Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Tin ngày 26/12/2012

  • Vụ án 3 blogger CLB Nhà báo Tự do và sự mơ hồ của ''điều 88'' (RFI) - Ngày 28/12/2012, tòa phúc thẩm thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên xét xử ba blogger CLB Nhà báo Tự do. Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 9/2012, ba bị cáo đã bị khép tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, theo điều 88 Bộ luật Hình sự, và bị kết án tổng cộng 26 năm tù.
  • Tây Ban Nha : Noel thời khủng hoảng (RFI) - Người Tây Ban Nha vốn có thói quen chi tiêu nhiều nhân dịp lễ cuối năm. Vậy mà từ khi khủng hoảng nổ ra,, “ngân sách” dành cho Noel của họ đã giảm đến 40%, trong xã hội thì ngày càng có nhiều người rơi vào cảnh khốn cùng. Về chủ đề này, báo kinh tế Les Echos có bài: “Tây Ban Nha : truyền thống được duy trì theo hướng giảm xa hoa”.
  • Liên Hiệp Quốc nhất trí mở đàm phán về Hiệp ước buôn bán vũ khí (RFI) - Hôm qua 24/12/2012, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua việc mở lại các cuộc thương lượng nhằm triển khai Hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí thông thường. Tại phiên họp này, 133 quốc gia trong tổng số 199 thành viên đã nhất trí mở hội nghị về Hiệp ước buôn bán vũ khí tại New York từ ngày 18 đến ngày 28/3/2013.
  • Vụ án 3 blogger CLB Nhà báo Tự do và sự mơ hồ của ''điều 88'' (RFI) - Ngày 28/12/2012, tòa phúc thẩm thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên xét xử ba blogger CLB Nhà báo Tự do. Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 9/2012, ba bị cáo đã bị khép tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, theo điều 88 Bộ luật Hình sự, và bị kết án tổng cộng 26 năm tù. 
  • Đầu tư của Việt Nam giảm mạnh trong năm 2012 (RFI) - Theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố hôm nay, trong năm 2012, Việt Nam chỉ thu hút tổng cộng 13 tỷ đôla đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI, tức là giảm 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư nước ngoài đã giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,03%, mức thấp nhất kể từ 13 năm qua.
  • Đặc phái viên quốc tế gặp đối lập bên trong Syria (RFI) - Sau cuộc gặp với tổng thống Bachar al Assad, trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến ở Syria, hôm nay, 25/12/2012, đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi bắt đầu các cuộc thảo luận với lãnh đạo đối lập ở bên trong Syria.
  • Đức Giáo hoàng kêu gọi các lãnh đạo Trung Quốc tôn trọng các tôn giáo (RFI) - Trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi ( Gởi đến dân thành Roma và toàn thế giới ) hôm nay 25/12/2012, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã kêu gọi các lãnh đạo mới của Trung Quốc tôn trọng các tôn giáo trên toàn quốc, vào lúc mà quan hệ Bắc Kinh – Vatican trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.
  • Senkaku/Điếu Ngư : Số du khách Trung Quốc đến Nhật giảm phân nửa (RFI) - Hôm nay 25/12/2012, AFP dẫn tin của Cơ quan du lịch Nhật Bản, theo đó số khách du lịch Trung Quốc tới Nhật Bản trong tháng 11 giảm 44% so với cùng kỳ năm 2011, do tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đây là quần đảo do Tokyo kiểm soát, nhưng trong thời gian gần đây, Bắc Kinh gia tăng các biện pháp cứng rắn để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này.
  • Công an Trung Quốc phá vỡ mạng lưới buôn bán hàng trăm trẻ em (RFI) - Chính quyền Trung Quốc, hôm qua 24/12/2012 thông báo công an nước này đã mở chiến dịch lớn phá vỡ nhiều đường dây buôn trẻ em trải rộng trong nhiều tỉnh, bắt giữ hàng trăm kẻ tình nghi và giải cứu gần một trăm nạn nhân. Bộ Công an Trung Quốc cho biết từ hôm 18/12 đã mở chiến dịch triệt phá các đường dây buôn trẻ em ở 9 tỉnh từ Tứ Xuyên, Phúc Kiến sang đến các tỉnh phía nam.
  • Noel ở Trung Đông : Hy vọng hòa bình vẫn mong manh (RFI) - Tối hôm qua 24/12/2012, khi cử hành thánh lễ Noel tại Giáo đường Giáng Sinh ở Bethlehem, Đức Thượng phụ Jerusalem Fuad Twal, tức là lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo hội Công giáo La Mã ở vùng này, đã kêu gọi mọi người quyết tâm đạt đến hòa giải và hòa bình ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria.
  • Thời tiết mùa đông gây chết người ở Nga (VOA) - Trong khi nhiệt độ tụt mạnh xuống âm 50 độ bách phân ở một số nơi bên Nga, hàng ngàn người đã được sơ tán ra khỏi nhà ở vùng Cực Ðông và Siberia của nước Nga
  • Quân sự Ấn Độ và vũ khí Nga (BBC) - Các lực lượng có vũ trang của Ấn Độ chủ yếu dựa vào nguồn cung ứng từ Nga, tuy gần đây đã có dịch chuyển sang đối tác phương Tây.
  • Thủ đô cờ bạc Macau (BBC) - Thành phố Á châu trở thành trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới, qua mặt cả Las Vegas.
  • Hồi sinh những chiếc tàu tiền tỷ (BaoMoi) - TP - “Chiếc tàu này bị họ bỏ mặc bao nhiêu năm, nhưng tôi sẽ khôi phục, đi câu cá ngừ đại dương có hiệu quả” - Đứng trên chiếc tàu composite trọng tải 90 tấn vừa mua lại với giá 87 triệu đồng, anh Tân nói.
    Anh Tân trên chiếc tàu Biển Đông 09 đang được sửa chữa.
  • Máy bay Trung Quốc lại xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản (BaoMoi) - Hãng tin Nhật Bản Kyodo dẫn lời giới chức nước này cho biết ngày 24/12, một máy bay và bốn tàu chiến Trung Quốc đã bị phát hiện ở gần quần đảo tranh chấp mà Tôkyô gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Vụ việc này xảy ra tiếp sau một loạt động thái tương tự hôm 22/12.
  • Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc (BaoMoi) - QĐND - Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
  • Trung Quốc làm loạn Hoàng Sa, chĩa mũi tấn công vào Mỹ (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ chi 1,6 tỷ USD xây dựng các công trình trái phép ở Hoàng Sa, giận dữ “chĩa mũi tấn công” vào Mỹ khi nước này thông qua dự luật ngân sách quốc phòng mới....là những tin tức thời sự chính ngày 25/12.
  • Chiến đấu cơ Nhật khẩn cấp đến đảo tranh chấp (BaoMoi) - Lực lượng Phòng không Nhật Bản hôm qua (24/12) đã phải ra lệnh cho một loạt chiến đấu cơ cất cánh khẩn cấp sau khi phát hiện một chiếc máy bay của chính phủ Trung Quốc đang tiến về phía quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong mấy ngày qua, phi cơ chiến đấu của Nhật Bản và máy bay Trung Quốc “đối đầu” nguy hiểm ở vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông.
  • 10 sự kiện nổi bật Đông Nam Á năm 2012 (BaoMoi) - (Dân trí) - Năm 2012 đang dần khép lại sau nhiều biến động. Cũng như các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á đã chứng kiến nhiều sự kiện sôi động, có cả gam sáng lẫn tối.
  • Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin gió mùa Đông Bắc: Các tỉnh Bắc Bộ đón lễ Giáng sinh trong không khí giá rét (từ 12 - 21oC), nhưng nhiều mây, không mưa và có gió nhẹ; một số nơi vùng núi có rét đậm, rét hại (khoảng 8oC). Trong khi đó ở Trung Bộ có mưa vài nơi nhiệt độ từ 14 - 32oC; các tỉnh Tây Nguyên đêm không mưa, ngày nắng, nhiệt độ từ 15 - 28oC; các tỉnh Nam Bộ đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng, nhiệt độ từ 21 - 33oC.
  • Máy bay và tàu Trung Quốc lại đến gần đảo tranh chấp (BaoMoi) - TTO - Một máy bay và bốn tàu chiến Trung Quốc lại tiến gần khu vực quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong ngày 24-12, theo lời lực lượng tuần duyên và Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
  • Máy bay Trung Quốc áp sát Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO)- Theo tờ Jiji Press của Nhật, Lực lượng Phòng không nước này đã phải điều động các máy bay chiến đấu xuất kích sau khi một máy bay Trung Quốc áp sát quần đảo Senkaku hôm 24-12.
  • ’Tay đấm’ Mỹ - Trung - Ấn trên vũ đài biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Các hoạt động thể hiện sức mạnh của Trung Quốc trên biển Đông khiến Ấn Độ-quốc gia mới trỗi dậy và Mỹ lo ngại. Ngược lại, sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ-Ấn cũng khiến Trung Quốc phải dè chừng khi muốn biến biển Đông thành ao nhà.
  • Nhật Bản thành lập lực lượng đặc nhiệm Senkaku (BaoMoi) - ANTĐ - Nhật Bản sẽ thành lập Đơn vị Senkaku - một lực lượng hải quân đặc nhiệm để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, Hãng tin Itar-Tass ngày 24-12 cho biết. Lực lượng này sẽ đối phó với các tàu tuần tra của Trung Quốc đi vào khu vực này.
  • Nhật lập đơn vị đặc nhiệm 'bảo vệ Senkaku' (BaoMoi) - Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập đơn vị đặc biệt để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp trên biển Hoa Đông, đối phó với những tàu Trung Quốc thường xuyên có mặt tại đây.
  • Chiến đấu cơ Nhật khẩn cấp đến đảo tranh chấp (BaoMoi) - Lực lượng Phòng không Nhật Bản hôm qua (24/12) đã phải ra lệnh cho một loạt chiến đấu cơ cất cánh khẩn cấp sau khi phát hiện một chiếc máy bay của chính phủ Trung Quốc đang tiến về phía quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong mấy ngày qua, phi cơ chiến đấu của Nhật Bản và máy bay Trung Quốc “đối đầu” nguy hiểm ở vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông.
  • Nhật Bản lập đơn vị đặc biệt bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (Petrotimes) - Nhật Bản quyết định thành lập một lực lượng đặc biệt bảo vệ quần đảo Senkaku hiện do nước này quản lý nhưng Trung Quốc đòi chủ quyền trước sự gia tăng các hành động xâm phạm lãnh hải và không phận quần đảo này của Trung Quốc.
  • Trung Quốc công bố “Sách Vàng tình hình quốc tế” năm 2013 (BaoMoi) - Ngày 24-12, Viện Khoa học Xã hội và Nhà Xuất bản Văn hiến Khoa học Xã hội Trung Quốc đồng phối hợp tổ chức buổi công bố "Sách Vàng kinh tế thế giới", "Sách Vàng tình hình quốc tế" và "Báo cáo chính trị và an ninh toàn cầu" năm 2013. Trong đó, "Sách Vàng tình hình quốc tế" đề cập nhiều đến tranh chấp quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku và nhân tố Mỹ tại khu vực.
  • Thế giới 24h: Cố vấn Mỹ bị sát hại (BaoMoi) - Một nữ cảnh sát Afghanistan hạ sát một cố vấn người Mỹ; Nhật sẽ lập “đơn vị Senkaku” đối phó tàu Trung Quốc... là những tin đáng chú ý trong ngày.
  • Nhật thành lập “đơn vị Senkaku” (BaoMoi) - TT - Lực lượng bảo vệ biển Nhật Bản sẽ tăng cường tàu tuần tra cho Sở chỉ huy lực lượng tuần duyên khu vực 11 đóng tại Naha, Okinawa và thành lập “đơn vị Senkaku” để đối phó với tàu tuần tra Trung Quốc vốn thường xuyên hoạt động trong vùng biển quanh quần đảo này.
  • Việt - Trung 2012: Sóng từ Biển Đông (BaoMoi) - Mặc dù quan hệ Việt - Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển ổn định quan hệ song phương.
  • Thế giới chao đảo với những điểm nóng 2012 (BaoMoi) - Năm nay, thế giới đã “chao đảo” trước diễn biến của nội chiến đẫm máu tại Syria, “chảo dầu sôi” ở Trung Đông - Biển Đông - Hoa Đông, cho đến kịch tính của các cuộc chuyển giao quyền lực có ảnh hưởng toàn cầu…
Bản tin tiếng Anh
  • Central SOEs expect to see profits rebound (Washington Post) - China's central SOEs are poised to rebound from eight months of consecutive falls in profit, under a program of steady growth being planned for the coming year.
  • Mainland firms cash in on Hong Kong IPOs (Washington Post) - Hong Kong was the largest fundraising hub for mainland enterprises in the first 11 months of 2012, according to statistics from China Venture.
  • Internet gaming: 'A winning gamble' (Washington Post) - China's online gaming industry is set to grow rapidly as the nation connects more people with broadband Internet, said Blizzard Entertainment CEO.
  • French wine a Chinese entree (Washington Post) - Chinese people's understanding of French products has grown over the years, to the point where they know the country offers more than just red wine, snails and foie gras.
  • Chinese house hunters venture overseas (Washington Post) - Chinese families, ranging from the highly affluent to the middle class' upper crust, are showing a keener interest in purchasing overseas housing.
  • New Year resolutions on economy (Washington Post) - Increased domestic consumption will play a fundamental role in economic development, and opportunities from urbanization will be a main driver in this process.
  • Shoppers in China boost festival sales (Washington Post) - Sluggish orders for Christmas products from overseas buyers have forced a growing number of Chinese manufacturers to focus on the domestic market, which is showing an increasing demand of products for the festive season.
  • Railway to create network of 'city clusters' (Washington Post) - The world's longest high-speed rail service, which starts between Beijing and Guangzhou on Wednesday, is expected to bring huge economic prosperity to towns and cities along its route.
  • Shanghai promotes burials at sea (Washington Post) - A shortage of land in Shanghai has prompted the municipal government to offer a larger subsidy to promote sea burials.
  • A little child shall lead (Washington Post) - A number of Chinese adopted children are returning with their new overseas families to live in China for a while.
  • The key to tea (Washington Post) - Tea sommelier Zhou Yutong may not be familiar with every tea produced in China, but she comes pretty close.
  • Rainbow dumplings (Washington Post) - The winter solstice is upon us, and as the deepest winter nights fall, people in North China will be cooking dumplings. But, Fan Zhen and C.J. Henderson found a place where you can feast royally.
  • China maintains blue alert for cold wave (Washington Post) - China's National Meteorological Center(NMC) on Saturday kept its blue alert for the severe cold wave that is sweaping many northern China regions.
  • Mothers' wishes (Washington Post) - In 2012, four mothers shared their stories with us. They told us of their endless pursuits of happiness for their children and families. Though life may be difficult, illness may be painful, children may be away and home may be empty, our mothers always wish the best for us.
  • Peripheral vision (Washington Post) - The word haya in Haya Ensemble means 'the edge' in the Mongolian language, but the musicians tell Mu Qian they hope more people in the center will get to know them.
  • Xi Jinping: Loving son, husband, father (Washington Post) - A photo of Xi Jinping released Sunday by Xinhua shows the general secretary of the Central Committee of the Communist Party of China (CPC) accompanying his mother Qi Xin for a walk.
  • Li Keqiang: A man who puts people first (Washington Post) - His toughness in advancing complex reforms, as well as his social warmth and scholarly temperament have made him a major figure in China's political arena.
  • Leaders 'value US relations' (Washington Post) - Chinese leaders as always highly value ties with the United States, Vice-Premier Wang Qishan told US President Barack Obama in Washington on Thursday.
  • Wang Qishan attends JCCT (Washington Post) - Senior Chinese and US offcials announced progress at the 23rd session of the China-US Joint Commission on Commerce and Trade, held in Washington on Wednesday. the JCCT is a major forum for the two sides to address issues in trade and investment.

 Thư của cán bộ lão thành gửi TBT Nguyễn Phú Trọng

(LB: bắt đầu phản công chăng???)
                                                                                    Ngày 26 tháng 11 năm 2012
  • Kính gửi : Anh Nguyễn Phú Trọng và các anh chị trong Bộ chính trị, Ban bí thư.
Chúng tôi là lớp trước các anh các chị. Những ngày qua đầu chúng tôi cứ nóng bỏng lên vì câu hỏi nội bộ ta có vấn đề không ? chúng tôi đã trao đổi với các bạn già như anh Phan Văn Khải, anh Nguyễn Văn An, anh Trần Đức Lương, anh Nông Đức Mạnh và những anh Đại tướng, Thượng tướng lớp 80, chúng tôi phải ráng bình tỉnh suy gẫm tìm ra cái nguyên nhân. Vì sao có những chuyện lộn xộn trong hội nghị Trung ương 6. Sau nhiều ngày tìm hiểu, gặp cả anh Đỗ Mười, Phan Diễn rồi cũng cho người hỏi cả anh Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Công Tạn kể cả Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, anh Nguyễn Đình Hương… tiếc rằng chưa trao đổi được với anh Lê Đức Anh. Chúng tôi thấy đã có cơ sở để kết luận nên mới viết thư này gởi các anh chị.

Mục đích của lá thư này là tìm ra sự thật và góp ý với các anh các chị chúng ta nên làm gì trong lúc đất nước đang vất vả với cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu này để Đảng ta không suy yếu.

Vậy sự thật là gì ?

Chúng tôi hoan nghênh nghị quyết của TW về việc chính đốn Đảng, việc này rất cần làm, phải làm nhưng phải có cách làm tốt nhất. Sẽ góp ý các anh các chị ở phần sau. Sự thật đưa đến kết cục vừa qua là của một nhóm lợi ích cá nhân thao tứng mà các anh các chị cần thấy rõ, nhìn cho thấu đáo. Nhóm này cầm đầu là anh Trương Tấn Sang và anh Lê Khả Phiêu.

Chúng tôi không rõ anh Trương Tấn Sang muốn cái gì nữa. Từ một người ở Thành phố không được, bị kỷ luật điều ra Trung ương tưởng hết khoá thì nghỉ, nhưng rồi chạy lách sao đó mà ở lại rồi lên và lên đến Chủ tịch nước. Như vậy là đủ, là quá được rồi vậy nhưng Sang còn muốn lên nữa. Đầu tiên anh Sang muốn xuống làm Thủ tướng để thâu tóm quyền lực, thâu tóm lực lượng cho khoá tới làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước. Loại được anh Nguyễn Tấn Dũng lúc này thì kỳ đại hội tới không còn đối thủ cạnh tranh.

Ý đồ của anh Sang rất nguy hiểm,vì động cơ cá nhân, anh ta không từ bỏ bất kỳ sự liên minh nào miễn được cho anh ấy, kể cả nắm thế lực bên ngoài, mà thế lực đó  trước nhất là phương Bắc vẫn o ép chúng ta, các anh chị biết cả rồi. Bên trong anh ta kéo các anh chị cao cấp đã nghỉ hưu, trong đó đứng đầu là anh Lê Khả Phiêu. Sang đưa các thông tin sai lệch về tình hình kinh tế đất nước, và qui tội cho Thủ tướng, cho Chính phủ (việc này các anh chị đã thấy rõ). Vậy là vì muốn “bảo vệ đất nước” và tin anh Sang nên các cụ đều nghe theo lời anh Phiêu (việc này sẽ nói kỹ hơn ở phần anh Lê Khả Phiêu), một mặt anh Sang nắm các báo như Tuổi trẻ, Thanh Niên… làm công cụ riêng tấn công Chính phủ và Thủ tướng, mặt khác nắm Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến (đã nắm từ nhiều năm nay) cùng một số đại gia khác để có tiền. Cho Yến đi vận động các cơ quan truyền thông và các trang mạng, đồng thời chủ động ra trang mạng Quan làm báo. Chúng tôi biết Bộ Công an đã gởi đến các anh chị báo cáo về Quan làm báo và xác định nó là của Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm và chúng tôi xác định thêm rằng mọi chỉ đạo tối cao, mọi thông tin mật là từ anh Trương Tấn Sang. Như vậy là anh Sang đã lập tổ chức phản động để đánh thẳng vào Chính phủ, vào Đảng mà trực tiếp bị tấn công là các anh Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng- mạng này lại khen anh Trương Tấn Sang là thiên tử (làm sao mà anh Sang là con trời được hở các anh chị ?). Anh Sang nắm chắc anh Lê Khả Phiêu, cung cấp tài chính cho anh Phiêu dàn trận đi dọc Bắc Nam gặp chúng tôi vận động. Trong tư tưởng anh Phiêu phải một mục đích có 3 kết quả.

Một là : cho Trương Tấn Sang, hai là cho mình và ba là cho nhóm “chùm khế ngọt” như mọi người thường nói để chỉ nhóm quê ở Thanh Hoá của anh Phiêu.

Đi tới đâu anh Sang, anh Phiêu cũng nói xấu Thủ tướng đủ điều và ca ngợi những Nghị, những Rứa của “chùm khế ngọt” và vận động chúng tôi ủng hộ anh ra làm cố vấn như Giang Trạch Dân ở Trung Quốc trước đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc). Anh Nguyễn Minh Triết dù bị nhiễm tuyên truyền của Sang, của Yến và Tâm không ủng hộ anh Dũng nhưng cũng phì cười nói rằng : “Lúc mình làm sợ mấy ông cố vấn thấy mồ, bây giờ đi nhát (hù) lớp lãnh đạo bây giờ à”. Anh Phiêu không đạt ý đồ làm cố vấn quyết dựng một người mình nói phải nghe để làm thái thượng hoàng đó là Trương Tấn Sang và nếu hạ được Nguyễn Tấn Dũng, Sang dịch chuyển thì sẽ đôn anh Phạm Quang Nghị (quê Thanh Hoá của anh Phiêu) lên.

Anh Lê Khả Phiêu đã làm gì với hội nghị TW 6 ? chúng ta biết anh Phiêu là một tướng lĩnh làm chính trị trong quân đội, giỏi thuyết khách, biết nghệ thuật tuyên truyền, anh ấy lên được Tổng bí thư cũng nhờ tài nghệ này, đặc biệt anh biết vận dụng tài tình quan hệ với Trung Quốc. Khi anh Phiêu lên Tổng bí thư,Trung Quốc hoanh nghênh, dù lúc đó chỉ mới là Thượng tướng. Ngay lập tức anh Phiêu khời đầu bằng quan hệ chử nghĩa: “đồng chí tốt, láng giềng gần” rồi “ có chuyện gì đóng cửa nói với nhau”… từ quan hệ này anh Phiêu đã đi xa, anh Phiêu đã hoàn toàn bị thuần phục dẫn đến bán rẻ tổ quốc nên năm 2000 đã bị các anh Đỗ Mười, lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt và Ban chấp hành TW vạch mặt và nhất trí cách chức Tổng bí thư của Lê Khả Phiêu. Bây giờ anh Phiêu lại sử dụng lại cung cách của năm 2000 mà Trung ương đã hạ bệ anh ấy. Lê Khả Phiêu dùng vị thế nguyên Tổng bí thư để to nhỏ, tuyên truyền các đ/c cao cấp về hưu theo cung cách của Trương Tấn Sang. Các anh chị nghĩ xem đọc tin trên mạng thì còn nghi ngờ, bây giờ nguyên Tổng bí thư nói thì chắc rồi. Lê Khả Phiêu tổ chức một cuộc họp ngay tại nhà riêng có mặt của nhiều đ/c đã nghỉ hưu. Trong số đó chúng tôi biết có các anh Phan Diễn, Nguyễn Công Tạn, Nguyễn Trọng Vĩnh, nghe nói có cả Nguyễn Đình Hương, Vũ Quốc Hùng… Anh Đồng Sỹ Nguyên đang ốm nằm viện 108 cũng xin bệnh viện cho về họp. Lê Khả Phiêu viết sẵn 1 kiến nghị gửi Bộ chính trị và Ban chấp hành TW để ép phải kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Anh Phiêu đã thành công khi thuyết phục được các đ/c có mặt ký vào kiến nghị. Sau cuộc họp anh Phiêu đến anh Đỗ Mười đề nghị anh Mười ký. Anh Mười nói (đại ý) : ký tập thể là sai nguyên tắc nên không ký và góp ý : Phê bình góp ý nhau thẳng thắng là cần thiết, nhưng kỷ luật và cách chức thì không nên nhất là lúc đất nước đang khó khăn này. Lê Khả Phiêu đã chuyển bức thư đến anh Nguyễn Phú Trọng nhưng nói với anh Trọng là anh Mười đã đồng ý.Trong thư còn dọa rằng : Nếu không kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng thì “các cụ” sẽ kéo đến biểu tình ở hội nghị TW6. (điều này anh Trọng đã biết rõ hơn chúng tôi). Chính từ sự việc tày trời này mà anh Trọng ngã về phía anh Sang là phải có hình thức kỷ luật. Như vậy là anh Trọng đã sụp bẩy Trương Tấn Sang và Lê Khả phiêu rồi. Khi anh Trọng đồng ý thì Phiêu, Sang đi thuyết phục từng uỷ viên Bộ chính trị. Nguyễn Xuân Phúc sau này nói : “các ông ấy đánh lừa tôi” (Sang, Phiêu lừa), Anh Trọng nhớ rằng sau cuộc họp Bộ chính trị anh Phiêu, Sang thông báo ngay cho các đ/c hưu trí rằng : phải hạ bệ Dũng, Bộ chính trị đồng ý rồi- làm thủ tục Trung ương xong đưa ra quốc hội là rồi. Nghe nói ngay đêm sau họp Bộ chính trị bỏ phiếu Sang đã thông báo với Đặng Thị Hoàng Yến để đưa lên mạng và báo Đặng Thành Tâm yên tâm sẽ về nước an toàn.

May thay, anh Mười đã tỉnh táo gọi điện cho anh Trọng nói rõ ý mình và yêu cầu không được đưa bức thư kiến nghị ra Ban chấp hành Trung ương.

Ban chấp hành TW đã sáng suốt bác tờ trình của Bộ chính trị đề nghị kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng.Chúng tôi hoan nghênh sự vững vàng, sáng suốt vì sự nghiệp chung, rất khách quan của Ban chấp hành TW. Nó cũng tạo một tiền lệ của cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng (lâu nay nhiều người vẫn  nói Bộ chính trị quyết định tất cả).Chúng tôi hoan nghênh các ý kiến dũng cảm, minh bạch, đúng nguyên tắc của các uỷ viên TW đã bác bỏ ý kiến Bộ chính trị.

Không dừng lại, không chấp hành quyết định của Ban chấp hành TW, Lê Khả Phiêu và Trương Tấn Sang không ngừng tuyên truyền, nói xấu Thủ tướng qua các cuộc tiếp xúc dân, gặp gỡ các đ/c lão thành và tổ chức báo chí tấn công. Đặc biệt cho gởi cả tờ trình số 73 của Bộ chính trị đã bị Ban chấp hành TW phủ quyết về các tỉnh, cho đưa cả lên mạng và Quan làm báo coi như có vũ khí để đánh Thủ tướng…

Các anh chị thân mến,

Các anh nghĩ gì về sự những gì đã xảy ra vừa qua, chúng tôi không bình luận, nhưng có lẽ chúng ta đều thấy : Việc làm này đã phân hoá nội bộ, làm suy yếu nội bộ và đã để kẻ địch lợi dụng (hàng loạt mạng phản động đồng thanh tấn công đảng ta). Tất cả chỉ vì động cơ cá nhân, vì mất tính đảng và mất cảnh giác.

Bài học Liên xô và Đông âu chúng ta cần luôn thấy. Chỉ vì nội bộ có vấn đề, kẻ thù ngoại bang đẩy vô là mọi việc đều có thể xảy ra, mất Đảng, mất nước là rõ. Các anh chị cứ nói “không chống tham nhũng thì mất Đảng”. Đây chưa phải là yếu tố số một. Theo chúng tôi điều số một phải thấy là : nội bộ mất đoàn kết (nội bộ ở đây là Bộ chính trị) sẽ dẫn đến bè phái, phân rã, mất cảnh giác là nguy cơ lớn nhất dẫn đến sự tàn vong của chế độ của Đảng ta. Các anh chị ngẫm lại xem những diễn biến vừa qua theo âm mưu của các anh Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang có khác gì một cuộc đảo chính. Họ đã lừa được nhiều đ/c lão thành cao cấp, lừa Bộ chính trị, lừa Tổng bí thư. Nếu chúng ta không có quân đội, Công an, không có Ban chấp hành TW mạnh thì điều gì đã xảy ra ?

Vì vậy chúng tôi có thông điệp này như một tấm lòng thân ái nhất gởi đến các anh các chị như sau :

Chúng tôi đề nghị anh Nguyễn Phú Trọng với sự trong sáng sẵn có,hãy vững vàng, tỉnh táo, sáng suốt lãnh đạo Bộ chính trị đưa con tàu của dân tộc đi đúng quỹ đạo.

Chúng tôi cảnh cáo hành vi gian trá, mất nhân tâm dẫn tới phản Đảng của Trương Tấn Sang và Lê Khả Phiêu. Các anh này phải dừng tay, nếu các anh đi tiếp bằng dã tâm của mình chúng tôi e rằng các anh sẽ mất tất cả. Chúng tôi những người đã đổ máu vì dân tộc sẽ quyết không tha thứ hành vi đầy tội ác này của họ Lê và họ Trương.Các anh chị cần nghiêm khắc tổ chức kiểm điểm 2 anh này về hành vi trên.Chúng tôi nghiêm túc đề nghị anh Trọng giao Công an phải khởi tố vụ án Quan làm báo để tìm cho được ai chủ mưu, có phải Đặng Thị Hoàng Yến không ? và ai chỉ đạo ? có phải anh Sang không ? rồi công bố cho toàn Đảng biết. Rất cần làm nhanh để bảo vệ uy tín của Đảng.

Chúng tôi đề nghị anh Nguyễn Tấn Dũng hãy bình tỉnh, không tự ái, đoàn kết giúp tập thể hiểu mình, tạo sức mạnh để lãnh đạo Chính phủ qua cơn lạm phát đưa kinh tế đi lên.

Chúng ta phải thấy rằng sau hơn 2 thập niên đổi mới bên cạnh nhiều thành công lớn có thể nói rất vĩ đại, chúng ta có một số sai lầm không nhỏ. Sai lầm đó là của nhiều lớp lãnh đạo, trong đó có chúng tôi. Sai lầm đó là tất nhiên, trong quá trình mò mẫm đổi mới với cơ chế chưa kịp theo thời đại- các anh chị cần đặt lên bàn tất cả những cái sai, những kẻ hở, lổ trống đã làm cho tham nhũng và cơ hội chủ nghĩa phát triển. Từ đó chúng ta tìm những biện pháp để sửa, sửa ngay trước mắt và sửa lâu dài, tận gốc. Phải thấy rằng lúc này không vững vàng thì không vượt qua khủng hoảng kinh tế đâu. Hãy cứu các doanh nghiệp- hầu bao của đất nước. Có chính sách mạnh để các doanh nghiệp thật sự có năng lực đang khó khăn được huy động đủ vốn để hoạt động.Tập trung củng cố lại các tập đoàn, tổng Công ty nhà nước, đặc biệt vốn nhà nước cấp phải sinh lời và nộp lợi nhuận.Anh nào làm mất vốn, lỗ thì xử lý ngay.Các anh chị cần tập trung khẩn cấp tái cấu trúc ngân hàng, hạ lãi suất. Ngân hàng không thể làm giàu trên nước mắt của doanh nghiệp và đồng bào được. Ngân hàng nhà nước phải mạnh tay để điều phối lãi suất.Nên cổ phần hoá và chỉ có cổ phần hoá mới quản lý được đồng vốn, chỉ cần giữ vài ba tập đoàn như : điện, xăng dầu, viễn thông là đủ.Hạ tầng giao thông lớn nhất là trục Bắc Nam cao tốc nên xã hội hoá theo hình thức BOT, BT để doanh nghiệp trong và ngoài nước làm, nhà nước hỗ trợ sẽ vừa nhanh vừa đỡ lo vốn.

Đảng ta cần xem lại cơ chế đề bạt cất nhắc, cái gì cũng tập trung vào Ban tổ chức TW là chưa ổn. Anh Trần Đình Hoan, anh Hồ Đức Việt đã quá sai, anh Tô Huy Rứa với bộ máy cũ để lại,cũng sẽ như các anh đi trước, thậm chí còn sai lầm hiện đại hơn, nhất là có anh Phiêu anh Sang giật dây phía sau.Cần có chiến lược về nhân sự cho 2-3 khoá tới, có cơ chế để chọn lựa đề bạt cán bộ có tâm và có tầm.

Chúng ta chưa vội đề ra kỷ luật người này người kia mà hãy xốc lên, siết lại đội ngũ của Đảng, phát động lòng yêu nước, tính kỷ luật, sự trung thành tận tuỵ của mỗi Đảng viên. Khen thưởng minh bạch, gạt bỏ mạnh các cán bộ bất tài lên chức do chạy chọt, trừng trị những kẻ lũng đoạn chính trường, phá rối nội bộ. Củng cố, đổi mới và phát huy các hoạt động của Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc để tăng cường giám sát độc lập cho hoạt động của Đảng và Chính phủ. Trong xã hội Đảng cộng sản cầm quyền của thế giới mở này việc giám sát này là cần thiết.

Các anh chị cần xây dựng cơ chế, qui chế để chống tham nhũng. Làm sao để việc đấu thầu, mua bán thiết bị không nâng giá rồi lại quả. Nhiều thứ phải tính. Chống tham nhũng không phải chỉ khởi tố, phá án mà phải làm sao để đừng có thể tham nhũng. Phải có cơ chế để “hành chính” không là “hành dân”, phát huy dân làm chủ.

Và một việc rất cần cấp là đổi mới ngay giáo dục người phụ trách ở Chính phủ và bộ máy lãnh đạo Bộ giáo dục Đào tạo phải thật sự biết và đủ tầm làm giáo dục mới mong đào tạo được các thế hệ sau này của dân tộc.

Chúng tôi kêu gọi tinh thần đoàn kết ở mỗi anh chị trong Bộ chính trị, Ban bí thư để làm đầu tàu cho toàn Ban chấp hành, toàn Đảng. Chúng ta có thể khẳng định rằng mất đoàn kết là tiêu diệt Đảng, tiêu diệt chế độ.

Chúng tôi khẳng định rằng : dân tộc Việt Nam là vô địch, nhân dân Việt Nam rất anh hùng. Nếu các anh chị biết đoàn kết nhau vì dân tộc thì sẽ thành công.Chúng tôi gửi lòng tin, nhân dân gửi trọn niềm hy vọng ở các anh, các chị; Tin rằng các anh các chị không phụ lòng của nhân dân và của chúng tôi.

Chúng tôi tin chắc các anh Đỗ Mười, Lê Đức Anh cũng đồng tình với chúng tôi, và để đảm bảo nguyên tắc của Đảng chúng tôi không ký tên tập thể và yêu cầu thư này được sử dụng theo chế độ Tuyệt mật ./.

Thân ái,

Những người đồng chí lớp trước

(chuquyenbiendongvietnam)

Một lần nữa Chủ tịch nước lại "Dở ẹc"

Một bạn đọc là Công dân TP. Hồ Chí Minh gởi cho chúng tôi 1 bản tin và 1 bài bình luận. Chúng tôi xin đưa cả 2 tài liệu để bạn đọc tham khảo. - BBT

Ngồi dự cuộc tiếp xúc với cử tri Quận 1 TP. Hồ Chí Minh với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang suốt cả buổi ra về lòng vô cùng bức xúc. Một vị Chủ tịch nước, cao lồng lộng mà sao ăn nói cứ như anh bán hàng rong, buồn hết nói. Chủ tịch nước hiểu và làm như vậy thì làm sao nước giàu dân mạnh được. Tôi trích ra một số đối thoại của ông Sang dưới đây để thấy rõ ông Sang như thế nào.

Một cử tri đề nghị chỉ rõ địa chỉ cụ thể của nhóm lợi ích.

Ông Sang bỗ bã : Tôi xin trả lời hết sức vắn tắt, đây là câu hỏi khó nhưng lại không khó. Cấp 1 thôi, không cần Đại học cũng trả lời được, dễ ẹc. Ông Sang nói dễ ẹc nhưng cứ loanh quanh mấy hồi rồi nói: “Còn giải quyết, kết quả chưa nhiều lắm nên tôi xin phép chưa trả lời cụ thể” .Sao ông không chỉ ra nhóm lợi ích do ông đỡ đầu mà Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến nợ trên 1.000 tỷ mà không thể trả nợ được ?. Cử tri nói dễ ẹc mà không tìm ra, chỉ ra thì làm sao xử lý được cái gì. Có người nói Chủ tịch dỡ ẹc.

Nói về việc tăng lương cơ sở để đủ sống làm việc,chỉ một việc này mà ông Sang 2 lần xác định “rất nguy hiểm” “vì nếu tăng lương theo đúng lộ trình thì thủng lưới ngân sách, không thể lo xuể”.

Vậy sao, người đứng đầu bộ máy mà không biết cách gì nuôi bộ máy, nuôi cán bộ,thì có nên để giữ Chủ tịch nước không ?

Trong cuộc tiếp xúc này, ông Sang lại dùng chiêu ẩn danh lắc léo như lần trước, lại ông A, ông B, ông C nào đó. Có quyền trong tay không xác minh đúng sai, không dám nói sự thật sao ? tin đồn thì nói làm gì mà cũng đưa ra ông A, ông B, ông C , thật không ra thể thống gì.

Chủ tịch nước nói trước dân với những từ ngữ nửa vời: “mà nghe hơi buồn lòng, hơi chạnh lòng và hơi xấu hổ”. Nghe ra có vẻ lòng tin giảm sút đối với Trung ương.

Vậy sao. Thực trạng đáng buồn như vậy, giảm sút như vậy mà ông Sang không dám cùng cử tri nhìn thẳng vào sự thật lại nói “có vẻ như”, và “hơi buồn, hơi chạnh lòng, hơi xấu hổ”chỉ mới hỏi sao. Thật là quá xấu hổ ông Tư Sang ơi.

Ông Sang lại giải thích rằng : Điều quan trọng là ngày hôm qua có lỗi lầm nhưng ngày hôm nay là ưu điểm, là tốt thì được” có phải ông muốn bảo vệ cho cái án kỷ luật trên vai ông ngày trước không ? ông có thể trả lời cho chúng tôi về sự thật lá thư ông Đặng Trung Quân công dân cách mạng ở Quận 4 gởi ông không ? ông có thể trả lời cử tri về những vấn đề nêu lên trong thư đề ngày 18/11/2012 của ông Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh không ? có thể ông sẽ nói như cư dân mạng rằng không phải của ông Vĩnh. Tôi không cần biết của ai, cứ coi như của ông X nào đó theo cách của ông Sang thì nội dung đó là như thế nào ? Chủ tịch nước như vậy thì mất nước mất thôi.

Ông lại nói “về cái ghế”, nếu vì cá nhân mình vì cái ghế mình ngồi thì chế độ sẽ suy vong” đúng thế, hơn ai hết chúng tôi thấy ông Trương Tấn Sang đang giữ ghế, muốn leo lên ghế cao hơn, với đạo đức, phong cách, với cái tầm thấp bé như vậy chắc chắn ông Sang sẽ ngã vì ghế, còn nếu ông vẫn giữ cái ghế thì chế độ sẽ suy.

Cử tri Quận 1 TP. Hồ Chí Minh

(Biển Đông)

Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu?

James Peron - Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào?
Ngay từ sáng sớm những dãy phố bên dưới căn phòng của tôi đã hoạt động nhộn nhịp như một tổ ong. Những quầy hàng nhỏ bé nằm rải rác khắp nơi, chen nhau trong từng khoảng trống trên vỉa hè. Những rổ chuối nhỏ, những túi khoai tây hay cà chua được bày bán khắp nơi. Những người bán báo bám lấy từng góc phố đông đúc. Những người bán hàng rong với mọi thứ sản phẩm có thể tưởng tượng được tiến hành công việc làm ăn của mình.
Chiều tà, hoạt động có giảm đi nhưng không chấm dứt hẳn. Những người bán rau đã trở về nhà. Bây giờ phố xá sặc mùi xúc xích nướng. Đi dọc phố sau khi trời đã tối được một lúc, tôi bị những người bán thức ăn vây quanh, họ hi vọng bán món hàng của mình cho những người tìm món ăn nhẹ vào buổi tối.
Những người bán hàng này là những thứ đầu tiên tôi nhớ lại khi rời châu Phi. Tôi không chỉ ở châu Phi, tôi đã ở trong những khu vực đông dân nhất trên lục địa này – đấy là khu Hillbrow ở Johannesburg. Những người bán hàng rong là thành phần chủ yếu của đời sống ở Hillbrow. Một số người thậm chí còn nói rằng chính họ làm cho nó suy sụp. Hiện nay Hillbrow là một khu ổ chuột, đầy gái điếm, bọn buôn bán ma túy, người nước ngoài rất đáng ngờ và những ngôi nhà đổ nát. Thế mà mới mười năn trước nó chính là trung tâm thời trang của Johannesburg.
Những người bán hàng rong bị lên án là nguyên nhân của sự suy sụp vì hàng quán của họ chiếm hết vỉa hè. Mỗi ngày những đống rác và thức ăn thiu thối mà họ bỏ lại càng cao thêm mãi lên. Không thể đi bộ trên vỉa hè vì tuần nào cũng có thêm những người bán hàng rong mới chen chúc nhau ở đó.
Cố gắng rất đáng trân trọng trong việc kiếm sống của người này lại trở thành khó chịu đối với người khác. Khi đời sống chính trị ở Nam Phi thay đổi, việc thực thi quy định của chính phủ về bán hàng rong cũng thay đổi theo. Thời gian đầu chính phủ mới tìm cách bợ đỡ những người bán hàng rong và không đưa ra quy định nào hết. Nhưng sau một thời gian, khu phố buôn bán trung tạm trở thành nơi không thể đi lại được nữa. Khách sạn sang trọng tên là Carlton Hotel đóng cửa và phòng nghỉ của cái khách sạn 50 tầng này đành bỏ không. Thậm chí thị trường chứng khoán Johannesburg cũng chạy sang khu vực thịnh vượng và sạch sẽ hơn của Sandton. Tôi sẽ không dám đi vào ban ngày nơi tôi từng một lần đi qua vào lúc nửa đêm. Khi khu vực trung tâm suy sụp, chính phủ lúng túng không biết nên nghiêm khắc hay không cần thực thi luật lệ về bán hàng rong nữa.
Nhưng dù người ta có gán cho những người bán hàng rong những tội lỗi gì đi nữa thì bạn có thật sự phê phán họ hay không? Trong một đất nước với trên 40 triệu dân, mà chỉ có dưới 25% người có việc làm thì luật lao động mới chỉ làm cho vấn đề trầm trọng thêm mà thôi. Vỉa hè là để dành cho người đi bộ chứ không phải cho hàng quán. Nhưng không có hàng quán thì con em những người bán hàng rong sẽ bị đói.
Sự giận dữ sẽ còn tiếp tục đổ lên đầu lên cổ những người bán hàng rong, và hiện nay cuộc xung đột vẫn còn tiếp tục vì ngay cả bây giờ vỉa hè vẫn được coi là tài sản công cộng hay là “của chung”. Các nhà kinh tế học đã và đang viết về “bi kịch của tài sản chung” và đây là một ví dụ nữa của việc tài sản chung bị bóc lột một cách quá mức, đến nỗi trở thành có hại cho tất cả mọi người.
Ngay cả vấn đề rác cũng là vấn đề của sở hữu chung. Nhà kinh tế học Walter Block đã từng nhận xét rằng vứt rác chỉ xảy ra ở những nơi thuộc tài sản công mà thôi. Chắc chắn là rác rưởi thường bị ném vào những chỗ thuộc tài sản riêng nhưng được mở ra cho mọi người cùng sử dụng – đấy là những chỗ như siêu thị, sân thể thao, rạp chiếu phim. Nhưng ở những chỗ đó, người chủ sở hữu không gọi cảnh sát tới phạt, mà đưa người tới dọn dẹp. Dọn dẹp là một phần của việc kinh doanh.
Nhưng thế giới của hàng rong lại không có quyền sở hữu, và vì vậy mà mới có nhiều vấn đề. Người buôn bán không có quyền sở hữu chỗ đặt quầy hàng và biết rằng họ có thể bị đuổi đi bất cứ lúc nào. Thỉnh thoảng lại có một đội cảnh sát tới đuổi, tịch thu hàng hóa và tịch thu cả hàng quán nữa. Kết quả là người bán hàng không quan tâm tới việc đầu tư vào hàng quán. Chỉ cần môt tấm bìa các tông trải ngay trên nền đất cũng xong. Thêm nữa, sẽ trở thành khoản đầu tư mà họ không thể kham nổi vì sợ mất.
Hernando de Soto cũng nhận thấy vấn đề tương tự như thế ở những người bán hàng rong ở Peru. Ông viết như sau: “Nguy cơ bị đuổi luôn luôn đe dọa những người bán hàng rong, nhất là khi bị tắc đường hay dưới áp lực của người dân sống trong khu vực. Nói một cách thực tế, điều đó ngăn chặn mọi ý định đầu tư dài hạn nhằm cải thiện khu vực, buộc những người bán hàng rong tiếp tục sử dụng những chiếc xe đẩy chứ không làm hàng quán bằng vật liệu xây dựng, có điện, nước, tủ lạnh, kho và những vật dụng khác đủ chứa số hàng hóa cần thiết. Xây dựng những tiện nghi như toilet, chỗ để xe hay vườn cây sẽ là việc làm không thiết thực”[1].
Giải pháp cho cuộc xung đột khi những quyền lợi cạnh tranh với nhau có ý định chộp giật những tài sản thuộc quyền sở hữu chung là tư nhân hóa. Như tôi đã nói bên trên, giải pháp thay thế còn lại duy nhất là những biện pháp có tính độc đoán: công an, phạt và tịch thu[2].
Quyền sở hữu có tác dụng
Trong một khu vực ở Johannesburg, biện pháp tư hữu đã được đem ra thử nghiệm và có tác dụng. Các chủ doanh nghiệp tư nhân đã thành lập những khu vực quản lí tư nhân nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh. Một khu vực như thế nằm ngay trên con đường trước khu nhà tôi, gọi là Ban quản lí Rosebank (RBMD).
Ở đây cũng có vấn đề hàng rong. Một đoạn phố nhỏ tên là Craddock chạy giữa siêu thị Rosebank và một vài cửa hàng nhỏ ở bên kia đường. Khoảng 140 người bán hàng rong chen chúc trong khu vực này. Mọi cố gắng nhằm ngăn chặn việc chiếm đoạt vỉa hè đều không đem lại kết quả vì khi lực lượng cưỡng chế vừa ra đi là những người bán hàng rong lại chiếm lấy càng nhiều chỗ càng tốt. Người đi bộ nhiều khi buộc phải bước xuống đường. Chỉ cần một người dừng lại để xem món đồ là lối đi đã không còn. Mỗi người bán hàng rong, trong khi hành động vì lợi ích cá nhân của mình, lại có những hành vi mà tất cả đều bị thiệt hại – tất cả, bởi vì không người nào có quyền sở hữu cái tài sản mà người đó đang sử dụng.
RBMD có giải pháp. Thứ nhất, dãy phố được nhượng lại cho họ. Con phố bị đóng cửa, không cho xe chạy qua nữa. Thứ hai, hầu như toàn bộ dãy phố được biến thành khu vực ngoài trời cho công chúng sử dụng. Một khu chợ hai tầng được xây dựng cho những người bán hàng rong và một công ty quản lí được thuê để cai quản công việc. Khoảng 60 người bán hàng rong được chọn vào bán trong tòa nhà này với khoản phí tối thiểu. Ngay bên dưới tòa nhà, nơi những người bán hàng rong từng sử dụng làm chỗ bán hàng, được RBMD dùng làm nơi biểu diễn của các diễn viên múa truyền thống. Các khách sạn ở đây đặt cả bàn ra ngoài vỉa hè. Khu vực từng xuýt bị lụn bại lại trở thành nơi thu hút khách du lịch.
RBMD còn thuê cả đội bảo vệ và vệ sinh viên nữa. An ninh được cải thiện, cả người mua, người bán hàng có môn bài và cả những người bán hàng rong đều được lợi. Ngoài ra, thành phố không còn phải lo dọn dẹp nữa vì RBMD đã quan tâm tới chuyện này rồi.
Trước đây, xung đột là không tránh khỏi. Nhưng khi những người bán hàng không có môn bài được đưa vào hệ thống thị trường với quyền sở hữu thì những người bán hàng có môn bài và không có môn bài có thể hợp tác với nhau vì quyền lợi chung.
Một cách nữa là dựng những quầy hàng trên hè phố. Người ta dành ra những khu vực riêng và người bán hàng được giao quyền sở hữu quầy hàng đó. Bằng cách bảo đảm cho người ta quyền sở hữu khu đất mà đằng nào người ta cũng sử dụng, thành phố có thể động viên những người bán hàng rong.
Theo luật hiện hành, quầy hàng là vốn chết: giá trị của nó không được sử dụng một cách đúng đắn vì không được pháp luật công nhận. Trong các nước thuộc thế giới thứ III, như de Soto đã chỉ rõ trong tác phẩm Bí ẩn của tư bản (The Mystery of Capital), có một số lớn vốn chết[3]. Nhà chưa có quyền sở hữu, doanh nghiệp ngầm, những người bán hàng rong – tất cả đều là một phần vốn chết của thế giới thứ III. Chỉ cần công nhận về mặt pháp lí là một số tài sản khá lớn đã được hình thành chỉ sau một đêm, đấy là số tài sản mà người nghèo có thể sử dụng để mở rộng và tạo thêm tài sản mới.
Vị trí có thể sang nhượng
Quyền sở hữu tạo điều kiện cho người ta sang nhượng các vị trí. Những quy định về buôn bán hiện hành chẳng khác gì luật ăn cướp. Người bán hàng có thể sử dụng vị trí với điều kiện là người đó giành được nó trước khi những người khác kịp làm như thế. Nhưng với hệ thống pháp luật như thế, chuyển giao vị trí là việc khó khăn vì người bán hàng không có quyền sở hữu. Điều đó làm cho kinh tế trì trệ và những người bán hàng khó lợi dụng được ưu thế của vị trí buôn bán. Điều này là rõ ràng bởi vì không phải tất cả mọi chỗ đều có giá trị kinh tế như nhau cho tất cả những người bán hàng. Nếu những người bán hàng có quyền sở hữu thì họ sẽ có thể thu xếp việc sử dụng vị trí phù hợp với giá trị kinh tế cả nó. Giá trị một số vị trí sẽ tăng, những người bán hàng có lợi nhuận cao nhờ vị trí đặc thù, người bán hàng rong cũng thế. Ở Peru, de Soto phát hiện ra rằng quyền sở hữu bên ngoài hệ thống pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho những người bán hàng rong bán vị trí của họ. Và cũng giống như mọi hàng hóa khác, vị trí cũng có giá khác nhau.
Tính linh hoạt trong sử dụng còn có nghĩa là một người có thể sử dụng vị trí vào buổi sáng, còn người khác thì sử dụng vào buổi chiều. De Soto đã nhận thấy hiện tượng như thế, ông viết:
Thí dụ, không có gì bất thường khi thấy một chỗ mà buổi sáng có người bán đồ điểm tâm, khoảng 9 hay 10 giờ thì lại có người bán nước ngọt, rồi đến trưa thì nhường cho người bán cơm trưa, sau đó, khoảng 4 giờ chiều lại được thay bằng người bán thuốc làm bằng thảo mộc, rồi đến tối lại được thay bằng người bán các món ăn Trung Hoa. Việc quay vòng như thế có thể biến một cái xe đẩy thành một tiệm lớn, góp phần tối đa hóa giá trị của nó. Tự mình, những người bán hàng khác nhau này chỉ cung cấp được một ít loại hàng hóa và dịch vụ. Nếu bán mãi một vài thứ không hiệu quả thì họ sẽ cải thiện vị trí bằng cách xoay vòng, làm cho cái xe đẩy đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng suốt cả ngày, tức là tận dụng được giá trị thương mại của vị trí suốt hai mươi bốn giờ một ngày”[4]
Việc thiết lập quyền sở hữu còn làm thay đổi cả hành vi của những người bán hàng rong. Nó khuyến khích người ta cải thiện công việc kinh doanh của chính họ. Nó tạo điều kiện cho người ta đầu tư. Nó cho phép người ta chuyển nhượng quyền kinh doanh. Hệ thống quyền sở hữu như thế giúp biến những người bán hàng không có môn bài thành khu vực có môn bài. Buôn bán trên đường phố có thể trở thành nơi ươm mầm cho những doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng và đầy sức sống. Cả một tầng lớp doanh nhân có thể được hình thành, với tất cả những lợi ích mà họ có thể cống hiến cho xã hội.
Tiếp cận bằng quyền sở hữu đem lại không chỉ sự uyển chuyển mà còn hiệu quả hơn trong việc giữ gìn trật tự trong khu vực buôn bán. Ban quản lí tại chỗ biết rõ khu vực của mình. Họ biết ai cần hay ai không cần có mặt tại vị trí nào. Họ còn biết ngay khi người bán hàng này gây khó khăn cho người bán hàng kia và ai là người chịu trách nhiệm giải quyết. Nghĩa là, họ có khả năng quản lí những khu vực nhỏ, đặc thù trên đường phố. Những thành phố lớn với hàng chục triệu dân và hàng ngàn đường phố không thể cạnh tranh về mặt uyển chuyển với sự quản lí đã được địa phương hóa như thế.
Ở Lima, Peru, chính quyền thành phố đã phải công nhận rằng cấm buôn bán trên hè phố là việc làm vô ích. Sau đó, chính quyền thành phố quyết định tạo ra những khu chợ cho người bán hàng rong. Nhưng theo de Soto, chính quyền thành phố “không tìm cách giữ độc quyền trong việc xây chợ. Ngược lại, được sự đồng ý của chính quyền trung ương, những người muốn xây chợ còn được miễn thuế, thậm chí miễn cả phí xin phép xây dựng nữa, chính quyền thậm chí còn đưa ra những luật lệ có lợi cho các tổ chức của người buôn bán”. Kết quả là từ năm 1964 đến năm 1970, “hễ nhà nước xây một chợ thì những người buôn bán không có môn bài xây được bốn cái”[5].
Những người bán hàng rong đại diện cho cái mà de Soto gọi là “cuộc trường chinh” tới chủ nghĩa tư bản. Nếu bị chính quyền cản trở và quấy rầy thì quyền sở hữu không thể phát triển được. Kết quả sẽ là suy sụp và đổ nát. Nhưng nếu thay vì kiểm soát, chính phủ lại hành động như là người bảo vệ quyền sở hữu thì việc buôn bán trên đường phố sẽ là bước khởi đầu trên con đường dẫn tới thịnh vượng.
James Peron là chủ tịch dự án Laissez Faire Books và biên tập viên tạp chí Laissez Faire!
_____________________
[1] Hernando de Soto, Con đường khác (The Other Path), New York: Harper & Row, 1989), trang 66-67.
[2] Quyền tự do, quyền sở hữu và tội phạm (Liberty, Property and Crime), Ideas on Liberty, November 2001, trang 11.
[3] Hernando de Soto, Bí ẩn của tư bản (The Mystery of Capital), New York: Basic Books, 2000.
[4] Hernando de Soto, Con đường khác (The Other Path), trang 67.

[5] Sách đã dẫn, trang 81.

James Peron
Phạm Nguyên Trường dịch
 

Một đường phố ở Hà Nội mang tên kẻ phản quốc?

Ở Hà Nội có một con phố mang tên của một vị thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp mà thân phận lúc cuối đời của nhân vật này còn nhiều uẩn khúc...

Nhiều đường phố ở Hà Nội mang tên của các nhân vật lịch sử. Đó thường là những vị vua anh minh, những vị tướng tài hay những nhà yêu nước lỗi lạc. Dường như phố Cao Đạt được đặt với tiêu chí như vậy.

Con phố này dài 125m, nối phố Lê Đại Hành với phố Đại Cồ Việt, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc, phố có tên gọi là đường 111. Sau năm 1945 đối tên thành Cao Đạt - tên một danh tướng dưới quyền Phan Đình Phùng trong khởi nghĩa Hương Khê chống thực dân Pháp thế kỷ 19.

Theo nhiều tư liệu lịch sử, Cao Đạt được coi là một nhân vật lịch sử có công trạng với đất nước. Khi khởi nghĩa thất bại ông đã trốn sang Xiêm (Thái Lan), bị Pháp bắt và đến khi già yếu thì được tha và chết ở quê nhà.

Anh hùng khởi nghĩa làm quân thù bạt vía

Cao Đạt là người xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Vốn là một người có sức khỏe phi phàm, lại tinh thông võ nghệ, khi lãnh tụ Phan Đình Phùng (1847-1895) phất cờ khởi nghĩa Cần Vương tại vùng Nghệ Tĩnh, Cao Đạt là người ứng nghĩa lớp đầu tiên.

Với phẩm chất gan dạ và thiện chiến, qua nhiều trạn đánh Cao Đạt giết được nhiều lính Pháp và ngụy quân. Ông được phong chức Đề đốc của nghĩa quân nên còn được gọi là Đề Đạt. Với danh xưng Đề Đạt, Cao Đạt đã làm cho Pháp và bè lũ phản bội Nguyễn Thân  khiếp vía cả một thời.

Sau khi Phan Đình Phùng tạ thế, nghĩa quân của ông cũng tan rã. Một số thành viên nghĩa quân nghe theo lời dụ dỗ của Nguyễn Thân (một võ quan nhà Nguyễn, là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp) ra hàng Pháp để rồi bị chúng giải về Huế chém hết.
Phố Cao Đạt.
Một số thành viên khác, trong đó có Cao Đạt lưu vong sang Xiêm, lập chiến khu tại một khu rừng thuộc tỉnh Oudonne.

Tại đây, họ mua sắm khí giới, chiêu mộ lính tráng và tập luyện vũ trang chờ ngày về nước kháng chiến. Nhưng Pháp đã ép người Xiêm cho phép mang lính Pháp sang càn quét. Cao Đạt và trên 10 người nữa bị bắt giải về nước. Một số người bị giết, số còn lại bị đầy ra Côn Đảo, trong đó có Cao Đạt.

Trở thành tay sai của Pháp?

Thân phận lúc cuối đời của Cao Đạt dường như còn đầy uẩn khúc. Theo một tư liệu của nhân chứng Đông Tùng (người cùng địa phương với Cao Đạt, từng lưu vong sang Trung Quốc và Thái Lan và sống chung với các nhà cách mạng gần gũi với Cao Đạt), công bố trong ấn phẩm Tập San Sử Địa số 22, xuất bản năm 1971 ở miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn cuối đời Cao Đạt đã đánh mất vị trí lịch sử cao quý của mình để trở thành một kẻ phản bội không thể tha thứ.

(Tải ấn phẩm Tập San Sử Địa số 22 tại Diễn đàn Hoangsa.org)

Theo Đông Tùng, đáng lý ra người đầu tiên bị Pháp chém đầu phải là Cao Đạt vì những tổn thất to lớn mà vị thủ lĩnh này đã gây ra cho quân đội thực dân. Tuy nhiên, không hiểu Cao Đạt đã khai báo với Pháp thế nào mà ông chỉ bị lưu đày đi Côn Lôn một vài năm rồi được ân xá về an nghiệp ở quê nhà Nghệ Tĩnh.

Thậm chí, khi có các sự kiện trọng đại, quan chức chính quyền thuộc địa thường cho người mời Cao Đạt tham dự. Đã có lúc Cao Đạt được mời đi Huế gặp Khâm sứ Trung Kỳ, lúc khác lại ra Hà Nội để gặp Marty, Chủ nhiệm phòng chính trị của Phủ toàn quyền Hà Nội.

Theo nhận xét chung của các nhà hoạt động chính trị ở vùng Nghệ Tĩnh như các cụ Ngô Đức Kế, Đặng Văn Bá, Nguyễn Đình Khiên… thì Cao Đạt đã thực sự làm tay sai cho thực dân Pháp nên mới có sự đãi ngộ ân cần, nồng hậu như thế.

Một sự việc mà Đông Tùng là người chứng kiến càng khẳng định điều này: đó là việc Pháp đem Cao Đạt sang Xiêm để nhận diện ông Thạch Phong năm 1928. Thạch Phong là người huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cũng là một nghĩa sĩ trong khởi nghĩa của Phan Đình Phùng ở Vũ Quang. Khi chiến khu tan rã, ông cũng theo Cao Đạt sang Xiêm lập căn cứ. Khi Pháp đem quân sang, Thạch Phong đã trốn thoát được khỏi vòng vây truy quét. Sau này ông trở thành một trong những vị nguyên lão cố vấn cho tổ chức cách mạng Việt Nam ở Thái Lan với bí danh Cu Sói. Mật thám Pháp dò biết được, tiếp tục đem quân sang Xiêm và bắt được Thạch Phong. Khi bị giam giữ ở Xiêm, ông chỉ khai tên Cu Sói, không chịu nhận mình là Thạch Phong. Sau khi Pháp đem Cao Đạt sang Xiêm nhận diện Thạch Phong, ông bị giải về nước và kết án đày đi Côn Lôn.

Đông Tùng kết luận: "Cao Đạt không bị trừng trị trước pháp luật chỉ vì ông đã chết trước năm 1945 (Cao Đạt chết năm 1941). Nhưng một con người như thế, ít ra ông ta cũng phải bị lên án trước một phiên tòa lịch sử để cho hợp lẽ công bằng".

Trong cuốn Đường phố Hà Nội, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho rằng, nếu thực sự Cao Đạt từng làm tay sai cho giặc Pháp thì không nên để tên đường này nữa. Nhiều người tâm huyết với Hà Nội mong rằng các nhà nghiên cứu lịch sử sớm làm sáng tỏ vấn đề này.

Bài viết của tác giả P.H.T (Cử nhân khoa Việt Nam học, ĐH KHXHVNV, ĐH QG Hà Nội) gửi Red.vn.

(Redvn) 

Vụ án 3 blogger CLB Nhà báo Tự do và sự mơ hồ của ''điều 88''

Ba blogger (từ trái sang) : ông Phan Thanh Hải (Anhbasaigon), ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và bà Tạ Phong Tần (DR)
Ba blogger (từ trái sang) : ông Phan Thanh Hải (Anhbasaigon), ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và bà Tạ Phong Tần (DR)

Ngày 28/12/2012, tòa phúc thẩm thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên xét xử ba blogger CLB Nhà báo Tự do. Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 9/2012, ba bị cáo đã bị khép tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, theo điều 88 Bộ luật Hình sự, và bị kết án tổng cộng 26 năm tù.

Bản án khắc nghiệt đối với ba nhà báo công dân gây nhiều phản đối trong dư luận trong và ngoài nước, bên cạnh đó điều 88 Bộ luật Hình sự bị lên án là đã để ngỏ khả năng cho các giải thích tùy tiện của các cơ quan tư pháp nhằm đàn áp công dân thực thi quyền tự do ngôn luận, được Hiến pháp quy định.

RFI phỏng vấn luật sư Nguyễn Thanh Lương (văn phòng "Luật sư Liên đoàn" - thành phố HCM), phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre, người bào chữa cho bà Tạ Phong Tần.

RFI : Xin chào luật sư Nguyễn Thanh Lương. Xin luật sư cho biết là, việc kết tội các bị cáo trong CLB Nhà báo Tự do, đặc biệt là chị Tạ Phong Tần, đã dựa trên các căn cứ nào và trong phiên phúc thẩm lần này, luật sư và thân chủ đề nghị xem xét lại các vấn đề gì ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Trước đây, cáo trạng cũng như các bản án xét xử các bị cáo, cho rằng các bị cáo có hành vi tuyên truyền chống lại Nhà nước, thông qua các tài liệu, chứng cứ, lời khai của nhân chứng, kết luận giám định, từ đó cơ quan tố tụng đã quy kết rằng, có căn cứ để buộc tội. Chị Tạ Phong Tần, thân chủ của tôi, đã có đơn xin kháng cáo. Nội dung đơn của chị Tần cho rằng, chị không có tội theo quy định của bản án. Chị Tần cho rằng, mình không có ý thức, không có hành vi để chống đối lại Nhà nước, mà đó chỉ là những luận điểm phản biện về quan điểm. Hai nữa là căn cứ vào các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, dựa trên các công ước về nhân quyền, về quyền dân sự và chính trị, từ đó, chị Tần cho rằng không có vi phạm pháp luật, không có nhìn nhận tội.

RFI : Thưa luật sư, ông có thể cho biết rõ hơn về việc buộc tội từ phía Viện Kiểm sát và Tòa án trong phiên sơ thẩm. Buộc tội như vậy có đúng không trên cơ sở pháp luật ?

LS Nguyễn Thanh Lương : Tôi là người bào chữa trực tiếp cho chị Tạ Phong Tần trong vụ án vừa rồi. Cơ quan tố tụng có phần trình bày rất dài với văn bản buộc tội dài khoảng 17, 18 trang. Có thể nói vắn tắt như sau : Cơ quan căn cứ vào lời khai của nhân chứng, kết luận giám định, các bài viết thể hiện quan điểm của bị cáo, thì cho rằng, bị cáo có đường lối chống lại Nhà nước, từ đó quy kết vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », áp dụng cụ thể là theo khoản 2, điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Từ góc độ của luật sư, đương nhiên là do thân chủ không nhìn nhận tội, do đó luật sư cũng bào chữa theo hướng gỡ tội cho thân chủ. Trong quá trình bào chữa, thì cũng đưa ra một số vấn đề liên quan đến chất lượng giám định chưa có phù hợp với Pháp lệnh giám định hiện hành, rồi các mâu thuẫn tình tiết, mâu thuẫn giữa lời khai của nhân chứng. Có nhiều vấn đề để đặt ra. Buổi bào chữa, tôi dự kiến xin phép Hội đồng phiên tòa sơ thẩm 40 phút để phát biểu, trên tinh thần là đọc bài bào chữa, chứ không có biện luận, nhưng rất tiếc là phần bào chữa của tôi trong phiên tòa sơ thẩm đã bị giới hạn trong 10 phút. Do đó, tôi không hoàn thành được nhiệm vụ của người luật sư bào chữa cho chị Tạ Phong Tần. Điều này tôi cũng áy náy. Nhưng sau phiên tòa sơ thẩm, gia đình tiếp tục nhờ tôi, do đó tôi hy vọng là trong phiên tòa phúc thẩm này, tôi có cơ hội để trình bày những lời bào chữa theo hướng có lợi cho chị Tạ Phong Tần. Cũng mong là Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ thoáng hơn, thì hy vọng sẽ có nhiều điều lợi ích cho thân chủ tôi.

RFI : Ở đây có một chi tiết là, trong số các chứng cứ mà bên tố tụng sử dụng để buộc tội các blogger, thì đặc biệt có 26 bài viết, được gọi là xuyên tạc sự thật và chống phá Nhà nước. Đây có thể nói là chứng cớ để buộc tội, đúng không, thưa luật sư ?

LS Nguyễn Thanh Lương : Đấy là một trong các chứng cớ, một phần lớn chứng cớ để buộc tội chị Tần.

RFI : Về 26 bài viết này, thì cụ thể theo giám định từ phía Nhà nước Việt Nam thì xác định ra sao, và xin luật sư cho biết quan điểm của luật sư về các lập luận của phía giám định.

LS Nguyễn Thanh Lương : Căn cứ vào kết luận giám định, thì không hẳn là 26 bài đó là hoàn toàn thể hiện sự chống đối lại Nhà nước. Thực chất là trong các kết luận giám định đó, có các ý kiến nhận xét như : « làm sai lạc thông tin », « kém thân thiện », « xấu, nhưng chưa đến mức phản động »… Theo nhận định của tôi, thì chính những kết luận giám định đó, nếu mà Hội đồng xét xử lắng nghe, thì chính đó là các phần bào chữa có lợi cho các bị cáo.

Cụ thể là, tỷ lệ các bài không nằm trong ý thức chống lại Nhà nước, riêng tôi cho rằng, chiếm khoảng 80%. Còn lại một phần nhỏ, có thể từ góc độ Nhà nước thì cho là « chống », những người khác, có thể cho là « phản biện ». Tóm lại, nếu Hội đồng xét xử lắng nghe, thì tôi cho rằng phiên tòa này có những thay đổi, theo hướng có lợi cho các bị cáo nói chung, và cho chị Tạ Phong Tần nói riêng.

RFI : Thưa luật sư, về thủ tục tố tụng, liên quan đến việc xem xét các chứng cứ, đặc biệt các bài viết, được giao cho cơ quan giám định thuộc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch, vậy điều này có phù hợp với các nguyên tắc pháp lý không ?

LS Nguyễn Thanh Lương : Về thủ tục giám định, theo tôi, có những bài phải do các cơ quan chuyên trách giám định, còn nếu giao cho Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch, tôi có thể nói vắn tắt là chất lượng giám định không hợp lệ, không bảo đảm tính pháp lý, theo những quy định pháp luật hiện hành.

RFI : Về phiên tòa sơ thẩm này, trong dư luận có rất nhiều ý kiến phản đối, cho rằng phiên tòa đã có những cáo buộc rất nặng nề, dẫn đến một cái án áp đặt, hay « án bỏ túi », theo cách gọi dân gian. Luật sư có nghĩ rằng, phiên phúc thẩm cũng sẽ diễn ra theo kịch bản đó không ?

LS Nguyễn Thanh Lương : Tôi hy vọng sẽ khác hơn, bởi vì tôi tin tưởng vào Tòa án Tối cao, là những người thẩm phán có nhiều thâm niên, có nhiều kinh nghiệm, có nhiều bản lĩnh, thì họ sẽ tạo điều kiện cho luật sư, cũng như là bị cáo trình bày. Đó là cái mong mỏi của tôi. Còn mọi việc trên thực tế phải chờ phiên xử ngày 28 tới.

RFI : Về phiên tòa 28 tới, theo những thông tin rất ít ỏi được lưu truyền trên mạng mà công chúng biết được, thì dường như phiên tòa này được tổ chức không rõ ràng, cụ thể như tiếp xúc giữa luật sư với thân chủ đã không được dễ dàng thuận lợi, thì phải chăng đây là các dấu hiệu cho thấy phiên tòa phúc thẩm ngày 28 sẽ không phải là một phiên tòa minh bạch và công bằng ?

LS Nguyễn Thanh Lương : Đúng là một câu hỏi khó đối với luật sư. Việc phiên tòa có minh bạch công khai hay không, thì tôi nghĩ rằng là minh bạch công khai. Nhưng tôi nghĩ rằng, vấn đề có nhiều người tham gia rộng rãi hay không thì đó là một vấn đề trên thực tiễn. Rõ ràng sẽ có sự giới hạn, nhưng mà cơ quan họ sẽ giải thích là để bảo đảm an ninh trật tự.

Nói chung vấn đề này còn phụ thuộc vào tiến bộ, vào vấn đề văn minh pháp quyền. Tôi nghĩ rằng, quý thính giả cũng có thể tự nghĩ và tự đánh giá.

RFI : Thưa luật sư, đứng từ góc độ của một luật gia nói chung, phải chăng sự vắng mặt của một cơ chế, ở Việt Nam, để bảo vệ quyền của công dân phát biểu những ý kiến riêng của mình, đối với những vấn đề chính trị, dẫn đến hệ quả là : Những người có các phát biểu về những vấn đề của quốc gia đất nước, mang tính động chạm, không được chính quyền chấp nhận, sẽ bị quy tội « chống phá » ? Sự vắng mặt của một cơ chế bảo vệ quyền tự do ngôn luận là nguyên nhân của việc xảy ra những vụ án như thế này, khiến nhiều người bị trừng phạt một cách oan trái, dẫn đến những đau khổ rất lớn đối với cá nhân họ, cũng như đối với gia đình và những người thân của họ ?

LS Nguyễn Thanh Lương : Bàn về vấn đề phóng viên vừa hỏi, cần trở lại vấn đề sự tồn tại của điều luật 88, cách hướng dẫn, cách lý giải để áp dụng điều luật đó như thế nào, để tránh sự ngộ nhận. Thực ra thì, theo quan điểm của tôi, điều luật đó cũng còn mang tính chung chung, từ đó nên trong thực tiễn vận dụng, nhất là áp dụng đối với những blogger để xử phạt họ, thì tôi cho rằng chưa thỏa đáng.

Tôi cũng từng phát biểu về vấn đề : Thế nào là Nhà nước, Nhà nước của trung ương, địa phương, cơ quan nào là đại diện Nhà nước... Thành ra (với một điều luật chung chung như vậy) trong việc xét xử, có khả năng nhiều sai sót. Các blogger thì cho rằng, họ vận dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, theo công ước quốc tế. Còn đối với các cơ quan tham gia tố tụng, thì họ căn cứ vào điều 88 đã tồn tại.

RFI : Vậy, thưa luật sư, cần phải làm gì với điều 88 này ?

LS Nguyễn Thanh Lương : Thật ra, không chỉ với cương vị của một luật sư, luật gia tham gia vào các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, để bào chữa cho những người « phạm tội » theo điều 88, mà hoạt động xét xử hàng ngày, thấy các sai sót của các cơ quan, thì tôi cũng mạnh dạn phát biểu bằng các văn bản, bằng việc nêu ý kiến trên báo chí.
Nói cho cùng, thì đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân của luật sư, còn việc giải quyết vấn đề, thay đổi pháp luật, là một thủ tục thông qua cơ quan Quốc hội. Do đó, mọi việc còn phải chờ cả hệ thống công quyền.

Nói riêng, tôi xác định rằng, với những gì trong hệ thống pháp luật hiện đang tồn tại ở Việt Nam, để thực thi quyền bào chữa, là một điều khó khăn. Đây là vấn đề tôi lấy làm tiếc, nhưng nói cho cùng, thì cũng là những xung đột cá nhân về quan điểm với nhau. Ví dụ như, xung đột giữa luật sư với hội đồng xét xử, tôi cho rằng đó là xung đột giữa các góc nhìn khác nhau thôi.

Như tôi vừa nói, điều luật là một chuyện, vận dụng là một chuyện ; những cái tiến bộ hiện hành của pháp luật, văn minh của pháp luật là một vấn đề, còn việc vận dụng luật theo những gì đã cho phép cũng đã là một khoảng cách, là một điều khác biệt.

RFI : Như vậy, phải chăng luật sư nghĩ rằng, việc tranh tụng giữa bên tố tụng và bên bị cáo, cũng là một cách để tham gia vào xây dựng tiến bộ xã hội, hướng đến một xã hội văn minh hơn và tôn trọng nhân quyền hơn ?

LS Nguyễn Thanh Lương : Vâng, đúng vậy, nó thể hiện một vấn đề tinh thần đối với những người trí thức ở Việt Nam, cụ thể đối với luật sư. Tôi nghĩ đó cũng là một cách để làm cho có một tiến bộ xã hội. Vì lý do đó mà tôi tham gia phiên tòa.

RFI xin trân trọng cảm ơn luật sư Nguyễn Thanh Lương

Trọng Thành (RFI)

Đức Giáo hoàng kêu gọi các lãnh đạo Trung Quốc tôn trọng các tôn giáo

Đức giáo hoàng Benedicto XVI đọc thông điệp Giáng Sinh (Reuters)
Đức giáo hoàng Benedicto XVI đọc thông điệp Giáng Sinh (Reuters)

Trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi ( Gởi đến dân thành Roma và toàn thế giới ) hôm nay 25/12/2012, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã kêu gọi các lãnh đạo mới của Trung Quốc tôn trọng các tôn giáo trên toàn quốc, vào lúc mà quan hệ Bắc Kinh – Vatican trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.

Từ ban công Giáo đường Thánh Phêrô, trước hàng chục ngàn tín đồ từ khắp năm châu tề tựu về đây, Đức Giáo hoàng nói : « Tôi mong muốn là các lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận giá trị của các tôn giáo, trong tinh thần tôn trọng mỗi tôn giáo, để các tôn giáo này có thể đóng góp vào việc xây dựng một xã hội đoàn kết, vì lợi ích của dân tộc cao quý này và của cả thế giới. ».

Xin nhắc lại là hiện nay tại Trung Quốc vẫn tồn tại hai Giáo hội : một Giáo hội Công giáo chính thức và một Giáo hội vẫn trung thành với Toà Thánh Vatican. Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh chủ yếu là do vấn đề bổ nhiệm các giám mục và tình trạng bách hại các chức sắc và giáo dân thuộc Giáo hội thầm lặng.

Nhìn sang vùng Trung Đông, lãnh đạo Giáo hội Công giáo toàn cầu đã kêu gọi các phe tham chiến ở Syria « tìm kiếm một giải pháp chính trị ». Đức Giáo hoàng nói : « Tôi kêu gọi hãy ngưng đổ máu, tạo điều kiện cho việc cứu trợ những người tản cư, người tỵ nạn và thông qua đối thoại, các bên tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ». Ngài cũng tỏ ý hy vọng là Israeal và Palestine có đủ can đảm « để chấm dứt quá nhiều năm đấu đá và chia rẽ, quyết tâm đi theo con đường thương thuyết ».

Trong thông điệp được truyền hình trực tiếp đến toàn thế giới, Đức Giáo hoàng cũng nhắc tới vùng Bắc Phi, nơi mà sau phong trào Mùa xuân Ả Rập đang trải qua « một giai đoạn chuyển tiếp sâu rộng tìm một tương lai mới. ». Ngài đặc biệt nhắc đến Ai Cập, quốc gia có nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo nhất trong khối Ả Rập. Đức Giáo hoàng tỏ ý mong muốn người dân Ai Cập cùng nhau xây dựng một xã hội dựa trên công lý, tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của mỗi người.

Lãnh đạo Giáo hội Công giáo toàn cầu cũng kêu gọi tìm những giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột ở châu Phi : Nigeria, Kenya, Mali và Cộng hòa Dân chủ Congo. Ngỏ lời với châu Mỹ Latinh, châu lục có nhiều người Công giáo nhất thế giới, Đức Giáo hoàng cầu xin Chúa Giêsu hỗ trợ những người buộc phải di cư ra nước ngoài để sinh sống. Ngài cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực này nỗ lực chống tội phạm có tổ chức.

Đức Giáo hoàng Benedicto 16 nhấn mạnh đến niềm hy vọng của thông điệp Giáng Sinh « ngay cả trong những giờ phút, những hoàn cảnh khó khăn nhất ».
Thanh Phương (RFI)

Chính phủ VN 'ra tay cứu doanh nghiệp'

Doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất khó khăn vì không bán được hàng

Chính phủ đã đề ra một loạt các giải pháp để giúp đỡ các doanh nghiệp hiện đang trong tình trạng ngoắc ngoải có thể sống sót qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Các giải pháp này đã được phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu ra tại buổi họp giao ban trực tuyến của toàn bộ nội các cùng với lãnh đạo các địa phương trên cả nước dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Ba ngày 25/12.

Báo chí trong nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết tính đến cuối tháng 10 trong năm nay đã có gần 52.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất.

Theo ông Vinh thì nguyên nhân của tình trạng này là ‘do sức cầu yếu’ và ‘tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn’.

Giảm thuế

Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết có tiêu đề là ‘Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm tồn kho và nợ xấu’ được ông Hải trình bày tại phiên họp nội các này phần lớn chỉ là những giải pháp chung chung như ‘đẩy nhanh’, ‘tăng cường’, nâng cao’, ‘thiết thực’, ‘hiệu quả’ vẫn thường thấy trong các văn bản, nghị quyết của chính phủ.

Điểm nhấn trong gói giải pháp này là kế hoạch miễn, giảm và giãn các loại thuế cho doanh nghiệp.

Theo đó, Chính phủ sẽ gia hạn 6 tháng cho tiền thuế thu nhập phải nộp trong quý 1 và 3 tháng cho tiền thuế thu nhập trong quý 2 và quý 3 năm sau cho các doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu hành năm không quá 20 tỷ đồng, các doanh nghiệp gia công, chế biến, các công ty xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội và các doanh nghiệp đầu tư-kinh doanh nhà ở.

Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng trong ba tháng đầu năm 2013 cũng được gia hạn thêm 6 tháng trong khi phí hạn chế xe cá nhân được bãi bỏ còn phí trước bạ đối với ô-tô khách dưới 10 chỗ cũng được giảm.

Tiền thuê đất của Nhà nước cũng được giảm đến một nửa trong hai năm 2013 và 2014.

Tăng tín dụng

Lạm phát giảm là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất.

Ngoài giải pháp thuế, Chính phủ cũng dùng thêm công cụ tín dụng ngân hàng để cứu các doanh nghiệp.

Theo đó, Chính phủ sẽ ‘tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát’ và tìm cách tăng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Hệ thống ngân hàng cũng được khuyến khích cho vay đối với các đối tượng có thu nhập thấp để mua nhà ở nhà rẻ và các doanh nghiệp đầu tư nhà ở giá rẻ. Ngân hàng Nhà nước sẽ dành ra từ 20.000 cho đến 40.000 tỷ đồng để bơm vốn cho các ngân hàng thương mại cho vay theo mục đích này.

Thời hạn cho vay vốn cũng được kéo dài từ 12 lên 15 năm cho các dự án hạ tầng có quy mô lớn và từ 1 năm lên 3 năm cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, thủy sản.

Cứu bất động sản

Còn về thị trường bất động sản mà hiện nay gần như đang đóng băng, Chính phủ sẽ xem xét mở rộng đối tượng và tạo điều kiện thuận lợi hơn người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

Đồng thời, Chính phủ cũng cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại hiện không bán được thành nhà tái định cư, nhà cho các đối tượng thu nhập thấp hoặc chuyển chức năng thành các công trình dịch vụ công ích như bệnh viện, trường học, khách sạn.

(BBC)

Trung Quốc dự định xây thêm cơ sở hạ tầng trên các quần đảo tranh chấp

(đấy thằng bạn vàng 4 tốt đây)

Trung Quốc thiết lập thành phố Tam Sa hồi tháng 6/2012 để quản lý Trường Sa và Hoàng Sa, hai đảo mà Việt Nam, Philippine, Đài Loan, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc dự định chi hơn 1 tỉ đôla để xây một phi trường, các bến cảng và một số dự án hạ tầng cơ sở khác trên các hòn đảo đang là trọng tâm của một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Philippines.

Hãng tin Bloomberg hôm nay trích tin của báo Thương Nghiệp Thế kỷ 21 của Trung Quốc, dẫn lời Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam, là tỉnh cai quản thành phố Tam Sa, nói rằng chính phủ trung ương đã phê chuẩn kế hoạch để đầu tư 10 tỉ Nhân dân tệ, tương đương với 1 tỉ 600 triệu đôla để xây dựng cấu trúc hạ tầng tại các khu vực được đặt dưới quyền cai quản của thành phố Tam Sa.

Trung Quốc thiết lập thành phố Tam Sa hồi tháng 6 năm nay để quản lý Trường Sa và Hoàng Sa, 2 quần đảo mà Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng  đòi chủ quyền toàn phần hay từng phần.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại Biển Đông đã khơi ra những quan ngại về nguy cơ các tuyên bố chủ quyền chồng chéo có thể gây gián đoạn cho các quan hệ kinh tế giữa Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN.

Một cuộc tranh chấp chủ quyền các hòn đảo trong Biển Hoa Đông mà người Nhật gọi là Senkaku và người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, cũng có nguy cơ tác động tới các trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Thành phố Tam Sa nằm trên hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã bị đẩy ra khỏi 30 đảo nhỏ và bãi đá ngầm trực thuộc Hoàng Sa trong một trận chiến năm 1974, giết chết 71 binh sĩ.

Tờ báo Thương Nghiệp Thế kỷ 21 cho hay ngân quỹ dành cho Tam Sa cũng sẽ được dùng để thi hành công lực trên biển và bảo đảm các hoạt động đánh bắt hải sản, nhưng trong tức thời số tiền này sẽ được dùng để xây phi trường, hải cảng, bến tàu và nhiều cơ sở hạ tầng khác.

Nguồn: Bloomberg, 21st Century Business Herald
VOA

Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc

(trong lúc thằng bạn vàng nó chiếm đảo, xây tỷ thứ, nâng cấp sân bay trên lãnh thổ của mình còn mình thì vẫn 4 vàng với 16 tốt, suông như nước lã!!!!)

Ảnh: Nguyễn Hưng.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh
Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Khu vực có những biến chuyển mạnh mẽ

Trong những năm đầu Thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động về chiến lược, cục diện có những biến chuyển mạnh mẽ, dần trở thành tâm điểm của sự can dự toàn cầu bởi tiềm năng, lợi ích bao la của biển. Điều này có thể thấy rõ qua chính sách “tái cân bằng”, trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hay có thể nhận biết trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc khi Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ là “cường quốc biển”. Bên cạnh đó, các quốc gia khác, dù ở bên bờ Ấn Độ Dương hay ở châu Âu xa xôi, cũng đánh tín hiệu mong muốn góp mặt để hợp tác, chia sẻ những lợi ích mà châu Á - Thái Bình Dương có thể mang lại. Các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phần lớn là các quốc gia vừa và nhỏ, cũng nhận thức được lợi ích của biển, tăng cường các hoạt động kinh tế, nghiên cứu khai thác tài nguyên, tích cực tham gia vào các mô hình hợp tác liên quan đến biển.

Như một hệ quả tất yếu, sự can dự mạnh mẽ dẫn đến hai xu thế là hợp tác và cạnh tranh, với những diễn biến cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Dù mỗi nước đều có chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm song biển không phải của riêng ai và những lợi ích từ biển cần được chia sẻ theo đúng luật pháp quốc tế. Đây là một nhận thức rất quan trọng bởi nếu các nước thống nhất cùng tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, sẵn sàng chia sẻ lợi ích một cách minh bạch thì sẽ giảm thiểu mặt cạnh tranh, tối đa hóa mặt hợp tác.

Tuy nhiên, đứng trước lợi ích to lớn đó, nếu không hiểu hoặc cố tình hiểu không đúng quyền và lợi ích của mỗi quốc gia trên biển thì xu thế cạnh tranh sẽ nổi trội, kéo theo những cọ xát với hệ lụy khôn lường. Ngay lúc này, nhiều người cũng đã thấy những nguy cơ xung đột tiềm tàng và dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang đang cuốn theo cả nước lớn lẫn nước nhỏ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nước lớn tăng cường trang bị vũ khí hiện đại với khả năng chiến đấu cao, tầm hoạt động xa, sức hủy diệt lớn, chủ yếu là cho không quân và hải quân - nhằm khẳng định quyết tâm và từng bước hiện thực hóa vai trò thống lĩnh biển của mình.

Không dừng lại ở đó, đã bắt đầu xuất hiện những tuyên bố về quyền, về chủ quyền trên biển đi ngược lại xu thế thời đại, bất chấp luật pháp quốc tế, xâm hại chủ quyền của các quốc gia khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của tất cả các bên có liên quan…, khiến dư luận trong và ngoài khu vực vô cùng quan ngại, thậm chí có những dự báo rất bi quan, xám màu… Rõ ràng, đó là những nhân tố gây bất lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực chúng ta.

Độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế

Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ được độc lập tự chủ, không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn, đồng thời giữ được quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực hay không?

Chúng ta tự tin trả lời: Hoàn toàn có thể được!

Vì sao như vậy?

Vì chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại, đó là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Cụ thể trong vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền chính đáng của mình, đồng thời sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, tích cực đóng góp cho sự hợp tác vì hòa bình, phát triển rộng lớn hơn trên các vùng biển quốc tế. Chúng ta bảo vệ lợi ích của chính mình, nhưng đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các nước khác và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Chính vì vậy, trong thời gian qua, chúng ta có được sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực và trên thế giới đối với những chủ trương, những hành động cụ thể nhằm bảo vệ độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông.

Chúng ta sống trong một thế giới hội nhập, hợp tác đa phương, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Việt Nam ủng hộ sự can dự của các nước lớn trong khu vực, nếu nó đem lại hòa bình, ổn định, phát triển cho tất cả các nước. Nhưng đồng thời chúng ta cũng yêu cầu phải có sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế, dù nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong các vấn đề liên quan đến lợi ích và đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam khẳng định không tham gia các can dự có tính chất quân sự, không tham gia các liên minh quân sự, không theo nước này để chống nước khác. Các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam sẽ không gây phương hại cho bất cứ quốc gia nào.

Chúng ta bảo vệ lợi ích trên biển trong bối cảnh quốc tế Việt Nam có nhiều bạn bè tốt và có chung lợi ích ổn định và phát triển, trước hết là các nước ASEAN. Chúng ta đã và đang nỗ lực để các nước ASEAN có cùng tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hợp tác chia sẻ lợi ích không chỉ với các nước có tuyên bố chủ quyền mà cả những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, làm rõ những lợi ích mà họ thu được với một Biển Đông hòa bình, ổn định. Trong các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ một cách hòa hiếu, bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có thể ỷ trên sức mạnh áp đặt ý chí lên một quốc gia khác, đặc biệt khi đụng chạm tới vấn đề thiêng liêng là chủ quyền quốc gia.

Đảng, Nhà nước, Quân đội ta có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước láng giềng. Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh thần Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương công khai, minh bạch trước cộng đồng thế giới và lắng nghe ý kiến của các nước có liên quan lợi ích trên Biển Đông. Chính do cách tiếp cận như vậy nên khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nhận được nhiều tiếng nói ủng hộ.

Với tư cách là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, đồng thời chúng ta cũng không ngần ngại trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc về những quan ngại của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Chúng ta làm điều này vì lợi ích của Việt Nam, vì chủ quyền của Việt Nam và cũng là vì lợi ích, hòa bình, ổn định của khu vực. Không chỉ vậy, chúng ta muốn nói với các bạn Trung Quốc rằng, không riêng Việt Nam mà nhiều nước khác cũng khâm phục và ngưỡng mộ hình ảnh một nước Trung Quốc XHCN phát triển hòa bình, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không muốn thấy những tuyên bố, những cách ứng xử không phù hợp của Trung Quốc sẽ làm phương hại đến lợi ích chiến lược, toàn cục của chính Trung Quốc, làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp mà qua mấy chục năm mở cửa, nước bạn mới dày công vun đắp xây dựng nên.

Đất nước ta ngày càng ổn định, kinh tế đang từng bước vượt khó khăn, đời sống nhân dân được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo ngày càng phát triển. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc nhưng cũng rất yêu chuộng hòa bình. Tất cả những chủ trương đối ngoại đúng đắn trên chỉ có thể thực hiện có kết quả khi đất nước chúng ta ổn định, kinh tế từng bước phát triển, tiềm lực quốc gia ngày càng vững mạnh. Đất nước cần được chuẩn bị tốt để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trước hết là hun đúc lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó một trọng tâm là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không điều gì quan trọng hơn là giữ vững ổn định chính trị, làm cho nhân dân ngày càng tin Đảng, Nhà nước, vì bất ổn nội bộ không những cản trở kinh tế, xã hội phát triển mà còn khiến chủ quyền quốc gia bị uy hiếp. Bên cạnh đó là việc xây dựng quân đội mạnh về tiềm lực, sẵn sàng chiến đấu cao. Cùng toàn Đảng, toàn dân, chúng ta sẽ làm tất cả để ngăn chặn chiến tranh, củng cố hòa bình, song cũng luôn vững tay súng, toàn dân là chiến sĩ, sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thống nhất đất nước.

Cuối cùng, chúng ta luôn phải nhớ bài học kinh nghiệm xương máu về kiến tạo và gìn giữ hòa bình - mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là kiến tạo hòa bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nhưng một nền hòa bình chỉ thực sự bền vững khi chúng ta luôn rực cháy ý chí và bảo đảm đủ sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi tình huống, từ mọi hướng. Làm tất cả để gìn giữ hòa bình song chúng ta không được để Tổ quốc bị bất ngờ, dám đánh và biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Quân đội ta luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, đất nước luôn được củng cố tiềm lực, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc bằng cuộc chiến tranh nhân dân bất khả chiến bại.

Đối ngoại quốc phòng góp phần xây dựng quân đội vững mạnh

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đối ngoại quốc phòng đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ song phương và hoạt động trên các diễn đàn đa phương để phục vụ cho sự nghiệp đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, trong đó có góp phần giải quyết các vấn đề trên Biển Đông.

Trước hết, chúng ta tăng cường, mở rộng quan hệ với các quốc gia để tìm kiếm điểm đồng, những lợi ích chung, cùng phát triển, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin của bạn bè quốc tế với một nước Việt Nam hòa hiếu, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, chúng ta đã chủ động xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục vụ mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”; tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa hai Quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Thứ ba, chúng ta đã tích cực tham gia các diễn đàn đa phương như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, trong đó luôn chủ động nêu các vấn đề an ninh khu vực một cách khách quan, bình tĩnh, có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng. Ý kiến của Việt Nam thường được lắng nghe, tôn trọng, đánh giá cao, đóng góp tích cực, có hiệu quả cho các diễn đàn này và chúng ta được sự ủng hộ của nhiều nước đối với cách xử lý các vấn đề quốc tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Một kết quả quan trọng khác là công tác đối ngoại quốc phòng đã đóng góp không nhỏ cho xây dựng quân đội vững mạnh, tiếp thu khoa học, công nghệ mới, tăng cường sức chiến đấu, sẵn sàng đối phó mọi tình huống trên đất liền, trên không và trên biển.

Chúng ta tin rằng, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, công tác đối ngoại quốc phòng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước phát triển, giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.

Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)

(Báo QĐND)

Dân quận Hoàng Mai Hà nội biểu tình tại trụ sở tiếp dân !

Như chúng tôi đã đưa tin, dự án đường 2,5 đi qua quận Hoàng mai đang được báo chí nêu ra nhiều sai phạm của cán bộ quận : bán đất giãn dân, điều chỉnh mục đích đất đai của quận trái luật, biết sai rồi còn chạy chọt cấp Thành phố để hòng chối  tội, che dấu những trò ăn cướp của mình.
Gần một trăm hộ dân tại quận Hoàng Mai đang gửi đơn tố cáo, kêu cứu đến các cơ quan từ cấp thấp đến cấp cao, tuy nhiên chưa có bất kỳ xử lý nào khiến sự việc  ngày càng phức tạp.
 
Đỉnh điểm việc làm trái luật của Quận là cách đây ba ngày, khi dân còn đang ở Ngô Thì Nhậm khiếu kiện thì chính quyền lén cho các lực lượng chức năng gồm công an, dân phòng đi cướp tài sản của dân, tháo gỡ trộm các biển hiêu kinh doanh và một số tài sản khác. Chúng tôi cũng đã đưa tin kịp thời.
   
Hôm nay dân Hoàng Mai lại tiếp tục mang khẩu hiệu trên người, già trẻ lớn bé đội rét đến trụ sở tiếp dân để biểu tình, kếu cứu, phản đối bất công :

Báo đăng thì mặc báo, tao thèm đất thì vẫn cướp !
 Tội nghiệp cho dân Thủ đô chưa ? khốn nạn quá !


Các công bộc khệnh khạng tay đút túi quần, bụng chảy mỡ.



 Trên đầu rợp biểu ngữ tự sướng, dưới đất dân oan kêu dậy đất.


Công chức cũng biểu tình, đảng viên cũng biểu tình đấy, làm gì bà ?

Cụ mày là đảng viên cựu đây, thằng nào đã cướp đất còn định bịt mồm cụ mày ?

Báo Công lý đăng đây, sao chúng mày vẫn câm như thế ?
Bà con quận Hoàng Mai đang tính có lẽ phải học theo bà con bên Văn Giang, Phúc Thọ : mang nồi nấu cháo đến quận để đun thôi, hun khói lũ chuột cho chúng chạy khỏi Thủ đô ngàn năm văn vật, xây dựng lại con người Thủ đô đẹp như trong sách vở từng ca ngợi : "chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". 
 
Tràng An giờ toàn lũ cướp ngày, cướp cạn từ các tỉnh kéo về như Thế Thảo, Hồng Khanh... chỗ nào cũng bị dân  tố cáo ăn đất, mua ghế. Tràng An đâu có những hạng người như thế ?

 Công chức bỏ việc để đi khiếu kiện, chống lũ cướp đất. Bộ mặt của Thủ đô là đây chăng ?
(Xuân VN) 

Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ

Gần 2 tháng mắc kẹt tại cảng Kolkata, thuyền viên tàu Cái Lân 4 viết thư về nước cầu cứu, nhưng lãnh đạo Vinashinlines cũng lực bất tòng tâm, chỉ cho biết phải chờ đợi.
Gửi thư về Việt Nam ngày 25/12, 22 thuyền viên tàu Cái Lân 4 của Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) cho biết tàu bị tòa án Ấn Độ bắt giữ cuối tháng 10, khi cập cảng Kolkata để giao hàng. Lý do các nhà chức trách tại đây đưa ra là Vinashinlines nợ tiền một nhà cung cấp dầu tại Singapore mà chưa trả.
Thủy thủ đoàn cho biết đã nhiều lần liên lạc về Việt Nam, yêu cầu Vinashinlines giải quyết nhưng chưa nhận được hỗ trợ.
Sau 2 tháng bị bắt giữ, việc ăn ở của thuyền viên gặp rất nhiều khó khăn. Hết lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu DO, mọi người sống cầm cự qua ngày bằng mì tôm, rau dại. Nhiều người bị ốm, sút cân. Ngày 25/12, 22 thủy thủ đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị giúp đỡ.

Tàu Cái Lân 4
Hình ảnh tàu Cái Lân 4, một trong số 16 tàu đang bị mắc kẹt của Vinashinlines. Ảnh thủy thủ đoàn cung cấp
Tàu Cái Lân 4 không phải là trường hợp duy nhất của Công ty Vinashinlines đang bị mắc kẹt ở nước ngoài. Liên tiếp trong những tháng vừa qua, hàng loạt bức thư kêu cứu của các thủy thủ đã gửi về từ khắp nơi trên thế giới như tàu Hoa Sen, New Phoenix, Sea Eagle từ Trung Quốc, tàu Diamond Way đang kẹt ở UAE. Trong thư, tất cả các thủy thủ đều cho biết đang ở tình trạng bị bắt giữ hoặc hết tiền, không nhiên liệu và cũng không nhận được kế hoạch hay hỗ trợ nào từ Vinashinlines.
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo Vinashinlines cho biết công ty "lực bất tòng tâm" dù biết chuyện tàu Cái Lân 4 bị bắt ở Ấn Độ từ lâu, thấu hiểu rất rõ tình trạng của tàu và các thủy thủ. "Nhưng giờ công ty kiệt quệ rồi, chúng tôi đã báo cáo lên Chính phủ rồi, nay chỉ biết chờ đợi thôi", ông nói tiếp.
Cũng theo vị lãnh đạo này, hiện công ty có tổng cộng 16 tàu đang bị mắc kẹt, nằm một chỗ ở cả trong lẫn ngoài nước.Trong đó khó khăn nhất là tàu New Phoenix đang bị kẹt ở Đại Liên, Trung Quốc, nơi nhiệt độ ngoài trời đang là âm 15 độ C. Các thủy thủ trên tàu đang phải gom củi để sưởi ấm và đun nấu và húp cháo loãng cho qua ngày. Với mỗi tàu chứa 10 đến 20 thuyền viên, hiện có cả trăm người đang bám trụ trên các tàu trong tình trạng thiếu đói.
Vị lãnh đạo trên cũng xác nhận thông tin Chính phủ đã có thông báo cho biết sẽ cấp khoản vốn 200 tỷ đồng để kéo các tàu về nước. "Đấy là có thông báo như thế, kế hoạch và thời gian triển khai chưa biết thế nào", vị lãnh đạo này cho biết.
Theo kế hoạch của Vinashinlines, công ty sẽ bán các tàu này đi ngay tại nơi đang neo đậu vì nếu đưa về Việt Nam còn tốn kém hơn. Bán sớm ngày nào đỡ tốn kém ngày đấy vì hiện nay, tính các loại chi phí của 16 con tàu này cũng ngốn 10 tỷ đồng mỗi tháng. Lãnh đạo của Vinashinlines hy vọng sau khi triển khai kế hoạch, tình trạng thiếu đói, mắc kẹt của các thủy thủ sẽ được giải quyết.
Không chỉ thiếu tiền đưa thủy thủ về nước, Vinashinlines còn gặp khó khăn ngay trong việc trả lương thưởng nhân viên. "Trong tài khoản công ty giờ không còn một đồng nào, ngay cả cán bộ công ty 4, 5 tháng nay đã không có lương", lãnh đạo của Vinashinlines than thở. Năm hết Tết đến, tình hình lương thưởng cũng chưa có gì khả quan. Trước tình hình đó, nhiều nhân viên đã chọn cách nghỉ việc.

Xuân Hiếu - Thanh Bình
(VnExprees) 

Ai chính là những kẻ đi ngược lại lợi ích của Nhân Dân?

“…cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân...” (*)
Nếu Lẩm Cẩm Lão Gia tôi không lầm thì hiện nay các tổ chức chính trị đối lập còn chưa ra đời ở Việt Nam. Thế mà ông đương kim Thủ tướng đã cho rằng các tổ chức chính trị đối lập sẽ “chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân...”!
1. Nhiều nước láng giềng có bang giao cũng như đầu tư vào Việt Nam như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, và Singapore đều có các tổ chức đối lập chính trị. Vậy có bao giờ người dân ở những quốc gia này lên án tẩy chay các tổ chức đối lập chính trị bởi vì các tổ chức đối lập chính trị đã “chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân...” hay chưa?
2. Ai chính là những kẻ đang đi ngược lại lợi ích của Nhân Dân hiện nay? Những kẻ nào đã khiến gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhà tan cửa nát? Những kẻ nào đã mua đất của bà con ở Văn Giang với giá rẻ mạt để rồi thu lại những món lợi khổng lồ trên sự đau khổ của người dân nghèo ở Văn Giang?
Những kẻ nào đã khiến biết bao người dân trên khắp 3 miền đất nước mất đất canh tác bởi những sân gôn và những công trình hợp tác với các công ty nước ngoài?
Những kẻ nào đã đi ngược lại lợi ích của Đất nước khi cho các công ty nước ngoài mà chủ yếu đến từ Trung Cộng thuê một diện tích rừng bằng cả một tỉnh Tây Ninh?
Những kẻ nào đã bất chấp tất cả để quyết tâm khai thác bauxite ở Tây Nguyên? Bây giờ đã là cuối năm 2012, kết quả của dự án khai thác bauxite Tây Nguyên – “chủ trương lớn của Đảng” – đến nay ra sao? Hãy cho người dân chúng tôi biết đi chứ!
Những kẻ đốn mạt nào đã bòn rút ngân quỹ của quốc gia trong thương vụ “Quả đấm sắt Vinashin” và cả hàng trăm hàng nghìn công trình đụng đâu hỏng đấy? Chắc chắn là không hề có bàn tay lông lá của “thế lực thù địch” cũng như các tổ chức chính trị đối lập trong những vụ ăn bẩn này.
Vậy ai chính là những kẻ đang đi ngược lại “lợi ích của đất nước, của nhân dân”?
Xin đừng đem hai chữ “Nhân Dân” ra để làm cái màn thưa hòng che mắt thế gian bởi chỉ thêm nhục.

Lẩm Cẩm Lão Gia

(*) vnexpress.net
(Blog Người Lót Gạch)  

Những “bệnh nhân” của bệnh tham nhũng

Để ngăn ngừa và loại bỏ tham nhũng, không chỉ nghiên cứu và tìm biện pháp đối phó với hành vi tham nhũng mà cần nghiên cứu cội rễ sâu xa của hiện tượng này, tức là các nguyên nhân của nó trong đó cội nguồn sâu xa nhất là “tâm lý tham nhũng”.
Có thể coi rằng hiện tượng tham nhũng là câu chuyện "xưa như trái đất". Bởi lẽ ngay từ giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thuỷ, những biểu hiện của tham nhũng đã xuất hiện. Nó là một trong những yếu tố làm tan rã hình thái xã hội này, đưa tổ chức cộng đồng loài người bước sang một xã hội có nhà nước, hay nói theo quan điểm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê nin là "xã hội có giai cấp".
"Bệnh nhân" là những ai?
Đồng hành với sự xuất hiện và phát triển của hiện tượng tham nhũng là những quan điểm bàn về hiện tượng này ở nhiều mức độ và mục đích khác nhau. Tuy nhiên, mãi cho đến những thập nên cuối cùng của thế kỷ 20, một thế kỷ của nhiều thành tựu kỳ vỹ của khoa học kỹ thuật, của dân chủ và nhân quyền (với nhiều bàn cãi, thoả hiệp), vấn đề tham nhũng được bàn đến một cách tập trung và hệ thống dưới nhiều hình thức và cách tiếp cận.
Dù con người (ở các khu vực, quốc gia và vị trí xã hội khác nhau) có  nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về hiện tượng tham nhũng, nhưng có một nhận định khá  đồng nhất là, hiện tượng tham nhũng là một căn bệnh của mọi quốc gia thuộc mọi thể chế chính trị, nhưng nó xảy ra một cách phổ biến nhất tại các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Dù muốn thừa nhận hay không, Việt Nam là một nước đang phát triển, và tham nhũng là một hiện tượng được mọi giới trong xã hội quan tâm và  bàn đến. Bằng chứng là Nhà nước ta đã bỏ khá nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu hiện tượng này, đưa ra và thực hiện nhiều chính sách để đối phó với nó.
Bởi vì tham nhũng như là một căn bệnh hết sức nguy hiểm đang đe doạ sự phát triển nền kinh tế, gặm nhấm lòng tin của nhân dân, thủ tiêu lòng yêu nước, ý chí hy sinh và mong muốn cống hiến của những người dân có năng lực và lương tri, đặc biệt là giới trẻ, tương lai của đất nước Việt Nam.
Có quan điểm cho rằng, tham nhũng là  sự làm giàu dựa vào quyền lực của quan chức. Hành vi tham nhũng được thể hiện dưới nhiều dạng như: Tham ô tài sản, các hình thức nhận hối lộ, các hình thức sử dụng công quyền vì tư lợi...
Chúng như những trang bệnh án của một người mắc bệnh "tham nhũng" với rất nhiều triệu chứng và một số phương thuốc chữa trị (kết quả chưa cụ thể).
Trước hết, không nên coi "quan chức" chỉ là những viên chức Nhà nước giữ những vị trí chủ chốt, hay có quyền đưa ra những quyết định quan trọng, mà nên coi họ là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng và những ai đang nắm ít hoặc nhiều quyền lực Nhà nước trong một quãng thời gian nào đó.
Thậm chí là những người dù không trực tiếp nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước nhưng có quyền chi phối một cách đáng kể đến hoạt động của bộ máy Nhà nước. Có nhận thức như thế chúng ta mới thấy hết được sự phổ biến của hiện tượng tham nhũng.
Từ khái niệm và đối tượng nêu trên, ta có thể nhìn thấy hiện tượng tham nhũng rất phổ biến: Khi đi trên đường (việc cảnh sát giao thông nhận tiền hối lộ của một người vi phạm luật lệ  giao thông ...), bắt đầu bước vào một cơ quan Nhà nước (tuyển dụng). Thậm chí tại một số đám cưới, đám tang, sinh nhật. Điều này cho thấy sự phổ biến đến mức có thể coi như là sự "xã  hội hoá" của tham nhũng.
Tâm lý tham nhũng... "truyền nhiễm"
Nhìn vào thực tiễn, có thể thấy rằng, nhiều người muốn trở thành quan chức là để có nhiều cơ hội kiếm tiền, sống sung sướng, dựa vào cơ chế xin- cho, thực chất là tham nhũng. Hiện tượng tham nhũng làm cho nhiều người "thèm" được làm quan chức, được đứng trong "hàng ngũ" của những "bệnh nhân" tham nhũng.
Điều này đồng thời cũng nói lên rằng, hiện tượng tham nhũng đã làm cho nhiều người nghĩ rằng, mọi công việc do quan chức giải quyết đều có yếu tố tham nhũng. Và để cho công việc của mình được tiến hành thuận lợi, cần phải thực hiện (những) hành vi như đút tiền, hối lộ, tức là nhiều người đã không còn tin tưởng vào lẽ phải, chân lý, dân chủ và pháp luật.
Nguy hại hơn, tham nhũng làm cho nhiều người nghĩ rằng, mọi việc đều có thể thực hiện được dù đúng hay sai, hợp pháp hay bất hợp pháp nếu có chuyện "đầu...tiên" (tiền đâu). Như vậy, tính truyền nhiễm của căn bệnh này đã làm cho những người không phải hoặc chưa phải là quan chức tin rằng tham nhũng là loại dầu bôi trơn cho cỗ máy cuộc sống hoặc công việc của họ.
Từ đó họ không những không đấu tranh để loại trừ tham nhũng, mà còn cố tình hoặc vô tình nuôi dưỡng, tiếp tay cho căn bệnh này. Đến lượt nó, bệnh tham nhũng lại có điều kiện để phát triển và ngày càng phát triển.
Tại sao lại có hiện tượng này?
Từ xưa đến nay, người Việt Nam thường lưu truyền câu nói "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", hay tục ngữ  "nén bạc đâm toạc tờ giấy". Những câu nói này là sự thừa nhận khả năng và vai trò của lợi ích vật chất trong việc giải quyết các công chuyện. Tập quán này là một trong những cơ sở hình thành và duy trì "tâm lý tham nhũng".
Một điều dễ nhận thấy nữa là, từ xưa đến nay, các bậc cha mẹ thường muốn con mình làm quan để ấm thân sung sướng, có  mấy ai coi mục đích làm quan là để cống hiến, phục vụ. Thậm chí, các nho sỹ coi việc công thành danh toại của đấng nam nhi cũng là nhằm khẳng định khả năng của mình.
Để được coi là  "người quân tử", "đấng trượng phu", để hiển vinh cho mình và dòng họ mình chứ  đâu chỉ phải nhằm phục vụ nhân dân. Câu nói  "một người làm quan cả họ được nhờ" nói lên rằng các ông quan có thể giúp đỡ họ hàng mình rất nhiều nhờ vào uy quyền của mình.
Trong suy nghĩ của người Việt Nam, quan chức luôn được coi là lớp người nhiều bổng lộc, lắm quyền uy và  giàu có. Mặc dù có câu tục ngữ "phi thương bất phú" nhưng lịch sử mấy ngàn năm của nước ta cho thấy rằng thương gia không phải là tầng lớp người được xã hội tôn vinh, mà phải là người làm quan.
Vì thế, cho đến bây giờ vẫn còn tồn tại một mâu thuẫn trong tâm lý của nhiều người Việt Nam. Dù người ta hay kêu ca, phàn nàn về thủ  tục hành chính, những tiêu cực trong quản lý, sự  bao cấp và thiên vị dai dẳng đối với doanh nghiệp Nhà nước, sự tham nhũng phổ biến của quan chức ... nhưng lại muốn được làm việc tại các cơ quan hoặc doanh nghiệp Nhà nước. Thậm chí  sẵng sàng nhờ vả, đút lót để đạt được mục đích này.
Một bằng chứng rất dễ nhận thấy là có những học giả đáng kính, thậm chí  là các tiến sỹ luật học, khi vô tình vi phạm luật lệ giao thông, họ sẵn sàng đút lót cho cảnh sát giao thông một khoản tiền thay vì nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Điều đó có nghĩa là, việc tham nhũng đâu có phải chỉ do học vấn, hiểu biết về pháp luật hay túng thiếu.  Mà "tâm lý tham nhũng" tồn tại trong một bộ  phận dân chúng, không dễ gì xoá bỏ  được.
Do đó, mặc Nhà nước ta đã chủ trương hoá và luật hoá nhiều khái niệm rất tiến bộ trong quản lý như "đầy tớ nhân dân", "vì nước quên thân vì dân phục vụ", "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư". Nhưng những khái niệm đẹp đẽ đó liệu có thể thực sự trở thành lẽ sống của mọi Đảng viên, cán bộ, công chức Nhà nước hay không? Khi mà con người Việt chúng ta chưa thể đoạn tuyệt với tâm lý tư lợi trong máu thịt.
Đằnh rằng, tất cả mọi người đều giống nhau ở bản năng sinh tồn, sự mưu cầu một cuộc sống giàu có, hạnh phúc nhưng cách thức lại có thể khác nhau do tâm lý, ý thức, hiểu biết, môi trường xã hội (bao gồm cả môi trường pháp luật).
Tuy nhiên, khi tâm lý của con người giống nhau trong cùng một môi trường thì cách thức của họ sẽ tương đối giống nhau. Sự khác nhau sẽ chỉ dừng lại ở mức độ quyết liệt, phạm vi thực hiện do sự liều lĩnh, cơ hội có được hoặc sự khôn ngoan của mỗi người khác nhau.
Do đó, khi "tâm lý tham nhũng" là phổ biến thì cách thức mưu cầu hạnh phúc của con người bằng việc tham nhũng sẽ là phổ biến. Và như thế, dù pháp luật có chặt chẽ bao nhiêu cũng sẽ không thể ngăn ngừa và loại bỏ tham nhũng có hiệu quả. Nếu những người thừa hành và bảo vệ pháp luật luôn có tâm lý tham nhũng, nhất là những người thông qua con đường tham nhũng để được làm những công việc này.
"Tâm lý tham nhũng" làm cho nhiều quan chức không thể từ chối những món lợi vật chất. "Tâm lý tham nhũng" làm cho người dân nghĩ rằng đút lót cho quan chức là một cách thức hiệu quả nhất và nhanh nhất để đạt được mục đích của mình trong một số công việc.
Do đó, nhằm ngăn ngừa và loại bỏ tham nhũng, bên cạnh những biện pháp về kinh tế, hành chính, pháp lý, một biện pháp khác rất quan trọng là giáo dục con người lòng tự trọng, ý thức phấn đấu, sự can đảm, lòng nhân  ái, vị tha để dần loại bỏ tâm lý tham nhũng.
Người dân phải đoàn kết với nhau để cùng vạch trần các hành vi tham nhũng, không tiếp tay cho tham nhũng, tạo nên một dũng khí đấu tranh với tham nhũng.
Tức là để ngăn ngừa và  loại bỏ tham nhũng, không chỉ nghiên cứu và tìm biện pháp đối phó với hành vi tham nhũng mà cần nghiên cứu cội rễ sâu xa của hiện tượng này, tức là các nguyên nhân của nó  trong đó cội nguồn sâu xa nhất là "tâm lý tham nhũng".

Lương Văn Trung
(Tuần VN) 

2012: Một năm không tốt đối với thị trường bất động sản tại Việt Nam

Thị trường bất động sản tại Việt Nam đã phải chịu đựng nhiều khó khăn trong thời gian gần đây.
Bat dong san VN 2012Năm 2012 vừa qua, theo các nguồn tin từ VietnamNet thì thị trường bất động sản tại Việt Nam đã không diễn ra suông sẽ khi các chuyên gia sử dụng những cụm từ như đóng băng hay ngưng hoạt động để mô tả trạng thái hiện tại của thị trường.
Rất nhiều dự án đã bị các nhà đầu tư bỏ hoang, và nhiều trong số họ đang gặp các vấn đề tài chính giữa lúc nền kinh tế nước này đang suy thoái. Kết quả là, các thửa đất dành cho các dự án đã bị bỏ giữa chừng. Một số báo điện tử cho biết rằng gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đã quyết định đưa ra các đề xuất cho các nhà đầu tư đối với những dự án này, và buộc họ tiếp tục thực hiện các dự án hoặc sẽ thu hồi giấy phép.

Bat dong san VN 2012
Hình minh họa
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, giá bất động sản trong năm 2012 thấp hơn 30% so với năm 2011. Tuy nhiên, giảm giá bất động sản cũng đã không giúp hâm nóng lại thị trường tại đây.
Một vấn đề khác mà tờ báo này lưu ý, rằng thị trường bất động sản phát triển quá nóng là nhờ có được sự hỗ trợ bởi các khoản vay từ các ngân hàng thương mại. Trong nhiều dự án, chủ sở hữu thực tế lại là các ngân hàng thương mại vì họ cho vay đến 80-90% tổng số vốn đầu tư.
Nhưng khi nền kinh tế gặp khó khăn và các căn hộ không bán được, nhiều ngân hàng phải vật lộn với số đầu tư đã bỏ ra. Các ngân hàng này sau đó đã phải bỏ thêm nhân lực cùng với các công ty phát triển bất động sản để tung ra các chiến dịch khuyến mại nhằm thu hút người mua. Dù vậy, thị trường bất động sản tại đây trong năm 2012 vẫn chưa sáng sủa như mong đợi.

Hồng Phúc lược dịch, CTV Phía Trước
Cheyenne Hollis, Property Report
 

Chuyện Mai Linh và những đại gia vỡ nợ

Phát triển nóng, đầu tư dàn trải, lấy vốn ngắn hạn dùng cho dài hạn đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp (DN) lao đao. Năm 2012 chứng kiến sự suy sụp, chìm vào vũng bùn đen tối của không ít những tên tuổi lớn, những đại gia một thời lừng lẫy.
Sai lầm giống nhau
Trong những ngày cuối cùng của năm 2012, giới kinh doanh chứng kiến Mai Linh – một đại gia vận tải hành khách - bị vỡ nợ. Tình huống bi đát khiến Mai Linh tính bán hơn 1.000 xe để thu hồi về 200-300 tỷ đồng dùng để trả nợ cho các nhà đầu tư.
Cho dù đang đứng đầu trên phạm vi cả nước về thị phần dịch vụ taxi với khoảng 12.000 đầu xe nhưng Mai Linh đang phải khất nợ với từng trường hợp nhà đầu tư. Thê thảm tới mức, DN nổi tiếng này không thể thanh toán được những khoản nợ vài trăm triệu đồng của người góp vốn mà phải tìm cách gia hạn, mời gọi những người cho vay nhiều trở thành cổ đông trong công ty…
Nói về thực trạng đáng buồn này, ông chủ của Mai Linh, Hồ Huy, thẳng thắn thừa nhận, DN thua lỗ là do “chúng tôi” sai lầm, dùng tiền ngắn hạn đầu tư dài hạn.
Theo ông Huy, các khoản nợ nói trên thực chất là nguồn vốn của những người cùng hợp tác đầu tư, vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, cựu chiến binh và được DN dùng làm vốn lưu động và đầu tư cho hoạt động kinh doanh vận tải.
Đây là nguồn vốn ngắn hạn nhưng được đem đầu tư dài hạn 5-10 năm nên khi mà các nhà đầu tư rút vốn, đặc biệt trong thời buổi kinh doanh khó khăn, dòng tiền cạn kiệt như năm 2012 thì DN không thể xoay xở và chìm ngập trong nợ nần.
Sự mở rộng không ngừng của Mai Linh trong vài năm gần đây với số đầu xe liên tục tăng, đứng đầu cả nước, với gần 60 công ty con rồi việc mua các bất động sản làm trụ sở, trạm dừng chân và việc đầu tư vào vận tải đường dài… trong khi lãi từ công ty con trả về cho công ty mẹ không đủ bù lãi trả cho người góp vốn đã khiến DN lao đao vì nợ nần, đến hạn không trả được.

Taxi Mai linh
Trước đó, giới đầu tư chứng khoán hầu như đều biết đến trường hợp khó khăn đến cùng cực của Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV), đến mức, ông chủ của doanh nghiệp này, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn An phải chấp nhận thế chấp cả nơi mình đang ở để vay tiền, hỗ trợ công ty.
Bắt đầu từ cuối năm trước và suốt những tháng đầu năm 2012, Thái Hòa đã liên tục phải đàm phán với các chủ nợ là các ngân hàng nhằm chuyển các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn trong bối cảnh DN này ngấp nghé bờ vực phá sản, mất thanh khoản, không có khả năng thanh toán.
Thái Hòa là DN đầu ngành trong lĩnh vực cà phê. Quy mô và sự nổi tiếng của DN này gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây với tổng tài sản lên tới gần 2.000 tỷ đồng nhưng lại hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ triền miên, đối mặt với án hủy niêm yết do phát triển nóng, đầu tư dàn trải, dùng vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn, chi phí tài chính cao…
Hàng loạt các dự án trồng cà phê dàn trải trên nhiều tỉnh thành đã đẩy DN này vào khó khăn do vay quá nhiều mà không có nguồn thu đủ lớn và kịp thời để trang trải các khoản nợ đến hạn.
Trong quý III vừa qua, cho dù đã có doanh thu thuần trở lại, nhưng Thái Hòa tiếp tục lỗ thêm 70 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 389 tỷ đồng. Từ chỗ là một đơn vị có tiếng tăm, hàng đầu trong lĩnh vực trồng cà phê, Thái Hòa đang phải chấp nhận bán bớt tài sản để bù đắp cho sự thiếu hụt thanh khoản và sự mất cân đối nguồn vốn. Giá cổ phiếu THV từ mức 16.000-17.000 đồng cách đây vài năm, xuống chỉ còn xung quanh ngưỡng 1.000 đồng/cp.
Không chỉ các đại gia mất thanh khoản, nhiều doanh nghiệp lớn vốn được coi là ông trùm về tiền mặt như Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của ông bầu Đoàn Nguyên Đức - người có tầm nhìn chiến lược rất tốt cũng gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2012 do đầu tư dàn trải quá nhiều vào các lĩnh vực BĐS, thủy điện, cao su, mía đường…
Tình trạng doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn do nợ nần, thua lỗ, mất thanh khoản… do đầu tư dàn trải hoặc/và phát triển nóng xảy ra rất nhiều trong năm 2012, đếm không xuể như trong lĩnh vực BĐS (HQC, VPH, QCG, KBC, NTB, PVR…), các lĩnh vực khác như DDM, TNG, SBA…
Vũng bùn nợ nần
Lý thuyết cho thấy việc dùng đòn bẩy tài chính để phát triển nhanh hơn, mang về lợi nhuận cao hơn cho cổ đông là cần thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất nhiều DN đã lạm dụng đòn bẩy quá đà.
Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển nóng, các DN đã ồ ạt vay vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Tỷ lệ 1 vốn 4 vay thậm chí còn được coi là bình thường và có những trường hợp vay gấp tới hàng chục lần so với vốn tự có.
Kinh tế khó khăn tiếp diễn trong năm 2012 đã khiến sự bất hợp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đầu tư của các DN bộc lộ. Chỉ trong phạm vi sàn chứng khoán, điểm sơ sơ đã có hàng chục doanh nghiệp có nợ ngắn hạn cao hơn nhiều tài sản ngắn hạn. Nợ nần quá nhiều, lãi suất cao, không bán được hàng… đã khiến một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp thua lỗ liên tục, lỗ lũy kế có trường hợp xấp xỉ, thậm chí vượt vốn điều lệ.
Bài toán phát triển nóng, đầu tư dàn trải nhờ vào việc dụng tín dụng dễ dãi trong những năm cuối thập kỷ vừa qua đã khiến không ít các doanh nghiệp vốn đang ở vào vị trí hàng đầu một một ngành nghề chìm xuống bùn đen, thậm chí nó khiến cho các ông chủ doanh nghiệp trắng tay sau bao nhiêu năm gây dựng.
Trường hợp Bianfishco là một ví dụ rất đáng tiếc. Mong muốn phát triển nhanh đã đẩy một DN hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản rơi vào bế tắc, suýt phá sản và cuối cùng đã buộc phải cầu cứu tới sự trợ giúp của Nhà nước và các nhà đầu tư khác.
Bianfisco của đại gia Diệu Hiền vốn nổi tiếng trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, nuôi hàng ngàn công nhân, làm ăn phát đạt cả chục năm qua. Nhưng DN này đã nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán với tổng các khoản nợ lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Số nợ sau đó đã được Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (Bộ Tài chính) và ngân hàng SHB mua lại, bơm vốn vào để tổ chức sản xuất kinh doanh.
Có thể thấy, tình trạng mất cân đối tài chính diễn ra ở rất nhiều doanh nghiệp trong năm 2012 khi mà nền kinh tế rơi vào khó khăn. Hàng loạt các vụ đổ vỡ đã xảy ra trên phạm vi cả nước. Tình trạng này rất có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2013 bởi tình hình tài chính của rất nhiều DN vẫn chưa được cải thiện. Tham vọng phát triển bùng nổ của các DN đang mang lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Mạnh Hà
(VEF) 

Giật mình trước tiết lộ về sex của nữ sinh Hà Nội

(vì sự nghiệp trăm năm trồng người nhưng mà giáo dục thì...)

“Trong số các bạn học sinh ở lớp có người yêu thì có tới 70% là đã có quan hệ tình dục” - N.H.M - nữ sinh lớp 11 đang sinh sống tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội khẳng định.
Ai cũng biết, chỉ phụ huynh là không biết
Mới đây, trong một cuộc hội thảo toàn quốc về tình dục và sức khỏe sinh sản do Trường ĐH Y tế công cộng tổ chức tại Hà Nội, kết quả đã cho thấy có nhiều thay đổi trong quan niệm, hành vi, tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở Việt Nam.
Đặc biệt, trong báo cáo kết quả thăm khám lâm sàng thực tế và khảo sát trên các trẻ vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn tại một số bệnh viện phụ sản còn cho thấy có những trường hợp có quan hệ tình dục (tự nguyện) khi mới 10-12 tuổi.
Đây là một thông tin khá sốc đối với nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, khi vấn đề được đưa ra để trao đổi với một số học sinh trung học trên địa bàn Hà Nội thì vấn đề này lại là vấn đề được các em coi là hết sức... bình thường!

Chỉ nên lo sợ khi trẻ không biết, không hiểu và hiểu sai về tình dục. (Ảnh minh họa. Nguồn Dân trí)
N.H.M (học sinh lớp 11 đang sinh sống tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) cho biết: “Nhóm của em có 5 người thì cả 5 người đều đã có bạn trai. Có những bạn còn có người yêu từ cách đây 2, 3 năm và cho đến bây giờ đã thay đến 3, 4 đời người yêu".

“Mà đã là người yêu của nhau rồi thì đi chơi rồi vào nhà nghỉ với nhau là chuyện hết sức bình thường! Trong số các bạn học sinh trong lớp có người yêu mà em được biết, thì có tới 70% là đã có quan hệ tình dục” - N.H.M nói thêm.

Theo N.H.M, con số trên tuy chưa phải là con số chính xác, và cũng không thể khẳng định được là đúng với tất cả mọi trường hợp, vì nhiều bạn còn giấu kín chuyện riêng tư. Nhưng “chuyện nhiều học sinh đã biết đến quan hệ tình dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là chuyện có thật mà tất cả mọi học sinh đều biết, chỉ có phụ huynh là không biết” - N.H.M nói.

Đ.T.H (học sinh lớp 12 ở một trường dân lập cũng thuộc quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) cũng cho rằng, ở lớp, hầu hết các bạn đều đã biết đến chuyện hẹn hò, cho nên những câu chuyện về yêu đương, “chuyện phòng the” được các bạn nam sinh, nữ sinh mang ra để bàn tán một cách rất sôi nổi.

“Nhiều bạn nam còn tải cả “phim tình cảm” vào điện thoại rồi mang đến lớp cho mọi người cùng xem mà không hề tỏ ra ngượng ngùng” - Đ.T.H kể.

Tránh thai chủ yếu bằng thuốc khẩn cấp

Trong cuộc nói chuyện tâm sự với một số em học sinh PTTH, điều khiến người viết giật mình hơn cả đó là, trong số 3 em học sinh tiết lộ đã có quan hệ tình dục với bạn trai thì có tới 2 em cho rằng, để không có hậu quả (mang thai - PV) thì phương pháp tránh thai tiện nhất mà các em muốn dùng sau khi quan hệ tình dục với bạn trai đó là thuốc tránh thai khẩn cấp.

Em N.T.H.Y (16 tuổi - Hoàng Mai - Hà Nội) nói: “Qua sách, báo, em có biết đến một số các phương pháp tránh thai. Tuy nhiên, khi đi với bạn trai, “chuyện ấy” thường phát sinh bất ngờ nên bọn em không thể có sự chuẩn bị. Bọn em cũng không thể lúc nào cũng mang theo BCS trong cặp, vì sợ bố mẹ phát hiện. Thế cho nên, trong trường hợp đó thì viên khẩn cấp là lựa chọn tốt nhất”.

Em N.T.H.Y cũng cho rằng, chính vì thường xuyên sử dụng phương pháp đó mà cho tới nay, em vẫn an toàn vì không bị bố mẹ phát hiện.

Tuy nhiên khi hỏi đến hậu quả của việc sử dụng thuốc thường xuyên thì cả 2 em học sinh đều lắc đầu và nói rằng: “không biết chính xác lắm”.


Trẻ quan hệ sớm là do thiếu hiểu biết

Anh Nguyễn Hữu Tùng, chuyên viên tư vấn thuộc nhóm tư vấn thanh niên Hà Nội cho biết:

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ vị thành niên, thanh niên quan hệ tình dục sớm thì có rất nhiều. Ví dụ như: trẻ dậy thì sớm, tiếp xúc sớm với các va chạm về giới tính, phim ảnh, văn hóa phẩm yêu đương không phù hợp với lứa tuổi, sự khuyến khích từ nhóm bạn...

Nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là sự thiếu định hướng của gia đình và nhà trường. Cha mẹ Việt gần như lảng tránh các con khi nói về vấn đề giới tính, khi các con hỏi thì thường mắng át đi, hoặc trả lời lấp liếm. Chưa kể đến việc kiến thức về giới tính của nhiều vị phụ huynh cũng khá mù mờ hoặc không chính xác. Giáo dục giới tính cũng đã được đưa vào nhà trường, tuy nhiên vẫn còn chung chung và giáo điều. Các tiết dạy về giới tính cũng bị cắt xén, coi là một môn phụ hoặc chỉ được giảng dạy một cách chung chung. Cho nên, học sinh cũng ngần ngại khi nêu ra thắc mắc của mình về giới tính.

Trong khi đó, việc trẻ có quan hệ sớm thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại, vì khi trẻ chưa thực sự trưởng thành về thể chất và tinh thần, không có sự chuẩn bị kỹ càng thì sẽ dẫn đến các hậu quả xấu như ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể và cơ quan sinh sản, vô sinh hay rối loạn chức năng tình dục, dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thai ngoài ý muốn.

Thế cho nên, “chúng ta không nên sợ khi trẻ biết về tình dục, chỉ nên lo sợ khi trẻ không biết, không hiểu và hiểu sai về tình dục mà thôi” - anh Tùng nói thêm.

Minh Minh
(VNN) 

Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa

(VTC News) - Cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan.

>> 10 loại rau thích hợp nhất cho mùa đông
>> Xuất hiện 'cò' đổi giấy phép lái xe
Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần dược. Những loài cỏ, cây, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược.

Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.

Cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn với những chiếc lá óng ánh màu kim tuyến 

Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến.

Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình.

Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được.

Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh.

Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó, chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sapa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng mù tịt nốt.

Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn 

Thời gian gần đây, khi người Trung Quốc phát hiện ở Việt Nam có loài cỏ này, đã thu mua ráo riết. Ở ngoài Bắc thì gọi nó là cỏ nhung, còn trong Tây Nguyên thì gọi là cỏ kim cương.

Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho một kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà dược học của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt.

Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào.

Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn, là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác.

Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình 

Ông Lâm vốn có bao năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài.

Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.

Ông Lâm có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn.

Bài thuốc trị ung thư của ông Lâm, do các thiền sư Tây Tạng chỉ cho gồm có 7 loại chính, trong đó quý nhất là ngũ trảo long, rồi đến cỏ nhung, giảo thiền kê, giảo cổ lam, bạch hoa xà…

Đồng bào đã nhổ sạch cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt 

Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Thậm chí, chúng mọc đầy trong vườn thảo quả của đồng bào. Đồng bào phải nhổ bỏ đi.

Hồi ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”.

Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ.

Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kg cỏ nhung đổi được mảnh đất Hà Nội.

Lúc đó, tôi chợt nghĩ, hay bỏ công việc làm báo nhọc nhằn, đi nhổ cỏ nhung bán cho người Trung Quốc sẽ giàu to. Nhổ một ngày trong rừng thì được cỡ vài bao.

 
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, người rất quan tâm đến cây cỏ, đã lên tận Sapa để nghiên cứu, mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì 

Nhưng tôi chọn cách im lặng. Nếu người Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Việt Nam, họ sẽ thuê người Việt nhổ sạch. Không có cỏ nhung, ông Lâm sẽ không sống được.

Ông Lâm cũng không muốn nói công dụng của nó với các nhà khoa học, bởi sẽ lại giống các cây cỏ khác, họ sẽ chẳng nghiên cứu đến đầu đến đũa, rồi thiên hạ biết, người Trung Quốc biết, sẽ bị nhổ sạch.

Mới đây, trở lại đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lang bạt trong rừng, ông Lâm đố tôi tìm được cây cỏ nhung nào. Tôi và ông đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây. Mấy năm trước, người Trung Quốc phát hiện ở Hoàng Liên Sơn có cỏ nhung, họ thuê đồng bào H’Mông nhổ. Đồng bào H’Mông như loài dê núi, luồn rừng cả ngày không biết mệt. Không đầy một năm, cỏ nhung trong đại ngàn Hoàng Liên bị nhổ sạch.

Lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, và giờ là 5 triệu đồng cho một kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ nhung lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này.

Ông Lâm phải trồng thuốc quý ở những nơi hiểm trở, bí mật để bảo tồn giống, có thuốc chữa bệnh 

Nhìn những chuyến xe chở cỏ nhung ùn ùn sang bên kia biên giới, ông Lâm buồn muốn rơi nước mắt. Thương lái mua cỏ nhung của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng một kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là cỏ nhung sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng một kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới.
Hai năm trước, cỏ nhung, còn gọi là kim cương bỗng sốt xình xịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 200 ngàn/kg, sau lên 500 ngàn/kg. Giờ thì thứ cỏ bí ẩn này đã có giá tới 1 triệu đồng/kg.

Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.

Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?
Theo ông Trần Ngọc Lâm, các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi.

Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.

Chúng ta sẽ đặt câu hỏi, vì sao cỏ nhung đắt thế mà chúng ta không gieo trồng? Nếu trồng được loài cỏ này, thì nó đã chẳng đắt thế. Loài cỏ này chỉ mọc ở những chỗ ven suối, ẩm ướt, trong bóng tối, ở môi trường mùn dày. Nó không chấp nhận bất kỳ sự chăm sóc nào.

Ông Lâm cung cấp thông tin giá trị của cỏ nhung, để mong rằng, chính quyền ra sức bảo vệ loài cỏ cực quý này, trước khi chúng bị nhổ sạch khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Còn tiếp... 

Phạm Ngọc Dương
(VTC) 

Sự cô đơn có hại như hút 15 điếu thuốc/ngày

Các chuyên gia Anh xác nhận tác động của sự cô đơn đối với sức khỏe tương đương như tác động của bệnh béo phì hoặc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày.
Theo báo The Sun, các chuyên gia nói rằng tình trạng cô đơn có thể đẩy nhanh chứng mất trí và làm tăng rủi ro bị bệnh tim và huyết áp cao
Nghiên cứu mới cho thấy phân nửa những người từ 75 tuổi trở lên sống đơn độc và ít nhất 1/10 trong số 10 triệu người trên 65 tuổi ở Anh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự cô quạnh.

Sự cô đơn có hại như hút 15 điếu thuốc/ngày
Sự cô đơn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổi - Ảnh: Shutterstock
Năm triệu người lớn tuổi, tức phân nửa trong số trên, cho biết tivi là bạn đồng hành chính của họ và hơn nửa triệu người thừa nhận họ rời nhà ít hơn một lần mỗi tuần.
Nghiên cứu gần đây của WRVS, một tổ chức từ thiện giúp đỡ người già của Anh, đã xác định gần 400.000 người già cho biết họ có con nhưng con của họ quá bận rộn nên không thể đến thăm họ.
Những người già càng sống xa con cái họ bao nhiêu, tình hình lại càng tồi tệ hơn bấy nhiêu. Nghiên cứu của WRVS cho thấy đối với 10% cha mẹ trên 75 tuổi, đứa con gần nhất sống cách họ một giờ đi ô tô.
Và trong số đó, phân nửa được thăm chỉ một lần mỗi 2-6 tháng.
Hồi năm 2010, các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young ở Provo, bang Utah (Mỹ) cũng đã ghi nhận sự cô đơn có tác hại tương đương việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày.

Theo Thanh niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét