Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Tin thứ Năm, 27-09-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
-  13 năm vác đá xây Trường Sa (PLTP). - Lương Nguyễn: Xem phim “Hoàng Sa Việt Nam – nỗi đau mất mát” tại Offenbach am Main.  – André Menras, Hồ Cương Quyết: Họ không đơn độc! (BoxitVN).  -  Sự sự tri ân còn dang dở (TN). -  31 ngư dân trôi dạt ngoài khơi ((TN).
-  Hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn khơi (TN).  - Hạ thủy tàu được hỗ trợ từ quỹ “Tấm lưới nghĩa tình” (NLĐ). =>
-  Thúc đẩy COC cho biển Đông (TN).
- Thủ tướng Nhật: Nhật không thỏa hiệp với TQ về chủ quyền Senkaku (TTXVN). - Căng thẳng Nhật Trung có thể tiếp tục gia tăng? (RFA).  – Đài Loan tính xây công viên gần Senkaku/Điếu Ngư (VNE).  – Tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku trở nên phức tạp với sự can dự của Đài Loan (RFI).  - Trung-Nhật ‘hội đàm gay gắt’ về ‘Điếu Ngư’ (BBC).    – Cuộc gặp ảm đạm của Ngoại trưởng Nhật – Trung tại New York (RFI).   – Nhật-Trung không đạt tiến bộ sau cuộc họp về tranh chấp biển đảo (VOA).
- Chiến dịch tẩy chay hàng Nhật lan rộng ở TQ (PNTP).  – Công ty Nhật tại TQ giảm sản lượng (NLĐ).   – Nhật cắt giảm sản lượng tại các nhà máy ở Trung Quốc (VOA).    – Philippines mời chào các công ty Nhật muốn rút khỏi Trung Quốc (RFI).
Hàn Quốc lo ngại Trung Quốc “nhòm ngó” đảo chìm Ieodo (TT).
- Lính thủy đánh bộ Philippines chuyển sang bảo vệ biển đảo (TN).
Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc và thách thức đối với khu vực (Foreign Affair/ NCBĐ).  – Indonesia thúc đẩy Quy tắc Biển Đông (BBC).   - Tranh chấp Biển Đông: biến vấn đề thành cơ hội (NCBĐ).   – Chưa có giải pháp cho các tranh cãi liên quan đến chủ quyền biển đảo (SGGP).
- Công ty Anh thăm dò dầu vùng tranh chấp ở vùng biển Việt Nam (BBC).
<- Trung Quốc phô trương tàu sân bay đầu tiên (RFI).   – Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc ‘nhập ngũ’ (VOA).  – Mẫu hạm của Trung Quốc chỉ là ‘cọp giấy’ (Người Việt).  - Trung Quốc khoe sức mạnh hải quân gây ra lo ngại (TTXVN).
- Trung Quốc phạt trên 12.000 euro nếu bản đồ thiếu một phần lãnh thổ tranh chấp (RFI).
- Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (VOA). “Bài xã luận ‘Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương’ phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ”.
- Freedom House: Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia hạn chế tự do Internet (RFI).   - Việt Nam sẽ khó vào Hội đồng Nhân quyền LHQ? (RFA).  – Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á (Diplomat/ Ba Sàm).
- Hồ Chí Minh – Báo chí - (Dân Luận). Thời Pháp thuộc: “Cấm ngặt những tờ thông tin ấy không được đả động gì đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo, mà chỉ được đǎng những tin tức thông thường, những vấn đề xét ra có lợi cho Nhà nước… Chính phủ vi phạm quyền tự do thư tín, ngay cả thư riêng của các ký giả. Những người này bị ‘ghi’ vào sổ đen, bị theo dõi, dò la, do thám và vu cáo. Chính phủ dùng cả áp lực đối với gia đình, bà con thân thuộc và bè bạn họ nữa”. BTV: Ôi cụ ơi, ước gì  cụ sống dậy để xem báo chí nước nhà, nó “tiến bộ” so với thời Pháp thuộc của cụ ra sao!
- Chủ tịch Hồ Chí Minh bị nhét câu nói lạ vào miệng (Nguyễn Tường Thụy).
- Ngày 26/9, Quan làm báo: CON HỔ ĐIÊN BỖNG HOÁ CON MÈO ƯỚT ĐỂ CÁC ÔNG TÁO THƯƠNG HẠI! (VLN). Cuối cùng thì cái ông béo ăn tiền Út Em đề nghị để TƯ quyết định!!!!! 13 ông táo còn bị lừa và đá bóng sang cho 180 Uỷ viên TƯ và dự khuyết thì thử hỏi còn ai làm gì nữa???” - Ngày 27/9, Bà Đầm Xòe: Thủ tướng đã thắng rồi. Xin chúc mừng thủ tướng! (Nguyễn Tường Thụy). – Nên sẽ làm thất vọng cho Người ước mơ làm Thủ tướng thôi chức ở FPT  có lẽ vì hy vọng vào kết quả của đợt “chỉnh đốn”? (TP). - Nhận định về tương quan lực lượng giữa Tư Sang và Ba Dũng (DLB).
-  Gió lớn đổi chiều, Đại tá Chung được cắt cu trước thời hạn (Cầu Nhật Tân).
- Việt Nam bác bỏ chỉ trích của thế giới về bản án đối với 3 blogger (VOA).  -  Sự đánh lận xuyên tạc sự thật (CAND).
- Nguyễn Đình Ấm: “QUANG MINH CHÍNH ĐẠI” ĐI TÙ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Có thể nói, những người công khai chính kiến của mình không đúng ‘định hướng’ của nhà cầm quyền thời gian qua bị phạt tù chỉ là đại diện cho rất nhiều người khác một cách ‘quang minh, chính đại’ mà thôi”.
- Giới trẻ VN nghĩ gì về bản án của 3 blogger (RFA). “…lúc phiên tòa chưa đưa ra xét xử thì mình cũng có cảm giác là đã có bản án bỏ túi rồi và phiên tòa này có một sự dàn xếp trước. Thế nhưng mức án đưa ra thực sự đã làm mình sốc. Mình thấy đó là những bản án hết sức phi lý vì người ta thực sự chẳng làm gì sai. Họ chỉ thực hiện quyền công dân. Thế mà những bản án đưa ra quá nặng nề. Thực sự mình rất sốc!”  – Người công cụ (Paulo Thành Nguyễn).  - Bên lề một phiên tòa “công khai” (Trịnh Kim Tiến).
- Nguyễn Hưng Quốc: Thông điệp của chính phủ Việt Nam: ‘Tự do cái con c’  (VOA’s blog). “Thứ hai, chống Trung Quốc cũng là một vùng cấm. Ai lớn tiếng chống Trung Quốc là bị tù, thậm chí, còn bị tù còn nặng hơn là chống lại chính quyền Việt Nam.  Thứ ba, tự do ngôn luận cũng là một vùng cấm. Mà không phải chỉ có tự do ngôn luận. Nói theo Trung tá công an Vũ Văn Hiến tại phiên tòa xử Điều cày Nguyễn Văn Hải tại tòa án Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 9 là: ‘Tự do cái con c.”  - Lê Quốc Tuấn – Ý nghĩa mang tầm thời đại của hai chữ Tự Do (x-café).
- Nhân ngày có định nghĩa mới về tự do: Nhựt kí đời tui (pro&contra). “… nhét tự do vô quần, rửa tay, cười sảng khoái, nghĩ mần đờn ông sướng; bọn đờn bà không có tự do”.
- Làm việc với an ninh 26/09/2012 (FB Mẹ Nấm/ DLB). “Tôi trả lời rất rõ ràng rằng: ‘Tự do đối với tôi đơn giản lắm, đó là tôi tôn trọng anh, anh cũng phải tôn trọng tôi…’”. BTV: Mẹ Nấm đã quên, không áp dụng khái niệm tự do mới của Trung tá Vũ Văn Hiền rồi. Lẽ ra phải phát biểu thế này: “Tôi trả lời rất rõ ràng rằng: Tự do đối với tôi đơn giản lắm. Chỉ có các anh mới có tự do, còn phụ nữ chúng tôi thì chẳng có cái tự do của trung tá Hiển”. He he…
- Cơn sóng đòi tự do [con c.] dân chủ (Người Việt). “Lịch sử nền tư pháp Việt Nam sẽ ghi tên cô Tạ Phong Tần, anh Nguyễn Văn Hải, tức Ðiếu Cày, và anh Phan Thanh Hải, như những nạn nhân tiêu biểu của tình trạng tòa án làm nô lệ cho chính trị. Ðặc biệt, ở đây là chính trị thuộc cấp độ thấp nhất“.
Sau 2 ngày mở mục “Thăm dò dân mạng” về phiên tòa xử 3 blogger, đã có gần 3.000 ý kiến, trong đó gần 98% cho đó là “Phiên tòa ô nhục”. Kính mời bà con tiếp tục (bên đầu cột phải).
- Sau khi có món quà mọn dâng lên Thiên Triều, có lẽ sợ để lâu …. nguội, nên vội sớm Kỷ niệm 63 năm Quốc khánh Trung Quốc (SGGP) (chả hiểu nổi thể loại này nữa, nó thì cướp biển cướp đảo mà vẫn còn Kỷ niệm, sao không nhìn sang NHật Bản mà học tập !!!!).
- Video: Cướp giật “Phiên tòa phúc thẩm” 3 Thanh niên yêu nước (NVCL/ nnamviet). Giáo dân đấu tranh để vào phiên tòa “Công khai” xử 3 Thanh niên yêu nước (NVCL/ nnamviet).  – Mưa ở thành Vinh (Người Buôn Gió). - Thêm nhiều Video và Hình ảnh mô tả cụ thể phiên tòa xét xử phúc thẩm 3 Thanh Niên Công Giáo sáng nay tại Nghệ An (TNCG).  =>
- Kết quả phiên toà phúc thẩm xử 3 thanh niên Công giáo (RFA).  – Việt Nam y án các nhà hoạt động Công giáo ở Vinh (VOA).   – Y án cho thanh niên Công giáo Nghệ An (BBC).   – Tòa án Vinh y án sơ thẩm với 2 trong 3 thanh niên Công giáo (RFI).
- Cha bị cáo Trần Hữu Đức nói lý do kháng án (BBC).
Luật sư nổi tiếng tiếp tục kiến nghị về phiên tòa xét xử “bí mật” (GDVN). “Nếu công dân không được tham dự phiên tòa, tức việc xét xử không còn công khai, tức là bí mật kín đáo. Khi đó các trình tự thủ tục xét xử không còn ý nghĩa nữa, trình diễn nào có ý nghĩa gì khi không còn khán giả?”   - Quốc Anh: Một ngày mai tươi sáng (ĐCV).
- Trần Mạnh Hảo: Bàn về sự ngụy biện của ông Trần Bạt (Nguyễn Tường Thụy). BTV: Hai cụm từ “tự do” và “trí thức” xuất hiện nhiều nhất trong bài này. Nếu thay 2 chữ “tự do” theo quan điểm của Trung tá Vũ Văn Hiển và 2 chữ “trí thức” theo Mao Trạch Đông, sẽ cho ra 1 bài viết thú vị.
-  Nhiều địa phương chưa thực hiện tốt việc tiếp dân (TN).
- Dân tộc tôi vẫn còn niềm hy vọng (Chuacuuthe).
- Lại Tiên Lãng, Hải Phòng: Người dân đi kiện bị đốt nhà (DV). “…nghi ngờ thủ phạm đã nhằm vào 2 người tích cực nhất đang đấu tranh trong vụ thu hồi đất giao cho doanh nghiệp.”
- Bà Masamune biện hộ về vụ Securency (BBC).
-  Nhiều sai phạm trong đề án kiên cố hóa trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên ở Gia Lai (CAND).
- Quảng Trị: Xử lý dứt điểm hai vụ nổi cộm ở Viện KSND và BCH Bộ đội Biên phòng (LĐ).
- Chủ tịch cấm hoa, Bí thư cấm quán (Đào Tuấn). “… không phải cái nào cấm cũng là có lợi. Không phải cấm cán bộ điều gì người dân cũng ủng hộ. Bởi suy cho cùng, một văn bản quy phạm, nhất là quy phạm cấm, ngoài sự hợp pháp, hợp lý, còn phải hợp tình, phải phù hợp với thực tế”.  – Vòng hoa viếng tang: Chỉ nên vận động (PLTP).
- Lê Diễn Đức: Tướng Nhanh về vườn nhưng vẫn bốc phét (DLB). - Báo của anh Nguyễn Như Phong có ngay bài nói về nạn bốc phét: Coi chừng ‘rắn vuông’! (Petrotimes).
Sông Tranh 2: Làm dân khó lắm! (TVN). - Trả giá cho sự hời hợt! (NLĐ).  – Thủy Tinh phải cảm ơn… đập Thủy điện Sông Tranh 2 (DV).  - Đừng lạm dụng hai chữ “hi sinh” ! (Mạnh Quân).  – DÂN HI SINH HẾT RỒI, CÁN BỘ SỐNG VỚI AI? (Nguyễn Văn Thiện). “Hay là thế này đi, khẩn cấp cho di dời dân đến một vùng an toàn, sau đó, lùa toàn thể cán bộ, đảng viên, những đầy tớ tận tụy của dân từ xã đến huyện đến tỉnh đến trung ương về đấy ở. Nếu lỡ có động đất, lỡ có vỡ đập thì chỉ chết các đồng chí đầy tớ thôi. Mà chết đầy tớ thì đơn giản lắm, chết 1 đứa ngay lập tức có 10 đứa khác xung phong vào thế chỗ”.
Cảng bị bỏ hoang cho thấy kinh tế Việt Nam bị lung lay (boxitvn).
<- Báo động liên tiếp mất trộm thư tịch cổ ở các đền thờ danh nhân có công gìn giữ cương thổ (TT&VH/ Hữu Nguyên). “Bài viêt cảnh báo về hiện tượng nhiều ngôi đền thờ các danh nhân Việt có công gìn giữ cương thổ trước hoạ ngoại xâm từ phương Bắc trong lịch sử nước ta dang bị kẻ trộm xâm nhập lấy cắp nhiều cổ vật và thư tịch cổ. Đáng lưu ý là chuyện lấy cắp thư tịch cổ mới xảy ra gần đây, thời gian trước kẻ trộm chỉ chú tâm tới cổ vật“.
- Lồng đèn Trung Quốc: Bất lực vì chỉ kiểm tra, không thu hồi (Infonet).  – Người Trung Quốc vào Việt Nam bán hàng thối, mua hàng tươi(Người Việt).  -  Trục xuất 9 người Trung Quốc vì mua bán nội tạng động vật trái phép (LĐ).
- VnExpress có truyền thống sản xuất và truyền bá văn hóa đồi trụy(Chu Mộng Long).  - Còn đây là “truyền thống” gì? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ mừng nhà viết kịch Học Phi 100 tuổi (SGGP). Rõ là Nhà viết kịch đại thọ không quan trọng bằng “kịch sĩ” diễn trò!   – Còn đây là báo của “đội hậu bị của đảng” đang phấn đấu sẽ có ngày tựa bài dài bằng … nội dung: Đại hội đại biểu Đoàn TNCS HỒ Chí Minh tỈnh Tiền Giang: Anh Trần Thanh Nguyên tái đắc cử bí thư tỉnh đoàn. “Văn hóa đồi trụy” liệu có nguy hiểm hơn “chính trị suy đồi”?
- Đề nghị làm rõ vụ việc hai phóng viên bị hành hung (TTXVN).  – Thanh tra vào cuộc vụ đe dọa phóng viên (PLTP).
- Anh ruột nhà báo Hoàng Khương bị bắt (KT).
- Vụ chết người tại công an huyện Bù Đốp, Bình Phước: Bảy đối tượng đập phá trụ sở công an lãnh 106 tháng tù (TT).
- Tập đoàn: Ai ở, ai đi? (VnEco).
Đề xuất cơ chế đặc thù cho Phú Quốc (TT).
- VỤ CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA BỊ KIỆN: Hoãn phiên sơ thẩm vì lý do hy hữu (LĐ). – Chủ tịch tỉnh kêu gọi DN ghi âm cán bộ vòi vĩnh (TP).   – Thuế thu nhập:  “Sẽ có nhiều ý kiến phản đối con số 9 triệu”.   -  Kháng nghị bản án sơ thẩm: Vẫn còn nhiều “sạn” (PLTP).  - Phạt năm công ty góp phần gây ngập.   - CẤP, ĐỔI CMND THEO MẪU MỚI: Bộ Tư pháp vẫn chưa có ý kiến(NLĐ).
Hàng ngàn căn hộ tái định cư chờ sổ đỏ (TP). - Nhận nền nhà sau gần 10 năm tạm cư (SGTT).
- Khởi tố vụ án buôn người sang Nga (TT).  – Khởi tố vụ ‘nô lệ’ lao động ở Nga (BBC). – Tổng thống Obama loan báo biện pháp mới bài trừ buôn người (VOA). “Việc này phải là mối quan tâm của mọi cộng đồng vì nó phá nát cơ cấu xã hội chúng ta. Đây phải là mối quan tâm của mọi doanh nghiệp vì nó làm sai lạc thị trường. Đây phải là mối quan tâm của mọi quốc gia vì nó làm nguy hại đến sức khỏe công cộng và thúc đẩy bạo động và tội phạm có tổ chức. Tôi nói đến bất công, sự xúc phạm của nạn buôn người, cần phải được gọi đúng tên của nó-nô lệ thời đại mới”. -  Phá đường dây bán người qua Trung Quốc (NLĐ).
- ‘Chắc chắn Khánh Ly sẽ về Việt Nam biểu diễn’ (GDVN).  – Bao giờ Khánh Ly về hát ở Việt Nam? (BBC). – Khánh Ly không hát tại Việt Nam trong tháng 11 (Người Việt). - Khánh Ly (Nguyễn Thông). “Mê Khánh Ly như thế nhưng tôi chả muốn chị ấy trở về lúc này. Và nếu có về thì đừng hát. Và nhất là đừng nói. Nói kiểu nào cũng đều không hay. Người ta đang đợi Khánh Ly về, đợi Khánh Ly nói. Tôi sợ. Tôi ích kỷ chỉ muốn giữ được hình ảnh trọn vẹn về Khánh Ly như lâu nay từng gìn giữ”.  – Khánh Ly: ‘Chống đối cũng là tự nhiên’ (BBC). Danh ca Khánh Ly trò chuyện với BBC ngày 24/9/2012 =>
- Tiếc quá, Ca sĩ Khánh Ly không kịp về dự cái này:  Gần 1.000 kiều bào dự hội nghị người VN ở nước ngoài (TN), mà thông tin về hát … hụt cũng không … tiện làm món quà cho hội nghị.
“Tại sao bây giờ tôi mới trở lại Việt Nam?” (Infonet). “Theo tôi số lượng kiều bào còn giữ tư tưởng này chỉ chiếm một phần rất nhỏ, những người này hầu như không về nước, chính sự thiếu thông tin đã khiến họ không thay đổi những suy nghĩ của mình. Tất cả bà con về nước đều chứng kiến sự đổi thay, lớn mạnh của đất nước…” BTV: Bà con kiều bào nên về nước để thấy được sự đổi thay vượt bậc của đất nước ta, ngày càng có nhiều đại gia, lắm người không nhà, thêm nhiều kẻ ba hoa, người không ra người, mà ma chẳng ra ma. Chớ có nghe “các thế lực thù địch” chúng xuyên tạc!
- Người Việt thành nghị sĩ: Vị thế cộng đồng tại Canada được công nhận (RFI).
- Kỳ 4:  Mời bạn đọc download tiếp Phong hóa và Ngày nay;  Kỳ 5:  Mời bạn đọc download tiếp Phong hóa và Ngày nay (boxitvn).
- Liên minh thuế quan (RFA).
- Loạt bài về Đại Nhảy Vọt của Mao: Sự điên khùng của một bạo chúa (phần 1). (Gesa Gottschalk/ Phan Ba).
- TẤM ẢNH KINH HOÀNG (Trần Nhương).  – TẬN CÙNG CỦA SỰ TÀN BẠO Ở TRUNG QUỐC: CHÍNH QUYỀN RA LỆNH CHO XE LU CÁN BẸP NÁT MỘT NGƯỜI DÂN BIỂU TÌNH ĐÒI ĐẤT ĐAI (Daily Mail/ Infowars/ TSYG).
- Ông Bạc Hy Lai tham nhũng 15,9 triệu USD? (NLĐ).
- Người Tây Tạng hy vọng tân lãnh đạo TQ sẽ có chính sách mới (VOA).
- Nam Triều Tiên thất vọng vì miền Bắc không cải cách kinh tế (VOA).
- Bà Aung San Suu Kyi lạc quan về sự chuyển đổi dân chủ ở Miến Điện (VOA).  – Rắc rối về Phật giáo của bà Aung San Suu Kyi (Foreign Policy/ TCPT).
KINH TẾ
-  Cơ chế thị trường: Đơn giản hóa việc xử lý nợ xấu (Vef).
Sở hữu chéo và những câu hỏi (ĐTCK).  -  Tín dụng nhiều nhà băng lớn vẫn âm.  - Các ngân hàng mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp(CP).  -  ‘Ngân hàng ngoại nhìn thấy cơ hội rất lớn tại Việt Nam’ (EBank).
- Yên tâm, phấn khởi sau cuộc họp BCT,  Thủ tướng chỉ thị tăng cường bình ổn giá(NLĐ).  - Nhưng …  Nhiều nhà cung cấp “đòi” tăng giá (DT).  -  Xăng dầu tạm lui, than và gas quyết tăng giá (Vef).
<- “Bao vây” chủ đầu tư đòi căn hộ(TN).   –  Thực chất là cho vay nặng lãi (ANTĐ).
Dân vùng động đất nhốn nháo vì hết xăng (VEF).  - Nghi bán xăng pha nước, hàng trăm người vây cây xăng (TN).  - Bắt quả tang một cây xăng gian lận trong đo lường (TTXVN). -  Hàng trăm phương tiện phải “dắt bộ” do dính xăng bẩn (DT).
- Gạo ế ẩm vì nỗi lo Thái Lan xả kho tạm trữ (VnEco).  – Gạo Việt Nam khá vì chính sách của Thái Lan và nhu cầu của Trung Quốc (VOA).
- Doanh nghiệp đề nghị cẩn trọng với thép nhập khẩu (TBKTSG).
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực khó đạt mục tiêu (TBKTSG).
- “Treo ao” vì thiếu vốn (NLĐ).  – Nuôi cá tra ở ĐBSCL: Người nuôi “lỗ”, nhà xuất khẩu “khổ” (PNTP).
Liên kết cứu người chăn nuôi (TT).
-  Đồ chơi: Hàng hiệu giảm giá, hàng Tàu đắt khách (Vef).
- Hic! Thanh niên nghe chừng tích cực quảng bá cho cà phê (Trung Nguyên): Bạn hiểu gì về cà phê? – Tiêu thụ càng nhiều, càng sáng tạo, giàu có. Nhớ ký hợp đồng đàng hoàng, đừng quảng cáo không công, nha!
-  Cần phổ cập đối tượng nộp thuế qua Internet (ĐTCK).
Trung Quốc chống Nhật: Gậy ông đập lưng ông!  (PLTP). -  Mỹ, Trung chỉ đấu khẩu trong tranh chấp thương mại (VNE).
-  Bạo loạn và biểu tình đẩy vàng trượt mạnh xuống đáy 2 tuần (VietStock).
VĂN HÓA-THỂ THAO

- Tự lực văn đoàn: 10 điều ngược lại (BBC).  – Đặng Tiến: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THẾ LỮ VÀO PHONG TRÀO THƠ MỚI (Diễn Đàn).
Di sản tiếp tục bị lãng phí (SGTT).
MIỀN …”CỤP ” LẠC (KỲ 38) (Nhật Tuấn).
- Đã 5 năm rồi, TRỊNH THANH SƠN ơi… (Lê Thiếu Nhơn).
- LÀNG NÓI TRẠNG  (Ngô Minh).
- ĐINH QUANG TỐN vui buồn phê bình văn chương (Lê Thiếu Nhơn).  – Huỳnh Thu Hậu, khoa Ngữ văn- ĐH Quảng Nam: NHỮNG CÁCH TÂN TRONG MINH SƯ CỦA THÁI BÁ LỢI (Nguyễn Trọng Tạo).  – Tôn vinh nhà văn, nhà hoạt động cách mạng Học Phi (TTXVN).
- Hồ Mộng Thiệp tặng Lê Mộng Bảo: THƠ SONG NGỮ – MUÔN ĐỜI DIỄM TUYỆT (Sơn Trung). BTV: Có lẽ bài thơ này tác giả tặng cho nhạc sĩ Lê Mộng Bảo (đã mất năm 2007), Giám đốc NXB Tinh Hoa Miền Nam – Sài Gòn. Ông Lê Mộng Bảo còn là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Thương Về Quán Trọ, mà BTV đã vài lần gặp ông vào đầu những năm 2000. Có lần hỏi ông: Vì sao bác viết ca khúc Chỉ còn cây đàn này thôi để rồi sau đó bác lại nỡ Đập vỡ cây đàn? Ông trả lời bằng cách kể lại sự ra đời của các bài hát ấy.
- PHAN LẠC HOA QUA HỒI ỨC CỦA BÁC SĨ SAO HỒNG (Nguyễn Trọng Tạo). “Người ta cũng đồn rằng, khi bạn bè và hàng xóm đầu tiên bước vào căn hộ, người ta thấy ca sỹ Thanh Hoa ngồi bất động câm lặng. Dưới sàn nhà tàn thuốc lá, ly tách chỏng chơ  vương vãi. Giữa trần nhà là cái quạt và ông vẫn treo lơ lững trong chiếc thòng lọng làm từ sợi dây kéo cánh phông màn.” Còn BS khi đó lại nghe một câu chuyện khác về lý do có lẽ vì vậy mà Phan Lạc Hoa đã quá đau đớn mà phải ra đi, nhưng thôi … lại cũng những chuyện đàm tiếu, lại là của … giới văn nghệ.
- Nghệ sĩ TPHCM hội tụ mừng ngày giỗ tổ (NLĐ). NS lão thành Kim Chưởng nói về truyền thống ngày giỗ tổ sân khấu => 
- Hãng phim nhà nước sản xuất ì ạch – Vì đâu nên nỗi? (SGGP).  – Phim Việt thiếu vai để đời: Bỏ phí người tài (NLĐ).
- Lần thứ hai, First News Trí Việt thắng kiện trong cuộc chiến bản quyền  (DĐDN).   – NXB Trẻ mua tác quyền tiểu thuyết của J. K. Rowling (TT).
- Những trăn trở về hiện tình Phật giáo (chùa Phúc Lâm).
- Đăng ký tham gia Đoàn Thanh niên Phật tử Trần Nhân Tông (Trannhantong.net).
- KỂ THÊM VỀ VIỆC THẢ HOA TRÊN SÔNG THẠCH HÃN (Văn Công Hùng).
- Kiều Dung: Sang mâgik thiêng liêng (Inrasara).
- Đèn ông sao (Quê Choa).
-  Cơm nhúc (DV).
- Moby Dick: Một tác phẩm sinh đôi (ĐCV).
-  Bầu Hiển rút hết cổ phần ở SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
-  GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng:   “Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng, cần được giải phẫu” (GDVN).
- Các trường THPT ngoài công lập: Có “sinh”, quên “dưỡng”(PNTP).  -  Trường ngoài công lập chật vật tuyển sinh (GDTĐ).
-  Cửa liên thông sẽ hẹp hơn (TT).  - Trần Hữu Tá: Những chấm phá buồn của bức tranh đại học.
Điêu đứng vì con ba năm đổi ba trường đại học (VNN).  -  Cạm bẫy rình rập tân sinh viên (ANTĐ).
- Bút Bi: Hàng không mẫu hạm… tiến sĩ (TT).
- Hà Nội: Tăng cường công tác giám sát thu-chi đầu năm học (DT).  – Ban đại diện cha mẹ học sinh đang “làm bài toán ngược” (TQ).
- Nguyễn Đông Thức: Nghèo lâu!… (PLTP). -  Tạo khoảng cách giàu – nghèo trong học sinh? (TT).
-  Thầy ơi, bằng tốt nghiệp bao nhiêu tiền? (TP).
<- Gỡ tên trường dạy ‘chui’ (VNN).
- Bao giờ thanh niên Việt Nam tự tin nói tiếng Anh? (SGGP).
- “Không còn ai chỉ cảm ơn thầy cô bằng… mồm” (KT).
-  Giáo viên đến lớp trong nỗi lo mất việc (LĐ).
- Nghèo khó, nữ sinh xóm vạn chài phải gác lại ước mơ giảng đường (DT).
- TƯ DUY TÍCH CỰC (Tâm Sáng).
- VIẾT TIẾP VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP TRẺ HỌC VƯỢT LỚP: Có phương pháp thích hợp, sẽ có nhiều “thần đồng” (LĐ).
- Lựa lời mà nói với… con (PNTP).
-  Triển lãm giáo dục Hoa Kỳ 2012: Gần 100 trường Mỹ đến Việt Nam (NDHM).
- Sinh viên các nước đang trỗi dậy trên đường chinh phục thế giới (RFI).
- Pháp điều tra sự cố trên Facebook làm lộ thông tin cá nhân (RFI).
- NASA tới gần lúc tạo thiên lập địa (VOA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Gỏi càng ngon càng độc! (NLĐ).
- Vụ bệnh nhân sụt 30kg ở Bình Phước: Vẫn là bệnh “lạ” (NLĐ).
- Hưng Nguyên, vùng đất của những “bố già (NLĐ).
- Nước sông Nhuệ, sông Đáy ô nhiễm mức báo động (TTXVN). -  Hàng trăm hộ dân sống chung với khí độc (ANTĐ).  -  “Tập kích” lò sản xuất bánh Trung thu bằng nguyên liệu mốc, dầu ăn bẩn (GDVN).  -  Lưu huỳnh trong măng vượt hàng trăm lần cho phép (TP).
- Phát hiện nguồn nước ngầm siêu sạch (NLĐ).
- Lào Cai: lũ ống muộn nhấn chìm nhà dân (TT).  – Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở TP.HCM thành… sông (TN). BS nhắc hoài đổi tên TP lần nữa mà không nghe. Đặt là “Hòn ngập Viễn Đông” cho tới khi nào hết nạn ngập thì “trả lại tên cho em”, nha. Còn trả loại tên nào thì … còn tùy. Hề hề!
- Nhà cháy cả năm chưa rõ cách xử lý (PLTP).
- Cụ ông Việt Nam được trả lại $4,000, sau khi đánh mất (Người Việt).  - ‘Cơn sốt’ bánh mì Việt tại Mỹ (TP).
Lão nông hiến 2.600m2 đất và gần 1 tỷ đồng làm đường giao thông (CAND). Không biết liệu có ngày sẽ có bài “Lão … quan hiến …”?
- Người cha của 32 người điên (PLTP).
- Bắt kẻ chuyên đánh cắp đồ thờ tự bằng đồng tại Huế (Infonet).
-  Bắt 25 “quý bà” đánh bạc (LĐ).
- Pháp: Tịch thu lượng cần sa kỷ lục, ba người Việt bị câu lưu (RFI).
- Philippines phát triển hệ thống dự báo thời tiết mới (VOA).
- Lụt lội ở Ấn Độ, 2 triệu người phải sơ tán (VOA).
QUỐC TẾ
- Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc: Nổi cộm hồ sơ Syria, Iran và Mali (RFI).   – Trung Đông: Tâm điểm của các phát biểu tại Ðại hội đồng LHQ (VOA).
- Đánh bom Bộ Tổng tham mưu Syria (BBC). – Hai vụ nổ kép nhắm vào tòa nhà của quân đội Syria ở Damascus (VOA).  – Tổ chức nhân quyền Syria: Nhiều người bị bắt giữ tùy tiện ở Banias (VOA).
- ‘Vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Libya được hoạch định trước’ (VOA).  – Bộ Ngoại giao Mỹ và CNN “đấu khẩu” về bí mật ở Lybia (TT).  – Tay súng bắt được Gaddafi bị sát hại (TT).
- Pakistan, Aghanistan: Tổn thất nhân mạng do khủng bố, can thiệp của quốc tế (VOA).
- Obama kêu gọi thế giới chống cực đoan (BBC).  – M.Romney: Obama bất lực trước bất ổn ở Trung Đông (TQ).  – Ðạo Mormon, một bất lợi cho Thống Ðốc Mitt Romney? (Người Việt).  – Bầu cử Mỹ: Tổng thống Obama dẫn đầu ở Florida, Ohio (VOA).
<- Dân Hy Lạp rầm rộ tổng đình công và xuống đường chống chính sách khắc khổ (RFI).  – Người biểu tình Hy Lạp đụng độ với cảnh sát tại thủ đô Athens (VOA).  – Hy Lạp: Tổng bãi công biến thành cuộc bạo loạn (TTXVN).
- Tây Ban Nha: Biểu tình thành bạo động (NLĐ).
- Cựu Thủ tướng Abe đắc cử chủ tịch đảng Dân chủ Tự do ở Nhật (VOA).  – Nhật Bản: Ông Shinzo Abe được bầu làm chủ tịch đảng đối lập LDP (RFI).
- Ông Obama, Romney trở lại vận động tranh cử sau diễn đàn toàn cầu (VOA).
- Các trường tôn giáo đang mọc lên tại Thổ Nhĩ Kỳ (VOA).
- Nga: Hành động phải dựa theo Hiến chương LHQ (TTXVN).  – Nhà tài phiệt Nga Alexander Lebedev bị cáo buộc tội côn đồ(VOA).  -  Xuất khẩu vũ khí Nga đạt 7 tỷ USD trong 9 tháng (ĐV).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 26/09/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 26/09/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 26/09/2012;  + Talk Việt Nam – 25/09/2012;  + NMGCCS: Cuộc sống ở Bù Gia Mập – Tập 1; + Cuộc sống thường ngày – 26/09/2012;  + Thời sự 19h – 26/09/2012.

 

1273. ĐẢO ĐIẾU NGƯ, THUYẾT ÂM MƯU VÀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐCSTQ

BÌNH LUẬN CỦA boxun.com
24-9-2012 Người dịch:  Quốc Thanh
Sóng gió nổi lên ở Thái Bình Dương, cuộc khủng hoảng đảo Điếu Ngư bùng nổ, từng “thuyết âm mưu” một tiếp bước xuất hiện:  Mỹ Nhật hợp mưu đàn áp Trung Quốc, mượn cớ đó để làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật; đấu tranh quyền lực trước Đại hội 18 Trung Quốc ngày càng nóng lên, các thế lực phe phái mượn cớ đảo Điếu Ngư để tranh nhau xuất vị; tàn dư phái tả Mao và Bạc Hy Lai quật mồ đứng dậy, mưu đồ khuếch đại quyền nói năng của các cường nhân quân sự; lãnh đạo khóa tiếp lợi dụng khủng hoảng đảo Điếu Ngư để đánh bóng đăng trường, làm nổi lên tầm quan trọng; người lãnh đạo trước hí diễn xong rồi vẫn còn chưa chịu rút lui khỏi vũ đài chính trị, đã lợi dụng đảo Điếu Ngư để cản trở sự tiếp nhận quyền lực suôn sẻ của lãnh đạo mới.   
Những thuyết âm mưu này dĩ nhiên là khỏi cần chứng minh, cho dù có mâu thuẫn trước sau, bởi nếu không thì sao còn gọi được là “thuyết âm mưu”, thế rồi, âm mưu về “thuyết âm mưu”, cùng âm mưu của âm mưu về “thuyết âm mưu” lại ập tới, gây xôn xao, nó hứa hẹn một Trung Quốc lớn cũng bị trùm phủ trong một âm mưu cực lớn, một hòn đảo hoang nhỏ xíu cách xa đất liền bỗng nhiên làm cho Thần châu đại địa mù mịt chướng khí. Nguyên cớ do đâu?
 Đảo Điếu Ngư chẳng qua chỉ là một ngòi nổ, ngòi nổ này cháy chính là sự giận dữ và phẫn nộ của quần chúng, dẫn đến giận dữ chính là mọi mâu thuẫn trong xã hội và sự hỗn loạn của chính trường, làm khúc xạ chính là sự bất tài của kẻ thống trị và sự lỗi thời của thể chế chính trị, cùng sự nghi ngờ của dân chúng về tính hợp pháp của nhà cầm quyền. Cũng có thể, dựa vào nhiệt tình yêu nước cháy bỏng và đông người thế mạnh, Trung Quốc với đầy rẫy những “giải phóng quân” hò hát nhảy múa thăng lên làm tướng quả thực có thể chiếm lĩnh được đảo Điếu Ngư, nhưng với cục diện chính trị của Trung Quốc và sự quay lưng lại của lòng dân như hiện giờ, thì rất có khả năng sẽ như một vài cư dân mạng đã tiên đoán, trận này có thể đánh ra thành một “Trung Quốc mới”. Nhà cầm quyền Đảng cộng sản Trung Quốc nếu như không giải quyết được vấn đề về tính hợp pháp cầm quyền, thì cũng sẽ không bao giờ dám xuất binh đi bảo vệ lãnh thổ, họ cũng không dám đối mặt thực sự với nguyện vọng chính trị của dân chúng trong nước và những đòi hỏi hợp lí về sự công bằng. Với nhà cầm quyền Trung Quốc, chủ quyền và nhân quyền đều là thứ yếu, quan trọng nhất là chính quyền của họ. Để giữ cho chính quyền được ổn định, có thể đánh đổi, có thể hi sinh cả chủ quyền và nhân quyền.           
Kinh tế Trung Quốc trượt dốc, sự thối nát của hệ thống đảng chính phủ ngày càng tồi tệ không còn ngăn giữ nổi, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn khiến cho tiếng oán thán của người dân dậy trời, trước tình hình ấy, các thế lực bang phái đã mượn cớ khủng hoảng đảo Điếu Ngư để kẻ tạo âm mưu thì đi tạo âm mưu, kẻ đập phá thì đi đập phá, kẻ muốn trút sự bất mãn cũng không bỏ lỡ cơ hội. Kết quả là, cuộc biểu tình chống lại sự phục dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã lại khiến cho người ta nhìn thấy hình bóng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trên đường phố đại lục, trong số những tấm biển đủ hình đủ dạng mà quần chúng biểu tình giương lên đã có tới một nửa là những tuyên ngôn chính trị đề cao bạo lực, thậm chí chống lại loài người, đấy là chưa kể cả tên loạn thế quỷ vương Mao Trạch Đông cũng đã bị trương ra đường phố. Trung Quốc với Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền 63 năm, từ những băng rôn biểu ngữ này có thể thấy, không những chẳng gắn kết được giá trị đạo đức cốt lõi chung của đa số mọi người, mà trái lại còn nuôi dưỡng nên một loạt những nô tài và ngu tài đã bị tẩy não.            
 Những điều đó còn chưa đủ để khiến cho nhà cầm quyền phải cảnh giác sao? Chắc phải nhìn thấy quan tài rồi mới rỏ lệ, tới sông Hoàng Hà rồi mới cạn hi vọng sao? Trung Quốc sẽ đi về đâu, là tiếng kêu và tiếng thét phát ra từ những người biết suy nghĩ của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Trung Quốc sẽ đi về đâu, là điều mà kẻ cầm quyền mới của Trung Quốc buộc phải đối mặt, suy nghĩ và đưa ra đáp án. Khi thế giới đã bước vào thời đại văn minh, đã chẳng còn mấy nước giống như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với Đảng cộng sản Trung Quốc chuyên chế độc đảng, thế mà vẫn còn dùng “Đại hội đảng” của một đảng để quyết định tiền đồ 10 năm tới cho 1,3 tỷ sinh linh.    
Đáng nực cười hơn là, một “Đại hội đảng” như thế mà ngay cả thời gian họp cũng trở thành “cơ mật cao độ”, tác nghiệp hộp đen tới mức độ như vậy, e rằng bất kì một hoàng triều nào trong thời kỳ vương triều tập quyền 5000 năm của Trung Quốc cũng phải tự thở dài vì kém cạnh. Bởi chuyện một nhà lãnh đạo dưỡng thương không lộ diện mà dẫn đến sự chú tâm của cả thế giới và sự bồn chồn của mọi tầng lớp trong nước cũng đã phản ánh cái bản chất mong manh của thể chế này. Một nhà quan sát chính trị là blogger than thở: Nếu đúng là người kế nhiệm này bị “ngã bệnh” thật, thì có thể phán đoán từ bản chất chỉ mạnh bề ngoài của chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc trước đây rằng, chắc cái chính quyền này đã hết trò.
Cũng có thể là lần này vẫn chưa hết trò, song có thể duy trì được bao lâu? Một vài quan chức trong các thể chế quân đội và chính pháp… hi vọng sau khi lãnh đạo khóa mới thượng đài sẽ có thể cứu vãn được tình thế hỗn loạn, tốt nhất là tăng cường được kiểm soát, thi hành sự thống trị chiếc bát sắt đối với người dân, khi cần thiết có thể thành lập chính phủ quân sự; phái cải cách trong thể chế thì hi vọng khi Tập Cận Bình lên nắm quyền sẽ bước mau, tiếp tục cải cách, nhưng không cần động chạm đến gốc rễ, để tranh thủ chơi một cuộc nữa; Mao phái và Tả phái nằm ngoài thể chế đang chờ thời để phục hồi Đại cách mạng văn hóa; các nhà hoạt động dân chủ nằm ngoài thể chế thì hi vọng Tập Cận Bình sẽ là Yeltsin của Trung Quốc, hoặc lùi một bước làm Gorbachev của Trung Quốc – Mọi tập đoàn lợi ích, mọi bang phái và tất cả những người quan tâm đến tiền đồ của Trung Quốc đều nuôi hi vọng vào người lãnh đạo mới – những niềm hi vọng không giống nhau.
Và thế là, chúng ta đã nhìn thấy một nghề mới nổi xuất hiện trên thế giới: Dự đoán xem những vị lãnh đạo nào của Trung Quốc được vào Ban thường vụ; dự đoán xem những người này vào Ban thường vụ rồi thì sẽ làm gì, dự đoán xem Tập Cận Bình sẽ ở vị trí nào. Tất cả những dự đoán này vừa không khoa học, lại cũng chẳng có bất kì quy tắc nào, mà chỉ có thông hiểu được lịch sử đấu tranh quyền lực, phương thức và dạng thức vận hành của Đảng cộng sản Trung Quốc thì mới tìm tòi được ngóc ngách bên trong. Và thế là, chúng ta đã nhìn thấy khi trí thức trên thế giới đều đang nghiên cứu học hành, thì trí thức Trung Quốc lại đang nghiên cứu “tri đạo” (có nghĩa là “biết” –ND), giới trí thức trở thành “phần tử tri đạo”: Ai hỏi dò được danh sách Ban thường vụ qua những tin đồn, ai giải mã được tiền đồ và vận mệnh của Trung Quốc cùng 1,3 tỷ người từ đôi câu vài lời của Tập Cận Bình, thì người đó chính là “phần tử tri đạo” quyền lực nhất. Điều này dường như là giống hệt với hồi Hồ, Ôn lên nắm quyền. Chiếm một phần năm dân số của trái đất, người Trung Quốc đáng thương đang phải chờ đợi một thập niên khác trong vòng tuần hoàn luẩn quẩn ấy.    
Song, thời đại đã khác rồi. Trung Quốc hiện tại không phải là Trung Quốc 10 năm trước, Trung Quốc 10 năm sau dứt khoát sẽ không giống như Trung Quốc hiện tại. Nếu như 10 năm này mà không giải quyết được sự khủng hoảng về tính hợp pháp của đảng cầm quyền, thì e rằng sẽ không còn 10 năm tiếp nữa. Có thể dự báo, trong 10 năm tới, nếu chỉ dựa vào kiểu chắp chắp vá vá, chỉ dựa vào hội văn nhân cung đình và vào những điểm đánh nhẹ nói khẽ do hội think-tank tạo ra, thì sẽ không bao giờ giữ được sự ổn định và phát triển. Những vấn đề chính trị và hỗn loạn xã hội do khủng hoảng đảo Điếu Ngư dẫn đến, một vị lãnh đạo bị trẹo lưng mà làm cho cả đất nước phải bồn chồn, quả thực không nên truyền lại cho thế hệ sau để tiếp tục làm hại thêm sức sống, đạo đức và niềm hi vọng của dân tộc này.  
 Thời gian lịch sử dành cho Trung Quốc không còn nhiều, song cơ hội thì vẫn còn. Nếu người lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Trung Quốc thuận ứng được với xu thế lớn của lịch sử, biết phục thiện, thì hoàn toàn có thể xoay chuyển được càn khôn, thậm chí còn trở thành nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại Trung Quốc.
Nguồn: boxun.com
Bản tiếng Việt © BS2012

159. THỜI DỰNG NƯỚC TRONG TƯ DUY CỦA CHÚNG TA NGÀY NAY

NHÌN LI LCH S

Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, 2003

Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ

Lời giới thiệu của Giáo sư sử học CHƯƠNG THÂU

Hà Nội 2003
Trước hết xin cảm ơn các tác giả đã có nhã ý dành cho tôi làm một trong số những người đọc đầu tiên của tập sách này. Nhìn lại lịch sử… là câu chuyện đã từng xuất hiện từ nhiều đời, nhiều thời cho mãi đến ngày nay, tuy không mới mẻ nhưng lại vẫn luôn hấp dẫn, lôi cuốn, tựa như có thêm một “ma lực” mới.

Sở dĩ như thế là vì các câu chuyện, vấn đề, sự kiện, nhân vật… trong đây, đã là những câu chuyện, vấn đề, sự kiện, nhân vật” đặc biệt, tiêu biểu, góp phần phản ánh những bước ngoặt, những khúc quanh của lịch sử và chứa đựng nhiều điều bí mật mà do thời thế, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan chưa được làm sáng tỏ.
Theo tôi, điểm xuất phát để nhìn nhận lại các vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử đó là phải từ những chứng cứ, tư liệu hiện thực có thể có, và cùng với nó, là một sự nhìn nhận thật sự khách quan, công bằng và khoa học, mà để có nó thì không gì khác hơn, phải từ cái gốc là những giá trị nhân bản, những giá trị về chân, thân, mỹ để làm cơ sở cho sự đánh giá, nhận định hoặc miêu tả. Vấn đề cần làm sáng tỏ, do vậy, phải được đối chiếu với các tiêu chuẩn đó, nhằm chỉ ra được cái cốt lõi, cái bản chất đích thực của các vấn đề, các sự kiện đó, tức là chỉ ra cái thực chất tâm lý – xã hội mà nó chứa đựng.
Các bộ sách lịch sử thời phong kiến, tuy là chính sử thật, nhưng do hạn chế về quan điểm (chính thống) và phần nào do bản thân thể loại chi phối, nên đã có những vấn đề, sự kiện, nhân vật trong đó, chỉ được nêu lên một cách sơ lược, phiến diện; hoặc có những ý kiến nhận định đánh giá chưa thật công bằng, khách quan.
Các nhà sưu tập, nghiên cứu, biên soạn đời sau, tuy nhìn chung đã có thêm những bổ sung về sử liệu mới mẻ và cần thiết, nhưng về ý kiến nhận định, đánh giá lại nhiều khi vẫn còn có những chuyện phải bàn thảo. Có thể nói, từ xưa đến nay, trong bất cứ xã hội nào, với tầm độ từ vĩ mô đến vi mô, về nhiều câu chuyện, sự kiện, nhân vật lịch sử, muôn thuở vẫn sẽ còn tranh luận, vẫn tiếp tục có những ý kiến khác nhau, bởi vì cuộc đời vốn dĩ là như thế, và như chúng ta cũng từng biết chân lý là cả một quá trình tiếp cận”.
Tuy vậy, căn cứ theo tiến trình lịch sử, với “mỗi lát cắt” của từng thời đại, chúng ta vẫn nên cố gắng để đạt tới một sự khách quan, công bằng có thể có, và đó mới chính là đòi hỏi cấp thiết và khắt khe của đông đảo bạn đọc hôm nay.
Ở tập sách Nhìn lại lịch sử này, các tác giả đã có hai phương pháp (hai cách) tiếp cận sự thực lịch sử. Đó là cách của “sử”: Từ những nguồn tư liệu cũ và mới cộng với những phân tích, lý giải… để tác giả rút ra kết luận. Đó cũng còn là cách của “văn”: Tái hiện lại những sự kiện, tình huống, hoàn cảnh… để vẽ lại bộ mặt tâm lý nhân vật đúng với hiện thực lịch sử. Lại còn cả cách (tuy không nhiều) là sự kết hợp của hai cách trên.
Do đó, khi đọc tập sách này, chúng ta dễ dàng thấy được những ý  mới của các tác giả, kể cả những ý kiến, những vấn đề còn cần phải tiếp tục tranh biện.
Xin được chia vui với các tác giả về những đóng góp có ý nghĩa tích cực cho kho tàng tri thức văn hóa dân tộc của công trình Nhìn lại lịch sử và xin giới thiệu với đông đảo bạn đọc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2001
 Giáo sư – CHƯƠNG THÂU
(Viện Sử học)
——-

THỜI DỰNG NƯỚC TRONG TƯ DUY CỦA CHÚNG TA NGÀY NAY

KS. PHAN DUY KHA

“Kỷ Hồng Bàng” trong sách Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép: “Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông (…). Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm, con Kinh Dương Vương (…). Hùng Vương con Lạc Long Quân, đóng đô ở Phong Châu, nay là Bạch Hạc” (ĐVSKTT, trang 131 – 133, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Trong chuyện “Hồng Bàng thi”, sách Lĩnh Nam chích quái (LNCQ) cũng ghi: Kinh Dương Vương lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân. Kinh Dương Vương về sau không biết đi đâu (Tổng tập Văn học Việt Nam – tập 3B). Như chúng tôi đã phân tích trong TGM 178, chuyện Lạc Long Quân – Âu Cơ là truyền thuyết giải thích nguồn gốc dân tộc. Nó phản ánh thời kỳ chế độ mẫu quyền, thời kỳ lịch sử đầu tiên mà dân tộc nào cũng phải trải qua. Kinh Dương Vương là hình ảnh của thời kỳ chế độ thị tộc phụ quyền. Lịch sử phát triển của các dân tộc không đồng đều nhau, nhưng trong cùng một dân tộc, chế độ thị tộc phụ quyền không thể ra đời sớm hơn chế độ mẫu quyền. Hay nói cách khác: Kinh Dương Vương không thể “sinh” ra Lạc Long Quân Trong Đại Việt sử lược (ĐCSL), cuốn sử xưa nhất của ta, chưa hề có kỷ Hồng Bàng. Trong phần “Diên cách thời quốc sơ” của sách này, tác giả có viết “Đến đời Thành Vương nhà Chu (1063 – 1026 trước Công nguyên – TCN), Việt Thường thị đem dâng chim bạch trĩ”. Tiếp đó, sách chép về thời kỳ Hùng Vương: “Vào đời Trang vương nhà Chu (696 – 682 TON), có người ở bộ Gia Ninh dùng thuật lạ áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang”. Như vậy, ta thấy tác giả của cuốn sách đã mặc nhiên công nhận có một thời kỳ Việt Thường thị trước thời kỳ Hùng Vương
Mãi một thế kỷ sau (cuối thế kỷ XV), kỷ Hồng Bàng hay chuyện Hồng Bàng thị mới được đề cập đến trong sử sách nước ta. Điều đó chứng tỏ rằng chuyện họ Hồng Bàng (trong LNCQ) hay kỷ Hồng Bàng (trong ĐVSKTT) mới được các nhà chép sử của ta nhào nặn, thêm thắt vào, nhằm thống nhất 3 thời kỳ: Lạc Long Quân – Âu Cơ, Kinh Dương Vương và Hùng Vương làm một. Khi lắp ghép các truyền thuyết này, các nhà nho nước ta cuối thế kỷ XV đứng trước những vấn đề rất khó xử lý. Đó là:
Truyền thuyết kể rằng Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh ra Hùng Vương (người con cả trong 50 con theo mẹ lên núi đã được suy tôn là Hùng Vương). Mà theo thư tịch thì thời kỳ Hùng Vương mới xuất hiện vào khoảng thế kỷ XII TCN. Trong lúc đó, thời kỳ Việt Thường thị với người đứng đầu là Lộc Tục (Kinh Dương Vương là danh hiệu Hán hóa mới được thêm vào sau này) đã xuất hiện trước đó rất lâu. Nếu căn cứ vào sự kiện dâng rùa thần (2353 TCN) thì Lộc Tục phải xuất hiện trước Hùng Vương đến 17 thế kỷ. Còn nếu căn cứ vào sự kiện dâng bạch trĩ (1063 – 1026 TON) thì cũng phải xảy ra trước đó gần 4 thế kỷ. Với một niên đại xưa như thế, các nhà nho của ta không còn cách nào khác là cho rằng Kinh Dương Vương “sinh” ra Lạc Long Quân, mặc dù biết rằng Lạc Long Quân – Âu Cơ là những vị tổ truyền thuyết của dân tộc. Rõ ràng đây là một cách hiểu rất máy móc theo trình độ hiểu biết rất hạn chế của người xưa. Bởi vì thời kỳ Lạc Long Quân – Âu Cơ phải kéo dài hàng mấy ngàn năm, chứ đâu chỉ có vài trăm năm. Đối với chúng ta ngày nay, rõ ràng đây là cách sắp xếp bất hợp lý, không hề phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, chúng tôi cho rằng toàn bộ kỷ Hồng Bàng trong ĐVSKTT hay chuyện Hồng Bàng thị trong LNCQ là do sự nhào nặn, sắp xếp của các nhà nho cuối thế kỷ XV.
Trong Chuyện bạch trĩ, ta cũng thấy “dấu vết” sự nhào nặn này của các nhà nho. Sử ký Tư Mã Thiên (thế kỷ II TCN) có chép sự kiện tộc Việt Thường dâng bạch trĩ. ĐVSL của ta cũng chép như thế ấy thế mà trong LNCQ lại ghi rằng:
“Vào thời kỳ Thành vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi là họ Việt Thường mang chim trĩ trắng sang tiến cống”. Rõ ràng điều ghi chép trên đây là vô lý, vì lúc đó chưa có các vua Hùng. Vả lại, nếu Hùng Vương sai bề tôi là Việt Thường thì Thư tịch Trung Hoa phải ghi là “Văn Lang sai người dâng chim trĩ trắng”. Trong lịch sử ngoại giao thời xưa, người ta chỉ ghi tên nước hoặc người đứng đầu đất nước, chứ không hề ghi tên người cầm đầu đoàn sứ bộ ngoại giao. Cũng như sử sách của ta thường ghi: “Năm… Chiêm Thành cống voi trắng” hoặc “Năm..” Vạn Tượng dâng sừng tê”…
Niên đại Thời kỳ Hình thức Kinh đô
TK XXIV TCN trở về trước Lạc Long Quân – Âu Cơ Chế độ mẫu quyền công xã nguyên thủy Chưa có kinh đô, cư dân sống rải rác
TK XXIV-TK VII TCN Kinh Dương Vương Lộc Tục Tiền quốc gia Việt Thường Ngàn Hống (Hà Tĩnh)
TK VII -Năm 258 TCN Hùng Vương 18 đời – 400 năm Quốc gia Văn Lang Phong Châu (Vĩnh Phú)
Năm 258-208 TCN An Dương Vương 1 đời – 50 năm Quốc gia Âu Lạc Cổ Loa (Hà Nội)
Như đã phân tích ở trên, thời kỳ Lạc Long Quân phải có trước thời kỳ Kinh Dương Vương. Tất nhiên, chúng ta không thể hiểu một cách máy móc đơn giản là Lạc Long Quân “sinh” ra Kinh Dương Vương và Kinh Dương Vương “sinh” ra Hùng Vương. Nếu sắp xếp lại lịch sử thời dựng nước của dân tộc ta, dựa vào truyền thuyết và thư tịch cổ, chúng tôi đưa ra bảng niên đại (xem ở đầu trang này).
Trong các thời kỳ trên, thời kỳ Lạc Long Quân – Âu Cơ là thời kỳ hồng hoang của dân tộc. Ngoài truyền thuyết ra, không có thư tịch nào ghi chép. Thời kỳ Việt Thường thị được thư tịch nước ngoài ghi lại nhiều (đặc biệt hai lần đi sứ thông hiểu) nhưng lại không hề có truyền thuyết. Điều đó chứng tỏ rằng bộ tộc Việt Thường xuất hiện rất xa xưa trong lịch sử. Vả lại, sau khi bị mất “nước”, cư dân Việt Thường đã di cư lưu lạc khắp nơi. Vì vậy, những nhóm cư dân nhỏ, lẻ tẻ, không bảo tồn được các ký ức của cộng đồng. Thời kỳ Hùng Vương được thư tịch nước ngoài ghi lại rất ít nhưng lại có rất nhiều truyền thuyết. Điều đó chứng tỏ rằng nó đã xuất hiện cuối cùng trong ba thời kỳ trên và kéo dài không lâu (vì vậy thư tịch nước ngoài ít chú ý đến và cũng không có sự kiện đi sứ nào).
Sự sắp xếp lộn xộn của các nhà nho xưa về ba thời kỳ này cũng như việc lắp ghép toàn bộ thời kỳ cổ đại của nước ta vào thời kỳ Hùng Vương là một sai lầm lớn, kéo theo một số hậu quả như sau:
Một là, coi thời kỳ Hùng Vương với kinh đô là Văn Lang bao trùm lên toàn bộ thời kỳ cổ đại của người Việt. Sự sai lầm đó dẫn đến cách hiểu mơ hồ về thời kỳ dựng nước cũng như đưa đến những cách giải thích khiên cưỡng về nguồn gốc cũng như cái nôi đầu tiên của người Việt cổ.
Hai là, quá chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương, từ đó tập trung hướng nghiên cứu chủ yếu vào vùng Phong Châu, Việt Trì (Vĩnh Phú). Sự sai lầm này kéo dài, dẫn đến sự trì trệ, dẫm chân tại chỗ trong công việc nghiên cứu lịch sử thời dựng nước.
Ba là, vì quá chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương, chúng ta đã coi nhẹ nền văn minh Champa, nền văn minh Phù Nam và không thấy hết được những điều thống nhất giữa ba nền văn minh này. Chúng tôi cho rằng cần nghiên cứu, đánh giá lại thời kỳ Việt Thường thị. Chính nó là điểm xuất phát, là gạch nối để tìm ra điểm chung, tìm ra sự liên hệ giữa ba nền văn minh trên trong buổi đầu của lịch sử dân tộc.
Tất nhiên chúng tôi không phản đối việc coi đền Hùng như là biểu tượng về cội nguồn của người Việt. Nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn giữa biểu tượng và sự thật Khoa học về lịch sử đòi hỏi tính chân xác cũng như tính lôgíc của các sự kiện.

160. VIỆT THƯỜNG THỊ TRONG BUỔI ĐẦU NỀN VĂN MINH DÂN TỘC

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

KS. PHAN DUY KHA
“Đời Đào Đường, Nam di có Việt Thường thị (VTT) qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thẩn. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa” (Sách Thông Chí -Trịnh Tiêu đời Tống).
Bùi Dương Lịch (1757 – 1828) – một nhà thơ, đồng thời là nhà biên khảo lịch sử. Ông đỗ Hoàng giáp khoa thi cuối cùng của triều Lê (1787). Tác phẩm của ông để lại cho đời rất nhiều, trong đó có cuốn Nghệ An ký. Đây là một cuốn địa chí viết về địa phương tương đối kỹ. Trong tác phẩm này Bùi Dương Lịch cố gắng chứng minh rằng đã từng tồn tại một “quốc gia” Việt Thường trong lịch sử. Ông cũng đã có công xác định giới hạn địa lý của quốc gia nói trên. Chúng tôi không có tham vọng chứng minh tiếp nối những luận điểm về “quốc gia” Việt Thường của ông. Ở đây, chỉ xin được nêu một số nét về vùng đất mà trên đó tộc người Việt Thường xưa đã từng sinh sống.

Biên giới “quốc gia” Việt Thường – theo Bùi Dương Lịch – về phía Bắc đến địa giới phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, về phía Nam đến đèo Hải Van ngày nay. Như vậy theo xác định của Bùi Dương Lịch “quốc gia” Việt Thường nằm trọn trong vùng Khu Bốn cũ (KBC). Luận cứ của Bùi Dương Lịch dựa vào kho tàng thư tịch cổ, ngoài ra ông không có căn cứ gì hơn. Ngày nay, bằng những hiểu biết về địa lý, dân cư, ngôn ngữ… chúng ta thử khảo sát xem vùng này có gì đặc biệt so với các vùng khác trên đất nước ta?
Chắc bạn đọc đã có ít nhất một lần trong đời ngồi tàu hỏa xuyên Việt. Trên đường sắt qua các ga, không cần rời tàu, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi âm sắc và giọng nói của các miền dọc chiều dài đất nước (nhờ lời rao hàng tại các ga) Có lẽ như người ta nhận xét, không vùng nào trên nước Việt Nam có chất giọng khác biệt và dễ nhận thấy như vùng KBC. Đó là vùng có chất giọng nặng, dấu ngã (~) và dấu nặng (.) không phân biệt, đồng thời có rất nhiều từ địa phương. Đến mức nếu chúng ta tự nhiên lạc vào một miền quê nào đó của KBC thì ít nhất cũng phải” có một người đi theo để giúp đỡ “phiên dịch” (ở đây không kể những người đi xa làm ăn sinh sống ở các vùng khác đã bị “pha” tiếng).
Trên đất nước ta, KBC là vùng đất còn bảo lưu, bảo tồn được nhiều vốn từ Việt cổ nhất. Có những từ tưởng chừng như đã có từ khi mới xuất hiện ngôn ngữ của dân tộc: mói = muối; mọi = muỗi; nôốc = thuyền… Từ Bắc KBC đi xuôi về Nam KBC, chất giọng và từ ngữ có đôi chút khác biệt, nhưng vẫn cùng chung một loại từ mô, tê, răng, rứa (mô = ở đâu; tê = ở kia; răng = làm sao; rứa = như thế). Phải chăng sự giống nhau đó là do nguồn gốc chung của cùng một loại ngôn ngữ cổ xưa của bộ tộc Việt Thường thị? Có một điều: Bùi Dương Lịch không xét về mặt phong tục, tập quán và ngôn ngữ nhưng giới hạn địa lý về vùng đất VTT của ông đưa ra rất trùng hợp với vùng đất KBC của chúng ta bây giờ. Loại ngôn ngữ cổ xưa này là vốn từ quý mà chúng ta còn lưu giữ được. Do càng ngày càng thuận tiện về giao thông, do sự giao lưu về văn hóa với khắp mọi miền, vốn từ cổ này sẽ càng ngày càng ít đi. Vì vậy, theo chúng tôi, cần có công trình khảo cứu vốn từ cổ nói trên, nhằm bảo lưu kho tàng ngôn ngữ dân tộc.
Trong văn chương, tùy từng trường hợp cụ thể, chính những từ cổ này đã làm giàu, làm đẹp cho thơ văn của ta rất nhiều. Trần Hữu Thung, tác giả bài Thăm lúa, có những câu: “Qua cánh đồng tắt ngang Đến bờ ni anh bảo…”. Hay tác giả Hồng Nguyên với bài Nhớ nổi tiếng trong thời chống Pháp, có những câu: “Đằng nó vợ chưa?/ Đằng nớ?Tớ còn chờ độc lập!/ Và cả lũ cười vang bên ruộng bắp/ Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu”.
Bạn thử thay những từ ni, nớ, o trong những câu trên mà xem, chúng ta sẽ được những câu thơ trên mà xem, chúng ta sẽ được những câu thơ vô hồn! Đặc biệt, nhà thơ Tố Hữu còn đưa nguyên cả một cụm từ, thậm chí cả một câu toàn từ địa phương vào thơ:’ “Gan chi gan rứa mẹ nờ?(Mẹ Suốt). Hoặc: “Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ” (Bài ca quê hương).
Thử hỏi chúng ta có thể thay những cụm từ trên của ông bằng những từ phổ thông được không. Tất nhiên, chúng ta không đề cao việc lạm dụng ngôn ngữ địa phương trong văn học.
Nó cũng như con dao hai lưỡi: dùng đúng chỗ sẽ rất đắc địa, dùng không đúng chỗ sẽ ngô nghê, dùng nhiều quá sẽ nhàm chán, nặng nề, gây khó hiểu cho người đọc. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn trích dẫn một số ví dụ để nêu lên bản sắc rất riêng của ngôn ngữ vùng này. Phải chăng bản sắc rất riêng đó có nguồn gốc sâu xa từ thời kỳ VTT?
Qua tìm tòi, chúng tôi thấy có rất nhiều từ cổ địa phương KBC trùng hợp kỳ lạ với ngôn ngữ của đồng bào Mường. Xin trích một ít thí dụ để tham khảo (xem bảng).
Ở đây, có thể có một số từ mà ngày nay ngay đồng bào KBC cũng không dùng nữa, hay chỉ một đôi vùng còn dùng. Ví dụ trường hợp số 8: ở phía Bắc KBC rất ít vùng dùng, nhưng ở Nam KBC lại dùng rất nhiều (nhất là Quảng Bình) nhưng lại có rất nhiều truyền thuyết. Điều đó chứng tỏ rằng nó đã xuất hiện cuối cùng trong ba thời kỳ trên và kéo dài không lâu (vì vậy thư tịch nước ngoài ít chú ý đến và cũng không có sự kiện đi sứ nào).
STT
Từ Mường
Từ KBC
Từ phổ thông
Dùng trong
1
đâm
đâm
giã
giã gạo
2
chị, cô
chị gái, cô gái
3
ca
ga
con gà
4
nấc
nấc
nước
Nước uống
5
eng
enh
anh
anh em
6
lọ
lúa
thóc lúa
7
mạng
mọng
miệng
mồm miệng
8
po
bo
bố
bố mẹ
9
nhói
nhói
chơi
chơi bời
10
cơn
cơn
cây
Cây cối
Chúng tôi cho rằng có sự tương đồng giữa những từ cổ địa phương KBC với ngôn ngữ dân tộc Mường vì cả hai tộc này có nguồn gốc chung, đó là cư dân VTT xưa. Và như đã phân tích, vào thế kỷ 7 trước CN, khi các vua Hùng thu nạp đất đai của bộ lạc này vào quốc gia Văn Lang thì phần lớn cư dân ở đây đã di cư lên miền núi và là tổ tiên của dân tộc Mường ngày nay. Số còn lại hòa nhập với cư dân Văn Lang của vua Hùng, là dân tộc Việt.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số kết luận:
  1. Trước thời các vua Hùng, vùng đất KBC là địa bàn sinh sống của cư dân VTT. Trong lúc ở miền Bắc còn là các bộ lạc nhỏ, riêng lẻ: bộ Rồng, bộ Chim, bộ Dâu, bộ Rùa… (Theo GS. Trần Quốc Vượng) thì ở KBC đã xuất hiện một bộ tộc Việt Thường có nền văn minh cao, đã có chữ viết. Chúng ta không loại trừ khả năng ở đây đã hình thành nhà nước phôi thai (bởi có quốc gia thì mới có sự kiện cử người đi sứ thông hiếu với các quốc gia khác!) như Bùi Dương Lịch đã chứng minh.
  2. Vào khoảng thế kỷ 7 trước CN, các vua Hùng đã thu nạp phần đất phía Bắc của bộ tộc này vào lãnh thổ quốc gia Văn Lang. Ở phía Nam, đất đai của VTT được sáp nhập vào quốc gia Lâm ấp (sau này là Hoàn Vương, Chiêm Thành). Vì vậy, ngôn ngữ, phong tục của Bắc KBC và Nam KBC có khác nhau do quá trình sinh sống ở hai “đất nước” khác nhau trong một thời gian dài. Giới hạn của hai khu vực này là Đèo Ngang ở phía Nam Hà Tĩnh.
  3. Vào thế kỷ II, vua Chiêm Thành là Chế Củ đem quân xâm phạm biên giới Đại Việt, bị vua Lý Thánh Tông  đánh và bắt được. Chế Củ phải đem ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) dâng cho Đại Việt mới được thả về. Như vậy, đã thu lại được hơn một nửa của nửa phía Nam VTT vào đất nước. Đến đầu thế kỷ 14, vua Chiêm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý cho ta (tức Thuận, Quảng: Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay) để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần’2‘. Như vậy, sau bao thế kỷ, cuối cùng, toàn bộ đất đai VTT lại trở về sum họp dưới một quốc gia chung Đại Việt.
  4. Những từ địa phương KBC và những từ ngữ của dân tộc Mường đồng âm, nghĩa (mà chúng tôi đã trích một số làm thí dụ) là ngôn ngữ cổ của cư dân VTT. Chúng ta nên có những công trình nghiên cứu đi sâu tìm tòi những từ ngữ chung này, qua đó có thể khôi phục được ngôn ngữ CỔ VTT ngày xưa.
Dùng 35 chữ cái của chữ Mường cổ – mà Nguyễn Đổng Chi đã sưa tầm – để ghi những âm này: phải chăng chúng ta sẽ khôi phục được lối chữ khoa đầu mà bộ tộc Việt Thường từng ghi trên mai rùa, đã được phản ánh trong thư tịch cổ Trung Hoa?
«1» <2>  Theo Đai Viêt sử ký toàn thư
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét