Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

tin ngày 27/12/2012

  • Nhật: Shinzon Abe nhậm chức thủ tướng (RFI) - Hôm nay, 26/12/2012, ông Shinzo Abe lãnh đạo đảng cánh hữu Dân chủ Tự do, đã được Hạ viện Nhật bầu làm tân thủ tướng, với 328 phiếu thuận ...
  • Năm 2012: Năm của Châu Á (VOA) - Nếu năm 2011 là năm của Trung Đông và Bắc Phi thì năm 2012 vừa qua chắc chắn là năm của châu Á
  • Lụt lớn ở miền đông Malaysia (VOA) - Công tác cứu hộ đang được thực hiện ngày hôm nay tại một tiểu bang ở miền đông, sau khi những cơn mưa mùa gây ngập lụt ở những vùng đất thấp
  • Thủ tướng VN kêu gọi 'cảnh giác' (BBC) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói cần cảnh giác với 'kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, internet' để tuyên truyền chống chính quyền.
  • Lãnh tụ ở đâu? (BBC) - Sự sợ hãi của dân chúng làm cho Việt Nam chưa xuất hiện một lãnh đạo đối kháng tầm cỡ?
  • Thủ đô cờ bạc Macau (BBC) - Thành phố Á châu trở thành trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới, qua mặt cả Las Vegas.
Bản tin tiếng Anh
  • Bumper crops mean China can feed itself (Washington Post) - China increased its grain imports this year, but thanks to consecutive years of bumper crops the country will continue to be able to largely feed itself, a senior agricultural official said on Tuesday.
  • Central SOEs expect to see profits rebound (Washington Post) - China's central SOEs are poised to rebound from eight months of consecutive falls in profit, under a program of steady growth being planned for the coming year.
  • Mainland firms cash in on Hong Kong IPOs (Washington Post) - Hong Kong was the largest fundraising hub for mainland enterprises in the first 11 months of 2012, according to statistics from China Venture.
  • Internet gaming: 'A winning gamble' (Washington Post) - China's online gaming industry is set to grow rapidly as the nation connects more people with broadband Internet, said Blizzard Entertainment CEO.
  • French wine a Chinese entree (Washington Post) - Chinese people's understanding of French products has grown over the years, to the point where they know the country offers more than just red wine, snails and foie gras.
  • Chinese house hunters venture overseas (Washington Post) - Chinese families, ranging from the highly affluent to the middle class' upper crust, are showing a keener interest in purchasing overseas housing.
  • New Year resolutions on economy (Washington Post) - Increased domestic consumption will play a fundamental role in economic development, and opportunities from urbanization will be a main driver in this process.
  • When frost bites (Washington Post) - People's clothes are coated with frost as the temperature drops to minus 35 C in Heihe city, Northeast China's Heilongjiang province, Dec 25, 2012.
  • Bringing culture to rural homes (Washington Post) - Actors and actresses from a folk art troupe perform in the courtyard of a rural resident in Huachi county, Qingyang city of Northwest China’s Gansu province, on Dec 25, 2012.
  • Railway to create network of 'city clusters' (Washington Post) - The world's longest high-speed rail service, which starts between Beijing and Guangzhou on Wednesday, is expected to bring huge economic prosperity to towns and cities along its route.
  • Shanghai promotes burials at sea (Washington Post) - A shortage of land in Shanghai has prompted the municipal government to offer a larger subsidy to promote sea burials.
  • A little child shall lead (Washington Post) - A number of Chinese adopted children are returning with their new overseas families to live in China for a while.
  • The key to tea (Washington Post) - Tea sommelier Zhou Yutong may not be familiar with every tea produced in China, but she comes pretty close.
  • Rainbow dumplings (Washington Post) - The winter solstice is upon us, and as the deepest winter nights fall, people in North China will be cooking dumplings. But, Fan Zhen and C.J. Henderson found a place where you can feast royally.
  • China maintains blue alert for cold wave (Washington Post) - China's National Meteorological Center(NMC) on Saturday kept its blue alert for the severe cold wave that is sweaping many northern China regions.
  • Chinese Navy escort voyages fruitful (Washington Post) - Navy fleets escorting commercial vessels in the Indian Ocean have successfully accomplished their international missions over the last four years.
  • Xi Jinping: Loving son, husband, father (Washington Post) - A photo of Xi Jinping released Sunday by Xinhua shows the general secretary of the Central Committee of the Communist Party of China (CPC) accompanying his mother Qi Xin for a walk.
  • Li Keqiang: A man who puts people first (Washington Post) - His toughness in advancing complex reforms, as well as his social warmth and scholarly temperament have made him a major figure in China's political arena.

Huỳnh Thục Vy - Lãnh tụ ở đâu?

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 9/12
Các cuộc tập hợp ở Việt Nam cần người dẫn dắt?

Tôi luôn nghĩ: phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay đang thiếu một nhà lãnh đạo.

Nhưng có ý kiến lại cho rằng: 'Một người lãnh đạo sẽ không sớm thì muộn lại đưa Việt Nam vào chế độ độc tài'. Một số khác thì quả quyết: phong trào dân chủ cần sự ủng hộ của quần chúng, chứ không cần một người lãnh đạo.

Sau những diễn biến dân chủ hóa ở Miến Điện, chính một trong số những người đã từng bác bỏ quan điểm của tôi, lại ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một 'lãnh tụ có tâm, có tầm'.

Mâu thuẫn

Làm sao chúng ta có thể, một mặt, phủ nhận tầm quan trọng của một người lãnh đạo phong trào dân sự đòi dân chủ ở Việt Nam, mặt khác, hồ hởi tung hô vai trò của một 'người hùng' ở nước khác? Sự phủ nhận đầy mâu thuẫn ấy, chỉ là cách để chúng ta biện minh cho những khó khăn, yếu kém khó vượt qua của mình, cũng là cách thể hiện sự thiếu hiểu biết trong so sánh tình hình nước ta với nước khác.

Sự lo sợ về một chế độ độc tài hậu cộng sản không phải là lý do chính đáng (chưa nói đến sự khác biệt rất lớn giữa lãnh đạo và lãnh tụ). Khi chúng ta ca ngợi không tiếc lời bà Suu Kyi, chúng ta có nghĩ bà sẽ trở nên độc tài? Thiết nghĩ, độc tài hay không, không phải do sự hiện diện của người lãnh đạo mà thành. Nó là kết quả của nhiều nguyên nhân: sự yếu kém về ý thức tự do và khát vọng dân chủ của người dân, sự yếu kém của xã hội dân sự, tính chất của trào lưu chính trị trong khu vực và việc có hay không sự can thiệp của một quốc gia độc tài lớn hơn…

Khi chúng ta đề cao vai trò của lãnh đạo đối lập Miến Điện như là một người sáng suốt, 'giữ được cân bằng để vừa đấu tranh kiên trì, vừa đối thoại để tạo lối thoát cho chính quyền độc tài', chúng ta đã cố tình bỏ qua vai trò trọng tài của người Mỹ. Có thể người Mỹ không giúp được gì trong việc xây dựng dân chủ (công việc cần nhiều nội lực), nhưng không thể bác bỏ vai trò trọng tài của họ trong cuộc chuyển hóa này. Vai trò ấy đặc biệt quan trọng để đảm bảo hai bên độc tài-dân chủ có đủ cơ sở để tin nhau, để đi đến đối thoại.

Nếu không có người Mỹ, không ai dám đảm bảo bà Suu Kyi sẽ không bị thua thiệt khi tiến hành đối thoại. Hãy đặt trường hợp Việt Nam, bạn muốn đối thoại với người cộng sản, sớm muộn bạn sẽ nhận ra bạn bị họ dắt mũi. Hay bạn có thể tưởng tượng, kết quả ở Miến Điện sẽ thế nào nếu trọng tài không phải là Hoa Kỳ mà là Trung Quốc?

Aung San Suu Kyi trong chuyến thăm Mỹ
Việt Nam đang thiếu một lãnh đạo đối lập có uy tín tầm cỡ quốc tế như bà Aung San Suu Kyi

Phong trào đấu tranh có lãnh đạo không những giúp gắn kết các cá nhân, các nhóm hoạt động tạo thành một tập hợp đủ mạnh, đối trọng với chính quyền độc tài; cổ vũ thành phần tiến bộ trong chế độ độc tài sớm phản tỉnh để gia nhập trào lưu tiến bộ; mà còn giữ cho chính trường hậu độc tài không bị thao túng bởi các thế lực chính trị cơ hội. Việt Nam chưa có được may mắn đó nên khó có thể chuyển hóa không đổ vỡ. Nhưng vì sao chúng ta chưa có được điều tốt đẹp mà người Miến Điện đã có?

Đi tìm nguyên nhân

Độc tài cộng Sản là một dạng độc tài tinh vi và có hệ thống hơn hẳn dạng gia đình trị và quân phiệt. Họ có một mô hình cai trị sắt máu nhưng mị dân đã được kiểm chứng 'tính hiệu quả' trên một diện rộng quốc tế và trong một thời gian dài. Với hệ thống mật vụ đặc trưng của mọi chế độ cộng sản, chính quyền Việt Nam có thể kiểm soát tất cả hoạt động và quan hệ trong xã hội. Sự len lỏi và khống chế toàn bộ xã hội của hệ thống an ninh làm biến dạng mọi mối quan hệ thông thường. Sợ hãi và thiếu niềm tin lẫn nhau làm cho các cá nhân tồn tại rời rạc, thiếu hẳn những gắn kết cộng đồng, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến chính trị.

Người ta không thể làm việc với nhau, chia sẻ những giá trị và ý nguyện trong các vấn đề chung một cách hiểu quả nếu không phân biệt được người đang làm việc với mình là một người bạn tâm đắc hay là một 'ăng ten'. Và sẽ là thiếu sót nếu không nói đến mô hình cai trị 'đỉnh cao trí tuệ' của chính quyền cộng sản trong cách họ đưa tất cả các hội đoàn dân sự vào hệ thống chính trị để chúng trở nên công cụ đắc lực theo dõi và kiểm soát xã hội. Không một tổ chức nào có thể phát khởi lên trong một môi trường bị đầu độc hoàn toàn như thế. Mà dù có xuất hiện thì cũng khó tồn tại trong một thời gian đủ dài vì các âm mưu gián điệp sẽ phá vỡ mọi kế hoạch và chương trình hoạt động của tổ chức đó.

Không có sự kết hợp vững chắc và sự phát triển lâu dài của một tổ chức hay nhiều tổ chức hợp lại với nhau thì nhu cầu hiện diện một nhà lãnh đạo chung cho cả phong trào sẽ không được đặt ra.

Tôi tự hỏi Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Suu Kyi làm sao để quy tụ được hàng ngàn người trước khi các nhà hoạt động ấy bị bắt? Bà đã đọc diễn văn trước hàng ngàn người ủng hộ trước khi cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Điều này làm tôi liên tưởng đến cảnh một nhà đấu tranh uy tín ở Việt Nam không thể bước ra khỏi nhà để tham gia một cuộc xuống đường yêu nước. Chế độ độc tài Miến Điện vẫn còn thua xa cộng sản Việt Nam về sự đàn áp tinh vi. Cộng sản Việt Nam không bao giờ để cho một cuộc tập hợp đông đảo xung quanh một nhân vật có uy tín như vậy xảy ra, vì thế họ không có nhu cầu phải giải tán đám đông bằng súng đạn. Cách làm này vừa hiệu quả, vừa ít gây phẫn nộ trong nước cũng như quốc tế.

Công an giải tán biểu tình chống Trung Quốc hôm 9/12
Sự đàn áp của chính quyền cộng sản khiến người dân sợ hãi và cam chịu?

Có thể có thêm một vài nguyên nhân khác.

Thứ nhất, lịch sử chia cắt và những tổn thương sâu sắc sau 'cuộc chiến ý thức hệ' đã chia rẽ toàn khối người Việt thành hai nhóm lớn: một bên coi cộng sản là tội ác chống nhân loại (điều này có bằng chứng); một bên cho rằng, dù có sai lầm hiện tại, nhưng cộng sản Việt Nam vẫn có chính nghĩa khi nắm quyền cai trị sau những cuộc 'đấu tranh giành độc lập'. Đơn giản, họ có những “tâm tình” khác nhau đối với sự thật về người cộng sản. Hai thái độ khác biệt đó khiến chúng ta khó tìm được sự đồng thuận để đứng cùng nhau trong một tập hợp có phạm vi cả nước, để rồi có nhu cầu đưa lên một người lãnh đạo.

Thứ hai, ý chí và nguyện vọng tự do của người dân Việt nam còn rất yếu. Người lãnh đạo nào có thể quy tụ được những con người thờ ơ với vận mệnh của chính mình? Người lãnh đạo nào, dù can đảm và xuất sắc đến đâu, có thể có được sự quan tâm và ngưỡng phục chấn động thế giới nếu ông (bà) ta là một cá nhân hoàn toàn đơn độc?

Quần chúng sợ hãi

Chúng ta than thở rằng Việt Nam không có một lãnh đạo đủ uy tín, tài đức và dũng cảm như Daw Suu. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi: bà đã xuất hiện như một vận may của Miến Điện để quyết định cơ hội dân chủ hóa, hay chính những người dân Miến Điện dũng cảm, khao khát tự do dân chủ đã quy tụ xung quanh bà, tạo nên điều kiện thuận lợi và uy tín cho bà?

Về sự dũng cảm, Việt Nam không thiếu những con người dũng cảm đã dấn thân và hy sinh 10, 20, thậm chí 30 năm trong tù. Tôi không muốn dùng những lời ca ngợi sáo rỗng cho bất cứ cá nhân nào, nhưng sẽ thiếu sót nếu chúng ta quên những người đã đấu tranh từ những ngày đầu sau năm 1975. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là một trong những người như thế, ông vẫn bám trụ ở Việt Nam, vẫn đồng hành với những người đấu tranh trong nước mấy mươi năm nay.

Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế
Điều kiện ở Việt Nam hiện chưa phù hợp để có một lãnh tụ đối lập?

Bà Suu Kyi có bằng cấp khoa bảng, có dũng khí, yêu nước và ôn hòa; bác sĩ Quế không thiếu những tố chất này. Vậy sao bà có sự ủng hộ của quần chúng và uy tín lớn trên thế giới - điều mà bác sĩ Quế chưa có được?

Xin hỏi: làm sao một người lãnh đạo có thể tranh thủ được sự ủng hộ của một khối người sợ hãi và cam chịu? Làm sao một nhà đấu tranh có thể quy tụ được quần chúng khi không thể nào tiếp cận được với họ? Làm sao nhà đấu tranh ấy trở nên một lãnh đạo dân sự gây được tiếng vang nếu không có một tổ chức lớn mạnh, đấu tranh kiên trì đứng sau lưng ông (bà) ta?

Đặt ra câu hỏi như thế, chúng ta mới thấy rằng chính bản thân bà Suu Kyi không thể tự tạo ra một mãnh lực kỳ diệu để thu hút quần chúng nếu người dân không chủ động bước ra khỏi sợ hãi để đến với bà; và chính bà cũng sẽ không gây được sự chú ý quốc tế nếu đảng NLD không hề tồn tại hoặc tồn tại trên danh nghĩa (vì bị chính quyền Miến Điện dập tắt từ trứng nước).

Còn nếu chúng ta nói về xuất thân, bà Suu Kyi tất nhiên có lợi thế có một không hai. Nhưng lợi thế ấy e rằng sẽ chẳng phát huy tác dụng ở một đất nước đầy sợ hãi như Việt Nam. Chưa nói đến chuyện: với sự chia rẽ ý thức hệ từ quá khứ đến nay, một người anh hùng dân tộc thực sự rất nhiều khả năng bị một số lớn người phủ nhận, do cách đánh giá khác nhau về lịch sử. Bằng chứng là những người cộng sản từng coi Phan Chu Trinh là 'nhà cải cách cải lương'. Một người như cha bà Suu Kyi mà ở Việt Nam biết đâu sẽ bị gọi là Việt gian?

Vả lại, khi coi trọng xuất thân, chúng ta đang gián tiếp thừa nhận mình cần một nhà lãnh đạo xuất thân trâm anh? Chúng ta muốn con cái một người lãnh đạo, một anh hùng dân tộc lại tiếp tục lãnh đạo? Tâm lý đó không thích hợp với những người thực sự khao khát tự do, thực sự muốn quyền làm chủ quốc gia thuộc về người dân.
"Sự thiếu vắng một người lãnh đạo hiện nay không chỉ gây khó khăn cho sự phát triển phong trào mà còn là một lực cản lớn cho nỗ lực chuyển hóa dân chủ không đổ vỡ."
Một cuộc thay đổi ôn hòa với sự hiện diện của nhà lãnh đạo đối lập, sớm muộn sẽ đưa những nhà độc tài có tội ra trước vành móng ngựa. Nhưng lãnh đạo đối lập có khả năng và uy tín lớn để hướng sức mạnh quần chúng vào dựng xây nền dân chủ, kiềm giữ sự phẫn nộ của họ để không phí sức lực vào những trả thù cá nhân.

Bằng không, những cựu lãnh đạo độc tài sẽ trở thành mục tiêu của sự báo thù, vì những bất công và tội ác đã đưa oán hận lên đến cực điểm. Tất nhiên, họ xứng đáng phải trả giá, nhưng vì sự bền vững của nền dân chủ, vì sự tập trung sức lực để xây dựng nền dân chủ non yếu, vì sự đảm bảo không xảy ra tình trạng vô chính phủ và sự tác oai tác quái của các thế lực chính trị cơ hội, chúng ta cần mọi thứ được giải quyết công khai, công bằng và bằng pháp luật.

Nhưng điều đó là mong ước khá mơ hồ ở Việt Nam. Sự thiếu vắng một người lãnh đạo hiện nay không chỉ gây khó khăn cho sự phát triển phong trào mà còn là một lực cản lớn cho nỗ lực chuyển hóa dân chủ không đổ vỡ.

Những người cộng sản đã tính rất kỹ để dập tắt phong trào đối lập bằng mọi cách mọi giá, không cho nổi lên bất cứ một lãnh đạo nào có khả năng đe dọa vai trò lãnh đạo của họ. Nhưng khi 'hữu sự', già quá hóa non. Họ sẽ phải trá giá vì những toan tính của họ!

Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả - một cây viết blog bất đồng chính kiến ở tỉnh Quảng Nam.

Blogger Huỳnh Thục Vy
Viết từ Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc
(BBC

Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đăng Thanh – Phải chăng các anh sợ chết?

“Đã chọn nghề binh, đừng đi rao giảng về hòa bình. Trong điệu nhạc ru ngủ êm dịu ấy, sẽ làm tê liệt sức kháng cự của cả dân tộc. Phải chăng các anh đang sợ CHẾT?”
Bản chất của quân đội sinh ra là để bảo vệ tổ quốc. Đứng trước mối hiểm nguy có kẻ thù rình rập và đe dọa hòng xâm phạm bờ cõi, quân đội ta phải luôn sẵn sàng như tên lửa trên bệ phóng, mỗi quân nhân từ cấp tướng cho tới người binh nhì phải hun đúc cho mình nhiệt huyết của cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù, sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Song hành với khẩu súng của người lính, việc đấu tranh ngoại giao, kinh tế…với kẻ thù, việc giáo dục, động viên toàn dân đoàn kết, tin tưởng vào lãnh đạo trong tình thế khó khăn của đất nước như hôm nay, đó là nhiệm vụ trọng yếu của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, từ trung ương tới cơ sở, hiện có hàng mấy triệu người, ăn lương bổng từ đồng thuế người dân đóng góp để duy trì sự tồn tại của nó.
Đó là lẽ đương nhiên, không cần phải bàn cãi làm gì.
Vậy mà nay chúng ta đang chứng kiến một sự trái ngược về chức năng đến kinh ngạc, bắt đầu từ quân đội. Thay vì chỉ làm nhiệm vụ tuyên giáo trong phần việc mà mình được phân công là người lính, thay vì phải nhắc nhở nhau nhìn rõ kẻ thù trước mắt để sẵn sàng đối đầu thắng lợi, thì các ông tướng, các vị tá đủ loại, đang đi rao giảng khắp nơi về cái gọi là: “Giữ vững môi trường hòa bình”; rằng: Kẻ đang thò cái lưỡi bò chiếm trọn biển đông, đang chặn bắt đồng bào của ta ngoài khơi kia…không phải là kẻ thù, mà là “đồng chí 16 chữ vàng, 4 tốt” vv…!?
Tại sao người đang cổ vũ cho việc giữ gìn hòa bình, lại không phải là ông Đinh Thế Huynh, ông Tô Huy Rứa…, hay hàng trăm tiến sĩ, giáo sư đủ loại trong hệ thống tuyên giáo của Đảng và nhà nước, mà lại phải dùng các tướng tá? Chẳng lẽ ngoài ngài Đại tá Trần Đăng Thanh, ngoài vị Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh…, không còn ai có đủ trình độ và uy tin để răn dạy các thầy giáo trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng của Hà Nội và cả nước?
Các vị tướng, tá của quân đội đang phạm phải một điều cấm kỵ hết sức nghiêm trọng, là ru ngủ nhân dân bịt tai bịt mắt an hưởng thái bình, chỉ nhằm mục đích là để các tầng lớp dân chúng, trong đó chú trọng đến thanh niên, không còn bức xúc với các hoạt động gây hấn của Trung Quốc, rằng “đã có đảng và nhà nước lo”. Nhưng người nghe những lời hay ý đẹp ấy, đâu phải chỉ là dân chúng, mà có cả những người lính đang trực tiếp cầm súng bảo vệ tổ quốc. Ý chí tiến công của họ sẽ ra sao khi đất nước có biến bất ngờ?
Làm người lính nói chung, là sĩ quan trong lực lượng vũ trang, dù ở cấp hàm nào cũng nên kiệm lời, đừng thích huyênh hoang khẳng định mình một cách thái quá. Không bao giờ được tự ru ngủ mình, ru ngủ người khác bằng những mỹ từ về hòa bình. Giống như cây cung đã bật sẵn, người lính như một múi tên sẵn sàng lao vào kẻ thù của tổ quốc, không cần biết chúng từ đâu tới.
Đã chọn nghề binh, đừng đi rao giảng về hòa bình. Trong điệu nhạc ru ngủ êm dịu ấy, sẽ làm tê liệt sức kháng cự của cả dân tộc. Phải chăng các anh đang sợ CHẾT?
NGUYỄN QUỐC SƠN, CCB-Nguyên là sĩ quan, giáo viên trong quân đội.
(ABS)

Tướng Nguyễn Chí Vịnh đang làm cái loa của Bắc Kinh?

Lời bàn góp của Phúc Lộc Thọ: Khi ông Nguyễn Chí Vịnh viết những dòng sau đây:” Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc…”

Ý kiến trên của ông Vịnh hoàn toàn trùng khớp với những lời phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chủ trương chia để trị, không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông? Tướng Vịnh đã ngang nhiên tuyên bố không có chuyện Việt Nam bàn với Philippines, Indonezia, Ấn Độ, Brunei để tìm cách đối phó, ngăn chặn cái tham vọng "lưỡi bò" của Trung Quốc; Việt Nam "không để ai can thiệp " chuyện Biển Đông ?

Như vậy ý kiến Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đi ngược với chủ trương, đường lối đấu tranh của Bộ Ngoại giao Việt Nam; Mặc dù ngang nhiên tuyên bố rập khuôn theo Trung Quốc nhưng Tướng Vịnh lại ma lanh, đánh lận con đen, ngụy trang cái luận điểm nguy hiểm thân Trung Quốc bằng cách chèn, thòng một đoạn mào đầu và đoạn kết để nghi trang cái luận điểm thân Bắc Kinh của mình…

Trước khi viết ra ý kiến nguy hiểm kể trên, Tướng Vịnh đã viết:” Đảng, Nhà nước, Quân đội ta có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước láng giềng ”

Và Ông Vịnh đã khóa duôi cái luận điểm phản động trên bằng đoạn sau đây:

…”tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh thần Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương công khai, minh bạch trước cộng đồng thế giới và lắng nghe ý kiến của các nước có liên quan lợi ích trên Biển Đông. Chính do cách tiếp cận như vậy nên khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nhận được nhiều tiếng nói ủng hộ.”

Thưa Tướng Nguyễn Chí Vịnh, cái tiểu xảo trong viết lách nhằm nghi trang,  lập lờ “ đánh lận con đen” trong bài viết của ông không đáng lừa được ai đâu ?!

Basam: Đôi lời: Đã có một dấu hỏi rất lớn sau bài diễn thuyết đình đám chưa từng thấy của Đại tá Trần Đăng Thanh, rằng đó là quan điểm “tự phát” hay chính nó như một thứ mệnh lệnh được “phát” ra từ cấp trên rất cao, qua một cái “loa”, thì nay có thể tìm ngay trong bài viết  quan trọng này.

Trước hết, đập ngay vào mắt là cái tựa đề đã cho ta gờn gợn những bóng đen lẩn lút đâu đó phía sau Trần Đăng Thanh, với tuyên bố phải “giữ được môi trường hòa bình” là “ưu tiên tối thượng” để ngụy biện cho một âm mưu thâm hiểm. Nhưng vẫn phải toát mồ hôi moi bới trong cả đống chữ nghĩa rối rắm, với lối lượn lờ, lươn lẹo, lắt léo … không dễ giải mã, cố tìm đôi ba chữ như điểm nhấn, thì cũng đã phát hiện được.

Đó là, “với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp” (hai chữ chết người, nói lên tất cả!), là “cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào …“, là phải “theo tinh thần Thỏa thuận” của TBT Nguyễn Phú Trọng “đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011″.

Đó là, không được quên khẩu hiệu “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt“. Và đương nhiên, dẫu có chuyện gì xảy ra, vẫn phải thuộc nằm lòng mấy chữ “các bạn Trung Quốc“, vì ta luôn “khâm phục và ngưỡng mộ” họ, bởi vì họ vẫn đang tỏ ra “hòa bình, hợp tác hữu nghị với  các quốc gia trên thế giới“, đương nhiên, với ta, là “bạn” chí cốt nhất trên thế giới này (theo quan điểm của lãnh đạo ĐCSVN), thì phải hơn hẳn rồi!

Xin tạm vài phát hiện ban đầu. Mong độc giả, các chuyên gia, trên tất cả những thông tin đã có gần đây để “giải mã” bài viết của NCV. Ngay cả sự xuất hiện của nó vào thời điểm quan trọng này cũng đủ khiến ta cảnh giác, khi mà kẻ vẫn cứ được ra rả tuyên bố là “bạn vàng” đó đã, đang, sẽ tiếp tục ngang nhiên xâm lấn trên Biển Đông, với dấu mốc ngày 1-1-2013 đang tới quá gần.

Báo QĐND:
Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc

Thứ Ba, 25/12/2012, 22:18 (GMT+7)

QĐND – Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Khu vực có những biến chuyển mạnh mẽ

Trong những năm đầu Thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động về chiến lược, cục diện có những biến chuyển mạnh mẽ, dần trở thành tâm điểm của sự can dự toàn cầu bởi tiềm năng, lợi ích bao la của biển. Điều này có thể thấy rõ qua chính sách “tái cân bằng”, trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hay có thể nhận biết trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc khi Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ là “cường quốc biển”. Bên cạnh đó, các quốc gia khác, dù ở bên bờ Ấn Độ Dương hay ở châu Âu xa xôi, cũng đánh tín hiệu mong muốn góp mặt để hợp tác, chia sẻ những lợi ích mà châu Á - Thái Bình Dương có thể mang lại. Các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phần lớn là các quốc gia vừa và nhỏ, cũng nhận thức được lợi ích của biển, tăng cường các hoạt động kinh tế, nghiên cứu khai thác tài nguyên, tích cực tham gia vào các mô hình hợp tác liên quan đến biển.

Như một hệ quả tất yếu, sự can dự mạnh mẽ dẫn đến hai xu thế là hợp tác và cạnh tranh, với những diễn biến cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Dù mỗi nước đều có chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm song biển không phải của riêng ai và những lợi ích từ biển cần được chia sẻ theo đúng luật pháp quốc tế. Đây là một nhận thức rất quan trọng bởi nếu các nước thống nhất cùng tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, sẵn sàng chia sẻ lợi ích một cách minh bạch thì sẽ giảm thiểu mặt cạnh tranh, tối đa hóa mặt hợp tác.

Tuy nhiên, đứng trước lợi ích to lớn đó, nếu không hiểu hoặc cố tình hiểu không đúng quyền và lợi ích của mỗi quốc gia trên biển thì xu thế cạnh tranh sẽ nổi trội, kéo theo những cọ xát với hệ lụy khôn lường. Ngay lúc này, nhiều người cũng đã thấy những nguy cơ xung đột tiềm tàng và dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang đang cuốn theo cả nước lớn lẫn nước nhỏ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước lớn tăng cường trang bị vũ khí hiện đại với khả năng chiến đấu cao, tầm hoạt động xa, sức hủy diệt lớn, chủ yếu là cho không quân và hải quân – nhằm khẳng định quyết tâm và từng bước hiện thực hóa vai trò thống lĩnh biển của mình.

Không dừng lại ở đó, đã bắt đầu xuất hiện những tuyên bố về quyền, về chủ quyền trên biển đi ngược lại xu thế thời đại, bất chấp luật pháp quốc tế, xâm hại chủ quyền của các quốc gia khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của tất cả các bên có liên quan…, khiến dư luận trong và ngoài khu vực vô cùng quan ngại, thậm chí có những dự báo rất bi quan, xám màu… Rõ ràng, đó là những nhân tố gây bất lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực chúng ta.

Độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế

Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ được độc lập tự chủ, không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn, đồng thời giữ được quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực hay không?

Chúng ta tự tin trả lời: Hoàn toàn có thể được!

Vì sao như vậy?

Vì chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại, đó là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Cụ thể trong vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền chính đáng của mình, đồng thời sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, tích cực đóng góp cho sự hợp tác vì hòa bình, phát triển rộng lớn hơn trên các vùng biển quốc tế. Chúng ta bảo vệ lợi ích của chính mình, nhưng đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các nước khác và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Chính vì vậy, trong thời gian qua, chúng ta có được sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực và trên thế giới đối với những chủ trương, những hành động cụ thể nhằm bảo vệ độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông.

Chúng ta sống trong một thế giới hội nhập, hợp tác đa phương, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Việt Nam ủng hộ sự can dự của các nước lớn trong khu vực, nếu nó đem lại hòa bình, ổn định, phát triển cho tất cả các nước. Nhưng đồng thời chúng ta cũng yêu cầu phải có sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế, dù nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong các vấn đề liên quan đến lợi ích và đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam khẳng định không tham gia các can dự có tính chất quân sự, không tham gia các liên minh quân sự, không theo nước này để chống nước khác. Các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam sẽ không gây phương hại cho bất cứ quốc gia nào.

Chúng ta bảo vệ lợi ích trên biển trong bối cảnh quốc tế Việt Nam có nhiều bạn bè tốt và có chung lợi ích ổn định và phát triển, trước hết là các nước ASEAN. Chúng ta đã và đang nỗ lực để các nước ASEAN có cùng tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hợp tác chia sẻ lợi ích không chỉ với các nước có tuyên bố chủ quyền mà cả những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, làm rõ những lợi ích mà họ thu được với một Biển Đông hòa bình, ổn định. Trong các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ một cách hòa hiếu, bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có thể ỷ trên sức mạnh áp đặt ý chí lên một quốc gia khác, đặc biệt khi đụng chạm tới vấn đề thiêng liêng là chủ quyền quốc gia.

Đảng, Nhà nước, Quân đội ta có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước láng giềng. Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh thần Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương công khai, minh bạch trước cộng đồng thế giới và lắng nghe ý kiến của các nước có liên quan lợi ích trên Biển Đông. Chính do cách tiếp cận như vậy nên khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nhận được nhiều tiếng nói ủng hộ.

Với tư cách là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, đồng thời chúng ta cũng không ngần ngại trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc về những quan ngại của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Chúng ta làm điều này vì lợi ích của Việt Nam, vì chủ quyền của Việt Nam và cũng là vì lợi ích, hòa bình, ổn định của khu vực. Không chỉ vậy, chúng ta muốn nói với các bạn Trung Quốc rằng, không riêng Việt Nam mà nhiều nước khác cũng khâm phục và ngưỡng mộ hình ảnh một nước Trung Quốc XHCN phát triển hòa bình, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không muốn thấy những tuyên bố, những cách ứng xử không phù hợp của Trung Quốc sẽ làm phương hại đến lợi ích chiến lược, toàn cục của chính Trung Quốc, làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp mà qua mấy chục năm mở cửa, nước bạn mới dày công vun đắp xây dựng nên.

Đất nước ta ngày càng ổn định, kinh tế đang từng bước vượt khó khăn, đời sống nhân dân được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo ngày càng phát triển. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc nhưng cũng rất yêu chuộng hòa bình. Tất cả những chủ trương đối ngoại đúng đắn trên chỉ có thể thực hiện có kết quả khi đất nước chúng ta ổn định, kinh tế từng bước phát triển, tiềm lực quốc gia ngày càng vững mạnh. Đất nước cần được chuẩn bị tốt để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trước hết là hun đúc lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó một trọng tâm là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không điều gì quan trọng hơn là giữ vững ổn định chính trị, làm cho nhân dân ngày càng tin Đảng, Nhà nước, vì bất ổn nội bộ không những cản trở kinh tế, xã hội phát triển mà còn khiến chủ quyền quốc gia bị uy hiếp. Bên cạnh đó là việc xây dựng quân đội mạnh về tiềm lực, sẵn sàng chiến đấu cao. Cùng toàn Đảng, toàn dân, chúng ta sẽ làm tất cả để ngăn chặn chiến tranh, củng cố hòa bình, song cũng luôn vững tay súng, toàn dân là chiến sĩ, sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thống nhất đất nước.

Cuối cùng, chúng ta luôn phải nhớ bài học kinh nghiệm xương máu về kiến tạo và gìn giữ hòa bình – mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là kiến tạo hòa bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nhưng một nền hòa bình chỉ thực sự bền vững khi chúng ta luôn rực cháy ý chí và bảo đảm đủ sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi tình huống, từ mọi hướng. Làm tất cả để gìn giữ hòa bình song chúng ta không được để Tổ quốc bị bất ngờ, dám đánh và biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Quân đội ta luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, đất nước luôn được củng cố tiềm lực, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc bằng cuộc chiến tranh nhân dân bất khả chiến bại.

Đối ngoại quốc phòng góp phần xây dựng quân đội vững mạnh

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đối ngoại quốc phòng đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ song phương và hoạt động trên các diễn đàn đa phương để phục vụ cho sự nghiệp đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, trong đó có góp phần giải quyết các vấn đề trên Biển Đông.

Trước hết, chúng ta tăng cường, mở rộng quan hệ với các quốc gia để tìm kiếm điểm đồng, những lợi ích chung, cùng phát triển, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin của bạn bè quốc tế với một nước Việt Nam hòa hiếu, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, chúng ta đã chủ động xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục vụ mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”; tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa hai Quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Thứ ba, chúng ta đã tích cực tham gia các diễn đàn đa phương như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, trong đó luôn chủ động nêu các vấn đề an ninh khu vực một cách khách quan, bình tĩnh, có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng. Ý kiến của Việt Nam thường được lắng nghe, tôn trọng, đánh giá cao, đóng góp tích cực, có hiệu quả cho các diễn đàn này và chúng ta được sự ủng hộ của nhiều nước đối với cách xử lý các vấn đề quốc tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Một kết quả quan trọng khác là công tác đối ngoại quốc phòng đã đóng góp không nhỏ cho xây dựng quân đội vững mạnh, tiếp thu khoa học, công nghệ mới, tăng cường sức chiến đấu, sẵn sàng đối phó mọi tình huống trên đất liền, trên không và trên biển.

Chúng ta tin rằng, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, công tác đối ngoại quốc phòng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước phát triển, giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.

Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)
(Phạm Viết Đào

Tri ân những người vun đắp quan hệ hữu nghị Việt - Trung

Nhắc đến truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời giữa hai nước “vừa là đồng chí, vừa là anh em” Việt Nam và Trung Quốc, không thể không nhắc đến các vị lãnh đạo tiền bối, những người tạo nền tảng và bằng chính mồ hôi, xương máu của mình đã “bồi đắp” để mối quan hệ ấy “lên tầm cao mới” như ngày hôm nay. Chỉ riêng những kỷ vật mà họ để lại như tấm ảnh, trang thư, cây bút cũng đã thành minh chứng cho quá khứ gian khổ nhưng đầy cảm thông, chia sẻ giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Đến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, Đoàn công tác của thành phố Hà Trì, Khu tự trị Dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) do đồng chí Lục Khắc, Phó chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương thành phố Hà Trì dẫn đầu có một nhiệm vụ quan trọng, đó là thu thập tư liệu lịch sử về đồng chí Vi Quốc Thanh trong thời gian đồng chí làm Trưởng đoàn Cố vấn quân sự của Chính phủ Trung Quốc tại Việt Nam (1950-1956). Trong không khí trang trọng, nồng ấm, chiều 26-12, tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã tiếp Đoàn. Cũng trong buổi tiếp ấy, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao cho Đoàn một số hiện vật, tư liệu lịch sử liên quan đến đồng chí Vi Quốc Thanh, một trong các vị lãnh đạo tiền bối của Trung Quốc có mối quan hệ gắn bó với Việt Nam và quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Trung.

Bác Hồ và bác Đặng Tiên Sinh
Còn nhớ trong chuyến thăm Trung Quốc vào giữa năm 2010, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi tiếp thân mật người thân của các đồng chí Trung Quốc có đóng góp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam đã rất nhiều lần nhắc đến câu “Uống nước nhớ nguồn”. Đại tướng cũng khẳng định, Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn sự giúp đỡ to lớn, chí tình, chí nghĩa và có hiệu quả của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, đặc biệt trong việc trực tiếp cử các đồng chí cố vấn, chuyên gia của Trung Quốc sang giúp đỡ cho Cách mạng Việt Nam. Trong ký ức của nhiều người Việt Nam, hình ảnh tận tụy, hết lòng vì nước láng giềng anh em của các đồng chí Vi Quốc Thanh, Trần Canh, La Quý Ba có lẽ mãi không thể phai nhòa.
Thực tế những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Việt Nam cũng đã cho thấy, các đồng chí cố vấn của Trung Quốc luôn đồng cam, cộng khổ, sẵn sàng hy sinh tính mạng, tình cảm riêng tư của mình để giúp đỡ Cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Và Việt Nam, khi đó tuy điều kiện còn nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm thiếu thốn, nhưng vẫn dành cho các đồng chí cố vấn Trung Quốc những gì tốt nhất.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa trao các tư liệu về đồng chí Vi Quốc Thanh cho đồng chí Lục Khắc. Ảnh: Khổng Minh Khánh
Như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa và đồng chí Lục Khắc đã nói, những hiện vật, tư liệu được trao lại cho Đoàn công tác thành phố Hà Trì chiều 26-12 đều mang giá trị tinh thần và lịch sử hết sức lớn lao đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong số đó đặc biệt phải kể tới: Bài trả lời phỏng vấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đăng trên Báo Quân đội nhân dân ngày 7-5-1989 nhân kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nói về sự giúp đỡ của các nước đối với cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong đó có sự giúp đỡ của Trung Quốc; Cuốn sách “Sự thực lịch sử Đoàn cố vấn Trung Quốc giúp Việt Nam đấu tranh chống Pháp (1950-1956)” do Nhà xuất bản Quân Giải phóng Bắc Kinh phát hành năm 1990; Hay như bức ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh trong Chiến dịch Biên giới năm 1950 và bức ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đàm luận cùng đồng chí Vi Quốc Thanh cũng trong chiến dịch này.
Năm 2013, nhân kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh của đồng chí Vi Quốc Thanh, một Nhà trưng bày nhằm tuyên truyền về công lao của ông đối với đất nước Trung Quốc cũng như quan hệ hữu nghị Việt-Trung sẽ được xây dựng tại huyện Đông Lan, thành phố Hà Trì, tỉnh Quảng Tây (quê hương của đồng chí Vi Quốc Thanh). Khi ấy, những hiện vật và tư liệu lịch sử nói trên sẽ càng phát huy giá trị, trở thành “giáo cụ trực quan” sinh động góp phần tuyên truyền cho thế hệ trẻ của Việt Nam và Trung Quốc về những đóng góp của các vị tiền bối đối với việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Vũ Hùng
(Báo QĐND) 

Nguyễn Trọng Vĩnh - Từ Đảng Cộng sản ban đầu đến Đảng Cộng sản hiện nay

Bauxite Việt Nam: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lão thành cách mạng 96 tuổi đời, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, nguyên ủy viên Trung ương đảng vừa gửi đến BVN một bài viết trình bày các nhận định cá nhân về sự thay đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ. Chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông, để bạn đọc xa gần tham khảo.
*
Có những phần tử chống cộng cực đoan phủ định toàn bộ Đảng CSVN, họ nhắm mắt trước thời kỳ huy hoàng của Đảng CS Đông Dương, Đảng Lao động VN (cũng là Đảng cộng sản). Họ không thấy được sự hy sinh dũng cảm và công lao to lớn của Đảng đối với dân tộc. ĐCS sinh ra vì nước vì dân, không phải vì lợi ích riêng tư nào của Đảng. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp hàng nghìn, hàng nghìn đảng viên bất chấp tra tấn, tù đày, hàng chục đồng chí lãnh đạo của Đảng bị lên máy chém, bị bắt, nếu không có Đảng CS lãnh đạo nhân dân vùng lên làm cách mạng Tháng 8 thì sao có nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bản đồ Việt Nam lại xuất hiện trên quả địa cầu. Uy tín của Đảng rất lớn, Đảng không có quyền gì và cũng không cần quyền (chưa có điều 4) vẫn lãnh đạo được nhân dân, nhân dân hết lòng tin yêu Đảng, bảo vệ Đảng.
Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin của nhân dân thì làm gì có trận thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” giải phóng nửa nước? Tuy có sai lầm trong cải cách ruộng đất, Tổng bí thư Trường Chinh từ chức, Bác Hồ xin lỗi dân, và sửa sai, dân lại tín nhiệm Đảng và theo Đảng.
Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Lao động ViệtNamvà Bác Hồ được dân tin thì sao có thể đánh thắng đế quốc Mỹ hiện đại, giàu mạnh hơn ta gấp nhiều lần, thực hiện được hoàn toàn độc lập thống nhất. Uy tín của ViệtNamrất cao, được thế giới khâm phục.
Thực tế trên đây là giai đoạn hào hùng của dân tộc việtNamcũng là giai đoạn quang vinh của Đảng cộng sản ViệtNam(Đảng Lao động ViệtNam).
Tuy nhiên cũng không thể đồng nhất Đảng Cộng sản từ giai đoạn này trở về trước với Đảng CS từ đấy cho đến hiện nay. Mọi vật không ngừng hoạt động. Tùy theo bối cảnh, môi trường và vai trò của người lãnh đạo từng thời gian mà Đảng cũng biến thiên, chuyển hóa. Nhận xét Đảng phải căn cứ vào thực tiễn, vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
            Từ sau thắng lợi năm 1975, trong lãnh đạo xuất hiện tư tưởng chủ quan duy ý chí, cho rằng từ nay trở đi “không có kẻ địch nào dám xâm phạm nước ta”, rồi chủ trương nhập tỉnh, nhập huyện đi lên “sản xuất lớn XHCN”, tuyên bố qua vài năm, nhà nhà sẽ có tivi, tủ lạnh… Kết quả không như ý muốn. Thêm vào đó lại chậm xóa bỏ bao cấp khiến sản xuất trì trệ, rồi cải tạo công thương nghiệp miền Nam, khiến kinh tế càng khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống, nhân dân thiếu tin tưởng, nội bộ lãnh đạo cũng có vấn đề, lại bị Trung Quốc tấn công bất ngờ tháng 2/1979, uy tín của Đảng bắt đầu giảm.
Đến cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng 5 sang nhiệm kỳ Đại hội 6, lãnh đạo đổi mới tư duy, xóa bỏ bao cấp, thực hiện “Khoán 10”, cởi trói cho nông dân. Kinh tế có chiều khá lên, nhân dân có hy vọng, uy tín của Đảng phần nào được phục hồi. Nhưng sau đó không lâu, Liên Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, nước ta lại gặp không ít khó khăn. Điều bất hạnh là cuối nhiệm kỳ Đại hội 6, trong cuộc hội đàm với Trung Quốc ở Thành Đô nhằm lập lại quan hệ bình thường giữa hai nước, phái đoàn ta đã chấp nhận sự áp đặt của Trung Quốc  không được nhắc cuộc xâm lăng của họ tháng 2/1979 và phải gạt bỏ Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người đã sớm nhận ra những mưu đồ xấu xa của giới cầm quyền bá quyền bành trướng đối với nước ta, luôn cảnh giác đối với họ. Từ đó họ tiếp tục lấn lướt ta. Trong hiệp định biên giới đất liền họ ăn của ta mất nửa thác Bản Giốc, và nhiều đất đai trong đàm phán về vịnh Bắc Bộ, họ không chịu chấp nhận hiệp ước Pháp – Thanh do lịch sử để lại, đòi chia lại, lại ăn hơn của ta nhiều km2 trên vịnh.
Nhiệm kỳ của Tổng bí thư Đỗ Mười cũng không có gì khởi sắc, đồng thời tham nhũng phát triển kể cả ở cấp cao đến nỗi phát biểu trong một hội nghị, nguyên TBT Nguyễn Văn Linh đã nói: “dột từ nóc dột xuống”. Thêm vào đó, có vụ TBT Đỗ Mười nhận 1 triệu đô la do chính phủ Hàn Quốc tặng trong dịp ông sang thăm nước này, không nộp ngân sách, dư luận xầm xì, ảnh hưởng đến tín nhiệm với Đảng.
Được Trung ương giao trọng trách, TBT Lê Khả Phiêu chủ trương kiên quyết chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng, nhân dân trông chờ, nhưng chạm đến những quan chức “có vấn đề”, lại chủ trương bỏ chức cố vấn, nên bị những người mất quyền lợi phản ứng, chỉ mới nửa nhiệm kỳ đã bị nhóm cố vấn do Lê Đức Anh chủ trì lật đổ. Ông còn bị dư luận xì xèo vì cho là đã bán đất của Tổ Quốc trong đàm phán biên giới.
Từ đại hội Đảng IX, TBT Nông Đức Mạnh nắm quyền lãnh đạo đến nay, Trung Quốc càng lấn át, chi phối mạnh hơn, can thiệp vào nhân sự nội bộ ta, mua rừng, mua đất, vào khai thác bauxite Tây Nguyên, làm nhiều việc phá hoại kinh tế ta, liên tiếp hành động ngang ngược ở biển Đông, đưa hàng vạn người Trung Quốc rải khắp nước ta, cố tình ép ta đi vào quỹ đạo của họ.
Thêm nữa, qua hoạt động của TBT Nông Đức Mạnh bộc lộ trình độ yếu kém, nhân dân chế giễu gọi là ông “cây gì, con gì”, đã thế ông lại có thái độ áp đặt. Nhiều khiếu nại, tố cáo không đưa ra Trung ương thảo luận, hoặc thảo luận nửa vời rồi “khoanh lại”, nhiều kiến nghị tâm huyết của cán bộ lão thành cách mạng, trí thức và tướng lĩnh yêu nước bị xếp xó. Uy tín của Đảng bị giảm sút.
Đến nhiệm kỳ thứ 2 của TBT Nông Đức Mạnh đồng thời với ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng, đất nước còn xấu đi thậm tệ.
Tham nhũng tràn lan, kinh tế sa sút, hàng vạn doanh nghiệp phá sản, đạo đức, văn hoá xuống thấp, tệ nạn xã hội phát triển, lệ thuộc chưa thoát.
Về Đảng, một bộ phận không nhỏ đảng viên, kể cả một số đảng viên cao cấp suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có nghĩa là Đảng cũng suy thoái, không còn như giai đoạn trước kia.
Chưa bao giờ thấy nhiều cấm, nhiều tăng như hiện nay.
Cấm công nhân đình công tự phát, cấm biểu tình, cấm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, cấm phản biện, cấm tụ tập đông người, cấm khiếu kiện tập thể, cấm đảng viên cùng ký khiếu kiện với dân dù quyền lợi cũng bị xâm phạm như dân, cấm đảng viên ứng cử tự do đại biểu quốc hội, không cho người quá 60 tuổi được ứng cử đại biểu Quốc hội (vi phạm hiến pháp), hạn chế công dân ngoài Đảng chỉ được 15% trong Quốc hội, hóa ra là Đảng hội, không còn đúng nghĩa là cơ quan đại diện của toàn dân nữa.
Tăng viện phí, tăng học phí, tăng giá điện, tăng giá nước, tăng giá xăng dầu, tăng đóng góp, tăng lấy đất của nông dân đưa cho nhà đầu tư địa ốc xây chung cư cao tầng quá nhiều, thừa ế, tăng thất nghiệp do xí nghiệp phá sản và dân cày mất đất, tăng thất thoát tiền của nhà nước, tăng nợ xấu ngân hàng, tăng nợ nước ngoài, tăng lạm phát, tiền mất giá thảm hại, mớ rau, con cá đắt đỏ, đời sống đa số dân chật vật.
Sau hội nghị Trung ương 6, mọi người thất vọng, mất hết lòng tin, uy tín của Đảng xuống thấp hơn bao giờ hết.
Nếu tình hình chính trị xã hội như trên cứ kéo dài, tham nhũng, chuyên quyền, độc đoán cứ tiếp diễn thì đến một lúc nào đó dân bức xúc đến cực độ, tức nước vỡ bờ, khắp nơi bùng nổ thì bộ máy đàn áp hung ác rất to cũng không ngăn nổi.
Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo quay lại với dân, dựa vào, kiên quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực hiện dân chủ, tin tưởng trí thức yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, không chỉ hữu hảo với Trung Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ trang, giáo dục phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường của lực lượng vũ trang. Có như thế mới giữ được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến lên, tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

Nguyễn Trọng Vĩnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN 

Nông Đức Mạnh, ông là ai?

(Hưởng ứng lời yêu cầu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nhân dân cần phát huy dân chủ, nói thẳng nói thật để xây dựng Đảng)
“... Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khóa trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay,  Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó...” - TBT Nguyễn Phú Trọng).
              
Cứ tưởng sẽ không bao giờ phải nhìn một khuôn mặt phương phi cười cợt, như cố khoe hai hàm răng chắc khỏe dưới cái đầu láng mướt, cái cằm bạnh trên cái cổ áo thắt cà vạt đỏ chót.
Nhưng hôm kia tôi lại phải nhìn khuôn mặt ấy đi dự khánh thành nhà máy thủy điện Sơn La. Đấy là khuôn mặt “nhà cách mạng lão” Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.
               
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam trải  hơn 82 năm có 9 người đã và đang làm Tổng bí thư.
              
Ông Trần Phú chỉ làm TBT 314 ngày, nhưng đã  để lại bản “Luận cương chính trị” và lời nói bất hủ “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!”.
             
Ông Nguyễn Văn Cừ làm TBT gần hai năm, đã vạch ra quyết sách đúng đắn chống tả khuynh, đề phòng hữu khuynh, và mới 28 tuổi để lại tác phẩm “Tự chỉ trích” đáng nhớ.
              
Ông Trường Chinh hai lần làm TBT, lần trước vạch đường lối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, lần thứ hai đặt nền móng cho công cuộc đổi mới.
              
Ông Lê Duẩn làm TBT 16 năm 101 ngày, là cha đẻ của “Đề cương cách mạng miền Nam”, cũng là người cảnh báo kẻ thù lâu dài và nguy hiểm của Việt Nam là bá quyền Trung Quốc.
             
Ông Nguyễn Văn Linh làm TBT một nhiệm kỳ 5 năm, đã có một vai trò sáng giá trong cuộc phá bỏ nền kinh tế kế hoạch quan liêu bao cấp, mở đầu kinh tế thị trường, có “Những việc cần làm ngay” tháo gỡ kho khăn, cởi trói trí thức.
             
Ông Đỗ Mười làm TBT từ 1991- 1997,  một  quyền uy đủ sức răn  đe.
             
Ông Lê Khả Phiêu làm TBT gần ba năm, làm được việc những người tiền nhiệm không muốn và không dám làm: dẹp bỏ một siêu cơ quan quyền lực là Ban cố vấn trung ương đảng, bớt đi một tầng nấc lãnh đạo quan liêu.
             
Bảy đời Tổng bí thư, bảy con người kể trên chưa ai hoàn hảo về tài năng, đức  độ và nhân cách, nhưng mỗi người đều ghi một dấu ấn trong một giai đoạn  lịch sử  nhất định, đề lại một chân dung đậm nét với tư cách  người “công dân số 1” của Việt Nam.
             
Vợ chồng nguyên TBT Nông Đức Mạnh
- ĐB QH Đỗ Thị Huyền Tâm       
Ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư hai nhiệm kỳ 9 và 10, với thời gian 9 năm 272 ngày, đứng thứ 3 về thời gian sau Lê Duẩn, Trường Chinh. Ngày 12-1-2011 ông  đọc bài diễn văn cuối cùng, rồi 8 ngày sau đó ra về ,để lại một câu hỏi chưa có lời giải đáp: “Nông Đức Mạnh, ông là ai?”.
           
Ai cũng biết Nông Đức Mạnh không trải qua tù đày, chinh chiến, không phải trăn trở lo toan từ hạt gạo, hạt muối, manh áo, manh quần đến viên đạn cho người lính ngoài mặt trận, không phải nhọc lòng cúi mặt  ngửa tay xin từng đồng viện trợ của nước ngoài. Năm 1966, ông bước thẳng từ cửa rừng Bạch Thông, đi học ở Học viện Lâm nghiệp Leningrad suốt 5 năm, về nước được bổ nhiệm chức danh làm ở Ty Lâm nghiệp Bắc Thái, rồi giám đốc lâm trường, vọt lên làm Chủ tịch tỉnh, rồi Bí thư tỉnh bắc Thái. Quan lộ của ông cứ lên vèo vèo, vào Trung ương, hai nhiệm kỳ Chủ tịch Quốc hội, lại 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư. Ông thay Lê Khả Phiêu giữa thời điểm nhiều thuận lợi, kinh tế Việt Nam đang kỳ sung mãn, chính thức bước vào sự nghiệp đổi mới toàn diện. Điều không may cho dân nước là sự mất cơ vận khi bước vào sự nghiệp đổi mới lại có một Tổng Bí thư không phát huy được vai trò đảng lãnh đạo, buông lỏng công tác Đảng, không tiếp nối được kinh nghiệm và thành của của các TBT tiền nhiệm. Ông nói nhiều  mà không làm, đến đâu phát biểu chủ yếu vẫn là nhắc lại nghị quyết và hô khẩu hiệu;  thêm sự kém tâm, thấp tầm, lại bảo thủ và nhiều điểm yếu khác.
            
Khi Nông Đức Mạnh làm chủ tịch Quốc hội, ông khá đĩnh đạc trong những phiên họp Đại biểu quốc hội, đặc biệt là điều hành  những phiên chất vấn ở nghị trường. Bấy giờ nhiều người ca ngợi ông và loan truyền những tin đồn như  huyền thoại, có người không giấu giếm rằng đây chính là một  gương mặt kế thừa!? Chính vì thế  một nhà báo nước ngoài đã hỏi thẳng Nông Đức Mạnh: “Có phải ông là con Hồ Chí Minh?”.  Nông Đức Mạnh trả lời: “Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ!”.  Cái cách trả lời nước đôi có ý “bắt quàng” như vậy càng đẩy sự đồn đại đa chiều, phức tạp thêm. Thà nói thẳng ra bố tôi là Nông X cũng được! Và, có lẽ đấy cũng là một yếu tổ để ông thong dong bước lên vị trí số một của Đảng cộng sản Việt Nam.
               
Từ khi làm Tổng bí thư, Nông Đức Mạnh đã đánh mất niềm tin mọi người dành cho ông.
              
Suốt hai nhiệm kỳ ông không  chủ động đưa ra được một chiến lược, sách lược kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, và không có một tác phẩm lý luận đúng tầm  mà với cương vị Tổng bí thư phải có. Ngược lại, chẳng những ông không sáng tạo mà không học thuộc bài của những người tiền nhiệm, cả về lý luận và thực tiễn.
              
Ông như một cái bóng mờ nhạt, có người gọi là “bù nhìn”, mọi việc khoán trắng cho Nhà nước, Chính phủ, còn ông đi thăm thú, điệu hạnh khắp nơi, chỗ nào cũng thuộc lòng để phát lên câu nói của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại thành công”. Câu nói đó từ trẻ học sinh lớp 1 đến ông già ai chẳng thuộc. Nhưng đoàn kết với ai, đoàn kết thế nào, làm gì để thành công? Thì Nông Đức Mạnh không đưa ra được kế sách, quyết đoán nào thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của một đảng cầm quyền, thực thi dân chủ phát huy sức mạnh tòn dân tộc thế nào cũng mờ nhạt nhất so với 7 vị TBT tiền bối…Ngươi fta nói, suốt hai nhiệm kỳ Nông Đức Mạnh làm TBT, Chính phủ như phủ chúa Trịnh, còn Đảng như cung vua thời Lê mạt !
Tôi đã  sưu tầm sách báo cố tìm ra một nét riêng cựu TBT Nông Đức Mạnh, một lời nói thể hiện cái tâm cái tầm, một hành động thể hiện bản lĩnh để có thể tự hào về ông,  nhưng thất vọng. Đọc những  bài diễn văn, những lời phát biểu và ngay cả những bài báo ký tên ông  toàn thấy hình thức sáo rỗng, trùng lắp.
              
Nông Đức Mạnh  cứ nhắc đi nhắc lại phải học tập và làm theo Hồ Chủ tịch, nhưng hình như bản thân ông lại không thực hiện được những lời dạy của Hồ Chủ tịch.
             
Trong hai nhiệm kỳ của ông  để lại một “dấu ấn” rõ nhất là sự xuống cấp về đạo đức  của cán bộ lãnh đạo. Ông đã làm biến đổi chất lượng của một đảng cấm quyền. Việc mua quan bán chức, chạy quy hoạch cán bộ không còn là hiện tượng cá biệt mà trở thành phổ biến. Việc ban phát quyền lực theo kiểu “nhất thân nhì thế tam chế tứ tiền” trở thành cẩm nang hành động. Tiêu cực, tham nhũng nảy sinh và phát triển ngay ở thượng tầng kiến trúc và tạo thành một hệ thống che đậy cho nhau từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Ai giới thiệu, ai nâng đỡ  những Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến, những “con sâu” PMU 18? Chính là TBT Nông Đức Mạnh vào thời điểm xảy ra vụ việc đó. Ai tạo ra cái tiền lệ  con nối ngôi cha? Đó chính là TBT Nông Đức Mạnh. Ộng ta tìm mọi cách đưa Nông Quốc Tuấn, một người con chỉ có cái vốn kiến thức mấy năm đi hợp tác lao đông ở nước ngoài  vào Ban Thường vụ Trung ương đoàn, từ đó nhảy vùn vụt lên các nấc thang quyền lực. Phải nói thẳng, cái gọi là “một bộ phận không nhỏ, suy thoái về chính trị, tha hóa về đạo đức lối sống” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, đã được hình thành và dung dưỡng suốt mười năm với hai nhiệm kỳ Tổng bí thư của ông Nông Đức Mạnh. Khi ông nhậm chức TBT, nghị quyết TW 6(2) đang triển khai rất hiệu quả, ông để chểnh mảng cho teo dần rồi coi như vứt sọt rác, Do đó, tham nhũng tiêu cực được "cơ" phát triển đến mức nghiêm trọng, buộc TBT Nguyễn Phú Trọng phải cấp thiết cho ra NQTW 4 khóa XI.
            
Từ tháng 10 - 2010, Trung tướng Nguyễn Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương đảng khóa V-VI-VII đã viết đơn tố cáo những sai lầm và  suy thoái đạo đức của ông Nông Đức Mạnh, trong đó có đoạn: “Là người nắm chức vụ cao nhất trong đảng, nhưng đồng chí Nông Đức Mạnh đưa con của đồng chí không đủ tâm đủ tầm làm Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên, và có ý định đưa làm Bí thư Thứ nhất Trung ương đoàn, vừa mưu cầu danh vọng vừa dụng ý gây dựng lực lượng của mình lâu dài”.
              
Không chỉ riêng Trung tướng Nguyễn Hòa, mà cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều người lên tiếng, tố cáo ông vụ “Sáu Sứ”, “Năm Cam”… nhưng tất cả đều chìm vào im lặng. Nông Đức Mạnh đã lấy quyền Tổng bí thư ém nhẹm đi.
               
Những người bị tố cáo chẳng những không bị điều tra, xử lý một cách nghiêm túc, dân chủ, công khai như điều lệ đảng mà trái lại, đươc trọng dụng. Vì dụ như  Nông Quốc Tuấn được làm Bí thư Tỉnh ủy trước thềm đại hội XI của đảng, rồi giành một suất cơ cấu Ủy viên Trung ương đảng,  mà dư luận cho rằng đó là sự mặc cả của Nông Đức Mạnh.
               
Người ngoài nói rất nhiều về sai trái, lỗi lầm của Nông Đức Mạnh đối với dân với nước, con ông lại “vạch áo cho người xem lưng” về nhân cách của một người cha, sự lừa đảo của bà dì là Đại biểu Quốc hội. Đọc lá thư của con gái ông gửi báo ‘Người cao tuổi’,  tôi thấy xấu hổ thay cho ông.
               
Tất cả những điều tôi viết trên đây có lẽ góp được một phần nhỏ để trả lời câu hỏi: Nông Đức Mạnh - ông là ai? Cái lớn hơn, chính tôi cũng đang tìm câu trả lời là: Phải chăng Nông Đức Mạnh là người đã có công tạo những thuận lợi cho Trung Quốc nhảy vào tận ngã ba biên giới Đông Dương chiếm vị trí “thượng phong” về quân sự cả vùng để…khai thác Bauxte Tây Nguyên? Cả những khu rừng rộng lớn ở Lạng Sơn cho Trung Quốc thuê 50 năm chẳng lẽ không phải “anh thợ rừng, đội phó đội khai thác gỗ  họ Nông” cho phép? Nhưng, từ 1991 váo Bộ Chính trị đến ngày 19-1-2011, suốt 20 năm hai khóa Chủ tịch Quốc hội, hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, ông đã làm được những gì có giá trị và để lại dấu ấn cho dân cho nước. Nhất là việc buông lỏng vai trò lãnh đạo, làm mất sức chiến đầu và hạ uy tín Đảng nhanh như vậy, để rồi đến Đại hội XI phải chỉnh đốn, phải giải quyết hậu họa do hai khóa IX và X để lại, lo gạn đục khơi trong không xong, với vai trò người đứng đầu, do ông hay do ai? Câu hỏi đó ông Mạnh phải trả lời, ông không trả lời thì lịch sử sẽ trả lời thay ông.
                
Nhân dân khắp các vùng miền đều biết “công lao” của Tổng bí thư đời thứ 8 Nông Đức Mạnh là 10 năm đứng đầu vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền đã kéo thụt lùi sự phát triển của đất nước cả trăm năm. Đến mức phát biểu bế mạc tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó”.
               
Một điều người viết bài này cần phải rạch ròi với Nông Đức Mạnh: Khi trả lời phỏng vấn báo nước ngoài, ông nói:  “Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ”, là một cách nói nước đôi, lấp lửng, không minh bạch và thiếu trung thực để ai hiểu thế nào thì hiểu, may có chút dính dáng trong dư luận nhằm phần nào đó giải quyết khâu oai chăng? Chẳng lẽ ông không biết cái cách trả lời lấp lửng thiếu trách nhiệm như thế với nhà báo nước ngoài vùa bất hiếu với ông bà, cha mẹ lại phạm thượng, công khai hạ uy tín Hồ Chủ tịch? Nhưng ông nói thế là không đúng. Tôi là một người Việt Nam, tôi khẳng định với ông rằng, tôi không phải là con cháu Bác Hồ. Tôi có ông bà cha mẹ đàng hoàng, sống trên mảnh đất Việt Nam,  khi chết tôi theo ông bà cha mẹ tôi. Đó là sự thật.
           
Khổng Tử nói “Tu thân-tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”, Nông Đức Mạnh đến già chưa tu nổi cái thân mà giao cho ông ta những 20 năm trọng trách “trị quốc, bình thiên hạ” thì thật là sai lầm.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng) 

Đong Phung Viet - Từ nay, đừng nêu thắc mắc, đòi trả lời nữa, bác Lập nhé!

1.
Hôm 21 tháng 12 (tôi muốn nhấn mạnh chi tiết này), tôi viết “Hoàng Sa ư? Đừng mơ”. Trong bài có một đoạn, nguyên văn như vầy:
“Trong mục ‘10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam’ trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, còn có một chi tiết khác, đó là riêng Hải quân nhân dân Việt Nam thì có lời thề thứ 11.
Lời thề thứ 11 nội dung như vầy: ‘Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc’.
Tra tìm thêm trên mạng thì có vài chỗ cho biết là lời thề thứ 11, xuất hiện sau khi xảy ra vụ Trung Quốc tấn công Trường Sa, chiếm đảo Gạc Ma, bắn chìm ba tàu, giết 64 người lính Việt Nam.
Chừng đó thông tin khiến mình nảy ra vài thắc mắc:
a/ Tại sao Hải quân nhân dân Việt Nam chỉ thề ‘bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa’ mà không nhắc gì đến Hoàng Sa? Chẳng lẽ Hoàng Sa không phải là ‘một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc’?
b/ Tại sao lời thế thứ 11 lại chỉ dành cho quân nhân Quân chủng Hải quân? Còn Lục quân và Không quân – hai quân chủng khác của Quân đội nhân dân Việt Nam không thề lời thề thứ 11?
c/ Phải chăng cả (a) và (b) cùng là ‘chủ trương lớn’ của Đảng?”
2.
Một ngày sau, hôm 22 tháng 12 (tôi muốn nhấn mạnh thêm chi tiết này), bác Nguyễn Quang Lập viết bài “Ba câu hỏi đắng chát gửi lên anh Tư nhân ngày 22/12”.
Bác Lập dẫn nguyên đoạn mà tôi nêu bên trên rồi thắc mắc như vầy:
“Anh Tư kính mến!
Ba câu hỏi của Dong Phung Viet cũng là ba câu hỏi của tui, và chắc chắn là của bất cứ ai đọc được thông tin này. Vậy xin chép nguyên ra đây gửi lên anh Tư, mong anh Tư sớm giải đáp.
Rất mong lời thề thứ 11 không chỉ là lời thề riêng của Hải quân mà là lời thề chung của QĐNDVN, lời thề đó nhất định phải có câu ‘giành lại bằng được quần đảo Hoàng Sa’, như thế này:
‘Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa, giành lại bằng được quần đảo Hoàng Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc’.
Nếu anh Tư bỏ qua lời mong mỏi đó thì từ nay về sau tui không tin lời anh Tư nữa, anh Tư có nói hay bằng giời tui cũng không tin, chẳng phải vì kẻ xấu nào đâu, tại anh Tư đó, hu hu”.
3.
Mới đây, vào Wikipedia tiếng Việt, xem lại mục “Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam”, chi tiết: “Riêng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có thêm lời thề thứ 11” đã bị cắt bỏ. Ai đó viết lại như vầy:
“Ngày 7 tháng 5 năm 1988, tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh đã đọc lời thề: Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".
Đồng thời thêm nguồn cho dẫn chứng này là bài viết của Nguyễn Đình Quân, có tựa “Trường Sa, những ngày không thể nào quên”, đã đăng trên báo Tiền Phong.
3.
Nói chung, chi tiết liên quan đến chuyện “lời thề thứ 11” chỉ dành “riêng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam” – căn nguyên làm nhiều người, trong đó có tôi và bác Nguyễn Quang Lập thắc mắc đã bị xóa.
Mục “10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” trên Wikipidia tiếng Việt hiện còn hai dấu vết.
a/ Dấu vết thứ nhất: Đó là nguồn thay cho phần đã bị chủ động đục bỏ, liên quan tới chi tiết “Riêng Hải quân Nhân dân Việt Nam có thêm lời thề thứ 11”, được Wikipedia tiếng Việt ghi nhận: “Truy cập 24 tháng 12 năm 2012”.
Cũng cần nói thêm là trước đó, chi tiết: “Riêng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có thêm lời thề thứ 11” và nội dung “lời thề thứ 11”, được giới thiệu trong mục “10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, không được dẫn nguồn.
b/ Cuối mục “10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” trên Wikipidia tiếng Việt, Wikipedia ghi nhận: “Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 07:18, ngày 24 tháng 12 năm 2012”.
Thời điểm xóa là hai ngày sau khi có “Ba câu hỏi đắng chát gửi lên anh Tư nhân ngày 22/12”.
4.
Tôi, tuy là người Việt, cũng được học hành chút đỉnh nhưng trước sự kiện, lối hành xử như vậy thì tôi... bí, hết chữ để khái quát bản chất, nhờ các bác góp ý dùm coi nên gọi đó là gì và phân tích xem tại sao?
Mặt khác, bác nào có quan hệ với các bác bên hệ thống Tuyên giáo thì nhắn giúp là thêm vụ này, các bác nên xem lại “kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân”. Thời thế khác rồi mà cứ “bổn cũ soạn lại”, mở miệng ra là nói láo thì không thể tìm được chiến thắng trên “mặt trận văn hóa – tư tưởng” đâu! Các bác cũng đừng dùng Wikipedia nữa. “Thằng” này không giống “mình”, không chịu hoạt động theo kiểu, lúc nào cũng sẵn sang “nhổ ra rồi liếm sạch”, mình cũng chẳng chỉ đạo hay xử lý nó được, thành ra lỡ lời dứt khoát sẽ là vạ miệng, chùi cỡ nào cũng không hết dấu vết.

Đong Phung Viet
(Fb Dong Phung Viet

Cuộc chiến Ba-Tư vẫn còn tiếp diễn: Việt Nam sẽ rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc hay đi theo con đường Myanmar?

Tháng 1/2013 này Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Hội nghị Trung Ương 7) sẽ diễn ra. Đây là hội nghị đặc biệt quan trọng để xác định tiến trình đổi mới chính trị của Việt Nam sẽ tiếp tục như thế nào. Bộ Chính Trị (BCT) đang đấu nhau rất căng về chương trình nghị sự cho hội nghị này. Trung Quốc thì vẫn đang thọc sâu vào vấn đề này để buộc Việt Nam đi theo hướng mà họ mong muốn. Đây sẽ là một thảm hoạ cho Việt Nam nếu chúng ta không sớm tạo được một quỹ đạo độc lập cho mình.
Cần phải nhắc lại là, vào tháng 5/2011, việc Trung Quốc gây hấn trên biển Đông, cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02, đã làm nóng xu thế chống đối Trung Quốc ở Việt Nam. Cùng thời gian này, ông Dũng đang sa lầy trong các vấn đề kinh tế cũng như bê bối tham nhũng, tiếng nói không còn trọng lượng. Ông Sang đã tranh thủ thời cơ thúc đẩy ông Trọng đưa vào chương trình nghị sự Hội nghị Trung Ương 2 (tháng 7/2011) việc nghiên cứu để chuyển đổi theo hướng dân chủ xã hội. Đây là mô hình phổ biến ở Bắc Âu, được coi là anh em song sinh của chủ nghĩa xã hội. Hội nghị này cũng đã đồng ý tiến hành việc nghiên cứu mô hình chuyển đổi của Myanmar, đồng thời cũng không xác định “các thế lực thù địch" như là một nguy cơ của chế độ. Vào tháng 10/2011, tại Kỳ họp thứ nhất Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2011 - 2015, ông Trọng đã có một bài phát biểu về việc nghiên cứu những mô hình đổi mới. Đây là một bài diễn văn rất tiến bộ hiếm có của ông Trọng, trong đó đề cập đến mô hình dân chủ xã hội. 
Tuy nhiên, sau Hội nghị Trung Ương 2 thì Trung Quốc đã ra tay phá hoại quyết liệt xu hướng này thông qua bàn tay của phe ông Dũng. Chỉ bằng một câu Hồ Cẩm Đào nói với ông Trọng trong chuyến viếng thăm Trung Quốc tháng 10/2011 là “không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước”, thì sau khi về nước một chiến dịch của ông Dũng khai thác câu này đã dấy lên xu hướng đàn áp “thế lực thù địch" để bảo vệ chế độ một cách khủng khiếp tới bây giờ. Công bằng mà nói thì ông Trọng đầu tiên không muốn đưa câu này của Hồ Cẩm Đào vào bản tuyên bố chung của chuyến thăm. Vì thế mà việc ra tuyên bố dã bị đình trệ mất vài ngày. Trong lúc đó ở nhà, ông Dũng vận động các nhân vật bảo thủ khác ép ông Trọng phải chấp nhận. Cùng thời gian đó ông Sang đang ghé thăm Ấn Độ. Kết quả cuối cùng là ông Trọng buộc phải chấp nhận, rồi phóng lao thì phải theo lao. Hơn nữa, khi đang ở Trung Quốc, ông Trọng còn bị một sức ép từ Trung Quốc là họ đe doạ sẽ công bố một số bí mật khác về Hồ Chí Minh, trong đó có liên quan đến Công Hàm 1958, nếu không chấp nhận yêu sách của Trung Quốc. Kể từ đó việc nghiên cứu xu hướng dân chủ xã hội và mô hình Myanmar đã hoàn toàn bị phá hoại. Ông Dũng còn mạnh dạn tấn công ngược lại ông Sang là hữu khuynh theo đường lối xét lại của các thế lực thù địch mà ông Dũng ám chỉ rõ là nhóm Trần Đông Chấn kết hợp với Đảng Dân Chủ Việt Nam. 
Từ đó đến nay, các chương trình nghị sự về cải cách chính trị đều bị gạt qua một bên để dành cho việc chỉnh đốn Đảng và chống "thế lực thù địch". Trung Quốc đã thành công trong việc trì hoãn tiến trình đổi mới của Việt Nam, đẩy Việt Nam lấn sâu hơn vào khủng hoảng và đấu đá nội bộ, để nội lực Việt Nam suy yếu nhất. Đây là lúc để họ đẩy thêm bước nữa để Việt Nam phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. BCT đã hoàn toàn hết ảo tưởng rằng suy thoái sẽ sớm qua đi, họ đã biết rằng phải có tiền từ bên ngoài, ít nhất là 70 tỷ USD, thì mới có thể tránh được sự sụp đổ rối loạn. Nợ xấu ngân hàng chính thức báo lên BCT là hơn 30% và sẽ còn tiếp tục tăng cao trong mấy tháng tới vì hầu hết các dự án bất động sản đều không có khả năng thanh toán ngân hàng. Dự báo trong 6 tháng tới, con số này sẽ vượt mức 50%. Hiện nay trong BCT đang tranh cãi gay gắt là sẽ xin khoản tiền này từ đâu? Nếu Việt Nam nhận tiền cứu trợ từ Trung Quốc thì sẽ tái diễn một cái gì đó tương tự như Hiệp định Biên Giới 1999 cho biển Đông, và rất nhiều hậu quả khôn lường khác. 
Làm đek gì tao?
 Ông Sang hiện nay vẫn đang cố gắng thúc đẩy xu hướng mà ông mong muốn trước đây, đó là dân chủ xã hội và dân chủ hoá kiểu Myanmar. Dù đã tranh thủ được nhiều sự ủng hộ hơn trước nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn là sẽ thành công. Vừa rồi ông ấy đã có phát biểu rất mạnh về việc Myanmar có khả năng sẽ vượt mặt Việt Nam trong một cuộc tiếp dân ở thành phố Hồ Chí Minh. Chi tiết này chỉ được mỗi tờ Tuổi trẻ đưa, tất cả các tờ báo khác đều bị chặn. 
Tháng trước, ông Nguyễn Xuân Ngãi (đảng Dân Chủ Việt Nam và cũng là một trong những người khởi xướng phong trào Con Đường Việt Nam) đã suýt được về Việt Nam thông qua một chương trình hợp tác y tế. Phe cấp tiến muốn thực hiện điều này để tạo nên một hình ảnh về sự hoà hợp, làm tiền đề cho những cải cách chính trị tiến bộ. Tuy nhiên phe ông Dũng với đầy đủ vây cánh đã phá hoại việc này bằng nhiều thủ thuật, và cuối cùng ông Ngãi đã không được cấp visa vào Việt Nam. Cuộc chiến nội bộ để xác lập xu thế đổi mới chính trị đang diễn ra gay gắt khắp mọi nơi, từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài nước. Ông Ngãi được nhìn nhận như một nhân vật đảng phái ngoài Đảng CSVN có thể chấp nhận theo quan điểm của phe cấp tiến, ôn hoà và thật lòng, có khả năng đóng góp cho sự xây dựng đất nước. Còn ông Nguyễn Sỹ Bình thì bị phản đối quyết liệt. Việt Tân thì càng khỏi phải nói, một mất một còn với Đảng CS. Trước khi bị bắt, ông Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định đã gặp ông Nguyễn Sỹ Bình vì một mục tiêu quan trọng là đề nghị đảng Dân Chủ Việt Nam nên hướng đến mô hình dân chủ xã hội để thúc đẩy xu hướng này và đón đầu cho sự thay đổi. Ông Thức tuy từ chối tham gia đảng Dân Chủ Việt Nam nhưng đã hứa giúp ông Bình tạo ra một blog giới thiệu và cổ suý cho mô hình dân chủ xã hội. Việc làm này đã bị an ninh sau này bóp méo thành việc thành lập một đảng xã hội giúp đảng Dân Chủ Việt Nam tập hợp lực lượng. Ông Dũng đã tìm cách gán vụ án này có liên hệ với ông Sang, cho rằng ông Sang dùng “những kẻ phản động" để thúc đẩy mô hình dân chủ xã hội, thực chất là chống Đảng CSVN, lật đổ chính quyền, để hạ bệ ông Sang. Tuy không hạ bệ thành công ông Sang, nhưng ông Dũng cũng đã ép được ông Sang đã phải kiểm điểm “vì mất cảnh giác". Đây là một mối thù cá nhân ông Sang chắc chắn sẽ đòi lại từ ông Dũng. Có thể nói, sắp tới đây, cuộc chiến Ba-Tư sẽ “không chỉ là đấu đá cá nhân” mà đại diện cho xu thế thay đổi chính trị quan trọng của đất nước.
Ý tưởng cơ bản của ông Sang là Đảng CSVN chủ động thay đổi như Myanmar, tức là chấp nhận nới lỏng cho một lực lượng chính trị ngoài Đảng CSVN tham gia vào chính trường, với điều kiện lực lượng này chấp nhận một sự thay đổi theo mô hình dân chủ xã hội, tức là không bài bác chủ nghĩa Mác nhưng sẽ cải cách triệt để về bản chất của ĐCS, để cộng tác với ĐCSVN xoay chuyển tình hình đất nước. Ông Sang tin rằng làm được như vậy sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước tiến bộ, nhất là Mỹ, tranh thủ được sự trợ giúp tài chính và kinh nghiệm để Việt Nam vượt qua khủng hoảng mà không bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Một sự nới lỏng như vậy chắc chắn cũng được nhân dân ủng hộ. 
Tuy nhiên, hiện giờ vì thiếu thông tin nên dư luận xã hội có vẻ không thuận theo xu thế ông Sang muốn. Báo mạng “lề trái” thì hướng đến xóa bỏ hoàn toàn Đảng CSVN và xã hội chủ nghĩa, làm cho con bài “thế lực thù địch" của Nguyễn Tấn Dũng càng đắt giá. Còn đa số người dân trong nước thì tù mù và thờ ơ. Nếu dư luận xã hội hiểu và có thể tạo sức ép đủ lớn, thì xu thế này lại có cơ hội được đưa ra trong Hội nghị Trung ương 7 sắp tới. Việc mở cánh cửa cho người dân phúc quyết bản Hiến pháp sửa đổi sắp tới cũng là một khả năng để ngỏ và sẽ tùy thuộc vào xu thế Hội nghị Trung Ương 7, có thể sẽ kéo đến Hội nghị 8 và 9 (tháng 4 và tháng 7/2013).
(Dân luận)

Tình hình xấu có khi lại là cơ may cho đất nước

“Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may”- Lời chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược, bài phỏng vấn trên VnEconomy.

“Cơ may”, theo giải thích của ông Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, là thường chỉ khi nào bị đẩy đến chân tường, thì động lực đổi mới mới thực sự mạnh mẽ.

Nhắc lại không khí của những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Lược (lúc ấy đang là thành viên nhóm tư vấn cho Tổng bí thư Trường Chinh – PV) nói, “năm 1986, lạm phát lên đến trên 700%, các chuyên gia kinh tế được Bộ Chính trị mời đến khá thường xuyên, có lúc các anh ấy dành cả ngày để nghe ý kiến của chúng tôi. Năm ấy, nguy cơ đổ vỡ cũng rất lớn”.

– Thưa ông, có vị nói vui là, khi nào nền kinh tế khó khăn thì các chuyên gia kinh tế lại “đắt hàng”, nhưng hình như dấu ấn chuyên gia ở 2012 lại không rõ nét bằng năm trước đó?


Đúng là thế, nhưng cũng dễ hiểu thôi mà. Tình hình vẫn vậy, chưa có chuyển biến gì nhiều thì nghe mãi vẫn thế thôi. Hơn nữa, 2011 là năm có nhiều đề án, nhất là các đề án thành phần của tái cơ cấu nền kinh tế chuẩn bị trình, nên cần nhiều ý kiến tham góp.

– Vâng, cũng có thể là vậy, nhưng tiếng nói của các chuyên gia độc lập thiết tưởng rất cần trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn này chứ ạ?

Tất nhiên là thế rồi, nhưng ở Việt Nam chuyên gia thực sự độc lập, tức là không gắn với nhóm lợi ích nào, cũng không có nhiều. Trong khi khả năng lobby của các nhóm lợi ích rất mạnh, không phải bây giờ mà ngay cả khi tôi còn làm tư vấn cho nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, thì cũng đã có nhiều anh vận động rất dữ, khi chính sách mới nào đó được xây dựng. Vậy nên ý kiến chuyên gia hay tư vấn rất cần, song quan trọng nhất vẫn là bản lĩnh người ra quyết định.

Tôi còn nhớ vào năm 1989, ông Đỗ Mười giao cho tôi xây dựng đề án chống lạm phát. Sau khi trình, dù ý ông đã khá thuận, song ông vẫn yêu cầu tôi cùng với Bộ Tài chính họp lấy ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan.

Cuộc họp có mặt hơn 100 người, sau một ngày tranh cãi không một ai đồng ý với đề án hết. Tôi báo cáo lại với ông Đỗ Mười là “không ai đồng ý cả, vậy ý anh thế nào?”. Ông nói, không ai đồng ý thì tôi thí điểm ở Hải Phòng trước. Sau đó một tháng, kết quả thí điểm rất tốt, đề án đã được áp dụng trên cả nước.

Vậy nên, tôi vẫn muốn nói là tư vấn rất quan trọng, song quan trọng hơn là người được tư vấn có đủ bản lĩnh để lắng nghe ý kiến đúng trong rất nhiều quan điểm khác nhau – mà đôi khi chân lý không thuộc về số đông – và cho thực thi hay không.

Hơn nữa, tình hình ở ta bây giờ phức tạp quá, các nhóm lợi ích, hiểu theo nghĩa không tích cực, đã phát triển rất mạnh. Vì thế, tư vấn các giải pháp phải vượt trên các nhóm lợi ích đó thì quá khó.

– Phải chăng đó chính là một nguyên nhân quan trọng làm cho tình hình kinh tế – xã hội xấu đi, thưa ông?

Đại đa số ý kiến mà tôi nghe được đều có cảm nhận giống nhau là tình hình kinh tế xã hội xấu nhất từ khi “đổi mới” đến nay.

Ai cũng thấy doanh nghiệp gặp khó trầm trọng, cục nợ xấu ngày càng to ra, hàng tồn kho có vẻ giảm đi nhưng thực chất là do nhiều doanh nghiệp đã chết nên sản xuất đình trệ. Ngân hàng cũng đang điêu đứng và nhiều nguy cơ đổ vỡ, mà nếu đổ vỡ thì bi kịch lớn hơn hiện nay rất nhiều.

Bên cạnh đó còn một loạt chuyện bức xúc trong xã hội, như các vụ kiện cáo rùm beng về đất đai. Bức tranh u ám như vậy nhưng các giải pháp đưa ra chưa đủ để đem lại niềm tin là có thể cải thiện được tình hình. Cơ quan xử lý nợ xấu chưa hoạt động gì, bất động sản đóng băng nhưng giải pháp lại chưa rõ thì làm sao mà làm được, khó lắm.

Doanh nghiệp nhà nước, khu vực mà theo tôi đang có đại vấn đề lại càng không có giải pháp nào hữu hiệu, trong khi chỉ riêng khu vực này đang nắm 1,3 triệu tỷ dư nợ tín dụng mà cứ kiểm toán chỗ nào là chỗ đó có vấn đề, nợ nần đều chồng chất cả.

Khó nữa là mô hình phát triển theo chiều rộng của Việt Nam đã hết “đát” rồi, tài nguyên hết đến nơi, lao động rẻ cũng không còn nhiều. Có hai thứ để tăng trưởng bền vững là đổi mới thể chế và sáng tạo thì cả hai cái đó đều yếu kém.

Trong khi đó tham nhũng sờ đâu cũng thấy. Vừa rồi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã được đưa về Bộ Chính trị, nhưng cơ quan giúp việc cho Tổng bí thư có đủ mạnh để đảm bảo rằng có thể thực thi nhiệm vụ một cách khách quan hay không thì lại là vấn đề.

Tôi cho rằng, chống tham nhũng phải bằng thể chế chứ điều tra thế nào cho xuể được trong tình hình hiện nay. Mà trong các thể chế thì thể chế thị trường là quan trọng nhất, chỗ nào không có thị trường thực sự thì chỗ đó tham nhũng mạnh nhất và ngược lại.

Bởi thế, chốt của xử lý vấn đề hiện nay là đổi mới thể chế. Vì, giả sử nợ xấu xử lý xong, rồi nợ xấu lại sẽ tiếp tục được đẻ ra, vậy làm gì để xử được cái nguyên nhân đẻ ra nợ xấu đó mới là quan trọng. Quan trọng nhất là hiện đại hóa thể chế, trong đó thể chế kinh tế phải làm trước. Muốn làm được điều này thì phải đổi mới từ tư duy và quan điểm phát triển trong Đảng.

– Điều này có liên hệ thế nào với “cơ may” mà ông đã đề cập ở trên?


Hiện nay nếu không có bước ngoặt mới thì những yếu kém của kinh tế, xã hội sẽ không xử lý được. Tôi vốn không phải người bi quan mà cũng không nhìn thấy điểm sáng rõ nét nào cho 2013. Song, nếu sang năm mà tình hình xấu hơn thì có khi lại là cơ may cho đất nước.

Nhưng có thể, “cơ may” này chưa đến ngay năm sau đâu, nếu tình hình như hiện nay hoặc chỉ xấu hơn một chút còn dằng dai thêm vài năm nữa. Bởi ở Việt Nam, khu vực kinh tế không chính thức rất lớn – chiếm đến 70% – chưa bị tác động quá lớn. Hiện tại khi về nông thôn vẫn thấy mọi chuyện khá yên ả, sự sa sút là có, nhưng không rõ nét bằng thành thị. Bên cạnh đó thì sức chịu đựng của người Việt rất lớn, nên dù không có cơ sở nào để có thể đưa ra dự báo sáng hơn cho 2013, thì tôi cũng chưa chắc chắn là “cơ may” đã tới.

(VnEconomy)
 

Bức tranh kinh tế ảm đạm và năng lực của lãnh đạo Việt Nam

Một góc chợ Đồng Xuân, Hà Nội, ngày 21/12/2012
Một góc chợ Đồng Xuân, Hà Nội, ngày 21/12/2012 (REUTERS

«Tăng trưởng kinh tế xẹp lép, lạm phát tiếp tục kéo dài, mô hình phát triển đang bị chỉ trích gay gắt ngay chính trong bộ máy lãnh đạo : Việt Nam đang trong giai đọan khó khăn ». Trên đây là nhận định của phóng viên Bruno Philip thông tín viên khu vực châu Á của báo Le Monde qua bài viết số ra hôm nay (26/12/2012) mang tựa đề « Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất từ 13 năm nay ».

Theo tác giả bài báo, trong những năm 1990, nhiều chuyên gia đã lạc quan về một tương lai tốt đẹp cho Việt Nam với những dự báo như là đất nước này sẽ trở thành một « con hổ » mới của khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng, những con số chính thức công bố hôm 24 /12 vừa rồi đã thừa nhận, trong năm 2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức thấp nhất từ 13 năm trở lại đây, chỉ đạt mức 5,3%, không đạt chỉ tiêu chính phủ đặt ra và còn thấp hơn mức 5,9% của năm 2011. Tờ báo trích dẫn đánh giá của ông Vũ Đình Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Tài chính Việt Nam : « Tăng trưởng sụt giảm mạnh. Không phải là suy thoái, nhưng các chỉ số như vậy là quá thấp ».

Trong tháng 10 vừa qua, tại Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, các lãnh đạo cao cấp nhất đã phải thừa nhận có nhiều sai lầm trong quản lý kinh tế. Tiếp đó, đầu tháng 11, trước Quốc Hội, đến lượt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải công khai nhận rằng « tình hình kinh tế vĩ mô không tốt, lạm phát tiếp tục leo thang, nợ xấu ngân hàng chồng chất ».

Tác giả bài viết nhận định, về mặt chính trị, vị thế của người đứng đầu chính phủ hiện đang rất yếu. Ông đang phải hứng chịu công kích trong nội bộ Đảng, vấp phải sự đối kháng của chủ tịch nước Trương Tấn San và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước tình hình như vậy, chính phủ đang phải cố gắng tìm mọi cách giải cứu các doanh nghiệp, khởi động lại nền kinh tế. Động thái mới nhất là thông báo hạ lãi suất chỉ đạo xuống 9%, trong lúc lạm phát vẫn tăng ở mức 7,8%.

Le Monde cũng ghi nhận những vụ bê bối tài chính nổ ra ngay tại những tập đoàn công nghiệp lớn, con cưng của nền kinh tế, đã khiến Hà Nội phải đưa ra những chương trình cải cách mang tính sống còn trong năm 2011. Sau vụ Vinashin, chính quyền Việt Nam đang cố lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Bằng chứng là một bộ luật trong lĩnh vực này vừa được thông qua với hy vọng có được minh bạch tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước.

Le Monde cho rằng, đường lối đổi mới của Việt Nam được khởi xướng từ giữa những năm 1980 thực chất là việc áp dụng mở cửa kinh tế thị trường sao chép theo mô hình Trung Quốc.

Tuy nhiên, để kết luận, tác giả bài viết trích dẫn đánh giá của một chuyên gia thuộc tập đoàn tài chính quốc tế Morgan Stanley Investment Management : «  Các lãnh đạo Việt Nam không có được tầm mức chuẩn bị cũng như năng lực để đối mặt với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài đổ vào Việt Nam trong thập kỷ vừa qua ».

Giáo Hoàng kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc tôn trọng tự do tôn giáo

Noel, chủ đề không thể vắng trong các báo Pháp ra hôm nay. Với Le Figaro, đây là dịp để nói về tự do tôn giáo. Trang nhất của nhật báo chạy tựa lớn « Tự do tôn giáo- Lời kêu gọi của Giáo Hoàng Benedicto 16 với Trung Quốc ».

Le Figaro chú ý tới trong thông điệp hàng năm Urbi - Orbi nhân lễ Noel, Đức Giáo Hoàng gửi đến các lãnh đạo cộng sản Trung Quốc lời kêu gọi tôn trọng tôn giáo.

Theo Le Figaro, hôm qua 25/12, Đức Thánh cha đã gửi đến thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc lời kêu gọi hãy đối thoại với 5,7 triệu tín đồ Công giáo (đây chỉ là con số thống kê chính thức của chính quyền).

Những người Công giáo Trung Quốc đang bị chia rẽ giữa một bên là Giáo hội chính thống nằm dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản và một bên là Giáo hội « thầm lặng » chỉ tuân thủ theo Tòa Thánh Vatican, nhưng lại đang phải chịu đựng sự truy bức thường xuyên của chính quyền.

Le Figaro đặt ra một lọat câu hỏi : Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao về lời cầu chúc công khai gửi đến các vị « tân lãnh đạo » Trung Quốc của Giáo Hoàng Benedicto 16 trong thông điệp Urbi-Orbi trong ngày Noel. ? Chế độ Bắc Kinh sẽ nghe lời kêu gọi can đảm và hiếm hoi về tự do tôn giáo ở Trung Quốc được Giáo Hoàng đưa ra từ ban công nhà thờ Thánh Saint –Pierre này như thế nào ?

Nguyên văn lời kêu gọi với chính quyền Trung Quốc được Le Figaro trích lại như sau « Cầu cho vị Vua của hòa bình hãy hướng nhìn về các lãnh đạo mới của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với những trách nhiệm cao đang chờ họ. Tôi mang rằng đó là trách nhiệm tôn trọng các tôn giáo, sao cho tôn giáo có thể góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội đoàn kết, vì lợi ích của nhân dân mình và của thế giới ».

Theo Le Figaro, lời kêu gọi trên sẽ ghi lại trong sách sử của Tòa Thánh, nhưng Giáo Hoàng, người hiểu quá rõ tình hình tôn giáo ở Trung Quốc, cũng không trông mong sẽ có sự phúc đáp về chính trị từ phía Bắc Kinh.

Vẫn trong khuôn khổ đề tài này, Le Figaro có một bài viết khác với hàng tựa : « Bắc Kinh không chịu nới lỏng chi phối người Công giáo ».

Theo bài báo, căng thẳng giữa Vatican và Bắc Kinh không phải là điều gì mới. Quan hệ ngoại giao giữa hai bên đã bị cắt đứt từ năm 1951. Chỉ bắt đầu từ năm 2000, hy vọng bình thường hóa quan hệ giữa hai Nhà nước này mới được khởi động, nhưng con đường có vẻ vẫn còn dài. Nếu như Giáo Hoàng Benedicto coi hồ sơ Trung Quốc là một trong những ưu tiên thì căng thẳng giữa Vatican và Bắc Kinh vẫn tiếp tục và thậm chí còn gia tăng trong năm 2012 bởi những vụ tấn phong các linh mục Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh vẫn đặt mọi hoạt động của Công giáo Trung Quốc trong « Hiệp hội những người Công giáo yêu nước ». Hiệp hội này lại nằm trong sự chỉ đạo của Ban tôn giáo trung ương. Những ai không tuân thủ cơ cấu nói trên đều bị coi là bất hợp pháp. Chính vì thế mới xảy ra những chuyện như linh mục được chính quyền tấn phong thì Vatican không công nhận, ngược lại, việc phong chức của Vatican cho linh mục Trung Quốc thì cũng bị chính quyền phản đối, coi đó là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Đối với Le Figaro, sự phát triển cộng đồng Công giáo trong điều kiện như vậy đã làm nảy sinh ra Giáo hội « thầm lặng ». Các con số thống kê chính thức của chính quyền ghi nhận có 5,7 triệu tín đồ. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này có thể lên tới 12 triệu ngườ,i bởi những tín đồ thuộc giáo hội « ngoài quốc doanh » không được thừa nhận, trong khi họ có ở khắp các tỉnh thành của Trung Quốc.
Chính quyền trung ương vẫn luôn để mắt chăm chú đến mọi hoạt động tôn giáo. Bắc Kinh vẫn coi tôn giáo là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với quyền lực tuyệt đối của đảng Cộng sản. Bằng chứng, hồi giữa tháng 12, nhật báo Washington Post đã cho công bố một trích đoạn công văn của chính quyền đề hồi tháng 5/2011, do tổ chức phi chính phủ ChinaAid có trụ sở tại Hoa Kỳ cung cấp. Nội dung công văn trên kêu gọi phải đấu tranh « chống lại các thế lực thù địch ở nước ngoài đang tập trung vào tôn giáo để xâm nhập đất nước và theo đuổi những mục tiêu chính trị nhằm phương Tây hóa và chia rẽ Trung Quốc ».

Tờ báo kết luận, như vậy, chính quyền Trung Quốc không hề muốn nới lỏng việc chi phối toàn bộ của họ với tôn giáo, một vấn đề vẫn còn rất nhạy cảm.

Tự thiêu, cuộc kháng chiến của người Tây Tạng

Vẫn liên quan đến Trung Quốc, báo Le Monde trở lại với những vụ tự thiêu của người Tây Tạng qua bài phóng sự mang tựa đề « Du hành về miền Tây Tạng bị truy bức, trên con đường của những người tự thiêu ».

Phóng viên của Le Monde đã thực hiện bài phóng sự dài trong một chuyến đi về Cam Túc, một tỉnh có đông người Tây Tạng sống, để tìm hiểu về những hành động phản kháng và tuyệt vọng của người Tây Tạng đang ngày càng nhiều.
Tác giả bài báo đã đến vùng tự trị của người Tây Tạng ở phía nam tỉnh Cam Túc, nơi từ tháng 10 đến nay đã xảy ra 15 vụ tự thiêu. Điều đặc biệt, những người tự thiêu đều không phải các sư sãi. Họ, những người thế tục bình thường, là những nông dân và cả vài học sinh. Tác giả kể lại, tại một làng nhỏ nằm cách không xa thị trấn Amchok, một người nông dân chăn nuôi 35 tuổi đã để lại lá thư tuyệt mệnh trước khi tự thiêu tại khu vực mỏ vàng ở cách nhà anh vài cây số. Lá thư cầu mong cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về, cầu mong cho Ban Thiền Lạt Ma, một vị chức sắc cao thứ 2 của Phật giáo Tây Tạng bị Bắc Kinh bắt giữ từ nhỏ, sớm được trả tự do, và anh còn cầu mong người ta chấm dứt bóc lột tài nguyên của người Tây Tạng nữa….

Đó chính là nguyện vọng và cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ tự thiêu của người Tây Tạng được bùng lên từ năm 2008, sau khi những cuộc biểu tình của họ khắp vùng bị dập tắt trong bạo lực.

Để lý giải cho những hành động tuyệt vọng của người Tây Tạng, tác giả trích dẫn bài viết của ông Vương Lực Hùng, một trí thức Trung Quốc nghiên cứu về những vấn đề Tây Tạng. Từ năm 2000, ông đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh đối thoại với Đạt Lai Lạt ma. Ông cũng đã nhận thấy người Tây Tạng rơi vào tuyệt vọng bởi họ luôn cảm thấy bị tước đoạt mọi thứ, từ văn hóa, tôn giáo đến kinh tế. Học giả Vương Lực Hùng viết : « Nếu người Tây Tạng có được những phương cách cho phép bày tỏ sự bất bình một cách bình thường thì họ sẽ sử dụng. Năm 2008, họ đã xuống đường biểu tình, nhưng chính quyền Trung Quốc dẹp phong trào đó. Họ chuyển sang phản kháng cá nhân.Thế nhưng, một cá nhân kêu gào đơn lẻ với khẩu hiệu hay phân phát truyền đơn sẽ có tác dụng rất yếu và họ sẽ bị bắt ngay lập tức. Chỉ có cách tự thiêu thì những người đó mới tạo sự khác biệt và từ đó tự thiêu trở thành một hành động phản kháng có hiệu quả nhất ». Theo nhà nghiên cứu này thì giờ đây, mọi người Tây Tạng đã nhận thấy tác động của hành động tự thiêu và ngày càng có nhiều người tìm đến phương cách phản kháng này.

Để ngăn chặn làn sóng tự thiêu, chính quyền Bắc Kinh gần đây đã đưa ra những biện pháp trừng phạt mới hà khắc hơn đối với người tự thiêu cũng như người hỗ trợ hành động này. Tuy nhiên các biện pháp như vậy chỉ có tác dụng tạm thời.
Qua các làng mạc, thôn xóm ở tỉnh Cam Túc, nơi làn sóng đã rộ lên trong tháng trước, tác giả cảm thấy một không khí ngột ngạt của sự kiểm soát của các lực lượng an ninh ở khắp mọi nơi. Các camera theo dõi được đặt trong các khu phố chính của thị trấn và trước từng lối vào các ngôi chùa. Nhân viên an ninh chìm nổi rải khắp nơi.Tối đến sau 22 giờ là lệnh giới nghiêm, người Hán ra đường thì không sao, nhưng bất kỳ người Tây Tạng nào ra khỏi nhà là bị theo dõi, kiểm tra giấy tờ. Người dân trong vùng lân cận khu tự trị Tây Tạng rất khó đến được Lhassa vì mạng lưới kiểm tra kiểm soát gắt gao và phải có một đống giấy thông hành khác nhau do chính quyền cấp.

Đe dọa, theo dõi là những việc làm thường trực trong khắp các vùng có người Tây Tạng sinh sống, người ta có thể bị công an địa phương bắt đi bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Nhưng những cố gắng của chính quyền vẫn không thể dập tắt làn sóng ngầm phản kháng của người Tây Tạng. Các vụ tự thiêu cũng như gia đình của người tự thiêu vẫn nhận được sự ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất của người dân trong vùng, trong đó có cả những người không phải dân Tây Tạng, thậm chí của cả một số công chức chính quyền.

Cuộc kháng chiến của người Tây Tạng đang ngày càng được ghi nhận là một cuộc đấu tranh vì tự do. Hành động tự thiêu của cá nhân là vì tự do cho mọi người khác.

Tunisia: Tài sản gia đình Ben Ali được đem đấu giá

Mục kinh tế của báo Libération hôm nay dành một bài viết đáng chú ý về cuộc triển lãm bán đấu giá khối tài sản xa hoa của gia đình cựu tổng thống độc tài Tunisia, Ben Ali, bị nhân dân vùng lên lật đổ trong cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập.

Hội chợ chưa từng có này bắt đầu từ hôm Chủ nhật (23/12) bày bán một phần trong số đồ dùng xa hoa của gia đình nhà Ben Ali vơ vét của nhân dân trong thời gian cai trị đất nước, bị chính quyền mới tịch thu.

Người ta thấy trong các mặt hàng được bày bán có từ hàng chục chiếc xe loại siêu sang với giá từ vài trăm nghìn đến cả hàng triệu đô la của các thành viên gia đình nhà Ben Ali, đến những vật dụng xa xỉ hàng ngày của vợ chồng con cái nhà Ben Ali như giầy, túi xách, đồng hồ, tranh tượng trang trí, thảm …. Đây mới chỉ là một phần rất nhỏ trong số tài sản của nhà Ben Ali bị chính quyền mới tịch thu.

Dự kiến hội chợ bán đấu giá này sẽ thu về khoảng 10 triệu đô la. Số tiền này sẽ được xung vào ngân sách Nhà nước dành cho phát triển các vùng. Như vậy là sau 2 năm lật đổ ben Ali, người Tunisia bước đầu thu hồi lại những gì họ bị bóc lột trong chế độ độc tài.
Anh Vũ (RFI)

 Một số thành tựu y học 2012 và triển vọng

Năm 2012 sắp khép lại. Nền y học thế giới đã đạt được những thành tựu nào trong năm nay ? Nhiều tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực chống Sida, chống ung thư… cũng như trong một số bệnh dịch truyền nhiễm là những điều được giới chuyên gia ghi nhận.

Một số triển vọng điều trị mới đối với bệnh Sida đã được công bố, nhân dịp hội nghị lần thứ 19 về Sida tại Washington, Hoa Kỳ, vào cuối tháng 7/2012. Thành công của các thuốc kháng HIV cho phép nói đến một sự « chữa khỏi bệnh về mặt chức năng », dù không diệt trừ được virus HIV. Điều quan trọng được các bác sĩ nói đến là trị liệu ngay từ khi mới mắc virus và biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất cho đến nay vẫn là bao cao su.

Giải thưởng Nobel y học 2012 về tế bào gốc cũng mang lại nhiều triển vọng cho các trị liệu mới, đặc biệt trong việc cấy ghép tạng. Việc cấy ghép tạng để thay cho các tạng bị bệnh tật, từ một cơ thể người khác, sẽ có thể được thay thế bằng việc khôi phục lại nội tạng của người bệnh nhờ các tế bào gốc...

Trong tạp chí Khoa học cuối cùng của năm về chủ đề các phát kiến và triển vọng của y học trong năm 2012, RFI Việt ngữ xin chuyển đến quý thính giả tiếng nói của bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn - Trưởng Bộ môn Sinh lý học - Thăm dò chức năng thuộc Đại Học Paris V (Paris), bác sĩ Trần Tịnh Hiền - giám đốc nghiên cứu lâm sàng của OUCRU, đơn vị nghiên cứu thuộc Đại học Oxford (Sài Gòn) và bác sĩ Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng (Sài Gòn).

Ba phát kiến mới : Tấn công HIV từ nhân tế bào, khắc chế ung thư di căn và dùng nhầy mũi chữa mất trí nhớ

Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Năm nay chúng tôi có lựa ra ba phát minh về y khoa, mà chúng tôi nghĩ có thể giúp cho ngành y khoa có những bước tiến đáng kể. Trước hết là hai phát minh về chữa trị bệnh mang tính thông thường, có nghĩa là dùng thuốc, và cái thứ ba là cách chữa trị mới dùng tế bào gốc.

Phát minh thứ nhất liên quan đến Sida. (…) Các thuốc mà y khoa có hiện nay có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào ung thư, tuy nhiên nếu virus HIV ẩn nấp trong các tế bào, nhất là trong bệnh nhân, thì các thuốc không có khả năng phát hiện ra. (....) Phát minh này rất là thú vị, vì các bác sĩ đã phát hiện được một thuốc mới, có khả năng khiến virus đang ẩn nấp trong các tế bào phải xuất đầu lộ diện. Một khi các virus phải xuất diện, nghĩa là ra khỏi nhân của tế bào, thì các thuốc hiện có có thể diệt được virus đó. Các bác sĩ hy vọng có thể tận diệt Sida với loại thuốc này. Loại thuốc này có tên là Saha.Thoạt tiên thuốc này không liên quan đến Sida. Thực ra đó là một loại thuốc chống ung thư, và tác động đến các chức năng của nhân tế bào.

(…) Về ung thư, cho đến nay, y khoa có khá nhiều thuốc trị ung thư, nhưng các thuốc y học có hiện nay đều nhằm một mục đích là khắc phục sự tăng sinh của tế bào ung thư, trong khi đó, giới y khoa gần như chưa có giải pháp nào khả thi để chống lại cơ chế di căn. Mới đây, có một loại thuốc mới được tạo ra, có thể cùng lúc ức chế sự tăng sinh của tế bào, và khắc chế quá trình di căn. Nghiên cứu này còn trong thời kỳ phôi thai, tức là mới ở giai đoạn thực nghiệm trên thú, nhưng kết quả đã tương đối khả quan. (…)

Phát minh thứ ba cũng rất thú vị liên quan đến vấn đề mất trí nhớ. Hiện nay, con người chúng ta sống lâu hơn, nhưng càng ngày càng có nhiều người, nhất là các vị lớn tuổi lâm vào tình trạng mất trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Nói một cách sơ qua, Alzheimer là bệnh liên quan đến sự tiêu hủy của các tế bào nội thần kinh trong não. Một tế bào nội thần kinh một khi bị hủy diệt rồi, thì các tế bào xung quanh không thể tái tạo ra các tế bào mới để thay thế. Cho đến nay, cách duy nhất để chữa bệnh này là tìm các loại thuốc để làm chậm lại quá trình tiêu hủy các tế bào. Vài năm gần đây có ý tưởng rằng, dù tế bào nội thần kinh không thể sinh sôi trở lại, nhưng có thể nghĩ đến việc tạo ra các tế bào nội thần kinh mới bằng các tế bào gốc. (…) Các nhà nghiên cứu đã tìm được cách lấy các tế bào gốc từ màng nhầy mũi của một cá thể sinh vật và đưa vào não. Cho đến nay, thực nghiệm này mới chỉ được làm trên chuột. Các con chuột thực nghiệm bị mất trí nhớ, sau khi được tiêm tế bào gốc, đã hồi phục về trí nhớ như bình thường.

Trong nghiên cứu này có hai điều mà chúng tôi thấy có thể xem như là những điều mang lại lạc quan. Thứ nhất là việc lấy tế bào gốc từ mũi thì rõ ràng ai cũng hiểu là đơn giản hơn việc lấy từ các bộ phận khác, như dạ dày hay phổi. Điều thứ hai là, các tế bào gốc là tế bào của chính bệnh nhân. Cho nên khi ghép cho một bệnh nhân, thì việc ghép không dẫn đến một hiện tượng thường gặp : kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh.

(…) Phát hiện kể trên chúng tôi vừa đề cập chỉ là một khám phá xuất phát từ nghiên cứu của hai nhà y học được giải Nobel năm nay. Theo chúng tôi nghĩ, trong vòng 10 năm tới, bên cạnh các chữa trị bằng thuốc, như hai phát minh trước, thì sẽ càng ngày càng có nhiều cách chữa mới bằng cách dùng các tế bào gốc, như đối với trường hợp bệnh Alzheimer. (…)

Dù có một số kết quả, việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm vẫn là một thách thức lớn

Giới chuyên gia ghi nhận một số thành tựu trong nghiên cứu y khoa chống các căn bệnh truyền nhiễm (như sốt xuất huyết, sốt rét…), đặc biệt ảnh hưởng đến Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới. Các nghiên cứu về một vắc xin chống sốt xuất huyết đang có kết quả bước đầu, với thử nghiệm đầu tiên về một vắc xin cùng một lúc chống được 3, 4 loại virus sốt xuất huyết, có hiệu quả với hơn 30% người tham gia thực nghiệm (của Sanofi Pasteur). Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, có rất nhiều lo ngại về sự phát triển của các loại virus kháng thuốc, đặc biệt với bệnh sốt rét, cũng như những khó khăn trong việc đối phó với bệnh dịch tay-chân-miệng.


Bác sĩ Trần Tịnh Hiền : « Đứng về mặt các bệnh truyền nhiễm, có mấy bệnh gây ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thứ nhất là sốt rét, thứ hai là bệnh sốt xuất huyết, ba là, đối với những vùng Đông Nam Á có thêm những bệnh tay-chân-miệng. Cần phải nói, đây là những bệnh dịch có số lượng người bị mắc rất lớn.

Đối với sốt rét, từ một hai năm nay tình hình có cải thiện hơn, với sự tìm ra các thuốc mới, đặc biệt là thuốc artemisinin, hiện nay thì dùng theo lối phối hợp (…), nhờ nó mà giảm được số lượng người mắc cũng như số tử vong. Riêng với khu vực Đông Nam Á, thì mặc dầu có những tiến bộ về điều trị như vậy, nhưng gần đây có tình trạng hơi đáng lo ngại, tức là sự xuất hiện của chủng Plasmodium falciparum kháng thuốc. Như chúng ta biết artemisinin là thuốc có tác dụng mạnh nhất. Nếu xuất hiện sự kháng thuốc là điều rất đáng lo ngại. Điều mà người ta mong chờ rất lâu là một vắc xin chống sốt rét, thì kết quả còn xa vời. Mặc dù, có một số thành tựu gần đây ở Châu Phi về vắc xin kháng sốt rét mới, nhưng kết quả ứng dụng chưa được bao nhiêu.

Về sốt xuất huyết, thì trước đây bị hạn chế ở một số khu vực, nhưng trong những năm gần đây đã lan ra và gây dịch rất nhiều ở Châu Á và Mỹ Latinh. Đối với sốt xuất huyết, thì cho đến nay, mặc dù đã nghiên cứu rất nhiều, nhưng chưa có biện pháp nào khả dĩ có thể làm giảm được tỷ lệ mắc và tử vong. Cái này không có thuốc đặc hiệu. Hai năm gần đây có hy vọng có một vắc xin, nhưng các nghiên cứu hơi đáng thất vọng. Theo thông tin công bố trên các tạp chí y học, kết quả chưa mỹ mãn. Trong những năm tới, chúng ta phải đối phó với một thách thức rất lớn trong việc đối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết.

Cái dịch bệnh thứ ba là tay-chân-miệng, ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ nhỏ. Trong những năm gần đây tại Việt Nam có hàng trăm ngàn cháu bị mắc. Bệnh này hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Thứ hai là vắc xin cũng chưa làm được. (…) Điều trị chỉ mang tính nâng đỡ, chứ không phải trực tiếp diệt virus.

Đây là ba bệnh mà tôi thấy, vẫn phải tiếp tục đối phó trong năm 2012, dù có một số kết quả, nhưng tình hình nói chung vẫn là nguy hiểm, vì vậy chúng ta cần phải tập trung để có các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa.

Ngoài ra, còn các bệnh cúm, thì mặc dù về mức độ tử vong nói chung là thấp, gần đây, chúng ta biết có xuất hiện một số chủng virus mới. Cái này, giới y khoa tiếp tục theo dõi về mức độ tác hại của các virus mới, mức độ nhạy cảm của thuốc. Vì đối với cúm thì chúng ta có được một loại thuốc đặc hiệu (…), nhưng đến nay vẫn còn nhiều ý kiến về kết quả. Nói chung, cúm là một nguy cơ đang treo lơ lửng đối với chúng ta. »

Thành tựu nghiên cứu chống sốt rét năm qua chưa có gì đáng kể

Theo các phương tiện truyền thông, một vết đen trong tổng kết về các thành tựu của y học năm 2012 là việc chế tạo vắc xin chống sốt rét. Vào giữa tháng 11/2012, có thông tin về thất bại của một vắc xin chống sốt rét, do GSK Anh Quốc thực nghiệm. Thực nghiệm kể trên đã được tiến hành với hàng nghìn trẻ em thuộc 11 nước Châu Phi Nam Sahara. Về lĩnh vực này, bác sĩ Lê Thành Đồng cho biết : 

« Nói chung năm nay không có nhiều nổi bật. Năm nay cũng có một số thành tựu nghiên cứu về thuốc, về gen, về vắc xin… nhưng đó là những thông tin chưa được kiểm định chắc chắn. Đó mới chỉ là những nghiên cứu mang tính khởi sự thôi. Hội nghị cấp Bộ trưởng vừa rồi ở Úc mới đưa ra quyết định, phải đầu tư hơn nữa cho việc chống sốt rét. Vì thế giới cũng nhận xét là, sốt rét sẽ quay trở lại. Và Tổ chức Y tế Thế giới cũng rất quan tâm. Vừa rồi hội nghị lần thứ 63 của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Thái Bình Dương, tổ chức tại Hà Nội, cũng đề cập đến việc sốt rét kháng thuốc quay trở lại. Tôi nghĩ rằng, các vị lãnh đạo, các tổ chức quốc tế đã nhận thức được vấn đề, còn việc làm cụ thể thì năm qua chưa có gì. »

 Ban Việt ngữ RFI xin trân trọng cảm ơn bác sĩ Trần Tịnh Hiền, bác sĩ Lê Thành Đồng và bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay
Xin cảm ơn quý thính giả đã theo dõi chương trình

Xin kính chúc quý vị một năm mới 2013 hạnh phúc và thành tựu. Hẹn gặp lại quý vị trong chương trình năm tới

Một số bài liên quan
Việt Nam đối phó với nạn ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
Cộng đồng quốc tế nỗ lực diệt trừ dịch bệnh Sida
Thuốc Truvada với việc ngăn ngừa hiểm họa HIV
Việt Nam : Phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người
Đối phó với dịch tay - chân - miệng và sốt xuất huyết tại Việt Nam
Một số thành tựu lớn của y học thế giới trong năm 2011
Chữa bệnh mà không dùng thuốc tại Pháp
Trọng Thành (RFI)

Trung Quốc đầu tư 1,6 tỷ đô la vào Tam Sa, ‘thành phố’ được trao quyền cai quản Biển Đông

Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm  thuộc quần đảo Trường Sa  hiện do Trung Quốc  chiếm giữ.
Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ. (Nguồn:internet)

Trung Quốc dự định chi 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỷ đô la) vào việc xây dựng phi trường, bến cảng và một số hạ tầng cơ sở khác trên các hải đảo đang tranh chấp với các láng giềng tại Biển Đông, mà Bắc Kinh đã gộp lại dưới quyền quản lý của đơn vị hành chánh “thành phố Tam Sa”. Các công trình này chủ yếu được thực hiện trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ tay Việt Nam. Ý định này bị cho là thể hiện quyết tâm áp đặt quyền thông trị của Trung Quốc trên vùng Biển Đông.

Trích dẫn tờ báo kinh tế Thế kỷ 21, xuất bản tại Quảng Đông, số ghi ngày 25/12/2012, nhật báo Đài Loan Taipei Times vào hôm nay (26/12) cho biết, ông Tưởng Định Chi (Jiang Dingzhi), tỉnh trưởng Hải Nam, cấp chủ quản của thành phố Tam Sa, xác định rằng, chính quyền Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư quy mô kể trên.

Đơn vị hành chánh này, mà trụ sở chính đặt trên đảo Vĩnh Hưng (tức Phú Lâm), chỉ mới được thành lập từ tháng Sáu vừa qua, với nhiệm vụ cai quản 80% vùng Biển Đông, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Sa đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Tờ báo Trung Quốc cho biết, một số công trình xây dựng đã bắt đầu, nhưng không cung cấp chi tiết. Vấn đề là ngoài các hạ tầng cơ sở, ngân sách dành cho Tam Sa cũng sẽ được dùng để chi phí cho việc phát triển ngành đánh cá và nhất là “thực thi luật pháp” trên biển, cụ thể là mua thêm tàu tuần tra và tàu tiếp tế.

Việc mua thêm tàu nằm trong chủ trương từng được loan báo vào tháng 11, theo đó, kể từ ngày 01/01/2013, công an biên phòng tỉnh Hải Nam sẽ có quyền lên tàu lục soát, chận giữ hay trục xuất tất cả tàu thuyền nước ngoài bị cho là xâm nhập "bất hợp pháp" vào vùng biển Trung Quốc.

Hiện vẫn chưa rõ được là liệu chủ trương vừa ban hành chỉ liên quan đến các khu vực ven biển chung quanh đảo Hải Nam (đích thực là của Trung Quốc) hay toàn bộ vùng biển mà Bắc Kinh giao cho Tam Sa quản lý – tức là hầu như toàn bộ Biển Đông. Theo truyền thông Trung Quốc trong thời gian qua, chính quyền trung ương sẽ gửi thêm tàu hải giám đến tăng viện cho hạm đội chịu trách nhiệm tuần tra trên Biển Đông.

Dẫu sao thì giới quan sát đang lo ngại sự cố bùng lên giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì lẽ chính quyền Việt Nam mới đây cũng loan báo thành lập một lực lượng tuần tra để bảo vệ các khu vực đánh cá của mình trên Biển Đông, và sẽ hoạt động kể từ 25/01/2013.

Ngoài ra, việc Trung Quốc đầu tư cả tỷ đô la vào việc củng cố hạ tầng cơ sở và phát triển các hoạt động kinh tế, du lịch… - đặc biệt là tại vùng Hoàng Sa và đảo Phú Lâm - đều nhằm mục tiêu áp đặt tình trạng đã rồi trên các vùng mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam và Philippines.

Theo giới phân tích, quyết định kể trên của Trung Quốc có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm lên.
Trọng Nghĩa (RFI)

Việt Nam muốn xử lý 180.000 tỷ nợ xấu

Thống đốc Nguyễn Văn BìnhÔng Bình đặt mục tiêu giảm gần một nửa nợ xấu trong năm 2013

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nêu mục tiêu giải quyết 180.000 tỷ nợ xấu trong năm 2013.

Trong lúc đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ bàn chuyện thành lập công ty quản lý và xử lý nợ xấu trong ngày 27/12.

Trả lời trang chinhphu.vn, Thống đốc Bình nói xử lý nợ xấu là "nhiệm vụ rất quan trọng" của ngành ngân hàng trong năm 2013.

Ông hy vọng tỷ lệ nợ xấu khoảng 8% hiện nay sẽ giảm xuống còn 4-5% thông qua các công cụ như trích lập dự phòng rủi ro, công ty quản lý tài sản quốc gia sẽ được thành lập và giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản.

Vị thống đốc nói trích lập dự phòng rủi ro có thể giải quyết được từ 40-50.000 tỷ nợ xấu, công ty quản lý tài sản - trên 100.000 tỷ và giải quyết nợ đọng xây dựng - 30.000 tỷ, tương đương 30% tổng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Tổng số nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước muốn giải quyết ở mức khoagr 180.000 tỷ đồng.

Tăng trưởng 5%

Tuyên bố của ông Bình được đưa ra bên lề hội nghị trực tuyến của Chính phủ Việt Nam với các tỉnh thành để bàn về điều hành kinh tế trong năm 2013.

Kinh tế 2012

  • Tăng trưởng: 5%
  • Lạm phát: 6,8%
  • Dự trữ ngoại hối: 24 tỷ USD (tăng từ 10 tỷ)
  • Nhập khẩu: ~115 tỷ USD (tăng 7%)
  • Xuất khẩu: ~ 115 tỷ USD (tăng 18%)
  • Xuất siêu: ~ 285 triệu USD

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trọng tâm chính của năm tới sẽ là ổn định kinh tế vĩ mô qua tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và giảm lạm phát vốn đang ở mức 6,8%.

Ông Dũng đặt mục tiêu lạm phát 6-6,5% cho năm 2013 và yêu cầu các địa phương kiểm soát lạm phát ngay từ tháng 1/2013 và nhất là dịp Tết Nguyên Đán.
Trang web của Chính phủ nói tỷ giá trong năm 2012 đã được ổn định và khiến dự trữ ngoại tệ tăng từ khoảng 10 tỷ đôla Mỹ lên 24 tỷ, tương đương 12 tuần nhập khẩu.

Chính phủ nói tổng nhập khẩu năm 2012 ước tính ở mức gần 115 tỷ đôla, tăng hơn 7% so với với năm 2011 trong khi xuất khẩu cũng ở mức gần 115 tỷ đô la, tăng hơn 18%.

Trong năm 2012, Việt Nam xuất siêu chừng gần 285 tỷ đôla Mỹ.

Tăng trưởng của cả năm ở mức khoảng 5%.

'Thách thức thật sự'

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng cho 12 tháng tới là 5,5%, mức mà Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh dự đoán là "thách thức thật sự".

Trong phỏng vấn với chinhphu.vn, ông Vinh nói "mấu chốt lớn nhất cần tháo gỡ là tổng cầu trong nước đang giảm rất mạnh, sản xuất bị đóng băng."

Ông Vương Đình Huệ
Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói sẽ không thu phí hạn chế phương tiện giao thông đường bộ trong năm 2013

Nội các của ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một số giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong đó có gia hạn thời gian nộp thuế, giảm thuế, hỗ trợ các ngân hàng tiền để cho người dân vay mua nhà nhằm giải cứu thị trường bất động sản.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói Chính phủ sẽ gắn việc "phá băng" thị trường bất động sản với chiến lược nhà ở quốc gia.

Ông nói việc thị trường nhà đất tan băng sẽ kéo theo sự hồi phục của ngành vật liệu xây dựng, góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế nói chung.

Về phía Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói sẽ có những giải pháp lâu dài khi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Thuế giá trị gia tăng được sửa đổi.

Nhưng bộ này cũng có những biện pháp ngắn hạn để giảm gánh nặng tài chính cho người dân trong đó có việc giảm lệ phí trước bạ với ô tô, nhất là xe dưới 10 chỗ và không áp dụng phí hạn chế phương tiện cá nhân đối với các phương tiện giao thông đường bộ.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh dự đoán tình hình năm 2013 "có thể khó khăn hơn" so với năm 2012.
(BBC)

Ông Hoàng Khương hy vọng vào phúc thẩm

Nhà báo Hoàng Khương
Nhà báo Hoàng Khương được tại ngoại để chịu tang

Phiên xử phúc thẩm nhà báo Hoàng Khương, người bị tuyên án bốn năm tù vì tội đưa hối lộ, sẽ diễn ra vào ngày 27/12.

Luật sư đại diện cho nhà báo này, ông Phan Trung Hoài, nói về thân chủ của mình, người được tại ngoại từ hôm 7/12 sau khi mẹ qua đời.

"Sau khi chịu tang mẹ thì hiện nay [ông Hoàng Khương] đang tại ngoại và chuẩn bị để ngày mai xử phúc thẩm.

"Với điều kiện tại ngoại thì tinh thần của nhà báo Hoàng Khương cũng tốt hơn, cũng mong muốn tòa phúc thẩm sẽ xem xét những vấn đề được đặt ra ở cấp sơ thẩm" luật sư Hoài nói.

'Sai sót đầu tiên'

Trong phiên xử phúc thẩm kết thúc hôm 7/9, ông Hoàng Khương bị kết án Bấm bốn năm tù giam vì tội đưa hối lộ sau phiên tòa kéo dài hai ngày.

Mặc dù thừa nhận thiếu sót về nghiệp vụ, cựu nhà báo của Tuổi Trẻ nói hành động của ông chỉ nhằm đưa việc nhận hối lộ của công an ra trước công luận.
Nhà báo này cũng nói chính các bài viết của ông đã dẫn tới phiên tòa mà ông cuối cùng trở thành nạn nhân:
"Bị cáo day dứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay hay không."
Nhà báo Hoàng Khương nói tại phiên sơ thẩm

"Bị cáo day dứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay hay không.

"Bị cáo không có động cơ nào khác là để kéo giảm tai nạn giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước," ông được báo Lao Động dẫn lời nói tại phiên sơ thẩm.

Ông Hoàng Khương cũng nói sự cố xảy ra "là sai sót đầu tiên" của ông và kêu gọi hội đồng xét xử lưu ý tới quá trình công tác cũng như đóng góp của ông cho đấu tranh chống tiêu cực trong ngành công an.

Nhiều nhà báo Việt Nam ủng hộ hành động của ông Hoàng Khương và nói họ cũng đã từng làm tương tự khi tiến hành các phóng sự điều tra.

Nhưng cũng có người phản đối chuyện nhà báo vi phạm luật và trong vụ này em vợ của ông Hoàng Khương cũng đã nhờ ông đưa tiền cho công an để chuộc xe máy bị tạm giữ.

Trong phiên xử hồi tháng Chín, người em vợ này cũng chịu án bốn năm tù giam vì cùng tội danh như nhà báo Tuổi Trẻ.
(BBC)

Thủ tướng VN kêu gọi 'cảnh giác'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Dũng nói cần đặc biệt cảnh giác với 'kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói cần cảnh giác với những người chỉ trích chế độ sử dụng công nghệ hiện đại để công kích chính quyền.

Tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2003 trong hai ngày 25-26/12, ông Dũng được trang web chinhphu.vn dẫn lời nói.

"Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta."

Chinhphu.vn cũng trích lời vị Thủ tướng nói thêm rằng "dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào."

Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc tới sự cần thiết phải cảnh giác với những người mà ông gọi là "chống phá" Việt Nam.

Tại hội nghị Công an toàn quốc chiều ngày 17/12 tại Hà Nội, ông Thủ tướng nói thách thức đối với ngành này là "các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý, sự gia tăng về tội phạm hình sự, khủng bố…"

Ông Bấm thúc giục lượng lượng công an "Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ý đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân."

'Kẻ thù của internet'

Hồi tháng Chín năm nay, Thủ tướng Việt Nam đã ra chỉ thị cấm cán bộ nhà nước đọc các blog "phản động".

Trong số các blog này có trang Quan làm báo, vốn đã tấn công trực diện cá nhân ông Dũng và cái mà họ gọi là "nhóm lợi ích" của ông.

Ngoài Quan làm báo, hai trang Dân làm báo và Biển Đông cũng bị nêu tên trong công văn của ông Thủ tướng.

Internet trong những năm gần đây đã trở thành công cụ để nhiều người dân Việt Nam thể hiện chính kiến cũng như tìm các thông tin trái chiều với thông tin chính thống.

Việt Nam hiện đang nằm trong danh sách các nước bị coi là "kẻ thù của internet" do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đưa ra.

Hà Nội bị cáo buộc bỏ tù những người dùng không gian mạng để thể hiện quan điểm cá nhân.

Chính quyền trong khi đó luôn khẳng định họ tôn trọng tự do ngôn luận và chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
(BBC)

VN đầu tư 2,5 tỷ đôla vào Campuchia

Thủ tướng Hun Sen cắt băng khánh thành một nhà máy có vốn đầu tư của Việt Nam
Thủ tướng Hun Sen cắt băng khánh thành một nhà máy có vốn đầu tư của Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đầu tư tổng số vốn là 2,5 tỷ Mỹ kim vào Campuchia và là một trong năm quốc gia đầu tư nhiều nhất vào nước này, một hội nghị ở Phnom Penh của các nhà đầu tư Việt Nam vừa cho biết.

Campuchia cũng là quốc gia đứng thứ hai trong danh sách 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới có đầu tư của Việt Nam.

Hội nghị này do Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam ở Campuchia (AVIC) tổ chức hôm thứ Ba ngày 25/12 để đánh giá lại ba năm hoạt động xúc tiến cơ hội kinh doanh của Việt Nam tại quốc gia láng giềng này.

Tăng gần 4 lần

Theo số liệu của hiệp hội này đưa ra thì ở Campuchia Việt Nam hiện có trên 120 dự án đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, năng lượng, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, hàng không và viễn thông.

Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện đang làm ăn ở Campuchia là Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, hãng hàng không Vietnam Airlines, tập đoàn viễn thông Viettel, tập đoàn dầu khí PetroVietnam, tập đoàn cao su VRG, tập đoàn than và khoáng sản Vinacomin, công ty du lịch Saigon Tourists, quỹ đầu tư VinaCapital, công ty lương thực Vinafood, chuỗi bán lẻ Saigon Co.op và công ty gỗ Hoàng Anh Gia Lai...

Số vốn đầu tư 2,5 tỷ Mỹ kim trong năm 2012 đã tăng từ mức 2 tỷ vào năm 2011, cũng theo AVIC.

Đáng lưu ý là trước đó, chỉ trong vòng một năm, từ năm 2010 đến năm 2011, số vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đã tăng đột biến từ 566 triệu lên 2 tỷ Mỹ kim.

AVIC cho biết đầu tư của Việt Nam góp khoảng 5% vào GDP của Campuchia, nộp vào ngân sách nước này hàng trăm triệu đô la và tạo hơn 30.000 công ăn việc làm cho người dân Campuchia.

Mục tiêu là đến năm 2015, tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia sẽ đạt 4 tỷ Mỹ kim.

Hiện tại các dự án đầu tư lớn của Việt Nam ở Campuchia là dự án Bệnh viện Chợ Rẫy ở Phnom Penh và dự án trồng cao su của Hoàng Anh Gia Lai.

Giao thương và du lịch

Cũng theo báo cáo của AVIC, tính đến hết tháng 11, kim ngạch giao thương giữa hai nước đã đạt gần 3 tỷ Mỹ kim và ước đạt 3,3 tỷ khi hết năm 2012. Trong đó chủ yếu là xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia với kim ng̣ạch trên 2,5 tỷ Mỹ kim.

Do đó, Việt Nam đã trở thành quốc gia mà Campuchia nhập khẩu nhiều thứ hai trên thế giới với các mặt hàng chủ lực là xăng dầu, sắt thép và dệt may.

Hiện tại hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch giao thương lên 5 tỷ Mỹ kim trong vòng ba năm tới.

Về du lịch thì hiện nay du khách Việt Nam là những người đến thăm Campuchia nhiều nhất với 640.000 lượt khách trong 10 tháng đầu năm nay. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Chỉ riêng du khách từ Việt Nam đã chiếm hơn 1/5 tổng số khách nước ngoài đến Campuchia, theo số liệu của AVIC.

Trước đó, Thủ tướng Hun Sen cũng đã dành thời gian tiếp đoàn đại diện doanh nghiệp Việt Nam vào chiều cùng ngày.

Tại cuộc gặp này ông Trần Bắc Hà, chủ tịch BIDV và đồng thời cũng là chủ tịch AVIC, đã đề xuất được phép gặp trực tiếp thủ tướng Campuchia định kỳ hàng năm để báo cáo tình hình và nêu lên những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư tại Campuchia.

Theo bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì Thủ tướng Hun Sen đã chấp nhận đề nghị này của phía Việt Nam ‘để thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp’.
(BBC)

Nguyễn Hưng Quốc - Năm 2012: Năm của Châu Á

Tổng thống Barack Obama lên đường đi thăm ba nước Châu Á: Thái Lan, Miến Điện và Campuchia

Nếu năm 2011 là năm của Trung Đông và Bắc Phi với cái thế giới thường gọi là “Mùa xuân Ả Rập” thì năm 2012 vừa qua chắc chắn là năm của châu Á.

Không phải những nơi khác không có vấn đề. Chiến tranh ở Afghanistan vẫn còn khốc liệt. Tình hình Ai Cập vẫn đầy những biến động khiến mọi người phải lo lắng. Iran vẫn như một lò thuốc súng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Xung đột giữa Do Thái và Palestine vẫn căng thẳng, có lúc, đẫm máu. Đặc biệt cuộc nổi dậy của dân chúng chống chính phủ Bashar al-Asaad ở Syria càng lúc càng dữ dội. Khả năng thay đổi chính quyền ở Syria rất lớn.

Tuy vậy, mọi cặp mắt của giới quan sát và nghiên cứu chính trị thế giới hầu như vẫn dõi về một nơi khác: châu Á.

Lý do đầu tiên là vì sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ: sau hơn nửa thế kỷ tập trung vào châu Âu (thời Chiến tranh lạnh) và một thập niên tập trung vào Trung Đông (thời chống khủng bố), Mỹ chính thức thừa nhận tương lai của họ, cũng như của cả thế giới, trong ít nhất vài ba thập niên tới là ở châu Á. Chính châu Á, chứ không phải là bất cứ một nơi nào khác trên thế giới, trở thành một thao trường thách thức vị thế lãnh đạo số một của Mỹ, và nếu có một cuộc chiến tranh lớn - mang tầm khu vực, hoặc rộng hơn, cả thế giới - bùng nổ, châu Á sẽ trở thành một chiến trường chính.

Trong năm 2012, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đi thăm các nước châu Á dồn dập. Giữa tháng 11, chỉ hai tuần sau khi thắng cử nhiệm kỳ 2, Tổng thống Barack Obama đi thăm ba nước Á châu: Thái Lan, Miến Điện và Campuchia. Tất cả các cuộc thăm viếng chính thức ấy đều nhằm vào mấy mục đích chính: Một, chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong việc trở lại với châu Á; hai, tìm kiếm các đồng minh mới cũng như củng cố quan hệ với các đồng minh cũ của Mỹ ở châu Á; ba, tăng cường quan hệ hợp tác trên cả ba lãnh vực: kinh tế, chính trị và quân sự với châu Á qua đó, bảo vệ vị thế lãnh đạo của Mỹ không những chỉ ở châu Á mà còn cả trên thế giới trong những thập niên sắp tới; và bốn, quan trọng nhất, nhưng lại ít được nói ra một cách công khai nhất, là nhằm kiềm chế, nếu không muốn nói là bao vây Trung Quốc.

Bên cạnh các biện pháp ngoại giao là các biện pháp quân sự: Một, Mỹ điều thêm chiến hạm và các lọai vũ khí trên biển đến vùng biển Thái Bình Dương; hai, xây dựng hoặc phát triển các căn cứ quân sự tại vùng châu Á - Thái Bình Dương; và ba, tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực.

Lý do thứ hai là sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc. Trung Quốc bao giờ cũng nói họ phát triển một cách hòa bình, trong hòa bình, nhắm tới hòa bình và nhằm xây dựng một thế giới hòa bình. Nhưng hành động của họ, đặc biệt trong năm 2012, thì khác hẳn. Họ mưa toan xâm lấn cả vùng Đông Hải lẫn Nam Hải. Họ gây hấn và đe dọa hết nước này đến nước khác. Họ đưa tàu đánh cá và tàu hải giám đến bãi đá cạn Hoàng Nham (Scarborough) của Philippines. Họ cũng đưa tàu đánh cá và tàu hải giám đến quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu/Senkaku) của Nhật Bản. Ở cả hai nơi, họ đều muốn giành chủ quyền. Trầm trọng nhất là đối với Việt Nam. Họ khẳng định chủ quyền trên cả hai quần đảo vốn thuộc về Việt Nam: Hoàng Sa và Trường Sa. Họ áp đặt chủ quyền trên cả vùng Biển Đông, qua con đường lưỡi bò gồm 9 đoạn, bao trùm lên toàn bộ lãnh hải Việt Nam. Họ cắt dây cáp ngầm thăm dò dầu khí của Việt Nam. Họ cấm ngư dân Việt Nam đánh cá ngay trên vùng biển vốn thuộc về Việt Nam. Họ đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam. Họ bắt các ngư dân Việt Nam và đòi tiền chuộc. Họ còn tuyên bố, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, họ sẽ bắt giữ mọi tàu bè lưu thông “bất hợp pháp” trên Biển Đông, kể cả tàu bè quốc tế.

Thứ ba, trước những thái độ và hành vi gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, một số các nước châu Á đã phản ứng quyết liệt. Quyết liệt nhất là Philippines và Nhật Bản. Cả hai đều cương quyết ngăn chận âm mưu xâm lấn của Trung Quốc cũng như tích cực đẩy mạnh quá trình liên minh với Mỹ để tăng cường sức mạnh tự vệ của mình. Chiến thắng vang dội của Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc bầu cử mới đây cho thấy dân chúng Nhật đã chọn phản ứng cứng rắn trước các âm mưu bành trướng của Trung Quốc.

Ngoài Nhật Bản và Philippines, phần lớn cả các quốc gia khác ở châu Á đều tìm cách tự vệ qua hai biện pháp chính: Một là phát triển tiềm lực quốc phòng bằng cách mua thêm các loại vũ khí và thiết bị quân sự mới cho một cuộc chiến trên biển; và hai là xây dựng hoặc củng cố các khối liên minh quân sự, trong đó, nổi bật nhất là hai khối liên minh: thứ nhất là giữa Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Úc và thứ hai là giữa ba nước Úc-Nhật Bản-Ấn Độ.

Bạch thư của một số quốc gia, ví dụ như Úc, đều nhấn mạnh: Thế kỷ 21 này chủ yếu là thế kỷ châu Á. Nói là thế kỷ 21, nhưng tất cả đều bắt đầu nổi rõ từ năm 2012 vừa qua.
Có thể nói tóm tắt thế này: năm 2012 là năm khởi đầu một thế trận mới cho, nếu không phải là cả thế kỷ thì ít nhất cũng là vài ba thập niên sắp tới.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Blogger Tạ Phong Tần xin hoãn phiên xử phúc thẩm

Một lá thư của bà Tạ Minh Tú, em gái blogger Tạ Phong Tần gởi cho Nhà thờ Kỳ Đồng, Tp. Hồ Chí Minh nói rằng bà Tần có thể xin hoãn phiên toà do sức khỏe kém.

(Chụp từ clip VTV1) Ngày 24/09/2012 vừa qua blogger Tạ Phong Tần bị tòa TP Hồ Chí Minh xử 10 năm tù, 5 năm quản chế.

Lá thư được gởi trực tiếp cho Nhà thờ Kỳ Đồng chiều 24 tháng 12, sau khi bà Tạ Minh Tú thăm chị gái Tạ Phong Tần tại trại giam Chí Hòa. Do bận đi công tác xa, các linh mục nơi đây chỉ mới xem được thư chiều ngày 25 tháng 12, tức sau đó một ngày. LM Đinh Hữu Thoại trực tiếp đọc thư và cho đài RFA biết:

“Đó là một lá thư được viết tay một cách vội vàng trong một tờ giấy đôi để nói đại ý muốn nhắn gởi, trong đó nói sức khỏe bà Tần bị yếu”.

“Chị Tú nói rằng có khả năng chị Tần đề nghí hoãn phiên toà vì không đủ sức đối chất tại phiên toà”.

Theo gia đình bà Tạ Phong Tần, blogger này bị viêm họng nặng nhưng không được điều trị đúng mức làm tình trạng nghiêm trọng hơn. Trong thư gởi cho Nhà thờ Kỳ Đồng, bà Tú viết: “Chị Tần bị viêm họng mãn tính, ho nhiều, tối không ngủ được, rất đau họng, ăn không được”.
Chị Tần nói là sức khỏe chị không tốt, ăn không được, ngủ không được.  Chị nói là sức khỏe chị yếu kém nên không thể ra tòa được.
Bà Tạ Minh Tú
RFA liên lạc với bà Tạ Minh Tú và được bà cho biết bà Tần đang gặp khó khăn về tình trạng sức khỏe. Bà Tú xác nhận rằng bà Tần đưa ra ý định xin hoãn xử:

“Chị Tần nói là sức khỏe chị không tốt, ăn không được, ngủ không được. Khi chị yêu cầu được đổi thuốc thì bác sĩ không trả lời. Chị nói là sức khỏe chị yếu kém nên không thể ra tòa được. Chị nói có thể nhờ luật sư xin hoãn xử”.

Luật sư của bà Tạ Phong Tần, ông Nguyễn Thanh Lương nói rằng ông gặp bà Tần hôm thứ ba nhưng không nghe thân chủ của mình trình bày nguyện vọng xin hoãn phiên xử tới. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng khó có khả năng Hội đồng Xét xử chấp nhận hoãn phiên toà:


“Xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe là quyền của gia đình nhưng dưới khía cạnh một luật sư thì tôi cho rằng việc này sẽ khó được HĐXX chấp nhận. Bởi vì tạm hoãn phiên toà vì lý do sức khỏe phải thông qua thủ tục bao gồm hội đồng giám định y khoa. Sức khỏe thế nào mới là không đáp ứng phiên toà? Tôi chưa xác nhận được thông tin xin hoãn phiên toà nhưng nếu có thì khả năng hoãn hơi khó”.

Ông Lương cho biết trước đây bà Tần đã từng yêu cầu hoãn phiên tòa vì không được tiếp xúc luật sư. Tuy nhiên, ông đã gặp được bà hai lần và lần cuối cùng là lúc 10 giờ sáng hôm 25 tháng 12 tại trại giam Chí Hòa. Theo vị luật sư này, cuộc gặp diễn ra suôn sẻ trong đó blogger Tạ Phong Tần vẫn giữ lập trường là “không nhận tội”.

Chia sẻ về tình trạng sức khỏe của bà Tạ Phong Tần, LS Nguyễn Thanh Lương cho rằng bà Tần “có vấn đề về sức khỏe” nhưng từ chối đánh giá mức độ nặng nhẹ đối với tình hình sức khỏe của thân chủ.

Phiên tòa sơ thẩm xử ba blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bao gồm blogger Điếu Cày, blogger Tạ Phong Tần, và LS Phan Thanh Hải được dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng này. Trong phiên sơ thẩm hôm cuối tháng 9 vừa qua, ba nhân vật này nhận mức án lần lượt là 12, 10 và 4 năm tù giam với tội danh vi phạm điều 88 BLHSVN – “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Phiên tòa bị quốc tế, bao gồm các cơ quan cổ võ cho quyền tự do bày tỏ chính kiến, chỉ trích là không công bằng và cho rằng ba nhân vật trên chỉ thể hiện suy nghĩ của mình trong ôn hòa.

Theo LS Nguyễn Thanh Lương, ông hy vọng rằng với những điểm khác biệt trong phiên tòa phúc thẩm lần này thì có thể có một bản án khác dành cho thân chủ của ông:

“Phiên toà sắp tới có hy vọng bởi theo tôi, phiên tòa sơ thẩm có nhiều sơ sót. Thứ hai, phiên toà phúc thẩm sắp tới là do Tòa án Nhân dân tối cao, cơ quan thường trực phía nam. Tôi đánh giá Hội đồng thẩm phán là những người có kinh nghiệm lâu năm, cho nên hy vọng là họ sẽ tạo điều kiện dân chủ cởi mở hơn cho LS và bị cáo trình bày. Nếu được giải bày đầy đủ thì hy vọng kết quả bản án có khác”.

Bà Tạ Phong Tần vốn dĩ là một trung úy công an nhưng không chấp nhận sai trái nên lập trang blog mang tên Công lý – Sự thật để nói lên suy nghĩ của mình. Bạn bè nhận xét bà là người khẳng khái và nóng tính. Bà nhiều lần khẳng định mình không có tội mà chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận được Hiến pháp công nhận.
Những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam thường bị mang ra xử với cáo buộc vi phạm điều 88 và 79 BLHS VN - là hai điều mà một số dân biểu Hoa Kỳ hay các cơ quan bênh vực nhân quyền cho là “mơ hồ”.

Trong các phiên tòa xét xử những nhà bất đồng chính kiến, những trường hợp “không nhận tội” thường nhận bản án gắt gao như doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù giam), blogger Điếu Cày (12 năm tù giam), blogger Tạ Phong Tần (10 năm tù giam).
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok

Việt Nam đi hết chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục

Việt Nam đã đi hết chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau khi đổi mới kinh tế 25 năm trước. Rồi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007 thì cũng hết một chu kỳ hồ hởi để bước vào nhiều sóng gió vì khả năng quản lý vĩ mô quá kém của lãnh đạo.
(AFP photo) Một người dân đạp xe ngang qua một bảng quảng cáo phát triển đô thị cao cấp tại trung tâm thành phố Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2010.

Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện ấy trong bài tổng kết 2012 của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tiếp tục loạt bài tổng kết kinh tế năm 2012 và như đã hẹn, thưa ông, kỳ này chúng ta sẽ nói về tình hình kinh tế của Việt Nam. Theo thông lệ thì xin ông trình bày cho bối cảnh của cả hồ sơ này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được đặt câu chuyện kinh tế này trong một bối cảnh dài trước khi nói đến chuyện hiện tại bất trắc và tương lai u ám.

Những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã mượn màu dân tộc để tiến hành việc gọi là "xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước" dù rằng về thực chất, họ không biết xã hội chủ nghĩa ấy là gì. Nhờ khai thác tinh thần dân tộc, họ chiến thắng năm 1975 và đòi tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà vì không biết là gì nên đã xoá giỏi hơn xây và gây ra khủng hoảng trong 10 năm liền.

Từ đó, họ biết là sai mà chưa rõ thế nào là đúng, cho nên tiến hành đổi mới một cách cầm chừng và thật ra là thả nổi cho dân chúng làm ăn từ năm 1987. Rồi họ vừa làm vừa học, và chỉ đổi mới có chọn lọc từ trên đầu xuống là từ 20 năm trước, khi Liên bang Xô viết đã tan rã.

Vẫn còn lạc hậu

Vũ Hoàng: Tức là trong phần bối cảnh, ông đã phân định ra nhiều thời kỳ khác nhau vì trình độ nhận thức và chính sách?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa vâng, nếu so sánh với quá khứ trên cái trục thời gian thì tình hình kinh tế Việt Nam đã có thay đổi tương đối khá hơn 20-25 năm trước. Nhưng nếu so sánh trên cái trục không gian với các nước Đông Á khác thì Việt Nam vẫn còn lạc hậu - và thực tế thì tụt hậu từ năm năm qua và hết là một kinh nghiệm được quốc tế khen như rồng cọp để khuyến khích.

Nhìn trong lâu dài, nếu cứ thả nổi cho người dân tự do làm ăn thì sau một giai đoạn hỗn loạn kinh tế chừng năm bảy năm, người dân Việt Nam đã có thể tìm ra con đường khác cho xứ sở, chẳng kém gì các dân tộc Á Châu khác ở chung quanh. Nhưng vì biến động trong khối Xô viết, đảng Cộng sản Việt Nam sợ bị mất quyền, họ nhân danh một ý thức hệ đã phá sản mà tiến hành cải cách có chọn lọc theo kinh nghiệm của Trung Quốc để vẫn duy trì quyền lực độc tôn của đảng và xây dựng một thứ tư bản chủ nghĩa nhà nước, cho tay chân và thân tộc của đảng viên. Vì vậy Việt Nam mới tụt hậu trong khi nền độc lập của đất nước lại bị đe dọa. Nghĩa là người ta đi tròn một chu kỳ oan nghiệt giữa hai mục tiêu đều không đạt được là độc lập quốc gia và canh tân xứ sở. Xong phần bối cảnh này ta mới đi vào cụ thể....

Vũ Hoàng: Thưa ông, đi vào phần cụ thể là như thế nào với số liệu gì làm cơ sở thẩm xét?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việt Nam vẫn là một nước nghèo của thế giới, với lợi tức bình quân một đầu người là cỡ ngàn mốt ngàn hai đô la trong cả năm, đứng hạng 132 trong 185 nước hội viên của Ngân hàng Thế giới. Nói cụ thể thì hơn hai chục năm sau khi chính thức đổi mới, Việt Nam mới bước lên cái ngưỡng gọi là có lợi tức loại trung bình thấp.

Nhờ đã có lợi tức loại trung bình, Việt Nam được nâng cấp cho nên hết được viện trợ ưu đãi và thực tế là đi vay không tiền lời trong khuôn khổ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA thuộc Ngân hàng Thế giới dành cho các nước nghèo. Từ năm 2007 thì phải vay Ngân hàng Thế giới theo khuôn khổ tín dụng IBRD của định chế này, dự án lần đầu tiên là vào năm 2009. Then chốt ở đây là đã lên tới mức trung bình, nhưng mà còn thấp! Cũng vì vậy, hai tuần trước, nhân hội nghị của các cơ quan và quốc gia cấp viện cho Việt Nam, lãnh đạo Hà Nội mới lại cào mặt ăn vạ rằng mức gia tăng lợi tức ấy chỉ là giả tạo vì lạm phát, chứ dân Việt Nam vẫn còn nghèo. Họ nói vậy để kèo nèo xin vay theo điều kiện ưu đãi dành cho các nước nghèo, dù rằng loại tín dụng IBRD vẫn là quá rẻ nếu so với điều kiện thông thường của thị trường.

Chúng ta thấy ra bi hài kịch là lãnh đạo tự khoe thành tích làm cho dân giàu nước mạnh mà dân còn nghèo và nước thì yếu. Tuần qua, lãnh đạo xứ này còn tưng bừng kỷ niệm việc đánh thắng nước Mỹ vào năm 1972 với cái gọi là "Điện Biên Phủ trên không" trong khi các đại gia thì lái xe du lịch bạc triệu mà hơn 70% dân chúng vẫn chưa kiếm ra năm đô la lợi tức trong một ngày và nếu biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ thì bị bỏ tù.

Nguyên nhân

000_Hkg7888289-250.jpg
Một góc dự án bất động sản lớn ở Hà Nội chụp hôm 04/10/2012. AFP photo

Vũ Hoàng: Bây giờ ta mới đi vào nguyên nhân của tình trạng ấy. Vì sao lại như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việt Nam đã đi hết chu kỳ dễ dãi của việc chuyển hướng kinh tế ra khỏi chế độ tập trung quản lý theo kế hoạch máy móc và duy ý chí của nhà nước. Nhưng sau đó lại theo cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" do nhà nước đặt ra, mà bên trên thì chẳng ai biết định hướng ấy là gì. Vì không hiểu ra, nên bên trong hệ thống lãnh đạo, người có chức có quyền đã có thể tự tiện vạch ra những hướng có lợi cho cơ sở, gia đình hay vây cánh của họ.

Đã vậy, Việt Nam lại bước vào chu kỳ hồ hởi khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 mà không thấy thời điểm ấy cũng là khởi đầu của cơn chấn động lớn trên toàn cầu với ảnh hưởng dội vào Việt Nam, làm bể bóng đầu tư và đánh sụt mức đầu tư của nước ngoài. Vẫn theo nếp cũ học được từ Trung Quốc, Hà Nội đã lại gia tăng đầu tư và bơm tín dụng như liều thuốc đổ bệnh nên kinh tế vừa bị suy trầm vừa lạm phát. Lý do cơ bản của hoạn nạn này là khả năng quản lý vĩ mô quá kém với nhiều biện pháp co giật thất thường của các cơ quan chức năng. Nhưng người dân còn thấy ra rằng đấy là cơ hội cho một số đại gia bành trướng ảnh hưởng và thu vét phương tiện cho họ. Nghĩa là vì tư lợi mà làm lệch chính sách công quyền.
Lý do cơ bản của hoạn nạn này là khả năng quản lý vĩ mô quá kém với nhiều biện pháp co giật thất thường của các cơ quan chức năng.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Thưa ông, dường như là từ đầu năm ngoái, lãnh đạo của Việt Nam cũng có thấy ra điều ấy với Nghị quyết 11 và một gói chính sách để đẩy lui lạm phát.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đấy là quyết định đạp thắng để ổn định vật giá với cái giá phải trả là lãi suất quá cao làm doanh nghiệp thiếu vốn và chết kẹt khiến các ngân hàng cũng bị rủi ro mất nợ.

Sâu xa hơn thế, lãnh đạo Hà Nội cũng thấy ra những thất quân bình trong cơ cấu kinh tế, nên từ Tháng 10 năm ngoái, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương mới đề ra ba yêu cầu tái cơ cấu, là thứ nhất đầu tư của khu vực công, thứ hai là hệ thống tài chính và ngân hàng và thứ ba là doanh nghiệp nhà nước, trong đó, nổi cộm hơn cả là phải tái cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nhà nước, những trung tâm có khả năng quản trị thấp mà quyền lợi cao. Một năm đã qua rồi mà yêu cầu tái cơ cấu ấy vẫn chưa tiến hành. Bàng bạc ở trên và lồng lên tất cả là nạn tham nhũng, một thuộc tính kinh tế của chế độ độc tài.

Hậu quả

000_Hkg8039538-250.jpg
Chính quyền thành phố Hà Nội phá các chung cư cũ có niên đại từ năm 1960 để xây những tòa nhà hiện đại. Ảnh chụp hôm 21/11/2012. AFP

Vũ Hoàng: Thưa ông, hậu quả ngày nay là như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hậu quả là ngày nay, Việt Nam đã hết thời kỳ tăng trưởng trên 7% một năm, tức là cứ 10 năm lại nhân đôi lợi tức, mà sẽ quanh quẩn ở mức 5% một năm, là phải 14 năm nữa thì lợi tức bình quân mới vượt mức hai ngàn một năm và từ nay đến đó sẽ là nhiều bất trắc. Các con số trừu tượng ấy thật ra vô nghĩa với mấy vạn doanh nghiệp của tư nhân bị vỡ nợ và hàng triệu người đang thất nghiệp. Nhiều cơ sở tư doanh không chỉ bị ngộp nợ và hàng hóa ế ẩm, tồn kho chất đống mà đã gặp cảnh ngộ gọi là "chết lâm sàng" và thị trường địa ốc bị đông lạnh.

Nhìn lại thì Việt Nam có tăng trưởng mà thiếu phẩm chất, tương tự như Trung Quốc và thua xa các nước Đông Á khác. Đó là sự tăng trưởng bất công, không bền mà gây ô nhiễm, là làm hư hao tài nguyên quốc gia cho các thế hệ về sau. Ngay cho thế hệ này thì khoảng cách về lợi tức đã đào sâu và bị thiệt hại nhất chính là các sắc tộc thiểu số ở miền sơn cước. Đấy là vấn đề đạo lý và cũng là mối nguy khác về an ninh mà không xuất hiện từ biển Đông.

Về viễn ảnh cho năm tới thì gánh nợ của nhà nước, kể cả các tập đoàn kinh tế nhà nước, đã thành vấn đề, nhưng nặng đến mức nào thì không ai rõ. Và hệ thống ngân hàng thì có thể sụp vì mất nợ, mà mất đến cỡ nào và ai sẽ trả thì chẳng ai hay. Mà đấy chỉ là một phần của rủi ro thôi.

Vũ Hoàng: Theo nhận định của các định chế quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới, thì năm tới đây Việt Nam có thể bị ba loại rủi ro như kinh tế toàn cầu bị đình trệ, vẫn còn gặp bất ổn về quản lý vĩ mô, và nếu lãnh đạo Việt Nam có cải cách thì vẫn gặp trở ngại trong thi hành. Ông nghĩ sao về những nhận định ấy?
Về viễn ảnh cho năm tới thì gánh nợ của nhà nước đã thành vấn đề, nhưng nặng đến mức nào thì không ai rõ. Và hệ thống ngân hàng thì có thể sụp vì mất nợ, mà mất đến cỡ nào và ai sẽ trả thì chẳng ai hay.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các định chế quốc tế ấy vẫn phải có những khuyến cáo với ngôn ngữ ngoại giao, trên cơ sở của những đánh giá tương đối vẫn là lạc quan.

Quả thật rằng Việt Nam đã lầm lẫn nặng khi tìm sức tăng trưởng cao bằng đầu tư của công quyền trút vào khu vực kinh tế nhà nước và bằng tín dụng được cấp phát theo diện chính sách nên cũng ưu tiên trút vào các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy xứ này mới gặp các rủi ro trong năm tới như ông vừa nhắc đến. Nhưng rủi ro lớn nhất lại không nằm ở ba lĩnh vực đó mà là tình trạng tê liệt về chính trị vì quyền lực phe phái ở bên trong.

Cả ba cái đầu là đảng, chính phủ và quốc hội đều nói đến cải tổ kinh tế và thực sự có những phát biểu hay can thiệp vào lĩnh vực kinh tế, tài chính và ngân hàng mà không đưa ra được một chính sách rõ rệt và nhất quán. Trong khi ấy, tay chân của ngần ấy phe phái vẫn tranh giành ảnh hưởng với nhau để bòn rút tài sản và bỏ chạy ra ngoài trước khi cả hệ thống bị sụp đổ. Tôi thiển nghĩ rằng mối nguy lớn nhất trong năm tới nằm ở đó và một thước đo của mức độ nguy ngập này chính là giá vàng. Đâu biết chừng vét vàng bỏ chạy là chính sách mà nhiều người có chức có quyền đánh giá là khôn ngoan hơn cả?

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn kỳ này.

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Trước phiên phúc thẩm blogger Điếu Cày

Chỉ còn hai ngày nữa là phiên phúc thẩm xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon diễn ra.
(Chụp từ clip VTV1) Nhà báo Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày tại phiên sơ thẩm hôm 24/9/2012.

Mặc Lâm tìm hiểu thêm những diễn tiến mới nhất của tòa án qua Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho blogger Điếu Cày.

Nhiều điều bất hợp lý

Mặc Lâm : Thưa Luật sư Hà Huy Sơn, ông là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho nhà báo Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, xin ông cho biết trong phiên phúc thẩm sắp tới có diễn tiến gì mới đối với tòa án hay không ạ?

LS Hà Huy Sơn : Tôi cũng không biết tòa án diễn tiến ra làm sao ạ, nhất là phía bên Tòa sẽ thực hiện như thế nào.

Mặc Lâm : Và Luật Sư đã nhận bất cứ thông báo nào của tòa hay chưa, thưa Luật Sư?

LS Hà Huy Sơn : Dạ, tôi nhận được giấy triệu tập đến phiên tòa ngày 28 tháng 12. Tôi có đến Tòa ở TP.HCM, tức tòa phúc thẩm của Tòa Án Tối Cao, để lấy giấy chứng nhận bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải. Chí có hai văn bản đấy thôi ạ.

Mặc Lâm : Trong phiên phúc thẩm sắp tới Luật Sư có hy vọng gì về mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên, liệu có thể thay đổi gì lớn hay chỉ lập lại bản án đã có, thưa ông?

LS Hà Huy Sơn : Dạ vâng. Trong phiên sắp tới thì ông Điếu Cày vẫn giữ quan điểm là ông ấy không có tội, và từ trước tới nay ổng đều không công nhận các văn bản, ví dụ như là văn bản điều tra. Nhưng mới rồi tôi gặp ổng thì ổng có nhận bản án sơ thẩm và qua đấy thì ổng xem xét và ổng có thấy là trong phiên tòa sắp tới ổng sẽ nêu ra một số vấn đề.

Thứ nhất là yêu cầu tòa xem xét lại một số những bài viết mà Tòa cho rằng đăng trên trang blog của ông ấy là Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do mà ông ấy thấy rằng trong thời kỳ trước khi bị bắt thì không có những bài như là bản án sơ thẩm nêu ra.

Thứ hai trong bản án sơ thẩm cũng nêu ra rằng ông Hải vi phạm theo nghị định 97 được ban hành năm 2008, trong khi đó thì ông ấy đã bị bắt từ  năm 2007 rồi, vậy cái nghị định này có sau khi ông bị bắt mà tòa lại sử dụng để cho rằng ông vi phạm, tức là nó không có lý vì luật Việt Nam không quy định về giá trị hồi tố.
Còn chuyện về nội dung đúng hay sai thì chưa bàn tới vấn đề đó. Vấn đề mà ông ấy muốn tòa xem xét là tòa có nêu ra rằng cái blog CLB Nhà Báo Tự Do theo pháp luật Việt Nam hiện thời không quy định là phải đăng ký gì cả nên phía an ninh điều tra phải có lý cớ chứng minh rằng trang này là của ông ấy và những bài viết có thông tin xuất xứ từ máy tính nào, tức cái địa chỉ IP, rồi thời gian như thế nào đó, thì cơ quan điều tra cũng đã không làm được cái điều đó, nên ông ấy cho rằng như vậy là không khách quan đối với ông.

Một số những vấn đề cơ bản như nói rằng ông vi phạm khoản 2 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, nhưng ông Hải thấy là tòa phải chứng minh gây hậu quả như thế nào, tại vì nhiều bài viết thậm chí tôi cũng theo dõi rất nhiều nhưng mà tôi không biết cái trang này có những bài gì mà nhiều người trong xã hội cũng không biết nên nói rằng gây hậu quả nghiêm trọng thì không có cơ sở. Đấy là tất cả những cái về mặt kỹ thuật là như thế.

Yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng

Mặc Lâm : Trong phiên phúc thẩm sắp tới luật sư có yêu cầu tòa triệu tập nhân chứng mới, hay ông có thu thập được những chứng cứ gì mới nhằm chứng minh ông Điếu Cày vô tội hay ít ra là giảm nhẹ cho ông ấy thông qua nhân chứng vật chứng mà ông đưa ra hay không, thưa ông?

LS Hà Huy Sơn : Tôi cũng có một văn bản trong phiên sơ thẩm đề nghị các nhân chứng do cáo trạng có nêu ra, nhưng trong đợt vừa rồi tôi có gặp ông Hải thì ông cũng có đề nghị nhưng tôi cũng đã có văn bản chính thức gửi lên tòa là triệu tập thêm các nhân chứng.

Tôi cũng chưa nhận được quyết định triệu tập nhân chứng của tòa là những ai, cụ thể là sẽ có thêm ví dụ như ông Nguyễn Thiên Bình mà trong cáo trạng nói là người của Đảng Việt Tân, hay ông Trần Thông mà cáo trạng nói rằng là người giúp ông Hải làm trang blog, bà Đặng Thị Thanh Chi được nói là mời ông Hải đi Thái Lan, đại khái là những vị như thế. Tôi cũng đang có văn bản yêu cầu thêm một số nhân chứng như thế.

Mặc Lâm : Trước những đề nghị đó của Luật Sư thì tòa án đã phản ứng ra sao ạ?

LS Hà Huy Sơn : Thật ra nó cũng gấp nên tôi mới gửi ngày hôm qua thôi nên tôi cũng không chưa nhận được phản hồi gì cả.

Mặc Lâm : Mới đây có nguồn tin cho rằng công an ở Bộ đã mời Luật  Sư tới văn phòng của họ và đưa ra đề nghị rằng luật sư nên vận động để ông Điếu Cày nhận tội vì đó là phương cách tốt nhất để giảm án cho ông ấy, sự thật câu chuyện này ra sao, thưa Luật Sư?

LS Hà Huy Sơn : Cái này là việc riêng, không chính thức anh ạ, nên xin phép cho tôi không nói về điều này. Đây là việc riêng thôi.

Mặc Lâm : Xin cảm ơn Luật sư Hà Huy Sơn đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Áo mới không cần lợn cười


Mai Thanh Hải - Rất thấm thía câu: "Cười như địa chủ được mùa ngô", khi mỗi chuyến đi, chứng kiến cảnh bọn lít nhít đang phong phanh áo rách, run cầm cập, được khoác mũ áo mới xúng xính và cười như nắc nẻ, má phính đỏ hồng.

Với 62 đứa (40 Mầm non, 22 Tiểu học) của điểm Trường Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái), cái câu này phải đổi chủ ngữ thành "đại địa chủ", bởi như lời cán bộ xã, giáo viên và phụ huynh thừa nhận: Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, lần đầu tiên đồng bào ở đây mới thấy áo mới, dày ấm và đẹp đến thế.

Chả thế mà lũ trẻ, khi được cô giáo Cúc dẫn qua đoạn hiên lớp học chênh vênh sườn núi, ra khoảnh đất bé tý, hiếm hoi được gọi là sân trường, mắt cứ tròn xoe nhìn đống áo - ủng xếp ngay ngắn, không đi nổi, khiến cô giáo phải hô đến rát họng, mới tập hợp được thành hàng ngay ngắn.


Thích nhất là lúc được mặc áo, đội mũ, đi ủng... đứa này sờ áo đứa khác, khoe màu này đẹp hơn màu kia, cứ rì rà rì rầm như tằm ăn rỗi, làm cô giáo cũng mê tơi, chả nỡ "dẹp trật tự"...

Chả thế mà lúc mặc áo xong, có phụ huynh đến đón con sớm. Đứng giữa đám trẻ xanh đỏ tím vàng, nhộn nhạo màu sắc, ngẩn ngơ tìm mãi không thấy con, đành thảng thốt gọi cô giáo để... đòi con, khiến tụi mình cười lăn lóc.

Mặc xong áo, ăn xong cơm, cả điểm Trường không đứa nào ngủ được, cô giáo Cúc đành cho chúng nó tự chơi, đỡ thèm "cơn" khoe áo mới.

Chả thế mà chúng nó chạy tung tăng khắp bản Háng Gàng, khoe tíu tít với mọi người, khiến bản Mông lưng chừng núi như có đám cưới, mổ nhiều con lợn và trên này, có áo mới, không cần lợn cưới, cũng cứ khoe...

TB: Ngay sau khi Đại diện Chương trình Áo ấm biên cương lên khảo sát việc xây dựng điểm Trường, kết hợp tặng quà (85 áo khoác, 40 ủng cho học sinh Háng Gàng, Pa Hủ) và có bài viết phản ánh đời sống, sinh hoạt, học tập của thầy và trò nơi đây, rất nhiều bạn đọc đã ngỏ ý được giúp riêng 5 điểm Trường của trong xã, để các cháu có tấm áo, đôi ủng, chiếc mũ mới đón Tết Nguyên đán.

Xét thấy điều kiện đặc biệt khó khăn của thầy trò xã Pá Hu, Ban Điều hành Áo ấm biên cương quyết định tổ chức 1 chuyến hàng, lên trao tận tay các học sinh ở toàn bộ 5 điểm Trường, với mức thụ hưởng như học sinh khu vực biên giới (trừ số lượng đã được nhận áo - ủng - mũ hôm khảo sát vừa qua): áo khoác chống lạnh; mũ len; ủng cao su; chăn bông; gối; vải bạt... và một số quần áo cũ đã qua sử dụng.

Do đặc thù của các điểm trường Pá Hu, ngoài số học sinh Mầm non - Tiểu học bán trú, còn có một số Mầm non 3-4 tuổi học Nội trú (đầu tuần gia đình trao học sinh cho giáo viên lo ăn ngủ các ngày trong tuần, cuối tuần mới từ trên núi xuống đón con) - chuyện không tưởng, chỉ xảy ra ở Trạm Tấu - nên cũng rất cần sự hỗ trợ về đồ dùng ăn uống, ngủ trưa và thực phẩm nấu bữa trưa cho các cháu.

Rất mong bạn đọc ủng hộ tiền để mua áo khoác, ủng cao su, mũ lên mới cho các cháu và đồ dùng sinh hoạt, ăn uống. Chúng tôi cũng xin tiếp nhận các thực phẩm phục vụ bữa ăn của các cháu (gạo - mì tôm, dầu ăn, đồ hộp, bánh kẹo, cá khô, mắm muối...).

Trân trọng cảm ơn mọi tấm lòng!.
--------------------------------
Mọi sự ủng hộ và cập nhật, xin đọc tại: Chương trình Áo ấm biên cương
Nhận ủng hộ, tại các địa chỉ:

Chủ Tài khoản: MAI THANH HAI
Số Tài khoản: 68683388 001 (VND), 68683388 002 (USD), 68683388 003 (EUR).
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội
SWIF CODE: TPBVVNVX (dùng cho chuyển tiền từ nước ngoài về).

Hoặc có thể chuyển về Tài khoản của MẠC THANH HUYỀN (Phụ trách Tài Chính - Kế toán của Chương trình Áo ấm Biên cương):
- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 0011000093410, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) chi nhánh Trung ương
- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 10820538385013, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (TECHCOMBANK) chi nhánh Hoàn Kiếm
- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 101010004384952, Ngân hàng công thương Việt Nam (viettinbank) chi nhánh Đống Đa
Đề nghị các nhà hảo tâm ghi rõ nội dung chuyển tiền: "Ủng hộ học sinh Tram Tấu".


Xin trân trọng cảm ơn!.

*BAN ĐIỀU HÀNH VÀ ĐẠI DIỆN CHƯƠNG TRÌNH Ở CÁC VÙNG MIỀN - ĐỊA PHƯƠNG

CHỦ NHIỆM: Mai Thanh Hải
Tel: 0989.066.681-0917.500.550; Email: thanhhai2006@gmail.com; FB: Mai Thanh Hải
Blog: http://maithanhhai.com - http://maithanhhaiddk.blogspot.com

HÀ NỘI
1/ Ms.Mạc Thanh Huyền (NXB Giáo dục): 0913.045.678; FB: Gà Xinh
2/ Ms.Lê Nguyễn Thanh Thúy (Trưởng Ban Điện tử, Báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ Ytế): 0912.224.091; FB: Lê Nguyễn Thanh Thúy
3/ Ms. Phạm Hà (Giáo viên Trường Mầm non Thượng Thanh, Hà Nội): 01687.499.257; FB: Phạm Hà
4/ Mr. Ngô Duy Khánh (ĐHBK Hà Nội): 0972.515.245; FB: Béo Binh Bét

TP. HỒ CHÍ MINH
1/ Mr.Bùi Ngọc Quang (Giám đốc Cty Cổ phần Điện hoa trực tuyến): 0989.501.719; FB: Ngọc Quang Bùi
2/ Ms. Võ Nguyệt Quỳnh, Cty Truyền thông Sài Gòn): 0903.133.611; FB: Võ Nguyệt Quỳnh

TP. HẢI PHÒNG
Ms.Lê Thanh Hằng (Cty Bưu chính Viettel): 01638.883.939; FB: Thạch Lựu Mộc

TP. ĐÀ NẴNG
Mr. Bùi Ngọc Vinh (Trưởng phòng Kinh doanh, Cty Toàn Cầu Xanh): 0904.046.899; FB: Bùi Ngọc Vinh

PHÚ THỌ
Ms. Nguyễn Kim Chi (Trưởng Ban Điện tử, Báo Phú Thọ): 0904.886.666; FB: Kim Chi Nguyễn





































































(Mai Thanh Hải

Xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt nam 2012: Hội đồng đang kiểm phiếu thì một Nhà văn đẩy cửa vào - Ai vậy ta?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 27 tháng mười hai năm 2012

Như vậy, ít nhất đã có 1 UV BCH Hội Nhà văn đã lên tiếng chính thức trong vụ xét nạp  hội viên mới Hội Nhà văn 2012: nhà văn Trần Đức Tiến.

Giấu như “gấu” cuối cùng cũng đã lộ ra một số vấn đề trong
 “chu trình họp xét”:
- Hội đồng đang làm việc (kiểm phiếu) nhưng lại có một nhà văn đẩy cửa bước vào. Nhà văn đó là ai, có chân trong BCH hay không? Tại sao lại biết và đến đúng lúc cao điểm như vậy, chắc không phải là tình cờ.

Chợt nhớ đến một việc trong cuộc rượu mà nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã kể “
Nhà thơ Trương Nam Hương: - Anh Bằng Việt ạ… Hay cứ để nhà văn xuôi Trần Đức Tiến dự họp với hội đồng thơ xét kết nạp cho khách quan? - Lần này kiên quyết họp riêng, không cần ai ở ngoài vào dự cả. Khách quan đâu không thấy, chỉ thấy nó thế nào…”, nhà thơ Trương Nam Hương – Hội đồng thơ, kể ra cũng cao thủ khi nêu ý tưởng tuyệt vời, tiếc là nhà văn Trần Đức Tiến không được họp với Hội đồng thơ, nên cũng có thể là…   chắc là không, nếu có chắc VCH đã không “đá” như thế.

- Sau khi đã kết nạp, các UV BCH mới đủ uy và tín để gặp, ngồi với tân hội viên, nhưng chỉ là ở vỉa hè thôi, chứ ăn Hàng là lộ ngay.
Nhà thơ Văn Công Hùng vừa cho biết trên blog “Nhà thơ Đàm Khánh Phương luôn đỏm đáng với ca vat áo vét, mình chụp bằng iPad trên vỉa hè Hà Nội lúc ông nhận tin trở thành Hội Viên rồi”.

Cùng đọc lại lời nhà văn Trần Nhương:

“Hôm nay là ngày hồi hộp của gàn 600 ứng viên xin vào Hội Nhà văn Việt Nam. Quả là một sức ép lớn lên các hội đồng và BCH.
Nhưng cũng có cái hay nhiều thành viên nhân dịp này mà các ứng viên thân thiện thăm nom các anh, các chị.
Theo tin mới nhận chỉ có 25 ứng viên đủ phiếu để trở thanh hội viên Hội Nhà văn VN. Có lẽ nói không ngoa ở nước ta ít có nơi nào còn nhiều quý vị xin gia nhập như Hội ta. Rút kinhh nghiệm năm ngoái đã kết nạp được một số hội viên xuất chúng, năm nay BCH "khép" cửa hẹp hơn.
Kết nạp ít cũng khổ thân các bác cò. Thương lắm thay ! Thôi các bác ơi chờ dịp này năm sau...”.
Thật là, buồn thì buồn mà vui thì vui!


NAM BẰNG
Hình, blog Trần Nhương
___________________________
ĐẾN NGƯỜI TRONG CUỘC CÒN CHẢ BIẾT
Mình là người trong hội Nhà Văn, thi thoảng đọc trên báo mạng hoặc báo giấy những thông tin về hội Nhà Văn mà cũng cứ ớ người ra, vì nó hoàn toàn không phải thế mà cứ cương quyết bị dựng lên là nó... phải thế...
Hiện tại chu trình họp xét kết nạp như sau: Ban Tổ chức hội viên tập hợp đơn của tất cả các ứng viên cung cấp cho các hội đồng chuyên môn. Cuối năm, các hội đồng chuyên môn họp, có nhiều việc, trong đó đánh giá tình hình văn học là quan trọng, và có xét kết nạp Hội Viên. BCH cử các ủy viên xuống dự. Ba năm liền mình được cử xuống họp với Hội đồng thơ, năm ngoái là cũng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và năm nay là cùng nhà thơ Nguyễn Hoa, mục đích là nắm tình hình, lắng nghe và cần thì giải đáp.
Cũng năm nay, lúc hội đồng đang kiểm phiếu thì một nhà văn đẩy cửa bước vào, nhà thơ Đặng Huy Giang đã cương quyết và lịch sự mời nhà văn này ra vì "Hội đồng đang làm việc". Tức là rất nghiêm ngắn và... bí mật. Vậy nên thông tin lan truyền bên ngoài theo mình biết thì đa phần là thất thiệt.
Trưa nay nhà văn Trần Đức Tiến, Ủy viên BCH nhắn tin cho mình bảo có ý kiến như thế này về 1 bài báo, mình bảo em đưa lên blog nhé, ông Tiến "OK tốt quá".
___________________________
BỊA ĐẶT TRẮNG TRỢN
Trần Đức Tiến

Trên blog “Văn chương+” cách đây ít ngày, có bài “Đẹp rạng ngời mà không chói lóa…” của tác giả Hoàng Phong, viết về việc kết nạp 25 hội viên mới Hội nhà văn Việt Nam (năm 2012). Bài viết có đoạn:
“Năm ngoái, có 15 vị BCH thì có đến 14 vị (trừ Chủ tịch Hội) nhắn tin cho Đàm Khánh Phương là “Em đã bỏ phiếu cho bác rồi nhé”, kết quả được… 1 phiếu.
Tin nhắn vẫn lưu trong máy, cho là có khuất tất trong khâu kiểm phiếu, Đàm Khánh Phương tức điên, làm đơn kiện đến phủ và dọa sẽ “xẻo” từng vị vì tội thiếu trung thực, đức tính cao quý nhất của nhà văn.
Sợ vãi. Năm nay, BCH đã quyết định Đàm Khánh Phương phải vào hội cho nước làng văn nó trong, kết quả khi bỏ phiếu Đàm Khánh Phương đã dành số phiếu tuyệt đối. Xin được chúc mừng”.
Trong đoạn trích dẫn trên có mấy thông tin sai hoàn toàn:
- Thứ nhất, năm ngoái nhà thơ Đàm Khánh Phương chưa đủ số phiếu quá bán của Hội đồng Thơ, nên không có chuyện các ủy viên BCH nhắn tin bỏ phiếu cho nhà thơ Đàm Khánh Phương.
- Thứ hai, nhà thơ Đàm Khánh Phương không hề viết và gửi đi đâu bất cứ đơn kiện nào.
- Thứ ba, năm nay khi nhà thơ Đàm Khánh Phương đã “qua cửa” Hội đồng Thơ, và đến khi BCH bỏ phiếu, thì nhà thơ Đàm Khánh Phương tuy đạt số phiếu thuận khá cao, nhưng cũng không phải là tuyệt đối.
Những thông tin nói trên của “Văn chương +”, nếu không phải là sự vu cáo đầy ác ý, thì cũng là sự bịa đặt trắng trợn...

Nhà thơ Đàm Khánh Phương luôn đỏm đáng với ca vat áo vét,
mình chụp bằng iPad trên vỉa hè Hà Nội lúc ông nhận tin trở thành Hội Viên rồi.

Nguồn: Blog VCH




____________________________


Có nhẽ vẫn thấy thiếu cái gì đó, nhà thơ Văn Công Hùng vừa bổ sung 1 số thông tin trong lời giới thiệu (quá hay) về bài viết (quá chán) của UVBCH nhà văn Trần Đức Tiến trên blog.
Xin đưa lại để các nhà văn và nhiều độc giả biết (màu đỏ là vừa được thêm vào).
ĐẾN NGƯỜI TRONG CUỘC CÒN CHẢ BIẾT
Mình là người trong hội Nhà Văn, thi thoảng đọc trên báo mạng hoặc báo giấy những thông tin về hội Nhà Văn mà cũng cứ ớ người ra, vì nó hoàn toàn không phải thế mà cứ cương quyết bị dựng lên là nó... phải thế...
Hiện tại chu trình họp xét kết nạp như sau: Ban Tổ chức hội viên tập hợp đơn của tất cả các ứng viên cung cấp cho các hội đồng chuyên môn. Cuối năm, các hội đồng chuyên môn họp, có nhiều việc, trong đó đánh giá tình hình văn học là quan trọng, và có xét kết nạp Hội Viên. BCH cử các ủy viên xuống dự. Ba năm liền mình được cử xuống họp với Hội đồng thơ, năm ngoái là cùng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và năm nay là cùng nhà thơ Nguyễn Hoa, mục đích là nắm tình hình, lắng nghe và cần thì giải đáp.
Sau đấy phiếu được kiểm rất cẩn thận, có sự chứng kiến của cán bộ văn phòng hội và các UVBCH, lập biên bản và gửi lên BCH. BCH sau đó họp, mời các chủ tịch hội đồng dự, báo cáo cụ thể tình hình từng hội đồng và sau đó thì các chủ tịch hội đồng ra về. BCH tiếp tục chương trình, nêu ra từng trường hợp để bàn, có khi cãi nhau tóe lửa, và sau đó cũng bỏ phiếu kín. Khi bỏ phiếu là hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân trước lá phiếu. Trưởng ban kiểm tra và chánh văn phòng cùng 1 cán bộ Ban tổ chức hội viên trực tiếp kiểm phiếu sau đó báo cáo cho ban chấp hành. Như thế khi họp BCH xét kết nạp chỉ có  2 người duy nhất không trong BCH có mặt là chánh văn phòng và cán bộ ban TCHV.
Cũng năm nay, lúc hội đồng đang kiểm phiếu thì một nhà văn đẩy cửa bước vào, nhà thơ Đặng Huy Giang đã cương quyết và lịch sự mời nhà văn này ra vì "Hội đồng đang làm việc". Tức là rất nghiêm ngắn và... bí mật. Vậy nên thông tin lan truyền bên ngoài theo mình biết thì đa phần là thất thiệt.
(Họp hội đồng thơ thì ngoài 9 ủy viên hội đồng còn có 2 UV BCH và 1 cán bộ ban tổ chức Hội Viên kiểm phiếu, ban kiểm phiếu 3 người gồm nhà thơ Đặng Huy Giang, Tuyết Nga và chị Vân Anh. Đặng Huy Giang đọc phiếu, 2 người còn lại ghi phiếu độc lập, sau đó đối chiếu và cộng phiếu, nếu không khớp sẽ phải kiểm tra lại từng phiếu).
Trưa nay nhà văn Trần Đức Tiến, Ủy viên BCH nhắn tin cho mình bảo có ý kiến như thế này về 1 bài báo, mình bảo em đưa lên blog nhé, ông Tiến "OK tốt quá".
VĂN CÔNG HÙNG
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét