- Thêm một Vina nợ ngân hàng nghìn tỷ (VnExpress) - Mặc dù báo lãi sau thuế hơn 127 tỷ đồng trong quý II, nhưng lũy kế 6 tháng, Vinaconex vẫn lỗ tới 757 tỷ đồng. Trong khi đó, cánh chim đầu đàn của ngành xây dựng dân dụng đang nợ các ngân hàng hơn nghìn tỷ đồng.
- Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng nước nào? (viet-studies) - Điều không bình thường việc gian lận thương mại, lừa đảo, bịp bợm, trúng thầu tràn lan với thiết bị lạc hậu mà không bị ngăn chặn là mối nguy chẳng những cho kinh tế mà cả an sinh xã hội và an ninh quốc phòng”.
- Đặt mại dâm lên bàn nghị sự (Lao động) - chiều 15.8, đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc phê phán “thói đạo đức giả” và đưa ra đề xuất “cần có một dự án luật để điều chỉnh vấn đề mại dâm”.
- Phút bù giờ cuối cùng (Trần Nhương) - “Một cuộc liên hoan mà nhờ nó, người thì ghi điểm ở phút đầu tiên, kẻ thì kiếm chác cho đến phút bù giờ cuối cùng. Tài năng như các vị, thật không hổ thẹn là công bộc của nhân dân”.
- Làm sao cứ phải SJC? (BVN) - Việc độc quyền như Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố là vi phạm điều 5 Luật Doanh nghiệp
- Nguy hiểm hơn cả “diễn biến hòa bình” (Lề Trái) - “Không hiểu, họ quên hay cố tình quên đi một loại diễn biến không chỉ xóa bỏ CNXH mà còn có nguy cơ xóa sổ cả Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Nguyên Trưởng Ban Biên giới bác ngụy biện của học giả TQ (VNN) - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục phản bác các lập luận ngụy biện của giới khoa học Trung Quốc về những nghiên cứu của ông trong cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”
- Ủy Viên Thương Mại Úc bị cáo buộc liên hệ tình cảm với Đại Tá Tình Báo cộng sản (VOA) - “Securency bị cáo buộc là đã chuyển ngân cho ông Lương Ngọc Anh tổng cộng khoảng 20 triệu đô la vào các trương mục ngân hàng, kể cả các ngân hàng bên ngoài Việt Nam. Ông Lương Ngọc Anh còn được coi là ‘thân cận’ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là ‘phụ tá gần gũi’ (bagman) cho nhiều viên chức cấp cao Việt Nam”.
- “Kẻ thù” của các cô gái mại dâm (Đào Tuấn) - ThS xã hội học Đỗ Văn Quân, viết trong nghiên cứu xã hội học của mình rằng: Bạo hành lớn nhất, theo ngôn ngữ của các cô gái là “pháo dàn”- tức là bị làm tình tập thể, bị hiếp dâm tập thể.
- Trung Quốc có nguy cơ thành kẻ thù chung của thế giới (TP) - Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc) phân tích những điều sai trái, ngang ngược, vô lý trong lập trường, chủ trương, yêu sách của chính phủ Trung Quốc về biển Đông
- LIỆU CÓ XUẤT HIỆN THÊM NHỮNG “BÙI SAN, TRẦN HOÀN”… CỦA THĂNG LONG HÀ NỘI (Phạm Viết Đào) - Hy vọng người dân thủ đô không phải nhắc tới tên 2 ông Hoàng Trung Hải-Phó thủ tướng, người ra chủ trương và ký quyết định phê duyệt cùng với việc ký cấp tiền, ông Nguyễn Văn Khôi-Phó chủ tịch UBNDTP Hà Nội trong những câu ca tương lai giống như 2 ông Bùi San và Trần Hoàn đã “ anh dũng “ phá đàn Nam Giao của Huế ???
- Sao không rà lại nhỉ (Nguyễn Thông) - Này nhé, theo báo của ông Ước, ông Hoàng Quang Thuận là giáo sư, tiến sĩ, viện trưởng viện Công nghệ viễn thông , thuộc viện Khoa học và công nghệ Việt Nam. Vậy thì cứ hỏi giáo sư Châu Văn Minh – Chủ tịch viện Khoa học và công nghệ Việt Nam là ra ngay.
- Bản đồ Trung Quốc trên “bia chủ quyền” không có Hoàng Sa, Trường Sa (GDVN) - Bản đồ Trung Quốc trên cái gọi là “bia chủ quyền” phi pháp mà quân Trung Quốc cắm trộm trên Đá Chữ Thập, Trường Sa không hề có hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- ÔNG TỀ KIẾN QUỐC CHỈ ĐƯỢC CÁI NÓI ĐÚNG (?!) (NLG) - Cả cái gọi là “Đại liên hoan hữu nghị nhân dân Trung-Việt”, sẽ tổ chức ở Quảng Tây, Trung Quốc vào trung tuần tháng 11 sắp tới cũng đang được Trung Quốc rất tích cực để tiếp tục lừa mị những người dân hai nước còn quá ngộ nhận, do tốt bụng hoặc lú lẫn cả tin vào tình hữu nghị Việt-Trung.
- Mỹ cảnh báo “ngoại giao chia rẽ” của Trung Quốc trên biển Đông (NLĐ) - Mỹ ngày 14-8 cảnh báo Trung Quốc không nên lợi dụng các cuộc đàm phán song phương để “chia rẽ và chế ngự” các nước có cùng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông.
- Đằng sau những động thái của Đài Loan trên Biển Đông (SGTT) - Những động thái mạnh mẽ “phá vỡ sự im lặng” gần đây của Đài Bắc cho chúng ta thấy nhiều điều hơn đằng sau những động cơ của Đài Loan tại Biển Đông, trong những mối liên kết chính trị và chiến lược quan trọng của mình với các cường quốc cũng như với các bên tranh chấp.
- Ném đá xuống biển Đông”- Trung Quốc được ít, mất nhiều (GDTĐ) -Âm mưu và hành động độc chiếm biển Đông rất có thể sẽ làm Trung Quốc mất tất cả.
- ĐIỀU GÌ ĐANG XẨY RA VỚI NGÀNH ĐIỆN LỰC CỦA VIỆT NAM? (Lê Anh Hùng) - Điểm lại những diễn biến mấy năm gần đây, người ta dễ có cảm giác là ngành điện lực Việt Nam giống như một cô gái cuồng si, mê muội cứ một hai nhào vô vòng tay đầy lông lá của gã người yêu tráo trở và bất nhân họ Sở.
- Thôi đừng hỏi nữa dân ơi (TN) -Túi tiền của người dân bị đánh từ trong bếp ra đến ngoài đường. Cái bụng của người dân lại phải buộc chặt thêm.
- Dã tâm “thiên tử, thiên triều” và mâu thuẫn nội bộ lớn của Trung Quốc (GDVN) - “Giới lãnh đạo Trung Quốc từ xưa đến nay đều có tư tưởng bành trướng. Ngay cả khi họ yếu nhất như Tưởng Giới Thạch khi chạy ra Đài Loan thì vẫn còn khát vọng muốn thực hiện “đường lưỡi bò”.
- Giới học giả ‘bắt bài’ Trung Quốc (VNN) - Một số nhà phân tích nhìn nhận, hành động leo thang của Trung Quốc gần đây chính là kế nghi binh nhằm phục vụ cho quá trình chuyển giao hàng ngũ lãnh đạo, để cho chính phủ có dịp phô diễn sức mạnh ở một thời điểm cực kỳ nhạy cảm.
- “Cuộc chiến Việt Nam” trên không gian blog (RFA) - Giữa bối cảnh mối quan hệ tăng tiến giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, một vụ tự thiêu ở miền nam xứ này đã trở thành điển hình cho tình trạng nhân quyền tồi tệ thêm nữa tại Việt Nam, song song với những cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận.
- Điều gì đang xảy ra ở đảo Ba Bình? (RFA) - Đảo Ba Bình/Thái Bình được xem là một trong những điểm nóng tại biển Đông. Tầm quan trọng của hòn đảo này cũng như những gì đang diễn ra tại đây? Quỳnh Chi tìm hiểu và tường trình.
- Nghề tiếp viên hàng không ở Việt Nam (RFA) - Tiếp viên hàng không là một công việc làm mà nhiều người trẻ mơ ước. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã vỡ mộng khi va chạm thực tế trong nghề nghiệp này.
- Hàn - Nhật bất đồng : Chính sách châu Á của Mỹ bị trở ngại (RFI) - Trong những ngày gần đây, quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã bất ngờ căng thẳng hẳn lên, đặc biệt là sau hành động của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak hôm thứ Sáu tuần trước, bay ra một hòn đảo thuộc nhóm Dokdo/Takeshima đang tranh chấp giữa hai nước để khẳng định chủ quyền của Seoul
- Mỹ chỉ trích âm mưu "chia để trị" của Trung Quốc tại Biển Đông (RFI) - Mỹ lại lên tiếng đả kích Trung Quốc – dù không nêu đích danh – về âm mưu được gọi là « chia rẽ và chinh phục » (divide and conquer) tại Biển Đông.
- Nga hoàn tất tàu ngầm đầu tiên cho VN (BBC) - Nga chuẩn bị hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636 đầu tiên trong hợp đồng sáu chiếc ký với Việt Nam.
- Việt Nam 'cạn lương hưu vì quan chức' (BBC) - Tổ chức Lao động Quốc tế giải thích nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cạn kiệt quỹ lương hưu ở Việt Nam
- Nổ bom ở thủ đô Damascus của Syria (BBC) - Một vụ nổ lớn xảy ra ở trung tâm thủ đô Damascus của Syria, gần một doanh trại quân đội và một khách sạn của quan sát viên LHQ.
- Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ nên dùng sách lược 'chia để trị' ở Biển Ðông (VOA) - Hoa Kỳ cảnh cáo Trung Quốc chớ nên dùng sách lược ‘chia để trị’ trong tranh chấp Biển Đông trong khi Bắc Kinh liên tục tố cáo Mỹ àm cho tình hình thêm căng thẳng
- Bắc Triều Tiên có thể hoàn thành lò phản ứng hạt nhân vào năm tới (VOA) - Viện Khoa học và Công nghệ Quốc tế nói các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Triều Tiên có thể hoàn thành việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ cuối năm tới
- Nhật bắt 5 nhà hoạt động Trung Quốc trên hòn đảo có tranh chấp (VOA) - Cảnh sát Nhật Bản cho hay 5 trong số 14 nhà hoạt động đã bị bắt vì vi phạm luật di trú
- Hoa Kỳ: Máy bay siêu thanh thử nghiệm thất bại (VOA) - Chuyến bay thử nghiệm của máy bay siêu thanh không người lái trên không phận Thái Bình Dương có vấn đề khiến máy bay vỡ tung tại Thái Bình Dương
- Bom nổ gần khách sạn của quan sát viên LHQ ở Syria, 3 người bị thương (VOA) - Truyền hình nhà nước Syria cho hay một quả bom đã nổ gần một khách sạn nơi các quan sát viên Liên Hiệp Quốc cư ngụ ở Damascus làm 3 người bị thương
- Xì căng đan thương mại, sex và gián điệp (DCV) - Một viên chức cao cấp của Đại sứ quán Úc đã có một mối tình bí mật với một đại tá điệp viên Việt Nam, người bị cáo buộc là đã nhận hơn 20 triệu đô-la hối lộ.
- Từ Hitler đến Đặng Tiểu Bình, tác hại của chủ nghĩa dân tộc cực đoan ) - Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông...
- Cuộc Chiến tranh trên Không Gian Blog của Việt Nam (Bridget O’Flaherty) - Nhưng tại sao đã có rất nhiều nỗ lực mà tiến bộ vẫn rất ít ? Một phần là vì mối quan hệ Mỹ-Việt so với mối quan hệ Trung-Việt.
Tình hình Việt Nam, Trung Quốc sau Luật Biển của Việt Nam
Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Ngày 21/6/2012 đánh dấu 1 mốc quan trọng trong lịch sử bang giao Việt-Trung. Ngày Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển VN. Ngày chấm dứt giai đoạn “hồn bướm mơ tiên” của ĐCS VN. Chấm dứt giai đoạn vùi đầu vào cát, lừa dối mình, lừa dối dân tộc VN về tình hữu nghị TQ-VN, kể từ hội nghị Thành Đô 1990 tới nay.Hà Tĩnh: Dân phá tan trụ sở Ủy ban, đánh trọng thương nhiều CA & cán bộ
Người dân nổi giận vì Ủy Ban xã trưng thu đất sai mục đích?
Danlambao – Báo Thanh Niên cho hay, tối ngày 14 và rạng sáng 15/08, hàng trăm người dân đã kéo đến bao vây trụ sở Ủy Ban Nhân Dân xã Yên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để gây áp lực sau khi một người dân trong xã bị công an bắt giữ.
Vụ việc đã bùng phát thành bạo động khi yêu cầu thả người không được
đáp ứng. Tin cho biết, rạng sáng ngày 15/08, người dân tràn vào đập phá
trụ sở UBND xã, đánh trọng thương nhiều công an, cán bộ. Hậu quả là
trưởng CA Huyện, Chủ tịch, phó chủ tịch xã… đã phải nhập viện cấp cứu.
Toàn bộ trụ sở UBND xã Yên Lộc bị đập phá tan tành.Danlambao – Báo Thanh Niên cho hay, tối ngày 14 và rạng sáng 15/08, hàng trăm người dân đã kéo đến bao vây trụ sở Ủy Ban Nhân Dân xã Yên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để gây áp lực sau khi một người dân trong xã bị công an bắt giữ.
Khi giá xăng tăng liên tục?
Paulo Thành Nguyễn/Trịnh Kim Tiến - Việc tăng giá đã trở thành “điệp khúc” trong cuộc sống người dân những năm gần đây. Thời gian này, việc giá xăng tăng liên tục đã khiến dư luận không khỏi lo lắng và bức xúc.Tin vui giữa giờ tuyệt vọng: Luật chống khủng bố
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
– Tin Quốc Hội nước CHXHCN việt nam sắp bàn thảo về dự luật Chống Khủng
Bố do Đài Á Châu Tự Do RFA phát đi trong chương trình buổi tối ngày
13/8/2012 được đồng bào cả nước đón nhận một cách cực kỳ hồ hởi phấn
khởi. Một tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Thanh Niên Việt Nam “phản động” hết cả rồi!
Minh Văn (Danlambao) - Tình cảm xuất phát từ con tim là thứ tình cảm chân thực và lay động lòng người nhất. Ở đó không có sự giả dối hay khiên cưỡng, mà là một thứ tình yêu thuần khiết và đáng trân trọng. Và đó cũng là tình yêu chân chính nhất mà con người có được. Tuổi trẻ là tuổi của say mê ước vọng, cũng giống như tình yêu ban đầu, luôn cháy bỏng và sáng trong. Chỉ cần biết tuổi trẻ dành tình yêu cho ai, thì chúng ta sẽ thấy được chân lý nằm ở đâu. Vậy thì thanh niên Việt Nam bây giờ yêu cái gì, và yêu ai? Câu trả lời chắc chắn sẽ làm cho đảng và nhà nước Cộng sản thất vọng. Thanh niên bây giờ không yêu chủ nghĩa Cộng sản, không yêu đảng và Bác Hồ, trong tình cảm của họ không có chỗ cho những khái niệm sai trái và lỗi thời đó. Mà họ yêu một thứ khác: Đó là những sản phẩm Văn hóa đến từ các nước Tư bản phản động và bóc lột (theo như cách gọi của đảng Cộng sản).Chắc là sắp mất nước đến nơi rồi
Việt Nam của tôi (Danlambao)
- Nhân đọc bài Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, một trong những vị
nhân sỹ trí thức đáng kính nhất hiện nay ở Việt Nam, nhà em thấy lo
quá, quá lo là khác:
Hỏi: Trước nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta cần hành động thế nào?Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Đất nước VN hơn mấy chục năm qua, cứ bốn năm một lần đến hẹn lại lên. Nhân dân lại bị nghe điệp khúc “chọn người tài đức” thay mặt nhân dân chăm lo việc nước, lèo lái con thuyền Quốc Gia, “Chọn mặt gởi vàng”…v.v… mỗi bận như vậy trôi qua những kẻ tài và đức đó không biết lãnh đạo, chăm lo lèo lái thế nào mà mỗi ngày con thuyền Quốc Gia mỗi suy thoái và chìm dần trong lòng biển. Nhân dân chọn mặt thế nào để gởi vàng mà vàng mỗi ngày mỗi tiêu tan, chỉ còn lại chăng là những sắc mặt vàng vọt của người dân vì thiếu ăn mất ngủ, lặn lội ở rừng sâu để sàng đãi tìm vàng về gởi tiếp mà mắc phải chứng sốt rét rừng nên da mặt và đôi mắt úa vàng như nghệ.Khách VIP sân Golf – Chuyên viên Quốc Hội đánh người
Mai Thanh Hải -
Câu chuyện 1 Chuyên viên Văn phòng Quốc hội (VPQH) sinh năm 1984, mới
28 tuổi nhưng đã là khách VIP của CLB Sân Golf Đại Lải (Vĩnh Phúc) từ
gần 3 năm nay khiến mọi người ngỡ ngàng.
Mà không ngỡ ngàng mới lạ, bởi mức lương Chuyên viên Vụ Đối ngoại,
VPQH, có tích cóp cả đời, không ăn không uống… cũng không thể bước qua
cổng Sân Golf Đại Lải được.Tang ca của một đất nước buồn
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao)
(Kính bái hương linh liệt nữ Đ. T. Kim Liêng & gởi nhà báo tự do Tạ Phong Tần)
Bạo tàn nào dập nổi ánh đuốc Việt Nam [1]
ánh đuốc Việt Nam
sáng lên vì tăm tối
sáng lên từng bông lửa
ngời ngời phi thường
xin một lần
gom góp lửa cho quê hươngĐồng ”chác”
Người Buôn Gió - Nhà nọ có đám giỗ bố, anh em tề tựu đông đủ. Vì ông cụ xưa là cán bộ tiền kháng chiến, cách mạng lão thành, tham gia quân đội lên đến chức tướng. Con cháu ngày sau cũng theo nghiệp ấy đi theo vào quân đội. Đứa thì làm báo quân đội chuyên mục ”chống diễn biến hoà bình” chuyên lấy dân oan ra làm mục tiêu. Đứa thì làm ngân hàng quân đội, đứa làm xây dựng quân đội. Đứa làm công an, uỷ ban. Ai cũng ăn nên làm ra, nhà cửa, xe pháo xênh xang nở mày, nở mặt với thiên hạ lắm.Bức tường của bà bộ trưởng
Đào Tuấn (Lao Động) – Thế là người dân phải móc túi sâu hơn trong suốt hơn 10 ngày qua để trả tiền – cao hơn rất nhiều – cho giá viện phí mới.
Đúng như lời một vị Phó Giám đốc Bệnh viện K: “Tiêm một mũi thuốc,
muốn khỏe ngay thì khó”, nhưng điều đọng lại, hóa ra chỉ là những phát
ngôn. Đó là “câu chuyện bức tường” của Bộ trưởng Bộ Y tế: “Bệnh viện
Việt-Pháp chỉ cách Bệnh viện Bạch Mai một bức tường mà bên Việt-Pháp có
phải giáo dục y đức gì đâu, cái gốc là khó khăn quá, lương thấp quá, nếu
bệnh viện công cứ sai sót là đuổi việc thì lấy ai làm việc?”.Điều gì đang xảy ra với ngành điện lực của Việt Nam
Lê Anh Hùng - Giữa lúc tình hình Biển Đông đang ngày một nóng lên và không ai dám loại trừ khả năng một cuộc chiến sẽ xẩy ra trên vùng biển sôi động này[i], những ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà hẳn không khỏi giật mình trước thông tin EVN vẫn thản nhiên bỏ ra 50 tỷ VNĐ để thuê chuyên gia, nhà thầu Trung Quốc xử lý sự cố rò rỉ nước qua thân đập chính tại thủy điện Sông Tranh 2, bởi lẽ một khi chiến tranh đã nổ ra thì nó sẽ không còn bó hẹp trong phạm vi Biển Đông nữa. Ngoài vấn đề an ninh năng lượng, những người có trách nhiệm ở EVN dường như lại còn tin tưởng phó thác tính mạng của hàng chục ngàn người dân sinh sống ở vùng hạ lưu nhà máy thuỷ điện này vào tay “bạn vàng”, những kẻ vốn nổi (tai) tiếng về chất lượng công trình ở Việt Nam cũng như những mưu ma chước quỷngay cả trong những ngày tháng mặn nồng nhất của cái gọi là “Mối tình thắm thiết Việt-Hoa/Vừa là đồng chí vừa là anh em”.Bộ Giao thông vận tải: Lại “hoán đổi” cục trưởng và chủ tịch hội đồng thành viên
T. Đức (SGTT.VN) – Bộ Giao thông vận tải vừa công bố quyết định bổ nhiệm cục trưởng cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông và quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Thôi đừng hỏi nữa dân ơi
Phạm Chi Lan (Thanh Niên) - Những ngày vui được hưởng 5 lần giảm giá xăng dầu nhỏ giọt đúng là “ngắn chẳng tày gang”. Từ cuối tháng 7, giá xăng dầu đổi chiều. Lần này, ngoài xăng, dầu ma dút…, giá gas cũng tăng mạnh. Túi tiền của người dân bị đánh từ trong bếp ra đến ngoài đường. Cái bụng của người dân lại phải buộc chặt thêm.Cái thói tinh tướng
Mạnh Quân – Vừa gọi điện sang Văn phòng Quốc hội hỏi một chị về cái thằng Trần Hải Lê, chuyên viên VPQH (sinh năm 84) mà tung kungfu, đạp ngã ngất em Caddy ở sân golf Đại Lải là thằng nào? Được biết chú ta ở vụ Đối ngoại VPQH, vào VPQH từ năm 2003 hay 2004 gì đó, làm ở ban công tác lập pháp. Năm 2007 ban này giải tán thì chú sang Vụ đối ngoại và hình như giờ làm thư ký cho ông nào đó.Vấn đề an toàn lao động tại Việt Nam hiện nay
Huỳnh Công Đoàn (Diễn Đàn Công Nhân) - Mặc dù Bộ Luật Lao động của Việt Nam dành hẳn 14 điều (Từ điều 95 đến điều 108) để quy định về vệ sinh – an toàn lao động, nhưng trên thực tế vấn đề này chẳng được mấy doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Vì rằng không có một cơ cấu xã hội dân sự để giám sát và thúc đẩy việc thực thi những quy định về an toàn lao động. Kết quả là số vụ tai nạn lao động thương tâm không ngừng gia tăng, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người lao động. Việc xử lý không nghiêm minh các vụ vi phạm an toàn lao động cũng làm cho vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng.Lương Ngọc Anh cầm tiền hối lộ thay cho cấp trên
MELBOURNE, Aus. (NV) - Công tố viên cáo buộc Lương Ngọc Anh, đại tá tình báo công an CSVN chỉ là người đứng bình phong nhận tiền hối lộ cho các sếp Ngân Hàng Nhà Nước CSVN trong dịch vụ công ty Úc in tiền giấy nhựa cho Việt Nam.Đọc lại một bài viết 10 năm trước – “Tiếng vỗ tay trong một đám tang”
Phương Bích – Hôm nay đọc một bài viết cũ trên mạng về đám tang cụ Trần Độ, tôi chợt nhớ đến cuộc gặp gỡ với cô con dâu út của cụ cách đây hơn tháng. Chúng tôi quen nhau thật tình cờ, qua một lá thư của Khánh Trâm gửi Bùi Hằng trên blog Xuân Diện. Hóa ra chúng tôi bằng tuổi nhau. Hai con “chuột” chênh nhau có vài tháng, cùng thuộc diện “cởi mở”, lại khá đồng quan điểm nên rất dễ làm quen với nhau.Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi
Thanh Quang, phóng viên RFA – Boxitvn
Lời bình của Hà Sĩ Phu:
Có hay không một “Quốc nạn Giả dối”?
Bây giờ nếu mở cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “xã hội ta bây giờ có giả dối không” thì tôi dám chắc trăm phần trăm dân chúng sẽ cười vào mũi Ban Tổ chức rằng: Hỏi vớ vẩn thế mà cũng hỏi, điều ai cũng biết tỏng mà còn hỏi, điên à?
Nhưng nếu mở cuộc thi sáng tác về “quốc nạn giả dối”
thì các tác phẩm sẽ vô cùng phong phú, và rất có thể sẽ xuất hiện những
tác phẩm “tương xứng với thời đại” vì tư liệu thì ngồn ngộn, trên dối
trá to, dưới dối trá nhỏ, trong nhà ngoài ngõ… đâu đâu chả sờ thấy dối
trá, xử tội dối trá thì có mà tù cả nước.
Có lẽ chỉ cần hai chữ LÊN NGÔI là đủ nói lên tất cả: Vì đã lên ngôi (dĩ nhiên là ngôi cao, ngôi thống trị) thì nó “thống trị xã hội”, nó làm thoái hóa cả “hệ thống” tức là “từ A đến Z” và tình trạng đương nhiên là “trầm kha”. Mặt khác đã “lên ngôi” thì vua chúa nào rồi cũng đến lúc mất ngôi, “vua Dối trá” cũng vậy, có thể nào trường cửu?
Tuy vậy nói về Dối trá khó nhất là tìm ra nguyên nhân vì từ đó mới có phương sách chữa trị. Trong 5 câu hỏi mà Blogger Alan Phan đề cập dưới đây thì câu thứ tư (Yếu tố nào đã gây nên những hệ quả này: dân trí, kinh tế, lịch sử hay thể chế?)hẳn là câu trung tâm.
Xin để bạn đọc cùng suy nghĩ. Riêng tôi lưu ý đến ý kiến của GS Trần Kinh Nghị: “làm thì láo, báo cáo thì hay” cùng thói “chạy theo thành tích” vốn phát xuất từ thời XHCN ở Miền Bắc”…, và “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc”… Cả hai yếu tố mà GS Trần Kinh Nghị đề cập đều là những yếu tố nhất thời nổi lên, mà đã nhất thời thì còn cơ may sửa đổi.
Nghĩa là dân ta vốn có “gốc” tốt, chỉ nhất thời bị những xáo động của chế độ chính trị làm cho “mất gốc”
(chữ của ông Dương Trung Quốc). Chứ nếu dối trá là bản chất gắn với
những yếu tố trường cửu của lịch sử và dân tộc Việt Nam thì dân tộc ta
đã “mạt kiếp” từ lâu, chứ làm gì có những trang sử oai hùng và những di
sản văn hóa phi vật thể ở tầm cao để con cháu ngày nay ngẩng mặt cùng
thiên hạ?
Sẽ không ngoa khi nói: Cả nước dối trá sẽ mất nước! Diệt trừ Dối trá để cứu nước! Nói thật để cứu nước!
Một bạn BCA gởi tôi bài viết trên đăng trên BBC [trên RFA, Alan Phan nhầm – chú thích của BVN]
cách đây vài tháng để xin tôi câu bình luận. Thực tình, tôi không chắc
là mình có được sự hiểu biết sâu rộng về xã hội này cũng như một góc
nhìn khách quan để đánh giá một vần nạn có thể nói là nghiêm trọng và
căn bản trong sự vận hành của một quốc gia.
Tôi xin dành sân chơi
này cho các bạn: những người con của tổ quốc đang trải nghiệm trong môi
trường; đang có những băn khoăn bức xức (hay đang an hưởng hạnh phúc);
muốn nhìn thấy một Việt Nam khác biệt (hay vẫn như thế); và có một tình
yêu quê hương sâu đậm (hay makeno).
Tôi xin đề nghị vài câu hỏi.
Let the game begins…trong những ngày hè lười biếng và nóng nực.
|
Qua bài “Lạm bàn về căn bệnh dối trá tại Việt Nam”, Giáo sư Trần Kinh Nghị từ Hà Nội đề cập tới điều có thể nói hài hước – nhưng chua chát – rằng “ở Việt Nam mọi thứ đều giả, chỉ có dối trá là có thật!”.
Một nhà giáo dục luôn quan tâm cho vận nước, dân tộc
là GS Hà Văn Thịnh từ Huế cảnh báo rằng tình trạng giả dối ở Việt Nam
giờ lan tỏa từ “A đến Z”, khi cảnh nhiễu nhương, tự tung tự tác đang hoành hành xã hội Việt Nam:
Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được.GS Hà Văn Thịnh
“Trong bản chất xã hội Việt Nam có sự giả dối, vô
cảm, ích kỷ, sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa
Việt Nam hiện nay. Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì
sao? Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm
gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp
thế nào đó vẫn được.”
Theo
GS Trần Kinh Nghị, thì dối trá thoạt nghe qua cũng chỉ là một thói đời
không mấy tốt đẹp vốn nhan nhản trong xã hội loài người, nên người ta dễ
tưởng rằng “không có gì nguy hại lắm”. Nhưng, khi “Lạm bàn về căn bệnh dối trá ở Việt Nam”, GS Trần Kinh Nghị không khỏi lưu ý rằng “Ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng”. Những “đặc thù riêng” ấy là như thế nào?
Tác giả giải thích:
“Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân
tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và
những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm
v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những thời kỳ kinh
tế khắc khổ cũng khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả
tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường mang tính hai mặt, nói và
làm không đi đôi với nhau.”
Căn bệnh trầm kha
Vẫn theo GS Trần Kinh Nghị, thói “làm thì láo, báo
cáo thì hay” cùng thói “chạy theo thành tích” vốn phát xuất từ thời XHCN
ở Miền Bắc đã góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh dối trá ở Việt Nam
hiện nay, và đã trở thành “căn bệnh trầm kha bám sâu rễ trong toàn xã
hội đến độ ai không biết nói dối, không biết làm ẩu và không biết ‘ăn
theo nói leo’ thì không thể tồn tại”.
Và tác giả báo động rằng tệ nạn bè phái, tham nhũng
nghiêm trọng tràn lan trên khắp quê hương hiện nay cũng có nguyên nhân
sâu xa từ căn bệnh dối trá ấy, để từ đó, sinh sôi và dung dưỡng cho
“những kẻ bất tài, vô đạo đức nhưng thích làm quan”.
Nhà văn Nguyên Ngọc qua bài “Cần một cuộc tự vấn” đã thẳng thắn đề cập tới “một trạng thái chán chường sâu sắc và mênh mông về đạo đức xâm chiếm mọi con người”. Theo cái nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc thì tâm trạng chán chường trước sự sa sút về đạo đức ấy phát sinh từ một “căn bệnh” cứ “vây kín quanh mình”, “va vào đâu cũng gặp” dưới “mọi kiểu trắng trợn hay tinh vi”, đó là sự giả dối.
Nhà văn Nguyên Ngọc phân tích:
“Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất,
toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối
tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa.
Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để
làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai,
có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả
cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?”
Đang thống trị xã hội
Nhưng toàn bộ hệ thống đã hư, đã sai rồi, thì phải thay đổi cả hệ thống mới cải tạo được xã hội hiện nay. Hiện sự giả dối đang thống trị xã hội chúng ta.Nhà văn Trần Mạnh Hảo
Nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng không tránh khỏi âu lo khi
căn bệnh giả dối ấy “đang thống trị xã hội” Việt Nam, mà chủ yếu bắt
nguồn từ tình trạng thiếu trung thực của nền giáo dục nước nhà:
“Sự giả dối tồn tại ở xã hội Việt Nam lâu rồi.
Ngay trong lãnh vực giáo dục, ông Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phụ
trách các mặt văn hóa-giáo dục cũng khẳng định là tình trạng thiếu trung
thực trong giáo dục là bệnh lớn nhất tại VN.
Mà giáo dục là gì? Giáo dục là dạy cho con người
trở thành người. Nó dạy cho con người phải có đạo đức. Mà cái đầu tiên
của đạo đức là chân thật. Giả dối thì trái ngược lại, là phản giáo dục.
Vừa rồi nhà bác học toán học Hoàng Tụy cũng vừa viết một bài rất hay góp
ý cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tái cấu trúc xã hội
Theo GS Hoàng Tụy thì không thể nào tái cấu trúc
xã hội. Bởi vì tái cấu trúc là những bộ phận rời. Nhưng toàn bộ hệ thống
đã hư, đã sai rồi, thì phải thay đổi cả hệ thống mới cải tạo được xã
hội hiện nay. Hiện sự giả dối đang thống trị xã hội chúng ta.”
Cả một hệ thống
Cách nay chưa lâu – tức hồi cuối năm ngoái, vào một buổi chiều cuối năm, khi “giá rét và nỗi buồn… tràn ngập tâm hồn khiến nỗi lòng chùng xuống”, TS Nguyễn Xuân Diện đã phóng bút bài “Chiều cuối năm nhìn lại”, qua đó ông không quên lưu ý tới “những
vụ giết người cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời càng ngày
càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc án, quyết
liệt” hơn.
Nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng có cái nhìn tương đồng về việc xã hội Việt Nam ngày nay – mà theo lời ông, “xuống cấp chưa từng thấy”:
“TS Nguyễn Xuân Diện nói thế là chính xác bởi vì
điều đó có rất nhiều người đã khẳng định rồi. Ngay cả nghị viên Quốc hội
Việt Nam Dương Trung Quốc cũng nói rằng thế hệ chúng ta là thế hệ mất
gốc. Mà mất gốc là mất những giá trị tốt đẹp của Việt Nam.
Còn xã hội Việt Nam hiện nay, về mặt đạo đức,
xuống cấp chưa từng thấy. Tình trạng này đầy tràn những mặt báo “lề
phải”: Ngày nào cũng cướp, cũng giết, cũng có những tội phạm xã hội
khủng khiếp. Nó tràn lan, không còn là hiện tượng riêng lẻ, mà cả hệ
thống như vậy rồi.”
Nếu ngày xưa – cách nay hơn một thế kỷ – nhà thơ Trần
Tế Xương than phiền và báo động tình trạng xã hội Việt Nam lúc đó suy
đồi về đạo đức, khi:
Nhà kia lỗi đạo con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
thì ngày nay, tình hình đạo đức sa sút ngày càng trầm
trọng trong nước đang gây bất an, trăn trở triền miên cho những người
có tâm huyết với quê hương.
T. Q.
Nguồn: rfa.org
Góp ý “Dự thảo: Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa”
Hoàng Kim (Đồng Tháp) - Boxitvn
Phải ấn định trước giá mua lúa tạm trữ
Đọc xong “Dự thảo: Quy chế tạm trữ
lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa” (gọi tắt là dự thảo)
tôi nhận thấy dự thảo này không giúp gì được cho nông dân, ngoài việc
cho nông dân vay không lãi để trữ lúa trong 3 tháng.
Dự thảo chỉ ra hai nhược điểm của việc của việc mua tạm trữ hiện nay là:
- Không kiểm soát được việc mua bán lúa gạo của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp hầu như không mua trực tiếp của nông dân trồng lúa mà chủ yếu mua qua thương lái.
Thế nhưng, dự thảo lại không hề đưa ra được cách khắc phụ hai nhược điểm này.
Dự thảo cũng không hề nói đến điều quan trọng nhất –
điều mà nông dân quan tâm nhất – là lúa mà nông dân tạm trữ sẽ được mua
với giá nào? Cao hơn giá lúa lúc bắt đầu tạm trữ bao nhiêu đồng/kg?
Trong mùa đông xuân, nông dân có thể tạm trữ lúa
trong thời gian 3 tháng, thế nhưng, muốn nông dân tạm trữ thì phải cho
nông dân biết giá lúa tạm trữ sẽ được mua với giá là bao nhiêu.
Hiện nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được
toàn quyền ấn định giá bán gạo xuất khẩu và giá mua lúa tạm trữ của nông
dân nên VFA chắc chắn sẽ có lời trong việc mua tạm trữ lúa gạo, còn
nông dân thì lại phụ thuộc vào giá lúa mà VFA quyết định.
Câu hỏi cần phải giải đáp là lúa của nông dân tạm trữ
trong 3 tháng sau đó sẽ được mua với giá nào? Cao hơn giá lúc bắt đầu
tạm trữ là bao nhiêu? Thế nhưng, lạ lùng thay, giá mua lúa tạm trữ không
hề được nhắc đến trong dự thảo.
Không ấn định được giá lúa sau khi tạm trữ, nông dân
sợ lỗ sẽ không dám tạm trữ, vì hiện nay giá lúa cứ giảm dần từ vụ đông
xuân đến vụ hè thu.
Thí dụ giá lúa khô hiện nay là 6.000 đồng/kg, để
khuyến khích nông dân tạm trữ cần phải cho nông dân biết, sau khi tạm
trữ 3 tháng lúa này sẽ được mua với giá 7.000 đồng/kg, thì nông dân mới
mạnh dạn tạm trữ.
Để tạm trữ lúa, nông dân phải tốn thêm công phơi, sấy
và chi phí vận chuyển lúa từ sân về nơi trữ và hao hụt lúa khi phơi,
sấy. Trong thí dụ trên nếu tạm trữ 3 tháng mà giá lúa 6.300 – 6.500
đồng/kg thì nông dân bán ngay khi thu hoạch có lợi hơn tạm trữ, còn nếu
giá lúa tạm trữ chỉ có 6.000 đồng/kg thì nông dân lỗ hơn so với bán ngay
lúc thu hoạch.
Trong điều kiện VFA độc quyền mua bán lúa gạo hiện
nay, nếu nông dân tạm trữ lúa nhiều, VFA không mua được lúa, VFA có thể
phá giá lúa bằng cách tuyên bố không bán được gạo xuất khẩu và giá gạo
thế giới giảm nên không mua hoặc mua thấp hơn giá lúc nông dân bắt đầu
tạm trữ, thì nông dân sẽ bán lúa tạm trữ cho ai? Với giá nào?
Nông dân không thể dựa vào giá định hướng hay mức lợi
nhuận 30% so với giá thành để tạm trữ lúa, bởi vì những loại giá này
không thể xác định được chính xác, và những loại giá này thường rất
thấp.
Cho nên, nếu không qui định giá mua lúa tối thiểu sau
khi tạm trữ, thì nông dân sẽ không dám tạm trữ dù được cho vay không
lãi trong 3 tháng, nông dân không thể trữ lúa để chờ giá một cách hên
xui may nhờ rủi chịu.
Nông dân không dám tạm trữ vì không biết được giá lúa
mà mình sẽ bán là bao nhiêu, thì “Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực
tiếp cho nông dân trồng lúa” có ban hành cũng chẳng hỗ trợ được gì được
cho nông dân.
Chỉ có Chính phủ mới thực hiện được việc tạm trữ có lợi cho nông dân
Trong việc mua bán lúa gạo, vấn đề quan trọng nhất là
phải bán được gạo xuất khẩu giá cao, để từ giá bán gạo đó quy về giá
mua lúa cao cho nông dân như cách mà Chính phủ Thái Lan đang thực hiện,
còn bán gạo với giá thấp nhất thế giới rồi mua lúa tạm trữ với giá xoay
quanh mức lời 30% so với giá thành, thì nông dân sẽ dần dần bị bần cùng
hoá, dù có ban hành “Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông
dân trồng lúa” hay không.
Cần phải thấy một cách rõ ràng rằng: việc mua lúa tạm
trữ với giá xoay quanh mức lời 30% so với giá thành là một cơ chế sai
lầm, sẽ bần cùng hoá nông dân, nên đáng phải loại bỏ, chứ không phải là
tập trung sức để làm hợp lý cơ chế sai lầm này.
Như vậy, để thực hiện việc tạm trữ
lúa gạo được thành công, phải ấn định trước giá bán lúa gạo tạm trữ, và
chỉ có Chính phủ mới đủ sức ấn định trước giá bán lúa gạo tạm trữ.
Kể cả khi Chính phủ trực tiếp điều hành tạm trữ lúa
gạo, muốn ấn định được giá bán gạo xuất khẩu thì điều kiện tiên quyết là
phải có đủ kho chứa lúa gạo tạm trữ, ít nhất Chính phủ phải có kho chứa
tối thiểu khoảng 6 triệu tấn lúa.
Khi có đủ kho Chính phủ mới có khả năng trữ lúa chờ
giá, hoặc lúc thiếu kho muốn nông dân trữ lúa tại nhà thì Chính phủ phải
cho nông dân biết trước giá mua lúa tạm trữ mà Chính phủ sẽ mua cho
nông dân.
Chúng ta hãy nhìn cách Chính phủ Thái Lan tạm trữ lúa
gạo cho nông dân Thái Lan, đây là cách tạm trữ tối ưu cho quyền lợi của
nông dân.
Tóm lại, chỉ có Chính phủ mới thực
hiện được việc tạm trữ lúa gạo có lợi cho nông dân, mà mô hình tối ưu là
của Chính phủ Thái Lan đang thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn dù có muốn giúp nông dân cũng không đủ khả năng, vì vậy, dự
thảo “Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa”
không giúp được gì cho nông dân trong tạm trữ lúa, có chăng, chỉ là cho
nông dân vay không lãi để tạm trữ lúa chờ giá theo kiểu: giá lúa lên thì
nhờ, giá lúa giảm thì ráng chịu.
H. K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Trung Quốc – Cường quốc không có đồng minh
Vậy theo Tướng Cương nói thì nó BÁN ĐỨNG Đ/C VIỆT NAM 5 LẦN RỒI MÀ SAO CỨ ĐÚT ĐẦU CHO NÓ SẼ BÁN ĐỨNG TIẾP??? và tiếp tục bưng bê 16-4!!!???của thiên triều.
(PL)- Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Lê Văn Cương,
nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược – Bộ Công an, cho rằng do bản tính
bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục
đích, Trung Quốc không có đồng minh.
Tháng 6 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật
Biển. Trên hành tinh này, thử hỏi Trung Quốc xem có quốc gia ven biển
nào không có Luật Biển không? Trung Quốc không có Luật Biển thì họ có
bảy đạo luật khác để chi phối, bảo vệ chủ quyền trên biển: Luật Hàng
hải, Luật Đường cơ sở, Luật Hải dương… Giờ Việt Nam làm Luật Biển cũng
giống như nhà có vườn, người ta phải rào chứ” – Thiếu tướng Lê Văn Cương
nói.
Hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh
. Phóng viên:Trong thời gian căng thẳng vừa qua, báo
chí Trung Quốc đã đưa những thông tin rất sai lệch về Việt Nam. Dường
như họ đang cố dùng bộ máy truyền thông do nhà nước kiểm soát để kích
động dân chúng của họ?
+ Thiếu tướngLê Văn Cương: Một số nhà báo, học giả
Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu – một ấn phẩm của nhật báo Nhân Dân –
kêu gọi phát động chiến tranh, chỉ có đánh Việt Nam mới giải quyết được
vấn đề biển Đông, rằng trên thế giới này duy nhất Việt Nam là nước đi
xâm lược, là hung hăng nhất, hiếu chiến nhất. Họ vẽ ra một hình ảnh đất
nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối nhân dân họ, lừa dối quân đội
họ và lừa dối cả thế giới.
Trong gần 3 triệu quân nhân, sĩ quan, binh lính Trung
Quốc, tôi tin tưởng tuyệt đại đa số không muốn gây hấn. Họ cũng muốn
giao hảo. Ngay cả 1,3 tỉ người dân Trung Quốc cũng là người tốt, nhân
hậu lắm, họ muốn bang giao, còn chuyện gây chiến họ không được gì cả. Họ
là những con bài bị thí, bị lừa dối. Ngay cả hơn 20 ủy viên Bộ Chính
trị, mấy trăm ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải ai
cũng muốn gây chiến, chỉ là số nhỏ thôi.
Trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam cũng vậy, truyền
thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc, nhồi nhét vào đầu người
Trung Quốc rằng đó là chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung
Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược. Đến giờ phút này, số người hiểu
thực chất bản chất cuộc chiến chỉ có 1%.
Hôm 17-8 vừa rồi, khi nói chuyện với các nguyên thủ
các quốc gia châu Phi tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có
nói rằng: Chúng ta kiên quyết phản đối nước giàu lấn lướt nước nghèo,
kiên quyết phản đối nước lớn đàn áp nước nhỏ. Nói hay như thế nhưng làm
thì ngược lại.
. Cũng đã từng có nhiều người nói về việc hệ thống truyền thông Trung Quốc đưa thông tin sai lệch, “làm hỏng dân”…
+ Chuyện lừa dối của họ là truyền thống, từ thời Đông
Chu liệt quốc đến giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực
hiện mệnh lệnh của cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc
là hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của
giới chóp bu. Về khoản này, Mỹ thua Trung Quốc.
Hồi năm 1979, Trung Quốc xâm lược ban ngày ban mặt
chứ có phải buổi tối đâu. Nhưng cứ đến kỷ niệm năm chẵn, báo chí Trung
Quốc tung ra trung bình khoảng 700-800 bài báo kéo tít gần như nhau:
Chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt
Nam xâm lược; cuộc phản công chiến lược thắng lợi…
Sẵn sàng dùng thủ đoạn tàn bạo
. Chúng ta vẫn thường nhắc đến chủ nghĩa bành trướng
của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về độ phổ biến của chủ nghĩa
bành trướng trên thế giới?
+ Về mặt khoa học, phàm các dân tộc lớn, nước lớn,
đều có nhân tố bành trướng chứ không phải chỉ có Trung Quốc. Mỹ, Nga,
Đức, Nhật, Ấn Độ đều như vậy. Đó là đặc điểm có tính phổ biến, như là
người giàu, lớn, khỏe thì hay xem thường kẻ nghèo hèn. Một con người
cũng thế, một cộng đồng cũng thế mà một dân tộc cũng thế.
Cho nên diễn biến hòa bình không phải chỉ có Mỹ. Tất
nhiên gốc tích của diễn biến hòa bình thời hiện đại là từ Mỹ nhưng những
thủ đoạn tác động vào các nước khác để đảm bảo có một chính quyền ở đó
theo ý mình thì Trung Quốc là cha đẻ, là bậc thầy của thế giới. Cách đây
2.600 năm, chính ông Quản Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, là người
đẻ ra diễn biến hòa bình với các thủ đoạn chia rẽ nội bộ, lũng đoạn kinh
tế, khoét sâu mâu thuẫn, đưa thông tin vu khống để vua bạc đãi người
trung thực, xung quanh nhà vua chỉ còn những loại nịnh thần, ngu dốt
thôi. Từ đó đất nước họ suy yếu, ông ta thâu tóm năm nước xung quanh chỉ
trong vài năm. Người Mỹ chỉ học mót người Trung Quốc về khoản này.
. Vậy chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc có gì khác biệt dẫn đến việc họ bị thế giới ghét bỏ như ông vừa đề cập?
+ Trung Quốc có hai điểm đặc biệt. Một là máu bành trướng của họ dữ dội, quyết liệt hơn các nước khác.
Hai là về mặt thủ đoạn, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn
bất kể tính chất. Người Mỹ, Nhật, EU không bao giờ làm cái trò cho
người sang xui nông dân Việt Nam trộn bùn vào chè, đưa về Trung Quốc
quay lên truyền hình, chụp ảnh cho cả thế giới xem; họ cũng không bao
giờ mua móng trâu, mua rễ quế, mua đỉa, tuồn hàng chất lượng kém, có
chất độc sang Việt Nam. Cho nên cả thế giới chăm chăm cảnh giác Trung
Quốc. Họ là một cường quốc không có đồng minh.
Khi nào Trung Quốc dùng vũ lực?
. Nghiên cứu các cuộc xung đột vũ trang của Trung
Quốc từ năm 1949 đến nay, ông đánh giá thế nào về những yếu tố dẫn các
nhà lãnh đạo Trung Quốc đến việc giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế
bằng vũ lực?
+ Nó là hợp lưu cộng hưởng của hai dòng: Dòng bành
trướng và dòng phục vụ cho lợi ích trước mắt. Cuộc chiến tranh năm 1969
với Liên Xô chính là vật tế thần để họ chứng tỏ với Mỹ rằng tôi không
liên kết với Liên Xô. Đến tháng 2-1979, họ biến Việt Nam thành vật tế
thần, một lần nữa chứng minh cho Mỹ thấy họ không đồng minh gì với Việt
Nam cả. Trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn đến Washington, đội
mũ cao bồi, nói với Tổng thống Mỹ Carter rằng: “Chúng tôi là NATO phương
Đông”. Việt Nam thành vật tế thần để Trung Quốc mua bán với Mỹ.
Suốt từ năm 1979 đến năm 1991, Trung Quốc câu kết với
Mỹ và phản động quốc tế bóp nghẹt Việt Nam, bao vây cấm vận Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam lùi mất 30 năm. Đó là một thời kỳ đen tối của lịch sử
Việt Nam, khi tất cả mọi lối ra thế giới đều bị Trung Quốc và Mỹ bịt
hết.
Bành trướng là chiến lược lâu dài của họ nhưng khi
cần sử dụng vũ lực để giải quyết lợi ích trước mắt và phù hợp với chiến
lược đó, họ sẵn sàng.
. Chuyện nước lớn, với tư tưởng bành trướng, thỏa
thuận với nhau trên lưng nước nhỏ, đã từng xảy ra nhiều trên thế giới.
Trong quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác thì sao, thưa
ông?
+ Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng.
Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc
đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải
vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ
và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17.
Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy.
Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry
Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để
chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống
Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về
Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về
Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời
trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó
là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế
giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày
đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc
không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris
bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu
nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người
Việt Nam.
Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.
Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ
thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z,
lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến
tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh
Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa
trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây
ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi
họa diệt chủng.
Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình.
Tất cả những chuyện tranh chấp của Trung Quốc với
nước khác, từ xưa đến nay, không có cuộc tranh chấp nào mà Trung Quốc có
lý cả. Cuộc chiến năm 1962 với Ấn Độ, họ chiếm của Ấn Độ mấy chục ngàn
cây số vuông, không có lý nào cả.
Quan hệ với Nhật Bản, Philippines cũng vậy, không có
lý nào. Tôi thống kê có 15 cuốn sách, 20 bản đồ cổ khẳng định cực nam
của họ chỉ đến đảo Hải Nam thôi.
Thiếu tướng Lê Văn Cương
|
HỮU LONG thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét