Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

cập nhật tin ngày 08/8/2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Chuyện biểu tình ngày 5/8/2012 – Phần 3: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần  –   (Phương Bích).  - CHÚNG ĐÃ BẮT VÀ THẢ NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO? (1) (Nguyễn Tường Thụy). - Không thể chụp mũ “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”  –   (DLB).
Sợ !   –   (Người Buôn Gió). “Một số người nói thẳng là họ sợ, họ tìm cách khác để tiến đến sự thật, lương tri mà vẫn giữ an toàn cho mình. Số này cũng nhiều, trong tương lai họ sẽ là người không biết sợ.  Giờ tôi cũng sợ, như tôi đã nói, sợ vì cái sợ của người khác. Mà những người như thế này ngày nay nhiều quá”.
- Chuyện TQ đầu độc dân ta: Chuyện nhỏ mà lớn (TN).
Ai xử lý ai? (ĐĐK).
KINH TẾ

Vốn khó ở khâu nào? (Vietstock/TBNH).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lâm Bích Thủy: CÒN AI NHỚ NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG NGUYỄN ĐÌNH? (Nguyễn Trọng Tạo).
THƠ TRÀO PHÚNG  –   (Sơn Trung).
Phận đàn bà 4 (Quê Choa).
- Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm: Nổi chìm một kiếp (ANTG).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
SOS trí tuệ Việt Nam ?    –   (Nguyễn Vĩnh). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Dịch cúm gia cầm trên 3 huyện, thị (NNVN).
- Đột nhập đường dây buôn trâu, bò lậu: Bạn sốt sắng, ta… ngồi nhìn (NNVN). - Dùng xe buýt chở thịt lậu  (NNVN).
QUỐC TẾ

Biển Đông: “chiến trường thầm lặng” mới của trục quan hệ Trung-Ấn (GDVN)  —Tại sao Trung Quốc rất sợ đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế? (GDVN)  —Trung Quốc chế tạo tàu ngầm hạt nhân gây biến động chiến lược phức tạp (GDVN)
Báo Trung Quốc: Không quân Việt Nam kiểm soát toàn biển Đông (Phunutoday)
 Đây là những cái ĐỀ tung hỏa mù của báo chí Trung cộng để dễ bề to mồm và lừa thiên hạ- Nếu không quyết liệt chúng sẽ dạy cho một bài học tiếp theo, và cứ nghĩ kiểu “một hay hai bước…” có ngày phải chết với chúng- Chỉ cần Trung Quốc hành động dấn thêm một bước…(Phunutoday) -Nếu như giữa hòa bình và chiến tranh có một ranh giới tiếp giáp, thì có thể nói Trung Quốc đã đi hết ranh giới này. Chỉ cần Trung Quốc hành động dấn thêm một bước là xung đột có nguy cơ sẽ xảy ra ở Biển Đông.
Gây chiến, uy tín của Trung Quốc sẽ trượt dốc (TVN)  —Biển Đông hay chuyện sắp ghế?(TVN)  —Hải quân TQ nghênh ngang ở Địa Trung Hải(TVN)  —Trung Quốc lùa ngư dân xâm phạm hàng loạt nước?(Phunutoday)  —Tình hình Biển Đông: Philippines hoan nghênh, Campuchia triệu hồi(Phunutoday)
Philippines tạo lá chắn phòng thủ bằng các hiệp ước quân sự (VNN)  —“Tam Sa” có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực (VNN)  —Thủ tướng Việt Nam kêu gọi ASEAN củng cố đoàn kết (VNN)
Chấn động bài viết thứ 2 về ‘thiên đường sung sướng’ ở biển Quất Lâm (GDVN) -Sau bài viết “Quất Lâm ký sự” phản ánh thực trạng mại dâm ở bãi biển Quất Lâm, Nam Định, cô gái viết về mại dâm có nickname Linye (tự giới thiệu là Phương Linh, người Hà Nội) lại tiếp tục gây chấn động cộng đồng mạng với bài viết “chân dung vài cô gái ở Quất Lâm”…   —Ký sự mại dâm Quất Lâm xôn xao dư luận (VNN)
Ảnh: Vết trám chống thấm dày đặc trong đường hầm vượt sông Sài Gòn (GDVN)  —Chủ đầu tư thừa nhận “thấm nhẹ”, người dân lo lắng   SGTT.VN  —Tất cả phòng khám bác sĩ Trung Quốc có động thái lạ(Phunutoday)  —Phòng khám Trung Quốc: Bác sỹ ngồi ngáp! (VNN)
SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu (VNN) -  Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization – WIPO thuộc LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.
Mấy ông Nhà báo coi chừng cái tổ chức này lộn đó- Gọi là “đỉnh cao trí tuệ” từ lâu rồi và là “quốc gia hạnh phúc thứ nhì” trên thế giới…..”tự do dân chủ nhất trần ai”…thì làm sao mà như thế này? Tí xíu nữa là tới “thiên đường” mà.
“Người nhập cư đang biến Hà Nội thành thùng nước gạo?” (VNN)  —Vụ người nhà bức xúc vì sản phụ tử vong: Thông tin trái ngược về thỏa thuận bồi thường (TN)  —Suýt chết vì bệnh viện không phát hiện chấn thương sọ não(TN)
Chuyện nhỏ mà lớn (TN) -Quy trình làm giá ăn dùng hóa chất độc hại nhập từ Trung Quốc, qua mô tả chi tiết của phóng viên thâm nhập vào các cơ sở làm giá, đã khiến người tiêu dùng khi đọc bài báo này đều… phát sợ. Nhưng, công bằng mà nói, chính người tiêu dùng, khi ưa chuộng loại giá mập mạp, trắng trẻo, không có rễ… đã “đặt hàng” cho người sản xuất.  —Sản xuất giá ăn bằng hóa chất – Ăn vào ảnh hưởng gan, thận, thần kinh… (TN) -Tình trạng dùng chất kích thích, hóa chất không rõ nguồn gốc để “kích” giá phát triển nhanh, mập và đẹp là điều các chuyên gia y tế rất lo ngại cho sức khỏe người sử dụng.
Chính thức dừng vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất từ chiều nay (VnEc) -Từ chiều nay (8/8), nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ ngừng hoạt động để nhà thầu Technip khắc phục kỹ thuật…
 TQ Báo Nguy: Bão Haikui Đang Tiến Tới Bờ Đông (Vietbao) -HANGZHOU – Bão Haikui tăng sức mạnh trong lúc trực chỉ bờ đông của Trung Quốc – trung tâm khí tượng loan báo bão Haikui sẽ đổ bộ vùng duyên hải của tỉnh Zhejiang vào giữa đêm Thứ Ban hay rạng sáng Thứ Tư.
 
GV người Hà Lan đòi Raflles Hà Nội bồi thường 300 triệu tiền lương (GDVN)  —Nữ giáo viên về hưu dùng bàn là đánh ô-sin đến chết (GDVN)
Tham nhũng tại ALC II gây thiệt hại hơn 500 tỉ đồng (TN)  —Cựu tổng giám đốc bị cáo buộc tư lợi 84 tỷ đồng (VnEx) -Ông Vũ Quốc Hảo (cựu tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cùng các đồng phạm bị xác định đã ký 10 hợp đồng khống, rút gần 800 tỷ đồng.   —Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện chém người (PLTP)  —-Nhiều sai phạm tại tổng công ty Thép Việt Nam  (SGTT)
Ba người chết khi tắm biển Phú Quốc (VnEx)  —‘Ăn’ đạn vì quỵt tiền mua dâm (VnEx)  —Người nước ngoài vào Việt Nam tổ chức mại dâm (PLTP)
 

1193. Biển Đông – Vùng biển rắc rối

The Economist

Tác giả: Banyan
Người dịch: Trần Văn Minh
06-08-2012
Là một khu vực tranh chấp giữa các nước duyên hải, từ lâu Biển Đông nhanh chóng trở thành tâm điểm của một trong những tranh chấp song phương nghiêm trọng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao Hoa Kỳ để bày tỏ “sự bất bình mạnh mẽ và cương quyết phản đối” về một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 3 tháng 8.   
Năm nay, các vụ căng thẳng trên biển đã gia tăng cao, nhất là giữa Trung Quốc và Phillippines và mặt khác, giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù đã không có một cuộc va chạm quân sự nghiêm trọng nào xảy ra trên biển kể từ năm 1988, và bây giờ cũng khó có thể xảy ra, đã có những mối lo ngại rằng với tình hình hiện tại thì một cuộc đối đầu ở mức độ nhẹ có thể leo thang bất ngờ.
Than phiền chính yếu của Trung Quốc là sự chỉ trích của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc nâng cấp hành chính của thành phố Tam Sa, trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), từ cấp huyện hạt lên cấp quận, và việc thành lập một đơn vị đồn trú quân đội mới ở đó. Trong lời đáp trả, Trung Quốc xem quyết định của họ là “bình thường và hợp lý”, cho dù chỉ có vài trăm người sống trên những đảo nhỏ, bao quanh cái quận trên biển mới thành lập đó là vùng nước mênh mông.
Một cách tổng quát hơn, Trung Quốc than phiền rằng Hoa Kỳ chọn phe trong nhiều tranh chấp lãnh thổ trên biển. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển. Việt Nam đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa do đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974, cũng như chuỗi đảo Trường Sa về phía nam. Trong vùng biển phía nam, đòi hỏi của cả hai nước [Trung Quốc và Việt Nam] đều chồng lấn với tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). 
Càng phức tạp hơn, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ nhỏ hơn, và Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam và Philippines là thành viên, đã cố gắng thực hiện vai trò liên lạc và hòa giải.
Hoa Kỳ nhấn mạnh vai trò trung lập của mình trong các tranh chấp lãnh thổ. Nhưng Trung Quốc vẫn xem Hoa Kỳ là kẻ gây rối, nhất là kể từ khi tại Diễn đàn An ninh Khu vực ở Hà Nội hai năm trước, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” đối với các vấn đề trên biển.
Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã khuyến khích – và có lẽ ngay cả kích động – một thái độ hung hăng hơn từ Phillippines và Việt Nam. Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao tuyên bố của Hoa Kỳ chọn thái độ “làm ngơ” trước những điều Trung Quốc coi là sự khiêu khích bởi những quốc gia khác (không nêu tên).
Điều này ám chỉ việc Việt Nam phê chuẩn luật biển, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và những tranh chấp mới đây với Trung Quốc và Philippines về vấn đề đánh bắt cá và mở [thầu] các vùng biển tranh chấp để khai thác dầu khí. Một lý do cho các cơn thịnh nộ gia tăng là vùng biển có quá nhiều tài nguyên.
Cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất gần đây giữa Philippines với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough đã giảm cường độ sau khi cả hai bên rút các tàu tuần tra có trang bị vũ trang và tàu đánh cá về, khi những cơn bão ập tới. Nhưng Philippines nói các tàu Trung Quốc đã để lại dây chắn ngang cửa bãi cạn để ngăn cản ngư dân lui tới.
Tuyên bố của Mỹ ủng hộ phương pháp đa phương để giải quyết tranh chấp do ASEAN chủ trương. Các thành viên ASEAN vẫn đang khổ sở về sự thất bại của họ – lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm kể từ khi tổ chức này thành lập – về việc cho ra một tuyên bố chung sau cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao hàng năm, đã tổ chức hồi tháng trước tại Phnom Penh. Bản tuyên bố chung đã bị ngăn chặn bởi vì Cambodia, một thân chủ trung thành với Trung Quốc, đã từ chối không chấp nhận cách diễn đạt về biển Đông theo yêu cầu của một số thành viên khác.  
Đường lối ngoại giao bền bỉ của Indonesia tiếp theo đã cố hàn gắn lại tình trạng có thể chấp nhận được, cho dù tẻ nhạt, lập trường của ASEAN về Biển Đông. Trung Quốc đang làm việc (một cách quá chậm) với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử khu vực để làm giảm những nguy cơ xung đột. Nhưng Trung Quốc nhấn mạnh các tranh chấp lãnh thổ là vấn đề song phương. Trung Quốc không muốn những nước láng giềng nhỏ hơn quy tụ lại để chống [Trung Quốc], càng không muốn các nước này được Mỹ hỗ trợ.        
Trung Quốc có lý do để nói rằng tuyên bố của Hoa Kỳ là đứng về một phe. Và họ hẳn phải nghi ngờ rằng, mặc dù chối bỏ, Hoa Kỳ đang hỗ trợ tuyên bố của các đối thủ của Trung Quốc. Chẳng hạn như, bà Clinton đã dùng cụm từ “Biển Tây Philippines”. Điều cũng dễ hiểu là Trung Quốc sợ Hoa Kỳ trục lợi trong vấn đề tranh chấp để củng cố vị thế trong khu vực, qua việc “tái cân bằng” lực lượng quân sự nghiêng về châu Á – Thái Bình dương.
Tuy nhiên, sự tiếp cận của Hoa Kỳ được hoan nghênh rộng rãi trong khu vực, đã phải làm cho Trung Quốc khựng lại. Có hai lý do để chào đón Hoa Kỳ. Thứ nhất là, nhận thức rằng Trung Quốc đã trở nên hung hăng và bắt nạt hơn trong việc xác lập chủ quyền.
Thứ hai là Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng về các tuyên bố đó dựa trên cơ sở gì. Trung Quốc diễn tả trong nhiều tuyên bố có nhắc tới các hòn đảo, đảo nhỏ và đá mà họ tuyên bố chủ quyền, và các các vùng biển liên quan, như thể họ tuân theo luật lệ của UNCLOS. Nhưng Trung Quốc đã không từ bỏ “đường chín đoạn” (xem ảnh) mà họ cho rằng họ có chủ quyền lịch sử đối với toàn bộ khu vực. Các nước láng giềng của Trung Quốc có lý để lo sợ Trung Quốc xem biển của họ như ao nhà của Trung Quốc.
Nguồn: The Economist

Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh

 

1192. HAI GIẢI PHÁP ĐỂ BIỂN ĐÔNG LẮNG DỊU

Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ tư, ngày 1/8/2012
TTXVN (Angiê 29/7)

Trong thời gian gần đây, căng thẳng gia tăng ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nơi Bắc Kinh đòi chủ quyền toàn bộ, trong bối cảnh Mỹ gia tăng cảnh giác với việc chuyển 60% lực lượng Hải quân về Tây Thái Bình Dương từ nay đến năm 2020, khiến Hà Nội và Philippin phản ứng ngày càng mạnh mẽ hơn, trước khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Trên đây là nhận xét của chuyên gia Paul Vacine trên tạp chí “Tin Trung Hoa”. Ông giải thích rằng ý đồ lố bịch của Trung Quốc đẩy Manilla đến chỗ có thái độ cứng rắn hơn do được khích lệ bởi các kế hoạch của Oasingtơn, đồng thời khiến Biển Nam Trung Hoa trở thành vùng nguy hiểm với xung đột có thể xảy ra, nếu không muốn nói là rất có thể, và dẫn tới hành động sai lệch về quân sự. Tình hình lại càng bế tắc và mong manh hơn khi lập trường của Trung Quốc và các nước ven biển thành viên ASEAN là không thể hòa giải được, ít nhất là về các vấn đề liên quan đến chủ quyền.

Khi Bắc Kinh viện cớ kiểm soát từ rất xa xưa toàn bộ không gian biển Nam Trung Hoa, một vùng biển rộng bằng Địa Trung Hải, cả Philippin, Việt Nam, Brunây và Malaixia đều nhắc đến luật biển và công ước Montego Bay ra đời năm 1982, sau 14 năm thương lượng giữa 150 nước, và được Trung Quốc phê chuẩn năm 1996. Tuy nhiên, theo ông Paul Vacine, vì nhiều lý do liên quan đến lịch sử, tìm kiếm tài nguyên cho nền kinh tế của mình, đồng thời cũng vì “ý muốn trở thành Đế chế và có sức mạnh” đang nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc trong Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và một bộ phận dư luận nước này, Chính quyền Bắc Kinh thường đi ngược lại ý kiến của một số nhà nghiên cứu của chính nước họ, đồng thời không cho thấy sẽ có dấu hiệu dịu giọng đối với các nước láng giềng mà Bắc Kinh đôi khi coi như các nước chư hầu của mình.
Tại cuộc họp gần đây nhất của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, hiệp hội này vướng phải mối quan hệ gần gũi giữa Campuchia – nước chủ nhà – và Trung Quốc, nên phải khó khăn lắm mới ra được tuyên bố chung 6 điểm, cam kết tuân thủ luật biển và tránh đối đầu quân sự. Nhưng vấn đề cốt lõi liên quan đến các vấn đề chủ quyền, lại không được xử lý. Do có khó khăn trong trao đối và căng thẳng ngay trong nội bộ ASEAN, mỗi nước thành viên đều hài lòng với lời hứa hẹn tối thiểu là giữ nguyên trạng và loại trừ sử dụng vũ lực.
Nhưng ngày 20/7, Bắc Kinh thông báo thành lập bộ chỉ huy cấp sư đoàn và lập đơn vị đồn trú trên đảo Woody (tiếng Trung Quốc là đảo Vĩnh Hưng và tiếng Việt Nam là đảo Phú Lâm), một phần của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm toàn bộ vào năm 1974. Lực lượng này sẽ trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam, nằm cách đó 170 hải lý về phía Tây Bắc, và sẽ đóng tại nơi đã có một đường băng dài 2.700 m có khả năng tiếp nhận máy bay chiến đấu và được trang bị rađa cũng như khả năng tích trữ xăng dầu.
Nhà phân tích Paul Vacine lưu ý đến việc trong khi Manila và Hà Nội phản đối quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa, đồng thời tái khẳng định ý muốn giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, một báo cáo của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) cho biết tình hình ở Biển Nam Trung Hoa tiến triển theo hướng nguy hiểm, vấn đề ở đây, theo ông Paul Vacine, là nhóm này không hoàn toàn đổ hết trách nhiệm gây căng thẳng cho Bắc Kinh.
ICG gợi ý Oasingtơn nên tránh xa các cuộc tranh cãi về lãnh thổ, đồng thời phê phán Manila sử dụng một đơn vị quân đội trong vụ va chạm xung quanh bãi đá ngầm Scarborough hồi tháng Tư vừa rồi. Theo ICG, việc một tàu chiến của Philippin được điều đến vùng này tạo cho Trung Quốc cơ hội kích động chủ nghĩa dân tộc trong dư luận ở nước mình, trong khi báo chí chính thức của nước này nói đến sự cần thiết phải (cho Philippin một bài học”, còn cả hai nước đều áp dụng biện pháp trả đũa kinh tế.
Theo đánh giá của ông Paul Vacine, do cân bằng lực lượng chung và trách nhiệm răn đe hạt nhân không thể lảng tránh đối với cả Bắc Kinh và Oasingtơn nên không một vụ đụng độ và tiến triển tình hình nào có khả năng gây ra bùng nổ quy mô lớn ở vùng này. Vấn đề là các vụ đụng độ xảy ra liên tiếp và gia tăng dẫn đến tình hình có xu hướng ngày càng thiên về sử dụng vũ lực hay ít nhất cũng là cố tình làm ra vẻ sử dụng vũ lực, trong khi con đường ngoại giao để giải quyết vấn đề chính là chủ quyền cho đến nay có vẻ bị bế tắc không thể tháo gỡ được. Trong khi tất cả các bên, kể cả Trung Quốc và Mỹ, thường xuyên tái khẳng định quyết tâm thương lượng để tìm cách giải quyết bất đồng tích tụ từ rất lâu, việc giải quyết dứt điểm các cuộc xung đột dường như còn xa vời.
Do yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, vốn bị tất cả các bên khác cho là không thể chấp nhận được, nên giải pháp thương lượng chỉ có thể mang lại khả năng xoay xở mang tính chiến thuật – chẳng hạn như Bộ quy tắc ứng xử, vốn trước đây đã được đề cập đến – giúp vấn đề chủ quyền có tương lai giải quyết hơn, tập trung vào các biện pháp xây dựng lòng tin về quân sự, quyền tự do hàng hải hợp tác cùng khai thác và phân chia tài nguyên. Ông Paul Vacine cho rằng bấy nhiêu chủ đề không mang lại giải pháp cho vấn đề chính bị chi phối bởi viễn cảnh cực kỳ gây mất ổn định là Hải quân Trung Quốc hoàn toàn độc chiếm không gian này, nhưng có thể cho phép chờ đến lúc mối liên hệ cảm xúc giữa biển Nam Trung Hoa và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong dư luận, vốn lúc này còn rất căng thẳng, lắng xuống ở Trung Quốc.
Phản ứng mang tính dân tộc chủ nghĩa và tình cảm cũng là phản ứng của một bộ phận trong giới tinh hoa chính trị lúc này không có khả năng dịu giọng trong vấn đề này, và được coi là một chất xúc tác đối với tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phản ứng đó cũng tồn tại trong tuyệt đại bộ phận Quân giải phòng nhân dân Trung Quốc, chủ thể coi toàn bộ không gian biển ở phía Nam đảo Hải Nam, chạy dọc theo bờ biển Việt Nam và Philippin cho đến tận vùng phụ cận quần đảo Natunas của Inđônêxia và bờ biển Malaixia thuộc các tỉnh Sabah và Sarawak, là vùng hoạt động của riêng mình.
Để tình hình có thể lắng dịu mà không gây ra nguy cơ lớn, nhà phân tích Paul Vacine đưa ra hai giải pháp. Một mặt, đối với ASEAN Bắc Kinh cần chấp nhận nhìn nhận khía cạnh đa phương của vấn đề. Mặt khác, Oasingtơn cần đứng ở chính giữa giữa sự có mặt về quân sự để răn đe và các cuộc biểu dương lực lượng lộ liễu của mình mà Bắc Kinh và dư luận Trung Quốc coi là các cuộc thâm nhập của nước ngoài không thể chấp nhận nổi trong khi một số nước ven biển, yên tâm vì được Hạm đội 7 của Mỹ bảo vệ, có thể có hành động quân sự quá giới hạn cho phép./.

 

1191. VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ tư, ngày 1/8/2012
TTXVN (Giacácta 30/7)

Bàn về ý nghĩa của việc ASEAN vừa đạt được nguyên tắc 6 đim về vn đ Bin Đông sau khi Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN (AMM-45) không ra được Thông cáo chung do bất đồng liên quan đến vấn đề này, cũng như ưu tiên nội dung, phương hưóng, cách thức mà ASEAN và Trung Quốc cn phối hợp đ thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), Rizal Sukma – Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quc tế (CSIS) (Inđônêxia) có bài viết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta “, nhan đ “Sau khi giành lại sự thống nhất là thời gian để tiến lên phía trước. Trong bài viết tác giả cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần sớm khởi động đàm phán COC, song không nên kỳ vọng sẽ hoàn thành vào tháng 11/2012; đồng thời nêu kiến nghị ASEAN chỉ định Inđônêxia và Xinhgapo – hai nước không có tranh chấp trên Biển Đông -đứng ra làm đầu mối giúp điều phi tiến trình đàm phán COC với Trung Quốc. Sau đây là nội dung bài viết: 

Thất bại lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN khi không ra được Thông cáo chung tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 45 (AMM-45) ở Phnôm Pênh vừa qua hẳn là một lời nhắc nhở về những thách thức đang đặt ra đối với ASEAN về việc duy trì và củng cố sự thống nhất của khối.
Sự thất bại, do những bất đồng về vấn đề Biển Đông gây ra, đã tự nó dấy lên câu hỏi về tương lai của trung tâm ngoại giao ASEAN và khả năng ASEAN quản lý hầu hết các vấn đề quan trọng ở sân sau của mình.
Tuy nhiên, trong vòng một tuần, thất bại hoặc trục trặc ngoại giao này – tùy thuộc vào cách người ta nhìn nhận nó – đã được sửa chữa với một chừng mực nào đó. Inđônêxia, một thành viên sáng lập của ASEAN và cũng là nước duy nhất tuyên bố ASEAN là nền tảng của chính sách đối ngoại của mình, cảm thấy có nghĩa vụ khôi phục sự đoàn kết và gắn bó của ASEAN.
Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa lập tức bắt tay vào những gì mà ông ấy gọi là “một nỗ lực 36 giờ, ngoại giao con thoi, thăm và làm việc qua điện thoại” nhằm tạo dựng một lập trường chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Nỗ lực ngoại giao đó đã được đền đáp, với việc tất cả các thành viên ASEAN đã ủng hộ và thông qua đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa về nguyên tắc 6 điểm có tiêu đề “Lập trường chung cua ASEAN về vấn đề Biển Đông”.
Mặc dù nguyên tắc 6 điểm chủ yếu nhắc lại lập trường lâu dài của ASEAN về vấn đề này, song thỏa thuận nói trên đã đưa ASEAN trở lại con đường của sự đồng thuận.
Trong khi ảnh hưởng của sự trục trặc ngoại giao tại Hội nghị AMM-45 vẫn có thể được cảm nhận trong những tháng tới, ASEAN giờ đây có lý do mạnh mẽ để tiến lên phía trước.
ASEAN cần chứng minh rằng nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Biển Đông không chỉ là về ngoại giao bề ngoài hay là một màn sương khói để che đậy sự thất bại trước đó của ASEAN.
ASEAN cần và có thể tận dụng các mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao con thoi vừa qua của Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegavva, cụ thể là sự cần thiết về quản lý các xung đột tiềm tàng tại Biển Đông.
Thật vậy, một trong nguyên tắc 6 điểm đó là kêu gọi ASEAN “sớm đạt được COC” Có hai nội dung quan trọng liên quan đến nguyên tắc này:
Thứ nhất, ASEAN đã nhất trí về các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở thảo luận và đàm phán tiếp theo với Trung Quốc.
Thứ hai, bản thân Trung Quốc, tiếp sau sáng kiến của ông Marty, đã nhắc lại rằng Bắc Kinh “sẵn sàng tham vấn với ASEAN về việc hoàn thành một Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông”.
Để tiến lên phía trước, ASEAN và Trung Quốc cần bắt đầu quá trình đàm phán sớm hơn. Ngoài hàng loạt những căng thẳng trong vài tháng qua, hiện đã có dấu hiệu cho thấy qui mô quân sự của vấn đề, nếu không được xử lý đúng cách, sẽ làm phức tạp tình hình trên biển trong khu vực.
Chẳng hạn, trong một phản ứng trước những động thái tuyên bố chủ quyền khác, Trung Quốc thông báo sẽ thiết lập một trạm đồn trú quân sự tại quần đảo Hoàng Sa.
Vì vậy, một khởi đầu sớm cho cuộc thảo luận về COC giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với ASEAN, tham gia một cuộc thảo luận chính thức với Trung Quốc sẽ khôi phục hy vọng và niềm tin của cộng đồng quốc tế về ASEAN đối với khả năng làm việc chặt chẽ với người láng giềng khổng lồ của khối trong việc quản lý tranh chấp trên Biển Đông.
Sự khởi động sớm cũng sẽ khôi phục sự tín nhiệm của chính ASEAN với tư cách là người quản lý trật tự khu vực, và chứng minh rằng vai trò ngoại giao trung tâm của ASEAN vẫn là một yếu tố quan trọng của các mối quan hệ khu vực.
Đối với Trung Quốc, bước vào một cuộc thảo luận chính thức về COC với các nước ASEAN sẽ giúp xua tan những gì nghi ngờ về ý định của Bắc Kinh không chỉ đối với ASEAN, mà còn tại khu vực Biển Đông và cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, sẽ là không thực tế để kỳ vọng rằng COC sẽ được hoàn tất vào tháng Mười Một năm nay. Thực tế, ASEAN và Trung Quốc không cần phải vội vàng cho việc chính thức ký kết một thỏa thuận như vậy.
Như Inđônêxia đề nghị, COC cần có một tiện ích thiết thực, chứ không đơn thuần chỉ là một tuyên bố chung về các nguyên tắc.
COC nên có chức năng như là một cơ chế chi tiết cho ngăn ngừa xung đột và quản lý khủng hoảng. Trong ngắn hạn, như lời của Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa, COC nên hoạt động như là một “biển báo giao thông” quy định hành vi của các bên trên biển. Để có một tài liệu với tiện ích thiết thực như vậy, ASEAN và Trung Quốc nên dành ra ít nhất một năm để xây dựng dự thảo.
Để đảm bảo tính liên tục và tập trung, ASEAN có thể sẽ cần phải thiết lập các “đầu mối” giữa các bên nhằm phối hợp tiến trình. Ví dụ, ASEAN có thể chỉ định Inđônêxia và Singapo đứng ra thực hiện nhiệm vụ đó. Thực tế hai nước không phải là bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sẽ mang lại một mức độ “trung lập” cho quá trình này./.

MỘT NỬA SỰ08/08/2012 08:22

Hàng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau. Tuy  nhiên không ít trong số đó chỉ phản ảnh một phần nào của sự việc. Vì vậy nếu vội vàng tin hoặc dựa vào đó để đánh giá sự việc, dễ vấp phải sai lầm, nhất là khi đặt trọn niềm tin vào đó. Đó là một thách thức lớn trong việc tìm ra sự thật. Chỉ nói một nửa sự thật, dù cố tình hay vô ý, đều đồng nghĩa với xuyên tạc sự thật hay gian dối. Thành ngữ Nga có câu: "một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật".
Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán 2010 và đề nghị xử lý tài chính 21.700 tỉ đồng (hơn 1 tỉ đô-la, nếu số tiền đó được dùng để trang bị những phương tiện hiện đại cho ngư dân và hải quân thì sẽ hiệu quả biết bao!). Trước đó Thanh tra Nhà nước còn phát hiện những khoản chi sai còn khủng khiếp hơn con số đó nhiều. Những sai trái đó cùng với rất nhiều kết toán lỗ thành lãi, ít thành nhiều hoặc ngược lại, luôn được che đậy bằng những báo cáo “nửa sự thật”, dối trên lừa dưới để trục lợi. Đó mới là những phát hiện trong thời hạn một năm, vậy con số thất thoát trong nhiều năm là bao nhiêu, thiệt hại về nhiều mặt của dân, của nước lớn đến mức nào?  Liệu có thể tin vào tính trung thực của những người đứng đầu các đơn vị báo cáo “nửa sự thật” đó, dù họ thường từ chối trách nhiệm? Một người có quyền, có chức không trung thực còn tệ hại hơn gấp trăm lần những kẻ lừa gạt ở đầu đường xó chợ.  
Một khía cạnh khác là có những việc mà mình đã đặt trọn niềm tin trong quá khứ, nhưng thực tế cuộc sống lại dần cho thấy sự bất cập của niềm tin vào điều không hoàn toàn đúng sự thật. Trong trường hợp đó sự thay đổi niềm tin là điều không tránh khỏi.
 Đức Phật Cồ Đàm dạy rằng: “Mọi người đừng nên tin vào điều gì, do bất cứ thánh nhân nào thuyết giảng, ghi chép ở kinh sách, hay được thừa nhận bởi tập quán, trừ khi điều đó phù hợp với hiểu biết và lý trí. Còn khi con gái hỏi K. Marx về câu châm ngôn mà Người thích nhất, Marx đã nói: "Hoài nghi tất cả!" Francis Bacon nhấn mạnh: “Một người khởi đầu bằng sự vững tin, anh ta sẽ kết thúc bằng sự nghi ngờ. Nhưng nếu anh ta bằng lòng khởi đầu với sự nghi ngờ, anh ta sẽ kết thúc bằng sự tin tưởng”.
 Chân lý không phụ thuộc vào số đông hay người nói ra là ai, với danh nghĩa gì, mà phụ thuộc vào bản chất thật của sự việc khi được nêu ra. Trung thực là phẩm chất cao quý của con người.

SOS trí tuệ Việt Nam




Nhìn kết quả công bố năm nay của WIPO (World Intellectual Property Organization - Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu) có thể thấy rằng trí tuệ quốc gia Việt Nam đang lùi sâu ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng này sẽ ngày càng chìm sâu và thụt lùi xa so với các nước láng giềng của khu vực (xin mời xem các bảng biểu thống kê trong bài viết dưới đây trên tạp chí Tia Sáng).



Người Việt mình vốn trọng chữ nghĩa. Nhiều gia đình nghèo khó, họ vẫn khó nhọc kiếm từng đồng bạc lẻ để nuôi con ăn học với ước nguyện mong con cái có chút trí tuệ để đổi đời. Tức con em họ vượt ra khỏi kiếp bán sức lực như đời cha mẹ của chúng. Như vậy người dân thường họ hiểu hơn ai hết sức mạnh và sự cần thiết của kiến thức, trí tuệ đối với một con người.

Trên bình diện một quốc gia cũng là như vậy. Những người lãnh đạo quản lý quốc gia thì thông thường ai cũng mong dân trí dân khí phát triển, kiến thức trí tuệ người dân và cả tầm quốc gia sẽ ngày càng vươn cao để đứng ngang hàng với các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới.

Thế thì tại sao những cố gắng và nỗ lực hết mình của người dân Việt Nam, với một hệ thống giáo dục phổ cập đến các bậc học cao dần lên mà ngành Giáo dục vẫn công bố lại không được “đền đáp” trong hệ thống xếp hạng toàn cầu rất khách quan và công bằng của WIPO?

Như vậy là có vấn đề đặt ra ở đây! Ý muốn cấp quốc gia cũng mãi mãi chỉ là ý muốn nếu quốc gia đó không có chiến lược và các chính sách đúng đắn và hợp lý trong mục đích nâng cao dân trí và trình độ trí tuệ cho người dân nước mình. Việt Nam, dù bào chữa cách nào thì cũng đã và đang ở vào tình trạng, cảnh huống này. Lỗi đương nhiên không còn là ở người dân mà là lỗi lãnh đạo, lỗi chính sách…

Những nhận xét trên đây đối với giai tầng lãnh đạo cấp quốc gia ở ta, chúng tôi nghĩ rằng sẽ chẳng gây bất ngờ hoặc gây sốc chút nào đâu! Họ biết tất cả các điều đó. Thậm chí họ lường được hầu hết mọi điều “bất cập” đó nhưng họ đã không hành động, đúng hơn là can đảm dũng cảm trong hành động. Đơn giản vì nếu hành động đúng quyền lợi cá nhân, quyền lợi phe nhóm sẽ bị thiệt hại hoặc mất hẳn đi.

Bởi vậy những nhận xét như vừa nêu có chăng là gây cho họ sự bực bõ, nhẹ hơn là làm phật lòng họ do chúng ta đã nói quá thẳng quá thật mà thôi. Cũng bởi vì ở Việt nam đã rất quen một thực trạng là sau chỉ trích phê bình sẽ là cả loạt lý do đưa ra để thanh minh và bào chữa…

Đó cũng là hậu quả của công tác thông tin tuyên truyền ở nước ta. Sự chỉ đạo định hướng đã rõ, điều nào thế giới khen VN thì rất mau mắn đưa lên, đưa thật nhiều thật đậm nếu có thể. Còn điều mà thế giới họ chê trách than phiền, chẳng hạn “xếp hạng” về chuyện gì đó mà xấu kém, thứ hạng thấp thì lựa mà đưa, đăng in ít. Thậm chí nếu không ầm ĩ quá thì tảng lờ như không thấy không quan tâm, vậy là đắc sách. Nên mới có chuyện chỉ một công ty nhỏ, một tổ chức xoàng xĩnh rất ít tên tuổi khen người lãnh đạo của ta thì báo chí đã nhanh nhảu đưa thành các “tin lớn”. Điều trớ trêu là ngay chính công luận rộng rãi ở quốc gia đưa ra lời khen đó họ cũng chẳng chú ý là có diễn ra một câu chuyện như vậy...  

Để hiểu kỹ hơn sự báo động đỏ SOS về trí tuệ Việt Nam trên bình diện toàn cầu như thế nào, xin mời Quý bạn đọc bài viết dưới đây trên tạp chí Tia Sáng. Bài viết rất công phu với đầy số liệu có sức thuyết phục cao.
Vệ Nhi g-th
-------


SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu






Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.




Hệ thống Đổi mới/Sáng tạo quốc gia -Nguồn gốc tạo nên trí tuệ của đất nước

Khi người cha già yếu vẫn vắt sức làm cửu vạn, còn bà mẹ bệnh tật chạy bới từng thùng rác kiếm từng đồng lẻ, cắn răng để nuôi con ăn học, chỉ với mộtước nguyện duy nhất là mong con có được trí tuệ để đổi đời, không còn phải bán thân, bán sức như đời bố mẹ chúng, thì ông bà già tội nghiệp đó hiểu hơn ai hết sức mạnh và sự cần thiết của trí tuệ đối với một con người.

Một quốc gia muốn “đổi đời” cũng cần có trí tuệ. Nhưng trí tuệ của một quốc gia không phải đơn thuần là phép cộng của trí tuệ từng con người, nó là do cả một hệthống tạo lập nên. Đó chính là Hệ thống đổi mới / sáng tạo của quốc gia (national innovation system -NIS), trong đó trí tuệ của từng con người là một thành tố. NIS được định nghĩa là hệ thống các chủ thể và các mối tương tác với nhau của các chủ thể đó, bao gồm tổ chức nhà nước, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp công và tư (lớn hoặc nhỏ), các trường đại học và các cơ quan chính phủ, nhằm mục đích sản sinh các sản phẩm sáng tạo, các sản phẩm khoa học và công nghệ (S&T) trong khuôn khổ lãnh thổ một quốc gia. Các mối tương tác giữa các chủ thể này bao gồm các vấn đề thuộc về chính sách, kỹ thuật, thương mại, pháp lý, xã hội và tài chính của các hoạt động đổi mới /sáng tạo dưới các dạng thức như sự phát triển, bảo hộ, tài trợ hoặc quyj phạm…

Từ năm 2007, WIPO đã cùng một số đại công ty, tổ chức phi chính phủ cho rađời hệ thống Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo toàn cầu - Global Innovation Index (GII) và lập ra bảng xếp hạng hằng năm của các quốc gia trên thế giới.

Định nghĩa của sự đổi mới/sáng tạo nay đã mở rộng, nó không còn giới hạn với các phòng thí nghiệm R&D hoặc với việc xuất bản các bài báo khoa học, mà còn bao gồm cả những đổi mới/sáng tạo về tổ chức quản lý xã hội cũng như đổi mới/sáng tạo mô hình kinh doanh. Đổi mới /sáng tạo được thể hiện ở đầu vào và đầu ra của cả một quốc gia. Đó là một chỉ số đánh giá về trí tuệ, về hoạtđộng và thành quả của hoạt động trí tuệ con người, không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, về tài sản thừa kế, vay mượn, cướp bóc hay những may mắn bất ngờ nào cả [1].

Đổi mới/sáng tạo là động lực quan trọng cho sự tiến bộ kinh tế và sức cạnh tranh đối với các nước đã phát triển cũng như đang phát triển. Nhiều Chính phủ đang đặt sự đổi mới/sáng tạo thành trung tâm của chiến lược phát triển.

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu

Năm 2011 chúng ta vui mừng trên bảng chỉ số Đổi mới/sáng tạo toàn cầu Việt Nam ngoi lên được trên trung bình đứng thứ 51 trong 125 nước. Niềm vui ngắn chẳng tầy gang, 2012 ta lại tụt sâu xuống nửa dưới của thế giới, thứ 76 trên 141 nước! Nhìn lại quá trình từ 2007 khi bắt đầu có sự đánh giá thì tình hình còn bi đát hơn, chẳng những kém cỏi mà xu hướng là suy giảm liên tục. Sự ngoi lên năm 2011 có thể là ngẫu nhiên, không phải là thực chất như sẽphân tích về điểm số ở phần dưới. Thứ bậc đơn lẻ chưa nói lên điều gì nhiều, cần phải có sự so sánh với bạn bè xung quanh thì mới biết ta đang ở đâu. Bảng 1, liệt kê thứ bậc và điểm số đánh giá của Việt Nam và các nước lân bang [2,3].


Bảng 1: Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới/ Sáng tạo của Việt nam và các nước xung quanh






NămSố nướcĐiểm cao nhấtViệt NamMalaysiaSingaporeThái Lan
ĐiểmBậcĐiểmBậcĐiểmBậcĐiểmBậc
20081535.82.38653.47264.173.0134
20091305.282.97644.06254.8153.444
20101324.862.95713.77284.6573.0660
201112574.136.715144.053174.11143.3348
201214168.233.97645.964.864.8336.957

Vì tổng số nước được đánh giá hàng năm là khác nhau,cho nên không thểlấy thứ hạng tuyệt đối hàng năm để so sánh sự lên xuống của một nước, mà phải có một thước đo thống nhất. Chúng ta sẽ chia thế giới làm hai nửa bằng nhau, lấy đường phân chia làm gốc số không,thứ hạng được tính là bao nhiêu bậc trên (+) hoặc dưới (-) trung bình (số không). Thế vẫn chưaổn, vì mỗi nửa hàng năm có tổng số bậc khác nhau, nên ta phải quy ra thành mỗi nửa đều có 100 bậc, và thứ bậc của mỗi nước hàng năm được quy thành số phần trăm trên (+) hoặc dưới (-) trung bình. Nói một cách hìnhảnh, nếu thường xuyên ngụp lặn ở dưới mức trung bình thì nguy cơ được xem là một quốc gia thiểu năng trí tuệ chắc khó tránh khỏi.



Trên hình 1 ta có thể thấy trực tiếp sự kém cỏi của ta so với Malaysia cũng như Thailand, còn Singapore thì ở mức quá cao, so sánh thứ bậc chẳng có ích gì nữa.

Thứ hạng chỉ số đổi mới/sáng tạo của các nước có lúc tăng lúc giảm, nhưng khuynh hướng là tăng và luôn luôn trên trung bình, còn Việt Nam ta chủ yếu là ở nửa dưới, nhấp nhổm ngoi lên trên trung bình đôi chút, mà khuynh hướng nói chung là càng ngày càng giảm. Sự tăng đột biến năm 2011 có lẽ là nhờ năm đó chỉ có 125 nước tham gia xếp hạng, thấp nhất trong các năm.

Thứ hạng cho ta sự so sánh với cộng đồng, và căn cứ để xếp hạng là điểm số. Chính điểm số đánh giá chất lượng của thứ hạng. Tuy nhiên, việc chấmđiểm hàng năm có thể khác nhau, thang điểm cũng có thể khác nhau, cho nên không có cách nào định điểm trung bình làm gốc. Chúng ta chỉ có thểlấy một nước nào đó để làm mốc so sánh chúng ta với nước đó hàng năm. Singapore là nước luôn nằm trong tốp 10 thế giới và số 1 châu Á. Vì vậy, hãy so sánh điểm số của Việt Nam với Singapore, ít nhất cũng cho ta cảm nhận Việt Nam được bao nhiêu phần của Singapore và khoảng cách đó giảm hay tăng. Nhìn vào hình 2, thấy rõ trí tuệ sáng tạo của ta chỉ bằng trên dưới một nửa của Singapore, và càng ngày càng lùi xa. Ngay cả năm 2011 mà chúng ta vui mừng, thì qua cách đánh giá bằng điểm số, chất lượng của thứ hạng vượt lên trung bình năm đó cũng không thực chất, vì khoảng cách với Singapore về điểm số lại giãn ra chứ không thu hẹp như vị trí thứhạng.




Thật là đáng buồn khi những con số khách quan, tưởng như vô hồn đó lạiđã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng, nếu cứ đà này tiếp diễn thì nguy cơ dẫn đến mức Việt Nam trởthành quốc gia trí tuệ kém phát triển là nhãn tiền!

Phải chăng trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam thấp?

Như đã biết, Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính theo hai nhóm chỉ số con, là nhóm các chỉ số đổi mới/sáng tạo đầu vào và nhóm các chỉ số đầu ra. Có tổng cộng 7 tiêu chí (gốc) cơ bản.

Năm tiêu chí gốc tạo nên nhóm đầu vào (Innovation Input) đều gắn chặt với các yếu tố quản lý điều hành nhà nước và môi trường hoạt đông kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo. Đó là: (1) Các tổ chức nhà nước, (2) Nguồn lực con người, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Độchín của thị trường, và (5) Mức hoàn thiện của kinh doanh.

Hai tiêu chí gốc hợp lại thành nhóm Đầu ra của đổi mới/sáng tạo (Innovation Output) [1] gồm: (6) Kết quả khoa học (Scientific outputs), (7) Thành quả sáng tạo (Creative outputs) .
Để tìm hiểu xem, nguyên nhân nào làm cho trình độ Đổi mới /Sáng tạo của Việt Nam kém cỏi như vậy, ta hãy xem xét vài tiêu chí cơ bản có ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhóm đầu ra gồm kết quả khoa học và các thành quả của sáng tạo. Đó là những tiêu chí phản ảnh trí tuệ cũng như cách vận dụng trí tuệ để tạo ra kết quả sáng tạo. Nếu những tiêu chí này thấp tức trình độ trí tuệ con người ở đó thấp. Trong các tiêu chí đầu vào, thì hai tiêu chí về Các tổchức Nhà nước (Institutions) và Nguồn vốn con người (Human Capital/Capacity) là rất quan trọng. Chẳng hạn về tổ chức, người ta phảiđánh giá 3 tiêu chí nhánh: Môi trường chính trị, Môi trường điều hành, Môi trường kinh doanh. Đây đều thuộc về trách nhiệm của tổ chức nhà nước. Về Nguồn vốn con người thì phải đánh giá đến Giáo dục phổ thông,Đào tạo Đại học và dạy nghề, Nghiên cứu và triển khai. Việc đầu tư và chăm lo cho những nhiệm vụ này cũng là trách nhiệm chính của các cơ quan quản lý nhà nước. Những tiêu chí này tạo tiền đề cho Đổi mới /sáng tạo. Nếu những tiêu chí này thấp, thì Chỉ số Đổi mới sáng tạo không những không cao mà còn bị kéo thấp xuống. Có nghĩa làm trí tuệ của đất nước thụt lùi. Bảng 2 là số liệu của thế giới đánh giá Việt Nam về mặt Tổchức, Vốn con người và Đầu ra đổi mới/sáng tạo [2,3].

Bảng 2 : Việt Nam - Điểm và thứ hạng của các tiêu chí Tổ chức, Vốn con người và Đầu ra sáng tạo

NămSố nước xếp hạngTổ chức Nhà nướcVốn về con ngườiĐầu ra sáng tạo
ĐiểmBậcĐiểmBậcĐiểmBậc
20091303.38993.82692.5263
20101323.471133.27922.3867
201112554.98431.78533.3442
2012141
11226.110730.859


Chúng ta cũng sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu như trình bày ở phần trên, và kết quả có một hìnhảnh trực quan về ba yếu tố này như trình bày ở hình 3. Không khó khăn đểnhận ra rằng chỉ số về Tổ chức và Nguốn vốn con người của Việt Nam chẳng những dưới trung bình mà có lúc còn nằm gần sát đáy nửa dưới. Trong lúc chỉ số đầu ra, đánh giá năng lực con người Việt Nam thì luôn nằm khá caoở nửa trên của thế giới. Rõ ràng là trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam không hề thấp.



Nguyên nhân khiến chỉ số về trí tuệ của Việt Nam đang ngày càng thụt lùi không phải do con người Việt Nam kém cỏi mà là do sự bất cập của Tổ chức quản lý nhà nước và sự yếu kém trong chăm lo đầu tư cho Vốn con người.

Thay lời kết

Cộng đồng quốc tế phải thu thập phân tích hàng vạn số liệu, và chúng ta phải nghiền ngẫm hàng ngàn trang giấy, xây dựng mô hình tính toán xử lý hàng ngàn con số vô hồn chỉ để đưa ra một kết luận giản đơn ai cũng biết cả, về nguyên nhân yếu kém của hệ thống Đổi mới / sáng tạo quốc gia của Việt Nam. Nhìn lại thấy việc làm này thật là “ngớ ngẩn”, vì chỉ cần liếc mắt đã có thể dễ dàng thấy hiện tượng này khắp nơi. Chẳng hạn như ở vùng sâu, tận cuối đồng bằng sông Cửu Long, thầy Hải cùng 3 học trò trường THPT An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng) mày mò tự bỏ tiền của công sức sáng tạo nghiên cứu thành công công trình “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”, rất hữu ích và đạt được giải thưởng. Không có tiền làm lộ phí đi nhận thưởng, thầy trò đăng báo xin tài trợ. Số tiền chắc không bằng một bữa nhậu của quan chức địa phương .Nhưng thầy trò chẳng những không nhận được sự hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cũng như đi lại của chính quyền, thay vào đó là bị huyện yêu cầu kiểm điểm vì dám công khai xin tài trợ (làm xấu mặt quan chức) [4].




Đó chỉ là chuyện ở một nơi xa xôi hẻo lánh, dân trí và trình độ cán bộcòn thấp, bàn đến chuyện Đổi mới/Sáng tạo làm gì. Thế nhưng chuyện một vị giáo sư, Hiệu trưởng một trường Đại học hàng đầu ở Hà Nội đã thở dài mà than “… Hà Nội vừa mới mua mấy trăm cái iPad thời thượng (hết hơn 3 tỷ!) để phát cho Đại biểu HĐND [5] mỗi người một cái (để làm gì...?). Trong khi đó cả năm nay, trường Đại học chúng tôi không được kho bạc Hà Nội giải ngân cho một xu để mua máy tính cho Sinh viên, Thầy giáo sử dụng cho học tập và nghiên cứu. Lý do họ bảo là phải tiết kiệm đầu tư công!”,thật đáng để suy ngẫm!

Khi một đất nước được xem là kém cỏi trong Đổi mới/Sáng tạo, thì đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tạiđược bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác. Khi những thứ đó không còn nữa thì sao?

Nguồn: Tạp chí Tia Sáng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét