Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Tin thứ Năm, 15-11-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Ngày hội chung tay góp sách vì học sinh Trường Sa thân yêu (QĐND).  – Những người ươm mầm xanh Trường Sa – Kỳ 1: Vợ lính nhà giàn DK dạy trẻ (Tin tức). =>
- Thông tin cơ bản về Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 tại Việt Nam (NCBĐ).
- Philippines sẽ tăng sức ép trên Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (RFI).
- Trung Quốc: Nguy cơ xung đột vì các nguồn tài nguyên ở Biển Đông (Financial Times).  – Trung Quốc phô trương trực thăng chiến đấu đời mới (RFI).  – Quân đội TQ sẽ hiếu chiến hơn? (BBC).  - Trung Quốc phản đối phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (VOV).
Nhật hủy đàm phán FTA với Trung, Hàn vì Senkaku (TTXVN).  – Nhật Bản cần tăng ngân sách quốc phòng để tăng sức mạnh răn đe (NCBĐ).
- Mỹ bắt đầu thực thi chiến lược hướng tới châu Á (VOV).  – Mỹ-Australia hướng tới khu vực châu Á-TBD hòa bình (TTXVN). - Đối thoại chiến lược Úc-Mỹ: Nhất trí mở rộng hợp tác hải quân (PLTP).  – Úc sẽ đóng vai trò chiến lược trong kỷ nguyên Ấn Độ – Thái Bình Dương (Australian/ NCBĐ).   – Mỹ đặt radar và kính viễn vọng tại Úc để giám sát tên lửa Trung Quốc (RFI). – Mỹ đạt thỏa thuận đặt 2 hệ thống giám sát không gian ở Úc (VOA).  – Mỹ khó quản lý quan hệ với Trung Quốc (NCBĐ).
Việt Nam xem Nga là đối tác quan trọng hàng đầu (SGGP).
- Ý kiến người dân việc Việt Nam ứng cử vào UNHRC – phần 1   –  Người dân nghĩ gì về việc VN ứng cử vào UNHRC – phần 2 (RFA).
- Việt Khang: Bởi vì tôi là người Việt Nam (Chuacuuthe).  Mời xem lại: LẠM BÀN VỀ PHIÊN TÒA LỊCH SỬ “NGUYỄN ÁI QUỐC Ở HỒNG KÔNG” (Chungta/ Hai Lúa).  – Lật Tẩy Bằng Chứng Những Bản Án Bỏ Túi (Đinh Tấn Lực).
- Hiện tình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trong tù (RFA). “Anh cáu quá thì khi vào trong nhà tôi hỏi sao anh nói họ quá thế ? Anh cho biết rằng uất hận lắm. Rồi anh rơi hai hàng nước mắt và nói ‘em có biết không, anh bị khoá tay, cả đến khi vào thử máu, giơ tay lên để thử máu vẫn còn phải còng tay’. Anh ấy nói trong hai hàng nước mắt, bảo rằng mình không có tội mà chúng nó làm mình như thế nên trong lòng anh rất uất hận”.
- Nguyễn Thanh Giang: Phạm Đình Trọng: Một người lính biết suy tư (DLB). “Sáng ngày 26 tháng 4 năm 2010, bí thư chi bộ đến tận nhà tống đạt quyết định khai trừ ông ra khỏi ĐCSVN mặc dù trước đó gần nửa năm, ngày 23 tháng 11 năm 2009, PĐT đã đưa Thông báo từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản cho chi bộ...”
- Thăm nhà mục sư Nguyễn Công Chính (DLB).
- Trời không tạo ra người đứng trên người (Nguyễn Huỳnh Khôi Nguyên).
<= Ảnh đẹp!Quốc hội chất vấn thủ tướng: đoạn tuyệt xin lỗi (TT).  - Chất vấn: Tạm hài lòng với… câu hỏi! (VNN). Tức là câu trả lời thì không thể hài lòng?  - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn các Đại biểu QH (GD&TĐ).  – Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu, làm hết sức mình để khắc phục hạn chế, yếu kém (QĐND).  – “Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu khắc phục yếu kém” (TTXVN).  - Chính phủ đang khắc phục các khuyết điểm (TP). – Video Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu QH.  – Video: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn (VTV).  – ‘Mong Thủ tướng trả lời cụ thể hơn’ (ĐV). – Toàn văn báo cáo giải trình của Thủ tướng trước Quốc hội (VOV).
- 1383. Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (BS). Bài đăng sau 18 tiếng đồng hồ, mà đã có gần 200 phản hồi của độc giả, đáng chú ý là đại đa số trong đó trái ngược hoàn toàn với những lời khen ngợi của vài cử tri mà VTV-Thời sự sáng nay đưa.
- Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức (VOA). – Việt Nam: Một đại biểu Quốc hội “khuyên” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức (RFI). – Đại biểu Quốc hội kêu gọi TT Nguyễn Tấn Dũng từ chức(RFA). – Thủ tướng nên làm gương từ chức? (BBC).
- Thủ tướng ‘nên tự kỷ luật’ (BBC). “Thế thì trách nhiệm của Thủ tướng ở đây thì tôi muốn hỏi đó chỉ là trách nhiệm chính trị thôi hay là trách nhiệm của người được giao trực tiếp chỉ đạo các tập đoàn kinh tế”. Ông hỏi chi tiết thế thì TT cũng thẳng thắn trả lời rằng: ‘Còn nhiệm vụ, còn làm’ (BBC). “Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua”.
- 51 năm theo Đảng, bao nhiêu năm vì Dân? (Han Times).  – Đại biểu khuyên từ chức, Thủ Tướng ‘theo Đảng 51 năm’ nên kiên quyết bám ghế  (DLB).  – THỦ TƯỚNG ĐÃ LÀM VẬY, SẼ VẪN LÀM NHƯ VẬY! (Bùi Văn Bồng).  – Phiên dịch trả lời chất vấn của Thủ Tướng … (QLB). – Nghị trường thiếu chiếc đèn pin (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Dân – đảng (Trương Duy Nhất). “Nghe Thủ tướng nói càng thấy đúng là ông chỉ nói về trách nhiệm trước đảng, về sự tận tụy, lòng trung thành với đảng mà không hề ý thức được trách nhiệm trước dân. Tôi có cảm giác dường như Thủ tướng nhầm lẫn quốc hội với đảng. Quốc hội là đại diện của dân, trả lời chất vấn trước quốc hội là trách nhiệm trước dân chứ không phải trách nhiệm trước đảng”.
- ‘Không hoàn thành thì rút’ (ĐV). “Còn hiện tại, nhân dân chỉ biết kêu gọi những cán bộ yếu kém, không đủ năng lực và phẩm chất học tập các bậc tiền nhân, hành xử theo lối của người quân tử: không hoàn thành nhiệm vụ thì nên rút, để người khác thay, đừng nên tham quyền cố vị.   – Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết: Văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng (RFA). – “Thủ tướng nghĩ gì về việc từ chức thay vì xin lỗi?” Thủ tướng trả lời: Thủ tướng: Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ (ĐV). – TN: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì, nên đất nước mới ra nông nổi này!
- Một bài viết dường như muốn biện minh, “gỡ tư cách” cho “đồng chí X”: Tại sao Thủ tướng không thể từ chức? (RFA). Bài này đã được nhặt nhạnh, ghép nối tinh vi (vô tình hay cố ý?) những ý kiến của một số cựu đảng viên “nhìn sâu xa hơn” vấn đề gọi là “từ chức” trong bộ máy đảng: phải được đảng cho phép, đảng quyết định. Để rồi từ đó cho rằng, các đảng viên này cũng cùng quan điểm với thủ tướng, coi việc TT không thể từ chức và lối trả lời của ông là đúng.
Lập luận như thế, người viết chỉ mới trình bày một nửa vấn đề, đó là nội bộ đảng, nhưng đã cố quên đi nửa kia là thái độ trước dân, trước quốc hội. Nếu là con người thực sự vì dân, vì nước, ông TT có thể tuyên bố mà vẫn không trái nguyên tắc của đảng ông: tôi đã xin từ chức khi họp BTC, nhưngNay trước quốc hội, tôi cũng xin thưa là tôi đáng phải từ chức, vậy mong quốc hội xem xét có ý kiến với đảng. Chắc rằng các ông Tương Lai, Mai Thái Lĩnh cũng nghĩ và mong muốn vậy, chứ không thể hiện như cách mà ông Mặc Lâm, phóng viên RFA đã “nói dùm” họ?
- EXIT (Thùy Linh). “Đến giờ phút này dân chúng có thể hiểu thông điệp của đảng rằng, lối thoát ra khỏi khủng hoảng trầm trọng của đất nước là những ‘bảo bối’: phê, tự phê, nhận lỗi, nhận trách nhiệm chính trị, sẽ xem xét, sửa chữa, nỗ lực phấn đấu, khắc phục hạn chế yếu kém…  Đến đây câu chuyện đi hay ở của ông thủ tướng không còn liên quan đến hơn 80 triệu người dân. Đó là chuyện lãnh đạo của đảng. Khó mà nói đây là nhiệm vụ ‘nhân dân giao phó’ cho thủ tướng nữa…” – NÊN TỪ CHỨC (Kha Trà Phương).   – NHIỀU VỤ LÌNH XÌNH, NGU GÌ TỪ CHỨC (?!) (Bùi Văn Bồng).
- HELENATHUY: THỦ TƯỚNG NÓI SAI RÙI (Huỳnh Ngọc Chênh). – MỆNH ĐẾ VƯƠNG (Văn Công Hùng) . – Không bỏ được bà nào (Quê Choa). “Ông mếu máo nói khổ thân tôi, đâu phải tôi không muốn bỏ, tôi quyết tâm lắm chứ. Nhưng đụng đến bà nào nó cũng cãi, nói tôi theo anh từng này năm, tại anh chọn tôi làm vợ  chứ tôi  không chạy chọt xin xỏ anh. Việc gì anh giao tôi cũng không thoái thác, bảo tụt quần tôi tụt quần, bảo chổng mông tôi chổng mông, anh còn muốn gì nữa?
- Ông Dương Trung Quốc hỏi và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời (Hiệu Minh). Về nội dung chất vấn thủ tướng của ông nghị Dương Trung Quốc sáng qua, ngoài những lời khen, cũng có vài ý kiến chê bai, thậm chí một độc giả là trí thức có tiếng, còn email cho chúng tôi, cho đó là “màn kịch” được “mớm lời” từ trước. Nếu không mổ xẻ phân tích nội dung câu hỏi của ông DTQ, thì e là lời nhận xét đó mang cảm tính, nóng nảy. Nội dung câu hỏi đó nói lên điều gì?
1- Ông thủ tướng cùng chính phủ của ông cứ xin lỗi suông hoài mà không chịu nhận trách nhiệm cụ thể về những gì mà ông đã gây thiệt hại cho dân cho nước. Cha ông ta xưa, thậm chí ngay cả lớp tiền bối cộng sản của các ông đều ít nhiều còn có lòng tự trọng, mắc lỗi là chịu từ chức. Nay thì cái văn hóa từ chức đó mất rồi. Vậy ông TT có nên sửa đổi, nói lời từ chức, thay vì vẫn cứ tiếp tục xin lỗi suông?
2- Có phải ông đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của nhân dân không?
Bao lâu nay, đã có ai đăng đàn nói lên được những điều tương tự ngay trước toàn thể quốc hội và cử tri? Tại sao ông TT lại không (thể) trả lời thẳng, trực tiếp vào 2 câu hỏi quan trọng đó? Tại sao màn chất vấn lại “ngắn gọn” một cách kỳ lạ vậy, với 18 câu hỏi không được trả lời, với thái độ dễ dãi cũng rất kỳ lạ của ông chủ tọa Nguyễn Sinh Hùng, trong khi với Bộ trưởng Y tế thì ông làm rất gắt, liên tiếp cắt lời? Và nội dung 18 câu hỏi còn lại đó là gì?
Một ông chủ tịch quốc hội đại diện cho dân mà dễ dãi, coi thường nguyện vọng, quyền lợi của dân đến vậy, liệu có bình thường không? Tại sao Đài truyền hình khi phát, lại cắt xén toàn bộ lời chất vấn của ông Dương Trung Quốc, trong khi lại phát đầy đủ phần trả lời của thủ tướng với chính những câu chất vấn đó? Rất nhiều báo đã không đăng lại nguyên văn mà chỉ trích vài đoạn ngắn những câu chất vấn.
Tất cả những câu hỏi trên là để gợi lên một điều, rất khó nhưng ngày càng cần thiết cho công luận, mà phần chất vấn của ông DTQ đã làm được, đó là: LẬT TẨY! - Bài liên quan đến chuyện chất vấn Thủ tướng của ông Dương Trung Quốc: Cứ công khai minh bạch thì hơn - (Nguyễn Vĩnh). “Sở dĩ tôi đưa lên vì gần đây ông Dương Trung Quốc bị thế giới mạng ném đá rất mạnh. Chính cái hôm báo điện tử VietnamNet “tương” lên mạng một cái tít như là ông Quốc đồng tình với ý là Thủ tướng xin lỗi dân như thế là gửi đi một thông điệp làm “an lòng dân”. 
- Nguyễn Duy Xuân: Chấm điểm Đại biểu Quốc hội (VHNA). – Dân chủ (TN).
Chất vấn các bộ trưởng tại nghị trường:Sao phải hạn chế số lượng và thời gian? (LĐ). Vì để tránh búa rìu dư luận! “Đương nhiên, người được chất vấn có thể trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, hình thức này tác dụng hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu của cử tri, không có hiệu ứng xã hội như hình thức chất vấn tại nghị trường.”
- THÀNH LẬP CÔNG TY MUA BÁN NỢ: THÊM MỘT TRÒ BỊP CỦA “BÌNH RUỒI”… (Phạm Viết Đào).  – Điểm 8, giải Nobel và logic cuộc sống (Đào Tuấn). – Thống đốc, điểm 8 và nửa giải Nobel (DT).  - Chưa sát thực tế (TT).
<= Photo: Blog Phanquoctuan.Phạm Ngọc Cương – Đêm trước cuộc cách mạng? (Dân Luận). “Qua hội nghị TW VI – cuộc cách mạng cung đình… hụt - đảng xem ra đã không thể tự giải quyết ổn thỏa chuyện nội bộ của mình. Bước tới để tiếp tục tồn tại đảng cần vịn vào sức dân. Bước một đảng cần dân chủ hóa triệt để ít nhất trong nội bộ hơn 3 triệu đảng viên của mình… Bước hai sửa hiến pháp, nâng vai trò quốc hội, tòa án lên thì sức ép lên bong bóng quyền lực sẽ giảm đi nhiều. Tiếp tới làm thí điểm một số mô hình dân chủ triệt để ở ít nhất 3 thành phố của ba miền đất nước”. Chỉ có thể nói với tác giả câu này: “Đàn gảy tai trâu”!
- Nguyễn Hưng Quốc: Muốn trở thành lãnh đạo: Không được giỏi (VOA’s blog). Anh ấy thăng tiến nhanh vì bốn lý do chính: một, có lý lịch cực tốt; hai, có học vị cao; ba, hiền lành; và bốn, bất tài”. Ngoài ra còn phải biết “vì đảng”, không được “vì dân”.
Tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước (TT).
- Đồng chí ơi (Nguyễn Thông). “Nhưng quốc hội không phải tổ chức chính trị-xã hội, không phải đảng phái, đoàn thể nào đó. Quốc hội là cơ quan đại biểu – quyền lực cao nhất, đại diện cho tất cả nhân dân, cùng và không cùng lý tưởng. Các đại biểu quốc hội được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và cử tri cả nước… Như thế, đại biểu quốc hội có thể là đồng chí, cũng có thể không”.
- Á tế á ca (xin tặng bài này cho những nhà làm chính sách đương thời) (Nguyễn Thông). – TRỊ BỆNH CỨU NGƯỜI (Faxuca). “… nhân dân cũng muốn những người có trách nhiêm đừng bao giờ quên rằng: đã và đang có hàng vạn, thậm chí hàng triệu, hàng chục triệu người chịu bất công, cơ cực vì cái ‘bộ phận không nhỏ’ đó. Họ không có bệnh, nhưng hơn ai hết họ cũng cần được cứu!
- Lợi dụng dự án cưỡng chế nhà ngoài vùng qui hoạch? (RFA).   – MỘT CÁN BỘ CAO CẤP CỦA QUÂN ĐỘI ĐỘT TỬ DO BỊ CƯỠNG CHẾ THU HỒI NHÀ TRÁI PHÁP LUẬT (Lê Anh Hùng).  - Trưởng công an xã lừa bán đất (TP). – “Quan xã” nuốt không trôi đất khống (24h).  – Thiếu chính sách kịp thời, nông dân sẽ bỏ ruộng… (TT).  - Thiện Tùng: Đâu chỉ có Nông dân khổ (BVN).
Sao chỉ nhập ‘ông chủ’ và xuất ‘ô sin’? (TVN). “Để người dân tự triệt tiêu cái ‘ước mơ’ xuất ngoại, và sau đó là trốn chui trốn lủi cam phận ôsin nơi xứ người, vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ‘thể diện quốc gia’ trên trường quốc tế hiện nay“.
- Trớ trêu cho Đại Đoàn Kết (Hữu Nguyên). “Trớ trêu thứ hai là giấy mời nhận giải do chính Thủ trưởng cơ quan MTTQ Việt Nam Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim ký mời nhà báo Từ Khôi đi lãnh giải phải ghi địa chỉ công tác của nhà báo thuộc tờ Đại Đoàn Kết này là ở … báo Tiền Phong”.
- VN: Không dám động vào phong trào “Nói không với phong bì” (TQ).  – Bộ trưởng Y tế: ‘Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi’ (VNE). – Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi không đưa phong bì (TN). Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: “Nơi nào chứng kiến cảnh đưa phong bì thì chụp ảnh lại, ghi tên người điều dưỡng, bác sĩ, cán bộ y tế đó gửi cho chúng tôi”. Chắc bà bộ trưởng muốn thân nhân của bệnh nhân nhập viện luôn hay sao mà xúi vậy? Xúi dân chống tham nhũng mà không bảo vệ dân là thể hiện sự vô trách nhiệm với dân đó bà ạ. - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Giá thuốc VN thấp (TT).
- “Cạm bẫy cho quan” hay “cẩm nang… hối lộ”! (DT). – Đả đảo tham nhũng! – Thơ Liễu Châu (CHLB Đức) (nguoiviet.de). - Xem bọn Mẽo nè: Mỹ: Tướng “mất sao” vì dùng xe công đưa vợ đi chơi (NLĐ).  – Tướng 4 sao Mỹ bị giáng cấp vì lạm dụng công quỹ (VOA). “Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta tuần này nói rằng Đại tướng William ‘Kip’ Ward, cựu Tư lệnh AFRICACOM, sẽ bị tước một sao và bị buộc phải hoàn trả cho quân đội 82.000 đô la“. =>
- Bài điểm tối qua: “Đại biểu Quốc hội nên gương mẫu không ăn gà nhập lậu”  (SGTT). Đúng là “thầy nào … tớ nấy”, hết bà Bộ trưởng Y tế khuyên dân dứt khoát không đưa phong bì cho bác sĩ, giờ tới ông phó thủ tướng khuyên đại biểu quốc hội không ăn gà nhập lậu. Nói thẳng ra đó là những lời giả dối, thậm chí rũ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đẩy trách nhiệm cho dân một cách tinh vi. Những người có trách nhiệm không có khả năng lo nổi chuyện an toàn thực phẩm, họ thừa hiểu rằng, gần như không thể biết đâu là “gà nhập lậu”, đâu là không. Còn với gia đình bệnh nhân, không đưa phong bì cho nhân viên y tế cũng tương tự như để người thân đối mặt với bệnh nặng hơn, hoặc với cái chết.  - Coi đây nữa, có lộn tiết không? Phó Thủ tướng: Hỏi rõ nguồn gốc gà rồi mới ăn (VNN).
- GS Nguyễn Tiến Dũng: Lấy giàu làm sang thì xa xỉ trọc phú (PN Today). “Khi giả dối chiếm lĩnh, bót nghẹt cái thực thì nền đạo đức thực sự của xã hội sẽ bị phá hủy.  Đa phần người ta chỉ coi trọng tiền và quyền, đạo đức không còn là một giá trị được tôn trọng trong xã hội thì người có đạo đức chính là những người chịu thiệt thòi, nếu không muốn nói là khó tồn tại được. Và khi đó, xã hội sẽ đi đến hoàn toàn giả dối”.
- Rồi chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét ông Võ Nguyên Giáp như thế nào?  (BVN). “Khi thời gian còn lại đếm từng tháng, từng ngày thì cái quan trọng nhất là chỗ đứng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lịch sử.  Ông muốn được nhớ đến như một anh hùng dân tộc có công giành độc lập và suốt đời vì dân vì nước nhưng lịch sử lại có những tiêu chuẩn khách quan riêng. … Vậy thì chung cuộc lịch sử sẽ phán xét Ông Võ Nguyên Giáp thế nào ???
CSGT phạt xe không chính chủ: Sai thẩm quyền (PLTP).  – Phạt và phạt – Thanh gươm Damocles vẫn… lửng lơ (DT).  – Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Cái giá của pháp luật (Tia Sáng).   – Xe “không chính chủ“, bất động sản, nợ xấu và những Vina.. chết chìm… (Gocomay).  - Hàng triệu xe máy vĩnh viên không đổi được chủ (VNN).
- Chống khủng bố phải đảm bảo chủ quyền (VNN).
Khởi tố 4 cựu lãnh đạo Tổng Cty Lâm nghiệp (TP).  - Điều tra “sân sau” của Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự (TP).
- Đài Phát thanh-Truyền hình Nam Định phát sóng lại (TTXVN).
Đà Nẵng hết tiền trả lương công chức (VNN).
- Nguy cơ có cảng mà không có đường (TBKTSG).
- Phú Thọ: 20 năm sống lận đận vì cách làm việc vô trách nhiệm của TP. Việt Trì (DT).
- Bắt hai đối tượng lưu hành 140 triệu đồng tiền giả (TT). “Tùng khai nhận trực tiếp ra biên giới phía Bắc mua 10 triệu tiền giả với giá 2,6 triệu tiền thật mang về tiêu thụ”.
- Muốn sống mang cây trả lại rừng! (Petrotimes).
- Lan man về cái áo ngực và những viên thuốc lạ (Nguyễn Tường Thụy).
- Viết văn làm thơ – Từ Leo Tolstoy đến Hồ Chí Minh (DLB).
- VỤ ÁN QUANG BÉO, tức Nguyễn Đức Quang, con trai ông Nguyễn Đức Nhanh (Trí Nhân Media).
- Lê Vinh Quốc: NHỚ LẠI NHẬN XÉT CỦA MỘT CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI VỀ NGƯỜI VIỆT NAM (Trần Nhương). “Người Việt Nam rất tài giỏi, họ có thể làm gì cũng được. Nhưng họ không làm được một việc gì cho thật hoàn hảo. Họ thường nói ‘căn bản hoàn thành’, nhưng họ không biết rằng, với một công việc đã hoàn thành 99%, thì tai họa sẽ phát sinh từ 1% còn lại đó”.
- Thủy điện: An toàn là trên hết! (NLĐ). – Loại bỏ dự án thủy điện không an toàn (TBKTSG). – Thư Ủng hộ Kiến Nghị của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên (Viet Ecology Foundation). – Bà con nào chưa ký, xin mời vào đây ký thỉnh nguyện thư.
-  TKV vay 300 triệu đô la cho dự án bô xít Tân Rai (TBKTSG).   – TKV vay 300 triệu USD cho dự án bauxite (VnEco). “Đây là hợp đồng tín dụng lớn nhất từ trước đến nay của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam…”.
Đê biển Hòn La bị vỡ là do chủ đầu tư? (TP).
- Du lịch và gởi đô la Mỹ về Việt Nam là phản quốc??? (Sống Magazine).
- Dân biểu tiểu bang Hubert Võ tái đắc cử tại Texas (VOA).
<= Triệu Xuân ở Chùa Vàng, Yangon.Đừng xúi trẻ con ăn cứt gà: Từ chuyện đời ở Myanmar, nghĩ về giáo dục lớp trẻ ở Việt Nam (Triệu Xuân). – Barack Obama đến Miến Điện để củng cố thêm chiến lược trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ (RFI).
- Các tổ chức xã hội dân sự kiến nghị lãnh đạo ASEAN và TT Obama (RFA).
- Tân Cương: đa sắc tộc hay thuộc địa? (BBC).
- Đại hội 18 Đảng CSTQ kết thúc họp (BBC). – Bế mạc Đại hội Đảng Trung Quốc (RFI).   – Hình ảnh từ Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc (Petrotimes).  – Hình ảnh Đại hội Đảng TQ kết thúc họp (BBC).  - Nguyễn Ngọc Trường: Trung Quốc quyết sách 2012: Chỉ cải cách kinh tế, không cải cách chính trị (TQ).  - Trung Quốc sắp ra mắt thành phần lãnh đạo cao cấp mới (VOA).  – Xin hãy nhớ làm lòng: Cái gọi là “Đảng Cộng sản Trung Quốc” thực chất chỉ là một “đảng sặc mùi dân tộc bá quyền nước lớn” (BVN).  – Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tập Cận Bình lên ngôi (RFI). – Cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo bắt đầu tại Trung Quốc (VOA). – Giang Trạch Dân phủ bóng lên Đại hội 18 (BBC).  – TÂN HOA XÃ TỰ SƯỚNG GIỮA BAN NGÀY ! (TSYG).
- Trung Quốc: Công khai tái lập chế độ « cha truyền con nối » cầm quyền (RFI). Thế hệ con cháu họ được xem như sinh ra là để làm quan, và dĩ nhiên có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn người khác. Khi phe thái tử đảng, mà đứng đầu là ông Tập Cận Bình, lên nắm quyền chóp bu đất nước, người dân Trung Quốc vẫn còn chưa hiểu rõ về các vị lãnh đạo mới của mình, và lấy làm lo lắng về chế độ độc tài và tình trạng lạm quyền do lợi ích phe nhóm.”
- Kinh tế Trung Quốc có cần cải tổ? (BBC). – ‘Mỹ cần kêu gọi theo dõi chặt chẽ đầu tư của Trung Quốc’ (VOA).
- Quan hệ VN-Vatican: Mô hình đối thoại cho Trung Quốc (VOA).
- Cấm vận Cu-ba: Một chính sách lạc hậu (QĐND).

- Sửa gì ở Hiến pháp? (Nguyễn Vạn Phú). “Hiến pháp phải được sửa đổi để sao cho các bộ trưởng, mỗi khi ra văn bản trái luật thì ngay tức thì bị Quốc hội cách chức; lệnh của Thủ tướng Chính phủ nếu sai luật sẽ bị Chánh án tòa án nhân dân tối cao bác bỏ theo đơn kiện của công dân; Quốc hội phải chuyên nghiệp hoàn toàn, phải chủ động xây dựng các dự án luật và có toàn quyền triệu tập các thành viên Chính phủ đến giải trình mọi chính sách”.
- Hang Cua liệt truyện (Hiệu Minh).
KINH TẾ
- Rà soát để nâng chất lượng đổi mới DNNN (CP).
- Gãy đòn bẩy và vỡ nợ dây chuyền (RFA). – Sẽ sớm có thông tin về chương trình xử lý nợ xấu (TBKTSG).  - Cần thành lập Ủy ban liên bộ xử lý nợ xấu (ANTĐ).
Dấu hỏi về nghiệp vụ repo của công ty chứng khoán (VnEco).
Tham gia FTA: Càng đua càng hụt hơi? (VNN).
- Lợi nhuận ngân hàng suy giảm mạnh (TBNH).
- Nhiều doanh nghiệp niêm yết báo cáo lỗ (Tin tức).
- Thị trường nhà ở phát triển quá nóng do quản lý yếu kém (VOV).
Đắt như cước vận tải – Kỳ 4: Giảm sức cạnh tranh của hàng trong nước (TN).
“Dáng dấp” cà phê ngoại ở Việt Nam (TN). - Tương lai khó lường của cà phê (VnE). =>
Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành thủy sản (SGGP).
- Gỡ nút thắt cho ngành chăn nuôi (TBKTSG).
Thấu hiểu hơn để cùng thịnh vượng (TN).
Biến động giá: Vàng tăng giá do xung đột leo thang tại Trung Đông (Stox).
- Nhìn lại toàn diện cuộc chiến giữa thương hiệu Việt và nước ngoài (Tia Sáng).
Chứng khoán Mỹ lao dốc với nỗi lo mới (CafeF).
- Toyota lại thu hồi hơn 2,7 triệu xe hơi khắp thế giới (VOA).  – Toyota thu hồi 2,7 triệu xe vì lỗi (BBC).
- Mỹ: Tầng lớp trung lưu có thể phải trả thêm thuế (Sống Magazine).

- Doanh nghiệp “ngoại” nở nồi, nội teo tóp – Kỳ cuối: Nguy cơ mất thị trường nội địa (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 93) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Hoàng Đức: Văn học Việt Nam có cơ hội soi gương (Lê Thiếu Nhơn).
- Truyện ngắn Yến Lan (1): Thi sĩ với giai nhân (Triệu Xuân).
- Đường Phong: Khổng Tử và Socrates: Can đảm đứng về phía lẽ phải (Nguyễn Trọng Tạo).
<- Bộ mặt đô thị Sài Gòn – Hà Nội (BBC). “Về phương diện xã hội, thì đây là lần đầu tiên, sau hai năm khảo cứu công phu, một nghệ sĩ trẻ dám đối mặt với những vấn đề đương đại của đô thị Việt Nam, phơi bày hiện tượng tha hóa của văn hóa, sự tan rã của các hệ giá trị dưới áp lực kinh tế, tạo nên một cuộc đối thoại mở, với vai trò song lập của một nghệ sĩ – nhà hoạt động xã hội.”  Khẩn trương lập thiết kế đô thị một số tuyến đường chính (PLTP).

Những phát hiện khảo cổ 2012: Nhìn lại thành Xương Giang (TN).
Chất liệu chuông “700 tỉ” ở Bình Thuận chỉ là đồng thau (LĐ).
- “DOPING” ĐỒNG HỚI (Ngô Minh).
- Đặng Hồng Nam: Ẩm thực và quê hương (II)(VHNA).
- Phải làm gì khi trẻ tỏ ra thương cha hơn mẹ hoặc ngược lại (Sống Magazine).
- Kịch lịch sử không làm nhiệm vụ của sách giáo khoa (TQ).
Vinh quang và cay đắng của Minh Châu (VNN).
Lê Thiết Cương: Phải tự giáo dục mình (TN).
“Mức phạt Đàm Vĩnh Hưng nghe buồn cười quá” (LĐ).
Tiến Minh khởi đầu xuôi tại giải Trung Quốc mở rộng (DV).
Tượng Phật ngọc bích lớn nhất Việt Nam (TN).
- Phòng chiếu phim 3D miễn phí dành cho thiếu nhi có thật sự cần thiết? (SGGP).
- Hoa hậu Nam Sudan làm “dậy sóng” Miss Earth 2012 (TT).
- Bùi Tín: Đua thuyền buồm qua các đại dương (VOA’s blog).
- Lincoln đưa Spielberg và Lewis đến gần Oscar? (Triệu Xuân).
Nhật ký đội tuyển bóng đá VN: Đừng “nằm sân” nữa! (PLTP).

- Du Tử Lê: Ẩn số nào trong thơ Nguyễn Ðức Liêm? (Người Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trao danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cho 610 nhà giáo (Tin tức).  – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là nhà giáo ưu tú (VTC).  – Càng nhiều “Nhà giáo Ưu tú’ Nguyễn Thiện Nhân, càng nhiều sản phẩm bị làm hỏng! (QLB).   – Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói về nhiệm vụ của ngành giáo dục (GDVN).
- Những con số nổi tiếng trong giáo dục (tiếp) (Nguyễn Văn Tuấn). – Nguyễn Lê Hiểu Mai: Nghĩ về nghề giáo và đạo đức nhà giáo (VHNA).
- TRẦN BÍCH SAN * GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (Sơn Trung).
- S.Radhankrishnan – Giá trị giáo dục (Quảng Đức/ Dân Luận).
Nhìn nhận lại môn lịch sử – Kỳ 5: Đâu chỉ có chống ngoại xâm (TN).
- CHUYỆN TẶNG QUÀ 20-11 (Nguyễn Duy Xuân).
- Hà Nội: Phải xử lý sai phạm thu chi trong trường học trước 22/11 (Petrotimes).
- ĐÂU LÀ CỘI NGUỒN CỦA VẤN NẠN DẠY THÊM HỌC THÊM (Tâm Sáng).
- Cô giáo 12 năm đi 55km tới trường hàng ngày (GDVN). – Hoa Trạng nguyên 10 năm bế chị đến trường (GDVN).
Thầy giáo làng đáng kính (VNN).
Học sinh duy nhất được 3 Thủ tướng tặng bằng khen (VTC).
Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy (DT).
- Thầy giáo trẻ với sơ đồ chuyển hóa độc đáo (GDVN). =>
- Những điều ít biết về GS Đàm Thanh Sơn trên đất Mỹ (GDVN).
- “Nhạc chế” của học sinh tiểu học: Dễ “vẩn đục” ngôn ngữ (KT).
- Hậu quả khôn lường của sách lậu với giáo dục (GDVN).
Trường kinh doanh Melior hô biến: Bộ cấm hoạt động, Sở lại tiếp tục cấp phép! (TN).  - Melior VN ngừng dạy: Phong tỏa tài khoản, cấm giám đốc xuất cảnh (DV).
- Hai phó Hiệu trưởng bị kỷ luật ở Đại học TDTT Bắc Ninh về làm văn phòng (DT).
- KHXH trước thách thức hội nhập và phát triển(Tia Sáng).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chủ tịch tỉnh phớt lờ đề nghị mua vaccine chống dịch (ANTĐ).
- Đồng Nai: “Cướp” tử thi làm náo loạn bệnh viện (DT).
<- Cần tìm ra con đường nhiễm độc trong áo ngực (Kiến Thức).
Hết năm sau, cơ bản chặn được gà lậu (TP).
- Đề nghị xử lý kẻ tung tin đồn sữa có đỉa (KP).
- Đẻ xong, nữ sinh cho con vào cặp, vứt bụi cỏ (KP).
- Bình Phước: Một phụ nữ bị cắt tóc, bôi vôi (VNN).
Vụ Phơi nắng chờ rút tiền: Ngân hàng viện đủ lý do (TN).
Xử lý nạn phát tán tin nhắn rác (GD&TĐ).
Cấp phép khai quật cổ vật tại con tàu đắm (TN).
Ai tiếp tay cho “sa tặc”? (TN).
Cướp giật giảm nhưng vẫn lo (TT).
Tận dụng lợi thế, vươn ra biển xa (SGGP).
Sẽ xây thêm cầu vượt ở Thủ đô (TP).
- HÃY ĐỒNG HÀNH VỚI “CƠM CÓ THỊT GERMANY” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Người gác đèn (AnhDo).
Báu vật sông Đà (ANTĐ).
Áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão: Cảnh báo tàu thuyền đang hoạt động trên biển (TN).
QUỐC TẾ
- Cục diện Syria đang thay đổi (Petrotimes).  – Pháp công nhận Liên minh đối lập mới thành lập ở Syria (VOA).  – Pháp, Mỹ công nhận liên minh đối lập là đại diện của Syria (RFI).  - Mỹ chưa muốn công nhận lực lượng đối lập Syria (TTXVN). – Mỹ cung cấp thêm 30 triệu đôla tiền cứu trợ cho Syria (VOA).  – Bắc Triều Tiên bị nghi gửi thiết bị hỏa tiễn sang Syria (RFI). – Bắc Triều Tiên tìm cách chở linh kiện phi đạn sang Syria (VOA). – Nhật Bản hy vọng các nước Đông Nam Á tham gia “Nhóm bạn của Syria” (RFI).
Thế giới trong nhiệm kỳ mới của ông Obama (SGGP). - Tướng bốn sao John Allen bị ngưng chức (PLTP). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ‘vẫn tin tưởng’ Tướng John Allen (VOA). – Ông Panetta: Chớ nên đi đến kết luận sớm về vụ Tướng Allen (VOA).  – Người gây vụ tai tiếng quân đội Mỹ là lãnh sự danh dự của Hàn Quốc (VOA).  - Ông Obama bảo vệ “ngoại trưởng tương lai” của Mỹ (TTXVN).
- Israel không kích làm một thủ lĩnh Hamas thiệt mạng (TTXVN).  – Israel bắn hỏa tiễn giết thủ lĩnh Hamas (BBC). – Israel giết chỉ huy cao cấp của Hamas (VOA). - Israel có thể lật chính quyền Abbas (TN).  - Đại sứ Israel rời Ai Cập sau vụ không kích Gaza (TTXVN).
- Iran thử thành công tên lửa phòng không S-200 (VOV). Tên lửa phòng không S-200 được bắn đi. =>
- Nổ bom ở Iraq giết chết 14 người (VOA).  – Iraq: Đánh bom liên tiếp, 100 người thương vong (TTXVN).
- Pakistan đồng ý thả một số tù nhân Taliban của Afghanistan (VOA).
- Lực lượng an ninh Afhganistan vẫn cần quân đội nước ngoài trợ giúp (VOA).
- LH Phi Châu ủng hộ kế hoạch can thiệp quân sự ở Mali (VOA).
- Giao tranh ở Kashmir: 3 binh sĩ Ấn Ðộ, 2 phiến quân thiệt mạng (VOA).
Nga phóng vệ tinh viễn thông quân sự thế hệ mới (VOV).
- Người lao động châu Âu đình công (BBC). – Biểu tình tại hơn 20 nước Châu Âu phản đối chính sách khắc khổ (RFI).  – Đình công lan rộng khắp Châu Âu (VOA). - “Ngày nổi giận” chống khắc khổ toàn châu Âu (TT).
- Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng giải tán Hạ viện ngay (RFI).  – Thế giới 24h: Nghị sỹ Nhật phản đối giải tán hạ viện (VTC).
- Tổng thống Pháp nhận trách nhiệm về chính sách kinh tế (RFI).
- Luật nhập cư Ba Lan : một dự thảo gây tranh luận (RFI).
Nga: Rò rỉ khí clo, hàng chục người thương vong (Tintuc).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 14/11/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 14/11/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 14/11/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 14/11/2012  + Trung Quốc giải cứu 10 trẻ sơ sinh Việt Nam;  + Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu QH;  + Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu QH;  + Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn;  + Thời sự 12h – 14/11/2012;  + Thời sự 19h – 14/11/2012.

1383. Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

“Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân?
Hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”  

Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội sáng 14-11-2012

Hỏi: Kính thưa quốc hội, kính thưa thủ tướng,
 Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho thủ tướng và chính phủ sẽ có đủ sức mạnh để thực hiện các giải pháp của mình.
Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng, trong đó có thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin trung ương đảng kỷ luật. Còn tại quốc hội, thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu hỏi “Dường như thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước đảng … “


Dẫu sao thì việc thủ tướng đã có lời xin lỗi trước quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử.
Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thì thấy việc xin lỗi, một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân.
Không thể giới hạn hành vi xin lỗi của ngành hàng không mà bỏ qua những chế tài xử phạt đã quy định nếu gây thiệt hại với khách hàng. Khánh nước ngoài họ gọi hàng không nước ta là “SorryAirLine” là vì thế.
Việc làm cho dân hiểu là nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài, để rồi thống đốc ngân hàng chỉ xin lỗi, vì đã không giải tích rõ khiến dân hiểu lầm v.v..
Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin lỗi.
Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại – là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm. 
Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta cũng coi việc cáo quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Còn đảng ta cũng đã từng có một vị tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng tháng 8 năm 45′, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956, đã từ chức và tiếp tục phấn đấu, để rồi 3 thập kỷ sau trở lại với cương vị  tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc “Đổi mới”, trước khi từ trần.
Kính thưa thủ tướng, tóm lại xin có hai câu hỏi.
Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân?
Hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?
Xin cám ơn thủ tướng, cám ơn quốc hội.          

Trả lời: Xin thưa với đại biểu, là đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc có nêu một cái ý là có nghĩ đến cái từ chức không? Thì tôi xin trình bày ý kiến thế này.
Đối với tôi đó thì, hôm nay còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.
Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.
Là một cán bộ đảng viên của Đảng thì cũng báo cáo Quốc hội là tôi cũng có nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng về bản thân mình, báo cáo với Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương một cách nghiêm túc, đầy đủ về bản thân mình.
Và Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.
Và Đảng đã lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi. Và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi.
Tóm lại là có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo Đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của Đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi.
Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua. Xin cám ơn đại biểu!


Đáng chú ý! VTV1-Thời sự trưa 14/11/2012, có đưa đoạn thủ tướng trả lời ĐB Dương Trung Quốc, nhưng lại không đưa một chút nào những câu hỏi chất vấn của ĐB Dương Trung Quốc.
Video: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn.

1384. Hướng tháo gỡ cho vấn đề Biển Đông

Asia Times
Tác giả/ hiệu đính: David Brown
Người dịch: Hoàng Anh
07-11-2012
Người ta đã từng rất kỳ vọng rằng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tạo được một bức tường thành vững chắc, có khả năng ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc xuống các vùng biển trong khu vực Đông Nam Á. Và họ cũng đã từng nghĩ rằng để chuẩn bị ứng phó với tuyên bố chủ quyền “không thể bác bỏ” của Trung Quốc đối với các “vùng biển liên quan” mà có vẻ vươn tới tận sát vách Singapore, các nước ASEAN sẽ cùng thống nhất được một lợi ích chung, và vạch ra được một kênh mà các cường quốc ngoài khu vực như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và đặc biệt là Hoa Kỳ, có thể can thiệp giúp đỡ.
Tuy nhiên, cơ chế hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận và đối thoại không đối đầu của ASEAN lại là một lỗ hổng chết người trong trường hợp này. Bốn trong mười quốc gia thành viên – Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar – một mực đặt ưu tiên cho việc duy trì mối quan hệ song phương nồng ấm với Trung Quốc lên trên sự thống nhất của khối ASEAN. Bởi sự chia rẽ nội bộ này, các thành viên ASEAN đã phải hội đàm không ngừng nghỉ, nhằm đi đến một kế hoạch khung có khả năng đáp ứng các đòi hỏi của Bắc Kinh ở mức tối thiểu.
Trong khi đó, họ lại không nhận được nhiều sự hợp tác từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc lẩn tránh mọi đề xuất của ASEAN nhằm thiết lập một cơ chế kiểm soát xung đột, bao gồm cả bản dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Bắc Kinh không đồng ý với việc đem các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ra nhờ trọng tài quốc tế phân xử hay ngay cả việc đàm phán đa phương. Họ cũng chẳng thèm làm rõ phạm vi tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông. Và bởi lẽ đó, suốt hai thập kỷ qua, đã bao lần ASEAN nhóm họp để rồi chẳng làm nên trò trống gì.
Bốn trên tổng số mười nước ASEAN đang trực tiếp ở tuyến đầu của cuộc tranh chấp này. Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần quần đảo Trường Sa, bao gồm một loạt rặng san hô, bãi đá và các hòn đảo nhỏ nằm rải rác khắp khu vực phía nam của Biển Đông. Việc kiểm soát các hòn đảo và bãi đá này lại dẫn đến các tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh. Ngoài ra, hai nước Việt Nam và Philippines còn tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo nhỏ và rặng san hô nằm về phía bắc quần đảo này, gần về phía Trung Quốc.
Đối với Hà Nội, họ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nằm giữa khu vực miền Trung Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đánh chiếm quần đảo này từ tay chế độ Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ hồi năm 1974. Đó cũng là nơi mà hồi đầu năm nay, Bắc Kinh đã bày bố lớp vỏ cho cái mà họ gọi là thành phố Tam Sa với địa hạt bao trùm lên toàn bộ các tuyên bố chủ quyền rất bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Còn đối với Manila, họ tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, một ngư trường ngoài khơi trù phú nằm cách Luzon, hòn đảo chính của Philippines, chỉ khoảng 200 km. Đây là nơi mà hồi tháng tư vừa qua Philippines đã phải đối mặt với các tàu tuần duyên của Trung Quốc, và rồi phải rút lui trong thế bất lợi.
Bởi vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi Việt Nam và Philippines là hai nước tích cực nhất trong việc tìm kiếm một giải pháp triệt để nhằm đối phó với tham vọng của Trung Quốc muốn đạt được bá quyền trên vùng biển kéo dài gần 2.000 km về phía nam của đảo Hải Nam. Việc Manila và Hà Nội nóng lòng lôi kéo sức mạnh hải quân Hoa Kỳ vào cuộc tranh chấp này, đã khiến cho một số nước ASEAN anh em của họ cảm thấy khó chịu.
Ngược lại, Malaysia và Brunei luôn giữ một thái độ mềm mỏng hơn. Họ đã tự phân định tranh chấp với nhau và với Việt Nam, dựa trên các nội dung quy định trong Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và theo tập quán quốc tế. Cả hai nước để mặc Việt Nam và Philippines tự bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở khu vực phía bắc Biển Đông. Mặc dù không phải là nước cờ cao thượng cho lắm, nhưng cả Kuala Lumpur và Bandar Seri Begawan đều có vẻ hy vọng rằng tham vọng bành trướng của Trung Quốc sẽ được thỏa mãn trước khi nó lan tới vùng biển mà hai nước này tuyên bố chủ quyền, bất chấp ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại.
Indonesia và Singapore cùng có chung lợi ích trong việc ngăn Trung Quốc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền bành trướng của họ. Vùng biển nằm trong đường chín đoạn gây tranh cãi của Trung Quốc chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở gần quần đảo Natuna. Jakarta và Singapore cho đến nay đã nổi lên như là hai nước hậu thuẫn chính cho một “giải pháp ASEAN”, trong đó Singapore, như thường lệ, công khai chấp nhận vai trò lãnh đạo của Indonesia.
Mặc dù tuyên bố sẵn sàng đàm phán tranh chấp song phương với từng nước, nhưng Trung Quốc chẳng mảy may từ bỏ tuyên bố về quyền chủ quyền lịch sử của mình đối với vùng biển nằm trong đường chín đoạn. Như vậy, Bắc Kinh đang khẳng định quyền sở hữu đối với các nguồn tài nguyên biển nằm trong khu vực chiếm hơn 85% diện tích Biển Đông, bất chấp quy định của Công ước rằng tất cả các quốc gia có đặc quyền về kinh tế đối với phạm vi vùng biển cách bờ của họ 200 hải lý, hoặc xa hơn nếu thềm lục địa của họ rộng hơn, trừ khi nó tiếp giáp với vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác. Trung Quốc đã liên tục bác bỏ các quy định của Công ước, bằng cách tuyên bố rằng các nhà hàng hải và ngư dân của Trung Quốc đã ngược xuôi khắp vùng biển này từ thời xa xưa.
Tất cả các quốc gia tranh chấp đều có thể viện dẫn đến các bằng chứng lịch sử để lý giải cho các yêu sách của mình. Từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông vẫn luôn là một khu chợ chung của cả khu vực. Việt Nam có thể trưng ra hàng đống bản đồ và chiếu dụ từ thế kỷ 18, thể hiện mối lợi ích trong việc tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo trên Biển Đông một cách còn nhất quán hơn nhiều so với Trung Quốc. Cũng như ở Trung Quốc, những tài liệu cũ đã ố vàng đó lại góp phần khơi dậy ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc.
Tuy nhiên, tranh cãi dựa trên các bằng chứng lịch sử sẽ không thể đưa các nước tới lối thoát khỏi mớ bòng bong các tuyên bố chồng lấn này, trừ khi chúng được hậu thuẫn bởi một thế lực không thể gạt bỏ được – như ít nhất là có nhân vật nào đó bên phía Trung Quốc tin tưởng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã từng có một tuyên bố gây xôn xao tại một cuộc họp vào tháng 8 năm 2010 do ASEAN chủ trì rằng “Trung Quốc là một nước lớn, còn các nước khác chỉ là những nước nhỏ, và đó là sự thật”.
Biển Đông dậy sóng
Từ vài năm nay, những triển vọng về một đột phá ngoại giao lại dấy lên mỗi khi bước vào những tháng mùa thu, khi mà Biển Đông phải dồn dập hứng chịu những cơn bão. Và cứ mỗi khi các cơn bão lắng dịu đi, thì các động thái khiêu khích của Bắc Kinh lại càng nhân lên gấp bội, đặc biệt tập trung vào việc quấy nhiễu, bắt bớ các ngư dân Việt Nam và Philippines, trong khi hăm dọa, xua đuổi các công ty năng lượng có ý muốn thăm dò nguồn dầu khí dưới biển do Hà Nội hoặc Manila cấp phép.
Bắc Kinh dựa vào hàng trăm tàu “hải giám” và “ngư chính” có vũ trang để mở rộng tầm kiểm soát của mình, trong khi hải quân Trung Quốc cũng đang được đầu tư phát triển tiềm lực từng ngày. Chẳng đáng phải ngạc nhiên khi Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Singapore đã khẩn trương tăng tốc, củng cố tiềm lực không quân và hải quân của mình. Philippines là nước chậm chân trong cuộc đua này, nên mặc dù Manila đã có đôi chút chuẩn bị sau khi bị lôi kéo đột ngột vào những lần va chạm gần đây với Trung Quốc, các lực lượng của họ vẫn ở trong tình trạng đặc biệt lép vế.
Chính triển vọng nắm được nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào dưới lòng Biển Đông, cộng với việc bị dồn nén từ sự miệt thị của các quốc gia khác từ bấy lâu nay, đã khiến Trung Quốc quyết tâm ôm trọn Biển Đông vào tầm kiểm soát của mình. Thực tế những cuộc hội đàm của các quốc gia ASEAN đã thất bại trong việc tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng đang leo thang, cùng với việc Trung Quốc áp dụng chiến lược “vừa đàm vừa đoạt” không chùn bước, và hệ quả là Hoa Kỳ nhúng tay vào một mớ các tranh chấp này đã khiến cho giới chuyên gia trở nên gần như tuyệt vọng.
Những suy tính về các kịch bản có thể xảy ra về vị thế của Trung Quốc trong trường hợp họ, một nước Trung Quốc mang đậm tư tưởng phục thù, giành thắng lợi trong cuộc tranh chấp hiện nay đã khiến cho Hoa Kỳ phải bận tâm. Washington không muốn động thủ và vẫn còn chưa rõ xem liệu Hoa Kỳ sẽ ứng phó ra sao trong trường hợp Việt Nam, Philippines hay thậm chí Singapore bị rơi vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai nghi ngờ quyết tâm của Hoa Kỳ muốn ngăn chặn Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ tuyến hàng hải đi qua Biển Đông.
Nếu không phải là ASEAN chủ động đứng ra đương đầu, thì còn ai ra thay thế họ đây? Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới cần một lý lẽ đủ mạnh để biện minh cho một cuộc can thiệp bền vững và có hiệu quả. Gần đây, đã quá chán ngấy với con ngáo ộp “vũ khí hủy diệt hàng loạt” tại Irắc, công chúng Mỹ tỏ ra e dè trước một cuộc phiêu lưu quân sự tiếp theo. Còn Nhật Bản thì vốn đã luôn e dè với việc phô trương sức mạnh của mình. Nếu các quốc gia Đông Nam Á quanh vùng biển này muốn Hoa Kỳ và các đồng minh hỗ trợ nhiều hơn là những lời tuyên bố giữ vững tự do hàng hải ở Biển Đông, thì họ phải chứng tỏ rõ được rằng họ cần và đáng nhận được sự trợ giúp.
Nhiều người trong giới chính sách quốc tế ở phương Tây tin rằng Hoa Kỳ nên làm bạn với một “Trung Quốc đang trỗi dậy”. Những căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông là một mối đe dọa cho viễn cảnh của họ về một cộng đồng các nước Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng. Một số chuyên gia ngoại giao này có vẻ sẵn sàng nhường lại một khu vực ảnh hưởng cho Trung Quốc – chẳng hạn như ASEAN – và họ sẽ không đứng ra bênh vực bên nào trong các tranh chấp này. Nhiều “chiến lược gia” phương Tây vẫn còn đàm luận về các cuộc đối đầu này như thể tất cả các bên đều có lỗi như nhau.
Tuy nhiên, quan niệm đó có thể thay đổi — chỉ cần các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam thảo luận và đi đến một chỗ đứng chung. Họ có thể thực hiện điều này được bằng cách khoanh vùng lại, nếu không phải là dàn xếp ổn thỏa, các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa họ với nhau, thông qua việc áp dụng các quy định trong Công ước về Luật Biển và các quy định khác trong công pháp quốc tế. Họ cũng có thể cam kết sẽ dựa vào  trọng tài quốc tế phân xử cho các tranh chấp còn lại. Các nước không có tranh chấp như Indonesia và Singapore có thể đứng đằng sau hỗ trợ cho quá trình dàn xếp này của các nước ASEAN.
Kết quả có thể thấy ngay được đó là việc phân định rõ các vùng tranh chấp chồng lấn hiện nay của bốn nước đối với các hòn đảo, rặng san hô và bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Họ có thể ngắm tới việc thỏa thuận các “giới hạn lãnh hải” mà các hòn đảo, bãi đá này tạo ra, và nhờ đó khoanh vùng địa lý các khu vực còn tranh chấp. Điều này lại giúp tiếp tục phân định rõ quyền kiểm soát đối với các khu vực biển lân cận.
Đối với các tranh chấp bên ngoài quần đảo Trường Sa, lấy lại được một chút lợi ích trên bàn đàm phán còn hơn là chẳng thu lại được gì. Bởi lẽ, Trung Quốc đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa được gần bốn thập kỷ, và giờ đây lại tỏ rõ quyết tâm chiếm giữ cả bãi cạn Scarborough. Cho đến thời điểm này, việc Việt Nam và Philippines giành lại được hai khu vực đó dựa vào các tuyên bố chủ quyền lịch sử dường như là điều hoang tưởng.
Hướng giải pháp thực tế hơn là đấu tranh buộc Trung Quốc phải chấp nhận vùng đặc quyền kinh tế quy định trong Công ước về Luật Biển, mà theo đó Việt Nam có thể lấy lại được một phần phía tây quần đảo Hoàng Sa còn Philippines thì sẽ lấy lại được bãi cạn Scarborough. Nếu căn cứ vào đó thì Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore sẽ dễ dàng đứng sau hậu thuẫn hơn, cho dù là họ đã ngần ngại ủng hộ việc đấu tranh thông qua bằng chứng về chủ quyền lịch sử.
Những bước đi này, có lẽ sẽ đạt đến sau một vài tháng đàm phán quyết liệt và kín đáo, sẽ giúp kiến tạo nền móng cho một giải pháp hòa bình cho chuỗi các sự kiện mà nay đã hiện rõ là một cuộc khủng hoảng. Nó cũng giúp cho Hoa Kỳ và đồng minh có được một lý do thích đáng để tích cực hỗ trợ, và thậm chí là can thiệp quân sự – nếu tình hình thực sự leo thang đến mức đó.
Hành trang lịch sử
Trung Quốc, một khi có ban lãnh đạo mới cho vài năm tới đây, có thể sẽ tìm cách thoái lui khỏi thế đối đầu hiện nay. Các phát ngôn viên của Trung Quốc đôi lần đã nhắc tới việc nên giải quyết các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, và trong khi chưa giải quyết xong vấn đề tranh chấp yêu sách, các thỏa thuận về khai thác chung các nguồn tài nguyên của Biển Đông sẽ góp phần xoa dịu căng thẳng.
Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng để Trung Quốc từ bỏ các tuyên bố về chủ quyền lịch sử của mình. Việc từ bỏ đó là điều không thể, trừ phi Việt Nam cũng làm vậy – nghĩa là, trừ khi Việt Nam cũng đồng ý phân định chủ quyền lãnh hải chỉ dựa trên Công ước về Luật Biển và các nguyên tắc liên quan khác theo công pháp quốc tế.
Giống như Trung Quốc, Việt Nam đầu tư rất nhiều nỗ lực cho việc đấu tranh dựa trên chứng cứ lịch sử. Trên thực tế, nhiều học giả độc lập cho rằng nếu dựa trên các chứng cứ lịch sử thì tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo tranh chấp có sức nặng hơn. Sẽ không dễ dàng đối với Việt Nam khi phải gác lại chuyện lịch sử, bởi dù sao, Việt Nam cũng là một quốc gia đã gây dựng bản sắc của mình một phần từ việc liên tiếp đánh bại các cuộc xâm lăng của Trung Quốc từ năm 938. Và vì vậy, trừ khi hai cựu thù truyền kiếp bất cân xứng này có thể vượt lên trên bóng ma của lịch sử, thì có rất ít cơ hội để đi đến một cái kết êm đẹp cho cuộc khủng hoảng tại Biển Đông hiện nay.
Một số ý kiến cho rằng phủ nhận các tuyên bố về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc và đề xuất giải pháp cùng đàm phán dựa trên các cơ sở pháp lý phù hợp sẽ chỉ khiến cho siêu cường đang trỗi dậy này nổi giận. Tuy nhiên, khó có thể hình dung việc nhượng bộ trước những tham vọng của Trung Quốc lại có thể đem lại một kết quả tốt đẹp hơn.
Vẫn còn một kịch bản có nhiều triển vọng. Đó là, nhận thấy rằng họ không còn nhiều thời gian, bốn nước ASEAN tham gia tranh chấp sẽ tự dàn xếp chủ quyền lãnh hải của họ dựa trên các cơ sở pháp lý liên quan. Được Indonesia và Singapore – nếu không phải là cả khối ASEAN – hậu thuẫn, họ sẽ có thể tuyên bố sẵn sàng bước vào đàm phán với Trung Quốc với cùng một tiếng nói chung. Và thay vì phủ nhận các thành quả đàm phán đã đạt được của các nước hay một mực chỉ đồng ý đàm phán song phương, Trung Quốc chấp nhận bước vào tiến trình đàm phán. Theo kịch bản này, một thỏa thuận sẽ sớm đạt được, trong đó thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với một phần lớn quần đảo Hoàng Sa, và một vài đảo lẻ tẻ ở Trường Sa.
Các bên sau đó sẽ quay sang thảo luận đến các vấn đề liên quan, ví dụ như một Bộ Quy tắc Ứng xử. Tài liệu này sẽ khác xa so với Bộ Quy tắc Ứng xử mờ nhạt mà ASEAN đã từng vạch ra trước đây. Nó sẽ là một tài liệu có sức nặng, khẳng định các phương án dàn xếp chủ quyền kể trên. Và rồi, việc cùng khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng có thể sẽ giúp quy tụ những nền tảng cho một tương lai ổn định, hợp tác ở khu vực Biển Đông. Các bên cũng có thể sẽ đồng ý “mở cửa” chào đón các quốc gia quanh vùng với điều kiên họ ứng xử có trách nhiệm.
Nói cách khác, bất kỳ cơ chế giám sát, quản lý khu vực Biển Đông nào muốn thành công đều phải đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng tới các nguồn tài nguyên biển cho các doanh nghiệp của Trung Quốc. Các nước quanh vùng phải chào đón và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư và hợp tác của Trung Quốc, bao gồm cả việc cấp phép cho các công ty Trung Quốc khai thác các nguồn tài nguyên hyđrôcácbon. Việc đánh bắt hải sản có thể được các bên cùng quản lý và thực hiện một cách bền vững, trong khi tổ chức các cuộc tuần tra chung để bảo đảm rằng các quy định được tuân thủ nghiêm túc. Cuối cùng, các nước quanh vùng và các cường quốc hàng hải có thể đàm phán các quy tắc nhằm quản lý các tuyến đường, hệ thống báo hiệu, và quyền lưu thông hàng hải trong vùng Biển Đông.
Có thể sẽ có ai đó phản đối kịch bản tươi sáng này với lý lẽ nó có thể làm đổ vỡ các nguyên tắc về tổ chức và thông lệ về lãnh đạo vốn là hiện thân cho thứ được gọi là “Con Đường ASEAN”. Nhưng trong trường hợp này, chúng ta cần thừa nhận rằng ASEAN không thể giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Nhìn vào thực tế đó, trong bối cảnh các tranh chấp đang ngày một leo thang, chúng ta có thể thấy được rằng, việc một mực cố gắng duy trì tính trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông chỉ càng làm giảm uy tín và hiệu quả của tổ chức mười nước này mà thôi.
David Brown là một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông chuyên viết bài về các vấn đề thời sự ở Việt Nam. Liên hệ e-mail: nworbd@gmail.com.
Nguồn: Asia Times

1385. GS Nguyễn Minh Thuyết: Văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng

“Nước Việt Nam có gần 90 triệu dân, không thiếu gì người tài. Nếu ai cứ được cử vào một chức vụ nào đó mà dù làm không được việc  mà vẫn ‘ngồi’ đấy cho đến hết khóa thậm chí kéo dài nhiều khóa thì làm sao chọn được những người tài để gánh vác công việc? Như thế thì hỏng việc chung của đất nước”.
RFA tiếng Việt
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
14-11-2012



Trong phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng phải hướng tới đoạt tuyệt với việc xin lỗi và thay bằng một văn hóa từ chức và đây là điều mà các quốc gia tiên tiến hay làm.
Giữa lúc TT Nguyễn Tấn Dũng đang bị chỉ trích về những sai phạm nghiêm trọng trong kinh tế, phát biểu này  được đánh giá là “mạnh mẽ” và lập tức thu hút sự quan tâm trong nước và quốc tế. Trao đổi với Quỳnh Chi cùng ngày sau sau khi cuộc chất vấn kết thúc, GS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH cho rằng ông Dương Trung Quốc đang thực hiện trách nhiệm của mình:
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi có đọc lại bản gỡ băng của Chính phủ thì tôi thấy rằng ĐHQH Dương Trung Quốc đã đặt vấn đề rất thẳng thắn nhưng cũng rất tế nhị. Ông còn viện dẫn một số tiền lệ trong lịch sử. Tôi nghĩ là ĐBQH Dương Trung Quốc đã nói lên ý kiến của số đông người dân. Nói về trách nhiệm của ĐBQH thì ông đã thực hiện được trách nhiệm của mình. Đặc biệt là so với phát biểu, hoạt động của ĐBQH nhiều nước khác thì phát biểu của ông Dương Trung Quốc cũng chỉ là thực hiện đúng nhiệm vụ của mình thôi.
Quỳnh Chi: Văn hóa từ chức ít được nói đến nhiều tại Việt Nam và hiện tượng này cũng ít xuất hiện ở Việt Nam. Vì sao đây là lúc người ta nói đến văn hóa từ chức?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có rất nhiều người treo ấn từ quan vì nhiều lý do khác nhau nhưng đều xuất phát từ lòng tự trọng cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rất nhiều công việc Nhà nước được giao vào tay một số vị mà không hoàn thành đầy đủ công việc của mình; thậm chí có những sai phạm rất lớn đáng lẽ phải chịu trách nhiệm, bị cách chức. Tuy nhiên, đến từ chức còn không thấy. Như thế thì sẽ ảnh hưởng đến công việc quốc gia. Vì vậy mà ĐBQH Dương Trung Quốc và nhiều người đã phải nói đến văn hóa từ chức.
Quỳnh Chi: Một số người cho rằng chủ trương “phê và tự phê” của ĐCSVN ở một khía cạnh nào đó làm giảm đi sự xuất hiện của văn hóa từ chức. Ông có đồng ý với ý kiến này?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không nghĩ điều này đúng. Bởi nếu thực hiện đúng nguyên tắc “phê bình và tự phê bình” một cách nghiêm túc thì người có khuyết điểm phải tự phê bình một cách sâu sắc nhất và phải tự mình áp dụng hình thức chế tài thích hợp vì quyền lợi chung. Một trong những chế tài là từ chức. Nếu “phê bình và tự phê bình” được thực hiện nghiêm túc thì dẫn đến kết quả như vậy. Tuy nhiên, theo quan sát cho thấy nhiều người đã không thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có những sai phạm lớn mà vẫn không chịu từ chức. Điều này chứng tỏ “phê bình và tự phê bình” chưa được thực hiện tốt.
Quỳnh Chi: Thế thì một văn hóa từ chức có thể mang đến những ảnh hưởng như thế nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Quan sát chính trường của rất nhiều nước, nhất là những nước văn minh và dân chủ thì tôi thấy những người được giao trách nhiệm và thấy mình không đủ sức khỏe hoặc năng lực để đảm nhận công việc, hoặc khi phải chịu trách nhiệm về những sai phạm lớn trong công việc mình phụ trách thì họ từ chức. Việc này thể hiện lòng tự trọng cao và cũng giúp có lợi cho công việc. Nước Việt Nam có gần 90 triệu dân, không thiếu gì người tài. Nếu ai cứ được cử vào một chức vụ nào đó mà dù làm không được việc  mà vẫn “ngồi” đấy cho đến hết khóa thậm chí kéo dài nhiều khóa thì làm sao chọn được những người tài để gánh vác công việc? Như thế thì hỏng việc chung của đất nước.

Phải có người khởi đầu

Quỳnh Chi: Nghĩa là ông cũng đồng ý với ý kiến của ông Dương Trung Quốc khi nói rằng văn hóa từ chức là “cho sự tiến bộ của Chính phủ”?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Vâng, tôi đồng ý và tôi cũng tán thành ý kiến của ông Dương Trung Quốc là phải có người khởi đầu.
Quỳnh Chi: Vậy thì tại sao sự khởi đầu ấy phải bắt đầu từ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước hết, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Nếu Thủ tướng có những động thái rất quyết liệt và gương mẫu thì cũng làm gương cho những người khác. Thứ hai, thực sự công việc của Chính phủ có rất nhiều yếu kém, nhiều sai lầm dẫn đến nền kinh tế xuống dốc. Thứ nữa là có khá nhiều tập đoàn kinh tế được mở ra một cách vội vàng nhưng hoạt động yếu kém mà còn để xảy ra thất thoát, tham nhũng, thua lỗ, nợ nần chồng chất. Tôi nghĩ phải có người chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Và, có rất nhiều quyết định, dự kiến của các bộ, ngành mà khi đưa ra công luận thì rất là phi lý.
Quỳnh Chi: Nên hiểu về văn hóa từ chức như thế nào? Nó có thay thế được trách nhiệm pháp lý kể cả đối với những người lãnh đạo đất nước và những người giữ các chức vụ cao?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Ở nhiều nước, người ta phải từ chức vì bên cạnh việc muốn thể hiện lòng tự trọng, tin thần trách nhiệm đối với công việc của mình, đối với đất nước, đối với nhân dân thì còn vì một lý do nữa. Đó là nếu không từ chức thì đằng nào cũng bị cách chức. Cho nên, pháp luật vẫn là tối thượng. Chế tài pháp luật là điều mà trước tiên phải được xem xét, tôn trọng và nhìn nhận.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, phát biểu của ông Dương Trung Quốc cùng với bình luận của giáo sư khá thẳng thắn. Các ông có quan ngại nó sẽ ảnh hưởng đến cá nhân mình?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tất cả mọi người đều phải nghĩ đến cuộc sống của mình và lo cho mình. Đó là chuyện tự nhiên. Chúng tôi là những người trí thức thì không thể nói dối hay che giấu ý kiến của mình. Đặc biệt với trách nhiệm trước nhân dân, tổ quốc thì chúng tôi thấy là dù có phải như thế nào cũng phải nói lên ý kiến của mình. Dĩ nhiên những ý kiến ấy phải đảm bảo đúng sự thật và pháp luật. Còn nếu vì nói những ý kiến thẳng thắn ấy mà bị lãnh hậu quả thì nói thật là những điều ấy chỉ xảy ra ở những nước phát xít và độc tài thôi.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn GS Nguyễn Minh Thuyết.
Xin được nhắc lại. Trong phiên trả lời chất vấn được truyền hình trực tiếp hôm thứ Tư (14 tháng 11) của TT Nguyễn Tấn Dũng, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng “Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật” và khuyến nghị khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng đến một văn hóa từ chức. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh có nhiều sai phạm, tuột dốc và bất cập trong hoạt động của Chính phủ và Nhà nước ở lĩnh vực kinh tế và quản lý. Trả lời chất vấn của ông Dương Trung Quốc, TT Nguyễn Tấn Dũng nói rằng vẫn sẽ “tiếp tục nhiệm vụ” của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét