Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Nhận định về tương quan lực lượng giữa Tư Sang và Ba Dũng

Nhận định về tương quan lực lượng giữa Tư Sang và Ba Dũng

Trận chiến giữa một bên là lực lượng mang danh nghĩa chống tham nhũng và bên kia là tập đoàn tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam trên thượng tầng của giới cầm quyền đang ở thế giằng co.
Ta hãy thử nhận định về tương quan lực lượng giữa hai phe này để có thể dự đoán diễn biến tiếp theo.
Nhưng trước khi bàn về vấn đề này, ta hãy thỏa thuận gọi hai phe đang đánh nhau đó một cách ngắn gọn là “phe Sang” và “phe Dũng”. Có người sẽ phản đối, và nói rằng sao không gọi là “phe Trọng” mà lại gọi là “phe Sang”, và còn 11 ủy viên bộ chính trị còn lại thì bỏ đi đâu?
Tôi gọi phe thứ nhất là phe Sang mà không gọi là phe Trọng vì theo chỗ tôi biết thì Nguyễn Phú Trọng không có mấy thực quyền. Tôi cũng không nhắc đến 11 UV BCT còn lại vì mấy anh này đa số tuy cũng rất ghét Ba Dũng (chủ yếu do ghen ăn) nhưng vẫn chưa dám ra mặt tấn công Dũng một cách trực diện và quyết liệt.
*
Thế mạnh của phe Sang gồm có những điểm như sau:
- Thứ nhất, phe Sang được cho là hiện đang đứng về 'phía chính nghĩa', trên thực tế vẫn được lòng nhiều người hơn. Khi nhân danh quyền lợi của nhân dân, của dân tộc để chống lại một thế lực tham nhũng đến tàn bạo và điên loạn, những người giương ngọn cờ chính nghĩa chống tham nhũng dễ ăn nói hơn, dễ dàng kết tội các địch thủ của mình. Một minh chứng cho nhận định này là việc Ba Dũng hầu như không tự biện hộ được trong các phiên họp phê phán ông ta trong nội bộ BCT.
- Thứ hai, phe Sang hiện đang nắm được một vị trí quan trọng là Bộ trưởng công an, và một tổ chức rất mạnh về tình báo, về trang thiết bị và về sự tinh nhuệ là Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng. Nếu tất cả nhân sự của tổng cục này đều thực sự trung thành với chủ thì nó có thể vô hiệu hóa những đòn hiểm độc của bọn người trung thành với Nguyễn Văn Hưởng bên bộ công an.
- Thứ ba, phe Sang có Nguyễn Phú Trọng, về danh nghĩa là lãnh đạo cao nhất của ‘đảng’. Mặc dù ‘đảng’ thực chất đã chỉ còn là cái vỏ, nhưng do trong xã hội vẫn còn không ít những kẻ tin vào nó, nên danh nghĩa ‘đảng’ vẫn còn ít nhiều có tác dụng.
Tuy nhiên, những điểm mạnh của phe Sang lại khá hạn chế. Lòng dân dù có thiện cảm với phe Sang thì họ cũng không thể nhất tề đứng lên ủng hộ phe này, do lo sợ bị bên kia đàn áp, và do không thể tin tưởng tuyệt đối vào một phe cánh vốn ở trong một đảng phản động và tráo trở. Tổng cục 2 cũng có không ít những tay ‘chơi’ với cánh Ba Dũng và Nguyễn Chí Vịnh. Và ngay cả bộ trưởng công an (giáo sư!) Trần Đại Quang, vốn không kém tráo trở, cũng có thể ‘trở cờ’ nếu được Ba Dũng cho đớp hàng trăm triệu USD, một việc mà Ba Dũng sẵn sàng làm trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này. Đặc biệt, điểm mạnh thứ ba lại càng ít ý nghĩa, vì theo anh Trọc Phú trong thời điểm này khó mà được xu sứt nào.
Một điều nữa cũng là điểm yếu của phe Sang là họ vẫn phải ‘giữ uy tín’ cho cái đảng thực chất đã tiêu vong. Chính vì vậy cho nên họ không dám dàn trận công khai chống lại Ba Dũng. Họ không dám tuyên bố kẻ thù của họ là tội đồ dân tộc, chỉ vì không dám để cho toàn dân thấy rằng một UV BCT vẫn có thể là một tên vô lại.
Về phe Dũng. Trước hết, những điểm mạnh của phe Sang chính là những điểm yếu của phe Dũng. Do lòng tham vô đáy, phe Dũng đã gây ra biết bao điều ác với nhân dân và các đối thủ của phe này. Có lẽ, nếu cho bỏ phiếu bí mật và an toàn thì khoảng 90% số người tham gia bỏ phiếu sẽ ũng hộ phương án truy tố, thậm chí xử tử hình, Nguyễn Tấn Dũng và nhiều kẻ tòng phạm.
Mặc dù vậy, trên thực tế phe Dũng vẫn đang nắm thực lực rất mạnh. Do tuyệt đại đa số các đảng viên CS, đặc biệt là giới quan chức, vào đảng là để ‘ăn’, nên kẻ nào cho họ ăn thì họ sẽ ủng hộ kẻ đó, hoặc ít ra là không chống lại. Mà cho ăn thì Sang và Trọng chẳng cho cấp dưới được bao nhiêu, trừ một số nhân vật thân cận. Trong khi đó, với một lượng tiền và tài nguyên (kể cả đất đai) khổng lồ trong tay, Ba Dũng có thể nuôi béo cả một đội ngũ công chức đông đảo, có thể lên đến hàng trăm ngàn (Tất nhiên là bọn này lại cũng cống nạp trực tiếp hoặc gián tiếp cho Dũng). Việc nuôi béo lẫn nhau tạo ra một hệ thống vây cánh gần như bất khả xâm phạm. Ba Dũng cũng là kẻ trực tiếp đưa ra những chính sách bảo đảm cho công an và đội ngũ sĩ quan trong quân đội được sống sung sướng trên lưng các tầng lớp lao động, cho nên đội ngũ này sẵn sàng nghe theo lệnh của ông ta.
Việc ‘chỉnh đốn’, ‘phê và tự phê’ ở các cấp dưới không đi đến đâu chứng tỏ ý chí của Sang và Trọng không được các cấp biến thành động lực cho sự thay đổi.
Những vụ bắt bớ và đàn áp vẫn đang diễn ra khốc liệt chứng tỏ mệnh lệnh của Ba Dũng vẫn đang được thực hiện, và cánh Sang Trọng không thể ngăn cản được (và một phần là không chú tâm ngăn cản).
Chỉ thị không xem DLB, QLB và Biển Đông được các quan chức cấp dưới thực hiện chứng tỏ họ vẫn rất sợ Ba Dũng.
Các báo ‘lề phải’ hầu như không dám đưa tin thất thiệt cho Ba Dũng chứng tỏ ông ta vẫn đang nắm được giới truyền thông quốc doanh.
Việc Ba Dũng vẫn triệu tập cái gọi là UB chống tham nhũng họp và vẫn đi TQ để gặp Tập Cận Bình, đại diện cho nhà nước tiếp tục ký các hiệp ước bán nước, chứng tỏ phe Sang hiện đang bất lực, không kiềm chế và vô hiệu hóa được ông ta.
Và mới hôm qua, kết luận về những sai phạm của Ba Dũng, BCT đã không tiến hành được thủ tục bỏ phiếu, do Lê Hồng Anh, thường trực ban bí thư, nêu ý kiến ngăn cản việc này. Điều đó càng làm cho thế trận giằng co hơn, và tạo cơ hội để Ba Dũng lật ngược thế cờ trong những tuần tới.
*
Với thế trận giằng co như hiện nay, phe Sang cùng lắm chỉ có thể chặt bớt tay chân của Ba Dũng. Nhưng chặt cái này thì nó sẽ mọc ra cái khác, và những đống tiền mà Ba Dũng nắm trong tay sẽ giúp y thoát hiểm. Không giống Lê Duẩn trước đây, Sang và Trọng hiện nay không đủ thế mạnh để truy tố một kẻ như Ba Dũng. Còn đem ra bỏ phiếu tín nhiệm mà không bãi chức ngay, đợi đến lần thứ hai mới khuyến cáo từ chức thì đối với Ba Dũng gần như không có tác động gì. Ông ta chỉ ít nhiều bị mất mặt, và vẫn sẽ giữ được ghế thủ tướng đến hết nhiệm kỳ.
Vì vậy, tôi cho rằng nhận định của QLB về ngày tàn của Ba Dũng là quá lạc quan. Mặc dù cũng rất ghê tởm nhân vật này, nhưng tôi không cho rằng y sẽ bị phe Sang hạ bệ trong vài tuần hay vài tháng tới.
Dù phe nào thắng thì trong những tháng tới đời sống của nhân dân vẫn tiếp tục đi xuống, nhưng điều đó cũng sẽ đẩy nhanh đến sự sụp đổ hoàn toàn của cái thể chế do cộng sản để lại này. Khi đó Ba Dũng và tất cả những kẻ tội đồ dân tộc sẽ phải đền tội.
Tạ Nhất Linh
(DLB)

 

Hội nghị Bộ Chính trị thông qua nội dung tự kiểm điểm, tự phê của các Ủy viên

Thực hiện kế hoạch kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11, tiếp tục 2 đợt tự phê bình và kiểm điểm mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiến hành cuối tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua, tuần này, Bộ Chính, Ban Bí thư đã họp nhằm thông qua báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bản tiếp thu giải trình, đánh giá chính thức về kết quả kiểm điểm, xem xét việc kỷ luật (có hay không, đến mức nào) đối với tập thể và từng cá nhân để báo cáo trước Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị TƯ 6 dự kiến tổ chức vào tháng 10..
.
Tứ trụ của Bộ Chính trị
Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng cho ý kiến về một số công tác xây dựng Đảng.
Trước đó, Bộ Chính trị đã tiến hành tự phê trước trong hai đợt. Đợt 1 từ 21 đến 25/7/2012, bốn đồng chí cán bộ cao cấp nhất Hùng, Dũng, Sang, Trọng tự phê. Đợt 2 từ 1 đến hết 7/8/2012, các đồng chí Bộ Chính trị và Ban Bí thư còn lại kiểm điểm và tự phê.
Quá trình kiểm điểm, phê và tự phê diễn ra rất gay cấn. Có đồng chí phải dự thảo nội dung tự phê nhiều lần mà vẫn chưa sáng tỏ được các khúc mắc, đặc biệt liên quan đến con cái, tham ô nên chưa thể thông qua. Một số đồng chí phát biểu rất sôi nổi, hăng hái khi phê bình đồng chí của mình vì vậy có nội dung tự phê của một đồng chí đã khiến thời gian phải kéo dài hơn so với dự kiến. Những vấn đề chưa thể thông qua, Tổng Bí thư đã trực tiếp giao Ủy Ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, làm rõ.
Lần này, hội nghị do Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Tổng Bí thư thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận về kiểm điểm của từng người. Bộ Chính trị sẽ ban hành các kết luận này để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Để phục vụ việc kiểm điểm, tự phê của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã thành lập Bộ phận Thường trực giúp Bộ Chính trị gồm đồng chí Tổng Bí thư (trực tiếp làm Trưởng Bộ phận), đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Ban Bí thư ra quyết định thành lập Tổ giúp việc Bộ phận Thường trực gồm các đồng chí cán bộ lãnh đạo cấp vụ của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng. Đồng chí Chánh Văn phòng Trung ương Đảng được cử làm Tổ trưởng.
Nội dung thẩm tra lần này xoay quanh 25 nội dung về trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là về các vụ việc Vinashin, Vinalines, tiêu cực tài chính, ngân hàng, về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, con cái của một Ủy viên Bộ Chính trị, một số vấn đề về kiện toàn tổ chức, xây dựng Đảng mà Trung ương đã đề ra. 
Trước đó, một số hội nghị yêu cầu góp ý đã được tổ chức tại 3 miền. Các tướng lĩnh, cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu được yêu cầu đóng góp ý kiến bằng văn bản. Kết quả, có hàng trăm văn bản đóng góp được gửi tận tay đồng chí Tổng Bí thư, trong đó tập trung vào mấy vấn đề: tham nhũng, chủ quyền biển đảo và vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành kinh tế vĩ mô.
Đối với những bản góp ý nội dung kiểm điểm cá nhân các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mà các đồng chí nguyên cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước gửi trực tiếp đến đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ đạo Tổ giúp việc tập hợp nguyên văn các ý kiến này (không ghi tên người gửi) để gửi đến tất cả các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm thông tin.
Đa số các ý kiến toát lên bức xúc về tình trạng tham nhũng, đặc biệt một số vụ vô cùng nghiêm trọng như Vinashin, Vinalines, điều hành các tập đoàn kinh tế nhà nước, chính sách kinh tế vĩ mô, tiêu cực về tài chính ngân hàng… trách nhiệm cá nhân của đồng chí trực tiếp lãnh đạo.
Về công tác xây dựng Đảng thực hiện Nghị quyết 4, Bộ Chính trị đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư đã phê bình Chính phủ trình các (ba) phương án Ban Phòng chống tham nhũng chưa quán triệt tinh thần Kết luận 21 của Hội nghị Ban Chấp hành TƯ 5. Quan điểm chỉ đạo chung của Hội nghị là lấy phương án một, song chưa nên sa đà vào những chi tiết cụ thể, việc thể chế hóa có thể kiện toàn sau.
Trên cơ sở kết quả thẩm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các ý kiến đóng góp vào nội dung kiểm điểm, tự phê của từng cá nhân mà Tổng Bí thư sẽ trực tiếp kết luận nội dung kiểm điểm và tự phê của từng Ủy viên Bộ Chính trị, đặc biệt một số trường hợp “có vấn đề” tồn từ Hội nghị trước chưa kết luận được. Ý kiến kết luận của Tổng Bí thư sẽ được Bộ phận Thường trực, Tổ Giúp việc tổng hợp để Bộ Chính trị báo cáo trước Trung ương trong Hội nghị TƯ 6 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10. Trên cơ sở kết luận của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự do Quốc hội phê chuẩn (ám chỉ Thủ tướng vì chức danh này được Chủ tịch nước đề cử và do Quốc hội phê chuẩn).
Tuy nhiên, tình hình thực tế sẽ không đơn giản như vậy. Lịch sử đã cho thấy, nhiều kết luận của Bộ Chính trị không triển khai được ở Trung ương. Tương tự, nhiều nội dung, Trung ương đã thông qua nhưng đưa xuống Đảng bộ cơ sở và đưa sang Quốc hội thì lại “có vấn đề”. Vụ kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng vừa qua là một ví dụ.
(CNT)

Trung Quốc phạt trên 12.000 euro nếu bản đồ thiếu một phần lãnh thổ tranh chấp

Thấy chưa,từ từ Trung cộng dùng mọi nổ lực để hợp thức hóa những  phần đất , biển…mà TC muốn vơ vào bất chấp luật lệ,đạo lý thông thường của loài người- Thế là mấy phần lãnh thổ biển đảo tranh chấp mai mốt sẽ nằm trên bản đồ của TC-trong đó sẽ có Hoàng sa-Trường sa của VN….,cái lối “để lâu cứt trâu hóa bùn” -nhưng chắc chắn TC sẽ không dám “in” Đài loan.
Bản đồ Trung Quốc - Mông Cổ - Tây Tạng (DR)
Bản đồ Trung Quốc – Mông Cổ – Tây Tạng (DR)
Theo một dự án luật được Tân Hoa Xã tiết lộ hôm qua 25/09/2012, thì khi công bố một bản đồ tại Trung Quốc mà nếu thiếu đi một phần lãnh thổ được Bắc Kinh tranh chấp, sẽ bị phạt rất nặng.
Dự luật đang được soạn thảo này quy định, nếu thiếu mất một phần lãnh thổ trên bản đồ Trung Quốc được công bố, thì sẽ bị phạt đến 100.000 nhân dân tệ (tương đương 12.243 euro). Trong khi đó, mức phạt vạ hiện nay chỉ từ 300 đến 10.000 nhân dân tệ.
Cũng theo Tân Hoa Xã, bản dự thảo trên cũng tăng cường kiểm soát các bản đồ được đưa lên internet, vì « các đơn vị làm bản đồ bất hợp pháp đôi khi làm rò rỉ các thông tin bí mật về địa lý, và gây ra những sai lầm khi vẽ các đường biên giới của đất nước ».
Hôm qua Bắc Kinh đã công bố sách trắng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhằm chứng minh rằng quần đảo này thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Minh (1368-1644). Việc chính quyền Nhật Bản mua lại từ một gia đình Nhật, ba trong số năm hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã gây căng thẳng cao độ giữa hai cường quốc châu Á.

Dùng xe lu cán nát dân oan không nhận tiền đền bù đất

LB: với đồng bào mà China còn đối xử như thế thì với "đồng chí" chắc nó làm còn mạnh hơn!!!

Một người dân tại làng Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã bị một chiếc xe lu cán bẹp nát theo lệnh của chính quyền địa phương.
Người đàn ông tên là He Zhi Hua, từ chối không nhận khoản tiền bồi thường đất đai ít ỏi từ nhà nước để di dời khỏi làng Trường Sa, nơi chính quyền muốn thu hồi đất để sử dụng vào mục đích thương mại.

Ông He Zhi Hua đã phản đối việc di dời của chính quyền, nằm ngáng đường trước một chiếc xe lu.

Phó Thị trưởng địa phương đã ra lệnh cho người lái xe lu cho xe cán qua, đè nát người ông He Zhi Hua.

Hình ảnh gây sốc cho thấy bộ não của Zhi Hua bị cán nát bấy, còn cơ thể của ông bị rã thành nhiều mảnh.

Chính quyền đã đuổi hết người dân ra khỏi làng Trường Sa sau khi vụ giết người tột cùng tàn bạo này xảy ra.

Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng che giấu cơ thể bẹp nát của người đàn ông xấu số, triển khai lực lượng gồm 200 cảnh sát được trang bị đầy đủ để che đậy vụ giết người, kiểm soát sự căm giận và dập tắt khả năng biểu tình của người dân.

(Hình ảnh gây sốc, xin thận trọng khi xem)



Dù vụ giết người tàn bạo này đã được bưng bít che giấu bởi các phương tiện truyền thông nhà nước nhưng vẫn gây nên sự căm phẫn dâng cao trong cộng đồng mạng Weibo, một phiên bản của Twitter ở Trung Quốc. Đã có sự giống nhau kinh hoàng giữa vụ giết người dã man này với vụ đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi chính quyền cho xe tăng cán nát những sinh viên biểu tình. Lại thêm một tội ác vô cùng kinh tởm của chính quyền Trung Quốc.
Thông tin cập nhật từ: Daily MailInfowars .

(Blog TSYG)

Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Bài xã luận ‘Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương’ phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

21 nền kinh tế trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương có tổng số GDP là 30 ngàn tỷ đôla, tức 56 phần trăm sản lượng kinh tế thế giới
26.09.2012 – VOA
“Tổng thống Barack Obama và Phó tổng thống Joseph Biden lên nhậm chức với niềm tin rằng Hoa Kỳ không đầu tư đủ vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương, do đó một ưu tiên sách lược chủ chốt là phục hồi và tăng cường vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực.” Ðó là nhận định của bà Julianne Smith, phó Cố vấn An ninh Quốc gia cho Phó tổng thống Joe Biden, tại một hội nghị ở Riga, Latvia. Theo bà, “Hoa Kỳ từ lâu đã là một cường quốc ở Thái Bình Dương, với các quyền lợi liên kết chặt chẽ với trật tự kinh tế, an ninh và chính trị của Châu Á.” Cái gì là cơ bản sách lược để chấp nhận tầm quan trọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một đường lối đã được mô tả là “tái quân bình”? Vùng này là cỗ máy chính cho nền kinh tế toàn cầu. 21 nền kinh tế trong vùng có tổng số GDP là 30 ngàn tỷ đôla, tức 56 phần trăm sản lượng kinh tế thế giới. Vùng này cũng đại diện cho 56 phần trăm tổng số kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ và chứa các tuyến đường năng lượng và thương mại cơ động nhất thế giới. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm phân nửa dân số thế giới và có một trong số các quân đội lớn nhất thế giới.
Tái quân bình có nghĩa thế nào trên thực tế? “Chúng ta thực thi một đường lối chính phủ đa diện, tổng thể đối với Châu Á Thái Bình Dương bao gồm các khoản đầu tư quan trọng về ngoại giao, kinh tế và sách lược.” Ðó là ý kiến của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith. “Ðường lối này tìm cách nâng đỡ cho trật tự khu vực đã góp phần vào an ninh, ổn định và thịnh vượng tại Châu Á trong nhiều thập niên.”
Các khoản đầu tư này bao gồm việc canh tân hóa các quan hệ hợp tác an ninh với các đồng minh của chúng ta là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái lan và Australia; cũng như mở rộng giao tiếp với các đối tác đang nổi lên và các trung tâm quyền lực như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, New Zealand, Quần đảo Thái Bình Dương và Ấn Ðộ; duy trì một mối quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc, và đầu tư vào các cơ chế đa phương trong khu vực, kể cả Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, Thượng đỉnh Ðông Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và Hợp tác xuyên Thái Bình Dương.
Ðiều này mang ý nghĩa như thế nào đối với châu Âu? Tổng thống Obama đã nói, “Châu Âu là nền tảng của sự giao tiếp của chúng ta với thế giới và là tác nhân kích thích sự hợp tác toàn cầu.”
“Hoa Kỳ và châu Âu chưa bao giờ liên kết nhiều hơn về mặt sách lược với nhau so với lúc này. Ðây là kết quả của một sách lược cố ý và có mục đích nhằm đầu tư vào một quan hệ hợp tác với các khối dân dân chủ, có khả năng về quân sự, tiến bộ nhất trên thế giới cùng chia sẻ với chúng ta các giá trị và lý tưởng, các đối tác Ðại Tây dương của chúng ta.” Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith nói tiếp, “Tái quân bình không phải bất kể châu Âu, mà là cải thiện khả năng giải quyết các mối đe dọa của thế kỷ thứ 21 và nền an ninh tập thể của chúng ta với nhau.”
* Bài xã luận ‘Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương’ phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Ngành điện thể hiện tài năng, người dân ít học gãi đầu

(Trái hay Phải) – Giữa lúc một vị Tiến sĩ phàn nàn rằng dân trí thấp khiến dư luận hoang mang không đáng về thủy điện Sông Tranh 2, thì ngành Điện quên béng mất việc xây cửa xả đáy cho cái đập này, còn kết quả quan trắc động đất tại Quảng Nam cho thấy các nhà khoa học đang bắt đầu  học cách đếm từ 1 đến 10.
Đập Sông Tranh 2 được vá theo công nghệ cổ truyền!
Đập Sông Tranh 2 được vá theo công nghệ thủ công cổ truyền!
Trong một ngày khá nhạt nhẽo của báo chí Việt, nhiều độc giả đã tỏ ra hết sức cảm động khi đọc một bài báo trên VietNamNet, vì lâu lắm rồi mới gặp một bài viết mà thân phận mình lại hiển hiện rõ ràng đến thế. Đại khái, trong hơn một năm gần đây, cứ thỉnh thoảng vài ba tháng lại có một quan chức nhà nước, thậm chí cả đại biểu cơ quan dân cử lôi cái gọi là dân trí thấp ra để giải thích cho những yếu kém trong quản lý.
Bài báo kể ra một số ví dụ hết sức điển hình, chẳng hạn một đại biểu Quốc hội nọ cho rằng dân trí thấp nên chưa thể xây dựng luật này luật kia, một quan chức nọ cho hay dân trí mình thấp nên nhiều lúc tìm ngân hàng “chọn mặt gửi tiền” cũng không cân nhắc, suy xét kỹ… Kẻ viết bài này thì cho rằng, tác giả còn điểm mặt thiếu một trường hợp nổi bật nữa, liên quan đến một trong những đề tài nóng nhất hiện nay:  Đập Thủy điện Sông Tranh 2.
Cách đây mấy hôm, trước dàn đồng ca của báo chí và bà con vùng hạ du cái thủy điện nổi tiếng này, một nhà khoa học, có học vị Tiến sĩ hẳn hoi, cũng tuyên bố người dân quá kém hiểu biết về động đất nên gây hoang mang dư luận và họ ứng phó với động đất một cách rất thiếu kiến thức.
Nghe lời phàn nàn của bà Tiến sĩ này, dĩ nhiên người dân không chỉ ở Quảng Nam mà còn trên cả nước thấy mình thật là hồ đồ và vô dụng. Ừ thì cứ coi như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã xây dựng nên công trình thủy điện lớn nhất nhì miền Trung này bằng nguồn vốn của họ, cũng tức là tiền thuế do dân đóng đi, cũng có sao? Các vị muốn nhân danh những người ngày ngày nai lưng ra làm việc và đóng thuế cho EVN đi kinh doanh, để vặn vẹo chúng tôi à?
Xin thưa, công trình thủy điện này có tổng mức đầu tư lên tới 5.200 tỷ đồng, chẳng biết so con số này với cái gì để bà con hiểu nó lớn đến đâu, nhưng giờ bà con đòi không tích nước thì để nó làm bảo tàng sống cho thực trạng lãng phí tại Việt Nam chăng? Chỉ riêng điều này cũng đã đủ để chứng minh rằng dân trí của bà con thấp đến mức nào, còn khuya mới đuổi kịp hơi khói từ phía Tập đoàn Điện lực.
Điều dại dột thứ hai của người dân Quảng Nam, ấy là họ vẫn cứ mất ăn mất ngủ hàng đêm hàng ngày, bất chấp những lời khẳng định an toàn từ đủ mọi phía. Chà, chẳng phải quý vị đã từng nghe câu cổ ngữ (…) thì hưởng thái bình, kể ra cứ quyết tâm không nghe đài, đọc báo, không để ý đến động đất, yên tâm ăn ngủ có phải sung sướng hơn không?
Rõ ràng đây là một biểu hiện cho thấy người dân Quảng Nam không biết đường mà sướng, cứ thích chọn cách hoang mang khổ sở để sống với đời. Mà thời buổi bây giờ, như quý vị biết rồi đấy, quyền lo sợ cho tính mạng của mình cũng là thứ hết sức xa xỉ, ngay cả với những người nộp thuế cho EVN hoạt động, vì nếu không xa xỉ thì bà con đã không bị các nhà khoa học phàn nàn một cách vô cùng kẻ cả và đầy cảm thông như vậy.
Để nâng cao hơn dân trí, một số ý kiến cho rằng bà con hạ du sông Tranh nên khăn gói lên đường tầm sư học đạo, mà một ông thầy vô cùng xuất sắc chính là Tập đoàn Điện lực, chủ đầu tư cái đập ta đang nói đến. Cũng phải nói thêm là dạo này, bỗng dưng động đất ở Quảng Nam hơi bị nhiều, nên hình như nhiều người quên béng mất rằng Sông Tranh 2 vụt trở thành một hiện tượng truyền thông là nhờ mấy cái vết nứt to tổ bố trên thân đập.
Lúc đó, nhiều người, trong đó có kẻ viết bài này, đã hết lời ca ngợi những sáng kiến của ngành điện trong việc khắc phục hậu quả: dùng giẻ rách vít các lỗ thủng ở đầu ra (chứ không thèm vá ở đầu vào), đồng thời cấm cửa báo chí và thậm chí cả đoàn giám sát của Quốc hội, theo đúng triết lý thâm sâu kiểu phương Đông: Không ai biết, không ai thấy tức là các vết nứt không tồn tại!
Cho đến ngày hôm nay, sự khôn ngoan của EVN tiếp tục khiến thiên hạ phải tròn xoe mắt, vì quả là họ có tài che mắt thiên hạ. Theo Sài Gòn Tiếp thị, nhiều chuyên gia thuỷ điện, thuỷ lợi hết sức ngạc nhiên khi biết rằng chủ đầu tư, các nhà thầu lại “quên” thiết kế cửa xả đáy cho con đập.
Điều này có nghĩa là nếu chưa cho phép tích nước thì mưa lũ tràn về cũng lưu lại tự nhiên ở hồ chứa nước này một lượng nước không nhỏ, và nếu có tình huống khẩn cấp thì cũng không có cách nào để tháo nước.
Cũng như phần lớn quý vị, người viết chẳng phải là dân trong ngành nên chẳng hiểu mô tê ra làm sao, nhưng cứ theo như lẽ thông thường, người ta băn khoăn tự hỏi phải chăng EVN sẽ huy động toàn bộ máy bơm trên cõi Việt Nam, cúng với gầu dai gầu sòng cọn nước để bơm 730.000.000 mét khối nước này ra khỏi hồ chứa, nếu chẳng may xảy ra cơ sự?
Dĩ nhiên, với những người khôn ngoan như thế, ta có thể tự nhủ rằng cái sự “quên” của họ bao giờ cũng vô cùng hữu lý và duyên dáng, mà rõ ràng nhất là sẽ giúp ngành điện tiết kiệm được một khoản kha khá trong tổng kinh phí xây dựng đập.
Sự kém hiểu biết của người dân và cánh báo chí, đặt bên cạnh trí tuệ của EVN và các nhà khoa học, không chỉ dừng lại ở đấy. Thiên hạ cứ nháo nhác vì đủ mọi câu hỏi: Nào đập nứt thế thì có chịu được động đất không, nào động đất cực đại ở vùng này là bao nhiêu độ richter, đập chịu được bao nhiêu theo thiết kế? Nhưng họ đã quên mất một điều, có thể nói là quan trọng hơn tất cả: Những cái “bao nhiêu” đó biết nghe ai cho đáng tin cậy?
Chẳng cần phải nói chuyện lịch sử động đất Quảng Nam làm gì, cũng chẳng cần phải nghĩ đến tương lai động đất ở đây sẽ mạnh lên hay yếu đi, vì suy cho cùng nó cũng có ý nghĩa gì đâu.
Nhiều khi cũng muốn dân trí của mình thấp thật, vì như trên đã nói, ngu si thì hưởng thái bình, còn chuyện động đất thảm họa đã có các nhà khoa học, các cơ quan chức năng lo, giả có cơ sự xảy ra thì mình cũng có kịp biết đâu!
Nỗi khổ đau của những người không có dân trí thấp một lần nữa lại dội lên, khi nghe các cơ quan chức năng thông báo về hiện tượng động đất tại Quảng Nam ngày 23/9. Chỗ này thì bảo có 7 trận liền, có trận đã kịp đi vào lịch sử như là trận mạnh nhất từ trước tới nay, cơ quan kia lại bảo chỉ có 1, mà cường độ cũng thường thường bậc trung thôi, vẫn còn kém so với trận ngày 3/9.
Nghe các vị công bố những con số cứ đốp nhau chan chát như vậy, những người dân ít được học hành, bao gồm cả một số kha khá các độc giả của báo điện tử, cứ đần cái mặt ra, không hiểu rốt cuộc lại là thế nào.
Theo logic thông thường nhất, trong hai cái mâu thuẫn với nhau nhất định phải có một cái sai, nhưng thiết bị máy móc thì rõ là không biết thiên vị rồi, mà cơ quan công bố thì đều có ăn có học cả chứ không đến nỗi “dân trí thấp” như đám xe ôm mổ lợn, thành ra dân tình cứ gãi đầu gãi tai không biết tin ai.
Có người đã mau mắn đề xuất cho các cháu học sinh lớp 1 về Quảng Nam để đếm số trận động đất, còn kết quả quan trắc động đất vênh nhau như bánh đa nướng thì nên áp dụng thủ tục phúc khảo bên ngành giáo dục, đảm bảo sẽ có số liệu đáng tin hơn.
Công nhận là dân trí của dân mình thấp thật, vì dân trí cao thì còn ai chịu nghe các vị giảng bài, lấy ai còng lưng nộp thuế nữa, hả các vị?
Tam Thái
http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201209/Nganh-dien-the-hien-tai-nang-nguoi-dan-it-hoc-gai-dau-2187798/

Bà Đầm xòe - Thủ tướng đã thắng rồi. Xin chúc mừng thủ tướng!

Như tin tức loan truyền, việc bỏ phiếu kỷ luật thủ tướng không được tiến hành tại cuộc họp 5 ngày của BCT vừa kết thúc và được trân trọng chuyển cho Hội nghị Ban chấp hành Trung ương sẽ họp toàn thể vào trung tuần tháng 10 tới.

Thế là thủ tướng thoát nạn rồi. Xin được chúc mừng thủ tướng.

Vì sao tôi lại chúc mừng thủ tướng sớm như vậy?

Vì, tôi hoàn toàn tin tưởng Thủ tướng sẽ vượt qua cửa ải rộng trong cuộc họp toàn thể Ban châp hành TƯ vào tháng 10 tới. Tôi nhẩm tính có tới 70% các vị ỦVTƯĐ bỏ phiếu thuận cho thủ tướng, không những tại vị hết nhiệm kỳ mà kỳ tới chắc hẳn thủ tướng còn lên vị trí cao hơn.

Vì sao tôi lại đoan quyết như vậy?

Vì, chưa nói đến những lợi ích mà lâu nay thủ tướng chỉ chăm chắm chăm lo cho hầu hết các ủy viên trung ương đảng, từ trung ương đến địa phương, từ bộ đến ban, nganh, sở; từ tổng công ty đến công ty… mà cái chính là dân mình luôn có tâm lý trực chờ Dậu đổ thì bìm leo. Việc 14 Ủy viên Bộ chinh trị nhất trí, đồng lòng không bỏ phiếu, tức là chẳng có Dậu nào ở đây bị đổ. Mà Dậu không đổ thì Bìm nào dám leo? Các UVTƯĐ trong vụ việc này là Bìm. Dậu không đổ thì hẳn có ít Bìm dám leo lắm. Đó là một lý. Lý nữa, dân mình cũng thường xuyên có tâm lý ngóng trông lên. Trông lên, thấy trên cũng chỉ là kiểm điểm vậy thôi, bóng trong chân người nào thì cứ trong chân người ấy, thì Bìm ở dưới cũng chỉ chơi chơi vậy thôi, tức bỏ phiếu vậy thôi, trên không dám quyết thì dưới dại gì mà quyết, thắng chưa thấy đâu, tai họa có thể ấp đến liền. 70% phiếu thuận cho thủ tướng là vì vậy.

Còn tại sao lại như vậy ư?

Khi 14 Ủy viên BCT nhóm họp, bao nhiêu tin trên mạng nín thở, háo hức chuyến này thế nào thủ tướng cũng đi tong, chỉ dường như duy nhất Bà Đần xòe là không tin có chuyện đó. Tại sao vậy? Các bạn có thể tìm đọc các bài của Bà Đầm Xòe trên các mạng khác còn lưu trữ vì blog badamxòe đã bị đánh sập, như bài ” Mèo vờn… mèo”, ” Tham lam, bản tính và sự lựa chọn”,  ”Cuộc chiến 5 ngày, thực chất chỉ là hưu chiến” để thấy rõ nguyên nhân, vì sao cuộc chiến lại như vậy. Đó là nguyên nhân chính và thuộc bản chất của chế độ ta. Việc Thủ tướng đi thăm TQ chỉ là thêm một thùng nước lạnh dội vào đốm lửa đang leo lét cháy mà thôi, vì rất có thể thủ tướng đã thay mặt Đảng, Nhà nước, Chính phủ nước mình cầm ” nhật lệnh” của Tập Cậm Bình gửi về.

Dù sao thì Thủ tướng cũng đã thắng . Xin chúc mừng thủ tướng.

BĐX

(Blog NTT)

Vụ Tiên Lãng: Vụ án hy hữu bậc nhất ngành Tòa án?

Theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính, một quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ thụ lý giải quyết. Nếu quyết định đó bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy thì tòa án cấp sơ thẩm tiếp tục giải quyết vụ án nhưng vụ án hành chính của ông Đoàn Văn Vươn lại đang được hai cấp Tòa án cùng giải quyết theo cả thủ tục phúc thẩm lẫn sơ thẩm.
Như báo điện tử Infonet đã thông tin, ngày 07/9/2012 Viện KSND TP.Hải Phòng đã ban hành Kháng nghị số 134/KN-VKS-HC kháng nghị Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 01/2012/QĐST-ST ngày 23/8/2012 của TAND huyện Tiên Lãng đối với vụ án hành chính “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” của ông Đoàn Văn Vươn theo thủ tục phúc thẩm vì “Việc đương sự đề nghị tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để có thời gian xác minh, thu thập chứng cứ không phải là căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính năm 2010”.
Vụ Tiên Lãng: Vụ án hy hữu bậc nhất ngành Tòa án?
Vụ Tiên Lãng: Vụ án hy hữu bậc nhất ngành Tòa án?
Kháng nghị của Viện KSND TP.Hải Phòng đối với quyết định tạm đình chỉ vụ án hành chính "Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai" của ông Đoàn Văn Vươn của TAND huyện Tiên Lãng
Tại Kháng nghị, Viện KSND TP.Hải Phòng cũng đề nghị TAND TP.Hải Phòng đưa vụ án xét xử phúc thẩm theo hướng: Hủy Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 01/2012/QĐST-HC ngày 23/8/2012 của TAND huyện Tiên Lãng và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND huyện Tiên Lãng để tiếp tục giải quyết vụ án.
Trước Kháng nghị của Viện KSND TP.Hải Phòng và căn cứ theo quy định pháp luật, ngày 20/9/2012 TAND TP.Hải Phòng đã ra Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” của ông Đoàn Văn Vươn theo trình tự phúc thẩm đối với Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 01/2012/QĐST-HC ngày 23/8/2012 của TAND huyện Tiên Lãng do có kháng nghị của Viện KSND TP.Hải Phòng. 
Không đợi TAND TP.Hải Phòng đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm để hủy quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng luật, ngày 10/9/2012 TAND huyện Tiên Lãng ra ngay quyết định tiếp tục giải quyết vụ án hành chính “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” của ông Đoàn Văn Vươn.
Việc ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án chứng tỏ TAND huyện Tiên Lãng đã nhận ra sai sót của mình.
Vụ Tiên Lãng: Vụ án hy hữu bậc nhất ngành Tòa án?
Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án hành chính "Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai" của ông Đoàn Văn Vươn của TAND huyện Tiên Lãng được ban hành chỉ sau 3 ngày quyết định tạm đình chỉ vụ án hành chính của mình bị Viện KSND TP.Hải Phòng kháng nghị
Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, trong quyết định tiếp tục giải quyết vụ án hành chính ngày 10/9/2012 của TAND huyện Tiên Lãng không nói tới việc hủy quyết định tạm đình chỉ vụ án hành chính ngày 23/8/2012 của mình, nên tại thời điểm này, khi TAND TP.Hải Phòng chưa hủy Quyết định tạm đình chỉ vụ án hành chính số 01/2012/QĐST-HC ngày 23/8/2012 của TAND huyện Tiên Lãng thì quyết định này vẫn còn nguyên giá trị. Và vụ án hành chính “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” của ông Đoàn Văn Vươn vừa được TAND TP.Hải Phòng giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, vừa được TAND huyện Tiên Lãng xem xét theo thủ tục sơ thẩm.
Liệu đây có phải là vụ án hy hữu bậc nhất ngành Tòa án
Điều 207. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
1. Toà án cấp phúc thẩm phải tổ chức phiên họp và ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
2. Một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
3. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.
4. Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
c) Hủy quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
5. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Kiên Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét