http://www.youtube.com/watch?v=M3eCHfW5Dqg&feature=player_embedded
Tin từ CTV cho biết: “Từ 8/30 sáng, có 1000 bà con Văn giang biểu tình ở huyện.“
10h25′, tin từ cụ Lê Hiền Đức: “Hôm nay gần 1000 bà con Văn Giang lên huyện theo giấy mời của huyện để giải quyết khiếu nại của Nhân dân. Tuy nhiên, khi bà con cử đại diện ủy quyền được xã xác nhận để vào làm việc thì Huyện không cho vào văn phòng. Không biết vì lý do nào.
Đặc biệt là có mặt các cán bộ của
Việt hưng có mặt chỉ đạo chính quyền Huyện Văn giang làm việc khi dân
đến làm việc. Công an và côn đồ có mặt đông đủ, bà con đã quay phim và
chụp ảnh đầy đủ để đưa lên mạng.
Đến 9 giờ sáng, sau khi Huyện không dám tiếp đón thì bà con lại ra về.” Mời theo dõi chi tiết trên blog Lê Hiền Đức: Nóng – Huyện Văn Giang không dám tiếp dân Văn Giang khiếu nại !
http://www.youtube.com/watch?v=3SlVhNOllbg&feature=player_embedded
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Những câu chuyện biển Đông – Kỳ 1: Đoàn tụ ở Trường Sa (PLTP).
- Biểu tình 1/7/2012: Kỷ niệm và suy nghĩ (Nguyễn Tường Thụy). - Biểu tình phản đối Trung Hoa tại Hà Nội sáng 01/07/2012 (P2) — (Blog Thành). - Tập hợp THƠ BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI CHINA TRÊN INTERNET. - Đỗ Trung Quân: KHÔNG ĐAU VÀ RẤT ĐAU – (Huỳnh Ngọc Chênh). – Hãy cảnh giác:Trái tim lầm (Người Ba Đồn).
- Gửi anh Cương Quyết — (Nguyễn Thông). “Chúng tôi xấu hổ trước anh, anh Hồ Cương Quyết ạ/ Chúng tôi hèn, chúng tôi nhục, lặng câm/ Đất nước mình mà mình như kẻ thờ ơ xa lạ/ Cúi mãi đầu sao thấy mặt trời lên”. - Tiếp tục ảnh 1/7 về biểu tình (Người buôn gió). - THẰNG TÀU BỐ LÁO – (Sơn thi thư). - Chư Tăng, Phật tử bị ngăn cấm biểu tình chống Trung Quốc (RFA).
- Bắc Kinh phản đối Việt Nam về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc — (RFI). – “Chọc tiết lợn đằng đít” — (Bà đầm xòe). - Những tiếng nói ‘diều hâu’ ở Trung Quốc (VNE).
- TQ lập lữ đoàn tên lửa hướng tới Biển Đông? (VNN). - Trung Quốc lập lữ đoàn tên lửa (PLTP). – Trung Quốc phô trương lực lượng hù dọa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông — (RFI). – Trung Quốc phô trương sức mạnh để khẳng định sự kiểm soát trên biển Đông: China flexes muscles to assert control over the South China Sea (Vancouver Sun). – Trung Quốc tiến tới kiểm soát biển Đông: China Moves to Take Control of South China Sea (China Digital Times). - Những lập trường cứng rắn tại Biến Đông: Hardened lines in the South China Sea (ATO). - Sự trỗi dậy và sụp đổ trong phương pháp Ngoại giao Kinh Tế của Trung Quốc: Rise and fall of Chintese economic diplomacy (DNA).
- Tàu Bình Định bị đâm chìm ở Trường Sa — (BBC). – HĐND TP Đà Nẵng sẽ ra nghị quyết phản đối Trung Quốc (PLTP). - Đà Nẵng tiếp tục phản đối Trung Quốc lập cái gọi là “TP Tam Sa” (Infonet). – “Chủ nhiệm Ủy ban QP-AN Nguyễn Kim Khoa cho rằng cần phải “ Xử nghiêm tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải (PLTP) ở Đà Nẵng chứ không phải là chuyện ở Khánh Hòa mấy tháng trước, mà giờ coi như đã bị chìm xuồng.
- Quảng Ngãi thành lập thêm một nghiệp đoàn nghề cá (PLTP).
- Bất lực trước sự lừa bịp của phòng khám Trung Quốc? — (RFA).
- CLB BÓNG ĐÁ No-U GIAO HỮU, CHIỀU 03/07 (P1) — (Blog Thành). – CLB BÓNG ĐÁ No-U GIAO HỮU,
CHIỀU 03/07 (P2). – Và trước đó-lần thứ 31, ngay sau cuộc biểu tình. = >
- Cựu TÙY VIÊN QUÂN SỰ ĐẠI SỨ QUÁN VN TẠI BẮC KINH ĐẠI TÁ QUÁCH HẢI LƯỢNG NHỚ VỀ MỘT VÀI KỶ NIỆM CŨ - (Phạm Viết Đào).
- Philippines có thể yêu cầu Mỹ điều máy bay do thám đến Biển Đông — (RFI). – Philippines cân nhắc các lựa chọn để giám sát biển Đông: Philippines Considering Options to Monitor South China Sea (VOA English). – Hoàn Cầu Thời báo: Máy bay do thám ‘kích động’ căng thẳng ở Nam Hải (biển Đông): Spy planes ‘sensationalize’ South China Sea tensions. – Báo Trung Quốc cáo buộc Manila có ‘âm mưu’ ở Biển Ðông — (VOA). – Trung Quốc cố tình chia rẽ ASEAN (NLĐ). - “Philippines cần sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Scarborough” (NLĐ). - Philippines trấn an Trung Quốc về máy bay do thám (TTXVN). - Báo Trung Quốc cáo buộc Manila kích động căng thẳng ở Biển Đông (DT).
- Dầu Khí và Võ Khí – Ai Đưa Con Pháo Sang Sông? - (Nguyễn Xuân Nghĩa).
- Giáo dân huyện Con Cuông, Nghệ An tiếp tục bị ngăn cản thánh lễ — (RFI). - Sự việc vừa xảy ra tại giáo điểm Con Cuông ngày 1-7-2012: Linh mục, giáo dân bị hành hung; ảnh tượng bị đập nát (Giáo phận Vinh). - Hàng chục người Công giáo bị thương tích do du côn và chính quyền đánh đập tại Vinh, Việt Nam: ,Vinh: Catholics targeted by thugs and authorities. Dozens of faithful injured during (Asia News).
- Nguyễn Hưng Quốc: Những giọt nước mắt trong văn học (VOA Blog). VNPT đã gỡ bỏ tường lửa tới VOA, nhưng còn RFI, RFA, BBC thì chưa. Tại sao lại “nhất bên trọng, nhất bên khinh” vậy ta?
- Nga ủng hộ giải quyết vấn đề biển Đông bằng luật pháp quốc tế (TN). - Bộ trưởng Ngoại giao thăm chính thức Liên bang Nga (TTXVN).
- Chủ tịch Cuba lần đầu thăm Việt Nam và Trung Quốc — (RFI). – Chủ tịch Cuba thăm Việt Nam, Trung Quốc — (VOA).
- Thơ Lê phú Khải: Chia verbe nói dối — (Bà đầm xòe). “Một dân tộc 4.000 năm chân thật/ Bỗng trở thành nói dối nhất hành tinh/ Vua Hùng ơi sao khốn nạn nước mình?/ Chỉ có ít người nói thật/ Nếu dối trá đã trở thành quốc sách/… Sao lại giỗ bố thằng hàng xóm (Max Lê Nin)/ Không giỗ cha mình Lê Lợi – Quang Trung...” - Việt nam – ngoại giao theo mốt nô lệ - (Xuân VN).
- Đề xuất tăng quyền lực cho Chủ tịch nước — (BBC). “Bài báo này nay không thể truy cập được trên Tiền Phong Online, nhưng vẫn còn trên một số tờ báo khác” (độc giả liền méc: BBC đưa xong thì rồi nó cũng mất tiêu. Nhưng còn đây, đây nữa. Chỉ trang mạng “lớn”, như VTC thì gỡ rồi-chỉ còn trong cached). Đề tài rất thú vị và đáng bàn vào lúc này.- Tăng trách nhiệm Bộ trưởng trong bổ nhiệm lãnh đạo tập đoàn (DT). - Nguy cơ lãng phi hàng chục ngàn tỉ đồng: Thư cảnh báo của công ty Sơn Trường gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng về dự án cảng Lạch Huyện - (boxitvn).
Trước hết, không thể không nhắc tới những thông tin đồn thổi về ý tưởng của ông Chủ tịch nước từ khi mới lên và những thay đổi sau đó liên quan tới vấn đề này. Nghe đâu một số ban bệ đã được lập thêm trong Văn phòng Chủ tịch nước. Rồi thông tin gần đây trên Tuổi trẻ về việc đoàn công tác của Vụ Pháp luật của Văn phòng này đã “làm việc tại tỉnh Hưng Yên, nội dung làm việc liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất tại dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang, trong đó có vụ hai nhà báo bị hành hung” cũng đáng chú ý. Trước đó, trong bài Vụ đánh 2 nhà báo VOV: Người trong cuộc lên tiếng thì có đoạn “… Sáng nay (9-5), Vụ Pháp chế Văn phòng Chủ tịch nước cũng về làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên về toàn bộ vụ việc liên quan đến thu hồi đất tại Văn Giang, trong đó có nội dung hai nhà báo bị đánh.”
Nếu thử nhìn sang Nga sẽ thấy ngay một kinh nghiệm để tham khảo về lối “cân bằng quyền lực” giữa Tổng thống và Thủ tướng.
Biết đâu, đây sẽ là một “lối thoát”, một giải pháp “thỏa hiệp” giúp giải quyết tình trạng rất có thể là cực kỳ “căng” lúc này?
Thử hình dung, liệu có phải ông chủ tịch đã và đang dọn “sân bãi”, để “nhất cử lưỡng … lựa”? Hoặc là “giúp” ông thủ tướng “hạ cánh” qua bên đó, vẫn cảm thấy êm dịu, đỡ bị sốc, thậm chí lại còn oách xà loách, vẫn có quyền lực nhất định, tránh tình trạng “hồi tố”, như bài viết bữa kia điểm trên Tạp chí Phía trước (Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? Phần 3). Hoặc nếu ông thủ tướng không chịu “hạ cánh” qua đó, vẫn ráng giữ cái ghế quá “ngon” mà quá nguy (cho đất nước và cả ông) thì … coi chừng … Hề hề! Ông sẽ bị kiểm soát nhiều hơn, khó lường, ngay chính vào những yếu huyệt của mình, khi có một ông chủ tịch nước thêm quyền lực như “tổng thống” để soi lưng mình.
Đương nhiên, mọi chuyện không đơn giản chút nào. Ví như, liệu khi ông chịu qua đó, “nó” có chịu sửa Hiến pháp theo hướng “tổng thống” không? Chắc là phải có một “nghị quyết” … mật của Bộ chính trị để khẳng định điều này cho chắc ăn?
Bổ sung, độc giả Duy Ninh trích Hiến pháp 1946: “Điều thứ 47. Chủ tịch nước Việt Nam chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết … Điều thứ 49. Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà: a) Thay mặt cho nước.
b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân. c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ. d) Chủ toạ Hội đồng Chính phủ …”
- Phan Mai: Kiểm soát quyền lực (PLTP). “… dễ hiểu vì sao các học giả lại khẳng định Chủ tịch nước là chức vụ cao nhất của Nhà nước, thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì chức danh này phải được nắm các bộ công lực gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao; còn Thủ tướng Chính phủ nắm những bộ còn lại và quản lý chính quyền địa phương. Có ý kiến còn đề xuất thiết chế Chủ tịch nước nên là người đứng đầu cơ quan hành pháp nhưng có tính độc lập tương đối đối với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.”
- TS Nguyễn Minh Phong: Khắc phục hiện tượng “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” trong tái cấu trúc kinh tế (ND). “Sự cố kết của các nhóm lợi ích với các nhà hoạch định chính sách theo tư duy nhiệm kỳ dễ dẫn tới các hành vi tham nhũng hoặc trục lợi, vun vén cá nhân. Ðó là những biểu hiện tha hóa trong sử dụng quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị ở các cấp, lĩnh vực, vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật, ăn bám trong quá trình phát triển và tái cơ cấu kinh tế, phá vỡ trật tự, kỷ cương, làm băng hoại các giá trị truyền thống trong các quan hệ cộng đồng và quan hệ trong xã hội công dân.”
- Thao thức đêm nay (Đông Ngàn). “Nền kinh tế đất nước đi đến mức thê thảm hôm nay chắc chắn là thành quả của thập kỉ lộng hành mua quan bán chức phát tác.“ - BÁ TÂN: Chống tham nhũng bằng… nói suông — (Nguyễn Thông).
- Nhức nhối xi măng và những cái tên bị “điểm mặt” (DT).
- Tam Thái: Người Việt từ internet, ông Tây sốt sắng thế thiên hành đạo (PNTD). “…sau một thời gian dài liên tục tăng không biết mệt, từ đầu năm đến nay, số người dùng internet tại Việt Nam đã liên tục giảm.” - Méo mặt vì vài nghìn bọ, thảnh thơi với nợ 1.000.000.000.000.000 đồng. Ai giỏi tính nhanh con số dài thoòng kia là bao nhiêu ta? Một triệu tỉ đồng đấy trời ạ!
- Quản lý doanh nghiệp Nhà nước gây mất vốn phải bồi thường (PLTP).
- BÌNH PHƯỚC: Đình chỉ sinh hoạt Đảng phó chánh thanh tra sở KH-ĐT (NLĐ). - Cách chức chủ tịch, phó bí thư thị trấn với ông Tỏ (PLTP). - Bắt tạm giam nguyên chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân.
- TÊN ĐƯỜNG PHỐ “CÓ YẾU TỐ CỘNG SẢN” SẼ BỊ CẤM? (NCTG). Tụi nầy mang tiếng là “Tây” mà cực đoan, chấp nhặt. Ta sau này không nên làm vậy, mà có thể gom về một nơi cho gọn là ổn.
- Ðoàn Thanh Liêm – Xã hội Dân sự, đó chính là sự Sáng tạo (DL).
- Không đẩy sự thất thoát điện, nước về phía dân (PLTP).
- CHUYỆN THỊ THỰC là thứ có thể kiếm chác của nhân viên sứ quán với “một bộ phận dân tộc” (NCTG). - Khi người phụ nữ Việt Nam… trần truồng - (DLB). - - Hỡi ôi Bà Mẹ Miền Nam! - Minh Văn – Xứ Sở của những người Điên (DL). - Thái Hiền – Bao giờ người Việt được sống thật, được nói thật?
- Rủi ro khi mua nhà xây lụi – Bài 3: Còn thiếu chỗ ở là còn nhà xây lụi (PLTP).
- Viết tiếp bài “SDU: Ru ngủ đối tác, cam kết kiểu “chợ trời”: Nhà thầu phụ tố cáo SDU đến cơ quan Công an (DT).
- Blog Trịnh Hội: Hội & Ngộ (VOA).
- Việt Nam, Ireland sẽ ký thỏa thuận về con nuôi sau 2 năm đình chỉ — (VOA).
- Một phụ nữ Việt trở thành tân đại diện UNHCR ở Úc — (VOA).
- CHIẾN TRANH NAM BẮC MỸ (1961-1865): CÂU CHUYỆN TẠI LÀNG APPOMATTOX (TSYG).
- TS Nguyễn Sĩ Phương, CHLB Đức: Sức mạnh nào sau tấm thảm chấn động chính trường? (boxitvn).
- Thủ tướng Nga đến Kuril khẳng định chủ quyền — (RFI). - Nhật phản đối chuyến thăm đảo của Thủ tướng Nga (TTXVN). - Nga – Nhật lại căng thẳng về quần đảo tranh chấp (DT). - Thủ tướng Nga thăm đảo tranh chấp (TN).
- Hàn Quốc, Nhật Bản bí mật ký tắt Hiệp định quân sự lịch sử (DT).
- Một nhà hoạt động Hàn Quốc có thể bị bắt vì đi Bắc Triều Tiên trái phép — (RFI). - Triều Tiên không tuân hành lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc — (VOA).
- Tân lãnh đạo Hồng Kông đối mặt với nhiều thách thức — (VOA).
<- Nông dân và ngư dân Hàn Quốc phản đối hàng Trung Quốc (PLTP). “Những người biểu tình cho rằng hiệp định sẽ khiến hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc tràn ngập thị trường Hàn Quốc, đe dọa sức khỏe người dân và giết chết nông nghiệp và ngư nghiệp nội địa”.
- Toàn bộ nội dung bài báo đã làm cho chính phủ Trung Quốc chặn trang Bloomberg và Businessweek trong mấy ngày qua: Thân nhân triệu phú của Tập Cận Bình tiết lộ sự giàu có bên trong tầng lớp cao cấp ở Trung Quốc (Bloomberg).
- Trung Quốc: Biểu tình lớn chống dự án nhà máy gây ô nhiễm ở Tứ Xuyên — (RFI). – TQ ngưng xây nhà máy vì bị dân biểu tình — (BBC). – Trung Quốc sẽ trừng phạt người biểu tình chống đối vấn đề môi trường — (VOA). - TQ ngưng dự án nhà máy kim loại sau các cuộc biểu tình (VOA). - Biểu tình lớn tại Tứ Xuyên (TN).
- Miến Điện trả tự do cho khoảng 20 tù chính trị — (RFI). – Miến Ðiện thả 20 tù nhân chính trị trong đợt tổng ân xá — (VOA). - Myanmar thả tù nhân, xây sân bay (TN). - Tranh cãi tên nước (NLĐ).
- Tàu giám hộ Trung Quốc đã đến Trường Sa: Chinese patrol ships reach Nansha Islands (Xinhua). - Tàu giám hộ Trung Quốc đến Trường Sa để thực hiện “nhiệm vụ thanh sát”: Chinese patrol ships reach Spratlys to conduct ‘observations’ (GMA News).
- Những hình ảnh về lịch sử đội quân Hoàng Sa đầu tiên của Việt Nam (GDVN). - Miệt mài “góp đá” gửi Trường Sa (TT). - Tình nguyện ra Trường Sa làm việc (TP). - Nghĩa cử ở Nhà giàn DK1 (TP). - Biển đảo của ta ! Nói cho mà biết ! (Thăng Long). “Trường
Sa, Hoàng Sa không thể mất/ Nếu chúng ta còn sống trên đời/ Năm nối
tiếp năm, người tiếp bước chân người/ Đủ sức để giữ gìn biển đảo !”
- TRĂM Ý NGHĨ ĐỔ VỀ BỜ HỒ (Thùy Linh). - CHƠI HAY, CHƠI CÓ TRÁCH NHIỆM MỚI LÀ DÂN CHƠI (Bố cu Hưng). “Mình
đi biểu tình, nó có thua không? – Nó không thua, nhưng nó sẽ yếu đi.
Biểu tình là cách làm lan toả hào hứng để nhiều người cùng chơi, thì
mình sẽ mạnh lên”.
- LÝ SƠN – MÙA KHÔNG CÓ TỎI (Mai Thanh Hải).
- Những hành động khiêu khích mới của Manila: Manila’s new provocations. – Trung Quốc thúc giục Philippine hành động hợp tác hơn: Philippines urged to act cooperatively (China Daily).
- Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ (BBC).
- Bùi Thị Minh Hằng: THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP GỬI ĐẾN TOÀN THỂ NHỮNG NGƯỜI CÓ LƯƠNG TÂM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI — (Mai Xuân Dũng). - BÙI HẰNG TUYÊN BỐ TỰ THIÊU ĐỂ PHẢN ĐỐI ĐÀN ÁP — (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Dân chủ và Phật giáo (TC Thời đại).
- MỘT BÀI TRÊN TIỀN PHONG, ĐẤT VIỆT, VTC BỊ GỠ XUỐNG VÌ ĐỀ XUẤT CẮT GIẢM QUYỀN LỰC CỦA THỦ TƯỚNG ĐỂ CHỐNG THAM NHŨNG ? — (Phạm Viết Đào).
- Tản mạn ngày 4-7 (Hiệu Minh).
- Rau muống, lạm phát và mua bán dâm (Hiệu Minh). BTV:
Nhìn cái tựa là biết ngay bài viết nói tới ông nghị nào rồi. Độc giả
thử đoán trước khi bấm vào bài này nhé. Nếu đoán sai thì tự phạt bằng
cách, mỗi ngày phải vào bản tin hàng ngày trên trang BS đọc ít nhất 10
lần. He he…
- KHÔNG PHẢI NHÀ NƯỚC NUÔNG CHIỀU. Không phải… (Hồ Lâm).
- Bất thường trong vụ kê khai thuế sớm của Petrolimex (Mạnh Quân).
- Đỗ Trung Quân: Báo & nhà báo — (HDTG). “Ở
tư cách nhà báo anh viết ‘Nhà nước không kiểm duyệt là một chuyên.
Nhưng nhà báo có dám làm đúng thiên chức của mình là thông tin trung
thực, khách quan, dám nói sự thật, dám có chính kiến hay không là thuộc
về bản lĩnh nhà báo. Còn nếu làm báo theo ‘tư duy công báo’ thông tin
một chiếu, né tránh sự thật…thì chính nhà báo đã tự đánh mất tự do của
mình…’ ”
- Bị phanh phui tiêu cực, ông Nguyễn Nam Trang Trưởng ban chuyên đề Đài PTTH Vĩnh Phúc xúc phạm, hăm dọa đồng nghiệp (Tầm nhìn). - Phóng viên đài huyện “dọa giết” phóng viên đài tỉnh!? (Bee).
KINH TẾ
- Kinh tế Việt Nam: ‘Bơi không áo tắm’ — (BBC).
- Sẽ cần gói kích cầu 2012? (VEF). - Từ nay đến cuối năm sẽ giải ngân trung bình 22.000 tỉ đồng/tháng (DT). - Tăng tín dụng hỗ trợ sản xuất, doanh nghiệp (TP).
- Tiền ở đâu để mua nợ xấu? (VOV). - Không dùng tiền mặt để xử lý nợ xấu ngân hàng (TN). - Giải quyết nợ xấu để phá băng tín dụng (PLTP).
- Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Gấp rút khơi thông tín dụng (TN). - Doanh nghiệp bình ổn thị trường gặp khó. – Tạm bợ bằng Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản (ND). – Quản lý và bình ổn thị trường phân bón.
- Cài người để giám sát chặt DNNN (PLTP).
- Toàn cảnh kinh tế-tài chính 3-7-2012 (VF). - Hỏi Uncle Sam: Kinh tế 2012H2 sống chết ra sao? Hic! Bài có mấy dòng mà tới 47 cái còm.
- EVN sẽ “xóa sổ” tiếp 5 công ty thủy điện (VnEco). - EVN phải rút kinh nghiệm việc tăng giá điện (VNE). - Bộ trưởng Đam: EVN tăng giá điện “không khéo” (DT). - Tăng giá điện:Bộ Công Thương cần rút kinh nghiệm (TQ). – Tăng giá điện phải minh bạch (VNN).
- Giảm giá xăng: Doanh nghiệp chưa muốn chủ động? (VTC). - Tăng thuế nhập khẩu xăng lên 12% (TN). - Giá xăng dầu giảm 5 lần: Cước vận tải “ngoan cố” đứng im (DV).
- BĐS vốn ngoại: Dự án bỏ hoang, chủ đầu tư mất dạng (VEF). - ‘Bom’ phá giá địa ốc: Chưa nổ đã xịt (VTC).
- Một tuần, ba ngân hàng đón CEO mới? (VnEco).
- “Đuổi” ngân hàng “nói một đằng làm một nẻo” (Infonet).
- Chậm giải ngân các dự án ODA: Thiếu vốn đối ứng (GTVT).
- Tăng trưởng chậm trên toàn Châu Á — (BBC).
- Chính phủ Pháp công bố chính sách kinh tế tiết kiệm (RFI).
- Công trái châu Âu, công cụ thúc đẩy tăng trưởng ? — (RFI).
- Vụ Barclays thao túng lãi suất liên ngân hàng đe dọa uy tín nền tài chính Anh — (RFI). – Giám đốc ngân hàng Barclays từ chức — (BBC).
- Những vấn đề ở châu Âu làm chậm đà phục hồi kinh tế Mỹ (VOA).
- “Việt Nam muốn cứu tăng trưởng, không dễ!” (VnEco).
- Lãi suất cho vay vẫn… trên trời (SGTT). - Lãi suất huy động không thấp như công bố (SGTT).
- Giá vàng tăng mạnh, USD tự do đứng giá (VnEco). - Vàng giả tái xuất tại Việt Nam? (ĐV).
- Xăng giảm để điện tăng? (VnEco).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nâng cấp Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (TT).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 56) - (Nhật Tuấn). (Nhân bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo).
- PHẠM TƯỜNG VÂN: BÙI NGỌC TẤN – NGƯỜI CHĂN KIẾN (Nguyễn Trọng Tạo). - CHUYỆN “KHÚC HÁT SÔNG QUÊ” (Ngô Minh).
- HOÀNG NGỌC HIẾN VÀ BỨC CHÂN DUNG 80. - HOÀNG NGỌC HIẾN: GIỌNG ĐIỆU TRONG VĂN CHƯƠNG. - HOÀNG NGỌC HIẾN – NHÀ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH MỚI. - HOÀNG NGỌC HIẾN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TOÁN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình: Sức cuốn hút lớn với giới trí thức (TTVH). - Giao lưu với bà Nguyễn Thị Bình (TN).
- Chiêm ngưỡng Tây Côn Lĩnh huyền thoại từ… yên xe đạp (Bee).
- Cách ăn thể hiện…văn hóa? (VNN). Mời xem lại bài: Bực mình như đi ăn buffet (VEF).
- Tản mạn về kịch Sài Gòn (TTVH).
- Thẻ hành nghề có làm sạch môi trường nghệ thuật? (TQ). - Thẻ hành nghề biểu diễn: Quan trọng là cách làm (NLĐ).
- Liên hoan điện ảnh, truyền hình thể thao và du lịch quốc tế (TN).
- Tranh cát Việt Nam được giới thiệu tại Anh (VNE).
- Sách kỳ lạ: Hai tháng không đọc, chữ biến mất (Bee).
- Lễ hội Điện Ảnh Human Rights Watch khai mạc ở New York — (VOA).
- Hồi giáo cực đoan phá hủy 7 lăng mộ thánh nhân đạo Hồi tại Mali — (RFI). – Di tích Timbuktu bị đe dọa (BBC). – Phiến quân Hồi giáo Mali tiếp tục phá hủy các đền cổ ở Timbuktu — (VOA).
- ‘Thành tích yếu kém của vận động viên Trung Quốc là do thịt nhiễm hóa chất’ — (VOA).
- Anh công bố đoàn điền kinh thi Olympic — (BBC). – Từ Lào đến Anh rước đuốc Olympics — (BBC).
- Để lấy lại Thanh Danh cho hai nhân vật lịch sử: Hòa Thượng Liên-Hoa và Công Chúa Long-Thành (Chùa Phúc Lâm).
- Nhớ Kim Lân (Quê choa).
- DÐTK – Nhà văn Nguyễn Mộng Giác qua đời (DĐTK). – Tiếc thương Nguyễn Mộng Giác, 1940-2012 – MÙA BIỂN ĐỘNG
- Đất (Triệu Xuân).
- Nước chấm “đểu” có giết ẩm thực Việt? (SGTT).
- Niềm tin vượt qua sợ hãi (SGTT). Nói về bộ phim về bà Aung San Suu Ky, The Lady.
- Rước đuốc Olympics từ không trung (BBC).
- Quý Phước nhưng không có phước (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế như thế nào? (TVN).
- Hơn 800.000 thí sinh đăng ký thi đợt 1 (TT). - Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: 73% thí sinh đến làm thủ tục (NLĐ). - Chỗ trọ tăng giá (TT).
- Sau các buổi thi sẽ giữ lại thiết bị để kiểm định (TTXVN). – “thì tương lai” chết yểu sau 24h — (Đào Tuấn). - Nếu thi đại học 3 môn trong 1 ngày sẽ tiết kiệm 200 tỉ đồng (VNE). - Thí sinh nhộn nhịp lên chùa dâng sớ “cầu thi” (Bee). – Quan trọng nhưng đừng nghiêm trọng (TN).
- Hà Nội: Bắt thăm tuyển sinh vào trường mầm non (TTXVN).
- Triệt phá ổ nhóm làm bằng tiến sĩ giả (LĐ). Thế cái Bộ G… phải gọi là tập đoàn sản xuất bằng tiến sĩ giấy nha.
- Phải công khai thông tin về cấp văn bằng (TN).
- PGS. Văn Như Cương lại “bắt lỗi” chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2012 (GDVN).
- Vụ thầy giáo “than thở”: Chỉ viết tường trình, không bị kiểm điểm! (NLĐ).
- Giấc mơ người cha 7 lần đưa con đi thi (VNN).
- Khoa học Việt Nam đã mất động lực? (ĐV).
- Phát sốt với cậu bé viết chữ đẹp như đánh máy (VNN/ PLTP).
- Phát hiện loại protein gây bệnh ung thư vòm miệng (PLTP).
- Định vị không cần vệ tinh (TN).
- Đề Toán tuồn ra ngoài, đề nghị công an vào cuộc (VNN). - Hơn 660.000 người ứng thí, 23 thí sinh bị kỷ luật. - Môn Toán sẽ có nhiều điểm 5 – 7 (VNN). - Nhiều thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại di động (TP). - Bán bài giải đề thi giả trước cổng trường (TP).
- Chui vào gầm giường Bộ GIÁO DỤC nhìn ra — (PHAIR ZIOS). – Phiếm: Ai thi ai gác? (SGTT). - Đại Học chẳng phải là một cái gì đó quá ư to tát (TTXVA).
- THẤT BẠI (Tâm sáng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 15 thuyền viên VN hết thức ăn, gặp nạn ngoài khơi Ấn Độ (NLĐ).
- Tai nạn sinh nở ở Quảng Ngãi đều có lỗi bác sĩ (TN).
- Thích rau xấu, quả sâu: Mốt tiêu dùng thời nhiễm độc (VEF).
- Nổ khí methane làm 4 người thiệt mạng tại một mỏ than ở Việt Nam — (VOA).
- Giả bác sĩ, công an vào bệnh viện lừa đảo (VNN). - “Thầy bùa” chữa bệnh đánh bầm người bệnh nhân (TN).
- Cú lừa ngoạn mục sổ tiết kiệm 2,9 tỉ đồng (VNN). - Bắt tạm giam nguyên chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân (TN).
- Bắt “chuyên gia” lừa đảo bằng sổ đỏ giả (TN).
- Thả nổi xe cứu thương “nhái” (NLĐ).
- Thưởng tiền cho người cai nghiện ma túy thành công (TN).
- Sông Ba đòi “nợ” nước (PLTP).
- TP.HCM: Mưa lớn, ngập cục bộ một số tuyến đường (PLTP).
- Lời kể của nhân chứng vụ chân người trôi sông (Bee).
- Suýt ở tù vì gạch bỏ cam kết (PLTP).
- Nghi vàng giả, công nhân ùn ùn bán vàng (TN). - Nghi mua nhầm vàng giả, hàng trăm người vây tiệm vàng (VTC).
- Điêu đứng vì “cò” xuất khẩu lao động (TN). - Xuất khẩu lao động có thực sự mang lại cơ hội đổi đời? (VTC).
- Australia, Indonesia thảo luận về việc giải quyết nạn đưa lậu người (VOA).
- Tương lai nước Đức sẽ phụ thuộc vào người nhập cư — (RFI).
- Gà Trung Quốc nhiễm cúm gia cầm H5N1 (PLTP). - Trung Quốc cấm món súp vi cá trong các buổi tiệc của chính phủ — (VOA).
- Nghiên cứu tác động của thủy điện trên sông Mekong (TTXVN).
- Ấn Độ: Mưa mùa ít khiến nông gia lo ngại — (VOA). - Lũ dữ hoành hành Ấn Độ (TN).
- Mỹ chấp thuận cho sử dụng cụ xét nghiệm HIV tại nhà (VOA).
- Ối giời! Những loài thực vật mang hình “nhạy cảm” vì nó quá giống những vùng … nhạy cảm (Bee). Vô coi nhanh không là Bộ Bốn Tờ nó thổi còi giờ.
- Chợ cô dâu Việt trên mạng (TT).
- Việt Nam bỏ hình phạt cải tạo đối với gái mại dâm: Vietnam Says Goodbye to Sex Worker Detention (SOROS.ORG).
QUỐC TẾ
- Đối lập Syria siết chặt hàng ngũ chuẩn bị cho thời kỳ hậu Assad — (RFI). – Assad ngỏ ý tiếc vụ bắn rơi F-4 — (BBC). – Tổng thống Syria ‘hối tiếc’ về việc bắn rơi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ — (VOA). – LHQ: Cả hai bên phải chịu trách nhiệm về các vụ ngược đãi nghiêm trọng ở Syria — (VOA). - Syria bị tố dùng cực hình tra tấn tù nhân (VTC).
- Iran thử tên lửa đạn đạo để đáp trả những đe dọa (VOA). - Iran, Mỹ khuấy động vịnh Ba Tư (TN). - Mỹ sẽ tấn công Iran trong tháng 10? (ĐV). - Mỹ tăng quân tới vùng Vịnh để cảnh báo Iran (LĐ). - Iran và Hoa Kỳ đều tỏ thái độ cứng rắn, tiếp tục căng thẳng tại vùng Vịnh (RFI).
- 36 người chết trong các cuộc tấn công ở Iraq — (VOA).
- LHQ thương thuyết về Hiệp ước chế tài buôn bán vũ khí — (RFI). - Chính quyền Mỹ cân nhắc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân (LĐ).
- HRW kêu gọi Afghanistan bảo vệ tự do báo chí — (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ: Pakistan mở lại đường tiếp vận cho NATO (VOA).
- Hòa đàm Ấn Độ, Pakistan tập trung vào chủ đề khủng bố (VOA).
- Libya thả 4 giới chức của Tòa án Hình sự Quốc tế — (VOA).
- Triển lãm đánh dấu 50 năm Algeria độc lập (VOA).
- 5 binh sĩ Thái Lan bị nã đạn và tấn công bằng bom (TTXVN).
- Người về nhì trong cuộc bầu cử tổng thống Mexico tố cáo có gian lận — (VOA).
- Khám xét nhà ở của cựu tổng thống Pháp Sarkozy (TTXVN).
- Hàng loạt nghị sĩ ly khai khỏi đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản — (RFI).
- TIỀM NĂNG TRỚ TRÊU CỦA PUTIN — (BS Hồ Hải).
- Vợ chồng ông Dominique Strauss-Kahn ly thân từ một tháng qua (RFI).
- Nga: Phương Tây đã xuyên tạc thỏa thuận về Syria (TTXVN). - Mỹ “giăng bẫy” Nga như thế nào? (VNN).
- Nga sắp có thêm máy bay ném bom chiến lược (VnMedia).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 03/07/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 03/07/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 03/07/2012; + Cuộc sống thường ngày – 03/07/2012; + Thời sự 19h – 03/07/2012. 1118. Thân nhân triệu phú của Tập Cận Bình tiết lộ sự giàu có bên trong tầng lớp cao cấp ở Trung Quốc
Posted by basamnews on 04/07/2012
BloombergThân nhân triệu phú của Tập Cận Bình tiết lộ sự giàu có bên trong tầng lớp cao cấp ở Trung Quốc
Nhóm tác giả và biên tập: Michael Forsythe; Shai Oster; Natasha Khan; Dune Lawrence; Amanda Bennett; Peter Hirschberg; Ben RichardsonNgười dịch: Dương Lệ Chi
29-06-2012
Ông Tập Cận Bình, người đang chuẩn bị trở thành chủ tịch kế tiếp của Trung Quốc, đã cảnh báo các quan chức tại một hội nghị chống tham nhũng năm 2004: “Hãy kiểm soát vợ chồng, con cái, người thân, bạn bè và thuộc cấp của các đồng chí, và nguyện không sử dụng quyền lực để trục lợi cá nhân“.
Khi ông Tập thăng tiến trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, gia đình mở rộng của ông đã phát triển lợi ích kinh doanh của họ gồm khoáng sản, bất động sản và thiết bị điện thoại di động, theo tài liệu công khai do Bloomberg biên soạn.
Các lợi ích này bao gồm đầu tư vào các công ty với tổng trị giá là 376 triệu đô la, 18% cổ phần đầu tư gián tiếp trong một công ty đất hiếm có trị giá 1,73 tỉ đô la, nắm giữ cổ phần 20,2 triệu đô la trong một công ty công nghệ có trong giao dịch chứng khoán. Các con số này không hạch toán các khoản nợ và do đó không phản ánh giá trị tài sản thực của gia đình.
Tài liệu cho thấy, không có tài sản nào có nguồn gốc từ ông Tập, sẽ bước sang tuổi 59 trong tháng này, hay vợ của ông là bà Bành Lệ Viên, 49 tuổi, một ca sĩ nổi tiếng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, hoặc cô con gái của họ. Không có dấu hiệu ông Tập can thiệp để thúc đẩy các giao dịch kinh doanh cho người thân của ông, hoặc bất kỳ hành vi sai trái nào của ông Tập, hoặc gia đình mở rộng của ông.
Trong khi các khoản đầu tư được nhiều công ty che giấu khỏi ánh mắt công chúng, chính phủ hạn chế việc tiếp cận các tài liệu của công ty và trong một số trường hợp bị kiểm duyệt trên mạng, các khoản đầu tư đó được xác định trong hàng ngàn trang hồ sơ lưu trữ.
Manh mối này cũng dẫn đến một ngôi biệt thự trên sườn đồi nhìn ra biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam) ở Hong Kong, với trị giá ước tính khoảng 31,5 triệu đô la. Công tắc chuông cửa lủng lẳng nối với dây điện, và hàng xóm ở đó cho biết nhiều năm qua không có ai ở trong căn nhà này. Gia đình này sở hữu ít nhất sáu tài sản khác ở Hồng Kông với tổng giá trị ước tính 24,1 triệu đô la.
Ban Thường vụ
Ông Tập được thăng tiến trong đảng ba thập niên qua, đã giữ các chức vụ lãnh đạo ở một vài tỉnh và vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị hồi năm 2007. Trên đường thăng tiến, ông đã xây dựng uy tín cho một chính phủ trong sạch.
Ông dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng ở Chiết Giang, một tỉnh duyên hải giàu có, nơi ông đã đưa ra cảnh báo “kiểm soát” nói trên cho các quan chức trong năm 2004, theo một tài liệu do Nhân Dân Nhật báo công bố. Ở Thượng Hải, ông được đưa lên nắm giữ chức bí thư thành ủy sau vụ bê bối 3,7 tỉ nhân dân tệ (khoảng 582 triệu đô la).
Một bức điện tín hồi năm 2009 của Đại Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, dẫn lời một người quen của ông Tập nói rằng, ông không bị mua chuộc, cũng không bị tiền bạc chi phối. Ông Tập đã “đánh bại xã hội thương mại hóa Trung Quốc, với những kẻ mới phất, quan chức tham nhũng, đánh mất giá trị, phẩm giá và lòng tự trọng”, bức điện của Wikileaks tiết lộ như thế, dẫn lời người bạn này. Wikileaks là trang công bố các tài liệu mật về chính phủ trên mạng.
Một phát ngôn viên của chính phủ Mỹ từ chối bình luận về tài liệu này.
Chia chát kinh tế
Bất mãn gia tăng do các gia đình có thế lực nhất của Trung Quốc phân chia lợi lộc trong tăng trưởng kinh tế, đặt ra thử thách cho Đảng Cộng sản. Khoảng cách thu nhập ở thành thị Trung Quốc lớn hơn so với bất kỳ nước nào khác ở châu Á trong 20 năm qua, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế .
“Một người Trung Quốc bình thường sẽ tức giận khi biết được các giao dịch làm ăn mà người ta kiếm được hàng trăm triệu đô la, hay thậm chí hàng tỷ đô la, bằng cách kinh doanh ảnh hưởng chính trị“, ông Barry Naughton, giáo sư về kinh tế Trung Quốc, thuộc trường Đại học San Diego (UCSD), đã không đề cập cụ thể đến gia đình ông Tập.
Giám sát của sự giàu có của các quan chức đang gia tăng, trước sự chuyển giao quyền lực 10 năm một lần vào cuối năm nay, khi ông Tập và các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ kế tiếp chuẩn bị được thăng chức. Bạc Hy Lai bị lật đổ hồi tháng 3, ông Bạc là người nắm giữ chức vụ hàng đầu của đảng ở thành phố lớn nhất Trung Quốc, bị cáo buộc tham nhũng và liên quan đến vụ bê bối giết người, đã làm gia tăng sự tức giận của công chúng về chủ nghĩa thân hữu và tham nhũng. Nó cũng thúc đẩy việc đòi hỏi các quan chức hàng đầu tiết lộ tài sản của họ trong các bài xã luận trên hai ấn phẩm tài chính Trung Quốc và từ các blogger. Gia đình ông Bạc đã tích lũy tài sản ít nhất là 136 triệu đô la, Bloomberg News đưa tin hồi tháng 4.
Lãnh đạo cách mạng
Ông Tập và những người anh em của ông là con của ông Tập Trọng Huân, một chiến binh cách mạng đã giúp Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong việc kiểm soát Trung Quốc vào năm 1949, với cam kết chấm dứt hàng thế kỷ bất bình đẳng và sự lạm quyền để trục lợi cá nhân. Điều đó đã làm cho họ trở thành “những Thái tử Đảng” con dòng cháu giống của các quan chức hàng đầu và các nhân vật trong đảng, những người mà dòng dõi của họ có thể giúp họ sử dụng ảnh hưởng trong chính trị và kinh doanh.
Hầu hết các tài sản của gia đình mở rộng của ông Tập do Bloomberg tìm thấy đều thuộc sở hữu của người chị ông là bà Tề Kiều Kiều, 63 tuổi, và chồng bà là ông Đặng Gia Quý, 61 tuổi, với con gái bà Tề là Trương Yến Nam, 33 tuổi, theo hồ sơ công khai do Bloomberg sưu tập.
Ông Đặng nắm giữ 18% cổ phần gián tiếp trong công ty Tungsten Group Corp, một công ty sản xuất đất hiếm và kim loại hiếm ở tỉnh Giang Tây, tính đến thời điểm gần đây nhất là ngày 8 tháng 6. Đất hiếm được sử dụng trong các tua-bin gió và các loại bom thông minh của Mỹ, giá cả đất hiếm tăng vọt khi Trung Quốc thắt chặt nguồn cung cấp.
Tập đoàn Yuanwei
Bà Tề và ông Đặng đã nắm giữ số tài sản tại Công ty Đầu tư Yuanwei ở Thẩm Quyến, một công ty kinh doanh bất động sản và nhiều ngành nghề khác, với tổng trị giá 1,83 tỉ nhân dân tệ (khoảng 288 triệu đô la), theo hồ sơ tháng 12 năm 2011 cho thấy. Các công ty khác trong Tập đoàn Yuanwei hoàn toàn thuộc sở hữu của vợ chồng này, với tổng số tài sản trị giá ít nhất là 539,3 triệu nhân dân tệ (khoảng 84,8 triệu đô la).
Một khoản đầu tư trị giá 3,17 triệu nhân dân tệ của cô Trương tại công ty Hiconics Drive Technology Co., có trụ sở ở Bắc Kinh, đã tăng 40 lần kể từ năm 2009, hiện lên tới 128,4 triệu nhân dân tệ (khoảng 20,3 triệu đô la) theo trị giá khi đóng cửa hôm qua ở Thâm Quyến.
Liên lạc với ông Đặng bằng điện thoại di động, ông cho biết ông đã nghỉ hưu. Khi hỏi về người vợ của ông, về cô Trương và chuyện kinh doanh của họ trên khắp đất nước, ông nói: “Không thuận tiện cho tôi để nói với quý vị nhiều thứ về chuyện này“. Cố gắng liên lạc trực tiếp với bà Tề và cô Trương hoặc gọi điện thoại cho họ ở công ty và fax, cũng như đến các địa chỉ tìm thấy trong hồ sơ, cũng đã không thành công.
Công ty New Postcom
Người anh rể của ông Tập Cận Bình, ông Ngô Long, điều hành một công ty viễn thông có tên New Postcom Equipment Co. Tính đến ngày 28 tháng 5, công ty này do những người bà con – phía gia đình vợ của em trai ông – sở hữu, theo tài liệu công khai và một cuộc phỏng vấn với một trong những người chủ đăng ký công ty.
New Postcom đã thắng các hợp đồng trị giá hàng trăm triệu nhân dân tệ từ công ty chính phủ, China Mobile Communications Corp., là công ty điện thoại có số người sử dụng đông nhất thế giới, theo các nhà phân tích ở công ty tư vấn BDA China Ltd., có trụ sở tại Bắc Kinh, tư vấn cho các công ty công nghệ.
Đã liên lạc với hàng chục người trong hai tháng qua nhưng không ai bình luận về tài liệu công bố liên quan đến gia đình ông Tập do sự nhạy cảm của vấn đề. Các thông tin chi tiết từ những trang Web mô tả một trong những người cháu gái của ông Tập Cận Bình và ông chồng người Anh của cô này cũng đã bị xóa sau khi liên lạc được với hai người.
Tổng số tài sản từ các công ty mà gia đình ông Tập sở hữu chỉ cho thấy quy mô của các doanh nghiệp của họ, chứ không cho thấy lợi nhuận. Giá trị tài sản ở Hồng Kông được tính bằng cách dựa trên các giao dịch gần đây của những căn nhà tương tự để so sánh.
Chứng minh thư
Sự tính toán của Bloomberg chỉ bao gồm tài sản, bất động sản và các cổ phần, trong đó có tài liệu về quyền sở hữu của một thành viên trong gia đình và số tiền có thể đã được ấn định rõ ràng. Tài sản đã được truy tìm bằng cách sử dụng hồ sơ công khai và hồ sơ kinh doanh, các cuộc phỏng vấn những người quen và số chứng minh thư ở Hồng Kông và Trung Quốc.
Trường hợp các thành viên trong gia đình sử dụng các tên gọi khác nhau ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, thì Bloomberg xác minh danh tính bằng cách nói chuyện với những người đã gặp họ và thông qua nhiều tài liệu của công ty cho thấy có cùng tên và dùng chung địa chỉ.
Bloomberg cung cấp một danh sách các cổ phần do gia đình của ông Tập sở hữu cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhưng chính phủ đã từ chối bình luận.
Tháng 10 năm 2000, gia đình ông Tập Trọng Huân họp mặt vào dịp sinh nhật lần thứ 87 của ông để chụp ảnh tại một nhà khách chính phủ ở Thâm Quyến, hai năm trước khi lão trượng (tức Tập Trọng Huân) qua đời. Thành phố lớn phía Nam này có biên giới giáp Hồng Kông hiện là một thành phố giàu nhất Trung Quốc, một phần là nhờ ông Tập Trọng Huân. Ông thuyết phục cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tiên phong để thử nghiệm Trung Quốc mở cửa thị trường, ở nơi trước đây là một ngôi làng đánh cá.
Ảnh gia đình
Ông Tập Trọng Huân đã dạy dỗ con cái thấm nhuần tinh thần cách mạng, theo các bài tường thuật từ các phương tiện truyền thông nhà nước, mô tả ông là một nhà lãnh đạo có nguyên tắc và đạo đức. Các thành viên trong gia đình kể lại trong các cuộc phỏng vấn về cách mà ông cho con cái ăn mặc quần áo cũ, vá víu như thế nào.
Theo một cuốn sách tưởng niệm Tập Trọng Huân, ông cũng đã không cho phép cô Kiều Kiều học trường cấp hai ở Bắc Kinh theo lựa chọn hàng đầu của con gái mình, ngôi trường này đã nhận cô vào học, mặc dù cô thiếu nửa điểm mới đạt yêu cầu. Thay vào đó, cô học ở một trường khác, lấy họ Tề của người mẹ, để các bạn cùng lớp không biết lý lịch của cô. Kiều Kiều và em gái An An đôi khi cũng sử dụng họ Tập của người cha.
Trường Đảng
Trong một bài phát biểu ngày 1 tháng 3 năm nay trước khoảng 2.200 cán bộ tại trường Trung ương Đảng ở Bắc Kinh, nơi các đảng viên được đào tạo, ông Tập Cận Bình nói rằng, một số người gia nhập đảng bởi vì họ tin rằng đó là cái vé để làm giàu. Theo một bản ghi lại bài phát biểu của ông trong một tạp chí chính thức, ông nói: “Bây giờ khó khăn hơn, nhưng quan trọng hơn bao giờ hết để giữ cho đảng trong sạch“.
Tập Minh Trạch, con gái ông, tránh sự quan tâm của công chúng. Cô học tại trường Đại học Harvard ở Cambridge, bang Massachusetts, với cái tên giả.
Việc thăng chức của ông Tập lên thay thế ông Hồ Cẩm Đào làm lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc vẫn chưa chính thức. Ông phải được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản lựa chọn trong một cuộc họp vào cuối năm nay và sau đó phải được cơ quan lập pháp của đất nước chọn làm chủ tịch vào tháng 3 năm tới.
Đặng Tiểu Bình
Sự bất bình về việc các đảng viên cao cấp cầm quyền, biến quyền lực chính trị thành tài sản cá nhân như thế nào, đã tồn tại từ khi các cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình bắt đầu cách đây ba thập niên, khi ông nói rằng một số người có thể làm giàu trước, rồi giúp đỡ những người khác làm giàu sau đó.
Thân nhân của các quan chức hàng đầu khác đã ngụy tạo sự nghiệp kinh doanh. Con trai của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là người đồng sáng lập một công ty tư nhân. Con trai của ông Chu Dung Cơ, người tiền nhiệm ông Ôn Gia Bảo, đứng đầu một ngân hàng đầu tư của Trung Quốc.
Ông Wan Guanghua, trưởng kinh tế gia tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, nói: “Điều mà tôi thực sự lo ngại là liên minh giữa những người giàu có và những người có thế lực lớn. Điều này đẻ ra tham nhũng, và bất bình đẳng tự củng cố và duy trì“.
Những lời chỉ trích công khai gia tăng, chống lại các màn phô trương sự giàu có của các quan chức. Các bloggers theo dõi các hiệu thiết kế mà các cán bộ chưng diện khoe khoang, bày tỏ sự ghê tởm đối với một cựu bộ trưởng đã đeo chiếc đồng hồ Rolex bằng vàng hồi năm ngoái. Họ đã trừng trị con gái của cựu Thủ tướng Lý Bằng về việc bà diện một bộ cánh màu hồng, hiệu Emilio Pucci, đi dự hội nghị lập pháp hàng năm của quốc gia hồi tháng 3. Một số người than phiền rằng, bộ đồ trị giá 12.000 nhân dân tệ có thể mua quần áo ấm cho 200 trẻ em nghèo.
‘Tiếp cận bất bình đẳng’
Ông Perry Link, một học giả Trung Quốc tại Đại học Riverside (UCR) nói: “Người dân tức giận bởi vì sự tiếp cận bất bình đẳng trong việc kiếm tiền, và những phần họ được hưởng cho thấy, đối với dân chúng là không công bằng. Rõ ràng là trong suy nghĩ của công chúng Trung Quốc, điều này là sai” .
Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu tại một cuộc họp của Quốc Vụ viện Trung Quốc hôm 26 tháng 3 rằng, quyền lực phải được thực thi “dưới ánh sáng mặt trời” để chiến đấu chống tham nhũng.
Trong khi các quan chức Trung Quốc phải báo cáo thu nhập và tài sản của họ cho các cơ quan, cũng như thông tin cá nhân về gia đình trực tiếp của họ, những sự tiết lộ này không được công khai.
Sự thiếu minh bạch càng làm tăng thêm niềm tin rằng, con đường đi tới sự giàu có tùy thuộc vào điều mà Trung Quốc gọi là “guanxi” (các mối quan hệ), một từ gồm tất cả các mối quan hệ được xem như rất quan trọng trong việc làm ăn ở Trung Quốc. Điều này giúp giải thích lý do vì sao các thái tử đảng mặc dù không giữ các chức vụ chính thức nhưng vẫn có ảnh hưởng. Hay như một câu tục ngữ Trung Quốc nói rằng: Khi một người có quyền hành, ngay cả gà và chó của ông ta cũng lên hương.
‘Người thân của các quan to’
“Nếu bạn là anh, chị, em ruột của một nhân vật rất quan trọng ở Trung Quốc, tự động mọi người sẽ xem bạn như là một người có tiềm năng ảnh hưởng và sẽ cư xử tốt với bạn, với hy vọng có được các mối quan hệ (guanxi) với người thân của vị quan to“, ông Roderick MacFarquhar, một giáo sư ngành chính phủ học tại Đại học Harvard, chuyên về chính trị của giới cao cấp ở Trung Quốc.
Sự liên kết giữa quyền lực chính trị và sự giàu có không phải chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Lyndon B. Johnson rất nghèo khi bắt đầu cuộc sống mà ông ấy đã vay 75 đô la để học ở Trường Sư phạm Southwest Texas State Teachers College hồi năm 1927, theo thư viện tổng thống của ông. Sau gần ba thập niên nắm giữ các chức vụ do dân bầu chọn, ông và gia đình ông có các cổ phần trong ngành bất động sản và truyền thông trị giá 14 triệu đô la năm 1964, sau đúng một năm đầu mà ông làm tổng thống, theo một bài viết số tháng 8 năm 1964 đăng trên Life Magazine (Tạp chí Đời Sống).
Orville Schell, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung, thuộc Hiệp hội Châu Á ở New York, nói rằng, mối liên hệ giữa quyền lực và sự giàu có có thể tìm thấy ở bất kỳ nước nào. Ông nói: “Nhưng không có một nước nào mà điều này đúng hơn là ở Trung Quốc. Chỉ cần làm một thành viên trong họ hàng của những gia đình này, cũng có một lợi thế rất lớn“.
Không công bằng đối với ông Tập
Yao Jianfu, một nhà nghiên cứu làm việc cho chính phủ đã nghỉ hưu, là người đã kêu gọi công bố tài sản của các lãnh đạo, nói rằng, sẽ không đúng khi gán ông Tập Cận Bình vào những chuyện làm ăn của gia đình ông.
“Nếu các thành viên khác trong gia đình là những người đại diện kinh doanh độc lập, tôi nghĩ rằng, không công bằng khi mô tả điều này như là một phe cánh gia đình và xem nó như là của ông Tập Cận Bình“, ông Yao nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Thế hệ các anh, chị, em của ông Tập không phải luôn có lợi thế. Người cha Tập Trọng Huân đã bị Mao Trạch Đông thanh trừng hồi năm 1962. Cũng giống như nhiều thái tử đảng khác, những người con đã bị phân tán đến các vùng nông thôn thời Cách mạng Văn hóa. Số tiền 5 nhân dân tệ mà bà Tề Kiều Kiều nhận được khi làm việc trong một đội cùng với 500 thanh niên khác ở vùng Nội Mông khiến bà cảm thấy giàu có, Kiều Kiều hồi tưởng lại trong một cuộc phỏng vấn đăng tải trên trang web của Đại học Thanh Hoa, có trụ sở ở Bắc Kinh.
Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, gia đình ông Tập đã được phục hồi và bà Kiều Kiều, chị của ông Tập Cận Bình theo đuổi nghề nghiệp trong quân đội và là giám đốc [một bộ phận thuộc] Cảnh sát Vũ trang Nhân dân [Trung Quốc]. Bà đã từ chức để chăm sóc cho cha của bà, ông [Tập Trọng Huân] đã nghỉ hưu năm 1990, bà Kiều Kiều cho biết trong cuộc phỏng vấn của trường Đại học Thanh Hoa.
Mua bất động sản
Một năm sau, bà đã mua một chung cư ở Hong Kong, lúc đó còn là thuộc địa của Anh, với giá 3 triệu đô Hong Kong (khoảng 387.000 đô Mỹ) vào thời điểm đó, tương đương 900 lần số tiền kiếm được hàng năm của một người lao động trung bình ở Trung Quốc. Bà vẫn sở hữu tài sản này, trong khu phức hợp Pacific Palisades, ở Braemar Hill, Hồng Kông, theo hồ sơ đăng ký đất đai.
Đến năm 1997, bà Tề Kiều Kiều và ông Đặng Gia Quý đã đăng ký một khoản đầu tư 15,3 triệu nhân dân tệ trong một công ty mà sau này trở thành công ty Shenzhen Yuanwei Industries Co., một tập đoàn công ty, theo các tài liệu. Tài sản của công ty này không được công bố công khai. Tuy nhiên, một trong những công ty con là, ShenzhenYuanwei Investment, có tài sản trị giá 1,85 tỉ nhân dân tệ (khoảng 291 triệu đô la) vào thời điểm cuối năm 2010. 99% công ty này thuộc sở hữu của vợ chồng bà Tề và ông Đặng, theo tài liệu do một công ty chứng khoán nộp hồi tháng 12 năm 2011.
Sau cái chết của người cha năm 2002, bà Tề cho biết, bà quyết định tham gia kinh doanh, cuộc phỏng vấn của trường Thanh Hoa cho biết. Bà tốt nghiệp từ trường Thanh Hoa, có bằng thạc sĩ quản trị, chương trình quản trị kinh doanh năm 2006 và thành lập đội trống dân gian. Trình diễn theo phong cách của tỉnh Thiểm Tây, nơi ông Tập Trọng Huân được sinh ra.
Manh mối hồ sơ
Các tên Tề Kiều Kiều, Đặng Gia Quý hay Trương Yến Nam xuất hiện trong hồ sơ của ít nhất 25 công ty trong hai thập niên qua ở Trung Quốc và Hồng Kông, hoặc là cổ đông, giám đốc hay những người đại diện pháp lý – một thuật ngữ có nghĩa là người chịu trách nhiệm trong một công ty như là chủ tịch.
Trong một số hồ sơ, bà Tề sử dụng tên Chai Lin-hing. Bí danh này có liên quan đến bà ấy bởi vì các chi tiết về tiểu sử trong một tài liệu công ty Trung Quốc phù hợp với những chi tiết trong hai cuộc phỏng vấn bà Tề Kiều Kiều đã được công bố. Chai Lin-hing sở hữu nhiều công ty và tài sản ở Hồng Kông với Đặng Gia Quý.
Năm 2005, Trương Yến Nam bắt đầu xuất hiện trong một số tài liệu Hồng Kông, khi bà Tề và ông Đặng chuyển 99,98% sở hữu của một công ty, có một căn chung cư, một đơn vị trong khu chung cư Regent on the Park, với trị giá ước tính là 54 triệu đô la Hong Kong (khoảng 6,96 triệu đô la Mỹ).
Biệt thự ở Vịnh Nước Cạn
Số thẻ căn cước của cô ở Hong Kong được ghi trong các tài liệu mua bán, trùng với số đã được tìm thấy ở công ty Special Joy Investments Ltd., công ty mà cô sở hữu cùng với mẹ cô và ông Đặng Gia Quý. Cả ba người có cùng địa chỉ ở Hồng Kông trong hồ sơ ngày 12 tháng 5.
Cô Trương sở hữu bốn căn chung cư cao cấp khác trong khu tháp Convention Plaza Apartments có cảnh quang nhìn ra bến cảng, tiếp giáp với khách sạn Grand Hyatt.
Kể từ khi Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hong Kong được tự quản, với hệ thống pháp luật và ngân hàng riêng. Khoảng một phần ba tổng số các ngôi nhà sang trọng mới ở trong lãnh thổ Hồng Kông do người Trung Quốc đại lục mua, theo công ty Centaline Property Agency Ltd.
Ở Trung Quốc đại lục, dự án của bà Tề và ông Đặng là một căn nhà phức hợp cao cấp, được gọi là Guanyuan, gần khu tài chính của Bắc Kinh, tự hào với vườn tược được cắt tỉa cẩn thận và bên ngoài của ngôi nhà làm bằng gạch màu xám, gợi nhớ đến những căn nhà kiến trúc lịch sử của thành phố. Chi tiết tài chính về nhà đầu tư [của căn nhà này] là không có, do công ty tìm kiếm ở Bắc Kinh bị áp đặt hạn chế.
Khu liên hợp Bắc Kinh
Để có tiền đầu tư, vợ chồng bà Tề và ông Đặng đã vay mượn từ bạn bè và ngân hàng, với mục đích thu hút các quan chức, giám đốc điều hành các công ty nhà nước, họ nói với tạp chí V Marketing China trong một cuộc phỏng vấn năm 2006. Giá bất động sản ở thủ đô đã tăng 79% trong bốn năm sau đó, theo dữ liệu của chính phủ.
Chủ đầu tư địa điểm này – 70% thuộc sở hữu công ty Yuanwei Investment của bà Tề và ông Đặng – đã mua hơn 10.000 mét vuông đất với giá 95,6 triệu nhân dân tệ hồi năm 2004 để xây dựng khu Guanyuan, theo Sở Đất đai và Tài nguyên thành phố Bắc Kinh.
Một căn hộ chung cư ở Guanyuan, rộng 189 m vuông (khoảng 2.034 bộ vuông) có ba phòng ngủ, được ra giá trên mạng hồi tháng 6 là 15 triệu nhân dân tệ. Một mét vuông được bán với giá 79.365 nhân dân tệ – nhiều hơn gấp đôi số tiền bình quân mỗi người kiếm được hàng năm.
Công chúng tức giận với chi phí nhà ở tăng cao đã làm cho bất động sản trở thành một vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc. Giá bất động sản “vượt quá xa mức giá hợp lý”, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói hồi tháng 3.
Sân chơi
Việc thiếu một sân chơi bình đẳng và giá nhà vượt quá khả năng, có nghĩa là “bạn có thể bị cắt bỏ giấc mơ Trung Quốc”, ông Joseph Fewsmith đã nói. Ông là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Đại học Boston, tập trung nghiên cứu về chính trị Trung Quốc. “Sự trỗi dậy của Trung Quốc liệu có bền không nếu xung quanh bạn có các loại cơ hội bất bình đẳng như thế này?“
Những người có mối quan hệ thích hợp có thể được quyền tiếp cận tài sản do chính phủ kiểm soát, theo ông Bo Zhiyue, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Đông Á, thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
“Tất cả những điều họ cần là bước vào trò chơi, một bước nhỏ trước những người khác, và họ có thể kiếm được lợi rất lớn“, ông nói. Ông Bo đã không bàn luận về các khoản đầu tư cụ thể của các thành viên gia đình ông Tập.
Một trong những khoản lợi nhuận kiếm được đúng lúc của ông Đặng là đầu tư vào một công ty nhà nước trong lĩnh vực kim loại đất hiếm.
Đất hiếm
Công ty Đầu tư Wangchao của ông Đặng ở Thượng Hải đã mua 30% cổ phần của [công ty] Đất hiếm Giang Tây với giá 450 triệu nhân dân tệ (71 triệu Mỹ kim) hồi năm 2008, theo một bản cáo bạch trái phiếu.
Ông Đặng sở hữu 60% công ty Wangchao Thượng Hải. Một bản copy chứng minh nhân dân Trung Quốc của ông Đặng được tìm thấy trong các tài liệu đăng ký của công ty, phù hợp với bản tìm thấy trong hồ sơ một công ty con của Yuanwei. Các viên chức điều hành của nhóm liên kết công ty Yuanwei giữ các chức vụ phó chủ tịch và giám đốc tài chính trong công ty Đất hiếm Giang Tây, hồ sơ cho biết.
Việc đầu tư xảy ra khi Trung Quốc gần như độc quyền về sản xuất kim loại [hiếm], đã thắt chặt kiểm soát sản xuất và xuất khẩu, một chính sách đã làm cho giá cả một số loại đất hiếm tăng hơn gấp bốn lần trong năm 2011.
Một người phụ nữ trả lời điện thoại tại trụ sở chính của công ty Đất hiếm Giang Tây ở Nam Xương, cho biết, cô không thể cung cấp thông tin tài chính vì công ty không được liệt kê trên thị trường chứng khoán. Cô từ chối thảo luận về việc đầu tư của công ty Wangchao Thượng Hải, nói rằng điều này quá nhạy cảm.
Công ty Hiconics Drive
Cô Trương, con gái của bà Tề Kiều Kiều đã đầu tư 3,17 triệu nhân dân tệ vào Hiconics, một công ty sản xuất các thiết bị điện tử, có trụ sở ở Bắc Kinh, ba năm trước khi công ty này bán cổ phiếu bán ngoài thị trường hồi năm 2010. Người sáng lập Hiconics, ông Liu Jincheng học cùng lớp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) với bà Tề Kiều Kiều, theo hồ sơ trên trang web [Đại học] Thanh Hoa.
Wang Dong, thư ký hội đồng quản trị của công ty đã không trả lời các câu hỏi được fax đến hoặc các cuộc điện thoại gọi tới để biết ý kiến bình luận [của Wang].
Các lợi ích kinh doanh của bà Tề và ông Đặng có thể vẫn còn mở rộng thêm: các tên xuất hiện như là người đại diện pháp lý của ít nhất 11 công ty ở Bắc Kinh và Thâm Quyến, các thành phố hạn chế việc tiếp cận hồ sơ, gây khó khăn trong việc xác định quyền sở hữu các công ty hoặc giá trị tài sản.
Tập đoàn Dalian Wanda
Ví dụ, ông Đặng là người đại diện pháp lý của một công ty có trụ sở ở Bắc Kinh, đã mua 0,8% cổ phần của một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc, công ty Dalian Wanda Commercial Properties Co., với giá 30 triệu nhân dân tệ hồi năm 2009, cho cổ phần tư nhân. Dalian Wanda Commercial có doanh số bán hàng hồi năm ngoái là 95,3 tỉ nhân dân tệ (khoảng 15 tỉ đô la).
Dalian Wanda Commercial “không bình luận về giao dịch tư nhân,” công ty cho biết trong một thông báo bằng e-mail.
Ông Đặng cũng từng là đại diện theo pháp lý của một công ty đã giành được một hợp đồng trị giá 1 tỷ nhân dân tệ (157 triệu đô la) của chính phủ để giúp xây một cây cầu ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, theo một trang web chính thức và hồ sơ của công ty.
Cơ cấu sở hữu phức tạp thì phổ biến ở Trung Quốc, theo Victor Shih, giáo sư tại Đại học Northwestern ở Evanston, bang Illinois, ông nghiên cứu mối liên hệ giữa tài chính và chính trị ở trong nước (Trung Quốc). Các thái tử đảng làm ăn với những người mà họ tin tưởng, thường là các thành viên trong gia đình mở rộng của họ, để mở các công ty đại diện cho họ, đấu thầu các hợp đồng từ doanh nghiệp nhà nước, ông Shih nói, nhưng đã không đề cập cụ thể trường hợp gia đình của ông Tập.
Công ty New Postcom
Trường hợp ông Ngô Long, người anh rể của ông Tập Cận Bình, được xác định là chủ tịch công ty New Postcom trong hai bản tin trên trang web của Guangzhou Development District , một tin hồi năm 2009 và tin kia đăng một năm sau đó.
New Postcom không không cung cấp danh sách ban quản lý trên trang web. Dùng công cụ tìm kiếm của Baidu Inc. bằng tiếng Trung để tìm, sử dụng tên “Wu Long” (Ngô Long) và “New Postcom” thì cho ra lời cảnh báo cũng bằng tiếng Trung: “Các kết quả tìm kiếm có thể không phù hợp với luật pháp, các quy định và chính sách có liên quan, và có thể không hiển thị“.
Hồ sơ cho thấy, New Postcom do hai người có tên là Geng Minhua và Hua Feng làm chủ sở hữu. Địa chỉ của họ trong các tài liệu của công ty dẫn đến tầng thứ chín của một tòa tháp bằng bê tông được xây vài chục năm trước ở Bắc Kinh, nơi người mẹ già của bà Geng đang sống. Trên bức tường trong phòng khách của bà là số điện thoại di động của người con gái bà.
Khi liên lạc bằng điện thoại hôm 6 tháng 6, bà Geng xác nhận bà là chủ công ty New Postcom với Feng Hua, con trai của bà, và người con gái của bà đã kết hôn với Ngô Minh, em trai của Ngô Long. Bà Geng cho biết, Ngô Long đứng đầu công ty và bà không tham gia vào công việc quản lý.
Các chủ sở hữu khác
New Postcom xác định được hai người khác nhau – Hong Ying và Ma Wenbiao – là chủ sở hữu, theo một tuyên bố hôm 27 tháng 6, dài 6 trang và cho biết người đứng đầu của công ty là một người tên là Liu Ran. Công ty đã không trả lời các yêu cầu đã được hỏi nhiều lần để giải thích sự khác nhau. Không thể liên lạc với Ngô Long và vợ của ông, bà Tề An An, để họ đưa ra bình luận.
New Postcom là một công ty mới phất, được hưởng lợi từ các hợp đồng chính phủ. Công ty này chuyên về mẫu điện thoại di động 3G sản xuất nội địa được chính phủ ủy nhiệm, do China Mobile triển khai. Năm 2007, công ty đã giành được một phần đấu thầu cung cấp thiết bị cầm tay, đánh bại các đối thủ cạnh tranh vững mạnh hơn như Motorola Inc., theo BDA Trung Quốc.
Ông Duncan Clark, Chủ tịch BDA nói: “Họ không biết rằng đột nhiên [công ty đó] xuất hiện. Mọi người đang đợi Motorola nhận được phần lớn hợp đồng sản xuất thiết bị đó, thế rồi một công ty vô danh tiểu tốt đột nhiên xuất hiện ở đầu danh sách“.
Năm 2007, điện thoại di động trong nước vẫn đang phát triển, và nhiều công ty lớn hơn đang đứng bên lề, cho phép New Postcom có một thị phần lớn hơn trong thị trường, công ty cho biết trong một tuyên bố.
Tập Viễn Bình
William Moss, phát ngôn viên ở Bắc Kinh, đại diện cho đơn vị công ty Motorola Mobility đã tách khỏi Motorola năm ngoái và được Google Inc mua lại, đã từ chối bình luận chi tiết về bất kỳ hồ sơ đấu thầu cá nhân nào. China Mobile “luôn nhấn mạnh nguyên tắc: công khai, công bằng, hợp lẽ phải và đáng tin cậy” để chọn các nhà cung cấp, Trương Xuân, phát ngôn viên của công ty cho biết qua e-mail.
Em trai Tập Cận Bình, ông Tập Viễn Bình, là chủ tịch sáng lập bộ phận tư vấn năng lượng, có tên: Hiệp hội Bảo tồn Năng lượng và Bảo vệ Môi trường Quốc tế (International Energy Conservation Environmental Protection Association). Theo một nhân viên từ chối tiết lộ danh tính thì ông Tập Viễn Bình không đóng một vai trò chủ động trong tổ chức này.
Một trong những đứa cháu gái của ông Tập thì nổi tiếng hơn. Cô Hiu Ng, con gái của bà Tề An An và Ngô Long, và chồng của cô, Daniel Foa, 35 tuổi, năm ngoái đã được liệt kê là những người phát biểu tại một hội nghị chuyên đề mạng lưới liên kết ở Maldives về du lịch bền vững với những người nổi tiếng như tỷ phú Anh Richard Branson và nữ diễn viên Daryl Hannah.
Công ty năng lượng sạch Hudson
Các thông tin chi tiết về cặp vợ chồng này đã bị gỡ bỏ khỏi hồ sơ trên mạng sau khi các phóng viên Bloomberg liên lạc với họ. Foa nói qua điện thoại rằng ông không thể bình luận về công ty FairKlima Capital, một quỹ năng lượng sạch mà họ đã thành lập hồi năm 2007. Còn cô Ng thì không trả lời e-mail yêu cầu cô cho một cuộc phỏng vấn.
Cả hai người không còn được nhắc đến trên trang web FairKlima. Ngày 3 tháng 6, bộ nhớ cache ở trang “liên hệ”, có tiểu sử ngắn của cô Ng và ông Foa dưới tiêu đề: “Đội ngũ quản lý cao cấp”.
Tham khảo lý lịch của cô Ng trên trang LinkedIn hôm 8 tháng 6, trang này cho biết, cô làm việc tại New Postcom, cũng đã bị gỡ bỏ [thông tin này] kể từ hôm đó, cùng với chức vụ là “Phó Chủ tịch công ty Clean Energy Partners China”.
Ông Neil Auerbach là người sáng lập công ty vốn tư nhân, “the Teaneck”, có trụ sở ở New Jersey, cho biết, ông đã làm việc với cô Ng vì cô ấy có niềm đam mê làm việc lâu dài trong việc [đầu tư] bền vững.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 13 tháng 6: “Chúng tôi hiểu các mối quan hệ chính trị của cô ấy, nhưng cô ấy tập trung vào đầu tư bền vững, và đó là mục đích. Chúng tôi rất vui khi làm việc với cô ấy“.
Nguồn: Bloomberg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét