Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Lượm tin tức 28/6/2012

http://www.youtube.com/watch?v=n-h6108okWE&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=toIXVjcDGVU&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=OFK1BbDSDn0&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc mở thầu nhiều lô dầu khí ngay trong thềm lục địa Việt Nam (RFA)  —Việt Nam: Hành động mời thầu dầu khí của Trung Quốc là phi pháp (VOA)  —Việt Nam trao Trung Quốc công hàm phản đối vụ CNOOC  (RFA)   —- PVN yêu cầu công ty Trung Quốc hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái  (TNO)     —-Bắc Kinh gọi thầu tìm dầu thềm lục địa (Nguoiviet)—Việt Nam tiếp tục tố cáo Trung Quốc mời thầu các lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam (RFI)
Trung Quốc mời thầu dầu khí cách Phan Thiết 57 hải lý   SGTT.VN – Những lô mà Trung Quốc vừa mời thầu nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điển hình có điểm gần nhất cách Nha Trang và Phan Thiết chỉ có 57 hải lý.
Trung Quốc sử dụng tập đoàn dầu khí để cưỡng chiếm Biển Đông ? (RFI)   —Biển Đông: Lãnh đạo Việt Nam cần có dũng khí, đặt quyền lợi quốc gia trên hết (RFI) điểm lại
Việt – Trung thêm rạn nứt vì vụ CNOOC  (BBC) -Căng thẳng ngoại giao tiếp tục với việc Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối.
Trung Quốc phủ sóng phát thanh-phát hình ở Tam Sa(VOA)  —Tàu cá TQ lại tới Bãi cạn Scarborough (BBC)   —  Quân đội Philippines : Trung Quốc chưa rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough (RFI) —Biểu tình chống Trung Quốc: Tất cả họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn (RFA) điểm lại  —Philippines, TQ mưu tìm quan hệ hữu nghị bất chấp căng thẳng(VOA)  —Việt Nam-EU ký Hiệp định Hợp tác Đối tác PCA(VOA)
Hải quân Philippines chờ lệnh  (NLĐ) -Philippines có thể chọn lựa phương án cử các tàu phi quân sự đến khu vực bãi cạn Scarborough

Bạn đồng hành của độc tài (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Việc người Việt Nam được xem là lạc quan hay hài lòng với cuộc sống nhất châu Á hay thậm chí nhất thế giới cũng chẳng có gì khó hiểu cả

Ý nghĩa các phiên chất vấn trong kỳ họp Quốc hội (RFA)  —-Văn Giang: Khiếu nại không được đáp ứng(RFA)    —-Dân Hà Đông ‘trốn’ đi biểu tình (BBC/nghe)  —Dân Hà Đông đòi đất ‘Bác Hồ’ (BBC)   —- Hình ảnh: 120 nông dân Kiến Hưng và Dương Nội biểu tình sáng 27/6/2012 (TTXVA) —Nói về dân chủ và quyền con người  (BBC)    —-NGÀY NGÀY DÂN OAN VẪN ĐỔ VỀ! (Thanh blog)
Dân sông Ông theo gương Tiên Lãng, đi đòi đất (Nguoiviet)  —Dân Nghệ An đóng tàu đưa người vượt biên (Nguoiviet)  —Bảo lãnh đi Mỹ, nên hay không? (Nguoiviet)
Cấm tắm biển ngoài giờ hành chính ! (TN) -Quy định chỉ được tắm biển từ 7 – 17 giờ mỗi ngày đang gây khó cho ngành du lịch Vũng Tàu – đúng là chuyện rỗi hơi ,tắm mà cũng qui định!?    —-Nguyên bí thư và chủ tịch TP.Vĩnh Yên cùng bị đề nghị mức án 7-9 năm tù  (TN)
Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Cần xem xét lại ở giám đốc thẩm (NLĐO) – Quá trình điều tra vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An chưa tôn trọng và thực thi đúng các nguyên tắc của Bộ Luật Hình sự và có những vi phạm nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN.
Bộ Công an chỉ đạo ngăn chặn cá độ bóng đá(NLĐO)  —Thủ tướng yêu cầu kiểm tra lại kết luận thanh tra(NLĐO)   —Thiếu bác sĩ, thiếu cả y đức(NLĐO)
Thủ Dầu Một trở thành TP(NLĐO)   —-Thêm một sản phụ và bé sơ sinh tử vong (TT)  —-Ai cho phép phòng khám Trung Quốc “lộng ngôn”? (TT)
Làng có nhiều người chết vì ung thư (TT)  —Một cách nhìn nhân văn về mại dâm (TT)
1108. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TỐT NHẤT ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC: CÙNG MỸ XÂY DỰNG TRẬT TỰ CHÂU Á (ABS)
1107. TRUNG QUỐC TRƯỚC CHIẾN LƯỢC TRỞ LẠI CHÂU Á CỦA MỸ (ABS)
ĐỪNG NGHI NGỜ NHÂN DÂN NỮA! HÃY CÙNG NGƯỜI BIỂU TÌNH THỂ HIỆN KHÍ THẾ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC BIỂN ĐẢO VN (Ngô đức Thọ) >>>>Có một vấn đề rất dễ giải quyết
Xin đừng quăng quật (Dr . Nikonian)     —-Giặc vào đến tận trong nhà rồi (Nguyễn Thông)
“CHA CHẾT NGOÀI HOÀNG SA, CON NGẨN NGƠ MẤT MẸ”… (Maithanhhai.com)
Trao đổi với Bs. Thu Thủy về buổi hội thảo các vấn đề tiêu cực trong nghành y tế tại VN. (CTM)

Kinh tế

Giảm Phát Rồi Lạm Phát (RFA) -Chỉ số giá tiêu dùng trong Tháng Sáu tại Việt Nam đã giảm tới mức thấp nhất trong vòng 38 tháng vừa qua và giảm mạnh nhất tại Hà Nội.    —-Dân Việt kiếm không ra tiền, sức mua giảm mạnh(NV)   —-Chi phí ăn uống chiếm gần hết thu nhập  (NLĐ) -Tỉ trọng thu nhập của người dân chi cho việc ăn uống ngày càng cao cho thấy mức sống của người dân càng thấp
Công bố báo cáo Công nghiệp Việt Nam 2011 (RFA)   –VN khó đạt chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài(RFA)
Khó khăn nhất của kinh tế VN là nợ xấu (BBC) -Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cảnh báo việc hạ lãi suất nhanh và các gói nợ xấu tăng.
Châu Âu sẽ kiện Trung Quốc tại WTO về hạn chế xuất khẩu đất hiếm (RFI)  —Cổ đông tập đoàn Nhật Tepco tán đồng khả năng quốc hữu hóa (RFI)
Khó xài tiền xu (TN) -Han gỉ, hoen ố, cồng kềnh, mất giá do lạm phát… hàng loạt sự bất tiện đã khiến đồng tiền xu sau gần 10 năm phát hành đã “chết yểu”.
WB khẳng định VN sử dụng vốn vay thành công (TT)    —-Vietnam Airlines mở đường bay Hà Nội – Thành Đô (TT)  —Thêm một thành phố ở California xin phá sản (TT)

Văn hóa – Giáo dục

Trước tác của văn hào Nguyễn Văn Vĩnh còn ở trong tình trạng tản mát (RFI)  —Tại Lào, lần đầu tiên ngày hội của giới đồng tính được tổ chức (RFI)
Âm nhạc Từ Công Phụng trên sân khấu Segerstrom (Nguoiviet)

Thế giới

Nữ hoàng Anh bắt tay cựu thủ lãnh Đội quân Cộng hòa Ireland (VOA)  —LHQ: Giao tranh ở Syria tăng mạnh kể từ tháng 2(VOA)
Tổng Thống Pháp cam kết giúp Miến Ðiện trong tiến trình dân chủ hóa(VOA)  —Bà Aung San Suu Kyi được Paris trao tặng danh hiệu Công dân danh dự  (RFI)  —Miến Điện : Một chính sách mở cửa do chính quyền định đoạt (RFI)
Hơn 120 người được cứu sống trong vụ đắm tàu gần Australia(VOA)  —TNS Mỹ đề nghị dự luật để bảo vệ các tín đồ Cơ Ðốc giáo Indonesia(VOA)
Tây Ban Nha cảnh báo về sự gia tăng chi phí vay mượn(VOA)  –Tư lệnh hàng đầu Mỹ và NATO đến thăm Pakistan (VOA)
Campuchia trả tự do cho người biểu tình chống nạn chiếm đất(VOA)  —Campuchia trả tự do cho 13 phụ nữ bị giam vì biểu tình (RFA)
Nhật – Nam Hàn ký thỏa ước quân sự(RFA)  —Bangladesh: mưa lớn, đất lở 90 người thiệt mạng(RFA)  —TQ kỷ luật viên chức ép buộc phá thai (BBC)
Thủ tướng Đức đến Paris hội ý với Tổng thống Pháp về thượng đỉnh Châu Âu (RFI)  –Paris phát triển vườn rau trên nóc các tòa nhà cao tầng (RFI)
Palestine muốn Nga giúp giải quyết vấn đề Trung Ðông (NV)   —al-Qaeda huấn luyện người Na Uy làm khủng bố (NV)  —Thái Lan chưa cho NASA sử dụng sân bay Utapao (NV)  —-Mỹ vinh danh công dân Nam Hàn can đảm (NV)
Kiến trúc sư người Pháp giữ tiền cho vợ Bạc Hy Lai (NLĐ)    —-Quốc hội Nhật đòi cách chức Đại sứ Nhật ở Trung quốc(CTM)

EURO 2012

Trò chuyện với Arigo Sacchi(RFA)    —EURO 2012 – trước trận bán kết đầu tiên(RFA)
Tây Ban Nha lọt vào chung kết Euro 2012 (BBC)   —-Tây Ban Nha thắng Bồ Đào Nha 4-2 bằng đá luân lưu (Nguoiviet)

VH-XH-MT

Thanh niên hai làng chài ăn nhậu, giết nhau (NV)   —Xe container gây tai nạn, 1 người chết, 1 người bị thương nặng  (TNO)
Giả cán bộ để cướp, lừa đảo (NLĐ) -Đang rộ lên tình trạng kẻ xấu giả danh cán bộ môi trường, giả danh cảnh sát hình sự để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân     —-Bắt kẻ móc túi… cụt tay(NLĐ)

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC TRƯỚC CHIẾN LƯỢC TRỞ LẠI CHÂU Á CỦA MỸ

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 26/6/2012
TTXVN (Niu Yoóc 25/6)
Ngày 20/6, tờ “Bưu điện Huffington” của Mỹ cho biết cách đây 13 năm, Andrew W. Marshall, nhà chiến lược có ảnh hưởng nhất của Lầu Năm Góc, đã ủng hộ bản báo cáo với nhan đề “Châu Á 2025”, trong đó kịch bản họp tác giữa Trung Quốc và Mỹ chưa được coi trọng.
Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 đã điều chỉnh phương hướng chính sách đối ngoại của Mỹ hơn một thập kỷ, nhung khi Oasinhtơn rút khỏi Irắc và chuẩn bị rút quân khỏi vũng lầy Ápganixtan, đánh giá của ông Marshall về Trung Quốc lại nổi lên và tạo cơ sở cho chiến lược trở lại châu Á của Barack Obama. Nếu lý lẽ của ông Marshall được đa số các nhà phân tích người Mỹ nghiêm túc xem xét khi GDP của Trung Quốc chỉ bằng 10% GDP của Mỹ, thì chắc chắn nó sẽ có một tiếng vang mới trong tình hình khi kinh tế Trung Quốc phát triển bằng một nửa nền kinh tế Mỹ.

Nhưng khi các nhà chiến lược ở Oasinhtơn cho rằng các thách thức chủ yếu đối với an ninh quốc gia của Mỹ xuất phát từ các nhân tố bên ngoài chứ không phải từ các vấn đề trong nước, chiến lược trở lại châu Á của Mỹ có thể làm sáng tỏ những gì mà ông Andrew J. Bacevich gọi là “chủ nghĩa quân phiệt Mỹ mới” mà không cần phục vụ các lợi ích lâu dài của thế giới phương Tây. Xa rời thực tiễn và không củng cố vững chắc các điều kiện trong nước là sai lầm đáng tiếc của chính sách này. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ thói ngạo mạn của phố Uôn và một niềm ham mê vay mượn mang tính quốc gia đã thúc đẩy sự phát triển của Bắc Kinh và một thập kỷ trước khi kinh tế Trung Quốc thực sự vượt GDP của Mỹ, một cuộc khảo sát gần đây nhất của Dự án Thăm dò Thái độ Toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, đặt trụ sở tại Oasinhtơn DC, khẳng định Trung Quốc đã được thừa nhận là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Theo đánh giá của trung tâm nghiên cứu này, các quan điểm về cân bằng sức mạnh kinh tế đã thay đổi thực sự to lớn trong 4 năm qua: Năm 2008, trước khi Lehman Brothers phá sản, 45% số người được hỏi đều cho rằng Mỹ là siêu cường kinh tế thế giới, trong khi đó chỉ 22% nhắc tên Trung Quốc. Hiện nay, 36% nhắc đến Mỹ nhưng 42% số người được hỏi tin rằng Trung Quốc là số một. Bất chấp những yếu kém hay xuyên tạc trắng trợn về xã hội Trung Quốc và khoảng cách giữa các công cụ sức mạnh mềm giữa Mỹ và Trung Quốc, điều quan trọng là công chúng toàn cầu không còn thừa nhận Mỹ là nước dẫn đầu thế giới nữa, ít nhất trên lĩnh vực kinh tế.
Nói chung, Trung Quốc thể hiện có khả năng lèo lái một thế giới chứa nhiều nghịch lý – nơi tính đa cực tồn tại song song với sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong môi trường không tránh khỏi này, chiến lược trở lại châu Á của Mỹ có thể bị nghi ngờ nhưng chắc chắn nó sẽ thể hiện sự tương phản rõ ràng giữa một bên là quan điểm đơn cực của Mỹ, trong đó Trung Quốc được tô vẽ như một cường quốc để ngăn chặn và một Trung Quốc của thế kỷ 21 hoạt động bên ngoài sự đối lập riêng biệt Đông – Tây. Trước khi Tổng thống Mỹ Harry Truman áp dụng chiến lược ngăn chặn Liên Xô, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô George Kennan đã viết trong cuốn “Long Telegram” năm 1946 của ông rằng Matxcơva của Stalin “sẽ tiếp tục tồn tại trong vòng vây của tư bản. Vì vậy thế giới không thể có cùng tồn tại hòa bình trong thời gian dài”. Nếu chiến lược trở lại châu Á của Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể lựa chọn giải pháp đối kháng, như vậy Oasinhtơn đã hiểu sai ý đồ của Bắc Kinh, bởi vì bản chất và sự tài tình trong chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh là tiếp tục không đối đầu. Hơn nữa, Mỹ không nên coi những tiến bộ kinh tế – xã hội của Trung Quốc là sự phát triến đe dọa để tìm cách ngăn chặn, vì sự phát triển đó đồng nghĩa với ổn định và thịnh vượng. Việc nổi lên của Trung Quốc cũng không làm suy yếu các nước đồng minh châu Á của Mỹ mà trái lại Trung Quốc còn cung cấp thêm các nguồn tăng trưởng cho họ. Năm 2011, trong khi thương mại Trung Quốc – Nhật Bản đạt 342 tỷ USD, thì trao đổi thương mại Trung Quốc – ASEAN tăng lên 362 tỷ USD. Các mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc đang phát triển với khu vực Trung Á và thương mại của Trung Quốc với Nga cũng như Ấn Độ sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2015. Tình trạng không chắc chắn trong nền kinh tế toàn cầu và rối loạn hiện nay ở khu vực đồng euro đã thúc đẩy Đông Bắc Á hướng tới tái cân bằng họp tác và đa dạng hóa, nhưng việc xác định lại các nguồn tài chính và thương mại này không phải ý đồ nhằm vào bất cứ kẻ thù nào mà đơn giản chỉ là phản ứng trước những yếu kém kinh tế của phương Tây. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí tăng cường sử dụng các khoản dự trữ ngoại tệ của họ để đầu tư vào các loại trái phiếu của chính phủ khác. Ba nước chiếm 70% GDP của châu Á cũng đang hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do ba bên. Bắc Kinh và Xơun loan báo bắt đầu các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) và dự kiến sẽ hoàn thành trước cuối năm 2014. Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu mua bán trực tiếp bằng đồng tiền của hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Động lực mới của Đông Bắc Á cũng tái tạo lại bức tranh Đông Nam Á. Tại Hội nghị thường niên lần thứ 45 của Ngân hàng Phát triển châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng 10 nước thành viên ASEAN nhất trí tăng cường khả năng thanh toán tiền mặt của khu vực bằng cách nâng gấp đôi thỏa thuận đa phương của Sáng kiến Chiang Mai lên 240 tỷ USD. Trong khi đó, mặc dù đang nắm trong tay khoản nợ lớn hơn GDP và dự kiến số nợ đó sẽ lớn gấp 3 lần khoản nợ hiện nay của khu vực đồng euro trong 5 năm tới, Chính phủ Mỹ vẫn đang tìm cách tạo ra các điều kiện để hình thành các mối quan hệ lưỡng cực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh 20 năm. Thay vì triển khai chiến lược trở lại châu Á, Mỹ nên chú trọng các vấn đề kinh tế trong nước, một mối đe dọa thực sự tiềm tàng đối với an ninh quốc gia của Mỹ, và cùng các nhà lãnh đạo châu Âu xem xét lại các mối quan hệ Đại Tây. Dương, về cơ bản mặc dù Trung Quốc đã học cách chung sống với phương Tây và tiếp tục sử dụng phương Tây như một chất xúc tác nhằm đổi mới nền văn minh truyền thông của mình, nhưng phương Tây chưa hoàn toàn chấp nhận thực tiễn hiện đại mang màu sắc riêng của Trung Quốc và điều đó cho thấy phát triển toàn cầu của phương Tây đang tồn tại nhiều hạn chế. Do nhấn mạnh quan điểm: “Hoặc các ngài đi theo chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi” trong khi từ lâu Trung Quốc đã chuẩn bị tư tưởng tránh ý nghĩ hẹp hòi như vậy, thế giới phương Tây đang có nguy cơ ngày càng bị cô lập trong một thế giới đang thay đổi.
Trong tư tưởng, phong cách lãnh đạo và quản lý của Trung Quốc, quan điểm về các mối quan hệ quốc tế bị ảnh hưởng sâu sắc bởi triết lý ” Trung Quốc là Trung tâm” – một học thuyết và hành động nhằm mục tiêu cân bằng các mâu thuẫn và dàn xếp các lực lượng bất đồng. Sức mạnh của triết lý “Trung Quốc là Trung Tâm” không phải một thắng lợi của phương Đông chống phương Tây mà giúp đỡ lẫn nhau. Trong một thế giới toàn cầu hóa, sự thống trị của một cường quốc đối với các nước khác trở thành vấn đề không thể xảy ra và sự lệ thuộc lẫn nhau đã làm tăng cái giá của các căng thẳng. Người đời thường gán cho Hoàng đế người Pháp Napoleon Bonaparte một tuyên bố mà ông ta có thể chưa bao giờ tuyên bố và thực tế câu nói: “Khi Trung Quốc thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển” là một sự xuyên tạo. Bởi vì Trung Quốc không phải là một lực lượng cách mạng và cũng không phải một cường quốc say sưa với giấc mộng sắp xếp lại một trật tự toàn cầu mới. Trong khi những lời nói rõ ràng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Đối thoại Shangri-La ở Xinhgapo gần đây nhất khẳng định: “Tất cả quân đội Mỹ sẽ tập trung thực hiện sự chỉ đạo của Tổng thống để biến châu Á – Thái Bình Dương trở thành ưu tiên hàng đầu”, Trung Quốc tập trung cải cách và đổi mới trong nước và dần dần, lặng lẽ giành được vị trí trung tâm. Mặc dù chiến lược trở lại châu Á phản tác dụng sẽ gây rắc rối cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây, nhưng để phương Tây hiểu được sự phục hưng của Trung Quốc là vấn đề cần thiết và cấp bách. Sự hiểu biết đó không những sẽ đóng góp cho sự hồi sinh của phương Tây mà còn đưa hệ thống toàn cầu vào một kỷ nguyên hợp tác và thịnh vượng chưa từng thấy./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TỐT NHẤT ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC:

CÙNG MỸ XÂY DỰNG TRẬT TỰ CHÂU Á

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 26/6/2012
TTXVN (Hằng Công 20/6)
Theo trang tin “Đa Chiều ” ngày 13/6, sau khi Obama lên nhậm chức Tổng thống không lâu, Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố “Mỹ đã trở lại” châu Á – Thái Bình Dương móc nối “lợi ích quốc gia của Mỹ” với vấn đề Biển Đông, song đến nay, Mỹ đã có dấu hiệu muốn rút lui đứng đằng sau vấn đề này. Không chỉ là “duy trì thái độ trung lập” trong lúc Trung Quốc và Philippin đối đầu về vấn đề đảo Hoàng Nham, mà ngay cả khi Tống thống Philíppin Aquino đến thăm Mỹ, ông Obama cũng thận trọng tránh đề cập tới Trung Quốc. Không chỉ ở Biển Đông, ở phạm vi rộng hơn là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsy trong buổi họp báo của Bộ Quốc phòng gần đây khi phát biểu về chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương đã đặc biệt nói đến việc Mỹ sẽ “tham gia nhiều hơn”, nhưng cũng cho biết kể từ cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương 2012”, lần đầu tiên Mỹ không nắm quyền chỉ huy nữa.

Quan sat tỉ mỉ, từ vấn đề Irắc, Ápganixtan đến Libi, rồi đến cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương” lần này, vai trò của Mỹ trong đó có thể xem như từ sân khấu chuyển về sau cánh gà, có phân tích cho rằng đây là bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ, so với sự xâm lược quân sự một cách trắng trợn, điều này mang tính che giấu nhiều hơn. Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương, đang tiến hành theo kế hoạch đã định, từng bước móc nối lại vào “kết cấu khung khu vực”, thực hiện mục tiêu “Mỹ chỉ đạo khu vực”. Đối với sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ, rõ ràng Trung Quốc cần thận trọng ứng phó và cũng cần có phản ứng tích cực. Có nhà quan sát cho rằng xuất phát từ sự phát triển hòa bình của khu vực là lợi ích lớn nhất của Trung Quốc, việc tìm kiếm trật tự mới Trung – Mỹ hợp tác cùng nhau xây dựng châu Á – Thái Bình Dương, tạo lập khuôn khổ cùng chung sống hòa bình của khu vực nên là một sự lựa chọn chiến lược quan trọng.
Từ sân khấu vào sau cánh gà, Mỹ điều chỉnh cách thức quay trở lại châu Á
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Philíppin Aquino, Tống thống Mỹ Obama đã bày tỏ sẽ giúp Philíppin xây dựng “trạng thái phòng ngự đáng tin cậy ở mức độ thấp nhất” và ủng hộ các nước Đông Nam Á hình thành bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, nhưng không thể thỏa mãn yêu cầu của phía Philíppin rằng Mỹ sẽ điều động binh lính cứu giúp khi Philíppin bị nước khác tấn công. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Obama cũng thận trọng không đề cập tới Trung Quốc, ngay trong buổi gặp mặt giữa bà Hillary và ông Aquino, Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ “Mỹ không lựa chọn đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông” và nói, “Mỹ luôn phản đối bất kỳ bên nào dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để theo đuổi chủ quyền”. Hành động này của Mỹ rõ ràng là không muốn động chạm tới Trung Quốc.
Xem xét tới một mặt khác, từ tháng 6 đến tháng 8/2012 ở khu vực biển Hawaii của Mỹ sẽ diễn ra cuộc tập trận chung “Vành đai Thái Bình Dương 2012” (RIMPAC) kéo dài 55 ngày bao gồm 22 nước tham gia. Cuộc tập trận lần này đặc biệt nhấn mạnh tới quan hệ đối tác, lôi kéo gần như toàn bộ lực lượng trên biển của khắp các nước ở khu vực Thái Bình Dương (trừ Trung Quốc) để đối phó với “khả năng đe dọa khu vực”. Có phân tích cho rằng cuộc tập trận đa quốc gia quy mô lớn nhất nhằm phô bày thực lực quân sự với Liên Xô trước đây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đang “thay đổi mùi vị”, nước bị loại ra khỏi cuộc tập trận – Trung Quốc – rõ ràng trở thành mục tiêu khống chế tiềm tàng. Nhưng chính tại cuộc tập trận có tính chất như vậy, lại xuất hiện tình huống lần đầu tiên Mỹ không nắm quyền chỉ huy. Các cuộc tập trận chung “Vành đai Thái Bình Dương” trước đây đều do quân Mỹ đảm giữ vai trò chỉ huy then chốt, nhưng năm nay, ngoài chức tổng chỉ huy vẫn do Mỹ nắm giữ ra, các vai trò chỉ huy then chốt khác lần lượt do Canada, Nhật Bản, Ôxtrâylia đảm trách.
Tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng gần đây, Dempsy đã vạch ra sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ trong bài phát biểu về Chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh “Can dự nhiều hơn”, tức là thông qua việc xây dựng lòng tin giảm bớt hiểu lầm. Vì vậy quân Mỹ phải nỗ lực củng cố các mối quan hệ đồng minh truyền thống thông qua mở rộng góc độ và quy mô trước kia. Ví như tham gia các cuộc tập trận đa quốc gia, tăng cường luân chuyển đồn trú và thúc đẩy giao lưu để phát triển quan hệ đối tác mới. Điểm lại trước kia, cho dù mũi nhọn chĩa vào vấn đề Biển Đông đổi thành “không đứng về bên nào” hay là rút về phía sau quyền chỉ huy trong các cuộc tập trận quy mô lớn, Mỹ đều đã tỏ dấu hiệu của sự suy giảm “tính đối kháng”.
Có nhà quan sát cho rằng điều này ít nhất cũng có ý nghĩa là Mỹ sẽ không dễ dàng dùng thủ đoạn chiến tranh để giải quyết vấn đề nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ từ bỏ mục tiêu bá quyền thế giới, mà chỉ thay đổi biện pháp thực hiện. Xét khu vực châu Á -Thái Bình Dương từ Ấn Độ Dương đến bờ biển Tây nước Mỹ và khu vực Thái Bình Dương chiếm diện tích nửa thế giới với dân số 1,93 tỷ người, có các đồng minh đáng tin cậy nhất của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, có các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, còn có kinh tế và thương mại đầy sức sống nhất thế giới, cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Mọi người đều cho rằng thế kỷ XXI là “thế kỷ Thái Bình Dương”, còn mục tiêu của Mỹ thì lại là biến nó trở thành “thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”.
Xây dựng “kết cấu khung khu vực” do Mỹ lãnh đạo là “hạt nhân” của chiến lược châu Á – Thái Bình Dương mới của Mỹ, cũng là công tác được nỗ lực triển khai đầu tiên sau khi Mỹ quay trở lại châu Á. Ngoại trưởng Hillary từng phát biểu: một kết cấu khung khu vực mạnh có thể kích thích cổ vũ hợp tác, hạn chế khiêu khích và hành vi xấu. Kết cấu khung này cần tiếp tục nỗ lực, cần giữ vững quan hệ đối tác, quan trọng là cần có sự lãnh đạo của Mỹ. Mọi hành động về ngoại giao, kinh tế và quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương đều nhằm thực hiện mục tiêu này. Mỹ không chỉ nhấn mạnh mục tiêu này có đặc điểm toàn diện về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự mà còn đề ra 6 phương châm hành động sẽ tuân thủ, đó chính là: tăng cường liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với các nước mới nổi, bao gồm Trung Quốc; tham dự vào cơ cấu đa phương mang tính khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; tạo dựng sự hiện diện quân sự có cơ sở rộng khắp; thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.
Điểm lại thì trong hai năm qua, chiến lược từng bước trở lại châu Á đang đi theo đúng phương châm và kế hoạch đã định, và được Mỹ từng bước triển khai và thực hiện. Trong thời gian này, quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật, Mỹ – Hàn, Mỹ – Ôxtrâylia, thậm chí bao gồm cả quan hệ Mỹ – Philíppin, Mỹ – Việt Nam đều được tăng cường mạnh mẽ, điều này đã giúp Mỹ đứng vững. Mỹ cũng thể hiện rõ đã cải thiện quan hệ Trung – Mỹ, cơ chế đối thoại chiến lược giữa hai bên có sự phát triển mới, thể hiện qua việc Mỹ chú trọng ý nguyện của các nước mới nồi, trong đó có Trung Quốc. Mỹ còn tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, tham dự mạnh mẽ vào các hoạt động và các cuộc đối thoại của ASEAN và các cơ chế hợp tác đa phương khác, tiếng nói và ảnh hưởng của Mỹ đều được tăng cường rõ rệt. Quan trọng hơn, Mỹ đã tăng tốc thực hiện “dịch chuyển chiến lược về phía Đông”, trọng điểm bố trí quân sự dần dần chuyển về châu Á – Thái Bình Dương, trong vài năm tới, 60% chiến hạm của Mỹ sẽ đóng tại khu vực này. Sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ thể hiện càng rõ ràng hơn. Đánh giá chung thì những việc làm này cho thấy Mỹ đang thực hiện “mục tiêu cốt lõi” của chiến lược châu Á – Thái Bình Dương mới, tức xây dựng một “kết cấu khung khu vực” châu Á – Thái Bình Dương mới do Mỹ lãnh đạo, cơ cấu khung này hiện đã có hình hài ban đầu.
Trung Quốc cần cùng Mỹ xây dựng khuôn khổ cùng tồn tại ở châu Á – Thái Bình Dương
Cái gọi là “kết cấu khung khu vực” trên thực tế đã phản ánh một loại cục diện chiến lược khu vực hoặc một kiểu trật tự khu vực. Biểu hiện cụ thể là: khu vực này sẽ lấy một loại lực lượng nào đó làm chủ đạo, lực lượng chủ đạo này sẽ xây dựng một mối quan hệ như thế nào đó với các lực lượng khác, tình hình chính trị, kinh tế và an ninh trong khu vực sẽ phát triển theo một phương hướng nào đó. Mỹ xây dựng “kết cấu khung khu vực” ở châu Á – Thái Bình Dương chính là cục diện chiến lược hoặc trật tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương tương lai.
Mỹ đương nhiên kỳ vọng mình trở thành lực lượng chủ đạo trong cục diện hoặc trật tự này, thậm chí là phát huy vai trò lãnh đạo chủ yếu. Trước các tính toán của Mỹ, Trung Quốc tuy không muốn cùng Mỹ đối đầu ở châu Á – Thái Bình Dương nhưng cũng quyết không thể ngồi nhìn Mỹ bắt đầu xây dựng “kết cấu khung khu vực” với tiền đề loại trừ thậm chí chèn ép Trung Quốc. Tìm kiếm một trật tự mới mà ở đó Trung Quốc và Mỹ cùng nhau xây dựng châu Á – Thái Bình Dương sẽ trở thành lựa chọn chiến lược tất yếu của Trung Quốc, về quan hệ Trung – Mỹ trong tương lai và sự phát triển ổn định an ninh của châu Á – Thái Bình Dương, nếu Trung Quốc và Mỹ có thể đạt được nhận thức chung, sẽ là cùng thắng và thu được nhiều thành quả, ngược lại sẽ không thể đoán trước được tình cảnh của châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á.
Trong quan hệ Trung – Mỹ, Mỹ “đặt cược ở cả hai cửa”, vừa hợp tác vừa tạo áp lực, chính sách này khó tránh khỏi ảnh hưởng tới sự lựa chọn Trung – Mỹ cùng nhau xây dựng trật tự mới. Tuy Mỹ có thể đề xuất “Trung – Mỹ cùng trị”, nhưng như thế thì phải chấp nhận việc “Trung – Mỹ cùng xây” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, về việc “Trung – Mỹ cùng trị”, Trung Quốc không tán thành vì Trung Quốc không có ý mưu cầu quyền lãnh đạo thế giới, còn về việc “Trung – Mỹ cùng xây” khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì là nhu cầu chiến lược hiện thực của Trung Quốc, bởi Trung Quốc là nước lớn ở khu vực, cũng đã nỗ lực thời gian dài cho an ninh và sự phát triển của khu vực, Trung Quốc không mưu cầu “quyền lãnh đạo” khu vực nhưng quyết không thể mất đi quyền phát ngôn và sức ảnh hưởng. Trước sự điều chỉnh chiến lược hiện nay của Mỹ, Trung Quốc cần thận trọng ứng phó, có những đáp trả tích cực.
Đồng thời cũng cần thấy rằng châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước ASEAN, tuy vẫn lo ngại trước tốc độ phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển với Trung Quốc cũng có tính toán việc dựa vào Mỹ, nhưng điều này cũng không khiến họ có nhu cầu dựa vào Mỹ để xây nên “kết cấu khung” đơn cực tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, càng không gạt bỏ Trung Quốc để xây dựng trật tự khu vực do Mỹ lãnh đạo. Xét mối quan hệ giữa hai bên, từ khi Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN khởi động đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai bên trong năm 2010 lên tới 292,78 tỷ USD, năm 2011 là 362 33 tỷ USD, lập kỷ lục mới. Trước cục diện lợi ích cùng có lợi như vậy, ASEAN quyết không từ bỏ việc hợp tác với Trung Quốc để tìm sự đối lập, thậm chí đối kháng, chưa kể tính độc lập chính trị của ASEAN cũng có truyền thống lịch sử. Cho dù là đồng minh với Mỹ nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, họ cũng không sẵn lòng nhìn thấy một cuộc chiến tranh lạnh mới xảy ra ở Đông Á.
Tất cả những điều trên cho thấy Mỹ đã quay trở lại châu Á, từng bước xây dụng kết cấu khu vực, lập lại trật tự khu vực, thực hiện mục tiêu Mỹ chủ đạo khu vực này. Xuất phát từ hòa bình phát triển khu vực là lợi ích lớn nhất của Trung Quốc, tìm kiếm sự hợp tác Trung – Mỹ trong việc xây dựng trật tự châu Á – Thái Bình Dương là một lựa chọn chiến lược quan trọng, cũng là lựa chọn Trung – Mỹ cùng có lợi, cùng thắng lợi. Khi thực hiện nguyện vọng này, các điều có lợi và bất lợi đồng thời cùng tồn tại, nó được quyết định bởi việc liệu Mỹ có thể đưa ra những quyết đoán thông minh hay không, bởi sự lựa chọn chính xác của các nước châu Á-Thái Bình Dương càng được quyết định bởi sự trù tính chiến lược và ứng phó tích cực của Trung Quốc.
Việc ứng phó của Trung Quốc, trước tiên là từ “mở rộng hai bờ Thái Bình Dương đủ không gian dung nạp hai nước lớn Trung – Mỹ” do Tập Cận Bình khởi xướng, rồi tới “C2” do ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đề ra trong Đối thoại kinh tế và chiến lược Trung – Mỹ tháng 5/2012, cuối cùng mượn ý tưởng “hợp tác an ninh” do Bộ Ngoại giao đưa ra trong Đối thoại Shangri-La, có thể thấy phía Trung Quốc hy vọng thông qua đối thoại song phương thẳng thắn, xác định rõ ràng lợi ích cốt lõi và giới hạn chiến lược của mỗi bên, trong quá trình thúc đẩy chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của mình mỗi bên sẽ tôn trọng lợi ích của đối phương, tìm cách quản lý khống chế những tranh chấp nhạy cảm nhưng mang tính nguyên tắc quan trọng. Trên cơ sở này, xóa bỏ tâm lý trò chơi “được mất ngang nhau”, giảm bớt hành vi “phá đám”, trong lĩnh vực rộng rãi quản lý khu vực mở ra không gian hợp tác và cùng nhau khai thác có lợi.
Về đặc điểm phát triển mang tính giai đoạn của quan hệ Trung – Mỹ, trong thời khắc mang tính lịch sử Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng và Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương một cách toàn diện này, thực hiện việc Trung – Mỹ cùng nhau hợp tác mang tính tích cực sẽ tạo một không gian địa chính trị quan trọng cho mô hình quan hệ mới “bất đồng nhưng hòa”, “cùng hội cùng thuyền”, “cùng nhau tiến bước” cho hai nước. Nếu tiếp tục, hai bên sẽ thừa nhận địa vị hợp lý và vai trò của đối phương tại châu Á – Thái Bình Dương, cùng nhau tôn trọng tính hiện thực khách quan và ý nghĩa tích cực trong hệ thống đối tác tại châu Á – Thái Bình Dương của đối phương, và trên cơ sở này tìm kiếm mô hình mới cho quan hệ cùng thắng giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu như vậy, việc Trung Quốc và Mỹ cùng tồn tại hòa bình trong khung kết cấu của châu Á – Thái Bình Dương là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trong cuộc đọ sức chiến lược Trung – Mỹ mới, Mỹ đã bắt đầu “phát bóng”, Trung Quốc có thể tiếp chiêu hay không, điều này sẽ khảo nghiệm quyết tâm chính trị và trí tuệ chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng khảo nghiệm nghệ thuật ngoại giao của Trung Quốc, Trung Quốc cần trải qua những khảo nghiệm như thế này mới có thể có được những kinh nghiệm đáng giá./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét