Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ

 Cựu Chiến Binh – Để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ

Không ai biết hàng chục tỷ đô la tiền đóng thuế của dân được quân đội chi tiêu thế nào trong những năm qua, có hợp lý không? Thất thoát thì chắc chắn rồi, và có thể là rất lớn, nhưng liệu có ai phải chịu trách nhiệm?
Tôi nhập ngũ từ năm 17 tuổi, tình nguyện, viết đơn bằng máu, sau chiến tranh biên giới năm 1979.
Mang trong tâm trí những gì tốt đẹp về quân đội nhân dân qua những cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của Văn nghệ quân đội, khi mới nhập ngũ, tôi luôn tin quân đội là một môi trường tuyệt vời, ở đó tình cảm đồng đội thân thiết, gắn bó như anh em, cấp trên cấp dưới thương yêu nhau như trong gia đình… Nhưng chỉ một thời gian ngắn thì tôi đã nhận thấy có vấn đề. Khi đó chúng tôi đóng ở biên giới phía Bắc, đầu những năm 1980, kinh tế khủng hoảng vô cùng, bộ đội ăn toàn cá mắm thối, đến rau xanh cũng thiếu thốn trầm trọng, vậy nhưng rất nhiều sĩ quan đã tha hoá đến mức độ đáng xấu hổ. Ở các đơn vị cấp dưới thì cán bộ “trấn lột” từng tuýp kem đánh răng, cái khăn mặt của tân binh mang từ nhà đi, tìm cách khai tăng số lượng quân hay cho lính về phép quá hạn để ăn bớt khẩu phần. Ở cấp trên thì hà lạm lương thực, quân nhu, bắt lính vào rừng khai thác gỗ (những cánh rừng gỗ quý ở phía Bắc biến mất chủ yếu trong thời gian này) xẻ ra đưa lên xe quân sự chở về quê làm nhà, đóng tủ chè, sập gụ…Tôi nhớ mãi những đồng đội ăn mặc rách rưới, gầy vêu vao, có người phù thũng đến mức bị liệt chân vì thiếu vi ta min B (do phải ăn thứ gạo tấm mua từ Ấn độ, trắng phau, toàn lõi cứng, ko còn chút dinh dưỡng nào), mà vẫn phải vác những tấm bê tông nặng vài chục cân, thậm chí hàng tạ, leo lên những đỉnh núi, ngọn đồi cao chập chùng ở biên giới phía Bắc để xây phòng tuyến trong gió rét, hoặc nằm “chốt” đối mặt với quân Tầu. Trong khi đó, cán bộ thì tụ tập ở những “nhà đại đội, nhà tiểu đoàn…” ấm áp, ăn uống, bài bạc, làm áp-phe hay vào bản tán gái…
Thực tế đó khiến tôi, và nhiều đồng đội khác, rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nó hầu như khác hẳn với những gì tốt đẹp của quân đội trong những tác phẩm như Dấu chân người lính hay trong Văn nghệ quân đội mà chúng tôi đã đọc trước khi tòng quân. Ở đây, tôi không muốn nói rằng tất cả sĩ quan trong quân đội khi đó đều tha hoá, nhưng số tha hoá rất lớn, mang tính phổ biến. Tôi không rõ trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ quân đội đã có sự tha hoá như vậy hay chưa, mong bác nào biết thì bổ khuyết.
Nhưng chúng tôi đã trụ vững, rất ít người đào ngũ, ít nhất là trong phạm vi những đơn vị tôi đã từng phục vụ, bất chấp những khó khăn khủng khiếp về vật chất và sự khủng hoảng nặng nề về tinh thần vì mất niềm tin, cho đến ngày phục viên (tổng cộng hơn 5 năm, do tôi là lính kỹ thuật). Một phần vì đào ngũ thời bấy giờ chính quyền sẽ mang cả gia đình ra bêu riếu, nhưng một phần khác, chúng tôi biết đằng sau mình là Tổ Quốc. Mỗi khi lên các chốt (thường ở trên các điểm cao), nhìn về sau lưng thấy giang sơn trập trùng đồi núi ngút ngàn, chúng tôi hiểu tại sao mình cần ở đó.
Nếu ai đã từng là lính đóng quân ở biên giới phía Bắc những năm tháng đó chắn sẽ hình dung rõ những gì tôi vừa viết.
Nay đọc những gì ông đại tá này nói, nhớ lại những buổi tối dài lê thê nghe chính trị viên ba hoa trong những doanh trại tạm bợ trên đồi núi phía Bắc, thấy khẩu khí, phong cách của những cán bộ tuyên huấn trong quân đội ko thay đổi gì dù đã mấy chục năm rồi.
Đọc những gì ông này nói, tôi cũng ko ngạc nhiên, vì ông này cũng chỉ là một cá nhân bị tha hoá trong quân đội mà thôi, mà tôi thì đã biết khá rõ sự tha hoá đó rồi. Tôi tin là hiện nay sự tha hoá của quân đội ở mức độ hơn trước kia rất nhiều, thể hiện qua sự tham nhũng về mua bán vũ khí, trang thiết bị quân sự, quân nhu, hậu cần, đất đai… Không ai biết hàng chục tỷ đô la tiền đóng thuế của dân được quân đội chi tiêu thế nào trong những năm qua, có hợp lý không? Thất thoát thì chắc chắn rồi, và có thể là rất lớn, nhưng liệu có ai phải chịu trách nhiệm?
Những kẻ tha hoá trong quân đội đang có cuộc sống phè phỡn trên tiền đóng thuế của dân, tiền bán tài nguyên của đất nước, nhưng lại đang đe doạ nhân dân và có thể đến lúc nào đó sẽ dùng chính vũ khí mua bằng tiền đóng thuế của dân để bắn vào nhân dân.
Tôi cho là nhóm lợi ích trong quân đội có thể là nhóm lớn nhất, bảo thủ nhất hiện nay ở VN về vấn đề chính trị. Cứ xem khẩu khí của ông đại tá này, và đọc báo QĐND thì rõ.
Nhưng thực ra, đại diện cho nhóm này chỉ là một số, một bộ phận sĩ quan trung, cao cấp mà thôi. Tôi tin là đại đa số bộ đội, như ngày xưa chúng tôi, và ngày nay là các chiến sĩ trẻ, đều là những người có yêu đất nước, yêu nhân dân. Chẳng ai muốn bắn vào dân để bảo vệ một nhóm cấp trên tham nhũng, bạc nhược đến hủ bại của họ hết cả…
Làm sĩ quan mà không dám đối mặt với ngoại xâm, chỉ tìm cách “vinh thân, phì gia”, đục khoét trên lưng người lính và nhân dân thì thật hổ thẹn và mang tội nặng với tổ tiên oanh liệt…Những kẻ này nên ngoảnh lại về sau nhìn bốn ngàn năm lịch sử và hướng về phía trước để thấy 90 triệu đồng bào mà tu tỉnh cho mau, để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ.
Cựu Chiến Binh
(Dân luận)

Nguyễn Quang Lập - Thua thì nói mẹ đi cho xong thưa ông Tổng Bí thư

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 26 tháng mười hai năm 2012

121022075846_sang_dung_trong_304x171_elvis_nocredit 
Tính im mồm cho nó lành nhưng nghe cụ Tổng nói ngứa mồm quá.
Cụ Tổng nói: “Tôi nhiều lần nói rằng nghị quyết 4 trước hết là cảnh tỉnh, thức tỉnh lại những người lâu nay quên đi rồi, không thấy nguy cơ này, không thấy tại sao Liên Xô sụp đổ”…
Cụ Tổng lại nói: ““Thứ hai là cảnh báo nguy cơ đó. Thứ ba là răn đe. Thứ tư là ngăn chặn. Vừa rồi đã răn đe chưa? Khối anh sợ chứ,” … “ Đến cuối cùng anh không sửa mới là kỷ luật, xử lý.”
Cụ Tổng  giải thích việc phê và tự phê mà không kỷ luật sẽ có tác dụng ‘bền vững, sâu xa hơn’ vì mỗi cán bộ đã ‘tự nghiền ngẫm, tự giác sửa mình’.
Cụ Tổng lại giải thích đây là tư tưởng ‘tất cả cùng tiến lên’ và cụ ca ngợi hành động này là ‘cái tính Việt, tư tưởng nhân văn và tư tưởng Hồ Chí Minh’.
Chết cười.
Hi hi thế thì bày ra cuộc chính đốn Đảng để làm gì? 90 triệu dân và 3 triệu đảng viên đều hiểu chỉnh đốn Đảng là để diệt sâu, loại bỏ sâu của cái bộ phận không nhỏ.  Đã là sâu thì phải loại bỏ, cảnh giác răn đe sâu để làm gì, ô kìa?
Cụ nói răn đe làm cho khối anh sợ là cụ tự sướng thôi, nhìn cái ảnh trên xem ai cười ai khóc? Cụ Tổng ơi, đã là là sâu chẳng bao giờ sợ món răn đe của cụ đâu, biết sợ nó chẳng biến thành sâu rồi. Nghe cụ nói thế tập đoàn sâu nó lại cười cho vào mũi.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh giật tít rất hay ÔNG TỔNG BÍ THƯ RẤT NHÂN BẢN VỚI NHỮNG KẺ THAM NHŨNG ( tại đây). Hu hu cái tít đắng cay cái tít bi hài.
Nói thật cụ Tổng nhé, thua thì nói mẹ đi cho xong, nhân văn với chả nhân veo.
Nguyễn Quang Lập
(Quê Choa)

Dự án đô thị Kim Sơn: Vì sao người dân "ném đá" Cảnh sát?

(muốn biết vì sao thì đọc luôn bài bên dưới bài này)
Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ninh đã phải hứng chịu những trận "mưa đá" từ người dân tập trung xung quanh dự án khu đô thị Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Trang tin Petrotimes dẫn thông tin, sự việc xảy ra vào ngày hôm qua (21/12), tại khu vực chuẩn bị xây dựng dự án khu đô thị Kim Sơn, xã Kim Sơn (H.Đông Triều, Quảng Ninh), hàng trăm người dân đã tập trung để phản đối việc UBND huyện Đông Triều đưa người vào tháo dỡ lán trại, băng rôn do họ dựng lên trước đó.
Người dân dựng trại, căng khẩu hiệu phản đối việc chính quyền thu hồi đất nông nghiệp, đền bù với giá rẻ (38.000 đồng/m2) để giao cho doanh nghiệp làm khu đô thị mới, phân lô bán nền. Khi chính quyền xã cho lực lượng vào giải tỏa lán trại, tháo băng rôn, người dân đã phản đối, dẫn đến xô xát giữa hai bên khiến một số người bị thương.
Đến khoảng 11h trưa, trên quốc lộ 18A, đoạn đối diện dự án khu đô thị Kim Sơn có hàng trăm người vây kín, nhiều người mang theo áo quan, nằm lăn ra đường ngăn trở giao thông. Do lượng người tiếp tục kéo đến ngày càng đông nên khoảng 12 giờ CA huyện và CSGT được điều đến.

Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ninh đã phải hứng chịu những trận "mưa đá" từ người dân
Cao trào của sự việc vào khoảng 17 giờ khi nhiều người dân dùng gỗ, đá tấn công lực lượng CSCĐ. Phải đến 19 giờ tối đám đông mới được giải tán.
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Kiên Cường - Phó chánh văn phòng UBND tỉnh xác nhận sự việc và cho biết, vụ xô xát khiến 5 người bị thương. Thông tin trên cũng được báo điện tửDân Việt dẫn lời cụ thể.
Theo ông Cường, dự án khu đô thị Kim Sơn do Công ty TNHH Thành Tâm 668 làm chủ đầu tư và UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi đất 41,59ha của 852 hộ dân cho dự án này từ ngày 4/9/2009.
Từ tháng 6/2010 đến nay đã có 778 hộ dân tiền bồi thường, hỗ trợ. 74 hộ dân còn lại không chịu nhận tiền hỗ trợ vì họ cho rằng đền bù chưa thỏa đáng. UBND huyện đã tổ chức tới hơn 40 cuộc đối thoại, nhiều cuộc có lãnh đạo tỉnh dự. Tuy nhiên những hộ dân trên không nhận tiền, không giao đất.
Ông Cường khẳng định sự việc sáng ngày 21/12 không phải là cuộc cưỡng chế mà thực chất là UBND xã Kim Sơn tổ chức tháo dỡ lán trại, băng rôn... do người dân dựng lên trong 2 ngày 20 và 21/12; bởi theo quyết định, hết ngày 23/12 chính quyền sẽ tổ chức cưỡng chế. Tuy nhiên, lực lượng này đã xảy ra xô xát với người dân nên công an tỉnh phải có mặt để đảm bảo trật tự.
Cuối ngày hôm qua, Cơ quan điều tra Công an Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án về hành vi “gây rối trật tự công cộng và cản trở giao thông”, tạm giữ hình sự 2 thanh niên quá khích.
Video về cảnh quá khích của người dân chống đối lực lượng Cảnh sát cũng được tung lên các trang mạng trong ngày hôm qua. Hiện nhà chức trách địa phương đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc. P.V (tổng hợp)

Công an Quận Hà đông thừa nhân lực ?

 Lê hiền Đức

Một CTV vừa gửi tin và ảnh về việc công an quận Hà đông ồ ạt cướp vài chiếc xe máy mới tinh  của doanh nghiệp Vũ Hoàng Lê, lôi xuống hè để …lập biên bản.
Ai cũng biết đại lý của Honda này lớn nhất khu vực Hà đông, mà lớn nhất thì phải thuế má, chung chi đầy đủ rồi. Bị cướp như vậy ắt là chậm…thuế hay chậm phí đây ?
Lôi xe máy mới tinh của doanh nghiệp xuống lòng đường để kiểm tra …giấy tờ.
Hơn hai chục cảnh sát cùng hơn chục dân phòng đi …làm việc.
 Giữa lòng đường thì máy thi công, tôn sắt quây lô cốt gần hết đường thì không phạt ?
Sáu bảy cảnh sát và vài dân phòng xúm vào lập biên bản ba chiếc xe máy mới tinh bị lôi xuống lòng đường.
Lực lượng đông như kiến thế này tiền bao nhiêu cho đủ trả lương ?
 Chắc công an Hà đông đang thừa nhân lực nên thiếu lương trả, phải cử tất cả vài trung đội đi phạt hè đường, phạt giao thông để đủ mức khoán ?
 Dùng vài chục cảnh sát và hàng chục dân phòng đi chỉ phạt vài cái xe máy mới để ở cửa đại lý
 - mà họ kinh doanh cả tháng như vậy thì không thấy nhắc nhở hay phạt, bỗng dưng kéo đến phạt – thì đó có gọi là tham nhũng lãng phí nhân lực không ? Chỉ cần vài ba cảnh sát giao thông hay cảnh sát quận có đủ phạt những trường hợp như thế này không ?
 Dùng cả xe đuổi chợ, xe thùng để làm những việc vặt vãnh như thế này.
 Tôi cho đây chính là tham nhũng lãng phí mà công an Hà đông là thủ phạm, vậy đăng tin này để lãnh đạo ngành công an cần xem lại việc làm của công an quận Hà đông.

Lại một chiêu "bịt mắt bắt dê" của cựu dân biểu họ Đặng

Ngày 25/12, ngày Chúa giáng sinh xuống trần gian, Chủ bút Đặng Thị Hoàng Yến tiếp tục cho tổng kết những gì mà thị cho rằng là liên minh cho hai phe. Phe thứ nhất: Thất bại - gồm nhà Phạm Thị Diệu Hiền, Đặng Văn Thành, chị em nhà họ Đặng bà (có Đặng Thành Tâm), chưa thấy tên Hồ Huy đâu...
Phe thứ hai: Thành công - gồm con nhà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Trầm Bê, bầu Kiên, bà Thái Hương (Bắc Á bank), giờ xuất hiện thêm bầu Hiển...
Thông tin của cái gọi là tổng kết này, thì nhóm phe thành công, là mũi tấn công từ bấy lâu nay được Đặng Thị Hoàng Yến lập ra Quan làm báo và Vua làm báo để "Vì tương lai cho Việt Nam". Nhưng sự thật của tên gọi "4 Democrate for VN" này chẳng qua là "4 Democrate for Đặng's family" (Tương lai cho nhà họ Đặng - Yến và Tâm) thì đúng hơn. Sau khi QUAN bị công kích, Yến "nặn" thêm VUA. Hai blog này trích tin qua lại trên cùng một demo giao diện và style y chang trông rất buồn cười vì chỉ số IQ thì chẳng khá lên được.
Những người am hiểu thông tin khi đọc bài “NHỮNG ĐẠI GIA ĐẠI DIỆN CHO 'ÁNH SÁNG' & 'BÓNG ĐÊM' CỦA NĂM 2012!” ai cũng phải phì cười vì thông tin thuộc loại "thủ dâm tư tưởng" của Đặng Thị Hoàng Yến như cái loa xã làng chỉ nhai đi nhai lại có bao nhiêu suốt cả năm trời. Trong đó phần 1 đề cập đến 3 “đại gia” làm ăn thua lỗ và vướng vào vòng lao lý trong năm 2012 là bà Phạm Thị Diệu Hiền, ông Đặng Văn Thành và chị em nhà họ Đặng: Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến. Ba đại gia bị thất bại trong 'ánh sáng' này chúng tôi xin nói rõ như sau:
1. Bà Phạm Thị Diệu Hiền – “Nghèo mà còn chơi sang”
Đề cập đến bà Hiền, Yến không ngừng ca ngợi bà nguyên TGĐ Công ty Thủy Sản Bình An (Bianfishco) là đại gia và được mệnh danh là "Nữ hoàng cá basa". Tuy nhiên, nhưng “hàng loạt những sai lầm, mà có lẽ là những sai lầm chính là lòng tin của doanh nhân luôn coi trọng chữ tín đã giết chính bà. Tin vào cổ đông 'nặng ký' con gái Thủ Tướng, tin vào những Ngân hàng bạn hữu như Techcombank, như HBB ... để rồi cuối cùng chính bà đã bị đánh cắp lòng tin và những người bạn và đã rất nhiều năm khi họ còn là con số 0 thì những cổ phiếu của bà là 'quý hóa', nhưng họ thì lớn lên như 'người khổng lồ', còn bà lại ấu trĩ vẫn giữ 'nấy nề' để rồi phải gánh chịu hậu quả 'vô đơn chí'! Khi cần cầu cứu thì mọi số điện thoại đều im lìm 'đóng cửa' đánh sầm vào mặt bà”.
Đúng là nhạy thông tin không ai như Yến (vì đã được thể hiện qua Quan làm báo) nhưng loại thông tin moi đường trên giường chiếu và phun búa lua xua như gái đứng đường thì cũng không ai  địch bằng Yến. Ít nhiều quá khứ và hiện tại, tương lai (ngắn), Đặng Thị Hoàng Yến cũng là một doanh nhân. Vì thế, bà Yến phải hiểu rất rõ câu nói cửa miệng “thương trường là chiến trường” mà! Đã gọi là nữ "Nữ hoàng cá ba -sa" thì sao lại không hiểu câu nói cửa miệng trên, sao lại ngu đến độ để người khác lợi dụng một cạc dễ dãi như vậy? Thực tế, bản chất được nặn lên doanh như bà Diệu Hiền không chết dài thì cũng chết ngắn vì thường xuyên tiền vay được để làm pi-a cho mình. Hình ảnh bà Hiền khi nổi lên khiến ai không liên tưởng đến một doanh nhân ở Cà Mau khi vung tiền nhà nước mua nhà cho một ông ca sĩ vọng cổ.
Bà Hiền từng sướng khi sánh vai cùng chính khách. Đi vào ra spa và khắp trung tâm shopping trên thế giới để xài tiền vay đáng lẽ phải dùng vào công việc kinh doanh.Đám cưới của con trai bà Hiền đã khiến giới truyền thông và dư luận sốc (sốc còn hơn con gái bà Yến học làm đạo diễn kiêm diễn viên sex). Vì sự kiện đó được xem là xa hoa và đua đòi kiểu "trưởng giả học làm sang". Tổ chức sự kiện xong thì Binhanfishco vỡ nợ. Người ta nghe sốc chứ! Nếu bà Hiền có tiền thực sự ự có tiền thì bã có thuê hàng trăm máy bay rước dâu cũng được. Nhưng chị nghĩ lại xem vì sao bà lại làm thế? Trước khi đám cưới con bà, việc vỡ nợ của bà cũng là được xì thông tin vì nông dân kéo đến đòi tiền, bu chật kín trước căn biệt thự của bà. Để đánh lừa xã hội rằng mình là đại gia nên tổ chức đám cưới theo kiểu đại gia! Nhưng khi tổ chức đám cưới xong thì nợ càng chồng chất hơn nữa. Thế mà không lên án sao được! Người đời có một câu nói rất hay và rất hợp với tình cảnh của bà Diệu Hiền lúc đó là “nghèo mà còn đòi chơi…”!
Cũng cần phải nói thêm rằng: sau khi vỡ nợ và không thể trả nợ bà Diệu Hiền đã trốn ra nước ngoài (giống như bà Yến trốn ở nước ngoài vì xấu mặt khi bị bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội và lập ra Quan làm báo để chửi bới, khủng bố). Ở nhà chồng bà Hiền là ông Trần Văn Trí – phải tìm mọi cách để trả nợ và cứu vớt Công ty. Nhờ sự chỉ đạo của Chính Phủ mà công ty bà mới thoát khỏi cảnh nợ nần. Chính ông Trí cũng đã viết thư để cám ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì sự giúp đỡ trên. Bức thư ông Trí viết có công khai trên các phương tiện truyền thông rằng :  “Tôi rất cảm ơn Thủ tướng. Cảm ơn ngân hàng SHB và Công ty Mua bán nợ của Bộ Tài chính đã giúp chúng tôi tái cơ cấu toàn diện Công ty Bình An. Sự quan tâm của Cục An ninh Nông nghiệp - Nông thôn cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Cần Thơ và các ngân hàng gắn bó lâu năm với Bianfishco đã làm sống lại thương hiệu thủy sản Bình An của Phạm Thị Diệu Hiền".
Trong khi người chồng phải "đổ vỏ ốc " thay vợ ở nhà thì bà Hiền ở Mỹ làm gì? Hình ảnh bà chụp điều trị ung thư vài năm trước được trưng dụng qua một vài phương tiện truyền thông (hay nói khác hơn là đám ký giả ruột) để cho thấy hình ảnh đại gia Diệu Hiền giờ đau khổ thế nào. Trong khi Diệu Hiền "vai trần, mắt thịt" thì tung tăng vào ga khu chợ Phước - Lộc - Thọ và thoải mái shopping.
2. Ông Đặng Văn Thành – “Đi đêm cũng có ngày gặp ma”
Nhân vật thứ hai mà chị em cựu nghị Yến cũng tâng bốc và đưa vào chung thân phận gia đình bà ta là ông Đặng Văn Thành. “Những người thành đạt trên con đường tài chính - ngân hàng thì phải hơn hẳn người khác một cái đầu! Điều này chẳng 'ngoa' chút nào nếu ứng với ông Đặng Văn Thành”.
Không chỉ thế, bà Yến còn tâng bốc lên tận chín tầng mây về một gia đình tài giỏi của ông Thành gồm vợ và 2 con đều là những người nổi tiếng. Thông qua các phương tiện truyền thông trong nước ai cũng biết: Ông Thành và con trai ông bị điều tra vì dính líu đến các vụ duyệt cho vay cá nhân mà không được sự đồng thuận của ban quản trị, cũng như sự thua lỗ trầm trọng trong công ty chứng khoán Sacombank.
Trong khi đó, vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc là người đã tìm mọi cách để thâu tóm các doanh nghiệp mía đường tại Việt Nam. Cuối năm 2011 đầu năm 2012, thông qua nhóm các Cty nắm cổ phần chi phối như Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, gia đình ông Đặng Văn Thành gia tăng sự ảnh hưởng ở một loạt các doanh nghiệp mía đường lớn như: Đường Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Biên Hòa (BHS), Đường Ninh Hòa (NHS)… Từ đó, hoạt động của SBT, BHS, NHS đã bị kiểm soát khi nhóm Cty gia đình ông Thành nắm cổ phần chi phối. Không dừng lại ở đây, thông qua NHS, nhóm Cty Thành Thành Công và Đặng Huỳnh cũng đang nắm giữ lần lượt 41,1% và 11% tỉ lệ cổ phần Cty CP mía đường 333 và Cty CP mía đường nhiệt điện Gia Lai. Một năm trước đây, vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc tiết lộ đã sở hữu cổ phần của Đường La Ngà và Đường Phan Rang. Con số sở hữu của gia tộc họ Đặng với các Cty mía đường còn lại không được công bố, nhưng chỉ riêng với những thông tin công khai trên, không hề cường điệu khi ví von gia đình ông Đặng Văn Thành đang gây ảnh hưởng lên toàn bộ ngành đường nội địa! Đầu tháng 7/2012, tại buổi họp báo do Bộ Công Thương tổ chức, báo chí đã đặt vấn đề về việc có hay không việc Thành Thành Công (đang chiếm 40% thị trường đường Việt Nam) đang lũng đoạn thị trường đường?
Thực tế việc ông Thành từ một thương nhân giỏi về ngành đường ai cũng biết và cảm phục ông trong vai trò xây dựng thành công Sacombank và giữ nó trong suốt 17 năm. Nhưng hậu quả để là tất yếu vì tính quản trị theo cách "gia đình trị". Hình ảnh ông Thành, khiến người ta nhớ đến Minh Phụng ngày xưa. Nhưng ông Minh Phụng, người ta còn tiếc bởi sự phát triển vượt trên các định chế tài chính, thị trường chưa theo kịp của một đất nước thời kỳ mở cửa. Nhưng ông Thành thì khác, ông đã dùng Sacombank để phù phép, chuyển vốn qua hệ thông công ty con và tiếp tục sở hữu chéo (sau này Đặng Thành Tâm cũng dùng chiêu này khi có được Western bank và Navibank). Thông tin xử lý ông Thành đã có từ 2 năm nay  nhưng vì "cả nễ". Ông Thành giỏi nhưng con trai ông là Đặng Hồng Anh thì giỏi ở nghiệp tennis và ...chân dài, không hề giỏi trong kỹ năng quản lý tài chính khi nguồn vốn được xây dựng trên nền tảng của cha mình. Phá và hủy hoại là điều tất nhiên. Người đời có câu "dốt + nhiệt tình = phá hoại" là vậy.
Cần nói thêm trong cơn say với một nhóm ký giả ruột trong biệt thự ở đường Khuông Việt, sau khi ĐH cổ đông công bố thành viên HĐQT mới, ông Thành đã uống rất nhiều rượu vang và kêu lên "Đ.M tao chết mà chẳng ai đỡ, chỉ nhìn tao chết". Ông Thành nói câu ấy ai cũng biết và người không 'đỡ' ông Thành thuộc liên minh nào chắc hẳng bà Yến hiểu hơn ai hết. Và, đó cũng là lý do bà Yên ghép vào nhóm thân phận giống hai chị em bà chứ không vì cùng họ Đặng!
Người đời có câu “đi đêm cũng có ngày gặp ma” đó là hậu quả mà gia đình ông Thành phải gánh chịu thôi!
3. Chị em nhà họ Đặng: Xứng đáng 'nhập hộp'!
Cuối cùng thì "đường nào cũng về La mã" khi nhân vật thứ 3 được nhắc đến trong bài này Đặng Thành Tâm - Đại biểu quốc hội nước CHXHCN VN, em ruột của chủ bút Quan làm báo và Vua làm báo. Nhắc và kể lể đến Diệu Hiền, Thành "Sacom" và cả Hồ Huy....những nhân vật thất bại trong ánh sáng, chẳng qua là một cách để Yến dẫn đường nêu cao gương của em ruột mình. Trước khi rộ thông tin Yến bị đuổi ra khỏi QH, Yến tuyên bố sẵn sàng bỏ hết, bán hết những bất động sản để cũng cố tài chính dồn cho Tâm, thành phần còn lại cuối cùng của gia đình họ Đặng  bà ta.  
Vì thế cũng như những lần khác, bà ta đã dùng Quan làm báo và sau này thêm Vua làm báo để công kích mục tiêu là nhóm "thành công" vì đã đặt chị em bà ta ra ngoài cuộc chơi. Nhân vật mà Yến nhắm đến nhiều nhất là thuyền trưởng "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" và thuyền phó "Bình ruồi, tức Nguyễn Văn Bình". Khi chủ trương không thông thì những ngân hàng khác không thể cho Yến vay, và vì thế nhóm "thành công" còn lại bị công kích là đều dễ hiểu.
Mà không cần phải nói nhiều về thân phận một mụ đàn bàn như Đặng Thị Hoàng Yến. Chúng tôi đã vạch mặt qua một loạt kỳ như "truyền hình nhiều tập" trên Quanlambao111 này. Nhưng trong bài tổng kết  "NHỮNG ĐẠI GIA 'ÁNH SÁNG' BỊ LỘT TRẦN & ĐẠI HỌA TỪ TRÊN 'TRỜI' ĐỔ XUỐNG ĐẦU!", cuối cùng Yến cũng "lộ cái đuôi" để lý giải vì sao Yến lại thù ghét cá nhân Thủ tướng và gia đình ông cùng các doanh nhân khác: " Ông Tâm thì mất trắng ngân hàng Western Bank vào tay kẻ khác dù ngân hàng chẳng hề mất thanh khoản (kết luận thanh tra nêu từ lưa mà mụ cứ ngang nhiên vu khống trắng trợn)! Kẻ vào mua ngân hàng do chính Thống đốc Bình ép duyên thì không có tiền, ngang nhiên vào chiếm ngân hàng và tiền nợ ông Tâm lên đến 500 -700 tỷ đồng vẫn không chịu trả mà vẫn ngang nhiên 'ẳm' trọn WB với hàng trăm chi nhánh và phòng giao dịch được ông Tâm tạo dựng hàng chục năm qua. Nhưng chưa hết, hai chị em còn bị đặt danh hiệu "Chủ nhân Quan làm báo", hai nhân viên bị bắt cóc, bị tra tấn dã man. Hai Tập đoàn Tân Tạo và Đầu tư Sài gòn đang đối mặt với những khó khăn chồng chất, với việc Thống đốc Bình buộc các Ngân hàng phải 'cấm cửa' không cho vay và thu hồi vốn vay về!"

Lại một chiêu "bịt mắt bắt dê" của Đặng Thị Hoàng Yến!
(QLB111)

Những hành xử kỳ lạ nhất của cơ quan chức năng năm 2012

Vụ việc cơ quan chức năng cử người cưỡng chế, giám sát hòn đá; câu chuyện “tuyển nhầm” những đối tượng nghiện vào ngành công an hay vấn đề xử phạt xe không chính chủ…là những sự kiện gây nhiều luồng dư luận trái chiều trong năm 2012.
 
Cưỡng chế ... hòn đá

Ngày 29/3, chính quyền UBND huyện Chư Sê và UBND xã H’bông (Chư Sê, Gia Lai) đã tổ chức lập biên bàn thu hồi 2 hòn đá của gia đình ông Lê Hùng Dũng ở xã H’bông. 
Giải thích lý do thu hồi 2 hòn đá, lãnh đạo huyện Chư Sê khẳng định đây là “tài sản quốc gia nên tiến hành lập biên bản thu giữ”.

Hòn đá của ông Dũng

Việc thu hồi hai hòn đá này đã bất thành do sự phản đối quyết liệt của gia đình ông Dũng cũng như hàng trăm người dân chứng kiến bởi 2 hòn đá này được phát hiện ngẫu nhiên tại nhà ông Dũng, được ông đưa về nhà ngắm chơi nhưng chính quyền lại cho là khai thác khoáng sản trái phép.
Vụ việc này cũng khiến dư luận không đồng tình về cách thực thi pháp luật. Sau khi thu hồi bất thành 2 viên đá của gia đình ông Dũng, UBND huyện Chư sê đã giao cho chính quyền xã H’bông giám sát 2 hòn đá nhằm không để gia đình ông Dũng tẩu tán. 
Cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng
Một vụ cưỡng chế khác khiến báo chí tốn không ít giấy, mực là câu chuyện cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Thực hiện quyết định cưỡng chế 19,3 ha của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, ngày 5/1, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức lực lượng cưỡng chế gồm hơn 100 người. 
 
Gia đình ông Vươn và em trai là Đoàn Văn Quý đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Vụ việc đã làm 4 cảnh sát và 2 cán bộ huyện đội bị thương.

Những gì còn lại sau vụ cưỡng chế

Chiều cùng ngày, huyện Tiên Lãng đã phát lệnh phá nhà trông đầm và đốt lều của ông Vươn, thuê máy xúc đến phá dỡ.
Sự việc trên đã gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều. Cuối cùng, sau một tuần xảy ra cưỡng chế, Hải Phòng đã chính thức tổ chức cuộc họp báo và thừa nhận đã “cưỡng chế quá tay”.
Tuyển nhầm 8 “con nghiện” vào công an
Một vụ việc khiến dư luận khá ngỡ ngàng là việc “tuyển nhầm” 8 đối tượng có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy vào tập trung học nghiệp vụ, quân sự tại trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Long An.

Sau thời gian 3 tháng, các chiến sĩ này sẽ được đưa về một số đơn vị, công an huyện nhận công tác. Trong số các “con nghiện” này, có con út của 1 lãnh đạo công an tỉnh, con của lãnh đạo công an 1 huyện, 2 con của đội trưởng nghiệp vụ công an tỉnh, cùng con của lãnh đạo một số ngành khác.
Theo quy trình tuyển chọn vào lực lượng nghĩa vụ công an, tất cả các khâu kiểm tra, khám sức khỏe, xét nghiệm nước tiểu đều do bệnh xá Công an tỉnh Long An trực tiếp thực hiện.
Thế nhưng, không biết bằng cách nào, 8 trường hợp này đã "lọt sổ" để nhận quyết định vào học tập trung 3 tháng (từ tháng 9-2012).
Ngày 8/11/2012, Công an tỉnh đã có quyết định buộc thôi học và trả về địa phương quản lý tất cả 8 chiến sĩ này. 
Hà Nội quyết làm bãi đỗ xe “tai tiếng”
Dự án xây dựng bãi đỗ xe tĩnh tại Đầm Trấu (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mặc dù vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân, thế nhưng, UBND quận Hai Bà Trưng và chủ đầu tư cũng kiên quyết thực hiện.
Như VietNamNet đã phản ánh, dự án bãi đỗ xe tĩnh “tai tiếng” triển khai tại KĐT Đầm Trấu, phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân.
Mặc dù chưa giải quyết những ý kiến phản đối, khiếu kiện của các hộ dân, ngày 12/11/2012, UBND quận Hai Bà Trưng dưới sự chỉ đạo của PCT UBND quận Lâm Anh Tuấn và chủ đầu tư (Cty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Long) đã công bố kế hoạch xây dựng bãi đỗ xe Đầm Trấu.
Động đất ở Sông Tranh
Trong vòng một năm qua, gần 100 trận động đất lớn nhỏ xảy ra ở Quảng Nam. Tại huyện Bắc Trà My - nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2, gần 900 nhà dân cùng 8 công trình công cộng bị hư hỏng do động đất.

Các đoàn kiểm tra liên tục về khảo sát, những cuộc họp, những buổi hội thảo liên tiếp được tổ chức… Nhưng động đất vẫn tiếp diễn với mật độ ngày càng dày, cường độ ngày một lớn hơn.
Hiện nay, nhiều hộ dân tái định cư thủy điện trên địa bàn Quảng Nam không có đất sản xuất, nhiều hộ dân đã bỏ đi ở nơi khác hoặc vào rừng đốt nương làm rẫy; cơ sở hạ tầng nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng, nguy cơ sạt lở cao đã ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Lãnh đạo các huyện miền núi bức xúc trước tình trạng thiếu đất sản xuất cho người dân các khu tái định cư thủy điện. Còn lãnh đạo huyện Bắc Trà My khẳng định: Từ nay, các đoàn đến Bắc Trà My huyện sẽ không tiếp đón nữa, vì không giải quyết được vấn đề gì!
Chính chủ
Nghị định 71/2012 của Chính phủ có đề cập đến nội dung về nâng mức xử phạt ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ đã châm ngòi một cuộc tranh luận dữ dội trong dư luận.
Câu chuyện xử phạt xe không chính chủ gây nhiều tranh cãi -  (Ảnh minh họa)

Nhiều điểm chưa hợp lý đã lộ ra khi Nghị định 71 được ban hành và đi vào thực tế. 
 
Trong cuộc họp báo của Chính phủ tháng 11/2012, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong lúc chờ soạn thảo lại thông tư, CSGT không được xử phạt xe không chính chủ và Chính phủ đã giao các bộ xem xét để có mức phí phù hợp và thủ tục đơn giản hơn. 
Huyện quyết tâm, dân vẫn nuôi hổ
Sau khi VietNamNet có loạt bài phản ánh về tình trạng "nuôi nhốt hổ như nuôi lợn" ở huyện Yên Thành (Nghệ An), cơ quan chức năng đã vào cuộc truy bắt nhưng chưa có kết quả thì thông tin công an huyện Diễn Châu vừa bắt được 2 cá thể hổ có nguồn gốc từ xã Đô Thành khiến dư luận đặt ra nhiều nghi ngại.
Tại cơ quan công an, bà Nguyễn Thị Thể, người nuôi hổ khai nhận, giữa 10/2012 vừa qua, báo chí phản ánh tình trạng nuôi nhốt hổ trái phép ở Đô Thành, cơ quan chức năng vào cuộc truy bắt, một số hộ dân ở đây đã mang hổ đi đến nơi khác gửi nên bà cũng làm theo.
2 cá thể hổ mà Công an huyện Diễn Châu đã bắt giữ ngày 06/12 có nguồn gốc từ xã Đô Thành

Liên quan đến vụ việc người dân nuôi hổ trái phép ở huyện Yên Thành, PV VietNamNet đã nhiều lần liên hệ đặt lịch làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, cả trực tiếp và qua điện thoại nhưng đều nhận được cái “lắc đầu” vì “đang bận việc”.

Thực tế, dù Bộ NN&PTNT đã có công văn số 3587/BNN-TCLN yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý và báo cáo về bộ trước ngày 10/11, nhưng đến thời điểm hiện tại lãnh đạo Nghệ An nói chung, huyện Yên Thành nói riêng lại vẫn tỏ ra băn khoan trước câu hỏi “Có hay không việc nuôi nhốt hổ ở Đô Thành”, dù VietNamNet đã phản ánh khá tỷ mỉ và xác thực.
L.Lam (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét