Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Tin ngày 11/1/2013

  • Cựu tổng thống Pháp bị tình nghi vi phạm bí mật tư pháp (RFI) - Hãng tin AFP hôm nay 10/01/2013 đưa tin, các thẩm phán Pháp vừa quyết định mở cuộc điều tra để xác định xem cựu tổng thống Sarkozy có vi phạm bí mật tư pháp hay không. Quyết định này được đưa ra, sau khi các gia đình nạn nhân vụ khủng bố Karachi nộp đơn kiện ông Sarkozy.
  • Giúp việc gia đình, một nghề bấp bênh dễ bị lạm dụng (RFI) - Trong một báo cáo ra hôm 9/1/2013, Tổ chức Lao động thế giới (OIT) về tình trạng lao động làm nghề giúp việc gia đình, mà trong đó phụ nữ chiếm 83%, cho thấy nghề này đang có xu hướng bùng nổ mạnh . Tuy có điều đáng báo động, đây là lực lượng lao động luôn bị lạm dụng, phải làm việc trong điều kiện bấp bênh, quyền lợi không được bảo vệ.
  • Toà án Tối cao chịu dời ngày tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Venezuela (RFI) - Trên nguyên tắc, ông Chavez phải tuyên thệ nhậm chức vào hôm nay 10/01/2013 trước Quốc hội. Nhưng vì đang chữa trị căn bệnh ung thư tại Cuba, ông không thể về nước được. Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp, ông có thể tuyên thệ sau trước Toà án Tối cao. Việc dời ngày tuyên thệ đã Tòa án chính thức thông qua vào hôm qua.
  • Syria thả hơn 2.000 tù nhân đổi lấy 48 người Iran (RFI) - Theo AFP, hôm qua 09/01/2013, chính quyền Damas đã trả tự do cho 2.135 tù nhân để đổi lấy 48 khách hành hương người Iran, bị lực lượng nổi dậy Syria bắt làm con tin, nhờ trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar. 
  • Đầu tư trực tiếp gia tăng ở các nước ASEAN và Ấn Độ (RFI) - Trong thời gian qua, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không còn tập trung vào Trung Quốc mà có chiều hướng chuyển dịch qua những nước khác. Đó là nội dung của bản báo cáo mới đây của Ngân hàng Anh Quốc HSBC, được hãng thống tấn Ấn Độ, PTI, trích dẫn vào hôm nay, 10/01/2013.
  • Chính quyền Miến Điện bác bỏ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học (RFI) - Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 10/01/2013, thứ trưởng thông tin kiêm phát ngôn viên chính phủ Miến Điện Ye Htut, khẳng định : "Quân đội Miến Điện không bao giờ dùng vũ khí hóa học và cũng không có ý định sử dụng loại vũ khí này. Cộng đồng quốc tế sẽ biết rõ khi điều tra". Tuyên bố này được đưa ra sau khi lực lượng nổi dậy Kachin đã tố cáo quân chính phủ dùng vũ khi hóa học.
  • Nhật – Hàn tìm cách hòa giải nhân cuộc đối thoại chiến lược (RFI) - Hôm nay 10/01/2013, Nhật Bản và Hàn Quốc có cuộc đối thoại chiến lược cấp cao chính thức đầu tiên kể từ khi hai nước này có lãnh đạo mới, với hy vọng vượt qua những bất đồng về chủ quyền biển đảo, vừa nổi lên trở lại, dưới thời cựu tổng thống Lee Myung-bak.
  • Philippines tỏ quyết tâm đặt mua tàu tuần duyên của Nhật Bản (RFI) - Đến Manila từ hôm qua trong chuyến công du đầu tiên của mình từ khi nhậm chức, Ngoại trưởng Nhật bản Fumio Kishida vào hôm nay 10/01/2013 đã hội đàm với đồng nhiệm Albert del Rosario, trước khi được chính Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiếp kiến. 
  • Tòa Bảo hiến Hungary làm tiêu tan ý định củng cố quyền lực của chính phủ (RFI) - Những ngày cuối năm 2012 và đầu năm 2013, nội các cánh hữu Hungary đã nhận được những thất bại đầu tiên trên mặt trận tư pháp, khi Tòa Bảo hiến liên tiếp đưa ra những quyết định khiến họ phải loại bỏ hàng loạt những dự định được đưa vào các đạo luật và cả Hiến pháp, nhằm củng cố quyền lực của mình.
  • Thủ tướng Nhật sẽ thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia từ 16/01/2013 (RFI) - Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vào hôm nay, 10/01/2013 đã xác nhận thông tin, theo đó tân Thủ tướng Shinzo Abe sẽ dành chuyến viếng thăm nước ngoài đầu tiên từ khi ông tái nhậm chức, cho ba nước ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Vòng công du kéo dài từ ngày 16 đến 19/01, trùng hợp với dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ đối tác Nhật Bản – ASEAN.
  • Tổng thống Chavez tái đắc cử không tuyên thệ nhậm chức (RFI) - Như dự kiến từ mấy ngày qua, ông Hugo Chavez sẽ không tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội vào ngày thứ Năm, 10/01/2013, đúng theo với quy định. Theo chính quyền Venezuela, Tổng thống vừa tái đắc cử sẽ tuyên thệ sau đó trước Tòa án Tối cao.
  • Bom nổ giết chết 11 người ở Pakistan (VOA) - Các giới chức Pakistan cho hay một vụ tấn công bằng bom tại thành phố Quetta đã giết chết 11 người và gây thương tích cho hàng chục người khác
  • Nho Mỹ và shock văn hóa! (VOA) - Có thể nhiều người sinh sống đã lâu ở Mỹ hay nước ngoài nói chung thì ít khi để ý và cũng không mấy quan tâm, nhưng đối với nhiều bạn trẻ 8X, 9X
  • Chavez chưa làm lễ nhậm chức (BBC) - Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, hiện nằm viện sau phẫu thuật, sẽ nghỉ cho tới khi hồi phục mới tuyên thệ nhậm chức.
  • Nhạc sĩ Hoàng Hiệp qua đời (BBC) - Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người qua đời trưa ngày 9/1/2012 tại tư gia ở thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thị trường game sẽ biến đổi? (BBC) - Tập đoàn Xi3 công bố sản phẩm mới để cạnh tranh với các thiết bị chơi game console hiện tại trên thị trường như Xbox 360, PS3, Wii.
  • Lái xe Porsche ẩu bị 'chộp' ở Anh (BBC) - Một lái xe Porsche vượt ẩu đoàn xe của câu lạc bộ moto ở Anh quốc bị người đi đường quay lại trên camera và phải chịu phạt.
  • 'Vẫn trông chờ công lý' (BBC) - Cậu ruột của blogger Paulus Lê Sơn nói bản án 13 năm tù tòa tuyên cho cháu mình là quá khắt khe và hy vọng phúc thẩm 'đúng người đúng tội'.
  • Nghệ sỹ Kim Chi phê phán Thủ tướng VN (BBC) - Nghệ sỹ Kim Chi, người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, vừa từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng.
  • Nhìn lại Hiệp định Paris 1973 (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội coi Hiệp định Paris là cách thức chấm dứt một cuộc chiến và lý giải số phận của lực lượng thứ ba.
  • Một lá phiếu cho Chuck Hagel (BBC) - Tổng thống Obama đề cử ông Chuck Hagel, một cựu Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa làm bộ trưởng quốc phòng.
  • Bên trong tổ tò vò có gì? (BBC) - Tác giả Phạm Toàn chưa tin tưởng vào khả năng xoay chuyển tình thế khi ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội.
  • Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - I-ta-li-a (BaoMoi) - QĐND - Chiều 10-1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đô đốc Giam-pao-lô Đi Pao-la (Giampaolo Di Paola), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa I-ta-li-a đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
  • Hành động “đe dọa”, Trung Quốc gây bất ổn Châu Á (BaoMoi) - Nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines hôm nay (10/1) đã lên tiếng cảnh báo, những hành động “mang tính đe dọa cao” của Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang gây một nguy cơ lớn đối với sự ổn định ở Châu Á.
  • Nhật điều F-15 chặn máy bay quân sự Trung Quốc (BaoMoi) - Theo AFP, truyền thông Nhật Bản cho biết ngày 10/1, nước này đã điều các máy bay tiêm kích để ngăn chặn các máy bay quân sự Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư).
  • Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy kế hoạch phi pháp ở Trường Sa (BaoMoi) - Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch thăm dò dầu khí phi pháp trên đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Đây là tuyên bố vừa được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Lương Thanh Nghị đưa ra tại cuộc họp báo chiều nay (10/1).
  • Nhật có thể bắn cảnh cáo máy bay TQ (BaoMoi) - Chính phủ Nhật Bản đang thảo luận các biện pháp ngăn chặn hoạt động ngày càng nhiều của tàu và máy bay Trung Quốc trên vùng biển quanh đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, và có thể sẽ huy động một số trực thăng F-15J bắn cảnh cáo máy bay giám sát của Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu cho biết.
  • Nhật lên án kế hoạch của TQ tuần tra đảo tranh chấp (BaoMoi) - Theo Kyodo, ngày 10/1, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga lên án kế hoạch tiến hành tuần tra thường xuyên gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) tại Biển Hoa Đông, đồng thời khẳng định quần đảo này là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản.
  • Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Italia (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Chiều 10/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Italia Giampaolo di Paola đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
  • "Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là bình thường" (BaoMoi) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định việc Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
  • Philippines 'bắt tay' Nhật Bản đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Do lo ngại việc Trung Quốc ngày càng thể hiện thái độ hung hăng trong việc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển Tây Philippines (Biển Đông), Philippines cho biết họ sẽ thảo luận vấn đề này với nước cũng đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc khác là Nhật Bản.
  • Trung Quốc đưa Giao Long ra Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tân hoa xã dẫn thông tin từ một hội thảo hàng hải quốc gia hôm nay (10/1) cho hay, tàu lặn Giao Long có người lái của Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ lặn xuống biển sâu trong vùng Biển Đông vào tháng 5 - 6 năm 2013.
  • Nhật bàn cách ‘bắn cảnh cáo' máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - TPO- Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc cho “bắn cảnh cáo” máy bay của Trung Quốc nếu xâm nhập vào không phận khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    Máy bay giám sát của Trung Quốc bay ở không phận vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku hồi tháng 12 năm ngoái.
  • Nhật sẽ cho F-15 bắn máy bay Trung Quốc? (BaoMoi) - Chính phủ Nhật Bản đang thảo luận về cách thức chặn máy bay Trung Quốc sau khi thường xuyên xảy ra những vụ máy bay do thám của Trung Quốc tiếp cận không phận trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Một trong những biện pháp mà Nhật Bản đang cân nhắc là ra lệnh cho các chiến đấu cơ F-15 bắn cảnh cáo máy bay do thám Trung Quốc, báo chí địa phương hôm qua (9/1) đưa tin.
  • Nhật - Trung sẽ “không chiến” ở Senkaku? (BaoMoi) - Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố các máy bay không người lái của họ chỉ được dùng để giám sát nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng rất có thể một cuộc “không chiến” bằng máy bay không người lái giữa hai nước sẽ diễn ra trong tương lai gần.
  • Siêu chiến hạm của Mỹ tới Biển Đông đối đầu Trung Quốc (BaoMoi) - (Phunutoday) - Mỹ đã sẵn sàng điều siêu chiến hạm tuần duyên LCS-1 tới Biển Đông vào tháng 3 tới để trấn an đồng minh ở Đông Nam Á trong bối cảnh tranh chấp trên biển giữa các quốc gia xung quanh Biển Đông với Trung Quốc căng thẳng.
  • TQ chi tỉ đô củng cố các đảo ở Biển Đông (BaoMoi) - Thời báo Washington ngày 9/1 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn việc dành 1,6 tỉ USD để củng cố các đảo ở Biển Đông mà nước này có tranh chấp chủ quyền với nhiều quốc gia Đông Nam Á.
  • TQ âm thầm ‘thâu tóm’ mỏ của Philippines (BaoMoi) - Khi người dân Philippines và quốc tế mải mê chú ý đến hành động gây hấn của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông thì lại quên hoặc ít đề cập tới việc Trung Quốc đang thâu tóm ngành công nghiệp khai khoáng của Philippines.
  • Vì một khu vực hòa bình và thịnh vượng (BaoMoi) - Ngày 9/1, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh đã chính thức nhận chuyển giao chức vụ Tổng Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ ông Surin Pitsuwan. Trước đó, Brunây cũng đã thay Campuchia đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Hai sự kiện này đang thu hút sự chú ý của dư luận các nước ASEAN nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Bản tin tiếng Anh


  • Chinese companies want more staff (Washington Post) - China tops any other Asia-Pacific market in its number of companies that plan to hire more employees, a report says.
  • Price cut for 20 types of drugs (Washington Post) - China will adopt new methods, including international price comparisons, to regulate the price of imported drugs, an official at the country's top price regulator said on Tuesday.
  • Firms chase overseas deals (Washington Post) - Global economic woes have boosted outbound mergers and acquisitions by Chinese companies to a new high in 2012.
  • Mainland tourists to Taiwan hit record high (Washington Post) - Chinese mainland visitors to Taiwan topped 1.97 million in 2012, up 57.6 percent year on year, hitting a record high, the cross-Straits tourism authority said Sunday.
  • Overseas yuan gets nod in mainland PE market (Washington Post) - The mainland private equity (PE) market is heralding a new stage, as the mainland regulator allows overseas yuan capital to come in to boost PE investments.
  • Retail therapy (Washington Post) - Shopping malls used to be the place people go to shop. But today, these commercial complexes are often much more than that.
  • Remade for adventure (Washington Post) - A national tragedy showed Zhang Xinyu how fragile human existence can be, and he's reshaped his life to make the most of it.
  • Uncool, or simply warm? (Washington Post) - Peking University graduate Wu Qi's friends told him to bring several pair of qiuku, or thermal underwear, when he was preparing to study in Stockholm in 2009.
  • Orphanage owner hospitalized (Washington Post) - The owner of an illegal orphanage in Central China was sent to hospital over the weekend suffering a heart attack after she was questioned by police about a fire that killed six children and a young adult.
  • Being gay in China (Washington Post) - In both Chinese history and literature, homosexuality was open and tolerated.
  • What a catch (Washington Post) - In northeast China, ice fishing is an ancient tradition. The season usually runs throughout the freezing months of winter, from the end of December to just before Spring Festival.
  • China to deepen ties with Russia (Washington Post) - China and Russia pledged to deepen coordination on major international and regional issues during their eighth strategic security consultation in Beijing on Wednesday.
  • Ice threatens Bohai oilfields, farms (Washington Post) - Frozen seas off the coast of China are expected to expand to severe levels in late January, posing threats to offshore oil and gas fields, leaving thousands of ships stranded and affecting aquaculture farms.
  • Xi: China-Russia ties prioritized in diplomacy (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Tuesday said that promoting relations with Russia is a priority for Chinese diplomacy as he met with a Russian delegation in Beijing.
  • Father of Indian rape victim wants her named (Washington Post) - The father of the Indian student whose brutal rape provoked a global outcry said he wanted her name made public so she could be an inspiration to victims of sexual assault.
  • Egyptians debate over draft law limiting protests (Washington Post) - The draft law limiting protests in Egypt, which is currently being studied after recently being announced by Justice Minister Ahmed Mekki, stirred up an overwhelming debate in the Egyptian political arena.
  • Chavez to keep his presidency beyond Jan 10 (Washington Post) - President of the National Assembly of Venezuela, Diosdado Cabello, said that Venezuelan President Hugo Chavez "will still be the President beyond January 10th", despite of his precarious health.

Cấp thẻ xanh cho những nhà đầu tư từ 500.000 đôla vào Hoa Kỳ

Để có thẻ xanh, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư ít nhất 500.000 đô la vào một khu vực được nhắm vào, thường là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hay những khu vực nông thôn.

09.01.2013
Chương trình Các nhà Đầu tư Di dân hay còn gọi là “EB-5” được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập bằng Đạo luật di trú năm 1990 nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ qua việc tạo nên công ăn việc làm và vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo một chương trình di trú thí điểm được thành lập lần đầu tiên vào năm 1992, thì để có thẻ xanh, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư ít nhất 500.000 đô la vào một khu vực được nhắm vào - thường là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hay những khu vực nông thôn. Trong chuyên mục Câu chuyện nước Mỹ tuần nay, mời quý thính giả theo dõi chương trình Visa EB-5 được thực hiện tại một khu vực đầu tư ở bang Vermont, miền đông bắc Hoa Kỳ.

Theo một Chương trình thí điểm do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập vào năm 1992 theo Đạo luật di trú năm 1990 nhằm kích thích các hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm, đồng thời cho phép các người nước ngoài có cơ hội để trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư tối thiểu 500.000 đô la vào một dự án nằm trong một trung tâm vùng được cơ quan di trú Hoa Kỳ chấp thuận trước hay vào “một đơn vị kinh tế công hoặc tư có liên hệ đến việc giúp kinh tế tăng trưởng, gồm cả việc gia tăng xuất khẩu, cải thiện mức sản xuất trong vùng, tạo việc làm, hay giúp gia tăng vốn đầu tư nội địa.”

Một trong những dự án hội đủ các điều kiện này đã được thành lập tại bang Vermont, trong một dải đất rộng lớn nằm dọc biên giới Canada. Ông Bill Stenger, đồng chủ nhân một khu trượt tuyết đang làm sống lại vùng nông thôn với tỉ lệ thất nghiệp cao này bằng cách kêu gọi đầu tư nước ngoài để mở rộng khu trượt tuyết. Với số tiền thu hút được hiện nay, vào khoảng 270 triệu đô la, ông Bill Stenger và các đối tác đã xây dựng được ba khách sạn, một công viên nước trong nhà, một sân trượt băng, các trung tâm hội nghị, một số các tiệm ăn và cửa hiệu bán đủ loại hàng hóa.

Những công trình này đã giúp cho người dân trong vùng có được công ăn việc làm. Một trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học sắp được xây dựng cùng với nhiều khách sạn và nới rộng phi trường tại vùng này. Ngoài các nhà đầu tư tại Mỹ, ông Stenger còn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài qua chương trình EB5. Trong gần 10 năm qua khu vực này đã hưởng được lợi ích của chương trình Visa EB5 bằng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Stenger giải thích về chương trình EB5:

“Những nhà đầu tư đủ khả năng có thể đầu tư 500.000 đô la vào những dự án mới. Kết quả là có một số đáng kể việc làm được tạo ra. Những nhà đầu tư này được cấp thẻ xanh. Vợ và các con 20 tuổi hay trẻ hơn của họ cũng được cấp thẻ xanh. Họ có thể sống và làm việc tại bất cứ nơi nào trên nước Mỹ nếu họ muốn và họ được hưởng lợi do việc đầu tư và dĩ nhiên chúng ta cũng có lợi vì có thể xây dựng được những gì chúng ta biết có giá trị kinh tế trong vùng và được chính quyền tiểu bang hỗ trợ.”

Ông Stenger cho biết là trong vòng 3 đến 5 năm tới dự án mở rộng khu trượt tuyết dự trù thu hút được 500 triệu đô la với sự đầu tư của hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới nhưng đặc biệt là khu vực châu Á.

“Có một điều lý thú là khoảng 40% các nhà đầu tư từ các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan. Và một điều may mắn là chúng tôi thành công 100% trong việc xin thẻ xanh cho những nhà đầu tư này và gia đình và tạo cơ hội để họ có thể đến Hoa Kỳ.”

Theo kinh nghiệm của ông Stenger các nhà đầu tư đều thu hồi được vốn lẫn lời:

“Những nhà đầu tư này thu được từ 2 đến 4% tiền lời và cuối 5 năm chúng tôi có một chiến lược trả lại cho các nhà đầu tư tiền đầu tư của họ.”

Đối với những chỉ trích cho rằng chương trình EB5 này không có gì khác hơn là cho phép những người giàu có được thẻ xanh, ông Stenger phát biểu:

“Chúng tôi có liên hệ sâu rộng đến chương trình phát triển kinh tế tại Vermont. Chúng tôi đầu tư vào nhiều công ty hay những việc kinh doanh khác nhau, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân trong vùng và những người đầu tư vào chương trình này đều là những người, những gia đình tuyệt vời, những người thành công và tiền đầu tư của họ đã cho phép chúng tôi tạo cơ hội làm việc và phát triển kinh tế tại một khu vực rất khó tìm được vốn. Tôi rất cám ơn vì nếu không có đầu tư của họ, chúng tôi không có khả năng làm được việc chúng tôi đang làm.”

Ông Stenger nói rằng càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư từ các nước Đông Á vào bang Vermont, đặc biệt là các nhà đầu tư giàu có của Trung Quốc muốn rời khỏi Trung Quốc cũng như những người giàu Nam Triều Tiên muốn rời khỏi nước này, đặc biệt sau khi Bắc Triều Tiên phóng thành công một rốckết đưa một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất. Ông Stenger cho biết hiện có chương trình thu hút thêm nhiều nhà đầu tư châu Á.

“Chúng tôi có chương trình đi thăm châu Á vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 với Thống đốc Peter Shumlin. Chúng tôi sẽ đi thăm Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Trung Quốc và có thể Việt Nam. Chúng tôi sẽ mang theo thông điệp đến châu Á về việc làm cách nào đầu tư vào Vermont. Chúng tôi có những trang mạng và những cơ hội để vươn tới những quốc gia này với ngôn ngữ của các nước đó. Chúng tôi cũng làm việc chặt chẽ với các luật sư hiện đang làm việc tại những quốc gia này.”

Tuy nhiên theo ông Stenger số người châu Á tham dự vào chương trình này đông đảo nhất mà ông kỳ vọng lại là những sinh viên đang theo học đại học hay hậu đại học tại Hoa Kỳ và muốn ở lại nước Mỹ sau khi hoàn tất việc học. Ông Stenger giải thích:

“Những sinh viên này có thể được cha mẹ cho tiền nếu họ muốn. Chúng tôi đã có nhiều nhà đầu tư là sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc hậu đại học được cha mẹ cho tiền để đầu tư để họ ở lại nước Mỹ và làm việc ở nơi nào họ muốn.”

Theo báo New York Times số ra ngày 18 tháng 12 năm 2011 thì con số các nhà đầu tư với vốn trên 500.000 đô la đã tăng gần gấp bốn lần trong hai năm qua, với trên 3.800 người trong năm tài chính 2011. Con số các nhà đầu tư nạp đơn xin đầu tư tại Mỹ tăng nhanh chóng đến nỗi chính quyền Obama đang tìm cách cải thiện thủ tục cứu xét các đơn đầu tư loại này. Trước đó vào cuối tháng 9 năm 2012, Tổng thống Obama đã ký ban hành luật S.3245 gia hạn chương trình cấp Visa EB-5 cho các Trung tâm Vùng Thí điểm thêm 3 năm nữa sau khi Luật này được hai viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào trung tuần tháng 9.
VOA

Bùi Tín - Cái loa của ai vậy?

Phó Giáo sư Đại tá Trần Đăng Thanh.
09.01.2013
Cuối năm 2012 một sự kiện chính trị quan trọng đã xảy ra giữa thủ đô Hà Nội. Ngày 19/12, tại một cuộc họp của đảng CS do đảng bộ các trường đại học và cao đẳng triệu tập dành cho các giáo sư giảng dạy các trường này, đã có một cuộc nói chuyện phổ biến về đường lối chính sách của đảng CS trong vấn đề Biển Đông cho ba trăm cán bộ cốt cán ngành giáo dục đại học.

Diễn giả là Phó Giáo sư Đại tá Trần Đăng Thanh, một cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cũng như trong mọi cuộc nói chuyện khác trong nội bộ đảng, mọi người tham dự đều hiểu rằng người nói chuyện là cái loa trung thành của Bộ Chính trị, của Ban Tuyên huấn Trung ương đảng.

Nhưng đã có một sự trục trặc. Ban tổ chức đã kiểm soát kỹ không cho ai mang máy ghi âm vào phòng họp, vì đây là cuộc nói chuyện cơ mật trong nội bộ, không phổ biến rộng rãi. Vậy mà ngay sau khi cuộc nói chuyện kết thúc được 4 tiếng, trên mạng Dân Làm Báo đã truyền đi băng ghi âm dài 2 giờ 20 phút của buổi nói chuyện, và ngay sau đó mạng Anh Ba Sàm đã có bản văn ghi lại đầy đủ từ phút đầu đến phút cuối nội dung bài nói. Bài nói cũng được các dịch giả trong nước dịch ngay ra tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật…Và cũng chỉ trong một tuần đã có hơn 760 bài phản bác với nhiều dẫn chứng, lập luận chặt chẽ. Đặc biệt trên báo Asia Times, ông David Brown, một cựu viên chức ngoại giao Mỹ nay chuyên viết về các vấn đề Việt Nam, đã nhận định về cuộc nói chuyện của ông Thanh trong một bài báo có nhan đề «Bí mật nhà nước bị lộ».

Sau đây là một số nội dung chủ yếu trong bài nói của ông Trần Đăng Thanh được ông David Brown cũng như hầu hết các người phản biện khác ghi nhận:

Trước hết Đại tá Trần Đăng Thanh nhiệt tình cổ vũ cho đường lối gắn bó với Trung Quốc theo phương châm «lý tưởng tương thông» và «vận mệnh tương quan» giữa 2 đảng CS Trung Quốc và đảng CS Việt Nam. Ông Thanh căn dặn cử tọa phải đời đời ghi ơn Trung Quốc vì họ đã tận tình giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải bỏ qua những va chạm, bất đồng đáng tiếc, phải chung sống hữu nghị với Trung Quốc và không được vong ân bội nghĩa.

Thứ hai, ông Thanh yêu cầu mọi người phải cảnh giác với Hoa Kỳ vì nước này từng phạm những tội ác chồng chất «trời không dung, đất không tha» với nhân dân Việt Nam, hiện nay lại đang có thái độ 2 mặt, đeo đuổi âm mưu diễn biến hòa bình và lật đổ, áp dụng thủ đoạn «thả con săn sắt bắt con cá rô», nhòm ngó cảng Cam Ranh, bề ngoài làm ra vẻ ủng hộ Việt Nam trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng thực chất là hòng thủ lợi. Theo ông, Hoa Kỳ nhận nhiều du sinh Việt Nam cũng là một âm mưu thâm độc khác nhằm thúc đẩy diễn biến hòa bình.

Kế đó, Đại tá Trần Đăng Thanh chuyển sang đề cập đến một số nước khác có liên quan xa gần đến Việt Nam hay cần được nghiên cứu, học tập. Nói về Liên bang Nga, ông nhận định rằng nước này đang trở lại vị thế của một cường quốc quân sự như Liên Xô cũ, có đủ sức phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ. Ông cảnh cáo cử tọa chớ để cho đảng CS mất quyền lãnh đạo như ở Liên Xô, vì theo ông, nếu điều này xảy ra, tất cả những người làm việc cho chế độ hiện nay tại Việt Nam «sẽ mất sổ lương hưu », sẽ chết cả nút, vì vậy ông khuyên họ hãy sống chết bám lấy chính quyền xã hội chủ nghĩa.

Rồi ông Thanh quay sang chuyện Iran và Bắc Triều Tiên. Sau khi ca ngợi Iran đã kiên cường thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân và đương đầu với Israel và Hoa Kỳ, ông tán tụng việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa làm cả thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản, cuống cuồng lo sợ. Từ nhận định này, ông Thanh rút ra kết luận: Việt Nam phải học tập tinh thần đó của Bắc Triều Tiên.

Đại tá Trần Đăng Thanh kết thúc bài nói của ông bằng một lời răn đe: Các hiệu trường, bí thư đảng uỷ các cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng ở Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để sinh viên tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Qua nội dung của cuộc nói chuyện vửa kể, người ta không khỏi tự hòi: Phải chăng trên đây là thực chất chính sách đối ngoại vừa được điều chỉnh của Bộ Chính trị hiện nay, theo hướng «nhất biên đảo», ngả hẳn về một bên, trong khi bề ngoài vẫn giữ cái vỏ «làm bạn với tất cả các nước»?

Phải chăng đây là chính sách của Bộ Chính trị muốn ngả hẳn về phía Trung Quốc để tồn tại, chống lại xu thế hợp lý, hợp lòng dân, hợp thời đại là gắn bó chặt chẽ với các nước dân chủ trên toàn thế giới, trong tình thế đảng CS Việt Nam đang ngày càng bị suy thoái, bị nhân dân xa lánh, lên án?

Chắc chắn hiện nay và trong những ngày sắp tới, Bộ Chính trị, chính phủ và Bộ Ngoại giao ở Hà Nội sẽ bị các nhà báo, các tổ chức, các chính phủ và các nhà ngoại giao quốc tế chất vấn về vấn đề phát biểu của ông Thanh là ý kiến cá nhân hay quan điểm chính thức của nhà nước và của đảng CS Việt Nam.

Đâu là câu trả lời? Đâu là sự thật? Dù sao các mối quan hệ sẽ không còn như trước. Những thắc mắc, nghi ngờ sẽ tồn tại lâu dài cho đến khi một lời giải thích chính thức và dứt khoát được đưa ra.

Nhưng có một điều đã rõ như ban ngày: đó là đảng CS Việt Nam trong cơn khốn quẫn đã chọn con đường sống cho riêng mình bằng cách khai chiến với một bộ phận trí thức cao cấp trong đảng và trong ngành giáo dục và đẩy cả dân tộc vào tử lộ.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bình mới rượu cũ

2013-01-10
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được công bố để nhân dân góp ý được đánh giá như thế nào, liệu có đáp ứng nhu cầu cải tổ để phù hợp với tình hình thực tế hay không.
(AFP PHOTO) Một bức tranh cổ động tại Hội An, ảnh chụp hôm 16 tháng 05 năm 2012.

Không có tiến bộ

Theo Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, vấn đề cốt tử là những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam có thực sự muốn xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tiến bộ hay không. Ông Đằng tỏ ra không hài lòng nếu không muốn nói là thất vọng với bản Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi vừa được công bố lấy ý kiến rộng rãi từ ngày 2/1/2013. Vị Luật gia cho rằng ba vấn đề lớn nhất đã không có tiến bộ gì hơn trước, đó là vấn đề sở hữu đất đai, thực hiện nhân quyền cũng sự thiếu vắng nguyên tắc tam quyền phân lập  hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập với nhau, giám sát nhau, qua đó có thể phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả.

Người dân không được cái quyền sở hữu trên mảnh đất cha ông mình đã đổ xương máu, mồ hôi và nước mắt để làm nên. Điều đó là vô lý.
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Trước hết về đất đai, bản Dự Thảo tuy có thêm thắt kéo dài câu chữ nhưng vẫn là theo tinh thần đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Ông Lê Hiếu Đằng nhận định:

“Một trong những vấn đề đụng chạm đến đời sống người dân nhiều nhất đó là vấn đề ruộng đất, đụng chạm đến nông dân là lực lượng hy sinh rất nhiều trong cuộc chiến tranh vừa qua, bây giờ lại không được cái quyền sở hữu trên mảnh đất cha ông mình đã đổ xương máu, mồ hôi và nước mắt để làm nên. Điều đó là vô lý, chúng tôi đang đấu tranh và đề nghị sửa đổi điều này trong Hiến pháp, phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất. Tại sao ở đô thị, đối với những nhà công thương thì công nhận sở hữu về máy móc, về tư liệu sản xuất, còn ruộng đất là tư liệu sản xuất của nông dân thì anh không công nhận hay là đất đai bình thường của người dân cũng không công nhận mà chỉ công nhận cái nhà còn đất thì chỉ có quyền sử dụng.

Những điều này gây bất ổn trong tư tưởng trong suy nghĩ của người dân, nếu không phải của mình thì làm sao mình bỏ cả nghị lực bỏ tiền của ra canh tác, xây dựng. Đây là một rào cản rất lớn làm cho đất nước không phát triển và đặc biệt nghiêm trọng đây là 1 lỗ hổng lớn cho bọn tham nhũng qua việc thu hồi đất tùy tiện để làm giàu.”

000_Hkg4913876-200.jpg
Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội. AFP PHOTO.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ, cũng rất băn khoăn về việc chưa có đột phá về lãnh vực đất đai. Nữ chuyên gia nói, lấy làm tiếc về việc cho tới Bản Dự thảo hiện nay Nhà nước vẫn còn muốn duy trì quyền sở hữu của Nhà nước về đất đai.

Bà Phạm Chi Lan ở trong số những người có đề xuất khi sửa đổi Luật Đất đai, theo đó nên công nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Trong đó vẫn duy trì sở hữu Nhà nước với một số loại đất đai thuộc sử dụng công, thí dụ như đất đai dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh, các công trình công cộng…hoặc trụ sở các cơ quan Nhà nước. Theo bà Phạm Chi Lan, nên chấp nhận một loại hình sở hữu tư nhân cho đất đai, thí dụ của nông dân, cho nông nghiệp. Đối với mục đích thương mại, thì cũng nên dứt khoát hẳn đất đai đó có thể là là sở hữu tư nhân của doanh nghiệp, họ đứng ra mua đất để đầu tư lâu dài. Ngoài ra cũng nên công nhận một hình thức khác, sở hữu công cộng của cộng đồng, thí dụ như đối với trường học bệnh viện, nhà chùa, nhà thờ hoặc các hoạt động tôn giáo văn hóa xã hội chẳng hạn. Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:

Nếu như Việt Nam chấp nhận một cách sở hữu đa dạng hơn cho đất đai thì sẽ tốt hơn rất nhiều cho các tầng lớp nhân dân khác nhau.
Bà Phạm Chi Lan
“Nếu như Việt Nam chấp nhận một cách sở hữu đa dạng hơn cho đất đai thì sẽ tốt hơn rất nhiều cho các tầng lớp nhân dân khác nhau, cũng như cho sự phát triển của đất nước. Đó là cách tốt nhất để bảo đảm đất đai được sử dụng hiệu quả nhất, khi người dân gắn bó máu thịt với đất sở hữu của họ, thì họ sẽ làm mọi cách để khai thác sao cho mang lại lợi ích lớn nhất và họ sẽ bảo vệ được quyền lợi của họ trên đó. Tránh được tình trạng hiện nay, đất đai thì mang danh là của Nhà nước nhưng một số chính quyền địa phương hay lạm quyền thu hồi đất của nông dân một cách vô tội vạ với giá rất rẻ và cung cấp lại cho các doanh nghiệp hay những người thân quen, sau đó thì người ta bán lại với giá rất đắt và đẩy biết bao gia đình nông dân vào cảnh khốn cùng.”

Không thể chống tham nhũng

Luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng, nút thắt thứ hai của Hiến pháp 1992 chưa được tháo gỡ trong dự thảo sửa đổi lần này là vấn đề nhân quyền. Theo ông, Hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi qui định những quyền cơ bản này nhưng luôn kèm theo một câu theo qui định của pháp luật. Ông Đằng nói là cần phải bỏ vế thứ hai này để tránh việc lợi dụng pháp luật để vi phạm nhân quyền cũng như hình thành những luật đi ngược lại Hiến pháp. Ông nói:

“Một khi đời sống đã khá rồi, người ta có quyền đòi hỏi các quyền tự do dân chủ của người dân, trong đó có các quyền biểu tình lập hội…tức là các quyền ghi trong Hiến pháp 1946 phải khôi phục lại và phải thực hiện trên thực tế chứ không phải hình thức. Vừa rồi có lời kêu gọi thực hiện quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam của nhân sĩ trí thức mọi tầng lớp nhân dân, đã có hơn 1 ngàn chữ ký, điều này nói lên sự quan tâm của mọi người.”

HP19929999-200.jpg
Bìa sách Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Photo courtesy of chinhphu.vn

Theo Luật gia Lê Hiếu Đằng, điểm nghẽn thứ ba là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã không thể hiện cải tổ theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Điều 1 Chương I sửa đổi bổ sung qui định “….. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Luật gia Lê Hiếu Đằng nhận định:

“Vấn đề chống tham nhũng không thể nào giải quyết được khi chúng ta không thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập, mà trong thể chế đó Đảng cũng phải đứng trong vòng pháp luật, chịu chi phối bằng pháp luật chứ không thể đứng trên và đứng ngoài pháp luật được. Chí ít là phải có một Luật về sự lãnh đạo của Đảng. Nếu điều 4 Hiến pháp vẫn còn thì chí ít phải có Luật để ràng buộc bất cứ người lãnh đạo nào của Đảng hoặc cơ quan Đảng nếu vi phạm pháp luật thì phải xử bình đẳng như mọi công dân, tổ chức khác. Vừa rồi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đề nghị vấn đề này. Vì vậy thực hiện tam quyền phân lập thì mới chống tham nhũng được bởi vì khi các nhà lãnh đạo không được giám sát, cơ quan Đảng và Nhà nước không được giám sát cách có hiệu quả thì làm sao chống tham nhũng được, tham nhũng sẽ phát triển. Thực tiễn vừa qua là vậy, dù có chuyển từ Thủ tướng sang Tổng bí thư thì với cơ chế thế này tôi tin là khó mà chống tham nhũng được.”

Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ được toàn dân góp ý từ 2/1cho tới 31/3/2013. Những ý kiến chúng tôi ghi nhận cho thấy ba điểm nghẽn quan trọng liên quan đến đất đai, nhân quyền và thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập vẫn chưa được tháo gỡ. Và như Luật gia Lê Hiếu Đằng nhận định “Những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước có thực sự muốn xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tiến bộ hay không, đó là vấn đề cốt tử.”

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Thùy Linh - Lẩu dư luận

Mấy hôm nay giới bloggers có vẻ hồ hởi đón nhận diễn đàn sẽ mở ra nay mai giữa họ và các “dư luận viên” của chính quyền đang thành lập. Dòng sông cuộc sống mải miết trôi, càng ngày bên bồi, bên lở khiến hai nhóm người đứng hai bên bờ càng xa cách. Khó tắm chung dòng và khó nghe nổi lời của nhau là sự thật bấy lâu nay giữa hai phía. Đáng lẽ diễn đàn tranh luận các quan điểm đối ngược phải có từ lâu rồi.
Trước hết cần thống nhất với nhau đây thực sự là các cuộc tranh luận, chia sẻ về các quan điểm, cách nhìn, những ước muốn, hy vọng về sự đổi thay tốt đẹp cho đất nước. Hết sức tránh những từ “đấu tranh”; “phê phán”…Bởi người ta chỉ đấu tranh, phê phán với những cái xấu xa, tồi tệ. Hơn nữa hiện giờ thế giới hãn hữu mới dùng đến phương pháp bạo lực, nghiêm khắc khi muốn thay đổi cái xấu. Thay vì đấu tranh, phê phán, lật mặt cái xấu, kẻ xấu, người ta cố gắng khơi gợi điều tốt đẹp trong con người, cuộc sống để thay thế dần sự bất cập, tồi tệ.
Một điều kiện tiên quyết để có thể tranh luận, chia sẻ các quan điểm giữa hai (hay nhiều) phía, tạm gọi là lề trái, lề phải, trung dung có hiệu quả là, không nên bắt đầu bằng các kết luận, cũng như sự dè chừng cảnh giác như với “thế lực thù địch” nào đó. Khi bắt đầu bằng những kết luận thì cần gì, còn gì để tranh luận, chia sẻ nữa? Điều này phía “lề phải” hay mắc phải, hay áp đặt cho “lề trái” nhân danh chính quyền. Ví dụ chưa bước vào các tranh luận thì các nhà quản lý đã bắt đầu bằng sự răn đe, rào chắn như: đấu tranh với các luận điểm sai trái; ngăn ngừa các hành vi lợi dụng để xuyên tạc chính sách, đường lối của đảng; kịp thời sẽ ngăn chặn kẻ xấu kích động nhân dân; nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; xử lý kịp thời những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân…
Theo ông Hồ Quang Lợi, trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội tuyên bố thì thành phố đã chuẩn bị được 900 dư luận viên, các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh và “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet. Đến nay đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng…Giới bloggers rất mong muốn được tranh luận với những ai có chính danh chứ không thể nói với người đối thoại mà không chịu trách nhiệm lời nói của mình. Nếu 400 tài khoản trên internet chỉ để làm các “còm sĩ” ảo như lâu nay thì đương nhiên sẽ có các “còm sĩ” ảo phía bên kia tiếp chiêu mà chính quyền không được phép bắt họ khai báo tên thật. Tranh luận phải công bằng từ việc nhỏ đó. Không nên dùng ngụy danh để tranh luận với chính danh. 
Việc nữa thiết tưởng không cần nói nhưng vì đã và đang lan tràn trên mạng khiến nhiều người khó chịu, nhất là “còm sĩ” của lề phải. Các “còm sĩ” này khi lên tiếng bênh vực chính quyền, cạn lý thường chửi tục và nói tục không kiêng dè. Nếu có thể bảo vệ các quan điểm của mình bằng chửi tục, thóa mạ lẫn nhau thì không cần tranh luận, chỉ cần mở cuộc thi chửi.
Trong tranh luận tránh hướng đến việc thóa mạ, bới móc đời tư cá nhân, nhất là người đang tranh luận với mình. Trừ khi những vấn đề cá nhân của ai đó ảnh hưởng đến việc chung, thậm chí vận mệnh đất nước. Cần loại bỏ sự thành kiến về hành vi, sai lầm trong quá khứ của cá nhân khi mọi việc đã kết thúc, đã trả giá…Chắc chắn dân oan mất đất có quyền được biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chứ không thể nói rằng họ lợi dụng việc biểu tình để chống chế độ. Cũng như thế, một blogger có thể là tù hình sự trước đây, hoàn toàn có thể là chính danh tử tế, đàng hoàng đối thoại với “dư luận viên” của chính quyền mà không bị bới móc chuyện cũ ra như một bằng chứng rằng anh ta là người không đủ tư cách tranh luận, phản biện.
Đã chấp nhận tranh luận cởi mở thì không nên giới hạn vấn đề và vùng “nhạy cảm” bắt buộc phải tránh né, không được đề cập. Càng nhạy cảm càng nên tranh luận minh bạch để tiệm cận đến gần sự thật nhất.
Bởi ai cũng hiểu, tranh luận là để tìm ra sự thật. Sẽ có người nói sự thật của ai người nấy biết, vì đứng ở góc nào sẽ nhìn sự vật bắt sáng ở góc đó. Đúng vậy, thế gian không có bản chất riêng của nó. Nó được xác quyết do tâm trí của con người. Con người càng ít vô minh thì thế gian càng sáng tỏ với họ, bằng không sẽ chỉ nhận những sai lầm bởi những ham muốn cuồng dại. Mà muốn ít vô minh thì rất cần dẹp bớt tham-sân-si.
Không lẽ sẽ là những cuộc tranh luận bất tận khi thế gian lệ thuộc vào sự tiếp nhận của con người? Và sẽ là thất bại thảm hại nếu kết quả các cuộc tranh luận khi “lề trái” bị qui kết như sự dè chừng, răn đe, cảnh giác ban đầu đưa ra: luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; tán phát tài liệu xấu, xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân…v.v.vv…
Có một điều chắc chắn, sự thật nào gần với lẽ phải nhất thì sẽ được mọi người đồng tình nhiều nhất. Nhưng lại có người căn vặn, thế nào là lẽ phải? Bởi những gì người ta nghĩ về các vấn đề của thế gian đều bị chi phối của dục vọng người đó. Cho nên lẽ phải chắc chắn sẽ phản chiếu rất ít (hoặc không còn) lòng tham, sự ích kỉ của con người. Nếu ai suy nghĩ, hành động vì lợi ích của người khác, vì sự phát triển chung, vì thiện tâm, chí thành thì chắc chắn đó là lẽ phải, là sự thật.
900 dư luận viên (có thể sẽ nhiều hơn) nên bắt đầu thu thập lý lẽ biện minh cho chính thể có nạn tham nhũng gần như đứng đầu thế giới, thay vì tìm cách “chiến đấu, “phê phán” các luận điệu bị cho là thế lực thù địch chống phá…Vì chính nạn tham nhũng, độc tài đã tạo ra một thế gian bị méo mó, sai lạc do lòng tham của con người. Có một câu chuyện thế này…
Ngày xưa có một vị vua anh minh, cai trị thần dân bằng sự sáng suốt của mình. Vương quốc vì thế rất thịnh vượng, bình an. Nhà vua treo giải thưởng cho những ai đưa ra những lời dạy quí giá. Sự thành tâm của nhà vua được thần thánh chú ý, nhưng vẫn muốn thử thách nhà vua. Một vị thần biến thành quỉ sứ xin yến kiến nhà vua và hứa cho nhà vua lời khuyên quí giá. Nhà vua rất vui mừng nên đón tiếp quỉ sứ ân cần. Đầu tiên quỉ sứ đòi ăn thịt người. Thái tử hiến thân, rồi đến hoàng hậu, nhưng quỉ sứ vẫn còn muốn ăn thịt nhà vua. Trước khi nộp mạng cho quỉ, nhà vua đề nghị nói cho biết lời dạy kia. Vị thần nói: “Đau khổ và sợ hãi bắt nguồn từ nhục dục. Những ai đã diệt dục thì không còn sợ hãi hay đau khổ”. Và vị thần trở lại hình dạng thật của mình. Thái tử, hoàng hậu cũng sống trở lại như cũ…
Nếu người cai trị thế gian tuân thủ nguyên tắc cai trị bản thân mình trước hết, giảm thiểu tối đa dục vọng, lòng tham thì dân chúng hà cớ gì không hạnh phúc, noi gương?
Nhân gian lại dạy rằng, có 7 lời dạy đưa đất nước đến thịnh vượng:
  • Thứ 1, dân chúng phải thường xuyên tập hợp bàn chuyện chính sự và bàn chuyện quốc phòng.
  • Thứ 2, dân chúng trong mọi giai tầng xã hội nên họp lại, bàn bạc chuyện quốc gia.
  • Thứ 3, dân chúng nên kính trọng tập quán lâu đời và không nên thay đổi tập quán này một cách phi lý. Dân chúng nên tuân thủ qui định nghi lễ và duy trì công lý.
  • Thứ 4, dân chúng phải nhận biết sự khác nhau của giới tính và thâm niên, giữ vững sự thuần khiết của gia đình và công cộng.
  • Thứ 5, dân chúng phải hiếu thảo với cha mẹ và trung thực với thầy giáo, các bậc cao niên.
  • Thứ 6, dân chúng nên kính trọng đền thờ tổ tiên và duy trì lễ nghi hàng năm.
  • Thứ 7, dân chúng phải coi trọng luân thường đạo lý, kính trọng cách hành xử có đức hạnh, lắng nghe những bậc thầy đáng kính.
Tạo cho dân chúng thói quen quan tâm vận mệnh quốc gia khi họ được tự do thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình không chút sợ hãi.
Liệu sắp tới đây các cuộc tranh luận (hay như ông Hồ Quang Lợi gọi là đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến) trên internet có được xem mở màn cho sự lên tiếng, thể hiện đa nguyên về tư tưởng mà nhiều người mong mỏi đã lâu?
Liệu kết quả qua các cuộc tranh luận có giúp phá vỡ nhiều bức tường bưng bít những sự thật cần bày tỏ? Bởi nếu không làm được việc này thì việc chính quyền lập nên các trang web, đào tạo các dư luận viên, các chuyên gia tham chiến chỉ là cách lùa “cua vào giỏ” để dễ lôi từng con ra vặt càng, hoặc cho vào cối giã nát theo ý muốn của chính quyền khi cần thiết?
Nhưng dù thế nào thì nhu cầu được bày tỏ đã tới lúc khó kìm nén hơn được nữa…Cho nên món “lẩu dư luận” dù chính quyền muốn định hướng gia vị thì từng người vẫn sẽ gia giảm theo khẩu vị của họ. Chỉ có lẽ phải, sự thật thì dù dư luận ngang tắt ra sao nó vẫn sẽ bất diệt. 

Thùy Linh
(buudoan.com) 

Vô cảm trước sinh mệnh công dân: Đã kêu nhưng không ai cứu

Sau vụ chìm tàu đánh cá của các ngư dân thuộc hai giáo xứ Cồn Sẻ và Cồn Nâm (tỉnh Quảng Bình), Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã có chuyến thăm và dâng thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân. Đồng thời, những sự thật phía sau sự việc đau thương này cũng được hé lộ…
Tạm khép lại nội dung chuyến thăm của vị chủ chăn giáo phận, gặp gỡ linh mục và bà con giáo dân giữa lúc sinh ly tử biệt, chúng tôi đã cảm nghiệm sâu sắc thêm về tình người, về sự hỗ trợ những lúc khẩn cấp và cả những tắc trách đáng ngờ trong các hoạt động cứu người phía chính quyền. Không giữ được xúc động, linh mục Phêrô Hoàng Anh Ngợi đã kể lại đầu đuôi diễn biến câu chuyện từ lúc xảy ra cơn sóng gió cho đến khi êm xuôi.
Trong đêm 30.12.2012, nhiều đội tàu Cồn Sẻ lâm nạn trên đường vào tránh gió tại cửa Gianh, Quảng Bình. Sau khi nhận được thông tin, cha xứ đã gọi điện cầu cứu chính quyền tỉnh và các lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Quảng Bình vì có phương tiện tối tân hơn song đã không nhận được sự hỗ trợ kịp thời nào. Và sự việc đau thương đã xảy ra: Chiếc tàu mang biển hiệu QB 93714 do thuyền trưởng Nguyễn Phong, trú tại Cồn Sẻ đã bị sóng lớn đánh chìm, 14 thuyền viên mất tích.

Tang lễ của những nạn nhân
Không trông chờ sự giúp đỡ của chính quyền, giáo xứ với tinh thần “huynh đệ chi binh” đã đưa hàng loạt tàu đánh cá với mục đích cứu giúp những người sống sót mặc cho sóng gió gào thét, vùi dập.
Sau khi xác định tọa độ tàu chìm, các đội tàu đã rà soát mà không tìm được thuyền viên nào. Giáo xứ đã bắt đầu trục vớt bằng cách thuê xà-lan cẩu của một công ty Hà Tĩnh đang đậu tại cảng Hòn La và nhờ cha xứ huy động đội lặn giáo xứ Đông Yên, quê nhà của ngài. Đến 20h30’ ngày 02.01.2013, xà-lan đã trục vớt tàu thành công, kéo tàu về đậu tại bến tàu giáo xứ.
Tất cả hoạt động này đều do cha xứ, hội đồng mục vụ phối hợp với các đội tàu giáo dân trong xứ thực hiện. Chi phí cho công tác cứu hộ cứu nạn mặc dù chưa thống kê hoàn chỉnh nhưng đã lên tới gần 2 tỷ đồng, riêng thuê xà-lan cẩu trục vớt là 120 triệu đồng do cha xứ chi trả.
Đáng buồn thay là sự thờ ơ, lạnh nhạt của các cấp chính quyền, hải đội biên phòng và các lực lượng cứu nạn. Bỏ qua vấn đề chi phí tiền bạc, vấn đề trước tiên ở đây chính là “tình người” và tinh thần cứu giúp người trong cơn hoạn nạn của những người tự nhận mình là “đầy tớ nhân dân”.
Khi giả dối lên ngôi.
Đã thế, chương trình Thời sự của VTV1 phát đi tối ngày 3.1.2013 và nhiều tờ báo khác đã thông tin sai lệch về vai trò của chính quyền và bộ đội biên phòng hoạt động cứu nạn và nhất là trục vớt. Họ đã không giúp gì mà chỉ đứng ngoài nhìn, thế nhưng trên truyền hình hết lời kể công họ và lờ đi tác nhân chính thực hiện công việc này chính là cha xứ, đội lặn và các đội tàu trong xứ.
Giữa lúc tang tóc này, lòng dân Cồn Sẻ, nhất là những người tham gia trục vớt đang rất đau lòng và phẫn nộ trước cung cách làm việc của báo chí nhà nước. Người ta biết rằng, khi sự gian dối lên ngôi thì đã đến lúc vĩnh biệt một niềm tin đã chết. Chút niềm tin hiếm hoi vào chính quyền hầu như đã mất hẳn nơi những người dân Cồn Sẻ mấy ngày này bởi họ biết mình đã bị đánh lừa như thế nào.
Rời Cồn Sẻ, trong thâm tâm tôi vẫn tự vấn về sự tắc trách của chính quyền và các lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Quảng Bình. Thiển nghĩ, giá như có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, có lẽ hai giáo xứ Cồn Sẻ và Cồn Nâm đã giảm thiểu phần nào những mất mát nói trên…

Lữ Khách
(Nữ Vương Công Lý) 

Khai thác tài nguyên thiên nhiên đất nước ai hưởng lợi? Thái Bình

Việt Nam ta tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, một số tài nguyên trữ lượng tương đối lớn như dầu khí, quặng sắt, quặng nhôm, than đá, đất đai, rừng, biển...
Những năm qua ta đã khai thác được rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, ví dụ mỗi năm khai thác hơn chục triệu tấn dầu mỏ cùng hàng chục tỷ m3 khí đốt, vài chục triệu tấn than, về thuỷ điện khai thác hàng ngàn tỷ m3 nước làm ra hàng chục tỷ kwh điện... góp phần rất lớn tăng trưởng GDP hàng năm và đóng góp nhiều ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước.
1/Dầu và khí đốt:
- Với sản lượng dầu thô khai thác được hàng năm quy ra thành phẩm xăng và dầu ta có thể gần đủ cho nhu cầu trong nước.
- Sản lượng khí khai thác sau khi phục vụ các nhà máy sản xuất điện thì còn lượng lớn khí được hoá lỏng phục vụ sản xuất công nghiệp và dân sinh gần đủ nhu cầu trong nước.
2/Than đá: Với sản lượng một năm trên 40 triệu tấn, sử dụng trong nước không hết, xuất khẩu hàng chục triệu tấn năm.
3/Thuỷ điện: Sản lượng điện sản xuất và tiêu dùng có tỷ trọng trên 1/3 từ thuỷ điện, (với sản lượng trên dưới 100tỷ Kwh mỗi năm) thì lợi tức thu được từ thuỷ điện và nhiệt điện từ khí thiên nhiên rất lớn.
4/Đất đai: Đất đai cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước mỗi năm vài chục ngàn tỷ đồng từ tiền cho thuê đất và đấu giá đất xây dựng nhà ở các đô thị.
Và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác như vàng, bạc, đồng, chì, kẽm...
Lợi tức thu được từ khai thác tài nguyên thiên nhiên rơi vào túi ai?
Thứ nhất, các doanh nghiệp trực tiếp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lương và thưởng của các quan chức và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp dầu khí, điện... cao ngất, có thể cao gấp nhiều lần so với người lao động trong các lĩnh vực khác. Theo Mác đây là khoản địa tô chênh lệch chứ không phải lợi nhuận do các doanh nghiệp làm ra, nhưng phân phối rất bất công.
Thứ hai, nộp ngân sách Nhà nước, mỗi năm lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể nộp ngân sách Nhà nước hàng trăm ngàn tỷ đồng. Tiền thu nhiều như thế nhưng với bộ máy quản lý Nhà nước quá cồng kềnh, rất lãng phí, tham nhũng, thất thoát nhiều nên hiệu quả rất thấp. Điển hình các Tập đoàn kinh tế nhà nước sử dụng vốn kém hiệu quả và thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng như Vinashin, Vinalines...; các Ngân hàng quốc doanh tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh mấy năm qua, khả năng thu hồi nợ rất khó khăn.
Thứ ba, người dân được hưởng lợi gì từ khai thác tài nguyên thiên nhiên? Có thể khẳng định người dân được hưởng lợi rất ít trong số tiền lợi tức khổng lồ khai thác tài nguyên thiên nhiên.
a/Gi gỉ gì gi cái gì cũng phải trả tiền
- Đi khám chữa bệnh (trừ trẻ em ≤ 6 tuổi)
- Đi học
- Đi công viên vui chơi giải trí
- Đi lại, người dân khi mua sắm phương tiện đã cõng đủ các loại thuế phí, mua xăng dầu cõng tương tự như sắm phương tiện, khi lưu thông trên đường cũng đủ loại các phí chính danh và không chính danh.
- Mua nhà, ngoài tiền vật liệu và nhân công, người mua phải trả tiền sử dụng đất nộp ngân sách thông qua chủ đầu tư.
- Thậm chí đi vệ sinh ở các thành phố lớn.
v.v.
Duy nhất hiện nay chỉ không khí người dân chưa phải trả tiền, nhưng rất ô nhiễm đặc biệt các thành phố lớn nồng độ các chất độc hại cao hơn nhiều tiêu chuẩn cho phép. Chưa biết vào một ngày đẹp trời một Bộ chức năng dự thảo thu phí sử dụng không khí. Tôi thiển cận, bác nào biết có cái gì ngoài không khí chưa phải trả tiền mách giùm xin cảm ơn.
b/Gi gỉ gì gi cái gì cũng bằng và cao hơn giá thế giới 
- Ôtô con các loại cao hơn giá gốc gần 3 lần
- Giá xăng dầu có lúc ngang Mỹ (thu nhập BQ đầu người Mỹ gấp ta mấy chục lần)
- Thuốc chữa bệnh
- Giá điện, chúng ta biết, trước hai ngày nhà máy thuỷ điện lớn nhất (theo truyền thông nhà nước) Đông Nam Á (Sơn La) rùm beng (có Thủ tướng,cựu TBT tham dự) làm lễ khánh thành thì giá điện tăng. Mà theo lẽ thông thường phải giảm vì giá thành thuỷ điện thấp hơn giá thành nhiệt điện.
- Giá gas
- Giá nhà đất
- Giá phân bón
v. v.
Công bằng thì nhà nước cũng bỏ tiền đầu tư một số trường học, bệnh viện, một số công trình giao thông nhỏ (đa số công trình giao thông là vốn vay), mua sắm một số vũ khí bảo vệ Tổ quốc..., nhưng tỷ trọng đầu tư này không lớn so với tổng thu ngân sách.
Đến lúc Quốc hội phải có luật về tổng thu ngân sách, trong đó quy định tối đa tỷ lệ thu từ khai thác tài nguyên. Nếu không quy định thì tương lai gần tài nguyên thiên nhiên của ta cạn kiệt, con cháu chúng ta không còn tài nguyên. Đặc biệt tài nguyên đất; hiện rất nhiều diện tích đất nông nghiệp được xếp vào hạng “bờ xôi, ruộng mật” thu hồi xong để cỏ mọc, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp thấp; đất thu hồi xây nhà ở, hiện rất nhiều khu biệt thư xây xong cách đây khá lâu không có người ở, gây lãng phí vốn đầu tư và đất nông nghiệp. Để công bằng phải khống chế mức lương thưởng của các doanh nghiệp trực tiếp khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Hà Nội ngày 10/01/2013
T.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Huỳnh Ngọc Chênh - Lan man về sự kiện Nguyễn Bá Thanh

Nhiều người hỏi tôi tại sao có quen biết ông Nguyễn Bá Thanh và sự kiện ông ấy ra Hà Nội đang gây ra dư luận xôn xao lại không có một chữ bình luận nào. Thấy mọi người đã viết quá nhiều nên định không viết gì thêm, nhưng bạn bè thúc ép quá nên cũng cố gắng viết đôi lời lan man về nhân vật đồng hương đang nổi như cồn nầy.
Khi viết về nhân vật nầy, hay bất kỳ nhân vật nào, thì phải biết đứng từ hệ quy chiếu nào, không thể viết bừa khi chưa xác định được mình đang đứng ở đâu.
Từ sau 75, tôi sống cùng quê Hòa Vang, cùng thời với Nguyễn Bá Thanh khá lâu nhưng lại không hề biết đến ông ta. Mãi về sau nầy khi vào Sài Gòn làm báo rồi được cử ra Hà Nội theo dõi viết về quốc hội thì  mới quen biết ông ta- chưa thân thiết lắm nhưng cũng có thể thỉnh thoảng vào phòng ông ta ở nhà khách quốc hội, "trấn lột" một cây ba số hoặc một chai rượu gì đó nhằm sưởi ấm lòng những ngày đông rét giá xa nhà ở Hà Nội.
Với cá nhân tôi, ông là người tốt. Ông có giúp đỡ tôi đôi việc khi tôi nhờ vả. Giúp tận tình. Một lần thầy giáo cũ của tôi là thầy PTK có tranh chấp nhà đất gì đó với nhà bên cạnh mà bị chính quyền quận xử ép vì có tư ý với bên kia, thầy nhờ tôi và tôi đã điện cho ông, lúc đó là chủ tịch thành phố. Ông đã giúp đỡ nhiệt tình, nghe nói đã bỏ cả thời gian xuống tận nơi thầy PTK ở để xem xét giải quyết (nhưng chuyện tranh chấp ấy có lẽ hơi phức tạp, tuy chính quyền quận hết o ép nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết xong)...
Tóm lại, ông là người tốt với tôi, tôi biết ơn ông. Nhưng đối với quê hương xã Hòa Xuân của tôi, ông chưa tốt lắm và nhất là đối với làng đạo Cồn Dầu bên cạnh làng tôi, ông bị dân ở đây kết án là người tàn nhẫn.
Xã Hòa Xuân của tôi nằm sát cạnh Đà Nẵng nhưng lại bị chia cách bởi con sông Cẩm Lệ nên rất là quê mùa và khốn khó trăm bề. Dân quê tôi từ bao đời luôn mơ ước có một chiếc cầu bắt qua bến Đò Xu, nối liền với Đà Nẵng để đổi đời. Sau gần 30 năm hòa bình, cho mãi đến những năm đầu của thế kỷ 21 thì ước mơ cỏn con ấy mới chuẩn bị thành hiện thực. Cây cầu bắt qua Đò Xu được triển khai thi công. Cọc được đóng qua sông, chuẩn bị đúc đà và lao dầm. Dân quê tôi hân hoan mừng rỡ, mong ngóng từng ngày để chờ lúc cây cầu vươn ra nối đôi bờ. Thế nhưng sau đó chẳng hiểu vì sao, công trình được lệnh của ông Thanh cho ngừng lại, cọc đóng xuống rồi lại cho nhổ lên. Dân cả xã bàng hoàng thất vọng và không biết chuyện gì đã xảy ra. Mãi đến về sau nầy thì dân quê tôi mới vỡ lẽ ra. Vì có một nhóm tư sản đỏ nào đó đề nghị quy hoạch toàn xã Hòa Xuân thành một khu du lịch sinh thái nên phải ngưng ngay chuyện làm cầu để trả tiền đền bù thấp và để dễ giải tỏa dân. Sau đó thì toàn xã nhận tiền đền bù với giá rẻ mạt rồi chuẩn bị dọn đi. Lúc ấy bản vẽ của cây cầu khác bắt qua xã Hòa Xuân đã nằm trên bàn ông Thanh. Khi xe ủi bắt đầu đến ủi nhà dân, thì cây cầu cũng bắt đầu được thi công và chỉ sau một năm thì hoàn thành. Người dân Hòa Xuân nhìn chiếc cầu Hòa Xuân to đẹp bắt qua sông Cẩm Lệ, nối liền quê nghèo của mình với thành phố Đà Nẵng mà ngậm ngùi cay đắng. Té ra cây cầu được xây lên không phải để phục vụ người dân nghèo khó bao đời theo cách mạng ở đây mà để phục vụ cho dự án gọi là du lịch sinh thái, nghĩa là phục vụ cho nhóm lợi ích trùm tư sản đỏ. Đền bù người dân chỉ vài chục ngàn một mét vuông, thế mà chỉ mới phân lô trên bản vẽ, các ông trùm này đã rao bán mỗi mét vuông đến hơn 10 triệu đồng. Người dân mất nhà và mất ruộng quê tôi nay thất nghiệp đã chửi đổng lên: Khu du lịch sinh thái cái đách họ, cũng chỉ là một tuồng "thành kính phân lô" để chia chác lợi khủng.
Trong khi dân các làng khác đành lòng chịu nhận tiền đền bù rẻ mạt để dỡ nhà đi thì dân làng Cồn Dầu cương quyết không chịu di dời. Nhưng rồi bị o ép quá, họ cũng chấp nhận di dời nhưng yêu cầu được giữ lại nhà thờ đã xây dựng từ mấy trăm năm và nghĩa trang của làng đạo cũng có từ khi lập làng. Chính quyền không đồng ý, dẫn đến việc đàn áp bắt bớ ... như dư luận đã biết.
Ông Thanh cày trắng cả làng tôi trong đó có nhà cửa, ruộng vườn của tổ tiên giòng họ tôi khai phá từ hồi theo Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, tiếp nối hơn 11 đời để lại, làm tôi không khỏi đau lòng thắt ruột mỗi khi về thăm quê. Nhưng tôi cố nuốt đau vào trong vì chuyện chung ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng quê tôi và không phải chỉ riêng nhà tôi. Tuy nhiên việc cày trắng làng đạo Cồn Dầu bên cạnh làng tôi thì tôi thấy xót xa và mất mát cho cái chung lớn quá không thể vì cảm tình riêng với ông mà không lên tiếng ra đây.
Dân Quảng Nam, phần lớn rất kiên cường, ngang bướng rồi lại cực đoan và thủ cựu nên dù có điều kiện tiếp xúc với phương Tây rất sớm và rất thuận lợi thông qua Cửa Đại- Hội An nhưng người Quảng Nam không dễ dàng gì nghe theo lời các ông cố Tây bỏ đạo ông bà để vào đạo Công giáo như ở một số tỉnh phía Bắc. Cả một vùng đất Quảng Nam rộng lớn kéo dài từ đèo Hải Vân vào đến Quảng Ngãi mà chỉ có vỏn vẹn ba làng theo đạo. Đó là các làng Trà Kiệu, Hòa Sơn và Cồn Dầu.(một số xóm đạo ở Đà Nẵng là phần lớn do giáo dân từ miền Bắc di cư vào lập nên sau 1954)
Ba làng đó phải được xem như là chứng tích giao lưu văn hóa giữa phương Tây và Việt Nam từ rất xưa cần phải được bảo tồn. Do vậy ngôi làng đạo Cồn Dầu quý hiếm ấy cần phải được giữ lại và chình trang cho đẹp lên chứ không phải bị cày trắng một cách thô bạo và tàn nhẫn. Rất tiếc ông Thanh, hoặc chưa đủ tầm văn hóa để nghĩ ra điều này hoặc là do sự thúc bách từ lòng tham vô độ của đám tư sản đỏ mà ông Thanh phải chiều theo...
Nhưng dù sao, ông là người đồng hương quen biết cũ. Do vậy hôm nay nghe tin ông ra Hà Nội nắm giữ chức tước quan trọng, có thể vào được BCT, đường quan lộ tiếp tục hanh thông thăng tiến...tôi rất mừng cho ông và chúc ông được thuận buồm xuôi gió, công việc tốt đẹp, có thêm được người hầu kẻ hạ, thêm được nhà cao cửa rộng ở Hà Nội như các quan lớn TW khác để nở mày nở mặt với tổ tiên, với bà con, bạn bè và đồng hương.
Ngày xưa, một đồng hương của tôi là ngài Hoàng Diệu đã ra làm tổng đốc Hà Nội và đã để lại tiếng thơm với sử xanh nhờ cai trị dân thanh liêm và kiên cường chống giặc dù công cuộc đánh giặc giữ nước của ông thất bại. Ông là quan văn tay yếu chân mềm, triều đình Huế lại cử ông làm tổng đốc giữa tình thế dầu sôi lửa bỏng, nắm trong tay cả một lực lượng chính quy đông đúc để trấn thành nhưng lại bị ảnh hưởng tư tưởng đầu hàng của triều đình, nên giặc Pháp kéo ra chỉ một nhúm vài trăm thằng, bắn vài phát đại bác, quân ông đã bỏ chạy tán loạn, chỉ còn lại một mình nên ông phải treo cổ tuẫn tiết. Trong khi đó, chỉ với một toán quân ô hơp từ miền núi kéo về, Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm đã đánh một trận tiêu diệt gọn đoàn quân vừa chiến thắng của giặc Pháp, trong đó có cả chủ tướng Henry Rivierre.(Điều nầy cho thấy quân Pháp hồi đó không ghê gướm lắm, nhưng triều đình Huế quá khiếp nhược, chỉ lo tính chuyện đầu hàng để tồn tại, làm tiêu tán tinh thần chiến đấu của quân đội- "Triều đình" bây giờ nhớ lấy đó làm gương) (Wikipedia)
Một đồng hương nữa của tôi là ông Nguyễn Tường Tiếp, ra Bắc làm quan không lập nên danh phận gì nhưng ông để lại những người cháu nội hết sức tài hoa là các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam... đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền văn học mới, để lại tiếng thơm cho muôn đời.
Sau năm 1945, một vài đồng hương khác của tôi có ra trung ương làm lớn nhưng cũng chỉ là những cái bóng mờ. Cụ Huỳnh Thúc Kháng tiếng tăm lừng lẫy là do có được từ thời hoạt động trong phong trào Duy Tân với các cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp...rồi bị đày đi Côn Đảo, chứ không phải có được trong giai đoạn ra tham gia chính phủ Hồ Chí Minh. Những ông BCT sau nầy chẳng thấy ai có đóng góp gì lớn để lưu dấu ấn kể cả ông Võ Chí Công làm đến chức chủ tịch nước. Có một ông rất sắc sảo, ra Hà Nội đóng góp vào sự nghiệp đổi mới thời Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh nhưng rồi lại bị cho về vườn nửa chừng do sự nghiệp đổi mới bị chựng lại sau khi ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đi dự hội nghị quy phục Thành Đô. Đó là ông Hồ Nghinh. Ông là một người cộng sản rất nho học và uyên bác. Ông mà tiếp tục được thì hy vọng sẽ làm rạng danh cho đất Quảng. Nhưng đấy là giả dụ vậy thôi vì những người trí thức uyên bác như ông hay như cụ Huỳnh, dễ gì tồn tại được trong hệ thống độc đảng này.
Bây giờ thì đồng hương Nguyễn Bá Thanh ra, chưa biết ra sao? Chưa biết ra sao, nhưng trước khi ra đã tạo nên dư luận xôn xao từ trong nước ra đến nước ngoài với nhiều luồng ý kiến khác nhau như vậy thì cũng tự hào lắm rồi, hiếm có người như ông.
Nhưng đó là suy nghĩ lan man về ông Thanh trên hệ quy chiếu cá nhân riêng tư và ở góc độ đồng hương cục bộ của tôi.Cần phải nhìn ông Thanh ở hai hệ quy chiếu khác nghiêm túc hơn. Hệ quy chiếu từ bên trong hệ thống và hệ quy chiếu từ bên ngoài hệ thống.
                  
(còn nữa)
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Tô Hải - Dự thảo góp ý cho... dự thảo Hiến pháp sửa đổi

Sau nhiều đêm suy nghĩ, mất ngủ…
Sau khi nghiên cứu kỹ mấy lời cảnh cáo của hai anh Trọng, anh Huynh… dặn dò các lực lượng võ trang và tuyên huấn là: cần cảnh giác với những kẻ… “lợi dụng góp ý để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng”… chẳng phải chuyện đùa...
Tự nhận thấy mình tài hèn, sức yếu và… không muốn…ăn đạn hay ở tù của “Ta” sau khi đã nhiều lần thoát bị tù và thoát chết dưới bom đạn “Địch” suốt hơn nửa thế kỷ chiến đấu vì 1 cái… vu vơ mà mãi đến bây giờ vẫn chưa ai nhìn thấy, sờ thấy nó bao giờ, ở đâu, ra sao, hình thù thế nào?...
Nay tớ QUYẾT ĐỊNH:
Phác thảo ra một bản kiến nghị bổ xung, sửa đổi thêm vào 95 điều sửa đổi, 13 điều mới toanh và 18 điều giữ nguyên mới được các ông ấy công bố cho toàn dân góp ý.
Tất cả, tớ đều xuất phát từ nguyên tắc Đảng của các ông ấy muôn đời tồn tại, không có cái thứ gì gọi là định luật vạn vật biến chuyển, Thuyết tương đối, tương điếc, me xừ Anh-xờ-Tanh, Anh xờ-Tiêc, Đác Uyn–Đác Iếc gì gì xất ở cái đất nước Việt Nam này cả!
Và tớ... dựa ngay vào các ý tưởng không thể tranh cãi và cấm tranh cãi của các ông ấy mà… dự kiến góp ý như sau:
A- Đảng của các ông ấy cứ việc… đứng đầu cả nước, đứng đầu chính phủ, quyết định pháp luật, tóm lại quyết định mọi thứ mà các ông ấy thấy cần quyết định.
Lý do cơ bản là vì các vị tiền bối của các ông đã phải trả giá bằng bao năm lưu lạc quê người tìm đường cứu nước, hy sinh bằng mạng sống, máu xương, tù tội... nên nay chả lẽ lại để cho bọn “cha vơ chú váo” nào bỗng dưng nhảy vào nắm quyền cai trị dễ thế hay sao?
Các hậu duệ của những ông đã qua đời, dù không ai vào tù ra tội, không ai từng vào sinh ra tử nơi bom đạn chiến trường, nhưng ít nhất họ cũng là con đẻ, con nuôi, cháu chắt, bạn bè các đồng chí đảng viên có cỡ cũ. Họ từng là những “hạt giống đỏ” đã được trang bị lý luận Mắc-Lê ngay từ rất sớm ở trong và ngoài nước, học vị tiến sỹ, giáo sư được Đảng phong đầy mình! Đòi hỏi tam, tứ, ngũ quyền phân lập có khác gì đòi họ “Thôi làm vua”! Đâu có được! Họ đang là đỉnh cao trí tuệ trong môn Mác-Lê học không những trong nước mà trên cả toàn thế giới nữa là đằng khác mà!
Và tớ... dựa ngay vào các ý tưởng không thể tranh cãi và cấm tranh cãi của các ông ấy mà… dự kiến góp ý như sau
B- Đảng của các ông ấy nay đã tự khẳng định lần nữa, chắc hơn một ngàn cái đinh đóng vào cái khung hiến pháp là: Mặc dù có một số không nhỏ đã… ”thế nọ, thế kia…” nhưng: “Đảng Cộng sản Việt Nam (vẫn là), đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...”
Cho nên tớ đành phải “lựa lời mà đóng góp” cho “vừa lòng nhau” như sau:
I-/ Về Điều IV
a-/ Đồng ý giữ nguyên sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và triệt để của Đảng tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam! Nhưng:
b-/Để khỏi mang tiếng “lây” vì tội ác của các Đảng Cộng Sản khác đã do sai lầm mà gây ra sự xụp đổ hàng loạt, cũng như chủ thuyết cộng sản bị lên án bằng những tượng đài tưởng niệm nạn nhân bi thương và nhục nhã ở Bruxelles, ở Washington DC và nhất là theo đúng những gì Việt Nam đã thực tế sáng tạo ra là: chủ nghĩa xã hội Việt Nam không còn theo bước sói mòn xưa cũ nữa... Vậy thì nay Đảng duy nhất ở Việt Nam nên từ bỏ sớm ngày nào hay ngày nấy cái tên Cộng Sản mà ai nghe thấy cũng đều bị gợi lại một quá trình đấu tranh giai cấp rùng rợn lấy mạng cả triệu triệu con người trên khắp thế giới!
Đổi tên thành Đảng gì đó cho nó vừa mang mầu sắc chính trị “của dân-vì dân”, vừa đậm đà bản sắc dân tộc không lai căng vay mượn nước ngoài và ít mầu sắc đánh đấm, máu lửa hơn …là việc của các nhà kinh tế, chính trị, địa lý, xã hội học….
Mình xin chỉ nêu vài cái tên: Đảng Việt Nam Tự Do, Đảng Việt Nam Độc Lập hoặc Đảng Âu Cơ-Lạc Việt gì đó để quí vị tham khảo!
c-/ Cần bổ xung điều lệ Đảng để kịp thời phát triển đại trà Đảng viên trong hai lãnh vực:
1- kinh doanh, sẵn vốn, làm ăn bài bản, không láu cá vặt, chụp giựt...
2- khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại
Không phân biệt thành phần, xuất xứ, trong nước hay ngoài nước (việc này bên Tầu người ta đã thực hiện từ khuya)
Mình mong sao Đảng duy nhất lãnh đạo nước ta ít nhất có lấy… 20 triệu Đảng viên, chứ 3 triệu e là hơi ít so với dân số 90 triệu!
d-/ Đặc biệt gần đây, với chính sách bành trướng Đại Hán của người bạn phương Bắc, vấn đề “chung lý tưởng, chung mục đích”, dù ta đã kêu gọi nhưng họ vẫn bỏ ngoài tai… cho nên đây cũng là một dịp để ta tách khỏi cái khối 3 Đảng Công Sản còn lại (Trung Quốc và Cuba) mà đi theo một con đường tự chủ, tự cường, lấy lịch sử bốn ngàn năm oanh liệt chống ngoại xâm của ông cha ra mà thẳng tiến kịp các nước lân cận như Thái, Sing, Mã, Hàn… là những xứ không hề có đảng cộng sản nào lãnh đạo cả…
e-/ Tôn chỉ mục đích, lý luận cách mạng lẽ tất nhiên cũng sẽ phải thay đổi nếu các ông to nhất trong Đảng chịu thấy lý luận về “tự diễn biến hòa bình” của ông Hoàng Lại Giang vừa được phổ biến (và được sự đồng thuận chưa từng có khắp thế giới và trong nước) là con đường duy nhất đúng để các ông tiếp tục duy trì sự độc quyền lãnh đạo mà không cần dùng các biện pháp “bạo lực cách mạng” là cưỡng chế, đàn áp, khủng bố…
Riêng về mục lý luận cách mạng có tính chất “đột phá” này, kẻ hèn sỹ tôi xin được nhường chỗ cho các chuyên gia chính trị, kinh tế, xã hội học… Không dám lạm bàn,
Và xin chuyển sang ý kiến thứ hai:
II-/ Về tên nước- Năm 1976, khi vừa giải quyết xong chuyện thống nhất non sông, các lãnh tụ đã quá cố có… hơi vội vã khi đổi tên Đảng thành Đảng Cộng Sản và đổi tên nước thành “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, một nước mang cái tên cách mạng triệt để nhất mà chưa một nước nào, nghèo rớt mồng tơi như nước ta mà dám đặt ra để… vươn tới !
Kể từ đó đến nay, thực tế đã trả lời là: Chủ nghĩa xã hội với những mô hình đã từng thất bại ở khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước đã phá sản thảm hại.
Nhà máy, đồng ruộng, thậm chí cả chất xám quý báu của con người đều bị “xung công” và được tập trung chỉ huy đã dần bị hủy bỏ.
Ngày nay, ruộng đất tuy chưa thật sự trở về tay nông dân nhưng hợp tác xã, “nghe kẻng ra đồng”, “chấm điểm ăn công”,… đã không còn! Nhà máy, doanh nghiệp tư nhân dù phá sản năm qua hàng trăm ngàn thì theo tổng cục thống kê năm nay vẫn còn cả… 313.000 doanh nghiệp!
Rõ ràng chủ nghĩa xã hội không có đất sống ở mọi mặt …kể cả văn hóa, thể thao…
Không một cá nhân, tổ chức nào có thể tập trung lãnh đạo được nữa là chuyện đã hiển nhiên trông thấy, sờ thấy hàng ngày!
Vậy thì: cái tên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam“ (đọc lên nghe như có vẻ dịch “chưa thoát” một thứ ngoại ngữ) không có lý do để tồn tại một mình trên thế giới như thế mãi (Tầu: không, Triều Tiên, Cuba: đều không dùng)
Hà cớ gì cứ phải giữ cái chuyện “trót lỡ” để tỏ vẻ tôn trọng linh hồn các vị tiền bối đã khuất mãi thế?
Còn đổi tên nước là gì thì… lại xin nhường các vị tài cao, học rộng! Riêng tôi thì muốn một cái tên đọc lên nghe nó Việt Nam đơn giản, nhũn nhặn, không… “hiện thực có cánh” kiểu “Thiên đường hạ giới Việt Nam” hay Việt Nam Đại Đồng Quốc” gì gì gì đó.
III- Nhất nguyên chế thể chế
Đã bao đời lãnh đạo, cụ Hồ đã hơn một lần tuyên bố: “Đảng ta là Đảng cầm quyền“ nhưng chẳng hiểu sao, bao lần thay đổi bổ xung hiến pháp cái câu “Đảng ta là Đảng cầm quyền” cứ bị giải thích và áp dụng một cách… ngày càng rối rắm. Nào là Đảng chỉ “lãnh đạo” (?), Nhà Nước thì…”Quản Lý” (?) làm chủ là “Nhân Dân” (?)…Nhưng trên thực tế thì sao ?
A-/ Quyền hành từ xã lên đến trung Ương đều nằm trong tay của các bí thư, các ban chấp hành, các bí thư đảng đoàn, Ban Bí Thư, Bộ chính Trị Đảng cả. Từ một chủ trương nhỏ như cho thuê đất dưới xã, đến chủ trương lớn như “khai thác bô-xít Tây Nguyên”, từ những việc cơ cấu ai vào Ủy Ban xã, phường đến đại biểu Hội Đồng Nhân Dân, Quốc Hội, Bộ Trưởng Thứ Trưởng…Tất tần tật đều do “mấy ổng” quyết định hết! Mọi báo cáo, phát ngôn trước quốc hội đều lấy cái cụm từ “Đây là chủ trương của Đảng, của Bộ Chính Trị”… để chấm dứt mọi cuộc thảo luận kéo dài!
B-/ Về đối ngoại, sự có mặt của Đảng như một “siêu chính phủ” đã được cả thế giới coi như “việc phải chấp nhận”… Dù có nhiều ý kiến này nọ… nhưng tổng bí thư của nước ta đi đến nơi nào trên thế giới đều được nguyên thủ các nước tiếp đón với thảm đỏ, kèn chào, quốc ca, quốc kỳ, 21 phát đại bác y như tổng thống Việt Nam vậy!
Còn ở trong nước thì mấy ông Bộ Chính Trị luôn luôn thoải mái chẳng cần nhân danh ai trong chính quyền, cứ đương nhiên đi hiểu dụ, thay mặt chính phủ đi gắn huân chương tùm lum, tà la?... Và còn nhiều thứ vô lý không có lẽ nữa…
Vậy tại sao không nhất nguyên chế triệt để cho rồi? Đặc biệt là khi các cơ quan Đảng sát nhập vào Chính quyền sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề như :
-Tinh giản biên chế,
-Dôi ra không biết bao nhiêu là trụ sở, cơ quan… thừa mứa để chuyển đổi thành trường học, ký túc xá, bệnh viện …
-Bớt được hẳn một nửa ngân sách chi cho hai chính phủ sẽ có điều kiện để nâng lương cho bộ máy nhà nước, góp phần vào chống tham nhũng sẽ không nhỏ…
Cái chuyện nhất nguyên chế này người ta đã bắt đầu thực hiện ở các nước một đảng lãnh đạo từ lâu. Tại sao ở Việt Nam cứ nhùng nhằng mãi. Chẳng lẽ chỉ vì một số kẻ “vô tài bất tướng”, chữ nghĩa không có, cứ muốn… “lãnh đạo chung chung chứ không dính cụ thể vào công việc gì” muốn kéo dài cái tình trạng thừa thãi, cồng kềnh và tốn kếm này hết đời này qua đời khác sao?…
Còn rất nhiều ham muốn được góp ý lắm như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, biểu tình,…như cờ nước, quốc ca… Nhưng mình suy nghĩ lại: Nếu ba điều ước của mình mà thành sự thực thì mọi vấn đề còn lại sẽ phải là chuyện không bàn tới cũng không được.
Chỉ cần “làm được ba cuộc diễn biến hòa bình” này thì… Đảng gì lãnh đạo lúc này đối với mình cũng cực… TỐT!
Vì đây mới chỉ là dự thảo cá nhân, mong được sự góp ý của các cư dân mạng kể cả sự phản biện của 19 trang điện tử, 400 tài khoản đấu tranh trên mạng và 900 dư luận viên của riêng Hà Nội (theo báo cáo của trưởng ban tuyên huấn Hồ Quang Lợi) thì thiệt là… chuyện dân chủ hiếm có!
Tôi xin tiếp thu để gửi bằng bản viết chữ gửi chính thức tới nơi nào... được phép gửi! Biết đâu đấy.....!
Tô Hải
(Blog Tô Hải) 

Đại gia Trầm Bê ra khỏi vòng 'bí ẩn' như thế nào?

Tài sản cũng như những câu chuyện về ông Trầm Bê chỉ được “lộ ra” khi đại gia này cùng các thành viên gia đình vào Sacombank.
Trước khi phải lộ diện bởi thông tin về lượng cổ phiếu sở hữu phải công khai ở Sacombank (một ngân hàng niêm yết), Trầm Bê vẫn là nhân vật “bí ẩn” với công chúng. Tại ngân hàng Phương Nam, ông Bê sở hữu hơn 33,4 triệu cổ phiếu, tương đương 8,36%; 2 con là Trầm Thuyết Kiều và Trầm Trọng Ngân nắm tổng cộng trên 37 triệu (hơn 9%). Đây mới chỉ là những con số được công khai đã cho thấy gia đình Trầm Bê là cổ đông quyền lực nhất tại nhà băng này.
Tuy nhiên, vị đại gia “bí ẩn” lại không nắm chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng như nhiều ông chủ khác.
Năm 2008, trong vụ cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng Phương Nam - Lê Anh Kiệt bị bắt giam, người đứng ra phát ngôn về mức độ ảnh hưởng của sự việc chính là ông chủ Trầm Bê - Ủy viên thường trực HĐQT. Vào thời điểm đó, số lượng cổ phiếu mà gia đình đại gia này sở hữu chưa được công khai nhưng người ta đã đồn đoán về vị trí quyền lực của Trầm Bê tại ngân hàng.

Lần xuất hiện trước truyền thông của Trầm Bê vào tháng 8/2012, sau khi thị trường xuất hiện thông tin ông này bị bắt, quản thúc.
Trước đó, cái tên Trầm Bê được dư luận biết tới qua vụ con trai bị bắt cóc năm 2005. Lúc đó, Trầm Bê đã được biết đến như là một đại gia trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, song vì không có mặt trong ban lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết nào, và cũng hiếm xuất hiện trước công chúng nên rất ít thông tin về đại gia này được hé lộ.
Khi con trai Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân bị bắt cóc và thủ phạm đòi tiền chuộc tới 10 triệu USD (tương đương khoảng 160 tỷ đồng với tỷ giá thời đó) – số tiền chuộc bắt cóc được công khai lớn nhất tại Việt Nam, thì rất nhiều người giật mình. Nếu không phải là một siêu đại gia thì kẻ bắt cóc đã không đưa ra một số tiền chuộc lớn đến vậy.
Thống kê sơ bộ về giá trị tài sản của Trầm Bê chỉ được hé lộ khi đại gia này thâm nhập các công ty niêm yết và bắt buộc phải công khai theo quy định. Tại Sacombank, Trầm Bê chỉ có 115.000 cổ phiếu, tương đương 3 tỷ đồng, nhưng các con của ông này sở hữu gần 80 triệu cổ phiếu.
Trước khi Trầm Trọng Ngân - con trai cả của Trầm Bê bán toàn bộ 48 triệu cổ phiếu, lượng cổ phiếu do Ngân và 2 em là Trầm Khải Hòa, Trầm Thuyết Kiều nắm giữ tại Sacombank đã hơn 1.220 tỷ đồng. Cũng vì thế, chỉ sở hữu 3 tỷ đồng cổ phiếu Sacombank nhưng đại gia họ Trầm vẫn được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐQT.
Ngoài Sacombank, và ngân hàng Phương Nam, Trầm Bê và gia đình còn có cổ phần tại nhiều công ty khác như bệnh viện Triều An, chế biến thủy hải sản Sơn Sơn, xây dựng Hàm Giang, chứng khoán Phương Nam...
Ngôi biệt thự tại Trà Vinh có một vườn tùng lớn, hồ nuôi cá hải tượng, cây thị cổ.
Bên cạnh số tài sản phải công khai do trở thành VIP ở một công ty niêm yết, sự giàu có của Trầm Bê còn được hé lộ thêm qua vụ mất sừng tê giác 4 tỷ đồng vào tháng 10/2012. Trao đổi với báo chí, đại gia này cho biết đây là vật phẩm do một người bạn tặng vào dịp tân gia năm 2007. Ngôi biệt thư như một lâu đài tại Trà Vinh với vườn tùng lớn, hồ nuôi cá hải tượng, cây thị cổ… cũng khiến cho mọi người thêm tò mò về đại gia này.
Tuy nhiên, cùng với việc phải công khai một số tài sản và nắm vị trí chủ chốt tại Sacombank, những tin đồn đủ loại về đại gia này lan tràn khắp nơi. Sau khi bầu Kiên bị bắt, ông Bê “dính” tin đồn bị quản thúc tại gia, rồi bị bắt…. Cũng vì thế, ông Bê buộc phải xuất đầu lộ diện trong một sự kiện của Sacombank để dập tắt các tin đồn thất thiệt về mình. Chiếc sừng tê giác bị mất tại tư dinh cũng đem lại cho Phó chủ tịch Sacombank không ít phiền phức với nghi án sừng tê giác bất hợp pháp…
Quá trình “lộ diện” của ông Trầm Bê khi nắm vị trí chủ chốt tại một ngân hàng niêm yết lớn cũng đi kèm với số lượng rắc rối mà đại gia này gặp phải. Trên thực tế, nhiều đại gia Việt ngại công khai tài sản của mình và gia đình bởi e ngại sự dõi theo quá sát của công chúng kèm những tin đồn thất thiệt khiến họ đau đầu. Cũng vì thế, nhiều người trong số họ chọn giải pháp sở hữu gián tiếp hoặc ẩn dưới tên người khác để tránh bớt thị phi.
(Infonet) 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Quản lý GTVT thiếu tâm lẫn tầm!

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhận xét nghiêm khắc như vậy về ngành GTVT, đồng thời chỉ ra hàng loạt yếu kém trong công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát
Bộ GTVT tổ chức hội nghị trực tuyến vào ngày 10-1, tổng kết công tác năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. 
Đường hỏng do thiếu vốn?
Theo báo cáo của Bộ GTVT, năm 2012, toàn quốc xảy ra trên 36.000 vụ tai nạn giao thông làm gần 10.000 người chết, 38.000 người bị thương; số điểm ùn tắc giao thông giảm mạnh (Hà Nội từ 124 điểm chỉ còn 67, TPHCM từ 120 điểm chỉ còn 76).
Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, kiềm chế tai nạn giao thông chưa thực sự bền vững; tai nạn giao thông trong những tháng cuối năm 2012 có xu hướng tăng trở lại, số người chết hoặc bị thương vẫn ở mức cao và vẫn còn xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên, do thiếu vốn duy tu, sửa chữa định kỳ nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông và giảm năng lực khai thác; sự thiếu kiểm soát xe quá tải trên diện rộng cũng khiến các tuyến quốc lộ hư hỏng, mất an toàn.
Quốc lộ 1A, đoạn qua xã An Dân, huyện Tuy An - Phú Yên
được ví như chiếc áo rách chưa bao giờ vá lành suốt 5 năm qua. Ảnh: HỒNG ÁNH
Về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Viên cho biết Bộ GTVT đã giám sát việc tái cơ cấu, giảm thiệt hại và hạn chế đến mức thấp nhất việc chủ tàu hủy đơn hàng, ổn định sản xuất, khắc phục dần việc nợ lương, nợ BHXH; giá trị sản xuất đã đạt trên 4.800 tỉ đồng (bằng 98,7% kế hoạch năm và giảm 46,3% so với năm 2011). 
Vậy mà cứ tự khen!
Chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương những nỗ lực của ngành giao thông đã đạt được trong bối cảnh hết sức khó khăn của năm 2012. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra hàng loạt những bất cập mà nhiều năm không thay đổi. 
Đầu tiên là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GTVT vẫn còn chậm và quan trọng hơn nữa là chất lượng còn yếu kém. “Quản lý ngồi đút chân gầm bàn, không có tâm và tầm, sâu sát với cuộc sống đang vận động, thay đổi liên tục mà đi xây dựng luật lệ rồi mong cuộc sống chấp nhận thì khó khăn lắm. Luật người ta viết ra, trải qua bao nhiêu năm vẫn không phải sửa đổi mà mình thì cứ vừa ra đã sửa”- Phó Thủ tướng bức xúc.

Hạ tầng giao thông xuống cấp và việc thu phí bảo trì đường bộ bị người dân than phiền.
Trong ảnh: Kẹt xe trên đường Điện Biên Phủ, quận 3 - TPHCM Ảnh: TẤN THẠNH
Phó Thủ tướng nhấn mạnh về sự yếu kém của các ban quản lý dự án. Nhiều dự án trọng điểm được giao cho các ban quản lý dự án, chủ đầu tư yếu năng lực chuyên môn lẫn quản lý. “Số lượng ban quản lý dự án sử dụng công cụ quản lý hiện đại như thế giới đang làm hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy tại sao cứ tự khen là làm hiệu quả nhất?
Bộ GTVT là bộ lớn nhất về đầu tư xây dựng cơ bản nên nếu không nâng cao chất lượng quản lý thì cả 10 năm nữa vẫn đổ lỗi loanh quanh” - Phó Thủ tướng thẳng thắn phê bình và nói điểm yếu kém thứ ba là quỹ dành cho phát triển giao thông tĩnh (bãi đỗ xe) tại Hà Nội và TPHCM 5 năm qua không thay đổi, vẫn dưới 1% trong khi tốc độ phát triển của ô tô trung bình 12,8%/năm thì giao thông công cộng chỉ tăng hiệu quả phục vụ từ 7% lên 10% là quá chậm. 
“Cần cơ chế gì thì Bộ GTVT kiến nghị để giải quyết ngay chứ đến năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô chỉ còn 0%. Nếu không có các giải pháp căn cơ, quyết liệt thì lúc ấy không cách gì giải quyết được vấn đề quá tải”- Phó Thủ tướng định hướng.
Người dân sẽ tự giác đóng phí!
* Phóng viên: Người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đường không tốt nhưng vẫn phải đóng phí; đường xấu nhưng việc sửa chữa cũng rất hạn chế. Bộ GTVT có thấy mất công bằng?
- Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường: Bất kể người dân nào trong cuộc đời cũng sẽ phải đi trên rất nhiều tuyến đường! Cho nên, việc đóng phí không chỉ cho bản thân mình sử dụng mà còn có thể đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không có một giải pháp nào công bằng được cho tất cả mọi người dân. Chúng ta tính tới lợi ích của người dân, đồng thời người dân cũng phải có trách nhiệm trong đóng góp. Cái đó phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước hiện nay.
* Vậy, Bộ GTVT có hứa hẹn với người dân ở các khu vực đó bao lâu nữa họ sẽ được hưởng thụ hạ tầng giao thông tốt hơn?
- Phát triển hạ tầng giao thông được Đảng và Chính phủ đưa ra rất nhiều chương trình, huyện nghèo có chương trình 30A, trong đó có phát triển giao thông.
Ngoài ra, còn có ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông cho các vùng khó khăn. Quỹ bảo trì thì chỉ dùng để duy tu, bảo dưỡng khi đã có hệ thống đường rồi, để bảo đảm thuận lợi hơn cho việc lưu thông.
* Lãnh đạo rất nhiều phường, xã trên cả nước bày tỏ không mặn mà với thu phí. Họ nói rằng Bộ GTVT chọn phần đơn giản khi thu phí với ô tô qua đăng kiểm, còn thu với xe máy vừa ít lại phức tạp thì đẩy về địa phương ?
- Hiểu như vậy là không đúng vì phí bảo trì đường bộ đối với xe máy là để lại cho địa phương nên địa phương phải trực tiếp thu. Cái đó rất rõ. Khi tính như vậy là chúng tôi đã cân nhắc đến quyền lợi cho các tổ chức thu, cấp phường được để lại 10%, cấp xã là 20% tổng số phí thu được để vừa động viên, khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc thu phí bảo trì đường bộ.
* Bộ có ước lượng được sẽ thất thu bao nhiêu không?
- Chúng tôi cũng có nhận định trong năm 2013 chỉ thu phí được với khoảng 50%-70% số xe máy. Như vậy đã là rất tốt.
Lâu nay các phường, xã vẫn thu thuế đất và các loại phí khác từ các hộ dân. Bây giờ giao thêm nhiệm vụ thu phí bảo trì đường bộ để họ có thể thống kê chính xác số xe máy từng hộ dân và thu thuế xe máy. Người dân cũng phải tự giác để chấp hành đóng phí.
Thế Kha ghi

Trung quốc: Diệt trừ tham nhũng - thực và hư

Tập Cận Bình: “Tham nhũng có thể làm đảng tiêu vong”
Sau Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào, tại Ðại hội 18 vừa qua, tân Tổng Bí Thư Tập Cận Bình cũng cảnh báo nguy cơ tiêu vong vì nạn tham nhũng. Hơn một tháng sau khi họ Tập lên lãnh đạo đảng Cộng Sản, người ta chỉ thấy sức mạnh của tham nhũng và nạn kiểm duyệt báo chí. Hồ Sơ Người-Việt tìm hiểu về hiện tượng này.
Ðại hội đảng và lãnh đạo mới
Theo thông lệ thì trước và trong đại hội đảng, Bộ Chính Trị đề cử ra tổng bí thư mới cho trung ương đảng biểu quyết và tổng bí thư cũ lặng lẽ nhường lại quyền lãnh đạo đảng cho người kế vị. Ðầu năm sau, là đến tháng 3, Quốc Hội mới nhóm họp và chính thức đề cử tổng bí thư mới làm chủ tịch nhà nước thì chủ tịch cũ mới ra về. Nhưng ông ta vẫn lãnh đạo hai cơ chế có cùng một tên và một thành phần là Trung Ương Quân Ủy Hội, của đảng và của nhà nước. Một hai năm sau, ông ta mới trao cho chủ tịch mới vai trò lãnh đạo quân đội.
Trường hợp ấy đã xảy ra sau Ðại hội 16 vào năm 2002, khi Giang Trạch Dân chỉ nhường chức lãnh đạo Quân ủy cho Hồ Cẩm Ðào vào năm 2004. Lần này thì khác hẳn.
Hồ Cẩm Ðào lập tức trao lại quyền lãnh đạo Quân ủy cho Tập Cận Bình. Nhiều nhà quan sát bèn kết luận rằng họ Hồ yếu thế phải ra đi trước sức ép của cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân và phe “Thái tử đảng” của Tập Cận Bình. Người ta cũng nghĩ là cánh bảo thủ đã thắng khi quyết định là Thường vụ Bộ Chính Trị chỉ có bảy người thay vì là chín người như trước đây và hai nhân vật tương đối cởi mở trong Bộ Chính Trị đã không được vào Thường vụ, đó là Bí Thư Quảng Ðông Uông Dương và trưởng ban tổ chức trung ương Lý Nguyên Triều.
Những dự kiện ấy đã được thời sự quốc tế bình luận khá nhiều. Nhưng sự thật có khi lại phức tạp hơn vậy.
Lãnh đạo Bắc Kinh đang phải giải quyết hai mục tiêu song hành mà hơi trái ngược. Thứ nhất là phải tìm đủ cách ổn định tình hình xã hội và chính trị khi đà tăng trưởng kinh tế sẽ sút giảm kể từ năm nay. Thứ hai, cùng lúc đó họ phải cấp tốc hiện đại hóa quân đội và biểu dương sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi kinh tế trong khu vực Ðông Á, trước khi Hoa Kỳ và các nước khác có thể lập ra một thế liên kết có khả năng đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc.
Vì vậy, lãnh đạo Bắc Kinh mới cấp tốc hoàn tất việc chuyển giao quyền lực chứ không thể trì hoãn và đấu đá hoặc vận động bên trong hậu trường như trước đây.
Thành phần lãnh đạo mới - gọi là thế hệ thứ năm sau Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào - gồm có 1. Tập Cận Bình; 2. Thủ tướng sắp tới là Lý Khắc Cường; 3. Cựu bí thư Trùng Khánh và chủ tịch sắp tới của Quốc Hội là Trương Ðức Giang; 4. Bí thư Thượng Hải và chủ tịch sắp tới của Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị (hay Chính Hiệp) là Du Chính Thanh; 5. Phó thủ tướng kiêm bí thư Ban Kỷ Luật và Kiểm Tra Trung Ương là Vương Kỳ Sơn; 6. Bí thư Thiên Tân là Trương Cao Lợi; và 7. Lưu Vân Sơn, nguyên là trưởng ban Tuyên Truyền Trung Ương nay là bí thư thứ nhất của Ban Bí Thư Trung Ương.
Thật ra, ưu tiên trong mọi ưu tiên của lớp người lãnh đạo mới là phải tân trang lại bộ mặt của đảng sau quá nhiều tai tiếng trong hai năm gần đây. Việc cải cách chính trị trong đảng là một bài toán lâu dài hơn, nhu cầu củng cố uy tín của đảng mới là cấp bách. Vì vậy, ta mới thấy Tập Cận Bình nhắc lại lời báo động của Hồ Cẩm Ðào, rằng tham nhũng có thể làm nhà nước và đảng sụp đổ. Sau đó, ông ta làm được những gì?
Chế độ song quy hai còng
Hôm mùng 5 tháng trước, người ta được tin phó bí thư tỉnh Tứ Xuyên là Lý Xuân Thành bị câu lưu vì “vi phạm kỷ luật đảng”, chỉ vài tuần sau khi được đưa lên làm ủy viên dự khuyết của trung ương đảng. Thế nào là vi phạm kỷ luật đảng? Người ta không có chi tiết chính thức nào về vụ này. Hôm đó, Tân Hoa Xã chỉ loan một tin ngắn rằng Lý Xuân Thành đã lỡ một buổi hội quan trọng trong tỉnh và không hề thấy xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 19 tháng 11. Sau đó chính bản tin này cũng bị bốc mất!
Nhưng Trung Quốc không chỉ có hệ thống thông tin quốc doanh mà còn gặp hiện tượng hiện đại là mạng lưới thông tin điện tử và các trang blog độc lập. Nhờ đó, người ta mới được biết Lý Xuân Thành bị kỷ luật vì tội tham nhũng và hiện đang bị điều tra trong một chế độ đặc biệt gọi là “song quy” (shuanggui), nôm na là hai còng. Hôm mùng 5, tờ Nam Hoa Tảo Báo (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong đã loan tin này nhờ các nguồn tin độc lập ở bên trong.
Dưới tên gọi tắt là “Trung Kỷ Ủy”, Ủy Ban Kỷ Luật và Kiểm Tra Trung Ương - nay thuộc quyền chỉ huy của Vương Kỳ Sơn - có nhiệm vụ thi hành kỷ luật với các đảng viên và có một chế độ điều tra đặc biệt gọi là song quy. Ðây là nơi mà nghi can bị tra tấn, bị bỏ đói, tâm thần bị uy hiếp đến độ mất ăn mất ngủ và chẳng còn biết gì về ngày đêm. Nếu không chết trong ngục thì việc gì cũng khai, tội gì cũng nhận! Chỉ cần được thông báo về thời giờ và địa điểm trình diện - ý nghĩa của chữ song quy - là các can phạm đều biết rằng mình bước xuống thềm địa ngục.
Trong hệ thống hình sự của Trung Hoa thời cổ đại, việc tra tấn để lấy cung là điều bình thường và hợp với đạo lý của Thiên tử. Dưới chế độ cách mạng của Cộng Sản, kỹ thuật hình sự này vẫn được duy trì và đã từng được Hồng quân áp dụng trong thời nội chiến quốc cộng. Sau khi Ðặng Tiểu Bình tiến hành cải cách và bãi bỏ những thái quá của Mao Trạch Ðông trong 10 năm Ðại Văn Cách (Cách mạng Văn hóa Vô sản Vĩ đại) nhằm thanh trừng các đối thủ chính trị, chế độ tra tấn hợp pháp này vẫn tồn tại. Nhưng được cải tiến cho tinh vi hơn và chỉ áp dụng trong hàng ngũ đảng viên. Cựu Bộ Trưởng Hỏa Xa Lưu Chí Quân và cựu bí thư Trùng Khánh là Bạc Hy Lai đã nếm mùi “song quy” trước khi bị bay chức vào năm 2011 và 2012...
Vì vậy, dường như quyết tâm diệt trừ tham nhũng của tập đoàn lãnh đạo mới là điều gì đó có thật.
Nhưng vì sao một người có tỳ vết như Lý Xuân Thành lại được cất nhắc vào trung ương đảng trước đó có mấy tuần? Tại sao việc điều tra và tuyển chọn nhân sự cao cấp trong đảng lại có sự hớ hênh như vậy sao? Sự thật có khi còn tệ hại hơn thế: Ðảng viên cao cấp nào cũng có thể là đối tượng của chế độ “song quy” vì tham nhũng là một thuộc tính của độc tài.
Một xã hội đen trên thượng tầng đỏ
“Hồ Sơ Người Việt” không nhắc lại nội dung của hai số báo mới đây trên tờ The New York Times và của hệ thống tin tức kinh doanh Bloomberg về sự giàu có đáng nghi ngờ của gia đình Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, tổng lý Quốc Vụ Viện. Hai số báo phanh phui tình trạng tham ô của thân nhân lãnh đạo đã bị Bắc Kinh tịch thu và báo chí trong nước bị kiểm duyệt để không được phép nhắc tới bản tin của Bloomberg.
Nhưng chế độ kiểm soát thông tin của Trung Quốc vẫn không thể ngăn được làn sóng tin tức từ thị trường xám của các mạng điện tử độc lập. Nhờ vậy, ngươi dân Trung Quốc mới biết nhiều chi tiết động trời khiến cho “trời và người cũng đều oán hận”.
Thí dụ như một nữ đại gia rất trẻ đã bị điều tra vì nuôi “nam thiếp”, nôm na là đĩ đực. Hoặc một viên chức địa phương có cả thẩy 47 nhân tình. Một đảng viên cao cấp của Trùng Khánh là Lôi Chính Phú vừa mất chức vì một đoạn phim 12 giây được tung lên mạng Vi Bác Weibo: Năm năm trước, họ Lôi bị quay hình đang ăn nằm với một thiếu nữ vị thành niên. Cô bé là của đút do một công ty xây cất dâng cho Lôi Chính Phú để giành được hợp đồng và sau đó hình ảnh được công ty tung ra để tống tiền Thiên Lôi!
Nhờ những phanh phui liên tục trên mạng điện tử, người ta mới thấy mặt trái của chế độ cách mạng. Ðó là một xã hội đen, nơi mà tiền bạc và tội ác đã trở thành món hàng phổ biến và các đảng viên là người có lợi nhất trên thị trường.
Ðảng Cộng Sản Trung Quốc có 80 triệu đảng viên. Theo Tân Hoa Xã thì trong năm năm từ 2003 đến 2008 đã có 880 ngàn đảng viên bị kỷ luật. Không biết là trong số này có bao nhiêu bị khai trừ khỏi đảng, nhưng Tân Hoa Xã chỉ cho biết là có 25 ngàn đảng viên bị truy tố trước tòa án hình sự. Tỷ lệ lọt lưới có thể là rất cao và năm qua Trung Quốc bị tuột điểm về sự minh bạch trong sáng của hệ thống công quyền, theo Transparency International thì từ hạng thứ 75 bị sụt xuống hạng 80.
Phải chăng là vì thế mà lãnh đạo mới lại tăng cường hệ thống kiểm duyệt thông tin. Ðó là nội dung bản tin thời sự tuần qua khi tờ báo thông thoáng nhất nước là tuần báo Nam Phương Chu Mạt (Southern Weekend) tại thành phố Quảng Châu đã bị chiếu cố. Bài xã luận chính thức của tờ báo bị bóc và thay vào đó là một bài quan điểm có nội dung ca tụng chế độ với đầy thông tin sai lạc. Biến cố ấy khiến 51 nhân viên của tờ báo viết thư ngỏ để phản đối ban tuyên truyền của tỉnh Quảng Ðông và hăm dọa đình công.
Tân bí thư Quảng Ðông là Hồ Xuân Hoa, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ sáu, người vừa lên thay Uông Dương, đã phải đấu dịu và tìm giải pháp dung hòa.
Quảng Ðông là một tỉnh cởi mở nhất Trung Quốc về kinh tế và chính trị. Năm kia, khi vụ Ô Khảm bùng nổ khiến dân làng nổi loạn và bắt nhốt công an, Bí Thư Uông Dương đã không mạnh tay đàn áp mà còn cho người nổi loạn cái quyền quản lý ngôi làng. Lần này cũng thế, lãnh đạo của tỉnh đã nhượng bộ những người phản đối trong tờ tuần báo.
Tin đó lập tức lan rộng trong cộng đồng dân mạng và trở thành nguồn cổ võ cho sự chống đối.
Hòa giải với cua đồng
Chúng ta đang chứng kiến một sự bất thường trong hệ thống chính trị Trung Quốc.
Lãnh đạo đang ráo riết thanh lọc hàng ngũ và diệt trừ tham nhũng để vãn hồi uy tín của đảng. Kết quả là người ta được biết nhiều hơn về chế độ điều tra mà thật sự là tra tấn của Ban Kỷ Luật Ðảng gọi là “song quy”. Không thấy ai than phiền gì về tình trạng vi phạm nhân quyền hay hình pháp mờ ám khi nghi can có thể bị tra cho đến chết - nhiều người đã thực tế đứng tim mà chết. Lỳ lợm và đầy bản lĩnh như Bạc Hy Lai mà còn phải xếp giáp quy hàng!
Nhưng chế độ trừng trị ghê gớm ấy vẫn chỉ là liều thuốc ngoài da vì căn bệnh tham nhũng đã ăn vào lục phủ ngũ tạng và lên tới thượng tầng. Nếu mà “pháp bất vị thân” và không chừa những tay chân thân tín của lãnh đạo thì toàn thể các ủy viên trong Bộ Chính Trị đều có thể bị thanh lọc. Nghĩa là thượng tầng sẽ thành kẻ không đầu và đảng không thể tồn tại. Ðấy là một sự bất thường khiến uy tín đảng càng sa sút khi tệ nạn tham ô được lôi ra ánh sáng.
Kết cục thì chỉnh phong hay không, đảng đều bị mắc kẹt.
Trong khi ấy, cộng đồng dân mạng hay “netizens” đã tích cực phát huy sáng kiến để chế giễu lãnh đạo và sáng tạo ra nhiều ngôn từ hay hình ảnh linh động về một hệ thống chính trị bất động.
Một thí dụ là khẩu hiệu “xã hội hài hòa” hay “hòa giải” đầy tính chất nghiêm túc của lãnh đạo đã được cộng đồng dân mạng đọc trại. “Hòa giải” được họ đọc thành “hà giải”, con cua sông, cua nước ngọt. Họ tự xưng là cua đồng! Một thí dụ khác là cách gọi tôn quý như “quý đảng” hay “quý quốc”, “quý tánh” cũng được hiểu nghiêng. Quý là tốn kém là đắt giá và quý quốc là cái nước của quý vị ăn trên ngồi trốc, quý đảng là cái đảng của quý vị tham ô.
Và “quý quốc” tất nhiên là phải đối với “thí dân”.
Năm 2008, một đảng viên cao cấp đã hà hiếp một bé gái 11 tuổi trong một tiệm ăn ở Thâm Quyến. Khi thân phụ của em nhỏ cự nự thì được đồng chí đảng viên chỉ mặt mắng: “Mày có biết tao là ai không? Tao là từ trên Bộ Giao Thông Vận Tải xuống, có quyền hành ngang hàng thị trưởng của mày. Tao nắm cổ con gái của mày đấy, mày làm gì được? Mày chỉ là cái rắm của tao!” May là cả sự việc này đã được thâu vào máy truyền hình trong tiệm và giai thoại đã đưa đến chữ “thí dân”. Người dân chỉ là cái rắm trước đảng và nhà nước tôn quý.
Kết luận ở đây là gì?
Lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Hoa lâm thế kẹt vì uy tín suy sụp trước phản ứng tinh ma của người dân. Trong khi ấy, họ lại ngổn ngang những vấn đề rất khó giải quyết, mà thời gian lại chẳng còn nhiều khi kinh tế bắt đầu trở chứng. Chuyện rất đáng theo dõi từ Hà Nội văn hiến.
(Người Việt)

Phát hiện nhiều sai phạm tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Sáng ngày 10.1, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã họp báo, công bố một số kết quả thanh tra trong quý IV/2012. Tại buổi họp báo, TTCP đã công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), thanh tra một số hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo của đại học Quốc gia Hà Nội, việc đầu tư, xây dựng quốc lộ 51...
Theo kết luận thanh tra, nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tính đến 31.12.2010, theo số liệu của ngân hàng này cung cấp là 22.664 tỉ đồng, chiếm 12,57% tổng dư nợ. Thanh tra Chính phủ xác định nợ xấu tại thời điểm 31.12.2010 của VDB là 38.106 tỷ đồng, tăng 15.442 tỷ đồng so với số phân loại của VDB. Trong đó có 3.790 tỉ đồng cho Vinashin vay. Qua kiểm tra hồ sơ cho vay, TTCP đã phát hiện các dạng sai phạm: cho vay không đúng đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích; thẩm định cho vay vốn chưa chính xác, sai căn cứ, vi phạm về tài sản đảm bảo, giải ngân; có 38 khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích lên tới 7.339 tỉ đồng. 35 dự án đóng mới tàu biển, tàu sông... có tổng dư nợ lớn 2.509 tỉ đồng tính đến 30.6.2011 nhiều khả năng mất vốn.
Liên quan đến vụ sai phạm trong dự án mua tàu để kinh doanh vận tải kết hợp với huấn luyện của Đại học Hàng Hải, TTCP phát hiện có vụ thẩm định giá sai, mua tàu cũ với giá cao hơn giá trị trong sổ sách trên 2,1 triệu USD. TTCP đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho bộ Giao thông vận tải kiểm điểm cá nhân, tổ chức, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, thất thoát thì chủ động chuyển công an tiếp tục điều tra, xử lý.
Tại cuộc thanh tra ở Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đã có kết luận của Thủ tướng Chính phủ, TTCP cho biết, cuộc thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo của trường đại học này, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần chuyển cơ quan điều tra làm rõ. TTCP đã đề nghị yêu cầu giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nộp trên 21,37 tỉ đồng do đã yêu cầu các đơn vị trích nộp trái quy định về ngân sách Nhà nước. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng được yêu cầu tổ chức kiểm điểm xác định trách nhiệm giám đốc trường đại học này về việc ban hành các văn bản trái quy định, cấp phép cho các đơn vị trực thuộc liên kết với nước ngoài trái thẩm quyền; vi phạm điều kiện tuyển sinh, vi phạm quy chế đào tạo sau đại học...
Trả lời báo chí tại buổi họp báo, ông Ngô Văn Khánh, phó tổng TTCP cho biết, việc thanh tra với ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thì đại học Hàng hải chỉ là một khách hàng nên TTCP không làm sâu như thanh tra VDB. Nhưng trong quá trình thanh tra, khi kiểm tra năng lực nhà thầu, giá mua, giá bán...chưa khẳng định đầy đủ sai phạm, cần tiếp tục làm rõ nên TTCP chuyển cho bộ Giao thông vận tả kiểm điểm, làm rõ thêm để nếu có sai phạm có dấu hiệu hình sự thì chuyển cơ quan điều tra làm rõ.
Về việc thanh tra ngân hàng VDB, ông Ngô Văn Khánh nói, qua cuộc thanh tra, TTCP đã phát hiện nhiều sơ sở, bất cập trong hoạt động của ngân hàng này. "Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề cơ chế, chính sách của VDB. Ở đây có câu chuyện về hội đồng quản lý, cách phân loại nợ. Ngân hàng này chỉ có hội đồng quản lý, không có hội đồng quản trị như các ngân hàng khác. Trong hội đồng quản lý có đại diện lãnh đạo một số bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình xem xét, chúng tôi cũng có kiến nghị xem xét, làm rõ vấn đề trách nhiệm, quy trình quản lý, việc phân định trách nhiệm thẩm định cho vay...", ông Khánh nói.
Dự kiến kế hoạch năm 2013, TTCP sẽ thanh tra việc quản lý kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước, thanh tra công tác quản lý việc tạm nhập, tái xuất của bộ Công thương, thanh tra quản lý vốn và tài sản nhà nước tại tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Cao Bằng, sử dụng vốn tại dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc, tập đoàn Xăng dầu...

Mạnh Quân
(SGTT).

Kami - Bằng khen của Thủ tướng và hai chữ Liêm - Sỉ

Cái tin nghệ sỹ Kim Chi khi từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam với lời tuyên bố "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm"  đã và đang gây sự thu hút trong dư luận xã hội.
Thực ra việc nghệ sỹ Kim Chi từ chối làm hồ sơ khen thưởng của Thủ tướng Dũng không phải là trường hợp cá biệt, mà nó là phản ứng chung của một bộ phận không nhỏ các công chức nhà nước đã không chịu nhận bằng khen của Thủ tướng thông qua sự từ chối với nhiều lý do khác nhau. Trung tuần tháng 11, trong bài viết "Xem QH chất vấn: Thủ tướng sao thì Bộ trưởng như vậy!" tôi đã đề cập tới hiện tượng này. Đó là chuyện một anh bạn của tôi, một cán bộ lãnh đạo, người được cơ quan bầu chọn nằm trong danh sách làm hồ sơ khen thưởng của Thủ tướng, nhưng anh ta khăng khăng từ chối. Với lý do "chính thống" mà anh ta từ chối là vì cảm thấy nhiều đồng chí khác xứng đáng hơn tôi (!?). Nhưng thật ra đó là một cách từ chối khéo kiểu văn vở, trái lại khi nói chuyện với bạn bè thân thiết thì anh ta nói thẳng "Thằng ấy làm gì có đủ tư cách để khen tôi!". Lời nói này xuất phát từ một người đang giữ chức Tổng Biên tập một tờ báo khá lớn của truyền thông nhà nước, nói về một người lãnh đạo đứng đầu Chính phủ, chứ không phải từ phát ngôn của các thế lực thù địch như mọi người tưởng.
Cho dù anh bạn tôi không đủ sự dũng cảm như nghệ sỹ Kim Chi, để tuyên bố công khai cảnh báo cho dư luận xã hội thức tỉnh. Nhưng thiết nghĩ điều này sẽ khiến mọi người chúng ta, nhất là ông  Thủ tướng Dũng cần phải nghiêm túc suy nghĩ về những phản ứng này dưới góc độ đạo đức làm người. Nên nhớ, đây là phản ứng của những trí thức cộng sản chính hiệu, như lời nghệ sỹ Kim Chi nói. Đó là phản ứng của những người thuộc thế hệ các trí thức trưởng thành từ trong chiến tranh, thế hệ của những người “không sợ chết với bom đạn”, nhưng họ còn có lòng tự trọng để phân biệt cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Đặc biệt là sự dũng cảm dám lên tiếng và biết sống ngay thẳng, sống cho tử tế của họ.
Thế hệ chúng tôi may mắn hơn, là không phải đi theo đảng từ năm 12 tuổi như ông Thủ tướng, nhưng bù lại thì được người lớn dạy cho hai chữ Liêm, Sỉ từ khi còn bé trong những bài học về luân lý. Còn nhớ, trong những bài học luân lý ấy mà cho đến giờ tôi còn nhớ như in. Chữ Liêm là nói về tính cách phân minh ngay thẳng của con người, nghĩa là không lấy của bất nghĩa, không làm việc trái với đạo đức, lương tâm của con người. Còn chữ Sỉ là tự mình phải biết hổ thẹn, phải biết khó chịu, nhục nhã trong lòng khi làm những việc vô đạo đức, không công minh. Liêm và sỉ nên hiểu đó là đặc tính của  người tốt, người ngay thẳng. Vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm, thì những người như thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất những người giữ bậc đứng đầu việc nhà, việc nước mà vô liêm, sỉ thì nhà sẽ phải suy bại, nước tất sẽ phải nguy vong. Trên thực tế, sự thật về kinh tế, xã hội, đạo đức con người của Việt nam hôm nay có phải đã nguy vong hay không thì mỗi người chúng ta đã có câu trả lời cụ thể. Nhưng căn nguyên sâu xa của nó, cũng chỉ là vấn đề đã có quá nhiều người lãnh đạo đất nước hiện nay thiếu liêm sỉ, điều đó đã dẫn tới việc người dân không hài lòng. Mà biểu hiện là thói dối trá nói một đằng, nhưng lại làm một kiểu. Cụ thể như, Hiến pháp ghi nhà nước của nhân dân, mọi công dân có quyền bình đẳng như nhau, công dân có quyền lập hội rõ ràng và sửa đổi Hiến pháp phải thông qua sự phúc quyết của nhân dân. Vậy mà tự dưng lại tự ý bổ xung cho vào Hiến pháp cái Điều 4, xác nhận quyền độc tôn chính trị của đảng CSVN? Một việc làm trái cả tình, cả lý cũng chỉ vì "bỏ Điều 4 là tự sát" như thế xin hỏi những người lãnh đạo đảng và nhà nước họ có liêm sỉ hay không?
Đúng như nhận xét của nghệ sĩ Kim Chi khi cho rằng “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.". Đó là biểu hiện của nghệ sĩ Kim Chi, một người có lòng tự trọng và có liêm sỉ. Tuy rằng số những người dũng cảm, dám công khai biểu lộ ý kiến như nghệ sĩ Kim Chi Chính còn quá ít, nhưng trên thực tế những người có suy nghĩ như nghệ sĩ Kim Chi là hết sức đông đảo. Hiển nhiên, việc một kẻ vô liêm sỉ tặng bằ khen cho người có liêm sỉ là điều trái với luân thường đạo lý, không thể chấp nhận được. Nhưng điều đáng buồn cái nghịch lý này lại là một điều hiển nhiên, được công khai hiện hữu trong đời sống xã hội ở Việt nam, một xã hội đểu cáng mà bây giờ quay đi đâu cũng không ghìm được cơn mửa như lời của nhà thơ Bùi Minh Quốc tâm sự.
Đây là một vấn đề không đơn giản, thiết nghĩ mọi người đặc biệt là các quan chức lãnh đạo cần nghiêm túc suy nghĩ. Muốn làm lãnh đạo để chăn dân thì tối thiểu các vị phải thể hiện là một tấm gương về mọi mặt, đặc biệt là là gương sáng về đạo đức. Trước hết hãy học để biết hai chữ Liêm - Sỉ và vận dụng nó trong công việc hàng ngày. Chỉ cái đó thôi nó cũng dạy cho các vị biết có một cách hành xử đúng nghĩa trong công việc để mà "cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, còn cái gì có hại cho dân thì kiên quyết tránh". Chỉ cần có thế, khi ấy ccó lẽ các vị sẽ đủ tư cách khen người khác và sẽ không còn cái cảnh người dân không muốn trong nhà có chữ ký của các ông, những kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Và chắc chắn khi ấy, những người làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng thì sẽ được quý trọng, và ngược lại những ai không làm được điều đó thì đương nhiên nhân dân sẽ không thích, không quý trọng.

Ngày 08 tháng 1 năm 2013

© Kami - RFA Blog's
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét