Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
BBC chiều nay bình luận: “Hiện chưa thấy có phản ứng chính thức của chính quyền Việt Nam, khi trên các trang mạng của Văn phòng Chính phủ và Bộ Ngoại giao không thấy xuất hiện một thông báo hay phản ứng chính thức nào về các nội dung của bản đồ kể trên liên quan các khu vực biển đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. 
Tin vui và tin buồn! (LĐ). ”…người dân Thủ đô lại có vẻ tin vào “tin buồn” chạy công chức mất 100 triệu của ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy, hơn là việc phủ nhận bằng “tin vui”, sau sự xuất hiện của 3 đoàn thanh tra”.   - Tìm bằng chứng “chạy công chức” – mò kim dưới đáy… đại dương (DT).
- Nguyễn Quang Thân: Cơ hàn vì đâu nên nỗi? (PNTP).
Suốt đời ăn… tiền lãi  (TNTS) Chị Cú Mèo ơi, em tính toán thấy gửi ngân hàng một tỉ đồng thì mỗi tháng lãi gần mười triệu. Căn nhà em đang ở giá khoảng ba tỉ. Vậy em bán nhà, lấy tiền gửi ngân hàng và suốt đời khỏi phải làm gì có được không chị?

Trung Quốc tiếp tục có động thái được cho là gây căng thẳng thêm ở khu vực khi công bố một bản đồ mới ‘thâu tóm’ tới hơn 130 đảo ở các vùng biển mà nước này đang tranh chấp, trong đó có Biển Đông và vùng biển tiếp giáp với Nhật Bản
Báo VN tiếp tục tránh né tên Trung Quốc (BBC) -Một số báo mạng Việt Nam khi tường thuật lễ tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh năm 1988 tại Trường Sa vẫn né tránh nêu tên Trung Quốc.
Tàu mới của Trung Quốc tại biển Đông mạnh cỡ nào? -VnMedia   —-Lực lượng nòng cốt thực thi luật biển Việt Nam (ĐV)   —Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền (ĐV)
Tôi không “nổ” (BBC) –  Ông chủ Trung Nguyên muốn làm lãnh đạo ngành cà phê thế giới. >>>‘Người Việt phải biết ước mơ xa’(Nghe)
Ai nhận thưởng Tết hàng trăm triệu đồng ở TP.HCM? -Zing - Người lãnh thưởng là lãnh đạo thuộc cấp cao nhất của doanh nghiệp, còn người lao động chỉ lãnh mức thưởng thấp hơn cả trăm lần, mức dưới cùng chỉ hơn 300.000 đồng.   —Thưởng tết cho giáo viên: Chờ tài xoay xở của trường (DV)
Thiệt hại tiền tỷ vì quyết định thu hồi đất “trái khoáy” của quận Long Biên -(Dân trí )  —Hàng trăm lao động “mất Tết” vì mắc cạn tại dự án Sông Đà – Hà Đông (Dantri)    —-Không mong Tết, chỉ muốn… tăng ca (TP)  —-Vụ án tại Vinashin: Thu hồi nghìn tỉ… khó khăn (LĐ)
Hai “ông lớn” ngành năng lượng vay nợ gần 80.000 tỷ năm 2012 (DV)   —Dân có quyền hỏi điện, xăng lãi sao tăng giá? (TP)
Người dân Dương Nội tẩm xăng đòi “đốt” chủ đầu tư để giữ đất (Infonet)   —Bác sĩ đối mặt với thưa kiện ngày càng nhiều  (TN)     —“Sống chung” với vắc-xin nghi gây chết người (NLĐ)
Hầu hết xe thương hiệu đã bán hết vé Tết(TNO) Hôm nay (12.1), Bến xe Miền Đông (TP.HMC) bắt đầu bán vé xe tết. Tuy nhiên, không khí tại bến xe này khá yên vắng và nhiều thương hiệu xe đã bán hết vé.
Cứu hai tàu cá và 15 ngư dân gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa   TPO – Sáng 12-1, Tàu SAR 412 hỗ trợ, lai dắt thành công 2 tàu cá và 15 ngư dân của hai tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ngãi vào bờ an toàn sau 7 ngày gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa.

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Trung Quốc : Nữ họa sĩ khỏa thân, dùng ngực vẽ tranh - Kênh 14====>>>
Ô tô kéo xe máy 10m, một người gãy chân (TP)   —Truy tố 4 người tổ chức vượt biên (TN)   —Bùng phát ăn cắp hàng trong container xuất khẩu (TN)    —-Đua nhau xây nhà trái phép chờ đền bù - Tiền Phong    —-Phố sex show kiểu Thái Lan ở Nam Sài Gòn -Nguoiduatin.vn   —-Nguoiduatin.vn -Người đàn ông chết bất thường tại ủy ban xã
Vụ an ninh thôn bị đánh chết: Nghi can là kẻ chuyên “bảo kê”  (TNO)Dân Trí  -Tai nạn kinh hoàng, người đàn ông bị container cán chết thảm    —-Sập dàn giáo xây cầu, 2 công nhân tử nạn trong đêm - (NLĐO)-Chuẩn bị 85 triệu lít bia cho Tết nguyên đán  (ĐVO)-Ngày 10/1, lãnh đạo HN chỉ đạo ngành chức năng tăng nguồn cung, rà soát, đảm bảo hàng Tết theo Công điện triển khai công tác phục vụ Tết của Thủ tướng.Dân sẽ được ăn nội tạng ngoại (ĐV)    —-Hỗn chiến, giết người chỉ vì một…đôi dép (ĐV)Gái mại dâm Hà Nội “bất ngờ” giảm giá quá bèo (CL)  —-Thu giữ 60 triệu đồng tiền giả và 1.000 khẩu súng đồ chơi sát thương (CL) Kỳ quặc kẻ giở chiêu ”thoát y” khi đi cướp (CL)Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ kế sách kiếm tiền, gã nảy sinh ý nghĩ điên rồ là ‘thoát y’ đi cướp giật với mục đích nếu nạn nhân có phát hiện cũng không dám rượt đuổi.
“Cái bang ngoại” chuyên chặn đầu xe xin tiền: Kiên quyết chặn đứng!  (Dantri)  -Sau khi báo Dân trí đăng loạt bài về nhóm “cái bang ngoại” chuyên chặn đầu xe xin tiền trên QL 1A đoạn ngã tư thị trấn Cai lậy (huyện Cai lậy, tỉnh Tiền Giang), các cơ quan chức năng đã khẩn trương vào cuộc. >>  Lật mặt “cái bang ngoại” chuyên chặn đầu xe xin tiền trên QL 1A   >> Đường dây “cái bang” và những kẻ chăn dắt bóc lột
Sân đấu hơn trăm tỉ chưa khánh thành đã nứt  (DV) Sân vận động tỉnh Kon Tum là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh nhưng trong những ngày qua, tại khán đài B đã có các vết nứt xuất hiện khắp nơi, từ dầm bê tông đến mặt khán đài.
Lao vào xe khách, chết tại chỗ (NLĐ)   —Quẹt dải phân cách, tử vong dưới bánh xe container (NLĐ)  —-Ngôi sao dâm ô của Đài BBC “già không bỏ, nhỏ không tha”(NLĐ)   —-Dùng kim tiêm “nhiễm HIV” cướp của các cặp đôi chỗ vắng(NLĐ)  —“Hiệp sĩ” tóm nữ chủ quán bán dâm (NLĐO)  —Xóa động mại dâm núp bóng cà phê miệt vườn(NLĐ)
Một học sinh bị đâm chết(NLĐ)  -Khoảng 14 giờ 35 phút ngày 9-1, trong giờ giải lao cuối tiết 2 của Trường THPT Lý Thường Kiệt (thị xã Ayun Pa- Gia Lai), học sinh Võ Xuân Chính (SN 1995) học lớp 12A2 và Nguyễn Văn Duy (SN 1995) học lớp 11A1 xảy ra mâu thuẫn. Cả hai cãi nhau rồi xảy ra xô xát, lúc đó nhiều bạn học can ngăn và kịp lúc trống trường báo hiệu vào học tiết 3 nên ai về lớp nấy.
Hàng vạn ôtô, xe máy sắp thành sắt vụn (LĐ)   —-Thanh Hóa: Trói cảnh sát để cướp súng (TP)

QUỐC TẾ
TT Obama: Cuộc chiến Afghanistan sắp kết thúc (VOA)   —Mỹ sẽ bàn giao nhiệm vụ cho quân đội Afghanistan từ mùa xuân này (RFI)  —-Vietnam Plus  -Mỹ không thay đổi chính sách thị thực với người Cuba
Pháp không kích ở Mali để hỗ trợ chính phủ(VOA)   —Pháp can thiệp quân sự tại Mali chống quân Hồi giáo vũ trang (RFI)
Con tin và lính Pháp bị giết ở Somalia (BBC)   —-Pháp : giải cứu con tin tại Somali thất bại  (RFI)  —-Báo chí Hàn Quốc : Bắc Triều Tiên chuẩn bị thử hạt nhân vào tuần tới  (RFI)  —Hàng ngàn người dân Malaysia biểu tình đòi cải tổ hệ thống bầu cử (RFI)
Trung Quốc : Lại đình công tại một nhà máy gia công cho Foxconn (RFI)   —-Ấn Độ thừa sức “chiếu tướng” Trung Quốc trên biển  -VnMedia  —-Bất đồng quanh kết luận Trung Quốc mạnh hơn Mỹ - Vietnam Plus

Nữ diễn viên điện ảnh Pháp Emmanuelle Riva, tại New York, 07/01/2013
Nữ diễn viên điện ảnh Pháp E.Riva, 85 tuổi, được đề cử tranh giải Oscar  (RFI) -Mùa tranh giải Oscar năm nay khai mở với hai ngạc nhiên lớn đối với làng điện ảnh quốc tế và Pháp.====>>>
Các giới chức Giao thông Hoa Kỳ duyệt xét lại máy bay Boeing 787 mới(VOA)   —-FIFA vinh danh Messi, Wambach, Del Bosque và Sundhage(VOA)  —Kinh tế gia, doanh nghiệp Thái Lan thảo luận về mức lương tối thiểu (VOA)
Ả Rập Saudi tử hình người giúp việc nhà (BBC)-  Một phụ nữ giúp việc nhà châu Á bị chặt đầu ở Ả Rập Saudi vì làm chết ngạt một em bé.

 
  • 2013: Trung Quốc phục hồi kinh tế (RFI) - Trung Quốc được quan tâm với hai bài báo đáng chú ý : Le Monde trở lại với « cuộc nổi dậy chống kiểm duyệt báo chí » tại ...
  • Indonesia: Aceh cấm phụ nữ cưỡi xe gắn máy (VOA) - Một phu nữ nói, 'Các quy định như thế này được đóng khung trong luật sharia, vì thể nhiều người Indonesia không dám chống lại bởi vì họ sẽ bị lên án là chống đạo Hồi'
  • VN sẽ cùng khai thác Biển Đông? (BBC) - Việt Nam không phản đối ý tưởng cùng thăm dò và phát triển nguồn lực ở các vùng lãnh hải tranh chấp, theo hãng tin Đài Loan.
  • Giới điện ảnh nói về bà Kim Chi (BBC) - Nghệ sỹ Kim Chi từ chối làm hồ sơ xét khen thưởng của thủ tướng, gây ra phản ứng nhiều chiều trong giới điện ảnh Việt Nam.
  • 'Vẫn trông chờ công lý' (BBC) - Cậu ruột của blogger Paulus Lê Sơn nói bản án 13 năm tù tòa tuyên cho cháu mình là quá khắt khe và hy vọng phúc thẩm 'đúng người đúng tội'.
  • Nhìn lại Hiệp định Paris 1973 (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội coi Hiệp định Paris là cách thức chấm dứt một cuộc chiến và lý giải số phận của lực lượng thứ ba.
  • Một lá phiếu cho Chuck Hagel (BBC) - Tổng thống Obama đề cử ông Chuck Hagel, một cựu Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa làm bộ trưởng quốc phòng.
  • Philippines đặt mua tàu của Nhật cho cảnh sát biển (BaoMoi) - Tại Philippines, sau cuộc họp với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kisida ngày 11.1, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario tuyên bố, Philippines sẽ mua ít nhất là 10 tàu tuần tra của Nhật Bản để trang bị cho cảnh sát biển nước mình.
  • Nhật Bản lập ‘đơn vị đặc biệt bảo vệ Senkaku’ (BaoMoi) - Chính quyền Nhật Bản đã quyết định thành lập đơn vị đặc biệt với 12 tàu của lực lượng Cảnh sát biển để bảo vệ vùng quần đảo không người ở Senkaku trong biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
  • Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản gây căng thẳng (BaoMoi) - Bắc Kinh vừa chỉ trích Tokyo gây căng thẳng trong vực, một ngày sau vụ đối đầu của máy bay quân sự của hai nước này, gần không phận trên quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc vẫn tiếp tục tuần tra Biển Đông (BaoMoi) - (Dân trí) - Truyền thông Trung Quốc ngày 10/1 dẫn tuyên bố của Cục Hải dương Quốc gia nước này cho biết, Bắc Kinh tiếp tục các cuộc tuần tra thường lệ tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông và ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Tân Thủ tướng Nhật: Các bước đi của Trung Quốc là “sai lầm” (BaoMoi) - Tái khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc, tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay (11/1) đã tuyên bố chắc nịch rằng, Tokyo sẽ không đàm phán với Bắc Kinh về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và rằng Trung Quốc đã “sai lầm” khi cho phép các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra trong cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay.
  • Máy bay Trung Quốc bay gần quần đảo tranh chấp (BaoMoi) - Theo Kyodo và Tân hoa xã, văn phòng Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết ngày 11/1, một máy bay của Chính phủ Trung Quốc lại bị phát hiện gần khu vực phòng không xác định của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Đông.
  • Nhật thành lập lực lượng bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập hạm đội gồm 12 tàu tuần tra tinh nhuệ để bảo vệ vùng biển xung quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhằm đối phó với sự hiện diện liên tục của tàu hải giám Trung Quốc tại khu vực này.
  • Trung Quốc vẫn tiếp tục tuần tra Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Bắc Kinh sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra thường lệ tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc khẳng định hôm 10/1.
  • Nhật quyết định thành lập đơn vị bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - Các nguồn tin cho biết Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (JCG) sẽ thành lập đơn vị gồm vài trăm nhân viên để tập trung bảo vệ vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông trong bối cảnh các tàu Trung Quốc liên tục thâm nhập vùng biển này.
  • Nhật Bản sẽ trợ giúp Philippine bảo vệ bờ biển (BaoMoi) - Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đang có chuyến thăm Philippine để bàn về nhiều vấn đề hợp tác, trong đó có hợp tác biển vì cả hai quốc gia đều “đang đối mặt với sự thay đổi chiến lược trong môi trường khu vực”.
  • Nhật Bản lên kế hoạch canh gác Senkaku 24/24 (BaoMoi) - (GDVN) - Cảnh sát biển Nhật Bản sẽ thành lập một đội canh gác Senkaku 24/24 với đội ngũ hàng trăm sĩ quan, nhân viên để tập trung bảo vệ vùng biển chủ quyền xung quanh nhóm đảo này.
  • Thông điệp đa nghĩa (BaoMoi) - KTĐT - Giữa lúc Ngoại trưởng Nhật Bản đang thực hiện chuyến thăm ba nước Đông Nam Á gồm Philippines, Singapore, Brunei (9 - 14/1), chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Shinzo Abe tới Việt Nam, Thái Lan và Indonesia từ 16 - 19/1 đã phát đi nhiều thông điệp quan trọng.
  • Trung Quốc sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất với Nhật (BaoMoi) - TPO - Trong khi Trung Quốc và Nhật Bản đang xảy ra nhiều động thái quanh việc tranh chấp lãnh thổ, Thời báo Hoàn cầu hôm nay có bài viết “Trung Quốc đã sẵn sàng cho một kịch bản xấu nhất về đảo Điếu Ngư/Senkaku”.
    Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku .
  • Thủ tướng Nhật: Trung Quốc đã “sai lầm” (BaoMoi) - (Dân trí) - Thủ tướng Nhật chỉ trích Trung Quốc “sai lầm” khi chủ ý gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của Nhật làm ăn tại Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trung - Nhật chính thức đối đầu trên không (BaoMoi) - Việc Nhật Bản tung các máy bay chiến đấu lên trời để chặn các máy bay quân sự của Trung Quốc bay lại gần các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông vào hôm qua đã khiến căng thẳng biển đảo hai bên lên một nấc thang mới.
  • Nhật muốn cấp 10 tàu tuần tra Biển Đông cho Phillippines (BaoMoi) - TPO- Nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược, Nhật Bản sẽ cung cấp cho Phillippines 10 tàu tuần tra, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hongkong hôm nay 11-1 đưa tin.
    Bộ trưởng Ngoại giao Phillippines Albert del Rosario (bên trái)và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida .
Bản tin tiếng Anh


  • Chinese companies want more staff (Washington Post) - China tops any other Asia-Pacific market in its number of companies that plan to hire more employees, a report says.
  • Price cut for 20 types of drugs (Washington Post) - China will adopt new methods, including international price comparisons, to regulate the price of imported drugs, an official at the country's top price regulator said on Tuesday.
  • Firms chase overseas deals (Washington Post) - Global economic woes have boosted outbound mergers and acquisitions by Chinese companies to a new high in 2012.
  • Mainland tourists to Taiwan hit record high (Washington Post) - Chinese mainland visitors to Taiwan topped 1.97 million in 2012, up 57.6 percent year on year, hitting a record high, the cross-Straits tourism authority said Sunday.
  • Probe begins into illegal blood trade (Washington Post) - An investigation into the sale of fake blood-donation certificates is under way after a newspaper reported it had uncovered an illegal trade exploiting the blood donation system.
  • Hospital class for cancer kids (Washington Post) - A volunteer teaches kids painting in a corridor in Jilin University Pediatric Hospital in Changchun, capital of Jilin province, Jan 10. The class, nicknamed "Dropping Bottle Class" or "Dropping Bottle Kindergarten", was set up in the hospital in August last year for children diagnosed with cancer.
  • Retail therapy (Washington Post) - Shopping malls used to be the place people go to shop. But today, these commercial complexes are often much more than that.
  • Remade for adventure (Washington Post) - A national tragedy showed Zhang Xinyu how fragile human existence can be, and he's reshaped his life to make the most of it.
  • Uncool, or simply warm? (Washington Post) - Peking University graduate Wu Qi's friends told him to bring several pair of qiuku, or thermal underwear, when he was preparing to study in Stockholm in 2009.
  • Orphanage owner hospitalized (Washington Post) - The owner of an illegal orphanage in Central China was sent to hospital over the weekend suffering a heart attack after she was questioned by police about a fire that killed six children and a young adult.
  • Health officials sound flu alrm in N China (Washington Post) - Beijing Center for Disease Control and Prevention said the flu outbreak rate is at its highest level in five years. The flu season that started in China's northern provinces in December is expected to peak with infections in the next few weeks, a spokesman also said Thursday. A total of 360 cases of A/H1N1 flu were reported across China between Dec 1 and Jan 6. They included two deaths in Beijing.  [Photo by Wang Jing/Asianewsphoto]
  • Chinese leaders urge landslide victims' rescue (Washington Post) - Chinese leaders Xi Jinping, Wen Jiabao and Li Keqiang ordered all-out efforts to rescue victims of a landslide in Southwest China's Yunnan province in order to minimize casualties from the disaster.
  • China to deepen ties with Russia (Washington Post) - China and Russia pledged to deepen coordination on major international and regional issues during their eighth strategic security consultation in Beijing on Wednesday.
  • Ice threatens Bohai oilfields, farms (Washington Post) - Frozen seas off the coast of China are expected to expand to severe levels in late January, posing threats to offshore oil and gas fields, leaving thousands of ships stranded and affecting aquaculture farms.
  • Xi: China-Russia ties prioritized in diplomacy (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Tuesday said that promoting relations with Russia is a priority for Chinese diplomacy as he met with a Russian delegation in Beijing.
  • Father of Indian rape victim wants her named (Washington Post) - The father of the Indian student whose brutal rape provoked a global outcry said he wanted her name made public so she could be an inspiration to victims of sexual assault.

Vài ý kiến về bài “Bảy đề nghị (cho) tương lai khi không còn chế độ cộng sản”

“...Một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất mà dân tộc Việt Nam phải giải quyết rõ ràng với tất cả thiện chí và sự bao dung sau khi đất nước có dân chủ, đó là vấn đề “Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc” thật sự...”
Một trong những bài viết cuối năm 2012 gây được nhiều chú ý trong cư dân mạng có lẽ là bài “Đảng cộng sản Việt Nam đã chết” của ông Nguyễn Gia Kiểng, Thường trực của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Năm 2012, đảng cộng sản Việt Nam đã có những cố gắng vượt bậc để nhằm cứu đảng khỏi sụp đổ bằng nghị quyết TƯ4 “chỉnh đốn đảng”. Kết quả hội nghị TƯ6 như thế nào thì ai cũng đã rõ. Những nỗ lực cuối cùng để cứu đảng đã thất bại thảm hại. Ông Nguyễn Phú Trọng mếu máo khi kết luận là TƯ đảng quyết định không kỷ luật một ai. Ông Nguyễn Tấn Sang thì vào Sài Gòn kêu gọi toàn dân chống tham nhũng giúp ông, còn ông thì đã chịu bó tay.
Cuộc chiến Ba-Tư giữa hai phe Nguyễn Tấn Dũng và liên minh Sang-Trọng cũng đã kết thúc. Các bài viết cổ vũ cho liên minh Sang-Trọng trên Quan Làm Báo đã chấm dứt. (theo ý kiến cá nhân thì trang QLB là một lực lượng tương đối mạnh trong nội bộ đảng và đối lập với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có thể là một bộ phận của lực lượng an ninh. Lực lượng này đang không biết chọn ai làm minh chủ trong khi sự ủng hộ của họ cho đối lập dân chủ còn chưa rõ ràng vì e dè và thành kiến?). Việc Nguyễn Bá Thanh “ra Ba đình” đang được cư dân mạng bàn luận rôm rả. Cũng là ý kiến cá nhân: ông Thanh sẽ không làm được bất cứ điều gì để thay đổi hiện tại. Sự thay đổi chỉ có thể tìm thấy từ bên ngoài đảng cộng sản.
Cũng trong những ngày cuối năm 2012, ông Nguyễn Tấn Dũng đã miễn cưỡng giúp người dân Việt Nam làm quen với một cụm từ mới, khái niệm mới, một dạng tổ chức mới ngoài đảng cộng sản, đó là “các tổ chức đối lập chính trị”. Đây là một gợi mở cần thiết cho phong trào dân chủ Việt Nam nói chung và các tổ chức, cá nhân muốn tìm các giải pháp bên ngoài đảng cộng sản để thay đổi xã hội nói riêng. Ông Nguyễn Tấn Dũng cho thấy sự hình thành và sức mạnh của các “tổ chức chính trị đối lập” là có thể cạnh tranh với đảng cộng sản và ông ta lo điều đó sẽ đến. Đây cũng là điều mà nhiều tổ chức dân chủ đối lập đã kêu gọi mọi người dân Việt Nam tham gia và ủng hộ từ rất lâu nay nhưng vẫn chưa thu được kết quả. Riêng lần này thì cá nhân người viết cho rằng cần cám ơn ông Dũng.
Khi đã nói đến một “tổ chức chính trị đối lập” thì phải nói đến cương lĩnh chính trị (như là đơn xin việc của tổ chức đó gửi toàn thể nhân dân Việt Nam để hy vọng người dân Việt Nam lựa chọn họ), đó cũng là nói đến đội ngũ, nói đến người lãnh đạo, là các hoạt động có tổ chức… Sinh hoạt có tổ chức, hay những kết hợp có tổ chức là biểu hiện và hành động của những con người văn minh và hiện đại. Để duy trì được một tổ chức dù là các “tổ chức xã hội” cũng là một khó khăn rất lớn, nhất là đối với người Việt. Vì từ trước đến nay chúng ta chưa được phép và chưa thực hành sinh hoạt có tổ chức. Muốn bất cứ một tổ chức nào đó duy trì được hoạt động lâu dài thì phải có những sở thích, tư tưởng hay một mục đích nào đó gắn kết các thành viên lại với nhau. Những điều lệ, nguyên tắc hay tư tưởng làm chất keo gắn kết đó phải đủ trong sáng, rõ ràng, minh bạch mới có thể tạo được sự đồng thuận và giúp tổ chức đó vận hành được suôn sẻ.
Một tổ chức chính trị, dù là cầm quyền hay đối lập cũng phải có những dự án chính trị rõ ràng, dễ hiểu để thuyết phục được người dân và tạo ra sự đồng thuận trong xã hội. Sự đồng thuận của đa số người dân trong xã hội về những việc làm cần thiết, cụ thể trước mắt hay những dự án trong tương lai là rất quan trọng, nó như là cái la bàn giúp chúng ta không bị lạc lối và để nhanh chóng đi đến đích. Mỗi cá nhân hay mỗi quốc gia dân tộc cũng cần có cái đích nào đó để hướng tới, nếu không biết đích là đâu thì khi đó đâu cũng là đích, kể cả đang đứng tại chỗ.
Chúng ta có thể thấy tại các quốc gia phát triển mạnh mẽ hàng đầu trên thế giới từ Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc hay Đài Loan…thì sự đồng thuận quốc gia của họ rất lớn, hầu như sự khác biệt giữa cương lĩnh tranh cử tổng thống tại các nước này rất ít, kết quả bầu cử chỉ khác nhau 1-2% tỉ lệ phiếu bầu, thậm chí tài Đài Loan trong kỳ bầu cử tổng thống trước, thì sự chênh lệch phiếu giữa hai ứng cử viên chỉ là hai mươi nghìn phiếu. Những khác biệt giữa các đảng chính trị, đôi khi chỉ là những vấn đề nhỏ như nạo phá thai hay kết hôn đồng tính… 
Vì vậy, việc có những ý kiến nêu ra như trong bài viết “Bảy đề nghị cho tương lai khi không còn chế độ cộng sản” của tác giả Bắc Trung Nam có phải là việc “trứng chưa nở đã đi đếm gà” hay không? Người viết cho là không. Thậm chí là còn cần thiết nữa là đằng khác vì chúng ta cần biết ngôi nhà trong tương lai mà chúng ta sẽ xây dựng nó ra làm sao? Việc làm thế nào để dọn dẹp đống đổ nát hiện tại để có thể xây ngôi nhà mới trên đó là một chuyện khác và chúng ta cũng cần có những đồng thuận nhất định về chủ đề này, trong những dịp khác, trên tinh thần tôn trọng tuyệt đối sự đa nguyên và sự khác biệt.
Bảy (7) đề nghị cho tương lai, thật ra vẫn chưa đủ. Sẽ có rất nhiều việc phải làm. Khi có dân chủ và tự do báo chí thì rất nhiều vấn đề khó khăn sẽ được tìm ra cách giải quyết hợp tình hợp lý vì một người hay một nhóm người không thể nghĩ ra nhưng cả một dân tộc thì hoàn toàn có thể nghĩ ra. Trí khôn của con người là vô tận. Một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất mà dân tộc Việt Nam phải giải quyết rõ ràng với tất cả thiện chí và sự bao dung sau khi đất nước có dân chủ, đó là vấn đề “Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc” thật sự. Đó cũng là ý kiến của độc giả Người Đưa Tin của Dân Làm Báo bổ sung “Điều thứ 9: Nghiêm cấm mọi hành động trả thù, khuyến khích mọi người tham gia truy tìm tài sản của tất cả những đảng viên cộng sản "có chức" bự , thu hồi những thứ tài sản chúng đã cướp đoạt, cái gì của Dân phải trả cho Dân, cái gì của đất nước phải trả lại đất nước”.
Người viết muốn đưa ra những ý kiến của cá nhân về bảy đề nghị cho tương lai của tác giả Bắc Trung Nam. Còn Cương lĩnh chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà người viết là một thành viên, có trên trang nhà Thông Luận ở Danh Mục, phần “Tìm hiểu THDCDN” phía bên trái cột báo.
Đề nghị 1: Quần đảo Trường Sa, và Hoàng Sa là của Việt Nam.
Tất nhiên là sẽ như vậy. Cho dù chúng ta chưa thể lấy lại Hoàng Sa bây giờ nhưng phải luôn ghi nhớ vấn đề này và truyền lại cho thế hệ mai sau.
Đề nghị 2: Chính phủ tương lai không có trách nhiệm hoàn trả những khoản nợ do đảng cộng sản nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vay mượn của quốc tế.
Tôi, có lẽ không đồng ý với đề nghị này. Vay là phải trả. Đảng cộng sản khi vay mượn nợ nước ngoài, vẫn đang là đại diện duy nhất cho Việt Nam. Chúng ta cần thương thảo với các quốc gia chủ nợ để giãn nợ và hoàn trả khi có điều kiện.
Đề nghị 3: Chính phủ Việt Nam tương lai không công nhận giá trị tiền bạc của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phát hành. 
Vấn đề này rất khó thực thi, những người dân quê lấy đâu ra ngoại tệ để trao đổi? Theo tôi, chúng ta cần phát hành tiền mới và lưu hành song song với tiền cũ trong khoảng 1-2 năm, sau đó ngân hàng nhà nước thu hồi hết tiền cũ.
Đề nghị 3b: Không có sổ hưu, chỉ còn tiền hưu. Bằng chiêu bài hăm dọa mất sổ hưu, đảng CS muốn vẽ một thảm cảnh tối tăm với đồng chí cũ của mình. Nhưng nuôi nấng những người đã từng nuôi nấng chúng ta là một bổn phận.
 
Cái này thì tôi đồng ý hoàn toàn. Không chỉ có những người đang có lương hưu mà tất cả những người đến tuổi nghĩ hưu cần phải có tiền hưu, không phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội.
Đề nghị 4: Không trả thù tập thể vì lý tưởng chính trị, chỉ có tòa án cho nhân quyền.
Rất đồng ý. Sẽ tuyệt đối không có sự trả thù chính trị. Chính quyền sẽ không được nhân danh nhà nước để truy tố bất cứ ai về bất cứ một cương vị gì họ đã từng giữ trong quá khứ. Tất cả các tranh tụng đều là việc cá nhân và do các Tòa án độc lập xét xử. Anh Nguyễn Chí Đức có thể kiện công an Minh về việc bị đạp vào mặt, vì ngay cả luật hiện hành cũng không cho phép lực lượng công an làm việc đó. Anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) có quyền khởi kiện vị chánh án xét xử anh không đúng với Hiến pháp…
Đề nghị 5: Đất nước Việt Nam là của toàn dân. Đất đai nhân dân là của nhân dân. Đất đai chính phủ là của chính phủ.
Đồng ý. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lo lắng. Những phần đất của người dân đã bị thu hồi và bán lại cho người khác rồi, giờ không thể thu hồi để trả cho chủ cũ mà mua lại thì ngân sách lấy đâu ra đủ tiền? Quả thật là oan nghiệt và là tội ác của chế độ cộng sản để lại cho chính quyền mới và những người dân oan mất đất.
Đề nghị 6: Nhân dân có quyền giám sát công an. Quân đội bảo vệ tổ quốc, công an bảo vệ luật pháp, luật pháp bảo vệ nhân dân.
Phi chính trị hóa lực lượng quân đội và công an. Đó là điều chính quyền mới phải nhanh chóng thực hiện. Trả hai lực lượng này về cho nhân dânViệt Nam. Hai lực lượng này không thể là của riêng bất cứ một tổ chức hay bất cứ một thế lực nào.
Đề nghị 7: Đảng cộng sản được quyền tồn tại cùng với các đảng phái chính trị khác.
Chính quyền mới sẽ là một chính quyền lấy sự hòa giải, bao dung và tôn trọng sự đa nguyên làm tư tưởng chủ đạo vì vậy tôi đồng ý với đề nghị sau cùng này.
Trên đây là những ý kiến cá nhân, đưa ra với mục đích tìm kiếm sự đồng thuận trong xã hội về một tương lai mà chắc chắn nó sẽ phải đến trong một tương lai gần. Rất mong nhận được sự hồi âm từ độc giả.

Việt Hoàng
( eThongLuan)

Nguyễn Hồng Tâm - Cài lại Hệ điều hành cho Hải Phòng

tien-lang-21328415328_1328493355 
Ở Hải Phòng , hơn một năm nay đang sôi động lên bởi vụ án Đoàn Văn Vươn. Diễn biến mới đây là vụ án   bị tách ra làm 2 vụ riêng biệt : Đối với Đoàn Văn Vươn và các “đồng phạm”, thì đã bước sang giai đoạn cuối : đã có kết luận điều của cơ quan Công an và Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh và kế hoạch là sẽ tổ chức phiên tòa trước tết âm. Nội dung của cáo trạng và Kết luận điều tra là giống hệt nhau và rất bất lợi cho anh em họ Vươn: Họ bị buộc tội giết người với mức án cao nhất là có thể bị tử hình. Còn đối với việc “ Hủy hoại tài sản “ thì sau gần  1 năm, người ta mới” phát hiện” và bắt giam được nguyên  PCT UBND huyện Tiên Lãng là Nguyễn Văn Khanh và mới đây là nguyên CT UBND huyện Lê Văn Hiền!
Tại sao có những chuyện ngang trái như vậy?
Ngay từ khi vụ án mới xảy ra, một số báo chí và trang mạng đã đánh giá là “Đảng Hải Phòng “ ! Họ nói vậy không ngoa khi BT Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành với phát minh ra tên miền nổi tiếng là Google.Tiên Lãng, dám phê phán cả Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh và các vị lã thành cách mạng, các chuyên gia và nhà khoa học có uy tín. Ngay cả những văn bản và những cuộc nói chuyện ( đã được ghi âm) của ngài đứng đầu  Ban lãnh đạo Hải Phòng đều có nội dung trái ngược với Kết luận của Thủ tướng chính phủ sau đó.
Những sai trái của chính quyền Hải Phòng đối với vụ án  Tiên Lãng báo chí đã nói rất nhiều, tôi chỉ tóm tắt theo quan điểm của mình  như sau:
-      Bản chất sự việc là cưỡng chế sai dẫn đến anh em họ Đoàn bị dồn vào chân tường và chống lại như một bản năng tự vệ. Đó là một sự vụ có liên quan mật thiết với nhau không thể tách ra làm 2 như ngành tư pháp Hải Phòng làm  trong quá trình chỉ đạo điều tra. Phía chính quyền tổ chức cưỡng chế, hủy hoại tài sản chắc chắn là vi phạm pháp luật rồi. Phía anh em họ Đoàn thì phải xem xét kỹ một cách hết sức công minh.
-      Chính quyền Hải Phòng không đứng ra chịu trách nhiệm về chủ trương cưỡng chế sai. Hoàn toàn lờ tịt vấn đề phạm pháp này. Việc điều tra “ hủy hoại tài sản( phá nhà) có dấu hiệu chối tôi và đổ lỗi cho cấp dưới. Tức là  suy ra như  ý ông Tân trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã từng nói thì ở Ban Lãnh đạo Hải Phòng, có kẻ đủ điều kiện để đổi họ sang họ “Đổ “. Nhất là chuyện của ông Nguyễn Văn Khanh, từ một người phản đối cưỡng chế nhưng rồi vì “cơ chế” nên phải chấp hành chỉ huy cưỡng chế và bây giờ bị bắt  đầu tiên! Tôi nghĩ đó là câu chuyện tởm lợm của những tên họ “Đổ”.
-      Mặc dù dư luận đã yêu cầu đưa vụ án về Trung ương điều tra để đảm bảo khách quan, nhưng anh em họ Đoàn vẫn bị giam ở Hải Phòng hơn một năm, và dẫn đến 2 văn bản đầy sai trái và khuất tất nêu trên. Theo cơ chế thì giám đốc công an và Viện Trưởng Viện KS  được cơ cấu là ủy viên thường vụ Thành ủy. Vậy ai mà tin được kẻ khen cuộc cưỡng chế là đẹp và viết được thành sách như ĐT Đỗ Hữu Ca lại có thể làm khác hơn được là cố tình vùi dập anh em họ Đoàn.
      Dư luận đang hết sức bức xúc về những hành xử kỳ quái nói trên của ngành tư pháp Hải Phòng. Tại sao vậy? Bỗng dưng tôi nhó lại cái vụ  vi rút của máy tính.   Cách đây chục năm, lúc đó tôi mới dùng latop , rất sợ máy bị nhiễm virut nên tôi cũng nhờ cài một vài chương trình diệt vi rut miễn phí. Thế mà máy vẫn cứ bị vi rut tấn công cho mất hết cả dữ liệu mới tức chứ. Đến hiệu sửa chữa, tôi thắc mắc thì được giải thích : Máy anh bị nhiễm vi rút cả hệ điều hành rồi, bây giờ phải cài lại Win thôi. Thấy tôi còn lơ mơ nghi hoặc , anh thợ giải thích thêm : Một người mang bệnh truyền nhiễm thì không thể đi chữa bệnh cho người khác. Hệ điều hành máy tính của bác cũng vậy, nó nhiễm vi rút nặng rồi, bây giờ phải giỡ ra cài lại nó mới có khả năng diệt vi rút.
Sẽ chẳng sai chút nào, khi kết luận rằng “cái hệ điều hành” của Hải Phòng đã bị nhiễm vi rút từ lâu rồi! Nếu muốn thực thi hiệu quả công việc điều hành xã hội, thực thi công lý, không còn cách nào khác là phải thay! Những kẻ như Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hữu Ca với nhiều bằng chứng thuyết phục về tội chống dân, chống Đảng thì không nhưng phải thay đi mà còn xứng đáng bị pháp luật trừng trị. Nếu Hải Phòng có được “Hệ điều hành “ mới (Đương nhiên phải xịn và không dính vi rút) thì vụ án Tiên Lãng sẽ được xem xét khách quan và toàn diện, cái Nhân cái Quả cái Tiền cái Hậu sẽ được giải quyết thấu đáo. Lúc đó lòng dân sẽ vơi bớt đi nỗi bức xúc và Đảng Nhà nước sẽ củng cố được niềm tin và sức mạnh từ lòng dân.

Đơn giản thế sao không làm được nhỉ ?

Nguyễn Hồng Tâm
(Blog Quê Choa)

Đoan Trang - Dân vận và địch vận

Một Facebooker: "Xưa các cụ tranh thủ cả lòng dân lẫn lòng địch. Ngày nay, các cụ có xu hướng biến dân thành địch, biến địch thành bạn vàng. Vẫn biết ngày nay quan hệ quốc nội cũng như quốc tế thay đổi dần theo hướng đối thoại, hợp tác thay vì phân định địch-ta, nhưng các cụ lại đi ngược mẹ nó mất. Các cụ thích tạo ra kẻ thù, dựng lên đủ các loại thế lực thù địch. Chỉ cần ai đó khác các cụ là thành thù địch hết".
Còn câu chuyện dân vận và địch vận ngày xưa, thưa các bạn, nó như thế này...
* * *
Dân vận…
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, Đảng Cộng sản nhận thức rất sớm vai trò của dân vận. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Với tinh thần đó, công tác vận động tuyên truyền của Đảng Cộng sản ngay từ thời Mặt trận Việt Minh đã rất tốt. Trước và sau ngày khởi nghĩa cướp chính quyền tại Hà Nội (19-8-1945), người dân nô nức tham gia Việt Minh và mong muốn được trở thành đảng viên cộng sản. Bà Lê Thi tức Dương Thị Thoa, con gái cố Giáo sư Dương Quảng Hàm, còn kể lại rằng: “Hồi đó hầu như ai ai cũng ghi danh xin đăng ký vào một tổ chức nào đó của Việt Minh, như là Thanh niên Cứu Quốc, Phụ nữ Cứu Quốc. Tới lúc nghe tin Đảng Cộng sản phải tự giải tán, chúng tôi còn khóc nức nở”.

Ảnh tư liệu
Tháng 12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Người dân ở đô thị thực hiện sơ tán về nông thôn để tránh thiệt hại, bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài. Khi đi sơ tán, một số gia đình khá giả ở nội thành đã đem theo ô-tô riêng. Vì không nắm vững chủ trương chính sách nên một số đơn vị và địa phương đã tự ý trưng thu, trưng dụng xe cộ của dân. Trước tình hình đó, ngày 17-2-1946, Cục Chính trị ra Thông tri gửi toàn quân, trong đó nhấn mạnh phải làm theo đúng khẩu hiệu “vì dân và cùng dân kháng chiến”. Thông tri nêu rõ: “Chỉ cần thiết lắm mới dùng đến quyền hạn trưng thu, trưng dụng, trưng tập, nhưng cách dùng quyền hạn đó sao cho khéo léo, được việc chung mà dân chúng không bất bình”, “Nghiêm trị những kẻ lợi dụng làm bậy phá hoại công tác bảo vệ dân chúng của chúng ta”.
Ngày 8-1-1947, Cục Chính trị tiếp tục ra chỉ thị về công tác dân vận, trong đó nhấn mạnh: “Cho bộ đội hành quân tuyên truyền cổ động kháng chiến; úy lạo dân về sự tàn phá do Pháp gây ra ở nơi đã xảy ra và nơi chưa xảy ra; công tác giúp dân phòng máy bay; giải thích cho dân cần giữ bí mật và đề phòng Việt gian; dạy dân học chữ quốc ngữ, tập quân sự…”.
Ở đây, điều cần nói là phương tiện kỹ thuật của chúng ta thời đó cực kỳ kém; các hình thức tuyên truyền chỉ là mít tinh, diễn thuyết, ca kịch, bích báo, được thực hiện bởi bộ đội hành quân hoặc các tổ nhóm văn nghệ văn công. Nhưng hiệu quả thì lại không hề nhỏ. Công tác vận động tuyên truyền ngày ấy, cộng với tinh thần hăng hái của một dân tộc vừa mới giành được độc lập, thậm chí đã tạo ra một phong trào “cả nước lên đường”. Một trong những văn nghệ sĩ tham gia vào hoạt động tuyên truyền bằng lời ca tiếng hát thời kỳ ấy, nhạc sĩ Phạm Duy, hồi tưởng rằng: “Từ tháng 8-1945, tôi đã thấy không khí bừng bừng của Cách Mạng kéo nhân dân cả nước ra đường. Từ đêm 19 tháng Chạp 1946 trở đi, tôi thấy không khí rừng rực của kháng chiến đẩy toàn thể nhân dân ra đi”. “Ra đi” nghĩa là cả nước lên đường tranh đấu, tham gia “cuộc phiêu lưu của một dân tộc đang thay thịt đổi da, đang xuống đường, lên đường trong tất cả ý nghĩa tuyệt vời của những danh từ đó”.
Việc dân vận tuân theo chủ trương phải kết hợp chặt chẽ với giúp đỡ dân (dạy chữ quốc ngữ, phòng máy bay). Bộ đội được yêu cầu thực hiện tốt khẩu hiệu “Kính trọng dân, bảo vệ dân, giúp đỡ dân”.
… và địch vận
Bên cạnh dân vận, địch vận cũng được Đảng và Chính phủ xem là phần quan trọng trên mặt trận chính trị, theo tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh mà thắng địch là giỏi, không đánh mà thắng địch càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng địch là nhờ địch vận”.
Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3-1935), nghị quyết về công tác địch vận đã cho thấy sự quan tâm và thấu hiểu của những nhà lãnh đạo cộng sản đối với tình cảnh của binh lính người Việt ở Đông Dương: “Binh lính là tôi tớ của quan binh; chúng nó có quyền đánh đập, giam phạt lúc nào cũng được… Họ không có quyền tổ chức vào các đoàn thể cách mạng, không có tự do ngôn luận, hội họp, tham gia sinh hoạt chính trị”. Từ thời điểm đó, Đảng đã có một nhận định nhân văn và sáng suốt: Binh lính không phải là nghịch thù của giai cấp công nông, mà là con em của công nông và là một lực lượng cách mạng rất lớn, nếu Đảng không tổ chức được họ, không kéo được họ về phía mình, thì cách mạng sẽ không thể thành công.
Tinh thần này đã là kim chỉ nam cho các hoạt động địch vận về sau trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chẳng hạn, đối với binh lính người Việt chiến đấu trong hàng ngũ đối phương, Đảng chủ trương huy động ở mức cao nhất tất cả những hoạt động tuyên truyền: hô khẩu hiệu khi chiến đấu, ném truyền đơn, viết và dán biểu ngữ, dùng lính địch gọi hàng đồng đội v.v. Đặc biệt, phải biệt đãi tù binh, coi đó là một nhiệm vụ của công tác chính trị, thậm chí ra nghiêm lệnh cho bộ đội không được giết tù binh.
Đối với hàng binh người Âu, Đảng cũng chủ trương phải chăm sóc chu đáo, giao cho họ những việc thích hợp với năng lực để tận dụng khả năng của họ, giác ngộ chính trị cho họ để tạo ra một lực lượng “bộ đội ngoại quốc” chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam… Với chính sách này, trong những năm kháng chiến chống Pháp, đã có những người châu Âu đảo ngũ sang phía Việt Minh và rồi thật sự trở thành người bạn của Việt Nam.
* * *
Nhìn lại, công tác dân vận, địch vận thực sự đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Mục tiêu “ba đoàn một tan” (đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, làm tan rã kẻ thù) đã chứng tỏ là một chính sách sáng suốt, đồng thời cũng khẳng định một bài học có tính chất chân lý: Những nhà lãnh đạo hết lòng vì đại đoàn kết dân tộc, lấy thu phục nhân tâm làm trọng, sẽ có được sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc đấu tranh với bất kỳ kẻ thù nào.
Đoan Trang

(Blog Đoan Trang)

Yangon, tay lái ngược (2)

Chuyện giao thông ở Miến Điện nghe như giai thoại, nhưng cũng như chuyện những tờ bạc kì lạ của nó, đó không phải là hư cấu mà là hiện thực. Một hiện thực bốc đồng.
Tướng Ne Win, lãnh tụ của chủ nghĩa xã hội đậm đà bản sắc Miến Điện – một hỗn hợp của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Marx và Phật giáo – cầm quyền suốt một phần tư thế kỉ, đột ngột cho phát hành năm 1987 những tờ bạc mệnh giá 45 và 90 chạt (kyat), cả hai đều chia hết cho 9, con số may mắn của ông ta. Ngày hôm sau số giấy bạc đang lưu hành với những mệnh giá cũng không thể gọi là bình thường – 25, 35 và 75 chạt, hẳn là di sản của một ông tướng khác mê số 5 – trở thành giấy lộn. Thì đã sao? Ráng chịu thôi. 
Ảnh 1: Xe đò ở Yangon
Không có gì kể chính xác về một quốc gia hơn nền giao thông của nó.
Cậu bé chừng 12 tuổi bán bộ sưu tập những chứng chỉ điên rồ này với giá 5 Dollar trên vỉa hè trước chợ Bogyoke Aung San hóm hỉnh chào hàng bằng tấm biển đề: Mua nhanh, cơ hội cuối cùng! Từ ngày mai Burma chuyển sang giấy bạc 21, 49 và 63 chạt. Cậu ta mặc một chiếc áo phông in số 7 và dùng Burma thay vì Myanmar. Cũng sống chết mặc bay như thế, một giấc chiêm bao hôm trước khiến nhà độc tài quân phiệt này hôm sau chuyển phắt nền giao thông bên trái của Miến Điện, thừa hưởng của thời thuộc Anh, sang bên phải. Song tay lái trong xe thì không thể nhổ lên mà cắm sang phía khác. Hệ thống đường sắt lại càng không thể đảo ngược qua đêm. Thì ráng chịu.
Ảnh 2: Những chiếc xe hơi với tay lái nghịch
Yangon không loạn niên đại như các đô thị Trung Quốc. Yangon loạn tay lái. Liêu điêu giữa trái và phải, tả và hữu. Chúng tôi thót tim mỗi lần người lái taxi vượt hay rẽ trái. Nhưng anh cho biết, tai nạn giao thông ở đây không nhiều. Người ta tự động thận trọng hơn khi tay lái nghịch. Ngoài ra anh đã buộc mấy dải băng mầu bay phấp phới ở tất cả những chỗ có thể buộc phía thành xe bên trái để làm hiệu, giúp anh căn đường và giúp xe khác nhận ra chướng ngại từ một khoảng cách còn tương đối an toàn. Mặt đường Yangon vương lả tả những dải băng như thế. Xe mới, thuận tay lái, không vào được Miến Điện do cấm vận của phương Tây. Xe nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan tất nhiên cũng lại có tay lái cho giao thông bên trái.
Người Đức gặp hoàn cảnh ấy thà đi bộ. Người Việt sẽ bất chấp luật, thuận tay nào đi tay ấy, nếu cần thì giúi tiền hay choảng nhau với công an. Còn người Miến chịu đựng những giấc chiêm bao và những con số vận hên của các ông tướng của họ. Không bấm còi, không chen lấn, họ hiền lành ngồi sau những tay lái nghịch, trật tự dừng trước đèn đỏ, trật tự nhích lên từng chút trong cảnh tắc đường thường xuyên ở thành phố dường như có quá nhiều xe hơi này, dù giá một lít xăng 95 ở Yangon là 1080 chạt, khoảng 1,30 Dollar Mỹ, và bán phân phối mỗi ngày tối đa 9 lít, trong khi Miến Điện là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt. Người Miến thu nhập bình quân trên dưới 1000 Dollar một năm, gần thấp nhất thế giới. Để dễ hình dung, hoàn cảnh Miến Điện sẽ xảy ra nếu giá một lít xăng ở Đức thay vì 2,0 Dollar như hiện tại bỗng lên 50 Dollar, hay xăng ở Việt Nam thay vì 24.000 đồng như hiện tại bỗng lên tới 90.000 đồng. Nhưng xe máy bị cấm, không có tàu điện ngầm, với 4 triệu dân Yangon ô tô là phương tiện giao thông chính. Rất nhiều vật thể bốn bánh kì lạ với sức chứa phi thường lăn trên đường. Trái với lo ngại của chúng tôi, không sinh vật nào, cả người và động vật, đu đeo trên những chuyến xe mạo hiểm ấy bị rơi xuống giữa đường.
Ảnh 3: Tầu công cộng
Nếu không thì đi tàu chợ. Yangon Circular Railway là hệ thống tàu công cộng bao quanh nội thành, với một tuyến đường duy nhất. Giá vé dành cho người ngoại quốc là 1 Dollar cả chặng, chỉ thu bằng ngoại tệ.
Ảnh 4: Phòng bán vé ở một nhà ga
Phòng tiếp khách của nhà ga, nơi chúng tôi bắt đầu chuyến xê dịch 3 tiếng đồng hồ để vượt qua 46 km ấy, là một buồng nhỏ không đến 10 mét vuông lợp tôn, trong đó tất cả đều xộc xệch và ngẫu hứng, chỉ trừ quy trình thủ tục. Chúng tôi phải xuất trình hộ chiếu. Trưởng ga phải chép tên tuổi, ngày sinh, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp vào một quyển sổ cũ nát, rồi từ đó lại sang một quyển sổ còn cũ nát hơn, để tiếp theo điền tất cả vào một tấm vé, xé biên lai, giữ cuống, ký, đóng dấu, và chuyển qua một nhân viên khác, hẳn là thủ quỹ, để thu tiền. Tất cả cho 1 Dollar và một vòng tàu chợ. Đó là lời chào của hệ thống quan liêu từ thời thuộc địa Anh? Là di sản còn nguyên niêm phong của những thập kỉ tự cô lập và bị cô lập của chính quyền quân phiệt? Hay là cả hai. Mười năm trời dưới thời Ne Win, người ngoại quốc chỉ được lưu trú tại Miến Điện 24 tiếng đồng hồ, ba ngày là đặc cách lâu nhất. Các nhà độc tài ở đâu cũng ham kiểm soát. Càng cô lập càng ham.

Ảnh 5: Một sân ga
Người trưởng ga có lẽ cũng trộm thở phào sau khi trao cho chúng tôi tấm vé to như một tờ giấy khen. Anh cất thái độ công chức mẫn cán ra sau tấm ri-đô bằng vải ni-lông hoa chắc chắn đã qua mấy đời trưởng ga tiền nhiệm, rồi trở ra với một cơi trầu, vật bất li thân của đàn ông Miến: một chiếc hộp nhựa hai ngăn dường như chưa bao giờ được lau chùi, đựng lá trầu và những phụ tùng trông không lấy gì làm ngon lành hay đẹp mắt. Cho tới lúc tàu đến, anh nhổ ba lượt nước trầu, hai lần vào một cái ống nhựa trong phòng tiếp khách và một lần nhổ thẳng vào đường ray. Anh đích thân dẫn chúng tôi tới toa cuối, tận tay bàn giao hai vị khách ngoại quốc cho trưởng toa, để người này hộ tống chúng tôi tới khu ghế hạng nhất. Đó cũng là những chiếc ghế nhựa tái sinh màu xanh lơ như tất cả các ghế khác, nhưng một chiếc dây thừng căng ở tầm ngang hông ngăn chúng với ghế hạng khác. 
Ảnh 6: Một chiếc dây thừng ngăn khu ghế hạng nhất trên tầu
Chuyến tầu trở về Hà Nội đầu những năm 80 của tôi bắt đầu: Những toa tầu xác xơ, đã tróc và long tất cả những gì có thể long và tróc; những đường ray gập ghềnh sẵn sàng bỏ cuộc, theo những thanh tà-vẹt đã rời hàng ngũ từ lâu; những sân ga ngập rác, đuổi khách ra ngồi xổm trên đường ray nghỉ tạm; những cột đèn vô dụng từ bao giờ không ai biết; những dãy nhà ọp ẹp nương vào nhau hai bên đường…
Ảnh 7: Những đường ray gập ghềnh
Chỉ khác là tầu Yangon bò bên trái. Bò ra từ quá khứ Miến Điện, cũng một thứ không thể nhổ phắt từ chỗ này cắm sang chỗ kia. Nhìn ông trưởng toa bỏm bẻm nhai trầu, răng đã bền mầu huyết dụ, cứ dăm bảy phút lại với tay chỉnh ống đèn nê-ông duy nhất còn sống sót trong toa và tất cả hành khách, ghế hạng nhất, hạng nhì và hạng ba, đều nín thở xem nguồn sáng ấy còn đủ sức chập chờn đến bao giờ, tôi chỉ có một niềm an ủi  là mọi tương lai dù còn vô định của đất nước này đều tốt hơn hiện tại.
(Còn tiếp)

Tháng 1 10, 2013

Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra

Thử tả chân một trong "Tứ Trụ": Ông Nguyễn Sinh Hùng

Chưa bao giờ bốn vị lãnh đạo to nhất nước có bốn cái tên đẹp thế, đứng cạnh nhau cứ sáng choang và có ngữ nghĩa. Dù ngược, dù xuôi đều ấn tượng: Sang Trọng Hùng Dũng! Hùng Dũng Sang Trọng!
Đó là bốn cây “cột trụ” của nước nhà hiện nay.
Bốn “cây cột” ấy tuy cùng một khuôn đúc, nhưng mỗi cây cũng có những nét riêng.
Tôi ngước mắt quan sát, và với tấm lòng ngưỡng mộ của dân đen thử phác thảo chân dung từng vị.
Đầu tiên là đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Ông sinh năm 1946, tuổi Bính Tuất, thân cư thê - đào diêu cư mệnh, chính quê Kim Liên, Nam Đàn xứ Nghệ, đất địa linh nhận kiệt! Tuổi ấy mạng ấy, theo tử vi, thiếu thời hàn vi, trung niên đại phú, hậu vận đại cát.
Nhưng Nguyễn Sinh Hùng thuở nhỏ không hàn vi như số mệnh. Tôi cực lực lên án tên phản động nào dùng danh từ “Cá gỗ”, ám chỉ đến bác Nguyễn Sinh Hùng. Bác này đâu có trẩy kinh bằng con cá gỗ, mà bay ra nước ngoài học hành rồi về nhảy phắt lên ghế quan trường từ những năm người viết bài này và bạn bè đồng lứa bác cắn miếng cơm trộn máu ở chiến hào!
Tính sơ sơ, bác Hùng mài đũng quần trên ghế quan chức 41 năm rồi.
Gần ba phần tư tóc đã rụng, trơ cái trán hói bóng lưỡng, khiến cái mặt to phè ngang ngạnh, cái cánh mũi hệt như hai mắt bướm trên cặp môi mỏng, cái miệng cong, hòa hợp với hai vệt chân mày đuôi cá đa tình ! Người môi mỏng hay nói, mà “Đa ngôn tất hữu quai”, tật ấy ứng vào Nguyễn Sinh Hùng.
Sau những năm làm Bộ trưởng tài chính nhiều uy quyền, lắm tai tiếng, năm 2006, Nguyễn Sinh Hùng lên làm phó thủ tướng. Dù chiếu lệ, người ta vẫn tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm. Đáng buồn là tỷ lệ phiếu tín nhiệm dành cho Nguyễn Sinh Hùng có 58%.
Với người khác chắc rất buồn, nhưng ông Hùng cười tỉnh bơ, lý giải như sau:
    “Trong công việc tôi làm thời gian qua còn nhiều khiếm khuyết, trong khi yêu cầu của cuộc sống, của phát triển ngày càng cao, phiếu bầu cho tôi không cao thể hiện rõ điều này. Nếu những việc chưa tốt là non nửa thì đó là bình thường!” (Phát biểu trong khi công bố kết quả bầu phó thủ tướng 5-2006).
Cái khái niệm tín nhiệm nửa non, nửa già đi vào cuộc sống, trong việc xử lý cán bộ từ đấy.
Khái niệm đó được Nguyễn Sinh Hùng cụ thể hóa trong phiên thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội khóa XII, ngày 12-6-2010, như sau:
    “Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình, làm trăm việc, mười việc thế nào cũng có cái sai một hai việc, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi, dẹp đi thì bầu không kịp! Hôm nay thấy sai một chút, chỗ này “cách chức đi, kỷ luật đi” ngày mai thấy sai chỗ kia “cách chức đi, kỷ luật đi”… Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc các đồng chí…?
Vụ Vinashin đổ bể, trách nhiệm đè lên đầu Nguyễn Tấn Dũng và ông Ba Nam bộ đã đứng ra nhận “trách nhiệm chính trị”. Có người nói Nguyễn Tấn Dũng dùng thuật ngữ để lách!? Thực tế tác phẩm Vinashin là của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông Dũng nhận trách nhiệm chính trị vì ông là Thủ tướng.
Ông Nguyễn Sinh Hùng coi Vinashin như đứa con cưng của mình. Ông từng tuyên bố, Tập đoàn Vinashin Việt Nam sẽ như Tập đoàn Huyndai, Hàn Quốc! Khi Vinashin đã ngốn hàng chục ngàn tỷ đồng, đầu tư bậy bạ, mua tàu cũ nát về mông má biến thành tàu mới, ngân hàng không dám rót tiền cho vay, Tổng giám đốc Phạm Thanh Bình than:
    “Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao,chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu 6 tháng nay, nhưng chưa được phê duyệt!”.
Ông Nguyễn Sinh Hùng nổi xung lên:
    “Ai dám hạn chế không cho các anh làm phát hành trái phiếu? Chính phủ sẽ không để sảy ra ngưng trệ vốn kinh doanh cho Tập đoàn Vinashin! (Phát biểu trong cuộc họp với Vivashin, ngày 23-4-2008).
Sau phát biểu hùng dũng ấy, Vinasihn được vay 1.000 tỷ đồng bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Nhưng chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ, Vinashin càng phá phách tan hoang, dư luận xôn xao.
Bên lề cuộc họp Quốc hội ngày 6-8-2010, nhiều nhà báo bày tỏ sự lo lắng, chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông cười tự tin, buông một câu gọn lỏn:
    “Tôi vẫn chưa lo!” !
Chỉ ít ngày sau, con tàu Vinashin chìm ngỉm!
Nguyễn Sinh Hùng được phân công làm Trưởng ban “Tái cấu trúc Vinashin”. Ông tuyên bố trong thời gian ngắn Vinashin sẽ hồi phục, sẽ có “bộ mặt mơi”. Chả ai nhìn thấy cái bộ mặt ấy hình thù thế nào, mà lại tòi ra cái Vinaline.
Nguyễn Sinh Hùng học đại học kinh tế, lại có thâm niên kinh nghiệm thực tế mấy chục năm quản lý kinh tế cấp vĩ mô, bố ai giám bảo ông không giỏi?
Nhưng, khốn nạn cho những nhả đầu tư chứng khoán cả tin ông. Tháng 3-2008, ông Hùng nói:
    “Thị trường đã là đáy, anh nào bán thì thiệt, mua thì thắng. Chính phủ đảm bảo năm nay chứng khoán phải tăng trưởng!”.
Lúc bấy giờ VN index khoảng 500 điểm, sau khi nghe ông Hùng nói, nó sợ quá tụt mất tiêu luôn!
Nguyễn Sinh Hùng nói bừa nói ẩu không biết sợ vạ miệng. Cái dự án đường sắt cao tốc phiêu lưu mạo hiểm đến nỗi mười người như một nói không nên làm, ông hét toáng lên giữa nghị trừơng Quốc hội:
    “Không thể không làm đường sắt cao tốc!”.
Đại biểu quốc hội chất vấn lấy tiền đâu mà làm?
Ông Hùng nói:
    “Vấn đề đại biểu hỏi là tiền! Tiền đâu làm dự án? Tôi không lo lắng lắm! GDP của nước ta thời gian qua cũng ổn định, dự kiến đến năm 2050 cũng khả quan. Hiện nay GDP cùa Việt Nam là 106 tỷ đô la, năm 2020 sẽ là 300 tỷ, năm 2030 sẽ là 700 tỷ, năm 2040 sẽ là 1.000 tỷ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 đô la, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 đô la…” (Trà lời chất vấn Quốc hội ngáy 12-6-2010).
Không biết ông dựa vào đâu mà nói bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam 1.200, trong khi tỷ lệ đói nghèo hai con số? Và trên cơ sở nào mà ước tính GDP cho nửa thế kỷ sau như vậy? Nếu nhà danh họa nổi tiếng Pablo Picasso sống lại chắc phải tôn Nguyễn Sinh Hùng làm tổ sư trường phái trừu tượng!
Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng là một bậc thầy hài hước.Tôi thách bạn nào nín cười khi nghe ông Nguyễn Sinh Hùng nhận xét về trật tự giao thông ở Hà Nội trong những ngày đại lễ 1000 Thăng Long. Ông Hùng vung vẩy tay, cười tít mắt, nói thế này:
    “Ùn tắc nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi!” (Phát biểu trong buổi họp đánh giá tổng kết đại lễ 1000 Thăng Long ngày 5-1-2011).
Có đời thuở nào một Phó thủ tướng Chính phủ mà nhận xét bát nháo chi khươn như thế?
Trước Đại hội XI, nhiều tin đồn ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ làm Thủ tướng. Trong cuộc “tắm rửa” lãnh đạo đảng vừa qua lại rộ lên tin đồn Nguyễn Sinh Hùng nhảy qua làm Thủ tướng. Thật hú hồn! Nếu mà như vậy chắc sẽ thêm vài cái Vinashin, Vinaline nữa. Nhưng chưa kinh bằng sẽ phải nghe ông Hùng nói, và bị ông cấm không cho nói. Bởi theo Nguyễn Sinh Hùng, làm Thủ tướng có quyền nói cho người khác nghe, và cho ai nói mới được nói, Thủ tướng muốn nghe thì nghe, không thì quên.
Đây là nguyên văn lời ông: “Xin nói thực là làm Thủ tướng thì nó khác! Cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe, mà không nghe thì quên!”.
Theo tử vi tuổi Bính Tuất trong đời thể nào cũng phải đối mặt với pháp luật, nhưng Nguyễn Sinh Hùng cả đời làm quan, toàn ngồi trên đống tiền, vẫn bình an vô sự. Có lẽ do mồ mả nhà ông cực phát? Phải chăng vì thế mà ông đang xây dựng khu lăng mộ và đền thờ họ Nguyễn Sinh trên núi Chung, Nam Đàn, Nghệ An trị giá 150 tỷ đồng!
Không biết bây giờ nếu bỏ phiếu tín nhiệm một cách thật dân chủ ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ được già nửa hay non nửa? Nhưng đừng có mà mơ? Ít nhất ông ấy còn ngồi trên ghế lãnh đạo hơn ba năm nữa.
Viết đến đây bỗng nhớ mấy câu thơ của cụ Tú Mỡ:
    Nghĩ đến thôn dân
    Ngán thay quan trọc
    Dòi từ trong xương
    Nhà dột từ nóc
    Việc dân rối tựa tương bần
    Trí quan tối như hũ bọc!
(Xin tạm dừng bút, xin ý kiến bạn đọc, cả phản biện của nhân vật "một trong 'Tứ Trụ" tại bài này; nếu muốn tôi xin vẽ tiếp, nhược bằng không thì tôi xin dừng).

Minh Diện

(Blog Bùi Văn Bồng) 

Người đàn ông treo cổ chết tại UBND xã vì bị công an bắt giam

Bị nghi ăn cắp tấm cốp pha của một công ty sản xuất xi măng trên địa bàn, ông Tân bị công an Kim Xuyên tạm giữ tại trụ sở UBND xã. Sau một đêm ông Tân được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ.

UBND xã Kim Xuyên nơi ông Tân tử vong (Ảnh: Internet)
Theo anh Trần Văn Toán - em trai của nạn nhân Trần Văn Tân, sinh năm 1960 ở thôn Dưỡng Thái Nam, xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, ngày 2/1/2013, ông Tân đi dọn dẹp mộ mẹ không thấy về nên gia đình đã đi tìm nhưng vẫn biệt tích. 7 giờ sáng hôm sau, gia đình anh nhận được tin ông Tân do mắc tội ăn cắp nên bị công an xã tạm giữ và đã chết tại trụ sở UBND xã  Kim Xuyên.
Ông Trần Văn Ngân – Phó Chủ tịch UBND xã Kim Xuyên, cho biết đêm 2/1, Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công có dẫn ông Trần Văn Tân về trụ sở công an xã với lý do ông này đột nhập vào công ty ăn cắp một tấm cốp pha. Đến 5 giờ sáng hôm sau, công an đã báo với ông Ngân ông Tân đã thắt cổ tự tử bằng một đoạn dây điện và chết tại trụ sở UBND xã.
Cái chết bất ngờ của ông Tân có nhiều uẩn khúc. Song, khi điều tra về vụ việc, ông Phạm Văn Tưởng –Trưởng Công an xã Kim Xuyên lại không hề nhắc đến trách nhiệm của các công an viên ca trực ngày 2/1.  Nhiều người cũng đặt nghi vấn khi công an xã Kim Xuyên không thông báo tới gia đình ông Tân khi ông bị giam giữ và cả sau khi ông chết bất thường tại trụ sở.
(Dân Việt) 

Nghi vấn Trung Quốc thắng thầu nhờ “đi đêm

Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đang chuẩn bị báo cáo Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về hệ lụy chọn nhà thầu giá rẻ mà báo chí phản ảnh.
Theo đó Trung Quốc trúng thầu 90% các công trình thượng nguồn ở Việt Nam.
Lợi bất cập hại
Báo chí đưa lên mạng khá nhiều bài viết mổ xẻ về tình trạng nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá thấp, thắng thầu ở khắp các công trường dự án. Hệ quả của tình trạng này là lợi bất cập hại vì phẩm chất công trình thường thấp, thời gian thi công kéo dài, đó là chưa nói đến sự kiện nhà thầu, đội ngũ chuyên viên công nhân xây dựng Việt Nam trở thành những người đứng bên lề các đại công trường của đất nước mình.
Ông Vũ Khoa, Chủ Tịch Hiệp Hội Nhà Thầu Xây Dựng VN phát biểu trên Thanh Niên Online, Hiệp Hội đã cảnh báo từ những năm 1994, 1995 về nguy cơ lớn của đấu thầu giá thấp là phá sản dự án, vỡ tiến độ. Tuy nhiên những khuyến cáo về vấn đề này không được chú ý.
Nhiều ý kiến đặt vấn đề về cơ chế chính sách và luật lệ, nhưng trên thực tế yếu tố con người là quan trọng hơn cả.
TS Nguyễn Quang A chuyên gia nghiên cứu độc lập từ Hà Nội nhận định về vấn đề này:
“Tham nhũng ở trong những dự án đầu tư lớn thì rất thường xảy ra  nếu chủ đầu tư và nhà thầu lại ‘đi đêm’ với nhau trước rồi thì lúc đó là vô phương và phải có những giải pháp khác để giải quyết, chứ còn chỉ bằng các thủ tục đấu thầu thì không nổi. Khi các chủ đầu tư mà ham giá rẻ thì nhiều khi dẫn đến chất lượng kém. Một nhà máy lớn được sinh ra, vòng đời của nó 30-40 năm và lúc đó nó kéo theo hệ quả mà vài thế hệ mới có thể  sửa được thì đấy là một điều rất là nguy hiểm.”

Lễ ký kết Hợp đồng sau khi Công ty China Huadian Engineering (CHEC) Trung Quốc trúng thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương thuộc Trung tâm Điện lực Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hôm 30-06-2010.
Người TQ đảm trách mọi việc?
Tại Việt Nam việc các nhà thầu Trung Quốc thắng tới 90% các hợp đồng tổng thầu EPC, thiết kế-mua sắm-xây dựng còn gọi là hợp đồng chìa khoá trao tay mang tới nhiều hệ quả. Chẳng hạn như người Trung Quốc đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ. Với giá thắng thầu rẻ, nhà thầu Trung Quốc mua sắm trang thiết bị máy móc vật liệu sản xuất ở nước họ, chất lượng các công trình khi hoàn thành là một vấn đề được dư luận quan tâm. Đáng quan ngại là các gói tổng thầu EPC đảm trách thực hiện các công trình thượng nguồn như khai khoáng, luyện kim, nhà máy điện.  
Hợp đồng tổng thầu EPC chìa khóa trao tay được nhiều nước trên thế giới áp dụng, lợi thế là nhanh gọn, dễ theo dõi giám sát và rạch ròi mức tổng đầu tư ngay khi dự án được khởi động. 
Theo TS Nguyễn Quang A, chuyên gia nghiên cứu độc lập ở Hà Nội cách làm EPC là theo thông lệ quốc tế, nhưng ở Việt Nam việc soạn thảo và áp dụng điều kiện dự thầu như thế nào lại là chuyện khác. Ông nói:
“Đầu tiên phải thỏa mãn tất cả thủ tục về mặt hình thức, sau đó phải thỏa mãn tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật về mặt chất lượng. Nhưng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chất lượng như thế nào, nếu chủ đầu tư không nêu được một cách rõ ràng chặt chẽ thì những ‘ông’ đáng lẽ bị loại cũng có thể lọt vào. Sau đó đến bước cuối cùng tất cả những người còn lại mới tính đến ai trả giá thấp, chuyện đó là do tài năng am hiểu của chủ đầu tư mà có thể lọt vào những nhà thầu không đạt chất lượng.”       
Kiến trúc Sư Trần Thanh Vân ở Hà Nội, một người có nhiều hiểu biết về đời sống xã hội Hoa Lục đặc biệt quan ngại về tình trạng công ty Trung Quốc thống lĩnh các công trường dự án ở Việt Nam:
“Đưa giá thấp để thắng thầu đâu có nghĩa là làm được tốt, mà người ta cần kiểm tra xem qui trình công nghệ, các giải pháp kỹ thuật để làm sao tiết kiệm được vật tư, tiết kiệm lao động để ra được hiệu quả mới là việc quan trọng.”
Nhận định của kiến trúc sư Trần Thanh Vân vừa nêu, có lẽ bất cứ người chủ đầu tư nào cũng biết, các chủ đầu tư dự án quan trọng ở Việt Nam là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không thể không biết. Vấn đề là chuyện Trung Quốc thắng thầu: góc khuất không nằm ở giá rẻ.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2010-09-06

NED gửi thư cho Thủ tướng VN về vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân

Ông Carl Gershman, Giám đốc Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ của Hoa Kỳ

11.01.2013
Giám đốc Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ NED của Hoa Kỳ, ông Carl Gershman, gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc của luật sư Lê Quốc Quân, người bị bắt giam từ ngày 27/12 với cáo buộc tội ‘trốn thuế’. Luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân được giới ngoại giao quốc tế và cộng đồng thế giới biết đến kể từ khi ông trở về nước sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh theo học bổng do NED tài trợ. NED đã từng lên tiếng can thiệp cho ông Quân trong lần ông bị bắt giam ngay khi về đến Việt Nam hồi năm 2007. Với áp lực quốc tế, ông được trả tự do trước khi Chủ tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ. Trong cuộc trao đổi với Trà Mi Ban Việt Ngữ, Giám đốc NED cho biết lý do cơ quan của ông lên tiếng khi luật sư Quân bị bắt lần này vì tội danh ‘trốn thuế’.

VOA: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ NED từng lên tiếng can thiệp cho luật sư Lê Quốc Quân trong lần đầu tiên ông bị bắt năm 2007 lúc ông từ Mỹ trở về sau khi hoàn tất xuất học bổng nghiên cứu về dân chủ do NED tài trợ. Nguyên do của vụ bắt giữ ấy không rõ ràng khiến người ta nghĩ là có thể liên hệ tới xuất học bổng của NED. Nhưng ông Quân bị bắt giam lần này với cáo buộc tội ‘trốn thuế’. Vì sao NED lên tiếng bày tỏ quan ngại?

Ông Carl Gershman: Ngày nay, các chính phủ trên thế giới hay dùng cáo buộc tội trốn thuế để bắt giam những người bất đồng chính kiến trong khi lý do thực sự là mang tính chính trị, xuất phát từ những việc làm hay phát biểu bất đồng quan điểm với nhà nước. Và chúng tôi cho rằng vụ việc của ông Quân rơi vào trường hợp này, nguyên do thực sự khiến ông bị bắt là vì ông là một tiếng nói độc lập. Chính quyền Việt Nam đang tìm cách dập tắt những tiếng nói như của ông Quân. Em trai và một người em họ của luật sư Quân cũng bị bắt với cùng tội danh ‘trốn thuế’. Một ngày sau khi ông Quân bị bắt, tòa án ở Việt Nam hôm 28/12 bác bỏ kháng cáo của hai blogger nổi tiếng, giữ y án tù 12 năm và 10 năm đối với Điếu Cày và Tạ Phong Tần chỉ vì họ đã trình bày quan điểm cá nhân qua trang blog của mình. Vụ bắt giữ ông Quân thật ra chẳng có gì liên quan đến ‘trốn thuế’cả. Động cơ chủ yếu là nhà cầm quyền Việt Nam muốn kiểm soát quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân và khống chế quyền sử dụng internet, những yếu tố mà Hà Nội đặc biệt quan tâm vì ngày nay rất nhiều người tại Việt Nam có thể truy cập vào mạng internet. Tỷ lệ người sử dụng net tại Việt Nam hiện giờ chiếm 1/3 dân số, cao hơn Indonesia hay Thái Lan. Đó là một con số đáng kể. Và những vụ bắt giữ này liên quan tới các nỗ lực của Hà Nội muốn kiểm soát việc bày tỏ quan điểm của người dân, những gì người ta chia sẻ và truyền tải qua mạng internet, qua các phương tiện truyền thông độc lập. Giữa lúc Việt Nam đang tìm cách trở thành một thành viên trong thế giới công nghiệp hiện đại, trong tiến trình đó, người dân Việt Nam sẽ tiếp cận được với các phương tiện bày tỏ quan điểm và Hà Nội muốn tìm cách kiểm soát điều này. Và tôi cho rằng trong vụ bắt giữ luật sư Quân, vấn đề nằm ở chỗ họ muốn kiểm soát quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân chứ không phải vì cái gọi là ‘trốn thuế’.
Việc làm của Việt Nam không thể che giấu được trong bóng tối, nó sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ

VOA: Qua lá thư mới đây gửi tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, NED muốn chuyển thông điệp gì tới nhà cầm quyền Việt Nam và cộng đồng quốc tế?

Ông Carl Gershman: Chúng tôi muốn chuyển tải thông điệp rằng chúng tôi hết sức đề cao tầm quan trọng của quyền tự do bày tỏ quan điểm. Nếu một nhân vật như luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vì đã thực thi điều mà chúng tôi hiểu là quyền của công dân được bảo đảm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thì Việt Nam sẽ cảm nhận những hậu quả từ Hoa Kỳ. Nó sẽ ảnh hưởng danh tiếng của Việt Nam và ảnh hưởng tới quan hệ Việt-Mỹ. Có những nhân vật trong những vị trí quan trọng của hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam nhưng đồng thời cũng hết sức quan tâm đến các vấn đề về nhân quyền và quyền tự do bày tỏ quan điểm. Việc làm của Việt Nam không thể che giấu được trong bóng tối, nó sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.

VOA: Nếu vụ bắt giữ luật sư Quân lần này dẫn tới một bản án, NED sẽ tiếp nhận việc này thế nào và phản hồi ra sao?

Ông Carl Gershman: Chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục phản đối. Chúng tôi sẽ tiếp tục bày tỏ quan tâm và quan ngại của mình, tiếp tục cố gắng huy động quan điểm của quốc tế. Chúng tôi sẽ không bỏ quên trường hợp của ông Quân. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ luật sư Quân và các giá trị mà ông đại diện. Và dĩ nhiên, không chỉ một trường hợp của luật sư Quân mà còn nhiều người khác nữa đang bị giam cầm tại Việt Nam vì lý do tương tự và chúng tôi quan tâm tới tất cả các vụ việc như thế. Chúng tôi có quan hệ đặc biệt với luật sư Quân vì ông từng là nghiên cứu sinh tại Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ NED của chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng rất quan tâm đến tiêu chí căn bản về quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.

VOA: Ông Carl Gershman là Giám đốc Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ NED của Hoa Kỳ. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ông đã dành cho đài VOA cuộc phỏng vấn này
Trà Mi-VOA

Ơn đảng: Hôm nào có nồi cháo độn rau, hôm đó được "cải thiện".

Nhiều hôm đói không ngủ được, chị Cao Thị Thủy ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, ra vườn vặt chuối xanh ăn tạm. Với mẹ con chị, hôm nào có nồi cháo độn rau, hôm đó được "cải thiện".
Vét nốt nắm gạo cuối cùng, chị Thủy nấu với ít rau su hào hàng xóm mang cho. Ảnh: Văn Định.
Vét nốt chỗ gạo trong bao tải để ở góc nhà, chị Thủy cho vào nồi nấu kèm lá su hào hàng xóm vừa mang cho. Nghe tiếng hai đứa con trai bị bại não là Nguyễn Văn Trường (5 tuổi) và Nguyễn Văn Thọ (3 tuổi) khóc ran vì đói ở nhà trên, chị nhét thêm rơm để lửa to cho cháo nhanh chín. Đợi hai con trai ăn xong, chị và con gái Nguyễn Thị Yến (10 tuổi) vét nốt chỗ cháo trong nồi. 
Để có đồng ra đồng vào và quả trứng cho con, chị Thủy tận dụng bãi đất trống trước nhà nuôi đàn gà. Thi thoảng chị đi dọn chuồng vịt thuê cho hàng xóm, không ai trông con, chị đành khóa cửa để hai đứa tự chơi. Mỗi lần như thế chị được trả 50.000 đồng. Có hôm về nhà chị giật mình thấy đứa ngã xuống đất chảy máu mồm, đứa thì bôi phân lên khắp mặt.
Chị kể, nhiều hôm bốn mẹ con không có gì cho vào bụng. Thương tình, hàng xóm mỗi nhà cho vay vài bò gạo. Nhiều khi ngại, chị không dám vác rá đi vay. "Có hôm đói quá, ruột cồn cào không ngủ được, tôi ra vườn vặt quả chuối xanh ăn cho quên đói", người mẹ buồn rầu cho biết.
35 tuổi, khuôn mặt chị Thủy xạm đen, người còm nhom. Lúc nào chị cũng tất bật hết chăm con đến làm kiếm thêm. Cũng vì kiếm tiền nuôi con, chồng chị, anh Nguyễn Văn Chung luôn vắng nhà theo các công trình xây dựng. Mỗi ngày anh Chung làm được 100.000 đồng, nhưng chưa tháng nào anh lĩnh trọn vì toàn phải xin ứng trước để lo chữa bệnh cho các con. 
Lấy nhau đầu năm 2002, vợ chồng chị Thủy đón đứa con gái đầu lòng vào cuối năm đó. Lúc mới sinh, trái tim bé Yến bị "lỗi nhịp" khiến môi tím tái, quấy khóc cả ngày. Càng lớn Yến càng teo tóp. 5 tuổi em được mổ tim miễn phí lần 1. Sau ca mổ, đều đặn mỗi tuần chị Thủy bắt xe đưa con lên bệnh viện lấy thuốc. Về sau để tiết kiệm chi phí đi lại, người mẹ cọc cạch đạp xe chở con gái từ Hà Nam lên Hà Nội chữa trị.
Với bốn mẹ con chị Thủy, cháo độn rau là bữa ăn 'thịnh soạn'. Ảnh: Văn Định.
Đạp xe chở con, thỉnh thoảng chị phải dừng lại giữa đường vì Yến đau tức. Trưa đói lả, không có tiền ăn cơm quán, mẹ con chị đành vào nhà dân ven đường xin bát cơm qua bữa rồi lại đi tiếp. Hiện, Yến học lớp 5 trường tiểu học Liêm Tiết. Những hôm em lên cơn đau tim, cô giáo lại điện cho mẹ đến đưa về. Bệnh tật nhưng Yến ham học và luôn đạt học sinh tiên tiến. 
Mong muốn có thêm đứa con lành lặn, vợ chồng chị Thủy lần lượt sinh thêm bé Trường và bé Thọ, nhưng cả hai đều bị bại não bẩm sinh. Cứ khi nào thức là hai anh em lại la hét khiến đôi mắt người mẹ lúc nào cũng sưng húp vì xót con. Mắc chứng rung giật mãng cầu nên mắt của Trường và Thọ trợn ngược lên. Càng lớn, chân hai em càng quắt lại nên cả hai chỉ cử động bằng cách xoay vòng tròn trên giường. 
Cả hai thường xuyên đau ốm nên chuyện đi bệnh viện với mẹ con chị như "cơm bữa". "Có lần tôi vừa đưa Trường đi Hà Nội, được gần nửa đường thì hàng xóm điện báo Thọ lên cơn co giật. Tôi lại vội xuống bắt xe giữa đường quay về đưa cháu đi cấp cứu", chị Thủy kể.
Nhắc đến bệnh tật của con, chị Thủy sực nhớ sắp tới ngày đưa Yến đi mổ tim lần 2. "Các bác sĩ dặn gia đình tôi lo liệu để sớm cho cháu đi mổ vì để lâu sẽ nguy hại đến tính mạng. Chi phí mổ đến cả trăm triệu, giờ vợ chồng tôi không biết vay mượn ở đâu", chị Thủy lo lắng.
Số tiền vay ngân hàng và hàng xóm để chữa trị cho các con đã gần 80 triệu đồng. Khoản nợ ấy chưa trả xong thì anh chị lại phải chuẩn bị hơn 100 triệu để mổ cho Yến. Hai bên nội ngoại đều khó khăn nên không giúp được anh chị là bao.
Chị Thủy nuôi vài con gà bán lấy đồng ra đồng vào và kiếm trứng cho con ăn. Ảnh: Văn Định.
Năm 2009 thấy hoàn cảnh anh chị nghèo khó, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hà Nam và chính quyền địa phương đã giúp đỡ xây cho gia đình ngôi nhà cấp 4 lấy chỗ che mưa nắng. Ngày làm nhà, hàng xóm tình nguyện đến giúp và còn mang cho ngói, cây luồng, cánh cửa.
Chị Nguyễn Thị Thúy, sống gần nhà chị Thủy, chia sẻ vợ chồng Chung - Thủy hiền lành, thật thà. "Nhiều hôm thấy các cháu đói khóc, cơm vừa chín tới, tôi xới ngay một bát mang sang cho các cháu ăn đỡ đói. Ai ở đây cũng thương cho hoàn cảnh của gia đình anh chị", chị Thúy nói.
Ông Nguyễn Xuân Thủy, trưởng thôn Văn Lâm 1 cho biết, gia đình chị Thủy thuộc diện hộ nghèo nên được giảm các khoản đóng góp. Mới đây cháu Trường được hưởng trợ cấp hàng tháng 360.000 đồng, còn cháu Thọ được trợ cấp 180.000 đồng. 
"Số tiền ấy vẫn chưa thấm vào đâu so với gánh nặng mà anh chị đang phải gánh. Chúng tôi mong mọi người chung tay giúp đỡ để vợ chồng chị Thủy vượt qua được khó khăn", ông Thủy nói. 
Văn Định
(VnExpress)  

Ngư dân vô tình hay bắt đắc dĩ vi phạm lãnh hải Thái Lan?

Có thêm ngư dân Việt Nam đi vào lãnh hải của Thái Lan và bị bắt giữ. Tình hình đó khiến cuộc sống họ và gia đình thêm bội phần khó khăn.

Những tàu cá Việt Nam đang câu mực trong vịnh Thái Lan

Ngư dân Việt Nam 'đã nghèo còn mắc cái eo'

Hai mươi mốt người trên hai chiếc tàu câu mực số hiệu CM99689TS và CM99362 bị hải quân vùng một và cảnh sát biển Thái Lan bắt hồi ngày 9 tháng giêng vừa qua với lý do xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước này. Người và tàu bị đưa về đồn cảnh sát khu vực Sattahip, tỉnh Chon Buri. Hai tài công và 19 ngư phủ bị nhốt trong đồn còn hai chiếc tàu bị neo tại cầu cảng của đồn cảnh sát Sattahip.

Sau khi nhận được tin, một ngày hôm sau chúng tôi đến tại đồn cảnh sát. Ra cầu cảng nhìn xuống hai chiếc tàu câu mực bị neo ở đó, chúng tôi còn nhìn thấy cảnh tượng chén đũa ăn xong chưa rửa kịp, gạo còn để trong nồi, một bao những trái chanh tươi chưa kịp dùng đến, áo quần cái treo trên dây, cái vứt chỏng chơ trên sàn thuyền... Hai bên thuyền những cây sào vút lên trong nắng, trên mái thuyền những mê lưới phơi mực nằm sắp lớp
Khi ra tòa những người này sẽ nhận phán quyết thường ở dạng tiền phạt. Nếu họ có tiền nộp phạt thì được đưa đến trại tạm giữ để trục xuất về nguyên quán. Nếu không có tiền thì phải chịu ở tù theo qui định
Hai mươi mốt con người lao động trên tàu thì bị nhốt trong buồng giam sau song sắt của đồn cảnh sát Sattahip. Tất cả nhóm người Việt bị dồn vào một buồng giam rộng chừng 20 mét vuông.

Sau khi bị bắt các ngư dân Việt được đưa lên tàu của Thái Lan. (hồi ngày 14 tháng 9, 2012) RFA file
Sau khi bị bắt các ngư dân Việt được đưa lên tàu của Thái Lan. (hồi ngày 14 tháng 9, 2012) RFA file

Viên trung úy cảnh sát có tên Sinsamut Boontatsana phụ trách trường hợp các ngư dân Việt nam bị bắt đợt này cho chúng tôi biết cảnh sát đã hỏi cung những người bị bắt và buộc tội họ tội danh như vừa nêu là xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải của Thái Lan. .Thời gian xét hỏi là 48 tiếng. Sau đó Cơ quan cảnh sát sẽ yêu cầu tòa cho lệnh đưa số bị bắt từ buồng giam ở đồn cảnh sát về nhà tù của khu vực, trong khi chờ đợi ra tòa xét xử. Bước tiếp theo là cảnh sát địa phương hoàn tất hồ sơ và chuyển sang cho Văn phòng công tố khu vực tại Pattaya nhằm truy tố những người bị bắt ra tòa.

Khi ra tòa những người này sẽ nhận phán quyết thường ở dạng tiền phạt. Nếu họ có tiền nộp phạt thì được đưa đến trại tạm giữ để trục xuất về nguyên quán. Nếu không có tiền thì phải chịu ở tù theo qui định. Để được trục xuất, thường gia đình phải gửi tiền sang và đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan sẽ giúp mua vé máy bay để những người này về lại Việt Nam.

Tòa cũng sẽ phán quyết mức phạt đối với tàu. Nếu chủ tàu mang tiền sang nộp thì có thể chuộc về, còn nếu không thì cơ quan chức năng Thái Lan sẽ hủy tàu.
Khổ lắm, đi đại không biết lọt qua lúc nào
anh Diệp Văn Cường, tài công
Các ngư dân Việt được hải quân Thái Lan phát thuốc. (hồi ngày 14 tháng 9, 2012) RFA file
Các ngư dân Việt được hải quân Thái Lan phát thuốc. (hồi ngày 14 tháng 9, 2012) RFA file

Trong cuộc tiếp xúc với những ngư phủ bị bắt khi còn ở buồng giam ở đồn cảnh sát Sattahip, anh Diệp Văn Cường, một trong hai tài công cho biết lý do phải sang đến lãnh hải của Thái câu mực để rồi bị bắt:

Khổ lắm, đi đại không biết lọt qua lúc nào.

Anh Trần Văn Huy, một trong những thủy thủ trên hai chiếc tàu bị bắt nói rằng bản thân ở vùng sâu làm ruộng quá vất và nên mới ra thị xã Sông Đốc làm nghề đi biển. Đây là lần đầu tham gia và tài công lái tàu đi đâu thì bạn theo đó để làm chứ không biết đi sang vùng biển của Thái Lan:

Chủ kêu xuống tàu làm, là bạn thì tài công lái đi đâu mình đi theo đó.

Hải sản vùng biển VN cạn kiệt

Chúng tôi gọi điện thoại về cho chủ nhân hai chiếc tàu bị bắt là ông Phạn Văn Hớn và Diệp thị Phượng tại thị trấn Sông Đốc, Cà Mau. Cả hai đều thừa nhận là hải sản ở vùng biển Việt Nam hầu như cạn kiệt, tàu thuyền cả năm qua làm ăn thất bát.

Bà Diệp thị Phượng nói:

Có sở phí bỏ xuống chạy. Năm nay biển thất kêu bán cũng không ai mua. Kêu chung cũng không ai chung. Năm nay biển thất dữ lắm.

Ông Phan Văn Hớn cho biết:
Vùng biển của mình, hải sản cạn kiệt lắm rồi. Làm ăn hoàn toàn lỗ, vùng biển của mình cạn kiệt lắm - Ông Phan Văn Hớn
Vùng biển của mình, hải sản cạn kiệt lắm rồi. Làm ăn hoàn toàn lỗ, vùng biển của mình cạn kiệt lắm.

Một trong những người bị bắt là anh tài công Phạm Văn Truyền cho biết từng bị phía Thái Lan bắt cách đây hai năm. Bản thân gia đình phải gửi sang cho anh 6 triệu đồng để mua vé máy bay về nước sau khi ở tù mãn hạn theo số tiền phạt vào lúc đó.

Dù biết bị bắt sẽ rất khổ, gia đình thêm nợ nần; thế nhưng vì bức bách công việc đánh bắt mãi mà không có nên đành phải liều bước đưa chân.

Làm mấy bữa nay không có mực, có cá gì nên tài công chạy đại…

Tuy nhiên đối với những người mới đi lần đầu và bị phía Thái Lan bắt giữ như anh Diệp Văn Cúp hay anh Trần Văn Huy đều nói rằng chuyến này được trả về là ‘cạch’ đến già không đi qua vùng biển Thái Lan nữa.

Những tài công khi được hỏi cũng cho biết khi ra khơi, cơ quan biên phòng đều nhắc nhở không được sang vùng biển của nước khác. Cảnh báo thế thôi, chứ mọi phương tiện nhưng la bàn, định vị thì chủ thuyền phải tự sắm. Ngoài ra một lý do nữa là trình độ của tài công cũng hạn chế như thừa nhận của ông Phan Văn Hớn:

Tài công dốt, lên chạy thôi mới lớp bốn lớp 5…

Về Việt Nam kiếm việc khác làm chứ không làm việc này nữa, bị bắt sợ lắm rồi.
Cũng mong Nhà Nước có hợp đồng với nước này với nước kia để đánh bắt làm ăn, chứ đánh bắt kiểu này khổ lắm
Ông Phan Văn Hớn
Vào chiều ngày 11 tháng giêng, chúng tôi gọi điện đến đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok, Thái Lan để hỏi thăm thông tin về vụ bắt giữ mới nhất này, thì nhân viên phụ trách bộ phận công dân nói rằng phía Thái chưa thông tin cho đại sứ quán. Nếu nhận được thông tin thì phía đại sứ quán sẽ tiến hành kiểm tra về vụ việc và có động thái thích ứng. Nhân viên này cho biết:

Tọa độ thế nào phải làm việc với phía Thái Lan, chứ ở vùng chồng lấn thì sao.
Trong khi đó theo trung úy Sinsamut Boontatsana thì lâu nay khi cơ quan chức năng Thái Lan báo cho đại sứ quán Việt Nam về những trường hợp bắt giữ ngư dân Việt xâm nhập lãnh hải của Thái trái phép, đại sứ quán Việt Nam luôn nói là Thái cứ việc xét xử theo luật pháp Thái Lan.

Phần những người đầu tư vào nghề đánh bắt hải sản như ông Phan Văn Hớn thì có đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam nên có biện pháp ký kết với các nước khác để ngư dân Việt đến đánh bắt hải sản tại vùng biển nước họ khi mà hải sản tại Việt Nam bị nói hầu như cạn kiệt tại khu vực phía nam. Ông Phan Văn Hớn có đề nghị:

Cũng mong Nhà Nước có hợp đồng với nước này với nước kia để đánh bắt làm ăn, chứ đánh bắt kiểu này khổ lắm.

Nhìn hai chiếc tàu câu mực có thể nói không được tân trang cuả Việt Nam bị neo tại cầu cảng đồn cảnh sát Sattahip so với những chiếc tàu sáng bóng nước sơn của Thái Lan lướt sóng ra khơi cũng từ khu vực gần cầu cảng của đồn cảnh sát Sattahip, người ta có thể liên tưởng đến hai ngành đánh bắt hải sản của tư nhân hai nước ngay tại khu vực Vịnh Thái Lan.

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
 

Đàn ông Việt 'ăn xong là phủi quần đứng dậy'

Đàn ông có một thói quen, ăn xong là nghiễm nhiên phủi quần đứng dậy, cái động tác mà đàn bà chỉ dám làm khi ra tiệm còn đàn ông thì “tự nhiên như ruồi Hà Nội”, ở tiệm hay ở nhà cũng chẳng có khác gì nhau?
Có người bảo rằng phụ nữ muôn đời không hiểu được đàn ông. Sau khi đọc xong bài Lê Hoàng viết về gian bếp trong mơ với người phụ nữ gợi cảm đến từng cen-ti-mét, nhưng lăm lăm tay chổi tay giẻ tìm mọi thủ đoạn giúi những của đó vào tay chồng, thì Trang Hạ hiểu ra rằng, vấn đề không nằm ở trong đầu óc phụ nữ mà nằm ở trong đầu anh Lê Hoàng.
Cụ thể, xin hỏi anh Lê Hoàng, đã bao giờ anh xức nước hoa và đính kèm trên ngực áo vài cái phiếu quà tặng mỹ phẩm, đứng sẵn trong bếp tạo hình vũ công Champa để hy vọng vợ anh vì để mắt tới… quà cáp mà vui lòng bước chân vào bếp nấu cho anh ăn bữa chiều không?
Và còn hàng vạn và hàng triệu đức ông chồng trên cõi Việt Nam này, có phải giở thủ đoạn sếch-xì gì để lấy lòng vợ, hòng không bị bỏ đói chăng? Hay các anh cứ chuông reo là gắp, đúng giờ có cơm ngon canh ngọt, răm rắp bầy ra như một quy định bất thành văn, mà người bếp núc nội trợ, chẳng phải là vợ thì ai vào đây nữa?

Chỉ vì phụ nữ đã phạm một lỗi là đã không dám mặc bikini để dụ chồng vào nấu ăn, lau chùi, rửa bát hộ, hay đại loại như thế???
Hay phụ nữ chúng tôi không phải là người, không đủ trình độ để ngắm và yêu vẻ đẹp của đức lang quân, không cần những thú vui lãng mạn nơi bếp núc và trong chậu bát đĩa, quần áo, không có nhu cầu được yêu và được tán tụng, hứa hẹn trong lúc hùng hục làm việc nhà?
Mà đàn ông, có một thói quen, ăn xong là nghiễm nhiên phủi quần đứng dậy, cái động tác mà đàn bà chỉ dám làm khi ra tiệm còn đàn ông thì “tự nhiên như ruồi Hà Nội”, ở tiệm hay ở nhà cũng chẳng có khác gì nhau? Từ khi nào Việt Nam đã có thêm dân tộc thiểu số thứ 55 có tên gọi là dân tộc ăn xong phủi quần đứng dậy? Và phụ nữ, ăn xong tần ngần ngồi lại với việc nhà như những người giúp việc (osin) cần mẫn.
Mỗi tối, sau khi đàn ông gác chân lên ghế và với lấy cái điều khiển ti-vi hay máy tính, thì đàn bà tiếp tục làm việc nhà trong ba tiếng đồng hồ liên tục nữa. Trong ba tiếng ấy, chúng tôi cũng muốn chồng đứng bên cạnh kéo đàn vi-ô-lông hay hát Opera cho vợ vui tai và vui tay lắm chứ. Nào ai muốn lấy chồng để rồi những lúc vất vả mà chỉ có một mình.
Sau khi đọc bài anh Lê Hoàng, tôi đã lên Ebay và đặt lệnh mua bikini cái loại mặc làm sao mà để cho chồng vào bếp, hoặc ít ra cũng đeo được cái tạp dề cho chồng. Nhưng nhà bán hàng báo lại rằng, ở nước họ, phụ nữ muốn chồng vào bếp, thì chỉ cần… cưới người đàn ông họ yêu và yêu họ mà thôi, không cần phải mặc bikini! Và tôi bị từ chối.
Hóa ra phụ nữ nước ngoài cưới người yêu, và trở thành người vợ được chồng tình nguyện chia sẻ việc nhà, cùng đi chợ, cùng nấu ăn, cùng chăm sóc nhà cửa con cái, vì người chồng ấy yêu vợ. Còn phụ nữ Việt chúng tôi cưới người yêu thì sẽ được chồng yêu bằng cách “việc nhà không rời tay đàn bà!”.
Trong bài đầu tiên, anh Lê Hoàng có khẳng định chắc nịch là, đàn ông bị đàn bà đẩy ra khỏi bếp! Còn sau đó, anh lại ra những điều kiện ngặt nghèo để… đàn ông lọt lại vào bếp. Thế tóm lại là đàn ông các anh muốn vào hay muốn ra? Và tại sao anh luôn mặc định, chỗ của phụ nữ luôn ở sẵn trong gian bếp, còn ra ra vào vào là… chuyện đàn ông?
Thôi tóm gọn lại một câu chốt hạ thế này: Đàn ông không vào bếp chẳng phải vì họ lo công to việc lớn gì, chẳng phải vì người vợ không biết yêu chiều gợi cảm, tưởng thưởng đe nẹt gì chồng. Mà chỉ vì, người chồng ấy chẳng đủ tình yêu với vợ! Hoặc yêu mà chẳng biết cách thể hiện tình yêu ấy ra. Rằng hãy vào bếp cùng vợ, làm thì cùng làm, nghỉ thì ta cùng nghỉ ngơi, đấy mới là yêu thực sự đấy!
Đàn ông có phải là mèo đâu, mà chờ vợ vuốt ve chiều chuộng thì sấn tới, còn vợ không đủ âu yếm thì lại lảng ra quán bia?

Trang Hạ
(VNN) 

Trung Quốc ngang nhiên phát hành "bản đồ mới về Biển Đông"

Thứ Bẩy, 12/01/2013 - 09:05

(Dân trí) - Trung Quốc đã lần đầu tiên phát hành bản đồ ghi rõ các đảo ở Biển Đông trong động thái tiếp theo hòng chiếm giữ chủ quyền toàn bộ vùng biển này.

>> Trung Quốc vẫn tiếp tục tuần tra Biển Đông
Bản đồ trái phép của Trung Quốc về Biển Đông.
Bản đồ trái phép của Trung Quốc về Biển Đông.

Tân Hoa xã dẫn nguồn Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) hôm qua thông báo lần đầu tiên nước này đã đánh dấu thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên các bản đồ chính thức của nước này với tỷ lệ xích tương đương với Trung Quốc Đại lục.

Các bản đồ mới với định dạng theo chiều dọc, do Nhà xuất bản Sinomaps ấn hành, đã đề cập đến hơn 130 đảo và quần đảo ở Biển Đông. Phần lớn trong số này trước đây chưa được Trung Quốc mô tả trong các tấm bản đồ được định dạng theo chiều ngang.

Giám đốc Nhà xuất bản Sinomaps, Xu Gencai, cho biết mục đích ấn hành loại bản đồ mới nhằm tăng cường nhận thức của người dân Trung Quốc về lãnh thổ quốc gia, bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc và thể hiện lập trường ngoại giao chính trị của nước này.

Theo Xu Gencai, bản đồ mới mô tả rõ ràng các đảo lớn trên Biển Đông, biểu thị mối quan hệ địa lý của các đảo này với các đảo, quần đảo phụ cận và những quốc gia xung quanh.

Ngoài ra, ở hai góc dưới cùng bên trái và phải của bản đồ lần lượt cho in hình các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.

“Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam - PV) được mô tả ở góc dưới cùng bên phải với tỷ lệ bằng một nửa so với tỷ lệ xích của bản đồ mô tả Đại lục”, Zhou Beiyan, người biên tập nội dung các bản đồ này nói.

Trong khi đó, ở góc đối diện phía bên trái, bản đồ cũng mô tả hình ảnh thu nhỏ của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, thể hiện vị trí tương quan của quần đảo này với các đảo khác của Trung Quốc đại lục và Đài Loan (Trung Quốc). Đảo Điếu Ngư hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.

Theo kế hoạch, NASMG sẽ công bố các tấm bản đồ mới này vào cuối tháng.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh vùng biển Nhật Bản đang nóng lên từng ngày với việc cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng phái các chiến đấu cơ tới đây.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) hôm qua cho biết đã phải điều 2 máy bay chiến đấu áp sát và truy đuổi một máy bay hậu cần của quân đội Trung Quốc bay vào khu vực phòng không của Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Đài truyền hình Fuji của Nhật Bản  dẫn lời các quan chức Nhật cho hay các máy bay chiến đấu Trung Quốc đã rời khỏi khu vực khi các chiến đấu cơ F-15 từ một căn cứ không quân trên đảo Okinawa của Nhật Bản tới nơi.

Còn theo lý giải của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, máy bay quân nhu của quân đội Trung Quốc đang tiến hành “chuyến bay thông thường” trên vùng biển phía Đông Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, thì bị hai máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản áp sát và truy đuổi, buộc quân đội Trung Quốc cũng phải lập tức điều 2 hai máy bay chiến đấu J-10 xuất kích giám sát tình hình.

Theo bộ trên, quân đội Trung Quốc đang “cảnh giác cao độ” trước vụ việc, cũng như việc SDF gần đây “đã mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường trinh sát nhằm vào Trung Quốc”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ “kiên quyết bảo vệ an ninh vùng trời quốc gia”, đồng thời yêu cầu Tokyo “tôn trọng luật pháp quốc tế và không đe doạ an ninh khu vực”.

Đức Vũ(Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét