Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Tin ngày 24/9/2012

  • Xã hội dân sự (VOA) - Trong cuộc đấu tranh chống “diễn tiến hòa bình” ở Việt Nam, chính quyền, trước, tập trung vào một đối tượng chính
  • Quý bà xuất ngoại săn 'xuân dược' (VnExpress) - Gom một lúc hơn 30 gói thuốc dùng để ngâm rượu, sắc nước uống để tăng cường sinh lực, một nữ khách TP HCM hào hứng nói cho rằng, nghe nói thuốc này ông uống bà khen, bà uống thì ông kêu trời...
  • Người khuyết tật bị kỳ thị quyền tình dục (VnExpress) - “Em không cho phép mình được yêu, vì yêu là lập gia đình. Em là người khiếm thị, sinh hoạt cho bản thân còn khó thì lập gia đình còn khó hơn”, Duyên 25 tuổi ở Thái Bình, chia sẻ.
  • iPhone 5 có thể cứu quan hệ Trung - Nhật (VnExpress) - Sản phẩm mới đình đám của Apple bị chê bai vì chương trình bản đồ dở tệ, nhưng nó có khả năng trở thành giải pháp ngoại giao tuyệt vời cho tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
  • Trào lưu 'trát phấn' bùng nổ trong nam giới Hàn (VnExpress) - Xã hội Hàn Quốc từng coi việc nam giới trang điểm là hiện tượng bất thường, song giờ đây cảnh tượng ấy đã xuất hiện khắp nơi và Hàn Quốc đang trở thành quốc gia tiêu thụ nhiều mỹ phẩm dành cho nam nhất thế giới.
  • Gái gọi kiểu mới ở Sài thành (VnExpress) - PR là cách gọi “lịch sự” chỉ những cô gái bia ôm, mại dâm, không bị quản lý của má mì, ma cô, mà “độc lập tác chiến” ở các quán nhậu, nhà hàng. Thời hoàng kim của chân dài thường không qua tuổi 25.
  • Ân hận vì vào khách sạn với bạn thân của chồng (VnExpress) - Gia đình tôi rất hạnh phúc, bỗng nhiên tôi lại thay đổi lòng mình, lại yêu bạn thân của chồng, người bạn mà chồng tôi quý mến. Tôi biết mình quá đáng lắm, nhưng tình yêu tôi không kìm chế được sự cám dỗ của người bạn chồng mình.
  • Đường dây gái gọi 9X của má mì 'Phố Xinh' (VnExpress) - Lấy chồng nhưng sống ly thân, Nguyệt để lại con gái ở quê rồi lên Hà Nội bán dâm. Hết thời son sắc, Nguyệt cùng “phi công trẻ” lập đường dây gái gọi Phố Xinh với các chân dài 9X có nhan sắc.
  • Khó tuyển người trả lương 5-8 triệu đồng (VnExpress) - Thật lạ lùng khi thông tin tuyển dụng đăng rõ ràng trên website công ty, nhưng lễ tân một ngày phải trả lời không biết bao nhiêu cuộc gọi đến hỏi kiểu: “Chị tuyển người à? Bao giờ hết hạn? Yêu cầu như thế nào...?”.
  • Thí sinh Hoa khôi sinh viên Hà Nội khoe sắc (VnExpress) - Sáng 22/9, hơn 100 nữ sinh đến từ các đại học, cao đẳng và học viện ở Hà Nội đã cùng tranh tài kiến thức và trình diễn khi tham gia cuộc thi iMiss Thăng Long.
  • Hàn Quốc sắp tăng gấp ba tầm bắn tên lửa (VnExpress) - Seoul và Washington đang ở rất gần thỏa thuận về việc tăng gần gấp ba tầm bắn cho các tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc, nhằm bảo vệ tốt hơn trước những đe dọa từ Triều Tiên.
  • Tàu sân bay Trung Quốc sắp ra mắt (VnExpress) - Những hình ảnh mới nhất về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc cho thấy chiếc tàu này nhiều khả năng sẽ chính thức hoạt động trong thời gian tới.
  • 'Chứng khoán đã hết thời ăn may' (VnExpress) - Có quan điểm khác nhau về xu hướng thị trường những tháng cuối năm nay, nhưng phần lớn các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần trang bị kiến thức và thông tin sẵn sàng cho cơ hội mới từ đầu năm 2013.
  • Chelsea bay bổng trên thiên đường (VnExpress) - Chiến công vô địch Champions League của Chelsea, trận chung kết giữa họ với Bayern, đàm phán Arsenal – Van Persie… là những nội dung được tờ Goal thể hiện trong qua các hình biếm họa.
  • Con số ấn tượng ở chung kết Champions League (VnExpress) - Nhiều ý kiến cho rằng chức vô địch của Chelsea hoàn toàn do định mệnh sắp đặt. Nhưng, con số thống kê phần nào cho thấy họ chiến thắng vì thi đấu hiệu quả hơn Bayern Munich.
  • Terry bị châm chọc vì 'sự trơ trẽn' (VnExpress) - Không được chơi trong trận chung kết Champions League vừa qua, nhưng trung vệ của Chelsea vẫn mặc quần áo thi đấu trong lễ nhận Cup. Hình ảnh này lập tức trở thành chủ đề cho các cây bút biếm họa.
  • Messi đoạt giải Cầu thủ hay nhất Liga (VnExpress) - Với gần 49% số phiếu bình chọn của độc giả, tiền đạo người Argentina giành giải thưởng do trang bóng đá Goal.com tổ chức trong mùa giải 2011-2012.
  • Cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ chôn vùi gần 50 năm (VnExpress) - Cuốn nhật ký được cho là của một giáo viên hy sinh ở tuổi đôi mươi chứa đựng nhiều tâm sự, nỗi nhớ gia đình, quê hương của nữ chiến sĩ. Tuy nhiên, nhật ký không có thông tin gì ngoài cái tên M ghi trong từng trang giấy.
  • Tàu hoả hất văng xe bồn chở dầu (VnExpress) - Đang chạy ngang đường sắt, xe bồn chở hơn 7 tấn dầu bị tàu hỏa húc văng xa, dầu tràn ra đường. Tài xế và phụ lái may mắn thoát chết.
  • Ford Focus mới 'lột xác' (VnExpress) - Mẫu hatback Focus thế hệ mới ra đời tại Thái Lan dành cho thị trường châu Á được trang bị nhiều công nghệ mới, động cơ Duratec 2.0 lít có sức mạnh 170 mã lực.
  • Thú đua xe mô hình của dân chơi Hà Nội (VnExpress) - Ôtô mô hình giúp người chơi thoả mãn đam mê tốc độ với những pha biểu diễn ngoạn mục chỉ thấy trên phim ảnh. Thót tim, nín thở chờ đợi những pha tiếp đất thành công.
  • Lốp ôtô tự bơm (VnExpress) - Không sử dụng bơm hay động cơ điện từ bên ngoài, hệ thống duy trì áp suất lốp của Goodyear Air Maintenance Technology (AMT) sẽ tự động bổ sung khí, tăng áp suất lốp đạt đến tiêu chuẩn khi xe chuyển động.
  • Sơn nữ bị hiếp dâm khi xin việc ở quán cà phê (VnExpress) - Chán gia đình, Thoa bỏ nhà đi và đồng ý làm việc tại quán cà phê của Quyết. Ngay trong ngày đầu, sơn nữ chưa đủ 16 tuổi bị ông chủ đưa vào nhà nghỉ và dọa không cho "yêu" sẽ bắt "tiếp khách cả đời".
  • Gia cảnh phụ nữ dụ 2 em trai đi bán ma túy (VnExpress) - Thủy đứng chết lặng, phòng xử án lặng phắc, tiếng khóc của mấy đứa trẻ, lớn 16, đứa nhỏ nhất mới vừa lên 3 vẫn không chịu ngớt. "Chị ơi, quay đầu là bờ", duy nhất tiếng thằng cu Nhớ thảng thốt giữa cái không gian vốn u uất.
  • Hiệp sĩ Sài Gòn bắt tên cướp có dao (VnExpress) - Chiều 22/9, nhóm hiệp sĩ Minh Tiến cùng cảnh sát giao thông đã bắt được hai tên trộm cướp xe máy trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP HCM.
  • Cảnh vũ trụ ấn tượng trong năm (VnExpress) - Thiên hà Xoáy nước, tinh vân Mỳ ống, dải Ngân Hà uốn cong như cầu vồng là những tác phẩm đặc sắc tham gia cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn 2012 do Đài Thiên văn Hoàng gia Anh tổ chức.
  • Hệ điều hành Windows 8 đã hoàn thiện (VnExpress) - Ngày 1/8, Microsoft công bố hệ điều hành đang được thử nghiệm bởi nhiều người nhất trong lịch sử đã chính thức chuyển sang giai đoạn RTM (Release to Manufacturing), tức đã hoàn chỉnh để đưa vào sản xuất.
  • 10 máy ảnh du lịch bán chạy mùa hè (VnExpress) - Thị trường camera du lịch đang "ấm" lại sau thời gian đầu năm bán chậm. Bên cạnh một số sản phẩm cũ, năm nay máy ảnh của Canon, Samsung và một số model từ Sony, Nikon "hút" khách.
  • Con mèo xấu tính (VnExpress) - Bí mật trèo lên phía trên rồi sập cánh cửa sổ lại, con mèo trong đoạn clip đã khiến đồng loại té nhào xuống đất.
  • Tình cảm hậu phương (VnExpress) - Phái đoàn chị em hậu phương đi thăm các thương bệnh binh ở quân y viện. Khi đến bên giường bệnh, cô gái xinh đẹp nhất trong đoàn ân cần hỏi: "Nhiệm vụ của anh là gì vậy?"
  • Sang ngay (VnExpress) - Có tiếng gõ cửa, chủ nhà chạy ra mở thì thấy đứa trẻ nhà hàng xóm đang đứng đợi. Ông hỏi:
  • Đi trễ 5 phút không cho vào họp (VnExpress) - Vì nạn kẹt xe, công ty đã lùi họp đến 7h30 nhưng nhân viên vẫn đến trễ. Để chọn giải pháp an toàn, giờ họp lại được tiếp tục lùi đến 8h, nhưng lại vẫn có người đi trễ 15-20 phút do "hỏng xe".
  • Chiêu ăn cắp nắp lọc dầu khi thay nhớt xe máy (VnExpress) - Khi thay dầu xe máy, thông thường người thợ hay vặn cái nắp ở dưới gầm xe ra để tháo bỏ dầu cũ. Lúc đó cái cốc (nắp) lọc dầu này sẽ rơi ra theo. Có điều khi tôi đi thay dầu thì cái lọc này "rơi" mất luôn!
  • Cha hệ 10 năm đủ sức dạy con hệ 12 năm (VnExpress) - Tôi học hệ giáo dục 10 năm nhưng vẫn thừa sức làm gia sư cho các con tôi theo chương trình 12 năm. Các cháu luôn đạt học sinh giỏi ở trường. Như vậy, thời gian đào tạo dài lâu không phải yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.
  • 'Dễ nhầm amip ăn não là viêm màng não' (VnExpress) - Theo PGS, TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh viêm màng não do amip ăn não người 99% gây tử vong nhưng thường bị bỏ qua vì triệu chứng lâm sàng gần giống viêm màng não do vi khuẩn.
  • Bé 6 tháng tuổi lún sọ sau cú ngã từ giường (VnExpress) - Đang pha sữa cho con ở ngoài, chị Thoa ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, bỗng nghe bé Hân khóc thét trong phòng ngủ. Người mẹ chạy vào thấy đứa con mới 6 tháng tuổi đã rơi từ giường xuống đất.
  • Tự làm tương ớt cay nồng (VnExpress) - Ớt chín đỏ tươi đem rửa sạch, phơi khô, băm nhuyễn. Trộn thêm tỏi, muối, rượu rồi đem phơi nắng khoảng 48 tiếng đồng hồ sẽ thành tương ớt.
  • Bị cận thị có nên đeo kính liên tục? (VnExpress) - Cháu đang học lớp 8, mắt phải bị cận 0,75 độ, còn mắt trái cận 1 độ. Cháu nghĩ chỉ vào giờ học mới nên đeo kính, thời gian khác thì không mang. Cháu làm như vậy có sao không ạ, có làm tăng độ không?
  • 6 hiểu lầm tai hại về ung thư vú (VnExpress) - Nhiều người vẫn nghĩ rằng ung thư vú phần lớn do di truyền, hay phụ nữ trẻ không mắc căn bệnh này, hoặc bị ung thư thì phải có khối u... Đây đều là những suy nghĩ sai lầm trước một căn bệnh nguy hiểm. 

Bước vào chỉnh Đảng, lãnh đạo một số báo lớn bị tố cáo

Thực hiện kế hoạch do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương đã vạch ra, cả nước đang nô nức bước vào đợt phê và tự phê cá nhân, tổ chức trong đó có các Tòa soạn báo. Không biết các đồng chí ở một số tòa báo quán triệt tinh thần phê và tự phê thế nào mà hiện nay bài vở các đồng chí dùng để choảng nhau đã bắt đầu loang đầy trên mạng. “… Phó Tổng VnExpress Phạm Văn Hiếu có những biểu hiện loạn dâm, nhiều lần tán tỉnh bà Duyên cùng nhiều phóng viên xinh đẹp khác rồi đề nghị thác loạn” … Điểm tin lãnh đạo hai tòa báo lớn bị tố: VnExpress và Thanh Niên.
Báo điện tử VnExpress
Blog Chumonglong - Nam lãnh đạo bị nữ nhà báo tố về tội vu khống nhận hối lộ và loạn dâm
“… Bà Hải Duyên, phóng viên Vnexpress vừa gửi đơn đến công an yêu cầu xử lý đồng nghiệp, đồng thời là lãnh đạo cùng cơ quan là Phó Tổng biên tập Phạm Văn Hiếu, vì ông này “có hành vi bịa đặt, vu khống gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của mình.
Trong đơn tố cáo bà Hải Duyên cho hay, ông Phạm Văn Hiếu đã tự dựng chuyện, tuyên truyền và công khai với học viên các lớp tại chức ở FPT rằng trong một lần đi chơi với học viên, bà Hải Duyên đã tiêu hết 9 triệu đồng nhận hối lộ của học viên.
Theo bà Hải Duyên, ông Phạm Văn Hiếu còn tuyên truyền với các học viên rằng, bà Hải Duyên đã đi ăn nhậu với 3 nam phóng viên và sau đó ngủ (tức loạn dâm) cùng với 3 người này. “Sự việc nói trên làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và danh dự của tôi và gia đình”, phóng viên Hải Duyên nhấn mạnh.
Trao đổi với Chu Mộng Long Blog, bà Hải Duyên cho biết, ban đầu nghe người này người kia nói lại việc ông Phạm Văn Hiếu rêu rao, bịa chuyện không tốt về mình nhưng bà vẫn bình tĩnh vì “trinh tiết mình đã mất, sợ gì nói chuyện loạn dâm”. Bà nói, trong đơn bà đã vạch trần việc ông Phó tổng Vnexpress Phạm Văn Hiếu, do ám thị khi xem quá nhiều phim sexy, nên ông đã có những biểu hiện loạn dâm, nhiều lần tán tỉnh bà và nhiều phóng viên xinh đẹp khác rồi đề nghị loạn dâm bất thành, ông đã bày trò rêu rao bịa đặt để tạo tin hot cho tờ báo lá cải do ông nắm giữ một phần lớn cổ phần”.
Báo Thanh Niên
Blog Nguyenvanchien1952 - Tổng biên tập cùng ban lãnh đạo bị tố ăn tiền trắng trợn
“… Khi nhắc đến tờ báo Thanh Niên, mọi người đều biết tờ báo này đã chết từ khi Nguyễn Công Khế rời bỏ chức vụ Tổng Biên Tập vì một trận chiến “đổ lửa” giữa triều đình. Ai ai cũng biết ngày nay để Báo Thanh Niên viết một tin ngắn 100 chữ chỉ cần trả 500.000 đến 1.000.000 đồng; Bài ngắn từ 5 triệu đồng và những dạng bài điều tra, bài “đánh đấm” chỉ cần có người bỏ tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng sẽ được lo liệu từ A đến Z.
Nghiệp vụ báo chí thì khá đơn giản: lợi dụng số lượng ấn bản nhiều sẵn có, hàng ngày các cá nhân này chỉ ngồi rình mò đợi các đơn thư khiếu nại tố cáo phát tán, tìm tới các thân chủ và ngã giá. Đứng đầu nhóm này là đồng chí Nguyễn Quang Thông (Tổng biên tập) …
Kế tiếp, đó là đồng chí Đặng Ngọc Hoa (bút hiệu là Đặng Việt Hoa). Từ những sự việc nhỏ như con kiến nhưng nếu đồng chí Hoa này làm thì phải trở thành những xì-căng-đan đình đám, ít nhất phải có người rớt ghế. 
Ngoài ra, dưới tay các đồng chí này còn có đội ngũ chim săn như Hải Thành – Tổng Thư ký tòa soạn, Đào Hồng Hạnh – Phó Tổng Thư ký tòa soạn, Trần Việt Hưng – Phó Tổng Thư ký tòa soạn, Võ Khối, Phó Tổng Thư ký tòa soạn, Đỗ Hùng – Thư Ký tòa soạn, Trọng Phước – Thư ký Tòa soạn… luôn “cất cánh” đi săn mồi bất kể lúc nào, bất kể tại đâu”
Không biết có phải đợt này chỉnh Đảng, phê hay tự phê mà các báo lắm chuyện thế nhỉ? Đề nghị các cơ quan chức năng thẩm tra, xácminh giùm.
(Cầu Nhật tân)

Tư Bản Đỏ lo sợ "Chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết" xốn xang tìm bãi đáp

Với những tiềm năng phát triển lớn lao, ngày nay Trung Quốc đã trở thành một đất nước có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Nhưng càng đến gần thời điểm đại hội lần thứ 18 của đảng vào tháng 10 năm nay, những người sắp ra đi và những người chuẩn bị tiếp nhận quyền lực đều nhận thức rằng họ đang đối diện với một vấn nạn ngày càng lớn. Đó là tính chính danh, tính hợp pháp chính trị của cả chế độ và của giới lãnh đạo ở thượng đỉnh. Nói một cách cụ thể hơn, trong mắt dân chúng, những gì mà họ đã từng được nghe suốt mấy thập niên qua về một chính phủ dựa trên lý tưởng công bằng xã hội cộng sản thì nay chỉ thấy từng tập đoàn quyền hành cùng với hệ thống tham nhũng sâu rộng, và một số đại gia tư bản cực kỳ giàu có rút từ nguồn tài sản quốc gia.
Trong tình trạng tham nhũng lan tràn trên toàn xã hội Trung Quốc như hiện nay, ước lượng mỗi năm có khoảng 50 tỷ đô la theo chân cán bộ quan chức và gia đình họ rời khỏi đất nước. Đó là một trong nhiều chi tiết được đưa ra trong một bài báo của Jonathan Manthorpe của tờ Vancouver Sun, Canada ngày 13/7/2012. Những nhà giàu mới ở Trung Quốc mệnh danh “tư bản đỏ” từng ngày từng giờ đang ráo riết tìm chỗ trú thân an toàn ở các nước Tây Phương. Làn sóng này đã bắt đầu trong mấy năm qua nhưng gia tăng càng lúc càng nhanh trước các biến động xã hội lẫn chính trị tại đây.
Theo Jonathan Manthorpe, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 90% trong số hơn 300 thành viên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đưa một phần gia đình ra sống ở nước ngoài hoặc đã xin làm công dân nước ngoài. Đây là các đầu cầu để chuyển tài sản hiện nay và để làm "nơi tỵ nạn" trong tương lai khi có biến động chính trị tại Trung Quốc.
Còn giới giàu có nói chung, khoảng 60% cho biết đang trong tiến trình xin di dân hoặc đã có ý định làm việc này trong thời gian trước mặt. Biến cố Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh (Chong Qing), bị bắt chờ ngày ra tòa càng khiến giới tư bản đỏ không còn cảm thấy an toàn dù ở bất kỳ vị trí nào, và càng gấp rút tìm đường đi ra nước ngoài cùng với số tài sản hiện có.
Vào cuối năm 2011, một nghiên cứu khác, có vẻ "hiền lành" hơn, được chính Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện, cũng cho thấy từ giữa thập niên 1990, ít là khoảng 125 tỷ USD đã lẻn ra khỏi đất nước theo chân của hơn 16.000 cán bộ, công chức và những người thân của họ.
Từ một nguồn khác nữa, ký giả John Sudworth của BBC News từ Thượng Hải ngày 22/8/12 tường thuật hiện tượng "Tư bản đỏ Trung Quốc" lũ lượt ra đi. Ông viết: "có một thứ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc mà dường như hiện nay không ai ngăn cản nổi – đó là các triệu phú". Điển hình như Louie Huang, một trong những người giàu nhất Thượng Hải (Shanghai) nhờ kinh doanh bất động sản. Ông Huang thừa nhận với nhiều người bạn giàu có khác rằng tình hình không còn an toàn cho những người như ông tại Trung Quốc nữa. Con đường duy nhất là tìm cách ra nước ngoài sinh sống.
Ông nói: "Hầu hết họ nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền ở đây. Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết". Đó cũng là điều lo lắng của nhiều người thuộc giới siêu giàu Trung Quốc nay đang tìm cách thoát đi. Nó cũng cho thấy mặt thật của đời sống chính trị, kinh tế của Trung Quốc, tức không hề có một xã hội ổn định như hình ảnh mà đảng muốn trưng ra trước thế giới. Nói cách khác, những tư bản đỏ ngày nay không còn tin vào cái gọi là kinh tế thị trường theo đặc tính XHCN Trung Quốc, với quá nhiều đe dọa bất an tiềm ẩn. Họ tìm cách ra đi không phải với hai bàn tay trắng, nhưng với số của cải tích góp được một cách bất thường trên lưng hơn một tỷ người nghèo khắp lục địa này.
So với năm 2006, chỉ có 63 visa EB-5 — tức loại visa đầu tư để định cư tại Hoa Kỳ — được cấp cho các công dân Trung Quốc; thì năm 2011, con số này nhảy vọt lên 2.408 visa; và trong năm 2012, chỉ trong 6 tháng đầu năm, con số này đã vượt quá 3.700 visa.
Giới giàu Trung Quốc không chỉ chạy sang Mỹ mà thôi. Hiện nay họ còn là một trong các luồng di dân lớn nhất vào Australia. Số liệu công bố năm 2011 cho thấy lần đầu tiên di dân Trung Quốc vào Australia đã vượt qua số người từ Anh Quốc. Tại Canada, con số các “nhà đầu tư” Trung Quốc được cấp quy chế thường trú tại Canada đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm.
Theo hãng tin AFP, hiện tượng tài phiệt Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào rượu Pháp cũng đang gia tăng. Sau khi "xâm nhập" vào lãnh địa rượu Bordeaux, các tay tài phiệt Trung Quốc "tấn công" vào rượu Bourgogne bằng những số vốn khổng lồ. Bên cạnh lý do thuần túy thương mại, đây còn là lý cớ để xin nhập cư vào Pháp.
Những kẻ nằm ở thượng tầng xã hội Trung Quốc thấy rõ là tương lai của chính họ rất bấp bênh. Nền kinh tế Trung Quốc không thể tăng trưởng bất tận. Tình trạng hụt hơi đã hiện rõ trong những năm gần đây. Không chỉ những người nghèo tại Trung Quốc có thể nổ tung bất kỳ lúc nào mà cả các đồng nghiệp của họ cũng có thể lôi cổ họ ra làm "dê tế thần" để xoa dịu dân chúng bất kỳ lúc nào. Hôm qua còn ngất ngưỡng trên đỉnh cao quyền lực, hôm nay đột nhiên tán gia bại sản là chuyện thường ngày ở quốc gia này. Sự kiện vợ chồng ông Bạc Hy Lai thực sự khiến họ run sợ đến tận xương tủy, vì không mấy ai trong số này có nhiều quyền lực như ông Bạc đã từng nắm giữ.
Cùng lúc với các diễn văn lên án các giá trị Tây Phương, hầu hết giới lãnh đạo Trung Quốc đều gửi con cái đi học ở cái trường Tây Phương và tìm cơ hội sống ở nước ngoài để làm đầu cầu chuyển tiền. điều này thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng lại là sự thật đối với đại đa số lãnh đạo cao cấp của nhà nước và đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Trong một bài báo của Washington Post ngày 18/5/2012, hai ký giả Andrew Higgin và Maureen Fan đã đưa ra một cái nhìn thật sâu sắc về sự thật không còn che giấu được ấy. Con cái của giới quý tộc đỏ được gọi là "Thái tử đảng" (princelings) đã có mặt ở hầu hết các trường đại học tư danh tiếng ở Mỹ. Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc và sắp lên ngôi tổng bí thư đảng, có người con gái Tập Minh Trạch (Xi Mingze) đang theo học trường đại học Harvard từ năm 2010. Hai trong số các tổng bí thư đảng là Giang Trạch Dân và Triệu Tử Dương cũng có cháu nội và cháu ngoại học ở trường này. Bốn quan chức cấp cao khác của Đảng như Hoàng Hoa (Huang Hua), Lý Triệu Tinh (Li Zhaoxing), Bạc Hy Lai (Bo Xilai và Trần Vân (Chen Yun) đều có con và cháu theo học tại Hoa Kỳ. Thái tử đảng đình đám nhất gần đây là Bạc Qua Qua (Bo Guagua), theo học tại Trường Quản lý Hành Chính Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Cha của anh ta là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hiện đang bị thất sủng và mẹ là Cốc Khai Lai bị án tử hình treo về tội giết người.
Tư bản đỏ Trung Quốc đang ráo riết tìm bãi đáp, còn tư bản đỏ Việt Nam thì sao?
Các áp suất tương tự như tại Trung Quốc cũng đã ló dạng tại Việt Nam. Hội nghị Trung ương 5 khóa XI bế mạc ngày 15/5/12 đã quyết định thành lập lại Ban Nội chính Trung ương và đặt Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí Thư. Điều này báo hiệu cho cùng loại lo âu của Louis Huang ở Thượng Hải, đó là: "Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết".
Kế đến, người ta đang chờ xem liệu ông Nguyễn Tấn Dũng có cũng sẽ là một Bạc Hy Lai của Việt Nam không, khi các hồ sơ kết tội ông đang được tích tụ theo từng vụ thất bại của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Tuy nhiên, người ta tin phần lớn tài sản của ông thủ tướng nổi tiếng tinh ranh này đã nằm ở nước ngoài qua nhiều đường dây khác nhau. Do đó, dù có bị thất sủng thì ông Dũng cũng đã có bãi đáp êm ấm đang chờ.
Nhưng điều đó chẳng làm những nhà tư bản đỏ khác an tâm vì họ còn thua kém xa ông Dũng về quyền lực. Nghĩa là nếu quan lớn như ông Dũng còn có thể bị các "đồng nghiệp" kéo xuống thì còn ai dám tin chỗ của mình an toàn tuyệt đối. Chính vì thế mà đợt "phê và tự phê" lần này mang nét hăm dọa đặc biệt.
Trận dịch bắt bớ, kết án nhanh chóng, và tịch thu tài sản đã bắt đầu. Trước hết ụp xuống những quan chức trực tiếp liên hệ đến các vụ lỗ lã lớn dù hiện tượng này được làm ngơ suốt nhiều năm qua, như Phạm Thanh Bình, tổng giám đốc Vinashin, và Dương Chí Dũng, tổng giám đốc Vinalines, v.v...
Nay trận dịch đã lan sang vòng kế tiếp với những người cực giàu nhưng chưa rõ tội gì như các chủ ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, v.v... Vì một khi họ đã bị bắt và bịt miệng trong tù, thì những kẻ thù của họ có toàn quyền vẽ ra các tội trạng cần thiết để tịch thu toàn bộ tài sản và ngay cả lấy luôn sinh mạng của họ.
Nhiều người tin rằng sẽ còn phải mất thêm một vòng “dịch” nữa đối với những cựu quan chức lớn như ông Trần Xuân Giá, v.v... trước khi Ban Nội Chính và Ủy Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng dám đụng đến loại đại gia như Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng trong khoảng thời gian chờ đợi đó, chẳng còn ai trong giới tư bản đỏ Việt Nam còn dám ngủ yên trong giấc mơ "Còn Đảng Còn Mình". Vì những kẻ đã và sắp tước đoạt tài sản của họ đều là "người của Đảng" cả. Rõ ràng trong tình hình hiện nay, tài sản càng cao kẻ thù càng nhiều.
Phạm Nhật Bình
________________
Tham khảo:
http://www.vancouversun.com/
http://www.bbc.co.uk/
http://www.washingtonpost.com/

(Dân luận)

Giám đốc kiểm duyệt của Myanmar đóng nắp cây bút đỏ

Văn phòng của ông trong thế chiến thứ hai đã từng là trung tâm thẩm vấn của quân cảnh Nhật, một cơ quan khiến nhiều người khiếp sợ. Và cũng từ đó mà U Tint có được biệt danh của mình: kẻ tra tấn văn chương.
“Chúng tôi chẳng bắt bớ hay tra tấn ai cả, nhưng chúng tôi phải tra tấn bài viết của họ,” ông U Tint nói, vẻ mặt nghiêm trang của ông chuyển sang một nụ cười nhỏ.
Ông U Tint là vị tổng giám đốc kiểm duyệt cuối cùng, vị thẩm phán đã từng cân nhắc xem quần chúng được đọc những điều gì, và những điều gì cần phải xóa bỏ khỏi lịch sử chính thống.
Qua gần năm thập niên, chính phủ quân sự tại nước này đã xem xét từng quyển sách, từng bài viết, từng ảnh minh hoạ, ảnh chụp, hay từng bài thơ trước khi chúng được cho phép in ấn. Đó là một công việc cực quan trọng đối với chính quyền quân sự, người muốn kiểm soát hầu hết mọi khía cạnh của đời sống người dân.
Văn phòng kiểm duyệt, được biết dưới chức danh mang phong thái George Orwell, như là Phân Khu Kiểm Tra Và Giám Sát Báo Chí, đã từng gây phẫn uất cho biết bao thế hệ các tác giả. Những nhà kiểm duyệt đã trả lại bản thảo cho họ với bút đỏ gạch bỏ nhiều đoạn văn. Họ cũng đã từng cấm đoán rất nhiều quyển sách và bài viết khác. Và bất cứ một hơi hướng bất đồng gì đối với chế độ quân sự hay một gợi ý gì về sự thối nát tham nhũng của chính quyền đều bị đục bỏ. Tên cũ của đất nước này là Miến Điện đã bị đục bỏ để thay thế bằng Myanmar, là tên gọi được ủy ban quân sự ưa chuộng.


U Tint Swe là giám đốc kiểm duyệt cuối cùng của Myanmar, lực lượng quan trọng phía sau bộ máy tuyên truyền đáng nể của chính quyền quân đội.


Ngay cả những trang quảng cáo của cuốn sổ niên giám điện thoại cũng phải qua kiểm duyệt.
Khoảng một trăm kiểm duyệt viên, phần đông là phụ nữ, ngồi trên những ghế gỗ và miệt mài làm việc trước những bàn giấy gỗ tếch cũ kỹ. Một số công việc được thực hiện bằng máy điện toán, nhưng nhiều kiểm duyệt viên vẫn còn giữ những cây bút đỏ trong ống bút của mình. Văn phòng bừa bộn những chồng sách vở, báo chí, và bản thảo ẩm mốc, và nhân viên cho biết họ phải thường xuyên xịt thuốc trừ sâu để giết mọt sách.
Ngày nay văn phòng thật là im vắng. Cách đây một tháng ông Tint Swe tập họp những nhà biên tập và xuất bản hàng đầu trong nước lại cho biết một tuyên bố to tát: sau 48 năm và 14 ngày hoạt động, nền kiểm duyệt tại đây sẽ được đào thải ra bãi rác của lịch sử.
Đối với thế giới bên ngoài, những thay đổi tại Myanmar, tạm thời chỉ nêu ra vài ví dụ, như việc trả tự do cho những người bất đồng chính kiến, lập ra quốc hội, nơi đang có những cuộc tranh luận sôi sổi ngày nay, và những tự do cho giới truyền thông báo chí, v.v... đã xảy ra vừa rất đột ngột lại vừa không kém ngỡ ngàng. Ít có những trường hợp nào trong lịch sử gần đây cho thấy những nền độc tài quân phiệt lại từ bỏ quyền hành của mình mà không qua bạo động hay đổ máu như vậy.
Câu chuyện đời của ông Tint Swe đã diễn biến theo những thay đổi bên trong chính quyền và sự nhận thức dần dà của các viên chức rằng chế độ cầm quyền quân sự không thể bền vững mãi được. Ông và những quan chức khác trong Bộ Thông Tin đã đặt lịch cho việc bãi bỏ kiểm duyệt vào năm ngoái, chỉ một tháng sau khi chính quyền của tổng thống Thein Sein lên nắm quyền.
“Công việc tôi từng làm không còn thích hợp với thế giới và không hòa hợp với thực tế,” ông Tint Swe phát biểu từ văn phòng của mình, nơi những khẩu hiệu tuyên truyền cho chính phủ vẫn còn đang treo trên các bức tường. “Chúng ta không tránh né thay đổi được nữa,” ông bảo, “toàn thể đất nước mong muốn thay đổi.”
Chính thức thì ông Tint Swe, năm nay 47 tuổi, đã từng là sức mạnh chủ yếu đằng sau bộ máy tuyên truyền của chính quyền quân sự. Tuy nhiên khi nhìn thấy những biểu hiện rõ ràng cho thấy quyền hành của chế độ đã sụp đổ như thế nào trong những năm tàn tạ cuối cùng của nó, thì vị tổng giám đốc kiểm duyệt cũng đã có một cuộc đời hai mặt. Ông thú thực trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi rằng mình đã từng là một người viết văn đầy khát vọng. Vào ngày cuối tuần, ông Tint Swe sáng tác những bài viết dài về lịch sử quân sự, vũ khí, và các đề tài khác. Một trong những sách được ông ưa thích nhất là lịch sử quân sự Hoa kỳ.
Ông đưa bài của mình lên Facebook, và đã khiến cho giới báo chí đùa trêu mỉa mai rằng ngay cả ông tổng kiểm duyệt cũng biết cách tránh né hội đồng kiểm duyệt.
Những cải tiến kỹ thuật đang thách đố chính quyền như điện thoại cầm tay, truyền hình qua vệ tinh, và thế giới xuất bản trên mạng kỹ thuật số (digital) vượt khỏi tầm tay của các nhà kiểm duyệt đã là những thực tế rất hiển nhiên cho những quan chức như ông Tint Swe. Chính họ và gia đình họ cũng đang trải nghiệm những thay đổi đó. 
Giới báo chí tại Myanmar cho rằng một cựu quân nhân như ông Tint Swe đã trải qua một sự chuyển tiếp dần dà qua năm năm rưỡi nắm quyền của cái gọi là kẻ tra tấn văn chương. (Việc tra tấn chân tay áp dụng đối với tù chính trị tại Myanmar do những ngành khác trong chính quyền đảm nhận.)
Thoạt đầu là một viên chức nghiêm khắc, nhẫn tâm, và không khoan nhượng, một mô hình chính xác của một sĩ quan quân đội, ông Tint Swe dần trở nên thân thiện và khoan dung hơn khi ông nhận thức rằng kiểm duyện không thể bền vững được trong thời đại Internet. Trong năm nay, ông đã tiến xa đến độ giúp các nhà biên tập tổ chức một hội nghị về tương lai của nền báo chí trong nước.
Ông Saw Lynn Aung, biên tập của tuần báo Naypyitaw Thời Báo, hồi tưởng lại sự bực tức không kềm hãm của ông Tint Swe cách đây năm năm khi ông ra lệnh đục bỏ một đoạn viết kết tội tham nhũng tại một bộ nọ.
Ông Saw Lynn Aung nhớ lại ông Tint Swe đã hét lên, “Anh biết luật mà! Tôi có thể đóng cửa báo anh đấy!”
Ông Tint Swe giữ chức vụ tổng giám đốc kiểm duyệt trong những thời kỳ sóng gió nhất của chế độ quân phiệt, điển hình là sự nổi dậy của các nhà sư mùa thu năm 2007 và phản ứng bát nháo của chính quyền khi đối đầu với cơn bão Nargis đã giết chết ít nhất là 130 nghìn người tháng năm năm 2008. Ông cho biết trong những thời gian đó kiểm duyệt cần thiết để giữ trật tự và ổn định.
Các nhà báo cho rằng sau khi trải qua những biến cố chấn động đó ông Tint Swe bắt đầu tỏ ra uyển chuyển hơn. 
Ông Saw Lynn Aung cho biết: “Ông Tint Swe bảo: ‘Xin quí vị hãy nhẫn nại, thay đổi sẽ đến với chúng ta!’. “Theo ý kiến tôi, ông ta đã đi trước thời đại.”
Ông Tint Swe cho biết cũng như mọi người khác, ông cẩn thận quan sát những tín hiệu từ lãnh đạo tối cao. Ông theo sát diễn văn nhậm chức của tổng thống Thein Sein năm rồi vốn chú trọng đến vấn đề hoà giải vả giảm ngèo. 
“Bài diễn văn cho tôi cảm tưởng rằng những thay đổi thực sự đang bắt đầu đến.” Ông Tint Swe cho biết.
Ba tháng sau khi tổng thống mới nhậm chức, trước khi những quan sát viên bên ngoài có sự tin tưởng rằng cải tổ chân chính là có thật, ông Tint Swe và những quan chức khác bắt đầu những bước đầu tiên để ptháo gỡ hệ thống kiểm duyệt. Tháng 6 năm 2011, những bài viết về giải trí, y tế, thiếu nhi, và thể thao được miễn kiểm duyệt. Tiếp theo là những đề tài khác, để rồi đến tháng rồi đạt đến miễn việc kiểm duyệt các đề tài chính trị và tôn giáo, hai đề tài cuối cùng được bãi bỏ kiểm duyệt.
Trong khi di sản của chế độ độc tài phai mờ dần vào quá khứ thì vẫn còn có những nỗi lo sợ cầm canh rằng mọi sự rồi sẽ tái diễn trở lại. Liệu những đại gia làm ra tiền từ những kinh doanh độc quyền và những hợp đồng do chế độ quân phiệt ban cho sẽ cản trở sự giải tỏa kinh tế hay không? Liệu những kẻ cứng rắn rồi có kềm chế các cải cách không?
Về vấn đề kiểm duyệt thì ông Tint Swe rất dứt khoát.
“Nhất định sẽ không có việc quay ngược lại,” ông cho biết.
Kyaw Min Swe, biên tập của tờ Tiếng Nói Hằng Tuần (The Voice Weekly) một tờ báo tiên phong đã từng sáu lần bị chính quyền buộc tạm ngưng xuất bản, cho rằng phá bỏ kiểm duyệt vẫn chưa đủ. Ông tranh luận rằng toàn bộ Bộ Thông Tin phải bị bãi bỏ.
“Hầu hết tất cả mọi Bộ Thông Tin đều phục vụ chế độ độc tài,” ông Kyaw Min Swe bảo.
Số phận của văn phòng kiểm duyệt và nhân viên vẫn còn đang chờ quyết định, ông Tint Swe cho biết. Khoảng 100 nhân viên kiểm duyệt thú nhận rằng họ đang rảnh rỗi vô cùng và trong tương lại sẽ còn có ít việc để làm hơn nữa, vì trách nhiệm đăng ký xuất bản hiện đang giao cho các tiểu bang đảm nhiệm.
Ông Tint Swe nhìn quanh văn phòng của mình và cho biết ông cảm thấy một nỗi mất mát nào đó.
“Tôi tự hào rằng tôi là người đã chấm dứt nó,” ông nói về vấn đề kiểm duyệt. “Tuy nhiên tôi cũng là con người. Văn phòng của tôi trước đây tràn ngập nhà văn và nhà xuất bản.”
“Hiện giờ thì văn phòng tôi giống như một thành phố bị bỏ hoang,” ông bảo.

Thomas Fuller - New York Times
Độc giả Dân Luận chuyển ngữ

Phạm Lê Vương Các – Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ

Trong  lúc các chiến dịch đánh vào nhóm lợi ích đang thao túng nền tài chính tiền tệ sôi động và lúc cao trào của cuộc chiến gay cấn giữa các phe nhóm diễn ra, thì hình như tất cả đã được tạm quên để chĩa mũi gươm công lý vào phiên xử 3 blogger của CLB Nhà báo Tự do diễn ra vào ngày mai. 
Dù có thể đoán trước được số phận của các nhà báo tự do này sẽ là “không có bất ngờ”, nhưng dư luận lại hết sức quan tâm đến phiên xử tại Tòa án Tp. HCM, đơn giản là vì nó nhuốm màu chính trị.
Phiên tòa cho các hành vi “chống nhà nước” theo điều 88 BLHS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa bên giữ quyền công tố và bào chữa, giữa thẩm phán và bị cáo, mà đó là cuộc đối đầu giữa quan điểm của nhà cầm quyền với dư luận quốc tế và những người đối kháng. Giữa một bên đang ra sức vận động để tha bổng và một bên cố gắng kết án để răn đe.
Điều này cho thấy rằng sự xung đột trong quan hệ chính trị-xã hội giữa nhà cầm quyền và lực lượng đối kháng có chiều hướng tiếp tục gia tăng vì Việt Nam không có một hệ thống xét xử độc lập để phán xét hành vi chống nhà nước.
Chống nhà nước, lịch sử và hiện tại
Tội danh “chống nhà nước” có thể nói gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên Hy Lạp cổ đại, được  áp dụng cho những ai có hành vi được cho là “trái quan điểm” đối với nhà cầm quyền đương thời. Tiêu biểu là triết gia  Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô. Rồi trường hợp của Bruno phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết “nhật tâm” đã đi ngược lại hệ thống tư tưởng của giai cấp cầm quyền đương thời . Đó là cái giá đắt phải trả cho những tư tưởng đi trước thời đại khi mà lực lượng thống trị nhà nước không thể bắt kịp. Tuy nhiên, cũng rất dễ dàng để thoát khỏi sự trừng phạt cho hành vi này nếu biết quỳ gối “xin chừa” như Galileo đã từng làm.
Các cách thức này dường như vẫn còn đang hiện hữu ở nước ta. Mức án nặng nề luôn dành cho những ai ngoan cố, và rất khoan hồng cho những ai biết ăn năn hối cải. Như chúng ta đã từng thấy sự khôn ngoan của Lê Công Định và sự “dại dột” của Trần Huỳnh Duy Thức.
Vì thế mức án dành cho Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải sẽ phụ thuộc nhiều vào “khí phách” của họ trong phiên sử sơ thẩm và phúc thẩm sắp diễn ra.
Chống nhà nước có mang tội?
Chính vì sự không thống nhất trong cách hiểu về hành vi chống nhà nước, đã đặt những người công dân có hiểu biết, có ý thức trách nhiệm vào vòng lao lý, đẩy nhà nước vào thế bị động đối phó rụt rè trong cách xử lý hành vi mang tính nhạy cảm này.
Trải qua một thời kỳ tranh đấu của các lực lượng tiến bộ xã hội, các quốc gia dân chủ đã khai trừ vĩnh viễn cái tội danh được cho là tiêu diệt quyền tự do tất yếu của con người. Tuy nhiên nó vẫn còn  tồn tại ở một số quốc gia “muốn giữ vững ổn định chế độ chính trị” muốn tiêu diệt những quyền tự do mà dân chúng đã lựa chọn.
Tại các nước dân chủ, nhà nước với tư cách là một mô hình được đông đảo người dân lựa chọn xây dựng nên, và cũng có quyền hạ bệ khi cảm thấy nó không phù hợp với dòng chảy văn minh thông qua phiếu bầu. Cho nên chống lại mô hình nhà nước này hay nhà nước khác là phương thức để người dân có thể quyết định tương lai chính trị của họ, cũng như là cách thể hiện ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
Trong khi đó các quốc gia theo con đường xây dựng XHCN, xem xét trên bình diện lý luận, mô hình nhà nước với tư cách là công cụ để thực hiện chức năng chuyên chính cho một giai cấp nhất định để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình và sẵn sàng trấn áp các lực lượng đối kháng nhằm mục đích xây dựng “vì cái chung trong lý tưởng” . Với lẽ đó,  chống lại  nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân.
Chính sự khác biệt đó, tuy cùng một hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người “phản động” theo  tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất “yêu nước” theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người.
Nhờ  sự thống nhất giữa hai mặt đối lập này đã làm nên  động lực cơ bản cho sự vận động phát triển ở Việt Nam.
Nhà nước có cần được bảo vệ?
Không thể lấy Hiến pháp và Pháp luật để bảo vệ Nhà nước vì sự ra đời của bất kỳ nhà nước nào dù mang chức năng  gì đi nữa cũng đều hướng đến mục tiêu níu kéo đạo đức của con người trước sự tha hóa và giữ cho con người vượt khỏi sự tùy tiện trong hành động. Nhưng, lịch sử và hiện tại đã chứng minh nhà nước lại là Người dễ bị tha hóa và tùy tiện nhất vì trong tay sỡ hữu “tam quyền sinh sát”, và nếu được che chở bằng Hiến định thì tất yếu sẽ sản sinh ra một nhà nước độc tài.
 Do đó cần xây dựng một Hiến pháp luôn kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa nhà nước và nhân dân bằng các thiết chế “nhị quyền phân định”. Đó là sự tương hỗ trong cách đối ứng của “quyền dân sự bất phục tùng” của nhân dân và “nghĩa vụ chấp Hiến” của nhà nước.
Tất nhiên như các nhà tư tư tưởng đã làm rõ cách đây hàng ngàn năm, Nhà nước không được quá yếu trước chức năng gìn giữ trật tự xã hội, nhưng cũng không được quá mạnh để dẫn đến nguy cơ lạm quyền.
Thông qua sự phân định quyền lực mang tính rạch ròi này là cơ sở để hóa giải những mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân dân trên tinh thần ôn hòa, biết tôn trọng lẫn nhau mà không cần phải sử dụng đến sự nổi loạn và nhà tù.
Ngoài ra, nó được coi là vũ khí duy nhất để nhân dân chống lại “liên minh mafia” từ các nhóm lợi ích khi đã chi phối đến toàn bộ hệ thống hành pháp-tư pháp-lập pháp.
Chỉ như vậy mới thể hiện được sự khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho công dân chống nhà nước một cách có trách nhiệm và phi bạo lực để hướng nhà nước đến dân chủ và pháp quyền,  cũng như  bảo vệ hữu hiệu công dân trước sự trù dập của các cơ quan thi hành quyền lực nhà nước.
Chống nhà nước là hành động có nên làm?
Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu.
Công dân chống nhà nước được thể hiện qua sự bất tuân dân sự, hoặc nêu lên chính kiến phản biện, thậm chí là phê phán đường lối chính sách của nhà nước, cũng là để kiến thiết một xã hội vững mạnh, hoàn thiện và tiến bộ, góp phần thúc đẩy vào sự nghiệp chung của quốc gia. Nếu nhà nước không biết lắng nghe, không biết tin tưởng vào nhân dân, gán ghép cho đó là luận điệu chiến tranh tâm lý, nhằm kích động, xuyên tạc, hay phỉ báng… rồi bỏ tù, thì nhà nước đó chỉ là “của dân, do dân và vì dân” trên lý thuyết.
Bài học lịch sử cận đại Việt Nam vẫn còn đó, các tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, hay Hồ Chí Minh… là những người tiên phong trong việc  chống  nhà nước phong kiến nửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công nhằm hướng đến một quốc gia độc lập, dân chủ. Hay như lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cũng đã từng chống lại nhà nước VNCH cũng nhằm mục đích thống nhất dân tộc. Do đó, không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được.
Cũng vậy, lực lượng “bất đồng chính kiến” hiện nay chống lại những biểu hiện sai trái của nhà nước hay đấu tranh đòi quyền làm người thì đó cũng là phản ánh ước muốn tự do, dân chủ cho đất nước theo cách riêng của họ.
Tất cả sự chống lại những biểu hiện lạc hậu của một mô hình nhà nước hay đường lối nhà nước đều xuất phát từ tấm lòng thiêng liêng, lý tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến đối với Tổ quốc. Đó đều là những con người dũng cảm và thủ đắc cho mình một khả năng kiến tạo đất nước theo sức sống của thời đại.
Cần có cái nhìn biện chứng cho hành vi chống nhà nước
Trong thời điểm hiện tại, mọi cách hành xử bằng bạo lực đều đáng bị lên án. Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận.
Chống nhà nước bằng các công cụ phi bạo lực luôn là hành vi tích cực, sản phẩm tạo ra là các cuộc đối thoại sòng phẳng giữa nhà cầm quyền và nhân dân, qua đó mang đến sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa người chấp hành và người thi hành pháp luật.
Nhân dân có quyền chống nhà nước trên tinh thần thượng tôn pháp luật, nhưng nhà nước không được chống lại nhân dân. Nhà nước chỉ có thể mang lại lợi ích để “mua chuộc”  nhân dân bảo vệ cho chính mình chứ không phải sử dụng quyền hành và vũ lực trấn áp dân để tồn tại.
Hơn hết, kết tội cho hành vi “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước” không những tước đoạt quyền tự do thông tin cơ bản, làm liên đới cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội mất đi tính sáng tạo mà còn đưa cả hệ thống tư tưởng hiện hành sống trong thời kỳ “bao cấp tư duy”.
Chống nhà nước là môt quy luật tất yếu của sự phát triển, đó là một quá trình phủ định không phải nhằm loại bỏ Nhà nước ra khỏi đời sống, để rơi vào trạng thái “vô nhà nước”, mà để xây dựng một nhà nước mới biết phục vụ dân chúng một cách tốt hơn.
Cuối cùng, với những giới hạn trong nhận thức mang tính lịch sử cụ thể, tùy thuộc vào thời điểm mà chân lý luôn được kiểm chứng bằng tính xê dịch, đòi hỏi chúng ta có một cách nhìn cởi mở hơn cho hành vi chống nhà nước trong thời điểm hiện nay, tạo tiền đề xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện hữu ở bất cứ thể chế chính trị nào và một một xã hội dân sự lành mạnh hơn.
Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 ĐH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét