1555. Văn hóa cảnh sát
Văn hóa cảnh sát
Nguyễn Quang A
Tôi đã có dịp lang thang cả chục ngàn km trên đất Mỹ và Canada trong
nhiều ngày và chỉ một lần duy nhất nhìn thấy cảnh sát hỏi giấy tờ của
một người lái xe. Không thấy bóng cảnh sát giao thông ở đâu cả, ở trong
phố lẫn ở cạnh hay trên đường, nhưng theo những người địa phương cảnh
sát sẽ rất nhanh chóng có mặt để giải quyết các vụ va chạm hay mất trật
tự.Đi từ Hồ Chí Minh, qua Tây Ninh, sang Campuchia, lên Phnông Pênh bằng xe bus. Rồi lấy xe 16 chỗ đi Siem Reap cùng nhiều nơi khác và về lại Phnông Pênh. Lại lấy xe bus về Sài Gòn. Suốt hành trình ấy tôi thấy cảnh sát ở ta nhiều hơn bên đất Chùa Tháp khá nhiều.
Tôi đã sống ở Đông Âu “xã hội chủ nghĩa” hơn chục năm, lang thang ở Liên Xô nhiều tháng trời. Cảnh sát ở đó cũng đông nhưng sao sánh được với Việt Nam.
Có lẽ không đâu trên thế giới này có nhiều cảnh sát, công an như ở nước ta. Con số cụ thể là bao nhiêu? Ngân sách hàng năm cho lực lượng công an và “cộng tác viên” là bao nhiêu? Chắc đấy là bí mật quốc gia nên khó mà biết được! Thực ra rất nhiều nước công bố số liệu như vậy.
Tài liệu Thống kê Quốc tế về Tội phạm và Công lý do UNODC (Cục Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hợp Quốc) công bố số cảnh sát trên 100 ngàn dân của 130 nước (bảng 1, tr. 135) trong đó không có Việt Nam. Con số mới nhất (tại các thời điểm khác nhau) của vài nước trong khu vực Malasia (354,0), Myamar (145,6), Philippines (131,9), Hàn Quốc (195,1), Singapore (396,4), Thái Lan (321,0), trung bình của các nước (341,8). Trung Quốc có 1,6 triệu cảnh sát hay 120 cảnh sát trên 100 ngàn dân.
Do Việt Nam không công bố số liệu đó, hãy thử ước lượng xem nó lớn đến đâu. Chắc Việt Nam có số cảnh sát trên 100 ngàn dân cao hơn con số trung bình nêu trên. Tính với số trung bình 341,8 ta có thể ước lượng tổng số cảnh sát lớn hơn 300.000 người. Có lẽ tổng quân số của ngành công an phải hơn gấp đôi con số này, tức là cỡ hơn 0,6 triệu người.
Hãy kiểm tra con số ước lượng này bằng cách khác. Theo Tổng Cục Thống Kê tổng số người làm việc trong khu vực nhà nước tại thời điểm 1-7-2011 là 5.250,6 ngàn người trong đó có 1.541,2 ngàn người làm việc trong lĩnh vực “hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc”. “Đảm bảo xã hội bắt buộc” chắc là trại giam và nhà tù. Có khoảng 350-400 ngàn người làm trong bộ máy quản lý nhà nước, hoạt động đảng và các tổ chức chính trị-xã hội. Như thế còn khoảng 1,1 đến 1,2 triệu người trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc. Theo đánh giá của International Institute of Strategic Studies (trong The Military Balance 2009, tr.415‐417) quân số bộ binh, hải quân, tăng thiết giáp, không quân và biên phòng của Việt nam là 0,522 triệu người. Như thế chúng ta cũng có con số ước lượng về quân số của ngành công an cỡ 0,678 triệu người. Nếu tính cả các cộng tác viên nữa thì con số có thể còn lớn hơn nhiều.
Những con số ước lượng trên giải thích vì sao chúng ta cảm thấy có quá nhiều cảnh sát. Cảnh sát nhan nhản ở mỗi góc phố và trên đường. Cánh lái xe sợ nhất các nơi cảnh sát hay “nấp” để đo tốc độ hoặc bất thần xuất hiện phạt chẳng hiểu vì lý do gì. Đó là chưa kể đến cảnh sát khu vực, chưa kể đến công an không mang sắc phục. Nhìn bề ngoài chẳng thể phân biệt ai là công an, ai là “côn đồ” khiến người dân lo nơm nớp. Cũng chưa kể đến không ít công an định kỳ đến thăm hỏi các công ty, xin hỗ trợ vào những dịp lễ tết, ngày truyền thống, ngày nhận huân chương, ngày động thổ xây dựng trụ sở, ngày khánh thành, ngày cưới xin, dịp ma chay của tứ thân phụ mẫu, thậm chí nhờ doanh nghiệp hỗ trợ mua vé xem kịch mà vợ của thủ trưởng cấp cao là tác giả, vân vân và vân vân.
Báo chí Việt Nam nêu nhiều trường hợp công an hành hung người, thậm chí đánh chết người. Lực lượng công an cũng được huy động trong nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất mà nổi cộm là các vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng và Văn Giang, Hương Yên và nhiều vụ khác đã gây bức xúc trong dư luận. Vụ phóng viên báo Dân Việt bị những người mặc thường phục hành hung khi chụp ảnh chiếc xe mang biển số BKS 65E-8999 của công an Cần Thơ gây tai nạn giao thông ngày 24-11-2012 cũng đã gây sự phẫn nộ không kém trong dư luận. Rồi hóa ra kẻ hành hung đó là một trung úy công an. Và còn có thể kể ra vô vàn chuyện tương tự khác mà báo chí Việt Nam đã loan tải. Tất cả những loại ứng xử ấy tạo ra một văn hóa cảnh sát thật không hay.
Sứ mạng của lực lượng cảnh sát là thực thi luật pháp, bảo vệ tài sản, giữ gìn trật tự hay hạn chế mất trật tự dân sự. Chẳng ở đâu trên thế giới cảnh sát được coi là lực lượng vũ trang. Nó thuộc lĩnh vực dân sự. Thế nhưng ở nước ta người ta coi cảnh sát là lực lượng vũ trang. Một nét văn hóa “đậm đà bản sắt Việt Nam”?
Do sứ mạng nêu trên lực lượng công an có “quyền lực” lớn và thường xuyên tiếp xúc với dân. Quyền lực không bị kiểm soát chặt rất dễ dẫn đến lạm dụng và tha hóa, dẫn đến nhũng nhiễu, tham nhũng như báo chí đã đưa là điều không khó hiểu.
Ai cũng cảm thấy tình trạng công an hóa bộ máy nhà nước. Rất nhiều quan chức cấp cao ngành công an đã trở thành các bí thư, chủ tịch tỉnh, các cán bộ cao cấp của các bộ ngành khác. Cấp huyện cũng thế. Bên trong bộ máy nhà nước, bộ máy đảng của nhiều địa phương tỷ lệ các quan chức nguyên là công an cũng đáng kể.
Và văn hóa làm việc của nhiều cơ quan nhà nước trung ương, địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa công an.
Phải kiểm soát chặt quyền lực rất dễ bị lạm dụng của lực lượng công an và xây dựng văn hóa cảnh sát theo tinh thần phục vụ dân và khắc phục các nét xấu của văn hóa công an nêu trên, để cho chúng đừng lan sang các tổ chức nhà nước khác, để tránh cảnh sát hóa nhà nước.
N.Q.A
–
Ghi chú: Một tờ báo đặt tác giả viết một bài cho số báo Tết, về lĩnh vực văn hóa. Khi tác giả gửi bài viết trên tới thì được thông báo là không sử dụng.
Minh Diện :TRIẾT LÝ NHÓM LỬA
Buivanbong
Ôi, củi ướt, than ẩm, chỉ lơ đễnh chủ quan chút xíu mà tắt ngóm hết lò rồi. Thổi mệt lắm! |
* MINH DIỆN
BVB - Bài này, tác giả Minh Diện coi như tiếp nối Thử tả chân một trong ‘Tứ trụ’.
> Mái tóc bạch kim rạch đường ngôi thẳng thớn tạo bờm,
cái trán ngắn có hai nếp nhăn mờ song song không đứt khúc, đôi mắt hẹp
núp dưới cặp lông mày chim trĩ, nhân trung khá sâu, hai đường pháp
quyền hình cánh cung ôm lấy miệng, một gương mặt rất dễ dung hòa, dễ
thăng tiến trong quan trường. Đó cũng là một con người rất chỉn chu giữ
nếp nhà đồng thời rất bảo thủ, ít nhu cầu sáng tạo, không muốn thay đổi
những gì đã có, không bứt phá…
Người sở hữu gương mặt ấy là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn một năm trước, khi ông Nguyễn Phú Trọng được
bầu làm Tổng bí thư, dù chả bất ngờ, và cũng chẳng kỳ vọng, nhưng
nhiều nhà báo đã nịnh hót thô thiển.
Một tờ báo đưa lời cô giáo Đặng Thị Phúc, rằng cách
đây 56 năm, khi cô 22 tuổi và trò Trọng đang học lớp 4, cô đã “rất tinh
tế và chuẩn xác khi đánh giá trò Trọng rất có tài có đức, triển vọng
làm lãnh đạo”. Cũng tờ báo đó, dẫn lời thầy giáo Nguyễn Gia Quế, chủ
nhiệm lớp 9B, ca ngợi Nguyễn Phú Trọng là người có năng khiếu lãnh đạo
tập thể rất tốt, ông nói: “Tôi rất nhàn khi trò Trọng làm bí thư chi
đoàn kiêm trưởng lớp. Trong những buổi sinh hoạt lớp, tôi chỉ ngồi nhìn
Trọng điều khiển!”.
Một thầy giáo khác ở trường phổ thông trung học
Nguyễn Gia Thiều: “Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy Uỷ viên bộ chính
trị, Bí thư thành ủy Nguyễn Phú Trọng đi xe máy về dự buổi hợp mặt của
trường !”.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thì bốc thơm tài, đức
Nguyễn Phú Trọng khi ông làm Chủ tịch Quốc hội: “Nhiệm kỳ Quốc hội
khóa XII là nhiệm kỳ thành công nhất, công đó có vai trò rất quan trọng
của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù ngày 20-6-2006, người đứng đầu
Quốc hội phát biểu rất khiêm nhường, là chưa hiểu biết nhiều về công tác
lập pháp và hoạt động nói chung của Quốc hội! Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng
rất khiêm nhường, dù ngồi trên ghế chủ tọa, nhưng Chủ tịch nhường cho
các phó chủ tịch điều khiển, khi ở ngoài hành lang hội trường, Chủ tịch
rất giản dị chan hòa với các đại biểu”.
Đại văn hào Uyliam Sechxpia nói: “Sự giản dị và
khiêm tốn là thứ xa xỉ nhất của bậc trưởng giả!”. Ông Nguyễn Phú Trọng
đã biết sử dụng thứ xa xỉ ấy đúng lúc, đúng chỗ.
Chuyện các thầy cô giáo già hoài niệm về người học
trò thành đạt của mình không nói làm gì, nhưng một trí thức bậc thầy và
là đại biểu Quốc mấy khóa liền, như giáo sư Nguyễn Lân Dũng lại khen
nịnh như thế mà không biết ngượng mồn thì kể cũng lạ?
Ai cũng biết, người thổi luồng gió mới vào Quốc
hội, làm cho nghị trường có không khí dân chủ, những cuộc chất vấn
nhiều người muốn theo dõi là ông Nguyễn Văn An. Luồng gió mới ấy, ông
Nguyễn Phú Trọng đã ngăn lại, như ông Dũng nói, là “ tiết chế căng
thẳng” trong những phiên chất vấn.
Ấn tượng Nguyễn Phú Trọng để lại sâu đậm nhất trong
nhiệm kỳ làm chủ tịch Quốc hội là, khi Trung Quốc cắt cáp ngầm tàu thăm
dò địa chấn, đâm tàu cá, bắt ngư dân Việt Nam, vẽ bản đồ đường lưỡi bò
trùm lên biển đảo Việt Nam và các nước khu vực… làm biển Đông sôi sùng
sục, đại biểu Quốc Hội đề nghị đưa vấn đó vào thảo luận, thì ông cười,
thản nhiên: “ Tình hình biển Đông không có gì mới, nói biển Đông mà
không phải Biển Đông!”.
“Nói biển Đông mà không phải biển Đông” là nói
cái gỉ? Ông Nguyễn Phú Trọng không nói ra, bỏ lửng một câu đầy ẩn dụ,
đến nay vẫn chưa có lời giải! Phải chăng cái không phải biển Đông là 16
chữ vàng, là 4 tốt, là đụng chạm tới “Tình đồng chí môi hở răng lạnh”
(!?).
Nguyễn Phú Trọng nhảy lên Tổng bí thư Đảng cộng
sản Việt Nam, vinh quang tột đình sau 39 năm, kể từ ngày đầu tiên đặt
chân vào chốn quan trường, không một lần bị va vấp. Quãng thời gian
bằng hơn nửa một đời người đó, hầu như ông chìm ngập trong đống sách
vở lý luận chủ nghĩa Max-Lê: Phóng viên, biên tập viên, phó trưởng ban,
trưởng ban rồi Tổng biên tập tờ Tạp chí cộng sản, cơ quan nghiên cứu lý
luận độc nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Khi đã làm phó bí thư, rồi bí
thư thành ủy Hà Nội, ông vẫn là cây lý luận số một, tác giả của Nghị
quyết đại hội Đảng IX, X. Người ta nói, ông là một lý thuyết gia thuần
túy không phải là một nhân vật từng trải thực tế, ông vẫn tin vào chủ
nghĩa xã hội, tin vào lý tưởng, là sẽ xây dựng được một nhà nước ưu việt
thuần túy cộng sản ?
Về đời tư, Nguyễn Phú Trọng phần nào còn giữ
được cái thanh liêm của những người cộng sản đi trước, giữ được nếp nhà
không để vợ con gây tai tiếng. Đó là lợi thế của ông trong không khí
ngột ngạt bất mãn cao độ của nhân dân, trước thực trạng cán bộ, đảng
viên, trong đó một bộ phận không nhỏ là lãnh đạo lao vào hưởng thụ, bị
những cám dỗ vật chất làm sa đọa.
Những ngày đầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Phú
Trọng tỏ thái kiên quyết làm trong sạch nội bộ đảng. Ông tạm gác khẩu
hiệu: “Đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng lòng” (Nói chuyện với cán bộ cao cấp nghỉ hưu Hà Nội 9-2-2012) để “loại trừ những cán bộ đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ”.
TBT giải thích về nhóm lửa với các cử tri Hà Nội |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Một bộ
phân không nhỏ trong đảng, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh
đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp thoái hóa hư hỏng đe dọa sự
tồn vong của đảng và chế độ”. Ông có một câu rất nổi tiếng “Đảng viên
nhan nhản, cộng sản mấy người!”. Thực ra, câu nói này không phải là phát
kiến của ông, mà ông nhắc lại một luồng dư luận như thế đang rất phổ
biến trong xã hội, để thể hiện TBT dám “nói thẳng nói thật”. Câu nói này
mà phát ra từ miệng người nảo đó, thỉ chắc chắn sẽ bị chụp ngay cái mũ
“Thế lực thủ địch!”. Nhưng đó là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông bày
tỏ sự bức xúc thực tâm, và nó đã thành nội dung cốt lõi trong Nghị
quyết trung ương 4: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay!”.
Ông cùng không quên những câu nói thẳng nói thật khác trước đông đảo cử
tri Hà Nội: “Tiêu cực, tham nhũng nhìn đâu cung xthấy, sờ vào đâu cũng
có, Trung ương cũng sốt ruột lắm”. Nhưng rồi cái máu nghề nghiệp của
thầy giáo triết học – đường lối, của nhà Tuyên giáo, của ông Chủ tịch
Hội đồng Lý luận Trung ương năm nào lại xen vào: “Tuy vậy, xem xét, giải
quyết phải hết sức khách quan, biện chứng”! Và quả nhiên điều đó là tất
yếu đối với ông, chủ thể nếp tư duy vốn đã mặc định của nhà chuyên
nghiệp phản ánh luận mácxít-lêninnít.
Chưa có nghị quyết nào của đảng được dân kỳ vọng đến thế và thất vọng đến thế, thất vọng ê chề!
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá rất
cao Nghị quyết trung ương 4. Ông ví Nghị quyết trung ương 4 như một
“cuộc tắm rửa vĩ đại nhất” trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Ông hạ
quyết tâm phải làm thật kỹ lưỡng, thật cụ thể, không xuê xoa, không
bênh che, nể nang, phải “loại trừ những cán bộ, đảng viên hư hỏng ra
khỏi đội ngũ!”. Và ông đặt Đảng cộng sản lên thớt: “Đợt này mà không
làm đến nơi đến chốn, không thành công thì không còn cơ hội nào nữa để
đảng lấy lại hình ảnh và niềm tin trước dân!”.
Một cuộc vân động rầm rộ, hơn 700 tờ báo chính
thống cất lên một bản đồng ca, một cuộc thanh lọc nội bộ được nguyên
Thượng tướng Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ví như một chiến dịch cực lớn,
huy động đủ các loại xe tăng đại bác!
Không biết trong chiến dịch này, ngoài công sức,
Đảng cộng sản Việt Nam ngốn hết bao nhiêu tiền của dân, nhưng kết quả
cuối cùng là một gương mặt méo mó, một giọng nói nghẹn ngào như bật
khóc: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% xin được nhận một hình thức kỷ
luật, và xin hình thức kỷ luật một đồng chí. Nhưng 100% Ủy viên Trung
ương bỏ phiếu không kỷ luật Bộ chính trị và đồng chí X”. Thật bi hài!
Ba cuộc hội nghị liên tiếp, các cuộc họp của Bộ
chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương, rồi hội nghị cán bộ
toàn quốc…, cuộc “tắm rửa” kéo dài gần một năm trời, với khẩu hiệu
“Nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm loanh quanh, vạch mặt chỉ tên,
không phân biệt bất kỳ ai”, kết quả là một dãy số không: Không chỉ ra
được bộ phận phận nào thoái hóa biến chất? Không vạch được nhóm lợi ích
nào? Không biết bầy sâu nào? Không chỉ ra đồng chí X là ai? Không kỷ
luật Bộ chính tri! Không kỷ luật đồng chí X, dù hình thức nhẹ hều chỉ là
khiển trách cho có, mà cũng không có! …
Nguyễn Phú Trọng đã có thể rực lên như một ngôi
sao sáng, nhưng ông đã để vuột mất cơ hội! Bây giờ uy tín của ông thấp
hơn nhiểu so với lúc xuất phát.
Phải nói thẳng, đây là việc ngoài ý muốn của
Nguyễn Phú Trọng, không như người ta nói ông không muốn làm. Tương quan
lực lượng không cho phép ông làm. Và cái đống rác Nông Đức Mạnh bỏ bê,
dồn đống mười năm để lại quá to!
Giá như Nguyễn Phú Trọng mở lòng nói thật, chắc
chắn nhân dân thông cảm cho ông. Nhưng hình như cái tuổi Giáp Thân cầm
tinh con khỉ, quá khôn ngoan và có đặc tính loanh quanh, nên ông không
thừa nhận thất bại mà xuê xoa trám nhét, như người ta dùng bao bố trám
nhét thủy điện Sông Tranh! Năm Nhâm Thìn 2012 được coi là “năm Tam hạp
Thân – Tý – Thìn của ông, thế mà hầu như ông bị thiếu chí quyết, kém bản
lĩnh, thiếu nhạy bén chớp thời cơ, nên vẫn ít được mỹ mãn? Cơ hội thì
không thể đến hai lần.
Trước kia ông riết róng bao nhiêu, giờ xuê
xoa bấy nhiêu. Ông dùng cách chẻ chữ để ‘mềm hóa’, ‘đảo chiều’ những
khái niệm chính ông nêu lên rồi chính ông phủ định!
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Nghị quyết
trung ương 4 ban hành trước hết là cảnh tỉnh với những người đang ngủ
quên. Bên cạnh đó là răn đe, ngăn chặn những suy thoái tư tưởng, đạo
đức, lối sống”. Rồi ông hỏi và tự trả lời: “Vừa rồi chúng ta răn đe
được chưa? Khối anh sợ đấy!”. Ông nói: “Lấy cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo
dục, răn đe ngăn chặn, trên tinh thần đồng chí thương yên nhau là chính”
và “Không phải cứ kỷ luật là tốt. Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại
rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái rối nội bộ,
phải khoan dung, đó là phần nhân văn đặc thù của Việt Nam!”.
Từ sự giải thích vòng vèo như vậy, nhà lý luận ‘Mácxít’
số 1 Việt Nam đưa ra cái “Triết lý nhóm lò” khi tiếp xúc cử tri Hà Nội
ngày 1/12/2012, biện minh cho sự bất thành sau Hội nghị Trung ương 6:
“Làm sao cố gắng để với tinh thần nhân văn của Bác Hồ. Kỷ luật sắt nhưng
với tinh thần tự giác. Ví như nhóm một cái lò, có củi khô, có củi tươi,
có củi vừa vừa. Nhưng quan trọng nhất là bước đầu phải nhóm được cái lò
lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó củi khô, củi tươi đưa vào cũng phải
cháy hết. Sâu xa là như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò lên”.
Đưa ra để luận giải triết lý này, chắc ông đã đọc kỹ truyền ngắn
‘Nhóm lửa’ (Tiếng gọi nơi hoang dã) của nhà văn Jack London. Và chắc
chắn ông đã thuộc bài thơ ‘Nhóm lửa’ của Cụ Hồ đăng trên báo ‘Việt Nam
Độc lập’ ngày 1/8/1942: “Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa / Biết bao
nhiêu là sự khó khăn? / Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân / Cũng lo sợ lửa
khi tắt mất…. / Việc cách mạng cũng là như thế / Bước ban đầu là bước
gian nan… / Hở một chút, tức là thất bại / Sai một li là hại cho dân”. Dù
nói vậy, nhưng bao nhiêu củi khô ngon lành ông thứ thì bị mất cắp, thứ
thì ông ‘đem cho’ người ta hết rồi, lấy gì nhóm? Mà nếu có thì ngay đến
củi khô ông cũng đâu có dùng đúng lúc, dùng khi cần để ‘nhóm lò’? Nhưng
trong bài thơ “Nhóm lửa” thì Bác Hồ không dạy cái “tinh thần nhân văn”,
Bác nhấn mạnh về sự kiên trì, khéo léo, nhưng đừng để hở, đừng làm sai,
dù chỉ hở một chút, sai một li là thất bại, lửa bị tắt ngóm. Cơ hội
giành thắng lớn Nghị quyết TW 4 đã đến, như lửa đã cháy lên, nhưng ông
lại chần chừ, xao nhãng, để mất cơ hội từ trước Hội nghị Trung ương 6.
Ai cũng biết khi đó, ông và số đông trong Bộ Chính trị đã để ‘hở một
chút” và quyết định “sai một li”. Đã biết chắc chắn rằng ‘một bộ phận
không nhỏ’ tất yếu là bỏ phiếu sẽ chiếm tỉ lệ cao, mà còn sơ sẩy như
vậy, quả là đáng tiếc cho ‘người nhóm lò”. Một cuộc cách mạng mà gom
luôn người xấu người tốt vào một rọ như thế tính triệt để và minh bạch ở
đâu hở ông …trời. Cho nên, bạn đọc Huỳnh Văn Úc đã viết trên blog
Nguyễn Tường Thụy: “Bỗng dưng từ đâu ào ào nước đổ / Người buồn, lửa tắt, sâu cười”.
Trong khi xuê xoa với đồng chí mình, Nguyễn Phú
Trọng riết róng với dân. Ông ngăn chặn tức thì việc quyền tư hữu của
người dân trong sửa Luật đất đai, cứ khư khư giữ “sở hữu toàn dân” một
cách chung chung, tưởng ai cũng có phần trong đó, nhưng không ai có
quyền gì về sử dụng đất; và thẳng thừng bác bỏ việc sửa đổi điều 4 Hiến
pháp. Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ nếp cũ là nghĩ thay, nói thay dân.
Ông nói: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự
lựa chọn đúng đắn của đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù
hợp với xu thế phát triển của lịch sử!” ( Phát biểu ở trường đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba )
Một kiểu lý luận giáo điều như thế mà sang rao
giảng ở trường đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba, để đến nỗi, phải chăng
vì thế, bà Tổng thống Brazil Dima Rouseeff phải từ chối đón tiếp vào
phút chót, gây ra vụ Scandal chưa từng có trong ngành ngoại giao Viết
Nam, gười ta nói “Trước kia các lãnh tụ Việt Nam hình như chơi trò giấu
bài kín đáo và khôn ngoan hơn!”.
Ông Nguyễn Phú Trọng bây giờ hay dùng hình thức số
hóa và quy nhóm kiểu Trung Quốc. Nói chuyên ở Hội nghị tổng kết công
tác tuyên giáo ngày 9-1-2013, ở Hà Nội vừa qua ông nói: “Công tác tuyên
giáo vừa qua 8 ưu điểm, 10 hạn chế, 5 nguyên nhân, 7 nhiêm vụ, 6 giải
pháp” và ông đổ cho “thế lực thù địch làm giảm niềm tin của nhân dân
vào đảng, âm mưu “Làm xanh hóa cái đầu đỏ!”. Ông Trọng nói: “Bây giờ các
thế lực bên ngoài thấy chúng ta chăm chút công tác tư tưởng, uốn nắn
những tư tường lệch lạc, thì họ bảo là bất đồng chính kiến chúng ta lại
đi trừng trị, vi phạm quyền con người!”.
Không biết Nguyễn Phú Trọng ám chỉ cái “Thế lực bên
ngoài” là bọn nào, nhưng dứt khoát không phải Trung Quốc, ví ông đã
khẳng định “Tiếp tục vun đắp quan hệ láng giềng tốt, xây dựng hòa bình
và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài, ổn định hợp tác phát
triển cùng nước bạn!” (Phát biểu trong chuyến thăm Lào Cai).
Ông Nguyễn Phú Trọng có một câu nói rất đúng: “Mỗi
người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở được
con đó sang sông!?”.
Một hệ thống chính trị quyền lực thuộc về nhân dân,
do dân, phụng sự lợi ích của dân chứ không phục vụ lợi ích một đảng
phái, một số ngưới giàu có, thì chính thể đó, dù như con thuyền chẳng
may mắc cạn, dân cũng chung tay chèo chống qua sống. Đẩy thuyền là dân,
lật thuyền cũng là dân! Hình như Nguyễn Trãi nói như vậy!
M.D
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng
Thể chế chính trị phải hoàn thiện cùng kinh tế
Buivanbong
Nguồn: Project Syndicate
Dịch giả: LÂM VŨ (lược dịch)
BVB - Mặc
dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, nhưng Tunisia, Ai
Cập và nhiều quốc gia Trung Đông khác vẫn đang phải chung sống với nền
chính trị tập quyền, được cai trị bởi một nhóm “cánh hẩu”, đi kèm với sự
lan tràn của tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, và gia đình trị…
Tunisia và Ai Cập đều có chỉ số phát triển con người cao và đạt nhiều
thành tựu phát triển trong thời gian qua. Nhưng hai vị Tổng thống đều
đã phải ra đi. Bài học từ thế giới Ả-rập là một nền kinh tế tốt chưa hẳn
đã đi kèm với một nền chính trị tốt, và nền chính trị và kinh tế của
một quốc gia có thể tiến hóa theo hai xu hướng ngược nhau.
Từ những biến động gần đây ở Tunisia và Ai Cập, dẫn tới việc hai vị Tổng thống phải dứt áo ra đi sau hàng chục năm cầm quyền, học giả Dani Rodrik đã có bài phân tích sâu về mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Đây là một cách đặt vấn đề theo chủ quan của tác giả, và cần được tranh luận một cách thẳng thắn, khoa học.
Từ những biến động gần đây ở Tunisia và Ai Cập, dẫn tới việc hai vị Tổng thống phải dứt áo ra đi sau hàng chục năm cầm quyền, học giả Dani Rodrik đã có bài phân tích sâu về mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Đây là một cách đặt vấn đề theo chủ quan của tác giả, và cần được tranh luận một cách thẳng thắn, khoa học.
Dani Rodrik là Giáo sư Kinh tế chính trị học tại Trường Quản lý Nhà
nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvad, và là tác giả của cuốn sách:
Một kinh tế học, nhiều phương thức: Toàn cầu hóa, Các thể chế và Tăng
trưởng kinh tế. (One Economics, Many Recipes: Globalization,
Institutions, and Economic Growth).
Chính trị và kinh tế có thể tiến hóa trái ngược
Có thể phát hiện đáng chú ý nhất trong Báo cáo phát triển con
người - báo cáo thường niên lần thứ 20 của Liên Hợp Quốc đã công bố, là
thành tựu xuất sắc của các quốc gia Hồi giáo tại Trung Đông và Bắc Phi
trong lĩnh vực này.
Về Chỉ số phát triển con người (HDI), Tunisia xếp hạng thứ 6 trên
tổng số 135 quốc gia, một thành tựu vượt bậc của quốc gia này sau hơn 4
thập niên phát triển, cao hơn cả Malaysia, Hồng Kông, Mexico và Ấn Độ.
Ai Cập đứng ở vị trí thứ 14, thấp hơn một chút.
Chỉ số HDI đo lường sự phát triển mà trong đó các thành
tựu y tế và giáo dục được đánh giá quan trọng ngang bằng với tăng trưởng
kinh tế. Ai Cập, và đặc biệt là Tunisia có thể không xuất sắc lắm trên
bình diện tăng trưởng kinh tế, nhưng hai quốc gia này đã thực sự thành
công trên các chỉ số phát triển khác.
Với tuổi thọ trung bình là 74, người dân Tunisia có tuổi thọ cao
hơn cả Hungary và Estonia, là hai nước có thu nhập bình quân đầu người
cao gấp đôi Tunisia. Khoảng 69% trẻ em tại Ai Cập được đến trường, một
tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với Malaysia – một quốc gia giàu có hơn Ai
Cập. Rõ ràng, Tunisia và Ai Cập đã thành công trong việc cung cấp các
dịch vụ xã hội, và phân phối lợi ích của tăng trưởng kinh tế một cách
rộng rãi.
Tuy nhiên, trên thực tế những thành tựu phát triển của hai quốc gia
này cũng không cứu vãn nổi hai chính phủ đương nhiệm của chúng. Người
dân tại Tunisia và Ai Cập đã rất nổi giận với các chính phủ của họ, và
yêu cầu thay thế một chính phủ mới.
Nếu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia hay Tổng thống
Hosni Mubarak của Ai Cập hi vọng rằng họ sẽ dành được sự ủng hộ chính
trị bởi những thành tựu phát triển, thì hẳn bây giờ họ đang thất vọng
sâu sắc.
Người biểu tình Ai Cập vui mừng
khi Tổng thống tuyên bố từ chức.
Ảnh: AP
|
Một bài học mà thế giới Ả-rập đã cung cấp cho chúng ta, đó là một
nền kinh tế tốt chưa hẳn đã đi kèm với một nền chính trị tốt, và trong
cùng một thời điểm, nền chính trị và nền kinh tế của một quốc gia có thể
tiến hóa theo hai xu hướng ngược nhau. Mặc dù đúng là các phần lớn các
quốc gia giàu có trên thế giới đều đã thiết lập được nền dân chủ, nhưng
nền chính trị dân chủ không hẳn đã là điều kiện cần và đủ cho phát triển
kinh tế trong dài hạn (khoảng vài thập niên).
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh
tế, nhưng Tunisia, Ai Cập và nhiều quốc gia Trung Đông khác vẫn đang
phải chung sống với nền chính trị tập quyền, được cai trị bởi một nhóm
“cánh hẩu”, đi kèm với sự lan tràn của tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu,
và gia đình trị. Thứ bậc xếp hạng về tự do chính trị và tham nhũng của
các quốc gia này tương phản sâu sắc với thứ bậc về các chỉ số phát
triển.
Freedom House (một tổ chức phi chính phủ của Mỹ thành lập từ năm 1941 nhằm thúc đẩy nền dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền trên thế giới)
đã cho biết, kể từ khi diễn ra cuộc “cách mạng Jasmine” tại Tunisia gần
3 tháng qua, “các nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đàn áp, bắt giữ và bỏ tù
các nhà báo, blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà chính trị
đối lập”. Còn Chính phủ Ai Cập xếp hạng thứ 111 trên 180 quốc gia về chỉ
số tham nhũng, theo điều tra năm 2009 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(Transperancy International).
Và tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng: Ấn Độ đã thiết lập nền dân
chủ kể từ thời điểm giành độc lập vào năm 1947, nhưng quốc gia này vẫn
không thoát khỏi quá trình tăng trưởng thấp trong suốt hơn 30 năm, cho
đến tận những năm đầu tiên của thập kỷ 1980.
Thể chế chính trị phải hoàn thiện cùng kinh tế
Một bài học thứ hai là: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ
không tạo điều kiện cho sự ổn định chính trị, trừ khi các thể chế chính
trị chủ động tự hoàn thiện dần và cùng trưởng thành với nền kinh tế.
Trên thực tế, tự thân tăng trưởng kinh tế sẽ tích lũy các điều kiện kinh
tế và xã hội để tạo ra bất ổn định chính trị vào thời điểm chín muồi.
Nhà khoa học chính trị lỗi lạc người Mỹ, Samuel P. Huntington
(1927-2008), đã chỉ ra cách đây hơn 40 năm rằng, “các biến đổi xã hội và
kinh tế – đô thị hóa, sự phát triển của dân trí và giáo dục, và sự phát
triển của truyền thông đại chúng – tất cả sẽ làm gia tăng nhận thức
chính trị, nhân rộng các nguyện vọng chính trị, và mở rộng sự tham gia
chính trị”. Ngày nay, bên cạnh những yếu tố như Huntington chỉ ra, thì
các mạng xã hội như Twitter và Facebook đã trở thành các yếu tố mới để
thúc đẩy sự tham gia chính trị, đặc biệt là khi nền kinh tế tăng trưởng
nhanh chóng.
Những lực lượng này sẽ trở nên mạnh mẽ nhất khi khoảng cách giữa sự
tham gia xã hội và chất lượng của các thể chế chính trị ngày càng trở
nên cách biệt. Có hai mô thức ứng phó của các thể chế chính trị đối với
các nguyện vọng chính trị của nhân dân. Mô thức thứ nhất: khi các thể
chế chính trị của một quốc gia đã trưởng thành, thì các thể chế này sẽ
đáp ứng các nguyện vọng chính trị của nhân dân thông qua sự điều tiết,
hành động và phát ngôn. Mô thức thứ hai: khi các thể chế này vẫn còn
chưa phát triển, chúng sẽ tìm cách dập tắt các nguyện vọng và hi vọng
chính trị của nhân dân, với hi vọng rằng các nguyện vọng và hi vọng này
sẽ tự biến mất, hoặc sẽ được bù đắp bởi các thành tựu trong phát triển
kinh tế.
Những sự kiện đang diễn ra tại Trung Đông đã chứng minh rõ ràng
tính mỏng manh của mô thức thứ hai. Những người biểu tình tại thủ đô
Tunis của Tunisia và thủ đô Cai-rô của Ai Cập không phản ứng với sự
thiếu cơ hội kinh tế hay các dịch vụ xã hội nghèo nàn.
Có thể ở đâu đó, vẫn có những thể chế chính trị có khả
năng xử lý được các tình huống kiểu này. Người ta có thể nghĩ đến các hệ
thống chính trị mang tính phản ứng, vốn không hoạt động dựa trên các
cuộc bầu cử tự do và sự cạnh tranh giữa các đảng chính trị. Có thể chỉ
ra trường hợp một số quốc gia như Oman hay Singapore, là những nền chính
trị chuyên chế vẫn duy trì được quyền lực một cách hài hòa cùng với tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao.
Điều này giúp ta liên tưởng đến Trung Quốc. Tất nhiên là Trung Quốc
không phải là Tunisia hay Ai Cập. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành thử
nghiệm về “dân chủ cơ sở”, và đang cố gắng tiêu diệt nạn tham nhũng.
Tuy vậy, các cuộc phản ứng vẫn đang gia tăng tại lục địa này trong suốt
thập niên vừa qua.
Giới lãnh đạo Trung Quốc đang hi vọng rằng sự tăng trưởng nhanh
chóng trong mức sống và các cơ hội kinh tế rộng mở của người lao động sẽ
làm giảm căng thẳng xã hội và chính trị. Đó là lý do tại sao họ đặt mục
tiêu đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm lên tới 8% hoặc cao hơn –
một con số ngoạn mục mà họ tin rằng qua đó sẽ giúp kiềm chế căng thẳng
xã hội.
P.S & L.V
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng
Xử nhiều để chỉnh hướng ngoại giao?
– BBC
Vụ xử gần nhất ở Nghệ An đang ‘tạo ra xu hướng mới’?
Sau khi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về vụ kết án và bỏ tù 14 người ở Vinh, Nghệ An tuần qua, báo Mỹ, tờ Bấm Washington Post có riêng một bài xã luận về tình hình Việt Nam hôm 12/1.
Về phía mình, chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài và báo chí trong nước nói vụ xử 14 người về tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ tại Nghệ An trong hai hôm 8 và 9/1 và phán quyết của tòa là ‘chính xác’
Nỗi sợ phi lý?
Nhưng theo Washington Post trong bài đặt các vụ xử này trong quan hệ Mỹ – Việt, bài báo viết rằng “các nhà lãnh đạo ở Việt Nam phạm lỗi có nỗi sợ phi lý trước tự do ngôn luận, đa nguyên và cuộc cách mạng số”.Trong một bài cũng vào tháng này, nhà quan sát Carl Thayer đặt câu hỏi vì sao chính quyền Việt Nam lại liên tiếp trấn áp giới bất đồng chính kiến và hỏi điều này có liên hệ gì đến quan hệ với Hoa Kỳ hay không.
Giáo sư Bấm Carl Thayer từ Úc đưa ra ba cách giải thích trong bài ‘Vietnam Trial Slams Door on Dissidents – Why?’ hôm 10/1/2013:
Lý do đầu có thể chỉ là thủ tục đã định, vì theo Bộ Cộng an nói, họ “theo dõi và thu thập bằng chứng, rồi buộc các bị cáo nhận tội”.
“Cuối cùng thì Bộ Công an đã đạt được điều họ muốn và phiên xử được lên lịch.”
Lý do thứ nhì có thể là mọi vụ xử đều mang tính trình diễn chính trị, và thời điểm được quyết định vì mục tiêu chính trị.
“Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết có hành động nhằm vào các blogger và vụ xử này là nhằm để chứng minh lời nói của ông,”
“Ông Dũng cũng sẽ phải ra trước hội nghị trung ương tới nay và cần chứng tỏ ông đã có hành động đối với những kẻ khiếu nại về ông.”
“Phe bảo thủ chống lại những ai trong Đảng muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc”
GS Carl Thayer
Cách giải thích thứ ba là phái bảo thủ trong Đảng thấy có thể giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình với Trung Quốc vì Trung Quốc cũng là nước xã hội chủ nghĩa.
“Phe bảo thủ chống lại những ai trong Đảng muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc.”
“Họ lập luận rằng Hoa Kỳ đứng đằng sau ‘âm mưu diễn biến hòa bình’, điểm hội tụ của các ‘thế lực thù địch bên ngoài’ và các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo trong nước, nhằm lật đổ thể chế xã hội chủ nghĩa.”
Phái này, theo Giáo sư Carl Thayer, cũng muốn Hoa Kỳ bỏ lệnh hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.
Nhưng vì điều kiện để Washington làm việc đó là Việt Nam phải cải thiện về tình hình nhân quyền nên câu hỏi là vì sao Hà Nội lại “tự làm hại mình” qua các vụ xử?
GS Carl Thayer lý giải:
“Phe bảo thủ trong Đảng đang dùng các vụ xử nhà báo và blogger này để phá hoại mọi nỗ lực nhượng bộ với Hoa Kỳ,”
“Hiện Việt Nam đang xem lại Nghị định 8 thông qua năm 2003 để cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.”
“Nghị định này xác định lại đường hướng ngoại giao, đồng ý cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ở những khu vực nào quyền lợi hai bên gặp nhau,”
“Nay, các lãnh đạo Đảng đang bàn thảo có phải Việt Nam đã đi quá xa trong quá trình hợp tác với Mỹ và chống lại Trung Quốc hay không.”
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh đã từng bày tỏ mong muốn được mua vũ khí từ Mỹ.
Tuy vậy, hiện cũng không rõ nhu cầu này thực sự lớn đến đâu khi mà Hà Nội vẫn mua đều các loại vũ khí hiện đại từ Nga, một đồng minh từ thời Chiến tranh Lạnh nay đang quay trở lại Đông Nam Á.
Nhường nhịn và lên gân
Thời gian qua, thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam với hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự thay đổi đáng kể.Với Trung Quốc, như một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu từ Hà Nội nói với BBC, nhà chức trách Việt Nam đang tỏ ra “nhường nhịn quá mức”.
Một số lễ kỷ niệm của quân đội Việt Nam liên quan đến các liệt sỹ bị Trung Quốc giết trong các cuộc chiến 1979 và 1988 nhưng không dám nêu tên Trung Quốc.
Vẫn theo nhà ngoại giao xin phép được giấu tên, về phía họ, “Trung Quốc nói thoải mái về cuộc chiến năm 1979. Quan điểm chính thức của họ coi cuộc chiến đó là chính nghĩa”.
Ngược lại, các quan chức của nhà nước và đảng cầm quyền ở Việt Nam lại tỏ ra cứng rắn về các vấn đề liên quan đến Hoa Kỳ.
Nhân kỷ niệm 40 năm chiến dịch Linebacker II, tức ‘Điện Biên phủ trên không’ năm 1972, Việt Nam cho tổ chức đại lễ cấp nhà nước để nêu bật lại ‘tinh thần chống đế quốc Mỹ’, và mời các khách Nga, Trung Quốc tham gia.
Trong một sự việc liên quan đến cách thuyết trình nội bộ về ngoại giao của Việt Nam, hồi cuối năm qua, dư luận trong và ngoài nước chú ý đến phát biểu của Đại tá quân đội Trần Đăng Thanh với ngành giáo dục.
Theo đánh giá của ông David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ đăng trong bài tiếng Anh trên Asia Times hôm 22/12, thì phát biểu của Đại tá Thanh đã làm lộ ra nhiều “bí mật quốc gia” của hệ thống ở Việt Nam.
Chẳng hạn ông Thanh tuyên bố “người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”.
“Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cường gắn kết kinh tế và các mối quan hệ khác nhưng nhân quyền vẫn là hòn đá cản đường”
Washington Post
Nói về quan hệ với Trung Quốc, vị đại tá nói:
“Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta.”
“Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên.”
Ông đại tá Trần Đăng Thanh cũng ca ngợi Bắc Triều Tiên thử tên lửa, đã làm “tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ”.
Trở lại ý kiến của Washington Post, bài xã luận cho rằng trong những năm qua, “Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cường gắn kết kinh tế và các mối quan hệ khác nhưng nhân quyền vẫn là hòn đá cản đường”.
Chính giới Mỹ đã lên án các vụ bắt bớ gần đây là “gây quan ngại sâu sắc” và “không nhất quán” với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Nhưng nay, báo Washington Post thúc dục, “Hoa Kỳ cần phải làm hơn thế để thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi cách thói quen đàn áp của họ”.
Sau khi thắng cử nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Barack Obama đã bổ nhiệm hai nhân vật mới vào chức bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ.
Báo chí Mỹ cũng bắt đầu có các bài phân tích, gợi ý về chính sách ngoại giao và quân sự của Mỹ dù các vị trí mới này hiện còn cần Thượng viện thông qua.
Hồi cuối tháng 12/2012, báo Anh, tờ Bấm The Economist có bài cho rằng với tân ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, việc vận động để Hà Nội thả luật sư Lê Quốc Quân là một phép thử về chính sách của Mỹ với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Công ty mạng Trung Quốc phát triển ở VN
BBC
Các công ty Internet và phát triển phần mềm của Trung Quốc
phát triển ở Việt Nam bất chấp căng thẳng chủ quyền biển đảo, tạp chí
Forbes nhận xét trong bài hôm 14/1.
“Xung đột chủ quyền giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng thường không tốt cho thương mại,” tờ tạp chí Mỹ bình luận.
“Trường hợp này đúng đối với những nhà sản xuất xe Nhật trong suốt thời điểm tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc.”
Thế nhưng theo Forbes, điều này đã không xảy ra đối với Việt Nam, bất chấp bối cảnh quan hệ giữa hai nước xấu đi nhiều trong thời gian gần đây khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
Nằm trong khu vực yếu sách của Trung Quốc, bao gồm cả những quần đảo đã chứng kiến sự giao tranh quân sự giữa hai nước trong quá khứ.
Việt Nam gần đây đã phải từ chối đóng dấu trực tiếp vào hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, trong đó kèm theo tấm bản đồ ghi nhận chủ quyền của nước này đối với khu vực tranh chấp với các nước láng giềng.
Trong khi đó, Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
“Đây là nghịch cảnh mà Việt Nam phải chia sẻ với nhiều nước Châu Á khác, khi ở trong thế xung đột chính trị phức tạp với một cường quốc kinh tế đang trỗi dậy,” tạp chí này nói thêm.
Tuy nhiên, tranh chấp giữ hai nước có vẻ như không làm ngưng sự mở
rộng hoạt động của các công ty Internet Trung Quốc tại Việt Nam.
“Việt Nam đang trở thành một bàn đạp cho các công ty Internet của Trung Quốc sải cánh,” Forbes nhận định.
Forbes lấy ví dụ từ trường hợp của Baidu, công ty hiện nắm công cụ tìm kiếm trên mạng hàng đầu của Trung Quốc.
Năm ngoái, Baidu khai trương dịch vụ tìm kiếm tại Việt Nam, sau một thời gian thăm dò thị trường.
Dịch vụ Trà đá quán của Baidu, sau khi mở chính thức đã gặp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng cũng như chỉ trích từ phía chính quyền Việt Nam vì không xin giấy phép.
Mặc dù vậy, Forbes cho rằng lượng người sử dụng dịch vụ của Baidu tại Việt Nam ‘vẫn tăng’.
Việt Nam cũng là điểm đầu tư hấp dẫn của Tencent, một công ty phần mềm khác của Trung Quốc.
Năm ngoái, Tencent đã bắt đầu đưa phần mềm thịnh hành trên thiết bị di động, “Wechat” vào thị trường nước này và hiện nay đã thu hút khoảng 1 triệu người sử dụng.
Điều này khiến Viêt Nam trở thành một trong những thị trường tiếp cận sớm nhất sản phẩm Wechat của công ty này.
Vancl, một công ty bán quần áo giá rẻ trên mạng, mặc dù đã phải sa thải nhiều lao động và bỏ luôn cả kế hoạch tung chứng khoán ra thị trường lần đầu tiên hồi năm 2011, vẫn tiếp tục chọn Việt Nam làm điểm đến.
Forbes nhận định “nhiều người theo dân tộc chủ nghĩa đã đặt câu hỏi việc Việt Nam có nên phụ thuộc vào phần mềm trực tuyến của Trung Quốc.”
“Những quan ngại khác về virus và việc các phần mềm này bị sử dụng vào mục đích xấu cũng được nêu ra.”
Tất nhiên, theo Forbes điều tương tự cũng có thể được dùng để nói về các công ty phần mềm với tầm vươn ra toàn cầu của Mỹ.
“Tuy nhiên, sự nghi ngờ đối với Trung Quốc thể hiện qua bề dày lịch sử đã ăn sâu tại Việt Nam, và cuộc chiến với Mỹ, chỉ là một đốm sáng nhỏ”.
Một giáo sư đứng đầu tạp chí toán học ở trong nước vừa lên
tiếng chỉ ra những điểm mà ông cho là ‘tử huyệt của chế độ’ và thách
thức Đảng cộng sản đổi mới.
Trong Bấm bài viết trên blog cá nhân hôm 11/01/2013, Giáo sư Hoàng Xuân Phú cho rằng có hai “tử huyệt” mà chế độ muốn bảo vệ là “quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội” và “quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân.”
Giáo sư Phú, Tổng biên tập Tạp chí Toán học Việt Nam viết:
“Dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.”
“Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định.”
“Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết.”
Về điểm được ông gọi là “tử huyệt” thứ hai của chế độ liên quan tới “sở hữu toàn dân về đất đai” nhưng “do nhà nước thống nhất quản lý”, bài blog nhận xét:
“Càng duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân, càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá trình tự hủy diệt của chế độ.”
Bình luận với BBC về bài blog này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, cho rằng hai nội dung mà GS Phú đề cập tựu chung chỉ là một vấn đề:
“Giáo sư Phú đặt ra hai vấn đề mà ông gọi là ‘tử huyệt,’ nhưng tách ra làm hai cho rõ, chứ theo tôi hai vấn đề đó chỉ là một thôi. Đó là dân chủ.”
Tuy cách đặt vấn đề của tác giả được cho là thẳng thắn, trực diện và mạnh mẽ, giáo sư Thuyết cho rằng bài blog nằm trong phạm vi một chủ trương về tiếp thu ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp của chính quyền:
“Có lẽ đề tài bài viết của Giáo sư Phú được gợi ra từ việc lấy ý kiến của nhân dân, về bản Hiến pháp sửa đổi bắt đầu từ 01 tháng Giêng vừa rồi.
“Theo ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Hiến pháp của Quốc hội, thành viên của Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp mới, trong lần lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp này, là không có vùng cấm.
“Những vấn đề mà Giáo sư Hoàng Xuân Phú đặt ra, từ trước đến nay vẫn được cho là nhạy cảm, nhưng nay đặt vấn đề lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp sửa đổi, thì cũng không có vùng cấm nào cả.
Tuy nhiên, Giáo sư Thuyết cho rằng việc tác giả bài blog đặt vấn đề và việc chính quyền và đảng tiếp thu ra sao là “hai chuyện khác nhau.”
Trong bài blog, sau khi phân tích các vấn đề được cho là “tử huyệt”
của chế độ, tác giả kêu gọi Đảng cộng sản mạnh dạn “gỡ bỏ” các quy định
về quyền chính trị và kinh tế độc tôn ra khỏi Hiến pháp. Ông viết:
“Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.
“Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân.”
Tác giả cho rằng các quy định này “giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền,” nhưng chúng “cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên.”
“Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp,” ông kêu gọi.
Giáo sư Phú cũng đưa ra cảnh báo: “Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá.”
“Xung đột chủ quyền giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng thường không tốt cho thương mại,” tờ tạp chí Mỹ bình luận.
“Trường hợp này đúng đối với những nhà sản xuất xe Nhật trong suốt thời điểm tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc.”
Thế nhưng theo Forbes, điều này đã không xảy ra đối với Việt Nam, bất chấp bối cảnh quan hệ giữa hai nước xấu đi nhiều trong thời gian gần đây khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
Nằm trong khu vực yếu sách của Trung Quốc, bao gồm cả những quần đảo đã chứng kiến sự giao tranh quân sự giữa hai nước trong quá khứ.
Việt Nam gần đây đã phải từ chối đóng dấu trực tiếp vào hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, trong đó kèm theo tấm bản đồ ghi nhận chủ quyền của nước này đối với khu vực tranh chấp với các nước láng giềng.
Trong khi đó, Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
“Đây là nghịch cảnh mà Việt Nam phải chia sẻ với nhiều nước Châu Á khác, khi ở trong thế xung đột chính trị phức tạp với một cường quốc kinh tế đang trỗi dậy,” tạp chí này nói thêm.
‘Bàn đạp’
“Sự nghi ngờ đối với Trung Quốc thể hiện qua bề dày lịch sử đã ăn sâu tại Việt Nam”
“Việt Nam đang trở thành một bàn đạp cho các công ty Internet của Trung Quốc sải cánh,” Forbes nhận định.
Forbes lấy ví dụ từ trường hợp của Baidu, công ty hiện nắm công cụ tìm kiếm trên mạng hàng đầu của Trung Quốc.
Năm ngoái, Baidu khai trương dịch vụ tìm kiếm tại Việt Nam, sau một thời gian thăm dò thị trường.
Dịch vụ Trà đá quán của Baidu, sau khi mở chính thức đã gặp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng cũng như chỉ trích từ phía chính quyền Việt Nam vì không xin giấy phép.
Mặc dù vậy, Forbes cho rằng lượng người sử dụng dịch vụ của Baidu tại Việt Nam ‘vẫn tăng’.
“Việt Nam đang trở thành bàn đạp thuận tiện cho các công ty Internet Trung Quốc”
Năm ngoái, Tencent đã bắt đầu đưa phần mềm thịnh hành trên thiết bị di động, “Wechat” vào thị trường nước này và hiện nay đã thu hút khoảng 1 triệu người sử dụng.
Điều này khiến Viêt Nam trở thành một trong những thị trường tiếp cận sớm nhất sản phẩm Wechat của công ty này.
Vancl, một công ty bán quần áo giá rẻ trên mạng, mặc dù đã phải sa thải nhiều lao động và bỏ luôn cả kế hoạch tung chứng khoán ra thị trường lần đầu tiên hồi năm 2011, vẫn tiếp tục chọn Việt Nam làm điểm đến.
Forbes nhận định “nhiều người theo dân tộc chủ nghĩa đã đặt câu hỏi việc Việt Nam có nên phụ thuộc vào phần mềm trực tuyến của Trung Quốc.”
“Những quan ngại khác về virus và việc các phần mềm này bị sử dụng vào mục đích xấu cũng được nêu ra.”
Tất nhiên, theo Forbes điều tương tự cũng có thể được dùng để nói về các công ty phần mềm với tầm vươn ra toàn cầu của Mỹ.
“Tuy nhiên, sự nghi ngờ đối với Trung Quốc thể hiện qua bề dày lịch sử đã ăn sâu tại Việt Nam, và cuộc chiến với Mỹ, chỉ là một đốm sáng nhỏ”.
Giáo sư toán ‘điểm huyệt’ đảng CS
– BBC
GS Hoàng Xuân Phú là Tổng biên tập Tạp chí Toán học VN
Trong Bấm bài viết trên blog cá nhân hôm 11/01/2013, Giáo sư Hoàng Xuân Phú cho rằng có hai “tử huyệt” mà chế độ muốn bảo vệ là “quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội” và “quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân.”
“Dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.”
Lãnh đạo độc tôn?
Ông phê phán các lập luận của chính quyền về tính hợp thức, hợp hiến của quyền lãnh đạo độc tôn của đảng:“Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định.”
“Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết.”
Về điểm được ông gọi là “tử huyệt” thứ hai của chế độ liên quan tới “sở hữu toàn dân về đất đai” nhưng “do nhà nước thống nhất quản lý”, bài blog nhận xét:
“Càng duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân, càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá trình tự hủy diệt của chế độ.”
Bình luận với BBC về bài blog này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, cho rằng hai nội dung mà GS Phú đề cập tựu chung chỉ là một vấn đề:
“Giáo sư Phú đặt ra hai vấn đề mà ông gọi là ‘tử huyệt,’ nhưng tách ra làm hai cho rõ, chứ theo tôi hai vấn đề đó chỉ là một thôi. Đó là dân chủ.”
Tuy cách đặt vấn đề của tác giả được cho là thẳng thắn, trực diện và mạnh mẽ, giáo sư Thuyết cho rằng bài blog nằm trong phạm vi một chủ trương về tiếp thu ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp của chính quyền:
“Có lẽ đề tài bài viết của Giáo sư Phú được gợi ra từ việc lấy ý kiến của nhân dân, về bản Hiến pháp sửa đổi bắt đầu từ 01 tháng Giêng vừa rồi.
“Theo ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Hiến pháp của Quốc hội, thành viên của Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp mới, trong lần lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp này, là không có vùng cấm.
“Những vấn đề mà Giáo sư Hoàng Xuân Phú đặt ra, từ trước đến nay vẫn được cho là nhạy cảm, nhưng nay đặt vấn đề lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp sửa đổi, thì cũng không có vùng cấm nào cả.
Tuy nhiên, Giáo sư Thuyết cho rằng việc tác giả bài blog đặt vấn đề và việc chính quyền và đảng tiếp thu ra sao là “hai chuyện khác nhau.”
Kêu gọi gỡ bỏ
“Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân”
“Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.
“Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân.”
Tác giả cho rằng các quy định này “giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền,” nhưng chúng “cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên.”
“Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp,” ông kêu gọi.
Giáo sư Phú cũng đưa ra cảnh báo: “Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá.”
Bài báo trên Quân đội Nhân dân gây tranh cãi
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok -2013-01-14
Một bài báo về điều 88 BLHS VN, về nhân quyền và quyền công dân thu hút sự quan tâm của những ý kiến bình luận, tranh cãi.
Tải xuống – download
Quyền con người và quyền công dân
Bài báo nhan đề “Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân” đăng trên tờ Quân đội Nhân dân online chiều ngày 13 tháng 1 vừa qua trong đó phản bác lại những ý kiến kêu gọi tôn trọng nhân quyền Việt Nam cũng như những ý kiến kêu gọi bỏ điều 88 trong BLHS Việt Nam và bỏ Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Theo tác giả Đức Giang của bài báo, những hoạt động trên được truyền thông phương Tây đăng tải và “tăng âm”, “khiến một số người nghi ngờ về hệ thống pháp luật và bản chất của chế độ ta”.
Theo bài báo, nhiều quyền và tự do của con người cũng bị hạn chế trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị – công ước mà nhiều ý kiến đang kêu gọi Việt Nam thực hiện. LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Thường trực VPQH Việt Nam, nhận xét về điều này:
Bài báo cũng nói rằng “So với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn”; rằng quyền công dân gắn liền với nghĩa vụ công dân.
“Nghe qua thì cứ tưởng đó là một nhưng thực ra nó hoàn toàn khác nhau. Một quyền được chi phối bởi chính quyền và một quyền là quyền tự nhiên, phổ quát”, ông Thuận nói thêm.
Quyền con người được định nghĩa như những quyền cơ bản mà bất cứ ai
là con người cũng được thừa hưởng. Quyền con người mang tính phổ quát và
không khác nhau giữa các quốc gia. Nó bao gồm các quyền cơ bản như
quyền được sống, được tự do, được giáo giục, được hưởng một phiên tòa
công bằng, quyền tự do ngôn luận… Trong khi đó quyền công dân là khế ước
giữa dân và chính quyền. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của
một đất nước và phải có cơ chế qui định luật pháp đề đảm bảo thực hiện.
Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của công dân thường được thiết kế sao cho
không đi ngược lại quyền con người.
Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị vào năm 1982 nhưng thường bị các cơ quan cổ võ nhân quyền chỉ trích là không thực hiện Công ước. Bài báo trên Quân đội Nhân dân không phủ nhận Việt Nam là thành viên của công ước này nhưng nói rằng “không có nghĩa Việt Nam không có quyền đưa ra những hạn chế luật định về quyền tự do ngôn luận”. Bài báo khẳng định “Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999 là hoàn toàn đúng đắn”.
Luật về Điều ước Quốc tế của Việt Nam được QH thông qua nói đối với những điều ước QT mà Việt Nam là thành viên thì Việt Nam tuân theo điều ước QT đó. Và nếu như có sự mâu thuẩn giữa luật Việt Nam với các công ước, luật quốc tế ấy thì Việt Nam tuân theo các qui định quốc tế mà mình là thành viên. Ông Trần Quốc Thuận khẳng định:
“Có nghĩa rằng Việt Nam tự thừa nhận rằng luật pháp Việt Nam tôn trọng điều ước quốc tế có giá trị cao hơn luật pháp trong nước. Nguyên tắc là tuân theo điều ước QT. Luật về Điều ước QT đã qui định như thế”.
qui định không rõ ràng:
“Tại sao chúng tôi phản đối điều này? Trong lời tuyên bố chúng tôi đã nói rõ là qui định điều 88 mù mờ mà vì vậy nên người ta muốn vận dụng thế nào cũng được. Khi ban hành luật mà tạo nên khe hở để hiểu thế này cũng được, thế kia cũng được thì rất nguy hiểm. Chính vì sự mù mờ đó mà chúng tôi đề nghị hủy bỏ. Như thế thì không phải hủy bỏ một điều luật nhằm bảo vệ an ninh của chế độ và nhằm chống lại thế lực muốn lật đổ chế độ”.
Sự “mù mờ” của điều 88
Hồi tháng trước, các trí thức Việt Nam kêu gọi thực hiện quyền con người bao gồm việc kêu gọi bỏ điều 88 trong BLHS. Quan điểm của GS Tương Lai là điều quan trọng của một nhà nước pháp quyền là phải có những luật lệ rõ ràng để tránh bị vận dụng tùy tiện.
“Cách thức điều 88 được vận dụng trong thời gian vừa qua thì ai cũng có thể bị qui vào tuyên truyền chống nhà nước nếu nhà cầm quyền không thích sự phản biện của họ về các chính sách, điều luật sai trái. Vậy thì còn ai dám nói nữa. Dân chủ là được nói những điều mình nghĩ”, ông nói thêm.
LS Trần Quốc Thuận cũng cho rằng sự “mù mờ” của điều 88 không những làm ảnh hưởng đến những nhà bất đồng chính kiến mà còn có thể ảnh hưởng đến cả những người làm nghệ thuật, đặc biệt là những người muốn tham gia phản biện xã hội:
“Các văn bản của Nhà nước và Đảng đều khuyến khích phản biện xã hội. Phản biện là thế nào? Là nói ngược lại, nói khác đi. Nhưng người ta lại quay ngược lại cho rằng đó là tuyên truyền chống Nhà nước”.
Bài báo đăng trên tờ Quân đội Nhân dân, ấn bản điện tử thu hút sự quan tâm của dư luận khi thẳng thắn cho rằng việc kêu gọi xóa bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự, 1999 “là một bước đi quan trọng trong âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch nhằm tước bỏ công cụ pháp lý cơ bản bảo vệ chế độ xã hội và Nhà nước của nhân dân ta”. GS Tương Lai bác bỏ quan điểm này và giải thích:
“Vì để phát huy dân chủ đúng như những gì các nhà lãnh đạo đang kêu gọi; để tạo niềm tin cho người dân là nói một đàng không làm một nẻo thì chúng tôi kêu gọi thực hiện quyền con người được ghi trong hiến pháp. Thế thôi”.
Tác giả Đức Giang viện dẫn những dẫn chứng như tin tức về mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa, vụ bộ phim được cho là báng bổ nhà tiên tri Mô-ha-mét … được đưa lên truyền thông đã “kích hoạt” những mâu thuẩn xã hội”. Ông Phil Robertson Phó Giám đốc khu vực Châu A´ của tổ chức Theo dõi Nhân quyền không đồng ý với quan điểm trên. Ông nói:
“Thực ra không phải như vậy, tự do ngôn luận là quyền phổ quát, được ghi trong Tuyên ngôn QT về Nhân quyền cũng như được ghi trong Công ước QT về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam phải tôn trọng. Những cái gây ra mâu thuẩn XH ở Việt Nam là vấn đề liên quan đến tham nhũng, cưỡng chế đất đai, thiếu minh bạch…. Tự do ngôn luận chỉ đảm bảo việc nói lên những vấn đề đó. Nó không đảm bảo rằng các vấn đề sẽ được giải quyết”.
Nói về Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng” mà nhiều người yêu cầu xóa bỏ, LS Trần Quốc Thuận cho rằng nếu nghị định này được dùng để chống biểu tình thì “hoàn toàn sai”. Ông cho rằng quyền cơ bản và nghĩa vụ cơ bản công dân phải được Hiến pháp và luật qui định, tức là phải được Quốc hội qui định. “Chính phủ không có quyền ra một nghị định xâm phạm đến quyền của công dân”, ông nói.
Nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quốc Quân.
Nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, sẽ ra tòa vào thứ ba ngày 22/1 tuần tới.
Ông Nguyễn Quốc Quân bị bắt giam từ tháng tư năm ngoái khi vừa về đến sân bay Tân Sơn Nhất, thoạt đầu bị cáo buộc tội ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’ theo điều 84 vì các tài liệu cổ xúy đấu tranh ôn hòa trong máy tính xách tay. Sau 4 tháng tạm giam, nhà cầm quyền Việt Nam đổi cáo buộc đối với ông sang tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt Ngữ, luật sư Nguyễn Thị Ánh Hương, đại diện pháp lý cho tiến sĩ Quân, xác nhận thông tin về phiên xử ông Quân tuần tới:
Luật sư Ánh Hương: Phiên xử ông Nguyễn Quốc Quân vào ngày 22/1/13 lúc 8 giờ sáng ở Tòa án Nhân dân TPHCM, 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
VOA: Lần mới nhất luật sư được gặp ông Quân vào tuần rồi, nội dung trao đổi, tinh thần, và ý hướng của ông như thế nào?
Luật sư Ánh Hương: Ông Quân nói ông vô tội. Ông cho rằng ông không vi phạm gì cả. Những điều trong cáo trạng và bản kết luận điều tra có những vấn đề ông không đồng ý và ông sẽ trình bày trước tòa. Cho tới nay mọi việc gần xong, gần kết thúc rồi. Còn một, hai buổi nữa vô để thống nhất bản luận cứ cuối cùng.
VOA: Luật sư hy vọng tỷ lệ thành công của bà tại phiên xử ông Quân sắp tới đây thế nào?
Luật sư Ánh Hương: Còn tùy quan điểm của tòa vì có những điều chưa thống nhất. Ông Quân là người có quốc tịch nước ngoài, có những hoạt động ở bên ngoài được, nhưng lại không phù hợp với quy định của Việt Nam. Còn mâu thuẫn đó. Nếu quan điểm của tòa mà không cho rằng đó là mâu thuẫn thì tôi cho là tốt. Nhưng vấn đề còn lại phải do tòa quyết định.
VOA: Có những yếu tố hay tình tiết nào luật sư tin rằng có thể giúp ông Quân, bảo vệ ông Quân trong phiên xử tới đây không?
Luật sư Ánh Hương: Đó là ông Quân vừa về Việt Nam là bị bắt ngay. Ông chưa làm một điều gì khác hết.
VOA: Cáo buộc đối với ông có dựa trên những căn cứ nào khác ngoài những tài liệu đấu tranh bất bạo động trong máy tính xách tay của ông, thưa luật sư?
Luật sư Ánh Hương: Có một quá khứ của ông là ông đã về Việt Nam và bị trục xuất. Sau đó, ông trở lại Việt Nam đổi tên. Người ta cho rằng ông nhằm tránh sự cản trở của pháp luật nên đổi tên. Họ cho việc này có mục đích không tốt, chống đối nhà nước quyết liệt. Nhưng tất cả mọi cái còn phải dựa trên chứng cứ và kết quả của những việc làm đó nữa. Chứ còn nếu chỉ nhìn như thế mà kết luận thì tôi cho rằng chưa đủ.
Vợ Tiến sĩ Quân cho VOA Việt ngữ biết bà sẽ tìm cách về Việt Nam tham
dự phiên xử chồng mình dù trong lần ông Quân ra tòa hồi năm 2007 bà Mai
Hương đã bị Việt Nam vào phút chót từ chối không cho nhập cảnh:
“Hiện tại tôi đang nhờ bên tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam gửi giấy qua tòa án xin cho tôi được tham dự phiên tòa cũng như giúp tôi có được visa để nhập cảnh về Việt Nam. Năm 2007 tôi cũng đã tìm cách để về. Lúc đó tôi có được visa, nhưng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã gọi tôi đòi lại cái visa đó. Tôi không đồng ý. Họ nói nếu tôi không đồng ý thì khi tôi về đến nơi cũng sẽ bị họ đuổi ra thôi.”
Phiên xử Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân dự kiến sẽ là phiên xử thứ nhì trong năm nay gây chú ý công luận trong và ngoài nước, nhất là đối với giới bảo vệ nhân quyền quốc tế, sau bản án của 14 nhà hoạt động Công giáo về cùng tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì cáo buộc tham gia với đảng Việt Tân mà Tiến sĩ Quân cũng là một thành viên.
Ông Quân từng bị Hà Nội bắt giam trong lần về nước trước đây hồi tháng 11 năm 2007 với cáo buộc tội ‘khủng bố’.
Trước áp lực của quốc tế, lần đó Việt Nam đã phóng thích và trục xuất ông sau nửa năm giam cầm.
Vụ bắt giữ ông lần này được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đề cập tới và được nêu lên trong thư của một số dân biểu Mỹ yêu cầu cách chức đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vì cho rằng ông David Shear đã thất bại trong việc thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Mọi chủ trương, quy định của Chính phủ nhằm điều hành, quản lý đời sống của đất nước đều trực tiếp liên quan đến cuộc sống của toàn bộ người dân. Điều này bắt buộc các văn bản soạn thảo quy định phải tính hết các khả năng xảy ra ở tầm vĩ mô, phải phù hợp với thực tế của người dân và phải có tính khả thi cao, tính ích dụng cho người thực hiện. Làm chứng minh thư phải khai tên bố mẹ làm gì khi có rất nhiều đối tượng lứa tuổi điều này không thích hợp. Như tôi, bố mẹ mất đã 30 năm, khai tên trong chứng minh thư có ích gì. Trong khi lẽ ra có một yếu tố rất cần thiết, rất ích lợi cần phải có trong chứng minh thư là nhóm máu của từng người thì không đưa vào. Một người khi gặp sự cố gì cần cấp cứu máu thì chỉ cần nhìn vào chứng minh thư của người đó là biết ngay nhóm máu cần có, khỏi phải chờ đến bệnh viện xét nghiệm trong khi tính mạng đang nguy kịch. Và có nhóm máu trong chứng minh thư thì cũng biết được ngay là ai có thể cho máu, hiến máu kịp thời. Đấy chỉ là một thí dụ, cũng có thể là một đề nghị của tôi thay vì đề tên cha mẹ vào chứng minh thư mới thì nên đề nhóm máu.
Xe chính chủ thì rõ là nghị định đã quy định sai chức năng của CSGT. Họ xử lý vi phạm của người tham gia giao thông chứ không xử lý chiếc xe là của ai, ai đứng chủ. Bây giờ lại đến chuyện quy định vòng hoa đám ma, mặt kính quan tài, cũng như quy định số mâm ăn trong đám cưới, lý do là tiết kiệm nhưng lại không tính đến yếu tố tâm linh, tình cảm. Có việc cần sự vận động về mặt xã hội, đạo đức, có việc cần quy định về mặt pháp luật. Những nghị định vừa đưa ra đã phải rút lại cho thấy có sự bất cập trong cách nhìn nhận các vấn đề cuộc sống và tìm hướng giải quyết chúng của cấp điều hành quản lý cao nhất là Chính phủ.
Ở đây lại có thêm một điều khó hiểu: Các cơ quan soạn thảo các văn bản ấy suy nghĩ thế nào mà định ra những điều cứ như đùa và các cơ quan thẩm định văn bản pháp luật làm việc thế nào mà “chuyện như đùa” ấy lại vẫn được thông qua, được áp dụng. Không thể là việc bình thường khi trong một thời gian ngắn, liên tiếp mấy nghị định vừa đến thời gian có hiệu lực đem ra thi hành là lập tức gặp phản ứng gay gắt của nhân dân, của giới chuyên gia, khoa học và phải ngay lập tức dừng lại để chỉnh sửa, xem xét. Điều này nói lên rằng các cơ quan làm luật của Chính phủ đang rất chủ quan, đang mang tính áp đặt những điều muốn làm cho thực tế chứ chưa thật sâu sát, xuất phát từ chính những yêu cầu của cuộc sống. Cố nhiên, không văn bản pháp luật nào bao quát hết mọi điều xảy ra trong thực tế, không có hết mọi giải pháp cho mọi tình thế nhưng một văn bản khi đem ứng dụng mà gần như không điều chỉnh được đối tượng chính được quy định trong đó thì văn bản ấy không tác dụng.
Chuyện tưởng như đùa nhưng đang là sự thực.
Một bài báo về điều 88 BLHS VN, về nhân quyền và quyền công dân thu hút sự quan tâm của những ý kiến bình luận, tranh cãi.
Photo: RFA
Trang báo của Quân đội nhân dân đăng bài “Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân”Quyền con người và quyền công dân
Bài báo nhan đề “Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân” đăng trên tờ Quân đội Nhân dân online chiều ngày 13 tháng 1 vừa qua trong đó phản bác lại những ý kiến kêu gọi tôn trọng nhân quyền Việt Nam cũng như những ý kiến kêu gọi bỏ điều 88 trong BLHS Việt Nam và bỏ Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Theo tác giả Đức Giang của bài báo, những hoạt động trên được truyền thông phương Tây đăng tải và “tăng âm”, “khiến một số người nghi ngờ về hệ thống pháp luật và bản chất của chế độ ta”.
Theo bài báo, nhiều quyền và tự do của con người cũng bị hạn chế trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị – công ước mà nhiều ý kiến đang kêu gọi Việt Nam thực hiện. LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Thường trực VPQH Việt Nam, nhận xét về điều này:
Dĩ nhiên trong Công ước về Quyền dân sự và Chính trị cũng có nói là quyền đó sẽ bị hạn chế nếu nó xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH của một nước khác. Nhưng nó phải được cụ thể, tách bạch ra“Dĩ nhiên trong Công ước về Quyền dân sự và Chính trị cũng có nói là quyền đó sẽ bị hạn chế nếu nó xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH của một nước khác. Nhưng nó phải được cụ thể, tách bạch ra”.
LS Trần Quốc Thuận
Bài báo cũng nói rằng “So với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn”; rằng quyền công dân gắn liền với nghĩa vụ công dân.
“Nghe qua thì cứ tưởng đó là một nhưng thực ra nó hoàn toàn khác nhau. Một quyền được chi phối bởi chính quyền và một quyền là quyền tự nhiên, phổ quát”, ông Thuận nói thêm.
Tiếng nói người dân bị ngăn cản?
Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị vào năm 1982 nhưng thường bị các cơ quan cổ võ nhân quyền chỉ trích là không thực hiện Công ước. Bài báo trên Quân đội Nhân dân không phủ nhận Việt Nam là thành viên của công ước này nhưng nói rằng “không có nghĩa Việt Nam không có quyền đưa ra những hạn chế luật định về quyền tự do ngôn luận”. Bài báo khẳng định “Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999 là hoàn toàn đúng đắn”.
Luật về Điều ước Quốc tế của Việt Nam được QH thông qua nói đối với những điều ước QT mà Việt Nam là thành viên thì Việt Nam tuân theo điều ước QT đó. Và nếu như có sự mâu thuẩn giữa luật Việt Nam với các công ước, luật quốc tế ấy thì Việt Nam tuân theo các qui định quốc tế mà mình là thành viên. Ông Trần Quốc Thuận khẳng định:
“Có nghĩa rằng Việt Nam tự thừa nhận rằng luật pháp Việt Nam tôn trọng điều ước quốc tế có giá trị cao hơn luật pháp trong nước. Nguyên tắc là tuân theo điều ước QT. Luật về Điều ước QT đã qui định như thế”.
Bài báo cũng nói rằng “So với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn”; rằng quyền công dân gắn liền với nghĩa vụ công dânTrao đổi với đài RFA, GS Tương Lai, nguyên viện trưởng viện XH học Việt Nam nói rằng ông không phủ nhận việc mọi quốc gia cần có những điều lệ để bảo vệ an ninh xã hội và sự xuất hiện của điều 88 BLHS Việt Nam là điều “dễ hiểu”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng điều này được
GS Tương Lai, nguyên viện trưởng viện XH học Việt Nam
“Tại sao chúng tôi phản đối điều này? Trong lời tuyên bố chúng tôi đã nói rõ là qui định điều 88 mù mờ mà vì vậy nên người ta muốn vận dụng thế nào cũng được. Khi ban hành luật mà tạo nên khe hở để hiểu thế này cũng được, thế kia cũng được thì rất nguy hiểm. Chính vì sự mù mờ đó mà chúng tôi đề nghị hủy bỏ. Như thế thì không phải hủy bỏ một điều luật nhằm bảo vệ an ninh của chế độ và nhằm chống lại thế lực muốn lật đổ chế độ”.
Sự “mù mờ” của điều 88
Hồi tháng trước, các trí thức Việt Nam kêu gọi thực hiện quyền con người bao gồm việc kêu gọi bỏ điều 88 trong BLHS. Quan điểm của GS Tương Lai là điều quan trọng của một nhà nước pháp quyền là phải có những luật lệ rõ ràng để tránh bị vận dụng tùy tiện.
“Cách thức điều 88 được vận dụng trong thời gian vừa qua thì ai cũng có thể bị qui vào tuyên truyền chống nhà nước nếu nhà cầm quyền không thích sự phản biện của họ về các chính sách, điều luật sai trái. Vậy thì còn ai dám nói nữa. Dân chủ là được nói những điều mình nghĩ”, ông nói thêm.
LS Trần Quốc Thuận cũng cho rằng sự “mù mờ” của điều 88 không những làm ảnh hưởng đến những nhà bất đồng chính kiến mà còn có thể ảnh hưởng đến cả những người làm nghệ thuật, đặc biệt là những người muốn tham gia phản biện xã hội:
“Các văn bản của Nhà nước và Đảng đều khuyến khích phản biện xã hội. Phản biện là thế nào? Là nói ngược lại, nói khác đi. Nhưng người ta lại quay ngược lại cho rằng đó là tuyên truyền chống Nhà nước”.
Bài báo đăng trên tờ Quân đội Nhân dân, ấn bản điện tử thu hút sự quan tâm của dư luận khi thẳng thắn cho rằng việc kêu gọi xóa bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự, 1999 “là một bước đi quan trọng trong âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch nhằm tước bỏ công cụ pháp lý cơ bản bảo vệ chế độ xã hội và Nhà nước của nhân dân ta”. GS Tương Lai bác bỏ quan điểm này và giải thích:
“Vì để phát huy dân chủ đúng như những gì các nhà lãnh đạo đang kêu gọi; để tạo niềm tin cho người dân là nói một đàng không làm một nẻo thì chúng tôi kêu gọi thực hiện quyền con người được ghi trong hiến pháp. Thế thôi”.
Cách thức điều 88 được vận dụng trong thời gian vừa qua thì ai cũng có thể bị qui vào tuyên truyền chống nhà nước nếu nhà cầm quyền không thích sự phản biện của họ về các chính sách, điều luật sai trái. Vậy thì còn ai dám nói nữaTự do ngôn luận là một trong các phạm trù của nhân quyền gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam. Trong lúc nhiều người yêu cầu được thực hiện quyền này thì bài báo về điều 88 trên khẳng định “Quan điểm cực đoan về tự do ngôn luận, báo chí của phương Tây đã phải trả giá đắt”.
GS Tương Lai
Tác giả Đức Giang viện dẫn những dẫn chứng như tin tức về mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa, vụ bộ phim được cho là báng bổ nhà tiên tri Mô-ha-mét … được đưa lên truyền thông đã “kích hoạt” những mâu thuẩn xã hội”. Ông Phil Robertson Phó Giám đốc khu vực Châu A´ của tổ chức Theo dõi Nhân quyền không đồng ý với quan điểm trên. Ông nói:
“Thực ra không phải như vậy, tự do ngôn luận là quyền phổ quát, được ghi trong Tuyên ngôn QT về Nhân quyền cũng như được ghi trong Công ước QT về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam phải tôn trọng. Những cái gây ra mâu thuẩn XH ở Việt Nam là vấn đề liên quan đến tham nhũng, cưỡng chế đất đai, thiếu minh bạch…. Tự do ngôn luận chỉ đảm bảo việc nói lên những vấn đề đó. Nó không đảm bảo rằng các vấn đề sẽ được giải quyết”.
Nói về Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng” mà nhiều người yêu cầu xóa bỏ, LS Trần Quốc Thuận cho rằng nếu nghị định này được dùng để chống biểu tình thì “hoàn toàn sai”. Ông cho rằng quyền cơ bản và nghĩa vụ cơ bản công dân phải được Hiến pháp và luật qui định, tức là phải được Quốc hội qui định. “Chính phủ không có quyền ra một nghị định xâm phạm đến quyền của công dân”, ông nói.
Phiên xử nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân sẽ diễn ra tuần tới
Nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quốc Quân.
Trà Mi-VOA -14.01.2013
Ông Nguyễn Quốc Quân bị bắt giam từ tháng tư năm ngoái khi vừa về đến sân bay Tân Sơn Nhất, thoạt đầu bị cáo buộc tội ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’ theo điều 84 vì các tài liệu cổ xúy đấu tranh ôn hòa trong máy tính xách tay. Sau 4 tháng tạm giam, nhà cầm quyền Việt Nam đổi cáo buộc đối với ông sang tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt Ngữ, luật sư Nguyễn Thị Ánh Hương, đại diện pháp lý cho tiến sĩ Quân, xác nhận thông tin về phiên xử ông Quân tuần tới:
Luật sư Ánh Hương: Phiên xử ông Nguyễn Quốc Quân vào ngày 22/1/13 lúc 8 giờ sáng ở Tòa án Nhân dân TPHCM, 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
VOA: Lần mới nhất luật sư được gặp ông Quân vào tuần rồi, nội dung trao đổi, tinh thần, và ý hướng của ông như thế nào?
Luật sư Ánh Hương: Ông Quân nói ông vô tội. Ông cho rằng ông không vi phạm gì cả. Những điều trong cáo trạng và bản kết luận điều tra có những vấn đề ông không đồng ý và ông sẽ trình bày trước tòa. Cho tới nay mọi việc gần xong, gần kết thúc rồi. Còn một, hai buổi nữa vô để thống nhất bản luận cứ cuối cùng.
VOA: Luật sư hy vọng tỷ lệ thành công của bà tại phiên xử ông Quân sắp tới đây thế nào?
Luật sư Ánh Hương: Còn tùy quan điểm của tòa vì có những điều chưa thống nhất. Ông Quân là người có quốc tịch nước ngoài, có những hoạt động ở bên ngoài được, nhưng lại không phù hợp với quy định của Việt Nam. Còn mâu thuẫn đó. Nếu quan điểm của tòa mà không cho rằng đó là mâu thuẫn thì tôi cho là tốt. Nhưng vấn đề còn lại phải do tòa quyết định.
VOA: Có những yếu tố hay tình tiết nào luật sư tin rằng có thể giúp ông Quân, bảo vệ ông Quân trong phiên xử tới đây không?
Luật sư Ánh Hương: Đó là ông Quân vừa về Việt Nam là bị bắt ngay. Ông chưa làm một điều gì khác hết.
VOA: Cáo buộc đối với ông có dựa trên những căn cứ nào khác ngoài những tài liệu đấu tranh bất bạo động trong máy tính xách tay của ông, thưa luật sư?
Luật sư Ánh Hương: Có một quá khứ của ông là ông đã về Việt Nam và bị trục xuất. Sau đó, ông trở lại Việt Nam đổi tên. Người ta cho rằng ông nhằm tránh sự cản trở của pháp luật nên đổi tên. Họ cho việc này có mục đích không tốt, chống đối nhà nước quyết liệt. Nhưng tất cả mọi cái còn phải dựa trên chứng cứ và kết quả của những việc làm đó nữa. Chứ còn nếu chỉ nhìn như thế mà kết luận thì tôi cho rằng chưa đủ.
Hiện tại tôi đang nhờ bên tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam gửi giấy qua
tòa án xin cho tôi được tham dự phiên tòa cũng như giúp tôi có được visa
để nhập cảnh về Việt Nam…
Vợ ông Nguyễn Quốc Quân.
“Hiện tại tôi đang nhờ bên tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam gửi giấy qua tòa án xin cho tôi được tham dự phiên tòa cũng như giúp tôi có được visa để nhập cảnh về Việt Nam. Năm 2007 tôi cũng đã tìm cách để về. Lúc đó tôi có được visa, nhưng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã gọi tôi đòi lại cái visa đó. Tôi không đồng ý. Họ nói nếu tôi không đồng ý thì khi tôi về đến nơi cũng sẽ bị họ đuổi ra thôi.”
Phiên xử Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân dự kiến sẽ là phiên xử thứ nhì trong năm nay gây chú ý công luận trong và ngoài nước, nhất là đối với giới bảo vệ nhân quyền quốc tế, sau bản án của 14 nhà hoạt động Công giáo về cùng tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì cáo buộc tham gia với đảng Việt Tân mà Tiến sĩ Quân cũng là một thành viên.
Ông Quân từng bị Hà Nội bắt giam trong lần về nước trước đây hồi tháng 11 năm 2007 với cáo buộc tội ‘khủng bố’.
Trước áp lực của quốc tế, lần đó Việt Nam đã phóng thích và trục xuất ông sau nửa năm giam cầm.
Vụ bắt giữ ông lần này được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đề cập tới và được nêu lên trong thư của một số dân biểu Mỹ yêu cầu cách chức đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vì cho rằng ông David Shear đã thất bại trong việc thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Phạm xuân Nguyên :Chuyện như đùa
Phapluattp
Phạm xuân Nguyên
Liên tiếp gần đây một số nghị định của Chính phủ khi đưa vào thực
tế đã vấp phải sự phản ứng của người dân và buộc phải ngừng thời gian
thi hành để chỉnh sửa.
Chuyện làm chứng minh thư phải khai họ tên cha mẹ. Chuyện người lưu
hành xe máy trên đường phải là chính chủ của phương tiện. Chuyện đám ma
chỉ có bảy vòng hoa, quan tài không được để mặt kính phía trên. Dư luận
phản ứng vì sự thiếu căn cứ thực tế, vì sự phiền hà rắc rối không đáng
có trong việc thực hiện và cả vì sự thiếu tính khả thi của những quy
định đó. Điều đáng nói là người dân không thể hiểu nổi vì sao những quy
định khó hiểu như vậy lại được ban hành. Vẻ như những người soạn thảo
văn bản của các nghị định đó đã xa rời thực tế, đã không tính toán hết
các khả năng của việc thực thi những điều đề ra trong hoàn cảnh cuộc
sống của nhân dân trong thời điểm các quy định có hiệu lực.Mọi chủ trương, quy định của Chính phủ nhằm điều hành, quản lý đời sống của đất nước đều trực tiếp liên quan đến cuộc sống của toàn bộ người dân. Điều này bắt buộc các văn bản soạn thảo quy định phải tính hết các khả năng xảy ra ở tầm vĩ mô, phải phù hợp với thực tế của người dân và phải có tính khả thi cao, tính ích dụng cho người thực hiện. Làm chứng minh thư phải khai tên bố mẹ làm gì khi có rất nhiều đối tượng lứa tuổi điều này không thích hợp. Như tôi, bố mẹ mất đã 30 năm, khai tên trong chứng minh thư có ích gì. Trong khi lẽ ra có một yếu tố rất cần thiết, rất ích lợi cần phải có trong chứng minh thư là nhóm máu của từng người thì không đưa vào. Một người khi gặp sự cố gì cần cấp cứu máu thì chỉ cần nhìn vào chứng minh thư của người đó là biết ngay nhóm máu cần có, khỏi phải chờ đến bệnh viện xét nghiệm trong khi tính mạng đang nguy kịch. Và có nhóm máu trong chứng minh thư thì cũng biết được ngay là ai có thể cho máu, hiến máu kịp thời. Đấy chỉ là một thí dụ, cũng có thể là một đề nghị của tôi thay vì đề tên cha mẹ vào chứng minh thư mới thì nên đề nhóm máu.
Xe chính chủ thì rõ là nghị định đã quy định sai chức năng của CSGT. Họ xử lý vi phạm của người tham gia giao thông chứ không xử lý chiếc xe là của ai, ai đứng chủ. Bây giờ lại đến chuyện quy định vòng hoa đám ma, mặt kính quan tài, cũng như quy định số mâm ăn trong đám cưới, lý do là tiết kiệm nhưng lại không tính đến yếu tố tâm linh, tình cảm. Có việc cần sự vận động về mặt xã hội, đạo đức, có việc cần quy định về mặt pháp luật. Những nghị định vừa đưa ra đã phải rút lại cho thấy có sự bất cập trong cách nhìn nhận các vấn đề cuộc sống và tìm hướng giải quyết chúng của cấp điều hành quản lý cao nhất là Chính phủ.
Ở đây lại có thêm một điều khó hiểu: Các cơ quan soạn thảo các văn bản ấy suy nghĩ thế nào mà định ra những điều cứ như đùa và các cơ quan thẩm định văn bản pháp luật làm việc thế nào mà “chuyện như đùa” ấy lại vẫn được thông qua, được áp dụng. Không thể là việc bình thường khi trong một thời gian ngắn, liên tiếp mấy nghị định vừa đến thời gian có hiệu lực đem ra thi hành là lập tức gặp phản ứng gay gắt của nhân dân, của giới chuyên gia, khoa học và phải ngay lập tức dừng lại để chỉnh sửa, xem xét. Điều này nói lên rằng các cơ quan làm luật của Chính phủ đang rất chủ quan, đang mang tính áp đặt những điều muốn làm cho thực tế chứ chưa thật sâu sát, xuất phát từ chính những yêu cầu của cuộc sống. Cố nhiên, không văn bản pháp luật nào bao quát hết mọi điều xảy ra trong thực tế, không có hết mọi giải pháp cho mọi tình thế nhưng một văn bản khi đem ứng dụng mà gần như không điều chỉnh được đối tượng chính được quy định trong đó thì văn bản ấy không tác dụng.
Chuyện tưởng như đùa nhưng đang là sự thực.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
************************************************
-
CHÁNH HỨA (Chanhhua@…com) (13/01/2013 – 14:40)
Đúng là chuyện như đùa, thông tư, nghị định của chính phủ mà cả cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định lại bình thường như vậy, có phải do trình độ còn hạn chế nên tầm nhìn còn hạn hẹp hay cảm tính chủ quan áp đặt cho người dân?
-
ĐỨC PHƯỢNG (v.tnh…@yahoo.com) (13/01/2013 – 07:43)
Mấy cái “cười” của thông tư, nghị định vừa qua ban hành theo cảm tính của các cán bộ, công chức soạn thảo văn bản và thẩm định văn bản luật. Nếu có bình bầu về những cái hài nhất của Việt Nam, tôi chọn cái này sẽ đoạt giải nhất.
Hồ Chí Minh xem và phân loại địa chủ không khác gì súc vật
SỰ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN CHÂM BIẾM TRONG NGÔN NGỮ HỒ CHÍ MINH
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ là một vị lãnh tụ, một người thầy kiệt xuất của phong trào cách mạng Việt mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt hiện đại. Bác Hồ chưa bao giờ có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn, song các tác phẩm thơ văn ngôn ngữ của Người đã trở thành một mẫu mực, một phong cách đặc biệt cho các thế hệ người Việt tiếp tục nghiên cứu và học tập.
Sở dĩ như vậy là vì, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh đạo nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Bác Hồ luôn luôn ý thức rằng ngôn ngữ chính là một thứ công cụ, một loại vũ khí đấu tranh cách mạng, vận động quần chúng sắc bén và hiệu quả nhất. Chính vì thế mà sinh thời, Bác luôn luôn quan tâm đến vấn đề cách viết (tức là nói hay và viết hay, nói đúng và viết đúng). Người đã nhắc nhở các cán bộ tuyên truyền, các nhà văn, nhà báo rằng trước khi viết phải đặt câu hỏi và trả lời: viết cho ai? viết cái gì? viết để làm gì?, sau đó mới xem xét việc viết như thế nào.
Một trong những nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là nghệ thuật châm biếm. Châm biếm là một nét độc đáo và là bút pháp sở trường của Người. Ngọn bút ấy đã tung hoành khắp nhiều thể loại thơ, văn trong ngót nửa thế kỷ. Từ những ngày đầu còn ở Paris, Bác đã viết hàng loạt bài tiểu phẩm đăng trên các báo Nhân đạo, Người cùng khổ… cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp… đến khi làm Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, Bác cũng vẫn tiếp tục sử dụng vũ khí đó.
2. Lâu nay, việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh nói chung, nghiên cứu nghệ thuật châm biếm trong ngôn ngữ của Người nói riêng đã được quan tâm. Và đến nay, vấn đề ấy vẫn chưa phải đã khép kín. Có thể nói đến một số bài viết như Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bùi Khắc Việt, Ngôn ngữ trào lộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hai, Hồ Chủ tịch đã sử dụng tài tình từ vựng để đả kích địch của Nguyễn Văn Tu, Văn châm biếm đả kích địch qua một số bài viết của Hồ Chủ tịch của Xích Điểu… Tuy nhiên, mỗi tác giả đều khai thác đối tượng – ngôn ngữ châm biếm của Hồ Chủ tịch – theo những khía cạnh và quan điểm khác nhau. Vấn đề các phương tiện và biện pháp châm biếm trong ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được các tác giả quan tâm.
Châm biếm trong ngôn ngữ văn thơ của Hồ Chủ tịch khác với châm biếm trong ngôn ngữ văn thơ của nhà văn, nhà thơ lớn Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhận xét sâu sắc rằng “lối châm biếm của Người rất kín đáo và thú vị”. Ngôn ngữ châm biếm của Người rất hàm súc, mộc mạc, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ; rất ít khi dùng từ trừu tượng, không dùng điển tích xa lạ, khó hiểu, phô trương. Ngôn ngữ châm biếm của Người thiên về cách nói, cách nghĩ của người dân lao động Việt .
Nói đến nghệ thuật châm biếm là trước hết nói đến việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và những cách thức để châm biếm, tạo nên tiếng cười trào lộng, đầy ý nghĩa. Bài viết này chỉ tập trung phân tích các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch.
3. Các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch rất đa dạng, nhưng nổi bật nhất là việc sử dụng các đại từ, các từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nước ngoài xen với từ Việt, thành ngữ và tục ngữ.
Trong Tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô rất phong phú, đa dạng và mang những đặc trưng riêng, nhưng Bác Hồ chi tinh chọn những đại từ ngôi thứ ba: chúng, y, hắn, lão, chàng… để tỏ thái độ vừa chế riễu, vừa khinh bỉ, tăng chất biểu cảm và sức thuyết phục cho lời nói.
-“Trong cuộc bầu cử này, tổng Giôn là người đảng dân chủ, Gônoatơ là người thuộc đảng cộng hoà. Những ngày vận động tranh cử, chúng hết lời bêu xấu nhau… Mặt khác, cả hai chàng đều ra vẻ dân chủ bắt tay với người này cụng chén với người kia. Cả hai chàng đều ra sức lừa bịp nhân dân…” (Báo Nhân dân ngày 3.1.1964)
Thật đáng mỉa mai, chỉ cần hai từ “chúng, chàng” thì các vị nguyên thủ đáng kính bỗng chốc trở thành những kẻ “giàu năng khiếu” lừa lọc, tranh giành quyền lực và mị dân…
Khi nhắc đến hai vị nguyên thủ đứng đầu hai chính phủ bù nhìn Nam Việt Nam và Nam Triều Tiên, Bác Hồ không ngần ngại “tặng” cho chúng đại từ “gã” để bộc lộ bản chất phản động bán nước hại dân của chúng.
-“Nam Triều Tiên và Nam Việt cách xa nhau hàng nghìn cây số, thế mà Lý Thừa Vãn và Ngô Đình Diệm giống nhau dữ: hai gã đều do đế quốc Mỹ nuôi dưỡng. Hai gã đều do đế quốc Mỹ nặn thành bù nhìn đẫm máu. Hai gã đều gầm gừ chống cộng và hò hét Bắc tiến (Nhân dân 3.5.1960).
Trong nhiều trường hợp, Bác Hồ sử dụng kết hợp giữa các phương tiện ngôn ngữ khác nhau, như kết hợp giữa đại từ với hình thức đồng âm, tạo nên sắc thái châm biếm.
-“Nhưng có những việc bất ngờ làm cho y mất hồn mất vía. Việc số một là: khi Vét mỡ lợn, và Cá bột lót mời Zoom đến thăm Nam Việt , y hoa tay lia lịa vì y sợ quân du kích hoan nghênh…” (Nhân dân 4.11.1968). Ở đây, Bác đã phiên âm tên gọi của hai viên tướng Mỹ Wesmoreland và Cabot Lodge, và cả tên gọi của tổng thống Joson, làm cho người đọc cảm giác khinh bỉ đến không nhịn cười được.
Trong Tiếng Việt, từ “bợm” dùng để chỉ kẻ ăn cắp, lừa gạt, đểu cáng. Hồ Chủ tịch đã dùng từ này gọi kẻ đứng đầu Nhà Trắng – tổng thống Giônxơn, để châm biếm, vạch trần bộ mặt lừa gạt giả dối của chúng.
-“Bợm Giôn dám ba hoa rằng y là kẻ bảo vệ hiệp định Giơnevơ và tán thành Việt có tổng tuyển cử?” (Nói chuyện Mỹ)
Có trường hợp Bác Hồ sử dụng tổng hợp nhiều phương tiện trong một đoạn văn như: từ khẩu ngữ, từ xưng hô, từ nước ngoài, thành ngữ, tục ngữ làm cho đoạn văn vừa giàu chất biểu cảm, đậm chất chính luận, vừa hài hước, sâu cay.
-“Nói dối, nói khoác, nói phét trở thành “cuốn sách” của bọn trùm nhà trắng và lầu năm góc. Bị nhân dân ta nện cho một trận sứt đầu mẻ trán, không ba chân bốn cẳng mà “go home” cho nhanh để kịp thời bảo vệ cái “thể diện” địa ngục của “nước mẹ Hoa Kỳ” lại còn leo lẻo múa mồm rằng: chắc là Mỹ sẽ ở lại Việt Nam và làm tất cả mọi điều để thắng lợi” (Nói chuyện Mỹ).
Trong đoạn văn trên, Bác Hồ đã sử dụng một loạt phương tiện từ ngữ: nói láo, nói phét, nói khoác, bọn, sứt đầu mẻ trán, ba chân bốn cẳng, go home, leo lẻo, múa mồm, nện, láo toét… có tính chất biểu cảm cao, tạo hình đậm nét, gây ấn tượng mạnh, qua đó bộc lộ được đầy đủ các phương diện khác nhau của bản chất bọn trùm nhà trắng và lầu năm góc, đồng thời đả kích cái công lý ngược đời của bọn đế quốc.
Có thể nói, Bác Hồ đã sử dụng rất thành công các phương tiện từ ngữ để đạt mục đích châm biếm. Đối tượng để châm biếm, đả kích, đối với Bác, trước hết là những kẻ cầm đầu thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bán nước hại dân.
Đối với bọn quan lại phong kiến, địa chủ, cường hào…, Bác đã dùng những từ để chỉ các loài động vật như: đực, cái, đàn, bầy… để đả kích châm biếm: “trong các cuộc phát động quần chúng, người ta thấy địa chủ cái cũng hung ác, gian xảo, ngoan cố không kém địa chủ đực…” (Báo Nhân dân 25.2.1954).
Khi đã dùng những từ đực, cái để nói về bọn địa chủ, thì trước mắt ta chúng chẳng khác gì những con vật chuyên lo bóc lột, đục khoét, hại dân.
Đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân mắc phải sai lầm, khuyết điểm, Bác Hồ cũng sử dụng các thành ngữ, tục ngữ để châm biếm nhưng nhằm để giáo dục, phê phán và kêu gọi khắc phục, sửa chữa. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị bàn về vận động chỉnh huấn xuân 1961, Bác nói: “Trong xã hội ta không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ! Người đầu bếp, người quét rác cũng như người thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đểu vẻ vang như nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn ngồi mát ăn bát vàng, người đó mới là kém vì không phải con người xã hội chủ nghĩa.”
Ở đoạn văn này, sự xuất hiện những từ kẻ, ngồi mát ăn bát vàng, cho thấy trong xã hội ta còn tồn tại một nhóm người mang tư tưởng lười lao động, thích hưởng thụ. Lời nói mang sắc thái dí dỏm nhưng tác dụng giáo dục rất cao.
Hoặc để phê phán những tư tưởng sợ phê bình, che giấu khuyết điểm, chủ nghĩa thành tích..trong hàng ngũ đảng viên, Bác sử dụng từ ngữ “mèo khen mèo dài đuôi”. “Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng”. Sợ phê bình tức là “quan liêu hoá”, tức là tự mãn tự túc, tức là mèo khen mèo dài đuôi.
Để phê phán những cán bộ, đảng viên mắc bệnh kiêu căng, tự mãn, quan liêu, đòi hưởng thụ, Bác đã sử dụng các từ ngữ khoe khoang, vênh váo, miệng nói tay làm, chỉ tay năm ngón. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình, không thèm học hỏi quần chúng, việc gì cũng làm thầy người ta… Trong cán bộ có những đồng chí tốt, miệng nói tay làm nhưng có một số đồng chí chỉ quen chỉ tay năm ngón” (Tuyển tập II, tr.371, 452).
Có thể nhận thấy, đối với Bác Hồ, việc sử dụng các phương tiện châm biếm luôn luôn tuỳ thuộc vào tính chất của đối tượng. Đối tượng châm biếm khác nhau thì việc lựa chọn các phương tiện châm biếm cũng khác nhau, do đó dẫn đến mục đích châm biếm cũng khác nhau.
Đối tượng châm biếm là những kẻ đứng đầu các chính phủ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, là chính quyền bù nhìn, là những kẻ tay sai phản dân hại nước, thì phương tiện châm biếm là những từ ngữ như: hắn, y, gã, bợm, đực, cái, láo toét, leo lẻo múa mồm, khẩu phật tâm xà, các thành ngữ, tục ngữ, các từ đồng âm… Do đó, mục đích châm biếm là để vạch trần tội ác, phơi bày bộ mặt giả đối, bất nhân và mị dân của chúng. Tiếng cười ở đây trở thành một thứ “vũ khí đánh trúng, đánh thẳng”, một “ngọn roi” quất thẳng vào mặt kẻ thù.
Đối tượng châm biếm là một bộ phận cán bộ đảng viên, quần chúng thì phương tiện châm biếm chủ yếu là những thành ngữ, tục ngữ có nội dung hài hước, trào lộng như: chỉ tay năm ngón, kéo bè kéo cánh, thói ba hoa, ngồi mát ăn bát vàng, công văn túi áo, thông báo túi quần… Do đó, mục đích châm biếm là để phê bình, giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng, rèn luyệ tư tưởng, tác phong của cán bộ đảng viên, từ đó để cổ vũ động viên, cán bộ và quần chúng sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm trong công tác cách mạng.
4. Tóm lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng tiếng cười như một vũ khí văn nghệ vô cùng sắc bén phục vụ cho sự nghiệp lãnh đạo của mình. Ngòi bút đả kích, châm biếm của Hồ Chủ tịch đã tấn công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đến quốc, chủ nghĩa thực dân khơi dậy trong nhân dân lòng căm thù, nhất tề đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tiếng cười hóm hỉnh của Bác đã phê bình những cán bộ nhân dân có nhiều thiếu sót, nhưng với thái độ thân mật gần gũi, nhằm giúp họ khắc phục và tiến bộ. Tiếng cười còn là biểu hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ, đồng thời đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc trường kỳ kháng chiến và vững tin vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần học tập cách viết sắc bén, sâu cay nhưng rất dí dỏm, dể hiểu, đậm đà bản sắc dân tộc của Người và từ đó rút ra những bài học quý giá trong việc trau dồi cách nói, cách viết, trong việc kế thừa và phát huy tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.
H.T.T
(nguồn: TCSH số 195 – 05 – 2005)
——————–
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. NXB KHXH, Hà Nội, 1983.
2. Hồ Chí Minh – Tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ. NXB Giáp dục, Hà Nội, 1997.
3. Báo Nhân dân các năm 1960, 1963, 1964, 1966.
HOÀNG TẤT THẮNG
Nguồn đăng : http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c142/n1472/Su-van-dung-cac-phuong-tien-cham-biem-trong-ngon-ngu-Ho-Chi-Minh.html
http://donghailongvuong.wordpress.com/2013/01/05/ho-chi-minh-xem-va-phan-loai-dia-chu-khong-khac-gi-suc-vat/
KHI BÁC LƯƠNG THANH NGHỊ TIẾP TỤC PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC
Tamsuygiao
Theo TTXVN trong bản tin phát lúc 19h52’ ngày 14-1-2013, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị tiếp tục phản đối ông bạn “4
tốt, 16 chữ vàng” (nội dung phía cuối bài) .
Ngược thời gian, chỉ riêng năm 2012 , qua những thông tin được công
bố chính thức, bác Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối Trung Quốc
tại các cuộc họp báo mới chỉ có … 9 lần:
- Ngày 20-1-2012: phản đối Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
- Ngày 21-3-2012: phản đối Trung quốc bắt giữ tàu và ngư dân Việt
Nam khi đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Ngày 15-5-2012: tiếp tục phản đối Trung Quốc công bố lệnh đánh bắt cá ở Biển Đông.
- Ngày 24-5-2012: phản đối Trung quốc bắt giữ 2 tàu cá và 14 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
- Ngày 24-7-2012: phản đối Quân ủy trung ương Trung Quốc lập “Cơ
quan chỉ huy quân sự” của “thành phố Tam Sa”, tổ chức bầu đại biểu hội
đồng nhân dân của “thành phố” này.
- Ngày 31-8-2012: phản đối Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí 65/12 thuộc vùng biển Việt Nam.
- Ngày 11-10-2012: phản đối một loạt các hoạt động của Trung Quốc
xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: sẽ
dùng máy bay không người lái để giám sát vùng biển Hoàng Sa và Trường
Sa, tổ chức lệ kéo cờ mừng quốc khánh tại đảo Phú Lâm – Hoàng Sa, Hạm
đội Nam Hải tổ chức diễn tập tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, thành lập
Phòng khí tượng “thành phồ Tam Sa”.
- Ngày 22-11-2012: phản đối Trung Quốc in đường lưỡi bò lên hộ chiếu.
- Ngày 4-12-2012: phản đối Trung Quốc “gây đứt cáp” tàu Bình Minh
2, thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển
tỉnh Hải Nam”, cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”.
Và lần này, ngày 14-1-2013, bác Nghị tiếp tục phản đối Trung Quốc
về những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam: công bố chính thức và
đưa vào hiệu lực “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam”,
tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tổ chức khai
thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo
Trường Sa, phê duyệt “Qui hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố
Tam Á 2012-2022 trong đó có các tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo
Hoàng Sa.
Bác Nghị khẳng định: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc
đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm
cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp, trái với tinh thần DOC, không có
lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam – Trung
Quốc”.
Rồi nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái đó”.
Không cần phải tưởng tượng nhiều, cũng có thể thấy ở phía bên kia,
bọn bành trướng đang cười giễu cợt như thế nào: “Chúng mày thích phản
đối thì cứ phản đối. Chúng mày có phản đối 100 lần, 1000 lần thì cũng
chỉ để chúng mày nghe với nhau thôi. Chúng mày quên rằng quan hệ chúng
ta là song phương à? Làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp hả? Đấy là vì bọn tao muốn như thế. Tinh thần DOC hả? Bọn tao đek cần biết DOC là cái quái gì. Không có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hả?
Ấy là do bọn mày cứ thích nói thế, chứ bọn tao đâu cần, mà cũng chẳng
quan tâm. Đối với bọn tao, điều tối thương là lợi ích cốt lõi của nước
mẹ Trung Hoa, nghe chửa? Nhân đây, bật mí cho chúng mày rõ: Lợi ích cốt
lõi của bọn tao bao gồm một phần, hoặc tốt nhất là tất cả lãnh thổ bọn
mày đấy. Cứ làm quen dần đi, nhá!”
Qua hàng loạt sự kiện trên, có thể thấy bác Nghị đã mất nhiều công
sức để phản đối bọn bành trướng, nhưng bọn chúng coi những lời phản đối
của bác chẳng xi-nhê gì. Bác càng phản đối, thì bọn chúng lại càng lấn
tới, nhằm chiếm trọn Biển Đông của Việt Nam.
Vậy, hà cớ gì cứ phải gọi cái bọn bành trướng vô cùng hung hãn và nham hiểm này là “người bạn 4 tốt” nhỉ?
Gọi là giặc, cũng còn chưa đủ ! Danlambao 14/1/2013
‘Triệu con tim’ – Bài hát bị cấm của nhạc sĩ Trúc Hồ
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=9IS666rdafE
CTV Danlambao – Bài hát ‘Triệu con tim’ của nhạc sỹ Trúc Hồ sáng tác cho chiến dịch “Triệu con tim, một tiếng nói”, vận động chữ ký ủng hộ nhân quyền cho Việt Nam. Ca khúc này nằm trong đĩa nhạc “32 Năm Kỷ Niệm”
của Trung tâm Asia, nội dung kêu gọi lòng yêu nước trước họa ngoại xâm,
đấu tranh cho nhân quyền. Đĩa nhạc Asia thứ 71 này cũng vừa bị UBND
TP.HCM và Bí thư Lê Thanh Hải ra lệnh cấm người dân xem.
Những cú tát để đời
Thật độc đáo ở một người nghệ sĩ
Đọc bản tin, tôi trân quí vô cùng
Kim Chi, người dám ngẩng mặt lên để nêu ra những cảm nhận chung
Nguyễn Tấn Dũng tên tội đồ, kẻ phá hoại làm bần cùng đất nước.
Lựa chọn
Lê Nguyễn Hương Trà – B.34 xây dựng giữa trung tâm Sài Gòn từ hồi còn là Tổng nha Cảnh sát Quốc gia nên không biết đã có bao nhiêu thế hệ tù nhân, từ Cộng Sản thời chiến cho đến những tên tuổi cộm cán của chế độ hiện tại; Bùi Quốc Huy, Trần Mai Hạnh, Phạm Sỹ Chiến, Mai Văn Dâu, Huỳnh Ngọc Sĩ, Lê Quang Vinh… từng sống qua. Trại có tầng triệt và hai dãy lầu, nhìn từ đường Nguyễn Văn Cừ vào là một khu nhà xây chéo quét vôi trắng; người đi đường khó thể nhìn thấy bên trong nhưng ngược lại, người bị giam bên trong nhìn rất rõ mọi hoạt động qua lại bên ngoài. Tôi từng học 4 năm ở trường đại học đối diện bên kia đường, mà lúc mới vào nhìn sái qua thấy những chùm điệp vàng đang trổ hoa trong sân cũng không khỏi bất ngờ.Chiêu lừa cuối năm của đảng
Lĩnh Nguyên (Danlambao) – Những ngày năm cùng tháng tận, báo chí lề đảng hết lời ca tụng Thanh Nổ, nào là ‘nói được làm được’, sẽ ‘hốt liền’ những cán bộ ngân hàng ‘Trời ơi’, rồi có ông lại bốc thơm gửi anh Bá Thanh phút 89! Thật ngửi không nổi! Ở cái xứ mù kẻ chột làm vua, Nguyễn Bá Thanh tự xưng là Bá Thánh thì chẳng có gì mới mẻ.Luật rừng xanh và công lý dã thú của đảng
Biếm họa Babui (Danlambao)
Chế độ máu, xua dân lênh đênh giữa đời
Tiếp theo bài: Từ tham nhũng đến Mafia buôn người.
Huỳnh Tâm (Danlambao) - “…
Đã là thành phần nhập cư bất hợp pháp, cho dù đi bằng đường Cỏ, đường
Bãi hay đường hàng không, số phận của họ đều gian nan và gặp nhiều thách
đố như nhau…”
Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính
Phuoc béo - Việc “Một góc nhìn khác” chê
Tổng bí thư Trọng nhu mì, chê Chủ tịch nước Sang không dám nói tên
‘đồng chí X’, chê Thủ tướng Dũng điều hành chính phủ kém… và khen ‘cụ
Bá’ (từ của blogger Trương Duy Nhất) có đủ tài khuynh loát đám đông
mà trong lịch sử Việt Nam (chắc là cận đại) chỉ có Hồ Chí Minh và Lê
Duẩn làm được, đó là chuyện riêng, nhận định riêng của tiên sinh, không
bàn cãi làm gì. Nhưng, có những câu từ ngữ nghĩa mà người cầm bút lọc
lõi kia đã định hướng và phán quyết khiến người viết bài này thắc mắc,
nghi vấn, phải đặt dấu chấm hỏi.
Bầu cử làm gì cho tốn giấy
Việt Nguyễn (Danlambao)
– Hai ngày 11 và 12.01.2013, Cộng hòa Séc đang nhộn nhịp với kỳ bầu cử
tổng thống vòng một. Anh bạn tôi có quốc tịch Séc, nên cũng được đi bầu
cử. Buổi chiều tối khi ở phòng bỏ phiếu trở về, trong bữa cơm gia đình,
anh hỏi thằng con anh, cháu 16 tuổi, sinh ra và đang theo học phổ thông
trung học tại Séc.
Điểm tin Công giáo Việt Nam năm 2012
Lê Thiên (Nuvuongcongly) - “Rõ ràng CSVN tiếp tục hành động sách nhiễu, cướp bóc của chúng hồi năm 2012 trở về trước nhằm vào tài sản hợp pháp của GHCG. Điều này buộc chúng ta nhìn lại những hành động ăn cướp dã man đê hèn trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN trong năm qua (2012).”Tiến sỹ Luật thời Trung cổ?
Trần Đức Tuấn – Lượm nhặt một số câu nói “hay” của TS. Đỗ Văn Đương từ bài phỏng vấn trên báo Đất Việt:
“Đây chính là điều nhức nhối nhất của mặt trái xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường,”
“…phải hạ thấp độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xuống 12…”
Nông dân Dương Nội sẽ đấu tranh đến cùng
Gia Minh (RFA)
- Trong những ngày này một số người dân thôn La Dương, phường Dương
Nội, Quận Hà Đông cương quyết giữ lại phần đất của họ không để cơ quan
chức năng thu hồi. Lý do vì sao người dân lại kiên quyết đến thế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét