Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Tin ngày 15/1/2013

  • Nhật Bản tập trận giữ đảo (BBC) - Nhật tập trận với kịch bản một hòn đảo bị tấn công và khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền ‘trước bất kỳ đe dọa nào’.
  • Lãnh đạo VN thăm hỏi Hugo Chavez (BBC) - Lãnh đạo Việt Nam gửi lời hỏi thăm tổng thống Venezuela, người đang có tình trạng sức khỏe 'mong manh' trong khi điều trị ở Cuba.
  • Kia-Huyndai bổ nhiệm nhà thiết kế mới (BBC) - Kia-Huyndai bổ nhiệm nhà thiết kế mới người Đức, người được kỳ vọng giúp tập đoàn Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới.
  • Chính quyền TPHCM cấm đĩa Asia 71 (BBC) - TPHCM vừa ra lệnh hành động quyết liệt để ngăn cấm đĩa mới nhất của hãng Asia có bài hát kêu gọi lòng yêu nước.
  • Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a nhất trí tăng cường hợp tác an ninh (BaoMoi) - Ngày 13-1, Ngoại trưởng Ô-xtrây-li-a Bốp Ca (Bob Carr) và người đồng cấp Nhật Bản Phư-mi-ô Ki-si-đa (Fumio Kishida) đang ở thăm nước này đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh cùng với Mỹ duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • Ấn Độ lên tiếng về Biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Một quan chức cấp cao Ấn Độ mới đây đã lên tiếng khẳng định về quyền tự do hàng hải của nước này trong khu vực Biển Đông.
  • Yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay hoạt động sai trái (BaoMoi) - Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Những tàu chiến tối tân Mỹ đưa tới Biển Đông (BaoMoi) - Thời gian qua, Biển Đông đã trở thành một điểm “nóng” trong các tranh chấp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Biển Đông cũng là nơi diễn ra các cuộc “đua” tàu chiến đầy gay cấn giữa các quốc gia có tranh chấp trực tiếp cũng như gián tiếp đối với vùng lãnh hải này.
  • Nhật tập trận chuẩn bị đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Nhật Bản vừa tổ chức một cuộc tập trận rầm rộ dựa trên kịch bản tái chiếm và bảo vệ đảo. Cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản đang “nóng như lửa” vì cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
  • Nhật Bản điều thêm 2 tàu tuần tra đến đảo Senkaku (BaoMoi) - Theo hãng tin AFP, Đài NHK ngày 14/1 cho biết Nhật Bản sẽ triển khai thêm hai tàu tuần tra nhằm tăng cường bảo vệ các hòn đảo hiện là tâm điểm tranh cãi lãnh thổ với Trung Quốc trong khi Tokyo đã tiến hành cuộc tập trận mô phỏng kịch bản chiếm lại một hòn đảo bị quân địch chiếm đóng.
  • So sánh phi cơ Trung-Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Trong số các chiến đấu cơ được điều đến khu vực quần đảo tranh chấp, máy bay F-15 của Nhật được đánh giá nhanh và mạnh hơn, nhưng máy bay J-10 của Trung Quốc lại được trang bị vũ khí hiện đại hơn.
  • Tranh chấp biển: Thách thức quá sức Trung Quốc? (BaoMoi) - Tờ Thời báo Hoàn Cầu – tờ báo nổi tiếng vì những quan điểm diều hâu và hiếu chiến trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, hôm qua (13/1) đã có bài viết thừa nhận, Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức chưa từng có.
  • Philippines 'bật đèn xanh' cho Trung Quốc vào Bãi Cỏ Rong của Việt Nam? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tờ Inquirer ngày 14/1 cho biết, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tỏ ý ủng hộ nguyện vọng tham gia tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí của một công ty Trung Quốc với các công ty của Philippines tại Bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – PV).
  • Trung Quốc ngang ngược thâu tóm Biển Đông bằng tấm bản đồ mới (BaoMoi) - PN - Ngày 13/1/2013, phát ngôn viên phủ Tổng thống Philippines cho biết, Bộ Ngoại giao nước này sẽ yêu cầu đại sứ của họ tại Bắc Kinh xác nhận việc Trung Quốc phát hành bản đồ mới, trong đó có các hòn đảo trong Biển Đông (mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines) đang tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Ông Abigail Valte, phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nói, sau khi có tin tức chính thức theo đường ngoại giao Chính phủ Philippines sẽ có ý kiến.
  • Blue trắng ở Trường Sa (BaoMoi) - Không ồn ào, dữ dội như những con sóng giữa biển Đông, họ lặng lẽ với công việc khám, chữa bệnh cứu người. Đó là những chiến sĩ quân y ở các quần đảo Trường Sa.
  • Bản đồ Trung Quốc "lừa dối cả thế giới" (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Bất chấp các nỗ lực xoa dịu tình hình trên biển Đông của các bên liên quan và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục gây rối bằng cách công bố các bản đồ mới, lần đầu tiên đưa hàng trăm đảo trên biển Đông vào.
  • Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin thời tiết nguy hiểm trên biển: Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7; riêng khu vực Đông Bắc Biển Đông có lúc cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động.
  • Trung Quốc công bố bản đồ với tất cả các đảo trên Biển Đông: Một bước leo thang mới (BaoMoi) - Sau một loạt động thái gần đây thể hiện ý đồ muốn làm phức tạp thêm tình hình vốn không hề yên ả ở Biển Đông; mới đây nhất, Tân Hoa Xã đã phát đi thông báo, được dẫn nguồn từ Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) cho biết, lần đầu tiên nước này đánh dấu thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên các bản đồ chính thức của nước này với tỷ lệ xích tương đương với Trung Quốc Đại lục. Bản đồ này do Nxb Sinomaps ấn hành.
  • Philippines thành lập thêm căn cứ quân sự biển (BaoMoi) - Báo chí Philippines hôm qua (13/1) dẫn nguồn tin từ các chuyên gia quốc phòng của nước này cho biết, Manila đang có kế hoạch phát triển các căn cứ quân sự và một số cơ sở khác để hậu thuẫn cho hoạt động triển khai lực lượng không quân và hải quân ở Biển Đông.
Bản tin tiếng Anh


  • HTC shrugs off Apple battle (Washington Post) - The Chinese mainland is going to be a key market for Taiwan-based smartphone manufacturer HTC Corp in a bid to help it turn around its fortunes in 2013.
  • Brewing up an international brand (Washington Post) - It is a conventional wisdom among Chinese people that after a heavy meal, a cup of Pu'er tea will help to cut the grease and remove excessive fat from the body.
  • A movie that moves (Washington Post) - China's biggest homemade blockbuster reaps 1.2 billion yuan and is closing in on the box-office champion Avatar. Raymond Zhou believes its off-screen trajectory is almost a rags-to-riches story worthy of Cinderella.
  • Life is an education (Washington Post) - Anna Pao Sohmen, the eldest daughter of a former Hong Kong shipping magnate, has devoted her life and wealth to educating others.
  • Healthy debate over air (Washington Post) - For many years, Peking Duck and Peking Opera were probably the two most famous items named after the capital.
  • Chemical dump affects water supply in Shanghai (Washington Post) - Authorities in Shanghai have been offering emergency water supplies to residents of a southwestern suburb after a discharge of chemical waste into a river required the water to be cut off to about 30,000 people.
  • Mountainous task of clearing trash (Washington Post) - Yu Rongle sweeps a stone path as people do yoga on Baoshi Mountain in Hangzhou, capital city of East China's Zhejiang province in this photo taken October 4, 2012.
  • Dense fog shrouds Beijing (Washington Post) - The data of air quality monitoring shows that the pollutant levels of PM2.5 in Beijing reached between 340 and 446, belonging to serious pollution six.
  • Probe begins into illegal blood trade (Washington Post) - An investigation into the sale of fake blood-donation certificates is under way after a newspaper reported it had uncovered an illegal trade exploiting the blood donation system.
  • Hospital class for cancer kids (Washington Post) - A volunteer teaches kids painting in a corridor in Jilin University Pediatric Hospital in Changchun, capital of Jilin province, Jan 10. The class, nicknamed "Dropping Bottle Class" or "Dropping Bottle Kindergarten", was set up in the hospital in August last year for children diagnosed with cancer.
  • Retail therapy (Washington Post) - Shopping malls used to be the place people go to shop. But today, these commercial complexes are often much more than that.
  • Remade for adventure (Washington Post) - A national tragedy showed Zhang Xinyu how fragile human existence can be, and he's reshaped his life to make the most of it.
  • Beijing air pollution reaches dangerous levels (Washington Post) - Beijing's air pollution reached dangerous levels yet again on Sunday, marking the third consecutive day of severe smog, municipal environmental authorities said.
  • 46 dead after landslide in the southwest (Washington Post) - The death toll from a landslide that hit a mountainous region in southwest China's Yunnan Province Friday rose to 46 as bodies of the last two missing were found Saturday morning.
  • Health officials sound flu alrm in N China (Washington Post) - Beijing Center for Disease Control and Prevention said the flu outbreak rate is at its highest level in five years. The flu season that started in China's northern provinces in December is expected to peak with infections in the next few weeks, a spokesman also said Thursday. A total of 360 cases of A/H1N1 flu were reported across China between Dec 1 and Jan 6. They included two deaths in Beijing.  [Photo by Wang Jing/Asianewsphoto]
  • Chinese leaders urge landslide victims' rescue (Washington Post) - Chinese leaders Xi Jinping, Wen Jiabao and Li Keqiang ordered all-out efforts to rescue victims of a landslide in Southwest China's Yunnan province in order to minimize casualties from the disaster.
  • China to deepen ties with Russia (Washington Post) - China and Russia pledged to deepen coordination on major international and regional issues during their eighth strategic security consultation in Beijing on Wednesday.

Philippines ‘bật đèn xanh’ cho Trung Quốc vào Bãi Cỏ Rong của Việt Nam?

(Petrotimes) – Tờ Inquirer ngày 14/1 cho biết, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tỏ ý ủng hộ nguyện vọng tham gia tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí của một công ty Trung Quốc với các công ty của Philippines tại Bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – PV).
>> Philippines cảnh giác trước “gợi ý” thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Ðông
>> Trung Quốc ‘gợi ý’ Philippines khai thác dầu khí chung ở Bãi Cỏ Rong của Việt Nam

Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Tuy nhiên, ông Aquino nhấn mạnh, kế hoạch này phải thực hiện theo quy định pháp luật của Philippines.
“Phía đối tác tiềm năng, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) phải công nhận Bãi Cỏ Rong là một phần của lãnh thổ Philippines”, ông Aquino nói.
“Nếu họ muốn tham gia thì tại sao lại từ chối? Philippines mở cửa cho các nhà đầu tư nhưng họ phải tuân thủ pháp luật của chúng tôi”, Tổng thống Philippines Aquino nói trong một buổi đối thoại với các phóng viên Đài phát thanh Mindanao hôm 10/1.
Trước đó, bà Mã Khắc Thanh, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã lên tiếng “gợi ý” hai nước cần thúc đẩy một kế hoạch khai thác dầu khí (trái phép – PV) chung tại Bãi Cỏ Rong, nơi được cho là có trữ lượng tiềm năng lên tới 3,4 nghìn tỷ feet khối khí và 440 triệu thùng dầu.
Bước đầu, theo bà Mã Khắc Thanh, hai nước cần tạo điều kiện cho CNOOC với tập đoàn Forum Energy của doanh nhân Manuel V. Pangilinan và Enrique Razon ký kết một thỏa thuận để xác nhận và tối đa hóa tiềm năng khai thác khoáng sản ở Bãi Cỏ Rong.
“Gợi ý” của Bắc Kinh thực tế cũng không phải là ý tưởng mới mẻ gì bởi trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn nhấn mạnh chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” như một sáng kiến mang tính xây dựng trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang căng thẳng.
Tuy nhiên, quan điểm này đã nhiều lần bị nghi ngờ về tính công bằng cũng như bị cho là “cái bẫy” mà Bắc Kinh đặt ra để “nhử” các nước láng giềng, bởi một mặt Trung Quốc rêu rao “giải quyết hòa bình” nhưng mặt khác lại ra sức củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự; đàm phán song phương với nước có yêu sách về chủ quyền, phản đối việc giải quyết bằng thương lượng đa phương.
Minh Châu

Tranh chấp biển: Thách thức quá sức Trung Quốc?


(VnMedia) - Tờ Thời báo Hoàn Cầu – tờ báo nổi tiếng vì những quan điểm diều hâu và hiếu chiến trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, hôm qua (13/1) đã có bài viết thừa nhận, Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức chưa từng có.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, trong những năm gần đây, Trung Quốc đang có một vấn đề nổi cộm, đó là nước này có tranh chấp lãnh hải với rất nhiều nước láng giềng. Điều này xảy ra không chỉ bởi vì những thay đổi bên trong đất nước Trung Quốc mà còn do những thay đổi về địa chính trị bên ngoài Trung Quốc.
Xét về những thay đổi của riêng, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nước này phải phụ thuộc lớn vào nguồn lực của các nước khác. Khi đầu tư ra bên ngoài, Trung Quốc không tránh khỏi việc xâm phạm đến lợi ích của các nước khác, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết.
Xét về những thay đổi bên ngoài, sự thay đổi đáng chú ý nhất là chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á của Mỹ. Tình hình địa chính trị của các nước láng giềng của Trung Quốc đã trở nên phức tạp hơn và chính sách hướng đến Châu Á của Mỹ đang khiến Bắc Kinh lo ngại.
Theo tờ báo của Trung Quốc, khi Trung Quốc tăng cường sự tương tác với thế giới, chiến lược hàng hải đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong chính sách địa chính trị tổng thể của nước này. Tờ Thời báo Hoàn cầu cho rằng, các vùng biển liên quan đến chiến lược hàng hải của Trung Quốc gồm Biển Đông, Biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương.
Cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông đã có từ lâu. Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Hoàn cầu, kể từ khi Mỹ thực hiện chính sách quay trở lại Châu Á, Trung Quốc bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các hành động của Mỹ ở đây. Lý do mà Bắc Kinh đưa ra là, Biển Đông không chỉ liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc mà còn liên quan đến “sinh mệnh” của nước này. Không có Biển Đông, địa chính trị hàng hải của Trung Quốc sẽ không tồn tại một chút nào, tờ Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh.
Ở Biển Hoa Đông, tờ Thời báo Hoàn Cầu thừa nhận, đang tồn tại một liên minh chặt chẽ giữa Mỹ-Nhật Bản và Hàn Quốc và rất khó để thay đổi liên minh do Mỹ dẫn đầu này.
Từ năm 2011, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trở nên căng thẳng vì tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Mặc dù Mỹ tuyên bố giữ lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp ở Châu Á nhưng liên minh Mỹ-Nhật khiến Trung Quốc khó giải quyết vấn đề biển Hoa Đông, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã nhận định như vậy.
Mặc dù Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ nhưng điều đó không có nghĩa liên minh 3 bên Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ bị tan vỡ. Thay vào đó, việc Trung Quốc đang nổi lên là lý do cho sự hiện diện của liên minh 3 bên nói trên. Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, sự có mặt của liên minh Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc đồng nghĩa với việc Trung Quốc khó trở thành một cường quốc hàng hải ở biển Hoa Đông.
Đối với câu hỏi liệu Trung Quốc có thể trở thành một cường quốc hàng hải ở Ấn Độ Dương, tờ Thời báo Hoàn Cầu khẳng định, điều đó là không thể.
Không có kênh trực tiếp nào giữa Ấn Độ Dương và Trung Quốc. Một số nhà chiến lược gợi ý thiết lập một kênh thông qua Myamar nhưng có nhiều nhân tố bất ổn ở đây.
Myanmar đang tìm cách tối đa hoá các lợi ích quốc gia của riêng nước này. Trước đây, Myamar dựa vào Trung Quốc nhưng giờ đây nước này đang bắt tay với cả Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.
Về phía Ấn Độ, nước này cũng là một cường quốc mới nổi và chủ nghĩa dân tộc ở nước này cũng rất mạnh mẽ. Nhiều người ở Ấn Độ ủng hộ áp dụng một lập trường cứng rắn với Trung Quốc – nước mà New Delhi xem là một đối thủ chính. Ấn Độ sẽ không để Trung Quốc sử dụng Ấn Độ Dương làm bàn đạp trở thành một cường quốc biển, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đang ngày một phát triển thông qua sự hợp tác về quân sự. Một khi Mỹ xem Trung Quốc là địch thủ thì Ấn Độ cũng có thể sát cánh bên Mỹ.
Với những phân tích ở trên, tờ Thời báo Hoàn cầu cho rằng, hy vọng để Trung Quốc trở thành một cường quốc biển nằm ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động hiếu chiến và hung hăng trong các cuộc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông thì nước này khó nhận được sự ủng hộ của các nước trong khu vực.
Nhiều nước đang tìm đến Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Vì vậy, theo tờ Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chưa từng có trên con đường tìm kiếm ảnh hưởng trên biển nói riêng và trong khu vực nói chung.
Kiệt Linh – (theo TBHC)

Yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay hoạt động sai trái

(nó không bỏ thì cứ hô hào thế thôi à?)

TTXVN


Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước một số hoạt động vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc công bố chính thức nội dung và đưa vào hiệu lực “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam,” tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012-2022” trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định:
“Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp, trái với tinh thần DOC, không có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái đó”./.


Sửa đổi Hiến pháp Việt Nam phải bắt đầu với việc bỏ điều 4

DR
Kể từ ngày 02/01 cho đến ngày 30/03/2013, người dân Việt Nam được mời tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có 8 nội dung sửa đổi được lấy ý kiến nhân dân, trong đó có Lời nói đầu của Hiến pháp; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp, v.v…
Trong cuộc họp báo ngày 29/12 vừa qua, ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tuyên bố là nhân dân có thể cho ý kiến đối với mọi nội dung trong bản dự thảo, kể cả điều 4 của Hiến pháp Việt Nam, « không có cấm kỵ gì cả ». Cho tới nay, ở Việt Nam, điều 4 Hiến pháp vẫn là chủ đề cấm kỵ và cựu chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết khi còn tại chức đã từng tuyên bố rằng : « Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát ».
Trong bản hiến pháp 1992, điều 4 quy định vai trò của Đảng là « lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội », đồng thời khẳng định : « Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. ». Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, điều 4 vẫn quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước, chỉ có thêm một câu: « Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. » Theo nhận định của ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, những câu viết thêm đó không mang lại thay đổi căn bản nào cho điều 4 Hiến pháp :
« Đằng đẵng suốt từ 1980 đến nay Điều 4 vẫn tiếp tục ngự trị Hiến pháp Việt Nam, nhưng phải nói rằng, so với Hiến pháp 1980, Điều 4 lần này đã bớt độc tài hơn khi không còn quy định: “ĐCSVN … là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” mà chỉ ghi: “ ĐCSVN … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”
Điều 4 lần này dài hơn Điều 4 Hiến pháp 1992 vì có ghi thêm hai điều ràng buộc:
Một là: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.
Hai là: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Thêm thắt chút ít cho uyển chuyển hơn, song điều cốt lõi này thì vẫn đó và không thể nào chấp nhận được: “ĐCSVN …lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Sao lại cưỡng bức nhân dân Việt Nam phải chấp nhận một “lực lượng lãnh đạo” bắt họ phải “lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh làm nền tảng tư tưởng”, trong khi, chính cái nền tảng tư tưởng ấy đã đẻ ra cái chủ trương phản động nhất, cái khẩu lệnh phi lý, bất lương nhất trong lịch sử nhân loại: “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”.
Chính cái “nền tảng tư tưởng” ấy đã xui ĐCSVN làm cải cách ruộng đất tàn sát hàng vạn đồng bào mình, trong đó có rất nhiều tinh hoa dân tộc.
Chính cái “nền tảng tư tưởng” ấy đã nẩy nòi ra những “lãnh tụ cộng sản” kiểu như ông Đỗ Mười, ngay sau 1975, hăng hái tiến vào SàiGòn triệt hạ công thương nghiệp bằng bàn tay chuyên chính vô sản tàn bạo, phi pháp, bất nhân.
“Đảng … chịu sự giám sát của nhân dân” thật ư? Nhân dân nào được giám sát mà lại chịu để cho ông TBT Đảng Nông Đức Mạnh mời Trung Quốc vào đóng chốt ở Tây Nguyên, chịu để cho ông TBT Lê Khả Phiêu nhượng bao nhiêu đất, bao nhiêu biển cho Trung Quốc.
“Đảng … chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quýết định của mình” mà sao không tự xử thích đáng, không không tự bãi nhiệm, từ chức trước những sai lầm tệ hại như chủ trương công nghiệp nặng làm then chốt đã từng tàn phá nền kinh tế, đẩy đất nước vào kiệt quệ, nhân dân chịu đói nghèo; như chủ trương mở đường Hồ Chí Minh và khu lọc dầu Dung Quất đã gây lãng phí hàng trăm, nghìn tỷ đồng …
Điều 4 còn đấy nên đã ràng buộc Điều 70 một cách vô lý:
“Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Quân đội được nhân dân sinh ra và tốn công tốn của nuôi nấng thì phải phục vụ nhân dân, bảo vệ giang sơn đất nước chứ đâu “phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN” để rồi phải tuyệt đối trung thành và xả thân bảo vệ cái nền tảng tư tưởng Mac-Lênin. Tệ hại hơn, đôi khi vì cái nền tảng tư tưởng ma quái ấy mà phải dấn thân làm đồ đệ cho một “mẫu quốc” nào đó!
Điều 4 làm khổ nghèo nhân dân, làm nguy hại đất nước như vậy mà sao cứ để nó đóng gông mãi vào Hiến pháp Việt Nam cho được! »
Trong chỉ thị 22 mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cho bản dự thảo Hiến pháp là « một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị ». Thế nhưng, ngay trong chỉ thị đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu công an và quân đội phải « ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. »
Lời răn đe này chắc chắn là khiến chẳng có mấy ai dám góp ý về những vấn đề nhạy cảm trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, như điều 4, sợ rồi sẽ bị khép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước », theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Trong « Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam », đề ngày 28/12/2012, một số nhân sĩ trí thức có tên tuổi ở Việt Nam đã yêu cầu hủy bỏ điều 88 này, một điều luật mà theo họ « thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền chính trị và dân sự ghi nhận và bảo đảm ».
Trong bản dự thảo được công bố để lấy ý kiến nhân dân, đó là có một điều mới quy định về Hội đồng Hiến pháp, được mô tả là « cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng đối với ông Nguyễn Thanh Giang, nếu thật sự có vai trò như thế thì Hội đồng Hiến pháp này trước hết phải xóa bỏ những điều luật như điều 88 và điều 79 Bộ Luật Hình sự :
« Dự trù thành lập Hội đồng Hiến pháp như trong Điều 120 cũng là một nét tiến bộ đáng hoan nghênh của dự thảo Hiến pháp mới. Điều 120 xác định quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng Hiến pháp là kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.
Hy vọng Hội đồng này nếu có chút phẩm giá thì việc trước tiên là nên yêu cầu Nhà nước hủy bỏ ngay điều 88 và điều 79 ở Bộ Luật Hình sự.
Nói vậy để được mơ màng thôi. Chừng nào còn ĐCSVN thì Điều 88 và Điều 79 kia phải được duy trì để bảo vệ Điều 4 chứ!
Nếu có một điểm gì thật sự mới so với Hiến pháp hiện hành, thì đó là trong bản dự thảo sửa đổi, người ta không còn ghi kinh tế Nhà nước là chủ đạo nữa, mặc dù vẫn Việt Nam vẫn được xem là « nền kinh tế thi trường định hướng XHCN », một khái niệm cho tới nay còn rất mơ hồ. Đối với ông Nguyễn Thanh Giang, đây là một điểm tiến bộ nổi bật của Hiến pháp sửa đổì lần này :
« Điều 54 của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được ghi:
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”.
Đây là điểm tiến bộ nổi bật của Hiến pháp sửa đổi lần này. Nhớ lại rằng, Hiến pháp 1992 còn sủng tôn hết kinh tế nhà nước đến kinh tế tập thể mà kỳ thị kinh tế tư nhân. Điều 55 HIếN PHÁP 1992 ghi: “ …kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”.
Tôi phấn khởi hoan nghênh và nhiệt liệt đón mừng điểm tiến bộ này. Suốt gần hai mươi năm qua, tôi đã viết vài nghìn trang chính luận góp phần bàn thảo nhiều vấn đề quốc sự, trong đó có ba điều trăn trở nhất. Ngoài vấn đề nên thiết lập mối liên minh liên kết với thế giới tiên tiến nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng để ngăn ngừa sự xâm lăng Đại Hán, hai vấn đề đối nội mà tôi quyết liệt đấu tranh rất kiên trì là phải bỏ chủ trương ưu tiên kinh tế quốc doanh và chủ trương quy định đất đai là sở hữu toàn dân.
Tôi đã gọi doanh nghiệp nhà nước là những cái bồ sứt cạp thủng đáy để người ta mặc sức rót vô tội vạ tài sản, kể cả xương máu của nhân dân, vào đấy để cho hàng loạt cái mồm quý tử của Đảng thi nhau nhồm nhoàm nhai nuốt. Buồn cười nhất là ngay trong Báo cáo Chính trị Đại hội VII người ta đã ấn định phải tập trung nguồn lực làm cho kinh tế quốc doanh đạt chỉ tiêu 60% GDP. Lúc ấy tôi đã kịch liệt phản bác điều hoang tưởng nguy hại này và đã bị quy kết đủ tội: chống CNXH, chống Đảng, phản động….cho nên đã bị hành hạ đủ kiểu rất tàn nhẫn
Thực tế nhỡn tiền là mặc dù đã rót vào đấy không biết bao nhiêu tài sản xã hội, tài nguyên đất nước và đã qua mấy kỳ thực hiện Nghj quyết Đại hội rồi mà đến nay kinh tế nhà nước vẫn chỉ đóng góp được 30% GDP. Chẳng những thế, kinh tế nhà nước với rất nhiều Vinashin, Vinalines … đã choàng vào cổ nền kinh tế èo uột này món nợ xấu đến một triệu nghìn tỷ!
Suy cho cùng, đấy cũng là do hậu quả từ Điều 4 Hiến pháp. »
Tóm lại, theo ông Nguyễn Thanh Giang, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, tuy có một vài tiến bộ, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu của một Hiến pháp thật sự do dân, vì dân :
” Về quy phạm sửa đổi hiến pháp không những ta đã không theo lề lối của thế giới mà cũng không theo các điều khoản khoản hiến định trong Hiến pháp 1946.
Cho đến nay, Hiến pháp nước ta vẫn do Quốc hội soan thảo và thông qua, mà Quốc hội thì chỉ là cơ quan lập pháp trong khi lập hiến có chức năng riêng và quyền lập hiến là một quyền riêng.
Luật gia Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ 1776 đã nâng quyền lập hiến lên cao hơn quyền lập pháp. Từ đấy mới bảo đảm cho hiến pháp không bị cơ quan lập pháp làm biến chất.
Quốc hội chỉ là cơ quan lập pháp. Quyền lập hiến (quyền làm ra và sửa đổi hiến pháp) phải được giao cho Ủy hội Lập hiến gồm các chính khách, các trí thức Việt Nam tên tuổi trong và ngòai nước, các đại biểu xuất sắc thuộc mọi thành phần xã hội không chỉ là đại biểu Quốc hội hay đảng viên đảng CSVN. Bản Hiến pháp mới nhất thiết phải được đưa ra cho nhân dân phúc quyết. »
Phải để cho người dân thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp, tức là phải đưa Hiến pháp ra trưng cầu dân ý, đó cũng là yêu cầu của nhiều nhà trí thức khác, như tiến sĩ Tô Văn Trường. Trong một bài viết về sửa đổi Hiến pháp gởi cho trang Bauxite Việt Nam, được đăng ngày 11/1, ông Tô Văn Trường đã nêu lên vấn đề này. Ông viết :
« Nhiều quốc gia khi xây dựng Hiến pháp trên cơ sở phúc quyết của toàn dân, được nhân dân và trí thức góp công xây dựng tạo nên một bản Hiến pháp xứng đáng gọi là Hiến pháp làm cơ sở chỉ đạo các luật đi kèm. Quyền làm chủ đất nước của người dân ở mức độ đơn giản nhất thể hiện qua việc người dân được “phúc quyết” Hiến pháp. Lấy ý kiến người dân về Hiến pháp không phải là “Phúc quyết” mà cần có Trưng cầu dân ý. Liệu dự thảo Hiến pháp mới có được dân phúc quyết theo cách thức này? Còn góp ý giống như góp ý cho Nghị quyết Đại hội Đảng 2 kỳ vừa rồi thì mọi người cũng đã thừa biết là nó đi đến đâu. »
Trước đó, trong một bài đăng trên Lao Động cuối tuần, số đề ngày 03/01/2013, tiến sĩ Nguyễn Quang A, cũng đã viết :
“Nếu muốn xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân. Hiến pháp không phải là của nhà nước, mà là của nhân dân. Trong Hiến pháp nhân dân là chủ thể, là người quyết định, là những người trao quyền cho nhà nước (phân quyền cho các nhánh nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp) đến mức nào và như thế nào để bảo vệ các quyền tự do và sự hạnh phúc của người dân. Đấy là quyền tối cao của nhân dân. Như thế nhân dân là người quyết định Hiến pháp. Đối tượng của Hiến pháp (đối tượng phải thi hành, phải tuân thủ Hiến pháp và bị hạn chế quyền lực bởi Hiến pháp) chính là nhà nước chứ không phải người dân.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét