Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Tin thứ Năm, 10-01-2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Siêu chiến hạm của Mỹ tới Biển Đông đối đầu Trung Quốc (PN Today) (Mỹ nó điên mà đi đối đầu với TRung Quốc à - đừng có giật tít báo kiểu như vậy nữa dễ gây hiểu nhầm lắm).
- Cảnh báo sớm về độ tín nhiệm (ĐĐK). – Bỏ phiếu tín nhiệm, giám đốc Sở Y tế bị cấp phó kiện (NĐT). – Hà Nội: Không có cán bộ bị đánh giá yếu kém (Petrotimes). – Không ai bị đánh giá yếu kém, đương nhiên! (DT).  – Không có văn hóa xấu hổ, đất nước không thể phát triển (Reds.vn). “Có những người năng lực kém cỏi, làm hỏng việc dân, việc nước. Việc làm của họ gây hại cho cơ quan, cho xã hội nhưng vẫn cứ cố bám lấy cái ghế chức quyền. Những người đó không biết xấu hổ”. Người đó là “đồng chí X” hay Y, Z? (có văn hóa thì đã chả như thế này)
- GHI VỤN (Văn Công Hùng).
- Báo cáo về tham nhũng không nêu… các vụ tham nhũng (TP). Xà xẻo gần 4,3 triệu kilômét thực hành lái xe (LĐ) (ăn thua gì, chưa tính đến chuyện bắt học viên nộp tiền thêm để thực hành dù học phí đã bao gồm chi phí đó rồi). Đại gia nhà đất đi Tết bằng… căn hộ (LĐ). – Phát hiện nhiều sai phạm tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (SGTT). – Quảng Ninh: Vụ phá rừng phòng hộ làm khu du lịch: Phát hiện thêm sai phạm (DV).
- Viết tiếp bài “Nhà máy lập lờ nông dân”: Kiên quyết cho dừng sản xuất (NNVN).
Sẽ là Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ thứ hai? (RFA) -Việt Nam không thể không quan tâm tới những động thái ngày càng rõ của chính phủ đối với vấn đề Trung Quốc khi sự xuất hiện của họ vừa chính thức tại Sài Gòn với tư cách khách quý, vừa tại Hoàng Sa với tư cách của người hàng xóm xấu tính.
Tân Tổng Thư ký ASEAN kêu gọi đàm phán về Biển Đông (VOA)  —Biển Đông : Manila chất vấn Bắc Kinh về chỉ thị khám soát tàu thuyền (RFI)    —-‘Trung Quốc đã chiếm ba phần tư khu vực quần đảo Trường Sa’ (Sống mới).   —–ASEAN và ‘yếu tố Trung Quốc’: Giữa ngã ba chiến lược - Tuần Việt Nam   —–TQ âm thầm ‘thâu tóm’ mỏ của Philippines - VietnamNet   ——-Philippines yêu cầu Trung Quốc xác định ranh giới - VnExpress
Tàu hải quân Trung Quốc thăm TP. Hồ Chí Minh (LĐ) – Lâu dữ hén,mới đưa tin ,có còn hơn không,để tỏ cái tìn 16-4   —Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ thăm Việt Nam trong tháng 1 (LĐ)
Trung Quốc “biên chế” 4 tàu Hải giám mới xuống Biển Đông  (GDVN)   —–Philippines sẽ hoàn tất kế hoạch mua 10 tàu tuần duyên của Nhật Bản(GDVN)   —-ASEAN và ‘yếu tố Trung Quốc’: Giữa ngã ba chiến lược (TVN)
Hà Nội lập nhóm ‘chuyên gia bút chiến’ (BBC)    —-“Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu” - Vietnam Plus —Bỏ hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo? (RFA)
14 bị cáo ở Nghệ An lãnh án tù nhiều năm(BBC)    —Việt Nam kết án tù 13 người Thiên chúa giáo với tội “lật đổ chính quyền”  (RFI)    —Kết quả phiên xử các thanh niên Công giáo và Tin lành (RFA)   —–Các bản án của VN đối với 14 người Thiên chúa giáo bị chỉ trích (VOA)   —Việt Nam kết án 14 người Công giáo, Tin Lành tội ‘lật đổ chính phủ’ (VOA)

Vụ xử 14 thanh niên Công giáo: ‘Phiên tòa chưa khách quan, bản án không thuyết phục’  (VOA) -Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án 83 năm tù tổng cộng cho 14 nhà hoạt động xã hội và chính trị trẻ tuổi sau hai ngày xét xử 8/1 và 9/1 về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Ngay sau khi phiên xử kết thúc, luật sư Trần Thu Nam, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín Việt và Cộng sự, tổ chức đại diện pháp lý cho 7 người trong số các thanh niên Công giáo này, trao đổi với Trà Mi của Ban Việt ngữ VOA về diễn tiến và kết quả phiên tòa.===>>>
Tín đồ PGHH bị ngăn chặn không cho làm lễ Đản Sanh ĐHGC (RFA)   —Quốc tế chỉ trích Việt Nam kết án tù các thanh niên Công giáo (RFA)
Cộng đồng công giáo Việt Nam không ngừng bị sách nhiễu (RFI) -Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội châu Á, nhất là tại vùng Đông và Đông Nam Á được các báo Pháp số ra hôm nay quan tâm nhiều : từ vấn đề xung khắc giữa cộng đồng công giáo và chính phủ Việt Nam trên báo La Croix, chủ tịch tập đoàn Google bất ngờ viếng thăm Bình Nhưỡng của báo Le Monde, đến làn sóng…
‘Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng’(BBC)  -Nghệ sỹ Kim Chi, từng tham gia nhiều phim lớn, từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ vì cho rằng Thủ tướng ‘làm nghèo đất nước’.
Có nên kỳ vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh?(BBC)   —Ngoại trưởng Mỹ tương lai và quan hệ Mỹ Việt (RFA)
Chủ tịch Sang làm việc ở Đà Nẵng (BBC) -Ông Trương Tấn Sang làm việc về chỉnh đốn Đảng với Thành ủy Đà Nẵng.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp qua đời(BBC)   -Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người qua đời trưa ngày 9/1/2012 tại tư gia ở thành phố Hồ Chí Minh.  —-Nguyễn Quang Sáng nói về nhạc sĩ Hoàng Hiệp (BBC/nghe)====>>>
Chấp nhận số phận? (BBC) – Nạn nhân từng bị cưỡng bức tập thể ở Việt Nam kể chuyện.(BBC)   —Trung Quốc tăng cường kiểm tra trái cây nhập từ Việt Nam (RFI)
Quy luật giàu nghèo (Nguyễn xuân Nghĩa -RFA) –  Mở đầu cho năm mới, mục Điễn đàn Kinh tế xin lần lượt trở lại các yếu tố cơ bản giải thích sự giàu nghèo giữa các quốc gia, hoặc của cùng một quốc gia trong nhiều thời kỳ khác nhau.
Hai tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam bị Thái Lan bắt giữ (RFA)    —Thí điểm đưa điều dưỡng viên trong nước sang Đức (RFA)   —Số phận đập thủy điện Sông Tranh 2 được đưa ra quốc hội (RFA)   —Thống đốc NH phải chịu trách nhiệm về lạm phát(RFA)   —-Việt Nam nhận chức vụ tổng thư ký ASEAN(RFA)    ——Tro cốt một người tù Hoàng Liên Sơn được an táng tại Little Saigon (NV)
BỨC TRANH ĐÔNG NAM Á NĂM 2012 (Biendong.net)
NHÌN LẠI MỘT SỐ HỘI THẢO BIỂN ĐÔNG DO VIỆT NAM TỔ CHỨC NĂM 2012  (Biendong.net)
TÌNH HÌNH ĐÔNG HẢI TIẾP TỤC NÓNG LÊN (Biendong.net)
LUẬT BIỂN VIỆT NAM NĂM 2012 THỂ HIỆN QUỐC SÁCH HOÀ BÌNH CỦA VIỆT NAM (Biendong.net)
Trung Quốc châm ngòi chạy đua vũ trang mới? (Biendong.net)
NHÌN LẠI MỘT SỐ HỘI THẢO BIỂN ĐÔNG DO VIỆT NAM TỔ CHỨC NĂM 2012 (Biendong.net)

Hai ý kiến trái ngược về “đội quân bút chiến trên mạng”-Boxitvn

Theo báo chí đưa tin, tại Hội nghị công tác Tuyên giáo toàn quốc 2012 sáng 9/12/2013, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi cho biết, Hà Nội đã tổ chức được một đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm “phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng”, đồng thời cũng tổ chức xong “nhóm chuyên gia đấu tranh trực diện trên mạng internet” trước các vấn đề nhạy cảm, nhằm “đánh lui mọi âm mưu của lực lượng thù địch” muốn lợi dụng diễn đàn mạng để “diễn biến hòa bình”.
Một tin “động trời” như thế cố nhiên làm nhiều người có những phản ứng không giống nhau. BVN nhận được ý kiến của một bạn viết phê phán hiện tượng trên, cho đây là sự rập khuôn mưu ma chước quỷ của thầy dùi “bốn tốt” vốn trước nay chỉ bày dặt những trò bóp nghẹt tư tưởng của nhân dân Trung Quốc. Nhưng đồng thời cũng lại thấy trên trang blog của nhà báo Trương Duy Nhất bày tỏ một thái độ thích thú, coi việc này nếu được tiến hành đàng hoàng minh bạch thì rất có khả năng mở ra một thời kỳ mới của sự đối thoại công khai giữa Nhà nước với dân.
Thực tế chưa cho phép kiểm nghiệm xem ý kiến bên nào xác đáng hơn, chúng tôi xin đăng cùng lúc cả hai bài viết để bạn đọc tiện đối chiếu và tự mình rút ra kết luận.

Nhân cách cần có của một nghệ sĩ -Ngô Nhật Đăng -Boxitvn

Đừng vì sợ hãi mà im lặng trước cảnh tiền và máu đang vùi dập công lý! (Lê diễn Đức -RFA)
Cái loa của ai vậy? (Bùi Tín -VOA)Cuối năm 2012, một sự kiện chính trị quan trọng đã xảy ra giữa thủ đô Hà Nội
Nghĩ về một bài luận văn bị điểm 0 (Nguyễn hưng Quốc -VOA) –  Ở trong nước, mấy tuần qua, dư luận khá xôn xao về một bài luận văn của một học sinh lớp 12 tên Vũ Hoàng L. Xôn xao vì bài văn ấy “hồn nhiên”, “thô thiển” và “tục tĩu” đến độ khiến người ta phải “giật mình”, hơn nữa, “choáng váng”.
Kerry, Hagel sẽ làm gì với Việt Nam? (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) – Với hai vị bộ trưởng mới, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong bốn năm tới sẽ thay đổi ra sao?
Thầy thuốc tranh luận về nhiệt kế (Nguyễn xuân Nghĩa-Nguoiviet)  – Bước sang năm mới, người viết sẽ làm độc giả nhức đầu với một đề tài rắc rối nhưng liên quan đến cuộc sống của đa số chúng ta, đó là cách tính chỉ số lạm phát như cơ sở điều chỉnh các khoản phúc lợi… Cách đo đếm ấy đã gây tranh luận với nhiều hỏa mù và gian ý.
Tìm lại chính mình (Đỗ văn Phúc -Nguoiviet)Tôi là người lính Bộ binh. Người lính với đầy đủ tư chất và tác phong của một người cầm súng chiến đấu nơi những tuyến lửa đầu gian khổ và hiểm nguy. Bởi yêu đời lính nên tôi đã rời ghế nhà trường tòng quân khi tuổi thanh xuân chưa hưởng được một ngày trọn vui cho đúng ý nghĩa của nó.
Vợ người lính chiến VNCH: Một cuộc đời (Minh Hoàng -Nguoiviet)Nhiệm vốn là một sĩ quan dưới quyền Tướng Liên Minh Trình Minh Thế và được Quốc Gia hóa vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa năm 1955. Sau đó, để tránh sự nghi ngại, đơn vị Nhiệm được phân tán mỏng cho tham gia các chiến trường khắp Bốn Vùng Chiến Thuật.
Những ân tình một thuở, khôn khuây!  (Uyên Nguyên-Nguoiviet blog)- Về Nhạc sĩ Trần tử Thiêng.===>>>

Thái Hiền – Ai sẽ dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992? (Danluan)

Vũ Quý Hạo Nhiên – Và họ lẳng lặng nhìn Công giáo Phật giáo đấu nhau(Danluan)

Nguyễn Huy Canh – Đảng và Hiến pháp(Danluan)

(Danluan)

Ban Biên Tập Dân Luận – Những tin vui đầu năm(Danluan)

Đặng Huy Văn – Tượng đài của những mùa Xuân(Danluan)

(Danluan)

Lê Anh Hùng – Khi quyền lực bóng tối lại trỗi dậy(Danluan)

Lê Văn Nuôi – Hai người bạn Pháp dấn thân vì Việt Nam: Đấu tranh vì biển, đảo Việt Nam(Danluan)

ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM LÀ TỘI ÁC (Minh Diện- Buivanbong) -Hai Bà Trưng “đánh giặc lạ, đánh bọn người xấu !”…
QUÊ HƯƠNG THỜI SỐT ĐẤT (Buivanbong)
Chẳng lẽ tội của HIỀN TIÊN LÃNG CHỈ CÓ VẬY?(Buivanbong)
THỰC TRẠNG “GIÀ HÓA” ĐỘI NGŨ ĐẢNG (Bùi văn Bồng)
CÁI GỌI LÀ “SÁNG KIẾN, CÔNG BẰNG” CỦA TRUNG QUỐC…(Buivanbong)
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nói về thông tin nhạy cảm trên báo chí - Lao Động   —- Thủ tướng chỉ đạo: Không để vàng tác động vào kinh tế vĩ mô (DV)  —–Hạ tầng giao thông “đói” vốn - Pháp luật TPHCM  —-Bắc Ninh sẽ phải giải trình về ưu đãi cho Samsung? - VnEconomy   —Được giảm thuế TNCN nếu mắc bệnh hiểm nghèo - Thanh Niên
CSGT mang thẻ tuần tra mới có quyền dừng phương tiện - Pháp luật & Xã hội   —Pháp luật TPHCM  -Dân khổ với quy hoạch KCN treo
Vụ “Hành dân để… tận thu”: Xã vẫn không nhận sai  (Dân Việt)    —-Quảng Ngãi: Trồng lúa cho… bò ăn(DV)   —-Tử vong sau tiêm Quinvaxem: Bộ Y tế nghi vấn chất lượng vắc xin (TN)
Chính sách hợp lòng dân (TN) -Nếu như hàng trăm phản hồi của bạn đọc gửi về tòa soạn để phản đối cách thu phí bảo trì đường bộ, phạt khi đi xe không chính chủ, CMND mẫu mới gây phản cảm thì cũng lại có hàng trăm phản hồi ủng hộ chính sách dùng bùi nhùi lưới để bắt đối tượng đua xe (Bắn bùi nhùi bắt xe lạng lách, Thanh Niên ngày 9.1).
Bị hành hung tập thể, 32 sinh viên bỏ thực tập (TN) -Vừa chân ướt chân ráo xuống thực tập tại Phổ Yên, Thái Nguyên, 32 sinh viên của Trường CĐ Công nghiệp và Kinh doanh Công nghệ đã hoảng loạn tháo chạy về Hà Nội vì bị nhóm người lạ mặt nửa đêm kéo vào hành hung.
Tội đâu phải tết ta hay tây? (TVN) -“Nói tết cổ truyền không phải của người Việt vì bắt nguồn từ Trung Quốc, thì xin thưa tết dương lịch cũng không phải của Việt Nam nốt”, một độc giả nêu ý kiến.   Tổng họp ý kiến.
Hòa đàm Paris giữa cuộc đối đầu của các cố vấn (TVN)
Khốn đốn vì bị nợ lương (NLĐ) -Hàng loạt doanh nghiệp khó khăn, thu hẹp sản xuất hoặc ngưng hoạt động khiến người lao động điêu đứng, đời sống lao đao trong những ngày giáp Tết   —-Phí cứ thu, ngân sách cứ chi! (NLĐ)—-Phí sử dụng đường bộ: Mỗi ngày thu được hơn 10 tỉ đồng (Petrotimes)
Thủ tướng nói về nợ xấu và đạo lý làm ngân hàng(VnEc)-Xử lý nợ xấu của nền kinh tế, tôi cũng suy nghĩ là trăm sự nhờ ngân hàng. Nhờ chỗ nào? Chính là các đồng chí cho vay, doanh nghiệp khó khăn và nợ xấu, các đồng chí là người xử lý trước hết và chủ yếu.
Báo cáo về tham nhũng không nêu… các vụ tham nhũng (TP)   —-Tạo điều kiện để dân thể hiện chính kiến về Hiến pháp (VnEc)
Hiệp định Paris qua góc nhìn của một nhà nghiên cứu Nga  (VOV) -Thắng lợi to lớn của việc ký kết Hiệp định Paris đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô cả về vật chất và tinh thần

KINH TẾ
Khoản đầu tư tư nhân ‘lớn nhất VN’ (BBC) -Công ty quản lý đầu tư lớn thế giới đầu tư thêm 200 triệu USD để mua thêm cổ phần tại tập đoàn tư nhân Masan Group.
Việt Nam yêu cầu WTO phân xử vụ tranh tụng bán phá giá tôm đông lạnh vào Mỹ (RFA)   —Việt Nam đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cao su(RFA)  —-Khó cứu bất động sản nếu không xử lý nợ xấu (TP)
Người dân sẽ gặp khó khi tìm cửa hàng mua bán vàng  (DV)   —-Tiệm vàng trang sức phải đăng ký lại trước 25/5 (DDDN)   —Thủ tướng: NHNN phải hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường vàng (Infonet)  —-Giá vàng lao dốc, về sát 46 triệu đồng/lượng (VOV)
Chuyển đổi kinh doanh, vàng có loạn giá? (VNN) -Ngày mai (10/1/2013), kinh doanh vàng miếng sẽ đến thời điểm “lật đổ” khi hàng ngàn điểm kinh doanh không đủ điều kiện sẽ buộc chấm dứt, thay vào đó gần 2.500 điểm kinh doanh đủ điều kiện được cấp phép.
Rau, thịt tăng giá đột biến: Nông dân lợi 1, thương lái “ăn” 10  (DV)   —Loạn giá vé xe tết (LĐ)
Khách sạn kiếm ngàn tỷ từ ‘trò đánh bạc’ (VEF.VN) – Cả nước hiện có 50 điểm được phép kinh doanh trò chơi có thưởng dành cho người nước ngoài Nguồn thu từ dịch vụ này tăng cao, năm 2011 ước đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.
“Thê thảm” như ôtô năm 2012 (VnEc) 

VĂN HÓA-THỂ THAO

Quỳnh Chi xinh như công chúa, dáng chuẩn ngỡ ngàng (DV)===>>>
Coi chừng mua nhầm vé máy bay giả ở Việt Nam (NV)    —-Một tuần lễ, 2 người chết vì cửa xe hơi mở đột ngột (NV)  —Thanh Niên -Trấn áp băng côn đồ ở khu vực sân bay  —Zing -Phút kinh hoàng của thai phụ bầu 9 tháng bị đâm vào bụng  —CSGT và tài xế cãi nhau gây hỗn loạn -Khampha.vn
Cecilia Bonelli, phái mạnh, chân dài, bóng hồng  <<<===Cecilia Bonelli lại trêu ngươi phái mạnh (VNN)
Xahoi.com.vn -NÓNG 24h:






GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Kháng sinh có chữa được ho?  (RFA)
Học sinh 15 tuổi gây chấn động giới thiên văn -VnExpress - Tuy chỉ là một thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường, một học sinh tại Pháp đã làm thay đổi hiểu biết của loài người về sự hình thành của các thiên hà trong…

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Coi chừng mua nhầm vé máy bay giả ở Việt Nam (NV)    —-Một tuần lễ, 2 người chết vì cửa xe hơi mở đột ngột (NV)  —Thanh Niên -Trấn áp băng côn đồ ở khu vực sân bay  —Zing -Phút kinh hoàng của thai phụ bầu 9 tháng bị đâm vào bụng  —CSGT và tài xế cãi nhau gây hỗn loạn -Khampha.vn
Xahoi.com.vn -NÓNG 24h: Bắt quả tang 5 đôi nam nữ đang mua bán dâm trong khách sạn   —-Pháp luật TPHCM -Báo động HS cho vay lấy lãi…   —-Giả mua xe máy, lấy đi thử rồi cuỗm gọn (DV)   —-Bị hiếp dâm vì mẹ gửi đi chăn bò cùng ‟yêu râu xanh” (Dân Việt)
Việt kiều thắng casino phải nộp thuế 5,5 triệu USD (DV)   —-Không đòi được nợ, giám đốc lấy búa đập nhà báo  (DV)   —Giết mẹ già rồi dìm xác xuống sông (TP)
Siêu lừa ‘đổi’ sổ đỏ giả mạo lấy 20 tỷ đồng (TP)   —Cơ quan thú y “biến” gà lông vàng thành gà lông trắng (NLĐ)
Cần Thơ: Một đại úy công an bị bắt  (Dân trí)-Lãnh đạo Công an quận Bình Thủy vừa xác nhận: Ngày 9/1, Cục Điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Đại úy Nguyễn Văn Lượng về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.  —–Tạm giam đại úy “ém” tiền tang vật (NLĐ)
Phát hiện nhiều sai phạm tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NLĐ)  —Cảnh báo nạn xâm hại tình dục trẻ em ở một huyện miền núi(NLĐ)  —-Bảo vệ bệnh viện đánh người nhà bệnh nhân(NLĐ)

QUỐC TẾ



Biểu tình đòi tự do báo chí ở Trung Quốc (BBC/nghe xem)   —Biểu tình phản đối kiểm duyệt (BBC/hình) -Nam Phương Tuần Báo tiếp tục nỗ lực chống việc nhà nước kiểm duyệt báo chí.====>>>
Nam Phương tuần báo ở TQ được phát hành trở lại? (RFA)    —-Ðạt thỏa thuận trong vụ biểu tình chống kiểm duyệt ở Trung Quốc (VOA)   —-Trung Quốc tiếp tục xúc tiến vụ án Bạc Hy Lai (VOA)
Nhật tăng cường quốc phòng do Trung Quốc gây sức ép trên biển đảo (RFI)  —Bộ Quốc phòng Nhật đòi thêm 2 tỷ đô la để cải thiện không quân(RFI)
Nhật Bản không để Trung Quốc uy hiếp(RFI)   —Tokyo nhanh chóng triển khai chính sách Đông Nam Á(RFI)  —-Chạm súng ở biên giới : Đại sứ Pakistan bị Ấn Độ triệu mời(RFI)
Nga – Mỹ sẽ gặp nhau để thảo luận về Syria(RFA)    —Phe nổi dậy Syria thả người Iran trong vụ trao đổi tù nhân (VOA)   —Quân đội Ðức, Hòa Lan được chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ (NV)
Miến Điện thành lập Ủy ban chống tham nhũng(RFA)    —-Không kích gây phương hại hòa đàm ở Kachin (VOA)
Philippines lo ngại việc TQ tăng cường tàu tuần tra vũ trang trên Biển Đông(RFA)   —Người dân Philippines có quyền mang súng để tự vệ(RFA)   —-Cảnh sát Indonesia phá vỡ một âm mưu khủng bố(RFA)   —-Đảng đối lập Malaysia tổ chức biểu tình vào cuối tuần này(RFA)
Công ty Mỹ trả 5 triệu để giải quyết vụ kiện của tù nhân Iraq (VOA)    —-Mỹ treo giải 10 triệu đôla để bắt các nghi can khủng bố Sudan (VOA)   —Ông Richardson: Triều Tiên nên ngưng thử hạt nhân, mở rộng internet (VOA)   —-Khán giả Thái Lan phản đối việc ngưng chiếu phim bộ (NV)

Cambodia sản xuất chiếc xe hơi đầu tiên (NV)  -Công ty Heng Development Ltd hôm Thứ Hai vừa cho ra mắt chiếc xe hơi chạy điện lần đầu tiên hoàn toàn do Cambodia tự sản xuất.====>>>
Rớt trực thăng ở Peru, 5 người Mỹ trong số người thiệt mạng (NV)   —Trung Quốc bị tố là quốc gia “ăn cắp” kiến trúc giỏi nhất thế giới - Dân Trí
Chủ tịch Google làm gì ở Triều Tiên? (DV)  —40 năm cầm quyền của gia đình Assad là “quá dài” (NLĐ)
Cựu quan Trung Quốc bị tạm giam vì có 29 nhà (DDDN)   —-Trung Quốc: Bắt giữ ‘quan tham’ có 47 tình nhân, 11 căn hộ (Infonet)
Khi chuyên gia Trung Quốc tự nhận sẽ “vượt Mỹ” (VnEc)   —Hải quân Mỹ-Hàn tập trận chung vào tháng 2/2013 (VOV)

1540. Nghệ sĩ Kim Chi ‘Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng’

BBC tiếng Việt

‘Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng’

Cập nhật: 14:40 GMT – thứ tư, 9 tháng 1, 2013
1
Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công
Nghệ sỹ Kim Chi, người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, vừa từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam vì cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng “đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”.

Bà nói với BBC Tiếng Việt, “để được thủ tướng khen thì tôi không muốn điều đó”.
Trước đó, bà Kim Chi được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng, tuy nhiên bà đã gửi một lá thư cảm ơn tới Hội, đồng thời ghi rõ lý do từ chối.
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“…Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự,” bà viết trong lá thư gửi Hội Điện ảnh.

‘Làm khổ dân là có tội’2

Diễn viên điện ảnh Kim Chi nói thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì “có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận”.
Giải thích về những điều thủ tướng làm khiến bà không hài lòng, bà nói, “thế giới và mọi nơi đều phản đối một số việc và cách thủ tướng điều hành”.
“Đối với tôi, ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng thì tôi quý trọng, còn ai không làm được điều đó thì tôi không thích, không quý trọng, khen tôi tôi thấy không sung sướng.”
Khi được hỏi liệu bà có sợ bị ảnh hưởng tới bản thân khi đưa ra lá thư này, nghệ sỹ nói, thậm chí cả khi người ta tạo ra những tai nạn để bà “chết” đi nữa, thì điều đó cũng không đáng sợ vì “tôi sống ngay thẳng, sống cho tử tế”.
“Cuộc đời này bao giờ sống cho ngay thẳng cũng rất khó khăn, sống cho tử tế, cho thật với lòng mình thì không phải ai cũng ủng hộ.”
“Tôi có thể không tin cá nhân ông thủ tướng nhưng mà tôi tin cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp.”
Bà Kim Chi nói có biết được nhiều trường hợp bị bắt, bị tù khi “nói tiếng nói khác”, “nhưng đó là những tiếng nói bảo vệ chính nghĩa”, mà đã là nghệ sỹ dù làm gì cũng nên hướng về điều thiện.
“Là người có chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là người có tội.”

Nghệ sỹ ‘cộng sản’

Diễn viên của Biệt Động Sài Gòn nói từng đi chiến trường 10 năm, “không sợ chết với bom đạn” thì bây giờ coi mọi cái “nhẹ như lông hồng”.
Sau khi học xong lớp điện ảnh khóa đầu tiên ở miền Bắc, bà Kim Chi làm đơn xin vào chiến trường ngay vì lúc đó cuộc chiến đấu đang tới lúc căng thẳng, lúc đó bà nghĩ rằng những nơi rừng núi Trường Sơn cần tiếng hát, cần văn nghệ “để tin cách mạng còn sống”.
“Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sỹ cộng sản chính hiệu, và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản mong cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa.”
3Bày tỏ tư tưởng về sự nổi tiếng trong nghiệp diễn xuất, bà Kim Chi cho rằng, sự nổi tiếng cũng là “phù du hết”, “tôi thế này là may mắn lắm rồi, đồng đội tôi có người còn đi mãi không về.”
“…Có người mà cho tới giờ hài cốt còn chẳng được đưa về, điều này làm tôi khắc khoải đau buồn lắm. Người ta cũng như mình, tuổi trẻ tất cả người ta đã hiến dâng mà không được gì.”
“Tuổi trẻ của chúng tôi thì mang cả xương máu của mình ra để mà giành lại đất nước, cho tới giờ tôi vẫn tự hào là tôi sống đẹp.”
“Còn lớp trẻ bây giờ, một số em làm những việc mà không còn kể tới cả lòng tự trọng nữa, thì tôi thấy rất là dại, dại lắm.”
“Nhưng truyền thông cũng phải có trách nhiệm,” diễn viên điện ảnh Kim Chi cho rằng, một phần là vì truyền thông thấy những chuyện không hay mà cũng đưa lên, nên “họ lầm tưởng đó là cách để nổi tiếng”.
Về lá thư gửi tới hội Điện ảnh Việt Nam từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của thủ tướng, nghệ sỹ Kim Chi nói không hề muốn đưa lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook, và bà cũng không ái ngại chuyện đó.
Nghệ sỹ Kim Chi gần đây tham gia bộ phim nhiều tập Những đứa con của Biệt động Sài Gòn và còn được biết đến là vợ của đạo diễn Hồng Sến, nổi tiếng với những bộ phim như Nước về Bắc Hưng Hải, Mùa Gió Chướng, Cánh Đồng Hoang.

Nghe chi tiết: Nghệ sỹ Kim Chi phê phán Thủ tướng VN.

Thư  từ chối Thủ tướng khen của đạo diễn NTKChi

1541. Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Báo chí “đang đánh mất niềm tin của bạn đọc” vào tay blog cá nhân – truyền thông xã hội

Lao động

Trận địa thông tin

(LĐ) – Số 8 – Thứ năm 10/01/2013 06:44
Đào Tuấn
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết, trong năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý vi phạm 57 cơ quan báo chí, thu 6 thẻ nhà báo, đình bản 2 tờ báo điện tử, 9 ấn phẩm tự đình bản chỉ trong năm 2012. Thứ trưởng Doãn nói đây là “sự răn đe nghiêm khắc của cơ quan nhà nước đối với báo chí”. Ông không nói cụ thể, nhưng trong đó, có những trường hợp thông tin không chính xác.
Tuy nhiên, điều mà ông băn khoăn là: Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ ngành. Có tới 17.000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà “thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân”.

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nêu ra ví dụ như là điển hình cho việc “mù tin” của báo chí. Đó là vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ngay từ 11h45, những bức ảnh được chụp từ điện thoại đã được đăng trên báo. Nhưng sau đó, báo chí ngừng đưa tin, vội vàng bóc tin, gỡ ảnh. Phải đến 15h chiều chúng ta mới có phát ngôn chính thức. Và trong khoảng thời gian đó, báo chí nước ngoài và mạng Internet đưa tin, thậm chí cả tin số người thương vong.
Với hiện tượng không phải là không phổ biến, nói như ông Doãn: “Lên tiếng một cách đồng loạt, im lặng một cách đồng loạt”, báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc. Và, với việc né tránh những thông tin nhạy cảm, với việc không được cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, báo chí đánh mất nốt thói quen tìm kiếm thông tin của bạn đọc, khi giờ đây, họ “lên mạng”, thay vì tìm đọc báo. Đây là những sự thật đau lòng.Chính Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã trả lời cho báo chí câu hỏi “Tại sao?”: Theo ông, chính tình trạng cung cấp thông tin không kịp thời, né tránh cung cấp làm hạn chế báo chí. Khi báo chí không còn độc quyền thông tin, thiếu thông tin khi không được cung cấp kịp thời, chính là “nhường lại trận địa” cho truyền thông xã hội. Chẳng có gì khó lý giải, bởi với mạng Internet, thông tin giờ đây không còn là độc quyền của báo chí. Chẳng có gì khó hiểu khi mọi người dân, nhiều khi chỉ với chiếc điện thoại trên tay, đều có thể là một “nhà báo”, một “tổng biên tập”.Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn kiến nghị “Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm”. Thậm chí, báo chí có quyền bình luận để định hướng dư luận xã hội”.Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn có lý. Bởi vì càng nhiều thông tin nhạy cảm, càng chỉ khiến báo chí mất nốt những trận địa thông tin cuối cùng.
——————-

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nói về thông tin nhạy cảm trên báo chí

(LĐO) – Thứ tư 09/01/2013 23:05
Đào Tuấn thực hiện
4
Phóng viên Báo Lao Động phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Đỗ Quý Doãn bên lề hội nghị hôm 9.1
Tại Hội nghị toàn quốc về công tác tuyên giáo ngày 9.1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn kiến nghị: “Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm”. Lao động đã trao đổi với ông bên hành lang hội nghị.
Những vấn đề gai góc còn bị  né tránh, ngại trách nhiệm

<?>Thưa Thứ  trưởng, lâu nay các vụ việc, thông tin nhạy cảm, báo chí rất khó, rất ngại để có thể đưa tin. Phát biểu của ông tại hội nghị này có thể coi là gỡ bỏ những rào cản để báo chí có thể tiếp cận, đưa tin, và như ông nói là bình luận để định hướng dư luận?

- Đó là suy nghĩ của tôi với tư cách người làm quản lý, và tôi mong là báo chí được tiếp cận thông tin. Thực ra, trong tất cả các văn bản, kể cả quy chế của Ban Bí thư về thông tin phức tạp, nhạy cảm, cũng như quy chế về phát ngôn và thông tin cho báo chí nếu thực hiện tốt cũng đã giúp cho báo chí có những nguồn thông tin quan trọng, chính xác, kịp thời để thông tin đến công chúng. Nhưng trong thực tế, những người có trách nhiệm thay mặt cho các cơ quan hành chính nhà nước, khi sự kiện xảy ra, hoặc những thông tin mang tính thường xuyên thì không có chế độ thông tin kịp thời. Thậm chí, đối với những vấn đề gai góc còn bị né tránh, ngại trách nhiệm.
Chính vì thế, trước những vấn đề đó, cơ quan báo chí, nhà báo phải tiếp cận những nguồn thông tin có khi độ tin cậy thấp hoặc khả năng xác định độ tin cậy khó khăn. Cho nên thông tin thiếu chính xác, hoặc không đại diện, không thể hiện hết đầy đủ tính chính thống. Đây là vấn đề trong tổng kết 5 năm thực hiện quy chế 77 của Thủ tướng Chính phủ về cung cấp thông tin cho báo chí, đã được đề cập. Vấn đề quan trọng nhất của báo chí vẫn là vấn đề thông tin. Cho nên, việc đổi mới cung cấp thông tin là vấn đề đang được đặt ra. Làm sao để các cơ quan ban ngành, địa phương “chủ động, chủ động, chủ động” cung cấp thông tin cho báo chí.
 
Nếu thông tin báo chí đầy đủ thì vấn đề định hướng dư luận, về những vấn đề mà xã  hội quan tâm chắc chắn sẽ rất thuận lợi. 
Tôi lấy ví  dụ trước khi đưa ra chủ trương đội mũ  bảo hiểm chẳng hạn, đây là vấn đề rất lớn, tại sao việc đội mũ, nhằm bảo vệ đầu cho người dân, tính mạng của họ mà họ phản đối, họ chưa thông? Bởi vì chúng ta chưa làm cho họ thấy tác dụng của nó. Đến khi báo chí vào cuộc nói rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, cách làm thì họ thấy đó là lợi ích thực sự, và 1 năm sau đó, người dân nghiêm túc thực hiện, nó trở thành không chỉ là vấn đề bảo vệ tính mạng, mà còn là nét đẹp văn hóa của những người tham gia giao thông. Ý nghĩa của vấn đề cung cấp thông tin là ở chỗ đó.
Hay ví dụ vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình. Khi vụ  nổ xảy ra, rất nhiều người lo ngại nếu đưa ra thì ngày hôm sau kỷ niệm 1.000 năm người dân sẽ hoang mang, lo lắng. Nhưng hóa ra không phải. Khi chúng ta cung cấp thông tin kịp thời, người dân vẫn hồ hởi, vẫn phấn khởi tham gia các hoạt động đại lễ, đạt được mọi mục đích yêu cầu đề ra. Tôi muốn nói đó chính là vấn đề cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời.
Tôi nhớ lại chuyện cách đây lâu rồi, trong thời kỳ chiến tranh, có bộ phim số phận con người, dựa theo tác phẩm của Solokhov, khi phim này chiếu có người lo sợ  đây là bộ phim ủy mị, xem rồi người lính sẽ “yếu đi” khi ra mặt trận. Nhưng hóa ra, khi những người lính xem, lòng căm thù nhân lên gấp bội, họ chiến đấu hăng hái. Bộ phim tạo cho người ta khí thế và quyết tâm rất lớn. 
Bởi vậy trước mỗi sự kiện, cầm xem xét đầy đủ các khía  cạnh để thông tin kịp thời cho báo chí.
Sửa Luật Báo chí: Cần thêm thực tiễn
<?>Có một số mảng tin nhạy cảm về giải tỏa đền bù đất đai, người dân biểu tình ở thủ đô, hay những căng thẳng ở biển Đông. Thứ trưởng vừa nói trong những sự kiện như vậy, trận địa thông tin không còn thuộc về báo chí chính thống, mà thuộc về truyền thông xã hội, về báo chí nước ngoài khi báo chí chính thống không có thông tin, không được quyền thông tin?
- Tôi muốn nói là tất cả những điều đó báo chí nên được cung cấp đầy đủ thông tin. Ví dụ trong một cuộc đền bù, trước khi tổ chức cưỡng chế, chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho báo chí về nội dung, ý nghĩa, cách thức và đề nghị báo chí tập trung định hướng tạo sự nhất quán trong chỉ đạo giữa trung ương và địa phương, giữa báo chí và các cơ quan chỉ đạo thì tôi nghĩ chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều.
<?> Quyền tiếp cận thông tin, cũng như nghĩa vụ cung cấp thông tin đã được quy định, nhưng thực tế thì lại không được thực hiện đầy đủ. Phải làm thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Trong thực hiện quy chế cung cấp thông tin và phát ngôn cho báo chí, Thủ tướng đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp ý kiến các bộ, ban ngành, địa phương để có một quyết định thay thế Quyết định 77. Hiện nay đã hoàn chỉnh. Trong đó sẽ có những chế tài, những quy định bắt buộc. Nếu anh không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin và phát ngôn thì được xem là vi phạm quy định của Chính phủ, vi phạm quy định của văn bản quy phạm pháp luật và anh sẽ bị xem xét. Tôi hy vọng, khi đó tính nghiêm minh sẽ cao hơn rất nhiều. Tôi cũng phải nói là cần có thời gian, để có sự làm quen của cán bộ công chức thay mặt cho cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn báo chí có kỹ năng, bản lĩnh, tác phong thái độ để đáp ứng yêu cầu này. 
<?> Luật tiếp cận thông tin và Luật Báo chí sửa đổi hiện đang được xúc tiến với tiến độ quá chậm. Vì sao lại chậm trễ đến như vậy, thưa Thứ trưởng?

- Cái này phụ thuộc vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội thôi. Cơ quan được giao trách nhiệm sẽ hoàn chỉnh một cách tốt nhất. Đối với Luật Báo chí sửa đổi, tôi nghĩ trong sự phát triển có những loại hình rất mới, như báo điện tử, cần có thời gian tổng kết để có cơ sở thực tiễn, bởi vì đưa ra luật thì phải có tính ổn định, độ lâu bền ít nhất 10 – 15 năm. Luật hiện nay dù có những khiếm khuyết của nó, nhưng thôi cứ thực hiện, và trong quá trình thực tiễn cái gì tổng kết, đưa vào luật được sẽ làm.
<?> Sự nhạy cảm, được Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Ban Tuyên giáo TƯ thường xuyên nhắc nhở báo chí, thưa Thứ trưởng, nhạy cảm nên được hiểu thế nào? Và phải chăng không nên có loại tin, sự kiện nhạy cảm để báo chí thực sự có thể chiếm lĩnh “trận địa truyền thông”?

- Trong quy chế, Ban Bí thư có xác định cụ thể vấn đề thế nào là nhạy cảm. Tôi cho rằng, việc xác định thế nào là nhạy cảm là một quá trình. Bản thân một nhà báo xác định vấn đề nhảy cảm ở một mức độ khác. Tổng biên tập xác định nhạy cảm ở một mức độ khác. Cấp cao hơn nữa lại khác. Đây là quá trình tích lũy vốn sống. Bản thân báo chí có những cái anh cảm thấy đôi khi thông tin đó có thể không sai, nhưng nếu cảm thấy phân vân thì mình cũng hết sức cân nhắc. Chỉ cần mình hỏi lại về cái đó thì tôi nghĩ nó đã giải quyết được nhiều thứ lắm rồi.
<?> Vừa rồi, cuốn “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức nói về một giai đoạn lịch sử Việt Nam đang được phát hành trên mạng Internet, Thứ trưởng nhìn nhận thế nào về ấn bản này?

- Việc xem xét một xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản khi nó được thực hiện thông qua một nhà xuất bản trong nước. Việc cuốn sách này được đăng tải trên mạng cần coi đó như việc đưa thông tin lên mạng Internet và căn cứ vào Nghị định 97 của Chính phủ để xem xét. 
- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Nguồn: Lao động

1542. Và họ lẳng lặng nhìn Công giáo Phật giáo đấu nhau

Đôi lời: Bài này được đăng trên blog “Nhảm” của Vũ Quý Hạo Nhiên – một nhà báo và cũng là một blogger. Vấn đề mà bài viết nêu ra là chuyện xảy ra trong cộng đồng người Việt sống tại Quận Cam, California – nơi vẫn được xem như “thủ đô” của những người Việt sống tại nước ngoài. Song hình như đó không chỉ là chuyện riêng của cộng đồng người Việt sống tại Quận Cam, California và cũng vì vậy mà blog BS chọn, giới thiệu để độc giả tham khảo, góp ý. Khi có điều kiện, chúng tôi sẽ bình luận thêm về những vấn đề loại này…
 VQHN

Và họ lẳng lặng nhìn Công giáo Phật giáo đấu nhau

09-10-2013
H1
Ba nhân vật Công giáo nổi tiếng lên truyền hình tại Quận Cam đả kích những nhân vật Phật giáo nổi tiếng. Phía Phật giáo chỉ trích lại. Một lần, hai lần, ba bốn lần, chưa hết, mà kéo dài hàng mấy tháng trời.
Trong khi đó, các lãnh đạo tôn giáo khác, giới chính trị gia, các bình luận gia, những người bình thường ăn nói rất mạnh bạo về những chuyện bất công xảy ra cách nửa vòng trái đất, thì lại im lặng đối với cuộc tranh chấp chia rẽ tôn giáo xảy ra ngay sát nách mình.
Tôi sẽ kể sơ về chuyện xảy ra, nhưng rồi sẽ nhấn mạnh tới sự im lặng này.
Nhân vật mở đầu vụ này là Giáo sư Dương Đại Hải, một người Công giáo từng đắc cử vào Ban Đại diện Cộng đồng, có chương trình truyền hình phát sóng tại Quận Cam. Ông kêu gọi gây quỹ dựng đài tưởng niệm Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chẳng mấy chốc, chuyện gây quỹ và tôn vinh Ngô Tổng thống lan qua chuyện tố cáo giới sư sãi Phật giáo là gián điêp cộng sản, gián tiếp giết hai anh em tổng thống.
Trong lập luận này, ông Hải được sự tiếp tay của cựu Thiếu tướng Lý Tòng Bá, từng tham chiến trận Ấp Bắc, và cựu Thiếu tá Liên Thành, từng là Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia tỉnh Thừa Thiên thời Tết Mậu Thân. Những lời tố cáo của họ được lấy từ bộ sách “Giặc thầy chùa” của tác giả Đặng Văn Nhâm, trong đó tất cả những tên tuổi lớn trong đạo Phật của miền Nam Việt Nam đều bị cho là gian dâm, tham lam, và nằm vùng cho cộng sản.
Trong đoạn video dưới đây chẳng hạn, ông Hải và ông Thành cho rằng toàn bộ Văn phòng 2 (tức văn phòng hải ngoại) Viện Hóa đạo của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất đều là Việt gian. Giáo hội PGVNTN là giáo hội Phật giáo bị nhà nước Việt Nam cấm, trụ sở hải ngoại của giáo hội này đặt tại chùa Điều Ngự, ngay Little Saigon.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=WTZgDi_3Xpg
.
Những lập luận này được đưa lên trong cả tháng, chùa Điều Ngự mới tổ chức họp báo chống lại. Cuộc họp báo lại yếu ớt, không đưa ra hành động nào cụ thể, khiến phía ông Hải càng cho là mình đúng, thừa dịp tiến tới tấn công thêm. Tấn công tới Hòa thượng Thích Quảng Đức thì các sư khác, không thuộc chùa Điều ngự, cũng phải lên tiếng. Từ đó cuộc đấu khẩu ngày càng nặng. Vào cuối năm, các nhà sư tổ chức thêm một cuộc họp báo gấp rút, chọn đúng ngày Giáng Sinh.
Trong video dưới đây, Hòa thượng Thích Quảng Thanh so sánh việc công kích HT Thích Quảng Đức tự thiêu với việc “nếu” có người mang 117 vị thánh tử đạo “của quý vị” ra để xúc phạm, và đặt câu hỏi tại sao bao nhiêu bạn bè và đồng đạo của bộ ba Dương Đại Hải – Lý Tòng Bá – Liên Thành không can ngăn.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=3vVccbnRgCs
.
Hòa thượng Thích Quảng Thanh được sự ủng hộ của Đoàn Trọng, một biểu tình gia của Little Saigon và hiện phụ trách một chương trình trên truyền hình. Mới đây, hôm 4/1, khi nhóm Dương Đại Hải – Lý Tòng Bá – Liên Thành tổ chức tiệc kỷ niệm sinh nhật TT Diệm, Đoàn Trọng kêu gọi biểu tình trước nhà hàng này. Ngay sau đó, nhóm biểu tình bị ông Hải lên truyền hình gọi là Việt Cộng và chỉ trích việc biểu tình chống lễ sinh nhật TT Diệm.
Im lặng thở dài
Trong khi hai bên đấu đá nhau rùm beng như vậy, dai dẳng suốt mấy tháng trời, thì những người khác bàng quan nhìn. Không thích, nhưng cũng không nói gì hết trước sự sỉ nhục tôn giáo, chia rẽ công khai trong cộng đồng. Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, một tổ chức gồm tu sĩ và lãnh tụ người Việt của 5 tôn giáo: Im lặng. Phía Công giáo, ngoài một giáo dân từng làm báo Công giáo xuất hiện trên truyền hình cùng với HT Thích Quảng Thanh để kêu gọi ngưng chiến: Im lặng. Trên báo chí, phát thanh, truyền hình, các bình luận gia bình thường rất hăng hái bảo vệ quyền tự do tôn giáo, và cụ thể là Giáo hội PGVNTN tại Việt Nam, nay chứng kiến tận mắt cuộc đấu đá liên quan thắng tới giáo hội này thì: Im lặng.
Có thể họ cho rằng nếu không ai nói gì thì mọi việc sẽ êm? Nếu vậy cuộc cãi vã kéo dài hơn 4 tháng chứng tỏ giải pháp “đừng nói gì” đã thất bại.
Hay họ cho rằng nói ra thì chỉ vạch áo cho người xem cộng đồng chia rẽ tôn giáo? Trong thời đại internet này, không cần vạch người ta cũng thấy: Những video và trang web của cả hai bên (nhưng bên chống GHPGVNTN có vẻ nhiều hơn) nhan nhản khắp internet. Ngay cộng sản tại Việt Nam với hệ thống tường lửa dày đặc còn không ngăn chặn được thông tin, thì sự im lặng cũng sẽ không đạt được kết quả đó.
H2
Hội đồng Liên tôn, tê liệt trước cuộc đấu đá tôn giáo
.Sự im lặng này, tuy lạ lùng, nhưng thực ra rất quen thuộc. Trong suốt 37 năm tỵ nạn, cứ mỗi lần có ai bị chụp mũ cộng sản, thì chỉ có người bị chụp mũ có muốn nói thì nói, chứ không có người tai to mặt lớn nào dám lên tiếng theo. Ngay từ năm 1988, khi nhà văn Duyên Anh bị du côn nhân danh chống cộng đánh tới mức hôn mê trong bệnh viện, Văn bút Hải ngoại cũng lặng im.
Nón cối dễ chụp
Không phải vì họ không ủng hộ. Ở chỗ riêng tư, hoặc sau khi sự việc đã lui vào quá khứ, họ đều chỉ trích sự chụp mũ, nhưng không nói công khai. Cá nhân tôi nhận xét thấy tất cả những người ủng hộ ngầm này đều có chung hai lý do: Thứ nhất, không phải họ không muốn ủng hộ nạn nhân, nhưng họ sợ nhũng kẻ chụp mũ. Thứ nhì, họ cho rằng lên tiếng không mang lại cái lợi gì.
Họ chia sẻ những quan niệm như ”Tránh voi chẳng xấu mặt nào,” và “đừng dây với hủi.” Cộng sản ở xa thì không ai sợ, chứ “cộng đồng” (trong ngoặc kép) thì ở ngay sát nách, léng phéng coi chừng bị ăn nón cối.
Thích Quảng Đức. Cộng sản?
Thích Quảng Đức. Cộng sản?
Họ cũng cho rằng có lên tiếng cũng không ăn thua gì. Những biểu tình gia chuyên nghiệp này không phải là người biết nghe lý lẽ, nói chi cho hao nước miếng!
Tức là, trong cái cân nhắc lợi hại, người ta thấy rằng bên hại là khá cao – không ai muốn bị chửi tục, bị gọi là cộng sản, bị gọi là bưng bô, là Việt gian, là ma cô đĩ điểm, tuần này qua tuần khác. Bên lợi thì không thấy gì có lợi cho người lên tiếng, mà có nói cũng bằng thừa không thay đổi được gì.
Lối suy nghĩ đó có thể chính là lý do không ai nhảy vào chặn cuộc tranh chấp tôn giáo đang diễn ra hiện nay.
Nếu nghĩ vậy, thì theo tôi, là sai lầm. Đúng là ai lên tiếng can ông Giáo sư Dương Đại Hải chẳng hạn, người đó rất có thể sẽ bị quy là cộng sản, là Việt gian, là tay sai. Ở phía hại, tôi đồng ý là cái hại có thể lên cao.
Nhưng cái lợi cũng cao nữa. Đừng nghĩ là không thay đổi được gì những người như Dương Đại Hải, Liên Thành, Lý Tòng Bá, mà cho là không có lợi. Vì đó không phải là mục tiêu. Ba người này có đổi ý hay không, không là vấn đề.
Cái lợi, là lợi cho cộng đồng. Cái thay đổi, là sự thay đổi cộng đồng và thay đổi cái nhìn đối với cộng đồng. Những chuyện chia rẽ này, có xứng đáng để chi phối cộng đồng không? Chống cộng có đồng nghĩa với chụp mũ không? Những sự sỉ nhục tôn giáo, chụp mũ, có phải là chính nghĩa quốc gia không? Tướng Lý Tòng Bá, Thiếu tá Liên Thành, Giáo sư Dương Đại Hải, với những chức tước như thế, có phải là “cộng đồng” không?
Để nói không với những câu hỏi này, không thể chỉ ngồi trong chỗ kín rồi lắc đầu. Cái gì người ta không thấy, là coi như không có. Phải lên tiếng.
Phải lên tiếng, để nói rằng cộng đồng này không chia rẽ tôn giáo, không chụp mũ “Việt gian” vô tội vạ. Phải lên tiếng, để chứng minh là những kẻ gây nên những trò đấu tố này chỉ là một thiểu số rất nhỏ, chứ không phải là “cộng đồng” như họ hay tiếm danh. Phải lên tiếng, để cho biết rằng chính nghĩa quốc gia không bao gồm chuyện tấn công tôn giáo khác.
Phải lên tiếng, để nói với đồng bào trong nước đang choáng váng nhìn hải ngoại, rằng khi chúng ta có tự do dân chủ thì chúng ta biết hành xử như người có tự do dân chủ.
Nguồn: VQHN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét