Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lượm tin tức

MỪNG! – Một CTV vừa cho biết: Blogger Người Buôn Gió vừa được trả tự do, rời khỏi cơ quan CSĐT-CAHN, số 6 Quang Trung, Hà Đông. Nhưng 9h sáng 11/1 vẫn phải vào “làm việc”.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Anh Lương Thanh Nghị đã xuất hiện trên TV! Còn đây là tin TTXVN: Yêu cầu Đài Loan hủy bỏ kế hoạch thăm dò dầu khí. Hóa ra là để mắng tụi Đài. Nhưng tướng tá không được ngon lành, bộ dạng cứng nhắc như thể cố lên gân. Cần phải được xuất hiện nhiều hơn. – Còn đây, cũng cùng cuộc họp báo, nhưng được tách ra thành một tin khác:  “Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là bình thường” (TTXVN). Vậy là chờ 3 cái tàu của nó đi rồi mới dám “tuyên bố”?  - Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp của Đài Loan (Trung Quốc) tại đảo Ba Bình (ND).  - Yêu cầu Đài Loan hủy thăm dò dầu khí ở Trường Sa (DT).  - Yêu cầu Đài Loan hủy bỏ thăm dò dầu khí ở Trường Sa (VNE).
Biên đội tàu Hải quân Trung Quốc thăm thành phố Hồ Chí Minh (BP). Độc giả méc có 3 trang đăng lại tin này của TTXVN, nhưng riêng QĐND thì đã gỡ mất từ sáng. - Tàu hải quân Trung Quốc thăm TP Hồ Chí Minh (TTXVN/ND).  - Tàu hải quân Trung Quốc thăm TPHCM (NLĐ).
Trưởng Ban Nội chính TƯ tuyên bố sẽ bắt ngay cán bộ ngân hàng tư lợi (Infonet). Hic! Ý tốt, cần thiết lúc này, nhưng … đá lộn sân. Lãnh đạo đảng mà cũng đòi bắt người thì loạn mất. Ông chỉ cần thêm mấy chữ “tôi sẽ yêu cầu …” là được, còn “bắt” hay không, ông phải chờ bên công an, kiểm sát thôi.
KINH TẾ
Muôn nẻo M&A (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Xử lý trách nhiệm người đứng đầu” (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Trung Quốc hành động ’khó chịu’ ở biển Đông, Philippines cứng rắn - (Phunutoday)  -TQ tuyên bố sẽ ngăn chặn tàu của các nước Nhật Bản, Philippines, Việt Nam; Manila yêu cầu Bắc Kinh giải thích việc triển khai tàu chiến đổ bộ gần Trường Sa; Nhật…   ——“2013 Hải giám TQ sẽ chặn tàu Nhật Bản, Philippines, Việt Nam” - Báo Giáo dục Việt Nam   —-Tàu phản ứng nhanh Philippines đối phó Trung Quốc - VnMedia  —- Philippines ‘bắt tay’ Nhật Bản đối phó Trung Quốc - Infonet
Trung Quốc đưa Giao Long ra Biển Đông - Petrotimes  -Tân hoa xã dẫn thông tin từ một hội thảo hàng hải quốc gia hôm nay (10/1) cho hay, tàu lặn Giao Long có người lái của Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ lặn xuống biển sâu trong vùng Biển Đông vào tháng 5 – 6 năm 2013.   —Yêu cầu Đài Loan hủy kế hoạch thăm dò dầu khí ở Trường Sa (DV)
‘Việt Nam thông qua luật Biển là việc bình thường’  -VietnamNet - Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của Công ước Liên hợp quốc về luật biển…
Trưởng Ban Nội chính TƯ tuyên bố sẽ bắt ngay cán bộ ngân hàng tư lợi . (Infonet)   —Báo Đất Việt -Thứ trưởng Bộ GTVT: Đóng phí là xây dựng đất nước
“Có dấu hiệu nhận hối lộ vụ đuổi 80 giáo viên khỏi biên chế - VietQ – …..80 giáo viên ở Bình Yên, Yên Bái bị đuổi khỏi biên chế nhà nước một cách tức tưởi, đằng sau câu chuyện này là những vấn đề liên quan đến vấn nạn tham nhũng, chạy công chức đang nở rộ hiện nay…..
2.000 USD/1 khóa “cùm chân” ô tô đỗ ẩu  -Khampha.vn - Bí thư quận 1, TP.HCM Lê Bá Cần cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên về đề xuất của UBND TP.HCM cho thí điểm thực hiện khóa bánh ô tô vi phạm

 Nước Mỹ có coi trọng khoa học xã hội hay không?

Dường như không ít người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ (viết tắt KHCN) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXH). Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến lược học nổi tiếng Trung Quốc Nữu Tiên Chung (1913-2004) viết đại ý: Người Mỹ coi trọng công nghệ mà không coi trọng tư tưởng, coi trọng quản lý mà không coi trọng chiến lược. Họ có tâm trạng ăn xổi ở thì, chỉ cầu lợi trước mắt, thiếu ý thức lịch sử, với bất cứ vấn đề nào họ đều muốn tìm kiếm giải đáp có tính kỹ thuật [1]. Ngay ở nước Mỹ hiện nay vẫn có học sinh vì cho rằng tư duy kỹ thuật cần được coi trọng hơn tư duy xã hội mà phân vân trước việc nên ưu tiên học ngành KHCN hay các môn xã hội và nhân văn [2].

Thực ra từ ngày lập quốc tới nay chính quyền Mỹ luôn luôn chú trọng phát triển cả KHCN cũng như KHXH ; nhưng vì thành tựu KHXH ít có các biểu hiện bề nổi nên người ta khó nhận thấy. Nếu coi nhẹ KHXH, coi nhẹ tư tưởng, thiếu ý thức lịch sử và đầu óc chiến lược thì nước Mỹ sao có thể chỉ sau hơn trăm năm lập quốc mà vượt qua tất cả các cường quốc có lịch sử lâu đời, vươn lên vị trí siêu cường số một thế giới cả về sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Tiến trình ấy có lúc trắc trở, thất bại nhưng nhìn chung là một chặng đường thuận lợi. Từ lúc đấu tranh giành độc lập cho tới lúc mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, chiến thắng các quốc gia thù địch trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, nước Mỹ luôn tiến lên với tốc độ cao, từ đầu thế kỷ XX cho tới nay giữ vị trí hàng đầu về KHCN và KHXH; sau Thế chiến II trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới và có tiềm lực giữ được vai trò này trong một thời gian dài nữa.

Khoa học xã hội đi trước, quyết sách nhà nước đi sau


Sự phát triển KHXH Mỹ có đặc điểm là nghiên cứu KHXH phục vụ trực tiếp cho việc chính quyền hoạch định đường lối chính sách đối nội đối ngoại. Đó là do các thế hệ nhà lãnh đạo Mỹ đều chủ trương mọi quyết sách lớn của nhà nước phải dựa vào các nghiên cứu đi trước của giới KHXH. Mặt khác, trong một xã hội công dân mọi người đều có ý thức làm chủ, các nhà KHXH Mỹ luôn mong muốn kết quả nghiên cứu của mình có thể tác động tới chính quyền và xã hội, chứ không muốn nghiên cứu để mà nghiên cứu. Tương tác như vậy giữa chính quyền với giới khoa học đã giúp cho KHXH Mỹ phát triển rất sôi động; đầu tư vào ngành KHXH đem lại hiệu quả thiết thực. Phần lớn chính sách đối nội phù hợp nguyện vọng của dân, nhờ thế xã hội Mỹ suốt hơn 200 năm qua giữ được ổn định không hề xảy ra đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ, cho dù dân chúng được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình (thậm chí được sở hữu vũ khí) và phế truất Tổng thống (TT).

Minh bạch các tư liệu lịch sử là điều kiện tiên quyết cực kỳ quan trọng để KHXH phát triển, bởi lẽ tư liệu lịch sử là « nguyên vật liệu » để làm ra các sản phẩm KHXH ; tư liệu mập mờ hoặc sai sự thật thì không thể có sản phẩm KHXH tốt. Chính phủ Mỹ quy định mọi sự thật lịch sử sau 30 năm phải được công khai cho dư luận biết ; mới đây đã công khai toàn bộ hồ sơ về chiến tranh Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XX chính phủ Mỹ đã lập Cục Thống kê nhà nước, một việc làm rất quan trọng thể hiện nhà nước quan tâm phát triển KHXH. Hiển nhiên, không có các số liệu thống kê tin cậy về mọi mặt thì giới KHXH, trước hết là khoa học kinh tế, sẽ không có căn cứ để tiến hành nghiên cứu hữu hiệu.

Trong Thế chiến I, quân đội Mỹ vận dụng tâm lý học để trắc nghiệm tâm lý binh sĩ, thiết thực dùng tâm lý học phục vụ chiến tranh. Cuối thập niên 20, TT Hoover tổ chức các nhà KHXH nghiên cứu vấn đề xu thế phát triển xã hội Mỹ. Trong Đại khủng hoảng kinh tế thập niên 30 thế kỷ XX, chính phủ đã áp dụng nhiều thành tựu KHXH nhất là kinh tế học để hoạch định Chính sách kinh tế mới (New Deal). Trước Thế chiến II, chính phủ Roosevelt đưa ra các nguyên tắc cơ bản phát triển khoa học kỹ thuật sau chiến tranh, trong đó có phát triển KHXH.

Trong Thế chiến II, chính phủ Mỹ động viên nhiều nhà KHXH trong các trường đại học và cơ quan nghiên cứu tư nhân tham gia nghiên cứu tình hình trong nước và quốc tế để cung cấp căn cứ lý luận giúp chính phủ ấn định các quyết sách.

Cơ quan điều tra xã hội của chính phủ Anh nhận xét: Các nhà KHXH Mỹ trong mọi lĩnh vực đều tham gia chiến tranh. Các nhà nhân loại học và địa lý học nhận nhiệm vụ cung cấp các thông tin về dân tộc và địa lý ở vùng Thái Bình Dương. Các nhà kinh tế và chính trị học nghiên cứu việc sản xuất và kiểm soát các vật tư quân sự. Các nhà tâm lý học hăng hái tòng quân để làm công tác tuyên truyền trong quân đội. Từ cuộc chiến tranh này, chính phủ Mỹ hiểu được rằng địa vị quốc tế mới của nước Mỹ đòi hỏi phải có những người hiểu được lối sống và ngôn ngữ của các dân tộc khác.

Ngành KHXH đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể về chính sách kinh tế, phân phối tài nguyên, chiến tranh tâm lý. Như nghiên cứu đưa ra bản báo cáo về tình trạng tâm lý của Hitler để chính phủ Mỹ dùng làm căn cứ lên kế hoạch tấn công nước Đức. Trước chiến dịch giải phóng các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, ngành KHXH Mỹ đã nghiên cứu văn hóa, phong tục dân gian các xứ này để quân đội Mỹ dựa vào đó đưa ra các điều lệ quy định cách ứng xử khi chiếm đóng các đảo quốc nhằm giữ được quan hệ thân thiện với dân địa phương. Cũng với cách làm đó, khi chiếm đóng các quốc gia thù địch Đức, Nhật, quân đội Mỹ đã gây được ấn tượng tốt với dân bản xứ. Một nhà ngoại giao Nhật nói : Trong keo vật tinh thần với người Mỹ, chúng tôi bị một dạng quan niệm cao hơn đánh bại. Vấn đề đích thực là vấn đề về đạo đức; chúng tôi thua về đạo đức.

Khi vừa mới tham gia Thế chiến II, người Mỹ đã lập tức tiến hành thiết kế tổng thể thế giới sau chiến tranh. Chính phủ tập hợp các học giả, nhà báo, nghị sĩ, sĩ quan vào các nhóm tư vấn để nghiên cứu bàn thảo rộng rãi về mọi công việc sau chiến tranh như cách thức chiếm đóng các nước thù địch, điều chỉnh lãnh thổ thế giới, an ninh quốc tế, phục hồi quan hệ thương mại… Khi Thế chiến II chấm dứt, Mỹ lập tức thi công bản thiết kế tổng thể đó, ra sức tạo dựng một thế giới phù hợp lợi ích của mình. Họ đã xây dựng được một hệ thống có tính toàn cầu về kinh tế, tài chính, tư tưởng, quân sự và các quy chế chung. Từ đó nước Mỹ dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực KHXH nói riêng và sức mạnh mềm nói chung.  

Bước vào cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô, Mỹ không chỉ ra sức phát triển công nghệ hạt nhân và vũ trụ mà còn ra sức phát triển KHXH theo quan điểm lấy con người làm gốc; xây dựng hệ thống lý luận về chiến tranh lạnh trên cơ sở dùng tăng trưởng kinh tế cao và ưu thế về giá trị quan tự do, dân chủ, nhân quyền để thắng đối phương mà không cần đụng độ về quân sự.

Chương trình khôi phục kinh tế của TT Truman đề xuất quan điểm: đẩy mạnh phát triển KHXH là yếu tố quan trọng để nước Mỹ giữ vai trò lãnh đạo thế giới. Các Quỹ tư nhân đều ủng hộ quan điểm này. Năm 1950, Quỹ Ford tài trợ kinh phí lớn cho việc nghiên cứu các ngành khoa học hành vi [3] như tâm lý học, xã hội học, nhân loại học; trong 6 năm Quỹ này đã lập một số trung tâm nghiên cứu ; về sau mở rộng sang kinh tế học, chính trị học, ngôn ngữ học, v.v.. Một loạt Think-tank mọc ra như nấm đưa nghiên cứu KHXH lên một cao trào mới.

Năm 1958, TT Nixon lập các nhóm chuyên gia nghiên cứu đưa ra báo cáo Nhà nước ủng hộ khoa học hành vi, đề xuất KHXH Mỹ phải giữ được ưu thế rõ rệt so với Liên Xô, muốn vậy nhà nước phải tăng mạnh tài trợ. Năm 1962, Tiểu ban Cố vấn khoa học của TT đưa ra báo cáo Tăng cường khoa học hành vi, kiến nghị đưa giáo dục tri thức KHXH vào chương trình phổ thông trung học và kiến nghị tất cả các chính sách lớn của chính phủ đều phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu đi trước của ngành KHXH.

Báo cáo Biến trí thức thành hành động: cải tiến việc nhà nước sử dụng KHXH đưa ra năm 1969 vào lúc các mâu thuẫn nội bộ xã hội Mỹ trở nên căng thẳng, một lần nữa nhấn mạnh phải coi trọng KHXH vì « so với các khoa học khác, KHXH có mối quan hệ khăng khít hơn với nhiều chính sách đối nội bức thiết nhất », trước khi triển khai một chính sách xã hội mới, chính phủ phải hỏi ý kiến các nhà KHXH. Báo cáo yêu cầu nhà nước tăng tài trợ cho KHXH, tăng số nhà KHXH làm việc trong Nhà Trắng v.v…

Hệ thống nghiên cứu khoa học xã hội
KHXH chủ yếu được nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuộc nhà nước hoặc tư nhân; đặc biệt hệ thống Think-tank và trường đại học góp phần rất quan trọng.

Hệ thống Think-tank ở Mỹ do nhà nước và tư nhân tài trợ, chủ yếu nghiên cứu đưa ra quan điểm về các vấn đề có tính thời sự, hình thành các giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt hoặc tương lai. Nước Mỹ có 1777 Think-tank (toàn thế giới có 5465 ; Trung Quốc — 74), được đầu tư lớn, thí dụ ngân sách hàng năm của Viện Brookings là 60 triệu USD, của Công ty Rand là 250 triệu USD (1600 nhân viên). Chính phủ Mỹ rất coi trọng các Think-tank. Vấn đề này đã được trình bày trên tạp chí Tia Sáng [4].

Các trường ĐH thường là nơi ra đời những tư tưởng, học thuyết mới. Trong lĩnh vực sử học và quan hệ quốc tế xuất hiện nhiều học giả nổi tiếng, như R. Keohane (ĐH Princeton),  Paul Kennedy (ĐH Yale), S. Huntington, E. Vogel, J. Nye (ĐH Harvard), J. Mearsheimer (ĐH Chicago), Warren I. Cohen (ĐH Maryland) v.v…Các tác phẩm và phát ngôn của họ thường có tiếng vang ở Mỹ và trên thế giới, được nhiều người trích dẫn, tác động lớn tới chiến lược của chính phủ Mỹ.

Như N.J. Spykman (ĐH Yale) đề xuất chiến lược kiềm chế (containment) và Thuyết Vùng biên (Rimland theory); ngay từ năm 1941 ông đã đưa ra quan điểm Mỹ cần kiềm chế Trung Quốc (chứ không phải Nhật !). Thuyết Đụng độ giữa các nền văn minh của S.Huntington mới đầu bị chê trách, về sau được thực tiễn kiểm nghiệm xác nhận là đúng, đi trước thời đại.

Hiện nay J.Nye là học giả có ảnh hưởng nhất đối với chính sách đối ngoại của nhà nước Mỹ. Khái niệm Sức mạnh mềm do ông đề ra đã tác động rất lớn đến hướng nghiên cứu của giới KHXH Mỹ và toàn thế giới. Ông từng 3 lần sang thăm Việt Nam, gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nói chuyện với giới doanh nhân nước ta. 

Lĩnh vực chính trị học đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bởi lẽ người Mỹ thường quy kết mọi tồn tại trong xã hội như khủng hoảng kinh tế, bất đồng xã hội (do chiến tranh Việt Nam, do vụ Water gates …) đều có nguyên nhân là chế độ chính trị có vấn đề. Vì thế mỗi khi xảy ra tình hình trên thì khoa học chính trị lại được dịp đẩy lên một bước. Chính trị học, chính trị so sánh (comparative politics), quan hệ quốc tế, lý luận chính trị là 4 lĩnh vực chính hợp thành ngành khoa học chính trị (political science) trong các trường ĐH. Các nhà chính trị học nghiên cứu rất nhiều vấn đề như chủ nghĩa tinh hoa (Elite Approach), thuyết đồng thuận (Consensus Theory) v.v.. Chủ nghĩa đa nguyên (Pluralism) là lĩnh vực được nghiên cứu tương đối chín muồi, thu hút nhiều người tham gia.

Các cá nhân quan tâm tới KHXH cũng có những đóng góp đáng kể. Thí dụ A.Mahan (1840-1914) một sĩ quan quân đội yêu sử học đã sáng lập thuyết Sức mạnh biển, góp phần quan trọng làm tăng sức mạnh địa-chính trị của nước Mỹ; ông được TT F.Roosevelt ca ngợi là một trong những nhân vật vĩ đại có ảnh hưởng nhất ở Mỹ ; một số tàu chiến Mỹ đặt tên ông.

Hầu hết nhà lãnh đạo và ngoại giao cũng như nghị sĩ Mỹ đều giỏi về KHXH. TT W. Wilson là tiến sĩ chính trị học, nguyên hiệu trưởng ĐH Princeton lừng danh (1902-1910), từng xuất bản hơn 40 tác phẩm, trong đó có các bestseller. Các TT Monroe, T. Roosevelt, F. Roosevelt, Truman v.v.. và nhiều nghị sĩ đều tốt nghiệp khoa luật các ĐH danh tiếng, họ đã đề xuất những chiến lược lớn có tính thời đại nhằm để nước Mỹ trở thành cường quốc. Nhà ngoại giao G. Kennan cha đẻ Thuyết Kiềm chế (Containment theory), là nhân vật chính của lý thuyết chiến tranh lạnh: năm 1946 khi làm Đại biện lâm thời Mỹ tại Liên Xô, ông gửi về nước một bức điện báo dài đề xuất chính sách đối với Liên Xô, được chính phủ Mỹ chấp nhận. Các Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Condoleezza Rice và G. P. Schultz từng là thành viên Hội Nghiên cứu KHXH Mỹ (Social Science Research Council, SSRC).

Hệ thống ấn phẩm hoàn thiện về khoa học xã hội


Khác với khoa học tự nhiên, ngành KHXH có đặc điểm là người đi sau phải kế thừa thành tựu nghiên cứu của người đi trước, nếu không sẽ chẳng thể sáng tạo được lý thuyết, ý tưởng gì mới. Các thành tựu đó chủ yếu được thể hiện dưới dạng văn bản, ấn phẩm (không phải là sản phẩm vật chất thực thể và nói chung không cần giữ bí mật như trong KHCN). Các trường ĐH đều yêu cầu thầy giáo và sinh viên (SV) ngành KHXH phải đọc một lượng sách báo nhiều tới mức phát sợ. Quy mô thư viện là một tiêu chí đánh giá chất lượng các trường ĐH. Quốc hội Mỹ có thư viện lớn nhất thế giới.

Vì vậy tổng thuật một cách khoa học và hệ thống các công trình nghiên cứu KHXH là việc rất quan trọng và bức thiết ; nó giúp các nhà KHXH tổng kết thành tựu đã đạt được và xác định hướng nghiên cứu. 

Ngày nay nước Mỹ đã xây dựng được một cơ chế tổng thuật thành tựu nghiên cứu KHXH có tính hệ thống cao, cấu tạo bởi các tập san học thuật, các ấn phẩm tổng thuật chuyên ngành.

Nước Mỹ có nhiều tập san danh tiếng được cả thế giới đọc và trích dẫn, như American Journal of Sociology, American Sociological Review, American Political Science Review, Public Administration Review…Các tập san được biên tập rất công phu. Thí dụ American Political Science Review số 4/2006 (kỷ niệm 100 năm tập san này) được chuẩn bị trong hai năm, chọn đăng 24 trong số 100 bài chất lượng cao nhận được.

Nhưng vì thể loại tập san thường bỏ đi nhiều bài, nên người Mỹ còn ra các loại Annual Reviews (hơn 40 loại) không kiếm lời, đưa ra những thông tin có tính khái quát nhằm giúp các nhà KHXH có thêm tư liệu tham khảo.

Các hội học thuật và nhà xuất bản còn ra những loại ấn phẩm tổng thuật thành tựu nghiên cứu KHXH của cả một thời gian dài. Thí dụ Hội chính trị học Mỹ cứ 10 năm tổ chức một đợt tổng thuật thành tựu 10 năm qua.

Tăng cường giảng dạy khoa học xã hội trong các trường học

Thời xa xưa các trường học trên thế giới đều chỉ dạy môn KHXH, mãi sau này mới có khoa học tự nhiên và công nghệ. Người Trung Quốc dạy luân lý đạo đức, văn thơ lấy từ các kinh điển như Tứ thư Ngũ kinh. ĐH Harvard ban đầu vốn là trường đào tạo linh mục tôn giáo. Từ giữa thế kỷ XIX, khi KHCN bắt đầu phát triển mạnh thì các kiến thức thực dụng như khoa học tự nhiên và công nghệ dần dần chiếm ưu thế. Về sau người Mỹ nhận ra mặt tiêu cực của sự phát triển KHCN như làm xấu môi trường sống, giảm cơ hội con người tiếp xúc với thiên nhiên, hạ thấp phẩm chất con người, làm phai nhạt mối quan hệ người-người; phát triển lệch về giáo dục KHCN ngày càng bất lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn người với thiên nhiên, người với người, thậm chí còn làm tăng các mâu thuẫn đó. Vì vậy trong khi phát triển kinh tế, xã hội Mỹ càng nhấn mạnh tính quan trọng của tinh thần nhân văn.

Hiện nay các trường ĐH Mỹ rất chú trọng nghiên cứu và giảng dạy KHXH nhằm giúp SV hình thành nhân sinh quan, giá trị quan, đạo đức nghề nghiệp và cảm giác trách nhiệm với xã hội, trau dồi nhân cách lành mạnh, giúp họ hiểu biết về văn hóa và văn minh của loài người và trở thành người tích cực tham gia nền văn hóa đó.

Các ĐH đều theo đuổi mục tiêu giáo dục tổng thể (general education), cho rằng ngoài các môn chuyên ngành ra, SV còn phải học một chương trình rộng hơn mà tất cả các chuyên ngành đều cần; điều đó có lợi cho cả cuộc đời của họ. Nhà trường yêu cầu SV học các môn cơ bản (core curriculum) với trọng tâm là khoa học xã hội (tâm lý, lịch sử, địa lý, nhân loại học, chính trị, kinh tế, xã hội học) và khoa học nhân văn (triết học, ngôn ngữ, cổ điển học, ngoại ngữ, âm nhạc, lịch sử nghệ thuật). Cụ thể học môn nào thì do mỗi trường tự quyết định. Ở ĐH Harvard mỗi sinh viên khóa cử nhân phải học 32 môn học cơ bản của 7 loại: văn hoá nước ngoài, nghiên cứu lịch sử, văn học nghệ thuật, luân lý đạo đức, toán lý hóa, khoa học và phân tích xã hội, nhằm giúp sinh viên nâng cao năng lực tư duy phê phán và sức tưởng tượng, học cách phát hiện và kiểm định chân tướng sự thật, kiên trì phân tích nghiêm ngặt sự vật, nhận thức các vấn đề một cách có cơ sở lịch sử và có lý trí v.v...

Từ năm 1981 trở đi SV ngành nào hai năm đầu cũng phải chọn học một bộ 10 môn cơ bản, trong đó 7 môn là KHXH. Việc giảng dạy các môn này là do một nửa số giáo viên phụ trách, cán bộ lãnh đạo nhà trường cũng tham gia giảng dạy. Các trường cao đẳng cộng đồng chế độ 2 năm cũng phải học các môn KHXH.

Nội dung giáo dục KHXH gồm tinh thần nhân văn, giá trị quan, các quy chế xã hội và tinh thần dân tộc, kỹ năng giải quyết các vấn đề đời sống hiện thực, khả năng hiểu biết đạo đức. Trong khi nhấn mạnh tính dân tộc lại đồng thời coi trọng tính quốc tế, chẳng hạn ĐH Harvard yêu cầu SV phải nắm vững di sản văn hóa phương Tây.

Năm 1987, bang California đi đầu ấn định phương án giảng dạy môn lịch sử-xã hội học (history-social science curriculum) cấp trung-tiểu học, nhấn mạnh dùng lịch sử và địa lý làm nòng cốt để xây dựng chương trình học môn xã hội học. Năm 2000, cơ quan giáo dục California hoàn thiện chương trình nói trên, lập quy hoạch thống nhất nội dung giảng dạy môn lịch sử-xã hội học ở các cấp học.

Khoa học xã hội phát triển sôi động, hiệu quả thiết thực

Năm 1971, tạp chí Science đăng báo cáo khảo sát của một nhóm chuyên gia ĐH Harvard, cho biết trong 62 thành tựu nghiên cứu về KHXH trên toàn thế giới thời gian 1900-1965 thì 45 là của Mỹ.

Cho tới 2011 hầu hết chủ nhân giải Nobel kinh tế (46/66) là người Mỹ. Giải Nobel kinh tế 2012 cũng thuộc hai người Mỹ (Roth và Shapley) Giới kinh tế Mỹ đóng góp rất nhiều ý kiến vào việc đối phó khủng hoảng tài chính toàn cầu. Như Krugman (Nobel kinh tế 2008) đưa ra nhiều giải pháp về tài chính. Sách giáo khoa kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sử dụng nhiều lý thuyết kinh tế của Mỹ.  

Phần lớn các học thuyết mới, khái niệm mới, tư tưởng mới trong KHXH đều xuất hiện ở Mỹ, đa số nhà KHXH được thế giới trích dẫn nhiều nhất đều là người Mỹ. Trong sách Giấc mơ Trung Quốc lượng trích dẫn từ các nhà KHXH Mỹ gấp vài chục lần lượng trích dẫn từ các nhà KHXH Trung Quốc. Truyền thông các nước khi nói về các sự kiện quốc tế lớn đều nhắc tới quan điểm của truyền thông Mỹ. Phát biểu của các nhà KHXH hoặc nhà báo Mỹ thường được thế giới quan tâm.

Năm 1978, nước Mỹ có hơn 1,3 triệu nhà khoa học, trong đó có khoảng 330 nghìn nhà KHXH, chiếm chừng 25%.

Các cuộc bàn cãi học thuật trong giới KHXH Mỹ diễn ra hết sức sôi động. Thí dụ suốt hơn 40 năm qua người Mỹ tranh cãi về vấn đề ai cai trị nước mình. Hai cuốn sách Who Rules America ? và Who’s Running America ? cứ dăm năm lại bổ sung, tái bản một lần, tới nay đã ra bản thứ 6 [5].

Báo cáo điều tra năm 2008 của TRIP (Teaching, Research and International Policy) cho thấy người Mỹ chiếm 8 trong số 10 học giả chuyên ngành quan hệ quốc tế có ảnh hưởng nhất thế giới. Đó là: R.Keohane (xếp hạng thứ 1), K.Waltz (3), J. Mearsheimer (4), J.Fearon (5), J.Nye (6), R.Jervis (7), S.Huntington (8), P.Katzenstein (9) [6].

Rõ ràng KHXH Mỹ đang dẫn đầu thế giới và thu được hiệu quả thiết thực [7]. Họ đạt được thành tựu ấy là do có môi trường nghiên cứu tuyệt đối tự do, dân chủ, lại được nhà nước coi trọng và tăng mạnh đầu tư. Ngành KHXH Trung Quốc hiện nay cũng đang phát triển theo hướng này ; chính phủ nới rộng phạm vi chọn đề tài, cho phép nghiên cứu các vấn đề trước đây thuộc « vùng cấm ».□

 
--------------
Ghi chú :

[1] Giấc mơ Trung Quốc (chương V). Lưu Minh Phúc. Nxb Thời đại, Hà Nội, 2011

[2] Người Mỹ trăn trở : Học ngành KHKT hay Nhân văn, Tia Sáng ngày 20/5/2011.

[3] Khoa học hành vi (Behavioral Science) là khoa học dùng thực nghiệm để nghiên cứu hành vi của con người, nghĩa rộng gồm cả kinh tế học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, nhân loại học, ngôn ngữ học v.v.

[4] Tìm hiểu Think-tank. http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=3618&CategoryID=42

[5] Xem : WhoRulesAmerica.net.

[6] TRIP survey of International Relations in Ten Countries

http://irtheoryandpractice.wm.edu/projects/trip/Final_Trip_Report_2009.pdf

[7] Để so sánh: TQ có nhiều cán bộ KHXH nhất thế giới (trong các viện, trung tâm, trường ĐH, trường đảng các cấp) nhưng hiệu quả nghiên cứu hữu hạn, có lẽ vì định hướng nghiên cứu bị giới hạn trong các kinh điển Marx-Mao-Đặng đã khai thác cạn kiệt. Thập niên 90, bà Thatcher nói trong vài chục thậm chí cả trăm năm tới TQ không thể có bất cứ tư tưởng mới nào. Trung tướng Lưu Á Châu chính ủy ĐH Quốc phòng TQ nói TQ không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược.
(Văn hóa Nghệ an)

Chẳng lẽ tội của Hiền Tiên Lãng chỉ có vậy?

Nỗi đau và oan khuất vụ Cống Rộc

"Khởi tố ông Lê Văn Hiền là nút mở cho một vụ án đầy tính phức tạp, liên quan đến rất nhiều đối tượng phạm tội và vụ án giờ đây mới bắt đầu được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, quy kết ông Hiền về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là không chính xác, không đúng pháp luật, không tương xứng với những gì ông Hiền đã làm trong vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn".


Đó là đánh giá của ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ (NTTSNL) huyện Tiên Lãng, về việc ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng bị khởi tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khi trao đổi với PV Infonet.

“Căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ Tiên Lãng và Quyết định tái thẩm số 01 ngày 15/2/2012 của Toà Hành chính TAND Tối cao, việc ông Lê Văn Hiền ban hành hàng loạt các Quyết định thu hồi đất trái pháp luật, có diện tích lớn, gây hậu quả nghiêm trọng với nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng đã phạm tội “Vi phạm các quy định về quản lí đất đai”, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, hành vi ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập ban chỉ đạo cưỡng chế, quyết định trưng dụng 102 cán bộ công an, quân đội, công chức, viên chức của huyện Tiên Lãng tham gia cưỡng chế, phá hoại tài sản của gia đình ông Vươn; đuổi, bắt gia đình ông Vươn ra khỏi chỗ ở … đã phạm tội “Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, “Xâm phạm chỗ ở của công dân”, “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” một cách có tổ chức, quy định tại Điều 143, Điều 124 và Điều 282 Bộ luật Hình sự”, ông Luân nói.

Ông Vũ Văn Luân (bên phải) và GS.TSKH Đặng Hùng Võ trong dịp tham dự hội thảo "Tài nguyên đất đai và Vai trò truyền thông"

Cũng theo ông Luân, quy kết ông Hiền tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là không chính xác, không đúng pháp luật. Bởi, theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự, chỉ “người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng” mới chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

“Việc người phát ngôn của Công an TP.Hải nóiđã đủ tài liệu, hồ sơ, chứng cứ kết luận ông Hiền về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,phải chăng Cơ quan CSĐT Công an TP.Hải Phòng đã có đầy đủ chứng cứ về việc ông Hiền được cấp trên giao thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất, huỷ hoại tài sản của công dân, xâm phạm chỗ ở, thi hành công vụ nhưng ông Hiền không thực hiện nhiệm vụ?”, ông Thư ký Liên chi hội NTTSNL huyện Tiên Lãng đặt câu hỏi.

“Chúng tôi (Liên chi hội NTTSNL huyện Tiên Lãng – PV) đã có đơn gửi Giám đốc Công an TP.Hải Phòng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.Hải Phòng đề nghị xem xét lại Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Văn Hiền vì Quyết định này không phản ánh đúng tội, đúng người mà pháp luật đã quy định. Đồng thời, cũng đề nghị khởi tố ông Hiền với các tội danh trên”, ông Luân cho biết thêm.

Kiên Trung

(Infonet)
(Bùi Văn Bồng Blog)

Trưởng Ban Nội chính TƯ tuyên bố sẽ bắt ngay cán bộ ngân hàng tư lợi

"Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái của ngân hàng, cho "hốt liền", không nói nhiều!" - tuyên bố của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ, Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng tại hội nghị "Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn TP" do UBND TP Đà Nẵng tổ chức ngày 10/1.

Ngày 10/1, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố với tư cách là Trưởng Ban Nội chính TƯ: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái của ngân hàng, cho "hốt liền", không nói nhiều!" - Ảnh: HC

Ông Nguyễn Bá Thanh cho hay, mặc dù "phải tính từng giờ vì thời gian của tôi còn với TP này rất ít" nhưng ông vẫn yêu cầu UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị "Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn TP" để ông "phát biểu mấy lời vì chắc là không còn có dịp nào để phát biểu nữa".
Và đây có lẽ là lần đầu tiên người ta thấy ông Nguyễn Bá Thanh "lôi hết ruột gan" như lời ông nói để đề cập đến nhiệm vụ hết sức nặng nề mà ông được TƯ giao trong thời gian tới là ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính TƯ, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TƯ.
Nói đến tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh đề cập đến lĩnh vực ngân hàng và nhắc lại điều ông từng nhiều lần phát biểu: "Miếng đất giá trị 100 tỉ đồng, ông đưa lên 500 tỉ. Lẽ ra 100 tỉ thì được vay 60 tỉ, nhưng vì ông đưa lên 500 tỉ nên họ được vay 300 tỉ". Nhưng cái mới ở lần này là ông đưa ra ngay hướng xử lý: "Nội cái đó là bắt ngay cán bộ ngân hàng "trời ơi" đó, bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết. Ai cho phép ông nâng khống giá trị miếng đất từ 100 tỉ lên 500 tỉ?".
Ông Nguyễn Bá Thanh chỉ rõ: "Tham ô, tham nhũng, lấy tiền ngân hàng ra là như thế đấy. Không có ú ớ gì nữa, không có "vô tình" gì nữa hết. Ổng nâng lên để rồi người vay cho lại mấy tỉ liền, nên ổng nhắm mắt định giá khống. Nên bây giờ mới xảy ra nợ xấu ngân hàng, cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ có ít đâu. Chừ ôm cục đất đó khóc, không biết làm chi hết!".
Rồi với tư cách Trưởng Ban Nội chính TƯ, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái (của lĩnh vực ngân hàng - PV), cho "hốt liền", không nói nhiều. Cho nên một số ông giờ đang ngồi run. Mấy cái đó ông lãnh đạo kiểu gì? Ông có phải học sinh mẫu giáo đâu, ổng quá trời lãi nhưng vẫn cố tình làm như thế để kiếm chác. Đó là ăn mà còn phá nữa nhưng chả ai nói gì!". 
Cũng nói về cái lối "vừa ăn vừa phá", ông Nguyễn Bá Thanh nhắc lại chuyện: "Rước cái tàu cũ rích của người ta đáng giá có một đồng, ông về hô lên 5 - 7 đồng, xử ra mua rồi bên bán cho ổng mấy đồng nữa. Chừ ôm đống sắt vụn bán cũng không có người mua. Thiệt thảm thương. Để rồi ông thì vô tù, ông chạy ra nước ngoài cũng bị bắt cổ về. Làm ăn như thế đấy, vừa ăn rồi lại vừa phá nữa, phá tàn canh!".
Điều đáng giận đó, theo ông Nguyễn Bá Thanh, lại diễn ra "trong khi bữa ni trời rét lạnh như thế này, ở một số vùng xa xôi, người dân phải đi chân trần chứ không có dép mà mang". Và ông chỉ rõ nguyên nhân: "Làm kiểu đó thì còn mô dép mà mang? Làm kinh tế phải đóng góp vô, phải ra đồng tiền bát gạo để chăm lo cho những người dân như thế, chứ làm mà "vừa ăn vừa phá" kiểu này thì chết. Nát cả nền kinh tế ra!".
Đề cập tới nội dung chính của hội nghị là "Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước", ông Nguyễn Bá Thanh chỉ rõ: "Tham nhũng có ở mọi cấp độ, lĩnh vực nhưng trong xây dựng cơ bản thì tham nhũng là nặng nề nhất, đặc biệt là ở khâu tư vấn thiết kế". 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét