Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Những “mẹ hiền” trên đảo An Bang (QĐND).  – “Hiệp sĩ biển khơi” (Biên phòng).  – Cô Lin, Trường Sa – ‘Mắt thần’ của biển (ĐĐK/ĐV).  – Việt Nam gắn chủ đề biển đảo tại chuyến tàu Thanh niên Đông Nam Á (DT).  – NSƯT Khánh Hoà: Bao tâm huyết gửi về biển đảo! (HNM).  – “Tấm lòng vàng” hạ thuỷ tàu cá cho ngư dân (LĐ).
- Phỏng vấn ông Trần Hòa Phương – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài: Hãy nhìn vào lợi ích chung của dân tộc để hóa giải mâu thuẫn (Infonet).
Đừng lạm dụng sự hi sinh của dân (TVN)   —-Bỏ làm ăn, tháo chạy khỏi vùng động đất (VEF)    –Nhà tái định cư HN: Thực trạng và biến thái (BĐS)
Ngỡ ngàng  TT – Trong báo cáo “Đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2”, Tập đoàn Điện lực VN lập tháng 8-2005 cho rằng thủy điện này “không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi…Nên mời chuyên gia độc lập nước ngoài khảo sát (TT)
Ai có thể tạo ‘áp lực xã hội’ chống tham nhũng? (VNN)     —Đại gia Việt hay… phú ông Việt (VNN)   —-Thời sự trong ngày: Vụ cướp kinh hoàng (VNN)    —Những dự án BĐS chỉ để cỏ mọc (VNN)
Sa Pa: lở đất đá, xe cộ kẹt dài hơn 3 km SlideShow  TTO – Từ 4g sáng nay 26-9, quốc lộ 4D từ thành phố Lào Cai đi Sa Pa bị tắc hoàn toàn. Nguyên nhân do mưa lớn trên 130mm làm sạt lở đất đá tại 9 điểm trên quốc lộ huyết mạch này, từ km 114 đến km 126.
Như thế là tội ác    SGTT.VN – Cuộc sống của người dân ở hạ lưu thuỷ điện Sông Tranh 2 hiện nay là bất an thường trực trong bữa ăn và giấc ngủ hàng đêm, nhưng đau thương là ở chỗ họ không hề chọn cuộc sống đó.
Sự vô cảm của người cho rằng dân kém hiểu biết  (SGTT)   —Sửa đổi Nghị quyết việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri (TN)  —Mưa lớn gây thiệt hại tại nhiều địa phương (VOV)   –Di dời trụ sở nhiều cơ quan TW ra ngoại thành Hà Nội (TN)   —-Phí đường bộ Bắc Thăng Long – Nội Bài sắp tăng mạnh (VTC)
Nản lòng với chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 (Dantri) -Hàng ngàn người dân vùng cao Quảng Nam đã chấp nhận rời xa làng bản, tháo dỡ nhà cửa, bỏ lại vườn tược để nhường đất cho dự án thuỷ điện Sông Tranh 2. Gần 2 ngày sau khi 6-7 trận động đất và rung chấn liên tiếp khiến người dân kinh hoàng,    —-Việt Nam-Thái Lan thỏa thuận hợp tác quốc phòng (TTXVN)
Cơn sóng đòi tự do dân chủ (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Lịch sử nền tư pháp Việt Nam sẽ ghi tên cô Tạ Phong Tần, anh Nguyễn Văn Hải, tức Ðiếu Cày, và anh Phan Thanh Hải, như những nạn nhân tiêu biểu của tình trạng tòa án làm nô lệ cho chính trị. Ðặc biệt, ở đây là chính trị thuộc cấp độ thấp nhất.
Người Trung Quốc vào Việt Nam bán hàng thối, mua hàng tươi (Nguoiviet) -Ðà Nẵng gần đây xuất hiện nhiều người Trung Quốc lẫn lộn trong các nhóm thương buôn săn lùng đồ lòng các loại gia súc để chuyển qua bên kia biên giới. Tin của báo Thanh Niên cho biết có ít nhất 9 người Trung Quốc bị bắt trong khi đang
TPHCM: Sắp xếp, chuyển đổi 385 DNNN (Chinhphu)

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- “Đại Việt sử ước” được tìm thấy tại Đà Lạt (LĐ). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
 Trắng đêm mật phục… gà lậu  (Dân trí) – Một đêm lực lượng hải quan mật phục, bắt sơ sơ 4 vụ vận chuyển gà lậu, số hàng đã lên tới 60.000 con. Quốc lộ 18A (Hạ Long – Móng Cái) đã trở thành cung đường “nóng” của gà lậu Trung Quốc, thay thế cho địa bàn Lạng Sơn. Đội trưởng Đội kiểm

Hội nghị Bộ Chính trị thông qua nội dung tự kiểm điểm, tự phê của các Ủy viên

Thực hiện kế hoạch kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11, tiếp tục 2 đợt tự phê bình và kiểm điểm mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiến hành cuối tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua, tuần này, Bộ Chính, Ban Bí thư đã họp nhằm thông qua báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bản tiếp thu giải trình, đánh giá chính thức về kết quả kiểm điểm, xem xét việc kỷ luật (có hay không, đến mức nào) đối với tập thể và từng cá nhân để báo cáo trước Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị TƯ 6 dự kiến tổ chức vào tháng 10..
.
Tứ trụ của Bộ Chính trị
Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng cho ý kiến về một số công tác xây dựng Đảng.
Trước đó, Bộ Chính trị đã tiến hành tự phê trước trong hai đợt. Đợt 1 từ 21 đến 25/7/2012, bốn đồng chí cán bộ cao cấp nhất Hùng, Dũng, Sang, Trọng tự phê. Đợt 2 từ 1 đến hết 7/8/2012, các đồng chí Bộ Chính trị và Ban Bí thư còn lại kiểm điểm và tự phê.
Quá trình kiểm điểm, phê và tự phê diễn ra rất gay cấn. Có đồng chí phải dự thảo nội dung tự phê nhiều lần mà vẫn chưa sáng tỏ được các khúc mắc, đặc biệt liên quan đến con cái, tham ô nên chưa thể thông qua. Một số đồng chí phát biểu rất sôi nổi, hăng hái khi phê bình đồng chí của mình vì vậy có nội dung tự phê của một đồng chí đã khiến thời gian phải kéo dài hơn so với dự kiến. Những vấn đề chưa thể thông qua, Tổng Bí thư đã trực tiếp giao Ủy Ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, làm rõ.
Lần này, hội nghị do Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Tổng Bí thư thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận về kiểm điểm của từng người. Bộ Chính trị sẽ ban hành các kết luận này để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Để phục vụ việc kiểm điểm, tự phê của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã thành lập Bộ phận Thường trực giúp Bộ Chính trị gồm đồng chí Tổng Bí thư (trực tiếp làm Trưởng Bộ phận), đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Ban Bí thư ra quyết định thành lập Tổ giúp việc Bộ phận Thường trực gồm các đồng chí cán bộ lãnh đạo cấp vụ của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng. Đồng chí Chánh Văn phòng Trung ương Đảng được cử làm Tổ trưởng.
Nội dung thẩm tra lần này xoay quanh 25 nội dung về trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là về các vụ việc Vinashin, Vinalines, tiêu cực tài chính, ngân hàng, về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, con cái của một Ủy viên Bộ Chính trị, một số vấn đề về kiện toàn tổ chức, xây dựng Đảng mà Trung ương đã đề ra. 
Trước đó, một số hội nghị yêu cầu góp ý đã được tổ chức tại 3 miền. Các tướng lĩnh, cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu được yêu cầu đóng góp ý kiến bằng văn bản. Kết quả, có hàng trăm văn bản đóng góp được gửi tận tay đồng chí Tổng Bí thư, trong đó tập trung vào mấy vấn đề: tham nhũng, chủ quyền biển đảo và vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành kinh tế vĩ mô.
Đối với những bản góp ý nội dung kiểm điểm cá nhân các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mà các đồng chí nguyên cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước gửi trực tiếp đến đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ đạo Tổ giúp việc tập hợp nguyên văn các ý kiến này (không ghi tên người gửi) để gửi đến tất cả các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm thông tin.
Đa số các ý kiến toát lên bức xúc về tình trạng tham nhũng, đặc biệt một số vụ vô cùng nghiêm trọng như Vinashin, Vinalines, điều hành các tập đoàn kinh tế nhà nước, chính sách kinh tế vĩ mô, tiêu cực về tài chính ngân hàng… trách nhiệm cá nhân của đồng chí trực tiếp lãnh đạo.
Về công tác xây dựng Đảng thực hiện Nghị quyết 4, Bộ Chính trị đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư đã phê bình Chính phủ trình các (ba) phương án Ban Phòng chống tham nhũng chưa quán triệt tinh thần Kết luận 21 của Hội nghị Ban Chấp hành TƯ 5. Quan điểm chỉ đạo chung của Hội nghị là lấy phương án một, song chưa nên sa đà vào những chi tiết cụ thể, việc thể chế hóa có thể kiện toàn sau.
Trên cơ sở kết quả thẩm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các ý kiến đóng góp vào nội dung kiểm điểm, tự phê của từng cá nhân mà Tổng Bí thư sẽ trực tiếp kết luận nội dung kiểm điểm và tự phê của từng Ủy viên Bộ Chính trị, đặc biệt một số trường hợp “có vấn đề” tồn từ Hội nghị trước chưa kết luận được. Ý kiến kết luận của Tổng Bí thư sẽ được Bộ phận Thường trực, Tổ Giúp việc tổng hợp để Bộ Chính trị báo cáo trước Trung ương trong Hội nghị TƯ 6 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10. Trên cơ sở kết luận của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự do Quốc hội phê chuẩn (ám chỉ Thủ tướng vì chức danh này được Chủ tịch nước đề cử và do Quốc hội phê chuẩn).
Tuy nhiên, tình hình thực tế sẽ không đơn giản như vậy. Lịch sử đã cho thấy, nhiều kết luận của Bộ Chính trị không triển khai được ở Trung ương. Tương tự, nhiều nội dung, Trung ương đã thông qua nhưng đưa xuống Đảng bộ cơ sở và đưa sang Quốc hội thì lại “có vấn đề”. Vụ kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng vừa qua là một ví dụ.
(CNT) 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét