- 5 mục tiêu của “đường lưỡi bò”(Nguyễn Hữu Quý) - Theo nhận định của người viết bài này, “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đang rắp tâm thực hiện, nhằm đáp ứng 5 mục tiêu chính sau đây: Nguồn lợi thủy, hải sản, Nguồn lợi dầu mỏ, Nguồn lợi về thuế quan, Dành ưu thế về quân sự để tiến tới làm bá chủ thế giới, Xâm lược & đồng hóa láng giềng.
- Dân trong một nước (VAOL) – Là người VN, ai cũng biết đến câu ca “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”. Cái tinh thần của câu ca là khuyên nhủ đồng bào cùng chung đất nước phải yêu thương nhau.
- Kể chuyện thăm đập thủy điện Sông Tranh (Nguyễn Bách Phúc) – “…Thấy nước chảy quá nhiều, nhất là tiếng nước chảy như sấm rền, bất giác tôi cảm thấy hoảng sợ: chẳng may chính lúc này con đập sập xuống, thì ôi thôi!…”
- Giáo phận Vinh: “Xin các chú công an cho cháu đi học tiếng Anh!” (NVCL) – Không biết tương lai của các bạn trẻ rồi đây sẽ ra sao khi khát vọng học tập của các em đã bị các chú công an dập tắt.
- Dân miền Trung có thể chết và đói vì thủy điện (Nguoi viet) – Quảng Nam đang là tỉnh đứng đầu về số lượng công trình thủy điện với 62 dự án đã phê duyệt, tổng công suất 1.6 triệu MW.
- Clinton: “không áp chế” khi giải quyết tranh chấp lãnh hải (AFP) – Clinton: “Các nước trong vùng nên “giải quyết những tranh chấp mà không (nên) áp chế, cưỡng bức, không dọa dẫm, không hăm dọa, và không dùng đến vũ lực.”
- Bán đất nhà người (Bảo Giang) – Chính nhờ việc nhà nước Việt cộng rất trổi vượt tay nghề trong việc mua và bán những cái mà họ không có, đã tạo họ thành một tập đoàn…
- Tuyên bố của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại Phnom Penh, Campuchia (X-cafe) – Cả hai bên cũng trao đổi quan điểm về những biến đổi lịch sử gần đây diễn ra ở Miến Điện/Myanmar và ghi nhận tầm quan trọng của việc gia tăng các phối hợp về hỗ trợ phát triển, trách nhiệm và các đầu tư minh bạch trong khu vực tư nhân.
- Thư ngỏ trả lời bác Mai Sỹ Xuân Lâm về Tự Do Ngôn Luận (Nguyễn Công Huân) – Tôi đã nhận được lá thư ngỏ bác gửi tới cá nhân tôi đặt câu hỏi về chuyện kiểm duyệt phản hồi và bài viết trên trang ConDuongVietNam.org. Lúc đầu tôi không định trả lời thư “chất vấn” của bác, nhưng xét thấy đây có thể là suy nghĩ chung của nhiều người, nên tôi đã quyết định đăng tải nó và cũng như phần trả lời này công khai trên Dân Luận để mọi người cùng tỏ.
- NGUYỄN BẢO HOÀNG: “I WALK THE LINE” (Lê Anh Hùng) – “Và ở đời, chẳng chóng thì chầy, kẻ nào gieo gió kẻ đó ắt phải gặt bão, hay như ông cha ta vẫn nói: ‘Đời cha ăn mặn, đời con khát nước’. Hơn ai hết, hẳn Nguyễn Bảo Hoàng đã cảm nhận được cái giá phải trả cho cuộc hôn nhân hào nhoáng mà không ít người vẫn ao ước đó. Bởi thế cho nên dường như chẳng mấy ai quá bất ngờ trước tin đồn gần đây là cặp trai tài gái sắc này đã ly hôn trong thực tế”
- Văn giang đổ máu (Blog Thành) – Theo thông tin của bà con nông dân Văn Giang, nơi mà dự án Ecopark vẫn đang cưỡng chế đất nông nghiệp của bà con kể từ sau vụ cưỡng chế lớn với nhiều lực lượng tham gia hôm 24/04/2012.
- Hình ảnh các nông dân Văn Giang tại BV Việt – Đức (Lê Hiền Đức) – Hiện giờ, các nông dân Văn Giang bị nhóm giang hồ khủng bố vẫn đang được cấp cứu tại bệnh viện Việt đức Hà nội, người nhà, an ninh Hưng yên và Hà nội đầy nghẹt tại bệnh viện.
- Khủng bố tràn lan ở Văn Giang (Mai Xuân Dũng) - Chiều thứ Năm 12/07/2012 ở xóm Một, xã Xuân Quan “xã hội đen” đã đánh đập một số người dân phản đối dự án Ecopark ở đây một cách dã man.
- Giặc ngoài biên cương, giặc trong làng ! (Xuân VN) - Đêm nay toàn bộ xã Xuân Quan đang chìm trong không khí bạo loạn. Đám côn đồ với sự chỉ điểm của con cháu chủ tịch xã, ngang ngược tuyên bố sẽ huy động thêm hàng trăm tên đến để đánh bất kỳ người dân nào chúng gặp !
- Nhắn gửi Bộ trưởng PHẠM BÌNH MINH (Ngô Đức Thọ) – “Ra được Thông cáo chung càng tốt, không ra được cũng chưa phải chuyện gì ghê gớm. Nhất quyết đừng để cho kẻ láo xuợc kia bóp mình!”.
- Ngày này, 28 năm trước (1984)… (Người Ba Đồn) - “Chao ôi nó là tiến sỹ, là giảng viên đại học mà không nhớ, không biết thì sao con mình nhớ và biết được nhỉ? Mai đây, hơn 80 triệu dân tộc Việt, biết có ai có nhớ hay chăng. Đừng chối bỏ lịch sự, nếu không chúng ta sẽ có tội lớn với tiền nhân và hậu thế!”
- “Ông kẹ” chẳng dọa được ai! (Hữu Nguyên) – “Đã đến lúc Việt Nam cần kiên quyết định hướng mối quan hệ với Trung Quốc theo phương châm “đối tượng – đối tác”, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm thước đo, làm tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá xem ai là ‘đối tác’ (để hợp tác) còn ai là ‘đối tượng’ (để đấu tranh)”.
- Bọn tởm (Thái Bá Tân) – Còn cái bọn bên dưới,/ Bọn quan tham, mị dân,/ Chúng không chỉ ăn thóc,/ Còn ăn đất, ăn phân./ Còn có một bọn nữa,/ Bọn có chữ giả mù,/ Giả câm điếc, lặng le/ Ăn bổng lộc nhà Chu.
- Tâm tư ngày 1 tháng 7 (TTXVA) – Tôi là một người con sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nên việc thể hiện tình cảm, tâm tư của mình với Tổ Quốc là một điều hoàn toàn đúng đắn.
- Đào Tiến Thi: Yêu gì hơn yêu nước nhà ta (Nguyễn Tường Thụy) – Với tôi, chưa có cuộc xuống đường nào biểu hiện ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp người Việt Nam như hôm nay. Nhưng phía bên trấn áp cũng bắt đầu xù nanh vuốt rồi.
- Nguy hiểm thực sự đang đến từ trong dân hay từ đâu? Biết mà sao không ai trả lời (Phương Bích) – “Thú thực, nghe cái luận điệu cũ rích ‘coi chừng kẻo bị lợi dụng’ hót đi hót lại như một con vẹt là tôi thấy ngán đến tận cổ. Tôi chỉ muốn hỏi ngược lại các vị một điều đơn giản, là chưa cần nói đến các vị học cao hiểu rộng, chỉ là cái thứ dân đen ít học như tôi thôi xem ông Đảng cộng sản có lợi dụng nổi không?”.
- Mickey tại Bình Nhưỡng : “Quyền lực mềm” của Mỹ đã vươn tới Bắc Triều Tiên ? (RFI) – Thứ Hai, 09/07/2012 vừa qua, đài truyền hình Nhà nước Bắc Triều Tiên đã phát đi đoạn một vidéo cho thấy cảnh lãnh đạo trẻ Kim Jong Un …
- Pháp muốn tránh xung đột với Trung Quốc (RFI) – « Pháp muốn tránh xung đột với Trung Quốc », đó là tựa đề bài viết của thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bắc Kinh, khi nhận xét về chuyến công du của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius. Hồ sơ Syria và việc mở cửa thị trường các hợp đồng nhà nước là những vấn đề được hai bên đề cập đến.
- Anh Quốc: Điều thêm quân đội đến Luân Đôn bảo vệ Thế Vận Hội (RFI) – Để bảo vệ an ninh cho Thế Vận Hội Luân Đôn sắp khai mạc, bộ trưởng Quốc phòng Anh, Philip Hammond, hôm nay 12/07/2012, thông báo huy động thêm 3.500 lính, sau khi một công ty tư nhân chịu bó tay.
- Chủ tịch Cuba Raul Castro thăm Nga (RFI) – Trong một chuyến thăm nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ với người đồng minh ‘lâu đời’, chủ tịch Cuba Raul Castro đã đến Matxcơva vào hôm qua, …
- Syria: Hội Đồng Bảo An xem xét “tối hậu thư” nhắm vào chế độ Assad (RFI) – Vào hôm qua, 11/07/2012, Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã đưa ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một dự thảo nghị quyết mới, đe doạ trừng phạt chính quyền …
- Malaysia sẽ bãi bỏ “Luật chống phản loạn” (RFI) – Theo thủ tướng Malaysia Najib Razak vào hôm qua, 11/07/2012, chính quyền Kuala Lumpur đang chuẩn bị hủy bỏ đạo luật chống phản loạn, và thay thế văn kiện này bằng …
- Pháp: PSA Peugeot Citroen đóng cửa nhà máy lớn nhất ở ngoại ô Paris (RFI) – Hôm nay, 12/07/2012, tập đoàn xe hơi hàng đầu của Pháp PSA Peugeot Citroen thông báo kể từ 2014, ngừng sản xuất tại nhà máy ở …
- Nội bộ ASEAN đấu tranh gay gắt về vấn đề Biển Đông (RFI) – Chưa bao giờ mà khối các nước Đông Nam Á – ASEAN – lại gặp khó khăn trong việc thống nhất ngôn từ cho bản thông cáo chung đúc kết hội …
- Miến Điện muốn Liên Hiệp Quốc tiếp nhận người Hồi giáo Rohingya (RFI) – Tổng thống Miến Điện hôm nay, 12/07/2012, tuyên bố rằng giải pháp duy nhất đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya là đưa họ vào các trại tỵ nạn …
- Nga: Hạ viện thông qua luật kiểm duyệt Internet (RFI) – Hôm qua, 11/07/2012, Viện Douma, tức Hạ viện Nga, đã thông qua luật sửa đổi về Internet.
- Tổng thống Mỹ quyết định giảm nhẹ trừng phạt kinh tế Miến Điện (RFI) – Tổng thống Mỹ Barack Obama, hôm qua 11/07/2012, đã giảm nhẹ trừng phạt kinh tế đối với Miến Điện, qua đó, công nhận những tiến bộ dân chủ của đất nước này.
- ADB : Khủng hoảng châu Âu tác động đến tăng trưởng châu Á (RFI) – Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB – hôm nay, 12/07/2012, vừa công bố một báo cáo cho biết, khủng hoảng trong khu vực đồng euro cũng như …
- Biển Đông: Ngoại trưởng Mỹ phản đối dùng võ lực và kêu gọi đàm phán đa phương (RFI) – Bất chấp các tuyên bố liên tiếp của Trung Quốc đòi gạt bỏ vấn đề Biển Đông ra khỏi các cuộc họp của khối ASEAN tại Phnom Penh, Cam Bốt, Ngoại trưởng Mỹ …
- Lở tuyết chết người ở Alps Pháp (BBC) – Chín người leo núi chết, một số khác bị thương và mất tích do lở tuyết ở vùng núi Alps tại Pháp, trong một thảm họa du lịch.
- Obama đồng ý đầu tư vào Miến Điện (BBC) – Hoa Kỳ bật đèn xanh cho các công ty dầu khí đầu tư tại Miến Điện, trong loan báo giảm nhẹ cấm vận mới nhất.
- Asean tiếp tục chia rẽ về Biển Đông (BBC) – Asean bất đồng đến độ chưa đưa ra được thông cáo chung, trong khi Campuchia cáo buộc bị Việt Nam và Philippines ‘bắt nạt’.
- ‘Tam Sa’ sẽ có cơ quan lập pháp (BBC) – Hải Nam chuẩn bị thành lập hội đồng nhân dân ‘thành phố Tam Sa’ trên đảo Phú Lâm.
- Clinton: ‘Đừng đe dọa trên Biển Đông’ (BBC) – Ngoại trưởng Mỹ đưa ra những tuyên bố đầu tiên về Biển Đông tại Diễn đàn ARF tại Campuchia.
- Quan hệ Việt-Trung vẫn ‘tốt đẹp’ (BBC) – Hội hữu nghị nói quan hệ tốt đẹp và không nhắc gì đến tranh chấp Biển Đông.
- Apple mang iPad mới tới TQ (BBC) – Apple chuẩn bị ra mắt iPad mới ở TQ sau khi giải quyết xong tranh cãi thương hiệu.
- Vì sao tăng trưởng châu Mỹ kém châu Á? (BBC) – Đi tìm lý do vì sao tăng trưởng kinh tế của châu Á hiện nay cao hơn châu Mỹ.
- Anh điều thêm quân đội cho Olympics (BBC) – Thêm 3,500 lính bảo vệ, sau khi một công ty tư nhân thừa nhận sẽ không cung cấp đủ.
- Holmes và Cruise đạt thỏa thuận ly hôn (BBC) – Cặp tài tử Katie Holmes và Tom Cruise đã dàn xếp thỏa thuận ly hôn, luật sư của họ cho biết.
- Ngân hàng che dấu gần 100 ngàn tỷ đồng nợ xấu (RFA) – Một số các tổ chức tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam đã tìm cách che giấu các nợ xấu hoặc báo cáo số nợ xấu thấp hơn thực trạng.
- Binh sĩ Cambodia bắn máy bay hành khách của Thái Lan (RFA) – Binh sĩ Cambodia nổ súng bắn một chiếc máy bay chở hành khách của Thái Lan vì nghi ngờ chiếc máy bay này là máy bay thám thính.
- Philippines lên án Trung Quốc tráo trở, hăm doạ, gây hại cho hoà bình (RFA) – Ngoại Trưởng Alberto del Rosario của Philippines đã đùng diễn đàn cấp vùng ASEAN để lên án các hành động của Trung Quốc, gọi thái độ của Bắc Kinh là lật lọng, đe dọa, gây ảnh hưởng bất lợi cho an ninh, hòa bình của khu vực.
- Hoa kỳ , Trung Quốc gắng làm giảm mối cạnh tranh (RFA) – Ngoại trưởng Hoa Kỳ và người tương nhiệm phía Trung Quốc cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để giảm căng thẳng trong mối quan hệ hai nước.
- Nhật phản đối tàu TQ thường xuyên hiện diện ở khu đảo Điếu Ngư (RFA) – Tokyo vừa gửi công hàm ngoại giao cho Bắc Kinh để phản đối việc tầu mang cờ hiệu Trung Quốc có mặt ở vùng biển mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền.
- Hoa Kỳ sẽ tân trang lại chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan (RFA) – Bộ quốc phòng Đài Loan cho hay đã đạt được thỏa thuận với công ty Lockheed Martin của Hoa Kỳ để bắt đầu mua dụng cụ cải tiến 146 chiếc chiến đấu cơ F-16 mà Đài Loan hiện đang sử dụng.
- San Jose: Đại Lễ Kỷ Niệm 73 Năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (VietBao) – Vào lúc 10:00am ngày Chủ Nhật 1/7/2012 tại Hội trường Qymby, San Jose, Ban Trị Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Bắc Cali đã long trọng cử hành lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Thầy Khai Sáng Đạo Hòa Hảo. Có gần 100 tín đồ PGHH tham dự cùng với chức sắc trong Ban Trị Sự.
- Hội Ái Hữu Quảng Ngãi Tổ Chức Họp Mặt Mùa Hè (VietBao) – Vào lúc 10:00am ngày Chủ Nhật 1/7/2012 tại Công viên Lake Cunningham, San Jose
- Biểu Tình Chống Trung Cộng và Cộng Sản VN tại San Francisco (VietBao) – Nhằm đáp ứng lời kêu gọi của Đại Lão Hòa Thượng Thich Quảng Độ và các nhà đấu tranh trong nước cùng xuống đường phản đối Trung cộng xâm lăng lãnh hải VN, Hội HO/SF và Khối 8406 đã phối hợp với các đoàn thể tổ chức một cuộc biểu tình tại San Francico vào lúc 11:00 am ngày thứ Sáu 6/7/2012 tại Lãnh Sự Quán Trung Cộng tại đường Laguna St., SF.
- Nóng Trên 110 Độ Tại Các TB Miền Tây Nam Hoa Kỳ (VietBao) – LAS VEGAS – 1 ngày nóng như lò lửa chờ đợi vùng sa mạc tây nam Hoa Kỳ hôm Thứ Tư, là ngày nóng quá độ thứ nhì trong vùng.
- ASEAN, TQ: Bất Đồng luật Ứng Xử Biển Đông; TQ: Biển Đông Không Là Vấn Đề Giữa ASEAN Và TQ, Mà Vấn Đề Giữa TQ Và Một Vài Thành Viên ASEAN (VietBao) – PHNOM PENH – Các nguồn tin ngoại giao cho hay Trung Quốc và các thành viên của ASEAN ra sức tìm kiếm tiến bộ về luật ứng xử tại Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng trong vùng.
- 3 Tàu Tuần TQ Đến Vùng Đảo Diaoyu Tranh Chấp Với Nhật (VietBao) – SHANGHAI – 3 tàu tuần của Trung Quốc đẵ đến gần nhóm đảo Diaoyu hồi 2 giờ sáng Thứ Tư, theo loan báo của viên chức ngư nghiệp.
- Libya: HĐ Chuyển Tiếp Bàn Giao Cho QH Mới Trong 4 Tuần (VietBao) – TRIPOLI – HĐ Chuyển Tiếp Libya sẽ chuyển giao mọi quyền hành cho cơ quan lập pháp dân cử trong 4 tuần lễ sau.
- Bà Clinton Tới VN Gặp Dũng, Trọng, Cảnh Báo, Cải Tổ Kinh Tế, Đóng Chính trị: Thiển Cận; Mỹ: VN Chưa Làm Đủ Hồ Sơ Nhân Quyền; TQ: Bắt 6 Tàu Của Ngư Dân Quảng Ngãi (VietBao) – HÀ NỘI (VB) — Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi thắt chặt thêm nữa giữa Hoa Thịnh Đốn và nước cựu thù Việt Nam, mặc dù bà cũng nói rằng chính quyền Hà Nội chưa làm đủ về nhân quyền.
- Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ (Rosh Rogin) – Sự xâm nhập của công nghệ và thông tin tại Trung Quốc (TQ) cuối cùng sẽ làm cho Đại trường thành lửa sụp đổ và thậm chí dẫn đến cởi mở chính trị trong hệ thống TQ, theo quan điểm của Chủ tịch hội đồng quản trị hãng truyền thông Google, ông Eric Schmidt.
- Video Clip: Xuất hiện clip sex nghi của cán bộ tỉnh Nam Định (VAOL) – Những ngày qua cộng đồng mạng lại xôn xao một clip sex có độ dài gần 4 phút được phát tán trên Internet nghi của một cán bộ tỉnh Nam Định. Clip được phát tán vào cuối tháng 6, clip ghi lại cảnh “ân ái”…
- Dân Việt Nam hoang mang vì có tin sắp “đổi vàng” (Nguoi viet) – Người dân ở Việt Nam đang hoang mang trước tin nhà nước Việt Nam sẽ cho “đổi vàng” như đổi tiền nhiều đợt sau năm 1975 trước đây, để thị trường chỉ còn một loại vàng duy nhất mang thương hiệu SJC.
- Việt Nam xích lại gần Mỹ, nhưng vẫn ngó Trung Quốc (Nguoi viet) – Chuyến đi này của bà Clinton có thể gọi là kết quả như mong muốn. Bởi vì thực sự là trong vài tháng gần đây, quan hệ quốc phòng của Việt Nam và Mỹ nó tiến nhanh.
Mỹ sẽ bán trang bị quốc phòng ‘không sát thương’ cho Việt Nam
Reuters
-
Hoa Kỳ sẽ bán trang bị quốc phòng không
thuộc loại võ khí “sát thương” cho Việt Nam, theo lời một viên chức Hoa
Kỳ tháp tùng bà Ngọai Trưởng Hillary Clinton.
Bản tin thông tấn Reuters thuật lời một
viên chức yêu cầu không nêu tên nói rằng Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam
các trang bị quân sự không sát thương (non-lethal military equipment) và
sẽ không cứu xét bán các loại võ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào
thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Một trong những thứ trang bị quân sự
“không sát thương” hàng đầu mà Hà Nội cần là hệ thống radar tối tân giám
sát hỏa tiễn Trung Quốc, các máy bay theo dõi tàu chiến, tàu ngầm trên
biển.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton (trái), và
tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tại Hà Nội ngày 10
Tháng Bảy, 2012. (Hình: AP Photo/Brendan Smialowski)
Năm 2007, Tổng Thống George W. Bush chỉ
gỡ bỏ một phần của đạo luật cấm bán trang bị quân sự cho Việt Nam bằng
cách cho phép bán các loại trang bị thuộc loại “không sát thương” và
phải được cứu xét từng trường hợp một.
Hai bộ trưởng quốc phòng CSVN Phạm Văn
Trà và Phùng Quang Thanh khi đến Mỹ thăm viếng đều yêu cầu gỡ bỏ lệnh
này. Gần đây nhất, báo chí ở Việt Nam cho hay cả Bộ Trưởng Phùng Quang
Thanh cũng như ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đem điều yêu cầu đó ra
lập lại với Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta khi ông này đến Hà
Nội hồi đầu Tháng Sáu.
Câu trả lời mà Hà Nội nhận được sau cùng
từ ông Panetta hay bà Ngọai Trưởng Clinton cách đây hai ngày đều cùng
một quan điểm chưa thấy thay đổi. Nếu Việt Nam không cải thiện nhân
quyền đáng kể, lệnh cấm bán võ khí sát thương vẫn còn đó.
Nghị Sĩ John McCain khi đến dự Diễn Ðàn
An Ninh Khu Vực Shangri-La ở Singapore ngày 2 Tháng Sáu 2012 cũng cho
hay hiện đang có các cuộc thảo luận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ “theo hướng
tích cực” về các loại trang bị quân sự mà Hà Nội muốn mua. Hồi đầu năm,
ông đã đến Việt Nam và cho hay Hà Nội đã đưa cho Hoa Kỳ một danh sách
dài về các loại trang bị quân sự muốn mua nhưng ông cũng đã nói điều đó
tùy thuộc vào sự cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
Trong thời gian ghé Hà Nội trước khi sang
Lào và dự Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh, ngày 10 Tháng Bảy 2012, bà
Hillary Clinton đã gặp Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng và tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Trong cuộc họp báo, bà cho hay bà đã nhấn
mạnh vấn đề cải thiện nhân quyền để Việt Nam với Hoa Kỳ có thể nâng mối
quan hệ đối tác chiến lược lên một mức cao hơn. Bà kêu gọi Hà Nội trả
tự do cho các bloggers Ðiếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và
AnhBaSG (Phan Thanh Hải) là 3 người thuộc nhóm “Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự
Do”. Vụ án được loan báo xử từ giữa Tháng Năm 2012 nhưng bất ngờ bị dời
lại không ai biết lý do tại sao. Cả 3 đối diện với những bản án có thể
từ 10 đến 20 năm tù.
Luật sư của bà Tần, ông Nguyễn Quốc Ðạt,
từng cho hay bà Tần đã tuyệt thực nhiều ngày trong tù, không rõ tình
trạng sức khỏe và an nguy của bà hiện nay ra sao.
Theo Reuters, bà Clinton đã yêu cầu gặp
ông Nguyễn Phú Trọng một phần vì những chống đối các cải cách chính trị
cũng như chống lại khuynh hướng tiến gần với Hoa Kỳ, nằm ở phía các lãnh
tụ bảo thủ trong đảng.
Nguồn tin dẫn lời viên chức giấu tên nói
ông Trọng đã khó chịu khi bị bà Clinton đem vấn đề đàn áp nhân quyền ra
cật vấn, vừa nêu các trường hợp đặc biệt, vừa nói chung về tình trạng
nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Theo Reuters thuật lại, có vẻ như Hà Nội
không mấy đáp ứng các đòi hỏi của bà về nhân quyền nên có dấu hiệu như
mối quan hệ song phương giữa hai nước không dễ dàng “lên tầm cao mới”.
Trước các tin tức về chuyến thăm của bà
Clinton đến Hà Nội, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo)
ở Bắc Kinh ngày 11 Tháng Bảy 2012 dọa rằng Hà Nội “sẽ cảm thấy đau đớn
khi giúp Mỹ quay lại Việt Nam”.
Nội dung bài báo ám chỉ đến những những trò trả thù mà Bắc Kinh sẽ đưa ra nếu Hà Nội nghiêng dần về phía Hoa Thịnh Ðốn.
Theo: Nguoi vietDiễn Từ Của Đồng Chí Tổng Bí Thư Đón Tiếp Ngoại Trưởng Mỹ
Đinh Tấn Lực
(Lược ghi từ băng gốc ngày 10/7)
-
Thưa các đồng chí và bà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hiêu-la-ry Cờ-lin-tơn,
Thay mặt các đồng chí Ủy viên Bộ chính
trị Đảng CSVN đang có mặt và không có mặt hôm nay, và nhân danh cá nhân
là Tổng bí thư Toàn Đảng, tôi trân trọng gửi đến bà Bộ trưởng Ngoại giao
Mỹ Hiêu-la-ry Cờ-lin-tơn lời chào đoàn kết và thân ái. Chúc mối quan hệ
tốt đẹp và đang trên đà khắng khít giữa hai Đảng, ậy, a-hèm, giữa hai
nước chúng ta ngày càng phát triển, sớm đi vào gắn bó, mãi mãi giúp đỡ
nhau để cùng vững bước trên con đường toàn cầu hóa, với sứ mệnh cao cả
gìn giữ hòa bình thế giới, tôn trọng độc lập
dân tộc cùng các vùng lãnh hải riêng tư, tôn trọng mọi hình thái dân
chủ đặc thù của từng nước, và tôn trọng mọi sự khác biệt giữa các chủ
nghĩa thần kỳ.
Trong không khí tin cậy, thắm tình bạn
mới, quên mối cựu thù, tôi long trọng đánh giá cao vai trò tích cực của
cá nhân Bà Bộ trưởng và phu quân – cựu Tổng thống Biêu Cờ-lin-tơn –
trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Đồng
thời, thẳng thắn trao đổi cùng bà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hiêu-la-ry
Cờ-lin-tơn một số ý kiến chung quanh vấn đề liên hệ hữu cơ giữa chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và không loại trừ chủ nghĩa bành trướng.
Đây là một đề tài lý luận và thực tiễn
rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có
nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công
phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Tôi chỉ
xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam để bà Bộ
trưởng Ngoại giao Mỹ Hiêu-la-ry Cờ-lin-tơn nắm vững ý nghĩa, rộng đường
tham khảo, và cùng mạnh dạn trao đổi. Tức là cũng chỉ tập trung vào trả
lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn và xây
dựng con đường xã hội chủ nghĩa? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong 25 năm qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn
đề gì? Sau cùng là những phạm trù nào mà Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác
chặt chẽ hơn nữa để thực hiện sứ mệnh cao cả vừa mới nói trên.
- ¥€$ -
Trước tiên, để trả lời câu hỏi “Chủ nghĩa xã hội là gì?”, xin ngắn gọn thưa ngay:
Một là: Xã hội XHCN là một xã hội mà
trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi
nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Bằng chứng là ở VN,
ngoài những cuộc tụ tập không được phép của nhà nước, thì xưa nay không
hề có đình công hay biểu tình gì sất. Tức là nhân dân VN không hề biết
bức xúc. Ngược lại, chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ quan niệm
phẩm giá con người nằm trên mặt con người. Như vậy, đạp vào mặt dân
hoàn toàn không có nghĩa là chà đạp nhân phẩm hay dân phẩm. Và đó chính
là sự khác biệt truyền thống giữa văn hóa Đông-Tây mà chúng tôi cần nhấn
mạnh.
Hai là: Trong xã hội XHCN, sự phát triển
về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia
tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Bằng chứng là VN
được xếp hạng hạnh phúc thứ nhì trên toàn thế giới, cũng có nghĩa là
nhân dân VN luôn luôn vui vẻ hy sinh trả nợ giúp cho tất cả những tập
đoàn kinh tế không may bị thua lỗ và rất đáng tội nghiệp. Người VN chúng
tôi có câu ca dao rất hay, có khi người Mỹ cần sớm tiếp thu cho sự ổn
định của chính nước Mỹ, là: Nhiễu điều phủ lấy giá xăng – Làm dân phải
biết cắn răng qua ngày…
Ba là: Xã hội XHCN là một xã hội hướng
tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương
trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ
của cá nhân và các phe nhóm. Như vậy, phải hiểu rằng những cái gọi là
thiếu thân thiện nội bộ giữa các đồng chí Ủy viên Lãnh đạo có mặt hay
vắng mặt tại đây hôm nay… chỉ là lời ong tiếng ve của đám quần chúng thị
phi vô công rỗi nghề và …vô trách nhiệm. Đặc biệt là những chuyện vô
căn cứ, thiếu cơ sở, về những thứ “bánh ít/bánh quy” giữa đồng chí chủ
tịch nước và đồng chí thủ tướng, đều là sản phẩm “hòn đất/hòn chì” của
bọn quan làm báo/dân làm báo, tức là chỉ ngang hàng với đám qui-ki-lích
bên quý quốc, không đáng tin cậy như dàn báo chính thống của nhà nước
chúng tôi.
Bốn là: Trong xã hội XHCN, sự phát triển
bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành
cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm
đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Bằng
chứng là chúng tôi vẫn còn đang tập trung nỗ lực tham khảo khắp thế
giới xem nơi đâu có loại kỹ thuật siêu đẳng về trại tù chung thân cấm cố
điện hạt nhân, sao cho nổ lò mà khói phóng xạ vẫn không thể sổ cùm tháo
cổng được. Chứ như Chẹt-nô-bờn thì phải nói là các đồng chi KGB vẫn còn
…sơ đẳng quá.
Năm là: Xã hội XHCN là một xã hội tự xây
dựng một hệ thống chính trị tam quyền tập trung thống nhất chuyên chính
mà mọi người vẫn nghe nói hay đọc thấy mỗi ngày rằng quyền lực thực sự
thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ
không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Bởi lẽ, nhân dân, ngoài răng
với lựu đạn, thì còn cóc gì mà gọi là giàu có! Tóm gọn lại, theo đúng lý
thuyết vừa dẫn thì rõ ràng đó là một xã hội dân chủ.
Và để khỏi phải mất thêm nhiều thì giờ
quý báu của nhau, có lẽ chúng tôi chỉ cần trích lại ở đây một câu danh
ngôn vượt thời gian và vượt cả không gian VN: “Dân chủ ở Việt Nam cao
hơn gấp vạn lần dân chủ các nước tư bản”. Vâng, tác giả câu danh ngôn đó
là bà Phó chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan.
- ¥€$ -
Kế đến là câu hỏi: “Vì sao Việt Nam lựa
chọn và xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa?“. Phải phân định thật rõ
ngay đây, rằng, khi bảo “Việt Nam lựa chọn”, có nghĩa là toàn bộ nhân
dân Việt Nam đã được một đảng phái chính trị tối cao đại diện cho cả quá
khứ, hiện tại và tương lai đời đời của họ lựa chọn giúp, theo đúng ý
nghĩa và sứ mệnh cao cả từng được ghi chép hẳn hoi vào điều 4 hiến pháp,
tức là, “du nô”, luật mẹ của các thứ luật con đã định sẵn tội danh cho
mọi người. Còn ưu việt hơn cả Luật Trao Quyền, tên chính thức là “Luật
Phòng Chống Tai Họa Của Nhân Dân & Đế Chế” năm 1933 của Hitler. Cần
phải quán triệt rằng đó là lý do chính yếu của sự lựa chọn con đường
XHCN. Bởi nếu không, thì hiến pháp VN sẽ thiếu hẳn cái điều chủ chốt cực
kỳ quan trọng để gắn liền hiến pháp với chính cương vắn tắt lẫn dài
dòng. Còn mọi thứ khác đều có thể được coi là phụ phẩm, giống như thịt
vụn làm xúc xích bên quý quốc, thí dụ như nhân quyền và dân quyền, chẳng
hạn. Nhân đây cũng xin mạnh dạn giới thiệu đến bà Ngoại trưởng một
thành ngữ được đặt ngang hàng với nhân sinh quan, à không, phải nói
chính xác là được đặt ngang hàng với định mệnh dân tộc Việt Nam anh hùng
của chúng tôi là “Không Có Gì”. Chỉ cần nói ba từ thiêng liêng đó thôi
là cả thế giới đều phải nhớ đến và cúi đầu khâm phục vị danh nhân cận
đại của VN mà suýt chút nữa cơ quan UNESSCO đã long trọng đưa vào hàng
danh nhân thế giới.
Hãy nhìn quanh để thấy rất rõ là: Các
nước xã hội chủ nghĩa khác tại Châu Á vẫn tiếp tục con đường tiến lên
phía trước. Nhiều đảng cánh tả, các phong trào nhân dân tiến bộ các nước
tại các châu lục ngày càng giương cao khẩu hiệu đấu tranh vì chủ nghĩa
xã hội và xác định ngày càng rõ rằng đây là sự lựa chọn duy nhất đúng để
vượt qua những bế tắc của mô hình phát triển đang khủng hoảng hiện nay.
Đó là những bằng chứng đầy khích lệ về sức sống của chủ nghĩa xã hội.
Và, vừa là bằng chứng, lại vừa là động lượng mạnh mẽ giúp lãnh đạo VN
nhất định chọn và quyết tâm giữ con đường XHCN.
Như vậy, chúng tôi tin rằng bà Ngoại
trưởng có thừa thông minh để hiểu rằng chúng tôi đã xây dựng xã hội XHCN
ở VN như thế nào. Nói cách khác, bằng cách nào mà chúng tôi đã vô cùng
hãnh diện đặt tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đừng vội
nhếch mép cười mỉa là chúng tôi đánh rơi từ Dân Chủ trong quốc hiệu
trước (VNDCCH) để “côm ấp” với cái quốc hiệu xúc tích hiện tại. Chẳng có
điều gì bị đánh rơi hết. Chỉ có thăng hoa Dân Chủ vạn lần hơn, như bà
Phó Doan của chúng tôi từng khẳng định. Cũng đừng cười khẩy là sau cuộc
chiến thần thánh đốt cháy Trường Sơn để để giành chính quyền toàn cõi
một cách thần kỳ thế này mà VN không có được một tác phẩm văn chương vĩ
đại xứng tầm để quảng bá đến toàn thế giới cách thức xây dựng XHCN trên
toàn cõi xứ này, từ mũi Cà Mau đến gần ải Nam Quan.
Xin được hỏi ngược là bên Mỹ có Hội Nhà
Văn và Hội Nhà Báo chính thống từng tổ chức hoành tráng các trại viết
văn và đại hội hàng năm như VN chúng tôi không? Nếu không có thì có thể
nhân dân Mỹ quốc khó lòng hiểu được những nỗ lực phi thường của giới cầm
bút có thẻ của chúng tôi. Mong là bà không thuật lại điều này cho bất
kỳ ai, bởi đây là một bí mật quốc gia của chúng tôi: Cả hai hội Nhà Văn
& Nhà Báo VN đang thi đua tổng hợp tất cả những kỹ thuật thượng thừa
từng làm nên phương thức xây dựng XHCN đặc thù đậm đà màu sắc VN từ các
lực lượng danh trấn giang hồ Всероссийская чрезвычайная комиссия (gọi
tắt là KGB), Mật vụ NAZI, Vệ binh Cách mạng Iran, Mật vụ Bắc Triều Tiên,
và …thôi, không nên kể tên của lực lượng mật vụ sau cùng rất gần gạnh
với chúng tôi, cứ tạm gọi là mật vụ “lạ” vậy nhé! Đấy, một khi mà chúng
tôi có được thành phẩm sau cùng của cuộc chạy đua giải Nobel văn chương
này thì chắc chắn bà Ngoại trưởng sẽ là một trong những người đầu tiên
nhận sách. Chỉ xin thưa trước là chúng tôi không chủ trương “i-búc” bằng
kỹ thuật số, do đó, chúng tôi sẽ gửi bằng phương tiện bưu kiện phát
nhanh có hồi báo.
- ¥€$ -
Tiếp theo đây là câu trả lời cho câu hỏi
“Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong
25 năm qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?”. Đó là niềm hãnh diện lớn
nhất của chúng tôi, bởi lẽ, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự
nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi
sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản
xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng
nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng
khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài
với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen
nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, khai thác, bóc lột, quy
hoạch, cưỡng chế; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế
chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ
qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà chúng tôi đã phấn đấu đạt
được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa Tư Bản Đỏ trên đường quá độ.
Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm đồng
đều có thể.
Nhờ vào đó, đặc biệt là nhờ quan điểm
đồng đều có thể, mà hầu như chúng tôi không gặp phải bất kỳ vấn đề gì
trong suốt 25 năm sang số đạp ga chiếc xe đổi mới. Một lý do khác nữa,
là nhìn từ góc độ truyền thống đảng, cũng là một cách xiển dương văn hóa
sửa sai trường kỳ, còn được coi là biểu hiện của đặc tính cầu thị, cầu
tiến, cầu toàn mà không cầu tiêu, giống như đặc tính hòa mình, hòa giải,
hòa hợp mà nhất quyết chẳng hòa tan của Trung ương Đảng chúng tôi, cho
nên, mọi vấn đề đều sớm được triệt tiêu tận gốc trước khi nó tượng hình
hay hiện hình. Quý quốc có câu nói cực hay là: “nô niêu sờ gút niêu”.
Thì điều đó cũng là phương châm hoạt động của làng văn làng báo làng đài
của chúng tôi: Không có tin trên báo/đài tức là xã hội ổn định, đếch có
vấn đề gì.
- ¥€$ -
Sau cùng là “Những phạm trù nào mà Việt
Nam và Mỹ có thể hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thực hiện sứ mệnh cao cả” ở
đoạn dẫn nhập bên trên.
Phải nói rằng cực kỳ sai lầm cho những ai
nghĩ ngay đến phạm trù vũ khí. Chúng tôi thừa nhận là rất cần vũ khí
hiện đại, nhưng chắc chắn là không cần ba hoa để mang họa bị vu khống là
chạy đua vũ trang với láng giềng, đặc biệt là tay láng giềng ân nhân
khổng lồ từng làm nên quá khứ của chúng tôi bằng lời hứa long trọng “sẽ
chiến đấu đến người VN cuối cùng”, và từng thiết tha hướng dẫn chúng tôi
những bài học giáo trừng rất đáng ghi tâm khắc cốt.
Vậy thì, những hợp tác thiết thực mà Mỹ và VN có thể tăng cường trong thời gian tới có thể bao gồm những gì?
Tôi mạnh dạn đề nghị một bản lộ đồ “4 Không + 2 Có”, như sau:
Một là: Cả hai bên KHÔNG tiến hành những
Dự Luật Nhân Quyền về nhau. Quốc hội chúng ta có gì xài nấy, không ai
xía chuyện tình cảm đời tư của ai.
Hai là: Cả hai bên KHÔNG cưỡng bức hay áp
chế nhau vào quy chế CPC. Nói cách khác là kệ mịa nhau, chẳng mắc mớ gì
mà gây rắc rối không cần thiết cho nhau.
Ba là: Cả hai bên KHÔNG đòi thăm tù nhân
lương tâm hay đòi thả tù nhân chính trị của nhau. Tù ai nấy nhốt, chẳng
cần phải báo cáo tình hình thăm nuôi hay liên hệ luật sư lôi thôi.
Bốn là: Cả hai bên KHÔNG đặt ra bất kỳ
điều kiện gì một khi có lòng muốn viện trợ (nhân đạo/kinh tế/quân sự)
cho nhau. Phải luôn luôn tâm niệm rằng của cho không bằng cách cho.
Năm là: Cả hai bên CÓ nghĩa vụ phải bảo
vệ đại sứ quán và lãnh sự quán của nhau trước những cuộc biểu tình liên
tục làm xấu hổ đảng cầm quyền và chính phủ liên hệ trước mặt bầu bạn
quốc tế.
Sáu là: Cả hai bên CÓ quyền từ chối nhập
khẩu từ phía bên kia bất kỳ những nguyên tắc, kỹ thuật, sách vở, phim
ảnh liên quan đến Hạ bệ, Lật đổ, Đảo chính, hay Đấu tranh Bất bạo động.
Tất nhiên, khi nào nghĩ ra thêm những đề nghị thiết thân nào khác, chúng tôi sẽ bổ sung bằng văn bản.
- ¥€$ -
Trước khi dứt lời, hãy cho phép tôi được nhắc lãnh đạo quý quốc một vài điểm nhạy cảm, như sau:
Một là: Đừng bao giờ dạy dỗ chúng tôi cái
nguyên tắc “Dân chủ và thịnh vượng luôn sóng đôi”, hay “cải cách chính
trị và tăng trưởng đồng hành với nhau”. Điều đó, dưới con mắt của chính
thể XHCN rạng ngời của VN hôm nay, nó không phải là hướng dẫn/khai
sáng/đề nghị, mà chính là bộp tai/đá đít chúng tôi. Á à! “nô gút”, không
nên, không nên!
Hai là: Đừng bao giờ mất công “Lo ngại về
vấn đề nhân quyền, bao gồm cả việc giam giữ các nhân vật hoạt động, các
luật sư và các blogger từng phát biểu ý kiến cách ôn hòa”, hoặc, “quan
tâm về việc hạn chế tự do ngôn luận trên mạng, và phiên tòa sắp diễn ra
để xử những sáng lập viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do”. Các bạn nói
suông thì đã đành. Phần chúng tôi thì thường ra rất khi chịu nghe suông.
Chúng ta hiểu nhau chỗ này chứ?
Ba là: Đừng bao giờ để tâm đến lời phát
biểu lên gân của nguyên Tổng bí thư Phiêu Lê khơi gợi lại vết thương
chiến bại duy nhất của Hoa Kỳ, lúc phu quân của bà Ngoại trưởng lần đầu
tiên chân ướt chân ráo sang đây. Cũng đừng bận lòng chuyện “phân hóa
chính phủ Obama” mà ngài nguyên Chủ tịch nước Triết Nguyễn đã phát biểu
thành câu danh ngôn để đời của ổng. Nói vậy chứ mấy ổng không cố ý như
vậy đâu. Người Việt Nam chúng tôi vẫn thích đùa đấy thôi, đó là truyền
thống tự ti thành tự sướng từ thời Trạng Quỳnh lận. Vả, người ta vẫn bảo
đừng nghe những gì cộng sản nói mà!
- ¥€$ -
Sau cùng, chúng tôi tin tưởng sâu sắc
rằng, nhân dân Mỹ sáng tạo và năng động trong tiến trình xây dựng đất
nước, nhất định sẽ đạt được những thành tựu to lớn, đưa nước Mỹ vượt qua
những khó khăn ngặt nghèo trên con đường chông gai đầy thử thách và
luôn khủng hoảng suy trầm của tư bản chủ nghĩa. Chúng tôi mong muốn, hai
Đảng cầm quyền và hai nước chúng ta sẽ tiếp tục cùng sát cánh bên nhau
vững bước trên con đường vì nền ổn định chính trị và kinh tế toàn cầu
nói chung và sự an toàn đường biển thông thương giữa Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương nói riêng.
Có thể tóm tắt chỉ trong 8 chữ: “Duy trì Hòa bình – Ổn định Khu vực”.
Đó cũng là niềm tin và tình cảm của chúng
tôi gửi tới bà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hiêu-la-ry Cờ-lin-tơn, cùng toàn
thể lãnh đạo nước Mỹ, hiện giờ và cả sau tháng 11 năm nay.
12-07-2012 – Kỷ niệm tròn đúng 17 năm quan hệ Mỹ-Việt ở cấp đại sứ.
Theo: Blog Đinh Tấn LựcMỹ đứng vào trước sân ngôi nhà Trung Quốc
-
Tuần này có nhiều sự kiện liên quan đến
Việt Nam và Đông Nam Á. Được quốc tế chú ý nhiều nhất là hoạt động của
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Việt Nam, chuyến thăm lịch sử
của bà Ngoại trưởng Mỹ tại Lào, nhưng sự chú ý hơn hết của châu Á và
Việt Nam hướng vào bài diễn văn của bà Clinton trong buổi khai mạc hội
nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN- Hoa Kỳ tại Phnom Penh lúc chiều thứ
tư.
Công việc ở Việt Nam
Mục đích chuyến thăm Việt Nam của bà Clinton là thúc đẩy mậu dịch, mở rộng và tăng tiến mối quan hệ song phương về thương mại, giáo dục, song song với những khuyến cáo liên quan đến dân chủ, nhân quyền.
Bà Clinton nhấn mạnh đến việc gia tăng
trao đổi thương mại cùng những biện pháp, những phương thức thực hiện
chương trình đó. Quan hệ về giáo dục trong đó các chương trình học bổng
và trao đổi sinh viên được xem là một phương thức để siết chặt quan hệ
song phương, đưa hai nước lại gần nhau hơn nữa, đồng thời giúp Việt Nam
nâng cao phẩm chất nền giáo dục cùng với năng lực của hệ thống nhân sự
cấp cao.
Nhiều ý kiến cho rằng bà Clinton đưa ra
những khuyến cáo mạnh mẽ với những giới chức lãnh đạo của Việt Nam về
vấn đề dân chủ và nhân quyền, quyền tự do bày tỏ ý kiến và phổ biến quan
điểm, là do sự chỉ trích mạnh mẽ chưa từng thấy của dân biểu Frank
Wolf đối với hành pháp Mỹ, nhất là bộ ngoại giao và toà đại sứ Hoa Kỳ
tại Hà Nội.
Dân biểu Frank Wolf khi trả lời cuộc
phỏng vấn của RFA đã gọi đại sứ David Shear là người dối trá. Ông đã hứa
mời những nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật đến toà đại sứ nhưng sau
lại nói với ông Wolf là cần phải giữ cân bằng trong hoạt động ngoại
giao. Nghĩa là ông đại sứ có thể đã không mời ai hoặc đã huỷ bỏ cuộc
hẹn.
Vì sao đành thất hứa?
Đây là điều khá lạ lùng trong nền nếp
hoạt động của chính quyền Hoa Kỳ, vì trong một buổi điều trần trước đây
tại Hạ viện, phụ tá ngoại trưởng Mỹ về nhân quyền và lao động có hứa với
dân biểu Frank Wolf là sẽ chỉ thị cho toà đại sứ mở rộng cửa đón mời
những nhà dân chủ Việt Nam. Đại sứ David Shear cũng hứa là sẽ mời, nhưng vì sao ông lại đổi hướng nhanh như vậy?
Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN-Hoa Kỳ – RFA sreenshot
Đó là một việc rất tế nhị về ngoại giao.
Người ta còn nhớ đã có lần những người bất đồng chính kiến được mời đến
toà đại sứ Mỹ nhưng nhiều người bị công an ngăn cản quyết liệt ngay
trước cổng toà đại sứ. Cho nên chắc chắn đã phải có sự phản đối quyết
liệt của Hà Nội về sự kiện này, và bộ ngoại giao Hoa Kỳ, vào lúc Ngoại
trưởng Cllinton sắp đến Việt Nam, đã phải nhượng bộ.
Thêm nữa, bây giờ đang là thời gian hai
đảng chính trị của Hoa Kỳ cạnh tranh quyết liệt cho cuộc tổng tuyển cử
sắp tới, nên dân biểu Frank Wolf thuộc đảng Cộng hoà đã không bỏ lỡ dịp
đả kích chính quyền Obama của đảng Dân Chủ. Dân biểu Frank Wolf còn nói
ông mong với vị Tổng thống sắp tới, ý nói người thay thế ông Obama, thì
vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam sẽ là một người Mỹ gốc Việt.
Nhưng dù sao cũng khó cãi được với những
điều ông Wolf lên án đại sứ David Shear vì vị sứ thần đã hứa mà không
làm. Ông Shear còn bị chê là người kém khả năng, hay là cả một sự thất
bại, khi vị dân biểu nhắc đi nhắc lại “he’s a failure”.
Phải chứng tỏ bênh vực tự do
Và có lẽ vì bị thúc đẩy và chỉ trích như
vậy nên ngoại trưởng Clinton đã nêu những khuyến cáo khá mạnh mẽ với
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, mà tin tức quốc tế nói là đã khiến ông
Trọng đang vui vẻ xã giao thì đã nghiêm mặt lại.
Bà Clinton đề cập ngay đến vấn đề tự do
phổ biến quan điểm tại Việt Nam, và bà nhấn mạnh rằng dân chủ và thịnh
vượng phải cùng nắm tay đi với nhau, đổi mới chính trị và tăng trưởng
kinh tế có liên quan với nhau. Bà nhắc lại điều đã phát biểu tại Mông Cổ
với ý phản bác quan điểm của lãnh đạo Việt Nam cũng như tại các nước
độc tài, là muốn giành ưu tiên cho phát triển kinh tế thì phải có ổn
định chính trị. Đây là điều bà Clinton đã nêu ra với lãnh đạo Mông Cổ
khi thăm xứ này, và được cho là còn nhằm khuyến cáo cả Trung Quốc.
Sau đó bà Clinton thăm Lào trong một
chuyến đi lịch sử kể từ khi ngoại trưởng John Foster Dulles thăm xứ Vạn
Voi trong một ngày,cách nay đã 57 năm. Bà cổ võ tăng tiến quan hệ thương
mại song phương và hứa hẹn mở rộng quan hệ, rồi vội vã rời nước Lào sau
4 giờ đồng hồ để bay qua Phnom Penh, đọc diễn văn khai mạc hội nghị
ngoại trưởng ASEAN-Hoa Kỳ. Bài diễn văn này có gì đáng chú ý?
Sáu trụ cột chiến lược
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã xác định
quyết tâm của Hoa Kỳ đặt chân trở lại và đứng vững mãi trên khu vực
những láng giềng ở ngày sân trước của ngôi nhà Trung Quốc.
Ngoại trưởng Clinton bắt tay Ngoại trưởng Dương trước khi vào họp song phương- AFP photo
Bà Clinton nhấn mạnh những điều gọi là
quan thiết đối với Hoa Kỳ là an ninh hàng hải, chống phổ biến vũ khí
nguy hiểm, cũng hàm ý chống bành trướng, và tăng trưởng kinh tế, trong
khi bà xác định lại một lần nữa việc Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược về
kinh tế cũng như quân sự sang châu Á.
Bà cho biết Hoa Kỳ đầu tư ở các nước
ASEAN nhiều hơn ở Trung Quốc! Bà hứa hẹn lắng nghe mọi nhu cầu khẩn
thiết của ASEAN để hợp tác và giải quyết, trong đó có nhu cầu cần Hoa Kỳ
gia tăng sự hiện diện ở Đông Nam Á.Bà công bố một kế hoạch mới gọi là
“Sáng kiến can dự chiến lược ở châu Á Thái Bình Dương” gọi tắt là APSEI,
và nhiều vấn đề khác.
Kế tiếp đó Ngoại trưởng Mỹ nêu ra những
nét tổng quát của kế hoạch ấy, cùng với những yếu tố chủ đạo trong chiến
lược của Hoa Kỳ dành cho châu Á Thái Bình Dương. Bà nói Hoa Kỳ chú
trọng vào sáu cột trụ chiến lược, gồm hợp tác vì an ninh khu vực, hội
nhập kinh tế và trao đổi mậu dịch, khai mở vùng hạ lưu Mekong, thứ tư là
đối phó những nguy cơ liên quốc gia, thứ năm là phát huy dân chủ, và
thứ sáu là giải quyết những di hại của chiến tranh.
Bà Hillary Clinton hứa hẹn sẽ “đặt cược”
cho kế hoạch này tại Diễn đàn Khu vực của ASEAN trong tuần này. Sau đó
bà nói đến kế hoạch cứu trợ thiên tai cho Đông Nam Á, mà có thể hiểu là
thường liên quan chặt chẽ đến hải quân Hoa Kỳ cũng như hải quân của
những nước ven biển Đông, cũng đồng nghĩa với sự chuẩn bị cho những hoạt
động sâu rộng của hải quân Mỹ ở biển Đông.
Trụ cột chống ngăn ai?
Về những hoạt động của bà ngoại trưởng
Hoa Kỳ tại Phnom Penh trong các hội nghị của ASEAN, có thể nói tóm tắt
là Hoa Kỳ đang đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc chuyển trục chiến lược
sang châu Á. Hoa Kỳ đang tiến vào đặt mối liên lạc chặt chẽ ở những vùng
lân cận, những quốc gia “môi hở răng lạnh” cạnh Trung Quốc.
Thứ trưởng ngoại giao Phó Oánh của Trung
Quốc tuyên bố không có gì e ngại trước chiến lược của Mỹ. Nhưng cùng
lúc, Thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải nói với Úc rằng các nhà lãnh
đạo Mỹ vẫn áp dụng những tư tưởng từ thời chiến tranh lạnh trong quan hệ
với Bắc Kinh, qua ý đồ bao vây Trung Quốc trên vùng biển Thái Bình
Dương.
Mỹ và đồng minh phương Tây vừa thắng lớn ở
Miến Điện. Gần đây kế hoạch đặt một cơ sở của NASA tại Thái Lan đang bị
quốc hội Thái đình hoãn, cũng nằm trong kế hoạch chiến lược này.
Hoa Kỳ rõ ràng đã quyết tâm tranh thắng
cùng Trung Quốc ngay trong sân trước của Bắc Kinh, nơi địa bàn chiến
lược trước cửa ngôi nhà Trung Quốc, nơi chứa đựng nguồn nguyên nhiên
liệu sinh tử cho sức mạnh kinh tế, nơi thị trường quan yếu của nền kinh
tế Trung Quốc đang phát triển.
Và ba nước Đông Dương Việt Lào Cambodia đang chiếm vị trí quan trọng nhất trên trận đồ quốc tế này.
Liệu Mỹ có để Trung Quốc tung hoành trên biển Đông như con hổ dữ giữa bầy dê tan tác?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét