Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

HOT - THỜI SỰ NÓNG

Danlambao 26/12/2012

Trước phiên xử ba blogger, nghĩ về “quyền được biết”
Đoan Trang – Bức ảnh này (không rõ nguồn), với tôi, thể hiện rõ cuộc đối đầu giữa một bên là một cá nhân nhỏ bé, đấu tranh vì tự do ngôn luận, với một bên là cả lực lượng công quyền hùng hậu, xuất phát từ ý thức “bí mật là sức mạnh của chúng ta” mà quan niệm rất rõ rằng “dân không cần biết những điều không cần biết”, “Đảng và Nhà nước đã có chính sách cả rồi”.

Từ cuộc họp tổ dân phố đến buổi rao giảng của ông đại tá Thanh

* Góp thêm chút ý kiến về chuyện ông Thanh
Tâm Nguyễn (Danlambao) – Thực ra, cái chuyện của ông Đại tá, PGS, Ts gì đó tên Thanh thì trên mạng người ta đã bàn đầy ra đó hết rồi, mà nhiều bài phân tích hết sức chi tiết và hay cực, khiến mình khâm phục hết chỗ chê của các tác giả Hà Văn Thịnh, Minh Diện, Xuân Thọ, Đặng Chí Hùng, Đào Tiến Thi… nghe nói, có trên 700 bài viết và còm-meng (theo Blog Anh Ba Sàm), khiến mình thấy chẳng nên góp ý gì thêm nữa mất công, cũng chỉ trùng lập lại ý của người viết trước.

Cuối năm nhẩm tính ‘nợ đời cộng sản’ 

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Những tờ lịch lẻ loi, đong đưa trước gió, báo hiệu những ngày cuối cùng của năm 2012 sắp chấm dứt. Dân tộc chúng ta bước vào năm thứ 68 kể từ (1945) khi ông Hồ Chí Minh rước cái chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, độc tài, bạo lực và khát máu kèm theo cái “cà vạt” ảo vọng XHCN khoát lên mình dân tộc, tròng vào cổ nhân dân miền Bắc và cả nước (1975).

Miệng lưỡi nhà quan: Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân 

Bảo Cầm (TNO) - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho rằng quyết định 1623 mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình ban hành cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC không gây thiệt hại cho dân.

Hoàng Mai, Hà Nội: Phản đối quyết định cưỡng chế, một người dân đòi tự tử 

(Dân trí) – Sáng ngày 23/12, tại khu đất trang trại thuộc xứ đồng Cát Thượng, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội, hàng chục hộ dân bày tỏ sự phản đối, không đồng tình với quyết định cưỡng chế khu đất này.

Nỗi niềm Giáng sinh

Huỳnh Thục Vy (Danlambao)Mùa Giáng Sinh, mùa của lòng nhân ái, xin tất cả chúng ta hãy dành cho những người cùng khổ, tù đày trên đất nước này một chỗ khiêm tốn trong tim; để chúng ta còn biết thổn thức, âu lo; để bên những dạ tiệc linh đình, chúng ta còn nhận thức sống động rằng, trong cái đất nước đầy bất công đau khổ này, sự may mắn mà chúng ta đang có được đã không đến với đại đa số người khác…

Danlambao 25/12/2012

Toan tính giải thoát nhóm lợi ích thông qua gói giải cứu thị trường Bất Động Sản

Donguyen (Danlamabao) – Sắp tới đây, chính phủ Việt Nam tung ra gói giải pháp cứu thị trường bất động sản, gói giải pháp tài chính. Có hai câu hỏi đặt ra ở đây:
1. Trọng tâm gói giải pháp này là gì? Có thành công hay không? và,

2. Vấn đề thực sự mà nên kinh tế Việt Nam đang gặp phải là gì?

Nhiệt liệt hoan hô đồng chí X!

Kinh tế VN tăng trưởng chậm nhất từ 1999
BBC – Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức chậm nhất trong 13 năm vào năm 2012 trong bối cảnh quý Tư không đạt được tăng trưởng mạnh do khối ngân hàng hạn chế cho vay và nhu cầu nội địa thấp.

Lộ trình đi đến tương lai

Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Để đánh giá về một cá nhân, một cộng đồng – dân tộc hay quốc gia người ta nhìn về tương lai của nó. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc phủ nhận cái thực tại, vì bản thân cái thực tại cũng hàm chứa cái hình ảnh của tương lai.

Người tỵ nạn ở Mỹ

Có những từ giống như “Tự do”,
Ngọt ngào và tuyệt diệu khi thốt ra.
Trong sâu thẳm lòng tôi tự do hát
Suốt ngày mỗi ngày.

Bài văn của một học sinh lớp 9 gửi ông Trần Đăng Thanh

Văn Lang (Danlambao)Đề bài: Em hãy chứng minh trong khả năng của mình tội ác của đế quốc Mỹ xâm lược và công ơn lớn lao của Trung Quốc? Đồng thời đánh giá ĐCSVN có vai trò như thế nào trong quá trình tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường XHCN.

Rừng xưa đã khép!

Giang Le (Danlambao) - Ông Hà Văn Thịnh ở Huế viết bài “Nhục và Đau”. Ông viết không riêng cho nỗi nhục và nỗi đau riêng của ông lúc bây giờ mà ông đã không tiếc lời lên án cho cả thế hệ cha ông, khuất phục, khoan nhượng ngoại bang, chấp nhận sống theo âm lịch ngàn đời trong nỗi nhục, để bây giờ ông nhận ra ông thấy quá đau nên la toán lên… nhục… nhục và đau!!! Lời oán thán của ông Hà Văn Thịnh quả thật không sai!

Huề tiền sở hụi chủ nghĩa côn an

Xét xử cảnh sát “gây thương tích khi thi hành công vụ” 
Trong vụ án này, cơ quan chức năng đã 3 lần dựng lại hiện trường. Bản thân bị hại đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu các cấp. Bí thư Tỉnh ủy, Thanh tra Bộ Công an, Hội Cựu chiến binh và Hội Phụ nữ tỉnh cũng có văn bản đốc thúc. Mười tháng sau vụ việc (2-2011), VKSND TP Nha Trang mới khởi tố vụ án “Gây thương tích trong khi thi hành công vụ” theo điều 107-BLHS. Đến tháng 6-2011 mới khởi tố bị can Hiếu. Đầu tháng 11-2011, thẩm phán TAND TP Nha Trang trả hồ sơ về VKS, yêu cầu làm rõ “bị đơn dân sự” và một số tình tiết khác. Tháng 3-2012, VKS mới chuyển hồ sơ về Công an Nha Trang theo yêu cầu của tòa án. Chín tháng sau đó, vụ án mới được đưa ra xét xử. Và bây giờ…
Hội đồng xét xử tuyên trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra hoàn tất thủ tục bị đơn dân sự, cho đối chất các nhân chứng và xem xét trách nhiệm hình sự của thượng sĩ CSGT Vũ Văn Duy.

Xiết nữa đi Son…

Internet trong năm qua cơ bản hoạt động tốt nhưng cũng còn bức xúc khi Bộ phải đình chỉ tạm thời 2 tờ báo mạng và thu hồi thẻ của một số PV. Đối với lĩnh vực báo chí, Bộ trưởng yêu cầu quản lý tốt hơn công tác thông tin tuyên truyền bằng khối Báo chí, PTTH vì đây là “một kênh quan trọng để bảo vệ chủ quyền, xây dựng nếp sống văn hóa xã hội”…

Vụ chống cưỡng chế ở Quảng Ninh: Do ‘đối tượng lạ’ xúi giục

CTV Danlambao – Theo tin từ báo điện tử Dân Việt, 12 người dân đã bị bắt giữ sau vụ xô xát, ném gạch đá chống cưỡng chế đất tại dự án Kim Sơn hôm 21/12.
Cơ quan công an huyện Đông Triều, Quảng Ninh cho biết đã xác định được khoảng 30 thanh niên dùng gạch đá tấn công cảnh sát. Trong khi đó, phó chánh văn phòng tỉnh Quảng Ninh là ông Vũ Kiên Cường cáo buộc các ‘đối tượng la’ xúi giục người dân tràn ra đường chống cưỡng chế đất.

‘Chí’ tuệ của Đảng

Lời nguyền đêm Giáng Sinh

Biếm họa PHO (Danlambao)

Cứu đại gia, dân có mua được nhà rẻ? 

Mạnh Hà (VietnamNet) - Bộ Tài chính vừa chính thức công bố 21 đề xuất hỗ trợ nền kinh tế, trong đó có rất nhiều phần liên quan tới BĐS. Đây là giải pháp chấp nhận giảm thu ngân sách. Khi nhà nước chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, các doanh nghiệp và nhất là BĐS hy vọng sẽ hồi sinh nhưng liệu người dân có được mua nhà giá rẻ.

EVN lập lờ giá điện

Ts Tô Văn Trường (NLĐ) – Việc vay vốn ODA để đầu tư các công trình điện nếu không được tính toán kỹ lưỡng thì con cháu của chúng ta có nguy cơ phải “còng lưng” làm để trả nợ.
Công luận đang xôn xao trước thông tin theo hạch toán, năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi khoảng 4.000 tỉ đồng nhưng tổng lỗ năm 2010 và 2011 cộng lại là 11.000 tỉ đồng; phần lãi của năm nay sẽ bù lỗ 3.500 tỉ đồng cho năm trước; bởi vậy, phải tiếp tục tăng giá điện lên 5%. Có thể hiểu rằng việc tăng giá điện là qua quá trình tính toán chi tiết và cân nhắc của EVN trước khi đề xuất các bộ liên quan và Chính phủ phê duyệt.

Tiếp tục đưa việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào thực chất

Nhân Dân Điện Tử – Ngày 19-12, tại Ðà Nẵng, Ban Bí thư T.Ư Ðảng tổ chức Hội nghị giao ban với các Ðảng ủy Khối: các cơ quan T.Ư, doanh nghiệp T.Ư, và một số địa phương về việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tướng tá thân tàu tự lột mặt nạ

Biếm họa Kuốc Kuốc (Danlambao)

 

An toàn điện hạt nhân không bao giờ là tuyệt đối

Boxitvn
Tin tức về các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới thường là tin xấu, ngay cả với các nước mà chúng ta luôn nghĩ rằng các công ty vận hành NMĐHN của họ luôn luôn quan tâm giữ gìn, chấp hành các điều kiện bảo đảm an toàn hạt nhân, cũng liên tục vi phạm, thí dụ Thụy Điển, Nhật, Thụy Sĩ… May mà các nước này có các cơ quan kiểm tra an toàn hạt nhân độc lập, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao độ, không bị các tập đoàn hay nhóm lợi ích lung lạc, móc ngoặc, tham nhũng, nên tình trạng vi phạm an toàn mới được nhanh chóng phát hiện và nguy cơ tai nạn dẫn đến thảm họa hạt nhân được giảm thiểu.
Dưới đây là hai sự kiện về an toàn hạt nhân vừa xảy ra tại Thụy Điển và Nhật Bản.
24.12 2012
Nguyễn Thế Hùng, Trần Hoài Nam, Nguyễn Hùng


THỤY ĐIỂN ĐÓNG CỬA LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN SAU KHI BỊ NƯỚC BIỂN XÂM NHẬP

by Staff Writers
Stockholm (AFP) Dec 21, 2012
clip_image001
Một lò phản ứng nguyên tử trong nhà máy điện hạt nhân lớn nhất của Thụy Điển đã bị ngừng họat động hôm thứ Năm, sau khi bị nước biển thâm nhiễm, lãnh đạo công ty Vattenfall và cơ quan giám sát ngành công nghiệp hạt nhân quốc gia cho biết.
“Không có ảnh hưởng đến vấn đề an toàn” tại lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy RINGHALS gần Gothenburg ở phía tây nam của Thụy Điển – thanh tra về hạt nhân của cơ quan, ông Jan Gällsjo, trấn an với hãng thông tấn quốc gia TT.
Ông nói thêm rằng sự hiện diện của nước mặn trong hệ thống nước áp lực dù sao cũng là một sự việc bất thường cần phải được giải quyết.
Đầu tháng này, một lò phản ứng nguyên tử của một nhà máy điện hạt nhân khác tại Thụy Điển đã bị ngừng hoạt động sau khi cơ quan giám sát hạt nhân cho biết công ty vận hành nhà máy đã không tuân thủ các yêu cầu về điều kiện an toàn của nhà máy – các quan chức an toàn cho biết.
Lò phản ứng hạt nhân số 2 của nhà máy Oskarshamn đã bị ngưng hoạt động sau khi các nhà điều hành không thể xuất trình cho Cơ quan an toàn phóng xạ Thụy Điển bằng chứng về công tác bảo trì thường kỳ đã được thực hiện trên hai máy phát điện chạy bằng dầu cặn được sử dụng để cung cấp cho nguồn điện khẩn cấp.
Dịch từ nguồn: nuclearpowerdaily.com
* * *

CÁC ĐƯỜNG NỨT VỎ TRÁI ĐẤT ĐƯỢC CHO BIẾT CÓ THỂ GÂY NGUY CƠ CHO CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN NHẬT BẢN

by Staff Writers
Tokyo (UPI) Dec 21, 2012
clip_image002
Một cơ quan giám sát hạt nhân ở Nhật Bản cho biết các đường đứt gãy gây động đất ở khu vực Aomori có thể đang hoạt động và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ sở hạt nhân trong khu vực.
Phát hiện này được Cơ quan Pháp quy hạt nhân công bố hôm thứ Năm, được dự kiến ​​gấp rút tiến hành nghiên cứu sâu rộng thêm về các hoạt động liên quan đến hạt nhân ở khu vực cuối phía bắc của đảo Honshu – Nhật báo Shimbum Asahi tường trình.
Các đường đứt gãy có khả năng đang hoạt động có thể buộc các công ty điện lực phải tiếp tục đình kế hoạch khởi động lại lò phản ứng hạt nhân và yêu cầu bổ sung các biện pháp chống động đất tại các cơ sở này, các quan chức của cơ quan cho biết.
Tohoku Electric Power Co – nhà điều hành của một nhà máy tại Higashidori, đã lý luận rằng các đường đứt gãy vỏ trái đất gần nhà máy không hoạt động.
“Sự hiểu biết chung của chúng tôi rằng lý luận của (Tohoku Electric) cho rằng những đường đứt gãy đó không phải là đường đứt gãy hoạt động là hoàn toàn không thể chấp nhận được” – ông Kunihiko Shimazaki, một ủy viên của NRA và là lãnh đạo của Hội đồng các ủy viên chuyên nghiên cứu các đường đứt gãy vỏ trái đất nói.
Một lỗi đứt gãy 400 bộ (yard/mét) về phía tây của tòa nhà chứa lò phản ứng hạt nhân Higashidori trải dài nhiều dặm, và một lỗi khác chạy song song với nó, Hội đồng cho biết.
Tohoku Electric nên chuẩn bị cho một cơn động đất với độ cao 7,0 độ richter và tâm chấn động của nó nằm trực tiếp ngay bên dưới nhà máy, thành viên của Hội đồng, ông Heitaro Kaneda – một giáo sư khoa học trái đất tại Đại học Chiba, nói.
Các công tác nghiên cứu bổ sung sẽ được cần thực hiện về những đường đứt gãy của toàn khu vực, Chủ tịch Shunichi Tanaka của NRA (Cơ quan Qui chế hạt nhân) nói.
Được đăng bởi bauxitevn

VÀI CẢM NGHĨ VỀ QUYỂN BÊN THẮNG CUỘC

 Thoibao Canada

Mậu Thân 68: Em còn nhớ hay em đã quên?
người lính già oregon
Một cách nào đó, somehow, dù bận lắm, tôi cũng vừa đọc xong quyển Bên Thắng Cuộc, phần I, 190 trang, của Huy Đức do một người bạn gửi tới. Tôi đọc rất kỹ đến trang 90, thì “nắm” được điều tôi muốn “nắm”, và từ đó trở đi, tôi đọc phớt qua, vì không còn gì hấp dẫn, cũng bấy nhiêu chuyện chúng ta đã quá biết. Như trên đầu đề, tôi viết những dòng này như “vài cảm nghĩ”, m à “cảm nghĩ” thì lúc nào cũng mang tính cá nhân, chủ quan; không phải một bài phê bình có tính cách hàn lâm, dài dòng, với trích dẫn, bằng cớ. Nghĩa là đọc xong phần I (tôi chỉ có phần này), tôi xếp nó lại, và viết theo trí nhớ, trung thực với cảm nghĩ đã có mà thôi. Vì quyển sách không đáng bỏ công sức và thì giờ để bình phẩm, khen hay chê. Không đáng, vì theo thiển ý, nó chỉ gây xôn xao vài bữa, rồi cuối cùng sẽ chìm vào tầm thường, quên lãng như những tác phẩm của Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Tô Hải dạo nào v.v…
Không đáng, vì Bên Thắng Cuộc, tôi nghĩ, chỉ là một sưu tập (recueil, collection) những mẩu chuyện đã xưa, đã cũ 37 năm, từ 1975, được phân đoạn thành phần, chương, mục, thêm dẫn chứng v.v… Tôi sực nhớ quyển Những thiên đường mù của Dương Thu Hương trong đó bà kết án vụ đấu tố năm 54 –điều làm dân hải ngoại hả hê, nhưng thực ra về vụ ấy, tên cáo già Hồ Chí Minh cũng đã vờ vịt lên tiếng nhận khuyết điểm và trách cứ những cán bộ thừa hành đã làm sai v.v… Tôi có quá lời lắm không nếu tôi đánh giá Bên thắng cuộc như những chuyện ngồi lê đôi mách, ai cũng biết rồi khổ quá nói mãi, được tác giả góp nhặt lại, kể và in thành sách bán tại Mỹ, để kiếm tiền, kiếm danh –là điều chắc chắn– và dĩ nhiên, kiếm lợi nào đó về chính trị trên thế đứng của một người hiện-còn-là-Cộng-sản đứt đuôi con nòng nọc, chưa bỏ nước ra đi như, ít ra, những cựu đảng viên ly khai sống tại Pháp.
1) Danh sách cám ơn
Trong mục tác giả cảm tạ những người đã giúp ông hoàn thành tác phẩm, người ta thấy danh sách quá dài, quá chi tiết, mà hai phân ba là những lãnh đạo và cán bộ gộc, xưa và nay, của Cộng Phỉ Coco ViXi. Bọn ác ôn này làm sao mà nói tốt về dân “ngụy” thua cuộc cho được? Lại nữa, phỏng vấn bọn lãnh đạo Vi Xi, có thực hay không, làm sao dân hải ngoại biết? Kê đại ra cho oai?
Phần còn lại gồm những nhân vật theo Cộng từ khuya, đa số còn trong nước (như Hồ Ngọc Nhuận), hay ngoài nước, hoặc cộng tác với tờ pro VC Người Việt (như Đinh Quang Anh Thái, nhân vật này trong lời giới thiệu quyển sách đã dùng chữ của Vi Xi “tư liệu” thay cho “tài liệu”, thì đủ rõ lập trường của y), hoặc nửa nạc nửa mỡ, hay những tên tuổi lạ hoắc gồm những khoa bảng trẻ tuổi lớn lên tại xứ người, biết cóc khô gì về cuộc chiến VN, về Cộng sản, hay những khoa bảng già què ăn quẩn cối xay đã sống nhờ cơm quốc gia nay thờ ma Cộng sản (như Châu Tâm Luân, hay Nguyễn Mạnh Hùng –có thời là giáo sư trường Đại Học CTCT Đà Lạt)… Thiếu vắng những người chống Cộng thứ thiệt và thứ dữ (như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, chủ báo Hoàng Dược Thảo, những talk show hosts Huỳnh Quốc Bình, Đoàn Trọng Hiếu, Hồng Phúc, những cựu quân nhân, cựu tù nhân, cựu thuyền nhân có tiếng tăm và những bạn bè bảo vệ Cờ Vàng của tôi trong các diễn đàn Thụ Nhân, Tổng Hội Ái Hữu Đại Học CTCT Đà Lạt). Trừ vài nhân vật hải ngoại nổi tiếng, như bà Khúc Minh Thơ (nhân chứng về vụ vượt biên?), hoặc Phan Nhật Nam (ví dụ về cha là cán bộ Vi Xi gộc, mà con “ngụy” vẫn đi tù), mà, tôi đoán, tác giả xử dụng như nguồn tin vô thưởng vô phạt về những tiết mục nhất định. Lại có cả Kissinger, một tên “đồng minh” vô liêm sỉ đã bán đứng VNCH cho Cộng Phỉ; tin được tên này thì có mà bán thóc giống.
Ngoài ra, nhìn tác phẩm trong thư mục tác giả đã tham khảo, tôi đoán ông trích dẫn tài liệu nhiều hơn là phỏng vấn những nhân chứng, chẳng hạn Kissinger (đâu có hưỡn, và đâu có phỏng vấn y chùa được?), vì tài liệu có sẵn hết rồi, giờ đâu mà tác giả bày đặt phỏng vấn để biết những điều mà ông đã quá biết qua sách vở? Chẳng qua chỉ muốn làm tăng thêm giá trị của quyển sách để dễ bán, để hù độc giả dễ tin. Cũng như tại Mỹ, được cơ sở thương mại Amazon phát hành có gì là ghê gớm lắm đâu mà tác giả, đúng hơn các bơm sĩ, khua chiêng gõ mõ kinh quá?
Chỉ đọc qua danh sách, có thể biết tác giả là ai, và tác phẩm muốn viết gì.
2) Muốn gì?
Tôi có cảm tưởng quyển Bên Thắng Cuộc, nếu là tiểu thuyết, sẽ rơi đúng, ngoài ý muốn, và khả năng, dĩ nhiên, của tác giả VC Huy Đức, vào một tiêu chuẩn của “tân tiểu thuyết” Pháp (nouveau roman) được đề ra trong những tiểu thuyết và nhất là L’ère du soupçon (Kỷ nguyên hồ nghi) của Nathalie Sarraute: cứ nêu tất cả sự kiện, lộn xộn, khách quan… cũng không sao. Tác giả thì ẩn núp trong các nhân vật của mình, hoặc ở đâu đó, và tất cả đều không quan trọng. Độc giả mới là người phải sắp xếp lại các sự kiện để tìm ra ý nghĩa thật của nội dung, nhân vật, tác giả, sứ điệp (message) trong sách. Cũng vậy, trong quyển La Jalousie (có hai nghĩa), tác giả Alain Robbe-Grillet đứng sau bức mành cửa sổ (jalousie) nhìn và kể những sự kiện xảy ra trong căn phòng của một người đàn ông đang ghen (jalousie) vợ. Độc giả có nhiệm vụ ráp lại các chi tiết để cấu thành nội dung câu chuyện và hiểu ý của tác giả.
Như thế, trong sách của mình, Huy Đức núp dưới bóng các nhân vật hoặc trốn sau bức mành, phơi bày những sự kiện, có tính lịch sử hay không. Nhiệm vụ của chúng ta, độc giả, là lôi tác giả ra khỏi những sự kiện, câu văn hay nhân vật để nhìn thấy sự thật. Và sự thật trong Bên Thắng Cuộc, đó là:
a) Trong những đoạn mở đầu,Huy Đức tả / kể về cuộc điều quân và thắng trận của Cộng quân vào ngày 30/4/1975 một cách chi tiết, tỉ mỉ, toàn hảo, cho độc giả cảm tưởng rằng Đảng tuyệt vời, những cấp chỉ huy bên Cộng quân đều là danh tướng, không khác những phim, sách kể lại những trận đánh lớn trong quân sử thế giới. Để làm gì, nếu không là để ca ngợi và thấy hãnh diện về “chiến thắng lịch sử”, một cách khéo léo qua những sách vở Đảng, công điện, lời nói của Bí thư Đảng (Lê Duẩn) và các tướng chỉ huy mặt trận? Để làm gì? Vì nếu “hồi chánh” thật (như một số độc giả hải ngoại tưởng lầm hoặc mong ước) hoặc ít ra có cái nhìn trung thực, khách quan về lịch sử, tác giả phải lên án cuộc tấn công ấy chứ, ví dụ, Việt Cộng vi phạm hiệp định Paris, với sự đồng lõa của người Mỹ lật lọng và tay trong ngu đần Dương Văn Minh, tên tướng được sinh ra chỉ để phản bội; ví dụ, nếu không có Trung Cộng và Liên Xô viện trợ, thì Việt Cộng cũng chẳng làm nên cơm cháo gì, hoặc nếu Miền Nam là tay sai của Mỹ thì Miền Bắc nô lệ cho hai quan thầy, Nga và Tàu. Đàng này, Huy Đức cứ kể chuyện, mà phớt lờ những vấn đề ấy.
Vì muốn đề cao chiến thắng vĩ đại của đoàn quân anh hùng, Huy Đức cũng lờ đi sự việc mà người dân Miền Nam nào cũng thấy, cũng biết, cũng chế giễu: đó là đoàn quân anh hùng chiến thắng vĩ đại gồm toàn những tên bộ đội mặt mũi non choẹt, hay những tên sĩ quan, đứa nào cũng có hàm răng hô như bàn nạo dừa, gốc gác bần cố nông, nhà quê, tóc không chải, chân đi dép râu, quần áo rộng thùng thình, lâu ngày không giặt hôi hám, ngơ ngơ ngác ngác như những thằng Mán về thành, ngẩng mặt nhìn những cao ốc Sài Gòn thiếu điều cổ muốn gãy, gọi nhà hộ sinh là “xưởng đẻ”, cầu tiêu tiểu là “nhà ỉa, nhà đái”. Huy Đức cũng có kể câu chuyện tên bộ đội rửa rau trong bồn cầu, giật nước trôi đi và nó la hoảng, tưởng là CIA gài bẫy phá hoại, hay một tên khác khoác lác là “ở Miền Bắc ti vi tủ lạnh chạy đầy đường”, nhưng đó chỉ là hai ví dụ mà tác giả đưa ra, cốt lấy điểm người Việt hải ngoại, và cho là hiện tượng cá nhân, không đáng kể.
Không hiểu sao, bây giờ những đứa nào trong phe chiến thắng cũng có mặc cảm xấu hổ về tính chất quê mùa, bần cố nông, bồi tàu, thiến heo, phu cạo mủ cao su, giao liên xã –mà trước kia là điều kiện tiên quyết ắt có và đủ để trở thành Cộng sản. Dương Thu Hương, trong Tiểu thuyết vô đề, lâu ngày quá, quên mình là Vi Xi, đã “ngụy hóa” viên sĩ quan chỉ huy một đại đội trên Trường Sơn bằng cách giấu biến dép râu và nón cối, cho y mang giày mang tất đường hoàng như lính quân đội VNCH. Thế đấy.

b) Huy Đức bơm quá sá Võ Văn Kiệt và Lê Duẩn. Nếu Bùi Tín trong Mây mù thế kỷ đứng về phe Võ Nguyên Giáp, nâng bi tên tướng bị thất sủng này thế nào thì trong Bên thăng cuộc, Huy Đức bơm Lê Duẩn như thế ấy, hoặc hơn, ví dụ khen giọng nói “giọng Quảng Trị trầm ấm” của y (“trầm ấm” chỗ nào hả ông? Ba tôi cũng dân Quảng Trị, giọng nói nghe nặng chình chịch, nịnh vừa thôi chứ). Theo Huy Đức, Lê Duẩn lúc ấy là bí thư Đảng, đã lãnh đạo cuộc tấn công xâm chiếm Miền Nam , tạo nên chiến thắng lẫy lừng 30/4/1975 . Lê Duẩn chống Tàu Cộng (ví dụ, không thèm bắt tay Chu Ân Lai), lãnh đạo cuộc phản công nhanh chóng và thắng lợi trong những trận đánh phá biên giới phía Bắc bởi Tàu, và phía Tây Nam bởi Pol Pot, đệ tử của Tàu Cộng. Qua đó, Huy Đức muốn nhắn gửi gì cho bọn lãnh đạo VC hiện nay đang rước voi về dày mả tổ, tự nguyện làm tay sai cho Tàu Cộng? Cũng cần nhắc thêm, tôi đã xem đâu đó, dưới mắt quốc tế, Lê Duẩn được xem là một tay đồ tể Việt Nam đã sát hại bao nhiêu sinh linh, chỉ sau Hồ Chí Minh,
Còn Võ Văn Kiệt, theo Huy Đức, là một thủ tướng “cởi mở” đề ra chính sách hòa hợp hòa giải, chiêu hiền đãi sĩ. Chính sách này, Huy Đức đang giăng ra, theo nghị quyết 36 của Đảng, như cái bẫy đối với những con mồi quốc gia hải ngoại suốt đời ngây thơ bị lừa phỉnh dài dài mà không tởn, qua quyển sách đang ăn khách của ông –mà các bơm sĩ chuyên đút và thổi ống đu đủ xem như một người trung thực, vô tư, công bằng. Cũng không phải vô tình mà Huy Đức nhiều lần nhắc đến tên của Đỗ Trung Quân, tác giả bài “Quê hương là chùm khế ngọt”. Đại khái, về đi anh ơi, quên hết hận thù, xóa bàn làm lại. Nguyễn Minh Triết, tại Dana Point, năm nào, thì trắng trợn hơn không thua một thằng ma cô chánh hiệu: về đi anh ơi, gái Việt Nam bây giờ đẹp lắm.
Chúng ta có thể xem tác giả Huy Đức là người của phe đối lập với lãnh đạo hiện tại? Tại sao không? Đối lập, nhưng nhát gan, không dám đụng trực tiếp, sợ bị tai nạn xe hoặc bị mời vào trại cải tạo. Một thắc mắc nữa của tôi là vấn đề thời điểm, timing: tại sao bây giờ, sau 37 năm, mới viết sách, đưa tất cả chuyện này ra? Có thể tác giả đang học hay tu nghiệp tại Mỹ và đối tượng chính lần này là độc giả hải ngoại, mà ông ta rất cần sự ủng hộ, ít ra bằng võ mồm, chống lại bọn trên và chống Tàu Cộng? Hay có thể bọn lãnh đạo hiện tại mượn tay Huy Đức chiêu dụ Việt kiều xóa bỏ hận thù? Dám lắm.

c) Vụ kẻ chiến thắng lừa và lùa kẻ chiến bại vào những trại tù cải tạo: Huy Đức, trong một đoạn đã tiết lộ nội dung cái thông cáo của Ủy ban Quân quản bắt trình diện “học tập” là do mưu kế của Võ Văn Kiệt, chính ủy Sài Gòn toàn quyền lúc ấy, thần tượng của Huy Đức trong sách: “Việc công bố ba mức thời gian học tập […] là cố ý để cho các đối tượng ngầm hiểu rằng thời gian học tập tối đa của các sỹ quan chỉ là một tháng”. Ai cũng dính bẫy. Đó là một trò lừa phỉnh đê tiện mà chỉ có “bên thắng cuộc”, tức bọn lưu manh Vi Xi mới xử dụng. Thay vì kết án, như tôi đang làm, Huy Đức lại trích ra nguyên văn câu trên, không ý kiến, để làm gì?
Về các sĩ quan VNCH bị nhốt ở các trại tù, Huy Đức có nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu, chẳng hạn kể những thảm cảnh và cực khổ của vài “nhân chứng” đi thăm nuôi chồng, con. Lại có đoạn kể một quản giáo cũng khóc ròng vì thương cảm (chuyện về một người tên Lưu Đình Triều). Ô hô. Nhưng không có một lời kết án nào dành cho bọn chiến thắng đã đối xử một cách tàn bạo, nhỏ nhen, hèn hạ đối với những người đã buông súng đầu hàng. Trái lại, qua văn phong, ông tỏ vẻ dửng dưng, nếu không nói là hài lòng đối với biện pháp cải tạo đề ra bởi Đảng, dưới quyền của Lê Duẩn, một cách kín đáo bằng cách trích dẫn, không cần thiết, những lời giải thích, biện minh qua các văn kiện, thông tư của những tên chóp bu. Hoặc ngược lại, của những cải tạo viên “giác ngộ” công khai ca tụng chính sách cải tạo, từ ông tướng già bệnh hoạn Nguyễn Văn Vỹ “học” sáu tháng đến các binh sĩ “học” ba ngày được thong thả về nhà. Chưa nói việc một số tay sai trong hàng ngũ quốc gia tuyên bố được đi tù là điều “may mắn”, nhẹ nhàng như đi dạo mát. Chưa nói việc Huy Đức bênh Đảng, cho rằng vì “ngân sách của Cách mạng” eo hẹp nên phải cho tù cải tạo ăn ít đi, mà cố tình lờ rằng, cho tù ăn đói là một chính sách thâm độc của Vi Xi. Vân vân…
Việc này cũng giống như việc bọn “bên thắng cuộc” đánh tư sản mại bản, gian thương, Hoa kiều, bằng cách đổi tiền, tịch thu tài sản, lùa dân đi kinh tế mới, cho đến phong trào vượt biên: không một lời kết tội bọn cầm quyền và chính sách đểu cáng, ty tiện (vơ vét tiền bạc, vàng bạc của nhân dân Miền Nam). Tác giả –núp sau lưng Đảng Cướp Ngày CSVN– chỉ kể, nhưng độc giả không biết để làm gì, vì không có một lời lên án những hành động này. Không có cả một lời cảm thông cho những nạn nhân, trái lại ông ngầm đồng tình với bọn cướp xem họ như những tư bản ác ôn, không hơn không kém.

3) Độc giả hải ngoại
Trừ bài viết cò mồi quảng cáo bán sách của ông bơm sĩ, giáo sư Trần Hữu Dũng, và vài nhân vật nổi tiếng pro VC, tôi có đọc vài ý kiến của một số người thực sự “phe ta” cho rằng Huy Đức đã gọi các sĩ quan tự sát là “tuẫn tiết”, đã gọi tổng thống, tướng lãnh, sĩ quan VNCH, đầy đủ tước vị, với vẻ kính trọng đường hoàng, như vậy, họ kết luận, tác giả này rất good, cò thể tin được… Chu choa! In sách tại Mỹ, cho người Việt hải ngoại mua đọc và phổ biến, với mục đích gì tôi đã phân tích, thì bố bảo ông ta cũng không dám gọi ai trong “phe mình” là “thằng” này “thằng” nọ. Nhưng qua lời ông ta trích dẫn câu nói của vài tên thuộc phe chiến thắng hạng gộc, trong đó có Lê Duẩn, hay lũ cán bộ, quản giáo trong những trại tù cải tạo, người dân Miến Nam từ tổng thống trở xuống đều bị gọi và bị chửi là “thằng”, là “ngụy” tuốt luốt. Và đó mới là lời lẽ đích thực của tác giả Huy Đức, cựu bộ đội, nhà văn, nhà báo VC, đứng sau mành cửa sổ, như tác giả Alain Robbe-Grillet của La Jalousie, xem chúng nó đánh nhau. “Chúng nó” đây là những người phe ta ca ngợi tác phẩm của ông vs những người phe mình có tánh đa nghi, đầu có nhiều sạn, như tôi, rất khó dụ khị. “Chúng nó” mà xào xáo, chia rẽ nhau vì cuốn sách tầm thường, nặc mùi Vi Xi này, thì cuốn sách cũng đã thành công rồi, đúng theo Nghị quyết 36 đề ra.

4) Một ví dụ về hình thức chửi khéo Vi Xi của một tù nhân cải tạo, có thể so sánh với phương cách chửi khéo phe ta được tác giả Huy Đức áp dụng trong Bên thắng cuộc:
“Mới đầu, đa số còn phát biểu linh tinh lắm. Hệ thống ăng ten chưa được thiết lập qui mô. Trong đội Rau Xanh có ông Đại úy Cảnh sát già gân Hoàng Bá Linh. Ông Linh là người Quảng Bình, hay Quảng Trị, trực tánh, ưa kể chuyện tiếu lâm và chuyện chế độ cũ, nói năng rất “phản động”, thuộc loại điếc không sợ súng. Trong một buổi học tập của đội, ông đã phát biểu, lên án “bọn CTCT ngụy” như sau: “Bọn ngụy tuyên truyền rất bố láo bố lếu về Bác Hồ vĩ đại, vô vàn kính yêu của ta, ví dụ họ nói nguyên văn như ri, tổ cha thằng già Hồ Chí Minh là tên giết người bán nước, làm tay sai cho thằng Xịt Ta Lin và thằng Mao Xếnh Xáng… Họ xuyên tạc bộ đội anh hùng của ta nguyên văn như ri, là chúng nó ốm đói quá, bảy thằng Việt Cộng đu một cọng đu đủ mà không gãy…
Thật là mất dạy hết sức!”, v.v… Và cứ thế ông nói dai, nói dài, nói lớn “nguyên văn như ri, như ri”, với giọng nặng trịch, nhừa nhựa thuốc lào. Tất cả sĩ quan cải tạo xanh mặt, cản không được, ngồi im, lo lắng cho ông. Phải hơn hai phút sau thằng cán bộ quản giáo mới hiểu ra, lên tiếng cắt ngang, hầm hầm quát bảo ông im ngay. Nó ức lắm, nhưng lúc ấy vì quá bất ngờ chưa biết kết ông vào tội gì. Hôm sau, ông bị dẫn đi “làm việc” khá lâu, rồi bị biệt giam một tháng. Ra khỏi phòng biệt giam, ông tiếp tục mở máy, như cũ, cười hề hề: ‘Tui đâu ngán thằng mô’” (trích bài “Đá Nát Vàng Phai” của Kim Thanh)
Người Lính Già Oregon
Portland, 21/12/2012

Việt – Trung 2012: Sóng từ Biển Đông


-Mặc dù quan hệ Việt – Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển ổn định quan hệ song phương.

Hợp tác quan hệ giữa hai nước trong năm qua được duy trì và có những tiến triển nhất định. Về chính trị, hai bên tiếp tục duy trì các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao.
Nhân dịp Trung Quốc tổ chức đại hội đảng, Việt Nam đã cử Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân sang chúc mừng thành công đại hội và chuyển điện mừng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Tổng bí thư Tập Cận Bình.
Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân (trái) hội kiến ông Lưu Vân Sơn, Bí thư Ban Bí thư TƯ ĐCS Trung Quốc tại đại lễ đường nhân dân. Ảnh: TTXVN===>>>
Giao lưu trao đổi giữa các bộ, ngành, địa phương và giao lưu nhân dân tiếp tục được triển khai như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt – Trung lần thứ 13 tại Trung Quốc, hội nghị các tổ chức hữu nghị nhân dân ASEAN – Trung Quốc lần thứ 7 tại Việt Nam…
Về hợp tác kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều tính đến tháng 10 đạt 33,67 tỷ USD (tăng 17,4%).
Tình hình biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định. Đối với vấn đề trên biển, hai bên đã có những trao đổi cụ thể nhằm thực hiện nhận thức chung cấp cao.
Sóng ở Biển Đông
Mặc dù quan hệ Việt – Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ, hành động liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển quan hệ song phương ổn định, mà lẽ ra đã có thể tiếp tục được củng cố hơn nữa.
2012 thực sự ghi nhận những hành động leo thang của Trung Quốc liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đặc biệt từ nửa sau năm này, không chỉ khuấy động sóng ở Biển Đông mà còn đặt mối quan hệ Việt – Trung đứng trước những thử thách sâu sắc.
VietNamNet điểm lại một số diễn biến phức tạp, những hành động đơn phương nghiêm trọng của Trung Quốc:
Lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”
Thông tin phía Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam) được phát đi cuối tháng 6.
Đến tháng 7, Trung Quốc chính thức lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” có trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc chính thức thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” có trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Chinadaily
Ngay sau đó, phía Trung Quốc ráo riết củng cố cái gọi là bộ máy chính quyềnTam Sa” như xây bến cảng, sân bay, cầu tàu, văn phòng hành chính…
Không chỉ vậy, tiếp tục các hoạt động phi pháp mà Việt Nam khẳng định là “hoàn toàn vô giá trị,” “thị ủy” và “chính quyền” cái gọi là “thành phố Tam Sa” còn dự định sẽ lần lượt khởi công xây dựng các công trình về xử lý chất thải, chung cư, đường đi tại Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam)…
1/10, Trung Quốc tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; 3/10, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc diễn tập trực chiến khẩn cấp tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa…
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định những hoạt động của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Mời thầu 9 lô dầu khí
Tháng 6,Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Đến tháng 8, nước này lại mời thầu quốc tế tại lô dầu khí 65/12 xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Lương Thanh Nghị khẳng định, đây là hành động phi pháp và không có giá trị.
  9 lô dầu khí mà CNOOC mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam
Ông nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt – Trung, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).Bắt giữ tàu cá, ngư dân
Năm qua, Trung Quốc đã bắt giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong công hàm trao cho Đại sứ quán Trung Quốc, Việt Nam phản đối hành động của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện các ngư dân và tàu cá, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.
Sau khi Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao ở mức cao, phía Trung Quốc đã buộc phải thả 21 ngư dân và 1 tàu cá.
Hộ chiếu ‘lưỡi bò’
Việc Trung Quốc chính thức lưu hành hộ chiếu phổ thông điện tử in bản đồ đường lưỡi bò thực tế đã diễn ra từ tháng 5. Ngay sau khi phát hiện, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái trên hộ chiếu này.
Hộ chiếu mới của Trung Quốc có kèm bản đồ “lưỡi bò”. Ảnh: Bussiness Insider
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định việc làm trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.
Leo thang vi phạm
23/11, Trung Quốc xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
27/11, tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng.
30/11, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam thì bị 2 tàu cá Trung Quốc cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.
Linh Thư
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/101838/viet—trung-2012–song-tu-bien-dong.html

Tháo chạy khỏi BĐS, đại gia bỏ của giữ thân

Thị trường BĐS đang trong giai đoạn ngặt nghèo nhất khi mà nợ xấu nhiều, hàng tồn kho gia tăng… mặc dù đã tìm mọi cách nhưng không cải thiện khiến cho nhiều DN rơi vào thế “chùn chân mỏi gối” phải tìm cách thoát thân càng sớm càng tốt. Trong cả năm 2012, có hàng loạt các DN lớn thảo lui khỏi các dự án lớn vốn một thời là niềm tự hào, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận.
Ông lớn bỏ BĐS
Việc Vinaconex thoái vốn tại Parkcity là vụ rút lui ầm ĩ nhất trong thời gian cuối ăm 2012. Nó như một ví dụ điển hình cho một năm biến động và thoái lui của các ông lớn tập đoàn khỏi đất đai.
Tổng công ty Vinaconex đã chính thức hoàn tất chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu, tương đương 25% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Vinaconex Hoàng Thành, chủ đầu tư dự án Park City tại quận Hà Đông. Theo Vinaconex, nguyên nhân của việc thoái vốn để “tái cơ cấu danh mục đầu tư” của tổng công ty. Như vậy, Tổng công ty Vinaconex đã chính thức rút hết phần vốn của mình tại siêu dự án đắt nhất Hà Nội này.
Mới đây, Vinaconex cũng đang mời các nhà đầu tư quan tâm để chuyển nhượng cổ phần tại Liên doanh An Khánh JVC, chủ đầu tư dự án Splendora. Theo lý giải của Vinaconex, việc chuyển nhượng phần vốn góp tại các dự án trên là chủ trương đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 của tổng công ty phê duyệt với mục tiêu trong giai đoạn 2012-2016: tiếp tục thực hiện nhanh, mạnh mẽ chiến lược tái cơ cấu hoạt động sản xuất – kinh doanh đi đôi với tái cấu trúc các đơn vị thành viên, tái cấu trúc danh mục đầu tư… tập trung vào các hoạt động cốt lõi là xây dựng và kinh doanh bất động sản theo hướng hiệu quả.


Trong nhà đất, Vinaconex là một đại gia lớn, một DN đầu đàn với những bước đi chiến lược ở Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội), An Khánh (Hà Nội) và hàng loạt dự án giao thông, đô thị, BĐS khác.
Danh tiếng và sự lớn mạnh của Vianconex dường như là điều không còn phải bàn cãi, nhờ thế, tập đoàn này đã được nhiều đối tác nước ngoài chọn là đối tác phát triển những dự án BĐS cực lớn.
Tuy nhiên, những khó khăn trong đầu tư, kinh doanh BĐS, xây dựng đã khiến đơn vị này gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 2012, những con số thống kê đã cho thấy DN này lỗ và nợ lên đến hàng chục ngàn tỷ. Tình hình tài chính khó khăn, buộc DN này phải rút lui khỏi hàng loạt DN và nhất là khỏi các dự án lớn mà họ từng tâm huyết.
Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí rút khỏi dự án tháp cao nhất Việt Nam. Nhằm thoái vốn khỏi các dự án đầu tư ngoài ngành, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, PetroVietnam chủ trương dần rút vốn khỏi lĩnh vực bất động sản. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là công ty mẹ, 100% vốn Nhà nước nên sẽ không đầu tư vào tòa tháp nữa và PetroVietnam đã báo cáo với Chính phủ.
Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam có các chức năng văn phòng làm việc hạng A, khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp được xây dựng tại lô đất X1, trên diện tích 6,5ha thuộc dự án xây dựng quần thể kiến trúc 25ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Đây là dự án từng được xem là biểu tượng phát triển, là cơ sở hoạt động kinh doanh đầu não của PV trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, sau rất nhiều biến động thái vốn, chuyển chủ… tòa tháp PVN hiện vẫn chưa được khởi công.

Rút vốn, về với nghề cũ

Không chỉ các DN mà nhiều cá nhân đại gia cũng tìm cách rút vốn khỏi các DN BĐS. Đáng kể nhất là việc nhiều cổ đông thoái vốn khỏi Sacomreal – một công ty BĐS có tiếng gắn liền với ngân hàng Sacombank.
Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal (SCR) là tâm điểm của nhiều vụ thoái vốn trong năm nay. Đầu tháng 11, Chủ tịch HĐQT Sacomreal, Đặng Hồng Anh đã bán 21,45 triệu cổ phiếu, giảm lượng nắm giữ xuống còn 14,16 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 9,9% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát cũng bán hơn 839.000 cổ phiếu SCR.
Trước đó không lâu, một cổ đông lớn của Sacomreal đã đẩy đi hơn 7 triệu cổ phiếu. Đồng thời, bà Đặng Huỳnh Ức My (em ông Hồng Anh) cũng đã bán xong 500.000 chứng khoán và thoái hết vốn khỏi công ty địa ốc này.
Trong khi đó, Spinnaker GEMF Ltd thoái hết vốn tại NVT. Ngày 2/11, cổ đông lớn Spinnaker GEMF Ltd đã bán hết 3,15 triệu cổ phiếu NVT, tương đương 5,21%. Sau khi bán hết số cổ phiếu này, Spinnaker GEMF Ltd không còn là cổ đông lớn của NVT và cũng không còn nắm giữ cổ phiếu NVT nào.


Quý 3/2012, công ty mẹ NVT đạt doanh thu tài chính gần 25,7 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính trong kỳ lên đến 58 tỷ đồng; trong đó, chi phí lãi vay chưa đến 1 triệu đồng. Công ty lỗ 33 tỷ đồng trong quý 3. Lũy kế 9 tháng, NVT đạt doanh thu tài chính 37,4 tỷ đồng và lỗ 28 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Sơn Hà bỏ bất động sản tập trung bán lẻ. Cụ thể, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà cũng có kế hoạch thoái vốn tại một số dự án bất động sản, nhằm tập trung cho việc đầu tư vào thị trường bán lẻ.
Hiện Sơn Hà đang thực hiện một số dự án bất động sản ở Hà Nội gồm: khu đô thị Kiến Hưng – Hà Đông, Paradise Garden, dự án phía Tây Hồ Tây, cao ốc văn phòng Huỳnh Thúc Kháng, cao ốc văn phòng Sông Hồng, khu dân cư Kim Giang…
Sơn Hà vừa ra mắt hệ thống siêu thị Hiway Supercenter Việt Nam, nằm trong kế hoạch phát triển chuỗi bán lẻ hiện đại của Hiway mà trước mắt là 3 siêu thị bán lẻ sẽ được khai trương tại quận Hà Đông, Cầu Giấy và huyện Từ Liêm (Hà Nội) trong năm 2012.
Trong khi đó, câu chuyện đang diễn ra với Mai linh cũng là một bài học thấm thía. DN vận tải hàng đầu này đang đối măt với những ngày tháng bi đát mà trong đó có một phần đầu tư dàn trải vào BĐS. Đến giờ, muốn rút ra cũng không phải là dễ.
Một thời chưa xa, khi BDDS trong cơn sốt, siêu lợi nhuận thì đầu tư nhà đất là một mốt. DN nào cũng cố có một một phần đầu tư BĐS, mạnh thì dự án to, yếu hơn thì dự án nhỏ, không thì cung góp vốn đầu tư… Có BĐS trong các ngành nghề kinh doanh như một cách để khẳng định năng lực và thương hiệu của mình. Thế nên DN nào cũng đua nhau làm BĐS từ DN xây dựng, tài chính ngân hàng đến thương mại thậm chí cả DN thủy sản, thức ăn chăn nuôi cũng đầu tư BĐS…
Thế rồi, khi BĐS lao dốc, BĐS đóng băng khối tài sản ngàn tỷ một thời giờ thành nơi đọng vốn, bán không ai mai, DN lâm vào cảnh chết trên đống tài sản ngàn tỷ… nhưng lại phải gánh những khoản nợ tiền tỷ đến oằn lưng, rồi sức ép từ thiếu vốn và kinh doanh ngành nghề chính bị khó khăn đã khiến cho DN lao đao. Tỉnh ngộ, nhiều DN đã buộc rút khỏi BĐS càng nhanh càng tốt. Đó chính là cách tháo chạy khỏi nhưng rủi ro do chính minh gây ra để tìm về với ngành nghề cốt lõi.
Duy Anh
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/102427/thao-chay-khoi-bds–dai-gia-bo-cua-giu-than.html

Cắt giảm chi tiêu

Không phải là vốn, không phải là lãi suất, vấn đề sống còn với các doanh nghiệp lúc này chính là tồn kho. Hàng ngàn doanh nghiệp đang chết lâm sàng trên đống hàng hóa chất cao như núi tại các kho – bãi. Niềm hy vọng cuối cùng của họ là những tháng cuối năm, cao điểm của tiêu thụ nhưng niềm hy vọng này đang có nguy cơ tan vỡ.

Bởi thay vì có giải pháp tăng thu nhập cho người dân nhằm kích thích sức mua trên thị trường, chúng ta lại một lần nữa “đi ngược”.
Đi ngược khi tăng giá điện, thu phí bảo trì đường bộ, tăng phí cầu đường… Tất cả những cái tăng, cái thu này sẽ đều dẫn đến một kết cục, giá sản phẩm – dịch vụ bị đẩy lên và người dân chỉ có một giải pháp duy nhất là tiếp tục cắt giảm tối đa chi tiêu.
Sức mua vốn đã yếu, được “bồi” thêm một lần “thắt lưng buộc bụng”, chắc chắn thị trường sẽ trở nên tê liệt. Điều này không phải còn là cảnh báo mà ngay lập tức được phản ánh lên thị trường phục vụ lễ Noel khi hàng hóa ế ẩm, các ông già Noel thất nghiệp… Hậu quả của việc “đi ngược” là doanh nghiệp sẽ chết, sản xuất đình đốn và kinh tế có nguy cơ rơi vào giảm phát. Vì vậy, đây là lúc phải triển khai đồng bộ các giải pháp tăng tổng cầu, kích thích sức mua trong nền kinh tế.
Chúng ta đều biết, sức mua phụ thuộc vào “ngân sách” của mỗi gia đình nên để tăng sức mua, phải tăng thu nhập cho họ. Nên nhanh chóng miễn thuế thu nhập cá nhân cho người lao động từ nay đến khi thực hiện ngưỡng thuế mới vào ngày 1.7.2013 tới để tăng thu nhập cho đối tượng này. Miễn thuế GTGT cho doanh nghiệp để giảm giá hàng hóa, kích thích chi tiêu. Tổ chức các hệ thống phân phối để đưa hàng hóa – sản phẩm của doanh nghiệp trong nước về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa cùng với chương trình giảm giá thật mạnh để tăng tiêu thụ. Thực tế cho thấy, không chỉ ở thành thị mà ở nhiều làng quê hẻo lánh, hàng Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường. Làm được điều này không chỉ giải quyết được tồn kho mà còn giành lại được thị trường từ hàng Trung Quốc. Đây là những giải pháp có tác dụng nhanh, dễ thực hiện, cần phải triển khai gấp.
Một giải pháp vừa có tác dụng kích cầu sản xuất, vừa kích cầu tiêu dùng là ưu đãi lãi suất cho người có nhu cầu tiếp cận với nhà ở. Tại cuộc họp giữa Chính phủ với UBND TP.HCM mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã công bố, sẽ dành 40.000 tỉ đồng lãi suất ưu đãi 8% cho người mua nhà. Như vậy, chủ trương đã có, vấn đề còn lại là phải thực hiện ngay và phải có cơ chế minh bạch. Ngân hàng nào sẽ thực hiện cho vay, điều kiện vay ra sao, thủ tục thế nào… phải cụ thể để vốn phải thực sự đến tay người có nhu cầu chứ không mập mờ như vốn dành cho cá tra đang lùm xùm hiện nay. Bởi đây tuy là giải pháp kích cầu tiêu dùng nhưng lại có tác động trực tiếp đến kích cầu sản xuất các ngành vật liệu xây dựng; giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công chức, người nghèo…
Một vấn đề không thể bỏ qua là phải chấm dứt ngay các quyết định “đi ngược” như nói trên. Nguồn thu ngân sách, chỉ cần chúng ta tăng cường chống trốn thuế, chuyển giá… cũng thừa sức cân đối chi – thu.
Các giải pháp kích cầu nếu được thực hiện đồng bộ, vào đúng mùa cao điểm tiêu thụ thì hiệu quả sẽ gấp đôi. Cứu cánh của doanh nghiệp trong việc tháo tồn kho đang phụ thuộc vào sự quyết liệt của các Chính phủ và các bộ ngành có liên quan.
Nguyên Khanh

Trung Quốc đầu tư 1,6 tỉ USD xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép ở “Tam Sa”

Cái gì mà “trái phép với phải phép”- Nó nằm trong tay Trung cộng gần 40 năm rồi,lúc đầu lặng thinh tức là đồng tình,nay bảo TC xin phép ai đây – Hơn nữa mới được giảng bài của ông Đại tá sổ hưu không thấy không hiểu sao? – TC có xây dựng cơ sở hạ tầng ở Hoàng sa thì cũng là “xây dựng tổ quốc XHCN” mà, phải nhớ cái ơn lớn của Trung cộng chứ , cứ để các quan chức nhắc hoài ( ông Tướng Thanh một lần, ông Đại ta sổ hưu một lần) ,cái chiếu chỉ 16-4 ,cái tình “môi hở răng gãy”…- Bọn thế lực thù địch,….bọn báo chí Tư bản giãy hoài không chết….nó nói khích bác,phá thối….để chia rẽ cái tình Vô sản của CHXHCNVN với Trung cộng – Anh em XHCN mà ,kẻ thù của CHXHCNVN là đế quốc Mỹ kia kìa,còn TC là anh em , cũng như tàu cá của TC “lỡ làm đứt cáp” chớ đâu “cắt cáp” ,báo chí phải định hướng XHCN chớ ,mà là “Hoàng sa là bãi chim ỉa”  có gì đâu nào ,nói thế có lợi gì,có lợi gì nào??? “đâu có ai tốt hơn Trung quốc cùng phe XHCN”, chỉ còn mấy trự cố gắng nhường nhau để tiến lên,tiến mạnh tiến vững chắc….lên CNCS chớ.Không thì tanh bành hết trọi.

   Tôi thuộc bài ghê chưa Bà con???

15:51 | 25/12/2012
(Petrotimes) Theo hãng tin Bloomberg, chính quyền trung ương Trung Quốc vừa phê duyệt kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,6 tỷ USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Trung Quốc đang tích cực các hoạt động xây dựng phi pháp ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”
Dẫn lời Chủ tịch tỉnh Hải Nam Tưởng Định Chi, Bloomberg ngày hôm nay (25/12) cho biết theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ xây dựng trái phép một sân bay, cầu cảng và các cơ sở hạ tầng khác tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Bắc Kinh lập ra một cách phi pháp để “quản lý” 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cũng theo Bloomberg, hành động của phía Trung Quốc đã làm dấy lên một mối lo ngại phá vỡ mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN với đối tác thương mại lớn nhất của khối – Trung Quốc.
Ngoài ra, tờ 21st Century Herald có trụ sở tại Quảng Châu cho hay, một phần khoản kinh phí 1,6 tỉ USD này cũng sẽ được dành cho việc triển khai cái gọi là “thực thi pháp luật hàng hải và khai thác thủy sản” trên Biển Đông.
Đây là một bước đi leo thang của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” (đơn vị hành chính bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả Việt Nam) được Trung Quốc ngang nhiên thành lập vào tháng 7/2012, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.
Minh Châu (Theo Bloomberg)

Bằng đại học của Việt Nam có được công nhận ở Đức không?

(NguoiViet.de) Xin kính chào quý báo! Tôi hiện đang ở Hà Nội và muốn tìm thông tin du học Đức cho con tôi, mong quí báo tư vấn giúp. Xin cám ơn!
Bằng Đại học ở Việt Nam. Hình minh họa (Internet)
Bằng Đại học ở Việt Nam. Hình minh họa (Internet)
Con trai tôi hiện đang học năm cuối Học viện ngân hàng khoa kế toán kiểm toán, và 1 cháu năm cuối khoa kiến trúc công trình – Đại học kiến trúc Hà Nội. Tôi muốn các cháu sang Đức học sau đại học hay học lại đại học, mong quý Tòa soạn giúp đỡ và tư vấn. Bằng Đại học ở Việt nam khi sang Đức có được công nhận khi đi tìm việc làm không? Nếu được thì cần phải làm những thủ tục gì từ Việt Nam?
Trả lời: Ở Đức phấn đấu được bằng cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ là điều không dễ.
Các con chị đang học đại học năm cuối tại Việt Nam, qua kinh nghiệm thực tế thì chị nên để các cháu tốt nghiệp đại học ở VN để các cháu có bằng. Sau đó cho các cháu sang học ở Đức hệ sau đại học (Aufbaustudium) hoặc học thạc sĩ.
Muốn du học tại Đức các con của chị phải nộp hồ sơ văn bằng tại bộ phận kiểm tra học vấn của ĐSQ Đức ở HN gọi tắt là APS (Akdemische Pruefstelle). APS thẩm tra các văn bằng chứng chỉ, phỏng vấn nếu đủ điều kiện APS sẽ cấp chứng chỉ đủ điều kiện sang Đức du học. Với chứng chỉ này thì các con của chị mới có thể đăng ký học tại các trường cao đẳng hay đại học ở Đức được.
Về câu hỏi bằng tốt nghiệp đại học ở VN có được Đức công nhận khi đi tìm việc làm hay không, thì theo quy định Đức phân loại các trường đại học Việt Nam (ANABIN):
H + Được xếp tương đương với cơ sở đào tạo đại học Đức.
H+/- Chưa được xếp tương đương với cơ sở đào tạo đại học Đức.
H- Không được công nhận
Tiếp theo văn bằng tốt nghiệp đại học đó muốn được công nhận và xin việc làm trên thị trường Đức phải được kiểm tra đánh giá lại tại trung tâm công nhận văn bằng nước ngoài gọi tắt là ZBA, địa chỉ tại Đức:
(Zentralstelle für ausländisches Bildungswesen) Postfach 2240 – 53012 Bonn.
Sau khi nộp hồ sơ trả lệ phí kiểm tra và được công nhận văn bằng, muốn đi làm ở thị trường Đức phải gửi hồ sơ đi đến tất cả các công ty, hãng và thị trường có nhu cầu.
Bằng kinh nghiệm thực tế, người nước ngoài phải thành thạo tiếng Đức, tiếng Anh, giỏi về chuyên môn thì mới được tuyển dụng.
Những sinh viên được đào tạo, tốt nghiệp loại khá giỏi, có chuyên môn và kinh nghiệm thì nhiều cơ hội được tuyển dụng hơn so với sinh viên tốt nghiệp đại học từ nước ngoài.
Chuyên gia tư vấn Bùi Quang Huy
(Theo tuantintuc)

Bàng hoàng trước những giáo viên vô cảm

Phunutoday

(Trái hay Phải)- Ngay trước lễ Giáng sinh ít ngày, hai vụ thảm sát và tấn công ở trường học gây chấn động Trung Quốc và Mỹ khiến thế giới bàng hoàng. Nhưng ít ngày sau đó, mọi người bàng hoàng hơn khi ở Mỹ, các giáo viên lấy thân mình làm lá chắn cho học sinh, còn ở Trung Quốc, khi có sự cố, các giáo viên trốn biệt tích, để mặc lũ trẻ đối mặt với kẻ tâm thần.
a
Cô giáo thiên thần Victoria Soto- người đã hy sinh thân mình để che chở học sinh.
Tôi và có lẽ rất nhiều bạn đọc khác, đã từng rớt nước mắt khi đọc bài báo viết về những giáo viên ở Mỹ đã tử nạn trong vụ kẻ tâm thần mang súng vào bắn giết học trò trường Tiểu học Sandy Hook (Mỹ) hôm 14/12. Họ là những thiên thần, trong đó có 3 nữ giáo viên là cô Hiệu trưởng Dawn Hochsprung, 47 tuổi; cô giáo tâm lý học Mary Sherlach, 56 tuổi; và nữ giáo lớp 1 Victoria Soto, 27 tuổi.
Đặc biệt là cô giáo Victoria Soto, theo các nhân chứng kể lại, nữ giáo viên Soto dù còn rất trẻ nhưng đã có hành động khiến bất kỳ ai cũng phải khâm phục. Cô đã lao người ra chắn giữa tên sát nhân và những em học sinh của mình. Cô đã lấy thân mình che cho các em nhỏ, dồn các em vào một căn phòng nhỏ và sau đó trực tiếp đối mặt với tên ác quỷ đang điên cuồng xả súng. Khi người ta đến đưa cô ra khỏi hiện trường vụ thảm sát, trong tay cô vẫn đang ôm chặt các em nhỏ để che chắn cho chúng.
Xin dành hàng vạn bông hoa đẹp nhất cho người nữ anh hùng bé nhỏ ấy. Một cô giáo được học sinh mô tả là rất xinh đẹp, vui vẻ và yêu quý học trò. Mới 27 tuổi, cô chưa có gia đình, chưa có con, nhưng thiên tính làm mẹ của một người phụ nữ đã khiến cô sẵn sàng hy sinh thân mình cho những đứa trẻ được sống. Một cách hành xử khiến bất kỳ ai trong chúng ta phải cúi đầu kính phục.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, trước vụ thảm sát ở Mỹ vài tiếng đồng hồ, một kẻ tâm thần cũng mang dao vào trường Tiểu học thôn Trần Bằng, huyện Quang Sơn, tỉnh Hà Nam. Hắn chém túi bụi vào học sinh khiến 23 em nhỏ từ 6-11 tuổi bị thương. Truyền thông nước này cho biết, khi kẻ tâm thần vào trường, các thầy cô trốn biệt, để mặc bọn trẻ gào khóc khi bị đâm chém. Báo mạng Tân Lãng dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết đa số thầy cô lúc đó đã vội vàng tháo chạy thoát thân. Chẳng có giáo viên nào bị thương, nạn nhân toàn là trẻ con.
Chính quyền huyện Quang Sơn đã có lệnh cấm không cho báo chí đưa tin về vụ việc này với lý do không được “khoét sâu vào bạo lực” và tập trung ca ngợi người lái xe chở các em đi cấp cứu như một người anh hùng. Vụ việc đã khiến dư luận nước này phẫn nộ vì sự vô cảm của những giáo viên trong trường tiểu học.
Tôi lạnh người khi nghĩ, giả sử có một điều tồi tệ tương tự xảy ra ở VN, thì cách hành xử của người lớn sẽ là gì? Sẽ có ai thực sự là anh hùng khi quên thân đứng ra làm lá chắn để che chở cho những đứa trẻ không phải máu mủ ruột rà của mình như giáo viên trường Sandy Hook, hay cũng giống như các giáo viên ở trường Trần Bằng, hèn nhát trốn vào một góc nào đó?
Tất nhiên chẳng bao giờ có ai mong một thảm họa như thế xảy ra ở trường học VN, nhưng sự vô cảm của những người Trung Quốc khiến cho chúng ta, dù không muốn cũng phải đặt một phép so sánh. Phải chăng có sự khác biệt rất đáng kể trong cái gọi là lòng can đảm của người phương Đông và phương Tây?
Tôi không được sinh ra ở xã hội phương Tây nên không biết người ta giáo dục con trẻ những gì, nhưng tôi biết, nhiều người VN thường rất hay nói với nhau một câu ngạn ngữ của người Trung Quốc: “Mình không vì mình trời chu đất diệt”. Có phải chính vì cái tư tưởng siêu ích kỷ, đặt cái tôi của mình lên trên vạn vật đã dẫn đến cách hành xử hèn nhát như của các giáo viên trường tiểu học kia?
Sự hèn nhát trốn chạy của các giáo viên khi có kẻ tâm thần xông vào trường học đã dạy cho những học sinh tội nghiệp của họ một bài học xấu xa, rằng đừng bao giờ tin vào tình người, đừng bao giờ tin vào sự che chở của kẻ mạnh với những sinh linh yếu đuối nhỏ nhoi hơn mình.
Có gặp họa mới biết lòng người. Thật xấu hổ cho những người lớn đã hèn nhát trốn chạy, để mặc trẻ con đương đầu với kẻ tâm thần tay cầm hung khí. Cũng may cho trường tiểu học ở Trung Quốc là không có em nhỏ nào thiệt mạng trong vụ tấn công, còn ngược lại, không biết những giáo viên đã trốn thoát trong ngày hôm đó liệu có dám ngẩng cao đầu mà đứng trên bục giảng để dạy dỗ?
a
Học sinh ở trường tiểu học thôn Trần Bằng- Trung Quốc nằm viện sau vụ tấn công.
Họ vô cảm, họ hèn nhát hay họ đã mất hết tính người? Họ là những người lớn, có sức lực, tại sao không lấy một cái ghế, một cái bàn mà quăng vào đứa tâm thần điên loạn kia để giải thoát cho đám trẻ? Chúng bé nhỏ, sợ hãi, yếu ớt, làm sao chống cự được nếu những người lớn đồng loạt quay lưng lại và chạy trốn để bảo vệ mạng sống cho chính họ. Thật là nhục nhã.
Chúng ta từng nói rất nhiều về sự vô cảm, về sự tuyệt diệt của tình người đang lan tràn khắp nơi. Nhưng đến vụ đâm chém học sinh ở trường tiểu học mà các thầy cô giáo lại nhanh chân chạy trốn để mặc lũ trẻ con đối diện với kẻ giết người tâm thần thì đúng là quá ngưỡng chịu đựng của nhiều người, trong đó có tôi.
  • Mi An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét