Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Tin ngày 14/1/2013

  • Vì sao Pháp can thiệp quân sự vào Mali (RFI) - Chiều tối thứ Sáu, 11/01/2013, tổng thống François Hollande thông báo là đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của tổng thống lâm thời Dioncounda ...
  • Nói tục (VOA) - Viết xong về bài luận văn gây 'choáng váng' mọi người trong nước do tính chất tục tĩu, tự dưng tôi lại nghĩ đến chuyện nói tục của người lớn
  • Lãnh đạo VN thăm hỏi Hugo Chavez (BBC) - Lãnh đạo Việt Nam gửi lời hỏi thăm tổng thống Venezuela, người đang có tình trạng sức khỏe 'mong manh' trong khi điều trị ở Cuba.
  • Kia-Huyndai bổ nhiệm nhà thiết kế mới (BBC) - Kia-Huyndai bổ nhiệm nhà thiết kế mới người Đức, người được kỳ vọng giúp tập đoàn Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới.
  • Khánh Ly 'nên tránh là cán bộ tuyên truyền' (BBC) - Một trong những người quen biết nhiều với giới nghệ sỹ gốc Việt tại California nói Khánh Ly nên đòi hỏi về ca khúc mình muốn hát nếu trở về diễn tại Việt Nam.
  • Sau 10-10, sau 30-4 (BBC) - Nhà báo Bùi Văn Phú cho rằng cuốn "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức 'phản ánh' thực tế Việt Nam thời kỳ hậu chiến.
  • Chính quyền TPHCM cấm đĩa Asia 71 (BBC) - TPHCM vừa ra lệnh hành động quyết liệt để ngăn cấm đĩa mới nhất của hãng Asia có bài hát kêu gọi lòng yêu nước.
  • Trung Quốc quá trắng trợn! (BaoMoi) - TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, đánh giá như vậy về việc Trung Quốc chuẩn bị xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 đảo ở biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
  • Trung Quốc lộ rõ mưu đồ chiếm biển Đông (BaoMoi) - Chính phủ Philippines sẽ yêu cầu đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh kiểm chứng thông tin những bản đồ mới về biển Đông trước khi đưa ra phản ứng chính thức
  • ’Thế kiềm chế’ Trung Quốc trên Hoa Đông và biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tân Hoa Xã lo lắng chuyến công du Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật; Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan cho rằng Mã Anh Cửu đang 'hùa theo' TQ khuấy căng thẳng biển Đông và Hoa Đông...là tin tức thời sự chính ngày 13/1.
  • Trung - Nhật đang trên bờ vực của chiến tranh? (BaoMoi) - Trong bài viết được đăng tải hôm 10/1, thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc tuyên bố nếu Nhật bắn cảnh cáo máy bay của Trung Quốc đi vào vùng đảo tranh chấp, đó sẽ bị xem như hành động khơi mào chiến tranh.
  • Trung Quốc gia tăng khẩu chiến với Nhật Bản và Philippines (BaoMoi) - (Petrotimes) - Chuyến thăm Philippines hôm 9/1 của tân Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trùng với thời điểm thăm Hàn Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân, cùng những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khiến dư luận cho rằng, những căng thẳng tại Biển Đông và biển Hoa Đông đang được các bên hữu quan cố gắng giải quyết nhằm làm dịu bớt tình hình.
    Nhưng với những gì đang diễn ra trên thực địa khiến người ta quan ngại về khả năng gia tăng khẩu chiến, chạy đua vũ trang, thậm chí xung đột nhỏ tại Biển Đông và biển Hoa Đông thời gian tới.
  • Tâm ý của Nhật khi đặt trọng tâm ngoại giao vào ASEAN (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng căng thẳng, Thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản, ông Shinzo Abe khẳng định, vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông sẽ là ưu tiên đối với chính sách sắp tới của Tokyo. Ông Abe từng tuyên bố, Tokyo phải đóng vai trò lớn hơn ở các vùng biển thuộc khu vực và cần tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á.
  • Miền Bắc trời hửng nắng (BaoMoi) - QĐND Online - Ngày 13-1, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, do khối khí lạnh đã suy yếu, ở các tỉnh Miền Bắc trời đã bắt đầu hửng nắng và đợt rét đậm, rét hại kéo dài đã chấm dứt.
  • Trung Quốc vẽ bản đồ “nuốt” hơn 130 đảo biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) – Bất chấp các nỗ lực xoa dịu tình hình trên biển Đông của các bên liên quan và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục gây rối bằng cách công bố các bản đồ mới, lần đầu tiên đưa hàng trăm đảo trên biển Đông vào.
  • Nước cờ đầu tiên của Ấn Độ trên Biển Đông (BaoMoi) - Vừa qua Ấn Độ đã có những bước đi đầu tiên dấn thân vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong các nước Đông Nam Á và “người khổng lồ Đông Á” Nhật Bản ngày càng tỏ ra lo ngại về lối hành xử quyết liệt của Trung Quốc trên vùng biển này.
  • Trung Quốc ngang nhiên công bố bản đồ thâu tóm biển Đông (BaoMoi) - TT - Sau khi phát hành hộ chiếu điện tử có bản đồ đường chín đoạn (đường lưỡi bò) bị dư luận quốc tế và khu vực phản đối mạnh mẽ, Bắc Kinh lại tiếp tục gây hấn bằng việc công bố tập bản đồ mới, gộp toàn bộ các đảo trên biển Đông vào Trung Quốc.
  • Hà Nội trời hửng nắng (BaoMoi) - (VOV) -Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng, nhiệt độ cao nhất từ 16 – 19 độ C.
  • Nghĩa tình trên con tàu vẽ “chân dung” Biển Đông (BaoMoi) - Không chỉ lãnh nhiệm vụ đo đạc, nghiên cứu biển, đảo chủ quyền đất nước, tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ 884 cũng luôn sẵn sàng sát cánh hỗ trợ, cứu kéo ngư dân mỗi khi gặp sự cố trên biển.
  • Diễn biến nguy hiểm của tranh chấp Nhật - Trung (BaoMoi) - Hôm 10/12, căng thẳng Nhật – Trung do vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông leo thang nguy hiểm khi lần đầu tiên hai bên cùng điều động máy bay chiến đấu. Đây là bước ngoặt rất lớn đẩy hai “người khổng lồ” châu Á gần hơn tới xung đột vũ trang.
  • Chuyến xuất ngoại đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản (BaoMoi) - ANTĐ - Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe sẽ thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia từ 16 đến 19 tháng Giêng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng trước, nhằm củng cố quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển mạnh của châu Á khi mối quan hệ với Trung Quốc vẫn u ám.
  • Nhật Bản điều 12 tàu chiến đáp trả Trung Quốc (BaoMoi) - Nhật Bản đã quyết định thành lập một đơn vị đặc nhiệm bảo vệ bờ biển hùng hậu gồm 12 tàu hải quân và 400 binh lính để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, sẵn sàng đáp trả sự hiện diện thường xuyên của tàu thuyền Trung Quốc ở đây.
  • Mạo danh nghiên cứu để bao chiếm biển Đông (BaoMoi) - Tân Hoa xã (Trung Quốc) ngày 12-1 đưa tin hôm trước đó, Cục Quản lý về đo đạc, bản đồ và thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc thông báo NXB Bản đồ quốc gia Sinomaps Press (Trung Quốc) đã xuất bản bản đồ mới.
  • Samurai trên chính trường Nhật (BaoMoi) - Thuộc dòng dõi lừng danh Nhật Bản, ông Shinzo Abe đang có cơ hội ghi thêm dấu ấn sau khi quay lại giữ chức thủ tướng nước này.
Bản tin tiếng Anh


  • A movie that moves (Washington Post) - China's biggest homemade blockbuster reaps 1.2 billion yuan and is closing in on the box-office champion Avatar. Raymond Zhou believes its off-screen trajectory is almost a rags-to-riches story worthy of Cinderella.
  • Chinese companies want more staff (Washington Post) - China tops any other Asia-Pacific market in its number of companies that plan to hire more employees, a report says.
  • Price cut for 20 types of drugs (Washington Post) - China will adopt new methods, including international price comparisons, to regulate the price of imported drugs, an official at the country's top price regulator said on Tuesday.
  • Chemical dump affects water supply in Shanghai (Washington Post) - Authorities in Shanghai have been offering emergency water supplies to residents of a southwestern suburb after a discharge of chemical waste into a river required the water to be cut off to about 30,000 people.
  • Mountainous task of clearing trash (Washington Post) - Yu Rongle sweeps a stone path as people do yoga on Baoshi Mountain in Hangzhou, capital city of East China's Zhejiang province in this photo taken October 4, 2012.
  • Dense fog shrouds Beijing (Washington Post) - The data of air quality monitoring shows that the pollutant levels of PM2.5 in Beijing reached between 340 and 446, belonging to serious pollution six.
  • Probe begins into illegal blood trade (Washington Post) - An investigation into the sale of fake blood-donation certificates is under way after a newspaper reported it had uncovered an illegal trade exploiting the blood donation system.
  • Hospital class for cancer kids (Washington Post) - A volunteer teaches kids painting in a corridor in Jilin University Pediatric Hospital in Changchun, capital of Jilin province, Jan 10. The class, nicknamed "Dropping Bottle Class" or "Dropping Bottle Kindergarten", was set up in the hospital in August last year for children diagnosed with cancer.
  • Retail therapy (Washington Post) - Shopping malls used to be the place people go to shop. But today, these commercial complexes are often much more than that.
  • Remade for adventure (Washington Post) - A national tragedy showed Zhang Xinyu how fragile human existence can be, and he's reshaped his life to make the most of it.
  • Uncool, or simply warm? (Washington Post) - Peking University graduate Wu Qi's friends told him to bring several pair of qiuku, or thermal underwear, when he was preparing to study in Stockholm in 2009.
  • Beijing air pollution reaches dangerous levels (Washington Post) - Beijing's air pollution reached dangerous levels yet again on Sunday, marking the third consecutive day of severe smog, municipal environmental authorities said.
  • 46dead after landslide in the southwest (Washington Post) - The death toll from a landslide that hit a mountainous region in southwest China's Yunnan Province Friday rose to 46 as bodies of the last two missing were found Saturday morning.
  • Health officials sound flu alrm in N China (Washington Post) - Beijing Center for Disease Control and Prevention said the flu outbreak rate is at its highest level in five years. The flu season that started in China's northern provinces in December is expected to peak with infections in the next few weeks, a spokesman also said Thursday. A total of 360 cases of A/H1N1 flu were reported across China between Dec 1 and Jan 6. They included two deaths in Beijing. [Photo by Wang Jing/Asianewsphoto]
  • Chinese leaders urge landslide victims' rescue (Washington Post) - Chinese leaders Xi Jinping, Wen Jiabao and Li Keqiang ordered all-out efforts to rescue victims of a landslide in Southwest China's Yunnan province in order to minimize casualties from the disaster.
  • China to deepen ties with Russia (Washington Post) - China and Russia pledged to deepen coordination on major international and regional issues during their eighth strategic security consultation in Beijing on Wednesday.
  • Ice threatens Bohai oilfields, farms (Washington Post) - Frozen seas off the coast of China are expected to expand to severe levels in late January, posing threats to offshore oil and gas fields, leaving thousands of ships stranded and affecting aquaculture farms.

“Chịu trách nhiệm” thế nào với quyền tài sản của người dân?


SGTT.VN - Quyền tài sản của người dân bao gồm quyền được mua (sở hữu) vàng miếng, quyền được đảm bảo chất lượng, quyền được đảm bảo giá trị. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ “chịu trách nhiệm” thế nào với quyền này trong khi đeo đuổi mục tiêu quản lý vĩ mô của mình?

Người dân làm sao có thể yên tâm, nếu như, họ có thể bị phạt nếu mua vàng miếng không đúng chỗ.
Từ 1.10.2013, cả nước sẽ chỉ còn 2.500 điểm được phép mua bán vàng miếng, cũng chỉ với một loại vàng SJC độc quyền của Nhà nước. Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo vụ Quản lý ngoại hối ngân hàng Nhà nước phân tích cái được của quy định này là “người dân đã có những địa chỉ đáng tin cậy để mua bán. Nếu có vấn đề gì đã có cơ quan quản lý chịu trách nhiệm, người dân không có gì phải lo”.
Người dân làm sao có thể yên tâm, nếu như, họ có thể bị phạt nếu mua vàng miếng không đúng chỗ, nhưng chỗ nào là chỗ đúng họ không được biết hay có biết cũng khó mà tới mua. Ngay bản thân người bán vàng miếng bấy lâu nay, trả lời đài truyền hình quốc gia, cũng chỉ biết nếu mình không đăng ký lại thì không được phép bán qua… báo chí, nên chấp hành bằng cách… không niêm yết giá nữa. Không niêm yết không có nghĩa là không bán, nhất là khi các điểm được cấp phép chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn, nơi có điều kiện đáp ứng các yêu cầu khắt khe của cơ quan quản lý, còn nhu cầu tích trữ vàng trong dân thì phổ biến không chỉ thành thị mà cả ở khu vực nông thôn. Trong danh sách những đơn vị được cấp phép có sự xuất hiện của một số gương mặt mới tinh như BIDV, Vietinbank. Có thể hình dung độ phủ của các ngân hàng này thông qua chi nhánh, phòng giao dịch; nhưng người dân chưa từng biết đến nó như nơi bán vàng và bản thân các ngân hàng cũng thừa nhận không phải chi nhánh, phòng giao dịch nào của mình cũng có thể biến thành điểm bán vàng.
Người dân có thể yên tâm được không, khi mà hàng nhái, hàng giả vàng SJC xuất hiện ngày càng nhiều, vẻ như tương ứng với quá trình ngân hàng Nhà nước độc quyền hoá SJC. Cho đến nay, ngoài một số ít thông tin giúp phân biệt hàng thật – hàng không thật, chưa thấy có thông tin nào cụ thể về việc cơ quan quản lý nhà nước đã điều tra, xử lý các vụ việc ra sao. Thiệt hại, nếu có xảy ra, đều do người tiêu dùng gánh chịu. Với 2.500 điểm được phép mua bán vàng hiện nay, cũng chưa thấy cơ quan quản lý nhà nước hay bản thân các điểm ấy công bố giải pháp kiểm soát chất lượng hay cam kết chất lượng như thế nào. Kinh nghiệm từ quá khứ cho thấy, liên quan đến quản lý vàng – như quản lý chuyện nhập lậu – cơ quan chức năng gần như bất lực.
Người dân nào yên tâm cho được, mới chỉ độc quyền vàng miếng SJC vài tháng, khoảng cách chênh lệch giá giữa vàng trong nước và vàng thế giới đã giãn cách từ 3 – 5 triệu đồng, còn cao hơn cả khoảng cách mà “nhân danh” mục tiêu kéo giảm nó, ngân hàng Nhà nước đã loại bỏ các thương hiệu vàng miếng khác. Người dân có quyền đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo giá trị tài sản tích luỹ cho mình, theo nghĩa, không để nó bị mất giá một cách cưỡng bức thông qua cách áp giá theo kiểu mệnh lệnh hành chính so với giá thị trường thế giới! Đó cũng là trách nhiệm đạo lý của cơ quan quản lý nhà nước, khi mà, nếu không tích trữ vàng, với mức lạm phát trung bình 10%/năm, thì chỉ trong vòng mười năm, tiết kiệm của người dân đã bị mất đi một nửa. Không thể để người dân rơi vào tình cảnh không có cách nào để tránh bão lạm phát vốn không do mình gây ra. Nếu vì việc vàng tích trữ bị mất giá trị mà không tích trữ nữa, chẳng khác nào dân bị xua ra trơ mặt với bão lạm phát.
Nếu bóng dáng người dân có trong bài toán đánh giá tác động của chính sách như đáng ra nó phải có, thì không thể nói chính sách đối với vàng “thành công”, dù chỉ là “bước đầu”.
Đánh giá về chính sách đối với vàng miếng thời gian gần đây, cơ quan quản lý nhà nước đều cho rằng mình đã thành công “bước đầu”, vàng không ảnh hưởng đến tỷ giá, nên bình ổn được vĩ mô. Nếu gọi tên đó là thành công, thì đúng, nó là thành công “bước đầu”. Bởi lẽ, theo giới chuyên gia, không có gì đảm bảo là nhập lậu vàng sẽ không tái diễn, vì vậy ảnh hưởng đến tỷ giá, nhất là khi chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tăng cao. Nhưng nếu bóng dáng người dân có trong bài toán đánh giá tác động của chính sách như đáng ra nó phải có, thì không thể nói chính sách đối với vàng “thành công”, dù chỉ là “bước đầu”. Thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới vẫn phải là “bài toán con con”, nhưng quan trọng trong “bài toán lớn” ổn định vĩ mô vì suy cho cùng, không riêng gì các biến số như tỷ giá, thâm hụt thương mại hay lạm phát… làm nên sự ổn định này mà tâm lý người dân cũng làm nên nó. Một khi tâm lý đó không ổn định thì sẽ làm bất ổn nhiều thứ khác. Còn thu hẹp khoảng cách ấy như thế nào để không ảnh hưởng đến tỷ giá, là việc mà nhiều chuyên gia đã gợi ý chứ không đến nỗi không có lối đi.
Để dân “không có gì phải lo” thì Nhà nước phải lo, phải chịu trách nhiệm rất nhiều chứ không phải chỉ lên tiếng trấn an như hiện nay!
Nguyên Lê

Nhân quyền trong môi trường giáo dục Việt Nam

Song Chi/Người Việt
Lâu nay chúng ta đã nói mãi về tình trạng nhân quyền tệ hại ở Việt Nam. Nhiều tổ chức phi chính phủ, nhiều quốc gia tự do dân chủ trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ, đã từng lên tiếng rất nhiều lần về những hành động vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng của nhà nước Cộng Sản Việt Nam.
Các em học sinh trường THCS Châu Tiến và THCS Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, bất ngờ bị lấy máu. (Hình: VNN)
Nhưng chúng ta lại dường như chưa nhận ra một cách đầy đủ rằng tình trạng vi phạm nhân quyền đó cũng đang diễn ra trong một môi trường mà lẽ ra phải là nơi đầu tiên nghiêm túc thực hiện sự tôn trọng con người, đó là môi trường giáo dục.
Từ nhiều năm nay giáo dục Việt Nam đã bị dư luận phân tích, mổ xẻ rất nhiều về sự lạc hậu từ kiến thức cho đến phương pháp dạy và học. Một nền giáo dục nhồi nhét, tuyên truyền về chính trị, nặng kiến thức sách vở mà thiếu phần thực hành, thiếu phần rèn luyện, bồi dưỡng về tâm hồn, nhân cách, thiếu phần đào tạo kỹ năng sống, phương pháp tư duy…
Một nền giáo dục dựa trên những quan niệm sai lầm, học để lấy điểm, đi thi, lấy bằng chứ không phải học để hiểu, để có những suy nghĩ độc lập, thành những con người biết sống đẹp, can đảm, giàu lòng nhân ái… Nghĩa là hoàn toàn thiếu vắng một tư tưởng triết học nhân văn và khai phóng.
Mặt khác, trong bối cảnh chung của một xã hội đang bị xuống cấp về đạo đức, khủng hoảng về niềm tin, lý tưởng, môi trường giáo dục ở Việt Nam thay vì có thể bù đắp phần nào cái phần thiếu hụt ấy thì cũng lại bị tác động, sa sút về đạo đức.
Mối quan hệ giữa thầy trò không còn thiêng liêng như thời xưa. Sự dối trá lan tràn từ ngoài xã hội vào trong học đường. Nạn gian dối trong thi cử, chạy điểm, gạ tình lấy điểm, mua bằng, thầy đánh trò, trò đánh thầy, học trò đánh lẫn nhau, thầy ngủ với trò, hiếp dâm trò…
Và một khía cạnh khác nữa, đã đề cập ở trên: Quyền con người cũng không hề được tôn trọng trong môi trường học đường, từ nhà trẻ cho đến bậc trung học phổ thông, đại học.
Ở lứa tuổi còn thơ, báo chí thỉnh thoảng lại đưa tin các cô bảo mẫu, cô giáo xúc phạm trẻ, đánh trẻ, có những trường hợp dẫn đến cái chết thương tâm cho trẻ.
Như vụ cô bảo mẫu V. trường mầm non tư thục Thiên Thơ, Phú Nhuận, Sài Gòn dán băng keo lên miệng một em bé đang khóc làm em ngưng thở và tử vong sau khi đưa vào bệnh viện cấp cứu mấy ngày, vào Tháng Mười Hai 2007.
Cô giáo N. trường mầm non Hoa Lan, Tân Bình, Saigon, nhốt trẻ 4 tuổi vào thang máy để phạt vì không chịu ăn cơm, khiến em bị đa chấn thương, Tháng Chín 2010.
Cô giáo chủ nhiệm lớp 6A4 trường THCS Quảng Hiệp, huyện Ðức Trọng (Lâm Ðồng) dùng roi đánh các em, có em phải nhập viện. (“Cô giáo bị tố đánh học sinh nhập viện”, VNExpress)
Tại một lớp học thêm ở ngoài nhà trường, cô giáo đã cầm bút đâm chảy máu đầu học sinh tiểu học. (“Hà Nội: Cô giáo cầm bút đâm chảy máu đầu học sinh”, báo Người Lao Ðộng)
Ðó là lứa tuổi mẫu giáo, mầm non, tiểu học, khi các em còn quá nhỏ và không thể tự bảo vệ mình.
Sự vi phạm nhân quyền còn thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, không cần phải đánh đập mà là xúc phạm nhân phẩm các em cách này cách khác. Người thầy, hoặc do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức sư phạm, thiếu kềm chế hay vì những bực dọc đời thường mà trút lên đầu các em.
Nhiều thầy cô còn “sáng tạo” ra những hình phạt lạ lùng, phản sư phạm như cho các bạn học thay nhau tát vào mặt em học sinh có lỗi, bắt nuốt phấn, liếm ghế cô ngồi…
Ở bậc phổ thông trung học, chuyện xúc phạm bằng cách la mắng, thậm chí dùng những ngôn ngữ phản sư phạm không phải là chuyện hiếm hoi.
Dư luận từng bị sốc trước vụ cô giáo T.N. lớp 11 chuyên Lý trường Trần Phú, Hải Phòng mắng chửi học sinh suốt hơn 15 phút, bị học sinh lén ghi âm đưa lên mạng, Tháng Chín 2010. Một videp clip mắng chửi học sinh khác là cô giáo N. ở trường THPT dân lập Hàng Hải, tháng 12.2010.
Lứa tuổi học trung học đang có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, đang muốn khẳng định cái “tôi”, nên các em rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ có những hành động dại dột nếu bị người lớn, thầy cô xúc phạm. Học sinh Việt Nam thì lại không được đào tạo kỹ năng sống, bản lĩnh đối phó với mọi tình huống trong đời thường.
Trong năm 2012, báo chí dư luận đã phải đánh động về tình trạng học sinh tự tử, ngoài những lý do thuộc về đời sống cá nhân, gia đình, có nhiều trường hợp là do cách đối xử của thầy cô.
Vì bị cô giáo dạy Toán xúc phạm, ngày 7 Tháng Giêng, một nữ sinh lớp 12 của một trường THPT tư thục ở huyện Ðông Hưng (Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống đất, tử vong.
Vì “bức xúc” với cô giáo, ngày 16 Tháng Mười 2012, một em nữ sinh trường THPT Trần Kỳ Phong, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã dùng dao lam cắt gân tay, may mà được cứu kịp.
Ngày 30 Tháng Mười 2012, một nam sinh lớp 11A7 trường THPT Lý Nhân, Hà Nam đã treo cổ tự vẫn để phản đối cách đối xử không công bằng và những lời nói xúc phạm nhân phẩm nặng nề của cô giáo chủ nhiệm.
Rất nhiều người lớn nói chung và thầy cô giáo nói riêng đã không ý thức được mình đang vi phạm nhân quyền, không tôn trọng các em như những con người. Dạy học thì học sinh chỉ được quyền nghe, không được cãi lại hay có ý kiến khác, khi học sinh sai thì la mắng, xúc phạm, còn khi chính mình sai, các em có ý kiến thì lại tự ái, không nghe hoặc trù dập.
Phải nói thật là những quan điểm, những lối hành xử như vậy hầu như không có trong môi trường giáo dục tại các nước dân chủ và phát triển, nơi trẻ em được tôn trọng từ khi còn rất nhỏ. Nơi học sinh có thể thoải mái phát biểu ý kiến cho dù ý kiến đó khác hẳn với giáo viên, với sách vở.
Một điều đáng nói nữa là trong hầu hết những chuyện thương tâm xảy ra, thầy cô và cả nhà trường thường có khuynh hướng giấu nhẹm sự việc, tìm cách thỏa thuận với gia đình các em để khỏi ầm ĩ, nhà trường bị mang tiếng. Chỉ đến khi báo chí vào cuộc, dư luận ồn ào thì mới chịu xử lý. Bản thân giáo viên có lỗi cũng không tỏ ra hối lỗi một cách thành khẩn.
Trong câu chuyện nam sinh treo cổ nói trên, các bạn học, cha mẹ của em rất bất bình vì thái độ không hề hối hận của cô giáo, nhà trường thì tìm cách cho qua. Các em buộc phải làm đơn xin đổi cô chủ nhiệm, gia đình làm đơn tố cáo (một loạt bài trên blog Nguyễn Tường Thụy: “Học sinh lớp 11A7 trường THPT Lý Nhân làm đơn kiến nghị thay cô giáo chủ nhiệm”, “Những hình phạt phản giáo dục, sự xúc phạm nhân phẩm của cô giáo Nguyễn Thanh Thủy”, “Ðơn tố cáo của phụ huynh em Nguyễn Văn Phúc”…).
Một câu chuyện khác cũng gây sốc không kém là một em học sinh lớp 2 bị cô giáo và nhà trường giao cho công an đưa lên đồn thẩm vấn cả buổi vì nghi lấy cắp tiền, sau đó cô phát hiện ra tiền không bị mất, em và anh trai học lớp 5 mới được thả ra.
Chuyện xảy ra cả tháng, trước sức ép của dư luận, cô giáo và nhà trường mới tổ chức xin lỗi công khai em học sinh trước toàn trường, bản thân cô giáo thì tặng em một chiếc xe đạp để đi học.
Mới đây, lại đến chuyện hàng trăm em học sinh trường THCS Châu Tiến và THCS Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) được nhà trường theo “lệnh” của chủ tịch UBND xã và trạm y tế cho một tổ chức lấy máu, mà không thông báo cho phụ huynh, cũng không giải thích lý do cho các em.
Ðến khi báo chí phanh phui thì nhà trường, chính quyền, cơ quan y tế có liên quan mới nêu lý do là để nghiên cứu về bệnh Thalassemia ở trẻ em dân tộc Thái và Mông tỉnh Nghệ An! Dù với lý do gì thì rõ ràng việc làm này cũng chứng tỏ người lớn không hề coi trọng quyền con người, quyền trẻ em.
Muốn thay đổi tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam không chỉ ở giới quan chức lãnh đạo và hệ thống chính trị, mà ngay từ trong môi trường giáo dục.
Muốn tôn trọng con người, hãy bắt đầu từ khi còn là những đứa trẻ, và người thực hành nghiêm túc trước hết phải là những người thầy đang dạy dỗ các em, là tấm gương của các em.
Và ngược lại, muốn xây dựng một xã hội dân chủ thì phải bắt đầu từ việc dạy cho trẻ em hiểu được những quyền của mình, để cho các em được dân chủ. Nếu không khi lớn lên đến lượt các em hoặc không biết quyền con người, quyền công dân của mình, hoặc sẽ vi phạm nhân quyền với người khác.

Giấc mơ Trung Quốc?


Lê Phan – Nguoiviet

Một người bạn đồng nghiệp của tôi trước đây ở đài BBC vừa gửi cho từ Trung Quốc một tấm hình với hàng chữ “Có làm bạn nhớ đến Hyde Park Corner không?”
  Ðó là một tấm hình chụp cảnh những người biểu tình ủng hộ tờ Nam Phương Chu Mạt (Southern Weekend). Họ cầm biểu ngữ và vác loa đứng ở góc đường đưa ra những lời chỉ trích chính quyền ủng hộ cho tờ báo.
Sở dĩ anh bạn của tôi nói đến Hyde Park Corner vì ở Luân Ðôn này, ở một góc của công viên Hyde Park không xa khu quyền lực của Anh Quốc, thường xuyên có những người leo lên thùng gỗ và bắt đầu diễn thuyết. Họ tự do biện minh cho tất cả mọi lập trường chính trị. Họ cũng tự do biện minh cho mọi chủ thuyết của con người. Hyde Park Corner thường được gọi là một biểu hiệu của nền dân chủ đường phố thuần túy nhất.
Anh bạn phóng viên, bây giờ làm cho một tờ tuần báo đầy uy tín, là phóng viên thường trú ở Bắc Kinh. Anh đã thêm trong thông điệp một dòng “Nhớ Thiên An Môn.”
Mà quả như anh đã nói, đã lâu lắm rồi, từ thời Thiên An Môn và những cuộc biểu tình đòi dân chủ của thanh niên học sinh hồi năm 1989, hồi đầu tuần mới thấy một số người Hoa xuống đường, mang biểu ngữ đòi tự do dân chủ.
Những số người tụ tập bên ngoài tòa soạn của Nam Phương Chu Mạt không đông lắm, không phải là cái con số khổng lồ như thời Thiên An Môn. Hôm Thứ Hai có khoảng vài trăm người. Hôm Thứ Ba có khoảng 100 người. Nhưng luận điệu của những diễn giả thay phiên nhau nói với đám đông ngày càng bạo dạn hơn. Nhiều người kêu gọi tự do báo chí, tự do ngôn luận, cũng như bầu cử tự do, và những lời hô hưởng ứng của những người tụ tập bên lề đường trước cửa tòa soạn cũng ngày càng hăng say hơn.
Ðiều còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là có khoảng 20 công an được gửi tới, nhưng họ không làm gì để ngăn chặn các diễn giả hay là dành các khẩu hiệu, biểu ngữ bày tỏ những ý tưởng tương tự mà các người tham dự đã tự hào giơ lên. Một tấm bích chương lớn do hai người cầm chỉ viết có vỏn vẹn hai chữ “Free China.” Bạn muốn hiểu là “Trung Quốc tự do” hay “Hãy trả tự do cho Trung Quốc” cũng được. Có lúc một ai đó trong đám đông đã la lớn “Ðả đảo đảng Cộng sản. Ðảng Cộng sản phải từ chức!”
Thái độ của công an có vẻ thật bình tĩnh. Một số người trong đám đông nói họ nghe có vài người tranh đấu bị bắt hay bị ngăn cản không cho đến dự. Nhưng so với thái độ hung hăng thường xuyên của nhà nước khi phản ứng trước một vài cố gắng hồi đầu năm 2011 để ủng hộ cho Mùa Xuân Ả Rập, thái độ hiền lành của mấy ngày đầu tuần của công an Quảng Châu thật là đáng ngạc nhiên.
Nhưng câu chuyện bắt đầu từ một lời khai bút tân niên. Nam Phương, đã xuất bản từ 29 năm nay, là một tờ báo nổi tiếng lúc nào cũng tìm cách phá lệ, theo đuổi những vấn đề ấn định nghị trình, và những tin tức nảy lửa. Tuy xuất bản ở Quảng Châu, tờ báo có độc giả trên toàn quốc mỗi tuần lên đến 1.7 triệu người. Mỗi năm vào số đầu năm, Nam Phương thường cho đăng một lời khai bút. Ðã có những lời khai bút khiến một chủ bút của Nam Phương bị cách chức rồi dần dà phải bỏ nước ra đi. Nam Phương là một ấn bản của Tổ hợp Nam Phương, vốn là của thành ủy tỉnh Quảng Ðông. Ngoài Nam Phương, tổ hợp này còn có Hoa Nam Ðô Thị Báo, một tờ nhật báo cũng nổi tiếng tranh đấu và liên doanh trong tờ Bắc Kinh.
Năm nay lời khai bút đó mang tên “Trung Quốc Mộng: Hiến Chính Mộng” (Giấc mơ Trung Quốc: Giấc mơ một chế độ hiến định.” Dựa vào hai chữ mà Tổng Bí Thư Tập Cận Bình thường nhắc đến “Trung Quốc mộng: Giấc mơ Trung Quốc,” hai chữ mà thực ra ông Tập dùng rất lỏng lẻo và chỉ để nói đến giấc mộng “hồi sinh nước Ðại Trung Hoa,” Nam Phương kêu gọi “thực hiện giấc mơ chế độ hiến định ở Trung Quốc,” để bảo đảm là nhân quyền được bảo vệ và quyền năng thực sự được kiểm soát.
Lời khai bút đó viết, “Chỉ nếu khi một chế độ hiến định được thực thi và công quyền có thể được kiểm soát hữu hiệu thì các công dân mới có thể lớn tiếng chỉ trích quyền lực một cách tự tin, và chỉ có như vậy thì mọi người mới có thể tin từ tâm can của họ là họ có thể tự do sống cuộc đời của mình. Chỉ lúc đó chúng ta mới có thể xây dựng một quốc gia thực sự tự do và hùng mạnh…” (dịch qua bản dịch tiếng Anh của China Media Project, một tổ chức theo dõi báo chí Hoa Lục ở Hồng Kông).
Nhưng lời khai bút đó đã quá bạo. Trưởng ban tuyên giáo tỉnh Quảng Ðông Thả Chấn, một cựu phó chủ bút của Tân Hoa Xã, và là một người nổi tiếng sắt đá đối với báo chí, đã đích thân viết một bài khác thay thế bài của Nam Phương. Bài của ông Thả hoàn toàn khác hẳn ý của ban biên tập. Thay vì kêu gọi tự do dân chủ và một chế độ theo Hiến Pháp, bài báo ca tụng chế độ và nói đến nhiệm vụ của nhà báo đối với chế độ. Bài báo còn đặc biệt làm các nhà báo tức giận vì trong đó còn có những lỗi sơ đẳng chẳng hạn như viết “cách đây hai ngàn năm Vũ Vương trị thủy.” Thực ra là 4,000 năm. Họ coi bài xã luận được đăng trên tờ báo của họ là một sự sỉ nhục cho tờ báo.
Tức giận, ban biên tập cho phổ biến nguyên văn bài báo nguyên thủy trên Internet và bắt đầu tổ chức phản đối. Một số nói họ đình công. Và rồi từ đầu tuần này, những người ủng hộ họ bắt đầu xuất hiện. Không những ở địa phương, một bức thư ngỏ với chữ ký của cả trăm nhà trí thức và các cựu viên chức yêu cầu cách chức ông Thả.
Chưa hết, ở Bắc Kinh, tờ báo anh em của Nam Phương, Tin Tức Bắc Kinh, từ chối đăng một bài xã luận chỉ trích Nam Phương do Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo vốn có những lập trường quá khích bảo thủ. Nhưng sau một đêm đối đầu, Bắc Kinh chịu thua phải đăng bài xã luận. Nhưng vẫn không hoàn toàn đầu hàng, họ để bài bình luận của Hoàn Cầu vào trang chót và cắt đi một phần ba đặc biệt những đoạn đòi nhà báo phải tuân thủ đảng. Cũng ngày phải đăng bài xã luận của Hoàn Cầu, Bắc Kinh đưa ra trong trang Ðời Sống một bài viết ca ngợi tô cháo. China Media Project giải thích đó là một cách ngấm ngầm ủng hộ Nam Phương, bởi chữ cháo đồng âm với tên tắt của Nam Phương là Nam Chu. Ăn cháo ủng hộ Nam Chu là lời kêu gọi.
Hôm Thứ Năm vừa qua, Nam Phương vẫn tiếp tục phát hành. Lúc đầu các nguồn tin từ nội bộ của Tổ hợp Nam Phương cho biết sau nhiều ngày điều đình, trước sự can thiệp của chính Tân Bí thư tỉnh ủy Quảng Ðông Hồ Xuân Hoa, Nam Phương được bảo đảm là chế độ kiểm duyệt sẽ được nới lỏng và tuy ông Hồ không hứa nhưng ngầm ý nói rồi sẽ cho ông tuyên giáo đi chỗ khác.
Ðể thử xem nhà nước có giữ lời hứa không, ban biên tập Nam Phương đã yêu cầu được viết một bài xã luận trình bày lập trường của mình. Hôm Thứ Năm vừa qua, tờ báo được in ra nhưng thay vì bài xã luận của ban biên tập thì chỉ có một bài xã luận đăng lại của Nhân Dân. Ở Bắc Kinh, chủ bút Ðới Tự Canh của tờ báo tuyên bố từ chức. Nam Phương, vốn hàng tuần được phát hành trên toàn quốc, chỉ được phát hành ở Quảng Ðông tuần này. Và công an đã lộ nguyên chân tướng, bắt đầu bắt nhốt những người biểu tình.
Thế là giấc mơ Trung Quốc đã tiêu tan. Anh bạn nhà báo của tôi mơ ước một Hyde Park Corner ở Trung Quốc sẽ còn phải chờ thêm một thời gian dài nữa.

Kim Chi chê đồng chí Ếch

Ngô Nhân Dụng – Nguoiviet

Ngày Chủ Nhật vừa qua, các ký giả của tờ tuần báo Nam Phương đã đình công biểu tình phản đối trưởng ban tuyên giáo thuộc thành ủy Quảng Châu, tỉnh Quảng Ðông bên Tàu.
Mỗi năm ở Trung Quốc có trên trăm ngàn vụ dân biểu tình phản đối chính quyền. Nhưng đây là lần đầu tiên hàng trăm nhà báo công khai phản đối một “bố già” trực tiếp nắm đầu họ. Họ đưa lên những biểu ngữ đòi quyền ngôn luận tự do.
Lý do gây nỗi bất bình là trưởng ban tuyên giáo Thỏa Chấn (Tuo Zhen) đã tự ý sửa bài xã luận đầu năm 2012 của tờ báo, trong đó có những câu kêu gọi Trung Quốc phải tôn trọng các quyền tự do ghi trong Hiến Pháp. Thay vào đó, Thỏa Chấn viết những lời ca ngợi đảng Cộng sản vinh quang, như thường lệ! Cả tờ báo nổi giận, đòi đình công! Trong số những người đòi cách chức Thỏa Chấn có cả nhà kinh tế nổi tiếng Mao Vu Thức (Mao Yushi) và Giáo Sư Hạ Vệ Phương (He Weifang).
Trong cuộc biểu tình ngày Thứ Hai, một diễn giả tự giới thiệu từng là một sinh viên tham dự những cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 đã nhắc lại những khát vọng của giới trẻ suốt 23 năm qua: “Hai mươi ba năm không hề có tiến bộ! Hai mươi ba năm qua Trung Quốc vẫn là một nước độc tài, dùng bạo lực để khuất phục dân chúng. Chúng ta phải lên tiếng, đừng sợ hãi nữa!” Một diễn giả khác tiếp lời: “Hai mươi ba năm rồi, bây giờ tiếng nói của lương tâm lại cất lên;” và ông hô khẩu hiệu qua máy phóng thành đòi “Dân chủ tự do!” Trong đám hô theo, có người còn hô: “Ðả đảo Ðảng Cộng sản!” “Ðảng Cộng sản hãy rút lui!” Những hình ảnh này được truyền khắp nơi trên toàn thể Trung Quốc nhờ các công dân mạng. Rất nhiều nhà trí thức viết thư ngỏ ủng hộ ban biên tập. Chính quyền cắt đứt các thông tin trên mạng của báo Nam Phương, không ai vào được. Nhưng cảnh sát kéo đến đám biểu tình không dám đàn áp. Bí thư tỉnh Quảng Ðông Hồ Xuân Hoa phải đích thân can thiệp, gặp các nhà báo, hứa hẹn không cho ban tuyên giáo can thiệp sửa bài của nhà báo nữa. Họ quay lại làm việc, tờ báo Nam Phương tiếp tục xuất bản số ra ngày 10 Tháng Giêng 2013.
Một làn sóng phấn khởi đã dâng lên trong báo giới khắp nước, xưa nay vẫn bị đảng Cộng sản kiểm soát. Chính quyền cộng sản ra lệnh tất cả các báo phải đăng lại một bài xã luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phụ bản của Nhật báo Nhân Dân. Trong bài này, họ tố cáo những người đòi tự do ngôn luận là do “các thế lực thù địch” xúi giục. Họ cũng phê bình các ký giả báo Nam Phương đòi tự do quá đáng, đòi những quyền “không thể thực hiện trong điều kiện xã hội và chính trị thực tế tại Trung Quốc.” Ðặc biệt, bài xã luận này còn viết: “Ngay cả báo chí các nước Tây phương cũng không công khai phản đối chính phủ như vậy!” Ðây là một lời khẳng định hoàn toàn trái ngược với sự thật.
Chỉ thị trên bị nhiều tờ báo phản đối. Một số báo cho đăng bài xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo trên mạng, với lời minh xác rằng những ý kiến trong đó không hoàn toàn phù hợp với quan điểm của tờ báo. Riêng tờ Tin Bắc Kinh bị làm áp lực mạnh nhất, các quan chức ban tuyên giáo phải đến tận nơi yêu cầu. Trong một cuộc họp có nhiều ký giả đã khóc, người chủ nhiệm đã dọa sẽ từ chức. Sau cùng, Tin Bắc Kinh vẫn phải đăng lại bài “xã luận lề phải” trên nhưng xóa bỏ những đoạn công kích các ký giả tờ Nam Phương.
Hà Nội cách Quảng Châu không xa. Chế độ cộng sản Việt Nam luôn luôn nghe ngóng tình hình “nước đồng chí anh em” để chạy theo từng bước. Bắc Kinh lo lắng trước cảnh các công dân mạng nổi loạn thì Hà Nội cũng lo. Chính quyền cộng sản kiểm soát 800 tờ báo và các đài, với lực lượng gần 20 ngàn “ký giả.” Nhưng họ vẫn lo sợ trước các mạng lưới tự do như Boxit Việt Nam hay Anh Ba Sàm. Ðiếu Cầy, Tạ Phong Tần, đã bị tù, nhưng chưa đủ hết lo. Hôm Thứ Tư, trưởng ban tuyên giáo thuộc thành ủy Hà Nội đã ra lệnh các người làm nghề truyền thông phải “đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.” Họ khoe đã tổ chức một “nhóm chuyên gia” lo bút chiến trên Internet với các nhà trí thức và nhà báo tự do. Trong lúc khoe khoang thành tích phục vụ bọn cầm quyền, họ còn viết: “Ðến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng.” Chuyện tức cười ở đây là hai chữ “tài khoản,” dịch nguyên văn chữ “account” trong tiếng Anh. Nhưng người ta chỉ dịch account là tài khoản khi nào nói chuyện gửi tiền vào ngân hàng. Mở account tức là mở một tài khoản, chữ tài nghĩa là tiền bạc. Khi một người “mở account” trên mạng lưới thì chỉ mở một diễn đàn, một địa chỉ trên mạng, không có tài khoản tiền bạc nào cả. Khi ông trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội dùng chữ “400 tài khoản,” người ta hiểu là đảng ông đã phát tiền cho 400 người!
Trong lúc hô hào “đấu tranh trực diện” với những người bất bình về chế độ, đảng cộng sản có ngay một mục tiêu để “đấu tranh.” Ðó là diễn viên điện ảnh nổi tiếng Kim Chi. Cô Kim Chi được Hội Ðiện Ảnh Việt Nam đề nghị cô làm đơn và sửa soạn hồ sơ, để hội đề nghị cô được nằm trong danh sách được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khen thưởng. Ðây là một việc làm theo thông lệ hàng năm, mà bình thường các nghệ sĩ, nhà văn, hay giáo sư được đề nghị khen thưởng đều chấp nhận. Nhiều người còn cúi rạp nửa mình khi được trao bằng khen thưởng! Nhưng cô Kim Chi đã từ chối. Ngày 28 Tháng Mười Hai năm 2012 cô đã gửi một lá thư cảm ơn và nêu rõ lý do từ chối.
Hãy nghe cô diễn viên điện ảnh này phân bày: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.”
Chắc đã có nhiều người can đảm từ chối không nhận những bằng khen thưởng của chính quyền vì trong lòng bất bình. Nhưng thường họ lẳng lặng lắc đầu, ít có người dám hiên ngang nói rõ lý do tại sao từ chối. Khi viết lá thư từ chối, đánh máy, gửi cho Hội Ðiện Ảnh, cô Kim Chi chắc cũng biết sớm muộn bức thư cũng được đưa ra công khai. Ðiều đáng khâm phục là cô đã nói rõ mình sẽ bị xúc phạm nếu trong nhà có chữ ký của một người mà cô không nêu đích danh. Cô viết về “một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân,” nhưng ai cũng biết, đó là “Ðồng chí Ếch (X),” đương kim thủ tướng! Không thèm nêu tên người sẽ ký bằng khen thưởng mà cô từ chối không nhận, Kim Chi chứng tỏ ngay việc nhắc đến cái tên này đã làm hạ phẩm giá của một người tự trọng!
Bức thư của cô Kim Chi đã được truyền bá khắp nơi, trong và ngoài nước, qua mạng lưới Internet! Ðây đúng là mục tiêu mà đội quân “nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet” của thành ủy Hà Nội phải lo đối phó! Cô Kim Chi càng được nhiều người hoa hô thì chiến dịch “đấu tranh” càng quyết liệt!
Họ sẽ “bút chiến” như thế nào? Cách giản dị nhất là nói dối, như đảng cộng sản đã thi hành từ hơn nửa thế kỷ nay. Mai mốt, trên 400 “tài khoản” sẽ có người viết rằng cô Kim Chi không hy vọng được khen thưởng, dù có được đề nghị, cho nên đành rút tên trước cho đỡ ngượng! Cách thứ hai là phỉ báng. Họ sẽ tung ra những bài bôi bác về quá khứ của Kim Chi, bịa ra những chuyện xấu không ai kiểm chứng được. Cứ bêu xấu bên địch bằng các thủ đoạn đê hèn nhất, lâu ngày thế nào cũng có người tin! Cách thứ ba là vu cáo. Thế nào trên 400 “tài khoản” cũng có những bài nói cô Kim Chi đã bị các “thế lực thù địch” xúi giục và mua chuộc!
Họ sẽ bày ra những trò bôi bác mới, trí tưởng tượng của chúng ta không thể nghĩ trước được. Nhưng có một điều họ khó “bút chiến” để phủ nhận, là câu: “Một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân.” Ðồng chí Ếch chính là kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân! Chỉ có một cách phản bác nhận xét này, là nhóm chuyên gia bút chiến vạch ra rằng trong “nhân dân” cũng có những người nhờ đồng chí Ếch là giầu nứt đố đổ vách! Nếu không thì làm sao người ta tổ chức được đám tang báo hiếu cha mẹ với hai chục chiếc xe xịn để khoe của và phơi bày cho công chúng thấy ai là người đã đẻ ra những tay giầu sụ như thế!
Khi đọc lá thư từ chối của Kim Chi, có người trong nước đã đặt câu hỏi (trên mạng Internet) rằng: “Tại sao một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, vẫn chễm chệ ghế thủ tướng?” Câu hỏi này đã được đồng chí Ếch trả lời trước Quốc Hội: Ðồng chí không muốn làm chức vụ nào cả. Ðồng chí làm bất cứ việc gì khi được đảng giao phó nhiệm vụ. Con cái đồng chí được cất nhắc lên chức này chức nọ, cũng vì được đảng giao nhiệm vụ. Ðồng chí đưa tay chân vào làm các công ty Vinashin, Vinalines, cũng vì được đảng giao nhiệm vụ!
Khi biết như vậy, thì lá thư từ chối phần thưởng của cô Kim Chi còn thiếu một phần. Tại sao một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân được đảng giao cho nhiều nhiệm vụ để tiếp tục làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân mãi như vậy?
Cô Kim Chi vẫn tự nhận, “Tôi là nghệ sĩ cộng sản chính hiệu… Tôi có thể không tin cá nhân ông thủ tướng nhưng mà tôi tin cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp.” Nếu nhìn ra chung quanh, cô Kim Chi có thể thấy “cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp” đó ở đâu?
Nó không nằm trong đám quan chức đang giành nhau nhau những miếng xôi miếng thịt. Hiện nay chỉ thấy một điềm hy vọng, một ngọn lửa của niềm tin, là trên những mạng Internet. Như Anh Ba Sàm mới viết: “Cuối cùng, nó (lá thư từ chối của cô Kim Chi) góp phần thức tỉnh giới văn nghệ sĩ đang ‘sống trong sợ hãi’ và danh lợi. Các đấng nam nhi, hãy bằng tri thức và tiếng tăm của mình, nói thay, dẫn dắt dân chúng cùng lên tiếng, thức tỉnh những người cầm quyền, rằng thời cơ đã đến rồi, hãy biết sám hối bằng quyết tâm tự gột rửa, hành động vì dân, vì nước, trước khi quá muộn.”
Khi đảng Cộng sản Liên Xô bị mất quyền, đảng còn hàng chục triệu đảng viên. Không một chi bộ cộng sản nào ở nước Nga đưa một ngón tay lên để cứu đảng. Vì họ biết ngày tàn của nó không thể tránh được. Trong hàng chục triệu đảng viên đó, chắc nhiều người vẫn tự nhận “Tôi là đảng viên cộng sản chính hiệu.” Nhưng họ cũng biết không còn đủ thời giờ để sám hối, để tự gột rửa nữa!

Đinh Xuân Quân – Đọc toàn bộ Bên Thắng Cuộc: “Sự Thật sẽ giải phóng con người”

Diễn đàn Thế kỷ

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân
LTS: TS Đinh Xuân Quân là một kinh tế gia về phát triển và tổ chức cơ chế (governance). Ông đã sống tại Việt Nam sau 1975, đã bị tù cải tạo, vượt biển tìm tự do. Và đặc biệt đã có dịp về làm việc tại Việt Nam trong chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế từ năm 1994 đến 1997. Đó là một dịp rất tốt để Ts Quân hiểu bối cảnh và tư duy của lãnh đạo CSVN vào lúc đó.
Trước 1975 ông làm cho Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia và tham gia vào Nhóm kinh tế hậu chiến thuộc Bộ Kế Hoạch của VNCH. Ông là GS Kinh tế tại Đại Học Luật và ĐH Minh Đức. Cho đến nay ông đã làm chuyên gia cố vấn cho trên 20 nước trên thế giới, kể cả gần đây làm cố vấn kinh tế – hành chính cho Phủ TT Iraq và Phó TT tại Afghanistan dưới sự bảo trợ của World Bank, UNDP và USAID. Ông cũng tiếp tục làm GS tại nhiều ĐH mà ông có nhiệm sở.

*Quyển “Bên Thắng Cuộc” số 1 của Huy Đức / [Published by OsinBook 2012 - Copyright 2012 by Huy Đức & OsinBook 2012 trên Amazon] gồm hai phần và 11 chương, “Bên Thắng Cuộc” cuốn 2 cũng gồm hai phần và 11 chương, cả hai cuốn 1&2 gộp lại dày 680 trang.Hôm nay chúng xin có một số nhận xét về “Bên Thắng Cuộc” cuốn 2, nội dung cuốn sách (tiếp theo cuốn 1) như sau:
Phần III  gồm:
Chương 12: Tướng Giáp– Tại sao có vụ án Năm Châu – Sáu Sủ nhằm hạ bệ tướng Giáp – Vai trò thực sự của tướng Giáp trong cuộc chiến tranh 1955-1975 như thế nào? Vì sao có vụ Maddox và vụ án “Chống đảng” năm 1967?
Chương 13: Cởi Trói Thời kỳ trăng mật của TBT Nguyễn Văn Linh, vai trò của ông trong việc mở ra một không gian tự do hơn cho báo chí, văn nghệ; xét lại vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”.
Chương 14: Lựa Chọn – Việt Nam có một cơ hội để cải cách chính trị và chuyển quyết liệt nền kinh tế sang thị trường. Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Hà Nội hoảng sợ. Điều này khiến cho việc cải cách cả về chính trị và kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990 trở nên nửa vời.
Chương 15: Linh – Kiệt – Thực chất mối quan hệ của ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt là gì? Vì sao ông Linh đưa ông Đỗ Mười lên làm Thủ Tướng năm 1988, thay Trần Xuân Bách, bài ông Kiệt?
Chương 16: Đa Nguyên – Trước những diễn biến trong nước và Đông Âu, ông Nguyễn Văn Linh nhanh chóng bộc lộ con người bảo thủ của ông: siết lại báo chí; cách chức Trần Xuân Bách; bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến khác.
Chương 17: Kinh tế thị trường – Đông Dương đã từ một chiến trường trở thành thị trường như thế nào? Những chuyển động trong xã hội sau khi chấp nhận kinh tế thị trường. Cách mà chính phủ VN và người dân tiếp thu các kiến thức về kinh tế thị trường.
Phần IV: Tam Nhân
Chương 18: Tam quyền không phân lập – Tranh cãi và tranh chấp chính trị trong quá trình hình thành Hiến Pháp 1992.
Chương 19: Tam nhân không phân quyền – Cho dù không chấp nhận tam quyền phân lập nhưng quyền lực nhà nước trong thập niên 1990 cũng có “check and balance” bởi sự phân quyền của tam nhân: Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ văn Kiệt.
Chương 20: Đại Hội 8 – Công cuộc chuyển giao thế hệ nửa thập niên 1990 diễn ra đầy kịch tính do những lãnh đạo lão thành chưa thực lòng muốn từ bỏ quyền lực.
Chương 21: Lê khả Phiêu và ba Ông Cố Vấn. Ông Lê khả Phiêu là người thế nào? Ai đưa ông lên và vì sao ông bị hạ bệ trong Đại Hội 9?
Chương 22: Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa: Ý thức hệ được sử dụng như là một quyền lực chính trị đã cản trở những cải cách kinh tế theo định hướng kinh tế tế thị trường. Tiến trình tư nhân hóa khu vực kinh tế quốc doanh gặp khó khăn và định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục ảnh hưởng đến “tương lai” dân tộc.
*
Thời gian qua đã có nhiều nhận xét khen và chê về quyển 1 “Bên Thắng Cuộc”. Có một số bài hay, ví dụ bài của Vũ Ánh, một nhà báo lão thành từ thời VNCH; hay bài của Đồng Phụng Việt phổ biến trên mạng gần đây. Đây là những tác giả có cái nhìn hiểu biết và đứng đắn, không có tính cách a dua của một số người bị khích động bởi tình cảm cực đoan hay vì những động lực riêng tư.
Chúng tôi nghĩ rằng ta cần biết lịch sử cận đại VN, nhất là quá trình “Đổi Mới” kinh tế từ bên trong và “những cơ hội bỏ lỡ” trong quá trình này. Ngày nay bao nhiêu tài liệu được giải mật về phía Mỹ đã cho thấy những bước đi chiến thuật và chiến lược của Mỹ và của VNCH, nhưng ít ai biết về các sự kiện hay các suy nghĩ về nhiều khía cạnh khác nhau của miền Bắc trong thời gian đó. “Bên Thắng Cuộc” đã cho thấy bao nhiêu dữ kiện lịch sử cận đại Việt Nam khi tác giả cố gắng có cái nhìn cân bằng, trung thực, mặc dù không phân tích. Đây là một sự cố ý của tác giả Huy Đức, khéo léo bày ra một bữa cỗ đầy sự kiện, đầy thông tin về quy trình lấy các quyết định (government and party decisions) ảnh hưởng đến tương lai Việt Nam, và dành sự đánh giá cho độc giả về những gì đã xẩy ra trên mảnh đất chữ S sau 1975. Quyển sách này sẽ là  một “mỏ tài liệu” vừa quý giá vừa rất thích thú cho các học giả, các nhà khảo cứu, các chuyên gia hành chính công (về quy trình quản lý việc thay đổi – management of change), và nhất là các chuyên gia ngoại giao thế giới tìm hiểu và nghiên cứu về Việt Nam.
Quyển 1 có 3 chương (chương 3, 9 và 10) và quyển 2 cũng có 3 chương (14, 17 và 22) có chủ đề về kinh tế. Quyển 1 trình bày “quy trình phá hoại kinh tế miền Nam” qua việc áp đặt một cách máy móc guồng máy “tập trung bao cấp” vào kinh tế (xin xem bài trên Diễn Đàn Thế Kỷ: http://www.diendantheky.net.) [Các “Chiến dịch “Đánh tư sản” -“Chiến dịch X-2”, việc đổi tiền (X-3), việc đánh“Gian thương” hay việc “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.”] Hậu quả các chính sách kinh tế “tập trung bao cấp” là cuộc sống của những người dân trở nên trăm bề khó khăn.
Tác giả kể lại một cách bình thản một số sự kiện đã đưa đến sự phá hoại kinh tế miền Nam qua việc các chính sách “XHCN” được áp dụng một cách máy móc – nếu không nói là mù quáng trong chủ trương cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam. Sau đó là phải tìm các giải pháp giải quyết khó khăn kinh tế qua các vụ xé rào.
Quyển 2 nói về “quy trình sửa đổi – tranh cãi về kinh tế thị trường” mà rốt cuộc là theo “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. Một cuộc Đổi Mới nửa vời mà tai hại còn kéo đến bây giờ, năm 2013.
Chương 14 kể lại quá trình lựa chọn trong tập thể Bộ Chính Trị về việc cải tạo kinh tế đi từ chỗ “cởi trói” các trạm kiểm soát trên cả nước. “Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Khi đối đầu với thực tế ĐCSVN phải tìm cách giải quyết, nhưng tư duy lãnh đạo vẫn coi trọng ý thức hệ – cố “bám vào XHCN”. Nhờ vậy khi giới lãnh đạo đi tìm giải pháp, lần đầu tiên người ta thấy các chuyên gia được tham khảo ý kiến. Nó cũng cho thấy tại sao các chính sách về nông nghiệp đã thất bại và phải “cởi trói”cho nông dân qua nghị quyết 10.
Chương 16 nói về Đa Nguyên kể lại quá trình tranh đấu trong nội bộ về “đa nguyên đa đảng” trong bối cảnh các thay đổi tại Đông Âu, Nga và Trung Quốc, các sự kiện đã khiến ông Nguyễn Văn Linh (NVL) tháo lui trong tiến trình cải cách. Chuyến thăm Gorbachev và thời gian nằm nhà thương tại Đông Đức đã làm cho NVL sợ, khi trở về nước đã siết lại báo chí; cách chức Trần Xuân Bách một nhà chính trị nói công khai về đa nguyên trong đảng; bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến khác. Các tranh chấp tư tưởng – trong đó có nhiều vận động “cởi mở” của Trần Xuân Bách làm cho NVL lo lắng. Ý của ông Trần xuân Bách là 1) Cần mạnh dạn thực hành chính sách kinh tế theo kiểu chính sách kinh tế mới của Lenin (gọi là kinh tế thị trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế; 2) Theo “kinh tế định luận” của Marx thì một khi đã đa nguyên kinh tế thì tất yếu sẽ dẫn đến đa nguyên chính trị, và 3) Thị trường và đa nguyên là những thành tựu của nhân loại. Ông Trần Xuân Bách vì muốn thay đổi quá sớm cho nên bị kỷ luật [điều chú ý trong XHCN khi chồng bị “hạ bệ” thì vợ cũng phải chịu trăm điều nhục – bị hạ tầng công tác, cho ra vỉa he giữ xe ngoài cửa cơ quan, đi làm giúp việc...].
Chương 17 nói về những bước đường đi đến Thị trường, trong đó có cả việc thương thuyết giữa Mỹ và VN về chương trình HO giúp cho hơn 380,000 cựu quân nhân cán chính VNCH sang Mỹ, mà chuyến đi đầu tiên vào ngày 13/1/1990 sau bao nhiêu vận động. Chương này đề cập con đường dài đi từ tình trạng khép kín đến chỗ cởi mở hơn, từ việc in lịch hoa hậu VN cho đến “xì-căn-đan” Thanh Hương mà chúng ta gọi là “pyramid scheme” làm chấn động Việt Nam, cho đến phong trào học tiếng Anh. Sau đó là những thành tựu đầu tiên của việc đoạn tuyệt với nền “kinh tế bao cấp”. Kinh doanh tư nhân dần dần được cho phép, và trong thời gian này người ta chứng kiến vai trò ngày càng nổi bật của UNDP, của các cơ quan quốc tế giúp Việt Nam mở cửa qua việc gởi nhiều sinh viên đi du học, các phái đoàn tham quan nước ngoài, những dự án “tăng trưởng quản lý kinh tế,” v.v…
Quyển sách cũng cho thấy đời tư của một số lãnh đạo CSVN. Sách đưa ra những dữ kiện về con người của Lê Duẩn, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, vv., những người có ảnh hưởng đến các quyết định về tương lai Việt Nam. Nó cho thấy Đảng Cộng Sản là một tổ chức được quản lý bởi một số người rất nhỏ, rất quyết đoán và hầu như không cần đếm xỉa gì đến khía cạnh chuyên môn. Hậu quả là đảng đã phạm các lỗi lầm do sự kém hiểu biết của họ về thế giới bên ngoài, đã mang lại biết bao nhiêu tai họa cho Việt Nam. Sách thuật lại trong cuộc gặp TBT NVL và Đỗ Mười (1989) thì ông Linh nói “Mất chủ nghĩa xã hội tới nơi rồi còn nói về thành tích.” Việc này cho thấy các lãnh đạo còn rất quyết đoán theo quán tính, chưa thoát khỏi não trạng ý thức hệ. Trong một dịp khác, sách này thuật lại các cuộc gặp gỡ giữa Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân (1999) và trách nhiệm trong việc thảo thuận về thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, Bãi Túc Lãm và điểm cao 1509. Ngoài ra hai bên còn nói về Biển Đông. Trong cuộc gặp này Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm bị bỏ rơi. Theo ông Nguyễn Văn An thì “Đảng ta sai lầm về cán bộ rất nhiều”. Ngay từ Đại Hội VI chọn ông Nguyễn Văn Linh là không đúng – ông không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn ông Đỗ Mười cũng không đúng. Ông Mười chọn ông Lê Khả Phiêu cũng không đúng và đến khi chọn ông Nông Đức Mạnh thì quá sai. Về sau ông Nguyễn Văn An nhận ra vấn đề của ĐCSVN là “lỗi hệ thống.”
Nói về các “lãnh đạo tù nhân ý thức hệ” thì ngay phần mở đầu sách, tác giả đã cho thấy nhiều người trí thức trong guồng máy lãnh đạo thấy vấn đề, có thiện chí, cố gắng tìm các giải pháp khi đất nước bế tắc. Nói về chuyên môn hành chính thì “cách quản lý đóng” của ĐCSVN dựa trên người “đỏ hơn chuyên” đã mang tai hại cho đất nước và sẽ khó chữa vì dân chúng không được tham gia đóng góp ý kiến vào các quyếtđịnh.
Chương 21 quyển sách nói về quy trình thương thuyết – bở lỡ mất cơ hội sớm ký BTA và vào WTO trước Trung Quốc. Bill Clinton đã gặp lãnh đạo VN và sẵn sàng ký từ 1999 trong khi vì “bị lệ thuộc vào 16 chữ vàng” cho nên mãi đến 2006 Việt Nam mới gia nhập WTO. Cuộc trao đổi giữa Bill Clinton và ông Lê Khả Phiêu cũng đầy thú vị – như là một cuộc nói chuyện giữa người trên cung trăng. Quá trình trao đổi giữa các lãnh đạo – bộ ngoại giao, BCT cho thấy nhiều việc hỏng hay bị bỏ lỡ chỉ vì lãnh đạo Việt Nam “mù quáng – nô lệ về tư duy”, vẫn tưởng anh em XHCN Trung Quốc tốt với mình. Dựa vào thông tin của Tổng cục II nói Trung Quốc “sẽ phản ứng rất xấu” nếu VN ký Hiệp định thương mại. Trong khi Việt Nam không hiểu tầm quan trọng của giao dịch quốc tế thì Trung Quốc đã tận dụng tình trạng thụ động vụng về của kẻ đàn em để vào WTO sớm hơn. Nhiều người hiểu biết (thường thường thuộc Bộ Ngoại Giao vì có dịp tiếp xúc nhiều với bên ngoài) đã tỏ ra “tiếc đứt ruột.” [Đọc đến đoạn này người viết cảm thấy rất thấm thía, vì nhớ đến kinh nghiệm của bản thân khi được UNDP đưa vào làm việc giúp Việt Nam cải cách Hành chính và tân tiến hóa guồng máy chính quyền: lúc đó VN hoàn toàn có thể qua mặt TQ để vào WTO sớm, nhưng lãnh đạo VN cứ chần chờ không dám quyết định. Lúc đó người viết không biết là Việt Nam đã bị “16 chữ vàng” chi phối, đã bị chiếc “cùm tư tưởng” của TQ tròng vào đầu rồi!]
Trong một bài viết cho viện ISEAS – đại học Singapore xuất bản, chúng tôi đã chứng minh là đến 1972, không ai của “nhóm đỉnh cao trí tuệ”của Bộ Chính Trị tại Việt Nam có một mảnh bằng Đại Học. Hậu quả là việc quản lý yếu kém – các lãnh đạo có “Mác xít nhưng trình độ quá thấp” [đỏ hơn chuyên]. Tình trạng này đã mang nhiều tai hại trong việc quản lý đất nước, nhất là về kinh tế, đặc biệt từ khi có “16 chữ vàng” với Trung Quốc” thì mọi việc hầu như bị TQ kiểm soát. Tác giả Huy Đức cho thấy là Việt Nam đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội tốt để Đổi mới tư duy kinh tế – mang đất nước tiến đến giàu mạnh vì lãnh đạo không có tầm nhìn (vision), ít học, mà bị “tư duy lỗi thời kiềm kẹp” (Xem chương 21).
Chương 22 nói Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa sau những bước đi đến Thị trường. GS Đoàn Xuân Sâm hỏi ông Đỗ Mười: “Anh làm thủTướng có 60 triệu dân hay chỉ cho 6 triệu cán bộ quốc doanh… Quốc Hội bầu anh lên đứng đầu chính phủ để lo cho toàn dân đâu phải cho lo cho mấy triệu công nhân quốc doanh.” Đỗ Mười nói “Các anh tìm cho tôi phương án cứu quốc doanh” đó cũng là một lệnh của NVL. Tại Đại Hội giữa nhiệm kỳ của đảng 1994, ông Đỗ Mười đọc diễn văn về 4 nguy cơ: tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng và diễn tiến hòa bình. Cái đuôi “định hướng XHCN” được gắn vào kinh tế thị trường phản ánh “tương quan lực lượng” giữa hai sự việc trước đây xem ra không thể sống chung với nhau, là thị trường tự do và chủ nghĩa xã hội. Nói tóm ông Đỗ Mười còn có ảnh hưởng quyết định trong việc duy trì vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Nhiều đoàn Việt Nam đã đi tham quan nhiều nơi, trong đó có Singapore. Sau hơn hai thập niên đổi mới, so với các quốc gia mà giữa thập niên 1950 từng có mức độ phát triển tương đương, Việt Nam vẫn tụt hậu hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm so với họ. Nhớ thời kỳ câu khẩu hiệu “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” được hô hào mạnh nhất thì đó cũng đúng là thời điểm Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia kiệt quệ, dân chúng lầm than, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.
Hai quyển Bên Thắng Cuộc 1 & 2 nói lên được cái thâm ý của tác giả. Huy Đức bộc bạch: “Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh các qui định đó. Tôi ý thức được những việc gì mình đang làm. Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra những phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không vi phạm những sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu những điều không hay nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra, bạn ạ!” Việt Nam XHCN lúc nào cũng tìm cách “lấp liếm” khi nói chuyện với dân và lúc nào cũng bưng bít thông tin. Huy Đức đã cố nói lên sự thật mà đa số người dân trong nước không biết, như chính vì các chính sách “duy ý chí” mà ĐCSVN đã phá nền kinh tế miền Nam, làm nghèo và bóc lột dân chúng qua những vụ đổi tiền, tranh cãi trong nội bộ về quy trình cải cách kinh tế và chính trị để cứu vãn tình thế, vụ Tết Mậu Thân, cần tiếp tục cải cách, đổi mới kinh tế và chính trị.
Theo chúng tôi, quyển sách này nói lên mục tiêu sâu xa của tác giả, là: “The Truth will set you free – Sự thật sẽ giải phóng cho con người”. Sống mãi trong sự dối trá, tinh thần con người được cấu tạo bởi toàn cái giả. Khi biết được Sự Thật, người ta được giải  phóng ra khỏi khối sương mù giả dối. Quyển sách Bên Thắng Cuộc nhằm mang lại sự thật cho dân Việt Nam, nhất là khối dân đang ở trong nước, hằng ngày vẫn đọc vẫn nghe 800 tờ báo và các loại đài, nhưng tất cả đều đồng ca một điệu, vì được điều khiển chỉ bởi một tổng biên tập, là đảng CSVN. Trong lời mở đầu Huy Đức có nói “… chính những người cộng sản cũng không có điều kiện để hiểu những gì Đảng đã mang đến cho đất nước này. Những người cộng sản có lương tri chắc chắn sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm. Không ai có thể đi đến tương lai một cách thành công nếu không hiểu trung thực về quá khứ.” Ngụ ý quyển sách cho thấy các giá trị như nhân quyền, tự do về tư tưởng và văn hóa, tự do tín ngưỡng, ngôn luận, cư trú và về kinh tế v.v. (những đặc điểm của nền tảng cho chế độ miền Nam) ngày càng là các đòi hỏi bức thiết của mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam.
Quyển sách cần được đọc nhiều lần vì nó giúp người đọc có một cái nhìn về chính trường – XHCN nhất là sau tháng 4 năm 1975. Người Việt Nam có thể nhìn một cách bao quát và hiểu rõ hơn về những chuyện đã xẩy ra mà “nhà nước” không muốn họ nghe hay hiểu.
Người đọc quyển sách này tin rằng “The truth will set you free – Sự thật sẽ giải phóng bạn” là mục đích của tác giả Huy Đức và điều này sẽ mang nhiều thay đổi tích cực cho VN vì họ có thể đánh giá lịch sử cận đại với một các nhìn tổng quát mà ĐCSVN không muốn họ thấy. Quyển sách này sẽ giúp hai phe (thắng và thua, nói tóm là dân VN) tái khẳng định sự thật qua những việc đã xẩy ra từ 1975 đến nay. Vì mù quáng hay ngây thơ theo một chủ nghĩa mà VN đã phải trải qua bao vấn nạn, bao khó khăn, một kinh tế thịnh vượng miền Nam bị phá hủy hoàn toàn chỉ vì … “quá ngu xuẩn vì duy ý chí.”
Sống trong lòng chế độ ở Việt Nam mà đề cập tới các sự kiện viết trong quyển sách này là một điều khó khăn và là mối đe dọa cho cá nhân Huy Đức. Tác giả, dù được đào tạo trong một thể chế độc tài, đã tự vượt ra khỏi đủ loại trói buộc để dũng cảm nói lên các ưu tư chân thật về những vấn đề của đất nước. Điều đó cho thấy sự đè nén và dối trá không thể nào đày ải con người lâu dài mãi mãi, phải có lúc ý thức và lương tri bùng lên để cất tiếng nói trung thực của mình.
Mong là qua quyển sách này sẽ có sự tái xác định về XHCN và mạnh mẽ tiếp tục “Đổi Mới” theo kinh tế thị trường, nhà nước đối sử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, chấm dứt việc ưu đãi quốc doanh thối nát kém hiệu quả, và những nhóm tư bản bè phái (crony capitalism). Phải có quyền bình đẳng kinh tế trong việc sở hữu các phương tiện sản xuất, nhất là đất đai (nói là do dân làm chủ tập thể đất nhưng các quan trong bộ máy nhà nước được giữ quyền quản lý, đòi lại đất từ người nông dân bất cứ lúc nào. Việc này tạo ra nạn tham ô, oán hận và phản đối kéo dài).
Văn hào Nga Alexander Solzhenitsyn đã nói trong diễn văn nhận giải Nobel Văn Chương của ông: “Một lời nói của sự thật có trọng lượng hơn cả trái đất. One word of truth shall outweigh the whole world”.
Với Sự Thật, dân ta sẽ được giải phóng.  Quyển sách này, như một bước mở đầu, đang làm công việc đó.
Ts. Đinh Xuân Quân

Nguyễn Hồng Hải – Hà Nội đang đối phó với Bắc Kinh hay với người dân, hay với chính bản thân mình?

Danluan

Nguồn: Diễn đàn Đông Á
12.01.2013
Diên Vỹ chuyển ngữ
Những lấn lướt gần đây của Trung Quốc trên biển Đông đã dẫn đến những cuộc biểu tình dân sự tại hai thành phố lớn nhất của Việt Nam.
Tham gia các cuộc biểu tình này là những nhân vật nổi tiếng trong nước, các trí thức, thanh niên và sinh viên. Trong những hội đàm sau đó với Trung Quốc, các quan chức Việt Nam đã đồng ý rằng họ sẽ không để những cuộc biểu tình trên ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương. Thoả thuận này có nghĩa là các cuộc biểu tình sẽ bị trấn áp thậm chí bằng vũ lực, và dường như nhà cầm quyền Việt Nam đã giữ lời hứa của mình. Việc lực lượng công an phá vỡ những cuộc biểu tình dân sự đã đặt chính quyền cộng sản vào một vị thế lạ lùng là đàn áp một cuộc biểu tình đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Chính quyền cộng sản không chấp nhận biểu tình dưới bất kỳ hình thức và lý do nào. Đảng Cộng sản lo ngại rằng những cuộc biểu tình như thế sẽ dẫn đến một phong trào xã hội chống cộng sản lớn hơn tương tự như phong trào Mùa xuân Ả Rập, đe doạ đến sự sống còn của chế độ độc tài trên quốc gia này. Họ đã biện hộ cho việc đàn áp các cuộc biểu tình bằng cách nói rằng các lực lượng thù địch đã lợi dụng biểu tình để kích động bạo lực nhằm lật đổ chính quyền. Nhưng Giáo sư Tương Lai và ông Lê Hiếu Đằng đã bác bỏ những cáo buộc này.
Cả hai ông Tương Lai và Lê Hiếu Đằng đã đưa ra những tuyên bố riêng và chung, được truyền bá rộng rãi trên các mạng xã hội, trong đó phản đối việc công an vi phạm thô bạo nhân quyền và tự do của công dân. Họ yêu cầu chính quyền mở một cuộc điều tra xem ai đã ra lệnh đàn áp những cuộc biểu tình này và với lý do gì. Chính quyền vẫn chưa hồi đáp yêu cầu của họ.
Đây không phải là cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên tại Việt Nam – những cuộc biểu tình tương tự đã xảy ra từ năm 2007. Trong năm 2011, tinh thần dân tộc chống Trung Quốc ở Việt Nam gia tăng khi những tàu hải giám Trung Quốc cố tình cắt đứt dây cáp của một chiếc tàu Việt Nam đang khảo sát địa chấn trong vùng biển được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Những cuộc biểu tình lần này được phát động sau một sự kiện tương tự xảy ra – công ty dầu và khí đốt nhà nước Petro Việt Nam đã tố cáo các thuyền đánh cá Trung Quốc cắt đứt dây cáp của một chiếc tàu của họ đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam. Năm ngoái, một nhóm người Việt đã thành lập một đội bóng đá mặc áo thun “No-U” nhằm phản đối đường chủ quyền hình lưỡi bò trên biển Đông mà Trung Quốc tự nhận. Đội bóng này đã thường xuyên tổ chức những trận đấu gọi là “No-U”.
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã đặt Đảng Cộng sản vào một tình huống khó xử. Một mặt Đảng Cộng sản tuyên bố rằng một môi trường hoà bình và ổn định thì quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam. Thật thế, tăng trưởng kinh tế là con đường duy nhất để đảng giữ vững và củng cố tính chính danh của mình trong khi lòng tin của dân chúng mất đi, điều này còn tiếp tục tăng vì khủng hoảng kinh tế và nạn tham nhũng lan tràn. Đảng hiểu rằng đối đầu với Trung Quốc sẽ không tốt cho chính sách phát triển của mình. Đấy là vì sao khi thảo luận trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, chính phủ Việt Nam thường tránh sử dụng những ngôn ngữ cứng rắn như chính phủ Philippines.
Mặt khác, tính chính danh trong nước của Đảng Cộng sản đang bị người dân thách thức, họ không đồng ý với phản ứng của chính quyền đối với việc Trung Quốc liên tục lấn lướt trên các khu vực đất liền, đảo và biển mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Đảng luôn tuyên bố rằng mình không có quyền lợi nào khác ngoài đất nước và nhân dân. Trong một bài viết do đa số báo chí nhà nước đăng tải, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã phải xác định rằng Đảng Cộng sản “không bán nước” – tức là không trao đổi quyền lợi của đảng với quyền lợi của nhân dân. Nhưng thật khó để Đảng Cộng sản chiếm được lòng tin của người dân và trấn an công chúng trước thái độ của mình đối với Trung Quốc khi mà những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tiếp tục bị phá vỡ, những người tham gia biểu tình bị vẫn bị bắt giữ hoặc bị quấy nhiễu thô bạo, và khi vị chủ tịch, trong một bài viết khác, đã tố cáo một nhân vật lãnh đạo khác là “cõng rắn cắn gà nhà.”
Rõ ràng là Đảng Cộng sản đang trong tình trạnh tiến thoái lưỡng nan khi đối phó với những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Để vượt qua được tình huống này, đảng phải chọn lựa giữa việc đứng cùng phía với nhân dân hay đứng về phía đối diện.
Nguyễn Hồng Hải đang là ứng cử viên Tiến Sĩ tại Học viện Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc Tế, Đại học Queensland.

Danlambao 13/1/2013

Nghe tiếng gọi non sông

Ca khúc “Nghe tiếng gọi non sông” do tác giả Hải Thanh (Danlambao) sáng tác và trình bày
Xin kính chào Danlambao và độc giả,
Xin được trân trọng thông qua Danlambao gửi đến quý độc giả ca khúc mới nhất của tôi “Nghe tiếng gọi non sông”. Tôi hoàn thành ca khúc này ngày 08/01/2013 tức là cách đây chỉ vài ngày. Đã từ vài năm nay tôi không viết ca khúc nữa. Một phần vì cuộc sống, công việc bận rộn, một phần dường như cảm xúc đã vơi đi nhiều. Từ vài tháng trở lại đây, hàng ngày tôi đều truy cập vào Danlambao để đọc thông tin và những ý kiến của độc giả. Những tấm gương anh dũng vì nước quên thân xuất hiện ngày càng nhiều trên quê hương Việt Nam. Nhân cách và khí tiết của họ không chỉ là nguồn cổ võ cho công cuộc đấu tranh chống bạo quyền của nước nhà mà còn làm rung động biết bao con tim những người yêu nước kể cả trong và ngoài nước Việt Nam.

Thư giãn chủ nhật: Bờm’s Think tank!

Việt Bờm giới thiệu: Bờm’s Think tank! Vì sao có bài vè lý luận này?
Thiên hạ thường coi Bờm là kẻ quạt mo cổ lỗ, lú lẫn, đần độn. Tư duy thế là lạc hậu. Bờm hiện giờ đang được mời đi “thỉnh giảng” khắp nơi để mở mang đầu óc cho thế giới phương Tây vốn ngu muội. Về tiền bạc Bờm chuyên tiêu vặt bằng Iu-ét-xì-đi (mà tiếng Đại Hoa ta gọi là Mỹ kim) nên tiền đồng với Bờm đã là một phạm trù xa lạ. Chuyện trò với Bờm nên chuyển hết sang USD cho dễ hiểu.

Mất nước kiểu gì?

Trần Hoàng Lan (Danlambao) – Nếu đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cai trị đất nước, duy trì chế độ độc tài đảng trị, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, đàn áp những người yêu nước, bất đồng chính kiến, u mê với “tình hữu nghị 4 tốt, 16 chữ vàng”,… thì Việt Nam sẽ mất nước vào tay Trung Quốc là điều không tránh khỏi. Đó là một cảnh báo mà nếu tìm hiểu, theo dõi diễn biến quan hệ Việt- Trung từ xưa đến nay, biết rõ thực chất các việc đã làm của chính quyền Trung Quốc với các nước khác, chứng kiến sự khiếp nhược hèn hạ của chính quyền cộng sản Việt Nam,… thì thấy cảnh báo trên là hoàn toàn chính xác.

Mẹ Phương Uyên viết thư cho Chủ tịch nước

VRNs (13.01.2013) – Sài Gòn – Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sau khi đi gởi đồ thăm nuôi cho con ở trại tạm giam Long An về đã viết thư cho Ông chủ tịch nước.

Nhân cách người Nghệ sĩ

Như Nguyễn (Danlambao) – Đọc tin trên mạng, tôi biết được một hành động thật đáng trân trọng của Chị Kim Chi: “Từ chối nhận bằng khen có chữ ký của Thủ Tướng NTD”
Thật tình thì tôi chưa được xem vở kịch hay bộ phim nào có sự tham gia của chị, sau khi nghe bài trả lời phóng vấn của chị với đài RFA thì tôi mới biết chút it về chị. Chị thật xứng đáng là một người con của miền đất nam bộ, với phẩm chất trung thực và thẳng thắn.

UBND TP.HCM cấm người dân xem đĩa nhạc của Asia 

Danlambao – Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM vừa ban hành lệnh cấm nhân dân xem đĩa ca nhạc ’32 năm kỷ niệm’ của Trung tâm Asia, trong đó có một ca khúc sáng tác cho chiến dịch “Triệu con tim, một tiếng nói” của nhạc sỹ Trúc Hồ.
Thông báo kêu gọi người dân ‘không tiếp tay phổ biến’ bộ đĩa Asia do UBND TP.HCM ban hành hôm 10/1 (giờ Sài Gòn), tức là trước ngày DVD Asia thứ 71 chính thức phát hành vào hôm 11/1/2013, theo giờ Hoa Kỳ.

Truyện dân gian 5: ‘Hạ Long bay’ và ‘Cấm đái bậy’

Đi Tới (Danlambao) - “Sau khi thăm Ha Long Bay (Vịnh Hạ Long) và Cam Ranh Bay (Vịnh Cam Ranh), một du khách ngoại quốc–yêu cảnh núi non hùng vĩ cũng như cảnh biển cả bao la–rất hài lòng. Ông ngỏ ý với hướng dẫn viên du lịch (HDV DL) rằng ông muốn thăm vịnh đẹp thứ ba của Việt Nam.

Mậu Thân 1968: Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống 

 
“Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế. 
 
Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau Tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người Thân Yêu trong gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.” – (Trích: bức thư của Nhân chứng hiện còn sống Nguyễn Thị Thái Hòa)

Hết Lòng Chung Thủy Với Thời Đã Qua?

Blogger Đinh Tấn Lực (dinhtanluc.blogspot.com) - Tờ báo The Irrawady của Burma, số ra ngày 10-01-2013, có đăng bài bình luận của bỉnh bút Simon Roughneen , tựa đề Vietnam Jails Dissidents in Echo of Military-ruled Burma, tạm dịch thoát nghĩa là: (Nhà cầm quyền) VN bỏ tù các nhà đối kháng dội lại (hình ảnh của) chế độ quân phiệt Burma (trước đây).

Các “bẫy” nguy hiểm của Trung Quốc

SGTT.VN - Trung Quốc giương các “bẫy” mới nguy hiểm trước hai ngày nghỉ cuối tuần để tránh búa rìu dư luận.
Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền trên Biển Đông. Dù dưới hình thức phi quân sự hay ngoại giao, các sự cố này đều diễn ra trước hai ngày nghỉ cuối tuần để các nước bị coi là “không kịp phản ứng gì” trong bối cảnh thông tin toàn cầu với tốc độ cao như hiện nay.

Anh đã về với mẹ

Ngọc Minh (Thanh Niên) – Những ngày cuối năm Nhâm Thìn, anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh – chiến sĩ đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc đã trở về an nghỉ tại quê hương Thanh Hóa.

Kiến nghị bãi bỏ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005


Kính gửi: Ban điều hành mạng Dân Luận
Ngày 10 tháng 10 năm 2012 tôi đã gửi kiến nghị lên Quốc hội về việc bải bỏ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng vì nó vi hiến và sửa đổi một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quốc hội đã nhận được kiến nghị của tôi nhưng đến nay không bãi bỏ cũng chẳng hồi âm.

Hồ Quang Huy – Kiến nghị bãi bỏ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005


Hồ Quang Huy
Kính gửi: Ban điều hành mạng Dân Luận
Ngày 10 tháng 10 năm 2012 tôi đã gửi kiến nghị lên Quốc hội về việc bải bỏ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng vì nó vi hiến và sửa đổi một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quốc hội đã nhận được kiến nghị của tôi nhưng đến nay không bãi bỏ cũng chẳng hồi âm.
Để rộng đường dư luận, kính nhờ Dân Luận công bố bản kiến nghị này cùng phiếu CPN và phiếu báo QH đã nhận được KN (bản gửi đăng đã được chỉnh sửa cách trình bày, nhưng vẫn giữ nguyên nội dung như bản gửi QH và 1 số ĐBQH).
Xin cảm ơn!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúcKIẾN NGHỊ
Bãi bỏ Nghị định vi hiến và sửa đổi luậtKính gửi:
- Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Đồng kính gửi các Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Tôi tên là: Hồ Quang Huy
Địa chỉ thường trú: đường số 3, tổ 15, phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
ĐT: 0905029813
Căn cứ điều 53 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước, kiến nghị với cơ quan Nhà nước;
Căn cứ điều 93 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật,
Kiến nghị lên các cơ quan chức nói trên 2 việc sau đây:

Việc thứ nhất: Bãi bỏ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP.

Ngày 18 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2005/NĐ-CP Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.
Theo nghị định này điều chỉnh mọi hoạt động tập trung đông người, trừ hoạt động của một số cơ quan của Đảng CSVN và Nhà nước, như vậy là bao gồm cả biểu tình.
Còn Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Bộ Công an hướng dấn thi hành nghị định, ở mục số 4 quy định như sau:
Trích:
“4. Quy định về hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng
4.1. Hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị – xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.”
Như vậy theo TT 09 thì hành vi bị nghị định điều chỉnh là “yêu cầu” và “kiến nghị”.
Khi nhân dân đưa ra “yêu cầu” tức là họ thể hiện nguyện vọng, mong muốn về vấn đề nào đó.
Mà theo từ điển tiếng Việt thì thể hiện nguyện vọng, mong muốn là một trong các nội dung của biểu tình. Như vậy nghị định này ngoài việc điều chỉnh hành vi “kiến nghị”, còn điều chỉnh một phần của “biểu tình”.
Hai quyền này là quyền cơ bản và phổ quát của con người, đã được quy định tại điều 53 và điều 69 Hiến pháp 1992 sữa đổi, bổ sung năm 2001
Mặt khác Hiến pháp cũng quy định:
“Điều 51
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.”
Như vậy quyền “kiến nghị” và “biểu tình” chỉ bị chi phối bởi Hiến pháp và luật, tức là chỉ Quốc hội mới đủ thẩm quyền điều chỉnh, do đó Chính phủ ban hành nghị định nói trên là trái thẩm quyền, vi hiến.

Việc thứ 2: Sửa đổi một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008:

a) Điều 14 quy định:
“Điều 14. Nghị định của Chính phủ
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, …
2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế,… quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
3…
4. Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh … Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”
Theo HP thì quyền và nghĩa vụ công dân chỉ được quy định trong HP và luật, do đó quy định như khoản 2 là vi hiến. Nếu có luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ công dân thì nghị định cũng chỉ quy định chi tiết thi hành luật đó mà thôi, trường hợp này đã nói ở khoản 1. Vì vậy đề nghị bỏ cụm từ “quyền, nghĩa vụ của công dân” trong khoản 2.
Khoản 4 trái HP và Luật Tổ chức QH, vì xây dựng luật là của QH, do đó những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật, muốn ban hành nghị định thì phải được QH cho phép mới đúng thẩm quyền.
b) Tại điều 83 quy định như sau:
“Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.”
Điều 83 chưa hợp lý và nó có thể làm cho hiến pháp bị vô hiệu, để chứng minh ta xét tình huống sau đây:
Giả sử một luật A ban hành sau và có vấn đề X trái với hiếp pháp. Nếu xét về hiệu lực pháp lý thì vấn đề X phải áp dụng theo hiếp pháp, tức áp dụng khoản 2. Nếu xét về thời gian ban hành thì vấn đề X phải áp dụng theo luật A, tức áp dụng khoản 3. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản QPPL khác đều không được trái hiến pháp, nhưng theo điều 83 này thì các văn bản QPPL khác do Quốc hội ban hành sau hiến pháp có thể trái hiến pháp nhưng vẫn có giá trị để áp dụng. Điều này dẫn đến hiến pháp bị vô hiệu hóa là điều không thể chấp nhận.
Đành rằng, khoản 3 và 4 là dự trù cho trường hợp các vấn đề khác nhau giữa 2 văn bản ngoài ý muốn, nhưng quy định như thế là không chặt, không hợp lý. Điều đó chỉ làm cho đơn vị soạn thảo “lười” hơn, nhưng làm cho việc áp dụng khó hơn, cho chất lượng văn bản QPPL không cao.
c) Ngoài ra, trong các điều 33, 35, 58, 61, 62 có quy định dự thảo VBQPPL phải đăng trên web của cơ quan soạn thảo hoặc web của Chính phủ thì sẽ khó khăn cho nhân dân đóng góp, vì không biết chắc chắn cơ quan nào soạn thảo, ngay cả một số vấn đề người dân cũng khó xác định thuộc bộ, ngành nào quản lý. Vì vậy có lẽ tất cả các dự thảo văn bản QPPL nên gom về một mối ví dụ tại trang duthaoonline chẳng hạn.
Để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền công dân, bằng thư này tôi kiến nghị:
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ thi hành nghị định 38/2005/NĐ-CP và trình Quốc hội bãi bỏ ngay trong kỳ họp gần nhất.
2. Sửa đổi các điều nói trên của Luật Ban hành văn bản QPPL.
3. Đề nghị thành lập một tổ chuyên trách soạn thảo luật của QH làm nòng cốt về mặt kỹ thuật, ngoài những người này, trong ban soạn thảo mời thêm các chuyên gia am hiểu, công tác trong các chuyên ngành liên quan và các luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm thuộc lĩnh vực đó.
Kính mong Quốc hội xem xét và sự ủng hộ của các Đại biểu Quốc hội.
Xin trân trọng cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 05/10/2012
Người kiến nghị
Hồ Quang Huy
Nơi nhận:
- Như trên;
- Một số ĐBQH.

Phiếu chuyển phát nhanh Thư kiến nghị.

Phiếu báo QH đã nhận được Thư kiến nghị.
 

Hết Lòng Chung Thủy Với Thời Đã Qua?


đếm không nổi số lượng công an trong bức ảnh này, nó nói lên điều gì?!
Tờ báo The Irrawady của Burma, số ra ngày 10-01-2013, có đăng bài bình luận của bỉnh bút  Simon Roughneen , tựa đề Vietnam Jails Dissidents in Echo of Military-ruled Burma, tạm dịch thoát nghĩa là: (Nhà cầm quyền) VN bỏ tù các nhà đối kháng dội lại (hình ảnh của) chế độ quân phiệt Burma (trước đây).
Bên cạnh bức hình các Thanh niên Công Giáo & Tin Lành trong phiên tòa ở Vinh ngày 09-01-2013 (ảnh của Reuters/chú giải của Thông tấn xã VN), nội dung bài báo đề cập đến những điểm chính có thể kể như sau:
  • Lê Quốc Quân, từng bị bắt gần 6 năm trước, khi mới trở về VN sau chuyến tu nghiệp ở Mỹ. Ông là một trong những nhà đối kháng nổi bật ở VN, biết trước là sẽ bị bắt lần nữa khi ông nỗ lực cổ súy cho một tiến trình dân chủ hóa VN, bởi đối với nhà cầm quyền đương thời của VN thì điều đó được coi là thách thức lớn nhất đối với chế độ. Ls Quân cho biết là ông không sợ, và quả nhiên, ông bị bắt lại, ngày 27-12-2012, ngay trước phiên tòa ở Vinh vừa nói, bằng tội danh …trốn thuế.
  • Các bản án mới nhất ở Vinh, từ 3 đến 13 năm tù giam, chưa kể 3 năm quản chế, cho từng người. Họ bị bắt từ hồi đầu tháng 8-2011, về tội danh định bởi điều 79 bộ luật hình sự: “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
  • Trong năm 2012, có khoảng hàng tá người hoạt động xã hội và người cầm bút ở VN bị bắt giam bằng tội danh tương tự.
  • Mười ba người lãnh án trong phiên tòa hôm qua (09-01-2013) bị cáo buộc là có liên hệ tới đảng Việt Tân, một tổ chức vận động thay đổi chính trị/xã hội ở VN và bị nhà cầm quyền VN dán nhãn là một tổ chức khủng bố, điều mà chính quyền Hoa Kỳ khẳng định là một vu cáo không chứng cứ.
  • Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN về các bản án ngày hôm qua (09-01-2013) có ghi rõ: “Cách hành xử của nhà cầm quyền đối với những cá nhân này xem ra bất nhất, đối với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, và đối với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền liên quan đến quyền tự do phát biểu và đúng thủ tục”… “Nhà cầm quyền đã huy động hàng trăm công an sắc phục và thường phục để ngăn cấm những người ủng hộ và thân nhân của các nạn nhân tụ họp trước tòa án. Hàng nhiều tá người ủng hộ, kể cả những cụ già và các linh mục đã bị đánh đập và bị bắt giữ”.
  • Một trong 13 nạn nhân, ông Nguyễn Văn Duyệt, một người hoạt động cho quyền của người lao động, tuyên bố trong lời cuối trước tòa rằng: “Chỉ có Chúa Jê-su là hy vọng, tình yêu và chân lý của chúng ta. Tôi mong được gửi sự bình an đến mọi người!”.
  • Ảnh hưởng của bản án đối với mối quan hệ giữa nhà cầm quyền VN với Giáo Hội ở đây thật mù mờ… Còn mối quan hệ giữa nhà nước VN với Tòa Thánh (Vatican) có khá lên đôi chút trong những năm gần đây, tuy nhiên, nhiều hàng giáo phẩm, cả trong lẫn ngoài VN, đã phải ưu tiên hóa việc cải thiện quan hệ với nhà cầm quyền, trong lúc những người Công giáo bị bắt giam về tội hoạt động xã hội… hoặc, nhà cầm quyền cố giành quyền kiểm soát việc bổ nhiệm trong nội bộ Giáo Hội ở VN.
  • Xem ra, thành viên của các nhóm chưa bị trừng trị thì bị đối xử còn tàn tệ hơn nữa. In hệt như Miến Điện dưới thời độc tài quân phiệt, nhà cầm quyền VN sử dụng lệnh quản chế để kềm chế hoạt động của  những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng. Hòa thượng Thích Quảng Độ, thuộc Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, ở Thanh Minh Thiền Viện, bị theo dõi nghiêm nhặt bởi những công an mật vụ giả dạng đọc báo, uống cà phê ở quán đối diện bên kia đường. Ông cho biết rằng nhà cầm quyền VN lo sợ những biến động theo kiểu Mùa Xuân Ảrập, với bối cảnh có hơn 30 triệu người Việt lướt mạng trong một nền kinh tế từng tăng trưởng một thời nhưng nay vỡ nát trong những quy kết khủng khiếp về nạn tham nhũng và quản lý kém ở các tập đoàn quốc doanh.
  • Một trọng tâm nổi giận khác của nhà nước VN là blog Dân Làm Báo, từng bị nhà cầm quyền mô tả là một “âm mưu mờ ám của thế lực thù địch”… Và các quan chức lại bực mình khi Dân Làm Báo “càng nham hiểm” hơn trong tuần rồi: Blogger Nguyễn Hoàng Vi thuật lại toàn bộ sự kiện công an đã phóng tay đánh đập, lột quần áo và kiểm tra âm đạo của cô trong lúc cô bị giam giữ ở đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, Sài Gòn, vào ngày 28-12-2013. Cô Vi nói: “Tôi đã cào tay họ, giật tóc họ, nhưng mà sức mạnh của một người không thể nào so với bốn người nhập lại. Cuối cùng, họ lột tôi trần truồng”.
  • Nguyễn Hoàng Vi bị bắt ngay trước cửa tòa án sửa soạn diễn ra phiên xử (phúc thẩm) các blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhBaSàiGòn. Cả ba bị nhà nước bỏ tù về tội sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do.
*
Với một ký giả ngoại quốc, ngần ấy dữ kiện trong một bài báo cho thấy:
  • Một là, nghiệp vụ của tay bỉnh bút Simon Roughneen không thấp, về một nền chính trị làm thui chột cả một đất nước tươi đẹp/một dân tộc thông minh;
  • Hai là, tờ báo The Irrawaddy xứng đáng với thương hiệu phủ sóng truyền thông Miến Điện và khu vực ASEAN, với những bài bình luận ở tầm quốc tế;
  • Ba là, trong thời buổi này, các thứ màn sắt màn tre (và cả tường lửa) đều thành tro dưới sức công phá của kỹ thuật số và kỹ thuật mềm, không cưỡng được;
  • Bốn là, các kiểu độc tài (bất kể CS hay không CS) đều trở thành đích nhắm giải trừ có tính toàn cầu của cả loài người, bất kể màu da hay ngôn ngữ;
  • Năm là, Simon so sánh nhà cầm quyền VN hiện tại với một nhóm lãnh đạo độc tài vang danh thế giới (đặc biệt khét tiếng qua trận càn phong trào 8888 vào năm 1988 ở Ngưỡng Quảng), bằng một giọng văn không giấu được niềm hãnh diện rằng Miến Điện đã vượt qua thời u mê sắt máu vô độ đó.
  • Sáu là, đã có thời, đất nước của Simon mang quốc hiệu là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Myanma (1974-1988), không khác gì quốc hiệu của VN hiện nay. Năm 2006, các tướng lãnh cầm quyền ra lệnh di dời thủ đô về một nơi có tên là Vùng Đất Của Những Ông Vua (Naypyidaw). Và đến ngày 22-10-2010 thì quốc hiệu chính thức của họ trở thành Cộng Hòa Liên Bang Myanma. Họ chính thức lột bỏ XHCN.
  • Bảy là, thấp thoáng trong suốt bài báo ẩn hiện một thông điệp: Ở đỉnh điểm bạo hành, các nhà độc tài quân phiệt Miến đã phóng tay đàn áp các thành phần yêu chuộng tự do dân chủ là thanh niên sinh viên và tôn giáo. Họ đã thắng trận càn đẫm máu đó, nhưng (các ông vua) không thắng nổi ý chí dân chủ hóa đất nước của người dân Miến Điện…

Riêng về tình hình VN, người VN còn thấy nhiều hơn và rõ hơn những điều Simon đã viết ra (và có thể là cả những điều Simon không tiện viết ra):
Đó là một hệ thống quyền lực đẻ ra tham nhũng và nuôi dưỡng tham nhũng, bằng tài nguyên đất nước và ngân sách quốc gia, tức là dùng tiền thuế của dân để chi trả cho công cụ tuyên truyền giáo dục ngu dân và công cụ vũ trang bạo lực giết dân, chỉ để bảo vệ chế độ.
Đó là một dàn lãnh đạo không do dân bầu ra, bán dần đất nước cho bọn giặc bá quyền phương bắc, nhân danh “tình anh em XHCN” mà đàn áp nhân dân kêu đòi chống giặc giữ nước, thậm chí, không dám mạnh dạn phản đối hành vi hung hãn của giặc, chỉ để bảo vệ chế độ.
Đó là một thể chế chính trị ma trận, trong đó, mọi phía đối xử với nhau bằng ma thuật để làm giàu hoặc để sống còn; và trong đó, bất cứ ai không chấp nhận trò chơi phi nhân này đều bị tiêu diệt bằng thứ luật pháp đã từ lâu biến thành phương tiện trả thù, chỉ để bảo vệ chế độ.
Đó là quy trình sử dụng một quá khứ tanh tưởi hy sinh nhiều triệu nhân dân để nhận tròng nô lệ Liên Xô rồi TQ, trở thành giới tư bản đỏ phá sản đất nước trong hiện tại, và chôn vùi tương lai dân tộc bằng các chính sách cai trị hủy diệt tính tình người, chỉ để bảo vệ chế độ.
Đó là nỗ lực phá hủy bệ phóng canh tân đất nước lẽ ra phải ngang tầm với các tiểu hổ trong vùng, lại còn gia tăng khả năng kềm hãm tiến độ phát triển cá nhân và tập thể, với hệ quả là kéo lùi sinh hoạt xã hội (cả nhân quyền lẫn dân quyền) về thế kỷ trước, chỉ để bảo vệ chế độ.
Đó là những phiên tòa hiện đại nhắc nhớ cho cả nhân loại về hệ thống pháp luật của chế độ quân phiệt mà nay Miến Điện đã từ bỏ; trong lúc VN vẫn xử người bằng quy trình đấu tố lấp lánh ánh mã tấu dưới ngọn đuốc đình làng cách đây hơn nửa thế kỷ, chỉ để bảo vệ chế độ.
Đó là, sau khi bị bỏ rơi đàng sau những nước nghèo như Phi Luật Tân, Nam Dương, và thậm chí Lào và Campuchia… Việt Nam, dưới ánh sáng thần kỳ của định hướng XHCN, đang thiết lập một kỷ lục mới là chấp nhận thua cả Miến Điện hàng chục năm, chỉ để bảo vệ chế độ.
Đó là, giới lãnh đạo Ích Tắc/Chiêu Thống hiện tại chấp nhận các nỗi nhục ngất trời đó để giành ngôi/ giữ ngai, chứ còn nhân dân Việt Nam thì không. Hãy nhìn thần thái của 14 anh hùng anh thư trong phiên tòa vừa rồi ở Vinh thì rõ: Cái cần được bảo vệ là đất nước này chứ không phải chế độ.
Đó là, ý thức bảo vệ quốc gia và canh tân đất nước đang bén lửa thành phong trào như một cuộc cháy rừng. Nữ nghệ sĩ ưu tú Kim Chi đã ném que diêm vào thùng thuốc súng bằng lời từ chối sự khen thưởng của kẻ đứng đầu chính phủ bất xứng: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”.
Vâng, một khi đã biết ưu lo cho tương lai của đất nước, của dân tộc, người ta phải chấm dứt tận gốc cái kiểu tư duy “một lòng chung thủy với thời đã qua” của dàn lãnh đạo ngu/hèn/tham/ác.
Cảm ơn Simon Roughneen đã viết về VN bằng sự hiểu biết hơn hẳn nhiều người Việt Nam, và bằng niềm tin như đang bùng ngọn ở nhiều triệu người Việt Nam.
Việt Nam sẽ thay đổi, không xa.
13-01-2013 – Kỷ niệm 72 năm ngày khởi nghĩa của Đội Cung ở Đô Lương để tiến về Vinh.
Blogger Đinh Tấn Lực

Nhà Giáo Ưu Tú & Nhà Giáo Hại Dân

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – RFA

Sự khủng hoảng giáo dục trước hết là khủng hoảng về chất, điều đó cũng có nghĩa là giáo dục không chỉ tụt hậu mà đã đi lạc hướng, trở thành lạc lõng, trong trào lưu chung của thế giới hiện đại.
Việt ngữ có hai chữ “nhà tôi” (nghe) vừa thân thương, vừa trang trọng. My wifema femme của Anh với Pháp, khi so với nhà tôi, đều trở thành xoàng xĩnh!
Mà chả riêng gì “nhà tôi” đâu nhá. Mọi chức danh, cũng như nghề nghiệp – trong tiếng Việt – hễ cứ bắt đầu bằng chữ “nhà” là … có giá thấy rõ: nhà qúi tộc, nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, nhà ngoại cảm, nhà bình luận, nhà thiên văn, nhà thám hiểm, nhà bác học, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ, nhà yêu nước, nhà chí sĩ, nhà cách mạng, nhà soạn kịch, nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo …
Trong những “nhà” vừa kể (có lẽ) nhà giáo là giới gần gũi nhất, và được nhiều người tin tưởng nhất – trừ hai ông giáo Sầm Đức Xương và Nguyễn Thiện Nhân. 
Nguyễn Thiện Nhân, Deputy Prime Minister of Vietnam and Minister of Education and Training of Vietnam.  Source: en.wikipedia.org.
Ngày 20 tháng 11 năm 2012, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã trao danh hiệu “ưu tú” cho nhà giáo Nguyễn Thiện Nhân. Sự kiện này khiến cho “dư luận gầm gừ,” như cách tường thuật (rất giận dữ) của bác Cánh Cò:
Theo báo chí loan tải năm nay có 40 Nhà giáo nhân dân và 570 Nhà giáo ưu tú trên khắp mọi miền đất nước được trao tặng danh hiệu cao quý này, trong đó có một suất cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân!
 
Dư luận gầm gừ, báo chí tiếp tục bình luận và người dân vẫn cắm cúi với lon gạo của mình. Người ta không khỏi chạnh nghĩ đến cái danh hiệu Nhà giáo ưu tú có làm ông Phó Thủ tướng xấu hỗ hay không khi chung quanh ông, những người thật sự ưu tú lại không được cái vinh dự này. Còn ông, nếu có một giải thưởng thích hợp nhất thì chỉ nên cho ông nhận giải Nhà giáo ưu tiên là cùng.
 
Bởi làm tới chức Phó Thủ tướng mà lại xếp hàng đặt cục gạch trước cái danh hiệu ưu tú với những nhà giáo khốn khổ, bệnh hoạn hy sinh cả đời trong sự nghiệp giáo dục và cuối đời cần một danh hiệu dù là đỏm đáng là chính để kiếm thêm thu nhập thì sự giành giật ấy phải nói là bản năng của một đứa con nít chưa biết phân biệt thế nào là điều cần nên tránh và nhất là em chưa học được bài học nhường nhịn cho đứa trẻ khác không có cơ hội bằng mình.
Bác Trương Duy Nhất cũng “gầm gừ” dữ dội:
Trên cương vị Phó Thủ tướng như bây giờ, ông Nguyễn Thiện Nhân có cần phải ôm nhận thêm cái danh hiệu ưu tú nữa? Sau bao nhiêu những hậu họa, tì vết để lại cho ngành giáo dục, liệu ông Nhân có còn xứng đáng làm thầy, chứ đừng nói đến chữ ưu tú (xem lại bài Giáo dục thời bất Nhân).
Tui “xem lại” thử, và thấy cái ông Nhân này kỳ thiệt:
“Trước sự chìm khuất của các đời Bộ trưởng tiền nhiệm, ông Nhân đột nhiên nổi như một vị Bộ trưởng có trách nhiệm và có tâm, có khao khát, ước vọng thật sự ở việc ‘làm mới sứ mạng giáo dục. Hàng loạt ý tưởng và chính sách từ ông đã thật sự cuốn thổi mặt bằng giáo dục sôi sóng. Đây là những chủ trương, phong trào đã trở thành ‘thương hiệu cho giáo dục thời Nguyễn Thiện Nhân: cuộc vận động hai không: ‘Nói không với tiêu cực trong thi cử và nói không với việc chạy theo thành tích; rồi sau thêm mấykhôngnữa như: ‘nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp), và nói không với đào tạo không theo nhu cầu xã hội’…
“Thêm nữa, chính ông Nhân cũng là người đưa ra ý tưởng khá kỳ cục gây nhiều bàn cãi: Ghi số tiền vay nợ vào bằng tốt nghiệp của sinh viên. Cũng chính ông làm được điều mà các đời Bộ trưởng trước không dám làm hoặc không làm được: tăng học phí!
 Nhưng cũng chưa thấy thời nào, triều đại nào mà ngành giáo dục lại phơi bày một khuôn diện nhem nhuốc, bầm vấy như thời ông Nhân. Học sinh đâm chém nhau, đâm trọng thương cả thầy cô giáo, nữ sinh cũng bè hội đồng đánh nhau để… quay clip chơi, bỏ học dắt nhau vào nhà trọ ‘thí nghiệm như người lớn, cô giáo thì dán băng keo bịt miệng đến chết con trẻ, thầy giáo thì bán điểm gạ tình, mua trinh, hiếp dâm học trò… “
Nhà báo Cánh Cò và Trương Duy Nhất tuy đều hơi nặng lời nhưng không ai có chút ác tâm nào với ông giáo Nguyễn Thiện Nhân. Cả hai chỉ bầy tỏ sự thất vọng, bởi nhiều sự kiện khách quan, chứ không “ngậm máu phun người” – như những ký giả (hay còn có tên gọi chính xác hơn là kỹ giả) của nhà nước, khi họ viết về một nhà giáo khác:
- “Đinh Đăng Định – Kẻ Phản Quốc Hại Dân,” Thiên Triều, báo Công An Đà Nẵng.
Nhà giáo “hại dân” Đinh Đăng Định. Ảnh: congan.com.vn
Họ kết tội sẵn cho nhà giáo Đinh Đăng Định (thiếu đạo đức, phản quốc, hại dân, chống phá nhà nước…) dùm cho toà án. Thái độ hung hăng của cả giới truyền thông quốc doanh  khiến tôi tò mò muốn biết (thêm) xem ông Đinh Đăng Định đã “phạm lỗi lầm gì” khiến cho cả một đám người xúm vào ném đá (rào rào) như thế?
Và tôi tìm được một bức thư ngỏ mà nhà giáo Đinh Đăng Định viết trước khi bị bắt. Xin ghi lại nguyên văn, để rộng đường dư luận:
Daknong 18-10-2010.
Tôi là Đinh đăng Định, 47 tuổi.
Hiện làm giáo viên tại Trường THPT lê quý Đôn Daknong có chữ ký thứ 629 (đến 18-10-210) bản kiến nghị dừng dự án Bô Xít Tây Nguyên đang phát trên mạng BVN.
Sáng nay(18-10) ông HT trường THPT Lê Quý Đôn- Tuy Đức-Daknong đưa cho tôi giấy mời do Thượng tá Đinh Tấn Lượng trưởng phòng ANCTNB sở CA Daknong ký.
Mời tôi có mặt tại Trụ sở CA huyện Dakrlap hồi 8 giờ sáng mai để làm việc. Không nói lý do.
Suy xét, thấy mình không làm gì liên quan tới chính quyền. Nếu có chỉ là ký vào kiến nghị dừng dự án Bô- Xit do nhóm các nhà trí thức yêu nước : viện IDS cũ và BVN khởi thảo hôm 9-10-2010 đã loan tải trên BVN.
Kỹ hơn một chút tôi còn thấy mình, đã phát biểu tại phiên họp công đoàn ngành GD tỉnh Daknong hôm 14-10-2010 tại VPSGD Daknong, rằng:
1/ yêu cầu CĐNGD (công đoàn ngành GD) lên tiếng,cứu hai nữ sinh (Thúy và Hằng) ở Hà Giang là nạn nhân bị giới quan chức HG(cầm đầu là cựu CT tỉnh NT-Tô) cưỡng dâm thành phạm nhân đang ở trong nhà giam, ra khỏi nhà giam. Làm thế là góp phần xây dựng môi trường GD thân thiện.
2/ yêu cầu CĐNGD lên tiếng về dự án Bô-Xít Daknong, tôi kêu gọi giáo chức Daknong ký vào Kiến Nghị đang phát trên mạng truyền thông hợp pháp.
Cả 2 ý kiến đều không nhận được phản hồi đích đáng, dù là phản đối.
Ông CB tuyên giáo LĐLĐ Tỉnh có mặt nói: có quặng thì phải khai thác thôi…Một CBCĐ ở một huyện thì nói: Việc ở HG cao xa quá!…
Mở ngoặc: tôi là chủ tịch CĐ trường THPT Lê Quý Đôn; UVBCHCĐ ngành GD Daknong. Tuy nhiên, ngay sau giây phút đó, tôi tuyên bố từ nhiệm cả 2 chức vụ, minh bạch trước hội nghị Tổng Kết Năm Học của CĐNGD Daknong. Ra về.
Xét thấy những gì mình đã nói và làm chỉ minh chứng về lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của con dân Việt với đất nước; trách nhiệm của một nhà giáo với HS, của bậc phụ huynh với con cái. nhất quyết không thể coi là chống đối nhà nước được.
Hôm nay 18-10-2010 tôi nhận giấy mời do CACTNB gặp, để làm gì? Tôi không thể không đạt nhiều dấu hỏi. Bởi thực tế ở xã hội VN hiện đại tình trạng công quyền( cả CA) tùy tiện hành dân, giết dân là sự thật.
Để bảo vệ an toàn cá nhân, tôi sẽ không tới CA theo giấy mời này chừng nào lý do chính đáng chưa được minh bạch.
Suy xét rộng hơn, thì hôm 9-10-2010, trước giờ Đại Lễ chính 1000 năm Thăng Long.
Tôi có, trả cho VNPT( trạm viễn thông Kiến Đức) một Modem kết nối internet, vì nó kết nối không thành và tôi có viết tờ giấy trả với nội dung (trích nguyên văn): đề nghị VNPT ném modem Made In China này vào mặt bọn…đảng cộng sản chung quốc và hãy chuyển thị trường kinh doanh sang Bắc Hàn và Trung Cộng…Viết thế này chắc cũng không phải tội lỗi gì, nếu tội có CA hãy tìm giùm coi.
Là độc giả thân thiện của trang mạng BVN tôi gửi nơi đây lời cám ơn sâu sắc tiếp nhận thư này và,đề nghị loan tải như một thư ngỏ gửi tới ông Bộ trưởng CA Lê Hồng Anh, ông Bộ trưởng GD Phạm Vũ Luận và Nhà Cầm Quyền tỉnh Daknong và cả ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng nữa văn thư này và lời nhắn:
Yêu nước không có độc quyền;
Tự do ngôn luận là giá trị căn bản của nhân loại.
Độc tài hết thời rồi.
Thưa Quý Ngài.
ĐĐĐ
ĐT 01266745031
mail.
dinhdangdinh@gmail.com
Theo BBC, nghe được vào ngày 21 tháng 11 vừa qua:”Ông Đinh Đăng Định, giáo viên Hóa ở tỉnh Đắc Nông, đã bị tòa giữ nguyên mức án sơ thẩm là sáu năm tù trong phiên phúc thẩm vừa kết thúc sáng nay. Ông Định bị kết tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự.”
Bản tin (thượng dẫn) còn trích lời của quan toà, tỉnh Dak Nong, phê phán nhà giáo Đinh Đăng Định là “hạn chế về nhận thức” và “có những suy nghĩ không phù hợp.” Cùng lúc, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã trao danh hiệu “ưu tú” cho nhà giáo nhà giáo Nguyễn Thiện Nhân.
Những điểm tương phản trong sự nghiệp của “nhà giáo ưu tú” Nguyễn Thiện Nhân và “nhà giáo hại dân” Đinh Đăng Định giúp cho người ta hiểu tại sao “VN đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng ” –  theo như công bố của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Toàn Cầu (World Intellectual Property Organization), được đăng tải trên báo Dân Trí, số ra ngày 08 tháng 8 năm 2012.

Con đò sang sông của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Kami -RFA
TBT
Đêm qua, trong giấc ngủ chập chờn, câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác Tuyên giáo ngày 9.1.2013 tại Hà Nội cứ ám ảnh tôi mãi. Ông Trọng khi nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên giáo trong việc thống nhất tư tưởng của toàn dân, có nói rằng “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được”. Tôi cứ thắc mắc tai sao một người mang tiếng chuyên về công tác lý luận của đảng CSVN, nay ở cương vị  Tổng Bí thư mà lại ăn nói hồ đồ và thiếu suy nghĩ như vậy?
Dùng hình tượng con đò chở khách qua sông ở đây, tôi đoán rằng chắc có lẽ ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn ví cả dân tộc và toàn thể nhân nhân Việt nam đang ngồi trên một con đò mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chỉ huy tối cao. Bởi trong cuộc đời tôi chưa từng được và chưa tưởng tượng ra mình ngồi trên chuyến đò nào, mà tất cả những người ngồi trên con đò ấy mội người cầm trong tay một mái chèo. Để rồi, mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng như ông Tổng Bí thư nói. Nếu có, thì chỉ thấy ở các cuộc đua thuyền trong các lễ hội làng, mà trên các chiếc thuyền đua các vận động viên chèo thuyền họ mặc đồng phục, đầu thắt khăn đồng mầu và chèo thuyền theo hiệu lệnh của người chỉ huy cũng ăn vận như họ. Chỉ khác người chỉ huy họ đứng ở mũi thuyền dùng hai thanh tre để phát các tín hiệu để điều chỉnh tốc độ của thuyền đua, sao cho đưa con thuyền chạm đích đầu tiên. Như vậy nó là chuyện con thuyền chứ không phải chuyện của con đò. Như thế thì ông Tổng Bí thư đã có việc sử dụng hình ảnh so sánh không đúng. Vì trong tiếng Việt, con đò là danh từ  chỉ thuyền nhỏ chở khách trên sông nước theo những tuyến nhất định. Nhấn mạnh lại là trên một tuyến nhất định, thì sự ví von của ông Tổng Bí thư càng sai bét, điều này khó thể tha thứ cho một người có bằng cử nhân Văn chương như ông Nguyễn Phú Trọng. Bởi mỗi con đò hay một con thuyền chở khách, thì đã có hành trình cụ thể, điểm xuất phát, điểm đỗ trả khách và điểm đến cuối cùng đã quy định trước, ví dụ từ điểm A đến điểm B. Nếu là con đò ngang thì điểm xuất phát ở bờ sông này thì điểm đến sẽ phải là bờ sông bên kia, thì làm gì có chuyện mỗi người thích đi một hướng như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói. Nếu có thì chỉ là con đò chở lũ hành khách là bệnh nhân bị điên hay mắc bệnh tâm thần. Nói như thế không hiểu ông Nguyễn Phú Trọng định nói điều gì, hay ông bảo dân tộc Việt nam, những người ngồi trên con đò ấy là một lũ tâm thần?
Chắc rằng khi ông Tổng Bí thư phát biểu câu này, thì phía dưới các đại biểu dự Hội nghị sẽ vẫn vỗ tay ầm ĩ theo nếp thường thấy. Mà họ không biết rằng, chỉ trong một câu nói với vỏn vẹn 20 từ mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói sai hết cả về nội dung, ý nghĩa lẫn cách so sánh. Điều đó cho thấy các cán bộ Tuyên giáo của đảng CSVN, kể cả ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi họ nói họ không hề nghĩ, họ nói cho có chuyện để nói, y như những con Vẹt. Phải chăng họ nghĩ rằng thính giả ai cũng như họ, cái này xin đề nghị các đồng chí cần phải rút kinh nghiệm. Qua đó cho thấy, chúng ta cũng đừng nên khắt khe quá với ông Đại tá tuyên huấn Trần Đăng Thanh. Nên hiểu đây là lỗ hổng rất lớn của các cán bộ ngành tuyên giáo của đảng CSVN hiện nay.
Như trên là ta mới bàn về một vế câu nói “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được” của ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu đi vào phân tích một mặt khác của câu nói, thì còn có nhiều điều đáng phải bàn.Trước hết sẽ thấy cách sử dụng hình ảnh con đò thay cho con tàu để ví với đất nước, dân tộc thì quả là đáng thất vọng cho ông Tổng Bí thư. Còn nhớ câu thơ “Tổ quốc ta như một con tàu. Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau” của cố thi sĩ Xuân Diệu, nếu so sánh ta sẽ thấy tư duy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức nhỏ nhoi và manh mún, không xứng tầm với một người giữ trọng trách. Đất nước và dân tộc ta, sao ông lại nỡ so với con đò ngang chở một lũ tâm thần (mỗi đứa chèo một hướng) mà không dùng hình ảnh con tàu vượt sóng ra biển lớn? Có lẽ bởi so sánh như thế thì ông sẽ không nói lăng nhăng được, vì sợ thính giả họ biết. Tư duy của một người đứng đầu như thế thì thử hỏi đến bao giờ đất nước, dân tộc này mới khá lên được? Nhìn dưới góc độ luật pháp thì thấy suy nghĩ của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn tệ hại hơn. Một nhà nước tồn tại và phát triển hay nói một cách khác là đích đến đã được quy định rõ trong Hiến pháp của quốc gia đó, chứ làm gì có chuyện mỗi người mỗi ý để “chèo” đến cái đích mà họ muốn. Hơn nữa những người chèo thuyền cũng được xem như những người lãnh đạo của đất nước, họ có trách nhiệm chèo lái con thuyền đất nước chứ đây không phải là việc của quần chúng nhân dân. Vậy tại sao ông lại muốn ngành tuyên giáo làm một việc đội đá vá trời, đó là đồng nhất tư tưởng của cả 90 triệu người? Ông không biết rằng tự do tư tưởng là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân, họ có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác. Từ chối quyền tự do tư tưởng hay ép buộc suy nghĩ, quan điểm của người dân là từ chối quyền tự do căn bản nhất của con người. Đây là quyền tự do quan trọng được nêu trong Hiến chương Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Hay là ông muốn tự vạch áo cho người xem lưng, cho thiên hạ biết “tử huyệt” của  đảng CSVN là những tay chèo thuyền (lãnh đạo) họ đang tự diễn biến, mỗi người mỗi ý?
Việc mong muốn dùng bộ máy Tuyên giáo của đảng, hòng thống nhất tư tưởng cả 90 triệu người như một, để có thể đạt mục đích đưa được “con đò sang sông” là điều cho thấy suy nghĩ của người đứng đầu đảng CSVN là một ý nghĩ điên rồ và hoang tưởng. Không khác gì chuyện chàng hiệp sĩ Don Quixote tưởng tượng để rồi đánh nhau với cối xay gió. Đơn giản, chỉ cần ông Tổng Bí thư thống nhất tư tưởng, suy nghĩ, sở thích cá nhân… của những người thân trong gia đình nhỏ của ông xem có giống nhau không thôi? Nên nhớ đa nguyên là tính tất yếu và là quy luật của tự nhiên, suy nghĩ, tư tưởng, hay sở thích cá nhân… của mỗi người cũng vậy. Không thể đồng nhất hay nhất thể hóa, vì như vậy là phản quy luật và tất yếu sẽ thất bại. Mà cái đích đến của dân tộc Việt nam là “Một nước Việt nam hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như mong muốn của ông Hồ Chí Minh hay khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” của các ông bây giờ xem ra cũng không khác gì đích đi đến của các quốc gia khác. Vây mà rất nhiều quốc gia, họ đã chạm và vượt cái đích ấy, mà xem ra họ có cần thống nhất tư tưởng của triệu người như một đâu thưa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Các ông nên bỏ lối suy nghĩ thủ cựu mang bóng dáng của thứ Chủ nghĩa Marx – Lenine phản động và không phù hợp với quy luật tự nhiên đó đi. Hơn nữa mô hình của đảng CSVN đang áp dụng hiện nay ở Việt nam đã không hề tuân theo Chủ nghĩa Marx – Lenine, mà thực chất nó là một thứ nhà nước tư bản thời kỳ hoang dã, phi nhân tính. Điều đó được chứng minh bằng một phát biểu của ông Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: “Không bóc lột người. Đảng chống chế độ “người bóc lột người”. Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên Cộng sản” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.237)”.
Dân tộc và đất nước Việt nam còn nhiều việc dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng CSVN đảng chính trị duy nhất cần phải làm. Xin ông Tổng Bí thư tỉnh táo, đừng có chạy theo những cái việc vô nghĩa là thống nhất tư tưởng 90 triệu người như ông mong muốn. Làm việc gì được cho dân cho nước thì làm, không làm được thì tôi khuyên ông nên xin nghỉ, để người khác làm thay thưa ông Tổng Bí thư!
Ngày 14 tháng 1 năm 2013
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Trung Quốc quá trắng trợn!

Nguoilaodong

TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, đánh giá như vậy về việc Trung Quốc chuẩn bị xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 đảo ở biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

* Phóng viên: Ông nhìn nhận như thế nào về việc truyền thông Trung Quốc công bố nước này sẽ xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền Việt Nam?
- TS Trần Công Trục: Trước hết, phải khẳng định việc Trung Quốc sắp xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 hòn đảo là quá trắng trợn. Nhiều học giả gọi đây là chiến tranh bản đồ, dùng bản đồ với mưu đồ chứng tỏ họ có bản quyền với những vùng đất, vùng biển nào đó.Hành động này nằm trong tham vọng “đường lưỡi bò” nhằm biến biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc. Cụ thể là họ đã sử dụng những tên mà các triều đại trước đã dùng để đặt cho các đảo như Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Thái Bình… nhằm để người dân Trung Quốc và thế giới nhầm tưởng trong lịch sử, nhà nước Trung Quốc đã quản lý những đảo này.
Việc một nhà nước độc lập, có chủ quyền lập ra và chỉnh sửa các bản đồ là chuyện bình thường. Thế nhưng, hàng loạt hành động có ý đồ bành trướng trên biển Đông của Trung Quốc thì rõ ràng không bình thường, nhất là lại vẽ bản đồ trên đảo của nước khác mà họ dùng vũ lực để chiếm. Đây là âm mưu của Trung Quốc nhằm hợp thức hóa sự xâm chiếm bất hợp pháp bằng thủ tục hành chính dân sự.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự như tăng cường thêm lực lượng hải giám, ra quy chế an ninh biên phòng bên bờ Hải Nam, hô hào tàu cá tiến vào biển Đông thuộc chủ quyền nước khác, đầu tư cái gọi là TP Tam Sa… và đặc biệt mới đây là hộ chiếu in hình lưỡi bò. Mục đích của tất cả những hành động trên nhằm hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò” trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và đánh lừa người dân Trung Quốc cũng như thế giới.
Các “công dân nhí” xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa – Khánh Hòa
vui chơi dưới cột mốc chủ quyền thuộc Việt Nam. Ảnh: PHAN ANH
* Bản đồ này có giá trị pháp lý không, thưa ông?
- Đúng là bản đồ thì không có giá trị pháp lý vì chủ quyền không căn cứ trên bản đồ đối với các quần đảo, hòn đảo đã có chủ quyền mà chỉ có giá trị khi ra đời một cách chính thức đối với những vùng lãnh thổ vô chủ. Còn 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì đã thuộc chủ quyền Việt Nam từ thế kỷ XVII.
Tuy nhiên, nếu chúng ta và những nước bị ảnh hưởng không lưu ý “bài vở” mà Trung Quốc sắp xếp hết sức thâm hiểm thì rất nguy. Vì từ những chiêu trò này, Trung Quốc sẽ kích động người dân của mình hiểu nhầm về chủ quyền không có thực đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
* Trước hành động của Trung Quốc, Việt Nam và những nước bị ảnh hưởng cần có hành động gì?
- Người dân và cơ quan Nhà nước Việt Nam cũng như các nước phải hết sức chú ý khi sử dụng các tài liệu mà Trung Quốc lồng ghép sự xâm chiếm như bản đồ, hộ chiếu để không mắc bẫy “công nhận” sự phi lý, vô căn cứ mà nước này giăng ra. Về phía Nhà nước Việt Nam, cần có sự phản đối mạnh mẽ đối với nhà nước Trung Quốc và gửi văn bản đến các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền để cộng đồng thế giới và chính người dân Trung Quốc hiểu rõ yêu sách, tham vọng phi lý này. Với tham vọng của mình, chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại mà còn nhiều hành động khác từ pháp lý, dư luận, quốc tế, kinh tế, dân sự… để đạt được mục tiêu “đường lưỡi bò” và điều này là hết sức nguy hiểm.
Thâm hiểm
Theo ông Dương Danh Dy, nguyên tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu – Trung Quốc, thế giới đều biết rõ từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa (năm 1946), Trung Quốc không hề có chỗ đứng nào trên biển Đông. Đến tháng 6-1956, Trung Quốc chiếm một nửa quần đảo Hoàng Sa từ Pháp, khi đó chưa kịp bàn giao cho chính quyền Sài Gòn. Tháng 1-1974, Trung Quốc chiếm nốt nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền Sài Gòn. Tháng 3-1988, Trung Quốc tiếp tục chiếm 6, 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ chỗ không có gì, Trung Quốc đã ngang ngược lấn chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nay lại âm mưu gom hết các đảo trên biển Đông. “So với việc in đường lưỡi bò trên hộ chiếu, hành động trên là hết sức thâm hiểm bởi hộ chiếu có đường lưỡi bò chỉ in loại phổ thông dành cho người dân bình thường, còn bản đồ là tài liệu quốc gia nên có giá trị trên toàn thế giới” – ông Dy nhận định.
THẾ DŨNG thực hiện

LÀM BẰNG MIỆNG

 

 * Bùi Văn Bồng

Từ mấy thập kỷ gần đây, có một câu ngạn ngữ mới trong dân gian nước ta: “Ăn của tham, làm bằng miệng”. Câu ngạn ngữ này ám chỉ vào những thói hư tật xấu, chủ yếu phê phán những vị ‘quan cách mạng’ không đổi mới mà ‘tự chuyển hóa’ đổi sang đời mới, tức những cán bộ có chức có quyền tham nhũng; mượn ghế, dựa thế chỉ để lo trục lợi, tư duy nhiệm kỳ tranh thủ vơ vét;  gian dối, nói mà không làm, hứa hão, hoặc nói hay làm dở; nói đằng Đông, làm đằng Tây. Nó cũng tương tự như ngạn ngữ xưa: “Nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, hoặc “Nói cho kiến trong lỗ bò ra, làm như ma sợ thầy phù thủy”
Gần đây, trên công luận (nhất là báo mạng) và dư luận tập trung nói nhiều đến nhân vật lãnh đạo mới vừa được kéo từ Đà Nẵng lên Trung ương – ông Nguyễn Bá Thanh.
Cái Ban Nội chính Trung ương mà ông Thanh được phân công làm Trưởng ban thực chất đã ra đời và hoạt động suốt 40 năm 91966-2006). Từ 2007, sáp nhập vào Văn phòng bên Đảng (Trung ương Đảng, tỉnh ủy, thành ủy thuộc Trung ương), như một bộ phận chuyên trách, nhiệm vụ và biên chế bị khoanh lại rất nhiều. Người ta nói, coi như hơn 5 năm qua, Đảng mất đi quyền về giám sát, lãnh đạo về Nội chính và Kinh tế. Những quyền này được tăng cường cho Ban chỉ đạo phòng – chống tham nhũng, do Thủ tướng trực tiếp làm Trưởng ban.
 
Kê khai tài sản, nhớ đừng có đứng tên
là được rồi! Ô kê, A-le-hấp
Truy ta thì ta làm “anh hùng Nấp – Núp”
Ông Nguyễn Bá Thanh được giao trọng trách này khi Ban Nội chính Trung ương vừa được ‘mã đáo’ trở lại đường xưa do Đảng trực tiếp nắm và chỉ đạo. Sự hoàn trả này cũng gặp nhiều tranh cãi rắc rối, khó khăn, có vận động, có nghị quyết, có cả trao đổi và đánh đổi, nhưng rồi coi như Đảng thắng.
Sau khi nhận cương vị mới, cái ‘dàn’ nhân sự từ Ban Chỉ đạo PCTN bên Chính phủ chủ yếu theo ‘mã đáo’ về bên Trung ương Đảng. Người ta nói: “Thần thiêng nhờ bộ hạ”. Cái bộ máy tham mưu, giúp việc, là những tay làm và chân chạy cho ông Thanh, có ủng hộ ông hay không thì may ra có trời mới biết. Nhưng dư luận đang cho rằng, dẫu ông Thanh có quyết tâm cao ở cương vị mới, nhưng ‘một cánh én không làm nên mùa xuân’. Đúng thế, ông có bị cô đơn lạnh vắng, kể cả bị cô lập hay không? Ông có bị ‘bộ phận không nhỏ’ nhan nhản, đầy quyền lực bao vây và phản công không? Ông có bị rơi vào bẫy việt vị không? Ông có được quyền chọn và thay đổi dàn nhân sự hay không? Và nữa, ông có bình tĩnh, sáng suốt, đủ năng lực và bản lĩnh để làm ra tầm ra miếng gì không?…Rất nhiều câu hỏi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân dù kỳ vọng nhưng vẫn đang đặt ra đối với ông Bá Thanh.
Gần đây, nhiều nơi ông phát biểu rất mạnh, tỏ rõ chí quyết, nêu bật bức xúc. Nhưng bộc trực và rung dọa hoặc lộ mục tiêu không phải là ‘thượng sách’ của nhà cách mạng. Mới đây, ông nói tại Đà Nẵng, nơi mà ông nắm trọn quyền Đảng, quyền Nhà nước, ‘vua một cõi’, ông đã nói ra rả, nói cho “bóa chí’ không kịp đăng. Khi đề cập đến vấn đề tham nhũng, một trong những vấn nạn đang gây ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế mà Ban Nội chính ‘mặc áo mới’ của ông có nhiệm vụ giải quyết, ông tuyên bố thẳng cánh: “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”. Ông nói, đồng thời dường như tiết lộ khéo là đã xác định một vài mục tiêu nhất định khi nhận xét “một số ông giờ đang ngồi run”. Lấy ví dụ từ việc cán bộ ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng khống giá đất để được vay vốn nhiều hơn, ông Thanh tuyên bố sẽ ‘bắt ngay những cán bộ ngân hàng “trời ơi” đó. Và “bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết”; “mấy cái ông đó lãnh đạo kiểu gì? Ông có phải học sinh mẫu giáo đâu, ổng quá trời lãi nhưng vẫn cố tình làm như thế để kiếm chác. Đó là ăn mà còn phá nữa nhưng chả ai nói gì”…

 
- Phải quyết đấu, phải quyết liệt, lần này
tao mà không chống được tham nhũng
thì tao sẽ từ chức! Ọc…ọc…

Có chỗ ông nói đúng với khẩu khí, với phong cách từng quen mới ‘từ khoảng trời riêng soi bóng sông Hàn rơi xuống’. Nhưng xem ra, với thể chế, nếp quen không văn bản và các thang bậc cấp ủy trực tiếp chỉ đạo án của ta, làm gì có chuyện “bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết”. Đừng mơ, thời ông Bao Công bên Tàu cũng săn tìm bằng chứng nát nhừ Chiển Chiêu, liêu xiêu tứ quái ‘Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ’ mới bắt tội phạm, huống hồ cái lối mà thằng cơ chế đẻ ra ‘có cả rừng luật nhưng làm theo luật rừng’ như ta. Đã nhiều vụ tày đình, chứng cứ rành rành mà không bắt, mà có bắt lại tha, thậm chí dùng trò ảo điều động, cho đi học, hoặc ‘kỷ luật hất lên ghế trên’, làm gì mà dễ dàng “bắt liền” như cái vốn quý khí chất Hòa Vang của ông?
Cho nên, người viết bài này không gì hơn chỉ muốn can gián ông là cứ làm, đừng phát ngôn, phát biểu nhiều, đừng nói nhiều. Người ta thường nói: “Hữu xạ tự nhiên hương, phát sáng do nguồn lửa”, ông cứ làm cho ngon, cho khéo, cho dứt điểm vụ việc đi, nói nhiều và nói mạnh cũng nguy lắm. Một cái lưỡi nhưng lại là con dao hai lưỡi. Có khi lợi bất cập hại, càng thêm nguy. Ví như vụ Tiên Lãng, vụ Ecopark Văn Giang  lình xình cả năm rồi đó, rối tinh rối mù, ông cứ mạnh tay và trỗ tài làm sáng tỏ vụ việc, xử lý đúng bản chất vụ việc theo kỷ cương phép nước, là ngon rồi. Coi như Nghị quyết 4 như “thượng phương bảo kiếm” cho ông đấy!
Phút 89 mới là quyết định. Còn như thời điểm này, mới rà bóng vài đường gọi là khởi động, ông đừng vội hô to mà phí sức. Đối phương đang xói vào chân giầy mới cóng của ông đấy. Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, bạn thân của ông cũng có sự cảnh báo, tâm sự với ông trên báo Tuổi trẻ: “Nay anh cũng tròn 60 tuổi, tuổi sung mãn của một chính khách như thường thấy ở các nước khác, nhưng ở ta thì anh cũng đang ở “phút 89” như tôi năm nào. Có điều cái thế và lực của anh có khác hơn: ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Nội chính trung ương. Với thế và lực vượt trội này, nếu thành công, chỉ vài phút đầu lịch sử thì cái tuổi và nhiệm kỳ công tác của anh sẽ còn “thêm hai hiệp phụ” để dứt điểm cái thế nhùng nhằng với tham nhũng đã thành quốc nạn hiện nay! Tôi hi vọng và kỳ vọng ở anh” …
Ông Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Cố vấn Chính phủ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng nói: Trong các nhiệm kỳ của ông Thanh: “Đà Nẵng đã liên tục giữ vài trò và trở thành một cực kinh tế hàng thứ ba của Việt Nam”. Và: “Thành phố này đang không ngừng cạnh tranh với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh”.  Mới đây, trong một phỏng vấn với BBC Việt Ngữ ngày 7/1, nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Trung ương, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét rằng việc bổ nhiệm ông Thanh vị trí Trưởng Ban nội chính chứng tỏ sự tín nhiệm của cấp lãnh đạo và cho rằng ông Thanh sẽ “không ngại va chạm” … “Tôi nghĩ đã làm chính trị mà sợ va chạm thì thôi không nên làm nữa. Trên đời chỉ có hai người không phải va chạm gì đó là người đã chết rồi và người mới đẻ ra.” Ông Doanh nói: ”Ông Thanh không phải người như thế”.
Vậy nên, chỉ mong ông đừng vướng vào cái tật mà ngạn ngữ đã đức kết, làm bằng tài năng, trí tuệ, chữ Tâm và nhiêỵ huyết vì dân, vì nước, có vụ phai rnhư cứu nước trong lúc này, đừng bao giờ ‘làm bằng miệng’. Chúc ông tấn tới gặp nhiều thuận lợi, an toàn và thành công!
BVB
Được đăng bởi

Đinh Mạnh Vĩnh – Chỉ chỗ giúp ông Nguyễn Bá Thanh chống tham nhũng

Đinh Mạnh Vĩnh
Ông Nguyễn Bá Thanh vừa nắm ghế “Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương” làm dân tình nháo nhác; người này tí tởn, người kia kỳ vọng, kẻ lại chê bai, người khác lắc đầu cho rằng ông Thanh rồi cũng chả làm gì được. Tôi cho rằng những người như thế là không có thiện chí, không có tính xây dựng chân thật, hoặc chỉ là phường “theo đóm ăn tàn” mà thôi.
Tôi là người ăn nói dù có phần bạt mạng, lý sự và lắm lời, nhưng tôi khoái cái cách của ông Thanh, nhất là một khi ông Thanh đã tỏ rõ quyết tâm diệt tham nhũng tới cùng bằng phát ngôn mạnh bạo “hốt liền, không nói nhiều” khi điểm mặt một số ngân hàng định giá đất theo kiểu “trời ơi” lên gấp cả năm, bảy lần so với giá thực. Do đó, tôi nghĩ bất kỳ bà con cô bác nào mong muốn công cuộc chống tham nhũng của ông Thanh “làm ăn tấn tới” thì hè nhau vô giúp ổng một tay, đó mới là ý nghĩa thiết thực.
Bà con nhào vô, mỗi người một tay giúp ổng trước đi, chỉ mặt điểm tên rõ ràng càng nhiều càng tốt, lúc đó ổng mà làm ngon lành thì ta càng nồng nhiệt ủng hộ ổng làm tới bến, ổng làm không ra gì thì trước sau cũng khỏi có mà “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” và khỏi có phát ngôn ầm ào, né tránh, khoa tay múa chân nữa, sự thật sẽ hiện ra nhanh thôi. Tôi phát động trước, bà con nha!
Căn cứ vào đó, tôi ngồi lục lọi lại trên mạng để điểm mặt một số chỗ vô cùng mờ ám và khả nghi, để cung cấp cho ông Nguyễn Bá Thanh, coi như là một việc làm cụ thể động viên ổng “hốt liền, không nói nhiều”.
Dưới đây là những “con sâu chúa” được dẫn ra:
1. EVN được Bộ Tài chính bảo lãnh vay 6.200 tỷ đồng [1]. EVN sử dụng số tiền hơn cả sáu ngàn tỉ này vào việc gì? Hiệu quả (hậu quả) ra sao? Trong trường hợp số tiền này sử dụng không đúng mục đích, không thể đổ lỗi hết cho ngân hàng, bởi nó được Bộ Tài chính bảo lãnh. Trách nhiệm Bộ tài chính tới đâu trong trường hợp này?
2.. “Thủ tướng đã yêu cầu các ngân hàng phải cho EVN vay 10.000 tỉ đồng để làm vốn lưu động, ông Vũ Huy Hoàng đề nghị EVN phải làm việc với các ngân hàng để có tiền trả nợ cho PVN, TKV và đảm bảo nguồn lực phát điện” [2]. Số 10.000 tỉ này đã giải ngân hết chưa? Sử dụng ra sao rồi? chỉ riêng số tiền này có góp phần cho các ngân hàng nợ như chúa chổm hiện nay không? Làm sao có thể đổ vấy ngân hàng chịu trách nhiệm toàn cục?
3. “TKV công bố số nợ cả nội tệ lẫn ngoại tệ trên 25.000 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD) thì EVN cũng đang gánh khoản nợ ngất ngưởng 52.000 tỷ đồng (2,5 tỷ USD)” [3]. Ông Thanh cần làm rõ cơ cấu nợ của con số khủng khiếp này, từ ngân hàng trong nước cho đến ngân hàng nước ngoài. Có tổ chức, cá nhân nào bảo lãnh không? Bảo lãnh hay thế chấp, hay phát hành trái phiếu chính phủ? Phương án kinh doanh, trả nợ, trả lãi do ai quyết mà dẫn đến số nợ kinh hoàng thế này? Đã vậy: “Kế hoạch năm nay, EVN còn muốn vay thêm trên 3 tỷ USD cho đầu tư phát triển”.[3]. Nợ cũ đã như thế, chưa làm rõ đâu vào đâu mà còn “hào hứng” ra kế hoạch vay nữa? Liệu rồi ai sẽ chắp bút ký bảo lãnh (hay cho phép phát hành trái phiếu) cho EVN tiếp tục vay đến 3 tỉ USD nữa đây?
4. “Ngoài số tiền 11.000 tỉ đồng mà PVN có dấu hiệu “quên” nộp ngân sách khiến Bộ Tài chính đã phải hai lần ra văn bản yêu cầu nộp trên, PVN còn đang bị đề nghị phạt gần 500 tỉ đồng vì không nộp thuế” [4]. Vụ việc đã tiến hành giám sát và thu hồi về ngân sách chưa? Số tiền gọi là “quên” nộp này cho thấy vi phạm về “quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, bởi vì làm sao có thể tin được PVN “quên” nộp một con số kinh khủng thế này? 11.000 tỉ chớ có phải ổ bánh mì đâu mà nói “quên”? Ông Thanh làm ơn đi vào cụ thể, chi tiết để lôi mấy con sâu chúa ra.
5.“Liên quan đến thông tin Chi cục Thuế Q.1 “ngâm” trên 1.400 tỉ đồng tiền thuế sai quy định, Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa có văn bản dẫn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xử lý vụ việc. Theo đó, Thủ tướng giao Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo TP.HCM về phòng, chống tham nhũng, chỉ đạo kiểm tra, làm rõ xử lý theo thẩm quyền, đúng pháp luật và báo cáo kết quả lên thủ tướng” [5]. Vụ việc xảy ra cả gần 2 năm nay mà không thấy đả động gì tiếp. Ông Thanh coi lại ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân ở Tp.HCM đã báo cáo chưa? Số tiền này đang lưu lạc tại đâu? Tại sao mang danh “Cục thuế” mà có thể làm ăn gì kỳ lạ vậy? Tại sao chỉ phạm vi một quận của một thành phố mà có thể lộng hành, chây ì và dẫm đạp pháp luật nhà nước như thế này? Cả hơn ngàn tỉ bạc của dân mà không lẽ chỉ “phê bình” nhẹ nhàng vầy thôi sao? [6]
6. “Trước đây, Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao đứng ra bảo lãnh cho công ty cổ phần ximăng Hạ Long vay vốn nước ngoài, nhưng thực tế bộ Tài chính đã bảo lãnh cho tổng công ty Sông Đà (nay đã sáp nhập, làm nòng cốt trong tập đoàn Sông Đà) vay, sau đó, tổng công ty này ký hợp đồng cho công ty cổ phần ximăng Hạ Long vay lại trên 3.335 tỉ đồng, bằng lãi suất vay của các ngân hàng nước ngoài”.[7] Không có Bộ tài chính, Thủ tướng bảo lãnh làm sao Sông Đà vay cả mấy ngàn tỉ thế này? Làm sao ông Thanh cứ đổ tội hết cho ngân hàng được?
7. “12 tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng” [8]. Không có Thủ tướng đứng ra bảo lãnh, có thể nào cả mười mấy tập đoàn “xúm vào” nợ đầy đầu thế này không?
Sơ sơ như vậy đã thấy hốt hoảng, đau lòng cho người dân đen chúng tôi. Chưa nói tới Vinashin, Vinalines, mà còn nhiều lắm, cả Vinacomin, VNPT, Viettel, Vinatex v.v… mà dẫn ra cho hết thì không tài nào hết nổi và có thể làm ông Nguyễn Bá Thanh đổ gục tại chỗ trước khi ra Hà Nội mất!
Vậy chăng, ông Nguyễn Bá Thanh thay vì phát biểu: “”Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái của ngân hàng, cho “hốt liền”, không nói nhiều!” mà hãy thêm chữ “các tập đoàn”, thì tôi cho rằng ông mới đi đúng cái gốc của vấn đề.
Ai cũng biết “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”, nếu không có “cái chủ đạo” này thì các khoản nợ hàng hàng lớp lớp từ trong cho đến ngoài nước có “dã man” như ngày hôm nay?
Đã thế ông Thủ tướng còn phát ngôn thế này đây, ông Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương coi nè [9]: “Trong 3 khối doanh nghiệp, phúc lợi cao nhất là DNNN. Các DNNN gần như không để công nhân thất nghiệp. Trên tổng thể, trong những năm qua, trong giai đoạn thực sự khó khăn, nếu không có lực lượng kinh tế nhà nước, chính phủ không biết điều hành làm sao“. Nào đã xong, đến chừng hết phương cứu vãn, ông Thủ tướng nói coi có “đã đời” không nè ông Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương: “Trăm sự nhờ ngân hàng” [10]
Không biết ông Nguyễn Bá Thanh (là dân miền Trung) có hiểu thấu cái câu :”Trăm sự nhờ…” của dân miền Nam không? Khi nói đến “nước non” như vậy, nghĩa là buông xuôi, năn nỉ và phó mặc sống chết hoàn cảnh bi đát của mình vào tay ai kia rồi đó!
Ông Nguyễn Bá Thanh liệu mà tính cho êm xuôi coi sao, chứ tôi thấy ngó bộ khi đã “trăm sự nhờ…” nghĩa là sắp tiêu tùng rồi! Tiêu là tiêu cả cái nước này đó, ông Bá Thanh ơi! Cái mà người ta hay gọi “trái phiếu chính phủ” khi phát hành, nghe cho nó… “sang”, thực chất chính là đem cái nước này gá nợ thôi, bởi Chính phủ có cái mẹ gì ngoài “trên răng dưới d…” mà thế chấp các khoản nợ trong và ngoài nước?!
Ông Bá Thanh ơi! Bọn tham nhũng không phải “phá tàn canh” như ông nói đâu, mà phải nói nó “phá tàn canh gió lộng” luôn đó! Ông mà dẹp hết lũ tham quan ô lại, ăn tàn phá hại cái nước này thì tôi nghĩ hàng triệu triệu người sẽ nhớ ơn ông mãi mãi!
Hàng triệu người đang chờ ông hành động coi ra sao đó!
Đinh Mạnh Vĩnh
_______________
http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/2012/11/evn-duoc-bo-tai-chinh-bao-lanh-vay-6-200-ty-dong-25266/ [1]
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/evn-duoc-vay-10000-ti-dong-de-tra-no-515037.htm [2]
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/hai-ong-lon-nganh-nang-luong-vay-no-gan-80000-ty-nam-2012-684434.htm [3]
http://tuoitre.vn/Kinh-te/519007/Buoc-Tap-doan-Dau-khi-nop-lai-gan-11000-ti-dong.html [4]
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111005/thu-tuong-chi-dao-lam-ro-vu-ngam-tren-1-400-ti-dong-tien-thue-sai-quy-dinh.aspx [5]
http://www.tienphong.vn/phap-luat/553851/ong-chi-cuc-truong-tu-nhan-phe-binh-tpp.html [6]
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tap-doan-song-da-kho-tra-no-ngan-hang-nuoc-ngoai-576559.htm [7]
http://vef.vn/2012-05-30-12-tap-doan-nha-nuoc-no-hon-218-nghin-ty-dong [8]
http://vef.vn/2011-02-16-keu-kho-nhung-cac-tap-doan-van-song-khoe- [9]
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130110/thu-tuong-nguyen-tan-dung-tram-su-nho-ngan-hang.aspx [10]

Mậu Thân 1968: Đồ tể & Nhân chứng sống (Vũ Thế Phan)

Vũ Thế Phan- Thongluan

“…Tôi đứng núp sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn: Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!…”
Hoàng Phủ Ngọc Phan: Tôi không hề giết ai
[“Sau chiến dịch Mậu Thân báo chí ở Sài gòn thường nhắc đến anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan như là hai tên đồ tể khát máu, giết người không gớm tay ở Huế. Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra. Tánh anh Tường rất hiền, không ưa đụng đến vũ khí, dầu chỉ để lau chùi. Cơ quan cấp cho anh một khẩu súng ngắn K.59, anh không ngó ngàng gì tới đến nỗi súng han rỉ, rồi đem cho một người bạn nào đó mượn đi công tác. Người này làm mất súng khiến anh Tường bị phê bình – đúng ra đây là một khuyết điểm đáng phải bị xử kỷ luật nặng. Nhưng anh Tường không ý thức được điều đó. Anh cứ cãi khơi khơi là tại cơ quan giao súng cho anh chứ anh đâu có yêu cầu. Công tác của anh chỉ cần ngòi bút. Người như thế mà có thể giết ai được?
Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người. Vì lẽ:
- Giết người không phải là chuyện nhỏ, không phải hễ có súng trong tay là có quyền giết người. Tôi không hề có quyền đó.
- Giết người không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng có bản lĩnh đó. Mặc dầu trong chiến tranh, trên chiến trường và ngay bây giờ vẫn không thiếu gì những kẻ đáng tội chết nhưng nếu đưa cho tôi một kẻ đáng tội nào đó bảo tôi giết thì nói thật… không dám đâu.
Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là vì không thể sống chung với cái ác. Nếu chịu làm ác thì cứ nhảy vào các binh chủng rằn ri của Thiệu – Kỳ hay đầu quân dưới trướng của Liên Thành thì thiếu gì cơ  hội?
Từ sau Tết Mậu Thân đến nay, đối phương không ngừng vu khống cho anh em tôi đã tàn sát đồng bào vô tội ở Huế. Tôi nguyên là sinh viên Y khoa nên họ còn trút luôn lên đầu tôi cái tội khi sư diệt tổ là giết các giáo sư người Đức ở Đại học Y khoa Huế. Lúc đầu thì có nhiều người tin nhưng hơn ba mươi năm nay, bà con bạn bè trong nước và cả những người ở nước ngoài có dịp đi về đều đã hiểu được sự thật. Tất cả chỉ là tin đồn do những người có ác ý gieo rắc, không cần chính xác và không ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng Liên Thành, là người cầm đầu nhiều cơ quan công lực, rất có điều kiện để kiểm chứng các tin đồn. Vậy xin hỏi Liên Thành: ông nói tôi say sưa lấy máu tươi, giết đồng bào vô tội nhưng chính xác tôi đã giết những người nào? Lúc nào? Ở đâu?
Nếu ai đó nói chính mắt họ thấy tôi giết người thì chắc chắn đó là kẻ ăn gian nói dối.
Còn nếu Liên Thành hay bất kỳ ai đưa ra được bằng chứng không thể chối cãi rằng tôi đã giết người – như kiểu tên ác ôn Nguyễn Ngọc Loan giết anh Bảy Lốp – thì tôi xin tự vẫn ngay trước mặt họ để tạ tội với đồng bào và khỏi làm nhục lây đến bà con dòng họ.”]
(Trích nguyên văn Hoàng Phủ Ngọc Phan: Nhân đọc bài “Trịnh Công Sơn và những hoạt động nằm vùng”), daohieu.com hoặc daohieu.wordpress.com.
*
* *
Nguyễn Thị Thái Hoà: Hoàng Phủ Ngọc Phan là kẻ giết người
[“Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong Tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi đảng Việt Gian Cộng Sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v…
Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.
Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương… thì giờ thực tập được chia làm ba ca: sáng, chiều và đêm …
Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.
Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ.
Hai tuần trước Tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm.
Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn Tết.
Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 Tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè…
Sau bữa cơm tối mồng một Tết, khoảng 8 giờ 30 anh Hải lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.
Tối mồng một Tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.
Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…
Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.
Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba…rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.
Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tư bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?”
Tôi nói “từ phòng cấp cứu”.
Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà sơ dòng Áo Trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeanne d’Arc.
Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà sơ, và mấy người nữa.
Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó.
Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay chúng đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.
Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu…
Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm…cầm hơi!
Tôi quyết định chạy về tìm gia đình. Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run , hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng. Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hải, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hãi từ cổng sau BV chạy vô.
Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi, thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống. Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam), nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi.
Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.
Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn.
Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra.
Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với Hoàng Phủ Ngọc Phan. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.
Gặp Văn, Phan nạt nộ: tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương!
Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.
Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời Hoàng Phủ Ngọc Phan nói.
Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chổ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến Hoàng Phủ Ngọc Phan và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy.
Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và tình cờ gặp tôi trong đó.
Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô BV cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chổ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi.
Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, thì gặp bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi… tải thương!
Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc: mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về.
Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt Hoàng Phủ Ngọc Phan, mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh đấu, lên đường xuống đường” của những năm trước.
Hoàng Phủ Ngọc Phan to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thì Văn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeanne d’Arc.
Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đã cứng. Đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn còn mở trừng. Miệng vẫn còn há ra.
Hoàng Phủ Ngọc Phan vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi: Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết!
Văn run rẫy lắp bắp: dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có Hoàng Phủ Ngọc Phan chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.
Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chíếc xích lô, trong lúc Hoàng Phủ Ngọc Phan cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.
Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhả đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no, thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều.
Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại ngồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn.
Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi.
Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con: nín đi con ơi.
Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ.
Tôi định dừng lại hỏi thăm thì Hoàng Phủ Ngọc Phan trờ xe tới nạt nộ: “đi mau, ngó chi!”
Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.
Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi.
Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…
Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.
Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì Hoàng Phủ Ngọc Phan và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi: không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!
Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn.
Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn Thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi Hoàng Phủ Ngọc Phan biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.
Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi.
Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.
Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây?
Văn oà khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nỗi ni…
Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.
Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhảy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan cũng vừa vào đến.
Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi: thằng Lộc, thằng Kính ở mô?
Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng: ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn Tết ở đây mà ông không biết răng được?
Ông nội nói, ba ngày tư ngày Tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biết tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!
Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.
Tôi đứng núp sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn: Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!
Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao: tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.
Thằng Phan càng la lớn: tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti.
Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba…

Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to: đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…
Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc anh Lộc tìm cách tuột xuống, thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì Hoàng PHủ Ngọc Phan đã nổ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.
Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó giành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván.
Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.
HPNP-1.jpg
Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lay, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu.
Khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của với ông nội đang ở trong nhà.
Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rũ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!
Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống.
Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn giấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.
Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.
Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại.
Một buổi tối tụi bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin chúng nó đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Chúng nó bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.
Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nỉ: mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Chúng không cho. Chúng nó phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc…
Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn.
Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuổng xẻng đang đào đất. Tâm trí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết…
Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xảy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra.
Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo.
Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu, bức tai, giọng tức tưởi: thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi. Bác Hậu đấm ngực: không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa…
Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.
Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội.
Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa.
Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề.
Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nỉ tôi: rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng?
Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi.
Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau: khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó thì bọn VC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.
Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội.
Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tôi như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.
*
Sau khi Huế được giải thoát. Ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cữ hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế.
Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn được nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.
Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần dường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ.
Thưa ông Liên Thành,
Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau đớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.
Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống…
Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của lũ Việt Gian Cộng Sản ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS.
Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.
Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau Tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người Thân Yêu trong gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.
Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết.
Xin trình tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:
Tên ông nội:
- Nguyễn Tín, 70 tuổi.
Ba người anh:
- Nguyễn Xuân Kính, sinh viên Y khoa, sinh năm 1942.
- Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên Luật, sinh năm 1946.
- Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949.
Và Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.”]
(Toàn văn bức thư của Nhân chứng hiện còn sống Nguyễn Thị Thái Hòa)
*
* *
[“Ở một làng quê, có ông Bí thư rất độc ác, khi nghe tin ông đổi đi nơi khác, dân làng hồ hởi, phấn khởi ăn mừng… Nhưng rồi ông Bí thư khác đến, vẫn vậy, nếu không muốn nói còn ác độc hơn ông trước. Thế rồi, một hôm ông Bí thư lâm bệnh mà chết. Đám ma được chính quyền tổ chức rầm rộ. Một bà cụ già, nửa đêm ra đào mồ ông Bí thư, bị bắt, đem ra Tòa xử. Tòa hỏi: cớ sao người ta chết rồi, bà lại đào mồ lên làm gì? Bà cụ dõng dạc trả lời: Tội ác không thể chôn đi, mà phải đào lên, phải được xử án, để mọi người "học tập" hầu tránh xa Tội ác!”] (NguyenHa)
Vũ Thế Phan (Sưu tầm và có sửa vài lỗi chính tả)

Một phụ nữ khác

Procontra
Phạm Hồng Sơn

Mấy hôm nay cư dân mạng xôn xao, bàn tán về một phụ nữ Việt Nam, bà Kim Chi – nữ diễn viên điện ảnh – tác giả của lá thư có đoạn viết như thế này: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.” Tuyệt đại đa số cư dân mạng đều thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục quan điểm đó của bà Kim Chi.
Dù quan điểm đó mới chỉ đề cập tới người đang “làm nghèo” đất nước chứ chưa phải là người bắc lại cầu cho sự đô hộ của phương Bắc hay đóng vai trò quan trọng trong việc đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, người đang viết những dòng này không chỉ tán thành, trân trọng mà còn coi sự thể hiện công khai quan điểm đó của bà Kim Chi là một phản ứng tích cực của xã hội theo chiều tiến đến tinh thần công dân độc lập, bất tuân phục cường quyền – thuộc những đặc tính cơ bản của văn hóa dân chủ.
Nhưng trong những ngày qua có một phụ nữ Việt Nam khác, nổi tiếng và có vị thế chính trị, xã hội lớn hơn rất nhiều so với nữ diễn viên Kim Chi, dù cư dân mạng, cũng như công luận nói chung, những ngày qua gần như không đả động đến, nhưng theo tôi, lại đã có một hành động có những hiệu ứng không hề nhỏ tới tình hình xã hội hiện nay. Đó là bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (1992-2002), đã vui mừng đón nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng (Cộng sản Việt Nam) vào ngày 03/01/2013. Theo báo chí nhà nước, trong buổi lễ diễn ra tại Phủ Chủ tịch, bà Nguyễn Thị Bình đã “xúc động nhấn mạnh, trước những vấn đề bức thiết được đặt ra trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, mỗi cán bộ đảng viên cần vững tin, kiên định, tiếp tục kế thừa phát huy truyền thống cách mạng kiên cường trung dũng, làm tốt nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng và nhân dân.
Nhìn lại một vài điểm trong thân thế sự nghiệp của bà Nguyễn Thị Bình, chúng ta sẽ thấy rõ dần cái tác động xã hội từ việc bà Nguyễn Thị Bình đón nhận Huy hiệu Đảng.
Bà Nguyễn Thị Bình, tên khai sinh là Nguyễn (Thị) Châu Sa, sinh năm 1927, xuất thân từ một gia đình tư sản tại miền Nam Việt Nam và chính là cháu ngoại của cụ Phan Châu Trinh – người có tư tưởng cải cách dân chủ đầu thế kỷ XX. Bà Nguyễn Châu Sa đã tham gia chống Pháp, ủng hộ phong trào Việt Minh từ khi mới 17 tuổi, đã từng có thời gian sống và đào tạo tại miền Bắc Việt Nam trước khi được gửi trở lại miền Nam hoạt động, với tên mới là Nguyễn Thị Bình, để tham gia một loạt các tổ chức, phong trào tại miền Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ xướng và lãnh đạo như : thành viên của Măt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phó đoàn đại biểu, rồi Trưởng đoàn, của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị đàm phán bốn bên tại Paris khởi sự vào năm 1968, và là Bộ trưởng Ngoại giao từ ngày thành lập cho tới khi bị giải thể của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam. Hiện nay bà Nguyễn Thị Bình còn là chủ tịch của nhiều hiệp hội, tổ chức dân sự khác, đáng phải kể nhất là Chủ tịch Quĩ Văn hóa Phan Châu Trinh (với vị Phó Chủ tịch là Giáo sư Chu Hảo, cùng nhiều trí thức, nhân sĩ tên tuổi).


Như vậy, với nhóm các nhân sĩ, trí thức thuộc “Phong trào Học sinh, Sinh viên chống Mỹ” trước 1975, ít nhiều thì bà Nguyễn Thị Bình vẫn là một người rất gần gũi về chính trị và rất thân quen về tình cảm trong cái nghĩa cùng là những người sinh ra tại miền Nam và cùng li khai chế độ Việt Nam Cộng hòa. Chắc chắn hình ảnh thanh nhã nhưng cương nghị, quí phái và tự tin của “Madame Binh”, thường trên trang nhất của các mặt báo quốc tế thời 1968-1973, chưa thể nào phai mờ trong ký ức thời tuổi trẻ hết sức sôi động, hào sảng của những người như bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, luật gia Lê Hiếu Đằng, ông Lê Công Giàu hay ông Hạ Đình Nguyên… Còn đối với giới trí thức tinh hoa, kể từ năm 1986 tới nay, ngoài cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và vị tướng già Võ Nguyễn Giáp, hiếm có một (cựu) chính trị gia cao cấp nào khác mà lại được họ gần gũi, dành cho một tình cảm yêu mến, trân quí như bà Nguyễn Thị Bình.
Do đó, chiếc huy hiệu đỏ chói 65 năm tuổi Đảng mà bà Nguyễn Thị Bình đang cầm chắc chắn không chỉ là sự ghi nhận công lao, sự gợi nhớ về một thời hào hùng, đầy tự hào, hãnh diện, và nhiều ý nghĩa khác nữa, mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam muốn dành, muốn nhắn nhủ riêng tới bà Nguyễn Thị Bình – một nhân vật biểu tượng, một tình cảm thân thiết, một chỗ dựa đối với nhiều nhân sĩ, trí giả.
Dĩ nhiên, cùng một biểu tượng hay thần tượng cũng không thể chắc gây ra được cùng một ảnh hưởng hay một đánh giá ở những người khác nhau. Nhưng việc bà Nguyễn Thị Bình đón nhận và “cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước” về chiếc huy hiệu Đảng vào lúc này, và  khẳng định đó là “niềm vinh dự lớn lao” đối với cá nhân bà, thì chắc chắn có một thông điệp: rất không nên bày tỏ bức xúc hay phản đối cái đảng, cái tổ chức dù là cái đảng/tổ chức đó đã thể hiện rất rõ là kẻ bán nước, hại dân.
Ảnh:
Ảnh 1: Nghệ sĩ Kim Chi và nữ tướng Nguyễn Thị Định ở chiến trường miền Nam
Ảnh 2: Bà Nguyễn Thị Bình tại Hội nghị Paris 1973
© 2013 pro&contra

Trần Xuân Hoài – Khảo sát Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học

 -X -Cafevn
Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học
Trần Xuân Hoài
Khảo sát các bản hiến pháp của Việt Nam có thể thấy rõ biểu hiện của yêu cầu ”Độc lâp”, “Tự do”, “Bình đẳng” tương đối ổn định. Riêng “Dân chủ” trong hành trình hiến pháp Việt Nam có sự biến đổi bất thường nhất. Trong các phiên bản ban đầu – 1946, 1960 – phạm trù này được nhấn mạnh nhiều, sau đó thì giảm mạnh.
1- Tiên đề của khoa học Khoa học là công cụ tư duy để con người lý giải và làm chủ tự nhiên cũng như xã hội. Mọi ngành khoa học đều được xây dựng từ những tiên đề (axioms), là những chân lý vạn năng tự thân không cần chứng minh[1]. Từ lớp 7 phổ thông ai cũng biết tiên đề Euclide về đường thẳng song song là nền tảng cho hình học cổ điển. Đó là loại tiên đề của tư duy toán học. Bảo toàn năng lượng và bảo toàn vật chất là những tiên đề nền tảng cho Vật lý. Tốc độ ánh sáng trong chân không là cực đại và hằng số trong mọi điều kiện là tiên đề cho thuyết tương đối Einstein. Những tiên đề đó là của thế giới tự nhiên. Xã hội con người cũng là một đối tượng của khoa học. Muốn xây dựng một tập hợp con người thành một hệ thống xã hội văn minh cũng cần có những tiên đề, tạm gọi là Tiên đề xã hội. Nói một cách dễ hiểu, đó là những lẽ phải không ai chối cãi được (Hồ Chí Minh)[2]. Từ các tiên đề xã hội sẽ xây dựng nên Hiến pháp, luật pháp, quy tắc của xã hội đó. Tiên đề xã hội được thể hiện trong các niềm tin tôn giáo hoặc các tuyên ngôn xã hội. Khác với tôn giáo cần cách diễn đạt càng mờ ảo thì càng lôi kéo được niềm tin, các tuyên ngôn xã hội là khoa học, nên rất rõ ràng, không thể đánh tráo. Không kể thời trung cổ thì cho đến nay có 3 tuyên ngôn xã hội phổ biến nhất mà các xã hội văn minh chọn các tiên đề ở đó làm cơ sở cho Hiến pháp:Tuyên ngôn độc lập Mỹ (1776), Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền Pháp (1791 ) và Tuyên ngôn Công sản (1848). 2- Tiên đề xã hội cho các hiến pháp của Việt Nam
Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945[2] là bản tuyên ngôn xã hội chính thức duy nhất của nước Việt Nam cho đến nay. Điều rất đặc biệt là ngay những dòng đầu tiên bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đó đã chọn những tiên đề xã hội của Tuyên ngôn độc lập Mỹ[3]: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyên Pháp[4]:”Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Tuyên ngôn độc lập Việt Nam đã khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Hiến pháp Việt Nam đã có hành trình gần 70 năm, với ít nhất 4 phiên bản chính thức vào các năm 1946, 1960, 1980, 1992[5], và 1 dự thảo 2013[6], không kể các sửa đổi nhỏ 2001. Với các tiên đề xã hội như Tuyên ngôn Độc lập 1945 đã khẳng định, thì các quyền hiển nhiên như Độc lập, Tự do, Bình đẳng, Dân chủ là những điều khắc sâu trong lòng Việt Nam, tất phải thể hiện thành lời trong Hiến pháp Việt Nam vì Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao, với kỳ vọng là được bắt nguồn từ những lẽ phải không ai chối cãi được đó.
Người Đức có câu tục ngữ rất hay: Điều gì khắc ở trong tâm thì cũng bộc lộ nên lời. Theo triết lý đó của người Đức, chúng ta làm một thống kê nhỏ mà kết quả trình bày trong bảng dưới đây, cho ta thấy số lần xuất hiện và xác suất hiện diện của các phạm trù đó trong các văn bản Hiến pháp Việt Nam. Vì các văn bản có độ dài ngắn khác nhau, nên để định lượng cần phải tính xác suất hiện diện của chúng bằng cách tính tỷ lệ (phần nghìn) của số lần xuất hiện chia cho tổng số từ. Để dễ nhận biết, xác suất của sự hiện diện được trình bày rõ thêm bằng đồ thị kèm theo.
Hiến pháp
Tổng số từ
“Độc lập”
“Tự do”
“Bình đẳng”
“Dân chủ”
Số từ Xác suất (o/oo) Số từ Xác suất ( o/oo) Số từ Xác suất ( o/oo) Số từ Xác suất ( o/oo)
1946 3348 2 0. 59 10 1. 49 2 0. 59 13-8 1. 49
1960 8277 10 1. 2 8 0. 96 6 0. 72 79-48 3. 74
1980 14510 19 1. 3 15 1. 03 7 0. 48 12 0. 83
1992 13514 11 0. 81 10 0. 73 7 0. 52 7 0. 52
2013(Dt) 13866 14 1 14 1. 01 10 0. 72 11 0. 79

Nhìn biểu đồ thấy rõ sự biểu hiện của yêu cầu”Độc lâp” có biến đổi ít nhiều nhưng không một chiều, “Tự do” năm 1946 là rất cao sau đó ổn định suốt nhiều thập kỷ. “Bình đẳng” tương đối ổn định. Riêng “Dân chủ” trong hành trình hiến pháp Việt Nam có sự biến đổi bất thường nhất. Trong các phiên bản ban đầu, 1946, 1960 phạm trù này được nhấn mạnh nhiều, sau đó thì giảm mạnh. Lưu ý rằng trong các thống kê này, cụm từ dân chủ nằm trong tên gọi quốc gia “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, đã được đưa ra khỏi số liệu thống kê. Tuy chỉ là một phương pháp tư duy hình thức, gần giống như một trò chơi ngôn ngữ, nhưng số liệu thống kê giản đơn như vậy cũng gợi ý để tìm hiểu kỹ hơn, đặc biệt về nội hàm “Dân chủ” trong Hiến pháp.
3- Sự định danh của một quốc gia và Hành trình dân chủ trong các Hiến pháp Việt Nam
•    Việt Nam, với tư cách là một quốc gia (nhà nước), được định danh trong các Hiến pháp như sau:
Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa (điều 1, Hiến pháp 1946)
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. . , là một nước dân chủ nhân dân (điều 2 Hiến pháp 1960)
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. . . (Điều 2, HP 1980)
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước (gì?) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. . . (điều 2, HP 1992)
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân. . . (điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2000).
•    Sự định danh lại vào Hiến pháp 1980 từ nhà nước dân chủ sang nhà nước chuyên chính, là một bước ngoặt lớn, có thể hiểu là Hiến pháp được xây dựng lại trên cơ sở những tiên đề xã hội khác trước. Có lẽ hiếm có quốc gia nào có được sự tự định danh chính thức là nhà nước chuyên chính như Hiến pháp 1980 của nước ta. Nên nhớ rằng, “chuyên chính” là xuất xứ từ nguyên gốc Latin “Dictatura”, trong mọi ngôn ngữ thông dụng đều có duy nhất một nghĩa là đối nghịch với “Dân chủ – Democracy”, rất phản cảm trong xã hội văn minh[7]. Vì là từ mượn, trong tiếng Việt, nhờ sử dụng thủ thuật “từ đồng nghĩa- Synonyms” cùng gốc Hán- Việt nên chữ “Chuyên chính” đã được dùng thay cho chữ “Độc tài”, và do vậy không gây phản cảm trong xã hội Việtnam. Trong giao tiếp, quảng cáo, tuyên truyền chính trị, những thủ thuật ngôn ngữ được dùng để dễ thuyết phục một cách nhất thời như vậy không phải là điều cấm kỵ, nhưng trong một văn bản luật cao nhất như Hiến pháp của một quốc gia mà định danh một quốc gia như vậy thì rất lạ.
•    Hiến pháp 1992 một lần nữa định danh lại: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. . . ”. Cần nhớ rằng mệnh đề này là trích trong diễn văn Gettysburg (1863) của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, dùng để định danh một chính quyền, nguyên văn:”… – government of the people, by the people, for the people – Chính quyền của dân, do dân và vì dân”[8]. Không phải là vô tình mà A. Lincoln định danh đó cho chính quyền chứ không phải cho nhà nước. Vì nếu là nhà nước (quốc gia) thì định danh như vậy thật vô nghĩa. Coi Chính quyền đồng nghĩa là Nhà nước (quốc gia), là một sự cố tình nhầm lẫn tai hại trong chính giới và chuyển thành thói quen cả ở trong ngôn ngữ dân gian. Như vậy, thực chất Hiến pháp 1992 của Việt Nam không định danh nhà nước Việt Nam là nhà nước gì, không biết là dân chủ hay là chuyên chính hay là cái gì đó khác…!
•    Có lẽ nhận thấy sơ suất này nên năm 2001 đã sửa lại Việt Nam là “. . là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân. . . ”. Hiến pháp là văn bản pháp luật tối cao khởi thủy cho mọi văn bản pháp luật khác. Về khoa học, bất kỳ một định danh nào đều phải dẫn chiếu đến một khái niệm đã được định danh trước đó hoặc diễn dịch từ những “sự thật không thế chối cãi –tức tiên đề xã hội”. Vì vậy cần giải thích rõ “Nhà nước pháp quyền XHCN” là gì trước khi định danh cho một nhà nước.
•    Qua sự định danh quốc gia trong Hiến pháp, ta có thể tóm tắt hành trình dân chủ theo con đường tiến hóa gần 70 năm như sau:
Dân chủ cộng hòa (46) –> Dân chủ nhân dân (60) –> Chuyên chính vô sản (80) –> không định danh (92) –> Pháp quyền XHCN (2001)…
Điều này lý giải cho biểu đồ về sự biểu hiện “Dân chủ” trong hiến pháp Việt Nam và hiển nhiên đã dẫn dắt sự thực thi trong xã hội chúng ta.
4- Thay lời kết
Trước một đối tượng quan trọng như chọn cơ sở nào để xây dưng Hiến pháp, trong xã hội tất phải có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới quan điểm chính trị, Hiến pháp phải xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền lực thống trị. Theo mục tiêu kinh tế, Hiến pháp phải được tạo ra theo lợi ích của việc điều khiển và thao túng đồng tiền. Lấy mục đích tuyên truyền làm chính, Hiến pháp sẽ được xây dựng bằng các thủ thuật ngôn ngữ. Điều thống nhất là tất cả các quan điểm khác nhau đều tự tuyên bố là vì quyền lợi của toàn dân. Tất nhiên thôi, vì về danh nghĩa, Hiến pháp là của toàn dân. Về nguyên tắc, Hiến pháp phải được toàn dân chấp nhận.
Khi Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở những lẽ phải không thể chối cãi được, thì việc chấp thuận của toàn dân là một lẽ tự nhiên. Còn khi cơ sở là những lý lẽ dễ bị chối cãi, dù cho Hiến pháp đó bằng cách này hay cách khác tuyên bố được nhân dân chấp thuận, thì đó chỉ là sự áp đặt khiên cưỡng. Một Hiến pháp như vậy chỉ là hình thức, chỉ để tuyên truyền và tất nhiên không thể thực thi làm nền tảng cho sự phát triển hài hòa, bền vững và thịnh vượng cho quốc gia, dân tộc.
Chắc là không có ai, ngoài vài ba nhà khoa học, lại ngây thơ tin rằng Hiến pháp của một quốc gia chỉ được xây dựng trên một cơ sở duy nhất, là cơ sở của những lẽ phải không thể chối cãi được.
Nhà Vật lý vĩ đại Albert Einstein đã từng thổ lộ:. “Tôi không bao giờ ngại ngần và cũng chẳng bỏ lỡ một cơ hội nào để thẳng thắn nói lên niềm tin của mình, vì tôi coi đó là nghĩa vụ phải làm. Tuy nhiên, theo lẽ thường thì một tiếng nói đơn lẻ luôn luôn chìm trong tiếng ồn ào của số đông “
Chú thích:
[1] axioms: a self-evident or universally recognized truth
[2] http://dangcongsan. vn/cpv/Modules/News/NewsDetail. aspx?co_id=30196&cn_id=119997
[3] “We hold these truths to be sacred and undeniable self evident, that all men are created equal and independent; that from that equal creation they derive in rights inherent and inalienable, among which are the preservation of life, and liberty and the pursuit of happiness”; http://www. princeton. edu/~tjpapers/declaration/declaration. html
[4] „Les hommes naissent et demeurent libres et égaux en droits. “ http://www. assemblee-nationale. fr/histoire/dudh/1789. asp
[5]http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=view&org_group_id=0&type_group_id=1&category_id=0
[6] http://vietnamnet. vn/vn/chinh-tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan. html
[7] Tiếng Anh: Dictatorship, Pháp:Dictature, Nga:диктатура, Đức: Diktatur, Trung quốc: 独裁 (âm Hán Việt:độc tài)
[8] “. . . and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth. ” http://showcase. netins. net/web/creative/lincoln/speeches/gettysburg. htm
Nguồn: Tia Sáng

Mã Anh Cửu “hùa theo” Trung Quốc khuấy căng thẳng Biển Đông, Hoa Đông

(GDVN) – Trong xử lý tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Tô Trinh Xương, Mã Anh Cửu đã “hợp tác với Trung Quốc và vấn đề này tạo ra những căng thẳng và bất ổn”
Tờ Taipei Times ngày 13/1 đăng bài phỏng vấn Tô Trinh Xương – Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan (DPP) đối lập cho rằng Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền và Mã Anh Cửu hiện nay đang hùa theo Trung Quốc trong chính sách biển đảo làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Mã Anh Cửu, Chủ tịch Quốc dân đảng cầm quyền (KMT) và là người đứng đầu đảo Đài Loan
“Washington cho rằng Mã Anh Cửu sẽ thúc đẩy quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ổn định cho tới khi tranh chấp nhóm đảo Điếu Ngư Đài (Senkaku/Điếu Ngư) diễn ra, khi Mỹ nhận ra rằng đã có một sự thay đổi lớn trong sự cân bằng của quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan”, ông Xương nói với tờ Taipei Times.
Trong 8 năm cầm quyền trước đó DPP cũng tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Điếu Ngư Đài (tên gọi phía Đài Loan đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư), nhưng không hề có xung đột với Nhật Bản. DPP luôn kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng chính quyền của Mã Anh Cửu và KMT lại kéo vòi rồng ra bắn vào tàu Cảnh sát biển Nhật Bản hồi năm ngoái.
Những động thái của giới cầm quyền Đài Loan trên Biển Đông (Đài Loan gọi là biển Nam Hải) theo Tô Trinh Xương, cũng đã tạo ra những căng thẳng “không cần thiết” với các quốc gia trong khu vực.
“Đài Loan đã có quân đồn trú trên đảo Thái Bình (tên gọi đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp – PV) và tuyên bố chủ quyền đối với khu vực, nhưng nó (chính quyền Đài Loan thời DPP – PV) cũng tôn trọng trật tự trên biển Nam Hải (Biển Đông), trong đó nhấn mạnh biện pháp giải quyết tranh chấp là đàm phán hòa bình chứ không phải “những hành động khiêu khích”.
Tô Trinh Xương, Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) đối lập tại Đài Loan
“Điều này (hành động của chính quyền KMT và Mã Anh Cửu trên Biển Đông, Hoa Đông – PV) chỉ có Trung Quốc hài lòng nhưng lại gây ra căng thẳng với các bên tranh chấp khác. DPP không bao giờ rút lại tuyên bố chủ quyền của mình, nhưng DPP cũng không gây xung đột với các bên”, Tô Trinh Xương nhấn mạnh.
Trong xử lý tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Tô Trinh Xương, Mã Anh Cửu đã “hợp tác với Trung Quốc và vấn đề này tạo ra những căng thẳng và bất ổn”. Quan điểm của DPP là không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Hồng Thủy (Nguồn: Taipei Times)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét