Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 22/7/2012

  • Khởi tố hai người hành hung nông dân Văn Giang (PLTP) – Đại tá Ngô Xuân Phương, Trưởng Công an huyện Văn Giang (Hưng Yên), cho biết đã xác định được bảy đối tượng tham gia vụ hành hung ba nông dân ở xã Xuân Quan (ngày 12-7).
  • HỎI XOÁY ĐÁP XIÊN: TRÒ CHUYỆN VỚI GS LÙ TRỌNG LÚ (Sơn Thi Thư) - “GS LTL: Thì vẫn thế thôi, nước bạn cho hàng đoàn tàu thuyền ra đánh bắt cá trên biển của ta. Ngư dân ta ra biển của mình thì bị bạn cướp tàu, bắt người, đòi tiền chuộc. Các đảo bị xâm chiếm thì chưa biết bao giờ giành lại được, nhân dân thì vẫn bất bình và biểu tình…”
  • Mất nước rồi sao nữa (Nguyễn Văn Thiện) – “Nếu mất nước thật thì Đảng và Nhà nước có còn không nhỉ? Có lẽ vẫn còn, nhưng đó là nhà nước của Tàu do Tàu và vì Tàu hoặc đại loại như vậy. Và chính quyền đó sẽ bị muôn đời nguyền rủa. Hãy nhìn vào Trần Ích Tắc mà xem, hãy nhìn vào Lê Chiêu Thống mà xem! Muôn đời nhục nhã!”
  • Câu chuyện Chủ nhật: Đánh rắm trong đũng quần (Bà Đầm Xòe) – “Phản đối Tàu Cộng trước tiên là phải để cho Tầu Cộng nghe. Hai ông Đảng, Nhà nước con này đều chỉ phản đối bằng tiếng Việt, in trên báo Việt thì chỉ để cho người Việt mình nghe, chứ Tầu Cộng ở Đại sứ quán ở Việt Nam hẳn cũng chẳng nghe, chứ nói gì kẻ to đầu chủ mưu ở Trung Nam Hải.”
  • Phản đối Trung Quốc “bầu đại biểu HĐND ở Tam Sa” (TTXVN) – Hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo: Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã đi bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố Tam Sa khóa 1.
  • Thiếu hụt tài trợ đe dọa nỗ lực phòng chống SIDA (RFI) – Ngày mai 22/07/2012, hội nghị thế giới về SIDA (tiếng Anh gọi là AIDS) lần thứ 19 sẽ khai mạc tại thủ đô Washington của Mỹ với sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia đến từ khắp thế giới. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh việc điều trị SIDA đang tiến triển tốt đẹp, thế nhưng bóng ma khủng hoảng tài chính vẫn cứ chập chờn, đe dọa mọi nỗ lực phòng chống căn bệnh này.
  • Nga tăng cường kiểm soát các tổ chức phi chính phủ (RFI) – Hôm nay 21/07/2012, điện Kremly thông báo tổng thống Vladimir Putin vừa ký ban hành đạo luật tăng cường kiểm soát các tổ chức phi chính phủ có sự tài trợ của nước ngoài. Các tổ chức này bị chính quyền Nga xếp vào hạng « nhân viên nước ngoài ».
  • Luân Đôn đón chào đuốc Thế vận hội 2012 (RFI) – Hôm nay, 21/07/2012, trong không khí lễ hội và trong tiết trời nắng ấm, Luân Đôn bắt đầu cuộc rước đuốc Thế vận hội 2012, kéo dài 7 ngày qua 33 quận của thủ đô Anh quốc. Tổng cộng 982 vận động viên sẽ thay nhau rước ngọn đuốc đến sân vận động Olympic đúng ngày khai mạc Thế vận hội, thứ Sáu 27/07/2012.
  • Syria: Chiến sự tiếp diễn tại Alep (RFI) – Hôm nay, 21/07/2012, các cuộc đụng độ giữa quân đội Syria và phe nổi dậy tại thành phố Alep, thành phố lớn hạng nhì của Syria, nằm ở phía bắc, bước sang ngày thứ hai. Theo tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền tại Syria (OSDH), chiến sự vẫn tiếp tục ở khu Salaheddine tại thành phố Alep.
  • Kinh tế vẫn suy thoái, dân Tây Ban Nha cứ biểu tình (RFI) – Hôm nay 21/07/2012, biểu tình tiếp diễn tại Tây Ban Nha để phản đối kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ, vào lúc những dự báo mới nhất cho thấy kinh tế nước này sẽ tiếp tục suy thoái vào năm tới. Sau khi hàng trăm ngàn người xuống đường ở nhiều thành phố Tây Ban Nha hôm thứ Năm vừa qua, những người bị thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế dự định biểu tình hôm nay.
  • Bình Nhưỡng dọa “xét lại” chính sách hạt nhân (RFI) – Thông cáo của bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên đề ngày 20/07/2012 tố cáo những “âm mưu thù nghịch” của Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Bình Nhưỡng đe dọa “xét lại toàn bộ” chính sách hạt nhân. Từ tháng 4/2012 có nhiều tín hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên chuẩn bị thử nghiệm bom nguyên tử lần thứ ba bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
  • Bài 14 : Tại sở cảnh sát (RFI) – Lưu Quang hết sức hoài nghi về sự vô can của anh trong vụ trộm chiếc hộp nữ trang có dính líu đến Nadia. Phải chăng anh bị liên lụy vì tình ? Một đoạn ghi âm cuộc thẩm vấn Nadia tại sở cảnh sát đã nhắc nhở Lưu Quang là anh phải đối mặt với một thực tế gay go : anh phải ứng phó với ông « cò » cảnh sát Magne, người cũng nghi ngờ anh ! Anh nản chí vô cùng !
  • Bài 13 : Tấm bưu thiếp (RFI) – Bị các nhà báo nghi ngờ, Lưu Quang cảm thấy khó chịu như thể mọi người đều ghét anh. Ngay cả Henri cũng không dễ thương. Dường như Lưu Quang chia sẻ bí mật với Nadia : nhưng liên quan đến điều gì ? Khi anh nhận một tấm bưu thiếp không có ghi rõ xuất xứ, anh tin rằng Nadia đã lôi kéo anh vào vụ trộm chiếc hộp nữ trang.
  • Campuchia tiếp tục chỉ trích Việt-Phi (BBC) – Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói tuy Asean đạt nguyên tắc về Biển Đông, ông vẫn đặt câu hỏi về động cơ của ‘hai nước thành viên’.
  • Nhà Nước VN Dở Trò Côn Đồ (VietBao) – Bản tin VOA loan rằng, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp mạnh mẽ lên án chiến dịch mới của chính quyền Việt Nam đối với các blogger và những nhà hoạt động nhân quyền trong nước.
  • CIA Nhảy Vào Syria Tìm Vũ Khí Vi Trùng; CIA cũng sẽ tìm hiểu các nhóm quân nổi dậy (VietBao)WASHINGTON (VB) — Sở Tình Báo Hải Ngoại Hoa Kỳ CIA đã đưa một số chuyên gia đột nhập vào lãnh thổ Syria để tìm các vũ khí hóa học và vũ khí vi trùng của Syria, trong khi quân nổi dậy tiến sâu hơn vào thủ đô Damacus và chế độ của Tổng Thống Bashar al-Assad mấp mé bờ sụp đổ. Bản tin Daily Beast trên NewsWeek cho biết như trên.
  • Vì sao Báo điện tử Tamnhin.net tạm dừng xuất bản? (Info.net) – Người lãnh đạo của báo (Tổng biên tập) nghỉ ốm lâu ngày, ủy quyền cho người khác chịu trách nhiệm xuất bản, nhưng người được ủy quyền lại không đáp ứng đủ điều kiện để lãnh đạo báo.

Câu chuyện Chủ nhật: Đánh dấm trong đũng quần. (Badamxoe)
Trung Quốc ngang ngược lập bộ chỉ huy quân đồn trú ở “thành phố Tam Sa”(TNO)  -Tân Hoa xã ngày 20.7 dẫn các nguồn tin từ Bộ tư lệnh quân khu Quảng Châu cho hay Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc “sẵn sàng cùng ASEAN thực hiện DOC”  (NLĐO) – Malaysia và Phipippines ủng hộ nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông   —TQ ngang nhiên đẩy mạnh hoạt động ở Tam Sa (VNN)   —-Trung Quốc sẽ cho quân đồn trú trên Biển Đông (VnEx)

Học giả Trung Quốc phân tích sự đuối lý của “Đường lưỡi bò” (DDDN)
“Bí mật quốc gia” (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -….Vì thế tôi cứ… tranh thủ mua. Hết thùng này đến thùng khác. Tôi không đếm, nhưng chắc chắn không dưới một ngàn cuốn. Nhiều nhất là thơ và sách lý luận phê bình. Và hầu hết đều dở. Tôi đã biết trước là dở. Thơ Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy… hay sách “lý luận về văn hóa nghệ thuật” của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… thì hay nỗi gì chứ? Vậy mà tôi vẫn mua. Người thưởng thức chỉ cần mua và đọc những gì mình thích. Người làm công việc nghiên cứu thì khác: phải có tất cả những gì mình cần. Cái gọi là đối tượng nghiên cứu có thể là bất cứ thứ gì, kể cả đờm, dãi và phân! Huống gì là sách dở…..
Về xác ướp của Lenin (Bùi Tín -VOA) – …..Đây là một loạt động thái chính trị nối tiếp nhau sau khi Liên bang Xô viết tan rã cuối năm 1990, theo hướng thanh toán dần một thời kỳ lịch sử được đánh giá nhìn chung là tiêu cực, một chế độ độc đoán độc đảng kết hợp với quyền độc tài cá nhân đẫm máu tồn tại hơn 70 năm, từ năm 1917…..
Khó hiểu (TN) – Loạt bài Hãi hùng cà phê “đểu” đăng trên Báo Thanh Niên những ngày qua đã nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc. Hầu hết ý kiến xoay quanh hai vấn đề chính: tức giận trước sự làm ăn gian dối của các đầu nậu kinh doanh, chủ cơ sở chế biến cà phê “đểu”; và bức xúc, khó hiểu trước việc các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã để cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh sai phạm như thế tồn tại công khai.
Người Trung Quốc rút khỏi vụ mua đất Bình Thuận (VNN)    —-Man rợ mốt ăn thịt thú rừng   (VEF.VN)   —-Thiếu dịch vụ hậu cần, ngư dân tự bơi  (TT)
Chủ tịch Trương Tấn Sang sắp thăm Nga (VnEx)  —Vệ tinh FPT vào không gian      (VnEx) -Sáng nay tên lửa đẩy đã đưa phi thuyền của Nhật Bản lên quỹ đạo trái đất, mang theo vệ tinh của FPT, đánh dấu lần đầu tiên một vệ tinh do Việt Nam sản xuất lên vũ trụ.
Biển Vũng Tàu cũng bị gọi ‘South China Sea’    (VnEx) -Một công ty du lịch ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã giới thiệu chi tiết trên bản đồ khu resort của mình năm bên bờ biển huyện Xuyên Mộc có tên là “South China Sea” (biển Nam Trung Hoa).
Độc quyền khó đi đôi với minh bạch (DDDN)    —Ngành điện lỗ, người dân phải chịu?!    (VnMedia) – “Mức chênh lệch tỷ giá trong các năm 2010 và 2011 là do đầu tư để phục vụ cho người tiêu dùng điện, vì vậy người tiêu dùng điện phải chịu trách nhiệm bằng cách sẽ được phân bổ dần vào trong giá điện”   —EVN phân bổ khoản lỗ 26.000 tỷ đồng vào giá điện (DDDN)
Áp thấp nhiệt đới dự báo mạnh lên thành bão  (SGTT)  —-Hải Phòng: Gần 1.000 công nhân công ty TNHH Cự Bách đình công  SGTT)
Quản lý phòng khám kiểu “thả gà ra đuổi” (Dân trí) – Maria chưa qua đã lại tới Huê Hạ. Những cái tên nghe khá kêu, nhưng “con mồi”nào dại dột sa chân vào đó nhẹ thì bỏ của chạy được người, nặng thì “tật mang” hoặc nguy hiểm tới tính mạng. “Vụ Huê Hạ” càng làm tràn ly nước dư luận đã ở quá độ sôi…
Dân khổ vì tỉnh “ngại” thu hồi đất dự án Vinashin(Dân Việt) – Yên Dũng có hàng trăm ha đất giải phóng mặt bằng rồi để cỏ mọc hoang cả chục năm nay, nhưng UBND tỉnh Bắc Giang vẫn quyết định thu hồi hàng chục ha đất hai vụ lúa để xây dựng nhà máy sản xuất…


Phiên cuối tuần, vàng tăng nhẹ  TTO - Giá vàng trong nước giao dịch ngày cuối tuần (21-7) tăng nhẹ so với hôm qua, vàng SJC mua vào  41,62 triệu đồng/lượng, bán ra 41,77 triệu đồng/lượng. So với tuần trước, giá vàng tuần này tăng 70.000…
Chuyển hoá các khoản nợ xấu (DĐDN) Xử lý nợ xấu vẫn đang là một trong những vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế VN và hệ thống ngân hàng ở thời điểm hiện nay. Nhiều phương án đã được bàn đến, nhưng dường như chưa có một phương án nào được… chấm.

Vì sao tăng lãi suất huy động vàng? (DDDN) -Một số ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động vàng, số khác lại ngưng huy động. Diễn biến của thị trường vàng trong các ngân hàng tỏ ra khó hiểu, khi thời hạn được phép huy động, cho vay vàng chỉ còn hơn 4 tháng nữa.

Giá đất sẽ tăng gấp 5.000 lần khi có đường sắt đô thị? (Dantri)- Vậy “chứa” đất mà chờ nhé- giờ thì “bán trà đá” để chờ.
Nợ xấu tăng mạnh, “gặm” mòn lợi nhuận các ngân hàng (Dân trí) – Qua 6 tháng đầu năm nhiều ngân hàng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí là thụt lùi về lợi nhuận. Trong khi đó nợ xấu và chi phí trích lập dự phỏng rủi ro tín dụng tăng rất mạnh.
Bài 1: Bỏ tiền tỷ mua nhà, khách hàng nuốt cục tức vào bụng  (Dân trí) – Chấp nhận trả 90% giá trị căn hộ chung cư CT5 tại Văn Khê (quận Hà Đông, Hà Nội), nhưng đến giờ này hàng trăm hộ dân chưa được bàn giao nhà, dù thời hạn Công ty CPĐT xây dựng Ba Đình 1 hứa đã quá 1,5 năm khiến nhiều hộ dân bức xúc.

Mỹ quyết chấm dứt hợp đồng vũ khí với Nga  (TNO) Các nghị sĩ Mỹ ngày 19.7 bỏ phiếu thông qua việc chấm dứt hợp đồng vũ khí với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, với 407 phiếu thuận và 7 phiếu chống, theo AFP.



Xe cán chó chó cán xe

Nổ súng tại rạp phim ở Mỹ, 14 người chết (VnEx)   —Nổ súng tại buổi chiếu phim Người Dơi: 12 người chết, 38 người bị thương (VOA)   —FBI bắt tay súng 24 tuổi ở Denver (BBC)
Phòng khám Trung Quốc bị đình chỉ vẫn hoạt động, gây tai biến cho bệnh nhân (TN)   —Xe SH đang chạy bỗng bốc cháy (TN)
Sập nhà trung tâm Sài Gòn, cụ bà 90 tuổi thoát nạn (VnEx)  —Đi tù vì vu khống vợ ngoại tình với quan chức (VnEx)   —-Lý Nhã Kỳ mặc váy trăm triệu đồng trong tiệc sinh nhật  (VnEx)  —-Bộ Quốc phòng yêu cầu báo cáo vụ giết voọc (VnEx)   —Tàn sát khỉ để mua vui là man rợ (VnEx)
Gia đình “hung thủ” giết voọc cho rằng nhiều người tham gia   (NLĐO) – Gia đình của “Hung thủ” Nguyễn Văn Quang được khuyến cáo nếu có phóng viên hoặc công an tới thì nói là bên quân đội đang điều tra, không cần trả lời gì cả.
Mìn tại tiệm Hoàng Tín được kích nổ từ xa bằng điện thoại (VnEx)   —Đòi lại 34 triệu đồng đa cấp trong vô vọng (VnEx)
Bi kịch từ bạo lực gia đình (NLĐ) -Trong một lần bị chồng hành hạ, đánh đập như đã từng chịu như thế trong nhiều năm qua, nạn nhân của nạn bạo lực gia đình đã vô tình trở thành tội phạm giết người…
Cán bộ chi cục thuế cho vay nặng lãi (NLĐ)  —-Vượt tốc độ, “khích” công an, gây tai nạn (NLĐ)    —-TP.HCM: Xe container gây hàng loạt tai nạn (VNN)
Bố mẹ có biết rằng con rất cô đơn?  TTO – Tôi năm nay 17 tuổi, bị một bạn trai lớp bên từ chối tình cảm nên tôi rơi vào tâm trạng buồn bực. Tôi thật sự ấm ức, tự ái vì lần đầu thích một người lại bị từ chối phũ phàng như thế.
“Đại sứ” tuổi teen bị “quỵt” tiền sau một năm đăng quang (VNN)   —-Thêm một dự án “rùa” hành dân giữa Thủ đô (VnM)
Vận trình tháng 6 âm lịch theo từng tuổi(VnMedia) – Theo các chuyên gia về phong thủy, trong một năm, mọi việc may, rủi, thành, bại đều khác nhau ở mỗi tháng. Nếu biết trước, bạn có thể tận dụng cơ hội hay cẩn trọng né tránh…

Ngồi trên núi vàng, sao Việt Nam vẫn nghèo?

Phương Loan
-
Nhìn về Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu và người dân quốc đảo Singapore thường đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam ngồi trên nhiều núi vàng mà vẫn nghèo?
Đó là câu hỏi mà Ts Vũ Minh Khương, giảng viên trường Đại học Quốc gia Singapore thường xuyên nhận được từ đồng nghiệp hay  những người dân Singapore mà ông có dịp tiếp xúc.
Họ so sánh: Singapore chỉ cần một cảng biển, một đảo Sentosa cũng có thể làm nên sự thịnh vượng giàu có, vậy mà trên khắp Việt Nam này, có bao nhiêu những Phú Quốc, Hạ Long, bao nhiêu Vân Phong…. mà vẫn không cách gì khai thác được. Việt Nam vẫn bị xếp vào hàng các quốc gia phát triển trung bình thấp và năng lực cạnh tranh thấp ngay cả so với các quốc gia láng giềng ít tiềm năng hơn.
Thực tế như một sự thách đố sự hiểu biết của người Singapore lại không quá khó hiểu với những người có chút kinh nghiệm làm việc ở xứ này. Người ta có thể tìm thấy lời giải đáp từ bất kì một quan sát nhỏ nào trong nền kinh tế đất nước.
Triệt tiêu sức cạnh tranh của chính mình
Nhìn vào thực tế phát triển ở Việt Nam, TS Vũ Minh Khương cho rằng, vấn đề của Việt Nam không phải ở chỗ chúng ta không có tiềm năng mà có lẽ vì chúng ta có nhiều tiềm năng quá, những nguồn lực xung đột, mà lại không biết lựa chọn chính xác hướng đi nào cho mình.
Giống như người ta được trời phú cho nhan sắc, lại có thông minh cộng tài năng âm nhạc, lại thêm vẽ tranh… nhưng lại không biết mình thực sự muốn gì, muốn phát triển theo hướng nào. Thôi thì, lúc này đi làm nghiên cứu khoa học, lúc khác chơi một chút nhạc, lúc khác nữa làm hội họa…., tận dụng mỗi thứ một chút, để rồi không thành ông, cũng chẳng thành thằng.
Đơn cử, tỉnh Quảng Ninh đã được trời phú một vịnh Hạ Long lại được trao thêm trữ lượng than dồi dào. Bỏ cái gì cũng tiếc, rút cuộc, chúng ta khai thác hết, nhưng đầu tư vào lĩnh vực nào cũng nửa vời. Khai thác than tàn phá môi trường Quảng Ninh, gây hại cho việc làm giàu từ Vịnh Hạ Long.
Quảng Ninh đã giàu tài nguyên than
Cách làm du lịch, trong khi đó, lại mới dừng ở mức “thu bạc lẻ”, lo thu hút cho đông khách, mà quên mất, vấn đề không phải ở việc thu hút thêm được bao nhiêu khách, mà là mỗi ngày, du khách sẽ tiêu bao nhiêu tiền. “Người ta chỉ tiêu dùng nhiều khi Việt Nam có sẵn nhiều hoạt động chất lượng cao, dịch vụ tốt, nhiều sản phẩm hay để họ mua“, chuyên gia về năng lực cạnh tranh, GS Michael Porter phân tích. Thế nhưng, đó lại là điều Việt Nam hoàn toàn thiếu sự đầu tư.
lại có thêm Vịnh Hạ Long.
Câu chuyện Quảng Ninh không phải là ngoại lệ ở Việt Nam. Đến ngay cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng bây giờ cũng ngồi lo suy tính làm thế nào để khai thác được bể than sông Hồng nằm ngay dưới vựa lúa, điều nhiều nơi khác thèm được sở hữu trong bối cảnh an ninh lương thực đang là mối nguy, mà không cân nhắc hết thiệt hơn, mạnh yếu.
Định hướng bởi cách nghĩ làm thế nào để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao, tỉ trọng công nghiệp lớn cho cái gọi là “nền kinh tế GDP tỉnh”, các địa phương mải mê vận động để xin được nhiều tiền ngân sách, thêm được nhiều vốn đầu tư vào tỉnh, có được các dự án… nhưng lại chưa suy tính xem thực sự mình mạnh gì và nên phát triển theo hướng nào.
Các quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển của các tỉnh thành là một sự sao chép lẫn nhau, không dựa trên đặc thù riêng của địa phương mình, cả về lợi thế và vị trí riêng. Thế mạnh địa phương không được phát huy, trong khi đó, “bạn không thể ra sức để trở thành mọi thứ“, GS Michael Porter đã đúc kết quy luật chung trong phát triển như vậy.
Và triệt tiêu sức cạnh tranh lẫn nhau
Không chỉ triệt tiêu sức cạnh tranh của chính mình, các địa phương còn khai thác tiềm năng theo kiểu triệt tiêu sức cạnh tranh lẫn nhau, khi chính sách phát triển của các địa phương không được đặt trong mối liên kết với các địa phương khác trong vùng và trong tổng thể phát triển chung của đất nước.
Hãy nhìn câu chuyện phát triển cảng biển Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam chi chít những dự án cảng biển, tỉnh nào cũng muốn sở hữu cảng biển của riêng mình. 10 năm tới, Việt Nam có kế hoạch phát triển 39 cảng biển với 108 bến được xây dựng mới và nâng cấp, trong đó 32 cảng biển có kế hoạch xây dựng mới.
Chúng ta quên mất một điều: năng lực cạnh tranh chỉ tốt khi doanh nghiệp được sử dụng cảng biển với chi phí thấp nhất, bất kể cảng đó thuộc tỉnh nào. Càng nhiều cảng phân tán, lượng hàng càng bị chia sẻ manh mún, hiệu quả khai thác cảng càng giảm, và chi phí tất yếu tăng lên.
Chúng ta cũng quên mất rằng, ở Mỹ, dọc bờ biển phía Tây dài 1900km cũng chỉ có 3 cảng chính.
Và ta cũng quên hẳn bài học của Malaysia trong phát triển cảng biển. Trước năm 1970 chỉ có 2 cảng chính, sau đó Chính phủ quyết định mở rộng thêm 4 cảng quốc gia và 3 cảng nội địa, điều đó dẫn tới tình trạng dư thừa năng lực và cạnh tranh gay gắt giữa các cảng. Sự cạnh tranh lẫn nhau của các cảng biển làm triệt tiêu năng lực cạnh tranh chung của đất nước, khiến Malaysia rơi vào thế bất lợi.
Dọc bờ biển phía Tây dài 1900km của Mỹ cũng chỉ có 3 cảng chính trong khi 10 năm tới, Việt Nam định phát triển thêm 39 cảng biển.
Không thể phủ nhận, là quốc gia có đường bờ biển dài, ở vị trí địa chiến lược, Việt Nam có lợi thế để làm trung tâm trung chuyển quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt những sáng kiến về kết nối giao thông khu vực đều tính đến Việt Nam như cửa ngõ ra biển. Thế nhưng, tận dụng thế nào điều kiện ấy là câu chuyện Việt Nam cần bàn.
Có một thời, tỉnh nào cũng đua nhau có nhà máy mía đường, xi măng lò đứng, thì nay, cùng với cuộc đua có cho được nhà máy thép…, tỉnh nào cũng lo có cho được cảng biển riêng…, mà cảng nào cũng nhỏ, lại thiếu các điều kiện đi kèm.
Hiện Việt Nam không có cảng container trung chuyển quốc tế. Ta có một số hải cảng quốc tế như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng đón nhận được các tàu lớn, song dịch vụ của các cảng này chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí dịch vụ cao, thời gian thông quan lâu (từ 3 đến 7 ngày, có khi lên tới 1 tháng trong khi ở Singapore là 10 phút.) Hệ thống đường sắt, đường bộ kết nối liên tuyến với hệ thống cảng không được đầu tư. Các điều kiện hậu cần cho cảng hoàn toàn bỏ ngỏ. Cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
Có một ví dụ thường được các chuyên gia dẫn chứng như một minh họa sinh động cho những ràng buộc về lợi ích cục bộ, địa phương gây cản ngại cho một chiến lược đầu tư sáng suốt trong câu chuyện cảng biển. Hiện tại, cảng Cái Mép – Thị Vải của Vũng Tàu đã được một số tàu mẹ các nước đến ăn hàng. Xét về mọi mặt, đây là cảng biển có nhiều lợi thế hơn cả để phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế.
Thế nhưng, Tp.HCM và Long An cũng đòi đầu tư để cảng của mình thành trung chuyển quốc tế! Trong khi nguồn lực đầu tư của đất nước vào cơ sở hạ tầng vốn đang vô cùng khan hiếm.
Câu chuyện thu hút đầu tư nước ngoài của các tỉnh cũng là một ví dụ khác. Mặc dù đã có quy định về khuyến khích và ưu đãi đầu tư, thế nhưng, thực tế, các địa phương vẫn làm theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Ngoài các chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, nhiều tỉnh đã phá rào, đưa thêm nhiều quy định khuyến khích đầu tư, từ ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế và giảm tiền thuê đất.
Cuộc khảo sát do Bộ Tài chính tiến hành năm 2006 tại 48 tỉnh, thành phố cho thấy có tới 32 tỉnh (chiếm 2/3) ban hành thêm các văn bản pháp lý trái luật nhằm quy định các ưu đãi đặc biệt để thu hút các dự án đầu tư. Theo khảo sát này, có 18 tỉnh vi phạm các quy định về ngân sách, 21 tỉnh đưa ra những ưu đãi về đất đai nằm ngoài những quy định của chính sách đất đai quốc gia, 11 tỉnh vi phạm quy định về thuế thu nhập DN và nhiều tỉnh có nhiều hơn 2 vi phạm. Hầu hết các tỉnh đưa ra các khuyến khích rất hào phóng về phí sử dụng đất, mở rộng thời kì miễn giảm thuế lên tới 10-20 năm.
Rút cuộc, cuộc đua của các tỉnh không mang lại lợi ích chung cho cả nền kinh tế. Quy hoạch tổng thể bị xới tung, cày nát. Đến nỗi có chuyên gia đã phải kêu lên rằng: cuộc đua thu hút FDI giữa các tỉnh chẳng khác nào cuộc “chạy đua xuống đáy”, khi các tỉnh hoặc là cùng chạy, hoặc là cùng chờ.
Nói như TS Vũ Minh Khương, ĐHQG Singapore, cách làm này tạo nên sự phát đạt cho một vài người nhưng lại gây hại cho sự phát triển chung của đất nước.
Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác
“Thay vì cạnh tranh, cần khuyến khích sự phối hợp và hợp tác giữa các địa phương, các ngành”, GS Michael Porter khuyến nghị. “Các vùng và địa phương cần được khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của mình dựa trên những lợi thế và vị trí đặc thù của địa phương”.
Nhìn tổng thể quốc gia, đã tới lúc Việt Nam cần nghiêm túc thảo luận xem mình muốn đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế toàn cầu, đâu là những ngành, lĩnh vực và thế mạnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam mà thế giới sẽ biết tới.
Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, đó là mục tiêu mà Việt Nam cần hướng tới, nếu muốn thực sự định vị mình ở một vị trí cao hơn trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Theo: TVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét