Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

tin ngày 05/1/2012

  • Trung Quốc đẩy mạnh ảnh hưởng bằng kinh tế tại Cam Bốt (RFI) - Bắc Kinh đang đẩy mạnh đầu tư vào Cam Bốt và bằng những dự án lớn mang tính chiến lược. Đầu năm 2013, Trung Quốc đã đổ hơn 9 tỷ đô la vào một loạt 3 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và chế biến thép. Đầu tư lớn, viện trợ nhiều, mở rộng hợp tác quân sự đó là những bước đi kinh tế giành ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Cam Bốt và Lào, hai nước trên bán đảo Đông Dương sau lưng Việt Nam.
  • Xuất khẩu gạo : Thái Lan mất vị trí số một, Việt Nam vẫn đứng thứ hai (RFI) - Một Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan vào hôm nay 04/01/2013 đã xác định : Vương quốc đứng đầu các nước xuất khẩu gạo trên thế giới từ hơn ba chục năm qua, đã bị mất vị trí hàng đầu thế giới trong năm 2012 vừa kết thúc. Nhưng trái với dự báo cách nay vài tháng, nước vươn lên vị trí số một không phải là Việt Nam mà lại là Ấn Độ.
  • Phụ nữ nước Anh đua nhau sinh con (VOA) - Hơn 700.000 trẻ sơ sinh ra đời tại nước Anh hồi năm ngoái, con số cao nhất trong vòng 41 năm qua, và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong năm nay
  • Hỏi đáp Y học: Viêm gan B và Xơ gan (VOA) - Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Vân Anh ở Việt Nam, về ‘Viêm gan loại B’ và ‘xơ gan’
  • Chủ nghĩa đầu hàng (VOA) - Đó không phải là chữ của tôi. Ở Trung Quốc, đặc biệt dưới thời Mao Trạch Đông, người ta rất hay dùng chữ 'chủ nghĩa đầu hàng'
  • Trung Quốc tập trận ở Tam Sa (VOA) - Thành phố Tam Sa được Bắc Kinh thành lập hồi tháng 7 năm ngoái, đặt trụ sở chính quyền trên đảo Vĩnh Hưng - Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm
  • Phóng viên TQ phản đối kiểm duyệt (BBC) - Các phóng viên một tờ báo hàng đầu đòi trưởng ban tuyên huấn Quảng Đông từ chức do gỡ bỏ bài xã luận để đăng bài ca ngợi Đảng.
  • 'Trung Nguyên không ngại Starbucks' (BBC) - Người sáng lập và là Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên nói không ngại sự có mặt của Starbucks tại thị trường Việt Nam.
  • Người Trung Quốc tin vào số 8 (BBC) - Trào lưu tin các con số may mắn đang thịnh hành trở lại tại Trung Quốc với số 8 được cho là đem lại tài lộc.
  • Nhìn lại Hiệp định Paris 1973 (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội coi Hiệp định Paris là cách thức chấm dứt một cuộc chiến và lý giải số phận của lực lượng thứ ba.
  • Starbucks sắp vào Việt Nam (BBC) - Nhãn hiệu cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Hai.
  • Kinh doanh vàng ở VN giảm mạnh (BBC) - Khoảng 70% số tiệm kinh doanh vàng ở Việt Nam sắp đóng cửa trong bối cảnh chính phủ chống 'vàng hóa' kinh tế.
  • Chứng khoán VN tăng mạnh (BBC) - Giá chứng khoán VN tăng mạnh nhất trong hai tháng sau khi chính phủ nói có thể cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần lớn hơn ở các công ty được niêm yết.
  • The Lion's Share (BBC) - Cụm từ "the lion's share" có nghĩa là gì và cần phân biệt với cụm từ này vơi "do your share" trong tiếng Anh.
  • Phát hiện số lượng lớn sổ tay năm 2013 vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - (VOH) - Tối qua 3/1, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh cho biết vừa phối hợp với Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện-Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh kiểm tra phát hiện một lô hàng gồm 9 kiện gửi từ Mỹ về cho 1 công ty tọa lạc tại Quận 3-TPHCM có một số văn hóa phẩm chứa nội dung vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
  • TQ tập trận ở Hoàng Sa,Biển Đông là trọng tâm của ASEAN (BaoMoi) - (Phunutoday) - Biển Đông được dự đoán sẽ vẫn là chủ đề trọng tâm của ASEAN trong năm 2013, Trung Quốc đưa tàu chiến mạnh nhất ra biển Đông và tập trận trái phép trên đảo Quang Hòa, Hoàng Sa... là tin tức thời sự chính ngày 4/1.
  • Tin ảnh thế giới trong ngày (4/1) (BaoMoi) - Tổng thống Venezuela Hugo Chavez nguy kịch, Trung Quốc ngang nhiên tập trận ở Hoàng Sa hay lộ ảnh Nga hạ thủy "át chủ bài trong chiến lược biển xa" cho VN... là những tin tức nổi bật trong ngày.
  • Cháu ngoại nhà thơ Tế Hanh sưu tập "bản đồ chủ quyền" (BaoMoi) - Đó là anh Trần Thắng, người đã sưu tập và hiến tặng, chuyển nhượng cho TP Đà Nẵng 150 bản đồ, 3 cuốn atlas quý do Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới xuất bản, xa nhất cách đây 387 năm, gần nhất cách đây 33 năm, đều khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Brunei đặt Biển Đông lên hàng đầu chương trình nghị sự của ASEAN 2013 (BaoMoi) - (Petrotimes) – Một quan chức của Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei vừa xác nhận rằng việc tìm giải pháp chính trị cho cuộc tranh chấp chủ quyền đang diễn ra ngoài Biển Đông sẽ được đưa lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của Brunei - tân Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
  • TQ tập trận dọc Hoa Đông và Biển Đông (BaoMoi) - Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong) đưa tin, quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập tại các thành phố Thẩm Dương và Tế Nam cũng như ở cái mà họ gọi là "thành phố Tam Sa" ở tỉnh Hải Nam.
  • Biển Đông vẫn là vấn đề 'nóng' của ASEAN trong 2013 (BaoMoi) - TPO - Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei-Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 2013-tuyên bố, “cùng với an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, vấn đề Biển Đông vẫn là trọng tâm của ASEAN trong 2013”.
    Đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei (phải) tiếp quản ghế Chủ tịch ASEAN 2013 từ Campuchia .
  • Vị cứu tinh của những con tàu "trọng bệnh" ở Trường Sa (BaoMoi) - Khi nhắc đến những con tàu được "cứu sống" do bị hư hỏng, chết máy trên biển, đông đảo ngư dân Quảng Ngãi, Phú Yên và cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Tây luôn nhắc về ông. Họ bảo, nếu tàu của bà con ngư dân đi đánh bắt cá ở khu vực đảo Đá Tây bị hư hỏng không được ông sửa chữa kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, các ngư phủ chỉ trở về tay trắng, thậm chí bị sạt nghiệp. Ông đã trở thành "cứu cánh" cho nhiều ghe tàu của ngư dân thoát khỏi hỏng hóc giữa trùng khơi sóng gió. Ông là Mai Khả Dục, thợ sửa máy tàu của Công ty Khai thác Dịch vụ Hải sản Biển Đông, trên vùng biển đảo Đá Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
  • Trung Quốc tập trận trái phép tại Hoàng Sa (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trung Quốc vừa tiến hành một loạt cuộc tập trận tại Thẩm Dương, Tế Nam và cái gọi là “thành phố Tam Sa” do nước này lập ra trái phép để quản lý 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa (BaoMoi) - (TNO) Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây đã ngang nhiên tổ chức cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
  • ASEAN năm 2013 vẫn ưu tiên biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Tìm giải pháp chính trị cho cuộc tranh chấp trên biển Đông tiếp tục được đưa lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của Brunei, nước chủ tịch ASEAN năm 2013.
  • Ngoại giao ASEAN sẽ trầm lắng? (BaoMoi) - Nhân Brunei làm chủ tịch Asean và thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc, tiếp nhận ghế Tổng Thư ký hiệp hội, giới quan sát quốc tế đang đặt vấn đề liệu Asean có đột phá để khôi phục đoàn kết và thúc đẩy sự đồng thuận về Biển Đông?
  • Học giả Trung Quốc tố Mỹ bao vây trên biển (BaoMoi) - Những phát biểu của giới học giả Trung Quốc được đưa ra tại một hội thảo do tạp chí Motherland (tạm dịch là Tổ quốc) thuộc Liên đoàn các dự án yêu nước Trung Quốc tổ chức.
  • Trung Quốc ngang nhiên tập trận ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Trung Quốc vừa tiến hành một loạt cuộc tập trận tăng khả năng tác chiến ở “Tam Sa” nhưng thực chất là bao gồm nhiều quần đảo tranh chấp trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
  • Phát hiện 220 quyển sổ tay vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - (SGGP).- Ngày 3-1, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh phối hợp với Công ty CP chuyển phát nhanh Bưu điện - Chi nhánh TPHCM phát hiện 9 kiện hàng gửi từ Mỹ về Công ty N.S (quận 3). Kiện hàng chứa 220 quyển sổ tay năm 2013 có nội dung vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Cụ thể, tại trang bản đồ Asia có chữ “Biển Nam Trung Quốc” trên biển Đông Việt Nam.
  • Chủ tịch ASEAN: Chủ quyền Biển Đông là ưu tiên hàng đầu (BaoMoi) - Đài RFI dẫn tờ Thời báo Brunei cho biết, trong một cuộc họp báo tại thủ đô Bandar Seri Begawan, các quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei, khi nêu bật các ưu tiên chính trị và an ninh của vương quốc này trong tư cách Chủ tịch đương nhiệm ASEAN, đã nói rõ Brunei rất muốn tìm kiếm Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên tại Biển Đông.
  • Đối đầu Trung Quốc - Philippines quyết liệt hơn (BaoMoi) - Năm 2012 chứng kiến cuộc đối đầu quyết liệt giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông vì tranh chấp lãnh thổ. Trong cuộc đối đầu này, Manila cho thấy, họ quyết không nhân nhượng trước nước láng giềng lớn hơn.
  • Trung Quốc đầu tư lớn kỷ lục vào Campuchia (BaoMoi) - Ngày 3.1, nhiều hãng truyền thông quốc tế đưa tin, hai công ty của Trung Quốc (TQ) đã giành được hợp đồng có tổng giá trị lên tới 11,2 tỉ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Campuchia, đây là mức đầu tư nước ngoài lớn chưa từng có đổ vào nước này.
  • Một tư liệu quý hiếm về Hoàng Sa (BaoMoi) - TT - “Từ bờ biển Đông Dương có thể thực hiện chuyến du lịch tuyệt vời từ 2-3 ngày đến quần đảo Hoàng Sa... Nếu chúng ta rời tàu và lên một trong những hòn đảo của quần đảo ở phía bờ biển khuất gió bằng thuyền, người ta còn bị ngạc nhiên hơn nữa. Ta nhận thấy, xuyên qua lớp nước trong xanh như pha lê, từng chi tiết các san hô sống mà sự đa dạng về màu sắc và hình thái làm ta liên tưởng đến các khu vườn của thiên đường, nơi hội tụ những kỳ hoa dị thảo đẹp nhất trên trái đất [...]. Người ta dự kiến rằng trong một thời gian nhất định, một tour du lịch gọn nhẹ ra quần đảo Hoàng Sa rất đáng được xem xét”.
Bản tin tiếng Anh


  • Serving up Chinese consumers (Washington Post) - The service sector is likely to be the next big driver of domestic consumption in China, helping to bring about long-term and sound economic expansion.
  • Shark fins on factory roof fan outrage (Washington Post) - Hong Kong conservationists expressed outrage Thursday after images emerged of a factory rooftop covered in thousands of freshly sliced shark fins, as they called for curbs on the "barbaric" trade.
  • Wanda Group ventures onto the global stage (Washington Post) - Tycoon Wang Jianlin is moving fast, both in the US and Beijing, to build a multifunctional conglomerate featuring film and TV, theater and theme parks.
  • E-commerce finds markets overseas (Washington Post) - While e-commerce companies have plunged into ever-increasing competition in the Chinese domestic market, some are trying their luck outside China.
  • Making the real difference (Washington Post) - Tencent Weibo develops a charity program to welcome and celebrate the New Year holidays with children who are victims of disasters in rural areas.
  • Steelmaker bets big on diversification (Washington Post) - Tangshan Iron and Steel Group Co plans to further expand its overseas businesses and offer more steel products for automobile use.
  • Best day to tie the knot in 10,000 years (Washington Post) - Newlyweds pose for photos with their marriage certificates spelling out the date of Jan 4, 2013, in Zaozhuang city, East China's Shandong province. Chinese couples consider Jan 4, 2013, as the best day in 10,000 years to tie the knot, because the date sounds like "lifetime love" in Chinese.
  • Happy, healthy and herbal (Washington Post) - The Chinese have been using herbs in cuisine for as long as they can remember. Food as medicine or medicine in food is nothing new to a civilization that started cooking more than 5,000 years ago. Lin Jing looks at how the tradition is kept alive to this day.
  • Traditions and celebrations (Washington Post) - There are a thousand ways to celebrate Spring Festival or Lunar New Year because of the vastness of the country. We track from north to south and from east to west to give you four different ways.
  • Online matchmaking flourishes in China (Washington Post) - China's young singles under pressure from parents and family to get married are increasingly turning to websites to find Ms or Mr Right.
  • Three firemen die in E China plant blaze (Washington Post) - Three firemen died while trying to extinguish a factory blaze which broke out in the early hours of Tuesday in East China's Zhejiang province, fire authorities said.
  • Go East, young man (Washington Post) - It used to be that the buzzword was "Go West, young man". But in the 21st century, it is China which attracts the young and adventurous.
  • Capital's subway system branches out (Washington Post) - Unprecedented construction of Beijing's gigantic underground transit network is expected to alleviate traffic problems that have been haunting the metropolis for decades, reports Zheng Xin.
  • People gather to mourn fallen firefighters (Washington Post) - A soldier holds bone ashes of a deceased firefighter who lost life in a rescue operation on Jan 1 at the Hangzhou Yusei Machinery Co., Ltd during memorial meeting in Hangzhou, capital of East China's Zhejiang province, Jan 4, 2013.
  • Tough rule ensures traffic safety (Washington Post) - Drivers in China will have to pay more attention to traffic rules or risk paying much higher penalties, according to a revised regulation.
  • China to boost public diplomacy, exchanges (Washington Post) - Public diplomacy is a major direction for China to explore in the future, and tangible efforts will be made to boost public diplomacy and cultural exchanges, Foreign Minister Yang Jiechi said in Beijing on Monday.

Những “cái nhìn thiên kiến về lịch sử”

Quechoa

Trần Minh Khôi

BenThangCuoc_Cover   NQL: Trong bài “Thắng mình trước đã” Đông Phụng Việt đã đặt câu hỏi: “Làm báo ở Cộng hòa XHCN Việt Nam quả thật là rất khó nhưng nếu bạn không muốn, chẳng ai có thể bắt bạn làm bồi. Ngay cả khi chấp nhận làm bồi thì ít nhất cũng có hai loại bồi. Một loại hiểu và xấu hổ vì chuyện làm bồi nên chỉ dùng bút danh. Loại còn lại vừa hám lợi, vừa chuộng hư danh tới mức mụ mẫm, nên sẵn sàng vỗ ngực, xưng tên. Nguyễn Đức Hiển, bạn thuộc loại nào vậy?” Câu hỏi thật đau, chắc chắn sẽ làm Đức Hiển khó ngủ.   Dưới đây là bài viết của Trần Minh Khôi cho thấy có thể Đức Hiển không chịu khuất thân làm bồi nhưng không thoát được lối tư duy lịch sử  đã được nhà trường nhồi sọ mấy chục năm nay. Mình thiên về quan điểm của Trần Minh Khôi.
Trong một không gian mà ở đó sự kiện, của cả quá khứ và hiện tại, luôn bị bóp méo để phục vụ cho quyền lực chính trị, sự khao khát sự thật của những điều đã xảy ra dẫn chúng ta vào một ngõ cụt: khao khát một thứ lịch sử không thiên kiến. Điều này là bất khả; tất cả những cái nhìn về quá khứ đều thiên kiến.
 Chúng ta lẫn lộn giữa quá khứ và cái chúng ta gọi là lịch sử. Lịch sử không phải là quá khứ; lịch sử là cái nhìn về quá khứ với tham vọng giải thích quá khứ, giải thích hiện tại, và dự phóng tương lai. Không có cái nhìn và cách giải thích duy nhất. Ngay cả khi có một phiên bản lịch sử nào đó được số đông chấp nhận thì nó cũng không loại trừ những phiên bản lịch sử khác của thiểu số. Các phiên bản lịch sử này có giá trị như nhau, cho đến khi có ai đó cố gắng áp đặt, trong nhiều trường hợp bằng bạo lực, một tiêu chuẩn duy nhất “đúng”, “sai” cho chúng: những người chủ trương độc quyền lịch sử.
 Vấn đề vẫn là: chúng ta có khả năng tạo dựng lại quá khứ không? Câu trả lời là có, và quá khứ luôn luôn được tạo dựng lại dưới ánh sáng của những hiểu biết mới, của những nhu cầu mới, và quan trọng hơn hết là của sự thôi thúc hướng tới tương lai. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm được điều này với sự bao dung trước thực tại đa nguyên của lịch sử. Những kẻ độc quyền lịch sử không có khả năng hiểu những gì đã xảy ra. Và do đó, họ đi vào tương lai, nhắm mắt.
 Chúng ta lăn tăn với những ý tưởng mà trong một không gian đa nguyên không còn ý nghĩa nữa. Thế nào là một cuốn sách sử? Thế nào là viết sử? Thời đại của những cuốn sách sử, với cái nhìn đơn nguyên (thường là của quyền lực chính trị), mà chúng ta trông đợi đã đi qua. Quá khứ sẽ được tạo dựng lại rõ ràng hơn, chính xác hơn từ những thiên kiến lịch sử đối nghịch.
 Trở về lại với “cái nhìn thiên kiến về lịch sử”.
 Nguyễn Đức Hiển đã chọn một vấn đề cốt lõi để bàn về cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức: nền tảng tư duy lịch sử của nó. Nếu cái nền tảng tư duy này sụp đổ thì toàn bộ cuốn sách sụp đổ. Nguyễn Đức Hiển không chấp nhận tư duy lịch sử của Huy Đức, do đó không chấp nhận những vấn đề còn lại. Đơn giản như thế. Nếu để “đánh”, Nguyễn Đức Hiển cũng chỉ cần đánh vào một điểm đó thôi là đủ.
 Chúng ta không có lý do gì để có thể nghĩ khác hơn và sẽ dừng lại ở giả địch rằng việc Nguyễn Đức Hiển chia sẻ tư duy lịch sử của quyền lực chính trị chỉ là một sự trùng hợp. Điều này bình thường. Bất cứ ai cũng có quyền sở hữu hoặc chia sẻ bất cứ một tư duy lịch sử nào. Điều đáng tiếc có lẽ là ở chổ tác giả bài báo đó đã không chọn một không gian truyền thông tự do để bày tỏ quan điểm của mình. Tranh luận về ý tưởng chỉ có ý nghĩa khi nó xảy ra trong không gian truyền thông tự do. Trong không gian truyền thông độc đoán không có tranh luận mà chỉ có áp đặt. Với chọn lựa đó, có vẻ như Nguyễn Đức Hiển đã hành xử theo thói quen của những kẻ độc quyền lịch sử: tác giả chọn một kênh truyền thông mà ở đó tác giả có thể nói và không ai có thể nói điều ngược lại. Tuy nhiên điều này chỉ đáng tiếc chứ không thể là lý do cho những tấn công cá nhân đối với tác giả của bài báo. Làm như thế là không xứng đáng. Phải hành xử tử tế mới có đủ sự tử tế để bàn về lịch sử. Phải tôn trọng nhân phẩm của người khác thì mới có đủ nhân phẩm để bàn về lịch sử.
 Một vấn đề khác nữa là nhiều người nghi ngờ sự bám víu vào thiên kiến lịch sử của quyền lực gợi ý về một cố gắng bám víu vào chính quyền lực. Đối với một cuộc tranh luận thì điều này vô nghĩa: chúng ta tranh luận về ý tưởng của một người chứ không tranh luận về cá nhân của họ. Nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm cũng không cho phép chúng ta giả định thêm.
 Nguyễn Đức Hiển không nói điều gì mới. Cái tư duy lịch sử mà tác giả thể hiện trong bài báo đó là tư duy lịch sử chính thống của quyền lực chính trị hiện tại. Nó biện minh cho tính chính đáng của quyền lực, và trong trường hợp của những sự kiện xảy ra được đề cập đến trong Bên Thắng Cuộc, nó biện minh cho tội ác mà quyền lực đã gây ra. Nó là một thiên kiến lịch sử. Như đã nói, nó chỉ có giá trị như những thiên kiến khác. Thiên kiến lịch sử này sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả khi mà quyền lực chính trị đẻ ra nó sụp đổ.
 Chúng ta đang cố gắng xây dựng một không gian tư duy mà ở đó không có ý tưởng/hệ thống ý tưởng nào là duy nhất hay duy nhất đúng. Trong tất cả những ý tưởng về đa nguyên, đa nguyên lịch sử là quan trọng nhất. Sự hiểu biết về quá khứ chi phối hành xử hiện tại và toan tính cho tương lai. Không có đa nguyên lịch sử thì sẽ không có đa nguyên, và do dó sẽ không có một xã hội tự do. Không phải ngẫu nhiên mà quyền lực chính trị độc đoán, ở mọi thời đại, cộng sản hay không, muốn và sẽ làm tất cả những gì cần thiết, kể cả bạo lực, để duy trì một tư duy lịch sử duy nhất do nó tạo ra. Bất cứ sự xuất hiện của tư duy lịch sử nào khác đều được coi là mối đe dọa và cần phải tiêu diệt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người chia sẻ hay vay mượn tư duy lịch sử của quyền lực chính trị: anh có nguy cơ trở thành những kẻ độc quyền lịch sử, nghĩa là nguy cơ trở thành độc tài.
 Sự thay đổi số phận của một quốc gia luôn luôn được bắt đầu bằng sự thay đổi tư duy lịch sử. Khi có đủ một số đông không còn chia sẻ tư duy lịch sử do quyền lực chính trị tạo ra thì quyền lực đó không còn lý do chính đáng để tiếp tục tồn tại nữa.
 Và chính ở đây chúng ta bắt gặp sự hứa hẹn và đe dọa của Bên Thắng Cuộc.
Theo blog TMK

Đông La - Lịch sử nhìn qua lỗ đồng xu (Về cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức)

Nhà văn Đông La
Dù đúng là chuyện người thật việc thật, nhưng nếu chỉ là cái nhìn chủ quan, phiến diện, cục bộ thì chỉ là những mẩu sự thật chứ chưa phải là sự thật. Mà Lịch sử lại cần phải được viết bởi sự minh triết để có thể bao quát thấu suốt, viết ra được bản chất sâu xa nhất của các sự kiện, để đời sau rút ra được những bài học bổ ích.
Trong bài ben-thang-cuoc-vi-sao-toi-viet?, Huy Đức viết:
“Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ”; “Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Gần như không mấy ai để ý đến câu nói đó của Tuấn Khanh, nhưng tôi thì cứ bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách”; “Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc”.
Những sự thật quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước ai cũng muốn biết, có điều những chuyện con con liên quan đến chính bản thân ta đây còn bị xiên xẹo tùm lum thì những sự thật lớn lao đâu dễ biết được.
Theo triết học, có cái tận mắt ta nhìn thấy cứ tưởng là sự thật nhưng lại không phải, bởi nó là hiện tượng chứ không phải bản chất. Như than chì và kim cương, người không biết cứ tưởng là hai chất khác nhau, nhưng thực chất chúng lại cùng là các bon. Có những chuyện người thật việc thật vẫn không phải là sự thật bởi chúng chỉ là những mẩu của sự thật mà thôi. Trong khi đó với tôi, sự thật cũng vẫn chưa phải là lịch sử, không phải cái sự thật nào cũng là lịch sử, bởi với mênh mông sự thật trong đời sống thì lịch sử nào chứa cho đủ?
Vậy lịch sử là gì?
Có lẽ chỉ sự thật nào có thể trở thành văn hóa, những sự thật chủ chốt, bao quát, có thể nói lên được bản chất của vấn đề, giúp cho hậu thế những bài học bổ ích thì sẽ thành lịch sử. Tất nhiên không chỉ có những bài học về sự thành công mà có cả những bài học về sự thất bại. Vì vậy những từ “minh triết”, “hiền minh” là đúng nhất dùng để chỉ những phẩm chất cần phải có của một nhà viết sử. Người ta cần phải thấu suốt hết mọi lẽ, với tấm lòng thiện đức, thì mới có thể viết được sử.
Còn Huy Đức cũng có tham vọng viết sử thì có cái gì?
Đó là một chú bé sau giải phóng bị lóa mắt bởi: “Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe … Những chiếc máy Akai, radio cassettes”. Từ đó thấy: “Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi”.
Tôi khi ấy gần như thuộc lớp bộ đội sau cùng, cũng kịp trực tiếp tham gia chiến dịch HCM. Từ rừng về tôi cũng thấy SG to đẹp, nhưng có lẽ tôi là số rất ít bộ đội không đi lùng mua khung xe đạp, búp bê, radio cassettes, mà cái mong ước lớn nhất của tôi lúc ấy là được về thăm nhà và được vào đại học, chỉ thế thôi!
Huy Đức, đến tận 1983 mới “có một năm huấn luyện ở Sài Gòn… Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù, đã kiệt quệ sau 8 năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh””, để rồi với cách nhìn ấy đã viết nên cuốn sách: “Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”.
Đó thực sự là cách nghĩ từ một cái nhìn thiển cận. Và với cách nhìn ấy, cái nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu như thế thì sẽ viết được cái gì?
Trước khi phân tích cụ thể, ta thử xem qua dư luận về cuốn sách của Huy Đức.
Thật kỳ lạ cả phía “ta” lẫn “địch” đều có người chê Huy Đức dữ dội thì có nhóm nhỏ “xuất thân việt cộng” nhưng đang làm thuê cho những ông chủ thuộc “thế giới tự do” thì rất ca ngợi cách nhìn lộn ngược của Huy Đức.
---
Trong bài ĐỌC “BÊN THẮNG CUỘC” CỦA HUY ĐỨC Posted on 10.12.2012 by nguyentrongtao , ông GS TRẦN HỮU DŨNG, con Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp nguyên là bác sĩ riêng của Bác Tôn, một người đang dạy học bên Mỹ, viết:
“Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết… Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản. Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!) ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng “nhạy cảm”, thậm chí “thâm cung bí sử”… “Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Trần Hữu Dũng cũng viết: “Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ… chỉ có thể dùng hai chữ “tuẫn tiết” chứ không thể có từ nào hay hơn”.
Việc Trần Hữu Dũng khen Huy Đức dùng chữ “tuẫn tiết” để ca ngợi dũng khí của mấy người tự sát, vậy phải chăng đó cũng là cách gián tiếp chê gần một triệu người lính chế độ cũ khác không tự sát là hèn nhát? Còn tôi thấy mấy vị tự sát chẳng cần phải uổng mạng như thế nếu các vị biết Nixon đã thể hiện quyết tâm của Mỹ dứt khoát bỏ rơi VNCH khi quát lên với Kissinger rằng (theo baomoi.com): “Tôi không biết liệu lời đe dọa đó có đủ không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ việc chết tiệt gì - hay cắt đầu hắn ta, nếu cần thiết” (I don't know whether that threat goes far enough or not but I'd do any damn thing that is -- or cut off his head if necessary) khi nói về việc TT Thiệu không muốn ký vào Hiệp định Paris. Đó cũng chính là cái lý do khiến tướng Nguyễn Cao Kỳ từng thốt lên: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”; rồi: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”. Vậy thì các vị đã tuẫn tiết thì tuẫn tiết vì cái gì? Vì cái gì Huy Đức đã tôn vinh họ? Và vì cái gì Trần Hữu Dũng ca ngợi Huy Đức?
---
Nguyễn Giang, hiện là Trưởng Ban Việt Ngữ BBC, tra trên mạng thấy: “Name: Nguyen Giang. Born 1972 in Son La, Vietnam. High school and first year of law studies in Hanoi”, nghĩa là cũng là “con Việt cộng” ở Sơn La. Trên bbcvietnamese.com, trong bài Về cuốn 'Bên Thắng Cuộc', Nguyễn Giang viết:
“Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn, và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.
… ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam…
Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động”.
Trong bài CÓ PHẢI MÁC LẠI LÀM KHỔ DÂN VĂN GIANG? phản bác TS Phạm Ngọc Cương ở Canađa, tôi đã viết: “Từ cái nhìn phi lịch sử, từ chỗ chê bai cuộc sống ở trong nước, ông Cương ca ngợi Canada, nơi ông là một kẻ tha phương cầu thực. Mọi chuyện ông nói đều đúng cả, nhưng đó chỉ là tư duy “phản xạ có điều kiện” của Pavlov, chứ không phải là cái nhìn biện chứng của một tư duy triết học”, thì có lẽ ông Giang, ông Dũng cũng giống như ông Cương thôi, cũng được những “điều kiện” ở Anh, ở Mỹ đã tạo ra những “phản xạ” trong nhận thức, nên các ông đã ca ngợi Huy Đức viết ngược như thế.
Ngẫm lại cái số phận thật tai quái, tôi đây mà cũng lại có lần “hân hạnh” được dùng tiệc cùng với “ông Trưởng ban” Giang nói trên và cả “nhà cách mạng Lê Công Định” nữa tại quán Nga trên đường Tôn Đức Thắng, Q I, TPHCM!
---
Ngược lại cái tư duy “phản xạ có điều kiện” nói trên, trên haingoaiphiemdam, một chứng nhân được Huy Đức cho vào “trang sử” của mình là Lê Quang Liễn, một Thiếu Tá Quân lực VNCH, đã phản đối Huy Đức:
“Một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật, vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp cho những người vắng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân, phe nhóm”.
MX Phạm Văn Tiền ĐĐ F Khóa 20 Đà Lạt:
“Kính thưa quý diễn đàn.
Gần đây dư luận xôn xao về một quyển sách của tác giả Huy Đức, người từ chế độ cộng sản viết về tài liệu lịch sử của cuộc chiến vừa qua. Qua quyển sách có tên là " Bên thắng cuộc", nhìn toàn diện tác giả dường như muốn diễn đạt và dẫn chứng những điều thật sự xảy ra sau cuộc chiến, nhưng sự thật đó lại là những điều không thật… Những dẫn chứng bịa đặt mặc dầu với những tên khác nhau, nhưng tác giả Huy Đức phải hoàn toàn chịu trách nhiệm những điều không có thật trong quyển sách của mình. Qua quyển sách "Bên thắng cuộc" của tác giả Huy Đức là những viên thuốc đắng có bọc đường”.
Ở đoạn này Huy Đức rất giống Bùi Tín. Bùi Tín từng "chiêu hồi", cố công "lập công chuộc tội" nhưng vẫn bị chửi rủa lăng nhục, thậm chí có người còn tố cáo Bùi Tín giết người!
---
Về phía “ta”, trong bài Cóp nhặt ý kiến bình về “Bên thắng cuộc” Posted by butluan on Tháng Mười Hai 21, 2012 . Về chuyện Huy Đức “tố cáo” nhà nước đầy đọa binh lính chế độ cũ sau giải phóng, bạn Pham Truong Son – truongsonnd2007@yahoo.com.vn viết:
“Các ông sang bờ bên kia đại dương đã gần 40 năm, mà vẫn còn rất nhiều tổ chức, hội đoàn, cá nhân ngày đêm kêu gào chống phá, lật đổ. Huống chi chiến tranh vừa kết thúc, quản lý rồi mà có khi các ông vẫn còn làm loạn ấy chứ, để các ông tự do thì không biết thế nào!”
Bạn Hoàng Việt Vũ:
“… Trại cải tạo là chuyện mà Nhà nước cần phải làm. Chủ yếu là để đảm bảo an ninh trật tự trong nước, tránh việc chống phá của các thành phần thuộc chế độ cũ trong hoàn cảnh khi mà nhà nước còn quá nhiều khó khăn, nếu phải chống cả thù trong lẫn giặt ngoài thì thành quả cách mạng sẽ đều bị sụp đổ.
Mặt khác, nếu so sánh giữa trại cải tạo của chế độ và những nhà tù chế độ cũ như nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc, công việc cuốc đất hằng ngày, tăng gia sản xuất, học tập chính trị có thấm gì so với những kìm kẹp, nhận nước, đóng đinh, cưa chân mà chế độ cũ đã gây ra đối với những người cách mạng.
Hãy nhìn xem, những người mà cha mẹ họ ra khỏi tù với hàng trăm vết thương, ra tù với đôi chân bị cưa 7 lần, những người thân tìm thấy xác của con cháu mình trên đầu vẫn còn hàng chục cây đinh dài cả chục cm. Họ mới là người có quyền căm thù, có quyền lên tiếng, nhưng họ vẫn im lặng và đặt lại quá khứ sang một bên, họ không quên đâu, họ vẫn nhớ, nhưng đối với họ tương lai thì quan trọng hơn nhiều cái quá khứ đau đớn ấy.
Bạn Trần Hạ Long:
“Tôi định không viết nhưng thấy nhiều người than thở thở than theo ông Huy Đức quá nên cầm lòng không được
Này các bác, tôi là dân Bắc Kì đây, gia đình tôi có cả người từng làm làm ở hành chánh quốc gia đấy và từng làm dân biểu nữa, cũng đi học nhưng ở lại không vượt biên, cũng chả sao cả… Tôi kể các bác nghe nhá:
…Ông họ tôi là thiên chúa giáo dân, ông tôi chiến đấu chống Pháp tại hà nam, ông tôi là công dân nước Việt chống xâm lược nhưng chưa hề xâm lược nước Pháp nhưng nước Pháp vĩ đại mang ông tôi ra phơi nắng trong khi ông tôi bị thương nặng vì can tội ” làm Việt Minh” và ông tôi chết trong đau đớn, nhưng còn hơn một số kẻ cúc cung vì nước Pháp thà làm trâu ngựa hơn làm người tự do…
…Thả tù binh xuống biển, bẻ răng đập hàm… không thủ đoạn đê hèn nào không làm… Nhưng các bác lờ tịt đi… muốn chối tội à. Tôi biết còn nhiều bác từng nhuốm máu nay tỏ ra cao đạo phê phán cộng sản, nhiều bác lính kiểng tỏ ra anh hùng.
Xin các bác nghĩ lại cho một ít”.
---
Còn với tôi, bộ sách của Huy Đức rất dày, riêng cuốn I đã hơn 800 trang, nên bài này tôi chỉ muốn chỉ cho Huy Đức biết thực chất cái “nền văn minh” của Miền Nam trước giải phóng là như thế nào thôi.
Như trong bài về HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY tôi đã viết:
“Về sự tươi đẹp của chế độ VNCH, Huỳnh Ngọc Tuấn cũng như không ít người từng ca ngợi và hay mang ra so sánh với Bắc Việt nghèo khổ, có điều họ không hiểu rằng, đó chỉ là “lợi nhuận” của việc chống cộng mà cư dân ở những vùng đô thị miền Nam được hưởng từ việc đánh đổi bằng máu của dân Bắc bởi “chiến tranh phá hoại” và máu của dân cư vùng nông thôn. Theo "Fire In The Lake" by Frances Fitgerald, Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139, khi viết về Diệm, tác giả cũng viết: “Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương. (For him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West)”.
Cụ thể trong Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam trên Wikipedia theo Nguyễn Nhật Hồng Trưởng bộ phận B29:
"Toàn bộ tiền viện trợ và tiền giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam đánh Mỹ đều tập trung về một đầu mối là B29... Từ 1965 đến 1975, B29 đã tiếp nhận Sáu trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ (số tròn) (678.700.000 USD), trong đó hơn sáu trăm hai sáu triệu đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn hai mươi bốn triệu đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần bảy triệu rưỡi đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng...".
Tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ thì đưa ra những con số ước tính qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 7 tỉ USD, trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự).
Còn Viện trợ quân sự Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa:
“Theo nguồn do Việt Nam thống kê thì tổng viện trợ cho VNCH từ 1954 đến 1975 là trên 26 tỷ USD. Theo nguồn của Hoa Kỳ thì tổng viện trợ Quân sự cho VNCH từ 1955 đến 1975 là 16,762 tỉ USD. Lưu ý số vũ khí và viện trợ trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chiến phí của Mỹ ở Việt Nam. Nó chưa bao gồm số vũ khí và chiến phí do quân đội Mỹ trực tiếp sử dụng trong giai đoạn tham chiến trực tiếp 1964-1973, mà theo thống kê là trên 141 tỷ USD chi phí trực tiếp, tương đương 686 tỷ USD theo thời giá 2008. Mặt khác, nhà kinh tế Steven ước tính tổng chi tiêu cuối cùng của Mỹ cho cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ lên tới 925 tỷ USD; gấp 3,8 lần chi phí của Mỹ trong thế chiến thứ nhất và chỉ đứng sau chi phí của Mỹ cho thế chiến thứ hai”.
Như vậy tổng chi phí của Mỹ cho chiến tranh VN gấp hơn 130 lần mà phía VNDCCH đã nhận được viện trợ. Vì thế cái “nền văn minh” mà Huy Đức thấy qua “Mấy chiếc xe đạp bóng lộn”; “cặp nhẫn vàng chóe”; “Những chiếc máy Akai, radio cassettes”; rồi: “rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc” v.v… đều có nguồn gốc từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở VN, kèm theo 58000 nhân mạng nữa, để rồi mất trắng trở về.
Theo Vi Anh trong bài Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu :
“Tiến sỉ Nguyễn Tiến Hưng đưa ra một vài thí dụ và dẫn chứng của sự kiện lịch sử tiêu biểu nhưng vô cùng đau đớn cho chánh quyến VNCH khi lệ thuộc Mỹ. Về kinh tế nội việc xin Mỹ viện trợ gạo là cả một vấn đế phức tạp, phiền toái mà trăm dâu đổ đầu tằm VNCH phải chịu. Cứ mỗi năm vào 16-5 mùa giáp hạt, thì kho gạo VN hết, từ tổng thống đến chánh phủ phải chạy đôn chạy đáo để cầu viện. Câu viện phải qua 6 bước. Xin Hành Pháp cấp, Quốc Hội chuẩn chi, giải quyết vận chuyễn,. Vận chuyễn theo luật viện trợ Mỹ phải đấu thầu chuyên chở. Ông Chủ tịch Ủy Ban chuẫn chì có công ty hàng hải “ bồ bịch” muốn công ty của mình được thầu. Làm không khéo, đổ bể các nhà thấu khác la lên thì VNCH mang tiếng xấu, mà không làm cho công ty bồ bịch của Ông thì chuẩn chi khó khăn hay bị cắt giảm. Chở gạo từ Louisiana lên San Fran, từ San Fran về VN. Nghiệp đoàn công nhân bốc dở biết Quân Đội ở Miển Trung đang cần gạo, họ hay đình công để làm tiền. Chánh quyền VNCH không thể trả tiền vòi vĩnh mà cũng không thể ngăn cản quyền đình công của nghiệp đoàn, trong khi Quân Đoàn I xếp hàng xe chờ gạo, lính gần hết quân lương. Chánh quyền phải nhờ các thương gia gạo dàn xếp. Đó là chưa nói gạo viện trợ về bán rẻ thiệt hại cho nông dân VN”.
Chính Nguyễn Văn Thiệu còn có những câu nói để đời rất hồn nhiên thừa nhận việc mình làm một ông Tổng thống “bù nhìn” như sau:
- Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng;
- Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!
Không chỉ lệ thuộc về kinh tế mà về chính trị chế độ của Nguyễn Văn Thiệu cũng hoàn toàn bị lệ thuộc. Khi Mỹ nhận ra sai lầm trong cuộc chiến ở VN, như việc “cắt lỗ” trong đầu cơ chứng khoán, chính phủ Mỹ đã “vắt chanh bỏ vỏ” Nguyễn Văn Thiệu không thương tiếc. Trong Nguyễn Văn Thiệu – Wikipedia tiếng Việt:
“trong thư của Tổng thống Nixon gửi ông vào ngày 16 tháng 1 có đoạn: "Tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần tôi sẽ làm đúng như nói trên một mình. Trong trường hợp đó tôi phải giải thích công khai rằng chính phủ của ông cản trở hòa bình. Kết quả sẽ là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự thay đổi nhân sự trong chính phủ của ông khó mà nói trước".
Trong bức thư đề ngày 6/10/1972, Nixon còn ngầm đe dọa: "Tôi yêu cầu ông cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...".
Henry Kissinger về sau trong hồi ký của mình đã cho rằng: “Nguyễn Văn Thiệu đã điều hành quốc sự theo một kiểu "tàn bạo", "xấc láo", "ích kỷ, độc ác" với những "thủ đoạn gần như điên cuồng" khi làm việc với người Mỹ”; Kissinger cũng tiết lộ rằng, khi nói về việc Nguyễn Văn Thiệu ngăn cản Mỹ ký hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã giận dữ thốt lên: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó không chịu chấp thuận. Ông hãy tin lời tôi."
Một “nền văn minh” luôn tùy thuộc vào chế độ chính trị và tiềm lực kinh tế. Vì những lẽ trên đây mà người ta đã cho cuộc sống ở Sài Gòn trước 75 chỉ là “phồn vinh giả tạo”. Mà nền kinh tế ấy cũng lại: “ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường”.
Đó là những thông tin chỉ bấm một phát là ra trên Google, vậy mà Huy Đức đến tận bây giờ còn mù quáng thì thử hỏi còn tham vọng viết lách cái gì?
---
Còn cuộc sống ở ngoài bắc trước 1975, Huy Đức cần phải hiểu nếu không có chiến tranh, nếu miền Bắc không phải “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì Miền nam ruột thịt” thì chắc chắn mức sống 2 miền Nam, Bắc không quá chênh lệch như thế!
Cũng liên quan đến Kissinger, cũng về sự lệ thuộc nước ngoài, Lê Mai trong bài Ba bảo bối của Lê Đức Thọ viết về Lê Đức Thọ, một nhân vật mà Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho "Ông ý là nhà ngoại giao khổng lồ; nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đánh giá là một “phái viên chiến lược toàn năng, có thể ví như một tướng quân tài ba thao lược” (VietNam.net); còn Huy Đức trong cuốn sách của mình đã cố công bôi đen hình ảnh của ông bằng những tư liệu không chính thống; nhưng thực tế, với Nguyễn Văn Thiệu, ta càng thấy nhục cho người Việt mình trước người Mỹ bao nhiêu thì với Lê Đức Thọ, ta lại càng tự hào bấy nhiêu. Lê Mai đã viết:
“Kissinger viết: “Tóc hoa râm, đường bệ, Lê Đức Thọ bao giờ cũng mặc bộ đại cán màu xám hoặc ma-rông. Đôi mắt to và sáng, ít khi để lộ sự cuồng tín đã thúc đẩy ông hồi mười sáu tuổi đi theo phong trào du kích cộng sản chống Pháp. Ông bao giờ cũng tỏ ra rất bình tĩnh, thái độ bao giờ cũng không có điều gì chê trách được, trừ một hai lần. Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tụy và khéo léo”.
Kissinger dường như tin rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề VN là ở Mátxcơva và Bắc Kinh.
- Ngài cố vấn qua Bắc Kinh, Mátxcơva, chắc đã được các bạn của ngài thông báo về ý kiến của chúng tôi trong đợt đàm phán này - Kissinger khiêu khích.
- Bạn chúng tôi ủng hộ chúng tôi, nhưng không làm thay chúng tôi. Mấy năm qua các ông cứ chạy vay chỗ này chỗ kia, chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. Trong một ván cờ, quyết định thắng thua phải là người trong cuộc, không có cách nào khác. Chúng tôi độc lập giải quyết vấn đề của chúng tôi - Lê Đức Thọ trả lời.
Khi Kissinger thông báo, Sài Gòn sẽ không ký, Lê Đức Thọ nói với Kissinger: “Năm năm nay không bao giờ ông để tôi tin ông lấy một lời. Ông hứa danh dự rồi chính ông lại dí ngay lời hứa đó xuống chân ông. Ông lật lọng hết mức”.
Kissinger bực lên và đáp:“Ông nói là lời của tôi vô giá trị, thế thì ngồi đây đàm phán làm gì. Tôi phải tính đến chuyện lần sau để người khác đàm phán với ông, tôi với ông không đàm phán với nhau nữa”.
Kể cũng lạ, đi đàm phán với đối phương là giáo sư Đại học Harvard lừng danh mà Lê Đức Thọ nhiều khi ứng xử như với cán bộ của mình, nghĩa là tiếng oang oang, chỉ mặt lên tay, thậm chí còn nói thẳng ra rằng Kissinger là kẻ nói láo!
Một hôm, trước bữa nghỉ ăn trưa, Kissinger nói với Lê Đức Thọ:
- Hiện giờ ông cố vấn đàm phán với tôi thì ông nói như mắng tôi; sau này kết thúc đàm phán, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình rồi, thì ông mắng ai?”.
---
Tóm lại, Bên Thắng cuộc là cuốn sách được Huy Đức viết rất kỳ công, chi li, nhưng những cái bình thường thì đều đã được đăng tải trên sách báo chính thống, còn những cái khác thường thì cũng đã đăng tải trên mạng. Riêng tôi thì còn biết hơn nhiều lần kể cả số lượng cũng như độ ‘ghê gớm” của những tư liệu, quan trọng là phải biết có cần viết ra hay không mà thôi. Chỉ có điều đặc biệt là Đức khoe do công việc nên đã được gặp và phỏng vấn nhiều nhà lãnh đạo và những cán bộ cao cấp, đảm bảo tính chính xác của thông tin, bởi đều là những chuyện người thật việc thật. Nhưng như tôi đã viết, dù đúng là chuyện người thật việc thật, nhưng nếu chỉ là cái nhìn chủ quan, phiến diện, cục bộ thì chỉ là những mẩu sự thật chứ chưa phải là sự thật. Mà Lịch sử lại cần phải được viết bởi sự minh triết để có thể bao quát thấu suốt, viết ra được bản chất sâu xa nhất của các sự kiện, để đời sau rút ra được những bài học bổ ích. Trong khi đó Bên thắng cuộc lại chỉ xoáy vào cái xấu, cái yếu kém, lại được nhìn nhận bằng một cái tâm tối trí thấp, nên cái mà Huy Đức viết ra không phải là lịch sử với ý nghĩa cao quý nhất của nó mà chỉ là những ghi chép sai lạc. Theo tôi, đây là cuốn sách rất nguy hiểm bởi cái vẻ khách quan, và thái độ điềm tĩnh khi liệt kê chi li các vụ việc; người có thành kiến, người ít hiểu biết và nhất là lớp trẻ rất dễ bị dẫn dắt để tin đó là sự thật!
Với những Chỉ thị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, chắc chắn Huy Đức đã vi phạm. Phải chăng Huy Đức không sợ vì đã noi theo Herostratos (‘Ηρόστρατος), một thanh niên thời cổ đại, hy vọng sẽ trở nên nổi tiếng đã phóng hỏa đốt Đền thờ thần Artemis? Chắc không phải vậy, mà Huy Đức chỉ noi theo một số người ở chính nước ta đã nổi danh bằng cách nói ngược. Điển hình như bà Dương Thu Hương mà Đức đã coi như thần tượng từng nói là đã khóc như cha chết trong ngày giải phóng vì thấy đội quân chiến thắng của mình là đội quân man rợ. Có điều bà này cũng xạo, cũng là kẻ như các cụ nói là lá mặt lá trái, cơ hội, vì thực tế, ngày mới giải phóng bà ta không "khóc" mà đã viết truyện “Loài hoa biến sắc” cho “nền văn minh” của SG, cái “nền văn minh” đã làm lóa mắt Đức đó, chỉ là “Một lớp giấy trên chiếc rọ làm hình nhân bị xé rách. Một lớp váng dầu ngũ sắc bị khuấy tan trên mặt nước tù” mà thôi!

Cuốn Bên thắng cuộc còn rất nhiều vấn đề, nếu còn hứng viết, tôi sẽ viết tiếp.

T. HCM 24-12-2012
Đông La
(Blog Đông La)

1528. Vài suy nghĩ về “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

Sống Magazine

Vài suy nghĩ về “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

Vũ Ánh
03-01-2013
Vài dòng về tác giả: Tên thật là Vũ Ánh, sinh năm 1941, còn có bút hiệu khác là Vũ Huy Thục. Trước năm 1975, từ 1964 phục vụ tại Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia đến sáng ngày 30-4-1975, với các chức vụ: phóng viên mặt trận 7 năm, rồi trưởng phòng Bình Luận, Chánh Sự Vụ Sở Thời sự Quốc tế và Quốc nội cho đến 10 giờ sáng 30-4-1975. Ngoài ra, tác giả còn cộng tác với các nhật báo Dân Ý, Báo Đen và Sóng Thần vào những năm chiến tranh.
Sau 30-4-1975, đi tù cải tạo dưới chế độ Cộng sản 13 năm, trong thời gian này bị nằm “chuồng cọp” mất 5 năm liên tiếp vì chống lại chế độ lao tù và ấn hành tờ Hợp Đoàn (báo chui trong trại giam). Được thả về gia đình với 5 năm quản chế, mưu sinh bằng lao động chân tay cho đến khi được định cư ở Mỹ theo diện HO năm 1992.

Sang Mỹ, tác giả trở lại nghề báo và truyền thông: Nhật báo Viễn Đông Kinh Tế Thời Báo (TTK), Nhật Báo Người Việt (TTK và Chủ Bút), cộng tác với nhật báo Việt Herald. Đồng sáng lập đài Văn Nghệ Truyền Thanh (VNTT), Việt Nam California Radio (VNCR) và làm việc ở đó 10 năm, cộng tác với Đài Truyền Hình SBTN, hiện cộng tác với Tuần báo Sống, trong vai trò Cố vấn Biên tập.
Lịch sử cận đại của cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ, Tổng Thống Abraham Lincoln khi chiến thắng Nam quân sau trận Gettysburg đã ra lệnh cho tướng Grant phải đứng ra để chào kính viên tướng Nam quân lên ngựa sau khi họ đã ký vào văn bản đầu hàng của Nam quân. Nhưng để hàn gắn, Tổng Thống Abraham Lincoln không phải ra lời xin lỗi Nam quân vì thực sự chiến thắng của Bắc Quân không phải là lỗi của ông. Nhưng hành động cấm tất cả binh lính dưới quyền Tổng Tư Lệnh Abraham Lincoln không được truy bức những cựu thù là một cách hàn gắn rất thông minh và văn minh khi bên chiến thắng chìa bàn tay ra trước” – Vũ Ánh.
H3Gặp Huy Đức nhân một bữa tiệc tại nhà một người bạn. Chúng tôi có trao đổi một vài câu chuyện. Đây là lần đầu tiên tôi gặp anh dù rằng trước đó tôi thường đọc những bài của anh trên blog Osin, có nội dung chỉ trích chế độ rất khéo léo và suy nghĩ sâu sắc. Huy Đức sang Mỹ theo một chương trình nghiên cứu của Đại học Harvard, một đại học hiện có khá nhiều sinh viên từ Việt Nam qua theo học. Câu chuyện trao đổi liên quan đến nội dung một tác phẩm, đó là “Bên Thắng Cuộc”. Tôi có nói với Huy Đức là đề tài mà anh đề cập tới rất tế nhị và anh sẽ phải đi dưới hai lằn đạn. Bởi vì viết những gì dù dựa trên sự thật mà bên thắng cuộc không thích, anh cũng sẽ “lãnh đủ” và viết ra những gì mà chỉ một số người bên thua cuộc không thích, anh cũng sẽ bị biểu tình và họ sẽ lôi gốc gác của anh ra mà xỉ vả. Lý do rất dễ hiểu: Kể cả bên thắng cuộc và bên thua cuộc đều vẫn còn nhiều người chỉ thích “uống nước đường” chứ không thích người nào nói sự thực hay chứng minh đó là sự thực.
Ít lâu sau tôi nhận được tập bản thảo “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức và tập bản thảo dù dầy đến 680 trang, tôi vẫn đọc một cách cẩn thận và có ghi chú. Tôi kết thúc trang cuối cùng vào đúng lúc Đài BBC đưa ra bản tin phản ứng của độc giả đối với “Bên Thắng Cuộc”, ủng hộ cũng như chỉ trích, phần lớn đều rất lịch sự. Tôi nghĩ chỉ cần phản ứng lịch sự là được rồi, dù phản ứng bao gồm cả những lời chỉ trích, bởi vì chỉ trích lịch sự, ôn tồn ở cái đất này giống như lá mùa thu.
Cảm tưởng của tôi đối với “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức: Lần đầu tiên tôi được đọc tác phẩm của một nhà báo trẻ trong nước viết với giọng văn bình thản, cố tránh những tĩnh từ vô ích, trích dẫn có cân bằng và đối chiếu thận trọng. Mặc dù nội dung tác phẩm còn nhiều khiếm khuyết khi Huy Đức viết về phần bên thua cuộc, nhưng ở vào thế hệ của anh không thể tránh những lỗi này được và điều này theo tôi cũng không có gì là “big deal” vì anh vẫn còn đầy đủ cơ hội hiệu đính lần xuất bản sau. Nhưng tại sao lại là “Bên Thắng Cuộc” mà không là “Bên Thắng Trận”? Nguyễn Giang, trưởng ban Việt ngữ của Đài BBC cũng đã có những thắc mắc này và tự lý giải nó bằng một tự nhủ:
“Khi đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với tất cả sự oai hùng, hào khí cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu. Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ vì trận chiến vì tâm hồn và tương lại Việt Nam vẫn chưa chấm dứt?”.
Tôi cũng có những thắc mắc giống như ông Nguyễn Giang, nhưng tôi tự lý giải theo cách nhìn khác. Trong một trận banh, tỷ số các bàn thắng bại được ghi ngay trên bản và được dứt khoát quyết định, bên bị loại không thể thể giải thích “tại”, “bị” hay “do… mà tôi thua”. Nhưng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến rất phức tạp. Những người Cộng sản Miền Bắc tấn công Miền Nam Việt Nam trước và dưới cái nhãn “giải phóng và thống nhất đất nước”. Miền Nam Việt Nam chống trả dưới cái nhãn khác, đó là “tiền đồn của thế giới tự do”. Cả hai bên lao vào một cuộc huyết nhục tương tàn với súng đạn hai bên chẳng do người Việt Nam sản xuất. Chúng đến từ Nga, Tầu và Mỹ. Hai bên cứ thế mà lao đầu vào chém giết nhau, trong khi ở các bàn hội nghị quốc tế, những siêu cường thương lượng về ảnh hưởng của họ trên núi xương sông máu của nhân dân cả hai miền Nam Bắc. Đó là lý do tại sao những người thức tỉnh nhận ra “cuộc cờ” khốn nạn ấy mà những người nắm quyền lưc hiện nay ở Việt Nam không nhận ra? Huy Đức đã ghi ở trang đầu của cuốn sách một nhận định ngắn ngủi của Nguyễn Duy nhưng đầy ý nghĩa “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”. Tôi cho rằng những suy tưởng này chính là lý do khiến Huy Đức không dùng tựa đề bên thắng trận mà dùng tựa đề “Bên Thắng Cuộc”. Chỉ cần dùng tựa đề này, Huy Đức cũng đã can đảm rồi. Cậu bé chăn trâu ở một làng quê nghèo ở Hà Tĩnh ngày nào nay đã thành danh trong nghề nghiệp báo chí với cái tên blogger Osin đang cố gắng giữ sự tỉnh táo bằng cách học hỏi và nghiên cứu tại một trường đại học nổi danh ở Mỹ là trường Harvard. Cuộc nghiên cứu chỉ kéo đài có một năm thôi, nhưng tôi tin rằng ở ngôi trường vốn là mẫu mực cho nền tự trị đại học và suy nghĩ tự do ấy đủ để cho những người bảo thủ phải thay đổi suy nghĩ của mình hay ít ra là cũng làm mới lại suy nghĩ mà họ đã có từ trước.
Tôi muốn nhắc lại ở đây một điều đã quá cũ, nhưng vẫn cứ phải khẳng định đây là loại tác phẩm chính văn căn cứ vào những dữ kiện như cuốn “Bên Thắng Cuộc” một kiểu viết đòi hỏi phải có một phương pháp làm việc mang nhiều tính chất sử học chẳng hạn như việc lựa chọn dữ kiện, phỏng vấn những nhân chứng còn sống, sưu tầm những tài liệu của những nhân chứng đã chết, phân tích (chứ không phải bình luận) những tài liệu, văn kiện sưu tầm được, đi và nói chuyện với những nhân vật lịch sử có liên hệ hiện còn sống. Xét đến những điều kiện để thực hiện tác phẩm rõ ràng Huy Đức đã đáp ứng đầy đủ như anh đã trình bày trong Lời Nói Đầu và nội dung các chương của tác phẩm. Làm được đầy đủ công việc này, phải mất 10 năm là điều mà tôi tin rằng Huy Đức nói không ngoa.
Đọc một tác phẩm dầy như “Bên Thắng Cuộc” với biết bao nhiêu dữ kiện lịch sử, nhiều cuộc phỏng vấn, nói chuyện với những nhân vật, những nhân chứng lịch sử của cả hai bên, nhất là phần chú thích (nhất thiết phải đọc cả phần chú thích này, bởi vì nó cung cấp cho những luận đoán của người đọc nhiều chi tiết thú vị), người đọc phải mất rất nhiều thời giờ, ngoại trừ, những người vì nghề nghiệp cần phải đọc hết những trang sách trong thời gian ngắn nhất. Ví thử như Huy Đức viết “Bên Thắng Cuộc” chỉ để thỏa mãn nhu cầu chính trị ca ngợi chế độ thì không cần phải 3 năm để đọc tài liệu và 10 năm mới hoàn thành. Cho nên, việc tác giả dùng thời gian hơn một thập niên để viết “Bên Thắng Cuộc” là có lý do của nó. Huy Đức cần phải căn cứ vào cách làm của những nhà văn viết ký sự dựa theo dữ kiện lịch sử để bảo đảm tính “không dễ dãi với cách nhìn những gì đã từng xảy ra trên đất nước Việt Nam”. Đọc “Bên Thắng Cuộc” từ trang đầu đến trang cuối, người đọc có thể thấy nỗ lực của Huy Đức cố gắng không để cho tác phẩm của mình trở thành những ly nước đường cho cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc, dù những cố gắng của anh chỉ có giới hạn. Hãy đọc Huy Đức  viết trên trang Facebook lập ra cho cuốn sách:
“Tôi mong các nhà lãnh đạo hiện nay đọc Bên Thắng Cuộc cho dù họ đánh giá cuốn sách như thế nào. Nhận ra những sai lầm để ‘đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát triển’ là mong ước của chúng ta. Nhưng tương lai dân tộc không thể chỉ trông cậy vào một cuốn sách hay chỉ trông cậy vào những nhà lãnh đạo ở bên thắng cuộc.”
Ý kiến mà tôi vừa trích dẫn chỉ là một phần nhỏ trong phần trả lời của tác giả đối với những phản ứng hay ý kiến của độc giả mà tác giả đặt tên là  “Không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi”. Đài BBC ghi lại một câu hỏi khá quan trọng, đó là “liệu ông có sợ những điều không hay xảy ra với ông vì vi phạm các qui định của Đảng và Nhà Nước”, Huy Đức đã thẳng thừng:
Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh các qui định đó. Tôi ý thức được những việc gì mình đang làm. Sự thật không  chỉ giúp chúng ta tìm ra những phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không vi phạm những sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu những điều không hay nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sở hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra, bạn ạ!
Huy Đức có thể trình bày suy nghĩ của mình về đứa con tinh thần được kể là quan trọng của anh khi chính quyền mà anh đang sống với chưa có dấu hiệu gì muốn nhìn nhận những sự thật mà anh trình bày trong “Bên Thắng Cuộc” là vì những lý do như anh đã viết trên Facebook. Những đoạn trong tác phẩm mà tôi cho rằng quan trọng và người Việt ở hải ngoại nên đọc chính là những đoạn mà tác giả tổng hợp được cách nhìn về mọi phía và về các bên lâm chiến từ giai đoạn lực lượng Cộng Sản tiến vào Saigon và thời kỳ quân quản, hiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc.
Nhưng sau ngày 30-4-1975, thảm kịch diễn ra từ việc trả thù những sĩ quan công chức, cảnh sát VNCH cho tới việc đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa văn nghệ tự do, qui kết loại trừ tư bản Tầu Chợ Lớn, cưỡng bức người dân thành phố đi kinh tế mới, cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng với những nỗ lực được mệnh danh là “duy ý chí” nhằm áp đặt các mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước với chế độ khẩu phần khắt khe đưa đến thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.
Nguyễn Giang, trưởng ban Việt ngữ đài BBC nhận định về  văn phong của Huy Đức trong các chương nói trên: “Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì những biến cố đau đớn cho hàng triệu người  mà anh chứng kiến cận cảnh, nhất là tâm thức một người đi bộ đội và từ Bắc vào Nam”.
Ngay từ những dòng đầu tiên, niềm đau ấy, tâm thức ấy được phản ảnh như dưới đây về một sự thực ở Miền Nam Việt Nam. Sự thực ấy khác những điều mà Huy Đức được dạy dỗ từ thuở thiếu thời:
“Nhưng hình ảnh Miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên Quốc lộ 1, bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi rất nhanh đu ra ngoài cánh cửa gần như trong một giây trước khi xe rú ga, vọt đi ngạo nghễ. Hàng chục năm sau tôi vẫn nhớ hai chữ chạy suốt bay bướm, sặc sỡ  sơn hai bên thành xe. Cho đến lúc ấy thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ. Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật đơn giản: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết (ra Bắc) vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe, buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn. Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh… được những bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp cho bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn là “Rừng thẳm tuyết dày”, “Thép đã tôi thế đấy”, những chiếc máy Akai, radio cassettes được những người hàng xóm tập kết mang ra giúp chúng tôi nhận ra người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ nhớ em, chứ không chỉ là ‘Đêm Trường Sơn nhớ Bác’. Có một miền Nam không giống như Miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.”
Qua đoạn văn này trong Lời Nói Đầu, người ta thấy tác giả  tự tay chém vào thân người mình những vết thương sâu hoắm để tự cảm thấy một nỗi đau, nỗi đau không thảng thốt, nhưng nó sẽ cắn xé, gậm nhấm từ từ một con người còn tỉnh táo để nhận biết sự thật, để nhận biết là trong bao nhiêu lâu của tuổi xuân  mình chỉ được biết những gì không phải sự thật. Theo tôi, nỗi đau của Huy Đức cũng như hàng triệu người có cùng một cảm xúc như anh không khác gì nỗi đau đớn của hàng triệu người ở Miền Nam Việt Nam đã để mất cái phần đất mà chỉ sau 30-4-1975 họ mới có thể hoàn toàn thấu hiểu rằng so với Miền Bắc, nó thật là quí giá, đúng như lời cựu Tướng độc nhãn của Do Thái Moshe Dayan đã nhận định khi ông đến Saigon để viết một phúc trình cho tờ Israel Times rằng người Miền Nam Việt Nam phải biết thua Cộng sản thì mới có thể chiến thắng được họ. Theo tôi nỗi đau ấy không thể được làm thuyên giảm chỉ với những tập tài liệu “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” hoặc “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” hay “Tâm Tư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu”, hoặc những cuốn hồi ký trong đó có một số tướng lãnh hay các sĩ quan cao cấp không ngại ngùng nói thẳng ra chuyện các ông bỏ đơn vị, bỏ lính của mình như thế nào để thoát ra nước ngoài trong cơn lốc nghiêng ngửa của Miền Nam. Những cuốn sách ấy không thể là những thắc mắc mà cho tới bây giờ vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát, đó là: “Một quân đội thiện chiến, quả cảm, chiến đấu không mệt mỏi trong một cuộc chiến dài và đẫm máu như thế, tại sao họ vẫn thất bại”?
Suy nghĩ của tôi cũng chỉ là cái cớ để nói tới cái bối cảnh ra đời của “Bên Thắng Cuộc”. Sống trong lòng chế độ ở Việt Nam mà đề cập tới những người thắng cuộc cũng đã là một điều khó khăn và đe dọa cho Huy Đức rồi, nhưng đề cập tới những người thuộc bên thua cuộc lại càng khó khăn, phức tạp và nhạy cảm hơn đối với một tác giả xuất thân từ phía thắng cuộc. Tôi xin trích dẫn lời kết luận của một trong những phản ứng chỉ trích của một cựu sĩ quan bên thua cuộc (VML) qua một e-mail được một bạn tù forward cho tôi: “Tác giả đã bỏ ba năm, ngồi đọc 126 quyển, rồi trích lấy 609 câu ghép lại thành từng chương mục thêm vào mấy lời cám ơn, thế là xong một tác phẩm vĩ đại! Tóm lại Bên Thắng Cuộc chỉ là một công trình đáng giá 3 xu hoàn thành từ một Cháu ngoan của Bác”. Tôi không ngạc nhiên về những lời phán này bởi vì trong 20 năm sống ở Mỹ, thói quen của một số người thuộc phía thua trận là bác bỏ và phủ nhận bất cứ một cuốn sách nào từ phía những người thắng trận, nhưng không may, họ lại không thể trưng ra được một tác phẩm nào của họ để đối chiếu. Andrew Wiest khi viết cuốn “Vietnam‘s Army Forgotten” đã có một thư mục sách ông tham khảo dài, những cuộc phỏng vấn và mất cả 3 năm trời để tìm cách phỏng vấn người anh hùng trong quân đội VNCH Trần Ngọc Huế và cả người mà ông cho rằng một nửa giai đoạn chiến tranh là anh hùng nhưng cuối cuộc chiến trở thành người phản bội, Phạm Văn Đính. Larry Berman cũng đã mất khoảng 10 năm trời, dùng số sách tham khảo nhiều hơn Huy Đức và nhất là tìm cách phỏng vấn cho được tình báo viên Phạm Xuân Ẩn trước khi ông ta qua đời để viết cuốn “Perfect Spy”. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ khi viết cuốn “Argument Without End” cũng đã phải vùi đầu vào một núi tài liệu trong văn khố quốc gia Mỹ, rồi phải vận động để được phép thu thập cái kho tài liệu về chiến tranh Việt Nam của Hà Nội mà trước đó không một tác giả Mỹ nào xâm nhập vào được, tổ chức các buổi hội thảo tốn kém để đối thoại với các cựu tướng lãnh và giới chức quân sự chính trị cao cấp từng đối đầu với Hoa Kỳ trong chiến tranh, gặp gỡ riêng tư những người cầm chịch trong cuộc chiến Việt Nam cả về phía Mỹ, Việt Nam và VNCH. Ấy vậy mà trong buổi giới thiệu sách ở New York, tác giả vẫn còn xin lỗi vì những tham khảo chưa trọn vẹn. Có thể có nhiều người không thích những tác phẩm trên của các tác giả Mỹ với nhiều lý do khác nhau, nhưng bảo chúng là ba xu hay vô giá trị, tôi thấy chưa ai dám hạ bút như vậy. Một phản ứng khác từ Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh viết trên Facebook, vốn là con của một viên chức cao cấp của VNCH, về cuốn “Bên Thắng Cuộc”, xin trích:
Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những ký ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra. Những dòng chữ trong cuốn sách của Huy Đức được tác giả viết bằng giọng văn bình thản, khách quan chẳng thấm vào đâu so với những ký ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người phải trải nghiệm thực sự những thí nghiệm của chế độ mới với những người anh em thua cuộc của họ… Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động-vì chắc chắn những chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều – mà chỉ làm cho tôi thắc mắc không biết đến bao giờ người anh em thắng cuộc  mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc và ý thức rõ những điều phi nghĩa phi nhân mà họ đã làm đối với người anh em kém may mắn của họ”.
Tiến sĩ Phương Anh cũng nói “chính quyền hiện nay không chân thành nhận lỗi thì sẽ không bao giờ có hòa giải thực sự”. Một nhân vật lịch sử cổ đại là Vua Trần Nhân Tôn, một vị vua nhân đức và một tấm lòng mở rộng như Phật sống, tha tội cho tất cả quan quân đã từng cộng tác với giặc Phương Bắc với để hàn gắn, hòa giải dân Việt có phải nhận lỗi với phe thua cuộc? Lịch sử cận đại của cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ, Tổng Thống Abraham Lincoln khi chiến thắng Nam quân sau trận Gettysburg đã ra lệnh cho tướng Grant phải đứng ra để chào kính viên tướng Nam quân lên ngựa sau khi họ đã ký vào văn bản đầu hàng của Nam quân. Nhưng để hàn gắn, Tổng Thống Abraham Lincoln không phải ra lời xin lỗi Nam quân vì thực sự chiến thắng của Bắc Quân không phải là lỗi của ông. Nhưng hành động cấm tất cả binh lính dưới quyền Tổng Tư Lệnh Abraham Lincoln không được truy bức những cựu thù là một cách hàn gắn rất thông minh và văn minh khi bên chiến thắng chìa bàn tay ra trước. Và chung quanh các cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ tổ chức rất long trọng những ngày gọi là Quốc Hận, nhưng đã có ai trong số những người lãnh đạo quân sự và chính trị còn sống ở đây dám đứng ra nhận lỗi với chính những người thua cuộc và dân chúng còn ủng hộ bên thua cuộc dù đã để mất miền Nam Việt Nam không, hay họ vẫn cứ vẫn dễ dãi đổ tất cả tội lỗi cho Mỹ và Dương Văn Minh?
Cho nên, sau 37 năm Hà Nội chưa bị đe dọa bởi những chống đối trong nước hay tại hải ngoại thì mơ ước của Tiến sĩ Phương Anh vẫn chỉ là một giấc mơ đẹp nhưng không bao giờ thành hiện thực. Bởi một điều: Khó có thể đổ lỗi cho bên chiến thắng khi cuộc chiến đã bị quốc tế hóa thành ý thức hệ của hai khối Cộng Sản và Tư Bản. Trong một trận banh, bên nào lừa banh được thì bên đó dễ dàng xuyên thủng lưới đối phương. Bên thua khó lòng viện dẫn lý do là bên kia quỷ quyệt, chơi xấu nên mới thắng. Có phải do thế mà bên chiến thắng phải xin lỗi thì các khán giả ủng hộ hai bên trong trận banh từng chia rẽ nay mới có thể bắt tay đi uống bia với nhau được? Làm gì có chuyện đó, thưa Tiến sĩ Phương Anh? Tỷ số bàn thắng thua trong một trận đá banh hay bóng rổ vẫn là những con số lạnh lẽo, nhưng đáng buồn là nó xác định được thứ ưu thế cũng lạnh lẽo không kém của bên thắng trận. Làm sao có ai trả lời được câu hỏi nếu như Miền Nam là bên thắng cuộc thì liệu sự trả thù có diễn ra với bên thua cuộc là miền Bắc hay không?
Nay có một người như tác giả “Bên Thắng Cuộc” nói tới những xúc cảm của chính mình khi viết một tác phẩm về thắng, thua trên bàn cờ chính trị và quân sự Việt Nam, tôi nghĩ đó là một điều đáng quí. Văn phong bình thản và ôn tồn của một người viết xuất thân từ xã hội Cộng sản cho thấy đây là một yếu tố rất quan trọng của một tác giả còn dính líu nhiều đến quá khứ của các phe lâm chiến trong một cuộc chiến không vinh hạnh gì cho đất nước Việt Nam. Càng bình thản và ôn tồn sự trình bày của mình càng thuyết phục. Càng gồng mình, càng dao to búa lớn, càng biểu lộ cảm tính đối với những vấn đề nay đã trở thành lịch sử thì càng thiếu thuyết phục và trong nhiều trường hợp lộ cho người khác thấy cái non nớt ấu trĩ của mình.
Khi viết về bên thua cuộc, Huy Đức còn nhiều thiếu sót nhất là những chương nói về tù cải tạo và cuộc vượt biển của hàng triệu người Việt Nam (cho tới nay không có con số ước lượng gần sự thật). Nhưng tôi vẫn nghĩ ở thế hệ của Huy Đức (thế hệ 1.5), anh không thể hiểu hết những gì diễn ra trong hai tấn bi kịch đầy thương tổn trong lịch sử cận đại hậu chiến tranh Việt Nam. Hơn nữa, nội dung cuốn sách chỉ mô tả lại hình ảnh về những sai lầm của bên thắng cuộc, kể cả sai lầm đối với bên thua cuộc. Ngay cả người Việt Nam thuộc thế hệ 1.0, 1.5 và 2.0 hiện nay ở Mỹ có người còn không hiểu hết những gì cha anh họ từng phải trải qua trong các trại cải tạo hay trên đường vượt biển, huống chi một nhà báo trẻ như Huy Đức sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa và chỉ khi vào Nam mới biết rằng có một Miền Nam không giống như sách giáo khoa miền Bắc đã dạy anh. Cho nên chỉ cần Huy Đức viết về những bi kịch nói trên của bên thua cuộc không giống như lời lẽ của Phan Xuân Huy, một cựu dân biểu dưới chế độ VNCH mà anh trích dẫn trong sách là tôi đã có thể gọi anh là một nhà báo còn giữ được nhân cách và còn tỉnh táo trong suy nghĩ giữa một xã hội mà lòng người ngày càng tao loạn, và những người quản trị đất nước ngày càng khắt khe đối với những ý tưởng độc lập.
Cái oái oăm của lịch sử cũng vẫn theo đuổi những người Việt Nam đã bỏ nước ra đi và nhận nơi này làm quê hương thứ hai của họ. Người Việt Nam ở quận Cam hình thành một cộng đồng từ ngày những bước chân còn bàng hoàng của họ từ các trại tị nạn đặt xuống đây. Cộng đồng này sống giữa một đất nước nơi mà quyền tự do ngôn luận được thiết đã từ lâu và rộng thênh thang. Ấy vậy mà từ 37 năm qua, người dân ở đây cho biết chưa bao giờ họ được nhìn thấy hay được nghe những lời lẽ ôn tồn, lịch sự trong các cuộc thảo luận những vấn đề nhậy cảm. Người ta chỉ thấy diễn ra những lời cuồng nộ và nhục mạ những người có những suy nghĩ khác suy nghĩ của vài cá nhân hay phe nhóm ở đây. Người Mỹ gốc Việt ở quận Cam nói riêng ngày nay thấy một số cá nhân hoạt động chính trị trong cộng đồng bỗng trở thành những “ông biện lý” hay “quan tòa” chỉ biết “phán” mà không hề biết lắng nghe. Họ động dao, động thớt bằng những lời lăng mạ trước, dọa biểu tình sau và cuối cùng bơi móc đời tư của “đối thủ” trên một vài cơ quan truyền thông Việt ngữ. Trong bối cảnh này còn diễn ra một số những hành động ngược ngạo khác: có một vài tờ báo hay cơ quan truyền thông có những bài viết bị kết án là thân Cộng thì chẳng ai làm gì họ được, nhưng ngược lại có những cơ quan truyền thông hay báo chí khác cũng bị cáo buộc tương tự thì bị làm tình làm tội. Chính nghĩa nào cho những người cứ mở miệng ra là nói mình phục vụ cộng đồng hay chống Cộng trong khi chỉ đi làm chuyện tào lao này vậy? Chưa hết, còn một vài nghịch lý nữa: trong một vài buổi ra mắt sách ở đây, có những nhà “phê bình” lên diễn đàn thú nhận chưa đọc tác phẩm của người ta mà vẫn tiếp tục khen lấy khen để chỉ vì tác giả thuộc “phe ta”. Ngược ngạo này sinh ra ngược ngạo khác. Có một thời kỳ, nhiều nhà hoạt động ở Little Saigon này coi Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Tiêu Dao Bảo Cự,  Hà Sĩ Phu là khuôn vàng thước ngọc cho công cuộc chống Cộng nhưng cũng lại chính những người đó nay buông ra những lời lẽ thiếu lịch sự với Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần và thậm chí cả Vũ Thư Hiên.
Vì thế, tác phẩm của Huy Đức, ngoài những lời phê bình nghiêm túc, đứng đắn cũng đã nhận được một số phản ứng đại loại như “Việt cộng con”, “răng hô”, “cháu ngoan của Bác”, “ve vãn người quốc gia”, “lộng giả thành chân”, “Bên Thắng Cuộc chỉ đáng gia ba xu” cũng là chuyện thường tình. Trong cơn cuồng nộ của một nhóm người, những cảm tính này rất dễ diễn tả, rất dễ buột ra khỏi cửa miệng, nhưng để có những bằng chứng đi kèm cho thuyết phục thì thật là khó khăn vô cùng vì nó cũng buộc những người phản bác cũng phải dùng một thời gian nghiên cứu lâu ít nhất cũng lâu bằng thời gian tác giả Huy Đức thai nghén “Bên Thắng Cuộc”.
Cho nên, theo tôi, khen, chê, phủ nhận, bác bỏ là quyền đánh giá của người đọc trên một đất nước tự do. Không ai có quyền ngồi lên trên sự tự do đó được. Như thế rõ ràng, người đọc có quyền rộng rãi để lựa chọn một thái độ thì không lý do gì một người nào đó lại cần phải dùng những lời lẽ thô bạo để phê phán một tác phẩm được viết ra bằng một văn phong thầm lặng như trong “Bên Thắng Cuộc”. Trong tinh thần suy nghĩ của một người tự do, tôi đọc “Bên Thắng Cuộc” gần một tháng mới xong và giữ một nhận định riêng cho mình đối với toàn bộ tác phẩm. Bài viết này được viết để chia sẻ với bạn đọc vào ngày cuối cùng của năm 2012 mới chỉ đề cập tới phần bên thua cuộc trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc”. Những phần khác, tôi sẽ đưa ra vào những số báo của năm 2013. (V.A)
Nguồn: Sống Magazine

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét