Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

VN ‘chỉ đạo’ không đóng dấu hộ chiếu TQ

BBC
Bộ trưởng Vũ Đức ĐamBộ trưởng Vũ Đức Đam nói Chính phủ đã chỉ đạo việc không đóng dấu vào hộ chiếu mới của TQ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói Chính phủ Việt Nam đã “chỉ đạo” không đóng dấu vào hộ chiếu có đường lưỡi bò của Trung Quốc, theo báo chí trong nước.

VnExpress dẫn lời ông Đam nói:
“Chính phủ đã có chỉ đạo, với người Trung Quốc mang hộ chiếu có in ‘đường lưỡi bò’ thì không đóng bất kỳ dấu nào của Việt Nam.”
Thay vào đó, ông Đam nói, Việt Nam cấp hộ chiếu rời để “một mặt vẫn tạo điều kiện cho công dân Trung Quốc làm việc hoặc du lịch, giao lưu với người dân Việt Nam; mặt khác thể hiện rõ chính kiến của Chính phủ Việt Nam,” theo VnExpress.
Mặc dù vậy VnExpress không nói Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo bằng văn bản hay qua các cuộc họp và những chỉ đạo này được đưa ra từ khi nào.
‘Chỉ thị từ trên’
Hôm 26/11, Chính ủy Bộ chỉ huy Biên phòng Lạng Sơn, nói với BBC rằng họ được “chỉ thị từ trên” và đã thực hiện không đóng dấu vào hộ chiếu có đường lưỡi bò từ hai tuần trước đó.
Đường ‘lưỡi bò’, hay đường chín đoạn, thề hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại phần lớn Biển Đông.
Hình ảnh này được in mờ trên các trang số 8, 24 và 46 trong hộ chiếu điện tử mà Trung Quốc bắt đầu cấp cho công dân của họ từ tháng 5/2012.
Việt Nam và Philippines, hai nước có tranh chấp gay gắt nhất với Trung Quốc ở Biển Đông, đều từ chối đóng bất cứ dấu nào vào hộ chiếu mới của Trung Quốc.
Một dân biểu Philippines nói hôm 29/11 rằng việc in đường ‘lưỡi bò’ vào hộ chiếu mà trong đó có cả các vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ lên hộ chiếu là điều “đáng khinh” và “nực cười”.
Ấn Độ phản ứng lại bằng cách dán visa có hai vùng lãnh thổ tranh chấp Arunachal Pradesh và Aksai Chin mà Trung Quốc cũng in trong hộ chiếu mới.

Trung Quốc tự cho quyền chận bắt và trục xuất tàu nước ngoài tiến vào Biển Đông

Tàu hải giám Trung Quốc số 84 và số 17 trên Biển Đông. Ảnh chụp ngày 26/05/2011 ngoài khơi tỉnh Phú Yên (miền Trung Việt Nam)
Tàu hải giám Trung Quốc số 84 và số 17 trên Biển Đông. Ảnh chụp ngày 26/05/2011 ngoài khơi tỉnh Phú Yên (miền Trung Việt Nam) -Reuters/Petrovietnam
Mối lo ngại về nguy cơ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông bị tham vọng chủ quyền của Trung Quốc giới hạn như vừa được chính nước này xác nhận. Theo báo chí Trung Quốc, vào hôm nay, 29/11/2012, tỉnh Hải Nam, địa phương được Bắc Kinh trao quyền quản lý Biển Đông, vừa thông qua các quy định mới cho phép cảnh sát biên phòng quyền « lên tàu, tịch thu giữ và trục xuất các tàu ngoại quốc xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh ». Quyết định này bị coi là một động thái mới của Trung Quốc trong mưu toan độc chiếm Biển Đông.
Theo nhật báo Anh ngữ China Daily, sau khi được tỉnh Hải Nam thông qua vào hôm thứ Ba, 27/11, hệ thống quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Sắp tới, tỉnh Hải Nam sẽ công bố toàn bộ các quy định. 
Trước mắt, báo chí Trung Quốc tiết lộ, trong số các hoạt động bị coi là trái phép, có việc xâm nhập vùng biển của tỉnh mà không có phép, dừng lại hay thả neo bất hợp pháp, phá hoại các hệ thống bảo vệ bờ biển… và « thực hiện các chiến dịch quảng cáo gây nguy hại cho an ninh quốc gia Trung Quốc ».
Bình thường ra, các quy định trên đây không có gì đáng nói. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là tỉnh Hải Nam chính là địa phương nơi chính quyền Trung Quốc vừa cho thành lập đơn vị hành chánh « Thành phố Tam Sa », có trách nhiệm quản lý hầu như toàn bộ vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc quyền sở hữu của họ, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Nói cách khác, phạm vi hoạt động của cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam bao trùm một diện tích khoảng 2 triệu cây số vuông biển đảo, bao trùm các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Trung Sa.
Khi được hỏi về sự kiện này, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm nay đã khẳng định : « Đó là quyền hợp pháp của một Nhà nước có chủ quyền để thực hiện công việc quản lý hàng hải ».
Còn Hoàn cầu Thời báo thì dẫn lời ông Lý Triệu Kiệt (Li Zhaojie), một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh), dự đoán rằng các quy định mới được thông qua có thể dẫn đến việc thực thi chặt chẽ quyền trục xuất tàu ngoại quốc bị cho là thâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo vị giáo sư này, đó là các quyền được một công ước Liên Hiệp Quốc thừa nhận : « Trong quá khứ, khi tàu nước ngoài vi phạm công ước Liên Hiệp Quốc, điều tốt nhất mà lực lượng tuần tra có thể làm là đuổi họ ra khỏi vùng biển của Trung Quốc. Quy định mới sẽ thay đổi tình trạng này, và cung cấp cho lực lượng tuần tra phương tiện pháp lý để thực sự làm công việc của mình ».
Báo China Daily còn tiết lộ là Lực lượng Hải giám Trung Quốc có kế hoạch cử thêm tàu tuần tra xuống Biển Đông.
Theo giới quan sát, quyết định tự cho quyền chận bắt các tàu ngoại quốc đi vào vùng lưỡi bò mà Bắc Kinh đòi chủ quyền là một hành động leo thang mới của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, sẽ làm tình hình căng thẳng thêm lên.
Động thái này nối tiếp theo một hành đông bị coi là khiêu khích khác : Thể hiện các yêu sách chủ quyền trong hộ chiếu mới, trong đó có việc in tấm bản đồ 9 đường gián đoạn. Hành vi này ngày càng bị nhiều nước phản đối.

Philippines lại tố cáo Trung Quốc bội ước trên vấn đề bãi Scarborough

Các tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough ở cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.
Các tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough ở cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.
REUTERS/Philippine Army Handout
Phát biểu trên đài truyền hình Philippines ABS-CBN vào hôm nay, 29/11/2012, Ngoại trưởng Philippines cho biết là Manila vẫn kiên trì đòi Bắc Kinh rút ba chiếc tàu của họ ra khỏi khu vực bãi Scarborough, gần sáu tháng sau khi Trung Quốc hứa là sẽ rút đi. Theo ông Albert Del Rosario, trong vụ này, Manila đã tôn trọng cam kết, trong khi Bắc Kinh lại nuốt lời hứa.
Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trên chủ quyền bãi Scarborough (mà người Philippines đặt tên là Panatag, trong lúc Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) đã bùng lên vào tháng Tư, với tàu của hai bên trực diện nhau tại khu vực tranh chấp.
Theo Ngoại trưởng Philippines, để giảm bớt căng thẳng, vào ngày 04/06, hai nước đã đồng ý cùng triệt thoái lực lượng ra khỏi khu vực, Philippines đã rút tàu của mình ra khỏi khu vực bãi Scarborough hôm 04/06, đúng theo cam kết, nhưng ba chiếc tàu của Trung Quốc vẫn trụ lại tại chỗ.
Ông Del Rosario cho biết là hồi tháng Sáu, một quan chức sứ quán Trung Quốc thoạt đầu giải thích là vì thời tiết quá xấu cho nên họ không thể dời tàu đi nơi khác được, nhưng không cho biết khi nào họ sẽ thực hiện việc này. Theo hãng tin Pháp AFP, họ không liên lạc được với sứ quán Trung Quốc tại Manila để hỏi rõ về vụ việc trên.
Trung Quốc và Philippines, cùng với Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam, có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở vùng Biển Đông. Trong thời gian gần đây, Manila ngày càng lên tiếng quyết liệt chống lại các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, công khai nêu bật vấn đề này trong các hội nghị quốc tế, bất chấp các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chống lại việc quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông.
Theo Ngoại trưởng Del Rosario vào hôm nay, Trung Quốc không muốn Philippines đề cập đến vấn đề Biển Đông với các nước khác, kể cả với các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, thậm chí cả với nhà báo.

Hộ chiếu bá quyền Trung Quốc : Quả pháo khai chiến của Tập Cận Bình

Dân biểu Philippines Walden Bello (trái) tham gia hoạt động biểu tình phản đối hộ chiếu mới có hình lưỡi bò trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati, Manila ngày 29/11/2012.
Dân biểu Philippines Walden Bello (trái) tham gia hoạt động biểu tình phản đối hộ chiếu mới có hình lưỡi bò trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati, Manila ngày 29/11/2012.
REUTERS/Romeo Ranoco
Hộ chiếu mới của Trung Quốc với 10 triệu bản, được lưu hành từ tháng 5/2012 nhưng tính chất « bá quyền » mới được truyền thông quốc tế phát hiện vào ngày 22/11/2012. Hầu hết vùng biển Đông Nam Á nằm trong bản đồ « lưỡi bò », hai bang của Ấn Độ và danh lam thắng cảnh của Đài Loan cũng thuộc về Trung Quốc. Phản ứng mạnh của quốc tế đặt Bắc Kinh vào thế cô lập.
Ngày 15/11/2012 vừa qua, trong bối cảnh đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 kết thúc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định với phóng viên quốc tế là ban lãnh đạo mới « kiên quyết » đi theo chính sách đối ngoại « hòa bình, cởi mở, hữu hảo, đôi bên cùng có lợi ».
Mặc dù ngôn từ chính thức khẳng định đảng Cộng sản Trung Quốc không có mưu toan điều chỉnh chính sách, nhưng không ít nhà bình luận Trung Quốc lập luận rằng Bắc Kinh nên bỏ chính sách « khiêm tốn » của Đặng Tiểu Bình. Giáo sư Diêm Học Thông, giám đốc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đại học Thanh Hoa cho rằng Trung Quốc cần phải biến đổi từ « thụ động sang chủ động , từ phản ứng sang ra tay trước ». Một nhà phân tích Tây phương là giáo sư David Denoon, đại học New York cũng thấy chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã thay đổi từ năm 2005 : cứng cỏi hơn và ít hợp tác hơn.
Một tuần sau khi ông Tập Cận Bình chính thức được « bầu » vào ghế lãnh đạo nhà nước và đảng Cộng sản, truyền thông thế giới phát hiện trên hộ chiếu mới của Trung Quốc một « sự kiện không bình thường ». Trên hai trang 8 và 46, Trung Quốc in ngầm bản đồ lãnh thổ trong đó có đường « lưỡi bò » nuốt gọn Biển Đông ở phía Nam, tóm thu hai danh lam của Đài Loan là Nhật Nguyệt đàm và Thanh Thủy nhai. Ở phía Tây, hai bang của láng giềng Ấn Độ « tự động » lọt vào lãnh thổ Trung Hoa.
Trừ Ấn Độ đã âm thầm trả đũa từ nhiều tháng trước, các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Indonesia đều lên tiếng phản đối. Manila từ chối công nhận hộ chiếu Trung Quốc. Tại Việt Nam, những người quan tâm đến vận mệnh đất nước vận động công luận trong và ngoài nước đối phó với « âm mưu thôn tính » của Bắc phương. Công an cửa khẩu cũng có sáng kiến đóng dấu « hủy » visa của công dân Trung Quốc trong khi chờ một chính sách từ trung ương.
Tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc gây áp lực mạnh nhất có nguy cơ căng thẳng leo thang. Washington lên án Bắc Kinh « gây căng thẳng với láng giềng » trong khi Tổng thư ký hiệp hội ASEAN cảnh báo « Biển Đông biến thành Palestine châu Á ».
Theo nhận đinh của Asia News, hội nghị bốn nước Đông Nam Á bị Trung Quốc lấn chiếm biển đảo mà Manila triệu tập vào tháng 12 tới đây có khả năng đi tới một mặt trận chung.
Để tìm hiểu hành động của Bắc Kinh có phù hợp với công pháp quốc tế hay không ? Họ toan tính gì khi phát hành hộ chiếu « bá quyền » ? Là nạn nhân trực tiếp, Việt Nam phải có đối sách đơn phương và đa phương sao cho tương xứng ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư bang giao quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre.
Giáo sư Lê Đình Thông : « Hộ chiếu ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Việc in ấn này phát xuất từ Tuyên truyền Bộ của Trung Quốc, chủ trương mỗi người Hoa là một tuyên truyền viên của đảng Cộng sản, khoa trương sức mạnh kinh tế và quân sự, nhưng sẽ không nhận được kết quả mong muốn. Ngược lại sẽ bị phản ứng bất lợi của các nước trong khu vực.
Bản đồ « lưỡi bò » phát xuất từ « bản đồ » mà theo ý tôi gọi tắt là bản đồ « lưỡi Mao ». trong cuốn sách « Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc » do Mao viết năm 1939 và do Tân hoa Thư điếm ấn hành, thì cái « lưỡi Mao » từ năm 1939 còn lớn hơn cái lưỡi bò hiện nay rất nhiều vì nuốt trọn các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam từ Bắc đến Nam…
Việt Nam chưa có phản ứng tương xứng … Thời điểm thuận lợi cho Việt Nam là phải nhân hội nghị bốn nước đòi chủ quyền ở Biển Đông do Manila triệu tập vào tháng 12 bàn về chính sách đối phó với hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc.
Tôi xin nhắc lại là vào tháng trước, tại Paris, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp Iris tổ chức hội nghị về Biển Đông, đã đề nghị Việt Nam và Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế La Haye. Như vậy điều này cho Việt Nam và Philippines lợi thế về phương diện pháp lý và chính trị, và làm cho quốc tế, nhất là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu quan tâm đúng mức về hồ sơ nóng bỏng này trong khu vực…
Một đối sách khác là Việt Nam phải cải cách, trao thẩm quyền phản đối mạnh mẽ cho xã hội dân sự, thẩm quyền mà hiện giờ Bộ Ngoại giao không làm được như lên án đế quốc Trung Quốc.
Nếu tại Manila, các nước trong khu vực ra được một quyết định chung thì điều này sẽ gây khó khăn cho việc buôn bán cho người dân Trung Quốc, sẽ dấy lên làn sóng người dân Trung Quốc đòi hỏi chính phủ phải đáp ứng yêu cầu của các nước trong khu vực là xé bỏ hai trang 8 và 46. Xé bỏ còn mang tính biểu tượng là Trung Quốc xé bỏ sách lược thôn tính Biển Đông, ít ra là trên mặt ngôn từ… »

Chủ quyền “lịch sử” của Trung Quốc tại Biển Đông lại bị phê phán

Cờ Trung Quốc trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa, Biển Đông. Ảnh tư liệu chụp năm 1995.
Cờ Trung Quốc trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa, Biển Đông. Ảnh tư liệu chụp năm 1995.  -REUTERS/Stringer/Files
Với âm mưu áp đặt chủ quyền bằng con đường hộ chiếu bị vạch trần, đòi hỏi chủ quyền quá bao quát của Trung Quốc tại vùng Biển Đông trong những ngày gần đây đã nổi cộm trên dòng thời sự quốc tế, với rất nhiều phân tích phê phán.
Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 29/11/2012, giáo sư Pháp Jean Pierre Cabestan, chuyên gia về Trung Quốc tại trường Đại học Baptist ở Hồng Kông, đã nhấn mạnh đến tính chất « khả nghi » trong lập luận của Bắc Kinh cho rằng họ có chủ quyền « lịch sử » trên Biển Đông. Giáo sư Cabestan đồng thời nêu bật thực tế là quyền kiểm soát mà Trung Quốc hiện có trên một số hòn đảo trong khu vực đều có được nhờ hành vi dùng võ lực đánh chiếm.
Theo ghi nhận của AFP, trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng có những hành động quyết đoán hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển hay hải đảo trong khu vực, ngay cả đối với với những nơi đang do nước khác kiểm soát, nằm cách Trung Quốc hàng trăm cây số, nhưng lại sát bờ biển đối thủ tranh chấp.
Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã được gói ghém trong một tấm bản đồ hình chữ U được chính phủ Quốc Dân Đảng vẽ ra từ năm 1947, sau đó được Bắc Kinh lấy lại và trình lên Liên Hiệp Quốc vào năm 2009. Trung Quốc như thế đã thâu tóm từ quần đảo Hoàng Sa phía đông Việt Nam, quần đảo Trường Sa phía tây Philippines cũng như một số bãi không người ở như bãi Scarborough Shoal.
Các quan chức ở Bắc Kinh và truyền thông nhà nước Trung Quốc luôn biện minh cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bằng cách nhấn mạnh đến các thực tế lịch sử và chứng cớ cho thấy là vùng Biển Đông là của Trung Quốc từ xưa đến nay. Nhưng các nguồn tin này vẫn mơ hồ khi phải nói cụ thể về các bằng chứng đó.
Để cung cấp cơ sở khoa học cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc (cũng như Đài Loan), một nhóm 10 học giả Trung Quốc và Đài Loan trong tháng 10 vừa qua, đã bắt tay vào nghiên cứu để cung cấp « một lời giải thích pháp lý về đường chữ U » trong thời hạn một năm. Bắc Kinh hy vọng rằng các bản đồ cổ và các ghi chép lịch sử sẽ chứng minh rõ ràng tính đúng đắn của đường lưỡi bò.
Thế nhưng, theo các phân tích gia ngoại quốc, cố gắng của Trung Quốc trong việc dùng kết quả nghiên cứu khoa học để thuyết phục các nước khác có thể là sẽ hoàn toàn vô hiệu.
Đối với giáo sư Jean-Pierre Cabestan : « Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc rất đáng ngờ vì ai cũng có thể giải thích các bản đồ cũ theo ý của riêng mình ».
Trả lời AFP, ông Cabestan còn nói thêm là trong khoảng 40 năm gần đây, bất kỳ hòn đảo nào mà Bắc Kinh giành được quyền kiểm soát, đều là thông qua các vụ đụng độ trên biển.
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 sau một trận hải chiến ngắn với lực lượng Việt Nam Cộng Hòa, và một số đảo ở vùng Trường Sa vào năm 1988 sau trận Hải chiến Trường Sa (quốc tế quen gọi là Johnson South Reef Skirmish) đã khiến cho 70 chiến sĩ Việt Nam tử trận.
Vào giữa thập niên 1990, Bắc Kinh cũng đã giành quyền kiểm soát bãi Vành Khăn (Mischief Reef) tại quần đảo Trường Sa từ tay Philippines, khi cho xây dựng cơ sở trên đảo lấy cớ là để cho ngư dân Trung Quốc trú ẩn. Philippines cực lực phản đối nhưng sau đó đã phải chịu thua. Đến tháng tư năm nay, kịch bản tranh chấp Trung Quốc – Philippines tại Mischief Reef có nguy cơ tái diễn với việc Trung Quốc cho tàu tiến vào bãi Scarborough, rồi trụ lại đó cho đến nay, trong lúc tàu của Philippines đã phải rút đi.
Cuộc tranh chấp này theo AFP cho thấy là Bắc Kinh ngày nay không ngần ngại đòi chủ quyền tại nhưng nơi xa xôi, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đối phương. Thật vậy, bãi Scarborough mà Manila đòi chủ quyền rất xa bờ biển Trung Quốc nhưng lại nằm sâu trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Philippines.
Các « chuyên gia » Trung Quốc lẽ dĩ nhiên đã cố biện minh cho các hành vi này khi nhấn mạnh rằng khoảng cách địa lý không quan trọng trong vấn đề chủ quyền. Ông Trương Hải Văn, phó giám đốc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc gần đây khẳng định công khai là khoảng cách « hoàn toàn không có cơ sở nào trong luật pháp cũng như thông lệ quốc tế ». Nhân vật này đưa ra ví dụ là quần đảo Channel Islands của Anh chỉ cách bờ biển Pháp không đầy 12 hải lý.
Còn ông Cổ Khánh Quốc, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, thì xác định là Trung Quốc chỉ đơn thuần làm theo gương của phương Tây : « Mỹ có đảo Guam ở châu Á, vốn rất xa Hoa Kỳ, và Pháp cũng có đảo ở miền Nam Thái Bình Dương, do vậy, chẳng có gì mới lạ cả ». Trả lời AFP, vị giáo sư này khẳng định : « Vị trí địa lý của hòn đảo không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy nó thuộc về nước nào ».

Ông Phạm Chí Dũng được tại ngoại       

BBC

Ý kiến của một người dân TPHCM về trò đánh nguội của Trung Quốc

            Diệp Bảo Linh(TPHCM) nói: Trung quốc đường đường là một nước lớn, hùng mạnh, tự hào với nền văn hóa lâu đời, phát triển kinh tế thần tốc…thế mà lại giở trò đánh nguội với các nước láng giềng nhỏ bé trên biển Đông, làm trò cười cho thiên hạ. Lỗi lầm về “chiến thuật” đánh lén này sẽ gây tổn thất vô cùng to lớn không những cho dân tộc Trung Hoa mà còn hạ thấp vị trí và tầm ảnh hưởng của lãnh đạo TQ trong nước cũng như trên trường quốc tế. Lãnh hải của một nước đâu phải muốn vẽ ra sao thì vẽ như trò Sơn Đông mãi võ ? Chán ! TQ không còn tư cách gì để nói chuyện luật lệ, tập quán và điều ước quốc tế vì qua chiếc hộ chiếu lưỡi bò chứng minh TQ hành xử theo lối luật rừng của giới mafia anh chị xã hội đen! Thế mà…cũng còn có khối người ở nước ta chăm chăm chạy theo 16 chữ vàng của chúng, thật là ngu xuẩn (xin lỗi) khi xem đây là cơ sở của niềm tin cho quan hệ Việt-Trung với mấy cái “tương” tai ương (sơn thủy tương liên: văn hóa tương đồng, lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan)của Hồ Cẩm Đào ! Đáng tiếc hay đáng trách ?
Được đăng bởi

Còn bao nhiêu đập bêtông… không sắt?

(LĐ) – Số 280 – Thứ năm 29/11/2012 06:26
Việc các công trình được đầu tư hàng trăm tỉ đồng bỗng chốc bị vỡ vụn, tan hoang khiến dư luận phải đặt câu hỏi: Nạn tham nhũng, rút ruột công trình là nguyên nhân gây ra những vụ vỡ đập thủy điện được xây dựng bằng vốn vay ngân hàng?

Hai vụ việc mới nhất là vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 tại Quảng Trị và một công trình thủy điện ở Kon Tum bị sự cố vỡ đập trên chiều dài 109m.
Vay tiền ngân hàng để đổ bêtông… không sắt(!)
Chiều 28.11, bà Phạm Thị Hoa – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển VN tại Quảng Trị (QT) – đã có cuộc làm việc với các nhà báo xung quanh vấn đề ngân hàng (NH) này cho Cty CP thủy điện Trường Sơn (trụ sở ở TP.Đồng Hới, Quảng Bình) vay vốn xây dựng công trình thủy điện (TĐ) Đak Rông 3 (huyện Đak Rông, QT). Bà Hoa nói rằng, bà không có thẩm quyền cung cấp thông tin giữa NH và khách hàng của mình cho báo chí, quyền này do Giám đốc NH Phát triển VN quyết định. Cũng như vậy, trước câu hỏi “Cty CP thủy điện Trường Sơn đã được NH Phát triển VN Chi nhánh tại QT cho vay theo hình thức nào?”, bà Hoa nói, bà chỉ biết Cty CP thủy điện Trường Sơn là đối tượng khách hàng được vay theo quyết định của Tổng Giám đốc NH Phát triển VN; Chi nhánh tại QT chỉ là đơn vị thực hiện theo quyết định này.
Thuỷ điện Đăk Rông 3: vỡ đập lòi bêtông không có sắt. Ảnh: p.v – lâm chí công
Liên quan đến các thủ tục cho vay, bà Hoa khẳng định đã thực hiện đúng theo quy định của NH, trong đó có việc theo dõi quá trình xây dựng công trình thủy điện Đak Rông 3 nhằm giải ngân vốn vay đúng quy định. Bà Hoa cũng cho biết, NH không có cán bộ chuyên môn để thẩm định chất lượng công trình trên. Tuy nhiên, bà cho rằng đập thủy điện Đak Rông 3 không phải bị vỡ như báo chí phản ánh, mà đó là một hạng mục không thuộc công trình, được nhà đầu tư xây tạm nhằm thử chất lượng của con đập; hạng mục này do xây để thử nên nó không có sắt bên trong, không được đúc đổ theo tiêu chuẩn vĩnh cửu mà chỉ là xây tạm vậy. Trước câu hỏi “đó là ghi nhận độc lập của phía NH hay thông tin này NH có được từ phía nhà đầu tư?”, bà Hoa nói: Cả hai.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm trước lúc xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 (tháng 10.2012), NH Phát triển VN Chi nhánh tại QT đã giải ngân vốn vay cho Cty CP thủy điện Trường Sơn gần 80 tỉ đồng, còn hơn 3 tỉ đồng theo kế hoạch chưa kịp giải ngân. Phía nhà đầu tư yêu cầu NH này giải ngân hết số vốn vay trên, nhưng hiện tại NH đã tạm dừng giải ngân với lý do nhà đầu tư tăng vốn đầu tư công trình, trong khi đó nguồn vốn tăng thêm chỉ thể hiện ở vốn vay các NHTM, còn nhà đầu tư không hề có thêm vốn tự có, do đó NH đang phải xem xét lại.
Tư nhân làm… Nhà nước mất tiền
Tại tỉnh Quảng Nam, quy hoạch mạng lưới TĐ vừa và nhỏ “phủ sóng” tất cả các huyện miền núi, trên tất cả các dòng sông. Tổng số TĐ vừa và nhỏ của tỉnh lên đến con số 58 dự án, bao gồm cả 10 dự án TĐ bậc thang trên hệ sông Vu Gia-Thu Bồn. TĐ vừa và nhỏ trở thành “cơn sốt”, rất nhiều nhà đầu tư tư nhân nhảy vào. Sự đầu tư dàn trải, chạy theo cơn sốt TĐ đã gây nên tình trạng lãng phí ghê gớm không chỉ cho người dân, Nhà nước, mà còn cho chính các nhà đầu tư. Nhiều dự án thiếu vốn, phải kéo dài thời gian đầu tư để chạy vốn, khiến địa phương và người dân vùng dự án khốn đốn.
Lãnh đạo huyện Tây Giang cho biết: “Một số dự án TĐ hiện đã dừng thi công, nhưng vẫn không báo cáo gì với chính quyền địa phương.  Diện tích đất cấp cho dự án TĐ Tr’Hy này lên đến 115ha nay bỏ không, ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến 946ha đất rừng trên toàn huyện”.
Đập Thuỷ điện Đăk Mek 3 vỡ tan hoang sau một cú va chạm của xe ben
Nhiều dự án TĐ trong quá trình triển khai cũng gây rất nhiều hệ lụy về xã hội, môi trường, lãng phí đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân; mặt khác, nhiều chủ đầu tư sau khi “bôi ra” lại thiếu vốn, xin rút lui, nên dần dà, tỉnh đã loại bỏ 14 dự án TĐ. Mới đây nhất, tháng 11.2012, sau những sự cố liên tiếp về động đất, rò rỉ nước TĐ Sông Tranh 2, tỉnh lại một lần nữa rà, soát, và lập tức cho dừng hoạt động thêm 2 dự án TĐ nữa, là Bồng Miêu (huyện Phú Ninh) và Hà Ra (huyện Nam Giang). Đồng thời, 7 dự án TĐ khác cũng bị tạm dừng để xem xét. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Lê Phước Thanh – nói: “Tỉnh sẽ rà soát, những dự án TĐ không đảm bảo được yêu cầu thì sẽ cho dừng ngay. Đối với những dự án chỉ mới nghiên cứu thì dứt khoát sẽ cho dừng ngay tức khắc. Cố gắng rà soát, loại khỏi quy hoạch nhiều chừng nào tốt chừng đó”.
Vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 trên chiều dài 109m ở Kon Tum chỉ vì một chiếc xe ben “tông vào” đã tiếp tục gióng lên hồi chuông lo ngại và nghi ngờ về sự tái diễn những khối bêtông không có sắt, nhưng lại rất nhiều đất, củi mục như ở đập thủy điện Đak Rông 3.
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Con-bao-nhieu-dap-betong-khong-sat/93468.bld

Đường lưỡi bò là cái cùm lớn tròng vào cổ Trung Quốc”

“Đường lưỡi bò là cái gông lớn tròng vào cổ Trung Quốc”
Đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

(TNO) Một nhà nghiên cứu tên tuổi trên thế giới nhận định rằng đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc tại biển Đông là “cái cùm lớn tròng vào cổ Trung Quốc”.

Theo bài báo đăng trên tờ Straits Times hôm nay (27.7), ông Mahbubani – Hiệu trưởng trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc đại học Quốc gia Singapore Kishore, nói rằng Trung Quốc đang phạm phải những sai lầm nghiêm trọng về địa chính trị.
Một trong những sai lầm lớn của Trung Quốc đã được thể hiện tại hội nghị ASEAN ở Campuchia trong tháng này, khi gây áp lực lên nước chủ nhà khiến ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử không thể thông qua được thông cáo chung, theo ông Mahbubani, người mà tạp chí Foreign Policy xếp vào danh sách 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới.
Một sai lầm đáng chú ý nữa là việc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò phi lý tại biển Đông. Theo ông Mahbubani, đường lưỡi bò (còn gọi là đường chín đoạn) mà Trung Quốc vẽ tại biển Đông chỉ là một cái “cùm địa chính trị lớn tròng vào cổ Trung Quốc”.
Việc Trung Quốc đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 được ông Mahbubani đánh giá là một hành động dại dột.
“Với việc đệ trình đường chín đoạn lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã lâm vào một tình thế không thể thắng, bởi rất khó có thể bảo vệ bản đồ này theo luật pháp quốc tế”, ông Mahbubani viết trên tờ Straits Times.
Sơn Duân

TTCK Việt Nam trong cơn hấp hối

Posted by ⋅ 29/11/2012 ⋅
Giai đoạn chót của DABDA rồi:
- Denial: Chối bỏ sự thật rằng TTCK bị sa sút do KT sa sút;
- Anger: Giận dữ, giận chính sách, giận CTCK, giận quan chức, giận ngân hàng, giận chính mình khờ dại;
- Bargaining: Trả giá, ráng dùng mọi cách, TA, FA, tất cả đều thất bại;
- Depression: Trầm cảm, suy sụp tinh thần, “hết xí quách”;
- Acceptance: Chấp nhận SỰ THẬT, buông xuôi, có “ra sao thì ra”.
“…Chứng khoán Tuần 19 – 23/11: Chán nản và buông xuôi!
Trong khi bên bán đẩy mạnh thoát hàng bằng việc hạ nhanh giá bán thì bên mua lại tỏ ra khá thờ ơ với việc mua vào. Điều này đã khiến cho chỉ số cũng như thanh thoản thị trường tuột dốc…”
Chứng khoán tuần 19 – 23/11: Chán nản và buông xuôi | Vietstock
Tất cả các điều đã, đang, và sắp xảy ra trong nền KT Việt Nam thật ra đều RẤT LOGIC, theo trình tự hoàn toàn có thể đoán trước.
Với người có học thức cao, thì nhiều việc rất đơn giản, trong khi với người không có học thì tưởng đâu vô cùng phức tạp, sự việc quá khó suy đoán, quá mông lung, v.v…
DABDA đã được ghi ra từ… 1969 trong quyển “On Death and Dying” do Elisabeth Kübler-Ross viết ra.
Từ 1/2 vòng trái đất, người có học chỉ cần ngó qua 1 cái, là biết ngay lập tức rằng TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ tại VN đang ở trong tình trạng nào, giai đoạn nào.
Đáng tiếc, là ngay chính Elisabeth Kübler-Ross cũng không có cách giải quyết, không nói rằng 1 khi người ta đến giai đoạn chót của cuộc phiêu lưu đầy đau khổ nào đó, bị thất bại, thì làm sao mà gỡ?
Đây là giai đoạn CHÓT của nền TTCK Việt Nam, trước khi CHẾT.
THANH KHOẢN THẤP thì nguy hơn là giá sụt.
Giá sụt, nhưng thanh khoản cao, thì không sao, do còn có người mua, thì tức là có “ai đó” còn TIN TƯỞNG rằng ngày mai, ngày mốt, trời lại sáng.
Như hồi cuối năm 2008, tuy TTCK Mỹ sụt kinh hoàng, NHƯNG thanh khoản không hề giảm, mà NGƯỢC LẠI người ta còn mua vô nhiều, và ai mua vào lúc đó thì nay lời to.
Có người lỗ nặng do bán rẻ, nhưng cũng có người lời to do mua rẻ khi đó, nay bán ra có lời. Nói chung toàn ngành KT thì bù qua sớt lại, KHÔNG LỖ CHO NỀN KT.
Tại VN ngày nay, giá CK sụt, cộng thêm thanh khoản cực thấp, thì tức là các nhà đầu tư “chê” giá hiện nay còn quá cao, nên không thèm mua vào, như giá BĐS hiện nay vậy.
Một số khác thì hoàn toàn chán nản, nên không muốn tham gia vào làm gì, cho dù giá hôm nay cách đây 1 tuần thì đang là giá quá tốt, đáng mua vào.
Một tâm lý lo sợ, bất an, chán nản, buông xuôi, đang lan rộng khắp MỌI ngành KT VN.
Không 1 ngành nào không bị sa sút cả, tất cả đều te tua thê thảm, xuống khốc liệt.
TTCK Việt Nam sắp chết, BĐS ĐÃ chết lâm sàng, sắp tới sẽ là NGÂN HÀNG.
Gần tới hạn kỳ cuối năm trả tiền lời, nhưng nay CK, BĐS bán không ra, thì con nợ bắt buộc phải “xù” nợ thôi, và ngân hàng buộc phải cho “đảo nợ” thôi, để còn chia “lời” cho quan chức chống lưng, cho các nhân viên cao cấp, ban lãnh đạo.
Thí dụ ai nợ 1 tỉ đồng, phải trả ít ra là tiền lời 200 triệu đồng. Họ không có tiền trả, thì ngân hàng kêu ra ghi nợ mới 1 tỉ 200 triệu, bỏ nợ cũ, mọi việc sạch sẽ gọn gàng, số 200 triệu ghi vào sổ sách là “đã thu hồi”.
Số cho vay nay tăng lên, tức tài sản ngân hàng “tăng 200 triệu”.
Kết toán, ngân hàng “lời” quá, rút ruột chi tiền thưởng cho lãnh đạo, chia chác để “đấm mõm” các quan chức cao cấp đang chống lưng, chút đỉnh cho nhà báo đừng phanh phui ra.
——————
Vietstock, Chứng khoán Tuần 19 – 23/11: Chán nản và buông xuôi!, 23/11/2012, http://vietstock.vn/2012/11/chung-khoan-tuan-19-2311-chan-nan-va-buong-xuoi-71-249360.htm
http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/11/29/ttck-vn-trong-con-hap-hoi/

Lạm bàn về ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Thiện Tùng – Boxitvn


Tôi vốn đã nuổng, nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu trước cử tri TP HCM càng nuổng.
Không rõ với cương vị Chủ tịch nước hay Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, anh Sang thốt ra những lời không tương xứng với cương vị của mình, sau khi nói xong về nhà Anh có nghĩ lại hay không. Là đại biểu Quốc hội, với cương vị Chủ tịch nước nói chuyện với cử tri mà sao Anh luôn đứng ở góc độ Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN và hình như chỉ muốn đóng có một vai ấy mà lên tiếng với dân thì phải. Anh sao không chịu nghĩ thực bụng người dân họ muốn Anh đến với họ trong tư cách nào?
Anh Sang nói:
+Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người chớ không thể trù úm cả dân tộc này” – Những kẻ nào đang trù úm Dân chẳng lẽ anh Tư không biết? Với cương vị của mình là một ông Chủ tịch đứng đầu cả nước, sao Anh không trị chúng để cứu Dân? Dân chịu oan khiên như thế bộ chưa đủ sao Anh còn xúi cả dân tộc va đầu vào đá?!
+ “… Nếu vì cái ghế mình ngồi thì chế độ sẽ suy vong. Muốn chế độ vững bền thì người cầm lá phiếu phải đầy trọng trách” – Anh làm như mình từ trên trời mới rơi xuống không bằng. Anh quên rồi sao, gần như tất cả đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp đều là đảng viên do Đảng của Anh cơ cấu. Họ là những thành viên của Đảng, họ suy nghĩ và hành động theo chỉ giáo của Đảng. Người ta không sợ chế độ (độc tài) suy vong đâu Anh đừng lầm tưởng. Về nhân sự “Đảng chọn Dân bầu” mà Anh bảo cử tri khi cầm lá phiếu phải đầy trách nhiệm là điều hoang tưởng, chẳng lẽ chọn người ngoài danh sách ứng cử?! Về việc này bộ Anh chưa đọc những câu vần vè dân gian – và hình như xuất phát từ sĩ phu Bắc Hà – được Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhắc lại trong bài viết của ông ấy:
Đảng chỉ tay
Quốc hội giơ tay
Mặt trận vỗ tay
Chính phủ khoanh tay
Quốc doanh ngửa tay
Tội phạm ngoặc tay
Công an còng tay
Trí thức phẩy tay
Quan chức đầy tay
Dân trắng tay.
Xin Anh hãy đọc và chịu ngẫm nghĩ một chút.
+ Để làm được những điều cử tri mong muốn, còn quá nhiều thách đố và cản ngăn” –Thế lực nào, những ai… thách đố và cản ngăn những điều cử tri mong muốn? Là Chủ tịch nước và là Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng cầm quyền, sao anh Tư không điều binh khiển tướng trị bọn mọt nước sâu dân mà thốt ra những lời than thở nghe có vẻ bất lực như thế? Nếu thật sự anh Tư và Đảng của Anh bất lực thì hãy lo “tắm rửa” cho nhau trong nội bộ Đảng mình, giao cho Dân chọn và cử người vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, qua đó họ sẽ có quyền bãi miễn, xử tù bất cứ ai bất tài, thất đức trong bộ máy công quyền, sớm lành mạnh hóa xã hội.
+ “… Cũng hơi chạnh lòng là cô bác, anh chị chưa tin Trung ương lắm. Niềm tin bị sa sút, tôi thấy thật xấu hổ” – Anh chạnh lòng vì Dân mất lòng tin đối với Đảng của Anh, chớ không phải chạnh lòng trước bao nỗi oan khiên của người Dân do Đảng Anh gây ra? Oan khiên tính ra không xuể đó Anh, mà ác cái nó vẫn đang diễn ra hàng ngày. Anh ngồi trên cao chứ người dân ở thấp lắm, những gì đám bộ hạ các anh giáng xuống không phải đầu cũng phải tai. Cho nên ai cũng có tâm lý “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, họ cười giã lả thế thôi chớ họ tránh các anh đấy. Nhưng nếu thật sự Anh còn biết xấu hổ vì dân chẳng tin các anh thì riêng đối với Anh xem ra còn có thể chơi được.
+ “Chậm nhất là đầu năm 2013, Trung ương sẽ ban hành nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm” – Anh nói Trung ương tôi đoán chắc là Trung ương Đảng? Quốc hội, các chức danh chủ chốt các cấp các ngành đều là đảng viên, họ đã hình thành phe cánh, đã và sẽ chơi luật giang hồ “Mi không đánh ta, ta không đánh mi ” thì huề cả làng – Hội nghị lần 6 khóa 11 của Đảng CSVN đã nói lên điều đó?
Nếu mất hết lòng tin là không còn sức sống. Tôi còn muốn sống, một lần nữa tạm tin Anh, dòng dõi của tướng quân Trương Công Định.
Mỹ Tho, 28/11/2012
T.T
Tác giả gửi cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Thế giới học được gì từ hiện tượng cường quốc giáo dục Phần Lan?

(GDVN) – Thế giới đã và đang lần lượt đến Phần Lan để tìm hiểu về hiện tượng cường quốc giáo dục mới nổi này. Có lẽ họ sẽ lần lượt công bố cho chúng ta biết nhiều điều thú vị nhưng đến nay ít nhất họ đã gợi ra 2 điều quan trọng.
Cuối thế kỷ 20 thế giới còn ít để ý đến Phần Lan vì Phần Lan đã từng là 1 phần của Thuỵ Điển trong suốt 6 thế kỷ rồi tiếp đến bị Nga Sa hoàng cai trị . Chỉ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta mới bắt đầu chú ý đến Phần Lan, khi Uỷ ban sáng tạo Châu Âu (EIS) xếp hạng nền kinh tế Phần Lan là “nền kinh tế sáng tạo thứ 3 thế giới” , đứng trên cả mức trung bình của Châu Âu và Mỹ. Rồi Diễn đàn kinh tế thế giới lại đánh giá Phần Lan là “nền văn hoá sáng tạo”.
Năm 2003 , GDP (PPP) của Phần Lan là 163 tỉ USD ( khi đó cao hơn GDP của Việt Nam mà chỉ với số dân bằng 1/17 số dân của Việt Nam)
Sang đầu thế kỷ 21 , thế giới lại biết đến Phần Lan như một cường quốc giáo dục mới nổi. Qua chương trình PISA đánh giá học sinh trung học của 74 quốc gia của tổ chức quốc tế hợp tác và phát triển OCDE vào các năm 2006 rồi 2009, Phần Lan đứng đầu , còn Đức thứ 16/74 , Pháp thứ 22/74 , Mỹ thứ 31/74.
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Thế giới đã và đang lần lượt đến Phần Lan để tìm hiểu về hiện tượng cường quốc giáo dục mới nổi này. Có lẽ họ sẽ lần lượt công bố cho chúng ta biết nhiều điều thú vị nhưng đến nay ít nhất họ đã gợi ra 2 điều quan trọng sau đây :
Thứ nhất, hiện tượng giáo dục Phần Lan đang đặt ra cho ngành giáo dục khắp thế giới đứng trước trách nhiệm đối với những học sinh phát triển sớm, sự thiếu vắng stress trong 1 hệ thống giáo dục như thế và sự cần thiết đào tạo chất lượng sư phạm cho nhà giáo.
Thứ hai, bất kỳ hệ thống giáo dục nào cũng đứng trước một thực tế là có những học sinh, sau giai đoạn giáo dục trung học 1 (tương tự sau THCS của VN) sẽ đứng trước hai ngả đường: Học nghề hay học tiếp lên bậc học cao hơn. Ở Phần Lan, người ta đã suy nghĩ và gỉải quyết vấn đề này không giống với nhiều hệ thống giáo dục khác là khắc phục sự thiếu vắng một giai đoạn thứ 2 trong giáo dục trung học đối với con đường học nghề và họ đã giải quyết thành công.
Ở bậc giáo dục đại học cũng ít ai để ý đến rằng Phần Lan chỉ có dân số 5,25 triệu người (năm 2005) mà có đến 10 trường đại học tổng hợp và 26 trường đại học khoa học ứng dụng (University of Applied Sciences ), trong đó có University of Helsinky có quy mô tới 36.000 sinh viên.
Vũ Diệu

Ai đứng đằng sau vụ bê bối sex ở TQ?

BBC
Ông Lôi Chánh PhúÔng Lôi Chánh Phú bị cách chức sau khi video ông quan hệ tình dục với gái mại dâm được tung lên mạng
Văn phòng BBC tại Bắc Kinh đã phỏng vấn ông Chu Thụy Phong, một nhà báo điều tra, người đã có công vạch trần một quan chức Trung Quốc trong vụ bê bối tình dục tại nước này.
Ông Chu Thụy Phong trông có vẻ mệt nhưng rất vui, giọng ông đầy hào hứng.
“Tôi rất vui khi tôi đấu tranh chống các quan chức tham nhũng,” ông Chu nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Trước đó trong tháng, ông Chu đã cho công bố một băng video được quay năm 2007 cho thấy một người đứng đầu đảng bộ địa phương đang làm tình với một cô gái 18 tuổi.
Bảy ngày sau, viên chức này, ông Lôi Chánh Phú, bí thư quận ủy ở Trùng Khánh, đã bị cách chức.
“Trong quá khứ tôi vui nhất khi họ đe dọa và chặn trang web của tôi,” ông Chu nói.
“Vì khi đó tôi biết tin của tôi đã đánh trúng tim họ và bài viết của tôi là trung thực.”

Video tống tiền

Ông Chu có nhiều lý do để hy vọng. Ông chuẩn bị tung ra thêm bốn video sex nữa cũng được quay trong các phòng khách sạn, cho thấy rõ các quan chức Trùng Khánh quan hệ tình dục với các cô gái trẻ.
Cả năm video đều được quay như một phần của âm mưu tống tiền do một chủ xây dựng bất động sản tại Trùng Khánh thực hiện.
Chủ xây dựng bất động sản này đã tuyển các cô gái trẻ tuổi từ 18 đến 20 tuổi, trả cho họ 300 nhân dân tệ (tương đương $48) mỗi lần các cô gái này bí mật quay cảnh họ làm tình với các viên chức có tiếng của Trùng Khánh.
Nếu các cô gái không ghi hình được rõ mặt các viên chức này thì họ bị buộc phải quay thêm các cảnh sex này cho tới khi chủ xây dựng có được video mà ông cần để tống tiền các nhân vật tai to mặt lớn của thành phố, buộc họ phải cho ông ta những hợp đồng béo bở hơn.
Cái bẫy mật ngọt này đã bị lộ tẩy khi Lôi Chánh Phú, nhân vật bị ghi hình trong băng sex đầu tiên, đã nhờ cậy tới sự giúp đỡ của cảnh sát Trùng Khánh.
Cảnh sát trưởng thành phố khi đó là ông Vương Lập Quân đã ra tay cứu giúp ông Lôi, lục soát tư gia của chủ xây dựng bất động sản này và tịch thu các video đó. Ông này đã bị bỏ tù một năm và các cô gái mỗi người bị giam giữ một tháng.
Năm nay chính ông Vương Lập Quân lại đóng vai chính trong vụ bê bối khác của chính ông sau khi cung cấp cho các nhà ngoại giao Mỹ thông tin về vụ giết doanh gia Anh, ông Neil Heywood, tại Trùng Khánh
Bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu bí thư Trùng Khánh đã bị cách chức, ông Bạc Hy Lai, sau đó đã bị kết án tội giết người. Những lỗi lầm có liên quan tới vụ việc này của ông Vương đã khiến ông bị án tù 15 năm.

‘Phóng viên thực sự’

Nhà báo Chu Thụy Phong, Trung Quốc
Suốt thời gian này, các video sex của chủ xây dựng này nằm trong kho của cảnh sát cho tới đầu tháng 11, khi một nhân vật bí mật trong lực lượng cảnh sát Trùng Khánh đã tiết lộ chúng cho ông Chu.
“Có lẽ thế hệ lãnh đạo mới của chúng tôi thực sự quyết tâm chống tham nhũng. Có thể bầu không khí đang thực sự thay đổi. “
Nhà báo Chu Thụy Phong, Trung Quốc
Các video còn lại chưa được công bố đều là về các lãnh đạo đảng có tiếng tại Trùng Khánh, ông Chu nói.
“Nguồn tin của tôi nói với tôi rằng các chủ xây dựng này sẽ chỉ nhắm vào những viên chức có quyền hành thực sự với các dự án xây dựng. Họ cần phải đầu tư tiền bạc và thời gian để đào tạo các cô gái xinh đẹp này.”
Tuy nhiên ông Chu cho biết ông muốn phải hoàn toàn chắc chắn về danh tính của những người trong video trước khi tung các video này ra.
“Nếu quý vị công bố và tung những tin có thể đã được bịa đặt ra và đòi hỏi công chúng phải kiểm tra xem chúng có thực hay không thì quý vị không phải là một nhà báo thực thụ,” ông nói.
Có thể nhóm chống tham nhũng của chính Đảng Cộng sản sẽ làm việc đó trước cả ông Chu, đó là tự họ công bố các thông tin về các video này.
Ủy ban Kỷ luật Trùng Khánh đã thu giữ các video này từ cách đây khá lâu, ông Chu mới được cho biết, nhưng họ miễn cưỡng không muốn khuấy lên một làn sóng trong chính Đảng Cộng sản bằng việc trừng phạt bất cứ một quan chức có liên quan nào.
Nay video đầu tiên lan ra trên internet, ông Chu cho rằng Ủy ban này không còn lựa chọn nào khác là phải tiến hành một cuộc điều tra công khai nhắm vào bốn viên chức còn lại.
“Một số người cho rằng nỗ lực của Đảng trong việc giải quyết nạn tham nhũng cũng giống như dùng tay trái đánh tay phải vậy,” ông Chu nói.
“Trong chế độ của chúng tôi, các biện pháp chống tham nhũng phải có sự tham gia của người dân. Không thể làm việc đó ở phòng kín và sử dụng các thủ tục bất hợp pháp.”

Bầu không khí ‘thay đổi’

Xuất thân từ tỉnh Hà Nam, ông Chu Thụy Phong nay sống với gia đình tại Bắc Kinh, và phần lớn thời gian ông làm việc trên trang web chống tham nhũng của mình mang tên Nhân dân Giám sát.
Bắt đầu vào năm 2000, ông làm phóng viên báo, viết bài cho Fang Yuan, một tạp chí của nhà nước được Tòa án Nhân dân Tối cao tài trợ.
Nhưng tới năm 2006, ông Chu ra làm riêng khi nhận thấy rằng ông sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi đăng các điều tra phát hiện của mình.
Trước vụ bê bối tình dục tại Trùng Khánh, trang web của ông Chu đã có vài cú thắng lớn. Năm 2007, ông đăng các bài viết nêu các vấn đề về tiêm chủng tại tỉnh Sơn Tây ở miền trung Trung Quốc.
Ông Vương Lập QuânCựu Trưởng cảnh sát, Vương Lập Quân, đã lục soát tư gia của nhà xây dựng bất động sản
Dần dà giới truyền thông Trung Quốc bắt đầu đưa tin về câu chuyện đó, và liên hệ vacxin với bệnh tật tại trẻ em sống ở miền bắc tỉnh này.
Năm 2010, Bộ Y tế Trung Quốc đã công bố kết quả một cuộc điều tra của Bộ, trái ngược hẳn với nhiều tin tức nói rằng việc lưu trữ vacxin không đúng cách đã dẫn tới phản ứng tai hại ở trẻ em.
Tuy nhiên cuộc điều tra đã phát hiện một vài bất thường trong cách thức vacxin được dán nhãn tại tỉnh và một viên chức y tế Sơn Tây đã bị bắt quả tang biển thủ 270.000 nhân dân tệ từ công ty cung cấp vacxin.
Các cơ quan truyền thông khác ở Trung Quốc cũng đưa tin này và sáu tháng sau, Bộ Y tế Trung Quốc khẳng định ba trẻ em đã bị ốm vì vacxin ở Sơn Tây.
Chính phủ Trung Quốc từ chối không đổ lỗi cho vacxin đã dẫn tới cái chết và bệnh tật ở các trẻ em khác.
Kể từ đó, trang web của ông Chu cũng đã vạch trần các quan chức tham nhũng tại Liêu Ninh và Sơn Tây, và kết quả là ít nhất hai người đã bị cách chức.
Với mỗi vụ bê bối này ông Chu đều bị đe dọa nặc danh và trang web của ông tạm thời bị chặn.
Tuy nhiên trong vụ video sex này trang web của ông đã không bị động tới.
Ông Chu tin đây là dấu hiệu cho thấy một chính phủ Trung Quốc mới do ông Tập Cận Bình lãnh đạo có thể sẽ khác với những người tiền nhiệm của ông.
“Có lẽ thế hệ lãnh đạo mới của chúng tôi thực sự quyết tâm chống tham nhũng,” ông nói. “Có thể bầu không khí đang thực sự thay đổi.”

Gia đình ông Lê Thanh Tùng chỉ trích phiên toà phúc thẩm

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok -2012-11-29
Phiên phúc thẩm xử ông Lê Thanh Tùng, một cựu quân nhân viết bài cổ xúy dân chủ tự do cũng như giúp dân oan khiếu kiện, diễn ra với cách thức không để gia đình biết.
Source DR  -Ông Lê Thanh Tùng bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế
Tải xuống – download
Bà Trần Thị An, vợ của ông Lê Thanh Tùng, cho biết dù suốt sáng ngày 28 tháng 11 sau khi được một công an nói trong ngày sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm người chồng, bà đã đến tại những cơ quan tòa án tại Hà Nội để được dự phiên xử. Thế nhưng tại những nơi đó bà đều được cho biết  không hề có phiên xử nào cả. Đến chiều tối bà mới nhận được thông tin từ một người quen cho hay.
Tôi vừa mới biết tối hôm qua, có anh ở Hà Nội báo.
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 28 tháng 11, bà Trần thị An cho biết việc cơ quan chức năng tiếp cận với bà thông tin về phiên phúc thẩm đối với ông Lê Thanh Tùng:
Vì chồng tôi đã qua ba tháng xử ban đầu, ông chống án thì sau ba tháng xử lại. Tôi ra tòa hỏi nhưng họ cứ khất dần. Vào tối ngày 21 có phó công an huyện xuống nhà tôi hỏi tôi có đi dự phiên phúc thẩm không; tôi trả lời có.
Người ấy hỏi đã biết lịch xử chưa, tôi nói chưa biết, không ai đưa giấy nên tôi không biết. Tôi gặn hỏi ‘bao giờ xử?’; phó công an huyện nói không biết mai hay ngày kia. Tôi nói phải chính xác chứ không tôi đi mất công. Người đó hỏi ngày hôm đó là bao nhiêu.Người đó cũng hỏi đi đông không? Sau đó người ấy nói ngày mai xử. Tôi cấp tốc gọi cho an em, bà con, bạn bè. Ngày hôm sau chừng chục người bà con đi xe buýt ra nơi xử. Bạn bè đi sau. Nhưng khi đến người ta nói không có xử vụ nào. Có người mách đến Tòa ở số 2 Đội Cấn, nhưng ở đó cũng nói không xử. Thế là bà con tôi đi về.
Việc tòa không thông báo cho gia đình về phiên phúc thẩm là không có gì sai phạm với những qui định pháp luật nếu như những người thân không có trách nhiệm liên quan làm chứng tại tòa
LS Trần Đình Triển
Đến chiều ngày hôm qua 27 tháng 11, lại có người công an ở Huyện đến hàng tôi nói vừa vào nhà chị mà không ai ở nhà. Người này nói mai xử. Tôi hỏi ai nói, có nói thật không chứ như hôm nọ đồng chí phó công an huyện lừa khiến chúng tôi mất công mất việc. Hôm qua cũng có chục người ra nhưng họ nói không xử nên phải về. Tôi lại phải mong họ thông cảm cho.
Luật sư Trần Đình Triển cho biết việc tòa không thông báo cho gia đình về phiên phúc thẩm là không có gì sai phạm với những qui định pháp luật nếu như những người thân không có trách nhiệm liên quan làm chứng tại tòa.
Tuy nhiên theo ông này thì một phiên xử được nói là công khai như thế mọi người dân trên 16 tuổi và người không mắc bệnh tâm thần đều có thể tham dự. Thực tế tại Việt Nam là tòa thường viện cớ không đủ chỗ để hạn chế số người tham dự. Ông nói:
Luật qui định tòa xử công khai là nhằm mục đích qua phiên tòa không chỉ trừng phạt người phạm tội mà còn nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân.
Nhưng thực tế ở Việt Nam, hội trường nhỏ, do điều kiện kinh tế nên tòa phải xử nhiều vụ. Nếu dân tập trung đông có thể gây mất trật tự, nên mới xảy ra việc thường ai có giấy mời mới được dự phiên tòa. Đây là mâu thuẫn giữa luật và thực tiễn.
Bà Trần Thị An thì nêu ra nhận định về việc họ không để cho bà có thể tham dự phiên xử phúc thẩm của chồng là ông Lê Thanh Tùng như sau:
Trong phiên sơ thẩm tôi dự từ đầu đến cuối và tôi biết hết mọi việc, về tôi có phát biểu nên họ sợ. Lần này họ lừa không cho tôi vào để gây nên suy nghĩ là vợ con đã bỏ ông Tùng không đến.
Trong phiên sơ thẩm tôi dự từ đầu đến cuối và tôi biết hết mọi việc, về tôi có phát biểu nên họ sợ. Lần này họ lừa không cho tôi vào để gây nên suy nghĩ là vợ con đã bỏ ông Tùng không đến
Bà Trần Thị An
Ông Lê Thanh Tùng trước khi bị bắt từng giúp đỡ làm đơn từ cho nhiều người dân có oan khuất phải đi khiếu kiện đến các cơ quan trung ương ở Hà Nội. Những người đó hàm ơn ông và mong muốn được tham dự tòa như lời của bà Trần Thị An cho biết:
Dân ai cũng quí mến. Lần nào có phiên tòa thì người ở xa gửi lời hỏi thăm, người thì nói cho đi với; nhưng tôi nói đi họ cũng không cho gặp; mà đi thì vất vả…
Tòa phúc thầm Hà Nội vào sáng ngày 28 tháng 11 tuyên án ông Lê Thanh Tùng 4 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội tuyên truyền chống Nhà Nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Mức án này giảm một năm so với bản án sơ thẩm hồi tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên bà Trần thị An cho rằng bà vẫn không bằng lòng. Lý do vì chồng bà không có tội. Bà nói:
Tôi vẫn chưa bằng lòng. Làm như thế không đúng, tôi vẫn không bằng lòng.
Ông Lê Thanh Tùng sinh năm 1968. Ông nhập ngũ hồi năm 1986 và xuất ngũ năm 1991. Ông có thời gian sinh sống tại Campuchia.
Ông Lê Thanh Tùng cho mình là một phóng viên phong trào tự do dân chủ Việt Nam. Ông tham gia nhóm đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam là nhóm 8406. Ông cũng là thành viên của Đảng Thăng Tiến, một đảng chính trị không được chính quyền Hà Nội cho phép hoạt động.

PHẢI CHĂNG T.T NGUYỄN TẤN DŨNG THÔNG ĐỒNG VỚI TRUNG CỘNG IN HÌNH LƯỠI BÒ TRÊN HỘ CHIẾU? –

Nguyễn Thu Trâm

 Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Theo tờ Daily Telegraph ngày 22 tháng 11 năm 2012, Trung cộng đã phát hành khoảng 6 triệu hộ chiếu điện tử có in hình lưỡi bò. Không lâu sau khi loại hộ chiếu có in đường lưỡi bò này được cấp phát, những công dân của họ đã sử dụng để nhập cảnh vào Việt Nam, như là một hành động công khai tuyên bố chính thức với các quan chức đảng và nhà nước Việt Nam rằng đường lưỡi bò là hợp pháp và biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung cộng.
Nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước cảm thấy bất bình và phẫn nộ trước hành động ngang ngược của Bắc Kinh về hành vi này. Nhưng có lẽ ít ai đặt vấn đề rằng việc lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Bắc Kinh từng bước lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam theo một chủ trương dần dần biến Việt Nam thành một đặc khu kinh tế của Trung Cộng như chúng đã thực hiện đối với Tây Tạng và Tân Cương, liệu có không sự thong đồng và tiếp tay của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Video: Phát Ngôn Của Một Số Tàu Khựa: PHẢI ĐÁNH VIỆT NAM
Thực hiện chính sách vết dầu loang để liếm dần biển Đông, vào tháng 7 năm 2006, Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho phát hành bộ bản đồ hành chính gồm có các bản đồ Trung Quốc Chính Khu, Trung Quốc Địa Thế, Trung Quốc Thủy Hệ và Trung Quốc Giao Thông.
Điều đáng quan tâm là trong bản đồ Trung Quốc Chính Khu không chỉ bao gồm Đài Loan, Tây Tạng cũng như các vùng có tranh chấp với Ấn Độ vào lãnh thổ Trung Quốc mà cũng bao gồm luôn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời vùng biển chung quanh được vẽ bằng chín đoạn hình chữ U. Tiếp theo sau việc phát hành bộ bản đồ này, Trung cộng đã tiến hành xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa với ý nghĩa rằng Hoàng Sa, Trường Sa và Việt Nam là của Trung cộng và việc làm tiếp theo để khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của các quần đảo này là việc tổ chức các tour du lịch đến Hoàng Sa được khởi đầu vào thứ Bảy, ngày 07 tháng 4 năm 2012. Trước sự kiện này, đại diện phía Việt Nam, phát ngôn viên Lương Thanh Nghị chỉ van lơn một cách kín đáo trong công thông tin điện tử của chính phủ rằng: “:”Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Trong khi đó, trong lần đón tiếp Tổng Bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình, ngay sau Hội Nghị Trung Ương 6, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của cộng sản Việt Nam đã tuyên bố: “Trên tinh thần đồng chí, anh em và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, hai bên cần bàn bạc, thảo luận, đàm phán để tìm ra giải pháp thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; không để vấn đề về biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.” Khi nói “không để vấn đề về biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”, ông Nguyễn Tấn Dũng ít nhất gián tiếp cho Trung Quốc biết là lãnh đạo Việt Nam đặt quan hệ giữa hai nước lên trên tranh chấp chủ quyền. Điều này có thể được hiểu rằng “tôi cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng để tuyên bố rằng: “Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi nhận và tán thành bản tuyên bố về đường Lưỡi Bò Cửu Đoạn của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung-Hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.”
Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng đường Lưỡi Bò và hải phận toàn thể Biển Đông của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.”
Chính cách ứng xử cùng tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bật đèn xanh cho nhà cầm quyền Trung cộng in hình Lưỡi Bò trên hộ chiếu để chính thức công bố với thế giới về chủ quyền hợp pháp của họ đối với Hoàng Sa, Trường Sa và cả Biển Đông.
Với những gì đang diễn ra, với những chính sách của đảng cộng sản Trung Quốc mà hành động cụ thể là xua tàu cá ra biển Đông, là xây dựng thành phố Tam Sa, là tuyên bố công khai về đường lưỡi Bò và với những tuyên bố cựu chủ tịch nước Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đối với chính sách lớn của trung cộng về việc “vươn ra biển” cùng với cách hành xử và tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng người ta có đủ cơ sở để tin rằng ngay cả khi Trung cộng tuyên bố với thế giới rằng “Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc” thì đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam cùng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ “ghi nhận và tán thành” cũng như “tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng”.
Với những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội Trung quốc cùng với chính sách bành trướng của đảng cộng sản Trung Quốc và sự nhu hèn của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, chúng ta những công dân của Việt Nam có cơ sở để lo sợ rằng nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung cộng và 90 triệu dân Việt Nam sẽ trở thành một sắc tộc thiểu số trên chính quê hương mình vào một ngày không xa.
Nhục quá!
Ngày 29 tháng 11 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm, 8406.

CẦN HIỂU RÕ ĐẢNG VIÊN VÀ ĐCSVN – MA TÚY ĐẢNG

Donghailongvuong FB
Khoảng 1995, học cấp 3 ở Kiên Giang về lại HN. Tôi bỗng thấy nhiều đứa bạn học cùng cấp 1&2 bị nghiện ma túy. Có những đứa cực kì thân thiện, hòa đồng. Sau này, tham gia công tác thanh niên ở phường xã, tôi lại chứng kiến nhiều anh em cùng thế hệ 7X bị nghiện ma túy.
Ôi những người bạn cùng trang lứa! Các bạn đầy dễ thương, hiền lành, vui vẻ chỉ cần dính vào ma túy vài lần là đã lên đường!
Có một thằng tên là Long (Long Thìn), mới nghe tin Nó chết mình đến nhà Nó để thắp hương. Nghe mẹ nó kể chuyện và khóc giàn dụa. Được biết từ lúc nó nghiện ma túy “đéo” có thằng bạn học cấp 2-3 nào đến chơi hay thắp hương khi Nó chết cả.
Tôi nhớ có lần châm lửa vào tờ giấy bạc cho một thằng bạn khác cũng tên là Long (Long Ó) để cho Nó hít ma túy. Tôi nói với nó :
- Sao mày không bỏ ma túy đi
- Không bỏ được
- Thôi mày đừng làm cho ai nghiện theo nữa nhé!
Một thời gian sau nghe tin Long Ó chết vì Sida, chết trên trại cai nghiện.
———————————
Đảng viên của ĐCSVN xét cho cùng cũng là người VN cũng đủ hỉ-nộ-ái-ố như mọi người bình thường. Thậm chí khi mới gia nhập ĐCSVN thì hầu như ai cũng là người tốt, trong sáng, lòng đầy nhiệt huyết quả cảm với cộng đồng, xóm phố, công sở. Nhưng….
….nhưng sau một thời gian vào vòng quay của hệ thống, với tha hóa của quyền lực tuyết đối đã biến hầu hết những đảng viên của đảng này ở cấp càng cao càng biết nói dối, biết Thượng đội-Hạ đạp, biết luồn cúi-nịnh bợ, biết tham nhũng và hối lộ và biết đánh đập, hạ nhục, ăn cướp của dân lành không hề có cảm xúc.
Nguyễn Tấn Dũng hay bất kì đảng viên thoái hóa biến chất nào, ban đầu tuổi trẻ cũng giống nhau ở sự nhiệt huyết, trong sáng, đầy quả cảm dấn thân nhập cuộc nhưng rồi theo thời gian thì không tha hóa mặt này thì cũng mặt kia, Họ không còn sống đúng với cái chất con người họ khi cha sinh mẹ đẻ, không được là chính họ nữa.
——————————-
Tôi vùng vẫy mãi mới thoát ra được khỏi tổ chức ĐCSVN nên không thể khoang tay nhìn thấy tình trạng càng ngày càng bi bét, càng ngày càng bị “nhiễm độc” của những người Việt vì lý do nào đó mà đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN. Phải tìm cách cứu lấy những thanh niên-trung niên còn đang mê ngủ, đang xoay sở vùng vẫy khỏi tổ chức này. Đó là những người Việt Nam chứ không phải kẻ xa lạ, họ rất gần gũi là những anh-em, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp của mình.
Hãy chung tay giúp đỡ và động viên cho những thanh niên-trung niên là đảng viên hòa nhập với cộng đồng. Dù rất khó nhưng không thể không làm. Vì nếu không ĐCSVN sẽ tìm mọi cách để hút hết những thanh niên khỏe mạnh vào CA-QĐ, đối với các trí thức có trình độ thì bị trói buộc bởi bả danh lợi, vật chất nhỏ mọn.

ĐỒNG TIỀN KHÔNG CHÍNH CHỦ, TÍNH SAO ĐÂY?

Ảnh của Tôi
* Bùi Văn Bồng
                  Theo Nghị định 71, sử dụng xe không chính chủ sẽ bị phạt, và kèm theo là các biện pháp điều tra xác định rõ chính chủ của xe đó là ai? Nguồn gốc xe ở đâu?…
Nhưng đó chỉ là chiếc xe. Nghĩ về Nghị định 71 quy định về xe chính chủ, khiến người ta không khỏi đặt ra câu hỏi: Vậy, khi một người, một nhóm lợi ích sử dụng đồng tiền không chỉnh chủ thì sao?
                 Trước hết, cần xác định rõ: Chính chủ của đồng tiền là ai? Là của nhân dân. Đảng không làm ra tiền, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ không làm ra tiền. Chỉ có nhân dân lao động. Tiền trong kho bạc Nhà nước (ngân khố quốc gia) là của nhân dân, tiền thuế và nộp lãi của các doanh nghiệp, kể cả tiền thuế chợ của người nông dân bán giỏ cua mớ ốc, một bà già bán rau tập tàng thu hái ở vườn, tiền bán lá chuối khô…
Mới đây, câu chuyện gây xôn xao dư luận cả nước, một số trang mạng nước ngoài cũng đưa tin biểu dương: Chị Lành bán vé số ở Long An đã hẹn để dành cho anh Tuấn làm nghề chở thuê ba gác 20 tờ vé số, chiều tối anh Tuấn chưa đến lấy vé số. Khi đài thông báo kết quả, trong đó những tờ trúng giải trị giá 6 tỉ 6. Chị Lành gọi điện cho anh Tuấn chúc mừng và mời anh đến lấy vé số đi nhận tiền trúng giải. Chị Lành nói: “Đã hẹn người ta rồi, trúng hay trật là của anh ấy”. Thế là chị Lành biết 6, 6 tỉ đó anh Tuấn mới là chính chủ. Biết bao gương sáng người nghèo, cán bộ nhân viên nghèo nhặt được của rơi, hoặc nhận tiền dư đã đem trả lại cho chính chủ.
                  Mọi đồng tiền không chính đáng đều là không chính chủ, do những hành động tham nhũng, tham ô, ăn cắp, ăn cướp; bằng các thủ đoạn lường gạt, gian dối mà có; làm giả mạo sổ sách, chứng từ, hóa đơn; bịa ra các khoản chi để rút tiền công quỹ, biến của công thành của riêng, đặc quyền đặc lợi, vơ vét tư lợi…Kể cả những doanh nghiệp tự đặt ra các kiểu thưởng, các mức thưởng, tự trả lương cao vọt, hút hết tiền vốn, tiền lãi vào túi riêng rồi kêu lỗ để xin thêm tiền Nhà nước hỗ trợ… Nhiều vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, ăn hối lộ cũng thu về những đồng tiền bất chính, coi như không chính chủ.
Dễ thấy nhất là chiếu theo lương quan chức hiện nay, cho dù lương cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng nhưng lại thấy có nhiều tài sản giá trị cao vời vợi quá chín tầng mây, mà không có nguồn thu chính đáng, thì chắc chắn đó là đồng tiền ‘không chính chủ’. Nhưng điều lệ Đảng cũng như quy định 19 điều đảng viên không được làm lại không cho ai từ cấp chi bộ cơ sở có quyền hỏi về sự bất minh ấy! Còn như trông chờ vào tự khai báo tài sản thì người ta có đủ cách để không phải khai ra hoặc biến tướng những khoản thu không phải ‘đồng tiền chính chủ’.
                   Chỉ trong ngày hôm qua (27-11) nhiều phiên tòa đã xử các vụ đồng tiền không chính chủ:  Kết thúc phiên sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty CP CNTT Hoàng Anh, Công ty con của Vinashin ở Nam Định, mức án 20 năm tù vì tội tham ô tài sản. Bị cáo Đỗ Đình Côn, kế toán trưởng của Hoàng Anh bị tuyên phạt mức án 3 năm 6 tháng tù, do tham nhũng rút 4,5 tỉ đồng tiền tạm ứng cho dự án, cho vào túi riêng.
                 Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao ra quyết định khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với ông Nguyễn Văn Hiệp (57 tuổi, Phó chánh án TAND TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) về  tội ăn tiền mà ra quyết định trái luật, gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho bà Sang 25 lượng vàng.
                 TAND TP.Quy Nhơn (Bình Định) mở phiên tòa xét xử vụ án sai phạm tại Trường ĐH Quy Nhơn, nhưng xử vắng mặt bị cáo chính là Trần Tín Kiệt (nguyên Hiệu trưởng), đã cùng với Nguyễn Ngọc Anh (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tài chính) về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tự đặt ra các khoản thu trái quy định, số tiền này đã chi cho cán bộ, giảng viên của trường dưới hình thức “bồi dưỡng” với hơn 964,8 triệu đồng.
 
         Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Agribank) Ninh Thuận đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Hoàng Thanh Liêm, Phó giám đốc Phòng Giao dịch Agribank Nhơn Sơn, thuộc chi nhánh Agribank Ninh Sơn và ông Tô Văn Đắc, cán bộ tín dụng phòng giao dịch này để phục vụ công tác điều tra vụ việc rút ngân quỹ khoảng 2,4 tỉ đồng.

CHÂN DUNG HẮN

 Buivanbong blog


   * MINH DIỆN
             Hắn có khuôn mặt hình tam giác nhọn, trán dô, hai gò lưỡng quyền nhô cao tương phản với cặp mắt sâu hoáy và cái  miệng chu ra như đang  thổi lửa, nhìn  toát lên vẻ cộc cắn và hung dữ.
Ngày ấy, Sài Gòn mới giải phóng được mươi ngày, tôi và nhà văn Nguyễn Trọng Oánh tới ở nhả ông Đoàn, trong khu phố đông đúc ngã tư Bảy Hiền, nơi tôi đã tham gia chiến đấu tết Mậu Thân.
                Một hôm, chúng tôi đang ăn sáng trên lầu thì ông Đoàn hốt hoàng chạy vào nói:
             – Thưa hai ông sỹ quan giải phóng! Có một ông giải phóng con tìm hai ông!
              Thiếu tá Nguyễn Trọng Oánh nói với ông chủ nhà:
              – Tôi đã nói với bác rồì! Chúng tôi không thuộc Uỷ ban quân quản nên không tiếp ai cả?
               Ông Đoàn nói:
              –  Ông giải phóng con ra lệnh cho tôi phải mời hai ông xuống!
              Thấy ông chủ nhà lo lắng, lại nghe cái danh từ “ông giải phóng con” hay hay,  anh Óanh bảo tôi xuống xem sao?
                Bỏ miếng bánh mỳ ăn dở, tôi chình đốn lại quân phục, đi xuống tầng trệt. Trước mặt tôi là một thằng bé loắt choắt, mặt nhọn hoắt, mặc bộ quân phục xanh lá cây rộng thùng thình, đầu đội mũ tai bèo, chân đi ép cao su, trên cánh tay đeo một giải băng  đỏ. Tưởng đây là cậu giao liên tôi hỏi:
               – Em ở đơn vị nào, tìm các anh có chuyện gì?
                Thằng bé đứng nghiêm, giơ tay chào như một người lính, giọng nói lanh lảnh:
               - Báo cáo thượng câp, tôi bắt được hai tên sỹ quan  ngụy!
                 Thằng bé quay ngoắt ra cửa dẫn vào hai người đàn ông khoảng gần năm chục tuổi. Cả hai đều bị trói quặt hai tay ra sau lưng bằng sợi dây dù, chân  cũng bị trói như tù binh. Nhìn gương mặt xám ngoét và hai  bàn tay tụ máu sưng vù của hai người đàn ông, tôi biết họ rất đau đớn.
                 Tôi hỏi thằng nhỏ:
                 – Ai trói họ thế kia?
                  Thằng nhỏ hãnh diện đáp:
                 – Trình thượng cấp, chính em bắt trói hai tên này!
                 – Sao lại trói người ta?
                 – Thưa thượng cấp! Hai thằng này là sỹ quan, có nhiều nợ máu với nhân dân, phài bắt chúng đền tội!
                   Một người đàn ông kêu lên:
                   – Năm ơi! Dượng chỉ là cảnh sát giao thông , có nợ máu với ai đâu…
                   – Im mồn! -Thằng nhỏ tên Năm quát – Bắng nhắng tao cho một bạt tai bây giờ!
             Người đàn ông co rúm người, ngồi gục mặt xuống hai đấu gối. Người kia quay mặt đi chỗ khác. Ông chủ nhà và mấy người hàng xóm đứng chung quanh nhìn ái ngại.
                  Tôi nói với thằng bé tên Năm:
                  – Em cởi trói cho hai người ta! Không có quyền  trói họ!
                   Thằng Năm lắc đầu:
                  - Báo cáo thượng cấp! Hai tên này là ác ôn, phài trừng trị triệt để!
                   Tôi giải thích :
                 – Ác ôn ác bá tính sau! Tôi ra lệnh cởi trói cho người ta!
                  Thằng nhỏ quắc mắt nhìn tôi, hỏi:
                 – Anh là ai mà ra lệnh cởi trói cho ác ôn?
                 - Là sỹ quan quân giải phóng! Được chưa?
                  Thằng Năm quắc mắt nhìn tôi, rồi giơ chân đá vào lưng người đàn ông vừa xưng dượng với hắn:
                  – Đứng dậy, đi!
                  Nhìn thằng bé vắt mũi chưa sạch, mặc bộ quân phục còn cứng hồ vải, dùng  tiếng thượng cấp theo cách xưng hô của quân đội Sài Gòn, mặt  đằng đằng sát khí, tôi đã ngứa mắt. Bây giờ hắn ngang bướng chống lệnh một thượng úy quân giải phóng đàng hoàng, không trị hắn thì còn ra thể thống gì nữa? Tôi nói với hắn:
                 – Tôi ra lệnh cởi trói cho người ta, có chấp hành không?
                  Thằng Năm vênh mặt lên, cầm hai đầu dây trói kéo hai người đàn ông đi. Tôi quát:
                 – Đứng lại!
                 Tôi rút khẩu súng K54 chĩa thẳng vào tên Năm:
                 – Cởi trói!
                 Trước họng súng của tôi, thằng Năm  phải cởi trói cho hai người đàn ông, rồi hắn hậm hực bỏ đi không ngoái đầu lại.
                 Người đàn ông lúc nãy xưng là dượng với thằng Năm nói với tôi:
                – Cám ơn ông sỹ quan ! Hôm nay không có ông chắc tôi chết vì thằng cháu tôi!
                – Ông với nó quan hệ thế nào? Tôi hỏi.
                – Dạ, thưa! Tôi và bố nó là anh em bạn rề. Năm Mậu thân bố nó bị bom chết ở quê, mẹ nó đi lấy chồng khác, vợ chồng tôi đưa nó vô đây nuôi, lúc đó nó mới có chín tuồi.
                 Người đàn ông thứ hai cũng có họ hàng với Năm, là đại úy hải quân, đã  về hưu ba năm, có hai người anh tập kết ra Bắc. Với vẻ mặt nhẫn nhịn, nhưng không dấu vẻ khinh bỉ, ông nói với tôi:
               – Nói ông bỏ qua! Các ông mới vào thành phố này mà dòi bọ đã nhung nhúc rồi!
                Tôi xin lỗi hai người đàn ông, bảo họ về nhà, đừng chấp với bọn trè con háo thắng như thằng Năm. Ông Đoàn chủ nhà nói với tôi:
               – Dân thành phố chúng tôi bây giờ không sợ quân giải phóng  các ông mà sợ bọn lau nhau  30-4 !
               Câu chuyện dừng lại đó.
                Mấy hôm sau chúng tôi về đơn vị, sau đó anh Nguyễn Trọng Oánh ra Hà Nội công tác, tôi chuyền ra làm phóng viên báo Tiền Phong.
*          *          *
Năm 1979 tôi lấy vợ ở khu phố Bảy Hiền.
               Tôi cưới vợ được mấy tuần thì chiến dịch đánh tư sản bắt đầu. Bố mẹ vợ tôi cũng bị đánh,  mặc dù gia đình ông chỉ làm nghề dệt vải, không buôn bán gì.
           Hôm khám xét nhà bố vợ tôi, thằng Năm cũng có mặt. Bây giờ hắn  đã là phó công an phường. Không hiều sao lên nhanh thế? Nghe nói hắn khai man lý lịch là con liệt sỹ, và rất hăng hái trong việc truy lùng sỹ quan chế độ cũ trốn học tập cải tạo, và theo dõi bắt người vượt biên nên lên nhanh. Bây giờ cả phường này ai cũng sợ Năm, với biệt danh  “Năm Lửa” vì  tính hắn nóng như lửa, rất hách dịch, và tàn nhẫn. Hắn tuyên bố, nếu liên quan đến chế độ cũ và bọn tư sản thì bố đẻ hắn, hắn cũng bắn bỏ!
                 Hôm ấy Năm Lửa nhìn thấy tôi quắc mắt lên hỏi:
                – Tại sao anh có mặt tại đây?
                 Tôi nói:
                - Đây là nhà vợ tôi!
              Năm Lửa bĩu môi:
               – Anh mất hết lập trường giai cấp rồi! Là sỹ quan quân đội, là đảng viên mà lấy con tư sản?
                 Một thằng nhãi ranh bốn năm trước, bây giờ lên lớp mình về lập trường tư tưởng? Thôi kệ hắn chấp làm gì! Tôi nghĩ vậy và bỏ đi, không muốn dây vào công việc của cái tổ khám xét, thu gom tài sản vô nhân đạo.
             Ba hôm sau, trung tá nhà văn Thái Vượng ngoài Hà Nội vảo,  bảo tôi đưa về thăm gia đình vợ. Trong bữa cơm thân mạt, vợ tôi cho biết toàn bộ tivi, tủ lạnh, vải vóc quần áo, đều đã bị tich thu hết. Gia đình mua dự trữ ba kg bột giặt, cũng bị tịch thu. Một gia đình làm ăn chân chất, có hai người là liệt sỹ, mà bây giờ trắng tay. Vợ tôi nói hôm kiểm kê thằng Năm Lửa moi móc từ chậu cây cảnh ngoài sân thượng đến đống than củi trong bếp, hắn sắn tay áo lùa vào cầu tiêu xem có dấu vàng không.
              Chiều hôm đó khi về cơ quan, tôi mang theo chiếc va li để mai ra Hà Nội cùng Thái Vượng. Không ngờ từ lúc tôi về, đến lúc đi,  Năm Lửa đều bố trí người theo dõi. Khi tôi chở Thái Vượng ngang  qua trụ sở công an phường, Năm Lửa ra chặn lại.
               Hắn  nói trống không:
               - Đưa kiềm tra cái va li?
               Tôi cũng hỏi trống không:
              – Quyền gì mà kiểm tra va li ?
               Năm Lửa chỉ thằng tay vào mặt tôi:
              – Anh tẩu tán tài sản của tư sản ?
               Thái Vượng chen vào:
              – Đồng chí nhầm rồi, trong cái va li này không có gì cả!
               Năm Lửa chì tay vào mặt Thái Vượng:
               – Tôi không đồng chí với bọn tẩu tán tài sản của tư sản!
              Thái Vượng chỉ vào ve áo mình, dằn giọng:
              – Mày mở mắt ra, nhìn cái quân hàm trung tá trên ve áo tao! Nếu mở  va li ra có tài sản của tư sản, tao sẽ lột cái lon trung tá ném cho chó tha, còn không tao  bắn bể sọ mày!
              Tưởng nói vậy Năm Lửa chờn, không kiểm tra nữa, nào ngờ hắn vẫn thét lính giật chiếc va li trong tay tôi, mở banh ra. Trước năm người mười mắt, chiếc va li trống rỗng. Mặt Năm Lửa từ màu máu sang màu chàm, hắn lùi lũi bước đi.
               – Đoàng! Đoàng !Đoàng!
                 Ba phát súng K59 của trung tá Thái Vượng nổ chói óc, đạn cày trước mặt Năm Lửa. Năm Lửa quỳ mọp xuống, lết bắng đầu gối, ôm lấy chân Thái Vượng. Hắn cứ ôm cứng như vậy,  miệng lắp bắp không thành lời:
                 – Con lạy chú tha cho con!
                 Thái Vượng nói:
                 – Đồ hèn! Phàm những thắng gian ác như mày đều rất hèn!
Thái Vượng nói rồi cho súng vào bao. Vả chúng tôi bỏ đi.
          Năm Lửa tác oai tác quái thêm hai ba năm, lên tới chức đội trường hình sự công an quận, thì dính vào vụ buôn lậu vàng, đô la qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, lãnh án 8 năm tù giam. Khi hắn đi tù vợ mang con theo chồng khác. Bây giờ Năm Lửa ở một mình với một con chó. Hàng ngày hắn hay dắt chó đi dạo. Nhiều người gặp hắn chào rất to:
             – Chào ông chơi với chó ạ!
              Tình cờ tôi gặp lại người đại úy hải quân bị Năm Lửa trói năm xưa. Tôi nói với ông ấy:
             – Ước gì tôi có một bức chân dung Năm Lửa ngày xưa để so sánh với hắn bây giờ?
             Người đại úy hài quân mỉm cười nói:
              – Nhan nhản ra đấy, thiếu gi?
              – Ông nói sao? Năm Lửa có nhiều ảnh chân dung?
              Người đại úy già vuốt chòm râu thưa bạc trắng:
              – Chân dung hắn nhan nhản trong cuộc cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Văn Giang, trong  những cuộc đàn áp người biểu tình yêu nước, và ở khắp nơi, anh không nhìn thấy sao?
    M.D
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng
                   Công an Ninh Thuận cho biết, đã khởi tố vụ án làm hồ sơ giả để rút ngân quỹ tại Phòng Giao dịch Agribank Nhơn Sơn. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, từ đầu năm 2012, ông Liêm sử dụng mật mã của ông Tô Văn Đắc, để xâm nhập vào danh sách khách hàng vay vốn do ông Đắc quản lý. Sau đó, ông Liêm tạo dựng 53 hồ sơ vay vốn của khách hàng để giải ngân khoảng 2,4 tỉ đồng vào tài khoản cá nhân của mình. Cơ quan chức năng đang làm rõ mối liên hệ giữa hai cán bộ ngân hàng này trong quá trình làm hồ sơ giả để rút tiền ngân hàng…
                  Một ngày mà các địa phương xử lý, giải quyết từng ấy vụ việc liên quan đến đồng tiền không chính chủ cũng thể hiện sự kiên quyết của pháp luật.
                 Nhưng, đó chỉ là những vị nhỏ. Nợ xấu ngân hàng, tiền tham nhũng vào công quỹ, gây nợ công lớn, iền khai man, tự nâng giá đầu tư, giá xây dựng lên gấp 3 lần trở lên…mới là tiền không chỉnh chủ với số lượng lớn. Theo báo cáo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đến 30/6, tổng số nợ cơ cấu lại chỉ khoảng hơn 36.000 tỷ, nhưng đến 30/9, số nợ được cơ cấu lại lên 252.000 tỷ đồng. Với dư nợ tín dụng cỡ 2,7 triệu tỷ đồng, số nợ đã cơ cấu lại đến 30/9 chiếm xấp xỉ 8%. Đó là con số trong báo cáo, một số chuyên gia cho rằng về thực chất nợ xấu ngân hàng chí ít cũng khoảng 400.000 tỉ đồng. Theo tính toán của chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện lên tới 15% trên tổng dư nợ, tức là tương đương khoảng 375.000 tỉ đồng. Đó là chưa kế các vụ thất thoát lớn ở các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước trong mấy năm gần đây. Rõ nhất là: Vinashin, Vinaline, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu, Tổng công ty Sông Đà…
                  Quay lại theo dẫn ý đầu bài: Xe không chính chủ thì như thế! Nay thực tế đã thấy một khối lượng tiền quá lớn bị rơi vào không chính chủ (túi cá nhân, nhóm lợi ích do tham nhũng, khai man, gian trá, lừa đảo, báo cáo láo…), làm rỗng ngân khố quốc gia, mất uy tín với đầu tư nước ngaoì vào VN, gây lạm phát trầm trọng dẫn tới suy yếu nền kinh tế, coi như phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước, gây cho đời sống hơn 90 triệu dân gặp khó khăn và hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng khác…Thì, tính sao đây?
B.V.B
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét