Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 10/7/2012

  • Thiếu quan tâm tới sinh mạng dân (Ngô Nhân Dụng) – “…Chế độ vô pháp, vô thiên đó đã được rước vào ta cũng chỉ vì người ta say mê tôn sùng một chủ nghĩa mà “thiếu quan tâm tới sinh mạng của nhân dân!…”
  • Dân Biểu Wolf đòi thay đại sứ Mỹ ở Hà Nội (Nguoi viet) – Dân Biểu Frank Wolf hôm Thứ Hai viết thư cho Tổng Thống Barack Obama đòi cách chức Ðại Sứ David Shear hiện đang đứng đầu đoàn ngoại giao tại Việt Nam và thay bằng một người Mỹ gốc Việt “biết bản chất đàn áp của chính phủ này”.
  • Phòng chống tham nhũng từ đâu?  (Quốc Anh) – Thế giới nhân sinh quan vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đã làm thay đổi nhiều quan niệm nhờ những thành tựu của các cuộc cách mạng…
  • Trung Quốc đi dây qua vùng biển khó khăn (X-cafe) – Khi cả Trung Quốc và Việt Nam cùng xử dụng lối tiếp cận ba chiều để củng cố các khiếu nại của mình về quền đảo Trường Sa, những thay đổi về địa chính trị đang làm xáo trộn các khu vực Biển Đông.
  • Việt Nam cần thay đổi (Roger Mitton) – Tổng cục Thống kê của chính Việt Nam báo cáo vào tháng trước: “Nền kinh tế đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng.” Một khi chính nhà nước nói thế, ta nên hiểu rằng tình hình thật là tuyệt vọng. Và đúng như vậy. Theo Tổng cục Thống kê, 70% doanh nghiệp trong cả nước đã báo cáo thua lỗ trong 6 tháng đầu năm và gần 22 nghìn doanh nghiệp bị phá sản.
  • Thư Bác Sĩ Quế gửi Bà Ngoại Trưởng Clinton (Tiếng nói VN) - Nhân dịp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Hà Nội vào ngày 10 tháng Bảy, 2012, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã gửi cho Bà Clinton một văn thư, mà toàn thể nội dung được chuyển sang Việt ngữ như sau:
  • Chân lý quý hơn thầy (Bà đầm xòe) – Nhìn tấm hình một vị cử tri tóc bạc phơ, đứng sát Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai tay cung kính để trước trong tư thế khoanh tay của trẻ con trước người lớn, mắt đăm đăm nhìn cấp trên đầy vẻ thành kính, ngưỡng mộ, sùng bái
  • Những chuyện chỉ có ở Việt Nam (Tin thể thao) – “… kỳ này, với danh sách đến Anh tham dự Olympic 2012 cũng thế, khi thể thao VN chỉ có vỏn vẹn 18 VĐV nhưng danh sách đoàn lên đến 56 người!”
  • “Đất nước này loạn mẹ nó mất rồi (Mai Xuân Dũng) – “Không ngạc nhiên khi gần đây, người dân Thủ đô bắt đầu hình thành một nếp sống ‘thời chiến’ là:  Sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào đến ngay ‘hiện trường’ khi nhận được tin báo ‘có khủng bố đỏ đen’ xảy ra để cứu nhau chứ không thể trông chờ vào pháp luật được nữa“.
  • Kinh nghiệm đọc báo (Người buôn gió) -  Tao đọc báo lề phải thấy ca sĩ, đạo diễn, người mẫu yêu nhau, đồn đại con này sắp cưới thằng kia, rồi hiếp dâm, lừa tình, cháy nhà nghỉ lộ chuyện vợ ngoại tình…tao đoán racó Biểu tình.
  • Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc (RFI) – Từ Tokyo, Nhật Bản, nơi ông tham dự Hội nghị các nhà tài trợ Afghanistan vào hôm qua, ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã đến Trung Quốc …
  • Ngoại trưởng Mỹ thăm Mông Cổ (RFI) – Chuyến viếng thăm ngắn ngủi của bà Hillary Clinton tại Ulan Bator diễn ra trong bối cảnh các đảng phái chính trị tại Mông Cổ đang thương lượng để thành lập …
  • Romney vượt Obama về khoản gây quỹ (BBC) – Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney quyên được 106 triệu đôla trong tháng Sáu, hơn Tổng thống Obama đến 35 triệu đôla.
  • COC là mục tiêu chính của ASEAN (RFA) – Thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, nên đặt ưu tiên cho việc giảm căng thẳng với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
  • Philadelphia: 1 Trường Học Rao Bán Trên eBay, Với Giá 599,595 MK Vì Hết Tiền (VietBao)Một trường trung học ở khu vực thành phố Philadelphia đã rao bán chính trường này trên eBay để có tiền bù đắp lại các cắt giảm ngân sách. Trung Tâm Học Tập – một trường thay thế cho các học sinh vị thành niên nguy cơ – tự mô tả rằng “sử dụng nhẹ nhưng thành công cực lớn” trong danh sách rao bán, theo tường trình của ABC.
  • Bank of America Di Chúc: Ứng Phó Khi Sụp Tiệm (VietBao)Theo luật định, Bank of America đã trình bản di chúc sống. Trong di chúc nói rằng nếu Bank of America sụp tiệm, công ty muốn đưa các hoạt động về ngân hàng tại Hoa Kỳ của công ty sang cho Sở Bảo Hiểm Tài Khoản Ký Thác Liên Bang FDIC quản trị,
  • Làm dân mới được nghe thật lòng (Tuổi Trẻ) – Từng điều hành Chính phủ, nay ông Vũ Khoan (nguyên bí thư Trung ương Đảng, nguyên phó thủ tướng) thường lên tiếng trước những vấn đề “nóng” với tư cách một công dân…
  • Đồng minh tự nhiên của Việt Nam (SGTT) – Kiểu dụ nước ngoài vào đấu thầu chín lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến quan hệ quốc tế có nguy cơ quay lại thời kỳ trung…
  • Việt Nam có thể tự tin trên biển Đông (Lao Động) - Nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ năm 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc (TQ) trong nhiều năm, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy là người rất am tường vấn đề TQ.

 

Nhìn nhận về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông hiện nay


Kami
-
Vấn đề quan hệ Việt nam – Trung quốc trong những ngày gần đang ngày càng dần bộc lộ bản chất thật của nó, đó là bằng mặt nhưng không bằng lòng. Không chỉ riêng chuyện chính quyền Việt nam bật đèn xanh cho cuộc biểu tình chống Trung quốc lần thứ 2, ngày 8.7.2012 một cách công khai, hay đồng thời với việc Ban Tuyên giáo Trung ương ra lệnh cho báo chí và các phương tiện truyền thông của họ đồng loạt phản đối Trung quốc. Để kiểm chứng điều này, bạn có thể dễ dàng search trên mạng google cụm từ “phản đối Trung quốc” sẽ có khoảng 18.200.000 kết quả trong 0,28 giây.
Nếu khi chúng ta tổng hợp các sự kiện liên quan gần đây một cách có hệ thống, thì sẽ dễ dàng thấy điều đó, đặc biệt là việc một Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng CSVN phát biểu trong cuộc họp Bộ Chính trị, chiều ngày 06.7.2012 khi nhận định rằng “… trong thời gian tới sẽ có tranh luận và phản đối qua con đường ngoại giao và truyền thông. Sẽ có những chuyện ầm ĩ và thậm chí là va chạm trên biển, nhưng chỉ mang tính sự vụ nhỏ lẻ, tranh chấp có giới hạn. Nhà cầm quyền lạ tiếp tục thăm dò, thử thách và vu khống, bóp méo thông tin về ta…” và “… các đồng chí sẽ ngạc nhiên về số lượng và tốc đô hiện đại hoá trang bị vũ khí của chúng ta, ngay cả anh em ở đơn vị cũng không ngờ ta mua sắm nhiều thế, bây giờ ta chỉ lo là anh em không kịp làm chủ pphương tiện kỹ thuật mới để có thể tác chiến hiệu quả ngay…”. Qua đó để thấy vấn đề cũng đã khá rõ ràng, Việt nam đã hiểu và lường trước mối hiểm họa lấn át của Trung quốc trong vấn đề chủ quyền trên biển, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng sa – Trường sa.
Tuy nhiên do hậu quả của việc thông tin không minh bạch trong một thời gian kéo dài, đã khiến dư luận xã hội cộng đồng người Việt nam trong và ngoài nước vẫn có các suy đoán khác nhau và đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ về quan điểm của chính quyền Việt nam trong vấn đề này. Có luồng dư luận ở mức độ nhẹ thì cho rằng Việt nam sợ Trung quốc, ở mức độ nặng hơn thì cho rằng chính quyền Việt nam bạc nhược, dâng biển bán đảo cho Trung quốc? Trên thực tế, không sợ sao được khi Trung quốc hiện nay là một cường quốc nặng ký, với lực lượng quân sự áo đảo nếu so sánh với Việt nam. Đơn cử với ngân sách cho quốc phòng chính thức năm 2011 của Trung quốc khoảng 100 tỷ USD (1,7% GDP) so với Việt nam 27.000 tỷ đồng năm 2008 (1,8% GDP) theo công bố của Sách Trắng Quốc phòng 2009. Với số lượng binh lính quân số thường trực (TQ) 2.250.000 người so với 482.000 người (VN), quân số dự bị (TQ) 0,8 triệu người so với (VN) 5 triệu  người. Tuy nhiên trong thời đại toàn cầu hóa, sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia không còn là yếu tố quyết định như thời kỳ trước đây. Chắc chắn việc nổ ra chiến tranh trên Biển Đông là một điều khó xảy ra, đặc biệt là đối với một quốc gia có nền kinh tế khổng lồ như Trung quốc.
Người Trung quốc phải công nhận rằng đánh chiếm Trường Sa thì dễ, nhưng giữ được Trường Sa thì lại vô cùng khó, họ đã tự đặt câu hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra đối với các phương tiện quốc phòng, tàu điện cao tốc hay ngành công nghiệp điện tử v.v… của Trung quốc sẽ không có phụ tùng và thiết bị thay thế cần thiết trong thời gian bị cấm vận trong vòng 03 năm và Trung quốc sẽ xử lý việc chở dầu từ Trung Đông về mỗi năm hơn 200 triệu tấn dầu bằng cách nào khi mà cửa ngõ phía tây nam thông qua Myanmar đã bị Mỹ đóng cửa? Hơn nữa vào thời điểm này phía Trung quốc cũng chưa hội đủ mọi điều kiện để phát động chiến tranh, đặc biệt là mặt chuẩn bị điều kiện quân sự. Ví dụ Trung quốc thừa nhận máy bay hiện đại nhất của họ vừa đến Trường Sa sẽ phải quay về nếu không được tiếp dầu, có nghĩa họ phải rút ngắn cự ly bằng việc cải tạo mở rộng và hoàn thành sân bay trên các đảo hoặc trang bị thêm các tàu sân bay. Điều mà ai cũng biết rằng không phải sẽ dễ thực hiện được trong vòng thời gian ngắn.
Do đó có thể nói, chiến tranh lớn trên Biển Đông sẽ khó có khả năng xảy ra trong thời gian gần đây, cho dù hơn 30 năm qua, người dân Trung quốc đã được truyền thông nhuộm đen cách nhìn của họ về Việt nam, khi họ ngang nhiên nói rằng Việt nam chiếm đất, chiếm biển của họ. Mà thay vào đó sẽ là các tranh chấp mang tích tranh chấp cục bộ về chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực, chủ yếu là giữa Trung quốc và các quốc gia Asean có liên quan đến vấn đề tranh chấp. Có lẽ chính vì lẽ đó mà ngày 7/7, tại Bắc Kinh, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã buộc phải xuống giọng khi nói, Trung Quốc sẽ tiếp tục xử lý ổn thoả những bất đồng, cọ xát với nước hữu quan, cùng giữ gìn toàn cục ổn định quan hệ với các nước xung quanh và trong khu vực trên cơ sở kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Trung quốc. Điều đó cũng đúng khi mọt số ý kiến cho rằng những biến cố trên Biển Đông gần đây do phía Trung quốc tạo nên chủ yếu phục vụ cho mục đính dọn đường cho việc ông Tập Cận Bình lên nắm vị trí số 1 của Trung quốc trong đại hội đảng CSTQ vào cuối năm nay.
Trên mặt trận ngoại giao, phía Việt nam cũng đã có những kết quả thành công nhất định trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Tuy còn khá xa mới đến được chỗ các bên ký kết COC – Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông, nhưng như vậy đã là một động thái khá tích cực khi Trung quốc chịu ngồi vào bàn đàm phán với các nước Asean có xung đột để bàn tiếp từ DOC – Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt Quy tắc Hướng dẫn DOC) sang COC tại diễn đàn thường niên ASEAN tổ chức tại Phnom Penh ngày 09.7.2012.
Mặc dù chiến tranh trên Biển Đông khó có thể nổ ra, nhưng ban lãnh đạo đảng CSVN đã tính tới khả năng không cần chiến tranh, nhưng giả sử Trung quốc triển khai khoảng  1 triệu quân ở biên giới Việt – Trung, thì khi đó chắc chắn phía Việt nam cũng phải triển khai không ít hơn 500 ngàn quân dọc biên giới. Hãy so sánh khi 1,2 tỷ dân Trung quốc nuôi 1 triệu quân  và hơn 80 triệu  người Việt nam nuôi 500 ngàn quân ở chế độ sẵn sàng chiến đấu trong thời gian dài thì điều gì sẽ xảy ra, nếu không nói là khi ấy ăn mày sẽ đầy đường? Do vậy, bài học cách hành xử với Trung quốc là không thể nôn nóng để dàn trận mà đánh trực diện vào mặt kiểu phiêu lưu như nhiều người muốn được, mà phải vận dụng triệt để điểm yếu của họ, lựa thời cơ chín mùi để đánh cho tan tác như hồi 1979. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay Việt nam không còn lựa chọn khác trong vấn đề Biển Đông, có chăng là hy vọng vào chuyến thăm Việt nam ngày mai 10.7.2012 của bà Ngoại trưởng Hoa kỳ Hilary Clinton mà có nhiều đánh giá cho rằng sẽ có những sự thỏa thuận và mặc cả rõ ràng hơn giữa hai quốc gia vốn từng là cựu thù.
Có người đạt câu hỏi vậy tại sao chính quyền Việt nam có cách ứng xử kiểu một quốc gia, hai chế độ trong các cuộc biểu tình chống Trung quốc trong thời gian gần đây. Thả cửa ở Hà nội nhưng đóng cửa ở Sài gòn? Ngoài yếu tố lo ngại về sự bất ổn chính trị hoặc sức ép hay quan điểm khác nhau của các cơ quan an ninh, các nhà bảo thủ trong đảng và các phần tử thân Trung quốc, thì câu trả lời sẽ là phía chính quyền có cách ứng xử như vậy nhằm mục đích chuyển thông điệp tới các bên trong và ngoài nước rằng họ đang làm chủ cuộc chơi, nghĩa là mở hay đóng “cuộc chơi dân chủ” là quyền trong tay họ. Cũng không thể không nhắc đến sự bất phục tùng mang tính cát cứ của các các quan chức địa phương trong việc đi ngược lại chủ trương của chính quyền trung ương. Điều này trùng hợp với các sự kiện àn áp các phong trào tôn giáo độc lập, như phong trào Tin lành, phong trào Thiên Chúa giáođiển hình là vụ Giáo điểm Con cuông – Vinh xảy ra ngay trước chuyến thăm Hà nội của Ngoại trưởng Mỹ. Còn chuyện đối xử với blogger Huỳnh Thục Vi trong mấy ngày vừa qua được giới đánh giá phân tích cho rằng, đó chỉ là chuyện mượn gió bẻ măng, nhằm nắn gân để thử lửa đối với một blogger nữ vừa thành hôn. Vì đơn giản họ nghĩ rằng blogger Huỳnh Thục Vi khi có gia đình mới cô ấy sẽ an phận và giã từ “vũ khí” để trở về với một cuộc đời mới yên lặng như cô Lê Thị Công Nhân trước đây. Nhưng họ đã nhầm.
Sự vận động của lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt nam hầu như gắn chặt với sự o ép của Trung quốc, không kể tới nghìn năm Bắc thuộc. Có điều mà con người ta không tự chọn được là người sinh ra mình, cũng giống như một dân tộc không thể chọn được anh bạn láng giềng.  Dẫu láng giềng họ có xấu xa đến mấy mình cũng cứ phải ở với nó, đời đời kiếp kiếp, không thể li dị hay tách nhau ra được. Vậy cho nên trong lịch sử ông cha ta phải lựa chiều đối phó vì sự tồn vong của dân tộc cho đến hôm nay, theo nguyên tắc bị ép quá thì phải bật lại, nhưng khi đánh xong rồi lại phải sang cầu hòa, điều đó bất kể triều đại nào cũng đã từng làm nhiều lần. Do vậy, việc chính quyền Việt nam để cho các nhà thầu Trung quốc trúng thầu hầu hết các công trình như thuỷ điện, nhiệt điện, hay để người Trung quốc được phép nuôi trồng hải sản khắp nơi, cho thuê rừng đầu nguồn biên giới v.v… thực chất là một hình thức triều cống hòng mong yên ổn.  Nhưng đến mức Trung quốc ỷ mạnh đòi đảng CSVN Việt nam và chính quyền của họ phải cống nốt vùng biển Trường sa và các khu vực xung quanh là không thể được. Vì chấp nhận đòi hỏi này là chấp nhận tự sát. Bởi lịch sử Việt nam cho thấy, bất kỳ triều đại nào chấp nhận sự thống trị của ngoại bang thì sẽ không có khả năng tồn tại, vấn đề chỉ là thời gian nhanh hay chậm. Chỉ khi đó nó sẽ tạo thành ngòi nổ cho một cuộc cách mạng, dưới hình thức khởi nghĩa nông dân hay dưới một hình thức khác. Những người lãnh đạo đảng CSVN họ ý thức được điều đó và luôn tỏ ra thận trọng trong việc nhún nhường khi hành xử trước tham vọng của Trung Quốc.
Tham vọng bành trướng kiểu bá quyền Đại Hán luôn tồn tại gắn liền với lịch sử của Trung quốc, không phải chúng ta cứ lùi bước thông qua việc triều cống các lợi ích kinh tế ở Việt nam như thời gian vừa qua mà đảng CSVN và chính quyền của họ đã làm. Với hy vọng để cho họ (Trung quốc) thôi không gây sự nữa là suy nghĩ sai lầm và lạc hâu. Không phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Vì Việt nam dù có có nhún nhường hay lùi mãi, dẫu cho họ hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế nằm trong 200 hải lý đi chăng nữa thì Trung quốc vẫn tiếp tục gây sự. Vì từ ngàn đời nay Trung quốc chỉ muốn người dân Việt biến khỏi dải đất hình chữ S, điều đó cho thấy mục đích lâu dài của họ là đất đai chứ không phải đơn thuần là tranh chấp biển Đông. Do vậy biện pháp duy nhất để thoát khỏi hiểm họa này là Việt nam phải nhanh chóng tiến hành cải cách và thực thi dân chủ, trước hết để huy động và tập hợp sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân dân Việt nam trong và ngoài nước. Sau đó là tranh thủ được sự ủng hộ của gần 150 quốc gia đang có quan hệ và ủng hộ Việt nam, trong số đó đặc biệt là Hoa kỳ.
Nhưng có lẽ không thể bỏ qua yếu tố con người, là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định mà phía Việt nam đang có những lỗ hổng lớn. Cụ thể ở đây là những người lính Hải quân Nhân dân Việt nam họ có suy nghĩ và hành động như thế nào trước hiểm họa mất biển, mất đảo vào tay Trung quốc. Vì hiện nay tình trạng tiêu cực phổ biến trong các đơn vị Hải quân Việt nam thường trực trên biển là một nguy cơ lớn cần phải khắc phục khẩn trương. Đó là tình trạng các cấp chỉ huy tự ý rút bớt các chuyến tàu tuần tra trên biển hoặc cho tàu tuần tra đỗ nghỉ xa bờ, một mặt cho bộ đội nghỉ tự túc làm kinh tế lấy tiền đóng cho đơn vị. Còn các sĩ quan rút dầu bán chác để chia nhau là một hiện tượng rất phổ biến
Những việc tưởng chừng nhỏ, nhưng đây nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nếu không kịp thời chấn chỉnh thì sẽ là một hậu họa khó lường hết.
Ngày 09 tháng 7 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét