Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 09/7/2012

http://www.youtube.com/watch?v=PV8iqAlYMFQ&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=_-RMj7i2YDM&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

Hà Nội tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc ngày 8/7 (RFA)   —Dân chúng Việt Nam lại biểu tình chống Trung Quốc (VOA)
Biểu tình ‘lớn’ ở Hà Nội phản đối TQ (BBC)  -Theo con số chưa kiểm chứng, cả ngàn người đã xuống đường ở Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc hôm Chủ nhật 8/7. >>>Hình ảnh biểu tình chống TQ ở Hà Nội  >>>’Người dân rất phẫn uất với TQ’
Bàn thêm về chính sách hướng Đông của Mỹ (TVN)
Tổng bí thư, chủ tịch nước nói dựa vào dân, thủ tướng CSVN thẳng tay đàn áp dân (Võ long Triều-Nguoiviet) -Hai vị lãnh đạo tối cao đảng cộng sản Hà Nội vừa mới kêu gọi nhân dân tiếp tay với đảng. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố với cử tri Hà Nội: “Tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có, tôi hết sức sốt ruột. Ðảng quyết tâm chống tham nhũng rất cao, song phải dựa vào nhân dân chứ riêng nội bộ đảng làm không được!” Ông tổng bí thư công khai thú nhận bất lực nên phải cầu cứu đến người dân. Ba mươi bảy năm qua đảng Cộng Sản Hà Nội đã gieo rắc khắp đất nước những cán bộ đảng viên hư hỏng, bóc lột quần chúng, bòn rút của công, vay nợ nước ngoài hàng chục tỷ Mỹ kim mà quốc gia không trả nổi tiền lời (Vinashin bị kiện ra tòa án Anh Quốc). Sau này nhiều thế hệ sẽ phải nai lưng trả trong thời gian lâu dài. Từ xưa đến nay đảng lợi dụng hai chữ nhân dân, nào là quân đội nhân dân, công an nhân dân, nhưng lại đàn áp nhân dân đến nỗi Tướng Lê Ðức Anh, nguyên chủ tịch nước, phê phán quân đội nhân dân là để chống giặc, chớ không phải để đàn áp nhân dân như trường hợp ở Tiên Lãng hay Văn Giang.
Nhà nước tự hào do dân, vì dân, nhưng thực tế mượn tên nhân dân để mang chế độ cầm quyền độc tài ra thi hành, cướp đất của nông dân, chà đạp nhân quyền, đàn áp tôn giáo, cấm đoán báo chí.
Hình ảnh biểu tình chống TQ ở Hà Nội (BBC/xem)================>>>
Dậy lên cùng với biển Ðông (Đỗ thì Kênh G- Nguoiviet)
ARF sẽ hối thúc Trung Quốc, Philippines ‘kiềm chế’ (VNN)
“Giải quyết tranh chấp Biển Đông phải qua đối thoại (VNN)
Ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary Clinton(RFA)   —-Ngoại Trưởng Mỹ đến Việt Nam, trong bối cảnh tranh chấp Biển Ðông (Nguoiviet) —Chủ tịch Cuba gặp gỡ các vị lãnh đạo Hà Nội(RFA)   —Lãnh đạo VN tiếp ông Castro (BBC) -Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã tiếp đón Chủ tịch Cuba Raul Castro trong chuyến thăm thúc đẩy quan hệ đồng minh.   —-Chủ tịch Cuba Raul Castro viếng thăm Việt Nam  (RFI)
Nâng quan hệ Việt Nam – Cuba lên tầm cao mới (VNN)
Chủ tịch nước ủy lạo hải quân (BBC) -  Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm các binh sỹ hải quân vào thời điểm quan hệ Việt-Trung đang căng thăng.
Dự thảo nhân quyền của ASEAN thiếu minh bạch(RFA)   —-Human Rights Watch kêu gọi ASEAN tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền(VOA)   —ASEAN đồng ý tiết lộ một phần bản tuyên bố về nhân quyền của mình dưới sức ép của công luận (RFI)
6 người VN bị lật thuyền ngoài khơi TQ(RFA)  —Vinasat-2 bắt đầu cung cấp dịch vụ cho người sử dụng(RFA)  —Không thể bảo tồn các thú quý hiếm ở VN? (RFA)
Thiếu quan tâm tới sinh mạng dân (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Người Việt mới thuật lại lời ông Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch Hội Ðông Y Việt Nam, nói với báo Kiến Thức, ông có bằng chứng hơn 90% các phòng khám bệnh của người Trung Quốc ở Việt Nam là lừa đảo. >>>>Kiếm tiền triệu trên đau khổ của bệnh nhân
Giặc đã ở ngoài cửa ngõ! (Song Chi – Nguoiviet)
Thủy điện chặn nước, hạ du Quảng Nam hạn hán trầm trọng (NV)  —Cựu chiến binh Bình Thuận giúp đồng đội cũ quê nhà (NV)
Chất vấn trong Đảng: Gắn với trách nhiệm giải trình (VNN)  —Xã hội và sự minh bạch thông tin (TVN)  —-Hàng triệu ‘quan xã’, vì sao? (TVN)
Vụ thảm sát Thừa Thiên – Huế trong ký ức một cô nhi (TVN) -Đã trôi qua gần 50 năm, nhưng ký ức về một trận thảm sát năm 1964 mà Mỹ đã giáng xuống với người dân làng T’Râu (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn còn hằn trong ký ức A Chước Đen.
Dõi theo ngư dân với cả tấm lòng (NLĐ) -Với chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa – Trường Sa”, tổ chức Công đoàn muốn nói rằng hơn 7 triệu đoàn viên của cả nước luôn sát cánh cùng ngư dân bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thân yêu”- Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho biết >>>>Hãy chung tay vì ngư dân Hoàng Sa -  Trường Sa  —-Giúp ngư dân bám biển, giữ vững chủ quyền (NLĐ)
Choáng với giá thuốc (NLĐ)  —Việt Nam – Cuba: Quan hệ sâu rộng về mọi mặt (NLĐ)   —-Truy tìm người “kêu cứu” (NLĐ) -Nếu vụ việc hơn 100 người lao động bị xâm hại quyền lợi tại Nga là có thật, LĐLĐ TPHCM sẽ phối hợp can thiệp, giải quyết
Nâng chất lượng sống cho dân(NLĐ)  —Lay lắt khu tái định cư(NLĐ)   —-Doanh nghiệp “3 không” (NLĐ)
“Hình như đã là một Trung Quốc khác” (TN) -Ngày 7.7, Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) đã cho phát sóng chương trình “Nhất Hổ nhất tịch đàm” có nội dung liên quan đến những diễn biến gần đây tại biển Đông. Trong chương trình này Đài Phượng Hoàng đã mời tiến sĩ (TS) Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Trung tham gia trả lời phỏng vấn. Được sự cho phép của TS Vũ Cao Phan, Thanh Niên đăng tải lại nội dung cuộc phỏng vấn này.
Baidu can thiệp trái phép vào máy tính ở VN  TT – Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao về khả năng trang mạng Baidu gây hại đến người dùng máy tính tại Việt Nam.

Điểm mặt những gia đình Việt có tài sản hơn 1 tỷ USD (DDDN)


Kinh tế

Kinh tế Việt Nam nửa năm: Những gì đáng chú ý?(RFA)  —Nước hoa J’adore soán ngôi bá chủ của Chanel số 5  (RFI)  —-Điện hạt nhân: Cứu cánh kinh tế Nhật Bản?(VEF)
Kinh tế đình đốn, nhà nước thất thu ngân sách (NV)  –Bị Mỹ khiếu nại WTO vì đánh thuế xe, Trung Quốc dịu giọng (NV)
Nói và làm: Xử nợ xấu có cần “siêu công ty”? (VEF)  —Kích cầu BĐS: Cần liều thuốc tăng trọng? (VEF)   —-Những nhầm lẫn chết người trên TTCK(VEF)  —-Khốn đốn với dự án BĐS mác dầu khí (VEF)
Rau đắt gấp 3 vì thương lái thổi giá (VEF))  -Mặc dù giá rau xanh tại các huyện ngoại thành Hà Nội đang rẻ như bèo, nhưng trong nội thành, người tiêu dùng đang phải mua với giá “chat” – đắt gấp 2-3 lần giá ban đầu, thậm chí gấp cả chục lần giá thu mua tại ruộng.
Dự án chậm tiến độ, khách hàng vây trụ sở đòi tiền (BĐS)    —Lãi suất vay tiền mua nhà 8%/năm (NLĐ)
Mỹ thu hồi hàng trăm tấn thịt đông lạnh nhiễm khuẩn (TN)  —Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 7: “Quả đấm thép” dân doanh (TN)
Thống đốc: “Đừng để lãi suất cao gây phản cảm” (VnEc)   —-“Bức tranh” ngân hàng Việt Nam qua các con số(VnEc)  —“Xóa sổ” công ty chứng khoán, không dễ!(VnEc)  –Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm mạnh(VnEc)
Mặt bằng bán lẻ Hà Nội: Đóng cửa nhiều hơn là mở mới (DĐDN)     —Doanh nghiệp lắp ráp ôtô: Lỗ hay lãi ? (DĐDN)   —-Cổ phiếu “đại gia” cũng rời sàn chứng khoán  (DĐDN)

Văn hóa – Giáo dục

Thành nhà Hồ: Phía sau câu chuyện di sản thế giới (VNN)  —Gần 600.000 thí sinh làm thủ tục thi ĐH đợt 2(VNN)
Rớt nước mắt với thí sinh 5 lần thi vào nhạc viện(VNN)  —Không điều chỉnh đáp án môn Toán(VNN)
Giả thuyết mới về ngôn ngữ loài người(VNN)  —-Thủ khoa toán không có… tiền nhập học (TN)  -Thủ khoa môn toán lớp 12 TP.HCM năm 2010 Vưu Thông Nguyên vừa được lời mời sang Trường ĐH Oxford học ngành toán. Nhưng…   —-Thí sinh đạp xe 300km – nghị lực đáng tôn vinh! (TT)
Chỉ 75,30% thí sinh đến làm thủ tục dự thi ĐH đợt 2  (NLĐO)- Trưa 8-7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có thông báo về ngày làm thủ tục dự thi ĐH đợt II (khối B, C, D và các môn năng khiếu).

Thế giới

Hội nghị về Afghanistan khai mạc tại Tokyo(RFA)   —Các nước cấp viện cam kết 16 tỉ đôla tiền viện trợ phát triển cho Afghanistan(VOA)  —Cộng đồng quốc tế hứa tháo khoán hơn 16 tỷ đô la cho Afghanistan (RFI)
Hoa Kỳ và Pakistan nên gác lại căng thẳng trong quá khứ(RFA)  —Mỹ, Pakistan tìm cách cải thiện quan hệ song phương(VOA)
Tướng Mỹ xin lỗi vụ còng tay 3 người Hàn Quốc(RFA)  —Chuyên gia y tế tiếp tục truy tìm nguyên nhân bệnh lạ ở Campuchia(RFA)   —Hàng chục trẻ em Cam Bốt thiệt mạng vì “bệnh lạ” (RFI)
Nga: lụt lớn khiến 150 người thiệt mạng(RFA)  —Số tử vong trong trận lụt ở Nga tăng tới 150 ca(VOA)  —Tổng thống Nga ra lệnh điều tra cách đáp ứng trước lụt lội(VOA)

Đặc sứ Annan đến Syria đàm phán với TT Assad(VOA)  —Ngoại trưởng Hoa Kỳ cảnh báo : giờ đã điểm đối với chính quyền Syria  (RFI)

Hoa Kỳ ca ngợi cuộc bầu cử tự do tại Libya(VOA)  —Mỹ đòi nhóm bất đồng chính kiến Iran rời khỏi căn cứ ở Iraq(VOA)  —-Quốc Hội California chấp thuận $5.8 tỷ xây xe lửa cao tốc (Nguoiviet)
Hợp tác về năng lượng hạt nhân Pháp-Trung Quốc (RFI)  —Trung Quốc : Cái hại bất ngờ của việc phóng sinh (RFI)  —Pháp – Đức kỷ niệm trọng thể 50 năm quan hệ hữu nghị (RFI)
56% lục địa Mỹ bị hạn hán (NV)   —-Tin tặc Trung Quốc tấn công máy chủ Đài Loan (NLĐ)  —Mỹ đưa “căn cứ tấn công nổi” đến vùng Vịnh (NLĐO)
Philippines cảnh giác bệnh lạ ở Campuchia (TT) ->>>>Campuchia xác định virus gây bệnh lạ
Hình ảnh ông Obama thân thiện với người dân (Infonet) -Để chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ tới, đương kim Tổng thống Obama đã đến một số vùng của nước Mỹ. Người ta thấy ở ông hình ảnh một vị tổng thống rất thân thiện với người dân.

Vh-XH-MT

‘Phát điên’ với cảnh loạn số nhà ở TP.HCM (VNN)  —Hôm nay xử vụ quan chức đánh cờ bạc tỷ (VNN)  —Những láng giềng ‘côn đồ’ giữa thủ đô (VNN)
U60 ‘nóng mặt’ khi con nhảy theo nhạc Hàn (VNN)  –Phát hiện vợ ngoại tình vì….cháy nhà nghỉ(VNN)  –Cô gái gốc Việt cực xinh khuấy đảo Youtube(VNN)  —Một đêm ở chợ tình Hàng Chiếu(VNN)
Phụ nữ ngực ‘khủng’ cũng do gien?(VNN)  —”Hai con bú dù” – Quán cà phê “nổi loạn”(VNN)  —Ùn tắc ngày đầu thu phí cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (VNN)
Vụ 3 cái chết bí ẩn ở đầm tôm (Cà Mau): Những lời khai rùng rợn (NLĐ) -Phạm Minh Vương, người duy nhất còn sống trong 3 anh em làm thuê tại vuông tôm của ông Cao Văn Liền ở xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi – Cà Mau, đã có những lời khai ban đầu với cơ quan công an về quá trình làm thuê ở vuông tôm của ông Liền
Nghệ An: Bắt kẻ cướp giật túi xách người nước ngoài (NLĐO)   —Đi trộm bị bắt hụt, tiếc xe quay lại bị bắt thật(NLĐO)  —Bắt “yêu râu xanh” hiếp dâm thiếu nữ 14 tuổi(NLĐO)  —Huế: Bị bắt vì quay lại trộm remote(NLĐO)  —Dùng ô tô truy đuổi cướp trên phố(NLĐO)
Ô tô 4 chỗ bốc cháy ngùn ngụt trong gara(NLĐO)  —Taxi cháy rụi, 5 hành khách thoát chết (TN)  —Thuyền đang neo đậu bỗng phát nổ (TN)
Clip bạn đọc: Taxi bốc cháy dữ dội giữa phố Video   TTO TIN NÓNG – Ban đọc H.N vừa gửi về Tuổi Trẻ Online ảnh và clip một taxi 7 chỗ đang bốc cháy dữ dội lúc 21g tối 8-7 ở đường Trường Chinh, đoạn cầu Tham Lương, phía quận Tân Phú, TP.HCM.  —Ẩu đả, đốt cháy bốn xe ba bánh giữa phố (TT)
Gặp nạn trên đường chở con đi thi đại học (NLĐ)  —Hai vợ chồng chết thảm vì kẻ tâm thần (TN)  —Chánh thanh tra Sở GD-ĐT té cây chết(TN)   —-Cháu bé 6 tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc(TN)
Sợ mang bầu nhưng vẫn vô tư  TT – Giờ tan ca, hàng trăm bao cao su đặt ở cổng ra vào Công ty Freetrend (Khu chế xuất Linh Trung 1, Q.Thủ Đức, TP.HCM) nhoáng cái đã được lấy hết veo. “Các bạn công nhân rất cần được hỗ trợ về tình dục an toàn”.
Khách hàng tố sữa Vinamilk mốc đen như có sâu (Infonet)   —-Mua sữa tươi TH Truemilk biến thành sữa… đặc (Infonet)  -Mặc dù mua các hộp sữa tươi TH Truemilk có hạn sử dụng đến 23/10/2012 nhưng khi mở ra uống, khách hàng bất ngờ phát hiện hộp sữa có mùa “lạ”, có hộp chỉ còn 1/3 và phần sữa nước đã biến thành sữa đặc sệt. => Link này đã bị xóa mất rùi - nhanh thật đó ;))
Bắt 13 người Trung Quốc trong đường dây buôn bán phụ nữ (Infonet)

1127. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC XUNG QUANH THỜI CỔ ĐẠI

Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 7/7/2012
TTXVN (Bắc Kinh 5/7)
Trong lúc Trung Quốc đang có nhiều tiếng nói khác nhau về chủ trương, biện pháp giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng như hiện nay, tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, số ra gần đây có viết nhan đề “Một góc nhìn về Trung Quốc cổ đại đối phó với tình trạng quấy rối ở xung quanh ”, của Chương Địch Vũ, cho rằng soi vào lịch sử để làm gương có thể biết được nguyên nhân vận mệnh quốc gia hưng thịnh và diệt vong hay phải thay thế. Động viên binh lính trận mạc nơi xa trường dẫn đến giá phải trả đắt hơn lợi ích thu được rất nhiều. Dưới lớp áo khoác lộng lẫy bề ngoài của hệ thống triều cống là sự rên rỉ đau đớn của vương triều trung ương. Trước sự quấy rối thường xuyên của các nước nhỏ xung quanh, Trung Quốc cổ đại từ trước đến nay dường như đều không phải là người thắng lợi triệt để. Dưới đây là nội dung bài viết:

Trung Quốc có bề dày lịch sử lâu đời, tình hình xung quanh phức tạp đa dạng nhưng xét hiện thực vương triều trung ương xử lý quan hệ với nước nhỏ xung quanh bằng tư thế của kẻ mạnh, sẽ thấy quan hệ giữa hai bên có ý nghĩa tuần hoàn nào đó. Cho dù ở các thời kỳ khác nhau, bối cảnh cụ thể cũng có phần khác nhau, nhưng vương triều trung ương lại luôn phải đối mặt với sự quấy rối của nước nhỏ xung quanh. Nói một cách tông thệ thì mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đối với các nước xung quanh có tính chất phòng ngự tương đối rõ, dù khi ở vào địa vị có ưu thế rõ rệt, hay gặp phải tình trạng quấy rối ở mức độ khác nhau của các nước xung quanh thì mục tiêu của Trung Quốc vẫn vậy. Những nội dung thảo luận dưới đây đề cập một số phương pháp mà Trung Quốc vận dụng để đối phó với tình trạng bị quấy rối đó.
I- Chính sách mang tính phòng ngự của Trung Quốc cổ đại với các nước xung quanh
Trung Quốc cổ đại sử dụng từ “Thiên hạ” là để chỉ thế giới, đồng thời cho rằng “dưới trời đều là đất vua, trong bốn bể đều là thần dân của vua”, khác rất xa so với quan niệm quốc gia thời cận đại. Nhưng sự lý giải sai lầm về sự lớn mạnh của Trung Quốc trong lịch sử cũng chính ở điểm này. Khác với ấn tượng về “tích nghèo tích yếu” dưới thời nhà Tống của mọi người, theo phương thức tính toán về thực lực tổng hợp quốc gia hiện nay, thời kỳ nhà Tống chính là giai đoạn Trung Quốc lớn mạnh nhất so với thế giới trong cùng thời kỳ lịch sử. Có người cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc ít nhất chiếm 65% tổng lượng GDP của thế giới, thậm chí có thể đạt tới 80%. So với ưu thế của các bá chủ thế giới trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, con số nói trên của Trung Quốc cũng đều lớn hơn.. Nếu so sánh cụ thể thì ưu thế rất lớn mà nước Mỹ có được sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, so với Trung Quốc, chẳng qua chỉ là bá chủ bé gặp bá chủ lớn. Duy chỉ một điểm khác biệt là, nước Mỹ thời này đứng trước một thế giới cởi mở hơn rất nhiều, các mối liên quan nhộn nhịp hơn rất nhiều so với thời nhà Tống ở Trung Quốc 800 năm trước đó. Tuy nhiên, dưới vỏ bọc bên ngoài về tổng mức thu nhập tính theo năm lớn đến kinh ngạc của thời lưỡng Tống (Bắc Tống và Nam Tống), triều đình nhà Tống lại luôn phải đối mặt với nguy cơ về an ninh quốc gia. Ở phía Bắc có một số đối thủ mạnh, tạo nên sức ép nghiêm trọng khiến nhà Tống phải mất đi một nửa giang sơn vốn đã bị thu hẹp đến thảm hại, sau đó bị đổ vỡ hoàn toàn. Dù vậy, nhà Tống bề ngoài dường như vẫn không làm theo lôgích cơ bản của các nước phương Tây như mọi người đã quen thuộc, đó là thôn tính các nước nhỏ ở ngoài phạm vi ảnh hưởng truyền thống để đạt mục đích tăng cường thực lực, chống lại đối thủ phương Bắc. Liên hệ đến lịch sử của nước Nga, từ thời Công quốc Matxcơva phát triển thành Đế quốc Nga Sa hoàng thì đó là sự so sánh rõ rệt nhất. Với tổng lượng GDP ở mức siêu cường, nhà Tống suốt từ trước đến thời điểm đó chưa bao giờ là “Đế quốc trung ương”. Cách làm của nhà Tống đã là sự thể hiện điển hình về phương pháp truyền thống của Trung Quốc cổ đại trong xử lý quan hệ với các nước xung quanh. Từ thời Tần — Hán cho đến lúc đó, sau khi bờ cõi cơ bản của quốc gia được xác định, Trung Quốc vì sao chưa bao giờ có những việc làm dính dáng đến khu vực xung quanh? Đó chính là trọng điểm thảo luận trong nội dung của bài viết này.
Theo ý nghĩa thông thường, người ta thường cho rằng trong khi xử lý quan hệ với các chính quyền xung quanh, vương triều trung ương thường áp dụng chính sách “trói buộc”, nghĩa là dùng sức ép quân sự và chính trị để kiểm soát, đồng thời lấy lợi ích kinh tế và vật chất để vỗ về. Đối tượng của chính sách trói buộc vừa bao gồm các khu vực biên giới xa xôi và các nước trực thuộc trong phạm vi nội bộ mà ở những nơi đó có thể trực tiếp thiết lập các đơn vị châu, huyện, cũng vừa bao gồm các nước kẻ thù và “nước xa xôi bên ngoài”, thừa nhận hoặc sắc phong cho các chính quyền bản địa, những nước kẻ thù và “nước xa xôi bên ngoài” đó phải có nghĩa vụ triều cống cho chính phủ trung ương, như vậy tối thiểu trên danh nghĩa các nước đó cũng đã thừa nhận chính quyền trung ương, còn chính quyền trung ương không can thiệp vào bất cứ công việc nào còn lại của những nước đó. Cốt lõi của chính sách nói trên là vương triều trung ương lung lạc, lôi kéo chính quyền các khu vực xung quanh, giữ yên khu vực xung quanh, đảm bảo cho chế độ thống trị quyền lực tập trung ở trung ương.
Rõ ràng, khái niệm gọi là “thống trị” nói trên là hết sức mong manh, vừa không có quân đội trú đóng, cũng vừa không cỏ quan hệ trực thuộc, khái niệm xưng thần nộp cống bằng lời nói và trên giấy tờ, thực tế hoàn toàn xa vời. Trong lịch sử, Miến Điện (Mianma), Việt Nam, thậm chí Triều Tiên, những nước có quan hệ mật thiết nhất với Trung Quốc đều đã nhiều lần quấy nhiễu ở khu vực xung quanh của vương triều trung ương, cuối cùng dẫn đến việc trung ương phải có hành động chinh phạt. Nhưng chỉ cần những nước này cúi đầu nhận tội, trung ương liền bỏ qua chuyện cũ. Các nước này thực tế còn tiếp tục được tặng lại nhiều hơn với danh nghĩa triều cống, vui vẻ được lợi. Thực tế như vậy đã nói lên một mặt khác trong chính sách ràng buộc của vương triều trung ương. Mềm mỏng vỗ về là sách lược của vương triều trong xử lý vấn đề ở xung quanh. Sự thực lịch sử là không thể bịa đặt, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh luôn ở trạng thái động, trạng thái được miêu tả trong hệ thống triều cống chẳng qua chỉ là một mặt trong đó. Hiện nay nhìn lại những sự kiện lịch sử cụ thể như vậy, chúng ta đã chỉ nghĩ đến sự thực về “kẻ nào xúc phạm đến đại Hán thì thế nào cũng phải tru di”, và sự thực Hán Vũ đại đế sát phạt khắp bốn phương mà quên đi sự thực khác vẫn luôn tồn tại, đó là Trung Quốc không, hoặc luôn không coi sách lược mang tính tấn công là phương thức chủ yếu để xử lý quan hệ với các nước xung quanh trong lịch sử vương triều phong kiến hơn 2000 năm. về nguyên nhân của vấn đề này, học giả Chu Phương Ngân thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc dẫn một đoạn viết của tác giả bộ “Hán thư” là Ban Cố đã nói: Vùng đất Di Địch (Người Trung Quốc cổ đại coi “Trung Quốc” là trung tâm, gọi các bộ tộc ở phía Đông là Di, phía Tây là Nhung, phía Nam là Man, phía Bắc là Địch. Man Di Nhung Địch thường được dùng đế gọi các tộc người ngoài tộc Hoa Hạ của Trung Quốc, hoặc để chỉ khu vực dân tộc thiểu số ở các miền biên giới nói chung-ND), “đất của họ không thể trồng được lương thực để ăn, người dân của họ không thể là thần dân để chăn dắt”, nghĩa là những nơi ngoài lãnh thể của Trung Quốc vừa không cần thiết phải đến đó thống trị họ, cũng không thể thống trị được. Hay nói cách khác là cái giá bỏ ra để thống trị những vùng đất ấy còn lớn hơn nhiều so với những gì thu lại được, vương triều trung ương không được lợi gì về chính trị và kinh tế để phải có ý đồ thống trị. Vì thế, chỉ áp dụng lẽ ràng buộc, giữ được ổn định nơi biên giới, cả hai đều yên ổn vô sự là được.
Theo cách tư duy như vậy, sách lược đối ngoại của vương triều trung ương nhìn chung là mang tính phòng ngự, một mặt ổn định được tình hình xung quanh, nhưng mặt khác cũng dung dưỡng, để mặc cho nước nhỏ quấy rối khu vực biên thùy của Trung Quốc. Phần đề cập dưới đây sẽ lựa chọn một số đoạn tư liệu lịch sử để nói rõ hơn đôi chút về quá trình Trung Quốc vận dụng sách lược trong quan hệ với các nước xung quanh.
II- Chiến tranh Miến Điện: Phải trả giá đắt mới đổi lại được an ninh biên giới
Trong thời kỳ nhà Minh, Trung Quốc thường áp dụng sách lược cân bằng đối với Miễn Điện, nghĩa là giữ cho cân bằng giữa các thế lực cát cứ trong nội bộ Miến Điện, lợi dụng mâu thuẫn giữa các thế lực này để duy trì ổn định và quyền uy của trung ương ở vùng biên giới. Nhưng sau khi Taungoo (vương triều phong kiến cường thịnh nhất ở Miến Điện thời kỳ 1531 – 1752- ND) thống trị Miến Điện từ thế kỷ 16, chính sách này đã mất đi ý nghĩa, Miến Điện thời Taungoo bắt đầu gây rối liên tục ở vùng biên giới Vân Nam. Triều đình nhà Thanh đã rút ra được bài học của nhà Minh nên không thiết lập quan hệ tông phiên (nước mẹ và nước chư hầu) với vương triều Taungoo, và luôn duy trì thế răn đe mạnh mẽ bằng vũ lực. Cuối những năm cầm quyền, để cố găng duy trì nền thống trị của mình, nhà Taungoo chủ động xưng thần nộp cống cho triều đình nhà Thanh. Năm Càn Long thứ 15 (năm 1750), quan hệ tông phiên giữa Đại Thanh và Taungoo chính thức được thiết lập. Không ngờ chỉ một năm sau, triều đình Taungoo đã bị Alaungpaya (vương triều phong kiến cuối cùng ở Miến Điện) thay thế, Alaungpaya bắt đầu quay rối, hoành hành vùng biên giới ở Vân Nam, lại còn đòi vùng Cảnh Mã vốn thuộc Vân Nam, Trung Quốc phải “nộp bạc và ngựa theo đúng lễ nghĩa” (cuộc chiến tranh giữa Miến Điện và nhà Thanh, quân Miến thắng, đòi quân Thanh phải nộp bạc và ngựa cho đúng lễ nghĩa), Cho dù quân đội Miến Điện sau đó bị quân đội Cảnh Mã đánh bại nhưng việc có phải nộp bạc và ngựa hay không bản thân sự việc đó cũng có nghĩa là vấn đề quy thuộc chủ quyền ở khu vực liên quan diễn ra sự việc. Khi báo cáo sự việc với vua Càn Long Tổng đốc Vân Quý đã chỉ báo cáo đây là vấn đề quấy rối biên giới chứ không nhắc đến việc phải nộp bạc và ngựa. Vua Càn Long đang muốn nhanh chóng bình định nội loạn ở vùng biên cương nên lại càng coi đó là nạn thổ phỉ của tiểu quốc Man Di chứ không phải quân đội của vương triều mới của Miến Điện xâm nhập nên không hạ lệnh xuất quân trừng phạt nghiêm minh. Sự khoan dung của nhà Thanh đã làm cho hành động quấy phá của vương triều Alaungpaya ngày càng trắng trợn hơn, cho đến khi Miến Điện xâm nhập vùng Xa Lý (tức vùng Cảnh Hồng ở Vân Nam hiện nay) vào năm Càn Long thứ 30 (năm 1765). Càn Long cuối cùng cho rằng dù là nạn thổ phỉ cũng không thể có hồi kết, do đó đã đưa ra quyết định tiễu trừ tận gốc, kéo dài liên tục trong nhiều năm, chiến tranh giữa vương triều nhà Thanh và Miến Điện hao người tốn của bùng phát từ đó. Ban đầu Càn Long không biết quy mô sự việc xảy ra lớn, nên chỉ phái quan văn là Lưu Tảo đi dẹp trừ, nhưng kết quả luôn hết sức bị động, mãi cho đến khi thay bằng tướng võ Dương Ứng Cư mới đánh bại được quân Miến Điện, thu lại vùng đất bị mất. Nhưng lúc đó Càn Long cho rằng Miến Điện ở xa, đại quân nhà Thanh bỏ nhiều sức bình định nhưng không thu được kết quả tốt, chẳng thà bỏ, coi như không có. Trong khi đó Dương Ứng Cư lại hy vọng tiễu sạch nạn thổ phỉ, lập công tạo dựng cơ đồ. Vì thế trong bối cảnh Càn Long không sai đại quân hỗ trợ, Dương Ứng Cư vẫn thọc sâu vào Miến Điện, kết quả bị phản kích dữ dội với quy mô lớn. Càn Long sau đó lại phái thân tín như Minh Thụy, Phó Hằng đến tiễu trừ nhưng cũng nhiều lần thất bại. Tuý thế, Miến Điện dù sao vẫn là nước nhỏ, hơn nữa phải chiến đấu với kẻ thù không đợi trời chung là Xiêm La (Thái Lan), hao binh tổn tướng không vực dậy được nên cũng nhiều lần xin hàng nhà Thanh, nhưng Càn Long không cho hàng với lý do người Miến Điện dối trá. Cuối cùng Miến Điện phải ký bản điều ước “không bao giờ xâm phạm thiên triều” với nhà Thanh, Trung Quốc – Miến Điện có được quan hệ hòa bình tương đối dài.
Từ đó có thể thấy quan hệ giữa vương triều trung ương và Miến Điện không phải là bất biến, mà chính sách ràng buộc của vương triều trên thực tế là một kết quả động. Cuối đời nhà Minh, sách lược mềm mỏng vỗ về của vương triều khiến cho Miến Điện nảy sinh cơ hội quấy rối, sau đó ý thức biên cương thời kỳ đầu của nhà Thanh lại làm cho Miến Điện thần phục ở mức độ nào đó. Sau khi thay đổi vương triều, Miến Điện bắt đầu ngang ngược cướp đoạt vùng biên giới Vân Nam, thời kỳ đầu nhà Thanh không nghĩ vậy nên nhiều lần bị động. Cho đến khi Càn Long thấy rõ Miến Điện đang đe dọa an ninh quốc gia bèn sai đại quân nhiều lần chinh phạt, cuối cùng lấy lại được an ninh biên giới sau khi đã phải trả giá đắt.
III- Chính sách Triều Tiên thời Tùy Đường: Nhẫn nhịn thỏa hiệp khiến đối phương lầm tưởng
Trở lại xem xét lịch sử quan hệ tông phiên giữa Triều Tiên và Trung Quốc, sẽ thấy rất nhiều điểm tương tự trong lịch sử. Trên tổng thể, quan hệ tông phiên Triều Tiên – Trung Quốc được hình thành từ thời nhà Đường, nhưng từ thời nhà Tùy hai bên đã có quan hệ như vậy về mặt hình thức. Trong thời kỳ Tùy Đường, bán đảo Triều Tiên chính thức ở vào thời kỳ tam quốc nổi tiếng với ba chân kiềng là Bách Tế, Tân La và Cao Câu Lệ, trong đó Cao Câu Lệ là thế lực mạnh nhất, Tân La và Bách Tê lại kết thành liên minh, thường phải sang cầu cứu nhà Tùy. Nhà Tùy hy vọng thông qua thế chân vạc giữa ba nước kiềm chế lẫn nhau để ổn định tỉnh hình xung quanh, sách lược này không khác mấy so với chính sách của thời kỳ nhà Minh sau này đối với Miến Điện. Năm 589 sau Công nguyên, Cao Câu Lệ xâm nhập, vùng Liêu Tây của nhà Tùy, Tùy Văn Đế phái đại binh gồm 30 vạn quân thủy lục đi đánh, mặc dù cuối cùng tổn thất nặng nhưng vẫn răn đe được Cao Câu Lệ, khiến Cao Câu Lệ phải cử sứ giả sang tạ tội, xưng thần nộp cống. Đến thời kỳ Tùy Dạng Đe, Cao Câu Lệ chỉ nộp cống một lần, hơn nữa bắt đầu liên kết với Đông Thố. Tùy Dạng Đế lập tức áp dụng sách lược răn đe, xuống chiếu lệnh cho Cao Câu Lệ phải lập tức triều cống thần phục, bằng không sẽ bị trừng phạt. Cao Câu Lệ lại không vì thế mà ngừng hành động, đồng thời không ngừng bành trướng xuống phía Nam, xâm nhập Tân La và Bách Tế. Trước sự cầu cứu của hai thế lực còn lại, Tùy Dạng Đế quyết định thảo phạt Cao Câu Lệ, nhưng trong quá trình di chuyển quân đội, Tùy Dạng Đế luôn coi trọng răn đe, chủ trương này cũng giống như phương pháp của Càn Long sau này với Miến Điện, đều cho rằng quân của thiên triều đến đâu là cỏ rạp đến đấy, thậm chí không đánh mà vẫn khuất phục được người, nhưng sự thực đại quân thiên triều đã phải thảm bại trở về. Sau đó quân nhà Tùy hai lần chinh phạt Cao Câu Lệ, cuối cùng Cao Câu Lệ sức cùng lực kiệt không thể tiếp tục, phải dâng biểu tạ tội. Nhà Tùy cũng tổn thất nghiêm trọng, hơn nữa nội loạn bốn bề. Kiểu hòa bình như vậy là kết quả thỏa hiệp lẫn nhau của cả hai bên. Sau khi nhà Đường được thiết lập, tình hình thay đổi. Thấy nhà Tùy thất bại, Bách Tế dần dần ngả theo Cao Câu Lệ, còn Tân La là nước mong manh nhất đã hoàn toàn ngả theo nhà Đường. Sau đó nhà Đường giúp Tân La tiêu diệt Bách Tế và Cao Câu Lệ, thực tế này lại tạo nên cục diện Tân La độc nhất lớn mạnh, lại bắt đầu đối kháng với quân nhà Đường. Khi diễn ra sự việc, nhà Đường vốn có ý nhường nhịn, đồng thời có ý thỏa hiệp mang tính thực chất, trên cơ sở Tân La vẫn giữ lễ nghĩa quan hệ tông phiên. Nhưng tình hình như vậy lại làm cho Tân La cho rằng nhả Đường nhượng bộ và không có hành động quân sự tiếp theo nên bạo gan bành trướng. Nhà Đường sau đó ra lệnh tiễu trừ, buộc Tân La sau khi thu hẹp phòng thủ phải tỏ cho thấy không dám có ý đồ liều mạng.
Qua tóm lược đoạn tư liệu lịch sử nói trên, chúng ta một lần nữa thấy được hiệu quả tác động lẫn nhau qua sách lược lựa chọn của vương triều trung ương với các nước xung quanh: Đó là sự thần phục của các nước xung quanh luôn mang tính tạm thời, hơn nữa thường chờ thời cơ chống lại, đồng thời sách lược đe dọa sử dụng vũ lực của vương triều trung ương luôn có xu hướng thất bại. Đúng như học giả Chu Phương Ngân đã nói, từ chỗ Trung Quốc vỗ về, lân quốc thần phục quá độ dần đến quấy nhiễu lại khiến Trung Quốc chinh phạt, từ đó tiếp tục hình thành cục diện Trung Quốc vỗ về, lân quốc thần phục, vòng tuần hoàn như vậy dù khởi điểm từ trạng thái nào cũng luôn xuất hiện đi xuất hiện lại trong toàn bộ lịch sử của hệ thống triều cống Đông Á.
IV- Dưới lớp vỏ hào nhoáng bề ngoài của hệ thống triều cống
Qua phân tích những sử liệu nói trên, trước hết chúng ta có thể thấy một sự thực cơ bản, đó là động viên binh lính trận mạc nơi xa trường dẫn đến giá phải trả đắt hơn lợi ích thu được rất nhiều. Theo tư liệu ghi chép, chỉ tính riêng một lần cuối cùng nhà Thanh sử dụng quân đội với Miến Điện, trong số 31 nghìn quân chỉ còn khoảng 1/3 quân số trở về, bạc trắng cũng tiêu hết 13 triệu lượng, đó được coi là lần xuất quân có hiệu quả kém nhất trong cái gọi là “thập toàn võ công” (mười chiến dịch hành quân lớn) của vua Càn Long. Bởi thế thể chế quân chủ qua các vương triều trung ương bề ngoài nối tiếp nhau áp dụng sách lược lấy răn đe làm chính nhưng thường không thành công, vì Trung Quốc cổ đại luôn hy vọng các nước láng giềng cố hết sức mình đừng gây chuyện nhiều là được, mọi việc đều lấy dàn hòa yên ổn làm mục đích, nhưng phương pháp tiến hành trong đó biện pháp cốt lõi là vỗ về mềm mỏng lại kích thích động cơ cơ hội của các nước xung quanh. Hay nói cách khác, các nước láng giềng biết rõ mình làm như vậy sẽ kích thích sự phẫn nộ của vương triều trung ương nhưng lại tuyệt đối không có nguy cơ sụp đổ của quốc gia mà ngược lại có thể có được nhiều lợi ích hơn trong đó. Lợi ích luôn là nguồn gốc hấp dẫn hành động của quốc gia nên từ xưa đến nay xu hướng cơ hội ở các nước xung quanh Trung Quốc là hết sức rõ ràng.
Thứ hai, sự thần phục của các nước xung quanh thường là kế sách thích ứng tạm thời, mà bản thân thần phục cũng thường dựa theo lôgíc mình cần được lợi. Mọi người đều biết, cái gọi là triều cống thực tế là “đến ít đi nhiêu”, lễ vật Trung Quốc “ban tặng” cho nước phiên thuộc dù về chất lượng hay số lượng cũng đều vượt quá các khoản cống nộp của nước phiên thuộc, vì thế vương triều trung ương trên thực tế chủ yếu là lấy chính sách mềm mỏng vỗ về như lợi ích kinh tế để duy trì quan hệ yên ổn vùng biên giới. Tuy nhiên thần phục lại hoàn toàn không phải là sách lược cố định của các nước xung quanh, quấy rối chỉ cần có lợi là có ý đồ, các nước đó sẽ đợi thời cơ để hành động.
Cuối cùng, sự trừng phạt của vương triều trung ương có thể có được hiệu quả, mặc dù số lần không nhiều, hơn nữa giá phải trả lại rất cao, nhưng quả thực lại giúp cho các nước xung quanh ý thức được quyết tâm của Trung Quốc. Thành công của răn đe, xét về thực chất không chỉ ở khoảng cách chênh lệch về thực lực rất lớn, mà còn bao gồm cả phía bị răn đe phải tin vào quyết tâm sử dụng vũ lực của phía răn đe. Ngược lại, kết quả mà vương triều trung ương Trung Quốc nhiều lần nhẫn nại cộng thêm việc hư trương thanh thế của vương triều, chỉ có thể làm cho sự quấy rối của nước xung quanh trở nên thông thường. Việc tăng cường biện pháp răn đe cũng có thể khiến cho nước xung quanh từ bỏ sách lược quấy rối để chuyển sang cách lựa chọn thần phục. Nên chính trị thê giới có nhiều cách hiểu sai về thông tin, muốn chứng minh được quyết tâm của mình thì phải tăng cường tuyên truyền và sử dụng thanh thế qua các biện pháp, chiêu thức này dù là Tùy Dạng Đế hay Càn Long là những vị quân chủ nổi tiếng của vương triều trung ương, cũng đều đã áp dụng nhiều lần.
Soi vào lịch sử để làm gương có thể biết được nguyên nhân vận mệnh quốc gia hưng thịnh và suy vong hay phải thay thế. Dưới lớp áo khoác hào nhoáng bề ngoài của hệ thống triều cống là sự rên rỉ đau đớn của vương triều trung ương. Trước sự quấy rối thường xuyên của các nước nhỏ xung quanh Trung Quốc cổ đại từ trước đến nay dường như đều không phải là người thắng lợi triệt để./.

1128. Việt Nam muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ để xóa khoảng cách quân sự

World Politics Review

Việt Nam muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ để xóa khoảng cách quân sự

Người dịch: Trần Văn Minh
06-07-2012
Tháng 6 năm 2012, Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương để giúp Việt Nam cải tiến quân sự. Trong một cuộc phỏng vấn qua email, Carlyle A. Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nhận xét về sự hiện đại hóa quân đội của Việt Nam.
World Politics Review (WPR): Khả năng, phạm vi hoạt động và quy mô của quân đội Việt Nam thế nào? Và đâu là những khoảng cách quan trọng mà Việt Nam đang cố gắng để xóa? 
Carlyle A. Thayer: Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) có tổng cộng 482.000 quân chính quy, bao gồm lục quân (412.000), hải quân (40.000) và không quân (30.000). Lực lượng quân đội cũng bao gồm 40.000 dân quân biên phòng hùng hậu và một đội quân dự bị, ước tính khoảng 5 triệu.
QĐNDVN vẫn còn là một lực lượng lục quân được xếp vào loại giỏi trong 4 thứ hạng (dở, trung bình, giỏi, xuất sắc) về khả năng bảo vệ lãnh thổ, được xếp loại trung bình về khả năng đánh chiếm và trung bình về khả năng thực hiện vai trò cảnh sát. Các nỗ lực hiện đại hóa QĐNDVN khó có khả năng thay đổi sự đánh giá này cho tới năm 2015. QĐNDVN hiện được xếp loại dở trong phạm vi tấn công chiến lược, nhưng các nỗ lực canh tân đang xảy ra có thể nâng khả năng này lên hạng trung bình vào năm 2015.
Việt Nam hiện đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng hải quân, không quân và phát triển khả năng thực hiện các hoạt động hỗ tương trên biển.
WPR: Những nước nào là đối tác quốc phòng và cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam?
Thayer: Nga là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua hai dàn tên lửa phòng không thuộc hệ thống S-300PMU-1, hai dàn tên lửa phòng thủ duyên hải Bastion, 20 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, 6 tàu tuần duyên loại Svetlyak, 2 tàu khu trục trang bị tên lửa điều khiển từ xa, loại Gepard và nhiều loại tên lửa chống hạm khác nhau của Nga. Bắt đầu từ năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp nhận 6 tàu ngầm loại Kilo.
Ukraine, Ấn Độ, Do Thái và Cộng hòa Séc là các nước chủ yếu cung cấp vũ khí kế tiếp. Trong một diễn biến mới đây, Việt Nam mua 4 tàu hộ tống loại Sigma của Hòa Lan.
WPR: Khả năng Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thế nào? Và tác động cấp thời sẽ là gì?
Thayer: Năm 2007, chính quyền George Bush chỉnh sửa Luật Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR) để cho phép bán vũ khí không sát thương cho Việt Nam theo từng trường hợp cụ thể. Hạn chế vẫn còn áp dụng cho vũ khí và quân cụ dùng cho lục quân trong việc kiểm soát đám đông. Tất cả vũ khí sát thương và nhiều dịch vụ quân sự vẫn còn bị cấm. Chính quyền Obama đã xác định rõ với Việt Nam rằng hồ sơ nhân quyền tệ hại của Việt Nam vẫn là trở ngại chính. Hồi tháng 1, khi Thượng Nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman viếng thăm Hà Nội, họ được trao cho một “danh sách mong đợi” về thiết bị quân sự. Hai Thượng Nghị sĩ đã nói rõ tại một buổi họp báo rằng họ sẽ chống lại việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho tới khi Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta viếng thăm Hà Nội hồi tháng 6 [năm nay], Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh yêu cầu Hoa Kỳ gỡ bỏ tất cả các hạn chế của ITAR. Ông Panetta đã lặp lại thông điệp tương tự [về hồ sơ nhân quyền].
Nếu lệnh cấm được gỡ bỏ, Việt Nam có khả năng tìm mua hệ thống ra-đa ven biển, tên lửa phòng không và máy bay tuần tiễu trên biển cùng với cơ phận sửa chữa cho kho vũ khí lấy được từ thời chiến tranh Việt Nam.
Ảnh: Dự án do Liên Xô xây dựng 205 ER tàu tên lửa Việt Nam HQ-359. Ảnh do nick Truongsa7 chụp từ Wikimedia.
Nguồn: World Politics Review
Bản tiếng Việt © BS 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh

1129. VAI TRÒ CỦA “TAM TÔN” Ở TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VAI TRÒ CỦA “TAM TÔN” Ở TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 7/7/2012
TTXVN (Angiê 4/7)
Cội rễ sâu rộng trong xã hội
Đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật ở Trung Quốc là tôn giáo hay triết học? Theo cách nhìn của phương Tây, sẽ là rất phức tạp khi định nghĩa từng tôn giáo này là gì. Một số chuyên gia khẳng định trên tạp chí “Phát thanh” rằng việc “Tam Tôn” được liệt vào loại “tôn giáo” được chấp nhận trong một thời gian dài. Đây là kết quả của việc các thầy tu dòng Tên và các nhà truyền bá Thiên chúa giáo hiểu về các tôn giáo này trong thời gian họ du hành ở Trung Quốc.

Đạo Khổng hay luận thuyết về sự hoàn thiện
Được phát triển từ những lời răn của nhà hiền triết Khổng Tử, đạo Khổng là một trong ba luận thuyết có ảnh hưởng lớn nhất đối với Trung Quốc và vùng Cận Đông. Tư tưởng nền tảng của đạo Khổng là sự hoàn mỹ của cá thể để đạt tới sự hài hòa tập thể.
Khổng Tử là ai? Theo ông Rémi Mathieu, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và tác giả cuốn “Các Triết gia theo khuynh hướng đạo Khổng”, thông tin về Khổng Tử không có nhiều. Đó có thể là một vị quý tộc bậc thấp sống ở nước Lỗ nay là tỉnh Sơn Đông, nơi có huyện Khúc Phụ hiện chính thức được coi là nơi sinh của Khổng Tử.
Với tên gọi được Latinh hóa là Confucius, Khổng Tử quan tâm đến đời sống chính trị ở nước mình và các công quốc láng giềng. Tham vọng của ông là làm sao để tâm trí con người được minh mẫn hơn và ông cho rằng có thể làm được điều này vì bản chất của con người là thiện và có thế uốn nắn được để hoàn thiện hơn. Quá trình này thực hiện được là nhờ công sức của cá thể và sự hỗ trợ của một người thầy: người nào muốn hoàn thiện mình, ngoài việc tìm tòi, còn phải nỗ lực để tìm được một “người thầy”, một “bậc thầy về ý thức”.
Đạo đức, theo Khổng Tử, là gì? Trong số các giá trị khác nhau được Khổng Tử đưa ra, đáng ghi nhận nhất – và được ban lãnh đạo chính trị ở Trung Hoa Đại lục đánh giá cao nhất – là lòng trung thành với chủ. Các tín đồ đạo Khổng không bao giờ sáng tạo ra một hệ thống chính trị khác với hệ thống trong đó họ đang sống, dù dưới thời Khổng Tử hay sau đó là thời kỳ vương hầu, khi đạo Khổng trở thành luận thuyết Nhà nước. Như vậy, có thể nói rằng luận thuyết Khổng Tử giúp hợp thức hóa ban lãnh đạo hiện nay, cho dù luận thuyết đó cũng nói rằng người chủ có trách nhiệm làm cho người khác phải phục tùng mình, còn các chư hầu có quyền được người khác tôn trọng mình.
Dưới thời Khổng Tử, Trung Quốc được chia thành nhiều vương quốc kình địch nhau, nhưng đối với bậc thầy tư duy này, việc thống nhất “Đế chế Trung Hoa” sau này chưa bao giờ cấp thiết hơn yêu cầu phải nâng cao đạo đức và cải thiện năng lực của các cố vấn cho vị thái tử nắm quyền. Một trong những lý tưởng chính của Khổng Tử là “Quân tử”, hình mẫu con người lý tưởng mà mọi cá thể đều phải làm theo nếu muốn hoàn thiện mình. Thông qua việc hoàn thiện cá nhân đó, Khổng Tử nghĩ có thể đạt tới sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Về tác phẩm “Luận ngữ” của Khổng Tử, theo chuyên gia Rémi Mathieu, có thể nói rằng Khổng Tử không viết gì thành văn bản, nếu có chỉ có thể là phân tích nhiều văn bản cổ điển Trung Hoa. Do vậy, những lời răn của ông được truyền lại cho hậu thế thông qua “luận ngữ” (Lun Yu trong tiếng Hán cổ). Đó là một tác phẩm truyền miệng với nội dung là các cuộc trao đổi miệng giữa Khổng Tử và các môn đệ của ông, và được nhiều môn đệ của ông chuyển thành văn bản. Tác phẩm đó, với ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt người thường cũng có thể hiểu được, cho thấy một Khổng Tử đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho nhiều người đối thoại khác nhau, nhưng không hề đưa ra một chân lý thần thánh nào mà, trái lại, tìm những câu trả lời liên quan và thích hợp với mọi tình thế.
Đạo Lão hay tư duy Trung Hoa sâu thẳm
Một cuộc triển lãm với chủ đề “Con đường của Đạo” diễn ra từ 31/3 đến 5/7/2010 do bảo tàng Guimet (Pháp) tổ chức tại Cung điện lớn ở Pari, chỉ dành để nói về đạo Lão. Đây là sự kiện đầu tiên kiểu này ở châu Âu. Qua các đồ vật mang tính nghệ thuật, người ta phát hiện ra những khái niệm cơ bản về triết lý/tôn giáo này, đặc biệt có ảnh hưởng đối với tư duy của người Trung Quốc. Chuyên gia Nikolas Jucha cho rằng đạo Lão thì là một tư duy trong một thời gian dài bị các nhà Trung Quốc học gạt sang một bên vì muốn tập trung nghiên cứu đạo Khổng và đạo Phật.
Đạo Lão là gì? Cùng với đạo Phật và đạo Khổng, đạo Lão thuộc cái mà người Trung Quốc gọi là “Tam Tôn”, còn ở phương Tây, người ta có thể dễ nhầm khi gọi đó là bộ ba tôn giáo. Nếu như đạo Khổng là một tư duy xã hội đến nay vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến tập quán ở Trung Quốc, đạo Phật là một phương thức tư duy được nhập khẩu từ Ấn Độ, thì đạo Lão là thành phần thứ ba, mang tính bổ trợ của tam giác tinh thần đó…
Đạo Lão còn được biết đến rất ít ở phương Tây và, trong “Tam Tôn”, là tôn giáo gắn bó sâu sắc nhất đến tín ngưỡng cổ xưa và đặc biệt là của người bản xứ Trung Hoa. Những người không ủng hộ coi đạo Lão là tập hợp của những điều mê tín cổ xưa, nhưng trong những khái niệm cơ bản của tôn giáo này có ý tưởng song cực âm-dương, theo đó vũ trụ được điều khiển bởi tác động hỗ tương của hai nguyên lý đối nghịch nhưng bổ trợ cho nhau này…
Theo truyền thuyết, nhà hiền triết Lão Tử, với việc soạn thảo “Đạo Đức kinh”, là người sáng tạo ra đạo Lão ngày nay chia thành hai nhánh: một hình thái triết học và một hình thái tôn giáo. Ngoài cội rễ huyền bí, đạo Lão đã và vẫn còn tác động thực sự đền nền văn minh Trung Hoa thông qua y học cổ truyền, một số môn võ thuật (Thái cực quyền, Bát quái chưởng…), hay một số kỹ thuật dưỡng sinh (khí công) cũng bắt nguồn từ các học thuyết của đạo Lão.
Về các văn bản quan trọng của đạo Lão, một số nguồn chính cho rằng tôn giáo này có thể có hai hoặc ba tác phẩm kinh điển là “Đạo Đức kinh”, “Trang tử” và “Liệt tử”, trong đó tác phẩm thứ ba (Chuyên luận về khoảng không tuyệt đối) đôi khi bị coi là không có giá trị bằng hai tác phẩm khác. “Đạo Đức kinh” hay còn gọi là “Cuốn sách về Con đường đi và Đạo đức” là một tuyển tập thơ và châm ngôn huyền bí được cho là của Lão Tử. Bản thân Lão Tử cũng được nhìn nhận như nhà sáng lập đạo Lão, mặc dù khó có thể chứng minh được sự tồn tại của ông. “Trang tử”, tác phâm thứ hai trong bộ ba nói trên, cũng được cho là của Lão Tử, nhưng hình như ông chỉ soạn thảo 7 chương đâu tiên của cuốn sách này. Nội dung cuốn sách này rất phong phú với nhùng truyện lịch sử và ghi lại lời thoại giữa nhiều người khác nhau.
Liên quan đến những tư tưởng lớn của đạo Lão, trong “Tam Tôn”, đạo Lão là tôn giáo nói nhiều nhất về thiên nhiên như một hình mẫu cần theo. “Đạo” là nguyên lý cần phải áp dụng, từ đó buộc các tín đồ phải học cách không chống lại tự nhiên, không nhận xét có thể dẫn đến sai lầm hay không được chạy theo của cải vật chất hay xã hội có thể làm hư hỏng con người. Để đến được dễ dàng hơn với lý tưởng vũ trụ hài hòa – tức nguyên lý “đạo” – đạo Lão sử dụng một số khái niệm giúp hiểu rõ hơn diễn biến của sự việc: khái niệm luân chuyển giữa âm và dương, bản chất chu kỳ của sự việc, sự cần thiết không được hành động (vô vi)… Trong tính mục đích của mình, đạo Lão giúp các tín đồ có được sự thoải mái và thanh thản, nhưng phải rất chú ý đến cơ thế và cảm giác của cơ thể như trong các môn võ thuật được cho là chịu ảnh hưởng của đạo Lão và nâng cao khả năng cảm nhận của người chơi võ.
Đạo Phật hay một tôn giáo ngoại bang
Ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, đạo Phật được truyền bá vào Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên và sau đó, từ cuối thế kỷ 3 trở thành một trong ba trào lưu tư tưởng và tinh thần chính ở Trung Quốc, cùng với đạo Khổng và đạo Lão.
Ai là người truyền bá đạo Phật vào Trung Quốc với tư cách là tôn giáo nhập khẩu? Ông Rémi Mathieu, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), chuyên gia kỳ cựu về các trào lưu tư duy ở Trung Quốc, khẳng định cho đến nay, không biết rõ ai là người đưa đạo Phật vào Trung Quốc. Sự việc cũng tương đối phức tạp.
Theo truyền thuyết, có một thầy tu Ấn Độ xuất thân ở Kanchipuram thuộc vùng Madras, là con trai thứ ba của vua Madras. Người ta gọi ông là Bồ đề đạt ma). Vị giáo trưởng Phật giáo thứ 28 này, vào thế kỷ 6, đến triều đình Trung Hoa ở Nam Kinh, nhưng cuộc đàm đạo giữa ông với Hán Vũ đế thất bại hoàn toàn. Mặt khác là lý do lịch sử. Vào năm 43 sau Công nguyên, người ta thu được bằng chứng lịch sử về sự xuất hiện của đạo Phật. Nói như vậy, song sự việc cũng tương đối phức tạp và dài dòng.
Từ đó, luận thuyết này, vốn hoàn toàn mới đối với người Trung Quốc, là một yếu tố rất quan trọng được chấp nhận và đặc biệt là được hiểu ra. Làm thế nào để người Trung Quốc chấp nhận một luận thuyết như vậy? Lúc đầu, người ta sử dụng các thuật ngữ sẵn có trong đạo Lão để mô tả một số khái niệm của đạo Phật. Điều đó giải thích tại sao những người dịch các văn bản này chủ yếu là tín đồ đạo Lão và, để giúp người đọc hiểu được, họ sử dụng các thuật ngữ, khái niệm của đạo Lão, từ đó dẫn đến một số cách hiểu không đúng trong tín đồ đạo Phật. Do đó, trong thời gian đầu, đạo Phật được hiểu như là một biến thái của đạo Lão.
Như vậy có phải là diễn đạt sai không? Ông Cyril Javaly, nhà Trung Quốc học, cho rằng đạo Phật mang đến cho người Trung Quốc hai khái niệm quan trọng mà cả Khổng Tử và Lão Tử đều không nghĩ đến: đó là tính dịu dàng và lòng cảm thông.
Ví dụ điển hình nhất minh chứng cho điều này là sự xuất hiện của các vị bồ tát. Đó là những người sắp hoàn tất chu kỳ hóa thân, nhưng từ chối tiếp tục hóa thân chừng nào trên trần gian vẫn còn người nghèo khổ. Một trong những vị bồ tát biểu tượng cho lòng cảm thông là Quan thế âm Avalokiteshvara vốn là một vị thần Hinđu. Khi ông đến Trung Quốc, những người truyền bá đạo Phật mô tả ông như biểu tượng của lòng tốt và tính dịu dàng. Phụ nữ Trung Quốc không tin Quan thế âm Avalokiteshvaia là đàn ông mà cho rằng một người vừa đẹp vừa dịu dàng như vậy đáng lẽ phải là đàn bà mới đúng. Chính vì vậy, khi đến Trung Quốc, Avalokitesxhvara thay đổi giới tính và trở thành một người phụ nữ nghe thấy tiếng than khổ cực của người khác. Đồng thời, vị Quan thế âm này mang đến Trung Quốc hình ảnh dịu dàng để an ủi những người phụ nữ bản xứ trước những nỗi thống khổ mà họ phải chịu.
Những khái niệm này thời đó không có ở Trung Quốc. Người dân nước này, đặc biệt là phụ nữ, nhận ngay ra điều đó. Quan thế âm Avalokiteshvara không đòi hỏi cái gì khác ngoài lời cầu khấn và luôn có mặt để giúp đỡ mọi người. Trên thực tế, đạo Phật mang đến một số câu trả lời còn thiếu cho những phụ nữ sống cực khổ trong một xã hội theo truyền thống Khổng Tử thời Hán. Nhưng vì ở Trung Quốc còn quá nhiều người nghèo khổ nên người dân nước này mô tả ông như một vị thần trăm tay nghìn mắt để người có thể giúp đỡ được tất cả mọi người.
Phục vụ quyền lực chính trị
Trung Quốc tuy chính thức trở thành một nước Cộng sản từ năm 1949, song vẫn không thể loại bỏ được di sản văn hóa và triết học của mình. Trải qua một thời kỳ lịch sử dài, đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật nay trở thành nền tảng của tư duy Trung Hoa.
Lý giải trên tập chí “Tin Trung Hoa”, ông Emmanuel Lincot, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Trung Hoa đương đại thuộc Viện Thiên chúa giáo Pari (Pháp), nhận xét ba tôn giáo này ăn sâu bén rễ trong tư duy, tiềm thức của người dân và xã hội Trung Hoa đến mức thuyết “Tam Tôn”, cũng giống như mọi hình thức tôn giáo hay luận thuyết khác, tuy chính thức được chấp nhận, song bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ.
Đối với ông Rémi Mathieu, một chuyên gia kỳ cựu về các trào lưu tư duy ở Trung Quốc, nên gọi đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật là “luận thuyết” thì đúng và thận trọng hơn. Nhà Trung Quốc học này cũng cho rằng điều quan trọng là phải nhắc lại rằng trong “Tam Tôn” kể trên, chỉ có hai đạo có xuất xứ từ Trung Quốc là đạo Khổng và đạo Lão, còn đạo Phật được đưa từ Ấn Độ về vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên, trước khi thực sự được truyền bá trong xã hội và văn hóa Trung Hoa vào các thế kỷ 4 và 5.
Theo ông Rémi Mathieu, đạo khổng là một tôn giáo chủ trương tôn trọng mối quan hệ thầy/trò. Ra đời sau các cuộc đàm luận giữa Khổng Tử và các môn đệ của ông, luận thuyết này dựa trên cơ sở đạo đức, tôn trọng tập tục và những giá trị chính trị-xã hội cũng như quan niệm về thế giới trên cơ sở triết học Trung Hoa.
Còn về đạo Lão, nếu nói một cách chung nhất, người ta có thể khẳng định rằng đạo này dạy cho các môn đệ cách hòa mình với thiên nhiên. Theo chuyên gia Rémi Mathieu, đối với người Trung Quốc, vấn đề ở đây là phải hòa đồng với cái “đạo” (Con đường) vốn là nguyên tắc chủ đạo của Vũ trụ, của thế giới con người. Thuật ngữ này đã trở nên lỗi thời vì vào thời của Lão Tử hay Trang Tử, thuật ngữ nầy không tồn tại mà chỉ được chấp nhận trong Đế chế Trung Hoa đầu tiên, dưới thời nhà Tần. Ảnh hưởng của học thuyết này hiện nay vẫn thể hiện đặc biệt rõ nét qua nền y học cổ truyền Trung Hoa hay các môn võ thuật như Thái cực quyền hay Bát quái chưởng.
Đạo Phật, trái với đạo Khổng và đạo Lão, không có xuất xứ từ Trung Quốc mà đại diện cho trào lưu tư duy ngoại bang. Chính vì đặc điểm đó mà đạo Phật lúc được tôn vinh, khi bị triệt hạ trong suốt tiến trình lịch sử Trung Hoa. Đối với chuyên gia Emmanuel Lincot, điều quan trọng là đạo Phật, hay ít nhất là trào lưu Phật pháp được đưa vào Trung Quốc, đã ăn sâu bén rễ ở nước này và chịu ảnh hưởng chủ yếu của đạo Khổng. Điều đó giải thích tại sao hiện nay một số vị thần rất được tôn kính ở Trung Quốc, chẳng hạn như Quan Âm đối với các tín đồ Phật giáo Trung Quốc giống như Đức Mẹ đồng trinh đối với các tín đồ Thiên chúa giáo ở phương Tây.
Tuy nhiên, nhà phân tích Nikolas Jucha của tạp chí “Phát thanh” cho rằng mô tả tình trạng của “Tam Tôn” và các hình thái tôn giáo khác ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào thời điểm hiện tại là khá phức tạp.
Thoạt khởi thủy, chính quyền Cộng sản có thái độ thù địch với các luận thuyết cổ điển hay tôn giáo dù chúng tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào. Chẳng hạn Mao Trạch Đông làm đủ cách để hạ nhục Khổng Tử, Lão Tử và tất cả các nhân vật tôn giáo hay triết gia hàng đầu khác. Các nhân vật này bị cáo buộc là biểu tượng của những gì là “phản động”, “hữu khuynh” hay “địa chủ”. Đỉnh điểm của chiến dịch truy quét quá khứ này là cuộc Cách mạng Văn hóa đã gần như xóa bỏ những tàn dư cuối cùng của di sản văn hóa Trung Hoa.
Nhưng hơn ba thập kỷ sau, tình hình đã thay đổi về cơ bản, đặc biệt là đối với các luận thuyết tôn giáo của Trung Quốc. Khổng Tử, nhân vật bị loại bỏ trong những năm đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nay được các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi như người đại diện cho những giá trị vĩnh hằng của dân tộc Trung Hoa. Mọi cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa Trung Hoa ra nước ngoài đều được gọi là Viện Khổng Tử và tất cả những gì có thể cho phép tôn vinh và nâng cao giá trị của nhân vật bậc thầy này đều được chính quyền ủng hộ. Năm 2010, Nhà nước Trung Quốc tài trợ cho một bộ phim nói về sự nghiệp vinh quang của nhà tư tưởng Không Tử với diễn viên Châu Nhuận Phát trong vai chính và nữ diễn viên Châu Tấn trong vai phụ. Văn phòng điện ảnh quốc gia thậm chí đã làm mọi thứ có thể để bảo đảm cho bộ phim truyện này thành công về phương diện thương mại.
Thái độ trân trọng đó đối với Khổng Tử cho thấy ban lãnh đạo chính trị Trung Quốc chấp nhận các luận thuyết và tôn giáo rộng rãi hơn cách đây ba chục năm. Tuy nhiên, quyền tự do tín ngưỡng vẫn là một ảo vọng ở Trung Quốc.
Đạo Thiên chúa là một ví dụ điển hình. Hai Nhà thờ cùng tồn tại trên lãnh thổ Trung Quốc, trong đó một được Bắc Kinh chính thức công nhận, còn một bị coi là hoạt động chui vì chỉ được Tòa thánh Vaticăng thừa nhận. Lý do chính dẫn. đến mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Nhà thờ Thiên chúa giáo liên quan đến việc bổ nhiệm giáo chủ. Trong khi Vaticăng muốn kiểm soát hoàn toàn vấn đề này, Bắc Kinh – mặc dù luôn đưa ra nguyên tắc “không can thiệp” – lại không đồng ý.
Đạo Phật Tây Tạng là một ví dụ khác minh chứng ý đồ của Bắc Kinh thao túng các vấn đề tôn giáo và luận thuyết. Theo bà Marie Louville, nhà báo thuộc kênh truyền hình France 2 và chuyên gia kỳ cựu về các vấn đề Tây Tạng, các tu viện ở vùng này, đặc biệt là tại Lhasa, bị kiểm soát chặt chẽ, bị gắn nhiều camêra theo dõi và bị nhiều cảnh sát canh chùng. Hầu như không thể nói chuyện trực tiếp được với tu sĩ, dù họ là nam hay nữ. Tình hình đó khiến một nhà báo nhận xét Bắc Kinh nhìn nhận tôn giáo như “một con cá thực thụ”.
Theo ông Emmanuel Lincot, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Trung Hoa đương đại thuộc Viện Thiên chúa giáo Pari (Pháp), vấn đề ở Trung Quốc hiện nay không phải là tôn giáo, cũng không phải là luận thuyết, mà là tiềm năng chính trị cúa tôn giáo và học thuyết. Trong con mắt của nhà Trung Quốc học này, cái mà Bắc Kinh tìm mọi cách để hạn chế chính là quyền lực chính trị liên quan đến tôn giáo hay luận thuyết. Từ đó, nội dung và khái niệm của các tôn giáo và luận thuyết này không phải là nguyên nhân khiến Chính phủ Trung Quốc có thái độ như vậy, .mà chính là những bất trắc trong đời sống chính trị.
Bắc Kinh tái tạo và xuất khẩu đạo Khổng
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/5 thông báo giảng viên thuộc các Viện Khổng Tử đặt trong trường đại học Mỹ phải về nước ngay khi kết thúc năm học hiện hành vào tháng Sáu vì vi phạm quy định về thị thực nhập cảnh, rồi ngày 26/5 lại ra quyết định cho phép các viện này được tiếp tục khóa học. Sự kiện này thoạt nhìn tưởng chừng đơn giản, nhưng làm dấy lên mối lo ngại trong giới chức Trung Quốc về sứ mệnh truyền bá văn hóa của các Viện Không Tử tồn tại không những ở Mỹ từ gần một thập kỷ nay mà cả các nước phương Tây khác.
Bà Anne Cheng, chuyên gia về lịch sử trí thức Trung Quốc, từ năm 2008 tiến hành một số công trình nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Pháp về lịch sử trí thức Trung Quốc. Trước đó, bà nghiên cứu các vấn đề này trong khuôn khổ Trung tâm nghiên cứu khoa học. quốc gia Pháp (CNRS), rồi Viện quốc gia ngôn ngữ và văn minh phương Đông (INALCO). Tác phẩm “Luận ngữ” của Khổng Tử và cuốn “Lịch sử tư duy Trung Hoa” do bà dịch trở thành những tác phẩm kinh điển. Trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí “Trung Hoa ngày nay” dưới đây, chuyên gia Anne Cheng nói về sự trở lại của đạo Khổng ở Trung Quốc, tính thời sự của tôn giáo này trong thế giới Trung Hoa cũng như ở phương Đông và, đặc biệt là ý đồ xuất khẩu đạo Khổng của Chính phủ Trung Quốc nhằm gia tăng quyền lực mềm.
Hỏi: Người ta rất có ấn tượng về tính thời sự của Khổng Tử trong thế giới Trung Hoa: tuyên bố của trí thức hay chính khách, sách vở, trang web, tượng đặt trong các trường đại học, phim được quay với chi phí rất lớn…
Trả lời: Đạo Khổng trở lại một cách rõ rệt từ 10 hay 15 năm nay và đặc biệt phát triển mạnh với tư cách là một công cụ tuyên truyền chính trị đôi khi liên quan đến cả quá khứ đế quốc của Trung Hoa. Sau cơn cuồng nộ viễn tưởng là cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm cách tạo cho mình một tính hợp pháp và, sau vụ tàn sát ở Quảng trường Thiên An Môn, muốn tuyên bố sự cần thiết của chế độ độc đảng là chất gắn kết của dân tộc và là yếu tố bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Đó là tính hợp pháp cả về phương diện chính trị lẫn tư tưởng vì chủ nghĩa cộng sản đã bị thay thế bằng tệ sùng bái đồng tiền. Vì làm như vậy vẫn không đủ nên Bắc Kinh phải vời đến quá khứ vinh quang của Đế chế Trung Hoa và chính trong khuôn khổ đó, Khổng Tử được sử dụng như biểu tượng độc nhất của niềm vinh quang cũng như sự thống nhất để chế đó.
Sau khi bị dân chúng phá hủy trong cuộc Cách mạng văn hóa, các bức tượng của Khổng Tử nay lại được dựng lên và ông lại trở thành biểu tượng của cái mà người ta gọi là “công trình nghiên cứu cấp quốc gia” với nền tảng là đạo Khổng, nhưng cũng có thể chứa đựng cả “đạo Lão theo quan điểm triết học” cũng như một số mảng của đạo Phật. Tóm lại đó là tất cả những gì có thể lấy lại được và có tính đồng thuận theo truyền thống Trung Hoa. Khổng Tử được chọn làm biểu tượng cho việc phục hồi tư tưởng và dân tộc chủ nghĩa để sử dụng trong nội bộ xã hội Trung Hoa, nhưng cũng được tận dụng để tung ra thị trường quốc tế.
Hỏi: Sự “hồi sinh” của đạo Khổng chỉ giới hạn trong một số giới trí thức mà ở mức độ sâu rộng hơn nhiều?
Trả lời: Theo những gì tôi quan sát được qua biến đổi trong xã hội Trung Hoa, từ quan điểm của tôi vừa là người trong cuộc, vừa là người ngoài cuộc (bà Anne Cheng sinh ở Pháp, có bố mẹ là người Trung Quốc, và lấy chồng là người Trung Quốc, trong thời kỳ Mao diễn ra một cuộc biến đổi rõ nét trong mối quan hệ nam-nữ và mối quan hệ bố mẹ-con cái. Tuy nhiên, sự đoạn tuyệt thực sự là chính sách một con.
Toàn bộ đại gia đình, kể cả ông bà, đều phải chiều theo tính khí thất thường của “vị hoàng tử nhỏ” này, nhất là khi đó là một cậu con trai. Người ta cùng thấy ở Trung Quốc ngày càng có nhiều trẻ em bị béo phì… Chính với Ý định ngăn chặn những hệ quả xấu đó mà Chính phủ Trung Quốc tuyên truyền lòng hiếu thảo theo quan niệm cua Không Tử và đâu đâu cũng thấy tuyên truyền về yếu tố này…
Sự khắc nghiệt của hệ thống giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gọt dũa lại tư tưởng con người và ngay từ khi còn rất nhỏ, học sinh đã được đưa vào một hệ thống cạnh tranh quyết liệt. Có khi người ta lại thử đưa vào chương trình học một số yếu tố trong văn hóa cổ điển, chẳng hạn học thuộc lòng các bài thơ có từ thời nhà Đường (618-907) và đưa vào giảng dạy ở một số trường, nhưng còn dè dặt, một số bài viết của Khổng Tử và Mạnh Tử (Mạnh Tử là triết gia Trung Quốc được coi là người kế tục Khổng Tử và là người có thiên hướng hướng về cái thiện – TTXVN).
Cũng có một số trường tư có ý định trở lại với truyền thống cổ xưa và lấy cảm hứng từ những gì đang diễn ra ở Đài Loan, nhưng số trường loại này không nhiều và ít nhiều được chính quyền địa phương bỏ qua.
Hỏi: Tại Xinhgapo, cách đây vài năm, người ta đã từng nói đến đạo Khổng và những “giá trị của châu Á”…
Trả lời: Đó là một chủ đề của những năm 1980, nhưng xuất hiện trở lại vào thời điểm diễn ra “kỳ tích” kinh tế của các con rồng nhỏ (Xinhgapo, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Công), Sau này người ta thấy rằng khái niệm “giá trị châu Á”, với tư cách là yếu tố giải thích về phương diện văn hóa đối với sự thần kỳ kinh tế đó, được một số nhà kinh tế học phương Tây đưa ra đầu tiên.
Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Trung Quốc trở thành trung tâm của thị trường tài chính thế giới, rồi sau đó thống lĩnh toàn bộ không gian đó. Khi Trung Quốc quyết định coi Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của mình, thế giới chấp nhận ngay mà không phản đối gì vì tất cả đều theo lập trường của Mỹ, nước phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về mặt kinh tế. Hiện nay, giữa Trung Quốc và Mỹ có một kiểu trao đổi theo dạng có qua có lại mà thế giới gọi là toàn cầu hóa.
Nhiều học giả đại học châu Âu còn không biết phần lớn giới tinh hoa Trung Quốc hiện nay đang được đào tạo tại Mỹ và họ sống thường xuyên ở đây. Chẳng hạn, trong hệ thống giáo dục đại học của Mỹ, người Trung Quốc đến từ Trung Hoa Đại lục đầu tư vào nhiều mảng và hất cảng người Đài Loan khỏi đây. Hơn nữa, một số trường đại học Mỹ mở “chi nhánh” ở Trung Quốc, từ đó tạo thành một “xa lộ” thông tin, gần như là một thị trường chung của con người và ý tưởng…
Hỏi: Người ta có cảm giác tuy phương tiện được đầu tư tương đối nhiều, song ở Mỹ vẫn còn ít văn bản được dịch ra từ tiếng Trung Quốc…
Trả lời: Trên thực tế, các nhà Trung Quốc học người Mỹ dịch nhiều văn bản, nhưng công việc của họ chỉ giới hạn ở trong trường đại học và thành quả công việc của họ chỉ được cung cấp cho một lượng độc giả hạn chế vì ở Mỹ không có một lượng độc giả rộng rãi quan tâm đến Trung Quốc như ở Pháp. Có thể Pháp là nước đi đầu trong lĩnh vực này theo nghĩa các nhà nghiên cứu Mỹ không vượt được các đồng nghiệp của họ ở Pháp và các ấn phẩm được công bố ở Pháp bắt đầu được biết đến cả ở ngoài không gian Pháp ngữ, chẳng hạn ở Tây Ban Nha và Italia.
Hỏi: Ở Pháp có ai quan tâm nhiều đến Khổng Tử không?
Trả lời: Khi đó là vấn đề văn hóa Trung Hoa, giới truyền thông hầu như không biết gì khác ngoài việc Khổng Tử, theo họ, chỉ là một người bán hàng, về phần mình, tôi cố gắng đưa ra một ý kiến khác với những gì người ta có thể đọc được về Khổng Tử và sự hài hòa…
“Hiện tượng Yu Dan” cho thấy nhiều điều về vấn đề đó: người phụ nữ bốn chục tuổi này, chuyên gia về truyền thông, giới thiệu nhiều chương trình truyền hình về Khổng Tử và được rất nhiều người theo dõi. Cuốn sách được bà xuất bản từ các chương trình đó được bán ra tới hàng triệu bản ở Trung Quốc và được dịch ở Pháp với tựa đề “Hạnh phúc theo quan niệm của Khổng Tử”. Chắc chắn người ta không biết rằng cuốn sách đó, do có trích dẫn một số đoạn trong cuốn “Luận ngữ” của Khổng Tử theo nhãn quan tuyên truyền chính thức, bị phê phán kịch liệt ở Trung Quốc và bị coi là “nhạt nhẽo”.
Người ta ít nói về nghệ thuật lãnh đạo theo kiểu Khổng Tử, về tính thẳng thắn, về tính gương mẫu cho phép bậc thầy đó áp đặt ý chí của mình một cách tự nhiên và hợp thức hóa quyền lực và quyền uy của mình… Có thể người ta hơi quên đi các đoạn nói về những đức tính này để phục vụ các chủ đề tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc. Chính một số khía cạnh về lời răn của Khổng Tử có thể gây khó dễ cho Chính phủ Trung Quốc, do đó họ chỉ muốn nói đến quyền lực của một thủ lĩnh mà người dân phải phục tùng mà không được có ý kiến gì. Chính vì vậy, tôi cho rằng sự đồng thuận được tạo ra xung quanh cuốn sách của Yu Dan là không thể chấp nhận được.
Hỏi: Khẩu hiệu “Xã hội hài hòa” hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những trích dẫn từ lời răn của Khổng Tử có phải là cách để thủ tiêu tranh luận về dân chủ không?
Trả lời: Chắc chắn là như vậy. “Xã hội hài hòa” là một cách để lấy lại những yếu tố trong vốn từ vựng liên quan đến đạo Khổng, đồng thời cũng để đưa ra cách hiểu rất độc đoán về tôn giáo này. Trên thực tế, “xã hội hài hòa” là một kiểu xác lập tương đối gia trưởng mối quan hệ giữa người lành đạo và người bị lãnh đạo. Điều đó cũng cho phép phong tỏa các giai pháp thay thế khiến các giải pháp này bị bác bỏ do phải theo một truyền thống Trung Hoa được coi trọng theo kiểu rất bản chất, với lập luận rằng dân chủ có xuất xứ từ phương tây, do đó hoàn toàn xa lạ với văn hóa Trung Quốc.
Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc là một yếu tố quan trọng, nhưng ở bên ngoài, người ta vẫn tiếp tục khai thác hình ảnh tạo đồng thuận của Khổng Tử như một nhãn mác của “xã hội hài hòa”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất muốn xuất khẩu nhãn mác đó và đôi khi thứ hàng hóa đó lại nhận được sự đồng tình ở bên ngoài. Tại Mỹ, một số nhóm tư vấn nhấn mạnh rằng một nền giáo dục có tính độc đoán hơn một chút có thể tạo ra những công dân được định hình rõ ràng. Các nhóm này công khai dẫn rất nhiều nguồn liên quan đến đạo Khổng vốn được dịch sang tiếng Anh từ ít nhất một thế kỷ nay.
Hỏi: Có phải ngẫu nhiên mà các Viện Khổng Tử được gọi là…
Trả lời: Hình ảnh Khổng Tử trở thành một giá trị để xuất khẩu. Trái ngược với những gì thường được nói ra, các Viện Khổng Tử (ở Pháp có khoảng 15 cơ sở) khác với các Trung tâm văn hóa Pháp ở chỗ các viện đó được thiết lập trong hệ thống các trường đại học của phương Tây và các trường này có xu hướng tiếp tục tiếp nhận các Viện Khổng Tử khi Nhà nước có khuynh hướng xóa bỏ hỗ trợ cho các trường đại học về phương diện tài chính, đặc biệt là các bộ phận nghiên cứu châu Á.
Đằng sau các Viện Khổng Tử, có một tổ chức có tên gụi là Hanban (Hán Biện), tổ chức chính phủ của Trung Quốc có nhiệm vụ truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài. Không khó khăn gì đế nhận ra đó là một công cụ tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc.
Hơn nữa, các Viện Khổng Tử đó lợi dụng ánh hào quang của Khổng tử để truyền bá một hình ảnh nào đó về Trung Quốc phù hợp với đường lối tuyên truyền của chính quyền, đồng thời được hỗ trợ Bởi lối tuyên truyền như người ta thường nghe thấy ở phương Tây về “tính khác biệt Trung Hoa”. Lối tuyên truyền này khích lệ nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc gửi tới các nước phương Tây bức thông điệp theo đó, “đúng là chúng tôi không tư duy như các ngài, chúng tôi có một truyền thống khác về cơ bản, do đó, những giá trị dân chủ của các ngài không liên quan đến chúng tôi…”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét