Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Tin thứ Sáu, 28-09-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Dalai Lama nói về căng thẳng Việt-Trung (BBC). “Ngài nhắc lại vào năm 1979, khi ‘Trung Quốc định dạy Việt Nam một bài học, họ đã gặp phải một quân đội thiện chiến, cứng cỏi’.”
- Thủ tướng Nhật thề bảo vệ đất và biển (NLĐ).  - Trung Quốc chỉ trích thủ tướng Nhật “ngoan cố” về vụ Điếu Ngư/Senkaku (RFI).   – Nhật cứng rắn hơn nếu ông Abe trở thành Thủ tướng (TQ).  – Nhật sẽ thay đổi chính sách về quần đảo tranh chấp (TTXVN).  – Noda: ‘Không có tranh chấp Senkaku’ (BBC).  – Nhật-Trung tiếp tục vụ tranh cãi biển đảo (VOA).  - Trung Quốc “dụ” Đài Loan cùng chống Nhật (TN).
Nhật – Trung kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (VOV).  - Nhật chiếm ưu thế hải quân trước Trung Quốc (ĐV) - Doanh nghiệp Nhật hướng nhìn sang Đông Nam Á do căng thẳng Bắc Kinh –Tokyo (RFI).
-  Tàu hải quân Trung Quốc đã tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư (VNE).

Biển Đông: Trung Quốc điều chỉnh quan điểm? (SGTT).  - Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng về biển đảo (TTXVN). - Sự thật về tàu sân bay Liêu Ninh: Vô dụng (NYT/VnMedia).  - Thực hư về tàu sân bay Trung Quốc – Kỳ 2: Đe dọa tinh thần (TN). ) - Ukraine giới thiệu tàu đổ bộ đóng cho Trung Quốc (ĐV).
Philippines dọa bắn hạ máy bay Trung Quốc (VnM). - Bắc Kinh cắt viện trợ để phạt Manila về tội tiếp cận với Nhật (RFI). – Trung Quốc buộc các nước châu Á liên kết với nhau (ĐV).  – Việt-Ấn đối thoại an ninh (VOA).  - Thái Lan muốn tham gia vấn đề biển Đông (TN).
-  Dự báo: Việt Nam nhập khẩu vũ khí Nga vượt Trung Quốc (ĐV).
- New Zealand : Vị trí cực nam trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ (RFI).
- HRW bác bỏ tuyên bố của Việt Nam về bản án khắc nghiệt đối với 3 blogger (VOA). “Tôi nghĩ phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị nên bỏ thời gian tìm đọc điều 19 quy định về quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân trong Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Tôi sẵn sàng gửi cho ông Nghị một bản nếu ông không tìm thấy trong thư viện của Bộ Ngoại giao Việt Nam… Có lẽ nhiều người dân Việt Nam đang cười vào những tuyên bố của ông Nghị, những tuyên bố đó không gạt được ai đâu”.
- Đại-Hội Văn Bút Quốc-Tế Thúc-Giục Chế Độ CSVN Trả Tự-Do Cho Tất Cả Tù Nhân Ngôn-Luận Và Lương-Tâm Việt-Nam (Trúc Lâm Yên Tử).
- Nguyễn Tấn Dũng nhất định kiểm soát những người bất đồng chính kiến Việt Nam: Nguyen Tan Dung is hell-bent on getting Vietnamese dissidents in line (NamViet Times).
- MÁU VÀ MẶT TRỜI Ở ĐẤT NƯỚC TÔI (Nồng Nàn Phố). “Có muốn trả nợ/ Cho dòng máu chảy oan phí ngoài Hoàng Sa, Trường Sa/ Cho dòng uất ức chảy oan phí vào những ngày chủ nhật ở Hà Nội, Sài Gòn, ở những con phố chỉ quen ngát mùi hoa sữa, liễu và me/ Cho dòng căm thù chảy oan phí trong những phiên tòa câm, điếc, mù, đui và vô luật/ Cứ dấu diếm, cứ khuất tất/ Chả ai dám á họng đòi công bằng khi mà cả đất nước này đang rạp đầu nhận mình là nô lệ”.
- Trần Đức Việt – Đôi điều về chủ nghĩa Mác-Lênin - (Dân Luận).
- TÌNH VÀ TIỀN TRONG LÁ PHIẾU (Bùi Văn Bồng). “… xin ý kiến tập thể cũng có hai mặt trái ngược nhau. Tưởng là dân chủ, nhưng kẻ đáng ra phải bị đào thải thì tỉ lệ phiếu bầu lại cao… Sau bầu cử, lấy phiếu ‘tín nhiệm’ bộc lộ ra cả, thấy hết, nhưng đã đề ra rồi, muốn hay không muốn cũng đành ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’ mà thôi !”  – Bà Đầm Xòe: ĐANH THÉP NỮA ĐI. TÀN BẠO HƠN NỮA ĐI (Huỳnh Ngọc Chênh).   – Độc diễn (Nồng Nàn Phố).
- Liệu đã đến lúc Đảng Cộng sản phải thay tên? (RFA). BTV: Chỉ “phải đổi tên” thôi sao? Cho dù cái tên có là “Đảng Cộng sản”, “Đảng Dân chủ”, “Đảng Lao động” hay Đảng whatever… cũng không quan trọng bằng chuyện cái đảng này làm được gì cho dân, cho nước. Giả sử Đảng Cộng sản có đổi tên thành “Đảng Dân chủ” đi nữa, nhưng nếu đảng này tiếp tục là đảng độc tài, tham nhũng, thối nát… liệu đa số người dân có chấp nhận đảng đó lãnh đạo đất nước hay không? Có lẽ người dân không quan tâm đến cái tên cho bằng quan tâm tới chuyện cái đảng này đã, đang và sẽ làm gì cho dân, cho nước. Cho nên, chuyện đổi tên không giải quyết được vấn đề.
- Ông Trần Xuân Giá ‘bị khởi tố’ (BBC). – Ông Trần Xuân Giá cùng 3 lãnh đạo ACB bị khởi tố (RFA). – Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định, gây hậu quả nghiêm trọng (RFI).   – Bị can Trần Xuân Giá liên quan vụ lừa đảo (Cầu Nhật Tân).   – Breaking News: Khởi tố ông Trần Xuân Giá (Hiệu Minh). “Cuối cùng Tiền Phong lại được lệnh đưa lên. Làm báo nước mình cũng khổ, cứ thò thụt, mất hết cả ‘tự do’.
Ông Trần Xuân Giá: ‘Tôi có bảo bối để bảo vệ mình’ (TP) “là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm.”  -  Những điều chưa biết về ông Trần Xuân Giá (GDVN).
- Bá Tân: Ông Giá trả giá (Nguyễn Thông). BTV: Không đồng ý với tác giả câu này: “Dĩ nhiên ông có sai phạm mới bị khởi tố”. Có thể câu đó đúng trong trường hợp ông Giá, nhưng nó không đúng trong nhiều trường hợp khác, bởi nếu ai bị khởi tố cũng đều có tội thì sẽ không có những phiên tòa có bị cáo “trắng án”. Nhớ lại câu chuyện của một người bạn ngày trước vượt biên bị bắt, viên công an hỏi: Anh khai hết tội lỗi của anh đi. Người bạn: Tôi không có tội. Công an: Anh không có tội tại sao anh bị bắt vào đây? Nghĩa là với cơ quan công quyền thời đó, đã bị bắt thì phải có tội!
- “Việc khởi tố không ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng” (TQ).  – NHNN, Standard Chartered sẵn sàng hỗ trợ ACB (TBKTSG).   – Người gửi tiền không có gì phải lo lắng (TN).  – Lộ diện một phần số dư của ACB (LĐ).
- Đành phải hô Quyết tâm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng (VTV).  - Tăng niềm tin bằng ý kiến của Thủ tướng: ‘Không có vùng cấm xử tội phạm NH’ (ĐV).   - Nóng chuyện khởi tố 4 cựu lãnh đạo ACB (DV). - Người phát ngôn của ACB nói gì? (TP).  – Lãnh đạo ACB: “Ông Giá bị khởi tố là bình thường…” (GDVN).  – Những tâm sự sau cùng, trước khi bị khởi tố của ông Trần Xuân Giá (GDVN).
-  TẠI SAO PHẠM HUY HÙNG – CHỦ TỊCH VIETINBANK LẠI ĐƯỢC ‘GIẢI THOÁT’? (VLB).
<- Bà Đặng Thị Hoàng Yến- Cựu đại biểu QH cũng ‘kêu cứu’ (BBC) vì trường Tân Tạo bị … xục xạo.
Độc giả Lương Đức Hòa phản hồi lúc 5h30′: … nhớ cuộc họp chi bộ chiều qua, trước khi vào họp, anh em bàn tán tin tức chánh trị, cuộc chiến đang cao điểm giống như hồi giải phóng Tây Nguyên, phe3  … phe4 … Người bảo lũ 3de kỳ này chắc cũng rụng nhiều, người thì bảo chưa chắc đâu, bè lũ này chúng nó “cướp” được như thế, tiền nó đốt ai chẳng được, đứa ít cũng có tỷ đô, còn 3de thì nếu chưa tới trăm thì cũng bằng thằng Putil 78 tỷ .. . . . đến như ông Giá, tiền lắm, cơ nghiệp ông có đủ các nơi trên thế giới, con cháu ông đã an cư ở các nước thuộc khối G7 … tuổi tác ông như vậy, thế mà trước những chục triệu, trăm triệu USD, ông có từ được đâu ? . .. Và bí thơ kết thúc cuộc họp tự do bằng lời phán: “Anh em nói đúng mà chưa đủ đâu ! Ta phải nói thế này, ‘Nhà nước của … Bộ Cày Tơ, do … lũ sâu chúa, vì … những con sâu bự !!!’ ” [Xuyên tạc khẩu hiệu "Nhà nước của dân, do dân, vì dân].  Tất cả vỗ tay … và vào họp chi bộ, bí thư kiểm điểm công tác và triển khai nghị quyết .. . tất cả 7 phút.
Nông dân: Hình ảnh cưỡng chế trái phép tại Sơn La (TTXVA).  – Dân phòng giật biểu ngữ người dân biểu tình phản đối bản án bất công (TTXVA).  – SÁNG KIẾN TUYỆT VỜI (Trần Nhương).  – Khiếu nại liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng: Diễn biến phức tạp(LĐ). Nhưng có thể rất đơn giản qua một câu nói: 1275. CT Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: ‘Khiếu kiện đông người làm xấu hình ảnh thủ đô’ (VNE/ Ba Sàm). – Nhưng ông bí thư HN thì bảo:  “Tập trung xử lý cán bộ tiêu cực, dân sẽ đồng tình” (DT).   - Mở ra cơ hội tích tụ ruộng đất (TBKTSG).  – Đất vàng trụ sở các bộ, ngành: Sẽ đấu giá một số vị trí di dời (LĐ).
- Công nhân: Nga phát hiện 163 thợ may lậu VN (BBC).  – Số phận công nhân về nước trước thời hạn (RFA). – Bình Dương: Gần 2.000 công nhân ngộ độc thực phẩm (VNN).  – Nhà nưóc cộng sản đã xây dựng thành công chủ nghĩa vô sản cho công nhân Việt Nam: Đau đáu những giấc mơ   –   Hãy nắm tay nhau và cùng chia nhau nỗi thống khổ của người lao động (DĐ Công nhân).  – Trở lại Tân Tiến – Chương Mỹ (Người Buôn Gió). – Việt Nam có tên trong danh sách vi phạm lao động trẻ em (VOA).
Nhân dân:  - Gần 1000 người dân ngắc ngoải sống trong ô nhiễm giữa Thủ đô (DT).      - Thủy điện Sông Tranh 2: An toàn của người dân là trên hết sau khi … chết! (CP). – “Mấy ông ấy liều quá” (TT).  - Kiểm tra việc phòng chống lụt bão tại thủy điện Sông Tranh 2 (VOV).   – Phỏng vấn TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn KHCN&QL (TPHCM) : Động đất tại Sông Tranh 2 – 4 nghi vấn cần làm rõ (LĐ).   - Cần có phương án cho tình huống xấu nhất tại thủy điện Sông Tranh 2 (TP) - Không cho tích nước cũng “bị” tích nước (LĐ).   - Dân lo sợ, chủ đầu tư… thờ ơ! (HNM).  - Việt Nam có nhiều ứng cử cho giải Nobel (DV). “Tôi đề cử phát minh đập Thủy điện Sông Tranh 2 bất chấp động đất, thuộc môn Vật lý địa cầu“. – Vũ Xuân Tửu: HỎI HÀ NỘI (Phạm Viết Đào).  – Khi không có dân để lãnh đạo (Nguyễn Tường Thụy).
Ngư dân: Ngư dân Việt ở trại giam tỉnh Rayong, Thái Lan (RFA). Ngư dân Việt được phát thuốc sau khi bị lực lượng hải quân Thái bắt giữ =>
Bất nhân: Tận diệt và hủy hoại (DV). “nghe tin Trung Quốc mua rễ cây sim”; “gỗ sưa bán xuất qua Trung Quốc”, “thương lái Trung Quốc dụ dỗ mua mèo”, “thương lái Trung Quốc gom hàng rồi biến mất”.
Báo Quân đội nhân dân tự vả vào mặt mình?! (Cu Làng Cát).  - Sự man rợ của báo lá cải mệnh danh chính thống (Chu Mộng Long).
- HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 24): Không gì quý hơn…”ấy chết” (!) (Nhật Tuấn).
- Lương vờ, thuế thật, sống ảo (Đào Tuấn). “Và trong khi chờ đợi lương ‘hết giả vờ’, không phải chỉ là các giáo sư, tiến sĩ, mà hàng chục triệu lao động vẫn sẽ phải ở vào cảnh: Nhà nước vờ tăng lương. Chỉ khác với các giáo sư, tiến sĩ là người lao động thì không thể vờ làm việc, không thể chạy xô, không thể ‘chân trong chân ngoài’. Cuộc sống đó là gì nếu không phải là sống ‘ảo’.”
- Đất vàng trụ sở các bộ, ngành: Sẽ đấu giá một số vị trí di dời (LĐ).
Nguyên quan chức QH: “Bộ trưởng hứa xong rồi để đó thì ai cần đến” (GDVN).
-  Tiết lộ nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen (TP).  - Cầu Thăng Long được sửa chữa triệt để sau 2014 (TTXVN).
Một người dân thắng kiện UBND huyện (TP).
Những bất cập của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân cần được sửa đổi (ĐBND).  - Kiểm tra lại quy định đưa tên cha mẹ vào CMND (NLĐ). - Đà Nẵng ngừng siết nhập cư (TN). - Xe “biển xanh” không cần tem đăng kiểm? (LĐ).  - Đề nghị Bộ Công an cấp đăng ký cho xe đã cải tạo (TT).   – Nhiều xe CSGT không dán tem kiểm định (KT).  – Thanh tra rượt đuổi xe quá tải gây náo loạn (NLĐ).  – Sợ xanh mặt (LĐ).
-  Đám cưới ” có một không hai” của con cán bộ xã! (PLXH).
- Những vụ “kỳ cục” án (NLĐ).
Khánh Ly vẫn sẽ hát ở Việt Nam? (BBC).  - Nguyễn Ngọc Già – Tản mạn về Khánh Ly (Dân Luận).  – Đỗ Trung Quân: BAO GIỜ “TRÊN CÀNH KHÔ HOA NỞ” (Huỳnh Ngọc Chênh).  - Khánh Ly chuẩn bị cho ngày về (VNE).
<- Hoàng Hưng: Danh Võ, nghệ thuật và chính trị (boxitvn).
Công dân Việt Nam được phép đến Tây Tạng (SGTT).
-  161. THỬ LÝ GIẢI GIẤC MƠ CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG.
- “Nhiều cảnh báo”:  Khởi động dự án 1,5 tỉ USD lấn biển Cần Giờ (SGTT).
- Lập thêm phương án vận chuyển bauxite (TBKTSG).
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Lại đường sắt cao tốc (boxitvn).
Những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải: Mối nguy hại phóng xạ hạt nhân ngàn đời của những nước có nhà máy điện hạt nhân! (boxitvn).
- Quốc tế sẵn sàng cho Miến Điện vay đến một tỉ đô la (RFI).  – Bà Clinton: Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với Miến Điện (VOA).  – Mỹ thông báo ý định cho phép nhập khẩu hàng hóa Miến Điện (RFI). - Mỹ cho phép nhập khẩu hàng hóa Myanmar (PLTP).  - Tổng thống Myanmar ca ngợi bà Suu Kyi trước Liên Hiệp Quốc (NV).
- Đơn kháng cáo của Ngải Vị Vị bị bác (BBC). – Tòa án Trung Quốc y án nghệ sĩ Ngãi Vị Vị về tội trốn thuế (VOA). – Nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị vẫn bị truy thu khoản thuế khổng lồ (RFI).
- Quyền lực chính trị tại Trung Quốc : Một thế giới kín như bưng (RFI).
Bên trong khách sạn chọc trời ở Bình Nhưỡng (VNN).
- Công ty Mỹ khai thác dầu tại Campuchia năm tới (VOA).
- Huỳnh Văn Úc: Cú đấm của tỷ phú Alexander Lebedev (Nguyễn Tường Thụy).
KINH TẾ
- Kinh tế Việt Nam : Tăng trưởng sụt, lạm phát tăng (RFI).  - Kinh tế năm 2013 còn tiếp tục “vất vả” (VNEco). Lựa được cái từ “vất vả” cho tựa bài này chắc cũng … vất vả?
- Ba cách tăng quyền lực của Nhà Đầu Tư (Alan Phan).   – Đầu tư của Việt kiều: khó vì thủ tục hành chính (TBKTSG). Việt kiều trao đổi bên lề hội nghị ngày 27-9 tại TPHCM =>
- GDP 9 tháng tăng trưởng 4,73% (VNN).  – GDP Việt Nam trượt mốc chỉ tiêu (BBC).   – Thủ tướng: Không để lạm phát hai con số (VNN).  – Vẫn giữ mục tiêu lạm phát đề ra (TQ).  – Chính phủ: Lạm phát năm nay sẽ đạt mục tiêu (VnEco).  – Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (CP).  – Lạm phát cả năm khoảng 8%(NLĐ).  - Bộ trưởng Đam: ‘CPI tăng cao bất thường do yếu tố thời điểm’ (ĐV).
Tăng giá than 40%: Thêm áp lực tăng giá điện (Vef).  -  Thuế xuất khẩu than sẽ giảm về 10% (VNEco).
- Sớm xử lý nợ xấu gắn với tái cấu trúc ngân hàng thương mại  (VnMedia).  - 42% doanh nghiệp “nội” không cần vốn ngân hàng (VNEco).   - Sợ ‘đòn’ của Bí thư Đà Nẵng, NH hạ lãi suất (Vef). Oai chưa?! Nó mà không sợ thì ra tiếp “đòn” … xã hội đen. Nói thêm, sau khi thông tin ông nầy có thể ra nắm cái Ban Nội chính lắng đi, lại có thông tin khác là ông sẽ làm trưởng ban Kinh tế, đương nhiên sẽ vào BCT.
- Đối thoại với DN về thuế: Vỡ ra nhiều chuyện khóc, cười (ND).
Thủ tục thuế và hải quan vẫn làm khó doanh nghiệp (TT).
- Cục máu đông (NLĐ).
Cam Trung Quốc “đội lốt” Hà Giang (TT).
-  Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 20 tỷ USD (HNM).  -  Công ty “lật kèo”, nông dân lỗ nặng (DV). - Nhiều nhà thầu kiện đòi nợ đại gia thủy sản (VNE). - Nuôi rắn thu tiền tỷ (DV).  - Lỗ nặng vì nhím rớt giá (SGTT).
Chất lượng xăng có vấn đề? (NLĐ).
Thất bại từ sự ra đi của cựu CEO Trương Đình Anh (LĐ).
Giá vàng tăng mạnh trở lại vì Trung Quốc (VNE).
IBM và Prism hợp tác kinh doanh (TN).
Số phận của ngành ôtô trong xung đột thương mại Mỹ-Trung (AD). - Hạng sang và giá rẻ cùng chiếm lĩnh hội chợ xe hơi thế giới 2012 (RFI).
- EU yêu cầu WTO phạt Mỹ về vụ trợ cấp cho công ty Boeing (VOA).
- Ba nước tham gia Sáng kiến An ninh Thực phẩm Châu Phi (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Điểm sách: SỰ THĂNG TRẦM CỦA CÁC ĐẾ CHẾ (Trần Nhương).
- Nghĩ về sự đọc đang chết (Một góc nhìn) (Phạm Ngọc Tiến).
- NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÔNG BAO GIỜ LẶNG LẼ (Văn Công Hùng).
- Đào tạo nghệ sĩ nghệ thuật hàn lâm – Nguy cơ hụt hẫng (SGGP).
<- Thở dài nhìn cổ vật Hòa Bình phủ mạng nhện (ND).   - Tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu thăm dò tàu cổ đắm chứa cổ vật(VOV).  - Quảng Ngãi: Dân lại lao ra biển tìm cổ vật (KP).  - Còn cổ … quái vật cũng đem tới Nỗi buồn khi thăm con đường gốm sứ (LĐ).
Động Phong Nha có hồ không đáy (TP).
- Người phụ nữ Huế cuối cùng làm trống (LĐ).
- Truyện ngôn tình đang lũng đoạn văn hóa đọc của giới trẻ (SK&ĐS).  - Sách điện tử không thể thay thế sách giấy (ĐBND).
- Những nữ ca sĩ “sạch” hiếm hoi của showbiz (NS).
Lễ hội Trung thu cho con em chiến sĩ Trường Sa (PNTP).  – Chia sẻ Trăng Thu với trẻ em vùng sâu vùng xa (chùa Phúc Lâm).
Việt Nam trong những bức ảnh đạt giải ảnh Báo chí Thế giới (DT).
- LHP quốc tế Hà Nội lần hai: Vẫn giấu kín “bài” (ND).  – Phim Việt sẽ khai màn LHP Quốc tế Hà Nội lần II (TQ).  – LHP quốc tế Hà Nội hút toàn phim “khủng” (VNN).  – Dự án Làm phim 48h sẽ “khuấy động” tại Hà Nội  (VnMedia).  – Phim Mùi Cỏ Cháy tham dự giải Oscar (BBC).  – Việt Nam gửi phim Mùi cỏ cháy dự giải Oscar (BBC).
- Tiếng Hoa sắp trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất trên internet (VOA).
- Bóng đá Việt Nam”ngắc ngoải” trong cơn đại khủng hoảng (NĐT).
Pháp : Nghi án dàn xếp tỷ số để cá độ trong môn bóng ném (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng (Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM): Đặt ra mục tiêu cơ bản, cốt lõi (TN).
- Chính phủ không đồng tình độc quyền sách giáo khoa (VietQ).
- Lại phải sửa quy chế tuyển sinh? (NLĐ).  – Nhiều trường ĐH, CĐ tiếp tục xét tuyển bổ sung.  - Mập mờ liên kết tuyển sinh (DV). - Phát triển bản thân trong môi trường đại học (TN).
-  Mức cho học sinh, sinh viên vay đã lạc hậu? (PLVN).  - Lũ lụt tàn phá, cổng trường ĐH càng xa (TT).
- Trường chất lượng cao: Khó nhân rộng! (SGGP).
- Tiếp sức cho con giáo viên (NLĐ).
-  Buộc con nghỉ học để phản đối nhập trường (TP).
- Lớp học tình thương ở chùa Hương Lan (ND).  – Xót xa phận nữ sinh nghèo trên dòng sông Lam (GDVN). =>
- Mẹ đã có lương chưa? (VNN). –  “Em biết lấy tiền đâu để nhập học bây giờ?” (DT).
- Đề xuất phương án kỷ luật Trưởng khoa tự ý nâng điểm thi ĐH (DT).
- Để học bơi không còn… trên giấy (TTVH).
-  Nhà trường gặp khó với một số khoản thu (ANTĐ).
-  Trung Quốc: Phẫn nộ vì giáo viên đóng dấu lên mặt học sinh (GDVN).
Hàng triệu website gặp nguy vì “cửa hậu” trong phpMyAdmin (TT).
- Vệ tinh Việt Nam bị hoãn chuyến chu du (VNE).
- Nguyễn Tường Tâm – Chuyện thần thoại thành sự thực: Xe hơi không người lái được phép lưu thông ở California (Dân Luận). –  Robot-car technology by Google (MercatorInfogr).
- Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi khẩn cấp chống sốt rét kháng thuốc (RFI).
Cựu sĩ quan tố chính phủ Mỹ che giấu thông tin UFO (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân: Quá khó! (LĐ).
- Chưa xác nhận vi rút gây bệnh SARS mới lây từ người sang người (TN).
- Chất độc hại trong đồ chơi: Hại đến cỡ nào? (SK&ĐS).
- Hàng ngàn công nhân Bình Dương ngộ độc thực phẩm (TT).
Phát hiện 3 cây xăng cài phần mềm gian lận (DV).  - Nhân viên Techcombank tố bị tài xế xe buýt đánh chảy máu mồm (GDVN).  - Làm tiền trên hài cốt: Công an vào cuộc điều tra (NLĐ).  - Hoa hậu ‘Quý bà thành đạt’ bị dọa giết (TP).  - VỤ KHIẾU KIỆN VỚI “QUÝ BÀ THÀNH ĐẠT”:  Bộ Công an khẳng định vụ việc là tranh chấp dân sự  (LĐ).
<- Cuộc sống trong ngôi nhà 2,5 m2 (VNE).
- Thuốc “hồi xuân” hay “hại xuân”? (NLĐ).  – Khi đàn ông đi nạo phá thai?! (NĐT).
- THỒ HÀNG LÊN BIÊN CƯƠNG (Mai Thanh Hải).
- Giải cứu 4 cá thể Cheo Cheo trong quán nhậu (DT).  – Tê giác một sừng ở Ấn Độ vừa bị giết dã man (ĐV).
- Kinh hoàng sạt lở miền Tây xứ Nghệ (DT).   – Hình ảnh sạt lở núi chặn dòng suối Cóc tại Lào Cai (VOV).
Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường xanh (TS).
- Tác hại kinh tế của biến đổi khí hậu : Hơn 3% GDP thế giới có thể mất đi mỗi năm (RFI).
- Tunisia: Nữ giới lo ngại quyền phụ nữ bị hạn chế (VOA).
QUỐC TẾ
- LHQ: Số người Syria tị nạn gia tăng nhanh chóng (VOA). – Bạo động tiếp diễn tại Syria: Một ngày hơn 300 người chết (RFI).  – S.Lavrov phát biểu, H.Clinton ra ngoài (NLĐ).  - Nga tố cáo phương Tây kích động xung đột ở Syria (VNP) - Hỗ trợ người tị nạn Syria gần 500 triệu USD (VOV) - Tình hình Syria: Ngổn ngang trăm mối (HNM).
- Ngoại trưởng Mỹ: al-Qaida dính líu trong cuộc tấn công lãnh sự quán Mỹ tại Libya (VOA).  – Phía Hồi giáo bất đồng với Mỹ về tự do ngôn luận (RFA).  - Mỹ lên án vụ treo thưởng để ám sát nhà sản xuất cuốn phim bài đạo Hồi (VOA).
Israel cảnh báo làn sóng nổi dậy lật đổ chế độ ở Iran (TTXVN).  - Thủ tướng Israel kêu gọi vạch ra ‘lằn ranh đỏ’ về chương trình hạt nhân của Iran (VOA). - Tổng thống Iran lên án tư bản và phương Tây ở LHQ (TTXVN).
- Lãnh đạo Israel, Palestine phát biểu tại Đại hội đồng LHQ (VOA).
Sudan và Nam Sudan tiến đến thỏa thuận (TN).
-  Obama bỏ xa Romney (VNE). - Cử tri bang Virginia đón hai ứng cử viên tổng thống Mỹ (VOA). =>
- Tư cách tranh cử lãnh đạo ở các nước (TN).
- Tây Ban Nha chuẩn bị cắt giảm mạnh (BBC).  – Tây Ban Nha loan báo thêm biện pháp khắc khổ (RFI).
- Thái bắt 12 người Triều Tiên xâm nhập trái phép (TTXVN).
Hàn Quốc xem xét mua thêm trực thăng tấn công mới từ Mỹ (QDDND).
Phượng hoàng cất cánh từ tro tàn (TN).
Nga chủ trì diễn tập chống khủng bố hạt nhân quốc tế (VTC).
- Ông chủ trang WikiLeaks có thể bị thủ tiêu? (LĐ).  - Anh, Ecuador không đạt được thỏa thuận về ông Assange (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 27/09/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 27/09/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 27/09/2012;  + Câu chuyện văn hóa – 27/09/2012;  + Đôi chân viết thơ, vẽ tranh, thổi sao;  + Đối thoại chính sách – 26/09/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 27/09/2012;  + Thời sự 19h – 27/09/2012.

 

1274. Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á

The Diplomat
Tác giả: Mong Palatino
Người dịch: Đan Thanh
25-9-2012
Camera giám sát ở các quán café Internet, các webmaster phải tuân theo quy định giải trình rất gắt gao, và bóng ma tự kiểm duyệt ám ảnh, tất cả đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về tương lai của tự do Internet.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức con người tương tác với nhau, mà còn buộc nhiều chính quyền phải vận hành trong một khung cảnh chính trị có rất nhiều thay đổi lớn.
Trong một số trường hợp, chính quyền có thể góp phần giải phóng toàn bộ tiềm năng của một không gian Internet tự do và cởi mở; chẳng hạn, bằng việc bảo đảm rằng ai cũng có thể vào được Internet. Mặt khác, chính quyền lại cũng có thể tìm cách để ngăn chặn đường vào đó.
Khả năng thứ hai có lẽ đang xảy ra ở Đông Nam Á, nơi mà, núp dưới cái vỏ truy quét tội phạm mạng, các chính quyền ban hành vô số luật phá hoại tự do Internet và tự do dân sự của người dân.
Chẳng hạn, chính quyền Campuchia đang thực thi một dự thảo luật được đưa ra hồi đầu năm nay, theo đó, các quán café Intenet phải lắp đặt hệ thống camera giám sát và phải đăng ký người sử dụng. Luật này được cho là một biện pháp ngăn ngừa tội phạm, nhưng những người phản đối cho rằng nó xâm phạm quyền riêng tư. Nó còn có thể dễ dàng được sử dụng để quấy nhiễu những người chỉ trích chính phủ trên không gian mạng. Nỗi lo sợ đó của họ có lẽ không hoàn toàn vô căn cứ, khi mà cách đây một năm, chính phủ đã chỉ thị cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) sở tại chặn một số website đối lập.
Trong khi đó, ở Singapore, Bộ Quy tắc Ứng xử dự kiến dành cho các blogger – vốn dĩ không nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng Internet sở tại – cuối cùng đã bị chính quyền bác bỏ theo đề nghị của một Hội đồng Tri thức Truyền thông. Thành lập hồi tháng 8 vừa qua, hội đồng này có nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cộng đồng về truyền thông và ứng xử trên mạng. Tuy thế, những người chỉ trích đã đặt nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong việc chỉ định các thành viên của hội đồng – cơ quan bị một số người xem như là một công cụ kiểm duyệt Internet kiểu khác. Họ lo ngại rằng hội đồng có thể khuếch trương một cách diễn giải hạn hẹp và méo mó khái niệm “tri thức truyền thông”, từ đó ngăn cản quyền tự do thể hiện quan điểm và cảm xúc của các công dân mạng.
Gần đây, Philippines ban hành Luật Chống Tội phạm mạng, nhằm ngăn không gian mạng biến chất thành “một xứ sở không luật pháp”. Nhưng các nhà báo – những người phản đối việc đưa điều khoản về tội bôi nhọ (libel – bôi nhọ, phỉ báng) vào trong luật, vào phút cuối cùng – thì cho rằng luật này là một mối đe dọa đối với tự do báo chí. Thay vì hợp pháp hóa hành động tố cáo, vốn là yêu cầu của nhiều nhóm truyền thông trong nhiều năm qua, thì chính quyền lại ban hành một đạo luật tăng số năm phạt tù cho tội phỉ báng. Hơn thế nữa, các luật sư cũng trích dẫn một điều khoản từ luật này, theo đó Bộ Tư pháp có quyền đóng tất cả các hệ thống dữ liệu máy tính vi phạm luật. Cũng vậy, Bộ Tư pháp có quyền kiểm duyệt ngay lập tức mọi nội dung có hại hoặc bị cấm, ngay cả khi không có đủ bằng chứng thuyết phục để trình chính quyền.
Cũng như Philippines, Malaysia vừa đưa vào luật một số sửa đổi có tác dụng thu hẹp tự do Internet. Theo khoản 114A trong Luật Bằng chứng năm 1950 sửa đổi, các cơ quan hành pháp có quyền xác định người phải giải trình vì đã tải lên (upload) hoặc đã xuất bản nội dung trên Internet. Đó là những người sở hữu, quản trị và biên tập nội dung website, blog, diễn đàn mạng. Luật sửa đổi cũng điều chỉnh cả những cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ web (webhosting) hoặc cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Điều này có nghĩa là, blogger hoặc người quản trị (mod) của diễn đàn nào mà để cho các bình luận (comment) mang tính kích động xuất hiện trên trang của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật đó. Một chủ quán café Internet sẽ phải chịu trách nhiệm nếu khách hàng của ông ta đưa nội dung bất hợp pháp lên mạng thông qua hệ thống wifi của quán. Chủ sở hữu điện thoại di động hoàn toàn là đối tượng tình nghi nếu các nội dung bôi nhọ được phát hiện là bắt nguồn từ thiết bị di động của anh ta. Những người cổ súy cho tự do truyền thông đã cảnh báo rằng, luật sửa đổi này có thể buộc các cây viết trên mạng phải tự kiểm duyệt còn các quản trị mạng (mod) thì phải cấm mọi bình luận có tính phê phán, để tránh bị truy tố hoặc bị kiện tụng lằng nhằng.
Có lẽ cả Philippines và Malaysia đều lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của Thái Lan. Thái Lan đã bị tai tiếng vì sử dụng luật pháp rất nghiêm khắc để trừng trị những người chỉ trích chính phủ. Điều 112 bộ luật hình sự Thái Lan thường được đánh giá là luật lèse majesté khắc nghiệt nhất thế giới (lèse majesté, tiếng Pháp, nghĩa là chống xúc phạm hoàng gia – ND). Đạo luật gây tranh cãi này thường được viện dẫn để kiểm duyệt nội dung web và đóng cửa website. Ngoài các webmaster ra thì ngay cả dân thường cũng có thể bị tống giam nếu bị buộc tội là đã gửi các tin nhắn xúc phạm hoàng gia. Giới học giả và các nhà hoạt động đã và đang đòi thay đổi đạo luật không còn hợp thời này, song chính quyền đã giải tán phong trào kiến nghị.
Ở một nơi khác, Việt Nam đang tự nổi bật lên như là quốc gia đứng đầu trong khu vực về số lượng nhà báo bị bỏ tù (trên thế giới, chỉ có Iran và Trung Quốc có số nhà báo bị tù nhiều hơn, theo báo cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới). Thậm chí đến Thủ tướng cũng công khai phê phán một số blogger có khuynh hướng đối lập, kết tội họ kích động, gây mất đoàn kết. Chính phủ cũng đã quen thói thỉnh thoảng lại chặn các mạng xã hội phổ biến và bắt giam những blogger bị buộc tội tuyên truyền lật đổ.
Chính quyền các nước trong khu vực bao biện cho việc áp đặt những chính sách quản lý web rất nghiêm khắc, rằng họ làm như thế là để bảo vệ quyền của người sử dụng Internet bình thường và để duy trì đạo đức công cộng. Trong khi bày tỏ cảm tình với những điều kỳ diệu được Internet tạo ra, thì họ cũng lo ngại về vô vàn tội lỗi trên không gian mạng.
Chẳng hạn, Cơ quan Phát triển Truyền thông Singapore biện hộ cho việc thành lập Hội đồng Tri thức Truyền thông bằng cách nhấn mạnh nhu cầu tuyên truyền nhận thức về sự gia tăng các hoạt động bất hợp pháp trên mạng, làm hại thanh thiếu niên. “Các vấn đề xã hội như hành hạ, xúc phạm, lợi dụng thanh thiếu niên, cùng những lời bình luận chưa phù hợp đã tìm ra đất sống và sinh sôi nảy nở thông qua nhiều tầng lớp tác động của Internet và truyền thông xã hội” – cơ quan này cảnh báo như vậy.
Tương tự, chính quyền Campuchia viện dẫn đến khái niệm phúc lợi công cộng. Họ nói thêm rằng, các hành động khủng bố và tội phạm xuyên biên giới gây ảnh hưởng tới truyền thống và giá trị văn hóa của mỗi nước đều được thực hiện thông qua dịch vụ viễn thông.
Nghị sĩ Philippines, ông Edgardo Angara, tác giả chính của Luật Phòng chống Tội phạm mạng, rất tự tin rằng luật này là cần thiết để mang lại lợi ích cho cộng đồng Internet. “Nhờ luật này, chúng tôi hy vọng sẽ khuyến khích việc sử dụng không gian mạng vào các mục đích thông tin, giải trí, học tập, thương mại. Bảo vệ tất cả người dùng Internet khỏi bị lạm dụng và lợi dụng, chúng tôi sẽ giúp cho các công dân mạng sử dụng Internet một cách hiệu quả hơn. Việc ban hành luật Phòng chống Tội phạm mạng gửi một thông điệp mạnh mẽ ra thế giới, rằng Philippines rất nghiêm túc giữ gìn an toàn trên không gian mạng” – ông Angara nói.
Đối với các chính phủ trong khu vực, thật tiện lợi nếu có thể thổi phồng bóng ma tội phạm mạng và vấn nạn lạm dụng mạng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ đã phóng đại quá đáng các nguy cơ và áp đặt những biện pháp mang tính trừng phạt cao cũng như hoạt động kiểm soát truyền thông rất chặt chẽ. Mục tiêu chính của họ có thể là thuần dưỡng không gian mạng và điều tiết nó theo cái cách mà họ đã sử dụng để kiểm soát thành công báo chí truyền thống. Việc điều tiết mạng được coi là cần thiết, bởi lẽ sự tồn tại của một nền truyền thông mới, không kiểm soát được, đã đe dọa độc quyền lãnh đạo (nguyên văn: political hegemony, bá quyền chính trị – ND) của tầng lớp tinh hoa chính trị.
Cho đến nay, các phong trào trên mạng đã khá thành công trong việc bóc trần động cơ xấu của những chính trị gia muốn kiểm duyệt Internet, tuy nhiên vẫn chưa ngăn được chính quyền thực thi những chiến dịch và đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng. Dường như chính quyền các nước Đông Nam Á đã rất chủ động nghiên cứu luật về Internet trong khu vực và tích cực trao đổi kinh nghiệm kiểm soát hiệu quả sức mạnh tiềm ẩn đáng sợ của Internet. Đã đến lúc cư dân mạng ở Đông Nam Á phải chống lại khuynh hướng gây xáo trộn mang tính khu vực này bằng chính các phong trào hoạt động trên mạng của họ.
Bản tiếng Việt © BS2012

 

Bị can Trần Xuân Giá liên quan đến lừa đảo

27/09/2012
Chiều 27/9/2012, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã chính thức tống đạt quyết định khởi tố 4 nhân vật: ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Các bị can này liên quan vụ lừa đảo chiếm đoạt 718,908 tỉ đồng.
Các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang,  Phạm Trung Cang đã bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng liên quan tới vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và TP.Hà Nội với tổng số tiền bị chiếm đoạt là 718,908 tỉ đồng.
Ông Giá nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng Bộ KH-ĐT. Với quyết định bị khởi tố này, ông Giá “vinh dự” là người thứ ba đứng vào hàng các bộ trưởng bị khởi tố. Hai người nữa là ông Vũ Ngọc Hải (Bộ trưởng Năng lượng dính vào vụ đường dây 500 KV – thời Võ Văn Kiệt) và ông Nguyễn Quang Hà (Bộ trưởng Lâm nghiệp) dính vụ Lã Thị Kim Oanh.
Hiện ông Giá đang bị ung thư giai đoạn cuối. Sau nhiều năm “kiếm ăn” kha khá từ mảng kế hoạch đầu tư, ông Giá đã kịp bố trí cho “hậu phương lớn” di hết sang Mỹ, con trai ông Giá đang sinh sống “ở bển”. Khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt vừa qua, ông Giá cùng một vài đại gia khác “đột ngột” đi thăm Mỹ. Chỉ sau khi có “còi báo yên”, các ông mới mò về Việt Nam bày trò hội nghị, hội thảo … đình đám tại một số khách sạn lớn ra điều họ vẫn chưa bị “nhập kho”. Cách đây vài ngày, ông Giá còn bắt một số tờ báo lớn phải xin lỗi vì đăng tin khởi tố ông.
Dù bị khởi tố, ông Giá vẫn trông đợi rất lớn vào sức mạnh của “bàn tay vô hình”, bởi theo ông quan niệm thì “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”.
Được biết, tội của ông Giá nặng không kém Bầu Kiên, nhưng do ”bàn tay vô hình” và do “ăn ở tốt” với cả các Cụ Cố nên ông Giá được hưởng ân huệ ”khoác” cho tội danh ít nghiêm trọng hơn nhiều và được ở nhà ngủ với vợ để phục vụ điều tra.
Tới đây, ngoài trách nhiệm hình sự, ông Giá còn phải chịu nhiều trách nhiệm dân sự khác liên quan tới vai trò của ông tại Ngân hàng ACB khi Bầu Kiên lợi dụng danh nghĩa ACB để lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến hàng nghìn tỉ của nhiều doanh nghiệp mà tập đoàn Hòa Phát là nạn nhân điển hình.

 Gỡ, cải chính bài khởi tố ông Giá vì Bộ Chính trị đang họp?

Lúc 19h42, báo Tiền Phong vừa mới đăng tin ông Trần Xuân Giá cùng Phạm Trung Cang – Phó Chủ tịch Ngân hàng Eximbank, Trịnh Kim Quang và Vũ Kỳ đã bị khởi tố bị can, bị cấm đi khỏi nơi cư trú thì ngay lập tức có thế lực siêu lớn can thiệp và bài đã đăng bị gỡ xuống sau gần 15 phút lên mạng và buộc phải đăng tin đính chính xin lỗi sau đó. Hiện, Bộ Chính trị đang họp để gút lại nội dung kiểm điểm của một vài đồng chí “có vấn đề”. Có phải bài đăng giữa lúc quá nhạy cảm, “không có lợi về chính trị” cho một đồng chí liên quan nên đã bị gỡ và buộc cải chính? 
Ông Giá nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng Bộ KH-ĐT. Với quyết định bị khởi tố này, ông Giá “vinh dự” là người thứ ba đứng vào hàng các bộ trưởng bị khởi tố. Hai người nữa là ông Vũ Ngọc Hải (Bộ trưởng Năng lượng dính vào vụ đường dây 500 KV – thời Võ Văn Kiệt) và ông Nguyễn Quang Hà (Bộ trưởng Lâm nghiệp) dính vụ Lã Thị Kim Oanh.
Hiện ông Giá đang bị ung thư giai đoạn cuối. Sau nhiều năm “kiếm ăn” kha khá từ mảng kế hoạch đầu tư, ông Giá đã kịp bố trí cho “hậu phương lớn” di hết sang Mỹ, con trai ông Giá đang sinh sống “ở bển”. Khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt vừa qua, ông Giá cùng một vài đại gia khác “đột ngột” đi thăm Mỹ. Chỉ sau khi có “còi báo yên”, các ông mới mò về Việt Nam bày trò hội nghị, hội thảo … đình đám tại một số khách sạn lớn ra đều họ vẫn chưa bị “nhập kho”. Cách đây vài ngày, ông Giá còn bắt một tờ báo lớn phải xin lỗi vì đăng tin khởi tố ông.
Sự thật thì ông Giá đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bị can cách đây nhiều ngày. Do nhiều lực cản, Quyết định khởi tố bị nhét ngăn kéo sau khi ký, chỉ đến hôm nay (25/9), Cơ quan Điều tra mới tống đạt quyết định khởi tố tới tay ông Giá và áp đặt lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với bị can này. Tuy nhiên, ông vẫn trông đợi rất lớn vào sức mạnh của “bàn tay vô hình”, bởi theo ông quan niệm thì “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”. Thực vậy, đăng bài lúc 19h42, gỡ bài vào khoảng 20h thì đến 21h55, Tiền Phong đã phải đăng tin cải chính.
Được biết, tội của ông Giá nặng không kém Bầu Kiên, nhưng do ”bàn tay vô hình” và do “ăn ở tốt” với cả các Cụ Cố nên ông Giá được hưởng ân huệ ”khoác” cho tội danh ít nghiêm trọng hơn nhiều và được ở nhà ngủ với vợ để phục vụ điều tra.
Tới đây, ngoài trách nhiệm hình sự, ông Giá còn phải chịu nhiều trách nhiệm dân sự khác liên quan tới vai trò của ông tại Ngân hàng ACB khi Bầu Kiên lợi dụng danh nghĩa ACB để lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến hàng nghìn tỉ của nhiều doanh nghiệp mà tập đoàn Hòa Phát là nạn nhân điển hình.
.
“Nhuệ khí” kém hẳn, ông Giá trông phờ phạc như một cái xác không hồn:
.

 Trần Đức Việt – Đôi điều về chủ nghĩa Mác-Lênin

Trần Đức Việt, nhà báo tự do
Tôi nhận được thư một số bạn đề nghị trao đổi tiếp xung quanh đề tài chủ nghĩa Mác-Lênin đang dạy trong nhà trường. Do thịnh tình của các bạn, tôi có nghĩa vụ trả lời, nhưng cũng cần nói rõ với các bạn đôi điều. Đầu tiên phải nói để các bạn biết, tôi không phải là người nghiên cứu về triết học, kiến thức còn rất hạn chế. Thứ hai, tất cả những điều tôi nói đều chưa hẳn đã đúng. Nhiều lắm thì các bạn cũng chỉ nên xem là ý kiến tham khảo, nghe cho biết. Có một điều tôi khẳng định: Đây là ý kiến của riêng tôi, nếu có sai thì không ai phải chịu trách nhiệm. Xin trả lời theo câu hỏi các bạn đặt:

1. Chủ nghĩa Mác-Lênin là sự phát triển của chủ nghĩa Mác?

Có bạn hỏi: Chủ nghĩa Mác-Lênin có phải là chủ nghĩa Mác hay không? Nếu không thì phân biệt như thế nào giữa hai chủ nghĩa này?
Xin trả lời: Ngày nay có những người cho rằng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mác-Lênin là hai lý luận khác nhau, theo tôi, nhận thức như vậy là sai lầm cơ bản. Những người phân biệt thành hai học thuyết khác nhau dựa vào việc hiện nay có một vài nước Bắc Âu vẫn thừa nhận Mác, nhưng không thừa nhận Mác-Lênin. Những người đó quên mất rằng một số nước công nhận Mác về mặt triết học, nhưng không công nhận Mác trong lĩnh vực kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Một số đảng ở Bắc Âu đề cao Mác, nhưng đó là đề cao về tư tưởng, về chính sách xã hội, tuyệt đối không có đảng nào, quốc gia nào sử dụng lý luận cơ bản của Mác về kinh tế chính trị là “xóa bỏ chể độ tư hữu”. Đây là điểm cốt tử phân biệt giữa Mác và không phải Mác (nếu bỏ lý luận “xóa bỏ tư hữu” và “chuyên chính vô sản” thì chủ nghĩa Mác không khác gì lý luận dân chủ xã hội ở các nước Tây Âu). Chúng ta dùng điểm này để xét chủ nghĩa Mác-Lênin. Rõ ràng là chủ nghĩa Mác-Lênin kế thừa toàn bộ triết học Mác, kinh tế chính trị Mác và cả chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác. Lênin khác với Mác ở chỗ, Lênin là người vận dụng lý luận Mác vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, Mác thì mới chỉ xây dựng lý luận mà chưa hề có thực tế để chứng minh. Nếu không có Lênin thì Mác thuần túy chỉ là nhà nghiên cứu kinh viện, chưa thể coi là học thuyết “khoa học của giai cấp vô sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản”.
Vậy Lênin phát triển Mác như thế nào? Để thực hiện lý luận “xóa bỏ chế độ tư hữu”, Lênin đề ra một loạt chính sách: hợp tác hóa nông thôn, nhà nước nắm các ngành công nghiệp… Nhưng sự phát triển đáng nói nhất là lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học. Mục tiêu mọi cuộc cách mạng là giành chính quyền. Mác cho rằng sau khi giành chính quyền thì phải thực hiện chuyên chính vô sản và chính quyền chuyên chính vô sản tốt nhất là chế độ cộng hòa đại nghị (xem ra Mác dân chủ ghê!). Lênin đã tin theo Mác, năm 1917, cách mạng tháng Mười thành công, ông tổ chức bầu cử dân chủ theo cơ chế cộng hòa đại nghị. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử này những người bônsevich thất bại thê thảm, chỉ chiếm 24% trong chính quyền mới. Thực tiễn đặt ra bài toán khó đối với Lênin: Nếu theo đúng từng chữ chủ nghĩa Mác thì cuộc cách mạng tháng Mười thất bại về cơ bản, nếu muồn bảo toàn thành quả của cách mạng tháng Mười thì buộc phải “vận dụng sáng tạo và phát triển” Mác. Lênin đã chọn con đường thứ hai, cải biên Mác. Ông tuyên bố: Chính quyền chuyên chính vô sản tốt nhất là chính quyền xô-viết công nông binh. Ngày 18/1/1918, cuộc bầu cử lại đã đưa những người bônsevich lên nắm chính quyền. Từ đấy, về mặt lý luận, các đảng cộng sản trên toàn thế giới đều tổ chức theo kiểu chính quyền xô-viết, hoàn toàn khác với chế độ cộng hòa đại nghị. Cũng trên nhãn quan “xóa bỏ tư hữu” và “chuyên chính vô sản”, chúng ta có thể khẳng định: Toàn bộ lý luận của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông… đều thuộc về chủ nghĩa Mác, việc phân biệt Mác với Mác-Lênin, Stalin, Mao… là chuyện đảo lộn từ ngữ, không có giá trị học thuật.
Có bạn sẽ hỏi: Hiện nay người ta tôn vinh Mác ở điểm gì? Như trên đã nói, triết học Mác kế thừa từ Hêghen và Phơbach nên rất nhiều phán đoán còn nguyên giá trị. Những ý kiến của Mác về một xã hội công dân vẫn được đề cao, vì các ý kiến này là ước mơ của loài người đã lâu. Chỉ có điều, nếu áp dụng chuyên chính vô sản thì các ý kiến trên trước sau cũng bị xóa khỏi hiện thực. Chúng ta hiểu được, vì sao ý kiến của Mác rút cục lại có đất sống ở các nước tư bản “dân chủ” cao như Bắc Âu mà không phải là ở bất cứ quốc gia XHCN nào.

2. Vì sao không nên bàn tới lý luận giá trị thặng dư trong bộ Tư bản?

Xin trả lời: Lý luận giá trị thặng dư của Mác dẫn đến một kết luận sai là phải xóa bỏ chế độ tư hữu. Kết luận cuối cùng đã sai rồi thì toàn bộ lý luận phía trước không có giá trị gì hết. Bàn đi bàn lại về giá trị thặng dư, về bóc lột người làm công… chỉ là chuyện đảo lộn từ ngữ, chẻ sợi tóc làm tư, không có ý nghĩa thực tiễn. Nếu các bạn tích cực tham gia vào các cuộc tranh luận này thì chắc chắn sẽ trở thành các “nhà ngôn ngữ học”, còn trình độ kinh tế chính trị thì không tiến thêm một tấc nào. Tôi nhắc lại câu chuyện Lênin phê phán những người bác bỏ luận điểm “chính quyền chuyên chính vô sản tốt nhất là chính quyền xô-viết công nông binh” thời cách mạng tháng Mười. Đã có những nhà cách mạng cho rằng Lênin phản bội Mác. Lênin bảo đấy là ý kiến của các nhà nghiên cứu phòng trà, các chính khách sa-lông. Nếu không thay đổi ý kiến của Mác bằng kết luận mới thì chủ nghĩa Mác đã chết trong thực tiễn, còn đâu ra mà nói chủ nghĩa Mác với không Mác. Đấy là lý do tôi khuyên các bạn nên tránh xa các cuộc tranh luận kiểu này. Nhưng cũng không nên xóa bỏ hoàn toàn lý luận giá trị thặng dư. Ít ra lý luận này gợi ý cho ta phương pháp luận để khảo sát nhiều vấn đề khác. Khi Mác qua đời, nhiều người đề cập đến môn lô-gich của Mác. Ông Ăng-ghen nói: Tuy Mác không để lại một quyển sách nào về lô-gich học, nhưng Mác để lại cho chúng ta lô-gich của bộ Tư bản. Như vậy, theo Ăng-ghen, tinh hoa phương pháp nghiên cứu của Mác nằm ở bộ Tư bản. Các bạn nhớ lại quá trình phát triển của môn giả kim thuật ở châu Âu. Kết luận cuối cùng của môn này về “hòn đá triết lý” là hoàn toàn sai, nhưng phượng pháp nghiên cứu của nó thì lại sinh ra môn hóa học, một khoa học chính xác. Vậy thì tạm kết luận: Phượng pháp nghiên cứu của Mác thì nên tham khảo.

3. Có thể học gì ở Lênin?

Điều đầu tiên nhắc các bạn là phải học và nhớ những điều cơ bản về triết học Mác-Lênin, đủ để thi chính trị quốc gia khi tốt nghiệp. Nếu bạn có hứng thú nghiên cứu xã hội thì nên tìm đọc một số tác phẩm cũng rất cơ bản của Lênin viết về chủ nghĩa xã hội khoa học. Tôi giới thiệu một tác phẩm lý thú, tương đối dễ đọc là Nhà nước và cách mạng. Đối chiếu lý luận trong tác phẩm này với thực tiễn nước Nga thời Lênin bạn sẽ rút ra khối điều hay. Ví dụ, trong tác phẩm này Lênin đưa ra luận điểm nổi tiếng: Nhà nước vô sản dân chủ một triệu lần hơn nhà nước tư sản dân chủ nhất. Kết luận này rút từ kinh nghiệm của Công xã Pa-ri. Lênin cho rằng điều cơ bản để có kết luận này là ở: 1. Người đứng đầu chính phủ có lương ngang một công nhân thường; 2. Người lãnh đạo công xã có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu không làm được việc. Thực tế thời Công xã Pa-ri những người đứng đầu công xã đã hạ lương của mình xuống ngang bằng công nhân thường và việc bãi miễn cũng đuợc thực hiện khá nhạnh. Nhưng sau khi cách mạng tháng Mười thành công thì 2 điều cơ bản để nói “nhà nước vô sản triệu lần dân chủ hơn nhà nước tư sản” đã không được thực hiện. Và trong cả hệ thống các nước XHCN không thấy nước nào đem lý luận này ra áp dụng. Nếu chỉ thuần túy nghiên cứu lý thuyết chúng ta có thể nói: Lênin và tất cả những người cộng sản đã phản bội lại chủ nghĩa Lênin, ít ra ở điểm “cơ bản” này. Ví dụ kể trên cũng cho ta thấy việc tranh luận câu chữ nhảm nhí đến mức độ nào. Chúng ta nhớ lại lời căn dặn của Lênin: Linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là biết phân tích cụ thể một tình hình cụ thể. Tôi nghĩ, các bạn vẫn nên học tập tinh thần đó của Lênin.
Câu chuyện về chù nghĩa Mác-Lênin chắc còn có nhiều bạn muốn trao đổi, nhưng phần tôi trình độ có hạn, và theo tôi thì cũng không nên sa đà quá nhiều vào đề tài này, vì vậy xin tạm dừng ở đây. Trong thư một số bạn hỏi về việc những người cộng sản Việt Nam đã áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn đất nước như thế nào, nhưng đó lại là câu chuyện khác.

Khiếu kiện đông người làm xấu hình ảnh thủ đô – Nguyễn Thế Thảo 

(Thủ đô các nước khác trên thế giới cũng biểu tình, băng rôn biểu ngữ rầm rầm mà có thấy ai chê bai hình ảnh của Thủ đô nước đó đâu, mình không xấu thì lo gì người khác nghĩ?)

27/09/2012
Sáng 27/9, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc người dân đi khiếu kiện là bày tỏ nguyện vọng cá nhân, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, cầm khẩu hiệu đòi đất đã “làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao”. Bí thư Thành ủy, dường như đã quen với “ăn uống”, ví GPMB như món ăn, món uống … Hà Nội cứ 3 ngày thì có 2 vụ khiếu kiện lớn đông người. Gần như ngày nào cũng có dân oan diễu hành trên phố.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, 9 tháng qua đã có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ yếu là khiếu nại về đất đai, giải phóng mặt bằng. Nổi cộm như vụ việc của 100 công dân phường Dương Nội, 70 người phường Kiến Hưng, 40 người phường Yên Nghĩa (Hà Đông), 150 tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), đoàn 200 người dân xã Tiên Dương (Đông Anh), bệnh binh 5 xã ở huyện Quốc Oai, 160 người dân phố Tân Mai (thị xã Xuân Mai)…
Ngoài ra, còn có một số trường hợp khiếu kiện có tổ chức, lợi dụng quyền tố cáo để kích động, xúi giục, lôi kéo tập trung đông người.
Đánh giá của UBND thành phố cho thấy, công tác chỉ đạo và giải quyết khiếu nại của chính quyền ở một số nơi còn thiếu quyết liệt, ngại va chạm, né tránh, sợ liên đới trách nhiệm. Trong khi đó, công tác quản lý đất đai của địa phương còn lỏng lẻo, để xảy ra vi phạm nhưng không giải quyết kịp thời, để tồn đọng…
Cảnh thường thấy ở Thủ đô Hà Nội – Thủ đô của Dân oan:

.
Tại hội nghị giao ban quận, huyện về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý đất đai sáng 27/9, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao công tác giải quyết đơn thư của bộ phận tiếp dân của thành phố, bởi trong 9 tháng đã tiếp 15.000 lượt người, xử lý 21.500 đơn thư, tăng 89% so với năm 2011.
Ông Thảo cho rằng, trong khi lượng đơn thư vẫn tăng mạnh thì cần thực hiện nhiều giải pháp, quan tâm đến các kiến nghị của người dân để có chính sách hỗ trợ tốt nhất mà không nên áp dụng các quy định cứng nhắc. Ông cũng yêu cầu các ngành rà soát các chính sách thu hồi đất đảm bảo đời sống của người dân khi bị thu hồi đất được bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; đơn giản các thủ tục hành chính…
“Việc làm của bà con là bày tỏ nguyện vọng của mình, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao”, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ và đề nghị, khi có khiếu nại đông người, lãnh đạo các quận, huyện phải trực tiếp đối thoại với người dân, giải quyết các kiến nghị của dân để giải quyết dứt điểm các khiếu nại khi mới phát sinh.
Còn Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, buổi sáng ông mở cửa đã thấy người dân đứng chờ đưa đơn, 19h trở về nhà cũng có người chờ đưa đơn, chưa kể ở cơ quan cũng thường nhận đơn khiếu nại. Thời điểm này, thành phố có khoảng 200 người thường xuyên đi khiếu kiện.
Ông Bí thư ví von: “Giải phóng mặt bằng như một món ăn trên bàn tiệc, chẳng ai muốn ăn món này song vẫn cần phải ăn”. Do vậy, công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ bắt buộc, không làm thì không thể thực hiện các dự án. Đô thị hóa nhanh càng nảy sinh khiếu kiện nhiều, như điển hình ở quận Hà Đông.
Theo Bí thư Nghị, các khiếu nại đúng chính sách chiếm khoảng 20%, có 20% nửa đúng nửa sai, do vậy người phụ trách giải quyết khiếu nại cần phải tìm hiểu thông tin nhiều chiều để trả lời người dân được chính xác và giải quyết tốt vụ việc.
“Tôi cho rằng cần dừng phương án xây chợ Nghĩa Tân, đề nghị Sở Thương mại đánh giá lại những cái được và chưa được khi chuyển đổi chợ truyền thống sang trung tâm thương mại”, ông Nghị yêu cầu và cho rằng, hãy đặt vào vị trí người dân. Khi thu hồi đất cần hỗ trợ tốt nhất về hạ tầng công cộng, về nhà ở cho dân.
“Người giải quyết đơn thư phải có tinh thần giải quyết dứt điểm vụ việc chứ không nói là tôi làm đúng thẩm quyền, đúng thủ tục. Kể cả người dân khiếu kiện sai thì phải giải thích rõ cái sai đó”, Bí thư Phạm Quang Nghị chỉ rõ.
Ông cũng yêu cầu, công tác khiếu nại tố cáo phải gắn với đấu tranh phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính; phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

cô Đoàn Loan, phóng viên chuyên mục Giao thông – Đô thị của tờ VnExpress

Chính sách đất đai đang vì ai?

Hễ chừng nào còn “đất đai là sở hữu toàn dân” là còn rối “như gà mắc tóc”!!!- Cha chung cho nên đứa nào mạnh thì đứa đó thu gom và chiếm đoạt-Đám Dân đen luôn bị thua thiệt và bị cướp đất đai,bằng chứng mấy mươi năm qua không thiếu gì,cứ đọc báo “chính thống” – Còn nếu muốn “thanh toán nhanh” cứ phát động cái đám “vô sản thật” đấu tố bọn địa chủ ,tư sản…như hồi “xưa” mà Bác Hồ và đảng từng làm- Bảo đảm 30 giây xong ngay- Khỏi bàn tới lui cho mắc công và tốn tiền của Nhân Dân.

Khó khăn không phải là bởi Chính phủ không sẵn sàng sửa đổi Luật mà bởi thiếu một bộ nguyên tắc hoàn chỉnh cho phép những vấn đề liên quan đất đai (và tài sản) được giải quyết một cách hợp lý và vô tư.
LTS: Tại kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 10 tới, Luật Đất đai sửa đổi sẽ được đưa ra bàn thảo. Để cung cấp thêm thông tin và các phân tích khoa học cho độc giả liên quan đến vấn đề được dư luận quan tâm rộng rãi này, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu nghiên cứu của nhóm tác giả Hồ Đăng Hòa, Lê Thị Quỳnh Trâm, Phạm Duy Nghĩa và Malcolm F. McPherson trong khuôn khổ dự án “Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai cho  phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam” do UNDP tài trợ, như một góc nhìn tham khảo.
Chính sách đất đai được hiểu ở đây như các hành động và hoạt động mà thông qua đó Chính phủ Việt Nam xác định cho các cá nhân và nhóm trong xã hội về quyền của họ đối với đất đai, cụ thể hóa những hoàn cảnh mà trong đó quyền về đất đai có thể được chuyển nhượng, và xây dựng cơ chế để bảo vệ những quyền lợi đó và định hướng xử lý các tranh chấp có liên quan.
Những chính sách đất đai chính thức (de jure) của Việt Nam trước đây được phản ánh thông qua nhiều luật (chẳng hạn như Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003), nghị định, chỉ thị, quyết định và thông tư. Những chính sách này do Chính quyền trung ương thiết lập và do các bộ ngành và những cơ quan có liên quan ở các cấp triển khai thực hiện.
Những chính sách đất đai phi chính thức (de facto) được xác định theo cách các cơ quan quyền lực khác nhau và các đơn vị chức năng trực thuộc diễn giải, thực hiện và tuân thủ các chỉ đạo của Trung ương. Sự gắn kết ý đồ và kết quả đạt được trên thực tế sẽ xác định tính hiệu lực của chính sách đất đai.
Số liệu dưới đây cho thấy bên cạnh những văn bản liên quan đến đất đai được chuẩn bị kỹ lưỡng và áp dụng đúng như dự định vẫn còn khá nhiều văn bản không đạt được mục đích trên.
Kinh nghiệm lịch sử, kể cả ở Việt Nam và các nước khác, cho thấy rằng việc sử dụng, phân bổ, quy hoạch và quản lý đất luôn là những vấn đề nhạy cảm nhất, được tranh cãi nhiều nhất và chịu áp lực chính trị nhiều nhất ở bất cứ xã hội nào. Những điều này cũng đúng ngay cả trong thời đại ngày nay.
Đất có nhiều công dụng. Đất là tài nguyên sản xuất và đặc tính cơ bản của nó là vị trí tương đối tới nơi cung cấp nguyên liệu sản xuất và thị trường cho sản phẩm.Vị trí địa lý của đất được phân biệt bởi khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và các yếu tố vật  lý khác phục vụ cho các mục đích về môi trường, văn hóa và hành chính. Việc sử dụng đất hiệu quả đem lại công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm, thu nhập và là nguồn cung cấp cho chi tiêu của gia đình và kinh doanh.
Đất đai là một tài sản văn hóa đối với mỗi cá nhân và cộng đồng. Đất đai đưa ra ý niệm về “nơi chốn” và nhận dạng vì thế nó đóng góp vào vốn xã hội quốc gia, gồm hệ thống các mối quan hệ và mạng lưới nhằm hỗ trợ và duy trì các cộng đồng và các vùng trong cả nước.

Ảnh: chinhphu.vn
Đất còn được coi là tài sản hữu hình và có thể được định giá trên thị trường, được trao đổi, được thừa kế hoặc cho/nhận như một món quà cũng như được sử dụng để thế chấp. Đối với nhiều cá nhân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, đất vẫn là của cải chính và nguồn sinh kế đảm bảo cuộc sống.
Đất đai đóng vai trò mấu chốt để tạo ra và duy trì những dịch vụ phục vụ mục đích công cộng. Ví dụ như Hạ tầng cơ sở, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển,vùng nuôi trồng thủy sản, rừng, công viên và các khu bảo tồn. Giá trị công của đất còn là nơi thưởng ngoạn chung với giá trị tăng lên nhanh chóng khi các xã hội đô thị hóa và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.
Đất đai là một thực thể chính trị trong đó biên giới thể hiện ranh giới của chủ quyền quốc gia và là cơ sở Công nhận quốc tế và hợp tác quốc tế. Cuối cùng, đất đai (hoặc không gian nói chung) là căn cứ để xác định quyền và trách nhiệm giữa các đơn vị hành chính như làng mạc, quận/huyện, cộng đồng, cấp tỉnh và chính quyền trung ương. Tùy thuộc vào mỗi vấn đề, ví dụ như cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường, giáo dục, hoặc thu hồi đất mà những lĩnh vực trách nhiệm trên có thể bị chồng chéo.
Ai có quyền tiếp cận?
Hiến pháp của Việt Nam tuyên bố sở hữu toàn dân về đất đai và quản lý Nhà nước đối với đất đai. Tuy nhiên, Hiếp pháp lại không đưa ra hướng dẫn đầy đủ về việc đất đai sẽ được quản lý như thế nào, bởi cơ quan Nhà nước nào, hoặc ai sẽ có quyền tiếp cận đất đai và trong những điều kiện nào.
Những khía cạnh này được xử lý bằng biện pháp hành chính và vì vậy có thể thương thuyết, diễn đạt khác nhau và chỉnh sửa liên tục. Điều này tạo ra sự mập mờ và bất định trong quản lý đất đai. Đồng thời, nó cũng tạo kẽ hở để các quan chức ở các cấp khác nhau tự quyết định quy định nào của luật pháp có nghĩa gì và vì quyền lợi của ai.
Khó khăn không phải là bởi Chính phủ không sẵn sàng sửa đổi Luật mà bởi thiếu một bộ nguyên tắc hoàn chỉnh cho phép những vấn đề liên quan đất đai (và tài sản) được giải quyết một cách hợp lý và vô tư.
Quyền tiếp cận với đất đai còn bị chính trị hóa cao độ và do sự khan hiếm của đất, các quan chức khó giải quyết các vấn đề liên quan tới đất một cách rạch ròi mà không gắn tới các tính toán lợi ích kinh tế, chính trị hay các lợi ích khác.
Nếu có một bộ nguyên tắc được áp dụng thì ít nhất các quyền sử dụng đất, các điều kiện trong việc chuyển giao các quyền này và cơ chế giải quyết các xung đột sẽ được đảm bảo nhất quán như nhau giữa những người có quyền sử dụng đất, theo một quy trình cho trước và được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và không thiên vị.
Hiện nay, Luật đất đai và những quy định liên quan được áp dụng trong một số lĩnh vực và áp dụng trước hết cho cư dân thành thị và người đầu tư nước ngoài. Trong khi đó nông dân và cư dân nông thôn ít được đảm bảo quyền tiếp cận, và sự bảo vệ tương tự.
Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu kết quả của điều đó không gây ra hậu quả. Tuy nhiên, nhóm cử tri lớn nhất của mình, nông dân và cư dân nông thôn đã chưa được người chủ đất đai đối xử một cách công bằng. Nếu tiếp tục tình trạng này sẽ không giúp củng cố phát triển kinh tế bền vững.
Trong khi có thể dễ dàng đề cập các vấn đề nêu trên trong Luật Đất đai, việc khó hơn là trục trặc trong tư cách pháp lý của tài sản và của cải nói chung.
Không một quốc gia nào có thể chuyển đổi nhanh chóng và dễ dàng từ hệ thống quản lý tập trung sang hệ thống phân quyền trong việc tiếp cận các tài sản dựa trên một bộ quy định nhất quán, công bằng các quyền sử dụng tài sản được phân bổ và bảo vệ theo các phương cách vô tư và phi chính trị. Việt Nam hiện đang và sẽ không phải là ngoại lệ.
Cùng với quá trình hiện đại hóa, Việt Nam sẽ dần có những tiến bộ về vấn đề này. Quan trọng hơn là Việt Nam cần đạt được các thành tựu về vấn đề này nếu Nhà nước muốn đạt được các mục tiêu đầy tham vọng về tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa. Chính sách đất đai sáng suốt sẽ đóng vai trò mấu chốt để đạt được tham vọng đó.
Hiện nay, tài liệu tham khảo về chính sách đất đai ở Việt Nam tương đối phong phú. Có rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện. Mỗi một nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng, khả năng ảnh hưởng và gợi ý thay đổi hình thức sử dụng đất cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và toàn cầu hóa.
Còn nữa
*Tiêu đề và tiêu đề phụ do Tuần Việt Nam tự đặt
Hồ Đăng Hòa, Lê Thị Quỳnh Trâm, Phạm Duy Nghĩa và Malcolm F. McPherson
>> Đừng lạm dụng sự hi sinh của dân/ Doanh nghiệp bắt đầu thoái nợ/ ‘Láng giềng không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ Trung Quốc’/ Ai đang thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng?
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/90247/chinh-sach-dat-dai-dang-vi-ai-.html

161. THỬ LÝ GIẢI GIẤC MƠ CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *
KS. PHAN DUY KHA
Lê Thánh Tông (1460-1497) là một vị minh quân trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ thế, ông còn là người có tài văn học và đứng đầu Tao đàn nhị thập bát tú. Nhà vua để lại nhiều tác phẩm thơ vần cho đời, trong đó có tập Thánh Tông di thảo, gồm 20 truyện ký. Đặc biệt trong Thánh Tông di thảo, ta gặp một câu chuyện lạ. Đó là câu chuyện nhà vua ghi lại giấc mơ của mình (Mộng Ký).

Một lần, vua Lê Thánh Tông đi chơi, gặp mưa, nghỉ đêm bên hồ Trúc Bạch, mộng thấy có hai người con gái thời Lý Cao Tông (khoảng năm 1176 – 1210) hiện lên, dâng thư bày tỏ nỗi oan ức gồm một bài thơ bằng chữ Hán và một tờ tâu bằng chữ bản địa có 71 chữ ngoằn ngoèo. Vua không đọc được. Trải ba năm, cả triều đình không một ai đọc được tờ tâu đó. Thế rồi, Lê Thánh Tông lại nằm mộng có người hiện lên giảng giải cho vua rõ thêm về bài thơ chữ Hán. Vua hỏi âm, nghĩa của 71 chữ kèm theo thì người đó nói: “Chữ ấy là lối chữ cổ của nước Nam. Nay Mường Mán ở núi rừng có người còn đọc được, nhà vua vời họ đến thì tự khắc sẽ biết”.
35 chữ cái chữ Mường cổ (trích trong cuốn “Việt Nam cổ văn. học sử” của Nguyễn Đổng Chi)
Hãy phân tích hai giấc mộng của vua Lê Thánh Tông. Giấc mộng thứ nhất: nhà vua đi chơi và ngủ đêm ở ngoài Hoàng thành, vì vậy nằm mơ thấy hai người con gái thời Lý Cao Tông (một triều đại trước đấy 300 năm). Trước hết, tác giả đẩy giấc mơ ra phía ngoài Hoàng thành, để câu chuyện gần đời sống người bình dân, chứ không phải trong cung cấm. Chúng ta đặt vấn đề nghi vấn: đã là giấc mộng (không thật) thì làm sao có tờ tâu gồm 71 chữ ngoằn ngoèo (vật có thật) cho cả triều đình xem? Không lẽ Lê Thánh Tông sau khi thức dậy, cố nhớ ra để viết lại? Điều đó không thể thực hiện được đối với một loại văn tự mà ta không hiểu nghĩa: vậy có thể nói rằng giấc mộng này là do nhà vua hư cấu. Nhà vua bịa ra giấc mộng? Điều đó tưởng như khó tin nhưng lại là sự thực:
Giấc mộng nói lên điều day dứt, trăn trở của vua Lê Thánh Tông rằng phải chăng ở nước ta từng tồn tại chữ viết bản địa trước khi có chữ Hán xâm nhập vào?
Không phải ngẫu nhiên Lê Thánh Tông đặt vấn đề như vậy. Chúng ta còn gặp nhiều đoạn trong thư tịch nước ngoài ghi về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Đó là lối chữ khoa đẩu, ngoằn ngoèo như con nòng nọc. Sách Thông giám cương mục do Chu Hi đời Tống soạn, chép: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 trước Công nguyên -TCN) có Nam di Việt Thường thị đến chầu, hiện con rùa lớn”. Cũng sự kiện này, sách Thông chí do Trịnh Tiêu đời Tống soạn, chép rõ hơn: ,lĐời Đào Đường, Nam di có Việt Thương thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa (quy lịch)”.
Việt Thường thị (họ Việt Thường) là một tộc người làm ăn sinh sống trên vùng đất thuộc địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ, mà trung tâm ở vào khoảng núi Hồng Lĩnh, vùng đất núi Hồng sông Lam ngày nay (Núi Hương Tích nằm trong dãy Hồng Lĩnh, trên đỉnh núi có thành đá. Trong thành có 99 cái nền bằng đá, tục gọi là đài Trang Vương. Phải chăng đây là lị sở của bộ tộc Việt Thường xưa?). Không phải ngẫu nhiên mà cả hai cuốn sử của Trung Hoa đều chép sự kiện này (về bộ tộc Việt Thường, thư tịch còn chép ở một số tài liệu khác) . Sử ký của Tư Mã Thiên cũng chép: “Đất Giao Châu ở phía Nam có Việt Thường thị, qua nhiều lần thông dịch, đến hiến một con chim trĩ trắng”. Như vậy, tộc Việt Thường ngang với đời Đường Nghiêu bên Trung Quốc. Còn các vua Hùng xuất hiện muộn hơn nhiều, vào đời vua Trang Vương nhà Chu, vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN. Đại Việt sử ký ghi: “Đời vua Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.
Như vậy, trước các vua Hùng rất lâu, đã từng xuất hiện bộ tộc Việt Thường có trình độ văn minh cao: có chữ viết, có trình độ khoa học để làm được “quy lịch”, có kiến thức cao về địa lý (có như thế thì mới có thể vượt qua bao núi sông cách trở hàng vạn dặm để đến được kinh đô Trung Hoa!). Các nhà sử học của ta xưa chắc đã nhầm, đặt Việt Thường thị vào thời Hùng Vương, nên đã kéo dài thời Hùng Vương đến 2.622 năm khi lập ngọc phả đền Hùng. Vì thấy số năm lớn quá, họ cho rằng mọi một đời vua Hùng (trong 18 đời Hùng) là một triều đại. Theo chúng tôi, cả 18 đời vua Hùng chỉ nằm trong một triều đại là triều Hùng mà thôi. Việc 18 đời vua kéo dài khoảng 400 năm (từ thế kỷ VII đến thế kỷ III TCN), trung bình mỗi đời vua kéo dài khoảng hơn 20 năm là hoàn toàn hợp lý. Nên nhớ rằng: hồi ấy vua tôi đồng lòng, trên dưới hòa hợp chứ không có tình trạng cướp ngôi, thoán đoạt như ở các chế độ phong kiến sau này. “
Vào thời Hùng Vương, trong 15 bộ thuộc cương vực nước Văn Lang, ta thấy có bộ tộc Việt Thường (có thể đến lúc này, các vua Hùng đã đủ mạnh, thu phục được 15 bộ tộc vào quốc gia của mình, bộ tộc Việt Thường cũng nằm trong số đó). Thế nhưng, có điều làm chúng ta thắc mắc là tại sao các vua Hùng thu phục được bộ lạc Việt Thường mà không kế thừa nền văn minh chữ viết của bộ tộc này để phát triển thành chữ viết của cả quốc gia? Trong các truyền thuyết về thời Hùng Vương không hề thấy nói đến chữ viết. Các thư tịch Trung Hoa ghi lại thời kỳ này của ta cũng không thấy nói đến văn tự. Điều đó chỉ có thể giải thích là các cư dân bộ tộc Việt Thường đã giấu bí mật chữ viết của mình và di cư sang một địa bàn khác. Khả năng đó cũng có thể xảy ra. Lịch sử thời phong kiến Việt Nam cũng đã xảy ra sự kiện tương tự như thế. Các triều đại phong kiến Đại Việt đã thôn tính dần Chiêm Thành, nhưng không hề kế thừa, sử dụng đến nền văn minh chữ viết của vương quốc này. Điều này càng minh chứng cho luận cứ trên. Như vậy, điều nghi vấn của Lê Thánh Tông là hoàn toàn có căn cứ.
Giấc mơ thứ hai của vua Lê Thánh Tông biểu hiện rằng lối chữ khoa đẩu là lối chữ cổ của nước ta mà một số người Mường Mán ở miền núi còn đọc được. Đây lại là điều nghi vấn thứ hai của Lê Thánh Tông về sự tồn tại chữ cổ của dân tộc hiện còn ở một số tộc người miền núi. Điều nghi vấn của Lê Thánh Tông không phải không có căn cứ. Trong cuốn Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi,” tác giả còn sưu tầm được 35 chữ cái của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hoa, lối chữ ngoằn ngoèo như con nòng nọc.
Phải chăng đó là lối chữ khoa đẩu của bộ tộc Việt Thường xưa mà cư dân mang theo lên miền núi? Vào khoảng những năm 1970, các nhà khảo cổ học phát hiện được một chiếc trống đồng ở Lũng Cú (Hà Tuyên), trên mặt trống cũng có những đường cong lạ mà các nhà nghiên cứu đặt vấn đề nghi vấn có thể là chữ viết. Lê Thánh Tông là một ông vua rất chú trọng sưu tầm văn hóa dân tộc và di sản văn hóa của cha ông” Có thể trong thời kỳ ấy, từng xuất hiện những văn bản cổ đã đến tay nhà vua. Ông và triều đình không thể lý giải được nên đã “hư cấu” thành câu chuyện một giấc mộng, nhằm gửi gắm điều nghi vấn của mình cho hậu thế.
Theo các nhà ngôn ngữ học thì ngôn ngữ địa phương vùng Nghệ Tĩnh ngày nay còn giữ lại nhiều từ Việt cổ (như nước = nác, cây = cơn, lửa = lả, lúa = ló…) và có nhiều nét tương đồng với ngôn ngữ dân tộc Mường. Phải chăng đồng bào Mường ngày nay chính là hậu duệ của cư dân bộ tộc Việt Thường ngày xưa?
Tổng hợp tất cả các điều phân tích trên, chúng ta có thể suy đoán như sau: vào trước thời kỳ Hùng Vương, ở vùng Nghệ Tĩnh cũ đã xuất hiện một bộ tộc Việt Thường có trình độ văn minh cao, đã có chữ viết. Vào khoảng thế kỷ VII TCN, các vua Hùng đã thu nạp đất đai của bộ tộc này vào Văn Lang. Phần lớn cư dân của bộ tộc vì một lý do nào đó, đã di cư lên miền núi, mang theo những bí mật về chữ viết của mình – đó là tổ tiên của dân tộc Mường ngày nay. Lối chữ khoa đẩu mà cư dân bộ tộc Việt Thường phát minh – được nhắc tới trong thư tịch cổ Trung Hoa – phải chăng là nguồn gốc xa xôi của chữ Mường cổ, chữ Phạn cổ (trên bia đá Võ Cạnh Khánh Hòa, thế kỷ II – III), chữ khắc trên đá ở di chỉ Óc Eo (An Giang, thế kỷ II – VII) trên địa bàn Việt Nam mà chúng ta đã được biết tới?
Nghiên cứu nền văn minh chữ viết của dân tộc Việt Nam là một công việc vô cùng khó khăn. Phạm vi bài viết này chỉ nêu một số nét có tính chất phác thảo. Điều mà Lê Thánh Tông nêu ra cách đây 500 năm, đến thời đại chúng ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn. Giấc mơ của vua Lê Thánh Tông – niềm day dứt trăn trở của ông, cũng chính là niềm day dứt trăn trở của chúng ta!

* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét