Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Cập nhật tin về Phát biểu của TBT tại Vĩnh Phúc

GS. Hoàng Xuân Phú - Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!

GS. Hoàng Xuân Phú

Chương trình thời sự buổi 19h ngày 25/02/2013 của VTV1 đã tường thuật buổi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng B­­­­í thư Đảng Cộng sản Việt Nam – với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tại đó, ông Trọng đã nói rằng:
"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này."
Đã có nhiều bài viết và ý kiến phản đối phát biểu kể trên của ông Trọng. Bản thân tôi đã trao đổi một số ý trong bài "Hai tử huyệt của chế độ", nên ở đây không muốn bàn thêm về "Điều 4 Hiến pháp" và các vấn đề liên quan, mà chỉ đề cập đến một ý… mới mẻ đến không ngờ. Vâng, nó nằm trong câu:
"Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì?"
Câu hỏi "thì nó là cái gì?" mang vẻ miệt thị. Đặc biệt, chữ "gì…ì" được ông Trọng dằn giọng kéo dài, như thể đay nghiến. Không hiểu, điều đó biểu lộ sự khó chịu, hay thể hiện rằng ông ấy thực sự không hiểu "khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … là cái gì?" Bất luận vì lý do nào, thì việc người đứng đầu đảng cầm quyền đặt ra một câu hỏi như vậy cũng là một điều trầm trọng. Vì sao?
Trước hết, "biểu tình" là một quyền hiến định, ông Trọng ạ! Nếu ông không tin, thì cứ tìm trong Hiến pháp 1992, ắt sẽ thấy. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một chương về "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân", trong đó Điều 69 viết rằng:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Như đã trao đổi trong bài "Quyền biểu tình của công dân", do Quốc hội không (hoặc chưa) ban hành luật nào liên quan tới hoạt động biểu tình, nên mệnh đề "theo quy định của pháp luật" không (hoặc chưa) có tác dụng hạn chế quyền biểu tình. Nghĩa là, theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình ôn hòa, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật.
Chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CPThông tư số 09/2005/TT-BCA để ngăn cản và đàn áp biểu tình. Nhưng bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền" đã chỉ ra rằng:
-       Nghị định số 38/2005/NĐ-CP Thông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
-       Hiến pháp 1992 không trao cho Chính phủ quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân.
-       Dù bỏ qua hai khía cạnh vừa kể, thì lời văn của hai văn bản ấy cũng không cho phép áp dụng chúng để cản trở biểu tình yêu nước, như những cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2011 và 2012.
Hơn nữa, như đã trao đổi trong bài "Teo dần quyền con người trong Hiến pháp", việc công dân biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của đảng. Bởi vì
"Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật." (Trích Điều 4, Hiến pháp 1992)
Và trong một nhà nước pháp quyền, nhà cầm quyền (kể cả đảng và các cơ quan Nhà nước) "chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn Nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm".
Như vậy, ông Trọng không thể tìm được cơ sở pháp lý nào để có thể phủ định quyền biểu tình của công dân.
Còn việc "khiếu kiện" thì sao? Đó là chính là "quyền khiếu nại, quyền tố cáo" của công dân, ông Trọng ạ! Nó được hiến định tại Điều 74 của Hiến pháp 1992:
"Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào."
Hiến pháp và pháp luật hiện hành hoàn toàn không cấm "tham  gia đi khiếu kiện" "ký đơn tập thể". Ngược lại, Điều 78 của Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 (được Quốc hội khóa 10 thông qua ngày 2/12/1998) viết rõ:
"Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung."
Nếu không "cùng kiện", không "cùng ký đơn", thì làm sao có thể "cử đại diện để trình bày"? Nghĩa là: Luật số 09/1998/QH10 chấp nhận đích danh việc khiếu kiện có đông người tham gia và việc "ký đơn tập thể".(1) 
Ấy vậy mà Chính phủ lại ngăn cản quyền chính đáng ấy bằng việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, trong đó quy định tại Điều 6 rằng:
"... trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng..."

Và Thanh tra Chính phủ còn khẳng định thêm trong Thông tư số 04/2010/TT-TTCP (tại Điều 8) rằng:

"Đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn..."

Rõ ràng là: Nghị định số 136/2006/NĐ-CPThông tư số 04/2010/TT-TTCP đã vi phạm Luật số 09/1998/QH10, và với việc ban hành hai văn bản ấy, Chính phủ đã vượt quá quyền hạn được quy định tại Điều 112 của Hiến pháp 1992.(2)  Vì vậy, chúng không có giá trị pháp lý để ngăn cấm việc "tham  gia đi khiếu kiện" "ký đơn tập thể".
Tóm lại: Biểu tình và khiếu kiện, dù với tư cách cá nhân hay tham gia ký đơn tập thể, thì cũng đều là thực thi quyền hiến định, trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, ông Trọng ạ! Nhân dân có quyền sử dụng các quyền hiến định đó, kể cả trong trường hợp ông hay ai đó cho rằng Hiến pháp chỉ để trang trí. Vì vậy, ông không thể "quy" việc họ "tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể" "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống", rồi yêu cầu "các đồng chí quan tâm xử lý" được.
Ông đã từng 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội, "là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" (Điều 83, Hiến pháp 1992). Giờ đây ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra điều khiển Quốc hội sửa đổi Hiến pháp. Những tưởng, phải có kiến thức tối thiểu về Hiến pháp và pháp luật, thì mới có thể đảm nhận hai trọng trách ấy. Ai dè, ông lại hỏi mấy quyền hiến định "nó là cái gì", với ngụ ý quy tội "suy thoái" và đòi "xử lý"… Điều đó khiến mọi người, kể cả trong lẫn ngoài đảng, phải nghẹn ngào tủi hổ, vừa thương xót bản thân, vừa thấy tội nghiệp cho đồng bào mình quá, ông Trọng ạ!
Ghi chú
(1)  Điều 78 của Luật số 9/1998/QH10 vẫn còn hiệu lực, vì nó không bị sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 (thông qua ngày 15/6/2004) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 (thông qua ngày 29/11/2005).
"Ủy ban thường vụ Quốc hội... đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất."
Căn cứ vào điều luật này, trong bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền", tôi đã đặt câu hỏi:
"Đã bao giờ Ủy ban thường vụ Quốc hội  thực hiện nhiệm vụ kể trên hay chưa? Đợi đến bao giờ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội mới xem xét và xử lý Nghị định số 38/2005/NĐ-CP Thông tư số 09/2005/TT-BCA, cũng như Nghị định số 136/2006/NĐ-CPThông tư số 04/2010/TT-TTCP?"
Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25/02/2013 tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã cho thấy, tại sao dưới thời ông làm Chủ tịch Quốc hội, không những không dẹp bỏ được các văn bản vi phạm Hiến pháp và pháp luật đã có từ trước, như Nghị định số 38/2005/NĐ-CP Thông tư số 09/2005/TT-BCA, mà còn để sinh thêm những văn bản sai trái mới, như Nghị định số 136/2006/NĐ-CPThông tư số 04/2010/TT-TTCP.
26/02/2013
GS. Hoàng Xuân Phú

(Blog Hoàng Xuân Phú)

Bộ mặt phản động của Nguyễn Đắc Kiên qua góc nhìn của Blogger Beo

Mới đây phóng viên Nguyễn Đắc Kiên (nay đã không còn đủ tư cách là phóng viên báo gia đình và xã hội) đã có bài viết nhận xét trên blog phản đối lập luận của Tổng Bí Thư về sự suy thoái, gây ầm ĩ trên truyền thông và dư luận cả nước. Một số trang blog bày tỏ đồng tình với hành động trên và tôn vinh Nguyễn Đắc Kiên như “người hùng” còn riêng tôi xin đưa vài phân tích dưới đây để bạn đọc thấy được bộ mặt thật của Nguyễn Đắc Kiên và đạo đức nghề nghiệp nhà báo, trong bài viết có tham khảo một số ý kiến, nhận xét khá thấm thía từ blog Beo.
Vấn đề của mọi vấn đề
Về quan điểm: ủng hộ đa nguyên, đa đảng
Thực chất đa đảng hay đơn đảng cũng chẳng giải quyết vấn đề gì. Rốt cuộc thì nó cũng chỉ như một liều thuốc tâm lý, bởi khi xã hội khủng hoảng con người ta muốn thay đổi, với hy vọng  sẽ có cái gì đó khấm khá hơn, song cũng chẳng có gì thay đổi. Thực tế bao lâu nay trên thế giới đã chứng minh đó chỉ là những lời hứa suông, chắc chắn Đảng mới người ta vừa chọn để “đổi món” đó chẳng có gì hơn Đảng hiện tại.
Vấn đề cốt lõi ở đây chính là sự thông thái của toàn dân, các cơ chế đảm bảo cho nền dân chủ, ổn định trong xã hội và cơ chế kiểm soát quyền lực.
Xét theo chân lý đó thì rõ ràng “Tam quyền phân lập” là một cơ chế kiểm soát quyền lực ưu việt nhất mà loài người đã tìm ra. Chúng ta cần sớm đi đến thống nhất nhận thức về vấn đề này trong xã hội để tiến tới áp dụng cơ chế đó trong bộ máy Nhà nước của chúng ta.
Suy cho cùng cơ chế đó không làm tổn hại gì đến sự ổn định xã hội, đến an ninh quốc gia và quyền lãnh đạo của Đảng ta – một Đảng có nhiều kinh nghiệm trong quá khứ đưa dân tộc Việt Nam đến thành quả độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, phát triển xã hội như ngày nay, do đó Đảng chính là lựa chọn ưu việt cho đất nước ta hiện nay. Ngược lại, Đảng còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nhanh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh hơn.
Về ủng hộ phi chính trị hóa quân đội
Đây quả là một suy nghĩ vớ vẩn hết sức, rõ ràng phi chính trị quân đội là điều hoàn toàn không thể xảy ra, phải chăng Nguyễn Đức Kiên muốn biến lực lượng quân đội Việt Nam thành “bù nhìn rơm”, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy hay sao? Làm gì có quốc gia nào trên thế giới chấp nhận phi chính trị hóa quân sự bao giờ đâu.
Về Nguyễn Đức Kiên
Rất khâm phục vì sự khẳng khái và “ngây thơ” của anh! Anh nói Tổng Bí thư không có tư cách nói ra những lời đó, vậy anh nghĩ mình có tư cách gì mà thốt ra những lời đó chứ? Chẳng qua cũng chỉ hơn một số người là học được ít chữ, rồi ra vẻ ta đây hiểu biết, lõi đời. Ăn cơm, học hành, hít không khí của chế độ này rồi được tí chữ là quay lưng lại với đất nước.
Ngoài ra cũng rất khâm phục anh với ý muốn điên rồ đa nguyên, đa đảng. Vậy anh có giỏi thì hô hào đi, lôi kéo đi, để có lực lượng mà chống phá, lật đổ chế độ, đất nước này. Gần 40 năm nay, anh chắc hẳn đủ thông minh để biết được rằng có rất nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng chống phá đòi lật đổ chính quyền, vậy sao anh là người có học, làm công việc định hướng dư luận nay lại tiếp tay cho phản động hay sao?
Ranh con, vắt mũi chưa sạch đã hoắng, loạn ngôn, hỗn láo, cậy mình có tí chữ rồi quay lưng lại với đất nước như anh tôi đã chứng kiến rất nhiều. Có ai cấm được “ngôn luận” đâu, vậy anh cứ tự do “ngôn luận” theo cách của riêng mình đi nhé, sẽ có rất nhiều kẻ phản động tôn vinh anh là người hùng đấy.

Hồ Thu Hồng

(Blog Beo) 

Đoan Trang – Não trạng tự kiểm duyệt, nịnh trên nạt dưới của các tòa soạn báo Việt Nam đang ở mức báo động

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 27 tháng hai năm 2013

(Tất cả các nội dung dưới đây được viết dựa trên giả định rằng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc là do hành vi gửi bài “Vài lời với TBT ĐCSVN N guyễn Phú Trọng” cho blog Anh Ba Sàm).

Mình có nói rằng, “càng ở trong một quốc gia có xu hướng (và thực tế là) vô luật, người dân càng phải hiểu biết về hiến pháp và luật pháp như là những công cụ bảo vệ công dân, đặc biệt là ý thức được về các quyền của bản thân. Nếu không, họ sẽ bị chính các lực lượng công quyền (như công an) lợi dụng, nhẹ thì bắt nạt, nặng thì hà hiếp, đàn áp”.

Hôm nay, nhân sự kiện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc, mình xin nhắc lại câu đó, một lần nữa.

Bởi vì, theo luật pháp (của nước CHXHCN Việt Nam), nhà báo Nguyễn Đắc Kiên hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện báo Gia đình và Xã hội. (Mình đang nói ở góc độ luật pháp, không xét đến các khía cạnh khác như tình cảm, tình nghĩa, tình đồng nghiệp v.v.)

Bởi vì, theo luật pháp – cụ thể là theo Luật Báo chí nước CHXHCN Việt Nam, báo Gia đình và Xã hội KHÔNG CÓ QUYỀN đuổi việc một phóng viên của mình khi phóng viên đó không viết bài cho báo mà lại viết rồi gửi “ra bên ngoài”, kể cả đứng tên thật và nêu rõ thông tin nhân thân, trong trường hợp này là thông tin “nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, báo Gia đình và Xã hội”.

Mọi quy chế hoạt động, hợp đồng lao động của báo với anh Kiên, nếu có điều khoản nào quy định rằng anh Kiên không được viết bài gửi ra bên ngoài với thông tin nhân thân của anh, đều là trái luật và do đó, vô giá trị.

Mình muốn khẳng định điều này: Não trạng tự kiểm duyệt, não trạng nịnh trên nạt dưới, não trạng khúm núm và xúm xít quanh “lãnh đạo Đảng và Nhà nước” của các toà soạn báo Việt Nam đang ở mức báo động. Chính cách làm đó, cách nghĩ đó mới bôi nhọ chính quyền nhanh hơn bao giờ hết. Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn là không có một chỉ đạo cụ thể, trực tiếp nào đến toà soạn báo Gia đình và Xã hội trong trường hợp nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Chỉ có toà soạn hối hả ra quyết định đuổi việc nhân viên của mình trong vòng chưa đầy một ngày mà thôi (và điều đó có dấu hiệu vi phạm Luật Viên chức).

Vì sao các nhà báo, các vị lãnh đạo toà báo, các toà báo, không chịu nghiên cứu hiến pháp và luật pháp kỹ hơn và sử dụng chính hiến pháp, luật pháp làm công cụ bảo vệ mình? Sao lại để bị cơ quan công quyền bắt nạt?

Mình không biết đã có bao nhiêu lần anh em trong toà soạn mình nhận những lời “hỏi thăm, trao đổi” của “các cơ quan hữu quan” về “trường hợp phóng viên Đ.T.”, nhưng chưa bao giờ mình phải sợ các cơ quan ấy, vì một lý lẽ rất đơn giản mà xác đáng của toà soạn, đại ý là “nếu phóng viên vi phạm pháp luật, xin các đồng chí cứ xử lý theo pháp luật, và có văn bản; còn nếu phóng viên không vi phạm pháp luật thì cô ấy làm gì ngoài cơ quan, là việc của cô ấy”.

Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
______________
Phát biểu của TS Nguyễn Quang A về việc TBT Nguyễn Phú Trọng ra chỉ thị xử lý những người có ý kiến trái chiều

Sáng nay, tại trụ sở Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội, RED đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề: Tác nghiệp báo chí trong việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo chính sách; Đông đảo các nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, truyền thông-báo chí; đại diện Cục Báo chí-Bộ Thông tin-Truyền thông; Đại diện cơ quan thông tin truyền thông Văn phòng Quốc hội đã đến dự nghe và tham luận…

Có trên 10 tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo này nhấn mạnh, phân tích và chỉ ra những mặt tích cực, tiêu cực của các phương tiện thông tin truyền thông đối với việc ban hành các chính sách của nhà nước…

Cuộc hội thảo đã diễn ra tới 12 giờ trưa, nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắng, cởi mở và hàm chứa nhiều thông tin bổ ích…

Xin trích một trong những ý kiến phát biểu tại hội thảo này của Tiến sĩ Nguyễn Quang A và ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang mạng Abs về hệ lụy của việc TBT Giadinh.net buộc thôi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên:
 http://www.youtube.com/watch?v=CaFj2nuBlZI&feature=player_embedded

TS Nguyễn Quang A - Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Từ một nhà báo ít người biết đến, Nguyễn Đắc Kiên đột nhiên trở nên rất nổi tiếng
Đã xuất hiện lời kêu gọi ủng hộ hành động của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên sau khi nhà báo này mất việc vì có bài viết phản bác lại Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chỉ một ngày sau khi xảy ra vụ việc, nhà báo 30 tuổi Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội đã trở nên nổi tiếng và trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn mạng.
‘Kính trọng anh Kiên’
Tại một hội thảo về vai trò của giới truyền thông trong lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với chính sách và chủ trương lớn của Nhà nước diễn ra vào sáng thứ Tư ngày 27/2 tại Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, đã kêu gọi các ‘nhà báo cũng như toàn xã hội ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ bằng mọi phương cách có thể đối với những nhà báo dũng cảm như Nguyễn Đắc Kiên’.
Tiến sỹ Quang A đã trực tiếp xác nhận với BBC về lời kêu gọi này.
Ông nói bản thân ông không những ủng hộ mà còn rất kính trọng Nguyễn Đắc Kiên mặc dù nhà báo này còn nhỏ tuổi hơn con trai của ông.
“Có những người như anh Kiên là sự đáng quý cho dân tộc Việt Nam,” ông nói. “Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên.”
“Anh Kiên là người trẻ có công ăn việc làm tử tế. Anh ấy biết rõ những hậu quả có thể xảy ra với việc nêu chính kiến của anh ấy nhưng anh ấy vẫn mạnh dạn lên tiếng,” ông A giải thích vì sao ông kính trọng ông Kiên.
“Nếu tất cả mọi người chúng ta đều im lặng thì vô hình chung chúng ta đồng lõa với những thế lực muốn dân tộc này chìm đắm trong cõi u mê,” ông nói thêm.
Ông cho biết tại hội thảo sáng nay, tên Nguyễn Đắc Kiên ‘đã được nêu lên không dưới 20 lần với sự kính trọng không chỉ của tôi mà của rất nhiều người khác’.
Về nội dung bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, Tiến sỹ Quang A ‘đồng cảm về mọi mặt’ vì đây cũng là những nội dung chính trong bản Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp mà ông tham gia ký tên.
“Trong hội thảo người ta có nêu sáng kiến lập một quỹ để hỗ trợ các nhà báo gặp ‘tai nạn’ về pháp lý và không loại trừ những hỗ trợ về mặt vật chất,” ông nói. “Đã có nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực ủng hộ ý tưởng này.”

Nguyễn Phú Trọng
‘Nhà báo dũng cảm’

Nguyễn Đắc Kiên đã thẳng thừng bác bỏ những phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trước câu hỏi tại sao có quá ít người dám cất lên tiếng nói của mình như Nguyễn Đắc Kiên, ông Quang A trả lời: “Trong một chế độ toàn trị và với sự đàn áp vô cùng tinh vi của chính quyền thì người dân phải hết sức tỉnh táo và tìm mọi cách để cất lên tiếng nói của mình.”
“Có những người đi tiên phong thì bị sự đàn áp hết sức trắng trợn và dã man của bản thân tòa báo cũng như những thế lực nào đó ra lệnh cho tòa báo của anh ta,” ông nói thêm.
Sau bài nói chuyện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Vĩnh Phúc hôm 25/2 trong đó ông lên án những ai đòi thay đổi điều 4 Hiến pháp là ‘suy thoái tư tưởng, đạo đức’, Nguyễn Đắc Kiên đã có bài viết nói rằng ông Trọng ‘không có tư cách’ để nói như vậy với người dân Việt Nam.
Ông Kiên cũng kêu gọi soạn thảo một Hiến pháp mới ‘thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam’, kêu gọi thực hiện đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội.
Ngay sau đó ông đã bị ban biên tập báo Gia đình xã hội kỷ luật và buộc thôi việc vì ‘vi phạm quy chế hoạt động của báo’. 
Tieu Phu Thuy trên facebook của BBC Việt ngữ thì viết: "Không có Đảng, không có cuộc sống như ngày nay. Lúc trước bị đô hộ, đói nghèo không có thằng nào đứng ra lãnh đạo mà bây giờ hòa bình rồi lại đòi đa nguyên đa đảng."
Trả lời BBC hôm 26/2, Nguyễn Đắc Kiên nói rằng ông đã lường trước hậu quả của hành động của ông.
Trên trang facebook của BBC Việt Ngữ, chủ đề về Nguyễn Đắc Kiên đã thu hút từ hơn 500 đến trên 600 lượt ‘thích’.
“Anh là một nhà báo dũng cảm, vượt qua được nỗi sợ hãi của người đang phụ thuộc miếng cơm manh áo ở một tờ báo của Đảng,” một người có tên Nguyen Trong Tan bình luận.
Còn một người khác có tên Tuan Vu thì viết: “Chân thành cảm ơn bài viết của anh đã đem đến cho chúng tôi về một hy vọng về tương lai dân tộc.”
“Anh ấy là một anh hùng,” Ngoc Luong ca ngợi.
Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại.
“Chia buồn với anh (Kiên) nhưng em không thể ủng hộ cho anh được,” Nguyễn Tuấn viết.

(BBC) 

Ngô Minh - Tướng tá thời nay

Tuổi thơ ở làng, hễ đứa nào bặm trợn, “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” đến nhà chơi, mẹ tôi hay nói :” Thằng ấy tướng tá lắm”. Đó là một lời khen. Lớn lên đọc sách, rồi trải nghiệm chiến tranh tôi mới hiểu : Tướng tá là những người chỉ huy quân sự giỏi giang, đánh thắng địch, được binh lính và nhân dân yêu mến, truyền tụng.
Thời nhỏ, tôi cũng đã thuộc tên và vô cùng yêu mến những vị tướng tài ba một thời của đất nước như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Văn Tiến Dũng, Đồng Sỹ Nguyên, Chu Huy Mân, Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Trà, Chu Văn Tấn, Song Hào, Đinh Đức Thiện, Hoàng Cầm, Nguyễn Bình, Lê Quang Đạo, Trần Độ, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Sơn, Trần Đại Nghĩa.v.v… Đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng tài nhất mọi thời đại. Tự hào lắm chứ. Tôi là lính trực tiếp của trung tướng Lê Nam Phong , năm 1973-1975, lúc đó ông mới cấp tá, là tư lệnh sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Tôi đã ở trong hầm chỉ huy của ông ở mặt trận Xuân Lộc 4-1975, tôi thấy ông chỉ huy tác chiến rất linh hoạt, tự tin, và hài hước, được cấp dưới tin tưởng, kính trọng. Có lần ông điện thoại cho chính trị viên Tiểu đoàn 2 tên là Đình đang ở cửa mở Xuân Lộc:” Tôi lệnh cho anh đêm nay phải ăn được cái lồn trâu ấy. Nếu anh không ăn được cái lồn ấy , mai tôi cách chức!”. Tôi cũng đã từng tiếp xúc với Thượng tướng Hoàng Cầm, năm 1975, ông là thiếu tướng, tư lệnh Quân đoàn 4, trong trận giải phóng thị xã Phước Long đầu năm 1975. Tôi rất kính phục ông, chỉ huy thắng trận mà lúc nào cũng cười cười, vui vẻ cham cốc với lính…Hay ông Trần Sự, trong kháng chiến chống Mỹ, ông cấp bậc thiếu tá, tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Bình. Ông đã chỉ huy hàng ngàn trận chống trả máy bay, tàu chiến Mỹ, vận tải hàng ra tiền tuyến của bộ đội, dân quân , thanh niên xung phong trên địa bàn tỉnh, nơi chiến tranh ác liệt nhất. Hay nhà tình báo chiến lược lừng danh Phạm Xuân Ẩn, mới được phong thiếu tướng năm 1990…Tướng tá như thế ai mà không phục !

Đại tướng Võ Nguyễn Giáp chụp ảnh với các nhà văn quê Quảng Bình ( Ngô Mịnh đứng bên phải)
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp chụp ảnh với các nhà văn quê Quảng Bình ( Ngô Minh đứng bên phải)
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến năm 1975, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có 3 đại tướng ( Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng), 3 thượng tướng là Chu Văn Tấn, Trần Văn Trà, Song Hào, 17 trung tướng . Bây giờ, sau gần 40 năm hòa bình, thì số lượng đại tướng, thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng của ngành quân đội đã lên tới 300 người, tăng gấp hàng chục lần. Riêng ngành công an chỉ mấy năm thôi đã có 2 đại tướng là Lê Hồng Anh ( phiên ngang) và Trần Đại Quang. Bây giờ, riêng tại Bộ Công An đã hơn 180 vị tướng và hơn 200 đại tá . Chỉ riêng năm 2012, có 34 đại tá công an được thăng cấp thiếu tướng, 14 thiếu tướng lên trung tướng, thượng tướng bộ trưởng Trần Đại Quang lên đại tướng – tổng cộng tất cả có 49 vị tướng. Giám đốc Công an cấp tỉnh đã là thiếu tướng ( xin mở ngoặc: ngành cảnh sát ở các nước như Mỹ, Canada là ngành dân sự, không bao giờ có tướng cảnh sát cả ). Đội trưởng, đội phó một đội cảnh sát giao thông tỉnh, phường thôi cũng đã là thượng tá, trung tá. Đến chị cấp dưỡng cũng có cấp bậc trung tá. Mừng lắm chứ. Vì tướng ta đông đảo, trẻ trung. Bọn muốn cướp nước ta thấy quân đội, công an nhiều tướng tá. Chúng cũng sợ chứ. Cầu mong các tướng tá của chúng ta sẽ trung với nước, chặn tay bọn xâm lược Bắc Kinh khi chúng xâm lấn biên cương hải đảo ta một lần nữa.
Nhưng ngẫm thực tế tôi lại thấy buồn. Hóa ra lên tá, lên tướng bữa nay chẳng bom rơi đạn nổ, vào sinh ta tử gì. Cứ 3 năm “gọi dạ, bảo vâng” là lên một “hột”… Chuyện phong tướng tá quá nhiều, quá tràn lan làm cho giá trị, sự linh thiêng của chữ “tướng tá” không còn nữa. Người dân nghe giới thiệu “ông thiếu tướng, giám đốc Công an tỉnh” cũng bình thường, như ông giáo viên cấp 3, giáo viên đại học vậy. Ở nơi tôi ở còn có ông tướng giám đốc Công an tỉnh dính scandan lình xình, làm đề tài bêu xấu cho những người buôn chuyện. Nghe tên tướng tá bây giờ, người dân cứ tỉnh bơ , không hào hứng, tin tưởng náo nức như thời chiến tranh ở Quảng Bình, người dân nghe xã thông báo “Thiếu tá Trần Sự, tỉnh đội trưởng sắp về xã mình !”. Nói thế sẽ làm cho nhiều tướng ta giỏi giang bậc bội, tôi vô cùng áy náy.
Chuyện buồn nữa là nghe nói cứ một ông lên được Chủ tịch nước hay Thủ tướng mới , tức khắc trong nhiệm kỳ của mình, lại phong các “tướng lĩnh mới của mình” để làm vây cánh, mặc dù tài năng đức độ không hơn ai. Còn tướng lĩnh “của ông trước” thì cho nghỉ hưu, hoặc chuyển sang làm những việc không quan trọng. Cứ như thế, chất lượng tướng tá ngày càng đi xuống. Đó là nghe nói thế, không biết hư thật ra sao. Lên được một sao thì lương tăng lên cao hơn. Lương của trung tá, thượng tá ( tức ngang trưởng phòng bộ ) bên ngành công an, quân đội cao gần gấp rưỡi người cùng chức vụ bên các bộ khác. Lương cao như thế nên tướng tá xứ ta bây giờ “há miệng mắc quai”.
Có một chuyện điển hình cho chất lượng, trình độ nhận thức của tướng ta hiện nay. Đó là ngày 16 tháng 12/2012, có buổi “lên lớp” về Biển Đông của đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh (của Học viện quân sự), nghĩa là một bậc thầy trong làng chính trị quân sự, đã truyền giảng lập trường chính trị cho các lãnh đạo đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, tuyên giáo, hiệu trưởng các trường đại học, cộng tác chính trị, quản lý sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học cao đẳng tại Hà Nội rằng, “Tôi đi giảng cho tất cả các đối tượng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa hiện nay có rất nhiều nội dung, một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta, đó là bảo vệ cái sổ hưu ( NM nhấn mạnh) cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu!” . Nghĩa là lý tưởng Chủ nghĩa công sản, chủ nghãi xã hội, Trung với Đảng… của của tướng tá bây giờ ( mà giáo sự Trần Đăng Văn Thanh là đại diện) chỉ là cái sổ hưu ! Chao ôi, tướng tá mà nói thế thì nhân dân xin ngã mũ “bai bai…”.
Thời nào cũng vậy, tướng tá sinh ra là để cầm quân bảo vệ toàn vẹn biên cương lãnh hải , vùng trời đất nước . Nhưng tướng tá bây giờ “chỉ bảo vệ cái sổ hưu” như đại tá Thanh nói, thế nên bạn bành trướng Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma năm 1988, tiếp tục lấn dần toàn tuyến biên giới phía Bắc từ sau cuộc xâm lược 2-1979, mà không ai lên tiếng, không ai cầm quân xông ra dẹp giặc, là có lý quá ?. Hay tướng tá nhiều thế nhưng ngư dân nước ta đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa,Trường Sa thân thuộc của Việt Nam luôn bị tàu Trung Quốc bắt bớ, đòi tiền chuộc, cướp bóc…cũng chẳng ai bảo vệ, cũng có lý. Ngày nào cũng có hàng trăm, ngàn tàu cá Trung Quốc vào đánh cá ở vùng biển của nước ta, thậm chí chúng chỉ cách bờ vài chục hải lý, ngư dân muốn các tướng lĩnh phải chỉ huy quân lính bắt các tàu cá khốn nạn đó để hỏi tội. Nhưng chẳng ai làm điều đó. Chưa hết. Vì cái sổ hưu đó mà đại tá ca, giám đốc Công an Hải Phòng đã coi việc trấn áp, phá nhà anh Vươn, một người nuôi trồng thủy sản hợp pháp , là “một trận đánh đẹp” ! Vì cái sổ hưu đó mà rất nhiều cấp tá công an đã tham gia vụ trấn áp nông dân Văn Giang một cách tàn bạo để cho bọn nhà giàu cướp đất, làm giàu. Thật đau xót cho lý tưởng “Trung với nước hiếu với dân” mà Cụ Hồ đã dạy !.
Các tướng lĩnh ơi. Tôi không vơ đữa cả nắm. Nhiều tướng lĩnh căm giận, muốn nổi khùng trước bọn bành trướng Đại Hán lắm, nhưng đã không được làm. Chỉ số rất ít tướng lĩnh dính đến nhưng điều tôi nói trên, Nhưng không phải một con sâu làm rầu nồi canh, mà đã nhiều con sâu như ông Trương Tán Sang , chủ tịch nước đã nói. Nếu không bảo vệ được chủ quyền quốc gia, không bảo vệ được ngư dân đánh cá trên biển của mình, không bảo vệ được “người cày có ruộng”, mục tiêu tối thượng của Đảng, thì mình mang lon tướng tá mà làm gì ?

Ngô Minh

(Quê Choa) 

Bản cáo trạng của công tố nhân dân gởi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để khỏi phải tốn kém những chi phí cho công nghệ thông tin và viễn thông, tôi xin nói thẳng rằng phát biểu của Tổng bí thư tại Vĩnh Phúc được VTV1 tường thuật trong bản tin thời sự tối 25/2/2013 với nội dung lời gỡ băng “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào?… Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?!… Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này” là một biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng trong nhãn quan văn hoá chính trị, đạo đức chính trị của một người đứng đầu đảng cộng sản. Nó huỷ hoại, làm sụp đổ hoàn toàn một số chuyển biến chất lượng tích cực, một số chuẩn mực và giá trị tốt được đảng cố gắng tạo nên trong công cuộc “đổi mới” từ năm 1986 đến nay và tạo ra nguy cơ đẩy đảng vào những bế tắc ngày càng trầm trọng trong lý luận và thực tiễn lãnh đạo đất nước trong tình hình đầy nhạy cảm hiện nay. Cũng rất ngắn gọn, vì những lẽ đó, lời phát biểu là một hành vi phạm tội với các luận giải sau:
1. Nó đi ngược và phủ nhận truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc. Một dân tộc, trong điều kiện thể chế chính trị phong kiến và không khí căng thẳng khi kẻ thù ngoại xâm đã có mặt trên một phần đất nước, đã có thể tạo ra một sự kiện chính trị cực kỳ dân chủ, có tính văn hoá cao là tổ chức Hội nghị Diên Hồng – một hình thức đại hội bô lão toàn quốc để lấy ý kiến nhân dân về sự đồng thuận quyết tâm đánh giặc. Ý chí đó của toàn dân có thể không phù hợp với ý vua và một bộ phận quan lại cao cấp thuộc tầng lớp quí tộc, song không ai bị kết tội là suy thoái và được chuẩn thuận để trở thành ý chí chung. Trong phát biểu của mình, khi cho rằng những ý kiến đóng góp cho dự thảo Hiến pháp của một bộ phận nhân dân, bao gồm cả một số đảng viên “cộng sản” không phù hợp với ý chí, lợi quyền của một bộ phận của đảng thống trị là suy thoái về đạo đức, tư tưởng chính trị, Tổng bí thư cũng đã tuyên chiến, kết án và phủ nhận truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
caotrang.jpg
Nó đi ngược và phủ nhận nền văn minh nhân loại
2. Nó phá hoại khối đại đoàn kết nhân dân và dân tộc Việt Nam. Sau 47 năm thống nhất đất nước, tình hình diễn biến theo chiều hướng xuất hiện một số mâu thuẫn, đối ngược trong nội bộ nhân dân, kể cả sự nghi kỵ, thù hằn, sự cách biệt giàu nghèo ngày càng gay gắt…, nhu cầu hoà giải hoà hợp dân tộc được đặt ra như một giải pháp tối thượng, trong đó có sự lắng nghe ý kiến trái chiều của nhau để tạo ra định hướng dung hoà, khoan dung và những giải pháp phát triển phù hợp cho đất nước. Nhu cầu ấy, trong quan hệ giữa người Việt trong nước và ngoài nước, giữa miền nam và miền bắc, cho đến nay vẫn chưa có lời giải và ngày càng bộc lộ những tác dụng tiêu cực. Chỉ cần theo dõi, phân tích những ý kiến trái chiều, đầy phức tạp của cả hai bên đối với cuốn sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức cũng đã rõ cho nhận xét ấy. Phát biểu của Tổng bí thư đã đổ dầu thêm vào đám lửa này. Chẳng những nó tạo thêm sự ngăn cách đối với các nhóm người Việt nói trên, mà còn tạo ra sự phân hoá thêm đối với số trí thức, đảng viên, nguyên quan chức cao cấp trong hệ thống chính trị của đảng. Họ vốn là những nguyên uỷ viên trung ương, bộ trưởng, là những trí thức uyên bác với những hiểu biết về lịch sử văn minh chính trị nhân loại và lịch sử, văn hoá dân tộc. Hơn ai hết, họ có đạo đức, nhân cách, luôn ưu ái đến vận mệnh của Tổ quốc, nhân dân và dân tộc. Song khi họ có ý kiến khác với Tổng bí thư, họ bị loại ra khỏi nhân dân của Tổng bí thư, bị kết tội là suy thoái đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Tôi chắc rằng tất cả những người có ý kiến khác đó không thể nào phạm tội tham nhũng như những người không suy thoái theo ý của Tổng bí thư, một lòng trung thành với Tổng bí thư, trước hết là đồng chí X.
3. Nó vi phạm chủ trương, chính sách của đảng về mục tiêu xây dựng đất nước dân chủ văn minh, vi phạm Hiến pháp và luật pháp hiện hành. Trong những văn kiện và thiết chế pháp luật ấy, quyền được phát biểu ý kiến trái chiều, quyền thể hiện quan điểm, nhu cầu về việc không được ghi Điều 4 vào Hiến pháp, yêu cầu đa đảng, xây dựng nhà nước tam quyền phân lập, phi chính trị hoá quân đội, biểu tình, khiếu kiện tập thể… không bị cấm, được pháp luật bảo hộ, khuyến khích; không có văn bản nào kết tội đó là suy thoái đạo đức. Trực tiếp, Tổng bí thư đã vi phạm nghị quyết 22 của Bộ chính trị của Tổng bí thư, Quyết nghị 38 của Quốc hội khoá XIII và kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân dự thảo Hiến pháp 1992 của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong các văn kiện ấy, đảng, Quốc hội đều thể hiện quan điểm, nguyên tắc và phương pháp lấy ý kiến là không có chỗ cấm, chấp nhận mọi chiều ý kiến khác nhau; thu thập và tổng hợp đầy đủ, nghiêm túc mọi ý kiến của “nhân dân” (ý là những nhân dân được đảng tổ chức cho phép ý kiến, chức không phải toàn bộ hơn 60 triệu người Việt Nam trên 18 tuổi). Công việc ấy theo kế hoạch đến 31/3/2013 mới tổng hợp, đánh giá, báo cáo. Thế nhưng mới đến 25/2, Tổng bí thư đã đánh giá, kết luận rồi, rằng đó là những biểu hiện suy thoái đạo đức lối sống, tư tưởng chính trị và đề nghị phải xử lý.
4. Nó đi ngược và phủ nhận nền văn minh nhân loại. Quyền tự do phát biểu ý kiến của công dân, quan điểm về nhà nước dân chủ phi đảng trị, tam quyền phân lập, quân đội phi chính trị hoá, quyền biểu tình… là sản phẩm tốt đẹp của nền văn minh đó, hiện nay được áp dụng ở nhiều nước và thực sự sự áp dụng đó là một trong những động lực làm cho những nước ấy phát triển, nhân dân cảm thấy tự do, hạnh phúc, năng động, sáng tạo, đáng sống. Phát biểu của Tổng bí thư cố ý kết án, phê phán những giá trị nhân loại và những nước đang áp dụng các giá trị nhân loại ấy là suy thoái đạo đức, phi đạo đức, tức là phủ nhận, chống lại văn minh nhân loại.
5. Nó phá hoại chính sách ngoại giao đa phương, rộng mở của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Văn kiện mới nhất của đảng về công tác đối ngoại đề cập đến việc chấp nhận các quốc gia có thể chế và quan điểm chính trị khác với đảng nhưng có quan hệ có lợi về kinh tế, đầu tư; chấp nhận những đảng đối lập có đường lối không thiên tả nhưng có vai trò chính trị lớn ở những nước có quan hệ lợi ích với Việt Nam v.v…Phát biểu của Tổng bí thư, một mặt, khi phủ nhận tính chất văn minh của họ, chọ họ là suy thoái sẽ làm khó cho việc giải thích và thực thi chính sách ngoại giao. Mặt khác, phát biểu ấy, như có người đã nhận xét, làm lộ bí mật quốc gia về tình trạng không dân chủ trong việc cho phép công dân thể hiện ý kiến riêng của mình, cùng với những hạn chế tự do, dân chủ, vi phạm nhân quyền khác, sẽ làm cho uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế giảm sút; qua đó, việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2014-2016 sẽ khó khăn hơn và trở nên hài hước.
6. Nó bật đèn xanh cho một chính sách và biện pháp khủng bố trắng toàn bộ nhân dân, trước hết là trong thời gian từ nay đến 31/3/2012. Biểu hiện đó đã có ngay trong việc trả thù hèn hạ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Chỉ sau một ngày đăng bài phê phán, hội đồng kỷ luật báo Gia đình và Xã hội đã ra quyết định buộc thôi việc đối với nhà báo dũng cảm ấy. Sự mẫn cán kỳ lạ đó của lãnh đạo tờ báo, nếu không có sự chỉ đạo nhanh và dung túng ngay từ Tổng bí thư thì sẽ rất khó giải thích những trường hợp thụ lý công vụ ỳ ạch khác như Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có thông tư hướng dẫn việc trợ cấp cho học sinh vùng khó khăn sau 6 tháng Nghị quyết của Chính phủ có hiệu lực hoặc những vụ án tham nhũng phải điều tra đến 5 – 7 năm vẫn chưa xét xử được.
Trong những ngày này, kẻ thù ngoại xâm vẫn gây hấn; một phần lãnh thổ đất nước vẫn bị chiếm đóng; dự án bôxít Tây Nguyên có cơ thất bại hoàn toàn; Tây Nguyên và Nam Trung bộ hạn hán có thể gây thiệt hại hàng chục ngàn tỉ; Nam bộ nước mặn lấn sâu mấy chục cây số vào đất liền; nông dân chăn nuôi thuỷ sản Nam bộ lao đao vì tôm chết và thức ăn chăn nuôi bị doanh nghiệp nước ngoài nâng giá có thể lỗ cũng đến hàng chục ngàn tỉ; doanh nghiệp nhà nước lỗ và nợ xấu hàng trăm ngàn tỉ. Tổng bí thư không nghĩ ra được gì khác ngoài sự u mê tự sướng trong nghị quyết 4 thành công mếu máo và tiếp tục khủng bố tinh thần nhân dân trong việc tham gia ý kiến vào dự thảo Hiến pháp. Với một đảng như thế, tạo ra một Tổng bí thư như thế, bản cáo trạng này cần có sự bổ sung thêm của mọi thức giả trong nước để tiến đến sự kết án, yêu cầu từ chức và trả lại công việc ngay cho nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.
Xích Tử (Dân luận)

Quách Hoàng Lân - Về chuyện anh Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc

Sau khi cất tiếng nói phản biện lại bài nói chuyện của TBT Nguyễn Phú Trọng,  nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho thôi việc với lý do mà tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội đưa ra như sau: Vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động.
Tôi không có trong tay bản quy chế hoạt động của báo, cũng như hợp đồng lao động của báo với anh Kiên. Chỉ có một thông tin chính do chính anh Kiên nói với BBC là anh bị thôi việc vì những phản biện của anh đối với những phát biểu của ông Trọng.
Dù tôi không có những văn bản quy chế và hợp đồng kể trên, nhưng nếu đối chiếu với Luật lao động:
“Chương VIII – Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Điều 85

1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;

c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng

nguyendackien-danlambao-3
Chữ trong tấm bảng đen ảnh trên:Hãy nhớ: Bí mật của tự do là lòng can đảm.
thì có thể thấy rằng anh Kiên chỉ có thể đã bị cáo buộc vi phạm vào khoản “gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp”  (khoản 1a, điều 85). Người ta có thể lấy lý do là: khi anh Kiên phản biện lại ông TBT Trọng (người đại diện cho Đảng CS – nói về các chủ trương của Đảng) thì anh đã bị cho là nói trái với chủ trương của Đảng, và vì thế, lợi ích của doanh nghiệp (cụ thể  là tòa báo GĐ&XH) sẽ bị ảnh hưởng (bị Đảng rút giấy phép chẳng hạn) bởi những lời nói của anh Kiên. Tuy nhiên, lý do này chưa thỏa đáng vì chính ông Phan Trung Lý đã thông báo với nhân dân là không có cấm kỵ nào trong việc góp ý sửa đổi hiến pháp cả. Như vậy, lý do/động cơ/mục đích nào để người ta đột ngột cho anh thôi việc như vậy. Ở đây, nghĩ mãi (từ dùng của GS Ngô Bảo Châu) tôi mới tìm ra hai cách lý giải như sau:
Thứ nhất: Người ta muốn cho anh thôi việc để không những trừng phạt anh mà còn cảnh báo cả đối với những người khác muốn nói trái với chủ trương của Đảng (đây gọi là dập ngay từ trong trứng nước).
Thứ hai: Người ta muốn nhắn nhủ với nhân dân rằng “Đảng nói vậy nhưng không phải vậy“. Vô hình chung, điều này đã làm lố bịch hóa những phát biểu ở trên của ông Phan Trung Lý.
Theo tôi, đây là các bước đi rất sai lầm của những người lãnh đạo tòa báo GĐ&XH (ở đây tôi chưa nói đến trường hợp có thể lãnh đạo tòa báo đã bị lãnh đạo ở cấp cao hơn sai khiến, vì tôi không có chứng cớ cho điều đó). Họ (các vị lãnh đạo đó) tưởng là dập tắt được tinh thần phản biện của giới trí thức, nhưng họ đã lầm. Sự ủng hộ đối với anh Kiên càng ngày càng lên cao, rất nhiều blogger đã phê phán cách hành xử thiếu tư cách đó của họ. Ngay cả GS Ngô Bảo Châu cũng đã đăng những bài thơ đầy tính chiến đấu của anh Kiên lên Blog thichoctoan của mình. Bài phản biện của anh Kiên đã lan truyền nhanh chóng. Thậm chí wikipedia tiếng việt đã có một trang về anh Kiên. Người ta càng ngày càng nhận ra bản chất của một Đảng độc tài đã đến đoạn cuối của sự suy thoái với nhiều dối trá, lừa lọc và bịp bợm.
Cá nhân tôi rất cảm phục anh Nguyễn Đắc Kiên, vì mặc dầu anh biết là mình sẽ bị Đảng xử, nhưng anh vẫn cất lên tiếng nói của lương tri. Hành động của anh làm cho tôi nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm cho đất nước và dân tộc. Càng có nhiều người như anh xuất hiện thì tôi càng tin tưởng tương lai tươi sáng của dân tộc sẽ không còn xa. Chân thành chúc anh mọi điều tốt đẹp nhất.
Quách Hoàng Lân
(Quê Choa)

Muốn bảo vệ đảng thì nên rút lại quyết định sa thải Nguyễn Đắc Kiên

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 27 tháng hai năm 2013

Việc sa thải Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên có đúng pháp luật?
Việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình & Xã hội (GĐ & XH) bị đuổi việc đang gây xôn dư luận cả trong và ngoài nước
Dư luận xôn xao vì việc kỷ luật này diễn ra ngay sau khi Nguyễn Đắc Kiên có bài viết phản biện lại một bài nói chuyện của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Phú Thọ được Đài Truyền hình Việt Nam phát lại trong Chương trình Thời sự buổi tối ngày 25/2/2/2013 (*) khiến nhiều người liên hệ việc kỷ luật này với bài viết ấy của anh mặc dù lý do mà Báo GĐ & XH đưa ra cho việc kỷ luật này chỉ được nêu rất chung chung là Nguyễn Đắc Kiên đã “vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động.”
Không rõ anh Kiên đã vi phạm gì nhưng nếu việc đuổi việc anh Kiên chỉ xuất phát từ lý do anh đã viết bài phản biện TBT thì quyết định này của Báo GĐ- XH là rất không thuyết phục. Cho dù “Quy chế của Báo và Hợp đồng lao động” của Báo với anh Kiên được quy định thế nào thì chúng cũng không được trái với các quy định của pháp luật. (**)
Trong một bài viết trên trang Ba Sàm (***), tác giả Quách Hoàng Lân đoán rằng có thể người ta đã cáo buộc anh Kiên vi phạm vào khoản “gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp”  (khoản 1a, điều 85) để đuổi việc anh vì anh “đã bị cho là nói trái với chủ trương của Đảng, và vì thế, lợi ích của doanh nghiệp (cụ thể  là tòa báo GĐ&XH) sẽ bị ảnh hưởng (bị Đảng rút giấy phép chẳng hạn)…”. Nhưng tác giả này cũng phân tích thêm một cách rất xác đáng rằng “ lý do này chưa thỏa đáng vì chính ông Phan Trung Lý đã thông báo với nhân dân là không có cấm kỵ nào trong việc góp ý sửa đổi hiến pháp cả… nên đó không thể là cái cớ hợp pháp để đuổi việc Nguyễn Đắc Kiên. (***)
Nên rút lại một quyết định sai lầm.
Nếu việc kỷ luật này là có sự chỉ đạo từ “trên” nữa chứ không phải chỉ là ý chí của lãnh đạo Báo GĐ & XH thì sự chỉ đạo ấy là một sai lầm về chính trị vì nó không phục vụ cho việc bảo vệ đảng mà còn gây hiệu ứng ở chiều ngược lại.
Nếu đây chỉ là quyết định của những người lãnh đạo Báo GĐ&XH để bảo vệ (doanh nghiệp) mình như phân tích của tác giả Quách Hoàng Lân mà không phải do lãnh đạo ở cấp cao hơn sai khiến thì lãnh đạo của Báo đã chỉ vì quan tâm bảo vệ lợi ích của mình mà làm tổn hại đến thanh danh của đảng, làm cá nhân  TBT Nguyễn Phú Trọng bị mang tiếng,  “các thế lực thù địch” nhân việc này lại công kích vào đảng.
Nếu đúng như vậy thì hành động này của báo GĐ & XH, dù cố ý hay vô tình, đã làm tổn hại đến đảng.
Vì thế, nếu muốn thực sự bảo vệ đảng thì lãnh đạo Báo GĐ & XH nên rút lại quyết định đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.
Còn nếu lãnh đạo của Báo không muốn thế thì thôi.
Hà Hiển
______________________________________________________
Ghi chú:
(*) Bấm vào để đọc bài viết này của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
(**) Điều 85 của Luật Lao động quy định việc kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;
c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng
(Theo Quách Hoàng Lân)
(***) Bấm vào để đọc bài viết này
(Quê Choa)

Giới Thiệu Thơ Nguyễn Đắc Kiên - Nguyên Tác và Phiên Bản Anh Ngữ

About Nguyen Dac Kien's Poems - Vietnamese Original Poem and English Version



Bởi Vì Tôi Khao Khát Tự Do

Nguyễn Đắc Kiên

*. Tặng những người biểu tình ngày 09/12/2012

nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.

nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.

nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức

bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.

nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.

N.Đ.K.
09/12/12
Because I Desire Liberty

Vietnamese Original Poem by Nguyen Dac Kien
English Version by Tâm Như, Editor of Dan Luan On Line News

*********

*. To: Demonstrators who protested on 9 December 2012

if I have to be in prison one day
communist jail I’d like to stay
where I see outspoken ones do only true way
where my congeners live or may…

if I have to be in prison one day
communist jail I’d like to stay
where liberty’s immured no can say
where hearts desire for living but force to delay

if I have to be in prison one day
communist jail I’d like to stay
where locks up poets who’ve never been wrong play
where forces ones stay up late in prison to awaken all unconscious people nowadays

poets are detained up the river
that means thousands of free celestial bodies are upper
liberty is restrained up the river
that means thousands of poems of Humans are great liner

if I have to be in prison one day
certainly communist jail I’d like to stay
because I desire Liberty does strongly say

TN

7:15pm 26 February 2013

***



Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh

Nguyễn Đắc Kiên

(Tặng Cừu yêu của ba)

Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh
Hỏi hắn xem có mẹ cha tiên tổ?
Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh
Hỏi hắn xem có vợ con nòi giống?
Hãy nhìnthẳng vào mắt kẻ bắt anh
Hỏi hắn xem phải chăng cha ông chưa bao giờ đổmáu
Hỏi hắn xem đất dưới chân đang da diết kêu gì?
Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh
Hỏi hắn xem hắn sẽ nói gì
Nếu mai này con cháu hỏi:
Hắn ...hắn...làm gì khi đất mẹ bị doạ đe
Hắn làm gì khi Tổ quốc lâm nguy
Khi người ta xuống đường Biểu Giương tình yêu Tổ quốc

....

Cha đi làm lính dùi cui,
vung đập xuống những đồng bào cha yêu nước
Cha đi làm lính nồi niêu,

bảo vệ cái xoong, gùi tiền cho con đi Bar, đi xe sang, đi du học.
Cha đi, cha đi...
Thằng cha đó nó đi...
Đi đi đi đi
Cứ đi
đi

.....

Thực ra thì nó có đi được đâu
Nó đã chết lâu rồi, từ phút đầu được sống
Nó là cái xác, cái dùi cui di động
Cái nồi xoong đồi bại đồi trụy
Đừng nhìn vào ánh mắt kẻ đi bắt người ta,

anh sẽ chẳng thấy chút con người ở đó
hãy cứ đi làm việc của mình
Chính trị là việc của Cấp Trên
Việc của tôi là xuống đường yêu nước
Hòa bình cũng quý như áo, cơm,
nhưng đất mẹ là máu trong tim từ thuở cha ông chưa bao giờ ngừng đập
...

Yêu biết mấy những ngày Chủ nhật
được ngắm nhìn những ánh mắt Tự do

N.Đ.K

**********
Look your captors straight in the eye

Vietnamese Original Poem by Nguyen Dac Kien
English Version by Tâm Như, Editor of Dan Luan On Line News

----------------------------------------------

(To: A litte precious sheep, my son)

Look your captor straight in the eye
Ask him if he has his parents and ancestors?
Look your captor straight in the eye
Ask him if he has his wife, children, and race and national origin?
Look your captor straight in the eye
Ask him if his forfathers have never shed blood?
Ask him under his feet what things make native land be dedicated to cry?

Look your captor straight in the eye
Ask him what he would say
If tomorrow his children ask
He …
What he would do… when Motherland was threatened?
What he would do when Fatherland was in danger?
As protestants have taken to the streets To Demonstrate their patriotism



Your dad was soldier who used truncheon beating his patriotic people
Your dad wasn’t courage fighter, just an embezzler who protected his unrighteous interests,
saved his illegal money, let you went to snackbar, let you drove luxury car, let you could study abroad.
Your dad goes, he goes…
That bad guy goes…
Go, go, go, go, go…
Just go
Go

...

By the way he wouldn’t go any where.
He took his out in a box, even from the first time in his life.
He was six feet under, a mobile truncheon,
a mediocrity, a good-for-nothing.
Don’t look your captor straight in the eye
Because you couldn’t see human feeling in his
Please sow the seeds
Politics are major jobs of senior offices
All I have to do is demonstrating my patriotism
Peace is great value as like as our basic human needs
So Motherland is blood in my vien, like our ancestors’ heart blood never stop

...

What lovely Sundays we’re having!
As we can see people’s liberty eyes
TN

26 February 2013

 Nguyễn Đắc Kiên

(FB Nguyễn Đắc Kiên)

Quốc Hưng - Thằng nhóc Nguyễn Đắc Kiên

(TTHN) - Một khi mà còn có các trí thức nhìn nhận một vấn đề quan trọng như thế này thì thôi rồi ... Lượm ơi.
Đa đảng hay đơn đảng, cũng chẳng giải quyết vấn đề gì.
Nó cũng chỉ như liều thuốc tâm lý, khi xã hội khủng hoảng, người ta muốn đổi món, hy vọng khá khẩm hơn, rốt cục chẳng có gì thay đổi, thực tế bao lâu nay trên thế giới đã cho thấy chỉ là những lời hứa suông, cái đảng người ta vừa chọn để đổi món đó, có hơn gì đảng cũ đâu.
Vấn đề là sự thông thái của toàn dân, các cơ chế đảm bảo cho nền dân chủ trong xã hội, các cơ chế kiểm soát quyền lực.
Theo chân lý đó, thì rõ ràng Tam quyền phân lập là một cơ chế kiểm soát quyền lực ưu việt nhất mà loài người đã tìm ra, chúng ta cần sớm đi đến thống nhất nhận thức về vấn đề này trong xã hội, để tiến tới áp dụng cơ chế đó trong bộ máy nhà nước của chúng ta.
Cơ chế đó không làm tổn hại gì đến sự ổn định xã hội, đến quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (một đảng có nhiều kinh nghiệm, đã đưa dân tộc đến thành quả độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xã hội phát triển như ngày nay, là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta hiện nay), đến an ninh quốc gia, ngược lại, nó sẽ tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhanh hơn, xã hội công bằng, dân chủ hơn.
Phi chính trị hóa quân đội thì không được, định biến quân đội thành thằng mù, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy à, làm gì có chuyện đó, vớ vẩn.
Làm gì có quốc gia nào phi chính trị hóa quân đội.
Chẳng qua chỉ là trò hoa ngôn, xảo ngữ, lừa lọc nhăng cuội, xui trẻ con ăn c ứt gà sát mà thôi.
Về chuyện thằng nhóc Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình và Xã hội cho thôi việc kia, thì có gì đáng ồn ào đâu, chẳng khác gì việc trước đây báo Sài Gòn Tiếp thị cho thằng Huy Đức thôi việc, sau khi nó viết láo về sự kiện bức tường Berlin, định xách động nhăng cuội gì chăng, cái thằng lớn xác mà không lớn đầu, ngu xuẩn, đê tiện (gần đây nó còn cắt xén thông tin, xuyên tạc, bôi nhọ gia đình một người bạn nó trong cuốn Bên thắng cuộc, thật to gan, bạn nó đã chết đâu mà nó dám, tiên sư con lợn).
Ranh con, vắt mũi chưa sạch đã hoắng, loạn ngôn, hỗn láo.
Nó đây:

Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên đã bị báo Gia đình và Xã hội cho thôi việc
Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên đã bị báo Gia đình và Xã hội cho thôi việc, cho tôi miễn bình luận gì về dung mạo nhé, mấy chú tự đánh giá.
Những lời lẽ rác rưởi, hỗn láo của thằng trẻ ranh, ra vẻ ta đây, hoắng, tưởng như mình đã khôn lớn, trưởng thành, chín chắn, tôi cũng chẳng đưa về đây làm gì cho bẩn, chú nào muốn tự mình tìm hiểu, đánh giá sự việc, thì vào đường dẫn dưới đây mà xem:
Cũng có chuyện đôi chút liên quan, tôi nói luôn, đó là việc thông qua Hiến pháp, Hiến pháp phải quy định rõ rằng, nó phải được toàn dân thông qua bởi hình thức trưng cầu dân ý, dứt khoát như thế, đó là nguyên tắc bất di, bất dịch, điều kiện xã hội đã chín muồi, không thể để chậm hơn việc thực hiện nguyên tắc đó.
Còn chuyện Hiến pháp ta đang sửa đổi đây, vẫn con cà con kê, dây cà ra dây muống, tủn mủn, sa đà vào nội dung của Luật về tổ chức Nhà nước và Chính phủ, thì tôi đã nói vài lần rồi.
Điều đó sẽ khiến cho Hiến pháp liên tục phải sửa đổi, không ra cái thể thống gì cả.
Quốc Hưng
(Diễn đàn Tathy)

“Hệ số rủi ro” trong việc thông tin, phân tích chính sách trên báo chí

Bài phát biểu của Nhà báo-Blogger Đào Tuấn tại hội thảo " Vai trò báo chí, truyền thông trong việc lấy ý kiến nhân dân cho chính sách công" sáng nay 27.02.2013
Hệ số rủi ro
Ngày 23 tháng 10 năm 2008, Lãnh đạo ban biên tập báo Đại Đoàn Kết chính thức bị kỷ luật. Trong số những bài báo được đưa ra để kiểm điểm và đóng vai trò nguyên nhân, rất đáng chú ý là bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị khai quốc công thần phản đối việc phá bỏ Hội trường Ba Đình và xây dựng toà nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Lời giới thiệu của tòa soạn khi ấy viết rằng lá thư của tướng Giáp bị các báo từ chối, nhưng Đại Đoàn Kết quyết định công bố để "giải toả những bức bối từ các vị cán bộ lão thành và nhiều bạn đọc có quan tâm". Một trong những vấn đề mà TBT báo Đại Đoàn Kết Lý Tiến Dũng phải kiểm điểm bấy giờ còn là việc ông đã gửi đơn bảo vệ việc đăng bài của tướng Giáp và phê phán thái độ không bình thường của Ban Tuyên Giáo Trung Ương.
Một năm sau đó, Tháng 9-2009, trang tin điện tử Tia sáng online bị đình bản, bị xóa bỏ tên miền. Nhiều người nghĩ nguyên nhân trực tiếp là từ một bài viết về giáo dục của GS Hoàng Tụy với nhan đề: Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng. (Trong bài viết trên, giáo sư Hòang Tụy đã đề cập cực kỳ thẳng thắn về 3 vấn đề: Giáo dục sa sút không phải vì thiếu tiền mà vì quản lý kém; Cần cải cách có hệ thống chứ không phải đổi mới vụn vặt và Giáo dục không phải là phòng thí nghiệm).
Một điều cần phải khẳng định, những bài báo này hoàn toàn không sai. Vấn đề ở chỗ, quan điểm của chúng được coi là khác, so với quan điểm mà nhiều người cho là chính thống.
Đây chỉ là 2 trong vô số các ví dụ mà những người làm báo tự hiểu, tự coi là “hệ số rủi ro” khi viết và công bố những góp ý, hay còn gọi là phản biện đối với các chủ trương, chính sách, đề án dù về mặt nguyên tắc, bất cứ một công dân nào cũng có quyền góp ý ngay cả khi chính sách, đề án đã được thực thi trong thực tế.
Có lẽ, chính vì có “hệ số rủi ro”, nếu không nói “hệ số rủi ro” rất lớn, cho nên, trong đợt góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra, chúng ta có thể đọc những bài “Bỏ điều 4 hiến pháp đe dọa tồn vong của dân tộc”, trong khi không hề có những quan điểm ngược lại trên báo chí.

Nhà báo-Blogger Đào Tuấn tại hội thảo " Vai trò báo chí, truyền thông trong việc lấy ý kiến nhân dân cho chính sách công" sáng nay 27.02.2013
Trường hợp Hiến pháp sửa đổi.
Nghị quyết 38 về việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Hiến pháp, đạo luật được coi là “mẹ của các luật” có nói đến việc báo chí mở chuyên trang, chuyên mục và đóng vai trò cầu nối để nhân dân tham gia góp ý xây dựng đạo luật cơ bản này.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Phan Trung Lý đã có lời khẳng định: “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.
Điều 4 Hiến pháp 1992 quy định về sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng.
Hiểu đúng tinh thần những gì mà Trưởng Ban biên tập Dự thảo Hiến pháp sửa đổi thì có nghĩa là người dân có quyền đóng góp vào toàn bộ nội dung bản hiến pháp sửa đổi, không có vùng cấm, cũng chẳng phải lo phạm, kỵ gì cả.
Nhìn chung, có nhiều “đất” để người dân đóng góp. Chẳng hạn đó “khoảng trống” mà Ban biên tập hoàn toàn không vô ý quên, khi bỏ đi quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Hoặc các thiết chế mới, không khó để nhận thấy rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân: Thiết chế Hội đồng Hiến pháp với nhiệm vụ phát hiện các vi phạm Hiến pháp, đặc biệt trong các văn bản quy phạm pháp luật; Thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia, để tạo ra sự độc lập trong vấn đề bầu cử. Và Kiểm toán Nhà nước, cơ quan về nguyên tắc là sẽ độc lập hoàn toàn với hành pháp…
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chúng ta có thể đọc những bài “Bỏ điều 4 hiến pháp đe dọa tồn vong của dân tộc”, trong khi hoàn toàn không có những ý kiến phản biện theo chiều hướng ngược lại trên báo chí chính thống.
Không khó để lý giải nguyên nhân. Trong chỉ thị (số 22-CT/TW) về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bộ Chính trị lưu ý các cấp ủy Đảng, tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp: Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai (Nghị quyết 2) và kết luận Hội nghị lần thứ năm (Nghị quyết TƯ5) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết của Quốc hội. Nghị quyết 2 khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Về kinh tế, Nghị quyết cũng khẳng định: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …. Còn TƯ 5, khẳng định lớn nhất là vấn đề sở hữu đất đai “thuộc sở hữu toàn dân”.
Trên báo Pháp luật TP, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư Pháp, GS TS Lê Hồng Hạnh có lần nói: Hội nghị Trung ương 5 đã tái khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên dự thảo sửa đổi HP 1992 cũng quy định như vậy.
Vấn đề không thể không đặt ra là nếu “không có gì phải cấm kỵ”, chắc chắn sẽ ó những ý kiến khác với các kết luận của Nghị quyết 2 và Nghị quyết TƯ 5.
Trong tất cả các bản Hiến pháp, đều gì nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, một trong những quyền cơ bản của người dân. Và việc thực hiện cụ thể nhất, sinh động nhất, chính là việc để người dân được tự do thể hiện trong việc đóng góp cho hiến pháp sửa đổi.
Nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, người dân có quyền, một cách trực tiếp, đóng góp ý kiến để xây dựng đạo luật gốc, luật mẹ của các luật. Và có lẽ, để việc đóng góp thực sự là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp thì không nên đặt ra bất cứ một chữ “tuy nhiên” nào, không nên đặt ra một vấn đề “húy kỵ” nào.
Riêng đối với báo chí, các Ban biên tập và các nhà báo hiểu điều gì xảy ra, và có lẽ không phải chỉ là vấn đề rủi ro, nếu ngây thơ thực hiện đúng những gì mà Trưởng Ban biên tập Hiến pháp sửa đổi Phan Trung Lý đã từng tuyên bố.
Một nhân dân nào đó
Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định rõ: Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo.
Nghị định 24/2009 hướng dẫn thi hành quy định rất rõ trong hồ sơ quy phạm nhất thiết cần có Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản.
Trong thực tế, chúng ta rất khó biết nhân dân nào được lấy ý kiến dù họ là những đối tượng bị tác động trực tiếp bởi chính sách.
Xin được nêu 2 ví dụ: Nghị định 94/2012 về sản xuất và kinh doanh rượu (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013), nghị định mà người dân vẫn gọi là “rượu dán tem” và thông tư 30 của Bộ Y tế về “Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố” (quét thức ăn đường phố). Trong ngày khi nghị định 94 và thông tư 30 chính thức có hiệu lực, báo chí đã có những bài báo ghi nhận ý kiến của những người nấu rượu “không tem” cũng như bà con kinh doanh đường phố. Câu trả lời phổ biến là “Không biết”.
ĐBQH Ngô Văn Minh bình luận nguyên nhân của việc các chính sách bị nhân dân phản đối và rất thiếu khả thi trong thực tế vừa là do quan liêu, vừa là do trình độ của những người soạn thảo chính sách. Kể cả người thẩm định các văn bản. Ý kiến ông Minh nguyên văn như sau:
“Tôi từng ví việc làm ra những văn bản trái luật, thiếu thực tế là ngồi trên trời mà làm chính sách. Ví dụ, có không ít bộ, ngành luôn khẳng định rằng khi ban hành văn bản này chúng tôi đã lấy ý kiến người dân, lấy ý kiến đối tượng có liên quan. Nhưng hỏi ra mới biết họ chỉ đăng dự thảo văn bản đó trên website của bộ, ngành mình. Tôi quả quyết cả tôi và bạn đều không thể biết rằng thời điểm hiện tại có bao nhiêu văn bản đang được lấy ý kiến nhân dân. Người bán hàng ngoài chợ, người nấu rượu truyền thống trong bếp thì làm sao có máy tính, có mạng Internet để biết mà góp ý cho các dự thảo có quy định thịt lợn chỉ được bán trong vòng tám tiếng, sản xuất rượu thủ công phải xin giấy phép và dán nhãn..."
ĐBQH Ngô Văn Minh kiến nghị: Cần phải thay đổi lại quy trình lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trước khi ban hành văn bản. Việc lấy ý kiến phải tiến hành rộng rãi, có hiệu quả, đúng đối tượng và đặc biệt là người soạn thảo văn bản phải thực tâm tiếp thu, chứ không phải là làm cho đủ thủ tục.
Trong hai ví dụ trên, tự câu trả lời với 2 từ “Không biết” đang cho thấy việc lấy ý kiến đối tượng bị tác động trực tiếp đang gần như bị cho qua. Và thực tế, người dân chỉ có quyền có ý kiến thông qua báo chí sau khi các văn bản quy phạm đã có hiệu lực.
Vấn đề chính sách hoàn toàn không khô khan. Người dân cũng không hề thờ ơ với chính trị. Nhất là khi những chính sách đó đụng chạm đến đời sống của họ. Thực tế trong nhiều năm qua, báo chí đặc biệt quan tâm tới các dự thảo chính sách. Nhưng điều dễ nhận thấy, báo chí chỉ phản biện mạnh mẽ đối với các chính sách hoặc các khía cạnh liên quan đến dân sinh. Và ở khía cạnh khiêm tốn này, báo chí mới chứng tỏ được vai trò là diễn đàn của nhân dân trong việc góp ý cho các chính sách, các dự án luật, văn bản quy phạm.
Không khó để nhìn nhận vai trò của báo chí trong việc phản biện lại điều mà ĐBQH Ngô Văn Minh nói “ngồi trên trời là làm chính sách”. Đó là quy định của Bộ Nông nghiệp về “chó mèo chính chủ”, về “Thịt tươi chỉ được bán không quá 8h”. (Bộ trưởng Cao Đức Phát sau đó cũng phải cho rằng: Phải đưa ra được quy định sát với thực tế, khả thi, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, và phải có bước đi phù hợp, chứ nóng vội quá cũng không được). Hay quy định “Phạt nặng xe không chính chủ”. “Viếng đám ma không quá 7 vòng hoa, không được để ô kính trên nắp quan tài”…
Không có ý kiến đóng góp nào
Trang tin điện tử của các Bộ, website Chính phủ đều có mục lấy ý kiến nhân dân góp ý cho các văn bản quy phạm.
Lấy ví dụ từ việc lấy ý kiến của Bộ TT và TT. Hiện trên website của Bộ đang lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo quyết định của Thủ tướng CP về việc phát hành tạp chí Cộng sản qua mạng bưu chính viễn thông; Dự thảo NĐ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản và thông tin điện tử; đặc biệt là Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Tổng cộng có 4 dự thảo lấy ý kiến góp ý và 5 dự thảo đã hết hạn lấy ý kiến.
Điều đáng nói là toàn bộ đều “Hiện tại không có ý kiến đóng góp nào”, cả dự thảo hết hạn lẫn dự thảo còn hạn.
Một trường hợp khác là Luật biển. Ngày 21-6-2012, Quốc hội đã thông qua dự án luật này. Và phải đến thời điểm đó, ngoài các vị ĐBQH thì số ít PV nghị trường mới là những người đầu tiên được tiếp xúc với dự án luật.
Hoàn toàn không có văn bản dự thảo trên website của Bộ Ngoại giao. Trường hợp luật Biển có thể là một cá biệt, nhưng phản ánh một điều không cá biệt là nhân dân không được lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo các văn bản luật, dù người thực thi luật, hay chính sách, không ai khác, chính là nhân dân.
Với những trường hợp thế này, các nhà báo thật không biết làm thế nào để làm nổi vai trò diễn đàn của nhân dân
Nhà báo Đào Tuấn - Báo Lao động
Nguồn: Facebook

Trần Bình Nam - Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?

Ngày 14/1/2013  trang điện tử Thông Luận đăng một tài liệu nhan đề: “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan. Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013 . Trang điện tử Đối Thoại đăng ngày 16/2/2013.

Đọc qua cuốn sách dịch người ta tưởng là chuyện dã sử nói chơi lúc trà dư tửu hậu. Nhưng đọc kỹ thì không phải vậy. Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu  xác thực và kết luận một cách có tính khoa học. Danh nhân lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của phong trào Cộng sản quốc tế được biết dưới tên Nguyễn Ái Quốc và sau đó là Hồ Chí Minh vốn được xem là một người thật ra là hai người khác nhau. Theo ông Hồ Tuấn Hùng sự thật lịch sử là:

Ông Hồ Chí Minh, người được đảng Cộng sản Việt Nam xem là “cha già dân tộc” là một người Tàu sinh năm 1901 thuộc sắc tộc Khách Gia sinh tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan. Trái lại, người có tên Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam sinh năm 1890 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911 ông trốn ra nước ngoài tìm đường chống ách thực dân Pháp. Đến Pháp ông theo phong trào Cộng sản quốc tế và được Quốc tế Cộng sản phái về hoạt động cho phong trào Cộng sản quốc tế tại Trung quốc và đã chết vì bệnh lao năm 1932 tại Trung quốc hoặc tại một địa danh nào đó giữa Trung quốc và Liên xô.
Sự thật ở đâu?
HCM in Moscow



Nghi án lịch sử này bắt đầu với phong trào Cộng sản tại Nga. Năm 1917 cuộc cách mạng Bôn Sê Vích (Bolshevik) tại Nga thành công. Mạc Tư Khoa trở thành trung tâm lãnh đạo các đảng Cộng sản tại Âu châu và là trung tâm thu hút các phong trào xã hội cấp tiến trên thế giới, như phong trào chống phong kiến tại Trung quốc và phong trào chống thuộc địa  tại Đông Dương, Miến Điện, Mã Lai …. Trung quốc có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông, Việt Nam có Nguyễn Ái Quốc, Miến Điện có ông Aung San (thân sinh của bà Aung San Suu Kyi).

Đảng Cộng sản Nga thấy được sự quan trọng của mình cho thành lập Quốc tế Cộng sản (The Communist International – Cominterm) để lãnh đạo phong trào Cộng sản trên toàn thế giới, nhất là Á châu.  Các phong trào có tính quốc gia như Trung quốc chống phong kiến, Việt Nam chống thực dân Pháp và Miến Điện chống thực dân Anh dần dà đều đặt mình dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản để có: (1) một chủ thuyết hành động, và (2) được yểm trợ tài chánh.

Nguyễn Tất Thành từ Việt Nam đến Paris năm 1911 bằng nghề phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trevil, theo tàu đến Marseille, Tây phi, Bắc Mỹ, Anh quốc, mãi đến năm 1917 ông mới định cư tại Paris. Ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và tích cực hoạt động chống ách đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Tại đây Nguyễn Ái Quốc làm quen với hai nhà hoạt động cách mạng Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Lúc đầu ông là thành viên của đảng Xã hội Pháp. Sau đó, năm 1920 ông gia nhập đảng Cộng sản Pháp. Ông bị cảnh sát Pháp phối hợp với mật thám tại Đông Dương theo dõi rất kỹ. Giữa năm 1923 đảng Cộng sản Pháp gởi ông đi Nga học chủ thuyết Mác Xít tại Đại học Lao động Phương đông chuẩn bị làm đặc phái viên cho Quốc tế Cộng sản tại Á châu.

Giữa năm 1924 ông được tham gia Hội nghị V của Quốc tế Cộng sản triệu tập tại Mạc Tư Khoa và cuối năm ông được gởi về Quảng Châu (Canton), Trung quốc  để làm việc với các đại diện Cộng sản Á châu gồm Trung hoa, Nhật Bản, Đài Loan. Nguyễn Ái Quốc phụ tá cho Michael Borodin, ủy viên lãnh đạo phân bộ Quốc tế Cộng sản Á châu. Tại đây, năm 1925  Nguyễn Ái Quốc tập họp một số thanh niên từ Việt Nam trốn qua thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản.

Tháng 10 năm 1926 ông kết hôn với bà Tăng Tuyết Minh do sự giới thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) lúc đó đang hoạt động trong Hội Phụ nữ Quảng Châu. Đám cưới có sự hiện diện của Borodin.
Thời kỳ này Quốc Dân Đảng của bác sĩ Tôn Dật Tiên và đảng Cộng sản Trung quốc hợp tác với nhau (theo sách lược của Quốc tế Cộng sản) nên Nguyễn Ái Quốc sống và làm việc thoải mái tại Quảng Châu. Nhưng đến tháng 4/1927 liên minh Quốc Dân Đảng và Cộng sản tan vỡ, Nguyễn Ái Quốc bị lùng bắt bỏ vợ chạy trốn về Mạc Tư Khoa chờ lệnh và mất liên lạc với bà TăngTuyết Minh từ đó.Tại Mạc Tư Khoa ông được Quốc tế Cộng sản gởi trở lại Paris và du hành công tác tại một số nước Âu châu như Thụy Sĩ, Bĩ, Ý … Cuối năm 1928 từ Ý Nguyễn Ái Quốc đi tàu thủy trở lại Á châu đến Bangkok tổ chức và vận động Việt Kiều Thái Lan tham gia phong trào Cộng sản. Tại đây ông bị bệnh lao phổi phải ở lại để chữa trị, đến đầu năm 1930 ông mới trở về Quảng châu do nhu cầu kéo các phe nhóm cộng sản Đông Dương gồm Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn đang bất hòa lại với nhau.

Qua nhiều buổi họp dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, ngày 3/2/1930 bảy đại biểu của 3 khuynh hướng đồng ý thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (sau theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Trong số 7 nhân vật thành lập đảng ngoài Nguyễn Ái Quốc có Hồ Tập Chương thuộc đảng Cộng sản Trung quốc và cũng là thành viên của Quốc tế Cộng sản. Hồ Tập Chương là nhân vật dính liền với cuộc đời của Nguyễn Á Quốc sau này.

Năm 1931 Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại biểu Quốc tế Cộng sản trụ sở đặt tại Hương Cảng, phụ trách Cục Nam Dương. Thời gian này chính quyền Anh tại Hương Cảng bắt đầu hợp tác với Pháp làm khó dễ những nhà cách mạng Việt Nam, và cục Quốc tế Cộng sản Viễn Đông bị theo dõi.

Tại Việt Nam Pháp ghép Nguyễn Ái Quốc vào tội phá họai trị an tuyên án tử hình vắng mặt và yêu cầu chính quyền Anh dẫn độ. Ngày 6/6/1931 Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt. Quốc tế Cộng sản thuê luật sư Frank Loseby một luật sư người Anh hành nghề tại Hương Cảng bênh vực cho ông. Tòa Hương Cảng trục xuất Nguyễn Ái Quốc đi Singapore. Nhưng Singapore không nhận, ông phải trở lại Hương Cảng và bị kết tội nhập cảnh trái phép.

Luật sư Loseby đưa vụ kiện lên tòa cao ở Luân Đôn. Tòa Luân Đôn phán quyết phóng thích và trục xuất ông ra khỏi Hương Cảng đi đâu tùy ý. Luật sư Loseby gíup ông đi Thượng Hải để ông tìm đường đi Mạc Tư Khoa trị bệnh. Nhưng giữa đường, khoảng mùa Thu năm 1932 hay đầu năm 1933 Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao tại một địa danh nào đó trên đường đi.

Sự việc Nguyễn Ái Quốc qua đời được nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa ghi nhận. Họ cử hành một lễ truy điệu và một phái viên Quốc tế Cộng sản có đến thăm hỏi chia buồn.
HCM-binhkhao

Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thầy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc.

Hồ Tập Chương sinh ngày 11/10/1901 tại Đài Loan thời kỳ Nhật chiếm đóng. Theo chương trình của Nhật ông học chữ Nhật và chữ Hán. Năm 20 tuổi ông tốt nghiệp Đại Học Công Nghiệp Đài Loan và mở tiệm bán thuốc Đông Y, dùng thì giờ còn lại kết hợp bạn bè, nghiên cứu chủ nghĩa Cộng sản chống ách cai trị của Nhật .

Năm 1926 ông lập gia đình với bà Lâm Quế, năm 1929 có con gái đầu lòng là Hồ Tố Mai. Sau đó ông trốn đi Thượng Hải gia nhập Đảng Cộng sản Trung quốc và trở thành một ủy viên của Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1931 (hay đầu năm 1932) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại Quảng châu. Sau khi được trả tự do ông được điều về hoạt động tại biên giới Việt Trung và Thái Lan.

Năm 1933 Quốc tế Cộng sản gọi Hồ Tập Chương về Mạc Tư Khoa điều tra về một công tác bị nghi ngờ trong năm 1930. Ban điều tra gồm 3 người: Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và Khang Sinh. Khang Sinh cũng là đảng viên đảng Cộng sản Trung quốc phụ trách mật vụ. Bà Vera Vasilieva đã bênh vực Hồ Tập Chương và ông khỏi bị án tử hình.

Trong quá trình điều tra, bà Vasilieva thấy quá khứ của Hồ Tập Chương khá giống với quá khứ của Nguyễn Ái Quốc và lại là người  cùng với Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng Cộng sản Đông Dương nên nảy ra sáng kiến và đề nghị với Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc. Cũng có giả thuyết rằng Quốc tế Cộng sản đã có kế  hoạch thay thế rồi và việc gọi Hồ Tập Chương đến Mạc Tư Khoa điều tra là một phần của kế hoạch thay thế.

Một chương trình 2 điểm được thực hiện: (1) huấn luyện Hồ Tập Chương để thay thế nhân thân Nguyễn Ái Quốc. Chương trình huấn luyện này kéo dài 5 năm từ 1933 đến 1938 tại trường Đại Học Lenin chuyên nghiên cứu vấn đề dân tộc và chủ nghĩa thực dân thuộc chuyên ngành của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời học những tập quán thói quen của Nguyễn Ái Quốc, và các ngôn ngữ Nguyễn Ái Quốc thông thạo như Việt ngữ, Pháp và Anh Ngữ. (2) Ngụy tạo sự việc để che dấu cái chết của Nguyễn Ái Quốc cho rằng cái tin chết trước đây chỉ là cái cớ để Nguyễn Ái Quốc dễ trốn tránh.

Thời gian này Hồ Tập Chương không được liên lạc với gia đình  và thân nhân ở Đài Loan nghĩ rằng ông đã chết. Năm 1938 sau khi chương trình huấn luyện hoàn tất, Hồ Tập Chương mang bí danh Hồ Quang  được gởi về Trung quốc hoạt động dưới danh phận Nguyễn Ái Quốc tái sinh.

Lúc này lực lượng của Mao Trạch Đông sau cuộc Vạn lý Trường chinh (1934-1935) thành công, đã an toàn ở Diên An và Mao Trạch Đông không muốn bị ràng buộc chặt chẽ với Quốc tế cộng sản như trước. Đó là lý do tại sao Hồ Quang thay vì đi thẳng về Quảng Tây để chuẩn bị cho công tác Đông Dương lại được Quốc tế Cộng sản gởi về Diên An để (theo một giả thuyết) truyền lệnh của Quốc tế cộng sản và trao đổi chương trình hoạt động. Theo quan điểm của Quốc tế cộng sản nhu cầu liên minh với Quốc Dân Đảng để chống Nhật vẫn còn là một nhu cầu cấp thiết.

Việc Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc phục vụ cho quyền lợi của Quốc tế Cộng sản, cho đảng Cộng sản Trung quốc và cho đảng Cộng sản Việt Nam nên các tổ chức đều chọn thái độ im lặng. Quốc tế Cộng sản có một cán bộ uy tín dưới lốt Nguyễn Ái Quốc để phát triển chủ nghĩa Cộng sản tại Á châu và Đông Nam Á. Trung quốc có người của mình trong đảng Cộng sản Việt Nam. Còn đảng Cộng sản Việt Nam thì có người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp lúc này đang là lúc thuận lợi hơn lúc nào hết do Mặt Trận Bình Dân đang cầm quyền tại Pháp (1936- 1938).

Đến Diên An, Hồ Quang trao mật lệnh của Quốc tế Cộng sản cho Mao Trạch Đông là cần tiếp tục hợp tác với Tưởng giới Thạch trong một mặt trận chống Nhật Bản. Sau đó đảng cộng sản Trung quốc đưa Hồ Quang về Quảng Tây.

Về Quế Lâm, Hồ Quang làm việc cho Bát lộ quân dưới quyền của tướng Lý Khắc Nông chuẩn bị cho công tác Đông Dương. Thời gian này Hồ Quang theo học khóa đào tạo cán bộ du kích chiến của Mao Trạch Đông và hoàn tất trong năm 1939.

Tháng 2/1940 Hồ Quang đi Côn Minh và qua đảng Cộng sản Trung quốc đã liên lạc được với Đảng bộ hải ngoại vừa được thành lập của đảng Cộng sản Đông Dương.  Giữa năm 1940 khi gặp một số cán bộ từ Việt Nam mới qua trong đó có Võ Nguyên Giáp (Giáp rời nước tháng 5/1940) Hồ Quang được giới thiệu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm mọi người rất phấn khởi vì đã gặp được lãnh tụ! Hồ Quang định gởi Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan lên Diên An học tập chủ thuyết Cộng sản và chương trình kháng Nhật, một chương trình do Khang Sinh phụ trách.

Trong khi chờ đợi thì tình hình Âu châu biến chuyển. Tháng 6/1940  Đức quốc xã chiếm Paris. Toàn quyền Decoux tại Đông Dương đặt mình dưới quyền của chính phủ Vichy do Thống chế Pétain lãnh đạo hợp tác với Đức. Nhật vốn liên minh với Đức nên buộc lòng Decoux phải để cho quân đội Nhật vào Đông Dương.

Hồ Quang thấy tình hình thuận lợi vì Pháp đã núng thế nên hủy bỏ việc gởi Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đi học và chuyển toàn bộ nhân sự và phương tiện về sát biên giới chuẩn bị lập chiến khu trong nước, đồng thời tháng 12/1940 Hồ Quang thành lập một ngoại vi của đảng hoạt động công khai gọi là “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, gọi tắc là Việt Minh để quy tụ quần chúng chuẩn bị phát động du kích chiến vừa chống thực dân Pháp vừa chống phát xít Nhật.

Tháng 2 năm 1941 Hồ Quang chính thức trở về Việt Nam sống tại hang Pắc Bó, một hang núi nằm phía bắc cách thành phố Cao Bằng 55 km gần biên giới Trung quốc. Tháng 5, Hồ Quang triệu tập Hội nghị VIII Đảng Cộng sản Đông Dương ra quyết nghị thành lập và phát triển căn cứ địa du kích, chung quyết sự thành lập “Mặt trận Việt Minh” và do đề nghị của Hồ Quang bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư Đảng. Mặt Trận “Việt Minh” thông qua Cương Lĩnh quy định mục tiêu lật đổ thực dân Pháp và phát xít Nhật, thành lập Chính phủ cách mạng của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.

Tháng 8/1942 Hồ Quang rời Pắc Bó đi Trùng Khánh để gặp Chu Ân Lai. Đế tránh sự theo dõi của Quốc Dân Đảng, Hồ Quang đóng vai Hoa kiều, lấy tên là Hồ Chí Minh, ký giả của báo Tân Văn. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc dùng danh xưng Hồ Chí Minh trong giấy tờ.

Trên đường Hồ Chí Minh bị Quốc Dân Đảng nghi là gián điệp bắt và đưa về Quảng Tây. Nhờ có cuộc vận động rộng lớn của Chu Ân Lai với sự yểm trợ của các hãng thông tấn quốc tế bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng, tháng 9/1943 Hồ Chí Minh được trả tự do.

Trong 14 tháng bị giam giữ ông Hồ Chí Minh đã trải qua 18 nhà tù trong 13 huyện tại tỉnh Quảng Tây. Thời gian này Hồ Chí Minh viết “Ngục Trung thư” gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán.
Sau khi được trả tự do, Hồ Chí Minh tạm trú tại Trung quốc dưới sự bảo hộ của tướng Trương Phát Khuê, một danh tướng của Trung hoa Dân quốc. Mãi đến tháng 8/1944 ông mới trở về Cao Bằng.

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí nhanh chân chiếm chính quyền ngày 19/8 trước khi quân đội đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình Hồ Chí Minh, được toàn dân và thế giới tưởng là người thanh niên Nguyễn Ái Quốc năm xưa, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Cuộc đời hai người làm một của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) là một phát hiện lịch sử ly kỳ. Nhưng nếu nhìn dưới lăng kính thế giới, đặc biệt là lịch sử  phát triển của chủ nghĩa cộng sản và phong trào xã hội chống phong kiến và thực dân tại Á châu thì không có gì ly kỳ.

Lịch sử Âu châu cho chúng ta nhiều tiền lệ. Hôn nhân giữa con cái vua chúa nước này với vua chúa nước khác đưa đến việc người nước này làm vua nước kia không phải là chuyện hiếm. Người dân Âu châu không xem đó là chuyện lạ. Tại Á châu, Quốc tế Cộng sản lãnh đạo phong trào xã hội và chống đế quốc, việc dùng cán bộ người nước này lãnh đạo phong trào đấu tranh của nước khác cũng chỉ là một cách sắp xếp công việc của một tổ chức cách mạng quốc tế. Nguyễn Ái Quốc (người Việt Nam) chết, Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương (người Tàu) thay Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ là nhu cầu phát triển chủ nghĩa.

Lịch sử sẽ đi qua không ai quan tâm nếu Hồ Chí Minh không nổi bật trong lịch sử thế giới với sự thắng trận tại Điện biên Phủ chấm dứt chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương và nhất là vai trò của ông trong cuộc chiến tranh 1954-1975 thắng Hoa Kỳ và thống nhất Việt Nam dưới chế độ Cộng sản.

Còn nữa, mối quan hệ đặc biệt gữa Trung quốc và Việt Nam trong suốt hai ngàn năm lịch sử, qua đó Việt Nam liên tục đấu tranh để giữ gìn bản thể và nền độc lập của mình, và hiện nay mối quan hệ càng tế nhị hơn nữa khi Trung quốc đang dần trở thành một siêu cường tranh chấp ảnh hưỏng quốc tế với Hoa Kỳ trên một địa lý Việt Nam đang nằm ở giữa làm cho nghi án “một người Hoa dưới lốt một người Việt” từng lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Việt Nam và được đảng Cộng sản Việt Nam tôn vinh là “cha già dân tộc” trở thành hết sức cấn cái .

Các biến chuyển lịch sử tại Việt Nam trong thế kỷ 20 làm cho Hồ Chí Minh trở thành một đối tượng lý thú đối với các sử gia cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Và các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh đều vấp phải một điều là: lịch sử của người thanh niên tên là Nguyễn Tất Thành, người Nghệ an, sinh năm 1890, năm 21 tuổi xuống tàu đi Pháp tìm đường chống Pháp giành độc lập, tham gia phong trào Cộng sản quốc tế, lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành chủ tịch Hồ Chí Minh, mất ngày 2/9/1969, sáu năm trước khi các đồng chí của ông hoàn tất cuộc cách mạng vô sản thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản không phải là một lịch sử đơn giản.

Có quá nhiều nghi vấn. Năm 2000, giáo sư William J. Duiker người Mỹ xuất bản cuốn “Ho Chi Minh: A life” (Hồ Chí Minh: Một cuộc đời). Năm 2003 bà Sophie Quinn-Judge, người Anh xuất bản cuốn “Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941” (Hồ Chí Minh: Những năm tháng 1919-1941 không có dữ liệu). Cả hai đều đồng ý rằng: cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh có quá nhiều bóng mờ chưa thể soi sáng được. Bóng mờ phủ lên trên quá trình đấu tranh của ông, bóng mờ trên tình duyên, bóng mờ trên các sáng tác, bóng mờ trong quan hệ đối với gia đình …

Có thể bà Quinn-Judge có mối hoài nghi Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người. Nhưng vốn cẩn trọng bà không thể kết luận gì khi chưa có dữ kiện chắc chắn trong tay. Bà đã lặn lội đến Mạc Tư Khoa lục lọi kho tài liệu của Quốc tế Cộng sản được giải mật sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ để tìm biết quan hệ thật sự giữa Quốc tế Cộng sản và Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Ái Quốc đã làm gì tại Nga trong những năm tháng ở đó: 1924-1925 và 1933-1938. Bà cho biết hồ sơ của Quốc tế Cộng sản chỉ được giải mật một phần nên bà không tìm được câu trả lời điều bà muốn truy cứu. Tại Aix-en-Provence, miền nam nước Pháp, nơi lưu trữ hồ sơ thuộc địa của Pháp bà tìm thấy nhiều tài liệu ghi tin tức nghi ngờ liên quan đến cái chết của Nguyễn Ái Quốc năm 1932, nhưng cảnh sát Pháp không quả quyết. Và Pháp vẫn để mở vấn đề Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh mà không có một kết luận dứt khoát.

Trong ba nơi tồn trữ hồ sơ về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh thì ngoài Liên bang Xô viết, có lẽ hồ sơ của đảng Cộng sản Trung quốc là đầy đủ nhất. Nhưng Trung quốc chưa mở hồ sơ.
Riêng Việt Nam thì vụ Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh là một điều hoàn toàn bí ẩn. Chẳng những không được lưu trữ mà còn có nỗ lực xóa dấu vết lịch sử như cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên (được biết là chính ông Hồ Chí Minh) đăng tải trên 88 số Nhân Dân Nhật báo (từ số 2006 đến  số 2094) trong năm 1961.Nếu có một số đồng chí của ông Hồ Chí Minh biết thì họ cũng đã lần lượt qua đời.

Các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh nhìn đâu cũng thấy bóng mờ vì cho đến đầu thế kỷ 21 không có dữ kiện gì để họ nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người.
Nhưng nếu giả thuyết đó là hai nhân vật khác nhau đóng chung một tuồng thì cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh không còn có bóng mờ, không có gì là bí hiểm. Tài liệu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan, Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013 như đã giới thiệu trên đã giúp giải mã một số bí ẩn về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh:

Cuộc tình giữa Nguyễn Ái Quốc và Tăng Tuyết Minh

Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc từ Mạc Tư Khoa về hoạt động tại Quảng Châu làm việc cho Michael Borodin, ủy viên Quốc tế Cộng sản phụ trách Á châu. Không khí Quảng Châu thập niên 1920 là một không khí cách mạng trong phong trào Tôn Dật Tiên và phong trào Cộng sản quốc tế. Tăng Tuyết minh là một phụ nữ Trung quốc trẻ tuổi cấp tiến gần gũi với các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) và Thái Sướng (vợ một đồng chí của Chu Ân Lai) trong hội “Phụ nữ” do Cộng sản tổ chức. Nguyễn Ái Quốc thường lui tới hội này và quen biết với Tăng Tuyết Minh. Do sự giới  thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu, năm 1926 Nguyễn Ái Quốc (36 tuổi) kết hôn với Tăng Tuyết Minh (21 tuổi) và được tạm trú trong căn gác nhà của Borodin.
Đầu tháng 4/1927 sự hợp tác Quốc-Cộng đầu tiên tan vỡ. Bị lùng bắt Nguyễn Ái Quốc bỏ Quảng Châu cùng phái đoàn Quốc tế Cộng sản chạy trốn lên Thượng Hải rồi sau đó đi Mạc Tư Khoa. Bà Tăng Tuyết Minh mang thai nhưng theo lời khuyên của mẹ phá thai để tránh liên hệ với Nguyễn Ái Quốc trong không khí khủng bố và thanh trừng các thành phần Cộng sản của Tưởng Giới Thạch. Từ đó không có quan hệ giữa hai người và mối tình ngắn ngủi giữa hai người xem như chấm dứt. Năm 1931 Nguyễn  Ái Quốc chết bà Tăng Ttuyết Minh không hề hay biết, bà vẫn chung thủy ở vậy suốt đời và qua đời năm 1991.

Năm 1949 Mao chiếm lục địa. Ngày 19/5/1950 bà Tăng Tuyết Minh đọc báo thấy Chủ tịch Mao Trạch Đông chúc mừng sinh nhật thứ 60 của Hồ Chí Minh/Nguyễn Ái Quốc (lúc đó đang ở chiến khu Việt Bắc) tưởng rằng chồng cũ của mình còn sống. Bà tìm cách hỏi đại sứ  Hoàng Văn Hoan tại tòa đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh và chính quyền Trung quốc để xin liên lạc với chồng nhưng cả hai nơi đều im lặng. Lý do đơn giản là Hoàng Văn Hoan và chính quyền Trung quốc đều biết Hồ Chí Minh ở Việt Bắc không phải là Nguyễn Ái Quốc, chồng cũ của bà.

Năm 1956 sau Hiệp Định Geneve, Hồ Chí Minh trở về Hà nội. Tại Quảng Châu có phong trào “đại minh, đại phóng” phong trào phụ nữ Quảng châu đặt vấn đề “trinh tiết” của bà Tăng Tuyết Minh. Lời khai của bà tăng Tuyết Minh không thuyết phục. Chính quyền Quảng Châu gởi văn thư lên Hội phụ nữ (lúc đó do bà Thái Sướng làm Chủ tịch) hỏi ý kiến. Bà Thái Sướng gởi văn thư giải thích sự việc và yêu cầu ỉm việc này vì quan hệ tế nhị giữa hai nước Việt – Trung.

Về phần Hồ Chí Minh, ông chưa một lần thắc mắc về sự sống  chết của Tăng Tuyết Minh. Người ta bảo ông vô tình. Nhưng ông không vô tình . Ông mang lốt Nguyễn Ái Quốc, nhưng ông biết ông không phải là người chồng xưa của Tăng Tuyết Minh.

Quan hệ tình ái giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn thị Minh Khai

Chạy trốn Quốc Dân Đảng về đến Mạc Tư Khoa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc được gởi đi công tác tại một số nước Âu châu và Thái Lan. Năm 1930 Nguyễn Ái Quốc trở về Hương Cảng dàn xếp sự bất hòa giữa các khuynh hướng Cộng sản Việt Nam, và thành lập đảng Cộng sản Đông Dương ngày 2/3/1930. Từ đó đến đầu năm 1931 Nguyễn Ái Quốc làm việc tại Hương Cảng với bí danh P.C. Lin và gặp Nguyễn Thị Minh Khai. Quan hệ tình cảm phát triển và hai người (theo một giả thuyết) đã sống với nhau như vợ chồng với sự đồng ý ngầm của các đồng chí. Tháng 4/1932 Minh Khai bị cảnh sát Hương Cảng bắt, và 2 tháng sau Nguyễn Ái Quốc cũng bị bắt nốt. Nguyễn Ái Quốc sau đó bị tòa án Luân Đôn trục xuất ra khỏi Hương Cảng. Ông chết vì bệnh lao trên đường đi Mạc Tư Khoa. Riêng bà Minh Khai bị giam 3 năm cho đến năm 1935 mới được trả tự do. Với quan hệ giữa bà và Nguyễn Ái Quốc hai nhân vật quan trọng của đảng Cộng sản Việt Nam, việc bà biết Nguyễn Ái Quốc chết có thể xem là một việc đương nhiên.

Năm 1935 bà cùng hai Ủy viên khác của đảng Cộng sản Đông  Dương là Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Nộn đi Mạc Tư Khoa tham dự hội nghị Quốc tế Cộng sản lần thứ 7. Lúc đó tại Mạc Tư Khoa, Hồ Tập Chương với chức danh Bí thư của Cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản đang học tập để chuẩn bị đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Hồ Tập Chương được giới thiệu với bí danh P.C.Lin và tham dự Hội nghị VII với tư cách quan sát viên. Trong hồ sơ tham dự đại hội VII bà Minh Khai khai đã có chồng là P.C. Lin. Dù có một P.C. Lin tại đại hội, nhưng Minh Khai biết không phải là chồng của mình. Bà phát triển tình cảm với Lê Hồng Phong và làm lễ cưới nhau tại Mạc Tư Khoa trước mắt P.C. Lin (Hồ Tập Chương) là một việc tự nhiên. Dư luận thắc mắc về hôn nhân giữa Lê Hồng Phong và Minh Khai cho rằng Nguyễn Ái Quốc từng yêu bà Minh Khai là cướp vợ của bạn, và Nguyễn Thị Minh Khai không chung thủy vì thành hôn với Lê Hồng Phong với sự hiện diện của P.C. Lin. Và mối tình tay ba này không thể giải thích được nếu P.C. Lin ở Mạc Tư Khoa năm 1935 không phải là Hồ Tập Chương mà là Nguyễn Ái Quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm họ hàng ở Nghệ An

Năm 1945 khi Hồ Chí Minh (được thế giới xem là Nguyễn Ái Quốc) tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội thì người anh Nguyễn Sinh Khiêm và bà chị ruột là Nguyễn Thị Thanh có ra Hà Nội thăm. Nhưng hình như đảng Cộng sản lấy lý do “Bác” còn việc nước đa sự không tiện gặp. Và đã không có một ghi chép hay một hình ảnh nào còn lưu lại về cuộc thăm viếng này. Điều này dễ hiểu vì Hồ Chí Minh không thể gặp ông Khiêm và bà Thanh mà không lộ hình tích.

Mãi đến tháng 6/1957 sau khi song thân Nguyễn Ái Quốc đã chết, người anh và người  chị đều đã qua đời (ông Khiêm năm 1950, bà Thanh năm 1954) ông Hồ Chí Minh mới về Nam Đàn thăm bà con. Lúc nầy trong gia tộc chỉ còn những người còn quá nhỏ khi ông bỏ nước ra đi để có thể phân biệt Nguyễn Tất Thành và “bác” Hồ Chí Minh .

Về tài liệu gọi là loạt bài  “Vừa đi vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên

Tài liệu này đăng trên nhiều số Nhật Báo Nhân Dân trong năm 1961 và sau này được biết của chính ông Hồ Chí Minh viết dưới tên Trần Dân Tiên nói về cuộc đời làm cách mạng của mình từ khi bỏ nước ra đi năm 1911 làm dư luận rất ngạc nhiên. Ông Hồ Chí Minh lúc đó đã nổi tiếng toàn thế giới, ông không có nhu cầu giả tên người khác để viết tài liệu ca tụng mình.

Hơn nữa tài liệu đó cũng không ca tụng gì Hồ Chí Minh nhiều, mà chỉ ghi lại câu chuyện “Bác” kể lại cho đoàn tùy tùng tháp tùng ông từ Phủ Chủ tịch ở Tuyên Quang vượt rừng vượt núi đi quan sát chiến dịch biên giới năm 1950 với mục đích chứng minh “Bác” và Nguyễn Ái Quốc là một người. Nhưng một số chi tiết trong câu chuyện lại vô tình chứng minh “bác” không thể là Nguyễn Ái Quốc

“Bác” kể lại chuyện bác là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc đi Pháp hoạt động như thế nào một cách liên tục cho đến năm 1950 lúc bác đang đi chiến dịch biên giới. Nhưng trong câu chuyện người thuật chuyện là Trần Dân Tiên không nói trong thời gian 1933 đến 1938 bác làm gì ở Mạc tư Khoa. Thời gian tế nhị này không có gì để nói vì Nguyễn Ái Quốc vừa chết và Quốc tế Cộng sản đang cải tạo Hồ Tập Chương đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Dùng người khác thay mình thuật chuyện ông Hồ có ẩn ý nói ông có kể nhưng (có thể) người thuật chuyện không ghi lại thôi.

Một nơi khác khác trong tài liệu “Vừa đi vừa kể chuyện” ông Hồ Chí Minh nói năm 1942 khi từ Việt Bắc đi Trung quốc ông bị bắt. Ông kể ông đã lợi dụng sự tiếp xúc với tù nhân để học tiếng Quan thọai. Thế nhưng dấu đầu lòi đuôi, trong thời gian 14 tháng ở tù ông đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán mà chỉ những người tinh thông chữ Hán mới làm nổi.

Về tập “Ngục Trung Nhật Ký”

Chính quyền đảng Cộng sản Việt Nam đã làm ầm ĩ tập thơ ‘Ngục Trung Nhật Ký’” còn gọi là  “Nhật ký trong tù” gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ông Hồ Chí Minh làm trong thời gian (1942) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại QuảngTây để quảng bá văn tài của “Bác” .

Tháng 5/1960 nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội cho xuất bản tập “Nhật Ký trong tù” gồm 100 bài thơ dịch ra Việt ngữ. Chính phủ Trung quốc cũng cho in lại phần chữ Hán dưới nhan đề “Nhật Trung Nhật ký thi sao”. Cuối năm 1977 Viện Văn học Việt Nam cho lập một tiểu tổ nghiên cứu và bổ túc Nhật ký. Năm 1983 nhà Xuất bản Văn Học cho in 113 bài. Đến tháng 5/1990 nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh, nhà Xuất bản Văn Học bổ túc thêm 21 bài tổng cộng 134 bài.

Theo một đề án phân tích thơ văn của giáo sư Hoàng Tranh ở Quảng Tây năm 1992 thì một số thơ trong “Nhật ký trong tù” dùng từ ngữ và phương ngôn thuộc sắc tộc “Khách Gia” được chuyển hóa ra Trung Văn một cách nhuần nhuyễn và nghệ thuật. Tác giả không thể là Nguyễn Ái Quốc vì Nguyễn Ái Quốc không thể giỏi Hán văn như vậy, chưa nói việc làm sao ông nắm vững ngôn từ của sắc tộc Khách gia ở Đài Loan. Qua “Nhật ký trong tù” đảng Cộng sản Việt Nam muốn quảng bá trí tuệ và văn tài của Hồ Chí Minh, nhưng vô tình đã làm lộ Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.

Thời gian đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều nỗ lực chứng minh Hồ Chi” Minh là Nguyễn Ái Quốc

Thời gian này đều rơi vào thập niên 1950-1960 sau khi ký Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, và Hồ Chí Minh đã trở về Hà Nội với tư cách Chủ tịch đảng và nhà nước Việt Nam:

(1) Năm 1957 lần đầu  tiên Hồ Chí Minh trở về thăm quê nhà ở Nam Đàn
(2) Năm 1961 Nhân Dân Nhật  Báo đăng tải loạt bài “Vừa đi đường vừa kể chuyện”.
(3) Năm 1960 Hồ Chí Minh cho mời vợ chồng luật sư Frank Loseby người đã cứu Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù Anh quốc ở Hương Cảng năm 1931 tới Hà Nội. Luật sư Loseby qua tin tức tưởng Nguyễn Ái Quốc đã chết. Nhưng thông tin truyền miệng của đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy đó chỉ là tin bịa đặt để ông có thể chạy trốn khỏi Hương Cảng. Và luật sư Loseby không có lý do gì để không tin. Dạng hình Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh khác nhau chút ít thì luật sư cũng nghĩ do thời gian cách biệt 28 năm. Lúc đó luật sư Loseby đã 80 tuổi. Hơn nữa đối với người Tây Phương người Á châu nào trông cũng giống nhau khó phân biệt (năm 1946 Hồ Chí Minh đến Paris dự hội nghị Fontainebleau nhận là Nguyễn Ái Quốc cũng không người Pháp nào từng biết Nguyễn Ái Quốc của những năm 1919, 1920 thắc mắc có thể cũng vì vậy)

Người ta có thể đặt giả thuyết rằng trong thời gian đấu tranh cách mạng dưới sự chỉ đạo và nhờ vả Quốc tế Cộng sản qua trung gian Liên bang Xô viết và Trung quốc, đảng Cộng sản Việt Nam và đàn em thân tín chung quanh Hồ Chí Minh chưa quan tâm đến nhân thân của Hồ Chí Minh là một người Hoa và không phải là Nguyễn Ái Quốc.

Nhưng sau Hiệp Định Geneve, cuộc đấu tranh chống Pháp xem như đã thành công, một chính quyền đã được thiết lập tại Hà Nội. Việc Hồ Chí Minh, một người Đài Loan làm chủ tịch nước trở thành cấn cái cho Đảng và cho chính cá nhân Hồ Chí Minh. Cho nên đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Cộng sản Trung quốc và cá nhân Hồ Chí Minh có nhu cầu chứng minh Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là một.

Cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” của Hồ Tuấn Hùng với lối sưu tầm khoa học dẫn chứng đầy đủ và khả tín bắt đầu vén hẵn lên bức màn che đậy lai lịch của Hồ Chí Minh.

Tại sao lại chọn lúc này?

Vấn đề đặt ra là sự thật này ảnh hưởng thế nào đến cuộc tranh chấp biển đảo hiện nay giữa Trung quốc và Việt Nam. Cuốn sách bằng Hoa Ngữ của ông Hồ Tuấn Hùng do nhà xuất bản “Bạch Tượng Văn Hóa” xuất bản tại Đài Loan tháng 11/2008 là thời điểm quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam bề ngoài “16 chữ vàng” và “4 tốt”, nhưng bên trong bắt đầu trở nên căng thẳng./.

© Trần Bình Nam
Feb. 26, 2013

binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

-------------------
Tài liệu tham khảo:
1.“Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” bản dịch Việt ngữ của Thái Tuấn (2013) cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” bằng Hán văn của Hồ Tuấn Hùng (2003)
2.“Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker (2000)
3.“Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941” của Sophie Quinn-Judge (2003)
4.“Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên (1961)
5.Hình Nguyễn Ái Quốc/J.C.Lin  trích từ cuốn “Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker.
- See more at: http://www.danchimviet.info/archives/73478/mot-nghi-an-lich-su-nguyen-ai-quoc-va-ho-chi-minh-mot-hay-hai-nguoi/2013/02#sthash.iqpyHFSh.dpuf

Cảng Kê Gà và 'mớ bòng bong' ở Bình Thuận

Dư luận hiện đang chú ý đặc biệt tới quyết định mới đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ngừng dự án xây dựng cảng Kê Gà (Bình Thuận), vốn được cho là "đầu ra" của các mỏ khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Trang mạng Chính phủ và nhiều cơ quan báo chí khác đăng nội dung công văn số 909/VINACOMIN-VP của tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) nêu lý do ngưng dự án cảng Kê Gà.

Là người theo dõi quá trình hình thành dự án này suốt 5 năm qua với tư cách của một phóng viên thường trú, tôi thấy một số điểm mà Vinacomin nêu chưa hợp lý, cần phải thông tin lại.
Biển Kê Gà
Biển Kê Gà
Thông tin sai

Vinacomin cho rằng trong bối cảnh qui hoạch cảng Kê Gà là chưa có cảng nào được qui hoạch tại Bình Thuận là chưa đúng.

Cảng Kê Gà được Chính phủ chấp thuận đầu tư tại công văn số 6055/VPCP-CN ngày 22/10/2007. Dự án cảng Kê Gà nằm trong danh mục hệ thống cảng biển ViệtNam, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009.

Ngày 9/6/2011 Thủ tướng mới có công văn số 926/TTg-KTN đồng ý cho việc thu hồi đất để xây dựng cảng Kê Gà.
 
"Ngưng dự án cảng Kê Gà sau 5 năm nung nấu với những hứa hẹn phát triển qui mô vùng biển phía nam Bình Thuận một cách hoành tráng. Và bây giờ, nói theo cách nói của một cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận là “một mớ bòng bong” mà Vinacomin để lại cho tỉnh này."

Lúc này, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân đã nằm trong sơ đồ VI của tập đoàn Điện lực VN (được EVN bổ sung); được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2005.

Trong tổng thể qui hoạch Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân (ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đã có một cảng vận chuyển than phục vụ cho ba nhà máy nhiệt điện tại đây (sau này có thêm nhà máy thứ 4).

Cảng Vĩnh Tân (do EVN làm chủ đầu tư) có diện tích 196 ha, có thể chứa tàu công suất 150.000 DWT với nguồn kinh phí giai đoạn 1 đã là 4.048 tỉ đồng. Dù chỉ là cảng nhập than (cũng mua của Vinacomin thôi) cho các nhà máy nhiệt điện, nhưng rõ ràng Vĩnh Tân là một cảng lớn tại phía bắc Bình Thuận được qui hoạch bổ sung từ đó.

Như vậy Vinacomin cho rằng khi qui hoạch cảng Kê Gà thì chưa có cảng nào được qui hoạch ở Bình Thuận là không chuẩn.

Thiếu tài chính

Nguyên nhân thứ hai mà Vinacomin đưa ra để ngưng dự án cảng Kê Gà là “đến năm 2020 lượng hàng hoá qua cảng Kê Gà chỉ 2,5 triệu tấn/năm, thấp hơn nhiều so với lượng hàng hoá cảng Kê Gà đã được phê duyệt” là thiếu thuyết phục.

Trong buổi làm việc quan trọng với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận năm ngoái, (mà tôi là nhà báo duy nhất được tham dự) lãnh đạo Vinacomin đã từng đưa ra phương án cho cảng Kê Gà “cõng” chức năng vận chuyển than của cảng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, nếu dự án này không hoặc chưa kịp triển khai.

Tuy nhiên, ngay trong cuộc họp này lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận đã “bác” vì ban đầu cảng Kê Gà không được thiết kế vận chuyển than. Mặt khác, nếu Kê Gà tiếp nhận vận chuyển than sẽ gây ô nhiễm môi trường vùng biển phía nam, ảnh hưởng đến du lịch của Bình Thuận.

Hiện trường bauxite Tân Rai

Nhiều chuyên gia đang kêu gọi ngừng các dự án bauxite ở Tây Nguyên

Ngoài hai lí do trên, Vinacomin không hề nhắc đến tình trạng tài chính đang rất “ốm yếu” của mình khi “đành đặn” phải ngưng dự án cảng Kê Gà. Nếu Vinacomin còn “sung mãn” về tài chính, không dễ gì bỏ qua dự án này.

Việc dừng dự án cảng Kê Gà, Vinacomin cho rằng “không ảnh hưởng gì đến hai dự án bauxite” lại là không chuẩn nữa, khi mà chi phí làm đường đến cảng Vĩnh Tân (vốn cách Kê Gà 120 km) đội lên hàng nghìn tỉ đồng.

Và đó là chưa kể, nếu như chấp nhận phương án hoàn toàn vận chuyển bauxite theo tuyến kênh Châu Tá 812 (qua huyện Bắc Bình đến huyện Tuy Phong mà Sở GTVT Bình Thuận đã đề xuất lên Tổng cục đường bộ Việt Nam hồi cuối năm 2012) theo chiều hướng Tây thì kinh phí sẽ còn cao hơn nữa, bởi hướng Tây của Bình Thuận chưa hề có đường nối với huyện Tuy Phong, nơi có cảng Vĩnh Tân.

Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của cả hai dự án bauxite.

Còn nữa,Vinacomin cho rằng: “Việc dừng dự án đầu tư xây dựng cảng Kê Gà sẽ có tác động tích cực hơn cho doanh nghiệp du lịch và người dân vùng dự án. Các doanh nghiệp du lịch sẽ lại tiếp tục được thực hiện dự án du lịch của mình” là trái với những tuyên bố của chính lãnh đạo Vinacomin những năm trước.

Còn chuyện các chủ dự án du lịch có tiếp tục được thực hiện dự án của mình hay không, đến nay chưa có văn bản chính thức nào của Chính phủ cũng như của UBND tỉnh Bình Thuận. Nếu họ có được chấp thuận tiếp tục đầu tư vào dự án vốn đang bỏ hoang, thì người cấp phép chắc chắn sẽ không phải là Vinacomin.

Các chủ đầu tư những resort bị bỏ hoang suốt 5 năm qua, hiện vẫn như “ngồi trên đống lửa” vì họ chưa biết số phận của mình về đâu khi bỏ hàng trăm tỉ đồng vào đây.

Trong 4 doanh nghiệp du lịch được kê biên đất (để lấy chỗ trống làm nơi khởi công) thì chỉ mới có một doanh nghiệp đồng ý phương án và đã nhận 500 triệu đồng. Như vậy, trong số 3,5 tỉ đồng mà Vinacomin chuyển về vẫn còn trong kho bạc của Bình Thuận vì 3 doanh nghiệp còn lại không đồng ý cách bồi thường của Bình Thuận và Vinacomin bồi thường cho họ.

Ngưng dự án cảng Kê Gà sau 5 năm nung nấu với những hứa hẹn phát triển qui mô vùng biển phía nam Bình Thuận một cách hoành tráng. Và bây giờ, nói theo cách nói của một cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận là “một mớ bòng bong” mà Vinacomin để lại cho tỉnh này.

Hoàng Linh - gửi cho BBCVietnamese.com từ Bình Thuận
* Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, một phóng viên thường trú tại Bình Thuận.

(BBC) 

“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất

Một mỏ than lộ thiên với chất lượng than tốt nhất ở Việt Nam đang là “lãnh địa riêng” của một công ty Indonesia. Mỗi năm, công ty này hưởng 90% lợi nhuận trong khi phía Việt Nam chỉ được hưởng 10%.

Nghịch lý
.
Ngày 19.4.1991, Công ty than Uông Bí (TUB), đơn vị thành viên của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Pt.Vietmindo Energitama, 100% vốn Indonesia (VMD). Theo đó, VMD sẽ đầu tư toàn bộ máy móc, công nghệ để khai thác trong 30 năm mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ 90% cho VMD và 10% còn lại là của TUB. Đây là mỏ than lộ thiên có diện tích trên 1.000 ha, nằm trên địa bàn P.Vàng Danh, TP.Uông Bí và cũng là nơi có vỉa than tốt hạng nhất ở Quảng Ninh.

“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất
Các bãi chứa than của Vietmindo - Ảnh: Thái Uyên

VMD chỉ việc khai thác trên mặt đất là đã dễ dàng thu được than cám 4, cám 5, là những loại than có chất lượng tốt nhất hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) thành viên Vinacomin như Công ty than Mạo Khê, than Núi Béo, thậm chí cả TUB phải đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào công nghệ khai thác hầm lò và dùng sức người đào sâu vào lòng đất cả trăm mét mới lấy lên được than.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng hợp tác và luận chứng kinh tế kỹ thuật quy định VMD chỉ được phép khai thác than nhằm mục đích duy nhất là xuất khẩu. Quy định của hợp đồng hợp tác khống chế mỗi năm VMD chỉ được phép khai thác 500.000 tấn than thương phẩm, tương đương khoảng 750.000 tấn than nguyên khai. Trên thực tế, nhiều năm qua VMD luôn khai thác vượt con số nói trên. Đơn cử năm 2010, VMD đã khai thác khoảng 750.000 tấn than thương phẩm, năm 2011 là trên 800.000 tấn.

Có thể Việt nam đang phải nhập khẩu than của chính mình
Theo Vinacomin, ước tính vào năm 2014, 2015 Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 1-6 triệu tấn than. Lượng than nhập khẩu sẽ tăng lên hằng năm. Dự kiến đến năm 2025, lượng than nhập khẩu lên tới 40 triệu tấn. Than nhập khẩu chủ yếu sẽ được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Giữa năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam đã nhập khẩu thí điểm 9.500 tấn than từ chính Indonesia với giá 100,6 USD/tấn than (tính cả cước vận tải). Lãnh đạo Vinacomin khẳng định việc nhập khẩu là để thăm dò thị trường, làm quen với phương thức nhập khẩu, vận chuyển. Rất có thể, Việt Nam đang phải nhập khẩu than của chính mình. Vinacomin chọn Indonesia để “thí điểm” bởi đây là một trong những nguồn cung phù hợp nhất với Việt Nam hiện nay, cả về quãng đường vận chuyển, loại than lẫn giá thành. (Thái Uyên)

Cũng theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, toàn bộ các công đoạn sản xuất, khai thác và kinh doanh than được VMD thực hiện theo dây chuyền khép kín. Khai trường cũng như nơi sàng tuyển than của VMD luôn đặt trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. VMD còn có cả một cảng riêng để xuất khẩu than mà muốn xuất hiện tại đây để kiểm tra hay thực hiện công tác về chuyên môn, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như đối tác TUB phải được sự cho phép của VMD (?!).

Còn chịu thiệt dài dài

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Văn Tứ, Phó tổng giám đốc TUB, thừa nhận tình trạng trên là có thật, nhưng “nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lịch sử để lại” và “bản thân chúng tôi là những người đi sau, thừa kế”. Theo ông Tứ, bản hợp đồng liên doanh trên danh nghĩa là do TUB ký kết với VMD nhưng thực tế TUB không được quyết định mà do Bộ Công nghiệp thời đó trực tiếp phê duyệt.

“Có thể nói, VMD là DN nước ngoài đầu tiên và cũng là duy nhất hợp tác kinh doanh với ngành than cho đến nay. Trong quá trình hợp tác chúng tôi thấy rằng việc ký kết hợp đồng thời điểm đó chưa tính toán hết những vấn đề phát sinh hay nói đúng hơn là có nhiều kẽ hở khiến mình phải chịu thiệt thòi”, ông Tứ nói.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng ký kết giữa hai bên không hề có một điều khoản nào tạm dừng hoạt động của VMD kể cả trong trường hợp DN này vi phạm hợp đồng. Mặt khác, toàn bộ hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh đều ghi rõ VMD là người điều hành. TUB không được phép kiểm tra, thậm chí việc rót than xuống cảng đưa lên tàu nước ngoài cũng do VMD trực tiếp thực hiện và TUB không được phép can thiệp.

Đối với việc kiểm soát số lượng than do VMD sản xuất hằng năm, ông Phạm Văn Tứ cũng cho rằng chỉ được biết qua khâu hậu kiểm, bởi than từ mỏ lấy lên, sàng tuyển cho đến khâu vận chuyển ra cảng bán đều do VMD thực hiện, TUB không được phép kiểm tra trực tiếp. Mặc dù pháp luật Việt Nam bắt buộc việc khai thác khoáng sản hiện nay phải có giấy phép quy định về sản lượng theo hằng năm nhưng tại các mỏ của VMD, giấy phép khai khoáng không có hiệu lực, bởi hợp đồng liên doanh được ký trước thời điểm quy định về giấy phép khai thác khoáng sản.

Đánh giá về vai trò đối tác của TUB, ông Tứ cay đắng: “Chúng tôi chỉ biết đi vào đi ra và nghiên cứu khoa học mà thôi. Trước tình trạng này, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị VMD đàm phán lại hợp đồng với các điều khoản công bằng hơn cho đối tác nhưng đến nay họ chưa đồng ý. Điều này cũng đồng nghĩa với những thiệt thòi của chúng ta sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi hết hạn hợp đồng (tức năm 2021 - PV)”.

Trong khi đó, theo nhiều thông tin PV Thanh Niên có được, trong quá trình khai thác, VMD đã nhiều lần có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cho phép nâng sản lượng khai thác; đồng thời xin gia hạn kéo dài hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ông Phạm Văn Tứ cho biết thêm: “Than ở Uông Bí ngày càng cạn kiệt, chúng tôi cũng muốn giữ một phần tài nguyên để cho công ty mình khai thác nhưng bây giờ họ đang tiếp tục lập các dự án mới khai thác 1-2 triệu tấn. Việc này TUB không thể can thiệp được mà phải do các cơ quan khác cao hơn”.
Thất thoát, lãng phí rất lớn
Nhìn từ bên ngoài, khai trường mênh mông của VMD là một khu vực biệt lập được bảo vệ bởi hệ thống barie có gắn các thiết bị giám sát điện tử cực kỳ hiện đại. Thế nhưng, đi sâu vào bên trong là cảnh tượng hàng trăm người dân thường trực mót than rất lộn xộn, nguy hiểm. Tại khu vực chứa bãi thải của VMD rộng tương đương một sân bóng đá nằm trên một triền núi, mỗi khi một chiếc xe tải vừa nghiêng thùng đổ đất đá, xít (bã thải sau khi sàng tuyển than) xuống thì từng đoàn người xông vào tranh cướp mót than. Mỗi người cầm theo một bao tải dứa và cào sắt nhẫn nại nhặt từng cục than cho vào bao. Chị Lê, một người mót than cho biết: “Nếu chăm chỉ thì mỗi ngày cũng được vài ba tạ than, bán được cỡ dăm trăm ngàn đồng, hơn hẳn làm nông ở nhà”.


Than tạp bị bóc tách rất lãng phí, người dân vào “mót” thoải mái - Ảnh: T.U
Thượng tá Nguyễn Quang Thành, Trưởng công an TX.Uông Bí, cho biết khai trường của VMD là khu vực cực kỳ phức tạp về tình hình an ninh trật tự. Tại đây luôn có khoảng 500 - 600 người dân túc trực mót than, không ít đối tượng lợi dụng vào việc này để ăn cắp than. Căn cứ theo các điều khoản hợp đồng ký với Công ty than Uông Bí, VMD đã thuê một số DN bên ngoài vào tham gia bóc tách lớp đất đá bên trên để họ lấy than phía bên dưới. Tuy nhiên, phía VMD lại không quản lý được mà để cho một số đơn vị này tự tung tự tác, múc cả đất đá lẫn than lên để ăn cắp, hoặc bật đèn xanh cho người dân vào lấy than còn họ thu tiền “tô”. Thượng tá Thành còn cho biết: “Theo hợp đồng, mỗi năm VMD chỉ được khai thác một số lượng than nhất định, do đó họ sẵn sàng bóc tách lớp than tạp để khai thác vỉa than đẹp nhất. Điều này gây lãng phí cực lớn về tài nguyên quốc gia, gây bất ổn về an ninh trật tự, an toàn lao động”.
Đáng lưu ý, vào tháng 5.2010, khi kiểm tra tại khu vực các DN khai thác, cơ quan công an đã phát hiện, thu giữ 19 khẩu súng các loại, 6 áo giáp chống đạn, 109 viên đạn cùng nhiều dao kiếm. Đầu năm 2011, lực lượng chức năng qua kiểm tra tiếp tục phát hiện, thu giữ được 7 khẩu súng, 30 viên đạn, cùng nhiều dao kiếm các loại.
Thái Sơn - Káp Long
(Thanh niên)

Vì sao Hiến pháp Trung Quốc lại hủy bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

images 
Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số 8 năm 2011 có đăng bài của ông Cao Khải nguyên Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc viết về nội dung liên quan trong bản Hiến pháp 1982, giúp mọi người hiểu rõ lý lẽ tại sao Hiến pháp 1982 không giữ lại điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (CSTQ).
Đầu tiên bài báo giúp bạn đọc nhận thức một vấn đề là phải làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Trước đây người Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề đó, vì thế cách đặt vấn đề trong Hiến pháp 1982 khác hẳn trong Hiến pháp cũ. Cho tới nay [năm 2012], nhiều người cũng vẫn còn chưa hiểu rõ tính chất quan trọng của sự khác biệt này. Ngược lại, một số người có tác phong chuyên chế độc đoán sau khi giành được quyền lực trong các phong trào chính trị, qua đó trở thành cán bộ lãnh đạo thì vẫn chưa chịu tiếp thu cách đặt vấn đề [về sự lãnh đạo của Đảng CSTQ] trong Hiến pháp 1982, thậm chí còn sử dụng và truyền bá những từ ngữ sai lầm trong Hiến pháp cũ để cho các « âm hồn tư tưởng cực tả » thời xưa tiếp tục lan truyền.
Hiến pháp cũ viết « Nước CHND Trung Hoa do Đảng CSTQ lãnh đạo » — điều này về tình cảm là hợp với tâm nguyện của chúng ta. Nhưng nếu suy nghĩ về câu chữ và về lý luận thì cách viết đó thể hiện sự thô bạo [nguyên văn hoành man] và gò ép, nhưng ai cũng chẳng muốn (chẳng dám) nói ra.
Hội nghị lần thứ 3 Trung ương Đảng khóa XI trong khi thanh toán các sai lầm của cuộc Cách mạng Văn hóa đã đạt được nhận thức thống nhất về các vấn đề nói trên — điều này có tác dụng rất quan trọng đối với công tác làm bản Hiến pháp mới [tức Hiến pháp 1982, được sử dụng cho tới nay, có một số bổ sung sửa đổi].
Trong một nước độc lập và có sự tôn nghiêm quốc gia, bất kỳ đoàn thể hoặc tổ chức nào cũng đều phải tôn trọng nhà nước, phải tuân thủ pháp luật của nhà nước. Đảng CSTQ cũng phải như vậy : Đảng phải hoạt động trong phạm vi luật pháp nhà nước, không thể có mâu thuẫn với bất kỳ luật pháp nào của nhà nước, lại càng không được ra lệnh, chỉ huy nhà nước và nhân dân. Trên thế giới này, quốc gia nào dám nói mình là quốc gia « mong muốn thực hiện chế độ dân chủ » thì đều không cho phép bất cứ một tổ chức hoặc đoàn thể nào đứng cao hơn nhà nước. Nếu để cho một tổ chức hoặc đoàn thể nào đó đứng cao hơn nhà nước thì quốc gia đó sẽ biến thành một nước phong kiến độc tài chuyên chế, thậm chí còn không bằng ngay cả các nước theo chế độ tư bản. Giả thử để cho quyền thế của một người nào đó cao hơn nhà nước thì quốc gia đó là một quốc gia theo chế độ phong kiến do hoàng đế hoặc thái hậu chuyên quyền, thậm chí theo chế độ nô lệ. Kiến thức thông thường này chính là thứ trước kia chúng ta chưa nhận thức được.
Khi chưa hiểu được kiến thức thông thường nói trên thì người ta sẽ để cho một tổ chức nào đó, thậm chí một cá nhân nào đó, xuất phát từ thanh danh và sự ân oán của cá nhân mình mà tùy ý kiếm một lý do nào đấy để bừa bãi ra lệnh cho nhà nước và nhân dân, đẩy nhà nước xuống hố bùn của sự thống trị độc tài, phát sinh « nạn đói do con người gây ra » làm hàng chục triệu dân đen chết đói. Có cả trường hợp tồi tệ tới mức vì để trả mối tư thù thê thiếp mà không chút tiếc nuối đẩy cả quốc gia xuống vực sâu vô chính phủ gây ra biết bao vụ án oan án sai án giả, gây ra họa đại loạn tùy ý đâm chém, đốt phá, bắn giết nhau, biến nước nhà thành bãi chiến trường cướp phá giết chóc. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì đất nước sẽ lao xuống vực thẳm làm nhà nước tan rã.[ở đây tác giả muốn nhắc tới các sai lầm của Mao Trạch Đông hồi thập niên 50-70 thế kỷ XX].
Hiến pháp 1975 của Trung Quốc có nhiều sai sót, chủ yếu là : trong bản Hiến pháp cả thảy chỉ có  30 điều văn thì có tới 4 điều (Điều 2, 13, 15, 16) nhắc đi nhắc lại lời khẳng định « Đảng cộng sản lãnh đạo ». Điều 26 lại còn quy định « quyền lợi và nghĩa vụ của công dân » là « phải ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản ». Hiến pháp sửa đổi trong thời gian Cách mạng Văn hóa còn xằng bậy hơn khi viết : « quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân là ủng hộ Chủ tịch Mao và Phó Chủ tịch Lâm bạn chiến đấu thân thiết của Người, ủng hộ Đảng CSTQ. » Ở đây người ta đặt cá nhân lên trên Đảng cộng sản ; cá nhân và tổ chức đều cao hơn nhà nước và nhân dân.
Dùng luật pháp để quy định công dân không được phép ủng hộ các chính đảng khác mà mình yêu quý, như thế có thể coi là « quyền lợi của nhân dân » không ? Nói thẳng ra một chút : « Đây là Hiến pháp của hai người : Mao Trạch Đông và Lâm Bưu », cái gọi là « nhân dân » chẳng qua chỉ là « nô lệ do Hiến pháp quy định » mà thôi.
May sao mệnh vận của nhân dân Trung Quốc chưa đến nỗi đen đủi đến tột cùng : Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu tử nạn sau khi thất bại [trong âm mưu ám sát Mao], điều đó đã bóc trần sự bê bối nội bộ của cuộc đấu đá tranh giành quyền lực. Nhờ thế, điều văn Hiến pháp được soạn thảo nói trên mới không bị « đóng dấu thông qua để thi hành » ; nhân dân Trung Quốc mới chưa trở thành nô lệ của Mao-Lâm ; việc soạn thảo Hiến pháp 1975 chỉ lưu lại một trò hề lịch sử.
Vì Trung Quốc đã tuyên bố là « nước cộng hòa theo chế độ hợp tác nhiều đảng », tuyên bố Đảng cộng sản là đầy tớ [công bộc] phục vụ nhân dân. Như vậy nghĩa là nói nhân dân mới là chủ nhân. Thế nhưng Hiến pháp cũ lại quy định ông bà chủ phải ủng hộ đầy tớ, hơn nữa chỉ cho phép ủng hộ đầy tớ đã được quy định bằng văn bản. Sự ngược đời và mâu thuẫn như vậy há chẳng phải lại là một trò cười nữa hay sao ?
Điều văn Hiến pháp cũ tuy có viết câu quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về « Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) ». Thế nhưng thực quyền đằng sau câu chữ ấy lại do người đứng đầu Đảng thao túng, cho nên người đó « không cần phải báo cho Quốc hội biết » đã dám bậy bạ quy chụp những tội danh vu vơ lên vị Chủ tịch nước do Quốc hội bầu lên, làm cho người ta chết oan. [ý nói vụ Mao Trạch Đông dung túng cho phép giam giữ và hành hạ Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ đến chết]. Đây không chỉ là trò cười chưa từng có, hơn nữa còn là nỗi xỉ nhục chưa từng thấy trong lịch sử Trung Quốc từ xưa tới nay, là vết sẹo mất thể diện mãi mãi còn lại của dân tộc Trung Quốc.
Quốc phụ Tôn Trung Sơn từng ra lời kêu gọi làm cách mạng, trong đó có một trọng điểm là chống lại chế độ nhân trị xấu xa như Từ Hy Thái hậu, một cá nhân kiểm soát cả một quốc gia. Chúng ta ngày xưa phát động nhân dân tham gia cách mạng, nêu khẩu hiệu phải đánh đổ Tưởng Giới Thạch, trong đó có một lý do quan trọng là vì Tưởng thực hành chế độ « Đảng trị », một đảng độc chiếm quyền lực nhà nước. Đó cũng là « chuyên chế độc tài » (tức chuyên chính độc tài). Cho dù là « Nhân trị » hay « Đảng trị », bất cứ sự « độc tài » nào đều là sự thống trị phản động bóp chết dân chủ.
Tác giả Cao Khải cho biết : ngay từ năm 1941 Đặng Tiểu Bình đã viết bài chỉ rõ : « Chúng ta phản đối ‘chuyên chính một đảng’ của Quốc Dân Đảng, dùng đảng để cai trị quốc gia [dĩ đảng trị quốc], nhất là phải phản đối cái di độc ấy của Quốc Dân Đảng truyền vào trong Đảng ta. » Hãy xem : trong thời gian trước và sau Cách mạng Văn hóa, việc dùng Hiến pháp để quy định « sự lãnh đạo của Đảng », về thực chất là lợi dụng luật pháp cưỡng chế nhân dân tất phải ủng hộ Đảng cộng sản, thực hành « Dĩ Đảng trị quốc ».
Trong báo cáo sửa đổi Hiến pháp, Bành Chân [Chủ tịch Quốc hội] đã nói một cách rõ ràng : « Chúng ta phải từ trên luật pháp và trên thực tế bảo đảm công dân nước ta được hưởng quyền tự do rộng rãi, đích thực. » Đồng chí Cao Khải trong quá trình dự các cuộc họp của Quốc hội, nhất là khi chấp bút sửa Hiến pháp, đã đích thân được nghe các đồng chí Bành Chân, Tập Trọng Huân [cha đẻ Tập Cận Bình], Dương Thượng Côn, Bành Xung và nhiều lãnh đạo cấp Trung ương khác chỉ thị phải dầy công suy ngẫm, nghiêm chỉnh tổng kết, đi sâu nghiên cứu các bài học kinh nghiệm lịch sử.
Nhằm phòng tránh sự tái diễn các phong trào chính trị sai lầm như « Cách mạng văn hóa » (nên kể thêm cả phong trào Chống phái hữu và Đại Nhảy vọt), thì phải kiện toàn pháp chế, kiên quyết thực hiện dùng pháp luật để cai trị đất nước, kiên quyết phản đối « Nhân trị », kiên quyết phản đối « dùng đảng để cai trị đất nước ». Khi tổng kết kinh nghiệm của Đảng CSTQ, đồng chí Hồ Cẩm Đào nói : « Một chính đảng trước đây tiên tiến không có nghĩa là hiện nay cũng tiên tiến ; hiện nay tiên tiến không có nghĩa là mãi mãi tiên tiến. » Đây là một câu nói với thái độ khoa học thực sự cầu thị.
Công tác làm Hiến pháp 1982 được tiến hành trên cơ sở coi trọng các bài học kể trên, tiếp thu tư tưởng dẹp loạn, phục hồi trật tự xã hội và cải cách mở cửa ; bởi vậy mới có thể dứt khoát xóa bỏ tất cả những từ ngữ đại loại như « Trung Quốc là do Đảng cộng sản lãnh đạo », xóa bỏ quy định cứng nhắc « công dân tất phải ủng hộ Đảng CSTQ », cũng xóa bỏ tên của các cá nhân Mác, Lê-nin, Mao Trạch Đông, làm cho Hiến pháp kiên trì nguyên tắc « Nhân dân là cao nhất », từ chối bất cứ chính đảng và cá nhân nào cao hơn nhà nước và nhân dân.
Hiến pháp Trung Quốc 1982 có 4 chương, 138 điều văn pháp luật. Toàn bộ các điều văn đó đều được viết bằng ngôn ngữ pháp lý có tính quy phạm. Trong các điều văn này từ đầu đến cuối đều không còn sử dụng từ « đảng cộng sản », cũng không xuất hiện những từ ngữ như « do đảng nào đó lãnh đạo », lại càng không có luận điệu sai lầm đại loại như « tiếp tục làm cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản ».
Hiến pháp cũ phủ nhận chuẩn tắc « trước pháp luật mọi người đều bình đẳng » được cả thế giới nhất trí tuân theo. Bất cứ quốc gia nào tôn trọng nhân dân đều coi trọng chuẩn tắc đó. Trong quá trình làm Hiến pháp mới, các nhà cách mạng lớp trước đều nhiều lần nhấn mạnh Hiến pháp nhất định phải thể hiện chuẩn tắc này.

Tại đây cần nhắc nhở mọi người : cho tới hiện nay vẫn còn một số người có xu hướng thích sự thống trị độc tài đang nghĩ cách tìm ra các khe hở nào đó trong Hiến pháp mới, dùng các thủ đoạn giả dối và ngụy trang để công khai hoặc ngấm ngầm ngăn chặn và xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Các bậc cách mạng lão thành đề xuất : Đảng CSTQ khẳng định sẽ cùng nhân dân các dân tộc trong cả nước, các đảng phái dân chủ, các đoàn thể nhân dân bảo vệ sự tôn nghiêm của bản Hiến pháp mới và bảo đảm thực hiện bản Hiến pháp này.

2012-08-14

Nguyên Hải Lược dịch

Nguồn: 新宪法为何取消“党的领导”

(Quê Choa) 

BS. Hồ Hải - 50 năm và 67 năm

Năm mươi năm trước vào ngày 17/12/1963 ông Phát Chánh Huy - Park Chung Hee - tuyên bố là tổng thống của Hàn Quốc, với ngân khố trống rổng, sau cuộc nội chiến Nam Bắc Hàn, vừa mới kết thúc - 1953 - và phân chia ranh giới 2 miền ở vĩ tuyến 38. Khi ấy con gái của ông mới 11 tuổi.
Năm mươi năm sau, cô con gái 11 tuổi của ông khi ấy, bà Phát Cận Huệ - Park Geun Hye - cách đây 2 hôm, 25/02/2013 ngồi vào chiếc ghế nóng của ông ngày ấy, nhưng Hàn Quốc đã là một cường quốc châu Á, có nền kinh tế đứng thứ 12 của thế giới.
Năm mươi năm là một quãng thời gian hơn nửa đời người, nó đủ làm cho một đứa trẻ trở nên người bản lĩnh và chín chắn. Năm mươi năm nó cũng đủ làm một con người tham sống, sợ chết lúc trẻ trở thành một con người xem cái chết nhẹ tự lông hồng. Nhưng với lịch sử, nhiều khi chỉ là một dòng ngắn ngủi, để giáo khoa thư lưu lại sử sách cho thế hệ mai sau.
Năm mươi năm, quá ngắn khi nhìn một con người, hay một đất nước biết rũ bùn vươn thành một thế lực của toàn cầu. Nhưng năm mươi năm cũng lại là quá dài cho một dân tộc vẫn còn ngụp lặn trong hố đen của cùng khổ, vì các chính khách lầm đường lạc lối triền miên.
Năm mươi năm, hiến pháp Hàn Quốc chỉ thay đổi 1 lần vào năm 1987 của thời tổng thống Roh Tae Woo từ khi nó ra đời vào ngày 17/7/1948. Sau 39 năm là một nhà nước quân phiệt, nền kinh tế hùng cường bật dậy buộc hiến pháp Hàn Quốc phải thay đổi để phù hợp với tình hình, và biến nó trở thành một quốc gia tự do, dân chủ như hôm nay. Điều thay đổi quan trọng nhất của hiến pháp Hàn Quốc là, "Tất cả công dân đều được đảm bảo giá trị, nhân phẩm con người và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhà nước có nhiệm vụ xác định, đảm bảo quyền cơ bản và không thể xâm phạm của cá nhân" trong điều 10. Từ đó, nhân dân Hàn Quốc được quyền trực tiếp bầu ra tổng thống của mình.
Năm mươi năm đủ để một Hàn Quốc có nền văn hóa trọng nam khinh nữ đến cực đoan - do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa - có được vị nữ lãnh tụ đầu tiên cho một Hàn Quốc dân chủ và tự do đến mọi nhà.
Cũng Nam Bắc phân tranh, cũng nồi da nấu thịt tương tàn. Đất nước Đại Hàn cùng thảm kịch như Việt Nam, nhưng không "độc lập và thống nhất" như Việt Nam.
Cũng năm mươi năm ấy - mà còn hơn thế nữa, đến 67 năm - nước Việt có đến 5 hiến pháp khác nhau với 4 lần thay đổi, 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.
Thay đổi nhiều, nhưng tập đoàn cầm quyền chưa bao giờ sử dụng nó để điều hành và tuần thủ nó.
Thay đổi nhiều, nhưng người dân ngày càng teo tóp dần quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc như tuyên ngôn độc lập đã được sao chép từ Hoa Kỳ và Pháp.
Thay đổi nhiều, nhưng thay đổi vì tập đoàn cầm quyền cần nó để hợp thức hóa quyền lực của mình.
Thay đổi nhiều, nhưng đất nước cứ thụt lùi, trong khi thế giới đang tiến về phía trước, đến nay, ngay cả Cambodia nước ta cũng không thể sánh bằng.
Và tất cả những điều trên đã được ông đảng trưởng tổng kết rất ngắn gọn, đơn giản và xúc tích theo kiểu mà Mao Trạch Đông đã dùng trong đại cách mạng văn hóa ở Trung Hoa: Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng, để tiêu diệt đồng đảng và bảo vệ ngai vàng.
Năm mươi năm là khoảng thời gian đủ để khoảng 5% những đứa trẻ sinh ra về với đất, nhưng sáu mươi bảy năm thì đủ thời gian để hơn 50% những đứa trẻ ấy từ giả cõi đời. Không lẽ, để cho một quốc gia mà ở đó dân giàu, nước mạnh, người dân được hưởng quyền tối thiểu làm người khó đến mức đó sao?
Asia Clinic, 8h09' ngày thứ Tư, 27/02/2013
BS. Hồ Hải
(Blog)

Tiểu phẩm vui - Có khi chúng ta phải nhờ anh X giúp!

Tiểu phẩm vui tại văn phòng Trung Ương Đảng

Vào hồi 7h30 ngày 26 tháng 2 năm 2013

Thư ký: A lô, em chào xếp Trọng ạ!

TBT Trọng: Cái gì thế?

Tk: Dạ báo cáo xê… ê… ếp ga…ay… quá ạ!

TBT: Cái gì nói xem nào, sao lại ấp úng như gà mắc tóc thế?!!

TK: Dạ dạ… khó nói lắm ạ dạ gay lắm ạ!

TBT: Khó là khó thế nào?

TK: Dạ việc này nó liên quan tới văn phòng của ta và liên quan tới cá nhân xếp ạ!

TBT: Cụ thể như thế nào nói cho ta rõ?

TK: Dạ việc này nó liên quan đến nhiều người lắm ạ!

TBT: Nhiều là nhiều thế nào?

TK: Dạ chẳng là hôm qua xếp đi du xuân ở Vĩnh Phúc và chỉ huấn có mấy câu vui về điều 4 Hiến Pháp mà sáng nay nó chỉ trích xếp kinh quá ạ!

TBT: Láo nào!!! Thằng nào dám nói? Sao không trói gô cổ nó vào?!!

TK: Dạ báo cáo xếp không trói được ạ, chúng nó ở trên mạng đông lắm, dạ nó nói xấu xếp te tua khó nghe lắm, mấy thằng viết bài nó xưng họ tên và địa chỉ đàng hoàng và tuyên chiến đích danh với Tổng Bí Thư ạ!

TBT: Các cậu làm việc phải cẩn thận đấy nhé, làm việc bây giờ không nói chơi được, nhất là không được nghe bọn phản động, không cẩn thận ta sẽ bị mắc lừa tự diễn biến các cậu nhớ chưa? Việc nào quan trọng đáng báo cáo thì hãy thỉnh không thì dẹp!

TK: Dạ việc này liên quan tới đất nước và cá nhân danh dự của xếp ạ, dạ em mang (máy tính) bằng chứng cho xếp xem trang oét nó đang nói xấu xếp ạ!

TBT: Mày đọc tao xem nó nói gì vậy?

TK: (Rê chuột)… Dạ mời xếp ạ

TBT: (Bực mình) Tao đã bảo mày cứ đọc cho tao nghe cơ mà (ơ? sao không đọc?)

TK: Dạ em ngại đọc lắm ạ, chúng nó nói tệ lắm, toàn xúc phạm đến TBT thôi.

TBT: (Đọc qua) Láo!!! quá láo, quá láo!!!

TK: Dạ bẩm xếp sáng nay chúng em mở mạng thấy chúng nó tuyên chiến với xếp chúng em cung giật mình và ngỡ ngàng ạ, Từ khi xếp làm TBT đến giờ có đứa nào dám xúc phạm xếp đâu mà sáng sớm nay chúng nó ném đá vào xếp kinh quá ạ, quả thực chúng em không giám đọc hết các commet, chúng nó bu vào càng ngày càng đông, sáng nay tắc cả mạng đấy xếp ạ!

TBT: Ta hiểu rồi (trầm ngâm và xa xăm)… (Tự sự)… Bây giờ ta mới thấy thương và thông cảm cho đồng chí X, mấy tháng qua bọn dân mạng chửu rủa, la ó bôi nhọ đồng chí X không thương tiếc, đi vào thực tế các việc cụ thể mới thấy phức tạp rối như canh hẹ, nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, nhìn đâu cũng thấy tội phạm, quan chức đảng viên phạm tội nhiều quá bắt không xuể, mà cái đám dân cũng gian như rận, từ khi vào WTO sao dân nó khôn mà cũng gian thế cơ chứ, lại còn việc biên giới biển đảo nữa chứ, bên cạnh cái thằng lớn to xác tham lam ác độc sao khó thế, mình đã nhịn nhục nhiều rồi mà nó không để mình yên, nay dọa đánh mai dọa đánh … Mệt quá!

TBT: À này các cậu gọi ngay cho bên an ninh mạng đánh sập ngay mấy cái trang rơm rác vỉa hè ngay cho ta!

TK: Dạ sáng em gọi rồi họ không làm ạ!

TBT: Láo! sao không làm?

TK: Dạ bảo làm thế là vi phạm pháp luật mà hơn nữa mình đã có đội ngũ tuyên truyền viên để phản biện trên mạng rồi ạ!

TBT: Thế các đồng chí ấy đã phản biện kịp thời chưa?

TK: Dạ! Cũng lác đác có mấy bài ạ, nhưng mà nói cũng vu vơ lắm không lại được bọn dân mạng đâu ạ chúng nó ăn nói sắc sảo lắm, nhiều đứa chúng nó có học viết cũng hay lắm, nó lôi kéo nhiều người đọc và lắm comet lắm . Bọn dân mạng nó thịt quân mình mấy người rồi đấy, Từ đại úy trẻ đày triển vọng như Nguyên văn Minh, năm ngoái (2012) là GSTS đại tá Trần Đăng Thanh đi giảng ở mấy trường đại học cũng bị chúng nó ném đá nốc ao rồi, năm nay có anh Tú nữa cũng đang sống dở chết dở. Bây giờ em đang lo cho xếp Tổng ạ.

TBT: Các cậu cẩn thận chớ có nghe bọn phản động mà mình tự diễn biến lúc nào không biết đấy nhé. Cần thiết ta dùng biện pháp cứng rắn chuyên chính vô sản bắt và bỏ tù hết chúng nó!

TK: Dạ báo cáo xếp không được đâu ạ bọn nhân quyền quốc tế nó bâu vào ngay mình càng mất mặt Báo cáo xếp bây giờ ta dùng chiến thuật du kích đánh giấu mặt như anh X vân làm rất hiệu quả ạ!

TBT: Cách nào?

TK: Dạ mình cho bọn xã hội đen cho gây sự mất trât tự với bọn viết lách… sau đó ta đến vây bắt bọn chúng thì mới kết tội chúng được

TBT: Không được nghe đã thấy bẩn thỉu quá, đảng ta là vĩ đại, đảng ta là văn minh không thể như thế được...

TK: Dạ nếu không làm thế thì không dẹp được chúng nó đâu, anh X làm kiểu này rồi bắt được khối đứa, cứ gọi là im re.

TBT: Bây giờ mình mới thông cảm và thương đồng chí X, chẳng nhẽ lại đến nước này ư? hay là bảo đồng chí X giúp mình? Các cậu thấy thế nào?

TK: Dạ???

____________________

Ông Đồ Già viết:

Nghe anh nói ở Vĩnh Yên
Mọi người khẳng định: anh điên thật rồi!
Anh phê đồng đảng suy đồi
Anh bảo ý kiến mọi người là sai!
Cố tình nhắm mắt bịt tai
Không biết phải trái đúng sai trên đời…
Cương lĩnh, Hiến pháp lỗi thời,
Anh ôm cái xác bốc mùi trôi sông!

Thôi còn đâu nữa mà mong:
Rồng Tiên cất cánh, non sông chuyển mình!

Mong sao có cái hố “mèo”
Đặt anh và mớ “bèo nhèo” lấp đi!

Mít Tờ Đỗ viết:

Vẻ mặt bác rất tỉnh bơ
Mà sao nói tựa nằm mơ ban ngày
Bác phát biểu rất hăng say
Lập trường, bản lĩnh dạn dày ôi thôi!
Em nghi bác lú thật rồi
Để em đưa bác ra nơi Biên Hòa

-------------
(Tức là Bệnh viện tâm thần Biên Hòa, QL1, Tân Phong, TP Biên Hòa, ĐỒNG NAI - Điện thoại: 031.3828269 ạ)

(Dân luận) 

Người tài chữa khỏi bệnh vô sinh

Ông Đinh Công Thảo (64 tuổi), ở xóm Trung Hạ, thôn 8, xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội, nổi tiếng với biệt tài chữa vô sinh. Bài thuốc gia truyền của ông đã đem lại hạnh phúc cho biết bao cặp vợ chồng hiếm muộn.
Bài thuốc không tên
Khi chúng tôi đến thăm, ngôi nhà của ông Thảo nằm cuối xóm đang ngổn ngang vật liệu xây dựng, hỏi ra mới hay ông đang chuẩn bị để xây kho chứa thuốc. Tiếp chúng tôi, người đàn ông dân tộc Mường thân thiện chia sẻ:
“Ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã được mẹ dẫn lên núi hái thuốc, hồi ấy chỉ phân biệt được mùi vị khác nhau của các loại cây chứ không biết cây có tác dụng gì. Mẹ tôi chữa bệnh giỏi có tiếng trong vùng. Năm 1995 cụ mất, tôi theo nghề cụ tiếp tục lên núi hái thuốc, giúp đỡ những người khó khăn trong chuyện con cái”.
Ông Thảo phơi thuốc chữa vô sinh.
Cách bốc thuốc của ông cũng không giống với các thầy lang khác. “Không phải bệnh nhân nào cũng chữa theo một bài thuốc nhất định, trong số 15 loại cây thuốc thường dùng, tôi chỉ bốc khoảng 7 - 10 loại cho nữ, tùy từng thể trạng của người bệnh và chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt đối với nam, chỉ sử dụng 5 - 7 loại nhưng phải được sao lên trước khi uống” - ông Thảo cho biết.
Khi chúng tôi hỏi về công dụng và tên các cây thuốc ông sử dụng, ông Thảo vui vẻ chỉ dẫn: Các loại cây thuốc Nam sau khi hái về phải được rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô (với loại cây như cỏ xước, cỏ láo, pắy thì chỉ phơi chứ không băm). Bài thuốc của ông gồm 15 loại thảo dược khác nhau như: Pạc đương, gia dẻ, nhọ nồi, ích mẫu, pắy, đẻ meng, cỏ xước, cỏ láo... Mỗi thang thuốc khoảng 3kg, được trộn đều các loại thảo dược, phơi khô 3 nắng và giữ ẩm từ 25 - 30 độ.

Ông Thảo phơi thuốc chữa vô sinh.
Thắp sáng ngọn lửa hạnh phúc
Được thừa hưởng bài thuốc gia truyền chữa bệnh vô sinh nhưng ông Thảo không coi đó là nghề mưu sinh. Ông bộc bạch: “Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Thủy lợi ở Hà Tây (cũ), tôi công tác tại Phòng Thủy lợi huyện Ba Vì, thường xuyên phải đi công trình theo dự án. Chỉ những lúc nghỉ phép tôi mới cùng vợ lên núi Ba Vì hái thuốc”. Giờ nghỉ hưu, ông chuyên tâm vào việc bốc thuốc chữa vô sinh.
Ông Phạm Hữu Khánh - Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết: Tại các vùng núi có khá nhiều ông lang, bà mế chữa bệnh vô sinh. Về nguyên tắc, họ chưa đủ điều kiện hành nghề vì chưa được cấp giấy phép. Thời gian tới đây, Bộ Y tế sẽ tiến hành thống kê cụ thể để có biện pháp quản lý và bảo tồn những bài thuốc quý, đồng thời hướng dẫn các thầy lang đăng ký hành nghề. Trước mắt, ông Thảo có thể đến Sở Y tế Hà Nội nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề.
Theo sổ ghi chép của ông, 15 năm qua, ông đã chữa thành công cho hơn 200 trường hợp, bệnh nhân đến từ khắp nơi. Anh Hoàng Văn Chuẩn ở xã Minh Tân (Bảo Yên, Lào Cai), người đang bốc thuốc an thai tại nhà ông chia sẻ:
“Tôi lấy vợ hơn 1 năm mà chẳng thấy có tin vui, vợ chồng cũng xuống Hà Nội khám nhưng chưa ra bệnh. Nghe danh bác Thảo, tôi xin được bốc thuốc về uống. Vợ chồng tôi uống hết 15 ấm thuốc thì vợ tôi có bầu”.
Anh Chuẩn cho biết, thuốc bán với giá 30.000 đồng/ấm, uống 15 ấm trong vòng 1 tháng, mất chưa tới 500.000 đồng.
Ông Bạch Hồng Nam - Phó Chủ tịch HĐND xã Ba Trại cho biết: “Xã Ba Trại có nghề bốc thuốc Nam đã nhiều năm. Trước kia những bài thuốc chỉ để dùng trong gia đình và giúp đỡ bà con trong thôn xóm. Dần dần, công dụng của những bài thuốc lan truyền, người ở xa cũng đến xin bốc thuốc, trong đó có bài thuốc của ông Thảo”.
Cũng theo ông Mai, ở nông thôn, người phụ nữ mà vô sinh thì cuộc sống rất bi đát, thường bị gia đình chồng ruồng bỏ. Bởi vậy, bài thuốc của ông Thảo đã giúp giữ lửa cho hàng trăm gia đình...

Ngô Xuân (Dân Việt) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét