NGUYỄN BÁ THANH - CÓ THỂ TRỞ THÀNH 'QUAN PHỤ MẪU'?
Cố lên chú Bá Thanh! |
Nếu vào Google ‘Nguyễn Bá Thanh’ sẽ hiện lên trên 3.1triệu
Results và hàng loạt cái tít xuất hiện ‘Nguyễn Bá Thanh truy sát... ’, ‘Lòng dân mong đợi gì…’
Các báo chính thống tại Việt Nam còn không ngần ngại gọi ‘Hiện
tượng Nguyễn Bá Thanh…’
Có lẽ mọi người vẫn
còn nhớ trước Đại Hội XI, Nguyễn Bá Thanh cũng là người đầu tiên trong giới chức
cao cấp dám công khai lên báo chỉ trích Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về Vinashin…
Không những thế trong điều hành, Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều phen bị nhai phải cái
xương Nguyễn Bá Thanh đến ‘ê cả răng!’. Từ trước đến nay, giới quan trường mấy
ai dám đối đầu với Nguyễn Tấn Dũng? Rõ ràng cho thấy một chí khí Nguyễn Bá Thanh! Khá khen thay! Nhưng
vận nước rơi vào thời kỳ suy vong…
Từ đồn thổi Ông Bí Thư Đà Nẵng là ứng viên sáng giá của ghế
Thủ Tướng hoặc hạng bét cũng phải vào BCT và nắm cái ghế mà Nguyễn Xuân Phúc
đang ngồi bây giờ hoặc thay thế Phạm Quang Nghị…. Đến chỗ cả Nguyễn Bá Thanh và
Phạm Quang Nghị chẳng còn chỗ để đi bởi Nguyễn Tấn Dũng đã lật lại thế cờ với sự
tiếp sức thoả hiệp dắt tay nhau cùng tiến của Nguyễn Sinh Hùng – Kẻ lẽ ra phải
rời khỏi chính trường về nghỉ hưu thì bỗng chốc leo tót lên thành 01 trong TỨ TRỤ!
Người ta cứ tưởng rằng con đường sự nghiệp của Nguyễn Bá
Thanh sẽ kết thúc ở cái chức Bí Thư Đà Nẵng ba nhiệm kỳ! Song có lẽ giới chính
trị còn chưa hiểu hết bản lĩnh chính trị của Nguyễn Bá Thanh, cứ từng bước, từng
bước … Đến những ngày gần đây thì Nguyễn Bá Thanh bỗng nổi như cồn và những đồn
đoán về một sự sắp xếp trên bàn cờ mới và con bài Nguyễn Bá Thanh đang trở
thành nặng ký!
Ở Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Tấn Dũng có thể nói có khá nhiều
tính cách tương đồng, cả hai đều ‘Quyết liệt’, ‘độc tài’, song công bằng mà nói
Nguyễn Bá Thanh là kẻ dám ăn, dám nói và dám làm. Ít nhất ông ta còn giữ được sự
hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung – Đây chính là điểm khác biệt lớn
giữa Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Tấn Dũng bản chất là kẻ ngông cuồng với những ảo tưởng về quyền lực,
kẻ ‘coi Trời bằng vung!’, do vậy mọi quyết định hoàn toàn tuỳ hứng và đặc biệt
sang nhiệm kỳ tái trúng cử Thủ Tướng tại Quốc Hội khoá 13, chỉ chưa đầy 01 năm, Nguyễn Tấn Dũng đã bộ lộ rõ bản chất của một kẻ cuồng
vọng, tàn ác, tham lam vô độ và mọi hành động chỉ còn xoay quanh mưu đồ chính
trị cá nhân và lợi ích riêng của chính mình. Những khái niệm về Tổ Quốc,
Nhân Dân, đất nước đã không còn mảy may dấu ấn gì trong mọi quyết định và hành
xử của Nguyễn Tấn Dũng và bè cántrong điều hành kinh tế - Tài chính – Tiền tệ của
Việt Nam…
Chính việc hy sinh quyền lợi Quốc gia cho lợi ích nhóm và lợi
ích cá nhân mình mà Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy hơn 200.000 doanh nghiệp đến chỗ chết
bất đắc kỳ tử và hơn 400.000 doanh nghiệp còn lại cũng ngắc ngoải nửa sống, nửa
chết! Nền kinh tế Việt Nam khi nào hỗn
loạn vì bị can thiệp trắng trợn bởi các bố già ‘Sói Nga’, bởi Thống đốc Nguyễn
Văn Bình và ‘Quốc Vụ Khanh Chính Phủ ’ Nguyễn Thanh Phượng như gần một năm
qua….
Trong khicha con Nguyễn Tấn Dũng cùng Thống đốc Bình và bầy
‘Sói Nga’ đang say xưa với chiến tích tiêu diệt các con mồi, tiêu diệt nhân dân
và đồng loại thì Nguyễn Bá Thanh đã tỉnh táo đánh bóng thuơng hiệu của mình bằng
hang loạt những việc làm và phát biểu chống tham nhũng, chống ô nhiễm môi trường,
truy sát thói quan lieu, cửa quyền....
Đồng thời một chặng lịch sử đã qua của Đà Nẵng, Nguyễn Bá
Thanh đã ghi dấu ấn của mình khá đậm. Người dân Đà Nẵng chắc chắn biết ơn ông
ta đã biến đổi hẳn bộ mặt của một miền đất chịu nhiều hà khắc của thiên nhiên.
Đà Nẵng hôm nay không những nổi hẳn lên
trong nước vì sự đổi mới, sáng tạo mà còn là điểm đến của nhiều khách tham quan
cũng như đầu tư nước ngoài. Công lớn thuộc về Nguyễn Bá Thanh và nhiều người đã
mong rằng ông ta sẽ mang phong thái của mình ra biến đổi Hà Nội ngàn năm văn hiến
đã và đang bị Nguyễn Thế Thảo làm cho lụn bại thành xứ ‘mù căng chải’!
Nguyễn Bá Thanh trước đây đã là cái gai đâm vào mắt Nguyễn Tấn
Dũng thì những ngày này càng trở thành mối đe doạ thật sự. Nếu Nguyễn Bá Thanh về giữ chức vụ Trưởng
Ban Nội chính của Đảng trực tiếp chiến đấu chống lại bè cánh tham nhũng Nguyễn
Tấn Dũng dưới sự phất cờ của Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí Thư Nguyễn
Phú Trọng thì cầm chắc phe cánh chỉnh đốn Đảng sẽ thành công. Chính vì vậy,
Nguyễn Tấn Dũng đang vận động để đưa ra vài nhân vật trung hoà mà Dũng có thể
điều khiển được.
Cũng cần cho Nguyễn Bá Thanh cơ hội để tự ông ta dọn chỗ cho
chính mình! Nếu diệt ác, trừ gian được cho đất nước thì sẽ được nhân dân tung
hô và xứng đáng trở thành một ‘Quan phụ mẫu’!
Chúng ta sẽ chờ đợi xem CTN Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng
sắp xếp nhân sự Trưởng Ban Nội chính là ai thì sẽ hiểu rõ hai ông có thật sự
mong muốn chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng hay lại ‘đánh giặc miệng’!
Nhân Sĩ Bắc Hà
KINH HOÀNG VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC THẢI BỒN CẦU ĐỂ ƯỚP THỊT BÒ Ở 1 QUÁN ĂN ĐƯỜNG LÊ ĐỨC THỌ, HÀ NỘI
Trong vai một đầu bếp học việc, PV đã mục sở thị hậu trường nhà bếp của một khách sạn có tiếng ở Hà Nội và một quán nhậu bình dân (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội).
Hiểm họa “chết người” từ món ăn bình dân
Theo một đầu bếp tên T., dầu điều khi được chế biến, lọc cẩn thận thì không gây hại. Tuy nhiên, các quán ăn thường dùng hạt điều nguyên chất. Loại hạt điều này có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Ăn quá nhiều chất này có thể gây chết người. Theo tìm hiểu được biết, 1 kg hạt điều màu giá 25.000 đồng thì có thể dùng cho khoảng 100 suất cơm rang.
Theo một đầu bếp T. cũng tiết lộ cách chế biến dầu điều như sau: Cho dầu lên bếp đun sôi, sau đó thả hạt điều màu vào hòa tan. Mỗi một suất cơm chỉ cần cho 1 thìa cà phê hạt điều màu là vô cùng bắt mắt. Hạt điều màu thông thường có mùi hắc nhưng khi tan trong dầu ăn thì bay mùi.
Đối với không ít người tiêu dùng, các loại thịt xông khói có trong danh mục các món khoái khẩu. Tuy nhiên, đối với những loại thịt không có nguồn gốc xuất xứ đang bán nhan nhản trên thị trường đánh lừa người tiêu dùng bằng các tên nhái thương hiệu nổi tiếng: Đức Việt, IKA…, màu sắc bao giờ cũng đỏ au, bắt mắt hơn hẳn những loại “chính thống”. Tìm hiểu cơ sở sản xuất loại thịt này nằm sâu trong ngõ 172, Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được biết, cơ sở này dùng loại hóa chất B6, B9 để tiêm vào thịt nhằm giữ màu và tạo mùi.
Theo một đầu bếp tên T., dầu điều khi được chế biến, lọc cẩn thận thì không gây hại. Tuy nhiên, các quán ăn thường dùng hạt điều nguyên chất. Loại hạt điều này có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Ăn quá nhiều chất này có thể gây chết người. Theo tìm hiểu được biết, 1 kg hạt điều màu giá 25.000 đồng thì có thể dùng cho khoảng 100 suất cơm rang.
Theo một đầu bếp T. cũng tiết lộ cách chế biến dầu điều như sau: Cho dầu lên bếp đun sôi, sau đó thả hạt điều màu vào hòa tan. Mỗi một suất cơm chỉ cần cho 1 thìa cà phê hạt điều màu là vô cùng bắt mắt. Hạt điều màu thông thường có mùi hắc nhưng khi tan trong dầu ăn thì bay mùi.
Đối với không ít người tiêu dùng, các loại thịt xông khói có trong danh mục các món khoái khẩu. Tuy nhiên, đối với những loại thịt không có nguồn gốc xuất xứ đang bán nhan nhản trên thị trường đánh lừa người tiêu dùng bằng các tên nhái thương hiệu nổi tiếng: Đức Việt, IKA…, màu sắc bao giờ cũng đỏ au, bắt mắt hơn hẳn những loại “chính thống”. Tìm hiểu cơ sở sản xuất loại thịt này nằm sâu trong ngõ 172, Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được biết, cơ sở này dùng loại hóa chất B6, B9 để tiêm vào thịt nhằm giữ màu và tạo mùi.
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng
TP.HCM, chất nitrite và nitrate có thể kết hợp với axít amin của thịt để
tạo thành các hợp chất như nitrosamine và nitrosamide là các chất có
nguy cơ gây ung thư.
Nước tẩy bồn cầu làm mềm thịt bò
Một tiết lộ kinh hoàng của các đầu bếp gạo cội thì việc sử dụng soda lại theo nguyên tắc làm mềm thịt bằng cách phá hủy, phân hủy các tế bào thịt. Sức công phá của loại bột này khủng khiếp đến mức có người còn dùng để tẩy rửa bồn vệ sinh.
Nước tẩy bồn cầu làm mềm thịt bò
Một tiết lộ kinh hoàng của các đầu bếp gạo cội thì việc sử dụng soda lại theo nguyên tắc làm mềm thịt bằng cách phá hủy, phân hủy các tế bào thịt. Sức công phá của loại bột này khủng khiếp đến mức có người còn dùng để tẩy rửa bồn vệ sinh.
Soda dùng làm mềm thịt bò do PV mua.
|
Anh Cao Đức (bếp trưởng
bếp Âu, khách sạn Sofitel, đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội) bật mí:
“Những người đầu bếp không có kinh nghiệm hoặc vì lợi nhuận kinh doanh
coi việc dùng các chất phụ gia làm từ hóa học để ướp thịt bò là một biện
pháp vừa nhanh, gọn mà hiệu quả tức thì. Gọi là màu thực phẩm cho yên
tâm, chứ thực ra là hóa chất khá mạnh dùng để tẩy bồn cầu”.
Anh Đức cho biết: “Đối với các đầu bếp chuyên nghiệp, việc tẩm ướp làm mềm thịt bằng bí quyết tự nhiên là tạo men bằng trứng và bột năng. Để thực hiện quy trình này, họ sẽ ngâm thịt bò vào nước khoảng 15 phút cho các thớ thịt nở hết ra. Sau đó, trứng và bột năng đánh đều tạo thành lớp men và củng cố thêm một lớp bên ngoài để đảm bảo gia vị không bị trôi. Công đoạn cuối cùng là dùng lửa to một cách “bất ngờ” để làm chín thịt bò giúp cho miếng thịt bên ngoài thì khô, nhưng bên trong vẫn mềm và thơm ngọt”. Anh Đức gọi vui đây là phương pháp “làm chín một cách đột xuất tạo hiệu quả cao”, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ độ “tinh” để pha trộn định mức loại men tự nhiên này một cách hiệu quả.
Những đầu bếp trẻ, thiếu kinh nghiệm sẵn sàng dùng các loại soda ướp bò để tạo hiệu quả tức thì. Soda ướp bò phổ biến trên thị trường có 2 loại: Bicarbonate of soda và baking soda. Trong đó, baking soda là loại phụ gia có chất xúc tác cực mạnh nên nhiều nhà hàng vì không có kinh nghiệm tẩm ướp hoặc muốn đơn giản hóa quy trình sẵn sàng sử dụng loại hóa chất độc hại này. Giá một hộp baking soda khá bèo, chỉ khoảng từ 10.000 - 12.000 đồng nhưng có thể dùng để ướp cả trăm kg thịt. “Người nào tinh ý sẽ phát hiện ra vì nếu được tẩm ướp bằng chất hóa học, miếng thịt sẽ bị nhão bởi các thớ thịt đã bị giãn trong quá trình ngâm tẩm chứ không có độ dẻo như thịt được nấu thông thường” - anh Đức nói.
Theo chân một đầu bếp tên V. xâm nhập vào thị trường “đen” bán các loại hóa chất độc hại, PV đã mua một hộp nhựa màu trắng, nhãn xanh, 100gam với tên gọi “bicarbonate of soda” giá 25.000 đồng. Bên trong là bột mịn màu trắng đã vón cục.
Tại sạp hàng bán đồ khô kiốt 510 (Trung tâm thương mại chợ Hàng Da, Hà Nội), bà P., chủ sạp hàng vừa thấy đầu bếp V. đến đã mời chào vô số những loại phụ gia mới nhập số lượng lớn như baking soda, thuốc B9, hóa chất Rhodamine B, các loại phẩm tạo màu của Trung Quốc. Thậm chí, bà P. còn vào kho hàng lấy ra một hộp tạo màu của Thái Lan có tên gọi “orange red NS5 colour” để quảng cáo đã cháy hàng vì công dụng tuyệt hảo. Đầu bếp V. tiết lộ, loại phẩm màu mà chủ sạp hàng nói sản xuất từ Thái Lan chính là hàng Trung Quốc, dùng tạo màu cho tất cả các món ăn cần màu.
“Phù phép” lợn sề thành thịt bò
Để phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò thì phẩm màu hoa hiên được coi là “bảo bối”. Đây là một loại màu hóa học, một phụ gia không thể thiếu để cải thiện màu sắc của loại thịt giả bò. Chỉ cần 1 thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước để ngâm thịt bò thì chỉ trong vòng nửa ngày thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi, không khác nhau là mấy.
Nguy hiểm hơn nữa, thịt lợn chết đã bị ôi thiu vẫn có thể đánh lừa người tiêu dùng bằng loại phẩm màu này. Thịt lợn sề nuôi nhiều năm, không sinh sản nữa sẽ được bán lại với giá rẻ chỉ bằng 1/2 so với thịt lợn thường. Thịt lợn sề có đặc trưng là miếng thăn lợn to, thớ thịt dày, không có mùi hôi. Các công đoạn phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò cũng cần đến “bảo bối” là chất phụ gia có tên gọi maltol. Chỉ cần 0.05% - 0.1% so với lượng sản phẩm, hóa chất này đã có thể triệt tiêu được những mùi khó chịu đặc trưng của thịt lợn. Nếu kết hợp với chất tạo mùi như bột hương vị bò, nước tinh chất bò thì sẽ giúp duy trì hương lâu dài của sản phẩm.
Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn... Người tiêu dùng nên sử dụng màu tự nhiên hoặc chỉ chọn những thực phẩm có nguồn gốc, thực phẩm nhuộm màu phải có địa chỉ và đăng ký chất lượng với cơ quan y tế.
Trao đổi với PV, các đầu bếp đều cho rằng, dù biết các hóa chất, phụ gia, phẩm màu là độc hại và nằm trong danh mục cấm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên phải dùng. Khách hàng ăn xong, khen ngon là cánh đầu bếp hoàn thành nhiệm vụ chứ chẳng ai còn quan tâm tới hậu quả về sau.
Anh Đức cho biết: “Đối với các đầu bếp chuyên nghiệp, việc tẩm ướp làm mềm thịt bằng bí quyết tự nhiên là tạo men bằng trứng và bột năng. Để thực hiện quy trình này, họ sẽ ngâm thịt bò vào nước khoảng 15 phút cho các thớ thịt nở hết ra. Sau đó, trứng và bột năng đánh đều tạo thành lớp men và củng cố thêm một lớp bên ngoài để đảm bảo gia vị không bị trôi. Công đoạn cuối cùng là dùng lửa to một cách “bất ngờ” để làm chín thịt bò giúp cho miếng thịt bên ngoài thì khô, nhưng bên trong vẫn mềm và thơm ngọt”. Anh Đức gọi vui đây là phương pháp “làm chín một cách đột xuất tạo hiệu quả cao”, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ độ “tinh” để pha trộn định mức loại men tự nhiên này một cách hiệu quả.
Những đầu bếp trẻ, thiếu kinh nghiệm sẵn sàng dùng các loại soda ướp bò để tạo hiệu quả tức thì. Soda ướp bò phổ biến trên thị trường có 2 loại: Bicarbonate of soda và baking soda. Trong đó, baking soda là loại phụ gia có chất xúc tác cực mạnh nên nhiều nhà hàng vì không có kinh nghiệm tẩm ướp hoặc muốn đơn giản hóa quy trình sẵn sàng sử dụng loại hóa chất độc hại này. Giá một hộp baking soda khá bèo, chỉ khoảng từ 10.000 - 12.000 đồng nhưng có thể dùng để ướp cả trăm kg thịt. “Người nào tinh ý sẽ phát hiện ra vì nếu được tẩm ướp bằng chất hóa học, miếng thịt sẽ bị nhão bởi các thớ thịt đã bị giãn trong quá trình ngâm tẩm chứ không có độ dẻo như thịt được nấu thông thường” - anh Đức nói.
Theo chân một đầu bếp tên V. xâm nhập vào thị trường “đen” bán các loại hóa chất độc hại, PV đã mua một hộp nhựa màu trắng, nhãn xanh, 100gam với tên gọi “bicarbonate of soda” giá 25.000 đồng. Bên trong là bột mịn màu trắng đã vón cục.
Tại sạp hàng bán đồ khô kiốt 510 (Trung tâm thương mại chợ Hàng Da, Hà Nội), bà P., chủ sạp hàng vừa thấy đầu bếp V. đến đã mời chào vô số những loại phụ gia mới nhập số lượng lớn như baking soda, thuốc B9, hóa chất Rhodamine B, các loại phẩm tạo màu của Trung Quốc. Thậm chí, bà P. còn vào kho hàng lấy ra một hộp tạo màu của Thái Lan có tên gọi “orange red NS5 colour” để quảng cáo đã cháy hàng vì công dụng tuyệt hảo. Đầu bếp V. tiết lộ, loại phẩm màu mà chủ sạp hàng nói sản xuất từ Thái Lan chính là hàng Trung Quốc, dùng tạo màu cho tất cả các món ăn cần màu.
“Phù phép” lợn sề thành thịt bò
Để phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò thì phẩm màu hoa hiên được coi là “bảo bối”. Đây là một loại màu hóa học, một phụ gia không thể thiếu để cải thiện màu sắc của loại thịt giả bò. Chỉ cần 1 thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước để ngâm thịt bò thì chỉ trong vòng nửa ngày thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi, không khác nhau là mấy.
Nguy hiểm hơn nữa, thịt lợn chết đã bị ôi thiu vẫn có thể đánh lừa người tiêu dùng bằng loại phẩm màu này. Thịt lợn sề nuôi nhiều năm, không sinh sản nữa sẽ được bán lại với giá rẻ chỉ bằng 1/2 so với thịt lợn thường. Thịt lợn sề có đặc trưng là miếng thăn lợn to, thớ thịt dày, không có mùi hôi. Các công đoạn phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò cũng cần đến “bảo bối” là chất phụ gia có tên gọi maltol. Chỉ cần 0.05% - 0.1% so với lượng sản phẩm, hóa chất này đã có thể triệt tiêu được những mùi khó chịu đặc trưng của thịt lợn. Nếu kết hợp với chất tạo mùi như bột hương vị bò, nước tinh chất bò thì sẽ giúp duy trì hương lâu dài của sản phẩm.
Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn... Người tiêu dùng nên sử dụng màu tự nhiên hoặc chỉ chọn những thực phẩm có nguồn gốc, thực phẩm nhuộm màu phải có địa chỉ và đăng ký chất lượng với cơ quan y tế.
Trao đổi với PV, các đầu bếp đều cho rằng, dù biết các hóa chất, phụ gia, phẩm màu là độc hại và nằm trong danh mục cấm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên phải dùng. Khách hàng ăn xong, khen ngon là cánh đầu bếp hoàn thành nhiệm vụ chứ chẳng ai còn quan tâm tới hậu quả về sau.
Các thử nghiệm
của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và Anh đã chứng minh một số
phẩm màu tổng hợp là chất gây ung thư và đột biến gen, ảnh hưởng hệ thần kinh. Không chỉ thế, phẩm màu tổng hợp còn bị cấm sử dụng ở nhiều
nước như allura red (đỏ), brilliant blue (xanh), sunset yellow (vàng
cam), tartazine (vàng chanh)... thường có độ bền màu cao nhưng có thể
gây ngộ độc nếu dùng loại không nguyên chất, không được phép dùng trong
thực phẩm.
|
Theo Người đưa tin
Kế hoạch Quận Nam Chỉ _2
Kính thưa các đồng chí:
Kế hoạch Quận Nam Chỉ đang được Trung ương Đảng đặt vào một trong những ưu tiên hàng đầu trong các kế hoạch toàn cầu. Hiện thời Trung Quốc chúng ta đứng hàng
thứ hai về kinh tế trên thế giới. Chẳng bao lâu, nước Mỹ sẽ tiếp tục
ngụp lặn trong nợ nần rồi sẽ tuột dốc vì không còn khả năng sản xuất những thứ có thể kiếm được ra tiền, và Trung Quốc chúng ta sẽ trội lên hàng đầu. Đến lúc ấy chúng ta đã phải biết cách bá chủ toàn thế giới, mà được phỏng định trong vòng thế kỷ 21 này.
Trong khuôn khổ Ban Kế hoạch
Quận Nam Chỉ của chúng ta, các đồng chí cần nghiên cứu mọi mặt tại Quận
Nam Chỉ để sau đó hội ý với Trung ương Đảng để cù
ng tiến hành các chiến lược và chiến thuật ở các khu vực khác một cách đồng bộ và hữu hiệu.
Nóng bỏng hiện nay là khu vực biển Nam Hải mà dân Nam
Chỉ gọi là Biển Đông. Chúng ta không có gì phải bàn cãi ai là chủ của
biển Nam Hải vì chính phủ Quận Nam Chỉ đã tán đồng chủ quyền của ta tại đây từ năm 1958 trong khi chúng ta viện trợ cho chúng chiếm nốt miền Nam Nam Chỉ.
Chúng ta đang áp dụng chiến thuật giải phóng miền Nam Nam Chỉ ngày xưa để làm
chiến thuật toàn quyền trực tiếp lãnh đạo Quận Nam Chỉ ngày nay. Đó là
muốn giải phóng miền Nam Nam Chỉ ngày xưa, ta phải lập lên một nhóm bù
nhìn mệnh danh là Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam để có danh nghĩa
và thế lực nội xâm để hoàn thành mục tiêu chiếm đoạt lãnh thổ bằng
chính trị và quân sự một cách nhanh chóng. Ứng dụng chiến thuật đó vào việc toàn quyền trực tiếp lãnh đạo Quận Nam Chỉ ngày nay thì chúng ta phải tích cực giúp nhóm bù nhìn Đảng Cộng sản Nam Chỉ để có danh nghĩa và đoàn quân nội xâm đắc lực tại khu vực
này cho mau có kết quả.
Riêng cá nhân tôi rất hài lòng với nhóm bù nhìn Đảng Cộng sản Nam Chỉ vì sự hăng say của họ phục vụ cho chúng ta.
Là bù nhìn cho chúng ta, Đảng Cộng sản Nam Chỉ biết thân biết
phận của chúng: Hoặc là bị nhân dân nổi lên phế bỏ, hoặc là hăng say
làm bổn phận bù nhìn cho chúng ta để có được quyền lực hơn đám dân đen đang bị xiết họng.
Tuy ta đang có nhiều lợi thế thành công khi áp đảo đám bù nhìn, nhưng như tôi đã nói trước đây là ta phải biết về tâm lý để giả mù sa mưa với bàn dân thiên hạ.
Các đồng chí có nhớ điều tôi nêu ra trước đây chứ: "Đảng CS chúng ta tuy hoàn toàn điều khiển Đảng CS Nam Chỉ, nhưng chúng ta cần để họ có thể diện tối thiểu để không bị thế giới và dân chúng Nam Chỉ có cớ can thiệp vào."
Những hành động cụ thể để tạo thể diện cho Đảng CS Nam Chỉ là đưa ra vài lời tuyên bố như đang chống đối chúng ta rồi sau đó để chúng ta phản đối và cuối cùng cả hai bên cùng im lặng cho xong chuyện.
Đa phần dân Nam Chỉ đã thấy rõ sự cấu kết của hai đảng Cộng sản chúng ta để độc quyền nắm giữ quyền lực, nhưng họ không dám chống chúng ta vì nhiều lý do. Thứ nhất là họ từng được ân huệ từ Đảng Cộng sản Nam Chỉ, nên họ muốn luôn bảo vệ đảng này để cùng tiếp tục đứng trên đầu đám dân đen. Tất cả còn lại thì rõ ràng là đang khiếp nhược trước uy thế Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng
sản Nam Chỉ nên họ luôn cúi đầu lẩm bẩm xin chúng ta cho họ yên thân
cho dù phải làm kiếp nô lệ như cha ông họ trong các thời mà họ gọi là
Bắc thuộc.
Đấy, chúng ta phải biết nắm vào những tâm lý căn bản này để tiến hành
mạnh mẽ hơn trong việc thâu hồi Quận Nam Chỉ vào tay chúng ta.
Dạo gần đây bọn Mỹ đến gạ
bọn Nam Chỉ làm đồng minh với chúng trong việc đối đầu với sự phát triển
biên giới của chúng ta, nhưng ai sẽ quyết định được sự liên minh này ngoài Đảng Cộng sản Nam Chỉ? Chúng ta phải khẳng định ở đây là Đảng Cộng sản Nam Chỉ sẽ không bao giờ liên
minh với bọn Mỹ, vì một lẽ dễ hiểu liên minh với Mỹ là chống chúng ta,
mà chống chúng ta thì Đảng CS Nam Chỉ sẽ không bao giờ còn được chúng ta hậu thuẫn trong việc độc quyền cai trị Nam Chỉ.
Ta sẽ luôn nhắc nhở Đảng
CS Nam Chỉ về mối quan hệ thắm thiết Trung-Việt từ thế kỷ 20 để chúng
luôn nhớ đến công lao của hai đồng chí lãnh đạo Hồ Chí Minh và Mao Trạch
Đông. Trung Ương Đảng đang đề xuất việc sau này khi thuận tiện sẽ đổi
tên thành phố Hà Nội ra thành phố Mao Trạch Đông để khắc sâu mối tình
hữu nghị Việt-Trung không bao giờ phai. Mặc dù mang tên mới, nhưng Hà
Nội sẽ vẫn còn là trung tâm điều hành chính trị, là thủ phủ của Quận Nam
Chỉ. Lúc ấy chúng ta sẽ tuyên truyền ngắn gọn là Nam có Hồ, Bắc có Mao, một chiến thuật tuyệt vời đầy ý nghĩa cho chúng ta và Quận Nam Chỉ. Từ đây chúng ta sẽ
dùng tên Thành phố Mao Trạch Đông khi muốn nói đến Hà Nội cho quen cách dùng tên mới sau này.
Chắc chắn sẽ có đồng chí cho rằng Trung Ương Đảng có nhiều điều mơ mộng
khó thực thi, và có người còn nghi ngờ Kế hoạch Quận Nam Chỉ sẽ không
thành công như mong muốn. Đồng chí nào còn hoài nghi thì nên tìm hiểu
lại Kế hoạch Vùng Tây Tạng của chúng ta vào thời kỳ đầu mà bây giờ kết
cuộc là chúng ta đã thành công thật mỹ mãn.
Đúng thật, Vùng Tây Tạng dễ nuốt chững hơn vì nơi đó ở khuất tầm quan sát của thế giới, nhưng các đồng chí lãnh đạo Kế hoạch Vùng Tây Tạng cũng phải rất khôn khéo, thâm sâu và kiên cường mới đạt được thắng lợi. Còn Quận Nam Chỉ thì rõ ràng là khó nuốt, và chắc chắn sẽ không bao giờ thành công nếu không có sự hợp tác đắc lực từ đám bù nhìn Đảng Cộng sản Nam Chỉ.
Chúng ta có đủ khả năng quân sự để chiếm toàn cõi Nam Chỉ, nhưng chúng ta không cần làm thế vì rất tốn kém và bất lợi. Kinh nghiệm cho thấy nếu muốn xâm lăng một nước nào đó thật hiệu nghiệm chúng ta có 2 cách: 1 là trực tiếp dùng súng đạn xương máu, 2 là gián tiếp dùng nợ nần. Chiến trường Triều Tiên năm xưa chúng ta trực tiếp mang bộ đội Trung Quốc vào bán đảo này để gần như thành công, tuy giờ
đây chưa biết rồi sẽ đi về đâu. Trong chiến trường Nam Chỉ không lâu
sau đó, chúng ta không trực tiếp tham chiến, nhưng chúng ta đã khôn khéo
cho phe Nam Chỉ thân chúng ta những món nợ
khổng lồ để chúng nó tha hồ chém giết đồng bào của chúng để lên ngôi bá chủ, và giờ đây chúng ta đang thành
công vì phe chiến thắng sẽ suốt đời mang nợ chúng ta. Cứ cho là những
hành động của chúng ta là ma quỉ, nhưng kẻ chiến thắng và thừa hưởng các
món lợi luôn là kẻ được người khác kính nể hoặc khiếp sợ. Tự hào thay!
Trung Quốc chúng ta đang làm cho toàn thế giới khiếp sợ, huống gì cái Quận Nam Chỉ bé tí. Thế giới khiếp sợ ta vì ta có tiềm năng kinh tế và đạt được nhiều lợi nhuận. Những lợi nhuận không phải hoàn toàn do chúng tạo ra, mà là nhờ vào sự hợp tác từ kẻ thù của chúng ta trước đây là
những nhà tư bản. Tư bản khi tìm được cách sản xuất và buôn bán hàng
hóa lời được nhiều thì họ sẵn lòng lao đầu vào không cần biết nó sẽ tác
hại ra sao sau này. Kết quả thành công cho chúng ta là ngày nay các nước
tư bản phương Tây đang dở sống dở chết vì
hàng hóa của họ do
chúng ta làm ra đúng ra phải mang lợi nhiều cho họ, nhưng nhân dân ở
các nước này đang dần kiệt quệ tài chính vì chính họ không có nhiều công
việc làm ra tiền để mua sắm thoải mái.
Trước nguy cơ suy thoái mua sắm hàng hóa trên thế giới mà có ảnh hưởng đến đà sản xuất của chúng ta, chúng ta đang tìm cách gỡ gạc bằng việc bán trực tiếp đến giới tiêu thụ hàng hóa rẻ hơn với thương hiệu của chính chúng ta. Ví dụ nếu máy tính Dell giá 500 đô, mà máy Lenovo ngang tầm chỉ có 400 đô thì
dĩ nhiên là người mua sẽ chọn Lenovo hơn Dell. Hoặc nếu tủ lạnh
Whirlpool giá 1000 đô, mà tủ lạnh Haier ngang tầm chỉ có 800 đô thì
chẳng ai đắn đo thương hiệu nào nên mua, khi mà các thương hiệu đều làm từ Trung Quốc chúng ta.
Đấy, những cơ bắp kinh tế chúng ta đang co giãn
theo từng nhịp tim yêu chuộng vật chất của thế giới, và vì thế chúng ta
sẽ phát triển kinh tế hơn so với bất cứ nước nào khác. Muốn tiếp tục
giữ cái đà phát triển kinh tế, chúng ta phải biết thu gom những nguồn
nguyên liệu, và, nếu được, những lãnh thổ có thể lấn chiếm. Quận Nam Chỉ
đã ở trong tầm ngắm của chúng ta từ lâu, nhưng giờ đây khi sự phát
triển kinh tế lên cơn sốt thì việc lấn chiếm Quận Nam Chỉ ngày càng trở
nên khẩn trương hơn. Với tình hữu nghị Việt-Trung được hai đồng chí Mao và đồng chí Hồ thành lập từ trước đến nay, chúng ta phải quyết tâm dựa vào đó để dứt điểm Quận Nam Chỉ
vào tay chúng ta trong vòng thế kỷ 21 này.
Cốt lõi của việc thành công lấn chiếm Quận Nam Chỉ là
chúng ta phải nuôi dưỡng và điều khiển thành công nhóm bù nhìn Đảng Cộng
sản Nam Chỉ. Nếu chúng ta bỏ mất cơ hội dựa vào nhóm bù nhìn này thì
chúng ta sẽ không còn hy vọng nào khác sau này. Vì nếu Đảng Cộng sản Nam
Chỉ bị dân Nam Chỉ cho vào sọt rác thì nước này sẽ tự nhiên thành lập
thể chế tự do, dân chủ, mà đã vào thể chế này thì nhân dân có quyền theo
dõi chính phủ không ngừng nghỉ, và không một nhóm chính trị nào dám kết
bè đảng với Trung Quốc chúng ta để chia cắt vùng đất, vùng
biển của họ. Mối lo sợ nhất cho chúng ta là sẽ có hàng vạn dân Nam Chỉ
có kiến thức cao siêu học hỏi từ khắp nơi tiên tiến trên thế
giới trở về quê tổ của họ và tạo dựng lại một quốc gia hùng mạnh, tương
tự như một nước Do Thái khác. Cái ghê gớm hơn là chúng nó sẽ học được
cách liên minh với những nước trong vùng và các cộng đồng Việt kiều của
chúng [và Đông Nam Á kiều] trên thế giới thành sức mạnh làm lung lay
ngôi vị bá chủ của chúng ta. Nói thật với các đồng chí khi đọc lại lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, tôi đổ mồ hôi khi nghe đến những kẻ như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Tôi chỉ muốn dân Nam Chỉ ai cũng như Lê Chiêu Thống, Hồ Chí Minh, hoặc Phạm Văn Đồng.
Đấy, phải có bù nhìn Đảng Cộng sản Nam Chỉ thì chúng ta mới nhìn ra được Quận Nam Chỉ dưới sự cai trị của chúng ta. Chúng ta phải luôn huấn luyện cho đảng này lãnh đạo thật hiệu lực bằng đủ mọi cách, nhất là cách dùng nỗi lo sợ để
ám ảnh đám dân đen bắt chúng nó nghe lời. Vì thế chúng ta đang chỉ cho
họ thấy rằng phải luôn nắm giữ chắc chắn ngành công an để làm công cụ trấn áp, và cũng phải luôn giáo huấn cho các đồng chí công an rằng nếu Đảng Cộng sản Nam Chỉ không còn thì họ cũng không còn, quá sức giản dị
và dễ hiểu.
Cũng như từ trước đến giờ, hai Đảng Cộng sản chúng ta đã biết cách lãnh đạo từ trên xuống dưới. Một vạn đứa ở dưới nâng 1000 đứa ở trên, rồi 1000 đứa đó nâng 100 đứa khác bên
trên; rồi tiếp là 10 đứa trên cùng. Cách lãnh đạo của chúng ta là trung
thành với cấp trên, nhưng được quyền tùy nghi đối xử làm sao cho đám dân đen phải câm mồm nghe lời. Ừ, cứ cho là xã hội dưới sự lãnh đạo
của đảng Cộng sản có nhiều tham nhũng, lộng hành ở các cấp, nhưng đó là
những lạm quyền với đám dân đen thôi, chứ không hề hấn gì đến đảng. Và ai làm gì
được Đảng Cộng sản mà lo chớ?
Nếu chúng ta lãnh đạo như thế và biết cách tạo ra những cá nhân trung thành tuyệt để với Đảng thì chúng ta sẽ cầm quyền suốt đời. Trước đây đồng chí Hồ Chí Minh có nhắc đến một ý tưởng rằng "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" ngụ ý rằng muốn tiếp tục con đường Cộng sản chúng ta đang đi thì cần phải tạo ra những con người có tiêu chuẩn giống như nhau để làm y như những mục tiêu của ban lãnh đạo Đảng đã vạch ra.
Vào thời đó ý tưởng này chỉ là triết lý, vì trăm con người có trăm tính tình khác nhau làm sao mà có thể giống như nhau được. Nhưng bây giờ ý tưởng tạo ra hàng loạt những người như nhau không còn là điều triết lý hoặc giả tưởng. Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đầu tư thật nhiều vào
việc nghiên cứu tạo dựng ra hàng loạt người giống nhau, mà các nhà khoa
học trên thế giới gọi là sinh sản vô tính (cloning). Riêng tôi muốn gọi
phương pháp khoa học này là Tương Thể Tác, có nghĩa là tác tạo những
sinh thể giống tương tự.
Tương thể tác đã được áp dụng thà
nh
công vào loài vật, tuy nhiên các nước phương Tây họ rất e ngại áp dụng
phương pháp này vào loài người vì họ sợ chạm đến cái mà họ gọi là lương
tâm con người. Còn Trung Quốc chúng ta thì sợ cái mốc gì chớ, thai nhi
sắp chào đời chúng ta còn kẹp đứt đầu moi ra vất sọt rác để chấp hành chính sách mỗi gia đình một con do Đảng Cộng sản đề ra. Những nghiên
cứu Tương thể tác vẫn còn trong vòng bí mật, chưa được tiết lộ cho
những ban ngành như chúng ta, nên tôi không biết nhiều chi tiết. Chỉ
biết rằng nếu Đảng có thể Tương thể tác được hàng loạt những người
nào chuyên về nhiệm vụ gì thì họ sẽ theo đó mà thi hành răm rắp. Trước hết Đảng sẽ thẩm định rõ người nào là có tiêu chuẩn cao nhất cho công việc nào thì sẽ dùng tế bào người đó để thi hành Tương thể tác. Ví dụ một công an tuyệt đối trung thành với Đảng và có nhiều tài năng trong nghiệp vụ thì sẽ trở thành một thí điểm ưu tiên nhất.
Cái hay về thực hành Tương thể tác không chỉ là tạo ra những người trung thành với Đảng
để bảo vệ Đảng trực tiếp, nhưng còn tạo ra những người y như nhau để bố
trí vào những công xưởng sản xuất như rô-bô để có năng suất cao hơn, và như thế sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của chúng ta hơn. Trong vòng vài chục năm nữa nếu Tương thể tác được nghiên cứu thành công, thì không nước nào trên thế giới cạnh tranh kinh tế nổi với Trung Quốc chúng ta.
Trong khi ấy, Trung Ương Đảng muốn các Ban Kế Hoạch các khu vực tiếp tục làm nhiệm vụ nghiên cứu và thực
hành để chuẩn bị cho những phát triển kinh tế nhảy vọt hơn vào vài thập
niên tới. Ban Kế Hoạch Quận Nam Chỉ chúng ta được nhiều ưu tiên vì Quận
Nam Chỉ có nhiều lợi thế, nhất là lợi thế có tình hữu nghị rất thắm
thiết với Đảng Cộng sản Nam Chỉ mà chúng ta dễ dàng sai khiến.
Chúng ta sẽ thành công, và hy vọng ngày thành công đó tôi và các đồng chí sẽ gặp mặt nhau ăn sáng tại thành phố Mao Trạch Đông, rồi ăn tối tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 7-2012
DXW
(Thủ trưởng Kế hoạch Quận Nam Chỉ)
Tài liệu do Blog tuonglaiVN gửi cho chúng tôi.
Tài liệu do Blog tuonglaiVN gửi cho chúng tôi.
BẢN
BÁO CÁO BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CÔNG BỐ (Tiếp theo 3)
1.
Các giải pháp chính
sách và điều hành
chính sách, quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài
chính, tiền tệ phải dựa trên nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế thị trường, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ sớm các
giải pháp hành chính phi thị trường.
Nhiều khó khăn, tồn
tại, rủi ro và bất cập của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam
đã được bộc lộ rõ trong năm 2011 có nguyên nhân sâu xa từ những bất cập trong
hoạch định chính sách, quản lý nhà nước và thanh tra giám sát. Những quy định
mang nặng tính hành chính như hạn mức tín dụng, trần lãi suất thực hiện trong
một thời gian dài đã góp phần đem đến những rủi ro, bất cập như:
- Việc áp dụng trần lãi suất trong bối cảnh lạm phát rất cao, hệ thống ngân hàng vẫn khó khăn trong việc thu hút vốn tiền gửi với sự cạnh tranh quyết liệt của các kênh đầu tư khác (trong năm 2011 điển hình là vàng) làm thanh khoản hệ thống ngân hàng vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn và có những thời điểm mà một số ngân hàng đã mất thanh khoản (do có sự dịch chuyển, rút tiền khỏi khu vực ngân hàng hoặc rút tiền từ ngân hàng nhỏ chuyển sang ngân hàng lớn…);
- Quy định về hạn mức
tín dụng nói chung và hạn mức tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất nói riêng
cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng che giấu và thực hiện các
hoạt động có bản chất tín dụng, đảo nợ thông qua các nghiệp vụ như ủy thác đầu
tư, TPDN, phải thu khác… Các quy định này cùng với quy định trần lãi suất mà
không thể giám sát chặt chẽ và đảm bảo sự tuân thủ cũng góp phần làm rủi ro đạo
đức trong hệ thống ngân hàng trở nên phổ biến;
Vì
những lý do nêu trên, UBGSTCQG kiến nghị NHNN và các cơ quan liên quan trong
quản lý, điều hành lĩnh vực tài chính tiền tệ cần thực hiện nhất quán các
nguyên tắc sau: (i) Hạn chế tối đa và chỉ đưa ra các giải
pháp hành chính mang tính chất tạm thời trong điều kiện tình hình thực sự cấp
bách và thị trường không có khả năng tự điều chỉnh; (ii) Thông tin liên quan đến thị trường tài chính, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và
các giải pháp điều hành của cơ quan quản lý nhà nước cần rõ ràng, minh bạch,
nhất quán và có thể dự báo được.
2. Cần có cơ quan thanh tra giám sát hợp nhất với vị thế
pháp lý và năng lực đầy đủ để thực hiện thanh tra giám sát toàn diện thị trường
tài chính Việt Nam trên cả ba lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và
thanh tra giám sát các tập đoàn tài chính.
Các phân tích trong
Báo cáo giám sát thị trường tài chính 2011 cho thấy có nhiều những rủi ro chéo lớn,
tiềm ẩn và đan xen giữa các khu vực của thị trường tài chính, giữa các định chế
trong cùng một tập đoàn tài chính (chủ yếu qua các giao dịch nội bộ...) mà các
cơ quan thanh tra giám sát chuyên ngành không thể nắm bắt hết được cũng như
không có đủ vị thế và chức năng để giám sát, quản lý và xử lý hữu hiệu được các
rủi ro này (nếu có phát hiện được). Trong khi đó UBGSTCQG là đơn vị được giao
thực hiện giám sát chung thị trường tài chính thì vị thế pháp lý còn hạn chế
(chưa được thực hiện thanh tra trực tiếp, không có thầm quyền đưa ra các chế
tài…) nên chưa thể thực hiện giám sát được toàn diện và hiệu quả.
3.
Cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý riêng (Luật, Nghị
định) về tổ chức và hoạt động của các tập đoàn tài chính (TĐTC).
Luật các TCTD hiện đã
có một số quy định nhằm quản lý, giám sát hoạt động của các TĐTC. Tuy nhiên,
những quy định này chưa đầy đủ, chỉ xử lý được một vài vấn đề trong tổ chức và
hoạt động của các TĐTC, chưa giúp cơ quan thanh tra giám sát nắm bắt và xử lý
toàn diện các rủi ro trong hoạt động của các TĐTC. Những quy định này cũng chỉ
thiên về việc phục vụ mục đích quản lý, giám sát mà không quan tâm nhiều đến
việc tạo điều kiện phát triển cho các TĐTC.
II. CÁC KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ
1.1. Khuyến nghị liên
quan đến thanh khoản
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong năm 2011 thường trong tình trạng căng
thẳng, các ngân hàng luôn phải chạy đua lãi suất nhằm tăng huy động vốn do
những nguyên nhân chủ yếu như kỳ hạn tiền gửi ngày càng bị rút ngắn, hiện tượng
rút tiền trước hạn trở nên phổ biến, nợ xấu tăng cao… Để xử lý, hạn chế rủi ro
thanh khoản, UBGSTCQG có một số kiến nghị:
- Trong điều kiện lạm
phát giảm nhanh, NHNN xem xét sớm gỡ bỏ quy định về trần lãi suất, thực hiện
điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ gián tiếp (lãi suất
điều hành, dự trữ bắt buộc…) để thị trường điều tiết hình thành đường cong lãi
suất. Có như vậy các ngân hàng mới có thể tăng khả năng huy động vốn trung và
dài hạn.
-
NHNN nghiên cứu sửa đổi bổ sung, kiện toàn quy định về sản phẩm tiền gửi để
khắc phục tình trạng tiền gửi các kỳ hạn đều có thể rút ra bất cứ lúc nào mà
vẫn được hưởng lãi. Có thể quy định việc rút vốn trước hạn phải báo trước một
thời gian, có chế tài hạn chế việc rút trước hạn hoặc thậm chí quy định rút vốn
trước hạn thì không được hưởng lãi...
- Trong hai năm 2010
và 2011, đã xuất hiện hiện tượng một số TCTD đã cho vay quá mức ngoại tệ so với
khả năng huy động của mình và bù đắp chủ yếu bằng nguồn ngoại tệ vay từ các
TCTD nước ngoài với kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng). Theo quy định hiện nay về quản
lý ngoại hối, các khoản vay ngắn hạn này không cần phải đăng ký qua NHNN, do
vậy việc theo dõi và phát hiện sớm để kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản ngoại tệ
của các TCTD, ổn định thị trường ngoại hối còn chậm. Do đó, NHNN cần điều chỉnh
quy định về quản lý ngoại hối, theo đó các TCTD phải đăng ký với NHNN về kế
hoạch vay ngoại tệ, nhận tiền gửi ngoại tệ cho cả trường hợp ngắn hạn.
- Nghiên cứu khả năng điều hòa vốn từ các TCTD thừa vốn sang các TCTD thiếu vốn
bằng cách tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ với lãi
suất dự trữ bắt buộc hợp lý. Trên cơ sở đó NHNN có thể sử dụng được nguồn vốn
dư thừa của các TCTD lành mạnh để cho vay tái cấp vốn TCTD có khó khăn về thanh
khoản. Đây là biện pháp rất cần thiết trong điều kiện các ngân hàng lớn không
còn tin cậy vào khả năng chi trả của các ngân hàng nhỏ, nhất thiết phải có vai
trò trung gian của NHNN. Việc tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ ở
mức cao còn có tác dụng làm giảm chênh lệch lãi suất cho vay giữa ngoại tệ và nội
tệ, không khuyến khích gửi tiền bằng ngoại tệ và làm giảm dư nợ cho vay ngoại
tệ (qua đó làm giảm áp lực đối với tỷ giá).
- Cần có giải pháp huy động nguồn lực vàng trong dân để bổ sung thanh
khoản cho hệ thống ngân hàng và phục vụ phát triển kinh tế. NHNN có thể xem
xét khả năng cho phép TCTD nâng cao tỉ lệ chuyển đổi lượng vàng tồn quỹ thành
tiền tại thời điểm nộp hồ sơ xin chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở
nước ngoài, thực hiện các giao dịch đối ứng, bảo hiểm giá vàng. Điều này sẽ bổ
sung thanh khoản tiền Đồng và ngoại tệ cho các TCTD nắm giữ vàng nói riêng và
cho cả hệ thống TCTD nói chung.
1.2. Khuyến nghị về
xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tài sản
- Nhanh chóng và
quyết liệt xử lý nợ xấu theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn
2011-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg
ngày 1/3/2012 để lành mạnh hóa tình hình tài chính của các TCTD, góp phần giải
quyết dứt điểm vấn đề thanh khoản của hệ thống TCTD và nền kinh tế.
Nợ xấu của hệ thống
TCTD hiện nay ngoài các nguyên nhân chủ quan do quản lý rủi ro yếu kém còn có
nguyên nhân do chu kỳ kinh tế đi xuống, thị trường BĐS đóng băng, thị trường
chứng khoán khó khăn. Vì vậy cần chú trọng, ưu tiên biện pháp xử lý nợ xấu
thông qua mô hình Công ty AMC trung ương (cụ thể là Công ty Mua bán nợ và Tài
sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính) do mô hình này có các ưu điểm
như: (i) Nhanh chóng làm sạch bảng cân đối tài sản của các TCTD; (ii) Có thời
gian để quản lý và tối đa hoá giá trị của các khoản nợ và tài sản thế chấp,
không phải phát mại tài sản một cách ồ ạt; (iii) Là công cụ hỗ trợ cơ cấu lại
các doanh nghiệp con nợ; (iv) Khi bán nợ xấu cho Cty AMC trung ương, hệ số CAR
của TCTD cũng nhanh chóng được cải thiện.
- Cơ quan chức năng
cần sớm có biện pháp cấm TCTD che giấu các hoạt động có tính chất tín dụng hoặc
đảo nợ dưới hình thức các khoản phải thu, TPDN, ủy thác đầu tư, và tài sản có
khác; yêu cầu các TCTD thực hiện hạch toán đúng bản chất của các khoản phải
thu, ủy thác, tài sản có khác… Ngoài ra, cần tăng cường thanh tra và giám
sát tuẩn thủ nhằm nhanh chóng phát hiện TCTD vi phạm, đồng thời có chế tài phạt
nặng TCTD nếu vi phạm.
Rủi ro tiềm ẩn trong
các hoạt động nghiệp vụ mang bản chất tín dụng nêu trên rất lớn, thậm chí lớn
hơn so với các hoạt động tín dụng (do thiếu minh bạch, bỏ qua các quy trình
thẩm định và giám sát, không có tài sản thế chấp…). Vì vậy, cần sửa đổi Thông
tư 13 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn và các quy định liên quan theo hướng quy
định hệ số điều chỉnh rủi ro cao hơn đối với các nghiệp vụ này theo đúng bản
chất rủi ro của chúng và áp đặt các giới hạn, hạn chế giống như hoạt động tín
dụng tương ứng (Ví dụ: Ngân hàng mua trái phiếu của công ty con là CTCK thì
trái phiếu này phải chịu hệ số rủi ro 250% giống như việc ngân hàng cho vay
CTCK, đồng thời số tiền mua trái phiếu này phải được tính trong hạn mức tín
dụng đối với công ty con).
- Kiện toàn các
quy định liên quan đến TPDN: Hiện nay quy định về phát hành TPDN rất lỏng
lẻo, tiềm ẩn nhiều rủi ro có bản chất như tín dụng trong khi TCTD không phải
thực hiện đánh giá phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro với loại hình tín
dụng này. Các điều kiện phát hành thiếu chặt chẽ, rất đơn giản, chưa có
quy định về tỉ lệ đòn bẩy tài chính tối đa mà một doanh nghiệp phát hành trái
phiếu được tiến hành… Như vậy cần nâng cao các yêu cầu về chế độ báo cáo với
các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, trước, trong, và sau khi phát hành trái
phiếu. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu bắt buộc phải có kiểm toán cho đến khi
trái phiếu đáo hạn.
- Tăng cường tính
minh bạch trong hệ thống báo cáo, hạch toán, kế toán. Cụ thể cần: (i) Bổ sung
chỉnh sửa chế độ kế toán, hạch toán, và báo cáo thuyết minh rõ các nhóm tài sản
và nguồn vốn “khác”, như phải thu khác, phải trả khác, ủy thác, tài sản có
khác…; (ii) Tăng cường trách nhiệm pháp lý của các công ty kiểm toán đối
với các báo cáo kiểm toán phát hành; quy định chuyển đổi công ty kiểm toán từ
loại hình trách nhiệm hữu hạn sang loại hình trách nhiệm vô hạn…
- Cần có quy định đảm
bảo quản lý tiền gửi TT2 như cho vay trên TT2 và ban hành sớm quy định phân
loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro với loại hình này. Quy định về vay, gửi,
và phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng chưa thống nhất và ẩn chứa nhiều
rủi ro. Huy động và vay nợ trên thị trường 2 giữa các TCTD được sử dụng như một
công cụ làm đẹp bảng cân đối tài sản, che dấu một số thực trạng tài chính (làm
đẹp các chỉ số về khả năng thanh toán, thanh khoản khi lập báo cáo). Đã xuất
hiện hiện tượng nợ quá hạn và nợ xấu hoạt động TT2, cho vay và nhận gửi giữa
các TCTD phải có tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc phân loại nợ quá hạn và trích
lập dự phòng rủi ro đối với loại hình này chỉ áp dụng với khoản vay TT2 trong
khi tiền gửi TT2 và chứng khoán nợ của TCTD về bản chất là tín dụng TT2 thì
chưa quy định. Đây là yêu cầu cấp thiết và quan trọng vì tài sản này chiếm trên
20% tổng tài sản toàn hệ thống tín dụng.
- Các Cty TC, CTTC
hoạt động không đúng với vai trò của mình là cung cấp vốn dài hạn cho nền kinh
tế. tỉ lệ hoạt động trên TT2 rất cao; mô hình công ty TC trong các tập đoàn,
tổng công ty tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và hoạt động không hiệu quả. Cần có đánh
giá tổng kết và có chiến lược đúng đắn phát triển loại hình các TCTD phi ngân
hàng này để có một hệ thống tài chính đa dạng, an toàn, ổn định và phục vụ nhu
cầu phát triển của nền kinh tế.
1.3. Nâng cao hiệu
quả quản lý giám sát các TCTD trên cơ sở hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(CAR)
Đồng thời với việc xử
lý thanh khoản, xử lý nợ xấu, lành mạnh tài chính của các TCTD; NHNN tăng cường
quản lý, giám sát các tổ chức tín dụng thông qua chỉ số CAR và sớm hủy bỏ biện
pháp áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng cũng như các quy định mang tính hành
chính trong việc mở rộng mạng lưới, quy mô của TCTD. Với việc phải đảm bảo CAR,
các TCTD sẽ phải tự điều tiết việc tăng trưởng tài sản (hoặc phải tăng
vốn). NHNN cũng thực hiện quản lý, giám sát việc mở rộng mạng lưới, quy
mô, hoạt động của TCTD trên cơ sở TCTD phải đảm bảo hệ số CAR.
2.1.
Nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán
- Nâng cao tiêu
chuẩn nêm yết trên 2 sở giao dịch;
- Thanh lọc
những cổ phiếu yếu kém. Đối với những cổ phiếu bị giảm giá mạnh xuống dưới mệnh
giá trong một thời gian dài phải giải trình hoạt động kinh doanh. Bắt buộc
chuyển sàn hoặc hủy niêm yết đối với các công ty yếu kém;
- Nâng chế tài xử phạt đối với
các công ty bị phát hiện có hiện tượng làm giá.
2.2.
Về mức đủ vốn: Do mức đủ vốn của
các CTCK bị giảm sút mạnh cơ quan quản lý cần kiên quyết tái cơ cấu, sắp xếp
các công ty này như sau:
- Đối với các công ty thua lỗ từ 30% đến 50% vốn chủ sở hữu: Đặt vào tình trạng
kiểm soát và áp dụng các biện pháp khắc phục như tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại
danh mục đầu tư, các khoản vay nợ, thực hiện hợp nhất, sáp nhập;
- Đối với các công ty thua lỗ trên 50% vốn chủ sở hữu: Đặt vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt, áp dụng các biện pháp: soát xét tình hình tài chính, đầu tư,
công nợ, rút bớt nghiệp vụ môi giới, tự doanh, giải thể, phá sản nếu không khắc
phục được.
2.3.
Về đòn bẩy tài chính:
Để hạn chế rủi ro từ việc các CTCK lạm dụng đòn bẩy tài chính, cơ quan quản lý
cần quy định giảm tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu đối với CTCK (tối đa khoảng 3 lần)
đồng thời tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm thay vì chỉ phạt tối đa 100
triệu đồng như hiện nay.
2.4. Về chất lượng tài sản:
(i) Để hạn chế rủi
ro, cần đưa ra các biện pháp kỹ thuật để hạn chế CTCK đầu tư vào các tài sản có
rủi ro cao, kém thanh khoản như cổ phiếu OTC, TPDN. Cần quy định chặt chẽ
hơn về cách xác định giá cổ phiếu OTC, cụ thể là:
- Tăng trách
nhiệm pháp lý của các CTCK có báo giá các cổ phiếu OTC, có chế tài xử phạt đối
với các công ty có báo giá sai lệch;
- Trường hợp
không xác định được giá trị thị trường của cổ phiếu thì sử dụng giá trị hợp lý
thị trường trên cơ sở so sánh với giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành có
quy mô và hoạt động SXKD tương đương;
- Phải trích
lập dự phòng các khoản đầu tư dài hạn nếu giá trị thị trường của doanh nghiệp
thấp hơn giá trị đầu tư của CTCK.
(ii)
Cần quy định chặt chẽ về các khoản phải thu đối với khách hàng.
- CTCK không được cấp tín dụng không có bảo đảm dưới
bất kỳ hình thức nào cho các thành viên HĐQT, công ty con của thành viên HĐQT,
ban giám đốc của chính CTCK;
- Tổng số dư phải thu đối với 1 khách hàng không
vượt quá 25% vốn tự có của CTCK;
- Tổng số dư
phải thu đối với 1 khách hàng và người có liên quan không vượt quá 50% vốn tự
có của CTCK;
- Thay đổi tỷ lệ
trích lập dự phòng đối với khoản phải thu quá hạn:
+
Khoản phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: 50%
+
Khoản phải thu quá hạn trên 1 năm: 100%
2.5.
Về đảm bảo khả năng thanh toán:
Để đảm bảo báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng phản ánh đúng thực trạng khả năng
thanh toán của CTCK, các báo cáo này cần phải được soát xét hàng quý bởi công
ty kiểm toán độc lập.
3.1. Ngừng
cấp phép thành lập mới. Đưa ra các tiêu chí đánh giá xếp hạng các công ty bảo hiểm,
trên cơ sở đó tái cơ cấu lại các công ty bảo hiểm. Làm lành mạnh hóa thị trường
bảo hiểm nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
3.2. Nghiên
cứu xây dựng phí sàn chung cho từng nghiệp vụ BH để giảm tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh, hạ phí phi kỹ thuật.
3.3. Kiểm soát việc
đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước vào lĩnh vực bảo hiểm để giảm
trình trạng không minh bạch và thiếu lành mạnh trong bảo hiểm nội ngành.
3.4. Rà soát lại quy định tính biên khả
năng thanh toán của doanh nghiệp BH: Loại trừ toàn bộ hoặc một phần các khoản
đầu tư trở lại cổ đông (thành viên) tùy theo loại hình đầu tư: tiền gửi, chứng
khoán, BĐS, cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp,…
3.5. Đưa ra khung pháp lý mới để giới hạn
số tiền đầu tư trở lại cổ đông (thành viên) và người có liên quan không vượt
quá 20% số tiền mà cổ đông (thành viên) đã góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo
hiểm.
4.1. Cảnh báo
Sự đình đốn của khu vực doanh nghiệp khởi nguồn từ ngành BĐS khi thị trường này
cạn kiệt thanh khoản và có dấu hiệu đóng băng kéo dài. Theo đó, khó khăn lan
tỏa sang các ngành khác như xây dựng, vật liệu xây dựng (đặc biệt là thép, xi
măng), sản xuất đồ gia dụng, cơ khí chế tạo,… Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế
khiến thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước suy giảm trầm trọng làm tổn
thương các ngành sản xuất trong nước như nhựa (bao bì), da giày, dệt may, xuất
khẩu (hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm,..). Từ đó, ngành dịch vụ khác như
vận tải, thương mại, …cũng nhanh chóng suy giảm và đình đốn. Nguyên nhân của
tình trạng này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
- Nguyên nhân khách quan: (i) kinh tế thế giới suy thoái, hồi phục chậm
chạp sau khủng hoảng tác động xấu tới nền kinh tế trong nước, thị trường xuất
khẩu của Việt Nam suy giảm; (ii) bất ổn kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất cao,
biến động giá,…) khiến sức mua của thị trường nội địa giảm mạnh.
- Nguyên nhân chủ
quan: (i) cấu trúc vốn khu
vực doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy cao khiến doanh
nghiệp dễ bị tổn thương khi khu vực ngân hàng khủng hoảng; (ii) Áp lực chi phí
đầu vào (nguyên nhiên vật liệu, chi phí tài chính,..) tăng cao (20-30% tại một
số ngành và 21% đối với cả nền kinh tế) trong khi giá bán đầu ra tăng ít hơn,
thậm chí không tăng do sản xuất và tiêu dùng suy giảm cả thị trường trong và
ngoài nước. Áp lực này xuất phát từ nguyên nhân ngành công nghiệp Việt Nam tập
trung ở phân khúc gia công, lắp ráp trong khi thiếu và yếu về công nghiệp phụ
trợ nên đầu vào bị phụ thuộc quá mức; (iii) tiêu dùng nội địa, ngoài nguyên
nhân khách quan như phân tích ở trên, còn suy giảm do tín dụng tiêu dùng không
được khuyến khích tăng trưởng và suy giảm mạnh trong năm 2011; (iv) thực hiện
chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ chặt chẽ, đầu tư công cắt
giảm; (iv) cuối cùng, cơ chế chính sách với một số ngành cụ thể còn nhiều bất
cập (ví dụ thuế môi trường đối với ngành nhựa, ..)
Khó khăn của khu vực
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do các nguyên nhân trên, nếu không sớm được
tháo gỡ sẽ tạo ra các rủi ro khó lường về mức độ và quy mô với nền kinh tế, cụ
thể:
Thứ
nhất, rủi ro chéo giữa khu
vực sản xuất kinh doanh với khu vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm ở mức
cảnh báo cao nhất: (i) Ngân hàng đứng trước nguy cơ suy giảm huy động (khó khăn
thanh khoản gia tăng) do TKTT của các TCKT cạn kiệt (hàng tồn kho cao, chiếm
dụng vốn lẫn nhau giữa các TCKT,..), nợ xấu tăng cao do TCKT mất khả năng thanh
toán, khó phục hồi và đạt mức tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch do khu vực
doanh nghiệp mất khả năng hấp thu vốn; (ii) Thị trường chứng khoán đình đốn do
chất lượng hàng niêm yết suy giảm, thanh khoản và tăng trưởng không bền vững;
(iii) Thị trưởng bảo hiểm bị thu hẹp.
Thứ
hai, tín dụng đen bùng
phát gây tổn hại nghiêm trọng tới an sinh xã hội. Khó tiếp cận vốn ngân hàng,
nhiều cá nhân và tổ chức tìm đến tín dụng đen để giải quyết khó khăn trước mắt.
Tuy nhiên, sự đổ vỡ của nhiều trường hợp tín dụng đen trong năm 2011 đã tổn hại
nghiêm trọng tới an sinh xã hội.
Thứ
ba, đình đốn sản xuất
kinh doanh tất yếu dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tạo gánh nặng lên ngân
sách và mất ổn định về an sinh xã hội.
Cuối
cùng, mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô và tăng trưởng GDP khó có thể đạt nếu không sớm có gói giải pháp
kịp thời và hiệu quả phục hồi sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp
trong ngắn và dài hạn.
4.2. Khuyến nghị
- Cần có chính sách hỗ trợ đối
với các doanh nghiệp về ngắn hạn và dài hạn, trong đó tập trung: (a) tăng cường
khả năng tiếp cận vốn tín dụng bằng các chính sách ưu tiên về đối tượng cấp tín
dụng và bảo lãnh tín dụng thông qua các hiệp hội ngành nghề,.. Đặc biệt, cần
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Ngoài ra, với các doanh nghiệp đang có nợ xấu tại các TCTD cần phân loại
và đánh giá lại khả năng trả nợ và phục hồi của doanh nghiệp, từ đó có chính
sách khoanh nợ, giãn nợ, hoặc mua lại nợ (thông qua công ty mua bán nợ) với các
doanh nghiệp có tiềm năng phục hồi; (b) từng bước giảm dần lãi suất cho vay để
thúc đẩy đầu tư tư nhân; (c) thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, đặc biệt
đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành mũi nhọn, tiềm năng; (d) tháo gỡ khó
khăn về mặt bằng sản xuất trong đó có việc ưu đãi giá thuê đất; (e) đẩy mạnh
các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp; (f) đẩy
mạnh cải cách hành chính.
- Giải tỏa hàng tồn kho cho các doanh nghiệp đang là vấn đề của cả nền kinh tế
để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại và bảo đảm tăng trưởng bền vững
cho kinh tế đất nước. Do đó, chúng tôi khuyến nghị: (a) tăng cường xúc tiến
thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu; (b) tiếp tục
tăng cường cuộc vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”; (c) tạo môi
trường thúc đẩy liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp, giữa các hiệp hội
ngành nghề, tăng cường giao lưu giữa các doanh nghiệp và thông tin về sản phẩm,
hàng hóa của doanh nghiệp. Nhưng giải pháp cấp bách và quan trọng hơn, cần có
sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa - tiền tệ và các chính sách vĩ mô
khác để thị trường BĐS phục hồi và phát triển lành mạnh bởi tăng trưởng kinh tế
nói chung và tăng trưởng công nghiệp nói riêng phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi
của ngành xây dựng.
- Chiếm dụng vốn và nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp ngày càng trầm trọng.
Do vậy, chúng tôi khuyến nghị cần phải tăng cường quản lý các khoản phải thu
dựa trên phân tích các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động các khoản phải thu
như vòng quay các khoản phải thu, tỷ trọng khoản phải thu trên doanh thu,..
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tích cực thực hiện các chính sách khuyến khích khách
hàng thanh toán sớm hoặc hợp tác với khách hàng trong việc giải quyết các khoản
phải thu, làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp và của cả hệ
thống.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công trình đầu tư công nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân, tạo công ăn việc làm cho dân cư và doanh nghiệp.
5.1. Cảnh báo
- Thị trường hiện đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn gay gắt cần phải xử lý ngay,
thể hiện ở các khía cạnh sau: (a) Thị trường phát triển không đồng đều giữa các
địa bàn và giữa các loại hình sản phẩm BĐS; (b) Việc thực hiện thắt chặt tổng
cầu thông qua thắt chặt nguồn tín dụng nhưng lại không có các kênh hấp thụ tài
chính thay thế; (c) giá giảm mạnh song thị trường vẫn gần như “tê liệt”; (d)
đóng băng kéo dài trên thị trường có thể khiến nợ BĐS trở thành nợ xấu, tiềm ẩn
rủi ro lớn cho khu vực ngân
hàng. - Thị trường
BĐS phụ thuộc nặng nề vào tín dụng ngân hàng. Thị trường BĐS đang ở cấp độ phát
triển thấp, phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng. Tuy
nhiên, các TCTD chủ yếu cung cấp nguồn vốn ngắn hạn trong khi thị trường BĐS
cần vốn trung và dài hạn. Trong khi đó, các chính sách thu hút các nguồn vốn
trong và ngoài nước cho phát triển thị trường BĐS chưa đồng bộ, hiệu quả. Khó
khăn về vốn là nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường BĐS gần như tê liệt.
- Sự đóng băng của thị
trường BĐS đã tác động lên các khu vực của thị trường tài chính. Rủi ro nợ xấu
BĐS tăng mạnh và đáng lo ngại, trong đó vay nội bộ là rủi ro lớn nhất mà thị
trường BĐS đưa lại cho khu vực ngân hàng. Việc không kiểm soát được dòng tín
dụng thực chảy vào khu vực này kéo theo rủi ro nợ xấu không thể dự báo có thể
làm khu vực ngân hàng khủng hoảng. Đồng thời, sự tê liệt của thị trường BĐS
cũng làm cạn kiệt tính thanh khoản của thị trường chứng khoán và các doanh
nghiệp BĐS gặp khó khăn lớn trong huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và
trái phiếu tăng vốn.
5.2. Khuyến nghị
(i) Tăng cường
quản lý rủi ro và kiểm soát hiệu quả dòng tín dụng vào BĐS để chống đầu cơ,
nhưng cũng tránh gây sốc làm mất tính thanh khoản của thị trường. Cần phải xem
xét linh hoạt để phân định những tiểu ngành của BĐS thuộc phi sản xuất hay
không nhằm tránh việc hạn chế nguồn vốn tín dụng bất hợp lý. Đối với loại hình
BĐS tạo giá trị gia tăng thực cho nền kinh tế cần phải được đầu tư vốn cao hơn.
Trong bối cảnh cung lớn hơn cầu, xem xét điều chỉnh hợp lý cơ cấu tín dụng BĐS
như giảm tỷ trọng tín dụng tạo cung BĐS, tăng tín dụng cho cầu BĐS.
(ii) Hoàn thiện cơ chế,
chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và
ngoài nước cho phát triển nhà ở
nói riêng và thị trường BĐS nói chung. Cần
hình thành các hình thức tín dụng phát triển nhà ở hoặc quỹ đầu tư tín thác BĐS
để tạo thêm nguồn cung cấp vốn cho thị trường. Đồng thời xây dựng các chính
sách nhằm thu hút các nguồn lực xã hội để khai thông các nguồn vốn trong dân
vào thị trường BĐS, tạo nên nguồn tài chính dài hạn thay thế nguồn vốn tín dụng
ngắn hạn của NH.
(iii) Cần tăng cường
quản lý và phát triển thị trường BĐS để vừa kiểm soát được sự phát triển của
thị trường theo quy hoạch, vừa có thể tăng lượng cầu, cụ thể là tiền nhằm tăng
thanh khoản cho thị trường. Việc phục hồi thị trường BĐS có vai trò quan trọng
làm giảm nợ xấu, tăng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và do đó phục hồi
ngành công nghiệp xây dựng, và là nền tảng để tái cấu trúc ngân hàng và doanh
nghiệp nhà nước.
ĐIỀU
CHỈNH TỔNG DƯ NỢ, DƯ NỢ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ NỢ XẤU CÁC TCTD
Qua
số liệu báo cáo từ TCTD, trong khoảng thời gian từ giữa năm 2010 đến hết năm
2011 (cùng với thời gian chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng tín dụng bị
khống chế), hầu hết các TCTD đều tăng mạnh các khoản mục tài sản khác mang bản
chất tín dụng (TPDN, ủy thác đầu tư, tài sản phải thu khác từ bên
ngoài…). Do đó, dư nợ tín dụng cần được điều chỉnh tiệm cận với thực
tiễn. Tương tự, dư nợ BĐS và nợ xấu cũng cần được điều chỉnh để có bức tranh
sát với thực tế. Cơ sở tiến hành điều chỉnh căn cứ vào kết quả các đợt khảo sát
của Ủy ban, trao đổi với các công ty kiểm toán, phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp
và ngân hàng, thông tin thị trường, và các nguồn thông tin khác như
Fitchratings[1],
Moody’s…
Thứ nhất, dư nợ điều chỉnh bao gồm dư nợ báo cáo bổ sung
thêm một phần số dư TPDN, ủy thác đầu tư, các khoản phải thu khác bên ngoài và
tài sản có khác có tính chất tín dụng sau khi loại trừ tỉ trọng thường xuyên
của nhóm tài sản có này. Ngoài ra, khảo sát của Ủy ban cho thấy khoảng 52.172
tỷ đồng nguồn vốn từ ngân hàng sang CTCK và khoản này được loại trừ khỏi tổng
dư nợ điều chỉnh do bản chất là cho vay CTCK thay vì cho vay nền kinh tế thực
(TCKT và dân cư). Dư nợ điều chỉnh tăng 12,45% so với dư nợ báo cáo, hay tăng
từ 2.484.780 tỷ đồng lên 2.794.247 tỷ đồng.
Dư
nợ BĐS cũng được điều chỉnh, theo đó một phần số dư các khoản TPDN, ủy thác đầu
tư, các khoản phải thu khác bên ngoài, các tài sản có khác được tính bổ sung
vào dư nợ BĐS. Sau điều chỉnh, dư nợ BĐS đạt 348.079 tỷ đồng, gấp khoảng 1,8
lần dự nợ BĐS báo cáo.
Thứ
hai, nợ xấu toàn ngành được điều chỉnh theo phương pháp chi tiết:
Trước
tiên, nợ xấu BĐS được đánh giá lại đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở
TCTD đó có cho vay tập trung phát triển dự án BĐS hoặc cho vay kinh doanh đầu
cơ BĐS, có góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết hoặc cổ đông hoạt động
trong lĩnh vực BĐS, hay tập trung cho vay bán lẻ BĐS. Nợ xấu BĐS sau điều chỉnh
lên tới 56.770 tỷ đồng, gấp 8,39 lần so với nợ xấu BĐS báo cáo.
Tiếp
đến, nợ xấu phi BĐS được điều chỉnh căn cứ vào năng lực quản trị rủi ro và công
tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 hay điều 6 Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN. Sau đó, bổ sung thêm nợ xấu đánh giá từ TPDN, ủy thác đầu tư,
khoản phải thu khác bên ngoài, và từ các tài sản có khác của TCTD. Cuối cùng,
một phần dư nợ nhóm 2 (các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các khoản nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi)
được điều chỉnh thành nợ xấu. Kết quả nợ xấu điều chỉnh ở mức 320.822 tỷ đồng,
gấp 4,16 lần nợ xấu báo cáo.
PHỤ
LỤC 02
ĐẶC
ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÁC NHTM THEO NHÓM
Về
phân loại, các NHTM được phân làm 5 nhóm từ 1 đến 5, theo thứ tự sức khỏe nội
tại và mức tín nhiệm giảm dần.
- Nhóm 1 gồm các NH có sức mạnh nội tại rất
tốt, bảng cân đối tài sản lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ
dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm.
Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu đánh giá lại ở
mức tương đối thấp; thanh khoản ổn định, không phụ thuộc thị trường tiền tệ;
các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động vượt tỷ lệ bình quân toàn ngành; quy mô vốn
và tổng tài sản lớn, chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường, có uy tín và
thương hiệu mạnh, mạng lưới rộng; đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ, phát huy hiệu quả tốt; hệ thống công nghệ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển.
-
Nhóm
2
gồm các NH có sức mạnh nội tại tốt, tuy kém hơn nhóm 1, bảng cân đối tài sản
khá lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền
tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Đây là những ngân hàng có
chất lượng tài sản khá, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh tương đương với bình quân toàn
ngành, thanh khoản ở mức tương đối ổn định, không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc
vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời khá; quy mô tài sản ở mức trung bình, khả
năng quản trị rủi ro đang dần được nâng cấp.
- Nhóm 3 gồm các NH có sức mạnh nội tại tương đối tốt, tuy
nhiên hoạt động đang phải đối mặt với một hoặc một số khó khăn liên quan đến sự
lành mạnh của bảng cân đối tài sản, khả năng sinh lời, thanh khoản, quản trị
doanh nghiệp và năng lực ban quản trị điều hạnh, khả năng tiếp cận thị trường
tiền tệ, và sức mạnh thương hiệu. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản
trung bình, nợ xấu bằng hoặc cao hơn bình quân toàn ngành; có những thời điểm
mất thanh khoản tạm thời nhưng đã được hồi phục, có phụ thuộc vào nguồn vốn
TT2; hiệu quả sinh lời thấp hơn bình quân toàn ngành; các ngân hàng quy mô nhỏ,
hệ thống quản trị rủi ro chưa phát huy được tác dụng.
- Nhóm 4 gồm các NH hàng yếu, đang phải đối mặt
với các khó khăn về các mặt chất lượng tài sản, thanh khoản, khả năng sinh lời,
năng lực quản trị điều hành, và thương hiệu nhỏ. Đây là những ngân hàng có chất
lượng tài sản kém, tốc độ tăng trưởng tài sản chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; đa số
ngân hàng trong nhóm này cho vay nhiều vào lĩnh vực BĐS, có các công ty “sân
sau” thuộc lĩnh vực BĐS; mất thanh khoản kéo dài, phụ thuộc nhiều vào vốn từ
TT2; hiệu quả sinh lời thấp; quy mô nhỏ, thường hiệu ít được biết đến trên thị
trường, khả năng quản trị rủi ro yếu.
-
Nhóm
5 gồm
các NH yếu kém đòi hỏi phải có sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ bên ngoài để vượt
qua khó khăn. Đây là các ngân hàng có chất lượng tài sản kém, tổng
tài sản giảm hoặc tăng trưởng chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; hầu hết trong nhóm này là
có các công ty con, cty “sân sau” hoạt động kinh doanh BĐS, đầu tư cho vay
nhiều vào các dự án BĐS; mất thanh khoản trong thời gian dài, khó có khả năng
hồi phục, phụ thuộc nhiểu vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời kém hoặc thua lỗ;
các ngân hàng quy mô nhỏ, không có thương hiệu trên thị trường, khả năng quản
trị rủi ro kém.
Các
NH cũng được đánh giá thêm về triển vọng ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm). Triển
vọng ngắn hạn bao gồm 3 loại, tích cực, ổn định, và tiêu cực. Các NH với triển
vọng tích cực sẽ cải thiện hoạt động so với thực trạng theo phân tích đánh giá
lại do nỗ lực nội tại của NH, bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng
tích cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô. Các NH với triển vọng ổn
định sẽ giữ trạng thái hoạt động tương đồng với thực trạng theo phân tích đánh
giá lại. Các NH với triển vọng tiêu cực sẽ có xu hướng hoạt động kém hơn so với
thực trạng theo phân tích đánh giá lại do nỗ lực nội tại của NH còn hạn chế,
bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tiêu cực với môi trường và
chính sách kinh tế vĩ mô.
PHỤ
LỤC 03
KẾT
QUẢ PHÂN NHÓM NHTM VÀ TRIỂN VỌNG
Tên
TCTD
|
Xếp
nhóm TCTD
|
Outlook
|
|
1
|
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
|
1
|
Tích
cực
|
2
|
Ngân hàng TMCP Quân Đội
|
1
|
Tích
cực
|
3
|
Ngân hàng TMCP Á Châu
|
1
|
Ổn
định
|
4
|
Ngân hàng Công thương Việt Nam
|
1
|
Tiêu
cực
|
5
|
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín
|
1
|
Ổn
định
|
6
|
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
|
1
|
Ổn
định
|
7
|
Ngân hàng TMCP Quốc tế
|
2
|
Ổn
định
|
8
|
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
|
2
|
Ổn
định
|
9
|
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
|
2
|
Ổn
định
|
10
|
Ngân hàng TMCP Đông Á
|
2
|
Tiêu
cực
|
11
|
Ngân hàng NNo&PTNTVN
|
2
|
Tiêu
cực
|
12
|
Ngân hàng liên doanh INDOVINA
|
2
|
Ổn
định
|
13
|
Ngân hàng TMCP Bảo Việt
|
2
|
Ổn
định
|
14
|
Ngân hàng liên doanh VID PUBLIC
|
3
|
Tích
cực
|
15
|
Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương
|
3
|
Tích
cực
|
16
|
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
|
3
|
Ổn
định
|
17
|
Ngân hàng TMCP Liên Việt
|
3
|
Tiêu
cực
|
18
|
Ngân hàng TMCP Bản Việt
|
3
|
Tích
cực
|
19
|
Ngân hàng TMCP Kiên Long
|
3
|
Ổn
định
|
20
|
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng
sông Cửu Long
|
3
|
Tiêu
cực
|
21
|
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
|
3
|
Tiêu
cực
|
22
|
Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội
|
3
|
Tiêu
cực
|
23
|
Ngân hàng TMCP An Bình
|
3
|
Ổn
định
|
24
|
Ngân hàng TMCP Nam Á
|
3
|
Ổn
định
|
25
|
Ngân hàng TMCP Đại Dương
|
3
|
Tiêu
cực
|
26
|
Ngân hàng TMCP Đại Á
|
3
|
Ổn
định
|
27
|
Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng
|
3
|
Ổn
định
|
28
|
Ngân hàng TMCP Mekkong
|
4
|
Tiêu
cực
|
29
|
Ngân hàng TMCP Đại Tín
|
4
|
Ổn
định
|
30
|
Ngân hàng TMCP Bắc Á
|
4
|
Ổn
định
|
31
|
Ngân hàng TMCP Phương Tây
|
4
|
Tiêu
cực
|
32
|
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín
|
4
|
Ổn
định
|
33
|
Ngân hàng TMCP Phương Đông
|
4
|
Ổn
định
|
34
|
Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TPHCM
|
4
|
Tiêu
cực
|
35
|
Ngân hàng TMCP Nam Việt
|
4
|
Ổn
định
|
36
|
Ngân hàng TMCP Hàng hải
|
4
|
Tiêu
cực
|
37
|
Ngân hàng TMCP Việt Á
|
4
|
Ổn
định
|
38
|
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
|
4
|
Ổn
định
|
39
|
Ngân hàng liên doanh VIỆT - NGA
|
5
|
Ổn
định
|
40
|
Ngân hàng liên doanh VIỆT THÁI
|
5
|
Tiêu
cực
|
41
|
Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
|
5
|
Ổn
định
|
42
|
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
|
5
|
Tiêu
cực
|
43
|
Ngân hàng TMCP Phương Nam
|
5
|
Tiêu
cực
|
44
|
Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu
khí
|
5
|
Tiêu
cực
|
45
|
Ngân hàng TMCP Việt Nam tín nghĩa
|
5
|
Ổn
định
|
46
|
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
|
5
|
Ổn
định
|
47
|
Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu
|
5
|
Ổn
định
|
PHỤ
LỤC 04
PHÂN NHÓM CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Tên
CTCK
|
Tỷ
lệ Lãi (lỗ) lũy kế đánh giá lại/ Vốn CSH
|
Tỷ
lệ an toàn tài chính
|
Nhóm 1
|
||
CTCP CK Thành phố Hồ Chí Minh
|
21,66%
|
1035%
|
CTCP CK Sài Gòn
|
20,52%
|
345%
|
CTCP CK FPT
|
16,20%
|
1825%
|
CTCP CK Xuân Thành
|
14,78%
|
476%
|
CT TNHH Tư vấn đầu tư CK TC Capital
Việt Nam
|
12,41%
|
518%
|
CTCP CK Morgan Stanley Hướng Việt
|
11,09%
|
462%
|
CTCP CK Hòa Bình
|
8,68%
|
287%
|
CTCP CK Bảo Minh
|
7,88%
|
392%
|
CT TNHH CK NH TMCP Ngoại thương Việt
Nam
|
7,02%
|
309%
|
CTCP CK Kim Eng Việt Nam
|
6,95%
|
414%
|
CTCP CK Việt Nam
|
6,90%
|
532%
|
CT TNHH CK Kỹ Thương
|
6,32%
|
199%
|
CTCP CK Việt
|
5,58%
|
550%
|
CTCP CK NH Công thương Việt Nam
|
5,52%
|
420%
|
CTCP CK Quốc tế Hoàng Gia
|
4,95%
|
267%
|
CTCP CK Nhật Bản
|
4,33%
|
576%
|
CTCP CK Saigonbank Berjaya
|
3,82%
|
469%
|
CTCP CK NH No&PTNT Việt Nam
|
2,86%
|
207%
|
CTCP CK Golden Bridge Việt Nam
|
2,62%
|
192%
|
CTCP CK Phương Nam
|
2,29%
|
310%
|
CTCP CK Việt Thành
|
1,02%
|
281%
|
CT TNHH CK NH TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng
|
-0,46%
|
270%
|
CTCP CK Đại Tây Dương
|
-2,05%
|
353%
|
CTCP CK Thiên Việt
|
-3,03%
|
351%
|
CTCP CK Đầu tư Việt Nam
|
-3,78%
|
280%
|
CTCP CK Kim Long
|
-5,51%
|
1424%
|
CTCP CK Woori CBV
|
-6,44%
|
329%
|
CTCP CK Đệ Nhất
|
-7,18%
|
220%
|
CTCP CK Vndirect
|
-8,47%
|
855%
|
CTCP CK Mirae Asset
|
-8,55%
|
448%
|
CTCP CK Phố Wall
|
-8,75%
|
387%
|
CTCP CK Nhất Việt
|
-8,87%
|
294%
|
CT TNHH Một thành viên CK NH Đông Á
|
-9,37%
|
243%
|
CT TNHH CK NH TMCP Nhà Hà Nội
|
-9,56%
|
428%
|
CTCP CK Việt Tín
|
-12,25%
|
189%
|
CTCP CK An Thành
|
-12,88%
|
272%
|
CTCP CK Alpha
|
-14,36%
|
356%
|
CT TNHH CK ACB
|
-15,69%
|
152%
|
CTCP CK Toàn Cầu
|
-16,41%
|
182%
|
CTCP CK Thành Công
|
-16,84%
|
455%
|
CTCP CK Phú Gia
|
-21,47%
|
188%
|
CTCP CK An Bình
|
-21,78%
|
207%
|
CTCP CK Kenanga Việt Nam
|
-22,50%
|
261%
|
CTCP CK Trí Việt
|
-23,69%
|
224%
|
CTCP CK Công nghiệp Việt Nam
|
-23,79%
|
488%
|
CTCP CK Bản Việt
|
-24,06%
|
213%
|
CTCP CK Bảo Việt
|
-25,70%
|
383%
|
CTCP CK An Phát
|
-27,44%
|
208%
|
Nhóm 2
|
||
CTCP CK Đại Nam
|
-30,41%
|
734%
|
CTCP CK Phú Hưng
|
-30,92%
|
217%
|
CTCP CK Dầu Khí
|
-30,92%
|
215%
|
CTCP CK Phượng Hoàng
|
-31,31%
|
181%
|
CTCP CK Á Âu
|
-31,94%
|
269%
|
CTCP CK SJC
|
-32,86%
|
312%
|
CTCP CK Viễn Đông
|
-33,37%
|
215%
|
CTCP CK Châu Á Thái Bình Dương
|
-34,42%
|
230%
|
CTCP CK Đà Nẵng
|
-35,58%
|
328%
|
CTCP CK Rồng Việt
|
-36,58%
|
239%
|
CTCP CK Hoàng Gia
|
-36,94%
|
163%
|
CTCP CK Âu Việt
|
-38,41%
|
233%
|
CTCP CK Hùng Vương
|
-39,20%
|
378%
|
CTCP CK Hồng Bàng
|
-41,31%
|
192%
|
CTCP CK Liên Việt
|
-41,82%
|
184%
|
CTCP CK Kis Việt Nam
|
-42,55%
|
245%
|
CT TNHH CK CIMB-Vinashin
|
-42,91%
|
191%
|
CTCP CK Sài Gòn – Hà Nội
|
-43,73%
|
213%
|
CTCP CK Chợ Lớn
|
-43,79%
|
224%
|
CT TNHH CK NH Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
|
-44,43%
|
177%
|
CTCP CK Mê Kông
|
-45,24%
|
95%
|
CTCP CK Sen Vàng
|
-45,80%
|
170%
|
CTCP CK Châu Á
|
-46,82%
|
181%
|
CTCP CK Đại Việt
|
-47,16%
|
188%
|
CTCP CK Đông Dương
|
-47,62%
|
266%
|
CTCP CK Hải Phòng
|
-48,49%
|
270%
|
CTCP CK Eurocapital
|
-49,16%
|
232%
|
CTCP CK Nam An
|
-49,20%
|
248%
|
CTCP CK Stock Mart Việt Nam
|
-49,55%
|
260%
|
Nhóm 3
|
||
CTCP CK Thăng Long
|
-50,53%
|
199%
|
CTCP CK Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
|
-53,92%
|
181%
|
CTCP CK Maritime Bank
|
-55,24%
|
164%
|
CTCP CK Thủ Đô
|
-55,33%
|
204%
|
CTCP CK Sao Việt
|
-55,43%
|
203%
|
CTCP CK Quốc tế Việt Nam
|
-55,72%
|
158%
|
CTCP CK Tràng An
|
-61,40%
|
197%
|
CTCP CK Phương Đông
|
-61,42%
|
187%
|
CTCP CK Đông Nam Á
|
-66,96%
|
254%
|
CTCP CK Quốc Gia
|
-68,32%
|
203%
|
CTCP CK Đại Dương
|
-72,36%
|
242%
|
CTCP CK VIT
|
-75,41%
|
236%
|
CTCP CK Tầm Nhìn
|
-76,33%
|
219%
|
CTCP CK Hà Nội
|
-80,17%
|
36%
|
CTCP CK Hamico
|
-83,35%
|
653%
|
CTCP CK Vina
|
-83,52%
|
102%
|
CTCP CK SME
|
-84,97%
|
N/A
|
CTCP CK Hà Thành
|
-85,65%
|
135%
|
CTCP CK NH Phát triển Nhà Đồng bằng
Sông Cửu Long
|
-87,06%
|
157%
|
CTCP CK Navibank
|
-88,97%
|
1530%
|
CTCP CK NH Sài Gòn Thương Tín
|
-89,87%
|
186%
|
CTCP CK Việt Quốc
|
-93,17%
|
181%
|
CTCP CK FLC
|
-97,90%
|
193%
|
CTCP CK Trường Sơn
|
-99,19%
|
181%
|
CTCP CK BETA
|
-114,24%
|
184%
|
CTCP CK Tân Việt
|
-144,42%
|
248%
|
CTCP CK Cao su
|
-172,09%
|
40%
|
CTCP CK Sài Gòn Tourist
|
-481,39%
|
195%
|
[1] Trong báo cáo 2012
Outlook: Asia-Pacific Banks tháng 1/2012 , Fitchratings nhận định nợ xấu thực
tế theo chuẩn kế toán quốc tế (IFRS) cao hơn từ 3 đến 4 lần so với chuẩn kế
toán Việt nam (VAS). Nợ xấu này “ẩn” chủ yếu ở nợ nhóm 2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét