Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Lượm tin tức 10/8/2012



Để Trung Quốc hết ‘bắt nạt láng giềng’ (TVN) -Việt Nam cũng nên sử dụng các mối quan hệ đối ngoại đa dạng của mình để xây dựng một liên minh những người ủng hộ mình trong nhóm các cường quốc, GS Carl Thayer khuyến nghị.   —-Biển Đông hay chuyện sắp ghế? (TVN)  —Học giả phương Tây giục làm rõ vùng tranh chấp biển Đông  (SGTT)
Hải quân TQ nghênh ngang ở Địa Trung Hải (TVN)The Diplomat  —TQ là mục tiêu trong kế hoạch chiến tranh của Mỹ (VNN)  —-Thế giới 24h: Cảnh báo leo thang căng thẳng Biển Đông (VNN)  —VN đề cử ông Lê Lương Minh làm Tổng thư ký ASEAN (VNN)
Xuất khẩu lao động: Còn xem nhẹ giáo dục (VEF) -Xuất khẩu lao động giúp nhiều nông dân đổi đời. Song, ngày càng nhiều trường hợp “bỏ của chạy lấy người” khi ở nước bạn. Có ý kiến cho rằng, yếu tố giáo dục là nguyên nhân chính hay “cứu cánh” cho lao động chật vật tha phương cầu thực.
8/2012: Khắc phục xong sự cố nứt đập Sông Tranh 2 (VNN)  —Vạ vật chờ ‘mẹ tròn con vuông’ trên phố (VNN)  —TP.HCM: Chỉ còn 13 tuyến đường được kinh doanh trên vỉa hè (TNO)
Điểm báo ngày 9.8.2012(TNO) Hôm nay 9.8, các báo đưa tin: Sau những bản đồ sai lệch xuất xứ từ Trung Quốc về biển Đông tuồn vào Việt Nam, nay xuất hiện thêm nhiều quả địa cầu bịa đặt; Đài Loan tiếp tục gây rối ở Trường Sa của Việt Nam; tấm ảnh 10 cô gái mặc đồ truyền thống của các nước ASEAN do Air Asia tung ra khiến cư dân mạng “nổi trận lôi đình”…

Làm giả tài liệu, bán hàng vạn mét vuông đất Ba Vì (DDDN)

Chuyện gì xảy ra nếu thu xe máy cũ? (Đất Việt)

Bắt hai giám đốc ‘xù’ nợ ngân hàng hơn 1.000 tỉ đồng(DDDN)   —Giám đốc khu vực của ngân hàng VDB biếu cán bộ điều tra 100 triệu đồng(DDDN)   —Bi hài chuyện 3 DN bỏ của chạy lấy người vì nợ… tiền cơm(DDDN)   —Hàng loạt hộ kinh doanh nhỏ đóng cửa vì sợ bị thanh tra “tống tiền”(DDDN) 


Triều Tiên có thể thử hạt nhân trong 2 tuần (VNN)  —10 hàng không mẫu hạm đỉnh nhất của Mỹ (VNN)  —-Mỹ thử nghiệm máy bay thế hệ mới (VNN)  —Ngoại trưởng Trung Quốc thăm ba nước Đông Nam Á  (SGTT)
Bà Cốc Khai Lai ra tòa trong màn mưa  (NLĐO) – Vụ xử mang màu sắc chính trị nhạy cảm nhất Trung Quốc ba thập niên qua chính thức bắt đầu sáng 9-8. Bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, ra tòa với cáo buộc cố sát trong màn mưa tầm tã.
Đường đi 200 tỉ USD của Gaddafi (NLĐ)  –Vạn Lý Trường Thành đổ sụp hơn 30m (NLĐ) điềm gỡ cho Trung cộng.  –Lộ diện các ứng cử viên lãnh đạo Trung Quốc (TN)  –Nga sẽ đưa tàu ngầm lớp Borey tới Thái Bình Dương  (TNO)

VH-XH-MT

 <<<===Mại dâm sinh viên mùa khuyến mãi (Đất Việt) -“Nếu anh là sinh viên năm nhất thì em giảm giá 30%, còn nếu các năm khác thì giảm 20%. Mà nói trước nha, em phải kiểm tra thẻ SV”.

Choáng với Top 20 người đẹp diện bikini (VNN)===>>>
Hoang tàn chung cư giữa Sài Gòn(NLĐ)   —-Bắt 3 người lừa đảo hơn 1.000 tỉ đồng (NLĐ) 
Nam sinh cấp 3 tẩm xăng tự thiêu vì bị từ chối tình cảm (Infonet)  —Gia đình ‘đại gia’ trẻ nhất sàn CK giàu như thế nào? (VEF)  –Thú ăn chơi ‘biến thái’ của đại gia (VEF)  —Hà Nội: Xế hộp “nổi loạn” giữa phố (VNN)  —Bia Saigon đỏ chảy như suối trên cầu vượt (VNN)
Bốn ô tô hư hỏng, Quốc lộ 1A “tắm” bia sau cú thắng gấp  (NLĐO) – Hai vụ tai nạn xảy ra cùng một thời điểm trên Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh và xa lộ Hà Nội, quận 9 – TPHCM.  —-Chạy ngược chiều, xe 3 bánh TQ tông 2 vợ chồng nguy kịch (NLĐ)  —Mê nghe nhạc, suýt chết dưới bánh xe tải (NLĐ)  —Xe khách tông 2 mẹ con chết tại chỗ(NLĐO)
Cửu vạn, thợ sửa xe sống khoẻ nhờ trời mưa (VNN)  —Chồng phá sản, vợ đòi ly hôn (VNN)  —TPHCM: Sập hầm công trình, 3 công nhân thiệt mạng  (SGTT)
Từ 3.9: thịt sống chỉ được bán trong vòng 8 giờ  (SGTT)-kiểm soát thực thi bằng cách nào??trong khi đóng dấu mấy năm chả có ra gì!!!
Hoãn, hủy bay, hành khách “lên ruột” (NLĐ)  –Đấu súng tại trường đại học, 6 người chết (NLĐ) -Phi luật Tân  —Phóng viên Báo Pháp Luật TPHCM bị TNGT tử vong (NLĐ)  —Túng thiếu vì sinh năm 1, vợ chở chồng đi cướp(NLĐO)  —Bắt băng nhóm đâm thủng ruột CSGT(NLĐO)  —“Hiệp sĩ” bơi sông bắt cướp (NLĐO)
Bé 5 tuổi mất tích, rộ tin đồn cả huyện(NLĐO)  –Ô tô đậu trước nhà tự cháy ngùn ngụt(NLĐO)   –Khởi tố “bộ sậu” công ty gia đình lừa đảo hàng chục tỉ đồng (TN)
Thị trường chỉ có giá mập, rễ ngắn (TN)


Việt Nam: Người Công Nhân chỉ là công cụ lao động

 

Thành Đô (Diễn Đàn Công Nhân) - Hiện nay Việt Nam thu hút đầu tư ngoại quốc bằng những yếu tố nào? Xin thưa rằng đó là giá nhân công rẻ mạt, giá đất để xây công xưởng ưu đãi do nhà nước cướp được đất của người dân, không tốn chi phí cho các khoản trợ cấp và bảo hiểm xã hội cho người lao động…; Trong một đất nước độc tài và thiếu nhân quyền như ở Việt Nam thì người lao động chưa ý thức được quyền lợi của mình, vì thế mà giới chủ tham lam mặc sức bóc lột và lừa dối họ. Người Công nhân Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối một cách dè dặt khi bị bóc lột và đối xử tàn tệ đến mức không còn chịu nổi. Nhưng những hành động chính đáng này của công nhân cũng bị nhà nước đàn áp và tổ chức Công đoàn nhà nước giảm thiểu đến mức tối đa. Chính vì những nguyên nhân trên, mà người Công nhân ở Việt Nam trở thành những công cụ lao động trong con mắt của giới chủ bóc lột.

Nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi bóc lột và coi thường người lao động xuất phát từ nhà nước độc tài. Trong bối cảnh xã hội mà những quyền cơ bản của con người bị hạn chế và ngăn cản thì đó là miếng mồi ngon cho những kẻ kinh doanh mồ hôi xương máu của con người. Bản thân người lao động không có thói quen đòi quyền lợi trước một nhà nước độc tài hà khắc, thì nay họ càng ngơ ngác trước các chủ tư bản nước ngoài. Nhà nước độc tài, giới chủ bóc lột và công đoàn nhà nước cùng hướng tới một mục tiêu: Đó là kìm kẹp và bóc lột sức lao động của người Công nhân để thu được lợi nhuận tối đa.
Khi họ đã có cùng một mục tiêu đó thì việc xử lý những hành động vi phạm của giới sử dụng lao động chỉ còn là hình thức. Vì rằng giới chủ là đối tượng mang lại tiền bạc cho nhà nước, trở thành liên minh chặt chẽ. Và người lao động chỉ là đối tượng để bị bóc lột, không hơn không kém. Phương tiện để người lao động thông qua đó mà đoàn kết đấu tranh đòi quyền lợi là Nghiệp Đoàn Độc Lập thì bị nhà nước cấm hoạt động. Trong bối cảnh không có tổ chức đại diện và bảo vệ, thì người công nhân Việt Nam trở thành những con cừu non trước miệng đàn chó sói tàn ác.
Trong một môi trường tăm tối như vậy, những kẻ không có mục đích kinh doanh chân chính mặc sức đối xử tàn tệ và bóc lột người công nhân. Trên địa bàn cả nước, thường xuyên xẩy ra những vụ bạo hành công nhân của những kẻ sử dụng lao động mất tính người. Những hành động ngược đãi tàn ác đó đã xâm phạm nghiêm trọng sức khoẻ, tính mạng và danh dự người lao động. Những vụ việc đó, chính quyền và công đoàn nhà nước chỉ làm ngơ hoặc xử lý chiếu lệ. Vì chính quyền luôn mong muốn những cơ xưởng đó nhanh chóng đi vào sản xuất để đóng thuế cho họ, để đảm bảo các khu công nghiệp luôn được lấp đầy và hoạt động đều đặn. Tình trạng bóc lột sức lao động của công nhân đã trở nên phổ biến, gần như tất cả các doanh nghiệp đều vi phạm những quy định của luật lao động. Điều đó là dễ hiểu, vì Việt Nam là một đất nước không sống bằng luật pháp, các bộ luật chỉ để làm cảnh và hợp thức hoá mà thôi. Và đối tượng dễ bị tổn thương và gánh chịu thiệt hại nhiều nhất vẫn là những người lao động thấp cổ bé họng và ít học thức. Không chỉ vậy, họ còn bị nhà nước cướp mất cái quyền chính đáng là thành lập Nghiệp Đoàn Độc Lập của riêng mình.
Hiện trạng đó là nguyên nhân chính mà người Công Nhân Việt Nam không được giới chủ nước ngoài tôn trọng, họ chỉ bị coi là những công cụ lao động để mang lại lợi ích tối đa. Những quy định về giờ làm luôn bị vi phạm, công nhân làm thêm giờ không được trả thêm lương hoặc trả rất thấp. Các chế độ bảo hiểm cũng như những quyền lợi khác không được thực thi đầy đủ hoặc không có. Người công nhân chỉ biết oằn lưng để lao động và ngoan ngoãn tuân thủ lời sai bảo của giới chủ. Người nào có tư tưởng tiến bộ, ý thức được quyền của người lao động thường thì bị cô lập và sa thải. Những người công nhân khác nhìn vào tấm gương đó mà sợ hãi, vì vậy mà càng ngoan ngoãn và chăm chỉ hơn để cho chủ doanh nghiệp bóc lột ngày càng thậm tệ.
Người lao động ở Việt Nam có đời sống thiếu thốn và khổ cực. Đó là một nguyên nhân nữa khiến họ không dám bỏ việc, họ sợ bị mất nguồn thu nhập dù là ít ỏi. Nắm bắt được tâm lý này của người lao động mà giới chủ không ngừng đe doạ đuổi việc họ, bắt ép họ phải ngoan ngoãn tuân phục.
Ở Việt Nam, người thất nghiệp không có trợ cấp xã hội để có thể sống một cuộc sống tối thiểu. Nhà nước không lo việc làm cho người dân, quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ” vẫn là nhận thức chủ đạo trong đất nước “thiên đường cộng sản” này. Người dân tự mình tìm kiếm việc làm, không những vậy còn phải mất rất nhiều chi phí cho các cơ quan môi giới của nhà nước. Sau khi vào làm việc tại các công ty thì họ lại bắt đầu một vòng đời bị bóc lột nặng nề, trở thành nạn nhân của một chế độ độc tài coi thường các giá trị con người.
Chính vì những lẽ nêu trên, mà ở Việt Nam người Công nhân thực sự trở thành một công cụ lao động biết nói. Thực tế này không khác là mấy so với người Nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ thủa xa xưa. Chỉ khác là cách thức và phương tiện bóc lột tinh vi hơn mà thôi. Với thực trạng trên, người lao động ở Việt Nam phải gánh chịu muôn vàn uất ức và đau thương. Nhà nước độc tài với công cụ tay sai của mình là Công đoàn nhà nước ngày một cấu kết chặt chẽ với giới chủ để lừa dối và bóc lột thậm tệ người công nhân. Bằng cách đó mà nhà nước Việt Nam đã biến người Công nhân trở thành những công cụ lao động biết nói của thế kỷ 21.
06.8.2012
Thành Đô

Cấm xe máy cũ: Một chính sách… “thoát nghèo” !

 

Ngày kiếm cơm đêm kiếm chuyện (Danlambao) - Nhà chị tôi, cả gia đình bốn miệng ăn sống dựa vào chiếc xe máy “cà tàng”. Ngày nào cũng vậy, lúc trời còn chưa sáng anh rể đã làm những cuốc xe thồ đầu tiên đi lấy thịt từ lò mổ chở đến cho các tiệm bán bún phở buổi sáng. Xong những chuyến hàng “đi đêm” anh còn phải tiếp tục những chuyến hàng đi ngày là chở hàng về nhà cho chị bán tạp hóa, rồi chở hàng đi bỏ cho khách…
Cứ thế, cuộc sống cả nhà chị tôi dựa vào cái xe máy cũ, ban đầu nó là chiếc xe máy bình thường nhưng sau đó cái xe được anh rể tôi đem gia công bánh lốp, phọt nhúng, ma ga… cái xe trở nên cứng cáp hơn.
Tài sản nhà chị tôi chẳng có cái gì là đáng giá, có mỗi cái xe thồ đó quăng ra đường chẳng ai muốn lấy, nhưng với nhà chị nó là tài sản quí giá vô cùng, nó là miếng cơm manh áo nuôi sống nhà chị cả hàng chục năm nay.
Nhà chị thuộc diện hộ nghèo, cũng như bao hộ nghèo khác, nhà chị trông chờ vào chính sách của Nhà nước “xóa đói giảm nghèo”, nhưng chờ đợi mãi cứ như trời hạn trông mưa.
Hôm rồi nghe ai đó nói rằng Nhà nước sắp cấm xe máy cũ lưu hành, anh rể về nói với chị rằng: Nhà ta sắp thoát khỏi diện hộ nghèo rồi!
Chị tôi chẳng biết chuyện gì, nghe anh nói thế thì mừng và hỏi lại: Nhà nước sắp có chính sách mới cho hộ nghèo à?
Anh trả lời chị: ừ, sắp có đấy. Trầm ngâm một chút anh chỉ vào chiếc xe máy cà tàng của gia đình đang dựng ở góc nhà rồi nói lớn: Nó sẽ cấm tiệt cái xe này đây!
Chị tôi kêu trời rồi nói: Kiểu này lấy gì nhà mình sống, đói đến nơi rồi. Vậy mà ông nói thoát nghèo làm tôi mừng chứ
Anh rể nói với chị: Thì tôi nói nhà mình thoát nghèo không đúng sao, sẽ không còn thuộc diện hộ nghèo nữa mà sắp chuyển sang thuộc diện hộ đói rồi đấy!

Vu Lan – Ngày Đảng “báo oán”?

 

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Rằm tháng 7, mùa lễ của Phật giáo được tổ chức khắp Đông Nam Á. Ở Nhật gọi là lễ Obon. Chữ Bon này tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán là Vu Lan Bồn hoặc Ô Lam Bà Na; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan, truyền tích từ huyền thoại Đức Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ là Thanh Đề vì vậy ngày này còn gọi là ngày “Báo Hiếu” đền ơn đáp nghĩa.
Vu Lan chính là cái chậu (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi nơi địa ngục) mà tập quán Việt Nam cũng hay gọi là ngày hỷ xả “xá tội vong nhân” – Ngày của lòng Nhân Ái.
Để có ý nghĩa thiết thực cho tinh thần tốt đẹp của một ngày thiêng liêng nhân bản đáng kính trọng ấy, thời gian gần đây, năm nào cũng vậy chùa Liên Trì nằm trên đường Lương Định Của (Thủ Thiêm – quận 2 – Sài Gòn), do Hòa Thượng Thích Không Tánh trụ trì đều có tổ chức bữa cơm chay thiện nguyện vào ngày này, mời các cựu tù nhân và gia đình tù nhân lương tâm đời sống bị khánh kiệt do tù tội oan ức gây nên. Ngoài ra nhà chùa còn phát chẩn chút ít tiền, quà cho các bệnh nhân nghèo, trẻ em bệnh nan y ung bướu và thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa (có năm lên đến gần năm trăm). Những người tàn tật thương phế ấy đa phần như sống bên lề xã hội, không được “nhà nước, xã hội chủ nghĩa” này quan tâm bất cứ điều kiện nào dù vị trí của họ cũng phải được bình đẳng như mọi công dân khuyết tật khác theo Pháp Luật và Hiến Pháp hiện hành.
Vu Lan năm nay, ngày 6/8/2012 (19/6 âm lịch) chùa Liên Trì do Hòa Thượng Thích Không Tánh cũng tổ chức từ thiện với mục đích theo truyền thống của đạo Phật như vậy, có sự tham dự của vài chức sắc tôn giáo bạn trên tinh thần “chung tay vì lòng nhân ái”.
Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và Hoà thượng Thích Không Tánh tại chùa Liên Trì
Linh Mục Lê Ngọc Thanh, DCCT và Hòa thượng Thích Nhật Ban – mục sư Hoàng, giáo hội Tin Lành Lutheran Đồng Nai.
Nhưng chính quyền “nhà nước, đảng” quận 2 TP SÀI GÒN thì không nghĩ như vậy.
Như mắc bệnh “Tự Kỷ Ám Thị” mãn tính (luôn ám ảnh, có cảm giác như sợ sệt một cái gì đó). Hễ chỗ nào có tụ tập đông người “nhạy cảm” dù là chùa chiền hay nhà thờ tôn giáo mà không xin phép hoặc không nằm trong “mặt trận tổ đảng” quản lý thì đều bị liệt vào hàng “thế lực” hay “thân” với thế lực thù địch, họ dùng mọi thủ đoạn y hệt như một băng nhóm “giang hồ” ngăn chặn, đe doạ, phá rối thậm chí hành hạ, công khai đánh đập, cụ thể là : Mục sư Phạm Ngọc Thạch trên đường đến chùa Liên Trì tham dự, nhận quà (của Hội Companion) cho tù nhân lương tâm đang thì hành án trong Trại Giam cũng như cựu tù lương tâm, thì bị công an bắt, tịch thu xe mà không hề vi phạm bất cứ điều gì. Công an 113 đem về đồn công an phường An Khánh, Quận 2, sau đó công an phường An Khánh để cho “kẻ lạ mặc đồ dân sự” (lúc ngoài đường thì kẻ lạ xưng tao là giang hồ, khi về đồn thì xưng tao là công an) vào nơi công quyền đánh mục sư Thạch. Hiện nay mục sư Thạch bị sưng mặt còn bị giữ tại đồn công an với vợ đang mang thai tháng thứ 8 và con nhỏ 3 tuổi, (DânLamBao) mà họ – những kẻ đại diện cho chính quyền, nhưng không cần quan tâm đến luật pháp của chính nhà nước họ ban hành.
Ta hãy xem, đây là “thế lực thù địch” đầy sự đe doạ “lật đổ chế độ” – Trong mắt họ, những kẻ cho là “đầy tớ” của dân, do dân và vì nhân dân…
Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa tại chùa Liên Trì,
Những người nghèo bệnh tật tàn phế nan y tại chùa Liên Trì
Rất đơn giản từ nhận xét, sự việc có đến 4,5 vị chức sắc từ 3 tôn giáo khác nhau cùng ngồi lại chung tay cho việc từ thiện, về cá nhân, ít nhất nhân cách phẩm giá của họ phải đủ sức thuyết phục mới làm tấm gương soi rọi cho “Con Chiên, Giáo Hửu và Phật Tử” các vị ấy thừa kiến thức và đạo đức để biết như thế nào là yêu nước, có trách nhiệm với Quốc Gia Dân Tộc và đang hành động hóa cái lý tưởng mà cả 3 tôn giáo đều xem như đó là trách nhiệm của lòng nhân ái với cộng đồng xã hội, một nghĩa cử mà mọi quốc gia, mọi chính phủ trên thế giới vinh danh tôn vinh rộng rãi khuyến khích đón mời, thì ngược lại “nhà nước, đảng CSVN” lại cho đó là hành vi “đe doạ chế độ” quyền lực mình? Đàn áp thẳng tay vượt lên trên luân thường đạo lý của con người – Thực tế nó đang chứng minh phơi bày giữa nhĩ mục quan chiêm không che đậy.
Tư tưởng phát sinh hành động – Phải diễn giải cho những hành vi phi đạo đức có hệ thống đối với nhân dân, đang diễn ra trên cả nước của một chế độ độc tài “đảng và công an trị” giữa thời đại văn minh như thế này là thế nào? Tại sao?
Không khó lắm – Giống hệt như các “nhà nước độc tài tham nhũng” các quốc gia Tunisia – Libya – Aicập kế tiếp nhau bị nhân dân vùng lên lật đổ năm vừa qua thì trước đó các chính phủ độc tài ấy cũng có những hành vi phi đạo đức tàn ác giống như vậy với nhân dân mình – Đó là những sách lược “hạ đẳng” cuối cùng để níu kéo độc tài quyền lực và tham nhũng, tín hiệu báo trước của một chế độ không còn được lòng dân sắp sửa suy tàn bởi nó không còn đủ uy tín để “tự tin” lảnh đạo điều hành quốc gia trong “quang minh chính đại” như mọi chính phủ của các quốc gia tôn trọng tự do nhân quyền văn minh khác trên thế giới.
Mọi quốc gia nếu không vì “độc tài” khống chế tướt đoạt thì nhà cầm quyền không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên. Phải do nhân dân đồng thuận ủy nhiệm điều hành quốc gia bằng Luật Pháp – Người dân được phép làm những việc mà “pháp luật không cấm” công khai có lợi cho xã hội thì “chính quyền” cũng phải quang minh chính trực trong cách nhìn, không thể ngăn cấm nhân dân, buộc phải theo ý mình .
Bất cứ chính phủ, đoàn thể, tổ chức quốc gia nào cũng đều phải hiểu như vậy, nếu còn lý tưởng phục vụ nhân dân, không thể vì quyền lợi cá nhân đảng phái mà ngồi trên Pháp Luật hành xử với nhân dân như một bọn “côn đồ”.
Chúng ta thử nghĩ, một “nhà cầm quyền,nhà nước” không quan tâm tôn trọng Luật Pháp, không đoái hoài đến những quyền căn bản của người dân thì “nhà nước” đó liệu có phải là nhà nước của, do và vì dân do con người điều hành không; và cho dù thực tế trong bối cảnh đó họ vẫn mang lấy hình vóc của con người nhưng bản chất của họ có thể phải nói một cách chua xót rằng, chỉ ngang hàng với các động vật bốn chân (chỉ có loài động vật mới mãi chăm lo bộ lông của chính mình mà không đoái hoài đến tiếng kêu đau thương của đồng loại). Không phải là không có lý khi St. Augustine, nhà triết học có ảnh hưởng lớn đầu tiên thời trung cổ đã nói: Nếu không có công lý và pháp luật, “nhà nước” sẽ là gì nếu không phải là một băng cướp có tổ chức? 
Mọi tôn giáo đều lấy “nhân ái” làm trọng, nhưng trước các hành vi không còn tính người như thế, bổn phận của đồng bào nhân dân chúng ta cần lắm phải “điểm danh” từng con người, từng nhân vật đang “say máu” chà đạp “nhân quyền” bởi quyền lực và vinh hoa phú quí. Phải có cái giá cho các hành vi vô đạo đức ấy tronh tương lai gần.
Qui luật tạo hoá : “có sinh, có diệt” lá xanh, vàng, khô, phải rụng. Nguyên lý nhà Phật: Luân Hồi quả báo, có vay ắt phải trả, khi mà hàng triệu đồng bào nhân dân mình vẫn sống được dù khó khăn trong lam lũ nhưng nhân ái và tình người thì một mai những kẻ ấy – Những kẻ vì quyền lợi của mình, lạm dụng quyền hạn, bức hại nhân dân, đứng trước “Toà Án Công Lý Nhân Dân” không thể biện minh chạy tội bằng lập luận “vì chén cơm manh áo” phải thực hiện lệnh cấp trên.

Trỗi dậy và sụp đổ

Đanchimviet
Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc tác giả quyển sách Giấc mơ Trung Quốc, được 10 nhà xuất bản lớn cạnh tranh mua bản quyền và được dư luận thế giới đánh giá cao về tư duy nước lớn, định vị chiến lược thời “hậu Mỹ”. Nhà chiến lược Lưu Á Châu viết lời tựa “Cuộc cạnh tranh thế kỷ giữa Trung – Mỹ mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới”.
Mở đầu sách, là những chương “Nhất thế giới là giấc mơ trăm năm của Trung Quốc”; “Đọ sức thế kỷ: Giành ngôi quốc gia quán quân”. Tác giả nhìn nhận cạnh tranh toàn cầu như là cuộc cạnh tranh giữa các nền văn minh. Từ đó, ông nêu ra những ưu thế có tính chiến lược mà Trung Quốc phải nắm lấy để có thể thuyết phục thế giới tôn vinh mình là ngọn cờ thời đại: “Trong thời đại toàn cầu hóa, Trung Quốc trỗi dậy, giương cao ngọn cờ hòa bình, phát triển, hợp tác, xây dựng thế giới hài hòa, làm cho các giá trị Trung Quốc đi ra thế giới”.“Xây dựng thế giới dân chủ, không có bá quyền là nội dung quan trọng của giá trị quan chủ yếu của Trung Quốc, có sức hấp dẫn lớn để vẫy gọi và dẫn dắt thế giới”. Văn hóa Trung Quốc là là văn hóa bảo vệ lục địa kiểu phòng ngự chứ không giành quyền trên biển kiểu tấn công của phương Tây.Tác giả cho rằng lịch sử cận đại đã từng chứng kiến các nước lớn trỗi dậy có đặc điểm chung là “Trỗi dậy về quyền trên biển”, “Trỗi dậy bành trướng”, “Trỗi dậy thực dân” và “Trỗi dậy chiến tranh”. Đó là những hành động theo luật rừng!
Tiếc thay, các nội dung có tính chiến lược để thực hiện Giấc mơ Trung Quốc đã không được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiếp thu. Ngược lại, những lời tác giả chỉ trích các nước lớn thực dân xâm lược ở thế kỷ 19 nghe giống như những dòng tin và bình luận thời sự chỉ trích nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay: Mời thầu khai thác dầu trên thềm lục địa Việt Nam; Lập thành phố Tam Sa và đồn binh trên quần đảo của Việt Nam; xua hằng vạn tàu cá có tàu vũ trang đi kèm xông vào vùng biển Việt Nam; liên tục khiêu khích Ấn Độ, Nhật Bản, Phillipines… Hằng ngày báo chí Trung Quốc kích động thù hằn dân tộc, đe dọa dùng vũ lực đánh chiếm Việt Nam, gây chia rẽ các nước ASEAN, khiêu khích Mỹ.
Chương cuối của Giấc mơ Trung Quốc có tiêu đề “Kêu gọi Thuyết Trung Quốc sụp đổ”! Nếu xử lý không đúng thì “nước lớn trỗi dậy cách nước lớn sụp đổ chỉ có một bước”. Theo tác giả, “Hiện nay, chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc quá lớn, số lượng người có kỹ năng thì ít, lại thiếu đất cho sáng kiến nảy nở, do đó trong cạnh tranh sau này sẽ ở vào phía bất lợi. Nền kinh tế không có sáng kiến, không có giá trị phụ gia, một khi đã suy sụp thì khó duy trì trật tự xã hội cơ bản. Trung Quốc đang có những tiêu cực vào bậc nhất thế giới. Theo “Tư liệu báo chí” số 10, của báo Giải Phóng Quân năm 2009: Trung Quốc có số quan tham cao nhất thế giới; số lượng quan lại đông nhất thế giới; giá thành việc hành chính cao nhất thế giới; chi phí công quỹ nhiều nhất thế giới; số người chết vì các loại tai nạn cao nhất thế giới; số vụ dối trá, lừa gạt, làm hàng giả, hàng nhái đứng đầu thế giới. Tác giả cho rằng nguy cơ chết người là “giới tinh anh chính trị” tài cán tầm thường, đặc quyền đặc lợi. Các Tổng thống Mỹ đều phải công khai tài sản, hi vọng quan chức Trung Quốc cũng sẽ phải đi qua cửa ải khai báo tài sản, một yêu cầu của trào lưu thế giới.
Tác giả nhận định, Trung Quốc phải giải quyết được 3 mâu thuẫn lớn: Thứ nhất là mâu thuẫn với thiên nhiên: ”Trung Quốc đang ăn hết cả thế giới và gây tai họa môi trường toàn cầu. Thứ hai là mâu thuẫn giữa người với người: Tình trạng căng thẳng giữa người giàu với người nghèo ngày càng tăng; căng thẳng giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ đã lên tới mức cao nhất kể từ thời lập quốc; thứ ba là mâu thuẫn với thế giới”: Trung Quốc đang bị toàn thế giới xem là một nước không có dân chủ, chưa có kinh tế thị trường, đang đe dọa khu vực và toàn cầu.
Nhân dân Việt Nam mong muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh sớm nhận ra và có biện pháp khắc phục được 3 mâu thuẫn lớn trong Thuyết Trung Quốc sụp đổ, trở thành “giới chính trị tinh anh”, từ bỏ tham vọng bành trướng bá quyền, biết đâu là lợi ích chân chính của nhân dân Trung Quốc, biết phải làm gì để xây dựng được tình hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng, tôn trọng “16 chữ vàng” đã cam kết với Việt Nam, thực hiện được “Giấc mơ Trung Quốc”.
Tống Văn Công (Viet-studies)

Thành phố mới của Trung Quốc: Đây là chốt của Bắc Kinh?

Robert ManningTrà Mi lược dịchDCVOnline Không phải việc đưa tàu sân bay đến Thái Bình Dương hay đóng 2.500 thủy quân lục chiến tại Úc nhưng thành lập một thành phố mới, Tam Sa, trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp mới là hành động khiêu khích của Trung Quốc đưa tình hình địa chính trị trong vùng biển Nam Trung Hoa đến một giai đoạn mới. Sự quyết đoán leo thang này có thể có tầm quan trọng chiến lược lớn hơn, như là một phần của phản ứng của Bắc Kinh với chính sách “trục” tái cân bằng của Mỹ ở châu.
Công bố một thành phố mới trên đảo san hô dài 2 km ở miền Nam Biển Trung Quốc (dân số khoảng 150 ngư dân), có đủ thị trưởng, hội đồng thành phố, đơn vị đồn trú quân sự đã đưa vấn đề đi một bước vượt ra ngoài những cuộc cãi vã ngoại giao với các bên tranh chấp khác, trong trường hợp này là Philippines và Việt Nam. Trung Quốc dươfng như cũng xem thành phố mới Tam Sa như một trạm giám sát hành chính trung ương cho khu vực rộng lớn phía Nam biển Trung Quốc.
Hành động này của Bắc Kinh sau một quyết định của Việt Nam về Luật Biển vào tháng Sáu, khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không phải ngẫu nhiên, Bắc Kinh phản ứng ngay sau một cuộc họp các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không đồng ý về một tuyên bố liên quan đến những tranh chấp ở các đảo nhỏ và các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với các ngư trường phong phú và tài nguyên dầu khí.
Điều này khiến Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Marty Natalegawa phải đi lại để giải quyết bế tắc trong khu vực Việt Nam, Cambodia, Singapore và Malaysia để khôi phục lại một vị trí đồng bộ của ASEAN trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), kể cả việc ủng hộ Tuyên bố Ứng xử năm 2002. Trong khi ASEAN, với hỗ trợ của Mỹ, đã tìm cách giải quyết các tranh chấp qua các cuộc đàm phán đa phương, Trung Quốc đã nhấn mạnh vào việc giải quyết vấn đề theo lối song phương – giữa TQ và từng nước có tranh chấp – để giành lấy thế mạnh.
Bản đồ xuất bản thời Trung Hoa Dân Quốc chỉ đến Hải Nam (năm dân quốc thứ 15 – 1926)
Nguồn: Hu Zi (Facebook)

Bắc Kinh từ lâu đã khẳng định rằng tất cả vùng biển bên trong “chín gạch ngang”, khoảng 80% của biển Đông, là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền Trung Quốc. Tuyên bố này mâu thuẫn với Hiệp ước Luật Biển (Law of the Sea, LOS), giới hạn khu kinh tế trong vòng 200 dặm của thềm lục địa của mỗi quốc gia. Bắc Kinh lập luận rằng những tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đã có trước khi LOS ra đời. Tuy nhiên, Trung Quốc không kiểm soát hòn đảo Phú Lâm (mà TQ gọi là Yongxing Dao) cho đến năm 1974 khi có cuộc đụng độ hải quân với Hà Nội làm thiệt mạng 71 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam .
Năm 2010, Trung Quốc cho rằng những tranh chấp vùng lãnh thổ biển Nam Trung Quốc là một phần của “lợi ích cốt lõi” của nó cùng thể loại bất khả thương lượng như chủ quyền lãnh thổ TQ tại Đài Loan và Tây Tạng.
Bắc Kinh sau đó dường như đã thoái bộ sau một phản ứng mạnh mẽ của ASEAN và Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc những động thái mới của TQ không cho người ta tin rằng TQ có một định nghĩa hạn chế hơn về “lợi ích cốt lõi”.
Chủ nghĩa Monroe kiểu Trung Quốc?
Hành động Trung Quốc có thể được thiết kế để gửi nhiều thông điệp vượt ra ngoài chuyện nước nào có chủ quyền trên hòn đảo nào.
Chủ nghĩa dân tộc là một sức mạnh dễ lợi dụng ở Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc coi việc bị các nước nhỏ như Việt Nam và Philippine “lấn áp” là một sự xỉ nhục cho Trung Quốc. Trong lúc mực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phải đương đầu với những trở ngại nghiêm trọng và tập đoàn lãnh đạo chính trị đang trong quá trình chuyển đổi, chủ nghĩa dân tộc được ưa chuộng có thể được xem như nước cờ đánh lạc hướng.
Nhưng có một điểm khác lớn hơn. Kể từ khi Washington công bố chính sách “tái cân bằng” với Lầu Năm Góc cho hay hồi tháng Sáu là Mỹ sẽ đưa 60% hải quân đến đóng ở vùng Thái Bình Dương vào năm 2020, thì các chiến lược gia Trung Quốc đã toan tính làm thế nào để để trả lời với chính sách của Mỹ. Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Quốc ngoài mong muốn thấy các nước trong vòng tranh chấp giải quyết vấn đè một cách ổn thỏa. Quyền lợi quóc gia chính của Mỹ là duy trì tình trạng không bị cản trở tự do hàng hải.
Có thể Bắc Kinh nhìn thấy sự quyết đoán của họ như là một cách cho Washington thấy một chút Học thuyết Monroe kiểu TQ mà không phải trả giá đắt và ít nguy hiểm.
Chắc chắn, Trung Quốc biết rằng sự quyết đoán của mình không được hân hoan đón nhận ở khu vực Đông Á, và có khuynh hướng đẩy các quốc gia nhỏ hơn nghiêng về Mỹ để cân bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đã dự tính rằng mặc dù sự có mặt mạnh mẽ hơn của quân đội Mỹ trong khu vực, Trung Quốc vẫn có thể lấn áp các nước nhỏ xung quanh và phản ứng của Mỹ sẽ chỉ giới hạn trong việc khiển trách có tính ngoại giao. Bắc Kinh dường như được đặt cược rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự nếu có một cuộc đụng độ hải quân giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc Philippine ở miền Nam Biển Đông.
Có thể là một tin nhắn từ Bắc Kinh, “đây là của sân chơi của chúng tôi, bạn không có quyền lớn lối.” Nhưng lô gíc loại này sẽ đưa vai trò TQ trên trường quốc tế đến đâu? Một mặt, một thế giới dựa trên luật lệ, Trung Quốc muốn đóng vai trò lớn hơn trong việc hình thành các quy tắc, tương xứng với độ tăng của trọng lượng kinh tế và chính trị. Mặt kkác sẽ là chuyện hoàn toàn khác nếu TQ chỉ muốn đơn giản khuê trương sức mạnh. Trong trường hợp sau, Trung Quốc có khả năng thành công hơn trong việc huy động một liên minh các quốc gia để chống lại sức mạnh của TQ hơn là có thể giữ mục tiêu làm một tài tử độc diễn.
© DCVOnline

R. Manning
Nguồn ảnh: acus.org

Robert A. Manning [rmanning@acus.org] là một viện sĩ cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương. Ông đã từng là chiến lược gia cao cấp, DNI Trung tâm Quốc gia Chống bành trướng cho đến tháng sáu năm 2012, và thành viên Hội đồng Tình báo Quốc gia, và nhân viên Bộ Ngoại giao trong ban Kế hoạch Chính sách (2005-08).
Bài viết này đăng đầu tiên trên trang web của Hội đồng Đại Tây Dương.
Bình luận và ý kiến thể hiện quan điểm của của tác giả. Những quan điểm khác luôn được hoan nghênh.


Nguồn: Diễn đàn CSIS Thái Bình Dương. Honolulu, Hawaii; Pacnet, Số 48 ngày 03 Tháng Tám năm 2012. Email: PacificForum@pacforum.org Web Page: www.pacforum.org
Minh họa của DCVOnline.

Nguyễn Ngọc Già – Tôi cảm thông với Vũ Quý Hạo Nhiên hay người Việt mình nó thế?!

Nguyễn Ngọc Già
Giờ đây, có lẽ ngoài Sơn Hào ra, còn nhiều người khác đang hí hửng mừng vui với chiến thắng của họ – một chiến thắng quá dễ bằng một bài viết không có gì “ghê gớm” lắm so với những bài viết của báo Nhân Dân, QĐND hay CAND. Nếu nhóm người biểu tình phản đối báo Người Việt – vì Vũ Quý Hạo Nhiên đã chọn đăng bài mà họ cho rằng mạ lỵ vào chế độ VNCH và tiếp tay cho CSVN trong “công cuộc” “văn hóa vận” – có dịp đọc những bài báo của Nhân Dân, QĐND hay CAND, có lẽ họ còn bị kích động hơn nhiều bởi độ tinh vi về khiêu khích, có thể xếp hạng một trong các “bậc thầy” về chia rẽ.
“Khích tướng kế” vẫn đạt được tính hiệu quả của nó trong trường hợp Vũ Quý Hạo Nhiên phải chia tay báo Người Việt. Một chiến thắng, có lẽ Sơn Hào và những ai ủng hộ Sơn Hào có thể thoáng ngỡ ngàng, bởi hiệu quả của nó bằng một bài viết với những luận điệu chẳng có gì mới mẻ. “Văn hóa vận” của CSVN tiếp tục đạt thắng lợi thật dễ dàng mà những ai “chống Cộng cứng”, có lẽ chưa nghĩ tới!
Nếu có thiếu sót từ Vũ Quý Hạo Nhiên – phụ tá chủ bút trang Người Việt – có lẽ là một lời bạt, ví dụ: “Để rộng đường dư luận, tòa soạn báo Người Việt khởi đăng…” hoặc “Nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn đa chiều, chúng tôi quyết định đăng…” hay như BBC, RFA thường có câu “Bài viết không thể hiện quan điểm của BBC (hay RFA)”.
Tôi không tin với một người làm báo dạn dày kinh nghiệm như nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên lại không biết điều này. Tôi nghĩ, ông Nhiên đánh giá cao độc giả, khi bỏ qua những lời bạt như thế, bởi dùng nó, có vẻ thiếu tự tin trước một tầng lớp bạn đọc sống trong môi trường tự do dân chủ nhiều chục năm qua. Những câu chữ trần tình (hay thanh minh trước?) như thế trở nên thừa thãi và xem thường người đọc không đủ bình tâm và duy lý để lượng định một bài báo không có gì gọi là cao thâm như bài của Sơn Hào trước những độc giả lẽ ra minh triết với những khái niệm “tự do”, “dân chủ”, “quyền tự do ngôn luận” v.v… chí ít hơn 30 năm.
Do đó, tôi cũng không tin ông Nhiên quên những lời lẽ để tự vệ, thay vào đó, ông thể hiện sự tôn trọng, bởi ông tưởng lớp độc giả như thế hoàn toàn đủ khả năng miễm nhiễm trước “virus – văn hóa vận” trong bài báo Sơn Hào. Nếu quả vậy, ông thật chủ quan trước những bệnh nhân đã nhiễm độc quá nặng mà thời gian hơn 30 năm “virus – hận thù” vẫn âm ỉ sống trong những tâm bệnh đang ngày càng héo hắt bởi họ thiếu một loại “vitamin – thỏa mãn” – loại thuốc bổ không bao giờ diệt được bất cứ con virus nào; loại vitamin chỉ làm bệnh nhân tự huyễn hoặc đang khỏe hơn phút chốc để chống lại căn bệnh nan y. Một chứng “tự kỷ ám thị” vẫn đang lặp đi lặp lại suốt nhiều chục năm qua.
Đó có phải là bi kịch của một nhà báo biết tôn trọng độc giả?!
Vũ Quý Hạo Nhiên như người đứng giữa nhiều làn đạn. Trong một bài viết khác của tác giả (Dân Luận dẫn về) có phản hồi như sau (1):
Khách gửi lúc 14:16, 24/12/2009 – mã số 7489Vũ Quí Hạo Nhiên cũng như nhiều thằng bồi bút ngụy thôi. Bài viết có quái gì mà tung hô. Cuộc biểu tình này dẹp là phải vì chúng nó có xin phép biểu tình đâu, tự nhiên kéo tới ầm ầm. Bọn này phải cho sang Mỹ học quy trình tổ chức biểu tình chứ chúng nó cứ tự do như họp chợ cóc dưới lòng đường. Mấy thằng phản động quá khích ở hải ngoại chỉ rình những dịp thế này viết bài kiếm chút cháo thôi mà.
Có vẻ như bên nào cũng sẵn sàng tấn công ông khi những gì ông viết làm họ bực tức?! Một sự bực tức vô căn cứ bởi không có phân tích nào thuyết phục.
Thành kiến là một thói xấu. Đố kỵ là thói cũng xấu. Những tính chất này luôn hủy hoại đi sự trong sáng của một đầu óc mẫn tiệp cần có, đặc biệt đối với những ai đã chọn “nghiệp cầm bút” để nói lên sự thật. Tính cho đến nay, “dễ bị khiêu khích” là một trong các tính xấu của người Việt? Dường như thêm vào đó là sự ác tâm?
Cách đây ba năm, trả lời Nhà báo Tôn Vân Anh, Nhà văn Đào Hiếu đã bày tỏ (2):
Đó là những người đang sống trong những xã hội rất an toàn (như Mỹ, châu Âu…) tự cho mình cái quyền bình phẩm, đòi hỏi những người đang đấu tranh trong nước phải thế này phải thế kia, giống hệt những khán giả trên đấu trường La Mã ngày xưa ngồi trên khán đài ngất ngưởng xem các nô lệ đấu với sư tử. Họ rung đùi thưởng thức trận đấu dã man và không cân sức ấy, họ vỗ tay để khen hoặc la ó để chê mặc dù họ không hề phải bỏ tiền để mua vé vào xem những trận đấu mà trong đó người giác đấu phải trả bằng sinh mạng của mình.Thái độ đó không những đáng trách mà còn quá tàn bạo.
Không chỉ là người đấu tranh trong nước, bởi Vũ Quý Hạo Nhiên lại thêm một ví dụ cho người đấu tranh ngoài nước. Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ họ còn chưa buông tha, nói chi tới Vũ Quý Hạo Nhiên. Tiếc thay, họ lại luôn nói họ muốn tự do dân chủ cho Việt Nam – nơi mà họ đã may mắn thoát khỏi sự cai trị của CSVN, so với 80% người dân (chỉ tính riêng dân số miền Nam vào năm 1975 – #20 triệu người) còn lại. Do đó, để mong sự cảm thông từ họ đối với dân tộc này là điều khá xa vời.
Nếu hỏi:
Ông (bà) muốn Việt Nam được tự do dân chủ hay muốn CSVN tiêu tùng? Có thể họ sẽ nói: “CSVN tiêu thì Việt Nam mới có tự do dân chủ”.
Nếu hỏi tiếp:
Vậy mục tiêu cao nhất là Việt Nam có tự do dân chủ? Họ sẽ chắc chắn nói: Đúng vậy!
Nếu hỏi tiếp nữa:
Vậy để Việt Nam có tự do dân chủ sao không bắt tay với ĐCSVN để sao cho nhiều tổ chức chính trị hình thành trong ôn hòa? Họ sẽ giảy nảy ngay: Không! Không bao giờ tôi thỏa hiệp với CSVN.
Thế là, chính họ đã tự tố cáo tính chất “chống cộng cứng” của họ – điều mà tôi tin mãi không bao giờ thành công.
***Có thể một số người trong đó đã đến Mỹ từ Morong Bataan – Philippines, nơi đã cứu vớt và cưu mang họ, như blogger Mẹ Nấm cho biết (3):
Điều thú vị đối với tôi trong thời gian ở đây là được thấy cách người Phi giữ gìn các dấu tích của người Việt tị nạn. Với nhiều người Phi, danh từ “thuyền nhân” – “boat people”, như gắn liền với một phần lịch sử của đất nước họ.Cứ nhìn cách người Phi lưu giữ kỷ niệm cho người Việt mà tôi suy nghĩ hoài.Tại sao một phần lịch sử bi thương của một dân tộc lại được một quốc gia khác trân trọng qua nhiều thời kỳ trong khi bản thân nó bị xóa bỏ trên chính quê hương mình?
Nhiều người Việt tị nạn đi định cư tại nước thứ 3 nay đã quay lại thăm Philippines – nơi họ xem như là quê hương thứ hai của mình. Tại sao họ không chọn Việt Nam làm nơi quay lại đầu tiên khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ, mà họ lại chọn Phi, cho dù phải trải qua rất nhiều thủ tục nhiêu khê để được nhập cảnh trở lại Philippines?
Lịch sử là những gì đã diễn ra và không thể xóa bỏ.
Vì vậy, cho dù ở Việt Nam, số phận của những người tị nạn chính trị sau biến cố năm 1975 dường như bị xóa bỏ trong các bài học lịch sử hiện hành, thì tại Philippines, nơi cưu mang những người Việt vượt biển bỏ quê ra đi lại đang giữ gìn và trân trọng nó.
Hai tiếng quê hương, có lẽ vì thế mà cũng nhạt nhòa và mất dần ý nghĩa với những người phải đối mặt trong giai đoạn lịch sử đầy đau thương của nước Việt.
Thay vì hướng vào chửi CSVN và tấn công những nhà báo như Vũ Quý Hạo Nhiên, thì sự kiện bãi cạn Scabourough bị Trung Quốc lăm le cướp giật, chỉ nhận được sự im lặng từ họ – với tư cách là những người “sống có hậu”; thậm chí nếu không vì họ đã từng lưu lại Philippines thì cũng là vì những đồng hương đã từng sống sót từ đó?
Hình như một số vẫn miệt mài và u uẩn với nỗi niềm “mất nước” mà không bao giờ chịu cái việc “mất nước” cũng chính có phần vô trách nhiệm của họ góp tay – như họ đang chửi người trong nước hiện nay là hèn, là vô trách nhiệm, là thờ ơ.
“Mất nước” đang chuẩn bị lặp lại? Chỉ khác lần này nếu có mất thì mất cả cái hình chữ S chứ không chỉ là một nửa! Có thể một số trong họ cũng chẳng quan tâm, miễn sao CSVN cần bị tiêu diệt, ra sao thì ra.
Một xu hướng khác, họ căm giận CSVN tới mức chửi không “thủng tai” CSVN, họ chưa đã nư, quay sang chửi người trong nước là hèn, dân trí thấp, ngây thơ nên dễ bị lừa phỉnh v.v… Quả không sai, họ như những khác giả la ó mà Nhà văn Đào Hiếu chỉ ra.
Ngoài sự tàn bạo, tính chất dã man của những khán giả kia cũng nên xét tới.
Nhà văn Đào Hiếu đề cập chưa đủ khi vẽ ra “bức tranh” giác đấu nọ. Khi “người giác đấu” may mắn thắng trong cuộc chiến sinh tử, thì đám khán giả reo hò kia khá công bằng, bởi từ chiến thắng đó anh ta thoát kiếp nô lệ và giúp cho nhiều nô lệ khác là điều có thật.
Những vị khán giả nọ không có được tính công bằng đó. Những “dũng sĩ giác đấu” như Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Thanh Giang v.v… cho đến chịu không nổi bỏ xứ ra đi như Bùi Tín, Trần Khải Thanh Thủy v.v… không những không có được sự “cổ vũ” khi bước vào cuộc đấu bằng chính lương tâm, mà còn nhận đầy những lời lẽ không thể tàn tệ, lạnh lùng hơn kèm với cái nhếch nhép cùng nửa con mắt đầy hoài nghi chen lẫn sự hả hê được gọi tên: “Cho mày chết”!
Những “người giác đấu” đó không mưu cầu chiến thắng cho chỉ riêng mình. Buồn thay! Chỉ cần một điều gì khiến cho những khán giả hoài nghi là họ cho ngay rằng “tên giác đấu” đã thỏa hiệp bầy sư tử, thế là những hòn đá sẵn sàng ném tới tấp; trường hợp Lê Thăng Long với “Con Đường Việt Nam”, việc công kích ông Bùi Tín vừa qua v.v… là ví dụ còn nóng hổi.
Thật nhiều màu sắc “chống cộng cứng” khác, xin dẫn ra như sau:
PVĐ (khách viếng thăm) gửi lúc 15:28, 08/08/2012 – mã số 64692[...]Xin thưa rằng ông Nguyễn Ngọc Già hay nói ở DL không phải người có tên trong danh sách trên. Vừ rồi sau khi tôi cho rằng Sài Gòn hèn lắm, Sài Gòn ơi thì có một vị chát chửi tôi te tua trong Fecebook, tôi định gọi ông Nguyễn Ngọc Già ra làm chứng , nhưng cũng không thấy ổng ta đâu .
Tôi thật buồn cười, ông PVĐ dường như quên Tp. Sài Gòn từ lâu được gọi là Tp. Hồ Chí Minh. Nếu cắt cớ, thay chữ Hồ Chí Minh vào trong câu nói “Sài Gòn hèn lắm, Sài Gòn ơi” của ông khách này thì ông ta sẽ nghĩ sao?! Trong khi ông ta là người tôn thờ tuyệt đối Hồ Chí Minh (!)
Thêm một sắc màu “chống cộng cứng” bằng cách khiêu khích (thật tình tôi rất tiếc, bởi lẽ ra không nên có từ một biên tập viên của Dân Luận – với chủ trương lâu nay luôn hướng về người dân trong nước để ủng hộ, bênh vực và chia sẻ) như sau:
Innova gửi lúc 16:15, 08/08/2012 – mã số 64696
(Nguyễn Ngọc Già viết) Cám ơn bác Khách Qua Đường đã đính chính hộ tôi. Cám ơn bác Phiên Ngung đã đặt niềm tin vào tôi. Tôi thật ra chỉ là người lao động bình thường. Thật tình, tôi cũng ước ao được cùng ký tên trong bản thư ngỏ này và cũng có suy nghĩ giống các độc giả khác là: phải chi thư này được cho những thường dân như chúng ta cùng hưởng ứng thì rất tốt.(Innova viết) Tôi nghĩ ai muốn hưởng ứng thì cứ viết mail đến bác nào soạn thảo văn bản trên để lần sau họ biết mà thêm vào. Vấn đề là có can đảm hay không thôi vì rất có thể an ninh sẽ gọi điện đến hỏi có thật sự là đã tham gia ký tên không. Đã có trường hợp có người “bị” tham gia mà không biết gì rồi.
Và thế là những vị này thích thú xem một màn giác đấu giữa bầy sư tử với một thân thể nô lệ gầy còm – chính tôi đó! Sự thành kiến và đố kỵ đã át đi tính trong sáng, lương thiện cần có và họ đã thay bằng cách: người thì đả kích sống sượng, người thì khiêu khích mỉa mai.
Tôi cố gắng không tin sự hả hê (nếu có) của họ trong trường hợp tôi có bị bắt. Bởi tôi tin, trong sâu thẳm, dù thành kiến nhất, họ vẫn mang một trái tim người. Chẳng có trang báo tự do nào lại có tôn chỉ “cấm dạy đời” dù khả dĩ.
“Hạt Từ Tâm” mà Trịnh Công Sơn đặt tên trong bài hát “Ru Tình” (5), chẳng lẽ không thể tìm thấy để gieo mầm yêu thương, chí ít giữa người Việt với nhau?
***Trong bài của Vũ Quý Hạo Nhiên có đưa hình ảnh họ biểu tình chống Trịnh Công Sơn. Nhạc của Trịnh chưa thể gọi là đại diện cho nền tân nhạc Việt Nam, tuy nhiên tôi không tin những người thích nhạc Trịnh có thể làm hay nghĩ về điều ác. Nóng giận là tính chất khác.
Viện đến hoa Sen, Trịnh Công Sơn cũng từng nhắc tới:
Ru em đầu cơn gió, em hong tóc bên hồ
Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá
Ru em tình khi nhớ, ru em tình lúc xa
Ru cho bầy lá nhỏ, rụng đầy một mùa thu
(Ru tình – Trịnh Công Sơn)http://youtu.be/uj5mHwj0WXw
Tác giả Thuyền cũng dùng hình ảnh Sen qua bài “Cực Đoan” Từ Vị Trí Sen-Bùn với đoạn kết:
Tóm lại, lối suy nghĩ phân tích của tác giả trọng lý khinh tình và không diễn đạt được chiều sâu của vấn đề mà phần nào có liên quan đến hiện tượng sen – bùn. Liệu tác giả có tự hỏi lối suy diễn chủ quan với kết luận bằng một cảnh cáo về thiệt hại cho cộng đồng do “Chống Cộng Cực Đoan” thì có lợi cho ai và gây thiệt hại cho ai, thuộc cơ tầng nào?Thật dễ để tự chọn cho mình chỗ đứng về phía “trung lập” (neutral) trong cái thỏa hiệp ngầm không màng gì đến cường quyền/bạo lực vì nó có thể giúp tránh né được phần nào cái thiệt hại đến quyền lợi riêng tư. Và than ôi thật là khó để chọn vị trí tay lấm chân bùn về phía của nước mắt và máu với thiệt hại vô phần.
Thật khó để đồng thuận định nghĩa thế nào là “trọng lý khinh tình”, nhưng tôi tin “trong lý có tình, chưa chắc trong tình có lý”.
Tác giả Thuyền đưa hình tượng “Sen – Bùn” theo góc nhìn “Nhân – Quả”, bởi không có “Bùn” thì “Sen” làm sao sống để ngát hương! Song song với việc cho rằng Nhiên đã xem thường “Bùn”, Thuyền đồng thời “ấn vào tay” Nhiên một đóa Sen kiêu ngạo, mà chưa chắc Nhiên nghĩ/màng tới. Đó có thể là sự chụp mũ giống như CSVN hiện nay?
Thật tai hại, bởi hình ảnh “Bùn” được ngay tác giả viện dẫn với tính từ “hôi tanh”. Khó lòng xem đó là “chất” tốt đẹp. Câu chuyện con gái Năm Cam xuất gia đi tu có vẻ áp dụng được trong trường hợp này hơn là ví von của tác giả để đả kích Vũ Quý Hạo Nhiên. Bên cạnh đó, tác giả Thuyền tưởng nâng những người đả kích (ông Nhiên) bằng hình tượng “Bùn”, lại vô tình mắng họ “hôi tanh” mất rồi! Đó có thể xem là “ép phê ngược”?
Phải chăng đó là sự ngụy biện từ tác giả Thuyền, nhằm đề cao một chân lý về sự “tanh hôi” của “Bùn”?: “không có nó (Bùn) mày (Sen) sống à?”. Thật khiên cưỡng! Bởi dù có cố gắng như vậy đi chăng nữa, bản chất “Bùn” vẫn là “Bùn”, “Sen” vẫn là “Sen”, do tạo hóa đã đặt để cho mỗi loài có trách nhiệm riêng để phục vụ loài người. Những thân phận “Bùn” có lẽ nên hiểu không bao giờ có thể trở thành “Sen” được và hãy vui vẻ hoàn thành chức năng trời phú là nuôi “Sen”. Sự đố kỵ và thành kiến được gặp lại lần nữa trong hình ảnh “Sen – Bùn”.
***”Chống cộng cứng”, không chắc chỉ là chửi bới thô tục. Những gì dẫn ra trên đây có thể xếp vào loại “chống cộng cứng”.
Tất nhiên, nhóm người chống báo Người Việt thông qua “sự cố” Vũ Quý Hạo Nhiên nếu có thỏa mãn chắc cũng không lâu, bởi họ không công nhận họ đang làm việc “dã tràng se cát” như Lý Tống đã từng làm bằng việc xịt hơi cay vào Đàm Vĩnh Hưng (6).
Tôi tin, CSVN tiếp tục thầm vui mừng và phấn khích trước việc làm của họ.
Dân trí ở trong hay ngoài nước thấp hơn? Đó là câu hỏi cũng cần đặt ra.
Nguyễn Ngọc Già
_____________________________________________
(1) Vũ Quí Hạo Nhiên – Khi thanh niên Việt lên tiếng
(2) Đào Hiếu – Cách mạng không phải của riêng ai: Trả lời Tôn Vân Anh
(3) Học lịch sử Việt Nam tại Philippines
(4) Thuyền – “Cực Đoan” Từ Vị Trí Sen-Bùn
(5) Ru Tình – Khánh Ly
(6) Nguyễn Ngọc Già – Lý Tống: Dã tràng se cát

Việt Nam, có Washington đây!

Việt-Long, RFA – 2012-08-09
Trung Quốc và Hoa Kỳ đấu khẩu dữ dội vì vấn đề biển Đông. Hoa Kỳ lên án bên kia hành động quá đáng, Trung Quốc phản bác rằng Hoa Kỳ lẫn lộn phải trái, can thiệp vào cuộc tranh chấp một cách không công bằng. Việt Nam được gì hay mất gì trong cuộc đụng đầu ấy?
parsons.com photo Guam: căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ ở Đông Á

“Lẽ phải”: Trung Quốc bị ức hiếp!

Bộ ngoại giao Trung Quốc triệu phó đại sứ Hoa Kỳ Robert Wang tại Bắc Kinh đến bộ hôm thứ hai để gọi là có những điều trình bày nghiêm trọng.
Lý do là hôm thứ năm Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết về biển Đông, trong đó có đề cập đến việc thành lập thành phố Tam Sa. Thứ sáu, bộ ngoại giao Mỹ ra thông cáo gần như để thi hành nghị quyết đó, nói đại ý rằng việc Trung Quốc thiết lập đơn vị quân sự đồn trú ở Hoàng Sa đã đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao để giải quyết mâu thuẫn, và gây nguy cơ gia tăng mối căng thẳng trong khu vực.
Tại bộ ngoại giao ở Bắc Kinh, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Trương Côn Sanh nặng lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã bất chấp thực tế, lẫn lộn phải trái, và đã gửi đi một tín hiệu sai lạc mà không giúp gì cho những nỗ lực của các bên liên quan để duy trì hoà bình và ổn định ở biển Nam Trung hoa cũng như châu Á Thái Bình Dương.

Nguyên do sự “nhạy cảm”

Lời lẽ tỏ ra Trung Quốc phẫn nộ và nhạy cảm trước vấn đề biển Đông, nhưng có ý kiến cho đó cũng chỉ là một phản ứng ngoại giao thông thường, khi mà Bắc Kinh đã nhất quyết chiếm hữu biển Đông, gần nhất là quần đảo Hoàng Sa, bằng những hành động cho cái gọi là thành phố địa khu Tam Sa.
Phụ tá họ Trương còn nói Trung Quốc rất bất mãn và phản đối mạnh mẽ ý kiến của Hoa Kỳ, kêu gọi phía Mỹ lập tức sửa sai và thực tâm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc vân vân và vân vân … Đó cũng chỉ là những lời lẽ tuyên truyền thông thường để cường điệu hoá cái gọi là chủ quyền trên toàn bộ biển Đông.
tam-sa
Trự sở HĐND thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa- Screen capture
Tiếp diễn thêm nữa, thái độ của Trung Quốc tỏ ra gay gắt hơn là những phản ứng ngoại giao thông thường, khi phát ngôn viên Tần Cương của bộ ngoại giao Trung Quốc ngày hôm sau phụ hoạ bằng một thông cáo khác, nhắc lại rằng Trung Quốc có chủ quyền tuyệt đối ở biển Đông cùng những hải đảo trong đó, hoàn toàn có quyền chính thức thiết lập một thành phố để quản lý khu vực ấy. Họ Tần phát biểu là tại sao Hoa Kỳ “tự bịt mắt” trước thực tế là một số quốc gia đã mở những lô dầu khí trong lãnh hải Trung Quốc và ban hành “những đạo luật bất hợp pháp” về lãnh hải đó, trong khi người Mỹ tránh nói tới những sự “đe doạ của các tàu chiến” đối với ngư dân Trung Quốc cùng những sự “xác định chủ quyền sai trái” trên các hải đảo của Bắc Kinh.
Đó là chưa kể sự phụ hoạ của báo Nhân dân ấn bản tiếng ngoại quốc, tỏ ra thô bạo chưa từng thấy trong bối cảnh quan hệ ngoại giao Mỹ-Hoa hiện nay. Tờ báo đã viết là Hoa Kỳ nên “câm miệng” đi thì hơn… Chưa hết, tờ China Daily còn lặp lại từng chữ những lời lẽ của phát ngôn viên Tần Cương.

Bản lĩnh ngoại giao

Một cách khách quan, sự gay gắt đó cũng là những phản ứng tất yếu của Trung Quốc, kể cả lời lẽ của báo Nhân dân, vì đó chỉ là cái loa của Bắc Kinh.
Khi Bắc Kinh đã đòi chủ quyền sai trái trên 80% lãnh hải biển Đông thì tất yếu phải mạnh mẽ khẳng định sự ngang ngược sai trái đó là lẽ phải, Nhìn trên bình diện ngoại giao quốc tế, gọi đó là phản ứng thông thường cũng là điều thuận lý.
Tuy nhiên người ta lưu ý tới sự im lặng của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Phải chăng đó cũng là phản ứng thông thường của một quốc gia có bản lãnh già dặn về ngoại giao như nước Mỹ?
Trên trường ngoại giao, người ta thấy Hoa Kỳ không bao giờ tỏ hành động giống như “đôi co” với các nước có lập trường đối nghịch, mà chưa gọi là “thù địch”. Đó là sự già dặn về bản lĩnh. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã bày tỏ lập trường qua nghị quyết của Thượng Viện cũng như thông cáo của bộ ngoại giao ở Washington, nên không cần thiết phải”đôi co” với miệng lưỡi hàm hồ của Bắc Kinh.
Washington có thể sẽ có thái độ hay hành động đối với cách hành xử đó khi có dịp, hoặc khi Mỹ tạo ra dịp để có hành động, trong khi tỏ ra giữ vững lập trường đã tuyên bố.

Mục tiêu đương đầu: Trung Quốc

Thêm vào đó, sau bản nghị quyết của Thượng Viện, Hạ viện Hoa Kỳ đã tổ chức điều trần về quân sự liên quan đến châu Á Thái Bình Dương. Những chi tiết của
blue-ridge-flagship
Soái hạm Blue Ridge của hạm đội 7, đến Việt Nam huấn luyện- navymil photo
cuộc điều trần này cũng có thể là nguyên do thái độ bực tức ra mặt của Trung Quốc, vì sự kiện đã đổ thêm dầu vào lửa sau khi Việt Nam ban hành luật biển.Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Chỉnh Bị thuộc Uỷ ban quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện bộ quốc phòng Mỹ nói là sẽ xem xét đề nghị “rất hay” của một Viện nghiên cứu của Mỹ, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược CISS. Viện CISS thực hiện đơn đặt hàng của bộ quốc phòng, thảo hoạch một kế hoạch quân sự cho Hoa Kỳ để thực hiện chiến lược xoay trục chiến lược sang châu Á Thái Bình Dương. Kế hoạch đề nghị Hoa Kỳ tăng cường võ trang cho căn cứ chiến lược Guam ở cửa ngõ vào Đông Á, tức là cửa ngõ vào biển Nhật Bản và biển Đông, mà gần nhất là hải phận Philippines rồi đến Việt Nam.
Trung tâm CISS muốn Hoa Kỳ tăng cường cho Guam ít nhất là một tàu ngầm tấn công, tất nhiên là loại tối tân nhất của Mỹ, hoặc là phối trí hẳn một phi đội pháo đài bay B-52 đóng thường trực ở đó, thay vì ba phi đội từ Bắc Mỹ thay phiên nhau bay tới Guam để trực chiến như hiện nay. Đó là cả một sự phối trí lực lượng không kém hình thái chuẩn bị một cuộc chiến tranh hạn chế.
Ý kiến này được nêu ra sau khi diễn ra những vụ tranh chấp lãnh hải gay gắt giữa Nhật, Việt Nam, và Philippines với Trung Quốc, gay gắt đến mức Thủ tướng Nhật tuyên bố không loại trừ giải pháp quân sự để giành chủ quyền những quần đảo tranh chấp với Trung Quốc.
Nghị quyết S.Res.524 của Thượng Viện, thông cáo của bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng như cuộc điều trần tại Hạ viện rõ ràng là để nhấn mạnh lập trường cương quyết của Hoa Kỳ về chủ quyền biển Đông cũng như nhắc lại chiến lược xoay trục quân sự-kinh tế-chính trị sang châu Á Thái Bình Dương để nhắm vào Trung Quốc. Sau đó Việt Nam đã phổ biến thêm một số tài liệu và lập trường về chủ quyền biển Đông.
Giữa lúc Trung Quốc hung hăng phản ứng với việc Việt Nam ra luật biển đồng thời có những hành động gần như hăm doạ nước láng giềng “16 chữ vàng”, thì Hoa Kỳ đã phản ứng nhanh chóng bằng một loạt hành động chính trị. Đó là lý do xảy ra trận đấu khẩu vừa rồi như một điều tất yếu khi hai nước có quan điểm và quyền lợi xung khắc về biển Đông.
viet-us-defense-mins
Hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam, tháng 6, 2012- Screen capture

Việt Nam? – Chưa hiểu được

Trong việc này rõ ràng Việt Nam được Hoa Kỳ tỏ thái độ bênh vực rõ rệt, không khác nào hành động đưa tàu ngầm nguyên tử đến Manila giữa lúc hải quân Philippines đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc ở Scarborough.
Chẳng phải đến nay, mà trước đây trong năm giới lãnh đạo nước Mỹ đã có nhiều hành động liên tiếp, cho thấy sẵn lòng ủng hộ Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông, nhưng với một số điều kiện ràng buộc về nhân quyền và thái độ chính trị đối với người dân Việt.
Và hành động đáp ứng của Hà Nội là tiếp tục khống chế biểu tình chống Trung Quốc, tiếp tục đàn áp sự tụ họp tôn giáo có mục đích nhân đạo và sự phát biểu ý kiến trên mạng, tiếp tục kết án nặng những người nói lên lời chỉ trích chế độ, yêu cầu dân chủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn lưỡng lự giữa hai con đường: vì quyền lợi quốc gia dân tộc hay vì quyền lợi thống trị độc tôn của đảng.

Người Việt ở Úc chống tài trợ cho Tổng liên đoàn lao động VN

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok - 2012-08-09
Người Việt ở Úc Châu đi biểu tình không nhằm phá hoại hay gây khó khăn cho Việt Nam mà là để bày tỏ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Australia biết nên ngưng tài trợ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vì tổ chức này không bảo vệ và binh vực quyền lợi cho người lao động trong nước.
Courtesy baovelaodong.com Cuộc biểu tình của người Việt ở Úc Châu trước tòa nhà Trade Hall ở Sydney
Tải xuống – download
Cuộc biểu tình hôm thứ Năm tuần trước diễn ra tại tòa nhà Trade Hall ở  Sydney, nơi qui tụ nhiều văn phòng của các nghiệp đoàn lao động tại tiểu bang New South Wales.
Nghiệp đoàn VN do đảng thành lập để phục vụ đảng
Ông Đoàn Việt Trung, thư ký của  Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam tại Australia, cho biết:
Lý do tổ chức cuộc biểu tình ở đó là tại vì chúng tôi được biết trước đó mấy ngày là sẽ có một buổi ăn trưa giữa chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động nhà nước Việt Nam, ông Đặng Ngọc Tùng, sẽ gặp một viên chức nghiệp đoàn  Úc tại building đó.
Mục đích là để thông báo cho người qua đường và nhất là những viên chức Úc làm tại đó biết sự thực về  Tổng Liên Đoàn Lao Động của nhà nước cộng sản Việt Nam. Chúng tôi nói với họ là Tổng Liên Đoàn Lao Động của nhà nước cộng sản Việt Nam, tuy tự xưng là nghiệp đoàn nhưng được lập ra với mục đích rõ ràng là ngăn chặn không cho người lao động Việt Nam có quyền lập ra nghiệp đoàn.
Tại sao tôi nói như vậy? Tại vì ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Ngoài ra luật pháp Việt Nam cũng cấm thành lập nghiệp đoàn độc lập. Năm ngoái, một ủy ban của quốc hội, gọi là Ủy Ban Về Những Vấn Đề Xã Hội, muốn đổi luật để cho phép việc thành lập những nghiệp đoàn độc lập, thì chính Tổng Liên Đoàn Lao Động của đảng cộng sản Việt Nam đã mạnh mẽ chống đối và cuối cùng đã dẹp tan được cái dự luật đó.
Ngoài ra chúng tôi cũng có một tài liệu nội bộ của VGCL tức Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, tài liệu này ở cấp cao nhất tức cấp chủ tịch đoàn của VGCL. Trong tài liệu đó hồi tháng  Sáu năm ngoái, họ đưa cho ông tổng thứ ký của Tổng Liên Đoàn  Lao Động Việt Nam, qua đó điều yêu cầu số 13 nói là “ Chúng tôi, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, yêu cầu nhà nước hãy dùng lực lượng an ninh để bắt à trừng phạt những người tổ chức đình công”. Đó là một yêu cầu hoàn toàn trái ngược lại với vai trò của nghiệp đoàn.
Vẫn theo lời ông Đoàn Việt Trung, tài liệu vừa nói được post lên website của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam congdoan.org, gồm phần tiếng Anh và phần tiếng Việt. Nội dung phần tiếng Anh, cũng giống những nghiệp đoàn ở Mỹ ở Úc hay những nơi khác trên thế giới, người ta có thể đọc được là nghiệp đoàn phục vụ  cho người lao động.
Ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Ông Đoàn Việt Trung
ngay trong hiến pháp của nhà nước Việt Nam có điều nói là “có một công đoàn và chỉ một công đoàn mà thôi, có nghĩa là bất cứ ai khác muốn lập một công đoàn nào khác đều là bất hợp pháp bất hợp hiến.
Nhưng trong phần tiếng Việt, ông Đoàn Việt Trung giải thích tiếp, nếu nhìn về phia bên trái, tại ô về công đoàn, bấm vào đó thì ra một danh sách:
Trong đó có hàng về vai trò của công đoàn, bấm vào đó thì có một trang rất dài, và nếu đọc tới đâu thì thấy tới đó, là “chúng tôi được đảng cộng sản Việt Nam thành lập, chúng tôi phục vụ cho đảng, công bố những tin tức của đảng, tuân theo luật của đảng, do đảng và nhà nước điều khiển… Tức là hoàn toàn tất cả mọi việc là vì đảng cộng sản và cho đảng cộng sản mà thôi.
Cái thành công của cuộc biểu tình
Tưởng cũng cần nhắc tại cuộc họp của ban chấp hành Tổng Liên Đoàn  Lao Động Việt Nam hồi tháng Bảy năm ngoái, chủ tịch Tổng Liên Đoàn  Lao Động Việt Nam là ông Đặng Ngọc Tùng,  bị biểu tình chống đối khi  đến Trade Hall ở Sydney thứ Năm tuần trước, đã tuyên bố vào lúc kết thúc khi đó rằng ban chấp hành nhất trí chống lại dự luật cho phép thành lập các nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam.
Tại cuộc biểu tình ở Sydney thứ Năm tuần trước, khoảng một nghìn tờ rơi được phát ra cho người qua đường và cho các viên chức Úc từ trong Trade Hall bước ra đường vào giờ ăn trưa của họ.
Nhiều người ngừng lại đọc, có một vài người thấy đám đông biểu tình thì họ không thích mấy tại vì thấy ồn ào. Nhưng sau khi nghe chúng tôi giải thích thì họ đứng lại và lắng nghe, có người lại còn hô to những khẩu hiệu cùng với chúng tôi nữa. Nhiều người đi đường đã đọc được hàng chữ của chúng tôi là ‘Các Nghiệp Đoàn Thật Thì Không Cho Tiền Các Nghiệp Đoàn Giả, Real Union Don’t Give Money To Fake Union. Trong số khoảng một ngàn người đọc truyền đơn thì quan trọng nhất là nhiều viên chức nghiệp đoàn Úc. Hiện thời theo sự nghe ngóng của chúng tôi thì trong giới nghiệp đoàn Úc bắt đầu có sự suy nghĩ và bàn bạc trong một số nghiệp đoàn, ít nhất là tại thành phố Sydney.
Thực tế một số nghiệp đoàn ở Australia không có liên hệ với CGCT tức Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, ngược lại cũng có một số nghiệp đoàn xứ này hỗ trợ cho VGCL như  Nghiệp Đoàn Giáo Viên, Nghiệp Đoàn Sắt (Metal Workers Union), và một tổ chức viện trợ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Úc là ACTU:
Một điều đáng chú ý là tất cả những người đi dự những khóa hội thảo do ACTU tổ chức không phải người lao động, không phải được người lao động bầu ra mà họ là viên chức mang thẻ đảng cộng sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Đình Hùng, cư dân thành phố Sydney, là một trong những người đứng ra kêu gọi biểu tình. Là nhân viên trong TCFUA, chữ tắt của Nghiệp Đoàn May Mặc New South Wales, ông Nguyễn Đình Hùng đã mời được  lãnh đạo của bốn nghiệp đoàn Úc đến tham dự cuộc biểu tình.
Đó là các ông Paul Howes, tổng thư ký toàn quốc Nghiệp Đoàn Công Nhân Australia, ông Chris Christodoudou, phó tổng thứ ký của Liên Đoàn Lao Động tiểu bang New South Wales:
Tôi là Chris Christodoudou, Liên Đoàn  Lao Động New South Wales, theo tôi biết thì đang có một đoàn đại diện nghiệp đoàn ở Việt Nam sang đây để gặp APHEDA là một tổ chức trong cao ốc này đang tài trợ cho họ. Tôi biết cộng đồng người Việt tại Úc rất quan tâm đến việc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam không thực sự đại diện cho công nhân mà chỉ là một công cụ của chính phủ Việt Nam, quan điểm của tôi là chúng tôi tôn trọng quyền biểu tình của quí vị chống lại vấn đề này.
Người thứ ba, ông  Barry Tubner, Tổng Thư Ký Nghiệp Đoàn May Mặc tiểu bang New South Wales:
Tôi là Barry Tubner,  tổng thư ký Nghiệp Đoàn May Mặc New South Wales, điều tôi muốn bày tỏ hôm nay là tôi rất hãnh diện quí vị đã tới đây và hành động như một nghiệp đoàn của Australia. Tôi cũng vui mừng khi thấy cộng đồng người Việt ở đây thấu hiểu sự việc là tầng lớp lao động ở Việt Nam không được bảo vệ bởi nghiệp đoàn do chính phủ của họ lập ra, và cũng không có một nghiệp đoàn độc lập nào để có thể bênh vực cho họ. Những ai dám đứng  ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân thì bị bắt và bị đi tù. Chuyện này đáng lẽ không thể xảy ra nhưng nó đang xảy ra ở Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ cuộc biểu tình này của các bạn.
…Hầu như tất cả những bài phát biểu của các ông đó đều có nhấn mạnh là họ phản đối việc tài trợ cho những công đoàn chuyên môn đi đàn áp người công nhân. Cái thành công của ngày biểu tình là gây được sự thông cảm và hiểu biết từ những người trong nghiệp đoàn Úc.
chị Bảo Khánh
Và người thứ tư, ông Tony Woolgar, nguyên tổng thư ký toàn quốc Nghiệp Đoàn May Mặc.
Tất cả bốn vị này đều phát biểu trong tư cách đại diện những nghiệp đàon lớn ở Australia, cả bốn vị đồng lòng với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu kêu gọi APHEDA ngừng tài trợ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ở trong nước vì tổ chức này không mang tính chất một nghiệp đoàn thuần túy nhằm bảo vệ người lao động.
Để hiểu rõ hơn về APHEDA, một cánh tả trong Nghiệp Đoàn Lao Động Australia, Thanh Trúc nhờ ông Nguyễn Đình Hùng giải thích thêm:
APHEDA là một tổ chức nối dài của Tổng Nghiệp Đoàn Úc tại Australia, có nhiệm vụ tài trợ cho những nghiệp đoàn của những nước chậm phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên hôm thứ Năm Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu biểu tình để nói lên nguyện vọng là không đồng ý với đường lối và chính sách của  APHEDA dùng những số tiền của Nghiệp Đoàn Úc Châu để tài trợ hàng triệu đô la cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trong hai mươi năm qua. Nghiệp đoàn tại Úc Châu là một nghiệp đoàn  thật sự cho công nhân và vì công nhân thì không nên tài trợ cho một nghiệp đoàn chỉ làm việc cho chế độ mà thôi.
Góp tiếng với Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay là chị Bảo Khánh của Vietnam Sydney Radio, cũng là người giúp rất nhiều trong việc kêu gọi biểu tình:
Khi Bảo Khánh ở đó thì có một số người, đầu tiên họ cũng thắc mắc cũng như không được vui là tại sao lại biểu tình chống công đoàn, họ tưởng là biểu tình chống công đoàn Úc. Nhưng khi đã giải thích và có những hình ảnh cũng như trình bày tại sao Cộng Đồng Người Việt Úc Châu đến đó, thì ngay cả một số người cao cấp bên công đoàn Úc cũng đã hỗ trợ cho cuộc biểu tình và một số những những người dân quanh đó đã dứng lại và hỗ trợ bằng cách hô vang những câu khẩu hiệu là không gởi tiền cho những công đoàn giả hiệu mà đó là VGCL, Vietnam General Confederation Of Labor, tức là  tên của công đoàn từ Việt Nam qua. Đó là lý do họ không xứng đáng hưởng những số tiền tài trợ của nghiệp đoàn Úc ở đây, là tiền thuế của người dân chúng tôi đi làm và đóng cho nghiệp đoàn ở đây.
Cái điều ghi nhận là khi nghe những bài diễn văn thì thấy là  nếu không nói thì người ta không biết, nhưng khi nói cho họ biết sự thật thì tất cả những vị đó đều xác nhận rằng nếu một công đoàn không binh vực cho công nhân  mà còn bắt bỏ tù những công nhân đình công để chống lại sự đàn áp của chủ thì đó là những công đoàn giả hiệu. Hầu như tất cả những bài phát biểu của các ông đó đều có nhấn mạnh là họ phản đối việc tài trợ cho những công đoàn chuyên môn đi đàn áp người công nhân. Cái thành công của ngày biểu tình là gây được sự thông cảm và hiểu biết từ những người trong nghiệp đoàn Úc.
Câu chuyện của Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm kết thúc ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.

DB Sanchez: Vụ tự thiêu của bà Liêng đánh động thế giới về nhân quyền tại VN

Hòa Ái, phóng viên RFA – 2012-08-09
Vào hôm 7/8, phiên tòa xét xử 3 blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và AnhbaSaigon một lần nữa bị hoãn lại.
RFA photo Dân Biểu Loretta Sanchez trong một lần trả lời phỏng vấn RFA

“Sẽ làm hết sức mình…”

Trước đó, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần tự thiêu chết hôm 30/7. Và sau khi Hoa Kỳ công bố phúc trình về tình hình tự do tôn giáo Quốc tế năm 2011, Việt Nam lên tiếng phản bác rằng bản phúc trình đó của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có những nhận xét chưa khách quan về Việt Nam. Hòa Ái phỏng vấn bà Loretta Sanchez xung quanh những sự việc này.
Hòa Ái: Xin chào bà Loretta Sanchez. Thưa bà, bà có nhận xét gì khi chính quyền Việt Nam một lần nữa lại hoãn phiên tòa xét xử 3 blogger: Tạ Phong Tần ,Điếu Cày và AnhbaSaigon  vào ngày 7/8 này?
Bà Loretta Sanchez: Tôi rất là hài lòng nếu như chính quyền Việt Nam chỉ định những luật sư giỏi hoặc 3 blogger này được làm việc với những luật sư tin cậy của mình để tìm hiểu và xác định được chính xác họ phạm phải tội gì khác hơn là bị giam giữ do chính quyền cáo buộc tội “chống đối nhà nước”. Tôi nghĩ thật là lố bịch khi chính quyền đối xử với các blogger như vậy. Tôi thật sự không biết chính quyền Việt Nam sẽ làm gì nhưng tôi biết chắc một điều rằng với cương vị của một vị dân biểu, tôi sẽ làm hết sức mình để kêu gọi Tổng Thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton tranh đấu cho các blogger.
Hòa Ái: Bà nghĩ gì qua trường hợp tự thiêu và qua đời của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, hôm 30 tháng 7 vừa qua, thưa bà?
Bà Loretta sanchez: Thật là tồi tệ khi phiên tòa xét xử 3 blogger: Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Anhbasaigon bị hoãn lại vào ngày 7/8. Hãy nhìn vào trường hợp của mẹ blogger Tạ Phong Tần, bà Kim Liêng đã tự thiêu để phản đối những gì nhà cầm quyền đang đối xử với con gái của bà. Qua hành động tự thiêu của một người mẹ, tôi nghĩ rằng cả thế giới nhận biết rằng Việt Nam không có dân chủ, Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và mọi người phải nổ lực nhiều hơn nữa để đẩy nhanh thay đổi ở Việt Nam.
Hòa Ái: Bà có ghi nhận gì về biểu hiện của người dân và chính quyền Việt Nam trong thời gian qua? Có phải người dân ngày càng phản ứng mạnh mẽ hơn trước những sự bắt bớ của chính quyền?
Bà Loretta Sanchez: Như chúng ta đã thấy là người Việt Nam rất can đảm. Có thể nói khoảng 3,4 năm về trước, ở Hà Nội và Sài Gòn, người dân bắt đầu phản kháng chống đối lại cưỡng chế đất đai. Dù là chậm nhưng tôi chắc rằng những người dân sẽ đứng lên và sẵn sàng tự thiêu một cách không sợ hãi để đòi hỏi chính quyền phải thay đổi. Chúng ta nhớ đến trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang, người bày tỏ chính kiến của mình với mong muốn Việt Nam tự do và tốt đẹp hơn, đã bị bắt giữ theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nhà cầm quyền luôn dùng điều luật này để bắt giữ và cầm tù người dân Việt Nam can đảm. Có rất nhiều sự bắt bớ diễn ra với nhiều lý do khác nhau như nhân quyền, cưỡng chế đất đai, chống đối Trung Quốc và còn nhiều lý do khác nữa.

Kêu gọi đưa VN trở lại CPC

Hòa Ái: Người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nói rằng bản phúc trình về tự do tôn giáo thế giới năm 2011 vừa được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố có những nhận xét chưa khách quan về Việt Nam. Bà nói gì trước phát biểu này?
Bà Loretta Sanchez: Hoa Kỳ là một quốc gia được thành lập bởi những  người đến đây để có thể được thờ phượng Đấng mà họ tôn thờ . Vì đây là quốc gia không bắt bớ tôn giáo và người dân có quyền tự do tín ngưỡng. Về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, trong nhiều thập niên qua, chúng ta thấy đất đai thuộc sỡ hữu của các tôn giáo bị trưng thu; các tu sĩ Phật Giáo, các linh mục Công Giáo bị bắt bớ như trường hợp linh Mục Nguyễn Văn Lý; nhà thờ bị phá hủy và nhiều trường hợp khác cũng xảy ra nữa…Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ luôn lên tiếng và ủng hộ những người theo đuổi niềm tin tôn giáo tại Việt Nam.
Hòa Ái: Bà dự định sẽ làm gì trong những ngày sắp tới để cải thiện tự do tôn giáo và tình trạng vi phạm nhân quyền cho Việt Nam?
Bà Loretta Sanchez: Trước hết là các vị Dân Biểu trong đảng Cộng Hòa nói với tôi rằng dự luật 484 sẽ được bỏ phiếu vào tháng 9 tới đây. Đầu tiên thì dự luật này phải qua Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại mà bà Chủ Tịch-Ileana Ros-Lehtinen-là bạn của tôi. Bà Chủ Tịch có nói là sẽ làm cho dự luật được Ủy Ban thông qua. Và Dân Biểu Eric Cantor sẽ đưa dự luật ra Hạ Viện. Sau đó Hạ Viện sẽ bỏ phiếu. Tôi tin là dự luật này sẽ được ủng hộ mạnh mẽ khi đưa ra bỏ phiếu.
Và dĩ nhiên là tôi kêu gọi đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC, là danh sách các quốc gia quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo vì chúng tôi có thêm thông tin mới, có thêm bằng chứng mới, chứng minh chính quyền không tôn trọng tự do tôn giáo.
Đây là hai điều cụ thể mà tôi sẽ nổ lực thực hiện từ nay cho đến khi tôi hết nhiệm kỳ Dân Biểu của mình.
Hòa Ái: Chân thành cảm ơn bà Loretta Sanchez dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với đài RFA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét