CÔNG DÂN NGUYỄN HOÀNG VI GỞI ĐƠN TỐ CÁO
MỘT CHẾ ĐỘ NGÀY CÀNG LĂNG NHỤC CON NGƯỜI
1.1.2013
Phẫn nộ và lên tiếng về chuyện cô Nguyễn Hoàng Vi bị làm nhục là điều
chính đáng và cần thiết. Nhưng việc đó chính đáng và cần thiết hơn biết
bao trước những kiểu lăng nhục mà CS đang làm đối với Tổ quốc đất nước,
nhân dân đồng bào như vừa thấy, những kiểu lăng nhục còn ngàn lần sâu
rộng hơn, thấm thía hơn, tai hại hơn. Chẳng lẽ toàn dân cứ đứng yên cho
chúng xúc phạm?
Tuy nhiên, đấy chỉ là một trong muôn vàn biểu hiện
của việc đảng và nhà cầm quyền CSVN đã và đang lăng nhục bằng nhiều cách mọi
con người, mọi công dân đang phải sống trên nước Việt.
1- Văn minh hiện thời của nhân loại công nhận mọi con người
đều có nhân phẩm mà trước hết là sống với một bản tính tự do, có những nhân
quyền mà trước hết là sống trong một đất nước dân chủ. Sự lăng nhục đầu tiên do
đó đến từ những nhà cầm quyền chủ trương chế độ độc tài, nhất là độc tài toàn
trị. Và đấy là điều mà CSVN đang thực hiện. Đang khi nhân loại năm châu ngày
càng đi vào xu hướng toàn cầu hóa về dân chủ, như thấy qua các cuộc cách mạng
chống độc tài tại Trung Đông và Bắc Phi, qua sự chuyển dần từng bước theo đường
dân chủ tại Miến Điện và qua cuộc chiến khử bạo tàn hiện nay tại Syria, thì
đảng cầm quyền tại Việt Nam, dù mất hết uy tín trước nhân dân do bất lực và bất
tài, lại càng ra sức củng cố ách thống trị của mình hòng giữ lấy ngai vàng và
túi bạc. Họ dùng đủ mọi cách để đè bẹp, lăng nhục cuộc đấu tranh ngày càng mãnh
liệt của nhiều công dân trong nước nhằm phản đối lối hành động, phê phán kiểu
cai trị và chất vấn quyền lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của đảng, hầu đòi lại
quyền tự do cho con người, quyền tự quyết cho dân tộc, quyền toàn vẹn lãnh thổ
cho quốc gia. Thái độ khinh bỉ khát vọng tự do dân chủ của toàn dân đã ngang
nhiên bày tỏ qua Tuyên bố của Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành TW đảng khẳng định
đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của đất nước, qua phát biểu gần đây của tay
Thủ tướng độc tài nhất quyết không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập,
qua cái gọi là “trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp 1992” trong đó việc giữ
lại điều 4 đã là ngón đòn chặn họng, là cú tát vào mặt toàn thể nhân dân!
2- Tiến bộ hiện thời của nhân loại xác nhận nền kinh tế thị
trường (với các công ty tư nhân cạnh tranh lành mạnh và phi độc quyền) là
phương thức tốt hảo để phát triển đất nước về mặt vật chất, mang lại công ăn
việc làm cho vô khối người dân và cơm no áo ấm cho đại đa số gia đình. Chính sự
no cơm ấm áo này là một trong những yếu tố làm nên tự do và nhân phẩm. Thế
nhưng, CSVN vẫn cứ chủ trương kinh tế nhà nước là chủ đạo, công ty quốc doanh
là ưu tiên, một đàng để đảng viên và thân tộc có nhiều thuận lợi nhất hầu thao
túng kinh tế, làm giàu dễ dàng, một đàng để giữ nhân dân trong tình trạng nếu
không đói khổ triền miên thì cũng đầu tắt mặt tối mưu sinh hòng đảng yên tâm
thống trị. Và đây chính là một sự lăng nhục con người. Trong thực tế tại Việt
Nam, đường lối kinh tế ấy của đảng quả đã giúp cho đảng viên cán bộ, đặc biệt
cao cấp, ngày càng trở nên giàu sụ, thành giai cấp tư bản đỏ, nắm các tổng công
ty, đại tập đoàn, ngân hàng lớn. Nhưng chính việc lợi dụng quyền lực lẫn ưu ái
của đảng, việc tung tiền do tham nhũng ra mua đất đai nhà cửa, đầu cơ chứng
khoán và bất động sản, việc làm kinh tế chỉ nhằm tư lợi bản thân gia đình chứ
không phục vụ đồng bào xã hội, đã giết chết các công ty vừa và nhỏ do tư nhân
làm chủ, dẫn tới tình trạng tổng sản lượng nội địa ngày càng đi xuống, đồng
tiền Việt từ từ mất giá trị, hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân bị giải thể,
kéo theo sự đổ vỡ của chính các công ty nhà nước và khiến tuyệt đại đa số nhân
dân lâm cảnh khốn cùng. Dù vậy, sau Hội nghị TW 6, đảng tiếp tục duy trì chính
sách kinh tế bất công và sai lạc đó, nhằm giúp các công ty của đảng viên bù lỗ trả
nợ, tạo điều kiện cho đảng viên tiếp tục vơ vét làm giàu, bất chấp dân tình
điêu linh khốn khổ. Đẩy tuyệt đại đa số nhân dân vào cảnh thê thảm kinh tế như
thế là một sự lăng nhục không thể chấp nhận.
3- Thành tựu hiện thời của nhân loại là đã xác định mọi con
người đều được thủ đắc và hưởng dụng các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội (xem hai Công ước quốc tế nhân quyền do Ðại hội đồng LHQ ban hành
năm 1966). Từ đó, pháp luật của mọi quốc gia đều có mục tiêu cổ vũ, bảo vệ,
tăng cường các quyền con người và quyền công dân ấy. Thế nhưng, đảng CSVN tiếp
tục coi mọi bộ luật và toàn thể hệ thống tư pháp là công cụ bảo vệ quyền lực
độc đoán của mình hơn là cổ vũ nhân quyền và bênh vực lẽ phải. Hầu hết mọi văn
bản pháp luật (liên quan đến 5 quyền cơ bản và tổng quát nói trên) được đưa ra
hay tu chính chẳng hề nhắm đến quyền lợi chính đáng của công dân mà chỉ để củng
cố quyền uy của đảng. Điều này thấy rõ trong các phiên tòa chính trị xét xử các
công dân dám lên tiếng phản đối bất công bạo hành của người nhà nước, đòi lại
đất đai, nhà cửa, tài sản bị cán bộ đảng viên cướp đoạt, đấu tranh cho các
quyền tự do tôn giáo, bầu cử, ngôn luận, lập hội bị đảng tước đoạt…, chống
ngoại bang xâm lấn bằng biểu tình, viết bài, sáng tác nhạc, rải truyền đơn… Tại
các phiên tòa đó, công an điều tra, viện kiểm sát công tố, chánh thẩm và bồi
thẩm luôn nhất nhất tuân lệnh đảng, không ngừng câu kết hiệp đồng với nhau để
chỉ làm một việc là kết tội, là trừng phạt với những bản án định sẵn; các luật
sư thì bị ngăn cản tác nghiệp từ nghiên cứu hồ sơ đến biện hộ trước tòa; các bị
cáo bị tước các quyền cơ bản như hỗ trợ tâm lý, cố vấn pháp luật, bào chữa bản
thân; thân nhân bằng hữu của họ thì bị cấm tham dự phiên tòa, thậm chí bị hành
hung lăng nhục. Các vụ sơ thẩm và phúc thẩm năm qua là những bằng chứng sờ sờ.
Chưa hết, trại giam tiếp tục đối xử khắc nghiệt với nhiều tù nhân lương tâm để
buộc họ phải nhận tội, hầu lường gạt công luận rằng luật pháp và án xử nhà nước
là chính đáng. Đó quả thật là sự lăng nhục công lý lẫn phẩm giá con người cách
trắng trợn.
4- Kể từ xa xưa, mà đặc biệt hiện nay, các chế độ nhân bản
và văn minh đều tôn trọng quyền tư hữu tài sản, nhất là tư hữu đất đai. Vì đó
là một trong những điều kiện để bảo vệ tự do và nhân phẩm. Thế nhưng, từ gần 60
năm trên thực tế và hơn 20 năm trên pháp lý, đảng CSVN luôn chủ trương “đất
đai thuộc toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu”. Chính sách bất công trắng
trợn, đường lối cùng cực phi lý, quan niệm hư ảo lừa bịp này đã tước bỏ cái
quyền cơ bản và chính đáng của nhân dân mà lịch sử và nhân loại nghìn năm đều
công nhận. Chính sách đó thực tế đã tạo điều kiện cho quan chức, cán bộ, đảng
viên địa phương cướp trắng gia sản tổ tiên, công sức xương máu của hàng chục
triệu dân lành qua chiêu bài “quy hoạch đô thị”, “phát triển kinh tế”, “xây
dựng công nghiệp”… Nó đã đẩy hàng triệu gia đình vào đường cùng (đến nỗi có kẻ
đã phản ứng với ít nhiều bạo lực), lâm cảnh vô nghề vô nghiệp, dở sống dở chết,
con cái mờ mịt tương lai. Đó là chưa kể nó khiến nhân dân lo âu hồi hộp tại nơi
đang sống vì không biết sẽ bị bứng lúc nào, và nông dân chẳng thèm làm cho đất
đai đang thuê mướn của nhà nước thêm màu mỡ. Khốn thay, hội nghị Trung ương 6
và Dự thảo Luật đất đai sửa đổi vẫn ngoan cố bám giữ chính sách sai lầm đó và
duy trì tình trạng thê thảm này. Đẩy nhân dân vào sự lệ thuộc nhà nước và vào
sự bấp bênh cuộc sống như thế, khiến người ta không thể an cư lạc nghiệp, là 1
sự lăng nhục quyền sống của con người.
5- Cũng kể từ xa xưa, mà đặc biệt hiện nay, các chế độ nhân
bản và văn minh đều tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Vì đó cũng là một trong
những điều kiện để nhân phẩm quý cao được thăng tiến và nhân tính thiêng liêng
được bảo toàn. Điều này đương nhiên đòi buộc các chính quyền phải công nhận cho
các tổ chức tôn giáo, tức các giáo hội, được quyền có quy chế pháp nhân, quyền
độc lập trong tổ chức, quyền tự do trong sinh hoạt, quyền rao giảng giáo lý cho
quần chúng, quyền tham gia việc giáo dục giới trẻ và quyền hoạt động cứu trợ xã
hội. Thế nhưng, CSVN vẫn luôn nuôi ý đồ biến các Giáo hội thành công cụ phục vụ
chế độ. Sau thất bại trong việc tiêu diệt tôn giáo bằng bạo lực vũ khí, họ
chuyển sang bạo lực hành chánh. Đảng chỉ thí ban các thứ tự do tôn giáo phụ tùy
như tổ chức lễ hội, xây dựng điện thờ, cho chức sắc ra ngoại quốc (nhưng chỉ
đối với những ai không có vấn đề với chế độ) nhằm lừa gạt công luận, còn những
thứ tự do tôn giáo chủ yếu và đích thật nói trên thì hầu như chẳng có trên lý
thuyết lẫn hiện thực. Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Nghị định 92 áp dụng
Pháp lệnh này chỉ là một sợi dây thòng lọng ngày càng siết cổ tôn giáo để biến
các Giáo hội hoặc thành những cơ thể thiếu máu hoặc thành những công cụ ngoan
ngoãn. Nhiều sự cố đau lòng (tức các cuộc đàn áp) luôn xảy ra cho mọi Giáo hội.
Chạm tới tôn giáo như thế là chà đạp và lăng nhục một trong những nền tảng của
phẩm giá con người: đạo đức cõi lòng và tâm linh hướng thượng.
6- Còn nhiều kiểu lăng nhục nhân dân của CSVN nữa. Thời sự
nhất là việc đảng tăng cường“giáo dục” nhân dân về “lòng biết ơn,
tình hữu nghị” đối với Trung Quốc và ru ngủ nhân dân hãy “để đảng và
nhà nước lo chuyện bang giao” với cái nước lớn luôn nuôi mộng thôn tính VN
này. Giành quyền lo việc nước vào tay mình, ngăn cản trấn áp tất cả mọi biểu
hiện về lòng ái quốc chống quân xâm lược (từ nghiên cứu lịch sử đến hội họp
thảo luận, từ phát biểu báo đài đến đăng bài trên mạng, từ giăng biểu ngữ đến
rải truyền đơn, từ kiến nghị văn bản đến xuống đường biểu tình…), đảng CSVN
thực ra chỉ mong thỏa hiệp với lũ cướp nước để được yên thân, muốn ung dung làm
thái thú Tàu để giữ quyền lực, cam tâm đem bán đất nước để mua phú quý. Đó là
một sự lăng nhục khôn cùng chẳng những với đồng bào mà còn với Tiên tổ.
Kết: Phẫn nộ và lên tiếng về chuyện cô Nguyễn Hoàng Vi
bị làm nhục là điều chính đáng và cần thiết. Nhưng việc đó chính đáng và cần
thiết hơn biết bao trước những kiểu lăng nhục mà CS đang làm đối với Tổ quốc
đất nước, nhân dân đồng bào như vừa thấy, những kiểu lăng nhục còn ngàn lần sâu
rộng hơn, thấm thía hơn, tai hại hơn. Chẳng lẽ toàn dân cứ đứng yên cho chúng
xúc phạm?
BAN BT
Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận
Nguyễn Bá Thanh: Nói và làm hay Nhảy vào lửa
“Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh”, “Góc nhìn Nguyễn Bá Thanh”, “sự kiện Nguyễn Bá Thanh”… Có lẽ không còn thiếu từ ngữ nào, thể hiện sự “khác biệt” mà báo chí chưa dùng để nói về vị Bí thư của Đà Nẵng.
Nếu phải chọn lựa một từ ngữ để nói về Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, hẳn nhiều người sẽ chọn hai từ “Quyết đoán”. Quyết đoán một cách…quyết đoán. Và quyết đoán một cách thẳng thắn.
Tháng 5-2012, trước nghị trường, ông Thanh có câu nói để đời về vụ Vinashin “Cứ như chuyện đùa”.
“Cử tri kêu nhiều, chỉ riêng vụ Vinalines lỗ, làm chìm dưới biển không biết bao nhiêu tiền. …Vinalines thua lỗ, Chủ tịch bỏ trốn. Nói ra cứ như chuyện đùa, cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào. Sự việc trên cho thấy cách điều hành quá lỏng lẻo. Chúng ta quản lý con người, tập đoàn kiểu gì? Trước khi có kết luận, thanh tra phải đi lại 5 đến 10 lượt, yếu kém như thế nào thì lãnh đạo thừa biết rồi nhưng bất chấp đề bạt, phản cảm ghê gớm. Hơn nữa, khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm, mà không giám sát, để bỏ chạy, dân họ không tin…”.
Hình như không có nhiều quan chức địa phương “dám” bàn đến những câu chuyện “ngoài Hà Nội”. Mà lại bàn bằng những từ ngữ xe ôm, sướng lỗ nhĩ người này nhưng lại như tạc đạn với người kia.
Ông Thanh được coi là người “NVL”. Ở Đà Nẵng thì hiểu rằng “Nói và làm” cũng được.
Bây giờ, khi ông “ra Hà Nội”, có lẽ, “NVL” còn có thêm một ý nghĩa nữa. Hẵng cứ để xem ông nhảy vào lửa thế nào, mà trước hết là các vụ bê bối liên quan đến mấy ông họ Vina mà ông Thanh từng phê phán.
Đoàn ĐBQH Đà Nẵng không lớn, không nhỏ, thường ngồi chung với Hải Phòng và Thanh Hóa ở Chu Văn An trong các phiên thảo luận tổ ở Quốc hội. Nhưng có lẽ, đây là một trong những “địa chỉ quan tâm” của báo chí. Rất đơn giản, vì ở đó có Nguyễn Bá Thanh, có Đinh La Thăng. Đám phóng viên nghị trường thường hỏi nhau: Hôm nay “cụ Thanh” có nói gì không? Và câu chuyện không “sứt” phát biểu nào của vị Bí thư xứ Quảng trên báo được đương nhiên coi như “tất lẽ dĩ ngẫu” của thú vui nghe chém gió. Tất nhiên đừng có ảo tưởng về một vị trưởng Ban cởi mở với báo chí, bởi trước nay, dù chém thế nào thì chém, cấm có ai cậy ở ông được một bài phỏng vấn.
Nhớ trong phiên thảo luận tình hình KT-XH hôm 31-10, ông Thanh là vị ĐBQH bấm nút phát biểu gần như cuối cùng, để nói về vấn đề nóng nhất tại nghị trường trong suốt một ngày rưỡi của phiên thảo luận là nợ xấu. Và đó là phát biểu không thể thẳng thắn hơn: “Đất nước đang đổi mới, phát triển, có nhiều thành tựu, trong đó cũng có công rất lớn của ngành ngân hàng, nhưng nếu mai này có sự đổ vỡ nền kinh tế, thì cũng bắt đầu chính từ hệ thống ngân hàng…”Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỷ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng”.
Hồi đầu năm 2012, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh gây sự chú ý đặc biệt của dư luận khi có buổi nói chuyện, truyền hình trực tiếp-với hơn 4000 cán bộ địa phương công khai toàn bộ nội tình của Thành phố, kể cả vấn đề cán bộ trước nay vẫn được coi là “nhạy cảm”. Thậm chí, ông bình luận từng vị trí. Thậm chí, ông kêu gọi “mỗi chức danh quy hoạch từ hai đến ba người” kể cả cho chức Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: “Ít nhất là phải hai, và không làm lấy được. Công khai hóa quy hoạch cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân biết…”Mấy ông thi đua với nhau, tới hồi ông nào tốt nhất, mình chọn, thế thôi, phải có cạnh tranh”.
Dường như với ông, không có gì là tế nhị, là nhạy cảm cả.
Báo chí vẫn gọi ông là “hot man”. Đơn giản là tất cả những điều ông nói, tất cả những việc ông làm đều mang một cách thức “thẳng thắn và quyết đoán”- nhãn hiệu Nguyễn Bá Thanh.
Rất nhiều người lo lắng cho “khí chất người xứ Quảng”, cho “cá tính Nguyễn Bá Thanh” khi ông “ra Hà Nội”. Nhưng có lẽ, chỉ cần ông vẫn giữ lối nói, cách làm như “thủa Đà Nẵng”, hẳn nhiên ông sẽ nhận được sự tin tưởng không chỉ của riêng người xứ Quảng, không chỉ của riêng báo chí.
258. NGƯỜI ĐÀN BÀ KHAI QUỐC TRIỀU LÊ
NGƯỜI ĐÀN BÀ KHAI QUỐC TRIỀU LÊ
TS. ĐINH CÔNG VĨTrịnh Thị Ngọc Lữ, người vợ tấm cám thuở đầu, dày công lao của Thái Tổ Lê Lợi, trước mắt chúng ta như vẫn bị một làn sương mịt mờ bí ẩn bao phủ. Bởi nhiều nguyên nhân, trong đó cũng có thể do: Sau khi con trai trưởng Lê Lợi là quốc vương Tư Tề bị oan trái thì mẹ theo số phận con, dưới ngọn bút của các sử thần phù thịnh, không được ghi chép công minh, gây nên những nghi án lịch sử. Để góp phần giải những nghi án ấy, ngoài việc dựa vào sử sách, chúng tôi còn căn cứ vào tư liệu dân gian mới thu được, gộp lại, mạnh dạn đặt giả thiết, phỏng tác thành chuyện dưới đây, nhằm cung cấp cho độc giả vài nét thông tin, kể cả những thông tin có vẻ huyền hoặc, để chúng ta có thể dần tiếp cận với cái lõi sự thật.
Trời tối như mực, cả một vùng lều trại rào luỹ của gia quyến nghĩa quân nhấp nhô, uốn lượn bên những bụi cây, dưới các tán lá cổ thụ lớn, bóng đen xen lẫn bóng đen, hình thù không rõ. Chỉ riêng vài vọng gác và căn lều chỉ huy của chủ mẫu Trịnh Thị Ngọc Lữ vẫn le lói ánh đèn. Bình Định Vương Lê Lợi rời đại bản doanh quân Lam Sơn vào hậu cứ động viên gia quyến tướng sĩ, nhân tiện ông ghé thăm vợ và con gái 9 tuổi của mình(1). Trời tối quá ông phải nghỉ lại lều vợ. Lê Lợi cởi bao kiếm treo lên tường mỉm cười nhìn con gái mình còn phơ phất trái đào, đang an giấc nồng bên mẹ. Ông đưa cho Trịnh Thị Ngọc Lữ bức thư còn thơm mùi mực, giọng thân thiết: “Đây là bức thư của Tư Tề. Nó gửi lời thăm mẹ và em gái. Con chúng ta nay lớn trông thấy, ra trận thường dẫn đầu tướng sĩ”. Như bắt được của quí, bà Ngọc Lữ đón nhanh bức thư, đọc như nuốt từng lời. Đôi mắt ngọc ngời lên, bà mỉm cười nói với chồng: “Thằng bé muốn lấy lòng mẹ đấy. Sao hay nhắc tới chuyện cũ thế. Nào chú Thuận dâng vua cha lưỡi gươm Thuận Thiên phải nhờ mẹ chỉ mới tìm thấy cán gươm trên cây đa, nào mẹ bắt được ấn báu dâng cha, mẹ có công đầu trong tích trữ lương thảo khi chuẩn bị khởi nghĩa để có cớ tôn mẹ là người khai quốc nhà Lê, không còn gì là khiêm tốn”. Lê Lợi cười to, vuốt ve đôi bàn tay vợ nói: “Nó kiêu hãnh vì mẹ là đúng chứ sao. Đó là hồng phúc nhà Lê ta mà nàng là người khởi đầu. Trời dun dủi đưa ta qua trang Bái Đê nên hôm nay ta có một trang quốc sắc làm trợ thủ đắc lực, gia quyến tướng sĩ có một người trông nom tài ba và Tư Tề – Đào Nữ có một người mẹ hiền đức”.
Kéo vợ nằm xuống cạnh mình, nhìn rõ bộ ngực căng tràn sức sống với cặp nhũ ngọc người thường khó sánh. Lê Lợi trìu mến: “Ôi hình thể nàng tuyệt vời, khác gì Nhụy Kiều tướng quân họ Triệu ngày xưa. Nàng biết không, được mẹ hiền như thế cho bú nên Tư Tề nay tiếp thu binh pháp của Nguyễn Trãi, kiếm pháp của Trần Nguyên Hãn, quyền pháp của Lưu Nhân Trú rất nhanh. Trong hội thi võ của các tướng, khoẻ như Lê Sát, Phạm Vấn cũng chịu thua nó”. Trịnh Thị Ngọc Lữ nghiêm sắc mặt: “ganh đua làm người ghen, e hại cho sau này”(2). Lê Lợi vỗ về vợ: “Nàng lo xa thế cũng tốt. Nhưng đó là truyền thống thượng võ của vùng Lam Sơn”. Lê Lợi khéo vỗ về, vuốt ve, câu chuyện chuyển sang hướng khác, càng vào đêm sâu càng nồng nàn. Ông ngủ thiếp đi trong vòng tay êm ái của người vợ hiền hoà… Trịnh Thị Ngọc Lữ cũng mơ màng. Giấc mơ đưa bà về ngày xưa, ngày mà bố mình dẫn về nhà một thanh niên “dung nhan tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng mồm rộng, bước đi oai vệ như rồng như hổ”(3) đã bắn chết con hổ xám cứu ông. Từ đó, là tình yêu say đắm giữa hai người, bất chấp cả tuổi tác gái hơn trai ba tuổi. Rồi lễ ăn hỏi và cưới xin của đôi lứa diễn ra ngào ngạt hương cau, hương tràm của rừng Lam. Tuy phải dung hoà giữa tục Việt lẫn Mường (vì dòng máu của hai nhà pha trộn Việt – Mường) mà vẫn trong trắng tự do như đôi bồ câu trắng muốt thả trong lễ giao bôi. Kết quả là một sự lạ: Cây mẫu đơn trong vườn nhà hai người nở rực rỡ hai bông hoa, như hằn lên cánh hoa những chữ Tư Tề – Đào Nữ báo hiệu tin mừng. Bà Ngọc Lữ xúc cảm thành thơ:
“Mây mưa muôn giọt nước chung tình
Mẫu đơn đôi đoá nẩy long lanh”
Bỗng bà sực tỉnh vì một bàn tay ấm áp lay dậy. Lê Lợi thức giấc tự lúc nào, áo quần cung kiếm tề chỉnh, tươi cười nói: “Ô hai câu thơ thật hay. Chắc mộng đẹp lắm và hẳn có cả ta trong mộng chứ. Ta không muốn làm nàng mộng vàng tan biến nhưng vì việc quân quốc trọng đại phải về ngay đại bản doanh. Nàng ở lại cẩn thận”. Lê Lợi vụt đứng dậy, đi nhanh ra tầu ngựa. Hai vệ binh lực lưỡng, nai nịt cung kiếm, dắt sẵn ba ngựa chờ ở đấy. Bà Ngọc Lữ mở cửa trại, tần ngần lưu luyến. Lê Lợi và vệ binh phóng ngựa, lao vụt vào rừng đêm…
*
Đêm tháng 4 năm Mậu Tuất (1418) tên Việt gian là Ái, phụ đạo trại Nguyệt Ân nói với Mã Kỳ, nội quan nhà Minh:- Thưa Đại nhân, nhiều đêm dò theo chúa Lam Sơn tôi mới tìm ra chỗ ở của gia quyến họ, cứ tưởng đêm 16 trăng tròn đẹp thế này, thế nào ông Chúa cũng đến với bà Hoàng, nên tôi dẫn đường Đại quân đến tắt định bắt cả. Không ngờ ta thấp mưu thua trí đàn bà đến nỗi như Tư Ma Ý xưa, mắc vào kế “thành không” của Ngọc Lữ, chỉ bắt được mình bà ta, còn con gái bà(4) và nhiều kẻ thoát cả. Đáng tiếc!
- Mã Kỳ cười to: – Cần gì. Điệu hổ li sơn. Hổ cái vào cũi thì hổ đực sẽ rời núi. Đỗ Phú mới dẫn quân ta đến động Chiêu Nghi, xứ Phật Hoàng đào mộ thân phụ Lê Lợi, cướp hài cốt. Ta có thể dùng hài cốt và Ngọc Lữ, mặc cả với Lê Lợi.
*
Vầng trăng tháng 5 rắc bạc xuống vùng Ái
Châu, khiến dòng sông Lương cũng ngời lên như dòng thuỷ ngân, lấp lánh
di chuyển. Tất cả đều rực rỡ nên khó phân biệt được đâu là nước, đâu là
những búi cỏ đang trôi nổi, dạt vào những binh thuyền của quân Minh, gần
khu doanh trại. Có một búi cỏ lững lờ trôi qua kẽ hở của mấy hàng
thuyền bao ngoài, đến một quan thuyền ở giữa. Từ trong búi cỏ, hai thanh
niên lực lưỡng bám thuyền vọt lên, hạ thủ hết lính gác, không gây tiếng
động, tháo khoá, nói nhỏ với người bị giam:- Thưa lệnh bà, chúng tôi là Trịnh Khả, Bùi Bị, được lệnh đến cứu giá.
Người bị giam: – Cảm ơn hai tướng quân. Ta nghe bọn canh tù kháo nhau là chúng cướp hài cốt Tiên Vương đem về để ở một thuyền gần đấy. Việc trước mắt hai tướng quân là tức khắc cướp lại hài cốt. Đó là ân nghĩa với Tiên nhân và là thuật phong thuỷ để phát tích ra đế nghiệp nhà Lê. Còn ta bị thương kiệt sức, lặn lội theo sẽ nguy hiểm thêm cho hai tướng quân. Vậy ta quyết tuẫn tiết để mọi người càng quyết tâm bình Ngô, Tư Tề càng quyết “Trung quân ái quốc” như bốn chữ ta đã khắc ở tay nó, không để mắc mưu giặc.
Biết là Ngọc Lữ là người cương liệt, đã nói là như dao chém đá mà đứng đây lâu sẽ lộ ra, nên hai tướng đành ngụp xuống nước, biến mất trong đám cỏ rậm, đi cướp lại hài cốt.
*
Lời tâm huyết với hai tướng, sau đó bà
Ngọc Lữ thực hiện thế nào? Sử sách không ghi cụ thể. Vương triều Lê đưa
Phạm Thị Ngọc Trần, vợ lẽ của Lê Lợi (người dùng cái chết để mặc cả ngôi
vua với chồng) và một số hoàng hậu khác vào thờ ở Thái Miếu, còn bà
Ngọc Lữ công lao đức độ như thế, lại không được một nén hương, cả đến
nấm mồ của bà cũng không bỏ công sức tìm kiếm. Cứ thế trên năm trăm bẩy
mươi năm nay biệt vô âm tín. Người đời xót xa cho thiệt thòi của bà
nhưng không rõ cái chết và địa điểm phần mộ bà. Gần đây mới có người đi
tìm mộ bà và nói là đã tìm thấy ở đồi núi vùng Châm thuộc Thanh Hoá. Mộ
đó ở cạnh góc sân nhà ông Đỗ Huy Phòng, một gia đình công giáo, cách nhà
máy đường Lam Sơn khoảng 2km, nhìn xuống sông Lương Giang, do mối đùn
thành sau khi bà tử tiết ngày 9 tháng 5 năm 1418. Truyền thuyết có nhắc
tới lời trăn trối của bà:“Ta là lệnh nữ
Khi ta về trời
Không hòn tên mà chẳng mũi đạn
Không có gươm đao của quỉ dữ ở đời
Chỉ cần một chén rượu thôi
Ở một nơi trăng thanh
Ở một nơi gió mát…”
Nếu sử sách ghi thiên lệch theo ý chí vương triều, lại bị tam sao thất bản theo thời gian, thì những truyền thuyết trên “nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, phải chăng có thể tin hơn? Các chuyện trên xoay quanh vầng trăng huyền ảo và dòng sông Lương mộng mơ lóng lánh phải chăng vẫn còn một giá trị tham khảo?
Ngày 19 tháng 5 năm 1995
(1) Gọi là Lê Tần Tố nữ Công Chúa, hiệu Đào Nữ.
(2) Bọn Lê Sát, Phạm Vấn… quá về sau dèm pha, góp phần lật đổ Tư Tề.
(3) Đúng như chính sử đã tả.
(4) Bà Ngọc Lữ lúc chạy giặc, đặt con gái vào bụi cây, lấy máu ở tay viết lời ký thác, nhờ một bà người Tày là Lò Thị Nuôn đón con mình về nuôi hộ. Bà Nuôn nuôi Đào Nữ 3 năm thì cô bé chết. Lê Lợi không biết con gái ở đâu, dù ông để ý tìm. Vào cuối cuộc kháng chiến, khi giảng hoà, ông hỏi Tổng binh giặc là Vương Thông. Thông chối không biết.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
259. MƯU GIAN LẬT ĐỔ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ
Posted by vietsuky on 04/01/2013
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *MƯU GIAN LẬT ĐỔ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ
(Nhìn từ góc độ dân gian dã sử)TS. ĐINH CÔNG VĨ
Khi ngọn lửa Lam Sơn khởi nghĩa vừa bừng lên năm 1418 thì Lê Tư Tề chỉ kém Bình Định Vương Lê Lợi, cha mình 18 tuổi. Theo truyền thuyết dân gian, ở lứa tuổi trăng rằm rực rỡ này, Tư Tề đã là một võ tướng anh tuấn, “cao trên 1 thước 70, da đỏ, sáng như đồng thau, mặt vuông, lông mày rậm, sắc nhung cặp mắt lại rất hiền từ trung hậu, giáp trụ uy nghi, lẫm liệt, cưỡi ngựa, xếp đầu hàng quân”. Tháng chạp năm 1420, sau gần 3 năm thử lửa quyết liệt, theo vua cha, đem quân xuống hoạt động ở miền Lỗi Giang, đóng đại bản doanh ở cửa ải Ba Lẫm, huyện Bá Thước, Lê Tư Tề đã nổi tiếng trong ngoài, quân dân kính phục, không dám gọi tên thật mà thường gọi là Lê tướng quân. Truyền thuyết kể rằng: “Một hôm, Lê Lợi ngồi ở tại sảnh đường cùng Tư Tề và các tướng trong bộ tham mưu bàn về phương hướng đánh giặc. Bỗng viên tướng trấn cửa doanh vào báo: có hai nghĩa sỹ từ Đông Quan xin ra mắt. Lê Lợi truyền cho vào. Vừa trông thấy, ngài đã đứng dậy reo lên:
- Tưởng ai hoá ra Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi. Ta đinh ninh hai người thế nào cũng trở lại đây, quả không sai.
Xúc động trước cử chỉ nồng hậu của Bình Định Vương, Trần Nguyên Hãn tức khắc trình bày tình hình Bắc Hà, nhất là tin vui: cơ sở nghĩa quân vùng Tam Đảo đã thông với cơ sở nghĩa quân vùng Thái Nguyên của Lưu Trung. Nhân tiện, ông quay sang phía Lưu Nhân Trú con Lưu Trung đang đứng cạnh Lê Lợi, nói: Thưa Lưu đại huynh, cha đại huynh có nhắn vào đây rằng: Ngài rất mừng vì biết tin đại huynh vào Lam Sơn đã làm được nhiều việc có ích như đánh thắng nhiều trận, đào tạo được nhiều nhân tài như Lê tướng quân…
Lưu Nhân Trú chắp tay khiêm nhường:
- Thưa hai vị đại huynh, việc làm của tôi cũng chỉ là tiếp tục những anh tài như Đinh Liệt, Trịnh Khả… Để sâu sắc hơn cần phải đợi hai vị.
Lê Lợi hồ hởi nắm tay Tư Tề:
- Con hãy ra lạy chào hai ông thầy lớn này mà con hằng khao khát từ lâu. Nhưng tiếc thay một khoảng rừng Lam Sơn lần trước còn hẹp chưa lưu được những cánh chim bằng.
Nâng Tư Tề dậy, Nguyễn Trãi mỉm cười:
- Thưa chúa công, chúng tôi đâu dám nhận là đại bàng. Nhưng rõ ràng là những cánh chim hồng phương Bắc “Việt điểu sào Nam chi” đã trở về tổ ấm phương Nam, mang trên đôi cánh món quà tâm huyết này. Nguyễn Trãi dâng cuốn “Bình Ngô sách” cho Lê Lợi và quay về phía Tư Tề trân trọng:
- Thưa tướng quân, chúng ta có thể bắt đầu từ cuốn sách này. Đánh vào lòng người còn quan trọng hơn đánh thành luỹ. Mến người có nhân là dân, phải học từ dân. Trần Nguyên Hãn chiêm ngưỡng kỹ tướng mạo Lê Tư Tề, phấn khởi nói:
- Xin bày tỏ với niềm vui với Bình Định Vương vì người có vị kế nghiệp xứng đáng. Theo gương Nguyễn Thuận trước kia đã dâng một phần kiếm Thuận Thiên cho chúa công, nay để kỷ niệm cuộc trùng phùng tốt đẹp này, tôi xin dâng kiếm Đông A cho Lê tướng quân. Rất mong rằng sau kiếm Thuận Thiên, lưỡi gươm sắc bén Đông A sẽ nối tiếp đắc lực nhất để đưa cuộc bình Ngô mở nước đến thắng lợi cuối cùng.
Tư Tề trân trọng quỳ, nâng lưỡi gươm sáng quắc của hào kiệt vùng Lập Thạch Bắc Hà lên đôi tay rắn chắc, vạm vỡ của mình, không lưu ý gì tới một số cặp mắt hằn học trong bộ Tham mưu đang nhìn vào.
Trong con mắt ở bọn cơ hội trong bộ Tham mưu Lam Sơn bấy giờ, Lê Tư Tề có hai điểm đáng ghét nhất đó là: Niềm say sưa với trí tuệ, học vấn và tầm nhìn sâu rộng của chim đại bàng. Say mê với trí tuệ, học vấn nên ông cực kỳ sùng mộ và muốn gần gũi những bậc khoa bảng hoặc những tướng lĩnh được học hành đầy đủ như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lưu Nhân Trú… Ông muốn họ phải nắm địa vị chủ chốt trong bộ tham mưu Lam Sơn, dù họ đến sau hay không phải người Ái Châu.
Có tầm nhìn chim đại bàng nên ông là một trong những người đầu tiên tán thành Nguyễn Chích đề nghị tiến binh vào Nghệ An, cổ vũ cho Trần Nguyên Hãn tung hoành ở Tân Bình, Thuận Hoá. Ông muốn mở rộng tầm mắt ra toàn quốc, không phân biệt thành phần xuất thân hay địa phương nào, miễn là phải phục vụ đắc lực cho cuộc bình Ngô do vua cha đứng đầu. Điều đó làm cho những kẻ ít học vấn nhưng lại muốn cưỡi lên học vấn, những kẻ có đầu óc địa phương cục bộ, hẹp hòi và cơ hội trong giới quyền chức bấy giờ hết sức hằn học. Chúng lo rằng một mai Bình Định Vương qua đời, Tư Tề nối nghiệp thì ông sẽ đặt những người có tài đức thực sự vào cương vị xứng đáng. Lúc ấy, bọn chúng sẽ lép vế hoặc bị đặt ra ngoài, không thể bàn bạc hoặc ký những lệnh có lợi cho giới quyền chức mà bọn chúng là đại biểu. Cho nên, trong tầm mắt của bọn chúng, Tư Tề vẫn là cái gai phải nhổ đi sớm hoặc muộn để thay vào đó một người thực hiện đúng ý đồ của bọn chúng. Với chúng, người kế nghiệp đó càng ít tuổi, càng sa đọa, càng dễ lợi dụng. Vậy nên, đứa con út Lê Nguyên Long (một kẻ mà sau này trong hồi ký của Đinh Liệt ghi là “Đắm sắc say hương biếng kiệm cần”) là một đáp ứng tốt nhất. Lợi dụng mẹ và em gái Tư Tề là Chính phi (hay sử còn gọi là Thần phi) Trịnh Thị Ngọc Lữ và công chúa Lê Thị (dân gian gọi là Đào Nữ) bị bắt đã anh dũng hy sinh hoặc mất tích trong cuộc bình Ngô, trong cung thiếu người cai quản, cha con Phạm Hoành, Phạm Vấn đưa con, em mình là Phạm Thị Ngọc Trần vào làm vợ thứ Lê Lợi, đã sinh ra Lê Nguyên Long. Điều ấy làm cho bọn cơ hội rất mừng. Cha con họ Phạm cũng muốn lợi dụng việc ấy để vinh thân phì gia. Hai người thường xuyên liên hệ với nhóm Lê Sát để từng bước hạ bệ khéo Tư Tề. Nhất là vào giai đoạn quyết liệt của cuộc kháng chiến, âm mưu đó càng khẩn trương tiến hành.
Trước tiên là sự kiện thần cá quả:
Trên bờ sông Cả ở xã Triều Khẩu, phía Nam thành Rum (còn gọi là thành Nghệ An hay Lam Thành) có ngôi đền thờ thần cá quả nổi tiếng linh thiêng. Thuyền bè qua lại nếu không giết vật cúng thần thường bị lật úp. Giữa tháng 4 năm 1425, nghe tin Lý An, Tham tướng giặc Minh sắp dẫn đầu một đội thuỷ quân vào giải vây thành Nghệ An, nhóm Lê Sát có bàn bạc trước với cha con họ Phạm, chộp lấy cơ hội ấy, tâu với Lê Lợi xin hiến một phụ nữ làm vợ thần để cho cuộc quyết chiến của ta chắc thắng hơn. Lê Lợi phân vân hỏi ý kiến quần thần. Thừa chỉ Nguyễn Trãi vốn biết mưu gian của bọn Phạm Vấn. Lê Sát định đưa Phạm Thị Ngọc Trần làm vật hy sinh để mặc cả ngôi vua tương lai cho Nguyên Long, lật đổ Tư Tề, liền tâu với Lê Lợi rằng: “Có thể dùng vật giống cái như bò, dê, lợn làm tam sinh để tượng trưng cho lễ hiến phù cũng được. Gia Cát Lượng xưa lúc bình Mạnh Hoạch xong rút quân về qua sông Lư Thuỷ dùng bột nặn thay cho xác người hy sinh mà còn khiến cho sông yên sóng lặng, toàn quân mà về được nữa là”. Dù Nguyễn Trãi chân thành, khẩn khoản phân tích cho vua nhưng lúc này các vị trung thần hầu hết vắng mặt, một mình ông không cản nổi bọn gian thần. Lê Sát liền quỳ xuống tâu: “Làm theo Nguyễn Trãi là lừa dối nhạo báng thần. Đây là việc khẩn cấp, cần dẹp tình riêng vì nghĩa lớn. Nếu phi tần của chúa công không ai hy sinh thì thần xin đưa vợ con thay thế, chỉ hiềm vợ con thần ở xa và vợ con thần cũng không thể được thần trọng quý bằng phi tần của chúa công”.
Một tên gian thần khác cũng nhắc lại câu chuyện Trần Duệ Tông khi đi dẹp Chiêm Thành đã phải hy sinh Thứ phi Nguyễn Thị Bích Châu tế thần Giao Long ở cửa biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Lê Lợi bất đắc dĩ phải hỏi xem trong đám phi tần của mình ai vui lòng hy sinh. Ngọc Trần với sự chuẩn bị sẵn và được mớm lời từ trước, tiến lên xin hy sinh, với nguyện vọng độc nhất: “Thiếp ra đi không vướng mắc gì, chỉ mong sau này cho con thiếp được nối ngôi thiên tử thì dưới suối vàng thiếp được mãn nguyện”. Trong cảnh sinh ly tử biệt này với cái gọi là hy sinh vì nghĩa cả nỡ nào Bình Định Vương lại không nghe theo. Như thế là bọn gian thần đã khéo léo buộc Lê Lợi, vị chân chúa rất trọng danh dự vào lời nguyền trước đông đảo người đến xem chứng kiến, trong tiếng trống lệnh trang nghiêm đổ hồi hoà lẫn với tiếng khóc nức nở của thân nhân và tiếng sóng gầm rít vang lên từ sông Cả. Càng trọng danh dự, càng trang nghiêm, thương tâm, lời nguyền càng linh thiêng, Bình Định Vương càng không thể khác được, phải hứa truyền ngôi về sau cho đứa bé 3 tuổi. Trò hề gọi là thề nguyền ly biệt thảm thương này, Nguyễn Trãi và các bậc tinh đời đều có thể biết là không cần thiết, nếu có cần là chỉ cần cho bọn gian thần muốn thay ngôi cho phù hợp với mưu đồ vinh thân phì gia của chúng. Bởi sự thực lúc ấy thế thắng của ta với giặc Minh là trên đà vươn lên, không thể đảo ngược, dù có hay không có việc hiến thân cầu thần cũng vậy. Do đó khác với sự hy sinh của nàng Bích Châu đời Trần là cần thiết, trong sáng để cứu vãn cả một đoàn quân lớn, còn sự hy sinh của Phạm Thị Ngọc Trần thì ngược lại.
Đã buộc được Lê Lợi vào lời hứa truyền ngôi, thế nhưng bọn gian thần vẫn chưa thể yên tâm được vì càng trải qua chiến đấu về sau, Tư Tề càng tỏ rõ tài đức, công lao, điều mà tất cả mọi người không thể phủ nhận được. Vậy nên, năm Bính Ngọ (1426) ông được trao chức Thị trung, tháng 6 năm Đinh Mùi được gia thêm chức Tư đồ. Tháng 11 năm ấy, đợt cùng đi với Lưu Nhân Trú vào thành Đông Quan làm con tin để thực hiện hòa ước với Vương Thông của ông đã thành công rực rỡ. Đúng như các sử sách của triều Lê về sau như “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn phải ca ngợi ông là “tính dũng cảm, ham giết giặc”… Cho nên, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), ông được phong làm Hữu tướng quốc. Lê Thái Tổ sai các đại thần mang kim sách lập ông làm Quốc Vương, tạm coi việc nước, lệnh cho mọi người trong nước phải gọi ông là Quốc Vương điện hạ. Bấy giờ nhà vua nhiều bệnh, chính sự lớn của nhà nước đều giao cho Quốc Vương quyết định. Cho nên, việc lật đổ Tư Tề ngay một lúc không thể thực hiện được, âm mưu của bọn gian thần là: Một mặt lợi dụng vua bệnh tật, giảm sáng suốt, thường xuyên nhắc lại lời hứa để ngài sớm phong Nguyên Long làm Thái tử, chia xẻ bớt quyền lực của Quốc Vương. Chúng tung nhiều tin, thần thoại hóa vai trò của mẹ con Nguyên Long để chuẩn bị dư luận cho rằng việc lên ngôi của Nguyên Long là hợp lý. “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn phần “Hậu phi truyện” về “Thái tổ Phạm Hoàng hậu” có chép được truyền thuyết về giấc mơ của Lê Lợi: “Một đêm giữa trưa vua nằm ngủ, chợt mộng thấy hoàng hậu (mẹ Nguyên Long) than trách rằng: “Nhà vua phụ công của thiếp: từ hồi mới khởi nghĩa, đã đem thiếp cho vị thần. Nay được thiên hạ rồi, mà ơn thánh chẳng được hưởng”. Vua tỉnh dậy, lòng bồi xúc động bèn lập Thái tông làm con đích, cho nối ngôi”. Truyền thuyết ấy có lợi cho mẹ con Nguyên Long. Nó cũng phản ánh rằng cái ý đồ cho con em mình, cho người của phe cánh mình lên làm vua mạnh biết chừng nào, nó giăng bẫy mọi chốn, kể cả giấc mơ khiến cho đấng quân vương và người con đích trưởng cao quý của Ngài cũng khó yên. Nếu như có linh hồn thì cái người gọi là hy sinh vì nghĩa cả kia, về thuỷ phủ ở với ông chồng mới, vẫn không quên ông chồng cũ ở dương gian. Nhưng cái không quên này không phải như ân nghĩa thường tình của mọi người phụ nữ Việt Nam: “Gái thương chồng cũ muôn đời không quên” mà là chết rồi vẫn không quên một tham vọng đổi trác, một món nợ quyền vị. Người chết không quên hay là bọn tham quyền vị lợi không quên.
Mặt khác bọn chúng chặt dần vây cánh, cô lập dần Tư Tề. Chúng dấu mặt cho bọn tay chân là Trịnh Bá Hoành, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản… ra sức tung tin, dâng thư kín, vu khống, xui Lê Lợi giết dần hoặc đuổi các đại thần thân với Tư Tề: Năm Kỷ Dậu (1429) có việc bức tử Trần Nguyên Hãn, năm Canh Tuất (1430) có vụ vu khống Phạm Văn Xảo bí mật liên lạc với Đèo Cát Hãn để giết ông, rồi đùng một cái bắt giam Nguyễn Trãi, đuổi Nguyễn Chích về làm dân thường, biến người có công lao đức độ thành người hữu danh vô thực, phải nằm im… Thế là Tư Tề còn trơ trọi một mình, không ai bảo vệ, giúp đỡ thật lòng, nên ông dễ dàng bị đẩy vào vòng tội lỗi, mất dần uy tín trước vua cha và mọi người do bọn gian thần giăng bẫy sẵn, với các sự kiện đáng buồn sau:
Mùa Đông năm Tân Hợi (1431) Lê Thái Tổ phái Quốc Vương Tư Tề và Tư đồ Lê Sát cầm quân đánh dẹp Đèo Cát Hãn ở châu Phục Lễ (nay thuộc Lai Châu). Nếu Tư Tề một mình nắm toàn quân hoặc có những trung thần đi theo hẳn thắng lợi mau chóng nhưng Lê Sát cố tình gây khó dễ, làm cho việc đánh dẹp kéo dài mãi đến năm Nhâm Tý (1432), vào mùa xuân với sự thân chinh của nhà vua mới thắng lợi. Hơn nữa, chúng còn cố tình sắp đặt để Tư Tề sa vào cái bẫy gọi là “giết bừa các tỳ thiếp” làm cớ mà xác định ông bị cái bệnh “điên khùng”. Lê Tư Tề có thể thực sự không bị “điên khùng”, hoặc có bị “điên khùng” đi nữa thì cũng không có lỗi. Tội lỗi chính là những thủ phạm cố tình đẩy ông vào. Ở cái cảnh bị đối xử quá bất công từ trên xuống dưới, mấy ai mà không “điên khùng”? Vì thế, Lê Thái Tổ đang lúc bệnh tật thiếu sáng suốt đã không tin và sinh ra chán ghét ông. Cho nên, đến năm 1433, thấy mình khó sống thêm, Lê Thái Tổ cho gọi Thiếu uý Lê Khôi để hỏi riêng về việc nối ngôi. Trong tình thế Tư Tề đang bị cô lập sa sút… ông Khôi không thể nào khác, buộc phải bàn việc lập Nguyên Long. Tháng 8 năm ấy, Thái Tổ giáng Tư Tề xuống tước Quân vương, lấy con thứ là Nguyên Long lên kế thừa đại thống.
Như thế, là bọn gian thần đã rất thành công trong việc dùng một mũi tên mà bắn đổ mấy mục tiêu từ các đại thần lừng lẫy danh vọng, đầy tài đức công trạng với dân với nước tới một người kế nghiệp xứng đáng và là một trong những bậc sáng nghiệp nhà Lê là Quốc vương Tư Tề.
Việc gạt bỏ Tư Tề, đưa Nguyên Long lên ngai vàng là một trong những việc làm đáng tiếc nhất của vua Thái Tổ nhà Lê. Đúng như đại thần Đinh Liệt từng than thở trong “Ngọc phả” họ Đinh:
“Trong thuở hàn vi bừng sáng nghĩa
Hòa bình hạnh phúc dễ mờ nhân
Cầm cân mà để cân sai lệch
Nát đạo cha con tối nghĩa thần”.
Dù sử sách nhà Lê có chỗ còn ghi phụ hoạ theo ý người cầm quyền thắng thế của dòng họ nên chưa phải tất cả đã công bằng, chân thực, ta vẫn phải thấy rằng: việc lật Tư Tề, đưa Nguyên Long lên sẽ gây ra bao nhiêu phiền toái với hàng loạt vụ án phức tạp, đau lòng như vụ Nguyên Long đàn áp bất công anh ruột là Tư Tề, vụ y bức tử mẹ già là Phạm Huệ Phi (vợ Lê Lợi)… kể cả vụ Nguyên Long (Lê Thái tông) bị hạ sát… không hay gì. Sau này sử sách còn phải bàn bạc rất nhiều.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
Thời Báo Kinh Tế
Sài Gòn
Số đầu năm dương lịch 2013
Số đầu năm dương lịch 2013
Cái giá của sự bất công bằng
(Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi)
Trần Hữu Dũng
Một trong những sự kiện gây
nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc
khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng
rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ,
và ngay cả Mỹ. Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh,
đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại,
hoặc là nghèo hơn. Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà
thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu
nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%! Một điều đáng lưu ý nữa
là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ,
Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội
chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung
Quốc, Ấn Độ)
.
Sự gia tăng bất công bằng thu
nhập này đã gây ra nhiều làn sóng công phẫn ở các quốc gia liên hệ,
không những từ thành phần xã hội bị “bỏ lại phía sau”, như phong
trào “chiếm Wall Street” ở Mỹ năm 2011, và nhiều hội đoàn tiến bộ
khác, mà còn được sự chú ý của
nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng (ví dụ như nhà kinh tế
Joseph Stiglitz,[1]
nhà báo Timothy Noah,[2]
Chrystia Freeland[3]...).
Nhiều bình luận gia (ví dụ như Jonathan Chait) cho rằng cuộc bầu cử
tổng thống Mỹ vừa qua có biểu hiện của một “chiến tranh giai cấp”
trong đó giai cấp trung lưu và nghèo của Mỹ mà đại diện là Obama đã
đánh bại giai cấp cực giàu của Mỹ mà Romney là đại diện.
Tại sao có những người
“siêu giàu”?
Chủ đích bài này không là những
người đã cực giàu từ lâu (như các vua chúa ở các vương quốc dầu hoả
Á Rập, hay những lãnh tụ độc tài ở một số quốc gia). Ngoài ra, cũng
phải nhìn nhận rằng nguồn gốc của những người siêu giàu mới nổi ở
mỗi nước một khác.[4]
Tuy nhiên, nói chung, vài lý do chính (mà độ chính xác sẽ được thẩm
định) của sự xuất hiện những người “siêu giàu” thường được viện dẫn
là như sau:
Ở một thái cực, một số (tương
đối rất ít) trở thành siêu giàu vì tài năng (kể cả tài tổ chức),
sáng kiến xuất chúng (có thể thêm chút may mắn) của họ. Đây là cách
giải thích của kinh tế học hàn lâm chính thống phương Tây. Nói đến
những người này thì ta nghĩ ngay đến những nhân vật nổi tiếng như
Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg... Ở thái cực đối nghịch là
những người siêu giàu nhờ những hoạt động bất hợp pháp (tham nhũng,
cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu..)
Song nhìn kỹ thì cách phân loại
trắng đen như trên là chưa đủ ngọn ngành. Như Stiglitz cho thấy,
tài sản kếch xù của Bill Gates, chẳng hạn, không phải chỉ nhờ vào
tài năng (dù quả là xuất chúng) của ông ta nhưng phần lớn là nhờ vào
vị trí độc quyền (hoặc hầu như độc quyền) của công ty Microsoft sau
khi ông thành lập nó. Chính sự độc quyền này đã đưa Bill Gates từ
hạng cực giàu lên hàng cực siêu giàu. Công ty Apple của Steve
Jobs cũng thế. Mỗi năm những công ty này bỏ ra hàng tỷ đô la
trong các vụ kiện tụng để giữ độc quyền cho một sản phẩm nào đó (kể
cả bằng sáng chế) của họ. Tất nhiên, những hoạt động này là hoàn
toàn hợp pháp, song chúng chứng tỏ họ đã nhân tài sản của họ lên
hàng trăm, hàng nghìn lần bằng cách lợi dụng, khai thác (những khe
hở) thể chế và luật pháp, thậm chí uốn nắn thể chế và pháp luật (qua
việc “lobby”) theo hướng có lợi cho họ.
Mặt khác, khách quan mà nói,
cũng phải công nhận rằng những người siêu giàu nhờ tham nhũng, cướp
đoạt, đầu
cơ, buôn lậu, cũng có một cái tài nào đó, dù cái “tài” ấy chỉ là
những mánh khoé luồn lách pháp luật, mua chuộc quan chức, lập vây
cánh, khuynh đảo
thị trường. Một điều nữa là dù tài sản này có nguồn gốc bất chính,
những người (tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu...) này (hoặc gia đình họ)
đã “rửa” tài sản ấy qua những hoạt động kinh doanh hợp pháp (nhất là
bất động sản, ngân hàng). Nói khác đi, nhìn thoáng qua tài sản của
nhiều người “siêu giàu” hiện nay thì có thể cho rằng nó hợp pháp,
nhưng nếu truy ngược về quá khứ thì nguồn gốc của nó là phi pháp.
Tài sản đã là khá to lớn từ những hoạt động rõ ràng là phi pháp đã
được nhân ra hàng trăm, hàng nghìn lần qua những hoạt động hợp pháp,
biến họ từ những người giàu phi pháp thành những người
siêu giàu hợp pháp... Đi sâu thêm một bước, thử xem cách thức
mà những người này “nhân” ra những tài sản ấy là ra sao? Đại đa số
là nương nhờ vào những quan hệ cá nhân, những lỗ hổng trong luật
pháp. Đó là không nói đến việc chính họ có thể chủ động
“lobby” để nhà nước ra những luật lệ có lợi cho họ. Như Stiglitz
nhận xét, dù ngoài mặt thì những thế lực kinh tế đã tạo nên sự bất
công bằng thu nhập, nhưng chính chính sách của nhà nước đã tạo nên
các thế lực kinh tế ấy. Phần lớn sự bất công bằng hiện nay là
hậu quả của những gì mà nhà nước đã làm, và cũng là hậu quả của
nhiều việc mà nhà nước không làm.
Một nguồn gốc nữa của sự siêu
giàu là do tích cực khai thác sự thiếu kém thông tin của đa số những
người khác. Chẳng hạn như giới ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh
bất động sản ở Mỹ đã trở nên cực giàu nhờ “nghĩ ra” những công cụ
tài chính, bảo hiểm, những loại chứng khoán vô cùng phức tạp, không
ai hiểu nỗi.[5]
Cũng nên để ý rằng các nguồn gốc
khác nhau của sự “siêu giàu” này có “liên hệ hữu cơ” với nhau, đặc
biệt là với tham nhũng: trong nhiều trường hợp, tham nhũng cho một
cái “vốn” để những người giàu trở thành cực giàu (một cách hợp
pháp). Và chính những người cực giàu này khuyến khích, mớm đút, tạo cơ hội tham nhũng ở
những người khác.
Gần đây ở Việt Nam hai ý niệm
“tham nhũng” và “nhóm lợi ích” thường được ghép chung. Điều
này không hoàn toàn đúng. Theo nguyên ngữ thì “nhóm lơi ích”
là một tập họp của những người có cùng quyền lợi kính tế, hợp lực
với nhau để bảo vệ, tranh đấu cho quyền lợi ấy. Đó là một hiện
tượng đương nhiên, tự nó không có gì là xấu (chẳng hạn, xét cho
cùng, công đoàn để bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động cũng là
một nhóm lợi ích chứ gì?). Song khi các nhóm lợi ích thông
đồng, cấu kết với tham nhũng ̶ trong đó tham nhũng dựa vào
đòn bẫy của nhóm lợi ích để tác động đến nền kinh tế, đến xã hội, và
vâng, đến thể chế chính trị nữa.. .̶ thì sự nguy hại của tham nhũng
được nhân lên nhiều lần. Không những thế, khi tham nhũng có
được một nhóm lợi ích làm hậu thuẫn thì dù vài cá nhân tham nhũng có
sa vào vòng lao lý, nhóm lợi ích đàng sau những người ấy vẫn còn đó,
tác hại của nó vẫn tiếp tục.
Kinh tế thị trường là một trò
chơi cực kỳ phức tạp và những người thắng cuộc chơi ấy hẵn là khôn
lanh ít nhiều hơn người khác. Song những người thắng cuộc cũng
thường có những bản chất không đáng ngưỡng mộ: khả năng luồn
lách pháp luật, hoặc uốn nắn pháp luật theo cách có lợi cho họ, sự
sẵn sàng lợi dụng kẻ khác – ngay cả những người nghèo; và chơi những
trò “bẩn”, nếu cần.
Ảnh hưởng kinh tế
của sự cực giàu
Cho đến gần đây, khi bàn về vấn
đề chênh lệch thu nhập, giới kinh tế chính thống thường chỉ nói đến
ảnh hưởng của nó đến tốc độ tăng trưởng vĩ mô. Những người theo phái
thị trường tự do (hay “tân phóng khoáng” – neoliberalism) thì cho
rằng bất công bằng thu nhập, dù tự nó không phải là tốt, là đáng cổ
vũ, cũng là một tiền đề khó tránh của một nền kinh tế muốn tăng
trưởng nhanh: những nguời giàu sẽ có xu hướng đầu tư nhiều hơn...
Nói cách khác, dù tầng lớp cực giàu có tích tụ tài sản của họ cách
nào đi nữa (miễn là hợp pháp) thì họ cũng có ích cho xã hội vì nhờ
họ mới có đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động, đầu tàu cho sự
tăng trưởng của cả nước. Chẳng những mức độ tài sản của họ là có ích
cho xã hội, sự chênh lệch thu nhập cũng là cần thiết
để phát triển bởi nó tạo động lực cho lao động (cả tay chân
lẫn trí tuệ). “Cào bằng” thu nhập thì còn đâu những khuyến dụ
(incentive) để nỗ lực làm việc? Nói cách khác, theo những người
này, có sự đánh đổi không thể tránh giữa “hiệu quả kinh tế” và “công
bằng thu nhập”.
Có ba cách phản biện quan điểm
này.
Một là,
quan điểm ấy dựa trên giả định là nền kinh tế có sự cạnh tranh hoàn
hảo: ngay khoa kinh tế học chính thống cũng đã chứng minh từ lâu
rằng chỉ trong một nền kinh tế như thế thì lợi ích cá nhân mới trùng
hợp với lợi ích cộng đồng (nghĩa là, người thu được lợi ích cá nhân
cũng đem lại lợi ích cho tập thể). Trên thực tế, không nền
kinh tế nào có một sự “cạnh tranh hoàn toàn” như thế: những sự méo
mó (như độc quyền, chẳng hạn) sẽ khiến lợi ích cá nhân lớn hơn lợi
ích tập thể, và những người theo đuổi lợi ích cá nhân không hẵn sẽ
có ích cho tập thể. Nói rộng ra, trong một nền kinh tế bị “méo mó”
vì những “hoạt động tìm lợi nhuận trên bình thường” (rent seeking
activity) thì những người được hưởng những khoản tư lợi khổng lồ
không nhất thíết là những người có đóng góp lợi ích tương ứng cho
tập thể.
Hai là,
nhiều nhà tâm lý học, nhà khoa học xã hội (và thậm chí một số nhà
kinh tế học) đã điều tra cặn kẽ để tìm xem cái gì là động lực lao
động của con người, và họ khám phá rằng, ít nhất là trong nhiều
trường hợp, giới kinh tế gia đã lầm khi cho rằng thu nhập là động cơ
duy nhất. Đa số chúng ta thường làm việc hăng say hơn khi được
thúc đẩy bởi những động lực nội tại (chẳng hạn như sự mãn
nguyện khi làm một việc gì đó một cách hoàn hảo) hơn là bởi những phần
thưởng đến từ bên ngoài (như lương tiền). Lấy một ví dụ, trong hai
thế kỷ vừa qua, hầu hết các nhà khoa học góp phần nâng cao đời sống
của nhân loại không phải vì họ theo đuổi tiền tài. Đó là điều may
mắn cho chúng ta, bởi nếu những người xuất chúng ấy theo đuổi tiền
tài thì họ đã trở thành chủ ngân hàng, kinh doanh bất động sản, mà
không là nhà khoa học. Chính sự say mê tìm tòi chân lý, niềm vui của
hoạt động trí tuệ, hạnh phúc tuyệt vời của khám phá, phát minh – và,
vâng, sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp ̶ là quan trọng nhất đối với
các nhà khoa học.
Ba là,
ngay trong trường hợp mà “thù lao” của những người cực giàu (nhất là
trong giới tài chính, ngân hàng) là “kỷ lục” với lý do rằng mức độ
thù lao ấy là cần thiết để những người này “cố gắng” hơn, nhiều
nghiên cứu đã phát giác rằng cái “gói thù lao” kếch xù (làm trầm
trọng thêm sự bất bình đẳng trong xã hội) đang được các đại công ty,
các ngân hàng, quỹ đầu tư áp dụng, đã khiến những người này có những
quyết định làm méo mó hơn, thay vì gia tăng hiệu quả của nền kinh
tế. Kinh tế học đã chứng minh rằng, vì thông tin và giám sát
không bao giờ là đầy đủ, rất khó (gần như không thể) thiết kế một
“gói thù lao” tối hảo (nhìn từ quan điểm quyền lợi cổ đông, đừng nói
chi đến lợi ích toàn xã hội) cho lãnh đạo các ngân hàng, giám đốc
các đại công ty.
Ngoài những tác động (có thể gọi
là vi mô) nói trên, sự cực giàu của một thiểu số còn có những ảnh
hưởng vĩ mô tai hại: nó sẽ bóp méo tỷ lệ các loại hàng nhập khẩu.
Những người cực giàu, với sức mua lớn, sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu
những món hàng xa xỉ (xe xịn, hàng hiệu).[6]
Việc này sẽ làm giảm giá trị nội tệ, và làm mắc hơn những loại hàng
nhập khẩu mà đa số người tiêu dùng là có thu nhập thấp.
Ảnh hưởng xã hội của
tầng lớp “siêu giàu” mới nổi
Đối với một số chế độ (như ở
Trung Quốc) thì tình trạng cực kỳ bất bình đẳng có một hậu quả tai
hại duy nhất là gây bất ổn trong xã hội, hăm doạ sự tồn tại của chế
độ ấy. Nhận định này là đúng nhưng chưa đủ
● “Thu nhập tương đối” và
“hạnh phúc con người”
Gần đây, một số nghiên cứu đã
phát hiện rằng hạnh phúc con người còn tuỳ vào thu nhập tương đối
(ngoài mức thu nhập tuyệt đối để thoả mãn những nhu cầu sinh tồn).
Thu nhập càng chênh lệch thì những người có thu nhập trung bình,
hoặc thấp, càng thấy “kém hạnh phúc”. Tình trạng này càng trầm
trọng khi những người có thu nhập cao lại thích phô trương, hào
nhoáng, khiến những người có thu nhập kém hơn họ phải ganh tỵ, thèm
muốn.
Một ảnh hưởng nữa là ở cơ hội
tiến thủ của những người xuất thân từ gia đình có thu nhập thấp: Họ
sẽ thất vọng, nản chí khi thấy rằng chỉ con cái nhà giàu là có nhiều cơ hội học trường
giỏi (và nếu nước họ là chậm tiến thì sẽ được xuất ngoại du học).
Sau khi tốt nghiệp thì những “con cái nhà giàu” này tất nhiên sẽ ưu
tiên có những địa vị béo bở trong xã hội, cho họ cơ hội làm giàu
thêm. Cứ như thế, sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
● Bất bình đẳng thu nhập và
đời sống văn hoá
Trong một xã hội cực kỳ bất bình
đẳng, và nhất là khi tài sản của những người cực giàu là phi pháp,
hoặc những người này thiếu căn bản văn hoá, phô trương sự giàu có
của mình một cách vô ý thức, thì đời sống văn hoá của toàn xã hội
cũng sẽ bị xấu đi: Những lối ăn chơi phù phiếm, sa đoạ, xa xỉ, đua
đòi hàng hiệu nhập khẩu (nhất là khi lối sống này không bị kết án mà
còn được các phương tiện truyền thông đại chúng quảng bá, trầm trồ
ngợi khen), sẽ cuốn hút toàn thể xã hội vào con đường ấy, ngày càng
lệch xa những lối sống văn minh thật sự.
Phải làm gì?
Có những người cực đoan cho rằng
sự xuất hiện của tầng lớp siêu giàu mới nổi là một hiện tượng tự
nhiên, thậm chí có lợi cho xã hội, và những ai chống lại hiện tượng
này chỉ là những kẻ ganh tỵ xấu nết... Theo những người cực đoan
này, nhà nước không cần làm gì cả. Tuy nhiên, như đã trình bày ở
trên, hiện tượng siêu giàu mới nổi không phải là “tự nhiên” mà là
hậu quả của sự khôn lanh khai thác những “lỗ hổng” của thể chế, của
nền kinh tế, và gây nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho chính sự
phát triển của quốc gia, và rộng ra là cho mức độ an sinh của tuyệt
đại đa số trong xã hội.
Đàng khác, không ai có thể khách
quan mà nghĩ rằng thu nhập của mọi người trong xã hội đều phải như
nhau. Một sự bất bình đẳng thu nhập nào đó là không thể tránh, thậm
chí cần thiết. Vấn đề ở đây là sự xuất hiện một thiểu số cực giàu,
trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, mà thu nhập dù hiện tại
có là hợp pháp, đã vượt quá xa tài sức và sự đóng góp của họ cho xã
hội.
Hầu hết các nhà lãnh đạo trên
thế giới, từ tổng thống Mỹ Barack Obama đền nguyên tổng bí thư Trung
Quốc Hồ Cẩm Đào, đếu ít nhiều nghĩ rằng nhà nước cần can thiệp để
làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Một chính
sách cấp thời có thể là tăng suất thuế đánh vào người giàu (như ông
Obama hiện đề nghị). Tuy nhiên, như đã trình bày trong bài
này, một chính sách dài hạn phải là chấn chỉnh những méo mó kinh tế
(ưu tiên gỡ bỏ những độc quyền, đặc lợi, chế độ “xin/cho”, và tạo
một sân chơi bình đẳng cho mọi người). Sự tái cấu trúc thể chế này
sẽ cực kỳ khó khăn vì chắc chắn nó sẽ gặp sự kháng cự mãnh liệt,
công khai lẫn ngấm ngầm, của giai cấp cực giàu hiện hữu (cấu kết
thành các “nhóm lợi ích”) với những thế lực tài chính, kinh tế, và
vâng, chính trị nữa, vô cùng to lớn của họ. Một sự tái cơ cấu
như thế chỉ có thể thành công nếu nó không bị ảnh hưởng của bất cứ
nhóm lợi ích nào, nhất là trong một thực trạng mà những nhóm lợi ích
ấy lại “tay trong tay” với tham nhũng.
Trần Hữu Dũng
21/12/2012
[1]
Joseph Stiglitz, 2012, The Price of Inequality: How
Today's Divided Society Endangers Our Future, New
York: Norton
[2]
Timothy Noah, 2012, The Great Divergence: America's
Growing Inequality Crisis and What We Can Do about It,
New York: Bloomsbury Press.
[3]
Chrystia Freeland, 2012,
Plutocrats: The Rise of the New Global Super-Rich and the
Fall of Everyone Else, New York: Penguin
[4]
Một cuốn sách thú vị về tầng lớp siêu giàu mới nổi ở Nga là
The Oligarchs: Wealth And Power In The New Russia của
David Hoffman (New York: PublicAffairs, 2002)
[5]
Tương truyền rằng chính ông Ben Bernanke, chủ tịch Fed của
Mỹ, lúc mới nhậm chức cũng không hiểu nỗi tất cả những công
cụ này, phải mời một chuyên viên ngân hàng đến giải thích
cho ông!
[6]
Nếu nhà nước cấm nhập khẩu chính thức những loại hàng này
thì họ sẽ nhập khẩu qua những kênh bất hợp pháp, tạo thêm cơ
hội cho tham nhũng.
YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU ( KỲ 25 )
Thế rồi bất chợt con dế của ông bính boong? Ai vậy cà ? Không
lẽ vợ báo tin con Kim Anh bị biến chứng
? Không phải, số gọi tới lạ hoắc. Mẹ kiếp, lại tên oan sai nào xin trình bầy hoàn cảnh hay lão cựu chiến binh
nào xin xỏ . Ong bấm thoát cuộc gọi nằm
xuống lim dim mắt.
Bip,bip,bip… có tin nhắn. ”
Đừng tắt máy, đồng chí Chủ tịch đang gặp chuyện rắc rối đó…”.
Ong Chủ tịch ngồi nhỏm ngay dậy, vẫn số máy vừa gọi nhắn tin .
Thằng nào thế ? Chuyện rắc rối gì đây ? Ong Chủ tịch đã nhận nhiều tin nhắn vừa
đe doạ vừa chửi bới nhưng để ngoài tai, cũng chẳng thèm báo bên bưu điện dò ra
thằng nào thêm rách việc, cứ đóng máy lại là êm. Riêng tin nhắn này, linh cảm
nào đó làm ông bồn chồn.
Ai vậy nhỉ ? Nó bảo ông đang gặp rắc rối gì vậy ? Nỗi lo mơ hồ
làm ông hết cả hứng nằm vườn, bước vội về phòng, lăm lăm điện thoại di động chờ
đợi. 5 phút…10 phút…trôi qua…vẫn im re. Quái thằng nào gọi điện đòi nói chuyện
rồi mất hút thế ?
Ong ngồi bàn giấy trong phòng ngủ soát lại mọi chuyện coi sơ
sẩy gì không ? Ngày hôm nay ông đã ký duyệt Công ty vật tư Nông nghiệp nhập 50
ngàn tấn phân u rê, ký lệnh cưỡng chế giải toả 10 ngôi nhà dân không chịu nhận
tiền đền bù di dời giải phóng mặt bằng cho Khu chế xuất …không , không, tụi nó
đã tham mưu rất kỹ, dứt khoát không rắc rối gì ? Bỗng ông lạnh toát người, hay
chuyện tài khoản bí mật đối tác Đài Loan rót tiền đã bị lộ ? Không, không thể
nào, ngoài ông và thằng thư ký ra, không ai biết , mà ngay cả thằng này phản
ông cũng chẳng có bằng cớ gì . Vả lại ông đã nắm nó rất chặt, ngay trong tình
huống xấu nhất, ông mất ghế Chủ tịch, nó cũng không dám tố cáo ông .Vậy chuyện
gì ? Hay thằng dấu mặt này hù doạ ông chơi thôi ?
Ong Chủ tịch như có cục than hồng trong ruột, mẹ thằng này, chơi
trò tâm lý chiến , mặc cha nó, cứ tắt máy di động, lên giường nằm đọc Tạp chí
Cộng Sản cho quên đi.
Lật qua phần xã luận “Xây
dựng Đảng trước hết phải diệt trừ tham
nhũng và hối lộ, hai kẻ thù dấu mặt”, ông giật mình, nó như nhằm vào chính
ông, nào ăn chia dự án, nào nhận tiền nước ngoài, nào mua quan bán ghế …. Đọc
tới đâu sởn da gà tới đó, rồi ông bỗng vố đùi đánh đét, Đ.M….bốc phét, lý luận
suông, quan chức từ trung ương xuống địa
phương có thằng nào là không ăn, chó chê xương, mèo chê mỡ à ? Không nha, diệt
trừ tham nhũng có mà tan Đảng, sập Nhà
nước, bất chợt ông nổi cáu, vung tay quăng tờ tạp chí xuống đất . Chuông điện
thoại để bàn bỗng nổ giòn , lại “nó” chứ không ai, ông đành bốc máy nghe tiếng
cười nham nhở :
“ Tại sao đồng chí Chủ tịch
tắt máy di động ?”
“ Mày là thằng nào ?”
“ Dạ…con là …con đây mà…”
Ong hiểu trong những vụ thế này chẳng bao giờ “đối tác” khai
tên , giọng lạ hoắc, sao biết được ai ? Ong đành xuống nước :
“ Mày muốn gì ?”
“ Từ từ , thế đồng chí Chủ tịch đã đọc báo chưa ?”
“ Báo nào ? Nó viết về tao hả ?
Đụng tới báo chí, ông Chủ tịch muốn đứng tim, tất nhiên khỏi lo
báo tỉnh nhà, Tổng biên tập là đàn em,chó khôn không bao giờ cắn chủ,vụ bôi xấu
cậu Cả con bà thủ thư, bồ Kim Anh hắn đã giúp ông xuất sắc, bởi thế ông chỉ sợ
báo trung ương, điểm mặt thằng nào chết
thằng đó. Ong vội vã :
“ Phải báo Nhân Dân không, nó viết gì về tao ?”
“ Không phải báo Đảng mà cũng chẳng phải viết về đồng chí Chủ
tịch…”
Ong thở hắt ra, nhẹ nhõm như vừa cất đi tảng đá. Ong cười khà
khà :
“ Vậy mắc mớ gì tới tao, mày lộn địa chỉ rồi, cúp nhá…”
Ong đặt máy cái rụp.
Kiểu đòn gió này ông gặp cả lố. Cứ cà kê dê ngỗng , cuối cùng thế nào cũng thò
ra “ chú Hai ký giùm con ”. Còn lâu nhá, mộc
Chủ tịch tỉnh đâu phải củ khoai củ mì ?
Ly nước yến trong tủ lạnh làm ông tỉnh táo, đêm nay vợ con vắng nhà, ông kiểm lại “quỹ đen” chỉ
mình ông biết. Vàng, hạt xoàn, đô la, giấy chủ quyền nhà đất… trong két sắt cứ
mặc mụ vợ ôm khư khư như đười ươi giữ ống, ông chỉ quan tâm tới tờ giấy tuyệt
mật dấu trong cuốn Lênin toàn tập số 9 tại trang 99 . Ông lấy toàn số 9 , số
hên mà. Tờ giấy ấy đây, nó vẫn nằm yên
như vật bảo hiểm cho ông suốt đời. Số mầu đỏ ghi mật mã tài khoản, số
mầu xanh ghi số dư hiện có. Cũng chưa nhiều lắm, mới ngót 300 ngàn đô la, so
với các đồng chí ngoài trung ương chỉ là… số lẻ. Tháng sau có thể thêm vài chục
ngàn khi ông ký chỉ định thầu cho Công
ty Agromachinex của Malaysia
bán thiết bị toàn bộ cho Nhà máy Chế biến mủ cao su.
Chưa kịp tận hưởng hết niềm vui có đống tiền trong tay, bên tai
ông lại vang lên tiếng điện thoại. Ong
nhét vội cuốn Lênin toàn tập vào chỗ cũ, nhào ra nhấc máy.
“ Đồng chí Chủ tịch đừng cúp máy, chuyện này có liên quan tới
đồng chí đấy…”
Lại “nó”, muốn chơi trò gì nữa đây, ông sẵng giọng :
“ Chuyện gì ?”
“ Đồng chí Chủ tịch đọc bài “Tình trạng bằng giả lan tràn ở
tỉnh Cà Mâu chưa ? Báo công an tuần rồi
đó…”
“ Chuyện đó mắc mớ gì tới tao ?”
“ Khối anh mất chức vì xài bằng rởm …”
Ong Chủ tịch nổi cáu :
“ Chuyện đó ở Cà Mâu,
tỉnh ta không có…”
Bên kia đầu dây vang lên giọng cười rất đểu :
“ Ay thế mà có đấy, người xài bằng rởm chẳng ai khác, chính
là…. đồng chí Chủ tịch tỉnh đấy…”
“ Bố láo, đồ vu cáo…”
Ông Chủ tịch quát lên rồi dập máy. Thằng này khốn nạn thiệt,
ông chỉ có hai bằng đại học, một của Trường Nguyễn Ai Quốc II, cấp từ năm
1999 học hành thi cử đàng hoàng, một của
Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Khoa tại chức, cũng qua thi tốt nghiệp hẳn hoi. Cả hai đều đóng mộc
đỏ choé và hiện lưu trong hồ sơ tổ chức
tỉnh uỷ, lấy đâu ra bằng giả ? Mẹ kiếp, đòn gió kiểu này chỉ doạ con nít. Ong
yên tâm tắt đèn đi ngủ. Sáng hôm sau từ trên xe bước xuống cơ quan, ông Chủ
tịch đã được gã thư ký nhào ra đón bằng nụ cười trìu mến :
“ Chú Hai tới sớm vậy ? Đêm qua thím vắng nhà chắc chú không
ngủ được ?”
Thằng này nói đúng, ông trằn trọc mãi, không phải vợ vắng nhà
mà chuyện bằng rởm cứ lởn vởn trong
đầu.
“ Mày có báo công an
tuần trước không ?”
“ Con kiếm dễ ợt, mà có chuyện gì không chú ?”
Ong Chủ tịch lắc đầu :
“ Không có chuyện gì, tao muốn đọc chơi vậy thôi.”
Sáng nay lẽ ra phải tập trung nghiên cứu dự thảo đề án “Quy
hoạch rừng phòng hộ” Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xin ký duyệt, ông Chủ tịch lại cắm cúi vào tờ báo
công an. Đọc kỹ càng từ đầu đến cuối bài “bằng giả ở Cà Mâu”, cầm chắc mình
chẳng dính dáng gì, ông vươn vai khoan khoái, quay sang chàng thư ký :
“ Mày gọi thằng Ut, Giám đốc Sở Giáo dục sang tao hỏi…”
Không đầy 15 phút sau, ông Ut đã lật đật cắp cặp bước vào phòng Chủ tịch với vẻ đầy lo âu .
“ Báo cáo anh Hai, anh cho gọi em ?”
“ Ngồi xuống đi…”
Ong Giám đốc Sở Giáo dục lo ngay ngáy. Vụ tuyển sinh vừa rồi
ông cũng có “nhận chút đỉnh” để đưa mấy con đại gia trong tỉnh vào danh sách
được tuyển. Chuyện kín bưng vầy chẳng lẽ tới tai Chủ tịch. Mẹ kiếp, lại phải
cưa đôi cho ổng là cái chắc. Đời bất công thế, quan càng to càng ngồi mát ăn
bát vàng, chẳng phải chạy ngược chạy xuôi con mẹ gì mà tiền vẫn dzô đều đều.
Nắm tình hình nhậy bén vậy, chắc chắn ổng có nội gián ngay trong Ban Giám đốc
Sở ? Đứa nào vậy, kỳ này phải tìm cho
ra, triệt tận gốc. Nhìn vẻ mặt lầm lầm của ông Ut, ông Chủ tịch chột dạ. Không
khéo chính thằng cha này dựng chuyện ông xài bằng giả cũng nên. Ong vứt ra tờ
báo, hất hàm :
“ Mày đọc bài báo này chưa ?”
Ong Giám đốc Sở run run cầm tờ báo, liếc nhanh. Hoá ra không
phải chuyện ông ăn tiền trong tuyển sinh, mà là chuyện tào lao tận tỉnh Cà Mâu.
Rõ thần hồn nát thần tính, cứ thế này thì đau thần kinh, trống ngực đang đập
liên hồi chợt chậm lại, ông Giám đốc Sở vui vẻ hẳn lên :
“ Báo cáo anh, em đọc rồi, mấy cha bên Cà Mâu tệ vầy đó. Bộ Giáo dục cũng mới có chỉ đạo cho các Sở
phải rà soát lại, ai xài bằng giả dứt khoát phải kỷ luật nặng. Vụ này anh Hai
yên tâm, em sẽ làm thiệt mạnh tay, lôi ra bằng hết những đứa dối dân, lừa Đảng,
ngay cả chuyện bằng cấp mà nó còn lừa đảo , chuyện lớn quốc kế dân sinh thì sao
? Báo cáo Chủ tịch, em sẽ…”
Ong Chủ tịch sốt ruột
cắt ngang :
“ Vậy rồi mày đã tìm ra thằng nào xài bằng giả chưa ?”
“ Dạ chưa, ở tỉnh khác không nói, chứ tỉnh mình, em dám cam
đoan tuyệt đối là không ạ…”
Ong Chủ tịch tươi hẳn lên, cười giòn giã ::
“ Vậy tốt, qua kiểm tra có gì nghi vấn phải báo cáo ngay Uỷ ban
có biện pháp xử lý nghe chưa ?”
Ong Giám đốc Sở vâng dạ rối rít, cóm róm bước khỏi phòng. Lúc
này ông Chủ tịch mới yên tâm, rõ thiệt là báo động giả, thằng cha dấu mặt chắc
chắn chơi trò đòn gió, tâm lý chiến. Ong quay sang chàng thư ký, cất giọng oai
vệ :
“ Dự án “ Quy hoạch rừng phòng hộ “ đâu ? Đưa tao coi…”
(còn tiếp)
Phỏng vấn một kẻ cướp
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
.
PV (phóng viên): Tôi được cho biết anh là thủ phạm trong vụ cướp tiệm vàng Thanh Dung…
Cướp: Trước hết, cần cải chính, tôi không phải là cướp.
PV: Chẳng lẽ tôi nhầm. Vậy người cưỡng đoạt 40 cây vàng ở tiệm Thanh Dung là ai?
Cướp: Là tôi.
PV: Lạ nhỉ, anh đột nhập vào tiệm, chiếm đoạt vàng của người ta mà không phải là cướp? Thế thì gọi là trộm vậy.
Cướp: Tôi cũng không phải là trộm vì tôi
không trèo tường, khoét ngạch, không cắt điện, không cắt camera, không
ẩn náu trong nhà vệ sinh… Tôi vào thẳng cửa chính, giữa ban ngày.
PV: Chiếm đoạt của người ta nhưng không phải là cướp, không phải là trộm thì gọi là gì?
Cướp: Tôi cưỡng chế.
PV: Cưỡng chế? Tôi có nghe nhầm không?
Cướp: Tôi nhắc lại, tôi đến tiệm vàng để cưỡng chế. Nhà báo có định làm việc tiếp không để tôi còn nghỉ.
PV: Thú vị đấy. Anh nói tiếp đi
Cướp: Tôi vào nói với chủ tiệm, tôi đến để thu hồi toàn bộ số vàng ở đấy…
PV: Nếu anh gọi là thu hồi thì phải có đền bù.
Cướp: Có chứ, tôi cũng thỏa thuận với chủ
tiệm là có đền bù, à, hỗ trợ một phần, hỗ trợ cái công họ gia công
thành đồ trang sức ấy mà.
PV: Anh hỗ trợ bao nhiêu?
Cướp: Mỗi cây vàng tôi hỗ trợ 100 nghìn đồng, theo đúng qui định của dân giang hồ chúng tôi.
PV: Và họ không nghe?
Cướp: Không nghe nên tôi mới phải cưỡng chế. Tôi thu hồi toàn bộ vàng ở trong tiệm.
PV: Tức là khi anh cướp, à quên, khi anh thu hồi vàng của người ta thì họ chưa kịp nhận tiền đền bù?
Cướp: Không nhận tôi cũng cưỡng chế. Vì vàng là mục tiêu của tôi.
PV: Tôi thấy người đi cưỡng chế chẳng ai làm sao cả, cùng lắm thì dính mấy mạt đạn hoa cải. Sao anh lại bị bắt?
Cướp: Tôi có một mình, chỉ mang theo khẩu
súng lục bằng nhựa để dọa chủ tiệm. Họ phát hiện ra súng của tôi là
súng giả nên họ la lên. Tôi không có quân, không có khiên giáp, súng AK,
chó nghiệp vụ nên bị công an bắt.
PV: Tôi hiểu rồi, anh hơn kẻ cướp
khác là trước khi cưỡng đoạt, anh có thỏa thuận đền bù nên anh không
chịu nhận là cướp. Chúc anh cải tạo tốt, sớm về sum họp với gia đình.
.03/01/2012
Các ông Vua trong Bộ Chính Trị ơi, mở mắt ra họa may còn có cơ hội sống còn !
DIỄN ĐÀN CÔNG NHÂN - Mặc dù đã 38 năm , rất nhiều tài liệu được giải mã về cuộc chiến VN, và quan trọng nhất là đời sống thực tế trước mắt cho thấy sư sai lầm hiển nhiên không thể chối cãi được khi phát động cuộc chiến từ chống Pháp , chống Mỹ , giải phóng Miền Nam để cuối cùng rơi vào ảnh huởng của kẻ thù dân tộc : Trung Quốc , một đế quốc đỏ rực Chủ Nghĩa Đại Hán !
Tôi xin phép phân tích như sau :
1) Khi Pháp đô hộ VN : Chắc chắn là VN không chấp nhận nền đô hộ này rối. Nhưng nếu các vua chúa nhà Nguyễn sáng suốt nhận ra là nhờ Pháp , VN mới thoát khỏi ảnh huởng Trung Hoa đè nặng cả nghìn năm ! Nhật Bản đã thoát được ảnh huởng TQ nhờ canh tân. Nếu lợi dụng sự cai trị của Pháp , dùng phương pháp : nâng cao dân trí , chấn hưng dân khí của cụ Phan Chu Trinh để chờ thời cơ lấy lại nước chắc cũng không khó lắm . Vừa thoát được ảnh huởng TQ vừa theo kịp các quốc gia Tây Phương.
Một quốc gia yếu đuối nhỏ bé như Cao Miên cũng hoan nghênh sự đô hộ của Pháp vì chính Thái Tử Norodom Sihanouk cũng có lần phát biểu rất không ngoan , cho biết tầm cỡ hiểu biết của một nhà lãnh đạo một nước nhỏ : Nhờ Pháp đô hộ nên chúng tôi thoát khỏi sự ” xẻ thịt ” của Thái Lan và VN ! Nếu không có Pháp , chúng tôi đã bị biến mất lãnh thổ rồi !
VN nhờ có Pháp mới chấm dứt triều cống , lệ thuộc vào TQ , 2 đảo Hoàng sa & Trường Sa vẫn nguyên vẹn hơn là độc lập mà bị TQ đe dọa thuờng trực !
2) Khi Pháp trở lại VN sau Đệ Nhị Thế Chiến : Lúc này chủ nghĩa Thực dân Pháp- Anh đã hết thời , có trở lại VN cũng không được bao lâu. Đảng CSVN nhanh nhẩu đoảng hô hào đánh Pháp để rồi lại quay lại phải hệ lụy và lệ thuộc vào TQ , đây là điều kém khôn ngoan và ngu xuẩn ! Không cần phải đánh Pháp bằng vũ khí của TQ , chỉ cần biểu tình , tranh đấu bất bạo động Pháp cũng sẽ rút lui vì khắp thế giới Chủ Nghĩa Thực Dân đã hoàn toàn cáo chung !
Đánh Pháp , lấy lại độc lập , thế mà sự phát triển đất nước lại thua xa dưới thời Thực Dân Pháp đô hộ ! Cứ nhìn những mỏ than , đồn điền dưới thời Pháp thuộc mỗi năm họ đem về cho mẫu quốc hằng trăm triệu dollars tiền lời , trong khi lọt vào tay Đảng thì thua lỗ hằng năm !
Điều Đảng làm rất nguy hiểm là đánh Pháp bằng vũ khí TQ trong khi nước này theo CNCS , đã từng tham chiến tại Triều Tiên chống Hoa Kỳ đã khiến cho Hoa Kỳ giật mình e ngại chủ nghĩa CS sẽ tràn xuống Đông Nam Á , tất nhiên Mỹ phải nhảy vào cứu Pháp ! Chính Đảng CSVN đã làm một điều ngu xuẩn khiến cho Mỹ can thiệp vào VN vì e ngại VN theo CS , thực hiện chỉ thị của Bắc Kinh và LX muốn nhuộm đỏ Đông Dương và Đông Nam Á !
Đánh Pháp xong rồi lại đánh Mỹ với vũ khí của TQ thì lại rơi vào vòng ảnh huởng của TQ !
Cho đến giờ , khi tôi nói chuyện với nhiều người Hoa , họ vẫn cho rằng VN có làm gì chăng nữa vẫn bị lệ thuộc vào TQ , không như Nhật , Nam Hàn họ đã thoát được cái vòng kim cô TQ từ lâu rồi , nhờ Hoa Kỳ tất cả !
3) Hậu quả sau khi chiến thắng : Vẫn lệ thuộc TQ từ chính trị , kinh tế , văn hóa…..! Mà lệ thuộc vào TQ thì phải biết là tượng trưng cho nghèo đói , tụt hậu , phát triển những thói hư tật xấu của TQ như hàng nhái , hàng giả , kém chất lượng , làm ăn gian lận , ngoan cố , hối lộ, tham nhũng , thế giới tẩy chay , oán ghét… Tại sao chúng ta không bị ảnh huởng của Hoa Kỳ , Nhật Bản , Do Thái , Hàn Quốc , Singapore… lại đi ảnh huởng của một TQ thối tha , tởm lợm như vậy?
Đó là một nền độc lập thực sự què quặt chứ không có gì là tự hào !
Tóm lại : Ngày nay , nhờ 3 triệu kiều bào nước ngoài , nhờ Tin Học phát triển , nhân dân rất muốn Đảng CSVN phải thoát ra khỏi ảnh huởng TQ bằng mọi giá. Ngày nào cón dính líu đến bất cứ cái gì liên quan đến TQ thì đất nước càng bệ rạc và không phát triển được ! Nhân dân VN đã sáng suốt nhận ra , chỉ có Đảng là u mê tăm tối !
Nói một cách không cần dấu giếm là chẳng thà VN theo Hoa Kỳ , Ấn Độ , Nhật , Hàn… có chịu các quốc gia này thống trị vài chục năm đi chăng nữa vẫn tốt và có cơ hội ngóc đầu dậy ! Tuyệt đối nhân dân muốn là dứt khoát , không được dính líu bất cứ cái gì đến từ TQ ! Càng dính líu càng như dây với hủi , đất nước càng kiệt quệ !
Ngày xưa vua Ngô Phù Sai say mê Tây Thi , triều thần dân chúng ai cũng nhìn ra nguy cơ mất nước , chỉ có vua là không nhìn ra ! Ngày nay , toàn dân từ người ít hiểu biết cho đến nhân sĩ trí thức , đảng viên , cán bộ có tâm với Đất Nước cũng nhìn ra , thế mà các ông Vua trong Bộ Chính Trị Đảng CSVN lại không nhìn ra ! Mất nước , mất đảo , mất cả Đảng và mất cả….mạng sống là điều sẽ xảy ra !
Nên nhớ là với TQ là cho dù Đảng có theo nó , nịnh bọ nó cũng bị giết ! Chống nó họa may còn có cơ hội sống còn !
Hãy nhìn Tây Tạng , Tân Cương , Mãn Châu , Nội Mông , Hong Kong thì thấy TQ đối xử ra sao ! Đài Loan đã hiểu dã tâm của TQ nên cương quyết không chịu sát nhập , thà chống cự quyết liệt rồi tự sát hơn là khuất phục !
Dự thảo Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992
Khai Phong tóm lược
(Những thay đổi đáng chú ý)
2/ Điều 1 khẳng định "nước CH-XHCN Việt Nam là một nước dân chủ".
3/ Điều 2 nhấn mạnh tính chất "pháp quyền XHCN" của nhà nước, nhấn mạnh tính chất "phân công, phối hợp, kiểm soát" giữa tam quyền thay vì "phân lập" tam quyền.
4/ Điều 9 thêm định nghĩa Mặt trận Tổ quốc.
5/ Điều 11 Khoản 2 bỏ cụm từ "XHCN" xác định tính chất của Tổ quốc ở Điều 13 Khoản 2 cũ.
6/ Điều 12 bỏ phần nhấn mạnh "tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng" ở Điều 14 cũ.
7/ Đưa phần "quyền và nghĩa vụ" lên ngay sau phần chế độ chính trị.
8/ Phân biệt "quyền con người" với "quyền công dân" chứ không coi "quyền công dân" là biểu hiện cụ thể của "quyền con người" như ở Điều 50 cũ.
9/ Nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu "không phân biệt đối xử".
10/ Thêm Điều 21 gọn lỏn: "Mọi người có quyền sống".
11/ Điều 22 bỏ quy định "Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật." ở Điều 71 cũ.
12/ Điều 23 thêm quy định về bí mật đời tư.
13/ Điều 38 thể hiện sự thay đổi thái độ rất lớn đối với vấn đề lao động, việc làm ở Điều 55 và Điều 56 cũ. Bỏ quy định về sự can thiệp của nhà nước vào lao động, việc làm; trách nhiệm của nhà nước đối với nạn thất nghiệp và người lao động trở nên mờ nhạt.
14/ Điều 41 bỏ nội dung "Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm." ở Điều 61 cũ.
15/ Điều 42 bỏ nội dung "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí." ở Điều 59 cũ.
16/ Điều 49 bỏ quy định công dân phải "giữ bí mật quốc gia" ở Điều 79 cũ.
17/ Điều 50 bỏ quy định công dân có nghĩa vụ "lao động công ích" ở Điều 80 cũ.
18/ Điều 54 bỏ nội dung "sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng." ở Điều 15 cũ, bỏ nội dung "kinh tế tư bản nhà nước" ở Điều 16 cũ.
19/ Điều 64 bỏ nội dung "tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" ở Điều 30 cũ, bỏ nội dung "yêu chế độ XHCN" ở Điều 31 cũ.
20/ Điều 70 nhấn mạnh và bổ sung nội dung rằng các lực lượng vũ trang nhân dân phải "tuyệt đối trung thành với ĐCSVN" và phải "bảo vệ ĐCSVN" so với Điều 45 cũ.
21/ Điều 71 bỏ nội dung "sức mạnh của chế độ XHCN" ở Điều 46 cũ.
22/ Bỏ Điều 66 cũ, trong đó có nội dung giáo dục "lý tưởng XHCN" cho thanh niên.
Còn một số thay đổi khác, chẳng hạn nội dung về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử, Tổng kiểm toán, hay nội dung định rõ Chủ tịch nước có thể "phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị", - thì theo tôi là không đáng chú ý.
Khai Phong
Hà Nội, ngày 03/01/2013
__________________________
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Với khát vọng độc lập, tự do, bằng tinh thần tự lực, tự cường, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế; xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, giành được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử .
Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây dựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 1)Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2)
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Điều 3 (sửa đổi, bổ sung Điều 3)
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân , thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình .
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 5 (sửa đổi, bổ sung Điều 5)
1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước.
Điều 6 (sửa đổi, bổ sung Điều 6)
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7)
1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)
1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Điều 9 (sửa đổi, bổ sung Điều 9)
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức.
3. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.
Điều 10 (sửa đổi, bổ sung Điều 10)
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 11 (sửa đổi, bổ sung Điều 13)
1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật.
Điều 12 (sửa đổi, bổ sung Điều 14)
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Điều 13 (ghép và giữ nguyên các điều 141, 142, 143, sửa đổi, bổ sung Điều 145)
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
4. Ngày Quốc khánh là Ngày tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
Điều 14 (giữ nguyên Điều 144)
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
CHƯƠNG II: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50)1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Điều 16 (mới)
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 17 (sửa đổi, bổ sung Điều 52)
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49)
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác.
3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 19 (sửa đổi, bổ sung Điều 75)
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 51)
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Điều 21 (mới)
Mọi người có quyền sống.
Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.
Điều 23 (sửa đổi, bổ sung Điều 73)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác do pháp luật quy định.
Điều 24 (giữ nguyên Điều 68)
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 70)
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69)
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Điều 27 (sửa đổi, bổ sung Điều 63)
1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới.
Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 54)
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều 29 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều 30 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)
Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 31 (sửa đổi, bổ sung Điều 74)
1. Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan , tổ chức , cá nhân .
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 72)
1. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
3. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa.
4. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Điều 33 (sửa đổi, bổ sung Điều 58)
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 57 và Điều 58.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Điều 34 (sửa đổi, bổ sung Điều 57)
1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh.
2. Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh.
Điều 35 (sửa đổi, bổ sung Điều 67)
Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Điều 36 (sửa đổi, bổ sung Điều 62)
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có nơi ở.
Điều 37 (sửa đổi, bổ sung Điều 73)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp.
2. Không ai được tự ý vào chỗ ở hợp pháp của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Điều 38 (sửa đổi, bổ sung Điều 55, Điều 56)
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc.
2. Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)
1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Điều 40 (sửa đổi, bổ sung Điều 65)
1. Trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
2. Nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Điều 41 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 61)
1. Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe; bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 42 (sửa đổi, bổ sung Điều 59)
Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 43 (sửa đổi, bổ sung Điều 60)
1. Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; sáng tạo văn học, nghệ thuật.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ.
Điều 44 (mới)
Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa.
Điều 45 (mới)
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Điều 46 (mới)
1. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành.
2. Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 47 (sửa đổi, bổ sung Điều 76)
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 48 (sửa đổi, bổ sung Điều 77)
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định.
Điều 49 (sửa đổi, bổ sung Điều 79)
Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Điều 50 (sửa đổi, bổ sung Điều 80)
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế.
Điều 51 (giữ nguyên Điều 81)
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
Điều 52 (giữ nguyên Điều 82)
Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.
CHƯƠNG III: KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, K HOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 53 (sửa đổi, bổ sung Điều 15, Điều 43)Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25)
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Điều 55 (sửa đổi, bổ sung Điều 24, Điều 26)
1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường; thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng, địa phương và tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
2. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Điều 56 (sửa đổi, bổ sung các điều 22, 23 và 25)
1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
3. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.
Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18)
Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa , vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18)
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 59 (mới)
1. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác được Nhà nước thống nhất quản lý, sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước là thống nhất gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Thu chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 60 (sửa đổi, bổ sung Điều 27)
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.
Điều 61 (sửa đổi, bổ sung Điều 55, Điều 56)
1. Tổ chức, cá nhân được khuyến khích, tạo điều kiện để tạo việc làm, có thu nhập thỏa đáng cho người lao động.
2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Điều 62 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 40)
1. Nhà nước ban hành chính sách đầu tư, phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân; huy động các nguồn lực để xây dựng nền y tế hiện đại, công bằng, hiệu quả; phát triển nền y học Việt Nam theo hướng kết hợp đông y và tây y, phòng bệnh và chữa bệnh; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe; ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác.
2. Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm quy mô, cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.
Điều 63 (sửa đổi, bổ sung Điều 67)
1. Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
2. Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.
Điều 64 (sửa đổi, bổ sung các điều 30, 31, 32, 33 và 34)
1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển của đất nước. Nhà nước và xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ, tiến bộ; bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
2. Phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân, góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn của người Việt Nam; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
3. Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có văn hóa, có ý thức làm chủ, có trách nhiệm công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
4. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, truyền bá tư tưởng , xuất bản phẩm và các hình thức khác có nội dung phản động, đồi trụy; mê tín, dị đoan.
Điều 65 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 37)
Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Điều 66 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 36)
1. Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
2. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; quy định phổ cập giáo dục; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý; ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác.
3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Người khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học văn hóa và học nghề phù hợp.
Điều 67 (sửa đổi, bổ sung Điều 37, Điều 38)
1. Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt, là động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm nâng cao trình độ quản lý, phát triển văn hóa, kinh tế tri thức, thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Nhà nước thúc đẩy phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ; bảo đảm quyền tự do nghiên cứu và sáng tạo khoa học, công nghệ.
3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và được hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động khoa học, công nghệ.
Điều 68 (mới)
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân.
2. Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch của tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TỔ QUỐC
Điều 69 (sửa đổi, bổ sung Điều 44)Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do luật định.
Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Điều 71 (sửa đổi, bổ sung Điều 46)
Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Điều 72 (sửa đổi, bổ sung Điều 47)
Công an nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 73 (giữ nguyên Điều 48)
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội; xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sỹ, công nhân, nhân viên quốc phòng; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
CHƯƠNG V: QUỐC HỘI
Điều 74 (sửa đổi, bổ sung Điều 83)Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Điều 75 (sửa đổi, bổ sung Điều 84)
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật ;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định nguyên tắc phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách trung ương; xem xét báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, các Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, danh sách thành viên Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia;
8. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
10. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế về chiến tranh và hòa bình, các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tư cách thành viên của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực, thương mại quốc tế;
15. Quyết định trưng cầu ý dân.
Điều 76 (sửa đổi, bổ sung Điều 85)
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp chiến tranh.
Điều 77 (sửa đổi, bổ sung Điều 92)
Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
Điều 78 (sửa đổi, bổ sung Điều 90)
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.
3. Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội của mỗi khóa Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Ủy ban thường vụ Quốc hội mới.
Điều 79 (sửa đổi, bổ sung Điều 91)
Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;
4. Đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
5. Lãnh đạo công tác của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;
6. Hướng dẫn và giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
7. Quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
8. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
9. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
10. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
11. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Điều 80 (sửa đổi, bổ sung Điều 94)
1. Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
4. Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như các Ủy ban của Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 81.
Điều 81 (sửa đổi, bổ sung Điều 95)
1. Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Chủ nhiệm Ủy ban do Quốc hội bầu; các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2. Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật và dự án khác, báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban.
3. Việc thành lập, giải thể các Ủy ban do Quốc hội quyết định.
Điều 82 (sửa đổi, bổ sung Điều 96)
1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin hoặc giải trình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời kiến nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, báo cáo hoặc giải trình về các vấn đề mà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu.
Điều 83 (mới)
Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
Điều 84 (sửa đổi, bổ sung Điều 97)
1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và của nhân dân ở đơn vị bầu đại biểu.
2. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.
3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Điều 85 (sửa đổi, bổ sung Điều 98)
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Điều 86 (sửa đổi, bổ sung Điều 99)
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội; nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 87 (sửa đổi, bổ sung Điều 100)
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu; có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Điều 88 (sửa đổi, bổ sung Điều 86)
1. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
3. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
Điều 89 (sửa đổi, bổ sung Điều 87)
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật trước Quốc hội.
Điều 90 (sửa đổi, bổ sung Điều 88, Điều 93)
1. Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp Hiến pháp quy định phải có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua.
CHƯƠNG VI: CHỦ TỊCH NƯỚC
Điều 91 (giữ nguyên Điều 101)Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Điều 92 (giữ nguyên Điều 102)
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới.
Điều 93 (sửa đổi, bổ sung Điều 103)
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
5. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
6. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 75; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế theo thẩm quyền do Quốc hội quy định.
Điều 94 (sửa đổi, bổ sung Điều 104)
1. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn.
Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội, trong trường hợp Quốc hội không thể họp được trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt trong trường hợp có chiến tranh do Quốc hội giao.
Điều 95 (sửa đổi, bổ sung Điều 105)
Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Chính phủ.
Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Điều 96 (giữ nguyên Điều 106)
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 97 (giữ nguyên Điều 107)
Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch ủy nhiệm thay Chủ tịch làm một số nhiệm vụ.
Điều 98 (giữ nguyên Điều 108)
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong một thời gian dài thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.
CHƯƠNG VII: CHÍNH PHỦ
Điều 99 (sửa đổi, bổ sung Điều 109)Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Điều 100 (sửa đổi, bổ sung Điều 110)
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Điều 101 (sửa đổi, bổ sung Điều 112)
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 . Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật , nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội , lệnh, quyết định của Chủ tịch nước ; t rình dự án luật , pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội , Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2 . Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; phân công, phân cấp trong hệ thống hành chính nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp ; kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; t rình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập mới , nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính lãnh thổ ; t ổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra , kiểm tra, chống quan liêu, tham nhũng , lãng phí trong bộ máy nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo ;
3. Bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước;
5. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
6. Thống nhất quản lý về quốc phòng, an ninh, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
7. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; theo ủy quyền của Chủ tịch nước đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 93; đàm phán, ký, gia nhập, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
8. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 102 (giữ nguyên Điều 113)
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới.
Điều 103 (sửa đổi, bổ sung Điều 114)
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Định hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ; lãnh đạo hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
2. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương trong các cơ quan của Chính phủ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
4. Chỉ đạo việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước, đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
5. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.
Điều 104 (sửa đổi, bổ sung Điều 116, Điều 117)
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Điều 105 (sửa đổi Điều 115, Điều 116)
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của luật và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
Điều 106 (sửa đổi, bổ sung Điều 111)
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.
CHƯƠNG VIII: TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 107 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 127)1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
2. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.
Điều 108 (sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133)
1. Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp do luật định.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp do luật định.
5. Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp.
Điều 109 (sửa đổi, bổ sung Điều 134)
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Điều 110 (sửa đổi, bổ sung Điều 128, Điều 135)
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Chánh án các Tòa án khác báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân theo quy định của luật.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán; việc bầu và nhiệm kỳ của Hội thẩm Tòa án nhân dân do luật định.
Điều 111 (sửa đổi, bổ sung Điều 136)
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Điều 112 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 137)
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 113 (sửa đổi, bổ sung các điều 138, 139, 140)
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Viện trưởng các Viện kiểm sát khác báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân theo quy định của luật.
Điều 114 (sửa đổi, bổ sung Điều 138)
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Kiểm sát viên do luật định.
CHƯƠNG IX: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 115 (sửa đổi, bổ sung Điều 118 )1. Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường.
2. Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính lãnh thổ và phân cấp quản lý.
Điều 116 (sửa đổi, bổ sung các điều 119, 120, 123 và 124 )
1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Điều 117 (sửa đổi, bổ sung Điều 121)
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
Điều 118 (sửa đổi, bổ sung Điều 122)
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Điều 119 (sửa đổi, bổ sung Điều 125)
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
CHƯƠNG X: HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP, HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 120 (mới)1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định.
Điều 121 (mới)
1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3 . Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.
Điều 122 (mới)
1. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước do luật định.
Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Kiểm toán Nhà nước do luật định.
CHƯƠNG XI: HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Điều 123 (sửa đổi, bổ sung Điều 146)
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
Điều 124 (sửa đổi, bổ sung Điều 147)
Việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định;
3 . Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội về dự thảo Hiến pháp;
4. Dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ ... , nhất trí thông qua trong phiên họp ngày ... tháng ... năm 2013, hồi ... giờ ... phút.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
Theo báo Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét