Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Tin ngày 19/10/2012

  • Viếng đền Yasukuni để tranh thủ cử tri Nhật Bản (RFI) - Trong bối cảnh Nhật Bản tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc và Hàn Quốc, chuyến viếng thăm đền Yasukuni của lãnh đạo đối lập, Shinzo Abe đã bị Bắc Kinh và Seoul chỉ trích kịch liệt. Ông Abe chấp nhận rủi ro gây thêm căng thẳng với Hàn Quốc và Trung Quốc để tranh thủ lá phiếu của cử tri.
  • Thủ tướng Pháp công du Singapore và Philippines (RFI) - Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault đã đặt chân đến Singapore sáng ngày 18/10/2012, chặng đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của ông. Sau đó thủ tướng Pháp sẽ đến Philippines vào ngày mai. Đây là một chuyến công du ‘ngoại giao kinh tế’ của ông Ayrault, và dự trù kéo dài 4 ngày.
  • Tay đua xe đạp Lance Armstrong bị các nhà tài trợ bỏ rơi (RFI) - Liên tục bị tấn công vì bê bối sử dụng doping, giờ đây, tay đua xe đạp người Mỹ Lance Armstrong, 7 lần vô địch liên tiếp Tour de France, lại càng trở nên cô đơn hơn. Ngày 17/10/2012, các nhà tài trợ lớn gần như đồng loạt tuyên bố rút hợp đồng quảng cáo và hỗ trợ tài chính với Armstrong
  • Bầu cử Tổng thống Mỹ và yếu tố Trung Quốc (RFI) - Cuộc vận động tranh cử Tổng thống tại Mỹ càng tăng tốc. Yếu tố Trung Quốc, chính xác là tính chất nguy hại của Trung Quốc đối với kinh tế và an ninh Hoa Kỳ càng được hai ứng cử viên nêu bật, để đả kích nhau là mềm yếu trong đối sách cần phải có.
  • Nga sẵn sàng hợp tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí với Việt Nam (RFI) - Trong cuộc họp ngày 17/10/2012, với Ủy ban Hợp tác Quân sự - Kỹ Thuật của Nga với nước ngoài, Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu các giới chức hữu trách nâng cấp quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật với bốn đối tác của Matxcơva trong khối BRICS (Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), cũng như với Việt Nam
  • Đối lập Nhật Bản viếng đền Yasukuni : Seoul phẫn nộ (RFI) - Ngày 18/10/2012, Seoul tỏ thái độ phẫn nộ trước việc chủ tịch đảng đối lập Nhật Bản, Shinzo Abe viếng đền tử sĩ Yasukuni, nơi Hàn Quốc và Trung Quốc cho là biểu tượng tội ác của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong đệ nhị Thế chiến.
  • Tân chủ tịch ủy ban Châu Phi đến Mali (VOA) - Tân Chủ tịch Ủy ban Châu Phi đã đến Mali trước khi diễn ra cuộc họp quốc tế nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự của nước này
  • Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7,4% trong quý 3 (VOA) - Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,4% trong quý 3, không đáp ứng chỉ tiêu của chính phủ và giảm tới mức thấp nhất từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu
  • 'Về quê, trả lại nhà cho Đảng' (BBC) - Tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định "khi thấy mình nhu nhược, tôi sẽ làm đơn xin nghỉ".
  • Chống Trung Quốc không phải là tội (BBC) - Mẹ của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, người được cho bị công an bắt đi từ hôm 14/10/2012 nói nếu con bà chống TQ và yêu nước thì hành vi đó không nghiêm trọng.
  • Obama và Romney tranh luận nảy lửa (BBC) - Buổi tranh luận thứ hai giữa Barack Obama và Mitt Romney diễn ra nảy lửa, hai đối thủ liên tục ngắt lời, chỉ trích, tấn công nhau.
  • Obama gây áp lực lên Romney (BBC) - Các phân tích gia đánh giá cán cân giữa hai ứng viên Obama và Romney sau cuộc tranh luận vòng hai tại New York.
  • Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X' (BBC) - Khi tiếp xúc cử tri hôm 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là 'đồng chí X'.
  • Không nêu 'đồng chí X' là hèn hạ? (BBC) - Blogger Trương Duy Nhất hỏi việc không nhắc tên ông 'X' thể hiện "tình đồng chí" hay sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực".
  • 'Chúng ta tha cho chúng mình' (BBC) - Báo The Economist nhận định trong Đảng gia tăng bất mãn sau khi Thủ tướng Dũng giữ được ghế.
  • Nhật-Anh nhất trí giải quyết hòa bình vụ Senkaku (BaoMoi) - Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 18/10 đã nhất trí với người đồng cấp Anh William Hague về việc cần thiết phải giải quyết hòa bình tranh chấp đang xảy ra giữa Tokyo và Bắc Kinh liên quan đến quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông theo luật pháp quốc tế.
  • Hội thảo về Biển Đông tại Pháp (BaoMoi) - NDĐT- Hội thảo “Biển Đông: Không gian khủng hoảng mới ?’’ do Quỹ Gabriel Péri thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp tổ chức ngày 16-10 tại thủ đô Paris với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, học giả của Pháp, các chuyên gia quân sự Pháp và các chuyên gia luật quốc tế đến từ Đại học Vrije, Bỉ và Đại học Brunel, Anh. Hội thảo đề cập ba chủ đề chính: Vấn đề luật pháp quốc tế liên quan biển Đông; Vấn đề chính trị, chiến lược và kinh tế liên quan đến biển Đông; Bế tắc quân sự hoặc giải pháp chính trị cho vấn đề biển Đông.
  • Trung-Nhật phô diễn sức mạnh, Nga tuyên bố rắn (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung-Nhật liên tục tập trận phô diễn sức mạnh trong khi quan hệ hai nước đang có dấu hiệu xấu đi, TQ tăng cường kiểm tra "bản đồ bất hợp pháp",Philippines hi vọng cải thiện quan hệ với TQ là tin tức thời sự chính ngày 18/10.
  • Trung Quốc chuẩn bị tập trận trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - Theo Tân Hoa xã, các nguồn tin Hải quân Trung Quốc ngày 18/10 cho biết Hải quân nước này sẽ phối hợp với Cục Ngư chính và Cơ quan Giám sát hàng hải tiến hành một cuộc tập trận chung trên Biển Hoa Đông vào ngày 19/10.
  • Trung Quốc đã kéo tàu ngầm ra Senkaku? (BaoMoi) - (GDVN) - Truyền thông Trung Quốc đưa tin như vậy là một cách truyền tải thông điệp của Bắc Kinh đến cộng đồng quốc tế rằng tàu ngầm của họ đã kéo ra Thái Bình Dương rồi
  • Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm (BaoMoi) - * Dồn sức mạnh mẽ, tập trung giải quyết nạn tham nhũng (TNO) "Quan điểm lập trường của Đảng, Nhà nước là không lùi bước trong tranh chấp biển Đông", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố trong cuộc tiếp xúc cử tri TP.HCM vào hôm nay (18.10). Sáng nay 18.10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc cử tri Q.4, TP.HCM.
  • Nhật giải mã cuộc diễu hành trên biển của 7 tàu TQ (BaoMoi) - Một số quan chức chính phủ Nhật cho rằng việc 7 tàu của hải quân Trung Quốc đi qua vùng biển tiếp giáp gần đảo Nakanokamishima, Okinawa hôm 16/10 là nhằm phản đối việc gần đây Tokyo đặt quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ.
  • Khám phá 90 bản đồ cổ liên quan Trường Sa, Hoàng Sa (BaoMoi) - TP - Sau khi được đưa về Đà Nẵng (dự kiến tháng 11), 90 bản đồ cổ của phương Tây thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam sẽ có mặt tại nhiều điểm trưng bày trong nước tại những sự kiện quan trọng
  • Khám phá 90 bản đồ cổ liên quan Trường Sa, Hoàng Sa (BaoMoi) - TP - Sau khi được đưa về Đà Nẵng (dự kiến tháng 11), 90 bản đồ cổ của phương Tây thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam sẽ có mặt tại nhiều điểm trưng bày trong nước tại những sự kiện quan trọng
  • Hơn 79 tỉ đồng xây dựng hệ thống đường giao thông trên đảo Cù Lao Xanh (BaoMoi) - QĐND Online - Ngày 18-10, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng TP Quy Nhơn (Bình Định) cho biết: Từ năm 2008 đến nay, tỉnh Bình Định được Chính phủ đầu tư 79,441 tỉ đồng từ nguồn vốn chương trình biển Đông – hải đảo để thực hiện danh mục công trình hệ thống đường giao thông trên đảo Cù Lao Xanh, thuộc xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.
  • Philippines hi vọng cải thiện quan hệ với Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tờ PhilStar của Philippines ngày hôm nay (18/10) dẫn lời Tổng thống nước này cho biết ông hi vọng mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh sẽ “ấm lên từ từ” sau sự chuyển đổi lãnh đạo ở Trung Quốc vào tháng tới.
  • Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc, Bắc Kinh giận dữ (BaoMoi) - TT - Bắc Kinh đang tỏ ra giận dữ khi Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc bắn chết một ngư dân Trung Quốc trên biển Hoàng Hải. Căng thẳng mới xuất hiện giữa Hàn Quốc và Trung Quốc sau căng thẳng Trung - Nhật trên biển Hoa Đông.
  • Tin vắn (BaoMoi) - TP - Phiên chợ hàng Việt về nông thôn diễn ra tại huyện vùng biển Đông Hải, từ ngày 16 đến 18-10, với sự tham gia của 38 doanh nghiệp và CLB đặc sản làng nghề tỉnh Trà Vinh.
  • Trú bão trắng tay (BaoMoi) - Có những ngư dân Trung Quốc không ngại ngần phô diễn hành vi xấu, bạo ngược trước hoạn nạn, tai ương mà ngư dân Việt Nam gặp phải.
  • Trung Quốc khoe sức mạnh tái chiếm đảo Điếu Ngư (BaoMoi) - (Phuntuoday)-Ngày 15/10, trên kênh truyền hình CCTV13 đã phát đi một đoạn phim về buổi tập trận của quân khu Nam Kinh, theo đó truyền thông nước này đang ám chỉ việc Bắc Kinh sẽ sử dụng sức mạnh nếu tình hình ngày càng xấu đi...
  • Đường lưỡi bò không phù hợp với luật pháp quốc tế (BaoMoi) - Hội thảo về biển Đông với chủ đề chính: “Biển Đông phải chăng là một không gian khủng hoảng mới?” đã diễn ra tại hội trường Maison de la Chimie ở Paris ngày 16-10. Hội thảo do Học viện Quan hệ quốc tế và chiến lược (IRIS) phối hợp với Fondation de Gabriel Péri tổ chức. Hội thảo được tiến hành theo 3 bàn tròn với 3 chủ đề khác nhau.
  • Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch hoạt động hải quân (BaoMoi) - Trước các hoạt động quân sự ngày một cứng rắn của Trung Quốc trên các vùng biển đang có tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt sau vụ Trung Quốc phái 7 tàu hải quân đi ngang qua bên ngoài lãnh hải Nhật Bản ở phía tây Okinawa sáng sớm ngày 16.10, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc cần minh bạch các hoạt động hải quân.
Bản tin tiếng Anh
  • ZTE shares dive on Q3 warning (Washington Post) - ZTE Corp saw a major fall in its share price on Monday after warning over the weekend that third-quarter losses could be as much as $318 million.
  • Sany's bid to usurp Caterpillar (Washington Post) - Sany America's President Tang Jianguo said the demonstration exemplified a grand ambition: to surpass industry leader Caterpillar Inc.
  • The consuming challenge of food safety (Washington Post) - Food safety is a top concern for Chinese shoppers, especially regarding such produce as vegetables, meat, seafood, grain, cooking oils and dairy goods.
  • Chinese manufacturers woo foreign buyers (Washington Post) - Chinese manufacturers are striving to clinch deals at the country's largest trade fair as they feel the pinch from the economic downturn.
  • Affordable luxury gains popularity (Washington Post) - China's growing middle class is going for "mass luxury" - brand names that promise quality but do not burn a hole in the pocket.
  • Mo Yan's roots revealed (Washington Post) - Everyone wonders what kind of soil nurtured writer Mo Yan. Here is the agrarian hometown of China's first Nobel laureate in literature where Mo Yan cultivated his writing.
  • Eye in the sky (Washington Post) - Aerial photographer Wang Chen presents a panoramic view of the need for environmental protection. If he isn't working in his office, he's in the sky, camera in hand.
  • Retracing ancestors' footsteps (Washington Post) - Gary Gardner was speechless when he received an old photo as a gift from a resident of Guling. It was a 20-year-old photo showing the 64-year-old chaplain's great aunt, Elizabeth Johnson Gardner, with elderly people in Guling.
  • The French connection (Washington Post) - A former prime minister of France looks back at the close friendships he had forged in the Middle Kingdom through the decades and shares some of those memories.
  • Barren no more (Washington Post) - A group of villagers has managed to cultivate more than 300,000 trees in an effort to rejuvenate Eyuyu Island, a barren plot of land, off Xiamen.
  • Affordable luxury (Washington Post) - China's growing middle class is going for "mass luxury" - brand names that promise quality but do not burn a hole in the pocket.
  • 10 Years at 798 art zone (Washington Post) - The annual 798 Art Festival is turning to play an educational role by increasing interaction between international and local artists and their audiences.
  • Behind the Oscar obsession (Washington Post) - Film awards and festivals in China suffer from outside intervention and a severe lack of clear positioning.
  • Shrine visit 'will fuel row' (Washington Post) - The leader of Japan's main opposition party visited the controversial Yasukuni Shrine in a move that will raise tensions already heightened by the Diaoyu Islands.
  • Obama, Romney trade barbs (Washington Post) - When Obama and Romney faced off in the second debate, both grabbed every opportunity to display a tough stance on China.
  • China urges Japan to honor its promise (Washington Post) - Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei said Wednesday that Japan should strictly abide by its promise on historical issues and handle concerning issues in a responsible way.
  • US presidential candidates should not focus on China-bashing (Washington Post) - As the US presidential candidates gear up for their second debate with a focus on foreign policy, it would be both politically shortsighted and detrimental to China-US relations if they turned the town-hall-style meeting into a China-bashing competition.
  • China to name territorial islands (Washington Post) - China is planning to name the country's nameless islands and islets, according to an official newspaper with the State Oceanic Administration.
  • Government compensates those hurt (Washington Post) - Compensation has been granted to victims of an accident that occurred during the city's annual firework show on Saturday,said the local government.
  • Xi expresses condolence to Cambodia's former queen (Washington Post) - Chinese Vice-President Xi Jinping visited Cambodia's former Queen Norodom Monineath Sihanouk on Monday morning to express his condolence and sympathy following the death of former King Norodom Sihanouk.
  • China launches two satellites (Washington Post) - China successfully launched two satellites, Practice-9 A/B, into space at 11:25 am Beijing Time Sunday.

Tiên Lãng: niềm tin cuối cùng bị đánh mất

Vụ án Tiên Lãng đã bước sang tháng thứ 10 nhưng vẫn dậm chân tại chỗ chưa có một tiến triển gì về mặt công tố.
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá sau vụ cưỡng chế hôm 05/1/2012. Ảnh chụp hôm 10/2/2012.

Tuy nhiên, các cán bộ vi phạm đã được phục chức, phục quyền đã như một vết thương bị khóet sâu thêm nữa trong lòng nạn nhân cũng như những nguời theo dõi và quan tâm câu chuyện.

Dồn dân vào bước đường cùng

Sáng ngày 5 tháng 1 năm 2012, UBND huyện Tiên Lãng đã mang một lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm công an và quân đội tiến hành cưỡng chế khu đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng sau khi gia đình ông nhiều lần khiếu nại việc ra lệnh thu hồi mảnh đất mà gia đình thuê và bỏ công sức đầu tư làm đầm nuôi thủy sản.

Sau nhiều giờ đối đầu dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả vào lực lưỡng cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc quân đội bị thương. Ba người em của ông Đoàn Văn Vươn bỏ chạy và bị bắt sau đó. Ông Vươn cũng bị bắt mặc dù lúc ấy vắng mặt vì bận lên Viện Kiểm sát nhân dân Hải Phòng kháng cáo.
Sau hơn một tháng, ngày 10 tháng 2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức lên tiếng chỉ đạo chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao và các cơ quan tòa án, viện kiểm sát phải nhanh chóng xem xét trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn và các người em của ông trong vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ”.

Đúng tám tháng sau ngày Thủ tướng lên tiếng, báo Tuổi Trẻ cho biết hầu như toàn bộ những vụ việc tại Tiên Lãng đều dậm chân tại chỗ. Căn nhà bị phá của gia đình ông Đoàn Văn Vươn vẫn không truy ra thủ phạm mặc dù hai người cho thuê xe ủi đến phá nhà của ông Vươn xác nhận họ đã cho UBND huyện Tiên Lãng thuê. Hồ sơ vụ án vẫn nằm một chỗ, nhân vật tiếng tăm là đại tá Đỗ Hữu Ca người có mặt tại hiện trường hôm ấy nay cũng là người chỉ đạo cuộc điều tra.
Hơn mười tháng từ ngày nhà bị phá, chồng bị bắt, bà Nguyễn Thị Thương vợ của ông Đoàn Văn Vươn hiện đang sống trên khu đất mà căn nhà đã bị san phẳng cho biết tình trạng hiện nay của hai gia đình bà và người em dâu:
Có thể coi sự phản kháng của Đoàn Văn Vươn báo động nấc cao nhất người dân có thể làm gì và sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
Ông Nguyễn Trung
Chúng em không được biết một thông tin gì cả, từ ngày ấy đến giờ bọn em chưa được gặp các anh ấy. Bọn em vẫn canh tác trong khu đầm ấy chủ yếu tập trung hoa mầu chứ còn về đánh bắt với thả cá thì bọn em cũng chưa làm được. Bây giờ chưa có một văn bản quyết định nào cứ làm như vậy thôi chứ họ cũng không có ý kiến gì cả. Bọn em có hai gia đình, nhà em và nhà chú Quý gồm hai chị em em và bốn đứa cháu. Những người lái xe phá nhà em họ vẫn bình thường chứ chưa có điều gì xảy ra cả.

Nói chuyện với dân bằng vũ lực

1326655860-250.jpg
Cưỡng chế đất gia đình ông Đòan Văn Vươn hôm 05/1/2012

Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ Việt Nam tại Thái Lan đã công bố một bài viết mang tên “Vụ Đoàn Văn Vươn nhắc lương tri cả nước không đựơc ngủ” nhận xét tầm quan trọng của vụ án mà theo ông tiếng súng Đoàn Văn Vươn khó phai trong lòng người dân bởi tính chất bạo loạn của nó. Ông viết: Có thể coi sự phản kháng của Đoàn Văn Vươn báo động nấc cao nhất người dân có thể làm gì và sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Đồng thời, sự “cưỡng chế theo luật” ở Cống Rộc – Tiên Lãng – như một mẫu phẩm sinh thiết cắt ra từ cơ thể chính trị của đất nước, tự nó bóc trần những bất cập, yếu kém và thoái hóa trầm trọng của một cấp chính quyền địa phương (huyện – tỉnh, thành phố) với tính cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta.

Cuộc sống cho thấy một chế độ chính trị dù là ở quốc gia nào, một khi để cho nội tình đất nước diễn biến tới mức chỉ còn nói chuyện được với nhau bằng vũ lực, dù là từ phía người dân hay từ phía chính quyền, chế độ ấy đang hướng tới giờ cáo chung.

Câu nói nổi tiếng của ông Đại tá công an Đỗ Hữu Ca khi tường thuật với báo chí có nội dung: “hiệp đồng cực kỳ hay, một trận đánh đẹp, có thể viết thành sáchđã làm lòng dân rách buốt. Người dân như gia đình anh Đòan Văn Vươn trở thành kẻ thù dưới mắt công an và câu nói này đã mặc nhiên thành tấm bia ghi lại chi tiết lịch sử của vụ án Tiên Lãng.

Ông Nguyễn Trung trong bài viết vừa nói, nhận xét Câu nói này toát lên hơi hướng hay linh hồn của toàn bộ công vụ cưỡng chế theo luật ở Cống Rộc – Tiên Lãng. Riêng một câu nói này, cùng với sự chấp nhận, hưởng ứng, tán thành hay biện minh, bao che… của các cộng sự, còn cho thấy mức độ sa đọa nghiêm trọng về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và văn hóa của những cán bộ, đảng viên có chức có quyền đã chỉ đạo hay đã nhân danh pháp luật trực tiếp thực thi công vụ này. Sự phấn khích bột phát ra từ câu nói này thật ghê sợ và đáng ngẫm nghĩ.

Thật trớ trêu là ông đại tá ấy vẫn bình chân như vại, bất kể sự kết án của dư luận công khai hay xầm xì, ông vẫn là trưởng ban điều tra vụ án Đoàn Văn Vươn, có nghĩa là số phận của gia đình này đã được định đọat ngay từ những tờ khai đầu tiên của người thi hành án với tư cách nhân chứng.

Phục chức cán bộ

12958446-Nha-o-Vuon-250.jpg
Căn nhà của ông Đoàn Văn Vươn trong ngày bị cưỡng chế

Trong bài báo của Tuổi Trẻ cho biết ông Lê Văn Hiền, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng được bố trí làm chuyên viên tại Sở Nội vụ Hải Phòng sau khi kỷ luật. Ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng làm chuyên viên văn phòng tại UBND huyện. Hai ông Phạm Đăng Hoan, Lê Thanh Liêm được quay trở lại vị trí công tác cũ, tiếp tục làm bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã Vinh Quang từ ngày 3 tháng 4, một thời gian ngắn sau khi bị kỷ luật cảnh cáo.

Nhà báo Phạm Thành, cũng là chủ nhân trang blog Bà Đầm Xòe có nhiều bài viết về Tiên Lãng đã nhận xét việc trả lại chức vụ cho các nhân vật có sai phạm trong vụ án này:

Tất nhiên nó vừa đúng vừa không. Nó đúng là với lũ sâu mọt của chúng nó, tức là đúng với tổ chức của đảng, với dường lối của đảng, với sự bảo vệ cán bộ của đảng tức là trong hệ thống đảng. Nếu chúng ta nhìn lại đại hội 6 vừa rồi của đảng Cộng sản Việt Nam thì chẳng xử lý kỷ luật ai. Ngay cả quan chức Bộ chính trị đã quyết định nhận khuyết điểm quyết định xử lý nhưng họ cuối cùng cũng chẳng xử lý ai cả.

Việc phục chức cho các quan chức trong vụ Tiên Lãng nó là một logic đang tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam, đấy là một ý. Ý thứ hai, đương nhiên nhân dân sẽ không đồng tình, sẽ không tán thành đó là điều chắc chắn, nhưng nó là cái logic đang tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam tức là tiếp tục bao che và giữ gìn đội ngũ của họ. Có lẽ nói như thế cũng đã đủ, vâng, vì từ vụ trung ương 6 vừa rồi thì việc phục chức là một logic.

Cái logic mà nhà báo Phạm Thành chia sẻ cũng là logic dẫn gia đình anh Vươn và người dân cả nước đến chỗ mất trắng niềm tin. Lần đầu tiên chị Thương cho biết không còn tin vào chỉ thị cũng như lời hứa của Thủ tướng.
Việc phục chức cho các quan chức trong vụ Tiên Lãng nó là một logic đang tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam, tức là tiếp tục bao che và giữ gìn đội ngũ của họ. - Nhà báo Phạm Thành
-Em không thấy một tí công bằng nào. Trước đây bọn em còn bảo, thôi thì thất vọng với chính quyền Huyện, chính quyền thành phố thì còn hy vọng vào trung ương. Chứ đến bây giờ thì không còn hy vọng gì vào cấp trên nữa rồi. Chán nản hết rồi bởi vì chỉ thị thị chỉ để đấy thôi chứ còn không có giám sát gì cả. Đã chín mười tháng nay rồi thủ tướng thì chỉ thị như thế nhưng mà cấp dưới không làm thì dường như là thủ tướng cũng bỏ qua luôn. Ngay cả lời của thủ tướng bây giờ bọn em cũng không tin được nữa

Khi niềm tin của cả nuớc hoàn toàn bị phá sản do một thiểu số cầm quyền tại Hải Phòng lũng đoạn, cũng là lúc Tiên Lãng chính thức đi vào lịch sử như câu chuyện Nọc Nạn ngày nào. Nhưng đáng buồn là Nọc Nạn trả lại sự công bằng cho người dân dưới một tòa án Pháp thuộc, trong khi đó Tiên Lãng tuy chưa có tòa án nào được lập ra nhưng chính quyền của nó đã cho thấy một bản án “thích hợp” đã được công bố trước khi xét xử.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Thư Nguyễn Khoa Điềm về "Ma chiến Hữu" của Mạc Ngôn

NQL: Khi đăng bài của bác Vũ Ngọc Tiến, mình nhận được email của bác Vũ Xuân Tửu như thế này: “Trong bài Đâu là hồn cốt “Ma chiến hữu”, của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, đăng trên blog Quê choa, có đoạn: “… khảng định Ma Chiến Hữu là tác phẩm Mạc Ngôn phản đối cuộc chiến tranh Trung- Việt (2/1979) rất vô nghĩa và bẩn thỉu”. Bởi cuối bài không có mục trao đổi, nên tôi nhờ email của Bọ Lập, khảng định lại: Ma chiến hữu là tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn, phản đối cuộc chiến tranh của Việt Nam xâm lược Trung Quốc (2/1979). Trên cơ sở đó, người ta dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình hơn, hoặc ủng hộ, hoặc phản đối. Trân trọng cám ơn nhà văn Vũ Ngọc Tiến và Nguyễn Quang Lập.”

Mình thì ủng hộ ý kiến của bác Vũ Ngọc Tiến, cho rằng Ma chiến hữu của Mạc Ngôn chỉ là tiểu thuyết phản chiến, chẳng có gì gọi là chống Việt Nam bênh Trung Quốc. Nói chung Mạc Ngôn đứng về phe nước mắt nhưng dưới chế độ XHCN ở TQ ông không thể nói rằng việc TQ xâm lược Việt Nam là sai trái. Ngay ở ta cách đây mấy năm chẳng nhà văn nào dám công khai nói điều đó, đừng nói nhà văn TQ.

Tuy vậy, thấy cần có cái nhìn rộng rãi nhiều phía về vấn đề này, mình xin đăng lại ý kiến của bác Nguyễn Khoa Điềm đăng trên blog của bác Nguyễn trọng Tạo ( tại đây)

Thân gửi anh Nguyễn Trọng Tạo,

Tôi xin viết một cái comment nhân một số bài viết đăng trên báo chí Việt Nam ca ngợi và bênh vực Mạc Ngôn được trao giải Nô-ben mới đây. Trước hết, tôi bày tỏ đồng tình với Vũ Xuân Tửu có bài đăng trên mạng của anh, lên án quyển sách “Ma chiến hữu” của Mạc Ngôn đã xuyên tạc sự thật về chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979.

Thú thật, khi được tin Mạc Ngôn được Nô-ben tôi không muốn nói gì cả. Tôi cho là việc người khác, không dễ bình luận. Thế giới tưởng là phẳng mà chẳng phẳng tí nào. Lấy việc Biển Đông gần đây mà xét thì những lo âu, đau xót của dân ta lớn đến thế nào.

Bây giờ Ủy ban giải thưởng Nô-ben trao giải cho Mạc Ngôn là một sự xác nhận văn tài của ông, tôi cũng thấy Mạc Ngôn có tài thực, nhưng một tác giả “Ma chiến hữu” được tôn vinh trước thế giới, có phải là nỗi đau của nhà văn Việt Nam hiện nay không ? Bởi vì trong quyển sách này Mạc Ngôn đã thực hiện trung thành một định hướng chiến lược tuyên truyền của Cục chính trị Quân giải phóng Trung quốc là “Việt nam là kẻ xâm lược Trung quốc”. Trước đã thế, bây giờ cũng thế. Với giải Nô-ben này phải chăng định hướng chiến lược tuyên truyền hết sức sai trái đó có thêm sức nặng?

Tuy nhiên lo lắng đó cũng chỉ là việc nhỏ. Cái đáng lo là tại sao một số nhà văn chúng ta quên xương máu của chiến sĩ, đồng bào nhanh thế? Liệu sắp tới đây tình hình sẽ ra sao?

NGUYỄN KHOA ĐIỀM
NQL

Quan điểm của chính khách Mỹ trong mùa bầu cử 2012

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ là một sinh hoạt dân chủ quan trọng không những cho xã hội và công dân nước Mỹ mà còn là một sự kiện có ảnh hưởng đến cả thế giới vì người được chọn làm Tổng tư lệnh cường quốc này sẽ góp phần quyết định một số chính sách về kinh tế, nội vụ, và ngoại giao của Mỹ trong bốn năm sắp tới.

Hai cuộc tranh luận giữa Tổng thống Obama và cựu Thống đốc Mitt Romney tại Đại học Denver (Colorado) và ĐH Hoftra ở Hempstead (NY) trong những tuần vừa qua dù rất sinh động nhưng người xem hẳn không đủ thời gian để thấy rõ nhiều khác biệt khác giữa ứng cử viên và chính sách của hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Để giúp cử tri có thêm thông tin trước khi bầu chọn người lãnh đạo Hoa Kỳ, ProCon.org đã thực hiện một nghiên cứu và tóm lược quan điểm của các ứng cử viên tổng thống Mỹ 2012.

ProCon.org là một tổ chức độc lập, ngoài chính phủ và không vì lợi, thành lập từ năm 2004 có trụ sở tại Santa Monica, California, Hoa Kỳ. Mục đích hoạt động của ProCon.org nhằm thúc đẩy tư duy phê phán, giáo dục, và hiểu biết về tách nhiệm công dân bằng cách trình bày các vấn đề gây tranh cãi bằng một hình thức phân loại, đơn giản và không đảng phái, những ý kiến ủng hộ-hay-chống trong các vấn đề đương đại.

Phương tiện hoạt động chính của ProCon.org là trang web. Tại đây, ProCon.org cung cấp cho người đọc những tài liệu thông tin mang tính giáo dục về các vấn đề xã hội hiện tại.

Trang Quan điểm của các ứng cử viên Tổng thống 2012 về 68 vấn đề tại web ProContra.org cho người đọc một cái nhìn tổng quát về vị trí, quan điểm của các ứng viên Tổng thống trong mùa bầu cử năm 2012.

Năm ứng viên Tổng thống trong nghiên cứu của ProCon.org là Barack Obama (Đảng Dân chủ), Mitt Romney (Đảng Cộng hòa) và ba ứng cử viên của các đảng phái khác: Virgil Goode (Đảng Hiến pháp), Gary Johnson (Đảng Tự do), và Jill Stein (Đảng Xanh).

Quan điểm của hai ứng cử viên thuộc hai đảng lớn sẽ được so sánh qua 68 đề tài hiện là quan tâm của cử tri Hoa Kỳ trong mùa bầu cử 2012.

68 vấn đề có thể xếp thành nhóm: một là Kinh tế, hai là Nội vụ [Xã hội, Luật pháp, Y tế, Giáo dục, Môi trường, Di dân, An ninh], và ba là Ngoại giao. Giới quan sát Hoa Kỳ tin rằng quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ hiện nay là vấn đề kinh tế (suy thoái) đang ảnh hưởng trực tiếp đến (việc làm, đời sống) người dân; Dù là một nước lớn, mạnh hàng đầu thế giới, chính sách ngoại giao của Mỹ không phả là quan tâm lớn nhất của người dân và cũng không phải là ưu tiên của chính phủ Mỹ.

Mitt Romney và Barack Obama có khác biệt về một số chính sách kinh tế:

- “Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ có nên cứu General Motors và Chrysler khỏi bị phá sản hay không?” Trong hai cuộc tranh luận Tổng tống Obama và Cựu Thống đốc Romney đã đề cập đến vấn đề này. Romney cho rằng chính phủ không nên nhúng tay can thiệp; Obama chủ trương nên, và chính phủ Mỹ đã thực hiện việc giải cứu hai hãng xe lớn, một trong những biểu trưng của nền kinh tế sản xuất của Mỹ.

- Tuy nhiên trong câu hỏi “Chính phủ liên bang có nên tiếp tục trợ cấp cho các công ty dầu mỏ lớn hay không?” thì Obama và Romney đã đảo ngược vị trí: Romney ủng hộ, Obama chống.

- “Quốc hội có nên tăng giới hạn nợ quốc gia vào ngày 2 Tháng Tám, 2011 để chặn việc Mỹ bị vỡ nợ hay không?” Obama nói có và Romney nói không.

- “Hầu hết các công đoàn lao động cung cấp một lợi ích tổng thể cho công nhân Mỹ?” Obama ủng hộ và Roney không chia sẻ quan điểm này.

- “Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đem lại lợi ích tổng thể cho Mỹ?” Mitt Romney ủng hộ và Obama chống lại lập trường này.

- “Đưa công ăn việc làm tại Mỹ sang các nước khác có ích lợi cho nước Mỹ hay không?” Obama chống lại chính sách này trong khi Romney trước đây quan niệm rằng đưa công ăn việc làm ra ngoại quốc có lợi cho Mỹ (11/2005) nhưng hiện nay ông không có một quan điểm rõ rệt về chính sách này.

Về mặt nội vụ, hai ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, và Cộng hòa đôi khi đồng quan điểm nhưng thường họ đứng ở hai đối cực dù là đó vấn đề nhạy cảm hay chỉ là các điều lệ bình thường. Thí dụ: “Phá thai có nên là một lựa chọn hợp pháp ở Mỹ hay không?” Obama ủng hộ quan điểm này trong khi Romney nay đã chuyển sang chống; “Cử tri có cần trình căn cước có hình ảnh để bỏ phiếu hay không? Romney cho rằng cần, Obama nói không cần thiết. Cả hai ông Romney và Obama đồng ý rằng “Hoa Kỳ nên xây dựng thêm các nhà máy hạt nhân” và cả hai đều phản đối việc “tư nhân hóa hệ thống an sinh xã hội” của Mỹ.

Về mặt ngoại giao, nghiên cứu của ProCon.org đưa ra 7 câu hỏi liên quan đến Trung Quốc, Cuba, Iran, Chiến tranh tại Iraq, Xung đột Palestinian-Israel, Chiến tranh chống khủng bố.

Về chiến tranh chống khủng bố, ông Romney ủng hộ “các kỹ thuật thẩm vấn được xem như tra tấn, thí dụ xối nước lên mặt tù nhân bị trói, là một lựa chọn hợp pháp” trong khi ông Obama không chấp nhận điều này.

(T): Barack Obama; (G): Tra tấn; (P) Mitt Romney.


Cả hai, Obama và Romney đồng quan điểm là “Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự nếu Iran không từ bỏ chương trình hạt nhân” cũng như Romney, nay đã đổi quan điểm, đồng ý với Obama là “nên có một nhà nước Palestine độc lập”. Nhưng Obama không đồng ý với Romney (và chính phủ Đảng Cộng hòa) chủ trương “tấn công Iraq năm 2003”. Một lần nữa, hai ứng cử viên tổng thống của hai Đảng lớn tại Mỹ đồng ý “tiếp tục hỗ trợ lệnh cấm vận đối với Cuba”. Về câu hỏi “Trung Quốc có phải là một mối đe dọa kinh tế hay quân sự cho Mỹ hay không”, Obama không có lập trường rõ rệt trong khi Romney khẳng định điều này. Hơn nữa ông Romney còn cho rằng Trung Quốc còn là mối đe dọa văn hóa cho Hoa Kỳ ([“Donald Trump và tôi] đồng quan điểm về Trung Quốc. Không những chỉ là những đe dọa về kinh tế, văn hóa, [nhưng] trong tương lai gần họ đang xây dựng quân lực rất hùng mạnh với khả năng nhằm ngăn cản chúng ta đưa tàu chiến đến khu vực biển ở phía Nam Trung Hoa.” with potentially the intent to dissuade us from sending ships to the South China Sea, military ships.” Sep. 28, 2011).

Tuy nhiên, chánh sách của ngoại giao của Mỹ liên quan đến Việt Nam không phải là quan tâm của cuả tri cũng như của chính khách Mỹ trong kỳ bầu của 2012 này.

Chỉ còn 19 ngày nữa cử tri Hoa Kỳ sẽ chọn vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Kết quả ra sao người ta vẫn phải đợi quyết định của người dân trong ngày 6 tháng 11, 2012. Tuy nhiên người dân nước Mỹ ngay hôm nay đã có thể hãnh diện nói với thế giới, Hoa Kỳ có hai ứng viên tổng thống: một là người Mỹ da đen, người kia là một tín đồ Mormon, một giáo phái nhỏ, và vẫn bị xem là “lạ” trong xã hội. Những tư duy và quan điểm khoáng đạt như thế chỉ có thể hiện hữu ở một xã hội văn minh, công bằng, tự do, dân chủ và đa nguyên.

Trà My

© DCVOnline

Nguồn: ProCon.org (2011 October). “2012 Presidential Candidate Positions on 68 Issues. A Side by Side Comparison”. ProCon.org. Truy cập tại http://2012election.procon.org/view.source-summary-chart.php.

HNTƯ 6 kết thúc: Hãy siết chặt đội ngũ!

Kết quả của Hội nghị Trung ương 6 đã không làm chúng ta phải bất ngờ, nó chỉ là một trong những “kịch bản” mà chúng ta cũng đã lường trước. Có chăng sự bất ngờ xen lẫn thất vọng lớn lao là dành cho những người dân ít có điều kiện để theo dõi những trò “đánh nhau” sau bức “màn nhung” của đảng, nhất là một số khá đông đảng viên cs vẫn còn chút niềm tin và hy vọng có một sự “đổi thay” nào đó của họ.
Tuy nhiên, qua đó cũng đã cho thấy có những yếu tố thuận lợi cho phong trào đấu tranh đòi tự do-dân chủ của chúng ta xuất hiện! Trước hết, phải nhìn nhận là cuộc chiến giữa hai phe “cung vua” và “phủ chúa” vẫn chưa kết thúc, chính sự nửa vời trong kết luận của hội nghị này cũng đã phần nào tự nó lột mặt nạ ra giữa bàn dân thiên hạ về cái gọi là cuộc chỉnh đốn nhằm làm “trong sạch” đảng.
Chúng ta đã thấy rõ việc “đùn đẩy” nhau giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương của đảng như thế nào; đầu tiên là “một đồng chí” chỉ được 4/14 phiếu, thế nhưng việc “kết luận” lại phải đưa ra hội nghị toàn thể với số phiếu chính xác là 45/175 (ở đây chúng ta phải hiểu cho đúng là số phiếu 4 và 45 là những lá phiếu không cho rằng “đồng chí X” có lỗi mà là lỗi do chính cơ chế và đường lối của đảng). Như vậy đương nhiên là với số phiếu áp đảo (10/4 và 130/45) thì việc qui được tội cho “đồng chí X” là việc không phải bàn cãi.
Thế nhưng, giữa việc qui được tội và hình thức xử lý với những tội danh đó lại là một khoảng cách vốn luôn luôn nằm trong vòng bí mật của nội bộ “đa số của thiểu số” chóp bu đảng cs và việc “đi đêm” cũng không mấy khó xảy ra mặc dù hội nghị này đã diễn ra khá đột ngột và được canh phòng cẩn mật. Tuy vậy việc “thì thầm” giữa các đại biểu với nhau thì ai mà có thể ngăn cấm tuyệt đối cho được? Ngoài ra cũng phải tính đến vai trò “đi lại” như con thoi của gã sứ thần Trung cộng trong suốt thời gian diễn ra hội nghị này và trước đó là cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và 3 Dũng ở Nam Ninh-Trung Quốc... Cho nên mới có cái kết quả 125/175 lá phiếu ủng hộ “không kỷ luật toàn bộ bộ chính trị” trong đó có “đồng chí X” với lý do đến trẻ con cũng không thể tin được. Đã thế lại còn sợ “các thế lực thù địch xuyên tạc” thì quả là trí tuệ và bản lĩnh của đảng ta hết thuốc chữa mất rồi!
Khi chứng kiến tổng Trọng nghẹn ngào trong lúc đọc bản tổng kết hội nghị, nhiều người cho rằng “ông ta giả khóc, kiểu nước mắt cá sấu giống ông Hồ sau cải cách ruộng đất.” Thế nhưng, xâu chuỗi tất cả những sự kiện đã và đang diễn ra rồi đem so với cái nhếch mép đểu giả của 3 Dũng trong lúc tổng Trọng đang miệt mài đọc bản tổng kết soạn sẵn trên diễn đàn thì cũng cho chúng ta hiểu ra rằng, tổng Trọng không “khóc” giả vờ vì ông ta làm sao mà có được sự thâm thúy đến độ xảo quyệt như ông Hồ? Vả lại hai sự việc này là hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh và bản chất, cho nên có lẽ tổng Trọng chỉ nghẹn ngào vì uất ức là hợp lý hơn cả. Bao nhiêu công lao chuẩn bị tưởng là đã chắc chắn và vô cùng kín kẽ thì nay bỗng chốc trở nên công cốc mà không thể làm gì được!
Sau hội nghị, người ta đã phát hiện thấy vài chục cuốn tài liệu 313 trang của những ai đó đã “để quên” trong ngăn bàn, thế là “lệnh trên” vội vàng ban ra cho thu hồi gấp và đã được niêm phong cất trong tủ ở văn phòng trung ương đảng. Điều này đã là một minh chứng cho công lao của “cung vua” cũng chỉ như mớ giấy lộn không hơn không kém mà thôi. Như vậy, tất cả những sự việc nêu trên cũng đã chỉ ra rằng “cung vua” hay “phủ chúa” thì cuối cùng cũng chỉ vì sự tồn tại của đảng chứ không hề vì sự sống còn của đất nước và dân tộc. Đây cũng thêm một lần cảnh tỉnh cho nhiều người, nhất là những cán bộ của đảng, lực lượng chức năng vẫn đang ngày đêm cố sức bảo vệ đảng vì nhiều lý do và mục đích thấy được niềm tin đã bị đảng tước đoạt như thế nào. Chúng ta tin rằng họ sẽ hiểu ra cũng như sẽ “tự diễn biến” tư tưởng để trở về với giá trị thật của cuộc sống, của dân tộc…
Việc “có một đồng chí trong bộ chính trị...” là có tội nhưng được trung ương “nhất trí không kỷ luật” dù tổng Trọng không nói ra thì tất cả đều đã biết rằng “đồng chí” đó chính là 3 Dũng, cho nên tuy là “thoát tội” nhưng uy tín của 3 Dũng trên thực tế cũng chẳng còn gì. Cái uy tín bấy lâu nay được che đậy thì bây giờ đối với “cấp dưới” chúng chỉ biết “sợ” chứ không còn “nể” như trước. Ở đời hễ mà “thượng bất chính thì hạ tắc loạn”, rồi đây tham nhũng sẽ tiếp tục tràn lan dù cho chúng sẽ phải kín kẽ hơn nhưng không có cơ dừng lại. Bên cạnh đó, sự bao che cho nhau lại sẽ càng “chặt chẽ” hơn nữa và tình hình kinh tế của đất nước là không thể gượng dậy trong một tương lai gần.
Với “tư duy” phản khoa học và thực tế, chủ trương của đảng cs vẫn là “đất đai là sở hữu toàn dân” rồi “không để cho nhà đầu tư trực tiếp thỏa thuận giá đất với người dân” thì danh sách, vị trí địa lý của những người dân oan mất đất chắc chắn sẽ còn kéo dài, trong số đó cũng chắc chắn sẽ (và thực tế cũng đang có) vô số gia đình thương binh-liệt sĩ của chế độ, cũng như những gia đình của chính những người đang phục vụ đảng như lực lượng vũ trang v.v... Đó chính là một trong những lực lượng phải được nối kết lại với phong trào đấu tranh đòi lại quyền tự do-dân chủ của chúng ta.
Lực lượng của phong trào toàn dân vì ngày mai của đất nước trên thực tế là không nhiều lại không được liên kết thành một khối đông đảo và vững chắc, điều đó đã làm lãng phí và mất đi sức mạnh vốn vô cùng cần thiết của bất cứ một cuộc cách mạng nào. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng việc tưởng rằng hiện tại có rất nhiều người “chống chính quyền” có mặt ở khắp nơi đã khiến cho không ít người trong chúng ta phải ngộ nhận và trong đó cũng làm không ít người mắc phải tư tưởng “lạc quan tếu” vì trên thực tế lực lượng ấy tuy có số đông, nhưng mục đích lại rất khác nhau, chưa có sự đồng nhất về ý niệm đòi hỏi ở chính quyền điều cốt lõi của mọi vấn đề sống còn của dân tộc là tự do-dân chủ.
Những cuộc đấu tranh nêu trên, tuy không phải là tất cả, nhưng tựu trung lại phần lớn chỉ mới dừng lại ở khía cạnh đấu tranh đòi quyền lợi mà thôi, những lực lượng khác tôi đã tóm lược trong bài “Phe nào thắng thì có lợi cho dân tộc”, với đội ngũ trí thức thì tác giả Davis Thiên Ngọc cũng đã đề cập khá đầy đủ trong bài “Trí thức Việt Nam trước nội tình đất nước”... Vậy chúng ta “liên kết” họ lại bằng cách nào?
Trước hết, trong mỗi chúng ta những ai có điều kiện tiếp xúc thì hãy giải thích để những người nông dân mất đất thay vì chỉ hướng sự căm thù vào chủ đầu tư và chính quyền sở tại thì phải giúp họ hiểu ra rằng căn nguyên của việc này là do chính sách của đảng cs đã bóp nghẹt tự do-dân chủ và chỉ khi nào dân tộc ta có được điều đó một cách thực sự thì những vụ việc tương tự mới không tái diễn. Chúng ta hãy “gom” hai mục đích (quyền lợi của nhân dân và đòi tự do-dân chủ) vào làm một trong cuộc đấu tranh này của họ. Trong tranh đấu, việc có được sự đoàn kết tương thân tương ái nhất là “chiến thuật-chiến lược” đối phó với nhà cầm quyền cs là vô cùng cần thiết, mang ý nghĩa sống còn. Tuy nhiên, suốt thời gian vừa qua chúng ta thấy thực tế mới chỉ dừng lại ở tình thương yêu đùm bọc trong lúc hoạn nạn của những người đồng cảnh ngộ, ví dụ như trường hợp bà con Dương Nội và một số nơi khác đã đến với gia đình, vợ-con nhà anh, em nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng-Hải Phòng hay với bà con nông dân ở Văn Giang-Hưng Yên v.v… chứ chưa thấy được sự kết nối một cách bài bản hay một sự “hợp đồng tác chiến” nào trên diện rộng. Nếu chỉ như vậy thì không thể nào tạo ra áp lực cần thiết đối với chế độ cs vốn vô luật pháp và tình đồng loại, chúng sẵn sàng đàn áp không nương tay như chúng ta cũng đã thấy.
Gần đây nhất, tại Hà Nội khoảng 200 anh-em thương binh (tôi nhấn mạnh họ là thương binh thật) biểu tình phản đối nhà cầm quyền cs dung túng cho bọn giả thương binh đi quậy phá người dân làm mất thanh danh của họ, ấy thế mà nhà cầm quyền cs không dám đàn áp như đối với dân thường vì chúng cũng phải ý thức được rằng việc đàn áp thương binh cũng chẳng khác gì “động” đến chính những người lính hiện đang cầm súng trong tay. Chính vì thế mà chúng chỉ cố cô lập họ bằng cách phong tỏa các con đường dẫn tới vị trí của những người thương binh đang biểu tình, ngăn không cho quần chúng nhân dân biết và tiếp xúc trực tiếp với họ (điều này đã làm cho nhà cầm quyền Hà Nội đang phải ra tay dẹp bớt xe ba bánh của những kẻ giả mạo thương binh) và hiện nay đang có nhiều thương binh bị mất đất ở các tỉnh kéo về Hà Nội để khiếu kiện.
Vậy thì tại sao chúng ta không tìm cách “liên kết” giữa lực lượng thương binh và lực lượng những người dân oan mất đất và kể cả vì những việc oan trái khác do nhà cầm quyền gây ra đối với họ thành một khối đông đảo, thương binh đi đầu và ở cuối, tốt nhất là sắp xếp đội ngũ xen kẽ nhau, trương băng rôn có hình huy hiệu thương binh ở mọi chỗ trong đoàn biểu tình và khẩu hiệu đòi tự do-dân chủ, người cày có ruộng như hiến pháp đã qui định. Chúng ta tránh hết sức những động thái không cần thiết khác có thể tạo cớ cho nhà cầm quyền cs đàn áp.
Đối với đội ngũ trí thức, đặc biệt là những người có tiếng tăm trong xã hội nếu tiếp tục đi đầu trong những tiếng nói phản biện, đặc biệt là trên mặt trận chống tham nhũng do chính đảng cs phát động, thì không phải là không có tác dụng làm chính thể cs phải e ngại. Sở dĩ những người trí thức đó không bị đàn áp công khai là vì đảng cs lo sợ tính lan tỏa của sự việc liên quan đến những người nổi tiếng sẽ làm mất đi sự “chính danh” của họ. Nếu những trí thức có đủ sự dũng cảm thì mọi việc đều có thể xảy ra.
Sau Hội nghị Trung ương 6 đang có rất nhiều sự bất mãn cũng như mất niềm tin vào đảng của những người trong chính lực lượng chức năng và những người liên quan đến sự sống còn của chế độ này cho nên việc chúng ta siết chặt đội ngũ vào thời điểm hiện tại dù chưa thể có được tự do-dân chủ trong một sớm, một chiều nhưng cũng ít nhiều tạo nên “cái trớn” cho phong trào lan tỏa sâu, rộng hơn nữa và có thể khiến cho nhà cầm quyền ít nhiều phải nhượng bộ ở một vài lĩnh vực mà người dân đòi hỏi.
Thể chế mà chúng ta đang phải sống chung có nhiều cái khác rất cơ bản so với những nước có chế độ độc tài ở Châu Phi và Trung Đông, nơi đã có những cuộc cách mạng mang tên mấy loài hoa như chúng ta cũng đã biết.
Thứ nhất là dù ở chế độ độc tài tuy cũng phải có một chính đảng để tập hợp lực lượng và lãnh đạo xã hội nhưng họ lại không hề có một chủ thuyết gì cho ra hồn để có thể bịp bợm và “ru ngủ” được quần chúng như đảng cs đã và đang thực hiện. “Sợi dây” chủ yếu để ràng buộc các lực lượng phục vụ chế độ cũng như các quan chức chính phủ và các tướng lĩnh chỉ là tiền bạc và cuộc sống cộng sinh lẫn nhau chứ không vì bất cứ lý do nào khác. Vì thế khi cách mạng nổ ra đã có không ít tướng lĩnh và quan chức chính phủ đem theo một số lượng vũ khí và binh lính đáng kể chạy sang hàng ngũ những người làm cách mạng. Phải nói rằng công tác tuyên truyền và phân hóa lực lượng của chính phủ đã được họ làm khá tốt và hiệu quả.
Thứ hai là dù mang tiếng độc tài nhưng ở những nước ấy cũng vẫn cho phép vài đảng nhỏ hoạt động (tất nhiên phần lớn là phải thân chính phủ và cũng chỉ mang tính tượng trưng). Mặt khác, họ cũng có được hệ thống truyền thông và báo chí tư nhân; tuy không nhiều nhưng cũng đã góp phần tạo cho người dân tiếp cận cũng như hiểu ra được quyền tự do-dân chủ mà chính mình có quyền đòi hỏi và phải được hưởng thụ dù sự hiểu biết đó chỉ mới ở mức sơ khai và việc tập hợp lực lượng đòi tự do-dân chủ cũng thuận lợi hơn ở VN rất nhiều. Điều đó giải thích vì sao khi cách mạng nổ ra thì lập tức nhà cầm quyền ở những nước đó cho siết lại tự do báo chí, nhưng đến giai đoạn đó khi chính quyền hiểu ra thì cũng là đã muộn. Ngoài ra nhân dân các nước nêu trên còn được sự hỗ trợ to lớn từ quốc tế đã giúp cho các cuộc cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng mà không hề mất đi chủ quyền lãnh thổ.
Chính vì vậy cho nên nhà cầm quyền cs Việt Nam rất sợ và cấm triệt để tự do ngôn luận, tự do báo chí cho dù chính hiến pháp của nhà nước cs cũng phải qui định cho có vẻ dân chủ nhằm đối phó với dư luận quốc tế là chính. Do đó, việc làm sao để giúp cho quảng đại quần chúng nhân dân, nhất là ở những vùng nông thôn vốn ít có điều kiện để tiếp cận với Internet hiểu rõ được quyền được sống trong một đất nước thực sự có tự do-dân chủ sẽ đem đến cho mọi người những điều tốt đẹp, cuộc sống ấm no-hạnh phúc dài lâu với nhiều thế hệ con-cháu như thế nào là nghĩa vụ của mỗi người chúng ta. Nên nhớ là dân số nước ta ở nông thôn mới là lực lượng chiếm đa số nhưng chưa bao giờ là lực lượng đi tiên phong và là nhân tố lãnh đạo bất cứ cuộc cách mạng nào đến thành công mỹ mãn. Họ luôn cần một lực lượng trí thức để dẫn dắt và tham mưu cho họ.
Nhưng dù thế nào thì những lực lượng quần chúng (nói chung) tuy có đông đảo về số lượng thì lại không có vũ khí trong tay để có thể thực hiện một cuộc “bạo lực cách mạng” khi cần thiết, vậy thì không lẽ chúng ta chịu ngồi im thúc thủ? Không phải như vậy nếu chúng ta hiểu được rõ việc nhà cầm quyền cs vốn rất sợ sự “diễn biến từ bên trong” nội bộ của họ. Có rất nhiều bài báo của cs đã phải viết để ngăn chặn vấn đề này mà gần đây nhất tay tướng bồi bút mang danh phó giáo sư, TS Nguyễn Tiến Bình đã phải viết trên báo QĐND có nhan đề “Bản lĩnh bộ đội cụ Hồ trong đấu tranh tư tưởng, lý luận” đã phần nào nói lên nỗi lo sợ đó. Thực tế là trong hàng ngũ những tướng lĩnh đã nghỉ hưu và kể cả một số đang tại chức trong những văn bản “góp ý với đảng” nhân việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 đều đã lên tiếng phản đối việc lạm dụng quân đội tham gia cưỡng chế để “giải phóng mặt bằng”, thậm chí có ý kiến còn cho rằng không nên chính trị hóa quân đội. Vì vậy trong chúng ta những ai có điều kiện tiếp xúc với lực lượng này thì cũng nên dùng mọi cách có thể để giúp họ biết được nhiều sự thật xảy ra trên đất nước nhằm tác động và phân hóa ngay từ bên trong những lực lượng này vì khi ở đơn vị thì họ luôn luôn bị bưng bít, không thể tiếp cận những thông tin “ngoài luồng” như chúng ta. Tìm cách cho họ đọc được những bài viết của nhiều tác giả có chuyển tải nhiều thông tin tố cáo những việc làm sai trái của đảng cs trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. v.v...
Cho đến nay, trên diễn đàn mạng có rất nhiều bài viết có giá trị thông tin cao và cụ thể cũng đã góp phần to lớn giúp nhiều người hiểu được cặn kẽ sự thật về chế độ cs và vì sao chúng ta lại cần phải đấu tranh để phá bỏ nó. Mỗi bài viết lại chuyển tải được những khía cạnh khác nhau của sự việc mà tựu trung lại là đã góp phần tố cáo chế độ cs phi nhân này trước công luận về mọi mặt trong cuộc sống. Tuy nhiên, về phía bạn đọc thì ngoài một số đã hiểu được nội dung của bài viết để đưa ra những góp ý hay phản biện nhằm làm rõ hơn ý niệm của tác giả, thậm chí đã đưa ra được những phương pháp đấu tranh khá độc đáo và khả thi góp phần làm bạn đọc khác hiểu hơn về bài viết của các tác giả, thì đáng tiếc là có nhiều độc giả lại tỏ ra khá sốt ruột đến độ cực đoan khi cho rằng “sao không đưa lực lượng này hay lực lượng kia vào bài viết” rồi “tác giả bênh phe này, đả phá phe kia” v.v... mà quên mất rằng mỗi bài viết cần phải có tiêu chí khác nhau không thể đáp ứng mọi đòi hỏi có một lượng thông tin quá lớn và không cần thiết. Cuộc đấu tranh nào cũng cần phải biết lợi dụng thời cơ hoặc “bắn tỉa” từng “thằng” một chứ sức lực có hạn mà cứ đòi “đánh” lung tung thì sao gọi là có “bài bản”? Thậm chí có bạn lại đòi trong mỗi bài viết về vấn đề của thể chế cs lại phải đưa cho bằng đủ mọi “nguồn gốc” tội ác của đảng cs vào, như thế chẳng khác nào họ muốn “bắn” vào quá khứ của đảng cs bằng “đại bác” trong khi chỉ “bắn” vào hiện tại của chúng bằng mấy “viên gạch” thì phỏng có ích gì? Bởi lẽ, nếu cứ như vậy thì các bài viết sẽ rất dài và quan trọng là nó sẽ “làm loãng” đi chủ đề xuyên suốt của bài viết là muốn nêu bật sự đốn mạt của bè lũ cs hiện tại và nếu cứ như vậy thì chẳng khác gì chúng ta đang “múa gậy vườn hoang” như đánh vào không khí vậy. Đành rằng có thể chế của ngày hôm nay đương nhiên thì nó phải có nguồn gốc của “ngày xưa” của chúng điều đó thì ai mà lại không biết? Hơn nữa thực tế thì những tên thuộc lớp “ngày xưa” ấy đã chết sạch rồi còn đâu để cho chúng ta “đánh” chúng suốt ngày?
Cho nên thay vì dành thời gian để chỉ trích thì các bạn nên tìm cách phát tán càng nhiều càng tốt những bài viết của tác giả Đặng Chí Hùng đến với thật nhiều người. Tôi cho rằng loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” và hai bài viết gần đây nhất là “Những sự thật cần phải biết” là một trong những bài viết về nguồn gốc tội ác của cs có hệ thống, có nhiều thông tin khách quan và có giá trị nhất từ trước đến nay. Bản thân tôi cũng đã in loạt bài viết này đưa cho mấy ông, bà bạn già trong tổ hưu đọc, có một ông gặp tôi bảo: “ấy chết, sao ông lại phát tán tài liệu phản động thế làm gì, ở đâu ra thế? thôi đi chẳng phải đầu lại phải tai” tôi trả lời: “đi đường tôi nhặt được ai đó đánh rơi, về đọc thấy hay và bổ ích thì đưa các ông đọc, ông cứ về đọc cho hết đi, nếu phản bác được thì tôi sẽ xin nghe lời ông dạy”.  Mấy ngày sau gặp lại, ông ấy bắt tay tôi khẽ bảo “tôi đưa cả cho mấy thằng con tôi đọc để giúp chúng nó hiểu” mà không nói gì thêm, nhìn vào đôi mắt ông bạn già ngân ngấn lệ. Tôi hiểu dường như ông ấy muốn nói “lúc hiểu ra mọi chuyện thì đã già mất rồi!...”
Đấy là sống ngay tại thành phố lớn mà còn như vậy, chẳng biết Internet là cái gì, huống hồ ở nông thôn? Cách đây khá lâu, trong một dịp tới nhà tôi về vài việc ở khu phố, cậu công an khu vực vốn khá thân như con-cháu trong nhà có than vãn chuyện mảnh đất của nhà cậu ấy ở quê đang bị giải tỏa với cái giá đền bù rẻ như bèo. Cái cớ là để phục vụ công trình công cộng nghe ra thật vớ vẩn là “Nhà công tác thanh thiếu niên” trong khi xã đã có cái trụ sở to đùng và đã dành riêng cho đoàn xã một phòng khá rộng, chưa kể còn cái hội trường chẳng mấy khi dùng đến. Cậu luôn mồm kể tội mấy thằng trong ban giải tỏa ở địa phương không có tình có lý. Tôi mới bảo “cháu hiểu thế là chưa hết lẽ đâu, sở dĩ các địa phương có cơ sở để làm láo chính là do cái chủ trương của đảng coi đất đai là sở hữu toàn dân đấy. Thật ra chủ nghĩa cs mới là phản khoa học và là phản động khi đi ngược lại với trào lưu của thế giới loài người mà trong đó quyền tư hữu là không thể tước đoạt được. Bác lấy ví dụ cho dễ hiểu mảnh đất đối với người nông dân là để nuôi sống họ cũng như toàn xã hội, vì thế nó gần gũi và là vốn quí giống như người vợ vậy. Thế cháu có muốn vợ mình là “của chung” không? Dĩ nhiên câu trả lời chắc chắn là không rồi. Vậy thì đất cũng thế thôi, không thể khác!...”  Im lặng hồi lâu, cậu công an khu vực buông ra một câu chửi tục, có lẽ do cậu buột miệng vì lần đầu tiên tôi thấy cậu ấy chửi thề. Phải thừa nhận là cậu sĩ quan công an này là người tử tế nhất mà tôi từng tiếp xúc, ở khu phố tôi ở ai cũng bảo như vậy. Cuộc đấu tranh vì tự do-dân chủ của chúng ta còn dài và tôi mong rằng, mỗi chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc như thế, mỗi khi có điều kiện.

Trần Phong

(DLb)

Phe Thủ tướng Dũng phản pháo?

Suy ngẫm về bài phát biểu trước cử tri của các ông Sang - Trọng
Khi kết thúc Hội nghị BCH Trung ương 6, ông Tổng Bí thư Trọng kêu gọi phải đoàn kết trong Đảng. Đó là cách đặt vấn đề đúng. Bác Hồ đã dạy những người đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tế cho thấy là sự đoàn kết giúp dân tộc ta thắng xâm lược, xây dựng đất nước.
Hội nghị TW 6 đã chỉ ra những nguyên tắc về xây dựng Đảng trong đó có việc nói và làm cho đúng. Trên thực tế, cán bộ nói không đúng với quy định của tổ chức thì sẽ bị kiểm điểm, cao hơn là bị kỷ luật. Một người dân công kích sự yếu kém của Đảng, Chính phủ sẽ bị nhắc nhở, cao hơn nữa là bị truy tố trước pháp luật.
Vậy đối với những người giữ chức vụ cao không tuân thủ quy định phát ngôn của tổ chức thì có bị xử lý gì không? Ta có chuyện bàn sau đây xung quanh phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trương Tấn Sang trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 17/10/2012 (ông Trọng ở Hà Nội, ông Sang ở thành phố Hồ Chí Minh).
Theo báo Lao động:
Ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Bộ Chính trị đã thống nhất đề nghị BCH Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật mà khi tập thể bị kỷ luật thì cá nhân cũng phải chịu và Tổng Bí thư chịu trách nhiệm cao hơn”. “Vậy Bộ Chính trị đã làm nghiêm chưa? hay bản lĩnh của Trung ương yếu kém?”. “Giả sử nếu một vị lãnh đạo bị kỷ luật mà không phải là cấp dưới bình thường, mà đã thế thì thôi luôn đúng không? Nếu thôi luôn chúng ta đã chuẩn bị cán bộ chưa? Nếu không hiểu rõ ai đó lại bảo không đoàn kết thì vô cùng nguy hiểm”. “Vấn đề là chúng ta phải sửa, phải khắc phục, còn nếu anh cứ làm như vậy thì phải xử lý, không ai nói vào đâu được”. Tổng Bí thư nhấn mạnh “Không kỷ luật không có nghĩa là không có khuyết điểm”. “Nếu không làm nghiêm ở trên thì ở dưới sao nghiêm được. Bởi thực tế dân bị nhũng nhiễu nhiều lắm, dân không bằng lòng, nên phải làm nghiêm”.
Ông Trương Tấn Sang nói về tham nhũng: “Đây là một sự thật, nói ra thật đau lòng. Tham nhũng một bộ phận, rồi một bộ phận không nhỏ nói theo cử tri là cả họ hàng, cả tập đoàn tham nhũng, mức độ hết sức nghiêm trọng”. “Đòi hỏi Đảng và dân phải hành động, đề nghị toàn dân tham gia phát hiện, mạnh dạn tố cáo tham nhũng, đừng sợ trù úm, người ta có thể trù úm được một người, nhưng không thể trù úm được cả một tập thể, đoàn thể, tổ chức nhân dân, có dân giám sát tham nhũng mới bị triệt tiêu. Đồng thời, nhân dân phải biết hiến kế thế nào để phòng chống tham nhũng mới có hiệu quả”. “Không giấu được dân, càng giấu dân càng tham nhũng. Những điều xấu xa của mình dù che giấu thế nào thì dân cũng biết”.
Sơ bộ nhận xét từ hai bài phát biểu của hai ông Sang – Trọng:
Nhận xét thứ nhất: Tuy hai chủ đề được nêu khách quan, ông Trọng nêu kết quả kiểm điểm TW6, ông Sang nêu vấn đề chống tham nhũng nhưng cả hai phát biểu này đều hướng vào ám chỉ “một Bộ Chính trị không bị kỷ luật”. Hai ông đó rất tích cực, kiên quyết đưa ra án kỷ luật nhưng tại vì Trung ương “non kém về chính trị (theo lời ông Trọng) nên không chấp nhận đề nghị của hai ông”. Không chịu thất bại, hai ông tiếp tục đưa “một ông Bộ Chính trị” lên thớt để cử tri “làm thịt”.
Nhận xét thứ hai: Vào thời điểm sắp họp Quốc hội, sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6, hai ông đi tiếp xúc cử tri ngay, cùng một ngày, cùng phát biểu với nội dung để giải thích, thanh minh cho mình mà đổ lỗi cho Trung ương. Hai ông cũng nêu ra những vấn đề được cho là bức xúc để cử tri phải “phật lòng” về việc không áp dụng hình thức kỷ luật một ông Bộ Chính trị. Có phải chăng có sự thống nhất của hai ông này “sẽ đánh tiếp một ông Bộ Chính trị ở kỳ họp Quốc hội sắp tới?”.
Nhận xét thứ 3: Vấn đề dễ nhận thấy sự liên kết của hai ông ở các cơ quan truyền thông, báo chí trong hai ngày 17-18/10/2012 là đưa tin rất rầm rộ bài phát biểu của hai ông. Đài truyền hình đưa tin nguyên giọng nói, nguyên nội dung. Các báo giật tít đề “Không kỷ luật không có nghĩa là không kiểm điểm”, “chống tham nhũng đừng sợ trù úm” (báo Lao động), “Bản án trong lòng dân” (báo Dân trí)… cho thấy hai ông này sử dụng cơ quan tuyên truyền tiếp tục khuấy động tình hình chính trị đất nước ta, kích động dư luận, gây áp lực cho Quốc hội tiếp tục xem xét kỷ luật, bãi miễn một ủy viên Bộ Chính trị.
Lời bình: Lú về công việc đất nước nhưng gian xảo, thủ đoạn với đồng chí, mục tiêu lại nhằm vào Thủ tướng, hai ông Sang-Trọng đã đứng trên nguyên tắc của Đảng, giành cho mình cái quyền muốn nói gì thì nói, nói cho mình để có cái uy, nói cho đảng phải mất trong lòng dân, cho chính phủ không làm được gì. Họ đặt ra những điều đảng viên không được làm, trong đó có việc nói theo Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết TW6 mới kết thúc, Đảng chưa có hướng dẫn phổ biến thế nào, thế mà hai ông này đã nói rồi mà nói trái với những điều Đảng không cho phép. Vậy có vi phạm gì không?
Những việc hệ trọng thế này Bộ Chính trị có bàn không? Thật nguy cho Đảng, cho đất nước này! Phải có cách nhìn về họ, họ là ai? Thực hiện nhiệm vụ của ai để làm cho đảng bất ổn, lòng dân không yên trong lúc đầy khó khăn này? Họ đã vượt trên kỷ luật của Đảng rồi, họ cũng chẳng đoàn kết với ai cả, họ nói vậy nhưng không phải vậy!
--------------------------
Cái Lú của ông Tổng
Sáng nay có một bài viết được tung lên mạng Internet với tựa đề “Giáo sư Nguyễn Phú Trọng thể hiện uy thế lãnh đạo Hội nghị”. Tác giả này không nêu tên nhưng đọc nội dung thì biết ngay là bồi bút thân tín của Tổng Trọng. Có cảm giác rằng tác giả này chẳng để ý gì đến kết quả Hội nghị!
Được nghe ông Tổng Trọng đọc bài kết thúc Hội nghị Trung ương 6 và thông báo Hội nghị BCH Trung ương 6, mọi người dân đều thấy một điều là BCH Trung ương đã bác bỏ hoàn toàn đề nghị của Bộ Chính trị. Vậy là ông Tổng Trọng đã làm gì còn uy quyền!
Là những người quan sát diễn biến chính trị, chúng ta thử phân tích tại sao có tình trạng này? Có thể đưa ra một nhận xét là Tổng Trọng đã lú ngay từ khi ông ta nhậm chức Tổng Bí thư. Có người còn nói ông ta đã lú ngay từ khi còn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội rồi.
Khi ở Hà Nội thì thấy rõ hơn độ lú của ông Tổng vì lúc đó ông vừa được đưa lên khi mới chỉ là một anh chức Tổng Biên tập (chủ yếu làm nghề mọt sách sau khi ở trường ra). Ông chẳng có kinh nghiệm gì trong cuộc sống đời thường. Về làm Bí thư Thành ủy là để đào tạo. Câu nói nổi tiếng trong thành ủy Hà Nội khi ông là Bí thư là làm tròn vai đảng, ý nói không ngồi nhầm chỗ chính quyền. Nhưng thực sự ông đã biết gì về quản lý kinh tế mà tham gia, do vậy, ông để những người dưới quyền ông hoành hành. Kết quả ông ra đi và được tặng hai chữ “Trọng Lú”.
Ở Đại hội XI, ông Tổng Trọng vào Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị, Tổng Bí thư trong hoàn cảnh chỉ là con bài bất đắc dĩ để dung hòa trong nội bộ, lấy ổn định (như Trung ương lúc đó đánh giá) chứ thực chất ông ta đã cao tuổi và mang tiếng lú rồi.
Từ khi nhận chức Tổng Bí thư, ông đã bước đầu thể hiện mình là một nhân vật ôn hòa và có lý luận “sắc bén” hơn hẳn ông Mạnh ở chỗ có tài nói vo và biết nói những điều mị dân (điều mà ông đã tích lũy được ở Quốc hội). Nhưng đến năm thứ hai trên cương vị Tổng Bí thư, Tổng Trọng đã thể hiện cái lú bản chất của ông ta ở chỗ:
Một người giữ trọng trách nhất nước, công việc đầu tiên mọi người dân đều hiểu là chúng ta đang đối phó với khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, đảm bảo an sinh xã hội, tức là đời sống của người dân. Hai là, bảo vệ chủ quyền biển đảo đang bị Trung Quốc xâm lấn trên biển. Thay vào đó, ông Tổng Trọng lại đánh giá trong Đảng “suy thoái về chính trị, đạo đức và tham nhũng, là thời điểm thiêng liêng, sống còn…” thế là ông chọn “nhiệm vụ quan trọng nhất” là ra Nghị quyết Trung ương để kiểm điểm nhau mà không hề quan tâm đến kinh tế phát triển ra sao, đời sống của nhân dân như thế nào và chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam được đảm bảo ra sao. Đây là điều lú thứ nhất. Mọi người am hiểu chính trị đều nhận ra rằng đây là bước tăng uy tín, tăng quyền lực, thể hiện vai trò của ông Tổng để ông phải có thêm quyền lực Chủ tịch nước giống như ông Hồ Cẩm Đào ở Trung Quốc.
Việc lú thứ hai của ông Tổng Trọng là chọn “đồng minh sai”. Điều đó được thể hiện ở chỗ ông được khích lệ của nhóm quê hương là chùm khế ngọt họ Lê mà trước đó họ Lê đã có đơn gửi Bộ Chính trị không chấp nhận ông là Tổng Bí thư. Họ Lê đã hối thúc ông phải ra tay hạ bệ Thủ tướng bằng vụ kiểm điểm Vinashin. Một đồng minh thứ hai mà ông chọn để liên kết là ông họ Trương. Ai cũng biết ông họ Trương này cũng chẳng ưa gì Tổng Trọng khi tiến hành Đại hội XI và rất muốn làm Thủ tướng. Nhưng vì biết rất rõ tư cách của ông Trương nên ông này không có uy tín chính trị làm Thủ tướng. Mặc dù đã ở vị trí nguyên thủ rồi nhưng vẫn nuôi tham vọng làm Thủ tướng. Được ông Tổng khích lệ nên càng hăng hái hơn. Ông Tổng có biết rằng ông họ Trương này khóa sau muốn ngồi ghế ông Tổng?
Việc lú thứ ba là không đánh giá được tương quan lực lượng. Xung quanh ông là những người không lăn lộn với thực tế cuộc sống, nhưng rất giỏi về “hót”. Cộng vào đó, lấy tin địch làm dư luận của cán bộ ủng hộ ông. Thế là ông đưa ra chiêu lấy ý kiến Bộ Chính trị kỷ luật Thủ tướng. Bộ Chính trị thì đâu có 100% ủng hộ nhưng ông vẫn kết luận trước Trung ương là 100%. Những quyết định của ông như vậy, nhiều Ủy viên Trung ương đã biết và không tán thành. Họ nhìn nhận một cách khách quan hơn ông Tổng, họ lựa chọn phương án ổn định chính trị, ổn định đất nước hơn là phương án kỷ luật mà ông khởi xướng. Họ đánh giá công bằng với ông Thủ tướng, họ thấy rõ những sai phạm của Thủ tướng trong quản lý, điều hành nhưng chấp nhận ông ấy là người có đầu óc cải cách, là người dám làm, dám chịu trách nhiệm, tâm huyết với quyền lợi của nhân dân, người dám đương đầu với các thế lực thù địch. Phải làm cho ông thấy rõ khuyết điểm nhưng không làm mất uy tín. Đáng nhẽ ông Tổng phải nhạy cảm với khuynh hướng này ngay khi được phản ánh. Nhưng ông đã không thấy vì đã quá tự tin, tự quyết nên mới lấy ý kiến Trung ương. Kết quả là ông thất bại, thất bại vì tầm nhìn của người lãnh đạo. Thất bại này không phải của riêng ông mà của cả Bộ Chính trị do ông điều hành, uy tín của người lãnh đạo cấp cao như ông đã mất nghiêm trọng không giống như của tác giả nào đã viết “cái uy của ông ở Hội nghị Trung ương 6”.
Đáng nhẽ ông phải biết điểm dừng tại đây để rút kinh nghiệm về sự lãnh đạo của mình. Thay vào đó, ông lại vẫn có bài phát biểu bế mạc với nội dung hàm chứa sự cay cú. Ông kêu gọi toàn Đảng phải đoàn kết nhưng ông vẫn có lời nói khiến đồng đội ông phải chảy máu. Rồi sau đó khi đi tiếp xúc cử tri, ông lại hô hào phải kiểm điểm tiếp, cái gì chưa làm được phải làm tiếp… Đồng thanh tương ứng, đồng khì tương cầu, ông họ Trương khi tiếp xúc cử tri cũng hô hào không khác gì ông Tổng Trọng (đấy là chưa kể bài viết của ông họ Trương trên báo Tuổi Trẻ trước Hội nghị Trung ương 6 phát biểu vô nguyên tắc cho rằng trong nội bộ “có người thọc gậy bánh xe, cõng rắn cắn gà nhà” – ông ám chỉ ai? Trung ương phải kiểm điểm việc này). Nghe tin từ thân cận của ông nói ông Tổng đã nói với Thủ tướng tiếp tục kiểm điểm ở Chính phủ. Mong ông đừng sai lầm nữa, đừng lú nữa. Dân đang cần gì ông phải biết, không cần các chiêu kiểm điểm, phá Đảng, phá lòng dân của ông khiến hàng triệu người dân phải phân tâm lo lắng. Mong ông họ Trương dừng tham vọng của minh lại. Cũng mong ông Thủ tướng không hưởng ứng lời đề nghị của ông Lú! Nhiệm vụ của ông là gì chắc lúc này ông phải biết để đáp ứng mong muốn của dân và tri ân sự sáng suốt của BCH Trung ương đối với ông.

Nguyễn Trung

(On The Net)

HNTƯ 6: Đảng CSVN đã tự thắt cổ mình

"Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi…”
Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI đã tự tay thắt cổ đảng sau 15 ngày họp của  Hội nghị Trung ương 6 kết thúc ngày 15/10/2012. Đây là hành động thô bạo và nhục nhã nhất trong lịch sử đảng sau khi lãnh đạo nuốt lời hứa với dân và với chính mình.
Tại sao vậy?
Lý do: Bộ Chính trị, theo lời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng“đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị” , nhưng Ban Chấp hành Trung ương, sau 5 ngày dành riêng thảo luận và lần đầu tiên tại Hội nghị, đã chất vấn Bộ Chính trị về kết qủa kiểm điểm lại nói rằng: “Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”
Cả Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương gồm 200 Ủy viên (175 chính thức và 25 dự khuyết) đã không cho dân biết 6 điều quan trọng:
1.      Bộ Chính trị 14 người đã “phạm tội” gì để phải tự ý xin chịu kỷ luật? Tại sao phải giấu dân những khuyết điểm của mình?
2.     Ai là người trong số  Ủy viên Bộ Chính trị đã bị đề nghị kỷ luật và người này đã có những lỗi lầm nghiệm trọng như thế nào đối với  dân, với nước và với đảng?
3.     Căn cứ vào Điều khỏan nào của Điều lệ Đảng mà Ban Chấp hành Trung ương đã cho phép mình không thi hành kỷ luật với Bộ Chính trị và Ủy viên bị yêu cầu nhận kỷ luật, dù có lời xin của tập thể chính Bộ Chính, kể cả Ủy viên bị đề nghị kỷ luật?
4.     Quyết định quan trọng này của Ban Chấp Hành Trung ương là kết quả của cuộc bỏ phiếu kín hay công khai bởi 200 Ủy viên?
5.     Nếu bỏ phiếu kín, tại sao? Nếu công khai, sợ gì mà không công bố cho tòan dân biết?
6.     Tại sao khi “khắc phục, sửa chữa khuyết điểm” của mình mà lại sợ bị “các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”? Chẳng lẽ những “thế lực” này muốn cướp lấy “khuyết điểm” từ tay  Bộ Chính trị và Ủy viên bị đề nghị chịu hình phạt để đạt cờ chiến thắng, hay Ban Chấp hành Trung ương đã ngụy biện để bao che cho Bộ Chính trị và Ủy viên “xấu nết” kia?
Thắc mắc không hiểu nổi hành động “tha tội”  tréo cẳng ngỗng của Ban Chấp hành Trung ương, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước CSVN, giống như một tên sát nhân ra trước tòa án thành khẩn xin đền tội mà quan tòa lại tha bổng hắn, dù biết chắc hắn có tội 100% !
Vậy công tố viên, bồi thẩm đoàn, luật sự bào chữa và người tham dự phiên tòa bao gồm thân nhân của tên sát nhân và gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì về hành động của viên quan tòa?
Không thắc mắc, kẻ sát nhân và gia đình hắn sẽ òa lên khóc vì vui mừng. Ngược lại mọi người khác, kể cả luật sư bào chữa sẽ sững sờ, kinh ngạc và coi viên quan tòa là người điên!
Tại sao vậy? Bởi vì theo khoản 3 (Chương VIII) nói về “Khen thưởng và kỷ luật” thì : “Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên”.
Khi đã vi phạm điều này thì Điều lệ đã quy định: “ Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ”.
Như vậy, tại sao Ban Chấp hành Trung ương lại “tha trào” cho Bộ Chính trị, dù  Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận trong Diễn văn Bế mạc ngày 15/10/2012 rằng: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó. Chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá đầy đủ thực chất tình hình để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực (như chạy chức, chạy quyền, chạy tội...)và một số trường hợp phân công, đề bạt cán bộ chưa chính xác, chưa được dư luận đồng tình. Trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết và kết luận của Trung ương, nhất là về doanh nghiệp nhà nước, còn lúng túng, buông lỏng; kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, dẫn đến một số tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước (điển hình là Vinashin, Vinalines) hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất lớn, để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Một số hạn chế, khuyết điểm, chưa được làm rõ thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm, như tình trạng chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm…”
Hoan nghênh hòa cả làng
Những điều được gọi là “khuyết điểm lớn” của lãnh đạo Bộ Chính trị, chủ chốt là 4 người Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chụ tịch Nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không mới vì đã có từ lâu, nhưng chưa bao giờ có quyết tâm làm dứt điểm như sau khi đảng đưa ra Nghị quyết 4  về  “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chấp thuận ngày 31/12/2011.
Để thực hiện, đảng phát động chiến dịch học tập để kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong nội bộ từ cấp cao xuống cấp thấp  và từ Trung ương xuống địa phương.
Và để làm gương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương đã thực hiện cuộc kiểm điểm mà theo báo cáo của Nguyễn Phú Trọng thì: “Sau hơn 2 tháng chuẩn bị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 21 ngày, chia làm 4 đợt (trong 3 tháng) để kiểm điểm tự phê bình và phê bình, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng; của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm "trị bệnh cứu người", giúp nhau cùng tiến bộ. Nội dung kiểm điểm đã bám sát vào các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 4. Các vấn đề nổi cộm, bức xúc đều được đặt ra, phân tích, mổ xẻ và rút ra những bài học sâu sắc. Không khí thảo luận, góp ý, tự phê bình và phê bình dân chủ, thẳng thắn, xây dựng, chân thành”.
Cái phương châm được gọi là “trị bệnh cứu người giúp nhau cùng tiến bộ” của Bộ Chính trị do ông Trọng cầm đầu có gì là “đóng cửa bảo nhau, năn nỉ ỉ oi , coi quyền lợi của đồng chí hơn dồng bào” hay không mà dân, chủ nhân của đất nước và là người trả tiền lương cho đảng không được biết?
Thế rồi cả nước được ông Trọng vuốt ve bằng lời hứa: “ Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều hết sức thấm thía, day dứt trước những thiếu sót, khuyết điểm, tự nhận thấy phải nghiêm khắc với mình hơn, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết, đổi mới lề lối làm việc; gương mẫu giữ gìn đạo đức, lối sống; đoàn kết, gắn bó hơn trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Và trên thực tế, nhiều đồng chí đã tự giác xem xét, nhìn lại mình, bước đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân”.
Khi nghe đến đây thì không biết có ai trong số 200 Ủy viên đã sụt sùi nhỏ lệ theo ông Trọng chưa nhưng chỉ thấy ông Trọng bảo: “Ban Chấp hành Trung ương hoan nghênh, đánh giá rất cao sự nghiêm túc, gương mẫu và cầu thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình đợt này cũng như sự quyết tâm, nỗ lực lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; nhất trí cao với Báo cáo của Bộ Chính trị, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến phê bình rất thẳng thắn, sâu sắc. Kinh nghiệm lịch sử Đảng ta cho thấy, một khi Đảng tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm và tự nghiêm khắc, quyết tâm khắc phục, sửa chữa thì sức mạnh của Đảng càng được nâng lên; nhân dân càng tin yêu và ủng hộ Đảng.
Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức hiện nay, điều đó càng hết sức cần thiết. Đó cũng chính là một bài học sâu sắc, một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự vững mạnh của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước .”
À thì ra chỉ vì muốn “bảo đảm cho sự vững mạnh của Đảng” nên phải“bảo đảm sự ổn định chính trị” cho cái  Ban Chấp hành Trung ương được tiếp tục ngồi yên, không ai mất chức mất quyền thì mọi người được vui cửa vui nhà và an cư lạc nghiệp nên đã không dám “kỷ luật ai”, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị bị Bộ Chính trị yêu cầu kỷ luật nhưng không dám nói tên để “bảo vệ danh dự cho nhau”?
Nhưng còn dân thì sao? Họ đã biết cả rồi vì vải thưa làm sao che được mắt thánh với những khuyết tật bất lực và bất tài rõ như ban ngày của Nguyễn Tấn Dũng trong lĩnh vực bài trừ tham nhũng, điều hành kinh tế, tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp hoặc vây bè, kết cánh và bất lực trước sự bành trướng và thao túng của  các “nhóm lợi ích”.
Hơn nữa nhân dân cũng là  những nạn nhân trực tiếp của tham nhũng, lãng phí; của bất công cường hào ác bá đất đai; của những khuyết tật của đảng; của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy đồi đạo đức coi dân như rơm rác, giết người như ngoé trong trại giam; bắt người không cần lệnh của tòa án hay lý do chính đáng thì cứ phải tiếp tục cong lưng lao động nuôi đảng, nhà nước, quân đội, công an và nhất là đám quan tham; bọn cường quyền và trả nợ cho những tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước đã làm ăn thua lỗ hàng triệu ngàn tỷ bạc từ bao nhiêu năm qua như đảng đã nhìn nhận ở Vinashin và Vinalines thì cứ phải cắn răng sống kiếp  nô lệ à?
Như thế thì có gía trị gì khi Ban Chấp hành Trung ương cũng chịu khó “muối mặt” đấm ngực ăn năn trước dân như lời Nguyễn Phú Trọng nói nghẹn ngào  trong diễn văn bế mạc Hội nghị 6 rằng: “"Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu".
Ông Trọng còn tỏ thiện chí làm công quả khi nói: “"Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó".
Ban Chấp hành Trung ương cũng tự kiểm điểm và nhận phần trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua. Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục”.
Cái điệp khúc xin lỗi dân của đảng mỗi khi thất bại hoặc làm hỏng một kế họach hay chính sách sai đã gây tai họa cho dân không mới trong lịch sử đảng.
Có mới chăng là tới thế kỷ 21 khi con người Việt Nam đã biết nhìn ra cái sai, cái đúng của thời điện toán và hội nhập toàn cầu mà đảng thì cứ còn coi dân như lớp cừu ngoan bảo sao nghe vậy như khi nhân dân miền Bắc bị đảng đánh lừa vào miền Nam gieo rắc chiến tranh thì có ai nín cười được không?
Nhưng có điều bất ngờ là trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn hôm thứ Tư 17/10, hai ngày sau kết thúc Hội nghị 6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hé lộ tại sao đã có  quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ chính trị, mà Sang nói là ‘đồng chí X’.
Đài Truyền hình Trung ương VTV1 tường thuật lời Sang với các cử tri: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả…”.
“…Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Lạ chưa? Chỉ có những “con người gỗ” mới vô cảm và bất động như lời ông Sang nói.
Như vậy ta nên coi 200 mạng người của Ban Chấp Hành Trung ương đảng CSVN Khoá XI là những “sinh vật” tuy có cái đầu, có trái tim, có lá phổi, có mắt, có tai nhưng “vô tri vô giác” hay có mồm ăn mà không có mồm nói để đang tâm thắt cổ đảng như thế?

Phạm Trần
(10/012)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét