Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

VIWILEAK 4: BÁO ĐỘNG ĐỎ: KẾ HOẠCH ÁM SÁT CHỦ TỊCH NƯỚC


Tướng Nguyễn Văn Hưởng
Tình hình Việt Nam đang biến động khôn lường… Hiện nay việc kiểm điểm đảng viên cấp cơ sở đã bát đầu đượcmọi tính toán của Nguyễn Văn Hưởng có nguy cơ bị đảo lộn. Hưởng luôn hiểu rõ y chỉ có vai trò và được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trọng dụng khi nội bộ Đảng CS mâu thuẫn sâu sắc, cuộc chiến tranh giành quyền lực càng khốc liệt thì Hưởng càng có đất dụng võ… Nhưng Thầy trò Hưởng đã tính sai quá nhiều nước cờ: Quỷ Sa-tăng không bao giờ hiểu được sự phản kháng của những người dân bị áp bức dồn đến đường cùng. Hơn 600.000 doanh nghiệp và hàng triệu những cơ sở sản xuất – kinh doanh siêu nhỏ sau gần 1 năm bị các chính sách vĩ mô về tài chính, tiền tệ méo mó vì các nhóm lợi ích chèn ép, tàn phá, cướp bóc làm cho hơn 400.000 doanh nghiệp ngắc ngoải, 200.000 doanh nghiệp chết tức tưởi trong uất hận vì sự nghiệp, gia sản làm lụng, tích cóp cả đời bỗng dưng rơi hết vào tay đám tội phạm ngân hàng dới sự bao che của Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng…. Tức nước vỡ bờ! Do vậy mà sự phản kháng, rên xiết âm ỉ cả năm nay đã gần nhưng sôi đến cả trăm độ C chực chờ nổ tung ra….
 Những kẻ đứng trên pháp luật đã quên mất một điều rằng Nhóm lợi ích bản chất là những kẻ cướp và tội phạm, cho dù có tô son, điểm phấn ’ thì bản chất vẫn là kẻ tội phạm! Vì vậy những hành vi của chúng từ thuở hàn vi đến hôm nay, suốt chặng đường chúng đi qua đã gây biết bao tội lỗi và sai phạm chết người, chỉ cần bất cứ một cuộc thanh tra nghiêm túc vào cuộc thì tội lỗi sẽ bị phơi bày…. Đó chính là điểm yếu mà thầy trò Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ sót trong khi lập kế hoạch thâu tóm kinh tế chính trị của Việt Nam và có thể vì lỗ hổng chết người này sẽ kéo chìm Nguyễn tấn Dũng xuống cùng nhóm lợi ích.
 Khi cơn hồng thuỷ của nhân dân đã đến đỉnh điểm thì thầy trò Nguyễn Tấn Dũng mới chợt nhớ đến câu ‘có lật thuyền mới biết sức dân như nước’! Có lẽ vì vậy mà Thầy trò Dũng đã bắt đầu phải chùn tay. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phải thanh minh, bắn tin với nhiều người rằng y chỉ là ‘MỘT NGƯỜI LÍNH’, đã là lính thì phải thực hiện lệnh của thủ trưởng! Không phải vô cớ mà Bình đã ký văn bản thông báo ‘ NHNN thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng’ buộc các ngân hàng Thương mại xoá nợ trên 20.000 tỷ đồng cho Vinashin sau 08 tháng sau ngày VB của Thủ Tướng phát hành! Đó là chứng cứ ngoại phạm của Bình nếu hành động vi hiến của Thủ Tướng phải ra điều trần trước BCT!
 … Không riêng gì Nguyễn Văn Bình, ngay bản thân chính Nguyễn Tấn Dũng gần đây cũng tỏ ra xuống nước, đang tìm cách để thoả hiệp với các thế lực Chỉnh đốn Đảng, thậm chí ngay cô con gái rượu chỉ trước đấy vài tháng còn nghênh ngang làm lễ ra mắt Ngân hàng Bản Việt với hình con Phượng Hoàng bay lên, thì nay cũng biết món ‘bò né’ là gì và tìm cách chuồn khỏi chức vụ đại diện pháp luật của NH Bản Việt….
 Nhưng có một kẻ, không còn con đường để thoả hiệp – Đó chính là Nguyễn Văn Hưởng! Hưởng là người hiểu rõ những tội ác do hắn gây ra và người mà hắn không thể mua chuộc được – Đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – Người trước đây cũng là nạn nhân của Hưởng khi hắn đang phục vụ quan thầy Phan Văn Khải, Hưởng đã buộc vợ chồng Liên Khui Thìn và Đoàn Thị Thanh Hồng phải tố cáo Trương Tấn Sang… Hưởng hiểu rõ, trong trận chiến này nếu các phe phái thỏa hiệp với nhau thì hắn không còn đường để mà trốn. Trương Tấn Sang hiện đang trở thành kẻ thù số 1 của Nguyễn Văn Hưởng bởi uy tín của Trương Tấn Sang ngày càng được củng cố không những ở trong Đảng mà còn trong nhân dân về quyết tâm chống tham nhũng và là một trong những gương mặt trong sạch của Đảng CSVN trong bối cảnh người dân cả nước đã quá mệt mỏi với nạn tham nhũng đã đến giai đoạn trầm kha…
Kế hoạch Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Thống xem ra ngày càng có vẻ xa vời… Hưởng không chấp nhận thực tế Kế hoạch của hắn có thể bị phá sản.  Do vậy KẾ HOẠC ÁM SÁT TRƯƠNG TẤN SANG ĐÃ RA ĐỜI VỚI 4 OPTIONS và đang được triển khai từ phía Hải ngoại, Hưởng đã sử dụng mạng lưới gián điệp của y ở nước ngoài tham gia vào kế hoạch này.  Sau đây là 04 phương án đã được Nguyễn Văn Hưởng đang thực hiện:

  1. Phương án 1: Tìm những người thân tín của Trương Tấn Sang, những người được phép chạy thẳng ô tô vào trong sân nhà công vụ Tư Sang. Đây sẽ là những con mồi sẽ được đặt thuốc nổ có sức công phá cực lớn được điều khiển từ xa cho nổ tung khi xe đã vào trong sân tư gia của Tư Sang. Hiện nay tất cả số điện thoại, email, … của những người này đang được Hưởng theo dõi chặt chẽ để sẵn sàng hành động.
  2. Phương án 2: Nhà riêng của Tư Sang trong Sài gòn nằm sát đường một con đường nhỏ, chỉ cần một xe chứa thuốc nổ lớn cất dấu ở sau xe là có thể phá tung cả toà nhà này.
  3. Phương án 3: Nắm được quy luật thầy trò tư Sang thông thường mỗi buổi tối trong khoảng từ 7 – 9 giờ thường đi dạo xung quanh lăng Bác rồi về tư dinh, do đó kế hoạch đặt thuốc nổ có sức công phá lớn vào một xe máy hoặc xe ô tô được điều khiển bằng Remote từ xa.
  4. Phương án 4: Nắm rõ Tư Sang mỗi buổi sáng văn phòng phải chuẩn bị bình nước trà, phương án dùng loại vi rút  làm mất trí nhớ để hãm hại loại Tư Sang khỏ chính trường.
  5. Phương Án 5: Khi Trương Tấn Sang đi công tác địa phương cũng là một phương án tốt đã được đặt ra. Hưởng nắm rõ Tư Sang thời gian gần đây hoạt động rất mạnh, thường xuyên đi uý lạo cơ sở - Do vậy phương án đầu độc hoặc dùng vi- rút  đã được tính đến và là một phương án thuận lợi hơn cả.
Ba phương án đầu đã được Hưởng thông qua tay chân của mình trong tổ chức ở Hải Ngoại được giao nhiệm vụ ám sát và kế hoạch đổ tội cho Đảng Việt Tân đã được Hưởng tính đến.
Hai phương án sau thì loại Tư Sang một cách âm thầm và khi  Tư Sang đã bị loại khỏi chính trường thì sẽ chẳng còn ai truy cứu nữa và Hưởng sẽ lại thoát như những vụ trước đây!
Tại sao Nguyễn Văn Hưởng có thể vẫn tổ chức thực hiện được KẾ HOẠC ÁM SÁT CHỦ TỊCH NƯỚC?
Mặc dù Nguyễn Văn Hưởng đã có quyết định về nghỉ hưu, song vin vào cớ có Quyết định làm cố vấn cho Thủ Tướng, do vậy Hưởng vẫn ngang nhiên chiếm cái văn phòng dành cho Thứ Trưởng Bộ Công An, nhất định không chịu bàn giao lại. Dù đó chỉ là một cái văn phòng, nhưng nhờ nó mà Hưởng đã phô trương thanh thế bằng cách ám chỉ rằng thế lực của y còn rất mạnh và mọi việc y làm là chỉ đạo của Thủ Tướng!
Toàn ngành công an vài chục năm nay đều run sợ trước sự tàn bạo, nham hiểm và thế lực của Nguyễn Văn Hưởng. Mạng lưới an ninh y vẫn nắm mà không chịu bàn giao cho người kế nhiệm dù chính là đệ tử do hắn dựng lên. Hiện nay có nhiều việc chính những người trong mạng lưới của Hưởng cũng hiểu rõ đó là những điều phi nghĩa mà y buộc họ phải làm trong thời gian qua để chống lại Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh… song không ai dám phản kháng khi vẫn nhìn thấy cái văn phòng của Hưởng lù lù ở Bộ Công An!
Một số người cố gắng tảng lờ thực hiện những nhiệm vụ Hưởng giao một cách chểnh mảng vì họ lo sợ cho sinh mạng chính trị của chính họ phải tham gia vào những phi vụ ‘MẬT’ VÀ ‘BẨN’, nhưng hiện vẫn còn không ít kẻ đã nhúng chàm nhiều lần cộng thêm được trả công vô cùng hậu hĩnh bằng tiền của chính bố già Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh nên vẫn cung cúc thực hiện chỉ đạo đen tối và bẩn thỉu của Hưởng.
LỜI KHUYÊN: NẾU TRƯƠNG TẤN SANG MUỐN THỰC HIỆN ĐƯỢC KẾ HOẠCH CHỐNG THAM NHŨNG TIÊU DIỆT SÂU CHÚA GIÚP CHO DÂN ĐỠ KHỐN KHỔ TRƯỚC TIÊN HÃY LO GIỮ CÁI ‘GÁO’ CỦA MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN! COI CHỪNG KẺO TRỞ THÀNH KẺ CHỈ BIẾT NHE RĂNG RA CƯỜI NẾU UỐNG PHẢI ‘LY TRÀ NHÀI’CỦA NGUYỄN VĂN HƯỞNG THÌ CHẲNG CÒN AI DÁM PHẤT CỜ CHO DÂN NOI THEO NỮA!

 Xe pháo mã trên bàn cờ Luật Biển

Trương Tấn Sang thông qua luật Biển Việt Nam như thế nào?
Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao)Đấu tranh hậu trường để Luật Biển được thông qua là vô cùng khó khăn bởi cản trở của Trung Quốc, của phe Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Phú Trọng là cản trở lớn nhất việc thông qua Luật Biển tại Quốc hội VN. Tổng Trọng cũng là phát ngôn cho quyền lợi TQ tại Quốc hội VN. Đầu tiên phải đánh gục Trọng. Giải quyết được Trọng, thì giải quyết Thủ tướng tham nhũng, chỉ cần dùng chân trái mà thôi…

Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa

Sông Tiền (Danlambao) – “Để đuổi kịp miền Bắc”, năm 1976, Đảng CS VN chủ trương cả miền Nam tiến hành cải tạo XHCN, chuyển nền kinh tế thị trường ở miền Nam sang kinh tế XHCN. Đảng CS VN không dùng 2 từ tước đoạt mà dùng cụm từ “Công hữu hóa và tập thể hóa về tư liệu sản xuất” – Giải thích: Tất cả những gì thuộc đối tượng để người lao động tác động vào tạo ra của cải vật chất… được xem là tư liệu sản xuất (TLSX), chẳng hạn như nhà máy, hầm mỏ, ruộng đất… và những cơ sở dịch vụ khác.

Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị hành hung tại nhà

Nguyễn Tường Thụy (NTT blog) - Vào hồi 8 h30 phút tối ngày 8/7/2012, Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị một đám côn đồ xông vào hành hung tại nhà. Ngay sau đó, bạn bè, người thân của anh và các cha xứ, giáo dân đã có mặt.
Thông tin thu nhận tại chỗ cho biết, JB Nguyễn Hữu Vinh bị một đám côn đồ do Toàn cầm đầu xông vào nhà đánh. Anh Vinh cho biết, ngoài Toàn ra có ít nhất 3 tên khác. Toàn cầm dao, một tên khác cầm ổ khóa. Anh Vinh bị 1 nhát chém ở lưng, bàn tay trái chảy máu, có vết đánh ở ngực, vỡ một chiếc mũ bảo hiểm.

Thủ phạm đứng sau vụ hành hung Blogger Nguyễn Hữu Vinh là ai?

Lê Diễn Đức - Khoảng gần 9 giờ tối, giờ Việt Nam, ngày 8/7/2012, bạn bè loan tải trên Facebook tin blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị côn đồ hành hung. Sau khi nắm được toàn bộ sự việc, tôi vừa đau cái đau của thằng bạn bị đánh, vừa phẫn nộ về hành động của một bọn vô lại. Rồi còn lo lắng không biết trong hoàn cảnh như thế, các cháu nhỏ và vợ của Nguyễn Hữu Vinh ra sao.

Phòng chống tham nhũng từ đâu!

Quốc Anh (Danlambao)Thiên đường “Xã hội chủ nghĩa” chỉ dành riêng cho những người có quyền và có tiện Quyền lực sẽ sinh ra nhiều tiền của và tiền của sẽ mua bán, đổi chác lấy quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chỉ là một thứ triết lý sáo rỗng lọc lừa, dối trá và mị dân không ngoài mục đích củng cố quyền lực, che đậy những toan tính bất minh, che giấu sự thật. Mục tiêu cuối cùng của chế độ là làm cho bần cùng hóa toàn xã hội để nhằm dễ bề cai trị, sai khiến và dạy bảo. Sự thật chống tham nhũng là chống những ai? Chống tham nhũng tức là: “chống lại đảng, chống lại đồng chí và tập thể lãnh đạo của đảng”. Bởi người dân nghèo không có cơ hội để tham nhũng và bản thân người nông dân không được một thế lực nào bảo vệ, che chở để có thể giữ gìn chính đất đai, nhà cửa bao đời ông cha, tổ tiên để lại, làm gì có quyền thế để chiếm đoạt của công…

Bốc thăm vào trường mầm non: Vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em

Nhiều trường mầm non ở Hà Nội đã hoàn thành việc tuyển sinh vào trường mầm non bằng cách… bốc thăm. Những lá thăm “trượt” làm buồn lòng người dân chắc chắn không phải chỉ vì chuyện may – rủi.Chưa được học đã đánh… trượt

Những ngọn nến hiệp nhất tỏa sáng ở Giáo Phận Vinh

VRNS - Đáp lại lời kêu gọi của Tòa Giám Mục giáo phận Vinh, ngày 06/07/2012 khắp trong Giáo Phận đã in, căng khẩu hiệu “Phản đối hành vi phạm pháp và đánh đập Linh mục, Giáo dân của chính quyền tại Con Cuông”.

Quê hương

Lý Nhân Bản (Danlambao) Tôi đã nghe tiếng anh tiếng chị. Gào giữa phố phường như tiếng núi sông. Tiếng của tiền nhân thịt Lạc máu Hồng.  Đổ rầm rập trong lòng người xa xứ… 

Và nước mắt tôi nghẹn ngào tuôn chảy 
Giữa giòng xe cuồn cuộn đất Cali…

Cái lưỡi không xương của Bộ trưởng

K’lu Viễn Sự – Thời sự VTV 19 giờ tối nay trong mục “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” vừa phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận. Ngay câu đầu tiên, PV hỏi về vụ clip quay cóp Đồi Ngô, Bộ trưởng Luận nói ngay: “Bộ Giáo dục đào tạo rất quan tâm và đã có chỉ đạo quyết liệt, sâu sát việc này…”.

Thưa Chủ Tịch nước: Điện hạt nhân không thể tuyệt đối an toàn được !

hay là : Huyền thoại điện hạt nhân an toàn tuyệt đối !
Ts Trần Văn Bình (Kiều bào CHLB Đức) - Trong chuyến Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang thị sát nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ông đã đến kiểm tra tình hình phát triển kinh tế xã hội tại huyện Bác Ái ; Ông thăm và làm việc với đồng bào Chăm ở xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước và thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam ; Ông đã đi thị sát tiến độ thi công công trình đường ven biển Phú Thọ – Mũi Dinh và địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ông Sang đã phát biểu : “Mục tiêu dự án điện hạt nhân đặt ra là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi dự án hoàn thành sẽ mang lại lợi ích cho chính người dân địa phương và lợi ích chung của cả nước”
(theo báo chí trong nước)

Đối diện với chủ nghĩa dân tộc lớn

Trần Minh Khôi – Tài liệu Khuấy động Biển Đông của International Crisis Group giúp chúng ta thấy rõ cái cơ chế mà qua đó kế hoạch bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông được thực hiện. Kế hoạch đó thể tóm lược như sau: Bắc Kinh thả lỏng cho chính quyền địa phương các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông, và Quảng Tây, cùng với các đơn vị kinh tế nhà nước, các đơn vị tuần dương thuộc các bộ, và lực lượng hải quân của Giải phóng Quân tự do theo đuổi quyền lợi riêng của chúng trên Biển Đông mà không có một cơ quan điều hợp hữu hiệu nào ở cấp trung ương. Khi cần làm dịu đi sư căng thẳng khu vực có hại cho nó thì Bắc Kinh có thể đổ lỗi cho các cơ quan này và thực hiện một vài cử chỉ hòa giải để xoa dịu dư luận quốc tế. Nhưng, như hành xử ôn hòa của Bắc Kinh từ giữa 2011 đến giữa 2012 cho thấy, rõ ràng nó cố tình duy trì tình trạng có vẻ như hỗn loạn đó cho mục đích bá quyền của nó.

Tham nhũng là rào cản mọi sự phát triển kinh tế đất nước ?

 "Tiền lại đẻ ra tiền", liệu có đồng cảnh và đồng ngữ với "Có tiền mua tiên cũng được" hay "Dùng tiền để mua quyền và dùng quyền để kiếm lại tiền nhiều hơn"?



Thực tế Tham nhũng xuất phát từ nghĩa cái nghĩa của "Quyền và Tiền"! Dùng tiền để mua quyền và lại vì tiền mà dùng quyền để kiếm tiền chỉ có điều đồng tiền nén bạc ấy nó từ đâu mà có vì trong thực tế phát triển của kinh tế xã hội dù ở điều kiện nào nếu kiếm tiền chân chính là phải có điều kiện cần và đủ năng lực,tài năng và trí tuệ, ở nền kinh tế thị trường thì quy luật kinh doanh tiền đẻ ra tiền khi và chỉ khi đồng tiền đưa vào kinh doanh là đồng tiền sạch và giá trị đúng của sản phẩm là tập hợp các chi phí và những tinh túy của sức lao động đem lại chất lượng và giá thành của nó. khi giá trị của hàng hóa sản phẩm ngày một phát triển thì nền kinh tế xã hội ấy cũng tiến theo chiều thuận của thời gian. Còn nếu đồng tiền"không sạch" mà có được do những "vi phạm các kiểu" mà có rồi từ đó lại đẻ thêm những đồng tiền"không sạch" khác đó chính là quy trình kiếm tiền của một vòng "luẩn quẩn" nói tóm lại dư luận cho một định nghĩa chung có tiền do tham và nhũng nhiễu hay là "tham nhũng" chắc chắn sẽ là rào cản mọi sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia,vùng,tỉnh... và mọi nơi nếu lợi ích dựa trên mối quan hệ là tham nhũng sẽ cản trở quá trình cải cách và phát triển đất nước.
Khi nghiên cứu về động lực thúc đẩy cải cách kinh tế tại các tỉnh ở Việt Nam. Báo cáo được công bố hôm 5.7 tại Hà Nội đã nhận định tham nhũng là rào cản quá trình cải cách và phát triển kinh tế từ địa phương đến trung ương và lan tỏa cả quốc gia , Nội dung báo cáo quan trọng này dựa trên kết quả nghiên cứu tại bốn tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là Bắc Ninh, Hưng Yên, Đồng Tháp, Cà Mau, do viện Nghiên cứu Phát triển(IDS) của đại học Sussex, Vương quốc Anh và phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cả hai trường hợp thành công cho thấy ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo năng động, có trình độ và ổn định của chính quyền tỉnh. Thiếu những yếu tố này, những cố gắng vận động của hành lang của khối DN tư nhân cũng sẽ chỉ dừng ở việc phục vụ lợi ích cá nhân và không được chuyển biến thành những cải cách sâu rộng hơn. Như vậy “Rõ ràng là sự kết hợp của một khu vực tư nhân có năng lực được tổ chức tốt và một bộ máy lãnh đạo địa phương năng động sẽ làm gia tăng sự thành công”.
Mặt khác quá trình phân cấp hay cải cách hành chính đã diễn ra thành công, nhưng cũng gây ra không ít vấn đề cho địa phương sau đó. Các vấn đề được đề cập nhiều nhất là sự lãng phí đầu tư công, đặc biệt là xây dựng quá nhiều sân bay, bến cảng, khu công nghiệp tại các địa phương. Các tỉnh đua nhau xây dựng cơ sở hạ tầng đắt tiền nhằm khẳng định uy tín với nhà đầu tư nhưng lại nhận được kết quả ngược lại: cơ sở hạ tầng không được sử dụng hết công suất.“Chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời có nội dung: Nhờ có quá trình phân cấp, giờ đây bộ mặt nông nghiệp của Việt Nam có “14 lỗ” với hàm ý các cánh đồng lúa bị phá hủy để chuyển hóa thành sân golf”...và rất nhiều dự án vô lý khác không phù hợp với vùng, miền và địa lý khí hậu hay điều kiến phát triển... 
Hay giới nghiên cứu kinh tế đã nhận định là "phát triển kinh tế mũi nhọn như quả mít" vì tình trạng đầu tư lãng phí dàn trải và chỗ nào cũng nhọn ví như ở Đồng Tháp: ngành công nghiệp mũi nhọn của Đồng Tháp những năm gần đây là công nghiệp chế biến thủy sản và thức ăn gia súc do vậy trên địa bản tỉnh, hiện có tới 42 dự án đầu tư với công suất 280.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng, nhưng chỉ hoạt động 50% công suất do nhiều nguyên nhân như thiếu nguyên liệu đầu vào, thị trường xuất khẩu…, như vậy đã lãng phí của cải xã hội gần 2.600 tỷ đồng.
Về động lực cải cách có nhiều yếu tố, nhưng quyết định là từ lãnh đạo, chính quyền, cơ quan quản lý. “Cải cách đâu phải người dân quyết định được. Nhưng động lực để thúc đẩy phát triển lại chính là từ người dân, từ DN, mà ở đây chúng ta nhấn mạnh là DN tư nhân”.
Có thể nhận định "Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao hàng chục năm nay và các tỉnh hiện cũng ráo riết cho mục tiêu tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng ấy có bền vững không?" thực  sự là sự tăng trưởng ảo Vì nếu phân cấp quản lý mà bản thân nó  là phân chia quyền lực và trách nhiệm, nhưng nếu trao hết cho địa phương là không đúng, mà là việc hiện đúng chức năng được phân cấp, bảo đảm năng lực giải trình của cả trung ương và địa phương. “Tuy nhiên, nội dung này trong báo cáo còn mờ nhạt. Báo cáo cũng nói rằng phân cấp cho địa phương tạo ra lãng phí, nhưng ở trung ương còn lãng phí hơn nhiều,mà trường hợp Vinashin, Vinalines là điển hình”,Hay sự phân cấp này chính là cái "bẫy" để thực hiện mối quan hệ giữa "quyền và tiền" ở từng cấp độ và tham nhũng cũng nảy sinh theo cấp độ này? Vì vậy nó là rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế cũng theo cấp độ phân chia?
Thực tế hiện nay cải cách quản lý chưa hẳn là trao quyền, mà có phàn là chính quyền trung ương chạy trốn trách nhiệm, trong khi thiết chế giám sát vẫn còn hạn chế. vì thực tế “Đúng là có chuyện tỉnh nào cũng mải mê chạy theo mô hình tăng trưởng nhưng không trách họ được, vì cách thức phân bổ kinh tế như hiện nay, tư duy nhiệm kỳ như hiện nay. Nếu các tỉnh cạnh tranh nhau về năng lực điều hành thì tốt, nhưng cạnh tranh nhau về sân bay, bến cảng hoành tráng thì hiệu quả ngược”. Mà lại mỗi dự án này lại mất khoảng 30-40 % vốn ban đầu theo kiểu "luật bất thành văn" cứ thế mà làm rồi đi tìm người để thực hiện quy chế "xin cho " hoặc "chế độ chỉ định thầu " cũng chẳng khác nhau là mấy?
Kết luận: Nhìn nhận tổng thế nếu ở bất kỳ điều kiện nào xã hội nào mà hiện tượng tham nhũng hiển diện và phát triển thì sẽ là rào cản quá lớn đến sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội tại thời điểm ấy ? Vì vậy muốn kinh tế xã hội ổn định và  phát triển cần phải tìm bài thuốc triệt tiêu mọi tham nhũng ở mọi ngóc ngách của nền kinh tế mà xuất phát điểm phải từ khâu tổ chức nhân sự phải là độc lập và cần theo quy định. tiêu chí. chỉ tiêu về tầm và tâm của người cán bộ quản lý ở mọi cấp ngành và cần được nhân dân nhìn nhận đánh giá và  tín nhiệm khi  tranh cử. Đó chính là khâu cải cách cần thiết và phải thực hiện càng sớm càng tốt.
Phương Mai TH
Tầm nhìn

Cái lưỡi không xương của Bộ trưởng

Thời sự VTV 19 giờ tối nay trong mục "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời" vừa phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận. Ngay câu đầu tiên, PV hỏi về vụ clip quay cóp Đồi Ngô, Bộ trưởng Luận nói ngay: "Bộ Giáo dục đào tạo rất quan tâm và đã có chỉ đạo quyết liệt, sâu sát việc này...".
Khi nói câu ấy trên VTV, Bộ trưởng chắc chưa quên đúng 1 tháng trước bên hành lang Quốc hội, ông đã nói gì, có thái độ gì với báo chí về vụ Đồi Ngô. Thái độ và những câu trả lời mà sau đó Bộ trưởng đã phải can thiệp đủ đường để người dân không được biết nguyên văn.
Và đây là nguyên văn những lời Bộ trưởng Phạm vũ Luận đã nói một tháng trước, vào ngày 7/6 bên hành lang Quốc hội.
"Vụ Đồi Ngô, dư luận đã vội vàng! "
“Hiện chưa có kết quả, việc xử lý do địa phương làm, Bộ chưa vào cuộc vì đang chờ báo cáo và chưa có ý kiến gì lúc này, khi nào có kết luận Bộ sẽ có ý kiến với tỉnh”.
* Nhưng khi báo chí đã nêu như vậy thì Bộ cũng nên có thông điệp rõ ràng?
- Thông điệp rõ ràng để làm gì?
*Thông điệp rõ ràng để dư luận không còn băn khoăn.
- Tốt nhất là dư luận đừng vội đưa lên khi chưa có kết luận. Báo chí cũng đừng nói vậy, báo chí chỉ cần nói là đang chờ kết luận của địa phương.
* Nhưng không thể ngăn được dư luận vì clip rất rõ ràng, Hội đồng thi trường THPT Đồi Ngô cũng đã xác nhận là clip quay tại đó, thưa Bộ trưởng?
- Cứ để dư luận người ta nói!
*Nhưng hiện những em họ sinh quay clip đó rất lo sợ, có em bỏ trốn lên Hà Nội vì lo sợ và cũng có nhiều em khác đang muốn tố cáo.
- (…) Tôi không trả lời.
* Báo cáo về kỳ thi của Bộ là mọi việc đều tốt đẹp, nhưng nay lại có clip như thế, có cần phải điều chỉnh lại báo cáo không?
- Sẽ điều chỉnh
* Giáo viên Đỗ Việt Khoa người đưa ra công luận clip đầu tiên cho biết còn có 11 clip khác nữa về gian lận thi cử. Bộ trưởng có quan tâm không?
- Không
* Vì sao?
- Khi nào họ công bố hãy tính, chứ tôi không đi hỏi.
* Vậy nếu báo chí có clip đó đưa cho Bộ trưởng thì sao?
- Có, các anh gửi cho thư ký của tôi.
K'lu Viễn Sự


NHÀ DỘT TỪ NÓC

Qlb - Hãy xem một 'anh cả đỏ' của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng để thấy 'Những Quả đấm thép' - Sản phẩm của Nguyễn Tấn Dũng khi còn đang giữ cương vị Phó Thủ Tướng - thực chất chỉ là chiêu bài vuốt ve sự cuồng tín chủ nghĩa Cộng sản của các 'Thái Thượng Hoàng' và để tập trung quyền lực kinh tế vào trong tay mình. Nguyễn Tấn Dũng quả thật là một tín đồ xuất sắc của Quỷ Sa- Tăng Karl Mark, đã áp dụng thành công học thuyết 'Vật chất quyết định ý thức', từ chỗ đưa ra sáng kiến 'TẬP ĐOÀN - NHỮNG QUẢ ĐẤM THÉP', không những  thu gom được mọi lợi ích kinh tế về dưới trướng của mình, mà lại làm đẹp lòng các Thái Thượng Hoàng để ngang nhiên một mình bước lên võ đài tranh chức Thủ Tướng mà các đối thủ bị diệt từ trước trận đấu!

Ông bà ta đã có câu "Nhà dột từ nóc, không chóng thì chày cũng sập...", thử hỏi làm cha, làm mẹ mà tham nhũng, buộc các con chiên của mình là các Tập đoàn phải cống lễ vật cho mình, mà không phải chỉ riêng một mình Nguyễn Tấn Dũng, mà toàn bộ chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng, từ Hoàng Trung Hải đến Nguyễn Sinh Hùng... đều tranh thủ đục khoét ăn cướp như 'tằm ăn đỗi'! Ngạn ngữ Pháp có câu 'Càng ăn càng thấy đói...'. Chính Phủ Dũng như những bày mối mọt đã đục ruỗng cả nền kinh tế, cái nhà đã không còn cái nền nữa ....Vậy thì sự sụp đổ bởi nợ nần, bởi thất thoát, bởi tham nhũng của 'Những quả đấm thép' là điều tất yếu!

Mời đọc bài về Công ty xi măng nợ nần đang trên đà sụp đổ ...

 Nỗi đau ngành xi măng, khoản nợ 11.000 tỷ đồng và hoạt động của HT1

Với tình hình thanh toán đáng ngại hiện tại của HT1, những đơn vị tài trợ vốn cho HT1 hiển nhiên là những người lo nhất về khoản vốn đã cho vay.
Những ngày qua, dư luận đổ dồn quan tâm đến ngành xi măng- một ngành đang đứng trước nguy cơ phá sản nhiều doanh nghiệp bởi tồn kho cao, nợ nần nhiều. Bài viết này nhìn lại KQKD của Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (HT1) để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình trạng của doanh nghiệp này.
Tài sản tăng mạnh, hình thành chủ yếu từ vay nợ
Thời gian trước và sau khi sáp nhập Hà Tiên 2 vào HT1 vào giữa năm 2010, tổng tài sản của HT1 đều tăng mạnh. Từ 1.760 tỷ đồng tổng tài sản năm 2005, tài sản của HT1 đã tăng gấp 4 lần lên 7.260 tỷ đồng năm 2009 và sau khi sáp nhập HT2 vào HT1, tổng tài sản tăng 6,7 lần lên 11.800 tỷ đồng và đến hết quý I/2012 là 12.880 tỷ đồng.
MQH giữ Tổng tài sản và nợ phải trả của HT1
Một điểm đáng chú ý là, tài sản của HT1 chủ yếu hình thành từ vốn vay. Cùng sự tăng trưởng phi mã của tài sản, nợ của công ty cũng tăng từ 650 tỷ đồng hồi năm 2005 lên 11.117 tỷ đồng thời điểm kết thúc quý I/2012.
Một vấn đề nữa cần đề cập là vấn đề tài sản cố định. Hầu hết tài sản tăng thêm của công ty nằm ở tài sản cố định. Hơn 3 năm gần đây, tài sản cố định của công ty luôn chiếm trên 75% tổng tài sản. Đây là một mấu chốt lớn ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty.
MQH giữ tổng tải sản và tài sản cố định của HT1
Nợ- gánh nặng lớn nhất
Nhìn lại BCTC cuối quý I năm 2012 của HT1 nhà đầu tư không khỏi giật mình khi tổng nợ phải trả của công ty lên gần 11.117 tỷ đồng trên tổng tài sản 12.879 tỷ đồng. Hệ số nợ là 0,86 lần tức 100 đồng tài sản hiện tại được tạo ra từ 86 đồng vốn vay.
Bởi khoản nợ lớn của HT1, hàng năm công ty phải chịu khoản chi phí tài chính khổng lồ. Chi phí này ăn mòn hết lãi từ hoạt động kinh doanh chính. Đơn cử, năm 2011, HT1 có 1.470 tỷ đồng lợi nhuận gộp nhưng riêng chi phí lãi vay đã gần 795 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh không nhiều điểm sáng
Nhìn vào biểu đồ biến động doanh thu, lợi nhuận của HT1, doanh thu thuần của công ty vẫn đạt mức tăng trưởng khá nhưng lợi nhuận sụt giảm mạnh và 2011 là năm đầu tiên từ năm 2005 đến nay công ty báo lỗ. Qúy I/2012 lãi 0 đồng.
Ai tài trợ vốn cho HT1?
Một điểm phải nhắc đến là bởi nợ của HT1 ở mức cao nên khả năng thanh toán của HT1 ở mức đáng lo ngại. Hệ số thanh toán nhanh cuối quý I/2012 chỉ còn 0,14 lần.
Với tình hình thanh toán đáng ngại đó, những đơn vị tài trợ vốn cho HT1 hiển nhiên là những người lo nhất về khoản vốn đã cho vay.
Trong khi tài sản ngắn hạn cuối quý I/2012 của HT1 chỉ còn 1.778 tỷ đồng thì công ty đối mặt với khoản vay ngắn hạn và nợ đến hạn hơn 2.400 tỷ đồng. Ngân hàng tài trợ vốn lớn nhất cho HT1 ngắn hạn là BIDV Chi nhánh SGD II với 490 tỷ đồng.
Vay ngắn hạn
1469 tỷ đồng
BIDV Chi nhánh SGD II
490
Vicem
304
Vietcombank-HCM
297.4
Vietinbank-HCM
272.4
Tokyo-Mitsubishi UFJ-HCM
68
ACB
18.34
Tài chính xi măng CFC
18
Nợ đến hạn trả
935 tỷ đồng
Vay dài hạn
7440 tỷ đồng
BIDV-SGD II
196
Đáo hạn 8/2016
219.5
Đáo hạn 8/2016
147.2
Đáo hạn 4/2017
Hợp nhất 8 chi nhánh BIDV
1842
Đáo hạn 08/2017
Societe Generale
1391.5
Đáo hạn 12/2019
604.54
Đáo hạn 2/2020
305
Đáo hạn 2/2020
Vietinbank-Kiên Giang
702
Đáo hạn 12/2020
200.5
Đáo hạn 12/2020
BIDV
323.6
Đáo hạn 12/2018
Vietcombank-Kiên Giang
176.5
Đáo hạn 5/2015
104.2
Đáo hạn 12/2015
Ngân hàng Calyon
920.3
Đáo hạn 6/2021
307.3
Đáo hạn 6/2021
Tài chính xi măng CFC
10
Đáo hạn 1/2014
Hải An
Theo TTVN



CHÂN TƯỚNG BỐ GIÀ KIÊN


Qlb - Chúng tôi nhận được hồ sơ tố cáo bố già Nguyễn Đức Kiên của đồng sự đã làm cho y 15 năm phải ra đi và bị Kiên quỵt tiền công sức của 15 năm, đã phải kiện cáo khắp nơi, nhưng rồi cũng đành phải chào thua vì Kiên đã có Nguyễn Văn Hưởng và Trương Hoà Bình bịt kín mọi ngả. Qua đơn tố cáo gởi Bộ Công An cho thấy từ những năm 1996, khi mới khởi nghiệp sau khi bị nước bạn Hungari đuổi về vì đang là sinh viên của một trường quân sự nhưng lại làm cho cô gái Hungari có một đứa con rơi... Chân tướng của Kiên đã thể hiện bản chất của một kẻ chuyên trộm cắp, lừa đảo và luôn luôn dùng  quan chức làm chỗ dựa để đục khoét,  buôn lậu, trốn thuế ...
Mời độc giả xem các tài liệu dưới đây :









HAI CÁI Ổ TỘI PHẠM - TECHCOMBANK & MASAN


Đây là hai cái ổ rửa tiền, buôn lậu, làm ăn phạm pháp
Qlb -Từ năm 2003 đến 2006 Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đã bị phát hiện rửa tiền, hối lộ, làm ăn phi pháp chuyển tiền sang Nga. 
Thực tế vụ án rửa tiền 15 triệu USD của Techcombank và Masan cùng phối hợp thực hiện vào năm 2006 bị an ninh Hà Nội phát hiện như sau: 
Sau khi dùng 'ngáo ộp Hưởng' để doạ buộc bà Nguyễn Thị Nga - còn gọi Nga Đồng Mô (Nay là chủ tịch của SEA Bank) ra khỏi Techcombank và phải chuyển lại toàn bộ cổ phiếu cho Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh, cả hai qua môi giới của chính bà Nga đã bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thu được số tiền lớn trên 300 triệu USD, nhưng cả Quang và Anh muốn trốn thuế, do vậy đã yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài  chuyển cho Quang và Anh 300 triệu USD* vào các công ty mở tại Nga mà ALRA chỉ là một trong số đó. Những bố già Quang, Anh và Kiên này đều có chung một thủ đoạn: Hoàn toàn không đứng tên tại các công ty do chính chúng là những ông chủ thật sự. Việc phát hiện công ty ALRA từ Nga chuyển về 15 triệu chỉ mới là một phần nhỏ và khi bị cơ quan an ninh Hà Nội bắt đầu vào cuộc, thấy bị 'bốc mùi' thì chúng lại vội vàng chuyển tiền ra nước ngoài mục đích để xoá dấu vết và chạy tội....
Vụ án nếu được làm đến nơi, đến chốn thì chắc chắn sẽ phanh phui ra cả một đường dây mua bán vũ khí, bán thiết bị 'dởm' từ Nga (về cho các nhà máy thuỷ điện Việt Nam như Thác Mơ...), kinh doanh trốn thuế, chuyển ngân lậu.... 
Ngay khi vụ án vừa bị Công an Hà Nội phát hiện thì Tướng Thứ trưởng Bộ CA Nguyễn Văn Hưởng - chú của Hồ Hùng Anh đã buộc lực lượng an ninh điều tra phải im miệng và huỷ toàn bộ hồ sơ, đóng vụ án lại. Nhờ vậy Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh cùng hai cái hang ổ tội phạm Techcombank và Tập đoàn Masan đã bình an vô sự đến ngày hôm nay, lại kết bè đảng với Nguyễn Thanh Phượng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp tục dùng hai cái ổ con nhền nhện Techcombank, Tập đoàn Masan cùng những công ty con do chính Nguyễn Đăng Quang thuê mở nước ngoài và mở tại Nga để nhận các khoản tiền chúng lấy từ Techcombank bằng cách làm các hợp đồng MA mua bán hàng hoá, thiết bị, máy móc, vật tư... (Tiền chuyển đi mà chẳng hề có hàng hoá chuyển về!) Mỗi năm thông qua hình thức này Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đã chuyển đi nước ngoài cả tỷ USD và từ đó lại làm trò để rút tiền về đi tàn sát, cướp bóc của các doanh nghiệp và của nhân dân.
Mời độc giả đọc bài viết duy nhất đã lọt ra đăng lên được, sau đó tất cả đều rơi vào im lặng vĩnh viễn.
'24/1/2006 – Diễn đàn DN
Phát hiện một công ty có dấu hiệu rửa tiền
Lực lượng An ninh thuộc Công an TP. Hà Nội đã xác định Công ty TNHH ALRA có địa chỉ tại Liên bang Nga đã có hành vi vi phạm chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam, sử dụng ngoại tệ có dấu hiệu rửa tiền.
Kết quả điều tra, tháng 10/2003, Công ty TNHH ALRA đã mở 2 tài khoản ngoại tệ (USD) và Việt Nam đồng (VND) tại một Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần ở quận Tân Bình, TP.HCM. Chủ tài khoản là ông Lê Minh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ALRA đã ủy quyền cho ông Nguyễn Quỳnh Lâm giao dịch.
Việc mở 2 tài khoản này là trái phép bởi lẽ theo qui định, Công ty TNHH ALRA mở và duy trì tài khoản tại VN phải được phép của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga... Song, không rõ vì sao ông Khúc Văn Họa - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần tại quận Tân Bình, TP.HCM vẫn cho duy trì 2 tài khoản.
Từ tháng 10/2003 - 11/2005, Công ty TNHH ALRA đã bán gần 15 triệu USD (tương đương gần 232 tỷ đồng) cho Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần (Techcombank -QLB) này. Số tiền này lại được chuyển lòng vòng thông qua nhiều cá nhân và pháp nhân thuộc nhóm Công ty Cổ phần MASAN ở TP.HCM (do các ông Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, là một trong các chủ sở hữu làm các thủ tục hợp pháp hóa nhằm xóa nguồn gốc tiền). Tiếp đó, để cho 5 cá nhân và 2 pháp nhân khác mua hơn 10.700 cổ phiếu của ngân hàng mẹ Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Chi nhánh quận Tân Bình với số tiền trên 68 tỷ đồng.
Tại cơ quan Công an, các ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang (2 trong số 5 cá nhân đã mua cổ phiếu) đều khai nhận đây là tiền của ông Hồ Hùng Anh chuyển về VN cho các cá nhân, pháp nhân để mua cổ phần với hình thức chuyển nộp USD cho Công ty TNHH ALRA tại Cộng hòa Liên bang Nga và ông Nguyễn Đăng Quang nhận tiền VN thông qua tài khoản của Công ty ALRA tại VN.
Tuy nhiên, không có tài liệu xác nhận lời khai của ông Hồ Hùng Anh là thực. Bản thân ông Hồ Hùng Anh không góp vốn với Công ty TNHH ALRA. Như vậy, nguồn gốc tiền mua cổ phiếu của các cá nhân, pháp nhân là không rõ ràng, thông qua giao dịch bất hợp pháp để đầu tư sinh lợi vào ngân hàng.
Sau khi có hàng triệu USD đã được quay vòng và sinh lợi, từ ngày 3/11/2003 - 4/8/2005, Công ty TNHH ALRA đã chuyển ra nước ngoài gần 13 triệu USD bằng 31 lệnh chuyển tiền. Đối tượng nhận tiền là các công ty nước ngoài có mở tài khoản tại nước ngoài. Đây rõ ràng là hoạt động chuyển tiền trái phép.
Công an TP. Hà Nội đã có công văn gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN về sự việc vi phạm trên, đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước VN cử cán bộ phối hợp cùng với lực lượng An ninh Công an TP. Hà Nội để xác minh làm rõ."
__________________________________________________________________________________________
* Sở dĩ có thể thu được số tiền lớn từ bán cổ phiếu ngân hàng vì thực chất đây là tiền để hối lộ quan chức NHNN và Chính Phủ để được chấp thuận cho phép bán cổ phần cho nước ngoài. Đây là một dạng mua bán cơ chế trong thời điểm Chính Phủ Việt Nam xiết rất chặt việc cho nước ngoài tham gia vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.


Đại diện của… đại diện?!

Trước những lo ngại về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với các cú "đắm tàu" của Vinashin, Vinalines… Bộ Tài chính đang dự thảo một đề án "cài người" vào DNNN để giám sát.

Cụ thể, theo thông báo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam sau cuộc họp Chính phủ tháng 6, dự kiến của Bộ Tài chính sẽ là trả lương cho công chức "nằm vùng" tại DNNN. Công chức này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, báo cáo mọi hoạt động, quyết định, diễn biến… của ban lãnh đạo DNNN nhằm phát hiện sớm các rủi ro cũng như các quyết định "liều" của những nhân vật như Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng…
Mới nghe thì có vẻ như đó là quyết sách mang tính đột phá, có thể giúp trấn an dư luận về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Song nếu nhìn lại thì các cơ chế đại diện, giám sát như thế đã triển khai nhiều lần mà chưa khi nào có sự đánh giá toàn diện cả.

Cụ thể, ngay Hội đồng Quản trị (HĐQT) - nay là Hội đồng Thành viên - tại DNNN thì đều là người của Nhà nước cử đến đại diện cho phần vốn của Nhà nước tại DNNN. Trong HĐQT một số DNNN lớn (như dầu khí) còn có thành viên là thứ trưởng đương chức; ngoài ra cơ cấu còn có phân công người giữ vị trí trưởng ban kiểm soát, tức là tất cả những con người này đều có nhiệm vụ theo dõi, bảo toàn và phát triển phần vốn của DNNN.

Hơn thế, ngoài các thiết chế thuộc về nội bộ DNNN, mới đây Bộ Tài chính còn lập ra một DN "đặc thù" chuyên giám sát và quản lý phần vốn tại DNNN theo mô hình DN, là SCIC. Loại DN này vừa cấp vốn theo hình thức đầu tư (thông qua mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn…), vừa cử người đến trực tiếp đại diện cho phần vốn của Nhà nước, có trường hợp òn kiêm luôn vị trí điều hành.

Tuy nhiều cơ chế "đại diện" như vậy, song vừa qua đã xảy ra hàng loạt "sự cố" gây mất vốn nhà nước mà nguyên nhân chính từ phía người "đại diện". Nhà nước mất tiền, người "đại diện" bị đi tù hoặc truy nã, dân thì bức xúc… hết vụ nọ đến vụ kia nhưng rồi không ai chỉ ra đích danh nguyên nhân chốt của vấn đề. Đó chính là vì các vị "đại diện" <span class="underlined-text">đều không phải là người bỏ vốn ra kinh doanh</span> nên vì nhiều lý do, họ đã không làm tốt chức năng đại diện một cách thực chất.

Vậy thì phương án "cài người" mà Bộ Tài chính đang dự kiến sẽ vẫn chỉ là một loại "bình mới, rượu cũ" mà thôi.
Phương án khả dĩ nhất vẫn là đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, đa dạng hóa thành phần các "ông chủ" của DNNN; áp đặt các phương thức công khai, minh bạch như các công ty đại chúng (loại đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán) để các nhà đầu tư nhỏ, dân chúng giám sát.
Theo Dân Luận


Chỉnh đốn đảng nghiêm minh hay lại chuyện đầu voi đuôi chuột



Theo dự định của Bộ Chính trị Trung ương đảng CS, một cuộc vận động chỉnh đốn đảng rất lớn trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo sẽ diễn ra trong tháng 7, 2012 này.
Các nhà lãnh đạo chủ chốt của đảng và nhà nước đều nhấn mạnh đến tình trạng suy thoái nghiêm trọng chưa từng có của đảng từ khi thành lập đến nay, khi chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ lan tràn từ trong đảng ra ngoài xã hội, nạn tham nhũng càng hô hào đấu tranh quyết liệt càng trở thành sâu rộng bất trị, uy tín lãnh đạo của đảng tụt xuống tận đáy, khủng hoảng chính trị – kinh tế – tài chính – văn hóa – xã hội thúc đẩy nhau tạo nên một bức tranh xã hội mờ mịt.
Tình hình cực kỳ nghiêm trọng đến độ cuộc họp Trung ương 5 phải kéo còi báo động cấp 3 và cố tìm ra biện pháp khắc phục sự suy thoái đang tăng tốc một cách cực kỳ nguy hiểm cho chế độ độc đảng, một chế độ hầu như không có pháp luật. Dưới chế độ này, nạn lợi dụng quyền thế để làm giàu vô hạn độ cho bản thân và gia đình ngang nhiên hoành hành, thách thức láo xược mọi người dân lương thiện.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa sẽ ra tay lãnh đạo một cuộc tổng vệ sinh mẫu mực, không khoan nhượng ở mọi cấp, trước hết trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hàng Trung ương, không sót một ai. Ý muốn thì tốt đẹp, nhưng liệu có làm nổi hay không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách và quyết tâm diệt trừ những bầy sâu tham nhũng hại dân. Ông nhận định bầy sâu lúc nhúc khắp nơi thì chết hết đất nước này, diệt hết bầy sâu tham nhũng là cứu nước. Nói thì nghe rất ấn tượng, nhưng sẽ làm ra sao đây?
Một cuộc họp cán bộ nòng cốt đã về hưu gồm các nguyên tổng bí thư, nguyên chủ tịch nước, nguyên thủ tướng, phó thủ tướng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng … – các bậc bô lão của đảng – đã góp nhiều ý kiến chung, và sẽ còn góp tiếp ý kiến cụ thể cho từng cán bộ lãnh đạo cấp cao nhất. Góp ý thì nhiều, nhưng liệu tiếng nói của họ có được ai nghe hay không?
Đảng cộng sản đã từng thực hiện nhiều cuộc cuộc chỉnh đảng, chỉnh quân, chỉnh huấn, chỉnh phong, chấn chỉnh tổ chức, trong sạch hóa tổ chức, nhiều cuộc tự phê bình và phê bình, đấu tranh, “tẩy uế” cho nhau.
Nhưng đã có khá nhiều đợt chấn chỉnh, phê bình đã được tiến hành một cách hình thức, hời hợt, chiếu lệ, bênh che cho nhau. Lấy thí dụ, yêu cầu kê khai minh bạch tài sản cá nhân và gia đình của mỗi cán bộ – một quy định đã được ban hành từ 3 năm nay, nhưng chưa thấy có ai thực hiện nghiêm chỉnh. Đó chỉ là trò đùa của quốc gia, một kiểu làm ăn đầu voi đuôi chuột. Cũng từng có những cuộc vận động phê bình, chỉnh đảng mang hình thức đấu tố quyết liệt, loại trừ nhau không thương tiếc, như vụ Nhân văn Giai phẩm với hàng trăm nạn nhân và người liên quan, hoặc vụ án “Xét lại chống đảng” với 34 nạn nhân chính, dây dưa cho đến nay vì không có kết luận cuối cùng.
Làm sao cuộc chấn chỉnh lần này sẽ không bỏ sót những con sâu cỡ bự, không làm oan người ngay, diệt tận gốc nạn tham nhũng, thẳng tay trị tội chia chác tài sản quốc gia, tội làm phá sản hàng loạt công ty quốc doanh mất đứt hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng, tịch thu mọi tài sản bất minh trả về công quỹ.
Nếu không làm được như thế thì thà đừng làm, chỉ nuôi ảo vọng hão huyền về sự thức tỉnh, về sự công minh của lãnh đạo hiện nay. Và nếu không làm được như thế, công luận sẽ càng thêm thất vọng, mất tin tưởng hoàn toàn ở đảng CS, và đảng cũng tự đánh rơi nốt tính chính đáng cầm quyền.
Lãnh đạo cuộc chấn chỉnh đảng lần này hãy lắng nghe những đề nghị của một số “bô lão và trí thức tinh hoa của đảng” yêu cầu giải quyết từ gốc vấn đề thực hiện dân chủ đa đảng, vì nền dân chủ độc đảng chỉ là ảo vọng, làm đảng hư đốn, vì có vài đảng anh em cùng ganh đua lãnh đạo thì đảng CS mới khá lên được; như từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin đã bị cả thế giới cho vào viện bảo tàng; như không thể coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế… Họ lập luận rằng chủ nghĩa, đường lối, phương châm chỉ là những công cụ của nhận thức, không có gì là thiêng liêng, vĩnh cửu. Sao không từ bỏ những công cụ lạc hậu, han rỉ, gây hại để dùng những dụng cụ hiện đại đang được cả thế giới ưa chuộng.
Nhiều vị bô lão của đảng đòi giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ còn tồn đọng mà đảng CSVN dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã cố tình ỉm đi một cách vô nguyên tắc, như những hiệp định bất bình đẳng với Trung Quốc, việc cho các công ty và công nhân Trung Quốc ồ ạt tràn vào khắp nước ta, vụ án Tổng cục II, một loạt công ty quốc doanh cực lớn bị phá sản mà không ai chịu trách nhiệm…
Cũng đã có phe này phái nọ và công luận tự do lên tiếng tố cáo rôm rả trên các mạng Quan làm báo, Dân làm báo, Bọ Lập, Cu Vinh, anh Ba Sàm, người Buôn gió, Khế ngọt, mẹ Nấm… Bao nhiêu là chuyện không thể bỏ qua, để góp ý cho cuộc tổng vệ sinh của đảng. Điều khó nhất trong cuộc đấu tranh là không có tòa án với các quan tòa vô tư theo luật pháp nghiêm minh. Trong cuộc chấn chỉnh đảng lần này, Bộ Chính trị tất sẽ đóng vai cầm cân nảy mực, chủ tọa hội đồng xét xử. Nhưng nếu có ủy viên Bộ Chính trị bị tố cáo thì làm sao? Ai xử?
Công luận gồm cả báo lề phải và lề trái đang nêu lên khá nhiều vấn đề. Chuyện Vinashin, rồi Vinalines với việc Dương Chí Dũng bỏ trốn đang là vấn đề nóng. Dân Hà Giang nhắc đến vụ quan đầu tỉnh Nguyễn Trường Tô phạm tội dâm ô nặng là thế mà sao chỉ có kiểm điểm, trong khi 2 nạn nhân học sinh vị thành niên lại bị tù. Ai bênh che cho quan Tô? Rồi ngài thủ tướng với gia tài hàng vài trăm triệu đôla, với cô con gái rượu 30 tuổi được giao cai quản một ngân hàng lớn Bảo Việt mang tính lũng đoạn tài chính, còn đi đầu “hòa giải hòa hợp” riêng để thông gia với một đại gia triệu phú Mỹ gốc Việt. Ông Nguyễn Tấn Dũng không khỏi lo buồn khi Ủy ban chống tham nhũng bị tuột khỏi tay ông để sang tay ông Nguyễn Phú Trọng, và đang có đề xuất chủ tịch nước sẽ trực tiếp nắm các ngành quốc phòng, an ninh và ngoại giao.
Một số blogger tự do chiếu tướng ông trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa vừa nhận chức đã bất chấp 19 điều cấm kỵ đảng viên mới ban hành, trong đó cấm không được lạm dụng chức vụ để cho con cái, người thân chiếm các địa vị có lợi. Ông đã lập tức giật giải quán quân về tư lợi cá nhân khi đích thân can thiệp để cô con gái 22 tuổi mới tốt nghiệp về báo chí làm chủ tịch ban quản trị một công ty quốc doanh xây dựng lớn, với hàng chục công trường. Cứ như chuyện đùa. Một người đứng đầu cơ quan tuyển chọn nhân tài cho đất nước mà nhân cách tệ đến thế thì ai có thể phá nát đảng, phá nát xã hội hơn?
Nhiều nhà quan sát tinh tường nhận xét rằng chế độ tư bản sơ khai mang cái vỏ cộng sản ở Việt Nam đã không quan tâm đến việc thúc đẩy sản xuất, mà chỉ lo trước hết đến tiền bạc, nên đã sớm hình thành một tầng lớp tài phiệt kim tiền, mại bản giàu sụ, mất gốc sản xuất. Các quan chức liên quan đến tiền bạc, ngân khố, ngân hàng đều lên chức nhanh hơn cả. Tiêu biểu là ông Nguyễn Sinh Hùng từ Vụ trưởng Ngân sách Bộ Tài chánh, lên thứ trưởng rồi bộ trưởng tài chánh, rồi lên ngay phó thủ tướng thường trực đặc trách kinh tế – tài chánh, để cuối cùng hạ cánh êm ru ở chức chủ tịch Quốc hội. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng từ thứ trưởng rồi bộ trưởng tài chánh mà lên. Các vị này đã dám cắt xén không chút nương tay từng mảng ngân sách quốc gia sang ngân sách riêng bí mật tuyệt đối của đảng, sau lưng Quốc hội.
Do việc tày đình này không có ai kiểm soát nên các vị trên đây tư túi riêng, phân chia riêng cho nhau bao nhiêu, chỉ có trời và họ biết với nhau. Từ gần như tay không, họ trở thành tỷ phú vô hạn độ bằng mồ hôi của nhân dân lao động cùng khổ.
Theo bộ Luật chống tham nhũng hiện hành, kẻ nào tham nhũng lên đến 1 tỷ đồng VN (tương đương với 50 ngàn đô-la), nghĩa là bằng tiền lương cơ bản của một người bình thường lao động trong suốt 60 năm, có thể bị tử hình. Có lẽ cực kỳ hiếm ủy viên Trung ương đảng thời nay nào không có tài sản như vậy. Còn số người có tài sản gấp chục, gấp trăm lần như thế không phải là hiếm. Họ lấy tiền ở đâu ra? Cuộc chỉnh đảng lần này có thể làm rõ không? Khó lắm, vì các quan chức đã thành thạo chia động từ: tôi ăn, anh ăn, nó ăn, chúng ta cùng ăn…, và thế là hòa cả làng. Ông chủ tịch Quốc hội từng nói “nếu trị hết tham nhũng thì còn ai làm việc nữa“. Một sự thật kinh hoàng và đau xót. Cũng có anh khôn ngoan, cho con gái cưng tạm rút lui khỏi chức quá lớn. Nhưng thủ đoạn này chỉ càng làm rõ và tăng thêm tội.
Vậy ai sẽ là những Bao Công cộng sản trong thời kỳ suy thoái trầm trọng này? Thật là rất khó đoán, đành phải suy luận theo luật tương đối: anh tương đối sạch kỳ cọ cho anh đầy ghét bẩn. Chỉ những anh ghẻ lở ngoan cố, ăn quá xá thành tài phiệt, không chịu tắm rửa, quá bốc mùi, xã hội phải bịt mũi mới bị thải loại.
Nếu theo đúng phép nước nghiêm minh, cả giàn phần lớn Bộ Chính trị và Trung ương đảng lẽ phải cùng nhau vào Hỏa Lò, tài sản bất minh phải được trả lại cho nhà nước, cho nhân dân.
Đảng CS Trung quốc từng tuyên án tử hình ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Hy Đồng. Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai cũng là ủy viên Bộ Chính trị đang chờ ra tòa cùng bà vợ Cốc Lai Lai, cả hai có thể lãnh án tù chung thân hoặc tử hình.
Để xem cuộc tổng vệ sinh lần này sẽ đạt ở mức tương đối nào. Người dân còn hoài nghi lắm.
Chỉnh đốn thật sự hay chỉ dẫn đến đổ đốn thêm?
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bui Tin

NHỮNG HOẢ MÙ TRONG CANH BẠC



TS Alan Phan - Gần đây tôi từ chối không nhận làm diễn giả cho nhiều hội thảo về tài chánh hay kinh tế vì tôi nghĩ rằng các thân hữu trong đám khán thính giả có lẽ biết nhiều hơn tôi về thực trạng hàng ngày của nền kinh tế xứ này. Họ phải đối diện với sự thật và phải tìm giải pháp cụ thể cho cá nhân, nhân viên và khách hàng; vài lý thuyết hay vài câu khích lệ không giúp họ được gì. Trong khi đó, đám chuyên gia trên tháp ngà như tôi thì lại tùy thuộc vào những số liệu vô cùng mâu thuẫn của nhiều cơ quan công và tư để phân tích và tìm kết luận. Rác đầu vào, rác đầu ra. Dị ứng với rác, tôi nghĩ im lặng là thái độ hợp thời.

Lấy những thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng làm thí dụ. Tôi tin rằng ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cũng không nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại. Ông Thống Đốc vừa tuyên bố là khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, con số thống kê của NHNN là 4.6% . Trong khi đó, Fitch Rating đưa ra con số 13% chưa tính nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Một tư liệu của một ngân hàng tư nhân cho một ước tính không kiểm chứng được là 27%.

Lập một công ty mua bán nợ xấu mà không biết số nợ là bao nhiêu; rồi chưa chắc là bán cho ai với giá như thế nào, thì chỉ có các đầu óc siêu việt mới dám kinh doanh kiểu này.
Một yếu tố khác không ai rõ là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Có nhiều xếp hạng 1, 2, 3, 4 gì đó, nhưng NHNN chi viện thường trực nên thứ hạng có thể thay đổi theo ngày theo giờ. Chánh sách khoanh giãn nợ vừa ban hành làm bức tranh mờ tối thêm. Rồi lượng tiền 300 ngàn tỷ NHNN vừa bơm ra đã chạy về đâu? Nếu dùng để mua nợ xấu thì lập thêm một công ty mua bán nợ xấu phải chăng là để hợp thức hóa số tiền đã sử dụng hay là một thủ thuật khác cho dòng tiền chạy quanh và biến mất?
Một câu hỏi khác là NHNN có biện pháp và khả năng điều tra những sở hữu chéo của các cổ đông lớn kiểm soát ngân hàng và các công ty con của họ? Những tin đồn trên mạng Internet nêu đích danh những chủ ngân hàng rút ruột ngân hàng của mình (thực sự là OPM của khách hàng) và của nhà nước bằng những giao dịch “ảo” (tôi cho anh vay, anh cho thằng B vay, thằng B cho thằng C vay, rồi C quay lại cho tôi vay). Cứ mỗi lần tiền đổi tay, chúng ta lại thu thêm một số tiền phí và hoa hồng. Sau một hồi, khi tiền hết thì ngân hàng mất thanh khoản; nhưng may thay, đã có NHNN nhẩy vào mua các nợ xấu. Một công ty công cộng nhỏ ở Mỹ (các blue chips thì chắc chắn không dám) mà xoay tiền lối này qua các giao dịch chéo giữa những đối tác sẽ bị huýt còi và điều tra ngay.
clip_image002Khi Cơ Quan Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve) in tiền để cứu viện qua các gói QE 1, QE 2 hay Twist, họ phải được sự chấp thuận của Quốc hội qua những cuộc điều trần trực tiếp chiếu trên các mạng truyền thông đại chúng. Ngược lại, tôi có cảm giác là các quan chức và chuyên gia VN cố tình đưa ra những con số rất đối nghịch với mục đích làm rối mù thực tại, khiến không ai có thể rút ra một kết luận chính xác hay hợp lý. Càng nhiều phân tích bình luận, càng dễ làm người quan tâm lạc lối và cuối cùng quay qua đọc các bài hay các hình ảnh về siêu sao hay đại gia, dễ hiểu hơn.
Một cách giữ niềm tin khác cho khách hàng (người dân, nhà đầu tư nội ngoại, cơ quan thẩm định, các mạng truyền thông…) là sự thẳng thắn trả lời những tin đồn và đưa ra bằng chứng về sự sai lầm của những tin đồn này. Nếu tin đồn đúng thì phải công nhận và đưa ra các giải pháp cụ thể cho công chúng tường tận. Giấu diếm che đậy chỉ làm tin đồn lạm phát và tiếng nói chánh thức của nhà nước bị nghi ngờ và chế diễu.
Hiện nay, tin đồn lớn nhất trong giới tài chánh là dư nợ nhiều ngân hàng phần lớn là cho các công ty con của các cổ đông lớn vay. Số nợ của một vài cá nhân còn cao hơn dư nợ của nhiều ngân hàng nhỏ và khi NHNN chi viện, tiêu chí nào đã được dùng để bơm tiền?
Bất cứ ai truy tìm trên Net cũng đều biết về các tin đồn này. Một cuộc họp báo về các tin đồn sẽ gây dựng niềm tin nơi công chúng nhiều hơn là các cuộc điều trần tại quốc hội.
Do đó, khi các bạn BCA hỏi tôi về tình hình hiện tại hay dự đoán tương lai về nền kinh tế này, hay về các tin đồn trên mạng, tôi im lặng vì thực sự tôi không “biết” hay “đoán” được gì. Nếu đây là ý định của những vị lãnh đạo và nhóm lợi ích, thì các hỏa mù họ tung ra đã thành công. Kế hoạch nhiễu thông tin này tạo nên một “bất ổn” (uncertainty) khiến các thành phần kinh tế “bất động” và những người trong cuộc (insiders) có thể lợi dụng tình thế để thâu tóm, khởi động hay đầu cơ rất hiệu quả.
Cái giá phải trả là sự khốn đốn của mọi người ngoài cuộc.
A. P.
Nguồn: gocnhinalan.com

CHIÊU BÀI 'ỔN ĐỊNH' HAY MỤC ĐÍCH CHO CÁI GHẾ 'TỔNG THỐNG' 'QUYỀN LỰC CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG?

Qlb - Tăng trưởng tín dụng 06 tháng đầu năm chỉ đạt 0,17% và theo tamnhin.net "Nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong thời gian tới, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) cho rằng tín dụng cả năm dự báo tăng khoảng 8%."  
Những con số này nói lên điều gì? Ngay từ tháng 11/2011, ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn,  Thủ Tướng đã công bố Kế hoạch tăng trưởng GDP của 2012  từ 6 - 6.5% và Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố tăng trưởng tín dụng khoảng 15-17% cho năm 2012 để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP đã được Quốc Hội phê chuẩn. Vậy tại sao 06 tháng qua, Chính Phủ Dũng không kèn không trống, cũng như không có bất cứ cảnh báo nào từ NHNN, song đã tự động hút tiền về làm cho tăng trưởng tín dụng 5 tháng -1% tương đương với việc hút về khoảng 300.000 tỷ đồng? Sau khi bị lên án vì đẩy nền kinh tế Việt Nam đến chỗ suy thoái, thì NHNN vừa qua mới tháo khoán tín dụng, nhưng cũng chỉ mới đẩy tăng trưởng tín dụng lên được 0.17% cho 06 tháng! 
Hàng năm, Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải dựa vào các chính sách vĩ mô, đặc biệt chính sách tăng trưởng tín dụng của NHNN để xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của mình. Bất cứ hoạt động SX-KD của quốc gia nào phải cũng dựa vào nguồn vốn vay mới có thể triển khai được - Đó là nguyên lý cơ bản của nền kinh tế SX hàng hoá . Từ việc Chính Phủ công bố chỉ tiêu tăng trưởng GDP và NHNN công bố tăng trưởng tín dụng, tất cả các doanh nghiệp đều lên kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15-17% do NHNN công bố. Nhưng thực tế diễn ra 6 tháng đầu năm 2012 đã hoàn toàn ngược lại: NHNN không những không duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng như công bố mà còn ngấm ngầm hút tiền về, đây chính là lý do chính đã đẩy các doanh nghiệp đến chỗ đình đốn, phá sản và nợ xấu tăng cao do các doanh nghiệp đã triển khai  mở rộng SX-KD đang thực hiện dở dang thì bị NHNN xiết chặt tín dụng làm cho các công trình dở dang tăng đột biến. Không những KHÔNG một doanh nghiệp nào vay được ngân hàng mà còn bị chính các ngân hàng đưa ra nhiều chiêu 'lừa' để hút vốn về hoặc buộc phải trả lại vốn gốc. 

Hệ luỵ của việc xiết tín dụng và các nhóm lợi ích xâu xé đã làm hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động dẫn đến hàng triệu người thất nghiệp, nhưng hệ luỵ lớn vô hình đã xảy ra là  sự khủng hoảng lớn về lòng tin của người tiêu dùng ... hậu quả sức tiêu thụ tụt giảm khủng khiếp đẩy hàng tồn kho tăng từ 20% đến vài trăm % như công bố của báo chí thời gian gần đây....
Chính sách vĩ mô của Chính Phủ đương nhiên đã được định hình từ cuối năm 2011, Tại sao khi có sự điều chỉnh giảm, Chính Phủ và NHNN lại cố tình không công bố chủ trương cắt giảm tăng trưởng tín dụng xuống 8% để các doanh nghiệp biết tìm cách điều chỉnh kế hoạc SX-KD của mình theo đó? Phải chăng đây là một cái bẫy do chính nhóm lợi ích lũng đoạn cố tình tạo ra để đẩy các doanh nghiệp vào chỗ chết do cái kế hoạch phát triển SX-KD của chính mình bị dở dang vì không vay được vốn và tự biến mình thành con mồi béo bở cho các nhóm lợi ích thâu tóm???
Không những thế, từ cuối năm 2011, NHNN còn chỉ đạo miệng cho các ngân hàng thương mại một danh sách dài các cá nhân và các công ty mà họ cho rằng sân sau của phe cánh đối lập với Thủ Tướng, với chỉ đao:  KHÔNG ĐƯỢC CHO VAY và PHẢI TÌM MỌI  CỚ ĐỂ THU HỒI VỐN VAY VỀ! Trong số này có cả những công ty, những tập đoàn lớn đang tạo hàng triệu công ăn việc làm cũng bị đưa vào danh sách 'ĐỐI LẬP' do Thống đốc Nguyễn Văn Bình cùng nhóm lợi ích lập lên. Riêng tại những ngân hàng của bố già Nguyễn Đức Kiên và Hồ Hùng Anh, cụ thể tại Eximbank, Techcombank, ACB, Phương Nam, Kiên Long, Việt Bank bộ phận tín dụng đã chính thức nhận được danh sách 'ĐỐI LẬP' và được giao nhiệm vụ rõ ràng: phải thực hiện kế hoạch cắt đứt mạch máu tín dụng để đẩy những công ty và cá nhân nằm trong danh sách 'ĐỐI LẬP' phải chết đột tử! Bên cạnh đó, Phó Thanh Tra Đặng Văn Thảo - Cánh tay phải của Nguyễn Văn Bình, trực tiếp bám theo, khi phát hiện bất cứ ngân hàng thương mại nào tiếp tục giữ quan hệ tín dụng với các cá nhân và những công ty trong danh sách 'ĐỐI LẬP' thì ngay lập tức chính những ngân hàng đó dù đang được xếp hạng tín dụng nhóm I, đã bị Đăng Văn Thảo nhảy xuống thanh tra, giám sát, chủi bới, đe doạ....

Rõ ràng chủ trương  dồn các 'con mồi' của mình cho nhóm lợi ích thôn tính; chủ trương thông qua các cá nhân, các công ty nằm trong danh sách 'ĐỐI LẬP' để đánh sộc vào sân sau của những phe cánh khác trong cuộc tranh dành quyền lực đã được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và tay chân tính toán kỹ  ngay từ đầu. Thực tế đã chứng minh: hoàn toàn KHÔNG phải vì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô như Nguyễn Tấn Dũng vẫn leo lẻo trên các phương tiện truyền thông. THỰC CHẤT LÀ ĐỂ PHỤC VỤ CHO CUỘC TRANH DÀNH QUYỀN LỰC VÀ CUỘC CHIẾN SỐNG MÁI ĐỂ TIẾN ĐẾN CÁI GHẾ TỔNG THỐNG CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG!

Mời đọc tiếp bài của báo trong nước: 
06 tháng Tăng trưởng tín dụng đạt 0.17% 


 Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết trong 6 tháng đầu năm thanh khoản hệ thống ngân hàng cải thiện, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá ổn định trong suốt thời gian dài giúp dự trữ ngoại hối cải thiện rõ rệt (tăng 30% so với đầu năm), cán cân thanh toán quốc tế dự báo thặng dư khoảng 7,5 tỷ USD.



Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa công bố Bản báo cáo tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2012.
Báo cáo dẫn số liệu từ NHNN cho thấy tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 12/6 đã tăng 0,17% so với đầu năm, cải thiện đáng kể so với mức -0,28% tính đến ngày 31/5.
Trong khi đó, lãi suất huy động thực tế tiếp tục đi xuống và dừng lại ở mức tối đa 9%/năm cho kỳ hạn dưới 1 năm và là mức lãi suất niêm yết thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Ở các kỳ hạn dài hơn 1 năm do không bị áp trần nên tuy không nhiều nhưng đã xuất hiện các mức lãi suất lên tới 12%/năm. Điều này giúp cho đường cong lãi suất đã bắt đầu cong trở lại ở nhiều ngân hàng. Đây là tín hiệu tích cực khi mà trong suốt vài năm qua, đường cong lãi suất của hệ thống đã trở thành đường thẳng và thậm chí là dốc xuống khi các lãi suất các kỳ hạn ngắn luôn cao hơn lãi suất các kỳ hạn dài.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, nguồn tài chính hỗ trợ cho tổng cầu vẫn còn khá khiêm tốn. Trong đó, biện pháp được xem là đánh trúng khó khăn hiện tại của doanh nghiệp và giải quyết việc ứ đọng đầu ra (đặc biệt là hàng tồn kho vật liệu xây dựng…) là đẩy nhanh vốn đầu tư cho các dự án thì quy mô vốn khá nhỏ chỉ 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc giãn thuế VAT ứng với tổng giá trị khoảng 12.000 tỷ đồng chỉ chiếm 0,5% dự nợ tín dụng toàn nền kinh tế nên cũng không hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp.
Hệ quả là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn còn yếu, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng trong những tháng gần đây tuy đã tăng nhẹ nhưng tính chung 6 tháng đầu năm ước chỉ tăng 0,4% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
PV (tổng hợp)
Tam nhin


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét