi dụng” để “phá hoại” trong vấn đề Hiến pháp.

Phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội sáng 27/2, Chủ tịch Quốc hội nói “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.

“Bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu thảo luận của Quốc hội.

“Đó là bản duy nhất. Còn anh tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh, là không được,” ông Hùng nhấn mạnh.

Một nhóm nhân sĩ, trí thức, gồm cả nhiều đảng viên và cựu quan chức, gần đây công bố Kiến nghị 72, nói dự thảo Hiến pháp “chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ”.

Kiến nghị này cũng nói: “Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ.

“Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”

Hôm 25/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về các "luồng ý kiến" trong sửa đổi Hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…"

Phát biểu của ông Trọng và ông Hùng được đài truyền hình trung ương VTV phát đi trong các chương trình thời sự.

Quân đội và Đảng

Bản tin thời sự tối 27/2 của VTV cũng dành nhiều thời gian cho chủ đề “không thể phi chính trị hóa quân đội".

Xướng ngôn viên VTV nói gần đây có luồng dư luận rằng “quân đội không cần trung thành với Đảng”.

Đây là “những luận điểm mang màu sắc diễn biến hòa bình”, VTV phê phán.

Trong chương trình, Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, nói “quân đội do Đảng sinh ra để bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước”.

Một người khác, Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh của Quốc hội, lại cảnh báo các nước xã hội chủ nghĩa trước đây sụp đổ “khi phi chính trị hóa quân đội, công an”.

Cùng với phát biểu trước đó của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phần thời sự gần 20 phút tối 27/2 cho thấy Đảng đang cứng rắn hơn với các quan điểm trái chiều.

Đến nay đã có hơn 5,000 chữ ký ủng hộ Kiến nghị 72.

Bản kiến nghị này cho rằng “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào”.

(BBC)

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cảnh cáo việc “lợi dụng” việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp

H2 
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cảnh cáo việc “lợi dụng” việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp . “Lợi dụng việc lấy ý kiến góp ý hiến pháp để tuyên truyền, vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền… phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn. Thứ hai, pháp luật quy định, nghị quyết quốc hội quy định, bản lấy ý kiến là bản của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của QH, thực ra là chúng ta cũng đã trình bày trong các cơ quan của Trung ương, của đảng, đã được QH nhất trí, tổ chức lấy ý kiến, thì đó là cái bản duy nhất. Tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh là không được. Đó là cách làm không đúng quy định, tôi chưa nói là vi phạm pháp luật”.
Nếu ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng chỉ có bản đó là hợp pháp thì QH, đảng và nhà nước tự sửa luôn, kêu gọi dân chúng góp ý làm gì? Ngay cả làm cái poll “trưng cầu dân mạng” ở đây, ngoài lựa chọn “yes” hay “no”, còn có option là “lựa chọn khác” nữa, huống chi chế độ ta là chế độ “dân chủ gấp vạn lần tư bản”, sao lại áp đặt ý kiến của mình lên người dân như vậy? Chỉ quen cái thói lừa gạt dân.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=6o7ecJf0cno

Bản tin thời sự VTV1 ngày 27/02/2013

Chậm nhất ngày 7-3 sẽ hoàn tất lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(sao phải vội thế nhỉ????)

Triển khai lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HNMO) - Sáng 27-2, Đoàn kiểm tra của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 làm Trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội về công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tham dự buổi làm việc có Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cùng các thành viên của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Phát biểu mở đầu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhấn mạnh: Đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được tổ chức trong 3 tháng, đây là đợt sinh hoạt chính trị và pháp lý rộng rãi trong toàn dân. Các ý kiến đóng góp thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Do vậy, phải chọn lọc tinh hoa dân tộc đưa vào Hiến pháp- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt lưu ý.

Theo báo cáo nhanh của thành phố Hà Nội về tiến độ triển khai hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tính đến 16h ngày 26-2, đã có 7 đơn vị tổ chức hội nghị lấy ý kiến ở cấp quận, huyện có mời đại diện lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã, phường, thị trấn dự. 14 quận, huyện sẽ tổ chức xong trước ngày 28-2, những đơn vị còn lại chậm nhất vào 7-3 sẽ hoàn tất việc lấy ý kiến.

Đà Đông (Hà Nội mới)

"Căn bệnh" nói trước quên sau của ông TBT Trọng?

Ngày 14-2-2013, tức mùng 5 tết Qúy Tỵ, khi về Thạch Thất, Hà Nội trồng cây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kể cho cán bộ nhân dân huyện nhà nghe chuyến thăm Italia và một vài nước Bắc Âu, rồi nói: “Mình có thế nào thì người ta mới mời chứ!?”.

Lẽ ra một nhà giáo như ông không nên tự đắc như vậy. Một người đã lớn tuổi, lại đang là nguyên thủ quốc gia, càngkhông nên. Vậy mà ông buột miệng nói ra, khiến thiên hạ mất công đàm tiếu về trí tuệ nhân cách của ông?

Hãy đặt câu hỏi ngược lại: “Thế thì mình phải làm sao người ta mới không mời?”.

Theo logic ấy, Nguyễn Phú Trọng giải thích sao đây về việc bà Tổng thống Dima Rouseff, từ chối tiếp ông cùng một phái đoàn gồm rất nhiều nhân vật quan trọng của đảng, nhà nước và các tướng lĩnh quân đội, công an Việt Nam, khi cuộc viếng thăm Brazil đã cận kề?

Chuyên ấy xảy ra cũng vào ngày 14, cách đây vừa tròn 10 tháng, phải chăng ông Nguyễn Phú Trọng đã quên?

Khi tiếp xúc với cử tri T.p Hà Nội sau Hội nghị Trung ương Đảng cộng sàn Việt Nam lần thứ 4, và Trung ương 5, khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Tiêu cực, tham nhũng nhìn đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”. Ông khẳng định: “Một bộ phận không nhỏ trong đó có những đàng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp thoái hóa hư hỏng, đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ!”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ thái độ dứt khoát: “Yêu cầu phài nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm loanh quanh, vạch mặt chỉ tên, không phân biệt bất kỳ ai!? Và: Phải loại bỏ những cán bộ đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ!”.

Đúng 10 tháng sau, không chỉ ra được người nào trong cái bộ phận không nhỏ ấy, nói như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, không bắt được một con sâu nào trong cả một bầy sâu ăn hết phần dân!

Tổng kết Hội nghị Trung ương đảng lần 6, Nguyễn Phú Trọng mếu máo: “Bộ chính trị thống nhất 100%, xin được nhận một hình thức kỷ luật, và xin kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị, nhưng 100 % Ủy viên Ban chấp hành trung ương bỏ phiếu không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí…”.

Những ngày sau đó ông Nguyễn Phú Trọng vẫn nói Nghị quyết Trung ương 4 đã thành công tốt đẹp. Ông giải thích lý do không kỷ luật ai như sau: “Không phải cứ xử lý kỷ luật là tốt. Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rồi, mai kia sinh ân oán, thù hằn, đối phó thành phe phái rối nội bộ. Phải khoan dung, đó là phần nhân văn đặc thù của Việt Nam!”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không loại bỏ được những cán bộ đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ, thay váo đó là “triết lý nhóm lửa”, xấu, tốt đều xí xóa “trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ”, mục đích Trung ương 4 đã đạt được là “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”, rằng phải hòa đồng, giữ đoàn kết nội bộ, như trộn hổ lốn củi khô củi tươi vào một lò. Ông đã quên những lời đanh thép buộc tội tham nhũng, lấy dĩ hòa vi quý thay đấu tranh quyết liệt làm trong sạch đảng, như nghị quyết trung ương 4 đề ra?

Ngày 28-12-2012, thay mặt Bộ chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký chỉ thị 22 CT/TW về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chỉ thị nêu rõ: “Đây là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùa dân, do dân, vì dân”.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã ra nghị quyết số 38/2012 về việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2-1-2013 đến ngày 31-3-2013. Kế đó, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 136/QĐ-TTg , về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp một cách khoa học, dân chủ, trung thực trong mọi tầng lớp nhân dân.

Những chỉ thị nghị quyết ấy nói lên việc tập hợp ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân là cực kỳ quan trọng.

Gần 2 tháng qua chưa phải đã dài, lại trừ đi những ngày nghỉ tết dương lịch, âm lịch, nhưng với tinh thần làm chủ đất nước, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước đã nhiệt tình đóng góp những ý kiến tâm huyết vào việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992. Đáng lưu ý nhất là bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp của 72 nhà khoa học tên tuổi, cùng các nhà cách mạng lão thành, nhân sỹ trí thức trong cả nước (Kiến nghị 72). Nội dung đóng góp toàn diện theo Nghị quyết của Chính phủ, nhưng có một điềm nhạy cảm nhất là Điều 4 về xác lập quyền quản lý Nhà nước.

Bản Hiến pháp 1992, Điều 4 như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai câp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam”.

Ngoài bản kiến nghị của 72 nhà khoa học tên tuổi, cùng các nhà cách mạng lão thành và nhân sĩ trí thứ, một bản kiến nghị khác với hơn 10 ngàn chữ ký của những người có tên tuổi, và hàng vạn ý kiến trên các trang mạng xã hội, đều đề nghị bỏ điều 4, giao quyền tự quyết cho nhân dân, nhân dân làm chủ đất nước theo hệ thống tam quyền phân lập, mà bản Hiến pháp đầu tiên ra đời từ năm 1946 đã xác lập. Trong số người kiến nghị bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992, có nhiều GS.TS, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, cựu chiến binh, và hầu hết là những người yêu nước, có đủ tư cách công dân.

Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu trên VTV xác nhận: “Rất nhiểu người kiến nghị sừa Điều 4 Hiến pháp ! ”.

Hàng ngàn con người năng nổ nhiệt huyết ấy đã như bị một gáo nước lạnh sối lên đầu, khi nghe bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 25-2-2013, tại Vĩnh Phúc. Ông nói: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”...

Thế là một khái niệm đã bị đảo ngược!

Tại Hội nghị trung ương 4, khái niệm suy thoái thuộc phạm trù đạo đức, lối sống, nó làm tha hóa, biến chất một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, biểu hiện ở những hành vi tham tham nhũng, hối lộ, cửa quyền ức hiếp nhân dân. Sự tha hóa không còn cá biệt mà đã trở thành phổ biến, không đơn lẻ mà liên kết với nhau thành nhóm lợi ích, không chì trong nước mà với nước ngoài, làm kiệt quệ nền kinh tế, làm băng hoại văn hóa xã hội, làm mất niềm tin của nhân dân,đe dọa ự tồn vong của chế độ.

Nguyên nhân phát sinh và tồn tại của suy thoái từ lỗ hổng của cơ chế quyền lực. Cơ chế quyền lực đẻ ra cơ chế kinh tế và các cơ chế khác. Quyển lực của đảng bao trùm lên tất cả, không ai có thể giám sát được , từ đó phát sinh đặc quyền đặc lợi,từ cá nhân đến phe nhóm lộng quyền, lộng hành. Nghị quyết TW4 đã nêu rõ bản chất của những kẻ suy thoái và chỉ ra nơi ẩn náu của nó.

Bây giờ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quy kết những người kiến nghị sửa đổi Điều 4 Hiến pháp là suy thoái chính trị, tư tưởng , đạo đức. Ông quên cái khái niệm về suy thoái mà ông khẳng định từ hội nghị trung ương 4, hay ông trở cờ đánh tráo khái niệm, gây hàm oan cho những người tin đảng, góp ý sửa đổi Hiến pháp một cách trung thực?

Không ngờ một người trầm tĩnh, với thái độ mềm mỏng như ông mà một sớm một chiều lật ngược trắng đen như vậy! Với cương vị một Tổng bí thư đảng cầm quyền, ông có trách nhiệm bảo vệ đảng, nhưng không vì thế mà thiếu trung thực ngay cả với chính mình.

Khi rao giảng ở Trường đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba, Nguyễn Phú Trọng nói: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận cơ bản và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành quả lý luận quan trọng qua hơn 25 năm thực hiện đường lới đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiêm của thế giới!?

Thực tiễn Việt Nam mấy năm đầu đổi mới, thoát khỏi nền kinh tế kế hoạch, quan liêu bao cấp, có những bước phát triển tốt đẹp. Nhưng chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, vẫn tư duy định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, duy trì bộ máy khổng lồ, quan liêu, nên chững lại và lâm vào suy thoái sâu, lạm phát cao, tăng trưởng thụt lùi mấy năm liền, hàng trăm ngàn công ty phá sản, đời sống nhân dân khốn khổ cả vật chất lẫn tinh thần, hệ thống doanh nghiệp nhà nước lời giả lỗ thật, nợ xấu đã lên tới hơn 1. 200 triệu tỷ đồng, là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất, tham nhũng, hối lộ. Thực tế đó sinh ra , tồn tại và phát triển từ sự độc quyền lãnh đạo của đảng, mà Điều 4 Hiến pháp mặc định.

Mong ước của những người kiến nghị thay đổi Điều 4 là xóa bỏ thực trạng đó, đưa đất nước vượt qua thử thách tiến lên, quyết không phải là những người thoái hóa chính trị, tư tưởng, đạo đức như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “quy vào” một cách oan ức!

Nguyễn Phú Trọng nói: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử!”.

Nếu đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế của lịch sử thì sao hầu hết các nước Đông Âu lại đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội? Nếu chủ nghĩa xã hội thực sự là khát vọng của nhân dân sao hơn 200 triệu nhân dân Liên Xô không ra tay cứu chủ nghĩa xã hội?

Hiện nay trên thế giới chỉ còn vẻn vẹn 5 nước theo chủ nghĩa xã hội, nhưng Trung Quốc có “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” thực tế là một thứ chủ nghĩa tư bản mang đẫm màu sắc dân tộc. Trung Quốc cũng sớm nhận diện và không đưa một từ đảng cộng sản nào vào Hiến pháp từ năm 1982. Mười năm sau, Đảng CS Việt Nam lại đưa vào Điều 4 Hiến pháp!? Có lẽ chỉ còn Việt Nam, Cu Ba và Triều Tiên trung thành với chủ nghĩa xã hội?

Đã bao giờ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói riêng, Đảng cộng sản Việt Nam nói chung hỏi ý kiến nhân dân Việt Nam chưa, mà nói chủ nghĩa xả hội là khát vọng của nhân dân?

Chưa bao giờ nhân dân được bày tỏ chính kiến của minh. Lần sửa đổi Hiến pháp này, người dân hy vọng sẽ được bày tỏ chính kiến của mình, nhưng vừa mới mỏ lời đã bị chặn lại.

Chị thỉ của đảng, Nghị quyết của Quốc hôi, và Nghị định của Chính phủ, đều khuyến khích nhân dân đóng góp trí tuệ sửa đổi Hiến pháp, không có bất kỳ sự cấm kỵ nào, sao Tổng bí Nguyễn Phú Trọng lại vội vã ngăn cản, thậm chí kết tội những ý kiến trái chiều như vậy? Ông quên những điều ông nói về tôn trọng quyền tự do dân chủ, về nhân văn, về việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân hay đó chỉ là những lời giả dối, thậm chí các văn bản, chỉ thị mình ký cũng đánh lừa dân hay sao?

Đúc kết mới trong một năm qua mà cả chục lần thấy Tổng Bí thư phát biểu với những nội dung, ngôn từ “lợi bất cập hại”, sơ hở nhiều quá, mà rõ nhất là “một lời là một vận vào” trực tiếp hại đến uy tín lãnh đạo của ông. Sao mà ông cứ lặp đi lặp lại “căn bệnh” thường buột miệng (lính ta thường gọi là cướp cò mồm), và nói trước quên sau hoài? Thuốc nào chữa được đây?

Vừa qua Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một câu nói thật lòng: “Cái yếu nhất của chúng ta là không dám nói sự thật!”.

Không nói sự thật có nghĩa là nói dối! Một chính thể không thể tồn tại trên nền tảng giả dối!
M.D

Theo Bùi Văn Bồng Blog

Sự trơ lỳ của tư duy

Gần như thành thói quen, thành cái nếp, giới lãnh đạo Việt Nam ta cứ thích khen, khoái thành tích, thích phô bày cái hay, cái tốt của mình,giấu giếm cái xấu, cái yếu kém. Có khi hay ít xít ra nhiều, tốt vừa đưa lên đỉnh.

Chẳng thế mà nhà thơ Việt Phương đã lột tả thực trạng một thời: Cái gì của CNXH đều siêu, đều tốt; cái gì của tư bản đều xấu hết: Năm xưa ta nói rất nhiều “cực kỳ”“hết sức” / Tội nghiệp nhất là ta nói chân thành rất mực / Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”…

… Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao…
(Cửa mở)

Nay thử nói hai trong số những cái xấu xem sao. Khốn nỗi hai cái xấu này phần lớn lại rơi vào tầng lớp có học được hưởng thụ đời sống văn minh đô thị, làm quan chức đứng trên thiên hạ. Đó là thói quen trốn họp, lười vỗ tay và thói quen ăn nói tùy tiện, bừa bãi, thiếu kiệm lời, không chọn từ ngữ; cái lối nói đại, không cần biết cử tọa có đồng tình và tán thưởng hay không! Người ta gọi đó là hội chứng trơ lỳ tư duy!

Trốn họp ở đây không có nghĩa là không đến họp, thậm chí còn hăng hái đến họp không quên ghi tên nhận tài liệu (đôi khi còn nhận được phong bì bồi dưỡng). Sau khi nhận tài liệu, thì nghĩa vụ dự họp coi như đã hết, nên khi vào phòng họp cố chọn chỗ ngồi gần cửa “thoát hiểm” để dễ “lặn” hoặc chỉ mong cho đến giờ giải lao để ra đi không hề trở lại! Đây có thể nói là phông văn hóa và ý thức trách nhiệm của người đi dự họp. Việc này, diễn ra nhiều lúc, nhiều nơi ở hầu hết tất cả các cấp kể cả các hội thảo quốc tế có quan chức và các nhà khoa học.

Minh chứng là tại một Hội nghịDiễn đàn quốc gia về giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, được xác định là hội nghị quan trọng, thiết thực, đầu buổi sáng rất đông đại biểu nhưng cuối giờ chiều chỉ còn khoảng 5 đại diện các tỉnh, trong khi đại diện các tổ chức quốc tế vần còn đông đủ!?


Trần Đăng Thanh

Cái thói xấu nữa, và mất lịch sự, là lười vỗ tay. Vỗ tay biểu thị sự đồng thuận, tình cảm, động viên lẫn nhau đối với những bài diễn thuyết, biểu diễn hay trên sân khấu hoặc thi đấu đẹp, hiệu quả trên các sân vận động của diễn viên và vận động viên thể thao. Có nhiều trường hợp vỗ tay còn là sự thông cảm, chia sẻ, an ủi khích lệ với đội thua hoặc không may gặp pha biểu diễn hỏng của vận động viên. Lịch sử loài người từ rất lâu đã hình thành văn hóa vỗ tay nhưng tiếc thay ở Việt Nam người ta quá tiết kiệm những tràng vỗ tay. Phải chăng thói vô cảm trong xã hội đã len dần sang cả lĩnh vực văn hóa!? Lại một nghịch lý, nói hay cũng vồ tay, nói dở hơi cũng vỗ tay, như là thói quen khi nghe cải lương hát "xuống xề".

Hai cái xấu nói trên có căn nguyên của nó. Trong xã hội luật pháp vừa thiếu, vừa yếu, người ngay còn sợ kẻ cướp, đi đường gặp người bị nạn lại né tránh sợ mang hệ lụy vào thân, quan hệ xã hội lấy đồng tiền làm thước đo, chính là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển thói vô cảm.

Để chữa trị hai căn bệnh này, trước hết các cuộc họp, hội thảo phải xác định rõ mục đích, nội dung thật cần thiết để tránh lãng phí về thời gian và tiền bạc. Đối tượng mời dự phải là những người có trách nhiệm và có nhu cầu. Ngày 8/10/2009 tại TP.HCM cũng có hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM nằm trong chương trình hợp tác giữa Hà Lan và Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đây là hội thảo không bình thường bởi vì đến cuối giờ chiều vẫn còn khoảng 50% đại biểu Việt Nam (gần trăm người) ngồi dự với khoảng 30 vị khách quốc tế. Thành công bước đầu này là nhờ Ban tổ chức biết lựa chọn mời đúng các đối tượng hiểu biết, quan tâm đến tham dự. Nhìn xa hơn, tôi còn nhớ tháng 3 đầu năm nay, tham dự hội thảo liên quan đến biến đổi khí hậu ở Perth- Australia có hơn 700 đại biểu tham dự đầy đủ, tranh luận sôi nổi, nhiều tiếng vỗ tay khích lệ trong suốt 4 ngày hội thảo. Lúc bế mạc người vẫn đông như khi khai mạc bởi vì người tham dự hội thảo không được nhận phong bì bồi dưỡng như ở Việt Nam, trái lại còn phải đóng kinh phí hơn 300 đô la/người mới được tham dự!


Nghị Phước

Nhưng, cũng phải ghi nhận là ở xứ ta rất nặng bệnh hội trường, hội nghị, hội thảo, nghị trường nhiều quá, nội dung lại ít mới. Nhiều cuộc họp, hội thảo cứ “bổn cũ soạn lại” nhàm chán, ai muốn họp? Nhiều khi không đi họp đã biết tỏng người ta nói gì, bàn gì, quen quá rồi! Ngồi họp phát tặc lưỡi: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Lại nữa, phát biểu không hay, chưa nói đến những trường hợp nói trước quên sau, như bị lú, bị sảng, bị người nghe cho là mắc chứng tâm thần, nói kiểu gì nghe lung tung lang tang, thậm chí chủ quan, áp đặt, cái kiểu nói lấy được, vậy ai thèm vỗ tay?

Để hai thói xấu nói trên không còn tồn tại như bệnh dịch dai dẳng, tùy thuộc vào trình độ... quan trí, phông văn hóa và ý thức trách nhiệm đối vớí chức danh, vị thế, đối với cộng đồng và xã hội của mỗi người. Thủ trưởng các cơ quan có người đi dự họp, hội thảo phải nghiêm khắc nhìn lại chính mình từ việc làm gương đến cử đúng người, đúng việc.Nói với cộng đồng, với cử tri, với dân chúng và tại hội nghị phải biết lựa lời, “con chim còn biết chọn hạt”. Nói xong mà bị dư luận “ném đá” thì quả là “thần khẩu hại xác phàm”, họa sinh ra tại miệng. Thói quen tự cao tự đại huênh hoang, tự sĩ, bảo thủ lại kèm tùy hứng nói, tùy tiện viết, nói dài nói dai, đã kìm hãm sự vươn tới văn minh, thua kém nước người.Việt Nam đã gia nhập WTO,thời đại toàn càu hoa, công nghệ thông tin bùng nổ, đâu còn “khép kín sau lũy tre làng”? Đó cũng là những biểu hiện sự trơ lỳ của tư duy. Đểbạn bè quốc tế không còn phải chứng kiến cảnh các đồng nghiệp Việt Nam hay bỏ họp giữa chừng, người Việt Nam lười vỗ tay, và nói năng bị "cướp cò mồm", mất giá trị đối ngoại, bị khinh miệt, chúng ta chỉ còn cách học theo câu nói nổi tiếng củatổng thống Mỹ Barack Obama “Yes, We Can”!

TS. Tô Văn Trường

Bùi Văn Bồng Blog

NS Tô Hải: TBT Trọng không hề "lú"

Còn nhớ khi chú ấy đi sang Cuba đọc các bài kinh về “khát vọng ngàn đời của nhân dân toàn thế giới” là chủ nghĩa của mấy anh Tây râu xồm, đầu hói mà chú ấy đã nhập tâm từ cái nước mà người ta đã vất tất cả bọn điên khùng này vào sọt rác của lịch sử đã cả gần 20 năm rồi: Liên Bang Xô Viết của ông tổ chú ấy “Vờ- là- đi- mịa- In lịch Lê- Nhịn”.
Chú muốn nhân dịp đứng trước cửa ngõ của kẻ thù ngàn đời Đế Quốc Mỹ, đối diện với bãi biển Maiami mà vỗ ngực thét lên:
1- Thế giới còn ta, còn các “đồng chí hướng” 4 tốt Tầu hùng mạnh đây! Đế Quốc Mỹ chúng mày đừng tưởng bở!
2-Vực dậy mấy tên “xã hội giả vờ hoặc.. hết hơi và tuyên truyền cho một vài nước Nam Mỹ nên noi gương lão Cha-vét “trùm dân túy” giả danh cách mạng!
3-Lần ấy, chú ấy đã không hề quên những bài kinh ưu việt của cái chủ nghĩa chưa ai nhìn thấy bao giờ nhưng được ghi trong sách giáo khoa Mác-Lê và bằng những dẫn chứng “hơn hẳn” láo khoét và phét lác trắng trợn về mọi mặt kinh tế ,đời sống của cái “lước Việt Lam hạnh phúc gấp vạn lần các nước tư bản do mấy chú ấy nãnh đạo!”
Và tớ đã có một bài: “Đừng đánh giá thấp anh Trọng như thế!”
Tới khi chú ấy và 13 anh chị khác phịa ra cái nghị quyết 4, ra cái đều “Có sai, có sâu, có cả đàn sâu đấy nhưng…..sau khi “HỌC” (?) xong cái nghị quyết này và uống thuốc “phê và tự phê” rồi thì “Đảng ta” của các chú ấy sẽ lấy lại lòng tin của dân và thoát khỏi cái nguy cơ …mạng vong mà chính chú ấy tự nhận xét chứ chẳng phải ai khác!
Đặc biệt là sau cái hội nghị gọi là “Hội Nghị cán bộ toàn quốc” để chú ấy phổ biến và quán triệt “nghị quyết 4 không phải là nơi để hạ bệ, đấu đá nhau” và khi chú ấy đã dành gần hết thời gian họp có 1 ngày để chỉ nói về 10 chữ TỰ thì mình đã lập tức đã có bài phân tích là “KHÔNG CÓ GÌ MÃI MÃI SẼ LÀ….KHÔNG CÓ GÌ“
Mình đã cả quyết: Nếu sau đợt học tập này, nếu không có 5, 7 thằng dựa cột, vài ba chục thằng mất chức, vô tù thì…TÔI THỀ KHÔNG BAO GIỜ TIN Ở BẤT CỨ ĐIỀU GÌ CÁC ÔNG NÓI VÀ LÀM NỮA!
Tất cả chỉ là một vở tuồng dở đến thảm hại!
Và đúng là như thế!
Ngoài mấy tên cán bộ tép riu bị ...khiển trách, cảnh cáo...
Chẳng một anh nào trong 14 anh chị mất nửa cái lông chân!
Và cả một bộ máy tuyên truyền khổng lồ vô địch trên thế giới đã được huy động để ngợi ca « Đảng ta » của họ như một cô gái trinh nguyên đang làm cả nước... "tin tưởng và...an lòng"
Cho đến gần đây, kế hoạch đại tuyên truyền cho uy tín của đảng họ đã mất bằng một vụ ra quân ca ngợi họ được mang một cái tên có vẻ như rất chi là ...rân chủ!: « Góp ý kiến cho bản dự thảo sửa đổi hiến pháp do chính họ thảo ra » để:
-1/ Trình làng một loạt những thằng (xin phép không thể gọi bọn này bằng một đại danh từ gì khá hơn được) mang những tên tuổi, danh hiệu, bằng cấp học vị tự tạo đua nhau hàng ngày lên các làn sóng của cả gẩn 70 cái Đài-Tivi và hơn 700 tờ báo bưng bê ngợi ca « Đảng ta » của họ làm nên lịch sử và cần phải tiếp tục lãnh đạo muôn đời cái dân tộc mà họ cho là ngu đần và cần phải dạy dỗ từ tấm bé đến lúc chết này!

KẺ NÀO PHỦ NHẬN CÁI ĐIỀU 4 NÀY ĐỀU LÀ ĐỒ SUY THOÁI, PHẢN ĐỘNG, LỰC LƯỢNG THÙ ĐỊCH!
Và cái bẫy đã được giăng ra y hệt thời « Trăm hoa đua nở » để điểm mặt hết những ai cần phài...xử lý!
Mặc dầu trước khi có cái gọi là « đợt sinh hoạt chính trị », chú Trọng đã dọa trước:
Không có đa đảng
Không có chuyện đòi lại đất đai
Không có chuyện tam quyền phân lập
....và cảnh báo « không để kẻ xấu lợi dụng nói xấu đảng, cán bộ.. » nhưng ...như thách thức họ: hàng ngàn, hàng vạn người đã góp ý ngược với những gì mà chú Trọng muốn! Dù rằng chẳng bao giờ được công khai « ngợi ca » Tự do như bọn tờ sờ ngu như bò, bưng bô, nói láo trơ tráo, hàng ngày ngợi ca sự nô lệ tự nguyện của dân Việt Nam cho một nhóm vừa ngu vừa dốt vừa tàn bạo vừa phá hoại này trên các kênh tivi, trên « báo lề phải ».
Nhưng ....thời đại Internet này, mọi tư tưởng tiến bộ, mọi ý kiến đúng đắn vì dân, do dân đã lan tỏa nhanh chóng khắp nước và thế giới khiến chú Trọng không thể im lặng chờ ngày hết hạn góp ý cho Đảng chú ấy nữa. Thế là chú ấy....đã đành rút súng khai hỏa cuộc phản công tức thì những lực lượng tiến bộ mà theo chú là « thoái hóa cần phải xử lý »
Nghe giọng điệu rừng của chú Trọng, đài từ nửa khệnh khạng, nửa khinh bạc khi nói đến nhứng ai đã dám « đòi đa đảng, đã dám đòi tam quyền phân lập, đòi quân đội phải tách rời khỏi chính trị, kéo luôn cả những ai khiếu kiện tập thể, biểủ tình vào lũ « suy thoái » và yêu cầu các đồng chí phải xử lý », mình thấy rất rõ:
1-Chú Trọng muốn khẳng định mình là ai? mình biết mình muốn cái gì chứ không hề lú lẫn ...
2-Chú sẵn sàng đánh dằn mặt ngay những ai muốn nói ngược với chú vì chú có trong tay cả một bộ máy đàn áp, vũ trang và nhà tù luôn sẵn sàng mở cửa!
3-/Chú rất kiêu ngạo và tự phụ một cách xấc xược trong cương vị người đứng đầu cả Đảng, cả Nhà Nước, cả Quốc Hội và là cha đẻ của cả 90 triệu « con cừu » Việt này!
4-/Chú có sự hậu thuẫn của cả một nước to lớn đồng lý tưởng Đại Hán bành trướng nên chú sẵn sàng xử lý ngay những kẻ dám làm các ông bố Tầu nổi giận. Thời chú làm chủ tịch Quốc Hội, Tầu đánh đến đít, bắn giết ngư dân, tịch thu ngư cụ..., lính của chú bắt giam, tù đầy những người chỉ đòi Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, thậm chí biểu tình ngồi như Phạm Thanh Nghiên tại gia cũng bị đi đếm lịch 4,5 năm trời,....Vậy mà chú vẫn trả lời tinh bơ trước Quốc Hội: «Tình hình biển đảo... không có gì mới »! Chú Lì chứ đâu có...Lú!
Một con người như thế mà gọi là LÚ sao được! Thậm chí chú rất có mưu kế, rất kiên quyết, rất sẵn sàng « ra tay » ngay để cứu « Đảng Ta » của chú ấy và bản thân chú ấy với niềm tin sắt đá « Còn nước Đại Hán đồng lí tưởng thì còn Đảng ta muôn đời »
Nạn nhân xử lý đầu tiên Nguyễn đắc Kiên thật dễ thương nhưng bị hy sinh đầu tiên sau khi anh Trọng phát lệnh tấn công những kẻ "suy thoái" vì không chịu theo anh ấy - Photo by RFA
Cụ thể là người bị trúng đạn « phát động xử lý » đầu tiên của chú Trọng là nhà báo Nguyễn đắc Kiên.
Và sẽ còn bao nhiêu người nữa bị xử lý theo lệnh của lũ các chú? Đặc biệt mỉa mai là đúng ngày này, ông Bình Minh đã xin được vào « phá thối » Ủy Ban Thường Trực của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc! » Đúng là bọn họ tự định nghĩa ra « nhân quyền », »suy thoái » tùy tiện đến mức không biết xấu hổ là gì nữa!
Tổng bí thư kiêm tổng Tư lệnh quân đội oai hùng này mà lú sao được!
MỘT LẦN NỮA, DỨT KHOÁT TỚ CHO LÀ CHÚ TRỌNG KHÔNG HỀ LÚ LẪN MÀ TRÁI LẠI, CHÚ RẤT CÓ CHỦ TÂM VÀ QUYẾT ĐOÁN SẼ NÓI GÌ, LÀM GÌ ...
.............Ngày 27 tháng 2/2013
Một mẩu tin làm mình không thể không nghĩ đến có sự chỉ đạo của nhóm chú Trọng:
Đó là việc tại ngay Tử Cấm Thành Bắc Kinh, bọn Tầu đểu nó ghi một cái bảng trước một cửa hàng: « Không tiếp: Người Nhật Bản, Phi luật Tân, Việt Nam và..CHÓ! »
Cả tuần trôi qua, báo chí thế giới và các blogger trong, ngoài nước đều phân tích cái hiện tượng dễ trở thành xì-căng-đan ngoại giao này nếu xảy ra ở một nước khác.
Nhưng tất cả « bộ máy anh Huynh » đều câm như hến!
Tới mãi hôm nay báo nhà lước Tuổi Trẻ (chắc mới có lệnh) mới cho đăng nhưng chạy tít trang nhất thì cố tình cắt đi mấy chữ...và Chó! Chỉ còn « Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt »!!??
Ảnh chụp màn hình "tuoitre.vn" hôm nay, thứ Tư, 27/02/2013
Lại còn cố dùng chữ « kỳ thị » nhẹ tênh khi phê phán cho nó nhẹ bớt lại! Sau đó là đi lan man vào lý lịch, quá trình hoạt động của Róse Tang, tác giả tấm ảnh!
Chắc chắn đây phải là có ý kiến chỉ đạo của 14 cái « đỉnh cao trì trệ » mà cụ thể phải là ông trùm tuyên huấn họ Đinh: Phải làm sao cho mọi người bớt đi sự căm giận các « đồng chí 4 tốt của ta! »!
Tất cả nhằm làm nhẹ đi sự uất ức của 90 triệu dân Việt trong và ngoài nước, xóa bớt sự sai lầm to lớn và khiêu khích cả mấy dân tộc khi xếp họ ngang hàng cùng ...CHÓ
Mình đã phải tự hỏi mình trước khi đặt tay gõ keyboard...
Tất cả bọn họ đã là tự nguyện trở thành Hán-gốc-Việt hay Việt-gốc-Hán rồi sao dzậy?
Các bạn hãy viết thêm và bình luận về nỗi nhục ê chề này! Kệ mẹ chúng đang đi cúng vái, khấn bái ở các lễ hội và mong lôi kéo chúng ta phân tán vào 3 cái vụ « ba láp » này ....Cứ cho chúng càng « suy thoái », càng chóng đến ngày đi gặp « Bác của chúng nó » !
NS Tô Hải

(Blog NS Tô Hải)

Nguyễn Thanh Giang - Ông nguyễn Phú Trọng rất hàm hồ

Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 vừa qua đã phát đi những ý kiến sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng:
“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!  Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Vừa nghe xong, như một phản xạ vô điều kiện, tôi bỗng buột miệng: “Trời ơi, cái cậu này ăn nói hàm hồ quá nhỉ!”.
Sao lại có thể quy chụp những người yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, yêu cầu đa nguyên đa đảng, yêu cầu “tam quyền phân lập”; những người tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Nguyễn Phú Trọng có biết những ai đã và đang tích cực tham gia những hoạt động trên không?
Đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh 96 tuổi – nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh hóa, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nhà văn kỳ cựu khả kính Nguyên Ngọc, Bộ trưởng, ủy viên TW Đảng Nguyễn Đình Lộc, cố vấn Thủ tướng Nguyễn Trung, phó chủ tịch Quốc hội, giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, giáo sư-thứ trưởng Chu Hảo, tiến sỹ-thứ trưởng Trần Nhơn, luật gia – phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận, luật gia – phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Lê Hiếu Đằng , viện trưởng- giáo sưTương Lai, viện trưởng-tiến sỹ Nguyễn Quang A ….
Trong số đó, về tuổi tác: có người bậc cha chú, có người bậc đàn anh của ông; về trình độ: bậc thầy của ông; về quá trình cách mạng: bậc tiền bối so với ông.Vậy mà Nguyễn Phú Trọng dám thóa mạ họ là những kẻ suy thoái mọi mặt. Dưới con mắt Nguyễn Phú Trọng, họ là những kẻ không còn tư tưởng chính trị đúng đắn, lối sống suy đồi, đạo đức kém cỏi ….
Thật là nghênh ngang, trâng tráo, và hỗn xược.
Không có tự do trưng cầu dân ý để có thể nói tuyệt đại đa số nhưng chắc chắn nhiều người Việt Nam đồng tình với các vị nêu trên. Bản kiến nghị của 72 vị ký tên gần đây chỉ trong vài ngày đã lấy được hàng ngàn chữ ký. Nếu công khai trên mọi phương tiện thông tấn báo chí thì rất có thể sẽ có sự biểu đồng tình của hàng triệu người.
Vậy là ông Nguyễn Phú Trọng không những xấc xược với bề trên mà còn thất lễ với cả bộ phận lớn dân tôc!
Không kinh qua chiến trường, không được thực tế cuộc sống nhào luyện, vận may cứ thế thổi ông lên tận mây nên ông dễ dàng chơi vơi xa rời thực tế, không còn cảm nhận được hơi thở của nhân dân (tôi từng gọi ông là cậu ấm hiện đại). Có người vì nể cái bằng giáo sư-tiến sỹ của ông nhưng những người từng “lều chõng” thì thừa biết rằng nếu được Đảng giới thiệu sang Liên Xô lúc ấy để bảo vê cái luận án “Bảo vệ Đảng” thì nó “khó khăn” đến mức nào? Chưa đỗ lớp mười cũng có thể bảo vệ được một luận văn như thế.
Ông hãnh tiến, ông quá sung sướng, vậy mà, sao ông nỡ chỉ thị đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khỏi báo Gia đình&Xã hội!
(Ngày 28/12/2012, chính ông chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải “ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước”. Hôm 25/2/2013, tại Vĩnh Phú, chính ông lại ra lệnh “Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”. ).
Thật là dã man, độc ác.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không có lỗi gì. Qua bài viết “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”, thấy anh là người có tài, có tâm và rất khảng khái, trung thực.
Một bạn đọc với nick Sinh Viên Cũ của thôn Danlambao đã viết về anh: “Anh không ở trong làng báo nô lệ, nhưng anh mãi mãi ở trong lòng những người dân chân chính, anh là người dám dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm đứng thẳng lưng, anh đã nghe lời mẹ dặn, anh là Phùng Quán thứ 2 của dân tộc này.”
Tác giả Trần Quốc Việt thì cho rằng “anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình.” .
Tôi yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng:
1 – Chỉ thị báo Gia đình&Xã hội thu hồi ngay quyết định đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.
2 – Xin lỗi toàn Đảng, toàn dân về lời phát biểu hàm hồ tỏ sự khinh thị, dọa nạt, trấn áp đồng bào.
Tôi kêu gọi:
1 – Hãy cùng lên tiếng phản đối và phân tích rõ sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng, tư cách, đạo đức của ông Nguyễn Phú Trọng.
2 -  Hãy vận động các nhà báo trong và ngoài nước cùng Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới hỗ trợ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên về cả tinh thần và vật chất
Hà Nội ngày 27 tháng 02 năm 2013
© Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165

Phạm Đình Trọng - Sửa HP không phải để nhà nước cố thủ trước dân

1.  Hiến pháp là nền tảng pháp lí để tổ chức lên Nhà nước được Nhân dân trao cho quyền lực quản lí xã hội, phục vụ người Dân. Được Dân trao quyền lực để phục vụ Dân nhưng kẻ nắm quyền thường lạm quyền, dùng quyền lực của Dân để áp bức Dân, vì thế Hiến pháp còn xác định những điều cơ bản trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người Dân, xác định quyền của người Dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền Công dân của người Dân.
Từ nhận thức như vậy để có vài đối chiếu với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có 447 từ thì có đến 394 từ tán dương chủ nghĩa Mác Lê nin và kể lể công lao trời biển của đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam! Dành tới gần chín mươi phần trăm ngôn từ lời nói đầu của Hiến pháp để ngâm ngợi, suy tôn đảng cầm quyền thì đó là Đảng pháp chứ đâu còn là Hiến pháp!
Ngay lời nói đầu đã có sự lạm quyền vô lối của đảng cầm quyền. Sự lạm quyền càng ngang nhiên không còn biết đến lẽ phải và đạo lí ở điều 4, đặt xã hội Việt Nam, đặt người dân Việt Nam trong sự cai trị đương nhiên vĩnh viễn của đảng Cộng sản Việt Nam, tước mất một quyền lớn của Công Dân, quyền người Dân được lựa chọn một tổ chức chính trị tin cậy với những chính khách sáng giá trao cho việc tổ chức lên một Nhà nước thực sự của Dân, vì Dân.
Mở lời Thông điệp Liên bang 2013, Tổng thống Mỹ Barak Obama thưa với Dân chúng Mỹ: Cách đây 52 năm Tổng thống John F. Kennedy tuyên bố trước căn phòng này rằng: Hiến pháp làm cho chúng ta không phải là những đối thủ tranh giành quyền lực mà là những đối tác vì sự tiến bộ.
Đó là Hiến pháp Mỹ, Hiến pháp dân chủ. Hiến pháp dân chủ không khi nào giành sẵn quyền lực cho một tổ chức chính trị nào. Hiến pháp ghi nhận những quyền lực người Dân trao cho Nhà nước. Chọn tổ chức chính trị nào đảm nhận quyền lực Nhà nước lại vẫn là quyền của người Dân. Điều 4 trong Hiến pháp cũ và trong dự thảo Hiến pháp mới của ta đã làm cho Hiến pháp của chúng ta trở thành nơi đảng Cộng sản tranh giành, tước đoạt quyền lực của Dân!
Bầu cử chọn ra lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là quyền Công Dân lớn nhất, quan trọng nhất. Chỉ một điều 4 đã làm cho người dân Việt Nam gần như trắng tay về quyền Công dân, người Dân không còn được quyền chọn mặt gửi vàng, chọn những gương mặt xứng đáng để trao quyền lực Nhà nước! Điều 4 đã giật mất quyền tối quan trọng của Dân trao cho đảng Cộng sản! Người Dân vẫn cầm lá phiếu đi bầu cử đấy nhưng chỉ là những rô bốt, đi bầu cử hộ Đảng, bầu cho người Đảng đã chọn sẵn cho rồi!
Không cần lá phiếu bầu chọn của Dân, đảng Cộng sản Việt Nam nghiễm nhiên lãnh đạo Nhà nước và xã hội như một định mệnh nghiệt ngã của người Dân Việt Nam, Điều 4 đã đặt đảng Cộng sản Việt Nam đứng trên Nhà nước, đứng trên luật pháp!
Kẻ nắm quyền thường lạm quyền, dùng quyền lực của Dân mưu cầu lợi ích riêng. Quyền lực làm hư hỏng con người là vậy. Quyền lực tự nhiên mà có càng dễ làm hư hỏng kẻ nắm quyền vì kẻ đó không có sự thử thách, chọn lọc của người Dân, không có sự giám sát của người Dân. Sự hư hỏng không có giới hạn, không có điểm dừng của bộ máy Nhà nước ta hiện nay là hệ quả tất yếu của điều 4 Hiến pháp thực thi suốt mấy chục năm qua đã tước quyền chọn lọc, quyền giám sát bộ máy Nhà nước bằng lá phiếu của người Dân.
2.  Hẹp hòi, thiển cận, đố kị, hận thù giai cấp, lấy giai cấp thống trị dân tộc, đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp mở những chiến dịch đẫm máu và nước mắt đánh vào người Dân Việt Nam, đánh tan rã khối thương yêu đùm bọc dân tộc Việt Nam: Cải cách ruộng đất. Cải tạo tư sản. Nhân văn Giai phẩm. Xét lại chống đảng. Tập trung cải tạo thực chất là giam cầm, chà đạp nhân phẩm, đày đọa thân xác làm chết dần chết mòn những người Việt Nam không cùng ý thức hệ Cộng sản.  .  . Những chiến dịch đó đã giết hại hàng triệu, hàng triệu người Việt Nam vô tội, phần lớn là những người Việt Nam ưu tú, yêu nước, thức thời, có trí tuệ, biết làm giầu chính đáng, có đóng góp lớn lao và quyết định vào chấn hưng đất nước và tiến bộ xã hội.
Đó là đảng Cộng sản Việt Nam hôm qua. Còn hôm nay?
Phải là đảng viên Cộng sản mới được giao quyền lực Nhà nước. Có tí quyền lực, dù chỉ là quyền lực ở cấp thấp nhất cũng hối hả vơ vét của công, cướp đoạt của dân, ngang nhiên tham nhũng. Những vụ cướp đất của Dân ở Tiên Lãng, Hải Phòng, ở Văn Giang, Hưng Yên đã lộ rõ cả một hệ thống quyền lực hư hỏng, tham nhũng. Tham nhũng cố kết thành băng đảng tàn phá tan hoang đất nước. Tạo ra và dung dưỡng một Nhà nước tham nhũng, đó là trách nhiệm không thể chối bỏ của đảng Cộng sản Việt Nam.
Yếu kém trong quản lí, điều hành nền kinh tế gây ra những đổ vỡ nặng nề trong đời sống kinh tế đất nước. Mỗi vụ đổ bể như Vinashin, Vinalines .  .  . cuốn ra sông ra biển hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của Dân, làm cho xã hội Việt Nam càng ngày càng tụt xa so với thế giới! Trách nhiệm đó cũng hiển nhiên thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam.
Cả chục triệu người Dân Việt Nam bỏ mạng trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do. Độc lập tự do phải đổi bằng máu nhiều thế hệ người Việt Nam. Đất nước có độc lập nhưng quyền tự do của người Dân Việt Nam thời đảng Cộng sản cầm quyền lại kém xa quyền tự do của người Dân Việt Nam thời còn bị thực dân Pháp đô hộ!
Con Người là cây sậy biết tư duy (R. Descartes). Con Người khác thế giới sinh vật ở chỗ có tư duy, có tư tưởng, có ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng. Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận là quyền con Người, quyền tự nhiên mà có khi con Người sinh ra, không cần ai ban phát. Nhưng tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí trong xã hội Việt Nam hôm nay chỉ có trên giấy, còn trong thực tế, người Dân không được xuất bản báo tư nhân. Người Dân ôn hòa bộc lộ tư tưởng, chính kiến khác với tư duy của đảng cầm quyền liền bị buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước, phải nhận những năm tháng dài tù đày nghiệt ngã. Những bản án nặng nề dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, dành cho những blogger Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, dành cho luật sư Nguyễn Văn Đài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà giáo Vũ Hùng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cô gái Phạm Thanh Nghiên, cô gái Đỗ Minh Hạnh .  .  . là những bản án phi pháp, khắc nghiệt đối với quyền tự do ngôn luận. Đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về những bản án giam cầm tự do ngôn luận đó.
Suốt mấy ngàn năm chống chọi với bành trướng phương Bắc, với thực dân phương Tây, với thiên nhiên hung dữ, cha ông chúng ta đã không để mất một tấc đất mà còn mở mang thêm bờ cõi. Ngày nay hàng trăm cây số vuông đất đai Việt Nam thiêng liêng ở biên cương phía Bắc đã thuộc về Đại Hán phương Bắc, phần buông xuôi để cho phương Bắc đánh chiếm, phần Nhà nước Cộng sản Việt Nam tự nguyện cắt đất sang nhượng cho phương Bắc như dâng lễ vật cầu thân với phương Bắc hòng lấy phương Bắc làm chỗ nương tựa duy trì ý thức hệ Cộng sản. Để mất mát quá lớn đất đai xương máu của tổ tiên, trong lịch sử oai hùng Việt Nam chỉ có đảng Cộng sản Việt Nam mới phạm tội tày trời đó!
Một đảng cầm quyền mang lại quá nhiều tai họa đau xót và tủi nhục cho dân cho nước như vậy mà đảng đó vẫn buộc Hiến pháp phải dành cho đảng sự quản lí đất nước, lãnh đạo xã hội thì đảng đó có còn lương tâm không nhỉ? Đảng đó có còn đủ lòng tự trọng để nhận trách nhiệm trước Dân không nhỉ? Đảng đó có còn đủ tư cách để “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” không nhỉ?
3.  Nhắc lại những chiến dịch đẫm máu và nước mắt đánh vào Dân của đảng Cộng sản Việt Nam, nhắc lại thảm cảnh đất nước tan hoang, người Dân điêu đứng lầm than vì tham nhũng, cuộc sống ngột ngạt vì thiếu tự do, nhắc lại những nỗi đau xót, tủi nhục để mất đất đai thiêng liêng của cha ông, nhắc lại những dấu ấn đau buồn đảng Cộng sản Việt Nam để lại cho đất nước, để lại trong lịch sử Việt Nam để thấy rõ sự thiếu trung thực, thói khoa trương, ngạo mạn của Lời nói đầu dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có Lời nói đầu và 124 điều. Chỉ Lời nói đầu và một điều khoản cốt lõi đã cho thấy người Dân không còn là chủ thể của Hiến pháp nữa, đã cho thấy khẩu khí ngạo mạn, coi thường Dân của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ngạo mạn coi thường Dân, quyết biến Hiến pháp của Dân thành Hiến pháp của Đảng, thành Đảng pháp, biến quyền lực của Dân thành quyền lực của Đảng. Ngạo mạn, coi thường Dân đến mức đảng Cộng sản chỉ có ba triệu đảng viên trong chín mươi triệu dân Việt Nam nhưng toàn bộ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đều là đảng viên Cộng sản, không hề có một chuyên gia luật pháp của Dân!
Đất nước đang đứng trước nhiều nguy khốn hiểm nghèo. Kinh tế suy sụp có cấp độ nguy khốn một, kẻ thù truyền kiếp lấn đất, cướp biển, đầu độc lãnh đạo Nhà nước ta có cấp độ nguy khốn mười thì lòng Dân li tán có cấp độ nguy khốn tới một trăm. Những chiến dịch máu và nước mắt đánh vào Dân. Tước đoạt quyền Công Dân của Dân. Tước đoạt tự do của Dân. Cả bộ máy Nhà nước tham nhũng bòn rút máu Dân, cướp đất của Dân. Nhà nước đó không còn là nơi người Dân gửi lòng tin được nữa. Lòng Dân li tán, mất lòng tin vào Nhà nước mới là nỗi khốn cùng của vận nước.
Khi vận nước nguy khốn thì lối thoát hiệu nghiệm duy nhất là dựa vào sức mạnh Nhân Dân. Có sức mạnh Nhân Dân, dù nguy nan đến đâu cũng sẽ vượt qua. Sửa Hiến pháp để Nhà nước trở về với Dân, cái gì của Dân, trả lại cho Dân, lấy lại lòng tin của Dân, tìm sức mạnh trong Dân để vượt qua nguy khốn, xây dựng đất nước giầu mạnh. Mọi người Dân Việt Nam đón chờ sửa đổi Hiến pháp đều với mong mỏi đó. Và những trí tuệ, tâm hồn Việt Nam khắc khoải với vận nước liền viết Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp để Hiến pháp mới tạo ra một Nhà nước thực sự dân chủ, khai thác, tập hợp được sức mạnh Nhân Dân.
Như bốn năm trước những trí tuệ và tâm hồn Việt Nam đã viết Kiến nghị yêu cầu dừng Dự án boxit. Ngạo mạn, coi thường Dân, đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng sản Việt Nam khinh bỉ không thèm trả lời Kiến nghị của những trí tuệ và tâm hồn Việt Nam, vẫn quyết liệt thực hiện “chủ trương lớn của Đảng”, hăm hở đào bới boxit ở Tây Nguyện. Nay “chủ trương lớn của Đảng” đang đứng trước thua lỗ không tránh khỏi đúng như những cảnh báo của những trí tuệ và tâm hồn Việt Nam bốn năm trước. “Chủ trương lớn của Đảng”  đang nối tiếp vào sau Vinashin, Vinalines, đổ ra sông ra biển hàng ngàn tỉ tiền thuế mồ hôi nước mắt của Dân!
Người Dân mong Hiến pháp sửa đổi để Nhà nước trở về với Dân, Nhà nước thực sự của Dân, vì Dân. Nhưng những người Cộng sản cầm quyền lại rắp tâm sửa Hiến pháp chỉ để tăng cường quyền lực của Đảng, gia cố Hiến pháp, biến Hiến pháp thành nơi Đảng cố thủ với Dân! Và Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của những trí tuệ và tâm hồn Việt Nam rồi sẽ lại có chung số phận như Kiến nghị dừng Dự án boxit mà thôi!
Nhưng Hiến pháp không phải là boxit. Hiến pháp là quyền lực và ý chí của Nhân Dân. Hiến pháp tạo ra bầu không khí dân chủ trong xã hội. Hiến pháp tạo ra ý nghĩa và giá trị cuộc sống của mỗi con Người có mặt trong cõi đời. Người Dân Việt Nam hôm nay có mạng internet toàn cầu đến với từng nhà, từng Người, cho người Dân ý thức về quyền Công Dân, về thời đại dân chủ hóa, về thời hội nhập trong kỉ nguyên văn của loài Người. Người Dân Việt Nam hôm nay không còn là người Dân Việt Nam của năm 1980, của năm 1992, những năm điều 4 tước đoạt quyền quan trọng nhất của Công Dân ngạo mạn xuất hiện trong Hiến pháp trong sự nín lặng cam chịu của người Dân Việt Nam hiền lành vốn quen cam chịu.
Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp là đòi hỏi khẩn thiết, chính đáng và vô cùng bình dị của Công Dân. Những chữ kí của những người Dân Việt Nam khao khát đòi những giá trị làm Người, khao khát tự do đang nối dài trong Kiến nghị là những giọt nước trong câu thành ngữ dân gian “tức nước vỡ bờ”, những giọt nước nhỏ bé đang tích tụ, dâng lên thành biển nước mênh mông, thành thác nước cuồn cuộn, thành sức nước vỡ bờ và lật thuyền.
Phạm Đình Trọng
27-02-2013
(ABS)

Trần V Hoàng - Phải chăng thời cơ đã đến?

Thời cơ đã đến?
Trong bài “Thời cơ quyết định đã đến” đăng trên Danluan.org mới đây, Thanh Hương đã viết:
    “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Chưa bao giờ Tổ quốc đứng trước một cơ hội thay đổi tốt như bây giờ. Kinh tế, xã hội suy đồi làm lòng dân mong muốn thay đổi hệ thống chính trị thối nát này hơn bao giờ hết. Cái cần duy nhất bây giờ là một chữ THỜI. Thời cơ đó đang đến và phải đến. Nhưng đến nhanh hay chậm là do các lực lượng xã hội có mau chóng hướng đến một mục tiêu chung duy nhất hay không. Qui tụ được về mục tiêu này thì thời cơ đó sẽ đến ngay trong năm nay và làm cho chế độ toàn trị cộng sản sụp đổ, cải biến thành một chế độ dân chủ.
    Đến hiện nay mục tiêu này đã hiển hiện rất rõ ràng và không gì có thể khác hơn là Quyền Con Người. Mục tiêu này không chỉ là nhu cầu chung của toàn nhân dân Việt Nam mà còn là sự ủng hộ quốc tế của nhân dân toàn thế giới tiến bộ, dân chủ và văn minh. Mục tiêu Quyền con người là hoàn toàn chính nghĩa và không thể bác bỏ ngay cả bởi chính quyền Cộng Sản. Các lực lượng đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam cần gác bỏ những bất đồng về quan điểm, chủ thuyết chủ nghĩa, tên gọi, quá khứ và cả sự thù giận để cùng bước đến một mục tiêu đấu tranh duy nhất là Quyền Con Người. Như vậy nước sẽ đổ về một chỗ, lòng dân sẽ hướng về một mục tiêu nên sẽ tạo ra một sức mạnh không có bất cứ súng đạn nào của cường quyền có thể thắng nổi. Sự ủng hộ và sức ép quốc tế sẽ tiếp thêm sức cho sức mạnh này tạo nên những làn sóng mãnh liệt.
    Lâu nay chế độ toàn trị cộng sản duy trì được vì nó đã thành công trong việc phá vỡ sự kết hợp các lực lượng. Nhưng sẽ không có thế lực nào đủ sức ngăn chặn một mục tiêu chiến lược chung là quyền con người. Và khi mục tiêu đó có cơ hội để kết tinh vào một đòi hỏi duy nhất là quyền phúc quyết hiến pháp thì nó sẽ tạo nên một thời cơ tuyệt vời cho dân tộc đứng lên giành lại quyền làm chủ của mình.”
Thực sự thì người Việt trong và nước đã rất chú trọng vào vấn đề nhân quyền và đã đấu tranh để đòi hỏi quyền làm người, hay bênh vực cho nhiều tù nhân lương tâm đã bị bắt giữ vì đã mạnh dạn đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền.
Gần đây nhạc sĩ Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN ở California, Hoa Kỳ, cùng với những tổ chức khác đã đề xướng một thỉnh nguyện thư gởi lên tổng thống Mỹ, vào ngày 7 tháng Hai, năm 2012, để tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam, và yêu cầu chính quyền Mỹ can thiệp cho những nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam hiện đang bị giam cầm chỉ vì thể hiện các quyền tự do đã được liệt kê trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà Việt Nam đã đồng ý ký kết và hứa hẹn làm theo. Số người tham gia ký thỉnh nguyện thư nầy đã lên đến hơn 150 ngàn.
Sau đó vào ngày 15 tháng 10, nhạc sĩ Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN một lần nữa khởi động phong trào vận động nhân quyền “Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói” và đạt cao điểm vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2012 với hai công tác cụ thể:
1. Gừi Thỉnh Nguyện Thư đến Liên Hiệp Quốc và chính quyền các nước tự do, với chỉ tiêu 100 ngàn chữ ký trên toàn thế giới khi chiến dịch kết thúc.
2. Gọi điện thoại và gởi fax đến các sứ quán CSVN để phản đối sự chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN.
Với sự tham gia tích cực của 118 đoàn thể, cộng đồng, chính đảng, và cơ quan truyền thông ở khắp mọi nơi, chiến dịch đã thu được hơn 135 ngàn chữ ký từ 61 quốc gia, trong đó có khoảng 6 ngàn chữ ký từ Việt Nam.
Trong khi những phong trào vận động quốc tế cho vấn đề cải thiện nhân quyền ở Việt Nam của đồng bào Việt Nam ở hải ngoại ngày càng có tổ chức và có sự tham gia đông đảo của quần chúng mà điển hình là hai sự vận động ở trên, thì ở ngay tại Việt Nam, khi mà sự đàn áp, bắt bớ giam cầm ngày càng nhiều và càng mạnh bạo, thì sự đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền ngày càng phát triển với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân. Từ những kiến nghị với con số vài trăm, rồi tiến lên hai, ba ngàn chữ ký gởi cho nhà cầm quyền Việt Nam, đến những lời kêu gọi cho dân chủ nhân quyền gởi đến mọi tầng lớp nhân dân, và gần đây nhất là kiến nghị sửa đổi hiến pháp được đề xướng bởi 72 nhân sĩ trí thức đã thu thập gần 6 ngàn chữ ký và ngày càng có nhiều người ủng hộ.
Ở đây chúng ta đã thấy một cách rõ ràng là những thỉnh nguyện thư được đề xướng ở hải ngoại đã được cả trăm ngàn người tham gia, ký tên ủng hộ. Một con số lớn hơn ở trong nước rất nhiều. Điều nầy cũng có nhiều lý do, nhưng tựu trung lại là nhờ phương tiện truyền thông và sự tự do bày tỏ nguyện vọng của mình mà không sợ bị trả thù, trong khi ở trong nước thì không một tờ báo nào đăng nội dung bản kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức. Không những vậy nội dung đúng đắn của bản kiến nghị còn bị tổng bí thư đảng cộng sản xuyên tạc và đe dọa.
Bản kiến nghị 72 nầy hình như không được biết đến và ủng hộ nhiều ở hải ngoại, có lẽ vì đối với nhiều người, họ còn e ngại khi phải đứng chung tên với những người chủ xướng đã có thời đứng ở chiến tuyến bên kia. Hay có những điều khoản trong bản kiến nghị không được chấp nhận bởi nhiều người Việt hải ngoại như tên nước, màu cờ, và bản quốc ca… Cái lý của những người không ký tên quả không sai. Nhưng nếu nghĩ cho cùng thì nội dung của cái kiến nghị sửa đổi hiến pháp một phần lớn cũng là để cải thiện nhân quyền. Không nhất thiết là chỉ đòi hỏi cho người dân những quyền hạn căn bản, mà còn góp ý xây dựng một nền tảng cho một nhà nước pháp quyền, đa nguyên, đa đảng, để quyền tự do của người dân được bảo đảm một cách lâu dài và vững chắc.
Bản kiến nghị 72 đã xác định cái quyền lập hiến là của nhân dân và đòi hỏi trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến Pháp là một yếu tố then chốt trong phong trào góp ý sửa đổi hiến pháp lần nầy. Có như thế thì những điều khoản không thuận ý dân sẽ bị thay đổi và bản hiến pháp sẽ trở nên tốt đẹp và hoàn hảo hơn:
    Kiến nghị thứ sáu về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp: Quyền lập hiến là quyền của toàn dân, phải phân biệt với quyền lập pháp của Quốc hội. Vì vậy phải có trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Chúng tôi đề xuất quy định trong Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”
Nhiều người ký tên ủng hộ bản kiến nghị 72, không nhất thiết là họ đồng ý hoàn toàn với từng điểm, từng đề nghị của bản kiến nghị, mà họ đồng ý với những nội dung căn bản như đã đề ra trong 7 điểm chính của bản kiến nghị, Và những điểm chính nầy đã thật sự bao gồm những điểm trong thỉnh nguyện thư mà nhạc sĩ Trúc Hồ và SBTN đã thực hiện, là đòi hỏi quyền làm người cho nhân dân Việt Nam.
Ký tên vào bản kiến nghị 72 không những là để đòi quyền lập hiến và xây dựng đất nước của mình, mà còn là một phương pháp khẳng định ước vọng sống với những quyền căn bản của mình. Ước mơ được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và phồn thịnh là ước mơ chung của nhân dân Việt Nam mà nó chỉ có thể là hiện thực khi mọi người cùng nhau chung tay hành động.
Từ những lời phát biểu gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thấy rằng đảng Cộng sản muốn hợp thức hóa sự độc quyền lãnh đạo của mình qua việc kêu gọi góp ý sửa đổi hiến pháp cho có vẻ dân chủ, nhưng trong thâm tâm họ quả thật không dễ gì từ bỏ những quyền lợi và ngôi vị độc tôn của họ mặc cho đất nước lầm than, dân tình khốn khó. Nhưng có lẽ họ không ngờ là đã mở ra một thời cơ cho những nhà dân chủ, những bậc nhân sĩ, trí thức, và quảng đại quần chúng tham gia mạnh mẻ vào phong trào cứu nguy đất nước qua những kiến nghị táo bạo. Sự ủng hộ ngày càng to lớn của nhân dân cho bản kiến nghị đã làm cho những người lãnh đạo của đảng Cộng Sản hiện nay hoảng sợ. Họ phải tự bỏ đi cái mặt nạ giả nhân, giả nghĩa của họ và trở về cái bản chất tàn bạo để hy vọng chặn đứng các làn song đòi hỏi dân chủ nhân quyền đang lan rộng.
Phải chăng họ đã quá trể trong công cuộc đấu tranh mất còn nầy?
Thời cơ đã đến!
Nhân dân Việt Nam chỉ còn một con đường để tiến là mạnh dạn ký những lời kêu gọi dân chủ, ký kiến nghị 72, và đoàn kết một lòng đứng lên đòi cho được cái quyền sống và quyền làm người của mình. Người ở trong nước thì truyền miệng, truyền tay, và truyền tin qua những blogs, những emails, điện thoại cầm tay hay tin nhắn. Người ở hải ngoại thì truyền tin qua báo chí, TV, radios, internet, và những sinh hoạt cộng đồng.
Với những phương tiện truyền thông rộng rãi và tự do, những đài truyền hình như SBTN, VietFace, và cả trăm tờ báo ở hải ngoại có thể góp sức phổ biến kiến nghị sửa đổi hiến pháp đến người dân thì chẳng bao lâu con số người ký tên ủng hộ sẽ lên đến hàng trăm ngàn hay hàng triệu. Mỗi chữ ký là một viên gạch vùi chôn chế độ độc tài toàn trị để đất nước được thay mình đổi mới và nhân dân Việt Nam được vui hưởng cái quyền sống và sự tự do mà bao năm qua vẫn chỉ là mong mỏi, đợi chờ.
Trần V Hoàng
--------------
Tài liệu tham khảo:
(Dân Luận)

Cần tránh độc quyền trong hợp tác'


Việc hợp tác được đại diện hiệp hội năng lượng Việt Nam nói sẽ giúp tăng tính hiệu quả trong hoạt động của ba tập đoàn

Có ý kiến cho rằng sự hợp tác của ba tập đoàn năng lượng của Việt Nam là tốt, nhưng có thể gia tăng tính độc quyền nếu không kiểm soát.

Ngày 26/2, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa ba tập đoàn kinh tế lớn trực thuộc Nhà nước: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.

Các lĩnh vực hợp tác của ba tập đoàn này, theo báo trong nước, bao gồm quy hoạch phát triển ngành, hợp tác đầu tư, đầu tư khai thác và vận chuyển than ở trong nước và ra nước ngoài, vận hành các nhà máy điện, hợp tác trong truyền thông.

Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, được truyền thông dẫn lời nói việc hợp tác giữa ba tập đoàn năng lượng lâu nay chưa thực sự mang lại hiệu quả.

"Việt Nam vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể ngành năng lượng mà mới chỉ có quy hoạch riêng ngành than, điện, dầu khí," ông Ngãi nói.

"Trong khi đó, quy hoạch điện lại được xây dựng trước quy hoạch than, quy hoạch dầu khí trong khi đáng lẽ phải làm ngược lại."

"Việc xây dựng quy hoạch như vậy đã tạo ra khó khăn trong triển khai các dự án trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia."

Tránh gia tăng độc quyền

"Trách nhiệm kiểm soát các tập đoàn thuộc về nhà nước. Nhưng kiểm soát một tập đoàn đã khó, bây giờ lại kiểm soát việc hợp tác của cả ba lại càng khó hơn"
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/2, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội, nhận xét việc ba tập đoàn này hợp tác là một bước đi đúng.

"Nếu hợp tác để phát triển cho tốt hơn, đúng với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của họ thay vì lâu nay chồng chéo. Ví dụ ba công ty này đều làm điện, nhưng rồi việc mua điện của nhau cũng khó khăn, lại còn nợ tiền nhau. Vì vậy, nếu họ hợp tác để tránh lãng phí, đó là điều tốt."

"Hoặc nếu hợp tác để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu, cũng rất tốt."
Tuy nhiên, bà Lan cũng cảnh báo nguy cơ độc quyền nếu không được kiểm soát đúng.

"Nhưng tôi cũng rất ngại tình trạng nhân danh hợp tác để đẩy mạnh độc quyền. Nguy cơ đó có thể xảy ra nếu không có kiểm soát."

"Trách nhiệm kiểm soát các tập đoàn thuộc về nhà nước. Nhưng kiểm soát một tập đoàn đã khó, bây giờ lại kiểm soát việc hợp tác của cả ba lại càng khó hơn."

Tính minh bạch?

Nhận xét trước việc cả ba tập đoàn hợp tác truyền thông, bà Lan cho rằng điều này có thể mang lại ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.

"PetroVietnam và tập đoàn than khoáng sản trong năm qua đã từng phê phán EVN nợ tiền của họ," bà nói.

"Bây giờ hợp tác truyền thông, có thể nghĩa là họ sẽ im lặng, thôi không nói ra, làm mất đi tính minh bạch."

"Nếu hợp tác theo cách che dấu sai lầm của nhau, thì đó là hợp tác tồi. Nhưng nếu hợp tác truyền thông theo nghĩa tăng tính minh bạch, lại là điều tốt," bà nhận định.
(BBC)

Thư ngỏ kêu gọi cải tổ ở Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc
Lá thư ngỏ được công bố chỉ vài ngày trước khi ông Tập Cận Bình nhận chức Chủ tịch nhà nước TQ

Một số học giả, nhà báo và các nhà hoạt động nổi tiếng nhất tại Trung Quốc vừa công bố một lá thư ngỏ thúc giục giới lãnh đạo hãy thực hiện các cải tổ chính trị và đây là lần thứ hai trong vòng ba tháng qua.

Hơn 100 người ký vào bức thư ngỏ thúc giục chính phủ tại Bắc Kinh hãy phê duyệt một hiệp ước quốc tế về nhân quyền.

Lá thư được đăng trên một vài trang mạng và blog nổi tiếng của Trung Quốc.
Sự việc xảy ra chỉ vài ngày trước khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tụ họp phiên họp Quốc hội thường niên tại Bắc Kinh.

Tại phiên họp, tân lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sẽ nhận chức vụ Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, thay thế ông Hồ Cẩm Đào, hoàn tất cuộc chuyển giao quyền lực mười năm một lần.

'Mục tiêu có thể thực hiện được'

"Chúng tôi trang trọng và công khai đề nghị những điều sau trên cương vị là các công dân của Trung Quốc," mở đầu lá thư viết, "rằng Công ước Quốc tế về Các Quyền chính trị và Dân sự (ICCPR) phải được phê chuẩn, nhằm quảng bá thêm và tạo lập các nguyên tắc về nhân quyền và chủ nghĩa hợp hiến tại Trung Quốc."

Công ước ICCPR là một phần của Luật Quốc tế về Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc (LHQ) lập ra. Nó kêu gọi các quyền chính trị và dân sự căn bản cho mỗi cá nhân, bao gồm tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp.

Chính phủ Trung Quốc ký Hiệp ước này năm 1998 nhưng Quốc hội Trung Quốc chưa bao giờ phê chuẩn Hiệp ước này.

Lá thư kêu gọi chính phủ Trung Quốc phê chuẩn một Hiệp ước của LHQ về các quyền căn bản của con người.

Lá thư ngỏ được nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng tại Trung Quốc ký, bao gồm kinh tế gia Mao Vu Thức, học giả về pháp lý Hạ Vệ Phương, và Đới Tình, một nhà hoạt động chính trị trực tính.

Hồi tháng 12, nhiều người trong số này cũng đã ký một lá thư ngỏ với từ ngữ mạnh mẽ đòi có những cải tổ chính trị bao gồm một thay đổi có ý nghĩa về dân chủ và một hệ thống pháp lý độc lập.

"Nếu những cải cách chế độ mà xã hội Trung Quốc đang cấp thiết cần tới bị đình trệ không có tiến bộ," lá thư hồi tháng 12 cảnh báo, "thì tình trạng quan chức tham nhũng và xã hội bất bình sẽ lên tới mức khủng hoảng và Trung Quốc một lần nữa bỏ lỡ cơ hội cho một cải cách hòa bình và sẽ bị rơi vào tình trạng hỗn độn và rối loạn của một cuộc cách mạng bạo động."

Ngôn ngữ trong lá thư mới đây hòa giải hơn, công nhận những khó khăn của việc thực hiện một thay đổi chính trị là ý nghĩa ngay chính bên trong Trung Quốc trong khi nhấn mạnh việc ký Hiệp ước ICCPR là một mục tiêu "có thể thực hiện được" của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Thay đổi từng bước

Trong một phỏng vấn với BBC, nhà báo điều tra Uông Khoa Tần cho biết ông tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phê chuẩn Hiệp ước ICCPR trong phiên họp quốc hội tới, một mục tiêu mà ông nói là "rất ôn hòa và bảo thủ".

"Chúng tôi không dám mơ ước rằng Trung Quốc sẽ có rất nhiều tiến bộ trong một bước nhảy vọt lớn," ông Vương nói. "Đất nước phát triển từng bước và nỗ lực của chúng tôi cũng là nhằm thay đổi từng bước. Đây là một tình huống khá lúng túng mà chúng tôi đang rơi vào hiện nay."

Ông không muốn cho biết người đầu tiên đã viết lá thư này và thu thập các chữ ký và đổ lỗi sự miễn cưỡng không muốn tiết lộ cho "hoàn cảnh đặc biệt của Trung Quốc".

Theo Dự án Truyền thông Trung Quốc, một nhóm có trụ sở tại đại học tổng hợp Hong Kong quan sát truyền thông Trung Quốc, thì lá thư tuần này được dự kiến đưa ra vào thứ Năm.

Tuy nhiên có tin là giới chức trách đã nghe nói về lá thư này khiến những người ủng hộ lá thư công bố nó sớm trước hai ngày. Những nhắc nhở tới lá thư này đã biến mất trên nhiều trang web tại Trung Quốc kể từ đó.

Celia Hatton
BBC News, Bắc Kinh
 

Luật sư Paul Reichler - Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, bài học nào cho Việt Nam?

Luật sư Paul Reichler nói Việt Nam và Philippines có nhiều điểm tương đồng về quyền lợi quốc gia trong vụ tranh chấp ở biển Đông.
Luật sư Paul Reichler
Thưa quý vị, chính quyền Bắc Kinh mới đây đã lên tiếng bác bỏ chuyện Manila đưa tranh chấp biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế phân xử, gọi đó là hành động sai trái cả về mặt luật pháp lẫn lịch sử. Tuy nhiên, sau đó, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố quyết theo đuổi vụ kiện và cho rằng đó là quyết định đúng đắn. VOA Việt Ngữ đã có cuộc trao đổi với ông Paul Reichler, luật sư người Mỹ đại diện cho chính phủ Philippines, để xem Manila kỳ vọng như thế nào về hành động pháp lý của mình cũng như bài học mà Việt Nam có thể rút ra từ bước đi của quốc gia cũng là thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á. Trước hết, ông Reichler hồi đáp trước phản ứng vừa qua của Bắc Kinh.
Luật sư Paul Reichler: Trước hết, tôi phải nói rằng Trung Quốc không có quyền bác bỏ việc Philippines kiện lên tòa án trọng tài quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Trung Quốc có thể quyết định tham gia hoặc không tham gia quá trình xét xử của tòa, nhưng nước này không có quyền hạn để bác bỏ, ngăn chặn hay cản trở tòa trọng tài.
Theo Công ước về luật biển mà cả Philippines và Trung Quốc đều ký tham gia, Philippines có quyền đơn phương tiến hành các thủ tục yêu cầu tòa trọng tài phân xử và phán xét đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc có thể tham gia quá trình phân xử để đưa ra các luận điểm của mình như các nước khác từng làm, hoặc Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên từ chối tham gia tòa án trọng tài.
Nhưng nước này không thể ngăn chặn tòa án tiến hành phân xử hay bổ nhiệm các thành viên tham gia xét xử và đưa ra phán quyết về giá trị pháp lý của các tuyên bố của Philippines. Thế nên, tòa án sẽ tiếp tục quá trình phân xử. Theo lẽ tự nhiên, sẽ tốt hơn đối với tất cả các bên liên quan nếu Trung Quốc tham gia và trình bày lý lẽ của họ về những gì Philippines nêu ra trước tòa trọng tài cũng như để tòa quyết định về lý lẽ của Philippines hay của Trung Quốc theo luật quốc tế. Đó sẽ là điều tốt hơn đối với hệ thống pháp lý quốc tế cũng như trình tự pháp lý nói chung.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario thông báo quyết định kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế hồi năm ngoái.Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario thông báo quyết định kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế hồi năm ngoái.
​​​​VOA: Vâng, điểm chính mà Philippines nêu ra với tòa trọng tài quốc tế Liên Hiệp Quốc là những điểm gì, thưa ông?
Luật sư Paul Reichler: Có hai điểm chính. Thứ nhất, mọi tuyên bố chủ quyền lãnh hải tại vùng biển Đông hay những vùng biển khác đều phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Điều đó có nghĩa là các quốc gia có quyền tuyên bố nhận chủ quyền tại các vùng biển lên tới 12 hải lý tính từ bờ biển nước họ cũng như các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa cách bờ biển của nước họ 200 hải lý, và không được xa hơn.
Các nước không thể tuyên bố chủ quyền ở ngoài 200 hải đó, và điều này đã được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển cũng như pháp luật nói chung. Trong khi đó, Trung Quốc đã công khai nhận chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển Đông, trong đó có cả các vùng biển nằm ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này, ở khoảng cách 800 tới 900 hải lý. Đó là điều chưa từng xảy ra. Hành động này là duy nhất và không có cơ sở pháp lý quốc tế, và rõ ràng đã vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
Yêu cầu đầu tiên của Philippines là tòa trọng tài quốc tế ra tuyên bố rằng các tuyên bố chủ quyền trên biển của bất kỳ quốc gia nào ký tham gia Công ước, trong đó có Philippines và Trung Quốc, phải tuân thủ Công ước và không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền ngoài những gì họ được phép theo Công ước. Điều đó đồng nghĩa với việc tuyên bố về đường 9 đoạn của Trung Quốc không có giá trị, bất hợp pháp và không có hiệu lực.
Thứ hai là về các tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo và các đảo nhỏ ở biển Đông, cụ thể là Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Philippines cho rằng không thể tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển nằm cách hai nơi này ngoài 12 hải lý, và điều này được quy định rõ ràng theo khoản 121 trong Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Philippines muốn tòa trọng tài ra phán quyết rằng không thể tuyên bố chủ quyền ở vùng biển nằm cách các hòn đảo mà Philippines đã nêu 12 hải lý. Bất kỳ nước nào cũng có thể tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo hình thành nên quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough nhưng không vượt quá vùng biển quanh các hòn đảo đó 12 hải lý. Điều đó sẽ khiến Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khó có thể tuyên bố chủ quyền ở vùng biển nằm ngoài các hòn đảo 12 hải lý.
Sẽ tốt hơn đối với tất cả các bên liên quan nếu Trung Quốc tham gia và trình bày lý lẽ của họ về những gì Philippines nêu ra trước tòa trọng tài.
Luật sư Paul Reichler nói.
VOA: Trung Quốc thời gian qua nhấn mạnh chỉ tham gia đối thoại song phương với các nước liên quan, và không muốn bên thứ ba can dự. Trong bối cảnh đó, ông có lạc quan về hành động mang tính pháp lý của Philippines?
Luật sư Paul Reichler: Thực ra, Philippines đã tham gia các cuộc đối thoại song phương với Trung Quốc về những quần đảo nêu trên suốt 15 năm qua, nhưng chúng không dẫn tới bất kỳ một thỏa thuận hay giải pháp nào. Sau 15 năm, các bên đều không tiến gần tới bất kỳ thỏa thuận nào thông qua đối thoại song phương, và mọi chuyện vẫn giống như lúc bắt đầu.
Đúng, các cuộc đối thoại và thảo luận song phương là điều tốt và có thể được tiếp tục trong khi tòa trọng tài giải quyết vụ việc nếu hai nước muốn tiếp tục thương thảo như vậy. Các cuộc thảo luận ngoại giao đã được tiến hành trong 15 năm qua, nhưng không đạt được tiến bộ nào, và vì thế đã đến lúc phải tìm kiếm các kênh khác để đi đến giải pháp hòa bình.
Tòa trọng tài theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển là một công cụ hòa bình để tìm giải pháp cho các cuộc tranh chấp, và nó đã được một số nước sử dụng trong quá khứ, trong đó có hai quốc gia Đông Nam Á khác là Malaysia và Singapore. Cả hai quốc gia đã giải quyết tranh chấp thông qua tòa trọng tài và họ đều tham gia vì họ có quyền lợi và nghĩa vụ làm vậy.
VOA: Tức là ông vẫn hy vọng hành động pháp lý của Philippines sẽ mang lại một kết quả nào đó?
Luật sư Paul Reichler: Chắc chắn sẽ là đạt được một điều gì đó vì quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên sẽ được xác định dù Trung Quốc có quyết định ra trước tòa trọng tài để trình bày lý lẽ của mình hay không. Tòa trọng tài sẽ ra phán quyết về các vấn đề mà Philippines nêu ra và các quyết định của tòa sẽ có tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
Một khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên rốt cuộc được xác định một cách chắc chắn và rõ ràng, nó sẽ giúp giải quyết các tranh chấp. Một khi tuyên bố chủ quyền 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông bị tòa án trọng tài gồm các chuyên gia xuất sắc và có uy tín về luật biển tuyên bố là không có giá trị, Trung Quốc sẽ khó mà có thể tiếp tục duy trì các tuyên bố chủ quyền không có giá trị và trái luật.
Tòa trọng tài theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển là một công cụ hòa bình để tìm giải pháp cho các cuộc tranh chấp. Luật sư Paul Reichler nói.
Tương tự như vậy, một khi nhóm các thành viên có uy tín trên trường quốc tế của tòa trọng tài xác định rằng không một quốc gia nào có thể thiết lập vùng biển xa hơn 12 hải lý đối với bất kỳ hòn đảo nào mà họ tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa hay bãi cạn Scarborough thì Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục có những tuyên bố chủ quyền trái pháp luật và không có cơ sở. Một khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý được tòa trọng tài xác định, sẽ dễ dàng cho các quốc gia tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề tranh chấp.
VOA: Ông Sam Bateman, một chuyên gia an ninh hàng hải, từng nói với đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng việc Trung Quốc từ chối tham gia tòa trọng tài sẽ là một thảm họa đối với hình ảnh của nước này, nhưng lại là điều mà chính phủ Philippines muốn. Ông nghĩ sao về nhận định đó?
Luật sư Paul Reichler: Tôi chỉ bàn về khía cạnh pháp lý. Tôi nghĩ rằng các quốc gia công khai bất chấp luật lệ quốc tế, các thủ tục pháp lý quốc tế hay công khai bất chấp các nghĩa vụ đã đồng ý khi ký tham gia công ước sẽ phải trả giá đắt.
Cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Công ước đó trao cho các nước tham gia các quyền lợi nhưng cũng gắn với các nghĩa vụ. Ít ra Trung Quốc đã công khai lên tiếng phản đối chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đơn phương và ủng hộ luật pháp quốc tế, các hiến chương của Liên Hiệp Quốc, các hiệp ước quốc tế cũng như ủng hộ quyền chủ quyền của các nước nhỏ hơn.
Giờ họ ở trong tình thế phải chứng tỏ họ thật sự tin tưởng vào các nguyên tắc đáng trân trọng đó. Bất kỳ nước nào phớt lờ các cam kết và nghĩa vụ theo luật pháp và hiệp ước quốc tế mà họ đã ký thì họ sẽ đánh mất uy tín và sự tôn trọng của quốc tế.
Bất kỳ nước nào phớt lờ các cam kết và nghĩa vụ theo luật pháp và hiệp ước quốc tế mà họ đã ký thì họ sẽ đánh mất uy tín và sự tôn trọng của quốc tế. Ông Paul Reichler nói.
VOA: Các quốc gia cũng nhận tuyên bố chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam có thể học hỏi được gì từ hành động của Philippines đối với Trung Quốc, thưa ông?
Luật sư Paul Reichler: Mỗi quốc gia cần phải có quyết định riêng dựa trên các quyền lợi quốc gia của nước mình. Trong trường hợp của Việt Nam, các quyền lợi của nước này cũng khá giống với Philippines. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bất lợi vì đường tuyên bố chủ quyền lãnh hải 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông mà rất gần với bờ biển của Việt Nam.
Trên thực tế, Trung Quốc đã trao hợp đồng khai thác dầu khí độc quyền trong vòng 200 hải lý tính từ bờ biển của Việt Nam mà Việt Nam có quyền được khai thác. Ngoài ra Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi các tuyên bố chủ quyền trong vòng 200 hải lý đối với các hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc nhận chủ quyền.
Vì thế, Việt Nam có cùng quyền lợi với Philippines trong việc giới hạn tuyên bố chủ quyền ở vùng biển trong vòng 12 hải lý đối với các hòn đảo thuộc Trường Sa để các nước nhận chủ quyền tại đó không thể nhận chủ quyền đối với vùng lãnh hải rộng lớn gần bờ biển của Việt Nam.
Quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế như tôi đã nói ở trên. Bản thân Việt Nam phải tự ra quyết định sẽ phải làm gì để ứng phó với âm mưu của Trung Quốc nhằm thâu tóm toàn bộ biển Đông. Giải pháp nhờ tòa trọng tài phân xử của Philippines dĩ nhiên là một giải pháp mà Việt Nam có thể cân nhắc.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn này sẽ được phát sóng trong chương trình 'Câu chuyện Việt Nam' của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào lúc 10 giờ tối (giờ Hà Nội) ngày 2/3 trên sóng trung bình 256mét41, tức 1,170 KHZ. Chương trình cũng được truyền trực tiếp trên mạng tại địa chỉ: www.voatiengviet.com. Mời quý vị đón nghe. Xin chân thành cám ơn quý vị.
Nguyễn Trung
27.02.2013
(VOA)

Vietinbank thu hồi quả địa cầu xuất xứ Trung Quốc

 

Qua thông tin phản ánh của các cơ quan báo chí về việc Vietinbank Ninh Bình tặng khách hàng quả địa cầu điện tử xuất xứ Trung Quốc, trên quả địa cầu có những thông tin không chính xác về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (bằng tiếng Trung Quốc), Vietinbank Ninh Bình đã có thông báo về vấn đề này.

Thông báo nêu rõ: Thực hiện chính sách khách hàng, để chăm sóc, tiếp thị cũng như quảng bá hình ảnh đối với những khách hàng thân thiết của Vietinbank Ninh Bình, năm 2009, Vietinbank Ninh Bình có mua quả cầu điện tử xuất xứ Trung Quốc làm quà tặng cho khách hàng tại Hội nghị khách hàng.

Năm 2009, tình hình Biển Đông vẫn chưa phức tạp, thấy món quà tặng phù hợp, nên trong quá trình mua chi nhánh sơ suất không quan tâm đến những chi tiết."

Theo Vietinbank Ninh Bình thì "việc tặng quả cầu điện tử có xuất xứ Trung Quốc hoàn toàn xuất phát từ mục tiêu phục vụ hoạt động kinh doanh, tuyệt đối không vì động cơ chính trị nào khác."

Vietinbank Ninh Bình cho biết để khắc phục sự cố trên, đơn vị này cam kết thực hiện ngay việc thu hồi những quả cầu đã tặng khách hàng và thực hiện tiêu hủy toàn bộ quả cầu hiện đang còn trong kho và thu hồi được.

Quả địa cầu này, do Ngân hàng Viettin Bank, Chi nhánh Ninh Bình tặng cho 1 khách nước ngoài. Điều đáng nói là quả địa cầu có in chữ SOUTH CHINA SEA (mấy từ phiên âm tiếng Trung Quốc ghi chú ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Bạn đọc đang tự hỏi: Nguồn cơn nào khiến VTB Ninh Bình khẳng định khu vực Biển Đông là South China Se và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là Tây Sa, Nam Sa... rồi in trên tặng phẩm cho khách hàng cả trong và ngoài nước). Phải chăng, Viettin Bank Ninh Bình công nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Trung Quốc?
(TTXVN) 

Nguyễn Trung - Câu chuyện Myanmar: Tại sao Việt Nam ta không làm được?


 Myanmar Politics
          Tướng Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông, Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng về bước phát triển này.
 
          Bóng tối vừa qua ở Myanmar bắt đầu từ cuộc đàn áp đẫm máu ngày 08-08-1988 do nhóm các tướng lĩnh trong Hội đồng Quốc gia phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) chỉ huy quân đội thực hiện, nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân đòi dân chủ. Hàng trăm sinh viên, các nhà sư và những người chống đối khác đã bị giết, hàng nghìn người bị cầm tù. Bất chấp tình hình này, bất chấp lãnh tụ của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) – bà Aung San Suu Kyi – đã bị giam giữ tại nhà từ tháng 7-1989, đảng NLD trong cuộc bầu cử 05-1990 do chính quyền của SLORC tiến hành, vẫn giành được 329/491 ghế trong quốc hội. SLORC đã ra lệnh hủy bỏ kết quả bầu cử này và trực tiếp chiếm quyền.
 
Tháng 7-1997 SLORC đổi tên thành  Hội đồng quốc gia vì Hòa bình và Phát triển (SPDC), tháng 5-2008  thông qua hiến pháp mới theo chế độ lưỡng viện và đa đảng. Song trên thực tế, hiến pháp thừa nhận quyền lực bất khả xâm phạm của quân đội bằng việc quy định quân đội được giữ cố định 110/440 ghế của quốc hội và 56/224 ghế của nghị viện liên bang; chính quyền tiếp tục củng cố quyền lực của các tướng lĩnh, loại bỏ các đảng đối lập - trong đó có NLD, vận dụng Luật Hình sự 1996 để đàn áp tiếp. Đất nước ngày càng tiêu điều mọi mặt vì độc tài và tham nhũng. Trong khi đó hầu như không thể chấm dứt được chiến tranh xung đột sắc tộc và nguy cơ ly khai của một số bang. Sự lũng đoạn của Trung Quốc về kinh tế và chính trị ở mức nguy hiểm. Cái nghèo và lạc hậu càng gay gắt thêm do sự cấm vận kéo dài của phương Tây – vì các lý do đàn áp 1988, đảo chính 1990 xóa bỏ kết quả bầu cử và vì vi phạm nhân quyền (tàn sát và bỏ tù nhiều người chống đối, có quá nhiều lính là trẻ em, lao động trẻ em…). Lại thêm sự hoành hành của cơn siêu bão Nargis tháng 5-2008 cướp đi gần 140 nghìn sinh mạng người dân Myanmar… Tất cả dìm đất nước xuống bùn đen…
 
Tình hình chỉ bắt đầu thay đổi kể từ khi có  cuộc bầu cử tháng ngày 07-11-2010 với thắng lợi của đảng Liên minh vì đoàn kết và phát triển (USDP) của tướng Thein Sein và việc bà Aung San Suu Kyi được trả lại tự do ngày 13-11-2010.
 
Ngày 30-3-2011 tổng thống Thein Sein nhậm chức, với cam kết trung thành với hiến pháp 2008 và thực hiện Lộ trình dân chủ 7 bước (đã có từ thời Than Swe làm tổng thống, nhưng nằm chết trên giấy), nhằm xây dựng Myanmar dân chủ và hiện đại.
 
Bước đi đầu tiên của tổng thống Thein Sein là giải thể SPDC (thực chất là hội đồng tướng lĩnh đầy quyền lực, có tiền thân là SLORC), ban bố các biện pháp cải cách.
 
Tuy nhiên, bước ngoặt có ý nghĩa quyết định có lẽ là sự kiện tổng thống Thein Sein ngày 19-08-2011 chính thức tiếp bà Suu Kyi và thừa nhận tính hợp pháp của NLD. Trong cuộc họp này cả hai bên cam kết thực hiện hòa giải dân tộc, hợp tác và thúc đảy quá trình cải cách ở Myanmar. Để có được sự kiện này, cả hai bên đều phải vượt qua nhiều trở ngại. Trở ngại lớn nhất về phía tổng thống là nỗi lo chấp nhận NLD sẽ dẫn tới không kiểm soát được toàn bộ phe đối lập. Còn phía đối lập vừa sợ, vừa nghi ngại; nhiều ý kiến cho rằng bước đi này của Thein Sein chỉ là thủ đoạn chính trị để mua điểm, cho là bà Suu Kyi hoặc là mắc mưu, hoặc là ham danh vọng…Cuối cùng, nhiều hiềm nghi lẫn nhau đã lần lượt vượt qua được. Sự hợp tác trở thành nguyên nhân cơ bản thúc đẩy cải cách đồng bộ và toàn diện.  
 
Có thể đo sự tiến triển của cách chính trị trong 20 tháng đầu tiên kể từ khi tổng thống Thein Sein nhậm chức bằng các sự việc đã diễn ra. Đấy là những bước cải cách nối tiếp nhau hoặc lồng ghép vào nhau. Mọi biện pháp cải cách đều được thực hiện rất thận trọng, đi dần từng bước, có bài bản kết hợp hài hòa giữa các vấn đề kinh tế và chính trị khác nhau. Đặc biệt quan trọng là thực hiện được nói đi đôi với làm. Thực tế này tạo ra  sự tín nhiệm của nhân dân dành cho tổng thống, trở thành nguyên nhân trực tiếp góp phần đẩy mạnh nhịp độ và quy mô cải cách. Nhờ vậy cải cách ngày càng có điều kiện đi vào những vấn đề cốt lõi: Thực hiện sâu hơn các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.  
 
Trước hết đấy là các đợt thả tù chính trị, từng bước nới lỏng dần một số kiểm soát dân sự chiểu theo Luật hình sự năm 2008, nới lỏng việc tụ tập đông người, giảm dần việc kiểm duyệt báo chí, từng bước mở rộng tự do ngôn luận...
 
Sau khi một số đợt thả tù chính trị đầu tiên diễn ra xuôn xẻ, ngày 03-12-2011 chính quyền ban bố luật biểu tình, sau đó tiến hành tiếp các đợt thả tù chính trị, và hoàn tất việc này trước khi tiến hành cuộc bầu cử bổ sung tháng 4-2012.
 
Tiến triển của tình hình cải cách đã khiến chính quyền ngày 20-08-2012 tuyên bố bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí. Một thời gian sau đó tiếp theo, ngày 24-01-2013, chính quyền tuyên bố xóa bỏ nốt cơ quan kiểm duyệt báo chí và coi như hoàn tất việc thực hiện tự do báo chí. Đây là lần đầu tiên sau 48 năm Myanmar có tự do báo chí. Điều duy nhất trên 200 báo chí tư nhân ở Myanmar bây giờ phải tuân thủ là những mục tiêu quốc gia và những giá trị dân tộc đã được ghi trong hiến pháp.
 
Ngày 16-01-2013 tổng thống Thein Sein tuyên bố bãi bỏ luật đàn áp những người chống chế độ được ban hành từ năm 1996, với lời giải thích luật này đã quá lỗi thời, không thể sửa được. Tổng thống kêu gọi mọi người bất đồng chính kiến ở trong nước hay đã ra nước ngoài cùng chung tay xây dựng đất nước.
 
Ví dụ tiêu biểu cho tiến triển của quá trình dân chủ hóa ở Myanmar có lẽ là cuộc bầu cử bổ sung tháng 4-2012, nhằm bầu tiếp 46 ghế còn trống trong Quốc hội và Nghị viện liên bang. Có khoảng 35 đảng tham gia tranh cử, tất cả đều làm theo đúng những quy định của pháp luật. Tại tất cả những nơi bỏ phiếu, cuộc bầu cử được tiến hành tự do, công khai, dưới sự giám sát trực tiếp của đại diện các đảng tranh cử và của các quan sát viên nước ngoài được mời – bao gồm cả các đại diện các đại sứ quán tại Myanmar. Hết giờ bỏ phiếu, hòm phiếu được kiểm đếm ngay tại chỗ và làm biên bản kết quả bỏ phiếu trước sự hiển diện của tất cả những người tham gia giám sát. Cuộc bầu cử trung thực và rất thành công này nói lên nhiều điều về những gì đang diễn ra trong lòng đất nước Myanmar, nhân dân hồ hởi. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi chiếm được 42/46 ghế. Đây thực sự là một thắng lợi lớn, hé mở một tương lai rất hứa hẹn của đất nước này.
 
Ngày 29-09-2012 trả lời phỏng vấn của BBC, tổng thống Thein Sein nói: Bà Aung San Suu Kyi góp phần quan trọng vào cải cách Myanmar, bà có thể trở thành tổng thống.., nếu được nhân dân Myanmar bầu, ông ta cũng sẽ chấp nhận… Còn giới báo chí Myanmar và quốc tế đánh giá: Tổng thống Thein Sein đã vượt qua được nỗi sợ phe đối lập và giới truyền thông, những nỗ lực cải cách của ông ta là chân thành và cả quyết, nhất là những quyết định của ông liên quan đến quân đội.., ông ta làm tất cả vì đất nước Myanmar... Sự chân thành và quyết tâm cải cách của tổng thống đã tranh thủ được lòng dân, tạo ra hậu thuẫn quan trọng của dân cho những quyết đinh của chính quyền, nỗi sợ của dân đối với chính quyền dần dần được vượt qua…
 
Quyết định 09-2012 của tổng thống Thein Sein hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone 3,6 tỷ USD do một số nhóm trong quân đội đã ký với Trung Quốc là một ví dụ nữa về ý chí kiên quyết và về quan điểm đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Quyết định này được nhân dân Myanmar nhiệt liệt hoan nghênh, vì nó đã cứu được vùng đất tâm linh của nhân dân trong vùng và tránh được cho Myanmar một thảm họa môi trường sẽ không thế khắc phục được. Trung Quốc đã phản đối quyết liệt, nhưng không đảo ngược được tình hình. (Hiện nay những nỗ lực đảo ngược quyết định của tổng thống vẫn đang tiếp tục).
 
Một ví dụ khác: Đi vào cải cách kinh tế, Myanmar vấp phải tình trạng tỷ giá đồng tiền quốc gia “Kiat” cao hơn 100 lần giá trị thực của nó so với các đồng ngoại tệ mạnh, ví dụ so với đồng USD. Việc này chính quyền Myanmar giải quyết gọn ghẽ trong vòng vài tháng, thúc đẩy kinh tế đất nước mình phát triển. Nhớ lại thời bao cấp ở nước ta cũng có vấn đề tương tự, bước vào thời đổi mới nước ta phải chật vật khá nhiều năm mới giải quyết được vấn đề này.
 
Một nền kinh tế nghèo trong quá trình cải cách có hàng núi vấn đề, chưa nói đến những hậu quả do bị cắt đứt mọi liên hệ với bên ngoài vì bị bao vây cấm vận quá lâu. Song nhờ rất nhiều giải pháp thông minh, những tiến bộ Myanmar đạt được trong 20 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Thein Sein thực sự đã khiến cho kinh tế Myanmar khởi sắc – có thể đo được bằng mọi chỉ số như tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất/nhập khẩu, tốc độ thu hút FDI, sự xuất hiện những ngành nghề và sản phẩm mới, sự hồi phục các trường đại học…
 
Chông gai còn rất nhiều ở phía trước trên con đường đi lên của Myanmar. Chuyện nóng bỏng nhất là vấn đề xung đột sắc tộc đã dịu hẳn đi trong những năm gần đây. Bây giờ, giữa lúc cải cách đang tiến triển, xung đột sắc tộc đột nhiên nóng trở lại ở một vài nơi nguy hiểm, đặc biệt là tại bang Rakhine. Tháng 11-2012 xảy ra vụ đàn áp có đổ máu của cảnh sát chống lại nhân dân và các nhà sư phản đối việc khai thác mỏ đồng Letpedaung; dự án này trị giá 1 tỷ USD, do một số công ty của quân đội và Trung Quốc liên doanh. Tổng thống Thein Sein phải cử bà Suu Kỵ đi can thiệp... Việc xử lý những “tác động phụ” của các dòng vốn FDI từ Trung Quốc, từ Thái Lan… chảy vào Myanmar cho thấy không đơn giản chút nào… Ngay cả hiến pháp hiện hành (Hiến pháp 2008) còn nhiều điểm chưa ổn, nhất là vấn đề quân đội được giành vĩnh viễn 25% số nghế tại Quốc hội và tại Nghị viên Liên bang. Chính vì lý do này, sau khi thắng cử bà Suu Kyi đã chần chừ mãi không chịu tuyên thệ trung thành với Hiến pháp, sau đó bà đành nhượng bộ… Vân… vân…
 
Ngày nay, khả năng của chính quyền dân sự Myanmar kiểm soát quân đội bền vững như thế nào? Cuộc đàn áp đẫm máu năm 1988 và việc quân đội thẳng tay xóa bỏ thắng lợi vang dội của NLD trong cuộc bầu cử 05-1990 để chiếm quyền vẫn là những câu chuyện khó quên. Di sản 20 năm của chính quyền quân phiệt và sự lũng đoạn từ phía Trung Quốc rất nặng nề. Ông Thein Sein và bà Suu Kyi năm nay đều 67 tuổi, những gương mặt nào sẽ có triển vọng là những nhân vật kế tục lãnh đạo sự nghiệp cải cách?... Vân vân… Bất chấp những câu hỏi còn bỏ ngỏ này, vẫn có thể hy vọng cải cách ở Myanmar là không thể đảo ngược. Bởi vì xã hội đạo Phật ở Myanmar còn gìn giữ được nhiều giá trị cao quý, nhân dân Myanmar sau những thập kỷ sống dưới chế độ quân phiệt đã tạo ra cho mình sự giác ngộ mới, giới trí thức Myanmar đang ngày càng lấy lại được vai trò của mình, bối cảnh quốc tế và khu vực vừa thuận lợi vừa thúc đẩy nhân dân Myanmar dấn thân trên con đường cải cách dân chủ.
 
Trong chuyến đi thăm Myanmar tháng 5-2012 với tính cách là người đi du lịch, tôi may mắn được đại sứ quán ta thu xếp cho gặp nhà báo Thet Win, tổng giám đốc hãng truyền hình Sky Net – hãng truyền hình tư nhân lớn nhất của Myanmar. Những gì tôi mắt thấy tai nghe được trên đất nước Myanmar trong chuyến đi ngắn ngủi này, và những gì tôi được nghe trong hai giờ nói chuyện với Thet Win, càng củng cố niềm tin của tôi vào triển vọng cải cách ở Myanmar.
 
Hỏi (đai ý): Nguyên nhân gì quyết định nhất cho sự thành công đến nay của cải cách?
Thet Win (đại ý): Quyết tâm chính trị của những người trong các tầng lớp tinh túy (elite) của xã hội Myanmar trong và ngoài chính quyền – bao gồm cả phái đối lập. Sự hòa giải và thống nhất với nhau coi lợi ich quốc gia Myanmar là tối thượng. Vai trò trí thức được phát huy.
Hỏi (đại ý): Vì sao có được kịch bản, lộ trình, cách thực hiện rất khôn ngoan của cải cách? Vì sao có được nhiều giải pháp kinh tế rất thông minh, sáng tạo và hữu hiệu?
Thet Win (đại ý): Giúp tổng thống Thein Sein và nội các là hàng trăm trí thức các loại cho mọi vấn đề của đất nước. Họ không tham gia chính quyền, nhưng vai trò tư vấn của họ vô cùng quan trọng.
Hỏi (đại ý): Những trở ngại lớn nhất cho tương lai của cải cách là gì?
Thet Win (đại ý): Một là làm sao mọi người phải tuân thủ pháp luật. Hai là làm sao thực hiện được công khai minh bạch. Ba là không để cho khoảng cách giầu/nghèo hủy hoại tiến trình cải cách. Bốn là phải chống tham nhũng có hiệu quả.
 
Tôi cố gợi ông Thet Win nói thêm về những khó khăn và thách thức từ bên ngoài đối với tiến trình cải cách. Trước sau chỉ được câu trả lời (đại ý): Giải quyết tốt bốn thách thức nêu trên, Myanmar chẳng có gì để sợ. Khi chia tay nhau, ông Thet Win tha thiết: Myanmar và Việt Nam đều cần nhau lắm!
 
Tôi chỉ tiếc mình không có máy ghi âm để thuật lại toàn văn cuộc gặp này!
 
Sau chuyến đi này, câu hỏi trong tôi “làm thế nào?” Myanmar có thể tiến hành được cải cách như vậy ngày một vỡ vạc ra: Vượt lên nỗi sợ, bắt đầu từ chữ tín, hòa giải, không bạo lực, tất cả vì đất nước Myanmar.
 
Thế nhưng khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài, câu hỏi cũ oằn oại lên trong tôi gấp bội: Myanmar làm được, tại sao Việt Nam ta không làm được?
 
Trí tuệ và dân chủ - có lẽ đấy là hai thứ đất nước ta lúc này đang cần nhất.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 27-2-13
 

12 Ngày trong "Thế giới tâm thần" (2)

Phần II – Cuộc sống trong “thế giới tâm thần”

Trung tâm Bảo trợ Xã hội II là một trung tâm chăm sóc đối tượng xã hội thuộc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội. Trước kia, nó chuyên chăm sóc người tàn tật cũng như các đối tượng xã hội khác; bệnh nhân tâm thần cũng có, nhưng không nhiều. Từ tháng 6/2012, khi Trung tâm Bảo trợ Xã hội IV ở Ba Vì (nơi chăm sóc bệnh nhân tâm thần đã qua điều trị ở các bệnh viện tâm thần) quá tải thì Trung tâm BTXH II mới bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân tâm thần từ Ba Vì chuyển qua và từ nơi khác đến. Lúc tôi đến thì ở đây đã có 30 bệnh nhân, đến khi tôi về thì con số này là 34 người. Phần lớn số bệnh nhân này mang bệnh nhẹ, hoặc đã đỡ nhiều. Song cũng có một vài bệnh nhân khá nặng, thậm chí có người còn thường xuyên ỉa đái cả quần. 
Tôi được bố trí ở trong một căn phòng khoảng 12m2 với 4 giường đơn dành cho 4 người. Toàn bộ khu vực bệnh nhân tâm thần nam bao gồm 1 phòng lớn rộng khoảng 50m2, chứa trên dưới 10 người; 5 phòng nhỏ như phòng của tôi, mỗi phòng chứa 4 người; 2 phòng dành cho bệnh nhân lên cơn kích động cần cách ly, không có giường mà chỉ có bệ xi-măng lát đá hoa, với bồn cầu riêng; 1 nhà kho chứa quần áo bệnh nhân, chăn màn, vật dụng vệ sinh; 1 khu vệ sinh chung với 2 phòng tắm nhỏ và 3 phòng vệ sinh. Khu nhà có hình chữ nhật, gồm 1 dãy nhà chính (5 phòng nhỏ + 1 phòng lớn) và một dãy nhà phụ (khu vệ sinh, 1 phòng kho và 2 phòng dành cho bệnh nhân kích động). Trước mặt dãy nhà chính là tường của một toà nhà khác. Ở giữa khu nhà là một khoảng sân hình chữ nhật rộng chừng 100m2. Đối diện với dãy nhà phụ là cửa chính thông ra ngoài của khu nhà, cửa xếp bằng sắt, luôn được khoá cẩn thận mỗi khi cán bộ, nhân viên trung tâm ra vào. Một bên cửa chính là phòng dành cho CBCNV trực. Trong phòng có đặt một chiếc TV Samsung 21 inch, thường bật lên cho bệnh nhân xem qua cửa sổ.

Sân và hai phòng dành cho bệnh nhân lên cơn. Ảnh: Ngô Nhật Đăng

Theo tìm hiểu của tôi, mỗi bệnh nhân hàng tháng được 700.000VNĐ tiền ăn và 15.000VNĐ tiền mua thuốc, một năm được phát một bộ quần áo. Chăn màn và quần áo ấm cho bệnh nhân phần lớn là do quyên góp hay do các tổ chức và cá nhân tặng. Một cô hộ lý tâm sự với tôi là quần áo rét thì hiện tạm ổn nhưng trung tâm đang lo thiếu quần áo lót cho bệnh nhân trong mùa hè tới, bởi mùa hè trời nắng, bệnh nhân hay lên cơn mà mỗi lần như thế họ thường xé quần áo của mình. Do số tiền được cấp mua thuốc ít ỏi nên có bệnh nhân bệnh tình không những không cải thiện mà còn xấu hơn lúc mới đến.
Khoảng 6h sáng, bệnh nhân được đánh thức đồng loạt rồi ra sân tập thể dục (trừ những ngày trời mưa). Sau đó, họ làm vệ sinh cá nhân và chờ ăn sáng, uống thuốc. Việc tắm giặt được nhân viên quan tâm khá chu đáo. Trời nắng thì bệnh nhân tắm trong khu vệ sinh, trời lạnh thì họ được đưa ra ngoài tắm nóng lạnh ở khu nhà gần đó. Việc giặt giũ quần áo, chăn màn do nhân viên trung tâm đảm nhiệm. Một vài bệnh nhân tỉnh táo, ưa sạch sẽ thì tự giặt quần áo của mình.
Ở đây, bệnh nhân được ăn ngày ba bữa. Bữa sáng vào lúc 7h30, với thực đơn luân phiên: bánh mì, bánh chưng, bánh nếp, bánh giò… Bữa trưa ăn vào lúc 10h30 và bữa chiều vào lúc 16h30. Thực đơn hai bữa chính thường gồm một món thịt và một món canh hay rau, cũng luân phiên đổi món hàng ngày: thịt lợn/thịt gà/trứng vịt luộc (1 quả)/giò chả (1 khúc)... Nhân viên trung tâm trồng rau trong những khu đất dành cho mục đích tăng gia sản xuất rồi bán lại cho trung tâm; ngoài ra, họ còn trồng rau ở nhà và bán cho trung tâm để cải thiện đời sống. Nhờ thế, mọi người ở đây đều được ăn rau sạch, thứ của hiếm trên các khu chợ ở Hà Nội. Ban đầu, tôi phải ăn với một tô đựng cả cơm lẫn thức ăn (kể cả canh) như các bệnh nhân khác. Sau vài hôm, nhân viên ở đây cho tôi một cái cặp lồng để đựng canh, rồi tôi cũng xin được nước rửa bát để tự rửa đồ dùng cho mình. Có hai bệnh nhân tỉnh táo và siêng năng hơn số khác được giao nhiệm vụ thay nhau rửa bát hàng ngày.
Các bệnh nhân tâm thần ở trung tâm, cũng như ở những nơi khác, hầu hết đều nghiện thuốc lá. Họ dễ bắt chước nhau và không làm chủ được hành vi. Hễ gia đình hoặc ai cho đồng nào là hầu như họ chỉ dùng để mua thuốc bằng cách nhờ các nhân viên mua ở căng-tin của trung tâm. Không chỉ nghiện thuốc lá, một số bệnh nhân còn rất khoái uống trà. Họ mua trà ở trung tâm và xin nước sôi của nhân viên, hoặc của số đối tượng xã hội tỉnh táo, không bị giam nhốt. Thời gian tôi ở đây tuy ngắn ngủi nhưng cũng may mắn được nhận quà từ 2 cuộc từ thiện của các nhà hảo tâm bên ngoài.
Việc phân biệt một người mắc bệnh tâm thần với một người tỉnh táo là điều không mấy khó khăn, nhất là đối với những người vẫn thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần. Do vậy, trong thời gian ở trung tâm, phần lớn CBCNV đều xem tôi là một hiện tượng lạ, nhất là khi tôi không phải uống thuốc gì hết mà vẫn cứ ăn ngon ngủ kỹ (bệnh nhân tâm thần thiếu thuốc thì không ngủ được, mà mất ngủ sẽ dẫn đến rối loạn tâm thần). Với một số người, tôi bảo họ hãy lên mạng tìm hiểu thông tin về tôi. Người nọ rỉ tai người kia nên hầu hết mọi người đều hiểu tình cảnh của tôi, vì thế họ rất chia sẻ với tôi. Một vài người thậm chí còn cảnh báo tôi việc người ta có thể tiêm thuốc loạn thần kinh cho mình.
Bệnh nhân ở đây được chia làm 2 loại: loại nặng ngày uống thuốc 2 lần (vào lúc 8h và 19h) và loại nhẹ uống thuốc ngày 1 lần vào lúc 19h). Là những bệnh nhân tâm thần nên việc họ hay gây gỗ, thậm chí lên cơn rồi choảng nhau là “chuyện thường ngày ở huyện”. Thậm chí có lần tôi còn bị một bệnh nhân nổi xung đánh lại khi “dũng cảm” nhảy vào can ngăn cuộc ẩu đả giữa anh ta với một người khác. Một “bài học” đáng nhớ!
Nói chung, những ai không may mắc phải căn bệnh quái ác này thì đều có hoàn cảnh đáng thương tâm. Đặc biệt, có những gia đình rơi vào tình cảnh phải nói là thê thảm, mà trường hợp tôi kể sau đây là một trong số đó. Tôi vào được mấy hôm thì có một bệnh nhân nam trông rất khôi ngô, tuấn tú, tên là Trương Tuấn Hoàng, chuyển từ Bệnh viện Tâm thần Hà Nội tới. Hoàng là con trai duy nhất trong gia đình, sinh năm 1980, nhà ở trên phố Tôn Đức Thắng (HN), do thất tình rồi phát bệnh khi đang học lớp 11, vào viện hết lần này đến lần khác nhưng cứ hễ ra viện một thời gian là lại tái phát. Bố cậu đã xác định khi đưa cậu đến trung tâm là cậu sẽ ở lại đây suốt đời, và cậu cũng hiểu điều đó. Cậu kể, mẹ cậu bị trầm cảm (một dạng bệnh tâm thần) từ năm cậu mới 2 tuổi, và hiện vẫn đang điều trị ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Thường Tín). Hoàng tâm sự với tôi, niềm ao ước lớn nhất bây giờ của cậu là mong bố cậu xoay xở thế nào để mẹ cậu được đưa đến đây, để ngày ngày mẹ con có cơ hội được nhìn thấy nhau, như thời gian cậu và mẹ cùng điều trị ở Bệnh viện Tâm thần TW.
Nếu bỏ qua những điều bất tiện như tình trạng bẩn thỉu (mặc dù các hộ lý vẫn quét dọn hàng ngày nhưng khu vệ sinh thường hôi hám, vì “ý thức vệ sinh” là một khái niệm xa lạ với bệnh nhân tâm thần) hay việc thường xuyên phải “đề cao cảnh giác” bởi họ có thể lên cơn bất cứ lúc nào… thì việc sống với những bệnh nhân tâm thần cũng là một trải nghiệm lý thú. Đơn giản, họ là những con người thật thà và “hồn nhiên” nhất trên trái đất này. Họ ít bị chi phối bởi những thói hư tật xấu của con người như bon chen, dối trá… Cũng như những người tàn tật, họ là những người thiếu may mắn trong xã hội, hay có thể nói, họ phải gánh chịu tội lỗi của đồng loại. Chính vì vậy mà chúng ta, những người may mắn hơn, cần quan tâm và chia sẻ nỗi bất hạnh với họ. Đó không chỉ là lương tâm mà còn là trách nhiệm của mỗi người trong xã hội!
(còn tiếp)
Hà Nội, 25/2/2013
Lê Anh Hùng

Nguyễn Văn Lục - Tướng Võ Nguyên Giáp [3]

Vết nhơ diệt trừ các đảng phái đối lập
Trong chính sách và đường lối của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, việc thỏa hiệp hay hợp tác với các đảng phái Quốc gia chỉ là giải pháp giai đoạn hay nói như Philippe Franchini chỉ là một trò lừa bịp mà tác giả viết là: Ambiguités et mensonges du Viet Minh. (Sự hàm hồ và dối trá của Việt Minh).
[1] Philippe Franchini, Les mensonges de la guerre D’Indochine, trang 79 . Philippe Franchini là một người Pháp lai Việt, bố Pháp, mẹ Việt
Thực chất ông Giáp dành những hậm hực, thù hận đối với những người đảng phái quốc gia mà ông gọi là: Bọn đầu trâu mặt ngựa, bọn tay sai, bọn phản động. Và không lạ gì ông là người chỉ huy trực tiếp đánh phá và sát hại những người của các đảng phái quốc gia:
“Bọn quân Phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa sắp sẵn những con bài gồm những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam … Chúng tự nhận là người Việt nam theo chủ nghĩa Quốc gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào mũi súng quân Tưởng để kiếm sống”.
[2] Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không quên, Ibid
Những lời thóa mạ những lãnh đạo đảng phái một cách cay nghiệt còn hơn đối với kẻ thù đặt lại từ căn bản tất cả mọi vấn đề: vấn đề bản chất cộng sản là gì, dân tộc và chủ nghĩa, con người với con người, vấn đề toàn trị và độc tài…
Ngay trong Hội Nghị Đà Lạt, 1946 với tư cách phó trưởng đoàn mà thực sự Võ Nguyên Giáp nắm trọn vẹn quyền điều hành bằng bàn tay sắt và biến Nguyễn Tường Tam thành một thứ bù nhìn không hơn không kém.
Giáp có những thành kiến đối với giới trí thức khoa bảng cũng như các đảng phái như Nguyễn Tường Tam (NTT). Nhận chức bộ trưởng ngoại giao nói cho cùng Nguyễn Tường Tam  nhận vai trò bù nhìn.  Luật sư Trần Văn Tuyên gọi đây là 3 tháng “quyền rơm vạ đá” của cuộc đời làm chính trị của NTT . Như nhận xét của cụ Trần Trọng Kim. Chỉ cần 3 người  cộng sản trong chính phủ đủ nắm trọn vẹn toàn thể chính phủ:
“Xét thành phần chính phủ liên hiệp lúc ấy, kể cả những người không đảng phái, có thể gọi là năm đảng nhưng chỉ có đảng Việt Minh cộng sản là có chương trình chính trị rõ ràng và có thế lực hơn cả. Còn các đảng khác thì chỉ có tên nêu ra mà thôi, chứ không có chương trình phân minh. Xã hội đảng và Dân chủ đảng là những đảng phụ thuộc của Việt Minh và không có thế lực gì. Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội tuy có thế lực là nhờ có quân đội Tàu bênh vực, nhưng không có tính cách thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ. Bởi vậy đảng Cộng sản chỉ có ba người trong chính phủ nhưng quyền bính vẫn ở cả Cộng sản”.(24)
[3]Trọng  Kim Một cơn gió bụi, Ibid
Trong hồi ký: Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt, xin ghi lại một vài chi tiết quan trọng sau đây cho thấy ai là người chủ trì và quyết định mọi vấn đề của phái đoàn Việt Nam. Võ Nguyên Giáp hay Nguyễn Tường Tam?
- Phái đoàn gồm 12  đại biểu và 12 cố vấn, phần chủ chốt là người của Việt Minh cộng sản do Việt Minh tuyển lựa.
- Phái đoàn được Pháp chở từ Hà Nội lên Đà Lạt bằng máy bay Junker, 3 động cơ mà Pháp tịch thu được của Đức. Tốc độ 200 km/giờ và độ cao ở 3000 mét.
-Trên máy bay cạnh Võ Nguyên Giáp là một sĩ quan”ngồi kèm” Võ Nguyên Giáp, mặc binh phục màu vàng, mang nhãn hiệu sao vàng ở mũ và khẩu tiểu liên làm phồng to các bao da áp đùi. Mỗi người chỉ đem đi một cái vali nhỏ. Võ Nguyên Giáp có cái cặp da căng bởi giấy tờ. Đặc biệt  nữa là có cái hòm to dài nặng; đó là cái máy vô tuyến điện thu phát tin tức mà kỹ sư Tình phụ trách mang theo.
-Trong anh em phái bộ, bây giờ Nguyễn Tường Tam đứng địa vị rất khó. Danh là Bộ trưởng Ngoại giao cầm đầu phái bộ điều đình. Nếu phải nhượng bộ những điều mà từ trước trong đảng mình đã gọi là việc bán nước của Việt Minh thì đồ đảng không theo, nếu phải dùng cản lực để che chở độc lập thì đảng mình lẻ loi; mà nếu  muốn bám vào sức quần chúng thì phải tranh thủ với Mặt trận Việt Minh, như thế cũng không làm được. Vì thế, tuy ra Hội trường, ảnh làm trọn phận sự, nhưng ảnh ít dự vào những sự soạn bàn. Có hôm tôi sang thăm ảnh đang bị ốm. Tôi nói đến chuyện chính trị, thì anh nói:
“Những việc chính trị, thôi để các anh làm. Còn tôi thì về Văn hóa mà thôi”.
- Trong chuyến về, ông Hoàng Xuân Hãn viết như sau: “Rồi các hành nhân ngủ gà ngủ gật. Tiếng chong chóng tầu như sấm bão, làm cho không nghe người ngồi bên cạnh nói. Cửa sổ gương mờ, chỉ có một lỗ nhỏ ở giữa. Phải ghé gần sát mới thấy mây, đất, núi, sông. Gió lọt qua khe hở thổi lạnh cả lưng.

Vo Nguyen Giap, Muammar Gaddafi, Raul Castro in Algeria in 1979. Photo: AP
Vo Nguyen Giap, Muammar Gaddafi, Raul Castro in Algeria in 1979. Photo: AP
Đây là nhận xét có ý nghĩa nhất có thể dành cho Nguyễn Tường Tam, trưởng đoàn đàm phán tại Đà Lạt.
“Trong lúc tai không bưng mà điếc, mắt không bịt mà mù, tôi chỉ còn cách nhìn quanh trong tàu mà ngắm các anh em: anh ngủ ngon lành, anh đọc nhật trình, anh ra vẻ mơ màng, anh ra dáng mệt mỏi. Lại có bốn anh quây quần đánh bài ở phía sau tàu”.
[4]Hồi ký Hoàng Xuân Hãn đăng trên Tân Văn số 10, tháng 5/2008
Trong hồi ký của giáo sư Hoàng Xuân Hãn ghi tiếp:
“Giáp tỉ tê nói chuyện rất thân mật; ngỏ ý tiếc đã không biết chúng tôi sớm hơn. Tuy anh không nói ra, nhưng cũng đoán rằng những thành kiến đối với giới trí thức không đúng. Tôi nhân đó nhắc lại câu chuyện tâm sự của Nguyễn Tường Tam hôm trước và tỏ ý ngạc nhiên trước sự anh em cách mệnh Mác Xít hiềm khích với đảng Quốc Dân . Tôi đã nói: “Cả hai đảng hi sinh xương máu như nhau từ hồi 1930, 1931”.
Giáp trả lời: “Nếu các anh em Quốc Dân đảng như Nguyễn Thái Học còn thì sao chúng tôi lại không bái phục. Nay thì khác, có người chỉ dựa tên Đảng, mà làm tay sai cho tụi Đế Quốc để diệt Mác Xít mà thôi. Với những phần tử Quốc Dân đảng ái quốc, chúng tôi vui lòng hợp tác. Rồi Giáp nói thêm: Quốc Gia như các anh thì chúng tôi rất quý trọng. Chúng ta hợp tác dễ dàng.
Qua câu trả lời trên, VNG gián tiếp coi những người như Nguyễn Tường Tam là thuộc Việt gian và sẵn sàng trừ khử. Và điều đó đã xảy ra đúng như vậy sau khi Hội Nghị Đà lạt chấm dứt.
Phùng Thế Tài, một cận vệ của Hồ Chí Minh những năm 40-45 có viết lại Hội Nghị Đà lạt như sau :
“Nguyễn Tường Tam lúc bấy giờ là Bộ trưởng Ngoại Giao làm trưởng đoàn. Nhưng thực chất mọi công việc đều do đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm..” Có lần Bác kéo tôi lại gần và nói nhỏ: “Lần này bác cử chú đi theo đoàn với 2 nhiệm vụ là bảo vệ anh Văn (tức Võ Nguyên Giáp). Kẻ địch nham hiểm lắm, không được coi thường. Nhiệm vụ thứ hai là chú tìm mọi cách để Bác và anh Văn thường xuyên liên lạc kịp thời. Mọi diễn biến hội nghị Bác phải nắm được ngay trong ngày và chuyển gấp những ý kiến của Bác đến tận anh Văn và chỉ riêng anh Văn thôi”.
[5] Phùng Thế Tài, Bác Hồ, những kỷ niệm không quên, trang 22 và 67
Đối với  Trung Hoa Quốc Gia thì HCM đã dùng vàng bạc quyên góp trong “Tuần lễ vàng” để mua vũ khí lậu trang bị cho bộ đội Việt Minh.
Vì lòng tham lam của tướng Tầu, Việt Minh đã mua đứt được họ …
Đoàn Thêm viết :
“Tướng Tiêu Văn muốn giúp, nhưng tướng Lư Hán bị mua nên để mặc cho Việt Minh rộng tay đối phó với các nhóm Quốc Gia.
Những nhóm này lại chia rẽ và không lôi cuốn nổi quần chúng. Họ Tưởng thấy có can thiệp cũng vô ích, nhưng không lẽ để VN rơi vào tay cộng sản, thà để cho Pháp trở lại như thế thì miền Hoa Nam cũng sẽ được yên như suốt trong thời kỳ Pháp bảo hộ Bắc Kỳ ”
[6]Trích Đoàn Thêm, Ibid, trang 72
Sau Hội nghị Đà Lạt thì tình hình tỏ ra rất bất lợi cho các đảng phái. Nhiều vụ ám sát các đảng phái xảy ra sau khi quân đội Trung Hoa rút đi vào hạ tuần tháng sáu 1946.
Thoạt tiên HCM mời khéo cố vấn Bảo Đại đi Côn Minh cho khuất mắt.
Đến tháng 7 thì đến lượt các lãnh tụ đảng phái quốc gia, lục tục rời bỏ VN thoát thân. Nguyễn Tường Tam sang Nam Kinh, Vũ Hồng Khanh trở lại Vân Nam, cụ Nguyễn Hải Thần đi Quảng Châu, cụ Trần Trọng Kim đi theo đoàn xe Quốc Dân đảng sang Trung Hoa quốc gia đến Lạng Sơn. Trong Hồi ký một cơn gió bụi, cụ viết:
“Lạng Sơn bấy giờ thuộc quyền đội quân phục quốc đóng giữ mà chung quanh thì bị quân Việt Minh bao vây. Ðội quân phục quốc do một người thổ hào tên là Nông Quốc Long cai quản. Cả đội quân ấy độ vài trăm người có đủ súng ống, nhưng không hòa hợp với các đội quân khác của Quốc dân đảng.
Chúng tôi lên đến Lạng Sơn, nghe nói ông Nguyễn Hải Thần ở Nam Kinh đã trở về đấy. Tôi tìm cách gặp ông ấy. Từ trước tôi chưa gặp ông ấy bao giờ, chỉ biết ông và những người Quốc dân đảng khác theo quân Tàu về nước, tuyên truyền huyên thuyên mà không thấy làm được việc gì ra trò. Những người trong đám Phục quốc quân ở Lạng Sơn vì không có lương thực cũng tìm cách lấy tiền chi dụng cho qua ngày. Tôi biết những người ấy không làm nổi việc gì, nhưng có những người đi theo ông Nguyễn Hải Thần ở bên Tàu đã lâu quen biết nhiều người Tàu, tôi muốn gặp ông và rủ ông đi lên Nam Kinh để gặp ông Bảo Ðại, vì lúc ấy mọi người đều yên chí ông Bảo Ðại đã ở Nam Kinh rồi. Trước là để tụ họp hết các đảng phái làm một cho có tính cách duy nhất trong việc hành động, sau là để khi làm việc gì, có tổ chức chắc chắn, không đến nỗi rời rạc như mọi người đã trông thấy.
[7] Hồi ký  Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim, trên Talawas.org
Tiêu biểu là vụ án Ôn Như Hầu.
Trong thời giam Hồ Chí Minh vắng mặt còn ở bên Pháp. Đây là thời điểm cho thấy Võ Nguyên Giáp phô diễn quyền lực và củng cố lực lượng. Như nhận định của Stein Tonesson như sau:
“Trong khi ông Ho vắng mặt, Viet Minh đã củng cố lực lượng và vị trí của họ một cách đáng kể. Trong khi đó thì các nhà lãnh đạo chính của Đồng Minh Hội đã biến mất trên sân khấu chính trị, và đám VNQDĐ cũng ngày một yếu đi”.
[8]  Stein Tonnesson, Viet nam, 1946, trang 87.
Sở dĩ có tình trạng đó vì các nhà lãnh đạo các đảng phái đã phải rút lui vào bí mật để tránh bị Việt Minh khủng bố trắng. Nhưng trước hết cần ghi lại một số hoạt động của các đảng phái Quốc gia lúc bấy giờ một cách công bằng khiến cho hai bên tranh chấp, giết hại nhau. Xin ghi lại nhận định của Nghiêm Kế Tổ:
“Từ ngày 9 tháng 9 năm 1945, quân đội Tưởng Gới Thạch do tướng Lư Hán đổ bộ lên Bắc Việt để tước khí giới quân đội Nhật, nhiều nhà Cách Mạng Quốc Gia như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh cùng đi theo về … Trên đường hành quân của quân đội Trung Hoa, lực lượng cách mạng quốc gia, nhờ sự giúp đỡ, thiết lập luôn các căn cứ suốt dọc Lào Kay và Vĩnh Yên. Đến Hà Nội, phong trào Quốc Gia mạnh bạo lên tiếng phản tuyên truyền Việt Minh, tố giác hành động cộng sản của Việt Minh và thành lập các trụ sở, xuất bản báo chí tạo thành một mối nguy hại lớn cho phe Việt Minh”.
[9] Việt Nam máu lửa, Nghiêm Kế Tổ, trang 51-52
“Đoàn quân Trung Hoa với hơn 150.000  đã là lá chắn bảo vệ sinh mệnh cho cán bộ Đại Việt và VNQDĐ bớt khỏi cái cảnh bị Việt Minh thủ tiêu ám sát. Nhờ cái thế của Trung Hoa Quốc Gia mà Việt Nam Quốc Dân Đảng mới có thế đối đầu với Việt Minh”.
Nói về việc quân đội Trung Hoa Quốc Gia vào VN, trong hồi ký,  Bao Đai gọi đây là một cuộc “xâm lăng” của Trung Hoa Quốc Gia (Invasion Chinoise), ông viết:
“Các lãnh tụ VNQDD và Đồng Minh Hội đã lợi dụng uy thế được bao che bởi quân đội Trung Hoa Quốc Gia, tìm cách giải giới và thay thế các cán bộ Việt Minh tại các vùng quê. Tại Hà Nội nhiều cuộc đụng độ đã nổ ra giữa các nhóm Viet Minh và VNQDĐ.
[10] Le Dragon D’annam, S.M.  Bao Dai, trang  138
Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng cơ hội việc NTT theo đoàn quân Trung Hoa này để đẩy tất cả trách nhiệm theo Tàu” tay sai của quân Tưởng” cho các lãnh tụ đảng phái Quốc gia như sau trong cuốn: Về Những năm tháng không thể nào quên:
“Bọn quân Phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa sắp sẵn những con bài gồm những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam … Chúng tự nhận là người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc Gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào mũi súng quân Tưởng để  kiếm sống”.
[11] Những năm tháng không thể nào quên, Võ Nguyên Giáp, trang 31
Chửi bới nặng nề những  bọn quân Phiệt Quốc Dân đảng là phản động..vv. Nhưng Việt Minh thì lại cho thấy gió chiều nào theo chiều nấy. Đầu tiên, Hồ Chí Minh đã mượn tay sĩ quan Mỹ thuộc lực Lượng OSS mở một trường quân sự huấn luyện mang tên : Trường Quân Chính kháng Nhật. Có nhiều khi còn tuyên truyền và ám sát những người theo Nhật được gọi là tay sai cho bọn theo Phát Xít Nhật.
Vậy mà theo một tài liệu của Nhật có khoảng 800 hàng binh Nhật đào ngũ và trà trộn vào trong binh đội tướng Giáp. Một tài liệu của Pháp nâng con số đó lên 4000.
Chúng tôi xin trích dẫn và đưa ra một cách dè dặt tài liệu trên. Trong một tài liệu do Christopher E. Gosha nhan đề Ailiés tardifs (Những đồng minh nuộn)- Les apports techiniques des déserteurs au Viet Minh durant les premières années de la guerre Franco-Vietnamines có tiết lộ cho hay, sau khi quân Nhật đầu hàng và bị giải giới, có một số đào binh gia nhập quân đội Việt Minh. Họ là những binh sĩ chuyên nghiệp, giỏi và giúp Việt Minh trong vai trò cố vấn.
[12] Theo tác giả Christopher, quân  đội Nhật ở Đông Dương có khoảng 97.000 người. Trong đó có 20.000 ở Tuyên Quang, 5.000 ở Đà Nẵng, 3.000 ở Nam bộ, 3.500 ở Hà Nội. 3.000 ở Nam Định … Những binh lính Nhật đào ngũ  thường được bộ đội Việt Minh của tướng Giáp che dấu, không tiết lộ và một số lớn sau đó đã bỏ về Nhật.
Quan điểm của Võ Nguyên Giáp thì kẻ thù chưa hẳn là người Pháp, mà chính là quân Tưởng và các đảng phái Quốc gia. Ông viết:
“Hơn một vạn quân Pháp vào thì gần hai chục vạn quân Tưởng phải ra đi- Đẩy ra khỏi đất nước mười tám vạn tên chống Cộng khét tiếng… Cách mạng đã gạt đi một kẻ thù hết sức nguy hiểm, trút đi một gánh nặng cả vật chất lẫn tinh thần.
[13] Vo Nguyên Giáp, Ibid, các trang 175, 216
Cũng chính vì vậy, Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy các lực lượng võ trang khám xét, thanh toán các lực lượng đảng phái như trong vụ Ôn Như Hầu :
“7 giờ sáng. Công An Bắc Bộ cùng một lúc khám xét nhiều trụ sở của VNQDĐ ở Hà Nội … Tại căn nhà số 7 phố, Ôn Như Hầu, ta tìm thấy một nơi làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm, búa cùng với những vết máu trên tường. Công an ta đào ở vườn sau lên bảy xác chết. Có những xác bị chặt thành nhiều khúc … Tại trụ sở Trung Ương của VNQDĐ ở phố Đỗ Hữu Vị (nay là phố Cửa Bắc) ta còn tìm thêm được nhiều xác đàn ông, đàn bà và cả tử thi của binh lính Pháp … Trong sổ kế hoạch tịch thu, chúng ta tìm được một bản kế hoạch ám sát và bắt cóc “.
[14]Vo Nguyen Giap, Ibid, trang 255-258
Điển hình nhất là vụ nhà Văn Khái Hưng bị bọn Việt Minh thủ tiêu một các tàn bạo. Xin ghi lại ít dòng của anh Trần Khánh Triệu, con  ruột của NTT và là con nuôi của Khái Hưng trong bài: Papa tòa báo như sau :
“Các trụ sở Việt Quốc lần lượt bị tảo thanh. Công an xung phong đột nhập tòa báo lục soát, bắt bớ. Các đảng viên cao cấp như bác Hể, bác Đóa, Trí, Dị .. bị đem đi biệt tích. Tờ Việt Nam đình bản. Tòa báo ngoài Papa chỉ còn lèo tèo vài đồng chí lai vãng: Anh Bảng, anh Kính, anh Cống, bác Thắng (…). Thấy tình thế không thể ở lại Hà Nội, Papa quyết định tản cư về quê ngoại. Ngay chiều hôm sau chúng tôi xuống phà đen lên tàu thủy xuôi Nam Định. Hôm ấy là ngày 19-12-1946 (…) Vài hôm sau, một chiều hai thanh niên mặt lạ tới “mời” papa lên huyện. Cả nhà thất sắc, nhưng papa chỉ vào cái phù hiệu của Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam do chính tay Trần Huy Liệu tặng còn gắn ở ve áo, bình tĩnh nói: “Chắc không có chuyện gì đâu, để tôi đi xem sao, bây giờ kháng Pháp là lúc cần đoàn kết, đâu có chuyện bắt bớ bậy bạ” (…) Tôi đi theo đến đầu làng, dáng papa thất thểu vác tay nải mệt nhọc đi trước, tên công an vạm vỡ đi theo sau.  Đi mãi, đi mãi rồi khuất hẳn sau dãy tre, chắc là đi về phía sông Hồng xa lắc đằng kia.
Tôi bàng hoàng trở về nhà, miệng còn lẩm bẩm: “Tội nghiệp, không biết papa mình có nhớ ăn cam đường và tụng kinh cứu khổ không ?” .
Từ cái ngày đó về sau, tôi không còn được gặp lại papa tòa báo” nữa
[15] Nhất Linh, người nghệ sĩ, người chiến sĩ,  trang 161-172
Cái chết của Khái Hưng là một cái chết oan nghiệt, một bài học dành cho những người Quốc gia ngây thơ tin tưởng vào sự tử tế của cộng sản. Nó cũng cho thấy một sự thực đau lòng là: thực lực của các đảng phái Quốc Gia là không có gì.
Một bằng cớ giết hại người của các đảng phái do chính Võ Nguyên Giáp thuật lại như sau:
“Ngày 11 tháng bảy, Thường vụ được các đồng chí ở Nha Công An Báo cáo: Bọn phản động Việt Nam Quốc Dân đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng dự định cho tay chân phục sẵn, bắn súng ném lựu đạn vào binh lính Pháp (…). Mờ sáng 12 tháng bảy, một đơn vị công an xung phong bất thần vào khám trụ sở Việt nam Quốc Dân Đảng tại số 132 phố Minh Khai. Bọn phản động bị bắt tại chỗ cùng với tang vật: một chiếc máy in và những đống truyền đơn còn chưa ráo mực.
7 giờ sáng, Công An Bắc Bộ cùng một lúc khám xét nhiều trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hà Nội … Tại căn nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, ta tìm thấy một nơi làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm, búa, cùng với những vết máu trên tường. Công An ta đào ở vườn sau lên bảy xác chết. Có những xác chết bị chặt thành nhiều khúc. Tại trụ sở Trung Ương của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở phố Đỗ Hữu Vị (nay là phố cửa Bắc), ta còn tìm được thêm nhiều xác đàn ông, đàn bà và cả tử thi của binh lính Pháp. Trong số kế hoạch tịch thu, chúng ta tìm được một bản kế hoạch ám sát và bắt cóc”
[16]Trích sách Võ Nguyên Giáp, Ibid, trang 255-258
Đoàn Thêm cũng mô tả lại vụ này như sau:
“Một cảnh của thực trạng xứ sở đã được phơi bày ra ánh sáng, ánh sáng rùng rợn trên những vết máu, những đồ kìm kẹp tra tấn mà công chúng được xem trước mặt Võ Nguyên Giáp cùng các nhà báo, tại hai căn nhà đường Bonifacy và bên hồ Halais, hai trụ sở bí mật của hai nhóm “phản động”: Theo nhân viên công an, thì các nhóm này bắt cóc nhiều cán bộ VM về đây hành hạ và thủ tiêu”.
“Tuy nhiên một số người đã mục kích vẫn không tin, cho là nhà đương cuộc dàn cảnh hãi hùng đó để hạ uy tín các nhóm quốc gia, vu cho những hành động tàn bạo để rộng tay đàn áp, không còn lo những công luận nghiêm khắc.
Và những người dân bình thường như Đoàn Thêm thì không còn biết tin ai. Ông viết:
“Qua nhiều đồng bào cũng như tôi, biết thế nào mà tin nữa “.
[17] Đoàn Thêm, Những ngày chưa quên, ký sự 1939-1945, trang 90
Theo Nghiêm Kế Tổ thì Quốc Dân Đảng cũng bí mật ám sát người của Việt Minh không kém:
“Trong bí mật, Việt nam Quốc Dân Đảng tổ chức trinh sát đối đầu với các bộ phận do thám Việt Minh. Rồi các vụ bắt cóc lẫn nhau bắt đầu một cách kinh khủng. Những vụ ám sát giữa người quốc gia và người quốc tế thi nhau tiếp diễn trong bóng tối. Khủng bố đối với khủng bố ”
[18]Việt Nam máu lửa, Nghiêm Kế Tổ, trang 102
Chỉ biết sau đó, súng đã nổ ở Vĩnh Yên, Việt Trì, Lạng Sơn, giữa vệ quốc quân và bộ đội Việt Quốc, Việt Cách.
Theo tác giả Minh Võ trong sách Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp thì:
“khi có vụ Ôn Như Hầu xảy ra” VNQDĐ đã lên tiếng phủ nhận và tố cáo chính Việt Minh cộng sản đã dàn dựng lên vụ này để có cớ “thanh toán” VNQDĐ. Theo đại tá VNCH Nguyễn Văn Phúc, một người đã thoát được cảnh thanh toán của Việt Minh và trốn vào miền Nam thì lúc bấy giờ có hàng trăm đảng viên VNQDĐ đã bị Việt Minh sát hại.
[19]Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp, Minh Võ, trang 374.
Hà Nội sau này đã tìm cách chạy tội qua lời kể của viên Đại tá Trần Tấn Nghĩa, trong Công An Nhân Dân ngày 28-8-2005.
Tuy nhiên một số nhà báo ngoại quốc đã phản bác lại quan điểm của Hà Nội.
Arthur J. Dommen trong một chương với nhan đề The first liquidation cho rằng nhiều vụ sát hại cho đến nay chưa có câu trả lời (remained unanswered) chừng nào những hồ sơ của Việt Minh chưa được công khai mở ra. Nhưng ông cho rằng ngay trước khi nắm được chính quyền thì họ đã nổi tiếng là sử dụng khủng bố để sát hại đồng bào của họ. Họ sử dụng khủng bố một cách có hệ thống chứ không phải một cách tùy tiện. Họ khai trừ những thành phần mà họ gọi là Việt gian. Và họ thiết lập những danh sách những thành phần mà họ sẽ khai trừ. Thành phần chính là những cựu viên chứ chính quyền, thành phần hơp tác với Nhật hay Phục Quốc, Trốt kít, Quốc Dân Đảng, chưa kể thành phần các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo.
Currey thì cho rằng sau vụ án Ôn Như Hầu đã mở mắt cho nhiều người đã từng không tin vào màu đỏ của Việt Minh.
[20] Currey, Ibid, trang 9
Đại Việt là một trong những mục tiêu chính bị VNG khai trừ. Danh sách những thành phần bị thủ tiêu thì nhiều ở trong Nam cũng như ngoài Bắc.
Và ông kết luận : Ho cannot escape responsibility for those deeds. Không. Phải nói rõ thêm, ông Hồ và Giáp phải trách nhiệm vệ những việc họ đã làm trước lịch sử dân tộc.
Họ là những kẻ đáng bị lên án vì đã giết những người yêu nước khác, chỉ vì họ không đồng chính kiến với cộng sản.
oôồ vaà
[21] The Indochinese Experience of the French and the Americans.. Arthur J. Dommen, trang 120-121
Nếu trong Nam kẻ chủ động trong việc sát hại các lãnh tụ đảng phái và các thành viên của Đảng đệ tứ là Trần Văn Giàu thì ngoài Bắc, công việc chủ động ấy nằm trong tay của Võ Nguyên Giáp.
Để kết thúc phần này, xin trích dẫn nhận xét của Chính Đạo viết về Võ Nguyên Giáp dựa trên bản Lý lịch tự khai của ông như sau:
Một trong những việc làm đầu tiên của Giáp là đặt ra ngoài vòng pháp luật tất cả những đảng phái chống Cộng, nhất là các nhóm Đại Việt và Thanh niên do Nhật bảo trợ. Những cuộc tàn sát Việt gian, tay sai cho Pháp diễn ra khốc liệt. Ngay đến các bậc tu hành- từ Thượng Tọa Đại Hải (sư phụ Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ) tới các linh mục, thày tế, trùm họ đạo Kitô cũng bị thảm sát hay tập trung cải tạo. Chính sách tiêu diệt đối thủ chính trị này lan nhanh xuống Trung và Nam Kỳ, Phạm Quỳnh, cha con Ngô Đình Khôi, dòng dõi Nguyễn Thân, Tạ Thu Thâu, Vũ Đình Di, bị giết ở Thừa Thiên và Quảng Ngãi (…).  Được Huỳnh Thúc Kháng và Vũ Trọng Khánh tiếp tay, Giáp và thuộc hạ phát động hàng loạt những cuộc thanh trừng mới, mở những phiên tòa hình sự, xét xử các đối thủ chính trị qua những tội danh tưởng tượng như trộm cắp, hiếp dâm. Ngay tại Hà Nội, số phận cán bộ VNQDĐ không kịp thoát thân ra hải ngoại cực kỳ bi thảm thường được biết như vụ án Ôn Như Hầu…
[22] Chính Đạo, Võ Nguyên Giáp 1912(1911)- ?. Nhìn lại bản Lý lịch tự khai,  Hộp Lưu 111, 2010
Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất đã bắt đầu như thế nào? Vai trò của tướng Võ Nguyên Giáp
Chiến tranh là điều bất đắc dĩ. Người Việt Nam dù ở phía nào hiển nhiên là không muốn điều ấy. Vậy mà người Pháp vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, tại sao lại tiếp tục cuộc chiến tranh khác? Nước Pháp phải chăng muốn tái lập lại chế độ thuộc địa bằng mọi giá? Cơ hội hòa bình dang dở rơi vào cái mà người ta gọi sau này là nền Cộng Hòa đã chết. Thật ra, không có bất cứ một người Pháp nào muốn bỏ Đông Dương. Nhưng nếu phải trả giá bằng một cuộc chiến tranh lâu dài thì họ không đồng ý với nhau.
D’Argenlieu không đồng ý với đại tướng Leclerc, Leclerc không đồng ý với Valluy hay đại tá Debès. Debès là người rất hiếu chiến và cứng rắn, chính ông này gửi tối hậu thư cho chính quyền đương cuộc ở Hải Phòng buộc rút quân trước 9 giờ tối. Rồi sau đó ra lệnh tấn công bộ đội Việt Minh.
Việc bỏ bom bến cảng Hải Phòng và giết hại nhiều thường dân vô tội do người Pháp gây ra đã báo hiệu cho thấy cuộc chiến tranh sắp tới là khó tránh được.
Đó là phát súng mở màn cuộc chiến tranh ở phía Bắc do người Pháp gây ra. 15.000 quân Pháp có mặt ở miền Bắc cho thấy rõ ý đồ cũa người Pháp là gì?
Ngay cả đảng Cộng sản hay đảng Xã hội Pháp lúc bấy giờ cũng chủ trương chiếm giữ Đông Dương và vì thế đã chấp nhận ngân sách chiến tranh đầu tiên do Quốc Hội bỏ phiếu ngày 19.03.1947. Trên tờ L’Humanité, số ngày 13-4-1945 cũng viết lại lời tuyên bố của De Gaulle:
Đông Dương trong một sớm một chiều trở thành trong tầm tay của chúng ta..
Theo Jean Lacouture, Charles de Gaulle muốn khôi phục lại chế độ thuộc địa và những lợi nhuận từ chế độ đó mà ra. Đó là những ảo tưởng lớn về chính trị nơi de Gaulle.
Ngày 15 tháng 8, 1945, Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng. Cùng ngày hôm đó De Gaulle tuyên bố: Kẻ thù đã đầu hàng, Đông Dương sẽ được tự do. Và vị trí của nước Pháp ở Đông Dương thật giản dị. Nước Pháp sẽ khôi phục lại chủ quyền của mình ở nơi này.
[23] Les mensonges de la guerre d’Indochine, Philippe Franchini, trang 23
Một con người được mô tả bề ngoài là tự cao đến phách lối, ích kỷ, tự coi mình như  trung tâm của vũ trụ, mặc dầu de Gaulle vẫn được coi là một nhân vật vĩ đại, nhưng dưới mắt Churchill, trong chuyến viếng thăm Paris về, ông đã viết thư cho Tổng thống (TT) Mỹ coi de Gaulle như một người đầy mặc cảm tự ty, mặc cảm yếu thế cần được nâng đỡ.
Không lạ gì, chỉ hai ngày sau khi mặt trận Điện Biên Phủ bị mất, de Gaulle dự trù một cách vụng về là sẽ xuất hiện trước dân chúng Paris với khoảng từ 100.000 người tham dự trở lên.
Kết quả số người tham dự ít ỏi như một thảm bại cá nhân của De Gaulle mà sau này Léon Noel đã thuật lại trong Sa Traversée du désert: Cuộc hành trình qua sa mạc mà de Gaulle và nhiều người khác đã trải nghiệm sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cái thất bại trải qua một sa mạc đó 4 năm sau vào năm 1958, de Gaulle lại chạm trán với vấn đề Algérie mà tự ông không tìm được lối ra. Một bước quan trọng đưa tới sự thất bại ở Phi Châu.
Nhưng điều chính yếu là người Pháp không muốn Mỹ dính líu vào  nội tình Việt Nam (VN). Vì thế mà D’Argenlieu, người của Charles de Gaulle được cử sang là để thi hành sứ mệnh ấy. Ông là người rất cứng rắn và bảo thủ nên không nhượng bộ Việt Nam bất cứ điều gì.
D’Argenlieu được cử sang Việt Nam là để khôi phục lại chủ quyền chính trị.
Phần tướng H. Leclerc được gửi sang Việt Nam là để ổn định trật tự bằng quân sự.
Vào năm 1942, với mục đích nâng đỡ những người Pháp tự do của Charles de Gaulle trong việc chống lại chế độ Đức Quốc Xã, TT Roosevelt có hứa để người Pháp duy trì những quyền lợi của họ ở hải ngoại. Nhưng năm sau, ông lại nói với con trai ông là Elliott, ông sẽ làm tất  cả mọi cách để chống lại tham vọng đế quốc của nước Pháp. Năm sau, ông đã đề nghị đặt Đông Dương dưới quyền bảo hộ quốc tế và yêu cầu nước Pháp trao trả nền độc lập cho nước này.”
Ba tháng trước khi chết, ông TT đã nói với ngoại trưởng Edward R. Stettinius: Bất cứ một  quyết định nào về Đông Dương lúc này đều quá sớm.”
Bối cảnh chính trị sau  chiến tranh thế chiến thứ hai cho thấy bài học của cuộc chiến tranh ấy đã không giúp ích gì cho người Pháp. Tất cả  những nhà lãnh đạo của cựu thuộc địa đều có trách nhiệm trong việc tái chiếm Đông Dương.  Thật vậy, bởi vì mọi người đều muốn lợi dụng cuộc chiến tranh này. Kể từ 1952 đến 1954, cuộc chiến tranh đã đem vào cho ngân quỹ của  chính phủ Pháp hằng  tỷ Mỹ kim của viện trợ Hoa Kỳ. Đã có lúc, hàng xuất khẩu lớn nhất của người Pháp không phải là những xe hơi Dauphine của hãng Renault hay nước hoa của vùng Grasse, mà là chiến tranh Đông Dương.
Đó là một cuộc buôn bán mà cả nước Pháp đã tham dự.
Cơ hội hòa bình và độc lập cho VN  bị  dang dở. Vì có rất nhiều người Pháp sợ hoà bình, sợ mất quyền lợi của họ ở Đông Dương. Họ không lý gì đến nội dung hội nghị Postdam đã giao quyền giải giới và kiểm soát quân đội Nhật ở phía Nam cho Anh. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, Hội nghị đã giao cho Trung Hoa Tưởng Giới Thạch kiểm soát.
Đến người kế vị TT Roosevelt, TT Truman với phe nhóm của ông đã ủng hộ và bảo vệ quyền lợi nước Pháp về những đòi hỏi quyền lợi của Pháp đối với Đông Dương. Một lần nữa, hòa bình bị bỏ rơi và chẳng lạ gì sau này, nước Mỹ đã phải bỏ ra 2 tỷ 500 triệu cho Pháp trong cuộc chiến này. Số tiền còn lớn hơn cả số tiền mà người Pháp nhận được trong khuôn khổ kế hoạch Marshall.
Phần ông Hồ, biết mình còn yếu thế, phải ép mình đi giây lúc với Pháp,  lúc với các đảng phái Quốc gia và với cả CIA của Mỹ ở Côn Minh. Qua việc cứu một phi công Mỹ bị rớt máy bay ở Sài Gòn, ông Hồ được tiếp xúc với tướng Claire Chennault và đã xin ông này chụp chung một tấm ảnh để làm bằng cớ, để có thể tiếp xúc với Mỹ. Và qua đó cơ quan OSS của Mỹ có giúp đỡ ông Hồ vào đầu năm 1945 trong một cuộc nhảy dù có bí hiệu Deer ở căn cứ của ông Hồ. Sự giúp đỡ bao gồm súng cá nhân, súng cối và lựu đạn.
Theo Vũ Ngự Chiêu, Charles Fenn, một nhân viên OSS tại đội Yểm Trợ Không Lực Dưới Đất (AGAS) được lệnh tiếp xúc với Hồ Chí Minh, nhờ đó ông Hồ đã nhận được vũ khí Mỹ, thuốc men và trang cụ .
[24] Vũ Ngự Chiêu: Phía bên kia cuộc cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8/ 1945,  Hợp Lưu số 113, trang 8
Mặc dầu vậy, sau này ông Hồ trong một dịp nói chuyện với Bảo Đại đã chán nản cho rằng, Mỹ chỉ là bọn con buôn tư bản mà thôi.
Ông Hồ Chí Minh thì muốn thương lượng, người Pháp thì không. Ông đã hạ bút ký Hiệp định Sơ bộ 6.3, tạm ước 14.9.  Người Pháp còn muốn gì nữa? Vì thế, chẳng lạ gì khi ông HCM vừa lên đường sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau vào ngày 12 tháng 6 năm 1946, ông dừng chân ở Biarritz thì một ngày sau đó ở Sài Gòn, Cao Ủy D’Argenlieu lập chính phủ Nam Kỳ tự trị, đưa ông Nguyễn Văn Thinh lên làm Thủ tướng. Và sau này là một số những người thân Pháp đã hợp tác với Pháp  như Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Xuân, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Tâm.
Ông Hồ Chí Minh đã phải nằm chờ ở bên Pháp cho đến khi lập xong chính phủ do Bidault làm Thủ tướng, Moutet giữ bộ Pháp Hải ngoại. Theo lời thuật lại của Sainteny trong Histoire d’une paix manquée rằng, vừa tới phi trường Bourget, HCM bước ra ngoài cửa phi cơ thì có hàng ngàn thợ thuyền và chính khách đón tiếp: Ông Hồ hai tay run nói nhỏ bên tai tôi: Anh đừng rời tôi, thiên hạ đông quá.
Sau thất bại ở Hội nghị, phái đoàn Việt Nam đã lên đường về nước.
Riêng Hồ Chí Minh ở lại để cố gỡ gạc được cái gì mang về Việt Nam. Đêm 14 tháng 9, Hồ Chí Minh đến gõ cửa nhà Moutet ở số 19 đường Courcelles để ký tạm ước tay đôi giữa Moutet và  Hồ Chí Minh. Ký xong, Hồ Chí Minh nói với viên thanh tra đi theo hộ tống:
“Tôi vừa ký bản án tử hình tôi”.
Sau đó, ông Hồ đã chọn đi tầu thủy để về Việt Nam thay vì đi bằng máy bay, ông đã bị phản đối khi đi qua các ga Marseille, Toulon.
Hồ Chí Minh chỉ muốn tránh một cuộc chiến tranh không đồng sức nên phải thương thuyết, thương thuyết không được thì phải nhượng bộ để kéo dài thời gian. Ông đã làm hết cách những gì mà ông có thể làm, ngay cả cái nhục ký các các hiệp định sơ bộ cũng như tạm ước.
Việc ông Hồ Chí Minh chọn về Việt Nam bằng đường thủy thay vì dùng máy bay đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.  Ông rời Việt Nam 31/5 và chỉ có mặt ở Hải Phòng vào 20/10 trên tàu Dumont D’Urville. Về tới Hải Phòng, ông dùng xe lửa về Hà Nội và có khoảng 80.000 người đã đón tiếp ông trong chuyến trở về này …
CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT- PHÁP BẮT ĐẦU
Trong thời gian ông Hồ vắng mặt thì theo Stein Tonnesson, ông Giáp đã củng cố lực lượng Việt Minh bằng cách loại trừ các nhóm đảng phái như Quốc Dân Đảng, thanh toán đám lãnh đạo Đồng Minh Hội.
[25]Viet Nam 1946,  Stein Tonnesson, trang 87
Việc Pháp gây hấn ở Hải Phòng đưa tình hình chiến sự giữa hai bên nóng hẳn lên. Để đáp lại sự gây hấn này, Ông Võ Nguyên Giáp biết thế còn yếu nên tìm cách để xoa dịu tình hình …
Có thể nói, đây là giai đoạn mở đầu cuộc chiến mà phía Việt Nam là chống trả tự vệ.
Phải chăng tướng Võ Nguyên Giáp thuộc thành phần chọn lựa gây chiến tranh với người Pháp vì không có đường chọn lựa nào khác ? Vì thế, tối 19 tháng 12 năm 1946, tiếng mìn nổ đầu tiên ở nhà máy điện phát nổ như lệnh cho khắp nơi bắt đầu tấn công. Thành phố tối om. Tiếng tắc bọp chen lẫn tiếng liên thanh tạch tạch, tè.  Cứ thế, khắp nơi đều có tiếng nổ. Cho đến nay, nhiều người còn đặt câu hỏi: Pháp hay Việt Minh là người nổ súng đầu tiên? Bên nào khai phá mở màn cuộc chiến?
Tiếng mìn nổ ở nhà máy đèn là lịnh tấn công mở đầu cuộc chiến tranh Việt Pháp của đại tướng Giáp.
Đi tìm hiểu tại sao tướng Giáp đã có quyết định tối hậu là tấn công quân đội Pháp, mở đầu cuộc chiến tranh? Thật ra chung quanh Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ các Tự Vệ ở tình trạng khủng hoảng, khích động đến không kềm giữ được nữa.
Theo ông Nghiêm Kế Tổ, chính tướng Giáp là người khai mào cho cuộc chiến tranh tàn khốc này. Ông viết:
-Biết rằng trước sau rồi chiến  tranh cũng xảy ra, ngày 19 tháng 12, Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công. Hà Nội bùng lên trong khói lửa, toàn quốc bắt đầu chuyển mình theo, bước luôn vào chinh chiến.
[26] Nghiêm Kế Tổ,  Việt Nam máu lửa, trang 79
Bao nhiêu nỗ lực thương thuyết của đôi bên đi tìm một giải pháp hòa bình nay được thay thế bằng súng đạn và máu lửa. Và những thây người thanh niên ưu tú ngã gục cho lý tưởng độc lập còn mỉm cười mãn nguyện trước khi sang bên kia thế giới!!
Cạnh ông Hồ còn có rất nhiều thành phần quá khích, muốn có chiến tranh và không thiếu cả những viên chức Nhật Bản thừa dịp này muốn chơi lại Pháp nữa. Nỗi lo lắng với ý muốn thoát ra khỏi tình trạng căng thẳng bằng cách đánh Pháp đến không kiềm chế và chủ động được gì nữa. Sự thù hận chống Pháp dâng cao. Việc đánh Pháp hầu như không tránh được .
Xin để một nhân chứng trong cuộc mô tả lại tình trạng căng thẳng này của không khí Hà Nội chuẩn bị chiến tranh:
“Tại nội thành, người dân chuẩn bị chiến tranh, ụ đất mọc  lên như nấm, xẻ đường, đào hố, cây cối bị chặt gẫy tứ tung với cành lá xùm xòe hòng cản đường chắn lối xe cơ giới địch. Đối với dân chúng, chiến tranh trong trạng thái tâm lý, từng đoàn từng đoàn tiến ra Cửa Ô, từng nhóm, từng nhóm bàn tán xôn xao, sợ sệt nhưng khoan khoái. Bà già con trẻ đã đi nhiều, thanh niên trai tráng kiểm lại súng đạn, lau chùi lại dao găm, dao phay, mã tấu, soát lại lựu đạn nội hóa, lựu đạn chầy, vẻ mặt điềm tĩnh quả quyết. Hà nội chuẩn bị gấp rút mọi phương diện, mọi vấn đề, chẳng ai bảo ai, chờ ngày, chờ giờ, từng phút, từng giây. Những việc khiêu khích, khủng bố xung đột, ăn miếng trả miếng giữa binh gia Pháp và Tự vệ xẩy ra hằng ngày. Bầu khí ngày càng nặng nề, càng căng thẳng, càng hằn học, càng bực bội.
[27]Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu lửa, trang 79
Tất cả đều là những yếu tố góp phần trong quyết định nổ súng đánh Pháp.
Tiếng mìn đó đáp ứng lại tất cả những nhẫn nại, những nhượng bộ, những chèn ép của Pháp trong Hiệp định sơ bộ, trong việc lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị,  trong việc mang tầu chiến chiếm Hải Phòng.
Lúc đó, người viết bài này vừa tròn 8 tuổi, ở ngay khu nhà thờ Cửa Bắc đối diện với sở Hành Chánh Tài Chánh của Tây. Sáng hôm sau ngày bùng nổ kháng chiến, gần ngay cửa ra vào Sở Hành Chánh, hai chiếc thiết giáp trấn ngự ở cửa ra vào … Gần đó, khoảng vài trăm mét, có những khẩu súng làm bằng gỗ vứt ngổn ngang bên kia đường. Xe thiết giáp với đại liên đối đầu với những khẩu súng gỗ, dao găm, dao phay, lựu đạn chầy!!  Không biết bao nhiêu thanh niên tự vệ thành đã gục ngã trong những ngày đầu kháng chiến một cách oan nghiệt? Phần tướng Giáp và bộ đội Việt Minh đã rút về Hà Đông để “Bảo toàn lực lượng”.
Nhưng về mặt ngoại giao, về bề ngoài, ngày 30 tháng 11, Quốc hội Việt Nam còn gửi một thông điệp sang Ba Lê, yêu cầu Quốc hội Pháp làm trọng tài để giải quyết dùm mà nội dung như sau: Dân tộc Việt Nam chúng tôi cương quyết muốn hợp tác với dân tộc Pháp, nên yêu cầu Quốc hội Pháp nên can thiệp và gửi một Ủy ban tận chỗ mở cuộc điều tra.
Ngày 15 tháng 12, ông Hồ Chí Minh còn gửi cho ông Léon Blum đề nghị hai bên rút về vị trí trước ngày 20 tháng 11.
Pháp khẩn cấp gửi Sainteny có đủ quyền hành dân sự và quân sự sang Việt Nam. Ngày 02 tháng 12, Sainteny tới phi trường Gia Lâm đến gặp ông HCM. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt tiếp Sainteny và nói ông HCM cáo lỗi bệnh không tiếp được.
Cái bệnh của người làm chính trị trong lúc này thật hay giả khó biết được. Cuối cùng thì ông HCM cũng tiếp Sainteny trên giường bệnh. Câu chuyện của hai người có thể tóm tắt như sau:
Sainteny nói với ông Hồ:
- Ông thấy không, lúc còn ở Ba Lê, tôi đã nói, ông ở đây lâu là có hại lắm.
- Phải, nhưng ông qua đây cũng chậm quá.
Cho đến trưa ngày 18 tháng 12, Sainteny còn nhận được bức thư sau đây của ông Hồ Chí Minh:
“Kính gửi ông Sainteny. Bầu không khí càng ngày càng căng thẳng trong những ngày gần đây. Thật là đáng lấy làm tiếc. Trong khi chờ quyết định của Paris, tôi tin tưởng vào ông và ông Hoàng Minh Giám tìm ra một giải pháp ngõ hầu cải thiện được bầu không khí hiện nay. Xin ông nhận tình bạn  của tôi và lời chào trân trọng đến bà Sainteny”.”
Hồ Chí Minh.
Cùng giờ đó, ông Giáp còn yêu cầu đại tướng Morlière giảm bớt tình trạng căng thẳng bằng cách giải giới sự tập trung quân lính Pháp.
Và xin nhường lời cho ông Sainteny ghi lại biến cố như sau:
“Vào lúc 8 giờ, thành phố chìm trong một sự  im lặng nghẹt thở. Đồng hồ ở nhà thương Yersin, bên cạnh nhà của đại diện Pháp, thong thả đổ 8 tiếng, tôi nói với các người cộng tác của tôi:
Hình như chưa phải là chiều nay, vậy tôi về nhà xem sao.  Tôi vừa bước vào xe thì một tiếng nổ đinh tai và lập tức cả thành phố chìm trong bóng tối.  Trung tâm nhà đèn vừa bị phát nổ. Lúc đó là đúng 8 giờ 5 phút. Những  tiếng nổ lộp bộp phá màn đêm đang bao phủ thành phố và đồng thời chôn vùi luôn những cố gắng và hy vọng của chúng tôi.
Sau đó, Sainteny nhảy lên một xe có trang bị súng đại liên chạy về hướng sở Hành chánh Tài chánh, nhưng xe của ông bị trúng mìn, ông bị thương nặng với 20 vết thương trên đường Paul Bert”.
[28] Jean Sainteny vốn là một trong những người kháng chiến chống Phát Xít Đức nổi tiếng. Ông từng bị Gestapo Đức bắt làm tù binh vào ngày 7 tháng sáu 1944 và bị kết án tử hình. Ông đã vượt ngục thành công và liên lạc được với Bộ chỉ huy của tướng Mỹ Patton. Sau đó ông được chỉ định liên lạc với đại đoàn III của quân đội Hoa Kỳ và giúp họ những thông tin tình báo trong việc đổ bộ vào giải phóng Paris. Ông cũng là một trong những người Pháp đầu tiên đến Hà Nội đánh dấu sự có mặt của Người Pháp trở lại Đông Dương. Ông cũng là người ký thỏa hiệp mồng 6 tháng ba giữa Việt Minh và Pháp. Ông cũng từng tháp tùng Hồ Chí Minh khi ông này sang Pháp. Ông trở lại Hà Nội vào những ngày cuối cùng trước khi chiến tranh để đi tìm một giải pháp cứu gỡ cả hai bên ra khỏi cuộc chiến tranh. Ngay tối hôm 19 tháng 12, 1946, ông bị thương nặng như vừa trình bày ở trên.
Kết quả có 200 thường dân Pháp thiệt mạng và 40 lính Pháp tử thương.  Phía Việt Nam không rõ con số tử vong là bao nhiêu?  Ông Giáp ra lệnh tổng tấn công trên toàn diện lãnh thổ. Huế, Phủ Lạng Thương, Nam Định… Hải Phòng.
Trong Nam, ngày hôm sau, tự vệ mới bắt đầu nổ súng khắp nơi.
Phần chính phủ Việt Minh, họ đã chuẩn bị cuộc chiến tranh là di chuyển súng đạn, các cơ quan, giấy tờ vật liệu đưa lên chiến khu. Bộ độ chính quy được lệnh di chuyển ra đóng bao vây thành phố, thành lập An Toàn Khu tại vùng Hà Đông để sửa soạn đường thoát lui đã dự tính trước.
Và họ để lại Hà Nội cho các Thanh niên tự vệ thành- không được huấn luyện, không được trang bị vũ khí- chỉ có lòng nhiệt huyết- đối đầu với thực dân Pháp trong suốt hai tháng trời trước khi tan rã.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời thế nào về sự nướng quân này?
Sau này, nhiều nhà quân sự Pháp cứ tiếc hùi hụi là tại sao không cho quân Nhảy Dù trực tiếp nhảy xuống Hà Đông bao vây và bắt sống ông Hồ Chí Minh cùng toàn bộ bộ tham mưu của tướng Giáp.
Giả dụ điều đó xảy ra thì cuộc chiến Đông Dương đã ngã ngũ ra thế nào?
Chính D’Argenlieu cũng biết rất rõ nơi ẩn náu của ông Hồ Chí Minh và bộ tham mưu trong một cái động ở Hà Đông. Ông đề nghị một cuộc đổ bộ bằng Nhảy dù xuống Hà Đông, chặn nút hai đầu vị trí ẩn náu của ông HCM và chắc chắn là có thể bắt trọn gói toàn bộ cấp lãnh đạo của HCM.
Nhưng  Bộ trưởng Hải ngoại Moutet đã từ chối giải pháp này viện cớ rằng: Nước Pháp không hành xử như những bọn cướp.
Phần Cao ủy D’Argenlieu chỉ muốn cắt đứt liên lạc với chính phủ Việt Minh, quét sạch quân đội Việt Minh ra ngoại ô rồi sẽ tìm cách liên lạc với một bất cứ một nhân vật quốc gia nào khác như Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Xuân Hãn, Ngô Đình Diệm và xa hơn nữa với lá bài Bảo Đại. Bollaert được chỉ thị thay thế D’Argenlieu, ông này nghĩ đến việc qua Hương Cảng rước cựu hoàng Bảo Đại về.
Tướng Leclerc, sau khi đi thị sát tình hình khắp nơi về đã thất vọng phúc trình như sau: Cái lỗi lớn nhất của chúng ta là đẩy Việt Minh ra ngoài cho họ lập chiến khu, rồi đánh du kích. Nay Việt Minh đã ra chiến khu, lực lượng sẽ càng tiêu hao, phải đeo đuổi chiến tranh làm cho tài chánh, quân sự, kinh tế của Pháp phải kiệt quệ. Đây là một trận giặc hao mòn mà Pháp phải chịu đựng lâu dài. Leclerc kết luận: Muốn bình định, phải có hằng trăm ngàn quân lính và phải hai, ba năm.  Muốn thế, phải rút quân  lính ở Pháp qua đây tăng cường cho lực lượng viễn chinh. Phải cho họ độc lập chứ đừng hứa xuông.
[29] Tướng Philipp Leclerc là một trong những danh tướng của Pháp trong thế chiến hai, từng chỉ huy chiến đoàn thiết giáp của Pháp ở Phi Châu. De Gaulle khi phái Leclerc sang Việt Nam đã ra chỉ thị là sang Nam Việt là để ổn định tình hình ở đó. Còn đối với Bắc Việt, Leclerc chỉ được phép đưa lực lượng đến đó khi nào nhận được lệnh trực tiếp từ De Gaulle. Nhưng chính phủ của De Gaulle đã rút lui và Leclerc rảnh tay đổ bộ lên bờ biển Hải Phòng. Có sự bất đồng giữa Leclerc và D’Argenlieu trong việc lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị . Phần Leclerc, mặc dầu là một tướng quân sự, ông nhìn thấy trước một giải pháp quân sự sẽ chỉ đưa đến thất bại và không tránh khỏi sa lầy ở Việt Nam. Ông đệ đơn xin thuyên chuyển và Valluy lên thay thế ông
Quả thật, đúng như những lo ngại của Leclerc, cuộc chiến sau này ở Điện Biên Phủ đã chấm dứt mọi tham vọng của người Pháp ở Đông Dương. Và họ để lại Hà Nội cho các Thanh niên tự vệ thành- không được huấn luyện, không được trang bị vũ khí- chỉ có lòng nhiệt huyết- đối đầu với thực dân Pháp trong suốt hai tháng trời trước khi rút lui.
Ai là người đã tấn công trước mở màn cho cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất?
Theo ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông Hồ kể lại rằng sáng ngày 19, ông Hồ còn viết hai thư, một gửi cho tổng thống Vincent Auriol và một gửi cho thủ tướng  Blum kêu gọi hai người ngưng mọi sự khiêu khích và đổ máu đồng bào Việt Nam. Ông Vũ Kỳ có nhiệm vụ mang hai thư đó và một thư ngắn gửi cho ông Sainteny – người đại diện chính phủ Pháp ở Việt Nam. Sau đó ông đi gặp Hoàng Minh Giám và 12 giờ 30, ông trở lại Văn Phục. Ông Vũ Kỳ đã báo cáo công việc và cho biết Sainteny đã từ chối gặp Hoàng Minh Giám.
Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 19 Tháng 12, có bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Minh gồm ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Đức Thọ và Võ Nguyên Giáp đã họp bàn với nhau tại Văn Phục. Ông Vũ Kỳ sau đó ghi lại từng chữ phản ứng của ông Hồ ghi lại rõ ràng như sau: Hừ, Thì đánh.
Cũng theo người viết tiểu sử về ông Giáp, ông Trần Trọng Trung trong sách Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp có viết là trước sự từ chối của Sainteny, ông Giáp đã ra một lệnh thứ hai là tấn công vào lúc 8 giờ.
[30] Trần Trọng Trung, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, trang 216-217. Ghi lai tóm tăt trong Stein Tonnesson từ các trang 255-259
Theo sử gia Stein Stennesson đã 4 lần gặp gỡ trao đổi với tướng Võ Nguyên Giáp và trong lần cuối cùng, họ đã đề cập đến ngày 19 tháng 12, 1946.  Và trong dịp này, tướng Giáp đã khẳng định chiến tranh là không tránh khỏi được. (Unavoidable). Mặc dầu quyết định là do lãnh đạo đảng đi đến quyết định chung, nhưng nếu không có quyết định của tướng Giáp phát động chiến tranh vào lúc 8 giờ tối ngày 19 tháng 12 thì sự thế Điện Biên Phủ không biết sẽ như thế nào.
Quyết định sinh tử ấy đã lôi kéo toàn thể cuộc đời tướng Giáp vào cuộc chinh chiến như sợi giây định mệnh mà cuối cùng kẻ còn lại bao giờ cũng là kẻ chiến thắng.
Và ngày hôm nay, ông ngồi lại kể những chiến tích mà ông đã đạt được dù bằng giá máu của hằng triệu sinh linh đã chảy ra.
Nhưng có lẽ chỉ mình tướng Giáp dùng cụm từ, chiến tranh là điều không thể tránh được để biện minh cho quyết định của ông và đối với những ai muốn mưu tìm Độc Lập thì chiến tranh là điều cần thiết phải xảy ra.
Chỉ còn lại ông Hồ Chí Minh, dù chiến tranh đã xảy ra, ông không để mất bất cứ cơ hội nào để khôi phục được Hòa Bình.
Thật kỳ lạ thay cho lịch sử, hai con người ấy khác nhau về nhiều mặt lại trở thành những kẻ hợp tác sống chết với nhau trong lịch sử chiến tranh VN hậu bán thế kỷ 20.
Vấn đề các Thanh niên tự vệ
Theo William J. Duiker, ông Giáp khi được ông Hồ Chí Minh hỏi liệu nếu có chiến tranh với Pháp thì ta cầm cự được bao lâu ở Thủ Đô? Ông Giáp trả lời là không quá một tháng, còn ở thôn quê thì khác, có thể kéo dài không biết đến chừng nào. Vì thế, quyết định đánh Pháp đồng thời cũng là quyết định rút quân về Tân Trào.
[31]William J. Duiker, The Communist Road to Power in Viet Nam, trang 124
Stein Tonnesson cũng khẳng định trong cuốn sách của ông rằng “quân đội chính quy của tướng Giáp đóng ở ngoại ô thành phố Hà Nội đã không bao giờ vào Hà Nội để tham gia cuộc chiến đấu. Có thể nhiệm vụ của họ là bảo vệ các cấp lãnh đạo và bảo toàn lực lượng”( Giap’s regular army, positioned at the ourskirts of the capital, never entered Hanoi to join the fighting. Its mission was, it seems to protect the leadership and hold itself in reserve).
[32] Stein Tonnesson, Viet Nam 1946 trang 202
Điều đó cho thấy cuộc tấn công này biết không thắng được Pháp, ông Giáp làm như thế như một cách thí quân? Danh xưng thường để gọi họ là Tự vệ Thủ Đô. Nhưng để thổi phồng họ lên, người ta đã gọi họ là Đội Cảm Tử. (Volontaires de la mort).
Dân quân tự vệ thay vì tấn công các đơn vị đóng quân của Pháp, họ đã tấn công các tư gia người Pháp và bắt làm con tin 200 người. Chưa kể 120 người khác đã bị giết hại một cách tàn bạo vv.
Trong khi đó, thiệt hại về phía quân đội Pháp hầu như không đáng kể. Con số chính thức là 40 người. Mở đầu cuộc chiến tranh chống Pháp với 40 lính Pháp tử thương và chỉ trong một ngày, quân Pháp đã cắm cờ tam tài trên Dinh chủ tịch thì điều đó cho thấy chiến tranh mang ý nghĩa gì?
Dinh chủ tịch mặc dầu bỏ trống vẫn do Tự vệ canh giữ và đến 4 giờ chiều hôm sau, người Pháp đã chiếm toàn bộ dinh này và được biết tất cả những dân quân tự vệ đã không một người nào sống sót. Người Pháp đã làm chủ tình hình thủ đô và ra lệnh phản công ngay từ 9 giờ 30 tối hôm trước. Và toàn bộ các khu Phố Tây đã dưới quyền kiểm soát của họ.
Cuộc tấn công này chỉ nhằm mục đích giết thường dân Pháp như một trả thù và hy sinh một cách không cần thiết những người thanh niên Thủ Đô.
Trách nhiệm tính chất cuộc tấn công này là tướng Giáp !! Trớ trêu thay  hơn 8 năm sau, khi vào Hà Nội ngày 9 tháng 10, 1954 thì ông Giáp đã để cái vinh dự ấy cho đơn vị gọi là Thủ Đô gồm một số ít người còn sống sót đã từng chiến đấu chống người Pháp những ngày đầu cuộc kháng chiến.
Trớ trêu nữa là không một tài liệu nào của tướng Giáp trình bày rõ ràng về giai đoạn này.
Nhân nhìn lại những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi đều thấy chua xót là họ đã hy sinh tuổi trẻ VN một cách không thương tiếc.
Người ta gọi cái đó là vinh dự và vinh quang, tôi gọi cái đó sự bẩn thỉu của chiến tranh trong đó người trẻ chết thay cho người già, người nghèo chết thay cho người giàu, người dân quê ít học chết thay cho người thành thị, dân quân chết thay cho bọn lãnh đạo. Đã có bao nhiêu tướng lãnh quân đội nhân dân chết ngoài mặt trận, đã có bao nhiêu con cái  các vị lãnh đạo và con cái tướng lãnh gia nhập quân đội!
Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất cũng như lần thứ hai và cuộc chiến đánh sang Campuchia, tôi đều thấy một điều đau lòng là một số thanh niên trẻ, đầy nhiệt huyết đã trở thành những kẻ hy sinh một cách oan uổng trong cuộc chiến.
Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, mặc dù số lượng thanh thiếu niên không nhiều, nhưng một cách nào đó họ trở thành vật tế thần ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến. Họ là những thanh niên thành thị thuộc đủ mọi tầng lớp- nhưng đặc biệt là các thanh niên thuộc các đảng phái quốc gia không cộng sản.
Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai thì hằng trăm ngàn thanh niên trong lực lượng TNXP trở thành những kẻ chịu đựng nhiều gian lao khổ cực nhất, trong đó không nhỏ là những  người đi tập kết- những thành phần được coi là indesirable đã phải lên đường đi Nam. Tác giả Hứa Hoành cũng như Kim Nhật nói rõ về vấn đề như sau. Theo Kim Nhật:
“Giai đoạn này, những cán bộ miền Nam tập kết đưa ra Bắc trước kia đều có bổn phận phải trở về Nam, không về cũng không được, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng về sức khỏe và nhu cầu công tác ở miền Bắc. Ngay cả những cán bộ không phải là miền Nam tập kết, hoàn toàn lớn lên và sống ở miền Bắc, cả những đơn vị chiến đấu hàng Trung Đoàn cũng được đưa nối tiếp theo. Như vậy, cho đến cuối 1965, xem như chính quyền Hà nội đã vét hết dân Nam Bộ tống khứ về Nam”.
[33]Kim Nhật, Về R.. trrang 244
Ông Hoàng Hữu Quýnh, sau 25 năm tập kết ra Bắc  đã viết cuốn sách: Tôi bỏ Đảng đã viết:
Hồi ấy, người ta rất ghét người miền Nam tập kết. Nên hầu hết họ bị đưa vào miền Nam. Hàng vạn bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc đã hy sinh, số bị thương nặng chết dần chết mòn, số còn lại được đưa ra điều dưỡng ở các tỉnh Hả Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa…
[34] Vy Thanh, Lớn lên với đất nước, trang 630
Trong cuộc chiến đánh sang Campuchia, nay đến lượt  phần đông là các thanh niên sinh sống ở miền Nam trước 1975 phải lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Theo nhà báo Bùi Tín, trên một chuyến phi cơ từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh, có khoảng 20 thương binh thì cả 20 người đều là thanh niên ở các tỉnh phía Nam. Không có một thương bệnh binh nào gốc phía Bắc cả. Phải chăng có một chính sách quân dịch nướng thanh niên các tỉnh phía Nam tại chiến trường Campuchia?
Trở lại các câu chuyện chính của bài viết này là các tự vệ của thành phố Hà nội. Người ta được biết có khoảng 3.500 thanh niên Tự vệ thành tại các khu phố Hà Nội.
Nhưng theo tướng Vương Thừa Vũ- một người được Võ Nguyên Giáp trao trọng trách nhiệm vụ chỉ huy Tự vệ lúc bấy giờ- cho biết chỉ có khoảng 2.500 người mà thôi.  Và chia ra thành năm tiểu đoàn. Tướng Trần Độ lúc ấy mới 23 tuổi được giữ nhiệm vụ Chính ủy khu 11, ông Trần Quốc Hoàn làm đặc phái viên, ông Nguyễn Văn Trân làm Bí thư đảng ủy.
Cho đến bây giờ, tôi còn đặt nhiều câu hỏi nghi vấn là trong những giờ phút các Tự vệ giao tranh với binh đội Pháp, tất cả những vị chỉ huy ở đâu, vai trò họ là gì và làm gì? Không một chi tiết cụ thể nào được trình bày.
Nhưng đặc biệt ghi nhận là có một cựu sĩ quan Nhật đào tẩu có lấy tên Việt Nam là Ái Việt làm cố vấn cho ông Vương Thừa Vũ.
[35] Một chi tiết cần lưu ý là trong hàng ngũ các sĩ quan cao cấp của Việt Minh-không phải chỉ có minh tướng Võ Nguyên Giáp- Bên cạnh đó có nhiều sĩ quan giỏi, được huấn luyện đầy đủ, có kinh nghiệm chiến trận. Nhưng đã không được trọng dụng như tướng Giáp. Đó là các tướng Nguyễn Sơn, Nguyễn Bình, Hoàng Sâm, Lê Thiết Hùng và Vương Thừa Vũ. Cách này cách khác họ đã không được trọng dụng hoặc bị loại tùy theo trường hợp.
Họ thường không được huấn luyện, hoặc chỉ được huấn luyện sơ sài trong vài ngày về cơ bản quân sự. Và nhất là không được trang bị vũ khí đầy đủ. Có khi chỉ được trang bị một quả lựu đạn chầy hay một quả lựu đạn nội hóa, hoặc chỉ có gươm giáo, ngay cả chỉ có gậy gộc. Nói chung là có gì xử dụng nấy một cách tùy tiện và xô bồ lại không có tổ chức cũng như kỷ luật.
Nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ khu phố bằng cách đặt những chướng ngại vật  như nệm giường, tủ bàn ghế, hay các ụ đất như tuyến phòng thủ.
Sự trang bị và phòng thủ như thế thật quá sơ sài như trò chơi và trở thành mục tiêu bắn phá của đại liên trên xe thiết giáp của Pháp. Để liên lạc  hoặc di chuyển đi chỗ khác hoặc với khu phố khác thì họ đục tường các nhà để chui qua các lỗ hổng. Đằng khác, nhiều gia đình đã theo lệnh  tiêu thổ kháng chiến nên đã bồng bế nhau ra khỏi thành phố bằng cách gồng gánh, thồ bằng xe đạp hoặc bất cứ phương tiện nào.
Chỉ còn lại cảnh vườn không nhà trống và những người tự vệ có bổn phận bảo vệ khu phố.
Xin ghi lại quang cảnh bấy giờ một cách sống động và trung thực của một người trong cuộc:
Mười giờ sáng, trời u ám và gió lạnh ùn mây. Những ngả đường đông đúc nhất, bây giờ vắng lặng như canh khuya. Tàu điện đâu cả? Nghe nói dồn hết về phía ngoại ô. Dăm bảy bóng người loáng thoáng trông như lạc lõng. Mọi nhà đều đóng kín, dọc Hàng Khay, Hàng Trống, Hàng Đào, Hàng Ngang…, đầu Hàng Buồm vài cánh cửa hé mở, lấp ló vài chú Hoa Kiều. Rác phơi đầy ngã tư, không ai hốt nữa. Thủ đô chết dần trong hiu quạnh.
Trên đường ra khỏi thành phố, tôi thấy buồn về thời cuộc, không biết rồi đây mọi sự sẽ diễn biến ra sao?
Suốt dọc sông Nhuệ, từ tỉnh lỵ Cầu Đơ đến Tó, Hữu, Cự Đà, Khúc Thủy, dân thành phố về tạm trú rất đông, ngày ngày lũ lượt rong chơi hai bên bờ, chờ thuyền, chờ xe qua lại để hỏi tin tức hay đón mua tờ báo duy nhất là tờ Cứu Quốc. Và rau, gạo, thịt, cá được dịp lên giá đắt hơn tôm tươi. Giấy bạc cụ mới in, được tung ra khá nhiều (…) Nhưng đến gần tết Đinh Hợi, nhiều người đã lo lắng, bộ đội và tự vệ đã rút hết, Pháp làm chủ Hà Nội và tỏa ra các làng phụ cận. Chánh phủ đã lùi xa hơn về phía Trúc Sơn, chùa Trầm, Sơn Tây, Phú Thọ. Lịnh rời khỏi Hà Đông 30 cây số được truyền đi và nhắc đi nhắc lại …gắt gao. Càng ngày càng nhiều tin đồn dữ dội: thanh niên ở tại Thủ Đô bị Pháp sát hại hằng trăm và đem chôn vùi bên cạnh tòa án.
Ông đốc học NQO, mấy con trai ông giáo D, bác sĩ NVL, cùng gia đình đều bị lính Pháp vô cớ bắn chết. Moutet đã bay về Ba Lê, sau khi đổ lỗi gây hấn cho Việt Minh và ra lệnh đánh dẹp.
Một số người cho là tình thế đã ngã ngũ, Pháp thắng thì Hà Nội yên, ai không chiến đấu có thể trở lại làm ăn. Nên họ nhất định không đi xa, bị giục rời khỏi làng này thì họ sang làng bên cạnh, và lấn sát tới ngoại ô, Quang, Lũ, Chèm Vẽ, Nghi Tàm, Gia Lâm rồi chờ lúc thuận tiện, họ liều kéo vào thành phố …
[36] Những ngày chưa quên, Ký sự 1939-1954, Đoàn Thêm, trang 106-108
Phần người viết bài này vào lúc đó bơ vơ, không gia đình và quá nhỏ để chạy theo người lớn. Tôi nhìn Hà Nội tản cư trên bờ đê sông Hồng Hà với bóng những người dân Hà Nội chạy trên đê hiện trên nền trời nổi bật như một cảnh của đèn kéo quân. Sáng hôm sau  rón rén lảng vảng gần sở Hành Chánh Tài chánh, tôi nhìn thấy hai chiếc xe thiết giáp chắn ngang cổng sở Hành chánh và chĩa súng sang hai bên như thị uy.
Gần đó, có một số súng gỗ vứt rơi lại. Chắc là súng do Tự vệ bỏ lại. Tiếng súng tắc bọp bắt đầu nổ vào khoảng  8 giờ tối- cũng là giờ ăn cơm tối của lính Tây. Sau một hai tiếng nổ lớn thì điện nhà đèn tắt phụt. Cả Thành phố tối đen.
Tiếng súng thưa dần và tôi đi ngủ ở gầm cầu thang lúc nào không hay. Kể từ đó, tôi sống thân phận loài chuột chui rúc qua các khu phố cổ để kiếm đồ ăn, gạo người dân còn để lại. Càng về sau thì phải liều lĩnh ra đến ngoại ô để kiếm rau tươi ở các vườn rau bỏ hoang.
Chẳng còn nhớ lúc nào thì Tây bắt đầu phân phối gạo và muối theo đầu người. Vậy là sống được.
Nhưng vấn đề tôi muốn đưa ra ở đây là ông Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp nghĩ gì mà lại giao trách nhiệm  bảo vệ thủ đô Hà Nội cho một đám thanh niên chưa hề bao giờ cầm súng? Trong số 3.500 thanh niên tự vệ, tôi xin nói rõ thêm là có 200 phụ nữ và khoảng 100 trẻ con !!
Tôi thâm tín rằng họ đã hy sinh một cách oan uổng !!
Nhiệm vụ bảo vệ Thủ Đô là trách nhiệm của những người lãnh đạo và bộ đội, nào phải họ? Được biết bộ đội của tướng Giáp thu gom được khoảng 40.000 người, chia thành 35 tiểu đoàn và 3 đơn vị pháo binh. Súng ống thì ngoài một số tước được hoặc được chuyển giao từ quân đội Nhật hoặc dùng tiền để hối lộ quân đội Trung Hoa để mua vũ khí?
Nhưng một điều khá quan trọng như một tiết lộ bí mật là qua một số tài liệu sưu tầm của các tác giả Mỹ, tôi được biết một số không nhỏ thành phần tự vệ cứu quốc đội là VNQDĐ và một số Đồng Minh Hội. Những thành phần này hăng say và chống Pháp đến cùng. Chưa kể còn một số Dân quân tự vệ là người Thiên Chúa giáo vốn là những thành phần cực đoan không tương nhượng người Pháp !!
[37]Arthur J. Dommen, The Indochinese Experience of the French and the Americans, trang 176-178
Tất cả những thanh niên tự vệ này để lòng yêu nước lên trên hết và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Thủ đô ngay cả biết chắc chắn cái chết cầm trong tay. Chúng ta không có con số chính xác về số người này cũng như số tổn thất của họ.
Trong số những người thanh niên bạc mệnh đó có bố của nhà sử học Dương Trung Quốc – ông Dương Trung Hậu, tại nhà số 23 Ngõ Gạch, lúc đó vợ ông đang mang bầu được 3 tháng và mong muốn đặt tên con  sau này là Dương Trung Quốc trước khi xông ra trận. Và ông đã hy sinh ngay từ những ngày đầu tại Khu Đồng Xuân!
Tài liệu chính thức từ các dồng chí của ông Dương Trung Hậu (DTH) đã ca tụng là “ông DTH sau khi diệt hơn chục tên địch cũng bị đạn pháo trúng vào đầu. Tiếp theo lại thêm đồng chí Thắng, công an xung phong ngã xuống”.
[38] Trích Vũ Tâm
Con liệt sĩ Dương Trung Hậu nay là nhà sử học, đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc có thể nào lên tiếng minh xác về việc bố ông đã diệt được hơn 10 giặc Pháp trong tổng số 40 lính Pháp bị tử thương  hay không?
[39] Tên Dương Trung Quốc theo sự giải thích của chính ông DTQ sau này cho tác giả Stein Tonnesson không có nghĩa là người Trung Quốc, mà có nghĩa là Trung với nước. Ông DTQ được sinh ra ngày mồng 3 tháng sáu, 1947 khi cha ông đã mất .. Đọc thêm  Stein Tonnesson, Ibid, trang 234
Ngày hôm nay, trước lịch sử, tôi muốn đặt trách nhiệm tàn sát những người thanh niên tự vệ trên vai vị tướng  trên 100 tuổi và của đảng cộng sản VN. Đây là một  món nợ máu mà họ phải trả cho sự hy sinh vô ích của tuổi trẻ VN cho những tham vọng của đảng cộng sản.
(Bài còn tiếp phần hai và phần ba)
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét