Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

TIN NGÀY 15/11/2012

  • Mỹ đặt radar và kính viễn vọng tại Úc để giám sát tên lửa Trung Quốc (RFI) - Sau quyết định cử 2500 lính thủy quân lục chiến tinh nhuệ đến căn cứ Darwin miền Bắc Úc trong khuôn khổ chiến lược xoay trục về châu Á, Hoa Kỳ vào hôm nay 14/11/2012, đã loan báo một bước kế tiếp : Quân đội Mỹ sẽ triển khai một trạm radar cực mạnh và một kính viễn vọng không gian trên lãnh thổ nước Úc.
  • Trung Quốc phô trương trực thăng chiến đấu đời mới (RFI) - Trích dẫn nhật báo China Daily, số ra hôm nay, 14/11/2012, hãng AFP cho biết là một đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghệ Không quân Trung Quốc (AVIC) đã giới thiệu lần đầu tiên trước công chúng chiếc WZ 10 hay ‘Thunder Fire’, nhân cuộc Triển lãm Hàng không Châu Hải, miền Nam.
  • Philippines sẽ tăng sức ép trên Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (RFI) - Theo Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm qua, 13/11/2012, Tổng thống Benigno Aquino sẽ thúc giục Trung Quốc khởi sự các cuộc đàm phán về một bộ quy tắc nhằm tránh xung đột ở Biển Đông. Lời kêu gọi này sẽ được Tổng thống Philippines đưa ra nhân hội nghị thượng đỉnh của khối Đông Nam Á  ASEAN mở ra vào tuần tới tại Phnom Penh.
  • Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng giải tán Hạ viện ngay (RFI) - Theo báo chí Nhật bản, vào hôm nay 14/11/2012, Thủ tướng Yoshihiko Noda cho biết là ông sẵn sàng giải tán Hạ viện ngay vào ngày thứ Sáu 16/11 này. Điều kiện ông đưa ra là trước đó, các đảng đối lập Nhật Bản phải chấp nhận thông qua các đạo luật cần thiết đang bị ngăn chận tại quốc hội.
  • Đọc & Viết (VOA) - Hôm nay tôi không muốn viết về xã hội. Hay chính trị. Vì tôi nghĩ trong thời gian vừa qua tôi đã viết đủ rồi
  • Đình công lan rộng khắp Châu Âu (VOA) - Hàng ngàn công nhân đang tổ chức những cuộc đình công phối hợp ở khắp các nước châu Âu để phản đối việc chính phủ giảm mạnh chi tiêu và tăng thuế
  • Nổ bom ở Iraq giết chết 14 người (VOA) - những vụ tấn công gây nhiều chết chóc nhất xảy ra trong tỉnh Kirkuk ở miền bắc, nơi 4 vụ nổ bom giết chết ít nhất 9 người và gây thương tích cho mấy mươi người khác
  • Vì sao sếp Windows 8 ra đi? (BBC) - Sếp bộ phận Windows của Microsoft đột ngột ra đi trong tin đồn về tranh chấp nội bộ tại Microsoft.
  • Dân biểu kêu gọi văn hóa từ chức (BBC) - Ông Dương Trung Quốc nói Thủ tướng nên đoạn tuyệt với lời xin lỗi và đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ.
  • Bế mạc Đại hội Đảng Trung Quốc (BBC) - Trung Quốc vừa khép lại Đại hội Đảng 18 với tuyên bố của chủ tịch Hồ cho thấy dấu hiệu về cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới.
  • Toyota thu hồi 2,7 triệu xe vì lỗi (BBC) - Toyota lại kêu gọi thu hồi 2,7 triệu chiếc xe hơi trên khắp thế giới vì có vấn đề ở bánh lái và hệ thống bơm nước.
  • Thủ tướng 'nên tự kỷ luật' (BBC) - Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói nếu chất vấn Thủ tướng, ông sẽ đề nghị Thủ tướng tự đưa ra hình thức kỷ luật.
  • “Đường phân thủy” giữa các bên can dự (BaoMoi) - SGTT.VN - Không phải ngẫu nhiên mà ông Obama khẩn trương kéo bầu đoàn sang ngay khu vực này, để các vấn đề nội trị lại với những “bức vách tài khóa” nan giải!
  • Philippines sẽ thúc giục Trung Quốc đàm phán về COC (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bloomberg dẫn lời một quan chức chính phủ Philippines cho biết trong Hội nghị Cấp cao ASEAN sắp tới, Tổng thống nước này sẽ thúc giục Trung Quốc sớm khởi động các cuộc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử nhằm tránh xung đột trên Biển Đông.
  • Mời góp ý giao diện mới Tuổi Trẻ Online (BaoMoi) - TTO - Với mong muốn phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn, Tuổi Trẻ Online (TTO) dự kiến sẽ chính thức ra mắt giao diện mới vào ngày 1-12 tới, nhân dịp TTO tròn 9 tuổi.
  • Nhật Bản và Philippines 'gồng mình' giữ biển (BaoMoi) - (Petrotimes) - Philippines và Nhật Bản thời gian gần đây, “đang gồng mình trên biển” khiến dư luận cho rằng, họ đang cố gắng nhằm bảo vệ quyền lợi biển đảo trước âm mưu của Trung Quốc tại những khu vực đang có tranh chấp ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham (Biển Đông) và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (biển Hoa Đông).
Bản tin tiếng Anh


  • Attack copter takes to skies (Washington Post) - The Zhuhai Airshow, the largest showcase for the nation's aviation and aerospace industry, soared into the skies above Guangdong province with more aircraft than ever before.
  • New heights for private aircraft (Washington Post) - The demand for private aircraft is taking off to new heights in China 15 years after the country's first personal airplane hit the sky, said industry experts.
  • Int'l board plan put on hold (Washington Post) - Chinese securities regulators have decided to shelve launching an "international board" for the mainland stock market but plan to expand the renminbi investment quota for foreign financial institutions.
  • Singles' Day promotions draw in shoppers (Washington Post) - Tens of millions of Internet users took advantage of the half-price promotion on Sunday, Nov 11, which is known as Singles' Day in China.
  • Delivery firms gear up for 'singles' surge (Washington Post) - Express delivery firms say they are poised to handle record levels of business, on the back of an upcoming day that has become a shopping phenomenon in China.
  • Economic growth gaining momentum (Washington Post) - Economic growth showed signs of recovery in October, generating optimism that the country could achieve its annual growth target of 7.5 percent.
  • Green is new color of beauty (Washington Post) - Green progress, which President Hu Jintao emphasized in his report to the 18th National Congress of the Communist Party of China, has remained one of the hot topics among delegates in the past few days.
  • Mega homes project ready in Beijing (Washington Post) - The construction of Beijing's largest public rental housing project has been completed, and its first tenants will move in next month.
  • Shaolin monk 'flies' across wall (Washington Post) - Shi Liliang, a monk from Southern Shaolin Temple, performs a Chinese martial art stunt by walking on a wall in Quanzhou, Fujian province, Nov 12, 2012.
  • 'Eagle Dad' defends extreme parenting methods (Washington Post) - A father in Wuhan, Hubei province, dubbed "Eagle Dad" for his controversial parenting style, has dismissed critics' claims that he pushes his 4-year-old son too hard.
  • The legend of blood red porcelain (Washington Post) - Porcelain with red under glaze is distinctively different from other Chinese ceramic styles, with very flamboyant and intense colors.
  • Tumbling into China (Washington Post) - Beijing International Arts School is a big attraction for aspiring foreign acrobats.
  • CPC delegates aspirations at a glance (Washington Post) - The delegate from the Lahu ethnic group Li Naluo (Right), the delegate from the Blang ethnic group Yang Ziqin (Center) and the delegate from the Va ethnic group Chen Fengxian perform Li's self-composed song "Thanks to the CPC" in Beijing on Nov 10, 2012.
  • Mixed joy club (Washington Post) - A Sina Weibo user who calls himself "Brother Cui in North America" wrote an assessment of foreigners marrying Chinese women. It spreads like wildfire partly because of its self-deprecating humor, which is not exactly a Chinese characteristic.
  • CPC congress signals balanced population growth (Washington Post) - A keynote report to the ongoing 18th National Congress of the Communist Party of China (CPC) has signaled changes in the country's population policy amid an aging society, according to experts.
  • Migrant workers get say at congress (Washington Post) - Ju Xiaolin, one of the 26 migrant workers who are delegates to the Party congress, walked into a conference room packed with reporters on Monday night wearing a suit instead of the blue uniform and safety helmet he usually has on.
  • Moving to the right side of the tracks (Washington Post) - The Slumdog Millionaire scenario only comes off on the big screen. Few of the low-income households living in the shabby, crowded and unhealthy shantytowns of Datong in Shanxi province, expect to become super-rich overnight.
  • Setting the tone (Washington Post) - The seven-day 18th National Congress of the CPC that unveiled on Thursday at the Great Hall of the People in Beijing has attracted media attention from home and abroad.

Thủ tướng 'nên tự kỷ luật'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên chất vấn 14/11
Thủ tướng Dũng nói Đảng còn giao thì ông còn làm

Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói nếu có mặt trong phiên chất vấn Thủ tướng sáng 14/11 ông sẽ đề nghị Thủ tướng tự đưa ra hình thức kỷ luật cho chính mình.

Ông nói câu hỏi của Đại biểu Dương Trung Quốc về chuyện chấm dứt xin lỗi suông và bắt đầu văn hóa từ chức đã "rất là hay...vừa thẳng thắn và cũng vừa đủ tế nhị" nhưng ông muốn truy trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vài trò chỉ đạo các tập đoàn kinh tế.

"Tôi thấy là pháp luật Việt Nam, pháp luật ở đây hiểu là cả luật và một số nghị định của Chính phủ, thì đều giao cho Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý chỉ đạo các tập đoàn kinh tế.

"Thế thì trách nhiệm của Thủ tướng ở đây thì tôi muốn hỏi đó chỉ là trách nhiệm chính trị thôi hay là trách nhiệm của người được giao trực tiếp chỉ đạo các tập đoàn kinh tế.

"Và khi Thủ tướng đã nhận trách nhiệm trước Quốc hội rồi thì tự Thủ tướng đề nghị mức kỷ luật cho mình như thế nào."

Giáo sư Thuyết cũng nói ông "không tán thành cách trả lời của Thủ tướng" Nguyễn Tấn Dũng về chuyện ông chỉ làm công việc Đảng giao và ông cũng không xin Đảng giao việc cho ông.

Vị cựu Đại biểu Quốc hội nói: "[Cách trả lời của Thủ tướng] sẽ làm cho người dân người ta hiểu về Đảng về sự phân công của Đảng không đúng.

"Đảng cũng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và khi một người được Đảng phân công mà thấy mình có đầy đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ đó thì nhận.

"Và khi mình thực hiện mình thấy năng lực của mình không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì tự nguyện báo cáo với Đảng để xin rút khỏi cương vị ấy thì tôi nghĩ chẳng có Đảng nào trên thế giới người ta ngăn cản cái việc như thế cả.
"Còn nếu mình nói tất cả mọi thứ mình đẩy cho trách nhiệm của Đảng, của tập thế thì sẽ làm cho người dân người ta thấy là hình như chỗ vướng trong tất cả mọi chuyện nó là ở Đảng." - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"Còn nếu mình nói tất cả mọi thứ mình đẩy cho trách nhiệm của Đảng, của tập thế thì sẽ làm cho người dân người ta thấy là hình như chỗ vướng trong tất cả mọi chuyện nó là ở Đảng.

"Có người bị những sai phạm đáng chịu trách nhiệm trước pháp luật thì Đảng lại bảo là không cần chịu trách nhiệm.

"Rồi có người đáng ra phải từ chức thì Đảng lại phân công và người đó thì nói rằng tôi cứ làm theo trách nhiệm Đảng phân công, tôi không từ chức dù tôi không làm đầy đủ phận sự.

"Tôi không nói trường hợp cụ thể của ông Thủ tướng, tôi cũng không bình luận cụ thể trường hợp này đúng sai thế nào.

"Tôi chỉ nói về nguyên tắc mà nói thì Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền có thể phân công đảng viên của mình sang đảm nhận công việc của chính quyền nhưng bản thân người đó phải nhận thấy mình làm đúng hay không đúng và nói như Thủ tướng nói ở trong buổi làm việc với cán bộ và sinh viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là 'phải có lòng tự trọng'.

"Nếu thấy mình không làm gì được thì mình nên thôi."

'Không thuyết phục'

Giáo sư Thuyết cũng nói ông thấy các cuộc chất vấn tại Quốc hội cho thấy vẫn có các quan chức chính quyền không hiểu đúng hoặc không thừa nhận họ sai.
Ông nêu ra trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.

"Thí dụ việc quản lý vàng bằng cách lấy thương hiệu của một công ty, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, để làm thương hiệu độc quyền, cấm tất cả những người khác kinh doanh vàng không đúng thương hiệu ấy, tôi cho đấy là một biểu hiện của lợi ích nhóm.

"Nhưng ông Thống đốc lại giải thích là không phải như vậy. Theo tôi giải thích như thế là không thuyết phục.

"Đáng tiếc là các đại biểu không tranh luận đến cùng, có lẽ có những khó khăn nhất định.

"Chúng ta cần phải làm rõ, nếu cần lập ủy ban điều tra của Quốc hội để làm rõ xem có lợi ích nhóm ở đây không và từ đó mới xử lý được."

Giáo sư Thuyết cũng nói ông nghi ngờ khả năng nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh trong đó có cả Thủ tướng và Chủ tịch nước mà Quốc hội đang bàn luận sẽ thay đổi được tình hình hiện nay.

Quốc hội sẽ bỏ phiếu về nghị quyết này vào ngày 21/11.
(BBC

Văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng

 
Trong phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng phải hướng tới đoạt tuyệt với việc xin lỗi và thay bằng một văn hóa từ chức và đây là điều mà các quốc gia tiên tiến hay làm.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng 14/11/2012
Giữa lúc TT Nguyễn Tấn Dũng đang bị chỉ trích về những sai phạm nghiêm trọng trong kinh tế, phát biểu này  được đánh giá là “mạnh mẽ” và lập tức thu hút sự quan tâm trong nước và quốc tế. Trao đổi với Quỳnh Chi cùng ngày sau sau khi cuộc chất vấn kết thúc, GS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH cho rằng ông Dương Trung Quốc đang thực hiện trách nhiệm của mình:
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi có đọc lại bản gỡ băng của Chính phủ thì tôi thấy rằng ĐHQH Dương Trung Quốc đã đặt vấn đề rất thẳng thắn nhưng cũng rất tế nhị. Ông còn viện dẫn một số tiền lệ trong lịch sử. Tôi nghĩ là ĐBQH Dương Trung Quốc đã nói lên ý kiến của số đông người dân. Nói về trách nhiệm của ĐBQH thì ông đã thực hiện được trách nhiệm của mình. Đặc biệt là so với phát biểu, hoạt động của ĐBQH nhiều nước khác thì phát biểu của ông Dương Trung Quốc cũng chỉ là thực hiện đúng nhiệm vụ của mình thôi.
Quỳnh Chi: Văn hóa từ chức ít được nói đến nhiều tại Việt Nam và hiện tượng này cũng ít xuất hiện ở Việt Nam. Vì sao đây là lúc người ta nói đến văn hóa từ chức?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có rất nhiều người treo ấn từ quan vì nhiều lý do khác nhau nhưng đều xuất phát từ lòng tự trọng cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rất nhiều công việc Nhà nước được giao vào tay một số vị mà không hoàn thành đầy đủ công việc của mình; thậm chí có những sai phạm rất lớn đáng lẽ phải chịu trách nhiệm, bị cách chức. Tuy nhiên, đến từ chức còn không thấy. Như thế thì sẽ ảnh hưởng đến công việc quốc gia. Vì vậy mà ĐBQH Dương Trung Quốc và nhiều người đã phải nói đến văn hóa từ chức.
Quỳnh Chi: Một số người cho rằng chủ trương “phê và tự phê” của ĐCSVN ở một khía cạnh nào đó làm giảm đi sự xuất hiện của văn hóa từ chức. Ông có đồng ý với ý kiến này?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không nghĩ điều này đúng. Bởi nếu thực hiện đúng nguyên tắc “phê bình và tự phê bình” một cách nghiêm túc thì người có khuyết điểm phải tự phê bình một cách sâu sắc nhất và phải tự mình áp dụng hình thức chế tài thích hợp vì quyền lợi chung. Một trong những chế tài là từ chức. Nếu “phê bình và tự phê bình” được thực hiện nghiêm túc thì dẫn đến kết quả như vậy. Tuy nhiên, theo quan sát cho thấy nhiều người đã không thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có những sai phạm lớn mà vẫn không chịu từ chức. Điều này chứng tỏ “phê bình và tự phê bình” chưa được thực hiện tốt.
Quỳnh Chi: Thế thì một văn hóa từ chức có thể mang đến những ảnh hưởng như thế nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Quan sát chính trường của rất nhiều nước, nhất là những nước văn minh và dân chủ thì tôi thấy những người được giao trách nhiệm và thấy mình không đủ sức khỏe hoặc năng lực để đảm nhận công việc, hoặc khi phải chịu trách nhiệm về những sai phạm lớn trong công việc mình phụ trách thì họ từ chức. Việc này thể hiện lòng tự trọng cao và cũng giúp có lợi cho công việc. Nước Việt Nam có gần 90 triệu dân, không thiếu gì người tài. Nếu ai cứ được cử vào một chức vụ nào đó mà dù làm không được việc  mà vẫn “ngồi” đấy cho đến hết khóa thậm chí kéo dài nhiều khóa thì làm sao chọn được những người tài để gánh vác công việc? Như thế thì hỏng việc chung của đất nước. 
Phải có người khởi đầu

000_Hkg8017202-250.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong phiên chất vấn tại nghị trường Quốc hội hôm 14/11/2012. AFP photo
Quỳnh Chi: Nghĩa là ông cũng đồng ý với ý kiến của ông Dương Trung Quốc khi nói rằng văn hóa từ chức là “cho sự tiến bộ của Chính phủ”? GS Nguyễn Minh Thuyết: Vâng, tôi đồng ý và tôi cũng tán thành ý kiến của ông Dương Trung Quốc là phải có người khởi đầu.
Quỳnh Chi: Vậy thì tại sao sự khởi đầu ấy phải bắt đầu từ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước hết, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Nếu Thủ tướng có những động thái rất quyết liệt và gương mẫu thì cũng làm gương cho những người khác. Thứ hai, thực sự công việc của Chính phủ có rất nhiều yếu kém, nhiều sai lầm dẫn đến nền kinh tế xuống dốc. Thứ nữa là có khá nhiều tập đoàn kinh tế được mở ra một cách vội vàng nhưng hoạt động yếu kém mà còn để xảy ra thất thoát, tham nhũng, thua lỗ, nợ nần chồng chất. Tôi nghĩ phải có người chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Và, có rất nhiều quyết định, dự kiến của các bộ, ngành mà khi đưa ra công luận thì rất là phi lý.
Quỳnh Chi: Nên hiểu về văn hóa từ chức như thế nào? Nó có thay thế được trách nhiệm pháp lý kể cả đối với những người lãnh đạo đất nước và những người giữ các chức vụ cao?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Ở nhiều nước, người ta phải từ chức vì bên cạnh việc muốn thể hiện lòng tự trọng, tin thần trách nhiệm đối với công việc của mình, đối với đất nước, đối với nhân dân thì còn vì một lý do nữa. Đó là nếu không từ chức thì đằng nào cũng bị cách chức. Cho nên, pháp luật vẫn là tối thượng. Chế tài pháp luật là điều mà trước tiên phải được xem xét, tôn trọng và nhìn nhận.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, phát biểu của ông Dương Trung Quốc cùng với bình luận của giáo sư khá thẳng thắn. Các ông có quan ngại nó sẽ ảnh hưởng đến cá nhân mình?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tất cả mọi người đều phải nghĩ đến cuộc sống của mình và lo cho mình. Đó là chuyện tự nhiên. Chúng tôi là những người trí thức thì không thể nói dối hay che giấu ý kiến của mình. Đặc biệt với trách nhiệm trước nhân dân, tổ quốc thì chúng tôi thấy là dù có phải như thế nào cũng phải nói lên ý kiến của mình. Dĩ nhiên những ý kiến ấy phải đảm bảo đúng sự thật và pháp luật. Còn nếu vì nói những ý kiến thẳng thắn ấy mà bị lãnh hậu quả thì nói thật là những điều ấy chỉ xảy ra ở những nước phát xít và độc tài thôi.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn GS Nguyễn Minh Thuyết.
Xin được nhắc lại. Trong phiên trả lời chất vấn được truyền hình trực tiếp hôm thứ Tư (14 tháng 11) của TT Nguyễn Tấn Dũng, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng “Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật” và khuyến nghị khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng đến một văn hóa từ chức. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh có nhiều sai phạm, tuột dốc và bất cập trong hoạt động của Chính phủ và Nhà nước ở lĩnh vực kinh tế và quản lý. Trả lời chất vấn của ông Dương Trung Quốc, TT Nguyễn Tấn Dũng nói rằng vẫn sẽ “tiếp tục nhiệm vụ” của mình.

Quỳnh Chi, phóng viên RFA 
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. 

51 năm theo Đảng, bao nhiêu năm vì Dân?

Hôm nai, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trả nhời chất vấn Quốc hội. Me xừ Dương Trung Quốc phát pháo rất hoành: 


Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?

Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?

Xem toàn văn tại: (Đảng hiểu rõ về tôi - VNN), xem tóm tắt tại:  (Tôi không xin hay thoái thác nhiệm vụ Đảng giao - VN Ex).

Xem bọn Dân Trí xỏ xiên Thủ tướng ở đơi: http://dantri.com.vn/su-kien/thu-tuong-toi-se-tiep-tuc-dam-nhiem-cong-viec-da-lam-662849.htm (Tôi sẽ tiếp tục mần Thủ tướng)

Đéo hiểu tại sao anh không thể chèn được link bài viết nữa! Chi bộ thông cảm!
"Hôm khai mạc tôi cũng đã báo cáo và với trọng trách được Đảng, nhân dân tin cậy giao phó tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém của Chính phủ trong điều hành trên các lĩnh vực, trong đó có việc giám sát các doanh nghiệp, tập đoàn..." trích từ Vietnam Net.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=0KcBbqRm2b0
Xin thưa "Chính phủ nhận trách nhiệm về những yếu kém trong điều hành trên các lĩnh vực", nhưng Ngài là Thủ tướng - tức là người đứng đầu Chính phủ, người chịu trách nhiệm cao nhất! Tại sao Nhân Dân phải chấp nhận lời xin lỗi của Ngài và Trách nhiệm tập thể mà ngài đưa ra? 

Vâng tại vì chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác, chúng tôi không có quyền kỷ luật bất cứ một ai!!! Thủ tướng Nhận lỗi nhưng anh quyết không tha thứ, bất chấp việc Nhân Dân đầy lòng thứ tha!!

"Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội". Trích từ Vietnam Net.

Đảng tin giao phó ngài làm Thủ tướng, Quốc hội tin bầu ngài mần Thủ tướng. Hãy hỏi Dân xem họ còn muốn ngài giữ chức đó nữa hay không? Họ còn hứng thú để nghe lời xin lỗi của Ngài nữa hay không? Đó mới là cốt lõi vấn đề. Niềm tin được đong đếm chính từ đấy chứ đéo phải những gì cao ngất, chém gió xa vời.

Đừng có lôi Đảng vừa thống nhất trăm phần trăm không kỷ luật đồng chí X ra làm bình phong che đỡ!

Câu "Đảng tin và hiểu tôi", chỉ là cái khiên cho câu hỏi hiện thực về sự cần thiết phải "có văn hóa từ chức". "Tôi không chạy, không xin cũng không thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào Đảng giao" Vâng ngài Nguyễn Tấn Dũng không chạy chức, cũng không xin được chức Thủ tướng, tất nhiên ngài hề thoái thác trách nhiệm ... làm Thủ tướng. 


Văn hóa từ chức ở đây là thừa!!

Và như thế Nhân Dân bất lực! Truyền thống Dân chủ ở Thiên Đàng ta vốn ưu việt hơn bọn giẫy chết hàng trăm hàng ngàn lần! Thôi hãy biết hài lòng với lời xin lỗi. 

Chưa mấy ai quên lời này: Không trừ được tham nhũng tôi xin từ chức. Lời đó của ông Nguyễn Tấn Dũng (khi mới nhậm chức Thủ tướng) đã làm nức lòng bao người. Giờ Tham nhũng ngày càng hoành hành, "lợi ích nhóm" làm nát cả thể chế, đe dọa tồn vong chế độ, còn ngài Nguyễn Tấn Dũng thì ... không việc gì cả và ...

Không thoái thác trách nhiệm làm Thủ tướng!

Ngài hẳn còn nhớ lời mình khi xưa, đừng nói truyền thống lời hứa gió bay!

Ngài Thủ tướng hứa nghiêm túc khắc phục những sai phạm yếu kém trong quản lý kinh tế.  Nhưng hiệu quả lời hứa đến đâu, lấy gì giám sát ngài, giám sát ngài thực thi nghiêm túc những lời hứa của mềnh? 

Xung quanh việc các tập đoàn kinh tế quốc doanh thua lỗ, Kinh tế sa sút, Thủ tướng xin lỗi và nhận Trách nhiệm chính trị. Đó là trách nhiệm gì? Hay một khái niệm mơ hồ được đẻ ra trên bàn cờ chính trị - công quyền xứ nài? 

Trách nhiệm chính trị có thể kỷ luật được không? Tôi thấy hình như là không, không tin cứ hỏi Trọng giáo sư. Ngài ấy từng nức nở nghẹn ngào vì hông kỷ luật được đồng chí X! Nếu trách nhiệm chính trị mà không thể kỷ luật được, không có chuẩn giá trị để đong đếm thì Thủ tướng nhận làm gì? 

Nó là giá trị tinh thần, an ủi ve vuốt lòng tin của bần nông à?

Về xử lý nợ xấu. Thôi ngài Bình vừa chém gió rồi, tôi không nói thêm nhiều nữa vướn đề đọng lại là giá trị thực của nợ xấu (những tài sản đem thế chấp ngân hàng) là bao nhiêu? Bằng bao nhiêu phần trăm so với những kê khai nhằm rút tiền từ các nhà Băng. Con số 66% nợ xấu được bảo đảm bằng tài sản thế chấp không khéo chỉ có giá trị ma, còn giá trị thực bằng chưa được 1/2; 1/3; 1/4 so với số tiền mà người ta đã rút ruột quốc gia này.

Tiếp theo đó ai sẽ bằng lòng mua nợ xấu và họ sẽ mua với bao nhiêu phần trăm giá trị thực? Đến một con Lap trượt bảo hành giá cũng chỉ bằng 70% giá niêm yết thị trường, huống hồ là nợ xấu! 

Cuối cùng xin hỏi 51 năm ngài theo Đảng, vậy chớ bao nhiêu năm ngài vì Dân? Nếu vì Dân hẳn ngài còn nhớ lời hứa xưa. 

Dân mềnh thiệt vưỡn đầy lòng bao dung, luôn sẵn sự thứ tha! Còn anh thì không, thế mới tài!!

Tại sao Thủ tướng không thể từ chức?

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong phiên chất vấn tại nghị trường Quốc hội hôm 14/11/2012 
Bất ngờ

Chuyện bất ngờ vừa xảy ra tại nghị trường Quốc hội sáng 14 tháng 11 khi Đại biểu Dương Trung Quốc đưa ra hai câu hỏi quan trọng mà rất nhiều người đang mong đợi.
Trong phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, mặc dù Quốc hội chỉ nhận được duy nhất một câu hỏi đăng ký trước nhưng rất bất ngờ, đại biểu Dương Trung Quốc đã dấy lên làn sóng tại nghị trường bằng hai câu hỏi rất nóng. Chương trình trực tiếp của VTV1 cho thấy hình ảnh cuộc chất vấn ngoài dự kiến này. Trước tiên ông Dương Trung Quốc nhắc lại những lời xin lỗi của Thủ tướng trước Quốc hội mà vị đại biểu này cho rằng người dân không đồng tình:
Trước kỳ họp toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng trong đó có Thủ tướng đã có lời xin lỗi xin Trung ương Đảng kỷ luật còn tại Quốc hội Thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi khiến người dân đặt câu hỏi dường như Thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước Đảng.
Và đi vào câu hỏi, đại biểu Dương Trung Quốc đưa ra hai vấn đề mà ông cho là người dân đang cần biết:
Kính thưa Thủ tướng tóm lại xin có hai câu hỏi. Một: Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đã nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân? Thứ hai: Thủ tướng có tán thành sự khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với những lời xin lỗi hay không, xin cám ơn Thủ tướng.
Hãng tin AFP nhận xét Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Trung Quốc, với khuôn mặt đầy tự tin trước tiên ông Dũng nói về quá trình mà ông đuợc Đảng chọn vào cương vị Thủ tướng:
Đối với tôi thì hôm nay còn ba ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng hoạt động cách mạng. Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua tôi không xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác và mặt khác thì tôi cũng không từ chối, không thối thoát bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, nhà nước giao phó cho tôi.
Trong tinh thần phục vụ những gì mà Đảng yêu cầu như vậy, Thủ tướng Dũng khẳng định ông sẽ chỉ làm những gì mà Đảng quyết định, và vì vậy ông gián tiếp trả lời với đại biểu Dương Trung Quốc đại diện cho cử tri rằng ông sẽ không từ chức như ông Dương Trung Quốc rào đón:
Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng chính phủ do trung ương phân công và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng chính phủ. Tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi. 
Thủ tướng trả lời đúng, vậy ai sai?
duong-t-quoc-250.jpg
Đại biểu Dương Trung Quốc (trái) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Source chinhphu.vn
Phản ứng của người xem truyền hình buổi chất vấn này thật khác nhau, người đồng tình với người đặt câu hỏi cho rằng Thủ tướng đang cố vòng vo tránh né câu trả lời. Tuy nhiên những Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sẵn câu trả lời không khác gì của Thủ tướng. Một trong những ý kiến này là của ông Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhân Dân thành phố Đà Lạt giải thích tại sao câu trả lời của Thủ tướng là chính xác đối với thể chế hiện nay:
Tất cả những chức vụ này nó đã được quyết định từ khi đại hội Đảng. Đại hội Đảng bầu xong, ban Chấp hành Trung ương cử ra Bộ Chính trị và Bộ Chính trị cử ra những người đó còn Quốc hội chỉ làm một công việc là hợp thức hóa những gì Đảng đã sắp đặt. Hai nữa Quốc hội không do dân cử ra mà do Đảng sắp xếp trước rồi bắt người dân theo hình thức nào đó bầu lên cho nên Quốc hội này cũng là Quốc hội của Đảng.
Vì lý do đó mà người dân không có một tác động gì vào bộ máy lãnh đạo và bộ máy lãnh đạo cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì với người dân. Đó chính là vấn đề căn bản của thể chế Cộng sản và quyết định người nào làm chức gì do Bộ Chính trị chứ không do dân tác động được.
Trong 51 năm qua tôi không xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác và mặt khác thì tôi cũng không từ chối, không thối thoát bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, nhà nước giao phó cho tôi. - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam phân tích thêm về cơ chế đã giao cho Tổng Bí Thư hầu như toàn bộ quyền hành trong mọi guồng máy của đất nước, từ đó để thấy rằng vị trí của Thủ tướng cũng không hơn gì một công chức, mọi quyết định không từ Quốc hội mà từ Đảng Cộng sản và vì vậy ông Thủ tướng không từ chức như người dân chờ đợi là điều bình thường:
Có một sự thật như thế này ông Tổng Bí thư có quyền to nhất thì không phải do dân bầu nhưng ông ấy quyết định tất cả. Ví dụ như thế này, Quốc hội chưa thông qua luật đất đai nhưng ông ấy tuyên bố thẳng thừng rằng đất đai vẫn là sở hữu toàn dân, đó là bất di bất dịch. Như vậy thì chuyện thảo luận luật đất đai của Quốc hội trở nên vô nghĩa bởi vì ông ấy đã tuyên bố trước.
Như thế có nghĩa là vấn đề sắp xếp như ông Thủ tướng phát biểu là hoàn toàn đúng, Đảng đặt đâu ông ấy ngồi đấy. Nếu Đảng phế truất ông ấy không làm thủ tướng nữa thì ông ấy cũng chấp nhận. Còn Đảng vẫn đặt ông ấy làm Thủ tướng thì ông ấy vẫn ngồi.
Cơ chế Đảng chỉ đạo cả ba nhánh Lập Pháp, Tư pháp và Hành pháp không phải người dân nào cũng biết. Sự tuyên truyền về vai trò cao nhất nước của Quốc hội đã ăn sâu vào tâm trí ngưới dân nên mỗi lần Quốc hội họp chất vấn là một lần niềm tin sẽ có sự thay đổi thay đổi khiến mọi người phấn chấn.
Ông Dương Trung Quốc là một trong số rất ít là đại biểu ngoài Đảng, tuy nhiên ông không hề mơ hồ về vai trò của Quốc hội đối với Đảng cầm quyền. Vì vậy câu hỏi ông đặt ra có thể nhằm mục đích khác: gợi ý cho người ngoài Đảng hiểu rõ quy trình hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vai trò lãnh đạo và sắp xếp nhân sự ở các vị trí cao nhất nước để từ đó người dân cảm nhận rõ hơn về những hy vọng của mình. 
Quốc hội thiếu quyền lực
Ông Mai Thái Lĩnh thực tế hơn khi cho rằng Quốc hội phải thực sự do dân bầu lên thì đất nước mới có cơ hội thực hiện quyền dân chủ thực sự, mà một trong các quyền ấy là bãi nhiệm Thủ tướng:
Muốn làm được cái điều chính phủ chịu trách nhiệm trước dân thì trước hết Quốc hội phải là Quốc hội của người dân. Người dân thực sự bầu ra khi chính phủ đủ số phiếu tín nhiệm của người dân thì đuợc làm, còn nếu Quốc hội không tín nhiệm nữa thì chính phủ phải từ chức. Việc bãi chức Thủ tướng trong một chế độ đại nghị là rất dễ, do Quốc hội mà ra thôi. Quốc hội đó phải là Quốc hội của dân. Còn trong trường hợp hiện nay, kể cả hiến pháp sắp tới vẫn giữ chuyện Đảng độc quyền lãnh đạo rồi cũng sẽ đổ cho nhau vì lý do này lý do khác và cuối cùng không ai chịu trách nhiệm trước người dân cả.
Trong trường hợp hiện nay, kể cả hiến pháp sắp tới vẫn giữ chuyện Đảng độc quyền lãnh đạo rồi cũng sẽ đổ cho nhau vì lý do này lý do khác và cuối cùng không ai chịu trách nhiệm trước người dân cả. - Ông Mai Thái Lĩnh
Giáo sư Tương Lai nhận xét sâu hơn về điều mà ông gọi là tham nhũng quyền lực trong cách mà Đảng Cộng sản đang cầm quyền hiện nay:
Trả lời của ông Thủ tướng theo tôi nghĩ là chính xác. Vấn đề không phải thay đổi ông Thủ tướng, ông Chủ tịch Quốc hội hay Chủ tịch nước mà thay đổi thể chế mới là quan trọng. Cho nên trong tham nhũng thì tham nhũng về quyền lực mới là cái nguy hiểm nhất.
Câu hỏi và cách trả lời tuy khá rõ ràng và đã giải tỏa phần nào thắc mắc của người dân, tuy nhiên, một câu hỏi khác lớn hơn đã nảy sinh: khi Quốc hội không phải là cơ quan quyền lực nhất nước thì ai là người lập lại kỷ cương khi Đảng có khuynh hướng đi ngược lại với quyền lợi nhân dân đất nước?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nguyễn Hưng Quốc - Muốn trở thành lãnh đạo: Không được giỏi

Trong bài “Di sản của người tiền nhiệm và mục đích chấn hưng đảng của ông Nguyễn Phú Trọng”, Dân Choa nhận xét:

“Di sản của người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh để lại cho ông Nguyễn Phú Trọng thật khá nặng nề. Cũng phải nhận xét rằng từ trước đến nay chưa có một người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam nào mờ nhạt như ông Mạnh. Thời bấy giờ ứng cử viên nặng ký cho chức Tổng bí thư còn có ông Nguyễn Văn An. Ông An là một người có năng lực, có quyền biến và kinh qua nhiều chức vụ cao trong đảng và đặc biệt là nhiều năm làm trưởng ban tổ chức trung ương. Nếu ông An làm Tổng bí thư thì nhiều người e ngại quyền lực của ông An quá lớn. Vì vậy ông Nông Đức Mạnh được đưa lên nắm chức vụ này như một giải pháp dung hòa. Tuy không có năng lực và bản lĩnh của một chính khách, nhưng tính tình ôn hòa nên được lưa chọn đứng đầu đảng qua hai nhiệm kỳ. Đáng tiếc là những lúc quốc gia hay đảng cần có chính kiến thực sự của vị Tổng bí thư thì ông lại vắng bóng. Người ta chỉ thấy ông xuất hiện khi đi uỷ lạo người cao tuổi, họp hành với Ủy ban Dân tộc hay hội thảo về gương đạo đức Hồ Chí Minh. Còn khi sự vụ lớn của đất nước như sập cầu Cần Thơ, vụ tham nhũng MPU 18, vụ Vinasin… hay chỉ đạo điều hành kinh tế, hoặc bàn về quốc kế an sinh cho đất nước thì không thấy đâu.”

Nhận xét của Dân Choa, thật ra, không có gì mới. Từ lâu, ở Việt Nam, người ta đã biết và đã nói nhiều về Nông Đức Mạnh như thế: Một, ông là người bất tài; và hai, ông được bầu lên làm Tổng bí thư cũng chính vì sự bất tài ấy của ông.

Xin lưu ý: đầu năm 2011, khi Nguyễn Phú Trọng được bầu lên làm Tổng bí thư đảng sau Đại hội XI, nhiều người cũng nhận xét tương tự: Ông lên nắm giữ cái chức vụ được xem là có quyền lực nhất nước ấy chủ yếu vì ông bất tài, hay nói theo chữ dân gian, vốn làm nên cái hỗn danh của ông: “lú”, “Trọng Lú”.

Nhiều người có thể ngạc nhiên và không tin. Tuy nhiên, một sự thật tương tự cũng đã và đang diễn ra ở Trung Quốc.

Trong bài “Tại sao Trung Quốc không thể chọn được những lãnh tụ giỏi” (Why China can’t pick good leaders) đăng trên tờ The Diplomat ngày 28 tháng 6 năm 2012, giáo sư Minxin Pei nhận xét:

Một số người ở phương Tây cho giới lãnh đạo Trung Quốc là khôn ngoan, có khả năng, có viễn kiến và quyết đoán. Sự thực khác hẳn. Bằng chứng dựa trên nhiều công trình nghiên cứu về tình hình chính trị Trung Quốc cho thấy: ở Trung Quốc, người bảo trợ và phe phái chứ không phải tài năng hay thành tích, là những yếu tố hàng đầu trong việc tuyển lựa giới lãnh đạo.

Victor Shih ở Đại học California, San Diego, và các đồng nghiệp, đã nghiên cứu tiểu sử cũng như sự phát triển kinh tế địa phương liên quan đến con đường thăng quan tiến chức của các cán bộ cao cấp ở Trung Quốc, phát hiện ra điều này: Sự thăng tiến của các cán bộ không có quan hệ gì đến sự phát triển của địa phương nơi nọ lãnh đạo cả. Không phải địa phương nào phát triển mạnh, người lãnh đạo ở đó cũng được nâng cấp. Yếu tố chính quyết định việc nâng cấp và tăng chức chính là sự đỡ đầu của một thế lực chính trị nào đó, đặc biệt những người có quyền lực cao nhất ở Trung ương.

Ngay việc tuyển chọn giới lãnh đạo cao nhất nước ở Trung Quốc cũng vậy. Đó là một quá trình thương lượng cũng như tranh chấp đầy căng thẳng giữa một số nhóm quyền lực khác nhau. Ví dụ, theo giới quan sát quốc tế, việc chọn lựa các ủy viên Bộ chính trị trong kỳ đại hội đảng vào tháng 11 này cũng là một trận so găng giữa hai thế lực lớn ở Trung Quốc: phe Hồ Cẩm Đào và phe Giang Trạch Dân. Hai phe giành giật nhau, tố giác nhau, hạ gục tay chân của nhau.

Cuối cùng, tiêu chuẩn để đề bạt không phải là tài năng hay các thành tích đã đạt được mà là sự trung thành và đặc biệt, sự cân bằng trong việc phân phối quyền lực giữa các phe phái.

Những gì đang xảy ra ở Trung Quốc chắc chắn cũng đang xảy ra ở Việt Nam. Có khi với một mức độ còn tệ hại hơn. Ở Trung Quốc, chỉ có sự tranh chấp giữa các phe phái trong nội bộ đảng họ. Ở Việt Nam, ngoài các tranh chấp ấy, còn có ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Người nào được Trung Quốc gật đầu thì mới được đề bạt. Mà, ai cũng biết, Trung Quốc không dại gì gật đầu với một người khôn ngoan, tài năng và quyết đoán.

Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về lại Việt Nam, trong một buổi nói chuyện gẫu với bạn bè và đồng nghiệp cũ, chúng tôi nhắc đến một người quen chung lúc ấy đang ở trong Trung ương đảng và được bổ làm thứ trưởng. Trước khi rời Việt Nam, tôi biết người ấy khá nhiều. Ấn tượng của tôi về anh, nói chung, rất mờ nhạt. Anh chỉ được một ưu điểm: hiền lành. Không thông minh. Không sắc sảo. Không chứng tỏ một năng lực lãnh đạo nào cả.

Khi tôi tỏ ý ngạc nhiên về sự thăng tiến bất ngờ và nhanh chóng của anh, một người bạn am tường tình hình trong đảng mới giải thích: Anh ấy thăng tiến nhanh vì bốn lý do chính: một, có lý lịch cực tốt; hai, có học vị cao; ba, hiền lành; và bốn, bất tài.

Thoạt đầu, tôi không tin. Người bạn phân tích: nhờ lý lịch tốt nên, một mặt, có quan hệ rộng, mặt khác, dễ được tin cậy. Có học vị là điều quan trọng vì đó là chỉ tiêu của đảng. Hơn nữa, dạo ấy, những người có học vị cao rất hiếm nên anh ấy càng nổi bật. Hiền nên dễ được lòng mọi người. Nhưng quan trọng nhất là bất tài. Khi trong đảng có hai phe tranh chấp với nhau, phe nào cũng muốn đưa người của mình vào Trung ương. Nhưng không phải cứ muốn là được. Họ phải tranh thủ sự ủng hộ của phe kia. Cuối cùng hai bên đành tương nhượng với nhau: mỗi bên đề cử một số người. Tương nhượng như vậy nhưng người ta lại sợ nhau. Sợ nhất là nếu phe bên kia đưa người tài năng hay sắc sảo quá có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho mình. Bởi vậy, thấy trong danh sách đề cử có người nào thuộc loại ấy là người ta tìm cách gạt đi. Cuối cùng, người ta chỉ đồng ý với những kẻ mà họ cho là vô hại nhất.

Những người vô hại ấy cũng là những người không có tài cán gì đặc biệt cả.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đàm tiếu dân gian về vụ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "quyết ở lại phục vụ đảng"

Tổng hợp dư luận về vụ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "thích ở lại phục vụ đảng"
1- THỦ TƯỚNG NÓI SAI RÙI Trưa mình chạy về nhà, một người bạn nhắn, mở tivi mà nghe thủ tướng trả lời (Thực ra bạn này nhắn một biệt danh kia), mình mở và thấy thủ tướng rất phương phi đĩnh đạc đang trả lời chất vấn trước quốc hội. Mình nghe và cứ gật liên tục như thằng lên đồng. Có thế chứ. Cỡ mình mà trả lời được 1/1000 ông ấy thì có khi như mả táng hàm rồng... Giờ ngồi mới đọc lại toàn văn bài của thủ tướng từ trang nhà báo Đào Tuấn, càng phục hơn nữa. Mệnh đế vương mới được thế. Mình cop về đây để học tập. Các bạn có đọc thì cấm còm bậy, còm phạm húy kẻo mà phạm đến... tôi:
Trước phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp, ĐBQH Dương Trung Quốc đã chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Toàn dân chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng xin nhận kỷ luật, công khai nói lời xin lỗi nhân dân. Nhưng tại phiên khai mạc, Thủ tướng chỉ nhận trách nhiệm chính trị. Dường như Thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước Đảng. Thủ tướng có định “Đoạn tuyệt với những lời xin lỗi bằng văn hóa từ chức?”. Nhà sử học dẫn trường hợp một đồng chí tổng bí thư “đã từ chức để tiếp tục phấn đấu và sau 3 thập kỷ đã trở lại làm Tổng bí thư kịp thời với cuộc đổi mới của đất nước”. Ông cũng nói: “Cáo quan hồi hương là 1 cách giữ tiết tháo”. Thủ tướng “Sẽ khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ bằng văn hóa từ chức?”.
Thủ tướng đã trả lời thẳng vào câu hỏi, nguyên văn:
Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm theo Đảng hoạt động cách mạng. 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay khác. Tôi cũng không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Là 1 cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng về bản thân mình. Đảng, Bộ Chính trị, BCH TƯ đã hiểu rõ về tôi, cả ưu điểm, khuyết điểm, cả phẩm chất đạo đức, năng lực, sức khỏe, thương tật. Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo NN, đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng. QH cũng đã bỏ phiếu bầu tôi là Thủ tướng. Tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng. Tóm lại là gần suốt cả cuộc đời theo Đảng, tôi không có chạy, không có xin, không có thoái thác từ chối nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm như 51 năm qua.
Con khỉ đột này mất dạy (ảnh và chú thích của đạo diễn Trần Quang Đại, đưa vào cho vui không có tính minh họa)
Nguồn Blog Huỳnh Ngọc Chênh
2- HELENATHUY (Phản hồi bài của Huỳnh Ngọc Chênh)
Thủ tướng nói sai rồi, trước quốc hội thủ tướng trả lời đã sai, nhưng trầm trọng hơn ở thái độ thách đố:
-Là ngưới theo Đảng còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm ,thế ra vài chục năm trước ông là thần đồng nên ko cần viết đơn XIN vào Đảng à?
-Đảng phân công ông làm thủ tướng chính phủ,nhưng ông XIN nhân dân ,thông qua các đại biểu quốc hội bầu ông làm thủ tướng .
Như vậy chí ít ông có ba lần xin, XIN Đảng cho ông vào Đảng, XIN nhân dân bầu ông làm Đại biểu quốc hội, XIN các Đại biểu quốc hội bầu ông làm thủ tướng .
Ông rất ít xin,nhưng ông rất biết cách xin, xin là phải được,ba lần xin để có muôn lần bắt phải cho ,nếu ko cho thì ông ko xin mà dùng cái đã xin được để cướp .
Đảng đã cho ông vị thế,nhân dân đã cho ông cái thứ cả dòng họ ông tích lũy bao đời ko thể có được ko lẽ ông ko biết?
Đúng ,Đảng cử ông làm thủ tướng, nhân dân bầu ông làm đại biểu quốc hội, đại biểu quốc hội tín nhiệm bầu ông làm thủ tướng nhưng để ông điều hành tốt chính phủ và xây dựng một chính phủ tốt nhằm điều hành đất nước phát triển bền vững, đời sống nhân dân được nâng cao, quyền lợi người dân được bảo vệ ....Ông điều hành chính phủ ko tốt, chính phủ mà ông điều hành yếu kém.đất nước chìm trong khó khăn với nợ xấu ngân hàng khổng lồ, lạm phát phi mã, tồn kho cực cao ,nhân phẩm, nhân quyền, quyền lợi của nhân dận bị xâm phâm thường xuyên và nghiêm trọng, tham nhũng hoành hành thành quồc nạn, quốc thể bị sỉ nhục, đạo đức xã hội suy đồi ...: đó là những thứ ông hiến dâng cho Đảng,cho quốc hội,cho nhân dân ???
Ông ko chạy, ông ko xin, ông ko thoái thác , Ông thủ tướng ba XIN và ba KHÔNG . Ranh giới của vô sỉ và liêm sỉ ở chữ không cuối cùng ấy đấy
(ý kiến phản hồi trên blog nầy)
Còn cái dzụ sâu cay thâm độc dưới đây là của mấy đứa quê bọ, đọc cho vui không có tính minh họa cũng như không ám chỉ đứa nào.
3 .Không bỏ được bà nào (Nguyễn Quang Lập)
Có ông lấy phải  bà vợ hư , chuyên môn ăn cắp vặt của hàng xóm. Mọi người khuyên ông nên bỏ đi, ông cũng quyết tâm bỏ vợ-” Nếu không bỏ tôi xấu hổ lắm”, ông nói. Chẳng dè vợ không bỏ được mà ông còn lấy thêm vợ hai.
Bà hai vừa ăn cắp vặt vừa hủ hóa tùm lum, ai cũng chê cười. Mọi người khuyên ông nên bỏ đi, ông cũng quyết tâm bỏ vợ- ” Nếu không bỏ tôi làm con chó”, ông nói. Nhưng ông cũng không bỏ bà vợ hai mà còn lấy thêm bà vợ ba.
Bà vợ ba hư đốn nghiêm trọng hơn, vừa ăn cắp vặt vừa hủ hóa vừa chửi lộn suốt ngày với hàng xóm.Mọi người khuyên ông nên bỏ đi, ông cũng quyết tâm bỏ vợ-” Nếu không bỏ tôi chết quách cho xong”, ông nói. Rốt cuộc vợ ba không bỏ được, ông còn lấy thêm vợ thứ tư.
Đến lúc này mọi người không còn chịu được nữa, xúm lại đấu ông. Ông mếu máo nói khổ thân tôi, đâu phải tôi không muốn bỏ, tôi quyết tâm lắm chứ. Nhưng đụng đến bà nào nó cũng cãi, nói tôi theo anh từng này năm, tại anh chọn tôi làm vợ  chứ tôi  không chạy chọt xin xỏ anh. Việc gì anh giao tôi cũng không thoái thác, bảo tụt quần tôi tụt quần, bảo chổng mông tôi chổng mông, anh còn muốn gì nữa? Tôi sẽ sống với anh như đã sống với anh, đố anh đuổi tôi ra khỏi nhà được đấy.
Nói xong anh khóc òa, nói bà con bảo tôi phải làm thế nào. Mọi người chịu chẳng biết làm thế nào.
Bỗng ông bụt hiện ra, nói để ta xử lý cho. Ta sẽ làm theo ý nguyện của con, hoặc con chết ngay tức thì hoặc con biến thành con chó. Tự  con chọn lấy.
Anh ta hoảng lên, nói bẩm Bụt tha cho con, con bỏ vợ ngay đây, bỏ vợ ngay đây. Trong ngày hôm đó, anh ta bỏ được cả ba bà vợ hư.
Chuyện cổ tích đến đây là hết, he he
Nguồn Quechoa
4-Bs Blog
Nguyễn Thành Đô đã nói
14/11/2012 lúc 18:04
Ngày 27/6/2006, lúc làm lễ nhậm chức thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng hùng hồn:
“Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.”
Nay Nguyễn Tấn Dũng lập luận:
” Xin thưa với đại biểu, là đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc có nêu một cái ý là có nghĩ đến cái từ chức không? Thì tôi xin trình bày ý kiến thế này.
… Đảng đã lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi. Và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi.
Tóm lại là có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo Đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của Đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi.
Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua. Xin cám ơn đại biểu!”
Các cụ bảo ” miệng quan trôn trẻ” quả không sai!
Một Cử Tri đã nói
14/11/2012 lúc 17:33
Có lẽ trong lịch sử Quốc Hội VN lần đầu tiên có một đại biểu chỉ đúng cái bệnh thiếu tự trọng của một ông Thủ Tướng, chỉ ra nguyên nhân của căn bệnh nan y của chế độ là người ta nhân danh Đảng để cho phép mình làm bậy, để mang hết của dân cho con cái và gia đình mình. Khi được giao cho quản lý khối Tài sản khổng lồ của gần 90 triệu người, muốn cho ai thì cho, cho ai có lợi cho mình thì cho, làm tan nát đất nước. Làm sai, đổ cho Đảng, tôi xin chịu trách nhiệm chính trị, tức là chịu trách nhiệm về cái sai của hệ thống chính trị, đó chinh là Đảng sai, hệ thống chính trị sai, tôi không sai… Thật là thiếu tự trọng. Xin cảm ơn ông Dương Trung Quốc, ông là đại biểu thật sự của tôi và của ngươi VN
(X-cafe)

Rồi chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét ông Võ Nguyên Giáp như thế nào?

“…Chức Tổng Tư Lệnh của ông Giáp có tiếng mà không có miếng, ngay cả chức Bí Thư Quân Uỷ Trung Ương cũng vậy. “Đại Thắng Mùa Xuân” tháng 4/1975 là quân công của Văn Tiến Dũng, chứ không phải của ông Giáp…”
Rồi chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét ông Võ Nguyên Giáp như thế nào?
“Giai nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu!” vậy mà ông Võ Nguyên Giáp theo âm lịch đã vượt quá 102 tuổi, để trở thành danh tướng sống lâu nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên ông đã nằm liệt trên giường bệnh viện cả năm nay và không còn nhiều sinh khí.  Ông có thể ra đi bất cứ lúc nào theo luật của Tạo Hoá.  Đảng Cộng Sản VN chắc đã có những quyết định liên quan đến tang lễ của ông, một biến cố có thể gây nhiều chú ý trong và ngoài Việt Nam:  Quốc táng hay không quôc táng?  Sẽ truy tặng Nguyên Soái Việt Nam cho ông như “tội phạm” Cù Huy Hà Vũ đề nghị trước đây hay một danh hiệu độc đáo nào khác? Bộ máy thông tin, tuyên truyền của Đảng CS sẽ phải tận dụng cơ hội thế nào để vực dậy uy tín của chế độ vốn đã suy sụp quá thấp vì nạn tham nhũng, bất lực, lạm quyền, sa đoạ… đồng thời phải cố gắng giảm thiểu thế nào những tác hại do những “phản tuyên truyền” của những “thế lực thù địch” sẽ không bỏ lỡ dịp mà cáo giác nhóm lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN hiện tại bất xứng vì đã phản bội lý tưởng và công nghiệp của đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, vị đệ nhất khai quốc công thần.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu được kể là một thành phần của “thế lực thù địch” nói trên – thực ra lại là một người Việt Nam rất đáng kính trọng, một bậc sĩ phu đích thực của thời đại – đã viết một bài thơ hay cách đây hơn 2 năm vào ngày 23/08/2010 mừng thọ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tròn một trăm tuổi:
Trăm Năm Nguyên Giáp

Tính sổ Trời cho đã bách niên
Thử cân hạnh phúc với ưu phiền
Tiếc trang ĐỘC LẬP còn dang dở
Thương chữ QUYỀN DÂN chửa đáp đền
Một trận ĐIỆN BIÊN vang quốc sử
Ba thư “BÔ XÍT” động Dân quyền
Một đời ái quốc, VĂN thành VÕ
Chưa cởi chiến bào GIÁP vẫn NGUYÊN
Bài thơ không được phổ biến rộng rãi ở trong nước vì thuộc loại “văn thơ quốc cấm” gần giống như số phận ba thư “Bô Xít” cũng bị hạn chế lưu hành của chính Đại Tướng Giáp. Không ai biết chính xác ông Giáp đã tiếp nhận bài thơ với cảm nghĩ như thế nào, rất có thể ông mong đợi một “luồng” dư luận như vậy và cũng rất có thể ông cũng có ấn tượng tốt với nội dung mới mẻ, sâu sắc của bài thơ mà tác giả là một người trí thức “đặc biệt”, hơn là với những văn thơ ca ngợi đã trở thành nhàm như  “anh Văn – đại tướng Võ Nguyên Giáp – thiên tài quân sự, người học trò xuất sắc của Bác Hồ ” hay “đại tướng Võ Nguyên Giáp đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ…”"
Bài thơ ngoài việc biểu lộ sự khâm phục thành thực của tác giả đối với ông Võ Nguyên Giáp còn là một tác phẩm văn chương cổ động việc tranh đấu bảo vệ Tổ Quốc trước sự uy hiếp của nước láng giềng phương Bắc vừa đòi hỏi Dân Chủ Tự Do nên đã nêu lên những thắc mắc khá tự nhiên đối với một số người đã đọc và suy nghĩ về nó: Con người thực của nhân vật lịch sử  nổi tiếng Võ Nguyên Giáp là ai?  Có sự mâu thuẫn nào giữa một Võ Nguyên Giáp Cộng Sản và một Võ Nguyên Giáp yêu nước theo Dân Tộc Chủ Nghĩa?  Ông Giáp còn có những “ưu phiền” nào quan trọng hơn ngoài vụ chính quyền Cộng Sản VN cho Tàu khai thác mỏ Bô xít ở Cao Nguyên Trung Phần?  Đảng Cộng Sản thực sự trọng đãi hay bạc đãi ông Giáp?  Khi phú quý, công danh đã trở thành hư ảo, khi sự sống là ngọn đèn trước gió, ông Giáp muốn lịch sử phán xét Ông thế nào?  Và chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét ông Võ Nguyên Giáp thế nào?
“CÂY THÔNG TRĂM TUỔI ĐỨNG VỮNG GIỮA TUYẾT SƯƠNG, GIÔNG BÃO”  (lời tựa bài thơ của Hà Sĩ Phu mừng thọ Đại Tướng VNG)
Về ông Võ Nguyên Giáp những ghi nhận sau đây là sự thực hoặc rất gần với sự thực:
- Nếu ông Hồ Chí Minh là hoàng đế trong nước VNCS thì ông Giáp là đệ nhất khai quốc  công thần.
- Ông Giáp được sự uỷ nhiệm của ông Hồ đứng ra thành lập đơn vị quân đội đầu tiên của Việt Minh ngày 22/12/1944 – Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – nên được coi là người sáng lập ra “Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” ngày nay.  Trong thời gian 10 năm ông xây dựng, tổ chức, huấn luyện, phát triển tập thể quân đội ấy từ mấy chục người thành một lực lượng hữu hiệu mấy trăm ngàn chiến binh. Chính Ông Giáp đã đào tạo, trực tiếp chỉ huy hàng chục tướng lãnh xuất sắc có tên tuổi trong đó nhiều người gốc nông dân, công nhân như Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Cầm, Vương Thừa Vũ…
- Không phải trải qua các cấp bậc quân hàm ông Giáp được phong đại tướng vào tháng 5/1948, vị đại tướng đầu tiên của quân đội CSVN.
- Dưới sự lãnh đạo tổng quát của ông Hồ và Bộ Chính Trị, ông Giáp điều khiển thắng lợi cuộc chiến đấu quân sự chống Pháp 1945-1954 với cương vị Tổng Tư Lệnh kiêm Bí Thư Quân Uỷ Trung Ương.
- Ông Giáp tiếp tục làm Tổng Tư Lệnh, Bí Thư Quân Uỷ Trung Ương cho tới năm 1975, tổng cộng 30 năm bao gồm cả cuộc chiến tranh chống Mỹ và thôn tính miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hoà) thống nhất đất nước bằng vũ lực.
- Trên mặt nổi thời kỳ vẻ vang nhất của ông Giáp là 30 năm nói trên (1945-1975) vì kèm với chức vụ Tổng Tư Lệnh, Bí Thư Quân Uỷ Trung Ương ông còn là Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Uỷ Viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN và chức Uỷ Viên Bộ Chính Trị là quan trọng nhất.
- Trong thực tế tột đỉnh danh vọng và quyền lực của ông Giáp là chiến thắng Điện Biên Phủ và thời kỳ vàng son nhất của ông Giáp chỉ kéo dài thêm được vài năm sau đó với một cao điểm khác là ngày 29/10/1956 khi ông Giáp thay mặt Ông Hồ Chí Minh đọc báo cáo của Hội Nghị khoá 10 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CS tại Hà Nội nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm trong Cuộc Cải Cách Ruộng Đất và xin lỗi đồng bào. Chính ở thời điểm này có nhiều dự đoán ông Giáp sẽ lên thay Trường Chinh làm Tổng Bí Thư  Đảng nhưng chỉ vài tháng sau chức vụ quan trọng này lại rơi vào tay Lê Duẩn, một người rất ít được biết đến vào lúc đó.
- Mặc dù dư luận chung vẫn xem Võ Nguyên Giáp là Đệ Nhất Công Thần của chế độ nhưng  trong cơ quan quyền lưc tối cao là Bộ Chính Trị ông Giáp thường chỉ được sắp hạng 6 hay hạng 7 không những đứng sau Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng mà sau cả Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, chỉ trên Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng.
- Ngôi sao Võ Nguyên Giáp lu mờ hẳn sau chiến thắng 30/04/1975 của đảng CSVN. Trong khi những người khác thăng quan, tiến chức thì ông Giáp lại bị hạ bệ dần: mất chức Bí Thư Tổng Quân Uỷ năm 1977, phải bàn giao chức Bộ Trưởng Quốc Phòng cho Văn Tiến Dũng năm 1980, bị loại khỏi Bộ Chính Trị năm 1982 trong khi Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng vẫn tiếp tục ngôi vị của mình. Không có một lời giải thích chính thức nào về cái lý do của sự hạ bệ trắng trợn này. Mất căn bản quyền lực là Uỷ Viên Bộ Chính Trị, ông Giáp vẫn còn chức “ngồi chơi xơi nước” là Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa Học, Kỹ Thuật kiêm Chủ Tịch Uỷ Ban Dân số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch cho đến 1991 mới chính thức nghỉ hưu. Không ai nghe ông Giáp than phiền vì bị đối xử bất công nhưng cũng không ai ghi nhận được với ông Giáp nước Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể nào về Khoa Học, Kỹ Thuật hay Sinh Đẻ Có Kế Hoạch. Người ta chỉ nghe truyền miệng câu ca dao thời đại nửa bi, nửa hài:
Ngày xưa Đại Tướng cầm quân
Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em!
- Không ai có thể phủ nhận đươc vai trò trội yếu của ông Giáp trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Mặc dù phải tham khảo, thảo luận thường xuyên với ông Hồ và Bộ Chính Trị, ông được nhiều tự do hành động, trực tiếp điều binh, khiển tướng quần thảo với địch quân trên khắp chiến trường chính ở Bắc Việt trong suốt 8, 9 năm, chủ động tung ra rất nhiều chiến dịch: Việt Bắc 1947, Biên Giới 1950, Trung Du 1950, Đông Bắc 1951, Đồng Bằng 1951, Hoà Bình 1951, Tây Bắc 1952, Thượng Lào 1953, Điện Biên Phủ 1954. Tài năng quân sự của ông Giáp quả thực không thua kém gì đệ nhất danh tướng của Pháp lúc bấy giờ là Đại Tướng De Lattre de Tassigny. Chiến thắng vang dội tại Điện Biên Phủ đã gắn liền với tên tuổi Võ Nguyên Giáp. Tuy không thể so sánh – về qui mô và cường độ – với những trận đánh lớn có trăm sư đoàn, hàng triệu quân tham dự trong thế chiến thứ nhất và thứ hai, Điện Biên Phủ vẫn được coi là một trận đánh rất quan trọng trong thế kỷ 20 vì đã thúc đẩy và rút ngắn sự cáo chung chủ nghĩa Thực Dân của các đế quốc Âu Châu vốn đã suy yếu nhiều sau thế chiến thứ hai.
- Khi ca tụng hay phải ca tụng tài năng, thành tích của ông Giáp, báo chí, sử sách của người Cộng Sản rất ít khi thiếu vắng cụm từ: “đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Bác Hồ…”.  Nhưng nhấn mạnh quá như thế để làm gì? Muốn trả lời phải nhìn lại những sự kiện và diễn biến lịch sử: ông Hồ Chí Minh, sinh năm 1890, hơn Ông Giáp khoảng 20 tuổi, nên về tuổi tác cũng đáng bậc tôn trưởng của ông Giáp. Ông Hồ sáng lập ra cả một triều đại tất nhiên phải là người làm chính trị xuất sắc, có tài năng và những đức tính cần thiết.  Ông khôn ngoan, lão luyện, nhậy bén, mưu cơ, biến báo, biết nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, Nga, Hoa, Anh vì mấy chục năm lăn lộn ở nước ngoài, và mặc dù chưa có công lao gì với phong trào Cộng Sản trong nước ông được tôn ngay làm lãnh tụ vì ông đáng mặt lãnh tụ, quan trọng hơn nữa, vì có chỉ thị từ “trên” đưa xuống – Ông là người về từ “thánh địa Mạc Tư Khoa”, ông là đại diện của Cộng Sản Quốc Tế đặc trách Việt Nam! Mặt khác, ông chưa học hết trung học đệ nhất cấp. Ông không tốt nghiệp trường học, ông chỉ tốt nghiệp trường đời; tư tưởng của ông cũng không có gì đặc biệt hay sâu sắc ngoài những nguyên tắc giản dị về tổ chức và hành động. Quả thực ông Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Ông Võ Nguyên Giáp, là người trọng dụng ông Võ Nguyên Giáp nhưng ông không phải là sư phụ của ông  Võ Nguyên Giáp. Lúc gặp ông Hồ lần đầu tiên năm 1939 trên đất Trung Hoa Ông Giáp đã gần 30, có bằng Cử Nhân Luật Khoa và Kinh Tế Chính Trị Học (1937) – rất hiếm hoi vào lúc bấy giờ – và còn là Giáo Sư dậy sử ở Hà Nội, nổi tiếng về những bài giảng về chiến tranh, sách lược và chiến lược, đã gia nhập đảng Cộng Sản sau khi đã thấm nhuần lý thuyết Cộng Sản, đã hoạt động Cộng Sản gần mười năm, đã nếm mùi nhà tù Thực Dân, đã làm báo tiếng Việt, tiếng Pháp, đã viết sách cùng với Trường Chinh ( đồng tác giả cuốn sách “Vấn Đề Dân Cầy” đặt nền tảng dù là sơ lược cho cuộc cách mạng Cộng Sản ở Việt Nam). Với trình độ và căn bản như thế ông Giáp có cần Ông Hồ “dìu dắt” nữa không?  Ông Giáp có thể học thêm đuợc gì ở ông Hồ về chủ nghĩa Cộng Sản? Về kiến thức quân sự?  Cho nên nói ông Giáp là học trò của ông Hồ cũng phi lý như nói Hàn Tín là học trò của Lưu Bang! Tóm tắt chỉ có thể giải thích: Sau Điện Biên Phủ, Đảng Cộng Sản VN thấy có nhu cầu đưa ông Hồ lên cao hơn nữa và kéo ông Giáp đang nổi tiếng lừng lẫy xuống thấp hơn. Tất nhiên ông Hồ đồng ý với …sáng kiến của chính mình vì học trò phải kém hơn thầy, phải phục tùng thầy và nhất là không bao giờ được phản thầy theo như đạo lý của người Việt Nam. Từ đây danh hiệu “người học trò xuất sắc của Bác Hồ” là vòng kim cô của Đường Tam Tạng tròng vào đầu Tôn Hành Giả. Ông Giáp đành tự nguyện chấp nhận danh hiệu vì không có chọn lựa nào khác vả lại, có thể ông hi vọng, tuy dưới một người nhưng lại trên mọi người. Hy vọng đã sớm thành ảo vọng.
- Tại Việt Nam, người ta không so sánh Võ Nguyên Giáp với Trần Hưng Đạo dù công nghiệp quân sự của hai danh tướng ở hai thời đại cách nhau hơn 6 trăm năm có nhiều điểm tương đồng. Bản thân ông Giáp cũng cố gắng tránh tự so sánh với Trần Hưng Đạo vì nhiều lý do nhưng lý do chính là ông Hồ đã so sánh chính mình, bác bác tôi tôi, với bậc tổ tiên anh hùng của chính ông và của dân tộc Việt Nam trước đó mất rồi!
Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi nay đánh Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng sắp thành công
Bài thơ làm trong lúc cao hứng đã rọi ít nhất một tia sáng vào con người thực của ông Hồ Chí Minh và mang một thông điệp mà ông Võ Nguyên Giáp phải hiểu rõ hơn ai hết!
- Tuyệt đại đa số nhân dân trong những nước Cộng Sản độc tài toàn trị đều khốn khổ vì nghèo, vì áp bức nhưng “chính trị cung đình” triều đại Hồ Chí Minh ở Việt Nam quả thực không đến nỗi máu me lênh láng như triều đại Stalin ở Liên Xô hay triều đại Mao Trạch Đông ở Trung Hoa. Tuy vậy theo thói đời sự đoàn kết thường chỉ có trong buổi hoạn nạn, hàn vi, còn vinh quang, quyền lực không ai dễ nhường ai cho nên trong triều đình của ông Hồ Chí Minh cũng không hề thiếu những “ma nớp” trong bóng tối, không thiếu những tranh dành ngôi thứ mà người bị thiệt thòi nhất là ông Giáp. Như đã nói ông Hồ trọng dụng ông Giáp: “Việc quân sự thì giao cho chú Văn ! ” vì “chú Văn” là người có trình độ nhất, có tầm nhìn chiến lược cao nhất, có nhiều năng khiếu quân sự nhất. Nhưng chính ông Hồ cũng là người tìm cách kiềm chế ông Giáp khi Ông cảm thấy uy tín của ông Giáp lên quá cao và có thể trở nên nguy hiểm. Vòng “kim cô” chưa đủ làm ông an tâm. Là một kịch sĩ đại tài, trong khi vẫn tỏ ra ưu ái, nâng đỡ, che chở “người học trò xuất sắc”, ông phó thác công việc kiềm chế, đè nén ông Giáp cho các Uỷ Viên khác của Bộ Chính Trị là những người có mặc cảm thua kém ông Giáp về trí thức, ghen tức về hào quang ông Giáp được hưởng sau chiến thắng Điện Biên Phủ và lo lắng một ngày nào đó ông Giáp có thể vượt qua họ, lấy mất chức vụ cao cấp của họ trên đường tiến dần đến vị trí tối cao. Phải chăng đó là lý do chính khiến ông Giáp, người có uy tín thứ hai của chế độ sau ông Hồ – cái uy tín có được chủ yếu do công lao chiến trận chứ không phải do kết quả của tuyên truyền phóng đại – cứ phải lẹt đẹt mãi gần cuối danh sách Uỷ Viên Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản VN?  Phải chăng đó cũng là lý do Nguyễn Chí Thanh, một Uỷ viên khác của Bộ Chính Trị, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị của Quân Đội Nhân Dân VN cũng được phong đại tướng (1959) để làm đối trọng ngang ngửa với Đại Tướng Giáp trong quân đội? Cũng như trường hợp của Văn Tiến Dũng sau này? Phải chăng đó cũng là lý do ông Hồ đã chọn Lê Duẩn, một người từ trong bóng tối, thay Trường Chinh làm Tổng Bí Thư của Đảng thay vì chọn Võ Nguyên Giáp như mọi người chờ đợi vào lúc bấy giờ? Phải chăng ông Hồ đã sử dụng tuyệt hảo kỹ thuật “balance and check” để duy trì ngôi vị độc tôn?
- Ông Hồ Chí Minh càng già yếu, cuộc chiến tranh chống Mỹ “giải phóng miền Nam” càng khốc liệt, quyền hành của Lê Duẩn càng gia tăng. Sau khi ông Hồ Chí Minh mất tháng 9/1969 Lê Duẩn từng bước thu tóm trọn quyền hành và trở nên Tổng Bí Thư mạnh nhất, quyết đoán nhất trong lịch sử của Đảng Cộng Sản VN với sự phụ tá đắc lực của Lê Đức Thọ. Ông Giáp phải làm việc với ông chủ mới khó tính, thiếu thiện cảm, đầy ngờ vực và rất nhiều thành kiến. Nỗi ưu phiền càng thêm chồng chất. Cặp bài trùng Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vì nhiều lý do khác nhau vẫn giữ ông Giáp trong các chức vụ Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng, Bí Thư Tổng Quân Uỷ, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh nhưng chỉ trên giấy tờ hình thức, quyền hành thực sự của ông Giáp hoàn toàn khác thời chiến tranh chống Pháp. Trái với những biểu hiện bề ngoài, sự đóng góp thực tế của ông Giáp rất mờ nhạt trong thời kỳ này. Trong quân đội ông phải san sẻ quyền hành với Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng trước kia là đàn em của ông nhưng bây giờ đã chuyển sự trung thành sang phía Lê Duẩn và được cất nhắc lên ngang với ông Giáp trong Bộ Chính Trị và sau cùng sẽ thay Ông Giáp trong cương vị Bộ Trưởng Quốc phòng năm 1980 như đã nói. Ông Giáp được ngồi hay bị ngồi ở Hà Nội – quá xa chiến trường chính ở miền Nam VN, lại không quen thuộc với địa thế, nhân tình người dân Miền Nam bằng chính Lê Duẩn và những cán bộ cao cấp khác. Người điều khiển thực sự cuộc chiến đấu tại chỗ lúc đầu là Nguyễn Chí Thanh (chết năm 1967) sau là Phạm Hùng. Cả hai đều cùng đẳng cấp với Võ Nguyên Giáp trong Bộ Chính Trị, nhận lệnh của Lê Duẩn, không nhận lệnh của Võ Nguyên Giáp. Chức Tổng Tư Lệnh của ông Giáp có tiếng mà không có miếng, ngay cả chức Bí Thư Quân Uỷ Trung Ưong cũng vậy. “Đại Thắng Mùa Xuân” tháng 4/1975 là quân công của Văn Tiến Dũng, không phải của Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp rút cục chỉ là một trong những phụ tá của Lê Duẩn, một phụ tá bất đắc dĩ, một phụ tá không được tin dùng. Thảm kịch là vòng lẩn quẩn: không được tin dùng thì khó có đóng góp xuất sắc, không có đóng góp xuất sắc thì càng không được tin dùng. Trong triều đại Lê Duẩn, ông Giáp bị dồn vào vị trí của kẻ hàng thần lơ láo, rồi bị liên tiếp hạ tầng công tác kể từ 1977 trở về sau. Điều này có nghĩa ban Lãnh Đạo Đảng đánh giá công lao của ông Giáp kém hơn các “đồng chí” khác trong các cuộc chiến tranh chống Mỹ, chống Pol Pot (1978-1979) và chống quân xâm lược Tàu năm 1979. Khi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ có đủ tự tin về quyền lực của mình thì họ đã làm nhục, tước binh quyền, gạt bỏ Ông Giáp một cách thô bạo mà không chịu một phản ứng bất lợi nào.
- Lê Duẩn chết tháng 6/1986, Trường Chinh trở lại làm Tổng Bí Thư, Phạm Văn Đồng vẫn làm thủ tướng nhưng ông Giáp, dù còn khoẻ mạnh, minh mẫn vẫn “ngồi chơi, xơi nước”. Sau này các đồng liêu, đồng chí, địch thủ cùng thế hệ của ông trong Đảng đã lần lượt chết hết, ông Giáp, “cây thông trăm tuổi đứng giữa tuyết sương”, trở thành hiếm quý, được ca tụng nhiều hơn và có vẻ được đối xử tử tế hơn. Các lãnh tụ cao cấp nhất của chế độ gồm các Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Bộ Trưởng Công An, Bộ Trưởng Quốc Phòng… thường xuyên đến vấn an, chúc Tết, mừng sinh nhật, tặng quà, tặng hoa, luôn luôn cung kính… Họ cung kính là phải: lúc đại tướng Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp đánh tan quân Pháp tại Điện Biên Phủ thì Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu (nhiệm kỳ 1997-2001) mới là chính uỷ cấp đại đội và đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là đứa bé con 5 tuổi.  Ông Giáp luôn giữ vẻ lịch sự, bình thản với những màn trình diễn để quay phim, chụp hình như thế. Ông giữ kín những ý nghĩ thực của mình vì ông biết đằng sau bức màn cung kính vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm chết người – mỗi thời đều có nguy hiểm riêng của nó.
Bí quyết của Đại Tướng Tổng Tư Lệnh
Vị trí đặc biệt độc nhất vô nhị của Võ Nguyên Giáp trong nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa buộc ông phải hết sức cẩn thận trong mọi hành động, cử chỉ và lời nói. Cơ bản ông là chiến lược gia. Trong nghịch cảnh, bí quyết để tồn tại của Võ Nguyên Giáp là: biết mình, biết người!
Mặc dù quyết định của ông Hồ Chí Minh chọn Lê Duẩn thay Trường Chinh (1957) làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản VN là căn nguyên làm suy sụp sự nghiệp chính trị của Võ Nguyên Giáp sau này, ông Giáp đối với Ông Hồ vẫn ơn nhiều hơn oán và trước sau vẫn giữ phận bề tôi trung thành. Tương quan Lê Duẩn-Võ Nguyên Giáp thì khác hẳn, họ là địch thủ từ lúc khởi đầu, có phần tương tự như sự cạnh tranh quyền lực giữa Stalin và Trostky, một người nắm bộ máy Đảng, một người nắm Quân Đội.  Điều khác biệt là ông Giáp chịu thua ngay. Các sử gia về sau có thể ngạc nhiên tại sao ông Giáp chịu thua dễ dàng như thế. Lý do thực chỉ mình Ông Giáp biết rõ: ông không muốn mất mạng như bộ trưởng quốc phòng, nguyên soái Bành Đức Hoài ở Tàu, không muốn bị thanh trừng như bộ trưởng quốc phòng, nguyên soái Zhukov ở Nga? Lê Duẩn lợi hại, sắc bén gấp mấy lần Tào Sảng trong Tam Quốc Chí mà ông thì không bằng Tư Mã Ý?  Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã nắm chặt guồng máy Đảng, an ninh, tình báo có mặt khắp nơi, bên quân đội thì Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng đã là người của “phía bên kia”…?  Là chiến lược gia kiêm thầy giáo dạy sử, ông Giáp phải đã nghiên cứu cuộc đảo chính ngoạn mục của Khrushchev/ Zhukov loại trừ Beria, cuộc đảo chính của Hoa Quốc Phong/ Diệp Kiếm Anh bắt Tứ Nhân Bang nhưng địch thủ của ông cũng rút tỉa kinh nghiệm từ những biến cố chấn động này tại hai nước Cộng Sản đàn anh để phòng vệ cẩn thận rồi?  Ông Giáp đầu hàng thực sự, “nín thở qua sông”, cố gắng chăm chỉ làm công việc chuyên môn quân sự của mình, không phe phái, không bè đảng, không đàn anh, đàn em, không chiêu hiền, đãi sĩ, nêu gương đảng viên kỷ luật, trong sạch, gưong mẫu, chí công vô tư, chấp hành nghiêm chỉnh mọi quyết định của thượng cấp, cố gắng loại trừ mọi lý do để có thể bị hãm hại. Tuy vậy ông Giáp biết rõ ông vẫn bị ghét, bị ghen tức vì là “người Việt Nam số 2 sau Bác Hồ”, bị ngờ vực, bị theo dõi nhất cử, nhất động… Ông tập thiền để bớt căng thẳng, để bình tĩnh sáng suốt, để nhẫn nhục, chịu đựng. Khi nghỉ hưu ông vẫn làm việc, luôn luôn đọc sách, báo, tài liệu, xem tin tức trong nước, ngoài nước, viết ra những kinh nghiệm, những suy nghĩ.  Ông ăn ngủ rất điều độ, tập thể dục đều đặn… Và đặc biệt hơn nữa, một tờ báo trong nước, tờ vietnam.netngày 25/08/2012 trong một bài về ông Giáp vô tình tiết lộ “bí mật” của ông Giáp như sau: theo lời của bác sĩ riêng trong suốt 30 năm (1965-1995) của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là Đại Tá Phạm Văn Ngà, năm nay 90 tuổi, thì ông là người được Đại Tướng Giáp tin tưởng tuyệt đối và “Đại Tướng có một nguyên tắc bất di bất dịch không bao giờ uống thuốc của ai đưa, kể cả con cái, trừ Bác Sĩ Ngà”. Phải chăng ông Giáp bị ám ảnh bởi hàng trăm những vụ ám sát chính trị khắp hai miền Nam, Bắc mà Đảng Cộng Sản VN thực hiện trong suốt 30 năm máu lửa chiến tranh, bị ám ảnh với cái chết mờ ám, bất đắc kỳ tử của Đại Tướng Hoàng Văn Thái, một người thân cận?  Hay ông Giáp cũng bị ám ảnh với cái chết do thuốc độc nhưng được…quốc táng mà Hitler dành riêng cho Nguyên Soái Rommel thời Đức Quốc Xã?
Lê Duẩn chết, ông Giáp như được giải thoát. Đến nay, ông đã sống thêm 26 năm không có Lê Duẩn trong cuộc đời. Trong guồng máy quyền lực hậu Lê Duẩn không ai coi ông Võ Nguyên Giáp là địch thủ. Ông đã quá già để có thể cạnh tranh quyền lực với họ. Các Uỷ Viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, nhất là những người thuộc thế hệ sau sẵn lòng kính trọng ông Giáp như một bậc nguyên lão đệ nhất khai quốc công thần. Bởi vì Ông Giáp còn sống và Bác Hồ đã chết là bông hoa, là chậu kiểng của chế độ, là lý do “chính đáng” cho họ – “hậu duệ của các bậc tiền bối anh hùng” – được tiếp tục làm “vua tập thể” của gần 90 triệu người Việt Nam. Họ không những kính trọng mà còn hậu đãi ông Giáp – dinh thự, xe cộ, vệ sĩ, giúp việc, phụ tá, nhân viên văn phòng, bác sĩ, y tá thường trực và mọi thứ bổng lộc, phụ cấp… và có thể còn hứa hẹn làm quốc táng cho ông với điều kiện: Ông không được can thiệp vào việc cai trị đất nước của họ. Cờ đến tay ai, người ấy phất, thời của ông đã qua rồi, bây giờ là thời của họ, ngay cả Bác Hồ sống lại họ cũng không nhường quyền huống chi Ông Giáp! Trước đây, họ đã mời Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh, Đỗ Mười … làm cố vấn chính thức của của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng nhưng không bao giờ “dại dột” mời Võ Nguyên Giáp. Họ không muốn, không cần ý kiến của ông Giáp. Ông càng ít ý kiến họ càng “dễ làm việc”. Họ muốn ông Giáp làm tượng gỗ cho họ “cung kính” ngay khi ông còn sống.  Sự việc như vậy rất giản dị: Ông muốn uống rượu mời hay rượu phạt?
Đối với ông Giáp, sự chọn lựa tưởng như dễ dàng, thực ra lại rất khó khăn. Một chút suy nghĩ, phân tích khách quan cũng có thể hiểu được nỗi “ưu phiền” của ông Giáp. Ông nhìn xuyên qua được những cung kính giả dối. Cuộc đời, sự nghiệp của Võ Nguyên Giáp không có chỗ cho những tính toán vật chất.  Ông không thể bị mua chuộc- với một giá rẻ mạt so với những tài sản triệu triệu hay tỉ tỉ đô la của bọn tham nhũng. Chắc chắn Ông không ưa đám người cầm quyền hiện thời, thậm chí có thể rất khinh bỉ – một bọn quyền gian làm việc thoán đoạt, một bầy sâu (dùng chữ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang) khổng lồ đục ruỗng đất nước, một xã hội truỵ lạc, hèn yếu trước hiểm hoạ bị ngoại bang thôn tính. Ông đánh trận Điện Biên Phủ chấn động thế giới chấm dứt “một trăm năm nô lệ giặc Tây” không phải để ngồi nhìn lịch sử “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” đang từng bước, từng bước lập lại?! Ông Giáp không phải không biết rất nhiều người Việt Nam, trong nước, ngoài nước đủ mọi tầng lớp – cựu chiến binh, trí thức, văn nghệ sĩ, nông dân nghèo khổ, công nhân bị bóc lột, tù nhân chính trị, những người tranh đấu… trông đợi ở ông như nắng hạn mong mưa rào. Nhưng ông phải cân nhắc kỹ -  luôn luôn như một chiến lược gia “biết mình, biết người”:  nếu ông lên tiếng đáp ứng một người, ông sẽ phải đáp ứng nhiều người và sẽ bị cuốn vào cơn gió lốc chính trị mới… rồi trở thành kẻ thù của những kẻ cầm quyền nguy hiểm. Rồi an toàn của ông, an toàn của con cháu Ông…”Cuộc cách mạng có thể phải làm lại” nhưng đó là việc của người khác, ông Giáp không muốn làm chính trị nữa. Bởi thế ông đã không lên tiếng khi chính quyền đàn áp rất thô bạo người dân Việt Nam biểu tình chống Tàu lấn chiếm Biển Đông, không lên tiếng khi tham nhũng lan tràn thành quốc nạn, im lặng trước “vấn đề dân cầy mất ruộng”, chỉ gửi vòng hoa phúng viếng tỏ lòng thương tiếc khi Trung Tướng Trần Độ đã qua đời. Ông không biết, không nghe, không bình luận vụ án nổi tiếng “hai bao cao su đã qua xử dụng” Cù Huy Hà Vũ. Ông cũng “quên” cảm ơn Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã tặng ông một bài thơ mừng thọ thật hay. Ông rất tiếc nhưng mọi người nên thông cảm! Một cụ già 99 tuổi chỉ có thể làm được đến thế!
Nói cho công bằng, ông Võ Nguyên Giáp cũng không khuất phục hoàn toàn trước quyền lực của đám hậu sinh như ông đã làm trong thời Lê Duẩn – nhân danh sự trung thành với Đảng. Bằng cớ là Ông đã gửi công khai và liên tiếp 3 lá thư cho “đồng chí thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Quốc Hội trong năm 2009 yêu cầu ngưng việc cho người Tàu khai thác mỏ bô xít ở Tây Nguyên vì việc ấy có hại cho quyền lợi quốc gia. Lời lẽ trong thư rõ ràng, đĩnh đạc như văn phong của một bậc lão thần, một bậc trưởng thượng trình lên ấu chúa. Ba lá thư làm sôi nổi dư luận một thời gian, dấy lên bao hi vọng. Bộ Chính Trị dĩ nhiên bác bỏ quan điểm của Đại Tướng Giáp nhưng không coi ông là “thế lực thù địch”. Như thế là nhà chiến lược đã đạt mục đích:  Trước công luận ông không phải là tượng gỗ. Ông vẫn chú tâm, lo lắng cho đất nước. Ông không thể bị đồng nhất với cái chế độ xấu xa mà ông có những bất đồng. Mặt khác ông chọn vấn đề khai thác Bô Xít là một đề tài vừa phải, trung bình không nặng ký, không nhạy cảm như vấn đề tham nhũng chẳng hạn là một vấn đề có thể làm các Uỷ Viên Bộ Chính Trị mất mặt rồi sinh căm thù. Ngoài ra, ông đã ngừng lại đúng lúc. Rất nhiều người lại thất vọng nhưng ai nỡ trách ông “đánh trống, bỏ dùi”?  Khi thời gian còn lại đếm từng tháng, từng ngày thì cái quan trọng nhất là chỗ đứng của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong lịch sử. Ông muốn được nhớ đến như một anh hùng dân tộc có công dành độc lập và suốt đời vì dân vì nước nhưng lịch sử lại có những tiêu chuẩn khách quan riêng… Vậy thì chung cuộc lịch sử sẽ phán xét Ông Võ Nguyên Giáp thế nào?
Cuối thu 2012
Cao Tuấn
(BVN)

'Nhóm lợi ích' gồm những ai?

Hàng triệu người phải hiểu như thế nào đây khi xem các thông tin về tác hại của thủy điện và phản đối nó được xây dựng trong rừng nguyên sinh?
 
LTS: Xung quanh việc trao đổi hoặc kiến nghị về thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, mới đây, Tuần Việt Nam nhận được bài viết về vấn đề này. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết dưới đây. Mong bạn đọc cùng thảo luận.

Vừa qua, tại Hà Nội, ông Bùi Pháp- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐL- GL) đã đưa ra một nhận định chấn động báo giới: "Một số bộ phận, một số lợi ích riêng đã cấu kết với một số nhà báo, tờ báo đưa thông tin không chính xác..."

Chỉ là không biết sự cầu cứu của ông Bùi Pháp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ được xử lý như thế nào mà thôi...

Phát ngôn hay... lộng ngôn?

Nếu thực sự có "bộ phận", "một số lợi ích riêng" nào đó (hiểu gọn là nhóm lợi ích) làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tập đoàn ĐL- GL như ông Bùi Pháp nói thì chắc chắn không thể không nhắc đến các đơn vị hành chính là TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương và Lâm Đồng.

Hai tỉnh đầu tiên đã có kiến nghị trực tiếp với Chính phủ về những tác hại của thủy điện đối với sông Đồng Nai. Hai tỉnh sau từng lên tiếng ủng hộ các quyết định đó trên báo chí. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cũng đồng thời là Chủ tịch UB sông Đồng Nai- cũng gửi văn bản đến Chính phủ về các tác hại của thủy điện đối với sông Đồng Nai.

Chủ tịch UBND TP.HCM từng giao cho Sở Công thương TP.HCM nghiên cứu các tác hại của thủy điện trước khi làm kiến nghị gửi Chính phủ. Đồng Nai từng tổ chức hội thảo khoa học để tổng hợp ý kiến và thậm chí là gặp trực tiếp chủ đầu tư dự án trước khi gửi văn bản phản đối thủy điện. Vì thế, liệu hai đơn vị hành chính thuộc loại lớn nhất nước này có dễ dàng để một cá nhân như ông Bùi Pháp muốn nói gì thì nói?

Và quả đúng thế thật, gần như ngay sau phát biểu của ông Bùi Pháp, ông Trương Văn Vở, Phó Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh Đồng Nai đã nhận định: "Quan điểm của tôi là mọi công dân, kể cả ông Bùi Pháp, nếu nói không đúng, "vu khống" cho các cơ quan ở Đồng Nai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình. Chúng tôi sẽ họp bàn để có ý kiến về việc này".

Ông Huỳnh Ngọc Đáng - Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu QH tỉnh Bình Dương - đề nghị ông Bùi Pháp cần phát biểu có trách nhiệm hơn. "Bộ phận" nào, nhóm "lợi ích riêng" nào đã "kết cấu với một số nhà báo, tờ báo đưa thông tin không chính xác" như ông đã phát biểu? Khi mà những phát ngôn này đều được đăng tải trên các tờ báo uy tín.

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và Phó CT tỉnh Nguyễn Thành Trí, xác định phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến cùng trên cơ sở những tâm tư của người dân và lo lắng của chính quyền. Và không thể không nhắc đến Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) như là một tổ chức khoa học rất lo ngại đối với hai dự án thủy điện của tập đoàn ĐL- GL.

Đơn vị này cũng từng gửi kiến nghị dừng thủy điện dựa trên các nghiên cứu khoa học thực địa và tuyên bố sẵn sàng tranh luận khoa học công khai.

Một nhà báo, một tờ báo nếu viết sai sự thật về một cá nhân, tổ  chức nào đó thì cá nhân, tổ chức đó có quyền khiếu nại, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi.

Ông Bùi Pháp từng phát biểu hùng hồn mang tính xúc phạm báo chí, cộng đồng để rồi sau đó trên một tờ báo, ông lại cho rằng mình không nói như vậy. Việc lợi ích nhóm cấu kết với báo chí được ông "chỉnh" lại là chỉ... "có thể" mà thôi. Người viết bài không tin các hình ảnh, ghi âm và những người có mặt tại cuộc giới thiệu về hai dự án thủy điện tại Hà Nội lại không lưu lại chút gì về việc lúc ông nói xuôi, lúc ông nói ngược.


Đoàn khảo sát của các cán bộ thuộc Viện Sinh học nhiệt đới đi khảo sát (tháng 7-2011) nơi dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6. Ảnh: Đức Tuyên/ Tuổi trẻ

Dùng "tài nguyên lòng dân" quá tệ

Bầy đàn - cụm từ nhiều liên tưởng này đã được sử dụng bởi một cán bộ có trách nhiệm cầm cân nảy mực, đánh giá báo cáo tác động của hai dự án thủy điện bị phản đối nhiều nhất: Ông Nguyễn Vũ Trung, Phó Trưởng phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định  và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên- Môi trường).

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và Phó CT tỉnh Nguyễn Thành Trí, xác định phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến cùng trên cơ sở những tâm tư của người dân và lo lắng của chính quyền. Và không thể không nhắc đến Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) như là một tổ chức khoa học rất lo ngại đối với hai dự án thủy điện của tập đoàn ĐL- GL.
Đơn vị này cũng từng gửi kiến nghị dừng thủy điện dựa trên các nghiên cứu khoa học thực địa và tuyên bố sẵn sàng tranh luận khoa học công khai.

"Tôi yêu cầu báo chí, nhà khoa học phải khách quan, trung thực, thể hiện lòng tự trọng và tính chịu trách nhiệm của mình. Không thể à ơi theo tâm lý bầy đàn. Các phóng viên, các nhà khoa học có mặt tại hội thảo cần nhìn về tương lai của đất nước, của con cháu mà sống có trách nhiệm. Những phát ngôn trước công luận phải gắn với tự trọng, danh dự, phẩm giá của mình", ông nói.

Nhưng hàng triệu người phải hiểu như thế nào đây khi xem các thông tin về tác hại của thủy điện và phản đối nó được xây dựng trong rừng nguyên sinh? Nghĩa là tri thức, kinh nghiệm, tâm tư, suy nghĩ và quyền tự do phát biểu về vấn đề có sự ảnh hưởng đến tài sản quốc gia (vườn Quốc gia Cát Tiên) cũng như tính mạng, tài sản của hàng triệu đồng bào ở hạ lưu sông Đồng Nai là vô giá trị?


Bỗng nhớ tới bộ phim Sự im lặng của bầy cừu. Người viết không có ý so sánh kẻ ăn thịt người Hannibal Lecter với... doanh nghiệp bị đánh giá là muốn "ăn" rừng cho bằng được. Nhưng thật sự hồ nghi ông Trung... ngây thơ như sinh viên thực tập FBI Clarice Starling.

Những lợi ích chung (tương lai của đất nước, của con cháu) bị đánh tráo khái niệm sang việc phải ủng hộ chủ đầu tư hai dự án thủy điện rất khéo léo. Nhưng gọi hàng triệu người phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là "à ơi theo tâm lý bầy đàn" thì đúng là không chấp nhận được.


"Tài nguyên lòng dân" cũng bị rẻ rúng?

Không hiểu tại sao một cán bộ đại diện cho Bộ TN- MT phát biểu như vậy trước công luận mà bộ chủ quản này hoàn toàn không có ý kiến gì để người dân biết chủ trương của mình.
Hình như "tài nguyên lòng dân"  bị rẻ rúng quá!

Ngành điện, dầu khí với mức lương bị lãnh đạo ngành than thở là "không đủ sống" cũng đủ khiến thiên hạ ước mơ. Ngành than, ngành gỗ xuất khẩu bao lâu nay ra nước ngoài với giá rẻ mạt để rồi bây giờ quay lại nhập khẩu với giá cao ngất.

Nguồn nước- khi đến được với người dân với giá bán 100% nhưng bị thất thoát trung bình 40%. Đất đai - một thứ tài nguyên gắn bó cơ hữu với người Việt- đã được quản lý đến mức góp phần để xảy ra trên 70% vụ kiện tụng...

Nếu dùng "tài nguyên lòng dân" như thế thì, không biết Bộ TN- MT sẽ nghĩ gì khi thấy người dân hoan hô nhiệt liệt UBND tỉnh, đoàn  Đại biểu QH Đồng Nai đã dám quyết liệt phản đối thủy điện đến cùng, nghĩ gì khi Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã gửi công văn lên cấp trên đề nghị dừng hai dự án này?
Nhất Ngôn
(TVN)

Khi được hỏi về Việt nam: Ông Lý Quang Diệu chỉ biết lắc đầu

 
Trả lời báo The Straits Times của Singapore hồi năm ngoái, ông nói về Ấn Độ, về Đài Loan, về Nam Triều Tiên; khi được hỏi về Việt Nam ông lắc đầu: «Nên quên đi, tôi đã nói hết với họ rồi, vô ích!”, rồi ông nói về Nhật Bản.
Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được  kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 37 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.
Năm 1965, tổng sản lượng của Singapore đạt gần 1 tỷ đôla , tính theo đầu người là 516 đôla/năm; năm 2010, 2 con số này đã vọt lên thành 223 tỷ và 44.000 đôla – có nghĩa là tổng sản lượng tăng  hơn 200 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 80 lần so với 37 năm trước. Thật là một kỷ lục phi thường. Nhân dịp này báo chí Pháp, Anh nêu bật nếp sống thật sự giản dị, gương mẫu của ông Lý Quang Diệu - hay “Lão Lý”, theo cách gọi thân mật của người dân. Ông không đồng ý việc tạc tượng, trưng ảnh ông, đặt tên ông cho các công trình. Ông vẫn ở căn nhà nhỏ, đi xe hơi loại rẻ. Con trai ông, Lý Hiển Long, dù là thủ tướng đương nhiệm, và con gái ông, bác sỹ Lý Vĩnh Linh, cũng theo nếp sống như thế, không có biệt thự, nhà nghỉ riêng, không có xe cộ, trang sức gì khác người. Triết lý sống của cả gia đình ông là thế, không lập dị, không đua đòi, xem sự thanh bạch là một điều đương nhiên để được sống an vui, hạnh phúc.  Điều quan trọng đối với ông là dân Singapore sống tốt, sống sạch, xã hội sạch, môi trường sạch, lương tâm sạch.
Nhân dịp này ông Lý Quang Diệu có một số ý kiến đáng chú ý.  Ông cho rằng Trung Quốc dù phát triển liên tục nhưng chứa nhiều nguy cơ mang tính bi kịch, và rằng Ấn Độ là nước châu Á gây ấn tượng mạnh nhất về chất lượng phát triển bền vững.
Về Singapore, «Lão Lý» nhân danh Bộ trưởng - Cố vấn cho chính phủ, tỏ ý vui mừng thấy lý tưởng của ông đã được nhà nước kiên trì thực hiện suốt gần 40 năm nay. Bài học lớn nhất,  theo ông, là coi trọng giá trị của con người , đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng thái quá của đồng tiền trong chính trị. Ông hiểu sâu sắc đồng tiền vừa là nguồn hạnh phúc, vừa là động lực   tha hoá xã hội. Lãnh đạo giỏi là người điều hòa được mối mâu thuẫn này.
Ông Lý cho rằng trong xây dựng guồng máy cai trị và cải cách hành chính của nhà nước, vấn đề trung tâm là tuyển mộ được nhân tài có chất lượng cao nhất - ông gọi là nhân tài loại 1, tức là  những người vừa có chuyên môn cao vừa có lối sống trong sạch. Thấp hơn một bậc là nhân tài loại 2, tức là những người sẽ làm suy yếu đất nước nếu được nắm giữ các chức vụ cao. Nếu chỉ là nhân tài vào loại 3 hay loại 4, nghĩa là tài kém đức suy thì sẽ mang lại tai họa cho đất nước. Ông cho rằng người lãnh đạo phải kiên quyết cảnh giác với thế lực đồng tiền trong chính trị, và rằng tệ mua quan bán tước và nạn bè phái là 2 tai họa lớn nhất cho một chế độ.
Ông Lý Quang Diệu từng sang Việt Nam nhiều lần, theo lời mời của chính quyềnViệt Nam. Đó là chuyện của 15 năm trước, lúc đó Việt Nam bắt đầu chuẩn bị để được gia nhập WTO sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, mở ra một triển vọng lớn. Ông chân thành góp ý xây dựng, san sẻ kinh nghiệm quý. Nhưng ông đã nản lòng và thất vọng. Mấy năm nay ông lại càng thất vọng hơn. Trả lời báo The Straits Times của Singapore hồi năm ngoái, ông nói về Ấn Độ, về Đài Loan, về Nam Triều Tiên; khi được hỏi về Việt Nam ông lắc đầu: «Nên quên đi, tôi đã nói hết với họ rồi, vô ích!”, rồi ông nói về Nhật Bản.
Nhớ lại, ông Lý từng tâm sự với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và các nhà báo Việt Nam về đề tài chống tham nhũng 15 năm trước. Ông nói rất giản dị: hãy nâng lương cho viên chức đủ sống để không ai cần ăn cắp, luật pháp phải thật nghiêm để kẻ tham sợ không dám tham nhũng, đạo đức trong xã hội phải được truyền bá để mọi người khinh và hổ thẹn đối với tệ nạn xấu xa này.
Tóm lại là 3 không: không cần, không dám, không nỡ.
Ông Lý kể chuyện đã tăng quỹ lương cho viên chức ra sao, trừng trị tệ “phong bì”, “đưa tiền dưới bàn ăn”, “huê hồng”, “tặng phẩm, biếu xén, quà cáp, sinh nhật …» ra sao, và nhân tài loại 1 là thế nào, có lương thiện, trong sáng mới thật sự tài giỏi có ích.
Ông Lý nản lòng, không muốn nhắc đến Việt Nam nữa vì ông biết lời ông đã như nước đổ đầu vịt. Giá như người ta nghe lời ông, quyết liệt diệt tham nhũng như đã hứa, thì 20% ngân sách hàng năm đã không bị xà xẻo, chia chác cho đám tham quan ô lại nhiều vô kể và hàng tỷ đôla  đã không bị lãng phí vì bất tài và tham nhũng. Nếu 20% ấy được dành cho quỹ tiền lương - như ông Lý khuyên - thì cục diện kinh tế-chính trị-xã hội Việt Nam đã khác hẳn.
Trái ngược với lời khuyên răn trên, suốt 15 năm qua, quốc nạn tham nhũng ở nước ta trầm trọng thêm gấp bội, vì mọi người đều thấy cần phải tham nhũng, không tham nhũng không sống nổi; dám tham nhũng vì đã có ô, có lọng, có khe hở luật pháp để chạy án; và không ai còn biết xấu hổ khi ăn bẩn và đút lót vì mọi người đều tham gia, ta không ăn và đút là dại, là ngu đần, là thiệt. Trên ăn thì dưới cũng ăn, trên múc thì dưới cũng múc. Tôi ăn, anh ăn, chúng ta cùng ăn dù là ăn bẩn, thế là hòa. Trước cảnh này, có một người rất buồn, rất nản, đó là « Lão Lý» Singapore, người từng hy vọng làm một cố vấn tốt, có ích cho nước bạn.
Trong dịp mừng ông Lý Quang Diệu 88 tuổi, báo chí Đông Nam Á lại có dịp nói về những nét đẹp của Singapore. Ở đây phố xá, vĩa hè công cộng sạch nhất thế giới. Ở đây nhà vệ sinh công cộng nhiều và cũng sạch nhất thế giới. Mọi nhân viên hành chính công cộng không những luôn luôn nhã nhặn, nở nụ cười mà còn tận tình đáp ứng quyền lợi người dân. Đi khắp nơi, hầu như không có chen lấn, khạc nhổ, móc túi, xin tiền. Con người tôn trọng yêu thương con người.
Singapore có thu nhập đầu người cao nhất Đông Nam Á, 44.000 đôla / năm, gấp hơn 40 lần mỗi người dân Việt Nam hiện nay, ấy vậy mà họ vẫn nghe theo «Lão Lý». Đồng tiền là quý, là cần khi thu nhập chính đáng, nhưng phải luôn luôn cảnh giác; đồng tiền có thể tha hóa xã hội, tạo nên bất bình đẳng, cho nên cần luôn đặt giá trị con người và đạo lý làm người lên trên giá trị của đồng tiền. Từ đó đồng tiền sẽ là phương tiện, là công cụ quý của con người, phục vụ chứ không làm chủ con người. Chí lý thay!
Các bạn Singapore thường nói: « Chúng tôi quý ông già Lý, ‘Lão Lý’ của chúng tôi, vì ông không những là Cha đẻ của nước Singapore độc lập, ông còn là Kiến trúc sư của Singapore mới, phồn vinh, sạch sẽ từ trong ra ngoài, một xã hội hài hòa, ổn định, hòa bình, được bạn bè khắp nơi quý trọng, giữa một thế giới đang có nhiều hỗn loạn và khủng hoảng.
Quả thật “Lão Lý” là Nhân tài số 1, trong số Nhân tài loại 1 thời hiện đại của nước Singapore mới. Nhân dân Singapore tinh đời và hạnh phúc thật.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chống DBHB: Không thể chấp nhận

Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí
(QĐND) - Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa xét xử vụ án “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đối với hai bị cáo là Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí.
Hai đối tượng Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí đã móc nối với Vũ Trực, bí danh Hồn Việt đang cư trú tại Mỹ để lập ra nhóm “Tuổi trẻ yêu nước”. Mục đích của nhóm này là tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Để các thành viên tham gia sử dụng, liên lạc với nhau, Vũ Trực và các đối tượng đã lập ra trang web “tuoitreyeunuoc…” và thành lập blog “nhacviet.tuoitreyeunuoc…” giao cho Trần Vũ Anh Bình quản lý. Đội lốt "nhạc sĩ", thông qua trang web và blog này, Bình đã sáng tác, biên tập, phát tán nhiều bài hát có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...
Trần Vũ Anh Bình còn cùng với các đối tượng: Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành và Nguyễn Thiện Khánh (hiện đang bỏ trốn) làm cờ của chế độ cũ, truyền đơn có nội dung phản động rồi đem đi phát tán, sau đó quay phim và gửi cho các đối tượng phản động để phát tán lên các trang mạng nước ngoài. Võ Minh Trí đã trực tiếp sáng tác những bài hát có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam để gửi cho các trang mạng phản động ở nước ngoài...
Trước các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam, Bình và Trí đều nhận tội, ăn năn hối cải, xin hưởng lượng khoan hồng của pháp luật và hứa không tái phạm... Sau khi xem xét thái độ thành khẩn đó, HĐXX đã giảm nhẹ hình phạt và tuyên phạt bị cáo Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, 2 năm quản chế sau khi mãn hạn tù; Võ Minh Trí 4 năm tù giam và 2 năm quản chế sau khi mãn hạn. Các đối tượng có liên quan đến vụ án này: Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành, Nguyễn Thiện Khánh đã bỏ trốn, khi nào bắt được sẽ xét xử sau.
Sự thật đã rõ như ban ngày, vậy mà, ngay sau khi phiên tòa khép lại, qua một số trang mạng nước ngoài, Tổ chức Ân xá quốc tế đã đưa ra yêu cầu: Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ theo hiến pháp và các cam kết quốc tế,… tha bổng ngay hai nhạc sĩ nói trên...
Tổ chức Ân xá quốc tế - một tổ chức phi chính phủ chuyên lợi dụng dân chủ, nhân quyền để cổ xúy, thúc đẩy tự do theo kiểu “vô chính phủ”, can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này dư luận trong và ngoài nước chẳng lạ gì. Có lẽ vì động cơ xấu xa đó mà tổ chức này đã cố tình quên rằng Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Trên tinh thần cơ bản ấy, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ quyền tự do ngôn luận của công dân (Điều 69 của Hiến pháp...). Nhưng khi thực hiện quyền đó, mọi công dân đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác và không gây tổn hại đến lợi ích chung của tập thể, của quốc gia, dân tộc.
Hành vi đội lốt "nhạc sĩ" để sáng tác, biên tập, phát tán những bài hát mang nội dung đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc của Trần Vũ Anh Bình, Võ Minh Trí và đồng bọn không chỉ vi phạm luật Việt Nam mà còn trái với Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Vậy mà Tổ chức Ân xá quốc tế lại yêu cầu Việt Nam tha bổng ngay hai "nhạc sĩ" nói trên... Hành vi cố tình xuyên tạc sự thật để can thiệp vào công việc nội bộ ở Việt Nam của Tổ chức Ân xá quốc tế là không thể chấp nhận.
Kim Ngọc 

Trương Duy Nhất - Dân- đảng

 
Tôi tin bài chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc làm nức lòng hàng triệu con tim. Là người ngoài đảng, nhưng ông Quốc phân rạch được đâu là dân đâu là đảng, chỗ nào là trách nhiệm trước dân, chỗ nào là trách nhiệm trước đảng.

Câu hỏi, nhưng đã chính là trả lời: “Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?”
          
Dường như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không phân rạch được điều này. Ông say sưa nói về trách nhiệm với đảng:
          
“… Gần suốt cuộc đời tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua”
          
Nghe Thủ tướng nói càng thấy đúng là ông chỉ nói về trách nhiệm trước đảng, về sự tận tụy, lòng trung thành với đảng mà không hề ý thức được trách nhiệm trước dân. Tôi có cảm giác dường như Thủ tướng nhầm lẫn quốc hội với đảng. Quốc hội là đại diện của dân, trả lời chất vấn trước quốc hội là trách nhiệm trước dân chứ không phải trách nhiệm trước đảng.
          
Trách nhiệm trước dân luôn phải được đề cao và coi trọng hơn trách nhiệm trước đảng. Khác với các đảng khác, thậm chí cả các đảng Cộng sản khác, không chỉ chính quyền, đoàn thể mà đảng Cộng sản Việt Nam cũng ăn từ đồng thuế dân nuôi. Người ngoài đảng cũng phải đóng thuế nuôi đảng. Vì thế, không quan chức đảng viên nào được quyền đặt trách nhiệm, lợi ích đảng lên trên trách nhiệm và lợi ích của dân, với dân. Chính khách hàng nguyên thủ càng phải ý thức, phân rạch rõ điều này.
          
Một bạn đọc ký tên Hoàng Nguyễn viết một còm khá hay: “Ông Quốc hỏi hay quá. Từ lâu nay đảng Cộng sản luôn tự cho mình là đại diện của nhân dân, nên (nhiều vị quen nghĩ) chỉ cần chịu trách nhiệm trước đảng là xong. Câu hỏi này không chỉ chỉ trích ông Dũng, mà còn tách biệt hai thứ. Suy cho cùng thì đảng Cộng sản chỉ là một đảng phái chính trị, nó không đại diện cho toàn bộ dân Viêt Nam này”
          
Một bạn đọc khác, Vĩ tuyến 17 viết: “Tôi không ở trong đảng nhưng chính phủ và Thủ tướng thì làm việc cho tôi là thằng dân đóng thuế . Cớ chi chính phủ lại (chỉ) chịu trách nhiện trước đảng mà không chịu trách nhiệm với chúng tôi là những người trả lương cho chính phủ và Thủ tướng?”
            
Xem ra bài học vỡ lòng dân- đảng còn quá nhiều người chưa thuộc.
          
Thậm chí cả cái cách viết chữ đảng nhiều người (nếu không muốn nói là hầu hết) đều luôn viết sai. Chữ đảng mà viết hoa thành Đảng là sai chính tả. Văn kiện viết sai, báo chí viết sai, nhà trường dạy sai, tất tật đều sai, sai mãi thành quen mà cứ tưởng thế là đúng. Giả trong các trường hợp cần viết hoa để tỏ sự trân trọng (như cách hiểu lâu nay) thì phải viết hoa cả chữ Dân lẫn chữ Đảng. Nhà báo lão thành Thái Duy (tức nhà văn Trần Đình Vân, tác giả tập ký “Sống như anh” một thời là quyển sách gối đầu giường cho lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam) từng căn dặn thế hệ cầm bút chúng tôi: Khi viết, không bao giờ mình cho phép đảng đứng trước dân. Trong khi tất thảy các báo viết ” ý Đảng lòng dân” (chữ Đảng viết hoa, chữ dân viết thường), thì ông luôn viết “lòng Dân ý Đảng”. Ông nói: Dân cũng phải viết hoa, và phải đứng trước, đứng trên đảng!
          
Nguyên tắc này được báo Đại Đoàn Kết giữ mãi qua hai triều Tổng Biên tập (Nguyễn Ngọc Thạch và Lê Quang Cảnh). Sau này, dưới các triều TBT khác, đã không giữ được, lại tự kẻ hoa chữ đảng, đẩy đuổi chữ dân ra sau đảng. Theo tôi biết thì do tự báo làm chứ chẳng ai, chẳng ngài nào nhắc bảo cả. Mấy lần tôi nhắc bảo thế là không nên nhưng chẳng ai nghe.
          
Học ông, nghe ông, chưa bao giờ, chưa bài nào tôi viết hoa chữ đảng.
          
Quan hệ, trách nhiệm và ý thức dân- đảng nhiều khi chẳng xa xôi to tát gì. Nó từ chính những câu chữ trả lời chất vấn của Thủ tướng, từ ngay cái lỗi chính tả về chữ đảng tưởng như nhỏ tí vậy.
Trương Duy Nhất
(Blog TDN)

Thống đốc Nguyễn Văn Bình "chưa sát thực tế"

Phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại kỳ họp Quốc hội ngày 13-11 đã đem đến sự thất vọng cho nhiều người khi cho rằng thống đốc trả lời dài dòng, không sát thực tế.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 13-11
 Ông Nguyễn Thành Long (chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN): Xoay ngược 180 độ...
Theo dõi trả lời chất vấn của thống đốc, tôi nhận thấy có hai thay đổi trong chính sách quản lý thị trường vàng. Thứ nhất, trước đây việc tuyên bố chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới hơn 400.000 đồng là có đầu cơ, từ đó đã lập nhóm G5 +1 để bán vàng bình ổn thị trường thì nay thống đốc đã xoay ngược 180 độ khi tuyên bố “không có chuyện bình ổn giá vàng”. Thứ hai, một năm trước, trên diễn đàn Quốc hội chính thống đốc tuyên bố SJC là nhãn hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và khi có điều kiện, thương hiệu vàng SJC sẽ được đổi tên thành vàng SBV thì nay thống đốc lại nói không cần chuyển đổi sang vàng miếng SJC.
Trong việc điều hành chính sách, tất nhiên có những quy định đưa ra chưa phù hợp, cần phải sửa. Trách nhiệm của người điều hành là phải thừa nhận và nói rõ cho người dân hiểu hơn là lấp lửng. Với cách quản lý như hiện nay sẽ không giúp thị trường vàng ổn định mà trái lại như nhận xét của đại biểu Trần Du Lịch, NHNN muốn tiêu diệt thị trường vàng. Vì vậy, những giải pháp này sẽ chỉ có tác dụng nhất thời chứ lâu dài khó đạt được mục tiêu hướng người dân sang giữ VND, trái lại còn gây nên những căng thẳng xã hội không cần thiết.
Ông Nguyễn Bá Lễ (giám đốc Công ty TNHH SXTM Hoàng Bảo Ngọc, TP.HCM): Trả lời không sát thực tế
Thống đốc tuyên bố nếu có doanh nghiệp nào chỉ cần đáp ứng được yêu cầu, thậm chí hơi yếu một tí thống đốc sẽ chỉ đạo toàn hệ thống cấp tín dụng mới ngay, thậm chí lãi suất hợp lý. Tôi thấy câu trả lời này không đúng với thực tế. Là doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đi vay vốn tôi bị hành bởi hàng loạt thủ tục, ngân hàng làm khó đủ thứ, định giá tài sản thế chấp rất thấp, thậm chí sau khi cho nhân viên xuống thẩm định thì “im re”. Chưa kể ngân hàng còn đòi hỏi lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp từ 20-30%. Thời buổi làm ăn khó khăn như thế này mà đòi hỏi lợi nhuận như vậy chúng tôi khó lòng đáp ứng nổi. (...)
Thiết nghĩ thống đốc NHNN cần sâu sát thực tế hơn, chứ trả lời như thống đốc chỉ an toàn cho thống đốc trong khi không giúp gì được cho doanh nghiệp khó khăn đang cố gắng duy trì, bám trụ từng ngày.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà (quận 3, TP.HCM): Trả lời chưa thuyết phục
Về câu chuyện vàng, nhiều đại biểu đã đặt các câu hỏi sát sườn như: vì sao cơ chế quản lý thị trường vàng chưa đem lại hiệu quả, có lợi ích nhóm hay không... Tuy nhiên câu trả lời của thống đốc quá dài dòng, không đi vào trọng tâm để cuối cùng chốt lại rằng “vàng là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích kinh doanh và không cần bình ổn giá. Nếu chúng ta chấp nhận việc giá vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới thì có nghĩa chúng ta đang chấp nhận việc vàng hóa nền kinh tế”. Lập luận như vậy là không thuyết phục người đặt câu hỏi cũng như người dân, đặc biệt là những người giữ vàng.
Mua vàng là tập quán lâu đời của người dân do đồng tiền mất giá. Trong bối cảnh lạm phát còn cao, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, khó thực hiện ý đồ “nung chảy vàng thành tiền đồng” nếu không có câu trả lời thuyết phục, hợp lòng dân và thể hiện tinh thần trách nhiệm của người điều hành.
Ánh Hồng ghi
(Tuổi trẻ)

Vụ án Quang béo con Tướng Nhanh bây giờ mới kể

Chuyện này xảy ra không mới mà cũng không lâu. Lúc đó, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh còn đương kim Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2 Bộ Công an kiêm Giám đốc Công an Hà Nội.
Nhân vật trung tâm của câu chuyện cũng chẳng phải ai xa lạ. Đó là cậu quý tử Nguyễn Đức Quang, biệt danh Quang béo, trưởng nam của tướng Nhanh và là chàng rể của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn.
Tiêu đề của câu chuyện lại đề cập đến Thượng tướng Trần Đại Quang, và Đại tá Nguyễn Đức Chung bởi vì Quang béo là nhân vật chính của một vụ trọng án cực kỳ nguy hiểm chắc không thể qua mặt Bộ trưởng Công an và nhất là Đại tá Nguyễn Đức Chung lúc đó đang đương chức Phó Giám đốc kiêm thủ trưởng cơ quân điều tra Công an Hà Nội.
Chuyện kể rằng vào thời điểm ấy, Quang béo cậy thế quyền lực của cha mình đã kết bè làm ăn với một nhóm giang hồ khét tiếng ở đất cảng Hải Phòng. Vụ làm ăn hái quả lớn nhưng đến khi phân chia lợi nhuận thì xảy ra xung đột. Quang béo ỷ thế ở nhóm quyền lực (gọi là nhóm nhưng chỉ mình anh ta độc diễn) đòi chia 50/50. Nhóm giang hồ, hảo hớn đất cảng Hải Phòng số lượng không nhỏ cho rằng, sự chia chác như vậy là bất công. Điều qua, tiếng lại cái gì đến nó phải đến – Cuộc hỗn chiến xảy ra, máu đã đổ cho cả đôi bên.
Có nguồn tin nói rằng Quang béo đã bị tiêu diệt ngay tại chỗ. Đám tang đã được tiến hành trong khoảnh khắc và rất bí mật. Nhưng ngó bộ chứng cứ của nguồn tin này thiếu sức thuyết phục.

Bố đẻ Nguyễn Đức Nhanh, bố vợ Nguyễn Thanh Sơn và vợ chồng Nguyễn Đức Quang
Nguồn tin khác có sự góp mặt rò rỉ từ lực lượng được mệnh danh là “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Câu chuyện hấp dẫn, đầy kịch tình với chi tiết ly kỳ như trong truyện trinh thám thời xưa: Quang béo bị trọng thương, nhưng không chết. Tướng Nhanh với kinh nghiệm lão luyện trấn áp tội phạm đã xử lý rất nhanh và gọn sự vụ. Cậu con quý tử Quang béo cấp tốc được bí mật đưa ra nước ngoài cứu chữa. Trong khi đó tại bênh viện 198 của Bộ Công an ở huyện Từ Liêm, Hà Nội, thế vào chỗ Quang béo là một cậu cháu tướng Nhanh.
Không buông tha Quang béo, nhóm giang hồ đất Cảng quyết truy sát đột nhập bệnh viện 198 để thanh toán Quang béo và thế là chúng đã mắc bẫy hiểm của tướng Nhanh – cậu cháu của tướng Nhanh đã trở thành nạn nhân thế mạng cho cậu quí tử Nguyễn Đức Quang.
Trong những câu chuyện truyền khẩu tại nơi này, nơi nọ trên đất Cảng, hoặc Hà thành, dư luận bàn tán với những câu hỏi bán tín bán nghi: Để thêm phần khẳng định câu chuyện mình kể, có người dẫn nguồn đáng tin cậy từ mấy vị có chức sắc ở ngành “giữ gìn giấc ngủ bình yên cho dân”.
Những bàn tán, xôn xao về Quang béo gặp nạn lại càng rộ lên bởi mấy tháng gần đây Quang béo, dân làng chơi nổi tiếng Hà thành không thấy xuất hiện đây đó và không biết chừng các thế lực thù địch cũng đang lợi dụng câu chuyện nửa kín, nửa hở này để tấn cống vảo Đảng, tấn công vào lực lượng chỉ biết còn Đảng còn mình, gây hoang mang trong xã hội.
Người tường trình đến bạn đọc câu chuyện này thì không nghĩ xa, nghĩ sâu về câu chuyện cậu quí tử của Trung tướng Nhanh gặp nạn bí hiểm, ly kỳ đến như vậy, mà chỉ có môt gợi ý bé nhỏ tới hai vị phụ huynh của quý tử Nguyễn Đức Quang: Trong thời gian sớm nhất có thể là vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, Thân phụ là Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh và nhạc phụ là Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đưa cậu con quý tử Nguyễn Đức Quang sóng đôi cùng vợ đến thăm thày xưa, bạn cũ. Đúng là môt cử chỉ êm đẹp vẹn cả đôi đường. Mà cũng là một cái tát đau đớn vả vào mặt kẻ nào dám dựng chuyện dữ bấy lâu nay. Đó cũng là một đòn hiểm làm thất bại các thế lưc thù địch dựng chuyện thực thi thủ đoạn điễn biến hòa bình trên đất nước Việt Nam
Còn nếu đây là câu chuyện đúng sự thật thì chẳng lẽ hai vị phụ huynh đồng thời cũng là 2 cán bộ cao cấp của Đảng lại vô can trong vụ trọng án chính do cậu con quý tử của 2 vị là Nguyễn Đức Quang đóng một vai trò chủ chốt.
Còn Đại tá Nguyễn Đức Chung, lúc đó đương kim là Phó Giám đốc kiêm thủ trưởng cơ quan điều tra Công an Hà Nội phải chăng ông không hay biết gì về vụ trọng án này..
Phải chăng các cơ quan tham mưu của Bộ Công an bị bưng bít thông tin đên nỗi Thượng tướng Bộ trưởng Trần Đại Quang, và lãnh đạo Bộ cũng không hề hay biết vụ trọng án này .
Tin về một vụ trọng án có liên quan đến môt người con của cán bộ cấp cao ngành công an và ngành ngoại giao – Đó là tin đồn hay sự thât? Môt câu chuyện có thể làm sáng tỏ trong một thời gian mất không nhiều thế mà nó đã keo dài khá lâu vẫn chưa đên hồi kết.
Chuyện này tướng Quang, tướng Nhanh, Thứ trưởng Thanh Sơn, Đại tá Đức Chung biết rõ và chính xác nhất: Tin đồn nhảm hay là sự thật?
Mong quý vị một câu trả lời sớm nhất, trách nhiệm nhất để trấn an dư luận và làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù dịch chống phá Việt Nam.
© Trần Trần
© Đàn Chim Việt

Đại hội 18 Đảng CSTQ kết thúc họp

Phát phiếu cho các đại biểu bầu cử
Hiện danh sách các uỷ viên trung ương mới vẫn chưa được công bố

Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kết thúc họp vào sáng thứ Tư ngày 14/11 tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh sau đúng bảy ngày triệu tập.

Gần 2.300 đại biểu đã bầu các ủy viên chính thức và dự khuyết mới của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Ủy ban kiểm tra trung ương khóa mới.

Cũng trong phiên bế mạc này, các đại biểu đã thông qua các nghị quyết về Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa 17, báo cáo công việc của Ủy ban kiểm tra trung ương và sửa đổi điều lệ Đảng.

Bầu tiếp cấp trên

Theo dự kiến, Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có phiên họp toàn thể đầu tiên để bầu ra Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị và tổng bí thư – bộ não điều khiển mọi hoạt động của Đảng.

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào ở cương vị tổng bí thư. Tuy nhiên, ông Tập vẫn là phó chủ tịch nước cho ông Hồ cho tới kỳ họp Quốc hội vào mùa xuân năm sau.

Ngoài ông Tập, phó Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn tiếp tục giữ ghế ở Thường vụ Bộ Chính trị. Tuy nhiên, ông Ôn Gia Bảo vẫn là thủ tướng dù đã ra khỏi Thường vụ Bộ Chính trị và chỉ nhường lại vị trí này cho ông Lý tại kỳ họp Quốc hội tới.

Tân Hoa Xã xác nhận hai ông Tập và Lý đã trúng cử vào Ban Chấp hành trung ương khóa mới, tiền đề để các ông được bầu tiếp vào Bộ Chính trị và sau đó là Thường vụ Bộ Chính trị.

Nhiều nguồn tin xác nhận rằng Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 chỉ còn bảy ủy viên, rút xuống bớt hai vị trí so với khóa 17.

Ngoài hai ông Tập và Lý sẽ chắc ghế, 5 vị trí Thường vụ Bộ Chính trị khác có thể sẽ là các ông Trưởng Ban Tuyên giáo Lưu Vân Sơn, phó Thủ tướng Trương Đức Giang, phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, Bí thư Thành ủy Thiên Tân Trương Cao Lệ và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều.

Tuy nhiên phải đợi đến 11 giờ trưa thứ Năm 15/11 khi Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc ra mắt báo giới tại sảnh Đông của Đại lễ đường nhân dân thì thế giới mới biết chính xác đội ngũ những người sẽ chèo lái đất nước đông dân nhất hành tinh này năm năm tới gồm những ai.

'Quyết định lịch sử'

Những nội dung quan trọng trong Báo cáo chính trị của Tổng bí thư sắp mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào được đưa ra bàn thảo tại Đại hội trong những ngày qua là nâng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội cũng như thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc cho đến năm 2020, kiên định con đường cải cách mở cửa, cải cách chính trị nhưng sẽ không có chuyện đi theo mô hình của phương Tây và ‘kiên quyết chống tham nhũng’.

Ông Hồ cảnh báo rằng nếu Đảng của ông không chống tham nhũng hiệu quả thì Đảng và Nhà nước do Đảng lãnh đạo sẽ sụp đổ.

Hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào nói trong diễn văn bế mạc rằng Đại hội đã ‘thay các lãnh đạo lớn tuổi bằng những người trẻ hơn’ và đã ra các quyết định ‘có ý nghĩa lịch sử lớn lao’.

Kể từ phiên khai mạc được truyền hình trực tiếp đến nay các phiên họp quan trọng của Đại hội đều diễn ra đằng sau cánh cửa đóng kín mà báo chí không được phép tham dự.

Cũng theo Tân Hoa Xã, các đại biểu dự Đại hội cũng đã quyết định đưa đóng góp lý luận của ông Hồ Cẩm Đào là Tầm nhìn khoa học về phát triển vào Điều lệ Đảng.

Trước đây, thuyết Ba đại diện của cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân cũng đã được xem là kim chỉ nam tư tưởng của Đảng.
(BBC)

Giang Trạch Dân phủ bóng lên Đại hội 18

Ông Giang Trạch Dân
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bế mạc ngày thứ Tư 14/11 sau gần một tuần họp, nhưng ban lãnh đạo mới sẽ ra mắt vào thứ Năm.

Khoảng 5 năm trước, khi các lãnh đạo đương quyền ở Trung Quốc bắt đầu thảo luận về thế hệ kế cận trong Bộ Chính trị trước thềm Đại hội 17, thì đã có đồn đoán rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang vận động để cho người mà ông đỡ đầu, Lý Khắc Cường, sẽ lên kế nhiệm ông trong tương lai.

Lúc đó những người ủng hộ ông Hồ đã tin rằng sau 5 năm tại vị, ông có đủ quyền lực và vây cánh để biến điều này thành hiện thực.

Tuy nhiên, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong nhận định rằng sự lạc quan kể trên đã tỏ ra là quá sớm.

Người tiền nhiệm của ông Hồ, Giang Trạch Dân, cùng với người lúc đó làm phó chủ tịch, Tăng Khánh Hồng, và một số lãnh đạo về hưu khác đã mở một cuộc vận động hậu trường phút chót và đưa ông Tập Cận Bình lên.

5 năm sau, khi ông Hồ Cẩm Đào đã đứng trước ngưỡng về hưu và Đại hội 18 đang diễn ra để thông qua một ban lãnh đạo mới, tình hình lại lặp lại như cũ.

Ông Giang Trạch Dân, năm nay đã 86 tuổi, trở lại tuyến đầu và dường như lại chi phối chính trường một lần nữa. Các nhân vật thân cận với ông được trông đợi sẽ lại chiếm đa số trong Thường vụ Bộ Chính trị, ra mắt vào thứ Năm 15/11.

Khi bảy ủy viên thường vụ mới xuất hiện trước báo chí tại Đại Lễ đường Nhân dân, sẽ có ít nhất năm người thuộc diện thân cận với ông Giang.

Hồ Cẩm Đào yếu thế?

Giới quan sát cho rằng đấu đá phút chót đã gây ra một số bất ngờ.

Lãnh đạo Đảng Trung Quốc
Lãnh đạo Đảng Trung Quốc muốn chứng tỏ đoàn kết

Thứ nhất là hai nhân vật có xu hướng tạm gọi là cải cách, đồng thời cũng theo Hồ Cẩm Đào là Uông Dương, Bí thư Quảng Đông, và Lý Nguyên Triều, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, sẽ không lọt vào Thường vụ.

Một bất ngờ khác nữa là Vương Kỳ Sơn, người từng được đoán sẽ trở thành phó Chủ tịch với vị trí số 5 trong Thường vụ Bộ Chính trị, nay có thể sẽ 'tụt hạng' xuống số 7, chuyên trách chống tham nhũng và công an.

Tuy nhiên bất ngờ lớn nhất sẽ là việc ông Hồ Cẩm Đào sẽ rút lui khỏi vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương, lãnh đạo tối cao của quân đội Trung Quốc.

Không giống như người tiền nhiệm, ông Hồ dường như muốn về hưu hoàn toàn và không tham chính nữa.

Ảnh hưởng của ông Hồ Cẩm Đào bị giảm sút đáng kể sau vụ bê bối liên quan Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Lệnh Kế Hoa. Ông Lệnh mất chức sau khi con trai ông tử nạn khi đang lái chiếc xe Ferrari đắt tiền.

Các 'bất ngờ' kể trên cho thấy ông Giang Trạch Dân đã khéo léo can thiệp và tận dụng thời cơ thế nào để bảo đảm vây cánh của ông còn tiếp tục gây ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc.

Thành phần thay đổi

Thực tế thành phần thế hệ lãnh đạo kế cận thay đổi qua từng giai đoạn, tùy thuộc ảnh hưởng của những người nâng đỡ cho họ.

Đầu năm nay, giới chuyên gia từng trông đợi Thường vụ Bộ Chính trị sẽ có nhiều người của ông Hồ Cẩm Đào hơn.

Sau vụ bê bối gây chấn động liên quan Bạc Hy Lai, người trước đó đang tiến rất mạnh trên quan lộ, cho tới tháng Ba năm nay, Đoàn phái - tức phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, thân ông Hồ, còn được dự đoán sẽ chiếm đa số trong Thường vụ Bộ Chính trị.

Các nhân vật đứng đầu bảng lúc đó là Uông Dương, Lý Nguyên Triều và Lưu Diên Đông, phụ nữ duy nhất trong Bộ Chính trị.

Vào mùa hè năm nay, khi giới lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc tụ họp ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hà, họ đã thảo luận về danh sách các nhân vật kế nhiệm.

Tuy nhiên, nhiều tuần thương lượng căng thẳng không mang lại kết quả rõ ràng, ngoại trừ con số ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sẽ được giảm từ chín xuống bảy, để hạn chế bất đồng và đẩy nhanh việc đưa ra quyết định.

Sau các cuộc gặp ở Bắc Đới Hà, tin đồn bắt đầu lan truyền, rằng cựu Thủ tướng Lý Bằng và các bậc lão thành khác phản đối việc bổ nhiệm Bí thư Thượng Hải Du Chính Thành vì hai lẽ.

Lý do thứ nhất là ông Du đã 67 tuổi, quá già để đảm đương nhiệm kỳ 5 năm. Lý do thứ hai, một người anh của ông đã trốn sang Mỹ vào những năm 1980.

Các ông Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, Giang Trạch Dân
Ông Giang Trạch Dân vẫn duy trì ảnh hưởng

Khi Du Chính Thành bị loại, thì các vị như Lưu Vân Sơn, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, và Trương Cao Lệ, Bí thư Thiên Tân, có thêm cơ hội.

Tháng Chín vừa qua lại có thêm thông tin rằng Du Chính Thành quay trở lại danh sách ứng viên Thường vụ, trong khi Lý Nguyên Triều phải rút lui - nghe nói là có can thiệp của ông Giang Trạch Dân.

Hiện còn chưa ai rõ tại sao ông Giang lại vận động cho ông Du, nhưng nhiều người cho rằng ông Du có quan hệ thân thiết với gia đình Đặng Tiểu Bình, người đã đưa ông Giang Trạch Dân lên năm 1989.

Những năm 1980, ông Du Chính Thành làm việc bên cạnh ông Đặng Phổ Phương, con trai đầu của Đặng Tiểu Bình và hiện diện của ông Du được cho là biểu hiện của ảnh hưởng mà ông Đặng để lại trong Đảng.

Một nhân vật khác, ông Vương Kỳ Sơn, nay gần như chắc chắn sẽ phụ trách chống tham nhũng và điều này được bình luận nhiều ở Bắc Kinh những ngày này.
Ông Vương Kỳ Sơn được nhiều lãnh đạo phương Tây biết đến vì ông là người đại diện cho Trung Quốc tại các cuộc họp hành về kinh tế cũng như quan hệ kinh tế Mỹ-Trung.

Thoạt tiên ông được cho là sẽ trở thành phó Thủ tướng, vì tư duy kinh tế của ông, nhưng nay tin mới nhất là ông sẽ làm Trưởng ban Kiểm tra Trung ương.

Vị trí có thấp hơn trước, nhưng có lẽ điều này cũng cho thấy phần nào cam kết của Đảng trong việc đấu tranh chống tham nhũng, mà ông Hồ Cẩm Đào trong Báo cáo Chính trị Đại hội của mình đã gọi là "đe dọa cho sự tồn vong của chế độ".

Người lãnh trách nhiệm của ông Vương cần có kinh nghiệm và khôn khéo chính trị, vì làm không thành công sẽ dẫn tới đấu tranh nội bộ và chia rẽ.

Như vậy, kỳ vọng vào ông Vương Kỳ Sơn không hề nhỏ.
(BBC)

Tân Cương: đa sắc tộc hay thuộc địa?

Ngay vào ngày 12/11/2012, khi các đại biểu dự Thập Bát Đại thảo luận kín ở Bắc Kinh, hai thanh niên nam, sắc tộc Tạng ở tỉnh Thanh Hải đã nổi lửa tự thiêu và sau đó chết vì vết bỏng nặng.

Người Hồi giáo thuộc nhóm ngôn ngữ Turkish ở Tân Cương

Sự kiện này một lần nữa khiến dư luận chú ý vào các vấn đề sắc tộc mà chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt ngay lúc Đảng Cộng sản bàn việc chuyển giao quyền lực.

Nhưng Tây Tạng không phải là mối lo nghĩ duy nhất cho chính quyền Trung Quốc mà còn Tân Cương, vùng đất đông người Hồi giáo, như bình luận của Temtsel Hao, phóng viên BBC Tiếng Trung từ London:

Tự trị hay độc lập

Trong ba nhóm sắc tộc chính (không phải Hán) ở Trung Quốc, Tạng, Mông Cổ và Uighur (Duy Ngô Nhĩ ) thì người Uighur ở Tân Cương hiện là nhóm duy nhất vẫn còn muốn tìm kiếm độc lập cho một một gia nói tiếng thuộc nhóm Turkish để thực hiện khát vọng tự quyết.

Khác với họ, chính phủ Tây Tạng lưu vong, như cách đặt vấn đề của Đạt Lai Lạt Ma thì chọn con đường trung dung hơn: tự trị cho dân tộc Tạng trong khuôn khổ hiến pháp Trung Quốc.

Chủ nghĩa dân tộc Nội Mông thì hiện cũng chỉ biểu hiện qua các hoạt động đòi bảo vệ môi trường, chống tàn phá vùng thảo nguyên, và chống các vụ vi phạm nhân quyền, cưỡng bức đồng hóa đối với giới trí thức thức và nhà vận động người Mông Cổ.

Tân Cương là khu vực tự trị duy nhất ở Trung Quốc có hai hệ thống song hành: chính quyền địa phương và các binh đoàn (PCC) đầy thế lực. Đây là những tập đoàn sản xuất do quân đội và chính quyền lập ra và hiện nắm quyền tại nhiều đô thị, khu định cư và nông trại trong khắp vùng Tân Cương.

Các tập đoàn bán quân sự này được lập ra trong thập niên 1950 và từng được lãnh đạo Trung Quốc ca ngợi là cách ổn định xã hội, bảo vệ biên cương và đóng góp kinh tế cho đất nước.

PCC hiện tuyển 930 nghìn người, theo thông tin chính thức của nhà nước và vai trò của chúng được chính ông Chu Vĩnh Khang, quan chức an ninh cao cấp nhất nêu bật trong kỳ họp Đại hội 18.
"Bạo loạn Urumqi là hệ quả của căng thẳng sắc tộc tích tụ sau nhiều thập niên người Hán liên tục đổ vào định cư ở Tân Cương"
Vương Lập Hùng

Hôm 5/7/2009, vụ xung đột sắc tộc nghiêm trọng nhất kể từ năm 1949 nổ ra tại thủ phủ của Khu tự trị Tân cương, khiến hơn 200 người bị chết, và 1700 bị thương.

Một nhà văn độc lập Vương Lập Hùng, người chuyên viết về chủ đề Tân Cương đã bình luận rằng “Vụ 5 tháng 7 chỉ là hệ quả của căng thẳng sắc tộc tích tụ sau nhiều thập niên người Hán liên tục đổ vào định cư ở Tân Cương”.

Năm 1949, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, người Hán mới chiếm có 6% toàn bộ dân số trong vùng nhưng đã tăng lên tới 40% năm 2007.

Đó là chưa tính số quân Trung Quốc thường trú, gia đình họ hoặc nhóm lao động di cư không đăng ký.

Chính sách đã cũ

Bên cạnh ‘chiến lược biên cương’ kiểu cũ, mà thực ra là cách đưa người Hán vào ồ ạt nhằm tăng cường kiểm soát khu vực chiến lược quan trọng ở phía Tây đất nước, các lãnh đạo Trung Quốc, từ Đặng Tiểu Bình tới Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đều chọn phát triển kinh tế là cách giải quyết vấn đề dân tộc và sắc tộc của Trung Quốc.

Người Uighur khó kiếm việc ở công xưởng nhà nước

Từ 1950 đến 2000, số liệu của chính phủ cho hay nhà nước đã đầu tư 250 tỷ nhân dân tệ (chừng 40 tỷ USD) vào phát triển Tân Cương, giúp GDP của vùng này tăng 40 lần.

Nhưng người dân địa phương lại thường nhìn chính sách kinh tế của nhà nước với con mắt ngờ vực.

Dilshat Reshit, phát ngôn viên cho Đại hội Quốc tế Uyghur, một tổ chức lưu vong, nói chính sách gọi là “phát triển kinh tế’ chính là cách chiếm đất, đào tài nguyên và “đã dẫn tới hỗn loạn, bất ổn”.

Trong con mắt của không ít người Uighur, tăng trưởng không đều ở Tân Cương đã trở nên mang tính cơ chế theo lằn ranh sắc tộc và khiến người bản địa bị thiệt thòi.

Hậu quả là họ cảm thấy bị rơi ra ngoài rìa sinh hoạt kinh tế của Khu tự trị.

Trí thức Uighur, Ilham Tohti – người từng bị bắt giam vào thời gian nổ ra bạo động ở Urumqi 2009 – trích dẫn hai ví dụ.

Một là các tổ hợp bán vũ trang chuyên sản xuất và xây dựng đã chiếm hết đất tốt nhất tại Tân Cương và đổi dòng chảy của sông ngồi lên phía thượng nguồn.

Thứ nhì, Tân Cương cung ứng dầu, than đá và khí đốt cùng bông cho các vùng phát triển hơn ở Trung Quốc, nhưng người địa phương phải trả giá cho các số mặt hàng đó cao hơn giá tại những vùng khác ở Trung Quốc.

Ilham Tohti còn lập luận rằng cách Trung Quốc “phát triển” vùng Tân Cương còn tệ hơn cả chủ nghĩa thực dân.

Khi công ty có vốn nước ngoài vào Trung Quốc, ít ra người bản địa có cơ hội “được bóc lột” trong các công xưởng. Nhưng khi Bắc Kinh cho lập các doanh nghiệp nhà nước, công ty dầu khí trên vùng Tân Cương, họ cũng “nhập khẩu” số lượng lớn lao công Hán vào các khu vực làm ăn đó.
"Cách 'phát triển' vùng Tân Cương còn tệ hơn cả chủ nghĩa thực dân" - Ihlam Tohti
Người công nhân Uighur không mấy ai được tuyển vào các nhà máy và công xưởng của chính quyền.

Có những người phải di chuyển 4000 km để tới làm việc ở Quảng Đông, nơi xung đột với công nhân Hán gây ra vụ hai người Uighur bị chết ngày 25-26 tháng 6/2009.

Chính vụ đó đã làm bùng lên xung đột sắc tộc tại quê nhà Urumqi của người Uighur.

Các nhà quan sát Trung Quốc thường nêu chủ nghĩa dân tộc với sự trống vắng của ý thức hệ sau khi chủ nghĩa cộng sản phá sản.

Nhưng nếu có mối liên hệ đó thì ít nhất, sự chấm dứt của ý thức hệ cộng sản đã tạo đà cho chủ nghĩa dân tộc Hán nổi lên.

Ngày nay, nhiều người Trung Quốc gốc Hán coi hệ thống tự trị kiểu cũ, dựa trên tiêu chuẩn dân tộc là cả một sự thất bại.

Họ phê phán điều họ nói là chính phủ đã quá nâng đỡ các sắc tộc thiểu số.

Bắc Kinh coi Tân Cương là khu vực quan trọng về an ninh

Nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Trung Quốc đặt câu hỏi liệu chính quyền có xem xét lại chính sách ưu tiên dân tộc hay không.

Một số người còn đòi xóa bỏ hẳn các vùng “tự trị” và chuyển Tân Cương thành một tỉnh bình thường.

Những điều này càng làm cho những nhóm thiểu số tại Trung Quốc lo ngại vì họ không rõ chính quyền trung ương sẽ chống đỡ sức ép mang tính dân tộc chủ nghĩa ngày càng tăng trong nhóm Hán chiếm đa số ra sao, và liệu chính quyền có duy trì thái độ ‘trung lập tối thiểu’ khi giải quyết các vấn đề sắc tộc.
(BBC)
 

Pháp, Mỹ công nhận liên minh đối lập là đại diện của Syria

Ông  Ahmad Moaz al-Khatib đã được bầu làm lãnh đạo liên minh đối lập Syria.
Ông Ahmad Moaz al-Khatib đã được bầu làm lãnh đạo liên minh đối lập Syria. (REUTERS/Mohammed Dabbous)

Sau khi ban lãnh đạo mới của phong trào đối lập Syria, tập hợp trong một liên minh thống nhất được thành lập ngày 12/11/2012, vào hôm qua, Pháp và Hoa Kỳ là hai quốc gia đầu tiên lên tiếng chính thức công nhận tính chính đáng của lực lượng này. Thậm chí Paris còn gợi lên khả năng trợ giúp vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại Syria.

Một ngày sau khi ban lãnh đạo mới của Liên minh được thành lập, Tổng thống Pháp François Hollande vào hôm qua, trong cuộc họp báo, đã công nhận rằng cơ chế đó là “đại diện duy nhất của nhân dân Syria, và như thế sẽ là chính phủ lâm thời tương lai của nước Syria dân chủ, cho phép đoạn tuyệt với chế độ Bachar al-Assad.”

Về phần mình, dù cũng khẳng định liên minh đối lập là “đại diện chính đáng của dân chúng Syria”, nhưng Washington chưa vội xem đó là cơ quan hành pháp lâm thời tương lai của Syria, vì còn phải chờ xem Liên minh này”chứng tỏ khả năng đại diện cho người dân bên trong nước Syria”.

Tuy nhiên, để đánh dấu sự kiện trên, tại Úc vào hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thông báo là Hoa Kỳ tăng phần trợ giúp nhân đạo cho Syria, chi thêm 30 triệu đô la.

Tổng thống Pháp vào hôm qua, cũng đã nhắc đến vấn đề trợ giúp vũ khí, cho rằng vấn đề này sẽ “cần được đặt ra trở lại”. Cho đến nay một số quốc gia vùng Vịnh như Qatar đã kêu gọi quốc tế đáp ứng yêu cầu của phe nổi dậy Syria, muốn được trợ giúp vũ khí, nhưng vẫn bị phương Tây từ chối. Lý do đưa ra là phe đối lập Syria còn tản mạn, không thống nhất. Hoa Kỳ rất ngại là vũ khí trợ giúp rơi vào tay các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Phản ứng trước việc Hoa Kỳ và Pháp công nhận liên minh đối lập Syria, Thủ tướng Nga Medvedev công du Phần Lan vào hôm nay 14/11, đã chỉ trích những nước đứng bên cạnh phe đối lập và nhấn mạnh trên thái độ trung lập của Matxcơva.

Trả lời báo chí tại Helsinki, ông Medvedev cho là Nga “không hậu thuẫn cho ai, không ủng hộ Tổng thống Bachar al Assad cũng như không hậu thuẫn phe nổi dậy, ngược lại với những gì nhiều người đã nghĩ”.

Nhưng theo ông, điều đáng tiếc là “một số quốc gia lại nghiêng về một bên : đòi một bên (chính quyền Syria) phải ra đi ngay, còn bên kia (phe nổi dậy) lại được trợ giúp vũ khí”. Theo Thủ tướng Nga, đây là điều sai lầm.

Nga và Iran hiện vẫn kêu gọi các bên đối thoại. Hôm nay các lãnh đạo ngoại giao các nước vùng Vịnh và Nga họp lại tại Ryad, thủ đô Ả Rập Xê Út để thảo luận vềcông cuộc chuyển tiếp chính trị tại Syria.

Tại chỗ, chiến sự vẫn dữ dội. Chiến xa quân đội Syria bắn vào khu vực phiá Nam thủ đô Damas nơi mà lực lượng nổi dậy đã xuất phát đê gia tăng các đợt tấn công. Trong lúc đó, không quân dội bom các thị trấn miền Tây Bắc. Máy bay chính phủ vào hôm nay đã trút bom xuống thành phố Maaret al- Noomane, nơi mà phe nổi dậy rút vào.

Vào hôm qua, theo Tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria OSDH, hơn 100 người đã thiệt mạng trong các trận giao tranh.
Mai Vân (RFI)

Quân đội TQ sẽ hiếu chiến hơn?

Trụ sở Quân ủy trung ương ở Bắc Kinh
Quân ủy trung ương tọa lạc trên Đại lộ Trường An

Một thế hệ các nhà lãnh đạo mới sẽ lên nắm quyền chỉ huy đội quân lớn nhất thế giới của Trung Quốc sau Đại hội Đảng lần thứ 18 này.

Với nhiều nhân vật phải rút lui do tuổi tác, ít nhất sẽ có bảy thành viên mới sẽ vào Quân ủy Trung ương bao gồm 11 thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Các vị Quân ủy viên mới này lên nắm quyền trong giai đoạn hết sức nhạy cảm đối với quân đội Trung Quốc.

Thời điể̉m nhạy cảm

Các lực lượng vũ trang Trung Quốc thề trung thành với Đảng Cộng sản chứ không phải với đất nước.

Các tướng lĩnh của Quân ủy trung ương không thể có quyết định đơn phương về bất kỳ hành động quân sự nào. Tuy nhiên họ có thể thể hiện quyền lực bằng cách thỏ thẻ vào tai các lãnh đạo của Đảng.

“Ảnh hưởng của các tướng lĩnh trong Quân ủy sẽ là nhân tố chính quyết định xem liệu sẽ có hòa bình hay xung đột trong khu vực này,” Giáo sư Denny Roy ở Trung tâm Đông Tây đặt ở Hawaii nhận định.

“Vào lúc này ảnh hưởng này có ý nghĩa hơn bao giờ hết bởi vì có quá nhiều vấn đề khu vực đang nằm trên lằn ranh giữa ổn định và thù địch như Biển Đông, Biển Hoa Đông, căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, tương lai của Đài Loan và khả năng va chạm của không quân và hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc,” ông nói.
"Ảnh hưởng của các tướng lĩnh trong Quân ủy sẽ là nhân tố chính quyết định xem liệu sẽ có hòa bình hay xung đột trong khu vực này."
Giáo sư Denny Roy ở Trung tâm Đông Tây đặt ở Hawaii

Ở Bắc Kinh đang có một trò chơi chính trị trà dư tửu hậu là thử dự đoán ông Hồ Cẩm Đào có bám giữ chức chủ tịch Quân ủy trung ương thêm hai năm nữa như người tiền nhiệm của ông là Giang Trạch Dân đã từng làm hay không.

Nếu ông không từ bỏ chức vụ này thì sẽ dẫn đến căng thẳng với Tập Cận Bình hoặc thậm chí thế đối đầu nhau trong hàng ngũ lãnh đạo tối cao của đất nước.

Những người biết chuyện cũng đang hồi hộp dõi xem vị tướng lĩnh nào sẽ nắm lấy các ghế còn trống trong Quân ủy.

Đã có các dấu hiệu sớm cho thấy các ủy viên Quân ủy đã được lựa chọn mặc dù danh sách cuối cùng vẫn chưa được công bố.

Tuy nhiên, tìm cách võ đoán xem điều gì đang diễn ra trong hậu trường chuyển giao lãnh đạo quân đội Trung Quốc giống như là ‘nhìn vào chiếc hộp đen’, ông Chu Phong, phó giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế Bắc Kinh, bình luận.

Chưa từng tham chiến


Tàu ngầm Trung Quốc tại buổi duyệt hạm mừng ngày thành lập Giải phóng quân
Quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa

Bất kể ai vào được Quân ủy thì thế hệ mới các lãnh đạo quân đội Trung Quốc sẽ khác biệt với các thế hệ trước đó về kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm quân sự, ông Bạc Trí Duyệt, một học giả đang nghiên cứu tại Viện Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết.

Không giống như các vị tiền bối của mình, các tân ủy viên Quân ủy trung ương không phải là nhà cách mạng khi vào quân ngũ mà là sỹ quan chuyên nghiệp.

“Mục tiêu chính của họ là quân đội hoạt động hiệu quả chứ không phải bận tâm về chính trị và lý tưởng,” Giáo sư Denny Roy nói.

Theo yêu cầu về độ tuổi của Quân ủy trung ương, tất cả các ủy viên mới có thể là thế hệ sinh ra vào những năm 50 và có thể đã gia nhập Giải phóng quân vào cuối những năm 1960 trong giai đoạn đất nước Trung Hoa hỗn loạn trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa.

Tuy nhiên, các tướng lĩnh mới ở độ tuổi này chưa từng có kinh nghiệm chiến trường trực tiếp.

Chỉ có một nhân vật có khả năng vào Quân ủy trung ương là Tướng Trương Hựu Hiệp đã từng là lính ra trận trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam vào năm 1979.

Sự thiếu kinh nghiệm chiến sự đó có thể là khác biệt lớn nhất trong tầm nhìn của Quân ủy trung ương.
"Một số nhà phân tích tin rằng việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu sẽ sinh ra quá tự tin – điều này sẽ làm cho Trung Quốc dễ có những hành động mạo hiểm hay đối đầu để khiến đối phương phải đánh trả hoặc thoái lui."
Giáo sư Denny Roy ở Trung tâm Đông Tây đặt ở Hawaii

“Một số nhà phân tích tin rằng việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu sẽ sinh ra quá tự tin – điều này sẽ làm cho Trung Quốc dễ có những hành động mạo hiểm hay đối đầu để khiến đối phương phải đánh trả hoặc thoái lui,” Giáo sư Roy nhận định.

Ngoại giao quân sự

Ông Bạc Trí Duyệt thì cho rằng Quân ủy trung ương mới sẽ cần phải củng cố công cuộc hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc – biến một đạo quân thường trực lên tới 2,3 triệu người thành một lực lượng hải quân và không quân tinh xảo điều khiển được các trang thiết bị tiên tiến, bao gồm ít nhất một tàu sân bay, các máy bay chiến đấu và tàu ngầm hạt nhân do Trung Quốc tự chế.

Bên cạnh các công nghệ hiện đại, các tướng lĩnh trong Quân ủy trung ương còn phải theo đuổi các nhu cầu của ngoại giao quân sự hiện đại.

Một trong những ứng viên tiềm năng vào Quân ủy – Tướng Mã Hiểu Thiên – là người duy nhất đã từng có kinh nghiệm đáng kể xử lý các vấn đề đối ngoại của quân đội, ông Bạc cho biết.

Tất cả những người còn lại sẽ phải học cách làm việc với các đối tác ở các quốc gia khác nếu họ muốn duy trì hòa bình trong khu vực.

“Suy cho cùng, quân đội là để chiến đấu. Tuy nhiên, nếu anh có thể giải quyết bất đồng với các nước láng giềng hoặc các đối thủ tiềm tàng bằng con đường ngoại giao thì vẫn tốt hơn,” Bạc Trí Duyệt nhận định.
(BBC)

Lợi dụng dự án cưỡng chế nhà ngoài vùng qui hoạch?

Trong những ngày này tại khu vực các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh thuộc quận 2, thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra đợt cưỡng chế tại đó.

Mô hình quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm

Người dân cho biết họ phát hiện địa bàn của họ không thuộc diện qui hoạch để làm khu đô thị mới Thủ Thiêm; và việc cưỡng chế là trái luật. Tuy nhiên, biện pháp đó vẫn được tiến hành khiến dân chúng hết sức bất xúc.

Cưỡng chế ra tay

Vào sáng ngày 14 tháng 11 vừa qua, thêm hai căn nhà nữa tại khu vực ba, phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh, quận 2 thành phố Hồ Chí Minh bị lực lượng cưỡng chế đến tháo dở.

Ông Lê Văn Lung, chủ một trong hai ngôi nhà cho biết khi đang chứng kiến lực lượng cưỡng chế làm việc:

Họ đang đập nhà. Lực lượng cưỡng chế đông chừng 100 người, có hai xe cứu hỏa, hai xe Hồng Thập tự, xe hơi, xe công an. Hai bên đường họ giăng dây không cho vô. Công an mặc sắc phục chừng 40, lực lượng thanh tra xây dựng chừng 20, văn phòng 20, các ban ngành- quận, phường, ban chỉ đạo cưỡng chế, Mặt trận…
Hiện bà con kéo qua văn phòng bên Lê Thánh Tôn để bày tỏ ‘tình cảm’; ở đây là thì họ đàn áp.

Dân mất nhà, mất phương kế sinh nhai

Trước khi nhà ông Lê Văn Lung bị tháo dỡ, một số căn hộ khác cũng đã bị cưỡng chế và những người mất nhà cho biết hiện họ phải thuê nhà để sống trong khi không có nơi tái định cư.

Một phụ nữ có tên Loan cho biết về việc khiếu nại đối với quyết định bị cho là trái luật và cuộc sống khó khăn của gia đình hiện nay:
Bức xúc vì không nằm trong ranh mà lại đập nhà chúng tôi; rồi không lo chỗ ăn chỗ ở cho chúng tôi, để chúng tôi ở ngoài đường. Chúng tôi thưa kiện suốt ba năm nay mà chính quyền không quan tâm cho chúng tôi
Một phụ nữ tên Loan
Bức xúc vì không nằm trong ranh mà lại đập nhà chúng tôi; rồi không lo chỗ ăn chỗ ở cho chúng tôi, để chúng tôi ở ngoài đường. Chúng tôi thưa kiện suốt ba năm nay mà chính quyền không quan tâm cho chúng tôi.

Cùng cảnh ngộ với bà Loan, ông Nguyễn Văn Khương cũng bức xúc trình bày lại tình cảnh của gia đình ông:

Gia đình tôi là gia đình chính sách, bố tôi là liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, cho nền độc lập dân tộc…Họ đập ba căn nhà cùa chúng tôi một lúc vào ngày 1, và đuổi chúng tôi cả chục người có hộ khẩu thường trú ra đường. Họ không hề hỏi han giờ ở đâu. Gia đình tôi phải đi thuê nhà ở cho mọi người trong gia đình.

Họ nói lấy đất để làm khu đô thị mới Thủ Thiêm; nhưng chúng tôi không nằm trong ranh qui hoạch. Họ vẽ bản đồ lớn hơn để gài lấy đất của chúng tôi. Căn nhà mặt tiền 86 mét vuông chỉ đền bù 154 triệu. Căn nhà làm ăn buôn bán đã hơn hai chục năm.

Thái độ chính quyền

Trước những trình bày của người dân như thế, chúng tôi liên lạc với Ủy ban Nhân dân Quận 2 và Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng của quận để tỉm hiểu sự việc.

Nhân viên của cả hai nơi đều cho biết lãnh đạo bận đi họp. Một yêu cầu khác nữa của nhân viên là phải đích thân đến tại văn phòng để được trả lời.

Dân đòi hỏi minh bạch, công tâm

Trong khi đó theo những người dân mà chúng tôi tiếp xúc thì họ họ nhiều lần muốn được gặp các vị lãnh đạo nhưng không thể.
Dự án này nếu Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, lợi ích quốc gia thì bà con chúng tôi phần nào không ấm ức. Nhưng ở đây thu hồi đi rồi lại đá chổ khác ra cho các dự án tư nhân - Ông Lê Văn Lung
Gần đây nhất nhiều hộ dân tại ba phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh làm kiến nghị tổ chức đối thoại với chính quyền của cử tri ba phường. Trong khi kiến nghị của họ vẫn không được đáp ứng thì biện pháp cưỡng chế tiếp tục được thi hành.

Ông Lê Văn Lung, người đại diện ký tên trong kiến nghị cho biết, người dân sẵn lòng tuân thủ quyết định của chính quyền nếu như dự án trên đất nhà gia đình của họ là nhằm phục vụ công ích; còn bằng không thì họ nhất quyết không chịu để mất tài sản vào túi của những cá nhân trong chính quyền muốn trục lợi từ dự án:

Dự án này nếu Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội, lợi ích quốc gia thì bà con chúng tôi phần nào không ấm ức. Nhưng ở đây thu hồi đi rồi lại đá chổ khác ra cho các dự án tư nhân. Sau lưng đó cỏ thể có chuyện gì, điều đó chắc mọi người đều hiểu. Nhà nước không có lợi, rồi người dân phải chịu thiệt thòi; trong khi lợi nằm ở đâu đó- sau lưng các vị quan, các chủ dự án tư nhân. Chứ còn dự án này của Nhà nước thì chưa triển khai, thành ra chúng tôi bức xúc.
Có nhiều người bảo rằng ‘lo cho Nhà Nước xây dựng xã hội, kinh tế thì có thể chấp nhận hy sinh; nhưng người ta thề dầu một cắc cũng không để rơi rớt vào những tay tham nhũng.

Có nhiều đơn tố cáo và yêu cầu thanh tra vào cũng không được.

Xin được nhắc lại, dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích 7 kilomét vuông nằm ở bán đảo Thủ Thiêm đối diện quận 1, qua sông Sài Gòn.

Mạng Wikipedia nêu ra quan ngại đã có từ thời Pháp không phát triển thành phố Sài gòn về hướng đó vì nơi ấy  là vùng đất thấp. Việc xây dựng hạ tầng sẽ tốn kém và chịu những rủi ro như sạt lở, lún đất. Để có đất lấp phải lấy từ một số tỉnh lân cận khác đến.

Cơ quan chức năng của chính quyền thành phố thì cho rằng họ sẽ tận dụng qui luật sông nước và sẽ có quản lý tốt để khu đô thị mới không bị ngập.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Barack Obama đến Miến Điện để củng cố thêm chiến lược trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ

Một bức vẽ trên tường chào đón tổng thống Barack Obama đến thăm Miến Điến đã xuất hiện từ hôm 11/11/2012 tại Rangoon.. 
Một bức vẽ trên tường chào đón tổng thống Barack Obama đến thăm Miến Điến đã xuất hiện từ hôm 11/11/2012 tại Rangoon..
Ngày 19 tháng 11 tới , lần đầu tiên trong lịch sử một vị tổng thống Hoa Kỳ sẽ tới thăm Miến Điện. Trong chương trình công du Đông Nam Á, ông Barack Obama sẽ tới thăm đất nước mà từ hơn 20 năm nay Washington vẫn coi là một quốc gia bất hảo bị trừng phạt nặng nề về mặt kinh tế và chính trị.
Đây là một chuyến thăm bất ngờ, cho dù quan hệ Hoa Kỳ - Miến Điện đã được cải thiện đáng kể từ một năm trở lại đây, sau khi chính phủ dân sự mới của Miến Điện bắt đầu có những biện pháp mở cửa đất nước một cách cụ thể.
Thông tín viên của RFI trong vùng đang có mặt tại Miến Điện , phân tích ý nghĩa và  mục đích chuyến công du của Tổng thống Obama tới Miến Điện.
Hỏi: Dân chúng Miến Điện phản ứng thế nào về chuyến thăm bất ngờ này ?
Arnaud Dubus: Trước tiên cần phải nói có thể 80% dân Miến Điện, những người đang sống trong các vùng thôn quê hầu như không có phương tiện truyền thông, đều khôgn hề biết Barack Obama là ai. Nhưng trong các vùng thành thị, thông báo về chuyến viếng thăm này có tác động mạnh. Lấy thí dụ, vào hôm có thông báo chuyến thăm của tổng thống Mỹ, khi tôi dự một buổi biểu diễn ca nhạc tại Rangoon và được chứng kiến dàn nhạc hô vang : Obama- yanmar, Myanmar là tên gọi chính thức của Miến Điện. Cũng như vậy trong những ngày tiếp sau đó, tất cả các báo Miến Điện đều chạy tựa chính về chuyến đi của Barack Obama và cho đăng những bài viết trước về đoàn đi theo tổng thống Mỹ . Thí dụ, tuần báo Myanmar Times giật tựa trên trang nhất : O- Burma.
Người Miến Điện cũng cảm thấy có phần tự hào được biết tổng thống Mỹ đã chọn Miến Điện làm một trong số quốc gia đến thăm đầu tiên ngay sau khi ông tái đắc cử tổng thống. Ở đây cững như tại nhiều nước đang phát triển khác, Barack Obama được xem như là một « siêu sao ». Việc ông khởi xướng chính sách mới đối với Miến Điện từ năm 2009 có thể càng làm củng cố thêm uy tín của ông ở xứ sở này.
Về phần mình, tất nhiên chính quyền Miến Điện tỏ ra vui mừng về chuyến viếng thăm này. Chuyến đi của tổng thống Mỹ được coi như là một cách để chứng thực cho chính sách mở cửa do Tổng thống Thein Sein đang tiến hành.
Hỏi : Về phía Washington, có thể lý giải thế nào cho chuyến thăm này ?
Arnaud Dubus: Rất nhiều lý do. Trước tiên, đơn giản chuyến đi thăm thể hiện sự công nhận cố gắng dân chủ hóa đang được chính quyền Miến Điện thực thi từ tháng Ba năm 2011. Xin nhắc lại là cả lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng như Tổng thống Thein Sein, cả hai đều đã gặp ông Barack Obama mới đây. Với chuyến viếng thăm này, tổng thống Mỹ muốn đưa ra thông điệp rằng tất cả những quốc gia bất hảo biết sửa chữa đều có thể hy vọng được Washington đáp lại một cách tích cực.
Ở mức độ có lẽ sâu hơn, chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ chiến lược của Hoa Kỳ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là vào Đông Nam Á. Đây là chiến lược đã được triển khai từ năm 2009. Chính quyền hiện nay nhận thấy 8 năm với cuộc chiến tại Afghanistan và Irak, họ đã thât bại và trong thời gian đó, khoảng trống chính sách của Hoa Kỳ tại đông Á đã được Trung Quốc lấp vào. Sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc đã gây ra nhiều vấn đề, không chỉ là những căng thẳng trên các vùng biển ở phía đông và nam Trung Quốc, mà còn cả những dự án đầu tư khổng lồ ở Miến Điện, Lào hay Cam Bốt không đoái hoài gì đến các tác động xã hội và môi trường.
Hoa Kỳ có nhiều điểm tựa vững chắc tại Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Singapor. Miến Điện tỏ ra là một đối tác có tiềm năng quan trọng bởi vị trí chiến lược, cũng như bởi viễn cảnh chính trị của nước này dường như thuận lợi cho Washington hơn là cho Bắc Kinh. Cần phải nắm bắt cơ hội, điều này lý giải sự mau lẹ bất thường trong việc tổng thống Mỹ đến thăm một đất nước mà mới đây thôi vẫn còn bị xếp trong những quốc gia bị cô lập trên thế giới. Bắc Kinh phản ứng bằng cách vội vàng nói rằng Trung Quốc hoàn toàn không cảm thấy đe dọa gì bởi chuyến viếng thăm của ôgn Barack Obama. Bình thường thì Trung Quốc rất it khi bình luận về sự kiện kiểu như thế này.
Hỏi : Một số người nói rằng, chuyến thăm này là quá sớm, nhất là các tổ chức bảo vệ nhân quyền nhấn mạnh vấn đề căng thẳng giữa người Rakhin theo Phật giáo và người Hồi giáo Rohingya ?
Arnaud Dubus: Đúng là nhiều tổ chức của người Miến Điện lưu vong, nhất là tổ chức US Burma Campaign, cũng như Human Rights Watch đã đánh chuyến thăm của ông Barack Obama là sớm. lập luận của họ là hiện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền ở Miến Điện, như từ thái độ của giới quân sự đối với các sắc tộc thiểu số, đến việc vẫn còn hàng trăm tù chính trị, hay chuyện đặc quyền đặc lợi chính trị mà giới quân sự vẫn được hưởng. Cảm nhận của họ là chính phủ Miến Điện vẫn còn chưa làm đầy đủ. Quan điểm của Washington là chờ đợi lâu qua sẽ bất lợi và có thể làm chậm tiến trình dân chủ hóa. Đó là hai viễn ảnh khác khau.
Trên hồ sơ người Hồi giáo Rohingya bị đàn áp ở miền tây Miến Điện, khó có thể nói chuyến viếng thăm của ông Barack Obama lại có thể có tác động tiêu cực được. Trái lại, nhiều nước Hồi giáo tin tưởng tổng thống thống Mỹ có thể sẽ nêu ván đề này trước chính quyền Miến Điện. Rất có thể ông sẽ làm việc này.
Hỏi : Chuyến viếng thăm của ông Barack Obama có thể tác động như thế nào lên tiến trình mở cửa tại Miến Điện?
Arnaud Dubus : Những hệ quả chủ yếu sẽ phải là tích cực. Chuyến đi của Obama là cách thể hiện sự ghi nhận của chính quyền Mỹ với những tiến bộ về chính trị tại Miến Điện. Chuyến thăm này sẽ làm củng cố thêm đà cải cách và làm vững vàng thêm vị thế của những nhân vật cải cách Miến Điện trước phe bảo thủ.
Cho đến lúc này thì chuyến đi của tổng thống Mỹ là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy Miến Điện đã hội nhập trở lại vào cộng đồng quốc tế. Miến diện sẽ không thể thoái thác trách nhiệm được nữa, bởi cho dù việc hội nhập trở lại này có mở ra một số quyền lợi, chẳng hạn như được sự giúp đỡ của các định chế tài chính quốc tế, nhưng Miến Điện cũng hiểu được nghĩa vụ của mình, đặc biệt trên lĩnh vực nhân quyền và hợp tác khu vực.
Anh Vũ - (RFI

Nguyễn Thanh Giang - Phạm Đình Trọng: Một người lính biết suy tư

...Để xứng đáng là một trí thức, Phạm Đình Trọng đã phải trả giá. Một cái giá chua xót như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Vũ Cao Quận, Vi Đức Hồi... Sáng ngày 26 tháng 4 năm 2010, bí thư chi bộ đến tận nhà tống đạt quyết định khai trừ ông ra khỏi ĐCSVN mặc dù trước đó gần nửa năm, ngày 23 tháng 11 năm 2009, PĐT đã đưa Thông báo từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản cho chi bộ...
*
Nhan đề bài viết này có vẻ không ổn. Đã là người, ai không suy tư. Triết gia Blaise Pascal từng nói: Người là một cây sậy yếu ớt trong thiên nhiên, nhưng là cây sậy biết suy tư (L’homme est un roseau pensant). Nhà hiền triết René Descartes lại nói: “Je pense, donc je suis”. (Tôi suy tư, vậy thì tôi tồn tại)
Con người có suy tư thì mới tồn tại. Song, suy tư khác với “biết suy tư” cũng như người làm nghề lao động trí óc không hẳn là trí thức. Định nghĩa sau đây trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam có vẻ không ổn:
“Trí thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh. Trí thức bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ...”.
Có chăng, cái vế này mới khả dĩ tiếp thu được:
“Trí thức nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử…”.
Gần đây một số diễn đàn bàn bạc nhiều đến chức năng phản biện xã hội của người trí thức. K. Marx cũng đã từng cổ vũ cho chức năng này: “...dám phê phán không xót thương tất cả những gì hiện hữu, không xót thương ở chỗ sự phê phán đó không lùi bước trước chính những kết luận của nó, hay trước mọi đụng chạm dù với bất cứ thứ quyền hành nào”.
Về nhà văn Phạm Đình Trọng
Vốn là một người lính, như ông đã kể:
“Tôi vào bộ đội trước khi cuộc kháng chiến chống Mĩ nổ ra và tôi rời quân ngũ khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài suốt mười năm trời, 1979-1989, vừa kết thúc. Cuộc đời lính của tôi gánh trên vai trọn vẹn ba cuộc chiến tranh, chống Mĩ, chống Pôn Pốt và chống bành trướng. Chiến tranh chống Mĩ tôi có mặt ở Tây Nguyên. Trong chiến dịch đánh đuổi bọn Pôn Pốt giải phóng nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, tôi là nhà văn đi với tàu chiến của hải quân, lên tàu từ cảng An Thới đảo Phú Quốc đổ bộ lên cảng Công Pông Xom, Campuchia. Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc và giữ quần đảo Trường Sa, tôi có mặt ở mặt trận Cao Bằng, mặt trận Hà Giang và quần đảo Trường Sa. Cả tuổi trẻ của tôi đã hiến dâng cho cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng những gì đang diễn ra của chính sự hôm nay cho tôi cảm nhận rằng những người lãnh đạo đất nước hôm nay đang phản bội lại máu những người lính đã đổ ra hôm qua!” (1)
Hầu hết đoạn văn trên là lời kể, riêng dòng cuối là suy tư: “Nhưng những gì đang diễn ra của chính sự hôm nay cho tôi cảm nhận rằng những người lãnh đạo đất nước hôm nay đang phản bội lại máu những người lính đã đổ ra hôm qua!”.

Cù Huy Hà Vũ và Phạm Đình Trọng tại đại hội Nhà Văn Việt Nam 8/2010
NV Phạm Đình Trọng (trái) và TS. Cù Huy Hà Vũ tại ĐH Nhà văn
 Với cả dặm đường trường chinh dài dặc như vậy, nếu PĐT suy tư bằng cái đầu của Đảng thì rất có thể ông đã thành tướng lĩnh hoặc được chuyển ngành để thành tiến sỹ, thành giáo sư. Tuy nhiên, ông không phải giáo sư, không phải tiến sỹ, không biết ông có quân hàm gì nhưng tôi nghĩ ông là một trí thức. Bởi vì, ông đã dám nghĩ bằng cái đầu của chính ông.
Tướng lĩnh, tiến sỹ, giáo sư, ủy viên Trung ương nọ, đại biểu Quốc hội kia... chưa hẳn là trí thức. Để được thăng tiến thành những thứ đó đôi khi (chứ không phải tất cả) chỉ cần biết nịnh Đảng, biết nói theo Đảng hay hay một chút để được Đảng cầm tay cắt đặt là thế nào cũng được. Có khi còn trở thành Tổng Bí thư.
Giáo sư mà làm gì, tiến sỹ mà làm gì, chức sắc này nọ mà làm gì, khi mà:
“... đảng Cộng sản Việt Nam đã thoải mái sử dụng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân dựng lên hàng loạt viện hàm lâm khoa học về chủ nghĩa Marx, thực tế là những viện vô tích sự và phản khoa học: Viện Marx Lénine, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Viện tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện lịch sử đảng … với hàng ngàn giáo sư, tiến sĩ được đãi ngộ hậu hỉ, lương bổng, xe cộ, nhà cửa! Rồi hệ thống các cơ quan tuyên giáo các cấp, từ phường xã tới trung ương với hàng chục ngàn cán bộ đều có bằng cấp, học hàm học vị từ cử nhân trở lên! Rồi ban Lí luận trung ương tập hợp vài chục nhà lí luận hàm vụ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng! Đông đảo như vậy, danh xưng hào nhoáng như vậy, tốn kém tiền bạc của dân như vậy, nhưng khi những vấn đề lí luận của chủ nghĩa Marx Lénine đối mặt với cuộc sống cần sự giải đáp của những nhà lí luận Marxist, cần có tiếng nói của cơ quan Tuyên giáo cộng sản thì chẳng thấy ai! Chỉ thấy sự có mặt tức thì, hùng hổ, sôi sục, tàn bạo của công an, công cụ bạo lực!” (1)
Riêng ông, để xứng đáng là một trí thức, PĐT đã phải trả giá. Một cái giá chua xót như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Vũ Cao Quận, Vi Đức Hồi...
Sáng ngày 26 tháng 4 năm 2010, bí thư chi bộ đến tận nhà tống đạt quyết định khai trừ ông ra khỏi ĐCSVN mặc dù trước đó gần nửa năm, ngày 23 tháng 11 năm 2009, PĐT đã đưa Thông báo từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản cho chi bộ.
Nói chua xót vì, cái Đảng mà ông đã tưởng xả thân cho lý tưởng cùng nó mà sao nó nỡ tệ hại, sao nó hiếu thắng trẻ con đến nỗi ông đã từ bỏ đảng tịch mà nó vẫn còn bám đuổi theo ông để hạ nhục bằng quyết định khai trừ. (Họ từng làm như vậy với Phạm Quế Dương, Vũ Cao Quận …).
Chả trách mà Bùi Minh Quốc từng đã phải ngậm ngùi thốt lên:
“Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt
  Lại đúc nên chính cỗ máy này”

“Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
  Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”
Phạm Đình Trọng phải quyết lòng từ bỏ ĐCSVN là để cùng các đồng chí, các bậc đàn anh khẳng khái sáng suốt trên đây, bằng hành động cụ thể của mình “Chỉ ra những sai lầm tệ hại của học thuyết Mác Lênin, của chủ nghĩa xã hội. Chỉ ra mối nguy cơ đe dọa đất nước từ đế quốc cộng sản Trung Hoa, nơi những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam gửi lòng tin, mộng tưởng tìm kiếm liên minh, tìm kiếm chỗ dựa để duy trì chủ nghĩa xã hội mất lòng dân. Chỉ ra những quyết sách, những toan tính thiển cận chỉ vì lợi ích phe nhóm mà hại dân, hại nước như bất chấp pháp luật, bất chấp ý chí nhân dân cho Trung Hoa vào Tây Nguyên khai thác bô xít, cho Trung Hoa thuê dài hạn diện tích rộng lớn rừng đầu nguồn, chấm cho Trung Hoa thắng thầu mọi công trình xây dựng lớn nhỏ để Trung Hoa tiêu thụ vật tư, kĩ thuật phế thải của Trung Hoa, để Trung Hoa ồ ạt đưa người xâm nhập, cài cắm khắp lãnh thổ Việt Nam” (2).
Chỉ ra rằng, ông không thể còn đồng hành với cái Đảng mà “Từ khi đảng thâu tóm đất nước trong tay, đất nước gấm vóc, nhân dân cần cù sáng tạo nhưng xã hội Việt Nam càng ngày càng tụt lại sau so với các nước vậy mà từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến chót mũi Năm Căn, Cà Mau, nơi nào cũng thấy hàng chữ cao ngạo Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm! Muôn năm cả cái Xã hội chủ nghĩa hư vô, không có thật. Chủ nghĩa xã hội không có thật đã gây bao đau khổ và nhiều nợ máu với nhân dân mà vẫn muôn năm: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm! Còn nhân dân hết đời này đến đời khác lấy máu viết lên chữ Việt Nam thì Đảng không cần biết tới, thì chỉ là hư vô!”(3)
“Cao ngạo như vậy làm sao thấy được sự thật! Cao ngạo như vậy làm sao đến được với những lo toan, vất vả, khổ đau của dân! Cao ngạo như vậy nên ai thẳng thắn nói điều trái ý Đảng, đụng đến cái sai, cái yếu của Đảng, của Nhà nước, đều bị Đảng khép vào tội tuyên truyền chống Nhà nước của Đảng, đều bị Đảng trừng trị khắc nghiệt” (3).
Thâu tóm đất nước trong tay, đảng độc chiếm cả Quốc hội:
“Tính số tròn, dân số Việt Nam đến hôm nay là chín mươi triệu người, đảng viên cộng sản chỉ có ba triệu người, những người cộng sản chỉ chiếm hơn 3% dân số. Nhưng 500 Đại biểu Quốc hội khóa XIII của nhiệm kì 2011 – 2016 vừa bắt đầu, có tới 458 Đại biểu là đảng viên cộng sản. Hơn 3% dân số chiếm hơn 90 % ghế trong Quốc hội! Một sự bất công ngang nhiên ở ngay cơ quan lập pháp, nơi xác lập kỉ cương, công bằng xã hội! Một sự coi thường Dân đến đau lòng, đến xấu hổ! Chỉ một con số khách quan đã chứng minh Quốc hội đó là Quốc hội của một đảng chứ đâu phải của toàn Dân! Toàn bộ thành viên cơ quan thực quyền cao nhất của đảng Cộng sản là Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều là Đại biểu Quốc hội. Ban chấp hành Trung ương đảng có 175 ủy viên chính thức thì 84 ủy viên Trung ương đảng, một nửa Ban chấp hành Trung ương đảng tràn vào Quốc hội, chiếm ghế trong Quốc hội!” (4)
Dưới Quân kỳ, dưới Đảng kỳ ông từng cùng đồng đội tâm niệm với khúc quân hành dội lên từ lồng ngực: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình. Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra...” nhưng nay tất cả đã phải tráo trở hô vang: “Quân đội ta trung với Đảng”, cho nên ông không thể còn đồng hành nữa với cái thực thể mà ngày nay “...với sự độc quyền thống trị xã hội của đảng Cộng sản thì gần chín mươi triệu người dân Việt Nam chỉ là con số không tội nghiệp, không có vai trò gì đối với nhà nước của đảng Cộng sản! Bộ máy nhà nước do đảng dựng lên không mang ý chí của dân, chỉ mang ý chí của đảng! Ý chí của dân là độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Suốt chiều dài lịch sử, người dân Việt Nam đã không tiếc xương máu, hết thế hệ này đến thế hệ khác đổ máu hi sinh để giành độc lập và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ! Còn ý chí của đảng là chủ nghĩa xã hội! Vì chỉ có duy trì chủ nghĩa xã hội mới duy trì được vị trí độc tôn thống trị xã hội của đảng!”(2)
ĐCSVN bỏ nhân dân để “định hướng XHCN” và, có phải vì “định hướng XHCN” mà ĐCSVN phải bỏ Tổ quốc để dốc lòng phụng thờ Trung Quốc?:
“Chủ nghĩa xã hội cho những người lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Việt Nam quyền lực vô hạn, quyền lực không bị giám sát, thì đế quốc Cộng sản Trung Hoa là sự bảo lãnh cho quyền lực đó tồn tại, bảo lãnh cho những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam giữ vững quyền lực đó! Họ bảo lãnh không phải vì nghĩa tình đồng chí Cộng sản mà chỉ để họ thực hiện mưu đồ thôn tính Việt Nam! Chỉ vì quyền lợi ích kỉ của đảng, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam duy trì chủ nghĩa xã hội! Lại vì quyền lợi ích kỉ của đảng, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thí bỏ lợi ích dân tộc đánh đổi lấy sự bảo lãnh của bành trướng Trung Hoa!” (4)
“... cắt nhượng cho phương Bắc nửa thác Bản Giốc hùng vĩ ở Cao Bằng, cắt nhượng cho phương Bắc cả tòa thành cổng nước cổ kính ở Lạng Sơn đã in bóng sừng sững trong lịch sử Việt Nam thì không thể lén lút giấu dân được mãi. Sự thật mất đất đai của tổ tiên phơi bày ra rồi, nhân dân chỉ còn biết nghẹn ngào, đau xót, khóc cho cơ thể Tổ quốc Việt Nam bị cắt xẻo ứa máu, khóc cho lịch sử Việt Nam phải ghi lại những năm tháng tủi nhục!” (3) chưa đủ, để “đánh đổi lấy sự bảo lãnh của bành trướng Trung Hoa!” những người lãnh đạo ĐCSVN sẵn sàng mở đường rước con voi Trung Hoa về giày mả tổ mình:
“Đảng Cộng sản Trung Hoa phát động cuộc chiến tranh biên giới đánh Việt Nam ác liệt suốt mười năm, 1979 – 1989. Tháng chín, năm 1989, Trung Hoa vừa ngừng đánh Việt Nam thì tháng chín năm 1990 các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vội hấp tấp sang gặp các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Hoa ở tỉnh lẻ Thành Đô cầu thân với Trung Hoa để dựa vào Trung Hoa duy trì sự thống trị xã hội của đảng Cộng sản Việt Nam, mở đường cho Trung Hoa trở lại tiếp tục công việc đồng hóa chính trị để xâm lược kinh tế và lãnh thổ Việt Nam mà họ đã thực hiện ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, tháng mười, năm 1949 và sau khi Việt Nam quét sạch quân Pháp khỏi đường số Bốn, năm 1950, mở thông biên giới Việt – Trung! Đặt lợi ích của đảng Cộng sản Việt Nam lên trên lợi ích dân tộc Việt Nam, coi sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam cao hơn sự tồn tại của Tổ quốc Việt Nam, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã làm một việc vô cùng nguy hại cho Tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam, mở đầu cho những việc làm nguy hại ngày càng lớn sau này như nhân nhượng cho Trung Hoa lấn đất, lấn biển Việt Nam, nhân nhượng cho Trung Hoa vào khai thác bauxite ở Việt Nam! Từ tháng chín, năm 1990, đảng Cộng sản Việt Nam lại đưa dân tộc Việt Nam đến trước một hiểm họa ngày càng rõ, hiểm họa Bắc thuộc!” (1).
Cái hình ảnh ông Đỗ Mười đến Thành Đô hớn hở chạy tới, ngước lên, ôm chầm lấy Giang Trạch Dân trong khi ông này không buồn cúi xuống, đã làm cho không người dân Việt Nam có lòng tự trọng nào không khỏi tủi nhục thay. Tưởng rằng đấy chỉ là biểu hiện ngốc nghếch của một ông già lẩm cẩm, nào ngờ, ngài giáo sư – tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng cũng thật đáng phàn nàn khi uốn lưỡi nịnh nọt ngoại bang một cách rất không phải lối:
“Ngày đó ngài Nguyễn Phú Trọng vừa được đảng của ngài phân chia cho chức Chủ tịch Quốc hội, ngài vội mau mắn sang ngay Trung Hoa hớn hở khoe với những người đứng đầu đảng cộng sản đàn anh rằng Trung Hoa là hướng tốt lành ngài chọn xuất ngoại đầu tiên ngay sau khi trở thành người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam!
Không cần nói ra, ai cũng biết điều đó! Nhưng chẳng biết nói gì để giãi bày lòng trung, ngài chủ tịch Quốc hội Việt Nam liền hồ hởi nói ra như một lời khoe về tấm lòng thơm thảo của ngài với Thiên triều! Câu nói của ngài làm cho những người Việt Nam còn chút lòng tự trọng đều phải cúi mặt lắc đầu nhưng sẽ làm đẹp lòng những người Trung Hoa đang đối thoại với ngài! Hảo lớ!” (5)
“Ôi chao, nhục nhã, ê chề quá! Cố giữ liên minh với sức mạnh bạo lực Trung Hoa làm điểm tựa cho đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại, dân tộc Việt Nam phải chịu hết nỗi nhục này đến nỗi nhục khác rồi tất yếu dẫn đến tận cùng nỗi nhục là mất nước!” (2).
“Đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất Nhà nước Việt Nam có lòng thành với Trung Hoa như vậy nên tàu chiến Trung Hoa cứ mặc nhiên ngang dọc trên biển Việt Nam, ngang nhiên bắn giết, cướp bóc dân chài Việt Nam, cấm dân chài Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam, xua đuổi công ty nước ngoài vào thăm dò dầu khí trên biển Việt Nam! Trước thực tế đau lòng đó, chủ nhiệm ủy ban an ninh – quốc phòng của Quốc hội Việt Nam nêu ý kiến đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có báo cáo với Quốc hội Việt Nam về tình hình biển Đông để Quốc hội xem xét, cho ý kiến, ngài liền gạt phắt: Tình hình biển Đông có gì mới đâu mà phải báo cáo!” (5)
“Nay một người Việt Nam hiếm hoi có tấm lòng thơm thảo với tham vọng bành trướng Đại Hán Trung Hoa, một người Việt Nam hiếm hoi không có được một chút khí phách làm nên lịch sử Việt Nam “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” đã trở thành Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, đã trở thành người đứng đầu hệ thống quyền lực Nhà nước Việt Nam, trở thành bí thư Quân ủy trung ương, Tổng tư lệnh quân đội! Đó là sự kích thích, khích lệ tham vọng bành trướng Đại Hán Trung Hoa lấn tới!” (5).

Thôi rồi! Lượm ơi!
Cái cổ Việt Nam mỗi ngày càng bị các ông TBT ĐCSVN, người sau hơn người trước, ấn càng sâu vào thòng lọng Trung Quốc.
Đau nỗi đau của toàn dân tộc, người lính trường chinh Phạm Đình Trọng lại xót thương cho mỗi đồng chí, đồng đội mình:
“Nhiều mảnh đất của tổ tiên người Việt để lại đã thấm đẫm máu nhiều thế hệ người Việt Nam đã không còn là đất đai Việt Nam nữa! Đặc biệt đất đai biên cương phía Bắc càng thấm đẫm nhiều hơn máu những người lính và cả nước mắt cha, mẹ, vợ, con người lính! Tháng ba năm 1987, chiến tranh biên giới Việt – Trung đang còn ác liệt, tôi ngồi cùng ô tô với phó tư lệnh Đặc công, Anh hùng, đại tá Đỗ Văn Ninh đưa mẹ con chị Nguyễn Thị Định là vợ và con của liệt sĩ thượng úy đại đội trưởng Cao Hoàng Việt lên viếng mộ anh Việt vừa hi sinh trước đó ít ngày trong cuộc chiến đấu giành lại điếm cao Xê Ba (C3) ở Vị Xuyên, Hà Giang. Đại đội đặc công của anh Việt vừa giành lại điểm cao Xê Ba thì pháo từ Trung Hoa bắn sang. Đạn pháo xé làm thân thể anh Việt không còn nguyên vẹn. Một phần thân thể người lính Cao Hoàng Việt đã lẫn ngay vào đất đá trên mỏm núi đá Xê Ba. Người đàn bà trẻ, nhân viên đánh máy viện Văn học Việt Nam mới ngoài hai mươi tuổi, vợ liệt sĩ Cao Hoàng Việt, khóc lặng lẽ bên nấm mộ còn tươi màu đất mới đắp trên sườn đồi hoang lạnh. Chị khóc cho cuộc đời tận tụy hi sinh cống hiến cho đất nước mà quá ngắn ngủi của anh! Chị khóc cho thân phận góa bụa còn quá trẻ của chị! Chị khóc cả cho đứa con trai côi cút mới bốn tuổi còn chưa biết khóc cha. Cho đến nay giọt nước mắt của người vợ liệt sĩ khóc chồng ở sườn đồi hoang lạnh biên giới phía Bắc vẫn còn mặn chát trong lòng tôi!” (1).
Xót thương mỗi đồng đội, đồng chí của mình, PĐT càng oán giận mấy vị “lãnh tụ” bạo tàn quyết xây vinh quang cho Đảng, quyết “làm công một người” bằng “giãi thây trăm họ”:
“Kế hoạch Tổng tiến công, Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 được soạn thảo theo ý chí của bí thư thứ nhất, người thực sự nắm toàn quyền trong đảng. Đinh ninh cú Mậu Thân 1968 là cú quyết định cuối cùng để ca khúc khải hoàn, trước khi mở màn Tổng tiến công, người nắm toàn quyền trong đảng liền đưa Hồ Chí Minh, danh nghĩa là chủ tịch đảng sang Trung Hoa an dưỡng dài ngày, uống thuốc bắc bồi dưỡng sức khỏe và đưa Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội sang Hungari nghỉ ngơi ngắm cảnh đẹp hồ Balaton để thế giới hiểu rằng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều ngoài cuộc trong chiến thắng Mậu Thân 1968, để sử sách phải ghi chép rằng chiến công hiển hách Mậu Thân 1968 đánh thắng Mĩ, kết thúc chiến tranh là do thiên tài của bí thư thứ nhất đảng Lao động Việt Nam lúc đó. Là nhà quân sự thao lược, nắm chắc tình thế chiến trường và thực lực hai bên, là người cầm quân có lương tâm, biết quí từng giọt máu của lính, khi được bàn thảo chiến cuộc Mậu Thân 1968, Võ Nguyên Giáp chủ trương Mậu Thân 1968 chỉ thực hiện cuộc tập kích chiến lược, bất ngờ tập kích vào cơ quan đầu não chiến tranh, đồng loạt tập kích các căn cứ quân sự của địch. Lực lượng địch còn mạnh nhưng yếu tố bất ngờ sẽ đảm bảo cho thắng lợi của trận tập kích đánh đòn đau vào ý chí chiến tranh và tiêu hao lớn sinh lực địch, làm thay đổi cục diện chiến tranh. Khi yếu tố bất ngờ không còn nữa cần thu quân bảo toàn lực lượng để gia tăng những nhịp độ hoạt động quân sự tiếp theo mới dẫn đến kết thúc chiến tranh ở những chiến dịch gối đầu sóng nối tiếp” (1).
Nghĩ đến “giọt nước mắt của người vợ liệt sĩ khóc chồng ở sườn đồi hoang lạnh biên giới phía Bắc”, nghĩ đến từng lớp mảnh xương còn vùi trong bùn dưới đáy sông Thạch Hãn, PĐT thấy rợn người khi hát câu “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước” nên đã nêu một đề xuất làm cho chính người đang viết cũng sửng sốt, nhưng, nghĩ kỹ lại thấy có lý:
“... chính những người cộng sản Việt Nam đã làm cho lá cờ của khởi nghĩa Nam Kỳ, lá cờ của cách mạng Tháng Tám không còn là lá cờ của cả dân tộc Việt Nam nữa! Và một vấn đề nghiêm túc, lớn lao, khẩn thiết đang đặt ra: Đã đến lúc cần có lá cờ tập hợp cả dân tộc Việt Nam! Không thể là lá cờ đỏ nhỏ nhen của một giai cấp, lá cờ lấy giai cấp thống trị dân tộc, đàn áp dân tộc! Không thể là lá cờ vàng vốn xuất xứ là lá cờ của một nhà nước chỉ là công cụ của nước ngoài! Cần có lá cờ mới mẻ, tinh khôi của cả dân tộc Việt Nam, của chín mươi triệu người Việt Nam đang sống trên đất nước Việt Nam thống nhất và đang sống trên khắp thế giới! Lá cờ xanh màu rừng, xanh màu biển, xanh màu đồng ruộng Việt Nam và sáng chói tinh thần yêu nước Nguyễn Thái Học!” (6).
Mong sao mỗi người lính, mỗi người dân Việt Nam đều biết suy tư, đều dám suy tư như người lính – nhà văn Phạm Đình Trọng.

Rút trong cuốn ‘ĐÊM DÀY LẤP LÁNH’

Nguyễn Thanh Giang
Mobi: 0984 724 165
Website: www.nguyenthanhgiang.com
____________________________________
Ghi chú:
(1) Phạm Đình Trọng – Thưa chuyện với công cụ bạo lực chuyên chính vô sản
(2) Phạm Đình Trọng – Không thể đi ngược ý chí của nhân dân
(3) Phạm Đình Trọng – Bi kịch Việt Nam
(4) Phạm Đình Trọng – Ngước nhìn Quốc hội
(5) Phạm Đình Trọng – Thói ngạo mạn AQ
(6) Phạm Đình Trọng – Đi xa nhìn về 

Dân “quây” Bệnh viện Đa khoa Hà Nội "tố" gây chết người

Mổ thanh quản, được xuất viện hơn 1 tuần nhưng bất ngờ bệnh nhân Tưởng tử vong. Người thân nạn nhân "quây" bệnh viện đòi người.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h ngày 14/11, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội (số 29 phố Hàn Thuyên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Nan nhân Tưởng
Nạn nhân Tưởng 

PV Kienthuc.net.vn, nhận thấy có tới cả trăm người thân của bệnh nhân tử vong Trần Thị Tưởng (51 tuổi, ở Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) "quây" Bệnh viện Đa khoa Hà Nội. Cơ quan công an cũng có mặt tại hiện trường, để tiến hành phân luồng giao thông.


Khẩu hiệu đòi người của người thân nạn nhân
Khẩu hiệu đòi người của người thân nạn nhân
 
Tại đây, chị Phạm Thị Thủy (em dâu nạn nhân Tưởng” cho biết: “Ngày 30/10, chị dâu tôi có đi mổ thanh quản tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội và sau đó được xuất viện về nhà khỏe mạnh bình thường. Đến ngày 8/11, chị dâu tôi đi khám lại ở bệnh viện này. Khi đến khám lại các bác sĩ bảo là chị dâu tôi bình thường và phải xử lý trong vòng 10 phút là về".
 
Chị Thủy bên phải trao đổi với PV Kienthuc.net.vn
Chị Thủy bên trái trao đổi với PV Kienthuc.net.vn
"Tuy nhiên, đến 23h cùng ngày, gia đình thấy lo lắng, liền chạy lên và hỏi các bác sĩ và nhận được câu trả lời không sao. Nhưng sau đó khoảng 20 phút, một xe cứu thương đến Bệnh viện và chở chị dâu tôi đi sang Bệnh viện Việt Đức", chị Thủy kể.

Người thân nạn nhân Tưởng
Người thân nạn nhân Tưởng "quây" bệnh viện
Bệnh viện nơi người thân nạn nhân Tưởng
Người thân bệnh nhân tử vong "quây" bệnh viện 
Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Tiến Dũng
  (kiến thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét