Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Tin thứ Năm, 09-08-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Phỏng vấn GS Tương Lai: Nhân sĩ trí thức Việt Nam lại kiến nghị về Biển Đông và dân chủ   –  
(RFI). “Đối với kẻ thù, không có một chút mơ hồ ảo tưởng nào cả, và chính nhờ không mơ hồ mà ông cha ta mới giữ được nước cho đến bây giờ. Và thời kỳ ông cha ta giữ nước đó thì làm gì có bối cảnh quốc tế hỗ trợ như Việt Nam hiện nay. Bối cảnh hiện giờ thuận lợi gấp vạn lần. Việt Nam phải biết tranh thủ thuận lợi đó. Phải lôi kéo về mình những lực lượng có thể giúp mình chống lại Trung Quốc, để thoát ra khỏi cái vòng ảnh hưởng của Trung Quốc“. - Kêu gọi cải cách toàn diện để giữ nước (RFA).  Nhóm nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc, ngày 05/06/2011 =>


Đây là một văn bản có nhiều điểm đặc biệt, khác hẳn so với các “thư ngỏ”, “kiến nghị” trước đây.
1- Quy tụ được nhân sĩ, trí thức trong, ngoài nước, có những khác biệt về “cương vị”, về cách thể hiện thái độ, thậm chí có thể cả nhiều vấn đề về đường hướng phát triển đất nước. 2- Mạnh dạn thể hiện quan điểm đối với những vấn đề thuộc về quyền tự do dân chủ của người dân. 3- “Mạnh dạn” vậy, nhưng lại có cả những nhân vật lâu nay thường kín đáo thể hiện quan điểm chính trị, đặc biệt có cả người, có lẽ là duy nhất còn lại, là nhân chứng, thậm chí tham gia ít nhiều vào bức Công hàm Phạm Văn Đồng. 4- Báo hiệu một bước tiến khó lường trong phương thức đóng góp, tranh đấu.
Những ai am hiểu tình hình chắc thừa biết mục tiêu của những người chủ trương bức thư ngỏ đâu phải là sự trả lời công khai, chính thức của lãnh đạo chính quyền, đảng. Nhưng những người lãnh đạo nếu không “soi” kỹ bức thư, chỉ dựa vào ý kiến “tham mưu”, để nhìn ra mấy điểm nêu ở trên, mà chỉ thấy lời lẽ nhẹ nhàng trong đó do phải dung hòa nhiều thành phần, quan điểm khác nhau, thì e rằng sẽ không lường trước được ảnh hưởng của nó (xin trao đổi tiếp ngày mai).

-  Chuyện biểu tình 5/8/2012 – Phần kết: Mời các bác….giải tán!  –   (Phương Bích).  – CHÚNG ĐÃ BẮT VÀ THẢ NGƯỜI BIỂU TÌNH NHƯ THẾ NÀO? (2) (Nguyễn Tường Thụy). Mời xem lại: CHÚNG ĐÃ BẮT VÀ THẢ NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO? (1).  – Ân xá Quốc tế yêu cầu Việt Nam đình chỉ trấn áp quyền hội họp ôn hòa và tự do ngôn luận    –   (RFI).

- ĐỪNG KÉO DÀI SỰ LẠC ĐIỆU!   –   (Bùi Văn Bồng). “Trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Trường Sa lần trước, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói: ‘Biểu tình là có sự xúi giục, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch’. Năm ngoái, chính quyền Hà Nội cũng nói vậy. Nhưng cho đến nay, cả một bộ máy và lực lượng công an hùng hậu của Hà Nội vẫn chưa bắt được một kẻ nào trong ‘thế lực thù địch’ nguy hiểm ấy đem ra xét xử trước pháp luật cho dân được biết”. BTV: Truyền thông Việt Nam nên học cách đưa tin trung thực về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam từ báo nước ngoài: Biểu tình ở Việt Nam do tức giận về việc Trung Quốc gia tăng ‘bắt nạt’ (Guardian). - Tại sao Việt Nam sợ biểu tình chống Trung Quốc? (VOA).
Tiếp tục phát hiện nhiều bản đồ sai sự thật do Trung Quốc sản xuất  (TN). - Khách sạn bày bán bản đồ sai sự thật (TT).  - Độc giả H.N. méc, toàn bộ các bài tiếng Anh trên báo VietNamNet viết về căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông đã bị thay đổi nội dung. Cái tựa thì vẫn còn, nhưng nội dung bên trong được thay thế bằng các bài khác về văn hóa, thể thao, XHMT… không liên gì để chủ đề bài viết. Chẳng hạn như bài: VN lên án sự xâm phạm của TQVN condemns Chinese intrusion, nhưng nội dung bên trong được thay thế bằng bài: VN tuyên bố không có chất gây ung thư, độc hại trong sản xuấtVietnam declares produce free from toxic carcinogen. Hay như bài này nói về vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 năm ngoái: Việt Nam yêu cầu TQ bồi thườngVietnam demands China to pay compensation, thì nội dung bên trong được đổi thành bài: Cháy rừng vẫn tiếp diễn ở miền Đông Arizona, Hoa Kỳ: Wildfire continues unabated in Eastern Arizona, U.S.
BTV: Câu hỏi được đặt ra là, ai đã trực tiếp làm chuyện này? Phải chăng Trung Quốc đã tấn công vào máy chủ của VietNamNet rồi tự động thay nội dung hàng loạt bài viết lên án họ, mà những người quản trị mạng ở VietNamNet không biết, hay là có “nội gián” bên trong báo VietNamNet? Có lẽ các cơ quan chủ quản cần có một cuộc điều tra độc lập để trả lời câu hỏi này trước công luận. Ngoài ra, cũng cần điều tra thêm, liệu các tờ báo khác đã bị Trung Quốc xâm nhập hay chưa?
<- Hình ảnh tuyệt đẹp về Trường Sa giữa Biển Đông (Bee). Vậy mà đêm qua có tin tung lên trên mạng rất nguy hiểm là “Đến thời điểm này 187 quân dân Trường sa được lệnh từ TW đã rút  …”  Đề nghị Ban Tuyên giáo và Bộ 4T chỉ đạo báo chí, hệ thống chính trị có biện pháp phản bác, đưa thông tin cập nhật kịp thời để tránh ngộ nhận. - Hiện đại hóa tàu cá giúp ngư dân bám biển (PLTP).   –  Hỗ trợ vốn cho ngư dân bị nạn trên biển (TN). - Đẹp quá Trường Sa (LĐ).
- BÁCH DIỆN LỘ PHỤC    –   (Huỳnh Ngọc Chênh). “Thế nhưng để xâm lấn Việt Nam, Trung cộng không cần phải mai phục mà lộ phục, không chỉ mười mặt mà đến cả trăm mặt. Chúng công khai mua rừng, mua đất của VN khắp mọi nơi kể cả vùng rừng đầu nguồn ở các tỉnh giáp biên giới phía bắc của VN. Chúng tìm cách trúng thầu phần lớn các công trình xây dựng hạ tầng quan trọngVì thế, tình thế đất nước ngày nay còn hiểm nghèo gấp bội lần tình thế đất nước thời vua Tự Đức đối diện với giặc Pháp”.
- Người Trung Quốc đánh cá ở Quảng Ninh (SGGP).    - Mỹ phát hiện ngư dân TQ ‘cướp cá’    –   (BBC). “‘Chúng ta cũng có thể đưa chiếc tàu cá này đến Mỹ đến khởi tố’, Papp nói trong phiên điều trần.  ‘Tôi có thể gọi đây là hành vi cướp cá vốn vẫn đang tiếp diễn’, ông nói. ‘Họ giăng lưới dài đến 8 dặm (13 cây số) và thu gom tất cả những gì có trong đó’, ông nói thêm và cho biết nhiều đàn cá trên đường di cư đến Alaska cũng có thể bị hốt trọn’.
- “Đàm” hay “đánh” ? (Trương Nhân Tuấn).  – Trần Minh Thảo: BIỂN ĐÔNG THẬT GIẢ (BS). “Nên hiệp đồng tác chiến với bạn vàng 16 chữ vì chủ nghĩa xã hội (thực ra là vì lợi ích thân tộc, cánh hẩu), coi chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là thứ yếu, hay nên từ  bỏ lợi ích cánh hẩu, quay về với dân và phần văn minh tiến bộ của nhân loại?” – CHUYỆN CUNG ĐÌNH: TỔ QUỐC & VƯƠNG TRIỀU   –   (Sơn Thi Thư). “Quân sư: Vậy bệ hạ có nghĩ nếu mất lòng dân thì vương triều cũng mất không ?  Hôn quân: Cái đó thì ta chưa nghĩ tới!“ - Trung Quốc đang đẩy mạnh “đánh lận con đen, ngụy tạo bằng chứng” (GDVN).
- HỌ DÙNG CHIẾN THUẬT BIỂN TÀU, BIỂN NGƯỜI VÂY, CHIẾM QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA?  –   (Kha Trà Phương).   – Việt Nam phải làm gì nếu bị Trung Quốc tấn công? (Choa Blog).  - Nguyễn Thị Từ Huy: Sinh viên – bạn nghĩ gì ? (VHNA). “Bạn có biết những gì đang xảy ra trên biển Đông, và cả trên đất liền, những năm tháng, những ngày tháng gần đây ? Mà nước đã mất thì « mình » có còn không ? Bạn có còn không ? Và nước đã mất thì bạn sẽ để lại gì cho con cháu bạn ? Hay là bạn ngồi nhìn nước mất và tự nhủ : « cái nước mình nó thế » ?” Không! Chúng tôi đang … đứng nhìn. =>
- Nóng! Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm biển Đông thẳng tiến (PNTD).  - Tình hình chính trị Trung Quốc và vấn đề biển Đông (PLTP).   – Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm biển Đông thẳng tiến (PN Today). – Mỹ giúp Philippines hiện đại hóa quốc phòng đối phó Trung Quốc (TQ).  – Mỹ khiến Trung Quốc lúng túng (NLĐ).   – Lựa chọn nào của Mỹ trong căng thẳng biển Đông   –   (RFA). - Mỹ bắt tay Philippines đối phó Trung Quốc (TP). - Mỹ bắt giữ tàu cá Trung Quốc (SGGP). - Đối đầu Trung – Mỹ, có khả năng trở thành một cuộc chiến tranh lạnh mới? US-China confrontations: Is a new Cold War likely? (Online Opinion).   –  Nguyễn Chí Vịnh, nhà ngoại giao phải hòa giải Hà Nội và Bắc Kinh   –   (Thụy My).  - Làm dịu Biển Đông (TVN). -Biển Đông dậy sóng đến bao giờ ? (DĐDN). - Căng thẳng Biển Đông ‘sẽ dai dẳng’ (VNE).
- Đài Loan tăng cường quân sự đảo Ba Bình   –   (BBC).  – Đài Loan nhảy vào cuộc xung đột ở biển Đông mà chả thấy VN phản ứng gì???? - nếu đặt Hoa Kỳ, Nga hay NHật Bản vào trường hợp này thì họ phản ứng ra sao!!!!: Taiwan jumps into South China Sea fray (Asia Times).  – Indonesia cảnh báo : Biển Đông có nguy cơ căng thẳng hơn    –   (RFI). - Đài Loan “tăng phòng thủ” trái phép tại Trường Sa (TTXVN).
- ASEAN kỷ năm 45 thành lập   –   (RFA).   – Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh sẽ làm Tổng thư ký ASEAN (VOA).  – Việt Nam tổ chức hội nghị hợp tác quốc phòng ASEAN mở rộng  (VOA).  - Hợp tác ASEAN là trụ cột ngoại giao của Việt Nam (PLTP).
- Phỏng vấn GS Carl Thayer: Để Trung Quốc hết ‘bắt nạt láng giềng’ (TVN). - Tranh chấp biển Đông, các nước có thể làm rõ các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của mình như thế nào: The South China Sea Disputes: How Countries Can Clarify Their Maritime Claims – Analysis (Eurasia Review). - Mặt trái kinh tế của biểu hiện ngang ngược (RFA).
- Các công ty dầu khí xem xét rủi ro trong việc khai thác ở biển Đông: Oil Companies Weigh S. China Sea Exploration Risks (VOA English). Bản tiếng Việt: Các công ty dầu khí cân nhắc rủi ro khai thác tại vùng tranh chấp ở Biển Đông (VOA). - Bùi Tín: Tim đen của bành trướng: Dưới cá là dầu (VOA).
- Mỹ sẽ triển khai máy bay không người lái tới Senkaku (Gafin).  - Ấn Độ sắp chạy thử tàu ngầm hạt nhân (PLTP).
- Phỏng vấn Giáo sư Allen Weiner về 17 nhà hoạt động trẻ bị giam và nhân quyền Việt Nam (VOA/ Ba Sàm). “Và xin nhấn mạnh rằng đây không phải là các quy định mà thế giới bên ngoài hay Tây phương áp đặt lên Việt Nam, mà đây là các quy định mà chính Việt Nam tự chấp thuận khi trở thành thành viên ký kết vào Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị của công dân. Việt Nam đã đồng ý với thế giới rằng tất cả mọi người dân đều có quyền được tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội”.
- Nguyễn Hưng Quốc: Tại sao phải dời phiên xử ba blogger yêu nước?  (VOA’s blog).   – Thầy giáo Đinh Đăng Định sắp ra tòa mà không có luật sư    –   (DLB).

- Thông báo Khẩn: Ông Nguyễn Văn Ngoan đang bị Công An cầm giữ, không trả tài sản theo thông báo (TTXVA).   – Mất liên lạc sau khi vào trụ sở CA?  –   (DLB). Tin mới nhất sáng nay CTV cho biết ông Ngoan đã được trả lại đồ dùng bị giữ, đã lên máy bay vào Sài Gòn.
Lượng điện mua từ Trung Quốc tiếp tục tăng (TBKTSG). - Buộc công ty Trung Quốc hoàn thổ mỏ sắt (PLTP).  - Phòng khám Trung Nam: Hai sở hai cách phạt (PLTP). - Công nhân trá hình khách du lịch là một nguồn thu   –   (Lý Toét).  - Làm giàu bất chính, tàn phá rừng già  (NĐT).
< - Người dân đổ xô trồng sưa với hy vọng đổi đời  (NDDT). - Có sự dung túng cho hàng giả Trung Quốc lộng hành? (Infonet).  - Phải xử lý nghiêm vi phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài (LĐ). Còn chính trị thì không cần xử lý nghiêm? – Một phó Thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch, buôn lậu ma túy    –   (DLB).
- Tùng Lâm – Đề nghị không gọi Tham Nhũng là “Quốc Nạn”   –   (Dân Luận). “Người dân không thể tham nhũng được. Đó là lý do tại sao họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi nói Tham nhũng là ‘Quốc nạn’. Phải khoanh lại phạm vi nhóm người có khả năng tham nhũng để kiểm soát. Có lẽ phải tiến hành nghiên cứu thêm và chọn một từ nào đúng với nó thay cho từ ‘Quốc nạn’, ví dụ như ‘Đảng nạn’ hay ‘Chính phủ nạn’ chẳng hạn để dễ bề phong toả, ngăn chặn và xử lý”.
- Hoành Sơn: “Cái riêng” và “Cái chung” trong cuộc sống (VHNA). - Nguyễn Đình Chú: Nghĩ về vai trò Phật giáo trong cuộc sống của đất nước hôm nay (I). Nhiều điều đáng bàn/tranh cãi với bài này. Nhưng chỉ khều ra đôi chỗ, ví như một câu lạ: “Việc vãn hồi đạo đức cho đất nước phải được đặt trong trạng thái chung mang tính tất yếu khách quan, hai mặt và nghiệt ngã đó.”  Vì “vãn hồi” theo như từ điển tiếng Việt là “làm cho trở lại tình trạng bình thường như trước đó”. Vậy thì cái “đạo đức” của đất nước “trước đó” là lấy dấu mốc nào, nó ra sao? Trước “thời đại HCM” ư”? Rồi bài viết lại dường như coi “sự áp đảo khá tai hại của phương Tây đối với phương Đông” là “thủ phạm”, nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng đạo đức xã hội hiện tại đang cần phải “vãn hồi”, đề từ đó khẩn thiết đề nghị đảng phải ra “nghị quyết” này nọ, mà không thấy rằng chính cái “văn hóa nghị quyết” hầm bà lằng đủ loại mới chính là một trong những thủ phạm, hoặc là bọn lính xung kích, vũ khí cho thủ phạm gây nên tình trạng đó. 
- Nguyễn Bắc Truyển: Lùn trí tuệ  –   (DLB). “Sau 37 năm lãnh đạo Việt Nam thống nhất lãnh thổ, các người đã làm được những gì để mà ngày nay thế giới đánh giá trí tuệ Việt Nam ‘ngụp lặn ở nữa dưới’?” Mời xem lại:  SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu (VNN).   – Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Báo động đỏ (Tia Sáng).
- Nhà Nguyễn  –   (Nguyễn Thông). “Trước hết cần viết lại sách giáo khoa lịch sử cho khách quan, chân thực, bỏ thói quy chụp, chụp mũ, bôi nhọ, yêu khen ghét chê đi. Không dám sửa sai chân thành, nếu đạt được chút lợi lộc nào thì cũng chỉ cỏn con mà thôi, làm sao bền vững được”.
- Phục vụ dân hay chăn dân (Đào Tuấn). “Từ một chữ ‘cấm’ trong văn bản hành chính đến hoạt động ‘vận động thuyết phục nhân dân’ không chỉ là khoảng cách rất xa từ trụ sở cơ quan quản lý nhà nước đến chợ dân sinh, cũng không đơn giản chỉ là vấn đề ‘phòng máy lạnh và thực tế’. Nó còn là khoảng cách xa vời vợi giữa cách thức chăn dân và phục vụ dân, về bản chất cai trị và phục vụ của chính quyền”.
- Lắm “thày”, nhiều đơn thư… (ĐĐK).  – 5.000 quyết định về đất đai bị khiếu nại (NLĐ).  – Công dân bức xúc với cách giải quyết khiếu nại của quận Hà Đông (DT).
- Lãnh đạo MB24 thừa nhận chiếm đoạt tiền tỉ (LĐ).   – Tổng giám đốc muaban24.vn chưa học hết… cấp 3 (TN).  – Chân dung 4 ‘ông trùm’ của MB24 (VNE).  – Sẽ truy nã toàn quốc Tổng giám đốc MB24 (VnMedia).
- Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại dừng hoạt động (NLĐ). Sáng nay VTV cho biết sẽ dừng trong 1 tuần. Chuyện lạ là không thấy ai nói ra coi trên thế giới này có nhà máy khổng lồ nào tương tự mới xong mà lại có màn chạy cà dực cà tang như xe lam rách vậy không. Rồi những màn “tạm dừng” đó căn nguyên từ đâu, thiệt hại bao nhiêu, ai phải chịu trách nhiệm … Càng im lặng thì càng dễ “lòi đuôi” thêm có vấn đề trong việc quyết định địa điểm xây dựng nhà máy, điều tối quan trọng có thể gây nên thua lỗ không thể tránh khỏi. Thậm chí có lời đồn đại những lý do lãng nhách, rằng đó là “quê bác Đồng”, “quê bác Lương” …  - Hầm Thủ Thiêm và vết nứt niềm tin (DV). - Nhà máy lọc dầu Dung Quất lỗi đường xả khí CO (TT).
- Khởi tố nguyên cán bộ trại giam giúp can phạm bỏ trốn(TN).  - Bán ma túy trong trại giam, thu gần 3,6 tỉ đồng (TT). Không thấy nói có hay không sự tiếp tay của cảnh sát trại giam.  - Vụ HS bị công an đánh: Kiểm điểm, xử lý nhiều cán bộ(PLTP).  - Bắt 4 nghi can truy sát trung tá CSGT (TN).  - Dưỡng liêm có giữ được “liêm”? (GD&TĐ).
Cần làm rõ hơn đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản (PLTP/CP). –  Chính phủ họp Phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật (TN). - Nên công khai kết quả xử lý tố cáo trên báo, đài (PLTP).
- Kiểm toán chưa chỉ ra được vấn đề dễ xảy ra tiêu cực (VNE).  - Bị cáo cuối trong vụ rút ruột BV Chợ Rẫy lãnh án (PLTP).  -  “Rút ruột” bảo hiểm y tế, thêm một bị cáo lãnh án (TN).   - Nghệ An: Phạt tiền hạt trưởng kiểm lâm mua gỗ lậu (PLTP).  - Nhận tội thay, xử tội gì? (PLTP). Rất cần bàn trong lúc này, cho những loại cộm cán là bị can/bị cáo tiềm năng như Dương Chí Dũng.

Vụ luật sư bị tạt axit: Gửi kiến nghị lên Bộ Công an (GDVN).
Nghệ An: “Gia đình trị” làm khổ 6.000 dân (DV). – >
Giám đốc ngân hàng biếu cán bộ điều tra 100 triệu đồng (TT).
- Thêm một xưởng may VN ở Nga bóc lột công nhân như nô lệ   –   (RFA).
- Phát thuốc “quá đát” cho gia đình thương binh, liệt sĩ (TN).
- “Nghị định mới của Chính phủ quy định sẽ phạt đến 5 triệu đồng khi sử dụng điện thoại di động tại các cây xăng”Dân ngơ ngác, cảnh sát loay hoay (NĐT). Có gì mà phải “loay hoay”?    Hãy bổ sung biên chế cảnh sát phòng cháy lên thật đông, bố trí trực chốt tất cả các điểm bán xăng trên toàn quốc, tranh bị phương tiện máy móc để phát hiện (kiểu như máy “bắn tốc độ” của CSGT), thậm chí cả vũ khí, thiết bị để cưỡng chế những trường hợp “chống người thi hành công vụ”. 
VN và Mỹ khởi động dự án tẩy độc dioxin lớn nhất (VNN). - Nấu đất… phân hủy dioxin (TT). - Tẩy rửa dioxin tại sân bay Đà Nẵng (TN). - Đảm bảo không còn phơi nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng (Infonet).
- Chủ tịch QH Bắc Hàn rời Việt Nam   –   (BBC).  – Nghịch lý   –   (Lý Toét).
- Châu Phi : Tinh thần bài Hoa ngày càng dữ dội    –   (RFI).
- Chuyến đi lịch sử tới Trung Quốc của Kissinger (TS).
Lãnh đạo chính trị Tây Tạng cam kết đối thoại với Trung Quốc (RFA).
- Hậu trường Trung Quốc : Hồ Cẩm Đào muốn gài người thân vào cấp lãnh đạo cao nhất    –   (RFI).
- Con trai Bạc Hy Lai ‘nộp lời chứng’   –   (BBC). – Con trai Bạc Hy Lai: ‘Sự thật sẽ nói lên tất cả’ (VOA).   – Màu sắc chính trị của vụ Cốc Khai Lai    –   (BBC). - Hôm nay, Trung Quốc xét xử vợ Bạc Hy Lai (DT). - Nhiều người TQ không biết sắp xử bà Cốc Khai Lai (TP). - Phiên tòa thế kỷ xét xử bà Cốc Khai Lai: Án tử hình hay 15 năm tù? (LĐ). - Công tử Bạc Qua Qua gửi lời chứng cứu mẹ (TP).
Kim Jong-un sẽ tiến hành cải tổ ngoại giao? (RFA). - Bắc Triều Tiên: Không được gọi chúng tôi là ‘ngỗ nghịch’  (VOA).   – Đệ nhất phu nhân Bắc Hàn dùng túi Dior?   –   (BBC).  – Bắc Triều Tiên thiếu ăn, nhưng đệ nhất phu nhân xài hàng hiệu    –   (RFI).
< – Miến Điện cho kỷ niệm ngày nổi dậy   –   (BBC).  – Myanmar lần đầu tưởng niệm vụ đàn áp 1988 (TT).   – ASEAN muốn trợ giúp nhân đạo cho người Rohingya    –   (RFI).   – Mỹ kêu gọi Bangladesh cho phép hỗ trợ người tị nạn Rohingya (VOA). - Dân Miến kỷ niệm 24 năm ngày sinh viên nổi dậy (RFA).
- Madonna ủng hộ ban nhạc Nga bị giam   –   (BBC). BTV: Madonna ủng hộ chuyện bắt giam ban nhạc Nga hay Madonna ủng hộ việc hát phản đối Putin của ban nhạc Nga dù bị bắt giam? – Nga giảm án cho bạn của Khodorkovsky   –   (BBC).
KINH TẾ
- Kinh tế: Coi chừng vẫn tuột dốc   –   (Nguyễn Vĩnh). –  EuroCham: ‘Cải cách đúng, VN sẽ phục hồi’   –   (BBC).
- Việt Nam chấp thuận vụ sáp nhập ngân hàng đầu tiên (VOA). - Habubank trước ngày mất thương hiệu (VNE). - Những ngày cuối thương hiệu Habubank sau 20 năm tồn tại (VNE).
Thoái mạnh SQC, ông Đặng Thành Tâm đã “bỏ túi” hơn 1.300 tỉ đồng? (DT).
- Áp lực giảm lãi suất(NLĐ).  -  Đã miễn, giãn, giảm gần 10.700 tỉ đồng tiền thuế (TN). - Doanh nghiệp được ưu đãi gần
10.700 tỉ đồng tiền thuế (VOV).
DN vắng chủ: Bỏ của chạy lấy người (DĐDN). – >
Người dân tranh chấp đất với doanh nghiệp (LĐ).
Lách luật làm sàn vàng “ảo” (TT).
- Công ty Moody’s giữ nguyên thứ hạng tín dụng của Việt Nam (VOA).  Nợ xấu ngân hàng Việt Nam qua “lăng kính” của Moody’s (VnEco). - “Ngân hàng tự xử lý được nợ xấu” (TN). - Ai Mua nợ xấu của ai? (TN).
- Gánh “bão giá” cùng khách hàng (NLĐ).
Tăng cường kiểm toán các lĩnh vực đất đai, khoáng sản (LĐ).
Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm rau an toàn (LĐ).
Một nông dân được Chủ tịch nước gửi thư khen (TN) vì “tự mày mò, nghiên cứu và sản xuất lò sấy lúa di động” để bớt cảnh Bán hết lúa mới lo tạm trữ (TQ).
Xuất khẩu lao động: Còn xem nhẹ giáo dục (VEF).
Đưa hàng Việt vào Myanmar: Đã có “bà đỡ” (PLTP).  - Viettel đang lên kế hoạch đầu tư vào Ethiopia? (Infonet).
Những chuyện lạ tại ngôi làng giàu nhất TQ (VNN).
Trung Quốc thắt chặt kiểm soát sản lượng đất hiếm (Infonet).
Hãng Pfizer nộp phạt hơn 60 triệu USD (TN).
- Kích thích thêm có thể quá sức các ngân hàng trung ương toàn cầu (Gafin).
- Kinh tế Pháp có thể suy thoái trong quý 3/2012    –   (RFI).
- Kinh tế Châu Âu cho thấy thêm dấu hiệu yếu kém mới  (VOA).
Mỹ có động cơ chính trị trong cáo buộc Standard Chartered “rửa tiền”? (CafeF).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Thái giám và bí mật phòng the của vua chúa Việt Nam (ĐV/Bee). “Trong suốt thời gian vua ân ái, mọi tiếng động lúc to lúc nhỏ vang ra trong phòng, thái giám phải ghi chép lại tỉ mỉ bằng cách nghe ngóng, đếm thời gian “mây mưa” của vua với mỹ nữ, nhất là phải ghi rõ tên tuổi người đươc vua yêu, ngày giờ ngự dâm để báo cho Quốc sử quán ghi vào sổ để theo dõi những chuyện về sau.” Đọc mà thấy … thèm rỏ rãi! Nhưng không phải “thèm” được như vua (chết chắc!) mà thèm cho sử học nước nhà được một chút xíu nhiệm vụ tương tự, chí ít là phục vụ ngay cho cuộc chỉnh đốn hiện nay của đảng, đỡ phải ngồi cãi cọ, kiếm tìm coi lũ sâu mọt ở đâu.
- HỒI KÝ VƯƠNG TÂN:  THÁI DỊCH XY LÝ ĐÔNG A  VÀ VẤN ĐỀ NÒI HÁN  –   (Sơn Trung).
- Vân Long: PHAN KẾ AN với quê hương Đường Lâm.  - Phạm Khải: HỮU THỈNH biển có đảo, biển đỡ lặp lại mình… (Lê Thiếu Nhơn).
< - Bảo tồn nhà cổ, cách nào? (HNM).
- Truyện ngắn của HỒ HỮU TƯỜNG: CON THẰN LẰN CHỌN NGHIỆP    –   (Sơn Trung).
- Hội thảo Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử (Trần Nhương).
- Viết kỳ ảo, nặng lòng đời thực (PLTP).
- Đưa báo mạng Việt Nam vào sách đỏ thế giới (Tin khó tin).
- Kha Tiệm Ly: Tội của ta (Trần Nhương).
Liên hoan trình diễn thơ các câu lạc bộ thơ toàn quốc (TT).
Sim và tuổi thơ (TN).
- Điều kỳ diệu của bài vọng cổ    –   (RFI).  - NSND Lệ Thủy: Sống vui vẻ quý hơn đồng tiền (quà tặng) (Bee).
Chương trình ‘Tạ ơn đời’: Một dư âm đẹp (TTVH).
Hà Trần: Chú Trần Tiến sắc sảo quá, tự làm đứt tay (VTC).
- Bỏ tên Đàm Vĩnh Hưng khỏi show diễn   –   (BBC).
- Tiếng măngđôlin của lão nghệ sĩ hành khất  (ĐĐK). – >
- Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hòa Bình: Cùng một lứa bên giời lận đận (ANTG).
- VietJetAir bị phạt vì ‘vũ điệu bikini’   –   (BBC).
Có hay không sự xuống cấp của văn hóa Hà Nội? (TVN).
- Thế Sơn: Văn hóa xếp hàng của người Việt (VHNA).
- Trịnh Hội: Từ San Diego đến Harvard (VOA’s blog).
- Sau châu Á, nhạc pop Hàn Quốc chinh phục tiếp các châu lục khác    –   (RFI).
Học Nhật! (PLTP).
Bạn hiểu gì về cà phê ? – Khí quyển văn hóa cà phê Thổ Nhĩ Kỳ (TN).
- Nguyễn Thị Lụa thua Carol Huỳnh   –   (BBC).  – Võ sỹ Lê Huỳnh Châu thua vòng 1/32   –   (BBC).   – “Bản thân tôi cũng thấy bất ngờ”   –   (BBC).  – Olympic 2012: Việt Nam sắp trắng tay (NLĐ). - Đoàn TTVN lại tiêu tan hy vọng giành huy chương (ĐV). - Huỳnh Châu, Nguyễn Thị Lụa dừng bước (TP).
- Olympic London 2012 – Ngày 12   –   (RFA).   – Anh mừng thành tích, Nga vào tốp 5    –   (BBC).  – Đoàn Anh ‘hân hoan’ vì thành tích   –   (BBC).  – Anh sắp vượt thành tích Olympics Bắc Kinh (BBC). - Trung Quốc chi 1,5 triệu USD cho mỗi huy chương vàng Olympics? (Infonet).   - Được ‘hoán cải’ vì Olympics    –   (BBC).   - Châu Mỹ La Tinh ngự trị làng bóng đá Thế vận    –   (RFI). – Đi tìm chiếc huy chương … bị mất   –   (RFA).
- Bắc Triều Tiên đăng cai Giải đấu môn ném đĩa nhựa quốc tế (VOA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Các trường công bố điểm chuẩn (TN). - Rộng cửa xét tuyển bổ sung (TT). - Nguồn dồi dào, nhiều trường vẫn khó tuyển (TP).  - Hàng ngàn chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng (PLTP).
Trường ngoài công lập lo ngay ngáy (LĐ). - Học phí ở các trường ngoài công lập theo nhau tăng (PNTP).
- Khi thủ khoa nghèo và trẻ (ĐĐK).  - “Tôi học sư phạm không phải để làm thầy“ (Bee). –  Ating Toàn đậu 2 trường đại học (TT).
- Quá tải, quá tải học sinh (Tin tức).
- “Ám ảnh” đồng phục đầu năm (Petrotimes).
- TP.Hồ Chí Minh: 20% số học sinh THPT bỏ bữa chính do áp lực học (LĐ).
-  Quỹ VEF tuyển chọn nghiên cứu sinh và học giả (TN). –  Đoàn giáo sư Hoa Kỳ tham quan Đa Phước (PLTP).
Sản xuất giá ăn bằng hóa chất: Ăn vào ảnh hưởng gan, thận, thần kinh… (PLTP).
Cụ bà sống qua hai thế kỷ chỉ nhờ lọ muối vừng  (NĐT).
- Những nguyên tố nhỏ bé tạo nên cả thế giới (TS).
Nhìn xuyên tường nhờ sóng Wi-Fi (PLTP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Tàu lạ lại đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam (RFA). - Tìm thấy thi thể thuyền viên bị tàu hàng đâm chìm (TN).
- Nguy cơ cúm gia cầm lây lan sang người (SGGP).
Từ 3-9: thịt sống chỉ được bán trong 8 giờ (TT).
-  Nạn trộm cắp, lừa đảo trong bệnh viện – Bài 1: Nhiều chiêu lừa! (PLTP).
6 bàn thờ liệt sĩ trong nhà ông lết chân giả (Bee). - Đại gia chơi trội trang điểm tường nhà bằng tranh đá quay  (NĐT).  - Đấu giá két sắt đại gia Diệu Hiền để làm từ thiện (Bee). Hãy cho bố cháu được là… người điên! (LĐ).  - >
Sự thật của cái gọi là “Sư hổ mang cưỡng hiếp thai phụ” ở Gia Lai (chùa Phúc Lâm). “Với thông tin chưa được kiểm chứng đã vội đăng, chúng tôi – đại diện cho cộng đồng Phật tử tỉnh Gia Lai – yêu cầu ông Tổng biên tập báo điện tử Ngoisao.net tháo gỡ bài: ‘Sư hổ mang cưỡng hiếp thai phụ’ đăng trên báo nhà, đồng thời đăng lời cải chính xin lỗi”.  - Sự thật về “nhà sư” cưỡng hiếp thai phụ (Bee). Mời xem lại: Sư ‘hổ mang’ cưỡng hiếp thai phụ (Ngôi Sao).
- Một người đàn ông tưởng rằng lấy vợ là sướng (Tin khó tin).
- Những sự kiện của người đồng tính ở Việt Nam đánh dấu sự thay đổi? (VOA).
Xe máy va chạm, 2 người thương vong (DT).
Cửu vạn, thợ sửa xe vớ bẫm nhờ trời mưa (VEF).
Thú ăn chơi ‘biến thái’ của đại gia (VNE).
Bị truy nã vẫn đi đòi nợ thuê (TN).
- Bò tót ở sân bay Phú Bài được mua từ Lào? (NLĐ).
Sắp xuất hiện làng ung thư giữa lòng Hà Nội?  (NĐT).
Xử lý rác: Bài toán khó và những hệ lụy khôn lường (ĐV).
- Hàn Quốc nắng nóng : hơn 830.000 gia cầm chết    –   (RFI).
- 240.000 người phải sơ tán vì lũ lụt ở Philippines (VOA).   – Hình ảnh thủ đô của Philippines ngập trong mưa bão(Infonet).   - Philippines: Nửa thu đô chìm trong nước lũ (VOV).
- Bão Haikui ập vào miền đông Trung Quốc (VOA).  – Bão Haikui vào Trung Quốc : hơn 1 triệu người sơ tán    –   (RFI). - Bão và lũ lớn ở Trung Quốc, Philippines (TN).
Cháy tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở Mỹ (DT).
QUỐC TẾ
- Tổng thống Syria thề tiêu diệt ‘các phần tử khủng bố’ (VOA).   – Syria: Phe nổi dậy vỡ trận, tháo chạy khỏi chiến tuyến (VnMedia).  – Quân đội Syria chiếm cửa ngõ vào Aleppo (NLĐ).  – Chính quyền Syria khẳng định kiểm soát được khu vực nổi dậy ở Alep    –   (RFI).  – Iran xem Syria là một vấn đề ưu tiên (VOA). - Quân chính phủ Syria kiểm soát hoàn toàn Aleppo (TP). - Phe nổi dậy Syria vỡ trận và tháo chạy (VnMedia). - Bài học phản chủ cay đắng (TP). - Quân nổi dậy Syria “giết tướng Nga” (TN). - Tướng Nga phiến quân Syria tuyên bố sát hại vẫn đang sống tại Moscow (GDVN).
- Vì sao Israel không thể tấn công Iran? (ờ, thế sau bầu cử là nó oánh thôi, dự là đầu năm 2013)(VOV).
Iran tổ chức hội nghị về Syria, phương Tây nghi ngờ (Gafin).
- Tổng thống Ai Cập sa thải các giới chức sau vụ tấn công ở Sinai  (VOA).
- Quân nhân thứ 88 của Pháp tử trận tại Afghanistan    –   (RFI).  – Số tử vong của dân Afghanistan giảm lần đầu tiên trong 5 năm (VOA). - Thường dân Afghanistan bớt tổn thất nhân mạng nhưng vẫn còn vất vả (VOA).
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Nam Phi giữ vai trò lớn hơn trên thế giới (VOA).
- Tân Thủ tướng Pakistan đối mặt với tội khinh mạn tòa án (VOA).
- Đường đi 200 tỉ USD của Gaddafi (NLĐ).
Belarus cắt đứt quan hệ ngoại giao với Thụy Điển (TN). - Belarus rút đại sứ, nhân viên ngoại giao ở Thụy Điển (VOV).
- Mỹ : Gần 2 triệu người nhập cư trái phép được tạm miễn trục xuất    –   (RFI).
- Điều kỳ diệu của chính trị hiện đại (phần 1) (Der Spiegel/ Phan Ba).
Bà Yingluck sau 1 năm trên ghế “nóng” (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 08/08/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 08/08/2012;  + Thế giới góc nhìn – 07/08/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 08/08/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 08/08/2012;  + Thời sự 19h – 08/08/2012.

 

1194. Biểu tình ở Việt Nam do tức giận về việc Trung Quốc gia tăng ‘bắt nạt’

The Guardian
Tác giả: Esmer Golluoglu – ở Hà Nội và TP HCM Người dịch: Thủy Trúc
6-8-2012

Căng thẳng gia tăng sau khi Bắc Kinh tuyên bố nâng cấp một thành phố – mà Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền – lên thành chính quyền đô thị mới nhất của họ.


Các biểu ngữ, áo phông và poster viết tay đã nói lên tất cả. “Trung Quốc! Cút khỏi Việt Nam!” – một biểu ngữ viết như thế. “Láng giềng đáng xấu hổ” – một biểu ngữ khác viết. “Chấm dứt leo thang và xâm lược Biển Đông” – biểu ngữ thứ ba tuyên bố.
Khi những người biểu tình len lỏi theo những con phố đông đúc của Hà Nội, đi qua các khu biệt thự xây kiểu thực dân và các cửa hiệu dành cho dân thượng lưu, bán thiết bị âm thanh nổi và hàng hiệu Versace, họ hướng về phía đại sứ quán Trung Quốc, nơi mà họ hy vọng có thể đứng cùng nhau để chống lại cái họ gọi là “sự hung hãn không ngừng của Trung Quốc”.
Một biểu tình viên khoảng 40 tuổi nói khàn giọng vì hô khẩu hiệu nhiều: “Tôi ghét Trung Quốc. Đức xâm lược Ba Lan trong Thế chiến II, giờ thì Trung Quốc cũng muốn làm thế với Việt Nam. Lịch sử có thể lặp lại nếu cộng đồng quốc tế không ý thức được về hành vi bắt nạt của Trung Quốc”.
Từ các cơ quan nhà nước cho đến đường phố ở Việt Nam, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã tăng lên trong những tuần qua, xoay quanh cái mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa còn Việt Nam gọi là Biển Đông, một khu vực có những mỏ dầu khí lớn, những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, và quyền đánh bắt cá – tất cả đều mang lại lợi ích không chỉ cho Bắc Kinh và Hà Nội, mà còn cho Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei.
Nhưng trong tâm trí những người biểu tình hồi tháng qua chỉ nghĩ đến Trung Quốc. Sau khi bắt một nhóm ngư dân Việt Nam ở gần quần đảo tranh chấp, Bắc Kinh tuyên bố công ty quốc doanh của họ – Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) – mời thầu thăm dò dầu khí ở khu vực mà Việt Nam cho rằng thuộc chủ quyền của mình.
Bắc Kinh cũng tuyên bố thành phố Tam Sa – trên đảo Phú Lâm (Yongxing) tí hon thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền – là chính quyền đô thị mới nhất của Trung Quốc. Cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần này là lần thứ ba trong tháng 6 ở Hà Nội. “Tham vọng chủ quyền của Trung Quốc là mối đe dọa chung, không chỉ đối với Philippines hay Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới” – ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế hàng đầu, nói. Ông Doanh nguyên là cố vấn chính phủ, gần đây ông đã ký tên vào một thư ngỏ kêu gọi Trung Quốc từ bỏ “yêu sách chủ quyền biển kỳ quặc” trong khu vực. “Vùng mà Trung Quốc đòi chủ quyền bây giờ còn lớn hơn chính nước Trung Quốc”.
Hà Nội, nằm cách biên giới Trung Quốc 125 dặm (khoảng 200 km – ND), biết rằng họ phải chơi một trò chơi rất tinh vi. Năm ngoái, thương mại giữa hai nước đã đạt tới con số ước tính 40 tỷ USD, và các nhà phân tích cho rằng quan hệ giữa hai nhà nước độc tài, độc đảng gần gũi hơn rất nhiều so với mức độ mà cả hai bên chính quyền chịu thừa nhận.
Sự xa cách bề ngoài đã đẩy Mỹ vào cuộc chơi, với những chuyến thăm gần đây của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, làm rõ thêm lợi ích của Mỹ ở nước cựu thù. Chuyến công du của ông Panetta tới vịnh Cam Ranh – một căn cứ hải quân của Mỹ thời chiến tranh Việt Nam – đã gây nên sự tò mò đặc biệt về những ý định của Mỹ nhằm “bảo vệ những quyền tự do hàng hải quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên Biển Đông”, khi họ rục rịch triển khai 60% tàu hải quân đến Thái Bình Dương từ nay tới năm 2020.
Ông Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại học viện quốc phòng Úc, nói rằng Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ chủ quyền của mình bằng cách hợp tác – nhưng không liên minh – với Mỹ, song ông cảnh báo rằng tình hình trên Biển Đông có thể sẽ tồi đi trước khi có sự tiến triển. “Rất có khả năng sẽ xảy ra một sự vụ gì đó, từ một tai nạn bất ngờ giữa hai con tàu đối đầu nhau, cùng đến một nơi vào cùng một thời điểm” – ông nói. “Hiện tại, [cả hai phía] đều kiểm soát được tình hình, nhưng theo phân tích, nhiều cơ quan của Trung Quốc đang hoạt động độc lập, và chính quyền trung ương thì chật vật trong chuyện khẳng định quyền lực… vấn đề ở đây là kỹ năng quản lý khủng hoảng [của cả hai nước] đều không lấy gì làm tốt lắm”.
Các cuộc biểu tình ở Hà Nội xảy ra vào thời điểm tương lai chính trị-xã hội của Việt Nam đầy bất định. Nền kinh tế của họ đã đi theo một quỹ đạo ấn tượng từ chủ nghĩa thực dân, sang chủ nghĩa cộng sản, tới chủ nghĩa tư bản đổi mới (“kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”) của những năm 1990 và sau đó. Những biệt thự trang trí nghệ thuật đã bị san bằng để lấy chỗ cho những khu cao ốc văn phòng, và các tòa nhà cầu kỳ lòe loẹt làm cho những đại lộ nhiều bóng râm ở TP.HCM và Hà Nội nhỏ hẳn đi. Hai thành phố này là nơi đàn ông mặc quần ở nhà và phụ nữ mặc quần soóc, đi giày gót nhọn, lái ôtô đi lại, trong những chiếc Mercedes và BMW 4×4 bóng nhoáng.
Ở đây, người giàu đã trở nên rất giàu, đến mức một doanh nhân Việt Nam gần đây đã mua cả một thị trấn của Mỹ, được rao bán ở Wyoming. Nhưng Việt Nam đang chịu thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc (1,85 tỷ USD chỉ tính riêng trong hai tháng đầu năm nay) và 3 triệu đảng viên Đảng Cộng sản đang nỗ lực tìm cách duy trì quyền kiểm soát dân số hơn 90 triệu, mà 70% trong số đó ra đời sau năm 1975, một phần ba được tiếp cận Internet.
Người biểu tình không chỉ căm giận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc, mà còn phẫn nộ vì khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn, tần suất ngày càng nhiều những vụ công an bạo hành, hành động đàn áp ngày càng mở rộng đối với những người bất đồng chính kiến, và con số ngày càng gia tăng những vụ cưỡng chế đất đai và vi phạm nhân quyền. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới tuyên bố, Việt Nam là “kẻ thù của Internet”, khi có một nghị định cho rằng việc nặc danh đưa thông tin lên mạng là bất hợp pháp. Hàm ý của nghị định này là blogger Việt Nam đặc biệt ở trong tình trạng bị tấn công. Facebook bị chặn, cũng như nhiều blog khác, và các nhà hoạt động cho rằng email, điện thoại, cũng như chỗ ở của họ, thường xuyên bị giám sát. Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo gọi Việt Nam là tên cai tù tồi tệ thứ tư trên thế giới đối với các nhà báo. “Việt Nam quả thật là một Myanmar mới” – ông Phil Robertson, tổ chức Human Right Watch, nói.
Chúng tôi đang chứng kiến nhiều biểu hiện của một sự đàn áp tự do ngôn luận, của tình trạng vô luật pháp ngày càng nghiêm trọng xét về cách công an đối xử với người dân, của một nỗ lực không ngừng nhằm truy đuổi các blogger nổi tiếng, nhằm tìm ra các nhà hoạt động và tống giam người bất đồng chính kiến. Họ đang cố gắng ngăn chặn bất kỳ biến cố kiểu mùa xuân Ảrập nào, tại những nơi mà sự kết hợp giữa thông tin trên Internet và những người dân giận dữ biểu tình có thể bùng lên thành một cái gì hơn thế. Việt Nam rất lúng túng, bởi vì trước kia họ là những người có ảnh hưởng trong việc khuyên nhủ Myanmar, mà lúc đó nước này hoàn toàn là vô vọng”.
Giờ thì Myanmar không còn là kẻ lạc đàn nữa – nhờ việc bầu chọn bà Aung San Suu Kyi vào quốc hội và nhờ hàng loạt cải cách do nhà cải cách – Tổng thống Thein Sein – khởi xướng. Ngôi sao đang lên Thein Sein là người mà Việt Nam từng một thời hạ thấp đáng kể. Một nhà phân tích sở tại cho biết: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đổ vào Myanmar và giảm sút ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam biết là họ đang bị mất tín nhiệm. Việt Nam chấp nhận cho khối tư nhân phát triển, nhưng đã không cải cách hệ thống chính trị. Đó là một sai lầm chết người”.
Luật sư bất đồng chính kiến, Lê Quốc Quân – một trong những nhà hoạt động nhân quyền nổi bật nhất Việt Nam, liên tục bị bắt giam và đánh đập vì các nỗ lực dân chủ của ông – nói rằng, Việt Nam đang thua trận. Ông Quân nói: “Ngày càng nhiều người biết về các quyền của họ, vì thế họ ngày càng chiến đấu mạnh mẽ hơn vì quyền ấy, ngày càng có thêm nhiều đàn áp, bắt bớ. Nhưng dấu hiệu lạc quan là người ta không hề sợ”.
Vẫn còn hy vọng sẽ sớm đạt được một giải pháp ngoại giao về vấn đề Biển Đông, tuần trước, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á đã nhất trí với một “bộ quy tắc ứng xử” – có thể sẽ được đàm phán với Trung Quốc, bắt đầu từ tháng 9. Nhưng cũng có khả năng tương tự là căng thẳng sẽ tiếp tục. Ông Lê Đăng Doanh nói: “Vấn đề Việt Nam-Trung Quốc là câu chuyện của hơn 2000 năm rồi. Nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn, 1 triệu người dân [Việt Nam] sẽ xuống đường biểu tình. Rồi bạn sẽ thấy”.
• Bài báo này được sửa vào ngày 7-8-2012. Bản gốc viết rằng Mỹ sẽ triển khai 60% tàu hải quân đến Thái Bình Dương trước năm 2020, chứ không phải triển khai thêm 10% nữa. Nghĩa là tỷ lệ triển khai quân sẽ là 40% hạm đội đến Đại Tây Dương và 60% hạm đội đến Thái Bình Dương.
Chú thích ảnh: Người biểu tình Việt Nam ở Hà Nội tuần hành phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Luong Thai Linh/ EPA
Nguồn: The Guardian
Bản tiếng Việt © BS2012

1195. BIỂN ĐÔNG THẬT GIẢ

Trần Minh Thảo
08-08-2012

Đối đầu giữa một số nước Asean với bành trướng Trung Nam Hải trên biển Đông là thật hay giả? Thật hay giả còn tuỳ từng quốc gia. Trung Quốc xâm lược là thật. Nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và philippines là thật. Có không xung đột Việt – Trung trên biển Đông? Trung Quốc xâm lược biển Đông và âm mưu đặt ách đô hộ lên Việt Nam là thật. Âm mưu xâm lược kiểu ‘diễn biến hoà bình’, không tiếng súng, nhằm biến Việt Nam thành  chư hầu kiểu mới là có thật. Cái không thật hoặc làm cho nhiều người trong và ngoài nước hoài nghi tính không thật của xung đột Việt – Trung là khi nhìn vào cách ứng xử của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước ý đồ xâm lược của Trung Quốc.
Sau khi Campuchia thành công trong vai trò xung kích tay trong việc phá vỡ sự thống nhất của ASEAN về vấn đề biển Đông theo kịch bản của Trung Quốc thì lãnh đạo Campuchia vội sang thăm Việt Nam. Ít lâu sau, đại sứ Campuchia ở Philippines tuyên bố với báo chí Manila: Philippines và Việt Nam chơi trò chính trị bẩn trên biển Đông. Hai động tác ấy cho thấy Campuchia coi xung đột Trung – Phi là có thật, xung đột Việt – Trung là giả, tuy lần nào cũng đụng đến Việt Nam. Campuchia muốn gửi cho công luận một thông điệp: Tôi chỉ chống Philippines vì Phi chống Trung Quốc xâm lược thật lòng.
Xung đột Việt – Trung là thật hay giả?
Thật với quốc gia Việt, giả với quyền lực cai trị, hoặc một bộ phận có quyền quyết định, thường là cấp dưới, vì ‘giặc đã vào nhà’ mà Đảng và Nhà nước chỉ nói suông. Ngay cả khi đã ban hành luật biển thì cũng chỉ là ‘luật suông’, chưa có hiệu lực cưỡng hành. Do đó, không có ai trong bộ máy cai trị chịu trách nhiệm pháp lý khi giặc cướp đã vào bên trong lãnh thổ. Căn cứ vào đâu, cái gì để buộc tội nhà cầm quyền thiếu trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ? Nếu luật biển có hiệu lực ngay khi ban hành thì sự thể sẽ khác đi. Nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về thời gian hiệu lực của luật. Luật biển có thể là một động tác giả vì thiếu thực lực cưỡng hành hay trừng phạt những hành vi phạm luật. Là động tác giả nhằm xoa dịu sự phẩn nộ của nhân dân Việt Nam, nhằm lôi kéo Mỹ và Phương Tây vào biển Đông? Là động tác giả nhưng lại tạo điều kiện cho Đảng, Nhà nước đàn áp các cuộc biểu tình yêu nước(!). Là giả thiết, là suy diễn nhưng đã giàu khả năng hiện thực.
Quốc tế và Hoa kỳ đã bày tỏ quan ngại về hành vi xâm lược của Trung Quốc trên biển Đông. Việc đó không chứng tỏ Việt Nam đã tranh thủ được sự hậu thuẫn của quốc tế. Sự lên tiếng của Mỹ và Phương Tây là vì sự đi lại trên biển Đông và nhằm ủng hộ quốc gia nào thì đó là những đồng minh của Mỹ và phương Tây như Philippines chẳng hạn. Người dân Việt Nam và quốc tế nghi ngại điều gì? Dân Việt thì cho là biển đảo thực sự đã mất rồi, đã thành nhượng địa cho Trung Quốc rồi. Quyền lực cai trị chỉ phản ứng lấy lệ để tránh tiếng ‘bàn nước’ (có, không việc sang nhượng  Hoàng sa-Trường sa cho Trung Quốc thì cần bạch hoá nội dung hội nghị Thành Đô năm 1990 và công bố toàn văn tờ trình về lãnh hải cho Liên hiệp quốc. Tiếp theo là phải quy rõ trách nhiệm ai đã ra lệnh làm những việc đó. Có bạch hoá thì Đảng mới có đủ uy tín để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống bành trướng). Quốc tế nghi ngại điều gì? Theo tôi, trong chính trị quốc tế người ta phải nghĩ đến trò phân tán lực lượng đối phương để làm suy yếu đối phương. Người ta hoài nghi Việt Nam làm con chim mồi của chủ nghĩa bành trướng vì cùng là cộng sản, cùng có nhiệm vụ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản?
Làm sao để nhân dân Việt Nam và quốc tế thấy Nhà nước Việt Nam có thực tâm để cùng chung tay chống bành trướng xâm lược? Quyền lực cai trị phải chứng tỏ thực tâm chống bành trướng thì người dân mới tin, sẵn sàng hy sinh xương máu, quốc tế mới trợ giúp sự nghiệp chống bành trướng bá quyền của Việt Nam.
Để  không bị cho là ‘đánh trận giả’, Đảng, Nhà nước Việt Nam phải xử lý hai vấn đề:
Đối nội: Quyền lực cai trị phải chứng tỏ có thực tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tự phát thời gian qua còn là những cuộc trắc nghiệm chính trị đối với Đảng, Nhà nước. Kết quả các cuộc trắc nghiệm đó lại chứng tỏ Đảng, Nhà nước vẫn lệ thuộc Trung Quốc, hèn yếu trước đòi hỏi phi lý của Trung Quốc.
Tuy thế, người dân cũng đã thấy dường như quyền lực cai trị có những động thái muốn quay về với lợi ích dân tộc, lấy lại lòng tin của người dân. Đó là cuộc vận động chỉnh đốn đảng và công khai khẳng định chủ quyền biển đảo bằng luật…Nhưng do cách làm ‘lơ lửng’ làm cho xã hội hoài nghi. Chẳng hạn, chỉnh đốn đảng nhưng bỏ qua sự chi phối việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách… của các nhóm lợi ích sinh ra từ nền kinh tế định hướng XHCN mà nhiều học giả gọi là kinh tế thân tộc, kinh tế cánh hẩu, kinh tế Mafia (họ hàng, gia tộc, địa phương, phe phái gắn với bạo lực chính trị…), tức là kinh doanh, làm giàu bằng quyền lực chính trị, bằng cách vắt kiệt tài nguyên quốc gia. Gia đình triệu phú Đô la Đặng tiểu Bình, dòng họ triệu Đô Tập Cận Bình, Bạc Hy Lai… là dẫn chứng (kinh tế cánh hẩu chỉ quan tâm lợi nhuận. Độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ… mà không đem lại lợi nhuận thì chẳng có chút giá trị nào). Việt Nam XHCN cũng làm theo Trung Quốc thì nhất định là có nền kinh tế cánh hẩu, đã biến thành ‘nhà nước cánh hẩu’. Chính do quyền lợi thân tộc ‘xỏ mũi’ mà bá quyền bành trướng quyết đẩy dân Trung Quốc ra chiến trường xâm lược nước khác, cũng vì nó mà quyền lực cai trị ở Việt Nam phải nhượng bộ Trung Quốc?
Cũng có nhận định cho là Đảng, Nhà nước Việt Nam chưa thuận theo lòng dân vì muốn nén sự bồng bột của dân cho một hành động quyết liệt chống bành trướng. Đó là việc lớn của chính trị nhà nước, không để cháy ngọn lửa rơm yêu nước khi chưa có thời cơ sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Nhưng xét cách làm của Đảng, Nhà nước Việt Nam thì không thấy có bản lãnh như vậy mà chỉ thấy lòng yêu nước bị nhục mạ, bị xuyên tạc, bị đàn áp… bởi cả hệ thống chính trị (cán bộ vận động dân không tham gia biểu tình nói: làm vậy là làm hại tình hữu nghị Việt – Trung; Hoàng Sa, Trường Sa chẳng có gì quan trọng hơn quan hệ hữu hảo, hơn chế độ XHCN…). Do vậy dư luận xã hội thay vì tán đồng chủ trương nén sức dân (nếu có chủ trương như vậy) lại kết án Đảng, Nhà nước làm theo lệnh Trung Nam Hải, nhượng bộ lợi ích Trung Nam Hải. Cứ cho là có một chính sách nén sức dân như vậy nhưng có những việc cần làm ngay như tình trạng thương lái Trung Quốc lũng đoạn thị trường, người Trung Quốc gây rối trong các ‘tô giới’, các điểm ‘đứng chân’ của người Trung Quốc từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng lên miền núi .v.v. sao vẫn coi như bình thường?
Đối nội phải có lòng tin của dân
Đối Ngoại: Làm sao để chứng tỏ với thế giới, Việt Nam không phải là chim mồi của chủ nghĩa bá quyền bành trướng Trung Nam Hải với ý đồ mở thêm một mặt trận làm đối phương giàn mỏng lực lượng, không còn tập trung cho Trung Đông và Tây Á, giảm áp lực cho các chế độ thân hữu như Syria, Iran, Triều Tiên… làm chủ nghĩa tư bản chảy máu, suy kiệt. Do đó, Trung Quốc XHCN sớm thành siêu cường số một, lãnh đạo thế giới tiến lên CNXH kiểu Trung Quốc, Việt Nam XHCN khi ấy nhất định cũng có phần (cho đảng cai trị). Các chuyến thăm Việt Nam của Hoa kỳ do đó được hiểu là một phép thử thực tâm của Việt Nam: đã thử và chưa tin. Người Mỹ nói không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền, chỉ chú ý đến tự do hàng hải trên biển đông nhưng lại cam kết hậu thuẫn Philippines bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông (Dân tộcViệt Nam rất cần một cam kết như vậy). Mỹ không tin Việt Nam thật lòng? Không tin cũng đúng vì Việt Nam thường không tôn trọng, không thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế về nhiều thứ nhạy cảm là trên hồ sơ nhân quyền, thứ mà chính khách phương Tây quan tâm vì lá phiếu của cử tri, không tôn trọng các cam kết với thế giới văn minh nhưng lại sẵn sàng làm theo Trung Quốc. Mỹ muốn vào Cam ranh  hay người Việt muốn Mỹ vào Cam ranh? Không có Cam ranh cũng chẳng làm suy yếu mặt trận quốc tế bao vây chủ nghĩa bành trướng.
Còn phải tính đến mặt trận “đánh vào lòng người” đối với nhân dân Trung Quốc. Sau 1975, khi tổng kết về mặt trận ngoại giao, một trong mấy bài học rút ra là: “thắng Mỹ tại Mỹ”, tức là mặt trận tranh thủ lòng dân Hoa kỳ. Nhân dân Hoa kỳ chống chiến tranh Việt Nam là điều có thật. Ngày nay nhân dân Trung Quốc có chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền xâm lược Việt Nam không? Tại sao Việt Nam không mở mặt trận ‘tâm công’ này? Rõ ràng là nhân dân, nhất là dân nghèo Trung Quốc hàng ngày, hàng giờ đấu tranh chống lại những việc làm sai trái của đảng, nhà nước ‘cánh hẩu’ Trung Nam Hải. Phải chỉ ra cho người Trung Hoa thấy kiểu  ‘nhà nước cánh hẩu’ thường nói láo, luôn làm hại nước, hại dân. Hay làm cho nhân dân Trung Quốc thấy cái sai trái của đảng, nhà nước ‘cánh hẩu’, vận động, ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống độc tài bành trướng thì cũng là hành vi tự vạch áo cho người xem lưng, tự cầm đá ghè chân mình?
Không mở mặt trận này thì Đảng, Nhà nước Việt Nam càng tự chứng tỏ Việt – Trung đang hiệp đồng bày trận giả trên biển Đông.
Như vậy có hay không có Việt Nam trong trận tuyến chống bành trướng bá quyền của quốc tế không phải là vấn đề gì to lớn, không có tính quyết định. Việt Nam đứng ở đâu trong thế trận ấy không làm mạnh lên hay yếu đi vòng vây chống bành trướng của nhân loại văn minh. Việt Nam đứng ở đâu không ảnh hưởng đến ‘hoà bình thế giới’ nhưng lại quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt.
Biển đảo nói riêng, lãnh thổ Việt Nam nói chung đang bị Trung Quốc lấn dần kiểu diễn biến hoà bình (không có tiếng súng). Vậy mà người dân và bạn bè quốc tế không thấy được thực tâm chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quyền lực cai trị . Đó là mối nguy cho quyền lực cai trị, cũng là mối nguy của đất nước, dân tộc Việt Nam.
Nên hiệp đồng tác chiến với bạn vàng 16 chữ vì chủ nghĩa xã hội (thực ra là vì lợi ích thân tộc, cánh hẩu), coi chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là thứ yếu, hay nên từ  bỏ lợi ích cánh hẩu, quay về với dân và phần văn minh tiến bộ của nhân loại?
Nhượng bộ, sợ hãi, lần khần không dứt khoát, không minh bạch quá khứ là hành vi tiếp tay với thế lực ‘cánh hẩu’ bán nước và cướp nước.
Đối ngoại phải làm cho quốc tế tin Việt Nam không phục tùng lợi ích của bá  quyền Trung Quốc.
Đó là việc Đảng và Nhà nước phải lo.
(Bài viết nhằm tri ân các cuộc biểu tình chống bá quyền xâm lược Trung Nam Hải)
Bản tiếng Việt © BS2012

Nghịch lý


Về kinh tế, Bắc Hàn tới Việt Nam học tập mô hình kinh tế trong khi hễ thương lái Trung quốc không mua là ngành sản suất của VN điêu đứng vì ế.

Về chính trị, một mặt báo chí Tàu xài xể chính phủ Mỹ, mặt khác khổ nhục kế bằng cách cử tàu cá ra miền viễn duyên và bị bắt.

Bắc Hàn nhìn từ góc độ Việt Nam được hiểu như là một xứ hung hăng nhưng dân chúng đói dài. Trong khi Việt Nam là nền kinh tế cất cánh, mơ đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hoá. Logic hẳn Việt Nam phải là một tấm gương sáng cho Bắc Hàn học tập.

Thực tế lại không phải như vậy, hãy nghe đ/c Bá Thanh giảng tại buổi giáo huấn 4500 cán bộ tỉnh,
Các anh chê Bắc Hàn nghèo, không có ngoại tệ, không đủ gạo ăn. Ngược lại Bắc Hàn nhìn các anh ra sao. Các anh có đủ các tệ nạn xã hội mà xã hội Bắc Hàn không có. Các anh tự hào có nhiều ngoại tệ, nhưng các anh không ngăn được tiền giả xuất xứ từ bên kia biên giới, trong khi Bắc Hàn in được đô la giả lũng đoạn kinh tế Hoa Kỳ. Ở xứ Bắc Hàn, trẻ em đi học không mất tiền, người bệnh được chăm sóc miễn phí trong bệnh viện.

Kinh tế Việt Nam đang ở đâu mà mỗi khi thương lái Trung quốc ngưng mua nông thuỷ sản là báo chí lại kêu trời, cứ như là bị người ta giật giỏ vậy. Vấn đề là ở đâu, đó là thị trường Việt Nam không tiêu thụ nổi vật phẩm do chính chúng ta trồng hay đánh bắt được. Thị trường không có sức mua thì có được bằng Bắc Hàn không có tiền mặt.

Ai phải học ai ở đây.

Quay sang lĩnh vực đối ngoại của Tàu. Người ta phóng đại sự nguy hiểm của báo Tàu bằng những lời như "Mỹ câm mồm". Thực ra võ mồm là truyền thống ngàn năm của văn hoá Tàu, không phải bây giờ mới có nên không ai chấp. Nhưng nếu so sánh với lời lẽ ngoa ngoắt của báo chí Bắc Hàn có lẽ báo Tàu cũng chỉ là đàn em.

Mặt khác người Tàu phái ngư dân đi vùng biển xa và có hành vi ngớ ngẩn để rồi bị bắt. Trước đây họ để cho Bắc Hàn bắt, gần đây để cho người Nga giữ, và hôm nay lại cố ý để người Ấn (Sri Lanka) bắt. Trong khi họ phái đội ngũ đông đảo 23 ngàn tàu thuyền phô trương thanh thế tại Biển Đông mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.

Đó chẳng phải là khổ nhục kế bị bắt để chứng tỏ họ tôn trọng luật pháp quốc tế. Còn lại những nơi mà không có ai kiểm soát đương nhiên thuộc chủ quyền của họ. Cái hay là người Tàu ra quân ngay sau thời hạn "cấm đánh cá" của họ vừa chấm dứt.

Lãnh đạo của ta có biết hay không. Biết chứ sao không, không biết sao làm lãnh đạo.

Nguồn tham khảo:
Tàu câu mực la liệt nằm bờ (NLĐ).
Chiêu ép giá tôm hùm mới của thương lái Trung Quốc (DT).
- Bắt hai tàu cá Trung Quốc, giữ 37 ngư dân (RFI)
- 23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ đổ xuống biển Đông (báo Thanh niên)
- Lính Bắc Hàn "chiến đấu" tại Việt Nam (báo Tiền phong)
Yeu que huongAugust 8, 2012 1:05 AM
Tôi có dịp đi ra đảo Quan Lạn (vẫn trong khu vực vịnh Hạ Long) và được ngư dân ở đó kể rằng ra xa thêm tý nữa là sẽ gặp tàu cá Trung Quốc ! Hỏi có hải quân Việt Nam ngoài đó tuần tra không thì họ nói " tàu hải quân Việt Nam ta chạy còn chậm hơn tàu cá họ thì đuổi làm gì cho mất công"
Mà chuyện đó đã là 7 năm về trước chứ không phải bi giờ ! Còn mẹ tôi nói với tôi , cái đảo du lịch gần đất liền đẹp thế này còn chẳng có điện đóm đầu tư gì cả để cho dân tự phát xây dựng , vậy thì mấy cái chỗ ngoài xa đó có ai quan tâm ? Trung Quốc nó đến chiếm lấy cũng phải thôi ( mặc dù trên đảo không những đẹp mà còn có cát trắng , loại cát chất lượng để dùng làm sản xuất công nghiệp thủy tinh cao cấp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét