Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Tin thứ Tư, 26-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Triển lãm ảnh Hoàng Sa, Trường Sa – Biển đảo Việt Nam (TN). - Hội An triển lãm ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa (TP). - Triển lãm hình ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa (TT).- Chung một tình yêu biển đảo (TT). Nhạt rồi những thứ này!
1<- Việt – Trung 2012: Sóng từ Biển Đông (VNN). Phải đưa lại hình cái “hộ chiếu lưỡi bò” lên vì nhiều ngày nay nghe im quá. Không thấy báo chí tiếp tục hỏi các cơ quan trách nhiệm là phát hiện xử lý bao nhiêu trường hợp nữa rồi, hay là nó đã ngưng dùng … Một thứ “im lặng đáng sợ”! – Trung Quốc dự định xây thêm cơ sở hạ tầng trên các quần đảo tranh chấp (VOA). – Trung Quốc đầu tư 1,6 tỷ USD xây dựng hạ tầng trái phép ở “Tam Sa” (DT). – Trung Quốc chính thức đổ 10 tỷ NDT hợp thức hóa chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam (Sống Mới).
- Trung Quốc thận trọng trước kêu gọi Ấn Độ hỗ trợ ở Biển Đông của Việt Nam (VOA). – Lãnh đạo TQ ‘tạo hình ảnh thân thiện’ (BBC).
- Phi-Trung: Cánh cửa ngoại giao đã đóng hết? (SGTT).
- Trung Nhật ‘sẽ cải thiện quan hệ’? (BBC).  – Senkaku/Điếu Ngư : Số du khách Trung Quốc đến Nhật giảm phân nửa (RFI). - Nhật lại điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc (LĐ). - Trung Quốc báo động chiến đấu cơ Nhật Bản (VnMedia). - TQ cảnh giác việc Nhật Bản tung máy bay tiêm kích (TTXVN). - Tân Thủ tướng Nhật Bản nhậm chức, TQ phái máy bay, Hải giám ra Senkaku (GDVN).
- MỸ – TRUNG QUANH TRỤC BIỂN ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM Á (Bùi Văn Bồng). - Mỹ – Trung bất hòa về dự thảo quốc phòng(TN). - THX: Mỹ chuyển hướng tới châu Á sẽ đối mặt với quan hệ TQ-Campuchia (GDVN).

Nga sắp hoàn tất hợp đồng vũ khí cho VN (BBC).
- 10 sự kiện nổi bật Đông Nam Á năm 2012 (DT).
Châu Á 2013: thế tứ trụ đang lung lay! (SGTT).
- Bài văn của một học sinh lớp 9 gửi ông Trần Đăng Thanh (DLB).  – Để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ (DĐCN). “Làm sĩ quan mà không dám đối mặt với ngoại xâm, chỉ tìm cách ‘vinh thân, phì gia’, đục khoét trên lưng người lính và nhân dân thì thật hổ thẹn và mang tội nặng với tổ tiên oanh liệt… Những kẻ này nên ngoảnh lại về sau nhìn bốn ngàn năm lịch sử và hướng về phía trước để thấy 90 triệu đồng bào mà tu tỉnh cho mau, để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ”.
- Viện Chiến lược và Khoa học Công an: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng chuyên sâu, có bản lĩnh chính trị vững vàng không để bị “thế lực thù địch” làm lung lay? (CAND).
2- Đây rồi! Có phải đã lộ mặt hơn nữa, khỏi cần nghi vấn Trần Đăng Thanh “tự phát” hay “phát” theo chỉ đạo từ trên rất cao? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc (QĐND). Đang điểm, bình bài này, thì nghe trên VTV1 phóng sự về biển, lời đọc du dương, điệu đàng, những là nước ta là “quốc gia biển”, v.v.. mà muổn nổi điên, văng … MK! Đến mùng 1/1 tới, có mà thành “quốc gia ao” thì có!
- Bớ làng nước! – “Web phản động triều đình hấp diêm blog phản động lề dân” (Trần Hùng).  Bài này đã đăng hồi tháng trước, bên blog Tin Quân sự – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phản động giả danh Thị Kính!  “Ôm ấp trong mình những ý đồ đen tối, luôn muốn lật đổ Chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam để ‘lên ngôi’ cai trị xã hội.., đến khi âm mưu, ý đồ đen tối và việc làm bại lộ thì phản động không bao giờ muốn nhận tội. Ngược lại còn chỉ trích nhà nước đã ‘đàn áp’ công dân ‘lương thiện’! Đây có phải bản chất của những kẻ phản động – những thành phần mà suốt ngày cứ nhoi nhoi, la ó rằng ta là đại diện cho chính nghĩa?!
- Vụ án 3 blogger CLB Nhà báo Tự do và sự mơ hồ của ”điều 88” (RFI).
- Một Lễ Giáng Sinh buồn (RFA). – “Tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động tốt đẹp” (TTXVN).
- Cuối năm nhẩm tính ‘nợ đời cộng sản’  (DLB).
- Bài Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” đã được cập nhật đầy đủ phần video và tất cả những báo mạng đã đăng tin, lược thuật (gồm 6 báo), với phong cách rất khác nhau, qua đó cũng để thấy thêm chút ít thái độ của làng báo (“lề phải”) với mạng tự do (“lề trái”) như thế nào. Về bản tham luận với gợi ý “Đặc khu Thông tin” của Ba Sàm, độc giả Cục Đất bình luận trong phản hồi: “Khuyến khích một số trang mạng, blog cá nhân tự chấp nhận nằm trong sự quản lý ở mức độ nào đó của cơ quan chức năng … Đây là đề xuất dở hơi nhất của anh trong toàn bộ bài phát biểu, có vẻ như anh muốn cho cân bằng một tí sau khi đã bênh vực cho truyền thông xã hội ...“.  - Tham khảo thêm: Chúng ta đang lãng phí thời gian dùng mạng xã hội cho những việc vô bổ (GDVN).
- Việt Nam giúp Lào nâng cao năng lực thẩm phán (TTXVN). Hổng biết thẩm phán Vũ Phi Long có tham gia trong dự án này?
- Gần hai trăm hộ dân chợ Thanh ấm Ứng hoà biểu tình tại huyện !   – Video: Cướp chợ Thanh ấm   –   Cướp chợ Thanh ấm 1 –  Cướp chợ Thanh ấm : từ ban đêm –  Công an Ứng hoà cướp chợ Cầu  –   Học sinh Ứng hoà hết tin vào đảng và nhà nước (Lê Hiền Đức).
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ntwn4pCAl3c
.
Cướp chợ Thanh ấm : Bắt phụ nữ, quẳng như con lợn:
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=dYPYTcE3AoM
.
- Dân quận Hoàng Mai Hà nội biểu tình tại trụ sở tiếp dân! (Xuân VN). – Trên 90 tuổi đời, hơn 60 tuổi Đảng vẫn đấu tranh giữ nhà (Đầm Hồng).
Cả trăm hộ dân có nguy cơ mất nhà! (LĐ).
- KHỞI TỐ SỰ THẤT VỌNG (Thùy Linh). “Chợt hỏi, tại sao dân Việt mình có thể sống sót trong tuyệt vọng? Và tình cảnh này sẽ kéo dài đến bao giờ? Liệu có thể khởi tố sự tuyệt vọng này? Bị can cũng đã có để có thể khởi tố vì tội lỗi rành rành ra đấy? Nhưng người ta cứ di lý hết năm này qua năm khác, để mỗi năm nỗi tuyệt vọng lớn hơn, hậu quả khủng khiếp hơn…   Và ‘vụ án tuyệt vọng’ của năm 2013 sẽ như thế nào?” – Huỳnh Ngọc Tuấn: Lộ trình đi đến tương lai (DLB).
- Audio: SBS Radio phỏng vấn Trương Duy Nhất về nhân vật của năm 2012 (Trương Duy Nhất).
- Xử lý đất dôi ra do hành vi lấn chiếm đất công (SGTT).
- Điểm tin 25.12 (Nguyễn Thông).
3<- Hội nghị trực tuyến của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội  và ngân sách nhà nước năm 2013 (ND). – TP.HCM “xin thêm” quyền chủ động để phát triển (Infonet). - Chính phủ hội nghị trực tuyến: Ngưng thu phí hạn chế phương tiện cá nhân (TN).
TP.HCM: quy định mức thu tối đa cho quỹ quốc phòng an ninh (TT). - Quảng Ngãi: tăng giá 604 dịch vụ khám chữa bệnh(TT).
- Văn bản cài cắm đủ thứ trái luật: Không có quan chức nào phải chịu trách nhiệm! (Sống Mới).
“Chuyện nhỏ” (VietQ). “Chính phủ đương nhiệm chỉ có 4 Phó Thủ tướng nhưng ông Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội có lúc có hơn 10 cấp phó, vẫn coi đó là “chuyện nhỏ”” bởi vì họ viện cớ Văn phòng Chính phủ cũng có tới 8 cấp phó thì sao?
- UBTWMTTQVN quyết định Không tổ chức đêm hội “Nối vòng tay lớn” (DV) “đêm cuối năm 31.12 nhằm quyên góp tiền cho Quỹ Vì người nghèo.” Nghe cũng êm tai. Thế nhưng, có một vấn đề liên quan khác cần tìm hiểu. Một nguồn tin chưa được kiểm chứng, là chi phí cho 1 buổi lễ khánh thành, kiểu như nhà máy thủy điện Sơn La vừa qua, và rất nhiều cuộc khánh thành cầu cống khác, ít nhất ngốn tới 2 tỷ VNĐ. Trong khi lời hô hào chống tham nhũng vấn cứ đi liền với “chống lãng phí”, những cố gắng tiết kiệm khác bằng cách ra lệnh “cấm vòng hoa” phỏng có đáng là bao, hay chỉ … làm màu?
- Toan tính giải thoát nhóm lợi ích thông qua gói giải cứu thị trường Bất Động Sản (DLB). – Rào cản thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh (ND).
TPHCM không ủng hộ ý tưởng xây đê biển 66.000 tỉ đồng (TBKTSG).
- Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị: Nghiên cứu kỹ mô hình “thành phố trong thành phố” (PLTP). - Hà Nội sẽ thí điểm thi tuyển lãnh đạo (TP). - Bộ Nội vụ chưa nhận báo cáo vụ “chạy” công chức (TT).
Siết chặt kỷ cương công sở (TT).
- Miệng lưỡi nhà quan: Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân (DLB). – Top ten phát ngôn ấn tượng 2012 (Trương Duy Nhất).
“Cán bộ ngày nay”… (Nguyễn Tường Thụy).
Điều tra vụ nổ gần khu nhà các lãnh đạo tỉnh Bình Phước (TN).
Thiệt hại tham nhũng bằng 1,7%-3,3% GDP (PLTP). - Sự gương mẫu của Đảng trong cuộc càng “chỉnh” càng “đốn” (PLTP).
Điều tra vụ giám đốc sở bị tố nhận hối lộ (TN). - Công an bắt bạc không lập biên bản hầu tòa (TN).
- Ban Bí thư chỉ thị ‘cấm tặng quà Tết cho cấp trên’ (VTC).
- Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ (VNE).
Ai sẽ cứu được Mai Linh lúc này? (VinaCorp). Ngoài những vấn đề liên quan chiến lược kinh doanh sai lầm mà các báo đang mổ xẻ, còn có một hiện tượng quái đản mà không hiếm các đại gia quốc doanh, tư nhân mấy năm nay sa vào. Đó là những hoạt động “tài trợ” búa xua,  phảng phất hơi hướng cơ hội liên quan chính trị-kinh tế. Từ tài trợ cho người đẹp, cho thể thao, cho tới rõ nét hơn về chính trị như kiểu “Vang mãi khúc quân hành“, ngốn hàng chục, hàng trăm tỉ mà không hiểu họ vẽ đâu ra tài vậy. Các đại gia này với giới chính trị như đang sống trong quan hệ cộng sinh, một đằng nhờ giàu xổi qua chính sách bất hợp lý, nhảy vào trợ giúp danh tiếng cho giới chính trị, để rồi khi đổ bể, chắc chắn lại được cứu giúp, bằng chính từng đồng xu của dân nghèo đóng thuế. - Kinh tế… vay nóng (!) (LĐ).
Cưỡng đoạt tài sản, cựu công an lĩnh án tù (LĐ). Cứ cái lối lằng nhằng giữa “đương” với “cựu” để giữ uy tín cho “ngành”, cho “đảng”, mới sinh ra thứ tin tức cười thế này: “Trong một lần nhận được tin có vụ đánh bạc xảy ra trên địa bàn mình quản lý, một cựu công an đã gọi điện cho những người không có nhiệm vụ đi bắt mà không báo cáo với cấp trên.” Khi đưa tin thì nó đã thành “cựu” rồi, đành tạm chấp nhận … một nửa cái tựa đó, nhưng khi trần thuật lại chuyện cũ thì làm sao có thể gọi là “cựu” được?
Rõ như ban ngày (PetroTimes). “Đường dây tiêu cực của một số cán bộ, chiến sĩ cảnh sát trật tự cơ động (TTCĐ) ngã giá, nhận tiền công khai để bảo kê xe tải đi vào đường cấm một số quận ở TP Hồ Chí Minh vừa bị báo chí phanh phui”.
Năm yêu cầu đặt ra với CSGT Hà Nội (Petrotimes).  - Nghi can nổ súng trước ngân hàng, tự tử khi bị truy bắt: Công an bắn hơn 30 phát súng cảnh cáo (TN). - Bắn cảnh cáo hơn 30 phát súng nhưng nghi can vẫn chống trả quyết liệt (TN).
Thiếu tướng Trần Văn Vệ: Sửa CMND mới, đơn giản ! (TN).
Thêm hàng chục trạm thu phí bị xóa sổ (TP).
Nâng đường chống ngập, ngập nhà dân! (SGTT). - Người dân kêu cứu… (LĐ).
- Nhóm Yêu quý và Bảo vệ Cát Tiên Sa (SCT): Một ngày đẹp trời và thanh thản (BoxitVN).
- Học viện PGVN: Rất lấy làm tiếc về luận văn mang tính xúc phạm Phật giáo Hòa Hảo (chùa Phúc Lâm). - Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc (TN). - Mong muốn Phật giáo đóng góp vào xây dựng đất nước(PLTP).
- Ai đã “chôm” bài của người khác ? Thưa thầy Nguyễn Đăng Hưng… (Người Lót Gạch).
- TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM: CÁI GAI CẦN NHỔ (Trí Nhân Media). - Phạm Ngọc Thảo – Oanh liệt trong thầm lặng (Kỳ 7): Cái chết bi thảm và sứ mệnh hoàn hảo (TN).
- Iran sẵn sàng mở rộng quan hệ với Việt Nam (VOA).
- Năm 2012 nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 16,7 tỷ USD (Sống Mới).
4
-  Dân Trung Quốc lo ngại về an ninh (TN). - Trung Quốc: Sửa luật đất đai để bình ổn xã hội (TT). - Thuốc giả Trung Quốc giết bệnh nhân sốt rét châu Phi (SGTT). Một người mẹ Uganda đang chăm sóc đứa con bị sốt rét. =>
- Cay Rademacher: Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ (phần 3) (Phan Ba).
- Cố lãnh tụ Kim Jong-il chết đột ngột vì tức giận? (RFA). – Ông Kim Jong Il đột tử vì nổi nóng? (DNSG).
- Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa khiến thế giới “đứng ngồi không yên”?  (Mega News).
- James Peron – Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào (The Freeman/ Phạm Nguyên Trường).
KINH TẾ
- Chính phủ VN ‘ra tay cứu doanh nghiệp’ (BBC). – Các chuyên gia kinh tế: Ba kịch bản xử lý nợ xấu (TTXVN). - Quyết liệt gỡ 2 nút thắt: Hàng tồn kho – nợ xấu (LĐ). - Nợ xấu vẫn cản trở phát triển năm 2013 (TP). - Năm 2013, Chính phủ tập trung giải quyết tồn kho và nợ xấu (Petrotimes). - Rủi ro nợ công do chủ quan phải bồi thường (TP).
“Thành tích” ngoài mong đợi (ĐĐK). - Chính phủ giảm thu, dân và doanh nghiệp giảm khó (TT). - Công bố gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường (TP).
2013: Khó giữ lạm phát dưới 6,8%(PLTP).
Tái cơ cấu ngân hàng quá chậm (TN). - Hạ lãi suất, cắt vay dài (TN). - Công bố năm thủ tục cấp phép thành lập ngân hàng (PLTP). - Những ngân hàng yếu kém “quấy rầy” quá thì dứt khoát phải xử lý (DT). - Ngân hàng nào đứng đầu bảng lãi suất tiền gửi? (VnMedia). - VVF muốn “dứt điểm” với SeABank (VnEco).
- Những khoản đầu tư tốt nhất trong năm 2012 (DNSG).  – Đầu tư của Việt Nam giảm mạnh trong năm 2012 (RFI). - Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất: Thủ tướng yêu cầu giải pháp cụ thể (SGTT). Trên … trời!
- Dư địa chính sách tiền tệ đang cạn (TTXVN).
- Vốn FDI năm 2012 chỉ bằng 77% năm 2011 (SGTT).
Trao đổi giữa GS Nguyễn Lang và TS Tô Văn Trường v/v giá điện của EVN (Người lót gạch). - EVN tăng giá điện không minh bạch (SGTT).
Lại khốn khổ vì giá điện tăng (DV).
Đề xuất hoàn thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng túi ni lông (Petrotimes).
Hồi sinh những chiếc tàu tiền tỷ (TP).
Kinh tế khó, viễn thông vẫn lãi to (PLTP).
Bán hàng thời khủng hoảng (Petrotimes).
Vay tiền để mua nhà: nói dễ nhưng vay không dễ (SGTT). - Hà Nội: tăng giá đất tại nhiều khu vực (TT). -Đà Nẵng: Giá đất năm 2013 cao nhất 40,3 triệu đồng/m2 (DT). - Sức mua càng “kích” càng yếu – Kỳ 2: Vật liệu xây dựng ế ẩm (TN).
5Hơn 6,6 triệu lượt người nước ngoài đến VN (TN). - Du lịch Việt Nam: thiếu nhiều thứ (VF).
<- “Cởi nút thắt” – món quà Giáng sinh muộn màng cho thị trường ôtô Việt sắp bị khai tử (Sống Mới).
- Năm 2012, tổng mức bán lẻ đạt trên 2,3 triệu tỉ đồng (SGTT). – Khủng hoảng vẫn đua nhau mở chuỗi bán lẻ (VEF/ NDHMoney).
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 27,5 tỷ USD (TTXVN). - Xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn (SGGP). - Xuất siêu “được tiếng không được miếng” (Vef).
Sống trong vùng dược liệu vẫn thiếu thuốc (LĐ).
99% tàu cá Việt Nam là vỏ gỗ (TP).
Heo, gà chen nhau ra Bắc (SGTT).
Vụ vỡ nợ Nhà máy ethanol Đại Tân: Nông dân vùng nguyên liệu khốn đốn (LĐ).
Nhiều kiểu thưởng Tết ít tiền… vẫn được lòng nhân viên (Kiến thức).
- INTAC: Kênh tư vấn hội nhập đáng tin cậy cho DN (TTXVN).
- Nga khánh thành đường ống dẫn dầu hướng sang Châu Á (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 245. LÊ QUÝ ĐÔN NHÌN RA THẾ GIỚI (Việt sử ký).  – 246. DANH THẮNG ĐÌNH SẮC VÀ MỐI TÌNH BI THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐẸP NGUYỄN THỊ NIÊN.
Theo dấu người xưa: Sứ thần tài hoa (TN).
Đá làng Nhồi (Petrotimes).
Trưng bày Đời sống văn hóa các tộc người và làng nghề ở VN (TN).
- Trở lại thời “cởi trói” rồi lại … “xích”: + Ngô Ngọc Bội: Đổi mới tư duy là cuộc cách mạng tự thân (PBVH). + Hữu Thỉnh: Đổi mới để hay, để làm sáng rõ bản sắc. + Trần Độ: Những quan điểm về văn hoá văn nghệ trong Đại hội Đảng lần thứ VI.
- NHÀ VĂN NHẬT TIẾN :”Nắng Sài Gòn . . . ai đi còn thấy mát ?” (Nhật Tuấn).
- Đoàn Hội nhà văn Việt Nam thăm và làm việc tại Lào (TTXVN).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 4) (Nhật Tuấn).
- Chuyện xe ôm (Người làng tra).
8Tản văn của một người đọc sách (SGTT).
Giấc mơ cao nguyên – giao thoa giữa âm và sắc (SGTT). =>
Vẫn thiếu tiếng cười từ phố (TT).
Yêu cầu giải trình vụ “Hoàn lương trắc trở” (SGTT).
- NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HƯNG “MẦN” THƠ (Văn Công Hùng).
- Trần Thị Phương Hoa: LÊ MINH KHUÊ – KHI NGƯỜI PHỤ NỮ HÁT RAP (Nguyễn Trọng Tạo).
Bửu Chỉ – mười năm còn ám ảnh (TN).
“Mùi cỏ cháy” rớt từ vòng ngoài Oscar 2013 (TN). - Xem “Mùa hè lạnh”: Phần “thanh” kém hơn phần “sắc”… (LĐ). - Minh tinh một thời Hoàng Cúc: Phía sau màn ảnh (DT).
- Buồn chán (Nhị Linh).
Đìu hiu liên hoan ảo thuật (TN).
- Một ngày Đẹp trời và Thanh thản – SCT – Triển lãm Ảnh Vì một Cát Tiên nguyên vẹn (Saving Cát Tiên).
- Nhiếp ảnh gia Việt lưu giữ khoảnh khắc hạnh phúc của thế giới (p2) (VOA). Mời xem lại phần 1.
- Chiếc thống “độc địa’ của gia đình phố cổ Hà Thành (VTC).
Làng hài sôi động đón Tết (GDVN).
Mời các nhân vật nổi tiếng đến VN giao lưu: Tốn tiền tỉ vẫn phải làm (LĐ).
- Đêm nhạc cổ điển “Người chăn cừu trên núi” (TBKTSG).
- Kỳ thú những thiên đường trên sông nước (DT).
-  Về sự đọc (1/2) -(Roland Barthes/PBVH).
- Lại một Noel nữa … (Anh Vũ).  – Sách và đồ chơi, hai món quà Noel cho trẻ nhỏ (RFI).  – Trẻ em muốn tìm kế bẫy ông già Noel (VnMedia).  – Món ăn truyền thống các nước dịp Noel (DNSG).
- Nguyện cầu hòa bình trong Giáng sinh (BBC). – Đức Giáo hoàng kêu gọi các lãnh đạo Trung Quốc tôn trọng các tôn giáo (RFI). – Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho hòa bình trong thông điệp Giáng Sinh (VOA). – Noel ở Trung Đông : Hy vọng hòa bình vẫn mong manh (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Những sự cố ‘đáng quên’ của ngành giáo dục năm 2012 (Petrotimes).
Năm 2013: Mở rộng đối tượng miễn, giảm học phí (LĐ).
- Giáo sư Phạm Minh Hạc: Nhân tài chưa được trọng đãi (PetroTimes).
- Giáo sư ngày càng nhiều nhưng ít người đi vào trường đại học (Sống Mới).  - Nhà nước có trách nhiệm vực dậy khối Đại học, Cao đẳng ngoài công lập (GDVN).
Siết chặt đào tạo liên thông (TP). - Chính thức giảm chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy (DT).
Không cào bằng chất lượng học sinh phổ thông (SGGP).
Thiếu tổng chủ biên sách giáo khoa (TT).
- Vụ “Nghi mất tiền, trường giao học sinh lớp 2 cho công an”: Sẽ xin lỗi học sinh trước giáo viên và học sinh(TT). Tạm chấp nhận!
7<- “Món nợ” lương giáo viên (TN). -  Còn 40% giáo viên mầm non ngoài biên chế (HQ). - Cả nước vẫn thiếu gần 23.000 giáo viên mầm non (GDVN). - Chính sách với giáo viên mầm non không thỏa đáng (TP).
Vì sao ngày càng có nhiều giáo viên vô cảm? (GDVN). Vì ngày càng nhiều bọn ngồi trên đầu giáo viên vô … nhân đạo!
Nhà trường bắt phụ huynh đóng phí ‘ôm’ cho con (VTC).
Qua rồi cái thời… bưng bê, kê, dọn (TN). - Giật mình trước tiết lộ về sex của nữ sinh Hà Nội (VNN).
PGS-TS Vũ Hải Quân: Người trò chuyện với máy tính (TN).
Bí quyết học tập của cô bé học lớp 4 đa tài (GDVN).
Làm gì vào kỳ nghỉ cuối năm? (TT).
- Thái Lan – điểm đến mới của du học sinh VN (RFA).
- Nhật Bản hỗ trợ đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề (TTXVN).
NASA trấn an vụ “tận thế năm 2040” (SGTT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Tang thương bao trùm lên các gia đình nạn nhân trong vụ chìm đò (DT). - Sóng lớn, nhiều tàu cá và ngư dân gặp nạn (TP).
Mất kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh (SGGP). - Những sai lầm “khó đỡ” của bác sĩ trong năm 2012 (DT).
9Còn ai dám ăn bì lợn sau khi vào lò “độ chế”? (DV). - Hà Nội: 5.000 lít rượu ‘bổ dương’ không rõ nguồn gốc (VNN). - Bệnh nhân ngộ độc do uống rượu ngâm củ gấu tàu (TTXVN). - Phát hiện kho rượu “khủng” có phản ứng với ma túy (TTXVN).
Ngành đường sắt lực bất tòng tâm (SGGP). - Mỗi năm đến mùa thì lo “sốt” vé tàu (SGTT). =>
Cháy nhà giữa chợ Biên Hòa, tiểu thương hoảng hốt (TN). - Vụ con thuê côn đồ đột kích nhà mẹ đẻ: Anh em tố nhau tham tiền (GDVN).  - Báo động nạn ném đá lên tàu trong dịp Tết (VNN). - Tội ác càng ngày càng man rợ: Xác người bị chặt làm 3, vứt bỏ bên ven đường (VnMedia). - Điều tra vụ hai bao tải chứa cơ thể người (VTC). - Giải mã cái chết của 7 người đàn ông ở bến đò bị đồn là ‘ma ám’ (TP).
Mở rộng diện tích tìm kho vàng ở núi Tàu (TN). - Bình Thuận: Chấp thuận cho ông già 96 tuổi tiếp tục tìm kho báu núi Tàu (LĐ).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Ðộc thiện kỳ thân (Người Việt).
Cứu 5 thuyền viên Myanmar (TN).
- Brunei cấm nhập và bán năm loại thuốc cổ truyền (TTXVN).
- Công an Trung Quốc phá vỡ mạng lưới buôn bán hàng trăm trẻ em (RFI). – TQ triệt phá đường dây buôn trẻ (BBC).  – Một khoảng lặng với trẻ em thế giới năm 2012 (DT).
- Tông xe vào học sinh ở TQ do ‘bất mãn’ (BBC).
- Giải cứu 5 thuyền viên Myanmar vào bờ an toàn(DT).
- Hỏa hoạn tại Philippines : 7 người chết, hơn 8.000 người mất nhà (RFI).
- Thời tiết mùa đông gây chết người ở Nga (VOA).
QUỐC TẾ
- Đặc phái viên quốc tế gặp đối lập bên trong Syria (RFI). – Kuwait tổ chức hội nghị về vụ khủng hoảng nhân đạo ở Syria (VOA). – Libăng trỗi dậy sau nội chiến: gương sáng cho nước láng giềng Syria (VOA). - Quan chức Syria chạy sang Mỹ (TN).
- Thế giới 24h: Mỹ ồ ạt triển khai quân tới 35 nước (VTC).
- Ai Cập điều tra khiếu nại gian lận trong cuộc trưng cầu dân ý (VOA).
- Israel phê duyệt kế hoạch xây 1.200 chung cư mới ở Jerusalem (VOA).
8<- Biểu tình phản đối vụ hãm hiếp nữ sinh : Một cảnh sát Ấn Độ thiệt mạng (RFI). – Cảnh sát Ấn Độ bị thương trong cuộc biểu tình đã chết (VOA).
- ‘Phục kích’ bắn người tại bang New York (BBC). – Hai nhân viên cứu hỏa thiệt mạng trong vụ nổ súng ở Mỹ (VOA). – TNS Hagel có triển vọng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng  (VOA).- Tây Ban Nha : Noel thời khủng hoảng (RFI).
- Vì sao Kerry? (PetroTimes). – Con trai Kennedy bác bỏ khả năng vào Thượng viện (TTXVN).
Nhất biên đảo (TN).
Thủ tướng Ukraina sẽ học tiếng… Ukraina (DV).
- Tình hình Chavez ‘cải thiện chút ít’ (BBC). – Phó Tổng thống Venezuela: Ông Chavez đang bình phục (VOA).
- Nữ Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye (RFA).
- LHQ quyết định mở lại cuộc tranh luận về hiệp ước vũ khí (VOA). – Liên Hiệp Quốc nhất trí mở đàm phán về Hiệp ước buôn bán vũ khí (RFI).
- Air Bagan của Miến Điện hạ cánh trên đường lộ, 2 người chết (VOA).

1496. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc

2
Đôi lời: Đã có một dấu hỏi rất lớn sau bài diễn thuyết đình đám chưa từng thấy của Đại tá Trần Đăng Thanh, rằng đó là một quan điểm “tự phát” hay chính nó như một thứ mệnh lệnh được “phát” ra từ cấp trên rất cao, qua một cái “loa”. Thì nay có thể tìm ngay trong bài viết  quan trọng này. 
Trước hết, đập ngay vào mắt là cái tựa đề đã cho ta gờn gợn những bóng đen lẩn lút đâu đó phía sau Trần Đăng Thanh, với tuyên bố phải “giữ được môi trường hòa bình”“ưu tiên tối thượng” để ngụy biện cho một âm mưu thâm hiểm. 
Nhưng, vẫn phải toát mồ hôi moi bới trong cả đống chữ nghĩa rối rắm, với lối lượn lờ, lươn lẹo, lắt léo … không dễ giải mã, cố tìm đôi ba chữ như điểm nhấn, thì cũng đã phát hiện được.
Đó là, “với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp” (hai chữ chết người, nói lên tất cả!). Là “cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào …“.  Là phải “theo tinh thần Thỏa thuận” của TBT Nguyễn Phú Trọng “đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011″. Đó là, không được quên khẩu hiệu láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt. Và đương nhiên, dẫu có chuyện gì xảy ra, vẫn phải thuộc nằm lòng mấy chữ “các bạn Trung Quốc“, vì ta luôn “khâm phục và ngưỡng mộ” họ, bởi vì họ vẫn đang tỏ ra “hòa bình, hợp tác hữu nghị với  các quốc gia trên thế giới“, đương nhiên, với ta, là “bạn” chí cốt nhất trên thế giới này (theo quan điểm của lãnh đạo ĐCSVN), thì phải hơn hẳn rồi!
Xin tạm vài phát hiện ban đầu. Mong độc giả, các chuyên gia, trên tất cả những thông tin đã có gần đây để “giải mã” bài viết của NCV. Ngay cả sự xuất hiện của nó vào thời điểm quan trọng này cũng đủ khiến ta cảnh giác, khi mà kẻ vẫn cứ được ra rả tuyên bố là “bạn vàng” đó đã, đang, sẽ tiếp tục ngang nhiên xâm lấn chưa từng thấy trên Biển Đông, với dấu mốc ngày 1-1-2013 đang tới quá gần. 
Quân đội nhân dân

Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc

Thứ Ba, 25/12/2012, 22:18 (GMT+7)
QĐND – Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Khu vực có những biến chuyển mạnh mẽ
Trong những năm đầu Thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động về chiến lược, cục diện có những biến chuyển mạnh mẽ, dần trở thành tâm điểm của sự can dự toàn cầu bởi tiềm năng, lợi ích bao la của biển. Điều này có thể thấy rõ qua chính sách “tái cân bằng”, trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hay có thể nhận biết trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc khi Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ là “cường quốc biển”. Bên cạnh đó, các quốc gia khác, dù ở bên bờ Ấn Độ Dương hay ở châu Âu xa xôi, cũng đánh tín hiệu mong muốn góp mặt để hợp tác, chia sẻ những lợi ích mà châu Á - Thái Bình Dương có thể mang lại. Các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phần lớn là các quốc gia vừa và nhỏ, cũng nhận thức được lợi ích của biển, tăng cường các hoạt động kinh tế, nghiên cứu khai thác tài nguyên, tích cực tham gia vào các mô hình hợp tác liên quan đến biển. 
Như một hệ quả tất yếu, sự can dự mạnh mẽ dẫn đến hai xu thế là hợp tác và cạnh tranh, với những diễn biến cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Dù mỗi nước đều có chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm song biển không phải của riêng ai và những lợi ích từ biển cần được chia sẻ theo đúng luật pháp quốc tế. Đây là một nhận thức rất quan trọng bởi nếu các nước thống nhất cùng tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, sẵn sàng chia sẻ lợi ích một cách minh bạch thì sẽ giảm thiểu mặt cạnh tranh, tối đa hóa mặt hợp tác. 
Tuy nhiên, đứng trước lợi ích to lớn đó, nếu không hiểu hoặc cố tình hiểu không đúng quyền và lợi ích của mỗi quốc gia trên biển thì xu thế cạnh tranh sẽ nổi trội, kéo theo những cọ xát với hệ lụy khôn lường. Ngay lúc này, nhiều người cũng đã thấy những nguy cơ xung đột tiềm tàng và dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang đang cuốn theo cả nước lớn lẫn nước nhỏ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước lớn tăng cường trang bị vũ khí hiện đại với khả năng chiến đấu cao, tầm hoạt động xa, sức hủy diệt lớn, chủ yếu là cho không quân và hải quân – nhằm khẳng định quyết tâm và từng bước hiện thực hóa vai trò thống lĩnh biển của mình. 
Không dừng lại ở đó, đã bắt đầu xuất hiện những tuyên bố về quyền, về chủ quyền trên biển đi ngược lại xu thế thời đại, bất chấp luật pháp quốc tế, xâm hại chủ quyền của các quốc gia khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của tất cả các bên có liên quan…, khiến dư luận trong và ngoài khu vực vô cùng quan ngại, thậm chí có những dự báo rất bi quan, xám màu… Rõ ràng, đó là những nhân tố gây bất lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực chúng ta.
Độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế
Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ được độc lập tự chủ, không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn, đồng thời giữ được quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực hay không? 
Chúng ta tự tin trả lời: Hoàn toàn có thể được! 
Vì sao như vậy?
Vì chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại, đó là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Cụ thể trong vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền chính đáng của mình, đồng thời sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, tích cực đóng góp cho sự hợp tác vì hòa bình, phát triển rộng lớn hơn trên các vùng biển quốc tế. Chúng ta bảo vệ lợi ích của chính mình, nhưng đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các nước khác và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Chính vì vậy, trong thời gian qua, chúng ta có được sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực và trên thế giới đối với những chủ trương, những hành động cụ thể nhằm bảo vệ độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông.
Chúng ta sống trong một thế giới hội nhập, hợp tác đa phương, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Việt Nam ủng hộ sự can dự của các nước lớn trong khu vực, nếu nó đem lại hòa bình, ổn định, phát triển cho tất cả các nước. Nhưng đồng thời chúng ta cũng yêu cầu phải có sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế, dù nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong các vấn đề liên quan đến lợi ích và đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam khẳng định không tham gia các can dự có tính chất quân sự, không tham gia các liên minh quân sự, không theo nước này để chống nước khác. Các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam sẽ không gây phương hại cho bất cứ quốc gia nào. 
Chúng ta bảo vệ lợi ích trên biển trong bối cảnh quốc tế Việt Nam có nhiều bạn bè tốt và có chung lợi ích ổn định và phát triển, trước hết là các nước ASEAN. Chúng ta đã và đang nỗ lực để các nước ASEAN có cùng tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hợp tác chia sẻ lợi ích không chỉ với các nước có tuyên bố chủ quyền mà cả những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, làm rõ những lợi ích mà họ thu được với một Biển Đông hòa bình, ổn định. Trong các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ một cách hòa hiếu, bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có thể ỷ trên sức mạnh áp đặt ý chí lên một quốc gia khác, đặc biệt khi đụng chạm tới vấn đề thiêng liêng là chủ quyền quốc gia. 
Đảng, Nhà nước, Quân đội ta có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước láng giềng. Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh thần Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương công khai, minh bạch trước cộng đồng thế giới và lắng nghe ý kiến của các nước có liên quan lợi ích trên Biển Đông. Chính do cách tiếp cận như vậy nên khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nhận được nhiều tiếng nói ủng hộ. 
Với tư cách là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, đồng thời chúng ta cũng không ngần ngại trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc về những quan ngại của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Chúng ta làm điều này vì lợi ích của Việt Nam, vì chủ quyền của Việt Nam và cũng là vì lợi ích, hòa bình, ổn định của khu vực. Không chỉ vậy, chúng ta muốn nói với các bạn Trung Quốc rằng, không riêng Việt Nam mà nhiều nước khác cũng khâm phục và ngưỡng mộ hình ảnh một nước Trung Quốc XHCN phát triển hòa bình, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không muốn thấy những tuyên bố, những cách ứng xử không phù hợp của Trung Quốc sẽ làm phương hại đến lợi ích chiến lược, toàn cục của chính Trung Quốc, làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp mà qua mấy chục năm mở cửa, nước bạn mới dày công vun đắp xây dựng nên.
Đất nước ta ngày càng ổn định, kinh tế đang từng bước vượt khó khăn, đời sống nhân dân được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo ngày càng phát triển. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc nhưng cũng rất yêu chuộng hòa bình. Tất cả những chủ trương đối ngoại đúng đắn trên chỉ có thể thực hiện có kết quả khi đất nước chúng ta ổn định, kinh tế từng bước phát triển, tiềm lực quốc gia ngày càng vững mạnh. Đất nước cần được chuẩn bị tốt để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trước hết là hun đúc lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó một trọng tâm là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không điều gì quan trọng hơn là giữ vững ổn định chính trị, làm cho nhân dân ngày càng tin Đảng, Nhà nước, vì bất ổn nội bộ không những cản trở kinh tế, xã hội phát triển mà còn khiến chủ quyền quốc gia bị uy hiếp. Bên cạnh đó là việc xây dựng quân đội mạnh về tiềm lực, sẵn sàng chiến đấu cao. Cùng toàn Đảng, toàn dân, chúng ta sẽ làm tất cả để ngăn chặn chiến tranh, củng cố hòa bình, song cũng luôn vững tay súng, toàn dân là chiến sĩ, sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thống nhất đất nước. 
Cuối cùng, chúng ta luôn phải nhớ bài học kinh nghiệm xương máu về kiến tạo và gìn giữ hòa bình – mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là kiến tạo hòa bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nhưng một nền hòa bình chỉ thực sự bền vững khi chúng ta luôn rực cháy ý chí và bảo đảm đủ sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi tình huống, từ mọi hướng. Làm tất cả để gìn giữ hòa bình song chúng ta không được để Tổ quốc bị bất ngờ, dám đánh và biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Quân đội ta luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, đất nước luôn được củng cố tiềm lực, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc bằng cuộc chiến tranh nhân dân bất khả chiến bại.
Đối ngoại quốc phòng góp phần xây dựng quân đội vững mạnh
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đối ngoại quốc phòng đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ song phương và hoạt động trên các diễn đàn đa phương để phục vụ cho sự nghiệp đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, trong đó có góp phần giải quyết các vấn đề trên Biển Đông. 
Trước hết, chúng ta tăng cường, mở rộng quan hệ với các quốc gia để tìm kiếm điểm đồng, những lợi ích chung, cùng phát triển, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin của bạn bè quốc tế với một nước Việt Nam hòa hiếu, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, chúng ta đã chủ động xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục vụ mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”; tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa hai Quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông. 
Thứ ba, chúng ta đã tích cực tham gia các diễn đàn đa phương như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, trong đó luôn chủ động nêu các vấn đề an ninh khu vực một cách khách quan, bình tĩnh, có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng. Ý kiến của Việt Nam thường được lắng nghe, tôn trọng, đánh giá cao, đóng góp tích cực, có hiệu quả cho các diễn đàn này và chúng ta được sự ủng hộ của nhiều nước đối với cách xử lý các vấn đề quốc tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Một kết quả quan trọng khác là công tác đối ngoại quốc phòng đã đóng góp không nhỏ cho xây dựng quân đội vững mạnh, tiếp thu khoa học, công nghệ mới, tăng cường sức chiến đấu, sẵn sàng đối phó mọi tình huống trên đất liền, trên không và trên biển. 
Chúng ta tin rằng, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, công tác đối ngoại quốc phòng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước phát triển, giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.
Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)

Việt Nam: Lạm dụng luật để bỏ tù blogger

Liên minh Báo chí Đông Nam Á

Việt Nam: Lạm dụng luật để bỏ tù blogger

Người dịch: Đan Thanh
Ngày 22-11-2012
Chú thích của người dịch: Đây là một trong tập hợp các bài viết của Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Southeast Asian Press Alliance, SEAPA) nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt (Global Day to End Impunity), 23-11, năm nay.

SEAPA kỷ niệm ngày này bằng cách tập hợp bài viết/ báo cáo của công dân các nước Đông Nam Á về một trường hợp điển hình xâm phạm tự do ngôn luận ở mỗi nước, như là kết quả của tình trạng tội ác và sai phạm của chính quyền không bị trừng phạt. Trường hợp ở Việt Nam được chọn để báo cáo là vụ án Điếu Cày.
H1Buổi sáng ngày 24-9 hẳn phải là không thể nào quên đối với Binh Nhì, một người 29 tuổi, vừa bí mật vượt hàng nghìn kilomet bằng tàu hỏa từ Hà Nội vào TP.HCM. Binh Nhì bị công an bắt và bị đánh rất đau trong lúc bị tạm giữ. Sai phạm của anh là anh đã muốn đi đến Tòa án Nhân dân TP.HCM, nơi mà trong buổi sáng hôm đó, diễn ra phiên tòa xét xử một blogger rất nổi tiếng. Hàng trăm công an, cả cảnh phục và thường phục, có mặt ở khắp nơi trong khu vực để ngăn mọi người đến gần tòa án, cho dù trên danh nghĩa đó là một phiên xét xử “công khai”.
Điếu Cày là bút danh của blogger bị xử. Trong khi ông đứng trước tòa buổi sáng hôm ấy, vợ cũ và con trai của ông bị giữ bên ngoài và bị ngăn trở, không cho tham dự phiên điều trần, bất chấp sự phản đối tuyệt vọng và phẫn nộ của họ. Công an thậm chí còn lột bỏ chiếc áo phông “Trả tự do cho Điếu Cày” của cậu con trai. Một viên công an trẻ tuổi hét vào mặt họ, chế giễu: “(Mày thích) Tự do à? Tự do cái con c.” (dịch sát nghĩa từ tiếng Anh: “Tự do của mày là con c. của tao đây” – ND)
Sau phiên xử chỉ kéo dài có ba tiếng, Điếu Cày bị kết án 12 năm tù, trong khi Tạ Phong Tần, một blogger nữ, lĩnh án 10 năm, và Phan Thanh Hải, tức AnhbaSG, 4 năm. Các nhà phân tích cho rằng AnhbaSG bị án nhẹ hơn là do đã thừa nhận trước tòa là anh sai, anh ăn năn hối cải và sẽ chấm dứt mọi quan hệ với “các thành phần phản động”. Bản án cho AnhbaSG là cái mà tất cả gia đình và bạn bè anh đều đã biết từ trước phiên xét xử.
Cả ba blogger đều bị buộc tội theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, trừng phạt một tội mơ hồ là “tuyên truyền chống nhà nước”.
Sự hấp dẫn của một blogger
“Điếu Cày”, có nghĩa là “ống điếu của nông dân”, là một nickname rất bình thường ở Việt Nam mà bất cứ một blogger Việt Nam nào cũng có thể sử dụng. Và đó là cái nick được chọn bởi ông Nguyễn Văn Hải, một người cởi mở, đáng mến, nhiệt tình và thu hút, theo lời bạn bè ông đánh giá.
Sinh ngày 23-9-1952 tại thành phố Hải Phòng ở miền Bắc, Điếu Cày sống tuổi thanh xuân trong hàng ngũ của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở mặt trận biên giới Tây Nam vào cuối những năm 1970. Sau chiến tranh, Điếu Cày bắt đầu làm kinh doanh riêng – mở quán café, bán máy ảnh và các thiết bị ảnh, cho thuê căn hộ – thay vì gia nhập bộ máy quan liêu, vốn là con đường chung của nhiều người.
Khi Yahoo! 360° xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2005 sau khi được công bố ở Mỹ, lần đầu tiên 22 triệu người dùng Internet của Việt Nam, phần lớn là thanh niên, được trải nghiệm một hình thức mới để đọc, viết, và thể hiện quan điểm, ý kiến. Mặc dù chính trị vẫn là một lĩnh vực nhạy cảm với phần lớn blogger Việt Nam, nhưng kể từ năm 2007, đất nước bắt đầu chứng kiến mối quan tâm ngày càng lớn đến các vấn đề chính trị, đặc biệt với sự leo thang căng thẳng trong các yêu sách chủ quyền mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Điếu Cày, khi ấy ngoài 50 tuổi, tỏ ra là một người thành thạo Internet, thích ứng rất nhanh với phương tiện truyền thông mới này. Giữa năm 2007, ông mở trang Yahoo! 360° blog riêng, post lên đó các bài viết và bức ảnh về cuộc sống của người dân ở nước Việt Nam đương đại. Ví dụ, ông kể chuyện ông đã gặp rắc rối như thế nào khi Ủy ban Nhân dân địa phương buộc tội nhà hàng của ông dùng tên tiếng nước ngoài, “Mitau”, mà tên đó chỉ có nghĩa là “mi và tau” trong thổ ngữ của người miền Trung. Các bài viết của ông – với một chút hài hước và chế giễu, phản ánh những khía cạnh khác nhau của một nền pháp quyền què quặt – đã khiến ông được biết đến với tư cách blogger chính trị nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2007, Điếu Cày và một vài người bạn thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do mà không được cấp phép. (Mặc dù Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền tự do lập hội, nhưng quyền ấy không được thực thi bởi lẽ có rất nhiều trở ngại khiến cho các nhóm không thể tự tổ chức được). Ông cũng mở blog của câu lạc bộ, và cũng tương tự như blog cá nhân của ông, blog (của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do) trở thành một vũ khí hùng mạnh trong cuộc chiến đấu vì công lý và tự do của công dân Việt Nam. Với một laptop, một chiếc máy ảnh, ông đi đến nhiều nơi ở Việt Nam để viết nên những câu chuyện, về các cộng đồng thiệt thòi, bao gồm cả những nông dân mất đất và những công nhân bị bóc lột. Chẳng hạn, Điếu Cày đã vạch trần tham nhũng trong dự án xây cầu Cần Thơ – cây cầu bị sập vào tháng 9-2007 và là một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành xây dựng Việt Nam.
Mạng lưới khủng bố
Một ví dụ về sự ngược đãi mà chính quyền nhằm vào Điếu Cày là chuyện xảy ra vào khoảng tháng 11-2006. Ông dính líu vào một vụ cãi cọ với hàng xóm, vốn là một cán bộ trong chi bộ đảng ở địa phương, người đã chiếm một căn hộ của ông. Điếu Cày post ảnh căn hộ bị chiếm lên blog cá nhân và phân phát tờ photo vụ án cho láng giềng, bè bạn. Điều này thu hút sự chú ý của dân chúng địa phương, cũng đều là những người không hài lòng với ông cán bộ cộng sản kia. Điếu Cày còn báo cáo vụ việc với công an địa phương – song thay vì trả lại tài sản cho ông, công an lại phạt Điếu Cày tội “kích động gây rối”. Ông phản đối và đệ đơn kiện lên một tòa hành chính cấp địa phương, và thua kiện vào tháng 6-2007. Tuy nhiên, trong quá trình theo kiện, ông đã đăng tải trên blog ảnh, các đoạn ghi âm, ghi chép về thủ tục tố tụng xét xử, mô tả một “nhà nước pháp quyền” giả dối, lố bịch, và khiến cho ông càng được công luận chú ý hơn.
Tháng 12-2007, các blogger biểu tình lần đầu tiên ở Hà Nội và TP.HCM, phản đối kế hoạch của Trung Quốc xây dựng “thành phố Tam Sa” nhằm quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông. Điếu Cày – khi đó đã nổi tiếng rồi – thu hút được sự tham gia của hàng chục sinh viên. Sau đấy ông đã bị công an bắt một cách tàn nhẫn trên đường về nhà.
Mặc dù vào cuối ngày, Điếu Cày cũng được thả, nhưng kể từ đó, ông bị công an theo dõi chặt chẽ. Ông thường xuyên bị quấy nhiễu, công việc kinh doanh bị những người lạ phá hoại theo nhiều cách khác nhau. Nghiêm trọng nhất, Điếu Cày thường xuyên bị triệu lên đồn công an để trả lời thẩm vấn. Bạn bè ông kể lại rằng nhiều cuộc thẩm vấn kéo dài từ 8h sáng đến 10h đêm, với rất nhiều câu hỏi về các hoạt động của ông và của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Vì chuyện đó, Điếu Cày gần như bị giam trong nhà. Khi áp lực trở nên tồi tệ hơn, ông quyết định bỏ đi.
Ngay sau đó đã có cả một chiến dịch của công an nhằm truy bắt Điếu Cày. Vào ngày 19-4-2008, ông bị “bắt khẩn cấp” theo cách nói của công an, tại một quán café Internet ở Đà Lạt, thành phố miền Nam Việt Nam. Không có ai chứng kiến vụ bắt bớ, do đó không có thông tin gì về lý do buộc tội nêu trong lệnh bắt. Tổ chức quốc tế Phóng viên Không Biên giới nói rằng không phải là tình cờ khi mà vụ bắt giữ Điếu Cày diễn ra chỉ vài ngày sau lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua TP.HCM, mà vì buổi lễ đó, chính quyền đã khẳng định sẽ đảm bảo “an ninh tuyệt đối” và trừng phạt bất cứ “kẻ gây rối” nào.
Điếu Cày bị còng tay và bị bí mật đưa về TP.HCM, cho vào trại giam mà không được tiếp xúc với luật sư hoặc có sự trợ giúp pháp lý nào. Vị luật sư mà gia đình ông thuê sau đó, Lê Công Định, phàn nàn rằng ông không được phép gặp Điếu Cày trong suốt quá trình công an thẩm vấn, và thậm chí còn chẳng được thông báo về ngày giờ xét xử.
Luật sư Định cho biết, vài ngày sau khi Điếu Cày bị bắt, cuộc khám nhà mới diễn ra. Tất cả bạn bè và gia đình Điếu Cày cho rằng hành động khám xét đó chỉ nhằm mục đích tìm kiếm bằng chứng về các “hoạt động chống phá nhà nước” của ông. Không tìm thấy gì, chính quyền bèn buộc ông vào tội trốn thuế. Ngay cả khi đó thì họ cũng không làm đúng thủ tục tố tụng.
Do công an chỉ bắt đầu thu thập giấy tờ vài ngày sau vụ bắt Điếu Cày, cho nên Viện Kiểm sát Nhân dân không thể buộc Điếu Cày vào tội trốn thuế “dựa trên một số tài liệu”, như họ đã nói trước khi khám nhà. Trước lúc bị bắt, Điếu Cày cũng không nhận được bất kỳ một thông báo nào từ cơ quan thuế địa phương, liên quan đến việc buộc tội trốn thuế. Tất cả các câu hỏi đặt ra cho ông trong hàng giờ thẩm vấn trước đó chỉ tập trung vào hoạt động viết blog, đặc biệt là vào Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Lê Công Định cũng phát hiện ra rằng trên thực tế, Điếu Cày không hề phạm tội trốn thuế. Thay vì thế, chính công an đã yêu cầu cơ quan thuế địa phương không nhận khoản tiền thuế quá hạn nộp cả từ Điếu Cày lẫn bên thuê nhà của ông, nếu không được phép của công an. Yêu cầu đó của phía công an được đưa ra từ ngày 25-2-2008. Nói cách khác, “trốn thuế” là môt cái bẫy được giăng ra cho Điếu Cày từ mấy tháng trước khi ông bị bắt.
Bản thân Lê Công Định cũng bị bắt một năm sau đó và bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền.
Một luật sư khác, ông Lê Trần Luật, từng đề nghị hỗ trợ pháp lý miễn phí cho Điếu Cày, thì bị công an quấy nhiễu và cũng bị triệu tập để thẩm vấn. Công an hỏi Lê Trần Luật về quan hệ của ông với Điếu Cày, động cơ đằng sau việc đề nghị cãi miễn phí cho Điếu Cày, và hỏi ông biết những gì về “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bất hợp pháp” kia.
Ngày 10-9-2008, Điếu Cày bị Tòa án Nhân dân TP.HCM kết án 30 tháng tù giam. Thật trớ trêu, vào ngày 18-10-2010, chỉ một ngày trước khi Điếu Cày kết thúc thời gian thụ án, blogger AnhbaSG, cũng là thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, bị bắt.
Điếu Cày tiếp tục bị giam theo tội danh mới, “tuyên truyền chống nhà nước”. Gia đình ông cũng bị chính quyền quấy nhiễu.
Một lời cảnh cáo gửi đến các blogger
Trong thời gian trước phiên xử Điếu Cày vào tháng 9-2012, một cuộc vận động kiến nghị trên mạng đã thu hút hàng nghìn người ký tên vào một bức thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày. Nhiều blogger may áo phông có in khẩu hiệu “Tự do cho Điếu Cày, tự do cho người yêu nước”. Không khí căng thẳng đến nỗi cái Viện Kiểm sát Nhân dân do công an chi phối kia phải cố giữ bí mật ngày giờ xét xử.
H2Phiên tòa ngày 24-9 thu hút sự chú ý chưa từng có trong cộng đồng blog và mạng xã hội ở Việt Nam (chủ yếu là trên Facebook). Hàng chục blogger từ nhiều địa phương khác đến TP.HCM và đi tới Tòa án Nhân dân, cố gắng tham dự phiên tòa được coi là công khai, bất chấp sự phong tỏa của công an. Công an phá sóng điện thoại di động; nhiều người bị đe dọa, bị quấy phá, và bị đánh, điện thoại cùng máy ảnh bị giật. Báo chí quốc doanh mở một chiến dịch tấn công cá nhân Điếu Cày cùng với các blogger “chống nhà nước” nói chung.
Giới bình luận trên mạng nói rằng bằng việc gán cho Điếu Cày một mức án nặng như thế, chính quyền muốn gửi thông điệp rằng họ sẽ rất cứng rắn với những kẻ dám chỉ trích nhà nước.
Tuy nhiên, bản án nặng nề không tạo ra được sự sợ hãi mà chính quyền mong đợi từ phía các công dân. Thay vào đó, cơn phẫn nộ lan tràn trên khắp mạng Internet tiếng Việt. Ngay cả một số thành viên của cộng đồng blogger, vốn dĩ ủng hộ nhà nước, cũng phải thừa nhận rằng bản án là bất công đối với những blogger chỉ lên tiếng một cách ôn hòa, sử dụng một laptop có nối mạng.
Nhiều người so sánh vụ xử Điếu Cày với vụ việc một viên công an lạm quyền, đánh chết một công dân không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, viên công an này chỉ bị kết án 4 năm tù. Nhiều người nữa than rằng ở Việt Nam, “công lý chỉ là trò hề”, “viết blog bây giờ cũng là nghề nguy hiểm”, “nếu ghét thằng nào thì thà giết nó đi, còn hơn là viết blog nói xấu nó, vì phát biểu ý kiến ở đây còn bị trừng trị nặng hơn tội giết người”.
Nguồn ảnh: DanlamBao, ảnh chụp màn hình Youtube từ Trandaiquang video.
Nguồn: SEAPA

1498. Hóa ra các bác bịp dân!

Dong Phung Viet

Hóa ra các bác bịp dân!

25-12-2012
Tờ Quân đội nhân dân mới đăng bài “Không thể chấp nhận quan điểm Quốc gia hóa quân đội” của Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình. Bác Bình viết bài này để phê phán quan điểm “quốc gia hóa quân đội”, vốn đề nghị, quân đội phải trung lập, “phi chính trị hóa”, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
Trong bài, bác Bình nêu ra một số dẫn chứng để minh họa cho quan điểm của bác rồi kết luận: “phải đặc biệt coi trọng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội”.  Đọc xong, tôi muốn thưa lại với bác vài điều:
1/
Bác có học hàm Phó Giáo sư, lại có học vị Tiến sĩ cho nên theo tôi, khi viết lách, bác cần phải nghiêm cẩn, trung thực, lập luận phải chặt chẽ, hợp lý. Có như thế mới giữ được thể diện cho chính bác và cho giới mang học hàm “giáo sư”, “phó giáo sư”, có học vị “tiến sĩ”, “cử nhân” được đào tạo từ các học viện, trường, chương trình chính trị. Tôi không hiểu hệ thống học viện, trường, chương trình chính trị đào tạo thế nào mà các cựu học viên cứ mở miệng ra nói, hoặc cầm bút lên viết là bị dân chửi té tát.
Hình như hệ thống học viện, trường, chương trình chính trị không dạy dỗ bác và các đồng môn của bác về phương pháp nghiên cứu, kỹ năng viết lách, phát biểu trước đám đông, thành ra các bác thường “ăn không nên đọi, nói không nên lời”, dân Nam bộ vẫn gọi là… “tệ hơn vợ thằng Đậu”.
Để bảo vệ quan điểm, “quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phải bảo vệ các lợi ích của Đảng” – vốn chẳng giống ai so với phần lớn các quốc gia đang tồn tại dưới gầm trời này, bác dẫn chuyện tỷ phú Erick Prince và công ty Blackwater Worldwide do ông ta sáng lập như một bằng chứng về chuyện quân đội nào cũng do “các ông trùm tư bản điều khiển và bảo vệ thể chế chính trị của xã hội tư bản”.
Tôi đã tra cứu rất kỹ và chưa tìm thấy tài liệu nào có nội dung giống như bác viết, rằng công ty Blackwater Worldwide của Erick Prince là một “đội quân đánh thuê”, “quân số hàng trăm ngàn, có cả máy bay, tàu chiến và vũ khí hạng nặng, được coi là lực lượng thiện chiến ở Áp-ga-ni-xtan, I-rắc và có khả năng lật đổ nhiều chính phủ trên thế giới”.
Theo Wikipedia thì Erick Prince thành lập Blackwater Worldwide sau khi xảy ra vụ diệt chủng ở Rwanda. Công ty này chỉ có chừng 1.000 nhân viên và là một trong ba công ty tư nhân chuyên cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh cho các cơ sở ngoại giao của Mỹ, ở bên ngoài nước Mỹ, như một giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Sở dĩ Blackwater Worldwide được chú ý, vì có vài thông tin cho rằng, nó có can dự vào kế hoạch chống khủng bố của CIA, mà ở Mỹ không phải ai cũng tán thành điều đó. Năm 2010, Erick Prince đã bán Blackwater Worldwide, đi làm cố vấn cho chương trình đào tạo chống cướp biển ở vịnh Aden.
Điều này cho thấy, tuy là một “Phó Giáo sư”, “Tiến sĩ” nhưng bác viết lách rất cẩu thả và rất khinh độc giả. Dân gian gọi kiểu viết lách, phát biểu này là “nói lấy được, viết lấy được” – loại hành vi vốn được xem là đặc trưng của hạng “vai u, thịt bắp”, “thiểu năng về trí tuệ”. Có người bỗ bã hơn thì huỵch toẹt: “Đầu óc ngu si, tứ chi phát triển” – thành ngữ này có thể là rất đúng với bác nhưng tôi không dùng vì nó không… nhã!
Không chỉ viết lách cẩu thả, khinh rẻ độc giả, lối viết lách của bác còn miệt thị cả đối tượng mà bác muốn bảo vệ. Tôi tự hỏi không biết tại sao, bác lại muốn biến công ty Blackwater Worldwide của Erick Prince thành “đội quân đánh thuê”, rồi dùng nó như một trong các dẫn chứng để bảo vệ quan điểm, quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và phải bảo vệ Đảng, không thể chấp nhận quan điểm “quốc gia hóa quân đội”?
Kiểu tư duy – lựa chọn dẫn chứng này nếu không cố ý thì cũng là vô tình đánh đồng, biến quân đội nhân dân Việt Nam thành một “đội quân đánh thuê” do Đảng điều khiển và chỉ biết bảo vệ lợi ích của Đảng. May mắn cho thiên hạ là bác chỉ học “chính trị” và kiếm cơm bằng công việc “lý luận”, bác mà “nhất định” học luật và “kiên quyết” làm luật sư thì thân chủ của bác, tội lẽ ra được hưởng án treo, nghe bác cãi xong, Tòa không tuyên “chung thân”, chắc cũng phán “tử hình” – cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội!
Cũng với lối tư duy, dẫn chứng “lộn ngược” này, bác lôi Lenin và Liên Xô ra xài. Bác bảo, Lenin từng nói: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị – đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản…, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính trị phản động”. Bác nhận định: “Quân đội Liên Xô còn 3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do bị biến chất về chính trị nên mất sức chiến đấu, không thể bảo vệ được Tổ quốc XHCN”.
Tình cảm, niềm tin của nhân dân Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết và nhân dân các quốc gia từng có “Nhà nước xã hội chủ nghĩa” đối với Lenin ra sao, hẳn là bác biết, chúng tôi cũng biết. Biết rồi, còn dẫn tư tưởng của ông ta ra để biện bạch làm gì, nhằm thuyết phục ai hở bác? Nếu bác vẫn còn sùng bái ông ta thì đó là quyền của bác, tôi không dám chỉ trích. Tuy nhiên, phê phán Mikhail Gorbachev (Tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô), Yevgeny Shaposhnikov (Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng của Liên Xô), về chuyện họ thực thi “phi đảng hóa quân đội” thì không ổn. Họ là công dân Liên Xô, được ca ngợi vì đã hành xử theo nguyện vọng của nhân dân Liên Xô. Gorbachev và Shaposhnikov không thể hành xử như bác muốn, dùng “3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược” để “chiến đấu” với nhân dân của họ, “bảo vệ Tổ quốc XHCN”. Phê phán như vậy là “can thiệp vào công việc nội bộ của chính quyền và nhân dân Liên Xô” đấy bác ạ!
Chưa kể, dẫn chuyện Liên Xô để cổ súy “phải đặc biệt coi trọng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội”, xem nó “có ý nghĩa quyết định đối với sức mạnh chiến đấu của quân đội, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chế độ XHCN” – khác gì bác đang vun bồi, xiển dương cho ý tưởng dùng quân đội bắn vào dân để bảo vệ Đảng! Thật ra, kiểu nghĩ như bác không cá biệt, song tôi không quen bảo người khác phải nghĩ thế này, hành xử thế kia, thành ra, tôi chỉ đề nghị bác tham khảo lịch sử, tra cứu tài liệu, coi số phận của những kẻ từng nghĩ, từng làm như vậy sau đó thế nào. Đáng ngẫm lắm bác ạ!
2.
Bác Bình!
Tôi đã từng hân hạnh được tiếp xúc với một số vị mang học hàm “giáo sư”, “phó giáo sư”, có học vị “tiến sĩ”, “cử nhân” được đào tạo từ các học viện, trường, chương trình chính trị, nên không lạ gì chuyện sở học của họ chỉ khoanh tròn, gói gọn trong phạm vi “chủ nghĩa Mác – Lê nin” đã được “tóm tắt” (tôi muốn nhấn mạnh hai chữ “tóm tắt”) và “Lịch sử Đảng CSVN”. Bởi bác cũng xuất thân từ giới này, nên tôi tin bác không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên do các bác sùng bái Lenin, tôi mạo muội dùng một câu, mà người ta vẫn bảo là của ông ta để góp ý với các bác. Đó là: “Học, học nữa, học mãi”.
Đọc bài của bác, tôi có cảm giác sự kính trọng mà bác dành cho Lenin thật ra không cao, nên bác chưa bận tâm và chẳng muốn thực hành một trong những lời khuyên hết sức phổ biến, được cho là của Lenin về chuyện học. Tôi mạo muội đưa ra nhận xét như vậy vì bài viết của bác có vài chỗ cho thấy, ngay cả những sự kiện liên quan đến “Lịch sử Đảng CSVN” – vốn là “chuyên môn sâu” của bác – bác cũng… sai.
Để cổ súy cho quan điểm “quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải bảo vệ lợi ích của Đảng”, bác tuyên bố quan điểm đó là truyền thống mà Quân đội Nhân dân Việt Nam phải giữ, kèm theo dẫn chứng: “Tháng 5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký một số sắc lệnh quan trọng như Sắc lệnh số 71/SL, Sắc lệnh số 47/SL, Sắc lệnh số 60/SL”.
Tôi chỉ mới tra cứu sơ sơ đã thấy, ba sắc lệnh mà bác trưng dẫn, chỉ có một được ký vào tháng 5 năm 1946. Hai sắc lệnh còn lại, một được ký trước đó hai tháng, một được ký sau đó một năm và cả ba không có điều, khoản nào đề cập đến chuyện “quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải bảo vệ lợi ích của Đảng”. Cụ thể: Sắc lệnh số 71/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946, quy định chi tiết về biên chế và cấp số của Đại đoàn Quân đội Quốc gia Việt Nam. Sắc lệnh số 47/SL ngày 1 tháng 5 năm 1947, qui định về việc tổ chức Bộ Tổng chỉ huy. Sắc lệnh số 60/SL ngày 6 tháng 5 năm 1946, đổi tên Uỷ ban Kháng chiến toàn quốc thành Quân sự Uỷ viên hội.
Dẫn chứng mà sai tới mức như vậy thì… hết ý. À! Mà đây là sai sót hay cố tình bóp méo vậy bác?
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà tôi muốn thảo luận với bác và nghe bác giải thích thêm đó là:
a/ Trong Hiến pháp 1946, Điều 1 khẳng định như vầy: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Sau Hiến pháp 1946, trong Hiến pháp 1959, ngoài việc khẳng định Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, Điều 8 của bản Hiến pháp này còn ghi: “Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân”.
Theo các Hiến pháp đã dẫn thì rõ ràng, những tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”, “Quân đội Quốc gia Việt Nam”, kể cả Quân đội Nhân dân Việt Nam sau 1954) đâu có chiến đấu vì lợi ích của Đảng?
Đả kích quan điểm “Quân đội chỉ trung thành với Hiến pháp” như bác vừa viết thì hóa ra Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 là giấy lộn à bác?
Nếu thật sự các bác xem Hiến pháp chỉ như một mớ giấy lộn thì các bác còn tổ chức trưng cầu ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp hiện hành làm chi?
b/ Cho dù bác thừa nhận, trong quá khứ, “Quân đội nhân dân Việt Nam” đã từng là “Quân đội Quốc gia Việt Nam” – một tổ chức bao gồm thành viên của nhiều đảng phái và người không đảng phái, cùng chiến đấu cho độc lập của tổ quốc và tự do của dân tộc, tuy nhiên, để biện bạch cho quan điểm: “Quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, Nhà nước, đảng chính trị”, đả phá đề nghị “quốc gia hóa” quân đội, bác giải thích sự khác biệt giữa các bản Hiến pháp ngày xưa và thực tế hiện nay như vầy: “Điều này thể hiện sâu sắc bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kiên định nguyên tắc chiến lược, vừa mềm dẻo về sách lược để lãnh đạo dân tộc vượt qua hiểm nguy, giành thắng lợi vẻ vang”.
Khen như thế còn độc địa, nham hiểm hơn là chửi đó bác!
Cứ như bác viết thì chẳng lẽ “Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh” dùng Hiến pháp để bịp mọi người? Lúc chưa nắm chặt được chính quyền thì bảo rằng, Việt Nam sẽ là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân. Còn khi đã trở thành tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo toàn diện thì trở mặt, khẳng định: “Quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, Nhà nước, đảng chính trị”!
Có thể khi đào tạo các bác, hệ thống các học viện, trường, chương trình chính trị khen việc dẫn dụ người khác làm theo ý mình để trục lợi, bất kể luân thường, đạo lý là “bản lĩnh”, trí tuệ”, “vừa kiên định nguyên tắc chiến lược, vừa mềm dẻo về sách lược” để “giành thắng lợi vẻ vang” nhưng thiên hạ không khen thế đâu bác Bình ạ! Họ gọi đó là “tráo trở”, “bịp bợm”, “lừa đảo”, “lưu manh”.
Lenin đã nhắc rồi, phải “học, học nữa” may ra mới gạt được vài người bác Bình ạ!
Nguồn: Dong Phung Viet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét