Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Tin ngày 09/8/2012

  • Sự sợ hãi sẽ làm họ mất tất cả  (FB Trần Minh Khôi) - “Sự sợ hãi mất quyền lực ở những người lãnh đạo Đảng Cộng sản đã nhiều lần làm lỡ mất cơ hội phát triển và bảo vệ quốc gia. Lần nay họ đứng trước một lựa chọn khó khăn hơn: sự sợ hãi sẽ làm họ mất tất cả. Nhưng tệ hại hơn nó sẽ làm cho quốc gia vĩnh viễn mất đi một phần lãnh thổ”
  • Có tội với nông dân (Đào Tuấn) - với bất cứ lý do gì, thì nạn nhân khốn khổ nhất phải là những người nông dân mất đi bờ xôi ruộng mật cho các dự án giờ hàng ngày phải dương mắt dõi cảnh bãi bể nương dâu.
  • Bà Cốc Khai Lai nhận tội (NLĐ) - Các luật sư bên bị cho biết bà Cốc Khai Lai quyết định giết ông Neil Heywood vì tin rằng ông ta là mối đe dọa đối với con trai bà
  • Triều Tiên đang ‘khai tử’ kinh tế bao cấp (Ifonet) - Các quan chức Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đang tiến hành cải cách kinh tế với việc từ bỏ hệ thống kế hoạch hóa tập trung và biên chế nhà nước, cho phép nông dân và các doanh nghiệp có quyền tự chủ hơn trong hoạt động làm ăn kinh tế.
  • Làm dịu Biển Đông (VNN) -  Đòi hỏi người khác làm những gì mình nói không bao giờ có kết quả bằng việc yêu cầu họ làm những gì mình làm.
  • Biểu tình chống Trung quốc: Phải lấy sự độc đáo để trị độc tài (Kami) - “Kịch bản đó có thể là, một số người được giao nhiệm vụ đóng vai người biểu tình, có đem theo một số tiền rồi hòa mình vào đám người biểu tình. Để rồi trong đám đông người biểu tình chính bọn họ sẽ diễn cảnh quân ta chia tiền cho quân mình, để quân chúng mình ghi lại hình ảnh, âm thanh làm bằng chứng”.
  • Mua nợ xấu của ai?:(Thanh nien) - Đây là câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người sẽ thốt lên sau khi nghe chính các “ông chủ” của nhiều ngân hàng (NH) lớn khẳng định, họ hoàn toàn có thể tự xử lý được nợ xấu của mình.
  • Để Trung Quốc hết ‘bắt nạt láng giềng” (VNN) - Việt Nam cũng nên sử dụng các mối quan hệ đối ngoại đa dạng của mình để xây dựng một liên minh những người ủng hộ mình trong nhóm các cường quốc, GS Carl Thayer khuyến nghị.
  • Trung cộng sợ nhất ở Việt Nam điều gì?(BVN) -  Làm những điều mà Bắc Kinh run sợ, đó mới là sự khôn ngoan của người Việt. Làm như thế nào và bằng cách nào, điều này không phải là khó, ngay cả với người hiểu biết bình thường.
  • Tình hình chính trị Trung Quốc và vấn đề biển Đông (PLTP) - Các nhà lãnh đạo đảng ở Trung Quốc đang lo ngại mất dần quyền kiểm soát đối với các tướng quân đội trong khi các tướng đang muốn có ảnh hưởng nhiều hơn trong công tác chính trị và hoạch định chính sách quốc gia.
  • Trước họa xâm lăng Trung Quốc, không được xúc phạm khí phách Việt Nam! (RFI) - Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, ngày 06/08/2012, bảy mươi mốt nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước đã cùng ký tên trong một lá thư ngỏ bày tỏ ý kiến trước việc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam, đồng thời đề nghị cải cách toàn diện về chính trị.
  • Dùng thuốc chống động kinh để trị bệnh mất trí nhớ (RFI) - Viện Hàn lâm khoa học Mỹ PNAS một phát hiện mới, được coi là rất hứa hẹn trong việc chữa căn bệnh mất trí nhớ. Alzheimer – mất trí nhớ là một căn bệnh đáng sợ đe dọa số phận của gần 35 triệu người trên thế giới, cho đến nay chưa có phương thuốc nào trị được hay làm chậm lại được, cũng như chẩn đoán được trước.
  • Khủng hoảng tài chính quốc tế tròn 5 tuổi (RFI) - Đúng năm năm sau ngày mở đầu cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, nhật báo Les Echos dành một chùm hồ sơ cho đề tài này với tựa đề trên trang nhất « 09/08/2007 – 09/08/2012 : Khủng hoảng tròn 5 tuổi ». Điểm lại một loạt biến cố chính của cuộc khủng hoảng, tờ báo nhấn mạnh đến vai trò của các ngân hàng trung ương, của giới lãnh đạo chính trị và khoa kinh tế học.
  • Pháp cử một đơn vị quân y đến vùng biên giới Syria - Jordani (RFI) - Hôm nay, 09/08/2012, Paris đã cho chở thiết bị y khoa, và hàng trợ giúp khẩn cấp nạn nhân chiến sự Syria đến vùng lãnh thổ Jordani, sát biên giới Syria. Một chiếc máy bay A310 đã lên đường, chở khoảng 50 người trong đó có 25 người trong ngành quân y, cùng với 20 tấn thiết bị y khoa.
  • Trung Quốc và Đài Loan ký thỏa thuận về đầu tư (RFI) - Thỏa thuận bảo vệ đầu tư rất được giới kinh doanh mong đợi được ký kết hôm nay 09/08/2012 tại thủ đô Đài Bắc, giữa đại diện Trung Quốc, Trần Văn Lâm (Chen Yunlin), trưởng đoàn đàm phán và người đồng nhiệm Đài Loan Giang Bính Khôn (Chiang Pin-Kung).
  • Thủ tướng Hun Sen : Xây sòng bạc để bảo vệ biên giới Cam Bốt (RFI) - Theo AFP, hôm nay 9/8/2012, thủ tướng Hun Sen giải thích việc cho xây dựng một loạt các sòng bạc dọc biên giới với Việt Nam là nằm trong « chiến lược bí mật » nhằm bảo vệ lãnh thổ Cam Bốt. Theo ông Hun Sen, cột mốc biên giới dễ xóa bỏ, nhưng tòa nhà năm tầng khó thể nhổ bỏ.
  • Trung Quốc mau chóng khép lại phiên xử vợ Bạc Hy Lai (RFI) - Phiên tòa xử bà Cốc Khai Lai, vợ cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, đã mở ra hôm nay, 09/08/2012, tại Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Phiên tòa mà có người từng so sánh với vụ xử nhóm Tứ nhân bang, trong đó có bà Giang Thanh, vợ của chủ tịch Mao Trạch Đông, tuy nhiên đã diễn ra một cách chớp nhoáng, kéo dài trong không đầy một ngày.
  • Cá mập không nguy hiểm bằng một số loài khác (RFI) - Trong những tuần vừa qua, người dân vùng ven biển đảo La Réunion của Pháp rất hoảng sợ sau khi xảy ra liên tiếp các vụ cá mập tấn công người. Nhưng trên thực tế, theo các chuyên gia, cá mập giết người ít hơn nhiều so với những con sứa.
  • Unicef cảnh báo nạn bạo hành trẻ em tại châu Á - Thái Bình Dương (RFI) - Ngày hôm qua 08/08/2012, tại Bangkok, Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc Unicef lần đầu tiên, đã công bố bản báo cáo phân tích các nghiên cứu về tình trạng ngược đãi trẻ em trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012.
  • Hai triệu dân Philippines chờ được cứu trợ lũ lụt (RFI) - Giới cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại Philippines cho biết là gần hai triệu người tại khu vực thủ đô Manila đang cần được trợ giúp lương thực, và vật dụng tiêu dùng cần thiết trong khi chờ đợi nước rút xuống. Mưa lũ đổ ập xuống Manila trong từ hôm thứ Hai đến nay đã đẩy 1 triệu 950 000 người vào tình trạng khốn đốn, với 300.000 đã phải bỏ nhà đến tạm trú tại các trung tâm cứu trợ khẩn cấp.
  • Báo chí Trung Quốc chỉ trích độ an toàn các tuyến đường tàu cao tốc (RFI) - Rất nhiều tuyến đường tàu cao tốc ở Trung Quốc đã khai thác hoặc đang xây dựng có vấn đề « nghiêm trọng » về chất lượng và độ an toàn. Trên đây là nhận định của báo chí tại Trung Quốc hôm nay 09/08/2012, nhân một năm sau tai nạn đường sắt thảm khốc ở Ôn Châu.
  • Mỹ và Việt Nam khởi động kế hoạch tẩy chất da cam (RFI) - Vào hôm nay, 09/08/2012, tại sân bay Đà Nẵng, Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng với Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ USAID đã chính thức phát động dự án xử lý chất độc dioxin – còn gọi là chất da cam – đang gây ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi ở Việt Nam. Mỹ đã tài trợ 33 triệu đô la cho dự án tẩy độc cho khoảng 73.000 m3 đất từ nay đến cuối năm 2016.
  • Trạm tự hành Curiosity thám hiểm Hỏa tinh (RFI) - Có đời sống trên sao Hỏa hay không? Câu hỏi này có lẽ sẽ được giải đáp vào tuần tới. Trạm tự hành Curiosity, một phòng thí nghiệm di động tối tân, nặng gần một tấn đáp xuống sao Hỏa hôm 06/08 giúp nhân loại bước vào một giai đoạn mới trong hành trình khám phá vũ trụ. Đây là một kỳ công của Nasa hợp tác với hàng ngàn kỷ sư và nhà khoa học trên thế giới.
  • Giả Sư Để Tiếp Thị? (VietBao) - Cả nước Việt Nam đang bị tràn ngập đủ thứ đồ dỏm, đồ giả. Bạn có thể thấy các thứ đổ giả ở  bất kỳ góc phố nào.
  • Quốc Tế Tố CSVN Phi Nhân Quyền (VietBao) - Ba ngày sau vụ câu lưu hàng chục người tham gia cuộc biểu tình tại Hà Nội chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông, Ân xá Quốc tế (Amnesty International), vào hôm Thứ Ba 07/08/2012, đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp quyền hội họp ôn hòa cũng như quyền tự do ngôn luận.
  • Myanmar lần đầu cho phép kỷ niệm nổi dậy đòi dân chủ (NgườiViệt) - Người dân ở nhiều thành phố tại Myanmar đổ ra đường hôm Thứ Tư để kỷ niệm 24 năm ngày có cuộc nổi dậy đòi dân chủ, đặc biệt lần đầu tiên có sự chấp thuận của chính quyền và còn tài trợ tổ chức.
  • Việt Nam tặng Bắc Hàn gạo (AFP) - Nhà nước Cộng sản Việt Nam sẽ cho Bắc Hàn - hiện đang bị lũ lụt - 5.000 tấn gạo, báo chí nhà nước cho hay hôm thứ Hai nhân chuyến viếng thăm của nguyên thủ Bắc Hàn.

Dương Danh Dy - Người trẻ là sức mạnh của quốc gia

(SVVN) Trao đổi với Sinh Viên Việt Nam, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc), cho rằng: Thanh niên hiện nay sẽ là những người phải giải quyết "bài toán" biển đông trong tương lai, do vậy, xã hội cần để thanh niên biết rõ về tình hình thực tế biển đảo của đất nước.
 
Trung Quốc không  đáng sợ
 
Thưa ông, trước tình hình Trung Quốc ngày càng lộ rõ quyết tâm độc chiếm Biển Đông, xuất hiện nhiều cách nghĩ và tâm thế khác nhau của người trẻ. Quan điểm của ông thế nào?
 
Năm nay tôi đã 80 tuổi Âm lịch, hiện vẫn còn tham gia giảng dạy nên tiếp xúc rất nhiều với giới trẻ, nhất là với sinh viên. Theo nhận xét chủ quan của tôi, hiện nay, giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là giới sinh viên, có hai khuynh hướng tâm lý khá rõ ràng đối với Trung Quốc: Một là miệt thị, coi thường, bài bác, ghét bỏ Trung Quốc; hai là sợ Trung Quốc, vì thấy họ đông, mạnh, với tiềm lực quân sự vượt trội so với chúng ta. Cả hai quan điểm đó, nếu không có sự uốn nắn, dẫn dắt kịp thời thì nó sẽ đưa đến những hệ quả rất bất lợi cho đất nước, bởi vì thanh niên chính là người chủ đất nước sau này, là những người phải trực tiếp đứng ra đối phó với cường quốc láng giềng. Bài toán tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thể giải trong ngày một ngày hai, nên thế hệ thanh niên ngày nay đương nhiên phải tiếp nối các thế hệ đi trước gánh vác trách nhiệm này.
duong-danh-dy.jpg
Chúng ta phải thật hiểu Trung Quốc thì mới thấy rằng đó là một nỗi sợ hãi không đáng có. Trung Quốc đúng là một nước lớn, đất rộng, người đông, có nền văn hóa lâu đời, có sức mạnh mềm tương đối nổi bật. Trong hơn 30 năm cải cách, mở cửa vừa qua họ đã phát triển rất nhanh và trở thành công xưởng của thế giới. Đi đâu cũng thấy hàng Trung Quốc, nơi nào cũng thấy Trung Quốc xâm nhập. Nhưng Trung Quốc cũng có những điểm yếu, có "gót chân Achilles". 

Các bạn trẻ có thể không biết, tôi từng sống qua thời kỳ sau 1975, do một số sai lầm về chính sách nên kinh tế và đời sống trong nước rất khó khăn nhưng chúng ta không e ngại bất cứ quốc gia nào. Bây giờ, chúng ta có thể còn khó khăn nhưng tính theo thu nhập đầu người thì cũng đã thoát nghèo, tiềm lực của chúng ta đã khá hơn trước rất nhiều. Chúng ta cũng có quan hệ ngoại giao rộng mở, là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế chủ chốt. Nên không có lý do gì chúng ta phải sợ. Tôi tôn trọng vai trò nước lớn của Trung Quốc, những lợi ích chính đáng của Trung Quốc nhưng tôi không sợ.
Thế còn về xu hướng miệt thị?
Tôi đã ở Trung Quốc khá nhiều năm, từng tận mắt nhìn thấy sự viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam. Thời kỳ 1966 - 1967, Trung Quốc vừa mới thoát ra khỏi cuộc "Đại nhảy vọt", người dân đói rách vô cùng. Một năm, mỗi người dân Trung Quốc chỉ được phát một thước Trung Quốc vải, tức là 33 cm, để vá quần áo rách. Thế nhưng người ta vẫn viện trợ cho mình rất nhiều vải. Có những thứ mà họ chưa trang bị được hết cho quân đội của họ, còn chưa có cái mới, họ lấy cái vừa trang bị cho bộ đội của họ để viện trợ cho ta. Tất nhiên, những người lãnh đạo của họ bấy giờ có thể có những mưu tính nhưng nhân dân họ đã hy sinh rất nhiều để viện trợ cho chúng ta. Chúng ta phải ghi nhớ công ơn đó. 
Vậy nên chuyện mình miệt thị với nhân dân Trung Quốc, theo tôi là không nên. Chúng ta phải sống hòa thuận, tôn trọng và nếu nhân dân bạn chưa hiểu, chúng ta phải tuyên truyền, làm rõ những hiểu lầm không đáng có giữa hai bên. 
Cường quốc nào cũng có lúc suy yếu
Rất nhiều người thắc mắc rằng, làm thế nào để lấy lại các đảo ở Hoàng Sa và giữ vững các đảo của ta trước lòng tham của Trung Quốc?
Riêng về Biển Đông, phải rất rõ ràng. Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974 thì dứt khoát là của Việt Nam, không tranh cãi. Bởi vì khu vực đó là người Pháp giao lại cho chính quyền miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Genève năm 1954 và họ tiếp quản suốt từ năm 1956 cho đến tận năm 1974. Khi tôi nói điều này thì tất cả nhân dân, nhà bình luận thế giới đều phải thừa nhận là đúng. 
Thời cơ để chúng ta đòi lại các đảo đã mất, sẽ đến. Ta phải chuẩn bị. Đời tôi không làm được, thì đời con, đời cháu tôi phải làm. Cường quốc nào cũng có lúc suy yếu, chứ không riêng gì Trung Quốc. Phải dạy thanh niên rằng, đó là lãnh thổ thiêng liêng, là chủ quyền của Việt Nam. Giữ vững chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và các khu vực hợp pháp trên Biển Đông là nhiệm vụ cha truyền, con nối. Chúng ta phải xây dựng lực lượng mạnh mẽ, rèn luyện ý chí, sẵn sàng chớp lấy thời cơ chứ đừng để thanh niên quên mất. Chúng ta phải thu hồi bằng cách kết hợp đủ các biện pháp khi thời cơ đến.
Trong tình hình có hiểm họa ngoại xâm như thế này, tuy chứa đựng các yếu tố rủi ro lớn nhưng cũng đồng thời là cơ hội rất tốt để khơi dậy tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội trong nhân dân, nhất là thanh niên. Theo đánh giá của ông, chúng ta đã tận dụng tốt cơ hội này chưa?
Vào thời điểm này, chỉ cần chúng ta truyền thông đúng mức về vấn đề Trung Quốc, về Biển Đông, thì Trung Quốc sẽ gần như không còn cơ hội trong tranh chấp với Việt Nam. Quốc gia nào có ý đồ gây sự, gây chiến cũng sợ cơn giận dữ của gần 90 triệu người Việt Nam. Đó là một sức mạnh không gì sánh nổi và lịch sử của chúng ta chứng minh điều đó một cách vô cùng rõ ràng. Vì vậy, tôi cho rằng, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác truyền thông về chủ quyền quốc gia một cách đầy đủ, với tinh thần quyết liệt nhằm bảo vệ lãnh thổ. Có như vậy người dân mới hiểu rõ. Hiểu rõ rồi thì họ không còn lý do gì để sợ hãi nữa.

Phan Long  (Thực hiện)

Xử lý ai nếu chính người đứng đầu tham nhũng?

Thêm chú thích
Có ý kiến tỏ ra nghi ngại khi chúng ta chỉ bắt được "con mèo ăn miếng mỡ", còn "con cọp bắt heo" lại không tóm được bao nhiêu

Ngày 6/8, thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, đã hoàn thành dự thảo bổ sung, sửa đổi Nghị định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng. Hiện Dự thảo đang được trình lên Chính phủ xem xét và phê duyệt. Theo đó, mức độ xử lý kỷ luật được đề nghị trong dự thảo bao gồm 3 hình thức: khiển trách, cảnh cáo và cách chức. Với dự thảo này, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra tham nhũng. Bởi chỉ khi "túm kẻ có tóc" mới có thể làm rõ các sai phạm.

Nhiều địa phương không tìm thấy tham nhũng

Thời gian qua, phần lớn những vụ tham nhũng ở các cơ quan công quyền được phát giác liên quan đến tình trạng cấp đất, bán đất trái thẩm quyền, thực hiện giải phóng đền bù không đúng quy định; thanh quyết toán khống hoặc bớt xén khối lượng các công việc xây dựng ở các công trình hạ tầng cơ sở; sai phạm trong đầu tư công... Dư luận hẳn chưa quên vụ tham nhũng đất đai "nổi đình nổi đám" ở Đồ Sơn năm 2007 khiến một số "quan tham" bị truy tố trước pháp luật. Rồi hàng loạt các vụ tham nhũng đất đai gần đây ở Vĩnh Phúc, Hóc Môn (TP.HCM)… gây thất thoát nhiều tỷ đồng. Bên cạnh đó, tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh đòi hối lộ của cán bộ ngành thuế, hải quan và các cán bộ cơ sở vẫn chưa giảm. Cách đây chưa lâu, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố nhiều vụ sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng như vụ lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Nhà Bè (sai phạm 3.400 tỷ đồng); lừa đảo, tham nhũng ở Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông (sai phạm 1.000 tỷ đồng…


Những vụ việc tham nhũng được "khui" ra ở trên nghe có vẻ ghê gớm nhưng thực chất đó chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm". Bộ Công an, VKSNDTC cũng đã đưa ra nhận định: hiện nay tội phạm tham nhũng không chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực "nhạy cảm" mà ở hầu hết các lĩnh vực. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn... Thế nhưng, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khoá X, có một nghịch lý, nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào qua công tác thanh, kiểm tra. Thông tin này bị "chìm" trong báo cáo khá dài. Không rõ vì lý do gì, ban chỉ đạo không công bố danh sách địa phương thanh, kiểm tra không phát hiện được tham nhũng suốt 5 năm, mà chỉ nêu 4 tỉnh tham nhũng chưa được kiềm chế là Đắk Nông, Đồng Nai, Hậu Giang, Bắc Kạn?

Xử lý như "muối bỏ bể"

Một trong bảy nguyên nhân của hạn chế, yếu kém được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ ra: "Tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và toà án chưa được khắc phục". Đây chính là "điểm nghẽn" khiến việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra, kiểm tra yếu kém. Cơ quan chuyên trách hoặc có chức năng thanh tra, điều tra, làm rõ các vụ việc tham nhũng nhưng khi cán bộ đảm nhận nhiệm vụ chống tham nhũng lại có hành vi tham nhũng, thì kết quả chống tham nhũng bằng không.

Thực tế, không ít cán bộ trong cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan tiến hành tố tụng đã bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu hình sự vì có hành vi tham nhũng khi thực hiện chức trách của cơ quan công quyền chống tham nhũng. Có ý kiến cho rằng: Có vụ án tham nhũng khi đưa ra họp đã vấp ý kiến trái chiều ngay trong cơ quan tiến hành tố tụng và có dấu hiệu cho thấy, đằng sau sự trái chiều đó là tiêu cực. Điều này phần nào hé lộ nguyên nhân của thực trạng thanh tra, kiểm tra không phát hiện ra tham nhũng.

Bàn về  "quốc nạn" này, nhiều ĐBQH từng tỏ ra day dứt vì vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng hạn chế, số vụ phát hiện còn ít chưa tương xứng với tình hình. Các ĐBQH đặt nghi vấn, phát hiện không ít nhưng vấn đề phải xem lại là khâu xử lý. Theo báo cáo, năm 2011, qua công tác thanh tra, đã phát hiện hàng trăm nghìn tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm với số tiền phải thu hồi đến cả nghìn tỷ đồng nhưng số lượng thực tế thu hồi được chỉ khoảng 1/10. Hơn nữa, thiệt hại gây ra từ nạn tham nhũng lớn như vậy nhưng số vụ, số đối tượng được đưa ra xem xét hình sự rất ít.

Ông Nguyễn Văn Hiến - ủy viên Ủy ban Tư pháp của QH đưa ra lập luận, trong số những vụ việc tham nhũng đã xử được, đa số đối tượng chỉ bị khép tội ít nghiêm trọng, có khung hình phạt quy định dưới 3 năm tù. Một tỷ lệ rất lớn đối tượng sau đó chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc là được hưởng án treo. "Có hiện tượng nhiều vụ tham nhũng kéo dài thời hạn bất thường ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Tôi cho rằng vấn đề kéo dài đó là để giảm bớt hành vi phạm tội của các bị cáo… Tôi cóá cảm giác các cơ quan tiến hành tố tụng nhường nhịn nhau. Cơ quan điều tra đề nghị truy tố nhiều nhưng VKS đình chỉ cũng không có ý kiến, tòa cũng không bao giờ trả hồ sơ yêu cầu truy tố tội danh nặng hơn", đại biểu này nhận định.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) so sánh: "Thấy "con mèo ăn miếng mỡ", chúng ta bắt được rất nhiều nhưng toàn những vụ án nhỏ. Còn "con cọp bắt con heo" thì chúng ta không bắt được bao nhiêu". Ông Thuyền cho rằng, với những người có chức có quyền, phải theo dõi thì mới bắt được. Còn chỉ thành lập Ban chỉ đạo, điều hành, phối hợp để nghe các ngành báo cáo sẽ không giải quyết được vấn đề.

Ngân Giang - Hoàng Mai

(Nguoiduatin.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét