Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Những tấm lòng hướng tới Trường Sa (Tin tức).  - Cháu ngoại nhà thơ Tế Hanh sưu tập “bản đồ chủ quyền” (Infonet).
- Nguyễn Sĩ Dũng: 1531. Hiến pháp là một bản Khế ước xã hội  (Tia sáng). – Nguyễn Quang A: 1530. Lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu dân ý (Sửa đổi Hiến pháp) (LĐ). - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Sẽ tổ chức bảy phiên hội nghị lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp (SGTT).
- Phỏng vấn cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: ‘Chống tham nhũng không tới sẽ bị ‘đánh trả’ (TP).
- Viết tiếp bài “Công trình sai phép tại Đống Đa (Hà Nội)”: Cưỡng chế kiểu “đầu voi, đuôi chuột” (Thanh tra).

Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa
Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa(TNO) Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây đã ngang nhiên tổ chức cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.===>>
TQ tập trận dọc Hoa Đông và Biển Đông (VNN)   —-Mỹ và Trung Quốc làm lu mờ phần còn lại của thế giới (SGTT)   —-Soi sức mạnh khinh hạm hiện đại nhất TQ tới biển Đông - Kienthuc.net.vn
Sửng sốt vì bệnh nhân ung thư tăng nhanh (VNN) -Bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang tăng nhanh tại Việt Nam. Điều đáng buồn là phần lớn người bệnh đến khám khi đã ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam chưa được cao như mong muốn
Cạn nước mắt chờ tàu có 8 ngư dân mất tích (VNN)   —Tôi ghét biếu quà sếp, nhưng không biếu…cũng chết! (VNN)   —-Con đường đau khổ bốn mùa ngập nước (VNN)

    <<<===Bão số 1 giật cấp 10-11 cách Trường Sa 390km (DV)
Bí thư Nguyễn Bá Thanh nói chuyện với lực lượng Công an (VNN)   —Ban Nội chính T.Ư được tham gia ý kiến về nhân sự cấp cao (TN)—-Kêu gọi nhân dân tích cực góp ý sửa đổi Hiến pháp (TN)  -Gương Hoàng Khương rõ nhất chống tham nhũng,đến Tướng Thanh mà còn thế…,hổng dám đâu.    —–Công khai khuyết điểm (TN)  -Hôm qua, các báo đồng loạt đăng kết luận phiên họp thứ 17 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về việc thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ, đảng viên. Bản thông báo nêu rõ tên, tuổi, chức danh, nội dung sai phạm, mức độ sai phạm cũng như hình thức kỷ luật của người bị kỷ luật.   —–Sẽ tổ chức bảy phiên hội nghị lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp (SGTT)   —Tham vấn ý kiến của người dân về dự thảo luật Đất đai (SGTT)   —-Cái giá của công chức (TP)   —Cái gốc là lương quá thấp (?) (TP)
‘Chống tham nhũng không tới sẽ bị ‘đánh trả’  TPO – “Nếu công cuộc chống tham nhũng không được làm tới nơi tới chốn, có nguy cơ sẽ bị đánh trả”, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói.
Lấy gì chế ngự lòng tham?   SGTT.VN – Lòng tham là một trong những bản năng của con người. Nếu như có những ham muốn thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, thì cũng có những ham muốn tiêu cực là nguyên nhân của hầu hết những đau khổ trong cuộc đời.
“Khuôn méo không đúc được sản phẩm tròn”   -(Dân trí) – Đó là lời bàn của Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an về dự thảo nghị định thu hút công chức tài năng đang được Bộ Nội vụ soạn thảo.  >>  Bộ máy tham nhũng sao hút được người tài?    —–Tội phạm tham nhũng không được đặt tiền, tài sản để thay tạm giam   (Dân Việt)
Tiền Phong  -Đơn vị hành chính, sự nghiệp tiếp tục phình to
Bí cơ chế, tàu biển phải phá dỡ chui?   SGTT.VN – Khá nhiều ngân hàng, công ty cho thuê tài chính và công ty vận tải biển đang lúng túng khi xử lý tàu biển của chủ tàu Việt Nam nhưng treo cờ nước ngoài. Lý do vì vướng cơ chế.
Giấc mộng chiều xuân… (Phiếm SGTT)   ……Thế các ngươi không nhớ lời ta dạy à? Cựa gà trống sao đủ để đâm áo giáp giặc, mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh, chén rượu ngon ngọt không làm giặc say chết… Dân đã vậy, thế còn vua quan triều đình của ngươi thì sao?
– Dạ, thưa Đức Thánh Trần, chính quyền và cán bộ của chúng con vẫn nêu gương tốt ạ……
Áo tơi có che được gió!   (Dân trí) – Trời Hà Nội chuyển cực lạnh, nhiệt độ hạ thấp chỉ trên dưới 10 độ C. Để chống lại cái rét cắt thịt, người dân tăng cường nhiều lớp áo quần, găng tay, khăn quàng, mũ… để giữ ấm và bảo vệ sức khoẻ. Với người lao động nghèo, áo mưa cũng là… áo phao.
Tết ta theo tây lịch: GS Võ Tòng Xuân bảo vệ quan điểm  -(VTC News) – GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả ý kiến cho rằng nên tổ chức tết cổ truyền theo dương lịch tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình.

KINH TẾ
- Quản lý và điều hành thị trường vàng năm 2013: Bớt các điểm giao dịch, quản lý sẽ tốt hơn (PL&XH).
Tăng giá xăng 500 đồng, DN tự quyết (VEF)   —Sạt nghiệp, hầu tòa vì góp vốn DN(VEF)     —-2013: Ôtô, thịt gà và iphone tăng giá(VEF)
“Bộ trưởng ơi, đơn giản là hạ giá bán!” (BĐS)   —-Đầu tư BĐS thoi thóp sợ ‘trạng chết chúa cũng băng hà’(BĐS)   —Tiểu thương “bao vây” HUD phản đối tăng giá(BĐS)    —-“Giá nhà năm nay sẽ giảm chưa từng thấy”  (Dân trí)
Thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng (NLĐ)-

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đọc sách “Thơ như là mỹ học của cái khác” của Đỗ Lai Thúy: Một cách mở lòng về phía khác (Tia sáng).

Sohanews -Muốn làm diễn viên tại Trung Quốc phải “cởi” ====>>>


  <<<===Bikini “đốt cháy” bãi biển ngày đầu năm (TN)













GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Lằn ranh sinh – tử - Kỳ 1: Tối định mệnh (TT).  - Kỳ 2: Tai nạn kinh hoàng.
Lao Động  -Nhà dân số xã thành… nhà hoang   —-Nghệ sĩ xiếc đường phố nuốt kiếm làm thủng thực quản - VnExpress   —-Triệt phá đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe gắn máy quy mô lớn (Dantri)
Thời trang tránh rét chó mèo đắt khách  (VEF.VN) – Bỏ ra hàng chục triệu đồng mua chó mèo về nuôi, những chủ nhân này không tiếc khi làm đẹp, giữ ấm cho chó mèo. Ở Việt Nam, phong trào này mới chỉ nở rộ vài năm gần đây, chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn.
Rau quả thải loại thành hàng… quê (VNN)   —Phát hiện 3 xe tải chở hàng lậu trước chợ Đồng Xuân (TN)
Nạn “đầu gấu” khu công nghiệp (TN) -Đã chật vật vì đồng lương ít ỏi, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất còn khốn khổ khi phải đối mặt với nạn trấn lột, bảo kê ở khu vực làm việc, ở trọ…
Công an nhăm nhăm đi… đập đầu gà chọi  (SGTT)   —Va quẹt xe, bị bắt “phạt” 30 triệu (NLĐ)
“Tiết kiệm” 11 tỉ đồng nhờ… “xén” giờ thực hành lái xe  (NLĐO) – Theo kết quả thanh tra mới đây của Thanh tra tỉnh Bình Định tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định cho thấy, đơn vị này đã không thực hiện đúng định mức dạy thực hành lái xe theo Thông tư số 07/2009 của Bộ GTVT.
Phát hiện hàng tấn hàng hóa vô chủ  (NLĐ) -Hàng tấn hàng hoá là ô mai xí muội, đồ chơi trẻ em, đồ điện tử và quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa bị lực lượng Cảnh sát kinh tế, CATP Hà Nội phát hiện, thu giữ ngay trước cổng chợ Đồng Xuân.
Thuê người đi trộm xe lu (NLĐ)    —-9X đánh nhau náo loạn đám cưới (NLĐ)   —-Cảnh cáo một đại tá đánh trẻ thủng màng nhĩ (TP)   —-Nhân viên lập hồ sơ giả, chiếm đoạt tiền tỷ (TP)   —-Vụ “làm hàng nhái, hành xử lối… giang hồ”: Pháp luật và sự thật đang bị thách thức!  (Dantri)    —–3 anh em họ hiếp dâm tập thể bé gái 12 tuổi.  (Dân trí)    —-Bé gái lớp 7 mất tích sau khi bị rủ “quan hệ”  (DV)    —-5 ‘yêu râu xanh’ gây tội trên cánh đồng  (VnEx)   —-Lao Động  Bé gái 9 tuổi bị gã mua phế liệu dụ dỗ, “làm bậy” nhiều lần    —–Kế hoạch giăng bẫy của những 9X hiếp dâm nữ sinh 14 tuổi - Pháp luật & Xã hội—-Quảng Bình: Một nam thanh niên bị chém dã man (Dantri)
Làm rõ nghi án bán biệt thự gây thất thoát hàng chục tỷ đồng   (Dân trí) – Liên quan đến các khuất tất trong quá trình bán nhà biệt thự 67 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình mà Dân trí đã có nhiều bài phản ánh, vừa qua Thanh tra Bộ Xây dựng đã có văn bản chỉ ra nhiều sai phạm trong vụ việc này.   —-Điển hình về lãng phí ngân sách (Dantri)
Bi hài khách VIP đòi trả suất mua nhà ngoại giao (VnEx) -Nằng nặc xin bằng được suất ngoại giao mua giá ưu đãi thời địa ốc lên cơn sốt để lướt sóng kiếm lời, khi thị trường đóng băng, nhiều khách lại cậy nhờ các mối quen xin rút tiền về.
3 phụ nữ suýt mất ngực vì bơm hóa chất dạo (DV)    —-Cán bộ quốc phòng tổ chức tiệc cưới không quá 300 khách  (DV)
Đột nhập trụ sở ‘cái bang’, xem ăn xin phê ma túy  (VTC News)

QUỐC TẾ

1530. Lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu dân ý (Sửa đổi Hiến pháp)

Lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu dân ý

 Nguyễn Quang A
 Ngày 2-1-2013 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố để lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng. Nhiều người lẫn giữa việc lấy ý kiến của nhân dân và việc trưng cầu dân ý. Hãy thử làm rõ sự khác biệt này.
Hiến pháp là của ai? Ai là người quyết định về Hiến pháp và họ quyết định thế nào? Đáng tiếc những vấn đề cơ bản như vậy từ rất lâu vẫn bị hiểu nhầm.

Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng 2011 và các từ điển trước đó khá lâu) vẫn định nghĩa hiến pháp là “đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước”. Có lẽ những người soạn dự thảo lần này cũng vẫn hiểu lầm như thế.
Nếu muốn xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân. Hiến pháp không phải là của nhà nước, mà là của nhân dân. Trong Hiến pháp nhân dân là chủ thể, là người quyết định, là những người trao quyền cho nhà nước (phân quyền cho các nhánh nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp) đến mức nào và như thế nào để bảo vệ các quyền tự do và sự hạnh phúc của người dân. Đấy là quyền tối cao của nhân dân. Như thế nhân dân là người quyết định Hiến pháp. Đối tượng của Hiến pháp (đối tượng phải thi hành, phải tuân thủ Hiến pháp và bị hạn chế quyền lực bởi Hiến pháp)  chính là nhà nước chứ không phải người dân.
Tất nhiên, việc đòi hỏi tất cả nhân dân cùng tham gia vào soạn ra Hiến pháp là việc bất khả thi.
Nhân dân có thể ủy thác cho các nhóm không quá đông người (có thể là một Quốc hội lập hiến hay các nhóm có chức năng như vậy) để soạn ra (các) dự thảo Hiến pháp.
(Các) dự thảo đó phải được công bố công khai để nhân dân góp ý và thảo luận trong một thời gian đủ dài.
Trên cơ sở góp ý và thảo luận công khai đó (các) dự thảo cuối cùng được hoàn thiện (tốt nhất là: (a) chỉ có 2 dự thảo hoàn chỉnh cuối cùng; hay (b) có 1 dự thảo với một số điều cốt lõi mà mỗi điều có 2 lựa chọn khác nhau; hoặc (c) có 1 dự thảo hoàn chỉnh duy nhất) để đưa ra trưng cầu dân ý.
Trong trưng cầu dân ý tất cả các công dân bằng lá phiếu của mình đều có quyền lựa chọn: (a) tán thành (một trong 2) bản dự thảo; hoặc (b) tán thành từng lựa chọn của các điều cơ bản của một dự thảo; hay (c) tán thành hoặc bác bỏ một dự thảo hoàn chỉnh duy nhất.
Việc bỏ phiếu phải được diễn ra một cách tự do và việc kiểm phiếu phải được giám sát chặt chẽ (bởi người dân, báo chí, đại diện của các tổ chức quốc tế) để tránh sự gian lận. Kết quả Hiến pháp được thông qua sẽ là: (a) bản dự thảo nào được đa số cử tri tán thành; hay (b) dự thảo Hiến pháp với các điều khoản cơ bản theo đúng lựa chọn của đa số; hoặc (c) dự thảo duy nhất được đa số cử tri tán thành hay Hiến pháp cũ (nếu dự thảo duy nhất này bị đa số bác bỏ).
Chỉ với việc quyết định của nhân dân, thông qua trưng cầu dân ý như trên, thì Hiến pháp mới thực sự là Hiến pháp.
Như thế có thể thấy hai khâu “lấy ý kiến của dân” và “trưng cầu dân ý” là 2 khâu tách biệt và đều rất quan trọng.
Không có lấy ý kiến của nhân dân, không có thảo luận công khai hay không có đủ thời gian để thảo luận công khai về (các) dự thảo, để hình thành (các) dự thảo cuối cùng sẽ dẫn đến một Hiến pháp không tốt, không tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân và như thế có thể gây chia rẽ, có hại cho sự phát triển của đất nước.
Việc thông qua Hiến pháp bằng trưng cầu dân ý ở Ai cập vừa qua là một thí dụ như vậy. Tại Ai Cập đã có trưng cầu dân ý, nhưng đã không có sự tham gia, lấy ý kiến, thảo luận của nhân dân (hay các nhóm khác nhau) để hình thành bản dự thảo cuối cùng đưa ra trưng cầu dân ý. Khi không có sự thảo luận công khai để cho các ý kiến khác nhau đối chọi với nhau, thì người dân thiếu thông tin và rất dễ nhầm trong lựa chọn (tán thành hay bác bỏ) của mình.
Chúng ta để 3 tháng lấy ý kiến nhân dân. Để cho việc lấy ý kiến được hiệu quả thì việc khuyến khích thảo luận, tranh luận công khai về nội dung của dự thảo là hết sức quan trọng.
Nếu không có thảo luận, tranh luận mà mỗi người chỉ viết ra ý kiến của mình và gửi cho ban soạn thảo thì việc lấy ý kiến rất dễ biến thành hình thức. Không có sự cọ xát, thậm chí sự đối đầu kịch liệt của các ý kiến khác nhau thì không thể hình thành các nhóm ý kiến chính được phản ánh trong 2 lựa chọn của bản dự thảo cuối cùng, khiến cho việc tiếp thu ý kiến là không thể. Ban soạn thảo dẫu có 5 đầu 6 tai cũng không thể đánh giá, phân loại ý kiến của hàng triệu người. Thiếu thảo luận, thiếu tranh luận tự do và công khai hay cản trở việc hình thành các nhóm khác nhau có các ý kiến khác nhau để giúp cho quá trình lấy ý kiến được hiệu quả thể hiện trong các dự thảo cuối cùng, thì việc lấy ý kiến của nhân dân dễ trở thành hình thức, tốn tiền của, công sức và vô ích.
Sau khi đã có thảo luận, tranh luận để hình thành (các) dự thảo cuối cùng mà nhân dân không được quyết định thông qua lá phiếu của mình, thì Hiến pháp, dẫu có được 100% “đại biểu” thông qua, cũng không phải là Hiến pháp thực sự để tạo ra một nhà nước của dân, do dân, vì dân nhằm hạn chế quyền lực của nhà nước và bảo vệ các quyền tự do của người dân.
Việc khuyến khích nhân dân góp ý, thảo luận, tranh luận là rất đáng hoan nghênh. Sau ba tháng nên hoàn chỉnh (các) dự thảo và đưa ra cho toàn dân quyết định. Làm được vậy là một bước tiến lớn để xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân và  góp phần hết sức quan trọng để làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
 Ghi chú: Bài đã được đăng trên Lao động Cuối tuần, Số 1, thứ Năm, 3/1/2013, hầu như không thay đổi với bản gốc trên đây.

1531. Hiến pháp là một bản Khế ước xã hội

“Cách thứ nhất là chúng ta tự thỏa thuận về chúng. Cách thứ hai là chúng ta bị áp đặt về chúng. Theo cách thứ nhất, chúng ta vẫn tiếp tục là những con người tự do. Theo cách thứ hai chúng ta không còn là những con người tự do nữa.”
Cách thứ ba là chúng ta bị áp đặt nhưng vẫn phải giả vờ là tự thỏa thuận. Chúng ta là những người tự do … nói dối hoặc im lặng.
Tia sáng

Khế ước xã hội

04:50-03/01/2013
Nguyễn Sĩ Dũng *
Về mặt kỹ thuật, nói Hiến pháp là một khế ước xã hội, thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận.
.
Hiến pháp trước hết cần được nhìn nhận như một bản khế ước xã hội. Dưới đây là những lý do cơ bản vì sao.
.
Trước hết, nếu tất cả chúng ta đều sinh ra tự do, nhưng đều phải phối hợp hành động để tồn tại, thì những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung là bắt buộc phải có. Vấn đề là chúng ta bắt buộc phải có những nguyên tắc, những khuôn khổ chung này bằng cách nào. Cách thứ nhất là chúng ta tự thỏa thuận về chúng. Cách thứ hai là chúng ta bị áp đặt về chúng. Theo cách thứ nhất, chúng ta vẫn tiếp tục là những con người tự do. Theo cách thứ hai chúng ta không còn là những con người tự do nữa.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản với những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung nhất (kể cả những nguyên tắc, khuôn khổ hạn chế quyền tự do của cá nhân). Vì vậy, chúng ta chỉ có thể vẫn là những con người tự do nếu chúng ta được tự thỏa thuận về Hiến pháp.
.
Thứ hai, một bản Hiến pháp chỉ thực sự hiệu năng khi nó trở thành một thứ “kinh thánh” thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Muốn được như vậy thì nó không thể bị áp đặt. Bạn yêu tha thiết đứa con của mình nhiều khi không hẳn chỉ vì nó xinh đẹp, mà chủ yếu là vì nó do bạn sinh ra. Thế thì Hiến pháp cũng vậy. Bản Hiến văn phải là đứa con tinh thần của chúng ta, là sự kết tinh của trí tuệ, đạo đức và văn hóa tâm linh của tất cả những công dân sống trên đất nước Việt Nam. Chúng ta sản sinh ra Hiến pháp, thỏa thuận với nhau về các quy định của Hiến pháp, về các quyền và nghĩa vụ của mình, thì chúng ta tuân thủ và đấu tranh đến cùng để bảo vệ Hiến pháp. 
.
Ba là, chúng ta là gần 90 triệu người, 54 dân tộc, nhiều tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau. Chúng ta rất chung, mà cũng rất riêng. Lợi ích của chúng ta cũng có nhiều điểm rất chung và có những điểm rất riêng. Chỉ một bản khế ước xã hội với sự tham gia xây dựng và thỏa thuận của tất cả mọi người và giữa tất cả mọi người, cái chung và cái riêng của tất cả chúng ta mới được cân nhắc đủ thận trọng, đủ cân bằng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới củng cố được khối đại đoàn kết của mình và có được sự phát triển bền vững, hài hòa. Không có Hiến pháp tốt một cách chung chung, chỉ có Hiến pháp tốt theo nghĩa được tuyệt đại đa số người Việt chúng ta chấp nhận.
.
Bốn là, với tư cách là một bản khế ước xã hội, Hiến pháp mới có thể tạo cho tất cả người Việt chúng ta một vị thế bình đẳng- bình đẳng với nhau và bình đẳng với Nhà nước. Tất cả chúng ta đều có những quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhà nước được chúng ta phân chia quyền lực chỉ ở mức độ và trong phạm vi cần thiết để phụng sự cho công chúng. Nhà nước được chúng ta phân chia cho quyền lực và phải chịu trách nhiệm trước chúng ta, chứ không phải Nhà nước ban phát quyền cho chúng ta và chúng ta phải phục vụ Nhà nước. Đây cũng là lý do tại sao Hiến pháp thường quy định cụ thể hơn chế tài đối với các cơ quan Nhà nước hơn là các công dân.
.
Về mặt kỹ thuật, nói Hiến pháp là một khế ước xã hội, thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận. Vấn đề là những người này phải thể hiện bản hiến văn như một khế ước xã hội, và người dân phải được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và phê chuẩn bản hiến văn đó.
.
Nguồn: Tia sáng

* TS Nguyễn Sĩ Dũng hiện là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét