Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Tin thứ Ba, 27-11-2012 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
“Việt Nam tồn tại giữa búa và đe” (TP).
 - Ngủ với dâm quan Trung Quốc: 10 triệu đồng/lần (Bee).(300 tệ mà tương đương 10 triệu đồng => nhà báo chắc nên đi học lại môn Toán)- Andreas Lorenz: Điểm nóng Triều Tiên (Phan Ba). - Truy quét người Bắc Triều Tiên muốn vượt biên tại biên giới Trung-Triều   –   Cuộc sống tù ngục của các « công nhân ma » Bắc Triều Tiên ở Đan Đông (Le Figaro/ Thụy My). – Nhật thu thập thông tin về Triều Tiên phóng tên lửa (TTXVN).

- Công an Đăk Nông khủng bố gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định (Chuacuuthe). “‘Nhà tù còn rộng chỗ, chúng tôi sẵn sàng bắt thêm người vào trong đó’ là điều nhân viên an ninh tỉnh Đăk Nông, tên Nguyễn Thế Anh đã nói để khủng bố tinh thần bà Đặng Thị Dinh, vợ thầy giáo Đinh Đăng Định…”. – Hai thanh niên Công giáo từ chối luật sư cho phiên tòa sắp diễn ra (Chuacuuthe).
KINH TẾ
- Vụ “vào kho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt”: Phát hiện gần 50.000 sản phẩm vi phạm (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- “Lincoln” trụ vững số 3 trên BXH phim Bắc Mỹ: Phù thủy” Steven Spielberg không ngán các “bom tấn” (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thí điểm tuyển 100 giáo viên Philippines dạy Tiếng Anh ở TP.HCM: Chỉ đăng ký 29 giáo viên (TT).
- Vụ Melior Việt Nam lừa đảo: Học viên bị lừa vì sính ngoại (ANTG). “Sính ngoại” hay là “nội” quá tệ?
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

 Thật ra, người Việt Nam chúng ta đang giàu hay nghèo?


Thời sự Việt Nam
Đăng ngày Thứ ba, 27 Tháng 11 2012 08:45

Mười năm vừa qua, khi bong bóng tài sản và kinh tế được “bơm” lên, hầu hết người Việt tỉnh táo đều bị “sốc” trước một xã hội xa hoa hình thành quá nhanh.



Đâu đâu cũng bàn căn hộ triệu đô, ai ai cũng mơ sống trong các tòa nhà cao cấp với bảo vệ gác cửa, hồ bơi, siêu thị bên trong. Chiếc Toyota “vang bóng một thời” giờ bị xem là taxi, xe thì phải là Merc, BMW, Audi, thậm chí Lamborghini. Đi nước ngoài, chữa bệnh nước ngoài, mua nhà ở Mỹ thành chuyện thông thường...

15 năm trước thôi, tất cả những điều này vẫn còn quá xa lạ, thậm chí còn bị chút khinh miệt, nghi ngờ, vì cái thế giới hào nhoáng đó tưởng chỉ có trong các bộ phim Hong Kong thuở chưa có phim Hàn! Người Việt cũng từng có những trải nghiệm về một xã hội Việt khá giả, hoặc là Hà Nội xưa, hoặc là Huế đế đô, hoặc một Sài Gòn phong lưu cũ, nhưng trong xã hội truyền thống chưa bao giờ tồn tại một tâm lý xa hoa như thế.

Nhưng thật ra, chúng ta đang giàu hay nghèo?

Một vành đai nhỏ bé, “nghẹt thở”


Quote:
Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.

Buổi sáng, từ nhà ở Gò Vấp đến trung tâm Sài Gòn làm việc, tôi thấy mình chuyển hóa qua bốn tầng thế giới. Chuyện đơn giản đầu tiên là quà sáng, nếu kêu một tô bún bò của bà Tám đầu hẻm thì chỉ mất 20.000 đồng. Nếu dừng gần Phú Nhuận ăn mì, giá đã 35.000 đồng. Nếu đến Phở Dậu quận 3, giá tận 65.000 đồng. Lên đến tiệm mì Nam Lợi đường Hàm Nghi, bữa sáng của tôi sẽ là 80.000 đồng. Một phần quà sáng từ Gò Vấp, qua Phú Nhuận, đến quận 3 và quận 1 đã chuyển hóa qua bốn mức giá và tăng lên gấp bốn lần.

Lại nữa, do yêu cầu công việc phải gặp gỡ, bàn bạc với người của các đối tác nước ngoài hay của các công ty lớn, nên vừa gửi xe máy vào bãi là tôi được nhảy lên xe Lexus đời mới bọc da thơm phức, họp hành ở các khu văn phòng sang trọng mát lạnh điều hòa, bao quanh là đường sá nhìn như nước ngoài, cà phê bàn việc ở tiệm Mojo thuộc khách sạn Sheraton, giá mỗi ly thức uống ít nhất 100.000 đồng, lại đi ăn trưa tại Park Hyatt, có khi là một phần steak bò Kobe giá 70 đôla (khoảng 1,5 triệu đồng)...

Thế rồi chiều về lại tà tà xe máy ghé quán bún chả gần Tân Sơn Nhất làm một suất 25.000 đồng bên cạnh một anh công nhân vừa tan tầm... Tôi nhận ra rằng mình thường xuyên trải qua cách sống của các tầng lớp khác nhau, có thể nói giai tầng của tôi chuyển đổi đến hai, ba lần trong ngày.

Và cũng nhờ các chuyển động “xuyên giai tầng” ấy, tôi nhận ra mình không giàu như mình vừa được sống, và toàn bộ cái thị trường cao cấp của xứ mình thật ra rất nhỏ bé, chỉ là một vành đai thượng lưu cạnh tranh nghẹt thở nằm ở vài phường trong quận 1, sau đó là các vành đai khác với giá trị giật cấp xuống rất nhanh, để tiến ra ngoại thành, nơi mỗi buổi chiều tan tầm nhìn các em công nhân dáng người “thấp nhỏ đồng hạng” đi kiếm vài bó rau rẻ cho bữa ăn chiều mà xót cả lòng.

Hiện tượng phân hóa mạnh như thế ở các mảng thị trường vốn đã nhỏ bé, các đứt gãy lớn trong sức mua... sẽ làm giảm khả năng phát triển mạnh của thương mại, dịch vụ và sản xuất. Hãy để ý, các chuỗi thương hiệu lớn hiện chỉ có thể quẩn quanh trong vành đai trung tâm với chục cửa hàng là hết “không gian sinh tồn”, bước ra khỏi vành đai đó sức mua giảm sút và khó mà tồn tại nổi. Ngược lại, ở các vành đai ngoại biên có không ít sản phẩm tốt nhưng chẳng thể nào đủ tiền trả chi phí mặt bằng để chen vào vành đai trung tâm, làm hạn chế sức bành trướng của thương hiệu nội.

Mà cả đất nước Việt Nam nói không ngoa chỉ có hai vành đai thượng lưu nhỏ xíu như vậy nằm ở Sài Gòn và Hà Nội, ngoài ra chẳng có một đô thị nào đạt được sức mua cao cấp tương tự. Vậy thì khó có thể nói chúng ta đã đạt được mức của một thị trường trung lưu chứ nói gì đến hai chữ xa hoa.

Tự mình rơi vào ảo ảnh PR

Chúng ta đều biết tâm lý xa hoa trong xã hội phần lớn xuất hiện từ cách tạo nhu cầu, tạo thị trường của các nhà kinh doanh. Điển hình nhất là thử phân tích cơ cấu giá thành của một chai nước hoa.

Nếu một chai nước hoa diễm tình và quý phái kiểu Ý có giá 100 đôla thì giá của thứ nước hoa bên trong chỉ là 30 đôla, giá của thiết kế cái chai và bao bì thật sexy là 20 đôla, còn lại là tiền thuê quảng cáo, PR, thuê những nữ diễn viên thật gợi tình, mắt nhắm hờ, môi mọng đỏ, đứng bên chiếc Audi màu champagne trên đường phố cổ kính của nước Ý..., tất cả như một khối cầu thèm khát rực lửa khi những hơi nước hoa đầu tiên đụng vào cơ thể nàng. Xem thế, 100 đôla là giá phải trả cho một đam mê, một sự xa hoa, một ảo ảnh về nhan sắc.

Kinh doanh nhà cửa cũng vậy, đó là bán một giấc mơ. Nhà phát triển địa ốc thời gian qua đã không bán một căn nhà như một nhu cầu sống cấp thiết, bán “cái ăn, chốn ở”, mà họ đã đi rất xa vào một ảo ảnh. Trong số các nhà địa ốc mà tôi được biết, ít ai nghĩ đến việc xây một ngôi nhà cơ bản nhưng tận dụng các không gian thật khéo léo, thông minh để sống tốt trong một diện tích nhỏ, thuận hướng gió, nhiều ánh sáng, tiết kiệm điện năng...

Hầu hết đều cố tưởng tượng ra những điều “kỳ ảo” nhất để nhồi vào căn nhà, và kết quả là nhà phải có hồ bơi, nhưng mấy ai đủ thời giờ xuống bơi và phơi nắng, đọc sách như trong phim, thế là hồ bơi bỏ rong rêu, chứa lăng quăng; phòng tắm phải có bồn tắm, có vòi nước massage, mà chẳng ai có thì giờ để ngâm mình, trong khi cách tắm cơ bản nhất chỉ là một vòi sen một chiếc ghế nhẹ nhàng chắc chắn để ngồi tắm... Tất cả những chi tiết như thế đã góp phần làm căn nhà ngày càng xa rời giá trị thật.

Mà rất nhiều tinh hoa kinh doanh Việt, rất nhiều vốn liếng ít ỏi Việt đã được tập trung vào thị trường xa hoa này, đây vừa là thị phần vô cùng nhỏ bé trong toàn bộ nền kinh tế, lại vừa làm thất thoát rất nhiều tiền của để nhập khẩu hoặc tiêu dùng ở bên ngoài quốc gia. Còn một thị phần rất lớn các nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu thì ít được lưu tâm, để sau cùng bị các công ty nước ngoài thâu tóm hết như hiện đang thấy.


Thông minh là sống đúng sức mình

Trên thế gian này đâu phải ai cũng phải ra vẻ giàu có, sành điệu mới là người thành đạt. Philippines từng nhấn mạnh khi quảng bá trên báo chí thế giới: “Chúng tôi là nơi cung cấp những công nhân xây dựng lành nghề nhất thế giới”, và họ cũng không giấu giếm gì việc là quốc gia cung cấp người giúp việc nhà chuyên nghiệp toàn cầu.

Còn tại Thái Lan, chính phủ đã xây dựng một chương trình phát triển sản phẩm truyền thống mang tên OTOP (viết tắt của One Tambon One Product, nghĩa là Mỗi làng một sản phẩm, tambon tiếng Thái tương tự làng xã của ta), là chương trình giúp khai thác các sản phẩm truyền thống nằm rải rác trong dân gian, đưa công nghệ mới vào, thêm kỹ thuật marketing hiện đại, giúp sản phẩm đạt chuẩn để chào bán trên thị trường quốc tế.

Xã hội nào cũng phải xây dựng trên một tầng lớp chủ yếu. Nước Mỹ lấy nền tảng là tầng lớp trung lưu (tùy tiểu bang, có thu nhập từ 25.000-200.000 đôla/năm) vốn chiếm đa số tại nước họ. Trung Quốc thì đang cố gắng xây dựng một xã hội khá giả... Còn ở ta, ai cũng rõ 70% là nông dân với thu nhập bấp bênh, còn lớp trung lưu chỉ tập trung ở đầu dưới của chuẩn trung lưu tại các nước đang phát triển, tức thu nhập phổ biến ở mức 15 triệu đồng/tháng.

Vậy đúng ra chúng ta phải xây dựng một nền tảng về tâm thức xã hội, một hoạt động kinh tế dựa trên thành phần chuẩn đó của mình. Từ xưa chúng ta đã có một xã hội thanh đạm và trầm tĩnh phù hợp với thực tế đó. Cha ông ta đã chứng minh rằng dù hầu hết là nông dân, công nhân, thị dân nghèo và tầng lớp trung lưu thấp, chúng ta có thể không giàu, sức mua chưa cao nhưng vẫn có thể có một phong cách tiêu dùng tao nhã, trí thức.

Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.

“Cũng quan trọng như việc cần có một nền kinh tế thịnh vượng, chúng ta còn cần sự thịnh vượng của lòng tốt và sự khiêm cung”. Câu nói đó không phải từ một người nghèo mà từ một người danh giá hàng đầu nước Mỹ, bà Caroline Kennedy, một nữ luật sư, một tác giả có tiếng, xuất thân trong một dòng họ giàu có và là con gái cố tổng thống Kennedy.

LƯU VĨ LÂN (TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN)
LƯU VĨ LÂN-Để có một nền kinh tế thông minh và điềm đạm

- Thảo luận giải pháp cho kinh tế – xã hội năm 2013 (TT).
- Giải ngân hơn 10 tỉ USD vốn FDI (TT). - 11 tháng, cả nước thu hút 12,18 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (LĐ). - Vốn FDI tháng 11 chủ yếu là đăng ký thêm (DV).
- ‘Lạm phát Việt Nam tiếp tục tăng năm 2013′ (VNE). - CPI năm 2012 dự báo cao nhất 8,5% (TP). - GDP của TPHCM gấp 1,77 lần cả nước (NLĐ). - TP.HCM: Năm 2013, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD (TN).
- Xuất khẩu Việt Nam : Sản phẩm công nghệ cao cấp vượt hàng dệt may (RFI).
- Bloomberg nói về giấc mơ vỡ nát ở VN (BBC).
- Ngân hàng khó hoàn thành chỉ tiêu tín dụng (TBKTSG). - Nhân sự ngân hàng biến động mạnh (VnEco).
- Ngân hàng ngừng huy động vàng(NLĐ).  - Ngân hàng chính thức ngừng huy động vàng (TT). - Bắt đầu thu phí gửi vàng (TP).
- Sàn chứng khoán thiếu minh bạch (TN).
- Coi chừng lại vuột cơ hội! (TT).
- Khẩn cấp tìm giải pháp cứu ngành chăn nuôi (TN). – Mỗi tháng nhập khẩu gần 7.500 tấn thịt (NLĐ). – Không nhập khẩu vì gia súc, gia cầm trong dân rất lớn (TTXVN). - Giá gà công nghiệp đang tăng trở lại tại Đồng Nai (VOV). - Nhập khẩu gần 82.000 tấn nội tạng, phụ phẩm (DV).
- Vẫn còn rủi ro lạm phát lương thực! (PLTP). - Nông nghiệp xuất siêu trên 9,6 tỉ USD (TN). - Gây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam (SGGP).
- Doanh nghiệp đối thoại với Chính phủ nhiều chủ đề “nóng” (TN). - Rủi ro mua bán doanh nghiệp trước giờ vỡ nợ (VNE). – THƯƠNG HIỆU: CUỘC CHIẾN SỐNG CÒN: Châu chấu có thể thắng voi(NLĐ).  - Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ (TN).
- Cuối năm DN ồ ạt báo lỗ (TP). – Đại gia trả giá vì quản trị DN be bét (VEF).
- Người Canada nắm Ngân hàng Anh Quốc (BBC).
- Phía sau thỏa thuận gạo Trung Quốc – Thái Lan (VnEconomy).
- ADB giúp Trung Quốc sản xuất năng lượng từ chất thải (VOA).
13h30′:
- ‘Soi’ 8 vấn đề lớn của nền kinh tế (TP). – Vĩ mô năm 2013, khởi đầu giai đoạn ổn định (ĐTCK). – Giá mà kinh tế tăng trưởng như… uống bia (ĐĐK).
- FDI 11 tháng: Nhật Bản giữ vững ngôi đầu (ĐĐK).
- Ách tắc thị trường liên ngân hàng? (ĐTCK). – Diễn đàn DN Việt Nam thường niên 2012: Ngân hàng sẽ là điểm nóng (CafeF). – Ngân hàng kích cầu tiêu dùng (VIR).
- Vay vốn cuối năm: Doanh nghiệp “lơ” ngân hàng (ĐĐK).
- Ngừng huy động vàng, ngân hàng thu phí giữ hộ khách (DT).
- Thị trường vàng đã rối càng thêm rối! (Petrotimes).
- Khi môi trường kinh doanh thiếu ổn định – Bài 2: Doanh nghiệp phải “biến đổi gene”  (ĐĐK). – Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội: Tràn lan, sẵn sàng chịu phạt (VIR). – Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ “khai tử” sau 5 năm thành lập (TQ). – Doanh nghiệp Việt: Ốm yếu vì chú tâm “lobby”, quan hệ (DT). – Quản lý hoạt động của DNNN: Nặng về tư duy theo “lối cũ” (ĐĐK).
- “Chọn mặt gửi tiền” – khẩu vị của NĐT lớn (ĐTCK).
- Thị trường M&A dự án BĐS: Bán la liệt, mua nhỏ giọt (CafeF). – Nhà cho thuê đua nhau giảm giá (Infonet).
- Đóng tàu cá lớn nhất Việt Nam, chinh phục biển Đông (TP). – Ngư dân trúng lớn (TP). – Nên giảm doanh nghiệp nuôi cá tra(DV).
- Nestle “tố” Trung Nguyên xuyên tạc thông tin “G7 thắng Nescafe” (GDVN).
- Ế chỏng chơ, xe máy giảm giá tới 1/3 (VTC).
- Lãi suất cho chăn nuôi vẫn cao! (NNVN). – Người chăn nuôi lao đao vì thịt nhập (TP).
- Vụ “vào kho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt”: Phát hiện gần 50.000 sản phẩm vi phạm (TT).
- Không lo thiếu thịt trong dịp tết (TT). – Doanh nghiệp hồi hộp trữ hàng Tết (ĐĐK). - Nhân công Trung Quốc, đá lót đường cho trăng trưởng kinh tế (RFI). - Samsung tố cáo các nhà cung cấp Trung Quốc phạm luật lao động (RFI).

Những cái nhất… nghẹn ngào


CôngThương - Suy ngẫm về những cái nhất mà Việt Nam giành được trong khi nền kinh tế thế giới và Việt Nam chạm đáy của khủng khoảng và chưa có biến chuyển tích cực cho đến hết năm 2013.
Chúng ta đã giành được ngôi vị thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo. Ước tính hết quý III/2012, tổng sản lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 5.850 triệu tấn, tương đương 2,6 tỷ USD. Thái Lan đạt 5,2 triệu tấn xuất khẩu và ngoại tệ thu về 3,5 tỷ USD; Ấn Độ đạt 5,5 triệu tấn xuất khẩu và ngoại tệ thu về 3 USD.
Tuy nhiên, một phép tính cộng trừ đơn giản, Việt Nam đứng đầu về sản lượng xuất khẩu nhưng giá trị thực lại thấp nhất trong 3 quốc gia. Như vậy, cái nhất số lượng gạo xuất khẩu nhưng cũng đạt cái thấp nhất tiền thu về cho người nông dân và cho ngân sách.
Về cà phê, Việt Nam đã vượt qua Brazil, Colombia để giành ngôi vị hàng đầu, ước tính sản lượng xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, thu về 2,5 tỷ USD. Trong khi cà phê  Brazil đạt 1,5 triệu tấn, thu về hơn 3 tỷ USD; cà phê Colombia đạt 1,35triệu tấn, thu về 2,9 tỷ USD. Việt Nam lại đứng nhất về sản lượng xuất khẩu cà phê trên thế giới nhưng giá trị thu về lại thấp nhất trong 3 nước kể trên.
Và nổi sóng trên thị trường cũng như nghị trường thời gian qua là giá cả mua, bán trên thị trường vàng. Việt Nam đạt con số kỷ lục về sức mua từ cuối tháng 5 đến tháng 11/2012. Theo đó, lực mua, bán đạt hơn 60 tấn vàng, trong khi đó thị trường Trung Quốc giảm 8%, thị trường thế giới giảm 2%. Điều này chứng tỏ rằng lượng vào nhập khẩu của Việt Nam là cao nhất so với bình quân đầu người. Nhưng ta đạt được cái nhất về giá cao khi thị trường thế giơi là 1.733,5 USD/ounce (1 ounce =  1.088 lượng) cách tính của thị trường Việt Nam với giá hiện tại hơn 47 triệu đồng tương đương với 2.245USD/lượng thị trường này chắc không quốc gia nào có được và duy nhất chỉ có… Việt Nam!
Có thể nói, 3 vấn đề lớn nêu trên liên quan trực tiếp đến đời sống của hơn 75% tổng dân số. Tại sao xảy ra tình trạng này khi các cơ quan quản lý nhà nước luôn có nhiều kế sách và chiến lược tốt? Giá trị ngày công lao động của người nông dân và người công nhân bán lưng cho trời, bán mặt cho đất vất vả cả đời để giành nhiều cái nhất về số lượng mà chất lượng và hiệu quả lại thấp nhất, mặc dù trong các báo cáo các hội thảo cơ quan công quyền đều có những biện minh vì những lý do khách quan! Cần phải nhìn thẳng vào thực tế rằng, chúng ta đang kém về quản lý, kém về tư duy và kém về chất xám. Cũng may là hàng hóa của chúng ta còn khiêm tốn và chưa thâm nhập sâu rộng trên trường quốc tế, nếu không thương hiệu quốc gia cũng bị mai một và mất dần.
Người viết thấy nghẹn ngào vì những cái nhất kia không mang lại lợi ích nhất cho người dân và xã hội. Thiết nghĩ, chỉ cần một cái nhất là chất lượng và hiệu quả cho cuộc sống của cộng đồng mỗi ngày một cao hơn. Đó mới là cái nhất nhân văn và thực chất.
Nguyễn Hoài Bắc (E-mail từ Toronto, Canada)- Những cái nhất… nghẹn ngào (Công thương).- Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Kiên: Trong khó khăn, chọn phương án ít xấu nhất là tối ưu (QĐND).

- Hoàng Kim: “Liên kết bốn nhà” và “cánh đồng mẫu lớn”, những chiếc bánh vẽ xưa và nay (BoxitVN).
Truy tố hai cán bộ “phù phép” đất nông nghiệp thành đất ở (PL&XH).
Cán bộ đem bán nhà thuê (TT). Việt Nam : lạm phát tăng nhanh trong tháng 11
Lạm phát tăng tốc: Vietnam’s November Inflation Accelerates to 6-Month High (Bloomberg 23-11-12) -- Trong lúc "Đồng chí X" ngày đêm mưu kế để gài Trung Ương Đảng vào tròng, cười nhạo Quốc hội, Thống Đốc thì xin phân nửa (hay ⅓ cũng được?) giải Nobel.
Vụ gà lậu và Nguyễn Thiện Nhân (niềm xấu hổ của Ha-vớt): Chí Trung: Gà Bắc Giang lên ngôi thì tôi cũng phải cân nhắc (PN Today 24-11-12) -- Đại học Ha-vớt có xấu hổ không? Tại sao lại đào tạo một "fellow" mà trình độ còn thua một nghệ sĩ hài Việt Nam?
Lê Thanh Hải pha trò: Phòng ngừa tham nhũng từ những việc nhỏ nhất (NLĐ 24-11-12)
Đại biểu Quốc hội được tiếp xúc cử tri ở địa phương khác (ND 24-11-12) -- Trước khi có quy định này, một Đại Biểu đơn vị Hải Phòng nếu đến tiếp xúc cử tri ở Thủ Đức thì có thể bị Công An bắt?
Những phát ngôn ấn tượng tại nghị trường (LĐ 24-11-12)

- Chủ tịch QH tiếp tục chém gió: Năm 2015, phải có hệ thống ngân hàng lành mạnh (TT).   – Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành: “Không thể cảm tính hay mệnh lệnh hành chính để giải quyết những vấn đề của ngân hàng thương mại” (ĐĐK).   – Bế mạc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII: Thông qua những quyết sách hợp lòng dân  (ĐĐK).
- Một đệ nhất phu nhân (Người Việt).

Securency trả học phí cho con ông Thúy?


Báo cáo của World Bank về tham nhũng ở Việt Nam: Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệtp và cán bộ, công chức, viên chức (WB 9-2012) ◄◄◄ (Bản tiếng Anh có thể dễ đọc hơn: Corruption from the perspective of citizens, firms, and public officials : results of sociological survey)  Cả hai file đều rất to, kiên nhẫn!
Vụ tiền polymer: Businessman paid for Vietnam bank governor's son to attend British university to 'curry favour', court hears(Telegraph 26-11-12) -- Bị cáo khai trứơc toà là đã trả tiền cho con ông Lê Đức Thuý du học bên Anh là để mua chuộc ông Thuý.-- Businessman accused of Vietnam corruption (FT 26-11-12)

Vụ tiền polymer:-Anh xử vụ đưa hối lộ cho ông Lê Đức Thúy
Tòa Anh dự kiến sẽ xử doanh nhân liên quan đến vụ tiền polymer vì có dính líu đến tội ‘đưa hối lộ’ cho nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Lê Đức Thuý.

Theo báo Anh Telegraph hôm 25/11/2012, ông William Lother, năm nay 73 tuổi, vốn là một doanh nhân có tiếng tại vùng Cumbria, sẽ phải ra tòa ngày 26/11 vì tội ‘đưa hối lộ’.

Các bài liên quan
Bị cáo nói 'không hối lộ ông Lê Đức Thúy'
Ông Lương Ngọc Anh 'giúp cảnh sát Úc'
Úc rà soát an ninh vì Lương Ngọc Anh

Khoản hối lộ này, theo bài báo chính là sự dàn xếp để con trai ông Thúy được học và nhận học bổng tại Anh.

Đổi lại, ông William Lowther vào thời điểm đó, năm 2003, là người phụ trách công ty in tiền của Úc, Securency, nhận được hợp đồng cho công ty này.
Vụ án kéo dài

Theo bài báo, toà án Anh cho rằng ông Lowther trả hơn 20 nghìn bảng Anh tiền học phí và chi phí sinh hoạt cho con ông Thuý mà một số báo nói là Lê Đức Minh, khi học khóa MA về quản trị kinh doanh ở trường Đại học Durham, Anh Quốc.

Ông Lê Đức Thuý giữ chức Thống đốc Nhân hàng Nhà nước Việt Nam từ cuối 1999 đến tháng 7/2007.

Hồi tháng 6/2007, Thanh tra Nhà nước ở Việt Nam chỉ yêu cầu ông Thuý 'kiểm điểm' và báo chí do chính quyền kiểm soát không đề cập gì đến vụ hối lộ tầm vóc quốc tế với Securency.

Nhà chức trách Úc đã cho bắt và xử một số quan chức nước họ liên quan đến hoạt động đưa hối lộ để nhận hợp đồng cho công ty Securency International ở Việt Nam và một số nước khác.

Ông Lowther vốn là một doanh nhân có tiếng tại vùng Cumbria ở Anh và được nhận huy chương CBE cùng danh hiệu hiệp sỹ danh dự từ Vua nước Bỉ.

Ông bác bỏ mọi cáo buộc khi ra trước buổi xử đầu hồi tháng 3/2012.

Trước đó, hồi tháng 9/2011, ông William Lowther đã bị đưa ra trước tòa hình sự tại quận Westminster, London, nơi ông cũng bác bỏ chuyện "đưa hối lộ cho ông Lê Đức Thuý".


Ông Lê Đức Thuý đã thôi giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ tháng 7/2007

Hôm thứ Hai 26/11 ông bị xử tại tòa Southwark Crown Court ở London.

Còn tại Việt Nam, cho tới nay vẫn chưa có quan chức ngân hàng hay ngành an ninh nào bị xử trong vụ Securency dù báo chí nước ngoài đã đăng điều cáo buộc nghiêm trọng.

Gần đây nhất, hôm 11/11, báo Úc nêu tên Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh của Việt Nam trong một vụ lập quỹ đen liên quan tới dịch vụ in tiền polymer.

Tòa án Úc công bố thông tin nói ông Lương Ngọc Anh đã dàn xếp các khoản hối lộ cho hai công ty Securency và Note Printing Australia ở Việt Nam.

Báo Úc The Age còn nói cảnh sát bang Victoria của Úc cũng trả ông Anh hàng trăm ngàn đôla để xuất khẩu công nghệ an ninh sang Việt Nam.
Firm 'bribed bank chief' (The Age 23-1-11)Điều này được hiểu rằng một ngân quỹ bôi trơn bí mật của Securency đã được sử dụng để thanh toán hàng chục ngàn đô la tiền lệ phí cho con ông Thúy theo học trường Đại học Durham. Ngân quỹ bôi trơn này đã được thiết lập cùng với khoảng 15 triệu USD tiền huê hồng mà Securency trả cho người trung gian Việt Nam Lương Ngọc Anh, để đổi lấy việc giúp công ty giành được các hợp đồng.


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
24.01.2011
Securency, nhà sản xuất tiền của Ngân hàng dự trữ Úc, (RBA- Reverse Bank of Australia), bị cáo buộc đã hối lộ thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam bằng cách chi trả cho con nhân vật này để theo học một trường đại học ngoại hạng ở Anh Quốc.
Cuộc sắp xếp này là một trong nhiều ưu đãi tiền bạc từ công ty của Ngân hàng dự trữ Úc, bị cáo buộc đã tuồn vào túi các quan chức Việt Nam để đổi lấy một thỏa thuận rằng Việt Nam sẽ in tiền bằng loại tiền nhựa của Securency.
Vụ hối lộ này đã giúp Securency đạt được những hợp đồng in tiền rất lớn tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.
Sự việc đã xảy ra công khai trước mắt các thành viên hội đồng quản trị do RBA bổ nhiệm của Securency, những người đã để mặc cho công ty tham gia vào việc hối lộ, chi trả nhiều triệu đôla tiền hoa hồng vào các tài khoản nước ngoài của người trung gian nhằm giành được hợp đồng từ các quan chức nước ngoài.
Không một cựu giám đốc người Úc nào của Securency đã bị quy trách nhiệm về việc không ngăn chặn vụ tham gia đưa hối lộ của hội đồng quản trị.
Các tiết lộ này sẽ gia tăng áp lực cho Cảnh sát Liên bang Úc để kết tội các giám đốc điều hành Securency từng chịu trách nhiệm về những giao dịch với Việt Nam, trong những gì được xem là vụ truy tố tội hối lộ nước ngoài đầu tiên của đất nước này.
Các nguồn thông tin về pháp lý đã xác nhận với tờ The Age rằng ngân quỹ của Securency đã được dùng chi trả chi phí đại học cho một đứa con của ông Lê Đức Thúy, thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007.
Ông Thúy, vẫn còn là một viên chức quyền lực trong chức vụ là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia, đã thưởng cho Securency những hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô la. Trước khi trở thành thống đốc ngân hàng, ông là một trợ lý của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đỗ Mười.
Các nguồn tin cho biết rằng hãng thông tấn AFP từng tra hỏi một số nhân viên cao cấp của Securency năm ngoái về vụ thanh toán lệ phí đại học.
Điều này được hiểu rằng một ngân quỹ bôi trơn bí mật của Securency đã được sử dụng để thanh toán hàng chục ngàn đô la tiền lệ phí cho con ông Thúy theo học trường Đại học Durham. Ngân quỹ bôi trơn này đã được thiết lập cùng với khoảng 15 triệu USD tiền huê hồng mà Securency trả cho người trung gian Việt Nam Lương Ngọc Anh, để đổi lấy việc giúp công ty giành được các hợp đồng.
Securency đã trả tiền hoa hồng vào các trương mục ngân hàng dưới sự chỉ đạo của ông Lương - bao gồm một trương mục ở Thụy Sĩ và một ở Hồng Kông. Securency đã trả một phần lớn của các khoản hoa hồng cho ông Lương, người được biết là một quan chức Việt Nam mà không kèm theo các biện pháp chống hối lộ thích hợp hoặc bằng chứng rằng chúng là những khoản chi trả hợp pháp.
Các nguồn thông tin pháp lý đã xác nhận rằng với tờ The Age là hãng tin AFP nghi rằng các khoản tiền hoa hồng được chuyển cho các quan chức Việt Nam hoặc thân nhân của họ. Các nguồn tin cho biết các viên giám đốc điều hành cao cấp của Securency đã lặng lẽ chối không tham gia trực tiếp vào việc đưa hối lộ, bao gồm cả các chi phí trả cho trường đại học.
Theo các đạo luật về chống hối lộ của Úc, ban phát lợi lộc cho một viên chức nước ngoài để đạt được lợi thế cho công việc doanh thương là bất hợp pháp. Một công ty có thể phải chịu trách nhiệm cho các đại lý ở nước ngoài về việc đưa hối lộ. Hội đồng quản trị của Securency, một nửa thuộc sở hữu của Ngân hàng Dự trữ Úc, đã chuẩn chi hàng hàng triệu tiền hoa hồng cho người trung gian Việt Nam của công ty.
Thống đốc Ngân Hàng Dự trữ Úc và Ngân khố quỹ liên bang đã từng từ chối mở cuộc điều tra về việc liệu có phải hội đồng quản trị Securency, hoặc RBA, đã thất bại trong việc giữ gìn thích đáng cho công ty khỏi can dự vào vụ việc hối lộ hay không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét