Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

1422. LIỆU VỊ THẾ CỦA CHÂU ÂU CÓ LUNG LAY SAU CHUYẾN CÔNG DU CHÂU Á CỦA TỔNG THỐNG MỸ?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 26/11/2012

LIỆU VỊ TH CỦA CHÂU ÂU CÓ LUNG LAY SAU CHUYN CÔNG DU CHÂU Á CỦA TỔNG THNG MỸ?

TTXVN (Angiê 20/11)
Trong chuyến công du châu Á lần này, Tng thống Mỹ Barack Obama thực hiện một chuyến thăm lịch sử tới Mianma. Liệu chuyến công du này có làm thay đi định hướng chính sách đi ngoại của Mỹ không? Điu đó th hiện thế nào về phương diện quân sự, kinh tế và địa chiến lược? Ông Stéphane Taillat, tiến sĩ lịch sử quân sự và nghiên cứu quốc phòng, sĩ quan thuộc lực lượng dự bị tác chiến Lục quân Pháp, phân tích các vn đề này trên tạp chí “Đại Tây Dương” như sau:
Cần hiểu rõ rằng việc chuyển trọng tâm sang châu Á như một sự thay đổi mang tính chiến lược lớn, không phải là điều gì mới mẻ. Từ gần 20 năm nay, các chính quyền Mỹ kế tiếp nhau vẫn nói đến vấn đề tập trung trở lại vào lợi ích ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trái lại, có sự thay đổi trong cách thể hiện sự cần thiết đó (cụ thể như trong văn kiện chiến lược tháng 1/2012). Đó là soạn thảo một chiến lược tổng thể nhằm vào các lợi ích đã trở thành truyền thống (phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên), tăng cường quan hệ với các đồng minh, và kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là cường quốc khu vực về tất cả các phương diện. Đối với vấn đề thứ ba này, yêu cầu minh bạch trong ý đồ chiến lược gắn liền với quyết tâm cột Trung Quốc vào việc giải quyết các vấn đề cũng như kiểm soát các chế độ kinh tế hay quân sự trong khu vực.
Tuy nhiên, không nên bỏ qua ý đồ của Tổng thống Obama trong chuyến cống du lần này. Theo lôgích của Chính quyền Obama, mục đích là đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ đối với các đối tác (châu Âu cũng như châu Á), đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm soát mềm deo hơn mối quan hệ về nhiều mặt với Trung Quốc. Nhưng về chiều sâu, mục đích của Tổng thống Obama khi bắt đầu nhiệm kỳ hai là tiếp tục công việc còn dang dở đó phải kiểm soát di sản của Georae W. Bush, nGhĩa là sẳp xếp lại vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nói cách khác, việc chuyển dịch trọng tâm về châu Á chính là vấn đề kiểm soát bá quyền đang được đặt ra.
Được hỏi ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản về lịch sử là các đồng minh của Mỹ, trong cuộc đấu với Trung Quốc, Mỹ còn có đồng minh tiềm tàng tương lai nào không, chẳng hạn như Mianma theo truyền thống vẫn là nước thân Trung Quốc, chuyên gia Stéphane Taillat cho rằng lập trường chính thức của Mỹ không phải là kiềm chế mà là đối  thoại với Trung Quốc. Nhưng giữa hai nước không đạt được đồng thuận về mức độ đe dọa quân sự mà Trung Quốc gây ra cũng như việc nước này trỗi dậy là nguy cơ đến đâu. Các biểu hiện mới đây về thái độ cứng rắn trong chính sách đối ngoại của cường quốc châu Á này dường như khiến những người ra quyết định chính trị và quân sự Mỹ lo ngại. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc không phải là bằng chứng về thái độ hung hăng của họ, mà nhìn chung phản ánh mối lo ngại của chính quyền nước này trước tình hình căng thẳng về chính trị, xã hội và kinh tế ở trong nước và cách thức dàn dựng một lập trường cứng rắn để làm hài lòng dư luận có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa.
Không phải vì thế mà hệ thống quân sự và ngoại giao của Mỹ có thể khiến Trung Quốc lo ngại. Ngoài việc điều đó có thể khiến Trung Quốc nhận thấy những nỗi sợ tồi tệ nhất của Mỹ, việc thành lập và duy trì bộ hệ thống đó không phải không gây ra căng thẳng. Quyết tâm tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống (Nhật Bản, Hàn Quốc, ôxtrâylia) khiến chính quyền Obama nhận thấy sự cần thiết phải ủy thác cho các nước khác một phần gánh nặng về an ninh. Đấy là chưa nói đến việc lãnh đạo các nước đồng minh (và ở mức độ rộng hơn là dư luận ở các nước này) muốn tăng mức độ tự chủ của mình đối với Mỹ. Như vậy, Mỹ phải cân nhắc giữa một bên là nỗi lo sợ về khả năng Trung Quốc vô hiệu hóa được khu vực Đông Nam Á và bên kia là sự cần thiết phải tôn trọng khả năng xoay xở của đồng minh của mình.
Điều đó giải thích tại sao hai chính quyền kế tiếp nhau ở Mỹ đều thực hiện chính sách đối ngoại tổng thể nhằm vào các nước láng giềng của Trung Quốc và, rộng hơn là các cường quốc được tính tới ở châu Á-Thái Bình Dương (trừ Pháp). Ngoài Ấn Độ (là nước có thể trao đối công nghệ), Mỹ còn thiết lập hợp tác quân sự với Việt Nam và Inđônêxia (trong cả hai trường hợp này, dưới hình thức chương trình hỗ trợ kỹ thuật). Đối với các đồng minh truyền thống, thay đổi lớn nhất liên quan đến Nhật Bản vì trong thời gian trước mắt, đội quân 50.000 lính thủy đánh bộ được triển khai ở nước này sẽ phải giảm đáng kể (gần 8.000 lính được triển khai ở các căn cứ khác nhau tại Philíppin, Ôxtrâylia và trên đảo Guam). Trong khi đó, Ôxtrâylia sẽ tiếp nhận 2.500 lính thuỷ đánh bộ Mỹ trong thời gian tới.
Trường hợp Mianma, theo chuyên gia Stéphane Taillat, thì phức tạp hơn. Ông cho rằng đối với Tổng thống Obama, có thể ông tạo chỗ đứng ở một nước khác nằm ngay cạnh Trung Quốc. Tuy nhiên, một số lý do khác có thể giải thích cho việc Chính phủ Mỹ tập trung vào nước này, trong đó có việc tạo điều kiện cho sự chuyển tiếp dân chủ.
Nhưng không phải vì thế mà các thể chế quân sự Mỹ không lường trước các kịch bản chiến tranh với Trung Quốc vì sợ nước này sử dụng phương tiện không hợp pháp cũng như hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên, các mối lo ngại này cũng trở thành vũ khí trong sự kình địch về chính trị và khó che giấu được tương quan lực lượng cực kỳ có lợi cho Mỹ. Trong thời gian ngắn hạn, vấn đề là Mỹ nhìn nhận như thế nào về khả năng đặt lại vấn đề đối với vị thế của mình do sự lớn mạnh và trỗi dậy của Trung Quốc (bằng chứng là nỗi sợ dai dẳng của Mỹ khi thấy Trung Quốc tăng cường năng lực “chống tiếp cận”).
Trả lời câu hỏi các dự án của Mỹ liên quan đấn khí đá phiến, về trung hạn, được xem là có thể cho phép nước này độc lập hoàn toàn về năng lượng, liệu có cho phép Mỹ thoát khỏi sự ràng buộc với Trung Đông không, ông Stéphane Taillat đánh giá đó là một vấn đề quan trọng vi nó đặt ra vấn đề vị trí của Trung Đông trong chính sách đối ngoại của Mỹ vào lúc này.
Trên thực tế, những lời hứa hẹn có thể có về khí đá phiến không có mối liên hệ mang tính nguyên nhân nào với việc Mỹ có thể rút khỏi khu vực này. Nhiều lý do khác giải thích tại sao Trung Đông vẫn là trọng tâm trong nhãn quan chiến lược của Mỹ. Trước hết cần tính tới vị trí của Al Qaeda và các nhóm có liên quan trong nhãn quan này. Chừng nào các phần tử này còn bị Mỹ coi là mối đe dọa đối với dân chúng hay ổn định trong khu vực, chừng đó còn ít có khả năng chứng kiến Mỹ từ bỏ cam kết đối với Trung Đông. Vả lại, hiện tượng “Mùa Xuân Arập” và hậu quả của nó khiến khu vực này rất được chú ý. Vì bị bất ngờ trong bối cảnh ông định thiết lập lại mối liên hệ với thế giới Hồi giáo, Tổng thống Obama không muốn mất quyền kiểm soát đối với các động lực trong khu vực, nếu không muốn nói là hướng các động lực đó vào các giải pháp mà ông muốn.
Chuyên gia Stéphane Taillat cho rằng cũng cần tính tới sự tồn tại dai dẳng của một số vấn đề hay cuộc khủng hoảng mà việc giải quyết hay kiềm soát vẫn là trọng tâm trong cách nhìn nhận của Mỹ. Đó là trường hợp cuộc xung đột Ixraen-Palextin vì Mỹ cam kết giải quyết vấn đề này một cách tống thể, đồng thời bảo đảm an ninh và sự tồn tại của Ixraen. về mặt này, lập trường của Chính quyền Obama trong nhiệm kỳ đầu của ông cơ bản không thay đổi so với lập trường của người tiền nhiệm. Phổ biến hạt nhân trong khu vực cũng là một mối lo, do đó các nhà lãnh đạo trong khu vực dường như muốn Mỹ có mặt để răn đe chương trình hạt nhân của Iran và ngăn chặn Iran trở thành cường quốc khu vực. Như vậy, chìa khóa để giải quyết vấn đề cũng nằm trong quan niệm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ về vai trò và vị trí của nước Mỹ ở trong khu vực và các vấn đề mà Mỹ phải đối mặt.
Liên quan đến hậu quả có thể có về chiến lược và quân sự đối với các nước châu Âu, và nguy cơ châu Âu lâm vào tình trạng không có đồng minh thực sự khi phải đối mặt với mối đe dọa như Iran, trong lúc các mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và châu Á được tăng cường, ông Stéphane Taillat nhận xét việc các nước châu Âu sợ bị gạt ra ngoài rìa phản ánh tình trạng phi đối xứng và tính hai mặt của mối quan hệ chiến lược xuyên Đại Tây Dương. Bởi lẽ Mỹ tuy vẫn là trọng tâm trong lợi ích an ninh của châu Âu, song châu Âu không còn là cái được mất đối với Mỹ như trong Chiến tranh Lạnh nữa.
Tuy nhiên, chuyên gia Stéphane Taillat cho rằng cũng nên rõ ràng trong vấn đề này. Chính quyền Obama không muốn hoàn toàn rút khỏi châu Âu. Trong đường lối của các chính quyền trước, Mỹ muốn để cho các nước châu Âu đảm nhiệm một phần ngày càng tăng “gánh nặng chiến lược”. Nghĩa là Mỹ vẫn là người bảo đảm cuối cùng đối với an ninh cùa châu Âu, nhưng buộc châu Âu phải đóng góp nhiều nguồn lực hơn nữa cho quốc phòng. Tính chất hai mặt thể hiện ở chỗ kết quả mong muốn hoàn toàn không phải là kết quả của tự chủ chiến lược hoàn toàn, ở vùng này cũng như các vùng khác, giới tinh hoa chính trị Mỹ thường có khuynh hướng quên rằng lợi ích của họ không hoàn toàn trùng với lợi ích của đồng minh và đối tác của mình.
Việc tìm kiếm đối tác mới đối với các nước châu Âu phụ thuộc trước hết vào các quyết định chính trị được các nhà lãnh đạo đưa ra. Tuy nhiên, các cường quốc chính ở châu Âu khó có thể đi ngược lại với Mỹ. Trong khuôn khổ tự chủ ngày càng tăng, các nước châu Âu dẫu sao vẫn gắn chặt với NATO với tư cách là công cụ chính bảo đảm an ninh và chính sách sức mạnh của mình. Tóm lại, những thay đổi chiến lược của Chính quyền Obama không mang tính cách mạng như người ta tưởng. Vì nhừng lý do liên quan đến việc duy trì mục tiêu trong chính sách đối ngoại cũng như sức ỳ của đại diện giới tinh hoa Mỹ trên thế giới, hoàn toàn không có lý gì sức mạnh của Mỹ sẽ đảo chiều trên quy mô lớn./.

1423. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI IXRAEN TRONG NHIỆM KỲ HAI CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 27/11/2012

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI IXRAEN TRONG NHIỆM KỲ HAI CỦA TNG THỐNG BARACK OBAMA

TTXVN (Prêtôria 25/11)
Ten Avíp là điểm quan trọng đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ mà giới phân tích đang dựa vào để đánh giá kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức ngày 6/11/2012 vừa qua. Giới lãnh đạo cấp cao Ixraen đang tự hỏi liệu Obama sẽ hoạch định chính sách đối ngoại chủ đạo nào trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. Liệu ông sẽ chọn chính sách ngoại giao và tương tác hay ưu tiên hàng đầu cho sự đối đầu và áp lực?
Đây là điểm chung mà người dân Arập và Ixraen đều đang theo dõi triển vọng trong chính sách đối ngoại ở nhiệm kỳ tiếp theo của ông Obama.
“Theo mạng tin Trung- Đông”, đối với Mỹ, vốn đã trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu và tốn kém tại Trung Đông trong thập kỷ qua, các xung đột tại khu vực trên thực tế là bài kiểm tra khó khăn nhất mà Tổng thống Mỹ sẽ phải giải quyết trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại. Tình hình hiện nay tại Trung Đông, những diễn biến bất ổn xảy ra tại đây trong 2 năm qua, rất khác so với tình hình trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama. 4 năm kể từ khi Tổng thống Obama lên nắm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008, vấn đề chính tại Trung Đông đối với Mỹ đơn giản chỉ là làm thế nào để kiểm soát hai cuộc chiến tại Irắc và Ápganixtan cùng với những thách thức liên quan đến tiến trình hòa bình Trung Đông. Tuy nhiên, giờ đây các phong trào Hồi giáo và Arập đã hoàn toàn thay đổi cơ cấu chính trị tại khu vực chiến lược này.
Hầu hết giới quan sát tin rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên, Obama đã không vượt qua bài kiểm tra chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 60 năm giữa Palextin và Ixraen. Tổng thống Obama đã nỗ lực thể hiện mình trước cạm bẫy chính trị trong nhũng ngày đầu tiên tại nhiệm của mình. Ngay sau khi được bầu làm Tổng thống, Obama đã cam kết ngăn chặn chính sách bành trướng của Ixraen, đặc biệt là việc nhà nước Do Thái xây dựng các khu định cư nhưng Obama đã thất hứa do sự phản đối của giới lãnh đạo Ten Avíp và điều này được ghi nhận là sự thất bại đầu tiên trong nhiệm kỳ đầu làm tổng thống của ông.
Cũng cần phải nhớ rằng Obama thực hiện cuộc điện đàm quốc tế đầu tiên với Tổng thống Palextin Mahmoud Abbas 4 năm trước đây và sau đó ông đã điện đàm với lãnh đạo của Ixraen, Ai Cập và Gioócđani.
Trong những ngày đầu mới nhậm chức tại Nhà Trắng, Obama đã bổ nhiệm George Mitchell, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra thỏa thuận ngừng bắn tại Bắc Ailen, làm đặc phái viên về Trung Đông.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Mỹ cho rằng ngay từ lúc bắt đầu nhiệm vụ của mình với giới lãnh đạo cấp tiến ở Ten Avíp, đặc phái viên của Obama đã được chỉ định cho một nhiệm vụ bất khả thi. Thủ tướng mớr của Ixraen Benjamin Netanyahu, người lãnh đạo liên minh các chính trị gia cấp tiến của Ixraen, đã phản đối bất kỳ hình thức cấm vận hoặc hạn chế nào đối với chính sách bành trướng của Ten Avíp. Bằng cách này, giới lãnh đạo cấp tiến Ten Avíp đã kéo George Mitchell vào một vũng lầy ngoại giao khó gỡ.
Sau thất bại của đặc phái viên George Mitchell, quan hệ giữa đảng cầm quyền Ixraen và Obama chuyển sang giai đoạn căng thẳng mới, mất lòng tin và nghi ngờ. Việc mất lòng tin vẫn kéo dài đến những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama.
Trong thời gian này, giới lãnh đạo Ten Avíp không quan tâm đến chính sách của Obama. Phản ứng nghiêm trọng nhất mà Ten Avíd thể hiện đối với chính sách đối ngoại của Obama là sau bài phát biểu nổi tiếng của ông tại Đại học Cairô trong chuyến thăm Ai Cập. Trong bài phát biểu vào ngày 4/6/2009, Tổng thống Obama đã nói: “Mặt khác, không thể phủ nhận rằng người dân Palextin, cả theo Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, đã phải chịu đựng đau khổ khi theo đuổi một quê hương của mình. Hơn 60 năm qua, họ đã phải chịu đựng nỗi đau của việc không có nơi an cư lạc nghiệp. Nhiều người phải sống trong các trại tỵ nạn ở Bờ Tây, dải Gaza và những nước láng giềng vì một cuộc sống hòa bình, an ninh, điều mà họ chưa bao giờ đủ khả năng để làm được. Họ chịu đụng nỗi nhục từng ngàv, từ nhỏ đến lớn, bắt nguồn từ sự chiếm đóng. Không nghi ngờ gì nữa, tình hình người dân Palextin là không thể chấp nhận. Và nước Mỹ sẽ không quay lưng lại với khát vọng chính đáng của người dân Palextin về lòng tự trọng, cơ hội và một nhà nước của riêng mình”.
Trong khi đó, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Ten Avíp thì thay vì xây dựng lòng tin giữa hai bên Mỹ-Ixraen thì Obama đã làm dấy lên niềm hy vọng trong lòng người dân Arập và Palextin – niềm hy vọng mà Obama giờ không thể đáp ứng được.
Đó là thời điểm mất lòng tin và cuộc đấu tranh giữa Obama và Netanyahu đã dẫn đến việc Ten Avíp có các hành động “sỉ nhục” Obama. Khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Ten Avíp trong chuyến thăm chính thức hồi tháng 3/2010, Bộ Nội vụ Ixraen đã cấp giấy phép xây dựng 1.600 khu nhà tái định cư mới cho người Do Thái bên trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tại khu vực Bờ Tây sông Gioócđan. Hành động này nhằm sỉ nhục Biden đã làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai nước.
Vấn đề chính mà Obama phải đối mặt trong những tháng cuối nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên chính là giành được sự ủng hộ sân sau của giới Do Thái Mỹ. Do đó, Obama buộc phải quay lại kế hoạch trước đó mà ông đã trình bày về việc làm dịu đi những hành động của Ten Avíp đối với thế giới Arập và người Palextin. Điều này dẫn đến việc Obama hoàn toàn “quên” rằng mình đã hứa hẹn thành lập nhà nước Palextin độc lập tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 9/2010.
Sự chống đối của giới chức cầm quyền Ixraen và áp lực từ những vận động hành lang của nước này tại Oasinhtơn buộc Nhà Trắng vào tình trạng phải lùi bước đáng xấu hổ. Sự lùi bước của Nhà Trắng tiếp tục được thể hiện khi tháng 2/2011, Mỹ đã phủ quyết một Nghị quvết của Hội đồng Bảo an LHQ lên án việc tiếp tục xây dựng các khu định cư trên phần lãnh thổ Palextin bị chiếm đóng.
Khi cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 đến gần, Obama càng trở nên cách xa hơn nữa với những hứa hẹn trước đây của ông đối với người dân Arập và Palextin. Trong năm thứ ba của nhiệm kỳ tổng thống với bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng LHQ, ông Obama đã chuyển tải thông điệp rằng nhà lãnh đạo Mỹ, người từng tuyên bố quyết tâm đem lại sự thay đổi cho Trung Đông, hóa ra chẳng làm được bất cứ điều gì. Trong bài phát biểu đó, ông Obama đã tuyên bố không có cách nào để chấm dứt sự tranh chấp đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua và điều này phụ thuộc vào người dân Palextin, Ixraen chứ không phải người Mỹ để tìm được một giải pháp cho cuộc xung đột này.
Trong giai đoạn tranh cử, Obama đã thẳng thắn thừa nhận sự thất bại đối với những ý tưởng về xung đột và tiến trình hòa bình Trung Đông, cho rằng mình không thể làm được gì nếu không có sự hỗ trợ của Quốc hội mà chủ yếu là liên quan đến chính sách đối ngoại. Sau đó, Obama cũng thừa nhận mình đã không thành công trong việc giải quyết những vấn đề trên cũng như không thể thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông theo cách mình muốn.
Câu hỏi giờ đây là liệu sự bế tắc đang gây rắc rối cho đảng Dân chủ có thể cuối cùng sẽ được giải quyết và liệu Obama về cơ bản có một kế hoạch để thay đổi tương quan chính trị giữa Ixraen và Palextin hay không?
Trong một cuộc tranh luận vào giai đoạn tranh cử, Obama đã cố gắng né tránh đề cập đến chính sách mà Tổng thống tiền nhiệm George w. Bush đã từng áp dụng đối với Trung Đông. Thậm chí, ông còn đi quá xa khi nhắc nhở đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney rằng chính Romney đã nài nỉ xin tiền và phiếu bầu từ những nhà vận động hành lang Do Thái Mỹ để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, Obama đã thực hiện một hành động tương tự khi phủ nhận chính sách của người tiền nhiệm George Bush 4 năm trước đó. Vì vậy, có thể cho rằng với việc né tránh chính sách Trung Đông của cựu Tổng thống Bush hay sử dụng những ngôn từ văn hoa về xung đột tại Trung Đông thì Obama sẽ không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề điểm nóng tại khu vực.
Một số nhà phân tích cho rằng cho dù với sự hiểu biết hiện tại của Obama và kinh nghiệm của các nhà hoạch định chính sách tại Ten Avíp thì Obama cũng không đủ để đổi giọng cho mình hay sử dụng ngôn ngữ một cách hòa bình được nữa. Theo đó, Tổng thống Mỹ không cần phải thận trọng để tránh mất phiếu bầu từ nhũng nhà vận động hành lang Do Thái vì ông ta không thể tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba nữa và do đó có thể lựa chọn sức mạnh kinh tế, chính trị để khiến Ten Avíp hòa hợp hơn với những ý tưởng chính trị của mình.
Một số phương tiện truyền thông tại Mỹ tuyên bố việc tái cử Tổng thống của ông Obama có thể được coi là một tin xấu đối với giới lãnh đạo Ten Avíp. Căn cứ vào sự đầu tư vào chiến dịch tranh cử cho đảng Cộng hòa của giới vận động hành lang Do Thái, giới truyền thông Mỹ cho rằng Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu và bạn bè của mình đã sử dụng mọi cách để giúp Romney giành chiến thắng trong cuộc đua vào vị trí Tổng thống. Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch tranh cử, Obama đã không ngừng dốc toàn lực sự ủng hộ của Mỹ đối với Chính quyền Netanyahu với điều kiện phải có thay đổi nhất định trong chính sách hiếu chiến của Ixraen cũng như lập trường của Chính quyền Ten Avíp đối với Palextin hay vấn đề hạt nhân Iran. Cũng tại thời điểm đó, đối thủ của Obama đã tuyên bố ủng hộ vô điều kiện mọi kế hoạch bành trướng của Ixraen.
Vào thời điểm nóng bỏng của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, vấn đề hạt nhân Iran đã làm lu mờ quan hệ giữa Ten Avíp và Obama hơn bất kỳ vấn đề nào của Trung Đông. Trong thời gian diễn ra cuộc họp của Đại hội đồng LHQ được tổ chức trước khi diễn ra cuộc bầu cử, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Ixraen đã có bài phát biểu buộc tội lẫn nhau. Sau đó, trong các cuộc tranh luận tranh cử, Obama tự hào tuyên bố rằng mình đã thành công trong việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh mới về vấn đề hạt nhân Iran. Tuy nhiên, câu hỏi là việc ngăn chặn đó đến mức độ nào và liệu Tổng thống Mỹ có khả năng chống lại những yêu cầu đầy tham vọng của giới lãnh đạo Ten Avíp hay không./.

1424. XUNG ĐỘT TẠI DẢI GADA: CUỘC CHIẾN TỰ PHÁT HAY MỘT CHIẾN LƯỢC?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 27/11/2012

XUNG ĐỘT TẠI DẢI GADA: CUỘC CHIẾN TPHÁT HAY MỘT CHIN LƯỢC?

TTXVN (Prêtôria 26/11)

Câu hỏi quan trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế trong những ngày gần đây, khi cuộc xung đột đẫm máu tại Dải Gada giữa Ixraen và Hamas bắt đầu, là đây có phải là một hoạt động bình thường của giai đoạn tiếp theo xung đột giữa Palextin và Ixraen đã diễn ra trong suốt 60 năm qua, hay là sự bắt đầu trên cơ sở một kế hoạch đã được định trước và là một chiến lược của một trong hai bên Palextin hay Ixraen? Nếu trường hợp thứ hai là đúng thì ai sẽ là người được hưởng lợi từ cuộc chiến này và ai sẽ phải gánh chịu hậu quả?
Theo “Mạng tin Trung Đông”, để trả lời câu hỏi này cần thiết phải xem xét vị thế từng bên ở khu vực cũng như các cường quốc quốc tế đang can dự vào cuộc chiến tranh này. Theo cách này, sẽ có câu trả lời tương đối khi đưa ra một bức tranh toàn cảnh về những gì từng cường quốc đang tìm kiếm gây ảnh hưởng trong cuộc chiến này. Không giống như các cuộc xung đột trước đây, cuộc chiến hiện nay ở Dải Gada đang phát triển theo các chiều hướng khác nhau tại các diễn đàn quốc tế.
Cuộc chiến tranh tại Dải Gada đang dần trở thành chiến trường cho các tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực cũng như các nước phương Tây. Các dấu hiệu của một sự triển khai chính trị mới đối với khủng hoảng hiện tại ở Dải Gada đã thể hiện rõ ràng trong vài ngày qua khi Chính quyền Barack Obama, cho dù trước đây có những bất đồng với Ten Avíp về chương trình hạt nhân Iran, đã công khai ủng hộ các hành động quân sự của quân đội Ixraen đối với Dải Gada. Mặt khác, một số nước trong khu vực như Nga, Thổ Nhĩ Kỷ đã chỉ trích một số nước khi khuyến khích Ixraen sử dụng bạo lực chống lại người dân Palextin.
Những bằng chứng hiện có cho thấy cuộc chiến tranh hiện nay ở Dải Gada, giống như khủng hoảng ở Xyri, đã dẫn đến một sự sắp xếp mới về trật tự chính trị ở Trung Đông. Theo sự sắp xếp này, những chính phủ liên quan đến các cuộc khủng hoảng được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm Nga, Ai Cập và những nước Arập đang thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập thỏa thuận ngừng bắn trong khu vực. Nhóm thứ hai gồm Ixraen, Mỹ, Anh và một số quốc gia châu Âu khác. Kể từ khi cuộc chiến nổ ra, số này đã hình thành một mặt trận thống nhất chống lại phong trào kháng chiến của Hamas và không ngừng thể hiện sự ủng hộ đối với Ten Avíp bằng cách tuyên bố rằng các cuộc tấn công của Ixraen đơn giản chỉ là quyền phòng vệ chính đáng. Nhóm thứ ba bao gồm các nước đang trong tình trạng lấp lửng về chính trị gồm Arập Xêút, Gioócđani yà Cata. Nhiều nước Arập vốn có giới lãnh đạo bảo thủ đến nay chẳng thực hiện bất kỳ hành động nào cả. số này chỉ chờ đợi kết quả của các cuộc xung đột đẫm máu và theo quan điểm chủ nghĩa cơ hội nên cho rằng bất kỳ hình thức ủng hộ chắc chắn nào đối với Palextin hay phản ứng tiêu cực đối với các cuộc tấn công của Ixraen sẽ chỉ là một sự rủi ro chính trị. Bức tranh toàn cảnh này cho thấy tổng thể các quan điểm do ba nhóm nước trong cuộc chơi chính trị với cuộc chiến tranh tại Dải Gada.
Đối với những nước Arập bảo thủ, cuộc chiến tại Dải Gada là một nỗ lực để cứu chế độ Al-Assad và bảo vệ cho chương trình hạt nhân Iran. Trong ba thập kỷ qua, đối với tất cả các cuộc chiến tranh giữa Palextin, Ixraen hay giữa Libăng và Ixraen, các nước Arập bảo thủ đã viện dẫn thuyết thận trọng và chờ đợi. Ý tưởng thận trọng và im lặng thậm chí còn tiến xa hơn nữa trong sự kiện cuộc chiến 33 ngày tại Libăng (2006) và sau đó là cuộc chiến 22 ngày tại Dải Gada (20Ọ6), khi đó các nước Arập bảo thủ đã gián tiếp đứng về phía những kẻ xâm lược đó là Ixraen nhưng đồng thời cũng kiềm chế sự ủng hộ đối với cuộc kháng chiến của người dân Palextin.
Vào thời điểm đó, mặt trận thống nhất các quốc gia Arập bảo thủ đã hình thành thế kiềng ba chân với ba chính phủ lớn có ảnh hưởng về tài chính và địa chính trị đối với tranh chấp giữa Palextin và Ixraen là Arập Xêút, Gioócđani và Ai Cập.
Một diễn biến quan trọng nữa được tạo dựng trong sự sắp xếp chính trị mới của các quốc gia Arập bảo thủ ở khu vực với cuộc chiến ở Dải Gada chính là sự thay đổi quan điểm của Ai Cập đối với vấn đề Palextin, đặc biệt là tình hình hiện nay ở Dải Gada, sau sự sụp đổ của cựu độc tài Hosni Mubarak. Kết quả là một bên trong thế kiềng ba chân nói trên đã bị sụp đổ và được thay thế bằng một quốc gia mới tuy nhỏ nhưng giàu có và đầy tham vọng, đó là Cata.
Hiện nay, vị thế của ba nước Arập bảo thủ đối với tình hình tại Gada đã bị chi phối bởi một chính sách lớn hơn hay nói một cách chính xác hơn là sự liên kết của ba nước này với Mỹ để đối phó với tình hình khủng hoảng tại Trung Đông. Giai đoạn đầu, liên minh này đã thực hiện đối với ba cuộc khủng hoảng lớn tại Libi, Yêmen và Baranh. Theo một thỏa thuận bất thành văn, các nhà lãnh đạo của Arập Xêút, Gioócđani và Cata đã đồng ý với các nước châu Âu và Mỹ theo một thể thức nhất định về sự phân chia ảnh hưởng tại Trung Đông.
Đối với khối các nước Arập bảo thủ, Dải Gada và những gì đang xảy ra ở Palextin không phải là một ưu tiên hàng đầu bởi vì họ đã đầu tư mọi khả năng của mình vào vấn đề Xyri. Vì vậy, điều hoàn toàn tự nhiên đối với các nước này là coi cuộc chiến tại Dải Gada hay bất kỳ sự việc bất thường nào khác, có thể gây cản trở hay thậm chí làm lu mờ đến kế hoạch lật đổ Chính phủ Xyri, là một thách thức lớn.
Vì vậy, chẳng lấy gì làm lạ khi các phương tiện truyền thông lớn của Arập Xêút hay mạng lưới truyền thông của Al Jazeera do Cata quản lý đã tuyên bố xung đột hiện nay giữa lực lượng kháng chiến Hamas và quân đội Ixraen chỉ là một chiến thuật của Iran và Xyri, như một chiếc dù cứu vãn cho sự sụp đổ của Chính quyền Assad và đủ để thách thức an ninh của Ixraen, Trong trường hợp này, cả Mỹ và các nước châu Âu cũng khó có thể đủ sức để can dự vào các khủng hoảng khác được nữa ngoài vấn đề Xyri và chương trình hạt nhân Iran.
Đối tác phương Tây của Ten Avíp
Ngay sau khi xung đột xảy ra,Chính phủ Mỹ đã tạm quên đi những khác biệt giữa Barack Obama và Benjamin Netanyahu khi an ninh của Ixraen bị lâm nguy. Yào thời gian này, mặc cho Tổng thống Barack Obama giương cao khẩu hiệu thể hiện là người theo chủ nghĩa hòa bình nhưng Mỹ đã nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định nguy hiểm của Ten Avíp khi tấn công Dải Gada. Thậm chí, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người mà Obama đã cố gắng giữ khoảng cách đến trước ngày cuộc tấn công xảy ra. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh sự hỗ trợ toàn diện của Oasinhtơn đối với quyền tự vệ chính đáng của Ixraen trong khi cũng bày tỏ sự thương tiếc đối với những thường dân Ixraen và Palextin bị thiệt mạng. Có nhiều tin đồn đoán rằng Netanyahu đã rất hài lòng với sự giúp đỡ của Mỹ đối với hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Ixraen. Tuy nhiên, sự trao đổi giữa Ten Avíp và Oasinhtơn không chỉ giới hạn trong cuộc điện đàm và hỗ trợ xây dựng hệ thống Iron Dome. Các phương tiện truyền thông phương Tây còn cho biết khi Chính phủ Ixraen đang tiến hành không kích vào Dải Gada, Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen Ehud Barak đã điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Ixraen đã nhận được cam kết hỗ trợ của Mỹ trong cuộc chiến xâm lược đối với Palextin. Trong khi đó tại châu Âu, dường như có sự lưỡng lự giữa các đồng minh của Ixraen khi nhìn nhận diễn biến cuộc chiến theo nhiều quan điểm khác nhau.
Một số quan chức cấp cao trong Liên minh châu Âu (EU) đã luôn khẳng định tuyên bố của Ngoại trưởng Ixraen về vị thế của các nước châu Âu đối với Gada, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Catherine Ashton đã nhấn mạnh rằng Ixraen có quyền tự vệ chính đáng để ngăn chặn tên lửa từ Dải Gada bắn vào lãnh thổ nước này. Đồng thời bà cũng cáo buộc phong trào Hamas là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng hiện nay giữa Ten Avíp và Palextin bởi vì Hamas liên tiếp bắn tên lửa vào lãnh thổ Ixraen. Tuy nhiên, Ashton cũng đang cố chứng tỏ mình như những nhà lãnh đạo châu Âu trước đây khi thể hiện mình là người ủng hộ hòa bình và hòa giải giữa hai bên xung đột. Vì vậy, khi bày tỏ sự hối tiếc về những mất mát đối với dân thường Palextin và Ixraen đã bị giết hại thì bà cũng đồng thời bày tỏ mối lo ngại sâu sắc đối với sự leo thang bạo lực giữa Ixraen và Hamas tại Dải Gada.
Những người ủng hộ mi của Hamas và Dải Gada: Từ Anh emHồi giáo của Morsi đến Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ
Không giống như thời điểm có các hành động xâm lược trước đây của Ixraen, tại thời điềm này Dải Gada không đơn độc một mình. Ngược lại, Hamas lại có được lực lượng ủng hộ mạnh mẽ và nhiều đồng minh. Nhóm nước mới ủng hộ Hamas bao gồm những quốc gia có chính quyền mới được hình thành sau “Mùa Xuân Arập” và hiện giờ đang ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Palextin. Kết quả là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, thay vì tiến đến với Ten Avíp, đại diện của Ai Cập đã kiên định lập trường của mình đối với vấn đề Dải Gada. Mặc dù Obama cố gắng để làm cho thế giới tin rằng chuyến thăm của bộ trưởng và các nhà ngoại giao Arập đến Dải Gada đã được thực hiện theo sáng kiến của ông, nhưng trên thực tế chính Tổ chức Anh em Hồi giáo Ai Cập mới là người đưa ra và tìm mọi cách để biến sáng kiến này thành hành động thực tế. Trong chuyến thăm tới Dải Gada cách đây mấy ngày, Thủ tướng Ai Cập Hesham Kandil cùng Thủ tướng Palextin đã tuyên bố rõ ràng rằng tất cả máu đổ ở Dải Gada thuộc về thế giới Arập và họ không thể tiếp tục giữ im lặng. Ngoài ra,
Thủ tướng Ai Cập Hesham Kandil cũng tuyên bố ông đến Dải Gada với danh nghĩa Nhà nước Ai Cập để chứng tỏ những cam kết của nước này trong bao vệ quyền lợi chính đáng của nhà nước Palextin và Dải Gada. Ông Hesham Kandil nhấn mạnh nhà nước Palextin vẫn đang phải gánh chịu đau khổ và “chúng ta đã chứng kiến một vài phút trước đây trẻ em và người dân Palextin đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Ixraen vì họ tìm cách để đạt được quyền tự do của mình”.
Theo tuyên bố của đặc phái viên Tổng thống Morsi, Ai Cập đang tìm cách chấm dứt các biện pháp thù địch do Ixraen thực hiện trong thời gian ngắn nhất do sự gia tăng áp lực từ các nước Arập và cộng đồng quốc tế đối với Ixraen.
Thực tế, chuyến thăm đến Dải Gada của Thủ tướng Kandil và đoàn đại biểu cấp cao Ai Cập đã gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Ten Avíp rằng Cairô sẽ không giữ chính sách trung lập nếu Ixraen tìm cách tiêu diệt hoặc cô lập hoàn toàn Hamas.
Chính phủ Tuynidi cũng thực hiện cách tiếp cận tương tự đối với vấn đề tại Dải Gada. Dưới sự cai trị độc tài của cựu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali trước đây, Tuynidi không có phản ứng với những diễn biến chính trị tại đây. Nhưng hiện giờ, Tuynidi đang thực hiện các hành động ờ mức cao nhất bằng việc cử Ngoại trưởng của mình kêu gọi các nước Arập hỗ trợ Hamas chống lại Ixraen.
Trong thời gian này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất quan tâm đến hậu quả của cuộc chiến đẫm máu giữa Ixraen và Hamas. Theo các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, Aneara nhìn nhận cuộc xung đột này như quan điểm của Arập Xêút và Cata. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tin rằng cuộc chiến tranh này có thể hủy hoại sự tăng cường quyền lực cho Anh em Hồi giáo, mà Hamas là một chi nhánh của tổ chức này và thậm chí làm cho kế hoạch của Aneara đối với Xyri bị thay đổi. Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng mọi biện pháp chính trị trong khả năng của mình để chấm dứt chiến tranh. Khi làm như vậy, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng vai trò của Liên bang Nga và các cường quốc khác ngoại trừ các nước phương Tây tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Theo những tin tức mới đây nhất, Thủ tướng Erdogan đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó ông nhấn mạnh về sự cần thiết phải chấm dứt bạo lực tại Dải Gada.
Ngoài ra, dựa trên những thông tin được Điện Cremli công bố thì cuộc điện đàm đó được thực hiện theo sáng kiến của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo nhiều nhà phân tích, tình hình hiện nay ở Dải Gada đang là vấn đề trọng tâm của giới lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì sự leo thang xung đột tại Gada đã và đang làm gia tăng thương vong cho dân thường.
Xung đột tại Dải Gada: phép thử vi Liên hợp quốc
Đối với cộng đồng quốc tế, cuộc chiến tranh hiện nay ở Dải Gada là một phép thử nghiệm thực sự. Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gada sau khi những sáng kiến của châu Âu và thậm chí cả Mỹ để có được đàm phán hòa bình trở lại ở Trung Đông đều thất bại do sự không khoan nhượng của Ten Avíp. Theo thừa nhận của giới quan sát quốc tế, không quốc gia nào khiến cho vai trò của Liên hợp quốc tại Trung Đông mờ nhạt đi như những chính trị gia cực đoan đang nắm quyền ở Ixraen. Vai trò của Liên hợp quốc đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi Chính quyền Netanyahu, thậm chí ngay cả yêu cầu cơ bản của Liên hợp quốc đối với việc tạm ngừng xây dựng các khu tái định cư Do Thái trên phần lãnh thổ bị chiếm đóng cũng bị Ixraen phớt lờ. Gần đây nhất, hành động chưa từng có tiền lệ là sự đe dọa của Ixraen với Liên hợp quốc khi Thủ tướng Netanyahu công khai cảnh cáo Liên hợp quốc về việc chống lại bất kỳ nỗ lực nào cho phép công nhận Chính quyền Palextin là nhà nước quan sát viên.
Vì vậy, đối với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, làn sóng mới của xung đột quân sự tại Dải Gada có thể là một bài kiểm tra khó khăn. Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng hiểu được rằng Trung Đông mới đã hoàn toàn thay đổi. Kết quả của những thay đổi trên là từ dòng chảy của các phong trào chính trị mới đã lan tỏa khắp Trung Đông, từ Ai Cập đến Libi, khiến các quốc gia này chưa sẵn sàng để chấp nhận làm tổn thương đến lợi ích của các quốc gia Hồi giáo, trong đó có cả Palextin. Điều rõ ràng là các quốc gia mới tại Trung Đông và các nhà lãnh đạo tại đây sẽ không chấp nhận sự im lặng của Liên hợp quốc hướng về hoặc hỗ trợ Chính phủ Ixraen trong giai đoạn này. Vì vậy, một sự lặp lại chính sách trước đây của Liên hợp quốc để phù hợp với lợi ích của các nước phương Tây trong vấn đề Palextin sẽ không tránh khỏi rủi ro đáng kể và hậu quả đối với vị thế của tổ chức này, đặc biệt vai trò của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon./.

1425. Vụ Ecopark: Thư gửi ông Chủ tịch xã Phụng Công

THƯ GỬI ÔNG CHỦ TỊCH XÃ PHỤNG CÔNG

Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2012
Kính gửi ông chủ tịch xã Phụng Công Nguyễn Văn Hưng
Chúng tôi là những trí thức Hà Nội đến thăm Văn Giang ngày 18-11-2012 (theo lời mời của bà con ba xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công, huyện Văn Giang) trân trọng gửi ông bức thư này.
Thưa ông Chủ tịch
Đến thăm vùng đất này, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận ở đây là một thiên nhiên tươi đẹp, giàu có và người dân thì thông minh, hiền hoà và tốt bụng. Cuộc gặp gỡ ngày 18-11 vừa rồi thực sự là một ngày hội làng, là dịp ít có trong đời chúng tôi được sống trong tình làng nghĩa nước đằm thắm như vậy.

Tuy nhiên, điều chúng tôi băn khoăn và xót xa là, những người nông dân đáng quý như thế mà lại phải chịu nhiều cảnh bất công, khổ đau đến thế. Đồng thời chúng tôi cũng rất cảm phục họ bà con ở đây, qua những vụ thu hồi, cưỡng chế ruộng đất bất công và sai trái suốt 8 năm qua, đã dũng cảm vượt lên những khổ đau, hết sức kiềm chế, kiên trì đấu tranh một cách có lý, có tình cho lẽ phải, sự công bình và lòng bác ái. Khi có điều kiện chúng tôi sẽ trở lại nói kĩ về vấn đề này. Riêng ba điều sau đây, chúng  tôi muốn nói ngay với ông Chủ tịch, như một góp ý đối với một người lãnh đạo một vùng đất mà chúng tôi yêu quý.
Điều thứ nhất, để nơi đón khách được rộng rãi, khang trang, bà con đã đề đạt với chính quyền xã mượn hội trường của Uỷ ban nhân dân (UBND), thế nhưng cuối cùng toàn bộ khu nhà của UBND đã bị khoá, kể cả cái sân chính quyền cũng không cho bà con mượn. Bà con phải cấp tốc dựng lán ở ven đường, ngay trước cổng UBND, bởi vì không còn cách nào khác. Đập vào mắt chúng tôi là một cảnh tượng phi lý giữa một bên trụ sở UBND toà ngang dãy dọc (thêm một cái sân rộng) thì bỏ không và kín cổng cao tường, với một bên bà con ba xã và khách phương xa phải chen chúc trong một cái lán chật hẹp dựng tạm bên đường, đó là điều mà chẳng lẽ ông Chủ tịch không lấy làm nghịch cảnh và bận tâm?
Điều bi hài là trụ sở uỷ ban có biển đề hai lần nhắc đến chữ NHÂN DÂN (“Hội đồng NHÂN DÂN” và “Uỷ ban NHÂN DÂN”), về mặt danh nghĩa, nó phải là của nhân dân (chính quyền “của dân, do dân, vì dân”); về thực tế, đất đai và tiền bạc xây dựng nó cũng là của nhân dân, thế mà nhân dân lại không có quyền sở hữu vào một việc rất chính đáng là hội họp và tiếp khách, một việc mà thực ra cũng hy hữu, chứ không phải thường xuyên. Chắc ông Chủ tịch cũng biết rằng, trụ sở UBND bây giờ có vai trò tương tự như ngôi đình làng thời phong kiến, là nơi dân làng họp bàn công việc của làng xã và tổ chức hội hè. Đình làng là không gian chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, không phân biệt địa vị, sang hèn. Chả lẽ dưới chế độ XHCN, một chế độ “do dân, của dân, vì dân” mà người dân lại không có quyền bằng thời phong kiến, cái chế độ bất công mà nhân dân ta đã đánh đổ để dựng nên một chính quyền mới, và nhờ đó những người như ông Chủ tịch được ngồi ở vị trí lãnh đạo?     
Một điều chúng tôi ngạc nhiên nữa là: một ngày hội đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân như thế mà không có một cán bộ nào của xã tham gia trò chuyện, đối thoại với bà con và cùng bà con tiếp khách quý phương xa. Trong số khách thăm, có những nhà báo, nhà văn, nhà kinh tế, nhà xã hội học, nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử,… ngoài giao lưu tình cảm, chúng tôi có thể tư vấn rất nhiều điều cho cán bộ địa phương; chẳng lẽ ông Chủ tịch và đội ngũ cán bộ xã nhà không cần và cũng không muốn lắng nghe bà con địa phương cũng như chúng tôi?
Điều thứ hai, không chỉ đóng cửa khu trụ sở UBND mà đến ngay các đền chùa cũng bị chính quyền xã làm như vậy. Như đã nói trên, cuộc gặp gỡ ngày 18-11 sự thực là ngày hội làng, nhân dân địa phương lẫn khách phương xa đều có nhu cầu vào đền, chùa thăm viếng và nhiều người trong chúng tôi còn có nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hoá địa phương. Đền chùa miếu mạo ở các làng quê Việt Nam là các công trình từ bao đời nay do nhân dân xây dựng và quản lý. Suốt cả nghìn năm dưới chế độ phong kiến, kể cả khi nhà vua đã thâu tóm hoàn toàn quyền quản lý ruộng đất thì các công trình này vẫn do nhân dân quản lý, vì vậy mới có câu “Ruộng của vua, chùa của làng”. Thế mà nay chính quyền xã lại cho mình cái quyền khoá cả đền chùa, ngăn cấm cả thánh thần đến với chúng sinh thì chúng tôi thấy lạ quá. Đặc biệt, việc đóng cửa cả đền Ngò và đình Đầu là nơi thờ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng, cả hai đều được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, thì việc làm này đã sai trái ở nhiều phương diện. Ông Chủ tịch được Đảng cho ăn học nhiều, chắc không thể không biết Hai Bà Trưng là người anh hùng dân tộc, người đầu tiên trong lịch sử nước ta đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đánh đuổi quan quân đô hộ nhà Hán (Trung Quốc), giành lại độc lập cho đất nước trong 3 năm, để rồi từ đó dòng máu Hồng Lạc cứ luân lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp dân ta bền bỉ đấu tranh, cuối cùng thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc, xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập, hùng cường, đánh tan những đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới, vì thế nước ta mới còn đến ngày nay. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng mà tầm vóc có thể sánh với những nữ anh hùng lừng danh bậc nhất của thế giới, chẳng hạn như Gian-đa (Jeanne d Arc, 1412 – 1431) của nước Pháp. Hai Bà Trưng tồn tại trong tâm thức nhân dân Việt Nam ở cả tư cách người anh hùng dân tộc lẫn bậc thánh nhân, và vì vậy, chính quyền xã do ông Chủ tịch đứng đầu đã phạm vào hai điều tối thiêng liêng.
Điều thứ  ba, có rất nhiều nỗi bất công, oan ức và khổ đau mà người dân kể cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu để nắm rõ sự thực, tuy nhiên có việc này thì đã rõ: Ông Nguyễn Văn Tộ đưa di hài em trai là liệt sỹ Nguyễn Minh Thuần về quê hương mà chính quyền địa phương không tổ chức lễ đón nhận, an táng, vinh danh, cũng không cho đưa vào nghĩa trang liệt sỹ của xã. Chính quyền xã từ chối với lý do gia đình chỉ đem được nắm đất về (vì khi khai quật không tìm được hài cốt). Chúng tôi nghĩ đó không phải là lý do thực sự và chính đáng. Vì ông Nguyễn Minh Thuần đã được nhà nước công nhận liệt sỹ và phần mộ liệt sỹ Thuần vẫn được nhân dân địa phương ở Tây Ninh chăm sóc cả mấy chục năm nay. Việc nắm đất tượng trưng thay cho hài cốt không ảnh hưởng gì đến việc vong linh liệt sỹ được thờ phụng tại nghĩa trang liệt sỹ ở quê nhà. Giả sử mộ liệt sỹ Thuần chỉ là mộ gió thì cũng vẫn được thờ phụng như những mộ liệt sỹ khác. Cách hành xử chính quyền xã Phụng Công vô hình trung đã bác lại sự vinh danh của Nhà nước. Chúng tôi nghĩ nếu gia đình ông Tộ không thuộc diện “chống đối” (theo cách nhìn của chính quyền xã) thì chắc không bị đối xử như vậy. Chúng tôi chưa bàn ông Tộ thực hiện các chính sách đúng sai như thế nào, nhưng dù thế nào, việc đó không liên quan gì đến liệt sỹ Nguyễn Minh Thuần, em của ông ấy. Lấy việc yêu ghét thân nhân của liệt sỹ để đối xử với liệt sỹ là cách hành xử vừa sai chính sách, vừa mất đạo lý, làm tủi đến cả vong linh người liệt sỹ đã ngã xuống vì đất nước. 
Thưa ông Chủ tịch
Vì rất có cảm tình với bà con Văn Giang, vì trách nhiệm của người trí thức đối với đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà chúng tôi gửi đến ông Chủ tịch bức thư này. Hy vọng đến Văn Giang lần sau chúng tôi sẽ không gặp lại những cảnh trớ trêu như trên và sẽ có nhiều niềm vui, trong đó có đóng góp của ông Chủ tịch và chính quyền xã Phụng Công.
Trân trọng kính chào ông Chủ tịch.
Đào Tiến Thi
Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ
Nguyễn Xuân Diện
  Nhà nghiên cứu Hán Nôm

1426. Hộ chiếu “lưỡi bò”: Đòn phủ đầu của Bắc Kinh cho những ai còn ảo tưởng

RFI – Việt ngữ

Hộ chiếu “lưỡi bò”: Đòn phủ đầu của Bắc Kinh cho những ai còn ảo tưởng

Thụy My
28-11-2012


Hộ chiếu « lưỡi bò » : Đòn phủ đầu của Tập Cận Bình cho những ai còn ảo tưởng Trung Quốc sẽ hòa dịu hơn ở Biển Đông. Trước hành động in bản đồ hình lưỡi bò trong đó bao trùm gần hết diện tích Biển Đông lên hộ chiếu mới, chính quyền Trung Quốc đã gây bất bình cho rất nhiều nước.
Đặc biệt tại nước láng giềng Việt Nam, nơi Bắc Kinh liên tục có những hành động gây hấn trên biển, thì dư luận người Việt rất phẫn nộ trước thái độ khiêu khích trắng trợn này của người khổng lồ phương Bắc.
Mới đây gần 150 người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại, trong đó có nhiều thân hào nhân sĩ tên tuổi đã ký tên vào bản tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình « lưỡi bò » lên hộ chiếu của các công dân.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, người có ký tên vào tuyên bố này.
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn. Trước hết xin ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của ông về sự kiện hộ chiếu « lưỡi bò » Trung Quốc ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Có thể nói việc đưa hình lưỡi bò lên hộ chiếu là một việc làm nói thật là cũng ít ai ngờ. Bởi vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều nước, và người ta cũng nghĩ là trong quan hệ ngoại giao, làm như thế là quá táo tợn, quá khiêu khích, không còn tôn trọng gì nhau nữa. Vì vậy có thể nói là Trung Quốc có lẽ họ dựa vào thế nước lớn, họ nghĩ là nước lớn họ muốn làm gì thì làm. Chứ trong quan hệ đối ngoại thì tối kỵ việc làm như thế này. Mà rõ ràng là phản ứng của các nước bây giờ rất là mạnh mẽ, đặc biệt trong đó có Đài Loan, là một lãnh thổ trong thời gian gần đây cũng đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bây giờ thì mới ngã ngửa ra cũng là một nạn nhân trong trò chơi này của Trung Quốc.
Vì vậy theo tôi việc này là có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong việc chống lại bá quyền Bắc Kinh, bởi vì nó làm bộc lộ rõ bộ mặt của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Một bộ mặt có thể nói là bất chấp dư luận trắng trợn, có những hành động ít ai có thể ngờ tới. Tôi nghĩ rằng đó là một việc làm hết sức là thất chính trị. Khi hành động như vậy Trung Quốc đã gây hiềm khích rất lớn với tất cả các nước ở khu vực đang tranh chấp Biển Đông. Điều đó càng làm cho các nước thấy rằng phải đoàn kết nhau lại, để chống lại âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Cái thứ hai nữa là, việc làm này càng làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam thấy rõ hơn bản chất của Trung Quốc. Chứ không phải cái kiểu mà cứ khư khư ôm bốn tốt rồi mười sáu chữ vàng, mà đặc biệt là trong bối cảnh sau đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có thể nói là ông Tập Cận Bình và ê-kíp của ông ta đã tung ra một ngọn đòn phủ đầu, đối với những người hy vọng rằng sau đại hội 18 của Trung Quốc thì sẽ có cải cách, có không khí hòa dịu với các nước láng giềng ; hay là trong vấn đề Biển Đông thì Trung Quốc có thiện chí để giải quyết.
Tất cả những suy nghĩ đó đều là không có cơ sở, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thấy rõ điều này. Một điều mà thật ra trong quan hệ qua nhiều thời kỳ, thì chúng ta đã thấy dã tâm của Trung Quốc rồi, trong vấn đề bành trướng xâm lược. Ngoài việc tấn công một cách ồ ạt năm 1979, họ còn khiêu khích trên cả mọi lãnh vực – kinh tế, chính trị, văn hóa – chứ không chỉ ở Biển Đông. Đây là cái âm mưu chi phối rồi dần dần xâm lấn và gây ảnh hưởng, buộc các nước phải theo đường lối của mình. Một âm mưu rất lớn của Trung Quốc, được làm một cách trắng trợn, công khai.
Do đó chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ có tác động rất lớn đối với nhân dân các nước trong vùng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, nhất là những nước đang tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Như vậy sẽ làm cho Trung Quốc bị cô lập.
Riêng bản thân tôi không thấy lo ngại về việc này, mà tôi cho đó là thời cơ để chúng ta thấy rõ hơn nữa bộ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc.
RFI : Có lẽ là không chỉ những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, mà ngay cả khái niệm « quyền lực mềm » qua việc này cũng không còn mấy ai tin nữa phải không thưa ông ?
Đúng rồi. Quyền lực mềm là như kiểu thực dân mới, nó tinh vi, nhưng bây giờ thì không còn như vậy nữa. Hành động này theo chỗ hiểu biết của tôi thì dường như chưa có tiền lệ trong lịch sử. Chưa có nước nào làm những việc như thế, nhưng mà Trung Quốc bây giờ thì họ lại trắng trợn làm. Do đó sẽ làm cho phản ứng của các nước càng dữ dội hơn. Ví dụ như Philippines, Đài Loan, Ấn Độ…rồi tất cả các nước không tranh chấp Biển Đông, nhưng đứng về mặt luật pháp quốc tế mà nói, thì họ cũng thấy đây là hành động ngang ngược. Do đó mà tôi nghĩ rằng với việc làm này thì Trung Quốc tự gây khó cho mình, tự bôi xấu bộ mặt của mình.
Tôi cũng rất lấy làm lạ là một cường quốc mà lại đi làm cái việc đê tiện như vậy thì cái hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới nó sẽ như thế nào. Chẳng lẽ các nhà lãnh đạo Trung Quốc không suy nghĩ như vậy sao. Chẳng lẽ vì cái lợi nhỏ mà quên đi hình ảnh của Trung Quốc đối với nhân dân trên thế giới hay sao ?
RFI : Thưa ông, có lẽ đây không chỉ là cái lợi nhỏ, mà theo một số nhà phân tích thì trong thời đại này « ai nắm được đại dương sẽ nắm được cả thế giới ». Có lẽ Trung Quốc muốn chứng tỏ uy thế của mình và quá tự tin vào sức mạnh?
Nhưng dù tự tin đến đâu cũng không thể nào có hành động áp đặt, bất chấp lẽ phải như Trung Quốc đã làm, khiến cho nhân dân các nước càng thấy rõ hơn.
Còn đứng trước hành động của Trung Quốc thì tôi thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam phải có những biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ và hiệu quả hơn ; chứ không phải chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay gởi công hàm phản đối. Tôi cho rằng việc làm của Trung Quốc là đã công khai, thì phía Nhà nước Việt Nam cũng phải công khai, có chủ trương nhất quán để vô hiệu hóa chủ trương của Trung Quốc. Chứ không thể để địa phương này giải quyết cách này, địa phương kia giải quyết cách kia được, mà phải đường hoàng công bố cho nhân dân trong nước và trên thế giới biết.
Nói như ông Mỹ, giám đốc công ty Lửa Việt, thật ra vấn đề du lịch tôi cho không phải là lớn lắm, nhưng mà cái lớn nhất là sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập. Và một điều nữa, chúng tôi nghĩ không phải sợ gì cả. Vì tuy là một nước sát cạnh với họ, và họ có tiềm lực kinh tế hơn chúng ta, thậm chí quân sự cũng có thể hơn chúng ta, nhưng tình hình quốc tế hiện nay cũng không cho phép họ muốn làm gì thì làm.
Vì vậy nếu Nhà nước Việt Nam biết dựa vào sức mạnh của dân tộc, cộng với sức mạnh hiện nay của các nước trên thế giới đang càng ngày càng thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, thì tôi nghĩ rằng đủ sức để mà vô hiệu hóa những chủ trương như vừa rồi của Trung Quốc. Ví dụ với sức mạnh của nhân dân Việt Nam, thì tại sao nhà nước không để cho nhân dân biểu tình phản đối việc đó, thậm chí là ủng hộ các cuộc biểu tình này, để tạo niềm tin cho nhân dân . Đó là cũng là một biện pháp phản ứng mạnh mẽ, mà một số nước người ta cũng đã làm.
Chứ còn nếu không thì Trung Quốc họ sẽ còn nhiều âm mưu nữa, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước chúng ta, đe dọa nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta. Nếu không, qua đại hội 6 vừa rồi, qua vấn đề chống tham nhũng cộng với vấn đề này mà không có biện pháp mạnh mẽ, thì người dân lại càng thất vọng thêm nữa. Và niềm tin đối với lãnh đạo Việt Nam ngày càng thấp hơn, đi đến sự mất ổn định chính trị tiềm ẩn.
Người ta bất bình thì người ta cũng có những việc làm – ví dụ các em sinh viên học sinh – em Phương Uyên chẳng hạn. Tại sao các em làm như vậy ? Đó là những phản ứng của xã hội đứng trước sự mềm yếu, nhu nhược trong lãnh đạo của chúng ta, đối với những hành động ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc, đã gây sự bất bình rất lớn trong nhân dân.
RFI : Dạ có lẽ chính quyền Việt Nam không phải là không thấy dã tâm của Trung Quốc, mà e ngại Bắc Kinh tạo cớ gây chiến tranh. Nhưng không chừng đến nước này thì khó mà lùi được nữa. Có người cho rằng việc cấp thị thực rời như vừa rồi có vẻ tương đối mạnh dạn hơn so với trước đây, ông nghĩ thế nào ?
Nhưng tôi thấy đó chỉ mới là biện pháp đối phó trước mắt thôi. Đáng lẽ chính phủ Việt Nam phải tuyên bố công khai, là hoàn toàn không chấp nhận hộ chiếu đó, chứ không phải chỉ ông Lương Thanh Nghị. Chính phủ phải đề nghị Trung Quốc thu hồi ngay, nếu không mình sẽ không chấp nhận cho công dân Trung Quốc đi vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi vì nếu đi vào lãnh thổ Việt Nam mà chúng ta chấp nhận cái hộ chiếu đó, thì đương nhiên là chúng ta chấp nhận cái đường lưỡi bò.
Cần phải tuyên bố một cách minh bạch, rõ ràng, như vậy mới thể hiện được là một nước có độc lập, chủ quyền. Nếu chúng ta cứ để từng địa phương làm, hoặc chỉ đạo ngầm thì sẽ đi đến cái chỗ là thậm chí đối phó từng việc một thôi, chứ không có một chủ trương nhất quán trong vấn đề này.
RFI : Phải chăng khi phản ứng một cách đối phó, qua loa, thì chính quyền Việt Nam càng gây bất bình trong xã hội ?
Thì đúng là việc đó gây nên nhiều bất bình, mà thể hiện rất rõ là việc ký tên trong tuyên bố vừa rồi. Tôi thấy có những người rất hiền lành, từ trước đến giờ không ký tên gì cả, nhưng bây giờ cũng ký vào bản danh sách đó. Chứng tỏ là sự phẫn nộ của các tầng lớn nhân dân Việt Nam lên đến cao độ trong việc này. Và tôi nghĩ là trong những ngày tới sẽ còn nhiều người ký nữa.
Nhưng nhiều người ở đây cũng điện thoại cho tôi nói rằng, chỉ ký tên vào bản tuyên bố không thôi – thì là cần thiết, nhưng liệu đó có phải là một biện pháp mạnh mẽ, biểu thị ý chí của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc như vậy ? Thành ra người ta cũng đề nghị các biện pháp khác, như là bây giờ có những tuyên bố đó, thì đưa tập thể đến các nhà lãnh đạo Việt Nam một cách công khai. Hoặc là tổ chức mít-tinh, biểu tình. Nhiều người phản ánh với chúng tôi như vậy.
Do đó mà chúng tôi có đề nghị, đáng lẽ Nhà nước phải để cho Mặt trận, các đoàn thể chủ động đứng ra làm việc đó, thì mới thể hiện đây là một Nhà nước có quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập của đất nước chúng ta. Chứ còn nếu chỉ tuyên bố không thì cũng sẽ rơi vào như những lần trước đây, không có hiệu quả gì cả .
Họ đã tung ra những cái đó thì cũng sẽ nghĩ đến biện pháp đối phó. Họ sẽ đối phó bằng cách là lờ đi, hoặc nếu không thì sẽ giải thích thế này thế kia. Nhân dân Nhật báo cũng đã biện minh cho việc làm của họ.
RFI: Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Nguồn: RFI – Việt ngữ

1427. HÃY SÒNG PHẲNG

Đôi lời: Bài viết dưới đây là lời trần tình về lý do biên tập viên báo Thanh niên đã bỏ bớt hai chữ “rác rưởi” khi đăng lại lời bình của một thành viên mạng Trung Quốc quanh tấm “hộ chiếu lưỡi bò” và lời nhận xét về bình luận của trang BS trước việc cắt xén đó.
Tuy chỉ là một bài viết nhỏ, về một lời bình ngắn, nhưng xét thấy cần đăng lại và có những trao đổi, vì liên quan tới chuyện lớn-Biển Đông, và vấn đề không nhỏ-cách làm báo, mối quan hệ với giới blogger tự do.
1- Trước hết, tạm coi đây là lời giải thích lý do của người tự nhận là có trách nhiệm duy nhất với việc cắt xén đó. Cùng với bài viết này, Nhà báo Ngô Minh Trí, qua hộp thư cá nhân, cũng đã gửi email cho chúng tôi biết. Trân trọng trước những trao đổi này và thử tạm tin vào lý do của việc cắt xén đó, tức là không có gì gọi là “nỗi sợ hãi” cả, mà chỉ là quan điểm biên tập thôi.

Tuy nhiên, khi đã tin vào lý do đó thì lại phải đặt dấu hỏi lớn trước hết vào nghiệp vụ báo chí khi người biên tập coi một tư liệu quan trọng để chứng minh một hiện tượng lại không khác gì một bài báo được gửi tới để đăng. Một bài báo “thô” thì có thể biên tập, sửa chữa cho hay, hoặc bớt … “phiền toái” cho tờ báo. Thế nhưng một tư liệu thì không thể tùy tiện cắt xén, nhất là phần cắt xén lại quá ư quan trọng.
Câu hỏi thứ hai là về sự tinh nhạy của một nhà báo. Lời bình luận của thành viên mạng TQ về tấm “hộ chiếu lưỡi bò” là rất có ý nghĩa, cho chúng ta thấy phần nào dư luận nhân dân nước này, đâu phải vào hùa cả với chính quyền làm điều sai quấy, mà khắp thế giới đã chỉ trích và lo ngại. Tiếc rằng, bằng nhận thức quá non nớt (?), người biên tập đã bỏ đi hai chữ rất đắt. Bởi nếu thiếu nó, chúng ta chỉ có thể thấy sự khó chịu của người bình luận-dân TQ về nỗi phiền hà khi mang tấm hộ chiếu vào VN thôi. Còn khi chúng ta biết đã có người dân TQ coi tấm hộ chiếu có in bản đồ nước mình, thể hiện cả chủ quyền biển lại như một thứ “rác rưởi” thì quả là hiếm có chưa từng thấy trên thế giới. Hai chữ ấy đã mang nhiều hàm ý, trong đó không thể không có sự coi thường, thậm chí phản bác, với thứ được coi là “chủ quyền” trên biển của nước họ.
Thật tự hào người dân VN ta không thấy ai lại có thái độ với chủ quyền biển đảo nước mình như vậy. Cũng thật vui nếu như báo Thanh niên không những cho độc giả thấy nội dung trọng vẹn đó, mà thậm chí còn có thêm lời phân tích mổ xẻ hai chữ “rác rưởi”.
Nhưng đáng tiếc khi việc phát hiện và cho dịch đăng những bình luận của cư dân mạng TQ là một sáng kiến, đóng góp rất có ý nghĩa của báo Thanh niên, thế nhưng, người biên tập lại đã làm giảm bớt cái ý nghĩa và tác dụng đó.
2- Nhà báo Ngô Minh Trí tự đánh giá lời bình của thành viên mạng TQ là quá khích, rồi so sánh nó với cái quá khích khi người TQ phản đối Nhật quanh vụ Senkaku/Điếu Ngư. So sánh này là hết sức khập khiễng, thậm chí ngược đời. Một đằng, cư dân mạng TQ nổi giận, có thái độ phản đối chính quyền nước họ liên quan tới một hành động “nhận vơ” chủ quyền biển đảo, còn một đằng là nổi giận với người nước khác tranh chấp với họ biển đảo. Cách chống chế của tác giả bài viết là không thuyết phục chút nào, lại còn thể hiện cái kém trong nhận thức, tư duy.
3- Với tựa đề kêu gọi sự “sòng phẳng” trong đánh giá công việc làm báo, thiết tưởng tác giả bài viết cũng cần sòng phẳng để vừa nhìn “xuống” người dân, cư dân mạng, nhưng cũng vừa nên nhìn sang “bên” làng báo của mình và nhìn “lên” các cơ quan nhà nước, quản lý báo chí. Bởi vì trong bài đã phê phán thái độ được cho là nóng nảy của blogger, cư dân mạng khi đánh giá về báo chí nhà nước đã không thấy công lao họ cung cấp thông tin cho độc giả tới đâu; một cách nói như ban ơn, mà dường như quên rằng các nhà báo đang ăn lương từ tiền của dân, để làm bổn phận như công bộc.
Câu hỏi tức thì với Nhà báo Ngô Minh Trí là trên báo nhà nước có hay không, được bao nhiêu những lời phê phán, những tiết lộ về sự quản lý hà khắc, thậm chí trái pháp luật nhà nước, đi ngược đường lối được ghi trong rất nhiều nghị quyết của đảng? Lối gọi là “quản lý” đó đã tới độ mà mới cách đây ba hôm thôi, vị lãnh đạo cao nhất của nhà nước này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phải lên tiếng ta thán, tìm cách trấn an báo giới và người dân (mà chính báo Thanh niên cũng đã trích dẫn). Trong khi đó thì tác giả bài viết này chỉ có phê phán một chiều “xuống”, không cần biết rằng thái độ nóng nảy đó, dẫu có thì một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là một nền báo chí quá yếu kém, bị kiểm duyệt đủ kiểu. Cũng không nhận ra rằng thái độ nóng nảy đó nhiều khi, và cũng có chủ đích, là giúp cho báo giới, những nhà báo tâm huyết, dũng cảm có được chỗ dựa nhất định để mà gắng làm được chút gì đó được gọi là “làm báo”. Bao nhiêu bài viết trên báo nhà nước phê phán nặng nề cư dân mạng, mà không hề cho một lời trao đổi lại, cũng không có một bài viết, một nhà báo của nhà nước nào lên tiếng công khai góp ý, tranh luận lại với đồng nghiệp. Như thế thì có phải là “sòng phẳng” không?
Trong khi đó, chúng tôi đã đăng lại không biết bao nhiêu bài viết đó, kể cả bài trên báo của ngành công an chỉ trích đích danh blog BS. Vì độc giả, vì sự thật khách quan và khích lệ báo chí nước nhà, chúng tôi vẫn luôn quảng bá, khen ngợi những bài báo hay trên chính những tờ báo đã chỉ trích mình hoặc vốn bị dư luận đánh giá rất không tốt. Hầu hết trên các bài đăng lại, chúng tôi không có lời bình, mà để độc giả tự nhận xét qua hàng trăm phản hồi trên mỗi bài, cũng không kiểm duyệt những nhận xét đó. Kết quả ra sao, có sòng phẳng hay không thì mấy năm qua đã được phơi bày hết cả, chắc Nhà báo Ngô Minh Trí cũng đã biết.
Chúng tôi, với ước nguyện mạnh mẽ muốn góp phần nhỏ nhoi đưa nền báo chí nước nhà tiến theo kịp thế giới, trong nhiều năm qua đã lặng lẽ, bền bỉ quảng bá hết sức, góp ý chân thành, khen chê thẳng thắn cho làng báo, ngay cả với những nhầm lẫn oan, những o ép phi lý với họ. Một trong những nhà báo, tờ báo mà chúng tôi góp phần đưa tin tức, bình luận để bảo vệ là Nhà báo Nguyễn Việt Chiến và báo Thanh niên, ít nhất qua một bài dịch đăng cách đây gần 4 năm.
Phải nêu lên cả một quá trình, tất cả quan điểm của mình ở đây cũng vì bài viết của Nhà báo Ngô Minh Trí không chỉ tranh luận đúng/ sai về một lời bình của chúng tôi.
Cuối cùng, với những phân tích trên đây, với thực trạng quản lý báo chí hiện nay, với thái độ của chính quyền và cơ quan quản lý báo chí trước vấn đề chủ quyền biển đảo liên quan tới TQ, chúng tôi lại phải trở về với lời đánh giá của mình về “nỗi sợ hãi”, mà không thể tin với một tờ báo lớn mạnh hàng bậc nhất VN, với nhiều nhà báo gạo cội như tờ Thanh niên, lại có thể non nớt đến vậy.
Xin cám ơn Nhà báo Ngô Minh Trí đã trao đổi và cho chúng tôi một cơ hội bàn luận.
Blog Ngô Minh Trí

HÃY SÒNG PHẲNG 

Ngô Minh Trí
Một lần nữa, tôi lại phá vỡ nguyên tắc của mình khi phản hồi về những thị phi trên thế giới mạng. Có thể, sẽ hứng chịu một trận “ném đá” tơi tả, nhưng đôi khi chẳng thể không lên tiếng.
Sáng nay, một trang điểm báo * có đưa ra nhận xét như sau: “Tin đã điểm sáng qua: Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu (TN). * Một độc giả liên lạc cho biết, đoạn bình luận của người dân TQ “Dù sửa thế nào cũng không thể sửa được diện mạo vốn có của tấm hộ chiếu [rác rưởi] này, giờ chỉ tổ mang lại phiền phức cho người dân…”. Thế nhưng khi dịch ra, dường như bá0 Thanh niên đã cố tình bỏ đi 2 chữ “rác rưởi”. Nguyên văn tiếng Trung: 再怎么改也改变不了垃圾护照的本来面目. Tới mức này mà cũng còn phải “tự kiểm duyệt” theo kiểu kỳ quái như vậy, mới thấy rõ nỗi sợ hãi đã lên đến đâu rồi!”.
Khi biên tập bài viết trên, tôi từng phân vân việc để nguyên hay bỏ chữ “rác rưởi”. Sự phân vân “tự kiểm duyệt” không phải vì một “nỗi sợ hãi đã lên đến đâu rồi!”. Sự phân vân bắt nguồn từ việc liệu có cần thiết hay không phải để những từ ngữ mang tính quá khích lên mặt báo. Tôi vẫn nhớ, khi tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư bùng phát, người TQ có nhiều hành động quá khích. Ngược lại, người Nhật hành động chừng mực hơn vì họ bảo rằng họ có phẩm giá của họ.
Đánh giá điều gì cũng cần toàn cục và sòng phẳng với nhau. Liên quan đến tấm hộ chiếu “đường lưỡi bò”, có một blogger khá nổi tiếng bình rằng sao các “báo lề phải” không “ẳng” lên. Hình như, blogger này là một chức sắc tôn giáo gì đấy. Nếu thế, cách dùng câu từ như thế thì có xứng với cái được gọi là “phẩm giá” của người đó không. Chưa gì hết, vội vã chụp mũ rằng: “tự kiểm duyệt” theo kiểu kỳ quái như vậy, mới thấy rõ nỗi sợ hãi đã lên đến đâu rồi!” có là cách truyền thông khách quan, đa chiều hay không?. Không có đám “báo lề phải” chịu “ẳng” thì các vị có nhiều thông tin thế không.
Suốt nhiều tháng qua, tôi và không ít đồng nghiệp của mình phải nhọc công theo dõi từng diễn biến trên biển Đông. Chúng tôi từng sử dụng những câu chữ mạnh mẽ nhất, như xâm phạm, bành trướng, mưu đồ…, để phản đối những hành động phi pháp của TQ. Chúng tôi phải liên lạc lấy ý kiến của những chuyên gia quốc tế để tăng thêm tiếng nói chính nghĩa cho người dân VN. Khi phát hiện truyền thông TQ đưa tin sai lệch, cắt tỉa ý kiến giới chuyên gia, chúng tôi đã nhanh chóng làm rõ: Trò “phù phép” của Hoàn Cầu thời báo.
Thế thì đâu là sự sợ hãi!
Cách quy chụp vội vã trên chỉ khiến những người đang nỗ lực vì lợi ích quốc gia lại phải trải qua cảm giác “bị đâm” bởi chính những người cùng đứng chung trên một đất nước. Điều đó chỉ tạo ra sự phân hóa sâu rộng hơn mà không giúp ích điều gì. Hãy sòng phẳng với nhau hơn, mọi góp ý hãy thực sự mang tính xây dựng!
Ngô Minh Trí
Ngày 29.11.2012

300. Hãy tỉnh lại

An ninh Thủ đô

Hãy tỉnh lại

Thứ năm 25/08/2011 18:02
ANTĐ – Gần đây, các blog đóng vai trò kêu gọi tụ tập vào chủ nhật hàng tuần để mượn chiêu bài chống Trung Quốc âm mưu xâm lược các vùng biển Việt Nam nhưng mục đích chính là gây rối trật tự công cộng, thí điểm mô hình biểu tình chống Nhà nước. 

Tuy nhiên, sự việc các lực lượng bảo vệ trật tự xã hội ra tay cương quyết chống gây rối trật tự sáng chủ nhật ngày 21/8/2011 đã làm rơi chiêu bài yêu nước của những blog, những kẻ tổ chức, kích động phá rối trật tự. Những phản ứng về sự việc sáng chủ nhật ngày 21/8/2011 trên các trang mạng có tiền sử bất minh về chính trị đã cho những người ngây thơ về chính trị, lỡ tham gia các cuộc tụ tập, thấy rõ bản chất phản động của các trang mạng và chủ nhân của chúng. 

Cần phải xem xét, các cuộc tụ tập bất hợp pháp của vài chục người được vu lên là “biểu tình tự phát “này có thật sự là tự phát không, ai kêu gọi hoặc kích động?”

Những thông báo kêu gọi tụ tập, chỉ rõ địa điểm, ngày giờ và cả lộ trình tuần hành trên các trang mạng (ví dụ blog của NXD, blog BS, Mẹ Nấm…) thực sự đóng vai trò tổ chức, kich động tụ tập.  

Cùng với những lời kêu gọi, kích động là những bài viết nhằm đối lập những người biếu tình với nhà nước Việt Nam. Các trang mạng này công kích ý đồ xâm lược thì ít, mà công kích các chính sách của Nhà nước và vô hình trung đã liệt những người tham gia tụ tập đông người vào mỗi ngày chủ nhật trong thời gian qua là những người cùng quan điểm chính trị với họ.
Xin hỏi tất cả những người đã từng tham gia vào các cuộc tụ tập bất hợp pháp vừa qua có cùng quan điểm chống Nhà nước như họ không ?  

Câu hỏi thứ hai là các cuộc tụ tập đông người vào sáng chủ nhật những tuần vừa qua có hợp pháp không?

Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của chúng ta công nhận quyền biểu tình, mang hình thức tụ tập đông người của các công dân. Để các công dân có thể thực hiện quyền này, Chính phủ đã có những quy định cụ thể qua Nghị định 38/2005/CP. Nếu các cuộc tụ tập đông người thực hiện đúng quy định chắc chắn không có ai ngăn cản, cấm đoán. Các quý vị xúi dục kích động liệu có ai dám đứng đăng ký với chính quyền về các cuộc tụ tập này không? Chắc chắn là không rồi. Các quý vị chỉ đứng sau, đẩy người đứng trước ra chịu trách nhiệm thôi, kiểu như dùng blog của mình kêu gọi tụ tập, nhưng mình thì đứng ra xa, chụp ảnh và tiếp tục đăng bài kích động, để khi các cơ quan chức năng hỏi tới thì xoa tay: Tôi không tham gia. Chính các quý vị cũng hiểu rất rõ Hiến pháp ghi rõ quyền của công dân, nhưng Nhà nước quy định về các điều kiện để thực hiện các quyền này mà không làm ảnh hưởng đến các công dân khác cũng như toàn xã hội. 
 
Tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước mà những chủ trang mạng xấu đang tôn thờ như hình mẫu, như thiên đường, cũng có quy định như vậy. Ơ Mỹ, ở Pháp, ở Anh… muốn tổ chức biểu tình, tuần hành đều phải xin phép và được chấp thuận. Các cuộc tụ họp đông người không xin phép được coi là bạo loạn và cảnh sát thẳng tay đàn áp ngay. Bạo loạn tại Pháp, tại Anh trong thời gian gần đây cho thấy rõ điều đó. Lạ nhất các trang mạng xấu đưa tin mọi thứ riêng sự kiện cảnh sát đàn áp đến đổ máu những kẻ biểu tình tự phát tại Anh, Pháp thì không thấy đưa!

Câu hỏi thứ ba là các cuộc tụ tập đông người dưới chiêu bài chống xâm lược trong thời gian vừa qua có thách thức pháp luật không? 

Chắc chắn là có, và thậm chí thách thức một cách thô thiển. Theo như một trang mạng xấu ngay sau một cuộc tụ tập bất hợp phấp, một số phần tử “tích cực”, “hạt nhân” tụ tập tại một quán bia ở phố Phan Đình Phùng. Trong cuộc họp đó, một nhân vật tuyên bố: Tuần tới anh em mình quyết định nghỉ biểu tình, cho anh em an ninh, cảnh sát được nghỉ xả hơi… Cái giọng đối lập các cuộc tụ tập với trật tự xã hội này không chỉ là khiêu khích mà là láo xược. Một blog quen thuộc chuyên tổ chức kích động tụ tập còn đăng bài yêu cầu công an không gọi người này, người khác lên làm việc. Nếu thoả mãn thì sẽ không tụ tập tuần này, tuần kia.  

Sự khiêu khích trắng trợn nhất là phủ định các Nghị định Chính phủ, thậm chí gọi các lực lượng giữ gìn trật tự là khủng bố v.v… Trên một số trang mạng xấu còn đối lập những người biểu tình tự phát “yêu nước” và Nhà nước là không yêu nước, thậm chí là đồng loã với ngoại xâm… Những người ngây thơ tham gia các cuộc tụ tập bất hợp pháp trong thời gian vừa qua có đồng loã với họ không ?

Câu hỏi thứ tư là âm mưu thật sự của những kẻ kích động các cuộc tụ tập bất hợp pháp là gì?

Có lẽ với câu hỏi này ai cũng đã có câu trả lời. Từ Mỹ, Trần Khải Thanh Thuỷ, một kẻ đã có truyền thống tuyên truyền chống Nhà nước lạnh lùng tuyên bố: “Tôi hy vọng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhanh chóng biến thành các cuộc biểu tình rầm rộ chống Nhà nước”. 

Các quý vị đừng nằm mơ. Trừ một dúm các quý vị, tất cả người Việt Nam chúng tôi đều yêu đất nước này, và ủng hộ Nhà nước mà chúng tôi đã đổ máu, đổ mồ hôi và bằng lá phiếu của chúng tôi xây dựng nên. Đừng hy vọng biến đất nước này thành sân khấu để diễn những kịch bản cách mạng đường phố” cũ mèm.
Hãy tỉnh lại đi các quý vị.

Nguyễn Việt
Nguồn: An ninh Thủ đô

Danlambao 29/11/2012

Giới thiệu clip những giây sau cùng của thảm họa nỗ nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Bài học và viễn ảnh của Dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng (Danlambao) – Hội Địa Dư Hoa Kỳ (NGS) đã làm một phim dựng lại những phút giây sau cùng của thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tiếp sau trân động đất và sóng thần kinh hoàng vào ngày 11 tháng 03 năm 2011.
Phim dài khoảng 45 phút, dựng lại những diễn biến của thảm họa Fukushima. Nhật Bản lúc đó may mắn có được một vị Thủ Tướng rất quyết đoán và tự trọng, ông Naoto Kan. Nhờ hành động can đảm và kịp thời của ông và nhóm 50 chuyên viên tại nhà máy Fukushima mà Nhật Bản rất may mắn tránh được một thảm họa hạt nhân tương tự như Chernobyl hay tai hại hơn nhiều lần.

Tây Tạng – Ngọn lửa bất khuất

Babui (Danlambao)

Tây Tạng, những ngọn đuốc sống! – Việt Nam: Có bao nhiêu người nữa sẽ tự đốt sống mình?

Tường Nguyên (Danlambao) – Người Tây Tạng đang tiếp tục tự đốt sống mình để phản đối sự cai trị tàn ác của Trung cộng. Nước VN đã có hai bà mẹ tự đốt sống mình! Người thứ nhất là bà cụ Lê Thị Thu, Phật Giáo Hòa Hảo, Long Xuyên, mấy năm trước đây. Mới đây là bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu của cô Tạ Phong Tần, bà đã tự thiêu sống mình để cực lực phản đối sự đàn áp của bọn công an Bạc Liêu và tập đoàn bán nước Hà Nội đã giam cầm con gái của mình chỉ vì cô Tạ Phong Tần chỉ trích cách hành xử của họ trong cách đối phó với Trung cộng ở Biển Đông! Sắp đến, còn có bao nhiêu người Việt Nam nữa sẽ tự biến mình thành đuốc sống để phản đối những kẻ bán nước Việt cộng và quân cướp nước Trung cộng?

Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ giải cứu Huỳnh Tấn Mẫm ngoạn mục giữa vòng vây

David Thiên Ngọc (Danlambao) – Đây là một giai đoạn ngắn trong một thời điểm lịch sử Việt Nam hiện đại đầy sôi động, hấp dẫn và hồi hộp như trong một bộ phim hành động được thực hiện giữa thành phố Sài Gòn ngay trong lúc dầu sôi lửa bỏng từ chiến tranh ngoài trận tuyến đến cuộc chiến không xác người giữa lòng thủ đô. Ta cứ xem như một cảnh phim hành động và được dựng nên trong bối cảnh chính quyền Đệ nhị Cộng hòa có sự rạn nứt trầm trọng trong nội bộ mà cụ thể là giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ. Nguyên nhân gần lẫn xa đưa đến sự rạn nứt, mâu thuẫn này tôi xin được trình bày trong một bài khác nếu được phép.

Ôi hổ giấy!

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua” (*)
Đường tương lai?
Cờ rũ mưa sa.
Còn đâu nữa!
Một thời đầy nhân bản
Có tự do được xuống phố biểu tình
Nay áp bức hung tàn đầy khắp nẻo
Đành lặng im, mắt ngó chỉ lặng thinh!

Về một con người đời thường

Lê Thăng Long (Danlambao) – Giờ này không biết anh đang làm gì, đọc một cuốn sách, sáng tác một bài thơ? Nhưng tôi đoan chắc một điều là anh không bao giờ thôi suy nghĩ về người khác. Có thể là một người bạn cũ, một nhân viên bảo vệ công ty trước đây hoặc những người mà anh chỉ gặp một lần nhưng không bao giờ quên được những cảnh đời của họ. Gần 5 năm làm bạn học, 15 năm làm đồng nghiệp và gần 2 năm làm bạn tù với anh tôi thường được nghe và chứng kiến nhiều câu chuyện đời thường xung quanh anh. Chúng rất dung dị nhưng thật đáng học hỏi.

David và Goliath

Vũ Thế Phan (Danlambao) - Do đã thuộc nằm lòng lịch sử nước ta từ thiếu thời rằng trong thế kỷ 20 Việt Nam bé tí đã liên tiếp tự lực tự cường “knock out” ngon ơ hai thằng đại đế quốc đầu sỏ là Pháp và Mỹ, cho nên – qua huyền thoại cố tài xế xe ben David Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, quê Quảng Nam) có thể đâm sập cả một cái đập thủy điện trong hình – tôi vững tin như đinh đóng cột: Khi hữu sự, thằng-anh-em-xâm-lược-bá-quyền-nước-lớn-lưỡi-heo cũng chỉ là Goliath Made in China thôi!

Hết pháo nổ, hết bắn súng chỉ thiên! Người xem có thấy buồn?

Nhạc sỹ Tô HảiKhi đảng cộng sản Mô-Đéc này đã thà chết chứ không bỏ sự lãnh đạo toàn diện thì tất cả đều là phù phép, đánh lừa… Cái gì mà người ta dấu giếm dân, đó chắc chắn là cái có hại cho dân, là cái mà mình không khoái! Để đạt một mục đích chính trị nào đó người ta cứ làm những gì mà người bình thường không ai tin, dù có đổ máu, chết người! Không có gì có thể thay đổi ở nước này nếu cái chủ nghĩa cộng sản giả hiệu đang phát xít hóa này không… biến mất khỏi mặt đất!…

Sửa đổi Hiến Pháp: Cần thay đổi tên nước

Trần Trường Sa (Danlambao) - Sau khi vua Bảo Đại thoái vị, chế độ quân chủ cáo chung, nước Việt ta thay đổi khá nhiều tên gọi, trong đó các tên gọi của các thời kỳ chính là: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; Việt Nam Cộng Hòa; Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Băng trộm hàng của công ty Kumho lĩnh án

Thời điểm này, anh Nguyễn Công Nhựt (32 tuổi, Trưởng phòng quản lý thành phẩm) được đưa về trụ sở Công an huyện Bến Cát (Bình Dương) để “hợp tác điều tra”. Anh Nhựt được cho là đã cung cấp nhiều thông tin giúp cơ quan điều tra phá án. Tuy nhiên, sau đó anh này được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ngay tại trụ sở công an và để lại lá thư tuyệt mệnh. 
Nguyệt Triều – Xuân Thùy (VnExpress) - Gần 30 nhân viên đã thông đồng trộm lốp ôtô, mủ cao su trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Quá trình điều tra, Trưởng phòng quản lý thành phẩm được cho là đã treo cổ tự tử tại trụ sở công an.
Biếm họa Kuốc Kuốc (Danlambao)

Quốc hội nhảy múa theo đồng chí mếu và đống chí X: “Nguyễn Như Vân” muôn năm!

Âu Dương Thệ - Chiều 22.11, chỉ một ngày trước khi bế mạc, Quốc hội đã “họp kín về tình hình Biển Đông”. Trong cuộc họp báo chiều 23.11 công bố kết quả kì họp thứ 4 khóa 13 Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại sao lại phải họp kín: “Việc Quốc hội họp kín về tình hình Biển Đông vào chiều hôm qua (22.11) là theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội và điều này là bình thường”.[1] Trong khi Quốc hội, “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”[2], phải đóng cửa khép nép họp kín về vấn để chủ quyền rất quan trọng của đất nước, làm mất thể diện quốc gia thì Bắc kinh càng ngày càng có những hành động công khai ngang ngược, trắng trợn, từ lấn chiếm các hải đảo VN nay còn tìm cách hợp thức hóa cuộc xâm lăng bằng cách cho in hộ chiếu mới có ghi đường lưỡi bò cùng với các quần đảo Hoàng sa-Trường sa coi như thuộc lãnh thổ Trung quốc! Việc này, theo như một số Blog ở trong nước, thực ra Bắc kinh đã thực hiện từ 15.5. 2012, nhưng mãi tới 22.11 khi thông tấn xã Reuters chất vấn, nhà cầm quyền CSVN mới lên tiếng phản đối![3]

Philippines từ chối đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc. Bắc Kinh tố cáo láng giềng vạch lá tìm sâu

Trọng Nghĩa (RFI) - Đúng như chờ đợi của giới quan sát, Philippines ngày 28/11/2012 đã quyết định không đóng dấu thị thực vào quyển hộ chiếu mới của Trung Quốc, bên trong có in tấm bản đồ lưỡi bò khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Bị đả kích về hành động “bá quyền” của mình, Trung Quốc đã lớn tiếng tố cáo ngược lại các nước này là đã cố tình “vạch lá tìm sâu”.

Những ngọn nến lung linh từ quê hương thanh niên Phêrô Nguyễn Đình Cương

Anthony Thiên Ân (TNCG) – Tối ngày 27/11/2012 tại giáo xứ Yên Đại, Giáo Phận Vinh, tổ liên gia 3 của giáo họ Đồng Kiền đã tổ chức rước kiệu tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp về tư gia ông Phêrô Nguyễn Đình Băng để hiệp cùng gia đình thắp nến cầu nguyện cho các thanh niên Công giáo sắp bị nhà cầm quyền Việt Nam đem ra xét xử, cách riêng cho anh Phêrô Nguyễn Đình Cương, một người con hiếu thảo của gia đình và là một thanh niên ưu tú của giáo họ Đồng Kiền luôn được vững tin, can đảm để đối diện với sự dữ.

Cái giá phải trả khi giỡn mặt với kinh tế thị trường

Huỳnh Ngọc Chênh…Có lẽ tốt nhất là nhận tiền cứu giúp từ quốc gia không yêu cầu về các điều kiện đó. Trung cộng. Lịch sử cho thấy “người bạn lớn” nầy chưa bao giờ cho không VN một cái gì. Hay là vì vậy mà người bạn ấy càng ngày càng trở nên ngang nhiên trong việc chiếm đoạt biển Đông? Nhiều người cho rằng, người bạn lớn xác ấy rất ngu khi ngang nhiên vẽ đường lưỡi bò vào hộ chiếu. Không. Họ không hề ngu, họ luôn thận trọng trong việc xâm lấn nầy. Họ biết chắc nắm được biển Đông trong tay rồi nên họ mới cho vẽ đường lưỡi bò ấy cũng như chính thức công bố bản đồ thành phố Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của VN và hầu như gần hết biển Đông. Mất biển Đông là mất nước. Cái giá quá đắt…

Bà Hồ thị Bích Khương bị đánh “hội đồng” trong tù?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok - Bà Hồ thị Bích Khương, một tù nhân lương tâm hiện phải thụ án lần thứ ba trong tù vì những hoạt động phản đối, tố cáo những bất công xã hội, được cho biết bị đối xử tàn tệ trong trại giam. Gia Minh hỏi chuyện bà Hồ thị Lan, chị ruột của bà Hồ thị Bích Khương về thông tin liên quan. Trước hết bà cho biết về lần thăm gặp gần nhất:

Lưỡi bò thì kệ… chó lưỡi bò!

Bộ trưởng (Phùng Quang Thanh) khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt… Bộ trưởng khẳng định chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ của Việt Nam là Việt Nam không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét