Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Tin tức ngày 09/8/2012

  • Myanmar lần đầu cho phép kỷ niệm nổi dậy đòi dân chủ (Người Việt) - Người dân ở nhiều thành phố tại Myanmar đổ ra đường hôm Thứ Tư để kỷ niệm 24 năm ngày có cuộc nổi dậy đòi dân chủ, đặc biệt lần đầu tiên có sự chấp thuận của chính quyền và còn tài trợ tổ chức.
  • Việt Nam tặng Bắc Hàn gạo (AFP) - Nhà nước Cộng sản Việt Nam sẽ cho Bắc Hàn - hiện đang bị lũ lụt - 5.000 tấn gạo, báo chí nhà nước cho hay hôm thứ Hai nhân chuyến viếng thăm của nguyên thủ Bắc Hàn. 
  • Đưa báo mạng Việt Nam vào sách đỏ thế giới (Tin Khó Tin) -  Hôm qua, tại Diễn đàn môi trường Viên-chăn, đã có hàng loạt ý kiến yêu cầu xem xét đưa báo mạng Việt Nam vào sách đỏ thế giới, đặt ở diện cần bảo vệ khẩn cấp.
  • Đề nghị không gọi Tham Nhũng là "Quốc Nạn" (Tùng Lâm) - Người dân không thể tham nhũng được. Đó là lý do tại sao họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi nói Tham nhũng là “Quốc nạn”. Phải khoanh lại phạm vi nhóm người có khả năng tham nhũng để kiểm soát.
  • Nhà Nguyễn (Nguyễn Thông) - “Trước hết cần viết lại sách giáo khoa lịch sử cho khách quan, chân thực, bỏ thói quy chụp, chụp mũ, bôi nhọ, yêu khen ghét chê đi. Không dám sửa sai chân thành, nếu đạt được chút lợi lộc nào thì cũng chỉ cỏn con mà thôi, làm sao bền vững được”.
  • Phục vụ dân hay chăn dân (Đào Tuấn) - “Từ một chữ ‘cấm’ trong văn bản hành chính đến hoạt động ‘vận động thuyết phục nhân dân’ không chỉ là khoảng cách rất xa từ trụ sở cơ quan quản lý nhà nước đến chợ dân sinh, cũng không đơn giản chỉ là vấn đề ‘phòng máy lạnh và thực tế’. Nó còn là khoảng cách xa vời vợi giữa cách thức chăn dân và phục vụ dân, về bản chất cai trị và phục vụ của chính quyền”.
  •  Phỏng vấn Giáo sư Allen Weiner về 17 nhà hoạt động trẻ bị giam và nhân quyền Việt Nam (VOA) - “Và xin nhấn mạnh rằng đây không phải là các quy định mà thế giới bên ngoài hay Tây phương áp đặt lên Việt Nam, mà đây là các quy định mà chính Việt Nam tự chấp thuận khi trở thành thành viên ký kết vào Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị của công dân. Việt Nam đã đồng ý với thế giới rằng tất cả mọi người dân đều có quyền được tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội”.
  • Đừng kéo dài sự lạc điệu (Bùi Văn Bồng) - “Trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Trường Sa lần trước, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói: ‘Biểu tình là có sự xúi giục, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch’. Năm ngoái, chính quyền Hà Nội cũng nói vậy. Nhưng cho đến nay, cả một bộ máy và lực lượng công an hùng hậu của Hà Nội vẫn chưa bắt được một kẻ nào trong ‘thế lực thù địch’ nguy hiểm ấy đem ra xét xử trước pháp luật cho dân được biết”.
  • Bách diện lộ phục(Huỳnh Ngọc chênh) - ...tình thế đất nước ngày nay còn hiểm nghèo gấp bội lần tình thế đất nước thời vua Tự Đức đối diện với giặc Pháp.
  • Đon tố cáo Đài truyền hình Hà nội vu không người biểu tình (Tễu) - Chúng tôi cho rằng sự việc thông tin sai sự thật và vu khống người biểu tình không chỉ xúc phạm đến những người biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc xâm lược, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính quyền, lực lượng an ninh và nhân dân Hà Nội; nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã loan tải cách đưa tin này của Đài TH HN.
  • Cựu chiến binh chống tham nhũng bị trả thù, trù dập (Lê Hiền Đức) - Ông Nguyễn Kim Hợp đã “giải cứu” cho nhà nước hàng trăm ngàn m2 đất từng bị các “quan” tham ở xã Phú Phong, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh chiếm đoạt. Nhưng chính bản thân ông đang đứng trước nguy cơ mất đất canh tác vì bị chính quyền cưỡng chế, thu hồi bất hợp lý.
  • Lợi ích kinh tế hay âm mưu chính trị? (Bui Van Bong) - Không quá khó để biết được âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc, nhưng để nhìn nhận, hiểu rõ chân tướng vụ việc và đoán biết âm mưu tiếp theo là gì thì không hề đơn giản chút nào.
  • “Ngựa ô” của ông Hồ Cẩm Đào (NLG) - Cuộc dàn xếp quyền lực trước đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối năm nay đã vào giai đoạn nước rút. Lúc này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang ra sức tiến cử cho một nhân vật được đánh giá là “ngựa ô” – Hồ Xuân Hoa, bí thư khu tự trị Nội Mông.
  • Trường Sa ấm (Thanh niên) - Một tay máy ít tên tuổi. Một nhà báo không nổi tiếng. Nhưng triển lãm của Vũ Anh Tuấn nóng từ khi mới chỉ là những tin nhắn truyền tai. Bởi vì đó là Trường Sa.
  • Chuyến đi lịch sử tới Trung Quốc của Kissinger (TS) - 40 năm trước, một sự kiện quan trọng, gây ảnh hưởng lớn tới cục diện địa chính trị trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, trong suốt một thời kỳ kéo dài tới tận ngày nay, đó là việc Mỹ bắt tay với Trung Quốc qua chuyến thăm của Nixon vào tháng 2/1972.
  • Sợ !  (Người buôn gió) - Giờ tôi cũng sợ, như tôi đã nói, sợ vì cái sợ của người khác. Mà những người như thế này ngày nay nhiều quá.
  • Biển Đông hay chuyện sắp ghế? (VNN) - Giai đoạn chuyển giao quyền lực là thời kì đáng lo ngại bởi vì một số lãnh đạo và các nhân tố giương ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc nhằm phục vụ cho lợi ích của họ
  • Chuyện nhỏ mà lớn (Thanh niên) - Quy trình làm giá ăn dùng hóa chất độc hại nhập từ Trung Quốc, qua mô tả chi tiết của phóng viên thâm nhập vào các cơ sở làm giá, đã khiến người tiêu dùng khi đọc bài báo này đều… phát sợ
  • Châu Mỹ La Tinh ngự trị làng bóng đá Thế vận (RFI) - Ngày thứ Bảy 11/08/2012, trên sân vận động Wembley, trong trận chung kết giải bóng đá Olympic Luân Đôn, hai đội tuyển châu Mỹ La Tinh : Brazil và Mêhicô sẽ đối mặt. Trong vòng bán kết, các tuyển thủ đến từ châu Mỹ La Tinh đã chứng minh đẳng cấp nổi trội của mình trước hai đại diện châu Á : Brazil đã chiến thắng Hàn Quốc 3-0, trong khi Mêhicô đã loại Nhật Bản với tỷ số 3-1.
  • Kinh tế Pháp có thể suy thoái trong quý 3/2012 (RFI) - Ngân Hàng Trung Ương Pháp hôm nay 08/08/2012 dự kiến GDP của Pháp sẽ tụt giảm 0,1% vào quý 3 năm nay, tiếp nối theo tụt giảm trong quý 2 từng được dự báo trước đây. Nếu tình hinh diễn biến đúng như kịch bản của Ngân Hàng Pháp, thì với GDP co thắt hai quý liên tiếp, Pháp chính thức rơi vào suy thoái, lần đầu tiên từ mùa xuân 2009 đến nay.
  • Châu Phi : Tinh thần bài Hoa ngày càng dữ dội (RFI) - Bắc Kinh không ngừng gia tăng đầu tư vào châu Phi, nhưng sự hiện diện của các công ty Trung Quốc ngày càng bị phản đối. Tại Bắc Triều Tiên, các vụ thanh lọc gần đây trong hàng ngũ quân đội là dấu hiệu cho thấy đang có tranh giành quyền lực ở thượng tầng ban lãnh đạo, trong bối cảnh Bình Nhưỡng chuẩn bị tiến hành cải tổ kinh tế. Trên đây là một số chủ đề chính báo chí Pháp hôm nay.
  • Chính quyền Syria khẳng định kiểm soát được khu vực nổi dậy ở Alep (RFI) - Hôm nay 08/08/2012 quân chính phủ Syria khẳng định đã kiếm soát toàn bộ khu phố nổi dậy Salaheddine ở Alep sau một trận đánh quy mô, tuy nhiên phe nổi dậy cho biết họ vẫn hiện diện tại đây. Tổng thống Bachar Al Assad tuyên bố quyết tâm « quét sạch bọn khủng bố » trên đất nước Syria.
  • Quân nhân thứ 88 của Pháp tử trận tại Afghanistan (RFI) - Hôm qua 07/08/2012 một hạ sĩ quan Pháp đã tử trận và một quân nhân Pháp khác bị thương tại Afghanistan, trong lúc Paris đang chuẩn bị rút toàn bộ lực lượng khỏi nước này. Như vậy, đã có tất cả 88 quân nhân Pháp thiệt mạng kể từ khi bắt đầu tham gia lực lượng NATO can thiệp vào Afghanistan cuối năm 2001, tức là cách đây hơn 10 năm.
  • Bão Haikui vào Trung Quốc : hơn 1 triệu người sơ tán (RFI) - Đúng như dự báo, bão Haikui đã đổ ập vào vùng duyên hải phía Đông Trung Quốc, vào khu vực tỉnh Triết Giang với sức gió 150 km/giờ. Để đề phòng bão, chính quyền Trung Quốc vào hôm qua đã cho di tản hơn 1 triệu người, trong đó có 250.000 người ở Triết Giang.
  • Hàn Quốc nắng nóng : hơn 830.000 gia cầm chết (RFI) - Đợt nắng nóng kéo dài tại Hàn Quốc đã gây thiệt hại cho người cũng như vật nuôi, với hơn 830.000 gia cầm bị chết. Hãng tin AFP hôm nay 08/08/2012 trích báo cáo Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết như trên.
  • Indonesia cảnh báo : Biển Đông có nguy cơ căng thẳng hơn (RFI) - Nếu các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông không sớm tìm ra giải pháp chung để tiếp cận vấn đề, thì quan hệ giữa các quốc gia có liên can có « nguy cơ căng thẳng hơn nữa ». Đây là lời cảnh báo vừa được Ngoại trưởng Indonesia đưa ra vào hôm nay 08/08/2012 tại Jakarta, bên lề lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN.
  • Nhân sĩ trí thức Việt Nam lại kiến nghị về Biển Đông và dân chủ (RFI) - Trong lá thư ngỏ đề ngày 06/08/2012, các nhân sĩ trí thức năm ngoái đã hai lần gởi kiến nghị lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam về tình hình đất nước, nay lại bày tỏ ý kiến trước việc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam, đồng thời đề nghị cải cách toàn diện về chính trị.
  • Ân xá Quốc tế yêu cầu Việt Nam đình chỉ trấn áp quyền hội họp ôn hòa và tự do ngôn luận (RFI) - Ba ngày sau vụ câu lưu hàng chục người tham gia cuộc biểu tình tại Hà Nội chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông, Ân xá Quốc tế (Amnesty International), vào hôm qua 07/08/2012, đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp quyền hội họp ôn hòa cũng như quyền tự do ngôn luận. Trên trang web của mình, tổ chức bảo vệ nhân quyền - trụ sở tại Anh Quốc - đã tố cáo các vụ tạm giam, coi đấy là hành vi hù dọa những người chỉ muốn biểu tình ôn hòa.
  • Mỹ : Gần 2 triệu người nhập cư trái phép được tạm miễn trục xuất (RFI) - Có đến 1 triệu 760 ngàn người nhập cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ sẽ tạm thời không bị trục xuất, chiếu theo quyết định của tổng thống Obama ban hành hồi tháng Sáu vừa qua. Trên đây là số liệu do Viện Chính sách Di trú MPI công bố vào hôm qua, 07/08/2012. Con số cao hơn rất nhiều so với ước tính của chính phủ sẽ làm dấy lên tranh cãi, không có lợi cho ông Obama trong thời gian vận động tranh cử.
  • Nga giảm án cho bạn của Khodorkovsky (BBC) - Một tòa án giảm án cho đồng phạm của nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, dường như mở đường trả tự do cho kẻ thù của Tổng thống Putin.
  • Nguyễn Thị Lụa thua Carol Huỳnh (BBC) - Đô vật Nguyễn Thị Lụa thua đương kim vô địch Carol Huỳnh, người Canada gốc Việt hạng cân 48 kg ở ngay vòng ngoài.
  • Nga: Công Tố Viện Đề Nghị 3 Năm Tù Ban Tam Ca Pussy Riot (VietBao) - MOSCOW - Công tố đại diện chính quyền liên bang Nga đòi kết án 3 năm tù 3 nữ ca nhạc sĩ "Pussy Riot", với lý lẽ lạm dụng Thiên chuá chiếm bục giảng và hát bài cầu nguyện chống lại các liên lạc với TT Putin của giáo hội Chính thống - vụ này gây bất bình với tín đồ chính thống,

 Không thể chụp mũ “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”

Trần Việt Trình (Danlambao) – Sáng hôm qua, ngày 7 tháng 8, phiên tòa xử 3 bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhBaSG lại bị đinh hoãn. Không biết đây là lần thứ mấy phiên tòa bị đình hoãn. Nhà cầm quyền CSVN sợ gì? Họ sợ dư luận, sợ những gán ghép vô căn cứ của họ bị nhiều người biết?
Đúng vậy! Mặc dầu phiên tòa đã được thông báo hoãn lại nhưng những người ủng hộ vẫn có mặt trước trụ sở Tòa án Nhân thành phố HCM để đòi trả tự do cho những bloggers yêu nước. Từ 7 giờ sáng, ở công viên đối diện trụ sở Tòa án tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 1 đã xuất hiện những người mặc áo thun đen với hàng chữ FREE DIEUCAY – TAPHONGTAN – ANHBASAIGON” kêu gọi trả tự do cho các bloggers.

Đồng hành cùng những blogger yêu nước

Dân Làm Báo - Sáng nay, 07/08/2012, mặc dù phiên tòa xử các Blogger Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do đã được thông báo hoãn lại, nhưng những người ủng hộ cho biết sẽ vẫn có mặt trước Trụ sở Tòa án Nhân TP.HCM để đòi trả tự do cho những blogger yêu nước.
Tin cho biết, lúc 07 giờ sáng, ở công viên đối diện trụ sở Tòa án tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1 đã xuất hiện một số bạn trẻ cùng mặc áo đen, trên áo in biểu tượng kêu gọi trả tự do cho các Blogger: Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSG.
Họ đã có mặt để bày tỏ sự ủng hộ đối với những người can đảm nói thay tiếng nói của CHÚNG TA, đồng thời tranh đấu cho các blogger đang bị giam giữ chỉ vì lòng yêu nước!
Cùng có mặt với các bạn là Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Linh mục Lê Ngọc Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Tự do cho các blogger Việt Nam

Hẹn các bạn tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay (7 tháng 8 năm 2012). 
 
Chúng ta cùng nhau có mặt để đòi trả tự do cho những người yêu nước của đất nước chúng ta. 
Chúng ta cùng nhau có mặt để tranh đấu cho các anh chị Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải được mau chóng đồng hành với chúng ta, chung vai chung sức bảo vệ đất nước đang lâm nguy.

Bloggers tập trung trước tòa án Saigon

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok - Sáng nay, một số bloggers tụ tập trước tòa án Quận Một thành phố Hồ Chí Minh, mặc áo đen có in biểu tượng đòi trả tự do cho ba bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần Và Anhbasaigon.

Thư gửi mẹ, Nấm và Gấu

Mẹ Nấm – Mẹ thương yêu,
 một lần nữa, con xin lỗi mẹ, vì lại tiếp tục làm mẹ lo lắng và buồn. Và một lần nữa, con lại để cả nhà phải phập phồng lo sợ vì con.
 Mẹ ơi, mẹ biết rằng con không thể làm khác vì nếu con tiếp tục im lặng trước tình trạng giam giữ ba bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon trái pháp luật thì chính con đã tự khóa chặt lương tâm mình trước những điều mình nghĩ, những gì mình đã viết.

Cảm xúc và suy tư khác không liên quan đến chuyện biểu tình yêu nước

Thưa quí độc giả xa gần! 
Đến bây giờ em không còn muốn đi biểu tình nữa, không phải vì em không còn nhiệt huyết hay bị khủng bố tinh thần mà thoái chí mà em đã quá chán ngán với những thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ thời ông cựu Tổng bí thư ĐCSVN – Đỗ Mười, xin nhắc lại là từ thời ông Đỗ Mười cho đến nay. Tầm nhìn lãnh đạo Đảng/Quốc gia hạn hẹp, tinh thần dân tộc thì bạc nhược, khiếp sợ trước giặc Tàu. Những thế hệ lãnh đạo từ đó đến nay chỉ lo vun vén cho cá nhân và gia đình của mình cũng như bè phái, những suy tư, lao tâm khổ tứ rút cục cũng chỉ nhằm “vinh thân, phì gia” mà thôi. Chán đến chẳng còn buồn viết ra cho dài dòng!

Nước còn nhưng không

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Có bốn yếu tố để tạo thành một quốc gia là lãnh thổ, cư dân, chính quyền và độc lập. Việt Nam ngày nay đang mất đi tư cách của một quốc gia vì yếu tố chính quyền đúng nghĩa không còn nữa, và thêm vào đó, yếu tố độc lập cũng đã mất lâu rồi. Nước còn đó nhưng không, từ dạo ấy.

Nhất định thiện sẽ thắng ác

Le Nguyen (Danlambao)Nhất định thiện sẽ thắng ác, chính nghĩa cuối cùng sẽ thắng gian tà và trong cuộc chiến giữa nhân dân với nhà nước độc tài, sức mạnh nhân dân là sức mạnh vô địch đã từng được chứng minh suốt giòng lịch sử nhân loại. Hy vọng lãnh đạo độc tài cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam học được bài học hữu ích từ các cuộc cách mạng dân chủ của Tunisia, Egypt, Libya, Syria, Myanmar để có hành động kiên quyết, dứt khoát với nhà nước ma quỷ, với kẻ thù có dã tâm xâm chiếm nước ta…

Việt Nam và những điều nghịch lý

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Nước VN từ khi có đảng CSVN (gọi tắt là đảng) và nhà nước CSVN (gọi tắt là nhà nước) đến nay thì vô vàn chuyện phi lý và nghịch lý không bút mực nào kể ra cho hết được. Ở đây ta chỉ điểm sơ qua những điều nghịch lý khi đảng  cưỡng chiếm miền Nam năm 1975 đến nay mà thôi.

Tại sao phải dời phiên xử ba blogger yêu nước?

Nguyễn Hưng Quốc (VOA Blog) – Thế là phiên tòa xét xử ba blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và Anhbasaigon (Phan Thanh Hải) dự định tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 7 tháng 8 năm 2012 lại bị hoãn. Đây là lần hoãn thứ ba. Lần hoãn thứ nhất là vào ngày 17/4; lần thứ hai là vào ngày 15/5.
Như vậy, trong hơn ba tháng có ba lần hoãn. Tại sao?

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại gặp sự cố

Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động chưa đầy một tháng sau khi hoạt động trở lại.
Thông tin về lần dừng hoạt động thứ 2 liên tiếp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong vòng 3 tháng qua được hãng Reuters khai thác các nguồn tin từ thị trường giao dịch năng lượng Singapore. Do nhà máy lọc dầu duy nhất đứng trước nguy cơ dừng hoạt động, phía Việt Nam đang rao bán lượng dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ.

Nói chung là không biểu tình nữa

Nguyễn Thông (Thongcao55 Blog) - Đọc xong tờ báo Hà Nội Mới (tên trên măng-sét là Hànộimới) thứ hai 6.8.2012, cơ quan của thành ủy đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội, mình nghĩ thế này:
- Kể từ nay, người dân dù yêu nước chân tình hoặc bị lợi dụng cũng không nên đi biểu tình nữa, dứt khoát không biểu tình yêu nước chống Trung Quốc nữa, đã có đảng và nhà nước lo, ôm chi rơm cho rặm bụng, lại còn mang tiếng xấu.

Những sản phẩm bẩn thỉu của những bộ óc khốn cùng

J.B Nguyễn Hữu VinhSự thật là gì? Người ta chưa thấy việc có người đi biểu tình yêu nước cũng như đi cầu nguyện được phát tiền, nhưng rõ ràng là cả hệ thống công an, an ninh, dân phòng, thanh niên xung kích và kể cả đám “xã hội đen” đóng vai quần chúng tự phát đến phá rối, bắt bớ, thậm chí cả hệ thống báo chí, truyền hình Hà Nội… đều đã nhận tiền từ túi tiền của nhân dân để chống phá những người yêu nước… Những kẻ phụ họa cho hành động đó, không khác gì hơn là những kẻ đã bán đứng linh hồn mình cho bọn giặc xâm lược…

Cảm ơn những người bạn của tôi

Trần Thị Nga – Như bao nhiêu người dân Việt Nam khác, mẹ con tôi cùng tham gia biểu tình phản đối Trung quốc xâm lược, bắt giết ngư dân Việt Nam. Để có mặt trong các cuộc biểu tình mẹ con tôi đã phải rời nhà đi sơ tán từ nhiều ngày trước để tránh sự đàn áp, ngăn chặn của công an với những bữa ăn, giấc ngủ ven đường.

Bản tường trình

Đoan Trang – Khi viết những dòng dưới đây (và sau đó đánh máy lại rồi đưa lên mạng), tôi chỉ có một mong muốn duy nhất: Làm thế nào để sự ôn hòa, tinh thần duy lý, thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người được phổ biến hơn trong xã hội.
Tôi không muốn, rất không muốn nhìn thấy cảnh những người biểu tình bị công an, dân phòng giằng giật, xô đẩy, thậm chí bẻ tay, bóp cổ. Không muốn những người biểu tình giận dữ gọi công an là “chó”, “súc sinh”, “ác quỷ”, “tay sai Trung Quốc”, v.v… Không muốn những người biểu tình bị bôi nhọ, bêu riếu trên phương tiện thông tin đại chúng, hay phải bước đi trên phố trước ánh mắt… căm thù hoặc rất thiếu thiện cảm, của một số người dân thủ đô.

Bắc Kinh đang lên gân ở Biển Đông vì khát năng lượng

Will Rogers * Trung Cang (lược dịch) - Tuần qua, Trung Quốc khởi sự tuần phòng bằng các đơn vị tác chiến tại khu vực biển chung quanh nơi có tiềm năng giầu có tài nguyên ở quần đảo Trường Sa mà cả Trung Quốc lẫn Việt nam đều có tranh chấp chủ quyền. Và vào hôm thứ Sáu, tờ Trung Quốc Nhật báo đưa tin Trung Quốc có thể triển khai sự hiện diện quân sự tại Tam Sa – một thành phố tân lập ở một đảo trong quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp – được dựng lên để quản trị chủ quyền Trung Quốc trên lãnh thổ quốc gia tại biển Đông. (Thành phố này được thành lập để đáp trả Việt Nam gần đây đã thông qua một đạo luật xác định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.)

Chùm thơ viết trên đường thăm con trai

VIẾNG ĐỀN ABRAHAM LINCOLN
Một đền thờ trắng
Một Lincoln trắng
Ông vẫn ngồi xem vở tuồng chiến tranh
Đợi những kẻ chủ trương chế độ nô lệ
Đến ám sát mình
Như tên diễn viên John Booth xưa vờ đóng kịch hòa bình

Mặt trái kinh tế của biểu hiện ngang ngược

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA  – 2012-08-08
Vừa qua, tại miền Nam California đã có một cuộc hội thảo về “Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông” với bốn diễn giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như địa dư và công pháp, lịch sử và chính trị hoặc kinh tế và an ninh.
RFA photo
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa phát biểu tại Hội thảo Biển Đông tổ chức ở Nam California hôm 04-08-2012

Trong số diễn giả có chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa với bài phân tích những nhược điểm kinh tế và mục tiêu sâu xa của lãnh đạo Trung Quốc khi bành trướng vào vùng biển Đông Nam Á hay Đông hải của Việt Nam. Mục Diễn đàn Kinh tế tuần này sẽ tìm hiểu về những động lực đó của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Trong cuộc hội thảo trưa Thứ Bảy mùng bốn vừa qua tại miền Nam California, ông có được mời lên trình bày khía cạnh kinh tế của các động thái gần đây của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị ông khai triển những ý ông đã phát biểu ngắn gọn tại cuộc hội thảo này. Nhưng trước hết, xin ông tóm lược cho biết về cuộc hội thảo đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thái độ của Trung Quốc và tình hình căng thẳng gần đây tại vùng biển Đông Nam Á khiến dư luận thế giới quan tâm. Cộng đồng người Việt ở bên ngoài cũng ưu lo về quyền lợi lâu dài của Việt Nam vì thế nhiều đoàn thể hay diễn đàn đều cố tìm hiểu chuyện này. Ban tổ chức cuộc hội thảo vừa qua là một đoàn thể đấu tranh chính trị, họ mời các chuyên gia ở ngoài tổ chức đến trình bày nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề cho công luận cùng biết rõ.
Không là thành viên của một tổ chức chính trị nào, tôi nhận lời phát biểu như một bổn phận và qua đó còn học hỏi được nhiều ý kiến khác. Một diễn giả đáng chú ý là học giả Vũ Hữu San. Ông là sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hoà, nguyên Hạm trưởng của Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 đã đương cự Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến hồi Tháng Giêng năm 1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Sau 1975, ông đi học lại và nghiên cứu thêm về đặc tính hải dương và chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển Đông hải. Với tôi, ông là một học giả am tường với mấy chục năm cẩn trọng tìm hiểu sâu xa về một vấn đề sinh tử cho Việt Nam.

Nghịch lý

Vũ Hoàng: Thưa ông, trên diễn đàn này từ nhiều năm rồi, ông đã phân tích các vấn đề kinh tế của Trung Quốc nhằm cảnh báo Việt Nam về nhiều khó khăn tương tự. Tại cuộc hội thảo vừa qua, ông phổ biến một bài tham luận rất dài nhưng tóm lược vào một số điểm chính trong phần phát biểu trước cử tọa, mà truyền thông Việt ngữ đánh giá là chăm chú theo dõi. Hôm nay, xin đề nghị ông khai triển những ý đó tới thính giả ở mọi nơi.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Được mời trình bày một đề tài phức tạp nên tôi cố thu gọn vào quãng 20 phút phát biểu để nhấn mạnh đến đặc tính sâu xa của Trung Quốc rồi đến yêu cầu về kinh tế và an ninh ngày nay khiến lãnh đạo xứ này mới là vấn đề của thế giới. Tôi xin trình bày cho rõ hơn ở nơi đây. Trước nhất, Trung Quốc chỉ là một “ốc đảo”, thiếu đất, thiếu nước, đói ăn và khát dầu cho nên đang tìm cách giải quyết những bài toán này của họ.
Vũ Hoàng: Hình như ông lại nói ra nghịch lý. Trung Quốc có lãnh thổ bằng 10 triệu cây số vuông, với dân số hơn một tỷ ba, có sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ và còn là chủ nợ số một của nước Mỹ mà ông lại gọi là ốc đảo thiếu đất thiếu nước đói ăn và khát dầu…. Xin ông lần lượt giải thích cho những chuyện đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu tôi có nêu ra nghịch lý thì chẳng vì lập dị hay kích thích sự chú ý. Vấn đề là khảo hướng, “approach” hay cách tiếp cận một bài toán khách quan từ nhiều giác độ và trong thế động chứ không do cảm quan thù ghét hoặc cứ nhắc lại ấn tượng của nhiều người.
Trước hết, về địa dư hình thể, khu vực cốt lõi của Trung Quốc thật ra chỉ là một “ốc đảo” bên Thái Bình dương. Ngoài hướng Đông là biển cả, ba hướng kia thì bị bao vây bởi núi rừng hiểm trở, sa mạc và thảo nguyên bất lợi cho sự chuyển vận và sinh hoạt. Ý nghĩa ốc đảo là như vậy, xin hãy nhìn vào bản đồ thiên nhiên hay dân số của họ thì mình thấy.
Thứ hai, khu vực phì nhiêu đó là ở miền Đông gần biển, nơi có vũ độ là độ ẩm nhờ nước mưa, đủ cao cho canh tác và có châu thổ của hai con sông Hoàng hà và Dương tử. Khu vực “ốc đảo” này hiện gồm 11 tỉnh và ba thành phố lớn với 500 triệu dân, nhưng diện tích khả canh bình quân cho một người chỉ bằng một phần ba trung bình thế giới, nên ta mới gọi là “thiếu đất”.
Thứ ba, trên diện tích lãnh thổ gần 10 triệu cây số vuông, diện tích có nước nhờ chuôm ao sông hồ thật ra chỉ chiếm 0,28%, thấp hơn các nước lớn trên thế giới. Lượng nước ngọt cho một đầu người của Trung Quốc cũng thuộc loại thấp nhất Á châu, vốn dĩ đang là lục địa thiếu nước nhất địa cầu. Vì thế Trung Quốc mới đòi cướp nguồn nước của thiên hạ, từ đỉnh Hy Mã Lạp Sơn đến các con sông lớn của châu Á và sông Mêkong quen thuộc của người Việt.
Thứ tư mới là chuyện đói ăn. Do khan hiếm đất và nước bên trong mà chưa biết cải tiến, dù có sản lượng lương thực lớn nhất địa cầu, Trung Quốc vẫn phải nhập nông sản và lãnh đạo sợ nhất là chuyện dân chúng nổi loạn vì thiếu ăn như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
Thứ năm, không chỉ thiếu ăn mà Trung Quốc còn khát dầu, vì thiếu nguyên nhiên vật liệu là các nhập lượng cần thiết cho việc công nghiệp hóa đang khởi sự. Vì hiệu năng tiêu thụ kém, xứ này xài phí và từ cả chục năm nay phải nhập khẩu dầu thô và khí đốt từ nhiều nơi để bổ xung cho than đá ở bên trong.

Một quốc gia có 3 nền kinh tế

000_Del6109110-250.jpg
Bến Thượng Hải, Trung Quốc. AFP photo
Vũ Hoàng: Như vậy, ông cho là vì những khan hiếm và không nuôi nổi một dân số quá đông ở bên trong, Trung Quốc mới muốn bành trướng ra ngoài để tìm tài nguyên cần thiết cho một xứ đang công nghiệp hóa hay sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là nhiều người lý luận như vậy, nhưng tôi nghĩ sự tình còn nguy hiểm hơn vậy vì nhiều lý do khác.
Chúng ta không quên các lân bang của Trung Quốc còn gặp hoàn cảnh tài nguyên bất lợi hơn nhiều, như Nam Hàn và Nhật Bản. Nhưng trong thế kỷ 21 nếu mà cứ thiếu thì lại đi ăn cướp sao? Nhật Bản từng gặp bài toán đó nên giải quyết bằng xâm lăng và bành trướng quân sự như đã thấy vào các năm 1910, 1931 rồi 1941 với kết quả là chiến tranh và tàn phá cho cả châu Á và nước Nhật. Cho nên từ năm 1945 họ đã chuyển qua hướng hợp tác trong hòa bình để phát triển.
Vũ Hoàng: Vì sao lãnh đạo Trung Quốc không giải quyết theo hướng đó? Trong cuộc hội thảo, ông có nói đến sự sợ hãi và đặc tính mà ông gọi là “nhất quốc tam kinh”, một quốc gia có ba nền kinh tế. Thưa ông chuyện ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ Trung Quốc là nơi mà nỗi sợ hãi bị ngoại xâm đã thành một phần bản chất của lãnh đạo mọi thời. Nó được định chế hóa và xây dựng lên như một kiến trúc có thể thấy từ mặt trăng, đó là Vạn lý Trường thành, xuất hiện từ thời Chiến Quốc và mở rộng rồi củng cố vào đời Tần Thủy Hoàng Đế và thời Minh. Nền văn hoá duy chủng và độc tôn của Hán tộc khiến họ khinh miệt các chủng tộc vây quanh mà họ coi là “tứ di”, bốn hướng đều là man rợ. Thực tế thì Hán tộc ở Trung Nguyên vẫn bị các dị tộc tấn công và làm chủ nhiều lần trong mấy thế kỷ. Vì vậy mới có phản ứng phòng thủ bằng thành lũy ngay từ trong đầu.
Thứ nữa là yếu tố “tam phân”. Do hình thể, lãnh thổ Trung Quốc có ba khu vực với đặc tính kinh tế khác biệt và đấy là bài toán của lãnh đạo ngày nay. Thứ nhất là cái ốc đảo tương đối trù phú và “hướng ngoại” của 11 tỉnh tiếp cận với biển cả và mở ra thế giới bên ngoài. Thứ hai là khu vực “nội địa” gồm tám tỉnh bị khóa trong lục địa, nơi sinh sống của 450 triệu dân nghèo hơn. Khu vực này khô cằn và có ít đường chuyển vận nên vẫn bị lạc hậu dù lãnh đạo đã nhiều lần ra sức đầu tư để khai khẩn. Khu vực thứ ba 11 tỉnh bao trùm lên phân nửa diện tích lãnh thổ cũng là vùng hoang vu hiểm trở ở hướng Tây và hướng Bắc. Với diện tích bạt ngàn và dân cư thưa thớt, đây là đất biên vực gồm cả lãnh thổ xứ khác mà lãnh đạo mọi thời đều muốn kiểm soát để biến thành vùng trái độn quân sự hầu bảo vệ các khu vực kia, nhất là Trung Nguyên của Hán tộc.
Vì chưa có dân chủ và không theo thể chế liên bang, Trung Quốc chưa thể phát triển ba khu vực này một cách công bằng và hài hòa. Lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thực quyền kinh tế và kinh doanh trong tay nhà nước và thân tộc, xứ này không giải quyết được bài toán kinh tế và thường bị nguy cơ nội loạn. Thí dụ gần đây nhất không chỉ là Trùng Khánh, Ô Khảm hay Ôn Châu, mà là xung đột giữa tư doanh và quốc doanh về dầu khí tại huyện Tĩnh Biên của tỉnh Thiểm Tây.
Vũ Hoàng: Khi bên trong có đầy mầm loạn như vậy thì thưa ông, tại sao lãnh đạo Trung Quốc còn gây thêm vấn đề với những quyết định về ngoại giao, quân sự và kinh tế ở ngoài Đông hải của Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta đi vào một khía cạnh tâm lý của lãnh đạo Trung Quốc thời nay là họ rất tinh vi trong sự lỗi thời, lại một nghịch lý khác mà chúng ta cố hiểu ra.
Trong mấy ngàn năm huy hoàng của văn hoá Trung Hoa, lãnh đạo Trung Quốc cho thần dân sống với ảo tưởng rằng mình là trung tâm của thiên hạ, tên nước của họ có phản ảnh tâm lý đó. Nhưng đấy là ảo giác vì các chư hầu chung quanh đều cứng đầu và gây tốn kém khiến triều đình ở trung ương nhọc lòng không ít. Họ cứ phải ra sức trấn áp hoặc đồng hóa dị tộc và củng cố vùng trái độn quân sự bên trong. Trung Quốc là một cường quốc lục địa cứ quay lưng ra biển chứ chưa bao giờ là cường quốc hải dương.
Xưa nay, xứ này sống trong chế độ tự cung tự cấp và ít lệ thuộc thế giới bên ngoài, cần gì thì đã có Con Đường Tơ Lụa qua Trung Á. Ngày nay, và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc không thể quay lưng ra bên ngoài vì tùy thuộc vào các nước để có thị trường xuất khẩu, có nguồn cung cấp nhập lượng và kỹ thuật cho kinh tế ở bên trong.
Vì đến 90% lượng hàng hóa trao đổi giữa các lục địa ngày nay đều qua đường hàng hải, là cách rẻ nhất, việc tự do chuyển vận qua đại dương là nhu cầu sinh tử cho thế giới và được quốc tế công nhận, được đệ nhất siêu cường hải dương là Hoa Kỳ bảo vệ. Khi mở cửa ra ngoài, lãnh đạo Trung Quốc lại muốn kiểm soát quyền tự do đó, trước hết là trên vùng biển cận duyên.

Bành trướng và ngang ngược

image.jpg
Cái gọi là Thành phố Tam sa của Trung Quốc chụp hôm 25/7/2012. AFP photo

Vũ Hoàng: Qua phần trình bày phải nói là rất cô đọng vừa rồi, người ta thấy ra ít nhất hai vấn đề với lãnh đạo Bắc Kinh. Trước hết là quyền khai thác tài nguyên ngoài biển cả mà Trung Quốc lại coi là thuộc chủ quyền của mình ở ngoài Đông hải. Thứ nữa là quyền tự do vận chuyển mà lãnh đạo xứ này lại muốn kiểm soát và thực ra là hạn chế. Có phải là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là ngoài Đông hải của Trung Quốc tức là vùng biển Đông Bắc Á, xứ này gặp các lân bang phú cường và không sợ. Tại Đông hải của Việt Nam, tức là vùng biển Đông Nam Á, Trung Quốc gặp các quốc gia nhỏ yếu hơn nên mới tính trò hung hãn và ly gián. Đã vậy, vùng biển Đông Nam Á còn có vị trí chiến lược cho luồng vận chuyển từ Thái Bình dương qua Ấn Độ dương, từ Đông Bắc Á xuống đến Úc châu nên cũng là vùng sinh tử cho kinh tế Trung Quốc, là điều chưa hề có bao giờ, nên họ muốn kiểm soát lấy.
Cho nên, ngoài việc vẽ ra cái lưỡi bò chín khúc để tranh đoạt tài nguyên ngoài Đông hải, chiếm lấy các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, rồi đưa hải quân vào vùng tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á, lãnh đạo Bắc Kinh còn muốn biến vùng biển Đông Nam Á thành vùng trái độn quân sự của mình.
Tôi muốn được nhấn mạnh đến sự kiện là Trung Quốc không chỉ muốn cưỡng đoạt tài nguyên thủy sản hay năng lượng và kim loại dưới biển Đông Nam Á mà còn đòi xây dựng khu vực này thành vùng trái độn quân sự tương tự như Tây Tạng, Tân Cương, hay Nội Mông. Nếu thế giới không có phản ứng thì sẽ có ngày Bắc Kinh gọi đây là khu vực quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Như vậy hình như dự báo của ông lại còn bi quan hơn cái nhìn của nhiều người vì không thu hẹp vào chuyện tước đoạt tài nguyên dưới đáy biển.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi sẽ lại nói ngược nữa! Chính là thái độ ngang ngược của xứ này khi họ chưa có một lực lượng hải quân hùng mạnh lại là điều may vì sẽ khiến thế giới chú ý và các nước liên hệ phải có phản ứng. Các nước liên hệ không chỉ là Việt Nam hay Philippines bị cướp mất lãnh hải và tài nguyên ở dưới mà còn có các nước bị hạn chế vận chuyển qua các dòng hải lưu hay hiểm lộ ngoài biển. Chúng ta đã thấy và sẽ thấy phản ứng đó của quốc tế.
Nếu Bắc Kinh chấp nhận luật lệ quốc tế như đa số các nước về quyền khai thác tài nguyên và quyền vận chuyển ngoài biển thì còn có đàm phán hầu giải quyết các mâu thuẫn. Vì đa nghi và chủ quan, họ không tôn trọng điều ấy nên mới là vấn đề cho thế giới chứ không là vấn đề riêng của Việt Nam. Còn vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, có lẽ nó nằm trong đảng Cộng sản và vấn đề ấy thì người Việt phải giải quyết lấy hầu có thể hợp tác cùng các nước để giải quyết vấn đề Trung Quốc của thế giới. Nhưng chuyện ấy vượt khỏi đề tài của chúng ta ở đây.
Vũ Hoàng: Đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Kami - Biểu tình chống Trung quốc: Phải lấy sự độc đáo để trị độc tài

Mấy ngày vừa qua, dư luận trong và ngoài nước quan tâm tới việc sáng ngày 05.8.2012, cuộc biểu tình chống Trung quốc lần thứ 4 ở khu vực Bờ Hồ bị chính quyền Hà nội ra tay đàn áp khá thô bạo. Một động thái mà báo chí nước ngoài đánh giá là sự biểu thị quyền lực không đáng có của chính quyền Hà nội đối với những người biểu tình yêu nước. Điều này diễn ra khác hẳn 3 buổi biểu tình trước đó, mà có thể nói là phía chính quyền Hà nội đã ngầm bật đèn xanh cho các cuộc biểu tình diễn ra thuận lợi. Cho dù họ đã lập rào chắn để chặn đoàn biểu tình ở ngã tư Trần Phú - Điện Biên Phủ trước khi đến Đại sứ quán Trung quốc, nhưng những người biểu tình đa số hài lòng và các cuộc biểu tình chống Trung quốc đều diễn ra và kết thúc tốt đẹp.

Điều đáng chú ý và được mọi người bàn luận nhiều, đó là việc trong chương trình thời sự 11h ngày 5/8/2012 của Đài phát thanh truyền hình Hà Nội đã đưa tin cho biết: sáng nay, quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người tham gia biểu tình, bộ mặt thật của biểu tình yêu nước đã bị lật tẩy (!?). Không những thế phát thanh viên HTV còn đọc trên màn hình và hứa hẹn "sẽ phản ánh rõ nét" chi tiết việc biểu tình ăn tiền này trong bản tin thời sự buổi chiều cùng ngày vào lúc 18h30. Nhưng bản tin chiều lúc 18h30 cùng ngày thì Đài phát thanh truyền hình Hà Nội HTV đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về chuyện biểu tình ăn tiền như đã hứa hẹn trong bản tin trưa. Điều này rất nguy hiểm vì có thể đây là một kịch bản có sẵn, với những bằng chứng ngụy tạo về việc một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người tham gia biểu tình bị bắt quả tang. Kịch bản đó có thể là, một số người được giao nhiệm vụ đóng vai người biểu tình, có đem theo một số tiền rồi hòa mình vào đám người biểu tình. Để rồi trong đám đông người biểu tình chính bọn họ sẽ diễn cảnh quân ta chia tiền cho quân mình, để quân chúng mình ghi lại hình ảnh, âm thanh làm bằng chứng. Vậy mà không hiểu do trục trặc gì, mà đến cuối ngày hôm đó (05.8.2012) với đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại cần thiết, với đội ngũ kỹ thuật lành nghề v.v... thì không thể nói là nhà đài không kịp cập nhật những hình ảnh là bằng chứng về việc phân phát tiền. Chứ chắc chắn những kẻ đứng sau màn kịch vụng về này, cũng thừa hiểu việc chia tiền cho những người tự nguyện tham gia các cuộc biểu tình chống Trung quốc là điều hoang tưởng, không bao giờ có thể thành công được. Vì họ xuống đường biểu tình với lòng yêu nước, khts vọng tụ do và trách nhiệm của mỗi công dân đối với tổ quốc, điều mà có tiền bao nhiêu cũng không thể mua nổi.

Sự việc nêu trên khiến nhiều người vừa bực vừa buồn cười, bực vì nội dung bịa đặt trắng trợn coi thường người xem và truyền thông Hà nội không những không biết rút kinh nghiệm những lỗi tương tự về công tác tuyên truyền cũng về các chủ đề tương tự và ngày càng đánh mất sự trung thực tối thiểu cần phải có của một cơ quan truyền thông của chính quyền. Buồn cười vì sự bôi nhọ cuộc biểu tình sáng ngày 05.8.2012 hết sức vụng về, thiếu bằng chứng thuyết phục. Nhất là khi tất cả những người tham gia biểu tình bị bắt giữ đều được trả tự do. Đây chắc chắn là tin bịa đặt, vì nếu có đầy đủ bằng chứng về việc lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người tham gia biểu tình, thì tại sao các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Hà nội không khởi tố vụ án hình sự này?

Những người biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 4
Hãy nhìn ánh mắt tự tin, dũng cảm của lớp thanh niên trẻ biểu tình chống TQ ở Hà nội

Vấn đề quan trọng là tại sao một đám đông nhỏ bé chừng vài chục người có mặt tại Bờ Hồ biểu tình chống Trung quốc lại gây nên sự khiếp sợ đối với một chính quyền nhà nước với đầy đủ quyền lực và bạo lực trong tay như vậy? Điều đó nó đã phản ảnh và cho chúng ta thấy một số điểm yếu của chính quyền hiện nay:

1. Như báo chí nhà nước đã nhiều lần cáo buộc những người biểu tình chống Trung Quốc là bị thế lực thù địch kích động để tiến hành diễn tập cho một cuộc cách mạng Hoa ở Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một chỉ thị mới nhất của chính quyền VN đánh giá rằng nếu xảy ra giao tranh trên biển Đông, thì cần đề phòng nước bạn Trung quốc hay có kiểu chơi bất ngờ, cần chú ý biên giới đất liền với Lào, biển phía tây (Campuchia) và nhiều khả năng sẽ có biến loạn ở Sài gòn. Đó là điều mà hiện nay chính quyền họ đang lo sợ nhất.

2. Nếu vì chính quyền thực sự không muốn có sự biểu tình phản đối của dân chúng trong nước trước hành vi gây hấn, lấn áp trong việc bành trướng lãnh thổ của Trung quốc. Vì sợ những hành động này sẽ phá vỡ chính sách ngoại giao của Việt Nam là cố gắng duy trì một mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ - Trung thì tại sao không dám công khai tuyên truyền cho người dân biết. Thay vì sự im lặng đáng sợ đến khó hiểu như hiện nay?

Nhưng một chính quyền nhà nước không thể che dấu sự sợ hãi của mình bằng sự giả dối và vu khống mang tính bịa đặt, điều này cho thấy tư duy của các vị lãnh đạo Hà nội trong việc sử dụng truyền thông để xử lý các hành vi bị coi là mầm mống của sự bất ổn hơi kém. Vì với một hệ thống an ninh, cảnh sát hùng hậu đó là chưa kể đến sự có mặt của lực lượng quân đội tinh nhuệ và trung thành thì cái gọi là các hành vi tụ tập trái phép, gây mất trật tự công cộng của một vài trăm người thì có gì mà đáng ngại. Phải chăng đó là sự lạm dụng việc biểu thị quyền lực của chính quyền Hà nội  như báo chí nước ngoài đánh giá là không cần thiết. Vấn đề liên quan đến chính trị ở Việt nam lâu nay thường bị coi là nhạy cảm, thường được coi là việc lớn, việc của nhà nước lo theo lối tư duy chuyên chính của cộng sản. Đó là thứ tư duy khép kín không còn phù hợp với thời đại truyền thông mở, vấn để mà  tưởng như rất khó hay không có cách giải quyết khác thỏa đáng và hữu hiệu hơn. Thì sự minh bạch về thông tin, theo phương châm để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra theo đúng tinh thần nhà nước của dân, do dân, vì dân mà Hiến pháp quy định lại là cách giải quyết đơn giản và dễ dàng nhất. Tại sao các vị lãnh đạo Hà nội với các học, hàm học vị Giáo sư, Tiến sĩ ...lại không hiểu và biết được điều đó?

Từ lâu trên mạng internet, ở truyền thông lề trái người ta dùng cái tên trân trọng "người biểu tình yêu nước" để chỉ những người tham gia biểu tình chống Trung quốc, ngược lại truyền thông nhà nước thì gắn cho họ cái tên "những đối tượng đã tham gia biểu tình thường xuyên" với mục đích theo họ cho là "thực chất để tạo được cái gọi là tiếng vang trên các phương tiện truyền thông quốc tế cũng như đối với các thế lực phản động trong và ngoài nước". Chúng ta nên hiểu vấn đề này thế nào cho đúng? Theo tôi nếu chỉ gọi đa số những người thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung quốc là "người biểu tình yêu nước" thì còn chưa đủ mà phải gọi họ là những người có sự hiểu biết, có khát vọng tự do, dũng cảm công khai trong sự ôn hòa để thể hiện quyền của công dân, đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật, sự tôn trọng con người được Hiến pháp và Luật pháp Việt nam ghi nhận. Với mong muốn  của họ là những điều kể trên được phổ biến hơn và thành một nếp sống bình thường của mỗi công dân trong xã hội. Những suy nghĩ và hành động của họ rất đáng trân trọng và xứng đáng được cổ vũ.

Nếu những ai có điều kiện tiếp xúc trao đổi với một số biểu tình viên là bạn bè ngoài đời hay trên mạng internet thì sẽ thấy những suy nghĩ của những người đó mỗi ngày càng không còn chỗ đứng trong hàng ngũ của những người tham gia biểu tình chống Trung quốc chân chính như hiện nay. Đặc biệt vừa qua khi đọc bài viết " Bản tường trình liên quan đến biểu tình ngày 5/8/2012" của nữ nhà báo Đoan Trang thì tôi thực sự xúc động và đồng cảm với họ. Nhất là đoạn (trích): "Phải làm sao? Làm sao để sự ôn hòa, tinh thần duy lý, thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người trở thành những giá trị chung của xã hội này? Làm sao để không bao giờ còn chiến tuyến, còn sự đối đầu, chia cắt giữa người dân Việt Nam với nhau nữa?" cũng đã thể hiện rõ suy nghĩ của họ về việc tham gia biểu tình. Và tôi cũng tin suy nghĩ nghiêm túc trên của nữ nhà báo Đoan Trang cũng là suy nghĩ của những biểu tình viên khác, điều đó thể hiện trong ánh mắt, trên khuôn mặt của những người còn rất trẻ nhưng mang nặng trách nhiệm đối với đất nước. Còn chuyện mà chính quyền Hà nội cho rằng "thực chất để tạo được cái gọi là tiếng vang trên các phương tiện truyền thông quốc tế cũng như đối với các thế lực phản động trong và ngoài nước", thì chắc chắn những người có mặt tham gia biểu tình họ không mấy ai nghĩ đi biểu tình để làm điều đó. Có chăng thì là một số phóng viên chuyên nghiệp hay nghiệp dư, hoặc đội ngũ các cổ động viên trên mạng internet ở trong và ngoài nước, với mục đích cổ vũ hay kích động hay không thì không rõ. Vì đứng trong đoàn biểu tình thì ai có thể tự chụp ảnh của đoàn biểu tình?

Trên mạng facebok, có một vài thành viên đã từng tham gia biểu tình đã từng ngán ngẩm than rằng "... đi biểu tình yêu nước mà bị chụp mũ, bị sỉ nhục, bị cho là vì tham tiền thì lần sau em xin miễn, để nhà nước lo. Kể cả khi có chiến tranh với Trung quốc thì cũng không ra trận để xem khi ấy nhà nước có lo được hay không?". Nghĩ cũng thấy thương cảm cho họ vì lòng yêu nước trong xã hội này giờ đây cũng bị mang ra đo với đồng tiền. Con người ta ai cũng có lương tâm và lòng tự trọng, đừng ai coi thường hay tự cho mình quyền phán xét người khác bằng những bằng chứng ngụy tạo và bịa đặt. Kể cả họ là chính quyền, họ có quyền sinh, quyền sát, quyền bắt bỏ tù những ai họ mà muốn. Khi mà trong một chế độ vô pháp luật như ở Việt nam hiện nay họ đã từng làm. Không có lẽ chúng ta lại phải bó tay ngồi im để chứng kiến chính quyền tha hồ làm mưa làm gió? Vậy có thể có cách nào khác để đối phó?

Cho dù các nhân vật có tên tuổi trong các đợt biểu tình chống Trung quốc từ năm 2011 đến nay như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện... đã bị chính quyền dùng mọi cách để khống chế, đến mức những người này phải chấp nhận ngồi ở nhà vì không thể tham gia các cuộc biểu tình chống Trung quốc hiện nay. Nhưng tre già thì măng mọc, một lớp người mới, trẻ và dũng cảm như Lê Dũng, Lã Việt Dũng, Aduku Adk, Nguyễn Chí Đức ... xem ra họ còn năng nổ và dũng cảm hơn lớp trước.

Việc những người biểu tình có sự hiểu biết, có khát vọng tự do, dũng cảm công khai trong sự ôn hòa để thể hiện quyền của công dân, đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật, sự tôn trọng con người được Hiến pháp và Luật pháp Việt nam ghi nhận là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với luật pháp. Không có gì phải lo sợ, mà bằng chứng là hầu hết những người tham gia biểu tình nếu bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình (dù là hiếm hoi) thì cũng được trả tự do vô điều kiện trong vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên chỉ dũng thôi còn chưa đủ, mà còn phải dùng trí. Phải biến các cuộc xuống đường thành các cuộc vui thì mới có thể lôi kéo được những người thuộc lớp trẻ. Nên nhớ luôn luôn phải sử dụng hài hước, vì hài hước làm cho kẻ bị chế giễu sẽ đau đớn bội phần. Vì những kẻ độc tài hay coi mình là rất quan trọng, là bất khả xâm phạm. Vì vậy khi ta dùng cách chế giễu họ, họ sẽ cảm thấy đau đớn và nhục nhã. Ngược lại những người tham gia biểu tình lại có những trò vui để cười.

Như ở Serbia, người ta chỉ dùng một cái thùng đặt thùng dầu lớn có chân dung của tổng thống dán trên thùng ngay giữa đường phố chính. Trên đầu thùng có cái lỗ. Mọi người có thể bước đến, bỏ đồng xu vào lỗ, nhặt lấy cây bóng chày, và đập mạnh vào mặt y. Đập như thế tiếng vang rất to. Chỉ thế thôi mà tạo thành một cuộc cách mạng. Với điều kiện thực tế ở Việt nam, xin góp ý cùng các bạn đừng coi trọng về mặt hình thức, nên lấy mục tiêu làm trọng. Nếu là tôi trong cuộc biểu tình đó tôi sẽ mang theo một cái băng đỏ, có in dòng chử "BẢO VỆ/ HS.TS.VN " và sẽ sử dụng lập tức đeo lên cánh tay khi chính quyền ra tay đàn áp. Nếu ai cũng chuẩn bị và làm như tôi thì cái gì sẽ xảy ra? Tự nhiên việc làm này tự nó sẽ thay đổi diện mạo và số lượng người tham gia của cuộc biểu tình. Và quan trọng hơn nữa nếu nhân viên công lực muốn bắt người thì cũng lúng túng vì sợ bắt nhầm nhau. Đó là giải pháp buộc nhân viên chính quyền phải mặc sắc phục khi đàn áp, thì lại là đòn chúng ta đánh trúng việc chính quyền sử dụng hành vi côn đồ.

Không ai có thể nghĩ ra hết các phương pháp, cách thức hài hước chọc tức họ, hy vọng rằng ý tưởng này sẽ gợi lên một chủ đề để cho mọi người thảo luận và đề xuất mưu sâu, kế hay. 

Hà nội, ngày 08 tháng 8 năm 2012

© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Nguyễn Hưng Quốc - Tại sao Việt Nam sợ biểu tình chống Trung Quốc?

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nộ
Trước các cuộc biểu tình của dân chúng nhằm phản đối những hành động gây hấn và lấn chiếm biển đảo ngang ngược của Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam có một chủ trương rõ rệt và bất khoan nhượng: Cấm. Nếu không cấm được thì dẹp. Dẹp bằng nhiều biện pháp: một, đánh đuổi hay đạp vào mặt; hai, lùa lên xe buýt chở về đồn công an để khủng bố tinh thần; và ba, nếu ngoan cố, vu cho một tội gì đó rồi bắt giam hoặc lùa vào các trại phục hồi nhân phẩm.

Nhà cầm quyền thừa hiểu những chủ trương như vậy là thiếu khôn ngoan. Thứ nhất, chúng gây phẫn nộ cho nhân dân, ngay cả những người đã từng là đảng viên và đã từng tham gia các cuộc chiến tranh do Cộng sản lãnh đạo trước đây. Thứ hai, chúng tạo nên những ấn tượng cực kỳ xấu trong lòng quần chúng về hình ảnh của đảng và chính quyền: một, giữa Trung Quốc và nhân dân, họ sẵn sàng hy sinh nhân dân để làm vừa lòng Trung Quốc; hai, giữa đảng và dân tộc, họ sẵn sàng hy sinh dân tộc để bảo vệ quyền lợi của đảng. Thứ ba, như hậu quả của cả hai điều trên, dưới mắt dân chúng, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền biến thành những kẻ hèn hạ và đang toan tính việc bán nước cho Trung Quốc.

Không thể nói nhà cầm quyền Việt Nam không biết những điều đó. Chúng quá hiển nhiên.

Biết, nhưng tại sao họ vẫn cấm và vẫn cương quyết dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc?

Lý do, một cách chính thức, họ nêu lên là: Những cuộc biểu tình ấy gây trở ngại cho các nỗ lực đàm phán để tìm một giải pháp hòa bình với Trung Quốc. Nhưng một cách không chính thức, họ rỉ tai dân chúng: những cuộc biểu tình như thế có thể khiến Trung Quốc nổi giận, từ đó, có thể tấn công Việt Nam.

Nền tảng của những lập luận ấy là: Sợ. Nền tảng của cái sợ ấy là: Hèn. Nền tảng của cái hèn ấy là: Thiếu lòng yêu nước và sự tự hào dân tộc.

Tuy nhiên, vấn đề đáng cho chúng ta bàn luận là những lập luận ở trên có hợp lý hay không?

Theo tôi, hoàn toàn không.

Thứ nhất, dù có điên khùng đến mấy, Trung Quốc cũng không thể phát động chiến tranh xâm chiếm Việt Nam chỉ vì lý do dân chúng Việt Nam xuống đường biểu tình chống lại họ. Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đem quân đánh dẹp một chính phủ, nhưng không ai dám tuyên bố đem quân để đánh dẹp nhân dân của một nước khác. Làm như thế, người ta không những chỉ là tội phạm chiến tranh mà còn là tội phạm diệt chủng.

Thứ hai, nhà cầm quyền muốn đàm phán với Trung Quốc nhưng họ lấy gì để thuyết phục được Trung Quốc trong các phòng họp? Ai cũng biết sức mạnh trên bàn hội nghị không nằm ở mớ giấy tờ. Có trưng ra bao nhiêu tấm bản đồ xưa cổ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì cũng vô ích. Trung Quốc đã thừa biết những điều đó từ lâu rồi. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thừa kinh nghiệm trong việc đó: Những yếu tố quyết định chiến tranh Việt Nam trước năm 1975 không diễn ra ở các cuộc họp tại Paris mà là trên chiến trường Việt Nam; và yếu tố quyết định chiến trường ở Việt Nam không phải ở súng đạn mà là ở lòng dân Việt Nam, ở cả hai miền Nam và Bắc, cũng như lòng người, kể cả người Mỹ và người dân các nước Tây phương nói chung. Bây giờ, ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc với tư thế của những kẻ đạp vào mặt nhân dân, xua đuổi nhân dân và không sớm thì muộn cũng bị nhân dân xua đuổi, họ lấy gì để tăng thêm sức mạnh cho các lập luận của họ? – Không có gì cả!

Tổng thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân hiểu rõ điều đó. Ngày 23 tháng 7 vừa qua, trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, ông đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc Hội, trong đó, ông kêu gọi dân chúng đoàn kết trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Phi Luật Tân, dù trên những hòn đảo nhỏ nhoi và xa xôi nhất. Ông lập luận: “Nhiều người bảo chúng ta nên bỏ qua việc Bajo de Masinloc [tức bãi cạn Scarborough]; chúng ta nên tránh phiền phức. Nhưng nếu có ai vào vườn nhà bạn, bảo với bạn đó là vườn của hắn, bạn có đồng ý hay không? Liệu có đúng không việc chúng ta cho người khác những gì vốn thuộc về chúng ta một cách chính đáng?” Rồi ông kêu gọi: “Tôi kêu gọi nhân dân đoàn kết về vấn đề này. Chúng ta hãy nói cùng một tiếng nói. Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta.”

Xin lưu ý đến câu cuối cùng vừa dẫn: “Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta” (Help me relay to the other side the logic of our stand.) Dĩ nhiên, Aquino không cần dân của ông làm những thông tín viên hay liên lạc viên. Những gì ông muốn nói với Trung Quốc, ông có thể nói thẳng. Điều ông nhờ ở dân chúng là làm tăng trọng lượng cho tiếng nói của ông để Trung Quốc hiểu đó không phải là lập trường của cá nhân ông mà là lập trường của cả nước Phi Luật Tân.

Benigno Aquino hiểu điều đó. Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không hiểu?

Như vậy, việc cấm đoán biểu tình chống Trung Quốc hẳn phải xuất phát từ những lý do khác. Chứ không phải những gì họ đã nói. Một cách chính thức hay không chính thức như đã nêu lên ở đầu bài viết này.

Lý do thực sự ấy là gì?
Câu trả lời, xin nhường lại cho các bạn.

Lê Mai - Sự nhu nhược của triều đình

Lịch sử dân tộc VN ta là lịch sử chống xâm lăng gắn liền với những chiến công hiển hách. Nhân dân thì bao giờ cũng anh hùng, chỉ có “triều đình” hoặc là sáng suốt, dũng cảm hoặc là nhu nhược, khiếp sợ quân giặc. Chính vì vậy, nếu “triều đình” nào sáng suốt, dũng cảm, lãnh đạo giỏi thì bất cứ kẻ thù nào, dù mạnh đến đâu, cũng đều bị ta đánh bại.

Ngược lại, nếu “triều đình” nào nhu nhược, khiếp sợ quân giặc, lãnh đạo kém thì đều dẫn đến nguy cơ mất nước.

Ta hãy xem nguyên nhân do đâu mà nước VN mất về tay Pháp và phải chịu ách đô hộ hơn 80 năm trời?

Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là sự nhu nhược của triều đình Huế. Năm 1802, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn hai thế kỷ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô tại Huế. Nguyễn Ánh lại sai sứ sang nhà Thanh cầu phong – An Nam quốc vương, cống nạp 3 năm một lần, 200 lạng vàng, 1.000 lạng bạc và các báu vật khác. Mặc dù phải triều cống, song không phải mọi cái Huế đều bắt buộc phải “thỉnh thị” Bắc Kinh.

Nền ngoại giao triều cống là sản phẩm lịch sử của các triều đại phong kiến, một mặt nó nói lên sự thần phục đối với “thiên triều”, mặt khác, nó thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt – một kế sách giữ nước vì sát ngay VN là “người láng giềng khổng lồ phương Bắc” lúc nào cũng sẵn sàng xâm lược, đặt ách đô hộ lên dân tộc ta.


Nhà Nguyễn thống nhất giang sơn, từ Lạng Sơn đến Hà Tiên quy về một mối, có một chính quyền duy nhất, việc quản trị đất nước hết sức chặt chẽ, nhưng lòng dân không yên. Dù thống nhất đất nước nhưng triều Nguyễn để mất lòng dân nghiêm trọng. Mà mất dân là mất tất cả. Chưa đến 100 năm tồn tại mà triều Nguyễn xẩy ra hơn 400 cuộc khởi nghĩa là đủ rõ. Sở dĩ có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra là do chính sách cai trị hà khắc, người dân mất đất, ly tán quê hương, đời sống vô cùng cơ cực. Triều đình chỉ bày cách làm lễ tế trời, ăn chay vài bữa, vua quan làm vài bài thơ “sám hối” là coi như xong trách nhiệm, lại tiếp tục xây cung điện, lăng tẩm.

Chúng ta lưu ý, một trong những “triều đình”xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm nhất chính là triều Nguyễn.

Với cái nhìn thiển cận, triều đình Huế không dự kiến một cuộc xâm lăng từ phương Tây, không chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ độc lập dân tộc. Cho đến khi quân Pháp đánh chiếm Gia Định rồi mà triều đình vẫn còn lập luận rằng, Pháp xa ta lắm, họ lấy nước ta, cắt đất ta để làm gì. Họ chỉ cần mấy rẻo đất để lập thương điếm mua bán kiếm lời và truyền đạo, cùng lắm là gây chiến để đòi bồi thường chiến phí cao mà thôi!

Nói cho công bằng, triều đình Huế cũng chú trọng việc phòng thủ, nhưng không phải phòng thủ để bảo vệ đất nước mà là phòng thủ để chống lại các cuộc nổi dậy của nhân dân! Thời Gia Long đã có một đội quân thường trực tới 160 ngàn người. Thời Minh Mạng, Tự Đức quân đội còn đông hơn nữa. Nhưng quân đội chủ yếu vẫn được sử dụng trong nhiệm vụ trị an chứ không phải vào việc phòng thủ đất nước chống ngoại xâm.

Ngày 1.9.1858, quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Ngày 2.9 họ chiếm xong Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà. Quân VN rút lui về lập phòng tuyến chặn địch ở bờ biển. Quân Pháp lại vào chiếm Gia Định. Các đại thần triều đình Huế ngây thơ nghĩ rằng, lâu nay ta lạnh nhạt với họ, họ bị các nước láng giềng chê cười, cho nên họ đem quân đánh ta để được hòa! Làm quan đại thần mà lập luận quái gở như thế và nhà vua vẫn nghe – còn quái gỡ hơn nữa!

Bốn năm sau, ngày 5.5.1862, triều đình Huế ký kết hòa ước, nhận cắt ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường cho Pháp, lại còn phải trả cho Pháp 20 triệu quan chiến phí. Đổi lại, triều đình chỉ được Pháp hứa là sẽ cho chuộc lại ba tỉnh. Tất nhiên, làm gì có chuyện Pháp cho chuộc lại ba tỉnh, chỉ thêm sự khờ khạo tột bậc của vua quan triều đình Huế thôi. Việc cắt đất sao mà triều đình đồng ý dễ dàng đến thế. Triều đình cũng mù tịt, không biết gì về sự sa lầy của Pháp trong cuộc chiến tranh với Mê-hi-cô ngay trong những năm 1862-1863 để có thể lợi dụng tình thế ấy.

Sự nhu nhược của triều đình Huế còn tăng hơn nữa khi mà cuối năm 1870, chiến tranh Pháp – Đức nổ ra và Pháp đại bại. Quân Pháp ở Nam Kỳ nghĩ rằng chỉ còn chờ quân triều đình đến tiêu diệt. Bấy giờ, nếu quân triều đình tiến công quân Pháp thì hoàn toàn chắc thắng. Ấy thế mà không, ngược lại, Tự Đức lại cử một phái đoàn vào Sài Gòn, “chia buồn” về việc Pháp bại trận, đồng thời dò hỏi khi nào Pháp trả lại 6 tỉnh cho triều đình. Câu trả lời của Pháp là không bao giờ – tất nhiên.

Không dám đánh địch, chủ trương mềm mỏng, “hảo hảo” với kẻ xâm lăng, nhu nhược, tất yếu sẽ đưa đến đầu hàng, mất nước.

Không chớp lấy thời cơ đánh lấy lại Nam Kỳ lục tỉnh, triều đình Huế chỉ biết án binh bất động, kiên trì đường lối hòa bình với Pháp, mong được lòng Pháp để chuộc lại đất đã mất. Pháp không những không cho chuộc lại mà còn tiến quân ra Bắc Kỳ, đánh chiếm Hà Nội chỉ với 100 quân, 3 tàu chiến nhỏ. Quan quân triều đình chỉ biết bó tay quy hàng.

Thế nhưng, trong tình thế khẩn cấp, đại quân triều đình từ Tây Bắc và các tỉnh tự động kéo về Hà Nội, đánh trận Cầu Giấy, Gác-nhê bị tử trận, quân Pháp tháo chạy. Quân Pháp bị vây trong các thành Hải Dương, Nam Định và Ninh Bình đều không thể chạy về Hà Nội, chỉ còn chờ chết. Ấy thế mà Tự Đức cho rằng, giết được Gác-nhê chỉ là kết quả nhất thời, đột xuất mà thôi. Nếu đánh thắng họ cũng khó giữ lâu dài được? Tự Đức liền hạ lệnh cho tư lệnh chiến trường Hoàng Tá Viêm phải ngưng chiến để hiệp ước với Pháp được ký kết – ngay trước giờ quân Pháp bị tiêu diệt không còn một mống. Bấy giờ quân Pháp chỉ còn một dúm chờ chết trong Hà thành, bị cả vạn quân ta bao vây, chỉ còn sống được vài hôm nữa mà thôi. Thế mà, ngay trên thế mạnh của mình, triều đình Huế lại ký kết hiệp ước 1874 – một hiệp ước ngu ngốc nhất (lời Giáo sư Trần Văn Giàu). Hiệp ước 1874 đã công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ và nhiều điều khoản mất danh dự dân tộc khác. Từ đây, VN hoàn toàn lệ thuộc Pháp.

Dù sao, điều làm ta cảm kích là Lê Tuấn, một trong hai người ký hòa ước đã buồn rầu tự tử vì ông tự xét thấy đây là một hòa ước bán nước. Còn hơn trong lịch sử, nhiều kẻ ngang nhiên cầm bút ký bao nhiêu hiệp ước bán nước khác mà vẫn vênh vang!

Cho đến tháng 9.1945, với thiên tài Hồ Chí Minh, nước VNDCCH ra đời trong cái chớp mắt của lịch sử. Liền đó, nó đã phải đối phó với đầy rẫy thù trong, giặc ngoài. Hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc. Ba vạn quân Anh vào miền Nam. Nước Pháp lăm le tái xâm lược với một sức mạnh ghê gớm. Họ tiến hành khiêu khích để tìm một cái cớ gây chiến. Chính phủ Hồ Chí Minh yêu cầu đồng bào, bộ đội, tự vệ bình tĩnh, nín nhịn, tránh sa vào âm mưu của đối phương. Không cần bắt bớ, dọa nạt, giam cầm, tất cả đều nghe lời chính phủ, vì đường lối ấy sáng suốt và vì mọi người thấy chính phủ đại diện cho mình. Mặt khác, khi cần, để biểu dương lực lượng, chính phủ đã tổ chức những cuộc mít tinh, tuần hành rầm rộ, làm kẻ thù cũng run sợ, vì thấy dân chúng ủng hộ chính phủ. Một chính phủ sáng suốt, dũng cảm như thế, một nhân dân anh hùng như thế, làm sao cuộc kháng chiến chống Pháp không giành thắng lợi được?

Câu hỏi, trong lịch sử, có “triều đình” nào nhu nhược hơn triều đình Huế đã làm  nước VN mất về tay Pháp – có lẽ không cần tới các nhà sử học.

Tống Văn Công - Trỗi dậy và sụp đổ

Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc tác giả quyển sách Giấc mơ Trung Quốc, được 10 nhà xuất bản lớn cạnh tranh mua bản quyền và được dư luận thế giới đánh giá cao về tư duy nước lớn, định vị chiến lược thời “hậu Mỹ”. Nhà chiến lược Lưu Á Châu viết lời tựa “Cuộc cạnh tranh thế kỷ giữa Trung – Mỹ mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới”.
Mở đầu sách, là những chương “Nhất thế giới là giấc mơ trăm năm của Trung Quốc”; “Đọ sức thế kỷ: Giành ngôi quốc gia quán quân”. Tác giả nhìn nhận cạnh tranh toàn cầu như là cuộc cạnh tranh giữa các nền văn minh. Từ đó, ông nêu ra những ưu thế có tính chiến lược mà Trung Quốc phải nắm lấy để có thể thuyết phục thế giới tôn vinh mình là ngọn cờ thời đại: “Trong thời đại toàn cầu hóa, Trung Quốc trỗi dậy, giương cao ngọn cờ hòa bình, phát triển, hợp tác, xây dựng thế giới hài hòa, làm cho các giá trị Trung Quốc đi ra thế giới”.“Xây dựng thế giới dân chủ, không có bá quyền là nội dung quan trọng của giá trị quan chủ yếu của Trung Quốc, có sức hấp dẫn lớn để vẫy gọi và dẫn dắt thế giới”. Văn hóa Trung Quốc là là văn hóa bảo vệ lục địa kiểu phòng ngự chứ không giành quyền trên biển kiểu tấn công của phương Tây.Tác giả cho rằng lịch sử cận đại đã từng chứng kiến các nước lớn trỗi dậy có đặc điểm chung là “Trỗi dậy về quyền trên biển”, “Trỗi dậy bành trướng”, “Trỗi dậy thực dân” và “Trỗi dậy chiến tranh”. Đó là những hành động theo luật rừng!
Trung Quốc đang ra sức bành trướng trên biển Đông - Ảnh: Peopledaily

Tiếc thay, các nội dung có tính chiến lược để thực hiện Giấc mơ Trung Quốc đã không được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiếp thu. Ngược lại, những lời tác giả chỉ trích các nước lớn thực dân xâm lược ở thế kỷ 19 nghe giống như những dòng tin và bình luận thời sự chỉ trích nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay: Mời thầu khai thác dầu trên thềm lục địa Việt Nam; Lập thành phố Tam Sa và đồn binh trên quần đảo của Việt Nam; xua hằng vạn tàu cá có tàu vũ trang đi kèm xông vào vùng biển Việt Nam; liên tục khiêu khích Ấn Độ, Nhật Bản, Phillipines… Hằng ngày báo chí Trung Quốc kích động thù hằn dân tộc, đe dọa dùng vũ lực đánh chiếm Việt Nam, gây chia rẽ các nước ASEAN, khiêu khích Mỹ.
Chương cuối của Giấc mơ Trung Quốc có tiêu đề “Kêu gọi Thuyết Trung Quốc sụp đổ”! Nếu xử lý không đúng thì “nước lớn trỗi dậy cách nước lớn sụp đổ chỉ có một bước”. Theo tác giả, “Hiện nay, chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc quá lớn, số lượng người có kỹ năng thì ít, lại thiếu đất cho sáng kiến nảy nở, do đó trong cạnh tranh sau này sẽ ở vào phía bất lợi. Nền kinh tế không có sáng kiến, không có giá trị phụ gia, một khi đã suy sụp thì khó duy trì trật tự xã hội cơ bản. Trung Quốc đang có những tiêu cực vào bậc nhất thế giới. Theo “Tư liệu báo chí” số 10, của báo Giải Phóng Quân năm 2009: Trung Quốc có số quan tham cao nhất thế giới; số lượng quan lại đông nhất thế giới; giá thành việc hành chính cao nhất thế giới; chi phí công quỹ nhiều nhất thế giới; số người chết vì các loại tai nạn cao nhất thế giới; số vụ dối trá, lừa gạt, làm hàng giả, hàng nhái đứng đầu thế giới. Tác giả cho rằng nguy cơ chết người là “giới tinh anh chính trị” tài cán tầm thường, đặc quyền đặc lợi. Các Tổng thống Mỹ đều phải công khai tài sản, hi vọng quan chức Trung Quốc cũng sẽ phải đi qua cửa ải khai báo tài sản, một yêu cầu của trào lưu thế giới.
Tác giả nhận định, Trung Quốc phải giải quyết được 3 mâu thuẫn lớn: Thứ nhất là mâu thuẫn với thiên nhiên: ”Trung Quốc đang ăn hết cả thế giới và gây tai họa môi trường toàn cầu. Thứ hai là mâu thuẫn giữa người với người: Tình trạng căng thẳng giữa người giàu với người nghèo ngày càng tăng; căng thẳng giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ đã lên tới mức cao nhất kể từ thời lập quốc; thứ ba là mâu thuẫn với thế giới”: Trung Quốc đang bị toàn thế giới xem là một nước không có dân chủ, chưa có kinh tế thị trường, đang đe dọa khu vực và toàn cầu.
Nhân dân Việt Nam mong muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh sớm nhận ra và có biện pháp khắc phục được 3 mâu thuẫn lớn trong Thuyết Trung Quốc sụp đổ, trở thành “giới chính trị tinh anh”, từ bỏ tham vọng bành trướng bá quyền, biết đâu là lợi ích chân chính của nhân dân Trung Quốc, biết phải làm gì để xây dựng được tình hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng, tôn trọng “16 chữ vàng” đã cam kết với Việt Nam, thực hiện được “Giấc mơ Trung Quốc”.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 8-8-12

Hoàng Ninh - Lòng yêu nước đã bị lợi dụng như thế nào?

 
Những ai trực tiếp chứng kiến cuộc biểu tình sáng ngày 5/8/2012 tại Hà Nội mới hiểu được bộ mặt thật của Đài truyền hình Hà Nội đằng sau cái thông tin “quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người biểu tình”. Đó là một sự xuyên tạc sự thực và vu cáo trắng trợn những con người đang đấu tranh cho đất nước, Đài truyền hình Hà Nội đã dùng uy tín của mình để bôi nhọ danh dự, xúc phạm đạo đức con người. Cái lời hứa suông “cung cấp bằng chứng” ấy sẽ chẳng bao giờ được thực hiện cho tới khi một video giả mạo được làm ra. Những người đã xuống đường biểu tình hôm đó có thể khởi kiện Đài truyền hình Hà Nội tội vụ khống người yêu nước, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác. 
Đã một thời gian khá dài những cuộc biểu tình yêu nước phản đối ngoại bang xâm phạm bờ cõi thường xuyên được diễn ra, tuy nhiên phần đông dân chúng trong xã hội vẫn mông lung về vấn đề này. Tôi đã trực tiếp nghe được lời một số người dân khi chứng kiến cảnh biểu tình phản đối Trung Quốc thì họ cho rằng đó là do “phản động” thực hiện. Tôi hỏi tại sao các bác lại nói họ như vậy, những người này thản nhiên mà nói rằng: “các cơ quan báo đài người ta nói đầy ra đấy, toàn là phản động cả”. Chứng kiến sự thật đau lòng đó, tôi không thể trách những người dân lương thiện, họ lắng nghe tin tức từ các phương tiện truyền thông “chính thống”, đối với họ là rất uy tín và họ đã bị lừa, bị lừa một cách trắng trợn và sau ngày 5/8/2012 Đài truyền hình Hà Nội đã trở thành kẻ lừa dối trắng trợn nhất.
Vì lẽ nào những người biểu tình yêu nước lại “bỗng nhiên” trở thành “phản động”? Có lẽ thật khó nói rõ ràng vấn đề đó vào lúc này, chỉ có điều thực tế rằng lòng yêu nước của họ đang bị lợi dụng. Người ta đã lợi dụng chính sự biểu thị lòng yêu nước để gán ghép cho họ đủ mọi sự xấu xa có thể, để cô lập họ với nhân dân nhằm khẳng định tất cả mọi hoạt động của xã hội đều nằm trong tầm kiểm soát và theo ý chí của chính quyền, để khẳng định những kẻ nào không thuận theo ý chí của chính quyền đều là kẻ phản quốc, tức là một sự xấu xa mà dân chúng cần cảnh giác và tránh cho xa. Báo chí cũng dựa vào những cuộc biểu tình để thể hiện “sự sáng suốt”, sự nhanh nhạy và tinh thần “luôn đấu tranh với cái xấu”, tức là có trình độ và “bản lĩnh chính trị vững vàng”. Những lực lượng an ninh cũng dựa vào biểu tình để có cơ hội “lập chiến công” và đón nhận những “phần thưởng xứng đáng”. Ngoài ra, cuộc biểu tình cũng là dịp để Trung Quốc kiểm tra “tinh thần hợp tác” của chính phủ nước ta, để thể hiện họ có thể điều khiển nước ta bằng việc gây sức ép, để thể hiện chúng ta đang run sợ họ. 
Lòng yêu nước được thể hiện qua những cuộc biểu tình phản đối kẻ thù xâm lược đã bị lợi dụng như thế đó; những con người luôn sục sôi căm giận giặc ngoại xâm, luôn cháy bỏng một lòng yêu nước, phần đông họ là sinh viên và trí thức – những con người được xem là ưu tú và tiến bộ, khi qua “cái lưỡi không xương” của truyền thông đã bị nhào nặn thành một loại ma quỷ cá nhân bẩn thỉu, thành thứ hủi lậu của xã hội. Xã hội đang bị che mờ bởi một loại tội ác, là tội ác đối với lòng yêu nước.
Rất nhiều giá trị đang bị đảo lộn, nhân dân sống trong khói sương mịt mù của giả dối, thật khó nhận ra đâu là hiện thực, đâu là chân lý. Những con người yêu nước cháy bỏng, bằng sự can trường và lòng dũng cảm của mình cần vững bước, vững bước hơn nữa để đưa xã hội về đúng giá trị thực tại của nó, để sáng soi chân lý cho nhân dân, để khẳng định với cả thế giới rằng dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng bất cứ kẻ thù nào dám xâm phạm biên cương của tổ quốc.
Hoàng Ninh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét