Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Tin nóng trong ngày - Chống tham nhũng - Hậu Hội nghị TW 6

Chống tham nhũng – đi tù- ai dám?

Khánh An, phóng viên RFA  -2012-10-18
Trong buổi tiếp xúc với cử tri TPHCM hôm 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng và kêu gọi toàn dân cùng tham gia chống tham nhũng.
chinhphuvn -Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định quyết tâm của Đảng trong việc chống tham nhũng
Người dân phản hồi thế nào? Khánh An có bài tìm hiểu.
Tố tham nhũng, bắt người tố trước?
Ngay sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 6, các lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam lập tức tiến hành việc tiếp xúc cử tri ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM trong cùng ngày 17/10.
Tại buổi gặp gỡ, cả hai vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại TPHCM đều lên tiếng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chống tham nhũng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận vấn nạn tham nhũng hiện nay không còn dừng lại ở mức độ “một bộ phận nhỏ” như những khẳng định trước kia nữa, mà đã tràn lan đến mức “tập đoàn” như lời một cử tri. Chủ tịch nước kêu gọi toàn dân hãy cùng tham gia chống tham nhũng vì đây là một trách nhiệm của công dân.
Từ những phát biểu và kêu gọi của các lãnh đạo, một lần nữa, tệ nạn tham nhũng đầy nhức nhối tại Việt Nam lại được dư luận nhắc đến nhưng không mấy lạc quan và tin tưởng.
“Nếu không chống được tham nhũng thì tôi xin từ chức”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Bà Lê Hiền Đức, 81 tuổi, người được biết đến với biệt danh “Công dân chống tham nhũng”, cho rằng không thể tin được những khẳng định, tuyên bố, quyết tâm của các lãnh đạo được nếu như bà chưa tận mắt nhìn thấy những thay đổi trong thực tế. Bà nói:
Tôi chẳng hiểu các ông ấy chống kiểu gì mà càng ngày càng nhiều tham nhũng. Dân oan ngày càng nhiều. Bây giờ trong nhà bác, đơn dân kêu cứu càng ngày càng nhiều. Nếu mà chất thẳng lên từng phong bì cỡ khổ A4 thì có lẽ phải cao bằng hai đầu người bác. Càng ngày tham nhũng càng nhiều. Cho nên bác không còn tin gì nữa cả. Không phải chỉ một mình ông này mà cách đây 6 năm, 2006, ông thủ tướng Tấn Dũng cũng kêu gọi toàn dân chống tham nhũng và hứa rằng “nếu không chống được tham nhũng thì tôi xin từ chức”. Bác ghi nhớ câu ấy. Sự thật để cho công luận thấy rằng càng ngày càng nhiều tham nhũng. Không chống gì cả!
Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị bắt giam sau khi có bài viết về vụ tham nhũng của PMU 18. Screen cap. 
Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị bắt giam sau khi có bài viết về vụ tham nhũng của PMU 18. Screen cap.

Bên cạnh việc kêu gọi người dân tham gia chống tham nhũng, ông Trương Tấn Sang cũng không quên đẩy một phần trách nhiệm về phía người dân khi họ không dám lên tiếng tố cáo tham nhũng. Ông đặt câu hỏi: “Nếu ai cũng sợ bị trù úm thì đất nước này sẽ thế nào?”.
Trên thực tế, nhiều người dân hẳn vẫn còn chưa quên những vụ việc nổi tiếng mà người chống tham nhũng là các nhà báo đã bị “xử” một cách phi lý và nặng nề như hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải với 2 năm tù giam và 2 năm phạt cải tạo khi họ dám “nhúng tay” vào vụ án tham nhũng PMU 18; hay gần đây nhất là vụ nhà báo Nguyễn Hoàng Khương với bản án 4 năm tù giam vì viết bài chống tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông. Thử hỏi, nhà báo là những người có quyền và nghĩa vụ điều tra, đưa tin về những vấn đề tiêu cực trong xã hội mà còn bị trả giá như thế thì những người dân bình thường liệu có mấy ai dám đứng ra để chống lại tệ nạn được xem là “mang tính hệ thống” này?
Tôi chẳng hiểu các ông ấy chống kiểu gì mà càng ngày càng nhiều tham nhũng. Dân oan ngày càng nhiều. Bây giờ trong nhà bác, đơn dân kêu cứu càng ngày càng nhiều.
Bà Lê Hiền Đức
Trang web của Phóng viên Không Biên giới đăng tin Trang web của Phóng viên Không Biên giới đăng tin "4 năm tù vì tố cáo cảnh sát nhận hối lộ" đi kèm với ảnh nhà báo Hoàng Khương. Screen cap.
Bởi vậy, khi được hỏi có suy nghĩ gì về lời kêu gọi của Chủ tịch nước, không ít người dân đã bật cười!
Ông Vĩnh, một người dân ở Hà Nội, tỏ ra không ngạc nhiên:
Người ta cười là đúng bởi vì những ông bỏ phiếu là những ông tham nhũng. Những ông đấy là cán bộ, ủy viên trung ương, bí thư tỉnh ủy hoặc quan chức một bộ ngành nào đó, không ít thì nhiều đều dính đến vấn đề chi tiêu tiền của quốc gia. Cho nên chống là khó.
Không ít lãnh đạo thế giới cũng đã lên tiếng cảnh báo và bày tỏ sự bất bình đối với những vụ việc xử án các nhà báo chống tham nhũng tại Việt Nam. Thậm chí, đại sứ Thụy Điển Jean-Hubert Lebert còn nói rằng việc xử các nhà báo “khiến cho người ta có cảm tưởng rằng ở Việt Nam hễ ai viết về tham nhũng đều có thể bị bỏ tù”.
Báo cáo kết quả nghiên cứu gần đây của Thanh tra chính phủ và các nhóm chuyên gia, nhà báo cho thấy trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2006, số lượng thông tin liên quan đến chủ đề chống tham nhũng  đã giảm hẳn, đặc biệt là sau khi xảy ra việc bắt giam hai nhà báo của vụ PMU 18.
Một số người dân có suy nghĩ tương đối tích cực thì ghi nhận thiện chí, mong muốn chống tham nhũng của một vài nhân vật nhất định trong đội ngũ lãnh đạo của Việt Nam, tuy nhiên vẫn không tin vào khả năng thực hiện mong muốn ấy trên thực tế.
Người dân hẳn vẫn còn chưa quên những vụ việc nổi tiếng mà người chống tham nhũng là các nhà báo đã bị “xử” một cách phi lý và nặng nề như hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải
Vụ tham nhũng nghiêm trọng của Vinalines lên đến hàng ngàn tỷ đồng. RFA fileÔng Vĩnh ở Hà Nội nói:
Vụ tham nhũng nghiêm trọng của Vinalines lên đến hàng ngàn tỷ đồng. RFA file
Thực ra trong thâm tâm của một số người chẳng hạn như ông Sang thì có lẽ ông cũng muốn làm một cái gì đó khỏi lối mòn, khỏi cái mà người ta vẫn nghĩ về các ông ấy. Nhưng mong muốn của một số người với việc cả một hệ thống chống lại được điều đó không thì lại là một chuyện khác. Người ta không đủ bản lĩnh, đủ khả năng, đủ quyết tâm và sự thống nhất cao để có thể chống tham nhũng được bởi vì cái cơ chế nó là như vậy, có muốn cũng không làm khác được.
Không cần các ông nói chỉ cần các ông làm
Ông Vĩnh cho rằng những sự kiện xảy ra gần đây đã quá rõ để chứng minh sự hoài nghi hay mất lòng tin của ông đối với việc chống tham nhũng trên thực tế. Ông nói:
Tôi tin là nó chỉ giảm bớt được thôi chứ còn chống một cách triệt để hoặc có tính hệ thống toàn bộ thì rất khó. Bằng chứng là vừa rồi cái kết luận của Hội nghị trung ương 6 đó. Rất buồn cười! Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều nhất trí sẽ tự kỷ luật mình, đề nghị mọi người tự kỷ luật mình và kỷ luật một đồng chí trong Ban Chính trị. Nhưng sau đó Ban Chấp hành trung ương lại không kỷ luật nữa. Điều đó thật buồn cười vì nó khác, nó không giống như tất cả hệ thống từ trước tới giờ. Khi mà Bộ Chính trị đã có ý kiến thì chẳng ai làm ngược lại cả. Nhưng lần này làm ngược lại thì đều phấn khởi cả, chẳng ai làm sao.
Bây giờ chống trước hết là giải quyết tất cả những người dân oan đi. Thế là chẳng cần phải tuyên bố gì cả. Dân hoan nghênh ngay lập tức. Dân ủng hộ ngay. Không cần tuyên bố một lời nào trên đài báo cả
Bà Lê Hiền Đức
Như phát biểu của một cử tri tại TPHCM, sau khi tiến hành “phê và tự phê” tại Hội nghị trung ương 6, thì “bước tiếp theo sẽ là gì? Biện pháp xử lý sẽ ra sao?” cũng là những câu hỏi mà nhiều người dân đang mong chờ lời giải đáp từ phía hàng ngũ lãnh đạo.
Công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức cho rằng chỉ nội một việc là tập trung giải quyết tất cả những khiếu nại, tố cáo của người dân một cách thỏa đáng thôi thì cũng đã giải quyết một phần lớn tệ tham nhũng đang lan tràn hiện nay. Bà nói:
Bây giờ chống trước hết là giải quyết tất cả những người dân oan đi. Thế là chẳng cần phải tuyên bố gì cả. Dân hoan nghênh ngay lập tức. Dân ủng hộ ngay. Không cần tuyên bố một lời nào trên đài báo cả, cứ giải quyết tất cả những đơn thư khiếu nại, kêu cứu của những người dân oan. Thế thôi!
Đề nghị trên của công dân Lê Hiền Đức liệu có khả thi hay không một khi hàng loạt những vụ sai phạm lớn đã bị báo chí phanh phui như vụ Vinashin, Vinalines hay vụ tham nhũng trong hợp đồng in tiền polymer vẫn chưa thấy có những người chịu trách nhiệm cao nhất bị xử lý?
Những chần chừ, lấp liếm, bưng bít trong các vụ việc cụ thể lại đẩy người dân đến chỗ phải một lần nữa đặt câu hỏi: “Liệu chính quyền có thực sự muốn chống tham nhũng hay không?”.

 

Chủ tịch nước: Không hoàn thành nhiệm vụ thì rút lui

- Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, thấy mình không hoàn thành thì rút lui”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói với cử tri quận 4, TP.HCM.
Hôm nay – ngày thứ hai tiếp xúc với cử tri TP.HCM trước kỳ họp QH, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục chia sẻ những bức xúc trong chống tham nhũng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm

Một lần nữa, trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, mặc dù Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình còn nhiều phức tạp, mức độ tham nhũng đang gia tăng hết sức nghiêm trọng.
“Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng… Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến”, Chủ tịch nước nói.
Để nhấn mạnh đến chống tham nhũng, Chủ tịch nước đã nói về mình. “Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy” – ông Trương Tấn Sang nói.
“Tính tôi nói rất là thẳng, chứ khiêm tốn cái kiểu mà về nhà ấm ức là không được. Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”, ông nói tiếp.
Chủ tịch nước cũng nhận khuyết điểm khi không bảo vệ được những người bị trù úm khi tố cáo tham nhũng. “Đúng là trong thực tế có những người đấu tranh chống tham nhũng bị trù dập, nhiều khi gia đình tan tác. Chúng tôi có lỗi lớn là không bảo vệ nổi những con người đó. Một số cán bộ nói với tôi rằng, nếu tôi đấu tranh thì chúng tôi có tồn tại được không? Tôi đã trả lời họ, nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc”, Chủ tịch nước khẳng định.
Tá Lâm
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/93202/chu-tich-nuoc–khong-hoan-thanh-nhiem-vu-thi-rut-lui.html

Về quê, trả lại nhà cho Đảng’

Cập nhật: 13:55 GMT – thứ năm, 18 tháng 10, 2012 – BBC
Chủ tịch Trương Tấn SangChủ tịch Trương Tấn Sang đang tiếp xúc cử tri ở TP HCM
Tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Năm 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định “khi thấy mình nhu nhược, tôi sẽ làm đơn xin nghỉ”.
Đây là ngày tiếp xúc cử tri thứ hai của ông Sang, đại biểu TP HCM.
Phát biểu trước các cử tri quận 4, ông chủ tịch nói ông “biết phải làm gì” trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Báo VietnamNet dẫn lời ông Trương Tấn Sang nói: “Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ”.
“Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào.”
Ông Sang nhắc lại: “Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”.
Ông chủ tịch giải thích: “Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”.
“Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào.”
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Các lãnh đạo Đảng trong vai trò đại biểu Quốc hội hiện đang có hoạt động tiếp xúc cử tri trước khi Quốc hội họp ngày 22/10 tới.
Hai ngày nay, ông Trương Tấn Sang đã có những phát biểu chỉ dấu rõ ràng, rằng quá trình kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Đảng chưa kết thúc cho dù Hội nghị 6 đã bế mạc hồi đầu tuần.
Thứ Tư 17/10, ông nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là ‘đồng chí X’: “Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”.

‘Hèn nhát thì rút lui’

Hội nghị 6 Trung ương Đảng CSVN sau hai tuần họp đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một ủy viên giấu tên, cho dù đã có đề nghị kỷ luật từ chính Bộ Chính trị.
“Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc”
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Một trong các lý do được nói là vì “không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Tuy nhiên, theo ông Trương Tấn Sang, cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn đang tiếp diễn.
Ông kêu gọi người dân: “Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng”.
“Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến.”
Ông thừa nhận lãnh đạo Đảng có lỗi khi chưa bảo vệ được những người chống tham nhũng mà bị trù dập, nhưng kêu gọi thêm dũng khí trong quá trình chống tham nhũng.
“Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc.”

 Thủ tướng và cái giá của sự ‘ngạo mạn’

Nhật Bình
BBCVietnamese.com
Cập nhật: 14:48 GMT – thứ năm, 18 tháng 10, 2012
Nguyễn Tấn Dũng
Việt Nam của năm 2012 là đất nước chìm trong khối nợ xấu khổng lồ, bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng, khối quốc doanh yếu kém, những doanh nghiệp tư nhân thoi thóp vì thiếu vốn và sự thao túng nền kinh tế của các nhóm lợi ích.

Trong bối cảnh đó, những năm qua nhiều ý kiến chỉ trích đã hướng về phía thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng vì quản lý lỏng lẻo và chủ nghĩa bè phái, với cao trào là Hội nghị Trung ương 6 vừa bế mạc ngày 15/10.
Bài viết nhìn lại về một vài dấu ấn của ông lên nền kinh tế Việt Nam từ lúc nhậm chức hồi năm 2006.

“Thủ tướng hiện đại”

Từ góc nhìn của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, ông Dũng là “Thủ tướng hiện đại đầu tiên của Việt Nam”.
Là người mà Thayer gọi là “kinh tế gia theo chủ nghĩa dân tộc” trong một cuộc phỏng vấn với BBC ngày 16/10, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu trong việc giám sát tăng trưởng kinh tế Việt Nam kể từ năm 2006 và là người lãnh đạo cao cấp trong việc lèo lái và thỏa thuận với các chính khách và nhà đầu tư nước ngoài.
Ngay từ lúc nhậm chức, ưu tiên hàng đầu của ông là hỗ trợ xuất khẩu tài nguyên năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, các sản phẩm hải sản và may mặc; ngoài ra còn có phát triển những nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ví dụ như thủy năng và năng lượng hạt nhân.
Ngoài ra, việc đầu tư vào những công trình như nhà máy lọc dầu Dung Quất của chính phủ cho thấy xu hướng muốn tách dần ra khỏi việc xuất khẩu tài nguyên dạng thô bằng cách trang bị cho kinh tế nội địa khả năng chế biến trước khi xuất khẩu nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trên chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhận xét về những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ của thủ tướng, giáo sư Carl Thayer nói: “Khi Việt Nam phải gánh chịu khủng hoảng hồi năm 2008, thủ tướng đã đề xuất và thực hiện gói kích cầu để tạo một lá chắn khá tốt cho Việt Nam.”
Một ý kiến khác từ chuyên gia Châu Á của hãng phân tích ONDD, ông Raphael Cecchi thì cho rằng “Nghị quyết số 11 của chính phủ vào năm ngoái đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô đáng kể, kiềm chế thành công lạm phát”.

‘Ngạo mạn’

Hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lạm phát và kinh tế yếu kém trong vài năm qua.=>

Là “một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng”, tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận.

Để giúp tiến hành cải cách kinh tế, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thành lập Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và hành chính. Đến khi thủ tướng Phan Văn Khải kế nhiệm, ông đưa tổ chuyên gia này lên thành Ban nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ.
Thế nhưng ngay khi nhậm chức, ông Dũng đã giải thể ban nghiên cứu này qua Quyết định số 1008/QĐ-TTg (ban hành ngày 28/7/2006).
“Ông Dũng đã loại bỏ đội ngũ cố vấn của thế hệ đi trước và thay vào đó bằng một mạng lưới bè phái của riêng mình” – Giáo sư Carl Thayer nhận xét.
Sự ngạo mạn này còn được cho là thể hiện qua cách ông đề bạt nhân sự.
“Chỉ cần nhìn cách thủ tướng đề bạt người nhà và những người thân cận vào các vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng đủ thấy ông tự tin thế nào vào sức mạnh vây cánh của mình.” Một người có quan hệ cấp cao trong bộ máy Đảng Cộng sản nói với BBC.
“Thực ra ngay từ lúc đầu của Hội nghị Trung ương, những người trong cuộc đều biết rằng cả ông và những người thân tín của ông trong Đảng sẽ không mất chức. Tin đồn rằng thủ tướng bị cách chức chứng tỏ dư luận vẫn còn quá ngây thơ”, người muốn ẩn danh này nói thêm.
Thói quen bỏ ngoài tai những lời khuyên can đã trở thành một điều được nói đến thường xuyên của chính phủ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó có những lời khuyên can về sự bành trướng của mô hình Tập đoàn Nhà nước, những đầu tư công thiếu hiệu quả, làm thâm hụt vốn, ảnh hưởng môi trường cũng như sự bùng nổ của tăng trưởng tín dụng từ những kinh tế gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các lãnh đạo và cựu lãnh đạo quốc gia mà tiêu biểu có tướng Võ Nguyên Giáp, cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.

Tín đồ của tăng trưởng nóng

Ông Dũng có tham vọng biến Vinashin thành tập đoàn mạnh cấp khu vực.

Sai lầm lớn nhất của Thủ tướng Dũng là đã theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá, lấy trọng tâm là khối quốc doanh trong lúc nền kinh tế đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất khu vực trong suốt một thập niên qua.
Không ít các ý kiến cho rằng với tham vọng tăng trưởng thần kỳ, việc ông Dũng xây dựng các tập đoàn Nhà nước lấy ý tưởng từ Bấm mô hình Chaebol của Nam Hàn để trang bị cho nền kinh tế những ‘cú đấm thép’ là không có gì đáng ngạc nhiên.
Tương tự với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước của thủ tướng được ưu đãi những khối tín dụng khổng lồ, được đảm bảo từ phía chính phủ. Nếu tăng trưởng tín dụng trong những năm 90 chỉ có 20% thì đến năm 2010, mức này lên đến 136%. Tín dụng chủ yếu được bơm vào các doanh nghiệp Nhà nước và các thế lực đầu cơ chứng khoán, bất động sản.
Tuy nhiên khác với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước Việt Nam không được hình thành qua quá trình tích tụ vốn, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và không những không thay thế được xuất khẩu mà còn đẩy cán cân thương mại sang nhập siêu khi nhập khẩu quá nhiều vật liệu.
Không những thế, quyết định cho phép các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đa ngành trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2006 – 2010 kèm theo sự quản lý yếu kém của thủ tướng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này lạm dụng nguồn cung cấp tín dụng dồi dào để phát triển đa ngành, lũng đoạn nền kinh tế nội địa với các công ty con làm ăn thua lỗ, khiến 70% nợ xấu trong tổng 200 nghìn tỷ nợ xấu tại các ngân hàng thuộc về khối quốc doanh.
“Điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng”
Giáo sư Carl Thayer, học viện quốc phòng Úc
Thu hút vốn đầu tư và vay vốn lãi suất thấp từ Trung Quốc để khắc phục thâm hụt mậu dịch là một phần khác trong chiến lược tăng trưởng của thủ tướng; tuy nhiên điều này không những gây phản ứng mạnh mẽ từ dư luận trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên biển Đông giữa hai nước mà còn khiến Việt Nam ngày càng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Theo số liệu của Bộ Công thương thì trong 4 tháng đầu năm 2011, nhập siêu Việt Nam là gần 4,9 tỷ đôla, trong đó riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần 4 tỷ đôla.
Điều đáng chú ý là nhập siêu với Trung Quốc dưới thời thủ tướng Dũng là ở mức 12,7 tỷ đôla, cao gấp 5 lần mức 2,67 tỷ đôla năm 2005 trong nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải.
Sự nhập siêu này được Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Chính sách VEPR, đại học quốc gia Hà Nội lý giải là dưới thời thủ tướng Dũng, có đến 90% các dự án lớn, chủ yếu là công nghiệp thượng nguồn của các tập đoàn kinh tế Việt Nam trụ cột với giá trị trúng thầu từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đôla có nhà thầu là Trung Quốc.
Không những thế, các nhà thầu này thường chỉ sử dụng lao động và thiết bị đem từ Trung Quốc sang, dẫn đến việc Việt Nam không được hưởng chút lợi ích nào về lao động việc làm trong các thương vụ với Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng FDI của Việt Nam.
Để bù đắp cho sai lầm trong chính sách mậu dịch với Trung Quốc, chính phủ thủ tướng Dũng đã phải tìm kiếm những khoản FDI khác từ nước này để cân bằng cán cân thương mại, bất chấp những quan ngại về sự phá hoại môi trường và an ninh quốc phòng.
Tín dụng

Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với khu vực qua các năm =>

Dự án Bauxite Tây Nguyên mà tác giả David Pilling trong bài viết đăng ngày 6/5/2009 trên Financial Times gọi là sự ‘triều cống’ của Việt Nam để đổi lại khoản đầu tư 15 tỷ đôla nhằm giải quyết 11 tỷ đôla nhập siêu năm đó là một trong những dự án như vậy.
Để đảm bảo tăng trưởng, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng còn phải chỉ đạo thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án biệt thự, sân golf, công nghiệp.
Nhiều vụ trong số này đã trở thành cưỡng chế bạo lực, dẫn đến những vụ như Văn Giang hồi tháng Tư năm nay. Điều này khá giống với tình hình tại Trung Quốc trong bản báo cáo mới nhất của Ân xá Quốc tế.
Chỉ tính trong 5 năm từ 2006-2010, cả Việt Nam đã mất khoảng 200 nghìn ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, biệt thự, dẫn đến gần 2,5 triệu lao động mất việc và người nông dân có 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm, theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội.

Lạm phát “quán quân” khu vực

Bất ổn vĩ mô đã kéo theo biến động trong khu vực ngân hàng Việt Nam

Không có nước nào trong khu vực hoặc thậm chí có điều kiện tương tự mà lạm phát liên tục cao hơn tăng trưởng như Việt Nam những năm qua
Hồi tháng 10/2007, trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Sinh Hùng (lúc đó là phó thủ tướng) tự tin khẳng định “chỉ tiêu tăng trưởng 9% trong năm 2008 là khiêm tốn”. Thậm chí ông cho rằng trong điều kiện thuận lợi, khả năng tăng trưởng lên đến hai con số là hoàn toàn có thể.
Có lẽ lúc đó ông Hùng đã không lường trước rằng, thứ duy nhất tăng lên hai con số năm 2008 là … lạm phát.
Lạm phát năm 2007-2008 bùng nổ vì nhiều lý do, trong đó có sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, gia tăng giá cả của hàng hóa quốc tế và việc luồng đầu tư nước ngoài đổ vào ồ ạt sau khi Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 mà không có chính sách kiểm soát; kèm theo chính sách tiền tệ lỏng lẻo, thiếu linh hoạt cũng như tỷ giá cứng nhắc.
“”Việt Nam của năm 2012 là nơi của một chính phủ đưa ra quyết định xây dựng những công trình ở những vị trí kỳ cục”"
Geoffrey Cain, cây bút trên Foreign Policy
Ngân hàng Nhà nước lúc đó phải bơm tiền đồng vào nền kinh tế để giảm nhẹ áp lực tăng tỷ giá, làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát, đưa lạm phát tháng Tám năm 2008 lên mức 28,2%, cao nhất kể từ năm 1993, theo số liệu từ Tổng cục thống kê.
Không những thế, những chi tiêu công quá mức (chiếm khoảng 20% GDP, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương) thiếu hiệu quả, không tạo ra sản phẩm tương ứng, không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế cũng như các khoản vay theo quan hệ và sự độc quyền giá xăng, điện khiến lạm phát như quả bom chỉ chực bùng nổ và thực tế đã tiếp tục leo lên 23,2%, mức cao nhất Châu Á trong tháng Tám năm 2011.
Cũng kể từ năm 2008, mặc dù triển vọng tăng trưởng vẫn bị hạ thường xuyên nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn liên tục trượt mốc chỉ tiêu, với tăng trưởng trượt dốc từ mức 8,2% năm 2006 xuống còn 5,2% trong năm 2012 theo báo cáo tháng Mười của Ngân hàng Thế giới.

Đầu tư để kiếm lỗ?

Nguyễn tấn dũngThủ tướng Dũng trong những phút cuối diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng =>

Một trong những dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên kinh tế Việt Nam là việc hướng đầu tư công vào những dự án hoặc có rất ít, hoặc không có chút giá trị kinh tế nào trong khi cả người dân lẫn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều than vãn về hạn chế cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Chỉ số được sử dụng rộng rãi trong việc đo đạt hiểu quả đầu tư là Hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR). Mục đích của hệ số này là tính ra phải mất bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới tạo ra một đồng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chỉ số ICOR càng cao đồng nghĩa với vốn đầu tư được sử dụng kém hiệu quả.
Nếu báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy ICOR dưới thời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1991-1995 chỉ là 3,5 và tăng lên 3,9 trong nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải thì dưới thời thủ tướng Dũng, hệ số ICOR tăng vọt lên 6,15 trong giai đoạn 2007-2008 và đến năm 2009 thì lên đến 8.
Dù con số này đến năm 2010 đã giảm xuống mức 6,9 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Đáng chú ý hơn, ICOR của khu vực Nhà nước năm 2010 là 10,2 lần, cao gấp rưỡi hệ số chung trong khi đó, ICOR của khu vực ngoài Nhà nước năm 2010 là 3,9 lần, thấp hơn hệ số 4,9 lần của năm 2006, chứng tỏ sự vượt trội trong hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra báo cáo của sứ quán Anh hồi tháng Sáu cũng chỉ ra khoảng cách năng suất lao động của các doanh nghiệp Nhà nước so với cả khu vực doanh nghiệp nói chung tăng ngày càng lớn qua thời gian, từ 1:4 năm 2000 đến 1:8 năm 2008.
Chỉ cần lấy ví dụ những công trình mà thủ tướng đích tay ký như cảng Vân Phong, với tổng mức đầu tư 3,6 tỷ đôla và lễ khởi công hoành tráng tốn kém hơn 4,144 nghìn tỷ đồng giờ chỉ còn lại “114 cọc thép và một xà lan toàn những máy móc rỉ” (theo AP); những câu chuyện như sự tiêu phí 4 tỷ đôla của Vinashin hay các dự án bỏ hoang của Vinaconex thì cũng dễ hiểu tại sao cây bút Geoffrey Cain lại phải thốt lên “Việt Nam của năm 2012 là nơi của một chính phủ đưa ra quyết định xây dựng những công trình ở những vị trí kỳ cục” trong bài viết trên trang Foreign Policy hồi tháng Bảy.

Sau những thành tựu

Nỗ lực làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước của ông Nguyễn Phú Trọng được một số người đánh giá cao.

Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục được “phong tặng” các danh hiệu nhất nhì bởi các tổ chức quốc tế.
Về kinh tế, Việt Nam là nước thứ nhì ASEAN từ dưới đếm lên trong năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo báo cáo tháng Chín của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); tụt tổng cộng 16 bậc trong hai lần xếp hạng gần nhất của tổ chức này.
Báo cáo hồi tháng Sáu năm nay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng chỉ ra rõ những cái ‘nhất’ khác của kinh tế Việt Nam như lạm phát, tăng trưởng tín dụng, lãi suất và tỷ lệ nợ xấu cao nhất Châu Á những năm qua.
Đó là chưa kể đến những danh hiệu phi kinh tế khác như “nước bảo vệ động vật hoang dã tồi nhất” của Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới (WFF) hay vị trí 172/179 trong xếp hạng những nước thù địch tự do Internet của Tổ chứng phóng viên không biên giới (RSF).
Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười.
Trả lời về kết quả Hội nghị Trung ương Sáu sau buổi bế mạc ngày 15/10, giáo sư Carl Thayer nói:
“Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên khá sáng giá, vì không những là người được ông Dũng chọn đầu tiên mà còn là phó thủ tướng duy nhất nằm trong Bộ Chính trị”
Giáo sư Carl Thayer
“Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện. Và hội nghị trung ương lần tiếp theo, rất có thể sẽ mở ra vào tháng 12 hoặc đầu năm tới.
Và từ nay tới đó, Thủ tướng Dũng phải làm tốt, căn cứ vào những gì ông ta đã hứa khi tự phê. Sẽ có nỗ lực phối hợp để xác định rõ và xử những ai bị cho là chịu trách nhiệm về Vinashin và Vinalines. Ban Kinh tế Trung ương sẽ họp để tư vấn cho Đảng qua các phân tích nhằm buộc ông Dũng phải có trách nhiệm về hành vi của mình.
Bộ Chính trị cũng sẽ phải ra được một kế hoạch hành động mang tính phối hợp nhằm giải quyết các điều yếu kém đã nêu ra ở hội nghị trung ương lần này.”
Nhận định về người có khả năng kế nhiệm Thủ tướng Dũng, ông Thayer cho rằng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên khá sáng giá, vì không những là người được ông Dũng chọn đầu tiên mà còn là phó thủ tướng duy nhất nằm trong Bộ chính trị.
“Nhiều người cho rằng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người khá trung lập trong quan hệ trong Đảng cộng sản. Tuy nhiên thực tế là ông Phúc là người rất thân tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,” nguồn tin giấu tên có quan hệ cấp cao trong Đảng nói với BBC.
“Trong mắt ông Dũng, ông Phúc là người ‘dễ bảo’ và có đường lối ôn hòa.”

Nếu tôi là ủy viên trung ương

Nguyễn Lễ
BBCVietnamese.com
Cập nhật: 14:10 GMT – thứ năm, 18 tháng 10, 2012
Bộ ba quyền lực trong nền chính trị Việt Nam hiện nayTại sao thủ tướng lại cười bí hiểm trong khi tổng bí thư nghẹn ngào như muốn khóc?
Nền chính trị Việt Nam vốn chẳng có mấy sức hút: những ngôn từ sáo mòn, công thức, những cánh cửa phòng họp đóng kín và những vấn đề được quyết định sẵn từ trước – tất cả để đảm bảo mọi thứ trình làng trước công chúng đẹp đẽ nhất có thể.
Nhưng bỗng dưng hai tuần đầu tháng 10 vừa qua đời sống chính trị Việt Nam bỗng kịch tính chưa từng thấy.
Có thể nói hai tuần lễ diễn ra hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là hai tuần lễ quan trọng nhất trong năm ở quốc gia này với những tác động lâu dài về sau.
Kết quả được quan tâm nhất của hội nghị có thể tóm gọn trong hai cụm từ: ‘nhận khuyết điểm’ và ‘không kỷ luật’.
Còn ấn tượng đọng lại trong tôi sau khi theo dõi phiên bế mạc là nụ cười bí ẩn như nàng Mona Lisa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nước mắt (chưa kịp tuôn) của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ‘một ủy viên Bộ Chính trị’.
Những cảm xúc đối lập của hai vị trên cho chúng ta thấy phần nào sự gay cấn đằng sau cánh cửa khép kín của hội nghị. Chắc chắn để đến được kết quả thông báo cho toàn thể quốc dân như thế chắc là cả một quá trình tranh đấu rất cam go trên nghị trường.
Vậy thì tại sao nhiều người lại không hài lòng với kết quả mà 200 vị tinh tú nhất của Đảng đã phát huy tối đa trí tuệ mới có được?
Có lẽ không ở trong hoàn cảnh của các vị ủy viên trung ương nên không hiểu được những cân nhắc, suy tư của các vị này trước vận mệnh của Đảng, của đất nước.
Cho nên, để đánh giá hội nghị một cách khách quan tôi thử nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của một ủy viên trung ương Đảng.
Trở lại câu chuyện nước mắt và nụ cười ở trên, có lẽ khó mà đoán Thủ tướng Dũng nghĩ gì đằng sau nụ cười đầy bí ẩn đó, nhưng chúng ta có thể hiểu được tại sao Tổng bí thư Trọng lại nghẹn ngào khi đọc diễn văn bế mạc.
Giọng ông nghe như thổn thức khi ông đọc đến đoạn nói về ‘những yếu kém, tồn tại’ của cơ quan đầu não của Đảng cũng như những ‘suy thoái, tiêu cực’ của đảng viên.

Nhân vật bí ẩn

Hiếm khi nào mà người dân Việt Nam lại quan tâm đến hoạt động của Đảng như vậy
Phiên bế mạc hội nghị 6 trên sóng truyền hình quốc giaÔng Trọng đã thay mặt Ban chấp hành trung ương ‘thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng toàn dân’.
Bỗng dưng người dân Việt Nam thấy mình tồn tại trở lại trong một thể chế mà họ không có quyền hành thực chất gì.
Nhiều người nghi ngờ ông Trọng giả tạo nhưng tôi nghĩ, ở cương vị là người chịu trách nhiệm tối cao của Đảng, thì việc ông xót xa trước sự hủ bại của Đảng mà suốt đời ông gắn bó tâm huyết là có thể hiểu được.
Hiếm khi nào chúng ta nghe được câu xin lỗi từ một Đảng nắm toàn quyền tuyệt đối. Đảng không xin lỗi thì người dân cũng chẳng làm gì được Đảng.
Để một Đảng luôn tự hào đã ‘dẫn dắt nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác’ và luôn yêu cầu người dân phải ‘tin tưởng tuyệt đối’ chịu nhận khuyết điểm chắc chắn là không hề dễ dàng.
“Tôi không rõ sai phạm của ‘ủy viên Bộ Chính trị’ đó nặng hay nhẹ. Nhưng nếu nặng mà tha thì tôi cho rằng các ủy viên trung ương bỏ phiếu tha đã hành động không đúng trách nhiệm trước Đảng, trước dân.”
Nguyễn Lễ, BBC Tiếng Việt
Tôi tin rằng tập thể các ủy viên trung ương đã cân nhắc rất kỹ vấn đề này và họ thật sự hối tiếc, thật sự cầu thị thì mới dám có lời xin lỗi như vậy.
Với nữa trong hoàn cảnh những bức bối của người dân đang sôi bùng bùng thì ít nhất thì một câu ‘thành thật nhận lỗi’ cũng làm họ dịu bớt phần nào.
Một vấn đề đặt ra ở đây là nếu Đảng đã có thái độ trọng dân như thế thì giải thích thế nào về ‘một ủy viên Bộ Chính trị’? Đây rõ ràng là coi dân không ra gì. Chả trách người dân ai mà không tức.
Tôi nghĩ trong hoàn cảnh này Đảng đã lâm vào tình huống khó xử.
Không bị kỷ luật có nghĩa là ‘ủy viên Bộ Chính trị’ vẫn tiếp tục tại vị. Nếu chỉ mặt đặt tên thì khác nào bôi tro trát trấu vào mặt vị đó trước toàn bộ đảng viên và nhân dân cả nước? Ṿị đó còn mặt mũi nào mà sai khiến cấp dưới và nói chuyện với mọi người?
Tuy nhiên, liệu có giấu được không? Thời đại ngày nay khác với thời mấy chục năm về trước khi dân chỉ biết có nghe Đảng. Không thiếu gì cách để truy ra ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ đó là ai.
Mập mờ như thế chỉ càng làm người ta tò mò. Người dân Việt Nam vốn dĩ rất tò mò. Mà đã tò mò thì phải tìm hiểu cho bằng được.
Người dân không chỉ tò mò muốn biết vị đấy là ai mà còn muốn săm soi xem vị đó sẽ cư xử như thế nào trong những ngày sắp tới sau khi đã bị vạch trần biết bao sai phạm.

Không kỷ luật

Toàn cảnh hội nghị trung ương 6Hội nghị trung ương 6 sẽ đi vào lịch sử như là một trong những hội nghị khó khăn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam
‘Một ủy viên Bộ Chính trị’ dù sao đó cũng là vấn đề kỹ thuật, câu chuyện mà dư luận nói đến nhiều nhất sau Hội nghị 6 là ‘không kỷ luật’.
Đề nghị kỷ luật được tập thể Bộ Chính trị đưa ra Ban chấp hành Trung ương với sự thống nhất hoàn toàn, theo thông báo của Đảng, nhưng lại bị Trung ương bác bỏ.
Có một điểm cần lưu ý là vị ‘ủy viên Bộ Chính trị’ bị đề nghị kỷ luật đó cũng ‘thống nhất’ với đề xuất yêu cầu Trung ương kỷ luật mình. Tinh thần trách nhiệm đáng hoan nghênh?
Nhưng nghĩ cho kỹ thì vị ủy viên đó dại gì mà bỏ phiếu chống để lòi đuôi ra và để cho mọi người thấy thái độ không hề hối lỗi.
Đặt mình trong hoàn cảnh của ủy viên trung ương, tôi tự hỏi mình có bỏ phiếu như họ hay không?
Người Việt Nam vốn có tinh thần độ lượng, đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại. Nếu đã biết hối hận và phục thiện thì nên tha.
Tuy nhiên khoan dung cũng tùy lúc, tội nhẹ thì nên tha và cho lấy công chuộc tội. Nhưng nếu tội nặng bằng trời thì dứt khoát không thể tha vì nó ảnh hưởng đến kỷ cương của Đảng, đến lòng dân – đều là những vấn đề liên quan đến gốc nước.
Kỷ cương không còn thì Đảng suy thoái rất nhanh, lòng dân không tựa thì không ai cứu Đảng được.
Tôi không rõ sai phạm của ‘ủy viên Bộ Chính trị’ đó nặng hay nhẹ. Nhưng nếu nặng mà tha thì tôi cho rằng các ủy viên trung ương bỏ phiếu tha đã hành động không đúng trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Nhưng liệu còn có lý do nào khác? Thông báo của Đảng cho biết các ủy viên trung ương đã ‘cân nhắc kỹ càng rất nhiều mặt’.
Nếu nhìn từ góc độ nhân sự, thì việc tha sau khi đã răn đe có lẽ là một quyết định an toàn. Sau khi đã phê và tự phê ‘bầm dập’ như thế thì có lẽ vị này sẽ không dám tái phạm mà lại càng hết sức đoái công chuộc tội. Nếu bỏ để đưa người khác lên thay thì chắc gì đã được việc trong tình cảnh khó khăn hiện nay? Thay ngựa giữa dòng không bao giờ tốt cả.

Dấu vết Trung Quốc?

Thủ tướng Dũng gặp phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Quảng TâyTrung Quốc đã tìm cách can thiệp vào hội nghị trung ương 6?
Theo tính chất của chính trị của Việt Nam hiện nay, có lẽ cũng không thừa khi đặt ra vấn đề liệu có bàn tay của Trung Quốc trong quyết định của Hội nghị hay không?
Không phải tôi cố tình đặt ra khả năng này mà đã có những dấu hiệu khiến người ta phải nghi ngờ.
Thứ nhất, với ‘truyền thống’ hay can thiệp vào nội bộ của Việt Nam thì không dễ gì Bắc Kinh bỏ qua Hội nghị quan trọng này.
Thứ hai, thường thì can thiệp xảy ra trước lúc hội nghị. Nhưng sau khi hội nghị đột ngột khai mạc khiến toàn dân ai cũng bất ngờ thì ngay ngày hôm sau Đại sứ Khổng Huyễn Hựu đã đến gặp Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc.
Tình hình lúc đó có việc gì khẩn cấp trong quan hệ hai nước đến mức Đại sứ Khổng phải xin gặp lãnh đạo Việt Nam một cấp gấp rút như vậy? Còn nếu vấn đề không quan trọng thì chọn lúc Việt Nam đang tập trung vào hội nghị Đảng để truyền đạt có lẽ không phù hợp.
Chúng ta không biết ông Khổng nói gì với ông Phúc nên không thể suy đoán liệu có nhân tố Bắc Kinh trong kết quả Hội nghị 6 hay không. Tuy nhiên, nên nhớ Đảng Cộng sản Trung Quốc là chỗ dựa tinh thần quan trọng nhất của những người đồng chí Việt Nam hiện nay.
Trong vấn đề chủ quyền vốn rất thiêng liêng và mặc dù trước sức ép rất lớn từ phía người dân nhưng Đảng vẫn nhường hết mức có thể thì còn gì có thể không nhường?
Dù Trung Quốc có muốn gì ở Hội nghị 6 thì đều không có lợi đối với Việt Nam vì lẽ đơn giản Bắc Kinh không bao giờ muốn kẻ thù truyền kiếp của mình mạnh lên.

‘Thế lực thù địch’

Nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ trong vòng vây công an‘Các thế lực thù địch’ đã ảnh hưởng đến quyết định của Trung ương Đảng?

Cho đến giờ cũng không vị ủy viên Trung ương nào lên tiếng giải thích cho quyết định của mình cũng như của Ban chấp hành Trung ương.
Lý do duy nhất mà Trung ương Đảng đưa ra là không tạo cơ hội ‘cho các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá’.
Nếu đúng thế thì đáng lý ‘ủy viên Bộ Chính trị’ nào đấy phải cảm ơn các ‘thế lực thù địch’. Bản thân ‘các thế lực thù địch’ cũng nên lấy làm mừng vì giờ đây họ lớn mạnh đến mức có thể tác động được vào quyết định của Trung ương Đảng.
Nếu xét về ‘sự ám ảnh’ của Đảng trước các ‘thế lực thù địch’ trong những năm qua thì nguyên do về ‘các thế lực thù địch’ là có thể hiểu được.
Nguyên do này quả là có sức thuyết phục to lớn đối với các vị ủy viên trung ương. Nhưng không may là nó lại không thuyết phục người dân.
Đối với quảng đại dân chúng Việt Nam, đơn giản là họ chỉ muốn kẻ có tội phải bị trừng trị. Họ không thấy ‘các thế lực thù địch’ như các ủy viên trung ương đã nhìn thấy mà họ chỉ thấy các quan chức sai phạm đang làm họ bất bình.
Do đó người dân không thể hiểu tại sao Trung ương Đảng lại không trừng phạt, lại càng không hiểu nguyên do là từ ‘các thế lực thù địch’.
Rõ ràng, khi đi đến quyết định không phạt, các vị ủy viên Trung ương đã bị ‘các thế lực thù địch’ ám ảnh đến mức họ không nhìn thấy nhân dân.
Đảng sợ rằng nếu kỷ luật một nhân vật cao cấp như ‘một ủy viên Bộ chính trị’ thì sẽ phơi bày cái xấu của Đảng để cho những người chống đối tha hồ mà khoét sâu.
Tuy nhiên, nếu được người dân chống lưng thì dẫu cho trăm ngàn ‘thế lực thù địch’ cũng không làm gì nổi Đảng. Bằng ngược lại, một khi lòng dân không còn tựa cộng với sự suy yếu từ bên trong không khắc phục thì thế lực thù địch chỉ cần ngồi vỗ tay thì Đảng cũng sụp.
Với lại, liệu có chắc rằng nếu Đảng không kỷ luật thì ‘các thế lực thù địch’ sẽ không có cớ chống phá?

Tự phê về đâu?

Phiên họp tự phê của Ban Cán sự Đảng Chính phủChiến dịch phê và tự phê của Đảng mất hết ý nghĩa sau Hội nghị 6

Đảng đã đứng trước cơ hội lớn để lấy lại thanh danh nhưng tiếc là đã không nắm được cơ hội đó.
Hầu hết những người mà BBC hỏi ý kiến về Hội nghị 6 đều bày tỏ sự đau buồn, bất mãn. Niềm tin của họ vào Đảng đã không còn nữa.
Kết quả hội nghị Trung ương 6 trên thực tế đã đặt dấu chấm hết cho quá trình phê và tự phê mà Đảng đã khởi động từ Hội nghị Trung ương 4 mặc dù quá trình này sẽ còn được tiến hành dài dài như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là ‘phải làm liên tục’.
Trong mắt Đảng viên và người dân, phê và tự phê đã trở thành giả dối và không còn tính chính danh.
Nếu phát hiện cán bộ nào đấy lỗi lầm thì liệu Đảng có thể kỷ luật được không? Đảng sẽ trả lời sao nếu vị cán bộ đấy cãi rằng ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ sai phạm lớn như vậy mà không trừng trị thì sao lại kỷ luật tôi?
Cuối cùng nếu không có cán bộ nào phải chịu trách nhiệm thì cả ‘một bầy sâu’ mà Chủ tịch Trương Tấn Sang đã cảnh báo cũng như ‘một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái, biến chất’ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra đều là không đúng sự thật.

Giải Nobel kinh tế 2012: luật thích ứng cung cầu

Việt-Long, RFA  -2012-10-18
Giải Nobel kinh tế năm nay về tay hai học giả Hoa Kỳ Alvin Roth và Lloyd Shapley, với công trình về phương thức điều hành tài nguyên cung cấp để thoả mãn nhu cầu một cách tối ưu.
vancouversun.com photo  -Khôi nguyên Nobel kinh tế 2012: Lloyd Shapley (trái) và Alvin Roth (phải)
Phương thức này được áp dụng trong những lãnh vực phổ thông mà nhu cầu khó được thoả mãn nhất, trong những “thị trường” với nhu cầu đặc biệt, và giá cả không phải là yếu tố quyết định.
Lloyd Stowell Shapley sinh tháng 6 năm 1923, là một nhà toán học-kinh tế học xuất sắc của Hoa Kỳ .
Nhà khoa học nay 89 tuổi đã từng bị động viên vào năm 1943 khi đang học đại học Harvard, trở thành một hạ sĩ quan trong Lực lượng không quân Hoa Kỳ  hoạt động ở Thành đô, Trung Quốc. Ông được tặng thưởng huy chương anh dũng với ngôi sao đồng nhờ đã phá được mật mã thời tiết của Liên Xô. Sau chiến tranh ông trở lại Harvard và đoạt bằng Cử nhân toán năm 1948. Ông học tiếp tại đại học Princeton và đậu tiến sĩ năm 1953.
shapley-250  <<<===GS Lloyd Shapley- stuff.co.nz photo

Ông có nhiều đóng góp trong lĩnh vực toán học kinh tế, nhất là trong ngành “game theory”, là lý thuyết về nghiên cứu và kết hợp kết quả tương tác của những yếu tố hay những quyết định chiến lược trong lĩnh vực kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, cũng như sinh học và luận lý học.Lý thuyết này đã được nhiều nhà khoa học khai triển từ thập niên 1950, và 8 khoa học gia của ngành này đã đoạt giải Nobel kinh tế.
Là một phương pháp của toán học ứng dụng, thuyết “game theory” được ứng dụng trong kinh tế học để sưu tầm và đối chiếu trong một số lượng lớn lao những dữ kiện thu thập được về yếu tính, hay cung cách ứng xử, của các công ty, thị trường và những người tiêu thụ.
Ngày nay ngành này đã mở rộng ứng dụng của nó sang các lãnh vực luận lý của khoa học, nghiên cứu cả những yếu tính và cung cách ứng xử về chính trị, xã hội, tâm lý, bao gồm cả tâm lý ứng xử của con người và thú vật … Đối tượng còn bao gồm cả những thứ máy móc áp dụng khoa học computer, bao gồm cả lãnh vực xã hội, liên quan đến hôn nhân, sức khoẻ con người, giáo dục, từ thiện…
Giáo sư Alvin Elliot Roth, 60 tuổi, đoạt bằng cao học và tiến sĩ về Sưu tầm Hoạt động (operations research) tại đại học Stanford, California, lần lượt trong hai năm 1973, 1974.  Ông dạy ở hai đại học khác trước khi trở thành giáo sư kinh tế tại Harvard, rồi lại trở về Stanford năm nay, sẽ trở thành một khoa trưởng của trường đại học này vào sang năm, và mang danh hiệu giáo sư danh dự của Harvard.
Trọng tâm công trình của Shapley và Roth dựa trên định luật của thuyết thích ứng cung cầu (game theory) là ý niệm ổn định cung cầu, hiểu theo nghĩa phân bổ ổn định tài nguyên trong những môi trường hay tập thể, cộng đồng… mà các đối tượng thu nhận không màng tới thu nhập hay lợi nhuận qua trao đổi, mua bán, cung cấp dịch vụ…
Tài nguyên thường được phân bổ qua động cơ giá cả. Ví dụ: giá nhiên liệu cao khiến người tiêu thụ tiết kiệm năng lượng, mức lương cao thu hút nhân viên, công nhân trong một số nghề nghiệp chuyên biệt.  Nhưng bên cạnh đó còn có những thị trường mà giá cả, lợi nhuận không phải là điều kiện đủ để những đối tượng tương ứng có thể gặp gỡ một cách “ổn định”. Ví dụ như tiền bạc không phải yếu tố duy nhất để bác sĩ chọn bệnh viện phục vụ, hay sinh viên chọn trường đại học thích ứng nhất, nam nữ chọn bạn trăm năm trong hôn nhân…
Hai giáo sư Shapley và Roth hoạt động riêng rẽ, nhưng Alvin Roth chính là người áp dụng thực hành kho lý thuyết siêu việt của Shapley. Ông có những đóng góp đáng kể trong những lãnh vực thích ứng cung cầu “game theory”, thiết kế thị trường, và kinh tế thử nghiệm.
Ông nổi tiếng trong giới kinh tế học nhờ sự chú trọng áp dụng lý thuyết kinh tế của ông và Shapley để tìm ra những giải pháp cho những vấn đề của “thế giới trên thực tế”. Ông từng áp dụng thành công luật thích ứng cung cầu “game theory” trong những công tác thiết kế thị trường theo nghĩa rộng, là những thị trường trong kinh tế và xã hội, giáo dục mà giá cả, thu nhập không phải là yếu tố quyết định, để cho cung cầu thích ứng tối ưu.
alvin-roth-250
GS Alvin Roth – jewishjournal.com====>>>

Một số ví dụ điển hình về những công trình được thực hiện thành công  là việc se duyên nam nữ cho hôn nhân, tìm trường lớp thích ứng cho hằng triệu học sinh trong hệ thống giáo dục công cộng của New York,  Boston, tìm trái thận hiến tặng cho những bệnh nhân cần tới nó ở New England… cùng nhiều công trình tương tự trên những “ thị trường” chuyên biệt khác.Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển tuyên bố vinh danh hai học giả về “lý thuyết phân phối ổn định và thực hành việc thiết kế thị trường”.
Giáo sư Roth nói với Đài truyền hình Thuỵ điển rằng ông ngạc nhiên khi được nhận giải, ông vẫn mong đợi giáo sư Shapley là người nhận giải Nobel kinh tế năm nay, và ông cảm thấy vinh dự được chia sẻ giải thưởng này với vị giáo sư cao niên.
Ông nói thêm, ông rất hân hoan thấy giải thưởng này rọi sáng công trình thiết kế thị trường vừa thành tựu, mà giáo sư Shapley gọi là địa hạt còn mới mẻ của kinh tế. Ông vui vẻ nói tiếp: “Sáng nay vào lớp, các sinh viên của tôi sẽ chú ý vào bài giảng của tôi hơn”.
Giới kinh tế trên thế giới nói đến tuổi tác của học giả Shapley như một yếu tố thuận lợi cho ông trong năm nay, dù rằng lãnh vực nghiên cứu của ông không lên mặt báo thường xuyên như những đề tài kinh tế khác.
Uỷ ban giải Nobel kinh tế tuyên bố công trình nghiên cứu đạt được thành công nhờ sự kết hợp giữa kết quả trên lý thuyết của  GS Shapley và nhãn quan thông suốt của GS Roth về giá trị thực hành của nó.
Viện Hàn lâm Hoàng gia Thuỵ điển chọn công trình thiết kế thị trường cho giải Nobel kinh tế năm nay để tránh phải lặn lội vào cuộc tranh luận nóng bỏng trên khắp thế giới về chính sách ngân sách, cùng với những biện pháp khắc khổ và những gói kích cầu.
Giải Nobel kinh tế năm nay cho thấy ưu thế vượt trội của Hoa Kỳ trong lãnh vực này.  Trong số 20 khôi nguyên Nobel kinh tế trong 10 năm qua có tới 17 người Mỹ, kể cả 2 người Mỹ gốc Do Thái.

Cùng lên tiếng ‘Chúng tôi là nhân dân’

Bùi Tín18.10.2012 -VOA
Đây là sáng kiến của một nhóm bạn trẻ hiện sống ở thành phố Munchen – Munich, phía Tây Nam của Cộng hòa Liên bang Đức, kêu gọi bà con anh chị em người gốc Việt Nam tại Đức tập họp vào ngày thứ bảy 20-10-2012 tới, tham gia cuộc tập trung và tuần hành với khẩu hiệu “Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”. Tối đó sẽ chiếu bộ phim thời sự “Hoàng Sa, Trường Sa, nỗi đau mất mát” với sự có mặt của ông André Menras, người tham gia làm bộ phim này, một bạn quý của Việt Nam từ Pháp sang.
Nhóm nảy ra sáng kiến này thuộc nhiều nguồn người gốc Việt Nam khác nhau, từ miền Nam và miền Bắc Việt Nam, từ du học sinh, người xuất khẩu lao động, thuyền nhân, từ chế độ Tây Đức và Đông Đức cũ, người Việt đã hoặc chưa nhập quốc tịch Đức, có chung một ý tưởng yêu nước mình, thương dân tộc mình, quyết tỏ thái độ bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, trước âm mưu bành trướng và xâm lược dai dẳng và rõ ràng của chính quyền Trung Quốc. Phần lớn người đề xuất sáng kiến này là giới trẻ, dưới 40 tuổi, gặp nhau ở niềm thao thức với vận mệnh dân tộc đang bị lâm nguy, cùng chung lòng thức tỉnh nhằm thực hiện một đồng thuận dân tộc sâu rộng cứu nước cấp bách.
Cảm hứng tạo nên sáng kiến này là sự kiện lịch sử ngày 9/10/1989 vừa đúng 23 năm trước, khi nhân dân Đức ở các thành phố lớn thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức là Leipzig và Dresden dồn dập xuống đường, dương cao biểu ngữ: “Chúng tôi là Nhân Dân!”. Họ phản đối các cuộc bầu cử giả dối “đảng chọn dân bàu”, đòi dân chủ, chống đàn áp, cầu nguyện trước nhà thờ rồi tuần hành hòa bình. Số người xuống đường chỉ một đêm ở Leipzig lên đến 70.000 người thắp nến tuần hành, quân đội và công an cộng sản có cả xe tăng được dàn trận đông đảo, nhưng trước hàng vạn nhân dân hừng hực khí thế, bộ máy đàn áp tê liệt hoàn toàn. Biểu tình lan rộng, đến Posdam, Rostock, Berlin, buộc chủ tịch nước kiêm thủ lĩnh đảng CS (mang tên đảng Xã hội Thống nhất) Honecker từ chức, dẫn đến ngày 9-11-1989 bức tường Berlin sụp đổ tan hoang, cả chế độ CS tan rã như một chồng giấy bản gặp mưa, không một tiếng nổ, trong niềm vui hòa bình thống nhất chan hòa trong pháo và hoa, nụ cười và nước mắt, hát ca và nhảy múa, nhân dân ôm nhau, mở hội như không thể dứt.
Các bạn trẻ ở Munchen kêu gọi tuổi trẻ ở Đức hãy thông tin gấp cho nhau, ngày 20-10 này kéo về Munchen thật đông, dự tập trung, tuần hành, dưới các khẩu hiệu: “Chúng tôi là Nhân dân!”, “Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”, “Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam”, trương bản đồ Tổ Quốc gạch xóa hình lưỡi bò do Bắc Kinh tạo nên. Bản đồ Tổ Quốc được coi là biểu tượng ý chí bảo vệ Tổ Quốc, nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Ngoài ra ban tổ chức yêu cầu miễn mang cờ, ảnh, khẩu hiệu, biểu ngữ gì khác để tạo nên một đồng thuận cao, tập trung vào ý chí đoàn kết thống nhất bảo vệ Tổ Quốc chống bành trướng. Và mời các bạn Đức và người các nước khác tham dự.
Ban tổ chức mong rằng ở các thành phố khác ở CHLB Đức cũng như ở các nước Trung và Đông Âu gần đó có đông người Việt Nam cư trú sẽ cùng ngày hoặc sau đó cũng tổ chức những cuộc tập trung tuần hành tương tự.
Mong ước sắp tới của nhóm sáng kiến ở Munchen là sẽ vận động rộng rãi lấy Ngày 20-10 hàng năm thành một Ngày đấu tranh bảo vệ Tổ quốc kết hợp với đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, ở các tỉnh thành trong nước, từ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, vào Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, rồi Sài Gòn, Cần Thơ, phối hợp cùng người Việt ở nước ngoài, từ Đức, Pháp, Anh, Ba Lan, Tiệp, Ba Lan đến Hoa Kỳ, Canađa, sang Úc, Tân Tây Lan…Các bạn trẻ có tâm huyết với Tổ Quốc, sẵn có phương tiện thông tin bén nhạy qua mạng internet rất có thể kết hợp chặt chẽ trên quy mô toàn cầu, thu hẹp xa cách trong không gian và thởi gian, để tìm đến với nhau, nhân sức và hiệu quả đấu tranh lên gấp bội.
Qua bài báo này, tôi rất vui lòng thông tin những nội dung trên đây theo yêu cầu khẩn thiết của các bạn Việt Nam ở Munchen, do cô Thục Quyên trong ban tổ chức Ngày 20-10 đại diện.
Ban tổ chức hiểu rất rõ tác dụng các cuộc đấu tranh ôn hòa, có trật tự, khi lôi cuốn được hàng vạn người có tổ chức, có chính nghĩa, chung một ý chí, vượt qua sợ hãi cường quyền, nhất định sẽ làm tê liệt bộ máy đàn áp và tham nhũng, dẫn đến thất bại triệt để của mọi chế độ đã tự làm mất niềm tin của nhân dân và mất tính chính đáng khi phơi bày rõ sự ươn hèn trước bành trướng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam: Liên tục hạ dự báo tăng trưởng

Từ đầu tháng 10 trở lại đây, có một làn sóng các định chế tài chính thế giới điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay và năm 2013 theo hướng bi quan hơn so với trước. Chỉ trong vòng khoảng 1 tuần đầu tháng 10, ngân hàng HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 và 2013 từ mức 5.1% và 5.8% (số liệu dự báo hồi tháng 5 năm nay) xuống còn 5% và 5.3%.  Tương tự như vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng hạ dự báo của họ cho năm 2012 và 2013 từ mức 5.6% và 6.3% (số liệu dự báo hồi tháng 4 năm nay) xuống còn 5.1% và 5.9%. Ngân hàng Thế giới vẫn còn lạc quan hơn một chút, nhưng vẫn lạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho năm nay và năm sau từ mức 5.7% và 6.3% (số liệu dự báo hồi tháng 5 năm nay) xuống còn 5.2% và 5.7%.
Cơ quan dự báo và nguồn dẫn (bấm vào link để xem báo cáo gốc) 2011 2012
HSBC, tháng 10/2012 5.0% 5.3%
HSBC, tháng 5, 2012 5.1% 5.8%
HSBC, tháng 2, 2012 5.7%



IMF, tháng 10, 2012 5.1% 5.9%
IMF, tháng 4, 2012 5.6% 6.3%
IMF, tháng 9, 2011 6.3%



Ngân hàng Thế Giới, tháng 10, 2012 5.2% 5.7%
Ngân hàng Thế Giới, tháng 5, 2012 5.7% 6.3%
Ngân hàng Thế Giới, tháng 11, 2011 6.1%
Các điều chỉnh này cũng đi cùng hướng với dự đoán của nhà nước Việt Nam. Mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ vào đầu năm 2012 là tăng GDP cả năm vào khoảng 6% đến 6.5% cho năm 2012. Tuy nhiên, cũng trong tháng này, theo tính toán của Bộ kế hoạch và Đầu tư (trong một báo cáo trình Quốc hội) thì GDP của năm nay cùng lắm chỉ tăng trưởng khoảng 5.5%.
Dự báo kinh tế luôn luôn là một công việc khó khăn. Ngay cả với một nền kinh tế khép kín (không có giao thương với các nước khác), thì nền kinh tế đóng tự nó đã là một cơ thể hết sức phức tạp và các quy luật vận động của nó chỉ có thể ước định được một cách tương đối. Với các nền kinh tế mở, việc dự đoán còn khó hơn vì các biến số vĩ mô của nó không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội sinh mà còn phụ thuộc vào hàng loạt các biến số kinh tế toàn cầu.
Trong trường hợp của Việt Nam, việc dự báo lại còn khó hơn nhiều lần nữa. Vì là một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam hầu như không có, hoặc có không đầy đủ, số liệu dành cho những người làm dự báo. Số liệu của Việt Nam bị hai hạn chế cực kỳ lớn là (1) chất lượng của số liệu không tốt, và (2) việc công bố số liệu cũng bị hạn chế, số liệu được đưa ra phần nhiều là số liệu cũ của vài năm trước. Đó là chưa kể một vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là nền kinh tế Việt Nam còn chưa hoàn toàn là một nền kinh tế vận hành theo đúng các quy luật thị trường. Vai trò của nhà nước còn quá lớn, và vì thế, nền kinh tế còn phụ thuộc quá nhiều vào các quyết định điều hành (phần nhiều là giật cục) của nhà nước.
Trong một môi trường như vậy, khó lòng có thể sử dụng các mô hình phân tích định lượng phức tạp để dự báo. Nếu có làm cũng không ra được kết quả có chất lượng. Chính vì thế, từ trước đến nay đối với Việt Nam, không chỉ có chuyện Quốc hội và Chính phủ đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng và điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng theo cảm tính mà rất nhiều các định chế tài chính của nước ngoài cũng như của Việt Nam đều làm dự báo theo kiểu “bốc thuốc” – tức là đưa ra một con số mà họ cảm thấy hợp lý nhất theo nhận định chủ quan của người phân tích chứ không dựa trên một phân tích định lượng nào cả.
Thế nên chuyện các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đưa ra dự đoán tăng trưởng và điều chỉnh dự đoán của họ vào từng thời điểm cụ thể là việc làm nhiều khi chỉ có ý nghĩa hình thức chứ không thực sự có giá trị cao về mặt dự báo.
Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, việc hàng loạt tổ chức khác nhau hạ (hoặc tăng) dự báo tăng trưởng của Việt Nam có một tác dụng đặc biệt khác. Nó là một chỉ dấu quan trọng cho biết thị trường, giới phân tích, và các định chế tài chính bên ngoài nhìn nhận thế nào về tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
Trong năm nay, WB đã hai lần hạ dự báo tăng trưởng của năm 2012, từ mức 6.1% (dự báo đưa ra vào cuối năm 2011) xuống còn 5.7% vào giữa năm nay, và giờ xuống còn 5.2%. IMF cũng đã hai lần hạ dự báo tăng trưởng từ mức 6.3% (đưa ra vào tháng 9 năm ngoái) xuống còn 5.6% vào giữa năm nay, và giờ chỉ còn 5.1%.  Tương tự như vậy HSBC đã hạ dự báo từ mức 5.7% hồi đầu năm xuống còn 5.1% hồi giữa năm và giờ chỉ còn 5%.
Điều này cho thấy trong con mắt của các định chế tài chính nước ngoài, triển vọng ngắn hạn của Việt Nam dang xấu đi, và xấu đi với tốc độ khá nhanh.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Vì sao tham nhũng được phát hiện ngày càng ít?

Vì sao tham nhũng được phát hiện ngày càng ít?
Do người tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn, vì vậy việc phát hiện, tố cáo tham nhũng rất ít, đặc biệt khối các cơ quan nhà nước. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh

Vì sao tham nhũng được phát hiện ngày càng ít?

Thứ năm 23/08/2012 09:16 – Laodong
Tại buổi chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh sáng 22.8 trong phiên họp của UBTV Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền đặt thẳng câu hỏi: Có tình trạng bao che, lợi ích nhóm trong phòng chống tham nhũng hay không khi mà năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng số vụ tham nhũng vẫn ít được phát hiện?
Lựa chọn hệ số an toàn cao?

Dân rất bức xúc vì thanh tra cứ thanh tra, bổ nhiệm cứ bổ nhiệm và kiểm tra cứ kiểm tra… ĐBQH Lê Thị Nga

Là người đặt câu hỏi đầu tiên, đại biểu Lê Như Tiến đi thẳng vào vấn đề tham nhũng bức xúc hiện nay: Chỉ có 464 vụ chuyển cơ quan điều tra, tức là chưa đến 1% số vụ, trong tình trạng hàng ngàn hécta đất, hàng chục tỉ đồng sai phạm bị phát hiện. Phải chăng có xu hướng hành chính hóa các vụ án hình sự? Có việc “lựa chọn hệ số an toàn cao” trong quá trình thanh tra? Có chuyện “nắn dòng, bẻ ghi, chuyển hướng?” – ông Tiến nêu hàng loạt câu hỏi.
Đại biểu QH Ngô Văn Minh cho rằng: Báo cáo của thanh tra về phòng, chống tham nhũng “chỉ có một dòng chấp nhận được”. Đó là “công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành gây bức xúc, bất bình trong xã hội”.
Câu hỏi vì sao số vụ tham nhũng được phát hiện ngày càng ít đã được ít nhất 3 vị đại biểu QH đề cập tới.

Quyết tâm không thiếu, nhưng số vụ tham nhũng vẫn ít được phát hiện! ĐBQH Nguyễn Đình Quyền

Tổng Thanh tra Chính phủ sau đó giải thích: Tham nhũng là hành vi rất tinh vi. Do người tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn, vì vậy việc phát hiện, tố cáo tham nhũng rất ít, đặc biệt khối các cơ quan nhà nước. “Việc phát hiện tham nhũng và đề xuất xử lý tham nhũng là trách nhiệm của chúng tôi. Việc chuyển cơ quan điều tra chúng tôi làm chưa nhiều. Chúng tôi thấy được điều này” – ông Tranh thừa nhận.
Không vừa lòng với giải trình của Tổng thanh tra, đại biểu Nguyễn Đình Quyền thẳng thắn: Đây là vấn đề trách nhiệm, chủ yếu là nguyên nhân chủ quan chứ không phải khách quan!
Đối với việc kê khai tài sản cán bộ, theo Tổng thanh tra, hằng năm hơn 100 ngàn cán bộ, công chức phải kê khai, nhưng việc kê khai rất hình thức. Trong việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng tới đây, thanh tra đề nghị thu nhập của cán bộ công chức phải được giải trình giữa hai kỳ kê khai, mở rộng đối tượng kê khai và việc kê khai này sẽ được công khai tại nơi cư trú.

Chưa ai chịu trách nhiệm vụ Vinalines?

Sai phạm tại Vinalines cũng như trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, và để ông Dương Chí Dũng trốn thoát đã được các vị đại biểu thay nhau chất vấn trong phiên trả lời của Thanh tra Chính phủ sáng nay.
Nhắc lại ý kiến Bộ Tài chính không có trách nhiệm trong vụ Vinalines của Bộ trưởng Vương Đình Huệ tại kỳ họp thứ 3, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt câu hỏi vào việc kết luận thanh tra vụ Vinalines đã bỏ ngỏ trách nhiệm của các bộ, ngành.

Ụ nổi hoang phí và việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là vấn đề nổi lên trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thanh tra Chính phủ. Ảnh: danviet.vn

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng, khi kết luận sai phạm tại Vinalines, thực tế Thanh tra Chính phủ đã có kiến nghị lên Thủ tướng xem xét trách nhiệm liên quan đến ba bộ GTVT, Nội vụ và Tài chính liên quan đến việc đăng ký mua bán tàu, việc bổ nhiệm cán bộ và việc quản lý vốn. Tổng thanh tra cũng cho rằng việc tách bạch trách nhiệm từng bộ ngành khi kết luận thanh tra ở các đơn vị kinh tế trực tiếp là không thể, thanh tra chỉ xem xét một số vấn đề chứ không thể xem hết tất cả.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ thì cho rằng, tất cả khuyết điểm, sai phạm đều thuộc về chủ tịch hội đồng thành viên, ban giám đốc và lãnh đạo các công ty của Vinalines. Ông Huệ nêu ví dụ về việc mua ụ nổi “là do lãnh đạo doanh nghiệp cố ý làm trái, không báo cáo ai cả”. Bộ trưởng cũng thừa nhận đang nổi lên 2 vấn đề là chậm, sơ hở trong khâu ban hành cơ chế cũng như chưa phân định rõ trách nhiệm trong việc đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Liên quan đến trách nhiệm trong việc ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải trong sự “im lặng” của thanh tra, ông Huỳnh Phong Tranh cho rằng: “Trong lúc điều chuyển chưa phát hiện ông Dũng vi phạm, cơ quan điều động cũng không tham khảo ý kiến và chúng tôi cũng không thể cản trở việc điều động trong lúc cán bộ đó chưa có dấu hiệu vi phạm”. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đưa ra nhận định: Việc thuyên chuyển công tác cho một cán bộ như ông Dũng là “không bình thường”. Thanh tra Chính phủ đã không hề có ý kiến gì, phản đối hoặc bảo lưu trong suốt quá trình ông Dũng được bổ nhiệm, mà “chỉ gửi kết luận thanh tra” như các vụ việc bình thường khác. Liệu ở đây có sự ngán ngại, né tránh?
Phát biểu “bổ sung” sau đó, bà Lê Thị Nga nhắc lại: Bộ trưởng Bộ GTVT nói là quá trình bổ nhiệm ông Dũng đã không nhận được ý kiến từ thanh tra, còn bây giờ tổng thanh tra nói là cơ quan bổ nhiệm không đề nghị. Và chính điều này đã dẫn đến tình trạng mà bà Nga gọi là “thanh tra cứ thanh tra, bổ nhiệm cứ bổ nhiệm”, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.
Có mặt tại nghị trường, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cho rằng, quá trình thanh tra nếu có vấn đề cần gửi sớm cho cơ quan điều tra chứ không nên chờ có kết luận thanh tra.
Trong những sai phạm tại Vinalines, đặc biệt đối với việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng có nhiều bộ, ngành đã được nêu tên như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ… Tuy nhiên, ai phải chịu trách nhiệm và đó là trách nhiệm gì thì vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp sau phiên chất vấn.
_______________________________________________________________________
Nguyễn Anh Minh – 24/08/2012 08:41Tham nhũng phát hiện ngày càng ít vì người lãnh đạo chưa phân biệt được ranh giới giữa tham nhũng và không tham nhũng, tiền bạc, tài sản các vị đã cólà của tham nhũng hay công mà các vị được hưởng. Nhiều vị chỉ trích về tham nhũng rất mạnh mẽ, nhưng bản thân các vị có một khối tiền, tài sản khổng lồ,các vị lấy ở đâu ra? Điều nữa nay tham nhũng đa phần theo kiểu tập thể, nó có được cái vỏ bọc tốt, vì thế tham nhũng ngày càng khó phát hiện. Nguyễn Anh Minh tuan54vn@yahoo.com 24/08/2012
nguyen sai gon – 23/08/2012 16:20Kính đề nghị Báo Lao Động online chuyển dùm tôi câu hỏi sau tới văn phòng Quốc hội: Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả lời cho dân những vấn đề mà 2 bài báo: “Còn nợ dân 3 câu hỏi” và “Vì sao tham nhũng được phát hiện ngày càng ít” trên Lao Động ONLIE đã nêu? Đến khi nào thì người có trách nhiệm trả lời?
Mạnh – 23/08/2012 10:04Bài viết của Anh Đào hay nhưng chưa đủ, nên sửa lại tiêu đề là: Vì sao tham nhũng được phát hiện ngày càng ít trong khi tổ chức minh bạch thế giới nói Việt Nam tham nhũng nghiêm trọng?

Không nói dối mới là chuyện lạ”


Hoàng Phi  -Thứ Năm,  18/10/2012, 11:21 (GMT+7) – TBKTSG

(TBKTSG) – Tiền dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) vẫn cứ nằm trong kho bạc không thể giải ngân, trong khi bên ngoài, giới khoa học đang nghiên cứu trong cảnh không có tiền. Vì sao?
Cái lỗi mang tên cơ chế
Dù là ngành rất đặc thù, nhưng khoa học công nghệ đang được đánh đồng với hoạt động hành chính, với một cơ chế kế hoạch hóa.
Từ khi ý tưởng về việc chế tạo một loại vật liệu mới hình thành, tiến sĩ A, công tác tại Viện KHCN Việt Nam, đã phải chờ đến hai năm mới được phê duyệt kinh phí 1 tỉ đồng.
Sau khi chạy vạy vay mượn số tiền đặt cọc 10% giá trị đề tài, con đường để bà hoàn tất nghiên cứu phải hơn một năm sau đó. Rồi đến khâu hoàn thành thủ tục tài chính để nhận được tiền về, bà lại mất một quãng thời gian dài. Hết chạy đôn, chạy đáo xin mấy chục chữ ký của các cơ quan
Đến nay dù đã có đến tám đạo luật chuyên ngành
cùng gần 300 văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng
sự bất cập về cơ chế tài chính cho khoa học công
nghệ vẫn chưa được giải quyết – Ảnh: Tuệ Doanh.
có liên quan, bà lại hì hục “nghiên cứu” cách thức hoàn tất các hóa đơn, chia nhỏ chuyên đề này, tăng thêm chuyên đề kia.
Lắm lúc bà phải “bịa” ra các phân mục mà bà chưa hề thực hiện, với mục đích chỉ “làm đẹp” chứng từ theo yêu cầu quyết toán. Hơn bốn năm, kể từ khi ý tưởng hình thành, đề tài mới được hoàn thành. Vật liệu mới bà nghiên cứu ra lúc này đã không còn mới nữa.
Câu chuyện về nữ tiến sĩ trên là nét phác họa về chân dung của các nhà khoa học Việt Nam thời hiện tại, trong đó phần lo thủ tục quyết toán chiếm đến phân nửa thời gian nghiên cứu. Cơ chế tài chính hiện hành đang được cho là rào cản lớn trong việc phát triển KHCN của Việt Nam. Cơ chế này quy định rất cụ thể từng định mức của các chuyên đề, cứng nhắc trong các khoản mục, chi li trong từng hóa đơn quyết toán, trói buộc các nhà khoa học trong mớ bòng bong chứng từ. Thời gian, thay vì nghiên cứu sáng tạo, họ lại cặm cụi “sáng tác” các chuyên đề, các chứng từ, để hợp thức hóa. Chính điều này đã khiến cho Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân phải thừa nhận, trong một mớ các thủ tục đã quá lạc hậu như thế, để có đủ các chứng từ hóa đơn thanh toán, nhà khoa học “không nói dối mới là chuyện lạ”.
Chưa hết, điều mà giới khoa học bức xúc chính là cơ chế kế hoạch hóa về tài chính. Bất chấp các yêu cầu bức thiết của khoa học, các đề tài chỉ được phê duyệt mỗi năm một lần vào ngày 31-7. Tiền phải đến tháng 8 hay tháng 9 mới về để Bộ KHCN ký hợp đồng với các nhà khoa học, nhưng đến tháng 12 họ đã được yêu cầu phải quyết toán. Quy định này khác xa với thực tế hoạt động KHCN, khi mà từ khi nhà khoa học đề xuất đề tài đến khi nhận được tiền là khoảng thời gian dài đến hai năm. Chi phí khi đó cũng đã vượt dự toán.
Đến nay dù đã có đến tám đạo luật chuyên ngành cùng gần 300 văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng sự bất cập về cơ chế tài chính vẫn chưa được giải quyết. Dù là ngành rất đặc thù, nhưng KHCN đang được đánh đồng với hoạt động hành chính, với một cơ chế kế hoạch hóa.
Đã ít lại không đúng chỗ
2% tổng chi ngân sách là số tiền hàng năm Nhà nước đổ vào hoạt động KHCN. Số tiền này được Quốc hội phê duyệt hàng năm, và hiện ở mức khoảng 700 triệu đô la Mỹ. Phần lớn số tiền này được dành cho các hoạt động chi thường xuyên, như trả lương, chi phí hành chính cho các tổ chức KHCN. Một phần rất lớn nữa được dùng để đầu tư phát triển, còn chỉ khoảng 10% số tiền đó, tức khoảng 70 triệu đô la Mỹ, dùng cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Chưa hết, số tiền này lại phải rải đều ra cho 23 bộ ngành, 63 tỉnh thành, cùng hàng ngàn viện, trung tâm nghiên cứu. Bộ KHCN cho đến nay không hoàn toàn quản lý được mức chi tiêu trong ngành, vì số tiền đó còn do Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ ngân sách dành cho các địa phương. Chính vì thế, bộ này cho đến nay vẫn chưa thể đánh giá được hiệu quả hoạt động KHCN. Sự trùng lắp đề tài giữa các địa phương, cùng với mô hình mũi nhọn “trái mít” – tức là chỗ nào, ngành nào cũng là mũi nhọn, khiến cho số tiền đã ít, lại bị dàn trải, cào bằng, nên KHCN không thể nào phát triển được.
Những nghịch lý vẫn cứ nối đuôi nhau tồn tại khiến cho giới khoa học ngán ngẩm. Bên cạnh đó, trong khi tiền dành cho nghiên cứu khoa học đang được cân đong, đo đếm chi li, thì các công trình nghiên cứu xong lại bị phó mặc. Vì vậy mới có chuyện nghiên cứu nhiều, nhưng ứng dụng chẳng bao nhiêu, phần lớn chỉ để trong ngăn kéo, làm đẹp hồ sơ khoa học. Việc thiếu vắng các kho dữ liệu khiến cho đề tài nghiên cứu sau trùng với đề tài trước, địa phương này nghiên cứu cái địa phương khác đã làm, khiến cho sự lãng phí càng trở nên lớn hơn. Chưa hết, số tiền vốn đã ít ỏi này lại không được chi đúng mục đích, nhất là ở các tỉnh, thành. Theo Bộ KHCN, khoảng phân nửa ngân sách đó được dùng vào mục đích khác.
Ngân sách của Nhà nước vốn đã ít, số tiền mà các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu lại càng ít hơn, chỉ khoảng 300 triệu đô la Mỹ. Tính chung, tổng số tiền chi cho KHCN mỗi năm chỉ xấp xỉ 1 tỉ đô la Mỹ, bằng số tiền mà hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hàng năm. Ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ này hoàn toàn ngược lại, khi ngân sách nhà nước chỉ chiếm chừng 20-25%, còn lại là từ xã hội.
Những bất cập về cơ chế tài chính trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã được nhận diện từ lâu, vấn đề còn lại chính là giải pháp tháo gỡ. Bộ KHCN đề xuất, trước mắt cần ứng kinh phí cho các đề tài nghiên cứu để công việc được tiếp tục. Sau đó là cơ chế khoán, nghĩa là nhà khoa học được tự chủ trong việc chi tiêu tài chính và Nhà nước chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra. Điều này được kỳ vọng là sẽ tháo gỡ khó khăn cho giới khoa học trong những vấn đề thuộc về thủ tục. Khi đó họ sẽ chuyên tâm vào công việc nghiên cứu, phần thủ tục về tài chính sẽ được các quỹ phát triển KHCN đứng ra lo liệu.
Một vấn đề mà bộ cũng đề xuất là nhà khoa học nên được xem là người sở hữu thành quả của mình, dù đề tài đó sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Với việc này, giới khoa học có thể sử dụng kết quả đó để chuyển nhượng hay góp vốn cho doanh nghiệp. Nếu các đề xuất được chấp thuận, hy vọng ngành KHCN nước nhà sẽ có được một sự cất cánh thực sự


Nguyễn Thông :Cơ hội ư? Không có cơ hội nào cả

Nguyễn Thông

Tôi không định nhắc về điều này bởi nó có vẻ hơi hướng chính chị chính em, không hợp với thứ nguyên tắc mà chính tôi đặt ra “không bàn chuyện chính trị” (có ai đó nói chữ, gọi là câu slogan), dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để đánh, làm khó mình. Khổ nỗi tính xã hội của vấn đề cũng quá lớn quá rõ, thôi thì biên ra vài dòng coi như góp thêm một ý vào cái được gọi là dư luận.
Thật lòng, tôi chả mấy quan tâm đến hội nghị Trung ương 6 (trong khi rất nhiều người, cả những người dân bình thường ít để mắt đến những event tương tự xưa nay đặc biệt quan tâm) vì nhiều lẽ: đó là chuyện của đảng, không phải chuyện của dân đen mình; người ta kín đáo, dấm dúi, bí mật, cài then đóng cửa chặt thế, mình tò mò làm gì; lâu nay lòng tin suy giảm nhiều nên cũng không háo hức như trước nữa… Nó khai mạc, nó kết thúc, nó ra tuyên bố này nọ, cũng cứ coi như nhiều thứ khác diễn ra hằng ngày. Khi ông tổng bí thư đọc lời bế mạc trên tivi, tôi vẫn đang rửa bát, chả chịu gác việc chạy ra coi. Vậy nhưng hai ngày qua thấy thiên hạ ì xèo quá đành lật giở dăm ba tờ báo xem lại. Gớm, kín đặc những chữ. Sao mà họ uyên bác lắm chữ thế không biết. Lần mần mãi cũng tạm hiểu được đôi điều.
Chính vì có đọc báo cáo bế mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bản nghị quyết của hội nghị Trung ương 6 nên thành thật mà nói tôi không đồng tình với nhận xét của một số quý vị, tuyền những người mà tôi rất, rất khâm phục về tài năng, đạo đức, tư duy sắc sảo, tấm lòng với dân với nước. Trong số đó có giáo sư Tương Lai, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhà báo Osin Huy Đức, hai nhà văn Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh. Xin nói ngay, không đồng tình với 1 dạng ý kiến của quý vị chứ không phải tất cả các ý kiến. Có thể các vị ấy đúng, tôi sai, nhưng cứ bày tỏ ra cho dân chủ, công khai. Đó là các vị ấy nhận xét về cái cơ hội (khoảnh khắc đẹp, hiếm có cần phải tận dụng, chớp lấy để hành động), có người còn cho rằng là cơ hội vàng nghìn năm có một, vừa bị đảng bỏ qua. Chẳng hạn các anh chị Huy Đức, Thùy Linh, Nguyễn Quang Lập đã nhận định như vầy:
“Ngồi lướt qua FB và các trang mạng nói về Trung ương Sáu mới thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh mất một cơ hội rất lớn. Sự thất vọng tràn ngập chứng tỏ người dân đã từng vô cùng kỳ vọng. Thủ tướng đã được Trung ương tiếp tục trao cho quyền lực. Nhưng đó là thứ quyền lực có được bằng cách quay lưng lại với nhân dân. Không có nhà cầm quyền nào không thèm khát tính chính danh, nhưng Trung ương Sáu đã hy sinh nó chỉ vì Thủ tướng”. (trích từ FB Osin của nhà báo Huy Đức)
“Hội nghị TW6 vừa qua đã bỏ lỡ mất một vận hội thu phục nhân tâm của đông đảo người dân khi họ nhất loạt ngưỡng vọng về sự thay đổi tốt đẹp. Không một thế lực thù địch nào có thể xúi người dân thả thuốc độc xuống dòng sông mà họ đang dùng. Chính quyền mong muốn ổn định chính trị bao nhiêu thì người dân cũng mong muốn ổn định đời sống bấy nhiêu, nhưng không thể là cách ‘ổn định’ bằng bạo lực và áp chế”. (trích từ blog Hãy cùng tôi ghé thăm trái đất này của nhà văn nữ Thùy Linh)
“Cơ hội ngàn vàng để lấy lại niềm tin của dân đã tuột khỏi tay cụ Tổng. Ngọn cờ chỉnh đốn cụ Tổng phất cao để bảo vệ chế độ xem chừng mất hết ý nghĩa lớn lao của nó”. (trích từ blog Quechoa ca nhà văn Nguyễn Quang Lập)
 
Thế đấy, các anh chị ấy đều giống nhau ở chỗ cho rằng Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương, hay nói rộng ra là đảng, đã bỏ lỡ “cơ hội rất lớn”, “vận hội thu phục nhân tâm”, “cơ hội ngàn vàng”. Tôi nghĩ rằng có thể nhiều người đồng tình với quan điểm đó, ý kiến đó. Và tiếc, tiếc đứt ruột là đằng khác, chả khác vàng tưởng đã cầm nắm chắc trong tay nhưng để lọt. Kể ra nếu có thứ cơ hội như vậy mà không biết tận dụng thì uổng biết bao. Lịch sử từng xuất hiện những thời cơ, cơ hội như thế, tháng 8.1945 là ví dụ tiêu biểu.
Riêng tôi, tôi cho rằng chả có cơ hội nào cả. Cả đời từ bé cho đến giờ, tôi sống trong chế độ này, luôn với những người cầm quyền như hiện nay, tôi hiểu dù họ tự nhận là lực lượng lãnh đạo đất nước nhưng rất nhiều vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc, đời sống nhân dân, họ vẫn xem là việc riêng của họ. Bằng chứng là họ họp suốt hơn 2 tuần nhưng dân băn khoăn ngơ ngác có biết tí ti gì đâu. Ngay cả họp xong rồi họ cũng chỉ ỡm ờ, nửa nạc nửa mỡ, thông tin rất chung chung, kiểu “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương được cho nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị… Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ… quyết định không thi hành kỷ luật đối với Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”, ai quan tâm muốn hiểu thế nào thì hiểu. Điều ấy chứng minh đó không phải chuyện của dân, chỉ là chuyện riêng của đảng. Và tôi hiểu họ nhất ở chỗ họ không bao giờ cần đến cơ hội, cơ hội khách quan hay chủ quan cũng vậy. Họ luôn cho rằng mình đúng, chủ động trong mọi điều, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh, sâu sắc trong mọi hành động. Không bao giờ sai, như lối tuyên truyền xưa nay “là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng”, luôn biết chuyển bại thành thắng (mà chả mấy khi bại), xấu thành tốt, dở thành hay. Biết tính toán, chủ động tất cả, thì làm gì có chuyện bỏ qua cơ hội. Chừng ấy bộ óc tự nhận rất thông minh, siêu việt, làm gì có chuyện bỏ qua cơ hội. Chính xác là họ chỉ muốn sự việc như thế, kết quả như thế, đã tính toán thật kỹ lưỡng, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rõ “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay”, dù phải chọn phương án xấu nhất trong những phương án xấu họ cũng vẫn chọn vẫn làm để đảm bảo không đổ vỡ, không mất uy tín. Sự tồn tại của đảng là trên hết. Phải thừa nhận rằng đảng là một tổ chức chính trị rất chặt chẽ, có nguyên tắc. Một trong những nguyên tắc của đảng là khi xây dựng, phát triển đội ngũ có thể bỏ sót người tài nhưng bất kỳ ai đứng trong tổ chức đều phải là người trung thành, tuyệt đối trung thành. Với đội ngũ đảng viên như thế, nhất nhất theo ý kiến cấp trên, sao dám khác biệt mà cơ hội với chả cơ hội.
Các vị Huy Đức, Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh thương đảng mà tỏ bày tiếc cho đảng, có nhẽ khi ấy cái tình của các vị cao hơn cái lý. Tôi đồ rằng ông Trọng và đảng của ông sẽ cười mỉm và bảo “xin cám ơn, nhưng các anh chị không hiểu chúng tôi, cơ hội ư, với chúng tôi chả có cơ hội nào sất”.
Tôi tự cho mình đã hiểu khá rõ những người của đảng nên tôi không thất vọng về đảng. Điều tôi rút ra được, nhất là sau cái gọi là hội nghị 6 vừa rồi, rằng đừng nên đặt quá nhiều hy vọng vào họ để rồi nhận lại thất vọng quá lớn.
17.10.2012
Nguyễn Thông

Người Buôn Gió – Chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch

Người Buôn Gió – Danluan
Mấy năm gần lại đây, lợi dụng vấn đề biển Đông đang có tranh chấp giữa hai nước Trung – Việt. Một số thế lực thù địch đã ra sức tuyên truyền xuyên tạc về quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng mà Đảng ta đã dày công vun đắp với nhà nước Trung Hoa anh em. Phải nói rằng thành tựu ngoại giao nổi bật và thành công nhất trong thời kỳ đổi mới mà Đảng ta đạt được là thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước Trung Hoa, phân định đường biên giới giữa hai nước, phân định lại vịnh Bắc Bộ. Ký kết nhiều hợp đồng kinh tế đầu tư lớn như Bô Xít Tây Nguyên và trao đổi văn hoá, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo…..
Bất chấp những thành công đạt được trong mối quan hệ chiến lược với Trung Hoa là vô cùng to lớn. Các thế lực thù địch ngày đêm vẫn chống phá mối quan hệ này bằng những luận điệu thâm độc, chúng muốn chia rẽ khối đại đoàn kết anh em giữa hai nhà nước cùng thể chế chính trị, cùng CNXH, hai nhà nước anh em được chủ tịch Mao vĩ đại và chủ tịch Hồ cũng vĩ đại đã dày công xây đắp.
Một trong những luận điệu xuyên tạc đó là , chúng nói rằng nhà nước Việt Nam bị chi phối bởi nhà nước Trung Hoa. Rằng mọi đường lối, chính sách, cơ cấu, tổ chức nhân sự của Việt Nam đều phải rập khuân y chang nhà nước Trung Hoa.
Nhưng bằng chứng thực tế diễn ra đã cho thấy nhiều ví dụ chứng minh rằng không phải Trung Hoa diễn ra thế nào là Việt Nam phải diễn ra như vậy. Vì là chung định hướng CNXH nên hai nước có nhiều điểm tương đồng. Nhưng tính chất của mỗi nước khác nhau, Việt Nam có những xử sự không giống Trung Quốc trong nhiều vấn đề xảy ra ở nước mình, cho dù tính chất của sự việc xảy ra về nội dung, tính chất, nguyên nhân là y hệt nhau.
Ví dụ 1
A – Người Trung Quốc biểu tình chống cái mà họ cho là Nhật chiếm đóng chủ quyền quần đảo của Trung Quốc. Khi biểu tình, những người Trung Quốc la hét, chửi bới, đập phá tài sản của người Nhật, đánh trọng thương người dùng hàng Nhật . Báo chí Việt Nam đưa tin rầm rộ về chuyện này một cách thoải mái, không bị ngăn cấm. Chưa thấy nhà nước Trung Hoa có biện pháp gì về việc này, hình ảnh trên báo Trung Hoa thấy những người biểu tình này như những người dân yêu nước nồng nàn.
B – Người Việt Nam bị cấm biểu tình phản đối nhà nước Trung Hoa chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam, bị bắt vì tội cho là gây rối trật tự công cộng ( mặc dù người Việt Nam biểu tình không đập phá, đánh đập, mạt sát cá nhân cũng như tổ chức nào). Người biểu tình Việt Nam bị tổ dân phố cưỡng chế giáo dục, bị giám sát, tra hỏi từ nơi ở đến chỗ làm việc….Báo chí Việt Nam gọi những người Việt Nam biểu tình là gây rối, phản động…
Ví dụ 2
A – Những tác phẩm về chiến tranh biên giới Việt- Trung thời kỳ năm 79 tại Trung Hoa được xuất bản. Ca ngợi người lính Trung Hoa là anh hùng, chính nghĩa trong cuộc chiến mà họ gọi là bảo vệ biên giới Phía Nam. Trong muôn vàn cuốn sách ca ngợi cuộc chiến năm 79 của Trung Hoa, có cuốn sách còn được dịch ra tiếng Việt và được nhà xuất bản lớn nhất Việt Nam cho xuất bản.
B – Tác phẩm về chiến năm 79 của Việt Nam như Rồng Đá không được xuất bản, báo chí, sách báo, truyền hình Việt Nam không còn đề cập đến vấn đề này. Thậm chí có những nơi bia ghi tội ác của quân Trung Quốc xâm lược bị đục bỏ. Những ngôi mộ của liệt sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến này đều chỉ được ghi chung chung là hy sinh bảo vệ tổ quốc…Truyền thông Việt Nam không hề nhắc tới ngày mà Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, tàn sát đồng bào Việt Nam và bao nhiêu nghìn chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh chống lại sự xâm lược ấy.
Ví dụ 3
A- Những ngư dân Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam được nhà nước Trung Quốc khuyến khích động viên. Hàng chục nghìn tàu đánh cá Quảng Đông trước khi tiến vào biển Đông khai thác đánh cá được tổ chức tiễn đưa như lễ hội, quan chức cao cấp đến dự. Cá biệt có vài tàu bị hải quân Việt Nam bắt giữ chỉ bị cảnh cáo cho về. Thậm chí có ngư dân Trung Quốc ở nuôi hải sản tại khu vực quân sự Việt Nam hàng năm trời không bị sao.
B- Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt sẽ bị tịch thu tài sản, bắt gọi điện về nhà bảo người thân mang tiền nộp phạt, số tiền phạt nên đến hàng trăm triệu đồng Việt Nam. Thậm chí ngư dân Việt Nam còn bị đánh đập, xỉ nhục. Bị tàu thép đâm vào tàu đánh cá chìm nghỉm giữa biển khơi mênh mông , tính mạng bị đe doạ.
Ví dụ 4
A- báo chí Trung Quốc nhiều lần lớn tiếng đòi quân đội Trung Quốc phải dùng vũ lực để đánh Việt Nam vì cả gan tranh chấp biển Đông với Trung Quốc, họ mạt sát Việt Nam là đồ vô ơn, tham lam, xâm lược.
B- báo chí Việt Nam luôn đề cao tình hữu nghị, nhắc nhớ luôn công ơn giúp đỡ của CHND Trung Hoa đã giúp đỡ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc, thực dân của nhân dân Việt Nam. Luôn dĩ hoà , vi quý với lời lẽ mềm mỏng cầu mong xử lý vấn đề biển đảo trong đối thoại hoà bình.
… và còn nhiều ví dụ trái ngược khác trong ứng xử của nhà nước Việt Nam và nhà nước Trung Quốc trong một vấn đề có cùng nội dung, tính chất điển hình là vụ Bạc Hy Lai gần đây xảy ra ở Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam chúng ta không bắt chước làm theo, mà xử lý theo tinh thần nhân ái, phê để giúp nhau tiến bộ. Chứ không phải phê để đấu đá, dìm nhau xuống.
Từ những ví dụ trên, đã chứng mình thấy rõ. Mặc dù ở cạnh một nước lớn, có cùng chung thể chế chính trị. Nhưng quyền độc lập, tự chủ của Việt Nam là rõ ràng không hề bị chi phối, rập khuân, phải làm bắt chước, sao chép từ Trung Quốc. Những thế lực thù địch dù có xuyên tạc thế nào, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tinh thần độc lập, tự chủ của chính quyền Việt Nam là rõ ràng, không một quốc gia nào dù mạnh đến đâu có quyền can thiệp, áp đặt vào nội bộ nước ta.
Sớm muộn gì nhân dân ta cũng phát hiện ra bộ mặt dối trá, tuyền truyền láo của những thế lực thù địch âm mưu ngày đêm phá hoại đất nước ta. Bọn chúng sẽ phải trả giá vì động cơ này.

Thanh Hương – Hành động tự sát của bác Nguyễn Phú Trọng

Thanh Hương
Nếu cho rằng kết thúc Hội nghị Trung ương 6 là một sự ngã ngũ thì đó là sai lầm lớn. Nó chỉ là sự mở đầu của một giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến sống mái. Người có lẽ duy nhất ngây thơ tin vào sự tốt đẹp của nó là bác Nguyễn Phú Trọng. Đây là những lới cảnh tỉnh dành cho bác.
Bác đã phát động cuộc chiến này với hy vọng củng cố niềm tin đã nát nhừ vào Đảng và chế độ. Nhưng kết quả cuộc tiến công đầu tiên không những làm tan nát chút niềm tin còn lại của nhân dân mà còn tạo ta một tình huống nguy hiểm cực độ: không có bất kỳ ai hài lòng với kết quả đó. Nhân dân ư? Sự suy sụp niềm tin vừa đục thủng đáy và đang rơi tự do. Đảng viên ư? Ngay cả những người bảo thủ nhất và tha hóa nhất cũng rất bất bình. Lực lượng lãnh đạo tiến bộ và còn chút tư cách đàng hoàng thì bị đẩy vào một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Còn đám tham nhũng cơ hội hả? Không những chúng không thỏa mãn với cú thoát hiểm ngoạn mục vừa rồi mà còn bất mãn cực độ với những gì đã xảy ra với chúng. Chúng đang rắp tâm thực hiện những cuộc trả thù và lật đổ ngoạn mục nhất.
Bác Trọng sẽ làm gì trong tình huống ngặt nghèo như thế? Bác còn dựa được vào đâu? Ai còn ủng hộ bác ngoài Trung Nam Hải? Nhưng xin nhắc lại sợ bác rối trí mà quên. Năm ngoái các lực lượng cấp tiến đã dấy lên thành công xu thế chống sự bành trướng của Trung Quốc từ vụ Bình Minh 02, để từ đó tấn công đám tham nhũng cơ hội, không cho chúng có chỗ dựa vào Trung Nam Hải. Quan điểm quốc phòng – an ninh đã thay thế an ninh – quốc phòng để ngăn cản chúng lợi dụng sức mạnh an ninh của đất nước để thực giện những cuộc đấu đá thanh trừng nội bộ và trấn áp sức mạnh của quần chúng. Con hổ giấy “thế lực thù địch” đang biến mất trong các hội nghị trung ương đầu khóa. Nhưng Hồ Cẩm Đào đã mượn tay bác để đưa con hổ này quay lại chính trường Việt Nam. Sau chuyến công du của bác đến Trung Quốc cuối năm ngoái thì con hổ này không còn là giấy nữa mà trở thành hổ thật. Có điều mà bác không ngờ là nó cắn giết nhân dân, cắn giết các lực lượng và xu thế tiến bộ, cắn giết chính chế độ mà bác ra sức bảo vệ và sẽ cắn giêt chính cả bác nữa. Nêu bác tiếp tục nuôi dưỡng con hổ này thì không bao lâu nữa nó sẽ cắn bác tan xương nát thịt.
Bác đã trúng kế Hồ Cẩm Đào nhưng bác vẫn chưa tỉnh ngộ. Con hổ thế lực thù địch nó xuyên tạc chống phá đâu không thấy, chỉ nghe qua những lời tuyên truyền và tự huyễn hoặc của bác và sự lợi dụng khai thác triệt để của đám sâu dân mọt nước để bảo vệ cho chúng. Nhưng vừa rồi trong Hội nghị Trung ương 6 nó đã vồ bác để cứu một tay “trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao đã có biểu hiện tha hóa biến chất tư tưởng đạo đức lối sống, đe dọa sự an nguy của chế độ“. Vậy mà bác vẫn chưa sáng mắt ra thì bác sẽ chết chắc đó. Con hổ đó đã được đem ra doạ cả Hội nghị Trung ương 6, dọa chính cả bác dù bác đã đem nó về nuôi dưỡng. Bác đã cay đắng nhận ra những lời lẽ ngụy tạo của nó nhằm bảo vệ Đảng, chế độ nhưng bác đã không thể phản bác được vì há miệng mắc quai. Chính bác đã dạy cho nó nói thế. Giờ thì nó nói hay hơn bác nhiều.
Nhưng nếu bác tiếp tục bịt tay trộm chuông, xấu hổ mà không dám thừa nhận mình đã sai lầm thì việc nó sẽ cắn giết bác sẽ không còn lâu nữa. Chắc vẫn có người tin vào sự nấc nghẹn của bác khi phát biểu bế mạc như là một sự thể hiện quyết tâm bài trừ cái xấu và còn nhiều gian truân. Nhưng chẳng ai tin vào năng lực của bác và vào sự hồi phục chế độ đang suy tàn nhanh chóng bằng phương pháp của bác nữa đâu. Khá nhiều người thương cảm cho sự bất lực của bác nhưng không vì thế mà người ta tin vào bác và vào cái Đảng mà bác đang ra sức cứu vãng nữa rồi. Cuộc tiếp xúc cử tri ngay sau Hội nghị Trung ương 6 kết thúc, dân đã nói gì với bác thì bác quá rõ. Bác chỉ có thể cấm truyền hình báo chí phản ánh đầy đủ những lời công khai bày tỏ sự bất mãn vào Hội nghị Trung ương này. Nhưng niềm tin của nhân dân không nhờ thế mà có lại được. Đó là hành động bịt tai trộm chuông thôi. Tên trộm muốn đánh cắp cái chuông quí nhưng khi động đến nó kêu rất to. Hắn đã trấn an mình bằng cách bịt kín tai mình với hy vọng chủ nhà không nghe thấy. Bác chẳng thể nào phản bác những lời lẽ của cử tri mà chỉ có thể chống chế rằng đây mới là bước đầu, có tới 3 nhóm vấn đề. Nhưng cử tri đã phì cười chán nản khi bác nói tiếp rằng: làm cái này thì nó phát sinh cái khác, nhiêu khê lắm. Cũng có ngươi thương bác vì bác đã rơi vào mê hồn trận của chính mình tạo ra. Nhưng bác vẫn đang còn hy vọng vào nó, rằng bác sẽ tiếp tục đến kết quả cuối cùng.
Nhưng xin thưa và khuyên bác rằng bác không còn thời gian và cơ hội nữa đâu. Việc tuyên chiến và thất bại của bác đối với bầy sâu và đám hổ đã đẩy bác vào thế sống mái một mất một còn với chúng. Nếu bác ngây thơ cho rằng đó là một thắng lợi bước đầu như bác phát biểu thì cái chết của bác sẽ rất tan thương. Bác nghĩ rằng dù sao cũng đã thành công vì 100% Bộ chính trị nhất quyết đòi kỷ luật, dù Trung ương không thông qua nhưng cũng đã làm cho bàn dân thiên hạ biết được và nhờ vậy mà tước bớt được quyền hành của bầy sâu và đám hổ, tăng quyền lực cho bác. Từ đó bác sẽ tiếp tục trong sạch hoá bộ máy lãnh đạo. Bác có thể nói thế nhưng nếu bác nghĩ thật như thế thì xin hãy tìm cho mình một ô đất chôn trước là vừa.
Nhìn ánh mắt và nụ cười của Nguyễn Tấn Dũng khi bác đọc kết luận Trung ương không quyết định kỷ luật một đồng chí ủy viên bộ chính trị người ta phải rùng mình nghĩ đến những kế hoạch tiếp theo của ông ta. Người ngây thơ nhất cũng thừa hiểu rằng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn con đường lật đổ tất cả để lên ngôi cửu ngũ thì mới có thể đảm bảo cho sự an toàn của mình, gia đình và phe cánh. Nguyễn Tấn Dũng không còn con đường hạ cánh an toàn. Nguyễn Tấn Dũng không ngây thơ mà tin vào điều đó nếu không muốn nói là cực kỳ ma mãnh trong khả năng sinh tồn nơi hoang dã. Sẽ không còn bất cứ sự thỏa hiệp nào được Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận nữa đâu. Dù Nguyễn Tấn Dũng thể hiện thái độ như thế nào sắp tới đi nữa thì ông ta chỉ có một và duy nhất một mục đích là đánh bại tất cả mọi lực lượng chống đối ông ta và giật sập cái Đảng lâu nay làm vỏ bọc cho ông ta để thiết lập nên một chế độ độc tài của duy nhất một người. Và như vậy mục tiêu mà ông ta sẽ tập trung tiêu diệt cho bằng được chính là bác Trọng đó. Bác đã từng cảnh báo “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải cảnh giác không được mơ hồ trước các âm mưu của các thế lực thù địch“. Xin thành tâm mà khuyên bác rằng âm mưu của Nguyễn Tấn Dũng chính là âm mưu như vậy đấy.
Nếu bác muốn tỉnh ngộ thì xin được cho bác những lời khuyên sau đây:
- Cách đóng cửa dạy nhau của bác đã thất bại. Bác chỉ còn cách thật sự dựa vàp dân cho cuộc chiến này. Niềm tin dựa vào Đảng của bác cho cuộc chiến này đã thất bại cho dù nó là của gần 4 triệu Đảng viên mà đa số đều không phải là người xấu. Nhưng nó đã bị thâu tóm và điều khiển bởi đồng tiền, sự tha hóa và nỗi sợ hãi. Chỉ có sức mạnh của nhân dân mới giúp bác chiến thắng được cuộc chiến này thôi. Muốn vậy bác phải khai tử ngay con hổ thế lực thù địch, ngay lập tức vào lúc mà bác còn kịp làm được điều đó. Nó không những chia rẽ nhân dân, đẩy nhân dân vào thế đối đầu với bác mà còn cung cấp sức mạnh khủng khiếp cho bấy sâu dân mọt nước. Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng ngay sau khi thoát hiểm tại Học viện cảnh sát với những lời tuyên bố răn đe, tuyên chiến với các phần tử chống đối chế độ của các thế lực thù địch đã cho thấy ông ta sẽ tiếp tục khai thác triệt để sưc mạnh này. Đã rất nhiều lần Nguyễn Tấn Dũng thành công bởi dã tâm như thế. Và đừng mơ hồ, bác Trọng sẽ nhanh chóng thành thế lực thù địch của Nguyễn Tấn Dũng thôi.
- Nếu bác muốn giữ lại chút gì đó của cái chế độ và chủ nghĩa mà bác tôn thờ thì hãy loại bỏ ngay Lê Nin trong cái học thuyết Mác-Lê Nin. Chỉ cần như vậy bác sẽ thu phục được đáng kể niềm tin của nhân dân. Hãy trở về với những cái đúng đắn của chủ nghĩa Mác một cách có phê phán mà đoạn tuyệt với những giáo điều phản động của Lê Nin đã bóp méo biến dạng Mác thành một tên đồ tể của nhân loại. Vẫn còn kịp để bác làm điều đó, trước khi mà Nguyễn Tấn Dũng còn đang loay hoay củng cố lại vị thế bị bẽ mặt vừa rồi. Vẫn có cách làm điều đó mà không gây ra đổ vỡ tan nát.
- Liên kết mạnh mẽ với các lực lượng tiến bộ trong và ngoài Đảng để hình thành nên một lực lượng chính trị thực sự đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Đừng mơ hồ hão huyền sẽ trong sạch hóa bộ máy lãnh đạo đang tha hóa, thối nát nhanh chóng hơn bao giờ hết. Bác không còn đủ thời gian và tài cán để làm việc đó trước khi chúng đè bẹp và nghiền nát bác. Đừng ảo tưởng vào sự trong sạch của mình sẽ giúp bác làm được như vậy. Thanh liêm chẳng có chút gía trị nào trong cái chiến trường đầy sâu giòi mà bác đang dựa vào Đảng để chiến đấu. Thanh liêm chỉ có giá trị đối với quảng đại quần chúng. Do vậy bác hãy chuyển hậu phương vào đúng cái nơi mà giá trị vốn có của bác phát huy tác dụng.
Nếu bác không nghe những lời khuyên trên thì tôi có thể nói là cái chết trước mắt đang chờ bác. Một cái chết theo đúng nghĩa đen của nó chứ không phải chỉ là sự thất bại ê chề và mất danh dự thôi đâu.
* * *Ít dòng với các lực lượng dân chủ và những lực lượng cấp tiến trong Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các lực lượng dân chủ nên đoàn kết lại và sẵn sàng liên kết với những người Cộng sản đàng hoàng. Hãy đừng chỉ vì cái tên xã hội chủ nghĩa hay cộng sản mà đánh mất đi cơ hội và sức mạnh tập hợp quý giá lúc này. Hãy gác bỏ quá khứ và đấu tranh cho một sự dân chủ tiến bộ cho đất nước chứ không phải chống cộng chỉ vì cái tên hay những sai trái tội lội của những kẻ xấu mang danh cộng sản. Nếu ai đó ảo tưởng và hy vọng “tổng thống” Nguyễn Tấn Dũng sẽ phá bỏ cái xã hội chủ nghĩa, cộng sản và lấy đó làm vui mừng thì chính họ sẽ trở thành nạn nhân đầu tiên của “tân tổng thống”. Những lãnh đạo và Đảng viên Cộng sản còn lương tri, cả cấp tiến lẫn bảo thủ đang tập hợp lại cho cuộc chiến một mất một còn tới đây. Nếu tiếp tục đả phá họ mà không nhìn thấy cơ hội và sức mạnh liên kết sẽ là một sự thiếu khôn ngoan chính trị nhất, chỉ phù hợp cho những kẻ phá bỉnh.
Những người Cộng sản đàng hoàng cần nhìn thấy sự đơn chiếc và yếu thế của mình trong cuộc chiến này nếu không biết kết hợp với các lực lượng bên ngoài để có được tinh hoa dân tộc và lòng dân. Không nên tự đề cao và sĩ diện. Cần mở lòng và hòa hợp, không hơn thua thì mới tránh được sự tiêu vong trong cuộc chiến này. Nhìn ánh mắt hoang mang lo lắng của những người trong hội nghị trung ương 6 đã đối đầu thất bại với Nguyễn Tấn Dũng cũng thấy được phần nào nguy cơ này.
Các bác cần làm mọi cách để để mở rộng tự do báo chí vì đó là sức mạnh có thể đánh bại những kẻ sâu dân mọt nước. Nếu các bác vẫn sợ báo chí tự do lên tiếng thì các bác đã tiếp sức cho kẻ thù của mình và dân tộc.
Cần nỗ lực bảo vệ những lực lượng dân chủ và cả những doanh nghiệp tư nhân thành đạt. Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng sẽ tập trung vào lực lượng này trước để tiêu diệt họ nhằm tận diệt mọi khả năng liên kết của các bác. Nhưng đến lúc cần thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ thả tù nhân lương tâm sau khi đã đạt được sự mặc cả, rồi trở thành nhân vật cải cách vĩ đại. Người dân đối với Nguyễn Tấn Dũng chỉ là những món đồ để phục vụ cho tham vọng điên cuông của ông ta mà thôi.
Nếu không làm được những điều trên thì các bác cũng sẽ chỉ là những con cờ dười tay Nguyễn Tấn Dũng mà thôi.
Cuộc chiến sống mái này đã bắt đầu và sẽ kết thúc rât ư là nhanh chóng.
Thanh Hương

Nhập cảng cái ác của Mao


Ngô Nhân Dụng – Nguoiviet
Khi loan báo việc Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển trao giải Nobel Văn Chương cho nhà văn Trung Hoa Mạc Ngôn, các bản tin quốc tế thường nhắc đến những tiểu thuyết nổi tiếng tiêu biểu của ông như Báu Vật Của Ðời, Cây Tỏi Nổi Giận (tên đặt cho bản dịch tiếng Việt, khác tên gốc).
Nhưng nếu nói đến Mạc Ngôn, cuốn truyện gây ấn tượng mạnh nhất khiến cho người đọc không thể nào quên được chắc là cuốn Ðàn Hương Hình (Hành hình bằng gỗ đàn hương).
Trong tiểu thuyết Ðàn Hương Hình, Mạc Ngôn kể rất nhiều kỹ thuật độc đáo trong lịch sử Trung Quốc khi người ta muốn tra khảo người và giết người cách nào để nạn nhân đau đớn nhất; những người giầu tình cảm, dễ xúc động không nên coi. Ðọc cuốn truyện đó, phải khâm phục trí tưởng tượng của nhà văn, khi ông vẽ ra đủ các phương pháp tra tấn, cách hành hình độc đáo. Những “kỹ thuật” và “phong cách” trong việc xử tử của các vua chúa nước mình chưa bao giờ đạt tới những sáng kiến phong phú như bên Trung Quốc.
Chắc Mạc Ngôn cũng không tưởng tượng ra được hết các chi tiết trong truyện mà phải rút kinh nghiệm từ những chuyện có thật ghi trong lịch sử nước ông. Nhưng đọc ông thì người ta phải nghĩ ngay đến những kỹ thuật hành hạ con người vào thời đại Mao Trạch Ðông còn tiến bộ hơn nữa. Tiểu thuyết gia phải kể chuyện đời xưa để ám chỉ đời nay.
Ðời Võ Hậu nhà Ðường, ông quan Tố Nguyên Lễ đã sáng chế ra các khí cụ và phương pháp tra tấn gọi tên là Lồng Sắt và Phơi Cánh.
Không thấy tài liệu nào mô tả các hình cụ ra sao, nhưng sử còn chép là các quan trong triều chỉ nghe đến các tên hình phạt đó đã “thấy rùng mình.” Nguyên tắc của Tố Nguyên Lễ là hễ bắt một người rồi thì phải tra khảo sao cho hắn ta phải khai ra hàng chục người khác. Tố Nguyên Lễ đã dùng lối bắt bớ dây chuyền này mà xử tử cả ngàn người. Sau này, phương pháp đấu tố, truy tầm phản động của Mao cũng theo quy tắc đó; và số nạn nhân cao gấp hàng vạn lần.
Một người kế vị Tố Nguyên Lễ là Lai Tuấn Thần, đã phát minh ra những cách tra tấn kỳ diệu hơn và giết được nhiều người hơn nữa. Khi Tuấn Thần bị Thái Bình Công Chúa bắt đem giết, những người thù oán ông ta khắp nơi mừng rỡ. Họ tụ họp quanh giảo đài, chờ sẵn trước giờ hành hình, để được băm vằm cái xác người chết. Họ còn “tranh nhau róc thịt, chốc lát thi thể chẳng còn gì nữa.” Những chữ “chốc lát” và “chẳng còn gì nữa” nghe thật ngắn gọn, chỉ sử gia Trung Quốc mới nghĩ ra cách hành văn xuất thần như thế.
Việt Nam mình không có những hình quan nổi tiếng giết nhiều người như bên Trung Quốc. Có thể nói, cách biểu lộ tính ác cũng mỗi nơi mỗi khác. Thêm một điều nữa chứng tỏ văn hóa nước mình khác với Trung Hoa. Nếu bắt chước Lev Tosltoi thì nói rằng: “Những người hiền thì ai cũng lành như nhau, nhưng những kẻ ác có rất nhiều cách ác khác nhau” (nhại theo câu mở đầu Anna Karenina). Người Việt Nam thua xa người Hán về mặt biểu diễn cái ác; ít nhất cho tới thời Cải Cách Ruộng Ðất.
Các vị vua đầu tiên ở nước ta đặt hình luật cũng mô phỏng lối bên Trung Hoa. Ðời Ðường đặt ra năm thứ hình phạt “suy, trượng, đồ, lưu, tử;” đời nhà Ðinh bên mình cũng đặt ra năm hình phạt. Tội nặng nhất là tử hình, lại chia ra nhiều cách giết người, tùy theo sáng kiến của hình quan. Nổi tiếng ác như Lê Long Ðĩnh cũng chỉ hành hạ một ít người chứ không giết dây chuyền như các lãnh tụ nước Tầu. Ở nước mình cái gì cũng nhỏ, mà đó cũng là điều may. Nước mình không có Vạn Lý Trường Thành, dân đỡ phải phục dịch. Một bạo chúa đời Lê mạt dựng một cái nhà lầu bằng gỗ cao có mấy chục thước mà đã bị sử sách chê là xa xỉ, viên kiến trúc sư xây lầu cũng bị đời sau sỉ vả. Ở bên Tầu thì khác. Không phải họ ác hơn người mình, nhưng vì đất nước, lịch sử của hai dân tộc khác hẳn nhau.
Giữa thế kỷ 20, người Việt mình cũng được học và áp dụng cách giết người rất tàn bạo nhờ các cố vấn do ông Mao Trạch Ðông cử sang. Thí dụ, trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, nhiều người Việt cũng đem chôn sống đồng bào mình, chôn đứng chỉ để hở cái đầu, rồi cho trâu kéo cầy đi qua lại nhiều lần, đến lúc nạn nhân chết mới thôi.
Khi đọc tin Mạc Ngôn được giải Nobel, tôi kể cho anh Sơn, ông bạn đang cùng ngồi uống cà phê về cuốn Ðàn Hương Hình và mấy cách hành hình trong đó – tôi không dám kể đến phương pháp hành hình sau cùng.
Anh bèn kể cho tôi nghe một cảnh chính anh đã chứng kiến. Ông bác anh đã bị tố là địa chủ, dù chỉ có mấy mẫu ruộng thừa tự. Cụ bị hành hạ bằng cách chôn xuống đất, chỉ để cái đầu ngoi lên, nhìn thấy cái lưỡi cầy từ phía trước đang tiến tới cứa cổ mình. Tôi ngây thơ hỏi: “Thế sao ông không nhắm mắt?” “Nhắm mắt sao được? Chúng nó đập cho, bắt phải mở mắt ra chứ!” “Nó cầy mấy lần thì cụ chết?” “Không cho chết, thế mới là tố khổ. Nó bắt người ta phải nhìn cái lưỡi cầy sắc bén trườn trên mặt đất, ngang tầm mắt mình, như con dao lừng lững tiến tới sắp cứa cổ mình! Rồi lại chờ cái lưỡi cầy quay một vòng, rồi lại nhắm đầu mình tiến một tới lần nữa! Mỗi lần nó chỉ cứa đứt một mảng thịt thôi, cho tới lúc ông cụ kiệt lực ngất xỉu chúng mới ngưng. Vì giết một người đã xỉu rồi thì chúng không được hưởng cái thú hành hạ người ta nữa.” Ông bác anh bạn tôi sau đó còn tiếp tục sống mấy tháng trước khi chết, vì bị bỏ đói. Trong ba tháng sau cùng cuộc đời ông, ông phải sống với hình ảnh cái lưỡi cầy đang tiến tới trước mặt.
Nhiều người nghe thuật lại những chuyện trên chắc không tin là chuyện đó có thật. Thi sĩ Hữu Loan, tác giả bài thơ Mầu Tím Hoa Sim đích thân kể trong một hồi ký, đọc ông thì phải tin. Thời kháng chiến bắt đầu năm 1947, hai cụ song thân bà Hữu Loan từng được phong làm địa chủ cứu quốc. Nhiều lần họ đã chở gạo nuôi bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan cho nên thi sĩ rất biết ơn. Ðến thời Cải Cách Ruộng Ðất, các cụ bị tố là địa chủ, bị hành hình bằng lưỡi cầy.
Phương pháp chôn đứng người ta rồi giết bằng lưỡi cầy, chắc phải do các cố vấn Trung Cộng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo trong thời Cải Cách Ruộng Ðất. Người Việt mình khó có ai lại nẩy ra được những sáng kiến như thế. Giết một mạng người cũng ghê tay quá rồi; chớ đừng nói trước khi giết còn hành hạ, tra tấn người ta bằng lưỡi cầy! Ðồng bào với nhau, ai nỡ giết nhau như vậy. Cho nên chỉ có các cố vấn Trung Cộng mới bày ra được các phương pháp đó, theo truyền thống Ðàn Hương Hình.
Ông Mao Trạch Ðông đã để lại một di sản đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa nhưng ông không phải là người Trung Hoa tiêu biểu, ông ta cũng không là một ông hoàng đế tiêu biểu. Nhiều người Trung Hoa rất tốt, như ông Khổng Tử, hay thi sĩ Ðỗ Phủ chẳng hạn. Ông Mao chỉ là hình ảnh tiêu biểu của một bạo chúa Trung Hoa. Vì ông sống trong nền văn hóa Trung Hoa cho nên ông cũng đi tới một chỗ cùng cực của tội ác, mà lịch sử Trung Hoa sau này sẽ kết án.
Một nhà kinh tế cùng họ, ông Mao Vu Thức (Mao Yushi, sinh 1929), đã nhận xét rằng: “Trong ba tay giết người tập thể lớn của thế kỷ 20, Hitler, Stalin, và Mao Trạch Ðông thì Mao đã giết nhiều người nhất. Chính sách kinh tế tập thể, “Bước Nhẩy Vọt” của ông làm 30 triệu người chết đói.” Mao Trạch Ðông dùng lý thuyết đấu tranh giai cấp để chiếm đoạt quyền hành; nhưng Mao Vu Thức nhận thấy, “Ông ta cả đời chỉ lo củng cố quyền cho mình. Chẳng liên can gì tới đấu tranh giai cấp cả.” Vu Thức viết: “Không những Mao Trạch Ðông gây đau khổ cho người Trung Hoa, ông còn xuất khẩu để cả thế giới được chia phần sự tàn bạo của ông ta. Học trò giỏi nhất của ông là Pol Pot, kẻ giết người nhẫn tâm nhất.”
Trong thời Bước Nhẩy Vọt, Mao đã làm 30 triệu dân Tàu chết đói, chết bệnh. Ở huyện Tỉnh Nghiên, Tứ Xuyên, năm 1959, vào lúc đói kém nhất, cứ 8 người dân, có một người chết đói.
Khi các địa phương báo lên sản lượng lương thực không những không tăng mà còn giảm, Mao bèn kết tội dân cả nước “giấu bớt lương thực.” Hiểu ý của Mao, khu ủy huyện Tín Dương, tỉnh Hà Nam tập họp 6,000 người để đấu tố 60 người về tội “giấu bớt lương thực” không nộp cho nhà nước. Ðể chứng tỏ ông Mao bao giờ cũng nói đúng. Nhưng trong cuộc đấu tố này, chính những người đi dự hôm ấy cũng đang gần chết đói; một người chết đói tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà. Tỉnh Hà Nam dù chỉ có được dưới 10 triệu tấn ngũ cốc, vẫn báo cáo lên là thu hoạch hơn 22 triệu tấn, để chứng tỏ bác Mao giỏi. Năm 1959, trên toàn quốc, theo báo cáo 270 triệu tấn lương thực, thực tế chỉ có 170 triệu tấn; năm 1960 giảm xuống chỉ còn 143 triệu tấn. Nạn đói tràn lan, nhưng Bí thư Khu ủy Tín Dương vẫn lên giọng: “Vấn đề không phải là thiếu lương thực! Tới 90% là vấn đề tư tưởng!” Khu ủy Tín Dương sau đó phong tỏa, không cho dân chúng ra khỏi làng, sợ họ mang thây ma đói đi ăn mày nơi khác. Theo tài liệu do Bộ Chính Trị Trung Quốc “giải mật” sau này, những năm ấy Tín Dương có hơn một triệu người chết đói. Trịnh Ðại Quân, một cán bộ Ban Công Tác Nông Thôn huyện Sùng Khánh kể rằng, một đội sản xuất có 82 hộ gia đình, chỉ trong một năm, từ tháng 12 năm 1959 đến tháng 11 năm 1960 trong số 55 bé gái bẩy tuổi trở xuống cùng độ tuổi có 48 em bị người lớn làm thịt.
Ðối với ông Mao, đó chỉ là những con số thống kê vô nghĩa, mà ông cũng không đọc các con số đó bao giờ. Khi đọc Ðàn Hương Hình của Mạc Ngôn, chúng ta phải thấy ông dùng ngòi bút kể chuyện xưa để bắt độc giả người Trung Quốc phải nghĩ tới hình ảnh cái ác vào thời nay. Ðó là lối quen thuộc của các tác giả Trung Hoa thời xưa. Những chuyện Liêu Trai Chí Dị (mà Mạc Ngôn nói đã ảnh hưởng tới ông) kể chuyện ma, nhưng cốt để nói đến xã hội người sống. Khi các nhà văn nước ta như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương tả cái ác thản nhiên trong đời sống hàng ngày của con người thời nay, họ cũng nhắc mọi người về nguyên nhân gây nên cái ác.
Vì nước ta cũng được chia phần, nhập cảng nhiều di sản mà Mao Trạch Ðông. Ðặc biệt là những phương pháp hành hạ người ta bằng cái đói; các phương pháp kiểm soát tư tưởng từ thường dân đến cán bộ; các kỹ thuật đấu tranh để tiêu diệt những người mình ghét ở trong làng, trong nước, và ngay đối với các đồng chí cùng đảng có thể tranh quyền với mình.
Theo kiểu vua chúa Trung Hoa, giết người chưa đủ, còn phải hành hạ, hành hạ trước đám đông cho sỉ nhục, rồi bắt ôm nỗi nhục đó sống mòn héo suốt đời cho tới lúc chết. Cùng một phương pháp đó đã được áp dụng từ cấp trung ương cho tới từng thôn xóm. Trong việc nhập khẩu một phương pháp giết người, con số người chết lớn nhỏ không quan trọng bằng những hậu quả tâm lý xã hội. Hậu quả đó là: Hành động giết người tàn nhẫn sẽ thay đổi cách người ta sống và cư xử với nhau.
Sau khi được chứng kiến những phương pháp giết tróc mới thi hành ngày này qua ngày khác, thì tâm lý con người phải đổi khác. Cách người ta đánh giá một con người, quan niệm về mạng sống một cá nhân, ngay cả cách nhìn người bên cạnh như các con người hay chỉ là những “đối tượng,” tất cả cái đầu con người thay đổi. Trước đây trông vào mặt ai vẫn cũng thấy nhau như những người hàng xóm, bà con, đồng bào máu mủ. Nhưng sau khi được tập cho quen với việc giết những người vô tội, người ta nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, hàng xóm, anh em bà con nữa. Ðược học tập, huấn luyện rồi, chỉ còn nhìn thấy những đối tượng đấu tranh và căm thù. Nhiều người đã hãnh diện vì biết lột xác, không để những cảm tình nhân đạo vụn vặt làm vướng ý thức giai cấp, tinh thần đấu tranh giai cấp của họ. Con tố cáo cha, vợ đấu tố chồng, đó là những nền nếp văn hóa mới từ Trung Quốc truyền sang. Sau khi được huấn luyện theo chủ trương của Mao, xã hội nước mình có thay đổi thật. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ đi làm thơ dạy bảo người Việt Nam, “Chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi: “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn.” Người ta không thể dùng Ác để làm việc Thiện; chỉ có điều thiện mới giúp nảy sinh ra điều thiện. Khi đem nhập cảng cái ác của Mao Trạch Ðông vào nước ta, tức là đã chấp nhận suy nghĩ như ông Mao.
Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Nhiều người lớn đã chấp nhận văn hóa kiểu mới từ hơn nửa thế kỷ rồi. Các các tai họa đó được người Việt nhìn ra ngay, và có thay đổi. Chúng ta vẫn còn là người Việt Nam; không thể nào bị Mao hóa mãi mãi! Tuy nhiên, như Lưu Quang Vũ viết: “Có những cái sai không thể đổi được! Giết người rồi thì không làm cho người ta sống lại!” Nhưng khi đọc Mạc Ngôn, chúng ta phải thấy dân tộc mình may mắn, không trở thành một tỉnh của Trung Quốc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét