Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Tin ngày 23/1/2013 - Bình luận về Quyền Bính của Huy Đức

  • Tổ chức Lao động Quốc tế báo động về nạn thất nghiệp (RFI) - Vào năm 2013 này, thế giới sẽ có 202 triệu người thất nghiệp. Đây là con số mà Tổ chức Lao Động Quốc tế của Liên Hiệp Quốc OIT vừa nêu bật trong bản báo báo cáo thuờng niên vừa công bố, vào được nhật báo Pháp Le Figaro ngày 22/01/2013 phân tích .
  • Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lại kêu gọi chống tham nhũng ở mọi cấp (RFI) - Ngày hôm nay, 22/03/2013, phát biểu tại Ban Thanh tra Kỷ luật trung ương, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình lại đưa ra cam kết là cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ được tiến hành ở mọi cấp, từ cán bộ cấp thấp cho đến lãnh đạo cấp cao. Ông ví von là cần phải đập chết « cả ruồi cũng như hổ ».
  • Pháp - Đức kỷ niệm 50 năm hòa giải khi quan hệ song phương gặp nhiều bất đồng (RFI) - Vào hôm nay, 22/01/2013, Tổng thống Pháp François Hollande đã đích thân qua Berlin để cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp ước Elysée, đánh dấu tiến trình hòa giải lịch sử giữa hai nước cựu thù. Theo các nhà quan sát, lễ kỷ niệm được tổ chức rất long trọng, như để tạm xóa đi một số bất đồng trong quan hệ song phương.
  • Gia đình lãnh đạo công đoàn bị ám sát đòi Phnompenh thả 2 người bị án oan (RFI) - Gia đình một lãnh đạo công đoàn nổi tiếng tại Cam Bốt bị ám sát cách nay gần 10 năm đã lên tiếng vào hôm nay 22/01/2013 để yêu cầu chính quyền trả tự do cho hai người đã bị kết án 20 năm tù trong vụ này. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, những người này chỉ là « vật tế thần », bị kết tội oan ức.
  • Đức Giáo hoàng tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (RFI) - Theo hãng tin AFP, hôm nay, 22/01/2013, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một cử chỉ nhằm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ giữa Tòa Thánh với chế độ Hà Nội.
  • Kinh tế Nhà nước và đất đai: Mâu thuẫn giữa cương lĩnh Đảng và dự thảo Hiến pháp (RFI) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, do Quốc hội Việt Nam đề xuất, đã được công bố từ hơn hai tuần nay, để lấy ý kiến nhân dân từ đây cho đến cuối tháng 3/2013. Một điểm trong văn bản dự thảo Hiến pháp, được nhiều nhà phân tích ghi nhận, là sự từ bỏ nguyên tắc « kinh tế nhà nước là chủ đạo », chỗ dựa cho nạn tham nhũng. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, tiến bộ nhất định này không che lấp được « một bước lùi nghiêm trọng », với việc « hợp hiến hóa » quyền « thu hồi » đất đai của Nhà nước.
  • Tin mới nhất về vụ con tin Algeri: 37 người ngoại quốc bị hạ sát (RFI) - Trong một cuộc họp báo hôm qua, 21/01/2013, thủ tướng Algeri Abdelmalek Sellal thông báo là trong vụ bắt con vừa qua tại cơ sở khí In-Amenas, đã có 37 người ngoại quốc bị hạ sát, đa số là bị bắn vào đầu. Nhưng đây cũng chỉ là thống kê tạm thời, vì còn 5 người ngoại quốc vẫn bị xem là mất tích.
  • Tranh chấp Biển Đông : Philippines điệu Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc (RFI) - Trong một cuộc họp báo vào hôm nay, 22/01/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết là nước ông đã khiếu nại trước một tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Các yêu sách của Bắc Kinh đã phạm vào các vùng mà Manila tuyên bố chủ quyền. Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã được thông báo về sự kiện này.
  • Thủ tướng Nhật cử đặc phái viên sang Bắc Kinh thúc đẩy đối thoại (RFI) - Ngày hôm nay, 22/03/2013, Tokyo cử một đặc phái viên sang Bắc Kinh để chuyển một bức thư của thủ tướng Shinzo Abe gửi lãnh đạo Trung Quốc. Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông.
  • Dân Trung Quốc chỉ trích việc kiểm duyệt phim James Bond (RFI) - Theo hãng tin AFP, hôm nay, 22/1/2013, trên mạng Internet, nhiều người dân Trung Quốc đã chỉ trích việc chính quyền cắt xén một số đoạn trong bộ phim James Bond mới nhất « Skyfall », vừa ra mắt khán giả tại Trung Quốc, thị trường phim ảnh đứng hàng thứ hai thế giới.
  • Mười lăm năm Mai Thảo (VOA) - Sáng nay khi trở dậy, đứng nhìn ra ngoài cửa kính, tôi không thấy gì cả. Không trùng trùng núi tuyết
  • Mỹ: Số nhà bán giảm trong tháng 12 (VOA) - Theo kết quả thăm dò của Viện Gallup lòng tin đã cải thiện trong vài tuần qua, sau khi giảm sút giữa những lo ngại về tranh cãi chính trị ở Washington
  • Cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor kháng án (VOA) - Ông Taylor bị kết án 50 năm tù vì các hành vi khủng bố, giết người, hãm hiếp và tuyển dụng lính trẻ em trong suốt cuộc nội chiến kéo dài một thập kỷ ở Sierra Leone.
  • 20 tuổi là triệu phú Mỹ kim (BBC) - Báo Việt Nam đưa tin cô Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, 21 tuổi, sở hữu ít nhất hai triệu đôla tiền cổ phiếu công ty REE.
  • Triển lãm tranh Manet (BBC) - Hàn Lâm viện Hoàng gia tại Anh chuẩn bị có triển lãm lớn đầu tiên của danh họa Pháp Edouard Manet.
  • Hoàng tử Harry nơi chiến trường (BBC) - Hoàng tử Harry nói về thời gian 5 tháng đánh nhau với phe Taleban ở Afghanistan trong vai trò phi công lái trực thăng Apache.
  • 'Chiếm Hoàng Sa, Mỹ đồng lõa' (BBC) - Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ có hành vi 'đồng lõa' với Trung Quốc khi Hoàng Sa bị cưỡng chiếm ngay sau Hiệp định Paris.
  • Tâm sự của một Đảng viên (BBC) - Một người Việt sống ở Đức kêu gọi Bộ Chính trị tự sửa mình và chỉnh đốn Đảng, nếu không sẽ 'có tội với lịch sử của dân tộc'.
  • Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế (BaoMoi) - ANTĐ - Philippines ngày 22-1 thông báo, chính phủ nước này đã quyết định chính thức kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế vì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông trong đó có lãnh hải của Philippines.
  • Trung - Nhật: "Hằm hè" không chiến (BaoMoi) - Khi máy bay chiến đấu Trung Quốc và Nhật Bản lần đầu chạm trán trên bầu trời vùng tranh chấp ở Biển Hoa Đông hồi đầu tháng này, Nhật Bản đã nhanh chóng tuyên bố quyền được bắn vào chiến đấu cơ Trung Quốc. Bắc Kinh đã phản ứng một cách đầy giận dữ với tuyên bố này bằng lời cảnh báo sẽ không để Tokyo bắn đến phát đạn thứ hai.
  • Trung Quốc phản ứng việc Philippines đưa ra tòa LHQ (BaoMoi) - Trung Quốc đã có phản ứng đầu tiên sau quyết định của Philippines đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc tại Biển Đông ra Tòa án Trọng tài của Liên hợp quốc (LHQ).
  • Trung Quốc sẽ tăng tuần tra ở Biển Đông trong 2013 (BaoMoi) - Mạng Tin tức Trung Quốc ngày 22/1 cho biết trong năm 2013, Tổng đội Hải giám Nam Hải của Trung Quốc sẽ "tích cực tăng cường tuần tra biển đảo ở Biển Đông," một diễn biến tiếp tục gây lo ngại cho các quốc gia láng giềng.
  • Hạm đội Nam Hải tập trận rải ngư lôi (BaoMoi) - Ngày 22.1, Tân Hoa xã đưa tin đội tàu ngầm thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vừa tuần tra ở biển Đông và diễn tập rải ngư lôi phong tỏa một tuyến đường biển. Giới chức không nói rõ thời gian, địa điểm mà chỉ cho biết cuộc tập trận diễn ra “ở vùng biển xa vào tháng chạp giáp tết âm lịch”. Một sĩ quan chỉ huy cũng tiết lộ tàu ngầm đã lặn xuống 200 m và khẳng định với độ sâu này, nó sẽ không bị vệ tinh của đối phương phát hiện.
  • Vợ chồng và game (BaoMoi) - Ông bà có câu “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, nhưng trong thời buổi kỹ thuật số phát triển rần rần thì câu nói xưa có thêm một nhánh cải biên “thuận vợ thuận chồng on lai gêm (online game) bất tận”.
  • Thế giới 24h: "Đường 9 đoạn là phi pháp" (BaoMoi) - Philippines tuyên bố đã đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án quốc tế; Thủ tướng Nhật gửi thư tay cho Tổng bí thư Trung Quốc... là các tin nóng trong ngày.
  • Nhật không thỏa hiệp với Trung Quốc (BaoMoi) - Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch Đảng New Komeito, đã được cử đến Bắc Kinh để tìm giải pháp làm giảm sự căng thẳng vấn đề quần đảo Senkaku
  • Philippines kiện Trung Quốc, Nhật đấu dịu (BaoMoi) - (ĐVO) - Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa án quốc tế, giới học giả diều hâu Trung Quốc lại hiến kế "giết gà dọa khỉ"...là tin tức thời sự chính ngày 22/1.
  • Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về Biển Đông (BaoMoi) - Theo các hãng tin nước ngoài, Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario ngày 22/1 thông báo Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lên Tòa án quốc tế theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982.
  • Trung Quốc e ngại đòn "ra tòa" của Philippines? (BaoMoi) - Ngay sau khi Philippines tuyên bố đưa cuộc tranh chấp giữa họ với Trung Quốc ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế, Trung Quốc đã nhanh chóng có phản ứng, tiếp tục đòi xử lý những cuộc tranh chấp kiểu này trên cơ sở song phương.
  • Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án LHQ (BaoMoi) - TPO - Trong một động thái bất ngờ, Philippines tuyên bố sẽ đệ trình tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án Liên hợp quốc.
    Philippines và Trung Quốc đang rất căng thẳng trong vấn đề tranh chấp biển đảo.
  • Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa quốc tế (BaoMoi) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định sẽ đưa vấn đề Trung Quốc đòi chủ quyền gần như bao trọn Biển Đông, trong đó có khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền, lên một tòa án thuộc Liên Hiệp Quốc.
  • Philippines chính thức kiện Trung Quốc tại Tòa án quốc tế (BaoMoi) - (Petrotimes) – Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, hôm nay (22/1), Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh để thông báo rằng Manila đã chính thức kiện Trung Quốc tại một tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông – động thái mà Bắc Kinh luôn phản đối.
  • Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế (BaoMoi) - (TNO) Philippines đã đưa tranh chấp chủ quyền tại biển Đông với Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc, theo Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vào hôm nay, 22.1.
  • Philippines “đưa biển Đông ra tòa án LHQ” (BaoMoi) - (NLĐO) - Tuyên bố đã “dốc hầu như mọi nỗ lực chính trị và ngoại giao” với Trung Quốc, Philippines sẽ đưa tranh chấp chủ quyền tại biển Đông ra tòa án của Liên Hiệp Quốc.
  • Philippines đưa tranh chấp ở Biển Đông lên tòa LHQ (BaoMoi) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết nước này đã đưa vấn đề Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như bao trọn Biển Đông, gồm cả khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền, lên tòa án Liên hợp quốc.
  • Mỹ lo sợ chiến tranh Trung-Nhật bùng phát? (BaoMoi) - Trang web Japan Today cho biết mới đây, Chính phủ Mỹ đã phát đi tín hiệu cảnh cáo đối với Chính phủ Nhật Bản, yêu cầu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không được bắn pháo hiệu nhằm vào các máy bay Trung Quốc bay ở vùng trời gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
  • TQ sẵn sàng kế hoạch đánh chìm tàu Mỹ (BaoMoi) - Tờ Business Insider (Mỹ) hôm 21/1 đưa tin, trong khi Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật nếu xảy ra xung đột xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã lặng lẽ lên kế hoạch đối phó với Washington.
  • Trung Quốc sẵn sàng đánh chìm mọi hạm đội của Mỹ (BaoMoi) - Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu Trung Quốc hành động giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đáp trả bằng một kế hoạch đánh chìm tàu sân bay của Mỹ.
  • Truyền thông mải sốc sex sến, lơ là biển Đông (BaoMoi) - Một nhà bình luận có tên là William M. Esposo thuộc tờ The Philippine Star của Philippines hôm qua (21.1) đã có bài viết trong đó chỉ trích các mạng lưới truyền thông nước này lơ là những vấn đề thời sự nóng bỏng.
Bản tin tiếng Anh


  • Island issue sinks China-Japan tourism (Washington Post) - As the annual travel peak approaches, Chinese-Japanese tourism remains near rock bottom, and industry insiders say they expect no speedy recovery because of the Diaoyu Islands dispute.
  • Software gives travelers advantage (Washington Post) - Software companies have denied reports of a government ban on Web browsers that allow users to cut ahead of others when buying train tickets online.
  • Internet users spur 3C sales (Washington Post) - Online channels continued to power sales of computers, consumer electronics and communications devices in China.
  • Sales boosting measures taken for Spring Festival (Washington Post) - Retailers all around the country rushed to take many kinds of sales boosting measures to attract shoppers on the occasion of Chinese Spring Festival that falls on Feb 10 this year.
  • Lenovo expands into TV (Washington Post) - Lenovo is in the final stage of negotiating with the Japan's Sharp Corp about buying the plant that produces liquid-crystal-display TV in East China.
  • Fast-food supplier cleared of 'sick' chickens (Washington Post) - One of China's largest suppliers of meat accused of selling sick chickens to multiple fast- food chains including KFC has been cleared of wrongdoing based on preliminary investigations by local food safety officials.
  • China set to lead smartphone market in 2013 (Washington Post) - China will cement its lead as the world's largest smartphone market in 2013 as the nation is expected to sell 240 million smartphones, nearly one-third of global shipments, industry analysis firm Canalys said.
  • Sanitation workers win pay raise after protest (Washington Post) - Sanitation workers' salaries will be increased by 10 percent this year in Guangzhou, the capital of South China's Guangdong province, following recent protests demanding higher pay.
  • Homecoming migrants struggle for tickets (Washington Post) - Wang Yougong was exhausted after getting up at dawn for five days having to wait in long queues only to be told that all train tickets to his hometown had been sold out.
  • A limitless musical language (Washington Post) - As the concert drew to an end, Chen Xiaoyong sighed with relief. An acclaimed composer based in Germany, his expectations of Beijing audiences were not high.
  • Free laba porridge at Lama Temple (Washington Post) - People enjoy free rice porridge at Lama Temple, Beijing, on Jan 19, 2013. The Lama Temple is a Tibetan Buddhist temple, which has a tradition of serving free laba rice porridge on the eighth day of December on the Chinese lunar calendar. It is a tradition in China to eat porridge on this day. The main ingredients are rice and sticky rice; people also add sugar, red dates, lotus seeds, walnuts, chestnuts, almonds, longans, hazelnuts, raisins, red beans, peanuts, and other foods to make the porridge special.
  • Beijing covered in snow (Washington Post) - Snowfall has relieved the air pollution but affected the local traffic in Beijing.
  • Pollution, traffic hot topics for advisers (Washington Post) - Air pollution and traffic congestion are likely to top the agenda when Beijing's lawmakers and political advisers gather for their annual meetings this week.
  • Political sessions try to cure 'Beijing cough' (Washington Post) - For lawmakers and political advisors at the ongoing annual sessions in Beijign, the city's new association with the "Beijing cough" is far less welcome than its fame for roast duck and opera.
  • US sends wrong signal over islands issue (Washington Post) - US Secretary of State Hillary Clinton on Friday claimed that the Diaoyu Islands were under the administrative authority of Japan, and therefore the US-Japan Security Treaty applies to it.
  • Sun Yang, Ye Shiwen named Sports Personality of Year (Washington Post) - Chinese swimmers became the biggest winners of the 2012 CCTV (China Central Television) Sports Personality Awarding Ceremony as star swimmers Sun Yang and Ye Shiwen won the Best Athlete Awards at the National Stadium here on Saturday.
  • Index shows wealth gap at alarming level (Washington Post) - The Gini coefficient, an index that monitors the gap between the rich and poor has reached what experts consider an alarming level in China.

 Chủ tịch Châu Âu nhắc Tổng bí thư Việt Nam về vụ xử blogger

Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu mới lên tiếng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong các buổi tiếp xúc với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Brussels, Bỉ.
Bà Maja Kocijancic, nữ phát ngôn viên của người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton, đã cho VOA Việt Ngữ biết như vậy về chuyến công du châu Âu của ông Trọng mà bà coi là ‘rất quan trọng’.
Bà Kocijancic cũng cho hay rằng Tổng bí thư Việt Nam đã gặp hầu như tất cả các nhân vật quan trọng nhất của EU, và hai bên đã bày tỏ cam kết tăng cường quan hệ.
Bà Kocijancic nói: "Đôi bên cam kết mở rộng và tăng cường quan hệ giữa EU và Việt Nam trên cơ sở các thỏa hiệp về đối tác và hợp tác cũng như thỏa thuận về thương mại tự do trong tương lai."

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy.
Cả hai vị chủ tịch của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu đều nêu lên vấn đề này. Cụ thể, họ đã nêu lên trường hợp các blogger mới đây bị tuyên các án tù dài hạn trong tháng trước, mà EU cũng đã ra tuyên bố công khai...- Phát ngôn viên Maja Kocijancic.
Ông Trọng tới Liên hiệp châu Âu theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy khi ông tới thăm Việt Nam hồi cuối tháng Mười năm 2012.
Theo nữ phát ngôn viên Kocijancic, ngoài việc trao đổi các vấn đề kinh tế, hai bên cũng thảo luận các vấn đề còn khác biệt mà Liên hiệp châu Âu vẫn còn quan ngại, và nhân quyền là một trong các vấn đề lớn nằm trong chương trình nghị sự.
Bà Kocijancic nói: "Cả hai vị chủ tịch của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu đều nêu lên vấn đề này. Cụ thể, họ đã nêu lên trường hợp các blogger mới đây bị tuyên các án tù dài hạn trong tháng trước, mà EU cũng đã ra tuyên bố công khai."
Việt Nam mới đây đã kết án 14 người Công giáo và Tin lành được cho là các nhà hoạt động và các blogger ôn hòa.
Phát ngôn viên Maja Kocijancic.
​​Được biết, tháp tùng ông Trọng trong chuyến công du châu Âu từ ngày 17 tới 24/1 còn có một phái đoàn hùng hậu bao gồm nhiều giới chức cấp cao trong Đảng.
Ngoài EU ở Bỉ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam còn tới Italia và Anh.
Tin cho hay, đây là lần đầu tiên ông Trọng tới Tây Âu trên cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bà Kocijancic cho biết nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa EU và Việt Nam nên phía châu Âu sẽ ‘nhất quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này’.
Bà Kocijancic nói: "Chúng tôi ủng hộ việc thúc đẩy nhân quyền và pháp quyền ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng đó là các lực đẩy quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Chúng tôi tin rằng việc đạt tiến bộ trong các vấn đề này là điều quan trọng. Việt Nam và EU đã thiết lập và tiến hành hai vòng đối thoại về nhân quyền trong năm ngoái.  Vấn đề này cũng là một phần không thể tách rời trong mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên."
Đó cũng chính là những điều Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã nhấn mạnh trong cuộc họp báo với Chủ tịch Trương Tấn Sang khi ông thăm Việt Nam hồi cuối năm 2012.
Tin cho hay, hôm 22/1, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng tại Vatican.
Cuộc gặp này được coi là một động thái gây ngạc nhiên vì Đức Giáo hoàng thường tiếp nguyên thủ quốc gia, thay vì một người đứng đầu một đảng phái chính trị. Ngoài ra,Việt Nam và Vatican chưa thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ.    
(VOA)

Đối thoại nhân quyền với ai ở VN?

Để cuộc đối thoại về tự do và nhân quyền với Việt Nam có hiệu quả, cộng đồng quốc tế cần chuyển từ cuộc thảo luận liên tục và ít hiệu lực với chính quyền sang các nhóm dân sự, theo ý kiến của một nhà nghiên cứu người Úc.
Thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam liên tục chịu nhiều cáo buộc từ các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gia tăng đàn áp tiếng nói bất đồng chính kiến.
Tiêu biểu trong này đó là phiên xử 14 giáo dân hôm 9/1 và việc bắt giam luật sư Lê Quốc Quân hồi cuối năm ngoái.
Trang World Politics Review (WPR) hôm 21/1/2013 có bài phỏng vấn với giáo sư Bấm Adam Fforde, chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Victoria, tác giả cuốn "Vietnamese State Industry" và "Political Economy of Commercial Renaissance: Dragon's tooth or curate's egg?",về vấn đề nhân quyền tại nước này.

Human Right Watch cho rằng bản tuyên án với 14 giáo dân hồi 9/1 là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng
'Hai khía cạnh'
Ông Adam Fforde cho rằng quyền tự do công dân của Việt Nam có "hai khía cạnh rất khác nhau".
"Một mặt, kể từ thời Đổi Mới những năm 1980, người Việt Nam, về cơ bản có thể nghĩ những gì họ muốn, có thể du lịch ra nước ngoài, có thể ít hoặc nhiều nói những gì họ muốn trong một 'không gian riêng tư", ông nói.
"Người Việt Nam có thêm khả năng tiếp cận với những dữ liệu về lịch sử đất nước, một số trong đó lột tả cả những mặt xấu của Đảng Cộng sản đang cầm quyền."
Tuy nhiên mặt còn lại, theo vị giáo sư người Úc, lại là một thế giới hoàn toàn khác.
"Mạng lưới an ninh, một bộ máy quan liêu được tổ chức tinh vi có nguồn gốc từ thời Chiến Tranh Lạnh có trong tay cả một danh sách những người với hoạt động mà họ gọi là 'chống chính quyền', tội có thể dẫn đến những vụ bắt bớ, những cáo trạng và hình phạt."
"Thế nên nếu bạn là một người Việt Nam và có thể tránh khỏi radar của mạng lưới an ninh, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống khá tự do."
"Tuy nhiên danh sách này nhắm cả đến những động thái chính trị công khai dám thách thức chính quyền."
Quan điểm sai?
Trả lời câu hỏi của WPR về tầm ảnh hưởng của Mỹ cũng như các tổ chức quốc tế khác trong việc cải cách về nhân quyền tại Việt Nam, Fforde cho rằng "quan điểm của cộng đồng quốc tế về Việt Nam bắt nguồn từ góc nhìn dễ hiểu nhưng cũng dễ gây nghi vấn."
Quan điểm đó, theo ông, xuất nguồn từ góc nhìn cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là "một thể nhất quán trong việc hoạch định chính sách và đường lối chính trị - hay nói cách khác, là vua."
Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, một số khác lại cho rằng dù tiếng nói của người dân là cần thiết cho công cuộc cải cách, việc ủng hộ chính quyền là điều phải làm để đảm bảo quyền lợi đất nước.
Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy.
"Nhiều người Việt Nam đang chứng kiến điều ngược lại, họ cho rằng Đảng đã mất hết khả năng lãnh đạo," Fforde nói.
"Bằng chứng được đưa ra, đó là việc chính quyền thiếu khả năng cải cách những khu vực cơ bản như giáo dục, y tế hay phòng chống tham nhũng."
Để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, theo ông Fforde, cộng đồng quốc tế cần phải "tách dần ra khỏi cách thức đối thoại lâu nay với chính quyền và hệ thống của nó, và thay vào đó bằng việc đối thoại với các tổ chức dân sự của Việt Nam, vốn đã khá trưởng thành ở nhiều mặt, thậm chí được tổ chức một cách công khai và chính thức."

Có những ý kiến quốc tế cho rằng quan điểm chính trị chính thống ở Việt Nam không đổi gì từ mấy năm qua
"Chọn quay lưng đi"

Tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang ngày một xấu đi, theo đánh giá của các tổ chức theo dõi nhân quyền.
Hồi ngày 9/1, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyến án tù nhiều năm cho 14 bị cáo theo Công giáo và Tin Lành vì tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Adam Fforde cho rằng điều này thể hiện quan điểm chính trị của Việt Nam vẫn không thay đổi nhiều.
"Bất chấp những bằng chứng thuyết phục cho thấy sự thay đổi là cần thiết để đảm bảo sự trường tồn chính trị, bộ máy điều hành vẫn chọn cách quay lưng đi," ông nói.
Ngay sau khi bản án được tuyên, Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ 'vô cùng quan ngại'.
"Những bản án này, cùng với việc bắt giữ luật sư hoạt động vì nhân quyền kiêm blogger Lê Quốc Quân kể từ ngày 27/12/2012, và việc giữ nguyên án tù đối với các blogger Nguyễn Văn Hải (còn gọi là Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải cho thấy phần nào của một xu hướng đáng lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam," bản thông cáo viết.
Sứ quán Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam 'trả tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức'.
Từ Bangkok, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, cũng đã lên tiếng ngay sau khi tòa có phán quyết.
“Tất cả những bị cáo này đều bị bỏ tù vì đã thực hiện quyền của mình với những hoạt động mà lẽ ra không nên được xem là tội phạm. Thật là bất bình khi chính quyền nhắm vào các hoạt động tình nguyện của Hồ Đức Hòa giúp đỡ người nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng như là bằng chứng cho ý định lật đổ chính quyền,” ông Robertson nói trong một thông cáo.
“Những cáo buộc hình sự này hoàn toàn xa rời thực tế và chỉ càng phác họa sự thiếu khoan dung của chính quyền đối với những người bày tỏ ý kiến khác với ý kiến chính thống,” ông nói thêm.
(BBC)

Đồng chí X: Tao quyết tâm... phá đấy (!?)

Xứng đáng là chiến sĩ thi đua "làm nghèo đất nước, làm khổ dân"
Kể từ khi hội nghị TW 6 kết thúc cho đến nay, người ta thấy đồng chí X vẫn vênh vang cười tươi như hoa nở và nói năng trôi chảy, như không hề có chuyện gì xảy ra, cứ như thể đồng chí vẫn trong sách không hề mắc khuyết điểm gì - đấy là người ta nói ai chứ không phải đồng chí!
Thực vậy, thông qua những bức hình trên báo, trên tivi... chẳng thấy đồng chí X có biểu hiện gì gọi là ưu tư suy nghĩ, khiến cho ngoài những đồng chí "cùng cạ" với đồng chí X, thì... toàn dân đều căm ghét, phỉ nhổ đồng chí X. Ở khắp chợ cùng quê, từ vỉa hè, quán cóc, cho tới bên bàn cỗ đám cưới, đám ma... đâu đâu cũng thấy bàn dân thiên hạ ca thán, qui tội cho đồng chí X, vì đồng chí mà đời sống ngày một khó khăn và nhất trí bầu cho đồng chí X là "Chiến sĩ thi đua" vì có thành tích "làm nghèo đất nước, làm khổ dân" chứ không chỉ riêng nghệ sĩ Kim Chi bầu cho đồng chí X. Đúng vậy! Vì đồng chí X mà không một người nào, một gia đình nào cho đến hiện tại không gặp khó khăn. (Bản thân tôi cũng vậy, nên cũng thấy ghét cay ghét đắng, không muốn nhìn thấy mặt đồng chí X trên tivi, báo đài). Thế còn đồng chí X thì sao? Chúng ta hãy xem đồng chí tự phê bình và khắc phục khuyết điểm ra sao nhé!
Đồng chí X vẫn kiên định, thể hiện bản lĩnh vững vàng
Thật vậy! Bản lĩnh của đồng chí X được thể hiện qua phiên chất vấn thủ tướng hôm 14/11/2012. Sau khi trình bày các giải pháp có tính vĩ mô, nào là tái cơ cấu nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô v.v... và v.v... đồng chí X hùng biện cứ trôi như cháo chảy. Nhưng nếu ai để ý sẽ thấy lời đồng chí nói cứ như thày chùa quốc doanh tụng kinh theo bài thuộc lòng đã ghi sẵn, chứ thực tâm đồng chí X cũng chẳng hiểu cái con... tự do gì về kinh tế vi mô với lại vĩ mô.
Nhưng điều làm cho thiên hạ sửng sờ nhất khi trả lời ông nghị Dương Trung Quốc. Đồng chí X đã chơi nước cờ quá cao tay, làm cho đảng thất kinh, khi đồng chí lấy đảng ra làm bình phong che đỡ, làm cho đảng trở tay không kịp, buộc phải nhậm bồ hòn che chắn. Thậm chí đồng chí X còn lấy việc phục vụ đảng từ lúc đúng 12 tuổi (17/11/1949-17/11/1961) kể công để kiên định đi theo và làm theo sự phân công của đảng đến hơi thở cuối cùng. Ấy là bản lĩnh hành động thứ nhất.
Và mới đây, trong buổi làm việc với các "quả đấm thép"đồng chí X, vẫn một mực kiên định, nhìn nhận một cách "khách quan". Sau khi "... khẳng định vai trò nòng cốt của các anh cả đỏ trong nền kinh tế. Với hàng loạt thành tựu của năm qua như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện các công trình dự án trọng điểm quốc gia...", đồng chí X cho rằng các quả đấm thép "đóng góp lớn vào thành tựu chung". Đồng chí X còn mạnh mồm tuyên bố "Đây là thực tế không ai phủ nhận" và nhấn mạnh “Tôi đánh giá cao các thành tựu và mong các đồng chí tiếp tục phát huy, chúng ta kiên định theo định hướng của đảng. Kết luận mới đây của Hội nghị TƯ 6 cũng khẳng định vai trò của các DNNN".
Thật là hết thuốc chữa! Một người trong cuộc mà dám mở mồm nói là "đánh giá, nhìn nhận khách quan" thì quả là đồng chí X đã nhìn nhận quá rõ khuyết điểm bản thân, để phê bình và tự phê bình.
Mà giời ạ! Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới nay, tôi chưa thấy ông bà doanh nghiệp nào, một năm chăn nuôi, do không biết cách nuôi, lợn gà bị chết gần hết, thua lỗ trắng tay mà vẫn nói là ổn định kinh tế, vẫn nói cho vợ con ăn ngon mặc đẹp, vẫn nói làm được quả nhà 5 tầng to đùng vật vã. Có lẽ chỉ thấy có đồng chí X là người dám coi giời bằng vung mới nói vung như vây.
Không những vô tư khách quan như vậy đồng chí X còn nên dây cót cho các đồng chí quả đấm thép: "Chuyên gia, nhân dân góp ý phê phán thì ta lắng nghe". Nhưng "không thể để tác động này khác của dư luận làm chúng ta dao động". Qua hành vi được thể hiện như trên, chứng tỏ quyết tâm của đồng chí X được ghi trong bộ luật hình sự là cực kỳ ngoan cố.
Cuối cùng là quyết tâm đến mức ngoan cố của đồng chí X lại được khẳng định, bởi trước những thông tin do báo chí lề đảng, thi nhau đăng tải ầm ỉ việc dư luận trông chờ và hy vọng ông "Bao Công" Thanh, ra kinh đô nhậm chức, ngồi vào chiếc ghế nóng để tiêu diệt bầy sâu, cũng như việc ông tân trưởng ban nội chính, hơi bị nhiệt tình đã thẳng thừng tuyên bố, sẽ nhằm vào hệ thống ngân hàng kiểm tra, nếu phát hiện "vị nào sai phạm là hốt liền, không nói nhiều" đã khiến cho đồng chí X và bộ sậu của đồng chí X là những con cá mập ngân hàng, không thể nào không lo lắng, bởi ngân hàng là lãnh địa hốt bạc của đồng chí, nếu bị phanh phui ra hết thì...
Bởi vậy, sau khi có cuộc họp báo của thanh tra chính phủ, với chiêu lấp lửng đóng dấu "mật" nhằm "rung cây dọa khỉ", rồi sai đệ tử bắn tin cho ông tân trưởng ban, "Mày không động đến tao, thì tao không động đến mày", hy vọng có sự thỏa hiệp ngầm trước khi ông ra Hà Nội.
Chỉ chờ có vậy, như tiếng ếch sau cơn mưa rào, báo chí cách mạng đua nhau ộp oạp. Thật kỳ lạ và buồn thay cho báo chí nước nhà. Khi cái gậy chỉ huy vung lên thì đồng thanh tuân chỉ ca bài "Chúng tôi là Robot của đảng". Làm dư luận lại được phen giật đùng đùng, trước sự kiện đồng chí X đã cho cái công cụ "thanh kiu" (Thanh Kill) công bố trên báo "lề đảng" tài liệu "mật" về cái gọi là kết luận thanh tra TP Đà Nẵng, làm thất thoát cho "ngân sách" những 3.434 tỉ VND. Mở màn cho cuộc chiến với ông tân trưởng ban nội chính
Nhưng lạ thay! Chỉ sau có một ngày, khi cái gậy hạ xuống, thì lại thấy báo "đảng doanh" im re và nhanh chóng gỡ bỏ những bài được đã đăng hôm trước. Có lẽ vì thấy phe địch phản pháo dữ dội ngay tức thì, có nguy cơ cuộc chiến lan rộng, nên tạm thời giương cờ trắng. Tài thật, y chang như Robot bị gỡ bỏ cục pin, hết nguồn nhiên liệu.
Khi đọc nội dung cái bản kết luận thanh tra, người ta thấy cái công cụ "thanh kiu" kia quá cùn, chứ không phải sắc bén như đồng chí X tưởng tượng, những người am hiểu thấy, mặc dù cố tình tìm lông bới vết, những kẻ tận tụy, coi "thanh kiu nặng hơn thanh tra" hết lòng tìm cách phục vụ đồng chí X. Với chiêu bài "thu hồi tiền thất thóat cho ngân sách nhà nước", cũng chỉ đưa ra những con số quẩn quanh, vớ vẩn, dựa vào số liệu lấy từ ngân hàng, do các con nợ nâng khống giá trị đất để được vay nhiều và chủ yếu muốn thu hồi tiền từ túi dân mà UBND Đà Nẵng đã trót dại giảm giá 10% cho dân, để trả cho nhà nước là chính. Với ý đồ và số liệu mơ hồ như vậy, mà họ lại chê Đà Nẵng là không có căn cứ, là tùy tiện và chứng cứ thiếu thuyết phục.
Các ông bà UB các tỉnh khi nhìn vào bản kết luận như vậy, chắc hẳn đều có suy nghĩ đồng chí X qui tội cho ông Đà Nẵng như vậy là không oan. Ai đời làm lợi cho dân, cho doanh nghiệp nhiều quá, làm thất thoát ngân sách lớn như vậy thì tội không tha là đúng.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, ông tân trưởng ban nội chính không phải là loại người sợ bóng vía đồng chí X, liền ngay sau đó, ông ta đã nã Rockét phản lại trúng mục tiêu, mở màn cho phần dạo đầu của cuộc chiến trên báo "lề đảng". Sau khi khẳng định TTCP đưa ra những kết luận không có căn cứ và việc giảm 10% tiền thuê và sử dụng đất, ông Văn Hữu Chiến chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, còn cho là có sự bất thường bởi công tác thanh tra CP đối với Đà Nẵng từ năm 2011, nhưng kết luận TT chỉ mới có cách đây 2 tháng.
Người ta những tưởng qua đợt kiểm điểm phê bình, tự phê bình của đảng và lời cảnh tỉnh của ông TBT là "Không xử lý phê bình một đồng chí UVBCT vì đồng chí đã thành khẩn nhận khuyết điểm và hứa sẽ cố gắng sửa chữa khuyết điểm và khắc phục những thiếu sót để hoàn thành tốt nhiệm vụ của đảng giao". Nhưng như mọi người đã thấy, không những đồng chí X không tỏ ra thành khẩn nhận khuyết điểm để ăn năn hối lỗi mà đồng chí tỏ ra coi thường thiên hạ, coi thường dân đã đành, mà đồng chí còn coi đảng chẳng là cái đinh gì!
Với những hành động kiên quyết, có quyết tâm cao như trên, chứng tỏ đồng chí X có thừa bản lĩnh, trước sau như một, vẫn kiên định lập trường nhất quán là tuân theo con đường của chủ nghĩa Marx, lạc quan tin tưởng vào quyền & tiền. Cho dù nước có nghèo, dân có khổ nhưng vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo và quyết tâm PHÁ. Thật là một tấm gương tuyệt vời, đáng để toàn đảng, toàn dân noi theo.
Kết luận: Qua những gì đồng chí X đã thể hiện, cho thấy đồng chí X là hiện thân như ông Boris Ensin đã nói "không thể cải tạo, mà phải phế bỏ" như chính cái đảng mà ông ta đang núp bóng.
Nhân vật tiêu biểu và ấn tượng nhất của năm
Hàng năm, để ăn theo với báo chí phương tây, báo chí nước nhà cũng bình bầu nhân vật ấn tượng nhất năm. Vậy mà năm nay thấy lờ tịt, im phăng phắc, không thấy có cuộc bình chọn rầm rộ nào diễn ra? Lý do gì chăng? Xin thưa chẳng có lý do gì, nếu bình bầu thì chắc chắn người sẽ được bàn dân thiên hạ bình chọn, nhân vật nổi bật nhất năm là đồng chí... Bởi những thành tích của đồng chí quá nổi bật, không một ứng viên nào nặng ký hơn đồng chí. Nên báo đảng có ba chục cái đầu, sáu mươi cái tay cũng không dám mó...
Như Hà
__________
* Tái bút:
Câu hỏi và cũng là ý kiến của tôi, là tại sao báo lề dân lại không thay báo lề đảng để tổ chức bầu chọn nhân vật của năm nhỉ? Phải chăng báo lề dân cũng e ngại đồng chí X.... Không biết mọi người như thế nào chứ riêng tôi, tôi sẽ bầu cả hai tay cho đồng chí X là nhân vật tiêu biểu của... lịch sử, chứ không phải nhân vật của năm. Bởi những thành tích của đồng chí quá ấn tượng, chưa có một ông thủ tướng nào lại có thành tích dồi dào như vậy. Đồng chí X xứng đáng được đi vào sử xanh bia đá như một tên tội đồ dân tộc. NH
(DLB)

Lú Bá Tư tam anh chiến Lữ Bố (3)

Mấy hôm nay, sau khi xong việc triều đình thì anh Ba vào phòng riêng lo đóng cửa luyện công. Trận đấu rung trời lỡ đất với song Anh vừa rồi tuy đã dành được thắng lợi nhưng anh biết trên người mình vẫn còn đó những nhược huyệt chết người rất khó khắc phục, đối phương cứ nhắm vào đó mà tộn liên tục thì khó thể nào chống đỡ.
Hồi mới lên tể tướng, anh Ba kế thừa môn " Cửu Thập công" và "Cửu Thập Nhất Công" của các vị tiền nhiệm, pha chế với Giáng Long Thập Bát Chưởng của ông tổ ăn mày Hồng Thất Công bên mẫu quốc, sáng tạo ra môn công phu "Thập Tam Thiết Tập Thủ" mà anh Ba cho là vô địch thiên hạ. Thập Tam Thiết Tập Thủ gồm 13 chiêu mà mỗi chiêu đánh ra là một quả đấm thép uy lực kinh hồn không thua kém gì Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Để cung cấp công lực cho Thập Tam Thiết TậpThủ, thì trên người anh Ba phải xây dựng hệ thống 13 huyệt đạo tương ứng, chuyên sản xuất ra thành công lực để chuyển qua các nắm đấm tấn công áp đảo đối phương mỗi khi lâm chiến. Thế nhưng sau một thời gian lên làm tể tướng, do triều đình hư hỏng làm anh Ba trở nên kiêu ngạo, không lo tập luyện, chỉ lo ăn chơi vô độ, phần lớn các huyệt đạo trong hệ thống Thập Tam Thiết Tập Thủ, dần dần bị thoái hóa biến thành nơi tiêu tán hết nội lực thay vì là nơi cung cấp nội lực. 13 yếu huyệt ấy biến thành 13 nhược huyệt trên người anh Ba, trong đó hai nhược huyệt Vina nằm hai bên lỗ rốn là lộ ra rõ nhất, ai nhìn vào cũng thấy. Ấy là do anh Ba tham ăn quá, bụng càng ngày càng phình to ra, lỗ rốn cùng hai huyệt đạo ấy cứ giương giương ra, không áo quần nào che đậy được.
Trong trận thư hùng vừa qua với song Anh, anh Ba bị đối phương tấn công liên tục vào hai tử huyệt lộ rõ nầy, nhưng Ba gian hùng, trong lúc giao đấu cứ tiện tay chụp đại vài thằng lâu la đệ tử đứng gần đó đưa vào che bụng để hứng đòn. Sau trận đấu, Ba chiến thắng, nhưng để lại chiến địa chừng vài chục xác chết của đám tiểu tốt.
Bây giờ thì không thể tiếp tục chủ quan ăn chơi nữa, mà thật ra ăn cũng quá no rồi, hết chỗ chứa rồi, phải ngưng ăn để tiêu hóa đồng thời phải lo tập luyện che chắn các tử huyệt lại thôi. Nhất là bây giờ có thêm anh Bá, chưa chi đã bóng gió lên tiếng nhắm đến các tử huyệt nầy nữa.
Đang ngồi nhìn vào vách để luyện công, anh Ba nghe có tiếng bước chân trầm trọng chạy vào. Không cần quay ra, Ba biết ngay đứa đệ tử nào của mình đang đi vào. Ba lên tiếng:
- Mày đánh thua quân thằng Bá đạo ấy rồi phải không?
Kẻ bước vào là đầu đảng lâu la vừa từ Hàn Giang thất trận bay về, vội thưa:
- Đức ngài đồng chí đoán việc như thần, kẻ hèn nầy bất tài nên...
- Ngươi đánh ra bao nhiêu thành công lực?
- Dạ y như lời dặn của đức ngài đồng chí, kẻ hèn nầy chỉ dùng có 3.400 tỉ thành công lực nên bọn chúng chống đỡ không mấy khó.
- Cho ngươi lui ra, về nghỉ ngơi và chờ lệnh.
Kẻ ấy vừa bước ra, thì một người từ trong bức màn cửa bên hông cũng bước vào. Y khấu đầu thưa:
- Kế sách của ngài đồng chí như thần. Gã ấy mới bị một đòn nhứ đã hoảng hốt la lên oai oái rồi sai quân làm bậy. Theo quy trình tổ chức, cách phản ứng của chúng là phạm tội chống lại triều đình.
Anh Ba đắc ý, tuy đang ngồi luyện công vẫn đưa tay lên vuốt cái cằm nhẵn thín nói:
- Thành công lực dành để tấn công vào tử huyệt của nó còn dư thừa, vẫn chưa cần đưa ra sử dụng mà nó đã bộc lộ sự hoảng hốt rồi. Ngươi đã ra lệnh bịt mồm không cho chân tay của nó la lối rồi chứ?
- Dạ thưa ngài đồng chí, em đã làm rồi.
- Bây giờ ngươi chuẩn bị bồi hắn vài đòn về tội chống lại triều đình để hắn phân tâm chống đỡ, một mặt nhứ nhứ ra cho hắn biết ta còn dư thừa thành công lực dành tiếp cho hắn các đòn về sau, để hắn mất tinh thần. Trong lúc hắn đang bị động và loay quay gỡ rối thì ta có thời giờ luyện công che chắn kỹ các huyệt đạo suy nhược của ta.
- Kế sách của ngài đồng chí như thần, em xin bái phục, bái bái phục. Ngài vừa hồng vừa chuyên, tài đức nhất thiên hạ...
Anh Ba đắc ý:
- 51 năm theo Giáo tu luyện võ nghệ và đạo đức, ta không tài đức nhất thiên hạ thì còn ai tài đức nữa. Khà, khà không tài đức sao lên đến tể tướng và còn có khi lên đến tổng thống nữa không biết chừng... Oái, oái, đau quá! Mấy cái huyệt đạo chết bầm nầy lại lên cơn làm cho ta đau. Thôi ngươi lui ra để ta tiếp tục luyện công.

Hê hê....
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Nguyễn Khánh Hưng – Mật mã “Bên Thắng Cuộc”

Danluan

Nguyễn Khánh Hưng
benthangcuoc12.jpg
Bên Thắng Cuộc đã tạo ra lịch sử khi sự xuất hiện của nó, đã giải mã một vấn đề quan trọng của lịch sử Việt Nam hiện đại: Nguyên nhân đưa đến một Việt Nam tương tàn của hôm nay!
Một cuốn sách không phải do một chính quyền hay một đảng phái chính trị đầu tư xuất bản, không phải là một tác phẩm hư cấu tưởng tượng, và nội dung không phải do chủ quan của tác giả tạo ra nhưng tại sao lại có rất nhiều người của cả hai phía Thắng cuộc lẫn Thua cuộc phản ứng một cách gay gắt, kịch liệt, và thù địch đến vậy?
Bên Thắng Cuộc chưa phải là một sách lịch sử, mà là ghi chép của một nhà báo về một số sự việc, sự kiện có hoặc không liên hệ với nhau nhưng đều có thật xảy ra từ năm 1975 đến nay. Một tác phẩm lịch sử của giai đoạn này chắc chắn phải là công trình của nhiều người, nhiều nhà khoa học, và với một khoản đầu tư nhất định về vật chất và thời gian, những điều kiện chỉ có thể chín muồi ở thì tương lai.
Cũng không phải là một tiểu thuyết vì không phải là một tác phẩm hư cấu hay tưởng tượng; những tình tiết, hiện tượng, sự kiện, và sự vật trong nội dung của cuốn sách này đều có thực, có nhân chứng, vật chứng, tư liệu, diễn ra trong những địa điểm, không gian, và thời gian được xác định.
Bên Thắng Cuộc được thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách báo chí, một sự ghi chép, tường thuật đơn thuần với mục đích cung cấp thông tin. Ở một góc độ nào đó, có thể nói cuốn sách này, về mặt kỹ thuật lẫn nghệ thuật, đã làm tối thiểu sự can thiệp chủ quan của tác giả vào nhận thức của người đọc. Chính bản thân của nội dung các sự kiện tác động trực tiếp tới suy nghĩ và nhận thức của người đọc.
Thế nhưng cuốn sách với những sự thật này đã gây nên một phản ứng “vô tiền khoáng hậu”, sôi động, và khắc nghiệt; vô cùng đặc biệt là từ cả hai phía, trong nước lẫn hải ngoại, quốc gia lẫn cộng sản …
Ngay sau những bài bình luận có tính khích lệ của các học giả và các cơ quan truyền thông tiếng Việt có uy tín ở hải ngoại (giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư Trần Hữu Dũng, Đài BBC, RFI, báo Người Việt), một loạt những phản ứng gay gắt và dữ dội qua các emails chuyền tay và chiến dịch vận động ồn ào của những “nhân vật cộng đồng” rất có tiếng tăm ở Orange county. Bên Thắng Cuộc đã được nhóm người này gán là “sản phẩm của Nghị quyết 36”, là kẻ thừa hành chính sách tuyên truyền cộng sản, thậm chí hình ảnh gương mặt của tác giả cũng được photoshop lại và được ghép với một cái tên xấu xí … theo cách các em teenages chơi khăm nhau trên mạng internet… Đài BBC, RFI, và báo Người Việt, những cơ sở báo đài tiếng Việt lớn nhất ở hải ngoại được cho là tiếng nói, là tay sai, là những kẻ bưng bô của cộng sản, vân vân … Hàng loạt những tờ báo chuyên quảng cáo tiệm phở của người Việt ở Mỹ đã chạy tít đậm trên các trang chính lên án Bên Thắng Cuộc bằng ngôn ngữ rất hình ảnh, đầy màu sắc, và trực tính của các tiểu thương chợ Đồng Xuân và Đông Ba …
Đỉnh điểm của phong trào chống Bên Thắng Cuộc là cuộc biểu tình đầy biểu tượng chống cộng trước trụ sở báo Người Việt ngày 19 tháng 1. Điều đặc biệt là gần như tất cả những người viết, và người đi biểu tình đều không đọc, hoặc chưa đọc đầy đủ cuốn sách này như chính những người cầm đầu chủ trương là tẩy chay, không đọc Bên Thắng Cuộc, một phương cách mà chính kẻ thù của họ là cộng sản luôn sử dụng!
Thế nhưng những hình thức chống Bên Thắng Cuộc của các nhân vật của Sài Gòn Nhỏ chỉ là chuyện nhỏ so với một chiến dịch bài bản, thiện nghệ, và đầy uy lực của chính quyền cộng sản trong nước. Đầu tiên là tờ báo Pháp Luật Tp HCM với lượng xuất bản gần 100 ngàn tờ mỗi tuần lên án Bên Thắng Cuộc là một cái nhìn thiên kiến về lịch sử, phủ nhận công lao của đảng Cộng Sản và ca ngợi kẻ thù của dân tộc! Tiếp theo, cơ quan ngôn luận của thành ủy tp HCM, báo Sài Gòn Giải Phóng đăng hai bài kết án tác giả Bên Thắng Cuộc phản bội lợi ích của đất nước, theo đuôi Đế Quốc Mỹ và tay sai … Rồi, của lực lượng Công An Việt Nam, tờ báo có lượng phát hành cao nhất nước với hơn 500 ngàn bản mỗi số đã tung ra loạt bài đấu tố tác giả Bên Thắng Cuộc thuộc hàng “phản động” bán rẻ tổ quốc và đồng đội … Tuổi Trẻ và hàng loạt các tờ báo mạng của hệ thống báo chí do Đảng Cộng Sản quản lý đã và đang tiếp tục đánh Bên Thắng Cuộc và tác giả của nó theo chiều hướng qui vào những vi phạm luật pháp của nhà nước mà kết luận chính thức đang phôi thai bởi nhận định của thứ trưởng bộ văn hoá thông tin Đỗ Quý Doãn rằng sẽ xem xét cuốn sách này dưới gốc độ của “nghị định 97”, tức cuốn sách nầy xem như là sản phẩm văn hóa tuyên truyền chống đối chế độ, một vi phạm hình sự đối với pháp luật Việt Nam, mở đường cho khả năng có thể truy tố tác giả của nó về tội phản quốc!
Thật kỳ lạ, Bên Thắng Cuộc đã bị kết án bởi cả phe chống cộng lẫn chính cộng sản!
Mấy ngày qua, đã có nhiều bài viết phân tích hiện tượng lạ lùng nói trên. Vũ Anh và Đồng Phụng Việt, hai tác giả thuộc Bên thua cuộc, bản thân và gia đình đã từng ở tù cộng sản và hiện đang sống ở hải ngoại đã nói lên những suy nghĩ xót xa cho thân phận người Việt. Người Việt hải ngoại đã tự mâu thuẫn với chính mình khi lên án, qui kết, và chụp mũ mà không phải dựa vào nội dung của cuốn sách nhưng là gốc gác của tác giả, là phương pháp mà cộng sản đã sử dụng để lừa dối dân tộc, để giành giật, và duy trì quyền lực. Trong lúc muốn chống độc tài cộng sản, đòi hỏi dân chủ nhưng lại áp dụng những cách thức vô cùng phi dân chủ và thiếu lý trí. Một số người đã để lòng thù hận che lấp khả năng phân biệt đúng sai, phải trái; một cách vô tình phá hoại sự đồng nhất của phong trào đấu tranh cho dân chủ. Cũng không loại trừ, có những người vì mưu toan lợi ích riêng, bản năng ích kỷ, và sự thiển cận đã tìm cách để loại trừ đối thủ kinh tế và chính trị của mình. Đồng Phụng Việt đã trích dẫn câu châm ngôn của trường Võ bị Đà Lạt tự Thắng – Chỉ Huy “ – Thắng bản thân trước khi thắng kẻ thù, để minh họa cho đặc điểm mâu thuẫn của người Việt Nam: Ham muốn được làm người trưởng thành nhưng đầu óc và ngôn ngữ thì cứ mãi ở tuổi ô mai, một “phẩm chất” khiến Việt Nam “nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con”, mà hậu quả là một đất nước tan tác và chia rẽ đang bị điều hành bởi một nhóm những kẻ vỏ biền, ít học nhưng giàu lòng tham lam và tính cách tàn bạo!
Dù vô tình hay có ý thức, hiện tượng chống đối Bên Thắng Cuộc và các hoạt động tương tự của nhóm người Việt hải ngoại nói trên đã tạo thêm một lý do cho tính hợp pháp của chế độ cộng sản trong nước.
Cũng tương tự, khi kết án và đấu tố Bên Thắng Cuộc và tác giả của nó, những người cầm quyền tại Việt Nam đã tìm cách để chối bỏ một sự thật lịch sử mà trong đó, chính họ đã tạo ra bị kịch cho cả dân tộc. Tội ác của phong trào cộng sản không còn mơ hồ trên lý thuyết như giấc mộng của “thành phần thứ ba” ở những thập niên 70 mà đã hiển hiện trong từng số phận của người Việt Nam, ba triệu sinh linh Việt nam đã ngã xuống trong hai cuộc gọi là “kháng chiến”, hàng trăm ngàn người làm mồi cho cá ở biển Đông và các lao tù ở những nơi “lam sơn chướng khí”, hàng triệu người sống lây lất trong đói khổ về vật chất và truy bức về tinh thần, hàng triệu gia đình ly tán … Kết quả cho những “hy sinh” đó là một Việt Nam hiện tại với dân số đúng hàng thứ 13 nhưng kinh tế và khoa học thì đứng ở cuối bảng của thế giới; mỗi năm hàng chục ngàn phụ nữ phải xếp hàng để được tuyển làm vợ cho người Đại Loan, Đại Hàn, thậm chí Trung Quốc; hàng chục ngàn thanh niên ở độ tuổi khỏe mạnh nhất phải đi làm thuê, đúng hơn là làm nô lệ cho dân “chệt” ở Trung Đông và “mọi”* ở Phi Châu dưới dạng lao động nước ngoài … Và món nợ trên 120 ti dollars mà chế độ này đang để lại cho những thế hệ kế tiếp của người Việt Nam!
Có thể nói là phiến diện nếu xét Bên Thắng Cuộc ở góc độ số lượng vì nó chỉ nói lên một phần nhỏ của sự thật lịch sử Việt Nam hiện đại. Chỉ một phần nhỏ của sự thật thôi nhưng cả cộng sản lẫn một bộ phận chống cộng đều đã tới tấp ném đá, chụp mũ, và tuyên án. Hiện tượng này đã thể hiện một đặc điểm rất quan trọng của lịch sử Việt Nam hiện nay, bi kịch của Việt Nam không phải và không còn là sự khác nhau giữa quốc gia hay cộng sản, bên thắng hay bên thua mà là giữa cái tốt và cái xấu, thiện và ác, quân tử hay tiểu nhân … Việt Nam hiện tại không còn là cộng sản mà là một nhà nước mafia, một nhóm lợi ich kinh tế nắm quyền lực chính trị đang vơ vét tận cùng sức lực của dân chúng và tài nguyên quốc gia. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại không phải là thực thể nhà nước chính trị để nhân danh mình là “quốc gia”. Vì thế, trong tình hình chính trị Việt Nam hiện tại, không còn quốc gia hay cộng sản, mà chỉ còn là dân chủ hay phi dân chủ, xây dựng hay phá hoại. Hiện tượng Bên Thắng Cuộc với những diễn biến theo đó đã giải mã một đặc điểm thực sự của lịch sử Việt Nam hiện đại: Thảm họa của Việt Nam không phải là bên thắng bên hay bên thua, quốc gia hay cộng sản nhưng là từ sự thiển cận và lòng hận thù mù quáng. Chính sự tầm thường về trí tuệ và kém cõi về đức độ đã dẫn Việt Nam vào vòng xoáy của chủ nghĩa cộng sản. Chính vì giàu lòng hận thù nhưng ít sự bao dung, thừa tính vị kỷ nhưng thiếu lẽ công bằng đã và đang tiếp tục kéo dài cuộc chiến tương tàn Nam – Bắc. Và cũng chính những thành phần này từ cả hai phía đang kìm hảm tiến trình xóa bỏ chế độ độc tài và xây dựng xã hội dân chủ của Việt Nam hiện nay!
Nguyễn Khánh Hưng
_________________________
* Tác giả chỉ mượn lời của người Việt vẫn thường gọi người Ả Rập và người da đen một cách khinh miệt là “dân chệt” và “mọi”

Hy vọng có thêm hai Huy Đức nữa

Tác giả:
273805_100000755701241_314568464_n
Có cuốn Quyền Bính trong tay, đọc khoảng 50 trang đầu, tôi đành phone vào hãng cáo bệnh, ngồi nhà đọc một mạch cho đến trang cuối cùng. Việc mổ xẻ các nhân vật và sự kiện trong đó cần nhiều thời gian và công sức. Bài viết này chỉ là những cảm nhận ban đầu.
Câu cuối cùng của Lời mở đầu trong Quyền Bính viết: “Hệ thống chính trị trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng ít có khả năng khắc phục sai lầm.” Phải chăng đây là một luận đề, mà tác giả đã dùng phần còn lại của cuốn sách để chứng minh.
Đại Hội
Câu chuyện thường bắt đầu từ Đại hội Đảng. Đại hội đẻ ra Bộ chính trị và Tổng bí thư. Bộ chính trị và Tổng bí thư lại đẻ ra chính sách. Trong chuỗi mắt xích này, quyền bính được sử dụng triệt để nhằm thao túng chính trường ở những cung bậc khác nhau.
Trước Đại hội VI, Lê Duẩn chết, Lê Đức Thọ muốn giành lấy vị trí này. Nhưng Lê Duẩn chỉ đích danh Trường Chinh thay mình. Ông Thọ đã sử dụng quyền bính tuyệt đối của trưởng ban nhân sự Đại hôi để giành ghế. Không được, ông rút lá bài cuối cùng: không ăn được thì đạp đổ. Trường Chinh đã bị ông Thọ ép phải rút lui chỉ vài giờ trước khi Đại hội VI khai mạc.
Ở một hoàn cảnh khác, quyền bính được sử dụng thành bản án để tiêu diệt đối phương. Vụ Sáu Sứ là một điển hình. Phần vì ghen tức với uy tín của Võ Nguyên Giáp và Trần Văn Trà, phần vì sợ hai ông này trở lại chính trường, hai tướng Lê Đức Anh và Đoàn Khuê dùng Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh ở tồng cục II dựng lên vụ “âm mưu lật đổ” do tướng Giáp cầm đầu.
May mắn cho tướng Giáp, vụ án được giao cho thứ trưởng công an Võ Viết Thanh là một người tử tế. Ông Thanh lật án, không theo ý kiến chỉ đạo. Lập tức Võ Viết Thanh bị trả đũa. Sự nghiệp chính trị của ông Thanh chấm dứt, thanh danh cá nhân và gia đình bị bôi nhọ. Ông Thanh tâm sự “Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng, tôi đã định kéo khóa rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát.” (Ba ông là Đoàn Khuê, tổng tham mưu trưởng, Võ chí Công, chủ tịch nước, và Nguyễn Đức Tâm, trưởng ban tổ chức trung ương)
Từ Đại hội Đảng VI năm 1986 đến Đại hội XI năm 2011 là 25 năm với 6 kỳ Đại hội. Càng về sau, Đại hội càng lộn xộn. Cứ trước Đại hội, là có nhiều kỳ án, nhiều tin đồn úp úp mở mở làm xôn xao chính trường. Đại hội sau nhiều án hơn Đại hội trước và mức độ khốc liệt của nó cũng tăng. Những cảnh hạ bệ, thanh toán nhau rất ngoạn mục được trình bày một cách bình tĩnh, rõ ràng và đầy sức thuyết phục.
Nhân Sự
Nếu Đại hội Đảng là mẹ, thì Bộ chính trị là con. Trong Bộ chính trị thì Tổng bí thư là con trưởng, các ủy viên là những đứa con thứ. Mẹ mang bệnh di truyền từ trong nhiễm sắc thể, thì lũ con làm sao tránh khỏi căn bệnh trầm kha.
Trường Chinh được mô tả như là kiến trúc sư của Đổi mới. Ông đoạn tuyệt với quan liêu bao cấp. Ông tập hợp những trợ lý giỏi, tận tụy và nhiệt thành với công việc, mang lại chút hy vọng vào những năm cuối thập kỷ 80. Nhưng âu cũng là số phận. Ông phải “tự” rút. Dân tộc lại trở về với cảnh lầm than.
Nguyễn Văn Linh, kế vị Trường Chinh, bộc lộ ra là một con người thủ đoạn, hẹp hòi, thù vặt, thành kiến, và bảo thủ. Bạn đọc khá dễ dàng tìm được câu trả lời tại sao ông Linh đã trở thành một sát thủ lạnh lùng với Trần Xuân Bách.
Ông Đồng và ông Thọ đưa ông Linh vào ghế Tổng bí thư. Ông Bách phản đối vì ông Linh chẳng có trình độ gì. Khi ông Linh đã thành Tổng bí thư rồi, ông Bách vẫn coi thường ông Linh ra mặt. Cuộc chiến Linh – Bách bắt đầu như vậy.
Rồi ông Linh đánh hơi được là ông Bách sẽ thay mình vào giữa nhiệm kỳ. Thế là ông Linh liên minh với cánh bảo thủ giáo điều Bắc kỳ. Những ngón đòn hiểm nhất được tung ra diệt Trần Xuân Bách không tiếc thương để trừ hậu họa.
Ông Linh còn lập ra nhiều kỳ án để vặt lông bẻ cánh, thậm chí còn muốn cắt tiết Võ Văn Kiệt. Bề ngoài ông Linh lại đóng vai cấp tiến làm mọi người cứ tưởng ông Linh là cánh đổi mới cùng phe với ông Kiệt từ miền Nam ra. Cuộc đọ sức Linh – Kiêt đầy kịch tính và kéo dài đến những năm khi ông Linh đã về hưu.
Đến đời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, di sản đồ sộ của ông để lại cho đất nước là hoán chuyển cán bộ. Những đồng hương Thanh Hóa của ông được cơ cấu, còn những ai không cùng cánh bị đẩy ra.
Tới Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thì phó ban tổ chức Trung ương cũng phải thốt lên: “Tôi thật xấu hổ vì Đảng ta có một tổng bí thư như vậy”. Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định: “Ông Mạnh trình độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không tác dụng gì”. Chính ông Mạnh cũng tự nhận: “Em biết thân phận em rồi, người dân tộc chỉ có thể làm đến thế.”
Ông Mạnh tự biết khả năng của mình, nhưng người ta cứ giao cho ông chức Tổng bí thư. Ông Mạnh đã trở thành ông bình vôi không hơn không kém. Quyền bính càng dễ bị khuynh loát bởi những bóng ma sau hậu trường. Nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Hồng Anh ra đời trong hoàn cảnh này.
Trong Quyền Bính tác giả có dẫn lời Nguyễn Văn An, ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tổ chức Trung ương: “Ngay từ Đại hội VI chọn ông Nguyễn Văn Linh đã không đúng, Ông ấy không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn ông Đỗ Mười cũng không đúng. Ông Mười chọn Lê Khả Phiêu cũng không đúng. Đến khi chọn Nông Đức Mạnh thì sai”
“Không đúng” đồng nghĩa với “Sai”. Nhưng ông An phải dùng từ sai để nhấn mạnh căn bệnh đã vào giai đọan cuối. Nếu mang tài năng và đạo đức của các Tổng bí thư biểu diễn trên đồ thị, thì đó là đồ thị của một hàm số nghịch. Thời gian càng tăng thì đạo đức và tài năng của các vị càng giảm.

Đối Ngoại

Tổng bí thư và Bộ chính trị làm ra và điểu hành chính sách. Vậy, bạn đọc tự đoán ra kết quả. Những nhân sự bệnh hoạn trên không thể sinh ra những chính sách đúng, tất nhiên càng không thể điều hành quốc gia hội nhập vào quỹ đạo của nhân loại.
Nhận thức của cán bộ cao cấp cũng rất thảm hại. Ông Nguyễn Đức Bình tuyên bố “Toàn cầu chỉ mang lại đói nghèo” còn Nguyễn Phú Trọng thì bảo “đó là diễn biến hòa bình”.

Khi Bill Cliton đến thăm Việt Nam, vô tình hay cố ý, mà thời gian ông đặt chân đến Hà Nội và Sài Gòn đều vào lúc nửa đêm. Bộ chính trị chỉ đạo không ai được cười khi tiếp Bill Cliton. Quyền Bính mô tả: Một trợ lý nhắc Thủ tướng: “Người ta đã sang tận đây, tiếc gì anh không nở một nụ cười với họ”. Thủ tướng Phan Văn Khải trả lời: “Không được đâu mày ơi, Bộ chính trị đã thống nhất là không được cười”.
Khi Bill Clinton đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên được quy định khi nào thì được đứng lên, khi nào thì được vỗ tay.
Đón nguyên thủ vào lúc nửa đêm và nền ngoại giao cấm cười ra đời ở xứ ta. Cũng không biết nên cười hay mếu khi đọc những dòng này trong Quyền Bính.
Đường lối ngoại giao với Trung Quốc được thể hiện qua cuộc gặp của Lê Khả Phiêu với Giang Trạch Dân. Cuộc gặp diễn ra không theo nghi thức của Đảng hay Nhà nước một cách công khai, mà lén lút, khuất tất theo đường tình báo.
Chuyến đi gồm bốn vị Lê Khả Phiểu, Trần Đình Hoan, Nguyễn Mạnh Cầm và Nguyễn Chí Vịnh. Nhưng phút chót, Trung Quốc lại ngăn không cho ông Cầm và ông Hoan vào phòng họp, chỉ riêng ông Phiêu và Vịnh được vào. Ông Phiêu thú nhận đã thoả thuận đàm phán song phương vấn đề biển đảo với Trung Quốc.
Chuyện mất đất, mất biển với Trung Quốc là có thiệt. Quyển Bính đã trình bày ngọn nguồn của câu chuyện. Nếu không mất đất, tại sao Đảng lại phải giấu dân? Tại sao lại không công khai nội dung và kết quả đã ký?
Khi biết Việt Nam sắp ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, các ủy viên Bộ chính trị nhận được bức điện tối mật từ Tổng cục II: “Trung Quốc sẽ phản ứng rất xấu nếu ký với Mỹ”.
Đọc đến đây, thú thật tôi phải chửi thề vì quá đau lòng trước những cơ hội đã mất. Tao buôn bán với Mỹ thì mặc mẹ tao, hề hấn gì đến mày mà mày phải phản ứng xấu. Mày lấy tư cách gì mà chúi mũi vào ống khóa nhà tao. Mày phản ứng xấu thì làm đéo gì được tao. Tôi cũng đắng cay tự hỏi: Ai là người để Trung Quốc làm việc đó? Sao các ngài phải sợ cái thằng hàng xóm to xác mà thối bụng đến vậy? Hèn quá. Nhục quá.
Đối Nội
Về đường lối kinh tế và đối nội, Quyền Bính trích dẫn lời ông Đào Duy Tùng: “Kinh tế phải phục tùng chính trị”. Một mệnh lệnh tuyệt cú mèo, xứng tầm ủy viên Bộ chính trị.
Ở Việt Nam chưa hề có đổi mới chính trị, thì làm sao có đổi mới kinh tế. Công cuộc “Đổi mới”của Đảng từ năm 1986 thực ra chỉ nửa vời, nếu không nói là giả tạo, hay nói cho chính xác là một thằng xây nhưng chín thằng phá.
Một nhóm nhỏ người giàu lên là do chộp giựt. Xã hội chưa hình thành một tầng lớp trung lưu thực sự và bền vững. Sức lao động và sự sáng tạo chưa được giải phóng. Vòng kim cô về chủ nghĩa xã hội vẫn đang siết chặt trên đầu. Chệch đường lối thì không vào tù cũng thân bại danh liệt. Khác phe cánh thì không bị cưỡng chế cũng bị thanh tra.
Thiết tưởng, không cần phải bàn thêm gì nữa. Hậu quả đã nhãn tiền. Nền kinh tế và xã hội Việt Nam hôm nay đang là đêm hôm trước của ngày phá sản.
Nụ Cười và Nước Mắt
Bên cạnh những câu chuyện khô khan về đường lối đối kinh tế, Quyển Bính, thảng hoặc, mang lại cho bạn đọc những nụ cười.
Ông Lê Duẩn bảo các chị phụ nữ rằng sao các chị nghe vậy mà không “vả vào miệng” những người nói. Tôi khoái lối nói dân dã của ông, y chang như mấy bà ngoài chợ Đồng Xuân. Ông Đỗ Mười tiếp các nhà báo trong khi quên cài khóa cửa quần. Ông Đoàn Khuê thì vén áo cho Đỗ Mười sờ bụng rồi khoe rằng khối ung thư trong bụng đã tan, ông đủ sức khoẻ đảm nhiệm Chủ tịch nước. Lối xưng hô suồng sã “Mày, Tao” của các vị Tổng, Thủ, Chủ, cũng mang lại nụ cười tủm tỉm.
Rồi người đọc cũng bắt gặp câu chuyện cảm động về số phận của đứa con rơi lưu lạc Phan Thanh Nam.
Bà Hồ Thị Minh, 20 tuổi, con gái miền Nam, nhan sắc mặn mòi, từng làm chủ bút một tờ báo, từng dự hội nghị bên Pháp, biết nhiều ngoại ngữ, được gởi ra Bắc để giúp việc cho Bác Hồ. Chưa kịp giúp Bác, vì Bác đã trên 60 tuổi, thì gặp Võ Văn Kiệt đi dự Đại hội Đảng II, năm 1951.
Hai tâm hồn Nam bộ phóng khoáng mà cô đơn giữa núi rừng Việt Bắc hoang vu gặp nhau, kết quả là thằng con Phan Thanh Nam ra đời. Hơn năm sau, ông Kiệt phải về Nam. Trung ương Đảng giao thằng con trai ông Kiệt cho ông Cái ở Tổng cục Lương thực. Tổng cục Lương thực nhưng có lẽ vì thiếu lương thực không nuôi nổi cháu bé sơ sinh, thằng bé phải nằm lại bơ vơ bên bờ suối. Người làng Tăng Xá, xã Tuy Lập, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ lượm được mang về.
Bà Trần Kim Anh, vợ chính thức của ông Kiệt, và hai đứa con thơ, trúng bom, cùng chết mất tích trên sông Sài Gòn (lưu ý rằng bà Kim Anh là con gái một địa chủ ở miền Tây, không là Đảng viên, không nằm vùng, không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của chồng, không có chính kiến chính trị). Võ Dũng con trai duy nhất còn lại cùa ông Kiệt và bà Anh, đi tập kết nghe tin mẹ và em chết, quyết về Nam để trả thù cho mẹ, chưa kịp trả thù, thì hy sinh khi đang bò qua hàng rào kẽm gai trinh sát.
Cũng khoảng thời gian đó, Phan Thanh Nam, vượt Trường sơn vào Nam tìm người cha ruột.
Gia đình ông Kiệt gần như xoá sổ. Bạn đọc nhận ra sự khốc liêt và tàn bạo của chiến tranh. Cái giá phải trả của mỗi gia đình Việt Nam nói chung, và gia đình ông Kiệt nói riêng là quá đắt. Chúng ta có quyền chất vấn ai đã đưa đẩy chúng ta đến cảnh nhồi da sáo thịt này. Có cần thiết một cuộc chiến huynh đệ tương tàn như vậy hay không. Có con đường nào để thống nhất Việt Nam mà không cần đến súng đạn hay không.
Người đọc cũng bắt gặp cảnh các đồng chí đối xử với nhau rất nhẫn tâm qua hình ảnh bà Trần Thị Đức Thịnh, vợ ông Bách. Khi ông Bách thất sủng, bà Thịnh bị đẩy ra vỉa hè giữ xe gắn máy. Bà phải trùm khăn để không ai thấy mặt, đi rửa chén, áp tải xe chở sắt qua đêm để lấy tiền nuôi chồng con. Trung ương đã quỵt tiền lương của ông Bách. Cay đắng thay là ông Bách lại không biết, cứ tưởng vợ vẫn được Đảng trọng dụng, và Trung ương vẫn trả lương cho mình.
Hy Vọng
Quyền Bính giống nhữ một cỗ máy CT scan. Nó chỉ cung cấp những lát cắt hình ảnh của khối u trong cơ thể. Để nhận biết những hình ảnh này là tế bào dữ hay lành, tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm người đọc. Tác giả Huy Đức đã không làm thay cho chúng ta việc đó. Hình như đó là dụng ý. Anh không “định hướng” bạn đọc như báo chí của Đảng đang làm.
Chữ “Hết” ở trang cuối của Quyền Bính đã hiện ra, nhưng tôi vẫn không tin vào mắt mình. Cảm ơn Huy Đức đã cho chúng ta một cơ hội ôn lại và suy ngẫm về những biến cố đã xảy ra trong đời mình. Cảm ơn anh về sự lao động nghiêm túc, kiên cường và công phu. Anh là người mở đường cho sự thực trở về, bất chấp sự che đậy, ngụy tạo của những người nắm quyền bính.
Nhà báo lão thành Bùi Tín nói Bên Thắng Cuộc đã đưa ra 1/3 sự thực. Nếu vậy, Việt Nam cần thêm hai người như Huy Đức nữa, thì sự thực sẽ được trả về đúng vị trí của nó. Chúng ta có quyền hy vọng.
19 tháng Giêng 2013
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

Trung Quốc muốn áp “một nước 2 chế độ” thống nhất bán đảo Triều Tiên

(GDVN) – Trung Quốc muốn Hàn Quốc cùng với Bắc Triều Tiên thống nhất đất nước theo mô hình “một nước hai chế độ” mà nước này đang áp dụng đối với các đặc khu Hồng Kông, Ma Cao.
Hãng thông tấn Yonhap ngày 22/1 đưa tin, Trung Quốc muốn Hàn Quốc cùng với Bắc Triều Tiên thống nhất đất nước theo mô hình “một nước hai chế độ” mà nước này đang áp dụng đối với các đặc khu Hồng Kông, Ma Cao.
Thông tin trên được Phan Chấn Cường, một Giáo sư đeo lon Thiếu tướng đã nghỉ hưu của đại học Quốc phong Trung Quốc đưa ra, theo Yonhap, ông Cường cho rằng đó là mong muốn của Bắc Kinh xây dựng một nhà nước thống nhất trên bán đảo Triều Tiên theo mô hình mà họ cho rằng đã áp dụng thành công.
Phan Chấn Cường, lon Thiếu tướng, học hàm Giáo sư đã nghỉ hưu của đại học Quốc phòng Trung Quốc chuyên phân tích các vấn đề thời sự quốc tế
Phan Chấn Cường còn cảnh báo, “bất kỳ nỗ lực nào thống nhất bán đảo Triều Tiên dựa trên sự sụp đổ của chính quyền Bắc Triều Tiên sẽ gây ra những tác động tai hại lớn hơn cả tình hình an ninh đang ngày một xấu đi tại Libya và Syria”.
Một nước hai chế độ là một ý tưởng được Đặng Tiểu bình đưa ra trong quá trình thu hồi các bộ phận lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng trước đó như Hồng Kông, Ma Cao. Các đặc khu này, về mặt danh nghĩa là một đặc khu hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc nhưng có thể duy trì hệ thống chính trị – hành chính – pháp lý – kinh tế và tài chính riêng.
Tuy nhiên đảo Đài Loan vẫn duy trì lực lượng quân sự và bộ máy chính quyền hoàn toàn riêng biệt bất chấp tuyên bố của Bắc Kinh, Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
Trung Quốc thực hiện nguyên tắc một nước hai chế độ một cách khá cứng rắn, bất kỳ quốc gia nào muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh đều phải thừa nhận nguyên tắc “một Trung Quốc” và không được duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với đảo Đài Loan.
Hồng Thủy (Nguồn: Yonhap)

Chuyện ly kỳ và bí hiểm của Trung Quốc

Nguyễn-Xuân Nghĩa – Nguoiviet

Người viết cứ mong có ngày rảnh rỗi thì viết truyện trinh thám bí hiểm mà chỉ có… Trời mới hiểu nổi. Có lẽ ông Trời cũng sợ rằng mình không hiểu, nên Trời chưa cho. Là trò chưa chơi. Trong khi chờ đợi cái ngày chậm đến ấy, ta vẫn có thể thao dợt cho quen, ngay trong thể loại kinh tế.
Gặp ngày đẹp trời, khi tổng thống Hoa Kỳ đang lên xe hoa cho một nhiệm kỳ mới, thì chả nên xối nước lạnh vào niềm hưng phấn của thiên hạ mà viết chuyện bí hiểm, như nhà nước tìm đâu ra tiền để cứ rộng chi cho bá tánh? Hay là gánh thuế sẽ là bao nhiêu sau khi gánh hát là Quốc Hội diễn xong cái màn thỏa thuận về ngân sách vào ngày Tết Tây? Chi bằng ta nói chuyện Tàu…
Kỳ bí như câu hỏi “bao giờ nước Tàu có loạn?”
***
Từ năm năm nay, khi các nước dân chủ Tây phương đều mếu máo về chuyện chi thu ngân sách mà kinh tế cứ bèo nhèo như dải rút trên sàn – đẩy mãi chưa thấy nhúc nhích – kinh tế Trung Quốc vẫn lừng lững đi lên.
Năm 2010, trên cao điểm của sự khốn khó toàn cầu, lãnh đạo xứ này đã bơm thuốc cường dương cho toàn dân đạp xe vượt qua Nhật để thành nền kinh tế hạng nhì thế giới. Qua năm 2012 vừa rồi, Trung Quốc còn cho thấy là sẽ lấn Hoa Kỳ để chiếm giải quán quân trong một tương lai không xa. Có thầy bói Mỹ còn sủ quẻ nói rằng cái năm đại tiểu vận trùng phùng đó sẽ là 2030! Khiếp!
Giới kinh doanh thì cứ kè kè nhìn vào túi bạc, chứ giới kinh tế phải biết nhìn xa trông rộng!
Họ bảo rằng sau 30 năm tăng trưởng trung bình là 9% thì nền kinh tế nào cũng thấm mệt và từ nước đại sẽ giảm đà thành nước kiệu. Vì vậy, chẳng ai ngạc nhiên nếu kinh tế Trung Quốc có tăng trưởng thấp hơn trước. Nhưng dù thấp hơn con số sinh tử là phải 8% một năm – nếu không, Thiên triều sẽ có loạn – tuần qua, thống kê cho biết là mức tăng trưởng vẫn là 7.8%. So với trung bình 1.8% của nước Mỹ năm nay, hoặc 3.8% kể từ năm 1790 đến giờ, con số 7.8% là sự thần kỳ bí hiểm.
Giới kinh tế thì cứ đùa với con số trừu tượng, chứ các nhà xã hội thì nhìn vào chuyện sâu xa hơn!
Quả là kinh tế Trung Quốc có đạt tốc độ tăng trưởng kỳ diệu, đấy chỉ là lượng. Chứ nói về phẩm thì sự thật lại chẳng hồng hào như vậy vì là tăng trưởng thiếu phẩm chất. (Từ “phẩm chất” này mới đúng, chứ “chất lượng” là chữ ngô nghê vừa chất vừa lượng của người Hà Nội!) Thiếu phẩm chất vì bất công, với chỉ số Gini cứ tăng chứ không giảm, và là cơ sở của tham ô lãng phí. Lại còn gây ô nhiễm và tai nạn tầy trời lệch đất với các dự án hạ tầng thuộc loại tàu hủ – mềm xèo – hay xe lửa cao tốc bỗng dưng bốc khói. Những vụ nổi loạn tại Tứ Xuyên hay Ô Châu là sự nhắc nhở và nạn biểu tình đấm đá đã thành cơm bữa. Nhưng lãnh đạo vẫn thản nhiên dẹp loạn và dàn dựng thành công màn thay bậc đổi ngôi trong đại hội 18.
Giới xã hội học cứ ưa bàn ngang tán dọc về chuyện nhân văn, chứ các kỹ sư mới biết về vật lý.
Họ giải ra rằng bước nhảy vọt vĩ đại của Trung Quốc về công nghệ (hay thuật lý) chỉ là trò ăn cắp hoặc ăn cướp. Ăn cắp là khi sao chép bản quyền trái phép, quốc sách của Thiên triều. Ăn cướp là khi luật lệ đầu tư quy định điều kiện của liên doanh: Công ty đầu tư nước ngoài phải chia sẻ bí quyết với đối tác nội địa, cho đến ngày đối tác đuổi ra và ca bài tự chủ. Vì vậy, dù có ào ạt đầu tư vào loại kỹ nghệ hạ đẳng, Trung Quốc chưa có loại cao kỹ hai tếch, mà hai ba tếch gì thì cũng chỉ là cóp nhặt ngoài da. Nhưng vì sao Trung Quốc đã hết đạp xe mà tống ga xông tới, có sản lượng xe hơi cao nhất địa cầu và sẽ có ngày bán xe cho Mỹ chạy?
Các kỹ thuật gia cứ nói chuyện máy móc, chứ giới quân sự mới biết về lẽ tử sinh của an ninh.
Họ báo động là Trung Quốc dồn tiền vào kỹ nghệ quốc phòng và ráo riết chế biến loại võ khí hiện đại để tìm lợi thế trong một hình thái chiến tranh bất cân xứng. Trong khi đó, vì ngân sách ngặt nghèo, Hoa Kỳ giảm dần quân phí, khoảng 900 tỷ trong 10 năm tới. Kết quả là Thiên triều đang uy hiếp các lân bang và chen chân lấn đất của con cháu Thái dương Thần nữ. Một vụ đụng độ Hoa-Nhật sẽ có thể xảy ra, Hoa Kỳ sẽ làm gì khi đó…?
Kết hợp ngần ấy chuyện vừa hung vừa cát, người ta phải kết luận, rằng với tất cả những bất toàn của hệ thống kinh tế chính trị Trung Quốc, xứ này vẫn đang vươn lên và có ảnh hưởng quốc tế lớn lao chưa từng thấy. Trong khi đó, ba khối tiên tiến là Âu-Mỹ-Nhật cứ lẹt đẹt và lãnh đạo cãi nhau suốt buổi mà chưa tìm ra ánh sáng.
Với công tâm của một nhà khoa học (hí hí), người viết phải kết luận như vậy. Chán thật!
***
Nhưng, làm sao giải thích vài chuyện bí hiểm sau đây?
Nếu Trung Quốc có tương lai sáng láng như vậy và lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Hoa đã rửa nhục cho toàn dân sau 150 năm gục mặt xuống đất thì người dân Hoa Lục tất nhiên phải hài lòng và tin tưởng vào ngày mai chứ? Nói đến người dân là chuyện tầm phào, dân đen nào biết gì đâu!
Người có tiền tại Trung Quốc mới là thành phần thính mũi và sáng mắt, và giới đầu tư của họ hiển nhiên là biết chọn mặt gửi vàng. Vì sao mà họ lại đầu tư ra ngoài? Lãnh đạo Bắc Kinh đã nâng gấp bốn định mức đầu tư của nước ngoài vào Hoa Lục, nôm na là chiêu dụ đầu tư quốc tế, nhưng lần đầu tiên mà đầu tư của dân Tàu ra nước ngoài đã vượt ngạch số tư bản nhập cảng vào bên trong. Bụt chùa nhà không thiêng sau năm năm tuột dốc của thị trường chứng khoán Thượng Hải?
Mà nói gì về chuyện đầu tư chính thức theo kiểu văn minh?
Không ai có thể giải thích nổi trào lưu mới là “tẩu tán tài sản”, thuật ngữ kinh tế thì gọi một cách sạch sẽ là chuyển ngân tư bản hay “capital flight”, chứ thật ra, giới trung lưu và doanh gia Trung Quốc đang kiên trì, chậm rãi và quyết liệt đem tiền ra ngoài. Chính quyền tìm mọi cách kiểm soát mà chuyện ấy vẫn xảy ra, ngày càng nhiều hơn trước. Khó hiểu hơn cả cho quan thuế quốc tế, nhất là Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại, nhiều người quýnh quáng nhét vội cả trăm ngàn đồng Ếch xanh vào cặp nên bị bắt tại phi trường! Của đi thay người?
Nói vậy vẫn là chưa thấm nhuần văn hóa Khổng Mạnh! Loạn bang bất cư.
Người ta không chỉ tẩu tán tài sản mà còn tháo chạy theo ngả chính thức. Ðàng hoàng làm thủ tục nhập cư vào các nước dân chủ da trắng và không có tinh thần kỳ thị. Thứ tự được chiếu cố là Gia Nã Ðại, Hoa Kỳ, Úc và Tân Tây Lan (New Zealand). Họ là những ai? Toàn là giới có tiền và có học. Theo tờ Dương Tử Hối Báo trích dẫn nguồn tin của các công ty tư vấn quốc tế, 27% các doanh gia Trung Quốc có tài sản từ 16 triệu đô la trở lên đã nộp đơn xin định cư ở xứ khác và 47% đang tính toán như vậy.
Khi đó ta mới nhớ lại rằng rất nhiều con cháu của đám thái tử đảng đã tốt nghiệp ngoại quốc, có tài sản chuyển dần ra ngoài, thụ đắc quốc tịch xứ khác và chuẩn bị bãi đáp an toàn. Nghĩa là thành phần ưu tú của Trung Quốc đã biết cái gì đó rất bí hiểm ở bên trong! Các đại gia của đảng ta ở Việt Nam chả phát minh ra cái gì cả.
Không phải là đề tài trinh thám lồng trong chuyện “kinh tế cũng là chính trị” của buổi đầu năm hay sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét